Lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân Phước Chung

ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN VĂN NGẠI Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, Tháng 5 Năm 2006 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN NGẠI Lớp: DH3KN1 - Mã số SV: DKN021160 Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN VŨ DUY Long Xuyên, Ngày 30 Tháng 5 Năm 2006  Thấm thoát đã qua 4 năm, mới ngày nà

pdf54 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân Phước Chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o còn bở ngở đến trường, và mỗi ngày được giáo viên chỉ bảo. Tuy những lời của thầy cô, chỉ là bước mở đầu, chỉ là lý thuyết nhưng đó cũng là hành trang quí báo cho chúng em bước vào đời. Từ những lời dạy đó, đã giúp chuúng em có cơ sở để nhìn nhận vấn đề một cách thực tế hơn. Và kiến thức của thầy cô truyền đạt các em đã được áp dụng vào ba tháng thực tập vừa qua. Rất chân thành cảm ơn quí thầy cô đã tận tình chỉ dạy, và hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm cho các các. Cám ơn thầy Nguyễn Vũ Duy đã chỉ hướng đi, cách làm luận văn tốt nghiêp, giúp đở em thời gian qua, để luận văn của em được hoàn thành. Và chân thành cảm ơn, anh chị đang làm việc tại doanh nghiệp tư nhân Phước Chung. Đã hướng dẫn nhiệt tình và tạo điều kiện cho em học hỏi tiếp thu kiến thức thực tiển, áp dụng lý thuyết để tìm hiểu để hiểu rõ thực tế hơn. Xin chân thành cảm tất cả. Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Ngại  Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN VŨ DUY Người chấm, nhận xét 1: Người chấm, nhận xét 2: Luận văn được bảo vệ tại hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày…....tháng……năm……. MỤC LỤC Trang Chương 1: MỞ ĐẦU............................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 1 1.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 2 1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.......................................................................... 2 1.4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu...............................................................................3 1.5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 3 1.6. Lợi ích của lập kế hoạch kinh doanh........................................................................ 3 Chưong 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................5 2.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh................................................................................5 2.2. Tóm tắt đề tài “ lập kế hoạch kinh doanh cho bưu điện tỉnh An Giang năm 2005”.5 2.3. So sánh hai bản kế hoạch..........................................................................................6 Chương 3: TỔNG QUAN DNTN PHƯỚC CHUNG........................................................... 7 3.1. Giới thiệu.................................................................................................................. 7 3.2. Lịch sử hình thành.................................................................................................... 7 3.3. Sản phẩm, dịch vụ chính...........................................................................................8 3.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua................. 8 Chương 4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH.............................10 4.1. Môi trường vĩ mô......................................................................................................10 4.1.1. Yếu tố tự nhiên.................................................................................................10 4.1.2. Yếu tố kinh tế - xã hội......................................................................................10 4.1.3. Yếu tố công nghệ............................................................................................. 12 4.1.4. Yếu tố chính phủ - chính trị............................................................................. 12 4.1.5. Yếu tố văn hoá – dân số...................................................................................12 4.2. Môi trường tác nghiệp...............................................................................................12 4.2.1. Đối thủ cạnh tranh ...........................................................................................12 4.2.2. Khách hàng...................................................................................................... 15 4.2.3. Nhà cung cấp....................................................................................................16 4.2.4. Đối thủ tìm ẩn.................................................................................................. 17 4.2.5. Sản phẩm thay thế............................................................................................17 4.3. Môi trường nội bộ..................................................................................................... 17 4.3.1. Tổ chức và quản trị nhân sự.............................................................................18 4.3.2. Sản xuất và quản lý chất lượng........................................................................19 4.3.3. Marketing.........................................................................................................19 4.3.4. Tài chính và kết toán........................................................................................21 4.3.5. Chuổi giá trị..................................................................................................... 22 4.3.6. Các hệ thống thông tin..................................................................................... 24 4.4. Ma trận SWOT..........................................................................................................25 4.4.1. Ma trận SWOT..................................................................................................25 4.4.2. Phân tích các kế hoạch......................................................................................25 4.4.3. Lựa chọn kế hoạch............................................................................................ 28 Chương 5: XÂY DỰNG CÁC MỤC TIÊU.........................................................................28 5.1. Các căn cứ dự báo.....................................................................................................28 5.2. Các mục tiêu ............................................................................................................ 28 5.2.1. Mục tiêu ngắn hạn ...........................................................................................28 5.2.2. Mục tiêu dài hạn...............................................................................................28 Chương 6: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO DNTN PHƯỚC CHUNG ........30 6.1. Kế hoạch sản xuất – tác nghiệp - quản trị chất lượng...............................................30 6.2. Kế hoạch marketing.................................................................................................. 35 6.2.1. Kế hoạch sản phẩm.......................................................................................... 35 6.2.2. Kế hoạch giá.................................................................................................... 35 6.2.3. Kế hoạch phân phối......................................................................................... 35 6.2.4. Kế hoạch chiêu thị........................................................................................... 35 6.3. Kế hoạch nhân sự......................................................................................................36 6.4. Kế hoạch tài chính - kế toán..................................................................................... 41 6.3. Kiến nghị...................................................................................................................43 Chương 7: KẾT LUẬN........................................................................................................ 44 BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1: Doanh thu của doanh nghiệp từ năm 2003- 2005........................................... 7 Bảng 3.2: Bảng cân đối kế toán khi mới thành lập.......................................................... 8 Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 2001-2005................................ 10 Bảng 4.2: Cơ cấu kinh tế của Việt Nam từ năm 2001-2005............................................11 Bảng 4.3: Lạm phát của Việt Nam từ năm 2001-2005.................................................... 11 Bảng 4.4: Bảng cơ cấu kinh tế của tỉnh An Giang...........................................................11 Bảng 4.5: Doanh thu của các doanh nghiệp từ năm 2003-2005..................................... 14 Bảng 4.6: Các yếu tố thành công cốt lõi.......................................................................... 15 Bảng 4.7: Trình độ hiện tại của nhân viên....................................................................... 18 Bảng 4.8 : Tiêu chuẩn các loại gạo xuất khẩu................................................................. 20 Bảng 4.9: Giá gạo thành phẩm bán năm 2005................................................................. 21 Bảng 4.10 : Kết quả kinh doanh năm 2005......................................................................21 Bảng 4.11: Doanh thu và chi phí năm 2005.....................................................................22 Bảng 4.12: Tỷ số tài chính............................................................................................... 22 Bảng 4.13: Ma trận SWOT.............................................................................................. 25 Bảng 5.1: Chỉ tiêu sản lượng năm 2006...........................................................................28 Bảng 6.1: Sản lượng xuất gạo thành phẩm năm 2005..................................................... 30 Bảng 6.2: Giá bán thành phẩm năm 2005.......................................................................30 Bảng 6.3: So sánh sản lượng dự kiến với sản lượng năm 2005.......................................31 Bảng 6.4: Tiêu chuẩn đánh bóng 100 kg gạo sô.............................................................. 31 Bảng 6.5: Sản lượng gạo liệu và phụ phẩm dự kiến........................................................ 31 Bảng 6.6: Kế hoạch an toàn và phòng chống cháy nổ..................................................... 34 Bảng 6.7: Kế hoạch an toàn và vệ sinh lao động............................................................. 34 Bảng 6.8: Kế hoạch an toàn lao động trang bị cá nhân....................................................34 Bảng 6.9: Chi phí tổng hợp.............................................................................................35 Bảng 6.10: Số lượng nhân viên dự kiến...........................................................................37 Bảng 6.11: Yêu cầu trình độ nhân viên dự kiến.............................................................. 39 Bảng 6.12: Chi phí tiền lương dự kiến............................................................................40 Bảng 6.13: Chi phí cử nhân viên đi học...........................................................................40 Bảng 6.14: Bảng cân đối kế toán năm 2005.................................................................... 41 Bảng 6.15: Doanh thu các loại gạo.................................................................................. 42 Bảng 6.16:Chi phí gạo liệu.............................................................................................. 42 Bảng 6.17: Chi phí đầu tư mới ........................................................................................42 Bảng 6.18: Các kế hoạch trang bị.................................................................................... 42 Bảng 6.19: Dự kiến kết quả kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung................43 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ doanh thu....................................................................................... 9 Biểu đồ 4.1: Biểu hiện doanh thu của các donh nghiệp từ năm 2003-2005.................... 15 Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức của DNTN Phước Chung........................................................18 Hình 4.2: Chuỗi giá trị..................................................................................................... 23 Hình 6.1: quá trình hoạt động của doanh nghiệp............................................................. 32 Hình 6.2: Cơ cấu tổ chức................................................................................................. 37 Bảng các từ viết tắt DNTN : Doanh nghiệp tư nhân DN : Doanh nghiệp KCS : Kiểm phẩm ĐBSCL : Đồng bằng sông cửu long GDP : Gross Domestic Product WTO : World Trade of Organization AFTA: Asean Free Trade Area Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, thị trường thế giới luôn biến động, và bất kì quốc gia nào muốn phát triển, thì hội nhập kinh tế thế giới là tất yếu. Từ thực trạng đó, Việt Nam đã mở cửa thị trường trong nước, và khuyến khích xuất khẩu để thâm nhập vào thị trường các nước khác. Với chính sách đó, đã tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay rắt cho các doanh nghiệp Việt Nam, và sự cạnh tranh này lại xảy ra ngay thị trường trong nước. Từ đó, tạo cho các doanh nghiệp có nhiều nguy cơ, do chất lượng gạo thành phẩm của Việt Nam không đồng đều. Mặt khác, hội nhập kinh tế cũng mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp có được cơ hội tiếp cận các kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài,…để các doanh nghiệp ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển, và thúc đẩy nền kinh tế đất nước đi lên. Đồng thời, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước diễn ra nhanh hơn. Việc hội nhập kinh tế cũng ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh gạo, và lĩnh vực này vẫn gặp cạnh tranh, nhưng cạnh tranh diễn ra không gay rắt.Từ khi mở cửa thị trường trong nước đến nay, gạo Việt Nam gặp phải cạnh tranh với gạo Thái Lan ngay thị trường nội địa. Tuy Việt Nam xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới, mà chất lượng lại đứng thứ 3 sau Thái Lan và Mỹ. Hiện nay, phần lớn gạo Việt Nam chỉ xuất vào thị trường các nước dễ tính, còn các thị trường khó tính thì gạo Việt Nam mới được thị trường của Nhật chấp nhận. Tuy nhiên, xuất gạo sang thị trường Nhật có rất nhiều nguy cơ, do chất lượng gạo Việt Nam không đồng đều, Việt Nam chưa kiểm soát được dư lượng hóa học trong gạo, và đây cũng chính là điểm yếu của gạo Việt Nam. Đến năm 2006, đây là năm Việt Nam chuẩn bị cất cánh, là năm Việt Nam hoàn thành cam kết AFTA, và có thể trở thành thành viên của tổ chức WTO. Từ đó, tạo nên cạnh tranh ngày càng sâu sắc hơn, các doanh nghiệp Việt Nam phải liên kết với nhau cùng kinh doanh để giảm bớt sự cạnh tranh này. Đặt biệt, năm 2006 cũng là năm chính phủ Việt Nam quyết định coi trọng chất lượng gạo xuất khẩu, nhằm nâng cao chất lượng gạo Việt Nam trong thời gian tới. Từ thực trạng đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, phải có kế hoạch kinh doanh và hướng đi cho mình trong năm 2006 để chuẩn bị cho qúa trình hội nhập kinh tế. Từ yêu cầu chung của quốc gia, DNTN Phước Chung lập kế hoạch kinh doanh là cần thiết, và nhanh chóng tổ chức lại cơ cấu tổ chức, và đánh giá lại các hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Để nhận ra đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình. Đồng thời, phát hiện ra cơ hội, nguy cơ để doanh nghiệp nắm bắt và phát triển. Lấy điểm mạnh nắm bắt cơ hội, và xác định hướng đi để doanh nghiệp phát triển đúng hướng hơn. Và tạo tiền đề để Việt Nam thuận lợi hơn trong việc gia nhập WTO. Cho nên, kế hoạch kinh doanh cho DNTN Phước Chung năm 2006 giúp doanh nghiệp tổ chức lại cơ cấu tổ chức và quản lý tốt hơn đây cũng là nội dung chính của đề tài này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nền kinh tế ngày càng phát triển, lập kế hoạch kinh doanh trở nên cần thiết đối với các doanh nghiệp. Và mỗi bản kế hoạch kinh doanh đều có mục tiêu khác nhau, tùy theo nhu cầu và mong muốn và thực trạng của doanh nghiệp đó. Với nền kinh tế phát triển như hiện nay, có các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư, và mở rộng qui mô sản xuất, thì mục tiêu của bản kế hoạch nhằm tìm nguồn vốn viện trợ, tìm SVTH: Nguyễn văn Ngại - 6 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy kiếm đầu tư, …để trợ giúp doanh nghiệp hoạt động. Với mục tiêu đó bản kế hoạch phải cung cấp thông tin, các kết quả dự kiến để thuyết phục nhà đầu tư. Khác với mục tiêu trên, bản kế hoạch kinh doanh cho DNTN Phước Chung năm 2006, có mục tiêu giúp chủ doanh nghiệp quản lý tốt hơn, và tổ chức lại cơ cấu tổ chức, định hướng cho doanh nghiệp hoạt động trong năm 2006 . Đồng thời, bản kế hoạch này còn giúp doanh nghiệp phát hiện cơ hội, và nguy cơ do môi trường kinh doanh mang lại, và nhận thấy đâu là điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra giải pháp để doanh nghiệp, sử dụng điểm mạnh nắm bắt cơ hội, và tránh nguy cơ, khắc phục điểm yếu để doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn, và giúp doanh nghiệp chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế thế giới. 1.3. Nội dung nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu với 3 phần lớn: Mở đầu, nội dung, kết luận. Và phần nội dung được chia thành 5 chương: Chương 2: Cơ sở lí luận Chương này nêu lên khái niệm kế hoạch kinh doanh là gì, tóm tắt đề tài “ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Bưu Điện Tỉnh An Giang năm 2005”. Và cho thấy điểm giống, và khác nhau của đề tài đang nghiên cứu với đề tài này. Chương 3: Giới thiệu DNTN Phước Chung Chương này giới thiệu lịch sử của doanh nghiệp, và các sản phẩm/ dịch vụ chính của doanh nghiệp. Đồng thời, phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua. Chương 4: Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến doanh nghiệp Chương này phân tích các yếu tố môi trường nội bộ, môi trường tác nghiệp, môi trường vĩ mô. Và chỉ ra đâu là điểm mạnh cần phát huy, và các cơ hội cần nắm bắt. Đồng thời, phát hiện các nguy cơ cần tránh, và các điểm yếu để hạn chế và khắc phục nó thông qua ma trận SWOT. Từ đó, đề ra các chiến lược phát triển phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp, lựa chọn chiến thích hợp với doanh nghiệp, và xác định mục tiêu và các kế hoạch phải thực hiện ngay và các kế hoạch dài hạn. Chương 5: Xây dựng mục tiêu Từ các chiến lược được lựa chọn ở chương 4, tiếp tục xây dựng các căn cứ để đề ra các mục tiêu cho phù hợp với các kế hoạch dài hạn và kế hoạch phải thực hiện ngay. Đồng thời, và thông qua các căn cứ đó xác định các mục tiêu dài hạn, và mục tiêu cụ thể định hướng cho doanh nghiệp hoạt động trong năm 2006 và tương lai, từ nhu cầu thị trường, và tình hình kinh tế của tỉnh An Giang. Chương 6: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho DNTN Phước Chung năm 2006 Để đạt được các mục tiêu ở chương 5, và các kế hoạch đã đề ra được thực hiện, tiếp tục xây dựng các kế hoạch kinh doanh thích hợp với kế hoạch phát triển doanh nghiệp đã được chọn, và chỉ ra những thay đổi trong các kế hoạch: kế hoạch sản xuất và quản lý chất lượng, kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính. Đồng thời, đưa ra các kiến nghị với nhà nước và doanh nghiệp. Cuối cùng là kết luận. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu SVTH: Nguyễn văn Ngại - 7 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Dữ liệu thứ cấp gồm các thông tin kinh tế của tỉnh An Giang, thông tin liên quan đến xuất khẩu gạo được thu thập từ internet, báo chí … Dữ liệu sơ cấp gồm các báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các dự kiến của chủ doanh nghiệp, thu thập từ tổ kế toán và hỏi trực tiếp chủ doanh nghiệp… 1.4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Các dữ liệu thu thập được, sẽ xử lý bằng các phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích đồ thị, biểu đồ, tăng trưởng liên hoàn…. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian tiếp cận doanh nghiệp ngắn, kinh nghiệm thực tế ít, thị trường luôn biến động, và giới hạn cho phép của một bản kế hoạch kinh doanh, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ lập kế hoạch kinh doanh cho DNTN Phước Chung năm 2006. Và tập trung vào phân tích các yếu tố môi trường, tổ chức lại cơ cấu tổ chức, để phát hiện điểm mạnh, và nắm bắt cơ hội kinh doanh trong thời gian tới. Đồng thời, tránh các nguy cơ và hạn chế điểm yếu cho doanh nghiệp. 1.6. Lợi ích của lập kế hoạch kinh doanh Nhu cầu lập kế hoạch kinh doanh ngày càng gia tăng, cho thấy lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh được nhiều người công nhận. Có thể liệt kê các lợi ích chính khi lập kế hoạch kinh doanh như sau: Quá trình lập kế hoạch kinh doanh rất có ích, cho việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận của doanh nghiệp, quá trình này yêu cầu các thành viên chủ chốt trong doanh nghiệp phối hợp với nhau, để cùng xem xét, đánh giá và đưa ra các phương án hoạt động cho doanh nghiệp một cách khách quan, nghiêm túc và toàn diện. Việc lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tập trung các ý tưởng, và đánh giá tính khả thi của các cơ hội triển khai của doanh nghiệp. Ngoài ra, quá trình này còn được xem, là quá trình kiểm tra tính thực tế của các mục tiêu được đề ra trong các hoạt động của doanh nghiệp. Bản kế hoạch kinh doanh sau khi hoàn tất, được xem là công cụ định hướng hoạt động của doanh nghiệp, vì kế hoạch được lập trên cơ sở đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp, dự kiến các hoạt động và các kết quả doanh nghiệp có thể đạt được trong tương lai. Ngoài ra, có thể sử dụng kế hoạch kinh doanh như là một công cụ quản lý trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Một bản kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện, có cách phân tích hợp lý, cân đối cho các vấn đề lớn cần giải quyết. Qua đó, có thể vận dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp, khai thác các điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, nhằm hướng doanh nghiệp tiến tới thành công. Khi hoàn tất, bản kế hoạch kinh doanh được sử dụng như là một công cụ truyền đạt thông tin nội bộ vì trong đó xác định rõ các mục tiêu doanh nghiệp cần đạt, nhận dạng các đối thủ cạnh tranh, cách tổ chức lãnh đạo và sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Trong thực tế, đôi khi doanh nghiệp không cần vay huy động thêm vốn, hoặc doanh nghiệp chỉ là một đơn vị kinh doanh nhỏ, nhưng để đạt hiệu quả trong hoạt động, kế hoạch kinh doanh vẫn được thiết lập. Trong môi trường hoạt động đầy cạnh tranh, các nhà đầu tư không còn xem kinh doanh là việc làm mai rủi và một bản kế hoạch kinh doanh đáng tin cậy có thể giúp họ đạt được thành công. Ngoài ra, một bản kế hoạch sau khi hoàn tất còn là cơ sở cho công tác hoạch định tài chính của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn văn Ngại - 8 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Tóm lại, dù hoạt động trong lĩnh vực nào, doanh nghiệp cũng sẽ đạt được thành quả cao hơn nếu như xây dựng được một kế hoạch kinh doanh đáng tin cậy và sử dụng kế hoạch như là một công cụ quản lý trong quá trình hoạt động. SVTH: Nguyễn văn Ngại - 9 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Chưong 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh Kế hoạch kinh doanh là bản tổng hợp các nội dung chứa trong các kế hoạch bộ phận bao gồm kế hoạch tiếp thị, kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính mà doanh nghiệp dự kiến thực hiện trong thời đoạn từ 3 – 5 năm. Nội dung bản kế hoạch kinh doanh nhằm mô tả, phân tích hiện trạng hoạt động bên trong doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp ( môi trường kinh doanh), trên cơ sở đó đưa ra các hoạt động dự kiến cần thiết trong tương lai nhằm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. 2.2. Tóm tắt đề tài “ lập kế hoạch kinh doanh cho Bưu Điện Tỉnh An Giang năm 2005” Do Lê Nguyễn Hạnh Uyên lập năm 2005. Đề tài này có hai nội dung lớn: Nội dung 1: Phân tích hoạt động kinh doanh của Bưu Điện Tỉnh An Giang trong thời gian qua (2001-2004). Trong phần này, bản kế hoạch giới thiệu chức năng, nhiệm vụ, sản phẩm chính của bưu điện, và phân tích tình hình hoạt động của Bưu Điện từ năm 2001- 2004. Đồng thời, phân tích các ảnh hưởng của môi trường kinh doanh mang lại. Các yếu tố môi trường kinh doanh là: môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp, môi trường nội bộ Từ môi trường vĩ mô: bản kế hoạch chỉ ra cơ hội và nguy cơ do điều kiện tự nhiên, yếu tố kinh tế xã hội, công nghệ, chính phủ chính trị mang lại. Từ môi trường tác nghiệp: cho thấy nguy cơ, cơ hội, điểm mạnh, điểm yếu do khách hàng, đối thủ canh tranh, đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu Điện. Từ môi trường nội bộ: giúp Bưu Điện thấy điểm mạnh, điểm yếu của cơ cấu tổ chức, yếu tố sản xuất, yếu tố marketing, yếu tố tài chính để Bưu điện có hướng phát triển hợp với năng lực. Từ phân tích 3 yếu tố môi trường: vĩ mô, tác nghiệp, nội bộ, bản kế hoạch sử dụng ma trận SWOT để chỉ ra đâu là điểm mạnh cần phát huy, và những cơ hội có thể nắm bắt được, để định hướng cho Bưu Điện hoạt động và phát triển. Đồng thời, có biện pháp khắc phục điểm yếu, và tránh nguy cơ do môi trường kinh doanh mang lại. Nội dung 2: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Bưu điện tỉnh An Giang năm 2005 Từ cơ sở phân tích 3 yếu tố môi trường: vĩ mô, tác nghiệp, nội bộ. Bản kế hoạch đưa ra các dự báo, các căn cứ định hướng phát triển kinh tế trong năm 2005. Căn cứ vào các nghiên cứu thị trường, các chỉ tiêu kinh tế cơ bản năm 2005 của tỉnh An Giang, để xác định mục tiêu kinh doanh năm 2005. Tiếp theo tiến hành xác định mục tiêu, trong mục tiêu có mục tiêu dài hạn, và mục tiêu cụ thể để Bưu Điện có thể phát triển từng bước, và dần dần đạt được mục tiêu dài hạn. Để thực hiện các mục tiêu đó, bản kế hoạch xây dựng các kế hoạch cụ thể: Kế hoạch sản xuất- quản lý chất lượng: SVTH: Nguyễn văn Ngại - 10 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Nội dung kế hoạch sản xuất bao gồm việc xác định các phương pháp sản xuất, qui trình công nghệ, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, và các nguồn lực khác mà Bưu Điện đang hoặc sẽ sử dụng để tạo ra sản phẩm, và các chỉ tiêu đăng ký chất lượng cho dịch vụ, và đảm bảo các kỹ thuật trong hoạt động. Kế hoạch nhân sự: Nội dung của kế hoạch nhân sự trình bày tổng hợp các nguồn lực cần thiết để thực hiện toàn bộ hoạt động của Bưu Điện, bao gồm cả nhân sự cho ban quản trị của Bưu Điện và các bộ phận chức năng. Đồng thời, kế hoạch nhân sự còn nêu dự kiến các công việc sẽ được triển khai nhằm xây dựng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực. Kế hoạch marketing Nội dung là: nhằm hoạch định hoạt động cho tương lai, nghĩa là đưa cách thức nào đó nhằm đạt một mục tiêu của Bưu Điện trên cơ sở hiện trạng của Bưu Điện. Và trong kế hoạch marketing thường bao gồm những điều chưa biết cần phải dự báo, tìm hiểu hoặc sử dụng các giả định. Kế hoạch tài chính: Nội dung của bản kế hoạch tài chính bao gồm: Tổng hợp các nguồn lực, đưa ra các giả định tài chính, các báo cáo tài chính dự kiến. 2.3. So sánh hai bản kế hoạch Bản kế hoạch kinh doanh cho DNTN Phước Chung năm 2006, có các bước giống như bản kế hoạch kinh doanh cho Bưu điện tỉnh An Giang năm 2005. Đi từ phân tích các yếu tố môi trường, xác định mục tiêu, và lập các kế hoạch kinh doanh. Và nội dung của bản kế hoạch này được có 5 chương chính Chương 3: Giới thiệu DNTN Phước Chung Chương 4: Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến doanh nghiệp Chương 5: Xây dựng mục tiêu Chương 6: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho DNTN Phước Chung năm 2006 Và bản kế hoạch này, xây dựng thêm hệ thống quản lý chất lựơng công việc bằng công cụ kiểm soát tiến trình. Nhằm phát hiện các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp, cho thấy các yếu tố thành công cốt lõi, và phân tích chuỗi giá trị để thấy được khả năng cạnh của doanh nghiệp đối với các đối thủ khác. SVTH: Nguyễn văn Ngại - 11 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Chương 3: TỔNG QUAN DNTN PHƯỚC CHUNG 3.1. Giới thiệu Tên DN: DNTN Phước Chung Thành lập: năm 1996 Địa chỉ: Ấp An Thạnh- Hòa Bình- Chợ Mới- An Giang Lĩnh vực hoạt động: kinh doanh gạo Chủ DN: Dương Thị Bảy Diện tích nhà kho: 1.200 m2 Với sức chưa: 4.000 tấn Công suất một năm: 15.000 tấn (Được cung cấp từ tổ kế toán) Hiện nay, Doanh nghiệp đang ở thời kì đầu của giai đoạn tăng trưởng. Trong kinh doanh, đầu vào của doanh nghiệp chủ yếu là gạo. Và được thu mua trực tiếp từ các thương lái, và một phần là hợp đồng với các nhà máy xây xát để thu mua . Từ khi thành lập đến nay, doanh nghiệp đã hoạt động được 9 năm và doanh thu của các năm gần đây liên tục tăng. Bảng 3.1: Doanh thu của doanh nghiệp từ năm 2003- 2005 Đơn vị tính: đồng Năm 2003 2004 2005 Doanh thu 35.937.530.936 65.706.343.531 88.308.986.854 Tỷ lệ tăng (%) 82,83 34,40 Nguồn: Tổ kế toán của doanh nghiệp 3.2. Lịch sử hình thành Trước năm 1996, gia đình của bà Dương Thị Bảy chỉ kinh doanh gỗ, tức là mua cây về cưa ra gỗ thành phẩm rồi bán lại cho khách hàng. Việc kinh doanh gỗ vào những năm 1989-1993 rất thành công. Đến giai đoạn 1993-1996 thì việc kinh doanh gỗ, không còn tạo được nhiều lợi nhuận nữa, bà mới nghĩ đến kinh doanh lĩnh vực khác. Đầu năm 1996, bà nhận thấy việc kinh doanh gạo ở khu vực này khá thuận lợi, vì nơi này dọc theo sông có khá nhiều nhà máy xây lúa. Và nơi này cũng tập trung rất đông thương buôn có trên 70 thương buôn gạo, là điều kiện rất tốt cho kinh doanh gạo. Từ đó, bà Dương Thị Bảy quyết định thành lập DNTN Phước Chung, với số vốn ban đầu như sau: SVTH: Nguyễn văn Ngại - 12 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Bảng 3.2: Bảng cân đối kế toán khi mới thành lập Đơn vị tính: tri._.ệu đồng Tài sản Thành tiền Nguồn vốn Thành tiền Tài lưu động 500 Nợ 0 Tiền mặt 500 Tài sản cố định 1.200 Nguồn vốn 1.700 Nhà xưởng 200 Vốn chư sở hữu 1.700 Máy móc thiết bị 1.000 Tổng 1.700 Tổng 1.700 Nguồn: Tổ kế toán của doanh nghiệp Trong 9 năm qua doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh, lợi nhuận mỗi năm mỗi tăng. Với công suất 15.000 tấn/năm không thể đáp ứng hết nhu cầu bán gạo của thương buôn, đã làm cho gạo ở khu vực này phải chuyển bán ở các kho khác với lượng gạo chuyển đi hàng năm khoảng 14.000 tấn. Từ thực tế đó, bà Dương Thị Bảy quyết định mở rộng quy mô sản xuất, đến năm 2003 bà đầu tư thêm hai hệ thống đánh bóng gạo mới, và mở rộng nhà kho lớn gần 2 lần so với khi mới thành lập. Hiện nay: Diện tích nhà kho: 2.800 m2 Suất chứa: 8.000 tấn Công suất một năm: 30.000 tấn Công suất đánh bóng một ngày: 100 tấn (Nguồn từ tổ kỹ thuật máy và tổ thủ kho) Sở dĩ có sự thay đổi như thế, do bà Dương Thị Bảy muốn thu mua hết gạo được xây xát từ các nhà máy ở khu vực này. Và tạo thuận lợi cho các thương buôn trong vận chuyển, sau đó là tăng thu nhập cho doanh nghiệp, đồng thời tạo thêm việc làm cho thanh niên ở xã. 3.3. Sản phẩm, dịch vụ chính Các sản phẩm chính của doanh nghiệp là: • Gạo 5 % tấm • Gạo 10% tấm • Gạo 15% tấm • Gạo 20% tấm • Gạo 25% tấm Sản phẩm phụ cám, và tấm, thóc 3.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua SVTH: Nguyễn văn Ngại - 13 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Biểu đồ 3.1: Biểu đồ doanh thu Biểu đồ doanh thu 0 20 40 60 80 100 2003 2004 2005 Năm D oa nh th u (t ỷ đ ồ ng ) Doanh thu Từ năm 2003 trở về trước, qui mô của doanh nghiệp còn nhỏ, hàng năm đánh bóng khoảng 15.000 tấn gạo, và công suất của kho chứa khoảng 4.000 tấn. Tuy nhiên trong 9 năm qua doanh nghiệp hoạt động đều có lãi, và doanh thu của năm sau lại cao hơn năm trước, trung bình mức tăng trưởng từ năm 2003 trở về trước khoảng 10% vì đây là lĩnh vực kinh doanh sản phẩm nông nghiệp nên mức lời không cao. Đến năm 2003, nhận thấy được nhu cầu của thị trường, và khu vực quanh doanh nghiệp, bà quyết định đầu tư mở rộng qui mô sản xuất. Và sức chứa của kho tăng lên 30.000 tấn/năm. Từ đó. doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng theo như bản trên (Bảng 3.1). Cũng từ năm 2003 doanh nghiệp hoạt động với với công suất cao hơn, và doanh thu đạt mức cao nhất trong vòng 9 năm qua là 88,309 tỷ đồng. Doanh thu mỗi năm mỗi tăng. Mặt khác, do cạnh trạnh với các doanh nghiệp khác: Hội An, Tân Phước, Chi nhánh Hiệp Thanh, …cho nên sản lượng gạo thành phẩm của doanh nghiệp chưa xuất đúng với công suất của doanh nghiệp như thực tế. SVTH: Nguyễn văn Ngại - 14 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Chương 4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 4.1. Môi trường vĩ mô 4.1.1. Yếu tố tự nhiên An Giang có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển kinh tế, và phát triển nông nghiệp của tỉnh. Từ đó, kéo theo các doanh nghiệp trong tỉnh cùng phát triển, và thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà đi lên. An Giang là tỉnh nằm trong khu vực ĐBSCL, là miền đất rất thuận lợi và giàu tiềm năng để phát triển kinh tế, và một số lĩnh vực khác. Được thiên nhiên ưu đãi, An giang là tỉnh có sản lượng gạo lớn nhất nước. Hơn 70% diện tích đất của tỉnh được phù sa bồi đắp, nên rất màu mỡ rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp. An giang cũng là tỉnh duy nhất ở ĐBSCL có đồi núi thuận lợi cho phát triển du lịch. Hiện nay, An Giang có trên 523 ngàn ha diện tích đất trồng lúa, sản lượng hàng năm trên 3 triệu tấn. Và khu vực này còn có nhiều thuận lợi trong khâu vận chuyển, vì ĐBSCL có hệ thống sông ngòi chằng chịt, tạo thuận lợi để phát triển kinh tế khu vực. Ngoài thuận lợi trên, An Giang cũng gặp không ít khó khăn do khí hậu, thời tiết mang lại, và các dịch bệnh trên lúa và hoa màu,….đã làm cho nông nghiệp bị tổn thất rất lớn. Tuy An Giang và khu vực ĐBSCL có hệ thống sông ngòi chằng chịt, nhưng lượng nước trên các sông không đều nhau. Nhất là vào tháng 2-4 hàng năm có nhiều sông bị cạn, gây khó khăn cho vận chuyển lúa, gạo trên sông. Măt khắc, sông ngòi ở khu vực DBSCL phần lớn là những sông nhỏ, nên khâu vận chuyển ở đây chỉ sử dụng những tàu nhỏ, chưa cho phép các tàu có trọng tải lớn vận chuyển. Từ khó khăn này, đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp của các tỉnh, và công tác giao hàng có thể bị trở ngại. 4.1.2. Yếu tố kinh tế - xã hội Kinh tế Việt Nam Trong những năm gần đây, tốc động tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục tăng, Việt Nam đã đi lên và phát triển về mọi mặt. Và năm 2005, là năm kinh tế Việt Nam thành công nhất, với tốc độ tăng trưởng khá cao Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 2001-2005 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ tăng trưởng (%GDP) 6,89 7,08 7,34 7,79 8,43 Nguồn: Tạp chí quản lý kinh tế Nền kinh tế Việt Nam năm 2005 tăng trưởng hơn năm 2004, và GDP đạt 8,43%, vượt xa 7,79% của năm 2004. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 9 năm qua, kể từ năm 1997 trở lại, với mức tăng trưởng ổn định như thế là điều kiện thuận lợi, để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh. Kinh tế Việt Nam phát triển như thế đã kéo theo cơ cấu kinh tế cũng thay đổi. SVTH: Nguyễn văn Ngại - 15 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Bảng 4.2: Cơ cấu kinh tế của Việt Nam từ năm 2001-2005 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Nông lâm ngư nghiệp (%) 23,24 23,03 22,54 21,81 20,7 Công nghiệp xây dựng (%) 38,13 38,49 39,47 40,21 40,5 Dịch vụ (%) 38,63 38,48 37,99 37,98 38,8 Nguồn: Tạp chí quản lý kinh tế Và lạm phát của Việt Nam năm 2005 đã vượt qua 10% do dịch cúm gà, cơn sốt dầu hỏa,…đã làm mặt bằng giá cả biến động, lạm phát năm 2005 cao nhất tính từ năm 2000 đến nay. Bảng 4.3: Lạm phát của Việt Nam từ năm 2001-2005 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Lạm phát (%) 0,8 4 3 9,5 10,3 Nguồn: tạp chí kế toán và dự báo Mức lạm phát năm 2005 trên 10%, khiến cho các doanh nghiệp ngần ngại trong việc đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, vì nó tạo cho các doanh nghiệp nhiều nguy cơ về giá. Về lãi suất hiện nay, lãi suất ngân hàng tương đối cao, và lãi suất có xu hướng tăng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp muốn tìm nguồn vốn đầu tư mở rộng qui mô kinh doanh, vì lãi suất cao chi phí trả lãi cũng cao, làm cho doanh nghiệp gặp nhiều nguy cơ trong kinh doanh. Kinh tế tỉnh An Giang Năm 2005, tỉnh gặp không ít khó khăn từ dịch cúm gà, hạn hán,…mà mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn ở mức 9,9% tuy có giảm so với năm 2004 (11,61%) nhưng vẩn ở mức cao. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như thế, là điều kiện tốt để các doanh nghiệp trong tỉnh, mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Và sản lượng lương thực hàng năm đều tăng, năm 2005 đạt trên 3 triệu tấn, bình quân lương thực đầu người từ 819 kg (1990) lên 1.131 kg (2000) đến năm 2005 trên 1.260 kg/người/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của quốc gia, năm 2004 Tỉnh An Giang đạt 11,61% quốc gia đạt 7,79%, năm 2005 An Giang đạt 9,9% quốc gia đạt 8,43%. Kinh tế của tỉnh phát triển ổn định và kéo theo cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng thay đổi theo Bảng 4.4: Bảng cơ cấu kinh tế của tỉnh An Giang Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Nông-lâm-thủy sản (%) 39,9 39,9 37,7 38 35,8 Công nghiệp (%) 12,2 12,5 12,7 12 12,4 Dịch vụ (%) 47,9 47,6 19,6 50 51,8 Nguồn: Cục thống kê tỉnh An Giang Bắt nguồn từ nền kinh tế phát triển, đời sống của người dân cũng tăng theo, và dần dần được cải thiện, bình quân lương thực đầu người năm 2005 đạt 480 kg làm cho bộ mặt nông thôn ngày được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm, cơ cấu hạ tầng nông thôn đã được chú trọng xây dựng, điện được đưa về nông thôn,…với sự quan tâm SVTH: Nguyễn văn Ngại - 16 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy của chính phủ đã nâng mức sống của người dân tăng lên, và xóa dần sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. 4.1.3. Yếu tố công nghệ Ngành kinh doanh gạo không phức tạp lắm, cho nên công nghệ sử dụng trong doanh nghiệp không đòi hỏi cao, chỉ cần công nghệ chế biến sau thu hoạch đánh bóng đúng tiêu chuẩn gạo xuất khẩu. Hiện nay, DNTN Phước Chung đang sử dụng công nghệ chế biến sau thu hoạch với hệ thống đánh bóng 4 tấn/giờ. Công nghệ và hệ thống này đã đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh của DNTN Phước Chung. Hệ thống đánh bóng 4 tấn/giờ cho công suất mỗi ngày khoảng 80 tấn. Hiện tại, doanh nghiệp có 3 hệ thống đánh bóng với công suất mỗi ngày trên 100 tấn, do 3 hệ thông không hoạt động liên tục. Ngay nay, trên thị trường đã có hệ thống đánh bóng 6 tấn/giờ, 8 tấn/giờ, 10 tấn/giờ,…Tuy nhiên, tùy theo qui mô của từng doanh nghiệp, mà mỗi doanh nghiệp đầu tư hệ thống đánh bóng phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp. 4.1.4. Yếu tố chính phủ - chính trị Vấn đề chính trị của một quốc gia, luôn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Và Việt Nam là một quốc gia có chính trị ổn định nhất thế giới, là môi trường thích hợp cho các doanh nghiệp tăng đầu tư, để hoạt động kinh doanh. Hiện nay, chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ các doanh nghiệp xuất khẩu, với thuế suất thấp và có các lĩnh vực có thuế suất bằng không. Và năm 2006 chính phủ Việt Nam có quyết định coi trọng chất lượng gạo xuất khẩu. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng gạo của Việt Nam, và nâng sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. 4.1.5. Yếu tố văn hoá – dân số Việt Nam là nước có nền nông nghiệp từ lâu đời, cho nên cơ cấu kinh tế có chuyển đổi như thế nào, thì tỷ trọng nông nghiệp vẫn còn chiếm tương đối lớn. Từ đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh gạo yên tâm sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động của mình. Còn dân số thị Việt Nam có thể coi là nước có cơ cấu dân số trẻ, đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực cần nhiều nhân công. Và An Giang cũng là một trong các tỉnh có lực lượng lao động tương đối đông, với số dân trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 50 – 60 % dân số, và đội ngủ lao động đã qua đào tạo hàng năm tăng, cơ cấu dân trí của tỉnh tương đối thuận lợi cho các doanh nghiệp trong tỉnh hoạch định nhu cầu nhân sự. 4.2. Môi trường tác nghiệp 4.2.1. Đối thủ cạnh tranh Hiện nay, DNTN Phước Chung có các đối thủ cạnh tranh ở cặp hai bờ sông: Long Xuyên và Vàm Cống khoảng 15 doanh nghiệp, các doanh nghiệp này luôn cạnh tranh với nhau về giá. Từ sự cạnh tranh này, làm cho các thương buôn kinh doanh thu mua gạo, di chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác. Các đối thủ mà DNTN Phước Chung gặp phải ở cặp 2 bờ sông Bờ sông Long Xuyên: Công ty xuất khẩu nông sản AGIMEX Công ty xuất khẩu nông sản AFIEX Tổng công ty lương thực Miền Bắc ( Vinafood 1) SVTH: Nguyễn văn Ngại - 17 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Doanh nghiệp tư nhân Thiên Ngọc Cảng Mỹ Thới Kho An Giang 4 DNTN Quốc Chung Bờ sông Vàm Cống: DNTN Tân Phước DNTN Hội An DNTN Mỹ Ngọc DNTN Vĩnh Phát Chi nhánh Agimex Chi nhánh Hiệp Thanh DNTN Tân Phước Nhà kho cách DNTN Phước Chung khoảng 3 km, sức chứa của nhà kho khoảng 6.000 tấn, hàng năm thu mua khoảng 25.000 tấn. Hiện tại, Tân Phước đang sử dụng cộng nghệ chế biến sau thu hoạch với 2 hệ thống đánh bóng 4 tấn/giờ. DNTN Tân Phước là doanh nghiệp có sự cạnh tranh về giá rõ nhất với DNTN Phước Chung. Sự cạnh tranh này thể hiện qua giá thu mua gạo liệu và gạo thành phẩm. Điểm mạnh của DNTN Tân Phước - Có vị trí vận chuyển thành phẩm thuận lợi hơn, do nằm gần sông vàm cống. - Tiếp cận nguồn lao động dể hơn, do doanh nghiệp gần khu dân cư đông, - thanh niên nhiều. - Chi phí vận chuyển thấp, do đường vận chuyển gần và dễ lưu thông Điểm yếu - Sức chứa của kho thấp hơn DNTN Phước Chung, và công suất hoạt động hàng năm thấp. - Hệ thống đánh bóng đã cũ, chất lượng gạo thành phẩm không đều. - Cơ cấu tổ chức còn yếu - Thương buôn không nhiệt tình bán gạo. DNTN Hội An Hội An đang sử dụng 2 hệ thống đánh bóng 6 tấn/giờ và công suất chứa của kho khoảng 10.000 tấn. Hàng năm, Hội An thu mua khoảng 35.000 tấn gạo liệu để sản xuất. Điểm mạnh - Sức chứa của nhà kho lớn 10.000 tấn vượt xa công công suất nhà kho của DNTN Phước Chung. - Nhà kho được đặt tại sông Vàm cống là sông lớn thuận lợi vận chuyển - Chi phí vận chuyển thấp do nhà kho đặt tại sông lớn và gần hơn DNTN Phước Chung Điểm yếu - Hệ thống đánh bóng được đầu tư đã lâu SVTH: Nguyễn văn Ngại - 18 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy - Tiếp cận nguồn nguyên liệu khó hơn DNTN Phước Chung - Phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ở gần đó về giá thu mua - Đường vận chuyển gạo liệu xa - Nhân viên không nhã nhận Chi nhánh Hiệp Thanh Đây là một chi nhánh của DNNN nên chi nhánh này được đầu tư 100% vốn nhà nước. Và nhà kho tương đối lớn, năng lực hoạt động mạnh các chi phí và hoạt động của chi nhánh được Hiệp Thanh tài trợ, và chi phối. Chi nhánh này hoạt động theo nhu cầu và mục tiêu của Hiệp Thanh mẹ đề ra. Điểm mạnh - Chủ động được nguồn tài chính: do Công ty mẹ tài trợ - Cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh - Vị trí thuận lợi trong vận chuyển - Cơ sở vật chất hiện đại - Chú trọng nghiên cứu và phát riển Điểm yếu - Phải lệ thuộc vào các quyết định của công ty mẹ - Nhân viên hoạt động không hết mình - Không tạo được niềm tin vào thương buôn Bảng 4.5: Doanh thu của các doanh nghiệp từ năm 2003-2005 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2003 2004 2005 DNTN Phước Chung 35,938 65,706 88,309 DNTN Tân Phước 50,399 54,704 58,293 DNTN Hội An 65,978 78,937 90,101 Chi nhánh Hiệp Thanh 45,909 50,129 51,962 Nguồn: Tổ kế toán của từng doanh nghiệp Biểu đồ 4.1: Biểu hiện doanh thu của các doanh nghiệp từ năm 2003-2005 0 20 40 60 80 100 2003 2004 2005 Năm D oa nh th u (t ỷ đ ồ ng ) DNTN Phước Chung DNTN Tân Phước DNTN Hội An Chi nhánh Hiệp Thanh Từ biểu đồ cho thấy doanh thu của DNTN Hội An, luôn cao hơn các doanh nghiệp khác từ năm 2003- 2005. Chứng tỏ DNTN Hội An lớn mạnh hơn các doanh nghiệp còn lại. Kế đó, là DNTN Phước Chung có bước tăng trưởng doanh thu cũng khá mạnh, năm 2004 đứng hàng thứ 2 sau DNTN Hội An SVTH: Nguyễn văn Ngại - 19 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Bảng 4.6: Các yếu tố thành công cốt lõi ST T Các yếu tố Trọng số DNTN Phước cung DNTN Tân Phước DNTN Hội An Chi nhánh Hiệp Thanh Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm 1 Kinh nghiệm quản lý 0,12 4 0,48 4 0,48 3 0,36 2 0,24 2 Chủ động nguồn nguyên liệu 0,12 4 0,48 4 0,48 3 0,36 3 0,36 3 Am hiểu khách hàng 0,11 4 0,44 4 0,44 3 0,33 3 0,33 4 Quản trị và quản trị nhân sự 0,1 3 0,3 3 0,3 3 0,3 3 0,3 5 Khả năng tài chính 0,1 3 0,3 2 0,2 4 0,4 4 0,4 6 Khả năng cạnh tranh về giá 0,1 3 0,3 3 0,3 4 0,4 4 0,4 7 Uy tín doanh nghiệp 0,1 3 0,3 2 0,2 3 0,3 3 0,3 8 Quản trị chất lượng 0,09 2 0,18 3 0,27 3 0.27 3 0,27 9 Khâu vận chuyển thành phẩm 0,09 2 0,18 2 0,18 2 0,18 3 0,27 10 Nghiên cứu và phát triển 0,07 1 0,07 1 0,07 1 0.07 4 0,28 Tổng 1 3,03 2,92 2,97 3,15 Qua ma trận yếu tố thành công cốt lõi, cho thấy DNTN Phước Chung đã tận dụng điểm mạnh của mình khá hợp lý, và vị thế cạnh tranh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác có sự chênh lệch. Cho thấy sức cạnh tranh của DNTN Phước Chung tạm đứng thứ 2 với 3,03 điểm, chi nhánh Hiệp Thanh đứng thứ 1 với 3,15 điểm, DNTN Hội An đứng thứ 3 và DNTN Tân phước đứng cuối. 4.2.2. Khách hàng DNTN Phước Chung có hoạt động chính là thu mua gạo, chuốt gạo, đánh bóng gạo, xuất gạo. Xuất gạo ở đây là doanh nghiệp chỉ xuất cho các công ty trung gian, vì doanh nghiệp không trực tiếp xuất cho các đối tác nước ngoài. Các công ty trung gian này có thể coi là khách hàng của doanh nghiệp. Để xuất được hàng, DNTN Phước Chung phải theo dõi thông tin của các công ty trung gian, xem nhu cầu của họ, để doanh nghiệp đang ký đấu thầu giành quyền xuất gạo mà công ty trung gian đó cần. Các công ty trung gian mà doanh nghiệp thường xuất gạo bao gồm: Công ty DOXIMEXCO Công ty Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long Công ty KIGIFAX Công ty Lương Thực Thành Phố Hồ Chí Minh Công ty Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long Công ty Thương Mại Kiên Giang Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc Tổng công ty Lương Thực Miền Nam SVTH: Nguyễn văn Ngại - 20 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Các công ty này đều có nhu cầu xuất gạo thành phẩm: 5%, 10%, 15%, 20%, 25% tấm. Chỉ có công ty Lương Thực Miền Bắc là không có nhu cầu xuất gạo 5%, và gạo 25% tấm. Nắm bắt được thông tin của các công ty này, để biết họ cần loại gạo nào, số lượng bao nhiêu, cho nên doanh nghiệp đã tạo được mối quan hệ với các công ty đó, họ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, về lô hàng mà họ cần. Từ đó, doanh nghiệp đưa mẫu và hồ sơ đến các công ty trung gian để tham gia đấu thầu. Đến ngày đấu thầu, doanh nghiệp cử nhân viên đến để tham gia đấu thầu. Nếu trúng thầu doanh nghiệp mới ký hợp đồng xuất gạo, và thực hiện theo các điều khoản trong hợp đồng do công ty trung gian đưa ra. Việc đấu thầu, và ký hợp đồng với các điều khoản do công ty trung gian đưa ra, DNTN Phước Chung phải chịu nhiều rủi ro: về giá, về chất lựong gạo, về vận chuyển,…. 4.2.3. Nhà cung cấp Các nhà cung ứng gạo liệu cho DNTN Phước Chung Nguyên liệu chính của doanh nghiệp là gạo sô và gạo trắng, các thương buôn và các nhà máy xây xát thu mua gạo là nhà cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các thương buôn Doanh nghiệp và thương buôn phụ thuộc lẫn nhau • Thương buôn cần doanh nghiệp vì: Các thương buôn là những người mang lúa gạo từ nơi này, đến nơi khác để bán, nếu khâu vận chuyển của các thương buôn xa làm chi phí sẽ tăng, và lợi nhuận của các thương buôn giảm. Các thương buôn là những người mua bán lượng gạo nhỏ, còn doanh nghiệp là người mua lượng lớn. Và lúa gạo không có khác biệt lớn, các doanh nghiệp có thể hợp đồng với các thương lái khác, mà không tốn thêm chi phí nào khác. • Doanh nghiệp cần thương buôn vì: Thương buôn chính là người thu mua gạo liệu cho doanh nghiệp, khi thiếu gạo liệu doanh nghiệp liên hệ với họ để họ thu mua. Và khu vực này có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh gạo, nên có thể cạnh tranh với nhau về giá thu mua vào. Các nhà cung ứng thiết bị công nghệ Doanh nghiệp nào hoạt động bắt buột cũng phải có tài sản, thiết bị, máy móc mới có thể hoạt động được. Và các trang thiết bị đó phải được công ty có uy tín cung cấp để doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh. Từ đó, DNTN Phước Chung đã chọn nhà cung ứng các trang thiết bị cho công nghệ chế biến sau thu hoạch, là công ty cơ khí Bùi Văn Ngọ ở thành phố Hồ Chí Minh, và tiệm cân Minh Phương cũng ở thành phố Hồ Chí Minh để cung cấp các loại cân cho doanh nghiệp. Còn các băng tải, các thiết khác được công ty cơ khí An Giang cung cấp. Còn các máy may bao, doanh nghiệp chọn sản phẩm của Trung Quốc, các máy đo ẩm độ được các cơ quan kiểm phẩm cung cấp. Với chọn lựa nhà cung cấp đó đã tạo được sự chắc chắn trong sản xuất, và công suất hoạt động của doanh nghiệp ngày được tăng lên. Về lao động phần lớn công nhân được chọn từ thanh niên xã, còn công nhân đã qua đào tạo doanh nghiệp liên hệ với các trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh để tuyển người. An Giang là tỉnh có lực lượng lao động không ngừng lớn mạnh, đã tạo SVTH: Nguyễn văn Ngại - 21 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên. Nhìn chung, cơ cấu trình độ, năng lực của đội ngủ lao động của doanh nghiệp hiện nay, tương đối phù hợp với hoạt động và qui mô của doanh nghiệp, và tình hình phát triển kinh tế của địa phương. 4.2.4. Đối thủ tìm ẩn Hiện nay, xung quanh khu vực của DNTN Phước Chung, có khoảng 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh gạo. Chủ yếu là ven hai bờ sông Long Xuyên và Vàm Cống. Và lĩnh vực kinh doanh gạo tương đối dễ hoạt động, đây là ngành kinh doanh có lợi nhuận không cao nhưng ổn định. Tuy nhiên, số vốn đầu tư cao, và hoạt động ít rủi ro, là cơ hội cho các nhà đầu tư mới tham gia vào để kinh doanh. Hoặc các doanh nghiệp cũ sẽ mở thêm chi nhánh để mở rộng qui mô sản xuất, cũng có thể là các nhà máy xây xát sẽ đầu tư thêm hệ thống đánh bóng để kinh doanh gạo. Từ đó, tạo cho các doanh nghiệp cạnh tranh giá thu mua gạo với nhau nhiều hơn. Các doanh nghiệp trong ngành có thể không trả đũa với doanh nghiệp, hay cơ sở kinh doanh gạo mới thành lập. Vì tốc độ tăng trưởng của ngành chậm, và có thêm doanh nghiệp mới mà không làm giảm doanh thu của các doanh nghiệp còn lại. Lĩnh vực kinh doanh này hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường, vào chính phủ, vào các công ty trung gian. Đặc biệt, là giá thu mua phụ thuộc vào mùa vụ, còn giá bán phụ thuộc vào các công ty trung gian. 4.2.5. Sản phẩm thay thế Gạo là nhu cầu thiết yếu cho con người, tuy nhiên có một số nước nhu cầu gạo của họ ít, mặc dù số dân tương đối đông, do họ có thói quen sử dụng thứ khác để thay gạo. Và ngày nay nền kinh tế thế giới luôn phát triển, mọi người bận rộn nhiều hơn, từ đó con người có nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh nhiều hơn. Nhu cầu ăn cơm sẽ giảm xuống, các thực phẩm ăn liền thay cơm sẽ bán chạy hơn. Cho nên, các sản phẩm có thể thay thế gạo là: mì, và ngô… 4.3. Môi trường nội bộ 4.3.1. Tổ chức và quản trị nhân sự DNTN Phước Chung trong 9 năm qua hoạt động đều có lãi, và hàng năm đều đóng góp vào ngân sách nhà nước một khoảng thuế. Có được thành công đó là do kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên năng động và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp tương đối đơn giản. Là một DNTN và lĩnh vực hoạt động tương đối dễ, cho nên cơ cấu tổ chức của Phước Chung tương đối đơn giản. Công việc của các nhân viên luôn chồng chéo nhau, do doanh nghiệp muốn các nhân viên đều làm được tất cả các công việc của doanh nghiệp, đã tạo cho các nhân viên linh hoạt hơn trong hoạt động. Với ý tưởng đó đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động khi vào mùa vụ. SVTH: Nguyễn văn Ngại - 22 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Cơ cấu tổ chứchiện tại: Nguồn: Tổ thủ kho Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức của DNTN Phước Chung Trình độ nhân viên của doanh nghiệp năm 2005: Bảng 4.7: Trình độ hiện tại của nhân viên Nhân viên Số lượng Trình độ Kế toán 2 1 đại học 1 sơ cấp KCS 2 2 trung cấp Thủ kho 1 Cấp 2 Kỹ thuật máy 6 4 cấp 3 2 cấp 2 Quản đốc 1 Trung học Nguồn: Tổ kế toán doanh nghiệp Về quản trị: thể hiện 4 chức năng: Hoạch định: Từ khi thành lập đến nay, doanh nghiệp chưa lập bản kế hoạch kinh doanh nào, và chưa bao giờ đặt ra mục tiêu để phấn đấu. Hầu như, doanh nghiệp chỉ hoạt động theo thời vụ, và thị trường. Tuy nhiên, với kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp, và quản đốc đã điều hành doanh nghiệp hoạt động khá thành công. Quản đốc đã tạo được môi trường làm việc thuận lợi cho các nhân viên, và tạo được sự gắn kết trong nhân viên. Tổ chức: Doanh nghiệp chỉ hoạt động ở lĩnh vực khá đơn giản, cho nên khâu tổ chức nhân sự của doanh nghiệp tương đơn giản và được chia thành 4 tổ: kế toán, KCS, kỹ thuật máy, thủ kho. Và các tổ này chịu sự quản lý của quản đốc. SVTH: Nguyễn văn Ngại - 23 - Chủ DN Quản đốc Kỹ thuật máy KCS Thủ kho Công nhân Kế toán Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Lãnh đạo:Chủ doanh nghiệp đã tạo được sự kết dính của các nhân viên, và đối sử các nhân viên công bằng. Từ đó, tạo cho doanh nghiệp hoạt động khá thành công trong thời gian qua. Kiểm soát: Doanh nghiệp chưa thiết lập được hệ thống đánh giá nhân viên, để kiểm tra công việc của nhân viên. Về chi phí doanh nghiệp chưa thành lập được hệ thống quản lý tốt, doanh nghiệp còn bị các chi phí không mong muốn xảy ra, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm xuống nhưng không đáng kể. 4.3.2. Sản xuất và quản lý chất lượng Sản xuất DNTN Phước Chung đã xây dựng được cơ sở vật chất, tương đối phù hợp với thực tế hiện nay. Và các trang thiết bị được trang thích hợp với qui mô sản xuất của doanh nghiệp. Với công nghệ doanh nghiệp đang sử dụng hiện nay, ngoài hệ thống đánh bóng cũ được đầu tư từ khi thành lập, doanh nghiệp đã đầu tư hai hệ thống đánh bóng mới, để sản xuất gạo 5% và 20% đúng với chất lượng xuất khẩu. Và công suất của doanh nghiệp hiện nay là 100 tấn/ngày, công suất mỗi hệ thống đánh bóng là 4 tấn/giờ. Và nhận thấy nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp đã đầu tư 2 cây cân điện tử. Từ đó, sản lượng gạo nhập hàng ngày của doanh nghiệp nhiều hơn, tạo cho công nhân làm việc nhanh hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu sản lượng cho các công ty trung gian, có lúc doanh nghiệp phải bỏ một số cuộc đấu thầu, và nhường hợp đồng cho doanh nghiệp khác cung cấp gạo thành phẩm, do thuế gạo liệu. Quản lý chất lượng: Ngày nay, cạnh tranh ngày càng trở nên gay rắt, từ đó các doanh nghiệp phải sản xuất sản phẩm có chất lượng đúng nhu cầu thị trường, mới có thể tồn tại được. Nhận thấy điều đó, DNTN Phước Chung đã trang bị các hệ thống đánh bóng gạo, bảo trì bảo dưỡng, và lắp đặt các thiết bị cần thiết, để đảm bảo công việc diễn ra đúng tiến độ. Về gạo thành phẩm, doanh nghiệp sản xuất luôn bám sát vào tiêu chuẩn xuất khẩu gạo của quốc gia. Đảm bảo gạo đúng với mẫu đã chào hàng cho khách hàng, và thành phẩm được giao đúng thời hạn theo hợp đồng. Với hệ thống đánh bóng hiện tại của doanh nghiệp, đủ đảm bảo đúng theo chất lượng của thành phẩm. Để gạo được đấu đúng với tiêu chuẩn xuất khẩu, doanh nghiệp có nhân viên có chuyên môn theo dõi và giám sát, vì đây là khâu rất quan trọng, nó đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, và phát triển. 4.3.3. Marketing Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, thì marketing luôn là yếu tố quan trọng, vì nó là cầu nối giữa doanh nghiệp với khác hàng. Ngày nay, marketing đã trở thành hoạt động không thể tách rời với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp có bán được hay không, nhiều hay ít, và có được nhiều người quan tâm đến hay không,… được trả lời thông qua hoạt động marketing. a. Sản phẩm – dịch vụ Các sản phẩm của DNTN phước Chung được giới thiệu đến khách hàng thông qua các mẫu, và các mẫu này bám theo tiêu chuẩn gạo xuất khẩu ở bảng sau: SVTH: Nguyễn văn Ngại - 24 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Bảng 4.8 : Tiêu chuẩn các loại gạo xuất khẩu Các tiêu chuẩn Loại gạo (% tấm) 5 10 15 20 25 Tấm 5%(3/4) 10%(3/4) 15%(5/3) 20%(2/3) 25%(1/5) Thủy phần 14% 14% 14% 14% 14% Tạp chất 0,1% 0,1% 0,2% 0,2% 0,2% Hạt bạc bụng 5% 6% 7% 7% 7% Hạt đỏ và sọc đỏ 0,5% 0,5% 2% 2% 5% Hạt hỏng 0,5% 0,5% 1% 1% 5% Hạt ẩm vàng 0,5% 0,5% 0,5% 1% 1% Mức độ xây xát Đánh bóng 2 lần Đánh bóng 2 lần Bình thường Bình thường Bình thường Thóc lẫn 15 hạt/kg 15 hạt/kg 20 hạt/kg 20 hạt/kg 25 hạt/kg Chiều dài trung bình hạt gạo 6,2 mm 6,2mm 6,2mm 6,2mm 6,2mm Nguồn: Tổ KCS của doanh nghiệp Gạo 5% tấm Là gạo tốt nhất mà DNTN Phước Chung đang chú trọng phát triển, tăng sản lượng gạo xuất, vì loại gạo này mang lại nhiều lợi nhuận và gạo liệu để sản xuất ra gạo 5% tấm được các nông dân trong tỉnh trồng rất nhiều. Gạo này được sản xuất cẩn thận, và được kiểm tra rất kỹ, vì các loại gạo 5% tấm phần lớn xuất sang các nước tương đối giàu, và phần lớn là người thành thị dùng, năm 2005 Phước Chung đã xuất khá nhiều. Gạo 10% tấm Là loại gạo tốt hàng thứ 2, nhưng loại gạo này năm 2005 doanh nghiệp ít sản xuất do không có hợp đồng, và chỉ xuất được 400 tấn. Loại gạo này cũng đòi hỏi về chất lượng tương đối khó, vì nó là loại gạo có chất lượng chỉ sau gạo 5% Gạo 15% tấm Đây là loại gạo có chất lượng đứng hàng thứ 3 loại gạo này thường xuất qua các nước nghèo, như Philippin, Nam Phi. Đây là loại gạo mà hàng năm doanh nghiệp xuất đi với khối lượng tương đối lớn. Gạo 20% tấm Đây là loại gạo có chất lượng tương đối kém, và nó được doanh nghiệp sử dụng để đấu gạo 25% tấm. Gạo 25% tấm Là loại gạo có chất lượng kém nhất, loại gạo này hầu như chỉ xuất qua các nước nghèo. Loại gạo này được đấu tấm vào gạo 20% tạo ra. b. Giá cả Giá cả thị trường luôn biến động, giá gạo liệu luôn thay đổi theo mùa vụ. Từ đó, các doanh nghiệp thu mua gạo liệu cũng theo mùa vụ, còn trái mùa phần lớn gạo liệu được hợp đồng để mua. Doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá mua gạo liệu thích hợp theo giá gạo xuất. Và tùy theo lượng gạo tồn kho mà chủ doanh nghiệp điều chỉnh giá mua để đủ sản lượng gạo liệu phục vụ cho các hợp đồng xuất. Để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp thường mua giá gạo liệu thấp hơn giá gạo xuất từ 500-700 đồng/kg. Và giá gạo liệu cho từng loại gạo cũng khác nhau: Năm 2005 doanh nghiệp đã mua gạo liệu mua theo từng thời điểm với các khoảng giá như sau: SVTH: Nguyễn văn Ngại - 25 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Giá gạo liêu giao động từ 2.950-3.100 đồng/kg đối với gạo sô, và 3.300-3.380 đồng/kg đối với gạo trắng. Khi vào mùa thường giá gạo cao lúc đầu mùa, vì doanh nghiệp muốn thu mua gạo có chất lượng đúng với chất lượng gạo thành phẩm, để đủ lượng dự trữ cho kinh doanh. Biến động giá gạo cũng làm cho các thương buôn di chuyển luồng bán, thông thường họ bán nơi nào mua giá cao. Giá gạo thành phẩm của DNTN Phước Chung xuất cho khách hàng năm 2005. Bảng 4.9: Giá gạo thành phẩm bán năm 2005 Loại gạo (% tấm) Giá bán (đồng/kg) 5 3.700-3.980 10 3.650-3.800 15 3.600-3.700 20 3.500-3.650 25 3.450-3.500 Nguồn: Tổ kế toán của doang nghiệp Giá gạo xuất thường do doanh nghiệp đấu thầu trúng, c. Phân phối DNTN Phước Chung không trực tiếp xuất hàng đến tay người tiêu dùng, chỉ bán cho các công ty trung gian. Nên vấ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1068.pdf
Tài liệu liên quan