Khảo sát sự phân bố động vật đáy với các yếu tố môi trường, nền đáy ở rạch Tầm Bót, Tp. Long Xuyên

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGHIÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN THỦY SẢN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ ĐỘNG VẬT ĐÁY VỚI CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG, NỀN ĐÁY Ở RẠCH TẦM BÓT, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN Chủ nhiệm đề tài: ThS. LÊ CÔNG QUYỀN Long Xuyên, tháng 6 năm 2009 CẢM TẠ Chủ nhiệm đề tài chân thành cảm ơn: ¾ Ban giám hiệu, Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Phòng Kế hoạch – Tài vụ, Ban chủ nhiệm Khoa Nô

pdf72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2830 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Khảo sát sự phân bố động vật đáy với các yếu tố môi trường, nền đáy ở rạch Tầm Bót, Tp. Long Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nghiệp - Tài nguyên Thiên nhiên - Trường Đại học An Giang đã tạo mọi điều kiện tuận lợi cho việc thực hiện đề tài này. ¾ Tập thể giảng viên Bộ môn Thủy Sản - Trường Đại học An Giang đã nhiệt tình cộng tác để thực hiện đề tài này. ¾ Phòng thí nghiệm, Khoa Nông nghiệp & TNTN, Trường Đại học An Giang ; Phòng thí nghiệm, Khoa Môi trường & TNTN; Phòng thí nghiệm, Bộ môn Khoa học Đất, Khoa Nông nghiệp và SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện phân tích mẫu. ¾ Sinh viên Bùi Văn Mướp và Nguyễn Minh Trí lớp DH5TS đã nhiệt tình tham gia thực hiện đề tài. Chủ nhiệm đề tài Lê Công Quyền i TÓM LƯỢC Đề tài “Khảo sát sự phân bố động vật đáy với các yếu tố môi trường, nền đáy ở rạch Tầm Bót, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang” được thực hiện từ tháng 01/2008 đến tháng 01/2009 với 4 đợt khảo sát qua 9 vị trí khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các thông số lý hóa biến động với nhiệt độ từ 28,5 – 32 0C, pH từ 6,27 – 7,5, DO từ 0,8 – 5,48, COD từ 11,2 – 190,4 mg/L, lân tổng từ 0,1 – 1,44 mg/L, đạm tổng từ 0,5 – 12,9 mg/L, TSS 19,5 – 112 mg/L. Cho thấy chất lượng nước khu vực này ô nhiễm ở mức từ nhẹ đến nặng. Các thông số lý hóa nền đáy cũng biến động với tỷ lệ sét từ 2 – 45 %, bùn từ 15 – 65 %, cát từ 5 – 82 % trong thành phần cơ giới đất, chất hữu cơ từ 0,59 – 3,87 % C, lân tổng từ 0,12 – 0,27 % P2O5 và đạm tổng từ 0,11 – 0,30 %. Đã phát hiện được 11 loài ĐVĐ thuộc 5 lớp: Oligochaeta, Polychaeta, Insecta, Gastropoda, Bivalvia. Chỉ số đa dạng Shannon biến động từ 0,122 đến 1,279. Số lượng ĐVĐ biến động rất lớn theo mùa, từ 998 đến 2622 cá thể/m2 do sự biến động chủ yếu của nhóm Oligochaeta. Khối lượng ĐVĐ biến động lớn theo mùa, từ 122,2 đến 237,05 g/m2 do sự khác biệt chủ yếu của nhóm Bivalvia. Đạm tổng, lân tổng và COD trong nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của ĐVĐ, loài Limnodrilus hoffmeisteri có khả năng chịu đựng tốt trong điều kiện môi trường có nồng độ đạm tổng, lân tổng, COD trong nước cao. Vào mùa khô hàm lượng đạm tổng, lân tổng và chất hữu cơ trong nền đáy ảnh hưởng không rỏ ràng đến sự phân bố các loài động vật đáy. Vào mùa mưa hàm lượng cát quyết định sự phân bố của các loài Assiminae brevicula, Corbicula castanae, Mycetopoda siliquota; hàm lượng bùn ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài Limnodrilus hoffmeisteri, Brachyura sowebyii, Chironomus sp; hàm lượng sét tác động đến các loài Limnodrilus hoffmeisteri, Brachyura sowebyii. Với mức tương đồng 30 % về sinh lượng động vật đáy, vùng nghiên cứu được chia làm 3 phân vùng cho cả hai mùa: phân vùng 1 có sự hiện diện thường xuyên của nhóm giun ít tơ với số lượng khá cao, phân vùng 2 có thành phần loài và sinh khối động vật đáy thấp và phân vùng 3 có thành phần loài và sinh khối động vật đáy cao nhất. Dựa vào thành phần loài, sinh lượng động vật đáy trên cơ sở ứng dụng phần mềm Primer V.5.2.9 và chỉ số sinh học RPB III có thể phân chia được các vùng khác nhau và đánh giá được mức độ ô nhiễm của thủy vực. Từ khóa: Động vật đáy, Primer, Ô nhiễm nước thải sinh hoạt ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa .......................................................................................................................... Lời cảm tạ ..............................................................................................................................i Tóm lược.............................................................................................................................. ii Mục lục ............................................................................................................................... iii Danh sách bảng.....................................................................................................................v Danh sách hình.....................................................................................................................vi Danh sách từ viết tắt .......................................................................................................... vii Chương I. MỞ ĐẦU ...........................................................................................................01 I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................02 1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................02 2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................................02 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...............................................................03 1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................................03 2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................03 III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................03 1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................................03 1.1. Sơ lược về khu vực nghiên cứu ...................................................................................03 1.2. Sơ lược về thành phần nước thải ô nhiễm hữu cơ .......................................................04 1.3. Sinh vật chỉ thị .............................................................................................................05 1.4. Sử dụng động vật đáy (ĐVĐ) trong quan trắc sinh học ..............................................06 1.5. Phân vùng sinh thái dựa trên mối quan hệ giữa ĐVĐ và môi trường .........................11 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................11 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................................11 2.2. Phương tiện và hoá chất...............................................................................................12 2.3. Phương pháp ................................................................................................................12 Chương II. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................................18 I. Các thông số lý hóa môi trường nước .............................................................................18 1. Nhiệt độ...........................................................................................................................18 2. pH....................................................................................................................................18 3. Oxy hòa tan (DO) ...........................................................................................................19 4. COD ................................................................................................................................20 5. Lân tổng ..........................................................................................................................21 6. Đạm tổng.........................................................................................................................21 7. TSS..................................................................................................................................22 8. Kết luận chung ................................................................................................................23 II. Đặc tính lý hóa nền đáy rạch Tầm Bót...........................................................................23 1. Tỷ lệ sét trong nền đáy....................................................................................................23 2. Tỷ lệ bùn trong nền đáy ..................................................................................................24 3. Tỷ lệ cát trong nền đáy....................................................................................................25 4. Hàm lượng chất hữu cơ trong nền đáy............................................................................25 iii 5. Hàm lượng lân tổng trong nền đáy .................................................................................26 6. Hàm lượng đạm tổng trong nền đáy ...............................................................................27 III. Đặc điểm động vật đáy trên rạch Tầm Bót ...................................................................27 1. Thành phần loài động vật đáy.........................................................................................27 2. Sinh lượng động vật đáy khu vực rạch Tầm Bót ...........................................................29 3. Tính đa dạng động vật đáy..............................................................................................31 4. Quan hệ giữa cấu trúc ĐVĐ với các chỉ tiêu lý, hóa nước và nền đáy...........................32 Chương III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................................38 I. Kết luận............................................................................................................................38 II. Đề nghị ...........................................................................................................................38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................39 Phụ lục ................................................................................................................................43 iv DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 1 Phân loại nguồn nước mặt theo một số chỉ tiêu lý hóa 05 2 Chỉ số sinh học FBI theo họ động vật đáy 07 3 Chỉ số sinh học RBP III theo họ động vật đáy 08 4 Mối liên quan giữa chỉ số sinh học (ASPT) và mức độ ô nhiễm 09 5 Tọa độ các điểm khảo sát trên hệ thống rạch Tầm Bót (UTM WGS84-48N) 13 6 Cách thu, bảo quản và phân tích mẫu nước 14 7 Cách thu, bảo quản và phân tích mẫu đất 15 8 Biến động chỉ số đa dạng của động vật đáy trên rạch Tầm Bót 32 9 Điểm số ASPT và RBP III tại các vị trí khảo sát trên rạch Tầm Bót 36 10 Xếp loại mức độ ô nhiễm của rạch Tầm Bót theo hệ thống điểm APST và RBP III 37 v DANH SÁCH HÌNH Hình Tựa hình Trang 1 Thành phần chất bẩn trong nước thải sinh hoạt 05 2 Bản đồ các điểm khảo sát trên hệ thống rạch Tầm Bót, P. Mỹ Phước 13 3 Sự biến động nhiệt độ nước trên tuyến rạch Tầm Bót 18 4 Sự biến động pH nước trên tuyến rạch Tầm Bót 19 5 Sự biến động DO nước trên tuyến rạch Tầm Bót 20 6 Sự biến động COD nước trên tuyến rạch Tầm Bót 20 7 Sự biến động TP nước trên tuyến rạch Tầm Bót 21 8 Sự biến động TN nước trên tuyến rạch Tầm Bót 22 9 Sự biến động TSS nước trên tuyến rạch Tầm Bót 23 10 Sự biến động tỷ lệ sét nền đáy trên tuyến rạch Tầm Bót 24 11 Sự biến động tỷ lệ bùn nền đáy tuyến rạch Tầm Bót 24 12 Sự biến động tỷ lệ cát nền đáy trên tuyến rạch Tầm Bót 25 13 Sự biến động hàm lượng chất hữu cơ nền đáy tuyến rạch Tầm Bót 26 14 Sự biến động hàm lượng lân tổng nền đáy tuyến rạch Tầm Bót 26 15 Sự biến động hàm lượng đạm tổng nền đáy tuyến rạch Tầm Bót 27 16 Thành phần loài động vật đáy qua các đợt thu mẫu 28 17 Biến động số lượng loài động vật đáy khu vực rạch Tầm Bót 29 18 Sự biến động số lượng động vật đáy khu vực rạch Tầm Bót 30 19 Sự biến động sinh khối động vật đáy khu vực rạch Tầm Bót 31 20 Độ tương đồng của động vật đáy qua các vị trí khảo sát vào mùa khô 33 21 Sự tác động của TN, TP, COD đến thành phần loài ĐVĐ vào mùa khô 33 22 Sự tác động của TND, TPD, CHCD đến thành phần loài ĐVĐ vào mùa khô 34 23 Độ tương đồng của ĐVĐ qua các vị trí khảo sát vào mùa mưa 35 24 Sự tác động của TN, TP, COD đến thành phần loài ĐVĐ vào mùa mưa 35 25 Sự tác động của Cát, Bùn, Sét đến thành phần loài ĐVĐ 36 vi vii DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải ASPT Avegera Score Per Taxon BBI Belgian Biotic Index BMWP Biological Monitoring Working Party BOD Nhu cầu oxy sinh học BUN Bùn nền đáy CAT Cát nền đáy CHCD Chất hữu cơ nền đáy COD Nhu cầu oxy hóa học Dxy (D31) Điểm x lần thu mẫu thứ y (Điểm 3 lần thu mẫu thứ I) DO Oxy hòa tan ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐVĐ Động vật đáy ĐVKXS Động vật không xương sống FBI Family Biotic Index LI Lần thu mẫu thứ I LII Lần thu mẫu thứ II LIII Lần thu mẫu thứ III LIV Lần thu mẫu thứ IV ÔN Ô nhiễm ÔNMT Ô nhiễm môi trường ÔNTB Ô nhiễm trung bình PCA Principal Component Analysis RBP Rapid Bioassessment Protocols (Biotic Indices) TBI Trend Biotic Indices TN Đạm tổng nước TND Đạm tổng nền đáy TP Lân tổng nước TPD Lân tổng nền đáy TPLX Thành phố Long Xuyên TSS Tổng các chất rắn lơ lững trong nước SET Sét nền đáy UBND Ủy ban nhân dân USA United States of American Chương I MỞ ĐẦU Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích tự nhiên chiếm khoảng 12% tổng diện tích quốc gia nhưng dân số chiếm khoảng 20,6% tổng dân số của Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008). Những năm gần đây các hoạt động kinh tế vùng này phát triển rất nhanh; nhiều khu công nghiệp, dân cư đã được hình thành ở nhiều tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL; việc mở rộng, nâng cấp đô thị cũng được tiến hành ở nhiều thành phố, huyện thị. Sự phát triển trên đã thu hút lao động tập trung về các khu đô thị, công nghiệp ngày càng nhiều và sinh ra nhiều vấn đề đe dọa đến chất lượng môi trường. Thành phố Long Xuyên (TPLX) là trung tâm của tỉnh An Giang, có tổng dân số hiện nay là 275.519 người, mật độ trung bình 2.387 người.km-2 (Cục Thống kê Tỉnh An Giang, 2008). Phần lớn người dân tham gia lao động trong các ngành như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Mỹ Phước là một phường nằm ở trung tâm TPLX, nơi có mật độ dân số 6.291 người.km-2, cao gần gấp 3 lần mật độ dân số trung bình của thành phố (Phòng thống kê thành phố Long Xuyên, 2008). Mặc dù mức sống của người dân trong phường này khá cao nhưng họ chưa thật sự quan tâm đến việc bảo vệ môi trường quanh mình; các chất thải sinh hoạt hàng ngày thường thải trực tiếp xuống sông rạch, gây ô nhiễm hữu cơ trầm trọng cho khu vực (UBND phường Mỹ Phước, 2008a; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, 2008). Rạch Tầm Bót nhận nước thải trực tiếp từ các hộ sống trong phường Mỹ Phước. Số liệu quan trắc môi trường nước hàng năm cho thấy một số các chỉ tiêu lý, hóa ở Rạch này đã vượt TCVN 5942 - 1995 nhiều lần (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, 2008). Quan trắc các thông số lý hóa môi trường là phương pháp truyền thống đã được áp dụng nhiều nơi trên thế giới để phát hiện ô nhiễm môi trường. Các số liệu này rất hữu ích trong đánh giá ô nhiễm nhưng chỉ phản ánh tình trạng tức thời khi thu mẫu. Trong khi đó, sự tồn tại hay biến mất của sinh vật trong môi trường là kết quả tương tác lâu dài giữa sinh vật với môi trường sống. Nghiên cứu sự tồn tại hay biến mất của sinh vật đã được xem như phương pháp sinh học để phản ảnh chất lượng môi trường (Hellawell, 1986). Theo Lê Văn Khoa và ctv., (2007) sinh vật chỉ thị là những sinh vật có yêu cầu nhất định về điều kiện sinh thái liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng, hàm lượng oxy, cũng như khả năng chống chịu một hàm lượng nhất định các yếu tố độc hại trong môi trường sống. Do đó, sự hiện diện của chúng biểu thị tình trạng về điều kiện sinh thái của môi trường sống nằm trong giới hạn nhu cầu và khả năng chống chịu của sinh vật đó. Hiện nay, việc nghiên cứu và sử dụng các sinh vật để đánh giá, kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại các nước đang phát triển, đặc biệt là một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, việc nghiên cứu và sử dụng các sinh vật chỉ thị đã được tiến hành từ nhiều năm nay (Lê Văn Khoa và ctv., 2007). Có rất nhiều sinh vật được lựa chọn để chỉ thị cho nhiều mục đích khác nhau. Trong số các sinh vật chỉ thị đó thì một số nhóm được xác định là phù hợp cho mục đích bảo vệ môi trường như thực vật lớn, thực vật nổi, động vật nguyên sinh, cá, một số vi sinh vật và 1 động vật đáy để chỉ thị cho một số đặc tính khác nhau của môi trường nước. Trong trường hợp đánh giá tác động của ô nhiễm nước do chất thải sinh hoạt đến hệ sinh thái nước thì nhóm động vật đáy thường được chọn (Lê Văn Khoa và ctv., 2007). Theo Hellawell (1986) chất thải hữu cơ đi vào trong nước đã làm giảm hàm lượng oxy hoà tan, gia tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước, làm thay đổi vật chất nền đáy gây nên sự thay đổi thành phần loài và sự phân bố của sinh vật trong quần xã sinh vật trong hệ sinh thái sông ngòi. Do đó cần có sự quan tâm to lớn trong việc quản lý nguồn chất thải hữu cơ này nhằm góp phần bảo vệ các hệ sinh thái sông ngòi. Trên những cơ sở đó, đề tài “Khảo sát sự phân bố động vật đáy với các yếu tố môi trường, nền đáy ở rạch Tầm Bót, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang” được thực hiện nhằm đánh giá sự phân bố của động vật đáy trong hệ thống kinh rạch có liên quan đến chất lượng nước chịu tác động của nước thải sinh hoạt, đồng thời áp dụng sự phân bố của nhóm sinh vật này vào việc đánh giá sự ô nhiễm nước thải sinh hoạt vào hệ thống kinh rạch ở TPLX nói riêng và ĐBSCL nói chung. I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu nghiên cứu ¾ Đánh giá hiện trạng chất lượng nước và nền đáy khu vực nghiên cứu nhằm cung cấp số liệu giải thích mối liên quan với sinh vật đáy. ¾ Nghiên cứu tính đa dạng, sự thay đổi thành phần loài, sinh khối của động vật đáy khu vực nghiên cứu nhằm cung cấp các số liệu nền cho các nghiên cứu tiếp theo. ¾ Tìm mối quan hệ giữa thành phần loài, sinh khối của ĐVĐ với một số yếu tố môi trường nhằm làm cơ sở cho việc áp dụng sinh học vào trong đánh giá chất lượng môi trường nước tại rạch Tầm Bót. 2. Nội dung nghiên cứu ¾ Khảo sát sự biến động một số yếu tố môi trường nước như pH, nhiệt độ, DO, COD, TN, TP, TSS ở rạch Tầm Bót qua các mùa và tại các vị trí khảo sát. ¾ Khảo sát đặc tính nền đáy của rạch Tầm Bót như thành phần cơ học, chất hữu cơ, TN, TP ở rạch Tầm Bót qua các mùa và tại các vị trí khảo sát. ¾ Khảo sát sự biến động thành phần loài và sinh lượng động vật đáy ở rạch Tầm Bót qua các mùa và tại các vị trí khảo sát. ¾ Tìm mối quan hệ giữa cấu trúc ĐVĐ với một số yếu tố môi trường nước và nền đáy. 2 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu ở rạch Tầm Bót nằm trong khu vực phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 2. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát một số đặc tính lý hóa nước và nền đáy ở rạch Tầm Bót. Khảo sát đặc tính thành phần loài và sinh lượng động vật đáy ở rạch tầm bót và tìm mối quan hệ giữa thành phần loài, sinh khối của ĐVĐ với một số yếu tố môi trường tại rạch này. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận 1.1. Sơ lược về khu vực nghiên cứu 1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Long Xuyên (TPLX) là một thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, nằm trên quốc lộ 91, bên bờ sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 190 Km về phía Tây Nam; tọa độ địa lý của TPLX là 10023’28’’N và 105025’48’’E. TPLX có 11 phường (Phường Mỹ Bình, Mỹ Long, Đông Xuyên, Mỹ Xuyên, Bình Đức, Bình Khánh, Mỹ Phước, Mỹ Quý, Mỹ Thới, Mỹ Thạnh, Mỹ Hoà) và hai xã (Mỹ Khánh, Mỹ Hoà Hưng) với tổng diện tích tự nhiên là 115,43 km2; TPLX có tổng dân số là 275.519 người, mật độ dân số trung bình là 2.387 người.km-2 (Cục thống kê tỉnh An Giang, 2008). Phường Mỹ Phước là một trong những phường nằm ở trung tâm TPLX, với mật độ dân số là 6.291 người.km-2 (Phòng thống kê thành phố Long Xuyên, 2008). Cư dân trong khu vực đa số là cán bộ, công nhân viên, lao động phổ thông hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và một bộ phận nhỏ sản xuất nông nghiệp. Một đặc điểm quan trọng là phường Mỹ Phước không có bất kỳ nhà máy, xí nghiệp nào đặt trên địa bàn phường. Phường này tiếp giáp với sông Hậu ở phía đông nam, phường Mỹ Long, Mỹ Xuyên, Đông Xuyên ở phía bắc, phường Mỹ Hoà ở phía tây, và phường Mỹ Quý ở phía nam (UBND phường Mỹ Phước, 2008b). Rạch Tầm Bót nằm trong khu vực phường Mỹ Phước, đây là rạch tự nhiên hình thành từ trước năm 1975, có chiều dài khoảng 3.500 m, rộng 10 - 12 m, cao trình đáy -2 m (Chi cục Thủy Lợi tỉnh An Giang, 2005). Rạch này tiếp nhận nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống hai bên bờ rạch. Mặc khác nó còn tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các khu vực lân cận thải ra qua các rạch nhỏ thông với rạch Tầm Bót. 1.1.2. Đặc điểm khí hậu Phường Mỹ Phước (P. Mỹ Phước) Rạch Tầm Bót nằm trong địa phận TPLX nên có đặc điểm khí hậu mang tính chất đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với một nền nhiệt độ cao quanh năm và lượng mưa tương đối phong phú. Chế độ gió đặc trưng bởi tác động của các hệ thống hoàn lưu gió mùa nên rất ổn định. Hướng gió chủ đạo thay đổi theo mùa; từ tháng 5 đến tháng 11 chủ yếu theo hướng Tây Nam, Nam - Tây Nam; từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau chủ yếu theo hướng Đông 3 Bắc, Bắc - Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình khoảng 3m/giây (Cục thống kê tỉnh An Giang, 2008). Chế độ mưa trong khu vực phân bố theo hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm từ 90% - 95% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 5 - 10% tổng lượng mưa cả năm (Cục thống kê tỉnh An Giang, 2008). 1.1.3. Đặc điểm dân cư và điều kiện kinh tế xã hội ở P. Mỹ Phước Phường Mỹ Phước có tổng diện tích đất tự nhiên là 430 ha; trong đó 154 ha là đất nông nghiệp, 137 ha đất thổ cư và phần còn lại là diện tích đất chuyên dụng và đất chưa sử dụng. Tổng dân số của phường là 27.052 người (tất cả dân số đều sống ở thành thị), mật độ dân số là 6.291 người.km-2, tập trung ở 10 khóm (Khóm Đông Thịnh 1, Đông Thịnh 2, Đông Thịnh 3, Đông Thịnh 4, Đông Thịnh 5, Đông Thịnh 6, Mỹ Lộc, Đông Thịnh 7, Đông Thịnh 8, Đông Thịnh 9). Các hoạt động kinh tế xã hội trong Phường gồm: ¾ Nông nghiệp: có diện tích 154 ha, chủ yếu là trồng lúa 3 vụ/năm với năng suất trung bình 6,604 tấn.ha-1. ¾ Hoạt động công nghiệp và tiểu thu công nghiệp khá phát triển bao gồm: 239 hộ kinh doanh cá thể và 5 doanh nghiệp với chỉ số phát triển giá trị sản xuất năm 2006 là 137,12%. ¾ Thương mại và dịch vụ: 1.301 hộ kinh doanh cá thể, 17 doanh nghiệp tư nhân và 9 công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần (Phòng thống kê thành phố Long Xuyên, 2008). Phường Mỹ Phước đã được công nhận xóa mù chữ và đạt chuẩn quốc gia Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở từ năm 2005 (UBND tỉnh An Giang, 2006). 1.2. Sơ lược về thành phần nước thải ô nhiễm hữu cơ Trong các nguồn nước xả thải ở đô thị thì nước thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ là 50 %, 14 % là các loại nước thấm và 36 % là nước thải sản xuất (Trần Văn Nhân, 1999). Thành phần chất bẩn trong nước thải sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ và vô cơ được thể hiện qua hình 1. 4 Hình 1: Thành phần chất bẩn trong nước thải sinh hoạt (Trần Đức Hạ, 2002) Prati et al., (1971) và Jorgensen (1980) đã phân chia nguồn nước mặt theo 5 mức độ ô nhiễm khác nhau, từ rất sạch đến ô nhiễm nặng dựa vào một số các thông số lý hóa đặc trưng để đánh giá chất lượng nước (bảng 1). Bảng 1: Phân loại nguồn nước mặt theo một số chỉ tiêu lý hóa Thông số môi trường nước Rất sạch 1 Sạch 2 Ô nhiễm nhẹ 3 Ô nhiễm 4 Ô nhiễm nặng 5 DO (ppm) > 6,7 5,7 – 6,7 3,8 – 5,7 1,5 – 3,8 < 1,5 pH (ppm) 6,5 – 8,0 6,0 – 8,4 5,0 – 9,0 3,9 – 10,1 10,1 COD (ppm) 80 TN (ppm) 0,01 – 0,25 0,25 – 0,5 0,5 – 1,1 1,1 – 1,5 > 1,5 TP (ppm) 0,01 – 0,05 0,05 – 0,1 0,1 – 0,3 0,3 - 0,5 0,5 - 5 (Prati et al., 1971 và Jorgensen, 1980) 1.3. Sinh vật chỉ thị Theo Van Gestel và Brummelen (1995) sinh vật chỉ thị là những sinh vật có thể cho biết những thông tin về điều kiện môi trường và nơi sinh sống của nó thông qua sự tồn tại, vắng mặt hay biểu hiện về tập tính của những sinh vật này. Tuy nhiên, sử dụng sự tồn tại của sinh vật để chỉ thị cho môi trường sẽ thích hợp hơn sử dụng sự biến mất của sinh vật khi môi trường thay đổi. Theo Lê Văn Khoa và ctv., (2007), sinh vật chỉ thị là những đối tượng sinh vật có yêu cầu nhất định về điều kiện sinh thái liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng, hàm lượng oxy, cũng như khả năng chống chịu (tolerance) một hàm lượng nhất định các yếu tố độc hại trong môi trường sống và do đó, sự hiện diện của chúng biểu thị một tình trạng về điều kiện sinh thái của môi trường sống nằm trong giới hạn nhu cầu và khả năng chống chịu của đối tượng sinh vật đó. Có rất nhiều sinh vật chỉ thị được lựa chọn để chỉ thị cho nhiều mục đích khác nhau. Trong số các sinh vật chỉ thị đó thì một số nhóm Cát Muối Kim loại Cacbonhydrat 25% Protein 65% Nước thải Nước 99,9% Các chất rắn 0,1% Các chất hữu cơ 50 – 70% Các chất vô cơ 30 – 50% Chất béo 10% 5 được xác định là phù hợp cho mục đích bảo vệ môi trường như thực vật lớn, thực vật nổi, động vật nguyên sinh, cá, một số vi sinh vật và động vật đáy để chỉ thị cho một số đặc tính khác nhau của môi trường nước. Mỗi nhóm sinh vật có đặc điểm sinh học khác nhau và có thể chỉ thị một điều kiện môi trường khác nhau (Lê Văn Khoa và ctv., 2007). Động vật đáy là nhóm sinh vật sống tương đối cố định tại đáy sông, hồ chịu ảnh hưởng của sự thay đổi liên tục chất lượng nước và chế độ thủy văn trong ngày. Thời gian phát triển khá dài, chúng có khả năng tích lũy kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật trong cơ thể. Một số nhóm có khả năng chống chịu điều kiện môi trường ô nhiễm hữu cơ nặng. Đây là nhóm sinh vật rất quan trọng dùng làm sinh vật chỉ thị cho chất lượng môi trường nước, mà đặc biệt là các thủy vực nước chảy (Hellawell, 1986; Lê Văn Khoa và ctv., 2007) 1.4. Sử dụng động vật đáy (ĐVĐ) trong quan trắc sinh học Động vật đáy là tập hợp những động vật không xương sống (ĐVKXS) thuỷ sinh, sống trên bề mặt nền đáy hay trong tầng đáy của thủy vực. Ngoài các đối tượng trên, có một số loài sống tự do trong tầng nước nhưng có thời gian khá dài sống bám vào giá thể hay vùi mình trong tầng đáy thì vẫn được xếp trong nhóm động vật đáy (Linke et al., 1999). Các ĐVKXS cỡ lớn ở đáy thuộc nhóm có những đặc điểm sau: ¾ Phân bố rộng và nhiều trong hệ thống sông, suối, hồ, ao; ¾ Di chuyển không quá nhanh, dễ thu mẫu; ¾ Có khóa phân loại ổn định, có tiêu chuẩn rõ ràng, dễ định loại; ¾ Sống tương đối cố định ở vùng đáy sông, chịu đựng được sự thay đổi chất lượng nước liên tục; ¾ Có vòng đời dài nên việc thu mẫu không phải làm thường xuyên (Lê Văn Khoa và ctv., 2007) Việc sử dụng ĐVĐ để quan trắc và đánh giá mức độ ô nhiễm ở các thủy vực đã được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới (Linke et al., 1999; Lê Văn Khoa và ctv., 2007). Trong phương pháp sinh thái, ĐVĐ là sinh vật chỉ thị được sử dụng khá phổ biến để đánh giá chất lượng nước. ĐVĐ sống trong một khu vực không những chịu tác động của các yếu tố lý hoá của nước mà chúng còn chịu tác động trực tiếp với chất đáy. Do đó, nền đáy có vai trò khá quan trọng và cần quan tâm khi nghiên cứu sinh vật đáy. Sự thay đổi chất nền có thể dẫn đến sự thay đổi thành phần loài và số lượng cá thể trong loài (Allan, 1995). Nhiều hệ thống cho điểm ứng với mức độ ô nhiễm được sử dụng để xác định chỉ số phản ánh sức chịu đựng của ĐVĐ với sự thay đổi của chất lượng môi trường nước. Tuy nhiên, việc cho điểm luôn theo quy tắc là dựa vào độ nhạy cảm của các sinh vật khi chất lượng của môi trường thay đổi. Các sinh vật càng nhạy cảm thì sức chống chịu hay sự thích nghi với môi trường nước của chúng càng thấp. Dựa vào khả năng chịu đựng ứng với các mức độ ô nhiễm hữu cơ khác nhau của các ĐVĐ, các nhà khoa học chia các ĐVĐ thành ba nhóm. (i) Nhóm nhạy cảm với sự ô nhiễm: nhộng Stonefly, thuộc bộ plecoptera; gồm các họ như Perlidae, capniidae, peltopelidae. Nhộng Mayfly thuộc bộ phù du – 6 ephemeroptera, gồm các họ như Ephermeridea, Heptageniidae. Ấu trùng Caddisfly thuộc bộ Trichoptera, gồm các họ như Corydalidae (thuộc bộ Megaloptera), họ Elmidae, họ Psephenidae thuộc bộ cánh cứng Coleoptera... (ii) Nhóm có thể chịu đựng được mức độ ô nhiễm trung bình gồm nhộng Damselfly, Dragonfly thuộc bộ họ chuồn chuồn - Odonata; họ Sialidae thuộc bộ cánh lớn - Megaloptera, ấu trùng họ Tipulidae thuộc bộ hai cánh - Diptera; các ấu trùng họ Gyrinidae, Dytiscidae, Haliplidae thuộc bộ cánh cứng - Coleoptera, và một số họ khác như Gammaridae (Scuds), Amphipoda, Asellidae (sowbugs) thuộc bộ Chân giống - Isopoda, họ cambaridae (Crayfish) thuộc bộ mười chân - Decapoda... (iii) Nhóm có thể chịu đựng được mức độ ô nhiễm nặng gồm các ấu trùng họ Chironomidae (Muỗi lắc - Midge), Simulidae (rệp nước - Blackfly) thuộc bộ hai cánh - Diptera, các loài ốc thuộc họ Physidae, Planorbidae thuộc họ chân bụng - Gastropoda; loài đĩa thuộc lớp Hirudinae; loài giun thuộc lớp Oligochaeta. Dựa vào các quy tắc trên, có hai cách cho điểm các ĐVĐ ứng với mức độ họ dựa vào thang điểm 10 (từ 0 đến 10), điểm càng cao thì chất lượng của nước càng thấp. ¾ Cho điểm ở mức độ họ là hệ thống đánh giá theo phương pháp Family Biotic Index FBI (Hilsenhoff, 1988; Bode et al., 1996; Hauer and Lamberti, 1996) (bảng 2). Bảng 2: Chỉ số sinh học FBI theo họ động vật đáy Chỉ số FBI Mức độ ô nhiễm hữu cơ 0,00 – 3,75 Rất sạch 3,76 – 4,25 Sạch 4,26 - 5,00 Khá sạch 5,01 - 5,75 Ô nhiễm nhẹ 5,76 - 6,50 Ô nhiễm trung bình 6,51 - 7,25 Khá ô nhiễm 7,26 – 10,00 Rất ô nhiễm (Hilsenhoff, 1988) ¾ Hệ thống đánh giá theo phương pháp Rapid Bioassessment Protocols (RBP) III (Plafkin et al., 1989) (bảng 4). Số điểm càng cao thì mức độ ô nhiễm càng nhiều. Công thức tính chỉ số RBP III: ._. Trong đó xi: sinh lượng cá thể của họ ti: giá trị chịu đựng của họ n: tổng số cá thể sinh vật trong mẫu (Plafkin et al., 1989). 7 Bảng 3: Chỉ số sinh học RBP III theo họ động vật đáy Chỉ số sinh học RBP III Mức độ ô nhiễm hữu cơ 0,00 - 3,50 Không ô nhiễm 3,51 - 4,50 Có dấu hiệu ô nhiễm 4,51 - 5,50 Ô nhiễm nhẹ 5,51 - 6,50 Ô nhiễm trung bình 6,51 - 7,50 Khá ô nhiễm 7,51 - 8,50 Ô nhiễm nặng 8,51 - 10,00 Ô nhiễm rất nặng (Plafkin et al., 1989) Những chỉ số khác được phát triển để sử dụng ở Anh cũng dựa trên nguyên tắc các nhóm sinh vật chống chịu khác nhau đối với chất hữu cơ sơ cấp và sự ô nhiễm. Hai chỉ số tốt hơn được biết đến là chỉ số định lượng “chỉ số sinh học Trent” (TBI) của Woodiwiss (1964) và chỉ số bán định lượng – “Điểm số Chandler” (Chandler, 1970). Mặc dù cả hai chỉ số này được xây dựng để quan trắc chất lượng nước ở Anh nhưng sau đó nó đã được áp dụng cho những quốc gia khác và dẫn đến khả năng có thể đưa ra những kết luận sai lầm liên quan đến chất lượng nước ở các khu vực khác. Để có những phương pháp chuẩn, một tổ chức nghiên cứu về quan trắc sinh học “Biological Monitoring Working Party” (BMWP), được thành lập ở Anh vào năm 1976. Tổ chức đã đưa ra một hệ thống mới đó là hệ thống điểm số BMWP. Trừ lớp giun ít tơ (Oligochaeta), hệ thống này sử dụng số liệu ở mức độ họ, mỗi họ được quy cho một điểm số phù hợp cho tính nhạy cảm của nó với sự ô nhiễm hữu cơ. Những điểm riêng được cộng lại để cho điểm số tổng của mẫu. Nhược điểm của điểm số BMWP là chỉ căn cứ vào phạm vi của các họ để cho điểm, trong khi đó nhiều loài trong họ có khả năng chống chịu khác nhau với môi trường; có loài rất nhạy cảm với điều kiện môi trường và có loài chống chịu cao với môi trường. Họ Chironomidae thường được tìm thấy trong hầu hết thủy vực nước ngọt; họ này bao gồm những loài và giống có khả năng chống chịu cao với ô nhiễm nhưng cũng có loài và giống rất nhạy cảm với ô nhiễm. Tuy vậy, toàn bộ họ được phân loại một mức độ chống chịu với ô nhiễm bằng điểm số BMWP. Nhận xét tương tự cũng được áp dụng trong trường hợp của Giun ít tơ (Oligochaeta), mặc dù trong trường hợp này, cùng một điểm số cho tất cả các họ. Một số tác giả như Pinder et al., (1997); Richard et al., (1997) còn đề nghị sử dụng điểm số trung bình trên một đơn vị phân loại (ASPT) (Average Score Per Taxon). ASPT được tính bằng cách chia tổng số điểm BMWP cho số đơn vị (họ) có trong mẫu được tính. Như vậy, nếu tổng số điểm BMWP là 100 và số đơn vị phân loại đã được tính điểm là 20 họ thì điểm số ASPT là 5. Mối liên hệ này được thể hiện ở bảng 4. 8 Bảng 4: Mối liên quan giữa chỉ số sinh học (ASPT) và mức độ ô nhiễm Chỉ số sinh học ASTP Mức độ ô nhiễm 0 Nước cực kỳ bẩn (không có ĐVKXS cở lớn) 1 – 2,9 Nước rất bẩn (Polysaprobe) 3 – 4,9 Nước bẩn vừa (α - Mesosaprobe) hay khá bẩn 5 – 5,9 Nước bẩn vừa (β- Mesosaprobe) 6 – 7,9 Nước bẩn ít (Oligosaprobe) hay tương đối sạch 8 – 10 Nước sạch (Richard et al., 1997) Các chỉ số sinh học trong đánh giá chất lượng môi trường đã được xây dựng ở các nước phát triển ở Châu Âu. Để áp dụng nó vào các nước đang phát triển như vùng Châu Á hay Đông Nam Á cần phải hiệu chỉnh cho phù hợp vì thành phần sinh vật không giống nhau. De zwart và Trivedi (1994) đã chuyển đổi điểm số BMWP để sử dụng ở Ấn Độ bằng cách loại ra một số họ không có ở Ấn Độ và thêm vào một số họ khác có ở Ấn Độ; Các tác giả này đã phân phối điểm số như sau: Syrphidae (2 điểm), Blepharoceridae, Psephenidae, Noteridae, Belostomatidae, Hebridae và Veliidae (5 điểm), Nereidae, Nephthyidae, Palaemonidae, Atyidae, Thiaridae (6 điểm). Một vài điểm số đã được phân phối trong hệ thống gốc cũng được thay thế để phản ứng các mức độ khác nhau về sự chống chịu của các họ nhất định đã được tìm thấy tại các sông của Ấn Độ. Hai họ được xem là chống chịu tốt hơn so với điểm số gốc đã được giảm xuống đó là Dugesidae từ 5 xuống 4 và Agriidae từ 8 xuống 6 điểm, trong khi đó hai họ được coi là ít chống chịu và điểm số của nó được tăng lên, đó là Hydrobiidae (Bithyniidae) từ 3 lên 6 điểm và Platycnemididae từ 6 lên 8 điểm. Mustow (1997) đã nghiên cứu quần xã ĐVKXS cỡ lớn ở 23 điểm thuộc hệ thống sông Mae Ping, Thái Lan. Ngoài việc chấp nhận một số thay đổi như đề xuất của De zwart and Trivedi, (1994), tác giả còn đưa ra một số thay đổi cho phù hợp với điều kiện ở Thái Lan. Theo Mustow (1997), có những họ chỉ có ở Thái Lan mà không có ở bảng số gốc của Anh, có những họ có cả ở Thái Lan và Anh, nhưng cần phải thay đổi lại điểm số của chúng cho phù hợp với điều kiện ở Thái Lan. Tác giả đã đề nghị 10 họ cần được điều chỉnh bổ sung vào hệ thống điểm BMWP đã được sửa đổi và gọi là điểm số BMWPThái Lan. Mustow (1997) cũng cho rằng BMWP đã cho điểm số cao đối với một số họ Chuồn chuồn (Odonata) là không phản ánh chính xác mối liên quan giữa tính chống chịu đối với sự ô nhiễm ở Thái Lan và tác giả đã hạ cấp những họ Chuồn chuồn tìm thấy trong hệ thống sông Mae Ping từ 8 xuống 6 điểm. Tác giả cũng cho rằng họ Thiaridae chống chịu với ô nhiễm tốt hơn, do vậy ông đề nghị cho họ này chỉ 3 điểm, hợp lý hơn là cho 6 điểm như đề xuất của De zwart và Trivedi (1994). Ở Việt Nam, mặc dù việc nghiên cứu, đánh giá mức độ ô nhiễm các thủy vực đã được quan tâm từ lâu, nhưng cho tới năm 1995 hầu như vẫn chưa có hệ thống phân loại độ nhiễm bẩn các thủy vực. Một điều cần lưu ý rằng, các hệ thống phân loại độ nhiễm bẩn như đã nêu ở trên, cùng với những chỉ tiêu trong các thang bậc phân loại điều là những dẫn liệu được nghiên cứu ở các thủy vực vùng ôn đới, hoàn toàn khác với điều kiện tự nhiên, cũng 9 như đặc tính sinh học của các thủy vực ở nước ta. Trên cơ sở nghiên cứu trên 10 năm (từ năm 1985 đến 1995) cùng với các dẫn liệu đã biết trước đây về các thủy vực có nước thải vùng Hà Nội, Nguyễn Xuân Quýnh (1995) đã đề xuất một hệ thống phân loại độ nhiễm bẩn các thủy vực có nước thải ở Hà Nội dựa trên một số chỉ tiêu cơ bản về sinh học. Kèm theo nó là những chỉ tiêu lý hóa học, quy định sự có mặt hay vắng mặt của một số loài hay nhóm loài ĐVKXS, được coi như sinh vật chỉ thị, quy định sự phát triển về một số lượng và khối lượng của chúng ở những mức độ khác nhau. Từ những kết quả thu được, tác giả đã nhận định rằng: ĐVKXS (thông qua các giá trị về sinh vật lượng, sự khác nhau về tính đa dạng, mức độ phong phú về thành phần loài…) chỉ thị tốt cho mức độ ô nhiễm ở các thủy vực trong mối tương quan nghịch. Tác giả cũng đưa ra những nhận xét về mối liên quan giữa các mức độ ô nhiễm của thủy vực với một số chỉ tiêu thủy lý hóa học và sinh học như sau: ¾ Mức độ nhiễm bẩn của thủy vực tăng lên, các giá trị về COD, BOD5 tăng, hàm lượng DO giảm xuống, đồng thời thành phần loài và số lượng ĐVKXS cũng giảm theo. ¾ Ở các thủy vực bẩn ít, hàm lượng DO cao, COD, BOD5 ở mức độ thấp, thủy vực ở trong tình trạng giàu dinh dưỡng vừa phải, tạo điều kiện cho ĐVKXS phát triển tốt nhất, đặc biệt là sinh vật lượng. ¾ Ở các thủy vực đã bị nhiễm bẩn nặng, trong thành phần động vật nổi, trùng bánh xe (Rotatoria) bao giờ cũng chiếm ưu thế so với giáp xác chân chèo (Copepoda) và giáp xác râu ngành (Cladocera). Hai nhóm giáp xác này giảm sút nhiều ở thủy vực bẩn vừa loại α và hầu như mất hẳn ở các thủy vực rất bẩn. Trong thành phần động vật đáy, ấu trùng Chironomidae chiếm ưu thế so với Oligochaeta ở thủy vực ít bẩn. Ở thủy vực bẩn vừa Oligochaeta và Chironomidae thay phiên nhau giữ vai trò ưu thế. Nhưng ở thủy vực bẩn vừa loại α, Oligochaeta luôn luôn chiếm ưu thế, còn ở thủy vực rất bẩn đã không còn gặp ấu trùng Chironomidae và Mollusca. Từ năm 1997 đến năm 1999, với sự tài trợ của Quỹ Darwin từ Chính phủ Anh, Hội Nghiên cứu Thực địa (Field Studies Council) và Viện Sinh thái Nước ngọt (Institute of Freshwater Ecology) Anh quốc đã phối hợp với Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện chương trình nghiên cứu “Bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc sử dụng ĐVKXS cỡ lớn làm sinh vật chỉ thị quan trắc và đánh giá chất lượng nước ở Việt Nam”. Trong thời gian gần đây, trên cơ sở tham khảo các hệ thống cho điểm BMWP của Anh, Thái Lan, nhóm nghiên cứu Anh - Việt (Quynh et al., 2000) đã đề xuất hệ thống điểm BMWP của Việt Nam (phụ lục 23) phù hợp với đặc điểm khu hệ ĐVĐ và thực tế môi trường của Việt Nam. Việc áp dụng hệ thống điểm này cũng đang được triển khai trong việc đánh giá, giám sát chất lượng môi trường nước của một số thuỷ vực ở Việt Nam như: sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Gâm, sông Đà, suối Tam Đảo, trạm sinh thái Mê Linh, suối Sapa. (Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002). 10 1.5. Phân vùng sinh thái dựa trên mối quan hệ giữa ĐVĐ và môi trường Trong thời gian gần đây, một số nhà khoa học đã áp dụng phần mềm chuyên dụng PRIMER V 5.2.9 (Clarke và Warwick, 1994) để xử lý và phân tích số liệu dựa trên ma trận tương đồng (Similarity Matrix), phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis) (PCA), vẽ biểu đồ nhóm (Hierarchical Cluster analysis) dựa trên nhóm ĐVĐ để phân vùng sinh thái và phân cấp mức độ ô nhiễm tại khu vực nghiên cứu. Afri-Mehennaoui et al., (2004) đã xác định mối quan hệ giữa kim loại nặng trong trầm tích, chất lượng nước và sự phân bố của quần xã động vật đáy ở sông Rhumel và nhánh chính của nó sông Boumerzoug khu vực thành thị (Constantine, Algeria). Kết quả PCA cho thấy có mối quan hệ giữa kim loại nặng bề mặt nền đáy với dự đoán nguồn gốc xuất hiện của nó. Bên cạch đó, kết quả PCA cũng đưa ra các chỉ số: chỉ số sinh học, sự phân bố của quần xã động vật đáy và DO không có mối liên hệ với nồng độ kim loại nặng trong trầm tích. Smith et al., (2007) đã thiết lập khả năng chống chịu của động vật đáy mức độ loài với các mức độ của TP và NO3- ở New York từ năm 1993 đến 2002 tại 129 vị trí thu mẫu trên 116 dòng chảy khác nhau. Họ đã sử dụng sơ đồ nhánh (Clusters) dựa vào mức độ tương đồng giữa các thông số môi trường và động vật đáy giữa các vị trí khảo sát để phân nhóm khả năng chống chịu của ĐVĐ thành 3 nhóm chính là: nghèo dinh dưỡng (Oligotrophic), dinh dưỡng trung bình (Mesotrophic) và phú dưỡng (Eutrophic). Dương Trí Dũng và ctv., (2008) sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) và vẽ biểu đồ nhóm (Cluster) dựa trên ma trận tương đồng (Similarity Matrix) của sinh khối ĐVĐ đã phân chia đoạn kinh Cái Mây (Phú Tân, An Giang) thành 3 khu vực, trong đó đoạn giữa của kinh Cái Mây là nơi thích hợp cho sự lưu trữ, bảo vệ các loài thủy sản. Đoàn Thanh Tâm (2008) cũng đã dựa vào phương pháp phân tích PCA và vẽ biểu đồ nhóm dựa trên tính tương đồng của nhóm động vật đáy cho nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học ven biển ở ấp Hai Thủ, xã Long Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh với kết quả đạt được với mức độ tương đồng 40% của sinh khối động vật đáy thì vùng nghiên cứu được chia làm 3 phân vùng sinh thái: vùng canh tác, vùng rừng ngập mặn nhỏ tuổi (<4 năm) và vùng rừng bần già (>4 năm) kể cả hai mùa mưa và khô. 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ 1/2008 đến 1/2009. Các chỉ tiêu lý, hóa học đất sau khi thu thập được phân tích tại Phòng thí nghiệm Bộ môn Khoa học đất – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - Đại học Cần Thơ. Các chỉ tiêu lý, hóa học nước được phân tích tại Phòng thí nghiệm Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên - Đại học An Giang. Mẫu sinh vật đáy được định danh tại Phòng thí nghiệm Tài nguyên Sinh vật – Bộ môn Khoa học Môi trường – Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên – Đại học Cần Thơ. 11 2.2. Phương tiện và hoá chất 2.2.1. Phương tiện ¾ Gàu Ponar bằng Inox (USA), có kích thước miệng gàu 0,02 m2, khối lượng 14kg được sử dụng để thu động vật đáy. ¾ Sàng (rây) có đường kính miệng 30 cm, kích thước mắt lưới 0,5 mm được sử dụng để sàng mẫu bùn sau khi thu và giữ lại sinh vật đáy. ¾ Bọc nylon dùng đựng mẫu sinh vật đáy sau khi sàng tại vị trí khảo sát. Keo nhựa 500 mL dùng đựng sinh vật đáy sau khi lựa tại phòng thí nghiệm. ¾ Chai nhựa 1 lít và chai thủy tinh 125 mL để thu mẫu nước. ¾ Thùng xốp dùng bảo quản mẫu nước với nhiệt độ thấp (4oC) từ nơi thu đến khi mang về phòng thí nghiệm. ¾ Máy InoLab pH level 1 và máy WTW OXI 330 của Đức sản xuất dùng để đo pH và nhiệt độ tại hiện trường. ¾ Kính hiển vi, kính lúp, lames kính, khay Inox; nhíp (pel), kim mũi giáo, cân điện tử bốn số lẻ dùng cho phân tích và định lượng mẫu động vật đáy. ¾ Các trang thiết bị phòng thí nghiệm dùng để phân tích mẫu nước. 2.2.2. Hoá chất ¾ Formol 8% dùng bảo quản mẫu sinh vật sau khi thu (có cả bùn và rác) và 4% dùng bảo quản mẫu sinh vật đáy sau khi lựa rửa sạch bùn và loại hết rác. ¾ Các hóa chất như MnSO4; KI – NaOH; H2SO4 đậm đặc; Na2S2O3; K2Cr2O7; FAS (Fe(NH4)2 + H2SO4); K2S208; H3BO3; Natri salicylate; C4H4KNaO6.4H2O; NaOH; KNO3; K(SbO)C4H4O61/2H2O; (NH4)6Mo7O244H2O; C6H8O6; KH2PO4 dùng để cố định và phân tích mẫu chất lượng nước. 2.3. Phương pháp 2.3.1. Chọn vị trí khảo sát Rạch Tầm Bót nằm ở trung tâm phường Mỹ Phước. Đây là Rạch tự nhiên, có chiều dài 3.500 m, rộng 10 – 12 m, cao trình đáy - 2 m (Chi cục Thủy Lợi Tỉnh An Giang, 2005). Rạch này bắt đầu từ vị trí trao đổi nước với sông Hậu và kết thúc tại vị trí nối kết với rạch Mương Khai. Nó tiếp nhận nguồn thải phân tán từ nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình sinh sống hai bên bờ rạch. Thêm vào đó, nó còn tiếp nhận nước thải từ các rạch nhánh dẫn nước thải sinh hoạt của các khu vực dân cư lân cận. Dựa vào các đặc điểm trên, chín (09) điểm được chọn để thu mẫu nước, nền đáy và sinh vật (hình 2, bảng 5). 12 Hình 2: Bản đồ các vị trí khảo sát trên hệ thống rạch Tầm Bót, phường Mỹ Phước Bảng 5: Tọa độ các vị trí khảo sát trên hệ thống rạch Tầm Bót (UTM WGS84-48N) Ký hiệu Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m) Tên địa phương Đặc điểm D1 439633.95 1147434.89 Tiếp giáp với sông Hậu Trao đổi nước trực tiếp với Sông Hậu D2 439365.91 1147041.98 Gần cầu Tầm Bót trong Tập trung rất nhiều hộ dân hai bên bờ rạch và có một chợ nhóm nhỏ. D3 439301.81 1146791.41 Tiếp giáp với rạch nhánh Rạch nhánh tiếp nhận chất thải của khu vực chợ Bà Khen và cư dân hai bên bờ. D4 438808.17 1146665.71 Nhà 6 Tính Đoạn rạch mở rộng, uốn khúc, hai bờ rạch có nhiều cây xanh, bụi rậm và có nhiều hộ dân. 13 D5 438711.60 1146762.28 Tiếp giáp với rạch Xẻo Chanh Rạch này tiếp nhận chất thải của cư dân sống hai bên bờ, một lượng chất thải từ rạch Xẻo Chanh và Cái Sơn (nguồn chất thải sinh họat chính của thành phố Long Xuyên). D6 438640.01 1146519.20 Nhà 3 Thanh Đoạn rạch hẹp, uốn khúc, chịu ảnh hưởng của quá trình tu sửa đường. D7 438220.35 1146547.50 Tiếp giáp với rạch nhánh Rạch nhánh tiếp nhận chất thải của dân cư sinh sống hai bên bờ rạch. D8 437621.10 1146397.66 Nhà 9 Dũng Khu vực hai bên bờ rạch rất ít hộ dân sinh sống. D9 436853.58 1146741.70 Tiếp giáp với rạch Mương Khai Vị trí cuối cùng của rạch Tầm Bót tiếp giáp với rạch Mương Khai (chịu tác động của hoạt động sản xuất nông nghiệp). 2.3.2. Chu kỳ thu mẫu Chu kỳ thu mẫu được tiến hành theo mùa và chia làm 4 đợt, bao gồm: (i) đợt 1 thu mẫu vào tháng 4/2008 (cuối mùa khô), (ii) đợt 2 thu vào tháng 7/2008 (giữa mùa mưa), (iii) đợt 3 thu vào tháng 10/2008 (cuối mùa mưa), và đợt 4 thu vào tháng 1/2009 (giữa mùa khô). 2.3.3. Các yếu tố môi trường nước Phương pháp thu, bảo quản và phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước bao gồm nhiệt độ, pH, DO, COD, TN, TP được tổng hợp trong bảng 6. Bảng 6: Cách thu, bảo quản và phân tích mẫu nước Chỉ tiêu Cách thu Cách bảo quản Cách phân tích Nguồn tham khảo Nhiệt độ Đo tại hiện trường Đo bằng máy WTW OXI 330. TCVN 4557 - 88 pH Đo tại hiện trường Đo bằng máy InoLab pH level 1. TCVN 4559 - 88 DO Sử dụng chai nút mài 125ml để thu mẫu, tráng chai bằng nước ở hiện trường. Thu mẫu với độ sâu cách mặt nước 20 - 30cm, cách bờ 1,5 – 2m. Thu đầy chai cố định mẫu, đậy kín nắp lại (đảm bảo không có bọt khí). Cố định bằng MnSO4 31% và KI 15% - NaOH50% Phương pháp Winkler cải tiến TCVN 4564 - 88 14 COD Sử dụng chai nhựa 1lít, tráng chai bằng nước tại hiện trường. Thu mẫu với độ sâu cách mặt nước 20 - 30cm, cách bờ 1,5 – 2m. Thu đầy chai, đậy kín nắp lại. Trử trong thùng mốp chứa sẵn nước đá Phương pháp dicromat hoàn lưu TCVN 4565 - 88 TN Sử dụng chai nhựa 1lít, tráng chai bằng nước tại hiện trường. Thu mẫu với độ sâu cách mặt nước 20 - 30cm, cách bờ 1,5 – 2m. Thu đầy chai, đậy kín nắp lại. Bảo quản trong thùng mốp chứa sẵn nước đá Phương pháp công phá mẫu persulfatXác định bằng phương pháp Salicylate APHA et al, 1992 TP Sử dụng chai nhựa 1lít, tráng chai bằng nước tại hiện trường. Thu mẫu với độ sâu cách mặt nước 20 - 30cm, cách bờ 1,5 – 2m. Thu đầy chai, đậy kín nắp lại. Bảo quản trong thùng mốp chứa sẵn nước đá Phương pháp công phá mẫu persulfatXác định bằng phương pháp Acid ascorbic. APHA et al, 1992 TSS Sử dụng chai nhựa 1lít, tráng chai bằng nước tại hiện trường. Thu mẫu với độ sâu cách mặt nước 20 - 30cm, cách bờ 1,5 – 2m. Thu đầy chai, đậy kín nắp lại. Bảo quản trong thùng mốp chứa sẵn nước đá Phương pháp lọc qua giấy lọc sợi thủy tinh sấy ở 105oC 125 mm, cỡ lọc 0,22-0,45 μm Arnol et al, 1992 2.3.4. Các yếu tố nền đáy Phương pháp thu, bảo quản và phân tích các chỉ tiêu đặc tính nền đáy bao gồm: thành phần cơ học, chất hữu cơ, TN, TP nhiệt độ, pH, DO, COD, TN, TP được tổng hợp trong bảng 7. Bảng 7: Cách thu, bảo quản và phân tích mẫu nền đáy Chỉ tiêu Cách thu Cách bảo quản (TCVN 6647:2000) Cách phân tích Nguồn tham khảo Thành phần cơ học Sử dụng gàu dạng Ponar nhỏ thu sâu cách mặt nền đáy 17cm. Mẫu được chứa trong bọc nylon. Phơi nhiệt độ phòng Phương pháp rây và sa lắng TCVN 6862:2001 Chất hữu cơ Sử dụng gàu dạng Ponar nhỏ thu sâu cách mặt nền đáy 17cm. Mẫu được chứa trong bọc nylon. Phơi nhiệt độ phòng Phương pháp oxyhoá trong môi trường Sunfocromic. TCVN 6644:2000 TN Sử dụng gàu dạng Ponar nhỏ thu Phơi nhiệt Phương pháp TCVN 15 sâu cách mặt nền đáy 17cm. Mẫu được chứa trong bọc nylon. độ phòng Kjeldahl. 6498:1999 TP Sử dụng gàu dạng Ponar nhỏ thu sâu cách mặt nền đáy 17cm. Mẫu được chứa trong bọc nylon. Phơi nhiệt độ phòng Phương pháp quang phổ xác định photpho hòa tan trong dung dịch NaHCO3 TCVN 6499:1999 2.3.5. Khảo sát động vật đáy ™ Phương pháp thu mẫu Sử dụng gàu dạng Ponar nhỏ, độ mở rộng của miệng gàu 0,02m2, trọng lượng 14 kg để thu mẫu động vật đáy, mỗi vị trí khảo sát thu 5 gàu theo mặt cắt ngang của rạch. Mẫu sau khi thu cho vào rây có kích thước mắt lưới 0,5 mm để loại bỏ một phần rác, bùn và sét. Mẫu sau khi rây được cho vào lọ nhựa và bảo quản bằng formol 8%, sau đó mang về phòng thí nghiệm chờ định loại. Vị trí và thời điểm thu của từng mẫu được ghi nhận vào nhãn và dán vào từng lọ. ™ Phương pháp phân tích mẫu ¾ Định tính (định loại): mẫu được rữa sạch formol và các vật chất hữu cơ, nhặt ĐVĐ, sau đó được cố định trong formol 4%. Mẫu được quan sát dưới kính hiển vi và kính lúp ở độ phóng đại thích hợp nhằm xác định đặc điểm hình thái cấu tạo và đặc điểm phân loại, định danh tới loài (nếu có thể) theo tài liệu phân loại của Nguyễn Xuân Quýnh, (2001); Đặng Ngọc Thanh và ctv., (1980). ¾ Định lượng: số lượng và khối lượng động vật đáy được xác định cho từng mẫu theo từng nhóm sinh vật. Mật độ hay khối lượng được tính theo công thức: N = 10 ΣXi và W = 10 ΣYi Gàu độ mở rộng của miệng gàu 0,02m2, mỗi địa điểm thu 5 gàu nên diện tích thực đã lấy là 0,1 m2. Vậy để có giá trị mật độ ĐVĐ và sinh khối ĐVĐ là 1m2 thì phải nhân với hệ số 10. Trong đó: N: mật độ động vật đáy (cáthể.m-2) W: sinh khối động vật đáy (g.m-2); Xi: số lượng từng nhóm động vật đáy đếm được trong toàn bộ mẫu thu; Yi: khối lượng từng nhóm động vật đáy đếm được trong toàn bộ mẫu thu; 16 2.3.6. Xử lý số liệu ™ Các số liệu môi trường Sử dụng phương pháp phân tích thống kê so sánh nhóm phi tham số (Non - Parametric Independent Group Comparison) bằng kiểm định H theo Kruskal – Wallis để so sánh sự khác biệt về biến động các yếu tố môi trường theo các vị trí khảo sát. Theo công thức: Trong đó: n: số ao/điểm thí nghiệm r: số lần/tháng lặp lại; R: tổng các giá trị xếp hạng trong từng ao qua các lần lặp lại; Tính tổng các giá trị cùng hạng ΣT, với ΣT= Σ(t3-t) NN T C −−= ∑ 31 Tính nhân tố hiệu chỉnh C, với Tính Hc =H/C, tra bảng χ2(0.05, n-1) nếu Hcχ2 thì loại bỏ H0, tức là các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%. ™ Các yếu tố sinh vật Chỉ số đa dạng của động vật đáy Shannon – Weiner (H’) được xác định theo công thức: H’ = - Σpi.lnpi ; với pi = ni/N Trong đó: ni: khối lượng loài thứ i; N: tổng khối lượng của động vật đáy trong mẫu (Gerritsen et al., 1998). ™ Mối quan hệ giữa động vật đáy với các yếu tố môi trường Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước dựa theo chỉ số sinh học RBP III của Plafkin et al., (1989). Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước dựa theo chỉ số sinh học ASPT của Richard et al., (1995) dựa trên bảng cho điểm BMWPVIET của Quynh et al., (2000). Sử dụng phần mềm Primer V 5.2.9 (Plymouth Routines In Multivariate Ecological Research) để lập ma trận tương đồng (Similarity matrices) trên cơ sở tương đồng Bray– Curtis bằng cách chuyển đổi thành căn bậc hai để loại trừ các loài kém ưu thế và khan hiếm, sau đó tính và vẽ các sơ đồ nhánh Cluster để đánh giá tính tương đồng về thành phần loài và khối lượng động vật đáy. Sau đó phân tích PCA (Principal Component Analysis) để biểu diễn bằng đồ thị phân nhóm. Cuối cùng là xác định các nhóm sinh vật chỉ thị cho các nhân tố môi trường bằng Configuration Plot dựa trên phân tích PCA. 17 Chương II KẾT QUẢ THẢO LUẬN I. Các thông số lý hóa môi trường nước 1. Nhiệt độ Nhiệt độ nước khu vực rạch Tầm Bót dao động từ 30,5 – 320C trong mùa khô và 28,5 – 310C trong mùa mưa, biến động giữa 2 mùa khoảng 1 - 3,5 0C (hình 3). Hình 3: Sự biến động nhiệt độ nước trên tuyến rạch Tầm Bót Biến động nhiệt độ theo thời gian và giữa các vị trí khảo sát là do sự khác nhau về nhiệt độ không khí theo mùa và sự khác nhau về độ sâu của thủy vực giữa các vị trí khảo sát. Kết quả này cũng phù hợp với số liệu quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang năm 2008; nhiệt độ nước chênh lệch giữa mùa khô và mùa mưa trên một số kênh rạch nội đồng là từ 0,5 – 4,0 0C. Theo Nguyễn Đình Trung (2004) và Lê Văn Cát và ctv., (2006) nhiệt độ của nước mặt luôn luôn biến đổi theo thời tiết với quy luật biến động theo ngày và theo mùa. Nhiệt độ nước biến động trong khoảng 28,5 đến 32 0C từ vị trí khảo sát D1 đến D9 trong suốt quá trình khảo sát. Vào cuối mùa mưa nhiệt độ nước biến động lớn giữa các vị trí khảo sát, trong đó chênh lệch nhiệt độ giữa vị trí D7 và D3 là 2,5 0C. Sự biến động này là do có sự khác nhau về độ sâu và mức độ che phủ của thực vật ở hai bên bờ rạch. Tuy nhiên, sự biến động nhiệt độ giữa các vị trí khảo sát theo mùa khác nhau không có ý nghĩa thống kê (Kruskal – Wallis test; α = 0,05). Nhiệt độ môi trường nước có tác động lên sinh lý, sinh hóa của động vật thủy sinh. Nhiệt độ thích hợp cho cá, tôm vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 25- 320C (Lê Văn Cát và ctv., 2006). Vì vậy, nhiệt độ khu vực nghiên cứu (28,5 – 32 0C) còn nằm trong giới hạn sinh lý của sinh vật nhiệt đới và không tác hại đến sự phát triển của thủy sinh vật. 2. pH Trong suốt quá trình khảo sát cho thấy pH nước giữa mùa khô và mùa mưa chênh lệch không lớn (hình 4). pH có giá trị thấp nhất là vào giữa mùa mưa 6,27 (ở các vị trí D7) và cao nhất là vào giữa mùa khô 7,55 (ở D3). Kết quả này cũng phù hợp với số liệu quan 18 trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang năm 2008; pH nước biến động giữa mùa khô và mùa mưa trên một số kênh rạch nội đồng là từ 4,88 – 7,7. Hình 4: Sự biến động pH nước trên tuyến rạch Tầm Bót Nhìn chung sự biến động pH theo vị trí khảo sát là không lớn. Chênh lệch pH giữa vị trí D6 và D3 là 0,3 vào giữa mùa mưa. Giá trị pH giữa các vị trí khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Kruskal – Wallis test; α = 0,05). pH là một trong những chỉ tiêu quan trọng về chất lượng nước, nó là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật và là nhân tố quyết định giới hạn phân bố của các loài thủy sinh vật (Lê Văn Cát et al., 2006). Giá trị pH tại khu vực nghiên cứu (6,27 – 7,5) nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942 – 1995 cột B. Tuy nhiên khi so sánh với TCVN 6774 – 2000 (6,5 – 8,5) thì trong suốt quá trình có 9/36 lần pH giá trị thấp hơn. Điều này nói lên sự ô nhiễm hữu cơ đã làm thay đổi giá trị pH trong nước và đã tác động xấu đến đời sống thuy sinh vật. 3. Oxy hòa tan (DO) Kết quả khảo sát cho thấy có sự chênh lệch DO lớn giữa mùa khô và mùa mưa (hình 5), chênh lệch lớn nhất là 3,16 mg.L-1 (tại D3) và chênh lệch nhỏ nhất là 1,48 mg.L-1 (tại D9). Biến động nồng độ DO này là do nồng độ chất ô nhiễm trong nước ở mùa khô cao hơn ở mùa mưa và vi sinh vật cần nhiều DO hơn để phân hủy chất hữu cơ. Sự biến động nồng độ DO giữa các vị trí khảo sát là cũng rất lớn, có trị số biến động là từ 0,80 đến 5,12 mg.L-1 ở thời điểm giữa mùa khô. DO giữa các vị trí khảo sát khác nhau không có ý nghĩa thống kê (Kruskal – Wallis test; α = 0,05). Trong suốt quá trình khảo sát, DO cao nhất là 5,48 mg.L-1 (D9) và thấp nhất là 0,80 mg.L-1 (D3). Khi so với TCVN 5942 – 1995 cột B thì có 10/36 lần đo DO có giá thấp hơn TCVN (<2 mg.L-1) và so với TCVN 6774 – 2000 thì có đến 33/36 lần đo DO có giá trị thấp hơn tiêu chuẩn (5 mg.L-1). Các vị trí khảo sát có nồng độ DO không đạt TCVN đều ở thời điểm mùa khô, thời điểm này lượng nước đi vào rạch ít nên chất ô nhiễm ít được hòa loãng làm cho nồng độ các chất ô nhiễm này tăng cao hơn mùa mưa. Khi trong môi trường có 19 nhiều dinh dưỡng, các vi sinh vật hiếu khí hoạt động mạnh, tiêu thụ rất nhiều Oxy nên DO trong nước giảm đi rõ rệt. Hình 5: Sự biến động DO nước trên tuyến rạch Tầm Bót Tóm lại với giá trị nồng độ DO trong khu vực nghiên cứu giảm rất thấp vào thời điểm mùa khô đã ảnh hưởng không tốt lên đời sống thủy sinh vật và đã nói lên rằng thủy vực này đang ô nhiễm hữu cơ nặng (Trịnh Lê Hùng, 2007). 4. COD Chỉ tiêu COD thường được dùng để chỉ mức độ chất hữu cơ trong nước (Nguyễn Đình Trung, 2004). Kết quả khảo sát cho thấy COD biến động rất lớn giữa mùa khô và mùa mưa (hình 6); vị trí khảo sát D5 có giá trị COD biến động lớn nhất, COD cuối mùa mưa là 57,6 mg.L-1 và cuối mùa khô là 190,4 mg.L-1. So với tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 COD ở vị trí này vượt giới hạn cho phép 1,65 lần vào mùa mưa và 5,44 lần vào mùa khô. Hình 6: Sự biến động COD nước trên tuyến rạch Tầm Bót COD cao nhất vào cuối mùa khô, đây là thời điểm triều kiệt nhất trong năm. Vào mùa mưa COD giảm dần và thấp nhất là vào cuối mùa mưa. Có lẽ nước mưa đã pha loãng 20 chất ô nhiễm và sự trao đổi nước lớn vào mùa này nên COD đã giảm. Sự biến động COD cũng thể hiện rất rõ theo vị trí khảo sát, COD cao nhất là điểm D5 và thấp nhất là điểm D9. Giá trị COD giữa các vị trí khảo sát khác biệt có ý nghĩa thống kê (Kruskal – Wallis test; α = 0,05). Trong suốt quá trình khảo sát với tổng cộng 36 lần phân tích thì có 19 lần COD vượt giới hạn cho phép TCVN 5942 – 1995 cột B, mức độ vượt từ 1,23 đến 5,44 lần. Điều này cho thấy khu vực này đang ở mức ô nhiễm hữu cơ từ nhẹ đến nặng. 5. Lân tổng Biến động nồng độ lân tổng giữa mùa khô và mùa mưa khá lớn, lớn nhất là ở vị trí D5 thời điểm cuối mùa mưa có nồng độ là 0,25 mg.L-1 và cuối mùa khô là 1,44 mg.L-1. Kết quả thể hiện sự biến động hàm lượng lân theo mùa và vị trí khảo sát được trình bày qua hình 7. Hình 7: Sự biến động TP nước trên tuyến rạch Tầm Bót Nồng độ lân tổng đạt giá trị cao nhất vào cuối mùa khô (D5) và thấp nhất vào cuối mùa mưa; có sự biến động này là do vào mùa mưa một lượng lớn nước từ sông Hậu đưa vào pha loãng dần nồng độ lân tổng theo thời gian. Tuy nhiên, có hai vị trí khảo sát D8 và D9 có nồng độ lân tổng cao nhất là vào giữa mùa khô (0,20 và 0,21 mg.L-1) và thấp hơn ở các thời điểm khác trong năm. Đây là 2 vị trí cuối rạch Tầm Bót giáp với rạch Mương Khai, rất có thể nồng độ lân tổng chịu thêm ảnh hưởng của nước thải từ ruộng lúa theo chu kỳ xả nước. Giá trị lân tổng giữa các vị trí khảo sát khác biệt có ý nghĩa thống kê (Kruskal – Wallis test; α = 0,05). Theo sự phân chia mức độ ô nhiễm nước mặt của Prati et al., (1971); Jorgensen (1980) dựa trên nồng độ lân tổng thì hầu hết các vị trí khảo sát tại khu vực rạch Tầm Bót đều bị ô nhiễm ở mức từ nhẹ đến trung bình. 6. Đạm tổng Sự biến động hàm lượng đạm tổng giữa mùa khô và mùa mưa là khá lớn, kết quả được thể hiện trong hình 8. 21 Hình 8: Sự biến động TN nước trên tuyến rạch Tầm Bót Biến động nồng độ đạm tổng khá lớn giữa các vị trí khảo sát, nồng độ đạm cao nhất ở vị trí D5 là 12,9 mg.L-1 (vào cuối mùa khô) và thấp nhất ở vị trí D9 là 0,5 mg.L-1 (vào cuối mùa mưa). Đạm tổng khác nhau giữa các vị trí là do sự khác nhau về khoảng cách của vị trí khảo sát với nguồn xả thải chất ô nhiễm và khả năng tích tụ chất ô nhiễm theo dòng nước. Giá trị đạm tổng giữa các vị trí khảo sát khác biệt có ý nghĩa thống kê (Kruskal – Wallis test; α = 0,05). Theo sự phân chia mức độ ô nhiễm nước mặt của Prati et al., (1971) và Jorgensen (1980) dựa trên nồng độ đạm tổng thì hầu hết các vị trí khảo sát tại khu vực rạch Tầm Bót đều bị ô nhiễm ở mức nhẹ đến nặng. 7. TSS Biến động hàm lượng tổng chất rắn lơ lững khá lớn giữa mùa m._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7690.pdf
Tài liệu liên quan