Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại công ty tnhh khai thác và chế biến khoáng sản núi pháo

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------- TẠC NGUYỆT THU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TẠI CÔNG TY TNHH KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN NÚI PHÁO. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên, năm 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------- TẠC NGUYỆT THU ĐÁN

pdf70 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại công ty tnhh khai thác và chế biến khoáng sản núi pháo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TẠI CÔNG TY TNHH KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN NÚI PHÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Lớp : K46 – KHMT – N03 Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông Thái Nguyên, năm 2018 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em đã được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi Trường, cũng như các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu Nhà trường, các Phòng ban và Phòng đào tạo điều kiện để giúp em tiếp thu và tích lũy kiến thức và phục vụ cho cuộc sống. Đây là một khoảng thời gian rất quý báu, bổ ích và có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với bản thân em. Tại nơi đây em đã được trang bị một lượng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và một lượng kiến thức về xã hội để sau này khi ra trường em không còn phải bỡ ngỡ và có thể đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trở thành người có ích cho xã hội. Để hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự phấn đấu và nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và rất tâm huyết của thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi Trường, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Ngọc Nông. Đồng thời về thực tập tại địa phương em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các anh, các chị trong Công ty SGS Núi Pháo. Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn vô hạn, em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trong khoa, trong Ban giám hiệu nhà trường, em xin cảm ơn các anh, các chị trong Công ty SGS Núi Pháo. Cuối cùng em xin gửi lời kính chúc sức khỏe đến quý thầy cô. Em xin trân thành cảm ơn. Thái Nguyên, ngày 28 tháng 4 năm 2018 Sinh viên Tạc Nguyệt Thu ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Sản phẩm của các nhà máy chế biến tại mỏ Núi Pháo .................. 33 Bảng 4.2: Các nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng chính trong quá trình khai thác và chế biến sản xuất của Công ty Núi Pháo. ..................... 34 Bảng 4.3: Phân tích chỉ tiêu có trong mẫu đất NP 18-05777 .......................... 42 Bảng 4.4: Phân tích chỉ tiêu có trong mẫu đất NP 18-05777 .......................... 43 Bảng 4.5: Kết quả phân tích nước mặt tại Hồ chứa quặng đuôi oxit. ............. 44 Bảng4.6: Kết quả phân tích nước mặt tại Hồ chứa quặng đuôi sunfua .......... 45 Báng 4.7: Kết quả phân tích nước thải tại điểm xả thải thứ 2. ....................... 46 Báng 4.8: Kết quả phân tích nước mặt thải tại hồ lắng khu quặng đuôi ......... 46 Bảng 4.9: Áp dụng các công trình cơ học trong xử lí nước thải ..................... 55 Bảng 4.10: Áp dụng các quá trình hóa học trong xử lí nước .......................... 56 iii DANH MỤC CÁC BẢNG Hình 4.1: Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác và chế biến mỏ Núi Pháo ..... 27 Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống thu gom, xử lí nước thải sinh hoạt toàn dự án ....... 35 Hình 4.3: Sơ đồ hệ thống xử lí nước thải sinh hoạt tại các trạm tại mỏ Núi Pháo. .............................................................................................. 36 Hình 4.4 :Sơ đồ thu gom xử lí nước mưa chảy tràn mỏ Núi Pháo ................. 38 Hình 4.5:Sơ đồ thu gom và xử lý nước thải mỏ quặng Núi Pháo ................... 39 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTNM Bộ Tài nguyên Môi Trường COD Nhu cầu oxi hóa học CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn CHLB Cộng hòa Liên bang DP1 Điểm xả nước thải Núi Pháo 1 DP2 Điểm xả nước thải Núi Pháo 2 DP3 Điểm xả nước thải Núi Pháo 3 GDP Thu nhập bình quân đầu người OTC Hồ chứa đuôi quặng oxit PSSP Kênh chảy tràn PTP Hồ chuyển tiếp QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định STC Hồ chứa quặng đuôi Sunfua TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TN & MT Tài nguyên và Môi trường TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSF-SP Hồ lắng khu quặng đuôi TSS Tổng chất rắn lơ lửng UBND Ủy ban nhân dân WB Ngân hàng Thế Giới WDSP Hồ lắng khu bãi thải v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1: Đặt vấn đề .................................................................................................. 1 1.2: Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2 1.3: Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.2: Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4 2.1: Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 2.1.1: Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4 2.1.2: Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 7 2.2: Thực trạng khai thác quặng đa kim trên Thế giới và Việt Nam. ............... 8 2.2.1. Trên thế giới ............................................................................................ 8 2.2.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 10 2.3: Ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đa kim dến môi trường ........ 14 2.3.1: Trên thế giới .......................................................................................... 14 2.3.2: Ở Việt Nam ........................................................................................... 15 2.3.3: Tại tỉnh Thái nguyên ............................................................................. 15 2.4: Các giải pháp xử lý ô nhiễm đất và nước ................................................ 18 2.4.1: Các nghiên cứu về xử lý ô nhiễm đất và nước ..................................... 18 2.4.2: Giải pháp cụ thể cho ô nhiễm đất và nước ............................................ 20 PHẦN 3:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 23 3.1: Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 23 3.1.2: Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 23 vi 3.2: Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện ............................................... 23 3.3: Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23 3.4: Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23 3.4.1: Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ................................................ 23 3.4.2: Phương pháp thu thập thông tin, kế thừa số liệu, tài liệu ..................... 23 3.4.3: Phương pháp lấy mẫu phân tích ............................................................ 24 3.4.4:Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm: ........................... 24 3.4.5:Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, so sánh và viết báo cáo ....... 24 PHẦN 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 25 4.1: Đánh giá hiện trạng khu vực nghiên cứu ................................................. 25 4.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................. 25 4.1.2: Quy mô mỏ quặng đa kim Núi Pháo ..................................................... 25 4.1.3: Trình tự khai thác .................................................................................. 26 4.1.4: Công nghệ khai thác và chế biến .......................................................... 27 4.1.5: Nguyên, nhiên liệu sử dụng .................................................................. 33 4.1.6: Các loại chất thải và biện pháp xử lý .................................................... 35 4.2: Đánh giá hiện trạng môi trường đất tại khu vục mỏ quặng đa kim Núi Pháo ................................................................................................................. 42 4.2.1: Phân tích các chỉ tiêu có trong đất ........................................................ 42 4.2.2: Phân tích các chỉ tiêu có trong nước mặt tại mỏ Núi Pháo. .................. 44 4.2.3: Đánh giá chung và đề xuất, định hướng giải pháp bảo vệ, cải tạo môi trường đất ........................................................................................................ 47 PHẦN 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 59 5.1: Kết luận .................................................................................................... 59 5.2: Kiến nghị .................................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1: Đặt vấn đề Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì vẫn đề về môi trường đang ngày càng được quan tâm và chú trọng hơn.Vì môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới cuộc sống của con người chúng ta, đây là một vấn đề lớn bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng ở thế hệ hiện tại mà còn để lại những hậu quả nặng nề cho thế hệ tương lai. Ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đang diễn ra hàng ngày, nguyên nhân trực tiếp là do hoạt động của con người tác động vào môi trường tự nhiên, đặc biệt là hoạt động khai khoáng. Hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta hiện nay đang tăng trưởng cả về quy mô và việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, góp phần không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà. Tuy vậy, hoạt động khai khoáng đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường khu vực khai thác và chế biến, biểu hiện rõ nét nhất là việc khai thác và sử dụng thiếu hiệu quả nguồn khoáng sản tự nhiên ảnh hưởng xấu tới môi trường đất, nước, không khí, cảnh quan thiên nhiên, làm ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng đất, nước,tiềm ẩn nguy cơ tích tụ hoặc phát tán chất thải ra ngoài môi trường, những hành động này đang gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chính trị xã hội của mỗi quốc gia. Dự án khai thác và chế biến khoán sản Núi pháo là một mỏ đa kim loại, được đầu tư bởi công ty Liên doanh khai thác và chế biến khoáng sản núi pháo (NUIPHAOVICA) gồm có 3 công ty thành viên: Công ty Tiberon Minerals Canada (70% vốn ), Công ty khoáng sản Thái Nguyên (15% vốn), và Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Nguyên (15% vốn). Được cấp giấy phép đầu tư số 2377/GP ngày 03 tháng 02 năm 2004, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4600864513 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên 2 cấp ngày 05 tháng 07 năm 2010, đăng kí thay đổi lần thứ 03, ngày 24 tháng 06 năm 2011. Ngoài những lợi ích mà công tý Núi Pháo đem lại cho nền kinh tế của đất nước nói chung và khu vực dự án nói riêng, thì việc khai thác và chế biến khoáng sản của Núi Pháo cũng tạo ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí .Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng môi trường đất và đề xuất biện pháp giảm thiểu là rất quan trọng và cần thiết, để bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. Xuất phát từ thực tế nói trên và nguyện vọng của bản thâm cùng sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa môi trường - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Nông, em tiến hành nghiên cứu đề tài : ” Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại công ty TNHH khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo” 1.2: Mục tiêu của đề tài - Tìm hiểu tình hình khai thác khoáng sản của mỏ Núi Pháo tại xóm 2 – xã Hà Thượng – huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. -Đánh giá được hiện trạng môi trường đất, môi trường nước để có thể phòng chống, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường đất. -Đề xuất các biện pháp quản lý cho đơn vị tổ chức khai thác cũng như việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, nhằm giảm thiểu tối đa các tác động dến môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. 1.3: Ý nghĩa của đề tài 1.3.1: Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học -Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học vào thực tiễn -Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế cho công tác sau này 3 1.3.2: Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài giúp cho sinh viên khi ra trường có kiến thức áp dụng vào thực tiễn - Góp phần hoàn thiện lý luận về đánh giá hiện trạng môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. - Góp phần xây dựng những giải pháp có hiệu quả về tài nguyên đất tại mỏ Núi Pháo. 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1: Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1: Cơ sở lý luận 2.1.1.1: Một số khái niệm cơ bản A: Khái niệm môi trường: Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2014[5] đưa ra khái niệm về môi trường như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo tác động đối với sự tồn taị và phát triển của con người và vi sinh vật”. B: Khái niệm về đất Đất là một dạng tài nguyên, vật liệu của con người.Đất có hai nghĩa: đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất lâm nghiệp. Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập, lâu đời, hình thành do kết quả hoạt động của các yếu tố hình thành đất đó là: đá, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Trên quan điểm sinh thái đất không phải là một khối vật chất trơ mà là một hệ thống cân bằng của một tổng thể các kháng thể nghiền vụn, các chất hữu cơ và những sinh vật đất .Thành phần của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, không khí (20%), nước (35%), các chất mùn hữu cơ (5%). Giá trị tài nguyên đất được do bằng số lượng diện tích (ha) và độ phì (màu mỡ thích hợp cho trồng cây lương thực và công nghiệp). +Chức năng cơ bản của đất là: -Là môi trường để con người và sinh vật trên cạn sinh trưởng và phát triển. -Là địa bàn để cho các quá trình phân hủy biến đổi các chất khoáng và hữu cơ. 5 - Là nơi cư trú của động vật và thực vật đất. C: Khái niệm về tài nguyên nước: Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của cuộc sống và môi trường.Không có nước, cuộc sống trên trái đất không thể tồn tại được.Nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước. Nguồn nước là chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm: sông, suối, ao, hồ, kênh, mương, các tầng chứa nước dưới đất, mưa, băng tuyết, và các dạng tích tụ khác. Nước mặt là nước tồn tại trên đất liền hoặc hải đảo, nước ngầm là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất, nước sinh hoạt là nước có thể dung cho ăn, uống, vệ simh của con người.Nước sạch phải đảm bảo các yêu cầu sau:  Nước trong, không màu  Không có mùi vị lạ, không có tạp chat  Không chứa chất tan có hại  Không có mầm mống gây bệnh 2.1.1.2: Khái niệm về ô nhiễm môi trường đất và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất. +Ô nhiễm môi trường đất [4] được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm. +Phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh hoặc các tác nhân gây ô nhiễm. - Dựa theo nguồn gốc phát sinh gồm có:  Nguồn tự nhiên: các hoạt động của núi lửa, ngập úng, đất bị mặn do xâm nhập của thủy triều, đất bị vùi dập do cát lấn, cát bay,do phân hủy sinh học của thực vật 6  Nguồn nhân tạo: ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt, do chất thải công nghiệp, do hoạt động nông nghiệp - Dựa theo các tác nhân gây ô nhiễm gồm có:  Ô nhiễm do tác nhân hóa học: bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bố trong đất), thuốc trừ sâu (ĐT, aldrin, photpho hữu cơ), chất thải công nghiệp và sionh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit)  Ô nhiễm do tác nhân sinh học: các loại kí sinh trùng (giun, sán), trực khuẩn ly, thương hàn.  Ô nhiễm do tác nhân vật lý; nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân giải của vi sinh vật), chất phóng xạ (Uran, thori, Sr90, I131, Cs1370). Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy vào, do con người trực tiếp đưa vào đất, đầu ra rất ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi ngấm vào đất sẽ lưu lại trong đất rất lâu. Đất không có khả năng tự làm sạch vậy nên con người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn, tốn nhiều công sức và kinh phí. [6] 2.1.1.3: Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước: Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. 0. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. - Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. 7 - Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. - Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. - Ô nhiễm nước mặn, ô nhiễm nước ngầm và biển. Các xu hướng thay đổi chính của chất lượng nước khi bị ô nhiễm:  Giảm lượng oxy hòa tan trong nước, giảm độ trong của nước  Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt bề mặt và nước ngầm do chúng đi vào môi trường cùng nước thải, từ khí quyển, từ chất thải rắn.  Tăng hàm lượng các chất hữu cơ, trước hết là chất khó bị phân hủy bằng con đường sinh học  Tăng hàm lượng các ion kim loại trong nước tự nhiên  Giảm độ pH của nước ngọt [9] 2.1.2: Cơ sở pháp lý Đề tài nghiên cứu được tiến hành dựa trên các văn bản pháp lý đã được ban hành và vẫn còn hiệu lực của hệ thống pháp luật về môi trường ở nước ta. -Luật bảo vệ môi trường (LBVMT) năm 2014 số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 . - Luật đất đai năm ngày 29 tháng 11 năm 2013. -Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi hướng đẫn về luật đất đai quốc gia về chất lượng đất biên soạn, sửa đổi QCVN 03:2008/BTNMT; Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành theo Thông tư số 64 /2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. 8 -Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4048:2011 về chất lượng đất - phương pháp xác định độ ẩm và hệ số khô kiệt. -Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010, Nghị định 158/2016/NĐ_CP về quy định chi tiết một số điều của luật khoáng sản. -Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008: Về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. -QCVN 03-MT: 2015/BTNMT về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất. - Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - QCVN 40: 2011/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. - QCVN 08-MT: 2015/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 09-MT: 2015/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - Nghị định 154/2016/NĐ-CP: Về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. 2.2: Thực trạng khai thác quặng đa kim trên Thế giới và Việt Nam. 2.2.1. Trên thế giới Theo Raw Materials Group (RMG), đến cuối năm 2010, tổng số vốn đầu tư khai thác kim loại toàn cầu đạt 562 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2009.Mức độ tăng trưởng cho thấy sự khủng hoảng trong ngành công nghiệp này đã qua, nguồn vốn cho các dự án tăng cao và tiếp tục tăng khi nhu cầu về kim loại tăng. Theo thứ tự, quặng sắt, đồng, vàng và niken là những kim loại quan trọng nhất được các công ty mỏ đầu tư khai thác Bốn kim loại này chiếm 9 tới 84% trong tổng số vốn của các dự án đầu tư.Xét theo tổng giá trị sản lượng, bốn kim loại này cũng chiếm ưu thế trong kinh doanh mỏ.Trong năm 2008, tổng giá trị sản lượng của chúng ước định đạt 280 tỷ USD (76% tổng giá trị sản lượng khoáng sản phi nhiên liệu). Nhu cầu sử dụng và giá cả tăng cao khiến cho quặng sắt dần trở thành nguồn kim loại quan trọng nhất.Tổng vốn đầu tư cho các dự án khai thác quặng sắt trong năm 2010 đạt 162 tỷ USD, vượt mức đầu tư cho dự án đồng (155 tỷ USD) và cao hơn nhiều so với vàng (83 tỷ USD) và niken (69 tỷ USD), tiếp theo mới là nhóm urani, chì/kẽm và nhóm các kim loại chứa platin PGMs (Platinum Group Metals) với mức đầu tư 15 tỷ USD – 20 tỷ USD. [9] Theo số liệu công bố của Raw Materials Group (RMG), trong năm 2010, đã có thêm 105 dự án mới trong khai thác quặng kim loại với tổng vốn đầu tư lên tới 60 tỷ USD được đăng ký, trong đó có 36 dự án khai thác vàng, 22 dự án khai thác quặng sắt và 12 dự án khai thác đồng.Tổng vốn đầu tư trung bình cho một dự án khai thác quặng sắt xấp xỉ 1,3 tỷ USD (tăng từ mức 750 triệu USD), còn đối với các dự án khai thác vàng con số này vẫn giữ mức ổn định 204 triệu USD. Như vậy, trong tổng vốn đầu tư các dự án được công bố trong năm 2010, ngành khai thác quặng sắt chiếm 47%.Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ thép tiếp tục tăng cao là nguyên nhân chính khiến cho sản lượng thép tiếp tục tăng trong vòng 3 đến 5 năm tới.[9] Ngày nay, nhờ sự hỗ trợ của các kĩ thuật công nghệ hiện đại, đem lại hiệu quả cao trong việc khai thác, từ các nguồn quặng có hàm lượng thấp con người đã có thể chế ra một khối kim loại tinh lớn với chi phí thấp hơn rất nhiều so với trước đây.Các công ty khai thác quặng ngày càng chú trọng đầu tư vào dây truyền thiết bị sản xuất hiện đại, trong khi vẫn ổn định giá thành sản xuất.Tuy nhiên, một số mỏ hoạt động kém hiệu quả đã phải dừng sản xuất, một số mỏ khác thì ngày càng phát triển hơn.[10] 10 -Phân bố sản xuất: đứng đầu là quốc gia nam Phi đạt sản lượng 141 triệu tấn/năm. Theo sau đó là các nước như: Canada, Australia, Mỹ, Brazin .Với sản lượng từ 40-55 triệu tấn/năm.Với 2 phương pháp khai thác chính là khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò đã đem lại sản lượng khai thác cao cho các quốc gia trên thế giới. -Xu hướng phát triển trong tương lai: hàm lượng quặng đa kim thay đổi tùy theo khu vực khai thác .Với các loại quặng khác nhau thì khối lượng quặng cần thiết để tách đc 1 tấn hay 1 kg sản phẩm tinh là rất khác nhau. Bên cạnh đó, khối lượng quặng đa kim khai thác còn phụ thuộc vào hàm lượng kim loại tiêu thụ và hàm lượng quặng khai thác.Cùng với đó, theo thời gian số lượng quặng đa kim dần trở nên cạn kiệt, những nơi có mỏ quặng đa kim ít hơn đang dần được khai thác, các mỏ khai thác ngày càng đi xuống sâu hơn, tăng cường tìm kiếm các quặng mới với trữ lượng và hàm lượng cao hơn. 2.2.2. Ở Việt Nam Từ khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra địa chất và tìm kiếm thăm dò khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam.Trong công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000, đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn. Kết quả của công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam là nước có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản. Cho đến nay ngành địa chất đã tìm kiếm, phát hiện hơn 5000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau. Một số khoáng sản đã được phát hiện và khai thác từ rất lâu như vàng, thiếc, chì, kẽm, than đá và các loại vật liệu xây dựng; số khác mới được phát hiện và khai thác như dầu khí, sắt, đồng Một số nơi, có những mỏ nằm tập trung như than ở Quảng Ninh, bôxit ở Tây Nguyên và apatit, đất hiếm ở miền núi phía Bắc [11] 11 Khai thác khoáng sản là quá trình con người bằng phương pháp khai thác lộ thiên hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Các hình thức khai thác bao gồm: Khai thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai thác quy mô vừa.Bất cứ hình thức khai thác khoáng sản nào cũng dẫn đến sự suy thoái môi trường. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đã và đang góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế và công cuộc xây dựng đổi mới đất nước.Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam Theo số liệu thống kê kinh tế 6 tháng đầu năm 2015 của Tổng cục Thống kê, công nghiệp khai khoáng tiếp tục là ngành có đóng góp lớn và tăng trưởng cao, đứng ở vị trí thứ 3 trong các ngành có đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng GDP [12] Tính riêng, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản tháng 9 ước đạt 1,07 tỷ USD, tăng 16% so với tháng 8 và tăng 47,5% so với cùng kỳ năm 2011.Trừ than đá, các mặt hàng khác trong nhóm đều tiếp tục gặp thuận lợi về giá xuất khẩu. Lượng xuất khẩu của các mặt hàng cũng tăng so với tháng trước khiến cho kim ngạch xuất khẩu tháng 9 tăng 16% so với tháng 8. Tính chung 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của cả nhóm tăng 4,8% so với cùng kỳ, trong đó dầu thô tăng 14,7%, quặng và khoáng sản khác tăng 2,5%, hai mặt hàng còn lại là than đá giảm 27% và xăng dầu giảm 5%. Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản nước ta phần lớn có quy mô trung bình và nhỏ, trong đó một số loại khoáng ssản có tiềm năng khai thác, chế biến ở quy mô công nghiệp như: bauxite, đất hiếm, apatit,.tuy nhiên một số 12 loại khoáng sản như: sắt, đồng, chì, kẽm, mangan, vàng, bạc,Chỉ khai thác được vài chục năm nữa sẽ cạn kiệt. [9] Trong quá trình công nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước, nhiều loại khoáng sản khai thác, chế biến phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu ra trường.Hoạt động khoáng sản từng bước hướng tới gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu lợi nhuận,kinh tế với trách nhiệm bảo vệ môi trường, an toàn lao động và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.Tuy nhiên, hoạt động khai thác chế biến khoáng sản còn bộc lộ nhiều bất cập như: Do chú trọng vào kinh tế, nhất là tăng trường GDP ít chú ý đến bảo vệ môi trường nên tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và làm mất cân bằng sinh thái ở nhiều nơi, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản chưa hợp lý, làm tổn thất, lãng phí tài nguyên quốc gia và gây bức xúc,áp lực lớn cho xã hội ở những khu vực có hoạt động khai thác khoáng sản, lập kế hoach quy hoạch, quyết định đầu tư dự án chưa tính đến chi phí, lợi ích về mặt xã hội và môi trường. Việc cấp giấy phép quản lý và khai thác khoáng sản đã được tiến hành nhưng chưa thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật, tài nguyên khhoáng sản thuộc sở hữu của toàn dân nhưng lợi ích từ hoạt dộng khai thác chủ yếu thuộc về các công ty, cá nhân khai thác, chế biến khoáng sản. Lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội chưa tương xứng với giá trị tài nguyên, khi tài nguyên khoáng sản của đất nước đang bị sử dụng lãng phí, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư phải chịu hậu quả nặng nề về kinh tế, xã hội, môi trường . Đánh giá và nhận xét chung: 1. Về khai thác và tuyển khoáng: Hầu hết ở các mỏ kim loại, về kỹ thuật chưa được chú ý, đa số áp dụng hệ thống khai thác lộ thiên với công nghệ ôtô - máy xúc.Đây là loại hình công nghệ cổ điển, giá thành cao.Các thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác và 13 vận tải không đảm bảo.Từ khi có chủ trương khai thác mỏ nhỏ, khai thác tận thu, hàng loạt các công trường khai thác thủ công mọc lên như khai thác vàng, đá quý, thiếc, mangan, sắt, In-me-nhít.Phương pháp khai thác thủ công hầu như không có cơ sở khoa học về công nghệ. Một số xí nghiệp khai thác cơ giới cũng chuyển sang khai thác thủ công như mỏ thiếc Tĩnh Túc, Sơn Dương, Bắc Lũng, Crômit Cổ Định, do cạn kiệt tài nguyên hoặc do quy mô khai thác giảm, không chịu nổi chi phí của khai thác cơ giới.Phương pháp khai thác thủ công và bán cơ giới đã tác động xấu đến môi trường sinh thái và gây lãng phí tài nguyên.Về tuyển khoáng cũng được thay thế công nghệ tuyển cơ giới tập trung bằng những xưởng tuyển “mini” thủ công hoặc bán cơ giới.Hình thức này bao trùm hầu hết các ngành khai thác khoáng sản kim loại như thiếc, vàng, crômit, mangan. Một số cơ sở áp dụng phương pháp tuyển nổi như đồng Sinh Quyền, tuyển quặng sunphua kẽm chì Làng Hích, apatít, graphít, với sơ đồ và thiết bị tuyển đơn giản, hệ số thu hồi thấp, giá thành cao và chưa thu hồi được khoáng sản có ích đi kèm. 2. Về luyện kim và chế biến sâu: Công nghiệp luyện kim và chế biến sâu khoáng sản chưa được phát triển Gang, thép, thiếc, antimon, vàng, kẽm, chì đã được luyện nhưng chỉ có gang, thép và thiếc được luyện ở quy mô công nghiệp. Nhà máy gang thép Thái Nguyên với công nghệ luyện gang bằng lò cao (lò cao nhỏ V=100m3).Luyện thiếc bằng lò phản xạ và lò điện hồ quang và điện phân.Sản xuất bột kẽm bằng lò phản xạ và lò quay.Luyện antimony bằng lò phản xạ và lò điện hồ quang.Công nghệ thuỷ luyện được áp dụng cho luyện vàng. Nhìn chung, công nghệ luyện kim và chế biến sâu chưa phát triển, thiết bị lạc h... đoạn sau:  Nghiền tinh quặng vonfram  Hòa tan bằng kiềm  Lọc và làm sạch  Kết tinh  Lưu trữ, xử lí và tuần hoàn dung dịch kiềm đặc  Đóng gói sản phẩm Bảng 4.1: Sản phẩm của các nhà máy chế biến tại mỏ Núi Pháo Tên sản phẩm Sản lượng trung bình STT (quặng tinh) (tấn/năm) 1 Vonfram 3.940 2 Fluorir 109.102 3 Natri vonfram 3.600 4 Đồng 10.900 5 Bismuth 692.1 4.1.5: Nguyên, nhiên liệu sử dụng Các nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng chính trong quá trình khai thác chế biến, sản xuất của công ty được thể hiện dưới bảng sau: 34 Bảng 4.2: Các nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng chính trong quá trình khai thác và chế biến sản xuất của Công ty Núi Pháo. Nhiên liệu thô Khối lượng trung bình STT (hóa chất) (tấn/năm) 1 Thuốc nổ 1.850 2 Dầu diesel 3.700.000 3 PAX-Potasium Amyl Xanthate 408 4 Sodium Carbonate (푁푎2퐶푂3) 1.870 5 Sodium Cyanide (NaCN) 50 6 Hdrated Lime Ca (푂퐻2) 3.600 7 Sodium Sulphite ( 푁푎2푆푂3) 290 8 Sodium Fluorede (NaF) 250 9 Sodium Silicate (푁푎2O.Si푂2) 132 10 Sodium Hdroxide (NaOH) 1.630 11 Sodium Nitrate (Na푁푂3) 85 12 Copper Sulphate (퐶푢푆푂4 . 5퐻2O) 96 13 Sulphuric Acid (퐻2푆푂4) 2.064 14 Quebracho 290 15 Hdrogen Peroxide ( 퐻2푂2) 108 16 Flocculent 12 17 Areo 5100 Promotor 48 Oreprep X133,X549 Frother – 18 108 Alcohol 19 Acco Pho 950 96 20 Diesel 223.2 21 Sodium chloride(NaCl) - Salt 876 22 Iron Powder 756 35 4.1.6: Các loại chất thải và biện pháp xử lý 4.1.6.1: Nước thải Hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản tại mỏ Núi Pháo làm phát sinh các loại nước thải chính sau:  Nước thải sinh hoạt  Nước thải công nghiệp  Nước mưa chảy tràn a. Nước thải sinh hoạt Tại mỏ Núi Pháo nước thải sinh hoạt xử lí tại mỗi hệ thống riêng theo sơ đồ dưới đây: Hệ thống xủ lí nước thải sinh Đầm Khu lán trại công hoạt: mây nhân ( Hồ lắng Suối Qt=2OO풎ퟑ/ngày) -Công suất 225 /ngày khu bãi Cát thải - Công nghệ xử lí: sinh-hóa-lí Nhà máy chế biến Hệ thống xử lí nước thải sinh Suối Hồ tinh quặng hoạt: Thủy Tinh (Qt=32풎ퟐ /ngày) -Công suất 32 /ngày PSSP -Công ngh ệ xử lý: sinh học SBR Nhà máy chế biến sâu vonfram Hồ Bể tự hoại ( Qt=8풎ퟑ/ ngày) PTP Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống thu gom, xử lí nước thải sinh hoạt toàn dự án Hệ thống xử lí nước thải tại các trạm đều dựa trên phương pháp chung là: Aroten hiếu khí. Quy trình công nghệ được tóm tắt dưới dạng sơ đồ sau: 36 Nước thải theo hệ thống thu gom Bể điều hòa Hệ th Bùnống các bể Aeroten Bể chứa bùn hiếu khí Bể khử trùng Bơm hút theo Ao lắng định kì Nguồn tiếp nhận Hình 4.3: Sơ đồ hệ thống xử lí nước thải sinh hoạt tại các trạm tại mỏ Núi Pháo. Hóa chất sử dụng cho các trạm xử lí chủ yếu dung trong giai đoạn khử trùng là 퐶푎퐶퐿푂2 khoảng 0,1 tấn/năm và chất keo tụ PAC khoảng 0,4 tấn/năm. b. Nước thải công nghiệp Nước thải công nghiệp phát sinh từ nhà máy chế biến quặng tinh, moong khai thác và nhà máy chế biến sâuVonfram.  Nước thải phát sinh từ quá trình khai thác: Hoạt động khai thác tại mỏ Núi Pháo tiến hành theo phương pháp lộ thiên, do đó nước thải từ quá trình khai thác là nước tháo moong khô, bao gồm nước ngầm chảy vào moong và nước mặt hình thành do nước mưa rơi trên diện tích hứng nước của moong khai thác. Nhằm phục vụ công việc khai 37 thác, nước moong sẽ được bơm chuyển về hổ chuyển tiếp (Hồ PTP) để xử lí sơ bộ, từ đây hoặc bơm bề khu vực hồ chứa quặng đuôi sunphua (STC), hoặc bơm về kênh chảy tràn PSSP qua ao lắng xả ra điểm xả DP1, haowcj bơm về hồ PSSP trong trường hợp cần huy động bổ xung nước cho nhà máy chế biến tinh qua quặng.  Nước thải từ quá trình chế biến quặng. Nước thải công nghiệp phát sinh từ quá trình chế biến bao gồm: nước tahir phát sinh từ nhà máy chế biến tinh quặng và nhà máy chế biến sâu vonfram, trong đó chủ yếu và đáng chú ý là nước thải từ nhà máy chế biến tinh quặng. + Hoạt động chế biến tại nhà máy chế biến tinh quặng tạo ra 2 dòng bùn thải chính với lưu lượng và tính chất khác nhau: bùn thải quặng đuôi sunfua (chưa hàm lượng lưu huỳnh lớn hơn 1% và có nguy cơ lượng lưu huỳnh này sẽ bị oxi hóa hình thành các điều kiện axit) và bùn thải quặng đuôi oxit (chứa hàm lượng lưu huỳnh lớn hơn 1% và được coi là không phản ứng tạo oxit). Hai dòng thải chính này sẽ được thu gom và thải về khu vực hồ chứa quặng đuôi – khu vự TSF (gồm có hồ chứa STC và hồ chứa OTC).Tại khu vực này nước thải sau lắng sẽ được bơm tuần hoàn về khu vực sản xuất. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng (mưa, bốc hơi) trong khu vực hồ chứa quặng đuôi, việc tuần hoàn không hoàn toàn lượng nước thải ra tại hồ chứa OTC và để đảm bảo cho công tác an toàn đập, một lượng nước dư thừa phát sinh tại khu vực hồ chưa quặng đuôi (gồm nước mưa trộn lẫn nước thải bề mặt sau lắng tại các hồ chưa OTC, STC) sẽ được xả ra nguồn nước. Cụ thể, lượng nước dư thừa tại hồ chứa STC (nếu có) sẽ được bơm hoặc tự chảy tràn qua kênh tràn từ hồ chứa STC sang hồ chứa OTC, nước dư thừa từ hồ chứa OTC sẽ được bơm về kênh chảy tràn PSSP, xả ra ao lắng và xả ra nguồn 38 nước (suối thủy tinh) tại điểm DP1 hoặc chảy tràn qua kênh OTC qua hồ lắng khu chứa quặng đuôi để lắng trước khi xả ra nguồn nước (suối thủy tinh) tại điểm DP2. +Tại nhà máy chế biến sâu Vonfram Quy trình sản xuất chế biến ST tinh quặng Vonfram là một quy trình Khép kín đối với dung dịch lỏng, không phát sinh nước thải. Do đó, nước thải từ nhà máy này là lượng nước thải nhỏ tạo ra từ công đoạn bảo dưỡng máy móc, vệ sinh nhà xưởng. Lượng nước thải này ước tính không quá 5푚3/ngày đêm, có nhiều chất rắn lơ lửng, chất rắn hòa tan và khả năng nhiễm dầu mỡ tất cả được thu gom về hồ chuyển tiếp PTP. c. Nước mưa chảy tràn Tại mỏ Núi Pháo, nước mưa chảy tràn phân chia theo3 khu vực: gồm mưa chảy tràn khu vực nhà máy chế biến tinh quặng, khu vực nhà máy chế biến sâu Vonfram và khu vực bãi thải. DP3 Nước mưa chảy tràn khu vực bãi thải Hồ lắng Đầm mây, khu bãi thải suối cát Nước mưaDP1 ch ảy tràn khu Hồ PSSP vực nhà máy chế biến tinh Suối thủy tinh quặng Nước mưa chảy tràn khu vực nhà máy chế biến sâu Hồ PTP vonfram Hình 4.4 :Sơ đồ thu gom xử lí nước mưa chảy tràn mỏ Núi Pháo 39 Suối cát Đầm nước thải DP1 mây Ao Suối thủy tinh sinh hoạt lắng khu lán trại DP3 kênh tràn PSSP DP2 Hồ Hồ lắng Bãi đổ lắng TSF-SP thả i Nhà máy chế Hồ chứa biến tinh nước chảy quặng Moon tràn khu g khai vực nhà Hồ chứa thác máy nước thải sinh hoạt + đuôi nước mưa chảy tràn qu ặng oxit(OTC ) Hồ Hồ chứa chuyển quặng đuôi tiếp sunfua (PTP) (STC) Nước mưa Nhà máy chảy tràn ST Hình 4.5:Sơ đồ thu gom và xử lý nước thải mỏ quặng Núi Pháo 4.1.6.2. Chất thải rắn của mỏ quặng Núi Pháo a. Đất đá thải Đất đá phát sinh từ quá trình bóc phù từ moong khai thác gồm 2 loại chính là: - Đất đá thải sạch không có khả năng tái tạo axit, khối lượng 1194378 푚3/năm, được đổ thải tại bãi thải phía bắc moong. 40 - Đá thải có hàm lượng sunfua trên 0.03% có khả năng tạo axit được đổ thải tại khu vực chứa đuôi quặng STC. b. Chất thải sinh hoạt Phát sinh từ khu nhà máy chế biến, khu vực văn phòng, khu lán trại sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên với khối lượng 1668푚3/ năm, được tập kết tại các điểm trên khu vực nhà máy, kho, lán trại và nhà máy tuyển sâu vonfram. Công ty đã đăng kí hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lí rác thait sinh hoạt với ban quản lý vệ sinh môi trường đô thị huyện Đại Từ với tần suất 2 ngày/lần, rác được xử lí hợp vệ sinh tại bãi rác huyện Đại Từ. c. Chất thải nguy hại Những khu vực thường xuyên phát sinh chất thải nguy hại của mỏ Núi Pháo bao gồm:  Khu vực nhà máy chế biến tinh quặng  Khu vực nhà máy chế biến sâu natri vonfram  Xưởng sủa chữa của nhà thầu khai thác quặng  Xưởng bảo trì của công ty  Phòng thí nghiệm SGS  Phòng y tế của công ty  Khu văn phòng nhà máy  Khu moong khai thác  Khu đập đuôi quặng Chất thải nguy hại của nhà máy được phân loại tại nguồn và mỗi loiaj được chứa trong 1 thùng riêng có dán nhãn cảnh báo và phân loại chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại của mỏ tồn tại ở 2 dạng chính là rắn và lỏng được lưu trữ và xử lí như sau: 41  Các loại CTNH dạng rắn(trừ các loại cặn thải có các thành phần nguy hại) được chứa trong các thùng chứa di động kích thước 1푚3, 4푚3 và 240 lít được đặt tại các điểm tập kết gần với nới phát sinh, bên trong nhà có mái che.  Các loại CTNH dạng lỏng được chứa trong các thùng phi(dầu thải, chất bôi trơn, nước lẫn dầu) hoặc chứa trong các thùng chuwaas hóa chất chuyên dụng (dung môi thải) đặt tại các khu chứa dầu thải có thiết kế chống tràn, hệ thống thu gom váng dầu, chống cháy nổ, biển cảnh báo. Việc thu gom, vận chuyển và xử lí CTNH được thực hiện bởi “ Hợp tác xã thương mại và dịch vụ phúc lợi”_Đơn vị có giấy phép vận chuyển và xử lí chất thải nguy hại( Địa chỉ: Khe đá mài, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên) 4.1.6.3. Khí và bụi của mỏ Núi Pháo Khí và bụi của mỏ Núi Pháo phát sinh ra từ các hoạt động sau:  Bốc, xúc, vận chuyển quặng từ moong khai thác về bãi tập kết, các loại nụi khí như: Oxit nito, CO, và các chất hạt.  Khoan nổ mìn trong moong khai thác phát sinh các bụi, khí như: Oxit nito, bụi đá.  Chế biến tinh quặng tại nhà máy chế biến tinh quặng, chế biến sâu vonfram, phát sinh các khí như: Dioxit sunfua, oxit nito, khối kim loại và các chất hạt. Để giảm thiểu các tác động của mỏ Núi Pháo về môi trường không khí, công ty Núi Pháo dã áp dụng một số quy trình tiêu chuẩn tại mỏ khai thác lộ thiên để giảm và kiểm soát khí và bụi đó là:  Sử dụng vùng đệm rộng 500m giữa các khu hoạt động công nghiệp và đường công cộng. 42  Sử dụng xe bồn nước để tưới đường vận tải chính, quét sạch đất rơi vãi trên đường.  Tiến hành quan trắc bụi bằng việc sử dụng phương pháp đo để xác định lượng bụi trong không khí theo quy định.  Dùng các thiết bị thu bụi cho các thiế bị khoan được sử dụng trong moong khai thác lộ thiên.  Khói diesel từ các thiết bị khai thác sẽ được kiểm soát bằng viieecj sử dụng thiết bị kiểm soát động cơ hiện đại, sử đụng các máy lọc, bảo dưỡng thiết bị trong điều kiện hoạt động cao điểm và sử dụng các loại nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp. 4.2: Đánh giá hiện trạng môi trường đất tại khu vục mỏ quặng đa kim Núi Pháo 4.2.1: Phân tích các chỉ tiêu có trong đất Bảng 4.3: Phân tích chỉ tiêu có trong mẫu đất NP 18-05777 Tên Kết quả phân tích QCVN STT chỉ Đơn vị Lần 1 Lần 2 03:2015/BTNMT tiêu 1 Zn mg/kg đất khô 340,71 342,7 300 2 As mg/kg đất khô 130,6 128,5 25 3 Pb mg/kg đất khô 198,53 274,48 300 4 Cu mg/kg đất khô 269,07 289,08 300 5 Cr mg/kg đất khô 168,95 190,5 250  Ghi chú: -Mẫu được lấy lần 1: ngày 5/4/2018 -Mẫu được lấy lần 2: ngày 5/5/2018  Nhận xét: 43 Qua kết quả phân tích chất lượng đất cho thấy 2/5 kim loại trong mẫu đất có hàm lượng vượt QCVN cho phép, cụ thể như sau:  Chỉ tiêu Asen (As) trong 2 lần lấy mẫu đều có hàm lượng vượt QCVN cho phép lần lượt là 5,224 và 5,14 lần.  Chỉ tiêu Kẽm (Zn) trong 2 lần lấy mẫu đều có hàm lượng vượt QCVN cho phép lần lượt là 1, 1357 và 1,142 lần. Bảng 4.4: Phân tích chỉ tiêu có trong mẫu đất NP 18-05777 Tên chỉ tiêu STT Đơn vị Zn As Pb Cu Cr 1 SPIKE 0,05 0,028 -0.004 0,011 -0,001 % 2 REP SAMPLE -0,001 0,001 0,004 0,008 -0,005 % 3 REP SAMPLE 0,004 0,005 0,001 0,01 -0,008 % 4 CRM 0,006 0.008 0,002 0,099 -0,002 % 5 BLANK -0,003 0.001 -0,004 0,02 -0,007 %  Ghi chú:  Tên mẫu : NP18 – 05777 thuộc loại mẫu FP (mẫu được ưu tiên phân tích với chỉ tiêu phân tích đã sẵn có)  Mẫu được phân tích ngày 7 tháng 5 năm 2018.  SPIKE: Là mẫu kiểm tra sự can thiệp của phương pháp phân tích  REP SAMPLE: Mẫu lặp.  CRM: Kiểm tra tính chính xác của phương pháp.  BLANK (Mẫu nền): Đánh giá sự nhiễm bẩn của quá trình phân tích.  Đánh giá: Qua kết quả phân tích chất lượng đất cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều có sự chênh lệch giữa các loại mẫu.Hàm lượng hầu như tăng lên với số lượng % từ 0,003% – 0,009%.  Ví dụ: chỉ tiêu phân tích là Zn 44 So sánh các loại mẫu với mẫu BLANK (mẫu nền): -0,003% -Mẫu CRM là 0,006%: tính chính xác của phương pháp có sự chênh lệch là 0,009% -Mẫu SPIKE là 0,005%: sự can thiệp của phương pháp có sự chênh lệch là 0,008% -Mẫu REP SAMPLE là 0,004%: mẫu lặp so vs mẫu BLANK có sự chênh lệch là 0,007% Từ đó ta thấy được sự chính xác và sự can thiệp của phương pháp phân tích và tính lặp lại của phương pháp không đạt hiệu quả, có sự sai lệch khá lớn trong mỗi lần phân tích các chỉ số. 4.2.2: Phân tích các chỉ tiêu có trong nước mặt tại mỏ Núi Pháo. 4.2.2.1: Phân tích các chỉ tiêu có trong nước thải từ nhà máy chế biến tinh quặng. Bảng 4.5: Kết quả phân tích nước mặt tại Hồ chứa quặng đuôi oxit. Kết quả STT Tên chỉ tiêu Đơn vị QCVN08:2008/BTNMT phân tích 1 pH - 7.8 5,5 – 9,5 2 TSS mg/l 16 50 3 Pb mg/l 0,000001 0,05 4 Fe mg/l 0,017 1,5 5 Zn mg/l 0,00003 1,5 6 As mg/l 0 0,05 7 COD mg/l 301,3 30 45 Bảng4.6: Kết quả phân tích nước mặt tại Hồ chứa quặng đuôi sunfua STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN08:2008/BTNMT 1 pH - 7 5,5 – 9,5 2 TSS mg/l 10 50 3 Fe mg/l 0,000001 0,5 4 Pb mg/l 0,00636 1,5 5 Zn mg/l 0,00003 1,5 6 As mg/l 0,001 0,05 7 COD mg/l 210,1 30  Đánh giá: Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước mặt tại Hồ chứa quặng đuôi oxit, tại Hồ chứa quặng đuôi sunfua của mỏ Núi Pháo, cho thấy: chất lượng nước tại vị trí này hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN, tuy nhiên còn một thông số có giá trị vượt QCVN cụ thể: - Chỉ tiêu COD tại Hồ chứa quặng đuôi oxit vượt QCVN cho phép gấp 10, 4 lần. -- Chỉ tiêu COD tại Hồ chứa quặng đuôi sunfua vượt QCVN cho phép gấp 7 lần. 46 4.2.2.2: Phân tích các chỉ tiêu có trong nước từ hồ chứa đuôi quặng Báng 4.7: Kết quả phân tích nước thải tại điểm xả thải thứ 2. Kết quả STT Tên chỉ tiêu Đơn vị QCVN08:2008/BTNMT phân tích 1 pH - 6,6 5,5 – 9,5 2 TSS mg/l 8 50 3 Pb Mg/l 0 0,5 4 Fe Mg/l 0,00093 1,5 5 Zn Mg/l 0,00002 1,5 6 As Mg/l 0,00001 0,05 7 COD Mg/l 63,4 30 Báng 4.8: Kết quả phân tích nước mặt thải tại hồ lắng khu quặng đuôi Kết quả STT Tên chỉ tiêu Đơn vị QCVN08:2008/BTNMT phân tích 1 pH - 7,5 5,5 – 9,5 2 TSS mg/l 10 50 3 Pb mg/l 0,000001 0,05 4 Fe mg/l 0,00111 1,5 5 Zn mg/l 0,00003 1,5 6 As mg/l 0,00001 0,05 7 COD mg/l 91,2 30  Đánh giá: Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước mặt tại Hồ chứa khu quặng đuôi của mỏ Núi Pháo, tại điểm xả thải thứ 2 cho thấy chất lượng nước 47 tại vị trí này hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN, tuy nhiên còn một thông số có giá trị vượt QCVN cụ thể: -Chỉ tiêu COD tại điểm xả thải thứ 2 vượt QCVN cho phép gấp 2, 11 lần. - Chỉ tiêu COD tại hồ lắng khu quặng đuôi vượt QCVN cho phép gấp 3, 04 lần. =>Đánh giá chung: COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng ô xy cần thiết cho quá trình ô xy hoá hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nước thành CO2 và H2O. -COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước (nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt) vì nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước là bao nhiêu. -Hàm lượng COD trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm. 4.2.3: Đánh giá chung và đề xuất, định hướng giải pháp bảo vệ, cải tạo môi trường đất 4.2.3.1: Đánh giá chung Dựa trên kết quả nghiên cứu, khảo sát thực địa khu vực khai thác mỏ Núi Pháo và các nguồn số liệu thứ cấp cho thấy: Dự án Khai thác quặng đa kim Núi Pháo bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 04 năm 2013 tới nay đã và đang có những tác động ảnh hưởng tới môi trường nước, đất tại khu vuực khai thác và xung quanh mỏ ở mức độ nhẹ.Tuy nhiên, nếu không có những biện pháp khắc phục những tác động xấu tới môi trường, thì đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu vực. 4.2.2.2: Đề xuất, định hướng giải pháp bảo vệ, cải tạo môi trường đất 1. Giải pháp về thể chế, chính sách a) Tăng cường phòng ngừa, kiểm soát các nguồn ô nhiễm môi trường 48  Đẩy mạnh công tác đánh giá các tác động môi trường, thực hiện nghiêm ngặt công tác hậu kiểm tra trước khi cho dự án đi vào hoạt động nhằm phòng ngừa, tránh phát sinh thêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường.  Đẩy nhanh tiến độ xử lí triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở gây ô nhiễm.  Tăng cường năng lực kiểm soát và quản lí an toàn hạt nhân, an toàn bức xạ, an toàn hóa chất, nhiên liệu sinh học, phòng ngừa sự cố môi trường.  Đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước, xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung.  Thúc đẩy hoạt động tái sử dụng, tái chế chất thải, phát triển ứng dụng công nghệ tái chế, sử dụng sản phẩm tái chế từ chất thải, thực hiện nghiêm ngặt việc phân loại rác tại nguồn, đồng thời thiết lập hệ thống thu gom, trung chuyển tập kết, phát triển công nghệ và các sơ sở xử lí, tiêu hủy chất thải, đẩy nhanh việc cải tạo các bãi chôn lấp chất thải. b) Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án khắc phục cải tạo vùng đất, nguồn nước bị ô nhiễm và phục hồi hệ sinh thái tự nhiên đã bị suy thoái, cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.  Triển khai mạnh các dự án khắc phục, cải tạo khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, trước hết là vùng cung cấp nước sinh hoạt.  Phục hồi tái sinh tự nhiên các hệ sinh thái đặc biệt là hệ sinh thái đã bị suy thoái, trước hết là rừng tự nhiên, rừng đầu nguồn.  Lập quy hoạch, từng bước tiến hành cải tạo các vùng đất suy thoái, bạc màu, vùng đất bị ô nhiễm kim loại nặng, kết hợp với canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp sinh thái nhằm cải tạo phục hồi đất.  Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cho nhân dân, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng 49 còn nhiều khó khăn, những vũng vùng bị ô nhiễm bởi hoạt động khai thác khoáng sản.  Mở rộng, tăng cường triền khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. c) Đẩy mạnh công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học  Tăng cường bảo vệ diện tích, chất lượng hệ sinh thái rừng  Nghiêm cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên, đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên. d) Đầu tư phát triển, hoàn thiện hệ thống quan trắc, thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường và đa dạng sinh học.  Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch hệ thống các trạm quan trắc chất lượng môi trường trên phạm vi cả nước; từng bước đầu tư phát triển nâng cấp các trạm quan trắc, các phòng thí nghiệm phân tích mẫu tới kết nối mạng lưới quan trắc môi trường từ trung ương tới địa phương; kết nối các trạm quan trắc môi trường khu vực toàn cầu.  Từng bước đầu tư thực hiện điều tra, đánh giá, thống kê, lập cơ sở dữ liệu về môi trường, đa dạng sinh học, trước hết là hệ sinh thái tự nhiên quan trọng. e) Đẩy nhanh việc xanh hóa sản xuất, lối sống, xây dựng đô thị, nông thôn và xã hội xanh.  Thúc đẩy “Công nghiệp hóa sạch” thông qua sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh,giao thông xây dựng xanh với cơ cấu các ngành, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường.  Thúc đẩy lối sống và thói quen tiêu dung bền vững, hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, phát triển đô thị - nông thôn, các hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng. 50 2. Giải pháp quản lí a. Quản lí môi trường với cơ quan quản lí nhà nước về môi trường  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường  Cấp tỉnh: Tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến luật bảo vệ môi trường, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành và đề án quản lí nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2019 đến các cơ quan ban hành ở tỉnh, lãnh đạo UBND và phòng tài nguyên môi trường cấp huyện, lành đạo UBND cấp xã và cán bộ môi trường, các tổ chức các nhân được cấp giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.  Cấp huyện: Xây dựng kế hoạch thực hiện đề án của tỉnh, tổ chức tuyên truyền phổ biến, triển khai pháp luật về môi trường và đề án quản lý nhà nước về môi trường của tỉnh đến cơ quan, ban ngành ở huyện, lãnhđạo đảng ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể cấp xã, bí thư chi bộ, trưởng xóm, trưởng các đoàn thể trên địa bàn quản lí.  Cấp xã: Thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường đến toàn thể nhân dân trên địa bàn quản lí. Qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài của tỉnh và huyện dành thời lượng để thường xuyên tuyên truyền, giáo dục pháp luật về môi trường. Cung cấp đầy đủ các văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về môi trường cho tủ sách pháp luật của huyện, xã.  Kiện toàn ban chỉ đạo quản lí môi trường các cấp  Cấp tỉnh: Kiện toàn ban chỉ đạo quản lí môi trường tỉnh và tổ chuyên viên giúp việc ban chỉ đạo, đảm bảo phù hợp với tình hình cụ thể của từng giai đoạn. Thành phần ban chỉ đạo bao gồm: Đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh làm trưởng ban; các thành viên ban chỉ đaoọ là lãnh đạo sở tài nguyên môi trường, công an tỉnh, bộ chỉ huy quân sự tỉnh, công thương, xây dựng, giao 51 thông vận tải, khoa học và công nghệ, nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài chính, lao động thương binh xã hội, kế hoạch và đầu tư, viện kiểm sát nhân dân, chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh Rà soát, sửa đổi và bổ sung quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ban chỉ đạo, cơ quan thường trực và tổ chức chuyên viên giúp việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác hàng năm, kế hoạch kinh phí đảm bảo cho hoạt động của ban chỉ đạo và tổ chức chuyên viên giúp việc.  Cấp huyện: Đối với các huyện có nhiều khoáng sản: Kiện toàn ban chỉ đạo quản lí khoáng sản và tổ công tác giúp việc ban chỉ đạo; xây dựng quy chế hoạt động, phân công, phân nhiệm vụ cho từng thành viên ban chỉ đạo và tổ công tác. Thành phần ban chỉ đạo bao gồm: Đồng chí lãnh đạo UBND huyện làm trưởng ban, các thành viên được cơ cấu thành phần ở tỉnh. Tại các huyện ít khoáng sản: thành lập tổ công tác liên ngành quản lí khoáng sản, gồm các thành viên đại diện: phòng tài nguyên môi trường (tổ trưởng), công an, đội quản lí thị trường, chị cục thuế, phòng công thương.  Cấp xã: Đối với các xã, phường, thị trấn( gọi chung là xã) có nhiều khoáng sản: Thành lập ban chỉ đạo quản lí khoáng sản của xã, xây dựng quy chế hoạt động, phân công, phân nhiệm vụ cho từng thành viên ban chỉ đạo, thánh phấn ban chỉ đạo gồm: Đồng chí lãnh đạo UBND xã làm trưởng ban, các thành viên gồm cán bộ địa chính môi trường, công anh xã, xã đội, cán bộ tư pháp, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc, trưởng xóm. Đối với các xa ít khoáng sản: Thành lập tổ công tác quản lí khoáng sản do cán bộ tài nguyên môi trường (địa chính) làm tổ trưởng, các thành viên gồm: công an xã, cán bộ tư pháp, trưởng xóm.  Kịp thời rà soát, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lí về môi trường thuộc thẩm quyền UBND tỉnh. 52 Tiến hành rà soát, ban hành và triển khai thực hiện các văn bản quản lí, văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện pháp luật về môi trường(thay thế các văn bản trước đây) theo hướng dẫn cải cách hành chính, đảm bảo phù hợp với pháp luật về môi trường và tình hình thực tế của tình hình thực tế của tỉnh như: Quy định về trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, trả lại giấy phép tahwm dò, giấy phép khai thác, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản và đóng cửa mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn về phương pháp tính, phương pháp thu, chế độ quản lí và sử dụng tiến cấp quyền khai thác khoáng sản; quy định về quản lí, sử dụng khoản thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương nơi có khoáng sản được khai thác.  Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản của các tổ chức cá nhân được cấp giấy phép, và công tác quản lí nhà nước về khoáng sản của UBND cấp huyện, xã.  Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kì và đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, trong đó trọng tâm là các tổ chức, cá nhân chậm đưa mỏ vào hoạt động, có biểu hiện chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác sai quy định, không tuân thủ các quy tắc về an toàn trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, vi phạm các quy định trong sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính. Thu hồi hoặc đề nghị các cấp có thẩm quyền, thu hồi các giấy phép hoạt động khoáng sản, giấy chứng nhận đầu tư, đăng kí khinh doanh ngành nghề khoáng sản của các tổ chức cá nhân vi phạm nghiêm trọng hoặc cố tình vi phạm các quy định của pháp luật sau khi đã bị sử phạt hành chính 2 lần trở lên. 53 Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kì và đột xuất công tác quản lí nhà nước về khoáng sản của UBND huyện, xã, đặc biệt là những nơi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép kéo dài.  Nâng cao năng lực quản lí cho cán bộ chuyên ngành về môi trường từ cấp huyện tới cấp xã.  Bổ sung biên chế cho phòng quản lí tài nguyên khoáng sản và thanh tra cho ngành tài nguyên môi trường cho Sở tài nguyên môi trường, cán bộ quản lí chuyên ngành môi trường cho Sở công thương và xây dựng.  Ở cấp huyện: Bố trí 01 cán bộ chuyên trách về khoáng sản cho phòng tài nguyên môi trường  Ở cấp xã (nếu xã có nhiều khoáng sản): Ngoài cán bộ địa chính, cán bộ môi trường, bố chí trí thêm 01 cán bộ chuyên trách về khoáng sản.  Hàng năm, Sở tài nguyên và môi trường tổ chức 1 đến 2 lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tài nguyên môi trường cấp huyện, xã.  Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản lí môi trường, nhất là trong hoạt động khoáng sản. b. Quản lí môi trường đối với đơn vị tổ chức hoạt động khai thác quặng đa kim Núi Pháo.  Quản lí theo quyết định số 71/28/QĐ – TT ngày 29/05/2008 của thủ tướng chính phủ về kí quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Đơn vị tổ chức hoạt động khai thác mỏ quặng phải nộp phí bảo vệ môi trường cho nhà nước.  Đơn vị tổ chức khai thác quặng đa kim phải thực hiện tổng hợp các biện pháp về quản lí, kĩ thuật – công nghệ nhằm giảm thiểu và khắc phục sự cố ô nhiễm do hoạt động khai thác gây nên cụ thể như sau:  Thiết lập chương trình quản lí nhà nước  Thành lập bộ phận chuyên trách về quản lí môi trường 54  Giảm nhu cầu sử dụng nước và giảm lưu lượng nước thải xả ra nguồn nước.  Xây dựng hệ thống thu gom, xử lí, thoát nước thải đồng bộ với các giai đoạnhoạt động của mỏ.  Thực hiện chương trình quan trắc, giám sát chất lượng nước thải, chất thải  Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lí môi trường địa phương trong việc thanh tra, kiểm tra và giám sát môi trường.  Tổ chức thường xuyên công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân viên trong công ty. 3. Giải pháp công nghệ kĩ thuật a. Giải pháp công nghệ kĩ thuật xử lí ô nhiễm đất: -Xử lí ô nhiễm đất hiệu quả bằng công nghệ CHLB Đức Các chuyên gia từ CHLB Đức đang có mặt tại Việt Nam nhằm khảo sát và hợp tác chuyển giao công nghệ xử lí ô nhiễm đất bằng công nghệ sinh học. Hiện nay, Việt Nam đã thực hiện chiến lược phát triển công nghệ sinh học trong cải tạo đất, chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu.Một số công nghệ đã được áp dụng như sản xuất chế phẩm sinh học bằng công nghệ nano  Áp dụng công nghệ sử dụng thực vật xử lí ô nhiễm Hiện nay, công nghệ sử dụng thực vật xử lí ô nhiễm đang trở thành một giải pháp có tính khả thi cao đối với các nước đang phát triển nhờ vào chi phí xử lí thấp, thân thiện với môi trường.Đây chính là hướng đi bền vững, lâu dài và hiệu quả đối với bảo vệ môi trường của các vùng đẫy và đang khai thác chế biến khoáng sản: ví dụ như: cỏ mần trầu, cỏ vetiver, lau, sậy, keo. Chống xói mòn và cải tạo đất: tiến hành gieo hạt cỏ tại những vị trí địa hình dốc, các khu vực xung yếu gần nguồn nước, giáp với dân cư thì tiến hành dải rơm và bao đất bằng lưới đay. 55 b. Giải pháp công nghệ kĩ thuật xử lí ô nhiễm nước - Phương pháp xử lí lý học Bảng 4.9: Áp dụng các công trình cơ học trong xử lí nước thải Quá trình Áp dụng Lưới chắn rác Tách các chất rắn thô và có thể lắng. Nghiền rác Nghiền các chất rắn thô đến kích thước nhỏ hơn đồng nhất. Bể điều hòa Điều hòa lưu lượng và tải trọng BOD và SS. Khuấy trộn hóa chất và chất khí với nước thải, và giữ cặn ở Khuấy trộn trạng thái lơ lửng. Giúp cho việc tập hợp các hạn cặn nhỏ thành các hạt cặn lớn Tạo bong hơn để có thể tách ra bằng lắng trọng lực. Lắng Tách các cặn lắng và nén bùn. Tách các hạt cặn lơ lửng nhỏ và các hạt cặn có tỉ trọng sấp Tuyển nổi xỉ tỉ trọng của nước, hoặc sử dụng để nén bùn sinh học. Tách các hạt lơ lửng còn lại sau khi xử lí sinh học hoặc hóa Lọc học. Màng lọc Tương tự quá trình lọc. Vận chuyển khí Bổ sung và tách khí. Bay hơi và bay Bay hơi các hợp chất hữu cơ từ nước thải. khí - Phương pháp xử lí lí hóa học, hóa lí. 56 Bảng 4.10: Áp dụng các quá trình hóa học trong xử lí nước Quá trình Áp dụng Tách phosphor và nâng cao hiệu q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_dat_nuoc_va_de_xuat.pdf
Tài liệu liên quan