Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hương canh trong quá trình sản xuất

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------- ----------- VŨ THỊ THÙY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI HƯƠNG CANH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014-2018 Thái Nguyên, năm 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------- ----------- VŨ THỊ THÙY Tên đề tài: ĐÁN

pdf62 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hương canh trong quá trình sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI HƯƠNG CANH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Lớp : N01-K46KHMT Khóa học : 2014-2018 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Thạnh Thái Nguyên, năm 2018 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy bảo, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian em học tập ở trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Đức Thạnh, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Định, cùng các anh chị cán bộ, nhân viên của công ty đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em hoàn thành tốt đề tài. Em xin chân thành cảm ơn tới các cô, các chú, các anh chị cán bộ nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện lấy mẫu và thu thập thông tin tại đơn vị để phục vụ cho đề tài. Cuối cùng, cho phép em gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, ủng hộ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Vũ Thị Thùy ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng nhu cầu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam từ năm 2015 – 2018: ......................................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 4.1: Tọa độ các điểm khống chế của dự ánError! Bookmark not defined. Bảng 4.2: Danh mục thiết bị, máy móc phục vụ dự ánError! Bookmark not defined. Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước mặt ........... Error! Bookmark not defined. Bảng 4.4: Định mức chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt .................. Error! Bookmark not defined. Bảng 4. 5: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt hiện nay lần 1 ......................................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 4. 6: Chất lượng nước thải trước và sau hệ thống xử lý (tính toán)Error! Bookmark not defined. iii iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Ranh giới toàn bộ khu đất dự án ..................................................... 24 Hình 4.2: Quốc lộ 2 ở phía Bắc dự án ............................................................. 25 Hình 4.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ................................................... 28 Hình 4.4: Sơ đồ công nghệ sản xuất kèm dòng thải của nhà máy .................. 28 Hình 4.5: Sơ đồ sản xuất hơi đang sử dụng .................................................... 31 Hình 4.6. Sơ đồ quy trình sản xuất hơi đầu tư mới kèm dòng thải ................. 33 Hình 4. 7: Sơ đồ xử lý nước thải tại nhà máy ................................................. 39 Hình 4. 8: Sơ đồ nguyên lý của bể tự hoại ...................................................... 39 Hình 4. 9: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải – giai đoạn vận hành ................... 42 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD : Lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa chất hữu cơ BOD5 : Lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa chất hữu cơ với thời gian xử lý là 5 ngày, nhiệt độ là 20 COD : Lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước DO : Lượng oxy hòa tan QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia SS : Thông số chất rắn lơ lửng TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TSS : Tổng chất rắn lơ lửng trong nước WTO : Tổ chức thương mại thế giới vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 2 DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iv MỤC LỤC ........................................................................................................ v PHẦN 1.MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2 1.2.2 Yêu cầu của đề tài .................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3 1.3.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài ..................................................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4 2.1.1.1. Tài nguyên nước và vai trò của nước đối với đời sống và phát triển kinh tế ................................................................................................................ 4 2.1.1.2. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................... 6 2.1.1.3. Nước thải công nghiệp và đặc tính của nước thải công nghiệp ........... 8 2.1.2. Cơ sở pháp lý một số văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nước: ........ 9 2.2 Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 11 2.2.1 Tổng quan về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam và trên thế giới ................................................................................................................... 11 2.2.1.1 Tổng quan về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam .......... 11 2.2.1.2 Tổng quan về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trên Thế Giới ......... 13 vii 2.2.2 Tổng quan về nước thải trong sản xuất thức ăn chăn nuôi .................... 14 2.2.2.1 Nguồn gốc phát sinh nước thải chăn nuôi ........................................... 14 2.2.2.2 Thành phần, tính chất, đặc điểm của nước thải chăn nuôi chăn nuôi ..... 15 2.2.2.3 Ảnh hưởng của nước thải thức ăn chăn nuôi ...................................... 16 2.2.3. Hiện trạng ô nhiễm nước trên thế giới và ở Việt Nam ......................... 17 2.2.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới ............................ 17 2.2.3.2.Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam..17 PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 20 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 20 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 20 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến hoạt động của nhà máy .................................................................................................................. 20 3.3.2. Tổng quan về nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh ........ 20 3.3.3. Đánh giá hiện trạng nước thải sau sản xuất của nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh ............................................................................... 20 3.3.4. Ðề xuất giải pháp quản lý và xử lý chất thải trong quá trình sản xuất của nhà máy sản xuất thức ãn chãn nuôi Hýõng Canh .......................................... 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 21 3.4.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu .......................... 21 3.4.2. Phương pháp liệt kê .............................................................................. 21 3.4.3. So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn, quy chuẩn nước thải Việt Nam ..... 21 3.4.4. Phương pháp kế thừa ............................................................................. 21 3.4.5. Phương pháp lấy mẫu nước ................................................................... 21 3.4.6. Phương pháp bảo quản mẫu nước ......................................................... 22 viii 3.4.7. Tổng hợp, viết báo cáo .......................................................................... 22 PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 23 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến hoạt động của nhà máy ... 23 4.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 23 4.1.2 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xung quanh nhà máy ...................... 24 a) Ðiều kiện tự nhiên: ...................................................................................... 24 b) Ðiều kiện kinh tế - xã hội: .......................................................................... 25 c) Ðiều kiện ðịa chất: ...................................................................................... 26 d) Điều kiện về khí tượng ............................................................................... 26 4.2. Tổng quan về Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh ........... 27 4.2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của nhà máy .................. 27 4.2.2. Số lượng cán bộ công nhân viên sản xuất ............................................. 27 4.2.3. Công nghệ và thiết bị sản xuất tại nhà máy .......................................... 28 4.2.4 Danh mục máy móc, thiết bị ................................................................... 33 4.3. Hiện trạng nước thải sau sản xuất tại nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh .................................................................................................... 34 4.3.1. Hiện trạng nước sản xuất của Nhà máy ................................................ 34 4.3.2. Đánh giá hiện trạng nước thải sau sản xuất tại nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh ................................................................................... 35 4.3.3. Tìm hiểu sơ lược về hệ thống xử lý nước thải sau sản xuất tại nhà máy .... 37 a. Nước thải: .................................................................................................... 37 b . Biện pháp xử lý nýớc thải của nhà máy ..................................................... 38 4.3.4. Các biện pháp bảo vệ môi trường nhà máy đã và đang thực hiện đối với môi trường nước .............................................................................................. 41 4.3.4.1. Ðối với nước mưa chảy tràn ............................................................... 41 4.3.4.2. Đối với nước thải sinh hoạt ................................................................ 41 4.3.4.3. Đối với khu vực sản xuất tại nhà máy................................................ 41 4.4. Đề xuất giải pháp quản lý và xử lý chất thải trong quá trình sản xuất của nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh .......................................... 45 ix PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 48 5.1. Kết luận .................................................................................................... 48 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50 I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 50 II. Tài liệu từ Internet ...................................................................................... 50 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Với xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hoá đất nước. Vì vậy mà ngành chăn nuôi đã được quan tâm và phát triển đa dạng hơn. Về nhiệm vụ đã đóng một vai trò rất quan trọng, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của ngành chăn nuôi đã được quan tâm và phát triển đa dạng thể hiện là ngày càng có nhiều khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp được đầu tư xây dựng mở rộng cả về quy mô và lĩnh vực sản xuất, nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm. Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hướng tới chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững, ngành chăn nuôi đã được quan tâm và phát triển đa dạng hơn. Ngoài các vật nuôi truyền thống (lợn, gà vịt..), nhiều vật nuôi khác (dê, cừu, chim cút, bồ câu, đà điểu) và các giống nhập ngoại cũng được chú ý đầu tư phát triển, mở ra bước phát triển mới của ngành chăn nuôi. Song song với đó, công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã và đang phát triển nhanh chóng, không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của các cơ sở chăn nuôi trong nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nông nghiệp địa phương phát triển. Công ty Cổ Phần Japfa Comfeed Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư Indonesia với số vốn đầu tư hơn 50 triệu USD, chuyên về sản xuất thức ăn chăn nuôi, tổ chức mạng lưới gia công chăn nuôi gia cầm, gia súc và chế biến sản phẩm chăn nuôi để xuất khẩu. Công ty được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép thành lập số 1605A/GP ngày 20/10/1999, được Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 191033000044, chứng nhận lần đầu ngày 29/06/2007, chứng nhận thay đổi lần thứ sáu ngày 24/05/2012. 2 Trụ sở chính của công ty đặt tại thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh là một trong những dự án quan trọng của Công ty triển khai tại tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà máy trước đây thuộc Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam, được chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam từ năm 1999. Công ty đã đưa Nhà máy đi vào hoạt động sản xuất trở lại từ năm 2000 với công suất ban đầu là 10.000 – 12.000 tấn/năm. Tháng 9/2000, nhà máy hoàn thành việc thay thế công nghệ cũ của Nam Tư (được đầu tư từ những năm 1978 - 1979) bằng công nghệ sản xuất mới của Mỹ và Hà Lan (được điều khiển tự động), nâng công suất sản xuất thực tế năm 2001 lên 40.000 tấn/năm. Đến năm 2005, công suất nhà máy được nâng lên 110.000 tấn/năm và năm 2011 đạt 185.000 tấn/năm. Mặc dù có những đóng góp lớn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, và giải quyết việc làm cho người dân xung quanh, tuy nhiên hoạt động của nhà máy cũng ít nhiều ảnh hưởng tới môi trường, đất, nước, không khí của nhà máy, xuất phát từ thực tế trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh trong quá trình sản xuất” 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu của đề tài - Giới thiệu tổng quan về Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh. - Đánh giá được hiện trạng nước thải sản xuất của Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh - Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm tăng cường bảo vệ đối với môi trường nước cho nhà máy. 3 1.2.2 Yêu cầu của đề tài Điều tra thu thập thông tin, số liệu chính xác, trung thực, khách quan. Các mẫu nghiên cứu và phân tích đảm bảo tính khoa học và đại diện cho khu vực nghiên cứu. Các kết quả phân tích được so sánh với TCVN, QCVN. Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện của khu vực nhà máy. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài + Góp phần hoàn thiện hệ thống phương pháp luận về nghiên cứu nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội. + Là tài liệu tham khảo dành cho tổ chức, cá nhân, tập thể, cơ quan quan tâm và muốn tham khảo các vấn đề có liên quan. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Phản ánh thực trạng môi trường nước thải sản xuất của nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hương Canh - Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo nhà máy trước hoạt động sản xuất đến môi trường, từ đó có những hoạt động và biện pháp tích cực, hiệu quả trong việc xử lý nước thải. - Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường nước do các hoạt động sản xuất gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, bảo vệ sức khoẻ của người công nhân lao động - Đưa ra những định hướng đúng đắn, phù hợp trong công tác phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường để ngăn ngừa và giảm thiểu sự suy thoái môi trường gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân khu vực nhà máy. 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Tài nguyên nước và vai trò của nước đối với đời sống và phát triển kinh tế - Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng và môi trường, hầu hết các hoạt động trên đều cần đến nước. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên trái đất. Nếu không có nước thì chắc chắn không có sự sống xuất hiện trên trái đất, thiếu nước thì cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại được. Từ xưa, con người đã biết đến vai trò quan trọng của nước, các nhà khoa học cổ đại đã coi nước là thành phần cơ bản của vật chất và trong quá trình phát triển của xã hội loài người, các nền văn minh lớn của nhân loại đều xuất hiện và phát triển trên lưu vực của các con sông lớn như: nền văn minh Lưỡng hà ở Tây Á nằm ở lưu vực hai con sông lớn là Tigre và Euphrate (thuộc Irak hiện nay), nền văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil; nền văn minh sông Hằng ở Ấn Ðộ; nền văn minh Hoàng hà ở Trung Quốc, nền văn minh sông Hồng ở Việt Nam [2]. Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất, con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít nước cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và khoảng 70% trọng lượng cơ thể con người. Lượng nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km3 , trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho nông nghiệp [13]. 5 Đối với sự sống của con người và thiên nhiên nước tham gia thường xuyên vào các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống. Phần lớn của các phản ứng hóa học liên quan đến sự trao đổi chất trong cơ thể đều có dung môi là nước. Nhờ có tính chất này mà nước đã trở thành tác nhân mang sự sống đến cho Trái đất. Đối với cơ thể sống thì thiếu nước là một hiểm họa, thiếu ăn con người có thể sống được vài tuần, còn thiếu nước thì con người không thể sống nổi trong vài ngày. Nhu cầu sinh lí của con người một ngày cần ít nhất 1,83 lít nước vào cơ thể và có thể nhiều hơn tùy theo cường độ lao động và tính chất của môi trường xung quanh [13]. Trong Công nghiệp: Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Để sản xuất 1 tấn gang cần 300 tấn nước, một tấn xút cần 800 tấn nước. Người ta ước tính rằng 15% sử dụng nước trên toàn thế giới công nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng nước trong quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng nước như một dung môi. Mỗi ngành công nghiệp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không tồn tại [13]. Trong nông nghiệp: tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước để phát triển. Từ một hạt cải bắp phát triển thành một cây rau thương phẩm cần 25 lít nước; lúa cần 4.500 lít nước để cho ra 1 kg hạt. Dân gian ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó chúng ta có thể thấy được vai tṛò của nước trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều 6 tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, làm cho tốc độ tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới [13]. Các hoạt động du lịch, giao thông vận tải, thương mại, xây dựng, thủy điện cũng gắn liền với nguồn nước. Ngoài chức năng tham gia trực tiếp vào đời sống và sản xuất nước còn mang nhiều chức năng khác như: là môi trường sống của các loài sinh vật thủy sinh. Đó là nguồn tài nguyên khổng lồ của con người, là chất mang vật liệu và tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, duy trì cân bằng sinh thái, chức năng đệm và điều hòa các chất độc hại Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất đều cần đến nước. 2.1.1.2. Một số khái niệm cơ bản - Theo chương I khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.” [4]. - Khái niệm ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường được hiểu là sự có mặt của các chất hoặc năng lượng với khối lượng lớn trong môi trường mà môi trường khó chấp nhận. Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. Theo chương I khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật 7 môi trường và tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” [4]. - Khái niệm ô nhiễm môi trường nước: “Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hoá học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất” (Hoàng Văn Hùng, 2008) [3]. Ngoài ra ta còn có định nghĩa sau: “Sự ô nhiễm nước là sự thay đổi của thành phần và tính chất của nước ảnh hưởng đến hoạt sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm của nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người” (Lê Văn Khoa, 2005) [5]. Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau đây: - Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy nguồn. - Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ...) - Thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng của các chất hữu cơ và vô cơ, xuất hiện các chất độc hại...). - Lượng ôxi hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa để ôxi hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào. - Các thông số đánh giá chất lượng nước + Các thông số lý học • Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hoá diễn ra trong nguồn nước tự nhiên sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về chất lượng nước, tốc độ, dạng phân huỷ các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hoà tan. 8 • pH: Là chỉ số thể hiện độ axit hay bazơ của nước, là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong nước. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong quá trình đông tụ hoá học, sát trùng, làm mềm nước, kiểm soát sự ăn mòn. Trong hệ thống xử lý nước thải bằng quá trình sinh học thì pH phải được khống chế trong phạm vi thích hợp đối với các loài vi sinh vật có liên quan, pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự phát triển của vi sinh vật trong nước. + Các thông số hóa học • BOD: Là lượng ôxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. • COD: Là lượng ôxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước • NO3: Là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất có chứa nitơ trong nước thải. • Các yếu tố KLN: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ trọng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5 như Asen, Cacdimi, Fe, Mn ở hàm lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự phát triển và sinh trưởng của động, thực vật nhưng khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn. + Các thông số sinh học • Colifom: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác định mức độ ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước. 2.1.1.3. Nước thải công nghiệp và đặc tính của nước thải công nghiệp - Nước thải công nghiệp là dung dịch thải ra từ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp và nguồn tiếp nhận nước thải. - Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lí của cơ sở và ý thức của cán bộ công nhân viên. 9 - Nước thải công nghiệp có thể chia làm hai loại: + Nước thải sản sinh từ nước không được dùng trực tiếp từ các công đoạn sản xuất, nhưng tham gia vào quá trình tiếp xúc với các khí, chất lỏng hoặc chất rắn trong quá trình sản xuất. Loại này có thể phát sinh liên tục hoặc không liên tục. + Nước thải sản sinh trong quá trình sản xuất. Vì là một thành phần của vật chất tham gia quá trình và chính vì vậy những thành phần nguyên liệu hóa chất này thường có nồng độ cao và có thể thu hồi lại [7]. - Đặc điểm của nước thải công nghiệp chứa nhiều hoá chất độc hại (kim loại nặng như Hg, As, Pb, Cd,); các chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học (phenol, dầu mỡ...); các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học từ cơ sở sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà thành phần tính chất tuỳ thuộc vào quá trình sản xuất cũng như quy mô xử lý nước thải. Nước thải của các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm có chứa nhiều chất phân huỷ sinh học; trong khi nước thải công nghiệp lại chứa nhiều kim loại nặng[7]. 2.1.2. Cơ sở pháp lý, một số văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nước: - Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Trong đó tại chương IX mục 4, điều 99, điều 100, điều 101 quy định: Điều 99. Quy định chung về quản lý nước thải 1. Nước thải phải được thu gom, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường. 2. Nước thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại. Điều 100. Thu gom, xử lý nước thải 1. Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải. 10 2. Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. 3. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn; bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về chất thải nguy hại. Điều 101. Hệ thống xử lý nước thải 1. Đối tượng sau phải có hệ thống xử lý nước thải: a) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; b) Khu, cụm công nghiệp làng nghề; c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung. 2. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau: a) Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý; b) Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh c) Xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; d) Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát; đ) Phải được vận hành thường xuyên. 3. Chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý nước thải. 4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô xả thải lớn và có nguy cơ tác hại đến môi trường phải tổ chức quan trắc môi trường nước thải tự động và chuyển số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 - Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải 11 - Nghị định số 127/2007/NĐ -CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_nuoc_thai_nha_may_s.pdf
Tài liệu liên quan