Luận án Biến đổi sinh kế của người nông dân ở huyện Gia lộc, tỉnh Hải dương trong bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN TẠO BIếN ĐổI SINH Kế CủA NGƯờI NÔNG DÂN ở HUYệN GIA LộC, TỉNH HảI DƯƠNG TRONG BốI CảNH CÔNG NGHIệP HóA Và ĐÔ THị HóA Chuyờn ngành: NHÂN HỌC Mó số: 62 31 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1- PGS.TS. Nguyễn Duy Thiệu 2- TS. Trần Hồng Hạnh HÀ NỘI – 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận ỏn “Biến đổi sinh kế của người nụng dõn ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong b

pdf190 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Biến đổi sinh kế của người nông dân ở huyện Gia lộc, tỉnh Hải dương trong bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa”, ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ từ gia đình, đồng nghiệp, các chuyên gia, các nhà khoa học và các tổ chức. Tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn đến gia đình, bố mẹ đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ để tôi có động lực vượt qua những khó khăn, hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn và tri ân sâu sắc nhất đến giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Duy Thiệu và TS. Trần Hồng Hạnh đã định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Dân tộc học (nay là Khoa Dân tộc học và Nhân học), Học viện Khoa học xã hội, Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực, Ban Giám hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, PGS.TS. Phạm Quang Hoan, TS. Nguyễn Thị Song Hà... đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi cũng sẽ không thể thực hiện và hoàn thành luận án nếu không có sự tạo điều kiện, giúp đỡ, đặc biệt là trong việc cung cấp các thông tin liên quan đến luận án ở cấp cơ sở, của lãnh đạo, chuyên viên các phòng/ban chức năng của Ủy ban nhân dân huyện Gia Lộc, lãnh đạo các xã và đông đảo người dân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý vị vì sự giúp đỡ quý báu này. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Văn Tạo LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và khách quan. Các thông tin được trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm về những gì đã cam đoan ở trên. Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2016 Tác giả luận án NCS. Nguyễn Văn Tạo MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................. 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................. 9 1.2. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 14 1.3. Khái quát về huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ........................................... 25 CHƢƠNG 2: SINH KẾ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI NÔNG DÂN Ở HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƢƠNG ............................................. 35 2.1. Nông nghiệp ............................................................................................... 35 2.2. Các nghề thủ công truyền thống ................................................................ 50 2.3. Hoạt động thương mại, dịch vụ ................................................................. 63 2.4. Khai thác nguồn lợi tự nhiên ...................................................................... 64 CHƢƠNG 3: SINH KẾ CỦA NGƢỜI NÔNG DÂN Ở HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƢƠNG TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA .................................................................................................. 68 3.1. Bối cảnh biến đổi sinh kế của người nông dân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ................................................................................................. 68 3.2. Những biến đổi trong nông nghiệp ............................................................ 93 3.3. Biến đổi của các ngành tiểu thủ công nghiệp .......................................... 104 3.4. Biến đổi của các ngành thương mại - dịch vụ.......................................... 111 3.5. Sự xuất hiện của các loại hình sinh kế mới .............................................. 115 3.6. Tác động của biến đổi sinh kế đến người nông dân huyện Gia Lộc và những vấn đề đặt ra .................................................................................. 118 3.7. Giải pháp và khuyến nghị ........................................................................ 139 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................... TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ CNH Công nghiệp hóa CP Chính phủ GTSX Giá trị sản xuất HĐH Hiện đại hóa NCS Nghiên cứu sinh NĐ Nghị định NN Nông nghiệp NQ Nghị quyết NXB Nhà xuất bản PGS Phó Giáo sư QĐ Quyết định TS Tiến sĩ TTCN-XDCB Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng cơ bản TTg Thủ tướng Chính phủ TVQH Thường vụ Quốc hội TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân WB Ngân hàng Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Diện tích trồng lúa vụ chiêm xuân giai đoạn 1957 - 1961 .............................. 36 Bảng 2.2: Các giống lúa được gieo trồng trong truyền thống tại hai xã Gia Lương và Liên Hồng ....................................................................................................... 38 Bảng 2.3: Các loại cây hoa màu chủ yếu trong truyền thống của hai xã Gia Lương và Liên Hồng .................................................................................................. 42 Bảng 2.4: Giá bán trâu, bò giống trong truyền thống ...................................................... 45 Bảng 2.5: Các hoạt động khai thác tự nhiên trong truyền thống của người nông dân tại hai xã Gia Lương và Liên Hồng ................................................................ 65 Bảng 3.1: Tình hình dân số của huyện Gia Lộc giai đoạn 2000 - 2014 .......................... 75 Bảng 3.2: Dự báo dân số và nguồn nhân lực huyện Gia Lộc đến năm 2020 .................. 76 Bảng 3.3: So sánh mong muốn về học tập và nghề nghiệp cho con ở hai xã Gia Lương và Liên Hồng ...................................................................................... 78 Bảng 3.4: Cơ cấu số người trong độ tuổi lao động khu vực nông thôn tại hai điểm nghiên cứu phân theo trình độ chuyên môn ................................................... 79 Bảng 3.5: Tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp huyện Gia Lộc (Từ ngày 1/1/2000 đến ngày 1/1/2005) ................................................................. 80 Bảng 3.6: Dự báo biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Gia Lộc giai đoạn 2010 - 2020 ..................................................................................... 82 Bảng 3.7: Diện tích đã chuyển đổi sang ao, vườn ở xã Gia Lương ................................. 83 Bảng 3.8: So sánh hệ thống dịch vụ bưu chính viễn thông ở hai xã Gia Lương và Liên Hồng ....................................................................................................... 87 Bảng 3.9: Một số tài sản gia đình của hai xã Liên Hồng và Gia Lương ......................... 88 Bảng 3.10: Các nguồn vốn tài chính của người nông dân tại hai điểm nghiên cứu ............. 89 Bảng 3.11: Ủy thác cho vay vốn thông qua các tổ chức chính trị - xã hội của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện Gia Lộc ......................................... 90 Bảng 3.12: Khung giá đền bù đối với nhóm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng (Áp dụng từ ngày 29/12/2014) .......................... 91 Bảng 3.13: Khung giá đền bù đối với nhóm đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở các xã đồng bằng thuộc tỉnh Hải Dương (Áp dụng từ ngày 1/1/2015) ................. 92 Bảng 3.14: Các khoản đền bù khi thu hồi đất tại hai điểm nghiên cứu ........................... 92 Bảng 3.15: Các giống lúa và năng suất được gieo trồng hiện nay ở hai xã Gia Lương và Liên Hồng .................................................................................................. 94 Bảng 3.16: Số lượng thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp tại hai xã Gia Lương và Liên Hồng ...................................................................................... 96 Bảng 3.17: Số lượng các loại vật nuôi tại hai xã Gia Lương và Liên Hồng ................... 99 giai đoạn 2000 - 2010 .................................................................................................... 110 Bảng 3.18: So sánh số lượng ô tô của hai xã Gia Lương và Liên Hồng trong đối sánh với huyện Gia Lộc ................................................................................ 114 Bảng 3.19: Các khoản thu nhập trung bình của người lao động khi làm ở các khu công nghiệp ............................................................................................................ 116 Bảng 3.20: Biến đổi cơ cấu thu nhập của người nông dân giai đoạn 2006 - 2011 tại hai xã Liên Hồng và Gia Lương ................................................................... 121 Bảng 3.21: So sánh diện tích quy hoạch sân vận động tại hai điểm nghiên cứu ........... 126 Bảng 3.22: Diện tích đã xây dựng nhà văn hóa và diện tích đất quy hoạch mới ở hai điểm nghiên cứu ........................................................................................... 127 Bảng 3.23: Đánh giá hiệu quả thu hút lao động vào các khu công nghiệp tại hai điểm nghiên cứu ........................................................................................... 128 Bảng 3.24: Nguyên nhân người lao động không được nhận vào làm việc trong các khu công nghiệp tại hai điểm nghiên cứu .................................................... 129 Bảng 3.25: Các hình thức xử lý rác thải chủ yếu của các hộ gia đình ............................... 131 Bảng 3.26: Nguyên nhân gây bệnh ở hai xã Gia Lương và Liên Hồng ............................ 131 Bảng 3.27: Đối tượng trò chuyện, tâm sự của người cao tuổi (60 tuổi trở lên) tại hai xã Gia Lương và Liên Hồng .................................................................. 133 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Trang Hình 3.1: Cơ cấu chất lượng lao động của huyện Gia Lộc giai đoạn 2000 - 2010 (Thống kê 23 xã) ............................................................................................ 77 Hình 3.2: Tình hình cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Lộc giai đoạn 2010 - 2014 ............................................................ 90 Hình 3.3: Diện tích nuôi trồng và sản lượng thủy sản của huyện Gia Lộc giai đoạn 2000 - 2010 ................................................................................................... 101 Hình 3.4: Giá trị sản xuất ngành chế biến gỗ, mây tre đan của huyện Gia Lộc ............ 110 Hình 3.5: Chuyển dịch ngành thương mại - dịch vụ của huyện Gia Lộc giai đoạn 1991 - 2011 .................................................................................................. 111 Hình 3.6: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Gia Lộc giai đoạn 1991 – 2011 ........... 119 Hình 3.7: Biến đổi cơ cấu thu nhập của người nông dân Gia Lộc giai đoạn 2006 – 2011 .............................................................................................................. 120 Hình 3.8: Dự báo sự chuyển dịch cơ cấu lao động huyện Gia Lộc đến năm 2020 ........... 137 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nước ta, nông dân là cư dân chính và cũng là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội. Trong chiến tranh, họ là lực lượng chủ yếu và quan trọng nhất ở tiền tuyến; họ ra đi cứu nước với sự nhiệt thành, trong sáng. Khi đất nước hòa bình, họ trở về với xóm, làng và tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất. Hiện nay, người nông dân là lực lượng lao động trực tiếp sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Cho đến nay, nước ta vẫn là nước nông nghiệp, phần lớn người dân vẫn sống ở khu vực nông thôn, vẫn coi ruộng đất là tư liệu sản xuất chính. Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố nội sinh và ngoại sinh mà sinh kế của người nông đã có nhiều thay đổi so với trước kia. Tại một số địa phương, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân như thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, ảnh hưởng của cơ chế thị trường, của quá trình chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp nên diện tích canh tác đã bị thu hẹp. Điều đó làm cho người nông dân luôn có nguy cơ chịu những rủi ro và tổn thương trong cuộc sống mưu sinh. Quá trình sản xuất nông nghiệp của người nông dân phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên và thị trường. Họ chưa chủ động được sản phẩm do mình làm ra: có khi người nông dân mất mùa vì thiên tai, dịch bệnh, có khi lại thất bại vì thị trường không ổn định. Việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo sinh kế cho người nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa là một trong những trách nhiệm của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo ổn định xã hội. Trong thực tế, không phải đến năm 1986 khi Đảng thực hiện việc đổi mới thì quá trình biến đổi sinh kế mới diễn ra, mà biến đổi sinh kế là lẽ tự nhiên, tất yếu đối với tất cả các quốc gia, các tộc người và cộng đồng dân cư. Ở Việt Nam quá trình này diễn ra chậm hơn do đặc điểm tính cách, tâm lý, tập tục sinh hoạt và truyền thống cố kết cộng đồng quy định. Ngày nay, quá trình biến đổi sinh kế của người nông dân ở tất cả các vùng miền trong phạm vi cả nước vẫn đang diễn ra với quy mô và tốc độ ngày càng lớn, nhất là ở các vùng đồng bằng và khu vực ven đô thị. “Theo Hội Nông dân Việt Nam, mỗi năm cả nước có khoảng 200.000ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng, tương ứng mỗi hộ gia đình có khoảng 1,5 lao động mất việc làm” [101]. Điều này đặt ra rất nhiều vấn đề về dân số, lao động, việc làm, ô nhiễm môi 1 trường, an sinh xã hội, đặc biệt là sinh kế của những người nông dân bị mất đất nông nghiệp. Nhiều người nông dân hiện nay bị trắng tay và bơ vơ không biết làm gì để mưu sinh khi ruộng đất của họ trở thành các khu công nghiệp, các đô thị... Việc ổn định sinh kế cho người nông dân trong khoảng thời gian dài, có tính bền vững đang là một thách thức và một vấn đề không dễ giải quyết trong điều kiện kinh tế, xã hội nước ta hiện nay. Gia Lộc là một huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hải Dương thuộc châu thổ đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nên đang chịu tác động rất lớn từ các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, lãnh thổ cả ở cấp độ quốc gia lẫn địa phương. Huyện Gia Lộc gồm có 22 xã1 và một thị trấn. Trước đô thị hóa, Gia Lộc là một huyện thuần nông với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đất nông nghiệp chiếm tới 67% diện tích đất đai của toàn huyện. Với vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển, cơ chế chính sách thông thoáng nên trong những năm vừa qua tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Gia Lộc nói riêng có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa rất nhanh. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã làm cho cơ cấu kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng các ngành nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong hoạt động sinh kế, người nông dân chuyển từ kiếm sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang kết hợp nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; chuyển từ độc canh cây lúa sang kết hợp nuôi trồng nhiều cây con có giá trị kinh tế cao; chuyển từ việc kiếm sống quanh quẩn sau “lũy tre làng” sang việc di chuyển khắp các vùng miền trong cả nước để kiếm sống Bên cạnh những giá trị tích cực mà quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mang lại, quá trình này cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Đó là diện tích đất nông nghiệp của huyện ngày càng bị thu hẹp, người nông dân mất việc làm truyền thống, trong khi nghề nghiệp mới chưa được định hướng rõ ràng, các tệ nạn xã hội xuất hiện ngày càng nhiều... Cũng như nhiều vùng quê khác trong cả nước, người nông dân của huyện Gia Lộc luôn mong muốn có được sinh kế ổn định, bền vững. Do đó, nghiên cứu sự biến đổi sinh kế của người dân ở huyện Gia Lộc sẽ góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững của người nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa hiện nay. 1 Đó là các xã: Đoàn Thượng, Đồng Quang, Đức Xương, Gia Hòa, Gia Khánh, Gia Lương, Gia Tân, Gia Xuyên, Hoàng Diệu, Hồng Hưng, Lê Lợi, Liên Hồng, Nhật Tân, Phạm Trấn, Phương Hưng, Quang Minh, Tân Tiến, Thống Kênh, Thống Nhất, Toàn Thắng, Trùng Khánh và Yết Kiêu. 2 Vì những lý do trên, tôi đã lựa chọn “Biến đổi sinh kế của người nông dân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích của luận án Góp phần làm sáng rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế và biến đổi sinh kế của người nông dân. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp hướng tới sinh kế bền vững cho người nông dân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để đạt được những mục đích nêu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tìm hiểu hệ thống lý luận về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, công nghiệp hóa, đô thị hóa, sinh kế và sinh kế bền vững của người nông dân. - Tìm hiểu bức tranh tổng thể về sinh kế của người nông dân trước khi công nghiệp hóa, đô thị hóa ở huyện Gia Lộc. - Làm rõ những biến đổi về sinh kế của người nông dân. - Nêu một số giải pháp để chính quyền địa phương và các nhà hoạch định chính sách tham khảo để xây dựng các chính sách cho hoạt động thực tiễn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh kế và những biến đổi sinh kế của người nông dân ở huyện Gia Lộc trong bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu từ sau Đổi mới (1986) đến nay. Sở dĩ đề tài lấy mốc là năm 1986 vì đây là thời điểm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đại hội khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu bước chuyển đổi quan trọng về tư duy, quan điểm, đường lối, chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng và Nhà nước: chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự đổi mới này đã làm cho đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của tất cả các tộc người, các vùng miền trên đất nước ta, trong đó có người nông dân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, có sự chuyển biến mạnh mẽ. Cùng với quá trình Đổi mới là sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân nói chung và người nông dân 3 nói riêng được nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, cũng có không ít thách thức đang đặt ra trong quá trình phát triển. Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về sinh kế và biến đổi sinh kế ở huyện Gia Lộc trong đó tập trung vào hai xã có quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh nhất (xã Liên Hồng) và chậm nhất (xã Gia Lương) để có được một nghiên cứu so sánh về sự biến đổi sinh kế và thích ứng của người dân trong các bối cảnh và điều kiện khác nhau. Trong đó, xã Liên Hồng nằm giáp thành phố Hải Dương, có tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều công trình dân sinh, khu công nghiệp, bệnh viện trường học được tập trung đầu tư. Ngược lại, xã Gia Lương nằm khá xa thành phố Hải Dương, xa quốc lộ, chưa có khu công nghiệp và có tốc độ đô thị hóa chậm. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận của luận án Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã xem xét và vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin (trong đó có thuyết duy vật biện chứng), tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, sinh kế, công nghiệp hóa và đô thị hóa trong nghiên cứu của mình. Dưới góc nhìn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các vấn đề về sinh kế, nông nghiệp, nông dân, nông thôn sẽ được nhìn nhận trong mối quan hệ biện chứng tác động qua lại với nhau trong một tổng thể. Bên cạnh đó, luận án này còn sử dụng các lý thuyết cụ thể để tham chiếu, đánh giá, xem xét quá trình biến đổi sinh kế của người nông dân ở huyện Gia Lộc. Nội dung các lý thuyết sử dụng trong luận án được trình bày cụ thể trong chương I 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Để có thể thực hiện đề tài này, chúng tôi đã kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, nghiên cứu lịch sử (đồng đại và lịch đại). Cụ thể như sau: Phương pháp phân tích, kế thừa tài liệu thứ cấp: Đó là việc thu thập và xử lý các thông tin, tài liệu liên quan như sách, báo, tạp chí, phim ảnh, kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án, các văn bản của Đảng và Nhà nước; các công trình nghiên cứu về sinh kế của các tác giả trong và ngoài nước... Bên cạnh đó, còn có các Nghị quyết, Chỉ thị của huyện Ủy Gia Lộc, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân huyện Gia Lộc, văn bản báo cáo, thông kế, tổng hợp, hướng dẫn... của các phòng/ban chức năng của huyện Gia Lộc, hai xã Gia Lương và Liên Hồng. 4 Phương pháp điền dã dân tộc học được đặc biệt quan tâm, sử dụng để thu thập nguồn tài liệu định tính liên quan đến đề tài trên thực địa. Trong đó, các công cụ và phương pháp chính được sử dụng gồm: quan sát trực tiếp, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc, thảo luận nhóm... Để có cái nhìn sâu hơn, phương pháp phỏng vấn cá nhân cũng được sử dụng để thu thập thông tin có liên quan đến đề tài, trong đó có tính đến yếu tố vị trí công tác, tuổi và giới tính của người được phỏng vấn. Theo đó, phỏng vấn sâu được thực hiện với nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có đại diện của các nhà quản lý ở các cấp từ Trung ương đến xã và người dân của hai xã Gia Lương và xã Liên Hồng (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) nhằm chú trọng tiếng nói người dân ở hai điểm nghiên cứu này. Mẫu được chọn để phỏng vấn sâu gồm người dân thuộc các thế hệ khác nhau: những người già (trên 60 tuổi) cho biết các hoạt động sinh kế truyền thống, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội truyền thống của các điểm nghiên cứu; những người trung niên (từ 40 đến 59 tuổi) cung cấp các thông tin về những chuyển biến về sinh kế và điều kiện sống trước và sau Đổi mới; những người trẻ (từ 16 đến 39 tuổi) chia sẻ sinh kế hiện tại và những tâm lý, cảm nhận của họ trước sự biến đổi của xã hội hiện đại; cán bộ quản lý các cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) bày tỏ quan điểm của họ trước những vấn đề đã và đang đặt ra hiện nay tại địa phương (Xem Phụ lục 2). Bên cạnh đó, việc thực hiện ba cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc) trong dân tộc học cũng được áp dụng trong nghiên cứu này. Điều này giúp nghiên cứu có được những thông tin, tài liệu phong phú, đa dạng và sát với thực tế. Bên cạnh đó, với cách làm này, chúng tôi có được sự tiếp cận hai chiều: không chỉ từ trên xuống (xem xét tiếng nói và sự áp đặt của các nhà quản lý các cấp từ trung ương xuống địa phương) mà còn từ dưới lên (tôn trọng ý kiến của người dân). Trong luận án này, tác giả chú trọng tiếp cận các ý kiến của người nông dân, bởi đây là đối tượng đang chịu sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Để có tài liệu định lượng, bên cạnh các phương phán nghiên cứu định tính, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp điều tra qua bảng hỏi để lấy ý kiến của các đối tượng khác nhau (nhà quản lý và người dân) về các vấn đề liên quan đến đề tài. Bảng hỏi được thiết kế kết hợp dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở, dành cho cán bộ và người dân trong huyện Gia Lộc, đặc biệt là người dân của hai xã Gia Lương và xã Liên Hồng. Đã có 360 bảng hỏi được sử dụng để thu thập các thông tin định lượng ở các cộng đồng được nghiên cứu, trong đó 110 bảng hỏi dành cho xã Gia 5 Lương và 120 bảng hỏi dành cho xã Liên Hồng, 30 bảng hỏi dành cho các nhà quản lý ở huyện, tỉnh, và 100 bảng hỏi cho các xã khác trong huyện. Đối tượng được hỏi gồm người dân thuộc các thế hệ khác nhau: những người già (trên 60 tuổi); những người trung niên (từ 40 đến 59 tuổi); những người trẻ (từ 16 đến 39 tuổi); cán bộ quản lý các cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã). Nội dung câu hỏi tập trung vào thu thập các thông tin liên quan đến sinh kế truyền thống, sinh kế hiện tại, dự đoán dự báo về sinh kế tương lai; quan điểm của người nông dân và các nhà quản lý về quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa; những mong muốn và đề xuất của họ đối với Đảng và Nhà nước... Kết quả điều tra được xử lý thủ công: theo toán học thống kê để lấy tỷ lệ các ý kiến trùng lặp. Nghiên cứu này, trong đó có những hoạt động thu thập tư liệu tại địa bàn nghiên cứu được trải dài trong 4 năm (2012 - 2016). Trong năm 2012 và nửa đầu năm 2013, tác giả tập trung chủ yếu vào việc học và hoàn thành các chuyên đề dành cho thạc sĩ và nghiên cứu sinh; đồng thời, trong thời gian này, tác giả cũng tập hợp, sưu tầm các tài liệu liên quan đến luận án, chủ yếu là các tài liệu thứ cấp. Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 2 năm 2016, tác giả đã tiến hành 03 đợt điền dã thực địa: đợt 1 từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013; đợt 2 từ tháng 2 năm 2014 đến tháng 4 năm 2014; đợt 3 từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 9 năm 2015. Trong các đợt khảo sát thực tế, tác giả đã lần lượt thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài, đặc biệt là những thông tin liên quan đến các điểm nghiên cứu, bổ sung các tư liệu còn thiếu, kiểm tra chéo thông tin. Ngoài ra, để thu thập các thông tin và tư liệu trên thực địa, chúng tôi còn sử dụng các công cụ hỗ trợ như chụp ảnh, ghi âm, quay video... Các phương pháp này đã cung cấp nguồn tư liệu phong phú và làm sinh động các minh chứng về biến đổi sinh kế của người nông dân huyện Gia Lộc. Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện luận án này, tác giả luận án đã tham vấn và tranh thủ ý kiến của các nhà khoa học có nhiều am hiểu và kinh nghiệm về sinh kế và biến đổi sinh kế. Đội ngũ chuyên gia được tham vấn rất đa dạng, gồm: chuyên gia về quản lý trong lĩnh vực sinh kế, nông nghiệp, nông dân, nông thôn; chuyên gia nghiên cứu về sinh kế truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số; chuyên gia nghiên cứu về sinh kế hiện đại; chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực dân tộc học Theo đó, các chuyên gia đã tư vấn, đưa ra những đóng góp, gợi 6 mở và lời khuyên bổ ích giúp tác giả có cách tiếp cận đúng chuyên ngành và hướng nghiên cứu. Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia đã giới thiệu và trong một số trường hợp, đã cung cấp nguồn tư liệu phong phú đa dạng giúp tác giả có góc nhìn đa chiều về vấn đề nghiên cứu và tiết kiệm thời gian cho việc tìm kiếm nguồn tư liệu liên quan đến đề tài. Các phương pháp: lịch sử (lịch đại và đồng đại), tổng hợp, phân tích, so sánh... cũng được áp dụng trong quá trình hoàn thành luận án nhằm đánh giá, giải mã các tài liệu định tính và định lượng. So sánh để tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa hiện tại và quá khứ để thấy quy luật biến đổi và lý giải sự biến đổi đó. So sánh lịch đại để tìm hiểu mối liên hệ dọc, tức là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng mưu sinh diễn ra hiện nay với các sự vật, hiện tượng diễn ra trước đây. Trong khi đó, so sánh đồng đại giúp làm rõ mối liên hệ ngang, tức là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng mưu sinh diễn ra đồng thời cùng một thời điểm. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về sinh kế và biến đổi sinh kế của người nông dân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương dưới góc nhìn nhân học. Luận án đã góp phần cung cấp một góc nhìn mới về sinh kế nói chung và sinh kế của người nông dân nói riêng trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Đây là kết quả của sự kết hợp nhiều lý thuyết khác nhau trong xem xét hệ thống sinh kế truyền thống của người nông dân và những chuyển đổi của hệ thống ấy trong bối cảnh các điều kiện sống thay đổi. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án - Luận án làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về sinh kế, nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Luận án góp phần cung cấp một cách nhìn mới trong xem xét, phân tích và đánh giá sinh kế và biến đổi sinh kế ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt ở những vùng chịu ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, thông qua sự vận dụng các lý thuyết vào nghiên cứu thực tiễn. - Luận án chỉ ra thực trạng và những chuyển biến về sinh kế của người nông dân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương; đồng thời, cung cấp các góc nhìn đa chiều trong việc đảm bảo sinh kế cho người nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. 7 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án - Luận án cung cấp cơ sở lý luận cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách ở các cấp trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho người nông dân. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở vùng được nghiên cứu một cách bền vững hơn. - Luận án có thể là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ, nhân dân huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương và những người quan tâm đến sinh kế và đời sống của người nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa và đô thị hóa. - Các kết quả của luận án cũng có thể được sử dụng để phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy về sinh kế của người nông dân đồng bằng dưới góc nhìn nhân học. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được chia thành 3 chương sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và địa bàn nghiên cứu Chương 2: Sinh kế truyền thống của người nông dân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương Chương 3: Sinh kế của người nông dân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dươ...ách thức kiếm ăn và bao gồm các nguồn lực để người dân có thể thực hiện các hoạt động kiếm sống. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, “sinh kế là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống” [125, 1101]. Theo Giáo trình Nhân học đại cương của trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động kinh tế hay sinh kế chính là sự thích nghi của con người với môi trường tự nhiên trong quá trình thỏa mãn các nhu cầu vật chất để đảm bảo sự sinh tồn của mình [31]. Theo định nghĩa trong khung phân tích sinh kế bền vững của DFID, “sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống” [131]. Cho dù có các cách tiếp cận khác nhau nhưng các quan điểm trên đều thống nhất rằng, sinh kế là cách thức kiếm sống và các loại nguồn lực khác nhau để đảm bảo các hộ gia đình, các cộng đồng dân cư có thể thực hiện các hoạt động kiếm sống một cách bình thường. Luận án này sẽ vận dụng cách tiếp cận của DFID để xem xét, phân tích, đánh giá về biến đổi sinh kế của người nông dân ở huyện Gia Lộc hiện nay. - Sinh kế bền vững: Trong bối cảnh hiện nay, khi tăng trưởng kinh tế luôn kéo theo những hệ lụy khôn lường về môi trường, cùng với việc xóa đói giảm nghèo thiếu 20 tính bền vững, việc đòi hỏi một sinh kế bền vững, đảm bảo nguồn sống của người dân không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên được đặt ra bức thiết. Theo Robert Chambers, sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó với và được khôi phục trước tác động của những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên [Dẫn lại của Mai Văn Xuân, Hồ Văn Minh (2009), trong tác phẩm “Sinh kế người dân thị trấn Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị trong quá trình phát triển khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo”, đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Số 54, tr. 177-184] [127]. Các nghiên cứu hiện nay vẫn dựa chủ yếu vào khung sinh kế bền vững của DFID với năm nguồn vốn cơ bản để phân tích, đánh giá khả năng thích ứng với sự biến đổi của các vùng nông thôn trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay. Trong luận án sẽ xem xét sinh kế của người nông dân trên cơ sở tiếp cận các nguồn vốn của DFID trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. - Biến đổi sinh kế: Trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc biến đổi về sinh kế là một tất yếu. Sự biến đổi sẽ đem đến một trạng thái mới (tốt hơn hoặc xấu hơn), do đó rất cần sự quản lý, sự định hướng để quá trình biến đổi theo chiều hướng tốt hơn. Khi nghiên cứu về biến đổi sinh kế, tác giả Champen, Ashley, D. Carney đã đưa ra các yếu tố biến đổi sinh kế bao gồm: Thứ nhất, biến đổi về cơ cấu thu nhập; Thứ hai, biến đổi về phân công lao động. Trong nghiên cứu về sinh kế ở khu vực nông thôn, còn thêm một yếu tố thứ ba là quá trình chuyển đổi sinh kế từ nông nghiệp thuần túy sang nông nghiệp kết hợp với phi nông nghiệp (dịch vụ, làm thuê...) [129], [130]. Luận án sẽ xem xét sự biến đổi sinh kế của người nông dân theo lát cắt ngang của cơ cấu kinh tế, cả truyền thống và đương đại, nghĩa là xem xét sự biến đổi theo ngành nghề như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và các hoạt động sinh kế khác dựa trên cơ sở năm nguồn vốn mà DFID đã đưa ra. 1.2.2. Một số lý thuyết * Lý thuyết về sinh kế bền vững Lý thuyết sinh kế bền vững (Sustainable livelihoods) đề cập đến năm nguồn vốn của khung sinh kế bền vững do Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) đưa ra năm 1998. Lý thuyết này được đánh giá khá cao nhờ tính toàn diện, rõ ràng trong việc xem xét đánh giá các loại nguồn vốn nhằm đảm bảo sinh kế bền vững. Lý thuyết này được 21 rất nhiều tổ chức và các quốc gia ứng dụng trong nghiên cứu về sinh kế hộ gia đình, cộng đồng, tộc người, đặc biệt là trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội. Khi nghiên cứu và đề ra các chính sách phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, các quốc gia đều coi khung sinh kế bền vững của DFID là một tham chiếu để xem xét, đánh giá và hướng tới. Theo lý thuyết này, DFID đã đưa ra 5 loại nguồn vốn đảm bảo sinh kế, bao gồm: vốn con người, vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn vật chất và vốn tài chính. Cụ thể như sau: Vốn con người (human capital): bao gồm các kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khoẻ của con người, giúp họ theo đuổi những sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu của sinh kế. Nguồn lực này đóng vai trò trung tâm, điều tiết các loại nguồn lực khác trong sinh kế bền vững. Vốn tự nhiên (natural capital): bao gồm các yếu tố có sẵn trong tự nhiên phục vụ cho quá trình sinh kế của người dân như đất, nước, không khí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên Trong vốn tự nhiên, đất đai đóng vai trò quan trọng nhất và quyết định đối với người nông dân trong việc đảm bảo sinh kế. Vốn xã hội (social capital): bao gồm các tiềm lực xã hội mà con người vạch ra nhằm theo đuổi các mục tiêu sinh kế. Nguồn lực xã hội được thể hiện thông qua hệ thống các mạng lưới, các mối liên kết, tính đoàn hội của các nhóm, tinh thần cộng đồng. Bên cạnh đó là sự tương tác với các thiết chế chính trị, các thiết chế văn hóa, các chuẩn mực và sự ủng hộ. Vốn vật chất (physical capital): bao gồm cơ sở hạ tầng và các công cụ sản xuất cần thiết để hỗ trợ sinh kế. Nguồn vốn này đóng vai trò huyết mạch, đảm bảo sự kết nối các loại nguồn lực với nhau một cách nhanh chóng và thuận lợi. Vốn tài chính (financial capital): bao gồm các nguồn lực tài chính mà con người sử dụng nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Nguồn lực tài chính đóng vai trò là trung gian cho sự trao đổi, có ý nghĩa quan trọng đối với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Nguồn lực tài chính của người nông dân được xem xét dưới hai nguồn cơ bản: i) nguồn vốn sẵn có (tiền tiết kiệm, vật nuôi, vay nợ các cơ sở tín dụng); ii) nguồn vốn vào thường xuyên (trợ cấp, các khoản tiền chuyển nhượng từ Nhà nước, các khoản tiền gửi). Khi người nông dân chuyển đổi mô hình sản xuất từ nhỏ lẻ, manh mún sang nền sản xuất hàng hóa thì nhu cầu về vốn là rất lớn. 22 Năm nguồn vốn cơ bản đó tạo thành một hình ngũ giác như sau: Các nguồn vốn cần được nhìn nhận một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện môi trường sống của từng tộc người ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Luận án sử dụng năm nguồn vốn của DFID để tham chiếu, phân tích, đánh giá, nhận xét và đưa ra những giải pháp về biến đổi sinh kế của người nông dân ở huyện Gia Lộc. * Lý thuyết về sinh thái văn hoá Lý thuyết về sinh thái văn hoá (Cultural ecology) ra đời vào khoảng những năm 40 của thế kỷ XX. Người khởi xướng lý thuyết sinh thái văn hóa là J. H. Stewward, một nhà văn hóa học người Mỹ. Năm 1938 ông cho xuất bản tác phẩm “Các nhóm chính trị xã hội thổ dân vùng thung lũng - cao nguyên” (Basin - Plateau Aboriginal Sociopolitical Groups) đã đánh dấu sự ra đời của lý thuyết này, đồng thời cũng đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển của ngành nhân học Mỹ. Sau đó, lý thuyết sinh thái văn hóa được M. Beits, Andrew Vayda, Royppaport tiếp tục hoàn thiện và phát triển. Lý thuyết này giải thích sự ảnh hưởng qua lại giữa môi trường tự nhiên và văn hoá. Cách tiếp cận nghiên cứu của Nhân học sinh thái văn hóa là tìm hiểu mối quan hệ tương tác luôn động và sáng tạo giữa tự nhiên và văn hoá ở các tộc người tiền công nghiệp. Vấn đề cốt lõi của lý thuyết về sinh thái văn hóa là mỗi tộc người, mỗi vùng miền và rộng ra là mỗi quốc gia hình thành, tồn tại và phát triển đều là kết quả của quá trình thích nghi với môi trường tự nhiên và xã hội. Đối với một cộng đồng hoặc tộc người khép kín thì văn hóa sẽ chịu sự chi phối bởi môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đang tồn tại. Theo quan niệm của các học giả theo trường phái này, nghiên cứu sinh thái văn hoá nhằm giải thích mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại giữa môi trường tự nhiên và văn hóa. Điều này cũng có nghĩa là văn hóa sẽ phản ánh môi trường sống mà nó hình thành, tồn tại. Cũng theo lý thuyết này, môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi 23 trường xã hội ảnh hưởng đến các đặc điểm văn hoá; trong đó, mỗi thành viên ứng xử theo cách khác nhau sẽ có những mức độ thành công khác nhau trong việc sinh tồn và tái sản xuất và sự ứng xử này sẽ có những biến đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong quan niệm này, sinh kế là một phần của văn hóa, hoạt động sinh kế sẽ phản ánh trong văn hóa. Như vậy, môi trường có ảnh hưởng quyết định đến văn hóa, cũng có nghĩa là quyết định đến phương cách kiếm sống (sinh kế) của con người. Do đó, việc nghiên cứu về sinh kế của người nông dân ở huyện Gia Lộc trong bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa hiện nay sẽ được đặt trong bối cảnh văn hóa truyền thống và hiện đại để xem xét. * Lý thuyết biến đổi văn hoá Lý thuyết biến đổi văn hóa (Culture change) xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ XX cũng do J. H. Steward, một nhà văn hóa học người Mỹ khởi xướng. Năm 1955, ông xuất bản tác phẩm “Lý thuyết về biến đổi văn hóa: Phương pháp luận về tiến hóa đa hệ” (Theory of Cuture Change: The Methodology of Multilinear Evolution), đã đánh dấu sự ra đời của lý thuyết biến đổi văn hóa. Nội dung cơ bản của lý thuyết biến đổi văn hóa cho rằng, trong quá trình tồn tại và phát triển, văn hóa không đứng yên mà luôn biến động, thay đổi. Đứng yên chỉ là trạng thái tương đối, sự vận động biến đổi mới là trạng thái tuyện đối của văn hóa. Sự vận động, biến đổi của văn hóa là tất yếu. Quá trình biến đổi chịu sự tác động của nhiều yếu tố nội tại và cả những yếu tố ngoại sinh bên ngoài. Về những yếu tố tác động nội tại: Bản thân các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng luôn thay đổi, do đó văn hóa cũng phải có những biến đổi cho phù hợp. Sự biến đổi văn hóa do tác động bởi những yếu tố nội tại sẽ giúp quá trình tiếp biến của văn hóa bản địa được hiệu quả hơn. Về những yếu tố tác động ngoại sinh: Sự giao lưu tiếp biến văn hóa bản địa với các nền văn hóa bên ngoài là tất yếu. Lịch sử cho thấy, sự giao lưu văn hóa được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có khi sự giao lưu văn hóa mang tính tự nguyện giữa các tộc người, các vùng miền hoặc các quốc gia với nhau. Những cũng có khi sự giao lưu được thực hiện một cách cưỡng bức thông qua sự xâm lược, đồng hóa giữa các quốc gia, các tộc người với nhau. Trong một nền văn hóa hiện nay luôn tồn tại hai lớp: một lớp văn hóa gốc, bản địa, nội sinh và một lớp văn hóa học hỏi và chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Tuy nhiên, sự học hỏi từ nền văn hóa bên ngoài không phải là học nguyên xi mà có sự tiếp biến cho phù hợp. 24 Lý thuyết biến đổi văn hóa được tác giả vận dụng vào trong quá trình làm luận án để xem xét từng lớp văn hóa ở địa bàn nghiên cứu. Luận án tìm hiểu nền văn hóa gốc để từ đó thấy được sự du nhập, tác động của nền văn hóa ngoại sinh, thấy được sự tiếp biến văn hóa của người nông dân huyện Gia Lộc, đặc biệt trong mối quan hệ gia đình, dòng họ, làng xóm và được đặt trong các hoạt động sinh kế. * Lý thuyết về phát triển bền vững Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED. Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...”. Nội dung cốt lõi của lý thuyết phát triển bền vững là phải bảo đảm tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, không khai thác cạn kiệt tài nguyên, tàn phá môi trường và không làm xuống cấp các giá trị văn hóa Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường. Tại Việt Nam, khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhưng nó lại sớm được thể hiện ở nhiều cấp độ. Trong các chương trình, dự án hiện nay ở Việt Nam, vấn đề phát triển bền vững luôn được đặt lên hàng đầu bởi sự cấp bách của nó. Việc nghiên cứu sinh kế của người nông dân trong bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa hiện nay cũng rất cần đến tính bền vững. Do đó, lý thuyết về phát triển bền vững được sử dụng làm tham chiếu không chỉ để xem xét sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung mà còn nhằm xem xét, đánh giá về chiến lược sinh kế của người nông dân. 1.3. Khái quát về huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dƣơng 1.3.1. Đặc điểm tự nhiên Về vị trí địa lý, Gia Lộc là một huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hải Dương thuộc châu thổ đồng bằng sông Hồng. Huyện Gia Lộc nằm trong tọa độ 1060 14’15” đến 1060 21’01” kinh độ Đông, 200 46’38” đến 200 55’23” vĩ độ Bắc; phía Bắc giáp thành phố 25 Hải Dương, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Thanh Miện và Ninh Giang, phía Đông giáp huyện Tứ Kỳ và phía Tây giáp huyện Bình Giang (xem Phụ lục 1). Về mặt địa hình, huyện Gia Lộc có địa hình tương đối bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Tây sang Đông, vùng cao nhất là +3,5m ở xã Đoàn Thượng, vùng thấp nhất từ +0,6m đến +1,5m nằm rải rác ở các thôn ven sông. Phần lớn các vùng đất có độ cao từ +1m đến 2,7m. Do địa hình tương đối bằng phẳng, phì nhiêu kèm theo các điều kiện về thời tiết, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng thuận lợi cho nền sản xuất nông nghiệp lúa nước nên con người tập trung sinh sống trong các làng và thực hành nông nghiệp (chủ yếu là canh tác lúa nước) ở đây khá sớm. Các làng mạc trong huyện khá tập trung với mật độ dân số tương đối cao. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để huy động nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế và cũng là thị trường tiêu thụ lớn trong huyện. Về mặt khí hậu, huyện Gia Lộc nằm trong vùng khí hậu gió mùa nóng, ẩm của miền Bắc. Khí hậu được chia thành hai mùa khá rõ rệt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,60C. Nhiệt độ nóng nhất trong khoảng 37-390C (thường vào tháng 6 và tháng 8). Nhiệt độ lạnh nhất khoảng 8-100C (thường vào tháng 1 và tháng 2). Độ ẩm không khí trung bình từ 75% đến 85%. Tốc độ gió trung bình năm từ 1,2m/s đến 2,5m/s. Số giờ nắng trung bình trong năm là 1.600 - 2.000 giờ. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.622mm, cao hơn mức trung bình của tỉnh (1.616mm). Lượng mưa năm cao nhất là 2.310mm và năm thấp nhất 1.250mm. Bên cạnh đó, huyện Gia Lộc cũng chịu ảnh hưởng của hai loại gió rõ rệt, gió Đông Bắc xuất hiện vào mùa đông và gió Đông Nam xuất hiện vào mùa hè. Vào các tháng chuyển tiếp giữa các mùa, thỉnh thoảng xuất hiện gió Tây Nam và Đông Nam. Điều kiện khí hậu như vậy đã hình thành bốn mùa xuân - hạ - thu - đông và mỗi mùa lại phù hợp cho những cây trồng, vật nuôi khác nhau. Do đó, mùa nào thức ấy, quanh năm trong huyện luôn có các cây con đặc trưng theo mùa, rất đa dạng và phong phú. Về thủy văn, huyện Gia Lộc có hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá dày đặc và đa dạng. Trong huyện có nhiều con sông mang nhiều phù sa chảy qua, lớn nhất là sông Thái Bình được chia thành nhiều nhánh, rồi đến các con sông nhỏ khác: sông Sặt chảy qua một số xã phía Bắc và phía Tây của huyện; sông Đĩnh Đào từ xã Trùng Khánh đến xã Thống Kênh; sông Đồng Tràng chảy từ xã Gia Xuyên đến xã Hoàng Diệu Ngoài ra, trong toàn huyện còn có hàng trăm km kênh mương chảy theo 26 hướng nghiêng của địa hình. Hàng năm, tuy hệ thống sông này gây ra lũ lụt nhưng cũng cung cấp một lượng phù sa rất lớn cho các cánh đồng. Hệ thống thủy lợi đã giúp phát triển các cây trồng ưa nước (điển hình là lúa nước) và thuận lợi để phát triển một số loại gia cầm, nuôi trồng thủy sản, tạo sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Gia Lộc. Về thổ nhưỡng, vùng đất huyện Gia Lộc có gốc tích phù sa bồi đắp do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình tạo nên. Đất ở đây chủ yếu là đất thịt nhẹ, cát pha, gồm các loại chính sau: i) Đất phù sa có feralit bạc màu, phân bổ chủ yếu ở các xã phía Đông của huyện; ii) Đất phù sa không được bồi glây, trung tính, ít chua, phân bố chủ yếu ở các xã phía Bắc của huyện; iii) Đất phù sa được bồi glây phân bố rải rác ở một số xã phía Nam của huyện; và iv) Đất phù sa không được bồi glây, ít chua, phân bố rải rác ở một số xã phía Tây và phía Nam của huyện. Đặc điểm nổi bật về thổ nhưỡng của huyện Gia Lộc là đất chua, nghèo dinh dưỡng, nhưng qua nhiều năm thâm canh và cải tạo chất đất, đã trở nên màu mỡ hơn. Sự đa dạng về đất dẫn đến sự phong phú và đa dạng về các loại cây trồng tương ứng với từng loại đất. Như vậy, đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên như vừa đề cập ở trên đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước, ở huyện Gia Lộc. Những thuận lợi này cũng là những khởi đầu và nguyên nhân quan trọng khiến cư dân sống mật tập ở vùng này từ rất sớm. Để sinh tồn và phát triển, con người Gia Lộc đã tìm kế sinh nhai chủ yếu thông qua các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi. Cho đến nay, hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân huyện Gia Lộc vẫn là sản xuất nông nghiệp. Gắn liền với nó là đời sống văn hóa - xã hội phong phú của con người nơi đây. 1.3.2. Đặc điểm văn hóa Điều kiện tự nhiên trù phú và nền nông nghiệp phát triển, cùng với sự du nhập từ rất sớm của các tôn giáo khác nhau, đã làm cho đời sống tinh thần của người dân nơi đây rất đa dạng và phong phú. Gia Lộc là một trong những huyện của tỉnh Hải Dương có hệ thống các đình, chùa, miếu mạo đặc sắc với hệ thống cảnh đẹp có kiến trúc độc đáo mang nhiều giá trị to lớn. Tính đến năm 2012, tổng số cơ sở tín ngưỡng, văn hóa là 72 cơ sở (đình, đền), có 27 cơ sở đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử (06 cơ sở), xếp hạng di tích văn hoá (02 cơ sở), xếp hạng di tích lịch sử văn hoá (15 cơ sở), xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật (04 cơ sở) [22] Đây là không gian lý tưởng để nhân dân thực hiện các hoạt động 27 sinh hoạt văn hóa, giao lưu trao đổi sau những giờ làm việc đồng áng vất vả hoặc vào những dịp tết đến xuân về. Cũng chính từ không gian này, các giá trị văn hóa phi vật chất được phát huy, nhân rộng, bồi đắp và phát triển làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân nơi đây. Các không gian văn hóa này sẽ góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống, đạo đức, tinh thần cao đẹp của địa phương và dân tộc. Bên cạnh không gian văn hóa, các hoạt động nhằm tăng cường sự đoàn kết, củng cố tinh thần cộng đồng và giải trí cũng thường xuyên được tổ chức. Các hoạt động như bơi Chải ở Yết Kiêu, múa rối nước ở Lê Lợi, vật, đánh pháo đất ở Đức Xương và Gia Tân, đánh thó (đánh gậy) ở Phương Hưng, thị trấn Gia Lộc, hát tuồng, chèo ở Gia Lương, hát đúm, hát ả đào, ca trù thường được tổ chức vào những dịp tết đến xuân về hoặc lúc nông nhàn. Hàng năm, nhân dân trong huyện Gia Lộc tổ chức rất nhiều lễ hội truyền thống như lễ hội Đền Quát, thờ danh tướng Yết Kiêu đời Trần, lễ hội Đền Cối Xuyên (Đề Cuối) thời danh Tướng Nguyễn Chế Nghĩa [68] Các lễ hội không chỉ củng cố tinh thần đoàn kết, vui chơi giải trí mà còn góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng cho thế hệ trẻ (xem Ảnh 6, Phụ lục 3). Đặc điểm văn hóa ở huyện Gia Lộc mang màu sắc chung và đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, đó là nền văn hóa cộng đồng làng xã với các hoạt động tập thể gắn với nông nghiệp. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ cộng đồng được tổ chức khá thường xuyên nhằm giúp bù đắp những thiếu thốn về tinh thần cho người nông dân. Người nông dân có ít cơ hội được tiếp cận và giao lưu rộng rãi nên mỗi dịp lễ hội hoặc mỗi khi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cộng đồng, người nông dân huyện Gia Lộc thường rất háo hức, mong chờ và tham gia rất nhiệt tình. Ở các gia đình và dòng họ, các giá trị văn hóa truyền thống vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày này. Mối quan hệ cha - con, vợ - chồng, anh - em, bạn bè được thực hiện theo đúng tôn ti trật tự. Trong truyền thống, mỗi gia đình ở Gia Lộc vẫn là cái nôi nuôi dưỡng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình, dòng họ, làng xã và quê hương. Cũng chính các giá trị văn hóa truyền thống này đã cố kết cộng đồng, giáo dục sự tương trợ lẫn nhau, yêu thương đùm bọc giữa những người trong gia đình, dòng họ, làng xóm nhất là những lúc khó khăn “Tối lửa tắt đèn có nhau”. Những nét văn hóa đặc trưng trong gia đình của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ đều được lưu giữ và phản ánh khá rõ nét trong các gia đình của huyện Gia Lộc. Những giá trị văn hóa, tinh thần truyền thống được bồi đắp qua các thế hệ tạo thành sức mạnh giúp người nông dân huyện Gia Lộc vượt qua những khó khăn trong 28 cuộc sống. Mặc dù trải qua những thăm trầm lịch sử nhưng người nông dân huyện Gia Lộc vẫn một lòng một dạ theo Đảng, đóng góp sức người sức của trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. 1.3.3. Đặc điểm xã hội Gia Lộc là mảnh đất trù phú, nơi con người xuất hiện sớm và mong muốn sinh sống, lập nghiệp. Trải qua những thăng trầm lịch sử con người đã quần cư thành các làng xóm đông đúc như hiện nay. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cấp tổng bị xóa bỏ, hình thành cấp xã, mỗi xã bao gồm một số thôn. Khi đó, Gia Lộc có thêm xã Hoàng Diệu và hai thôn Lũy Dương và Xuân Dương thuộc xã Gia Lương (do huyện Tứ Kỳ chuyển sang). Trong kháng chiến chống Pháp, số xã, thôn được điều chỉnh lại còn 21 xã, gồm 114 thôn [6, 13]. Ngày 26/1/1968, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết số 504/NQ- TVQH về việc hợp nhất hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên lấy tên là Hải Hưng. Huyện Gia Lộc khi đó thuộc tỉnh Hải Hưng. Ngày 24/2/1979, Thường trực Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Quyết định số 70/CP về việc hợp nhất hai huyện Gia Lộc và Tứ Kỳ và lấy tên là huyện Tứ Lộc, huyện lỵ được đặt lại Gia Lộc (thuộc địa bàn hai xã Nghĩa Hưng và Phương Hưng cũ). Ngày 28/6/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/CP về việc thành lập thị trấn Gia Lộc trên cơ sở diện tích, dân số của xã Nghĩa Hưng và thôn Phương Điếm (xã Phương Hưng). Huyện lỵ Gia Lộc xưa đóng ở làng Lạc Thị thuộc xã Lê Lợi, nhưng sau chuyển về đóng ở làng Hội Xuyên, xã Nghĩa Hưng. Ngày 27/1/1996, Chính phủ đã ra Nghị định số 05/CP về việc tách huyện Tứ Lộc thành hai huyện cũ là Gia Lộc và Tứ Kỳ. Từ ngày 1/3/1996, hai huyện bắt đầu làm việc theo đơn vị hành chính như trước khi hợp nhất. Trụ sở huyện Gia Lộc đặt tại thị trấn Gia Lộc ngày nay. Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã ra Nghị quyết tách tỉnh Hải Hưng để tái lập hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Huyện Gia Lộc thuộc tỉnh Hải Dương từ đó cho đến ngày nay. Ngày 20 tháng 3 năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2008/NĐ- CP điều chỉnh địa giới thành phố Hải Dương. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Thạch Khôi, Tân Hưng thuộc huyện Gia Lộc về thành phố Hải Dương quản lý. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Gia Lộc còn lại 29 11.181,37ha diện tích tự nhiên và 137.586 nhân khẩu, có 23 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Liên Hồng, Thống Nhất, Trùng Khánh, Yết Kiêu, Gia Hoà, Lê Lợi, Phương Hưng, Toàn Thắng, Đoàn Thượng, Phạm Trấn, Đồng Quang, Quang Minh, Nhật Tân, Đức Xương, Hồng Hưng, Thống Kênh, Hoàng Diệu, Gia Lương, Gia Khánh, Gia Tân, Tân Tiến, Gia Xuyên và thị trấn Gia Lộc. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Gia Lộc các khu công nghiệp, khu đô thị trên địa bàn huyện Gia Lộc có điều kiện, cơ hội hình thành và phát triển. Các xã trước kia xa thành phố Hải Dương thì nay tiệm cận gần hơn, đời sống đô thị đến gần hơn. Sự thay đổi về địa giới hành chính đã kéo theo sự thay đổi mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có sự thay đổi về cơ cấu dân số, nhân lực và các mối quan hệ xã hội. Các gia đình vẫn mang đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, đó là cấu trúc gia đình lớn. Các thế hệ sống chung dưới một mái nhà tạo thành “tam đại đồng đường”, “tứ đại đồng đường” khá phổ biến. Quy mô gia đình lớn nhiều thế hệ sống chung một mái nhà, chung không gian sống tưởng chừng như “bất biến” bởi nó đã tồn tại hàng trăm năm, qua nhiều thế hệ. Thông qua quy mô gia đình nhiều thế hệ, các giá trị truyền thống của gia đình, dòng họ, làng xóm đã được bảo tồn và phát huy rất hiệu quả; tuy nhiên, chúng đã “trói buộc” tư duy, khả năng sáng tạo và “cái tôi” của mỗi cá nhân. Mối quan hệ chủ đạo chi phối các mối quan hệ khác trong gia đình là ông - bà, cha - mẹ với tính mệnh lệnh “gia trưởng” ở người đàn ông rất cao. Người phụ nữ phải thực hiện theo nguyên tắc “phu xướng phụ tùy”, “thuyền theo lái, gái theo chồng”. Các đặc điểm về xã hội với lịch sử truyền thống lâu đời, mối quan hệ gia đình dòng họ, làng xóm chặt chẽ đã giúp tăng cường sự đoàn kết cộng đồng, tương hỗ nhau trong hoạt động sinh kế. 1.3.4. Giới thiệu về hai điểm nghiên cứu: xã Gia Lương và xã Liên Hồng 1.3.4.1. Xã Gia Lương Gia Lương là một xã thuộc huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương và nằm ở phía Đông của huyện, phía Tây giáp xã Gia Khánh, phía Nam giáp xã Hoàng Diệu, phía Đông bắc giáp xã Tân Tiến. Gia Lương có chiều dài gần 3km, chiều rộng 2km, gồm các thôn Thành Lập, Đồng Tâm, Cộng Hòa, Xuân Dương, Trình Xá và Lũy Dương. Tổng số hộ của xã tính đến năm 2014 là 1.706 hộ với 4.885 người. Số người trong độ tuổi lao động của xã là 2.970 người, chiếm 60,8%. Đây là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của xã nhưng nó cũng tạo ra áp lực lớn cho vấn đề giải quyết việc làm. Đến năm 2015, trong toàn xã có 96/1.706 hộ nghèo (chiếm 5,6%) với 164 nhân khẩn; 82/1.706 hộ cận nghèo (chiếm 4,7%) với 201 nhân khẩu [111]. 30 Điều kiện về tự nhiên, thủy văn, thổ nhưỡng, địa hình của xã Gia Lương không có nhiều khác biệt so với đặc điểm chung của toàn huyện. Đây là vùng đất màu mỡ, phì nhiêu, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, người dân sống quây quần, đầm ấm, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Trong truyền thống, quá trình sản xuất ở Gia Lương mang nặng tính tự cấp, tự túc. Hàng hóa sản xuất ra chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của người dân và làm nghĩa vụ với Nhà nước. Nếu năm nào mưa thuận gió hòa, có chút dư thừa, người dân mang ra chợ trao đổi, nhưng việc trao đổi này cũng nhằm đổi lấy những sản vật phục vụ cho cuộc sống chứ rất ít khi được tích lũy dưới dạng tiền tệ. Cũng do việc mua bán trao đổi không phổ biến nên chợ ở Gia Lương rất ít phát triển. Nền kinh tế nông nghiệp khép kín, ít áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã dẫn đến một nền sản xuất nhỏ lẻ và lạc hậu, làm hạn chế việc tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa. Nền kinh tế truyền thống đó được người nông dân chấp nhận và duy trì vì nó đã đáp ứng được nhu cầu của họ: đủ ăn, đủ mặc, còn các nhu cầu tinh thần và vật chất cao hơn rất ít được quan tâm. Cho đến nay, do vị trí địa lý xã trung tâm, không có tuyến quốc lộ chạy qua, nên trên địa bàn xã Gia Lương chưa có một khu cụm công nghiệp nào, cũng không có các công trình dân sinh, công trình phục vụ an ninh quốc phòng. Cuộc sống của người nông dân nơi này vẫn tương đối thuần nông, sự biến đổi sinh kế của người nông dân chưa nhiều. Đa số diện tích đất nông nghiệp vẫn sử dụng vào mục đích trồng trọt chăn nuôi, chỉ có một số ít chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang nuôi thủy sản hoặc nhà ở. Các hoạt động công nghiệp và dịch vụ của xã chưa phát triển. Người nông dân vẫn chủ yếu sống bằng nghề nông, một số người trẻ khỏe thì đi làm công nhân ở các khu công nghiệp hoặc đi làm thuê ở các tỉnh khác. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra khá mạnh mẽ ở huyện Gia Lộc, nhưng so với tốc độ chung của huyện thì xã Gia Lương có tốc độ đô thị hóa chậm hơn. 1.3.4.2. Xã Liên Hồng Xã Liên Hồng nằm ở phía Bắc huyện Gia Lộc, cách trung tâm huyện khoảng 3km về phía Tây Bắc; phía Đông giáp xã Thạch Khôi và xã Gia Xuyên; phía Tây giáp xã Thống Nhất; phía Nam giáp xã Gia Hòa và Thị Trấn Gia Lộc; phía Bắc giáp sông Kẻ Sặt và xã Tứ Minh (Thành phố Hải Dương). Diện tích tự nhiên hiện nay là 939,09ha. Chiều dài của xã gần 4km, từ cánh đồng giáp thôn Lễ Quán (Thạch Khôi) đến cánh đồng giáp thôn Ty (Thống Nhất), chiều rộng khoảng 3km, từ thôn Nợ (Gia Hòa) đến bờ sông Kẻ Sặt. 31 Tính đến cuối năm 2014, toàn xã Liên Hồng có 3.025 hộ với 9.443 nhân khẩu, gồm nhiều dòng họ: Nguyễn, Phạm, Lê, Vũ, Phùng, Trần, Tăng, Trịnh, Bùi, Mai, Đồng, Ngô, Hồ, Đào, Đỉnh, Đoàn... Số người trong độ tuổi lao động là 5.702 người, chiếm 60,4%. Đây là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của xã, nhưng cũng tạo ra những áp lực về giải quyết việc làm lớn cho xã. Đến năm 2015, trong toàn xã có 140/3.025 hộ nghèo (chiếm 4,6%) với 336 nhân khẩn; 106/3.025 hộ cận nghèo (chiếm 3,5%) với 231 nhân khẩu [111]. Tỷ lệ hộ nghèo thấp cũng phản ánh mức sống và điều kiện kinh tế của người nông dân xã Liên Hồng đã có nhiều khởi sắc. Cũng như xã Gia Lương, điều kiện về tự nhiên, thủy văn, thổ nhưỡng, địa hình của xã Liên Hồng không có nhiều khác biệt so với đặc điểm chung của toàn huyện. Đây là vùng đất màu mỡ, phì nhiêu, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, người dân sống quây quần, đầm ấm, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, địa giới và tên gọi hành chính của Liên Hồng có nhiều thay đổi. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, theo thiết chế hành chính của Nhà nước phong ...ọc Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh. 32. Đ ại Việt sử ký toàn thư trọn bộ (2009), Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 33. Đ ảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Đ ảng Cộng sản Việt Nam (1988), Nghị quyết số 10 - NQ/TW về Phát triển kinh tế hộ tự chủ và đổi mới quản lý nông nghiệp, ngày 5 tháng 4 năm 1988. 35. Đ ảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Đ ảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết số 5-NQ/TW (khóa VII) về Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, ngày 10 tháng 6 năm 1993. 37. Đ ảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Đ ảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết số 06-NQ/TW về Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, ngày 10 tháng 11 năm 1998, pic=7. 39. Đ ảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng IX, Nxb Chính trị quốc 154 gia, Hà Nội. 40. Đ ảng Cộng sản Việt Nam (2002a), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Đ ảng Cộng sản Việt Nam (2002b), Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Đ ảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Đ ảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 53, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Đ ảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn ngày 5 tháng 8 năm 2008. 45. Đ ảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. “K ết luận của Thủ tướng Chính phủ về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng” (2012), cuong-che-o-tien-lang.htm, truy cập ngày 10/2/2012. 47. Bùi Minh Đạo (2003), Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 48. Bùi Minh Đạo (2012), Đề cương giảng dạy thạc sỹ môn học các loại hình sinh kế của các tộc người thiểu số ở Việt Nam, Hà Nội. 49. Lê Cao Đoàn (2000), “Vai trò và mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, thành thị và nông thôn trong phát triển - các quan điểm có ý nghĩa triết lý phát triển”, Đề tài khoa học cấp Bộ. 50. Ph ạm Ngọc Dũng (2011), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. D ự án IMOLA Huế, Mạng lưới các trung tâm nuôi trồng thủy sản châu Á Thái Bình Dương (NACA) (2006), Cẩm nang phương pháp đánh giá nông thôn và phân tích sinh kế bền vững khái niệm và ứng dụng (bản dịch), Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. 52. Lê Quý Đức (2005), Vai trò của văn hoá trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện 155 đại hoá nông thôn, nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 53. M ạc Đường (2001), “Những quan niệm nghiên cứu dân tộc học về vấn đề vượt nghèo trong quá trình đô thị hóa”, Tạp chí Dân tộc học, Số 4, tr. 11-19. 54. Emily A. Schultz và H. Lavenda (2001), Nhân học một quan điểm về tình trạng nhân sinh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Gromop , G. G. và IU. F. Nôvichkop, Một số vấn đề nghiên cứu dân tộc học nông nghiệp, Tài liệu dịch, Thư viện Viện Dân tộc học, Tld 1686. 56. Grant Evans (Chủ biên) (2001), Bức khảm văn hóa châu Á: tiếp cận nhân học, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 57. GSO và UNFPA (2011), Di cư và Đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, Xu hướng và Những khác biệt. 58. Lê Sỹ Giáo (1989), “Sự xuất hiện nghề trồng lúa một vấn đề quan trọng của dân tộc học nông nghiệp lịch sử”, Tạp chí Dân tộc học, Số 1, tr. 74-81. 59. Tr ần Văn Hà, Đặng Thị Hoa (2009), “Ảnh hưởng của yếu tố xã hội và văn hóa đến cơ chế ứng phó với tình trạng thiếu lương thực của người Khơ-mú”, Tạp chí Dân tộc học, Số 1&2, tr. 74-89. 60. Tr ần Hồng Hạnh (2011), “Tổng quan về an ninh lương thực”, Tạp chí Dân tộc học, Số 1&2, tr. 18-30. 61. Tr ần Hồng Hạnh (2011), “Sinh kế của người Pà Thẻn ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang”, Tạp chí Dân tộc học, Số 6, tr. 12-22. 62. Ph ạm Quang Hoan (2009), “Cơ chế ứng phó với tình trạng khan hiếm lương thực của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam và CHDCND Lào: Nâng cao năng lực và hợp tác nghiên cứu giữa Viện Dân tộc học (Việt Nam) và Viện Nghiên cứu Văn hóa (Lào)”, Tạp chí Dân tộc học, Số 1&2, tr. 11-17. 63. Ngô Hữu Hoạch, Huỳnh Văn Chương (2010), “Nghiên cứu ảnh hưởng sinh kế người nông dân khi chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tại thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học Đất, Số 35. 64. Nguy ễn Đình Hòe (1999), “Công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn: vấn đề nguồn lực”, Tạp chí Triết học, Số 5, tr. 17-19. 156 65. H ội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), Từ điển Bách khoa Việt Nam (Tập 3), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 66. Nguy ễn Văn Hưng (2004), Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động sau khi bàn giao đất cho các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và các khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Đề tài khoa học cấp Tỉnh, Hải Dương. 67. Lâm Quang Huyên (2007), Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 68. Huy ện ủy Gia Lộc (2007), Gia Lộc văn hiến. 69. Nguy ễn Đức Hữu (2015), “Sinh kế của người nông dân bị mất đất trong quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương”, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội. 70. Nguy ễn Hải Kế (1978), “Bước đầu tìm hiểu về các giống lúa và nghề trồng lúa ở Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX”, Tạp chí Dân tộc học, Số 1, tr. 81-90. 71. Phan Thanh Khôi, Lương Xuân Hiến (2006), Một số vấn đề kinh tế - xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng Đồng bằng sông Hồng, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 72. Bùi Thị Bích Lan (2013), “Hoạt động mưu sinh của người Kháng ở xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội. 73. Nguy ễn Lân (2006), Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 74. Phan Huy Lê, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Đình Lê (2001), Nghiên cứu và khảo sát những chuyển biến xã hội nông thôn vùng châu thổ sông Hồng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 75. Tr ịnh Duy Luân (2000), Biến đổi xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đề tài khoa học cấp Bộ. 76. N. N. Tsebocsarop và IA. V. Tsesnop, Một số vấn đề dân tộc học nông nghiệp Đông Nam Á, Tài liệu dịch, Thư viện Viện Dân tộc học, Tld 1687. 77. Ngân hàng Phát triển châu Á, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2001), Vốn nhân lực của người nghèo ở Việt Nam: tình hình và các lựa chọn về chính sách, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 78. Ngân hàng chính sách xã hội Hải Dương phòng giao dịch Gia Lộc (2014), Báo cáo 157 kết quả hoạt động năm 2014, Hải Dương. 79. Lê Thị Nghệ (2006), Báo cáo tổng hợp phân tích thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác ở đồng bằng sông Hồng, Dự án tăng cường năng lực thông tin phục vụ công tác hoạch định chính sách nông nghiệp. 80. Tr ần Minh Ngọc (2009), “Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến 2020”, Đề tài khoa học cấp Bộ. 81. Nhi ều tác giả (2008), Nông dân, nông thôn và nông nghiệp những vấn đề đa dạng đặt ra, Nxb Tri thức, Hà Nội. 82. Qu ỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) (2009), Đô thị hóa ở Việt Nam: Bằng chứng từ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, 83. Vũ Quỳnh (2010), “Dân số thành thị của Việt Nam đang tăng nhanh” ( 20100721112736493.htm), truy cập ngày 18/9/2013. 84. Hoàng Phê (Chủ biên) (2010), Từ điển tiếng Việt, NXb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 85. Đ ặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 86. Nguy ễn Văn Sửu (2010), “Khung sinh kế bền vững: một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo”, Tạp chí Dân tộc học, Số 2, tr. 3-11. 87. Nguy ễn Văn Sửu (2014), Công nghiệp hoá, đô thị hoá và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà Nội, Nxb Tri Thức, Hà Nội. 88. Nguy ễn Văn Tạo (2012a), “Sinh kế nào bền vững cho người nông dân huyện Gia Lộc (Hải Dương) hiện nay?”, Tạp chí Cộng sản chuyên đề cơ sở, Số 67, tr. 68-71. 89. Nguy ễn Văn Tạo (2012b), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những vấn đề đặt ra ở xã Gia Lương, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Dân tộc học, Số 1 (175), tr. 39-47. 90. Nguy ễn Văn Tạo, Nguyễn Ngọc Linh (2012), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn trong bối cảnh hội nhập hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo do Tạp chí Cộng sản và Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật tổ chức “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, tr. 721- 730, Hà Nội. 158 91. Nguy ễn Văn Tạo, Nguyễn Xuân Kiểm (2013), “Nguồn nhân lực khu vực nông thôn ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhịp cầu tri thức, Số 10 (70), tr. 29-31. 92. Nguy ễn Xuân Thảo (2004), Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 93. “ Những bất cập trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam”, do-thi-hoa-o-Viet-Nam/26736.tctc, truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2014. 94. Th ủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, ngày 27/11/2009. 95. Th ủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, ngày 4/6/2010. 96. Tr ần Anh Tuấn (2011), Báo cáo chính thức cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản huyện Gia Lộc năm 2011. 97. Nguy ễn Thị Thuận (2012), Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp ở huyện Gia Lộc, d=5346:c-gii-hoa-sn-xut-nong-nghip--huyn-gia-lc&catid=406:khoa-hc-va-cong- ngh, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2015. 98. Vương Xuân Tình, Trần Hồng Hạnh (2009), “Bài học và khuyến nghị về an ninh lương thực của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam và CHDCND Lào”, Tạp chí Dân tộc học, Số 1&2, tr. 123-129. 99. T ỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2008), Địa chí Hải Dương (Tập III), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 100. Đ ồ Hoàng Toàn, Phạm Kim Chiến, Đỗ Thị Hải Hà (2010), Giáo trình Quản lý xã hội (tái bản có sửa chữa), Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 101. Như Trang (2011), “Nông dân mất đất, thất nghiệp do đô thị hoá”, ( truy cập ngày 15/11/2011. 102. Trexnov, IA. V. (1978), Những hình thái kinh tế cổ truyền của các dân tộc thuộc ngôn ngữ Môn - Khơme miền núi Nam Việt Nam, Tài liệu dịch, Thư viện Dân tộc 159 học, Ký hiệu D132. 103. Lâm Ngọc Như Trúc (2006), Công nghiệp hóa và sự biến đổi của gia đình Việt Nam, Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. 104. Ủ y ban nhân dân huyện Gia Lộc (2001), Báo cáo thuyết minh (Biến động đất đai từ 01/10/2000 đến 01/10/2011 huyện Gia Lộc). 105. Ủ y ban nhân dân huyện Gia Lộc (2005), Thống kê, kiểm kê về tăng, giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng từ năm 2000 đến năm 2005. 106. Ủ y ban nhân dân huyện Gia Lộc (2006a), Thống kê, kiểm kê về tăng, giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng từ năm 2005 đến năm 2006. 107. Ủ y ban nhân dân huyện Gia Lộc (2006b), Thống kê, kiểm kê về tăng, giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng từ ngày 01/01/2007 đến ngày 01/01/2008. 108. Ủ y ban nhân dân huyện Gia Lộc (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Lộc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 109. Ủ y ban nhân dân huyện Gia Lộc (2015a), Báo cáo kết quả thực hiện Dồn điền đổi thửa, gắn với chỉnh trang đồng ruộng đến hết tháng 10/2015, ngày 05/11/2015. 110. Ủ y ban nhân dân huyện Gia Lộc (2015b), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Gia Lộc, giai đoạn 2011-2015 mục tiêu, giải pháp năm 2016, ngày 23/11/2015. 111. Ủ y ban nhân dân huyện Gia Lộc (2015), Tổng hợp kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo và cận nghèo huyện Gia Lộc. 112. Ủ y ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2003), Quyết định số 5706/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hải Dương về việc giao đất để xây dựng đường điện vào Trạm bơm Thanh Xá - Liên Hồng huyện Gia Lộc, ngày 31/12/2003. 113. Ủ y ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2005), Quyết định số 325/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hải Dương về việc giao đất để xây dựng kênh KT1, KT2, KT3 vào Trạm bơm Thanh Xá huyện Gia Lộc, ngày 20/01/2005. 114. Ủ y ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2007), Quyết định số 4065/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất để xây dựng cầu Lộ Cương và đường dẫn lên đầu cầu phía huyện Gia Lộc (Ngày 21/11/2007). 160 115. Ủ y ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2007), Quyết định số 2779/QĐ -UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt đơn giá và phương án bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất để xây dựng đường 62m kéo dài trên địa bàn huyện Gia Lộc, ngày 01/8/2007. 116. Ủ y ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2009), Quyết định số 4107/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về việc thu hồi và giao đất để xây dựng Khu ký túc xá sinh viên cụm trường tại phía Nam Lộ Cương, ngày 25/11/2009. 117. Ủ y ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2009), Quyết định số 4472/QĐ -UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết xây dựng Bệnh viện Nhi Hải Dương - tỷ lệ 1/500, ngày 22/12/2009. 118. Ủ y ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2010), Quyết định số 1972/QĐ -UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Dự án: Đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Hải Dương (giai đoạn 1), ngày 02/8/2010. 119. Ủ y ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2014a), Quyết định số 33/2014/QĐ -UBND Ban hành bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương, ngày 20/12/2014. 120. Ủ y ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2014b), Quyết định số 37/2014/QĐ -UBND Ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương, ngày 22/12/2014. 121. Ủ y ban nhân dân xã Liên Hồng (2014), Báo cáo số 145/BC-UBND Báo cáo kết quả thực hiện quản lý sử dụng đất đai Tài nguyên - Môi trường năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015, ngày 20/12/2014. 122. Tôn Thu Vân, Giáo trình nhân loại học văn hoá, Nxb Bắc Kinh, Tài liệu dịch của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. 123. V. D. Blavaski và A. V. Nikitin (1967), Sự xuất hiện và phát triển của nông nghiệp, Nxb Matxcova, Tài liệu dịch, Thư viện Viện Dân tộc học, Tld 1184. 124. Vi ện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (2011), Tiếp cận phát triển nông thôn bằng phương pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn PRA, Hà Nội. 125. Vi ện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 126. Vi ện cây Lương thực và cây Thực phẩm (2014), “Viện cây lương thực và thực 161 phẩm: 40 năm xây dựng và phát triển” cập ngày 12/3/2015 127. Mai Văn Xuân, Hồ Văn Minh (2009), “Sinh kế người dân thị trấn Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị trong quá trình phát triển khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Số 54, tr. 177-184 128. Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1996), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. B. Tài liệu tiếng Anh 129. Ashley and D. Carney (1999), Sustainable livehoods: Lessons from early experience, London, Department for International Development. 130. Chambers (1997), Whose reality counts? Putting the last first, London, Intermediate technology publications. 131. DFID (1998), Sustainable Rural Livelihoods, Department for International Development. 132. Stephen Gudeman (1997), Economic anthropology, in The Dictionary og Anthropology, edited by Thomas Barfild, Oxford: Blackwell Publishrs Inc. 133. Sutti Ortiz (1983), Economic Anthropology: Topics and theories, University Press of America. 134. fo/guidance_sheets_rtfs/Sect2.rtf, truy cập ngày 25/3/2013. 162 PHỤ LỤC MỤC LỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN GIA LỘC ........................................... Phụ lục 2: DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN .................... Phụ lục 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA ............................................................ Phụ lục 4: PHIẾU BẢNG HỎI.... 163 PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƢƠNG Nguồn: UBND huyện Gia Lộc. 164 PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI CUNG CẤP THÔNG TIN TT Họ và tên Năm Giới Dân Địa chỉ, nơi công tác sinh tính tộc 1. H ồ Xuân Hùng 1950 Nam Kinh Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2. Lê Đức Thịnh 1966 Nam Kinh Phó Cục trưởng Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Nguy ễn Thành Trung 1978 Nam Kinh Phó Chi cục trưởng Thống kê huyện Gia Lộc 4. Đ ỗ Thị Lan 1983 Nữ Kinh Phó Trưởng phòng LĐTBXH huyện Gia Lộc 5. Vũ Thị Hòa Hậu 1975 Nữ Kinh Chủ tịch Hội nông dân huyện Gia Lộc 6. Ph ạm Duy Hiển 1978 Nam Kinh Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Gia Lộc 7. Đ ỗ Văn Sáng 1973 Nam Kinh Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Gia Lộc 8. Đoàn Văn Dũng 1976 Nam Kinh Phòng Hành chính – Tổ chức công ty may mặc 9. Nguy ễn Văn Dạo 1974 Nam Kinh Chủ tịch UBND xã Gia Lương 10. Vũ Vinh Tuấn 1962 Nam Kinh Chủ tịch UBND xã Liên Hồng 11. Lê Văn Thương 1961 Nam Kinh Chủ tịch UBND xã Tân Tiến 12. Ph ạm Thị Á 1956 Nữ Kinh Kinh doanh, thôn Đông Cận, xã Tân Tiến 13. Vũ Thị Xuân 1950 Nữ Kinh Nông dân, thôn Quán Đào, xã Tân Tiến 14. Vũ Xuân Bình 1950 Nam Kinh Nông dân, thôn Phong Lâm, xã Hoàng Diệu 15. Ph ạm Thị Xuân 1948 Nữ Kinh Công nhân, thôn Trúc Lâm, xã Hoàng Diệu 16. Nguy ễn Văn Thưởng 1964 Nam Kinh Bí thư Chi bộ thôn Đồng Tâm, xã Gia Lương 17. Nguy ễn Khánh Huyền 1991 Nữ Kinh Nhân viên văn phòng, thôn Đồng Tâm, xã Gia Lương 18. Đoàn Thị Na 1957 Nữ Kinh Nông dân, thôn Đồng Tâm, xã Gia Lương 19. Nguy ễn Thị Cuối 1962 Nữ Kinh Nông dân, thôn Trình Xá, xã Gia Lương 20. Đoàn Văn Liễu 1953 Nam Kinh Xuất khẩu lao động, thôn Đồng Tâm, xã Gia Lương 21. Nguy ễn Văn Liêm 1982 Nam Kinh Xuất khẩu lao động, thôn Thành Lập, xã Gia Lương 22. Nguy ễn Văn Năng 1982 Nam Kinh Công nhân, thôn Thành Lập, xã Gia Lương 23. Nguy ễn Văn Tú 1983 Nam Kinh Công nhân, thôn Đồng Tâm, xã Gia Lương 165 24. Nguy ễn Thị Hương 1989 Nữ Kinh Công nhân, thôn Trình Xá, xã Gia Lương 25. Nguy ễn Văn Thắng 1973 Nam Kinh Kinh doanh, thôn Xuân Dương, xã Gia Lương 26. Nguy ễn Thị Lành 1976 Nữ Kinh Kinh Doanh, thôn Xuân Dương, xã Gia Lương 27. Nguy ễn Văn Sửu 1936 Nam Kinh Cán bộ hưu trí, thôn Đồng Tâm, xã Gia Lương 28. Nguy ễn Thị Hường 1987 Nữ Kinh Công nhân, Đồng Tâm, xã Gia Lương 29. Nguy ễn Thị Thuận 1938 Nữ Kinh Nông dân, thôn Đồng Tâm, xã Gia Lương 30. Nguy ễn Thị Xuân 1960 Nữ Kinh Giáo viên tiểu học, thôn Cộng Hòa, xã Gia Lương 31. Nguy ễn Văn Huy 1997 Nam Kinh Học sinh, thôn Đồng Tâm, xã Gia Lương 32. Nguy ễn Văn Chính 1982 Nam Kinh Kinh doanh, thôn Trình Xá, xã Gia Lương 33. Ph ạm Quý Ba 1946 Nam Kinh Bí thư Chi bộ thôn Thanh Xá, xã Liên Hồng 34. Vũ Văn Tùng 1979 Nam Kinh Công nhân thôn Thanh Xá, xã Liên Hồng 35. Ph ạm Thị Thuận 1986 Nữ Kinh Xuất khẩu lao động, thôn Thanh Xá xã Liên Hồng 36. Ph ạm Văn Đẳng 1968 Nam Kinh Nông dân, thôn Lại Đẳng, xã Liên Hồng 37. Ph ạm Văn Phức 1981 Nam Kinh Công nhân, thôn Lại Đẳng xã Liên Hồng 38. Hoàng Thị Phấn 1863 Nam Kinh Nông dân, thôn Lại Đẳng, xã Liên Hồng 39. Nguy ễn Thị Hải 1948 Nữ Kinh Kinh doanh, thôn Thanh Xá xã Liên Hồng 40. Hoàng Văn Kế 1941 Nam Kinh Nông dân, thôn Phú Triều xã Liên Hồng 41. Tăng Thị Phượng 1991 Nữ Kinh Kinh doanh, thôn Thanh Xá, xã Liên Hồng 42. Ph ạm Văn Nhường 1983 Nam Kinh Công nhân, thôn Lại Đẳng, xã Liên Hồng 43. Đinh Văn Nhuận 1980 Nam Kinh Công nhân, thôn Tâng Thượng, xã Liên Hồng 44. Nguy ễn Văn Kiểm 1935 Nam Kinh Nông dân, thôn Phú Triều, xã Liên Hồng 45. Hoàng Thị Như 1992 Nữ Kinh Nhân viên văn phòng, thôn Phú Triều, xã Liên Hồng 46. Ph ạm Thị San 1989 Nữ Kinh Công nhân, thôn Thanh Xá, xã Liên Hồng 47. Tăng Thị Phượng 1991 Nữ Kinh Công nhân, thôn Thanh Xá, xã Liên Hồng 48. Tr ần Văn Hai 1998 Nam Kinh Học sinh, thôn Thanh Xá, xã Liên Hồng 49. Ph ạm Văn Tịu 1943 Nam Kinh Nông dân, thôn Qua Bộ, xã Liên Hồng 50. Nguy ễn Thị Mỵ 1962 Nữ Kinh Nông dân, thôn Bình Đê, xã Gia Khánh 166 PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG LUẬN ÁN Ảnh 1a. Bản khắc gỗ ván in của người thợ làng Liễu Ảnh 1b. Nghề khắc dấu có nguồn gốc từ nghề Tràng xưa (Sưu tầm của tác giả) khắc bản mộc ở Liễu Tràng (Sưu tầm của tác giả) Ảnh 2a. Hoạt động làm giầy, dép da tại làng nghề Ảnh 2b. Sản phẩm giầy dép tại làng nghề Tam Tam Lâm, xã Hoàng Diệu (Sưu tầm của tác giả) Lâm, xã Hoàng Diệu (Sưu tầm của tác giả) 167 Ảnh 3. Bình gốm hoa lam có bút tích của nghệ nhân Bùi Thị Hý hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Tokapi Saray ở Istambun, Thổ Nhĩ Kỳ (Sưu tầm của tác giả) Ảnh 4. Nghề làm bún ở thôn Đông Cận, Ảnh 5. Nghề mây tre đan ở làng Trằm, xã Tân Tiến (Sưu tầm của tác giả) xã Phương Hưng (Sưu tầm của tác giả) 168 Ảnh 6. Lễ hội múa rồng ở thị trấn Gia Lộc (Sưu tầm của tác giả) Ảnh 7. Cơ sở hạ tầng của các xã ngày càng sạch, đẹp (Ảnh do tác giả chụp ngày 10/2/2016) 169 Ảnh 8. Cánh đồng lúa và rau xanh mướt sẽ dần mất đi do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa (Ảnh do tác giả chụp ngày 13/12/2015 và ngày 20/2/2016) Ảnh 9. Những cánh đồng bỏ hoang ngày càng gia tăng do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa (Ảnh do tác giả chụp ngày 15/12/2015) 170 Ảnh 10a. Các nhà máy, khu công nghiệp, bệnh viện, trường học, khu đô thị, nhà ở mọc trên đất nông nghiệp ngày càng nhiều (Ảnh do tác giả chụp ngày 15/12/2015) 171 Ảnh 10b. Các nhà máy, khu công nghiệp, bệnh viện, trường học, khu đô thị, nhà ở mọc trên đất nông nghiệp ngày càng nhiều (Ảnh do tác giả chụp ngày 15/12/2015) 172 Ảnh 11a. Một số hoạt động mưu sinh của người nông dân huyện Gia Lộc (Ảnh do tác giả chụp ngày 7/8/2015) 173 Ảnh 11b. Một số hoạt động mưu sinh của người nông dân huyện Gia Lộc (Ảnh do tác giả chụp ngày 7/8/2014) 174 Ảnh 12. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng ở các khu công nghiệp thuộc xã Liên Hồng (Ảnh do tác giả chụp ngày 15/4/2016) 175 PHỤ LỤC 4: PHIẾU ĐIỀU TRA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƢỜI NÔNG DÂN HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƢƠNG TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA Kính thưa ông/bà! Để có thêm luận cứ thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài “Biến đổi sinh kế của người nông dân huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa hiện nay”, xin ông/bà vui lòng cho biết ý kiến của mình vào các câu hỏi sau, bằng cách đánh dấu X vào các ô tương ứng □ với phương án trả lời hoặc ghi rõ ý kiến, quan điểm của mình vào các câu hỏi mở. Trên cơ sở ý kiến của ông/bà, chúng tôi có thể củng cố thêm các luận cứ khoa học, từ đó đưa ra những khuyến nghị, đề xuất với chính quyền địa phương về những chính sách hỗ trợ, giải quyết việc làm cho các hộ gia đình nông dân mất đất. Do đó, rất mong ông/bà trả lời một cách khách quan, chân thực vào phiếu điều tra này. Ý kiến của ông/bà chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này, không nhằm mục đích nào khác. Rất mong nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của ông/bà. Xin chân thành cảm ơn ông/bà. Câu 1: Xin ông, bà cho biết đôi nét về bản thân 1. Thông tin cá nhân Họ và tên: Năm sinh: Khu vực sinh sống: + Nông thôn □ + Thành thị □ 2. Giới tính - Nam □ - Nữ □ 3. Độ tuổi 176 - Dưới 25 tuổi □ - Từ 25 - 35 tuổi □ - Từ 35 - đến 50 tuổi □ - Trên 50 tuổi □ 4. Trình độ - Tốt nghiệp cấp 1 □ - Tốt nghiệp cấp 2 □ - Tốt nghiệp cấp 3 □ - Trung cấp □ - Cao đẳng, Đại học □ - Trên Đại học □ - Trình độ khác □ 5. Vị trí, nghề nghiệp - Cán bộ, công chức - Viên chức □ - Cán bộ, công chức xã □ - Người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn □ - Nông dân □ - Lao động tự do □ - Buôn bán □ - Công nhân □ - Ở nhà nội trợ □ - Vị trí khác □ Câu 2: Ông/bà dự định cho con học đến bậc học nào? Bậc học Nam Nữ - Trung học phổ thông □ □ - Trung học chuyên nghiệp, học nghề □ □ - Cao đẳng □ □ - Đại học □ □ - Sau đại học □ □ - Khác.. Câu 3: Ông/bà định hƣớng cho con làm nghề nghiệp gì trong tƣơng lai? 177 Nghề nghiệp Nam Nữ - Nông nghiệp □ □ - Công chức, viên chức □ □ - Công nhân □ □ - Kinh doanh □ □ - Nghề khác Câu 4: Mức độ đau ốm của ông/bà là nhƣ thế nào? - Thường xuyên □ - Thỉnh thoảng □ - Hiếm khi □ - Không đau ốm □ Câu 5: Theo ông/bà đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ốm đau (chọn tối đa 3 nguyên nhân) Bụi □ Ồn □ Rác thải □ Nước thải □ Khói bụi □ Phế thải công nghiệp □ Khác (xin cho biết cụ thể).. □ Câu 6: Ông/bà thay đổi hoạt động kiếm sống như thế nào? (đánh theo số thứ tự 1-2-3) Nghề nghiệp Trƣớc năm 2000 Sau năm 2000 - Trồng lúa, hoa màu □ □ - Chăn nuôi gia súc, gia cầm □ □ - Tiểu thủ công nghiệp □ □ - Buôn bán □ □ 178 - Kinh doanh □ □ - Cán bộ, công chức, viên chức □ □ - Công nhân □ □ - Làm tự do □ □ - Khác Câu 7: Sau năm 1986 ông/bà làm gì để kiếm sống là chủ yếu (đánh theo số thứ tự 1-2-3) - Nông nghiệp □ - Tiểu thủ công nghiệp □ - Buôn bán nhỏ □ - Cán bộ, công chức, viên chức □ - Kinh doanh □ - Công nhân □ - Lao động tự do □ - Mở các dịch vụ □ - Nghề khác □ Câu 8: Phạm vi sản xuất của gia đình ông/bà biến đổi nhƣ thế nào? Lĩnh vực sản xuất Mở rộng Thu hẹp Bỏ hẳn - Trồng lúa □ □ □ - Trồng hoa màu □ □ □ - Chăn nuôi gia súc □ □ □ - Chăn nuôi gia cầm □ □ □ - Kinh doanh hàng hóa □ □ □ Câu 9: Nếu cần tiền để đầu tƣ sản xuất ông/bà thƣờng tìm nguồn ở đâu là chủ yếu? (Đánh số theo thứ tự ƣu tiên từ 1 – 4) - Vay ngân hàng □ - Vay nặng lãi □ - Vay anh chị em trong họ hàng, làng xóm □ 179 - Tiền tiết kiệm □ - Nguồn khác Câu 10: Theo ông/bà, ở khu vực nông thôn huyện Gia Lộc hiện nay vấn đề xã hội nào đang bức xúc cần tập trung giải quyết? (Xin chọn và đánh dấu tối đa 5 vấn đề) - Vấn đề việc làm của nông dân □ - Xóa đói giảm nghèo □ - Phân hóa giàu nghèo, mất công bằng xã hội □ - Vấn đề giáo dục, đào tạo; dạy nghề cho nông dân □ - Các tệ nạn xã hội: ma túy, mại dâm, buôn lậu, làm giàu bất chính □ - Tình trạng di dân từ nông thôn ra đô thị và xuất khẩu lao động □ - Trật tự an toàn giao thông nông thôn □ - Đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh; mê tín dị đoan □ - Bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội. □ - Khác:..................................... Câu 11: Xin ông/bà nhận xét về kết quả thực hiện giải quyết việc làm của chính quyền địa phƣơng? Các hoạt động Tốt Chƣa tốt Yếu - Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về các chế độ hỗ trợ giải quyết việc làm trên địa bàn xã □ □ □ - Chủ động ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm trên địa bàn xã □ □ □ - Xây dựng quy hoạch, kế hoạch giải quyết việc làm trên địa bàn xã □ □ □ - Tổ chức các lớp dạy nghề định hướng nghề nghiệp cho thanh □ □ □ niên trên địa bàn xã - Tạo điều kiện để người dân được tiếp cận với cơ hội việc làm như tiếp xúc với doanh nghiệp, tổ chức hội trợ việc làm, tuyên truyền về xuất khẩu lao động □ □ □ - Nhiệm vụ khác 180 Câu 12: Theo ông/bà việc thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực địa phương vào các khu công nghiệp, các nhà máy trên địa bàn huyện trong thời gian vừa qua như thế nào? - Rất hiệu quả, thu hút được nhiều con em địa phương vào làm việc, giải quyết □ công ăn việc làm - Bình thường, số lượng con em địa phương được thu hút vào làm việc tại các □ nhà máy, xí nghiệp hạn chế, chỉ được một số lượng nhỏ - Không hiệu quả, số lượng con em được vào làm việc trong các khu công □ nghiệp trên địa bàn huyện rất ít, chủ yếu là con em tại các địa phương khác - Đánh giá khác (xin ghi rõ): Câu 13: Theo ông/bà, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến việc ngƣời dân địa phƣơng không đƣợc nhận vào làm việc trong các khu công công nghiệp và các nhà máy trên địa bàn huyện? - Người lao động không đáp ứng được các yêu cầu về trình độ, thể lực của các □ nhà máy - Các nhà máy đặt ra tiêu chuẩn quá cao, không phù hợp với điều kiện kinh tế xã □ hội của địa phương - Các nhà máy không thích người dân địa phương □ - Ý thức lao động của người lao động tại địa phương kém □ - Nguyên nhân khác (xin ghi rõ):. Câu 14: Theo ông/bà, bố mẹ thƣờng hỗ trợ con, cháu chủ yếu những nội dung gì? - Kinh tế □ - Tài chính □ - Kinh nghiệm làm ăn □ - Chăm sóc gia đình, con, cháu □ - Dạy dỗ cách ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội □ - Quyết định những vấn đề quan trọng của gia đình □ - Những vấn đề khác (xin ghi rõ):........ Câu 15: Khi có những chuyện buồn, vui trong cuộc sống, ông/bà thường tâm sự với ai? 181 - Vợ/chồng □ - Con/cháu □ - Bạn, anh, chị, em □ - Hàng xóm □ - Người khác (xin ghi rõ):.. Câu 16: Theo ông/bà việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, bệnh viện, trường học, khu đô thị có ảnh hưởng như thế nào đến việc làm của người nông dân ở huyện Gia Lộc? Câu 17: Ông/bà mong muốn gì từ phía cơ quan quản lý nhà nước để tạo việc làm, đảm bảo sinh kế cho bản thân và gia đình người nông dân bị thu hồi đất? Câu 18: Để tạo việc làm, đảm bảo sinh kế cho những người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp, bản thân người nông dân và gia đình cần phải làm gì? Câu 19: Ông/bà có ủng hộ và mong muốn Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, bệnh viện, trường học, khu đô thị? Vì sao (xin nêu cụ thể)? Xin trân trọng cảm ơn ông/bà! 182

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bien_doi_sinh_ke_cua_nguoi_nong_dan_o_huyen_gia_loc.pdf
Tài liệu liên quan