Luận án Bảo đảm tính đại diện của quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI HOÀNG MINH HIẾU BẢO ĐẢM TÍNH ĐẠI DIỆN CỦA QUỐC HỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI HOÀNG MINH HIẾU BẢO ĐẢM TÍNH ĐẠI DIỆN CỦA QUỐC HỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH

pdf190 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Bảo đảm tính đại diện của quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT MÃ SỐ: 62 38 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn: GS.TS. Thái Vĩnh Thắng HÀ NỘI, 2014 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ các công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hoàng Minh Hiếu 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CHLB Cộng hoà liên bang 2 ĐBQH Đại biểu Quốc hội 3 GS Giáo sư 4 HĐDT Hội đồng dân tộc 5 MTTQ Mặt trận Tổ quốc 6 NXB Nhà xuất bản 7 QH Quốc hội 8 Tr. Trang 9 TS Tiến sĩ 10 TSKH Tiến sĩ khoa học 11 TT-TV-NCKH Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu Khoa học 12 UB Uỷ ban 13 UBTVQH Uỷ ban thường vụ Quốc hội 14 VN Việt Nam 15 XHCN Xã hội chủ nghĩa i MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 7 1.1. Nội dung cơ bản của các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp 7 đến đề tài luận án 1.2. Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp 13 đến đề tài luận án Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH ĐẠI DIỆN VÀ VIỆC BẢO 33 ĐẢM TÍNH ĐẠI DIỆN CỦA QUỐC HỘI 2.1. Khái niệm tính đại diện của Quốc hội 33 2.2. Tính đại diện của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 59 2.3. Các yếu tố bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây 72 dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC BẢO ĐẢM TÍNH ĐẠI DIỆN CỦA 88 QUỐC HỘI 3.1. Bảo đảm tính đại diện trong các giai đoạn phát triển của Quốc hội Việt 88 Nam 3.2. Đánh giá thực trạng của việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội trong 97 giai đoạn hiện nay Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ BẢO ĐẢM TÍNH ĐẠI 129 DIỆN CỦA QUỐC HỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 4.1. Các yêu cầu đặt ra đối với việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội 129 4.2. Các giải pháp bảo đảm và nâng cao tính đại diện của Quốc hội 139 KẾT LUẬN 165 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN 168 ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 169 PHỤ LỤC 182 ii CÁC MINH HOẠ Các bảng Trang Bảng 3.1: Số lượng ĐBQH pháp định qua các thời kỳ 101 Bảng 3.2: Nhiệm kỳ của Quốc hội từ năm 1945 đến nay 103 Bảng 4.1: Các đơn vị bầu cử ở hải ngoại của Cộng hoà Pháp 146 Các biểu đồ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ cử tri đi bầu trên cả nước qua các cuộc bầu cử 99 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ ĐBQH là nông dân trong các nhiệm kỳ Quốc hội 105 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ ĐBQH là công nhân trong các nhiệm kỳ Quốc hội 106 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ ĐBQH là phụ nữ trong các kỳ bầu cử 107 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ ĐBQH là người dân tộc thiểu số trong các kỳ bầu cử 108 Biểu đồ 3.6: Các tiêu chí lựa chọn người trúng cử đại biểu Quốc hội 112 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ tiếp nhận thông tin từ các cử tri ở các khu vực khác nhau 115 Biểu đồ 3.8: Việc sử dụng các nguồn thông tin để tìm hiểu ý chí, nguyện 119 vọng của cử tri Các hình Hình 1.1: Cấu trúc hình thức của tính đại diện của Quốc hội 58 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Trong tiến trình thực hiện đường lối đổi mới đất nước, bắt đầu từ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (01/1994), Đảng ta đã khẳng định sự cần thiết phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Sau đó, chủ trương này liên tục được khẳng định tại các kỳ đại hội của Đảng. Gần đây nhất, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI (01/2011) nhấn mạnh: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” và trong công cuộc đổi mới đất nước, cần tiếp tục “đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [10, tr. 52-53]. Một trong những nội dung quan trọng của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền là đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong đó, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội có vai trò rất quan trọng do Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Trong thời gian vừa qua, quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội mặc dù đã có những thành tựu nhất định nhưng chưa được như mong đợi. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Quốc hội chỉ ra rằng, so với nhiệm vụ và quyền hạn mà Hiến pháp và pháp luật qui định, thì tổ chức bộ máy của Quốc hội nhìn chung chưa ngang tầm, chưa đáp ứng công việc một cách đầy đủ [87]. Trong khi đó, nhiều kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy để đáp ứng được những yêu cầu của quá trình phát triển của đất nước, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong thời gian sắp tới còn gặp nhiều thách thức hơn nữa. Một trong những thách thức cơ bản đối với hoạt động của Quốc hội là việc bảo đảm và nâng cao tính đại diện của Quốc hội. Khi nhận định về những thách thức đối với Quốc hội trong thời kỳ đổi mới tại dịp kỉ niệm 60 năm bầu cử Quốc hội khoá I, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chỉ ra 3 thách thức và trong đó có đến 2 thách thức liên quan đến tính đại diện của Quốc hội. Đó là các vấn đề liên quan đến khả năng đại diện cho nhân dân của các đại biểu Quốc hội và sự chồng chéo của các mối quan hệ đại diện trong Quốc hội [126]. Nhận định này cũng nhận được sự đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu 2 khác nhau [69]. Bên cạnh đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI vừa qua, Đảng ta cũng đã nhận định cần tiếp tục “đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm cho Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân [] có cơ chế để đại biểu Quốc hội gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri” [9]. Trên thực tế, xung quanh việc đảm bảo tính đại diện của Quốc hội nước ta đang có rất nhiều vấn đề tồn tại. Đó là những vấn đề về cơ cấu thành phần của đại biểu, về mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội và cử tri, việc xác định đại diện cho lợi ích của địa phương và lợi ích của quốc gia v.v.... Đây vốn là những vấn đề phức tạp, liên quan đến rất nhiều khía cạnh khác nhau của thiết chế nghị viện từ quá trình bầu cử cho đến việc tổ chức bộ máy và các hoạt động của Quốc hội. Và thực tế cho thấy dường như có mối liên hệ giữa khả năng đại diện của Quốc hội với hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong việc thực hiện các chức năng lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Việc ban hành các đạo luật chưa đạt yêu cầu trong thời gian gần đây được cho là có một phần nguyên nhân do các cuộc thảo luận tại Quốc hội chưa phản ánh hết thực tế của cuộc sống. Các hoạt động giám sát của Quốc hội chưa được như mong muốn của cử tri trong nhiều trường hợp là do những mối quan hệ đại diện chồng chéo, làm giảm động lực giám sát của các đại biểu Quốc hội. Hơn thế nữa, việc tăng cường tính đại diện của Quốc hội còn đồng nghĩa với việc mở rộng dân chủ, và do vậy có thể góp phần nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp và hoạt động giám sát của Quốc hội. Đây là một phần trong những nội dung cơ bản của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, các vấn đề về tính đại diện của Quốc hội nước ta lại là một trong những nội dung ít được tập trung nghiên cứu và đổi mới trong thời gian vừa qua. Đã có khá nhiều báo cáo và các đề án tập trung nghiên cứu việc đổi mới chức năng lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước của Quốc hội nhưng chưa có những chương trình, đề án nghiên cứu tổng thể liên quan đến việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội để Quốc hội đại diện tốt hơn cho nhân dân. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đề tài: “Bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” là một yêu cầu hết sức cấp thiết. Nội dung nghiên cứu cơ bản của đề tài này tập trung đi sâu vào việc nghiên cứu, tìm hiểu, làm rõ tính đại diện của Quốc hội, việc 3 bảo đảm tính đại diện của Quốc hội; thực trạng việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội ở Việt Nam; và các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện cơ chế bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 2.1. Mục đích của luận án Mục đích của Luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, Luận án đưa ra những kiến nghị nhằm tăng cường việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Làm rõ cơ sở lí luận về tính đại diện của Quốc hội qua đó một số nội dung sẽ được giải quyết như làm rõ khái niệm về tính đại diện của Quốc hội, cấu trúc của tính đại diện của Quốc hội; việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. - Phân tích, đánh giá việc bảo đảm tính đại diện ở Quốc hội nước ta trong thời gian vừa qua cả về khuôn khổ chính sách, pháp luật và quá trình thực hiện trên thực tiễn. - Phân tích làm rõ các yêu cầu của việc bảo đảm tính đại diện và mối quan hệ giữa việc bảo đảm tính đại diện đối với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội Việt Nam. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Những vấn đề lí luận về tính đại diện và bảo đảm tính đại diện của Quốc hội sẽ được làm rõ trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, để đáp ứng mục đích chính của đề tài là nghiên cứu về tính đại diện của Quốc hội Việt Nam, Luận án sẽ chủ yếu tập trung phân tích, tìm hiểu và giải thích những nhận thức hiện tại về tính đại diện của Quốc hội trong bối cảnh nước ta, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân được khởi xướng từ năm 1994 đến nay. 4 4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Việc giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn về bảo đảm tính đại diện của Quốc hội trong luận án được thực hiện trên cơ sở nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác – Lênin với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp phân tích theo hệ thống, phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp lịch sử Phương pháp so sánh pháp luật được sử dụng trong luận án để so sánh, tìm hiểu những đặc thù của việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội ở một số nước để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta. Để có những luận cứ thuyết phục liên quan đến các lập luận về tính đại diện của Quốc hội, phương pháp phân tích các trường hợp điển hình sẽ được áp dụng trong quá trình nghiên cứu của đề tài này. Thông qua việc quan sát hoạt động của Quốc hội, các thông tin về tiến trình làm việc, các tình huống thực tế trong hoạt động của Quốc hội sẽ được ghi nhận để xây dựng các lập luận của đề tài Để những lập luận của Luận án bảo đảm tính khoa học, tác giả Luận án đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học nhằm thu thập số liệu về nhận thức của các đại biểu Quốc hội đối với một số vấn đề thuộc nội dung của luận án. Việc điều tra xã hội học được tiến hành vào tháng 5 năm 2013 tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khoá XIII với số phiếu phát ra là 318 phiếu, số phiếu thu về là 310 phiếu. Các số liệu thu thập được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS (xem thêm Phụ lục về Phiếu khảo sát việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội). 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN Luận án có những đóng góp mới như sau: - Khẳng định tính đại diện của Quốc hội là một khái niệm liên quan đến các vấn đề lý luận mang tính cơ bản về tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong đó có cách hiểu thuần tuý về mặt ngôn ngữ về khái niệm đại diện, về các vấn đề lý luận liên quan đến chủ quyền nhân dân, về các lý luận về đại diện chính trị và về dân chủ đại diện. Để hiểu tính đại diện một cách đầy đủ và có hệ thống, cần phải hiểu tính đại diện của Quốc hội là tính chất các thành viên của Quốc hội do các cử tri trực tiếp bầu ra, có năng lực đại 5 diện một cách xứng đáng cho các cử tri, phản ánh cơ cấu thành phần xã hội, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các cử tri để thay mặt các cử tri xác định nên ý chí chung của xã hội. Tính đại diện thể hiện qua cách thức hình thành mối quan hệ đại diện; qua mối tương đồng giữa các đại biểu Quốc hội với cử tri; qua năng lực đại diện của đại biểu Quốc hội và qua nội dung đại diện là đại diện cho ý chí chung của xã hội. Từ thực trạng của việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội trong thời gian vừa qua và yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Luận án cho rằng việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt ra các yêu cầu cơ bản gồm: - nâng cao nhận thức về việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; - việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội phải được xem xét một cách toàn diện; - việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội phải gắn với việc bảo đảm thực hiện chủ quyền nhân dân; - bảo đảm việc thực hiện hình thức uỷ quyền tự do và; - bảo đảm tăng cường các hoạt động giáo dục ý thức của cử tri để tăng cường sự tham gia của các cử tri vào các hoạt động chính trị của đất nước. Để tăng cường việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội, Luận án đề xuất ba nhóm giải pháp cơ bản gồm: hoàn thiện chế độ bầu cử, nâng cao vị thế của đại biểu Quốc hội và hoàn thiện quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội. Trong đó có một số giải pháp nổi bật gồm: - Áp dụng phương pháp bầu cử theo đa số hai vòng để bầu cử đại biểu Quốc hội. Các đơn vị bầu cử được tổ chức với số dân gần tương đương nhau không phụ thuộc vào địa giới hành chính; mỗi đơn vị bầu cử được bầu một đại biểu Quốc hội; - Việc bầu cử đại biểu Quốc hội phải được tiến hành trên cơ sở có tính cạnh tranh cao, theo đó cần nâng cao số dư các đại biểu Quốc hội tại mỗi đơn vị bầu cử, cho phép các ứng cử viên vận động tranh cử để cung cấp thông tin tới các cử tri và giới thiệu về khả năng của mình; 6 - Để bảo đảm sự tự do trong việc xét đoán của các đại biểu Quốc hội và tăng cường động lực đại diện của các đại biểu Quốc hội, cần ghi nhận nguyên tắc uỷ quyền tự do, khôi phục các quy định về quyền miễn trừ trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội; về lâu dài áp dụng hình thức đại biểu Quốc hội chuyên trách đối với toàn bộ các đại biểu Quốc hội; - Để tăng cường điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Quốc hội trong việc phản ánh ý chí chung của xã hội, cần bổ sung hình thức điều trần trong hoạt động của Quốc hội và áp dụng nguyên tắc quyết định theo đa số nhưng bảo vệ ý kiến của thiểu số trong quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm có: Phần mở đầu; Bốn chương; Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận về tính đại diện của Quốc hội và việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội; Chương 3: Thực trạng việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội; Chương 4: Các giải pháp và kiến nghị bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 7 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, Quốc hội là đối tượng được rất nhiều công trình nghiên cứu về chính trị, pháp lý ở nước ta đề cập đến. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, với định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhiều công trình nghiên cứu đã tập trung làm rõ vị trí, vai trò của Quốc hội trong mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, phù hợp với khuôn khổ phạm vi của Luận án này, việc khảo sát các công trình nghiên cứu về Quốc hội sẽ được tập trung vào các nội dung sau đây: Thứ nhất, về khái niệm tính đại diện và các yếu tố bảo đảm tính đại diện của Quốc hội; Thứ hai, việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Thứ ba, thực trạng việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội; Thứ tư, các giải pháp, kiến nghị tăng cường việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội. 1.1.1. Luận văn, luận án, đề tài khoa học Trong những năm vừa qua, có khá nhiều luận án tiến sỹ, luận văn thạc sĩ luật học và đề tài khoa học nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Tuy nhiên, như một nhà nghiên cứu đã nhận xét, các công trình nghiên cứu về Quốc hội thường ít quan tâm đến tính đại diện nhân dân của Quốc hội mà chú ý nhiều hơn đến các chức năng, nhiệm vụ Hiến định của Quốc hội như lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước [64]. Vì vậy, chỉ một số luận văn, luận án, đề tài có nội dung liên quan trực tiếp đến các vấn đề thuộc nội dung của đề tài luận án. Có thể kể đến gồm: Thứ nhất, Luận án tiến sỹ của Chu Văn Thành: Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan đại diện ở nước ta hiện nay, bảo vệ vào năm 1992 (105 trang) [7]. 8 Luận án này nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quá trình đổi mới các cơ quan đại diện ở nước ta trong giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1992. Trong Luận án, khái niệm dân chủ đại diện cũng đã được tác giả tập trung phân tích, qua đó khẳng định dân chủ đại diện là phương thức chủ yếu để thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, Luận án này được thực hiện trước khi công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thực hiện ở nước ta. Thứ hai, Luận án tiến sỹ của Trương Thị Hồng Hà: Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm chức năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ vào năm 2007 (197 trang) [112]. Luận án đưa ra nhiều vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức và hoạt động của Quốc hội và quyền giám sát tối cao của Quốc hội; nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của bộ máy giám sát của Nghị viện nước ngoài; đánh giá thực trạng của cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội; tìm ra nguyên nhân yếu kém của cơ chế pháp lý, đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội. Mặc dù không nghiên cứu trực tiếp về tính đại diện của Quốc hội nhưng trong phần cơ sở lý luận, tác giả đã dành một dung lượng khá lớn để phân tích về tính đại diện và các biểu hiện của tính đại diện của Quốc hội. Nhưng các phân tích này chủ yếu đề cập đến tính đại diện của Quốc hội theo quan niệm truyền thống trong mô hình nhà nước Xô-Viết. Thứ ba, Luận án tiến sỹ của Vũ Văn Nhiêm: Chế độ bầu cử ở nước ta: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, bảo vệ vào năm 2009 (221 trang) [128]. Luận án làm rõ cơ sở lý luận về chế độ bầu cử trong xã hội dân chủ nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Thực tiễn tổ chức thực hiện chế độ bầu cử ở Việt Nam; đưa ra những kiến nghị nhằm đổi mới chế độ bầu cử để phát huy dân chủ. Luận án cũng dành một dung lượng khá lớn để phân tích về việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội thông qua cơ chế bầu cử. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ đề cập đến chế độ bầu cử nên tính đại diện của Quốc hội trong luận án chưa được đề cập ở góc độ tổng thể. Thứ tư, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Quang Hương: Nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực đại diện của đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay, bảo vệ năm 2006 (119 trang) [63]. Luận văn nghiên cứu về cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực đại diện của đại biểu Quốc hội. Đồng thời, Luận văn cũng 9 tập trung đánh giá thực trạng hoạt động và năng lực đại diện của đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay (chủ yếu là hoạt động của đại biểu Quốc hội khóa X và khóa XI). Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực đại diện của đại biểu Quốc hội. Ở mức độ một luận văn thạc sĩ luật học, các vấn đề lý luận về tính đại diện của Quốc hội mới dừng lại ở mức độ chung, chưa đi sâu phân tích các lý luận nền tảng tạo nên tính đại diện của Quốc hội. Thứ năm, Đề tài cấp nhà nước: “Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta” (năm 2004), do GS.TS Trần Ngọc Đường làm Chủ nhiệm đề tài [98]; Công trình này làm rõ cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đề tài đã phần nào đề cập đến cơ sở lí luận về tính đại diện của Quốc hội nói chung và ở nước ta nói riêng. Tuy nhiên, nội dung về tính đại diện của Quốc hội không phải là trọng tâm của nghiên cứu này nên tính đại diện của Quốc hội chưa được tập trung phân tích, làm rõ. Thứ sáu, Đề tài cấp bộ: “Cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị Việt Nam (qua 4 bản Hiến pháp), (năm 2002) do TS. Ngô Đức Mạnh làm Chủ nhiệm [51]. Đề tài đã phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội qua bốn bản Hiến pháp. Trong phần cơ sở lý luận, đề tài đã có những phân tích sơ bộ về những biểu hiện của tính đại diện của Quốc hội. Về cơ sở thực tiễn, đề tài đã có sự khảo sát đầy đủ và khoa học về quá trình hình thành và phát triển của Quốc hội theo các giai đoạn gắn với sự phát triển của Hiến pháp ở nước ta. Tuy nhiên, cũng như nhiều công trình nghiên cứu khác, đề tài này tập trung nhiều vào các nội dung liên quan đến các chức năng Hiến định của Quốc hội mà chưa tập trung phân tích sâu về tính đại diện của Quốc hội. 1.1.2. Sách chuyên khảo Tổ chức và hoạt động của Quốc hội là một trong những chủ đề được rất nhiều sách tham khảo trong và ngoài nước đề cập đến. Ở trong nước, chủ đề về tính đại diện của Quốc hội chưa được nhiều nhà nghiên cứu chú trọng. Trong khi đó, ở nước ngoài, 10 việc nghiên cứu về tính đại diện của Quốc hội là khá phong phú, đa dạng. Ngoài các tác phẩm kinh điển của Jean Jacques Rousseau, A. Hamilton, J.Madison, John Stuart Mill về dân chủ đại diện, trong thời gian gần đây đã có nhiều công trình tập trung nghiên cứu về tính đại diện của Quốc hội. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở nước ngoài cũng có nhận xét tương tự rằng “đã có nhiều công trình nghiên cứu về nghị viện tập trung vào thiết chế nghị viện và mối quan hệ của nó với hành pháp nhưng có ít nghiên cứu tập trung vào mỗi quan hệ giữa nghị sĩ với các công dân” [157]. Trực tiếp liên quan đến đề tài của luận án này có một số công trình nổi bật sau: Thứ nhất, cuốn: “Chức năng đại diện của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền” (2007) do Văn phòng Quốc hội xuất bản [120]. Cuốn sách là tập hợp các bài viết tại Hội thảo cùng tên được thực hiện vào năm 2007 với sự tham gia của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Các bài nghiên cứu trong Hội thảo này tập trung làm rõ khái niệm chức năng đại diện và thực tiễn bảo đảm tính đại diện ở Quốc hội một số nước và Việt Nam. Đây là tập hợp các bài nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau nên chưa hình thành nên tính hệ thống các quan điểm về tính đại diện của Quốc hội. Thứ hai, cuốn: “Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (2007) do GS.TSKH Đào Trí Úc làm chủ biên [13]. Các tác giả của cuốn sách đã phân tích, làm rõ mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong đó, Quốc hội đóng một vai trò quan trọng. Mặc dù không đi sâu phân tích về cơ sở lý luận của tính đại diện nhưng các nhà nghiên cứu đã cho rằng để Quốc hội hoạt động hiệu quả trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội là rất quan trọng, là điều kiện nhằm bảo đảm chủ quyền thuộc về nhân dân. Thứ ba, cuốn: “Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền” (2007) do GS.TS Nguyễn Đăng Dung làm chủ biên [56]. Trong cuốn sách này, các tác giả đã phân tích những yêu cầu chung đối với Quốc hội theo những tiêu chí của Nhà nước pháp quyền, chỉ ra những đòi hỏi của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cuốn sách cũng đề xuất, làm rõ những cách thức làm cho Quốc hội thực hiện tốt sự uỷ thác của nhân dân trong điều kiện của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. 11 Thứ tư, cuốn: The Concept of Representation, của Hana Pitkin xuất bản năm 1967 [143]. Trong công trình nghiên cứu toàn diện nhất về khái niệm đại diện chính trị này, tác giả Hana Pitkin đã đề xuất khái niệm đại diện chính trị và phân tích cấu trúc của khái niệm này một cách thấu đáo. Cách tiếp cận của bà đã được chấp nhận một cách phổ biến trong các phân tích về sau đối với tính đại diện của Quốc hội. Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu thì trong tác phẩm này, Pitkin mới tập trung nghiên cứu về mặt lý luận mà chưa khảo nghiệm các lý luận đó trên thực tiễn [138]. Thứ năm, cuốn: Parliaments and Citizens in Western Europe, (2002) do Philip Norton làm chủ biên [157]. Các tác giả của cuốn sách đã làm rõ mối quan hệ giữa nghị viện với các công dân ở các quốc gia Tây Âu có nền dân chủ lâu đời. Vấn đề được đề cập sâu trong cuốn sách này là về bản chất của mối quan hệ giữa nghị sĩ và cử tri cũng như mức độ của nó để bảo đảm nghị viện có thể đại diện tốt nhất cho người dân. Tuy nhiên, phạm vi của các bài viết trong cuốn sách này chỉ mới được giới hạn ở các nước Tây Âu mà chưa đề cập đến mối quan hệ đại diện giữa các đại biểu Quốc hội với cử tri ở các nước khác với mức độ phát triển và văn hoá chính trị khác nhau. Thứ sáu, cuốn: Representation: Key Concepts, (2008) của Monica Brito Vieira và David Runciman [155]. Nội dung của cuốn sách tập trung làm rõ các khái niệm liên quan đến đại diện chính trị như khái niệm đại diện; quan hệ đại diện giữa các cá nhân; quan hệ đại diện đối với một tập thể và đại diện cho một quốc gia. Cũng như nghiên cứu của Hana Pitkin, cuốn sách này cũng chưa đề cập đến việc khảo sát thực tế về mức độ đại diện của Quốc hội trong mối quan hệ với các cử tri. Thứ bảy, cuốn: Political Representation, (2009) do Ian Shapiro làm chủ biên [146]. Sách là một tuyển tập các bài nghiên cứu được phân chia theo tiến trình phát triển của khái niệm đại diện chính trị, từ đại diện trước khi hình thành nền dân chủ đại diện, cho đến các luận thuyết về dân chủ đại diện và các vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến đại diện chính trị hiện nay. Do là một tuyển tập nên các bài nghiên cứu chưa có tính hệ thống, xuyên suốt về các quan điểm về tính đại diện của Quốc hội. Thứ tám, cuốn: Representation And Institutional Design, (2011) của Rebekah L. Herrick [158]. Trong cuốn sách này, tác giả đã đi sâu phân tích những tác động của việc thiết kế các thiết chế đối với tính đại diện của Quốc hội. Thông qua việc thông kê số liệu, phân tích các xu hướng, tác giả đã đánh giá và phân tích ảnh hưởng của các yếu tố 12 như bầu cử, cơ cấu tổ chức của Quốc hội, nhiệm kỳ của Quốc hội v.v tới việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội. Đây là công trình nghiên cứu thực định, có giá trị tham khảo cao nhưng phần lớn các số liệu được giới hạn trong phạm vi Nghị viện Liên bang và một số tiểu bang của Hoa Kỳ. 1.1.3. Bài báo khoa học Trong những năm vừa qua, đã có một số bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành đề cập đến một số nội dung cụ thể về tính đại diện của Quốc hội nước ta, trong đó, có thể nêu ra một số bài báo như sau: Thứ nhất, bài: “Phát huy vai trò đại diện nhân dân của đại biểu Quốc hội trong hoạt động lập pháp”, (2007) Tạp chí Cộng sản, của GS.TS. Trần Ngọc Đường [99]. Bài viết đã tập trung phân tích về mối quan hệ giữa vai trò đại diện cho nhân dân của Quốc hội và hoạt động lập pháp Thứ hai, bài: “Bàn về tính đại diện nhân dân của Quốc hội”, (2001), Nghiên cứu lập pháp, của Nguyễn Quang Minh [64]. Bài viết mang tính gợi mở về những vấn đề cần nghiên cứu về tính đại diện nhân dân của Quốc hội, những biểu hiện của tính đại diện của Quốc hội và các kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường tính đại diện nhân dân của Quốc hội. Thứ ba, bài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng đại diện của Quốc hội”, (2010), Nghiên cứu Lập pháp, của Trần Thị Hạnh Dung [102]. Tác giả của bài viết đưa ra nhận định đại diện phải được xem là một chức năng của Quốc hội và liệt kê, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng đại diện của Quốc hội. Thứ tư, bài: “Tiêu chí và yếu tố bảo đảm hiệu quả tính đại diện của Quốc hội”, (2010), Nghiên cứu Lập pháp, của Vũ Văn Nhiêm. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích khái niệm tính đại diện của Quốc hội và cố gắng xác định các tiêu chí và yếu tố bảo đảm tính đại diện của Quốc hội. Thứ năm, bài: “Dân chủ đại diện và vấn đề bầu cử” (2011), Dân chủ và Pháp luật, của Trần Nho Thìn [101]. Bài viết phân tích sự tác động hai chiều giữa dân chủ đại diện và vấn đề bầu cử, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của nền dân chủ đại diện. 13 Thứ sáu, bài: “Power and Representation at the Vietnamese National Assembly: The Scope and Limits of Political Doi Moi”, (2007), của Matthieu Salomon, trong cuốn Vietnam’s New Order: International Perspectives on the State and Reform in Vietnam [154]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng việc thực hiện quyền lực và đại diện của Quốc hội nước ta trong thời kỳ đổi mới. Tác giả cũng đã đưa ra một số nhận định và bình luận về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính đại diện của Quốc hội Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài ra, còn có nhiều bài viết có liên quan đăng trên các tạp chí chuyên ngành ở nước ngoài. Tuy không trực tiếp nghiên cứu...o hơn số liệu của nghiên cứu năm 2006). Đặc biệt, có đến 88,5% số người được hỏi cho rằng đại biểu Quốc hội cần tìm hiểu sâu sát nguyện vọng của người dân hơn [109]. Điều này cho thấy mặc dù về mặt lí luận, các nhà nghiên cứu có thể có những đánh giá khá lạc quan về tính đại diện nhân dân của Quốc hội, tuy nhiên, trên thực tế đánh giá của bản thân người được đại diện thì số liệu cho thấy chưa hẳn đã có sự tương xứng giữa việc đánh giá định tính và định lượng. 26 1.2.3. Về các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội a) Về yêu cầu tăng cường tính đại diện của Quốc hội trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong thời gian vừa qua đã có khá nhiều nghiên cứu về các yêu cầu đặt ra đối với Quốc hội trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong những yêu cầu đó, nhiều tác giả đã dành thời gian để phân tích về yêu cầu tăng cường tính đại diện của Quốc hội. Khi bàn về mô hình tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, GS.TSKH Đào Trí Úc đã xem việc đảm bảo tính đại diện của Quốc hội là một trong những nguyên tắc của việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Theo đó, trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền, tính đại diện của Quốc hội càng phải thể hiện rõ nét không chỉ dưới góc độ tổ chức, phương thức hoạt động mà còn ở các sản phẩm lập pháp [13, tr. 321 - 322]. Cùng với GS.TS Nguyễn Đăng Dung, các tác giả của công trình nghiên cứu “Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền” cũng đánh giá: “Quốc hội trong nhà nước pháp quyền phải biết phát huy chức năng đại diện” [56, tr. 478]. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chưa làm rõ nguyên nhân tại sao cần phải tăng cường tính đại diện của Quốc hội trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong khi đó, các tác giả của công trình nghiên cứu “Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta” cho rằng sự tồn tại của Quốc hội với vị trí là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân là đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự đảm bảo quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công và phối hợp trong việc đề cao quyền con người, quyền công dân [98, tr. 17 - 40] b) Về một số đề xuất kiến nghị, giải pháp Xuất phát từ thực tiễn chưa có các cơ sở lý luận đầy đủ và thấu đáo về tính đại diện của Quốc hội, nhiều nghiên cứu đã đặt ra vấn đề đầu tiên trong việc nâng cao tính đại diện của Quốc hội là cần phải nghiên cứu, làm rõ về tính đại diện của Quốc hội về 27 mặt lí luận. Một số tác giả còn đề nghị thể hiện nội dung này vào Hiến pháp theo hướng nên tách hẳn đoạn quy định “ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân” trong Hiến pháp 1992 thành một điều riêng biệt, đặt ở vị trí đầu tiên trong Chương về Quốc hội của Hiến pháp để nhấn mạnh tính đại diện của Quốc hội [130]. Đi vào các nội dung cụ thể, trong các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế bảo đảm tính đại diện của Quốc hội, nội dung được nhiều tác giả đề cập đến nhất là cần phải nâng cao vị thế, năng lực của các đại biểu Quốc hội. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh đến giải pháp này. PGS.TS Bùi Xuân Đức cho rằng để nâng cao chức năng đại diện của Quốc hội, cần có “cái tâm và cái tầm của đại biểu” [6]. Nhận xét này được nhiều nhà nghiên cứu khác chia sẻ. Trong đề tài nghiên cứu cấp bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị Việt Nam (qua 4 bản Hiến pháp)”, TS. Ngô Đức Mạnh cũng nhấn mạnh “đổi mới Quốc hội phải nhằm mục đích phát huy dân chủ đại diện, mà trước hết đòi hỏi đại biểu Quốc hội phải thực sự là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân thuộc các dân tộc, tôn giáo, các vùng, miền khắp trong cả nước” [51, tr. 105 - 107]. Trong khi đó, PGS.TS Lê Minh Thông kết luận rằng: “chất lượng đại biểu Quốc hội là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với việc thực thi vai trò đại diện của Quốc hội” [38]. Đi xa hơn một số nghiên cứu trước, PGS.TS Lê Minh Thông còn đưa ra các phương diện cụ thể để xác định năng lực đại diện của các đại biểu Quốc hội như: i) Năng lực nắm bắt, phân tích, đánh giá ý chí, nguyện vọng, mong muốn và lợi ích của các cử tri mà người đại biểu đại diện; ii) Năng lực diễn đạt, trình bày, đề xuất các vấn đề mà cử tri quan tâm trước Quốc hội; iii) Năng lực kết hợp lợi ích của cử tri với lợi ích của quốc gia; iv) Năng lực của người đại biểu trong đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng đắn và kịp thời các quyết định của Quốc hội liên quan đến lợi ích và quyền hợp pháp của các cử tri mà người đại biểu đại diện [38]. Bên cạnh đó, năng lực của người đại biểu Quốc hội là một vấn đề có sự gắn kết chặt chẽ với vấn đề cơ cấu thành phần của Quốc hội. Ở đây, các nhà nghiên cứu khác nhau còn có những phân tích, nhận định khác nhau. Một số tác giả, một mặt yêu cầu 28 tăng cường năng lực của các đại biểu, nhưng mặt khác cũng đề nghị cẩn phải đảm bảo tính đa dạng trong cơ cấu thành phần của Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội phải có thành phần đa dạng, đại diện cho “các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, bảo đảm thích hợp các đại biểu Quốc hội là phụ nữ, người dân tộc, người ngoài Đảng trong Quốc hội; cần tăng cường số đại biểu Quốc hội là cán bộ đang công tác trong các cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị, xã hội, hội đồng nhân dân” [11]. Trong khi đó, một số tác giả yêu cầu phải xem xét lại tính cơ cấu trong thành phần của các đại biểu và xem việc phải gánh trên mình quá nhiều “cơ cấu” chính là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của đại biểu Quốc hội. Ở góc độ này, có tác giả đã nhấn mạnh: “Không nên quan niệm rằng cứ phải có một chị nông dân trong Quốc hội thì mới có người đại diện cho giai cấp nông dân, cũng như không phải cứ có một nhà khoa học ngồi trong Quốc hội thì mới có tiếng nói của tầng lớp trí thức trong Quốc hội. “Đại diện” ở đây cần là đại diện cho cái “tâm”, cái “trí”, cái “dũng” hơn là đại diện bởi con người cụ thể” [64]. Tác giả này cũng đề nghị cần giảm bớt số lượng các đại biểu Quốc hội là công chức nhà nước bởi vì như vậy vô hình chung thành phần tính đại diện của Quốc hội đã trở thành “đại diện cho các cơ quan nhà nước” chứ không phải là “đại diện cao nhất của nhân dân”. Tuy không đề nghị cần phải đảm bảo tính cơ cấu trong thành phần của Quốc hội phải “đồng dạng” với cơ cấu thành phần của xã hội, nhưng một số nhà nghiên cứu đưa ra lưu ý cần phải dành sự đại diện nhất định cho những thành phần yếu thế trong xã hội trong Quốc hội [130]. Đây là một lưu ý chính đáng bởi vì việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội bao gồm cả việc bảo đảm bình đẳng giữa những người dân trong đó có việc bảo đảm ý kiến của nhóm thiểu số được ghi nhận. Chi tiết hơn đề nghị này, các nhà nghiên cứu đề nghị cần tính đến giải pháp dành một số ghế nhất định trong Quốc hội cho một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ, dân tộc thiểu số, nông dân, hoặc cho người Việt định cư ở nước ngoài [130, tr. 27]. Cần phải thấy rằng nếu đi đến tận cùng của việc làm thế nào để có được những đại biểu Quốc hội có chất lượng thì vấn đề sẽ trở lại với việc đổi mới cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta. Chỉ thông qua cơ chế bầu cử tự do trong đó có sự tôn trọng quyền tranh cử của các ứng cử viên thì mới có thể giúp các cử tri có thể tìm ra được những đại biểu Quốc hội xứng đáng. Trong luận án của mình, TS. Vũ Văn Nhiêm cũng 29 đã đưa ra những đề xuất cụ thể trong cơ chế bầu cử nhằm tăng cường tính đại diện của Quốc hội. Trong đó, có hai đề xuất có tính đột phá là: Thứ nhất, cần chuyển đơn vị bầu cử nhiều đại diện sang đơn vị bầu cử một đại diện. Với cách thức tổ chức đơn vị bầu cử như vậy, các đại biểu Quốc hội sẽ có mối quan hệ “máu thịt” hơn giữa các đại biểu với cử tri, tạo cơ chế rõ ràng hơn về chế độ trách nhiệm và chế độ giải trình của các đại biểu Quốc hội. GS.TS Thái Vĩnh Thắng cũng nhấn mạnh đến kiến nghị này ở góc độ việc tổ chức các khu vực bầu cử đơn danh sẽ tăng thêm khả năng lựa chọn của công dân, tức là quyền làm chủ của người dân sẽ được thể hiện mạnh mẽ hơn [91, tr. 14 -15]; Thứ hai, đảm bảo hợp lý về tính đại diện. Theo đó, chế độ bầu cử cần phải được thiết kế sao cho kết quả bầu cử phải phản ánh tính đại diện của nhân dân trong địa dư bầu cử [128, tr. 170 - 175]. Để đảm bảo tính đại diện đồng đều của Quốc hội, nhiều tác giả cũng đề xuất cần phải thành lập mô hình Quốc hội hai viện ở nước ta. Theo đó, để hạn chế tình trạng cơ chế đại diện có xu hướng dịch chuyển về việc bảo vệ lợi ích của các địa phương, nên thành lập thêm Viện thứ hai để cân bằng giữa lợi ích của quốc gia và lợi ích của các địa phương. Hoặc một giải pháp có tính dung hòa hơn là vẫn giữ mô hình một viện như hiện nay nhưng phải dành cho ít nhất là một nửa số đại biểu được bầu không theo các địa phương cấp tỉnh [57, tr. 321 - 322]. Cùng với cơ chế bầu cử, việc tạo điều kiện để tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội cũng là một giải pháp quan trọng để tăng cường tính đại diện của Quốc hội. Trong đó, một trong những giải pháp quan trọng là cần phải tăng cường tính công khai trong hoạt động của Quốc hội, chẳng hạn như việc tổ chức truyền hình trực tiếp các phiên họp của Quốc hội, tổ chức các phiên điều trần công khai v.v [68, tr. 7 - 10]. Bên cạnh đó, giải pháp bổ sung các quy định pháp luật để hiện thực hóa quyền bãi nhiệm các đại biểu Quốc hội của các cử tri cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Theo họ, đây có thể được xem là biện pháp mạnh nhất nhằm tăng động lực đại diện của các đại biểu Quốc hội [100]. Ở nhóm các giải pháp mang nhiều tính kĩ thuật hơn, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều luận điểm khác nhau nhằm tăng cường tính đại diện của Quốc hội. Chẳng 30 hạn, có tác giả đề nghị cần đổi mới nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội theo hướng để Quốc hội có thực quyền hơn, làm tròn mọi nhiệm vụ được nhân dân giao cho [64]. Có tác giả đề nghị cần giảm bớt thời gian nhiệm kì của đại biêu Quốc hội để người dân có thể trực tiếp lựa chọn người đại diện của mình một cách dày hơn; thời gian hoạt động của Quốc hội trong mỗi năm cần phải kéo dài hơn, không chỉ ở mức hơn hai tháng như hiện nay để có thể phản ánh được tốt hơn ý chí, nguyện vọng của cử tri; đổi mới cách thức tiếp xúc cử tri theo hướng cần phải tạo ra cơ chế tiếp xúc cử tri một cách liên tục, ở nhiều địa điểm khác nhau [102]. Một vấn đề kĩ thuật nhưng cũng có tính quan trọng tác động đến tính đại diện của Quốc hội là cần tạo ra những điều kiện làm việc thuận lợi đối với các đại biểu Quốc hội để họ có thể đại diện một cách thuận lợi cho các cử tri. Ở đây, có hai góc độ thường được các nhà nghiên cứu đề cập đến. Thứ nhất, đó là các điều kiện về vật chất giúp các đại biểu Quốc hội có thể tiếp xúc một cách thuận lợi với công chúng để tìm hiểu về ý chí, nguyện vọng của các cử tri của mình. Các nội dung cụ thể thường được nhắc đến gồm các khoản kinh phí để hỗ trợ cho các đại biểu trong việc phục vụ cử tri [66]; các điều kiện về văn phòng làm việc ở khu vực bầu cử để thuận lợi cho việc tiếp xúc cử tri [102] v.v Thứ hai, đó là các điều kiện để các đại biểu có thể tự do phát biểu những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của cử tri mà không bị hạn chế hoặc can thiệp của một bên thứ ba. Điều này được coi là một trong những điều kiện rất quan trọng đối với hoạt động của Quốc hội. Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có các quy định cụ thể về vấn đề này. Do vậy, các nhà nghiên cứu đề xuất cần bổ sung thêm quy định này vào Hiến pháp [22]. Cuối cùng, việc tăng cường tính đại diện của Quốc hội còn có sự gắn bó chặt chẽ với năng lực của những người được đại diện là các cử tri. Theo nhiều nhà nghiên cứu, khi các cử tri trở nên hiểu biết hơn về thiết chế đại diện thì họ cũng đặt ra nhiều yêu cầu hơn đối với những người đại diện cho mình. Điều này có nghĩa là tính đại diện của Quốc hội từ đó được tăng cường mạnh mẽ hơn. TS. Nguyễn Sĩ Dũng phân tích: “Những người chủ có ý thức sẽ là những người chủ đòi hỏi nhiều hơn. Người dân đang mong muốn Quốc hội đại diện cho mình tốt hơn [31]. Như vậy, từ việc khảo sát các nghiên cứu hiện nay có liên quan đến đề tài luận án, có thể nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến tính đại 31 diện của Quốc hội cần được làm rõ. Trước hết, khái niệm về tính đại diện của Quốc hội cần phải được nghiên cứu, làm rõ trên cơ sở phân tích nền tảng lý luận của việc hình thành nên cơ quan đại diện của dân chúng. Các yêu cầu của việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng cần được xác định để qua đó làm rõ các yếu tố cụ thể để bảo đảm tính đại diện của Quốc hội. Việc đánh giá thực trạng của việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay cũng cần được thực hiện một cách tổng thể, trên mọi góc độ của khái niệm về tính đại diện của Quốc hội để qua đó hình thành nên các kiến nghị, giải pháp cụ thể nhằm tăng cường bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Kết luận Chương 1: 1. Qua khảo sát có thể nhận thấy các nghiên cứu về Quốc hội nước ta từ trước đến nay chủ yếu tập trung vào các chức năng của Quốc hội được ghi nhận chính thức trong Hiến pháp mà ít đề cập đến tính đại diện của Quốc hội. Các công trình nghiên cứu về tính đại diện của Quốc hội ở Việt Nam chủ yếu mới là các bài viết nghiên cứu ngắn, đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành hoặc tại một số cuộc hội thảo khoa học mà chưa có những công trình nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về nội dung này. Một số bài viết đã tập trung làm rõ những vấn đề lí luận về tính đại diện của Quốc hội. Tuy nhiên, xunh quanh tính đại diện của Quốc hội còn có khá nhiều tranh luận. Một số tác giả cho rằng đại diện chỉ là thuộc tính của Quốc hội mà không phải là chức năng của Quốc hội. Trong khi đó, một số tác giả lại cho rằng không thể xem đại diện là một thuộc tính của Quốc hội vì bản thân cơ cấu thành phần của Quốc hội không thể được xem là đương nhiên đại diện cho toàn xã hội, hoặc vì nếu xem đại diện như một thuộc tính của Quốc hội thì đã mở quá rộng phạm vi của khái niệm này. Trong khi đó một số tác giả lại quan niệm không có sự phân biệt giữa việc xem đại diện là một thuộc tính hay là chức năng của Quốc hội. Như vậy, có thể thấy rằng trong các nghiên cứu đã có hiện nay, xung quanh việc nhận thức về chức năng đại diện của Quốc hội còn có những vấn đề lí luận chưa được giải quyết. 2. Mối liên hệ giữa việc bảo đảm tính đại diện và hiệu quả hoạt động của Quốc hội để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng đã được đề cập đến trong một số nghiên cứu. Ví dụ như về mối quan hệ giữa đại diện và hoạt động lập 32 pháp của Quốc hội, về sự chồng chéo trong đại diện sẽ gây ra những khó khăn cho việc thực hiện chức năng giám sát. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng sự tác động của chức năng đại diện đến hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn khác của Quốc hội xứng đáng phải được nghiên cứu ở mức độ toàn diện hơn, không chỉ về mặt lí luận mà còn cả từ những thực tiễn trong hoạt động của Quốc hội Việt Nam để có được nhận định chính xác về mối liên hệ giữa bảo đảm tính đại diện của Quốc hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. 3. Ở phạm vi quốc tế, tính đại diện, chức năng đại diện của nghị viện là một trong những nội dung được tập trung nghiên cứu từ khá lâu trong lĩnh vực nghiên cứu về nghị viện. Điều này có thể được giải thích một cách đơn giản là vì chức năng đại diện là một trong những chức năng cơ bản của thiết chế nghị viện. Phillip Norton và Cristina Leston- Bandeira, hai nhà nghiên cứu nổi tiếng về nghị viện đã nhận xét: “chức năng đại diện là trung tâm của các lí do vì sao nghị viện tồn tại”. Vì vậy, chức năng đại diện và các vấn đề liên quan đã được đề cập đến nhiều trong một số tác phẩm nổi tiếng từ thế kỉ XIX như của John Stuart Mill, Edmud Burke.... Trong thời gian gần đây hơn, lí luận về đại diện có lẽ được đề cập một cách tổng thể nhất trong tác phẩm của Hanna Patkin. Tuy nhiên, những tác phẩm này chủ yếu đề cập đến những vấn đề chung của thiết chế nghị viện, đặc biệt là ở những quốc gia có nền dân chủ nghị viện lâu đời. Đối với các nước có điều kiện đặc biệt như Việt Nam và một số nước có điều kiện tương tự, các vấn đề về bảo đảm tính đại diện của Quốc hội chưa được đề cập nhiều. 4. Từ việc khảo sát các nghiên cứu hiện nay có liên quan đến đề tài luận án, nhiệm vụ đặt ra đối với Luận án là phải làm rõ khái niệm về tính đại diện của Quốc hội trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ nền tảng lý luận về chủ quyền nhân dân và dân chủ đại diện; xác định yêu cầu của việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xác định các yếu tố cụ thể để bảo đảm tính đại diện của Quốc hội; đánh giá một cách tổng thể thực trạng của việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay để qua đó hình thành nên các kiến nghị, giải pháp cụ thể nhằm tăng cường bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 33 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH ĐẠI DIỆN VÀ VIỆC BẢO ĐẢM TÍNH ĐẠI DIỆN CỦA QUỐC HỘI 2.1. KHÁI NIỆM TÍNH ĐẠI DIỆN CỦA QUỐC HỘI Khi nói đến vị trí, tính chất của Quốc hội, tính đại diện cao nhất của nhân dân luôn được đề cập đến như là một tính chất cơ bản. Điều này được ghi nhận một cách trang trọng trong Hiến pháp một số nước. Chẳng hạn, Điều 94, Hiến pháp Liên bang Nga quy định: “Quốc hội liên bang là cơ quan đại diện và lập pháp của Liên bang Nga”; Điều 4 của Đạo luật Công cụ chính quyền của Thuỵ Điển quy định: “Quốc hội là đại diện cao nhất của nhân dân”. Một số bản Hiến pháp khác mặc dù không quy định một cách cụ thể như vậy nhưng tính đại diện của Quốc hội vẫn được thể hiện một cách rõ nét qua tinh thần của Hiến pháp. Ở nước ta, các bản Hiến pháp từ năm 1980 đến nay luôn ghi nhận Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Điều 82, Hiến pháp năm 1980, Điều 83 Hiến pháp năm 1992 và Điều 69 Hiến pháp năm 2013). Điều này cho thấy tính đại diện của Quốc hội đã được xác định và ghi nhận một cách rõ ràng. Tuy nhiên, về mặt lý luận, cách hiểu về tính đại diện của Quốc hội hiện nay ở nước ta còn có nhiều quan điểm chưa thống nhất và chưa được thấu đáo. Trước hết, tiếp cận từ góc độ xem đại diện như là một phương diện hoạt động chủ yếu của Quốc hội, một số nhà nghiên cứu cho rằng đại diện là một trong những chức năng cơ bản của Quốc hội. Lập luận này xuất phát từ thực tế là các đại biểu Quốc hội đang phải dành một lượng lớn thời gian của mình để thực hiện việc tiếp xúc và phản ánh tâm tư và nguyện vọng của cử tri. Theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội (ban hành năm 2001 và được sửa đổi, bổ sung năm 2007), các đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan (Điều 51); mỗi năm ít nhất một lần đại biểu Quốc hội phải báo cáo trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình (Điều 52). 34 Trong khi đó, về mặt lý luận, theo quan điểm phổ biến hiện nay thì khi một nội dung trở thành phương diện hoạt động chủ yếu của một cơ quan thì nó phải được xem là chức năng của cơ quan đó [102, tr. 14-17]. Với những nội dung và tần suất thực hiện như trên, việc xem đại diện là một chức năng cơ bản của Quốc hội là một lập luận có tính lô-gíc. Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót nếu xem đại diện là một chức năng của Quốc hội chỉ bởi việc tiếp xúc cử tri là một phương diện hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Bản thân việc sắp xếp, hình thành nên Quốc hội cũng đã toát lên tính đại diện của Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội ngay sau khi nhận sự uỷ nhiệm của các cử tri qua các cuộc bầu cử đã đương nhiên được xem là những người đại diện của cử tri. Vì vậy, rõ ràng tính đại diện của Quốc hội có phạm vi rộng hơn so với các hoạt động duy trì mối liên hệ với cử tri của các đại biểu Quốc hội. Những hoạt động thường xuyên, liên tục để phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri mới chỉ là một phần trong tổng thể các biểu hiện của tính đại diện của Quốc hội. Hơn thế nữa, khi được quan niệm là một chức năng của Quốc hội, tính đại diện đã được đặt ngang hàng và độc lập với những chức năng khác của Quốc hội. Tuy nhiên, những chức năng khác của Quốc hội như lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, ở những mức độ nhất định, đều thể hiện tính đại diện của Quốc hội. Chẳng hạn, trong hoạt động lập pháp, khi ban hành các đạo luật, rõ ràng Quốc hội đã thể hiện ý chí chung của nhân dân để đặt ra những quy tắc xử sự chung của các thành viên trong xã hội. Điều đó có nghĩa là Quốc hội đã đại diện, thay mặt cho nhân dân để thể hiện ý chí chung của nhân dân. Thứ hai, ở góc độ khác, một số nhà nghiên cứu xem đại diện là một tính chất hay là một thuộc tính của Quốc hội [99], [64]. Nhận định này được xuất phát từ hai cơ sở: i) Quốc hội do cử tri cả nước bầu ra; và ii) Quốc hội có cơ cấu thành phần phản ánh cơ cấu thành phần của xã hội [112, tr. 28 - 37]. Đây là những đặc điểm riêng có của Quốc hội. Một số cơ quan khác trong bộ máy nhà nước cũng có thể được hình thành thông qua hình thức bầu cử (chẳng hạn như Tổng thống ở mô hình chính thể Tổng thống) song chỉ có Quốc hội có cơ cấu thành phần phản ánh được một phần nào đó cơ cấu của xã hội (có thể là phản ánh theo các tiêu chí 35 khác nhau như lãnh thổ, dân tộc, giới tính, nghề nghiệp v.v). Hoặc có những cơ quan phản ánh được một phần nào đó cơ cấu của xã hội nhưng lại không được nhân dân uỷ quyền thông qua cơ chế bầu cử (chẳng hạn như Mặt trận Tổ Quốc ở nước ta). Song cách hiểu về tính đại diện của Quốc hội như vậy cũng chưa phản ánh đầy đủ tính đại diện của Quốc hội. Nếu chỉ tiếp cận trong phạm vi hạn chế đó sẽ không giải thích được vì sao Quốc hội lại được trao thẩm quyền ban hành những quy tắc xử sự chung của xã hội, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Giải thích cho thực trạng việc nghiên cứu về tính đại diện của Quốc hội ở nước ta chưa được thấu đáo, một số nhà nghiên cứu đã cho rằng lý do cơ bản là trong các bản Hiến pháp Việt Nam, đại diện chưa được nhắc đến như là một chức năng độc lập của Quốc hội [102, tr. 14-17]. Tuy nhiên, nhận định này chỉ mới đề cập đến những biểu hiện bên ngoài. Hơn nữa, nó còn có phần mâu thuẫn với lý luận về xây dựng pháp luật. Theo đó, những quy định của Hiến pháp hoặc của bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào đều là kết quả của quá trình nghiên cứu cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn và thường được xem là kết quả của “quá trình nhận thức các quy luật xã hội” [37, tr. 414-415]. Do vậy, có thể nói lý do cơ bản nhất của việc chưa làm rõ cơ sở lý luận về tính đại diện của Quốc hội ở nước ta là do bản thân việc nghiên cứu về nội dung này chưa được thoả đáng hơn là do những tồn tại, thiếu sót từ pháp luật thực định. Tuy nhiên, cần phải nhận thấy rằng về mặt lý luận, tính đại diện của Quốc hội là một khái niệm “có bản chất đa dạng và phức tạp, khó có thể được định nghĩa một cách tường tận và thấu đáo” [138, tr. 1]. Sự đa dạng và phức tạp đó xuất phát từ việc tính đại diện của Quốc hội có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Mức độ đại diện cho nhân dân của Quốc hội không được quyết định bởi một hành động đơn lẻ, bởi một chủ thể riêng biệt mà xuất phát từ một cấu trúc tổng thể, mang tính hệ thống, có sự tham gia của nhiều yếu tố khác nhau. Do vậy, để tìm hiểu một cách cặn kẽ cơ sở lý luận về tính đại diện của Quốc hội, theo chúng tôi, cần phải xem xét khái niệm này một cách thấu đáo từ quá trình hình thành các học thuyết về tính đại diện của Quốc hội cho đến việc sử dụng và bảo đảm nó trong thực tiễn hiện nay. 36 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các lý luận về tính đại diện của Quốc hội Tính đại diện của Quốc hội được hình thành cùng với quá trình hình thành và phát triển của Quốc hội, là kết quả của các nỗ lực của nhân loại nhằm tìm ra một mô hình chính thể bảo đảm dân chủ trong việc ban hành các quyết định chung của quốc gia. Bắt đầu từ việc sử dụng lý luận về đại diện để giải thích cho tính chính đáng của các lực lượng cầm quyền, về sau nhiều nhà tư tưởng chính trị đã cho rằng chính thể đại diện là chính thể tiến bộ nhất, ưu việt nhất [34, tr. 97-129]. Trong mô hình chính thể đó, tính đại diện của Quốc hội được thể hiện một cách rõ ràng nhất, với vị trí là cơ quan do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân để thể hiện ý chí chung của toàn xã hội. a) Các học thuyết về đại diện chính trị Cho đến ngày nay, người ta vẫn chưa biết chính xác khoảng thời gian thuật ngữ “đại diện” bắt đầu được sử dụng trong chính trị song có một điều chắc chắn là việc sử dụng thuật ngữ đại diện trong lĩnh vực chính trị đã có lịch sử khá lâu dài. Khảo sát quá trình này cho thấy ban đầu khái niệm đại diện đã được sử dụng trong các học thuyết chính trị pháp lý để giải thích cho tính chính đáng của việc nắm giữ quyền lực chính trị của các giai cấp cầm quyền. Theo nhiều nhà nghiên cứu khoa học chính trị phương Tây, thuật ngữ “đại diện” bắt đầu được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực này ở Châu Âu vào đầu thời kỳ Trung Cổ để giải thích cho quyền lực của Nhà Thờ trong xã hội. Vào thời gian đó, quyền lực của Nhà Thờ được xây dựng trên cơ sở khẳng định mình là đại diện cho đức tin, là cầu nối giữa Đức Chúa với các giáo dân. Thuật ngữ đại diện vào thời kỳ này được hiểu theo nghĩa các Nhà Thờ là biểu tượng đại diện cho Đức Chúa để quản lý và hướng dẫn đức tin và cách thức ứng xử của các giáo dân [142]. Đến thời kỳ vương quyền bắt đầu giành được ưu thế trước quyền lực của nhà thờ ở các nước Châu Âu, thì thuật ngữ đại diện được sử dụng một cách rộng rãi để giải thích về tính chính đáng của quyền lực của các hoàng gia. Trong một thời kỳ dài, quyền lực của các nhà nước phong kiến thường được giải thích là có nguồn gốc từ đấng siêu nhiên uỷ thác cho nhà vua để cai trị xã hội. Vì vậy, nhà vua có toàn quyền trị vì đất nước. Tính chính đáng của quyền lực của nhà vua là do sự uỷ thác của đấng siêu nhiên. Nhà vua có quyền áp đặt quyền lực của mình đối với mọi thần dân và trên mọi vấn đề. Vương quyền 37 của nhà vua là bất khả xâm phạm và không phải là đối tượng để nghi vấn. Trong bối cảnh đó, bộ máy nhà nước do nhà vua lập ra không phải để đại diện cho dân chúng mà là đại diện cho vương quyền, áp đặt quyền lực của nhà vua, do nhà vua nhận được từ một đấng siêu nhiên lên dân chúng. Ở các nước phong kiến phương Đông, cách sử dụng mối quan hệ đại diện như vậy cũng được sử dụng rộng rãi. Chẳng hạn, Nho giáo cũng sử dụng khái niệm đại diện để giải thích cho quyền lực của nhà vua. Khi học trò là Vạn Chương hỏi Mạnh Tử về việc tại sao Vua Thuấn lại nhận được thiên hạ từ Vua Nghiêu, Mạnh Tử đã giải thích rằng Vua Thuấn nhận được thiên hạ là do Trời trao cho, là do thiên mệnh, được Trời lựa chọn để đại diện cho Trời (thế Thiên) cai trị dân mà không phải do Vua Nghiêu ban cho [103, tr. 202-203]. Đến thế kỷ 17, với sự xuất hiện của học thuyết đại diện hấp thu (absorptive represenation) của Thomas Hobbes (1588 – 1679), quyền lực chuyên chế của nhà vua đã được giải thích mang nhiều tính thực tế nhiều hơn. Trong tác phẩm Leviathan (1651), Thomas Hobbes đã nêu rõ chủ trương ủng hộ việc xây dựng một chính thể chuyên chế. Đứng trước thực trạng các cuộc nội chiến và xung đột tôn giáo liên miên ở Châu Âu trong thời kỳ đó, Thomas Hobbes cho rằng chỉ có một nhà cầm quyền chuyên chế mới có thể duy trì và kéo dài được nền hòa bình cho các quốc gia. Ông cho rằng mọi người dân trong xã hội phải tham gia vào một bản khế ước và qua đó trao cho một người hoặc một hội đồng các quyền của mình. Ông nhấn mạnh rằng điều đó có thể làm giảm quyền tự do của người dân, làm cho tiếng nói của tập thể người dân được chuyển thành tiếng nói của một người hoặc một hội đồng (sự hấp thu), nhưng đây là cách duy nhất để “bảo vệ họ khỏi sự xâm lược của ngoại bang, khỏi sự thương tích mà họ có thể tự gây cho nhau” [164, Chương 17]. Sự đại diện đó đưa lại sự thống nhất của nhà nước. Chỉ khi có một chủ thể duy nhất đại diện thu hút được mọi lợi ích và ý chí của người dân thì mới có thể xây dựng nên sự thống nhất của đất nước [164, Chương XVI]. Ở đây, khác với các quan điểm về đại diện trước đó, Hobbes đã giải thích sự đại diện của quyền lực từ thực tế xã hội, không phải xuất phát từ một hiện tượng siêu nhiên, vô hình, phi thực tế. Lý thuyết về đại diện của ông đã phần nào được xây dựng dựa trên cơ sở quan niệm về chủ quyền nhà nước. Tuy nhiên, đại diện trong hệ thống của Hobbes có phần ngược với quan niệm hiện đại ngày nay, theo đó đã trao tính chính đáng cho quyền lực chuyên chế bằng cách hạn chế quyền lực của người dân [142]. 38 Cũng trong thời kỳ Trung cổ, vào thế kỷ thứ 13, 14 ở nước Anh, các hình thức manh nha ban đầu của nghị viện cũng đã hình thành. Trong quá trình thực hiện quyền lực của mình, Vua Henry III đã cho triệu tập phiên họp của một hội đồng gồm đại diện của các hiệp sĩ ở các tỉnh, các điền chủ quý tộc không phải là hầu cận trực tiếp của nhà vua và những thị dân để hỏi ý kiến về những quyết định của mình. Sau đó, trong triều đại của Vua Edward I...nh trị của đất nước. 5. Để bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Luận án đề xuất ba nhóm giải pháp cơ bản gồm: hoàn thiện chế độ bầu cử, nâng cao vị thế của đại biểu Quốc hội và hoàn thiện quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội. Trong đó có một số giải pháp nổi bật như sau: 167 - Áp dụng phương pháp bầu cử theo đa số hai vòng để tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội. Các đơn vị bầu cử có số dân gần tương đương nhau được tổ chức không phụ thuộc vào địa dư hành chính; mỗi đơn vị bầu cử bầu một đại biểu Quốc hội; - Việc bầu cử đại biểu Quốc hội phải được tiến hành trên cơ sở có tính cạnh tranh cao, theo đó cần nâng cao số dư các đại biểu Quốc hội tại mỗi đơn vị bầu cử, cho phép các ứng cử viên vận động tranh cử để cung cấp thông tin tới các cử tri và giới thiệu về khả năng của mình; - Để bảo đảm sự tự do trong việc xét đoán của các đại biểu Quốc hội và tăng cường động lực đại diện của các đại biểu Quốc hội, cần ghi nhận nguyên tắc uỷ quyền tự do, khôi phục các quy định về quyền miễn trừ trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội; về lâu dài áp dụng hình thức đại biểu Quốc hội chuyên trách đối với toàn bộ các đại biểu Quốc hội; bổ sung hình thức điều trần trong hoạt động của Quốc hội và áp dụng nguyên tắc quyết định theo đa số nhưng bảo vệ ý kiến của thiểu số trong quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội./. 168 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Sĩ Dũng, Trần Tuyết Mai, Nguyễn Đức Lam, Hoàng Minh Hiếu (2006), Thường thức về hoạt động giám sát của Quốc hội, NXB Tư pháp, Hà Nội. 2. Hoàng Minh Hiếu (2010), ‘Chức năng đại diện của quốc hội: Một số vấn đề khái niệm’, Nghiên cứu Lập pháp, số 24/2010, tr.8-17 3. Nguyễn Sĩ Dũng, Hoàng Minh Hiếu (2010), ‘Việc tổ chức thực hiện pháp luật trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta’, Nghiên cứu Lập pháp, Số 13/2010, tr. 5-13. 4. Thái Vĩnh Thắng, Hoàng Minh Hiếu, Lê Hà Vũ (2010), Sự tham gia của đại biểu Quốc hội vào quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, NXB Thời Đại, Hà Nội. 5. Hoàng Minh Hiếu (2011), ‘Bổ sung quy định về quyền miễn trừ trách nhiệm của đại biểu Quốc hội’, Nghiên cứu Lập pháp, số 13/2011, tr.9-15 6. Hoàng Minh Hiếu (2012), "Chủ quyền nhân dân và việc tuyên bố chủ quyền nhân dân trong Hiến pháp," trong Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới, Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, 2012, tr. 57-67. 7. Nguyễn Đức Lam, Hoàng Minh Hiếu, John Patterson, Kit Dawnay (2012), Báo cáo nghiên cứu: Điều trần tại các uỷ ban của Nghị viện và khả năng áp dụng ở Việt Nam, NXB Hồng Đức, Hà Nội. 8. Hoàng Minh Hiếu, Nguyễn Đức Lam, Đinh Ngọc Quý (2012), Quy trình và cách thức thực hiện tham vấn công chúng trong hoạt động của Hội đồng dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 9. Hoàng Minh Hiếu (2013), ‘Sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng hiến pháp thông qua mạng Internet’, trong Viện Chính sách công và pháp luật (2013), Sự tham gia của vào quy trình lập hiến: Lý luận và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 169 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Anh Thu (2004), ‘Cử tri ngày càng tin tưởng vào các kỳ họp Quốc hội’, Hà Nội Mới, số 24/10/2004. 2. Ban chỉ đạo Đề án đổi mới công tác tiếp xúc cử tri (2010, Đề án Đổi mới công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội, Hà Nội. 3. Ban chỉ đạo Đề án đổi mới công tác tiếp xúc cử tri (2010), Tờ trình số 437/Ttr- ĐĐQH12 ngày 19/11/2010 về đổi mới công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội, Hà Nội. 4. Ban soạn thảo dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội (2009), Báo cáo kết quả nghiên cứu về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Niu-di-lân và Hàn Quốc, Hà Nội. 5. Bùi Ngọc Thanh (2009), ‘Đổi mới hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội’, Hội thảo: ‘Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội’, Nha Trang. 6. Bùi Xuân Đức (2008), ‘Nhận thức về chức năng đại diện và thực hiện chức năng đại diện của Quốc hội Việt Nam’, trong Văn phòng Quốc hội (2008), Chức năng đại diện của Quốc hội trong nhà nước pháp quyền, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, tr. 62-79. 7. Chu Văn Thành (1992), Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan đại diện ở nước ta hiện nay, Luận văn tiến sĩ luật học, Học viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội. 8. Chung Hoàng (2013), ‘Đừng phụ lá phiếu của dân’, Vietnamnet, 20/ 02/2013. 9. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về các văn kiện trình Đại hội XI, 12 tháng 1 năm 2011. 10. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Đặng Đình Luyến (2002), ‘Một số yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội’, Nghiên cứu Lập pháp, 2002. 12. Đặng Đình Tân (chủ biên) (2006), Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 170 13. Đào Trí Úc (Chủ biên) (2007), Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 14. Dave Robinson và Judy Groves (2009), Nhập môn triết học chính trị, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 15. Đỗ Mười (1991), Cải cách một bước bộ máy nhà nước và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước - Trong Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa - xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân trong sạch, vững mạnh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Duy Hưng (2009), ‘Đại biểu Quốc hội Hà Giang ‘chất vấn’ lại ông Lê Văn Cuông’, Lao động, số 276, 04/12/2009. 17. Gustave Le Bon (2006), Tâm lý học đám đông, Nxb Tri thức, Hà Nội. 2006. 18. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập - Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập - Tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Hoàng Hải (2006), ‘Đại diện: Chức năng hay tính chất’, Người đại biểu nhân dân, vol. 252, no. 905, 2006. 21. Hoàng Minh Hiếu (2007), ‘Quá tải và giảm quá tải’, Đại biểu nhân dân, ngày 14/04/2007. 22. Hoàng Minh Hiếu (2011), ‘Bổ sung quy định về quyền miễn trừ trách nhiệm của đại biểu Quốc hội’, Nghiên cứu Lập pháp, vol. 13, 2011. 23. Hoàng Minh Hiếu (2012), ‘Chủ quyền nhân dân và việc tuyên bố chủ quyền nhân dân trong Hiến pháp’, trong Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (2012), Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2012, tr. 57-67. 24. Hoàng Minh Hiếu, Nguyễn Đức Lam, Đinh Ngọc Quý (2012), Quy trình và cách thức thực hiện tham vấn công chúng trong hoạt động của Hội đồng dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 25. Hoàng Minh Hiếu (2013), ‘Sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng hiến pháp thông qua mạng Internet’, trong Viện Chính sách công và pháp luật (2013), Sự tham gia của vào quy trình lập hiến: Lý luận và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 171 26. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 1997. 27. Hội đồng bầu cử (2007), Bảng cơ cấu, thành phần kết hợp ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XII, Hà Nội. 28. Hội đồng bầu cử (2011), Báo cáo số 454/BC-HĐBC ngày 18/7/2011 về kết quả cuộc bầu cử ĐBQH khoá XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016, Hà Nội. 29. Hội đồng bầu cử (2011), Nghị quyết số 351/NQ-HĐBC ngày 26 tháng 4 năm 2011 của Hội đồng Bầu cử công bố danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước, Hà Nội. 30. Hội đồng bầu cử (2011), Nghị quyết số 434 NQ/HĐBC ngày 01/6/2011 về việc công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII trong phạm vi cả nước, Hà Nội. 31. Hồng Hải (2009), ‘Cử tri chuyên nghiệp’, Tuần Việt Nam, 20/05/2009. 32. Jean Jacques Rousseau (Hoàng Thanh Đạm dịch) (2006), Bàn về khế ước xã hội, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 33. John K. Johnson (2004), ‘Chức năng đại diện của các nghị viện’, tại Văn phòng Quốc hội, Hội thảo chức năng đại diện và mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp, Nha Trang. 34. John Stuart Mill (Nguyễn Văn Trọng và Bùi Văn Nam Sơn dịch) (2007), Chính thể đại diện, Nxb Tri thức, Hà Nội. 35. Jurgen Meyer (2008), ‘Đo mức độ đại diện’, trong Văn phòng Quốc hội, Chức năng đại diện của Quốc hội trong nhà nước pháp quyền, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 36. Lê Đình Chân (1966), Luật Hiến pháp và các định chế chánh trị, Tủ sách Đại học, Sài Gòn. 37. Lê Minh Tâm (chủ biên) (2008), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 172 38. Lê Minh Thông (2008), ‘Các yếu tố đảm bảo tính đại diện của Quốc hội’, trong Văn phòng Quốc hội, Chức năng đại diện của Quốc hội trong nhà nước pháp quyền, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 39. Lê Như Tiến (chủ nhiệm đề tài) (2009), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Đề tài cấp bộ,Văn phòng Quốc hội, Hà Nội. 40. Lê Nhung (2009), ‘Báo chí ‘giúp’ đại biểu Quốc hội năng động hơn’, Vietnamnet, 8/12/2009. 41. Lê Nhung (2010), ‘‘Tréo ngoe’ đại biểu kiêm nhiệm gặp cử tri chuyên trách’, Vietnamnet, 28/06/2010. 42. Lê Nhung (2011), ‘Báo chí đã thổi lửa vào nghị trường’, Vietnamnet, 26/03/2011. 43. Lê Nhung (2011), ‘Đừng để có nhiều ‘nghị sĩ rau muống’’, Vietnamnet, 11/08/2011. 44. Lương Minh Tuân (2007), ‘Thuộc tính đại diện trong Hiến pháp Việt Nam’, Nghiên cứu Lập pháp, Số 8/2007, tr. 5-9. 45. Lưu Kiếm Thanh, Phạm Hồng Thái (dịch) (2001), Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 46. Lưu Văn An (2008), Thể chế chính trị Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám dưới góc nhìn hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 47. Mark J. Green, James M.Fallows, David R.Zwick (2001), Ai chỉ huy Quốc hội? (Anh Thư dịch), Nxb Công An Nhân Dân, Hà Nội. 48. Minh Hằng (2012), ‘Bộ Giáo dục và đào tạo gặp mặt các ĐBQH đang công tác trong ngành giáo dục tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIII’, Giáo dục và Thời đại , 20/11/2012. 49. Montesquieu (1996), Tinh thần Pháp luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 50. N.M Voskresenskaia, N.B. Davletshina (2008), Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội, Nxb Tri thức, Hà Nội. 51. Ngô Đức Mạnh (chủ nhiệm đề tài) (2002), Cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị Việt Nam (qua 4 bản Hiến pháp), Đề tài cấp bộ, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội. 173 52. Ngô Đức Mạnh (2003), ‘Đại biểu Quốc hội chuyên trách: Một số suy nghĩ về tăng cường năng lực hoạt động’, Nghiên cứu Lập pháp, Số 11/2003. 53. Ngô Huy Cương (1999), ‘Quốc hội và Chính phủ - Một số luận điểm về tổ chức’, Nghiên cứu Lập pháp, Số 1/1999. 54. Ngô Huy Cương (2006), Dân chủ và pháp luật dân chủ, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 55. Ngọc Vân (2013), ‘Cuộc đua giành ghế thủ tướng Đức nhiệm kỳ 3 của bà Merkel’, Lao Động, Số 23/09/2013. 56. Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên) (2007), Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 57. Nguyễn Đăng Dung (2008), ‘Suy nghĩ về những tiêu chí Quốc hội Việt Nam là đại diện của nhân dân Việt Nam’, trong Văn phòng Quốc hội (2008), Chức năng đại diện của Quốc hội trong nhà nước pháp quyền, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 58. Nguyễn Đức Lam (2002), ‘Thủ tục làm việc của Quốc hội: Những yêu cầu và nguyên tắc chung’, Nghiên cứu Lập pháp, Số 7/2002. 59. Nguyễn Đức Lam, Hoàng Minh Hiếu, John Patterson, Kit Dawnay (2012), Báo cáo nghiên cứu: Điều trần tại các uỷ ban của Nghị viện và khả năng áp dụng ở Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 60. Nguyễn Hữu Tráng (2013), ‘Tạo điều kiện cho người đăng ký giữ Quốc tịch Việt’, Vietnam Plus, Số 23/08/13 19:34. 61. Nguyễn Lân Dũng (2007), ‘Làm đại biểu dân cử không dễ’, Đại biểu nhân dân, 12/04/2007. 62. Nguyễn Ngọc Điện (2007), ‘Đại biểu dân cử cần có nhóm cử tri riêng’, Tia sáng, Số 12/6/2007. 63. Nguyễn Quang Hương (2006), Nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực đại diện của đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay, Luận văn thạch sĩ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 64. Nguyễn Quang Minh (2001), ‘Bàn về tính đại diện nhân dân của Quốc hội’, Nghiên cứu lập pháp, Số 03/2001. 174 65. Nguyễn Sĩ Dũng (chủ biên) (2002), Tổ chức và hoạt động của Quốc hội một số nước, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội. 66. Nguyễn Sĩ Dũng (2003), ‘Đại biểu Quốc hội: Chuyên trách hay chuyên nghiệp?’, Nghiên cứu Lập pháp, Số 3/2003. 67. Nguyễn Sĩ Dũng, Trần Tuyết Mai, Nguyễn Đức Lam, Hoàng Minh Hiếu (2006), Thường thức về hoạt động giám sát của Quốc hội, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 68. Nguyễn Sĩ Dũng (2007), Thế sự - Một góc nhìn, Nxb Tri thức, Hà Nội. 69. Nguyễn Sĩ Dũng (2008), ‘Quốc hội với 4 thách thức của thời kỳ hội nhập’, Tia sáng, 05/2008. 70. Nguyễn Sĩ Dũng (trả lời phỏng vấn) (2011), ‘Ngăn chặn tình trạng bầu thay, ‘bỏ phiếu mù’ ...’, Sài Gòn Giải Phóng, 09/04/2011. 71. Nguyên Thảo (2013), ‘Sửa Hiến pháp: Suy tư trước giờ bấm nút’, Thời báo kinh tế Việt Nam, 27/11/2013. 72. Nguyên Thuỷ (2007), ‘Vì sao nhiều người tự ứng cử rồi lại tự rút tên’, Thanh niên, Số 04/04/2007. 73. Nguyễn Tiến Lập (2006), ‘Tăng cường chức năng đại diện của Đại biểu Quốc hội và vai trò giúp việc của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội’, tại Văn phòng Quốc hội, Hội thảo tăng cường tính đại diện của đại biểu Quốc hội, Hải Phòng. 74. Nguyễn Văn Bông (1971), Luật Hiến pháp và chính trị học, Học viện Quốc gia Hành chính Sài gòn, Sài Gòn. 75. Nguyễn Văn Pha (2011), ‘Tiếp xúc nhiều cử tri là nguyện vọng người ứng cử’, Vietnam Plus, 19/05/2011. 76. Nguyễn Vạn Phú (2011), ‘Đại biểu là doanh nhân đại diện cho ai?’, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 13/08/2011. 77. Nguyễn Văn Yểu - Lê Hữu Nghĩa (đồng chủ biên) (2006), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 78. Nhẫn Nam - Thu Hương (2009), ‘Tiếp xúc cử tri trước kỳ họp QH: Thiếu nội dung, kém hiệu quả’, Pháp luật TPHCM, 16/5/209. 175 79. Nhẫn Nam (2011), ‘Tiếp xúc cử tri: Công khai, rộng rãi hơn’, Pháp luật TPHCM, 11/13/2011. 80. P.Thuý - T.Chi - Q.Khánh (2012), ‘Báo chí - Hơi thở của nghị trường đến với cử tri’, Đại biểu nhân dân, 21/06/2012. 81. Phạm Duy Nghĩa (2008), ‘Cải cách thể chế ở Việt Nam từ góc nhìn xác lập trách nhiệm giải trình’, Khoa học Pháp lý, vol. 45, Số 2, 2008. 82. Phạm Hồng Thái (2009), ‘Tổ chức quyền lực nhà nước trong Hiến pháp 1946: Những giá trị mang tính thời đại’, trong Văn phòng Quốc hội (2009), Phát huy những giá trị lịch sử, chính trị, pháp lý của Hiến pháp 1946 trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Nxb Chính trị - Quốc gia, Hà Nội, tr. 174 – 177. 83. Phan Xuân Sơn (2007), ‘Thực trạng và giải pháp đổi mới công tác bầu cử ở nước ta’, Nghiên cứu Lập pháp, số 4(97), tháng 4/2007. 84. Phillip Norton và Cristina Leston-Bandeira (2005), Thiết chế nghị viện: Những khái niệm cơ bản, Văn phòng Quốc hội, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc, Hà Nội. 85. Plato (2005), ‘Nhà nước lý tưởng’, trong 101 tác phẩm có ảnh hưởng nhận thức nhân loại, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. tr. 16. 86. Quốc hội (2012), Nghị quyết số 22/2012/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 26/5/2012, Quốc hội quyết nghị bãi nhiệm đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến, ĐBQH khóa XIII, Đoàn ĐBQH tỉnh Long An, Hà Nội. 87. Quốc hội, Báo cáo công tác của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI (2002 - 2007) ngày 20/3/2007, Hà Nội. 88. Roger H.Davidson và Walter J.Oleszek (2002), Quốc hội và các thành viên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 89. Samuel Kernell và Gary C.Jacobson (2007), Lô gích chính trị Mỹ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 90. Stein Tonnesson (2002), ‘Bản Hiến pháp đầu tiên (1946) của cụ Hồ Chí Minh’, trong Các nhà Việt Nam học nước ngoài viết về Việt Nam (Tập 1), Nxb Thế giới, Hà Nội, tr. 284-295. 176 91. Thái Vĩnh Thắng (2001), ‘Một số ý kiến về đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay’, Nhà nước và pháp luật, Số 05/2001. 92. Thái Vĩnh Thắng (2011), ‘Một số suy nghĩ về đổi mới chế độ bầu cử đảm bảo quyền bầu cử và ứng cử của công dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay’, Nhà nước và Pháp luật, Số 4/2011, tr. 8 - 16. 93. Thu Hà, Lê Nhung (2011), ‘Người mở ‘kỷ nguyên’ nói thẳng, nói thật trên nghị trường’, Vietnamnet, 06/01/2011. 94. Tổng cục thống kê (2010), Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Nxb Thống kê, Hà Nội. 95. Tổng cục Thống kê (2012), Báo cáo Điều tra Lao động Việc làm 9 tháng đầu năm 2012, Nxb Thống kê, Hà Nội. 96. Tổng cục Thống kê (2013), Dân số trung bình phân theo giới tính và thành thị, nông thôn, tại: truy cập 27/01/2013. 97. Tổng cục thống kê (2013), Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 phân theo địa phương, tại: truy cập 05/11/2013. 98. Trần Ngọc Đường (chủ nhiệm đề tài) (2004), Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta, Đề tài cấp nhà nước KX04, Hà Nội. 99. Trần Ngọc Đường (2007), ‘Phát huy vai trò đại diện nhân dân của đại biểu Quốc hội trong hoạt động lập pháp’, Tạp chí Cộng sản, Số 15, no. 135, 2007. 100. Trần Ngọc Đường (2008), ‘Bầu cử - một phương thức để nhân dân giao quyền, ủy quyền và kiểm soát quyền lực nhà nước’, Đại biểu Nhân dân, 08/05/2008. 101. Trần Nho Thìn (2011), ‘Dân chủ đại diện và vấn đề bầu cử’, Dân chủ và Pháp luật, Số 6/2011, tr. 30-35. 102. Trần Thị Hạnh Dung (2010), ‘Những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng đại diện của Quốc hội’, Nghiên cứu Lập pháp, Số 16/ 2010. 103. Trần Trọng Kim (2003), Nho giáo, Nxb Văn học, Hà Nội. 104. Trần Tuyết Mai (2007), ‘Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ đại diện’, Nghiên cứu Lập pháp, Số 6, 2007. 177 105. Trung tâm TT-TV-NCKH (2007), Năng lực tham gia ban hành quyết định của đại biểu Quốc hội, Chuyên đề nghiên cứu, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội. 106. Trung tâm TT-TV-NCKH, Dự án Hỗ trợ Thể chế cho Việt Nam (2008), Sửa đổi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và những vấn đề liên quan đến quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, Báo cáo nghiên cứu, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội. 107. Trung tâm TT-TV-NCKH (2008), Cơ cấu thành phần các đại biểu Quốc hội qua các thời kỳ, Chuyên đề nghiên cứu, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội. 108. Trung tâm TT-TV-NCKH (2009), Hoạt động lập pháp của Quốc hội khoá XI: Các số liệu và một số phân tích, Chuyên đề nghiên cứu, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội. 109. Trung tâm TT-TV-NCKH, Trung tâm nghiên cứu phát triển chính sách (2011), Báo cáo Kết quả nghiên cứu định lượng về hình ảnh của Quốc hội trong công chúng, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội. 110. Trung tâm TT-TV-NCKH (2013), Dự thảo Online, Văn phòng Quốc hội, tại: truy cập 20/11/2013. 111. Trương Hữu Quýnh (Chủ biên) (2000), Đại cương Lịch sử Việt Nam (Tập I), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 112. Trương Thị Hồng Hà (2009), Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 113. Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội khoá XII (2009), Báo cáo kết quả giám sát tình hình thực hiện bình đẳng giới và việc triển khai thi hành luật bình đẳng giới, ngày 11/05/2009, Hà Nội. 114. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1980), Báo cáo về việc miễn tư cách đại biểu Quốc hội của Hoàng Văn Hoan và về kết quả bầu cử bổ sung một đại biểu Quốc hội ở khu vực bầu cử IV của tỉnh Thanh Hoá’, trong Các văn kiện của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá VI, Hà Nội, Văn phòng Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hà Nội, tr. 73-75. 115. Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn chủ tịch Uỷ ban trung ương MTTQ Việt Nam (2011), Nghị quyết liên tịch số 01/2011/UBTVQH-CP- UBTWMTTQVN ngày 08 tháng 02 năm 2011, Hà Nội. 116. V.I. Lênin (2006), Toàn tập - Tập 33, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 178 117. Văn phòng Quốc hội (2000), Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946 - 1960, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 118. Văn phòng Quốc hội (2007), Báo cáo kết quả nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về bồi dưỡng đại biểu dân cử, Hà Nội. 119. Văn phòng Quốc hội (2007), Biên bản phiên họp thảo luận báo cáo công tác cả nhiệm kỳ XI của Quốc hội và Chính phủ ngày 21/3/2007, Hà Nội. 120. Văn phòng Quốc hội (2007), Kỷ yếu Hội thảo Chức năng đại diện của Quốc hội và mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp, tháng 8/2007, Thành phố Hồ Chí Minh. 121. Văn phòng Quốc hội (2011), Báo cáo Đoàn nghiên cứu, học tập tại Quốc hội Nhật Bản, tháng 12/2011, Hà Nội. 122. Văn phòng Quốc hội (2012), Bản tổng hợp ý kiến thảo luận tại Hội trường buổi sáng ngày 31/10/2012, Hà Nội. 123. Văn phòng Quốc hội (2013), Đại biểu Quốc hội các khoá, tại: truy cập tháng 11/2013. 124. Văn Tân (Chủ biên) (1977), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 125. Võ Trí Hảo (2011), ‘Quyền tuyển và ‘đuổi đầy tớ’ của dân’, Nghiên cứu Lập pháp, tháng 4/2011. 126.Võ Văn Kiệt (2006), ‘3 thách thức của Quốc hội’, Tuổi trẻ, ngày 08/01/2006. 127. Vũ Văn Nhiêm (2007), ‘Đôi điều bình luận từ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII’, Nghiên cứu Lập pháp, Số 6/ 2007. 128. Vũ Văn Nhiêm (2009), Chế độ bầu cử ở nước ta: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 129. Vũ Văn Nhiêm (2010), ‘Chế độ bầu cử -Nhìn từ góc độ đồng thuận xã hội và bảo vệ các nhóm xã hội dễ bị tổn thương’, Nghiên cứu Lập pháp, vol. 20 (181), Số10/2010. 130. Vũ Văn Nhiêm (2010), ‘Tiêu chí và yếu tố bảo đảm hiệu quả tính đại diện của Quốc hội’, Nghiên cứu Lập pháp, vol. 16 (177), tr. 22-31. 179 Tiếng Anh 131. A. Hamilton, J.Madison, J.Jay (2003), The Federalist with the Letters of 'Brutus', Cambridge, 2003. 132. Alain De Benoist (1999), ‘Qu'est-ce que la souveraineté? (What is Sovereignty?), (Bản dịch tiếng Anh của Julia Kostova)’, Éléments, tr. 24-35. 133. Andrzei Rapaczynski (1997), ‘People Sovereignty and the Concept of Representation: The Relevance of American Constitutionalism in Eastern Europe’, International Journal of Sociology, 1997, tr. 7-16. 134. Christine Pintat (2005), The World of Quotas, Inter-Parliamentary Union, Geneva. 135. Directorate-General for Research (1997), Differential Impact of Electoral Systems on Female Political Representation - Working Document’, European Parliament, tại truy cập: 4/2011. 136. Drude Dahlerup (2002), ‘Using Quota's to Increase Women's Political Representation’, International IDEA, tại truy cập 21/4/2011. 137. Edmund Burke (2011), Speech to the Electors of Bristol, tại pubs.uchicago.edu/founders/documents/v1ch13s7.html truy cập: 21/04/2011. 138. F. Sacchetti (2008), Political Representation, Lucca: IMT Lucca. 139. France National Assembly (2013), Legislative Elections, tại truy cập: 01/11/2013. 140. Government Printing Office (2010), About Congressional Hearings, tại: truy cập: 10/12/2010. 141. Guy S. Goodwin-Gill (2006), Free and Fair Elections: New Expended Edition, Inter-Parliamentary Union, Geneva. 142. Helene Landmore (2008), Is Representative Democracy Really Democratic? Interview of Bernard Manin and Nadia Urbinati, tại: truy cập 17/04/2011. 180 143. Hana Pitkin (1967), The Concept of Representation, Los Angeles University Press, Los Angeles. 144. Hanna Pitkin (2004), ‘Representation and Democracy: An un easy alliance’, Scandinavian Political Studies, vol. 27, no. 3/2004. 145. Human Rights Committee (1996), General Comment 25 (57), General Comments under article 40, paragraph 4, of the International Covenant on Civil and Political Rights, Adopted by the Committee at its 1510th meeting, U.N. Doc. CCPR/C/21/Rev.1/Add.7. 146. Ian Shapiro (2009), Political Representation, Cambridge University Press, Cambridge. 2009. 147. Inter-Parliamentary Union (1996), Parliaments of the World: A Comparative Reference Compendium - Vol.I, 2nd Edition, Gover, Hants, Geneva. 148. Inter-Parliamentary Union (2005), Parliament and Democracy in the 21st Century, New York. 149. Inter-Parliamentary Union (2008), Evaluating Parliament: A self- assessment Toolkit for Parliament, Geneva. 150. Jacqui Briggs, Karen Celis (2010), ‘For and Against Compulsory Voting in Britain and Belgium’, Social & Public Policy Review, vol. 4, no. 1, tr. 1-30. 151. John Adams (2007), ‘Letter to John Penn’, in The work of John Adams (ebook), Boston, Cambridge, tr. 203-213. 152. M. Gratschew (2004), Voter turnout in Western Europe: Compulsory Voting in Western Europe, International IDEA, Stockhom. 153. Marc Van der Hulst (2000), The Parliamentary Mandate: A Global Comparative Study, Inter-Parliamentary Union, Geneva. 154. Matthieu Solomon (2007), ‘Power and Representation at the Vietnamese's National Assembly: The Scope and Limits of Political Doi Moi’, trong Vietnam's New Order: International Perspectives on the State and Reform in Vietnam, Palgrave Macmillan, New York, tr. 198-216. 155. Monica Brito Vieira, David Runciman (2008), Representation, Polity Press, Cambridge. 181 156. Nadja Braun (2008), ‘Direct Democracy in Switzerland’, in Direct Democracy, International IDEA, Stockhom, tr. 48-58. 157. Philip Norton (2002), Parliaments and Citizens in Western Europe, Psychology Press, London. 158. Rebekah L. Herrick (2001), Representation and Institutional Design, Lexington, Maryland. 159. Rebekka Gohring (2003), Shapping The New Europe - Interest Represention in the European Union, Doctor Thesis, Free University of Berlin, Berlin. 160. Robert Myttenaere (1998), ‘The Immunities of Members of Parliament’, in Constitutional and Parliament Information No175, ASGP, Geneva. 161. Steve Douglas (2005), ‘Referandum: Hitler's ‘Democratic’ Weapon to Forge Dictatorship’, Executive Intelligence Review, vol. 8/2005, tr. 40-43. 162. Suzanne Dovi (2011), ‘Political Representation’, in The Stanford Encyclopedia of Philosophy, Stanford, Winter 2011 Edition. 163. The Electoral Commission (2006), Compulsory Voting Around the World, London. 164. Thomas Hobbes (2007), Leviathan, tại truy cập 4/2011. 182 Phụ lục: PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ VIỆC BẢO ĐẢM TÍNH ĐẠI DIỆN CỦA QUỐC HỘI Câu 1. Theo Quý đại biểu, định nghĩa nào dưới đây phù hợp nhất với nhiệm vụ đại biểu nhân dân? 1. Phản ánh và quyết định các nội dung theo đúng ý kiến của nhân dân  2. Phản ánh ý kiến cử tri nhưng quyết định theo nhận định cá nhân.  3. Quyết định chủ yếu dựa trên thông tin, nhận định của cá nhân..................  Câu 2. Quý đại biểu thường sử dụng kênh thông tin nào dưới đây để tìm hiểu ý chí, nguyện vọng của nhân dân? 1. Qua các cuộc tiếp xúc cử tri chính thức trước và sau kỳ họp.  2. Qua các buổi tiếp công dân.  3. Qua các cuộc trao đổi với các cử tri không chính thức..  4. Qua các cuộc hội nghị, hội thảo.  5. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng  6. Qua các báo cáo nghiên cứu, điều tra dư luận xã hội  7. Qua nguồn thông tin khác..  Câu 3. Trong quá trình làm nhiệm vụ đại biểu của mình, nhóm cử tri nào dưới đây thường xuyên liên hệ với Quý đại biểu để phản ánh ý chí, nguyện vọng của họ? 1. Cử tri ở đơn vị bầu cử (tỉnh, huyện, xã).  2. Cử tri ở nơi làm việc..  3. Cử tri ở nơi cư trú..  4. Cử tri ở khu vực khác.  5. Khó xác định..  Câu 4. Xin cho biết, việc liên hệ với cử tri Quý đại biểu còn gặp những trở ngại chủ yếu nào dưới đây? 1. Chưa xác định rõ nhóm cử tri mình cần chú trọng giữ liên hệ..  2. Chưa có nhiều thời gian để giữ mối liên hệ với cử tri  3. Các cử tri chưa có nhiều động lực để liên hệ với đại biểu.  4. Chưa có địa chỉ xác định (văn phòng) để cử tri tiện liên hệ.  5. Phương tiện đi lại khó khăn.  183 6. Các trở ngại khác?............................................................................................... Câu 5. Quý đại biểu đánh giá như thế nào về các ý kiến phát biểu tại Hội trường của các đại biểu Quốc hội? 1. Phản ánh đầy đủ ý kiến, nguyện vọng của cử tri.  2. Phản ánh một phần ý kiến, nguyện vọng của cử tri.  3. Chưa phản ánh ý kiến, nguyện vọng của cử tri.  4. Khó đánh giá..  Câu 6. Xin Quý đại biểu cho biết, động lực chủ yếu nào dưới đây thúc đẩy Quý đại biểu tham gia phát biểu ý kiến tại Hội trường? 1. Phát huy và thể hiện các hiểu biết của mình.  2. Phán ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri..  3. Để xuất hiện trước công chúng..  4. Lý do khác Câu 7. Sau khi phát biểu tại hội trường, Quý đại biểu có thường nhận được sự phản hồi của các cử tri hay không? 1. Thường xuyên  2. Thỉnh thoảng  3. Chưa bao giờ  Nếu thường xuyên nhận được sự phản hồi thì hình thức phản hồi chủ yếu của cử tri là: 1. Gặp trực tiếp..  2. Qua điện thoại;..  3. Qua email, tin nhắn, thư tín  4. Qua báo chí.  Câu 8. Quý đại biểu đã bao giờ bị nhắc nhở về những phát biểu của mình tại các phiên họp, cuộc họp của Quốc hội chưa? 1. Thường xuyên  2. Thỉnh thoảng  3. Chưa bao giờ  Câu 9. Xin cho biết, đã bao giờ Quý đại biểu không tham gia phát biểu ý kiến tại phiên họp mặc dù hiểu rõ và có băn khoăn vấn đề đang được Quốc hội thảo luận hoặc thấy cần phản ánh ý kiến của cử tri 1. Thường xuyên  2. Thỉnh thoảng  3. Chưa bao giờ  - Nếu đã từng xảy ra trường hợp này, xin Quý đại biểu cho biết việc không tham gia phát biểu là do nguyên nhân nào dưới đây? 184 1. Do đăng ký phát biểu khó khăn..  2. Do trùng lặp với ý kiến của người phát biểu trước.  3. Do sợ đụng chạm với lợi ích của cá nhân, tổ chức khác.  4. Do sợ lỡ lời sẽ ảnh hưởng đến uy tín  5. Do nội dung phát biểu trái với chỉ đạo chung...  6. Lý do khác:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bao_dam_tinh_dai_dien_cua_quoc_hoi_dap_ung_yeu_cau_x.pdf
  • pdfDiemmoiluanan-HieuHM-TiengAnh.pdf
  • pdfDiemmoiluanan-HieuHM-TiengViet.pdf
  • pdfTomtatluanan-HieuHM-TiengAnh.pdf
  • pdfTomtatluanan-HieuHM-TiengViet.pdf
Tài liệu liên quan