Luận án Các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỒNG VINH CÁC LỄ HỘI TƯỞNG NHỚ CÁC VỊ DANH NHÂN CHỐNG NGOẠI XÂM NỔI TIẾNG CỦA XỨ NGHỆ Chuyên ngành: Nhân học Mã số : 62 31 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Lê Sỹ Giáo 2. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là kết quả điều tra thực địa và thu thập t

pdf188 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư liệu của tác giả luận án. Nghiên cứu sinh Nguyễn Hồng Vinh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 11 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ................................................................. 11 1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu .................................................. 26 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 33 CHƯƠNG 2: LỄ HỘI ĐỀN VUA MAI ............................................................. 34 2.1. Nguồn gốc lễ hội đền Vua Mai ........................................................................ 34 2.2. Không gian linh thiêng của lễ hội đền Vua Mai ............................................. 35 2.3. Phần lễ trong lễ hội đền Vua Mai .................................................................... 42 2.4. Phần hội trong lễ hội đền Vua Mai .................................................................. 56 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 70 CHƯƠNG 3: LỄ HỘI ĐỀN NGUYỄN XÍ ........................................................ 71 3.1. Nguồn gốc lễ hội đền Nguyễn Xí .................................................................... 71 3.2. Không gian linh thiêng của lễ hội đền Nguyễn Xí ......................................... 73 3.3. Phần lễ trong lễ hội đền Nguyễn Xí ................................................................ 75 3.4. Phần hội trong lễ hội đền Nguyễn Xí .............................................................. 82 3.5. Con cháu dòng họ Nguyễn Đình với lễ hội đền Nguyễn Xí .......................... 84 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 90 CHƯƠNG 4: LỄ HỘI LÀNG SEN ..................................................................... 91 4.1. Nguồn gốc lễ hội Làng Sen .............................................................................. 91 4.2. Không gian của lễ hội ....................................................................................... 96 4.3. Thời gian mở lễ hội .......................................................................................... 96 4.4. Ý nghĩa, giá trị và những thành tựu của lễ hội Làng Sen ............................... 98 4.5. Một số đề xuất nâng tầm lễ hội làng Sen ...................................................... 104 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 111 CHƯƠNG 5: ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI................................ 113 5.1. Đặc điểm của các lễ hội .................................................................................. 113 5.2. Các giá trị của lễ hội ....................................................................................... 118 5.3. Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội ..................................... 123 Tiểu kết chương 5 .................................................................................................. 135 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 137 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................... 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 141 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 148 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lễ hội là một bảo tàng sống về sinh hoạt văn hóa tinh thần. Ở Việt Nam từ xưa tới nay đại bộ phận người Việt sống ở làng và làng nào cũng có lễ hội. Nghệ Tĩnh xưa (nay là Nghệ An và Hà Tĩnh - nơi “địa linh” đã sinh nhiều “nhân kiệt”. Các vị danh nhân xứ Nghệ đã sống mãi trong lòng nhân dân nơi đây không chỉ qua những câu ca dao, hò, ví mà còn được nhân dân tôn thờ tại các di tích và thông qua các hoạt động lễ hội. 1.1. Xứ Nghệ, quê hương của nhiều bậc danh nhân kiệt xuất từ xưa đã nổi tiếng "địa linh nhân kiệt". Tìm hiểu về Các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ chúng ta thêm tự hào, biết ơn và trân trọng những giá trị truyền thống mà cha ông ta đã dày công xây dựng. Các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của nhân dân, giáo dục truyền thống văn hóa và chống ngoại xâm của dân tộc. Các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ còn là môi trường để các loại hình nghệ thuật dân gian, các trò chơi dân gian có dịp thể hiện, phát triển. Các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ góp phần gắn kết các thành viên trong cộng đồng, là môi trường cộng cảm sâu sắc có tác động đến đời sống tình cảm, góp phần xây dựng tính cách và tâm hồn người dân xứ Nghệ, tâm hồn người Việt Nam "trọng nghĩa trọng tình" và giáo dục truyền thống ''uống nước nhớ nguồn''. Các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ thể hiện bản sắc văn hóa xứ Nghệ, thể hiện lòng tự tôn dân tộc, thể hiện ước mơ, nguyện vọng và năng lực sáng tạo văn hóa của nhân dân, hướng con người đến với chân - thiện - mỹ, có ý nghĩa thiết thực trong đời sống đương đại. 2 1.2. Trong nhiều thập kỷ qua, nhân dân ta phải dồn công sức của cải vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nên các lễ hội trong nước nói chung, Các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ nói riêng cũng bị vắng bóng một thời. Lễ hội tưởng nhớ danh nhân chống giặc ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ thể hiện tình cảm, sự biết ơn của hậu thế đối với những người có công đối với lịch sử dân tộc. Có nhiều hình thức tôn vinh danh nhân, lễ hội là một trong những hình thức tôn vinh vừa trang trọng vừa gần gũi với đời sống cư dân xứ Nghệ. Nhiều năm qua, lễ hội truyền thống ở Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm: có khi lắng xuống, có khi lại phát triển ồ ạt, thiếu tính tổ chức. Trong những nguyên nhân của thời kỳ lắng xuống ấy có thể kể đến những nguyên nhân khách quan như chiến tranh hay kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn; trong những nguyên nhân chủ quan phải kể đến việc nhận thức và cách thức quản lý của các nhà quản lý văn hóa - xã hội; có lúc người ta coi tổ chức lễ hội là một sự lãng phí, tốn kém tiền của của nhân dân, là mê tín dị đoan nên đã đưa ra những quyết định quản lý lễ hội nặng về cấm đoán hành chính, thiếu căn cứ khoa học. Chính vì thế, nhiều lễ hội truyền thống không được vận hành theo đúng qui luật của văn hóa, nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội theo đó cũng bị mai một dần. Trong những năm gần đây, tình hình dường như có xu hướng ngược lại, lễ hội phát triển ồ ạt, không được định hướng một cách có tổ chức, khoa học và nhiều yếu tố ngoại lai đã xuất hiện trong lễ hội. Các nhà quản lý văn hóa đã nhận thức rõ hơn về lễ hội và coi lễ hội là nhu cầu thực sự, khách quan của nhân dân; nhu cầu này cần phải được thoả mãn một cách chính đáng. Tuy nhiên, họ lại phải đứng trước một tình huống quản lý không hề đơn giản: không thể đưa ra những quyết định cấm như thời kỳ trước đây, nhưng cũng chưa thể đưa ra những quyết định khác có thể định hướng, điều chỉnh tình trạng phát triển ồ ạt của lễ hội hiện nay. 3 Văn hoá xứ Nghệ, trong đó có lễ hội truyền thống đã có từ lâu đời, trở thành một bộ phận không thể tách rời của văn hoá các dân tộc ở Việt Nam. Những giá trị văn hoá trong lễ hội đã hình thành nên cốt cách tình cảm, diện mạo của văn hóa xứ Nghệ. Những lễ hội ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác, trải qua những thăng trầm biến động của lịch sử, được chắt lọc, bổ sung trở thành bản sắc văn hoá rất riêng của người dân xứ Nghệ. Việc nhận diện đầy đủ và nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về lễ hội truyền thống và hiện đại ở tỉnh Nghệ An sẽ góp phần làm cho bản sắc văn hoá Việt Nam càng thêm rõ nét “đa dạng và thống nhất, thống nhất trong đa dạng”. Thông qua việc nghiên cứu các lễ hội tưởng nhớ danh nhân, luận án còn cung cấp những luận cứ khoa học, giúp các cấp chính quyền địa phương nhận rõ những giá trị đích thực của nó để có hướng bảo tồn, kế thừa và phát huy một cách phù hợp các giá trị văn hoá truyền thống nhằm phục vụ việc xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh ở cơ sở. Đồng thời góp phần vào việc xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. Với tinh thần đó và với tình cảm của một người con xứ Nghệ, chúng tôi chọn Các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ làm đề tài luận án tiến sĩ Nhân học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích - Trên cơ sở tập hợp, khảo tả và phân tích các tư liệu, luận án tập trung làm rõ những đặc điểm cùng những giá trị văn hoá của các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ. - Chỉ ra những biến đổi của lễ hội tưởng nhớ danh nhân truyền thống và hiện đại trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá của người Việt. - Bước đầu so sánh những tương đồng và khác biệt trong lễ hội tưởng nhớ danh nhân ở tỉnh Nghệ An. 4 - Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống trong bối cảnh phát triển và hội nhập. 2.2. Nhiệm vụ - Tìm hiểu về các lễ hội tưởng nhớ các danh nhân xứ Nghệ góp phần làm rõ bức tranh văn hóa vùng miền. - Nêu bật vai trò và ý nghĩa của Các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ trong đời sống tâm linh của người dân Nghệ An - Hà Tĩnh. - Đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát huy những yếu tố tích cực và khắc phục những hạn chế của lễ hội trong xây dựng nông thôn mới hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án là các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ, trong đó tập trung chủ yếu vào lễ hội đền Vua Mai, lễ hội đền Nguyễn Xí, lễ hội Làng Sen. 3.2. Phạm vi Luận án nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ (địa bàn nghiên cứu chính là ở tỉnh Nghệ An). Nghiên cứu được tập trung thực hiện tại huyện Nam Đàn, huyện Nghi Lộc và thành phố Vinh, nơi diễn ra lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ. 3.3. Vài nét về điểm nghiên cứu 3.3.1. Huyện Nam Đàn Huyện Nam Đàn là một vùng văn vật nổi tiếng, nhất là dọc hai bờ sông Lam. Đời Lê là huyện Nam Đường, đất khá rộng gồm 8 tổng ở tả ngạn sông Lam. Năm 1840 cắt bốn tổng làm huyện Lương Sơn. Đến năm 1886 đổi tên 5 như hiện nay. Thời cận đại cắt hai tổng cho Thanh Chương (Xuân Lâm, Đại Đồng), đổi lại lấy về một tổng của Thanh Chương (Nam Hoa). Nay có 23 xã và một thị trấn Nam Đàn. Cùng với Hưng Nguyên, Nam Đàn là vùng trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của nhiều triều đại. Xa xưa thời đại đồ đồng còn để dấu vết khá quan trọng ở Nam Đàn, đó là những hiện vật đồ đồng thau (cuốc, lưỡi cày, rìu, mũi nhọn, nhẫn...) và đồ đá mài (chày nghiền, mũi khoan, vòng tay...). Đặc biệt có nồi nấu đồng còn dính xỉ tại di chỉ rú Trăn, xã Nam Xuân. Nó chứng tỏ kỹ thuật luyện dồng thời đại Hùng Vương thực sự tiến hành tại chỗ, không phải mang từ đâu đến. Thế kỷ VIII, Mai Thúc Loan dựng cờ khởi nghĩa và xây thành đắp lũy ở đây. Sa Nam là lỵ sở của Nam Đàn. Các cuộc nổi dậy chống Pháp đều dùng mảnh đất này làm nơi tuyên truyền vận động. Như chúng ta đều biết, Nam Đàn là huyện có làng quê Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không những thế, đó là đất có truyền thống cách mạng. Ở đây cũng có làng quê Phan Bội Châu. Không phải ngẫu nhiên mà từ lâu đời đã lưu hành rất phổ biến những câu mà nội dung mang ước vọng có nhân tài ra đời làm cho nước thái bình thịnh trị, tựa như sấm ngữ: "Đụn Sơn phân giải (giới), Bò Đái thất thanh Nam Đàn sinh thánh" [22, 49] 3.3.2. Huyện Nghi Lộc: Trong gần nghìn năm Bắc thuộc, danh xưng và diên cách của huyện Nghi Lộc (ngày nay) có nhiều thay đổi: từ huyện Dương Thành (thời Ngô) đến Dương Toại (thời Tần) và Phô Dương (thời Đường). Đến nhà Trần mới tách làm đôi, một nửa thuộc về bờ bắc sông Lam huyện Tân Phúc, thuộc Vinh là Chân Phúc. Có thuyết nói là Nghi Chân (Dương Tử Mỹ "Nghệ Tĩnh sơn thủy vịnh"- sách Hán chép tay). Đến đời Tây Sơn Chân Phúc đổi làm Chân Lộc, từ trước thuộc phủ Anh Sơn, đến đời Nguyễn mới cho lệ thuộc phủ Đức Quang gồm 5 tổng (Thượng Xá, La Vân, Vân Trình, Kim Nguyên, Đặng Xá). 166 xã, thôn, phường, trang, sau cách mạng thêm vài làng của tổng Hải Đô (Hưng Nguyên), hợp thành 38 xã và một thị trấn. Đất ở 6 đây hầu hết là cát do biển mới bồi đắp mà thành, nói chung không được mầu mỡ như các huyện khác. Có câu: "Được mùa Chân Phúc đổ trúc vô nồi" ý nói dù được mùa thì lúa cũng chẳng có bao nhiêu không nhiều bằng khoai"[22, 39]. 3.3.3. Thành phố Vinh: Nằm trên đất của hai xã Yên Trường và Vĩnh Yên, Nghi Lộc. Thời Hậu Lê chính quyền phong kiến thường đóng dinh tại đây, nên gọi là Vĩnh Dinh (quen gọi là Vịnh), có chợ gọi là chợ Vịnh, có kênh là kênh Vịnh. Sau này thực dân gọi chệch là Vinh. Nguyễn Huệ đã từng đóng tại bản doanh, tại đây. Thời Nguyễn, vì trấn trị Nghệ An cũ bị sông xói lở, nên Gia Long cho dời đến đây đắp lũy đất (1803). Đến Minh Mạng, thành mới được xây quy mô bằng đá và gạch. Thành cao một trượng, có tường lũy cao 2,5 thước chu vi 603 trượng. Đứng từ xa nhìn lại như một con hải sâm, có người cho giống con rùa, nên cũng gọi là Quy Thành (Thành rùa), đặc biệt là thành có 4 cửa, duy có cửa hậu (Phía Bắc) là thường xuyên bị tấn lại vì sợ hung thần quấy nhiễu. Cũng một kiểu như thế ở thành Thanh Hóa, nhưng tấn lại ở đây lại là Cửa Tiền (phía Nam). Vì thế mới có câu: "Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu". Năm 1898, chính quyền thực dân bắt đầu cho xây dựng thành phố Vinh. Vào năm 1930 nó chiếm diện tích khoảng 20 cây số vuông, có 10 phố, số dân khoảng 20.000 người. Trước cuộc kháng chiến chống Pháp ta đã triệt để phá dỡ, kể cả thành tỉnh cũng như đối với thành phủ Diễn Châu. Một lão nông đã cảm khái bằng mấy câu giặm vè: ... thành Nghệ An vững bền nhất đẳng Cũng phá hoại thành bình dương. Nói với kẻ có ruộng có nương Chớ nên đóng mục (mốc) lim cho cổ thụ. Đó là cái triết lý mang ý nghĩa nhân sinh khá sâu sắc xuất hiện vào thời gian bảy năm trước ngày cải cách ruộng đất, nhưng dễ mấy ai đã hiểu được. Sau đó thành phố lại được xây lên, nhưng chưa được bao lâu nó lại đến lượt bị "giặc trời" Mỹ phá hoại hầu như hoàn toàn. Đối lại, chỉ riêng lực lượng phòng 7 không của thành phố Vinh cũng đã hạ được 146 máy bay đủ các loại và hai lần được Bác tặng cờ. Từ đống gạch vụn, ngày nay thành phố Vinh đã cất mình dậy đàng hoàng và quy mô hơn trước nhiều. Nằm bên bờ sông Lam, con sông đẹp được xếp hạng vào đầu nhà Nguyễn. Từ xưa nó có cái tên dân gian khá phổ biến là Rum: "Núi Hồng ai đắp mà cao Sông Rum ai bới ai đào mà sâu" Rum là mầu đẹp, xanh pha trộn với đỏ trở thành mầu tim tím, gần với mầu điều. Có chàng trai trong câu hát giặm đã hứa nhuộm cho ý trung nhân cái quai nón thượng một mầu vừa ý nhất: "Nhuộm rum cho em đội, nhuộm điều cho em đội !"Trước thời Lê đã từng có người ghi sông này là Thanh Long (rồng xanh). Nhưng từ đời Lê trở về sau, cái tên Lam - xanh sẫm - được đem dùng thay cho tên Rum [22, 52]. Mặc dầu màu lam chưa hẳn đúng với màu rum nhưng dường như được nhiều nho sĩ chấp nhận. Các huyện, thành cạnh dòng Lam giang là quê hương của ví phường vải mà Nam Đàn hẳn là trung tâm. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, nhất là văn hóa cổ truyền của dân tộc. Bởi, lễ hội là sản phẩm của quá khứ, chịu sự tác động và biến đổi của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trong từng thời điểm lịch sử cụ thể. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Dân tộc học/Nhân học văn hoá - xã hội kết hợp với một số phương pháp Văn hoá học, Sử học... Các phương pháp chủ yếu là điền dã dân tộc học với các công cụ chính: phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, họp cộng đồng,... được thực hiện tại các làng, xã có lễ hội nhằm thu thập thông tin định lượng và định tính. 8 Nguồn tư liệu sử dụng trong luận án chủ yếu là tài liệu điền dã do tác giả luận án thu thập tại địa bàn nghiên cứu. Tác giả đã kế thừa một phần nội dung luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Dân tộc học được Hội đồng chấm luận án đánh giá với kết quả xuất sắc năm 2008. Trong thời gian thực hiện luận án, tác giả đã tiến hành khảo sát nhiều đợt (tháng giêng các năm 2013, 2014, 2015) và tháng 5 dương lịch các năm 2013, 2014, 2015 ở địa bàn huyện Nam Đàn, Nghi Lộc và thành phố Vinh để tìm hiểu, nghiên cứu về lễ hội đền Vua Mai, lễ hội đền Nguyễn Xí, lễ hội làng Sen. - Quan sát tham dự các lễ hội từ lúc chuẩn bị lễ hội đến diễn trình lễ hội và dư âm của nó sau lễ hội. Đây là phương pháp quan trọng nhất để thu thập tài liệu xây dựng luận án. - Phỏng vấn sâu những người có uy tín trong cộng đồng: người già, chủ hộ gia đình, trưởng dòng họ, phụ trách các hội, đoàn thể, tổ chức tại địa phương. Đối tượng thảo luận nhóm là: lãnh đạo địa phương, những người già có uy tín, nhóm nam chủ hộ từ 40 tuổi trở lên, nhóm nam chủ hộ dưới 40 tuổi; nhóm nữ 15- 40; 40 trở lên; nhóm theo hội, phường, nghề nghiệp... - Sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua việc tổ chức các hình thức trao đổi, toạ đàm tại địa phương. - Sử dụng phương pháp thống kê, kế thừa và phân tích các kết quả nghiên cứu đã có, cũng như các tài liệu thứ cấp liên quan ở địa phương và Trung ương. Ngoài ra, chúng tôi tham khảo thêm những luận điểm có tính hệ thống từ những công trình nghiên cứu đã được công bố như sách, báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu từ các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ; các tài liệu thư tịch: thần tích, hương ước, văn bia, sắc phong và hồ sơ di tích của các đền, đình, chùa - không gian linh thiêng của lễ hội. Bên cạnh đó, tác giả luận án còn sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp như các văn bản về chủ trương, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống; các số liệu thống kê của Trung ương và địa phương; các tài liệu về kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An. 9 - Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận vùng văn hóa. Vùng văn hóa được biểu hiện trên nhiều mặt của đời sống văn hóa vật chất cũng như tinh thần. Qua đó, chúng ta thấy được nét độc đáo của lễ hội ở vùng quê xứ Nghệ. 4.3. Cách tiếp cận Luận án tiếp cận dưới góc độ Nhân học, do đó nghiên cứu thể hiện tính hệ thống và sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu theo các bước: - Tiếp cận liên - đa ngành Đối tượng nghiên cứu của luận án là lễ hội liên quan đến các danh nhân với các đặc điểm mang tính truyền thống và hiện đại. Vì vậy tiếp cận liên - đa ngành Dân tộc học/Nhân học kết hợp với một số ngành khoa học liên quan khác như: Văn hóa học, Sử học sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này. - Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống được sử dụng để phân tích mối quan hệ và tác động qua lại giữa con người với các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá. Theo đó, những vấn đề liên quan đến lễ hội cần đặt trong mối quan hệ chung của xứ Nghệ, bao gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ những mối liên hệ, tác động qua lại giữa các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá của các cộng đồng dân cư, nhất là khi đề xuất các các giải pháp bảo tồn và phát huy các lễ hội tưởng nhớ các danh nhân. 5. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về lễ hội tưởng nhớ danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng nhằm góp phần làm rõ diện mạo và sắc thái văn hoá địa phương của người Việt ở tỉnh Nghệ An. - Luận án bước đầu xác định những đặc trưng cơ bản trong lễ hội tưởng nhớ danh nhân cũng như những biến đổi của nó, từ đó rút ra những giá trị văn hóa của lễ hội và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. 10 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lý luận - Luận án cung cấp những cứ liệu thực tế về các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống giặc ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ. Qua việc đi sâu tìm hiểu về các lễ hội đền Vua Mai, lễ hội đền Nguyễn Xí và lễ hội làng Sen để thấy rõ được đặc trưng văn hóa của vùng này. 6.2. Về mặt thực tiễn - Luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội phục vụ công cuộc phát triển hiện nay. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy lịch sử văn hóa địa phương, lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc và tôn vinh các vị danh nhân Mai Thúc Loan, Nguyễn Xí, Hồ Chí Minh. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án có 5 chương, gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Lễ hội đền Vua Mai Chương 3: Lễ hội đền Nguyễn Xí Chương 4: Lễ hội làng Sen Chương 5: Đặc điểm và giá trị của lễ hội 11 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về lễ hội là mảng đề tài hấp dẫn, thu hút nhiều học giả trong và ngoài nước tham gia. Các cuộc Hội thảo khoa học quốc tế, Hội thảo khoa học quốc gia, sách báo viết về lễ hội truyền thống Việt Nam được xuất bản. 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.1.1. Trên phạm vi toàn quốc Trong các loại hình của văn hóa dân gian, lễ hội là loại hình được sưu tầm và nghiên cứu tương đối muộn màng. Thời kỳ từ thế kỷ X đến năm 1858, các nhà nho chỉ quan tâm ghi chép lại các huyền thoại, thần tích về các thần được người dân ở các làng quê thờ phụng mà ít ghi chép sự phụng thờ các vị thần ấy của người dân ở các làng quê. Phải chăng, điều này do quan niệm của các nhà nho hay do truyền thống văn hóa Việt Nam. Những năm đầu thế kỷ XX, việc nghiên cứu Đông Dương, trong đó có Việt Nam, của người Pháp được tăng lên với nhịp độ đáng kể với nguyên cớ như viên toàn quyền Đông Dương P. Doumer từng viết: Muốn cai trị tốt dân tộc thuộc địa thì điều trước hết phải hiểu tường tận dân tộc được cai trị. Lễ hội cổ truyền là một thành tố của văn hóa dân gian được các trí thức người Pháp, có khi là linh mục, có khi là công chức quan tâm nghiên cứu. Năm 1915, khi viết về phong tục tập quán, Phan Kế Bính cũng dành nhiều trang trong cuốn Việt Nam phong tục để viết về việc Thờ thần, Việc tế tự, nhập tịch, Đại hội, Lễ kỳ an. Tuy không miêu tả một lễ hội nào cụ thể, nhưng những nhận xét về lễ hội cổ truyền của ông là rất xác đáng. Năm 1930, Nguyễn Văn Khoan khi nghiên cứu về ngôi đình của người Việt đã dành ba mục: Các buổi cúng tế trong đình, Tục lệ thờ cúng, Một số hèm đặc biệt để đề cập đến phần văn hóa phi vật thể gắn bó với ngôi đình. Chính đây lại là những thành tố của lễ hội cổ truyền gắn bó với môi 12 trường xã hội của văn hóa, nói cách khác, ngôi đình là môi trường diễn xướng, là không gian của lễ hội cổ truyền. Thành công sớm của các nhà khoa học Việt Nam khi nghiên cứu lễ hội cổ truyền phải kể đến Nguyễn Văn Huyên. Ông là người tiếp thu được nhiều kinh nghiệm của học thuật Pháp và do đó đã để lại những công trình khảo cứu rất có giá trị. Năm 1938, khi cho ra mắt bạn đọc cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, Đào Duy Anh có đề cập đến lễ hội cổ truyền trong phần Tín ngưỡng và tế tự. Lễ hội không là đối tượng được ông đề cập nhưng những ghi chép của ông vẫn có nhiều tác dụng cho việc nghiên cứu về lễ hội của các thế hệ sau. Bẵng đi mấy năm từ 1945 đến 1954, hầu như lễ hội cổ truyền không được chú tâm nghiên cứu, sưu tầm. Lý do chính phải chăng là khói lửa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã khiến cho những lễ hội cổ truyền không được mở, nên việc sưu tầm, nghiên cứu về nó cũng chưa được phát triển. Từ năm 1954 đến năm 1975, đất nước tạm thời chia cắt, việc sưu tầm, nghiên cứu lễ hội ở hai miền diễn ra khác nhau, cùng phương pháp và động cơ cũng có khác nhau [109, tr.15-19]. Ở miền Bắc, từ sau năm 1954, việc sưu tầm và nghiên cứu lễ hội cổ truyền có thể chia làm hai giai đoạn: trước và sau năm 1975. Trước năm 1975, việc sưu tầm nghiên cứu lễ hội cổ truyền chưa được giới nghiên cứu quan tâm. Những năm 1954 - 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đòi hỏi chúng ta phải tập trung sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mặt khác, do nhiều tác động của chiến tranh, cho nên lễ hội cổ truyền tạm lắng xuống. Ở miền Nam, cũng trong thời điểm này, Toan Ánh là người có đóng góp rất lớn vào công việc sưu tầm và nghiên cứu về lễ hội cổ truyền việt Nam [109, tr.20-21]. Nghiên cứu về lễ hội ở Việt Nam nói chung đã có những công trình như Hội hè đình đám của Toan Ánh với quyển thượng và quyển hạ, do nhà xuất bản Nam Chi ấn hành năm 1969 - 1974, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh tái bản năm 1992. Toan Ánh sinh ra trên đất Bắc, sống ở miền Nam trước 13 năm 1975, với Toan Ánh viết về lễ hội cổ truyền như một cơ hội để đánh thức những kỷ niệm xưa cũ về quê hương của mình. Ngoài những phần khảo cứu, tác giả tập trung miêu thuật các lễ hội cổ truyền trên mọi miền đất nước. Với 54 lễ hội cổ truyền, công trình này là bộ sưu tập đầu tiên, dày dặn về lễ hội Việt Nam [109, 20]. Trong các hội quê, tác giả đã phân biệt lễ hội trong cả nước thành ba loại: một là các hội về lịch sử liên quan tới các nhân vật lịch sử được dân làng thờ phụng làm thần linh, hoặc liên quan tới một sự kiện lịch sử được dân chúng kỷ niệm; hai là các hội về tôn giáo; ba là các hội về phong tục. Viết về mỗi hội tác giả đã lần lượt trình bày: nơi và ngày có hội, thần tích, các trò vui trong ngày hội [5, tr.9 - 10]. Quyển thượng gồm hai chương: chương 1, hội hè về kỷ niệm lịch sử; chương 2, hội hè về tôn giáo. Quyển hạ gồm chương 3, hội hè về phong tục và chương 4, những đặc tính của cổ tục Việt Nam trong hội hè đình đám. Tác giả không chỉ cung cấp cho chúng ta về thời gian, không gian và nội dung của những lễ hội dân gian Việt Nam mà còn dành tới 33 trang [6, tr.9 - 42] khái quát chung về mục đích và giải thích những khái niệm cơ bản nhất của lễ hội. Có thể xem đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về lễ hôi ở Việt Nam trên phạm vi rộng, có giá trị khoa học và thực tiễn cao, gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo. Từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỷ XX, do hoàn cảnh khách quan, đặc biệt là do chiến tranh và một số lý do khác nữa mà lễ hội ở Việt Nam nói chung không thể tổ chức được, hoặc nếu có được tổ chức thì quy mô và nhiều nghi thức của nó cũng bị hạn chế. Cũng vậy, đề tài về lễ hội ở Việt Nam một thời gian dài đã bị “vắng bóng”. Trước năm 1975, hai miền Nam - Bắc cách trở, lễ hội và những bài viết về lễ hội Việt Nam ít người quan tâm. Năm 1977 trong bài Hội làng trung du [144], Lê Thị Nhâm Tuyết đã chia hội làng ra thành năm loại. Năm 1984, Lê Thị Nhâm Tuyết tiếp tục trình bày Nghiên cứu về hội làng cổ truyền của người Việt [145]. Những nhận xét ban đầu của tác giả quả thú vị với những tư liệu mà tác giả đã thu thập được. Đến 14 những năm 80 của thế kỷ XX trở lại nay, các nhà khoa học mới thực sự chú ý tới mảng đề tài lễ hội nhiều hơn. Hàng loạt các công trình, bài viết, hội thảo khoa học tập trung nghiên cứu về lễ hội, đặc biệt là lễ hội dân gian truyền thống. Các bài viết nghiên cứu về lễ hội dưới nhiều góc độ khác nhau: Lê Trung Vũ miêu thuật lại và đối sánh Diễn xướng cổ truyền và lễ hội quần chúng mới [152], khẳng định vai trò quan trọng của Lễ hội - một nhu cầu văn hóa xã hội [153] và nhấn mạnh Lễ hội - một vấn đề thời sự [154]. Cũng thời gian này, Trần Quốc Vượng trong bài viết Lễ hội - một cái nhìn tổng thể [156] giúp chúng ta hiểu về lễ hội một cách đầy đủ hơn. Tôn Thất Bình viết về Lễ hội dân gian [14] đã đưa ra cách phân loại lễ hội riêng qua việc khảo sát thực địa các lễ hội dân gian Thừa Thiên - Huế. Năm 1984, Thu Linh và Đặng Văn Lung đã cho ra mắt độc giả cuốn sách Lễ hội "truyền thống và hiện đại" đã góp phần đáng kể trong việc nghiên cứu về lễ hội nói chung [94]. Nhìn chung các nhà nghiên cứu dân tộc học, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cuối những năm 80 đã có cái nhìn mới trong việc nghiên cứu lễ hội cổ truyền Việt Nam. Đến những năm 90 của thế kỷ XX trở lại nay, việc nhìn nhận lễ hội với ý nghĩa đích thực và tính tích cực của nó trong đời sống nhân dân Việt Nam đã được ban, ngành các cấp và các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực quan tâm nhiều hơn. Ngoài hai công trình nghiên cứu tập thể Lễ hội cổ truyền và Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hội hiện đại, các tác giả còn công bố trên các tạp chí chuyên ngành những bài viết về lễ hội như Phan Hữu Dật đã cung cấp Văn hóa lễ hội của các dân tộc Đông Nam Á [26], Lễ hội cầu mùa của các dân tộc ở Việt Nam [27]. Lưu Danh Doanh đã trình bày Môi trường lễ hội - nơi giữ gìn hoạt động múa dân gian của người Việt [32]. Lê Đức Quý đánh giá Thực trạng lễ hội dân gian cổ truyền ở nước ta hiện nay [45]. Hồ Hoàng Hoa đề cập tới Tính thẩm mĩ dân tộc trong lễ hội Việt Nam [66] và 15 nhấn mạnh Lễ hội - một nét đẹp trong sin...n tế và quần chúng [163, tr. 410]. 30 1.2.1.4. Danh nhân: Danh nhân là người có danh tiếng [115, tr. 233]. Danh nhân là danh xưng chung chỉ các nhân vật nổi tiếng, có những đóng góp to lớn, xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, xã hội... góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử, có đạo đức trong sáng, được nhà nước tôn vinh và thưởng lệ công trạng, được nhân dân suy tôn thành biểu tượng, treo gương cho hậu thế noi theo. Phân loại danh nhân cũng chỉ tương đối, bởi mỗi dạng danh nhân có thể bao gồm nhiều nhân vật trong đó và ngược lại mỗi nhân vật có thể xếp vào các loại danh nhân khác nhau: Danh nhân huyền thoại, danh nhân chính trị, danh nhân quân sự, danh nhân kinh tế, danh nhân giáo dục, danh nhân khoa học kỹ thuật, danh nhân y dược, danh nhân nêu gương đạo đức, danh nhân tôn giáo, danh nhân trong các lĩnh vực giải trí, thể thao, văn nghệ... Ở đề tài này, chúng tôi tìm hiểu về các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ: Mai Thúc Loan (? - 723), Nguyễn Xí (1396 - 1465) và Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 -1969) đều là những người con sinh ra ở vùng quê xứ Nghệ. 1.2.2. Cơ sở lý thuyết Thực hiện đề tài này, chúng tôi tiếp cận các quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét đối tượng nghiên cứu như một thực thể tồn tại khách quan. Chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng đòi hỏi phải xem xét các sự vật, hiện tượng trong sinh hoạt văn hóa lễ hội không phải là trạng thái tĩnh tại, bất biến, mà phải đặt nó trong sự biến đổi, vận động không ngừng. Luận án vận dụng các lý thuyết chủ yếu sau: - Thuyết về đặc thù văn hóa của Franz Boas (1858-1942). Ông là nhà nhân học đầu tiên tiến hành điều tra thực địa bằng quan sát trực tiếp và lâu dài về văn hóa nguyên thủy. Theo ông, khi nghiên cứu văn hóa đặc thù, phải ghi 31 chép mọi cái đến từng chi tiết và phải hiểu biết thấu đáo từng nền văn hóa. Chính nhờ ông mà nhân học quan niệm thuyết văn hóa tương đối như là nguyên tắc thuộc về phương pháp luận, bao gồm quan niệm tương đối về văn hóa. Vận dụng lý thuyết này để làm rõ nét đặc thù của lễ hội ở xứ Nghệ trong tổng thể lễ hội Việt Nam. - Lý thuyết vùng văn hóa - lịch sử Các nhà Dân tộc học Liên Xô (cũ) Trêbôcxarôp và Trêbôcxarpôva đã sử dụng khái niệm “vùng văn hóa - lịch sử” (vùng lịch sử - văn hóa): Vùng văn hóa - lịch sử (vùng lịch sử - dân tộc học hay gọi tắt là vùng văn hóa) là một vùng mà ở đó sinh sống những tộc người. Trong quá trình lịch sử lâu dài, giữa họ có những giao lưu, ảnh hưởng khăng khít với nhau, từ đó hình thành nên những yếu tố văn hóa chung thể hiện trong văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần. Đặc trưng văn hóa của vùng là những yếu tố văn hóa gắn bó hữu cơ với nhau thể hiện rõ trong văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Đối với các dân tộc còn ở trình độ tiền công nghiệp thì văn hóa dân gian (folklore) thể hiện rõ nét và cơ bản những sắc thái văn hóa đặc trưng cho vùng văn hóa - lịch sử. Phạm vi không gian văn hóa lớn hơn vùng là miền hay khu vực. Cấp bậc hẹp hơn vùng là tiểu vùng. Dưới vùng và tiểu vùng còn có thể phân ra nhỏ hơn nữa tùy thuộc vào thực tế mỗi vùng văn hóa - lịch sử. Trong thực tế, khi phân cấp các vùng văn hóa - lịch sử, phạm vi các vùng càng nhỏ, thì khả năng trùng hợp càng lớn hơn. Sự khác biệt giữa loại hình kinh tế - văn hóa và vùng văn hóa - lịch sử cũng được phân biệt rõ ràng: Nếu vùng văn hóa - lịch sử là một không gian địa lý liên tục, liền khoảnh thì loại hình kinh tế - văn hóa có thể bao gồm trong đó nhiều vùng đất thuộc những vùng địa lý và đại lục khác nhau [131; tr.18] 32 Khi áp dụng vào thực tiễn Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khuynh hướng khác nhau về không gian văn hóa ở các nước châu Âu, ở Mỹ và Liên Xô (cũ), Ngô Đức Thịnh cũng đưa ra khái niệm vùng văn hóa (hay vùng văn hóa - lịch sử). Tác giả chia nước ta thành bảy vùng văn hóa: Đồng bằng Bắc Bộ, Việt Bắc, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ, Đồng bằng duyên hải Trung và Nam Bộ, Trường Sơn - Tây Nguyên, Gia Định - Nam Bộ. Dưới góc độ văn học dân gian Hoàng Tiến Tựu đưa ra phương án: ba miền Bắc, Trung, Nam mỗi miền lại có một khu vực: Miền Bắc có ba khu vực (Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Khu vực sông Mã), Miền Trung từ bắc Nghệ Tĩnh đến đèo Hải Vân gồm hai khu vực (Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên), Miền Nam gồm ba khu vực (Khu vực sông Thu Bồn, Trà Khúc; Khu vực Nam Trung Bộ, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long). Đinh Gia Khánh và nhà thơ Huy Cận chia nước ta thành chín vùng văn hóa là: Vùng văn hóa đồng bằng miền núi, Việt Bắc, Tây Bắc, Nghệ - Tĩnh, Thuận Hóa - Phú Xuân, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng miền Nam, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Trần Quốc Vượng lại chia nước ta thành sáu vùng sau: Vùng văn hóa Tây Bắc, Việt Bắc, châu thổ Bắc Bộ, Trung Bộ, Trường Sơn - Tây Nguyên, Nam Bộ [161, tr.211-212]. Việc phân chia Việt Nam thành bao nhiêu vùng văn hóa chưa được thống nhất cao trong giới nghiên cứu nhưng các cách phân chia trên đều giúp chúng ta dễ hình dung trong việc xác định, khoanh vùng vấn đề nghiên cứu. Cách phân chia nào xứ Nghệ cũng được xem là một tiểu vùng văn hóa. Việc vận dụng lý thuyết vùng văn hóa đã giúp tác giả luận án có hướng đi rõ nét hơn trong nghiên cứu Các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ nơi có những đặc điểm riêng so với các vùng văn hóa Việt Nam. - Ngoài một số lý thuyết, quan điểm trên liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu về lễ hội xứ Nghệ, chúng tôi còn tiếp cận với cơ sở lý thuyết làng xã của các nhà nghiên cứu về làng xã Việt Nam, bởi lễ hội truyền thống nào cũng 33 gắn bó mật thiết với người dân trong không gian làng xã bởi vậy mới có khái niệm HỘI LÀNG hay những câu như “Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”. Tiểu kết chương 1 Lễ hội là đề tài hấp dẫn của nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Lễ hội tưởng nhớ danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống. Các công trình nghiên cứu về lễ hội ở xứ Nghệ chỉ là sự tập hợp về lễ hội chỉ giới thiệu sơ lược về thời gian, địa điểm nhằm mục đích tổng hợp, thống kê, phục vụ cho khách du lịch. Luận án đã đi sâu tìm hiểu ba lễ hội tiêu biểu tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ là lễ hội đền Vua Mai, lễ hội đền Nguyễn Xí và lễ hội làng Sen. Qua đó phần nào đánh giá được các sắc thái văn hóa mang những nét chung và nét riêng của văn hóa xứ Nghệ. Luận án đã làm rõ một số khái niệm liên quan như Lễ, Hội, lễ hội (truyền thống và lễ hội mới) mối quan hệ giữa Lễ và Hội, nghi lễ và danh nhân. Chúng tôi sử dụng thuyết về Đặc thù văn hóa, lý thuyết về vùng văn hóa - lịch sử để vận dụng vào việc nghiên cứu về các lễ hội tưởng nhớ danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ. Để thực hiện đề tài luận án, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ đạo là điền dã Dân tộc học với các kỹ thuật quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, quay phim, chụp ảnh của các lễ hội đền Vua Mai, lễ hội đền Nguyễn Xí và lễ hội làng Sen trong những năm gần đây. Đó là những lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 34 CHƯƠNG 2 LỄ HỘI ĐỀN VUA MAI 2.1. Nguồn gốc lễ hội đền Vua Mai Mai Hắc Đế (Vua Mai) tên thật là Mai Thúc Loan hoặc Mai Huyền Thành, anh hùng dân tộc, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại sự chiếm đóng của nhà Đường ở Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ VIII. Ông quê ở làng Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh (ngày nay) nhưng sinh ra, trưởng thành tại thôn Ngọc Trừng, xã Đông Liệt (nay là xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Từ nhỏ Mai Thúc Loan đã phải đi ở, nhưng nhờ sức vóc khoẻ mạnh, thông minh tài trí hơn người lại rất giỏi võ nghệ nên Mai Thúc Loan đã sớm nổi tiếng trong vùng. Năm 713 đời Vua Huyền Tông nhà Đường ở Trung Hoa, Mai Thúc Loan đã kêu gọi và lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa đánh đuổi quân nhà Đường. Ông xưng đế và lập nên nước Vạn An. Sử gọi ông là Mai Hắc Đế tức ông Vua Đen họ Mai. Để chiếm lại bằng được nước ta, Đường đế sai nội thị tả giám môn vệ tướng quân là Dương Tư Húc và đô hộ là Quang Sở Khách sang đàn áp. Sau nhiều trận giao chiến khốc liệt từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Lam, Mai Hắc Đế thất trận, thành Vạn An thất thủ, nghĩa quân tan rã. Mai Hắc Đế rút quân và băng hà tại căn cứ Hùng Sơn. Quốc gia Vạn An rơi vào tay nhà Đường. Công lao Mai Thúc Loan vang dội khắp đất nước, điều ấy được thể hiện trong một bài thơ chữ Hán đề ở đền thờ ông, bản dịch như sau: “Hùng cứ Hoan Châu, đất một phương Vạn An thành luỹ Vạn An vương Bốn phương dậy tiếng hô Mai Đế Trăm trận sức dư át Lý Đường 35 Lam thuỷ nước trong không bóng ngạc Hùng Sơn gió lặng vắng hình lang Đường đi cống vải từ đây dứt Dân nước đời đời mãi nhớ thương”. Để tưởng nhớ đến công ơn Mai Hắc Đế - vị vua đầu tiên trên đất Nghệ An, nhân dân lập đền thờ ông trên núi Vệ và trong thung lũng Hùng Sơn, nơi ông trút hơi thở cuối cùng để ngàn năm hương khói phụng thờ. 2.2. Không gian linh thiêng của lễ hội đền Vua Mai Hiện nay chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào ghi chép cụ thể về thời gian dựng đền, lập mộ Vua Mai. Qua nghiên cứu sử liệu, kết hợp với khảo sát tại di tích và tìm hiểu ở các cụ già cao tuổi ở địa phương chúng tôi có một số nhận định về tình trạng bảo quản của di tích như sau : Ban đầu mộ Vua Mai và ngôi đền có quy mô khá nhỏ. Sau này, đền thờ và mộ Vua Mai mới được xây dựng lớn. Đền nằm trên một khu đất rộng hơn 1 mẫu, quanh vườn cây cối rậm rạp, toả bóng râm mát. Trước đền, cổng tam quan uy nghi đẹp đẽ xây theo lối kiến trúc chồng diêm. Qua sân rộng là đến ba toà nhà: Hạ điện, Trung điện, Thượng điện. Kiến trúc đền được xây dựng theo kiểu chữ tam. Hạ điện có năm gian, hai bên Hạ điện là tả vu và hữu vu. Kế tiếp là Trung điện có ba gian, xây chồng diêm cao đến 7m, rồi đến sân lộ thiên rộng 18m. Qua sân lộ thiên đến Thượng điện ba gian. Tất cả đều được dựng bằng gỗ lim và lợp ngói mũi. Khu mộ trước đây cũng có ba toà kiến trúc theo kiểu chữ tam, xung quanh có tường bao. Năm 1968, trong một trận đánh bom ác liệt của đế quốc Mỹ, đền thờ Vua Mai đã bị sụp đổ hoàn toàn. Ở khu vực mộ chỉ còn lại nhà hậu cung. Sau trận bom này, nhân dân địa phương đã thu thập, lưu giữ các kiến trúc còn lại cùng các đồ tế khí gửi nhờ ở những di tích khác trong vùng. 36 Năm 1990, nhận thấy tầm quan trọng về giá trị lịch sử lớn lao của di tích, chính quyền địa phương đã chủ trương vận động nhân dân góp sức lực và vật chất phục hồi di tích này. Hiện nay, đền và mộ Vua Mai được tu bổ lại, tuy không to đẹp, uy nghi như xưa, nhưng vị trí của đền và mộ Vua Mai không hề thay đổi, di tích vẫn còn lưu giữ được một số kiến trúc cơ bản. Hiện nay, cùng với việc phục hồi, trùng tu di tích đền Vua Mai, phần lớn các hiện vật tại đây là hiện vật mới, nên tình trạng bảo quản còn khá tốt. Những hiện vật quý như các đạo Sắc phong được cất giữ trong hộp gỗ sơn son có khoá cẩn thận, tuy các đạo Sắc phong bị rách một phần bên ngoài, nhưng các chữ Hán vẫn còn đọc rõ. Đền Vua Mai ngày nay nằm ven chân đê 42, thuộc khối Mai Hắc Đế, thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đền này thờ Mai Hắc Đế và người con trai kế nghiệp của ông - Mai Thúc Huy. Từ đê 42 vào thăm đền, du khách sẽ đi qua vị trí của cổng đền trước đây. Sân đền là một khoảng đất rộng lát gạch sạch sẽ, hai bên trồng hai hàng cây lưu niên ngả màu xanh tươi tốt. Với tổng diện tích khu vực đền thờ 597m2, di tích đền thờ Vua Mai gồm các kiến trúc sau: - Dấu tích nhà Hạ điện Trước khi được trùng tu, nhà Hạ điện chỉ còn phế tích móng và các chân tảng. Hiện nay, nhà Hạ điện đã được tu sửa khang trang. Từ ngoài cổng đền bước vào là ba đôi câu đối được treo theo thứ tự từ ngoài vào trong nhà Hạ điện như sau: Phiên âm: Bách chiến binh uy oanh việt điện; Vạn An đế tích thọ Hùng Sơn Dịch nghĩa: Trăm trận quân uy lừng vang đất Việt, Dấu vua [ở] Vạn An trường tồn cùng núi Hùng. Phiên âm: Vật phụ dân khang Nam quốc sơn hà ức tải anh thanh huyền nhật nguyệt. 37 Địa linh nhân kiệt Vạn An thành luỹ thiên thu lăng miếu tịnh càn khôn. Dịch nghĩa: Vạn vật phong phú, dân chúng yên lành, tiếng tăm muôn năm sáng ngời như mặt trời, mặt trăng. Địa linh nhân kiệt, lăng mộ [của Ngài] ở thành Vạn An mãi mãi trường tồn cùng trời đất. Phiên âm: Hùng Nhẫn Lam sơn thuỷ hữu tình Vạn An thắng cảnh. Mai Phan Nguyễn tinh thần bất tử thiên cổ danh nhân. Dịch nghĩa: Núi Đụn, núi Thiên Nhẫn và Sông Lam phong cảnh hữu tình. Vạn An phong cảnh đẹp đẽ, Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc linh hồn bất tử là những danh nhân của muôn đời. Ngoài ra, giữa nhà hạ điện treo một bức hoành phi ghi ba chữ Hán đại tự: "Chấn linh thanh", nghĩa là Tiếng tăm vang dội. Góc trái bức Hoành phi có dòng chữ Hán nhỏ, "Bị đốc Quảng Nam Trừng Xuyên Phạm Liêu bái", nghĩa là: Phạm Liệu hiệu là Trừng Xuyên, người Quảng Nam tiến cúng. Góc bên phải bức Hoành phi có ghi dòng lạc khoản bằng chữ Hán nhỏ: "Bảo Đại tam niên xuân", nghĩa là: Mùa xuân, năm thứ 3 triều vua Bảo Đại (1928). - Nhà Trung điện nằm tiếp giáp với dấu tích nhà Hạ điện. Ngôi nhà này gồm hai gian hai hồi, trên lợp ngói vảy, xung quanh xây tường. Phía trước trổ ba cửa (một cửa chính ở giữa và hai cửa phụ ở hai bên) phía sau trổ một cửa ra Thượng điện. Kết cấu vì kèo theo kiểu quá giang câu đầu (kẻ suốt) hai kẻ dài gác chéo nhau theo chiều dốc mặt mái và mộng ăn với nhau ở đỉnh vì, đỡ thượng lương và chạy xuống đầu cột cái, đến hết mái. Qua nhà Hạ điện, vào nhà Trung điện có hai câu đối trên các cột trụ: Câu đối hai bên cửa chính: 38 Phiên âm: Phụ tử nhất môn, cộng chấp ngôn nhi thảo tặc, Quân thần thiên tải thân phù nhật dĩ đăng thiên. Dịch nghĩa: Cha con một nhà cùng nhau giữ lời đánh giặc, Vua tôi ngàn năm dâng thân phò tá lên trời (hy sinh). Câu đối hai bên: Phiên âm: Vân phi vũ quyển tân cao các, Thuỷ nhiễu sơn hồi cựu đế đô. Dịch nghĩa: Mây bay mưa cuốn lầu gác mới, Nước lượn non chầu đế đô xưa. Ở gian giữa, từ ngoài vào là hương án bằng gỗ sơn son thiếp vàng, hình chữ nhật, có ba phần: đầu, mình và chân. Phần thân hương án được đóng ván kín bốn mặt xung quanh. Trên các ván đó được chia ra nhiều ô vuông và ô chữ nhật không đồng đều nhau, giữa các ô đó được chạm các đề tài tứ linh, tứ quý. Nét chạm ở đây rất tỉ mỉ, sắc sảo, màu sắc sặc sỡ nhằm tạo hình tượng long, ly, quy, phượng sống động; tùng, trúc, cúc, mai tươi tắn, có hồn. Mảnh nối tiếp giữa phần thân với phần đầu hương án được trang trí bằng một đường diềm đục lỗ xuyên hoa, hai bên có những đường ke giật cấp. Hai bên hương án là hai giá để bát bảo, tất cả đều dài 2,2m sơn son và có chạm khắc hình tượng rồng, hổ phù. Phía trên hương án treo một bức Hoành phi có bốn chữ Hán "Nam bang kiều sở", cho đến nay cũng ai chưa hiểu được ý nghĩa của hai chữ “kiều sở”. Tại khu miếu, mộ của Mai Hắc Đế còn có bức Hoành phi đề bốn chữ Hán "Nam bang cựu sở" nghĩa là Trị sở cũ của nước Nam. Chúng tôi cho rằng người sao chép làm Hoành phi đời sau đã nhầm từ chữ "cựu sở" ra thành chữ "kiều sở". Góc bên phải bức Hoành phi ghi dòng lạc khoản: Bảo Đại Bính Tý hạ, nghĩa là Mùa hè năm Bính Tý triều vua Bảo Đại (1936), 39 góc bên trái Hoành phi chép dòng chữ Hán: "Bản miếu đồng tử cung tiến" nghĩa là: Đệ tử của bản miếu cung tiến. Kế tiếp hương án là một bàn thờ, trên bàn thờ này có hai long ngai, một mâm cỗ bằng gỗ sơn son (trên mâm có ba đài trản bằng gỗ sơn son và ba bát hương, hai mâm chè, một đôi hạc đồng). Trong đó đáng chú ý nhất là hai long ngai, trong các ngai này còn giữ được nguyên vẹn hiệu bụt. Đầu long ngai được thể hiện bằng hình tượng mặt nguyệt viền tia lửa, hai tay vin long ngai thể hiện hình long vân (theo hướng lao về phía trước). Phần mình long ngai và bệ được trang trí hình cây cúc. Trang trí điêu khắc tại Trung điện tương đối đơn giản: ở giữa bờ nóc được đắp hình tượng một mặt nguyệt đang toả sáng. Hai đầu đao ở hai đầu bờ nóc và bốn đầu đao ở bờ dải được trang trí bằng hình tượng tảng mây. Nội thất trung điện không chạm khắc, chỉ có một số hoạ tiết trang trí các đề tài rồng lượn, rồng chầu trên một bức trướng và trên các trụ gạch. Sân lộ thiên: Từ cửa sau Trung điện bước ra là sân lộ thiên có diện tích 65,5m2, nền sân được lát gạch đồng bộ với sân đền. Ở lối nối tiếp sân lộ thiên với phía trước nhà hậu cung có xây dựng một bệ thờ lộ thiên bằng xi măng có đặt một bát hương và cốc chén. - Nhà Thượng điện có ba gian, hai hồi. Ba mặt xung quanh xây tường, trên lợp mái ngói âm dương phía trước có một khoảng thềm khá rộng được lát gạch gốm màu đỏ 30cm x 30cm. Ở mé ngoài hai bên tả hữu của thềm được xây hai bức tường lơ lửng kiểu xuyên hoa, còn phía trong thềm là hệ thống cửa ván. Kết cấu vì kèo của nhà Thượng điện theo lối quá giang câu đầu tương tự như nhà Trung điện. Tất cả các kiến trúc (Hạ điện, Trung điện, Thượng điện) đều được dựng bằng gỗ lim, chạm khắc công phu, đẹp đẽ với các đề tài tứ linh, tứ quý... Nhà Thượng điện được bài trí như sau: 40 Ở hai cột trụ phía trước nhà Thượng điện có đôi câu đối bằng chữ Hán, Phiên âm: Thiên cổ sơn hà thiên cổ bảo Vạn An thành luỹ Vạn An hương Dịch nghĩa: Ngàn thuở non sông, ngàn thuở quý, Vạn An thành luỹ, Vạn An thơm. Phía trong hậu cung ở gian giữa được xây một bệ thờ xi măng có hai cấp (cấp trên và cấp dưới) ở cấp dưới được đặt một mâm cỗ, một bàn chè, hai cọc sáp, một bảng đọc văn. Kề cạnh các đồ tế khí vừa kể là long ngai thờ Mai Thúc Huy, con trai thứ ba của Vua Mai. Long ngai làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, trang trí khá công phu, tỉ mỉ. Đỉnh long ngai được thể hiện bằng hình tượng đầu rồng hướng về phía trước. Bốn chân long ngai hơi choãi ra nâng đỡ phần kệ, xung quanh thân bệ được trang trí hình tượng hổ phù, mặt nguyệt viền tia lửa hào quang và một số hoạ tiết cách điệu khác. Phía trên là long ngai thờ Mai Hắc Đế, những dòng chữ Hán trong long ngai thờ khẳng định các triều đại phong kiến đã ban phong cho Mai Hắc Đế là Thượng đẳng tối linh và cho phép được thờ phụng theo điển lễ quốc gia. Về kiểu dáng, kích cỡ, đề tài trang trí và nghệ thuật thể hiện của long ngai này hoàn toàn giống long ngai thờ Mai Thúc Huy đã trình bày ở trên. Bên cạnh long ngai là hộp đựng các đạo Sắc phong của triều đình phong kiến Việt Nam truy phong cho đền và vị thần được thờ. Hiện còn 13 đạo sắc của các vua triều Nguyễn từ thời Gia Long (1802 - 1820) đến Bảo Đại (1926 - 1945), cụ thể như sau: Sắc phong ngày 21 tháng 8 niên hiệu Gia Long năm thứ 9 (1810). Phiên âm: Sắc chỉ Nam Đường huyện, Đông Liệt xã, Viên Sắc xã, Trường Đồng xã, đẳng hệ nhĩ xã tòng tiền phụng sự. 41 Mai Hắc Đế nhất vị, kinh hữu lịch triều gia tôn mỹ tự, tư chuẩn hứa y cựu phụng sự, dĩ thân kính ý cố sắc. Gia Long cửu niên bát nguyệt nhị thập nhất nhật. Dịch nghĩa: Sắc chỉ ban cho ba xã Đông Liệt, Viên Sắc, Trường Đồng, huyện Nam Đường theo lệ cũ phụng thờ: vị thần là Mai Hắc Đế từng được nhiều triều đại ban tặng mỹ tự tôn quý. Nay cho phép được phụng thờ như cũ để kéo dài sự kính cẩn. Vậy nay ban sắc. Sắc phong ngày 7 tháng 8 niên hiệu Thiệu Trị năm thứ 2 (1842). Sắc phong ngày 9 tháng 9 niên hiệu Thiệu Trị năm thứ 2 (1842). Phiên âm: Sắc chỉ Nghệ An tỉnh, Nam Đường huyện, Đông Liệt xã, nhĩ xã, tòng tiền phụng sự: Mai Hắc Đế miếu, tiết mông ban cấp sắc chỉ, chuẩn nhĩ xã phụng sự. Tứ kim phi ưng cảnh mệnh kỳ thiệu tiền du. Đặc chuẩn hứa y cựu phụng sự, dụng thân kính ý. Khâm tai! Thiệu Trị nhị niên cửu nguyệt sơ cửu nhật. Dịch nghĩa: Sắc ban cho xã Đông Liệt và các xã khác, huyện Nam Đường, tỉnh Nghệ An theo lệ cũ phụng thờ: vị thần Mai Hắc Đế, đã từng được ban cấp sắc chỉ, chuẩn cho các xã phụng thờ. Nay, ta nối theo nghiệp lớn, tưởng nhớ công ơn phù hộ của tôn thần [Nên] cho phép được thờ thần như cũ, để kéo dài sự kính cẩn. Kính thay! Sắc phong ngày 03 tháng 7 niên hiệu Tự Đức năm thứ 3 (1850). Sắc phong ngày 05 tháng 11 niên hiệu Tự Đức năm thứ 6 (1853). Sắc phong ngày 24 tháng 11 niên hiệu Tự Đức năm thứ 33 (1880) (cùng ngày ban hai sắc phong). Sắc phong ngày 01 tháng 7 niên hiệu Đồng Khánh năm thứ 2(1887) (cùng ngày ban 2 sắc phong). 42 Sắc phong ngày 11 tháng 8 niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 (1909) (cùng ngày ban 2 sắc phong). Sắc phong ngày 18 tháng 3 niên hiệu Khải Định năm thứ 2 (1917). Sắc phong ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định năm thứ 9 (1924). Nằm trang trọng phía trên bàn thờ là một bức Hoành phi lớn bằng gỗ, sơn son thiếp vàng. Bằng nghệ thuật chạm trổ tài hoa, các nghệ nhân dân gian đã thể hiện các hình tượng rồng lượn, cây cúc, trúc, mai mềm mại, tinh tế và sinh động. Ở giữa bức Hoành phi có bốn chữ Hán đại tự, phiên âm là: “Thánh cung vạn tuế”. Dòng lạc khoản bên phải là “Hoàng triều Bảo Đại vạn niên tuế cửu, nghĩa là: Năm thứ 9 triều Vua Bảo Đại (1934). Hai bên tả hữu của hậu cung được xây dựng hai bệ thờ bằng xi măng có kích thước, kiểu dáng, cách bài trí gần giống nhau. Trên mỗi bệ thờ đều đặt một trống gõ nhỏ, một bát hương, một mâm chè và hai cây nến. Trang trí điêu khắc ở Thượng điện rất đơn giản. Hầu như trên tất cả các bộ phận kiến trúc đều không được chạm trổ hoa văn. 2.3. Phần lễ trong lễ hội đền Vua Mai 2.3.1. Lịch lễ tiết hàng năm tại đền thờ và miếu mộ Vua Mai Trước kia, hằng năm làng tổ chức 15 lần tế, lễ, tại đến Mai Hắc Đế và mở hội tưởng nhớ công ơn Ngài. Ngoài kỳ tế chính ra còn có các lễ hàng năm như: - Ngày mùng 01, mùng 02 tháng Bảy Âm lịch là ngày giỗ Quan tả tướng Bạch Kha và Quan hữu Ba Đội Hầu. - Ngày mùng 05 tháng Bảy Âm lịch là ngày Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu (tức Hoàng Thái Hậu - mẹ của Vua Mai Hắc Đế, nhân dân gọi bà là bà Trần Thị Rơi hay Bà Loan). - Ngày 14 tháng Bảy Âm lịch là ngày giỗ Mai Phu nhân Phạm Thị Uyển (vợ thứ của Vua Mai). - Ngày 15 tháng Bảy Âm lịch: Lễ trung nguyên mang ý nghĩa thí chẩn các sinh linh, ngày đốt bội cho các linh hồn, phát quần áo cho binh lính Vua Mai. 43 - Ngày 16 tháng Chín Âm lịch: Là ngày lễ giỗ Vua Mai. - Ngày 16 tháng Chạp Âm lịch: Lễ tạ tội (tức lễ tất niên). Lịch lễ tiết hằng năm chủ yếu là cử hành vào ngày 15 tháng Giêng Âm lịch (còn gọi là Xuân tế). Đây là ngày lễ hội đền Vua Mai tổ chức long trọng, quy mô lớn và chuẩn bị cầu kỳ nhất. Để tiến hành phần lễ trong lễ hội trước kia có ban phụng sự tế lễ. Theo các bậc cao niên kể lại, đền Vua Mai xưa kia là đền quốc tế (Nhà nước tế lễ), nhưng việc phụng sự tổ chức tế lễ lại do tổng Nam Liễu, phủ Anh Sơn đảm nhiệm. Ban phụng sự tế lễ gồm 31 người do các làng (Diên Lãm và Khả Lãm) cử ra phân nhiệm vụ như sau: ba chủ tế (trong đó có một người là phụ trách điều hành mọi công việc trong ban); 10 từ đường luân phiên nhau lo việc hương khói; 04 từ đồ dỡ đồ đạc của đền; bốn từ nom điện và lăng mộ; 10 người chăm nom lăng mộ. Ngày nay, Trung tâm văn hoá Nam Đàn giao cho ba người trông coi đền, bốn người túc trực hàng ngày để quản lý và bảo vệ khu miếu mộ Vua Mai. Ngoài ra còn có Ban chức sự gồm 18 người phục vụ: nấu nước, luộc gà, đơm xôi... vào những ngày rằm, mồng một và vào dịp lễ hội. Trong những kỳ đại tế, ban phụng sự phải đảm nhiệm mọi việc, điều hành các trai tráng và những người khác ở các làng cử về phục vụ. Trải qua thời gian, do điều kiện chiến tranh phá hoại, do sự hiểu biết của con người còn hạn chế, cơ sở vật chất của di tích đã mất đi nhiều và những người có hiểu biết về di tích để tổ chức nghi thức và gìn giữ di tích dần mất đi. Sau 50 năm bị đứt đoạn, lễ hội và di tích đền Vua Mai mới có điều kiện khôi phục lại. Ban tế lễ ngày nay chỉ có ba người do Trung tâm văn hoá Nam Đàn cử ra, khi cần thiết trong những ngày lễ hội thì cử thêm người ở các làng, xã khác tham gia. 44 2.3.2. Về quy mô của lễ hội Lễ hội đền Vua Mai xưa không chỉ bó hẹp trong phạm vi tổng Nam Liễu (còn gọi là Xuân Liễu) và các làng phụ cận (Diên Lãm, Khả Lãm...) mà còn mở rộng ra toàn phủ Anh Sơn, bao gồm (Anh Sơn, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên ngày nay). Đền thờ Vua Mai vốn là quốc tế (Nhà nước tế lễ ) nên ngoài các quan sở tại như tri huyện, đề lại còn có các quan chức sắc cấp tỉnh về dự lễ hội. Thời gian lễ hội thường kéo dài đến ba bốn ngày (15, 16, 17 tháng Giêng Âm lịch) mới chấm dứt. Sau các cuộc tế lễ nhiều sinh hoạt văn hoá truyền thống cũng được tổ chức linh đình. Lễ hội đền Vua Mai là niềm tự hào của dân làng Hương Lãm nói riêng và nhân dân trong vùng Phủ Anh Sơn xưa kia nói chung. Trước kia, làng có ruộng tế điền phục vụ cho việc chuẩn bị lễ hội đền Vua Mai. Ruộng này mất đi từ sau hoà bình lập lại ở miền Bắc năm 1954. Theo các thông tin thu thập được: "Ruộng tế điền không rõ là bao nhiêu mẫu nhưng chỉ nhớ là tương đối lớn, đủ gạo, nếp để tế lễ hội đền Vua Mai”. Hằng năm, dân làng Vạn An chịu trách nhiệm cày cấy, đến mùa thu hoạch bỏ bồ cất giữ cẩn thận vào một nơi riêng để phục vụ cho cúng tế lễ hội đền Vua Mai. Cũng theo lời các cụ kể lại: "Xưa kia, mỗi làng, phủ đóng góp công đức cho đền bằng nhiều hình thức như: mua đồ tế khí trong đền, đưa lễ vật riêng đến cúng tế và còn có thể mua ruộng để góp. Làng nào đóng góp ruộng tế điền được miễn lao dịch" . Điều đó cho thấy lễ hội đền Vua Mai xưa kia có quy mô rất lớn. Sau một năm lao động sản xuất vất vả và người dân đến với lễ hội cầu mong Vua Mai Hắc Đế và các vị thần linh phù hộ cho mùa màng bội thu, cây cối sinh sôi, nẩy nở, lúa ngô đầy bồ... nhà nhà ấm no, hạnh phúc. 2.3.3. Về nghi trình của lễ hội đền Vua Mai Để chuẩn bị cho việc tế lễ và mở hội, Hội đồng kỳ mục của các làng Diên Lãm (Nam Diên), Khả Lãm (Nam Thượng), Ngọc Trừng (Nam Thái)... 45 cùng với các họ, các bô lão trong làng họp tại đình làng để bàn bạc, phân công việc tế lễ ở đền Vua Mai. Việc tế lễ của đình làng nào thì do Ban phụng sự của làng đó lo liệu. Tại đền Vua Mai trước khi vào hội một đến hai ngày, Ban phụng sự tiến hành làm các lễ vào các ngày sau: Vào ngày 13 tháng Giêng Âm lịch tiến hành các lễ : Lễ rước nước: Trước khi vào hội một ngày, các làng cử người ra sông lấy nước, việc rước nước được tiến hành hết sức cẩn thận. Người ta đặt lên kiệu thần một cái chum sành, đám rước được tiến hành từ đền Vua Mai đến bờ sông, sau đó chọn những chàng trai khoẻ mạnh (được trai giới) khiêng chum đưa xuống thuyền chèo ra giữa sông Lam, một cụ già trong ban phụng sự (có uy tín đức độ) dùng gáo đồng múc nước đổ qua miếng vải điều bịt kín ở miệng chum, khi chum gần đầy người ta chèo thuyền vào bờ và đặt chum lên kiệu thần rước về đền. Lễ mộc dục: Ngay sau lễ rước nước từ sông về làng cử hành lễ mộc dục, tức là lễ tắm rửa tượng thần để tế khí long ngai... Theo lời các bậc cao niên, xưa kia, trước khi tổ chức lễ hội nhà đền cấm dân làng ba ngày không được dùng nước giếng đền Vua Mai. "Nước giếng đền Vua Mai nấu nước rất ngon nên dân làng thường đưa can đến lấy về nấu nước chè xanh. Bởi vậy cứ đến dịp lễ hội, nước giếng dùng để nấu nướng: hông xôi, luộc gà, nấu nước cúng tế, sau lễ hội cũng múc nước giếng Vua Mai để rửa đồ tế khí (sau hành lễ, dân làng giặt kỹ cho vào rương mỗi năm chỉ sử dụng một lần vào dịp rằm tháng Giêng)" [Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Quang Hồng, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An] Lễ tế gia quan: Sau khi lau rửa, làm lễ khoác áo múc cho tượng thần (đốt vàng mã), xong việc khoác áo, bắt đầu tuần tế trước long kiệu gọi là tế gia quan. Cùng với các nghi lễ tẩy rửa cho di tượng Vua Mai, ban phụng sự làm lễ khai quang, tẩy uế mang ý nghĩa dọn dẹp vệ sinh trong, ngoài khu di tích và 46 lau chùi đồ tế khí sạch sẽ để đền chuẩn bị cho vào đám. Nước làm lễ khai quang tẩy uế xưa và nay đều dùng nước ngũ vị có hương thơm. - Ngày 14 tháng Giêng Âm lịch: Buổi tối ban tế do Ban phụng sự tiến hành làm lễ yết cáo, xin thần Mai Hắc Đế cho mở hội và mời các chư vị thần linh về dự hội. - Ngày 15 tháng Giêng Âm lịch: Đại tế (lễ tế thần) ý nghĩa mục đích là thỉnh mời và đón rước thần linh về dự hội để dân làng chúc tụng tỏ lòng biết ơn đấng thần linh. Đây là nghi lễ quan trọng nhất trong hệ thống lễ. "Kỳ đại tế làng tổng rất long trọng, khu đề rợp trời cờ, lọng, tán, một lá cờ đại to phấp phới trên đỉnh cổng tam quan, trống, chiêng vang dậy cả khu rừng, người về dự lễ, người đi xem hội đủ mọi lứa tuổi nườm nượp khắp đường. Các quan sở tại như tri huyện, đề lại năm nào cũng có mặt, thỉnh thoảng các chức sắc cấp tỉnh cũng về dự hội, nhất là vào kỳ đại lễ” [Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Trọng Lịch, xã Nam Thượng, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An]. Ngày nay về dự lễ hội đền Vua Mai đại diện đại biểu dâng hoa tiến lễ theo trình tự sau: Dâng lên Thượng điện: Đại diện đại biểu cấp tỉnh. Dâng một cỗ chay, một cỗ mặn (xôi thủ lợn), do bốn cô gái mặc lễ phục dâng. Dâng lên Trung điện: Đại diện lãnh đạo cấp huyện, trưởng ban tổ chức lễ hội, lễ vật gồm một cỗ chay, một cỗ mặn (xôi thịt bò), có bốn cô gái phụ dâng. Dâng lên Hạ điện: Đại diện lãnh đạo bốn xã có di tích và trưởng ban lễ nghi di tích, lễ vật gồm một cỗ chay, một cỗ mặn (xôi gà), do bốn cô gái phụ dâng. Các lẵng hoa của đại diện tỉnh, huyện, xã cùng lên dâng trước khi tiến lễ. Bài trí trong đền cho tuần tế: Phía trước là hương án để nồi hương bằng đồng (có cả nồi hương bằng sứ) và hương nến, phía sau là bàn thờ để long ngai, bài vị và để bày mâm cỗ. Bài trí chi tiết trong đền như chúng tôi đã trình bày ở chương 2 (mục đền thờ Mai Hắc Đế). 47 Đồ dùng cho tế lễ: Bình rượu có cả hai loại (bình làm bằng sứ và chai rượu bằng thuỷ tinh), chậu nước (chậu rửa...Đô Lương, Nghệ An 56 Nguyễn Đình Triển 72 Nông dân Xóm Đại Minh, xã Minh Sơn, Đô Lương, Nghệ An 57 Nguyễn Đình Chín 52 Nông dân Xóm 4, Xuân Trường, Đô Lương, Nghệ An 58 Nguyễn Đình Viên 78 Nông dân Xóm 13, Nghi Hương, Thị xã Cửa Lò, Nghệ An 157 59 Nguyễn Đình Hợi 79 Nông dân Xóm 6, Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An 60 Nguyễn Đình Vĩnh 47 Nông dân Xóm 5, Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An 61 Nguyễn Đình Tuấn 42 Nông dân Xóm 3, Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An 62 Nguyễn Đình Phượng 46 Nông dân Xóm 4, Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An 63 Nguyễn Giao Hưởng 60 Nhà báo Phúc Thọ, Nghi Lộc, Nghệ An 64 Nguyễn Đình Triển 89 Nông dân Xóm 11, Nghi Xá, Nghi Lộc, Nghệ An 65 Nguyễn Đình Dần 55 Nông dân Xóm Trung Tiến, xã Nghi Quang, Nghi Lộc, Nghệ An 66 Nguyễn Thị Hoa 55 Nông dân Xóm 3, Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An 67 Nguyễn Thị Phượng 55 Nông dân Xóm 5, Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An 68 Nguyễn Thị Anh 38 Nông dân Xóm 3, Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An 69 Nguyễn Đình Cẩn 84 Nông dân Xóm Long Chùa, Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An 70 Nguyễn Thị Trang 29 Giáo viên Xóm 5, Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An 158 PHỤ LỤC 1 CÁC BÀI VĂN TẾ BÀI 1: VĂN TẾ YẾT CÁO THẦN LINH MAI HẮC ĐẾ CHO MỞ HỘI VÀ MỜI CÁC CHƯ VỊ THẦN LINH VỀ DỰ HỘI (Tối ngày 14 tháng giêng hàng năm) Duy!... Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Đệ ngũ lục thập tam niên tuế Thứ Mậu Tý chính nguyệt thập tứ nhật Nghệ An tỉnh, Nam Đàn huyện, thị trấn xã Sa Nam thôn thuộc bản cảnh thành hoàng linh mậu đường đệ từ tủ chủ hiệp dũ đàn nội kỳ lão tri sư ban. Thiện nam tín nữ đàn sinh đẳng tức nhật phù linh ví thành cung hiển trai nghi lương nhiệt ngọc vô nhiên đăng tuệ cư tử kim nhật đàn dân đẳng nhật tâm trai bạt. Ngũ thể đầu thành cung hiến trai quả thứ phẩm phỉ nghi cung trị huý nhật Mai thánh đại đế huỷ nạt cung thành kính tế cảm kích tấu thượng. Nam mô thập phương thường phụ tam báo tử phủ vạn linh liệt vĩ phật thành kim liên toạ hạ Nam mô tam cung thánh đế liệt hiển, tam hoà thánh mẫu Đại từ tôn, hồng liên toạ hạ Nam ban quốc triều Mai thành hoàng thái hậu mậu quý danh mĩ. Trần Thị Rơi hiển thánh đại vương tối linh công thần ngọc bệ hạ. Nam mô đương cảnh thành hoàng phụ quốc tế mướu lịch triều sắc phong chư tôn mỹ tự kim triều sắc tặng lịch đất gia phong. 159 Nhập nội thương hộ quốc công thượng thượng thượng đẳng Mai thánh đại đế thiên tôn - ngọc bệ hạ. Hoàng hậu phu nhân Mai thánh quý danh nữ tử quốc chính binh nhung nữ tướng Phạm Thị Uyển đại từ tôn ngọc bệ hạ. Thiên tử thần thông lịch triều sắc phong gia phong tôn chủ Mỹ tự lịch đại gia phong nhập nội thượng hộ quốc công thượng thượng thượng đẳng Mai thánh thần đế đại thiên ngọc bệ hạ. Dương niên thái tuế hạnh khiển chí đức tôn thần. Trần triều hiển thánh Hưng vị Hưng Đạo đại vương tối linh tôn thần - Ngọc bệ hạ. Bản miếu tứ vị tứ trụ Hùng Sơn thượng tướng thượng đẳng. Đại vương tối linh tôn thần - Ngọc điện hạ Bản cảnh thành hoàng tả thập binh hữu Bạch Kha chủ quy nhị vị, đại vương tối linh tôn thần - vị tiền. Bản miếu chủ ti giám sát tối linh tôn thần - vị tiền. Bản xạ phụng sự liệt vị thành hoàng thượng đẳng trung hưng đại vương tối linh tôn thần, vị tiền. Bản miếu Nậm Sơn linh ứng bản thể vân nam bá lâm thống lĩnh đại vương tối linh tôn thần vị tiền. Bản gia táo quân đông trú tư mệnh định phúc táo vương hoà sinh định lộc thiên tôn vị tiền. Bản miếu ngũ đinh thần tướng ngũ hổ thần quan. Bản miếu hữu cung kỳ thập nhị linh quan. 160 Bản miếu tả hữu nội ngoại văn võ trần gian bách quan bộ hạ thần liệu thuỷ lục chư dinh. Bản xứ ngụ phương thổ công thổ kỳ thổ địa phúc thần long quân chúa mạch cộng đồng chiếu giám. Minh minh chí trung vô tư tác chiến dương dương tại thương hữu dực kỳ lâm quan giáng Miếu đường chứng minh công đức tử miếu đường nhật quang huy dân chúng gia gia cộng lạc âm siêu dương khách quận mông tế độ đức lưu ân vật phu nhân khang cộng hưởng hoà bình chí phúc hồng từ đại đức tế phù trì giáng phúc lưu ân. Tài bồi chi đức thực lại kỳ đại đức giả. Thiên vận thái tuế thứ Mậu Tý chính nguyệt thập tứ nhật thiện nam tín nữ đồng gia bách bái - cẩn cáo. 161 BÀI 2 : VĂN TẾ CÁO YẾT THẦN MAI HẮC ĐẾ VÀ CÁC VỊ THẦN LINH BÀI CÚNG TẠI HÙNG SƠN LĂNG MIẾU (Chiều ngày 16/9 âm lịch hàng năm) Duy!... Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuế thứ lục thập tam niên đồng tuế thứ Mậu Tý niên cửu nguyệt mộ thập lục nhật. Nghệ An tỉnh, Nam Đàn huyện, Vân Diên xã, thuộc Hùng Sơn lăng miếu hiếu thiện đàn. Đệ tử chủ đàn Dương Văn Tam, chủ tế Nguyễn Trọng Lịch. Hiệp dư chức sự, phụ sự ban, thiện nam tín nữ, kỳ lão đồng đàn dân đẳng (Vái). Thành tâm bày soạn, hương đăng trầm trà trái quả kim ngân minh y thiết lễ cáo yết hoá nhật nhị vị - cảm kính cáo thượng (Vái). Mai thánh thượng Mai thánh Đại Đế: anh hùng đặc lập, thiên cổ kỳ quan, tâm hoài tổ quốc, mục dích thời gian, uy gia lượng cảnh. Thành bảo Vạn An, nhất lữ chi sư, lệ chi tuyệt cống, sở niên chi chính tích. Kiều sở danh văn, công đức trường tồn tượng quân. Linh tích thượng tại Hùng Sơn, thiên thu hản kiến. Lịch đại dị hoài, hộ triều hộ quốc, cứu thế ưu dân, lịch triều bao phong, gia phong chư tôn mỹ tự. Kim triều tái mông gia tặng truy tặng sắc phong thượng thượng thượng đẳng tối linh thiên tôn - ngọc bệ hạ (Vái). Mai thánh thượng Mai thánh Thiếu Đế: nhất môn phụ tử, vạn cổ anh hùng, chức thừa đại thống, muội kiệt khổ trung - thủ đề. Tam thập vạn chúng, chức chưởng thập nhị linh quan. Bắc cự Lý Đường, chí cương chí dũng. Nam bao Chiêm Lạp, tận hiếu tận trung. 162 Lịch triều bao phong, gia phong chư tôn mỹ tự. Kim triều tái mông gia tặng truy tặng sắc phong thượng thượng đẳng tối linh thiên tôn - ngọc bệ hạ (Vái). Cung thỉnh Mai thánh mẫu, Mai thánh Đại đế tối linh tôn thần vị tiền (Vái). Đệ nhất Hoàng thái hậu chính lĩnh mỵ nương Đinh Thị Tô tối linh tôn thần vị tiền (Vái). Đệ nhị hoàng hậu chính lĩnh mỵ nương tướng lĩnh Tả hữu xung đột hoà mục giang sơn tây tối linh tôn thần vị tiền (Vái). Hoàng nam hoàng nữ tướng lĩnh Mai triều tối linh tôn thần (Vái). Tả hữu văn võ triều đình tối linh tôn thần (Vái). Tứ vị tứ trụ triều đình quan quân chư tướng chủ binh thập nhị linh quan. Quan quân chư tướng chư binh tam thập vạn chúng trấn giám bách quan tối linh tôn thần (Vái). Phục vong cung thỉnh Trần triều hiển thánh Hưng Đạo Đại Vương tối linh tôn thần - Ngọc bệ hạ (Vái). Thánh mẫu đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, tiên nương công chúa Liễu Hạnh giáng trần hồng liên toạ hạ. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già dân tộc, một đời vì nước vì dân, đại nhân đại trí đại dũng, danh nhân văn hoá thế giới tối linh - ngọc bệ hạ (Vái). Đương niên hành khiển thái tuế chiếu lâm tôn thần (Vái). Tam cung thánh đế tôn thần (Vái). Bản miếu chủ quỹ thuỷ trấn hữu Bạch Kha tối linh tôn thần (Vái). Bản miếu Nam Sơn Nậm Sơn tôn thần vị tiền (Vái). Bản miếu phụng sự liệt vị thánh hoàng tối linh tôn thần. Bản miếu chủ tý giám sát liệt vị đại vương tối tlinh tôn thần (Vái). 163 Bản miếu tả hữu nội ngoại, miếu hạ thị cùng văn võ bệ hạ quan quân cộng đồng chiếu giám (Vái). Bản cảnh thành hoàng thổ công thổ địa sơn khê sơn thần long quân hà bá tại Hùng Sơn lăng miếu tôn thần (Vái). Viết kim kỳ hàng niên nhân dân quanh vùng nhớ ơn công đức Vua Mai hữu lễ vật thành tâm kính tế - cảm cáo lệ dạ (Vái). Kính thỉnh nhị vị thánh thượng tứ thời vô tai nạn chi ưu. Tứ thời mưa thuận gió hoà, tai ương bất vãng (Vái). Cẩn tấu (Vái 3 vái). (Cụ Dương Văn Tam cung cấp) 164 BÀI 3: VĂN TẾ HẠ THUỶ THUYỀN RỒNG Ngụ bái Mai đế, Thúc Loan chính vị Thúc Huy kế vị Thiếu đế kế vị Tiếp tục ngôi vua Hộ triều hộ quốc Cứu thế ưu dân Chống Đường ngoại tặc Bảy trăm hai hai Nơi ngài sinh ra Ngọc Trừng chính cống Quê hương mẹ sống Tại làng đồi Mơ Thạch Châu Mai Phụ Thạch Hà Hà Tĩnh Giàu lòng yêu nước Quyết chí vì dân Bảo toàn nòi giống Bảo toàn giang sơn Dáng người da đen Oai phong lẫm liệt Đã từng liên kết Các nước anh em Có quân các miền Đến cùng giúp sức Xây dựng Vạn An 165 Là nơi thành luỹ Hùng Sơn căn cứ Trước sông sau núi Quân giặc khó vào Quả vải ngon sao Đường Quý Phi muốn Tràng An muôn dặm Ngựa phi nhọc nhằn Quý Phi thôi ăn Lệ chi tuyệt cống Nhớ ơn hoàng hậu Ở tại Sơn Tây Chiến đấu đêm ngày Trên sông Hoà Mục Chống Dương Tư Húc Bà thật ngoan cường Xứng danh nữ tướng Một nhà sáu tướng Dũng khí hy sinh Trọn nghĩa trọn tình Nêu gương vì nước Ngàn năm dân nước Nhớ công ơn Ngài Long chu thuyền rồng Xin mời hạ thuỷ Xin mời các vị Ghé tay hai bên Vị huyện Nam Đàn 166 Mời vị lữ đoàn Công binh Hải Vân Kiểm lâm gian nan Trồng cây gây ngàn Lâm trường Đại Huệ Nhân dân là bể Mời xã Vân Diên Văn nghệ là thuyền Xin mời lãnh đạo Chị bộ Hà Long Đơn vị chung lòng Duân Châu cung tiến Hoa sen rợp bến Nhớ ơn Bác Hồ Kính mời các vị Cùng vào nâng thuyền Thuyền rồng hạ thuỷ Nơi ao quê Người Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân mở hội thuyền rồng Hoa Sen toả sáng tỏ lòng kính dâng. (Cụ Dương Văn Tam cung cấp) 167 PHỤ LỤC 2 HOÀNH PHI, CÂU ĐỐI TẠI ĐỀN THỜ NGUYỄN XÍ (xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) Hoành phi: - Tại trung điện: Lầu trên nhấn 4 chữ bằng mảnh sứ " Cương Quốc công từ" (Dịch nghĩa: Đền thờ Cương Quốc công) Tầng dưới bức treo cuốn thư chạm trổ mĩ thuật tinh vi cổ xưa, khắc ba chữ: " Nhạc giáng trần" Dịch nghĩa: Thần núi Tung Cao cho thần giáng xuống làm bề tôi giỏi Trước trung điện có hoành phi khắc ba chữ : (Lạc khoản: Thành Thái Tân Hợi thu nguyệt hoàn (?) Lê tạo" Chế tác... mùa thu năm Thành Thái Tân Hợi 1901). Phiên âm: " Thượng đẳng từ" Dịch nghĩa: Đền thờ thần thượng đẳng - Tại bái đường: Gian giữa phía trong trên cao hoành phi khắc 4 chữ Phiên âm: " Vạn cổ huân danh" Dịch nghĩa: muôn thuở nổi tiếng công trạng Hoành phi dưới khắc 4 chữ: Phiên âm: " Vạn thế ngưỡng đức" Dịch nghĩa: Muôn đời ngưỡng mộ (chiêm ngưỡng) công đức Gian bên trái trên treo hoành phi (do con cháu ở Hà Nội cung tiến): Phiên âm: " Vạn đại tri ân" Dịch nghĩa: Muôn đời biết ơn Ở giữa treo hoành phi (Lạc khoản: "Phái Long Trảo cung tiến năm Quý Hợi- 1923 niên hiệu Khải Định") Phiên âm: " Thế Vĩnh lại" Dịch nghĩa: Chỗ nương tựa của muôn đời (Hoặc muôn đời được nhờ cậy). 168 Hoành phi dưới cùng (Lạc khoản: "Năm Quý Mùi-1943- niên hiệu Bảo Đại, Văn giai trật Cửu phẩm là Nguyễn Biểu ở phái Tập Phúc Diễn Châu cung tiến": Phiên âm: " Phúc trạch lưu phương" Dịch nghĩa: dòng phúc trời ban truyền mãi tiếng thơm. Gian bên phải trên treo hoành phi ( Phái Đa Lộc, tổng Nam Kim, huyện Nam Đàn cung tiến): Phiên âm: " Thủy hữu nguyên" Dịch nghĩa: sông có nguồn Dưới treo hoành phi (Phái Vĩnh Long Kim Khuê cung tiến) Phiên âm: " Nhất dương sinh" Dịch nghĩa: Từ mặt trời sinh ra (Hoặc: Sinh ra từ chỗ chí dương) Phía trước bái đường từ trái sang phải là các hoành phi: Phiên âm: " Đức lưu quang" Dịch nghĩa: Đức sáng mãi (Hoặc: Đức lan rộng mãi) Hoành phi 8 chữ (phái ngài Nguyễn Văn Hiếu ở Thừa Thiên, hậu duệ Nguyễn Phúc xá, chi 11 cung tiến năm 1997) Phiên âm: " Đức chí công minh Lương năng vĩnh thế" Dịch nghĩa: Đạo đức đạt đến độ snags láng, công tâm. Tài năng có thể truyền đời mãi mãi Hoành phi phái nam Kim, Nam Đàn cung tiến: Phiên âm: " Hữu thống tôn" Dịch nghĩa: Dòng họ có truyền thống. - Tại lầu tả xây gạch: Tầng dưới nhấn 3 chữ : Phiên âm: " Vạn tư niên" Dịch nghĩa: Muôn năm là đây Tầng trên nhấn 3 chữ: 169 Phiên âm: "Thổ hữu kính" Dịch nghĩa: Đất có thần thiêng phải cung kính. - Tại nghi môn (Cửa vào đền) Lầu trên phía trong hướng vào đền nhấn 3 chữ: Phiên âm: Phúc Sinh môn Dịch nghĩa: Cửa sinh phúc đức Phía ngoài nghi môn hướng ra phía trước, trên lầu nhấn 4 chữ: Phiên âm: " Thiên khai Cẩm sắc" Dịch nghĩa: bầu trời mở ra sắc gấm Câu đối: - Tại thượng điện: Câu đói khảm xà cừ: Phiên âm: " Phúc đức gia truyền lưu vĩnh ấm Nhi tôn kế thế ngưỡng dư khương" Dịch xuôi: Phúc đức gia truyền lưu bóng mãi, Cháu con nối dõi hưởng vui lâu. - Tại trung điện: Dưới hoành phi "Nhạc giáng thần" là đôi câu đối khắc trên đôi liễn gỗ (Hoành phi, câu đối do vua Lê Thánh Tông ban khi quốc tạo Cương Quốc công từ năm Đinh Hợi, 1467). Hai cột nhỏ hai bên hướng vào đền treo câu đối: Phiên âm: "Hà nhạc nhật tinh thiên thu hạo khí Phụ tử huynh đệ vạn cổ anh phong" Dịch xuôi: Sông núi, trời sao ngàn năm khí cả Cha con, anh em, vạn thuở anh hào. Câu đối khắc trên liền gỗ treo hàng cột đầu từ trong ra ( Năm Quý Sửu- 1913- Phái Đa Văn, huyện Anh Sơn, cử nhân Nguyễn Như Cơ cung tiến): Phiên âm: "Sư phó gia phong thiên mệnh đức, Đế vương tòng tự thế lưu phương" Dịch xuôi: Trời ban đức tốt, phong Sư phó 170 Vua chuẩn tế cúng, tiếng mãi thơm. Câu đối khắc trên liễn gỗ treo hàng cột thứ hai (Bảo Đại Mậu thìn- 1928. Đệ nhất chi, nhị tông tộc trưởng, Sinh đò Nguyễn Xuân Doanh cung tiến): Phiên âm: " Khoán thư viễn ấm tôn vi trưởng Đái lệ nguyên công quốc vĩnh tồn" Dịch xuôi: Khoán, thư phúc ấm, dài dòng họ Dải, đá công hầu, mãi núi sông. Câu đối khắc trên liễn gỗ treo hàng cột thứ ba (Tú tài, Hàn lâm viện đãi chiếu Nguyễn Huy Côn bái dâng): Phiên âm: " Tứ triều khai tế: nguyên công vị Lịch đại bao phong: thượng đẳng thần" Dịch xuôi: Bốn triều khai mở: công đầu bảng Đời trải phong khen: thượng đẳng thần. Câu đối Nôm khắc liễn gỗ treo mặt ngoài hàng cột thứ ba (Nguyễn Hữu Lương tiểu chi 7, chi 5, phường Hưng Bình, thành phố Vinh cung tiến năm 1997). Phiên âm: " Phong đóa quỹ na công khai quốc Phu di oanh liệt chí bình Ngô" Dịch xuôi: Muôn thuở sáng ngời công khai quốc, Ngàn năm oanh liệt chí bình Ngô. Câu đối khắc trên cột xây gạch trước trung điện Phiên âm: "Bát loạn an dân, Nguyễn tướng uy hùng dương Bắc địa, Bình ngô khai quốc, công thần oanh liệt chấn nam thiên" Dịch xuôi: Dẹp loạn yên dân, tướng Nguyễn oai hùng vang đất Bắc, Đuổi Ngô mở nước, công thần oanh liệt rộn trời Nam. Câu đối thêu trên vải treo phía trước: Phiên âm: " Nhất Bắc phạt, nhị Nam chinh, bất phụ Lê hoàng cao tước tộc, Tam trung liệt, tứ quốc phù, hữu linh Việt điện thưởng đẳng thần" 171 Dịch xuôi: một đánh Bắc, hai dẹp Nam, không phụ tước lộc cao của Vua Lê, ba trung liệt, bốn giúp nước, hiển linh thành Thượng đẳng thần đất Việt. - Tại nhà tả hữu vu: Câu đối khắc trên liễn gỗ treo đối diện các hàng cột hai bên tả hữu vu từ trong ra (Phái 9, xã Đại Điền, huyện lương sơn, Anh Sơn cung tiến năm Thành Thái Mậu Tuất- 1898) Phiên âm: " Thê trạch phân đề tuyên quốc phổ, Tướng huân vĩnh lặc thánh Lê minh" Dịch xuôi: Ân trạch phân ghi sử mở nước, Công lao khắc mãi bia nhà Lê. Câu đối khắc trên liễn gỗ hàng cột thứ hai (Thành Thái - 1908, đồng phái Thanh võ Song thuộc chi 15, đời thứ 14 ở Đình Nhữ cug tiến) Phiên âm: " Thiên thu vĩ tích lưu thanh sử Lịch thế dư khương dụ hậu côn" Dịch xuôi: Công lớn ngàn năm ghi sử nước, Phúc dư muôn thuở để đời sau. Câu đối khắc trên liễn gỗ hàng cột thứ ba (Trưởng chi nhị tông xã Văn Đình, Chính Phương tử cung tiến): Phiên âm: "Hoan Lĩnh giáng thần danh vũ trụ, Viêm minh lưu khánh diễn vân nhưng". Dịch xuôi: Núi Nghệ sinh thần, vang vũ trụ, Bể nam chứa phúc khắp cháu con Câu đối khắc trên liễn gỗ hàng cột thứ tư ( đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa kiến Phúc Nguyễn Tài Tuyển bái đề. Trường phái Đại Đồng, Cẩm Văn tú tài Nguyễn Hữu thành cung tiến): Phiên âm: "Bách phương cung kiếm lưu phương tích, Lịch thế cầm thư cập nhĩ tôn" Dịch xuôi: Trăm năm cung kiếm còn thơm dấu, Vạn thuở sách đàn để cháu con. 172 Câu đối khắc trên liễn gỗ treo hàng cột sau gian giữa hữu vu (Thành Thái Quý Mão- 1903, tú tài Nguyễn Huy Xán - tức Nguyễn Huy Côn, cháu đời thứ 16 bái): Phiên âm: "Vạn cổ huân danh kì kiếm tại, Ức niên khương trạch khoán thư trường" Dịch xuôi: Đời đời công trạng lưu cờ kiếm Vạn thuở phúc ân chép khoán thư. - Tại lầu tả xây gạch: Tầng trên treo chuông đồng, hai cột phía dưới nhấn câu đối: "Lâu đài đa khí sắc, Thanh âm hưởng cổ kim" Dịch xuôi: Lâu đài nhiều khí sắc Âm tiếng vọng xưa nay. Tầng dưới hai cột phía trước nhấn câu đối: "Công tại quốc gia tam bách niên xã tắc, Danh thùy vũ trụ thiên vạn cổ giang sơn" Dịch xuôi: Công vì nước nhà, ba trăm năm xã tắc, Tiếng lừng vũ trụ, nghìn muôn thuở núi sông. Mặt cột phía trong tả hữu vu hướng vào trong nhấn câu đối: Phiên âm: "Tu tri nhất thụ năng thiên cán, Thủy tín thiên nhi dữ vạn tôn." Dịch xuôi: Nên biết một cây sinh ngàn nhánh, Mới tin muôn cháu với ngàn con. Mặt cột phía ngoài hướng rra bái đường nhấn câu đối: Phiên âm: "Tinh bạch dã năng tiên tổ đức, Kim đan vị dị trạng thần công" Dịch xuôi: Trong trắng mới mong nhờ đức tổ, Vàng son chưa dễ kể công thần. 173 Tầng trên treo khánh đá, hai cột nhấn câu đối: Phiên âm: "Miếu trung tham kiết kích, Đường thượng chấn âm thanh" Dịch xuôi: Trong miếu đưa dùi gõ, Trên nhà giấy tiếng ngân. Hai cột phía trước nhấn câu đối: Phiên âm: "Địa chi linh thần sở ti dã, Miếu hữu sự tòng nhi tự chi" Dịch xuôi: Đất thiêng ấy có thần cai quản, Miếu thờ này theo lệ cúng đơm. - Tại bái đường (hạ điện): Câu đối khắc trên liễn gỗ treo hàng cột phía trong ( năm Ất Hợi - 1935, đồng chi 13 cung tiến) Phiên âm: "Đồng phái thập tam nguyên Xá Hải, Đường chi vạn cổ tại Thanh Sơn" Dịch xuôi: Phái nhỏ Mười ba nguồn Xá Hải, Chi này muôn thuở tại Thanh Sơn. Câu đối khắc ở liễn gỗ treo ở gian giữa (Năm Đinh Sửu-1937, phái Nhị An, Nhân Hào tôn cúng) Phiên âm: "Phụ quốc nguyên huân truyền Xá Lĩnh, Công thần vọng tộc xuất Hào Giang" Dịch xuôi: Giúp nước công hầu truyền Xã Lính Công thần họ lớn vốn Hào Giang. Câu đối gắn chữ vàng trên liễn gỗ treo ở gian giữa (Năm 1997, trung tướng Lê Nam Thắng, tức Nguyễn Đình Khiếng hậu duệ chi cả cung tiến): Phiên âm: "Phục quốc anh hùng danh vạn đại, Phù Lê công tích nghĩa ngàn thu" Dịch xuôi: Anh hùng phục quốc danh muôn thuở, 174 Công tích phò Lê, nghĩa ngàn thu. - Câu đối nhấn ở hai cột xây gạch trước hạ điện: Câu đối khắc trên liễn gỗ treo hàng cột trước gian giữa do trung chi 4 thuộc chi 13 tại xã Việt Hồng, huyện thanh Hà, tỉnh Hải Dương cung tiến: Phiên âm: "Tùng lâm cổ thụ sinh trưởng thiên chi chung tú khí Nguyễn tộc công thần khai cơ vạn phái hội miếu tông" Dịch nghĩa: Rừng tùng cổ thụ sinh trưởng ngàn cành chung khí trời đất Họ Nguyễn công thần khai cơ vạn phái hội đền tổ tông. Mặt ngoài hướng ra sân đền nhấn câu đối: Phiên âm: "Vạn cổ huân danh Hồng Lạc địa, Ức niên miếu mạo kiếm Kì thiên" Dịch xuôi: Đất Hồng Lạc thanh danh vạn thuở Trời Kiếm Kì miếu mạo muôn năm. Mặt cột đối diện phía trong nhấn câu đối (Cử nhân, Kiểm tịch Kì Đình Nguyễn Văn Chúc phụng đề): Phiên âm: "Thư khoán vĩnh tồn, hà như đái, sơn như lệ Linh thanh hách trạc, gia vi tổ, quốc vi thần" Dịch xuôi: Thư khoán mãi còn, sông dài như giải áo, núi như đá mài, Tiếng thiêng lừng lẫy, với nhà là tổ, với nước là tôi. - Tại nghi môn (Cửa vào đền) xây gạch: Cột hai bên nhấn câu đối: Phiên âm: " Tường vân phù tử các, Vượng khí nhiễu sinh môn" Dịch xuôi: Mây lành vờn gác tía, Khí vượng cuốn cửa vàng. Tầng dưới mặt trong 2 cột hướng vào đền: Phiên âm: " Vọng Kim Ngọc phái chi xuất sắc, 175 Đối Tùng thụ, miếu mạo khai nhan" Dịch xuôi: Trông sang Kim Ngọc, chi phái khoe sắc, Đối diện Cồn Thông, miếu mạo rạng tươi. Trong đối diêm nhấn câu đối: Phiên âm: "Hải Xá vân sinh, long ổn giá., Tùng Sơn phượng động, hổ dương quan" Dịch xuôi: Xá Hải mây bay, rồng ngự vững, Tùng Sơn phượng vẫy, hổ ngồi canh. Hai cột hai bên mặt trong hướng vào đền, nhấn câu đối: Phiên âm: "Vãng lai chiêm khởi kính, Tả hữu vọng di tôn" Dịch xuôi: Qua lại ngước trông lòng kính mộ, Hai bên ngắm nghía dạ tôn sùng. Hai mặt cột phía trong hướng về nghi môn nhấn câu đối: Phiên âm: "Xã tắc tì ki tứ triều trụ thạch, Công thần phiệt duyệt bách thế bản chi" Dịch xuôi: Móng nền xã tắc, trụ cột bốn triều, Huân tích công thần, gốc gác trăm đời. Hai cột nhỏ hai bên hướng vào đền, nhấn câu đối: Phiên âm: " Kiếm Lĩnh long quang trường xuyên Đẩu, Thung Sơn phượng cán nhật thành âm" Dịch xuôi: Núi kiếm ánh rồng xông Bắc Đẩu, Cồn Thông cột phượng bóng ngày râm. Hai cột nhỏ hướng ra hai bên nhấn câu đối: Phiên âm: " Họa đống lăng Vân hán, Chu lan ánh Đẩu hoành" Dịch xuôi: Cột chạm hoa văn xông Ngân Hán, Lan can đỏ chói ánh Đẩu ngang 176 Hàng cột hai bên nhấn câu đối: Phiên âm: "Nhật nguyệt quang tiên chiếu, Sơn hà thế vĩnh tồn" Dịch xuôi: Nhật nguyệt ánh chiếu sáng, Núi sông thế vĩnh hằng. Hàng cột ngoài mặt trước nhấn câu đối: Phiên âm: "Tái khải quỳnh lâu hồng nhật cận, Trùng tân huyền các ráng vân hồi" Dịch: Lầu quỳnh lại ở, chạm trời đỏ, Gác phượng sửa sang, đón ráng mây. Hai mặt ngang đối diện nhấn câu đối: Phiên âm: "Tích hiển cao môn trụ thạch cổ, Vọng long kiều mộc cẩm hoa văn" Dịch: Công trạng làm vẻ vang cửa nhà, xưa vững như trụ đá, Vọng tộc hưng thịnh như cây to, vỏ đầy hoa gấm. Hai mặt trước cột nghi môn nhấn câu đối: Phiên âm : "Tả chi hữu chi giai đắc kì chính, Vãng giả lai giả ư thị hồ quan" Dịch: " Cửa tả cửa hữu đều được đặt đúng chỗ ( dựng ngay ngắn), Kẻ qua người lại đều chiêm ngưỡng nơi đây" - Tại cửa tả (bên trái): Hai mặt cột phía cửa tả hướng vào đền nhấn câu đối. Phiên âm: "Khai quốc sinh huy hoa tảo chiếu, Đào thanh hằng thái ngọc quang phù" Dịch: Sắc hoa rực chiếu công khai quốc, Ánh ngọc sáng lòa bức đỏ xanh. Hai mặt cột phía ngoài cửa tả, phía trước nhấn câu đối: Phiên âm: "Trung hiếu nhất môn bi sử thặng, Huân danh bách thế khoán vân nhưng" 177 Dịch: Một nhà trung hiếu, thừa trong bia, sử, Muôn thuở công lao, mãi ở khoán, mây. Hai cột phía trong hướng vào đền, nhấn câu đối: Phiên âm: "Trà cẩm giang sơn tân cảnh sắc, Đỉnh chung thế hệ cựu môn đình" Dịch: Non sông gấm vóc, sắc màu mới, Dòng dõi đỉnh chung, nhà cửa xưa. Hai cột phía ngoài hướng ra đường nhấn câu đối: Phiên âm: "Vạn cổ tinh trung thiên nhật nguyệt Ức niên căn bản địa sơn hà" Dịch: Vạn thuở tinh trung nhật nguyệt chứng Ngàn năm cội rễ núi ghi sông. Hoặc: Muôn thuở lòng trung như nhật nguyệt, Ngàn năm cội rễ ở non sông. Hai mặt cột phía ngoài nhấn câu đối: Phiên âm: "Chiêm chi tại tiền, uyển nhĩ thiên khai tấn đông vũ, Viễn nhi hữu vọng, y nhiên địa khởi cựu lâu đài" Dịch: Nhìn ngay phía trước, bầu trời in tòa điện mới nguyên, Ngắm tự xa xa, mặt đất hiện lâu đài xưa cũ. Hai mặt cột ngang hướng vào giữa nhấn câu đối: Phiên âm: " Đan thư thiết khoán, hùng huân nghi biểu cụ dân chiêm, tổ triệu tông bồi, tử tôn địch cát, Ngọc sách kim chương, hiển hiệu phương hình phu quốc thánh, thiên thần hoàng tứ, sơn thủy chung linh" Dịch: Khoán sắt thư son, tấm gương công huân vĩ đại, dân chiêm ngưỡng đủ, tổ gây dựng, tông vun trồng, con cháu tìm về điềm tốt, Chương vàng, sách ngọc, hình thơm danh hiển, vua thánh tin dùng, trời duỗi ban, vua phong tặng, núi sông hun đúc anh linh. 178 Mặt trong hai cột chính nhấn câu đối: Phiên âm: "Ức niên lai, tổ triệu tông bồi, thiên trụ địa duy trường ngật lập, Tứ vọng ngoại, long triều hổ củng, Tùng sơn Xá thuỷ mạc thanh cao" Dịch: Ức năm qua đi, tổ gây dựng, tông vun trồng, trụ trời, trục đất, luôn sừng sững Nhìn ra bốn phía, rồng chầu về, hổ ôm lấy, núi Tùng, sông Xá, vẫn cao xanh. Mặt ngang cột chính nhấn câu đối: Phiên âm: "Tế thế lập đại công, thập lục đạo giang sơn xuất sắc, Trật thần đăng thượng đẳng, ức vạn niên hương hỏa sinh huy" Dịch: Lập công lớn cứu đời, mười sáu đạo non sông tươi đẹp, Phong thần lên thượng đẳng, ngàn vạn năm hương khói rực ngời. (Thám hoa khoa thi năm Mậu Thìn triều lê là Giang Văn Minh hầu vâng đề ). Mặt ngoài cột chính nhấn câu đối: Phiên âm: " Tích thụ hoa kim vạn cổ giang sơn thành bồi thực, Ảnh tòng biểu chính, thiên thu nhật nguyệt thử kiên trinh" Dịch: Xưa trồng cây hoa thành vàng, muôn thuở non sông thường vun xới, Bóng theo hoa biểu đứng giữa, nghìn thu nhật nguyệt chứng lòng trinh. Hai mặt cột hướng vào đền nhấn câu đối: Phiên âm: "Thiên thu lưu hạnh phúc, Vạn cổ hưởng hòa bình" Dịch: Nghìn thu lưu hạnh phúc Muôn thuở hưởng thanh bình. - Những câu đối nằm trong thư tịch: Phiên âm: " Kì hưởng nhị triều thông Hoành hành vạn lí hà" Dịch: Chảy ngang sông vạn dặm, 179 Vận được hưởng hai triều. ( Câu đối ghi trong văn bản Đại tông, nay không còn hiện vật) Phiên âm: "Thiên cổ hùng danh minh quốc sử, Lịch triều đan cáo nhất môn phong" Dịch: Muôn thuở danh lừng ghi quốc sử, Nếp nhà giúp nước trải bao triều. (Tú tài, Hàn lâm viện đãi chiếu Nguyễn Đình tài ở Anh Sơn bái dâng) Phiên âm: "Thư khoán lũy triều đồng trước tính, Hồng Ngư nhất sắc hộ tiền quan" Dịch: Thư khoán các triều cùng chép họ, Hồng Ngư một sắc giữ cửa tiền. (Tiến sĩ, Hồng Lô hưu trí, thiền y Trần Đình Chu kính đề) Phiên âm: " Công thần Cương Quốc tướng phiệt lưu phương, Tòng long trứ tích, nhật nguyệt đăng quang" Dịch: Công thần tước Cương quốc, dòng nhà tướng lưu tiếng thơm, Theo vua lập công trạng, có mặt trăng mặt trời sáng soi. Sách Đại Nam nhất thống chí chép câu đối: Phiên âm: "Cương quốc hùng tâm sơn hữu kiếm, Đặng Điền kì cốt thạch vi nhân" Dịch: Từ hùng tâm của Cương Quốc công mà núi thành núi gươm, Cốt cách lạ của Đặng Điền, là do đá biến thành người. Phiên âm: "Thả ngã thế gian, Nguyễn Đình môn chi duệ Nhược tòng phong thổ, Phạm Huy tải dĩ lai" Dịch: Trong thế gian này, có hậu duệ của họ Nguyễn Đình Bằng theo phong thổ, xưa nay đã có dòng Phạm Huy. Phiên âm: " Chân nhạc giáng thần, danh vũ trụ, Viêm minh lưu khánh diễn vân nhưng" Dịch: Thần núi giáng làm thần, danh lừng vũ trụ, 180 Nam bề xuôi phúc ấm, dài mãi cháu con. Phiên âm: "Chân tướng phương thanh trì Tượng Quận, Phúc thần uy hiệu hiển long tiên" Dịch: Nghiệp tướng tiếng thơm lừng cõi Việt, Phúc thần danh hiệu rạng tờ hoa. Phiêm âm: "Hổ khiếu Thung sơn cổ dương dương chính khí, Long nhương Quế hải lưỡng biểu biểu hoàn danh" Dịch: Hổ gầm Thung Sơn, từ xưa lừng lẫy chính khí, Rồng qua Quế Hải, hai lần tròn vẹn danh thơm. Phiên âm: "Uy linh vạn cổ chấn phong lôi vị vượng địch khí, Trung nghĩa nhất môn, triêm vũ lộ dữ quốc đồng hưu" Dịch: Uy linh muôn thuở, gió giật sấm vang, vì vua đánh giặc, Trung nghĩa một nhà, mưa sa móc xuống, cùng nước hưởng vui. Phiên âm: "Huân trật tán thanh thời, y hi thành phạm, Quang hoa thùy thế phiệt bằng tịch dư khương" Dịch: Sự nghiệp tạo thành binh, phảng phất mà thành mẫu mực, Vẻ vang truyền họ lớn, in dấu mãi còn phúc ấm. Phiên âm: "Khải địch ngưỡng phương hình, chung đỉnh quốc hưu phân dịch thế, Trạc dương thùy hiển tự, sơn hà hạo khí cổn thiên thu" Dịch: "Ngưỡng vọng danh thơm khai mở, lộc nước đỉnh chung chia sẻ mãi mãi, Để lại sự cúng tế vô cùng, hạo khí núi sông rộng rãi đời đời" - Câu đối đề ở khu lăng mộ: Phiên âm: " Vọng tộc dư huy, thanh sử giản biên vạn cổ, Sùng từ hiển trật, Hoan nam phương thổ nhất nhân" Dịch: Vọng tộc rỡ ràng, sử sách muôn đời vẫn chép, Đền thiêng vinh hiển, châu Hoan một bậc đứng đầu. 181 Phiên âm: " Nhất triện khả thông tam bảo tọa" Dịch: Ấn chứng thông tường tòa tam bảo, Tấc lòng thấu đến chín tầng mây. Tháng 10 năm 2013 khánh thành lầu bia và lầu chuông do con cháu dòng họ Nguyễn Đình cung tiến 1,7 tỷ. Tại lầu bia và lâu chuông mới được xây dựng bổ sung thêm 2 câu đối: - Tại lầu bia: Phiên âm: " Minh đế ân thâm bi hóa ngọc Trạng nguyên văn bác bút tòng tâm" Dịch xuôi: Ơn huệ sâu sắc làm bia biến thành viên ngọc chứ không chỉ đơn thuần là bia (Vua Lê Thánh Tông anh minh có tình cảm sâu nặng với Nguyễn Xí, tấm bia trở thành viên ngọc quý) Lời bia do trạng nguyên Nguyễn Trung Trực viết, văn chương bác học viết theo tấm lòng của chính tác giả đối với Nguyễn Xí. - Tại lầu chuông: "Linh khí linh chung hòa nhất thể Trứ danh trứ đức vọng thiên thu" Dịch xuôi: Khí thiêng tiên tổ hòa vào chuông là một. Đức độ thanh danh theo tiếng chuông vọng đến ngàn thu. 182 PHỤ LỤC 3 CÁC LỄ HỘI Ở NGHỆ AN TT Lễ hội Thời gian Địa điểm 1 Pẩn Pang - Nang Ny 10 - 12/2 (tức 4 - 6/1âl) Xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp 2 Đền Vua Mai 19 - 21/2 (tức 13 - 15/1 âl) Xã Vân Diên , huyện Nam Đàn 3 Đền Vạn Lộc 21/2 (tức 15/1âl) Phường Nghi Tân, Thị xã Cửa Lò 4 Đền Cờn 26/2 (tức 20/1 âl) Xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu 5 Đền Quả Sơn 26,27/2 (tức 20 - 21/1 âl) Xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương 6 Hang Bua 27 - 29/2 (tức 21 - 23/1 âl) Xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp 7 Đền thờ Nguyễn Xí 6 - 8/3 (tức 29/1 - 1/2 âl) Xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc 8 Đền Đức Hoàng 7,8/3 (tức 30/1 - 2 âl) Xã Phúc Thành, huyện Yên Thành 9 Đền Thanh Liệt 13/3 (tức 6/2 âl) Xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên 10 Đền Bạch Mã 16,17/3 (tức 9, 10/2 âl) Xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương 11 Làng Vạc 14 - 16/3 (tức 7 - 9/2 âl) Xã Nghĩa Hoà, huyện Nghĩa Đàn 12 Đền Chín Gian 20 - 22/3 Xã Châu Kim, 183 (tức 13 - 15/2 âl) huyện Quế Phong 13 Đền Cuông 21 - 23/3 (tức 14 - 16/2 âl) Xã Diễn An, huyện Diễn Châu 14 Môn Sơn - Lục Dạ 14, 15/4 Xã Môn Sơn, huyện Con Cuông 15 Du lịch Cửa Lò 30/4 và 1/5 Thị xã Cửa Lò 16 Lễ hội làng Sen(*) 18, 19/5 Thành phố Vinh và các huyện 17 Đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan 18, 19/5 (tức 14, 15/4 âl) Xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương 18 Uống nước nhớ nguồn 26,27/7 Huyện Anh Sơn 19 Đền Hồng Sơn 19/9 (tức 20/8 âl) Phường Hồng Sơn, Thành phố Vinh 20 Đền Hoàng Mười 6,7/11 (tức 9,10/10 âl) Xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên (*) Lễ hội cấp tỉnh 184

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_le_hoi_tuong_nho_cac_vi_danh_nhan_chong_ngoai_xa.pdf