Luận án Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐỨC NHUẬN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐỨC NHUẬN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG

pdf199 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1-PGS. TS. ĐỖ NGỌC NINH 2-PGS. TS. ĐINH NGỌC GIANG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ đúng quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Đức Nhuận MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình khoa học ở nước ngoài 1.2. Các công trình khoa học ở trong nước 1.3. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan và những vấn đề luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG – NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Giáo dục trung học phổ thông, trường trung học phổ thông công lập và đội ngũ hiệu trưởng của trường ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng 2.2. Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng – khái niệm, tiêu chí đánh giá Chương 3: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng từ năm 2006 đến nay 3.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2025 4.1. Dự báo thuận lợi, khó khăn và phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng đến năm 2025 4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng đến năm 2025 KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 6 6 12 21 24 24 50 63 63 92 105 105 113 144 147 149 161 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CNXH CNH, HĐH ĐBSH ĐNCB ĐNHT GD - ĐT Nxb THCS THPT UBND XHCN : Chủ nghĩa xã hội : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa : Đồng bằng sông Hồng : Đội ngũ cán bộ : Đội ngũ hiệu trưởng : Giáo dục và đào tạo : Nhà xuất bản : Trung học cơ sở : Trung học phổ thông : Uỷ ban nhân dân : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, hội nhập cùng các nước tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) với các xu hướng lớn: khoa học robot cao cấp, vật liệu mới, kỹ thuật số, sinh học... hiện nay, giáo dục - đào tạo (GD - ĐT) có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Giáo dục - đào tạo quyết định hình thành, phát triển nguồn nhân lực - nguồn lực quan trọng nhất - có chất lượng và chất lượng cao. Nguồn nhân lực ấy, sẽ góp phần thực hiện có kết quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Thắng lợi ấy, bảo đảm xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong điều kiện thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Bởi vậy, trong Chiến lược phát triển giáo dục thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Đảng ta khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” [18, tr. 19]. Đảng đã xác định rõ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và giải pháp thực hiện Chiến lược này, trong đó khẳng định quan điểm: “Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu” [18, tr. 29]; “Giữ vững vai trò nòng cốt của các trường công lập đi đôi với đa dạng hoá các loại hình giáo dục - đào tạo...” [18, tr. 31]. Đồng thời, Đảng nhấn mạnh: cần “sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý giáo dục - đào tạo” [18, tr. 44]. Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI đã đưa ra các quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐT, trong đó, nhấn mạnh giải pháp cơ bản về phát triển, nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý GD - ĐT. Trong ngành GD - ĐT, các trường phổ thông, nhất là các trường trung học phổ thông (THPT) trong cả nước nói chung và ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) nói riêng có vị trí, vai trò quan trọng. Đây là các cơ sở đào tạo tạo tiền đề về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và tri thức cần thiết, đào tạo nguồn nhân lực có 2 chất lượng và chất lượng cao; chuẩn bị "hành trang" cơ bản để thế hệ trẻ Việt Nam, nói chung và thế hệ trẻ vùng ĐBSH, nói riêng tiếp thu, phát triển những tri thức mới của nhân loại và thời đại; tiếp tục thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên đất nước ta; đáp ứng tốt yêu cầu công cuộc đổi mới. Trong các trường THPT, đội ngũ hiệu trưởng (ĐNHT) là những người lãnh đạo, quản lý cơ sở giáo dục, có vị trí, vai trò rất quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định chất lượng dạy và học đáp ứng những đòi hỏi nêu trên. Đồng bằng sông Hồng có vị trí, vai trò rất quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá, quốc phòng, an ninh đối với cả nước và có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Song, tiềm năng, thế mạnh đó chưa được khai thác tốt và phát huy hiệu quả cao. Nguyên nhân cơ bản là do chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Điều này lại phụ thuộc đáng kể vào chất lượng giáo dục phổ thông, trong đó có chất lượng giáo dục THPT. Chất lượng này lại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng ĐNHT trường THPT, trong đó ĐNHT trường THPT công lập chiếm tỷ lệ rất lớn. Những năm qua, thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, các cấp ủy đảng ở ĐBSH đã quan tâm nâng cao chất lượng ĐNHT trường THPT công lập. Chất lượng đội ngũ cán bộ (ĐNCB) này ở các tỉnh được nâng lên một bước, góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động của các trường, nhất là nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của các trường và sự nghiệp GD - ĐT trong những năm tới, chất lượng ĐNHT trường THPT vẫn chưa đáp ứng tốt. Năng lực quản lý, trình độ mọi mặt của ĐNHT trường THPT còn hạn chế, nhất là việc cập nhật những tri thức mới, một bộ phận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Những tiêu cực trong ĐNHT trường THPT công lập vẫn chưa được ngăn chặn có hiệu quả, một số nơi có xu hướng gia tăng và trầm trọng thêm, như: tham nhũng - tình trạng không đáng có trong ngành “trồng người”; tiêu cực trong thi cử; dung túng cho tình trạng chạy điểm, chạy lớp học; bệnh thành tích trong giáo dục; một số cán bộ còn vi phạm Luật Giáo dục 3 Công tác cán bộ đối với ĐNHT trường THPT công lập, tuy đã có những đổi mới, tiến bộ, góp phần nâng cao đáng kể chất lượng ĐNCB này, song, vẫn còn nhiều yếu kém: việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý trường THPT công lập chưa được quan tâm thỏa đáng. Công tác quy hoạch chức danh cán bộ này chưa được tiến hành một cách chặt chẽ. Việc đào tạo, bồi dưỡng ĐNHT chưa thường xuyên liên tục, nhất là bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức mới, năng lực quản lý, đạo đức, lối sống. Đặc biệt, việc quản lý ĐNHT còn nhiều yếu kém đã hạn chế việc phòng ngừa, ngăn chặn sai lầm, khuyết điểm của ĐNCB này. Nghiên cứu, tìm giải pháp khả thi phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, hạn chế nêu trên, nâng cao chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh vùng này đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong những năm tới thực sự là vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay”. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất các giải pháp khả thi nâng cao chất lượng ĐNHT ở vùng này đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài. - Luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH giai đoạn hiện nay. - Khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH từ năm 2006 đến nay, chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. - Đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH đến năm 2025. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Luận án khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở 9 tỉnh ĐBSH (gồm các tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, không nghiên cứu ở hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng) từ năm 2006 đến nay. - Phương hướng và các giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ, công tác cán bộ và GD - ĐT. Cơ sở thực tiễn của luận án là chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH từ năm 2006 đến nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp: lôgic kết hợp với lịch sử; phân tích kết hợp với tổng hợp; điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn; phương pháp chuyên gia... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Khái niệm: chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH là tổng hợp các yếu tố: số lượng, cơ cấu ĐNHT; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ mọi mặt, năng lực lãnh đạo, quản lý, phong cách, lề lối làm việc và ý thức tổ chức, kỷ luật của ĐNHT, được thể hiện ở kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của hiệu trưởng và chức năng, nhiệm vụ của trường THPT công lập ở các tỉnh. 5 - Hai vấn đề đặt ra cần giải quyết để nâng cao chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH: Một là, đổi mới mạnh mẽ chương trình giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục THPT nói riêng đáp ứng yêu cầu chuẩn bị "hành trang" cơ bản, gồm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và tri thức cần thiết để thế hệ trẻ vùng ĐBSH tiếp thu, phát triển những tri thức mới của nhân loại và thời đại thực hiện đạt kết quả cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (4.0), góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới trên đất nước ta. Hai là, hoàn thiện quy định về phối hợp quản lý ĐNHT trường THPT công lập giữa huyện ủy, thị ủy, thành ủy ở các tỉnh ĐBSH - nơi trường THPT công lập đóng và hoạt động - với đảng uỷ, ban cán sự đảng UBND tỉnh. - Hai giải pháp: Thứ nhất, thí điểm thi tuyển hiệu trưởng trường THPT công lập và tiến hành bổ nhiệm. Thứ hai, phát huy vai trò, tạo thuận lợi và tăng cường kiểm tra, giám sát việc tự học tập, rèn luyện của hiệu trưởng trường THPT công lập. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH giai đoạn hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu để các cấp ủy đảng ở các tỉnh ĐBSH tham khảo trong quá trình nâng cao chất lượng ĐNHT trường THPT công lập những năm tới. - Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu môn Xây dựng Đảng ở các trường chính trị tỉnh, thành phố và các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở các tỉnh ĐBSH. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục công trình khoa học của tác giả và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Ở NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Các công trình về cán bộ lãnh đạo, quản lý - Mã Linh - Lý Minh, Hồ Cẩm Đào, con đường phía trước [51]. Các tác giả đã chỉ ra, Trung Quốc sớm phát hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho một nhân tài trẻ tuổi thăng tiến vượt cấp - trường hợp Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào. Con đường đi đến đỉnh cao quyền lực của ông do nhiều yếu tố tạo nên: tài năng, sự phấn đấu, thời thế và cả sự sớm phát hiện, tiến cử và nâng đỡ, dìu dắt của một số lãnh đạo thế hệ trước. Theo các tác giả, nhờ có đường lối “bốn hóa” cán bộ của Đặng Tiểu Bình (cách mạng hóa, trẻ hóa, tri thức hóa, chuyên môn hóa) nên tài năng của Hồ Cẩm Đào có điều kiện phát triển rất thuận lợi. Từ năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã nhấn mạnh: Nhiệm vụ đặt ra trước các đồng chí lão thành hiện nay chính là cần tuyển chọn đề bạt người trẻ tuổi một cách có ý thức, chọn một số đồng chí trẻ tuổi có sức khoẻ tốt để kế cận. Ông cũng nhiều lần chỉ thị cho Ban Tổ chức Trung ương là: những cán bộ đặc biệt xuất sắc, cần cho họ bậc thang tương đối dễ dàng hơn, để cho họ lên một cách vượt cấp. Hồ Cẩm Đào là một đối tượng như vậy. Đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì chế độ cán bộ lãnh đạo phải biết phát hiện và tiến cử người tài để đem lại lợi ích cho quốc gia. - Hạ Quốc Cường, Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, tăng cường năng lực chống tha hoá, phòng biến chất và chống rủi ro [12]. Tác giả đã đề xuất những giải pháp chủ yếu: tuân theo đường lối cơ bản của Đảng, nắm vững nhiệm vụ trung tâm của Đảng, kết hợp chặt chẽ với thực tiễn vĩ đại xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc nhằm đẩy mạnh công trình vĩ đại mới về xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước. Luôn 7 luôn coi trọng xây dựng ĐNCB tố chất cao, đặc biệt là xây dựng đội ngũ nhân tài, ra sức tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo các cấp hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt. Đặt lên vị trí hàng đầu việc kiên trì tăng cường xây dựng tư tưởng lý luận, không ngừng đẩy mạnh sáng tạo lý luận, dùng chủ nghĩa Mác đang phát triển để chỉ đạo xây dựng Đảng - Tôn Hiểu Quần, Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt [59]. Tác giả đã đề xuất những giải pháp về xây dựng tập thể và cá nhân cán bộ, gồm: coi trọng việc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin để vũ trang nhận thức cho cán bộ lãnh đạo; chú trọng nâng cao trình độ và năng lực công tác của ban lãnh đạo và cán bộ trong thực tiễn. Kiên trì tiêu chuẩn chọn người, dùng người một cách khoa học, xác lập định hướng công tác cán bộ đúng đắn; đưa cán bộ đến làm việc tại các địa phương; đi sâu cải cách chế độ lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp; thiết thực tăng cường giám sát đối với cán bộ lãnh đạo về mọi mặt, nhất là trong hoạt động thực tiễn. - Chu Phúc Khởi, Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao [44]. Tác giả đã luận bàn sâu sắc những vấn đề quan trọng: ý nghĩa chiến lược của việc xây dựng ĐNCB dự bị, trong đó đã đề cập đến việc xây dựng ĐNCB dự bị trong thực tiễn là nhân tố rất quan trọng để có ĐNCB dự bị tố chất cao. Đây là những nội dung rất thiết thực có giá trị tham khảo đối với đề tài để luận giải và đề xuất giải pháp là: xuất phát từ đòi hỏi thực tế của việc xây dựng ban lãnh đạo, phải xây dựng quy hoạch thiết thực, khả thi về xây dựng ĐNCB dự bị; tăng cường xây dựng tài nguyên chiến lược cán bộ dự bị, nắm từ đầu nguồn, tuyển chọn từ các trường đại học và cao đẳng những sinh viên tốt nghiệp đại học vừa giỏi, vừa có đạo đức tốt để đào tạo và rèn luyện tại cơ sở một cách có kế hoạch; tăng cường xây dựng chế độ, quy phạm hoá chặt chẽ về tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu đối với các khâu công tác cán bộ dự bị; thực hiện quản lý sự biến động, đảm bảo số 8 lượng và chất lượng cán bộ dự bị; kiên trì dự trữ kết hợp với sử dụng, kịp thời tuyển chọn cán bộ dự bị với điều kiện đã chín muồi vào ban lãnh đạo các cấp. - Xỉnh Khăm Phom Ma Xay, Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong giai đoạn hiện nay [110]. Luận án đã phân tích thực trạng ĐNCB lãnh đạo, quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào, tình hình công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB này trong thời gian qua, chỉ ra những thành tựu và hạn chế, khuyết điểm cùng những nguyên nhân. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Nhà nước Lào trong thời gian tới. - Khăm Phăn Phôm Ma Thắt, Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới [40]. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quan điểm mác xít; đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng ưu, khuyết điểm, hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong thời gian qua; chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt ở nước Lào trong thời gian tới. - Thong Chăn Khổng Phum Khăm, Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào quản lý trong giai đoạn hiện nay [84]. Tác giả đã luận giải những cơ sở lý luận của công tác quy hoạch cán bộ diện Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào quản lý thực trạng và giải pháp. Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ diện Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào quản lý. Đó là một khâu trọng yếu trong công tác cán bộ nhằm xây dựng một ĐNCB có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu 9 nhiệm vụ công cuộc đổi mới. Các giải pháp có giá trị tham khảo đối với luận án: nâng cao nhận thức về công tác quy hoạch cán bộ; tăng cường sự lãnh đạo thống nhất và đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ đối với công tác quy hoạch cán bộ; rà soát, đánh giá ĐNCB; cụ thể hóa tiêu chuẩn các chức danh cán bộ; xây dựng và thực hiện tốt quy trình lập dự án quy hoạch cán bộ; định kỳ kiểm tra, đánh giá, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch cán bộ; kiện toàn, nâng cao chất lượng ĐNCB và cơ quan tham mưu cho Trung ương Đảng về công tác tổ chức cán bộ. Các công trình khoa học trên đã đề cập đến một số nội dung có giá trị tham khảo đối với luận án như: chế độ cán bộ lãnh đạo phải biết phát hiện và tiến cử người tài để đem lại lợi ích cho quốc gia, xây dựng quy hoạch thiết thực, khả thi về xây dựng ĐNCB dự bị, luôn luôn coi trọng xây dựng ĐNCB tố chất cao. Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; xây dựng tập thể và cá nhân cán bộ. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của các nhà khoa học chưa có điều kiện đi sâu phân tích cán bộ lãnh đạo, quản lý trường học. Đây là nội dung mà luận án tiếp tục nghiên cứu, lý giải trong cả phần lý luận và thực tiễn. 1.1.2. Các công trình về cán bộ lãnh đạo, quản lý trường phổ thông - Jon C.Maxwell, Nhà lãnh đạo 3600 [39]. Trong cuốn sách này tác giả đã đưa ra những nguyên tắc về nghệ thuật lãnh đạo. Tài liệu này không chỉ có giá trị cho các nhà quản lý, nhà lãnh đạo mà còn cho tất cả những ai muốn mình phát triển hơn nữa. Ở vị trí quản lý cấp trung, tác giả đã đưa ra nguyên tắc và nghệ thuật lãnh đạo không chỉ chú ý đến cấp dưới mà còn nhấn mạnh hai khía cạnh hữu cơ khác của lãnh đạo đó là cấp trên và đồng cấp. Chỉ có sự hội tụ của ba cấp đó trong thuật lãnh đạo mới đưa đến một nhà lãnh đạo toàn vẹn. - Jerry W.Gilley Steven A. Eggland Ann Maycunich Gilley Nguyên lý phát triển nhân lực, một thành viên của The Book Group New York [116]; Marke Anderson, Hiệu trưởng. Cách đào tạo, tuyển dụng, lựa chọn, bổ nhiệm và đánh 10 giá các lãnh đạo của các trường học ở Châu Mỹ [117]; Hiệp hội hiệu trưởng trường THCS quốc gia, Hướng đến cộng đồng học tập: Tiêu chuẩn mà hiệu trưởng nên biết và có thể làm [119]; Hiệp hội hiệu trưởng trường THCS quốc gia, Sáu tiêu chuẩn mà hiệu trưởng nên biết và có thể làm và chiến lược để đạt được chúng [120]; Huer, Stephan Gerhard and , Chuẩn bị các nhà lãnh đạo trường học cho thế kỷ 21: so sánh quốc tế về các chương trình phát triển của 15 quốc gia [114]. Các tác giả đã đề cập đến vị trí, vai trò của GD - ĐT và phát triển đội ngũ giáo viên, ĐNCB quản lý ở một số nước có nền giáo dục tiên tiến như Hoa Kỳ, Anh được tiếp cận theo hướng “Thị trường nhân lực”. Ở Anh, trang bị kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho mỗi cá nhân trước khi chuẩn bị đảm nhận vị trí lãnh đạo, quản lý trường học. Sự trang bị kiến thức, kỹ năng rất bài bản, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi người khi đảm nhận vị trí lãnh đạo, quản lý đã có đầy đủ kiến thức, năng lực để quản lý, sự trang bị này đã giúp cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý trường học tự tin, bản lĩnh, chuyên nghiệp hơn trong vị trí quản lý của mình. - Huber S. G. and Chirichello M, Chuẩn bị các nhà lãnh đạo trường học cho thế kỷ 21: so sánh quốc tế về các chương trình phát triển của 15 quốc gia [113]; Hunsaker P. L., Đào tạo về kỹ năng quản lý [115]; Mulford B., các nhà lãnh đạo trường học: thay đổi vai trò và tác động lên hiệu quả của trường học và giảng dạy [118]. Các tác giả đã đề cập đến: Một là, sự thay đổi trong vai trò và tác động lên hiệu quả trường học của hiệu trưởng trường học ngày nay. Hai là, quy trình và tiêu chuẩn tuyển chọn hiệu trưởng có năng lực đảm bảo cho các trường thành công. Ba là, những kỹ năng và phong cách lãnh đạo mà hiệu trưởng cần có để đảm nhiệm tốt vị trí hiệu trưởng nhà trường. Bốn là, xác định chuẩn hiệu trưởng để hiệu trưởng học tập rèn luyện phấn đấu đạt được và lãnh đạo, quản lý nhà trường đạt hiệu quả cao. 11 Năm là, phát triển chương trình bồi dưỡng, cung cấp cho hiệu trưởng những kiến thức, kỹ năng cần thiết để lãnh đạo nhà trường trong bối cảnh nhiều thay đổi gắn với điều kiện cụ thể của đất nước Các nghiên cứu khẳng định: hiệu trưởng là người đứng đầu nhà trường, chịu trách nhiệm chính trong lập kế hoạch hoạt động; chỉ đạo và giám sát các hoạt động của giáo viên và học sinh, tạo môi trường học tập cho học sinh; là người chịu trách nhiệm tuyển dụng, thuê khoán, đánh giá, kỷ luật hay sa thải giáo viên; là người liên lạc giữa nhà trường và cộng đồng; là người liên kết với các doanh nghiệp, với cộng đồng để kêu gọi các nguồn tài trợ, huy động nguồn lực để phát triển nhà trường và phối hợp giáo dục học sinh Theo đó, một số yêu cầu được xác định đối với hiệu trưởng như: hiệu trưởng phải có kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng đàm thoại; yêu nghề - Fiore D.J, Giới thiệu các tiêu chuẩn quản lý giáo dục, lý thuyết và thực hành [112]. Trong cuốn Giới thiệu những tiêu chuẩn quản lý giáo dục, lý thuyết và thực hành, tác giả đã đưa ra tiêu chuẩn của nhà quản lý giáo dục, trong đó có hiệu trưởng là: Thứ nhất, là một nhà lãnh đạo giáo dục - người phát huy được sự thành công của tất cả các học sinh bằng việc kết hợp với gia đình và các thành viên thuộc các tổ chức để thu hút sự quan tâm, trợ giúp của các tổ chức khác nhau và huy động được các nguồn giúp đỡ từ tổ chức ấy. Thứ hai, là một nhà lãnh đạo giáo dục - người phát huy được sự thành công của tất cả các học sinh thông qua việc bảo vệ, giáo dục, duy trì văn hoá trường học và chương trình mang tính hướng dẫn tới việc học của học sinh và sự phát triển chuyên môn của đội ngũ giáo viên, nhân viên. Thứ ba, là một nhà lãnh đạo giáo dục - người phát huy được sự thành công của tất cả các học sinh thông qua việc đảm bảo sự quản lý tổ chức, các quá trình 12 vận động và các nguồn thông tin vì một môi trường học tập có tầm ảnh hưởng, hiệu quả an toàn. Thứ tư, là một nhà lãnh đạo giáo dục - người phát huy được sự thành công của học sinh thông qua việc hiểu, hưởng ứng và có tầm ảnh hưởng đến lĩnh vực văn hoá, kinh tế, chính trị, pháp luật và xã hội Các công trình khoa học trên đã đề cập đến một số nội dung có giá trị tham khảo đối với luận án như: nguyên tắc về nghệ thuật lãnh đạo; vị trí, vai trò của GD - ĐT và phát triển ĐNCB giáo viên, cán bộ quản lý ở một số nước phát triển; trang bị kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho mỗi cá nhân trước khi chuẩn bị đảm nhận vị trí lãnh đạo, quản lý trường học. Quy trình và tiêu chuẩn tuyển chọn hiệu trưởng có năng lực đảm bảo cho các trường thành công, những kỹ năng và phong cách lãnh đạo mà hiệu trưởng cần có để đảm nhiệm tốt vị trí hiệu trưởng nhà trường, xác định chuẩn hiệu trưởng để hiệu trưởng học tập rèn luyện phấn đấu đạt được và lãnh đạo, quản lý nhà trường đạt hiệu quả cao, phát triển chương trình bồi dưỡng, cung cấp cho hiệu trưởng những kiến thức, kỹ năng cần thiết để lãnh đạo nhà trường trong bối cảnh nhiều thay đổi gắn với điều kiện cụ thể của đất nước. Tuy nhiên, các công trình khoa học này mới đề cập đến cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở giáo dục ở một số nước trên thế giới chưa đề cập đến ĐNCB lãnh đạo, quản lý giáo dục ở Việt Nam. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Ở TRONG NƯỚC 1.2.1. Các công trình về cán bộ lãnh đạo, quản lý - Trần Đình Hoan, Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [36]. Trong chương I: Những vấn đề lý luận về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, nhóm tác giả đã phân tích cơ sở phương pháp luận và những yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước về công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ ở nước ta; làm sáng 13 tỏ cơ sở khoa học của công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chương II: Quá trình thực hiện công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ của Đảng trong lịch sử; phân tích phong trào vô sản hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và bài học kinh nghiệm về công tác cán bộ của Đảng ta; làm rõ thực trạng công tác đánh giá cán bộ, quy hoạch cán bộ, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ 1945-1985 và từ năm 1986 đến 2008. Chương III: Quan điểm, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Nhóm tác giả đã đưa ra 6 quan điểm và 7 giải pháp chung nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đánh giá cán bộ, quy hoạch cán bộ và luân chuyển cán bộ. Theo các tác giả, trong công tác cán bộ, có thể xác định: đánh giá cán bộ là khâu tiền đề, quy hoạch cán bộ là khâu nền tảng, luân chuyển cán bộ là khâu đột phá và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vừa là yêu cầu trước mắt vừa là nhiệm vụ lâu dài. Trong đó, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ là một trong những tiền đề quan trọng bảo đảm sự phát triển liên tục của ĐNCB. - Trần Minh Tuấn, Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo chức danh tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh [108]. Đề tài đã tập trung giải quyết các vấn đề: luận giải yêu cầu cấp thiết hiện nay về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo chức danh; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo chức danh tại Học viện từ năm 2005 đến năm 2011 - thực trạng và những vấn đề đặt ra; quan điểm và đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo chức danh tại Học viện. Những nội dung luận án có thể tham khảo, vận dụng, kế thừa: quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng 14 cán bộ trong thời kỳ đổi mới. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Học viện phải gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành; nội dung phải phù hợp và góp phần thúc đẩy việc áp dụng phương pháp dạy và học tích cực; hạn chế đến mức thấp nhất sự trùng lắp kiến thức không cần thiết giữa các chức danh, các hệ lớp. Cần tăng cường nâng cao chất lượng ĐNCB giảng dạy, nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng giảng viên, báo cáo viên kiêm chức; đổi mới quá trình dạy và học theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm, nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; hiện đại hóa công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quá trình dạy - học; thường xuyên tiến hành công tác khảo sát, đánh giá chương trình đào tạo và hiệu quả sau đào tạo. - Vũ Văn Hiền (chủ biên), Trần Quang Nhiếp và Lê Đức Bình, Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [34]. Tác giả đã phân tích thực trạng ĐNCB lãnh đạo, quản lý hiện nay qua đó đưa ra các giải pháp chủ yếu để xây dựng ĐNCB lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH. - Trương Thị Thông và Lê Kim Việt đồng chủ biên, Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp [85]. Các tác giả đã tập trung phân tích sâu về nguồn gốc, bản chất và những tác hại, các biểu hiện chủ yếu và nguyên nhân của bệnh quan liêu trong công tác cán bộ. Quan liêu là nguyên nhân dẫn đến việc không quản lý, không đánh giá đúng cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng có nhiều tiêu cực, không xuất phát từ nhu cầu thực tiễn xã hội; việc đề bạt cất nhắc cán bộ còn thiếu sót khuyết điểm, thậm chí còn bố trí cả những người năng lực kém, suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống giữ các cương vị lãnh đạo quản lý chủ chốt... Qua đây, các tác giả đề xuất phương hướng và các giải ph...àn diện để sau khi tốt nghiệp học sinh có thể hoạt động thực tiễn đạt kết quả hoặc theo học ở bậc học cao hơn. Đây là chức năng rất quan trọng trang bị kiến thức cơ bản của nhân loại cho học sinh chuẩn bị hành trang chủ yếu để họ vào đời tham gia lao động sản xuất hoạt động thực tiễn đạt kết quả, hoặc học tập ở bậc cao đẳng, đại học trở thành người có chuyên môn sâu trong các lĩnh vực đời sống xã hội phục vụ tốt hơn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở địa phương và trong cả nước. Hai là, giáo dục, rèn luyện học sinh về phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, sức khỏe để học sinh hoạt động tốt hơn góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc sau khi tốt nghiệp THPT. Các trường THPT không chỉ giáo dục, trang bị những tri thức của nhân loại, lịch sử đất nước dân tộc mà còn giáo dục, rèn luyện học sinh về phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh trở thành những con người phát triển toàn diện, có ích cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Không những thế, các trường THPT còn có chức năng giáo dục, rèn luyện, nâng cao thể chất, sức khoẻ để học sinh có đủ điều kiện cần thiết hoạt động có hiệu quả sau khi tốt nghiệp, như lao động sản xuất, học tập ở các bậc cao hơn đạt kết quả. Đây là vấn đề rất quan trọng, vì nếu không có sức khoẻ tốt, thì dù được trang bị kiến thức cơ bản, hiệu quả hoạt động của học sinh sau khi tốt nghiệp sẽ không cao, thậm chí không có vai trò, tác dụng gì cho bản thân học sinh và xã hội. Ba là, tham mưu, góp phần với cấp trên đóng góp ý kiến, đề đạt thay đổi, bổ sung để hoàn thiện chương trình, nội dung giáo dục phổ thông và tạo thuận 31 lợi cho các trường THCS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THPT. Những chức năng nêu trên quan hệ mật thiết với nhau tạo nên chất lượng GD - ĐT của các trường THPT ở các tỉnh ĐBSH. Trong đó, chức năng giáo dục tri thức, đạo đức, lối sống là chủ yếu. * Nhiệm vụ của trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH Theo Luật Giáo dục, Điều lệ trường THCS, THPT, trường THPT có các nhiệm vụ sau: (1) Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông. (2) Quản lý giáo viên cán bộ và nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ, nhân viên. (3) Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo. (4) Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng. (5) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục, kết hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục. (6) Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước. (7) Tổ chức giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. (8) Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục. (9) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật [5, tr. 5]. Trên cơ sở những điều nêu trên và chức năng của các trường THPT, có thể xác định nhiệm vụ của các trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc ĐBSH, gồm: Thứ nhất, tổ chức tuyển sinh, tiếp nhận học sinh, phân chia các lớp, tổ chức dạy học, thi, kiểm tra và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình nội dung giáo dục ở bậc THPT (lớp 10, 11, 12). Các trường THPT ở các tỉnh ĐBSH tổ chức thực hiện những nhiệm vụ nêu trên bao gồm: giáo dục tri thức, đạo đức, lối sống và rèn luyện thể chất, 32 quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo và của sở GD-ĐT tỉnh, không để xảy ra sai sót và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Thứ hai, quản lý giáo viên, cán bộ và nhân viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; điều động giáo viên, cán bộ, nhân viên trong phạm vi trường phù hợp với chức trách, nhiệm vụ và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của trường. Quản lý giáo viên, cán bộ và nhân viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của trường. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ này sẽ bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của trường. Ngoài ra các trường THPT còn có nhiệm vụ tham gia cùng tỉnh, trước hết là sở GD - ĐT về tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ, nhân viên giữa các trường THPT ở trong tỉnh và có thể với các tỉnh khác. Thứ ba, tổ chức giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm kết hợp học với hành, lý thuyết với thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường và chất lượng học sinh. Thực hiện tốt nhiệm vụ này còn có tác dụng to lớn nâng cao uy tín, vị thế của trường ở địa phương, gắn bó nhà trường với địa phương và với thực tiễn cuộc sống ở các tỉnh ĐBSH. Thứ tư, quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước và cấp trên; kết hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục của trường. Các trường THPT ở các tỉnh ĐBSH có nhiệm vụ quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước và của tỉnh nhằm phục vụ tốt sự nghiệp GD - ĐT của trường, có thể phục vụ các nhiệm vụ khác do cấp trên giao cho, xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể sai phạm trong quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường. Ngoài ra, các trường THPT ở các tỉnh vùng này còn có nhiệm vụ phát huy vai trò của gia đình học sinh, các tổ chức, cá nhân trong xã hội, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong hoạt động giáo dục của 33 nhà trường. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, các trường cần kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, các tổ chức, cá nhân ở địa phương trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Thứ năm, đổi mới phương pháp dạy và học, tự kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy, học và chịu sự kiểm tra giám sát chất lượng dạy và học của cơ quan có thẩm quyền cấp trên. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các trường THPT ở các tỉnh ĐBSH. Thực hiện nghiêm chỉnh nhiệm vụ này, không vì bệnh “thành tích” sẽ bảo đảm chất lượng giáo dục của trường được nâng lên. Thứ sáu, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, các trường THPT ở các tỉnh ĐBSH còn phải tham gia các hoạt động tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, phòng chống tệ nạn xã hội, tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, xây dựng nông thôn mới * Vị trí của các trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH Một là, các trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân trong hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ do luật pháp quy định. Điều 2, Điều lệ trường trung học quy định: “Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng” [5, tr. 5]. Như vậy, trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH là một bộ phận rất quan trọng của hệ thống các trường phổ thông được tổ chức xây dựng và hoạt động ở các địa phương, có đủ tư cách pháp nhân để hoạt động, hoạt động của các trường được quy định và bảo đảm bằng pháp luật. Hai là, các trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH là các trường thuộc bậc học cao nhất trong hệ thống giáo dục phổ thông là bước chuyển tiếp để học sinh thực hiện ước mơ, nguyện vọng của mình. 34 Hệ thống các trường phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân, gồm các trường tiểu học, THCS và THPT chủ yếu là trường công lập. Như vậy, các trường THPT công lập là các trường cao nhất (cuối cấp) của hệ thống giáo dục phổ thông, là bước chuyển tiếp để học sinh chuyển lên học ở bậc học cao hơn thuộc hệ thống GD - ĐT, trung cấp, cao đẳng, đại học... Đồng thời, các trường là bước chuyển tiếp từ thời kỳ ngồi trên ghế nhà trường sang thời kỳ tham gia lao động, sản xuất của cải, vật chất cho xã hội hoặc trực tiếp tham gia bảo vệ Tổ quốc. Với vị trí trung gian, chuyển tiếp giữa bậc học phổ thông lên bậc học trung cấp, cao đẳng, đại học... các trường THPT công lập có vị trí quan trọng hoàn chỉnh việc trang bị những kiến thức cơ bản, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để học sinh sau khi tốt nghiệp có thể theo học ở bậc cao đẳng, đại học đạt kết quả. Với vị trí là nơi chuyển tiếp giữa quá trình học tập của học sinh với hoạt động thực tiễn của từng học sinh, các trường THPT công lập chuẩn bị những kiến thức cơ bản cần thiết, phổ quát để học sinh hoạt động thực tiễn đạt kết quả. Với vị trí nêu trên các trường THPT ở các tỉnh ĐBSH là nhân tố rất quan trọng để học sinh thực hiện ước mơ, nguyện vọng của mình là học cao hơn hay tham gia sản xuất, bảo vệ Tổ quốc. Ba là, các trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH đóng và hoạt động trên địa bàn cấp huyện của các tỉnh, thành phố trong vùng. Cấp huyện ở các tỉnh ĐBSH gồm: huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Các trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH được thành lập và hoạt động ở các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Trước đây, ở các huyện thuộc ĐBSH thường có một trường công lập. Để đáp ứng yêu cầu phát triển GD - ĐT và nhu cầu học tập ngày càng tăng của con em nhân dân, đến nay ở các huyện thuộc ĐBSH, trừ một vài huyện miền núi, còn lại đều có 2 hoặc 3 trường THPT công lập, ở các thị xã, thành phố trước đây thường có 2 trường THPT công lập, đến nay đều có 3 hoặc 4 trường THPT công lập trở lên. 35 * Vai trò của các trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH Thứ nhất, các trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH là nhân tố đầu tiên góp phần quan trọng phát triển nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng cao để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và đất nước. Các trường THPT công lập ở ĐBSH trực tiếp, đầu tiên tạo cơ sở, nền tảng vững chắc về kiến thức cơ bản cho học sinh phát triển toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền tảng và động lực tinh thần của xã hội. Văn kiện Đại hội XI của Đảng khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” [23, tr. 77]. Các trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH dạy học sinh từ 15 tuổi trở lên, học ở các lớp 10, 11, 12. Đây là thời kỳ chuẩn bị hoàn chỉnh nhất các tri thức cho học sinh vào đời hoặc theo học ở các bậc cao hơn, nhân tố rất quan trọng để phát triển nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh. Thời kỳ này trí tuệ, tài năng của học sinh thường bộc lộ, năng lực và năng khiếu nghề nghiệp của học sinh thường được khẳng định. Các trường THPT công lập trực tiếp phát hiện những điều này, định hướng cho học sinh phát triển tài năng, năng khiếu để phục vụ tốt hơn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần phát triển văn hoá Việt Nam. Thứ hai, các trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH là lực lượng nòng cốt trong hệ thống giáo dục của tỉnh góp phần quan trọng và tạo cơ sở để ngành GD - ĐT của các tỉnh phát triển vững chắc. Các trường THPT công lập trực tiếp trang bị những kiến thức cơ bản về đức, trí, thể, mỹ cho thế hệ trẻ, Điều 48 Luật Giáo dục sửa đổi xác định: Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên; Nhà trường trong 36 hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục, Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân [60]. Như vậy, các trường THPT công lập ở các tỉnh là lực lượng nòng cốt trong hệ thống giáo dục ở các tỉnh, thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ tạo cơ sở vững chắc và thuận lợi cho các trường ở bậc cao hơn hoạt động có chất lượng, hiệu quả. Hoạt động của các trường THPT công lập ở các tỉnh trở thành nhân tố đặc biệt quan trọng có tính quyết định sự phát triển ngành GD - ĐT của các tỉnh, góp phần vào sự phát triển ngành GD - ĐT của đất nước. Thứ ba, các trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH góp phần quan trọng thực hiện quan điểm nhất quán của Đảng “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” [18, tr. 29] và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới XHCN. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, quan điểm nhất quán của Đảng ta là “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Các trường THPT ở các tỉnh ĐBSH là một bộ phận rất quan trọng của hệ thống các trường GD - ĐT của đất nước, góp phần GD - ĐT ra những con người vừa hồng vừa chuyên thích ứng với đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Họ sẽ góp phần to lớn vào thắng lợi công cuộc đổi mới ở các tỉnh ĐBSH, thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa” [53, tr. 510]. Để có những con người XHCN phải tiến hành GD - ĐT lâu dài trong nhà trường và trong thực tiễn. Song, để hoạt động thực tiễn có hiệu quả hoặc học tập ở các bậc học, trung cấp, cao đẳng, đại học trở thành những con người XHCN vừa hồng, vừa chuyên học sinh phải được giảng dạy, học tập một cách cơ bản, lâu dài. Các trường THPT ở các tỉnh ĐBSH góp phần quan trọng vào công việc này. 37 Thứ tư, các trường THPT công lập ở ĐBSH góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng hoạt động tại địa phương, nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức cơ sở, khơi dậy phát triển truyền thống ham học, cầu tiến bộ, tôn sư, trọng đạo của người dân ĐBSH và sự quan tâm của xã hội đối với việc học tập của học sinh. Ngoài các hoạt động dạy và học ở nhà trường, các trường THPT ở các tỉnh ĐBSH còn tích cực tham gia các hoạt động khác của địa phương như: văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, nhân đạo, từ thiện, bài trừ tệ nạn xã hội, xây dựng nông thôn mới, đền ơn, đáp nghĩa, đặc biệt là nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, công chức cơ sở. Các hoạt động này, khi có sự tham gia của các trường THPT thường đạt kết quả cao hơn. Điều này thể hiện rõ vai trò của các trường THPT đối với mọi hoạt động của địa phương. Nhân dân ĐBSH có truyền thống hiếu học, cầu tiến bộ, tôn sư trọng đạo. Song, nhiều năm trước đây ở phần lớn các huyện, đặc biệt là các huyện miền núi, huyện đảo chỉ có một trường THPT công lập, quy mô nhỏ, cơ sở vật chất thiếu thốn, số lượng học sinh được vào học ở các trường rất hạn chế. Bên cạnh đó, điều kiện đi lại của học sinh rất khó khăn, kinh tế nhiều gia đình học sinh eo hẹp nên nhiều học sinh khi tốt nghiệp THCS, mong muốn được học ở trường THPT cũng không thực hiện được. Trong những năm gần đây, số lượng các trường THPT ở cấp huyện, kể cả các huyện miền núi tăng lên khá lớn, quy mô dạy và học cũng tăng lên, nhiều học sinh được học trong các trường THPT. Điều này đã khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống hiếu học, cầu tiến bộ, tôn sư trọng đạo của người dân ĐBSH. Bên cạnh đó, các gia đình, tổ chức trong hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội đã quan tâm hơn đến việc dạy và học ở các trường phổ thông nói chung, ở các trường THPT nói riêng nên truyền thống hiếu học của người dân ĐBSH tiếp tục được duy trì và phát triển. * Đặc điểm các trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH Một là, các trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH đa dạng, gồm các loại hình: các trường ở thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã; các trường ở huyện 38 đồng bằng; các trường ở huyện miền núi, các trường ở huyện đảo. Theo địa bàn xây dựng và hoạt động có thể phân chia các trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH thành một số loại hình chủ yếu: các trường được thành lập và hoạt động ở thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã; các trường được thành lập và hoạt động ở huyện đồng bằng; các trường được thành lập và hoạt động ở huyện miền núi và trường được thành lập và hoạt động ở huyện đảo. Từng loại hình trường và điều kiện hoạt động, mỗi loại hình trường có thuận lợi và khó khăn riêng biệt trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các trường. Các trường được thành lập và hoạt động ở các thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã với số lượng khá lớn (gồm các trường ở 17 thành phố, thị xã), nhiều nhất là ở tỉnh Quảng Ninh. Các trường được thành lập ở thành phố, thị xã có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện chức năng nhiệm vụ và nâng cao chất lượng dạy và học, song số lượng lớp học và học sinh rất lớn, hoạt động ở môi trường đô thị, nên các trường cũng gặp khó khăn đáng kể về dạy học, giáo dục rèn luyện và quản lý học sinh. Hoạt động thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng tuy có thuận lợi, song cũng gặp không ít khó khăn thách thức trước tác động mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường, xã hội và quản lý đô thị. Các trường được thành lập và hoạt động ở các huyện đồng bằng, trong đó có các huyện ven biển, gồm 59 huyện, có điều kiện thuận lợi để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và nâng cao chất lượng dạy và học, song điều kiện thuận lợi không bằng các trường ở thành phố, thị xã. Các trường cũng gặp nhiều khó khăn trong dạy và học, nhất là về trang bị kiến thức, ngoại ngữ, tin học cho học sinh. Phần lớn học sinh ở các trường sinh ra trong gia đình còn nhiều khó khăn về mọi mặt, nhất là về kinh tế, chưa có phương tiện học tin học, ở nhiều xã chưa có mạng Internet, hạn chế việc thu nhận thông tin của học sinh. Học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ. Đây là thách thức lớn đối với các hiệu trưởng trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Các trường được thành lập và hoạt động ở các huyện ven biển như Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh) gặp nhiều khó khăn trong dạy học và nâng cao chất 39 lượng dạy học. Hiệu trưởng của các trường này gặp không ít khó khăn không chỉ trong thực hiện chức trách nhiệm vụ, mà còn cả trong cuộc sống. Các trường được thành lập và hoạt động ở các huyện miền núi, gồm Nho Quan (Ninh Bình); Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Hoành Bồ (Quảng Ninh) gặp rất nhiều khó khăn trong dạy học và nâng cao chất lượng dạy học. Đây là những thách thức lớn đòi hỏi hiệu trưởng các trường phải có bản lĩnh, nghị lực và quyết tâm chính trị cao mới có thể hoàn thành chức trách, nhiệm vụ. Hai là, số lượng các trường THPT công lập và số lượng học sinh ở các tỉnh ĐBSH ngày càng tăng, chất lượng dạy, học ngày càng được nâng lên. Số lượng trường THPT ở các huyện, thị xã, thành phố ở các tỉnh ĐBSH ngày càng tăng, nhiều huyện, thị xã, thành phố trước đây chỉ có 1 hoặc 2 trường, nay đã có 3 đến 4 trường THPT công lập, như huyện Nam Trực, thành phố Nam Định (Nam Định); huyện Vũ Thư, Hưng Hà, thành phố Thái Bình (Thái Bình); nhiều huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương trước đây chỉ có 1 hoặc 2 trường, nay đã có 3 hoặc 4 trường THPT công lập. Năm học 2014- 2015, ở các tỉnh ĐBSH có 276 trường THPT công lập, trong các trường này đã có 304.050 học sinh theo học ở các lớp 10, 11, 12. Tỷ lệ bình quân học sinh trong mỗi lớp ở các trường THPT công lập các tỉnh thuộc ĐBSH là 39,94 cao hơn bình quân chung của cả nước (38,18) [Phụ lục 3; 4]. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 85,7%, thấp hơn tỷ lệ bình quân của cả nước (87,25%) [Phụ lục 6], nhưng chất lượng dạy và học của các trường vẫn từng bước được nâng lên. Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2010-2015 nhận định: “Hằng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đứng tốp đầu toàn quốc; số lượng, chất lượng học sinh giỏi toàn quốc gia tăng lên” [16, tr. 16-17]. Ba là, ở các huyện thuộc ĐBSH số lượng trường THPT công lập tăng lên so với trước đây, được đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất; nhiều trường đạt chuẩn quốc gia, hoạt động có hiệu quả tạo thuận lợi cho việc học tập của con em nhân dân. 40 Khác với trước đây, các trường THPT thường được thành lập ở các thị trấn của huyện, đường đi không được tu sửa, phương tiện giao thông đơn sơ và thiếu thốn. Do đó, việc đi lại học tập của học sinh ở các xã xa thị trấn huyện gặp nhiều khó khăn. Hiện nay các trường THPT công lập ở các huyện thuộc các tỉnh ĐBSH được thành lập ở các cụm xã, phường, thị trấn. Khoảng 5 đến 6 xã có một trường THPT công lập, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, nâng cấp tạo thuận lợi cho việc dạy và học. Việc thành lập các trường THPT công lập theo mô hình này đã tạo thuận lợi cho con em nhân dân học tập nâng cao trình độ. Các trường đã tích cực tham gia với các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng của các huyện, thị xã, thành phố để chuẩn bị tốt kiến thức, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, công chức cơ sở. Hoạt động có hiệu quả của các trường đã tạo thuận lợi cơ bản cho việc học tập, nâng cao trình độ của con em người dân và cán bộ, công chức địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đến năm học 2012-2013, chín tỉnh ĐBSH có 89 trường THPT đạt trường chuẩn quốc gia, chiếm 24,6%. Trung bình mỗi tỉnh có khoảng gần 10 trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Tỉnh có ít trường THPT đạt chuẩn quốc gia nhất là tỉnh Hải Dương và tỉnh Ninh Bình (14,8%). Tỉnh có nhiều trường THPT đạt chuẩn quốc gia là tỉnh Vĩnh Phúc (32,4%), tỉnh Thái Bình (35,0%), tỉnh Bắc Ninh (37,1%). Các trường THPT đạt chuẩn quốc gia là đầu tàu trong nâng cao chất lượng dạy và học [Phụ lục 2]. Tuy nhiên, so với cả nước tỷ lệ trường chuẩn là 91,5%; các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long là 97,9% thì các tỉnh đồng bằng sông Hồng mới đạt 77,3% [Phụ lục 1]. Bốn là, ngoài chương trình, nội dung giáo dục do Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định, dưới sự chỉ đạo của các sở GD - ĐT, các trường đều có chương trình dạy và học về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh và lịch sử đảng bộ và nhân dân tỉnh. Trên cơ sở thực hiện nghiêm túc chương trình, nội dung GD - ĐT do Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định, các trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc ĐBSH 41 đều triển khai mạnh mẽ việc biên soạn và giảng dạy các môn học về kinh tế - xã hội, lịch sử đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về mọi mặt của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh sau khi tốt nghiệp tham gia hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả. Những học sinh sau khi tốt nghiệp THPT theo học ở bậc cao hơn sẽ thuận lợi trong tiếp thu kiến thức mới, tạo sự liên thông kiến thức mọi mặt của địa phương với tiếp thu kiến thức về đất nước, dân tộc Các trường ở các huyện miền núi, vùng có nhiều dân tộc thiểu số, đều có các chương trình bổ trợ về văn hoá dân tộc, trường dân tộc Năm là, tổ chức đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội ở các trường THPT thuộc các tỉnh ĐBSH trực thuộc cấp ủy và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện, nơi nhà trường được xây dựng, hoạt động. Ở các trường THPT thuộc các tỉnh ĐBSH đều có chi bộ đảng, nhiều trường có đảng bộ. Đây là các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc huyện, thị, thành ủy nơi nhà trường được xây dựng và hoạt động. Điều này thuận lợi cho sinh hoạt, hoạt động lãnh đạo của chi bộ, đảng bộ; gắn hoạt động của nhà trường với hoạt động lãnh đạo của cấp ủy địa phương. Tuy nhiên, điều này cũng có những hạn chế nhất định đối với hoạt động lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng trong nhà trường về thực hiện chức năng, nhiệm vụ giáo dục theo sự chỉ đạo của cấp ủy, sở GD - ĐT và của tỉnh ủy. Các đoàn thể chính trị - xã hội trong nhà trường trực thuộc các đoàn thể cấp huyện cũng thuận lợi trong hoạt động ở địa phương, song hạn chế trong tham gia các hoạt động chung của các đoàn thể ngành GD - ĐT tỉnh. Sáu là, mọi hoạt động của các trường THPT công lập ở ĐBSH và lương của giáo viên, nhân viên nhà trường do ngân sách nhà nước cấp. Các tỉnh vùng này hỗ trợ khá lớn tài chính cho các trường về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các hoạt động xã hội là thuận lớn để các trường hoàn thành nhiệm vụ. Song, điều này cũng hạn chế sự năng động sáng tạo của nhiều trường. Các hoạt động của trường được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước, giáo viên và 42 nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước là thuận lợi lớn, tạo sự ổn định, yên tâm công tác của giáo viên và nhân viên, song, điều này cũng dễ tạo nên sự ỷ lại, trông chờ, kém năng động sáng tạo trong công việc của không ít giáo viên, nhân viên nhà trường. Bên cạnh đó kinh tế của các tỉnh ở ĐBSH phát triển khá mạnh, có điều kiện hỗ trợ tài chính cho các hoạt động của nhà trường, nhất là hoạt động xã hội và xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện dạy và học, tạo thuận lợi cho các trường nâng cao chất lượng hoạt động thể hiện vai trò của mình ở địa phương. Tuy nhiên, điều này cũng tạo nên sự kém năng động, sáng tạo của nhiều trường. 2.1.2. Hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng – khái niệm, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò và đặc điểm 2.1.2.1. Khái niệm, chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng * Khái niệm hiệu trưởng trường THPT công lập Đại từ điển Tiếng Việt cho rằng: “hiệu trưởng” là người đứng đầu ban lãnh đạo của một trường học [111, tr. 806]. Sách tra cứu các mục từ về tổ chức định nghĩa: “hiệu trưởng”: chức danh người chịu trách nhiệm quản lý về tổ chức và hoạt động của nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam [43, tr. 330]. Từ những điều nêu trên và khái niệm trường THPT công lập, có thể hiểu: Hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH là người đứng đầu ban lãnh đạo, quản lý nhà trường, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý mọi hoạt động của nhà trường, đảm bảo thực hiện đạt kết quả chức năng, nhiệm vụ của trường. * Chức trách của hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH Hiện nay ở các tỉnh ĐBSH có 276 trường THPT công lập, với 243 hiệu trưởng [Phụ lục 1; 8]. 43 Theo quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ Trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học. Có thể xác định chức trách của hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH, gồm: Hiệu trưởng là người đứng đầu ban lãnh đạo, quản lý nhà trường chịu trách nhiệm cá nhân trước hết và cao nhất trước ban lãnh đạo, quản lý nhà trường, trước sở GD - ĐT, uỷ ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về xây dựng và tổ chức thực hiện, xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường, quản lý mọi hoạt động của nhà trường, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động của nhà trường, bảo đảm cho nhà trường thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Hoạt động của nhà trường, gồm xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ, viên chức bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, hoạt động dạy và học; giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống và thể chất của học sinh; hoạt động xây dựng môi trường, giáo dục lành mạnh; hoạt động ngoại khoá của học sinh và tham gia các hoạt động xã hội của địa phương. Hiệu trưởng trường THPT chịu trách nhiệm trước hết và cao nhất về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và quản lý các hoạt động nêu trên. Kế hoạch hoạt động của nhà trường gồm kế hoạch ngắn hạn, dài hạn. Hằng năm, hiệu trưởng chủ trì xây dựng, quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch từng học kỳ và kế hoạch năm học. Trong đó, quan trọng hơn là xây dựng, thực hiện kế hoạch dạy và học. * Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH Hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH thực hiện nhiệm vụ và có quyền hạn theo quy định tại Điều 19 Điều lệ Trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, gồm: Thứ nhất, tổ chức thực hiện xây dựng tổ chức bộ máy nhà trường. Thực hiện nhiệm vụ này, hiệu trưởng cần xây dựng, củng cố kiện toàn các tổ chức bộ môn, các đơn vị chức năng trong trường, xây dựng đội ngũ giáo viên, 44 nhân viên, trong đó quan trọng nhất là xây dựng đội ngũ giáo viên, các tổ bộ môn; thực hiện các khâu của công tác cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp quản lý cán bộ, viên chức. Thứ hai, tổ chức thực hiện các quyết nghị của hội đồng trường. Các nghị quyết của hội đồng nhà trường gồm: nghị quyết về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch và phương hướng phát triển của nhà trường; Nghị quyết về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; nghị quyết về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường; nghị quyết thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. Thứ ba, xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền. Thứ tư, thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường, trình cấp có thẩm quyền quyết định. Thứ năm, quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước. Thứ sáu, quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình của trường THPT và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh. Thứ bảy, quản lý tài chính, tài sản của nhà trường. Thứ tám, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường. 45 Thứ chín, chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các... Quảng Ninh 13 10 3 1 7 3 11 4 5 8 7 26 Vĩnh Phúc 11 7 4 3 5 1 8 3 5 6 11 1 27 Bắc Ninh 13 11 1 4 8 10 4 9 4 5 6 30 Hải Dương 21 16 5 10 9 15 5 1 7 14 13 6 33 Hưng Yên 12 9 3 6 2 4 10 5 7 5 4 4 34 Thái Bình 13 9 4 2 10 1 10 3 5 8 2 35 Hà Nam 15 13 2 1 13 10 1 1 14 11 2 36 Nam Định 22 18 4 7 5 13 1 3 19 15 3 37 Ninh Bình 19 13 6 6 8 5 13 4 7 12 8 Tổng số 139 106 32 40 67 14 100 29 2 0 49 90 74 0 24 Nguồn: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (tháng 01 năm 2016) Đảng viên Trình độ lý luận chính trị Trình độ quản lý giáo dục Trình độ chuyên môn Trình độ NN Cơ cấu đội tuổi Thành phần xuất thân Tôn giáo Phụ lục 14 TỔNG HỢP BỔ NHIỆM LẠI ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP NĂM 2015 Đơn vị tính: Người Mã Sở Tổng Giới tính Dân tộc sở GD - ĐT số Nam Nữ thiểu số Dưới 40 Từ 40 đến 49 Từ 50 đến 55 Từ 56 đến 60 Quân nhân Công nhân Nông dân CC, VC Khác Có đạo Không đạo 22 Quảng Ninh 3 2 1 3 3 0 3 26 Vĩnh Phúc 5 3 2 1 1 2 1 3 2 0 5 27 Bắc Ninh 3 2 1 1 1 1 1 2 0 3 30 Hải Dương 10 10 2 7 1 7 3 0 2 8 33 Hưng Yên 1 1 1 1 0 1 34 Thái Bình 4 3 1 2 2 1 3 0 4 35 Hà Nam 3 2 1 2 1 2 1 0 3 36 Nam Định 9 8 1 3 2 4 6 3 0 9 37 Ninh Bình 1 1 1 1 0 1 Tổng số 39 32 7 0 1 7 20 11 1 0 27 11 0 2 37 Mã Sở Tổng Trình độ sở GD - ĐT số Nam Nữ Sơ cấp Tr cấp Cao cấp Tổng số Thạc sĩ Cử nhân Tiến sĩ Ths Cử nhân SD 1 NN SD 1 TDT CNTT 22 Quảng Ninh 3 2 1 2 1 1 1 1 2 1 26 Vĩnh Phúc 5 3 2 1 3 3 2 3 3 1 27 Bắc Ninh 3 2 1 3 3 1 2 1 3 30 Hải Dương 10 10 4 4 1 9 1 4 6 7 1 33 Hưng Yên 1 1 1 1 1 34 Thái Bình 4 3 1 3 1 3 1 4 3 35 Hà Nam 3 2 1 3 3 3 2 36 Nam Định 9 8 1 2 4 2 7 3 4 5 5 1 37 Ninh Bình 1 1 1 1 1 Tổng số 39 32 7 7 24 5 31 6 1 0 13 26 21 0 6 Nguồn: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (tháng 01 năm 2016) Trình độ NNĐảng viên Trình độ lý luận chính trị Trình độ quản lý giáo dục Trình độ chuyên môn Cơ cấu đội tuổi Thành phần xuất thân Tôn giáo Phụ lục 15 BẢNG TỔNG HỢP CƠ CẤU ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP NĂM HỌC 2008-2009 Đơn vị tính: Người TỔNG THÀNH PHẦN XUẤT THÂN TÔN GIÁO SỐ Từ 56 Quân Công Nông Công Khác Theo Không HIỆU Nam Nữ Kinh Thiểu Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ đến nhân nhân dân chức, đạo theo TRƯỞNG số 60 v chức đạo 22 Quảng Ninh 8 5 3 8 1 3 2 2 4 4 8 26 Vĩnh Phúc 11 10 1 10 1 3 3 1 4 6 4 1 11 27 Bắc Ninh 5 5 5 3 2 3 2 5 30 Hải Dương 12 12 12 1 5 6 2 6 4 4 8 33 Hưng Yên 12 8 4 12 1 1 4 3 3 2 5 4 1 12 34 Thái Bình 9 9 9 3 5 1 1 5 2 1 9 35 Hà Nam 3 2 1 3 2 1 2 1 3 36 Nam Định 16 13 3 16 1 2 2 9 2 12 4 16 37 Ninh Bình 9 7 2 9 3 2 4 6 3 9 Tổng 9 sở 85 71 14 84 1 5 3 28 11 35 0 3 3 2 49 28 3 4 81 BẢNG TỔNG HỢP CƠ CẤU ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP NĂM HỌC 2010 -2011 TỔNG THÀNH PHẦN XUẤT THÂN TÔN GIÁO SỐ Từ 56 Quân Công Nông Công Khác Theo Không HIỆU Nam Nữ Kinh Thiểu Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ đến nhân nhân dân chức, đạo theo TRƯỞNG số 60 v chức đạo 22 Quảng Ninh 14 10 4 14 1 5 2 4 1 1 1 2 7 4 0 14 26 Vĩnh Phúc 17 12 5 16 1 2 3 5 4 2 1 10 5 1 17 27 Bắc Ninh 14 13 1 13 1 5 6 1 1 1 6 5 2 14 30 Hải Dương 21 19 2 21 9 1 8 1 2 3 11 6 1 5 16 33 Hưng Yên 18 13 5 18 1 7 2 6 1 1 2 9 5 2 18 34 Thái Bình 14 13 1 14 1 3 9 1 1 8 4 1 14 35 Hà Nam 7 6 1 5 2 2 1 2 2 4 1 0 7 36 Nam Định 29 25 4 28 1 1 7 1 13 2 4 1 19 7 2 29 37 Ninh Bình 16 13 3 13 3 3 1 7 2 1 1 10 4 1 16 Tổng 9 sở 150 124 26 149 1 9 4 44 13 59 8 13 5 10 84 41 10 5 145 Nguồn: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (tháng 01 năm 2016) Dưới 40 Từ 40-49 Từ 50-55 MÃ SỞ TÊN SỞ GIỚI TÍNH CƠ CẤU ĐỘ TUỔI DÂN TỘC MÃ SỞ TÊN SỞ GIỚI TÍNH CƠ CẤU ĐỘ TUỔI Dưới 40 Từ 40-49 Từ 50-55 DÂN TỘC Phụ lục 16 BẢNG TỔNG HỢP CƠ CẤU ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP NĂM HỌC 2012-2013 Đơn vị tính: Người TỔNG THÀNH PHẦN XUẤT THÂN TÔN GIÁO SỐ Từ 56 Quân Công Nông Công Khác Theo Không HIỆU Nam Nữ Kinh Thiểu Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ đến nhân nhân dân chức, đạo theo TRƯỞNG số 60 v chức đạo 22 Quảng Ninh 15 11 4 15 1 1 2 1 7 2 1 1 2 8 4 15 26 Vĩnh Phúc 18 13 5 17 1 2 3 4 5 1 2 1 11 5 1 18 27 Bắc Ninh 15 14 1 15 1 5 7 1 1 1 7 5 2 15 30 Hải Dương 29 25 4 29 2 8 3 12 1 3 1 3 14 9 2 6 23 33 Hưng Yên 21 15 6 21 1 5 3 9 2 1 2 10 8 1 1 20 34 Thái Bình 21 18 3 21 2 7 1 9 2 1 11 8 1 21 35 Hà Nam 13 11 2 13 5 1 2 5 1 2 6 5 13 36 Nam Định 36 30 6 36 2 1 7 2 18 3 3 1 25 9 1 36 37 Ninh Bình 20 15 5 20 3 2 3 1 8 2 1 1 2 11 5 1 20 Tổng 9 sở 188 152 36 187 1 16 7 41 17 80 12 15 6 12 103 58 9 7 181 BẢNG TỔNG HỢP CƠ CẤU ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP NĂM HỌC 2014-2015 TỔNG THÀNH PHẦN XUẤT THÂN TÔN GIÁO SỐ Từ 56 Quân Công Nông Công Khác Theo Không HIỆU Nam Nữ Kinh Thiểu Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ đến nhân nhân dân chức, đạo theo TRƯỞNG số 60 v chức đạo 22 Quảng Ninh 29 23 6 29 5 1 4 1 10 4 4 2 7 11 8 1 29 26 Vĩnh Phúc 18 14 4 17 1 2 2 3 2 3 6 1 8 9 18 27 Bắc Ninh 21 19 2 21 1 8 1 3 1 7 1 9 8 3 21 30 Hải Dương 40 35 5 40 4 1 8 2 14 2 9 2 3 20 14 1 5 35 33 Hưng Yên 25 20 5 25 0 1 2 2 11 2 7 3 12 10 25 34 Thái Bình 24 18 6 24 0 2 5 4 5 0 8 1 11 12 24 35 Hà Nam 21 17 4 21 7 1 3 1 5 2 2 3 10 8 21 36 Nam Định 41 34 7 41 2 2 9 3 9 2 14 1 27 13 41 37 Ninh Bình 24 18 6 24 4 2 4 1 4 3 6 1 4 12 6 1 24 Tổng 243 198 45 242 1 25 12 46 17 64 16 63 10 19 120 88 6 5 238 Nguồn: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (tháng 01 năm 2016) CƠ CẤU ĐỘ TUỔI Dưới 40 Từ 40-49 Từ 50-55 MÃ SỞ TÊN SỞ GIỚI TÍNH DÂN TỘC CƠ CẤU ĐỘ TUỔI Dưới 40 Từ 40-49 Từ 50-55 MÃ SỞ TÊN SỞ GIỚI TÍNH DÂN TỘC Phụ lục 17 BẢNG TỔNG HỢP TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP NĂM HỌC 2008-2009 Đơn vị tính: Người TRÌNH ĐỘ CM TRÌNH ĐỘ NN SỬ Tổng BD Tiến DỤNG số QL sĩ 1 ngoại 1 tiếng ĐƯỢC TRƯỞNG Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ QL Nam Nữ Nam Nữ ngữ dân tộc CNTT 22 Quảng Ninh 8 5 3 1 2 4 1 6 1 1 4 1 5 2 2 6 26 Vĩnh Phúc 11 9 1 1 3 1 1 6 6 3 7 1 4 1 5 27 Bắc Ninh 5 5 1 4 5 1 1 3 3 2 0 30 Hải Dương 12 12 4 7 9 1 8 6 6 0 33 Hưng Yên 12 8 3 3 1 2 1 3 2 9 3 2 4 4 3 4 1 2 3 34 Thái Bình 9 8 1 6 2 7 1 6 1 8 0 5 35 Hà Nam 3 2 1 2 1 2 2 2 1 2 2 36 Nam Định 16 13 3 5 4 3 13 2 1 1 9 1 1 12 2 6 10 37 Ninh Bình 9 7 2 2 1 2 1 3 7 1 6 2 5 2 3 4 Tổng 9 sở 85 69 13 17 2 31 9 13 3 64 10 3 3 0 48 0 20 5 51 9 19 1 35 BẢNG TỔNG HỢP TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP NĂM HỌC 2010-2011 TRÌNH ĐỘ CM TRÌNH ĐỘ NN SỬ Tổng BD Tiến DỤNG số QL sĩ 1 ngoại 1 tiếng ĐƯỢC TRƯỞNG Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ GD Nam Nữ Nam Nữ ngữ dân tộc CNTT 22 Quảng Ninh 14 10 4 4 2 6 2 12 3 1 8 1 1 9 3 2 10 26 Vĩnh Phúc 17 11 5 1 2 5 3 1 11 1 2 1 7 3 3 9 2 7 1 9 27 Bắc Ninh 14 13 1 3 1 10 13 4 1 8 8 1 5 0 1 2 30 Hải Dương 21 19 2 8 1 9 1 1 17 2 1 14 7 1 12 1 1 1 33 Hưng Yên 18 13 3 6 1 3 1 4 3 14 5 2 7 5 3 8 2 4 5 34 Thái Bình 14 12 1 1 10 1 2 11 1 10 1 1 12 0 7 35 Hà Nam 7 6 1 6 1 5 1 4 6 1 3 4 36 Nam Định 29 23 4 8 7 3 2 19 2 1 1 15 3 1 22 3 11 18 37 Ninh Bình 16 13 3 6 1 3 2 4 11 1 10 5 8 3 4 6 Tổng 9 sở 150 120 24 33 6 57 14 20 5 113 20 7 3 0 83 0 33 11 91 15 33 1 62 Nguồn: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (tháng 01 năm 2016) Thạc Đại Sử dụng cấp cấp cấp sĩ Nhân sĩ học TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐỘ QLGD Sơ Trung Cao Thạc Cử MÃ SỞ TÊN SỞ TỔNG SỐ HIỆU ĐẢNG VIÊN Nhân sĩ học TRÌNH ĐỘ QLGD Thạc Cử Thạc Đại cấp Cao cấp sĩ MÃ SỞ TÊN SỞ TỔNG SỐ HIỆU cấp Sử dụng ĐẢNG VIÊN TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Sơ Trung Phụ lục 18 BẢNG TỔNG HỢP TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP NĂM HỌC 2012-2013 Đơn vị tính: Người TRÌNH ĐỘ CM TRÌNH ĐỘ NN SỬ Tổng BD Tiến DỤNG số QL sĩ 1 ngoại 1 tiếng ĐƯỢC TRƯỞNG Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ GD Nam Nữ Nam Nữ ngữ dân tộc CNTT 22 Quảng Ninh 15 11 4 0 0 5 2 6 2 18 7 1 10 1 1 10 3 6 13 26 Vĩnh Phúc 18 12 5 6 2 5 3 2 11 1 2 8 4 3 9 2 9 1 10 27 Bắc Ninh 15 14 1 4 1 10 17 4 2 1 10 9 1 5 0 2 3 30 Hải Dương 29 25 4 12 2 12 2 1 28 4 2 1 21 11 1 14 3 1 1 33 Hưng Yên 21 15 4 6 1 5 2 4 3 18 7 2 9 6 4 9 2 4 7 34 Thái Bình 21 17 3 2 0 13 3 3 18 2 1 1 14 2 1 16 2 12 35 Hà Nam 13 11 2 1 0 10 2 12 1 1 10 1 10 2 5 7 36 Nam Định 36 30 6 21 3 7 3 2 23 2 1 1 19 5 1 25 5 12 21 37 Ninh Bình 20 15 5 6 1 4 3 5 1 16 2 1 13 6 9 5 5 9 Tổng 9 sở 188 150 34 58 10 71 20 23 6 161 30 12 3 2 114 0 45 12 107 24 44 1 83 BẢNG TỔNG HỢP TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP NĂM HỌC 2014-2015 TRÌNH ĐỘ CM TRÌNH ĐỘ NN SỬ Tổng BD Tiến DỤNG số QL sĩ 1 ngoại 1 tiếng ĐƯỢC TRƯỞNG Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ GD Nam Nữ Nam Nữ ngữ dân tộc CNTT 22 Quảng Ninh 29 23 6 11 2 8 3 20 8 1 11 1 6 2 16 4 12 17 26 Vĩnh Phúc 18 13 3 5 2 3 13 1 12 5 1 10 2 17 1 13 27 Bắc Ninh 21 18 2 13 1 17 5 2 1 9 13 2 6 10 4 30 Hải Dương 40 35 5 17 3 1 30 4 2 1 23 15 2 20 3 26 2 33 Hưng Yên 25 20 4 8 2 4 2 19 7 2 10 8 4 12 1 8 8 34 Thái Bình 24 18 6 1 14 4 3 19 2 1 2 14 2 3 16 3 14 35 Hà Nam 21 17 4 14 3 14 1 1 12 2 1 15 3 16 9 36 Nam Định 41 34 7 9 3 3 25 3 1 1 20 7 1 27 6 24 21 37 Ninh Bình 24 18 6 5 4 6 1 17 2 2 13 8 1 10 5 10 10 Tổng 243 196 43 1 0 96 24 28 6 174 32 12 3 3 124 1 66 17 132 27 123 1 98 Nguồn: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (tháng 01 năm 2016) Nhân sĩcấp cấp cấp sĩ Thạc Đại Sử dụng học TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐỘ QLGD Sơ Trung Cao Thạc Cử MÃ SỞ TÊN SỞ TỔNG SỐ HIỆU ĐẢNG VIÊN Thạc Đại Sử dụng cấp cấp cấp sĩ Nhân sĩ học TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐỘ QLGD Sơ Trung Cao Thạc CửMÃ SỞ TÊN SỞ TỔNG SỐ HIỆU ĐẢNG VIÊN Phụ lục 19 BẢNG TỔNG HỢP THÂM NIÊN TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC CỦA ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG Đơn vị tính: Người HIỆU TRƯỞNG Từ 1 đến Từ 6 đến Từ 11 đến Từ 16 đến Từ 20 đến Từ 1 đến Từ 6 đến Từ 11 đến Từ 16 đến Từ 20 đến 5 năm 10 năm 15 năm 20 năm 25 năm 5 năm 10 năm 15 năm 20 năm 25 năm Cả nước 465 138 35 504 374 166 35 20 Các tỉnh Đông Bắc 43 8 64 38 10 1 1 Các tỉnh Tây Bắc 49 10 6 14 42 13 3 1 Các tỉnh Bắc Trung Bộ 70 35 6 117 62 36 5 5 Các tỉnh Tây Nguyên 47 15 3 24 38 20 4 1 Các tỉnh ĐBS Cửu Long 101 28 8 105 77 44 8 5 Các tỉnh ĐBSH 45 12 89 38 12 2 2 Nguồn: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (tháng 01 năm 2016) NĂM HỌC 2014-2015NĂM HỌC 2008-2009 Phụ lục 20 XẾP LOẠI CHUẨN SỞ GIÁO DỤC Đơn vị tính: Người/ Tỷ lệ % LOẠI XUẤT SẮC LOẠI KHÁ LOẠI TRUNG BÌNH LOẠI KÉM SỐ TT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Quảng ninh 36 63,16 20 35,09 1 1,75 2 Vĩnh Phúc 28 77,7 8 22,3 3 Bắc Ninh 4 Hải Dương 5 Hưng Yên 21 80,76 4 15,38 1 3,86 6 Thái Bình 21 72,4 8 27,6 7 Hà Nam 20 74,1 5 18,5 2 0,74 8 Nam Định 34 61,82 21 38,18 9 Ninh Bình Nguồn: Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tháng 12 năm 2016) Phụ lục 21a PHIẾU HỎI Ý KIẾN Để có cơ sở đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập trong thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập trong giai đoạn hiện nay, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề nêu ra trong bảng hỏi dưới đây. Mỗi câu hỏi có những phương án lựa chọn khác nhau. Sau khi đọc câu hỏi và các phương án trả lời, đồng chí lựa chọn phương án trả lời nào thì đánh dấu X vào ô vuông bên phải của phương án đó. Các phương án còn lại để trống. Chúng tôi cam kết các thông tin của bảng hỏi chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Câu 1. Đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về vai trò của đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập? 1. Đặc biệt quan trọng 3. Quan trọng 2. Rất quan trọng 4. Ít quan trọng Câu 2. Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về chất lượng các mặt của đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập hiện nay? (Mỗi mặt đánh dấu 1 ô) Chất lượng TT Phẩm chất Tốt Khá Trung bình Hạn chế 1 Phẩm chất chính trị 2 Đạo đức, lối sống 3 Năng lực chuyên môn 4 Năng lực công tác Đảng, đoàn thể 5 Uy tín với cán bộ cấp dưới và giáo viên 6 Uy tín với nhân dân, phụ huynh và học sinh 7 Khả năng đoàn kết, tập hợp lực lượng 8 Quyết đoán, dám chịu trách nhiệm 9 Tiền phong gương mẫu 10 Đấu tranh chống các tiêu cực trong trường 11 Khả năng phát triển 12 Kết quả hoàn thành nhiệm vụ Câu 3. Xin ý kiến đồng chí về sự cần thiết nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập hiện nay? 1. Rất cần thiết 3. Ít cần thiết 2. Cần thiết 4. Không cần thiết Câu 4. Theo đồng chí, nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập bao gồm những nội dung nào? T T Nội dung Đồng ý Không đồng ý 1 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về số lượng 2 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về cơ cấu độ tuổi 3 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về cơ cấu giới tính 4 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về cơ cấu dân tộc, tôn giáo 5 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về trình độ chuyên môn 6 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về cơ cấu vùng, miền 7 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về phẩm chất 8 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về năng lực quản lý, điều hành công việc của trường 9 Nội dung khác (ghi rõ)............................................. Câu 5. Đồng chí cho biết mức độ cần thiết thực hiện các nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập? Mức độ T T Nội dung Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết 1 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về số lượng 2 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về cơ cấu độ tuổi 3 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về cơ cấu giới tính 4 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về cơ cấu dân tộc, tôn giáo 5 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về trình độ chuyên môn 6 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về cơ cấu vùng, miền 7 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về phẩm chất 8 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về năng lực quản lý, điều hành công việc của trường 9 Nội dung khác (ghi rõ)................................ Câu 6. Đồng chí cho biết ý kiến của mình về mức độ thực hiện các nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập hiện nay? Chất lượng T T Nội dung Tốt khá Trung bình Hạn chế 1 Về bảo đảm số lượng 2 Về bảo đảm cơ cấu độ tuổi 3 Về bảo đảm cơ cấu giới tính 4 Về bảo đảm cơ cấu dân tộc, tôn giáo 5 Về nâng cao trình độ chuyên môn 6 Về bảo đảm cơ cấu vùng, miền 7 Nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống 8 Nâng cao năng lực quản lý, điều hành công việc của trường 9 Nội dung khác: (ghi rõ).............................. Câu 7. Đồng chí cho biết ý kiến của mình về thực hiện những công việc dưới đây đối với đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập hiện nay? Mức độ TT Yêu cầu Tốt Khá Trung bình Hạn chế 1 Đánh giá chung 2 Về cụ thể hóa tiêu chuẩn hiệu trưởng trường THPT công lập 3 Về xác định cơ cấu đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập 4 Về tạo nguồn và xây quy hoạch hiệu trưởng trường THPT công lập 5 Về đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển hiệu trưởng trường THPT công lập 6 Về bố trí, sử dụng, quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật hiệu trưởng trường THPT công lập 7 Về phát huy vai trò, trách nhiệm tham gia của các tổ chức trong HTCT, các tổ chức có liên quan, tăng cường và sự chỉ đạo, tạo thuận lợi của các ban, bộ, đoàn thể ở Trung ương đối với các tỉnh ủy về công tác cán bộ. Câu 8. Theo đồng chí, những nội dung nào sau đây cần tập trung thực hiện để nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập? T T Những việc cần làm Đồng ý Không ý kiến 1 Cụ thể hóa tiêu chuẩn hiệu trưởng trường THPT công lập giai đoạn hiện nay 2 Xác định cơ cấu đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập 3 Tạo nguồn và xây dựng quy hoạch hiệu trưởng trường THPT công lập 4 Đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển hiệu trưởng trường THPT công lập và việc tự học tập, tự rèn luyện của hiệu trưởng trường THPT công lập 5 Bố trí, sử dụng, quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật hiệu trưởng trường THPT công lập và thực hiện chính sách cán bộ 6 Phát huy vai trò, trách nhiệm tham gia của các tổ chức trong HTCT, các tổ chức có liên quan, tăng cường sự chỉ đạo, tạo thuận lợi của các ban, bộ, các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương đối với các tỉnh ủy về công tác cán bộ. 7 Những việc khác (ghi rõ)................................................. Câu 9. Theo đồng chí, những yếu tố chủ yếu nào dưới đây hạn chế việc nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập? TT Nguyên nhân Đồng ý Không ý kiến 1 Nhận thức của một số tỉnh ủy, cán bộ chủ chốt tỉnh về vai trò, những nội dung chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập trong điều kiện hiện nay còn nhiều điểm chưa sâu sắc 2 Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức, cán bộ, nhất là ở ban tổ chức tỉnh ủy còn hạn chế, bất cập. 3 Một bộ phận không nhỏ hiệu trưởng trường THPT công lập ở ĐBSH chưa thường xuyên tự giác tu dưỡng, rèn luyện bản thân để đáp ứng tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. 4 Vai trò của các tổ chức trong HTCT trên địa bàn tỉnh nhất là ở cấp tỉnh và cấp huyện đối với việc xây dựng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập ở nhiều nơi chưa được phát huy mạnh mẽ để đạt kết quả cao. 5 Việc nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập trong điều kiện hiện nay là vấn đề rất mới và rất khó; một số chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ còn chưa được hướng dẫn cụ thể 6 Yếu tố khác (ghi rõ)....................................................... Câu 10. Theo đồng chí để nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện những giải pháp nào dưới đây? TT Giải pháp Đồng ý Không ý kiến 1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ban thường vụ tỉnh uỷ, tỉnh ủy, các cấp ủy, cán bộ, đảng viên về nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập 2 Tiếp tục cụ thể hoá tiêu chuẩn hiệu trưởng trường THPT công lập làm cơ sở tiến hành các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập 3 Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ, tạo chuyển mạnh mẽ về cơ cấu đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập ngay trong công tác quy hoạch cán bộ 4 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và tăng cường luân chuyển, quản lý, đánh giá, kiểm tra, giám sát và thực hiện chính sách cán bộ đối với hiệu trưởng trường THPT công lập 5 Phát huy vai trò các tổ chức của hệ thống chính trị, nhân dân và từng cán bộ trong nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập 6 Nâng cao chất lượng ban thường vụ tỉnh ủy, tranh thủ sự chỉ đạo và tạo thuận lợi của các ban, bộ, đoàn thể ở Trung ương đối với công tác cán bộ của các tỉnh 7 Giải pháp khác (ghi rõ).................................................. Xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân Chức vụ: .................................................................................................. a) Giới tính: Nam  Nữ:  b) Tuổi: Dưới 40 tuổi ; Từ 40 – 49 tuổi ; Từ 50 tuổi trở lên ; c) Trình độ học vấn và chuyên môn: Trung cấp, Cao đẳng ; Đại học ; Trên đại học ; d) Cơ quan, tổ chức làm việc: Cơ quan Đảng ; Đoàn thể chính trị - xã hội  Cơ quan đơn vị sự nghiệp ; Cơ quan, đơn vị khác  Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Đồng chí! Phụ lục 21b KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THỜI GIAN QUA (Số phiếu hỏi ý kiến phát ra 500, thu về 498 phiếu) Kết quả TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Số lượng 498 100 Nam 236 47,39 1 Giới tính Nữ 262 52,61 Số lượng 498 100 Dưới 40 122 24,50 Từ 40 đến 49 158 31,73 2 Tuổi Trên 50 218 43,77 Số lượng 498 100 Trung cấp, Cao đẳng 63 12,65 Đại học 366 73,50 3 Trình độ học vấn và chuyên môn Trên Đại học 69 13,85 Số lượng 498 100 Cơ quan Đảng 108 21,69 Cơ quan đơn vị sự nghiệp 285 57,23 Đoàn thể chính trị-xã hội 49 9,84 4 Cơ quan, tổ chức làm việc Cơ quan, đơn vị khác 56 11,24 Câu 1. Vai trò của đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập: TT Mức độ Đồng ý Ghi chú 1 Đặc biệt quan trọng 42,97 2 Rất quan trọng 38,55 3 Quan trọng 17,87 4 Ít quan trọng 0,60 Câu 2. Chất lượng các mặt của đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập hiện nay: Chất lượng TT Phẩm chất Tốt Khá Trung bình Hạn chế 1 Phẩm chất chính trị 41,97 39,76 17,47 0,80 2 Đạo đức, lối sống 36,34 38,15 21,69 3,82 3 Năng lực chuyên môn 44,38 46,99 8,63 0,00 4 Năng lực công tác Đảng, đoàn thể 24,91 45,38 23,69 6,02 5 Uy tín với cán bộ cấp dưới và giáo viên 30,32 33,54 35,14 1,00 6 Uy tín với nhân dân, phụ huynh và học sinh 26,10 25,10 41,57 7,23 7 Khả năng đoàn kết, tập hợp lực lượng 28,31 37,35 30,32 4,02 8 Quyết đoán, dám chịu trách nhiệm 25,50 38,35 28,92 7,23 9 Tiền phong gương mẫu 26,31 36,55 30,92 6,22 10 Đấu tranh chống các tiêu cực trong trường 19,28 23,09 41,97 15,66 11 Khả năng phát triển 41,37 32,53 24,90 1,20 12 Kết quả hoàn thành nhiệm vụ 21,69 18,47 52,81 7,03 Câu 3. Sự cần thiết nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập hiện nay: TT Mức độ Đồng ý Ghi chú 1 Rất cần thiết 33,13 2 Cần thiết 54,22 3 Ít cần thiết 12,45 4 Không cần thiết 0,20 Câu 4. Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập bao gồm những nội dung dưới đây: T T Nội dung Đồng ý Không ý kiến 1 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về số lượng 77,11 22.89 2 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về cơ cấu độ tuổi 78,71 21,29 3 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về cơ cấu giới tính 60,64 39,36 4 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về cơ cấu dân tộc, tôn giáo 56,02 43,98 5 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về trình độ chuyên môn 79,12 20,88 6 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về cơ cấu vùng, miền 56,63 43,37 7 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về phẩm chất 86,75 13,25 8 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về năng lực quản lý, điều hành công việc của trường 88,96 11,04 9 Nội dung khác (ghi rõ)......................................... 0,20 99,80 Câu 5. Mức độ cần thiết thực hiện các nội dung dưới đây để nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập giai đoạn hiện nay: Mức độ TT Nội dung Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết 1 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về số lượng 48,59 33,74 17,67 0,00 2 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về cơ cấu độ tuổi 50,60 34,94 14,46 0,00 3 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về cơ cấu giới tính 24,10 26,30 49,40 0,20 4 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về cơ cấu dân tộc, tôn giáo 20,48 26,10 52,81 0,61 5 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về trình độ chuyên môn 51,81 33,73 14,46 0,00 6 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về cơ cấu vùng, miền 15,66 29,32 54,22 0,80 7 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về phẩm chất 67,47 19,28 13,25 0,00 8 Nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập về năng lực quản lý, điều hành công việc của trường 51,41 34,14 14,45 0,00 9 Nội dung khác (ghi rõ).............. 0,00 0,00 0,00 0,00 Câu 6. Mức độ thực hiện các nội dung dưới đây để nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập giai đoạn hiện nay: Chất lượng TT Nội dung Tốt khá Trung bình Hạn chế 1 Về bảo đảm số lượng 20,28 31,33 32,33 16,06 2 Về bảo đảm cơ cấu độ tuổi 30,52 33,34 11,24 24,90 3 Về bảo đảm cơ cấu giới tính 24,50 33,73 21,29 20,48 4 Về bảo đảm cơ cấu dân tộc, tôn giáo 13,65 19,68 55,43 11,24 5 Về nâng cao trình độ chuyên môn 29,32 53,41 12,05 5,22 6 Về bảo đảm cơ cấu vùng, miền 19,28 6,22 51,21 23,29 7 Nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống 22,49 23,29 48,59 5,63 8 Nâng cao năng lực quản lý, điều hành công việc của trường 21,29 28,71 30,72 19,28 9 Nội dung khác: (ghi rõ) 0,00 0,00 0,00 0,00 Câu 7. Mức độ thực hiện những công việc dưới đây đối với đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập giai đoạn hiện nay: Mức độ TT Yêu cầu Tốt Khá Trung bình Hạn chế 1 Về cụ thể hóa tiêu chuẩn hiệu trưởng trường THPT công lập 21,28 27,71 46,99 4,02 2 Về xác định cơ cấu đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập 15,66 22,89 43,78 17,67 3 Về tạo nguồn và xây quy hoạch hiệu trưởng trường THPT công lập 31,33 32,93 34,74 1,00 4 Về đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển hiệu trưởng trường THPT công lập 20,08 21,29 52,61 6,02 5 Về bố trí, sử dụng, quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật hiệu trưởng trường THPT công lập 24,89 33,34 39,56 2,21 6 Về phát huy vai trò, trách nhiệm tham gia của các tổ chức trong HTCT, các tổ chức có liên quan, tăng cường và sự chỉ đạo, tạo thuận lợi của các ban, bộ, đoàn thể ở Trung ương đối với các tỉnh ủy về công tác cán bộ. 20,88 26,91 44,98 7,23 7 Đánh giá chung 13,65 23,49 50,41 12,45 Câu 8. Những nội dung sau đây cần tập trung thực hiện để nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập giai đoạn hiện nay: TT Những việc cần làm Đồng ý Không ý kiến 1 Cụ thể hóa tiêu chuẩn hiệu trưởng trường THPT công lập giai đoạn hiện nay 67,07 32,93 2 Xác định cơ cấu đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập 55,82 44,18 3 Tạo nguồn và xây dựng quy hoạch hiệu trưởng trường THPT công lập 64,26 35,74 4 Đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển hiệu trưởng trường THPT công lập và việc tự học tập, tự rèn luyện của hiệu trưởng trường THPT công lập 72,29 27,71 5 Bố trí, sử dụng, quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật hiệu trưởng trường THPT công lập và thực hiện chính sách cán bộ 57,43 42,57 6 Phát huy vai trò, trách nhiệm tham gia của các tổ chức trong HTCT, các tổ chức có liên quan, tăng cường sự chỉ đạo, tạo thuận lợi của các ban, bộ, các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương đối với các tỉnh ủy về công tác cán bộ. 53,82 46,18 7 Những việc khác (ghi rõ)............................................... 0,00 0,00 Câu 9. Những yếu tố chủ yếu dưới đây hạn chế việc nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập giai đoạn hiện nay: T T Nguyên nhân Đồng ý Không ý kiến 1 Nhận thức của một số tỉnh ủy, cán bộ chủ chốt tỉnh về vai trò, những nội dung chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập trong điều kiện hiện nay còn nhiều điểm chưa sâu sắc 67,07 32,93 2 Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức, cán bộ, nhất là ở ban tổ chức tỉnh ủy còn hạn chế, bất cập. 49,40 50,60 3 Một bộ phận không nhỏ hiệu trưởng trường THPT công lập ở ĐBSH chưa thường xuyên tự giác tu dưỡng, rèn luyện bản thân để đáp ứng tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. 51,87 48,13 4 Vai trò của các tổ chức trong HTCT trên địa bàn tỉnh nhất là ở cấp tỉnh và cấp huyện đối với việc xây dựng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập ở nhiều nơi chưa được phát huy mạnh mẽ để đạt kết quả cao. 65,26 34,74 5 Việc nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập trong điều kiện hiện nay là vấn đề rất mới và rất khó; một số chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ còn chưa được hướng dẫn cụ thể 44,18 55,82 6 Yếu tố khác (ghi rõ)....................................................... 0,00 0,00 Câu 10. Để nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện những giải pháp dưới đây: TT Giải pháp Đồng ý Không ý kiến 1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ban thường vụ tỉnh uỷ, các cấp ủy, cán bộ, đảng viên về nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập 84,30 15,70 2 Tiếp tục cụ thể hoá tiêu chuẩn hiệu trưởng trường THPT công lập làm cơ sở tiến hành các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập 67,47 32,53 3 Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ, tạo chuyển mạnh mẽ về cơ cấu đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập ngay trong công tác quy hoạch cán bộ 79,52 20,48 4 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và tăng cường luân chuyển, quản lý, đánh giá, kiểm tra, giám sát và thực hiện chính sách cán bộ đối với hiệu trưởng trường THPT công lập 82,33 17,67 5 Phát huy vai trò các tổ chức của hệ thống chính trị, nhân dân và từng cán bộ trong nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập 73,90 26,10 6 Nâng cao chất lượng ban thường vụ tỉnh ủy, tranh thủ sự chỉ đạo và tạo thuận lợi của các ban, bộ, đoàn thể ở Trung ương đối với công tác cán bộ của các tỉnh 72,09 27,91 7 Giải pháp khác (ghi rõ)............................................... 0,00 0,00

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chat_luong_doi_ngu_hieu_truong_truong_trung_hoc_pho.pdf
  • pdftom tat tieng anh.pdf
  • pdftom tat tieng viet.pdf
  • pdfTrang thong tin Viet-Anh (Nguyen Duc Nhuan).pdf
Tài liệu liên quan