Kế toán tập hợp chi phí sán xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống

Tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sán xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống: ... Ebook Kế toán tập hợp chi phí sán xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2142 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sán xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN ˜*˜ Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp chuyªn ngµnh Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty giấy Tissue Sông Đuống Họ tên sinh viên: NGUYỄN THỊ HẰNG Lớp: Kế toán 7A1 Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN HỮU ÁNH Hà Nội, tháng 4/2008 MỤC LỤC Lời mở đầu……………………………………………………………………….01 Chương I: Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty giấy Tissue Sông Đuống……………………………………………………………………………. 02 1. Quá trình hình thành và phát triển…………………………………………….. 02 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh……………………………………... 03 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý……………………………………….. 03 2.2 Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh……………………… 07 3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty………………………………………….. 09 Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty giấy Tissue Sông Đuống………………………………………………………... 14 2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại công ty…………………………………………. 14 2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại công ty………………………………. 14 2.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty……………………... 14 2.1.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại công ty…………………...15 2.1.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp…………………....15 2.1.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp………………………....25 2.1.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung……………………………...34 2.2 Đánh giá SP dở dang & phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty…..45 2.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty……………………………...45 2.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty…………………...46 Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty giấy Tissue Sông Đuống………………………………....50 3.1 Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty…………………………………………………………………………….50 3.1.1 Ưu điểm……………………………………………………………....50 3.1.2 Nhược điểm…………………………………………………………..52 3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty…………………………………………………………………..53 Kết luận…………………………………………………………………………..62 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty……………………………………….. 03 Sơ đồ 2: Dây chuyền công nghệ sản xuất giấy Tissue…………………………... 07 Sơ đồ 3: Tổ chức phòng kế toán…………………………………………………. 09 Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ……………… 12 Bảng 1: Phiếu lĩnh vật tư……………………………………………………….... 17 Bảng 2: Bảng kê chi tiết vật tư, công cụ, dụng cụ xuất dùng……………………. 21 Bảng 3: Bảng phân bổ nguyên vật liệu & công cụ, dụng cụ…………………….. 22 Bảng 4: Sổ chi tiết đối tượng TK 621…………………………………………… 23 Bảng 5: Sổ chi tiết TK 621………………………………………………………. 24 Bảng 6: Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương các phân xưởng.....……………… 30 Bảng 7: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội…………………………... 31 Bảng 8: Sổ chi tiết đối tượng TK 622…………………………………………… 32 Bảng 9: Sổ chi tiết TK 622………………………………………………………. 33 Bảng 10: Uỷ nhiệm chi…………………………………………………………... 35 Bảng 11: Bảng tính & phân bổ khấu hao TSCĐ………………………………… 37 Bảng 12: Phiếu chi………………………………………………………………. 38 Bảng 13: Sổ chi tiết đối tượng TK 627………………………………………….. 39 Bảng 14: Sổ chi tiết TK 627……………………………………………………... 40 Bảng 15: Bảng kê số 4…………………………………………………………… 41 Bảng 16: Nhật ký chứng từ số 7…………………………………………………. 42 Bảng 17: Sổ cái TK 621, 622, 627, 154…………………………………………. 43 Bảng 18: Bảng theo dõi TK 154…………………………………………………. 45 Bảng 19: Bảng tính giá thành sản phẩm…………………………………………. 48 Bảng 20: Báo cáo chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm………………….. 49 Bảng 21: Bảng phân bổ nguyên vật liệu & công cụ, dụng cụ…………………… 57 Bảng 22: Bảng thanh toán tiền lương……………………………………………. 58 Bảng 23: Báo cáo giá thành……………………………………………………… 59 Bảng 24: Báo cáo giá thành……………………………………………………… 60 Bảng 25: Phiếu tính giá thành sản phẩm………………………………………… 61 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển cần giải quyết được ba vấn đề cơ bản đó là: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? Đồng thời, phải tôn trọng nguyên tắc hạch toán trong kinh doanh “lấy thu bù chi và đảm bảo có hiệu quả”. Lợi nhuận thu được bù đắp cho chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp đặc biệt quan tâm là luôn tăng doanh thu và tối thiểu hoá chi phí. Nghĩa là tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí. Muốn doanh thu tăng, sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng mà còn đảm bảo một mức giá cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Vấn đề đặt ra ở đây là phải tìm được nguồn cung các yếu tố đầu vào có chất lượng nhưng giá cả hợp lý, đồng thời quản lý tốt, tính đúng, tính đủ các khoản chi phí phát sinh trong từng giai đoạn sản xuất, phân tích tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh…… để đưa gia mức giá cho sản phẩm một cách chính xác, hợp lý. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế có vai trò quyết định, tác động trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó, qua thời gian thực tập tại công ty Giấy Tissue Sông Đuống cùng những kiến thức đã đựoc học trong nhà trường, em chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sán xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em. Kết cấu chuyên đề chia làm 3 chương: Chương 1: Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất tại công ty Giấy Tissue Sông Đuống. Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống. CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY GIẤY TISSUE SÔNG ĐUỐNG 1.Quá trình hình thành và phát triển Tiền thân Công ty giấy Tissue Sông Đuống là “Nhà máy gỗ dán Cầu Đuống” thuộc Cục Công nghiệp nhẹ, Bộ Công nghiệp, do nước CHXHCN Tiệp Khắc cũ viện trợ, thiết kế và xây dựng sau hoà bình lập lại ở Miền Bắc, là cơ sở chế biến gỗ đầu tiên ở nước ta, một trong những “đứa con đầu lòng” đáng tự hào của nền công nghiệp nước nhà. Sau 6 tháng khảo sát, thăm dò đất thì đến tháng 1/1965 công trình được khởi công xây dựng, ngày 11/7/1959 nhà máy được khánh thành và đi vào hoạt động. Đất khu sản xuất của nhà máy có diện tích 138.329,5m2, thuộc xã Tiền Phong, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cũ. Đất khu công nghiệp có diện tích 42.870m2, thuộc thôn Thanh Am, xã Ngọc Thuỵ, huyện Gia Lâm cũ. Kể từ tháng 10/1982, Nhà máy gỗ Cầu Đuống( Công ty Giấy Tissue Sông Đuống) nằm trên địa giới hành chính thị trấn Đức Giang, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nay là phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội. Các thời kì phát triển của công ty: Thời kì 1956 – 1960: Xây dựng, sản xuất thử, chính thức sản xuất. Thời kì 1961 – 1965: Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Thời kì 1966 – 1968: Vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ Thời kì 1969 – 1971: Phục hồi sản xuất trong bối cảnh vừa có hoà bình vừa có chiến tranh. Thời kì 1972: Sơ tán lần thứ 2 ( vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu) Thời kì 1973 – 1983: Phục hồi sản xuất và phát triển Nhà máy. Thời kì 1984 – 1987: Xí nghiệp liên hợp Gỗ Diêm Cầu Đuống. Thời kì 1988 – 1992: Nhà máy gỗ Cầu Đuống. Thời kì 1993 – 10/1997: Công ty gỗ Cầu Đuống. Thời kì 1997 – 6/2005: Nhà máy gỗ Cầu Đuống – đơn vị thành viên Công ty giấy Bãi Bằng thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam. Thời kì 7/2005 đến nay: Công ty giấy Tissue Sông Đuống trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam. Hiện nay, ngành nghề kinh doanh của công ty Giấy Tissue Sông Đuống bao gồm: Công nghiệp sản xuất giấy và các sản phẩm của giấy. Sản xuất kinh doanh các sản phẩm chế biến từ gỗ. Kinh doanh vật tư hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước cấm) sử dụng cho ngành chế biến gỗ và giấy, kinh doanh vận tải, bốc xếp hàng hoá. 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Từ khi chuyển đổi sang hướng kinh doanh mới, bộ máy tổ chức của công ty đã được thu gọn nhưng vẫn dựa trên nền tảng cũ. Cách tổ chức mới cho thấy hiệu quả rõ rệt và giảm đáng kể chi phí quản lý. Các bộ phận lao động được chuyên môn hoá và nắm giữ những quyền hạn nhất định, được bố trí thành những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung đã xác định của công ty. Đứng đầu công ty là giám đốc, trực tiếp phụ trách phòng tổng hợp. Tiếp đến là hai phó giám đốc: một phó giám đốc kỹ thuật sản xuất, một phó giám đốc kinh tế. Phó GĐ kỹ thuật sản xuất phụ trách phòng kỹ thuật và bốn phân xưởng: Phân xưởng xeo giấy. Phân xưởng gia công Phân xưởng gỗ dán Phân xưởng bảo dưỡng. Phó GĐ kinh tế phụ trách ba phòng: Phòng tài chính kế toán Phòng thị trường Phòng vật tư Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY GIẤY TISSUE SÔNG ĐUỐNG GIÁM ĐỐC Phó giám đốc Kỹ thuật sản xuất Phó gám đốc Kinh tế Phân xưởng Giấy Phân xưởng gia công Phân xưởng gỗ Phân xưởng bảo dưỡng Phòng kỹ thuật Phòng tổng hợp Phòng TCKT Phòng thị trường Phòng vật tư Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban - Giám đốc: là người đứng đầu công ty, giám sát các mặt quản lý, tổ chức sản xuất, gia công chế biến và tiêu thụ các loại sản phẩm của công ty theo kế hoạch Tổng công ty duyệt.Giám đốc trực tiếp chỉ đạo, giám sát phòng tổng hợp đồng thời chỉ đạo xây dựng kế hoạch kinh doanh, tài chính, đầu tư, định mức kinh tế kỹ thuật, giá bán các laọi sản phẩm và lao động tiền lương…. Dưới giám đốc có 2 phó giám đốc giúp việc, tham mưu cho giám đốc và điều hành các phòng ban còn lại. - Phó giám đốc kinh tế: Chịu trách nhiệm về công tác kinh tế, vật tư và các công tác khác. Trực tiếp phụ trách các phòng ban: Phòng TCKT, phòng vật tư, phòng thị trường; có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các mặt quản lý của các bộ phận được phân công quản lý, tìm nguồn vật tư, thiết bị máy móc, phụ tùng…. phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty; quản lý hệ thống kho vật tư, sản phẩm đảm bảo lưu thông thông suốt, đúng chế độ, giám sát sử dụng các nguồn vốn, chi phí; chỉ đạo công tác hạch toán nội bộ. - Phó giám đốc phụ trách ký thuật sản xuất: Chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật sản xuất và các công tác khác được phân công. Trực tiếp phụ trách các phòng ban: phòng kỹ thuật, phân xưởng giấy, phân xưởng gỗ, phân xưởng gia công, phân xưởng bảo dưỡng. Tổ chức kiểm tra, giám sát các mặt quản lý cảu các bộ phận được phân công đồng thời tổ chức thiết kế gia công, chế tạo phụ tùng, phục hồi thiết bị, sửa chữa lớn. - Phòng tổng hợp: Tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực: chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động, công tác tổ chức lao động, tiền lương, hành chính, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, công tác bảo vệ, cứu hoả, lưu trữ hồ sơ tài liệu công ty….. Tổ chức quản lý lao động, công tác an ninh, cứu hoả, thực hiện đầy đủ chính sách chế độ của Nhà nước đối với người lao động, theo dõi công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật…… - Phòng thị trường: Bán các sản phẩm của công ty sản xuất, kinhdoanh các dịch vụ đã được đăng ký trong giấy phép kinh doanh và nghiên cứu thị trường. Phòng thị trường có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng năm, tổ chức mạng lưới tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường, thị hiếu của khách hàng, xây dựng kênh phân phối sản phẩm….. - Phòng vật tư: Tìm và mua sắm vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng máy móc, thiết bị có chất lượng phục vụ sản xuất kinh doanh. Tổ chức quản lý kho: sắp xếp, kiểm tra, bảo quản hàng hoá, vật tư, sản phẩm một cách khoa học. Tổ chức giao, nhập hàng hoá, vật tư kịp thời, đúng quy định. - Phòng kỹ thuật: Tổ chức quản lý và thực hiện các lĩnh vực: Kỹ thuât công nghệ, cơ điện (lập kế hoạch bảo dưỡng, sủa chữa máy móc thiết bị nhà xưởng), định mức vật tư - kỹ thuật, an toàn lao dộng, vệ sinh lao động, chế độ bảo hiểm lao động, đào tạo tay nghề cho công nhân, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới và sản xuất. - Phân xưởng bảo dưỡng: Quản lý kỹ thuật cơ, điện, bảo duỡng và quản lý bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị của công ty. Gia công, chế tạo phụ tùng thay thế, phục hồi hci tiết máy, thiết bị, thực hiện tốt an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, chấp hành nội quy lao động, quy trình kỹ thuật và các quy định khác. - Phân xưởng giấy: Chuẩn bị đầy đủ vật tư, nguyên liệu, thiết bị, máy móc và lao động để sản xuất các sản phẩm giấy theo yêu cầu của công ty. Thực hiện tốt công tác vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, bảo dưỡng máy móc thiết bị, đảm bảo thực hiện đúng quy trình côngnghệ sản xuất, ghi chép số liệu chính xác để làm tốt công tác hạch toán nội bộ. - Phân xưởng gỗ: Sản xuất các loại gỗ dán, hàng mộc và trang trí nội thất. Chủ động tổ chức tìm nguyên liệu đầu vào và chỉ đạo việc tiếp nhận vật tư, nguyên liệu. Thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh công nghiệp, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Tổ chức quản lý, bảo quản và sử dụng hết công suất của máy móc. - Phân xưởng gia công: Gia công các sản phẩm từ giấy Tissue, các sản phẩm giấy in, giấy viết đảm bảo chất lượng, số lượng và đúng thời gian giao hàng. Nghiên cứu thực tế kết hợp lý thuyết công nghệ để đưa ra sản phẩm đạt chất lượng cao phù hợp với thị trường các thời kì. Tổ chức quản lý, bảo quản và sử dụng hết công suất của máy móc. - Phòng TCKT: Quản lý, thực hiện và chịu trách nhiệm về các hoạt động nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty. Tổ chức mạng lưới thống kê ghi chép số liệu theo quy địnhcủa công ty và Nhà nước. Tính giá thành thực tế các loại sản phẩm, thực hiện thu chi đúng quy định, lập các báo cáo tài chính, quản lý, lưu trữ và giữ bí mật các tài liệu tài chính kế toán, hướng dẫn, phổ biến và thi hành kịp thời các chế độ chính sách về tài chính kế toán. 2.2 Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất – kinh doanh Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giấy của Công ty được sản xuất theo mô hình phức tạp kiểu liên tục có chia ra các công đoạn phân xưởng để tiện lợi trong công tác quản lý sản xuất và vận hành thiết bị. Quy trình này được mô tả chi tiết qua sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 2: Dây chuyền công nghệ sản xuất giấy Tissue DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY TISSUE Bột tấm Giấy lề Băng tải Nghiền thuỷ lực Chuẩn bị hợp chất phụ gia Bể trộn Nghiền thuỷ lực Máy đánh tơi Bể chứa Bể chứa Lọc cát Bể máy Lọc cát Lọc cát Nghiền đĩa Sàng áp lực Bể chứa Máy xeo Gia công giấy thành phẩm Máy xếp lớn Bao gói giấy Tissue Giấy nguyên liệu Quy trình này được giải thích như sau: Từ nguyên liệu đầu vào là bột tấm hoặc giấy lề được đưa vào nghiền thuỷ lực thông qua băng tải. Bột tấm, giấy lề được nghiền nhờ hệ thống máy nghiền có tác dụng nâng độ mịn của giấy thành phẩm. Sau khi nghiền, nếu nguyên liệu đầu vào là bột tấm sẽ được giữ trong bể chứa, còn nếu nguyên liệu là giấy lề thì sẽ được đánh tơi trước khi cho vào bể chứa để tránh cho bột bị vón cục. Từ bể chứa , nguyên liệu đựơc đưa vào hệ thống lọc cát nồng độ cao để loại bỏ các chất bẩn rồi lại tiếp tục được nghiền nếu nguyên liệulà bột tấm. Các nguyên liệu đã qua sơ chế được cho vào bể trộn đã có sẵn các hợp chất phụ gia như: chất làm tăng độ trắng, độ bền ướt, chất làm mềm, sút… và trộn đều để giấy thành phẩm sau này đạt tiêu chuẩn yêu cầu. Từ bể trộn, nguyên liệu đựoc đưa sang bể máy và được lọc cát 1 lần nữa để loại bỏ những tạp chất còn sót lại. Sau đó đưa qua sàng áp lực để loại ra những nguyên liệu thô, to chưa đạt tiêu chuẩn. Công đoạn này quyết định độ mịn của giấy thành phẩm. Đến đây nguyên liệu đạt tiêu chuẩn đựơc cho vào máy xeo, dàn đều và cán mỏng trên chăn xeo cho tới khi đạt độ mỏng yêu cầu. Giấy ướt được hình thành và được đưa qua bộ phận sấy khô. Kết thúc công đoạn này, giấy đạt độ khô từ 93 – 95% và được chuyển sang máy xếp lớn để cuộn lại thành những cuộn giấy có đường kính từ 90-100cm. Những cuộn giấy này được bao gói cẩn thận để bán gọi là giấy nguyên liệu hoặc tiếp tục gia công tạo thành giấy thành phẩm. 3. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty giấy Tissue Sông Đuống Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, điều kiện và trình độ quản lý của công ty, bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Tại các phân xưởng không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê các số liệu ban đầu. Định kỳ, các nhân viên thống kê gửi số liệu lên phòng kế toán tài chính để phục vụ việc hạch toán toàn công ty. Phòng kế toán gồm 6người đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó GĐ kinh tế. Đứng đầu phòng là kế toán trưởng. Về nhân lực, phòng kế toán không quản lý các nghiệp vụ thống kê, tuy nhiên các nghiệp vụ và mọi nhân viên thống kê đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê của công ty giúp giám đốc nắm đựơc mọi thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh có sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời và kiểm tra của các bộ phận trong công ty trong việc thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán quản lý tài chính. Sơ đồ 3: Tổ chức phòng kế toán SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG KẾ TOÁN PHÓ GIÁM ĐỐC KINH TẾ Kế toán trưởng (Trường phòng TCKT) Phó phòng TCKT Kế toán quỹ Kế toán tiêu thụ Kế toán vật tư Kế toán giá thành Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Chức năng, nhiệm vụ các thành viên phòng kế toán tài chính * Kế toán trưởng có nhiệm vụ phụ trách chung và chỉ đạo công tác nghiệp vụ của phòng, nghiệp vụ thống kê hạch toán các đơn vị kiêm kế toán tổng hợp. Kế toán trưởng cũng là người xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn hàng năm;là thường trực hội đồng đánh giá, hội đồng kiểm kê, hội đồng thanh lý của công ty; hàng quý tổ chức phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. * Phó phòng TCKT kiêm kế toán giá thành, kế toán thuế:xây dừng giá bán sản phẩm, tổng hợp chi phí sản xuất và hạch toán nội bộ. Phó phòng TCKT là người thay mặt điều hành, chỉ đạo, giám sát nhân viên cũng như công việc của phòng kế toán khi kế toán trưởng vắng mặt. * Kế toán vật liệu kiêm kế toán TSCĐ: phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm về số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng tài sản cố định, lượng giá trị vật tư hàng hoá, công cụ lao động tồn kho, mua vào, bán ra và sử dụng. * Kế toán quỹ: ghi chép tình hình tăng giảm vốn bằng tiền, thanh toán các khoản tạm ứng, thanh toán với người bán, theo dõi tổng hợp chi phí các công trình sửa chữa, xây dựng cơ bản. * Kế toán tiêu thụ: theo dõi và phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, thanh toán với người mua, thanh toán nội bộ, theo dõi và ghi chép số lượng thành phẩm nhập, xuất, tồn kho và hàng gửi bán của công ty. * Thủ quỹ: phụ trách nắm giữ và ghi chép các khoản tiền, thanhtoán tiền lương, thưởng và các khoản trích theo lương, tổng hợp chi phí quản lý, chi phí bán hàng…. Phương pháp hạch toán và hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty: Để phù hợp với quy mô hoạt động, tiện cho việc phân công lao động, dễ dàng đối chiếu, kiểm tra và cung cấp kịp thời thông tin cho quản lý, Công ty vận dụng hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ. Hàng tồn kho hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giá trị nguyên vật liệu, sản phẩm xuất kho đựơc tính theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Các sổ sách được sử dụng trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty: - Sổ Nhật ký chứng từ: + Nhật ký chứng từ số 1 (Tiền mặt) + Nhật ký chứng từ số 2 (Tiền gửi ngân hàng) + Nhật ký chứng từ số 5 ( Phải trả người bán) + Nhật ký chứng từ số 7 ( Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh) + Nhật ký chứng từ số 10 ( Thuế GTGT được khấu trừ) - B ảng k ê: + Bảng kê 4 - Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng. + Bảng kê 8 - Nhập xuất tồn kho hàng hoá - Bảng phân bổ: + Bảng phân bổ nguyên vật liệu và CCDC + Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương + Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Sổ chi tiết các tài khoản 621, 622, 627 - Sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154. Trịnh tự ghi sổ kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký chứng từ được minh hoạ qua sơ đồ sau: Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê số 4, 5, 6 Sổ chi tiết TK 621, 622, 627 Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ Nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi vào cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHI SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GIẤY TISUE SÔNG ĐUỐNG. 2.1 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY 2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại công ty Công ty giấy Tisue Sông Đuống thuộc loại hình doanh nghiệp sản xuất hàng loạt với các sản phẩm giấy, vở tập, các laọi gỗ dán với nhiều quy cách chủng loại khác nhau. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu…… được dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu trực tiếp đó là: gỗ tròn các loại, bột giấy, ván mỏng các loại, hoá chất như tăng trắng,chất làm mềm, keo M4 nấu ra, phin, than, keo da trâu…Nguyên vật liệu xuất dùng xuất phát từ kế hoạch hàng tháng. Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất như lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương. Chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm những khoản BHXH, BHYT, KPCĐ ( trích 19% trên tiền lương theo quy định hiện hành của Bộ Tài Chính) Chi phí sản xuất chung là chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất công ty quản lý và phục vụ sản xuất ở công ty. Chi phí này bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, các khoản trích theo lương, tiền ăn ca, nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa, tiền điện……. 2.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Tại công ty giấy Tisue Sông Đuống, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất ra một loại sản phẩm khác nhau hay việc sản xuất ra mỗi loại sản phẩm chỉ được tiến hành trong 1 phân xưởng. Do đó, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất sản phẩm. Và các tài khoản để tập hợp chi phí sản xuất cũng được mở chi tiết theo từng phân xưởng. 2.1.3 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Quá trình hạch toán chi phí và tính giá thành cho những sản phẩm của công ty có nhiều đặc điểm tương đồng. Trong phạm vi bài báo cáo này em xin trình bày thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cho sản phẩm điển hình là giấy tisue cuộn lớn của phân xưởng giấy để khái quát công tác kế toán chi phí và tính giá thành của công ty. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí cơ bản và chiếm một tỉ trọng đáng kể trong toàn bộ cơ cấu chi phí sản xuất của công ty. Mặt khác loại nguyên vật liệu được sử dụng thường đa dạng về chủng loại và được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy, công tác này được tiến hành thường xuyên và có độ chính xác cao. Tại công ty giấy Tissue Sông Đuống, nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất sản phẩm giấy tissue cuộn lớn bao gồm: Bột giấy, hơi, chất tăng trắng, chất làm mềm, chất tăng bền ướt, chất phủ lô, chất tách lô, nguyên vật liệu phụ. Nguyên vật liệu xuất dùng xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất mà cụ thể là kế hoạch sản xuất hàng tháng. Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong tháng được tiến hành khi kết thúc một kỳ sản xuất kinh doanh ( 1 tháng). Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng. TK 6211 – Phân xưởng gia công TK 6212 – Phân xưởng gỗ TK 6214 – Phân xưởng Xeo giấy Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, các phân xưởng lập phiếu lĩnh vật tư thay vì sử dụng phiếu xuất kho và phiếu yêu cầu vật tư. Việc này vừa làm giảm bớt chi phí sổ sách, thủ tục, vừa góp phần làm tăng tính chủ động của các phân xưởng, tránh tình trạng chậm trễ trong công tác cung cấp nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới sản xuất. Phiếu lĩnh vật tư được lập thành 4 liên giao cho tổ trưởng phân xưởng, thủ kho, phòng vật tư, phòng kế toán giữ để tập hợp, kiểm tra, lưu trũ và đối chiếu khi cần thiết. Giá trị nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập. Phương pháp này cho phép kế toán tính giá nguyên vật liệu xuất kho kịp thời nhưng khối lượng công việc tính toán nhiều và phải tính giá theo từng chủng loại nguyên vật liệu. Phương pháp này đựơc sử dụng ở doanh nghiệp do chủng loại nguyên vật liệu không nhiều và số lần nhập mỗi loại tương đối ít. Mẫu biểu số 1: Phiếu lĩnh vật tư Đơn vị : Phân xưởng Giấy Mẫu số 02 - VT PHIẾU LĨNH VẬT TƯ QĐ: 1141 TC/CĐKT ngày 1-11-1995 của Bộ Tài Chính Ngày 05 tháng 11 năm 2007 Họ tên người lĩnh: Hoàng Anh Tuấn Số : 73 Lý do lĩnh vật tư : Xeo Tissue Nợ: ………………. Lĩnh tại kho : Vật tư Có: ……………….. STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, vật tư, sản phẩm hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực lĩnh A B C D 1 2 2 4 1 Bột giấy Tấn 487.2 487.2 8,830,624 4,302,280,013 2 Màng PE loại 1.6 m Kg 520.2 520.2 22,727 11,822,585 3 Màng PE loại 1.4 m Kg 473.2 473.2 22,727 10,753,649 4 Màng PE loại 2.5 m Kg 163.4 163.4 22,727 3,714,550 5 Bột ướt BB quy khô Kg 31,573 31,573 6,400 202,068,480 6 Vận chuyển bột ướt 1,863,000 Cộng 4,532,502,277 Tổng số tiền ( viết bằng chữ) : ……………………………………………………………………………… Ngày 05 tháng 11 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người lĩnh Thủ kho Đơn vị : Phân xưởng Giấy Mẫu số 02 - VT PHIẾU LĨNH VẬT TƯ QĐ: 1141 TC/CĐKT ngày 1-11-1995 của Bộ Tài Chính Ngày 17 tháng 11 năm 2007 Họ tên người lĩnh: Hoàng Anh Tuấn Số : 81 Lý do lĩnh vật tư : Xeo Tissue Nợ: ………………. Lĩnh tại kho : Vật tư Có: ……………….. STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, vật tư, sản phẩm hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực lĩnh A B C D 1 2 2 4 1 Chất tăng bền KSS kg 1680 1680 14,301 24,025,680 2 Chất làm mềm kg 696 696 29,091 20,247,336 3 Chất phủ lô kg 576 576 77,603 44,699,328 4 Chất tách lô kg 1152 1152 62,342 71,817,984 5 Hơi kg 2911.2 2911.2 319,862 931,182,254 6 Vật tư khác 233,621,313 Cộng 1,325,593,895 Tổng số tiền ( viết bằng chữ) : ……………………………………………………………………………… Ngày 17 tháng 11 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người lĩnh Thủ kho Đơn vị : Phân xưởng Giấy Mẫu số 02 - VT PHIẾU LĨNH VẬT TƯ QĐ: 1141 TC/CĐKT ngày 1-11-1995 của Bộ Tài Chính Ngày 24 tháng 11 năm 2007 Họ tên người lĩnh: Hoàng Anh Tuấn Số : 83 Lý do lĩnh vật tư : Xeo Tissue Nợ: ………………. Lĩnh tại kho : Vật tư Có: ……………….. STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, vật tư, sản phẩm hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực lĩnh A B C D 1 2 2 4 1 Dầu diezen Lít 324 324 9,273 3,004,355 2 Dầu nhờn Super 1300 Lít 12 12 21,138 253,656 3 Giấy đo PH Hộp 1 1 50,000 50,000 4 Lưới xeo Cái 1 1 350,000 350,000 5 ………………….. Cộng 133,832,228 Tổng số tiền ( viết bằng chữ) : ……………………………………………………………………………… Ngày 24 tháng 11 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người lĩnh Thủ kho Từ phiếu lĩnh vật tư, kế toán vật liệu sẽ tiến hành ghi vào bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng cho phân xưởng trong tháng. Việc kê khai giúp kế toán tập hợp, phân loại các nguyên vật liệu trực tiếp và nguyên vật liệu gián tiếp xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, hạn chế thiếu sót, nhầm lẫn khi tập hợp chi phí. Mẫu bảng kê chi tiết vật tư, công cụ, dụng cụ xuất dùng được mô tả chi tiết dưới đây: Mẫu biểu số 2: Bảng kê chi tiết vật tư, công cụ, dụng cụ xuất dùng. BẢNG KÊ CHI TIẾT VẬT TƯ, CÔNG CỤ DỤNG CỤ XUẤT DÙNG Tháng 11 năm 2007 TK 152 - Phân xưởng Giấy STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Tổng cộng TK 621 TK 627 1 Bột giấy Tấn 487.2 8,830,624 4,302,280,013 4,302,280,013 2 Màng PE loại 1.6 m Kg 520.2 22,727 11,822,585 11,822,585 3 Màng PE loại 1.4 m Kg 473.2 22,727 10,753,649 10,753,649 4 Màng PE loại 2.5 m Kg 163.4 22,727 3,714,550 3,714,550 5 Bột ướt BB quy khô Kg 31,573 6,400 202,068,480 202,068,480 6 Hoá chất tăng bền KSS Kg 1,680 14,301 24,025,680 24,025,680 7 Hoá chất làm mềm Kg 696 29,091 20,247,336 20,247,336 8 Dầu diezen Lít 324 9,273 3,004,355 3,004,355 9 Dầu nhờn Super 1300 Lít 12 21,138 253,656 253,656 10 Giấy đo PH Hộp 1 50,000 50,000 50,000 11 Lưới xeo Cái 1 350,000 350,000 350,000 12 ………………….. Tổng 5,858,468,772 133,832,228 5,992,301,000 Sau đó căn cứ vào bảng kê chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ xuất dùng, kế toán sẽ tập hợp bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ. Mẫu biểu số 3: Bảng phân bổ nguyên vật liệu & công cụ, dụng cụ BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 11 năm 2007 STT TK 152 TK 153 Hạch toán Thực tế Hạch toán Thực tế 1 TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp 6,447,912,448 TK 6214 - PX Giấy 5,858,468,772 TK 6211 - PX Gia công 103,083,396 TK 6212 - PX Gỗ 486,360,280 …………………… 2 TK 627 - Chi phí sản xuất chung 144,464,536 8,951,652 TK 627 - PX Giấy 133,832,228 780,180 TK 627 - PX Gia công 9,312,480 3,051,600 TK 627 - PX Gỗ 1,319,828 5,119,872 …………………… 3 TK 642 16,215,796 28,352,233 …………………… Cộng 6,608,592,780 37,303,885 Ngày ……tháng …… năm 2007 Người lập bảng Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Cũng từ phiếu lĩnh vật tư, bảng phân bổ nguyên vật liệu & công cụ dụng cụ xuất dùng, kế toán vào sổ chi tiết đối tượng TK 621- tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp từng phân xưởng. Vì vậy sổ này đựơc mở chi tiết cho từng phân xưởng. Mẫu biểu số 4: Sổ chi tiết đối tượng TK 621. Phân xưởng Giấy SỔ CHI TIẾT ĐỐI TƯỢNG TK 6214 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tháng 11 năm 2007 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày Nợ Có Số dư đầu kì 05/11 73 05/11 Xuất cho sản xuất sp 152 4,532,874,877 17/11 81 17/11 Xuất cho sản xuất sp 152  1,325,593,895 Cộng phát sinh 5,858,468,772 Từ sổ chi tiết đối tượng TK 621 từng phân xưởng, kế toán sẽ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp toàn công ty vào sổ chi tiết TK621 như sau: Mẫu biểu số 5: Sổ chi tiế._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6576.doc
Tài liệu liên quan