Khảo sát và đề xuất biện pháp quản lý chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Biên Hòa II - Tỉnh Đồng Nai

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tỉnh Đồng Nai với dân số trên 2 triệu người nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một trong các địa phương có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng. Quá trình phát triển kinh tế tại địa phương gắn liền với việc hình thành các khu công nghiệp lớn, thu hút rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư. Song song với quá trình phát triển kinh tế là sự gia tăng, ảnh hưởng tác động tiêu cực đến môi trường, lượng chất thải phát si

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3097 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Khảo sát và đề xuất biện pháp quản lý chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Biên Hòa II - Tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp. Đặc biệt là chất thải nguy hại từ các hoạt động công nghiệp. Vì vậy, Đồng Nai là một trong những tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gặp phải và đối đầu sớm nhất với chất thải nguy hại. Khả năng quản lý và xử lý chất thải nguy hại của tỉnh chưa theo kịp yêu cầu thực tế. Việc sử dụng ngày càng nhiều chủng loại nguyên vật liệu và hóa chất trong sản xuất công nghiệp đã dẫn đến sự phát thải chất thải nguy hại vào môi trường dưới cả ba dạng : nước thải, khí thải và chất thải rắn. Do đó, việc nghiên cứu về chất thải nguy hại cùng với biện pháp quản lý và xử lý là vấn đề cần thiết và cấp bách. KCN Biên Hòa II – tỉnh Đồng Nai là một khu công nghiệp tiêu biểu đi đầu ở Tỉnh với cơ cấu ngành nghề đa dạng, tập trung nhiều doanh nghiệp lớn với quy trình công nghệ hiện đại, đồng thời phát sinh lượng chất thải công nghiệp nhiều và đa dạng có thể đặc trưng cho ngành công nghiệp Đồng Nai thu nhỏ. Do vậy, việc lựa chọn KCN Biên Hòa II làm mô hình quản lý và đề xuất là hợp lý và thích hợp với tình hình thực tế. Trên cơ sở đề xuất và áp dụng thành công mô hình quản lý chất thải nguy hại tại KCN Biên Hòa II có thể nhân rộng và áp dụng cho các KCN trên toàn tỉnh. Đề tài " Khảo sát hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải nguy hại cho KCN Biên Hòa II- tỉnh Đồng Nai" sẽ nghiên cứu, xây dựng qui trình quản lý CTNH đáp ứng được yêu cầu thực tế với hy vọng góp phần tham gia vào công tác quản lý chất thải nguy hại tại KCN Biên Hòa II nói riêng và các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Khảo sát tình hình hoạt động, tình hình quản lý và xử lý chất thải nguy hại tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Biên Hoà II – Tỉnh Đồng Nai từ đó đề xuất biện pháp quản lý hiệu quả chất thải nguy hại cho KCN Biên Hòa II. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu của luận văn là chất thải nguy hại tại các doanh nghiệp đang hoạt động thuộc KCN Biên Hòa II- tỉnh Đồng Nai. 1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung nghiên cứu của luận văn bao gồm : - Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội trong khu vực thực hiện đề tài. - Khảo sát và đánh giá hiện trạng phát sinh CTNH và khả năng tác động đến môi trường. - Phân tích các hạn chế của văn bản pháp luật hiện hành về chất thải nguy hại. - Lập danh sách các nguồn thải CTNH tại KCN Biên Hòa II và xác định mức phát thải. - Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTNH tại KCN Biên Hòa II. - Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất biện pháp và quy trình quản lý CTNH hiệu quả tại KCN Biên Hòa II. 1.5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5.1. Phương pháp luận Chất thải nguy hại có tính độc hại cao đối với môi trường, do đó cần được quản lý một cách nghiêm ngặt. Đã có các quy định từ Trung ương đến địa phương đối với công tác này nhưng hiệu quả chưa cao. Do đó, trên cơ sở phân tích đánh giá những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý chất thải nguy hại, đưa ra các giải pháp khắc phục để nhằm xây dựng quy trình quản lý hiệu quả hơn. 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu Nhằm thực hiện được nội dung nghiên cứu đã đề ra, đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây : - Phương pháp thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan: mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của khu vực nghiên cứu; các văn bản pháp quy về quản lý chất thải nguy hại; các tài liệu; kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới cũng như ở Việt Nam có liên quan đến chất thải nguy hại. Nguồn sưu tầm từ các tài liệu đã công bố, từ các kinh nghiệm được đào tạo hay qua các chuyến tham quan, học hỏi, từ internet. - Phương pháp khảo sát hiện trạng : phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thông tin tổng quan về các cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại trong KCN, nắm bắt được thực trạng và những tồn tại của công tác quản lý chất thải nguy hại trong KCN. Đã tiến hành khảo sát thực tế tại 22 doanh nghiệp KCN Biên Hòa II về hiện trạng quản lý CTNH. - Phương pháp xử lý số liệu: Từ kết quả điều tra thu được, đề tài sử dụng phần mềm Excel để thống kê các nguồn phát thải, lượng chất thải nguy hại phát sinh trong KCN Biên Hòa II. Trên cơ sở đó, xác định hệ số phát thải chất thải nguy hại. 1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.6.1. Ý nghĩa khoa học Xây dựng được quy trình quản lý chất thải nguy hại hoàn thiện dựa trên kết quả phân tích hoạt động quản lý CTNH hiện tại, kết hợp giữa các cơ quan quản lý, các tổ chức, đơn vị kinh doanh và các tổ chức nghiên cứu khoa học có liên quan. 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung và KCN Biên Hòa II nói riêng, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, tiến tới phát triển bền vững. 1.7. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI Phân tích hạn chế của văn bản pháp luật về quản lý chất thải nguy hại. Phân tích hạn chế của công tác quản lý chất thải nguy hại trong KCN Biên Hòa II hiện nay, xác định được nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý chất thải nguy hại. Đề xuất quy trình quản lý chất thải nguy hại cụ thể, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại đối với các KCN trên địa bàn tỉnh. 1.8. GIỚI THIỆU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Vấn đề quản lý, thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn công nghiệp đã được quan tâm giải quyết ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các Quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Hà Lan… Thông thường, ở các nước phát triển đều xây dựng cơ sở xử lý CTNH cho một vùng nào đó, nhưng yêu cầu về địa điểm đặt cơ sở xử lý CTNH phải cách xa khu vực đô thị, ít gây ảnh hưởng tới người dân. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, xử lý tập trung CTNH sẽ dễ kiểm soát và tiết kiệm hơn nhiều so với việc từng công ty tự xử lý. Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây, việc quản lý, thu gom, phân loại, xử lý chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại đang là mối quan tâm của các nhà quản lý từ Trung ương đến địa phương. Trong năm 1999, Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, đây là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý chất thải nguy hại, kèm theo Quyết định này là Quy chế quản lý chất thải nguy hại. Thực chất, quy chế quản lý chất thải của Việt Nam đã được xây dựng trên cơ sở công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các loại chất thải nguy hại và tiêu hủy chúng. Tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có một số đề tài nghiên cứu có liên quan đến chất thải nguy hại là : - Kết quả nghiên cứu đề xuất về xây dựng hệ thống quản lý chất thải nguy hại cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Khoa Công nghệ môi trường và công nghệ sinh học- Trường Đại học Văn Lang, 2000). Để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải công nghiệp nguy hại, báo cáo đã đề xuất hệ thống quản lý bao gồm cả hệ thống hành chính, các quy định, luật lệ, giảm thiểu chất thải, sản xuất sạch hơn trên cơ sở kinh nghiệm của các nước và phân tích các điểm cần bổ sung của luật lệ Việt Nam. - Nghiên cứu về Phân loại chất thải công nghiệp nguy hại (Khoa Công nghệ môi trường và công nghệ sinh học – Trường Đại học Văn Lang, 2000). Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước và các qui định, luật lệ của Việt Nam về quản lý chất thải công nghiệp nguy hại, báo cáo trình bày một số phương pháp chung và đề xuất phương pháp phân loại chất thải công nghiệp nguy hại phục vụ công tác xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp. - Nghiên cứu một số công nghệ thích hợp nhằm quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Trung tâm Kỹ thuật Nhiệt đới, Trung tâm công nghệ môi trường, 2000). Báo cáo đã trình bày một số biện pháp thích hợp để quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho các cơ quan quản lý môi trường đề ra các biện pháp quản lý chất thải nhằm góp phần hạn chế ô nhiễm và phòng chống sự cố môi trường. - Qui hoạch tổng thể về quản lý chất thải nguy hại cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Dự án VIE 1702/SF, 2002). Trên cơ sở thu thập thông tin, đánh giá công tác quản lý chất thải nguy hại tại các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dự án đã xây dựng chiến lược và giải pháp nhằm quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ các ngành công nghiệp và từ đó đề xuất được những phương pháp thích hợp cho việc xử lý. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có một số dự án nghiên cứu liên quan đến chất thải nguy hại nhằm cụ thể hoá quy chế quản lý chất thải nguy hại của Chính phủ và phù hợp với tình hình của địa phương : - Điều tra thống kê và đề xuất các giải pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất quá hạn sử dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (TS Đặng Xuân Toàn - Trung tâm công nghệ môi trường, 2001). - Báo cáo (2582/2001/QĐ.CT.UBT) nhằm cụ thể hóa qui chế quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (PGS.TS Nguyễn Văn Phước, Khoa Môi trường- Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, 2001) CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA II VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI 2.1. TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA II – TỈNH ĐỒNG NAI 2.1.1. Sơ lược về tỉnh Đồng Nai Đồng Nai, có diện tích tự nhiên 5.894 km2, là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu. Đồng Nai gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc: Thành phố Biên Hoà là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa của Tỉnh. Thị xã Long Khánh và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Trảng Bom, Cẩm Mỹ . Đồng Nai có lợi thế về vị trí địa lý, nằm trong khu vực trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có nhiều tiềm năng về nông nghiệp, đất canh tác nông nghiệp phần lớn là đất đỏ bazan, thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Đồng Nai cũng là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất thức ăn gia súc và có nhiều trang trại chăn nuôi qui mô công nghiệp. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến. Đồng Nai có tiềm năng khá lớn về tài nguyên khoáng sản: có nguồn nước mặt rất phong phú, quan trọng nhất là nguồn nước sông Đồng Nai, với lưu lượng đến 880 m3/s; hồ Trị An có diện tích 323 km2 dung tích khoảng gần 2,8 tỷ m3, trữ lượng nước ngầm khoảng 3 triệu m3/ngày , đủ cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra Đồng Nai là tỉnh phong phú về khoáng sản (đá granit, đá xây dựng, đất sét, kaolin, puzơlan, cát, sỏi, …) có điều kiện cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình. Đồng Nai là địa bàn trọng yếu về kinh tế, chính trị và quốc phòng an ninh, có vị trí quan trọng trong sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gắn kết vùng Đông Nam bộ với Tây nguyên. Trong chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có lợi thế phát triển công nghiệp do thành phố Hồ Chí Minh sẽ ưu tiên phát triển kinh tế, dịch vụ, tài chính và sẽ chuyển dần công nghiệp ra vùng ven đô và các địa phương lân cận. Đồng Nai có nguồn nhân lực tại chỗ dồi dào, dân số thành thị 670.000 người (33 % dân số), số người trong độ tuổi lao động 1.100.000 người (54 % dân số), có trình độ văn hóa khá, quen với tác phong công nghiệp, có khả năng tiếp thu và thích nghi việc chuyển gia công nghệ để không ngừng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Từ chủ trương chính sách của Nhà nước và những lợi thế của địa phương trong hơn 12 năm qua, tỉnh Đồng Nai đã chọn qui hoạch và phát triển KCN là mô hình phát triển kinh tế trọng điểm của địa phương. Đây cũng là giải pháp quan trọng để thu hút mạnh vốn đầu tư và công nghệ, nhất là nguồn vốn nước ngoài và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, từng bước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Các KCN được hình thành sẽ tạo điều kiện phát triển công nghiệp theo qui hoạch, kiểm soát và xử lý chất thải công nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và vốn đầu tư, tăng năng lực xuất khẩu và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Mục tiêu đó nằm trong chiến lược phát triển bền vững của địa phương và góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hình 1: Bản đồ hành chính Tỉnh ĐỒng Nai 2.1.2. Giới thiệu về khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa II KCN Biên Hoà II nằm trên địa phận phường Long Bình - thành phố Biên Hoà, đối diện với KCN Biên Hoà I theo trục đường xa lộ Sài Gòn - Biên Hoà. Phía Bắc và Đông Bắc giáp KCN Amata, phía Đông- Đông Nam tiếp giáp với khu dân cư phường Long Bình. Nằm giữa ba trục đường xa lộ Sài Gòn- Hà Nội, Quốc lộ 51 đi Bà Rịa- Vũng Tàu và đường Quốc lộ 15 nối liền Quốc lộ 1 với Quốc lộ 51 đến Long Thành. Phía Nam tiếp giáp với sông Đồng Nai và chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 30 km nên rất thuận tiện về giao thông. Nền đất nằm trên một vùng đồi thấp đã được san ủi khá bằng phẳng có độ dốc thoai thoải theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rất tốt cho việc xây dựng hệ thống thoát nước về phía sông Đồng Nai. KCN Biên Hòa II do Công ty Phát triển KCN Biên Hòa (Sonadezi) làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng. Đây là một trong những KCN hình thành rất sớm, trước khi Nhà nước ban hành khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và phát triển KCN. Khu đất xây dựng KCN Biên Hòa II, vào năm 1988 đã được Chính phủ cho phép lập thủ tục xây dựng khu chế xuất. Trong quá trình nghiên cứu về dự án, do nhu cầu của nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu (thay và phải xuất khẩu toàn bộ sản phẩm), tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị và được Chính phủ cho phép chuyển sang thành lập KCN tập trung và việc thu hút đầu tư vào KCN này bắt đầu từ năm 1991. Đến năm 1994, trước thời điểm Chính phủ ban hành quy chế về KCN, KCN Biên Hòa II đã có 11 dự án đầu tư trong nước và 30 dự án đầu tư nước ngoài hoạt động, sử dụng 78,9 ha đất, chiếm 30 % diện tích đất thuê toàn KCN. Nguồn vốn đầu tư hạ tầng KCN Biên Hòa II thời điểm này chủ yếu dựa vào vốn đóng góp của các nhà đầu tư vào KCN. Sau khi Chính phủ ban hành quy chế KCN (Nghị định 192/CP ngày 28-12-1998), do đã có chuẩn bị sẵn sàng từ trước về các mặt như qui hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, xúc tiến thu hút đầu tư, công ty Sonadezi đã triển khai xây dựng KCN Biên Hòa II với tốc độ nhanh. Ngày 08/6/1995, ngay khi có Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ trở thành KCN tập trung đi vào hoạt động với tổng diện tích 365 ha, vốn đầu tư xây dựng KCN là 18,5 triệu USD, Công ty SONADEZI đã tận dụng thời cơ, tranh thủ môi trường thu hút đầu tư đang thuận lợi, đã nhanh chóng thu hút đầu tư lấp đầy diện tích đất cho thuê. Tính đến tháng 12/2000, tức là sau 5 năm thành lập, KCN Biên Hòa II đã có hơn 100 dự án đầu tư, với tổng vốn đầu tư 1,16 tỷ USD, lấp đầy 91 % diện tích đất dùng cho thuê (hiện nay đã cho thuê hết 100 % diện tích đất). Thành công của KCN Biên Hòa II đã trở thành động lực mạnh mẽ trong quá trình xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. KCN Biên Hoà II là KCN mới nên được xây dựng theo qui hoạch khá hoàn chỉnh. Cơ sở hạ tầng về giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc đã được hoàn thành. Đến thời điểm tháng 12/2004, KCN Biên Hoà II đã thu hút được 120 dự án với tổng số vốn đầu tư là 1.606,5 triệu USD; 109 dự án đã đi vào hoạt động với vốn đăng ký là 1.551,5 triệu USD, tổng số lao động tại KCN Biên Hoà II là 61.792 người. Hình 2 : Khu công nghiêp Biên Hoà II Hình 3 : Bản đồ mặt bằng tổng thể KCN Biên Hoà II Bảng 1 : Phân ngành- Tỷ trọng vốn đầu tư trong KCN Biên Hoà II (Phân theo ngành kinh tế cấp 1 và cấp 2) TT NGÀNH KINH TẾ MÃ NG KT Số Dự án VỐN ĐĂNG KÝ (USD) CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN D 1 Sản xuất thực phẩm và đồ uống 15 8 282.236.310 2 Sản xuất các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào 16 1 11.466.666 3 Dệt, sợi 17 6 219.200.000 4 Sản xuất trang phục, thuộâc và nhuộm da lông thú 18 13 60.973.795 5 Thuộc, sơ chế da; sản xuất va li, túi xách, yên nệm 19 5 68.512.431 6 Chế biến gỗ và SX SP từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) 20 1 4.225.000 7 Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 21 2 30.874.500 8 Sản xuất hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất 24 15 142.063.900 9 Sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic 25 11 88.299.329 10 Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác 26 2 33.519.341 11 Sản xuất các sản phẩm từ kim loại (trừ máy móc thiết bị) 28 14 125.126.604 12 Sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu 29 6 103.624.841 13 Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính 30 1 7.650.000 14 Sản xuất máy móc và thiết bị điện chưa được phân vào đâu 31 8 280.040.459 15 Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc 34 4 80.977.160 16 SX giường tủ, bàn ghế, nhạc cụ, dụng cụ thể thao, đồ dùng gia dụng 36 4 10.684.662 CÔÄNG - NGÀNH CN CHẾ BIẾN . 101 1.549.474.998 SX VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT VÀ NƯỚC E 1 SX và phân phối điện, khí đốt, hơi nước, nước nóng 40 1 20.334.000 CỘNG - NGÀNH SX, PP ĐIỆN, KHÍ ĐỐT VÀ NƯỚC . 1 20.334.000 XÂY DỰNG F 1 Xây dựng 45 4 9.843.878 CỘNG - NGÀNH XÂY DỰNG . 4 9.843.878 SỬA CHỮA XE CÓ ĐỘNG CƠ, MÔTÔ, XE MÁY, ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH G 1 Bán, bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ và mô tô, xe máy; bán lẻ nhiên liệu, động cơ 50 6 6.873.330 CỘNG - NGÀNH THƯƠNG NGHIỆP . 6 6.873.330 VẬN TẢI, KHO BÃI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC I 1 Vận tải đường bộ, đường ống 60 2 1.304.342 CỘNG - NGÀNH K.DOANH TÀI SẢN & DV TƯ VẤN . 2 1.304.342 CÁC H.ĐỘNG L.QUAN ĐẾN KD T.SẢN & DV TƯ VẤN L 1 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh bất động sản 71 2 18.709.720 2 Các hoạt động kinh doanh khác chưa phân vào đâu 74 4 - CỘNG - NGÀNH K.DOANH TÀI SẢN & DV TƯ VẤN . 6 18.709.720 22 TỔNG CỘNG 120 1.606.540.268 Nguồn: Ban Quản lý các KCN Đồng Nai - 2006 2.2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI (CTNH) 2.2.1. Các định nghĩa về CTNH Khái niệm về thuật ngữ “ Chất thải nguy hại” (Hazardous Waste) lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu – Mỹ, sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia khác. Sau một thời gian nghiên cứu phát triển, tuỳ thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại trong luật và các văn bản dưới luật về môi trường. Chẳng hạn như : - Chất thải nguy hại là chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, hoạt tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người và động vật ( định nghĩa của Philipine). - Chất thải nguy hại là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng có khả năng gây nguy hại đến sức khoẻ con người và/hoặc môi trường, và những chất này yêu cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại của nó (định nghĩa của Canada). - Ngoài chất phóng xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn, và các bình chứa khí) do hoạt tính hoá học, độc tính, nổ, ăn mòn hoặc các đặc tính khác, gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức khoẻ con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng hay khi được do tiếp xúc với chất thải khác ( Theo UNEP, 1985). - Trong đạo luật RCRA ( Resource Conservation and Recovery Act – 1976: Đạo luật về thu hồi và bảo tồn tài nguyên ) của Mỹ: chất thải ( ở các dạng rắn, lỏng, bán rắn, và các bình khí) có thể được coi là CTNH khi : + Nằm trong danh mục CTNH do Cục Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ EPA (Environment Protec Americant) đưa ra ( gồm 4 danh sách). + Có một trong 4 đặc tính ( khi phân tích) do EPA đưa ra gồm cháy nổ, ăn mòn, phản ứng và độc tính. Các phân tích để thư' nghiệm này cũng do EPA quy định. + Được chủ nguồn thải ( hay nhà sản xuất ) tự công bố là chất thải nguy hại. Bên cạnh đó, chất thải nguy hại còn gồm các chất gây độc tính đối với con người ở liều lượng nhỏ. Đối với các chất chưa có các chứng minh của nghiên cứu dịch tể trên con người, các thí nghiệm trên động vật cũng có thể được dùng để ước đoán tác dụng độc tính của chúng lên con người. Tại Việt Nam, xuất phát từ nguy cơ bùng nổ việc phát sinh chất thải nguy hại từ quá trình công nghiệp hoá của đất nước, ngày 16/07/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại số 155/1999/QĐ-TTg ( thường được gọi tắt là quy chế 155), trong đó tại Điều 2, Mục 2 Chất thải nguy hại được định nghĩa như sau : CTNH là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp ( dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây hại khác), hoặc tương tác chất với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khoẻ con người. Nước Mỹ là một điển hình được đánh giá cao về tính hiệu quả trong quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại. Ở Mỹ hệ thống các văn bản pháp lý về môi trường được xây dựng rất chặt chẽ. Luật Bảo tồn và Khôi phục Tài nguyên Mỹ (RCRA) ban hành năm 1976 quy định đảm bảo nguyên tắc kiểm soát chất thải từ lúc phát sinh cho đến nơi chôn lấp cuối cùng. Trong các điều luật về môi trường, có sự lưu ý đặc biệt đối với chất thải nguy hại. Các chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật từ khâu thu gom, tồn trữ, phân loại, vận chuyển cho đến xử lý, tiêu hủy. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) làm nhiệm vụ giám sát chặt chẽ từng khâu một, đồng thời đưa ra những quy định cụ thể đối với các đối tượng liên quan như sau: Quy định đối với các chủ thải CTNH: các chủ thải phải tự lập báo cáo thống kê đánh giá về chất thải của cơ sở mình và đăng ký số hiệu chất thải nguy hại với EPA. Nếu thời gian tồn trữ CTNH tại cơ sở quá 90 ngày, thì cơ sở phải xin cấp giấy phép tồn trữ. Trong thời hạn tồn trữ phải chịu sự giám sát của EPA và phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu quy định của EPA về thùng chứa, nhãn hiệu và biển báo. Ngoài ra, chủ thải còn phải chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó sự cố môi trường có thể xảy ra. Quy định đối với cơ sở vận chuyển CTNH: các cơ sở vận chuyển phải có giấy phép của EPA. Để đảm bảo vận chuyển an toàn CTNH từ các nguồn phát sinh đến nơi chôn lấp, EPA quy định các bên tham gia gồm chủ thải, chủ vận chuyển và chủ xử lý phải có biên bản xác nhận khối lượng vận chuyển. Quy định đối với cơ sở xử lý, tồn chứa và chôn lấp CTNH: phải có giấy phép của EPA, tức là cơ sở phải có đủ năng lực về chuyên môn, công nghệ, mặt bằng, vị trí và trang thiết bị cần thiết để tồn trữ, xử lý và tiêu hủy an toàn các loại CTNH, đảm bảo ngăn ngừa hiệu quả sự rò rỉ, thất thoát CTNH ra môi trường trong quá trình hoạt động. Đồng thời các cơ sở này phải thực hiện việc giám sát môi trường và biện pháp ứng cứu sự cố phù hợp. Như vậy, các chất có một trong các đặc tính nguy hại sau được xác định là chất thải nguy hại : - Chất dễ cháy : chất có nhiệt độ bắt cháy < 60oC, chất có thể cháy do ma sát, tự thay đổi về hoá học. Những chất dễ cháy thường gặp nhất là các loại nhiên liệu (xăng, dầu, gas, …), ngoài ra còn có cadmium, các hợp chất hữu cơ như benzen, etylbenzen, toluen, hợp chất hữu cơ có chứa clo, … - Chất có tính ăn mòn: là những chất trong nước tạo môi trường pH 12,5; chất có thể ăn mòn thép. Dạng thường gặp là những chất có tính acid hoặc bazơ. - Chất có hoạt tính hoá học cao: các chất dễ dàng chuyển hoá hoá học; phản ứng mãnh liệt khi tiếp xúc với nước; tạo hỗn hợp nổ hay có tiềm năng gây nổ với nước; sinh các khí độc khi trộn với nước; các hợp chất cyanur hay sulfit sinh khí độc khi tiếp xúc với môi trường acid; dễ nổ hay tạo phản ứng nổ khi có áp suất và gia nhiệt; dễ nổ hay phản ứng ở điều kiện chuẩn; các chất nổ bị cấm. - Chất có tính độc hại: những chất mà bản thân nó có tính độc đặc thù được xác định qua các bước kiểm tra. Chất độc hại gồm: các kim loại nặng như thủy ngân (Hg), Cadmium (Cd), Asernic (As), Chì (Pb) và các muối của chúng; Dung môi hữu cơ như Toluen (C6H5CH3), benzen (C6H6), acetol (CH3COCH3), Chloroform, … Các chất có hoạt tính sinh học (thuốc sát trùng, trừ sâu, hoá chất nông dược); Các chất hữu cơ rất bền trong điều kiện tự nhiên nếu tích lũy trong mô mỡ đến một nồng độ nhất định thì sẽ gây bệnh (PCBs). - Chất có khả năng gây ung thư và đột biến gen: dioxin (PCDD), Asen, Cadmium, Benzen, các hợp chất hữu cơ có chứa Clo. So sánh các định nghĩa nêu trên, định nghĩa về CTNH của Việt Nam cũng tương tự như định nghĩa của các quốc gia Mỹ, Canada, Philippin, … đã nhấn mạnh đến tính chất nguy hại của một số loại chất thải, cho dù được thải ra với khối lượng nhỏ thì CTNH cũng có khả năng gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và sức khỏe con người. Theo quy định tại Quyết định 155/1999/QĐ-TTg, chất thải nguy hại được chia thành những danh mục sau : (1) Danh mục A : Danh mục các chất thải nguy hại (CTNH), trong đó bao gồm : - A1 (A1020 – A1180) : Kim loại và chất thải chứa kim loại - A2 (A2020 – A2050) : Các chất thải chủ yếu chứa hợp chất vô cơ nhưng có thể chứa kim loại hay vật liệu hữu cơ. - A3 (A3010 – A3190) : Các chất thải chủ yếu chứa hợp chất hữu cơ, nhưng có thể chứa các kim loại hoặc các chất vô cơ. - A4 (A4010 – A4160) : Các chất thải có thể chứa cả chất hữu cơ và vô cơ. (2). Danh mục B : Danh mục các chất thải không phải là CTNH, trong đó bao gồm: - B1 (B1020 – B1240) : Kim loại và chất thải chứa kim loại - B2 (B2020 – B2120) : Các chất thải chủ yếu chứa chất vô cơ, có thể chứa các kim loại hoặc các chất hữu cơ. - B3 (B3020 – B3140) : Các chất thải chủ yếu chứa chất hữu cơ, có thể chứa các kim loại hoặc các chất vô cơ. - B4 (B4020 – B4030) : Các chất thải, có thể chứa cả các thành phần vô cơ và hữu cơ. 2.2.2. Phân loại CTNH Tùy theo mục đích ứng dụng, CTNH có thể được phân loại theo những cách khác nhau như sau : - Theo khả năng xử lý; - Theo mục đích an toàn khi vận chuyển và/ hoặc tồn trữ hay tính chất chất thải; - Theo tính độc hại; - Theo tính tương hợp giữa các chất thải; - Theo loại hình công nghiệp tạo ra chất thải. Phân loại theo khả năng xử lý CTNH : Để phục vụ cho công tác xây dựng hệ thống xử lý, việc phân loại CTNH theo khả năng xử lý là thích hợp nhất. Bằng cách này, CTNH có thể phân thành các loại sau : - Chất thải từ quá trình xi mạ/ chất thải chứa kim loại/ chất thải chứa cyanide; - Acid; - Kiềm; - Chất thải vô cơ; - Chất phản ứng; - Sơn, nhựa; - Dung môi hữu cơ; - Chất thải từ quá trình dệt nhuộm; - Dầu mỡ, chất thải nhiễm dầu; - Bao bì nhiễm CTNH; - Hóa chất hữu cơ; - Thuốc trừ sâu; - Chất thải từ sản xuất giấy và bột giấy. Phân loại theo tính chất của các chất thải : Nhằm bảo đảm an toàn khi vận chuyển và/hoặc tồn trữ, hệ thống phân loại CTNH theo tính chất chất thải là hợp lý chất. bằng cách này, CTNH được phân thành các loại như sau : - Chất có tính nổ : là những chất rắn hoặc lỏng mà tự nó có khả năng gây phản ứng hóa học tạo ra khí ở một điều kiện nhất định về nhiệt độ và áp suất với tốc độ nhất định có khả năng phá hủy môi trường xung quanh. - Chất lỏng có khả năng bốc cháy : là những chất lỏng hoặc hỗn hợp các chất lỏng, hoặc chất lỏng chứa chất rắn ở dạng huyền phù hoặc dung dịch (như sơn, vecni, …) phát ra hơi có khả năng bốc cháy ở nhiệt độ không vượt quá 60,5oC theo phương pháp cốc kín (close- cup test) hoặc không vượt quá 65,5oC theo phương pháp cốc hở (open- cup test). - Chất rắn có khả năng bốc cháy : là những chất rắn không kể chất có tính nổ trong điều kiện vận chuyển có thể cháy được hoặc góp phần gây cháy do sự ma sát. - Chất thải có khả năng cháy tự phát : là những chất có khả năng phát nhiệt ở điều kiện thường trong quá trình vận chuyển hoặc khi tiếp xúc với không khí và có khả năng bắt lửa. - Chất tiếp xúc với nước tạo ra các khí có khả năng bốc cháy. - Chất oxy hóa góp phần đốt cháy các chất khác. - Các chất peroxides hữu cơ không bền nhiệt. - Các chất gây ngộ độc cấp tính : là những chất có khả năng gây chết hoặc gây nguy hại đến sức khỏe của conngười khi tiếp xúc qua da hoặc hô hấp. - Chất lây nhiễm. - Chất có tính ăn mòn - Chất độc. Phân loại theo mức độ độc hại : Theo mức độ độc hại, CTNH có thể được phân thành 6 loại sau : Mức độ độc Liều lượng độc (g chất độc/kg trọng lượng vật thí nghiệm) 1 Không độc > 15 2 Ít độc 5,0 – 15 3 Trung bình 0,5 – 5,0 4 Độc 0,05 – 0,5 5 Rất độc 0,005 – 0,05 6 Cực độc < 0,005 Nguồn: Manahan, 1990 Phân loại theo tính tương hợp của chất thải : Tính tương hợp của chất thải với các chất thải khác cũng như vật liệu của thùng chứa là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình tồn trữ, vận chuyển cũng như xử lý và thải bỏ CTNH. Hình sau đây trình bày tóm tắt những phản ứng có thể xảy ra khi các chất phản ứng tiếp xúc với nhau và có thể gây cháy nổ. Bảng 2 : Tính tương hợp của các CTNH 1 Các acid vô cơ có tính oxy hóa 1 2 Xút H 2 E: NỔ F: CHÁY GF: KHÍ CÓ KHẢ NĂNG BỐC CHÁY GT: KHÍ ĐỘC HẠI H: PHÁT NHIỆT S: HÒA TAN CHẤT ĐỘC HẠI 3 Hydrocarbon thơm H F 3 4 Dẫn xuất halogen của chất hữu cơ H F GT 4 5 Kim loại GF H H F 5 6 Kim loại độc hại S S 6 7 Chất béo H F 7 8 Phenol và Cresol H F 8 9 Tác nhân oxy hóa mạnh H F H F H 9 10 Tác nhân khử mạnh H F GT H GT GF H H F E 10 11 Nước và hỗn hợp chứa nước H H E S GF GT 11 12 Các chất phản ứng với nước Không được phép trộn lẫn với bất cứ hóa chất hoặc chất thải nào 12 Nguồn: Sinh viên thực hiện (SVTH) Phân loại theo loại hình công nghiệp : Việc phân loại chất thải theo ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc khảo sát thành phần và khối lượng CTNH. Các ngành công nghiệp phát sinh CTNH bao gồm : 1. Công nghiệp hóa chất : sản xuất ăcqui các loại, pin hóa học, hóa chất, mực in, vecni, sơn và keo dán, dung môi, bột trét, in hoa vải, xà phòng, chất tẩy rửa, dầu gội, kem đánh răng, mỹ phẩm, nhựa tổng hợp và các sản phẩm từ nhựa, dược phẩm, phân hóa học, diêm, sản phẩm từ cao su như săm lốp xe, đế giày, công nghiệp vật liệu mới. 2. Công nghiệp dầu mỏ : lọc dầu; hóa dầu và lọc hóa dầu; chế biến dầu nhờn; khí hóa lỏng. 3. Công nghiệp dệt, nhuộm : dệt; nhuộm. 4. Công nghiệp da và sản phẩm từ da : thuộc da; giày dép. túi xách. 5. Công nghiệp sản xuất các sản phẩm gỗ : gỗ xây dựng; gỗ gia dụng. 6. Công nghiệp bột giấy và giấy : giấy viết, giấy carton, giấy vệ sinh, ._.giấy vàng mã, giấy nhôm; Sản xuất bao bì. 7. Công nghiệp khai khoáng, luyện kim và vật liệu xây dựng : luyện kim, xi mạ, ximăng, tấm lợp và vật liệu xây dựng, kính xây dựng. 8. Công nghiệp chế tạo máy : sản xuất linh kiện điện, thiết bị điện, điện tử, thiết bị, dụng cụ văn phòng, xe máy, xe đạp, ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, dụng cụ y tế, quang học, đồng hồ. 9. Công nghiệp nông nghiệp và chế biến thực phẩm : dầu thực vật, chế biến sữa, rượu, bia và các loại nước giải khát, trà, cà phê, thuốc lá, chế biến nước chấm, chế biến thủy sản, nông sản; chế biến hạt điều, đồ hộp, rau quả đông lạnh, mì ăn liền, bột ngọt; chế biến tinh bột, bún tàu, chế biến thức ăn gia súc, sản xuất đường. Hình 4 : Hình ảnh Chất thải nguy hại 2.2.3. Tác động của CTNH đối với môi trường CTNH có thể gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng ở mức độ khó lường trước nếu không được quản lý, xử lý hợp lý. Trên thế giới, có thể kể một số trường hợp điển hình về tác hại của CTNH như sau : - Love Canal, New York được biết đến như một biểu tượng cho sự ô nhiễm môi trường do chất thải nguy hại. Đây là điều then chốt này dẫn đến sự ra đời đạo luật Superfund vào năm 1980 ở Hoa Kỳ. Vào những thập niên 1940 - 1950, đoạn kênh này bị phong tỏa để các công ty hóa chất dùng làm bãi thải chất thải nguy hại. Sau đó, đoạn kênh này được lấp và chuyển giao cho chính quyền để xây dựng trường học và khu dân cư. Vào những năm cuối của thập niên 1970, thường xuyên phát hiện có mùi hóa chất, kết quả phân tích cho thấy có sự liên quan giữa bệnh tật trẻ em ở khu vực này với nhiều dạng hóa chất (trong đó có dioxin). - Times Beach : cũng là một sự kiện nổi tiếng tương tự Love Canal nhưng trường hợp ô nhiễm này được gây ra do dioxin.Vào những năm cuối thập niên 1960 và đầu 1970, nhà máy gần thành phố St. Louis pha lẫn dầu và nước để phun ngăn bụi. Tuy nhiên, sau đó phát hiện được nhiều sinh vật bị chết và ngay cả khi đã bóc bỏ phần đất phía trên, sinh vật vẫn tiếp tục chết. Kết quả phân tích cho thấy sinh vật chết do tác động của dioxin ngấm vào đất. - Ở Minamata, Nhật Bản, thuỷ ngân vô cơ được dùng trong công nghiệp sản xuất acetaldehyde, một chất cơ bản của công nghiệp hoá chất. Thuỷ ngân này theo đường nước thải chảy ra vịnh gần đó và các sinh vật đáy biển ăn phải. Cá và các sinh vật biển khác dần dần bị nhiễm thuỷ ngân và cuối cùng người dân ở vùng này cũng bị nhiễm metilen thuỷ ngân do ăn cá gây nên các bệnh tê liệt, què quặt cho hơn 20% dân số sống tại thành phố này và không thể chữa trị được, sau này được biết đến như bệnh Minamata. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1956 nhưng thuỷ ngân thải ra biển không ngừng lại cho đến tận năm 1968. Tuy nhiên ngay cả khi việc thải thuỷ ngân ra biển đã ngừng lại, tầng nước đáy biển vẫn còn chứa một lượng lớn thuỷ ngân. Qua những bài học về CTNH kể trên, ta nhận thấy chất thải nguy hại có tác động đến an toàn và sức khoẻ con người : Vấn đề an toàn : Chất thải nguy hại ảnh hưởng đến vấn đề an toàn do tính chất dễ cháy nổ, hoạt tính hoá học cao, gây ăn mòn, các chất nguy hại có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người. Ngoài ra, chất thải nguy hại còn phá huỷ vật liệu nhanh chóng. Do đó, chúng gián tiếp có ảnh hưởng đến an toàn và sức khoẻ con người. Những mối nguy hại tác động lên cộng đồng và môi trường : - Nguy cơ cháy : cháy sinh ra tác động chính với con người là gây phỏng do nhiệt độ cao, gây tổ thương da, làm mất oxy gây ngạt. Các tác động này có thể dẫn đến tử vong đối với con người và động vật. Cháy làm phá hủy vật liệu dẫn đến phá huỷ công trình. Một số chất dễ cháy hay sản phẩm sinh ra từ quá trình cháy là chất độc nên gây ô nhiễm môi trường khí, nước, đất. - Nguy cơ nổ : nổ là các phản ứng hoá học xảy ra cực nhanh, giải phóng ra một lượng khí rất lớn tạo áp suất cao cục bộ cho vùng không khí xung quanh. Ngoài ra, bao bì của chất nổ cũng góp phần gây tác hại. Khi nổ, vỏ bị xé vụn và bắn ra xung quanh, có thể gây thương tích cho những đối tượng nằm trong tầm bắn của chúng. - Các phản ứng hoá học : các phản ứng hoá học ăn mòn vật liệu, làm hỏng hay sụp đổ công trình.. Ăn mòn, cháy da, ảnh hưởng đến phổi và mặt. Chất gây ô nhiễm không khí, nhiễm độc nước, gây ô nhiễm đất. Vấn đề sức khỏe con người : Chất nguy hại gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể, kích thích, dị ứng, gây độc cấp tính và mãn tính, có thể gây đột biến gen, lây nhiễm, rối loạn chức năng tế bào dẫn đến các tác động nghiêm trọng cho con người và động vật như gây ung thư, ảnh hưởng đến sự di truyền. Con người khi tiếp xúc với chất thải nguy hại có thể biểu hiện nhiễm độc qua các triệu chứng lâm sàng và rối loạn chức năng như sau : - Biểu hiện ở đường tiêu hoá : tăng tiết nước bọt hay khô miệng, kích thích đường tiêu hoá, nôn, tiêu chảy, chảy máu đường tiêu hoá, vàng da. - Biểu hiện ở đường hô hấp : tím tái, thở nông, ngừng thở, phù phổi. - Biểu hiện rối loạn tim mạch : mạch chậm, mạch nhanh, truỵ mạch, ngừng tim. - Các rối loạn thần kinh, cảm giác và điều nhiệt : hôn mê, kích thích và vật vã, nhức đầu nặng, chóng mặt, điếc, hoa mắt, co giãn đồng tử, tăng giảm thân nhiệt. - Rối loạn bài tiết : vô niệu… Bên cạnh các ảnh hưởng độc hại đối với sinh vật sống, CTNH có thể gây hư hại không khí, nước và đất. Chất thải thâm nhập vào không khí có thể làm giảm chất lượng không khí một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua việc tạo thành các chất ô nhiễm thứ cấp. Các chất độc hại hòa tan, lơ lửng hay nổi trên mặt nước có thể cản trở việc sử dụng nguồn nước và ảnh hưởng đến các sinh vật nước. Đất bị ảnh hưởng bới CTNH có thể biến đổi các tính chất vật lý, hóa học và khả năng dinh dưỡng đối với cây trồng. Ví dụ đất bị ảnh hưởng của nước muối đậm đặc từ ngành hóa dầu có thể trở nên không thích hợp đối với sự phát triển của cây trồng và do vậy đất này bị cằn cỗi và dễ dàng bị xói mòn. 2.2.4. Giới thiệu một số biện pháp xử lý CTNH Khi đã triển khai các biện pháp giảm thiểu, tận dụng chất thải, lượng chất thải giảm đi đáng kể nhưng vẫn còn tồn tại trong môi trường. Do đó, vẫn cần phải tiến hành xử lý, thải bỏ chất thải một cách an toàn. Các quá trình xử lý có thể chia thành những nhóm sau : - Xử lý cơ học. - Các quá trình hoá lý. - Các quá trình sinh học. - Các quá trình xử lý nhiệt. - Chôn lấp. 2.2.4.1. Xử lý cơ học Xử lý cơ học thông thường được dùng để xử lý sơ bộ chất thải. Ví dụ, chất thải rắn hay đóng cục cần phải được đập thành những hạt nhỏ trước khi được hoà tan để xứ lý hóa học. Tương tự, chất thải hữu cơ dạng rắn phải được băm và nghiền nhỏ và cuối cùng được trộn với những chất thải hữu cơ khác trước khi đốt. Quá trình băm trộn và nghiền các loại chất thải trước khi đem đốt này là rất quan trọng để có thể đốt có hiệu quả bởi vì chất thải được bơm vào lò đất phải thoả mãn những đặc trưng riêng cho một quá trình cháy hoàn toàn. 2.2.4.2. Xử lý hoá/ lý Xử lý hoá lý là phương pháp thông dụng nhất để chuyển hoá các chất thải vô cơ nguy hại thành các chất ít nguy hại hơn hay không nguy hại. Các quá trình xử lý hoá lý là đơn giản và có giá thành khá thấp. Chúng có thể được tiến hành ngay tại các nguồn thải với vai trò là một giải pháp xử lý cuối đường ống hoặc như là một phần trong hệ thống xử lý đồng bộ chất thải qui mô. Các kỹ thuật bao gồm : hấp thu khí, chưng cất, xử lý bằng trích ly bay hơi, oxyhoá hóa học, dòng tới hạn, màng. Ổn định hoá rắn là quá trình làm tăng các tính chất vật lý của chất thải, giảm khả năng phát tán vào môi trường hay làm giảm tính độc hại của chất gây ô nhiễm .Đây là quá trình cố định chất thải không thể xử lý được nữa trong một khối bê tông và sau đó được chôn tại những bãi chôn lấp được qui định cho chất thải nguy hại. Trong thực tế các chất còn lại sau những quá trình xử lý hoá học thường có hàm lượng các oxyt kim loại nặng cao và có thể chứa các sulfit kim loại. Trong điều kiện kiềm nhẹ thì những chất này không tan, nhưng trong môi trường chung chúng vẫn có thể bị tái hoà tan nếu gặp điều kiện trung tính hay acid nhẹ. Nếu những cặn thải này được cố định hoá thì các kim loại nặng này không thểá tái thất thoát vào môi trường thậm chí trong điều kiện có acid nhẹ. Hệ thống xử lý hoá lý gồm có các bể phản ứng (hoặc liên tục hoặc theo mẻ tuỳ thuộc vốn đầu tư) đa năng với dung tích được tính toán phù hợp với tải lượng chất thải phát sinh. Các bể phản ứng này được đặt trong một khu vực có bể ngăn cách, có khoang nắp ở trên đỉnh bình phản ứng và cầu thang để có thể đưa những vật dạng rắn vào trong bể phản ứng đồng thời để làm vệ sinh bên trong. Các bể phản ứng này được sử dụng cho nhiều quá trình hoá lý như : - Oxy hoá chất thải cyanur bằng natri hypochloride. - Khử Cr VI bằng các chất thải có tính khử hay natri Metabisulfit. - Kết tủa các kim loại nặng. - Trung hoà. - Phá nhũ dầu/ nước bằng acid. Khi phù hợp thì sẽ dùng một chất thải này để xử lý các chất thải khác, ví dụ kiềm thải sẽ được dùng để trung hoà acid thải và xử lý các dung dịch acid ăn mòn thải có hàm lượng sắt cao có thể dùng để khử Cr VI. Tuy nhiên cần phải có acid và kiềm dự trữ để đảm bảo cân bằng với khối lượng chất thải đi vào hệ thống xử lý. Mỗi một mẻ chất thải đã được xử lý xong sẽ được bơm vào các bồn chứa bùn để lọc. Cũng có thể bơm trực tiếp bùn từ bể phản ứng đến các máy lọc ép tuỳ thuộc tình hình xử lý và dạng chất thải xử lý cụ thể. Để xử lý bùn của quá trình xử lý hoá lý, cần thiết phải trang bị các máy xử lý bùn (ban đầu khi vốn đầu tư thấp có thể trang bị máy ép lọc nhiều ngăn dạng lọc khung bản : các ngăn ép có thể được chế tạo từ tấm thép và vải lọc polypropylene). Nước lọc sau khi xử lý bùn sẽ phải được bơm vào bể chứa tạm thời tại trạm xử lý nước thải. 2.2.4.3. Các quá trình sinh học Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học là sử dụng vi sinh vật để phân hủy và biến đổi chất hữu cơ trong chất thải nhằm giảm các nguy cơ của nó đối với môi trường. Trong quản lý CTNH, việc xử lý chất hữu cơ nguy hại có thể thực hiện được nếu xử dụng đúng loài vi sinh vật và kiểm soát quá trình hợp lý. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh học bao gồm : - Nguồn năng lượng và nguồn cơ chất : nguồn năng lượng có thể là cơ chất, phản ứng oxyhoá khử của chất vô cơ và chất hữu cơ. Còn nguồn Cacbon (cơ chất) có thể là CO2 và chất hữu cơ. - Quá trình Enzym. - Tính có thể phân hủy sinh học của cơ chất. - Tính ức chế và độc tính của cơ chất đối với Vi sinh vật. - Cộng đồng Vi sinh vật. Trong xử lý sinh học, việc kiểm soát và duy trì lượng Vi sinh vật là rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xử lý. Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình cần phải kiểm soát bao gồm : - Chất nhận điện tử. - Độ ẩm. - Nhiệt độ. - pH. - Tổng chất rắn hoà tan ( < 40.000 mg/L ). - Chất dinh dưỡng. - Loại bể. - Nguồn Cacbon. Các loại hệ thống xử lý : hệ thống xử lý CTNH bằng phương pháp sinh học có thể chia thành các loại sau : - Các hệ thống thông thường : bùn lơ lửng, hiếu khí, kỵ khí. - Xử lý tại nguồn : dùng xử lý nước ngầm và nước ô nhiễm. - Xử lý bùn lỏng : dùn xử lý bùn với hàm lượng căn từ 5 – 50%. - Xử lý dạng rắn : xử lý bùn và chất rắn có độ ẩm thấp. 2.2.4.4. Các quá trình xử lý nhiệt Đây là kỹ thuật xử lý chất thải nguy hại có nhiều ưu điểm hơn các kỹ thuật xử lý khác được xử dụng để xử lý CTNH không thể chôn lấp mà có khả năng cháy. Phương pháp này được áp dụng cho tất cả các dạng chất thải rắn, lỏng, khí. Thông thường được sử dụng để xử lý chất thải hữu cơ nguy hại. Để xử lý bằng đốt có thể dùng hoặc là những lò đốt rác thải nguy hại chuyên dụng hoặc có thể lợi dụng quá trình phân huỷ trong những quá trình công nghiệp nhiệt độ cao nếu thỏa mãn một số yêu cầu công nghệ và không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Ví dụ về quá trình này là việc sử dụng lò xi măng quay. Nói chung chất thải được xử lý bằng quá trình đốt thông qua sự nhiệt phân đã từng được sử dụng đối với một số dạng chất thải cụ thể. Về bản chất “đốt” là một quá trình oxy hoá chất thải ở nhiệt độ rất cao. Để đốt cháy hiệu quả chất thải trong lò đốt phải có 4 yêu cầu cơ bản, đầu tiên là oxy để cung cấp cho quá trình cháy (bằng cách đưa vào một lượng dư khí cháy vào buồng đốt), sau đó là 3 yếu tố : thời gian lưu (time), nhiệt độ cháy (temperature) và cường độ xáo trộn hay sự đồng nhất (turbulance) như được minh họa bằng hình tam giác dưới đây : THỜI GIAN NHIỆT ĐỘ XÁO TRỘN Khí sinh ra từ quá trình cháy (oxy hoá) phải được duy trì đủ lâu trong lò đốt sao cho đảm bảo quá trình cháy (oxy hoá) đã được thực hiện một cách hoàn toàn (thông thường ít nhất là 4 giây), đồng thời nhiệt độ trong vùng cháy này cũng phải đủ cao (thông thường cao hơn 1000oC hay 1100oC đối với PCB). Cuối cùng cần phải có một quá trình trộn lẫn tốt các khí và khí cháy trong môi trường cháy – xoáy. Các quá trình xử lý nhiệt trong lò chuyên dụng được sử dụng cho nhiều chất thải hữu cơ. Hệ thống thiết bị để xử lý nhiệt nói chung rất đắt cả về mặt đầu tư ban đầu lẫn chi phí vận hành. Vì vậy những cơ sở xử lý nhiệt bằng lò đốt chuyên dụng như thế này thông thường phải là một phần của cả hệ thống đồng bộ xử lý chất thải nguy hại tại khu xử lý chất thải tập trung qui mô. Những thiết bị đốt chuyên dùng thường có những thành phần sau : - Hệ thống nhận chất thải và bảo quản chất thải. - Hệ thống nghiền và phối trộn chất thải. - Hệ thống cấp chất thải, chất lỏng, bùn và chất rắn. - Buồng đốt sơ cấp. - Buồng đốt thứ cấp. - Thiết bị làm nguội khí hay nồi hơi chạy bằng nhiệt như để giảm nhiệt độ. - Hệ thống rửa khí. - Quạt hút để hút khí và không khí vào lò khi duy trì áp suất âm. - Ống khói. Những dạng lò đốt khác nhau thay đổi chủ yếu về buồng đốt sơ cấp, thông thường nhất là dạng lò quay và dạng của hệ thống xử lý khí được sử dụng. Buồng đốt lò quay rất cơ động, những loại lò đốt sơ cấp khác là lò đốt cố định (chủ yếu dùng cho đốt các chất thải rắn, phần lớn là chất thải bệnh viện), lò bơm chất lỏng (tên của loại lò hàm ý là được thiết kế cho chất thải lỏng và bùn mịn) và loại lò tầng sôi. Có hai dạng hệ thống rửa khí được sử dụng phổ biến là rửa khô và rửa ướt. trong hệ thống rửa khô, bùn vôi được bơm vào luồng khí lò nóng. Hơi nước sẽ bay đi, còn lại những hạt vôi sẽ hấp thụ và trung hoà các khí acid. Vôi sẽ được thu vào những túi lọc lớn mà ở đây chỉ có khí lò đi qua được, đồng thời tiếp tục quá trình trung hoà khí acid và tách hạt rắn. Trong hệ thống rửa khí ướt, dung dịch kiềm sẽ được phun vào khí acid. Hệ thống rửa khí thông thường được kết hợp giữa venturi và tháp phun. Các lò ximăng có hiệu quả cao đối với việc phân huỷ các chất hữu cơ nguy hại do nhiều tính chất quan trọng như sau : - Sử dụng công nghệ lò quay. - Nhiệt độ cao tới 2000oC. - Thời gian lưu dài 4 – 6 giây ở 1800oC. - Được thiết kế theo kiểu dòng xoáy -> trộn lẫn tốt (turbulence). - Có môi trường kiềm trong buồng lò. Những tính chất cơ bản khác là có một môi trường lò mang tính kiềm rất mạnh đảm bảo hấp phụ và trung hoà các khí acid với hiệu suất cao. Chôn lấp cuối cùng mang tính hợp lý về môi trường là điều rất quan trọng bởi vì tất cả các quá trình xử lý bao giờ cũng tạo ra một lượng nhất định chất thải rắn cần phải đem chôn lấp cuối cùng. Đồng thời trong thực tiễn hoạt động công nghiệp cũng sản sinh khối lượng chất thải rắn và nhão chỉ có thể được phép đem chôn lấp mà không thể xử lý hoá lý hay đốt được. Chất thải cần thiết trước khi được chôn lấp phải được ổn định hoá. Thiết bị ổn định hóa rắn dùng để ổn định về mặt vật lý những chất còn lại sau xử lý và những chất thải rắn khác trước khi đem chôn lấp. 2.2.4.5. Bãi chôn lấp chất thải nguy hại Chất thải nguy hại sau khi được xử lý sẽ được chôn lấp tại các bãi chôn lấp chất thải nguy hại. Hình 5 : Bãi chôn lấp CTNH Hình 6 : Bãi chôn lấp CTNH Giang Điền CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI KCN BIÊN HÒA II 3.1. THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI NGUY HẠI PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI KCN BIÊN HÒA II 3.1.1. Lượng CTNH phát sinh từ các cơ sở sản xuất Tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất, sản lượng sản phẩm mà loại và lượng chất thải nguy hại phát sinh tại các doanh nghiệp rất khác nhau. Qua thu thập số liệu tại một số nhà máy đang hoạt động (22/120) trong KCN Biên Hoà II cho thấy các nhà máy phải chịu áp lực chung về xử lý chất thải, nhất là đối với một số ngành công nghiệp có chất thải khó xử lý (chi phí cao) thì vẫn còn rất khó khăn để đạt được tiêu chuẩn qui định. Bảng 3 : Các dạng công nghiệp chính trong KCN Biên Hoà II STT Dạng công nghiệp Số doanh nghiệp Nguyên liệu chính 1 Điện, điện tử 5 Bảng mạch, chì, linh kiện, bo mạch, vỏ nhựa, … 2 Gia công cơ khí 28 Sắt, gang, nhôm, tôn tấm, kẽm, đồng, thau, nhôm, nhựa 3 Dược phẩm, liên quan đến hóa chất 15 Nhiều loại khác nhau 4 Chế biến thực phẩm 9 Các loại nguyên liệu 5 Gia công nhựa 11 Nhựa hạt 6 May mặc,da giày, dệt sợi 19 Vải sợi, da, vải, đế cao su, . . . 7 Khác 33 Nhiều loại khác nhau Tổng 120 Nguồn: Ban Quản lý các KCN Đồng Nai-2006 Từ bảng trên ta có thể nhận thấy KCN Biên Hòa II tập trung ngành nghề đa dạng. Các ngành cơ khí, may mặc, dệt sợi, da giày, dược phẩm, ngành nghề liên quan đến hóa chất chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các ngành nghề đầu tư vào KCN. Hình 7 : Các ngành công nghiệp trong KCN Biên Hòa II Theo số liệu từ hồ sơ đăng ký CTNH của doanh nghiệp KCN Biên Hòa II trong năm 2006, thành phần và tổng khối lượng CTNH phát sinh được trình bày tại Bảng 4. Bảng 4 : Thành phần, khối lượng CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp KCN Biên Hòa II đã đăng ký hồ sơ quản lý CTNH STT Tên doanh nghiệp Khối lượng CTNH (tấn/tháng) Thành phần 1 Fujitsu 33.16 Bùn thải công nghiệp, xỉ chì, dầu nhớt, mực in, thùng đụng hóa chất, giẻ lau, … 2 Muto 9.71 Bo mạch, xỉ chì, bóng neon, dung môi hữu cơ, dầu nhớt, cặn sơn, bao bì chứa dung môi, giẻ lau, … 3 Mabuchi motor 2.49 Xỉ chì, dung môi hữu cơ, dầu nhớt, bột phủ sơn, bao bì, giẻ lau, … 4 Tae Kwang Vina 14.2 Dầu nhớt, dung môi hữu cơ, bụi da, sơn PU, sơn nước, keo, giẻ lau dính hóa chất, … 5 Sanyo 1.2 Hợp chất keo, Resin premix, dầu nhớt, … 6 Dong Sung 2.95 Dầu mỡ khoáng, keo thải, nước vệ sinh bồn sản xuất keo, thùng chứa, … 7 Shinkwang 17.18 Cặn dầu máy, cặn nhựa PU, da động vật, dung môi hữu cơ, cặn màu, cặn sơn, giẻ lau. 8 NM Bao bì CP 0.22 Bao bì, thùng chứa, giẻ lau. 9 Cty Vingal 15.38 Bùn thải công nghiệp, xỉ từ bể mạ, bao bì, thùng chứa, giẻ lau, dung dịch acid thải, … 10 Philips 1.07 Chì vụn, bóng neon, dầu khoáng thải, bột huỳnh quang, mực in, giẻ vệ sinh công nghiệp, bao bì, … 11 Shingpong Daewoo 35 lít Dầu FO thải, dung môi hữu cơ không halogen hóa thải, các chất halogen hữu cơ thải, bao bì, thùng chứa hóa chất, giẻ lau. 12 Tung Kuang 40 Thùng chứa dầu nhớt 13 Nuplex Resins 27.56 Nước thải từ phản ứng trùng ngưng nhựa ankyd, bã nhũ tương từ công đọan lọc sản phẩm nhựa, bùn thải công nghiệp, Xylen/nước, bao bì, thùng chứa hóa chất, giẻ lau vệ sinh công nghiệp. 14 Boramtek 560 lít Nhớt phế thải 15 Rooshing 0.22 Bao bì, thùng chứa 16 Nestle 0.62 Hóa chất thải, ăcqui thải, bóng huỳnh quang, dung môi thải, dầu nhớt, hộp đượng mực in, acid và kiềm thải, giẻ lau 17 Việt Tường 0.71 Vụn chì thải, dung môi hữu cơ, dầu thông, thùng chứa keo- dung môi, giẻ lau 18 Syngenta 5.2 Nước thải nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, bao bì nhiễm thuốc BVTV 19 Showpla 2.1 Pin, bùng ăcqui, bóng neon, dầu nhớt, cặn bã sơn, mực in, dung môi hữu cơ, bao bì, thùng chứa, giẻ lau 20 Thuốc lá ĐN 0.3 Bóng đèn điện tử, dầu nhớt, bao bì thùng chứa, giẻ lau 21 Chăn nuôi CP 1.11 Cặn dầu FO, hợp chất hữu cơ không halogen, dung dịch acid, kiềm thải, bao bì, thùng chứa, giẻ lau, … 22 Cargill 0.42 Bóng neon, nhớt thải, dung môi hữu cơ, bao bì, giẻ lau, dầu khoáng, … Tổng cộng 176 Nguồn: Sở Tài nguyên và MT Tỉnh Đồng Nai, 2006 Từ các bảng số liệu trên cho thấy, chất thải nguy hại phát sinh từ các doanh nghiệp KCN Biên Hòa II rất đa dạng và phức tạp, nguồn xuất phát chủ yếu từ các doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất như sau : - Điện, điện tử : 3 doanh nghiệp (Fujitsu, Việt Tường, Philips). - Gia công cơ khí : 5 doanh nghiệp (Mabuchi, Sanyo, Vingal, Tung Kuang, Baramtek). - Gia công nhựa : 3 doanh nghiệp (Muto, Bao CP, Showpla). - Da, giày : 3 doanh nghiệp (Tae Kwang, Shinkwang, Rooshing). - Dược phẩm, liên quan đến hóa chất : 4 doanh nghiệp (Dong Sung, Syngenta, Nuplex Resins, Shinpong Daewoo). - Chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc : 4 doanh nghiệp (Nestle, Thuốc lá ĐN, Chăn nuôi CP, Cargill). Trong các loại CTNH, lượng bùn thải chứa kim loại nặng chiếm tỷ lệ lớn và khả năng tái chế, tái sử dụng là rất thấp do vậy đòi hỏi vấn đề đầu tư xử lý lớn hơn các loại CTNH khác. Đối với CTNH là các dung môi hữu cơ, lượng CTNH phát sinh khá lớn nhưng do nhóm chất thải này có khả năng tái chế, tái sử dụng cao nên tỷ lệ chất thải đưa vào xử lý cuối cùng sẽ thấp hơn. Qua kết quả khảo sát thực tế các doanh nghiệp, so sánh giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước (đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân) thì cho thấy có sự khác biệt rất lớn về nhận thức đối với chất thải nguy hại, cũng như việc tuân thủ các yêu cầu theo Quy chế quản lý CTNH. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài có quy trình công nghệ hiện đại, công tác quản lý CTNH được quan tâm và thực hiện một cách nghiêm túc, người phụ trách công tác này được đào tạo cơ bản và có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực này. 3.1.2. Lượng CTNH phát sinh từ KCN Biên Hòa II (phân theo nhóm CTNH) Qua kết quả khảo sát hồ sơ đăng ký quản lý chất thải của doanh nghiệp: tổng số chất thải nguy hại được đăng ký tại KCN Biên Hoà II là 176 tấn/tháng. Chất thải nguy hại phát sinh từ các đơn vị công nghiệp trong KCN rất đa dạng, nguồn phát sinh chủ yếu từ các doanh nghiệp sản xuất giày da, điện-điện tử, thuốc bảo vệ thực vật, cơ khí, ... Trong đó ngành cơ khí, giày da, điện - điện tử chiếm tỉ lệ rất lớn, cụ thể như sau : - Nhóm 1: Mã số A1 từ A 1010 đến A1180 bao gồm các chất thải kim loại hay có chứa các kim loại nặng như Arsenic, Cadmium, Chì, Thủy ngân, Crôm ... và các chất thải (nước thải, bùn thải) từ các công nghệ sản xuất kim loại như mạ, điện phân, tẩy rửa bề mặt kim loại, tinh chế kim loại, sản xuất các chi tiết điện, điện tử, chất xúc tác đồng clorua và hợp chất cyanua thải, các thiết bị, chi tiết điện và điện tử chứa thuỷ ngân, thuỷ tinh, PCB... Tổng lượng phát sinh 64 tấn/tháng, chiếm tỉ lệ 36,15%. Sở dĩ loại chất thải nhóm này chiếm tỷ lệ lớn là do chủ yếu từ lượng bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải, đặc biệt là từ công ty Fujitsu. - Nhóm 2 : Mã số A2 từ A2010 đến A2050 bao gồm các chất thải vô cơ nhưng có thể chứa kim loại hay vật liệu hữu cơ như chất thải thủy tinh từ các đèn cathode và thuỷ tinh hoạt tính, hợp chất flo vô cơ, các chất xúc tác thải, amiăng thải ... Tổng lượng phát sinh 1,0331 tấn/tháng, chiếm tỉ lệ thấp (0,59 %). - Nhóm 3 : Mã số A3 từ A3010 đến A3170 bao gồm chủ yếu các chất thải hữu cơ từ quá trình sản xuất nhựa đường, dầu mỏ, các loại dầu khoáng thải, chất truyền nhiệt thải chứa PCBs, các chất thải chứa Cr6+ hoặc các chất diệt sinh vật, các loại hoá chất như phenol, dung môi thải hữu cơ, các chất thải từ quá trình sản xuất, đóng gói và sử dụng nhựa, mủ, chất hóa dẻo, keo và chất kết dính, cặn nhựa thải .. tổng lượng phát sinh 35 tấn/tháng, chiếm tỉ lệ 19,77 %. - Nhóm 4 : Mã số A4 từ A4010 đến A4160 bao gồm các chất thải có lẫn các chất hữu cơ và vô cơ bao gồm các chất thải y tế, chất thải dược phẩm, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản gỗ, các chất thải từ quá trình sản xuất và sử dụng mực, phẩm nhuộm, chất màu, sơn, quang dầu, vecni... các chất thải có tính nổ, tính axit hoặc kiềm thải, các hóa chất độc hại...Tổng lượng phát sinh 77 tấn/tháng, chiếm tỉ lệ 43,5 %. Lượng chất thải nhóm này chiếm tỷ lệ cao chủ yếu do các loại chất thải như thùng chứa hóa chất, cặn sơn, mực in, dầu nhớt thải, giẻ vệ sinh, … Hình 8 : Tỷ lệ các nhóm chất thải nguy hại. 3.1.3. Hệ số phát thải CTNH tại các doanh nghiệp KCN Biên Hòa II Trên cơ sở các số liệu thu thập được về việc phát sinh CTNH từ các đơn vị sản xuất kinh doanh tại KCN Biên Hòa II, có thể tạm tính hệ số phát thải CTNH phát sinh như sau : Tổng lượng CTNH Hệ số phát thải CTNH = Công suất sản xuất Nguồn : sinh viên thực hiện Bảng 5 : Hệ số phát thải CTNH tại các doanh nghiệp KCN Biên Hòa II. STT Tên doanh nghiệp Công suất CTNH phát sinh (tấn/tháng) Định mức phát sinh CTNH Đơn vị tính Số lượng Đơn vị Ngành điện, điện tử 1 Fujitsu 2511618 sp/th 33.16 0.0132 tấn CTNH/ 1.000 sp 2 Việt Tường 2000000 sp/th 0.71 0.0003 tấn CTNH/ 1.000 sp 3 Philips 375000 sp/th 1.07 0.0028 tấn CTNH/ 1.000 sp Ngành cơ khí 4 Mabuchi motor 16666667 sp/th 2.49 0.0014 tấn CTNH/10.000 sp 5 Sanyo 21667 sp/th 1.2 0.0571 tấn CTNH/ 1.000 sp 6 Boramtek 445000 sp/th  560 lít 0.0012 lít CTNH/sp 7 Tung Kuang 417 tấn sp/th 40 0.0960 tấn CTNH/tấn sp 8 Cty Vingal 833 tấn sp/th 15.38 0.0184 tấn CTNH/tấn sp Ngành nhựa 9 Showpla 5416667 sp/th 2.1 0.0004 tấn CTNH/ 1.000 sp 10 NM Bao bì CP 204 tấn sp/th 0.22 0.0010 tấn CTNH/tấn sp 11 Muto 300000 sp/th 9.71 0.0323 tấn CTNH/ 1.000 sp Ngành giày, da 12 Tae Kwang Vina 500000 sp/th 14.2 0.0284 tấn CTNH/ 1.000 sp 13 Shinkwang  10.000 sp/tháng  17.18 0.0017 tấn CTNH/sp 14 Rooshing 200000  sp/tháng 0.22 0.0011 tấn CTNH/ 1.000 sp Dược phẩm, hóa chất 15 Nuplex Resins 1192 tấn sp/th 27.56 0.0231 tấn CTNH/tấn sp 16 Dong Sung  500 tấn sp/th  2.95 0.0059 tấn CTNH/tấn sp 17 Shingpong Daewoo 3000  sp/tháng  35 lít  0.0035 lít CTNH/sp 18 Syngenta  123330 lít/tháng 5.2 0.0422 tấn CTNH/1000 lít sp Chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc 19 Nestle 634 tấn sp/th 0.62 0.0009 tấn CTNH/tấn sp 20 Thuốc lá ĐN 23333333 gói/th 0.3 0.0001 tấn CTNH/10.000 sp 21 Chăn nuôi CP 25000 tấn sp/th 1.11 0.0444 tấn CTNH/ 1.000 sp 22 Cargill 25000 tấn sp/th 0.42 0.0168 tấn CTNH/ 1.000 sp Nguồn: Sinh viên thực hiện Kết luận : Qua Bảng 5 cho ta thấy hệ số phát thải CTNH khác nhau giữa các đơn vị cùng nhóm ngành nghề, điều này chứng tỏ sự khác nhau về phát sinh CTNH phụ thuộc vào trình độ công nghệ sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất càng hiện đại thì lượng Chất thải nguy hại thải ra càng giảm và ngược lại (trường hợp công ty Fujitsu và Việt Tường, công ty Chăn nuôi CP và Công ty Cargill, …). Sự phát sinh chất thải nguy hại còn phụ thuộc vào loại hình sản phẩm, phương thức sử dụng nguyên vật liệu, … 3.1.4. Dự báo khối lượng phát sinh CTNH tại KCN Biên Hòa II Qua các nội dung đã trình bày ở phần trên, chỉ có 22/120 doanh nghiệp KCN Biên Hòa II đăng ký hồ sơ quản lý CTNH, do đó chưa thể đánh giá chính xác lượng CTNH phát sinh thực tế tại KCN. Trên cơ sở hệ số phát thải đã được tính toán tại Bảng 5 và công suất sản xuất của các doanh nghiệp, có thể tính toán khối lượng CTNH phát sinh tại KCN Biên Hòa II của các doanh nghiệp bằng công thức như sau: Tổng lượng CTNH = Công suất sản xuất x Hệ số phát thải CTNH Nguồn : sinh viên thực hiện Kết quả tính toán khối lượng CTNH của các doanh nghiệp KCN Biên Hòa II được trình bày tại Bảng 6. Bảng 6 : Tổng khối lượng CTNH tại các doanh nghiệp KCN Biên Hòa II. STT Tên doanh nghiệp Công suất Đơn vị tính Hệ số phát thải Đơn vị Lượng CTNH (tấn/tháng) Ngành điện, điện tử 1 Oriental 39,000 sp/tháng 0.0028 tấn CTNH/1000 sp 1.09 Ngành cơ khí 1 Ống thép Sài Gòn 5,833 sp/tháng 0.0571 tấn CTNH/ 1.000 sp 0.33 2 Yng Hua 45,833 sp/tháng 0.0571 tấn CTNH/ 1.000 sp 2.62 3 JFT Metecno 500 tấn/tháng 0.0960 tấn CTNH/tấn sp 48.00 4 Gia công và DV Thép SG 200 tấn/tháng 0.0960 tấn CTNH/tấn sp 19.20 5 AMC 50 tấn/tháng 0.0960 tấn CTNH/tấn sp 4.80 6 Bluescope Lysagt 319 tấn/tháng 0.0960 tấn CTNH/tấn sp 30.62 7 Sun Netsuren 100 tấn/tháng 0.0960 tấn CTNH/tấn sp 9.60 8 Lắp máy 45-4 627 tấn/tháng 0.0960 tấn CTNH/tấn sp 60.19 Ngành nhựa 1 Arkema 882 sp/tháng 0.0004 tấn CTNH/ 1.000 sp 0.0004 2 Mica 235 tấn/tháng 0.001 tấn CTNH/tấn sp 0.24 3 Lucky Star 95 tấn/tháng 0.001 tấn CTNH/tấn sp 0.10 4 Furniweb 25 tấn/tháng 0.001 tấn CTNH/tấn sp 0.02 5 Tajan 543,333 sp/tháng 0.0004 tấn CTNH/ 1.000 sp 0.22 Ngành giày, da 2 Bely 6,666 sp/tháng 0.0284 tấn CTNH/ 1.000 sp 0.19 3 Rostaing 83,333 sp/tháng 0.0284 tấn CTNH/ 1.000 sp 2.37 Ngành dược phẩm, hóa chất 1 Nippon Paint 2,916 tấn/tháng 0.0231 tấn CTNH/tấn sp 67.36 2 Urai Pharnich 2,362 tấn/tháng 0.0231 tấn CTNH/tấn sp 54.56 3 Intertrade 63 tấn/tháng 0.0231 tấn CTNH/tấn sp 1.44 TỔNG 302.95 Nguồn : Sinh viên thực hiện Kết luận: Tổng khối lượng chất thải nguy hại của các doanh nghiệp KCN Biên Hoà II phụ thuộc vào công suất sản xuất của từng doanh nghiệp và hệ số phát thải của ngành nghề mà doanh nghiệp đó sản xuất. 3.2. HIỆN TRẠNG THU GOM, QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI KCN BIÊN HÒA II. 3.2.1. Quy định chung về quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh Thực hiện Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý CTNH, tỉnh Đồng Nai đã triển khai tập huấn quy chế và thực hiện việc đăng ký chủ nguồn thải CTNH đến các doanh nghiệp theo biểu mẫu của Quy chế. Trên cơ sở các biểu mẫu do doanh nghiệp đăng ký, Sở Tài nguyên và môi trường tiến hành kiểm tra và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện việc quản lý CTNH tại đơn vị theo đúng quy chế đã ban hành. Đến nay, số lượng doanh nghiệp được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH tại KCN Biên Hòa II là 22/120 doanh nghiệp. Các đơn vị này cũng thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo quản lý CTNH tại cơ sở hàng năm. Qua quá trình thực hiện và nắm bắt được các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Quy chế quản lý CTNH đối với các doanh nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiến nghị, tham mưu cho UBND Tỉnh ban hành Quy định an toàn về thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy CTNH (Quyết định số 2582/2001/QĐ.CT.UBT của UBND Tỉnh) và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng Quy chế quản lý CTNH. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã tiến hành xây dựng dự án xử lý._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van CTNH.doc
Tài liệu liên quan