Luận án Di dân tự do nông thôn - Đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội

Tài liệu Luận án Di dân tự do nông thôn - Đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội, ebook Luận án Di dân tự do nông thôn - Đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội

doc200 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Di dân tự do nông thôn - Đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đinh Quang Hà MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DI DÂN, DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VỚI LĨNH VỰC TRẬT TỰ XÃ HỘI 9 1.1. Nghiên cứu về di dân trên thế giới 9 1.2. Nghiên cứu về di dân ở Việt Nam, thành phố Hà Nội 15 1.3. Nghiên cứu về di dân nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội 28 1.4. Một số vấn đề cơ bản luận án tập trung nghiên cứu 33 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI 38 2.1. Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội 38 2.2. Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội 48 2.3. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về di dân, về trật tự xã hội 63 Chương 3: THỰC TRẠNG DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 70 3.1. Tình hình di dân tự do nông thôn - đô thị và trật tự xã hội ở Hà Nội hiện nay 70 3.2. Thực trạng di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội hiện nay 81 3.3. Yếu tố tác động di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội hiện nay 96 Chương 4: VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ ĐẾN TRẬT TỰ XÃ HỘI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 122 4.1. Vấn đề đặt ra từ thực trạng di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội hiện nay 122 4.2. Một số giải pháp cơ bản khắc phục tác động tiêu cực của di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội hiện nay 132 KẾT LUẬN 153 KHUYẾN NGHỊ 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161 PHỤ LỤC  DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ANQG An ninh quốc gia DDTD Di dân tự do QLHC Quản lý hành chính TTATGT Trật tự an toàn giao thông TTATXH Trật tự an toàn xã hội TTCC Trật tự công cộng TTĐT Trật tự đô thị TTXH Trật tự xã hội  DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 3.1: GDP bình quân đầu người của Hà Nội và cả nước 2000 - 2010 73 Bảng 3.2: Tỷ lệ và số lượng người di cư đến Hà Nội qua các năm 76 Bảng 3.3: Việc làm của những người di dân tự do nông thôn - đô thị trên địa bàn Hà Nội 88 Bảng 3.4: Kết quả đấu tranh, triệt phá tệ nạn xã hội của Công an Thành phố Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2013 92 Bảng 3.5: Những hành vi thường bị dụ dỗ, lôi kéo của người di dân tự do trong thời gian làm ăn, sinh sống tại Hà Nội 93 Bảng 3.6: Hành vi phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội của người di dân tự do nông thôn - đô thị trong thời gian sinh sống, làm ăn ở Hà Nội 94 Bảng 3.7: Quãng thời gian di dân ra Hà Nội của di dân tự do nông thôn - đô thị 100 Bảng 3.8: Mức độ vi phạm quy định giao thông đô thị tính theo quãng thời gian tính từ khi bắt đầu ra Hà Nội làm ăn sinh sống của di dân tự do nông thôn - đô thị 101 Bảng 3.9: Hình thức phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội của di dân tự do nông thôn - đô thị theo việc làm 118  DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Trang Biểu đồ 3.1: Những lỗi vi phạm thường mắc phải của người di dân tự do nông thôn - đô thị ở Hà Nội 84 Biểu đồ 3.2: Thời gian làm ăn sinh sống của người di cư tự do nông thôn - đô thị trên địa bàn Hà Nội 97 Biểu đồ 3.3: Hình thức, mức độ phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội của người di dân tự do nông thôn - đô thị 102 Biểu đồ 3.4: Hình thức, mức độ phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội của di dân tự do nông thôn - đô thị ở Hà Nội theo hình thái di dân 103 Biểu đồ 3.5: Hình thức, mức độ phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội của di dân tự do nông thôn - đô thị theo giới tính 107 Biểu đồ 3.6: Hình thức, mức độ vi phạm quy định về quản lý hành chính của di dân tự do nông thôn - đô thị theo lứa tuổi 110 Biểu đồ 3.7: Hình thức, mức độ phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội của di dân tự do nông thôn - đô thị theo độ tuổi 111 Biểu đồ 3.8: Hình thức, mức độ vi phạm quy định về quản lý hành chính của di dân tự do nông thôn - đô thị theo trình độ học vấn 112 Biểu đồ 3.9: Hình thức phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội của di dân tự do nông thôn - đô thị theo trình độ học vấn 114 Biểu đồ 3.10: Hành vi vi phạm quản lý hành chính đô thị của di dân tự do nông thôn - đô thị theo việc làm 116 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Di dân là một hiện tượng xã hội phổ biến, mang tính quốc gia và quốc tế. Di dân diễn ra trong phạm vi không gian, thời gian với hình thái cụ thể khác nhau. Có di dân nội vùng, nội địa, có di dân quốc tế; di dân tự do và di dân có tổ chức, có kế hoạch. Trong các dòng di dân đó có di dân tự do nông thôn - đô thị. Trong những năm gần đây, cũng như một số thành phố khác trên đất nước ta, thành phố Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng người di dân tự do đến tìm kiếm việc làm, sinh sống nhiều nhất. Theo kết quả Tổng điều tra dân số, trong 10 năm (1999-2009), dân số Hà Nội tăng bình quân hàng năm 2,11%, cao hơn mức tăng trung bình của cả nước (1,2%). Trong 5 năm gần đây, tỷ suất nhập cư của Hà Nội là 65,3%, tỷ suất xuất cư là 15,5%. Như vậy, Hà Nội là một trong những thành phố có tỷ suất nhập cư cao trong nước (Đồng Nai 68,4%; Thành phố Hồ Chí Minh 116,0%) [102]. Dân di cư tự do đến khu vực nội thành Hà Nội chủ yếu từ vùng nông thôn của Hà Nội và vùng nông thôn của các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Họ gồm đủ các lứa tuổi, thành phần xã hội, nghề nghiệp, trình độ học vấn; làm đủ nghề tùy thuộc vào năng lực, sức khỏe, thói quen, truyền thống của địa phương và mạng quan hệ xã hội của mỗi người, nhóm người di cư. Di dân tự do tạo áp lực lớn về các vấn đề kinh tế - xã hội ở khu vực nội thành Hà Nội. Di dân tự do làm gia tăng đột biến về dân số cơ học, về cơ cấu dân cư, tạo những áp lực về việc làm, chỗ ở, giao thông, an sinh xã hội,... Có nghiên cứu cho rằng, những người di dân tự do gây khó khăn cho công tác quản lý hành chính, quản lý con người, gây nên những khó khăn trong đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm; là một yếu tố gây nên sự nhức nhối, bức xúc trong xã hội đô thị, gia tăng sự mất ổn định về trật tự xã hội. Nhằm đảm bảo trật tự xã hội, trong những năm vừa qua, cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội và cơ quan công an các cấp của Hà Nội đã tích cực, chủ động lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành công tác quản lý người di cư tự do đến khu vực nội thành, tạo điều kiện cho họ về việc làm và ổn định sinh hoạt, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm trật tự xã hội. Nhìn chung, người dân di cư tự do đến khu vực nội thành đã chấp hành các quy định của Thành phố, của các quận, phường; tình hình vi phạm trật tự xã hội trong những người di cư tự do có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, công tác quản lý dân di cư tự do từ nông thôn đến khu vực nội thành còn nhiều bất cập; tình hình vi phạm trật tự xã hội trong người di cư tự do từ nông thôn đến khu vực nội thành còn có những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, cần có những lời giải thỏa đáng. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội đô thị trước xu hướng gia tăng di dân tự do nông thôn - đô thị cần phải triển khai nghiên cứu để trả lời các câu hỏi: Hiện trạng di dân tự do nông thôn - đô thị diễn ra trên địa bàn thành phố Hà Nội như thế nào? Di dân tự do nông thôn - đô thị tác động đến trật tự xã hội ở Hà Nội như thế nào (mức độ, quy mô, tính chất? Loại hình (hình thái) di dân tự do nông thôn - đô thị nào tác động nhiều, mạnh đến trật tự xã hội ở thành phố Hà Nội hiện nay? Nhóm nhân khẩu dân di cư tự do nông thôn - đô thị nào ảnh hưởng nhiều, mạnh đến trật tự xã hội ở thành phố Hà Nội hiện nay? Từ những câu hỏi nêu trên, chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài: “Di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội”. Vấn đề nghiên cứu là một trong những nội dung nghiên cứu của xã hội học, nhất là chuyên ngành xã hội học đô thị, xã hội học quản lý. Với lý thuyết, cách tiếp cận và phương pháp xã hội học cho phép tìm được các dữ liệu khoa học - thực tiễn để trả lời các câu hỏi trên. Trên thực tế, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu sâu, hệ thống về di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cơ bản nhằm hạn chế tác động tiêu cực của di dân tự do nông thôn - đô thị đến trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ một số vấn đề lý luận về di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội. - Khảo sát, đánh giá thực trạng về di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. - Phân tích những yếu tố tác động, xác định những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm hạn chế tác động tiêu cực của di dân tự do nông thôn - đô thị đến trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Di dân tự do nông thôn - đô với trật tự xã hội ở đô thị hiện nay. 3.2. Khách thể nghiên cứu - Người dân nông thôn di cư tự do đến các quận nội thành thành phố Hà Nội. - Cán bộ công an các phường nội thành thành phố Hà Nội. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu tương quan giữa di dân tự do nông thôn - đô thị với công tác quản lý đô thị, trật tự giao thông, tội phạm và các tệ nạn xã hội. Trong các nhóm di dân tự do nông thôn - đô thị, luận án chỉ nghiên cứu nhóm di dân tạm thời và di dân mùa vụ, trong đó di dân mùa vụ hàm chứa di dân con lắc, không nghiên cứu nhóm di dân tự do nông thôn - đô thị đã đăng ký hộ khẩu thường trú tại các quận nội thành Hà Nội. - Phạm vi về không gian nghiên cứu. Các quận nội thành (nơi dân di cư tự do đến): Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2001 đến 2012; thời điểm khảo sát thực tiễn: năm 2013. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận, phương pháp luận - Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trong phân tích di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở đô thị. Di dân tự do nông thôn - đô thị và trật tự xã hội ở đô thị là hiện thực xã hội, thuộc về tồn tại xã hội. Hoạt động quản lý xã hội đô thị thuộc về kiến trúc thượng tầng. Quản lý xã hội đô thị chỉ hiệu quả nếu đánh giá đúng hiện thực di dân tự do nông thôn - đô thị và những hành vi vi phạm trật tự xã hội đô thị của nhóm xã hội di dân tự do nông thôn - đô thị. - Luận án quán triệt, vận dụng quan điểm, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước ta về di cư, trật tự xã hội, an sinh xã hội để phân tích di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở đô thị. - Luận án ứng dụng lý thuyết xã hội học về sai lệch xã hội và mạng lưới xã hội, lý thuyết về di dân trong nghiên cứu về di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở đô thị. Các lý thuyết cụ thể: Lý thuyết về sai lệch chuẩn mực xã hội. Vận dụng lý thuyết về sai lệch chuẩn mực xã hội để phân tích hiện tượng vi phạm trật tự xã hội của người dân di cư tự do từ khu vực nông thôn đến khu vực nội thành Hà Nội hiện nay. Lý thuyết hút - đẩy của Everetts Lee (1966). Vận dụng lý thuyết hút - đẩy để nhận diện các yếu tố tác động di dân tự do từ nông thôn đến khu vực nội thành Hà Nội; trên cơ sở đó tìm hiểu, phân tích di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Lý thuyết về mạng lưới xã hội. Vận dụng lý thuyết mạng lưới xã hội để phân tích hiện tượng di dân tự do nông thôn - đô thị; phân tích hiện trạng di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Tiến hành thu thập, phân tích các tài liệu, số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án, gồm: - Thu thập, phân tích số liệu, tài liệu về di dân tự do từ nông thôn đến khu vực nội thành Hà Nội, từ năm 2001 đến 2012. - Thu thập, phân tích các báo cáo về tình hình trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2001 đến 2012; tập trung chủ yếu từ năm 2006 đến năm 2012. Các báo cáo được thu thập chủ yếu từ cơ quan công an thành phố Hà Nội và một số quận huyện. 4.2.2. Phỏng vấn sâu - 20 cán bộ, công an phường các quận nội thành Hà Nội. Trong đó, phỏng vấn 15 công an khu vực, những người trực tiếp quản lý nhân khẩu và trật tự xã hội ở cơ sở tổ dân phố, đường phố; 5 cán bộ công an cấp sở, phòng. - 20 người dân di cư tự do từ nông thôn đang làm ăn sinh sống tại chợ đầu mối Long Biên, bến xe Lương Yên và trên đường phố quận nội thành. 4.2.3. Điều tra bằng phiếu - Điều tra bằng phiếu đối với 400 người dân nông thôn di cư đến các quận nội thành thành phố Hà Nội. - Cách thức lấy mẫu: mỗi quận chọn 3-5 người dân ở khu vực nông thôn di dân tự do đang có việc làm tại các quận nội thành Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Số người này do cán bộ tổ dân phố, chủ nhà trọ có đông người di dân tự do tạm trú giới thiệu để làm điểm khởi đầu điều tra. Sau đó, từ sự giới thiệu của những người điều tra ban đầu tiến hành gặp và điều tra đủ theo số lượng dự định điều tra. Cụ thể: + Điều tra ở quận Hoàn Kiếm 120 người; quận Ba Đình 80 người; quận Đống Đa 100 người; quận Hai Bà Trưng 100 người. + Số lượng phiếu được xử lý 376 (24 phiếu không chứa đủ thông tin, không được xử lý). - Cơ cấu mẫu điều tra: + Về giới tính: Nam 181 người, chiếm 48,13%, nữ 195 người, chiếm 51,86%. + Về độ tuổi: Dưới 25 tuổi 30 người, chiếm 8,0%; 26 tuổi đến 30 tuổi 236 người, chiếm 62,8%; từ 31 tuổi đến 35 tuổi 83 người, chiếm 22,1%; từ 36 tuổi đến 40 tuổi 23 người chiếm 6,1%; từ 41tuổi đến 45 tuổi 2 người chiếm 0,5%; trên 45tuổi 2 người, chiếm 0,5%. + Về trình độ học vấn: Tiều học 116 người, chiếm 30,85%; trung học cơ sở 114 người, chiếm 30,31%; trung học phổ thông 80 người, chiếm 21,27%; trung cấp 57 người, chiếm 15,15%; cao đẳng, đại học 9 người chiếm 2,39. + Về việc làm khi ra Hà Nội làm ăn, sinh sống: Không có việc cố định 97 người, chiếm 25,79%; xe ôm 75 người, chiếm 19,94%; thợ xây dựng 42 người, chiếm 11,17%; bán hàng rong 37 người, chiếm 9,84%; bốc vác 36 người, chiếm 9,57%; giúp việc 33 người, chiếm 8,8%; thu gom phế thải 22 người, chiếm 5,9%; tham gia chợ lao động 34 người chiếm 9,04%. + Quãng thời gian di dân tự do ra Hà Nội làm ăn sinh sống: dưới 1 năm 27 người, chiếm 7,2%; 1-5 năm 222 người, chiếm 59,0%; 10 năm 60 người, chiếm 16,0%; 15 năm 22 người, chiếm 5,9%; trên 15 năm 32 người, chiếm 8,6%; không rõ 13 người, chiếm 3,5%. + Về địa phương di dân (nơi đi): Người di dân tự do tới Hà Nội vẫn chủ yếu là người từ ngoại thành, các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, một vài tỉnh thuộc vùng núi phía bắc (Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Sơn la) và khu 4 cũ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình). Các tỉnh có số lượng cao: Hà Tĩnh 9,1%, Nghệ An 8,0%, Ninh Bình 6,6%, Nam Định 5,3%, Bắc Ninh 4,1%, Phú Thọ 4,0%, Hải Phòng 3,7%. Người di dân tự do thuộc khu vực ngoại thành gồm đủ các huyện của Hà Nội, Hà Tây cũ: Đông Anh, Thanh Trì, Ba Vì, Phú Xuyên, Mỹ Đức, với số lượng khá đồng đều. 5. Giả thuyết nghiên cứu, biến số, khung phân tích 5.1. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết thứ nhất: Di dân tự do nông thôn - đô thị làm gia tăng xung đột về trật tự xã hội ở khu vực nội thành thành phố Hà Nội hiện nay. Giả thuyết thứ hai: Đặc điểm nhân khẩu (giới tính, lứa tuổi, học vấn), của di dân tự do nông thôn - đô thị chi phối đến mức độ, tính chất hành vi vi phạm trật tự xã hội đô thị của nhóm xã hội này. Giả thuyết thứ ba: Việc làm, hình thái di dân tự do nông thôn - đô thị chi phối đến mức độ, tính chất hành vi vi phạm trật tự xã hội đô thị của nhóm xã hội này. 5.2. Biến số Biến độc lập: Giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn, việc làm, hình thái di của dân di cư tự do nông thôn - đô thị. Biến phụ thuộc: Đăng ký nhân khẩu, hộ khẩu; Trật tự, an toàn giao thông đô thị; Tội phạm và tệ nạn xã hội của dân di cư tự do nông thôn - đô thị. Biến can thiệp: Điều kiện kinh tế - xã hội địa phương xuất cư và nhập cư; Quan điểm, chính sách, quy định về di dân, quản lý di dân tự do của Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội. 5.3. Khung phân tích Hình thái di dân tự do Giới tính, độ tuổi, học vấn người di dân tự do Việc làmcủa người di dân tự do Di dân tự do nông thôn - đô thị Đăng ký nhân khẩu, hộ khẩu Trật tự, an toàn giao thông Tội phạm, tệ nạn xã hội Điều kiện kinh tế - xã hội địa phương xuất, nhập cư Giải pháp Chủ trương, chính sách, quy định về di cư, quản lý di dân tự do 6. Điểm mới, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Nghiên cứu di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội là nội dung xã hội học về di cư, di dân, xã hội học đô thị và quản lý đô thị, xã hội học quản lý trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, mở cửa, hội nhập quốc tế. - Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện các quy định và cách thức quản lý dân cư nói chung, quản lý dân di cư tự do nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học - thực tiễn cho ngành công an trong việc xác định nội dung, phương thức quản lý, giữ gìn trật tự xã hội đô thị; đấu tranh có hiệu quả với tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định xã hội cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. - Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy xã hội học về biến đổi xã hội, xã hội học đô thị, xã hội học quản lý. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương, 12 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DI DÂN, DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VỚI LĨNH VỰC TRẬT TỰ XÃ HỘI 1.1. NGHIÊN CỨU VỀ DI DÂN TRÊN THẾ GIỚI Trong lịch sử, nước Mỹ là một quốc gia của nhiều người nhập cư. Vì thế, những nghiên cứu di dân sớm nhất phải kể đến các tác giả người Mỹ, đặc biệt là các nhà địa lý. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, ở nước Mỹ đã có nhiều công trình đề cập đến vấn đề di dân và nghiên cứu về di dân. Đó là những nghiên cứu về di dân quốc tế, nghiên cứu hiện tượng di dân từ các quốc gia trên thế giới đến định cư tại nước Mỹ. Thời kỳ này, các tác giả thường dừng lại ở việc phân tích tác động của di dân tới nền kinh tế của nước Mỹ, với hai quan điểm ủng hộ hoặc phản đối. Các xuất bản phẩm về vấn đề này thường dưới dạng các bài báo, chưa có công trình nghiên cứu tổng hợp, chuyên sâu về di dân. Ví dụ: “Nước Mỹ nên vui mừng với hiện tượng nhập cư”, năm 1845 của Thomas L.Nichols; “Mỹ nên giảm bớt nhập cư”, năm 1849 của Garrtt Davit [75, tr.385-389]. Vào thập kỷ 60 đến thập kỷ 80 thế kỷ XX, nghiên cứu về di dân thực sự phát triển ở nước Mỹ. Các tác giả đều là những nhà khoa học, những giáo sư, nhà nghiên cứu ở các trường đại học, viện nghiên cứu địa lý, viện nghiên cứu kinh tế; một số người trong số đó: Norris Robert Eart, Corugean, C.Curtis Roseman, U.A.V. Clark, E.C. Moore,. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, các nhà khoa học đưa ra lý thuyết có giá trị trong nghiên cứu về di dân. Các nghiên cứu đó tập trung vào các vấn đề: Phân loại di dân (tác giả: Norris Robert Eart, Corugean); Phân tích tổng hợp những hành vi di cư và tìm hiểu chi tiết không gian của sự di chuyển (tác giả: C.Curtis Roseman); Đo lường và giải thích sự di chuyển (tác giả: U.A.V. Clark, E.C. Moore) [75, tr.385-389]. Nếu ở nước Mỹ có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về di dân, nhất là di dân đô thị, thì ở nước Anh có nhiều công trình nghiên cứu di dân nông thôn - đô thị. Năm 1876, E.G.Ravenstein đã đưa ra học thuyết về di dân trên cơ sở nghiên cứu trào lưu di dân từ nông thôn ra đô thị ở nước Anh. Với công trình “Những luật về di dân”, Ông đã tổng kết quy luật của sự di dân, nguyên nhân và một vài đặc trưng của quá trình di dân, qua đó hình thành lý thuyết về di dân [Trích theo 6]. Năm 1966, dựa trên cơ sở lý thuyết của E.G.Ravenstein, E.G.Evertt Lee đã đưa ra mô hình di cư trong nghiên cứu về di dân [Trích theo 6]. Năm 1970, trên cơ sở kết hợp ý tưởng của E.G.Evertt Lee, M.Todaro đã đưa ra lý thuyết về “lực hút” trong mô hình giải thích về di dân [Trích theo 6]. Mô hình của Ông có giá trị lớn trong việc giải thích hiện tượng di cư theo quy mô không gian. Lý thuyết về “lực hút” đã và đang được tiếp nhận và vận dụng trong nghiên cứu về di dân. Vấn đề này sẽ được trình bày kỹ trong nội dung các lý thuyết xã hội học được vận dụng trong nghiên cứu tác động của di dân tự do nông thôn - đô thị tới lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội. Vào những thập kỷ cuối thế kỷ XX, tình hình kinh tế - xã hội trên thế giới và nhiều nước ở châu Âu có những biến động, tạo động lực cho những nghiên cứu về di dân trên quy mô toàn thế giới. Các nghiên cứu về di dân được triển khai ở nhiều nước như: Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đức, Pháp, Liên Xô, trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, dân số, Đặc điểm của những nghiên cứu về di dân ở thời kỳ này là, mỗi nhà khoa học tập trung nghiên cứu chuyên sâu đối với mỗi loại hình di dân. Cùng với hiện tượng đô thị hóa trong các nước phát triển, di dân nông thôn - đô thị trở thành một hiện tượng xã hội nổi trội, các nghiên cứu về di dân nông thôn - đô thị trở thành một xu hướng. Các nghiên cứu này không chỉ phát triển ở nước Mỹ và châu Âu mà còn phát triển ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ la tinh. Nền tảng của những nghiên cứu về di dân nông thôn - đô thị là những ý tưởng của E.G.Ravenstein [Trích theo 6]. Đồng thời, từ nghiên cứu thực nghiệm, lý thuyết và phương pháp luận nghiên cứu di dân nông thôn - đô thị được bổ sung, phát triển, hoàn thiện. Một số nước châu Á như: Nhật Bản, Thái Lan, Philippin, Inđônêxia, Malayxia, Hàn Quốc, Trung Quốc, tình trạng đô thị hóa diễn ra mạnh, vì thế đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về di dân nông thôn - đô thị. Về mặt lý thuyết và phương pháp luận, các nghiên cứu này vẫn chủ yếu dựa vào mô hình lý thuyết và phương pháp luận của một số học giả phương Tây. Song do điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc điểm tự nhiên cùng đặc điểm về con người, cộng đồng người khác nhau nên các nghiên cứu này có những bổ sung, cụ thể hóa lý thuyết và phương pháp luận trong nghiên cứu về di dân nông thôn - đô thị. Trong một vài thập kỷ gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về di dân nông thôn - đô thị ở các nước thứ ba được triển khai dưới sự giúp đỡ trong khuôn khổ các dự án nghiên cứu do tài trợ của một số nước và một số tổ chức quốc tế. Dân số là một nội dung, vấn đề nghiên cứu của xã hội học, hình thành một chuyên ngành xã hội học về dân số. Trong nội dung, hướng nghiên cứu về dân số, xã hội học thường hướng vào vấn đề di dân, nhập cư để làm rõ các hiện tượng xã hội của quá trình này. Sách: Xã hội học của John & Macionis [67, tr.66-702], có nội dung bàn về sự di cư và đô thị hóa. Giải thích về di cư là sự mô tả bằng thuật ngữ yếu tố kéo - đẩy. Sự nghèo đói ở các ngôi làng nông thôn là một “yếu tố đẩy quan trọng”, cuộc sống sung túc ở thành phố là yếu tố kéo; ngoài ra, có thể còn có sự can thiệp của yếu tố đối lập chính trị, tôn giáo hoặc là sự đi tìm “bầu không khí dễ chịu” để định cư. Sách đã giới thiệu Thuyết chuyển tiếp nhân khẩu, với quan niệm: “các mẫu dân số liên quan đến trình độ phát triển công nghệ của xã hội”. Theo đó, sự gia tăng dân số biến động theo tính chất, trình độ công nghiệp hóa. Tính chất và trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng cao thì sự sụt giảm quy mô dân số càng lớn. Với quan niệm này gợi mở cho sự liên tưởng về mối quan hệ giữa công nghiệp hóa và di dân. Sách Xã hội học của Richard T. Schaefeer [75, tr.668-696], Chương 21. Dân số và môi trường, có mục Dân số và nhập cư (Tr. 668-696), đề cập đến hai khía cạnh: nhập cư trên thế giới và di dân trong nước (nước Mỹ). Cuốn sách chỉ rõ: nhập cư là một hiện tượng xã hội phức tạp và là kết quả của đủ loại yếu tố, trong đó yếu tố kinh tế là nổi trội; ở nước Mỹ, trong những tập kỷ gần đây, lượng người nhập cư chiếm 20-30% mức tăng trưởng dân số; ở Hy Lạp và Áo, trong một thập kỷ vừa qua, 80% mức tăng trưởng dân số do nhập cư; hiện nay, có khoảng 20 triệu người nhập cư hợp pháp, khoảng 2 triệu người nhập cư trái phép vào các nước Tây Âu. Về di dân trong nước, cuốn sách chỉ ra rằng, di dân sẽ tạo ra “sự ngoại ô hóa” và “cuộc sống nông thôn bật dậy”. Sách chỉ rõ: giai đoạn 1980-1990, ở nước Mỹ, các hạt ngoại ô đã tăng trưởng về dân số lên đến 14% trong khi tổng dân số Mỹ chỉ tăng 10% và tỷ lệ dân số sống ở các trung tâm thành phố vẫn bất biến, khoảng 1/3 dân số kể từ năm 1950. Đồng thời, sách cũng chỉ ra khuynh hướng trở về nông thôn, tạo ra hiện tượng“cuộc sống nông thôn bật dậy”. Người dân trở về nông thôn vì lo ngại về chất lượng sống ở các khu đô thị và các vùng ngoại ô. Với những bằng chứng, sách đã cho thấy hai khuynh hướng: khi mà cư dân nông thôn đổ xô về thành phố sinh sống sẽ tạo ra vùng “đệm ngoại ô”; ngược lại, khi mà ở đô thị không bảo đảm cuộc sống an toàn về các phương diện, thì người dân di cư lại trở về nông thôn, làm bật dậy đời sống khu vực nông thôn. “Sự ngoại ô hóa” và “cuộc sống nông thôn bật dậy” là hai khái niệm, phản ánh hai hiện tượng của di dân nông thôn - đô thị cần tham khảo trong nghiên cứu về di dân. Một hướng nghiên cứu về di dân đáng lưu ý, đó là nghiên cứu về mối quan hệ giữa di dân với bình đẳng tộc người. Các sách: Xã hội học của John & Macionis [67]; Xã hội học của Richard T. Schaefeer [75]; Những bài giảng về xã hội học [119], trong phần nghiên cứu về chủng tộc và dân tộc đều có mục về di dân, nhìn bình đẳng tộc người từ góc độ di dân. Sách: Xã hội học của Richard T. Schaefeer [75], nghiên cứu về các nhóm thiểu số; thành kiến và sự kỳ thị; các cấu trúc và quan hệ liên nhóm; chủng tộc và sắc tộc tại Mỹ. Từ đó đưa ra một số luận điểm: kiến trúc xã hội bằng chủng tộc; thành kiến và kỳ thị tộc người; sự hợp nhất, sự đồng hóa và sự cách ly. Trong việc minh chứng cho các luận điểm, sách thường dẫn chứng vai trò, vị thế xã hội của người nhập cư, tập trung vào các nhóm người Mỹ gốc Phi, Mỹ la tinh, Hoa, Nhật, Hàn Quốc so với vai trò, vị thế của người chính quốc, để chỉ ra sự bất lợi, bất bình đẳng xã hội của hai nhóm người chính cư và nhập cư. Sách: Những bài giảng về xã hội học [119, tr.254-255], đưa ra kết quả nghiên cứu về di dân đến nước Anh đầu thế kỷ XX; nghiên cứu về địa vị người nhập cư, chỉ rõ sự phân biệt chủng tộc đối với người nhập cư. Sách viết: “Sau năm 1918, nước Anh củng cố việc thực hiện đối xử phân biệt chủng tộc và tạo thêm nỗ lực ngăn chặn những đối tượng người Anh được xem là thuộc những chủng tộc khác định cư ở Anh”. Trên thực tế, ở những nước có nhiều người nhập cư như nước Mỹ, Anh, tộc người thiểu số là những người nhập cư, vì thế họ bất lợi về nhiều mặt so với người bản địa. Sự bất lợi đó càng tăng khi mà chủ nghĩa phân biệt chủng tộc còn rơi rớt, chi phối các quan hệ xã hội. Như vậy, các cuốn sách đó cho thấy, sự bất lợi, bất bình đẳng xã hội, phân hóa xã hội và kỳ thị xã hội đối với người nhập cư là vấn đề xã hội nổi trội, đáng chú ý trong nghiên cứu về di cư nông thôn - đô thị. Với những nghiên cứu về hành vi sai lệch chuẩn mực đối với người dân di cư nông thôn - đô thị, các kết luận mang tính “tổng kết thực tiễn” đó gợi mở cơ sở cho việc mô tả hiện tượng, lý giải nguyên nhân vi phạm trật tự an toàn xã hội của người nhập cư vào thành phố. Từ các nghiên cứu về di dân trên thế giới, có thể rút ra một số vấn đề: Thứ nhất: Kết quả nghiên cứu về di dân ở một số nước như Mỹ, Anh, Thụy sĩ,... đã hình thành các lý thuyết xã hội học về di dân. Năm 1885, E.G.Ravenstein đã xây dựng lý thuyết xã hội học về di dân trên cơ sở nghiên cứu trào lưu di dân từ nông thôn ra thành thị ở nước Anh. 1950, Hawley cho rằng, áp lực đất nông nghiệp đối với cư dân nông nghiệp là nhân tố quan trọng “tạo lực đẩy” dân nông thôn ra khu vực đô thị sinh sống. 1954, Lewin cho rằng, sự khác biệt về cơ hội việc làm và mức thu nhập giữa nông thôn và thành thị đã khuyến khích di dân từ nông thôn ra đô thị. 1966, Evenretts Lee đã xây dựng lý thuyết “hút - đẩy” trên cơ sở tổng kết quy luật di dân. Về cơ bản, các lý thuyết về di dân, nhất là lý thuyết “hút - đẩy” được ứng dụng phổ biến trên thế giới trong các nghiên cứu về di dân hiện nay. Thứ hai: Nghiên cứu về di dân trên thế giới ở thế kỷ XIX, XX đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển chuyên ngành xã hội học nghiên cứu về di dân. Các nghiên cứu về di dân thường được đặt trong mối quan hệ với tôn giáo, tộc người, quan hệ giữa dân chính cư và dân nhập cư, dưới cái nhìn công bằng, bình đẳng, phân tầng xã hội. Nghiên cứu về di dân được mặc định về nội dung cho những nghiên cứu về phân tầng xã hội, bình đẳng xã hội, hướng mạnh vào nghiên cứu di dân trong sự liên hệ với sự ổn định và phát triển xã hội. Các nghiên cứu về di dân được đặt trong mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc, vùng lãnh thổ; được lồng ghép vào vấn đề chính trị, trong mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc và trong các quan hệ quốc tế, chủ yếu những nước phát triển và chậm phát triển, những nước nghèo. Sâu hơn, đó là vấn đề độc lập, chủ quyền và quyền tự quyết dân tộc của các quốc gia dân tộc có chủ quyền trong nhìn nhận và giải quyết vấn đề di dân. Cùng với mô tả về di dân, các nghiên cứu về di dân hướng mạnh vào làm rõ các vấn đề xã hội, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội của di dân. Xã hội học về di dân đặt vấn đề di dân với sự ổn định và phát triển xã hội. Các nghiên cứu về di dân không dừng lại ở việc mô tả, giải thích mà đều hướng tới công tác quản lý xã hội, khuyến nghị các giải pháp quản lý xã hội về di dân, góp phần ổn định và phát triển xã hội. Thứ ba: Các công trình nghiên cứu đã xác lập phương pháp chủ yếu nghiên cứu về di dân, đó là phương pháp định lượng, phương pháp so sánh, phương pháp nhân quả. Trong các nghiên cứu về di dân, số liệu về di dân là bằng chứng “không thể chối cãi” để mô tả, phân tích hiện tượng di dân, mà nếu thiếu nó, những nghiên cứu về di dân không thuyết phục. Từ những số liệu, tư liệu thu được tiến hành so sánh, phân tích theo mô thức nhân - quả để làm rõ nguyên nhân của di dân, xu hướng cũng như hệ lụy xã hội của di dân đối với người dân di cư, đối với cộng đồng và đối với xã hội. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu về di dân củng cố t...ữ giới (chiếm 92.36%); độ tuổi từ 14-35 chiếm gần 83,6%; trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống chiếm 89,1%; các đối tượng vi phạm hình sự thường không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định. Phân theo quê quán cho thấy, tỉnh nào giáp ranh với Hà Nội và có số lượng người di cư đến Hà Nội cao thì có tỷ lệ phạm tội cao. Về nguyên nhân phạm tội hình sự của người ngoài tỉnh gây ra trên địa bàn Hà Nội từ 2004-2009, đề tài chỉ ra: công tác quản lý con người của cơ quan chức năng còn bộc lộ nhiều sơ hở, thiếu sót; thành phố Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, dẫn đến thu hút nhiều lao động ngoại tỉnh đến làm ăn, trong đó có những người đã có tiền án, tiền sự; sự tha hóa lối sống của một bộ phận thanh niên, người lao động. Từ những số liệu thu được và qua phân tích thực trạng, đề tài dự báo: tội phạm hình sự do người ngoài tỉnh gây ra trên địa bàn Hà Nội sẽ được kiềm chế nhưng vẫn hàm chứa và tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp; các nhóm tội phạm hình sự chủ yếu vẫn sẽ là: xâm phạm nhân thân (giết người, buôn bán phụ nữ, trẻ em), xâm phạm sở hữu (trộm, cướp,) tội phạm về tệ nạn xã hội (cờ bạc, mại dâm), xâm phạm trật tự quản lý hành chính (đua xe, gây rối trật tự công cộng). Đề tài “Cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký thường trú trên địa Bằng những số bàn thành phố Hà Nội”[105] được kết cấu thành ba phần, với ba nội dung chủ yếu: lý luận về thủ tục hành chính trong đăng ký thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội; thực trạng hoạt động cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội; giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội.liệu từ cuộc Tổng điều tra dân số ngày 01 tháng 4 năm 2009 và số liệu công tác quản lý cư trú, đề tài đã mô tả hiện trạng đăng ký hộ, nhân khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội: hộ, nhân khẩu cư trú tại nơi đăng ký thường trú (KT1); hộ, nhân khẩu đăng ký thường trú tại xã, phường khác thuộc thành phố Hà Nội nhưng cư trú ổn định trên địa bàn của cảnh sát khu vực (KT2); hộ, nhân khẩu đăng ký thường trú tại các tỉnh thành khác tạm trú trên địa bàn Hà Nội (KT3, KT4); hộ, nhân khẩu gốc tại Hà Nội nhưng chưa đăng ký thường trú. Từ đó, đề tài nhận định: do tính phức tạp về tình hình nhân, hộ khẩu cư trú trên địa bàn đòi hỏi phải cải cách hành chính trong đăng ký thường trú đa dạng, có như vậy mới quản lý được nhân, hộ khẩu đang sinh sống trên địa bàn Hà Nội. Vấn đề nghiên cứu của đề tài là thủ tục hành chính trong đăng ký thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội, nên đề tài tập trung mô tả các bước, thủ tục, quy định, quy trình thủ tục hành chính trong đăng ký thường trú và những cải cách quy trình này trên địa bàn Hà Nội những năm vừa qua. Trên cơ sở thực trạng và những quy định mới ban hành, đề tài đưa ra một số giải pháp, kiến nghị cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Luận án Tiến sĩ “Phòng ngừa tội phạm do người lao động tự do ngoại tỉnh gây ra ở các thành phố lớn của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội” của Đặng Thị Thanh [82] được kết cấu thành 4 chương: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan; Lý luận chung về phòng ngừa tội phạm do người lao động tự do ngoại tỉnh gây ra ở các thành phố lớn của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm do người lao động tự do ngoại tỉnh gây ra ở các thành phố lớn của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do người lao động tự do ngoại tỉnh gây ra ở các thành phố lớn của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội. Về đặc điểm tội phạm do người lao động tự do ngoại tỉnh gây ra, luận án chỉ rõ: Các đối tượng phạm tội thường không có nơi ở cố định, thành phần đa dạng, phức tạp, khó xác định danh tính; các đối tượng phạm tội thường có sự cấu kết, móc nối với nhau thành băng nhóm dễ hợp, dễ tan; tội phạm do người lao động ngoại tỉnh gây ra thường gắn với các tệ nạn xã hội. Bằng số liệu, tư liệu, luận án đã mô tả khá rõ diễn biến tình hình tội phạm do người lao động tự do ngoại tỉnh gây ra tại các thành phố lớn ở nước ta những năm gần đây. Trong đó, luận án cũng đã đưa ra những số liệu về tình hình tội phạm do người lao động tự do ngoại tỉnh gây ra trên địa bàn thành phố Hà Nội, thời điểm tính đến năm 2009. Hành vi phạm tội do người lao động tự do ngoại tỉnh gây ra trên địa bàn thành phố Hà Nội đa dạng với đủ các tội danh: giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, trộm cắp, lừa đảo, tổ chức mại dâm, Từ thực trạng, luận án đưa ra nhận định: số lượng các vụ phạm tội do người lao động tự do ngoại tỉnh gây ra trên địa bàn các thành phố lớn có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, vừa tinh vi, vừa trắng trợn và hoạt động theo kiểu “xã hội đen”; đặc điểm chung của đối tượng này, lười lao động, nhiễm các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc), lang thang, cơ nhỡ. Từ các nghiên cứu trên có thể khái quát những vấn đề, nội dung chính: Một là, nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm về tình hình tội phạm của nhóm người di dân tự do nông thôn - đô thị là một nội dung, hướng nghiên cứu đã và đang thu hút nhiều tổ chức, lực lượng, cá nhân các nhà khoa học, chủ yếu trong lực lượng công an. Đó là một chuyên ngành trong hoạt động của ngành công an, chuyên ngành phòng chống tội phạm. Đồng thời, đó là một nhu cầu của quản lý xã hội nhằm mục tiêu giữ vững ổn định và phát triển xã hội. Trong quản lý xã hội đô thị hiện nay không thể không quản lý nhóm người di dân tự do tới khu vực nội thành, nội thị. Hai là, bước đầu, các nghiên cứu đã cho thấy khá rõ hiện trạng phạm tội, vi phạm trật tự xã hội của người lao động từ nông thôn ra thành phố sinh sống trên các nội dung: loại hình tội phạm, vi phạm trật tự xã hội; cấu trúc xã hội của những người phạm tội, vi phạm trật tự xã hội; nguyên nhân tội phạm, vi phạm trật tự xã hội; xu hướng phạm tội, vi phạm trật tự xã hội. Các nghiên cứu đã sử dụng nhiều, hợp lý các số liệu của cơ quan chức năng để mô tả, phân tích hiện trạng, dự báo xu hướng phạm tội, vi phạm trật tự xã hội của người lao động từ nông thôn ra thành phố. Vì thế, các bình luận, nhận định về tình hình tội phạm của người lao động từ nông thôn ra thành phố khá rõ và có sức thuyết phục. Ba là, các nghiên cứu thường gắn với lao động từ nông thôn ra thành phố sinh sống, chưa làm rõ mối liên hệ giữa di dân nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở các đô thị nói chung, ở Hà Nội nói riêng. Tuy vậy, các nghiên cứu đó cũng đã cung cấp những tư liệu, số liệu đa dạng trong việc nghiên cứu di dân nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội. 1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU Các nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài luận án đã cho bức tranh khá đa diện về các vấn đề: di dân, về tình hình tội phạm, vi phạm trật tự xã hội của người lao động từ nông thôn đến đô thị. Các nghiên cứu đó cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn, tài liệu tham khảo khá tốt trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài luận án. Trong luận giải các nội dung của đề tài luận án sẽ sử dụng số liệu, tư liệu và tiếp thu hợp lý các bình luận, nhận định của các nghiên cứu đó. Tuy vậy, đó chỉ là những tài liệu tham khảo trong quá trình hoàn thiện luận án. Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, luận án tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản sau: Một là, làm rõ hơn các khái niệm: di dân (di dân, di dân tự do, di dân tự do nông thôn - đô thị); trật tự xã hội; tương quan di dân tự do nông thôn - đô thị và trật tự xã hội đô thị. Trong các công trình nghiên cứu công bố đã luận giải khá rõ về di dân, di dân tự do, nhưng còn có những ý kiến khác nhau về một vài điểm. Vì thế, luận án sẽ “tổ hợp” các ý kiến đó để tập trung làm rõ các khái niệm này. Các công trình nghiên cứu đã công bố cũng đã luận giải về di dân tự do nông thôn - đô thị, nhưng chưa làm rõ quan niệm di dân tự do nông thôn - đô thị ở Hà Nội. Do đó, luận án sẽ tập trung “thao tác hóa khái niệm” di dân tự do nông thôn - đô thị ở thành phố Hà Nội, xác định các chỉ báo, chỉ số đo lường trong nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu về tình hình tội phạm của những lao động tự do từ nông thôn đến thành phố đã định nghĩa khá rõ về phạm tội, tội phạm; về những hành vi vi phạm trật tự xã hội, nhưng chưa làm rõ khái niệm trật tự xã hội ở đô thị, ở Hà Nội. Vì thế, nhiệm vụ của luận án phải tập trung làm rõ khái niệm “trật tự xã hội ở đô thị”, “trật tự xã hội ở Hà Nội”. Các công trình nghiên cứu đã mô tả tình hình phạm tội, vi phạm trật tự xã hội ở đô thị của người lao động từ nông thôn đến sinh sống ở đô thị: về hình thức, về cơ cấu người phạm tội,... nhưng chưa chỉ rõ sự tác động của di dân tự do nông thôn - đô thị đến lĩnh vực trật tự xã hội trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội. Đây cũng là một nội dung trọng điểm mà luận án phải tập trung làm rõ. Hai là, tìm kiếm và trình bày các lý thuyết đủ để làm cơ sở cho việc luận giải sự tác động của di dân tự do nông thôn - đô thị đến lĩnh vực trật tự xã hội ở Hà Nội. Nghiên cứu về di dân đã có “bề dày” về thời gian, công trình nghiên cứu, hình thành các “lý thuyết” làm cơ sở giải thích cho hiện tượng xã hội mang tính quốc gia, quốc tế này, ví như: lý thuyết về lực “hút - đẩy”. Song trong các công trình nghiên cứu đó chưa có công trình giới thiệu lý thuyết làm cơ sở giải thích cho sự tác động của di dân tự do nông thôn - đô thị đến trật tự xã hội ở đô thị. Vì thế, để luận giải sự tác động này, luận án sẽ sưu tầm, trình bày lý thuyết xã hội học để làm cơ sở lý luận cho việc luận giải hành vi vi phạm trật tự xã hội đô thị của những người từ nông thôn di cư tự do ra đô thị. Về thực chất, các hành vi vi phạm trật tự xã hội đô thị của những người từ nông thôn di cư tự do ra đô thị là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội. Do đó, luận án sẽ đi sâu trình bày lý thuyết xã hội học về sai lệch chuẩn mực xã hội làm cơ sở lý luận cho việc luận giải sự tác động của di dân tự do nông thôn - đô thị đến lĩnh vực trật tự xã hội ở Hà Nội. Ba là, đánh giá thực trạng tác động của di dân tự do nông thôn - đô thị đến lĩnh vực trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Trong một số công trình nghiên cứu về di dân nông thôn - đô thị trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu về tội phạm hình sự của những người lao động ngoại tỉnh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có một số số liệu về tình hình vi phạm trật tự xã hội. Tuy vậy, đó mới chỉ là số liệu đơn lẻ, rời rạc, chưa mang tính hệ thống, chưa sâu, chưa đủ sức thuyết phục. Các số liệu đó sẽ được nghiên cứu sử dụng, tham khảo trong đánh giá thực trạng di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Vấn đề trung tâm của luận án là làm rõ, sâu, trên các bình diện về tương quan di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Trọng tâm mô tả, giải thích di dân tự do nông thôn - đô thị đối với quản lý hành chính, trật tự và an toàn giao thông, tội phạm và tệ nạn xã hội ở Hà Nội. Trong đó tập trung làm rõ hành vi vi phạm đăng ký tạm trú, tạm vắng, trật tự và an toàn giao thông, tội phạm và tệ nạn xã hội ở Hà Nội của những người dân từ nông thôn ra Hà Nội sinh sống; cấu trúc xã hội (giới tính, lứa tuổi, học vấn, lao động) của những hành vi vi phạm quản lý hành chính, trật tự và an toàn giao thông, tội phạm và tệ nạn xã hội ở Hà Nội của những người dân từ nông thôn ra Hà Nội sinh sống. Không dừng lại ở việc mô tả hành vi vi phạm đăng ký tạm trú, tạm vắng, trật tự và an toàn giao thông, tội phạm và tệ nạn xã hội ở Hà Nội của những người dân từ nông thôn ra Hà Nội sinh sống, luận án sẽ cố gắng luận giải các hệ lụy xã hội, xác định những vấn đề đặt ra từ các hành vi vi phạm này, để từ đó có hướng kiểm soát, ngăn ngừa, khắc phục, loại bỏ. Bốn là, đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hạn chế tác động tiêu cực của di dân tự do nông thôn - đô thị đến lĩnh vực trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Trong các công trình nghiên cứu đã công bố, một số công trình đã đề xuất giải pháp về quản lý hành chính đối với đối tượng di dân nông thôn - đô thị, về giám sát và xử lý các hành vi phạm tội của những lao động ngoại tỉnh trên địa bàn Hà Nội. Đó là những đề xuất cần được tham khảo trong đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội của di dân tự do nông thôn - đô thị đến lĩnh vực trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Luận án không dừng lại ở việc đề xuất giải pháp hạn chế hành vi vi phạm trật tự xã hội mà đề xuất giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của di dân tự do nông thôn - đô thị đến lĩnh vực trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Như vậy, luận án sẽ tập trung làm rõ về lý luận và thực tiễn di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Hướng tiếp cận của luận án là góc độ quản lý xã hội đô thị. Hướng nghiên cứu của luận án là nhận thức hiện thực xã hội về di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Làm rõ những vấn đề đó, luận án sẽ bổ sung nội dung vào các nghiên cứu về di dân tự do nông thôn - đô thị và ảnh hưởng của nó đến quản lý đô thị; có những đóng gớp nhỏ về lý luận và thực tiễn vào chuyên ngành xã hội học quản lý, xã hội học đô thị. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Di dân (có tổ chức và tự do) - hiện tượng xã hội mang tính phổ biến, diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, trong từng quốc gia dân tộc và vùng lãnh thổ, mang tính quốc gia và quốc tế. Di dân là một hiện tượng xã hội diễn ra từ nhiều thế kỷ trước và sẽ còn tiếp diễn ở những thế kỷ sau với hình thức, quy mô, tính chất, mức độ khác nhau. Cho dù hình thức, quy mô nào thì di dân cũng mang lại những hệ lụy chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở cả nơi xuất cư và nơi nhập cư. Tác động của di dân đối với xã hội là rất lớn. Vì thế, những nghiên cứu về di dân đã được xúc tiến từ thế kỷ trước, theo đó các lý thuyết về di dân được hình thành, tạo dựng cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời, một số vấn đề mang tính quy luật của di dân đã được phát hiện, khái quát thông qua các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm. Ở nước ta, các nghiên cứu về di dân, di dân nông thôn - đô thị khá nhiều, đa dạng các chiều cạnh, góc độ tiếp cận. Các nghiên cứu về di dân đã cho thấy bức tranh khá rõ, khá đầy đủ về hiện trạng di dân, di dân từ nông thôn đến các đô thị, di dân giữa các vùng, miền. Đồng thời, nó xác lập chuyên ngành xã hội học nghiên cứu về di dân ở Việt Nam. Cùng với những nghiên cứu về di dân tự do nông thôn - đô thị là những nghiên cứu về sự tác động của nó đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh ở đô thị, nơi các dòng di cư tự do đến để làm ăn, sinh sống. Các nghiên cứu đó đã cho những kết luận và từ đó kiến nghị các biện pháp nhằm khắc phục sự tác động tiêu cực, góp phần xây dựng xã hội đô thị ổn định và phát triển. Các nghiên cứu về di dân tự do nông thôn - đô thị bước đầu đã chỉ ra các khía cạnh tác động của nó đến trật tự xã hội ở đô thị và chỉ ra rằng, di dân tự do tạo sức ép về an ninh, làm gia tăng các tệ nạn xã hội. Kết quả nghiên cứu đó khơi gợi những nghiên cứu chuyên sâu, để làm rõ hơn mức độ, tính chất di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở đô thị, một nội dung chính của trật tự xã hội đô thị. Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI 2.1.1. Di dân, di dân tự do nông thôn - đô thị 2.1.1.1. Di dân Hiện nay, đã và đang tồn tại hai thuật ngữ: di cư và di dân. Mục 7, Điều 1, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số 06/2003/PL-UBTVQH11, ngày 09 tháng 01 năm 2003 ghi rõ, di cư là “sự di chuyển dân số từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ địa phương này sang địa phương khác”. Năm 1958, Liên hợp quốc đưa ra quan niệm về di dân, đó là sự di chuyển dân cư trong không gian giữa một đơn vị địa lý hành chính này vào một đơn vị hành chính khác, kèm theo sự thay đổi về chỗ ở thường xuyên trong khoảng cách di dân xác định. Năm 1973, Liên hợp quốc đưa ra quan niệm di dân dài hạn và di dân ngắn hạn. Di dân dài hạn là người di cư đến nơi ở mới trên 12 tháng trở lên. Di dân ngắn hạn là người di cư đến nơi ở mới dưới 12 tháng [Trích theo 16, tr.9-10]. Đặng Nguyên Anh quan niệm: di dân theo nghĩa rộng là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong không gian và thời gian nhất định, kèm theo thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn; di dân theo nghĩa hẹp là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một lãnh thổ khác, nhằm thiết lập nơi cư trú mới, trong một khoảng thời gian nhất định [6, tr.36]. Hoàng Văn Chức cho rằng: di cư có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là hiện tượng di chuyển để mưu sinh của bầy đoàn khi chuyển mùa, nghĩa thứ hai là hiện tượng người dân dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác để sinh sống, nghĩa thứ hai được hiểu đồng nghĩa với di dân. Theo đó, nên sử dụng thuật ngữ di dân, bởi lẽ di cư “dùng để chỉ về sự thay đổi nơi cư trú từ nơi này đến nơi khác của cả con người và động vật”; và khi sử dụng thuật ngũ di cư phải kèm theo các từ chỉ người, như “người di cư” [16, tr.11-12]. Như vậy, hai thuật ngữ di cư và di dân đều phản ánh sự chuyển dịch dân cư diễn ra trong không gian và thời gian cụ thể, vì thế có thể sử dụng một trong hai thuật ngữ, tùy theo khung cảnh. Luận án sử dụng thuật ngữ di dân. Tham khảo các tài liệu bàn về di dân thấy rằng, tuy còn có một vài nội dung khác nhau, song các quan niệm đều tập trung vào các nội dung chủ yếu: Thứ nhất, di dân là một hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan, mang tính phổ biến của xã hội loài người; thứ hai, di dân là sự chuyển dịch nơi sinh sống của con người; thứ ba, khoảng thời gian định cư ở địa phương chuyển đến có độ dài tùy theo mục đích di dịch cư. Như vậy, có thể quan niệm: Di dân - khái niệm để chỉ trạng thái chuyển dịch dân số từ nơi này sang nơi khác, từ đơn vị hành chính này sang đơn vị hành chính khác, từ khu vực này sang khu vực khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác; thời gian định cư tùy theo mục đích di dân. Xét góc độ cá nhân, nhóm xã hội, di dân là sự dịch chuyển “chỗ ở”, “nơi sinh sống”. Song trong từng trạng thái, tùy theo tính chất, có thể có những tên gọi cụ thể khác nhau. Trong chiến tranh hay khi có thiên tai, việc thay đổi chỗ ở đến nơi an toàn hơn còn gọi là tản cư và người dân di chuyển kiểu này được gọi là dân tản cư. Trong trường hợp phải chạy trốn ra một xứ khác để thoát cảnh hiểm nguy, ngược đãi, hoặc bắt bớ bởi một quyền lực ở chốn đang ngụ cư được gọi là di tản, người dân được gọi là người di tản. Trong quá trình công nghiệp hóa, để có đất xây dựng các công trình công nghiệp phải di chuyển dân đến nơi ở mới gọi là di dân tái định cư. Một số tộc người có tập quán thường xuyên dịch chuyển chỗ ở để tìm khu vực canh tác mới gọi là du canh, du cư. Trên miền Bắc nước ta, trong những năm 60 thế kỷ XX, việc chuyển cư từ đồng bằng lên trung du, miền núi gọi là di dân đi khai hoang. Sau năm 1975, trên đất nước ta, chủ yếu ở miền Nam, có sự chuyển dịch cư từ đô thị, đồng bằng lên miền núi gọi là di dân đi vùng kinh tế mới. Dấu hiệu chủ yếu của di dân là sự chuyển dịch dân số, diễn ra trong không gian và thời gian xác định, trong đó dịch chuyển số dân là dấu hiệu chủ yếu, cốt lõi nhất. Sự dịch chuyển số dân từ nơi này sang nơi khác sẽ dẫn đến sự thiết lập nơi cư trú mới (đối với cá nhân, nhóm xã hội) và tạo ra “khoảng trống” về số dân ở nơi đi. Di dân là sự dịch chuyển dân cư dẫn đến tăng hoặc giảm dân số cơ học ở từng địa phương, khác với tăng, giảm dân số tự nhiên. Di dân diễn ra trong không gian, thời gian xác định. Không gian của di dân là nơi đi - nơi đến. Thời gian của di dân là thời điểm và quãng thời gian diễn ra di dân. Không gian, thời gian của mỗi loại hình di dân rộng hẹp, dài ngắn khác nhau. Quy mô về không gian, thời gian của di dân phụ thuộc vào số lượng, tính chất của số dân dịch chuyển và một số yếu tố khác như: sự quản lý của chính quyền nơi đi, nơi đến; điều kiện kinh tế - xã hội nơi đi, nơi đến; phong tục tập quán, v.v Trong nghiên cứu, quản lý di dân cần, phải nắm vững số dân di chuyển (quy mô), nơi đi - nơi đến của di dân (phạm vi về không gian), thời điểm và quãng thời gian của di dân (phạm vi về thời gian). 2.1.1.2. Di dân tự do nông thôn - đô thị Có nhiều cách phân loại di dân. Về tính chất, có di dân tự nguyện và di dân bắt buộc (cưỡng bức). Về đặc trưng, có di dân có tổ chức và di dân tự do (di dân không có tổ chức, di dân tự phát). Theo địa bàn xuất cư và nhập cư (hướng di dân), có di dân nội vùng và ngoại vùng, di dân nội tỉnh và ngoại tỉnh, di dân quốc gia và quốc tế, di dân nông thôn - đô thị, đô thị - nông thôn, v.v Theo độ dài thời gian cư trú, có di dân tạm thời, di dân mùa vụ, di dân con lắc, v.v Di dân có tổ chức là hình thái chuyển dịch dân cư theo kế hoạch, các chương trình, dự án do nhà nước, chính quyền các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện. Ví như, ở nước ta, vào những năm 60 của thế kỷ XX, trên miền Bắc, các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng tổ chức dân “đi khai hoang”, đưa dân đến các địa phương thuộc các tỉnh ở Tây Bắc, Việt Bắc; sau năm 1975, một số địa phương đô thị, đồng bằng ở miền Nam tổ chức dân “đi vùng kinh tế mới”, đưa dân đến các tỉnh ở Tây Nguyên. Di dân tự do (di dân không có tổ chức, di dân tự phát) là di dân không theo kế hoạch, các chương trình, dự án của Nhà nước và các địa phương; sự dịch chuyển mang tính tự phát của các cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ gia đình từ địa phương đang cư trú đến địa phương khác để sinh sống. Ví như, một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc di dân đến các tỉnh ở Tây Nguyên sau năm 1975; các cá nhân, hộ gia đình từ nông thôn di chuyển ra các đô thị, khu công nghiệp để mưu sinh; v.v Di dân tự do nông thôn - đô thị là di dân không theo kế hoạch, các chương trình, dự án của Nhà nước và các địa phương; sự dịch chuyển mang tính tự phát của cá nhân, hộ gia đình từ khu vực nông thôn đến khu vực đô thị để làm ăn, sinh sống. Nơi xuất cư là nông thôn, nơi nhập cư là đô thị. Chiều hướng của di dân là từ nông thôn đến đô thị. Đặc trưng của di dân là tự phát. Các loại hình (hình thái) phổ biến của di dân tự do nông thôn - đô thị: di dân tạm thời, di dân theo mùa vụ, di dân con lắc. Di dân tạm thời là hình thái di cư của người dân khu vực nông thôn đến một khu vực của đô thị định cư trong thời gian ngắn, sau đó chuyển đến chỗ ở khác hoặc trở về nơi ở cũ. Người di dân không có ý định hoặc chưa có ý định định cư lâu dài ở thành phố mà có xu hướng trở về quê sau một thời gian làm ăn, sinh sống ở đô thị. Thời gian tạm trú ở thành phố khoảng từ 6 tháng đến 12 tháng. Di dân mùa vụ là hình thái di cư theo công việc, theo “mùa, vụ”; vào thời nông nhàn, một số người dân nông thôn di cư ra thành phố để kiếm việc làm, đến thời điểm cấy cày, gặt hái, người dân lại trở về nông thôn để làm việc; hoặc di dân theo mùa lễ hội, du lịch. Thời gian ở thành phố khoảng từ 1 đến 3 tháng. Di dân “con lắc” là hình thái di cư luân chuyển giữa nông thôn và đô thị khá ổn định về không gian, thời gian; loại hình di dân có thời hạn liên quan đến việc làm hoặc lý do khác đòi hỏi người di chuyển phải ngủ qua đêm ở đô thị, được lặp đi lặp lại và không nhất thiết phải thay đổi nơi cư trú chính thức [7, tr.40-45]. Ví như, di cư theo thời vụ, thời kỳ nông nhàn nông dân ra thành phố kiếm việc làm, đến mùa vụ sản xuất nông nghiệp lại trở về quê, cứ thế lặp đi lặp lại trong năm hoặc nhiều năm của một nhóm cộng đồng cư dân nông thôn. Các loại hình di dân phổ biến nông thôn - đô thị có sự đan cài, trộn lẫn vào nhau, là hình thái của nhau. Di dân mùa vụ có thể được xem là hình thái, trường hợp đặc biệt của di dân tạm thời. Về hình thức, di dân con lắc cơ bản giống như di dân mùa vụ, song có sự khác nhau về hướng di chuyển và diễn ra ở hầu hết các tháng trong năm. Di dân mùa vụ có thể được xem như là một hình thái đặc thù của di dân con lắc, diễn ra theo chu kỳ rõ rệt hơn về thời gian [7, tr.40-45]. Như vậy, điểm khác biệt cơ bản giữa di dân tạm thời, di dân mùa vụ, di dân con lắc là ở quy mô về thời gian (quãng thời gian, chu kỳ về thời gian) di dân tự do nông thôn - đô thị. Trong phân tích, luận án phân định hai loại hình: di dân tạm thời và di dân mùa vụ, trong đó di dân mùa vụ hàm chứa di dân con lắc. Sự phân định này mang tính “tương đối”, với ý định so sánh sự tác động của các loại hình di dân (di dân tạm thời, di dân mùa vụ) đối với trật tự xã hội ở đô thị Hà Nội. Di dân tự do nông thôn - đô thị chịu sự tác động của nhiều yếu tố hoặc là sự tổ hợp của các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Yếu tố chính trị của di dân tự do nông thôn - đô thị chủ yếu liên quan đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội và việc ban hành pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật ở khu vực nông thôn và khu vực đô thị trong từng giai đoạn. Yếu tố kinh tế của di dân tự do nông thôn - đô thị là lao động và nghề nghiệp, điều kiện sản xuất, canh tác và bảo đảm về đời sống vật chất, tinh thần. Yếu tố văn hóa của di dân tự do nông thôn - đô thị là những luật lệ, luật tục, phong tục, tập quán, tâm lý của nhóm người, cộng đồng người ở nông thôn (nơi đi) và đô thị (nơi đến). Yếu tố xã hội của di dân tự do nông thôn - đô thị là tính cộng đồng, dư luận xã hội và tâm trạng xã hội của nhóm người, cộng đồng người di dân. Tính cộng đồng buộc mọi thành viên hành động theo quy ước, quy định chung của cộng đồng; dư luận xã hội, tâm trạng xã hội góp thêm vào sức ép của cộng đồng đối với di dân. Nhìn dưới góc độ lao động, di dân tự do nông thôn - đô thị có thể được xem là “di dân lao động”, “di chuyển lao động”, sự di chuyển của nhóm dân cư nông thôn trong độ tuổi kinh tế đến đô thị để tìm kiếm việc làm nhằm bảo đảm cuộc sống [4, tr.9]. Di dân tự do nông thôn - đô thị tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đô thị theo hai chiều: tích cực và tiêu cực. Về phương diện xã hội, di cư tự do nông thôn - đô thị tạo ra các hệ lụy xã hội chủ yếu: dân số, lao động, việc làm, an sinh xã hội, tính cộng đồng, an ninh chính trị, trật tự xã hội, đặt ra nhiều vấn đề cho công tác quản lý xã hội đô thị. Di cư tự do nông thôn - đô thị làm suy giảm mật độ dân số ở nông thôn, tăng nhanh mật độ dân số ở đô thị, tạo ra sự hẫng hụt về lao động, sử dụng lao động ở nông thôn, dư thừa về lao động, áp lực trong lao động ở đô thị. Di dân tự do nông thôn - đô thị tạo ra sự dịch chuyển số dân từ nông thôn đến đô thị. Đồng thời với quá trình đó là sự phá vỡ tính cộng đồng ở khu vực nông thôn và tính cộng đồng ở khu vực đô thị; tạo ra sự lan tỏa, tiếp biến và xung đột văn hóa giữa người dân nông thôn di dân ra đô thị và người dân đô thị. Sự khác biệt về phong tục, tập quán sinh hoạt cùng với những mâu thuẫn khác nảy sinh trong quá trình sản xuất và sinh sống sẽ chia rẽ, có thể dẫn đến xung đột xã hội giữa người dân nông thôn và người dân đô thị. Di dân tự do nông thôn - đô thị tác động, chi phối rất lớn đến an ninh chính trị đô thị trên các nội dung chủ yếu: hiệu lực quản lý của nhà nước, của chính quyền đô thị đối với xã hội; tăng cường và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kết quả cuộc đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá về chính trị của các thế lực thù địch và đấu tranh, ngăn chặn, làm tan rã âm mưu tập hợp lực lượng chống đối, sự hình thành tổ chức và đoàn thể chính trị phản động, đối lập. Di dân tự do nông thôn - đô thị là một tác nhân làm gia tăng tội phạm, tệ nạn xã hội. Vấn đề giữ gìn trật tự xã hội luôn là vấn đề nóng bỏng ở các khu vực đô thị có đông người dân nông thôn đến làm việc. Di dân tự do nông thôn - đô thị là một hiện tượng xã hội, có quá trình diễn tiến rất phức tạp, tác động và ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, các nhóm xã hội, cộng đồng xã hội; nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc giữ vững ổn định và phát triển xã hội theo hướng bền vững. Để phát triển xã hội đạt mục tiêu xác định, tất cả các nhà nước, các chính thể xã hội phải nắm bắt, kiểm soát quá trình di dân nông thôn - đô thị. 2.1.2. Trật tự xã hội Xã hội là một cấu trúc có hệ thống. Cấu trúc xã hội và tương tác giữa con người cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng xã hội tuân theo những quy luật nhất định của hệ thống xã hội, tạo thành tính chỉnh thể của xã hội. Tính chỉnh thể của xã hội (với tính cách là hệ thống) chỉ có thể đạt được khi có sự hài hòa ổn định trong cấu trúc xã hội, tạo nên một trật tự xã hội nhất định. Trật tự xã hội là sự hoạt động ổn định hài hòa của các thành phần xã hội trong cấu trúc xã hội; biểu hiện tính tổ chức của đời sống xã hội, tính chuẩn mực của các hành động xã hội. Trật tự xã hội tạo dựng cho hệ thống xã hội đạt được sự ổn định, hoạt động một cách có hiệu quả dưới sự tác động của các yếu tố. Rối loạn xã hội là trạng thái đối lập với trật tự xã hội. Ở thời điểm đó, các thành phần của cơ cấu xã hội hoạt động không ăn khớp nhịp nhàng; các hành động của các chủ thể xã hội xung đột với nhau vì khác biệt lợi ích hoặc thiếu hụt các giá trị xã hội, các chuẩn mực xã hội để đối chiếu. Dưới góc nhìn cấu trúc - chức năng, trật tự xã hội chỉ có thể có được khi tất cả các thành phần trong xã hội thực hiện tốt chức năng của mình và các cơ quan quyền lực thực hiện tốt chức năng kiểm soát xã hội, duy trì tính chuẩn mực của các hành động xã hội. Cơ chế bảo đảm cho trật tự xã hội là các thiết chế xã hội. Thông qua chức năng kiểm soát xã hội, các thiết chế xã hội đảm bảo cho sự ổn định xã hội, duy trì trật tự xã hội. Trật tự xã hội được xác lập trên cơ sở các quy phạm pháp luật và những chuẩn mực xã hội, giá trị xã hội được mọi người trong xã hội tiếp nhận, tôn trọng, tuân thủ và nhờ đó mà mọi người có được cuộc sống yên ổn. Trật tự xã hội luôn gắn với kỷ cương, kỷ cương là yếu tố bảo đảm cho xã hội trật tự. Một xã hội không có trật tự, kỷ cương sẽ rơi vào trạng thái hỗn loạn, xung đột xã hội bùng phát, xã hội mất ổn định, đời sống xã hội không yên ổn, người dân luôn trong trạng thái lo lắng, bất an. Xã hội ổn định và phát triển phải chú trọng giữ gìn trật tự xã hội. Trật tự xã hội biểu hiện tính tổ chức của đời sống xã hội, tính chu...0), Cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội, Đề tài cấp cơ sở, Hà Nội. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia (2001), Báo cáo phát triển nhân lực quốc gia 2001: Đổi mới và phát triển con người ở Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu dân số và nguồn lao động (1997), Báo cáo Kết quả chủ yếu điều tra di dân tự do vào đô thị Hà Nội, Dự án VIE/95/P04, Hà Nội. Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED) (2007), Tìm hiểu đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người nữ công giáo nhập cư Hà Nội, Nhà thờ giáo xứ Thái Hà, Hà Nội. Đinh Anh Tuấn (2009), Hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tại địa bàn công cộng ở thành phố, thị xã, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội. Trần Văn Tùng (2006), Dự báo những vấn đề toàn cầu, Nxb Thống kê, Hà Nội. UNDP (2009), Báo cáo phát triển nhân lực năm 2009, Hà Nội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh số 06/2003/PL-UBTVQH11, ngày 09 tháng 01 năm 2003. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2010), Pháp lệnh Cảnh sát nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội. Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (2010), Người nhập cư ở Hà Nội-những vấn đề đặt ra, Hà Nội. Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn (2002), Kiểm soát dòng di dân nông thôn - đô thị trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam, Đề án, Hà Nội. Viện Xã hội học - Quỹ dân số Liên Hợp quốc và Đại học Tổng hợp Brown (1998), Di dân và sức khỏe ở Việt Nam, Báo cáo hội thảo, Hà Nội. Warrenkidd (2006), Những bài giảng về xã hội học, Nxb Thống kê, Hà Nội. Website: noi so ho ngheo giam xuong, 6-1-21542019.html. Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Nguyễn Xuân Yêm (2007), Thực trạng và giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về cư trú, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. II. TIẾNG ANH David Bender (1995) “Immigration Policy” Greenhaven Prees; San Diego, California; U.S.A Lee, Everett S (1996). General theory of migration. Demography, Vol 3 Ravenstein (1989) The laws of migration. Journal of Royal, Statistic Society; June 1898, Vol 52, pp 241-301. PHỤ LỤC 1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA ĐỀ TÀI DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI Ở HÀ NỘI Mẫu khảo sát: 400 phiếu, thu về 376 phiếu Bảng 1: Giới tính của người di dân tự do nông thôn – đô thị Giới tính Mức độ đánh giá của người được điều tra Số lượng Tỷ lệ % Nam 181 48,1 Nữ 195 51,9 Bảng 2 Độ tuổi của người di dân tự do nông thôn đô thị Độ tuổi Mức độ đánh giá của người được điều tra Số lượng Tỷ lệ % Dưới 25 tuổi 30 8,0 26 đến 30 236 62,8 31 đến 35 83 22,1 36 đến 40 23 6,1 41 đến 45 2 0,5 Trên 45 2 0,5 Bảng 3 Trình độ học vấn của người di dân tự do nông thôn - đô thị Trình độ học vấn Mức độ đánh giá của người được điều tra Số lượng Tỷ lệ % Tiểu học 116 30,85 Trung học cơ sở 114 30,31 Trung học phổ thông 80 21,27 Trung cấp trở lên 66 17,55 Bảng 4 Tôn giáo của người di dân tự do nông thôn – đô thị Tôn giáo Mức độ đánh giá của người được điều tra Số lượng Tỷ lệ % Không theo tôn giáo 309 82,2 Phật giáo 54 14,4 Thiên chúa giáo 4 1,1 Tôn giáo khác 9 2,4 Bảng 5 Tình trạng hôn nhân của người di dân tự do nông thôn – đô thị Hình thức Mức độ đánh giá của người được điều tra Số lượng Tỷ lệ % Đã kết hôn 242 64,4 Chưa kết hôn 128 34,0 Đã li hôn 6 1,6 Bảng 6 Thời gian ra Hà Nội làm ăn sinh sống của người di dân tự do nông thôn – đô thị Thời gian Mức độ đánh giá của người được điều tra Số lượng Tỷ lệ % Dưới 1 năm 27 7,2 1 đến 5 năm 222 59,0 6 đến 10 năm 60 16,0 11 đến 15 năm 22 5,9 Trên 15 năm 32 8,5 Không rõ 13 3,5 Bảng 7 Về công việc đang làm ở nội thành Hà Nội của người di đân tự do Nghề nghiệp Mức độ đánh giá của người được điều tra Có Không Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Buôn bán hàng rong 37 9,84 339 90,2 Bốc vác thuê 36 9,57 340 90,4 Giúp việc gia đình 33 8,8 343 91,2 Thợ xây dựng 42 11,17 334 88,8 Chạy xe ôm 75 19,94 301 80,1 Thu gom phế thải 22 5,9 354 94,1 Tham gia chợ lao động 34 9,04 342 90,9 Không có việc làm ổn định 97 25,79 279 74,1 Bảng 8 Thu nhập hàng tháng của người di dân tự do khi ra Hà Nội làm ăn sinh sống Mức thu nhập (VNĐ) Mức độ đánh giá của người được điều tra Số lượng Tỷ lệ % 1 đến 1, 5 triệu 12 3,2 1,5 đến 2 triệu 35 9,3 2 đến 2,5 triệu 33 8,8 2,6 đến 3 triệu 69 18,3 3 đến 3,5 triệu 27 7,2 3,5 đến 4 triệu 48 12,7 Trên 4 triệu 80 21,3 Khó xác định chính xác 72 19,2 Bảng 9 Tần xuất ra Hà Nội làm ăn sinh sống của người di dân đân tự do Tần xuất Mức độ đánh giá của người được điều tra Số lượng Tỷ lệ % Thường xuyên 202 53,7 Theo mùa vụ 101 26,9 Vào lúc nông nhàn 35 9,3 Có việc mới ra Hà Nội 38 10,1 Bảng 10 Lý do người di dân tự do ra Hà Nội làm ăn sinh sống Lý do Mức độ đánh giá của người được điều tra Có Không Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tìm kiếm việc làm 108 28,7 268 71,3 Tăng thu nhập, bảo đảm cuộc sống 210 55,9 166 41,1 Do bạn bè rủ đi 10 2,7 366 97,3 Ở nông thôn thiếu việc làm 107 28,5 269 71,5 Sinh sống ở Hà Nội tốt hơn ở nông thôn 46 12,2 330 87,8 Bảng 11 Các lỗi vi phạm thường mắc phải của những người di cư từ nông thôn ra Hà Nội làm ăn sinh sống Các lỗi vi phạm Mức độ đánh giá của người được điều tra Có Không Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Vi phạm luật giao thông 219 58,2 157 41,8 Vi phạm quy định hè phố 128 34,0 248 66,0 Chống người thi hành công vụ 6 1,6 370 98,4 Không đăng ký tạm trú, tạm vắng 234 62,2 142 37,8 Tham gia cờ bạc 46 12,2 330 87,8 Vi phạm trật tự xã hội 51 13,6 325 86,4 Sử dụng ma tuý 11 2,9 365 97,1 Bảng 12 Về khả năng bị dụ dỗ, lôi kéo vào những hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian làm ăn sinh sống tại Hà Nội Khả năng Mức độ đánh giá của người được điều tra Số lượng Tỷ lệ % Có 179 47,6 Không 135 35,9 Khó trả lời 62 16,5 Bảng 13 Những hoạt động thường làm khi bị dụ dỗ lôi kéo của người di dân tự do Các lỗi vi phạm Mức độ đánh giá của người được điều tra Có Không Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Vi phạm luật giao thông hè phố 87 23,1 289 76,9 Chống người thi hành công vụ 8 2,1 368 97,9 Tham gia trộm cướp 77 20,5 299 79,5 Không đăng ký tạm trú, tạm vắng 125 33,2 251 66,8 Tham gia cờ bạc 201 53,5 175 46,5 Vi phạm trật tự xã hội 58 15,4 318 84,6 Tham gia mại dâm 59 15,7 317 84,3 Tham gia đâm thuê chém mướn 39 10,4 337 89,6 Sử dụng ma tuý 63 16,8 313 83,2 Vận chuyển buôn bán ma tuý 44 11,7 332 88,3 Bảng 14 Những hành vi vi phạm pháp luậtcủa người di dân tự do trong thời gian làm ăn sinh sống tại Hà Nội Hành vi vi phạm Mức độ đánh giá của người được điều tra Có Không Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Vi phạm quản lý hành chính đô thị 281 74,7 95 25,3 Vi phạm quy định giao thông đô thị 301 80,1 75 19,9 Buôn bán, vận chuyển ma túy 17 4,5 359 95,5 Chống đối người thi hành công vụ 8 2,1 368 97,9 Tham gia đâm thuê, chém mướn 39 10,4 337 89,6 Hoạt động mại dâm 98 26,1 278 73,9 Trộm cắp tài sản 109 29,0 267 71,0 Gây rối trật tự công cộng 44 11,7 332 88,3 Sử dụng ma túy 63 16,8 313 83,2 Tham gia cờ bạc 201 53,5 175 46,5 Bảng 15 Những băn khoăn lo lắng trong thời gian làm ăn sinh sống tại Hà Nội của người di dân tự do Những băn khoăn, lo lắng Mức độ đánh giá của người được điều tra Có Không Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % An ninh, trật tự không tốt 207 55,1 169 44,9 Trộm cắp, trấn lột 197 52,4 179 47,6 Cờ bạc 34 9,0 342 91,0 Tệ nạn nghiện hút 132 35,1 244 64,9 Tệ nạn mại dâm 60 16,0 316 84,0 Ốm đau, bệnh tật 99 26,3 277 73,3 Bảng 16 Về việc trình báo, nhờ cậy khi bị xâm hại về tính mạng, tài sản hoặc công việc của người di dân tự do Đối tượng trình báo, nhờ cậy Mức độ đánh giá của người được điều tra Có Không Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Những người cùng quê hương 73 19,4 303 80,6 Trình báo công an 285 75,8 91 24,2 Nhờ cậy nhóm bạn 36 9,6 340 90,4 Trình báo với chính quyền 98 26,1 278 73,9 Nhờ cậy gia đình cho thuê trọ 36 9,6 340 90,4 Khó trả lời 22 5,9 354 94,1 Bảng 17 Công việc thường làm trong thời gian nhàn rỗi của người di dân tự do Những việc thường làm Mức độ đánh giá của người được được điều tra Có Không Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Không làm gì cả 44 11,7 332 88,3 Xem ti vi, băng hình 162 43,1 214 56,9 Nghe đài 32 8,5 344 91,5 Tắm giặt 84 22,3 292 77,7 Đọc sách, báo 106 28,2 270 71,8 Đánh bài 46 12,2 330 87,8 Nói chuyện với bạn 83 22,1 293 77,9 Ngủ, nghỉ 247 65,7 129 34,3 Bảng 18 Về việc đăng ký cư trú với cơ quan công an của người di dân tự do Hình thức Mức độ đánh giá của người điều tra Số lượng Tỷ lệ % Có 156 41,5 Không 193 51,3 Khó trả lời 27 7,2 Bảng 19 Lý do chưa đăng ký cư trú của người di dân tự do Lý do Mức độ đánh giá của người được điều tra Có Không Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Không có ý định cư trú ở Hà Nội 103 53,4 90 46,6 Không đủ điều kiện cư trú 55 28,5 138 71,5 Không biết làm thủ tục cư trú 67 34,7 126 65,3 Chi phí quá tốn kém 41 21,2 152 78,7 Thủ tục quá phức tạp 83 43,0 110 57,0 Tốn thời gian 45 23,3 148 76,7 Sợ bị trả về quê 32 16,5 161 83,5 Khó trả lời 23 11,9 170 88,1 Bảng 20 Nơi ở khi ra Hà Nội làm ăn sinh sống của người di dân tự do Nơi ở Mức độ đánh giá của người được điều tra Số lượng Tỷ lệ % Ở nhờ nhà người thân quen 33 8,8 Thuê nhà trong các xóm trọ 276 73,4 Làm ở đâu ở luôn tại đó 53 14,1 Ở bất cứ đâu 14 3,7 Bảng 21 Những khó khăn khi ra Hà Nội làm ăn, sinh sống của người di dân tự do Những khó khăn chính Mức độ đánh giá của người được điều tra Có Không Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Về đi lại 167 44,4 209 55,6 Về thuê nhà ở 191 50,8 185 49,2 Về chi phí đắt đỏ 309 82,2 67 17,8 Hòa nhập với lối sống ở Hà Nội 55 14.6 321 85,4 Về đăng ký tạm trú, tạm vắng 82 21,8 294 78,2 Khó tiếp cận dịch vụ y tế 60 16,0 316 84,0 Dễ bị các đối tượng xấu lôi kéo 101 26,9 275 73,1 Dễ bị trộm cắp, cướp giật 93 24,7 283 75,3 Bảng 22 Những nhân tố thúc đẩy người dân từ nông thôn ra Hà Nội làm ăn, sinh sống Những nhân tố cơ bản Mức độ đánh giá của người được điều tra Có Không Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Thời gian nhàn rỗi ở nông thôn nhiều 195 51,9 181 48,1 Dễ kiếm việc làm với thu nhập ổn định hơn nông thôn 211 56,1 165 43,9 Quản lý nhân khẩu lỏng lẻo 24 6,4 352 93,6 Giao thông thuận tiện để đi lại 18 4,8 358 95,2 Điều kiện sống thuận lợi 96 25,5 280 74,5 Thu nhập cao hơn nông thôn 125 33,2 251 66,8 Bảng 23 Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý đô thị với người dân nông thôn ra Hà Nội Nội dung Mức độ đánh giá của người được điều tra Có Không Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Quản lý nhân khẩu với người di dân 203 54,0 173 46,0 Việc làm của người di dân 197 52,4 179 47,6 An ninh trật tự, an toàn xã hội 186 49,5 190 50,5 Nhà ở cho người di dân 201 53,46 175 46,54 Cơ sở hạ tầng: điện, nước, y tế, giáo dục 165 43,9 211 56,1 Văn hóa ứng xử, văn minh đô thị 85 22,6 291 77,4 Bảng 24 Những giải pháp khắc phục tác động tiêu cực của di dân tự do nông thôn - đô thị Giải pháp cơ bản Mức độ đánh giá của người được điều tra Có Không Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân nông thôn 282 75,0 94 25,0 Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn 197 52,4 179 47,6 Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người di dân 95 25,3 281 74,7 Có chính sách hỗ trợ người dân nông thôn làm giàu trên quê hương 256 68,1 120 31,9 Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về di dân 106 28,2 270 71,8 Cải thiện cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm ở nông thôn 165 43,9 211 56,1 Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn 236 62,8 140 37,2 Bảng 25 Hình thức, mức độ phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội của di dân tự do nông thôn - đô theo hình thái di dân Hình thức phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội Hình thái di dân tự do Tổng Di dân tạm thời (202) Di dân mùa vụ (174) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tham gia cờ bạc 102 50,49 99 56,89 201 53,45 Trộm cắp 52 25,74 57 32,75 109 29,0 Mại dâm 53 26,23 45 24,45 98 26,06 Vi phạm trật tự xã hội 16 7,92 64 36,78 80 21,3 Sử dụng ma túy 42 20,79 21 12,06 63 16,7 Gây rối trật tự công cộng 20 9,9 24 13,79 44 11,7 Đâm thuê, chém mướn 26 12,87 13 7,47 39 10,4 Vận chuyển, buôn bán ma túy 12 5,94 5 2,87 17 4,5 Chống người thi hành công vụ 6 2,97 2 1,14 8 2,1 Bảng 26 Hình thức, mức độ phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội của di dân tự do nông thôn - đô thị theo giới tính Hình thức phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội Giới tính người di dân tự do Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tham gia cờ bạc (201 người) 167 83,08 34 16,92 Trộm cắp (109) 58 53,21 51 46,79 Mại dâm (98) 86 87,5 12 12,5 Vi phạm trật tự xã hội (80) 33 41,25 47 58,75 Sử dụng ma túy (63) 57 90,47 6 9,53 Gây rối trật tự công cộng (44) 31 70,45 13 29,55 Đâm thuê, chém mướn (39) 37 94,87 2 5,13 Vận chuyển, buôn bán ma túy (17) 15 88,23 2 11,77 Chống người thi hành công vụ (8) 5 62,5 3 37,5 Bảng 27 Hình thức, mức độ vi phạm quy định về quản lý hành chính đô thị của di dân tự do nông thôn - đô thị theo lứa tuổi Độ tuổi người di dân tự do nông thôn – đô thị Hình thức, mức độ vi phạm quy định quản lý hành chính Vi phạm quản lý hành chính đô thị Không đăng ký tạm trú, tạm vắng Vi phạm quy định giao thông đô thị Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Dưới 25 (30 người) 22 73,33 16 53,33 28 93,33 26-35 (319 người) 240 75,23 158 49,52 253 79,31 Trên 35 (27 người) 19 70,37 19 78,37 20 74,07 Tổng 281 74,73 193 51,32 301 80,05 Bảng 28 Hình thức, mức độ phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội của di dân tự do nông thôn - đô thị theo độ tuổi Độ tuổi người di dân tự do nông thôn – đô thị Hình thức, mức độ phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội Đâm thuê, chém mướn Tham gia cờ bạc Trộm cắp Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Dưới 25 30 người 6 20,0 12 40,0 6 20,0 26-35 319 người 29 9,1 176 55,17 96 30,1 Trên 35 27 người 4 14,8 13 48,1 7 25,9 Tổng 39 10,4 201 53,58 109 29,0 Bảng 29 Hình thức mức độ phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội của di dân tự do nông thôn - đô thị theo độ tuổi Độ tuổi người di dân tự do nông thôn – đô thị Hình thức, mức độ phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội Mại dâm Sử dụng ma túy Vận chuyển, buôn bán ma túy Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Dưới 25 30 người 8 26,7 4 13,3 26-35 319 người 80 25,07 47 14,73 15 4,7 Trên 35 27 người 10 37,03 12 44,44 2 7,4 Tổng 98 20,1 63 10,38 17 4,5 Bảng 30 Hình thức, mức độ phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội của di dân tự do nông thôn - đô thị theo độ tuổi Độ tuổi người di dân tự do nông thôn – đô thị Hình thức, mức độ phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội Chống người thi hành công vụ Gây rối trật tự công cộng Vi phạm trật tự xã hội Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Dưới 25 30 người 2 6,66 16 53,33 26-35 319 người 8 2,5 40 12,53 64 20,06 Trên 35 27 người 2 7,4 Tổng 8 2,1 44 11,7 80 21,3 Bảng 31 Hình thức, mức độ vi phạm quy định về quản lý hành chính đô thị của di dân tự do nông thôn - đô thị theo trình độ học vấn Học vấn người di dân tự do nông thôn – đô thị Hình thức, mức độ vi phạm quy định về quản lý hành chính Vi phạm QLHC đô thị Không đăng ký tạm trú, tạm vắng Vi phạm quy định GTĐT Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tiểu học 99 85,34 64 55,17 105 90,51 THCS 88 77,19 5 40,35 106 92,98 THPT 69 86,25 31 38,75 61 76,25 Trung cấp trở lên 25 37,87 52 78,78 29 43,93 Bảng 32 Hình thức, mức độ phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội của di dân tự do nông thôn - đô thị theo trình độ học vấn Học vấn người di dân tự do nông thôn – đô thị Hình thức, mức độ phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội Đâm thuê, chém mướn Tham gia cờ bạc Trộm cắp Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tiểu học 116 người 22 18,96 87 75,0 40 34,48 Trung học cơ sở 114 người 9 7,89 71 62,28 32 28,07 Trung học phổ thông 80 người 5 6,25 34 42,5 22 27,5 Trung cấp trở lên 66 người 3 4,54 9 13,63 15 22,72 Tổng 39 10,4 201 53,58 109 29,0 Bảng 33 Hình thức, mức độ phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội của di dân tự do nông thôn - đô thị theo trình độ học vấn Học vấn người di dân tự do nông thôn – đô thị Hình thức, mức độ phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội Mại dâm Sử dụng ma túy Vận chuyển, buôn bán ma túy Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tiểu học 116 người 42 36,2 29 25,0 11 4,8 Trung học cơ sở 114 người 35 30,07 18 15,78 6 5,26 Trung học phổ thông 80 người 21 26,25 13 16,24 Trung cấp trở lên 66 người 3 4,54 Tổng 98 20,1 63 10,38 17 4,5 Bảng 34 Hình thức, mức độ phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội của di dân tự do nông thôn - đô thị theo trình độ học vấn Học vấn người di dân tự do nông thôn – đô thị Hình thức, mức độ phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội Chống người thi hành công vụ Gây rối trật tự công cộng Vi phạm trật tự xã hội Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tiểu học 116 người 6 5,7 13 11,2 37 31,89 Trung học cơ sở 114 người 2 1,75 12 10,52 23 20,17 Trung học phổ thông 80 người 10 12,5 11 13,75 Trung cấp trở lên 66 người 9 13,63 9 13,63 Tổng 8 2,1 44 11,7 80 21,3 Bảng 35 Hình thức, mức độ vi phạm quy định về quản lý hành chính đô thị của di dân tự do nông thôn - đô thị theo việc làm Việc làm người di dân tự do nông thôn – đô thị Hình thức, mức độ vi phạm quy định quản lý hành chính Vi phạm quản lý hành chính đô thị Không đăng ký tạm trú, tạm vắng Vi phạm quy định giao thông đô thị Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Bán hàng rong 37 người 17 45,94 10 27,02 26 70,27 Bốc vác 36 người 29 80,55 10 27,77 27 75,0 Giúp việc gia đình 33 người 12 36,36 Thợ xây 42 người 34 80,95 22 52,38 24 57,14 Xe ôm 75 người 69 92,0 39 52,0 71 94,66 Thu gom phế thải 22 người 15 68,18 4 18,18 19 86,36 Tham gia chợ lao động 34 người 28 82,35 20 58,82 31 91,17 Không có việc làm ổn định 97 người 89 91,75 88 90,72 91 93,81 Tổng 281 74,73 193 51,32 301 80,05 Bảng 36 Hình thức, mức độ phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội của di dân tự do nông thôn - đô thị theo việc làm Việc làm người di dân tự do nông thôn - đô thị Hình thức, mức độ tội phạm, vi phạm tệ nạn xã hội Trộm cắp Mại dâm Chống người thi hành công vụ Gây rối trật tự công cộng Vi phạm trật tự xã hội Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Bán hàng rong 37 người 5 13,51 2 5,40 3 8,10 7 18,91 Bốc vác 36 người 22 61,11 2 5,55 4 11,11 12 33,33 Giúp việc gia đình 33 người 2 6,06 2 6,06 Thợ xây 42 người 24 57,14 10 23,80 2 4,76 10 23,80 Xe ôm 75 người 31 41,33 14 18,66 23 30,66 Thu gom phế thải 22 người 6 27,27 2 9,09 2 9,09 Tham gia chợ lao động 34 người 15 44,11 11 32,35 8 23,52 7 20,58 Không có việc làm ổn định 97 người 35 36,08 42 43,29 4 4,12 13 13,40 19 19,58 Tổng 109 28,98 98 26,06 8 2,12 44 11,70 80 21,27 Bảng 37 Hình thức, mức độ phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội của di dân tự do nông thôn - đô thị theo việc làm Việc làm người di dân tự do nông thôn - đô thị Hình thức, mức độ tội phạm, vi phạm tệ nạn xã hội Tham gia cờ bạc Vận chuyển, BB ma túy Đâm thuê, chém mướn Sử dụng ma túy Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Bán hàng rong 37 người 4 10,81 2 5,4 1 2,7 2 5,4 Bốc vác 36 người 25 69,44 4 11,11 5 13,88 6 16,66 Giúp việc gia đình 33 người 2 6,06 5 Thợ xây 42 người 33 78,57 2 4,76 14 33,33 Xe ôm 75 người 51 68,0 6,66 8 10,66 13 17,33 Thu gom phế thải 22 người 4 18,18 2 9,09 6 27,27 Tham gia chợ lao động 34 người 23 67,64 7 20,58 10 29,41 Không có việc làm ổn định 97 người 59 60,82 4 4,12 16 16,49 12 12,37 Tổng (376) 201 53,45 17 4,52 39 10,37 63 16,75 PHỤ LỤC 2 ĐẶC TRƯNG NHÂN KHẨU NHỮNG NGƯỜI THAM GIA PHỎNG VẤN SÂU STT Họ và Tên Giới tính Tuổi Học vấn Nghề nghiệp Trịnh Quốc T Nam 38 Đại học Cán bộ CA Lê Mạnh C Nam 34 Đại học Cán bộ CA Lê Tuấn A Nam 28 Đại học Cán bộ CA Trần Thành C Nam 29 Trung cấp Cán bộ CA Nguyễn Viết L Nam 32 Đại học Cán bộ CA Dương Quang L Nam 35 Đại học Cán bộ CA Nguyễn Mạnh H Nam 27 Đại học Cán bộ CA Phạm Kim D Nữ 24 Trung cấp Cán bộ CA Nguyễn Thị H Nữ 28 Trung cấp Cán bộ CA Nguyễn Xuân T Nam 27 Trung cấp Cán bộ CA Nguyễn Huy H Nam 34 Đại học Cán bộ CA Đặng Đình K Nam 45 Đại học Cán bộ CA Lê Quang T Nam 29 Trung cấp Cán bộ CA Trịnh Thái V Nam 28 Đại học Cán bộ CA Đặng Tuấn L Nam 34 Đại học Cán bộ CA Nguyễn Thị Huyền T Nữ 26 Trung cấp Cán bộ CA Trần Việt D Nam 27 Đại học Cán bộ CA Hoàng Ngọc T Nam 26 Trung cấp Cán bộ CA Nguyễn Xuân T Nam 24 Trung học Cán bộ CA Phạm Thị Hồng L Nữ 26 Trung cấp Cán bộ CA Vũ Hoài N Nam 29 THCS Nghề tự do Đỗ Huy Đ Nam 22 THCS Nghề tự do Chu Hồng H Nam 23 PTTH Nghề tự do Nguyễn Thị Thanh H Nữ 24 PTTH Giúp việc Lưu Thị Thu T Nữ 26 THCS Bán hàng rong Bùi Việt H Nam 27 THCS Bốc vác Nguyễn Sỹ Q Nam 28 PTTH Thợ xây dựng Vũ Quốc H Nam 30 THCS Chợ lao động Nguyễn Ngọc L Nam 32 THCS Xe ôm Vũ Thị Thế N Nữ 28 THCS Bán hàng rong Nguyễn Thị Phương Q Nữ 24 PTTH Giúp việc Hoàng Văn Q Nam 26 THCS Xe ôm Phạm Ngọc Quyết Nam 34 Tiểu học Chợ lao động Mai Thị L Nữ 24 THCS Bán hàng rong Phạm Phương T Nữ 30 PTTH Thu gom phế thải Phạm Minh T Nam 32 THCS Chợ lao động Nguyễn Hải Y Nữ 27 PTTH Chợ lao động Trần Minh T Nam 31 THCS Bốc vác Bùi Hồng H Nữ 25 Tiểu học Thu gom phế thải Phạm Văn V Nam 29 PTTH Bốc vác PHỤ LỤC 3 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Ông bà, anh chị kính mến! Đề nghị ông bà, anh chị tham gia trả lời các câu hỏi ghi trong phiếu này. Ý kiến của ông bà, anh chị sẽ được tập hợp để kiến nghị với các cấp về những biện pháp bảo đảm an sinh xã hội đối với người từ nông thôn ra thành phố tìm kiếm việc làm. Trong phiếu đã có các câu hỏi và các ý để trả lời câu hỏi, đồng ý với ý kiến nào ông bà, anh chị đánh dấu X vào ô vuông bên phải ý đó. Với loại câu hỏi khác, ông bà, anh chị trả lời theo nội dung câu hỏi. Kính mong ông bà, anh chị trả lời đúng với ý nghĩ của mình. Ông bà, anh chị không ghi, ký tên vào phiếu. Chân thành cảm ơn ông bà, anh chị đã tham gia trả lời câu hỏi. 1. Anh/ chị ra nội thành Hà Nội làm ăn, sinh sống được bao nhiêu năm? - Dưới 1 năm □ - 1-5 năm □ - 6 -10 năm □ - 11-15 năm □ - Trên 15 năm □ - Không rõ □ 2. Trước khi ra Hà Nội làm ăn, sinh sống anh/chị có người thân, học hàng hay bạn bè ở thành phố này không? - Có □ - không □ 3. Anh/ chị đã kết hôn chưa? - Đã kết hôn □; - Chưa kết hôn □- Đã li hôn □ - Nếu đã kết hôn, ông bà, anh chị đã có bao nhiêu con? 1 con □; 2 con □; 3 con □; 4 con □; 5 con trở lên □ 4. Công việc anh/ chị đang làm - Buôn bán hàng rong □ - Bốc vác thuê □ - Giúp việc trong các gia đình □ - Thợ xây dựng □ - Việc khác (ghi rõ): - Chạy xe ôm □ - Thu gom phế thải □ - Tham gia chợ lao động □ - Không có việc làm ổn định □ 5. Thu nhập hàng tháng của anh/ chị khoảng bao nhiêu? - Dưới 1 triệu đồng □ -1 đến 1,5 triệu đồng □ - 1,5 đến 2 triệu đồng □ - 2 đến 2,5 triệu đồng □ - Khó xác định chính xác □ - 2,5 đến 3 triệu đồng □ - 3 đến 3,5 triệu đồng □ - 3,5 đến 4 triệu đồng □ - Trên 4 triệu đồng □ 6. Anh/ chị ra Hà Nội làm việc, sinh sống theo hình thức nào? - Thường xuyên □ - Theo mùa vụ □ - Vào lúc nông nhàn □ - Có việc mới ra Hà Nội □ 7. Lý do anh/ chị ra nội thành Hà Nội để mưu sinh? - Tìm kiếm việc làm □ - Tăng thu nhập, bảo đảm cuộc sống □ - Do bạn bè rủ đi □ - Lý do khác (ghi rõ): - Ở nông thôn thiếu việc làm □ - Sinh sống Hà nội tốt hơn ở nông thôn □ 8. Theo sự nhận biết của anh chị, những người từ nông thôn ra thành phố Hà Nội làm ăn, sinh sống thường mắc lỗi nào nhiều nhất dưới đây? - Vi phạm luật lệ giao thông □ - Vi phạm quy định hè phố □ - Chống đối người thi hành công vụ □ - Sử dụng ma túy □ - Vi phạm khác (ghi rõ): - Không đăng ký tạm trú, tạm vắng □ - Vi phạm trật tự xã hội □ - Tham gia cờ bạc □ 9. Trong thời gian làm ăn, sinh sống ở nội thành Hà Nội, anh/ chị có bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo không? - Có □; - Không □; - Khó trả lời □ 10. Nếu bị dụ dỗ, lôi kéo, họ thường dụ dỗ, lôi kéo anh/ chị vào những việc làm nào sau đây? - Vi phạm luật giao thông, hè phố □ - Chống người thi hành công vụ □ - Tham gia trộm cướp □ - Tham gia mại dâm □ - Tham gia đâm thuê, chém mướn □ - Vi phạm khác (ghi rõ): - Không đăng ký tạm trú, tạm vắng □ - Tham gia cờ, bạc □ - Vi phạm trật tự xã hội □ - Sử dụng ma túy □ - Vận chuyển, buôn bán ma túy □ 11. Trong thời gian làm ăn, sinh sống ở nội thành Hà Nội, anh/ chị thường mắc những lỗi nào sau đây? - Vi phạm quản lý hành chính đô thị □ - Vi phạm quy định giao thông đô thị □ - Buôn bán, vận chuyển ma túy □ - Chống người thi hành công vụ □ - Tham gia đâm thuê, chém mướn □ - Vi phạm trật tự xã hội □ - Vi phạm khác (ghi rõ): - Hoạt động mại dâm □ - Trộm cắp tài sản □ - Gây rối trật tự công cộng □ - Sử dụng ma túy □ - Tham gia cờ, bạc □ 12. Thời gian nhàn rỗi anh/ chị thường làm gì? - Không làm gì cả □ - Xem ti vi, xem băng hình □ - Nghe đài □ - Tắm giặt □ - Làm việc khác (ghi rõ): - Đọc sách, báo □ - Đánh bài □ - Nói chuyện với bạn □ - Ngủ, nghỉ ngơi □ 13. Những băn khoăn, lo lắng hoặc cảm thấy không yên tâm của anh chị trong thời gian làm ăn, sinh sống ở nội thành Hà Nội - An ninh, trật tự không tốt □ - Trộm cắp, trấn lột □ - Cờ bạc □ - Vấn đề khác (ghi rõ): - Tệ nạn nghiện hút □ - Tệ nạn mại dâm □ - Ốm đau, bệnh tật □ 14. Nếu bị xâm hại về tính mạng, tài sản hoặc công việc, anh/ chị trình báo, nhờ cậy vào ai? - Những người cùng quê hương □ - Trình báo công an □ - Nhờ cậy nhóm bạn □ - Trình báo với chính quyền □ - Nhờ cậy gia đình cho thuê trọ □ - Khó trả lời □ 15. Anh/ chị có đăng ký tạm trú với tổ dân phố không? - Có □; - Không □; - Khó trả lời □ 16. Hình thức đăng ký hộ khẩu thường trú của anh chị? - Dài hạn □ - Tạm trú□ - Chưa đăng ký□ 17. Nếu chưa đăng ký là vì những lý do nào? Thấy không cần thiết □ Không đủ điều kiện cư trú theo qui định của thành phố □ Không biết thủ tục làm hộ khẩu thường trú □ Chi phí quá tốn kém □ Thủ tục quá phức tạm □ Tốn thời gian □ Sợ bị trả về quê □ Khó trả lời □ Lý do khác(ghi rõ): 18. Khi ra Hà Nội làm ăn, sinh sống, anh/ chị thường ở đâu? - Ở nhờ nhà người thân quen □ - Thuê nhà trong các xóm trọ □ - Làm ở đâu ở luôn tại đó □ - Ở bất cứ đâu miễn sao ngủ, nghỉ được □ 19. Những khó khăn của anh/ chị khi ra Hà Nội làm ăn, sinh sống? - Về đi lại □ - Về thuê nhà ở □ - Về chi phí đắt đỏ □ - Về hòa nhập với lối sống của người Hà Nội □ - Về đăng ký tạm trú, tạm vắng □ - Khó tiếp cận dịch vụ y tế □ - Dễ bị các đối tượng xấu lôi kéo, xúi giục □ - Dễ bị trộm cắp, cướp giật □ - Khó khăn khác: □ 20. Anh/ chị đã làm gì khi gặp khó khăn? - Chẳng làm gì cả, chịu đựng □ - Tìm kiếm sự giúp đỡ □ - Quay về quê hương □ - Phương thức khác: □ 21. Theo anh/ chị yếu tố nào thúc đẩy người dân từ nông thôn ra Hà Nội làm ăn, sinh sống? - Thời gian nhàn rỗi ở nông thôn nhiều □ - Hà Nội dễ kiếm việc với thu nhập ổn định □ - Quản lý nhân khẩu lỏng lẻo □ - Giao thông thuận tiện để đi lại □ - Thu nhập cao hơn nông thôn □ - Hà Nội có điều kiện sống thuận lợi □ - Yếu tố khác: 22. Theo anh/ chị, người từ nông thôn ra Hà Nội hiện nay đã và đang đặt ra những vấn đề gì trong công tác quản lý đô thị? - Quản lý nhân khẩu đối với người di dân □ - Việc làm của người di dân □ - An ninh trật tự, an toàn xã hội cho người di dân □ - Nhà ở cho người di dân □ - Cơ sở hạ tầng: điện, nước, đường, trường học, y tế, giáo dục □ - Văn hóa ứng xử, văn minh đô thị □ - Vấn đề khác: 23. Theo anh/ chị, giải pháp nào khắc phục những tác động tiêu cực của di dân tự do từ nông thôn ra Hà Nội? - Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân nông thôn □ - Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn □ - Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người di dân □ - Có chính sách hỗ trợ người dân nông thôn làm giàu trên chính quê hương □ - Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về di dân □ - Cải thiện cơ sở hạ tầng điện, nước, đường, trường, y tế, giáo dục ở nông thôn □ - Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn □ - Giải pháp khác: 24. Anh/ chị cho biết đôi nét về bản thân * Giới tính của Ông bà, anh chị: Nam □ Nữ □ * Độ tuổi của ông bà, anh chị: - Dưới 25 tuổi □; 26-30 tuổi □ - 31-35 tuổi □; 36-40 tuổi □ - 41-45 tuổi □; Trên 45 tuổi □ *Trình độ học vấn của ông bà, anh chị: - Tiểu học □; Trung học cơ sở □ - Trung học phổ thông □; Trung cấp □; Cao đẳng, đại học □ * Ông bà, anh chị theo tôn giáo nào? - Không theo tôn giáo nào □; Phật giáo □ - Thiên chúa giáo □; Tôn giáo khác □ * Quê quán của ông bà, anh chị: - Huyện: Tỉnh: Xin trân trọng cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_di_dan_tu_do_nong_thon_do_thi_voi_trat_tu_xa_hoi_o_h.doc
  • docThong tin tieng anh.doc
  • docThong tin tieng Viet.doc
  • docTom tat tieng Vie.doc