Luận án Hoa văn trang trí trên lụa Vạn phúc (quận Hà đông, thành phố Hà Nội)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Thị Quỳnh Mai HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN LỤA VẠN PHÚC (Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội, 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Thị Quỳnh Mai HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN LỤA VẠN PHÚC (Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội) Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 9210

pdf276 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Luận án Hoa văn trang trí trên lụa Vạn phúc (quận Hà đông, thành phố Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN THỊ TÌNH Hà Nội, 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận án tiến sĩ Hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) là công trình do tôi nghiên cứu, thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham khảo, tài liệu đều có chú thích nguồn đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Thị Quỳnh Mai ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ H I QU T VỀ HOA VĂN TRANG TR TR N LỤA ........ 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 9 1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 20 1.3. Khái quát về hoa văn trang trí trên lụa .................................................. 34 Tiểu kết ........................................................................................................ 54 Chƣơng 2. IỂU HIỆN CỦA HOA VĂN TRANG TR TR N LỤA VẠN PH C .......................................................................................................... 56 2.1. Đề tài hoa văn trang trí ........................................................................ 56 2.2. Đồ án hoa văn trang trí ......................................................................... 92 2.3. Hình thức trang trí hoa văn ................................................................... 92 2.4. Kỹ thuật .............................................................................................. 106 Tiểu kết ...................................................................................................... 111 Chƣơng 3. LUẬN BÀN VỀ Đ C TRƢNG VÀ GI TRỊ CỦA HOA VĂN TRANG TR TR N LỤA VẠN PH C ................................................... 114 3.1. Hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc trong tương quan với lụa một số vùng khác ở Việt Nam ................................................................................ 114 3.2. Đặc trưng hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc .................................... 114 3.3. Giá trị văn hóa nghệ thuật của hoa văn trên lụa Vạn Phúc .................. 146 Tiểu kết ...................................................................................................... 162 KẾT LUẬN ............................................................................................... 164 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ................................... 169 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 170 PHỤ LỤC ................................................................................................. 183 iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GS.TS : Giáo sư Tiến sĩ H : Hình HVTT : Hoa văn trang trí NCS : Nghiên cứu sinh Nxb : Nhà xuất bản PL : Phụ lục Tr : Trang 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1.1. Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) là làng nghề dệt lụa tơ tằm có truyền thống từ ngàn xưa. Lụa Vạn Phúc nổi tiếng cả nước vì chất lượng bền, đẹp, được triều đình lựa chọn để may trang phục và được người Pháp đánh giá là sản phẩm tinh xảo của xứ Đông Dương tại hội chợ Marseille năm 1931. Với những đặc tính như; mềm, mịn, độ thấm hút mồ hôi cao, lụa tơ tằm Vạn Phúc đã và đang đáp ứng hiệu quả về mỹ cảm cùng khả năng tạo dáng, khả năng định hình cho mẫu trang phục trở nên đặc sắc và phong phú. Lụa Vạn Phúc được coi là chất liệu đặc sắc, được nhiều người ưa chuộng bởi tính thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người. Trang phục may bằng chất liệu lụa, không chỉ tôn vinh vóc dáng cơ thể mà còn thể hiện sự tinh tế, duyên dáng, ý nhị biểu hiện nét cổ điển truyền thống của người Việt. 1.2. Hiện nay, lụa Vạn Phúc đã rất phát triển trong công nghiệp dệt xơ sợi Việt Nam và được đánh giá cao trong các nhóm vật liệu ngành may. Một trong những thành tố quan trọng tạo nên giá trị nghệ thuật, cũng là yếu tố quyết định đến thẩm mỹ của lụa Vạn Phúc chính là HVTT. Chủng loại HVTT trên lụa Vạn Phúc phong phú và đa dạng, được lấy từ kho tàng hoa văn truyền thống của dân tộc ở các đề tài về thiên nhiên, cây cỏ, hoa lá, chim muông hay đề tài về tứ linh, đề tài về chữ và nhóm hình học. Nhưng có sự sáng tạo chứ không rập khuôn, nhằm phù hợp với kỹ thuật và chất liệu sợi dệt tạo hoa văn, mang tính mỹ thuật đặc trưng của lụa, thể hiện sự cần mẫn, khéo léo của người nghệ nhân đã làm nên những sản phẩm thủ công truyền thống đặc sắc. Vì vậy, việc kế thừa và đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển HVTT trên lụa được đặt ra như một nhu cầu cần thiết với những đổi mới liên tục của mẫu HVTT trên trang phục hiện đại. Không chỉ trong quá khứ mà cho tới sau này, nghệ 2 thuật trang trí hoa văn trên bề mặt lụa Vạn Phúc đã và đang có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao giá trị sản phẩm hàng tiêu dùng của ngành công nghiệp dệt may – thời trang nước ta. Qua khảo sát thực địa cho thấy HVTT trên lụa Vạn Phúc đã sử dụng phương thức nghệ thuật trang trí dân gian truyền thống, mang nét phóng khoáng, mềm mại trong tương quan bố cục và phong cách tạo hình trên bề mặt lụa. Nhưng điều này, chỉ nhận biết được qua sự hiện hữu của hoa văn trên một số sản phẩm lụa đặc trưng, mà ít khi được quan tâm tới việc nó bắt nguồn từ đâu, mang ý nghĩa và biểu tượng gì. Phải chăng HVTT trên lụa Vạn Phúc là sản phẩm tiếp nối từ mỹ thuật trang trí truyền thống dân tộc và có cả yếu tố mỹ thuật ngoại sinh. Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu, cũng là lý do để NCS thực hiện nội dung đề tài luận án. 1.3. Hiện nay, do điều kiện kinh tế, các hộ làm nghề dệt lụa, năng suất lao động thấp, không gian nhỏ hẹp, công cụ giản đơn nên cũng làm hạn chế sự phát triển của các mô típ HVTT trên lụa, tình trạng trên phổ biến ở các làng nghề Việt Nam nói chung và làng Vạn Phúc nói riêng. Đây cũng là nỗi lo về sự “mai một” và thất truyền các hình thức trang trí trên sản phẩm tơ lụa Việt Nam. Trong khi đó, các trào lưu mới, các phong cách, khuynh hướng mới về trang phục đã cho ra đời nhiều hình thức trang trí công nghiệp phát triển như in, thêu, vẽ bằng máy móc hiện đại. Trong bối cảnh giao lưu hội nhập này, việc nghiên cứu, đánh giá về giá trị thẩm mỹ cũng như khẳng định bản sắc dân tộc của sản phẩm tiêu dùng trên thị trường đang trở nên cấp thiết. Từ tình hình đó, việc nghiên cứu hoa văn dưới góc độ mỹ thuật tạo hình trang trí, hình thức biểu hiện cũng như giải mã biểu tượng hoa văn trên lụa Vạn Phúc cũng là việc cần làm để phát huy ứng dụng vào đời sống đương đại. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, NCS lựa chọn đề tài nghiên cứu về Hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà 3 Nội) làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật. Trên cơ sở kế thừa những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, luận án làm rõ tính chất trang trí của hoa văn để tìm ra nét đặc trưng và giá trị nghệ thuật của HVTT trên lụa Vạn Phúc. Góp phần bổ sung cho phần tư liệu còn khuyết thiếu vào kho tàng nghệ thuật trang trí hoa văn Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu biểu hiện của HVTT trên lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) để làm rõ các đặc trưng và giá trị nghệ thuật của HVTT trên lụa tơ tằm Vạn Phúc. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu đề tài, đồ án, hình thức và kỹ thuật của HVTT trên lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Được giới hạn tại làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội). Ngoài ra, luận án còn mở rộng đề cập tới việc so sánh, đối chiếu đặc điểm, phong cách trang trí của hoa văn trên lụa ở một số vùng khác để thấy được sự tương đồng và khác biệt về hình thức biểu hiện của đề tài và đồ án trang trí. Phạm vi thời gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài HVTT trên lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) từ năm 1986 đến nay (2020). Đây là giai đoạn đổi mới của đất nước, HVTT trên lụa Vạn Phúc đã có sự chuyển mình rõ nét về đề tài, đồ án, hình thức và kỹ thuật của HVTT trên lụa Vạn Phúc. 4 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: HVTT trên lụa Vạn Phúc được biểu hiện như thế nào thông qua đề tài, đồ án, hình thức và kỹ thuật? Câu hỏi 2: Đặc trưng và giá trị nghệ thuật HVTT trên lụa Vạn Phúc, được biểu hiện như thế nào so với HVTT trên lụa các vùng khác? Câu hỏi 3: HVTT trên lụa Vạn Phúc, mang phong cách tạo hình dân gian Việt Nam hay được tiếp biến từ văn hóa một số nước khác ở khu vực phương Đông? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Hoa văn trên lụa Vạn Phúc được biểu hiện rất đa dạng và đặc sắc thông qua các đề tài, đồ án, hình thức và kỹ thuật. Đường nét trang trí không quá rườm rà, phức tạp mà mềm mại, phóng khoáng và dứt khoát. Màu sắc của hoa văn biến đổi linh hoạt, đa sắc, đa chiều nhờ vào những sợi tơ tằm được dệt trên mỗi tấm lụa Vạn Phúc. Giả thuyết 2: HVTT trên lụa Vạn Phúc tuy mang nhiều nét tương đồng so với lụa ở các vùng miền khác, nhưng vẫn có những đặc trưng và giá trị nghệ thuật riêng biệt mà không phải vùng nào cũng có. Điển hình là ở cách sắp xếp các hoa văn trong đồ án trang trí mang giá trị về nghệ thuật, đã tạo nên nét độc đáo của HVTT trên lụa Vạn Phúc, phù hợp với thẩm mỹ của dân tộc. Giả thuyết 3: HVTT trên lụa Vạn Phúc phần lớn mang đậm phong cách tạo hình dân gian Việt Nam. Những đề tài trang trí truyền thống như hoa Sen, hoa Cúc, hoa Mai, hoa Chanh thường thấy xuất hiện ở kiến trúc, điêu khắc trong nghệ thuật trang trí cổ của dân tộc. Căn cứ vào tình hình nghiên cứu thì những hoa văn kể trên, được nhận định là các đề tài mẫu mực trong nghệ thuật tạo hình trang trí của nghệ nhân cũng là người nghệ sĩ dân gian Việt 5 Nam. Bên cạnh đó, có sự giao lưu tiếp biến về tạo hình và nghệ thuật trang trí của văn hóa một số nước khác ở phương Đông, làm nảy sinh thể loại mới, kỹ thuật mới nhưng vẫn mang đậm phong cách nghệ thuật trang trí của người Việt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng đương thời. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và phƣơng pháp tiếp cận 5.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp: Đây là phương pháp cơ bản để luận án tiếp cận trực tiếp vấn đề nghiên cứu. Thông qua việc thu thập tài liệu, thông tin, công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước, từ đó chọn lọc những tài liệu chính thống, có nguồn gốc rõ ràng và khả năng tin cậy cao. Nhằm nhận định thông tin tiếp cận một cách chính xác, để khai triển luận án nghiên cứu mang tính khoa học logic hơn, làm cơ sở cho những luận điểm được đặt ra trong nội dung của đề tài. - Phương pháp điền dã: Qua điền dã tại thực địa đã giúp NCS thu thập, xác minh các dữ liệu và thực hiện khảo sát, xem xét hiện vật, chụp hình, khảo tả, làm bản rập. - Phương pháp thống kê, so sánh: Luận án thống kê các mẫu HVTT trên lụa Vạn Phúc và so sánh sự khác biệt giữa các hoa văn đó với lụa ở các vùng miền khác, có đối chiếu với mỹ thuật cổ Việt Nam. Từ đó xác định được hoa văn nào mang giá trị truyền thống, yếu tố nào được hình thành trong quá trình giao lưu tiếp biến. Nhìn nhận những vấn đề nảy sinh trong quá trình nghiên cứu HVTT cũng như phát hiện tính mới và đưa ra giả thuyết trong đề tài luận án. - Phương pháp phỏng vấn: NCS tìm hiểu, nghiên cứu và phỏng vấn, đặt câu hỏi cho một số nghệ nhân ở làng nghề dệt đã sáng tác hoa văn, các nhà thiết kế thời trang và người dệt trực tiếp trang trí hoa văn trên lụa, nhằm 6 xác minh dữ liệu nghiên cứu một cách khoa học, rõ ràng, minh bạch giúp luận án thêm những cứ liệu hiện thực và tin cậy. 5.2. Phƣơng pháp tiếp cận Phương pháp tiếp cận liên ngành: Luận án sử dụng và tham khảo những thành tựu nghiên cứu của một số ngành khoa học có mối liên quan tới đề tài như: địa lý, lịch sử, văn hóa, khảo cổ để làm sáng tỏ hơn đặc trưng nghệ thuật của HVTT trên lụa Vạn Phúc giai đoạn 1986 đến nay (2020). Phương pháp này có ưu thế tổng hợp tri thức của nhiều lĩnh vực dựa trên mối quan hệ qua lại của các ngành để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và hệ thống hơn cho luận án. Ngoài ra, luận án còn tiếp cận theo hướng nhân học biểu tượng. Mỗi HVTT trên lụa Vạn Phúc đều mang giá trị biểu tượng riêng, được biểu hiện như một thế giới quan sinh động, ẩn chứa trong đó những ước vọng về cuộc sống, sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên mà người đương thời muốn gửi gắm thông qua tấm lụa Vạn Phúc. Người nghệ nhân làng lụa Vạn Phúc đã sử dụng các biểu tượng hoa văn mang đậm kiểu thức cổ truyền dân tộc để đưa vào trang trí cũng là phản ánh một phần quan điểm gu thẩm mỹ về cái đẹp, một phần thể hiện tư tưởng giáo lý, tín ngưỡng tôn giáo của người Việt. Mối quan tâm của đề tài cũng chính là nghiên cứu, giải mã nội dung, ý nghĩa chứa đựng bên trong mỗi biểu tượng HVTT trên lụa Vạn Phúc. 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1. Đóng góp về mặt lý luận Về phương diện lý luận và lịch sử mỹ thuật: Đề tài là công trình nghiên cứu chuyên biệt theo hướng tiếp cận nghệ thuật học, thông qua việc nghiên cứu HVTT trên lụa Vạn Phúc mang giá trị về lịch sử, văn hóa tạo nên nét đặc trưng riêng biệt trong HVTT Việt Nam. Đề tài đóng góp bổ sung tư liệu vào kho tàng mỹ thuật dân gian Việt Nam. 7 Đối với nghệ thuật tạo hình: Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về HVTT trên lụa Vạn Phúc, trên cơ sở làm rõ các đặc trưng và giá trị nghệ thuật được biểu hiện thông qua đề tài, đồ án, hình thức và kỹ thuật. Từ đó làm cơ sở tham khảo và phát huy giá trị mỹ thuật dân gian cho mỹ thuật ứng dụng hiện nay. HVTT trên lụa Vạn Phúc giai đoạn 1986 đến nay (2020), mang đến những giá trị thẩm mỹ nhất định, những đặc trưng riêng không thể lẫn với các sản phẩm lụa ở các vùng miền khác. Với di sản văn hóa: Đề tài chỉ ra được những đặc trưng và giá trị văn hóa nghệ thuật sâu sắc, biểu hiện ở một số hoa văn chứa đựng tính dân tộc, tính truyền thống quy tụ trong một bố cục trang trí trên lụa mang phong cách tạo hình gần gũi với nghệ thuật dân gian. HVTT trên lụa đã vượt qua giá trị hàng hóa đơn thuần, khẳng định được giá trị thẩm mỹ thông qua sản phẩm lụa đặc sắc. Về giáo dục thẩm mỹ: Góp phần nhận thức được những giá trị về nghệ thuật, giá trị văn hóa của cha ông, có tiếp thu và kế thừa kho tàng mỹ thuật truyền thống. Giáo dục thẩm mỹ có vai trò quan trọng nhằm biểu đạt tư duy và bồi đắp kiến thức về cái đẹp thông qua các đặc trưng về HVTT, yếu tố tạo hình cùng các đồ án trang trí trên lụa Vạn Phúc. Khơi dậy niềm đam mê yêu thích nghệ thuật trang trí truyền thống của dân tộc. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Luận án góp phần bổ sung kiến thức về lý luận mỹ thuật cho các nhà sáng tác hoa văn nói chung và HVTT trên lụa nói riêng, các nhà nghiên cứu, các giảng viên, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành mỹ thuật ứng dụng. Cũng như người làm việc và công tác trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, lĩnh vực nghiên cứu vật liệu dệt may. Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống ứng dụng vào đời sống đương đại. 8 Luận án góp phần bổ khuyết cho những khoảng trống về nghiên cứu lý luận cũng như hệ thống hóa tư liệu về HVTT trên lụa Vạn Phúc, mang tính trực quan hữu ích cho mỹ thuật ứng dụng nói chung và chuyên ngành thiết kế thời trang nói riêng. 7. ết cấu của luận án Luận án ngoài phần mở đầu (8 trang), kết luận (5 trang), tài liệu tham khảo (12 trang), phụ lục (87 trang), nội dung luận án được kết cấu 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về hoa văn trang trí trên lụa (47 trang). Chương 2: Biểu hiện hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc (58 trang). Chương 3: Luận bàn về đặc trưng và giá trị văn hóa nghệ thuật của hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc (50 trang). 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHI N CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ H I QU T VỀ HOA VĂN TRANG TR TR N LỤA 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Hướng nghiên cứu về lụa tiếp cận từ lịch sử Theo nhận định của các nhà nghiên cứu đi trước cho rằng: nguồn gốc ra đời của vải lụa ở nước ta có từ thời Hùng Vương, nhưng nghiên cứu về lụa thì đến thế kỷ XV mới bắt đầu. Đã có nhiều nhà nghiên cứu phân tích, đánh giá về vải lụa ở các khía cạnh khác nhau, trong đó có các nhà nghiên cứu thời kỳ đầu như Nguyễn Trãi, Ngô Sỹ Liên, Lê Quý Đôn Mỗi tác giả lại đề cập ở các khía cạnh liên quan tới chất liệu, màu sắc, kỹ thuật dệt, lịch sử hình thành Qua tổng hợp các dạng tài liệu, NCS phân định theo trình tự về mặt thời gian như sau: Trong Dư Địa Chí [104] Nguyễn Trãi viết năm 1435, ông đã nói đến các phường thợ dệt được lụa như Thụy Chương, Nghi Tàm thuộc Hà Nội hay ấp Mao Điền, Bất Bể thuộc Hải Dương; ấp Hội Am thuộc Hải Phòng. Ở những ấp nhỏ ấy, có các phường thợ tài giỏi đã dệt được loại vải nhỏ mặt, mịn màng thường đựng vào hộp tre để tiến cống, đó là loại lụa mềm mại, óng ả. Năm 1697, Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư (quyển II) [48] về triều Lý Thái Tông, nhà vua đã cho gọi những người thợ giỏi ở các địa phương về kinh đô dạy cho cung nữ dệt lụa, gấm, vóc. Số lượng lụa, là, gấm vóc của ta thời bấy giờ đã đạt đến mức có thể thay thế toàn bộ gấm vóc phải mua hàng năm của nhà Tống. Điều này đã khẳng định bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển vải lụa tơ tằm biểu hiện cho tinh thần tự lập tự cường mạnh mẽ của triều đình và nhân dân ta thời bấy giờ. Đây cũng là cơ sở xác định sự phát triển về mặt hàng lụa ở nước ta đã mang bản sắc riêng từ thời Lý. 10 Tiếp đến, cuốn Vân đài loại ngữ [22] của Lê Quý Đôn viết năm 1773 đã nêu: Đất Việt, đất Giao là xứ nóng, nuôi tằm nhiều hơn nơi khác, một năm nuôi đến 8 lứa... Tằm (tàm) là loại dương, thích ấm ráo, ghét ẩm thấp Đó là: Bát bối tàm, Nguyên trân tàm ươm vào tháng Ba; Thái tàm ươm vào tháng Tư; Nguyên tàm ươm vào tháng Năm; Ái tàm ươm vào tháng Sáu; Hàn trân tàm ươm vào tháng Bảy; Tứ xuất tàm ươm vào tháng Chín; Hàm tàm ươm vào tháng Mười [22, tr. 209]. Năm 1777, Lê Quý Đôn viết tiếp trong Kiến văn tiểu lục [23] như sau: “Huyện Từ Liêm và Huyện Đan Phượng, thuộc phủ Quốc Oai có nhiều bãi trồng dâu, nhân dân chăm lo việc chăn tằm, dệt cửi. Các xã Hà Hội, Thiên Mỗ, Ỷ La, Trung Thụy và Đại Phùng có tài dệt lụa, trìu, lĩnh, là” [23, tr. 337]. Dựa vào các nhận định trên cho thấy sự phát triển của vải lụa đến thời Lê đã ghi dấu ấn mạnh trong diễn trình lịch sử về sự phát triển của sản phẩm lụa tơ tằm Việt Nam. Năm 1954, P. Huard et M. Durand trong Connaissance du VietNam [135] đã đề cập đến những vấn đề xung quanh con người Việt Nam thông qua các lễ hội, nghệ nhân, đời sống xã hội, chiến tranh, nông dân, đặc biệt tác giả đã nhắc đến vấn đề ăn mặc và trang phục. Trong nghiên cứu của mình, P. Huard et M. Durand nói về chất liệu dùng để may trang phục triều đình thời phong kiến Việt Nam chủ yếu là lụa mềm, bóng và nhiều màu sắc sinh động. Đây thực sự là những ghi chép quý cho hướng nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ lịch sử của luận án. Tuy nhiên trong toàn bộ nghiên cứu, một phần rất quan trọng để làm nên giá trị thẩm mỹ của sản phẩm lụa lại chưa được tác giả quan tâm đến đó là HVTT. Đối tượng nghiên cứu chỉ xoay quanh đến chất liệu 11 trang phục mà chưa mở rộng đến các yếu tố nghệ thuật trang trí trên sản phẩm đặc trưng này. Sử quán triều Nguyễn đã ghi lại tình hình cả nước ta trong Đại Nam nhất thống chí (tập 4) năm 1971 [70] đó là không có tỉnh nào không dệt vải lụa, thậm chí còn ghi chép được đến 5 loại vải, 4 loại lụa, 3 loại sợi, 3 loại lĩnh, 3 loại trừu, 3 loại the và một số loại nhiễu, gấm, bông, tơ khác. Cuốn sách còn nêu: Lụa trắng sản ở các huyện Đan Phượng, Tiên Phong, Yên Lãng, Phúc Thọ có hộ chuyên nghiệp; duy có lụa ở Chu Chàng và Cổ Đô thuộc huyện Tiên Phong là tốt hơn cả. The thổ có tên là the Đại La Vải của xã Vân ở huyện Yên Lạc, sợi nhỏ dày và trắng hơn các huyện khác [70, tr. 245 - 246]. Cuốn sách đã đề cập đến sự phát triển của chủng loại lụa thông qua việc cải tiến khung dệt. Tức là, người thợ dệt đã nghiên cứu chuyển chiếc khung cửi đạp chân thành khung cửi giật tay, nhằm nâng cao sản xuất và phát triển mặt hàng lụa trong cả nước. Trong tập sách Nghề đẹp quê hương (1977) [110] của tác giả Trần Lê Vân cũng nói đến đình làng Cổ Đô có thờ Hoàng Phủ Thiếu Hoa – Bà tổ nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa như sau: Hùng Định Vương sinh ra một Mỵ nương tên là Hoàng Phủ Thiếu Hoa, có tên Mô Nhâm, lại có tên hiệu là Mô Nhĩ. Khi lớn tuổi, mỵ nương theo Loa Tổ học nghề. Học được nghề, mỵ nương về dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa Năm 32 tuổi, Hoàng Phủ Thiếu Hoa xin cho vua cha cho nàng đi chơi thăm nhiều nơi xa gần, vua ưng cho. Đến làng nào, nàng cũng dạy dân nuôi tằm, cấy lúa [110, tr.7]. 12 Sau này bà được tôn thờ là vị tổ nghề lụa. Tập sách cũng nói về thời Hùng Vương, dân chăm việc nông tang, nuôi tằm từ rất sớm. Có trồng dâu nuôi tằm thì chắc hẳn phải có ươm tơ dệt lụa, thời kỳ này xuất hiện nhiều vị “tổ nghề”. Trong nghiên cứu của mình, Trần Lê Vân cũng đưa ra các vị “tổ nghề” như sau: Làng Vạn Phúc thờ bà tổ nghề tên là Lã Thị Nga, bà sống khoảng thế kỷ VII - VIII rất giỏi dệt lụa, sa, the và đã truyền dạy cho dân làng Vạn Phúc, sau này dân làng nhớ công lao của bà nên đã phong bà là Thành Hoàng làng. Làng La Khê hiện nay còn đền thờ tổ phường “canh cửi” (dệt vải). Trong đền La Khê có tấm bia khắc tên mười vị “tổ sư”, từ phương xa đến nhập tịch và truyền nghề dệt lụa cho dân làng (Theo gia phả họ Nguyễn ở La Khê). Mười vị “tổ sư” ấy nhập tịch làng vào thời Lê Trung Hưng. Làng Phùng Xá (Hà Tây) thờ trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613) bởi ông có công cải tiến nghề dệt lụa. Tiếp nối nghiên cứu về lụa là công trình Những bàn tay tài hoa của cha ông (1988) [17] của hai tác giả Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc đã chỉ ra rất rõ về lịch sử hình thành và phát triển của vải lụa làng Vạn Phúc. Nội dung nghiên cứu tập trung đề cập đến những mốc tiêu biểu trong quá trình phát triển của chất liệu lụa tơ tằm thông qua các triều đại phong kiến Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu còn bàn về vải tơ lụa trong thời cận đại. Đây được coi là nguồn tư liệu quý, giúp ích cho NCS trong việc luận giải các vấn đề cơ bản của đối tượng nghiên cứu trong đề tài luận án của NCS. Cuốn Tinh hoa nghề nghiệp cha ông (1998) [117] của Bùi Văn Vượng lại bàn về nghề dệt từ thời Đông Sơn, phong Kiến cho đến thế kỷ XIX. Tài liệu bước đầu phân tích tổng hợp số lượng dọi xe sợi rất lớn thời Đông Sơn. Sự phân bố của chúng trong các di chỉ khảo cổ học thuộc văn hóa Đông Sơn cũng như di chỉ Phùng Nguyên trước đó. Tập trung với mật độ cao tại một số địa điểm như làng Vạc (Thái Hòa, Nghệ An) tới 200 chiếc dọi xe sợi. Sự kiện 13 ấy dường như xác nhận quan điểm cho rằng, nghề dệt tơ lụa thời Đông Sơn đã rất phát triển theo hướng chuyên môn hóa ở các trung tâm sản xuất. Tác giả đã có sự so sánh, đối chiếu và đưa ra các dẫn chứng liên quan đến quá trình sản xuất lụa ở từng vùng. Dựa vào công trình tổng hợp này, luận án có thể đối chiếu để tìm ra nét đặc trưng riêng của lụa Vạn Phúc so với lụa ở các vùng khác. Công trình có đối tượng khảo sát lớn xuyên suốt nhiều thời kỳ nên việc đi sâu vào tính trang trí trên lụa không được nhắc tới. Vì vậy, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm rõ và bổ sung những đặc điểm của HVTT trên lụa. Công trình Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội (2000) [122] của hai tác giả Trần Quốc Vượng và Đỗ Thị Hảo nghiên cứu về sự phát triển của các làng nghề Thăng Long, Hà Nội qua các thời kỳ. Công trình có nhắc đến làng dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc và nhấn mạnh sự biến đổi của làng nghề kéo theo những ảnh hưởng đến chất liệu tơ tằm. Vì thế, luận án tiếp tục nghiên cứu sự ảnh hưởng đó có dẫn tới sự thay đổi các yếu tố tạo hình trang trí trên lụa Vạn Phúc không? Trong Lịch sử Việt Nam (2008) [62], Nxb Khoa học Xã hội cũng đã nêu sơ lược vào những thế kỷ đầu công nguyên, tổ tiên ta đã nuôi tằm với năng suất cao: một năm tám lứa kén Thế kỷ XVII, cả vùng đất ven sông Đuống, khi ấy là nhánh chính của sông Hồng, do có sự giao lưu buôn bán với một số trung tâm kinh tế lớn mới được hình thành mà trở nên sầm uất. Các làng thủ công, phường thủ công xuất hiện ở nhiều nơi. Trong sách có nêu sơ lược như sau: Thăng Long, Sơn Tây ở Đàng Ngoài, Thuận Hóa ở Đàng Trong là nơi tập trung nhiều làng dệt có truyền thống lâu đời, đặc biệt là nghề dệt lụa tằm tang. Lúc này, các hộ nghề dệt lụa trong nhân dân được phát triển và nhân rộng. Các khâu về kỹ thuật như chọn tơ, se tơ, nhuộm tơ được chú trọng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm lụa tơ tằm. Hàng năm, số lượng tơ lụa mềm mại, óng ả được chuyển ra Đàng Ngoài lên đến hàng nghìn tạ. Như vậy, 14 có thể thấy rằng vào thế kỷ XVII, các sản phẩm lụa tơ tằm đã có bước tiến mới cả về số lượng và chất lượng. Trong cuốn Trang phục Thăng Long Hà Nội (2010) [98] của nhà nghiên cứu Đoàn Thị Tình đã đưa ra một luận điểm đáng chú ý có liên quan trực tiếp đến đề tài đó là: đời Lê có hồng phương ty, bạc phương ty; đời Nguyễn có bát ty, trừu nam, nam đại (loại hàng dệt tơ dày). Tác giả nhận định, từ thời Lý “Những người thợ đã dệt được đủ các loại gấm, vóc, lụa, đoạn... nhiều màu, có họa tiết trang trí đặc sắc, không những được sử dụng trong nước mà còn làm vật cống phẩm cho triều đình phương Bắc” [98, tr. 24]. Đến thời Nguyễn “đã có thêm nhiều mặt hàng mới, riêng Hà Nội có tơ, bông, lụa trắng, lụa vân, trừu nam, lĩnh hoa, là, the hoa, the mình băng, sa hoa nhỏ..., với nhiều màu sắc” [98, tr. 184]. Từ những luận điểm trên, tác giả đã khẳng định về sự phong phú và đa dạng của các loại lụa tơ tằm Việt Nam. Đây là những sản phẩm dệt tồn tại qua nhiều thế kỷ, nhưng ở mỗi thời kỳ mỗi vùng miền khác nhau lại có những tên gọi riêng. Trong hướng nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ lịch sử còn có công trình Tổng quan về nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam (tập 1) [29] của Trương Minh Hằng đã bàn đến làng nghề dệt và đưa ra cái nhìn toàn cảnh về nghề tằm tang, ươm tơ dệt lụa của người Việt cổ. Một số bài báo trên các tạp chí khoa học của các nhà nghiên cứu, phê bình viết về sản phẩm lụa, nhưng chỉ dừng lại ở nghiên cứu làng nghề, nghiên cứu văn hóa, một số thành công hay vấn đề bảo tồn mà chưa đề cập tới quá trình hình thành và phát triển, dấu ấn lịch sử, điểm mới hay yếu tố cốt lõi hình thành nên giá trị thẩm mỹ của vải lụa. Đó là các bài nghiên cứu: “Mấy ý kiến về nghề thủ công cổ truyền ở nước ta” [58] của tác giả Lâm Bá Nam; “Nghề gấm vẫn còn có cái tên” (1989) của Quách Vinh [116]. 15 Như vậy qua một số cuốn sách, công trình chuyên khảo, bài viết, những nội dung và cơ sở lý luận của các tài liệu trên đã giúp NCS có cái nhìn tổng quan hơn về sản phẩm tơ lụa Việt Nam. Qua đó, khẳng định mốc thời gian, lịch sử hình thành của sản phẩm lụa có từ khi nào? Cũng như mong muốn phân giải được quá trình phát triển của chất liệu lụa tơ tằm Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. 1.1.2. Hướng nghiên cứu hoa văn trang trí tiếp cận từ mỹ thuật Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện cho nội dung của đề tài, mục đích tìm hiểu phân tích HVTT dưới góc độ mỹ thuật được coi là phần then chốt quan trọng trong việc giải mã các vấn đề của luận án. Theo các học giả đi trước, những nghiên cứu về lụa đã xuất hiện vào những năm 30 của thế kỷ XV. Nhưng nghiên cứu về HVTT trên lụa thì chỉ mới bắt đầu từ thế kỷ XX. Trong đó phải kể đến công trình Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam (1999) [57] của tác giả Lâm Bá Nam. Công trình đã nêu “Hoa văn trên các sản phẩm dệt chủ yếu là hoa văn trên sản phẩm tơ lụa với nhiều loại khác nhau” [57, tr.111]. Đáng lưu ý là tác giả đã căn cứ vào hình dáng, ý nghĩa của hoa văn để đánh giá, phân loại và thống kê các nhóm HVTT trên lụa thành 3 nhóm đề tài như sau: thứ nhất đề tài động vật, thứ hai là đề tài thực vật và thứ ba là nhóm đề tài đồ vật/ hình học/ mô phỏng. Nhận thấy, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có liên quan về tính thẩm mỹ của lụa tơ tằm Việt Nam. Mặc dù phần dẫn chứng về HVTT còn khá “khiêm tốn”. Nhưng công trình vẫn là nguồn tư liệu đáng quý cho NCS trong việc hệ thống và phân loại các nhóm HVTT cũng như xác định cụ thể tên gọi một số chủng loại hoa văn đặc trưng. Từ đó có sự so sánh đối chiếu sang lụa Vạn Phúc, giúp ích cho quá trình nghiên cứu đề tài luận án. Trong Hoa văn trang trí thông dụng [56] của tác giả Hoàng Minh với hơn 1000 mẫu hoa văn được chọn lọc qua đồ dùng, vật dụng trong cuộc sống 16 hàng ngày của con người. Từ hoa văn cây cỏ thiên nhiên, chim muông đến hình tượng con người, cho thấy sự phong phú đa dạng về HVTT, điều này giúp NCS có thêm cơ sở để đối chiếu tư liệu và hệ thống HVTT trong luận án. Tiếp nối nghiên cứu về HVTT là cuốn Tổng hợp hoa văn rồng phượng (2003) [1] của tác giả Thái Dịch An đã chỉ rõ về hoa văn truyền thống Việt Nam cũng như giải quyết các vấn đề trong quá trình nghiên cứu HVTT trên lụa. Qua các tư liệu này, giúp NCS hiểu thêm một số loại hình, kiểu thức cũng như xác định tên gọi của hoa văn nói chung. Từ đó có sự so sánh với HVTT trên bề mặt lụa Vạn Phúc một cách khách quan nhất. Năm 2003, một trong những nghiên cứu về hoa văn mang tính tổng hợp và chuyên biệt là cuốn Hoa văn Việt Nam [10] của Nguyễn Du Chi, Nxb Mỹ thuật. Đây được coi là công trình nghiên cứu công phu về HVTT qua các thời kỳ lịch sử. Tác giả còn lý giả...nền văn hóa sẽ có biểu hiện khác nhau đều do sự tác động của môi trường tự nhiên và vị trí địa lý. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về văn hóa phải xem xét cả hai khía cạnh đồng đại và lịch đại. Khi các nền văn hóa gần gũi nhau về mặt địa lý sẽ tạo nên nét đặc trưng riêng của vùng văn hóa đó. Vì vậy, với những vùng có vị trí địa lý gần nhau sẽ hình thành nên sự giao thoa về văn hóa, còn những vùng có địa lý xa nhau nhưng điều kiện sống tương đối giống nhau sẽ tạo ra các nền văn hóa tương đồng. Khi nghiên cứu về HVTT trên lụa giai đoạn 1986 đến nay (2020), NCS nhận thấy việc xác định vị trí địa lý xung quanh làng lụa Vạn Phúc là điều cần thiết để thấy sự tập trung của sản phẩm lụa ở vùng đất Hà Tây cũ nay là quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Đương thời, đây vốn là khu vực giao thông huyết mạch của Bắc Bộ. Vì vậy, việc áp dụng lý thuyết địa – văn hóa sẽ phần nào xác định không gian văn hóa của đề tài, để thấy rằng: vị trí địa lý có tác động tới HVTT trên lụa Vạn Phúc. Sự tập trung các hộ nghề dệt lụa cùng HVTT nơi đây mang đặc trưng văn hóa rõ nét. 33 Ngoài ra, thuyết địa – văn hóa còn được vận dụng trong nghiên cứu đặc điểm chất liệu tơ tằm có phù hợp khí hậu môi trường địa lý và ưu việt để dệt lên mỗi tấm lụa hay không? Bởi tơ tằm là chất liệu có độ đàn hồi tốt, thoáng khí, hút ẩm cao nhưng truyền nhiệt kém, vì vậy vào mùa đông tơ tằm có khả năng giữ ấm cơ thể, mùa hè thoáng mát tạo cho người mặc cảm nhận sự mềm, nhẹ khi sử dụng. Mặt khác, xác định không gian văn hóa dựa trên những giá trị cốt lõi, tiêu biểu của vị trí địa lý giúp NCS có thể tìm hiểu và phân biệt những nét chung, nét riêng của một số nền văn hóa thông qua thời gian và môi trường tự nhiên. “Trong tâm thức dân gian Việt Nam, sự phân biệt về cái chung, nét riêng giữa các vùng miền luôn có một vị thế quan trọng. Cái chung, nét riêng này, thường được gắn với một địa danh, một giới hạn lãnh thổ nào đó” [89, tr.150]. Trên bình diện chung, không ngạc nhiên khi một số HVTT trên lụa Nha Xá (Hà Nam) cũng ảnh hưởng từ chủng loại, kiểu dáng, hình thức trang trí hoa văn trên lụa Vạn Phúc. Rõ nét nhất là các đồ án thực vật như hoa Cúc, hoa Chanh, hoa Bèo cho đến các đồ án động vật như Chuồn Chuồn, đuôi Công Tất cả các đồ án này đều rất đặc trưng với lối cách điệu mềm mại, uyển chuyển tạo cho người nhìn liên tưởng đến lụa tơ tằm, mang bản sắc riêng của không gian văn hóa Việt Nam nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn trước những năm 1986 đến nay, là một xã hội văn hóa pha trộn giữa các yếu tố ngoại sinh và các tộc người bản địa. Tuy nhiên, sự giao thoa, ảnh hưởng của yếu tố địa – văn hóa đã thúc đẩy sự phát triển HVTT trên lụa rất mạnh, mang trong mình đầy đủ thế giới quan, nhân sinh quan. Việc áp dụng thuyết địa – văn hóa vào đề tài làm nổi bật lên các giá trị thẩm mỹ cốt lõi của nghệ thuật tạo hình đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ, nơi bảo lưu nghệ thuật trang trí lụa tơ tằm Vạn Phúc một cách rõ nét nhất. 34 Mặt khác, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc chính là cái nôi trung tâm văn hóa, nơi giao thương của tơ lụa Việt Nam trong nhiều thế kỷ. Hoạt động kinh tế phát triển, hàng loạt các làng nghề thủ công ra đời nhằm phục vụ cho đời sống nhân dân và vua quan thời trước, đặc biệt là nghề ươm tơ dệt lụa. Như vậy, thuyết địa – văn hóa được biểu lộ từ bên trong của quá trình nghiên cứu, được nhìn nhận đánh giá và khơi dậy yếu tố nội sinh của đối tượng nghiên cứu thông qua vị trí địa lý. Yếu tố địa lý trong đề tài được vận dụng trên nhiều phương diện như lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, mang tính định hướng trong nhận thức về biểu hiện, hình thức trang trí của HVTT. Việc vận dụng thuyết địa – văn hóa đã mang lại những hiệu quả nhất định cho đề tài, điều này sẽ là cách để tìm ra mối liên hệ giữa HVTT trên lụa Vạn Phúc trong hệ thống hoa văn Việt Nam. 1.3. Khái quát về hoa văn trang trí trên lụa 1.3.1. Khái quát về hoa văn trang trí trên lụa thế giới Trong ngành công nghiệp vật liệu dệt may và thiết kế thời trang trên thế giới, lụa là một trong những loại vải được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Hình thức trang trí trên lụa được đánh giá là một công trình nghệ thuật chứa đựng những sáng tạo, tinh hoa của văn hóa lịch sử mà chúng đại diện. HVTT trên lụa vì thế mà chinh phục được nhiều người sử dụng bởi sự nổi bật của nghệ thuật trang trí, sự tinh tế trong cách xử lý màu sắc. Đặc biệt ở phong cách tạo hình mang đậm nét mềm mại mà vẫn sang trọng, lịch sự. Trên thế giới, đã có nhiều nước sản xuất ra lụa từ lâu đời như: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước thuộc Trung Á, Ấn Độ, Ba Tư (cũ) và một số nước Châu Âu thông qua con đường tơ lụa. Nơi đây từng là trung tâm buôn bán và sản xuất tơ lụa thượng hạng có trang trí hoa văn đặc sắc, sầm uất bậc nhất trên thế giới, cụ thể: 35 - Trung Quốc: Là cái nôi của lụa tơ tằm thế giới, khoảng 3630 năm trước công nguyên vải lụa đầu tiên được xuất hiện ở Trung Quốc. Sau này, lụa tơ tằm được phát triển rộng khắp nền văn hóa Trung Quốc. Nổi tiếng nhất là lụa Hàng Châu với sợi tơ mỏng, mịn kỹ thuật dệt đạt đến độ hoàn mỹ, tinh xảo về HVTT. Các hoa văn này chịu sự chi phối sâu sắc của chế độ phong kiến Trung Hoa, đầu tiên nó mang tư tưởng nho giáo với các hoa văn được bố trí hài hòa thể hiện cho vạn vật, vũ trụ và nhân sinh với biểu tượng trời và đất (hình tròn và hình vuông) kết hợp với một số ký hiệu hán học, hoặc hoa văn chữ thọ trên nền lụa [PL3, H3.1, tr.191]. Sau đó ảnh hưởng của đạo phật nên các hoa văn mang dáng dấp tạo hình trong những ngôi chùa Trung Hoa với nhiều chuỗi hoa dây, hoa leo, hoa Cúc, hoa Mai được thể hiện rõ nét thông qua kỹ thuật dệt tinh xảo [PL3, H3.3, tr.192]. Cùng một số loài hoa biểu tượng cho sự may mắn trong văn hóa Trung Hoa như Mẫu Đơn, hoa Mận, Thủy Tiên hay biểu tượng Phúc – Lộc – Thọ [PL3, H3.2, tr.191]. Bố cục trang trí trên lụa Trung Quốc thường được sắp xếp theo cặp từng đôi một hoặc đơn lẻ. Đây là phong cách tạo hình mà sau này một số nước phương Đông, khu vực Trung Á và nhiều nước ở Châu Âu ưa chuộng sử dụng. - Nhật Bản: Nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa ở Nhật Bản ra đời muộn hơn Trung Quốc nhưng không vì thế mà không có HVTT, trái lại hoa văn trên lụa Nhật rất phong phú về thể loại và đa dạng về tạo hình. Sự hiện đại, mới mẻ của hoa văn được thể hiện trên mỗi tấm lụa, khiến cho nó có sức lôi cuốn hấp dẫn riêng. Chẳng hạn như hoa văn Nami (con sóng) tượng trưng cho sức mạnh, biểu tượng này thể hiện cho vị thần của biển cả, có lẽ do nước Nhật là một quốc đảo nên biển và sóng nước gắn liền với văn hóa của người Nhật. Vì thế hoa văn Nami được trang trí với mật độ khá nhiều trên vải lụa Nhật [PL3, H3.4, tr.192]. 36 Kiku: Nghĩa là hoa Cúc biểu tượng của tuổi thọ, thể hiện cho giới quý tộc Nhật. KiKu được coi là hoa văn của hoàng gia, xuất hiện trên cả hộ chiếu Nhật nay cũng có mặt trong trang trí vải lụa với nhiều biến thể có dạng hình tròn hay hình quạt [PL3, H3.5, tr.193]. Asanoha: Một loại hoa văn lấy ý tưởng từ hình lá của cây gai dầu Nhật bản [PL3, H3.6, tr.193]. Từ thế kỷ XVII, người Nhật đã biết lấy tơ gai xe sợi để dệt thành lụa, sau đó họ cách điệu cây gai thành hoa văn để trang trí trên lụa. Seigaiha: Đây là tên một điệu nhảy cung đình cổ xưa của người Nhật, mang ý niệm về sự may mắn, hòa bình và thịnh vượng. Trang trí trên lụa, hoa văn Seigaiha được cách điệu thành các hình bán nguyệt theo dạng tầng lớp, mang tính liên kết cao [PL3, H3.7, tr.194]. Kol: Nghĩa là cá Chép, người Nhật đã tạo ra hoa văn Kol trên nền lụa như đang bơi vượt vũ môn để hóa Rồng. Biểu tượng này thể hiện cho sự thành công, hạnh phúc nên nhiều gia đình người Nhật thường treo các tấm lụa trang trí cá Chép vào dịp tết nhằm mong cầu những điều như ý, may mắn trong năm mới [PL3, H3.8, tr.194]. Sakura: Loài hoa biểu tượng cho con người Nhật với những cánh hoa mỏng manh, nở to đẹp. Người Nhật rất yêu loài hoa này nên họ đã sử dụng làm HVTT với mật độ nhiều trên lụa [PL3, H3.9, tr.195]. Ngoài các hoa văn trên, đất nước Nhật Bản còn sử dụng các mẫu hoa văn lấy từ thiên nhiên như Kiri (sương mù), Yama (núi), Mizu (nước) để trang trí. Phần lớn các tấm lụa này được sắp xếp theo bố cục tự do rất ít xuất hiện dạng hàng lối như hoa văn Seigaiha. Ngoài kỹ thuật dệt người Nhật còn sử dụng hình thức thêu trên lụa. Sau này kết hợp cả hình thức in, nhằm tạo ra những tấm lụa trông giống như một bức tranh phong cảnh thiên nhiên nhiều màu, có nét tương đồng với các bức họa Trung Quốc cùng thời. Sự kết hợp 37 chặt chẽ giữa HVTT với kỹ thuật đặc biệt trên đã làm cho lụa Nhật Bản trở thành niềm tự hào của người Nhật qua bao thế kỷ. * HVTT trên lụa Ấn Độ, Ba Tư và khu vực Trung Á, Lụa ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc nhưng phải đến thế kỷ thứ 4 trước công nguyên mới phát triển ở Ấn độ, Ba Tư và các nước khu vực Trung Á thông qua con đường tơ lụa. Đây là tuyến đường thông thương quan trọng của nhân loại trong suốt thời gian dài lịch sử. Nhờ có con đường tơ lụa mà những vùng đất, những nền văn hóa mới được tìm ra và là động lực cho sự phát triển của cả châu Á và châu Âu trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là lụa tơ tằm. Con đường tơ lụa bắt đầu từ Trung Quốc qua Mông cổ, Ấn Độ đến các nước Afghanistan, Kazakhstan, Uzbekistan (khu vực Trung Á), Ba Tư (cũ), xung quanh vùng Địa Trung Hải cho đến tận Châu Âu. Lúc này, HVTT trên lụa nhanh chóng được tiếp thu và phát triển với nhiều chủng loại hoa văn đa dạng, phong phú như hoa văn hình học, đồ vật, thực vật, động vật và hình người cách điệu - Ấn Độ: là nước sản xuất ra nhiều loại tơ lụa tự nhiên, những người thợ dệt chủ yếu là người Hồi giáo được học nghề theo phương thức “cha truyền con nối” để giữ gìn nghề thủ công. Họ kết hợp cả kỹ thuật thêu trên các tấm lụa với những chi tiết HVTT tinh xảo, đa dạng về các chủ đề thiên nhiên và tôn giáo như con người, mặt Trời, mặt Trăng, ngôi sao, hoa Sen, quả Nho, quả Dâu, quả Mận, chim Công, Voi Ấn Độ từng là trung tâm dệt lụa phát triển nhất con đường tơ lụa vào thế kỷ XVI, phần lớn chịu ảnh hưởng từ các triều đại Ba Tư cũ. Ngày nay, HVTT trên lụa Ấn Độ thiên về hoa lá, cây cỏ, thực vật nhiều hơn các loại hoa văn khác [PL3, H3.10, tr.195]. - Ba Tư: lụa Ba Tư rất nổi tiếng bởi nghệ thuật trang trí hoa văn có màu sắc và kỹ thuật dệt đa dạng và cầu kỳ. Quá trình dệt nổi hoa văn trên bề mặt lụa thể hiện được sự kiên nhẫn, tỉ mỉ của người thợ. HVTT trên lụa tơ 38 tằm Ba Tư được giới chuyên môn đánh giá cao về nghệ thuật trang trí, bởi xuất phát từ văn hóa và phong tục lâu đời của người Ba Tư cũng như tâm huyết họ đặt vào sản phẩm. Các hoa văn được dệt trên lụa đều là những hoa văn lấy từ thiên nhiên như: hoa lá, cây cỏ, chim thú, bánh xe, sọc ngang, hình thoi, các chấm tròn nhỏ, màu sắc trang nhã được sắp xếp gần nhau và gần như không lộ nền của lụa. Ngày nay, họ ít dệt lụa mà tập trung sản xuất các loại thảm bằng chất liệu len, bông Các nước Afghanistan, Uzbekistan, Turkmenistan, Kyrgyzstan thuộc khu vực Trung Á vốn là trung tâm giao thương lớn nhất con đường tơ lụa thời trước. Trong lịch sử, người Trung Hoa đã mang vải lụa, gấm, vóc đến các nước thuộc khu vực Trung Á nhằm kết nối thị trường, nhờ đó mà con đường tơ lụa ở Trung Á phát triển với tốc độ khá nhanh. Những người thợ ở đây đã bắt kịp kỹ thuật của Trung Quốc để dệt lên các hoa văn tinh xảo, cầu kỳ. Cùng màu sắc rực rỡ đã tạo cho HVTT vùng Trung Á một “sức sống” mãnh liệt, trộn lẫn văn hóa và tôn giáo, truyền thống và hiện đại. Đây là sự kết hợp giữa hai phong cách phương Đông, phương Tây. Đến thế kỷ thứ VIII sản xuất lụa mới phát triển sang châu Âu nhưng phong cách trang trí hoa văn vẫn được kế thừa khu vực Trung Á. * HVTT trên lụa Châu Âu - Italia: Đất nước Italia được biết đến là một trong những vùng đất du nhập lụa sớm nhất châu Âu, nhưng phải đến thế kỷ XIV lụa tơ tằm mới phát triển rực rỡ. HVTT trên lụa Italia (Ý) ảnh hưởng phong cách trang trí của phương Đông với các chủ đề thiên nhiên, cây cỏ hoa lá, đường nét mềm mại [PL3, H3.11, tr.196]. Ngoài ra, HVTT trên lụa Ý còn ảnh hưởng phong cách trang trí của nước Pháp với những họa tiết chấm tròn kiểu lốm đốm kết hợp với lá cây nhiều màu (xanh, đỏ, vàng, trắng, ghi) [PL3, H3.12, tr.196]. 39 - Tây Ban Nha: Vào thế kỷ X, Andalusia miền nam Tây Ban Nha là trung tâm sản xuất lụa chính tại châu Âu, nhưng đến thế kỷ XVII mới phát triển rộng khắp Tây Ban Nha. Sự pha trộn giữa phong cách hồi giáo và thiên chúa giáo cho ra đời phong cách trang trí nổi tiếng trên lụa Tây Ban Nha. Trường phái này nổi bật với cách tạo hình hoa văn nhẹ nhàng, hài hòa. Màu sắc không rực rỡ, chói mặt như HVTT khu vực Trung Á và Italia mà trầm nhẹ, dịu mắt hơn [PL3, H3.13, tr.197]. - Pháp: Nước Pháp từng là trung tâm tơ lụa của cả châu Âu với nhiều loại lụa tinh xảo có màu sắc sặc sỡ, HVTT phong phú và đa dạng. Cuối thế kỷ XIX, phong cách trang trí thiên về sự nhã nhặn, đơn giản, không cầu kỳ, tiêu biểu là các hoa văn kẻ sọc ngang, hoa nhí [PL3, H3.14, tr.197]. Nhìn chung, HVTT trên lụa thế giới xuất hiện từ lâu đời khởi nguồn ở Trung Quốc, sau này phát triển sang Nhật Bản, Ấn Độ các nước thuộc khu vực Trung Á và châu Âu thông qua con đường tơ lụa. Mỗi một quốc gia, một nền văn hóa khác nhau đều có các HVTT đặc trưng của vùng đó. Đến nay, phong cách trang trí và tạo hình hoa văn vẫn nguyên vẹn trên các tấm lụa trên thế giới. 1.3.2. Khái quát về hoa văn trang trí trên lụa Việt Nam Lịch sử đã chứng minh những vết tích hoa văn đầu tiên mà con người biết đến ở các vách đá, trên những mẩu xương động vật tìm được trong các di chỉ thuộc văn hóa Hòa Bình. Cho dù đấy chỉ là những ký hiệu hoa văn không rõ ràng, nhưng điều này là sự khởi nguồn cho nghệ thuật trang trí hoa văn trên tất cả các sản phẩm vật dụng sau này của người Việt. Trong đó có HVTT trên bề mặt lụa tơ tằm Việt Nam. HVTT trên lụa xuất hiện từ rất sớm, được hình thành chủ yếu trên quan niệm, thói quen thẩm mỹ của cư dân nông nghiệp, nó đã trải qua những thăng trầm biến đổi của lịch sử, văn hóa, môi trường. Đến nay HVTT vẫn tồn tại, duy trì và ghi dấu ấn qua mỗi giai đoạn lịch sử, mang 40 trong mình mạch nguồn từ nền văn minh lúa nước, trong môi trường thiên nhiên gắn bó với đời sống. Điều này tạo cho HVTT trên lụa những giá trị bình dị, chân thực đậm chất dân gian. Trước đây, mô hình nhà nước phong kiến Việt Nam là chế độ tập quyền chuyên chế, tức là mọi quyền lực đều nằm trong tay người đứng đầu là nhà vua. Để thể hiện sức mạnh và quyền uy của mình, các vị vua đã đề ra những quy định khắt khe về trang phục của triều đình, trong đó có những quy chuẩn sử dụng HVTT. Trải qua các triều đại từ Lý, Trần, Lê, Nguyễn đều đã có những quy định riêng biệt về HVTT trên trang phục cho các giai tầng trong xã hội. HVTT không chỉ là yếu tố nghệ thuật, mà còn mang ý nghĩa phân biệt giữa trang phục hoàng đế với trang phục bá quan và trang phục dân thường. Chẳng hạn trang phục dành cho vua, có trang trí hình rồng, trang phục dành cho hoàng hậu, có trang trí phượng hoàng Cho thấy, HVTT trên lụa tơ tằm được ra đời để đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội phục vụ cho mọi thể thức trang phục của con người. Những người thợ khéo tay đã sáng tạo ra nhiều loại HVTT trên lụa vừa thể hiện cái nhìn nhân sinh quan, thế giới quan vừa gần gũi gắn bó với môi trường thiên nhiên nơi con người sinh sống. Ngay cả “trên trang phục dành cho nhà vua, ngoài hoa văn động vật như hình tượng rồng, trong hệ thống tâm linh còn có các hình trang trí thủy ba, sóng dợn, mây bay biểu tượng của sự bao trùm thiên hạ; quần thần, dân chúng và non sông; trong sâu thẳm, nó vẫn thể hiện sự gắn bó với thiên nhiên” [27, tr.34]. Bởi vậy, cho đến ngày nay HVTT trên lụa tơ tằm Việt Nam chủ yếu vẫn là các đề tài thiên nhiên cây cỏ, hoa lá với màu sắc tinh tế đậm tính dân tộc. Sau này, trong sự phát triển kinh tế chung của xã hội, ở từng vùng miền từng địa phương, mà dần hình thành những làng nghề dệt chuyên biệt, các trung tâm buôn bán tơ lụa sầm uất. Sự xuất hiện này đã tác động trực tiếp và 41 làm đòn bẩy cho việc nghiên cứu sáng tạo hoa văn, thúc đẩy tính thương mại, sự cạnh tranh giữa những sản phẩm lụa tơ tằm tại các làng nghề. Khi xã hội có sự phân chia giai cấp, giá trị thẩm mỹ của sản phẩm được được đề cao, quyền hạn sử dụng được quy định. Chính là nguyên nhân làm nảy sinh sự phân cấp hàng hóa, ví dụ: những mặt hàng lụa được dệt tinh xảo, có giá trị thẩm mỹ cao dành cho vua, quan và người giàu, còn mặt hàng đơn giản có giá trị thấp thì dân thường và người nghèo sử dụng. Hiện tượng này được thể hiện rõ nét trên các loại trang phục từ trong cung đình đến ngoài dân gian của xã hội phong kiến trước kia. Các HVTT trên lụa được chia theo sự phân tầng cho người sử dụng, như đề tài tứ linh: “long, ly, quy, phượng” chỉ được dùng cho vua chúa, còn các con vật khác như Rùa, Dơi, cá Chép chủ yếu dành cho tầng lớp quan lại, nhà giàu. Các đồ án “Dơi Thọ”, “Rồng Phượng” cũng thấy trên lễ phục. Ngoài ra còn có các hoa văn như: chữ Thọ, chữ Vạn, sóng gợn, mây bay được sử dụng xen kẽ với các HVHT khác trong triều phục của hoàng tộc. Đối với dân thường, những dịp quan trọng hay lễ tết mới sử dụng lụa có trang trí hoa văn như hoa Chanh, hoa Mai, hoa Hồng, bông Cúc Ngày nay, HVTT trên lụa đã có sự thay đổi về kỹ thuật, kiểu cách, hình thức, màu sắc trở nên đa dạng và phong phú hơn. Nhìn chung, vẫn kế thừa từ phong cách dân gian truyền thống như Cúc, Hồng, Mai, Chanh nhưng có sự tiếp nhận các yếu tố mới và mở rộng sang các đề tài hoa văn khác như: hoa Hướng Dương, hoa Bèo, hoa Phăng Đề cập đến HVTT trên lụa tơ tằm Việt Nam, không thể không nhắc tới các làng dệt lụa hoa nổi tiếng như: làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), làng lụa Mã Châu (tỉnh Quảng Nam), lụa Mỹ A (tỉnh An Giang), làng Nha Xá (tỉnh Hà Nam), làng lụa Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng). Nhưng phong phú về HVTT nhất phải nói đến là làng lụa Vạn Phúc với nhiều chủng loại hoa văn như Sen, Cúc, 42 Chanh, Mai, Bèo, Hồng, Hướng Dương, cành Trúc, hoa Phượng, hoa Bướm, hoa Phăng cùng các chuỗi hoa dây, hoa leo, hình lá cây Cho đến các đề tài động vật như Rồng, Phượng, Rùa, Dơi, Chuồn Chuồn, cá, chim Công. Các hoa văn chữ Thọ vuông/tròn/cong/ngoặc, chữ Vạn, chữ Triện Tiếp đến là HVTT trên lụa Nha Xá (tỉnh Hà Nam) [PL4, H4.1, tr.198]. cũng tương đồng về kiểu dáng, tên gọi với HVTT trên lụa Vạn Phúc như hoa văn đuôi Công, Chuồn Chuồn, hoa Hồng, Hoa Bèo... Nhưng chủng loại hoa văn trên lụa Nha Xá không nhiều như hoa văn lụa Vạn Phúc. Lụa Nha Xá có màu sắc đa dạng, hoa văn trang nhã được dệt 100% từ tơ tằm tự nhiên, bề mặt vải nhẵn, bóng, mềm, mịn, ít bị nhăn. Tương truyền, ông tổ dạy dân làng Nha Xá dệt lụa là Trần Khánh Dư, vị tướng lỗi lạc thời nhà Trần. Trong một lần du ngoạn trên sông Hồng, thấy bãi sông đẹp, ông đã dừng chân và hướng dẫn người dân trong làng trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Từ đó, nghề dệt lụa làng Nha Xá được hình thành và lưu truyền cho đến tận ngày nay. Với bề dày lịch sử hơn 700 năm tuổi, làng Nha Xá đã đứng vững trên thị trường cùng các dòng sản phẩm tơ tằm như: lụa hoa, sa tanh, đũi Hiện nay, các nghệ nhân làng Nha Xá đã tiếp cận những kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến nhằm áp dụng trong việc dệt lụa. Từ khung dệt khổ 30cm đã chuyển sang khổ 80 – 90cm với nhiều sản phẩm lụa tơ tằm phong phú và đa dạng. Lụa tơ tằm Mã Châu bền, đẹp, HVTT có nhiều màu sắc rực rỡ. HVTT trên lụa Mã Châu (tỉnh Quảng Nam) về chủng loại cũng không nhiều như lụa Vạn Phúc, chỉ có một số hoa văn tiêu biểu như đuôi Công, hoa Cúc, chữ Thọ, hoa Hồng [PL4, H4.2, tr.199]. Hình thành từ thế kỷ XV, nhưng phải đến thế kỷ XVI, làng lụa Mã Châu mới thực sự nổi tiếng nhờ được chọn là vùng chuyên dệt lụa cung cấp cho giới quý tộc, quan lại trong triều đình thời đó. Các công việc trồng dâu, nuôi tằm, se tơ, dệt lụa được thực hiện với sự tham gia của nhiều hộ sản xuất 43 thủ công trong làng. Thế kỷ XIX, phương thức sản xuất của làng được cải tiến hơn so với trước đây. Từ chỗ sử dụng các máy móc thủ công đã chuyển sang một phần bán cơ giới, rồi tiến đến tự động hóa. Tuy nhiên, khi Trung Quốc xuất sang nước ta các loại lụa có giá rẻ hơn so với giá lụa của làng nghề, dẫn đến sự phát triển của làng lụa Mã Châu bị chững lại. Diện tích đất trồng dâu, nuôi tằm giảm mạnh, thay vào đó là các loại cây trồng khác và người dệt lụa cũng chuyển sang làm công việc khác. Được biết, hiện nay làng nghề có duy nhất Hợp tác xã tơ lụa Mã Châu còn giữ được phương thức dệt lụa hoa truyền thống với hơn 2000 khung cửi. Đa số, nguồn nguyên liệu tơ tằm của làng Mã Châu phải nhập từ nơi khác về để sản xuất. Hiện nay, huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) đã quy hoạch nhiều đất chuyên canh trồng dâu, nuôi tằm, phục vụ cho làng nghề duy trì sản xuất. Lụa hoa Tân Châu với mặt hàng tơ tằm Mỹ A từng phổ biến khắp “Nam kỳ lục tỉnh” ở những năm 30 của thế kỷ XX. Đặc biệt lụa Mỹ A có các sợi tơ để dệt hoa văn, được nhuộm kỹ theo phương thức truyền thống do ông bà ta để lại nên phần nhiều lụa tơ tằm Mỹ A đều có màu đen. HVTT trên lụa Mỹ A, được dệt tinh xảo trên nền màu đậm óng ả như hoa Hồng, hoa Dâu, hoa Bèo [PL4, H4.3, tr.200], tạo sự huyền bí, độc đáo và ấn tượng riêng biệt cho từng tấm lụa. Một số ít HVTT có màu khác như xanh lam, tím than, nâu, vàng nhưng chủ yếu vẫn là màu đen truyền thống do nhuộm nguyên liệu tự nhiên của trái “mặc nưa”. Sản phẩm lụa Tân Châu được tạo ra từ những nguyên liệu tự nhiên mà không làng nghề nào có được. Vì vậy, sản phẩm tơ lụa Tân Châu sản xuất đến đâu thì tiêu thụ hết đến đó và hiếm khi bị tồn đọng. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống Tân Châu cũng gặp khó khăn trong việc sáng tác HVTT. Bởi vậy, hiện nay mặt hàng lụa hoa Tân Châu ít thấy trên thị trường so với các sản phẩm lụa hoa ở các vùng miền khác. 44 Làng lụa Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) được mệnh danh là thủ phủ tơ tằm của Việt Nam. Mặc dù, từng có giai đoạn khó khăn, nhưng hiện nay ngành sản xuất tơ lụa tại Bảo Lộc đã rất phát triển, đặc biệt với sự đầu tư về thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất cao đã góp phần nâng cao chất lượng, sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc. Ngày nay, theo xu hướng thị trường mà HVTT trên lụa Bảo Lộc không còn được dệt truyền thống nhiều như trước kia mà thay vào đó là hình thức in công nghiệp với các hoa văn hiện đại. Dù đã có nhiều sự thay đổi để phù hợp với tốc độ sản xuất công nghiệp và thị hiếu người tiêu dùng, nhưng đâu đó trên lụa Bảo Lộc chúng ta vẫn bắt gặp nét cổ xưa truyền thống thông qua một số chủng loại HVTT trên lụa Bảo Lộc như: hoa Sen, cành Trúc [PL4, H4.4, tr.200]. Ngoài các làng lụa kể trên, còn có một số công ty dệt lụa hoa như công ty Bảy Hiền, làng dệt Phùng Xá, nhưng tất cả HVTT trên lụa đều xoay quanh các đề tài gần gũi với cuộc sống, cỏ cây hoa lá trong thiên nhiên. Như vậy, giống như một số nước phương Đông khác, người Việt đã mang thiên nhiên vào trang trí trên lụa với cách diễn đạt mộc mạc, giàu chất trữ tình như cách sống của những cư dân nông nghiệp nơi đây. HVTT trên lụa thể hiện óc tưởng tượng phong phú và bàn tay tài hoa của người thợ dệt. Nghệ thuật “cài hoa” trên lụa tơ tằm tạo hiệu ứng khi nổi khi chìm, lúc ẩn, lúc hiện khiến cho mỗi tấm lụa có sự óng ánh, mềm mại nhất là khi được ánh sáng quang phổ của thiên nhiên chiếu vào. Màu sắc được sử dụng hài hòa tươi sáng, nền và hình biểu hiện rõ ràng mạch lạc, tạo bố cục cân đối dưới mọi góc nhìn. Nhìn chung, HVTT trên lụa tơ tằm ở các làng nghề trên khắp vùng miền trong đất nước ta là sản phẩm thủ công được dệt tinh xảo, thể hiện phong cách tạo hình đậm chất dân gian, mang dấu ấn riêng của nghệ thuật trang trí Việt Nam. 45 1.3.3. Khái quát về lụa Vạn Phúc 1.3.3.1. Lịch sử nghề dệt lụa Vạn Phúc Theo cứ liệu của các nhà nghiên cứu, trong cuốn Nghề dệt – nghề thêu cổ truyền [118] đoán định: cách đây khoảng 1200 năm làng Vạn Phúc (ngoại thị Hà Đông) có bà Lã Thị Nga hay còn gọi là Lã Thị Nương là vợ của tướng quân Cao Biền theo chồng sang nước Nam cai trị. Khi đó nước ta bị nhà Đường đô hộ gọi là An Nam đô hộ phủ, bà ở hành cung ngoài thành Đại La có đi thăm thú các nơi. Đến trang Vạn Bảo (nay là làng Vạn Phúc do tên cũ trùng với tên vua Nguyễn nên phải đổi) thấy dân tình hiền hòa, lại có cảnh đẹp bên dòng sông Nhuệ nên bà ở lại, dạy nhân dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. “Thời ấy, dân ta luôn phải đem những sản vật quý giá của đất nước mình làm cống phẩm nộp cho bọn đô hộ. Trong các cống phẩm thời ấy có tơ lụa, sa, the, đồ mây, bạch lạp” [118, tr.13]. Sau khi bà mất, dân làng Vạn Phúc lập đền thờ và tôn bà là “Bà Tổ nghề dệt” của làng, có điều đáng chú ý là trong hậu cung của đình làng Vạn Phúc, có bày cái thúng sơn, thước gỗ sơn, cái kéo bằng sắt, phấn bằng ngà, toàn là đồ dùng của thợ may. Có thể bà Lã Thị Nga vừa là thợ dệt vừa là thợ may chăng? Việc dệt cửi là việc làm thường xuyên của người phụ nữ xưa trên cơ sở kinh tế tự sản, tự tiêu của gia đình. Từ cái áo vải, cái thắt lưng do bàn tay các bà, các chị dệt lấy, khâu lấy. Nhưng đến những thứ hàng “cao cấp” như lụa có trang trí hoa văn trên đó, thì phải nhờ đến bàn tay thợ chuyên nghiệp ở các làng dệt, phường dệt Vạn Phúc, họ đều có thể dệt thành thạo nhiều loại hàng khác nhau như hàng đơn, hàng kép hay lụa, là, lĩnh, xuyến Trải qua các thời kỳ, nghề dệt lụa làng Vạn Phúc vẫn được duy trì để phục vụ cho việc may mặc của vua, quan, dân chúng ở kinh đô. Dưới thời Lê, chỉ có làng Vạn Phúc là nơi duy nhất biết dệt lụa có HVTT và nhiều khung 46 dệt nhất nước ta thời bấy giờ. Ban đầu, lụa Vạn Phúc chỉ dành riêng cho giới quý tộc, vua, chúa, bá quan và những người giàu có trong kinh thành. Thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đặt ra Bộ Công, trưng dụng thợ giỏi trong dân gian, phiên chế thành đội ngũ. Tuy nhiên, những người thợ trong các công xưởng nhà Nguyễn hưởng lương thấp, lại bị kiểm soát nghiêm ngặt nên tâm trạng chán nản. Không ít người thợ tài năng xuất chúng bị ngược đãi hoặc phải phục dịch, đi làm đồ ngự dụng, sống trong những bức tường đóng kín của kinh thành Huế. Nhiều làng nghề dệt lụa truyền thống vốn nổi tiếng, phồn thịnh lâu đời đã giải thể. Các nghệ nhân phải nộp thuế bằng hiện vật rất nặng, nên tiếng khung cửi thưa thớt dần. Dân làng Vạn Phúc, La khê (Hà Đông) vốn giỏi dệt lụa hoa, lụa Vân đến thời Nguyễn phải nộp mỗi năm hàng nghìn tấm lụa. Dưới thời Thiệu Trị, khoảng những năm 40 thế kỷ XIX, làng dệt Vạn Phúc bị triều đình phiên chế thành một công xưởng dệt của nhà nước, gọi là “Chức tạo cục”. Năm nào cũng phải nộp đủ số lượng lụa hoa theo quy định nói trên. “Chức tạo cục” còn phải dệt tất cả các loại lụa hoa nhiều màu cho triều đình theo sắc chỉ của nhà vua. Thợ dệt bị bóc lột nặng nề, các làng nghề sút kém dần, nhiều nơi trở nên tiêu điều, sản xuất thủ công đình đốn. Hình ảnh đó chính là hậu quả tất yếu của chế độ “công tượng” dưới chính thể quân chủ tập trung chuyên chế nhà Nguyễn, với quy định trói buộc khắt khe của nó, tuy đã gây nên phản ứng tiêu cực của thợ thủ công trong các công xưởng của nhà nước phong kiến, nhưng cũng không thể kìm hãm việc sản xuất thủ công trong dân gian, đặc biệt là nghề dệt lụa tơ tằm. Trước khi Pháp sang, nền sản xuất ở Việt Nam hầu hết là thủ công nghiệp, kể cả trong nông nghiệp. Dân số nước ta ở nửa thế kỷ XIX có khoảng 13 triệu người, nhu cầu ăn mặc lúc ấy khá lớn. Do đó, trong các nghề thủ công, có lẽ phát triển nhất là nghề dệt lụa tơ tằm. Những nơi có nhiều làng 47 nghề dệt và hoạt động nhộn nhịp lúc bấy giờ phải kể đến Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Biên Hòa, Gia Định, An Giang. Hàng trăm mặt hàng dệt tơ tằm các loại đã ra đời trên các địa phương đó như: lụa hoa, the đen, sa, lương, nhiễu, lĩnh Đến thời Tự Đức (1848 – 1883), nhà nước phong kiến nhận ra vai trò quan trọng của nghề dệt lụa, bắt đầu khuyến khích sản xuất, hồi phục và phát triển khắp cả nước đặc biệt là làng Vạn Phúc. Thị trường tiêu thụ mở rộng, có sự tiếp thu kỹ thuật và trang thiết bị cơ khí từ Pháp sang. Có thể nói, trong số các sản phẩm thủ công của Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới tư bản Pháp lúc đó, đặc biệt là hàng lụa hoa. Lúc này, hàng dệt trong nước bị hàng ngoại cạnh tranh gay gắt, các làng nghề dệt tơ lụa lại bị đẩy vào tình cảnh điêu đứng. Nghề dệt lụa lao đao một thời, dần dần hồi phục, ngay cả trong hoàn cảnh chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918. Nhân dân các tỉnh trên toàn xứ Bắc kỳ quen chăm loại tằm kén vàng, thuộc giống sinh nhiều lứa, có thể cho 4 – 5 lứa/ năm. Các nhà tằm kiểu mẫu cũng phát triển mạnh mẽ, mỗi năm tới 6 triệu lứa trứng, lứa tằm tạo nguồn sợi cho việc sản xuất các mặt hàng dệt. Nhiều người dân chăn tằm đã được phép tới các nhà tằm kiểu mẫu tham quan, thực tập. Công việc dệt lụa thủ công truyền thống vẫn tiếp tục trong các làng nghề, tập trung và nổi bật nhất là Hà Đông, vì vậy, các sản phẩm lụa Vạn Phúc đã bước sang giai đoạn phát triển mới. Những năm 30 của thế kỷ XX, làng Vạn Phúc giữ nghề truyền thống làm hàng lụa giỏi nhất Hà Đông với các mặt hàng chủ yếu như lụa Vân nhiều màu, lụa hoa cánh Chuồn, lụa hoa Cúc tất cả các sản phẩm này, đều được bán khắp cả nước và xuất khẩu sang Campuchia, Thái Lan cũng như một số nước khác. Như vậy, cho thấy vào thời kỳ này, nghề dệt lụa Vạn Phúc đã phát triển đến mức sâu rộng trong cả nước, đồng thời sản phẩm lụa Vạn Phúc cũng từng theo chân những nghệ nhân nước ta đi tham dự triển lãm ở nước ngoài 48 và được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1938) được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương Từ đó, lụa Vạn Phúc bắt đầu có mặt trên thị trường thế giới và xuất khẩu hầu hết sang các nước Đông Âu. Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945) nổ ra, nguyên liệu cho ...iếng Thơm Thủ Phủ Tơ Lụa Của Trung Quốc”, https://toluavietnam.net/lua-hang-chau-tieng-thom- thu-phu-to-lua.html (ngày đăng 07/01/2020). 140. Madhu Silk Private Limited , Bengaluru , Karnataka (2020), https://www.indiamart.com/madhu-silk/jacquards.html (ngày truy cập 15/10/2020). 141. Le Na (2019), “Vải hoa văn Nhật Bản – Cảm hứng đến từ thiên nhiên”, https://khoytuong.vn/vai-hoa-van-nhat-ban-cam-hung-den-tu-thien- nhien/ (ngày đăng 29/10/2019). 142. Lê Phương (2020), “Giải mã bí ẩn của nữ hoàng các loại lụa - Lãnh Mỹ A”, https://bnews.vn/giai-ma-bi-an-cua-nu-hoang-cac-loai-lua-lanh- my-a/146129.html (ngày đăng 30/01/2020). 143. Phương Thanh (2020), “Top 6 quốc gia sản xuất lụa tơ tằm lớn nhất thế giới”, https://nhasilk.com/top-6-quoc-gia-san-xuat-lua-to-tam-lon- nhat-the-gioi/ (ngày đăng 03/01/2020). 144. Tsarevazana (2018), https://www.ebay.co.uk/itm/100-Italian-Silk- Fabric-/332731188481 (ngày đăng 18/09/2018). 145. (ngày truy cập 15/11/2020). 146. https://toiyeu.com.vn/vaidep/2019/05/phan-biet-lua-tam-y-va-lua-han- quoc/ (ngày truy cập 17/11/2020). BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN LỤA VẠN PHÚC (Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội) PHỤ LỤC LUẬN N TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội, 2021 182 Mục lục Trang Phụ lục 1: Bản đồ hành chính phường Vạn Phúc 183 Phụ lục 2: Bảng kê số liệu 184 Phụ lục 3: Hoa văn trang trí trên lụa Thế giới 191 Phụ lục 4: Hoa văn trang trí trên lụa Việt Nam 198 Phụ lục 5: Đề tài hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc 201 Phụ lục 6: Đồ án hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc 221 Phụ lục 7: Hình thức trang trí hoa văn trên lụa Vạn Phúc 234 Phụ lục 8: Một số hoa văn ảnh hưởng từ mỹ thuật cổ Việt Nam 256 Phụ lục 9: Danh mục người phỏng vấn 262 183 Phụ lục 1 ẢN ĐỒ HÀNH CH NH PHƢỜNG VẠN PH C (Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội) Hình 1: Bản đồ hành chính làng Vạn Phúc Nguồn: 184 Phụ lục 2 ẢNG SỐ LIỆU VỀ ĐỀ TÀI VÀ ĐỒ N HOA VĂN TRANG TRÍ TR N LỤA VẠN PH C ảng 1 Đề tài hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc TT Hoa văn trang trí Phụ lục hình ảnh A Nh m đề tài thực vật 1 Hoa Bèo [PL5, H5.1, tr.201] 2 Hoa Bướm [PL5, H5.2, tr.201] 3 Hoa Chanh [PL5, H5.3, tr.202] 4 Hoa Cúc [PL5, H5.4-5.5, tr.202- 203] 5 Hoa Hồng [PL5, H5.6-5.9, tr.203-205] 6 Hoa Hướng dương [PL5, H5.10, tr.205] 7 Hoa Mai [PL5, H5.11, tr.206] 8 Hoa Phăng [PL5, H5.12, tr.206] 9 Hoa Phượng [PL5, H5.13, tr.207] 10 Hoa Sen [PL5, H5.14-5.15 tr.207-208] 11 Cây Trúc [PL5, H5.16, tr.208] 12 Cây leo [PL5, H5.17, tr.219] 13 Hoa leo [PL5, H5.18, tr.209] 14 Lá cây [PL5, H5.19, tr.210] B Nh m đề tài động vật 15 Rồng [PL5, H5.20- 5.21, tr.210-211] 16 Phượng [PL5, H5.22, tr.211] 17 Rùa [PL5, H5.23, tr.212] 18 Dơi [PL5, H5.24, tr.212] 19 Chuồn chuồn [PL5, H5.25, tr.213] 20 Cá [PL5, H5.26, tr.214] 21 Công [PL5, H5.27-5.28, tr.214] C Nh m đề tài khác 22 Chữ Thọ [PL5, H5.29-5.32, tr.215-216] 23 Chữ Vạn [PL5, H5.33, tr.217] 24 Chữ Triện [PL5, H5.34, tr.217] 25 Vân mây, sóng nước [PL5, H5.35, tr.218] 26 Hình học [PL5, H5.36- 538, tr.218-219] 27 Đồ vật [PL5, H5.39, tr.220] 185 ảng 2 Đồ án hoa văn trang trí trên lụa Vạn Phúc TT Đồ án trang trí Phụ lục hình ảnh A Đồ án linh vật 1 Đồ án Rồng chầu thọ [PL6, H6.1, tr.221] 2 Đồ án Rồng chầu Khuê Văn Các [PL6, H6.2, tr.221] 3 Đồ án Dơi chầu Thọ [PL6, H6.3, tr.222] 4 Đồ án Song Phượng [PL6, H6.4, tr.222] B Đồ án thực vật 5 Đồ án hoa Cúc [PL6, H6.5-6.6, tr.223] 6 Đồ án hoa Chanh [PL6, H6.7, tr.224] 7 Đồ án hoa Bèo [PL6, H6.8, tr.224] 8 Đồ án hoa Bướm [PL6, H6.9, tr.225] 9 Đồ án hoa Hướng dương [PL6, H6.10, tr.225] 10 Đồ án hoa Phăng [PL6, H6.11, tr.226] C Đồ án chữ, hình học, đồ vật 11 Đồ án Thọ triện [PL6, H6.12, tr.226] 12 Đồ án Thọ đỉnh [PL6, H6.13, tr.227] 13 Đồ án hình tròn [PL6, H6.14, tr.227] 14 Đồ án hình đa giác [PL6, H6.15, tr.228] 15 Đồ án hình vuông [PL6, H6.16, tr.228] 16 Đồ án trống đồng [PL6, H6.17, tr.229] D Đồ án tổ hợp 17 Đồ án Vạn Cúc [PL6, H6.18, tr.229] 18 Đồ án Trúc, Mai, Thọ, Hỷ [PL6, H6.19, tr.230] 19 Đồ án Hồng Thọ [PL6, H6.20, tr.230] 20 Đồ án Hồng Cá [PL6, H6.21, tr.231] 21 Đồ án Sen Hạc [PL6, H6.22, tr.231] 22 Đồ án Sen Mây [PL6, H6.23, tr.232] 23 Đồ án đuôi Công [PL6, H6.24-6.25, tr.232-233] 24 Đồ án hoa, lá, chim [PL6, H6.26, tr.233] 186 ảng 3 hai triển hoa văn trang trí T T Tên gọi Đồ án hoa văn trang trí hai triển hoa văn 1 Hoa Cúc 2 Hoa Chanh 3 Hoa Cúc xoáy 4 Hoa Bèo 187 T T Tên gọi Đồ án hoa văn trang trí hai triển hoa văn 5 Hoa Phượng 6 Hoa Hồng 7 Hồng Thọ 8 Hoa văn cây leo 188 T T Tên gọi Đồ án hoa văn trang trí hai triển hoa văn 9 Dơi chầu Tho 10 Chuồn Chuồn 11 Hồng cá 12 Đuôi Công mau 189 T T Tên gọi Đồ án hoa văn trang trí hai triển hoa văn 13 Đuôi Công thưa 14 Rồng chầu Thọ 15 Thọ Triện 16 Thọ Đỉnh 190 T T Tên gọi Đồ án hoa văn trang trí hai triển hoa văn 17 Vạn Cúc 18 Trống Đồng 191 Phụ lục 3 HOA VĂN TRANG TR TR N LỤA THẾ GIỚI Hình 3.1: Hoa văn chữ Thọ trên lụa Trung Hoa [137] Hình 3.2: Hoa văn Phúc- Lộc- Thọ [137] 192 Hình 3.3: Hoa văn trên lụa Trung Hoa [139] Hình 3.4: Hoa văn Nami (con sóng) trên lụa Nhật Bản [141] 193 Hình 3.5: Hoa văn KiKu (hoa Cúc) trên lụa Nhật Bản [141] Hình 3.6: Hoa văn Asanoha trên lụa Nhật Bản [141] 194 Hình 3.7: Hoa văn Seigaiha (điệu nhảy) trên lụa Nhật Bản [141] Hình 3.8: Hoa văn Kol (cá Chép) trên lụa Nhật Bản [141] 195 Hình 3.9: Hoa văn Sakura trên lụa Nhật Bản [141] Hình 3.10: Hoa văn trang trí trên lụa Ấn Độ [143] 196 Hình 3.11: HVTT trên lụa Italia [144] Hình 3.12: HVTT trên lụa Italia [146] 197 Hình 3.13: HVHT trên lụa Tây Ban Nha [140] Hình 3.14: HVHT trên lụa Pháp [136] 198 Phụ lục 4 HOA VĂN TRANG TR TR N LỤA VIỆT NAM Hình 4.1: Hoa văn trang trí trên lụa Nha Xá (tỉnh Hà Nam) Nguồn: Ảnh Nha Xa.silk 199 Hình 4.2: Hoa văn trang trí trên lụa Mã Châu (tỉnh Quảng Nam) Nguồn: machausilk.com 200 Hình 4.3: Hoa văn trang trí trên lụa Mỹ A (tỉnh An Giang) [141] Hình 4.4: Hoa văn trang trí trên lụa Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) [146] 201 Phụ lục 5 ĐỀ TÀI HOA VĂN TRANG TR TR N LỤA VẠN PH C Hình 5.1: Hoa văn hoa Bèo trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 5.2: Hoa văn hoa Bướm trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 202 Hình 5.3: Hoa văn hoa Chanh trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 5.4: Hoa văn hoa Cúc trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 203 Hình 5.5: Hoa văn hoa Cúc xoáy trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 5.6: Hoa văn hoa Hồng trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 204 Hình 5.7: Hoa văn hoa Hồng đơn trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 5.8: Hoa văn hoa Hồng kép trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 205 Hình 5.9: Hoa văn hoa Hồng leo trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 5.10: Hoa văn hoa Hướng Dương trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 206 Hình 5.11: Hoa văn hoa Mai trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 5.12: Hoa văn hoa Phăng trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 207 Hình 5.13: Hoa văn hoa Phượng trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 5.14: Nụ và hoa Sen trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 208 Hình 5.15: Hoa văn hoa Sen trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 5.16: Hoa văn cây Trúc trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 209 Hình 5.17: Hoa văn cây leo trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 5.18: Hoa văn hoa leo trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 210 Hình 5.19: Hoa văn lá cây trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 5.20: Hoa văn con Rồng trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 211 Hình 5.21: Hoa văn con Rồng trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 5.22: Hoa văn chim Phượng trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 212 Hình 5.23: Hoa văn con Rùa trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 5.24: Hoa văn con Dơi trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 213 Hình 5.25: Hoa văn Chuồn Chuồn trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 5.26: Hoa văn con cá trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 214 Hình 5.27: Hoa văn đuôi Công trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 5.28: Hoa văn đuôi Công thưa trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 215 Hình 5.29: Chữ Thọ vuông cong trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 5.30: Chữ Thọ vuông trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 216 Hình 5.31: Chữ Thọ tròn trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 5.32: Chữ Thọ cong trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 217 Hình 5.33: Hoa văn chữ Vạn trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 5.34: Hoa văn chữ Triện trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 218 Hình 5.35: Hoa văn vân mây sóng nước trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 5.36: Hoa văn hình vuông trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 219 Hình 5.37: Hoa văn hình tròn trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 5.38: Hoa văn hình đa giác trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 220 Hình 5.39: Hoa văn trống Đồng trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 221 Phụ lục 6 ĐỒ N HOA VĂN TRANG TR TR N LỤA VẠN PH C a b Hình 6.1: Rồng chầu Thọ trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019) a b Hình 6.2: Rồng chầu Khuê Văn Các trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019) 222 Hình 6.3: Dơi chầu Thọ trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019) Hình 6.4: Song Phượng trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019) 223 Hình 6.5: Đồ án hoa Cúc trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018) Hình 6.6: Đồ án hoa Cúc xoáy trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018) 224 Hình 6.7: Đồ án hoa Chanh trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018) Hình 6.8: Đồ án hoa Bèo trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018) 225 Hình 6.9: Đồ án hoa Bướm trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018) Hình 6.10: Đồ án hoa Hướng Dương trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018) 226 Hình 6.11: Đồ án hoa Phăng trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018) Hình 6.12: Đồ án Thọ Triện trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 227 Hình 6.13: Đồ án Thọ Đỉnh trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 6.14: Đồ án hình tròn trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 228 Hình 6.15: Đồ án hình đa giác trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 6.16: Đồ án hình vuông trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018) 229 Hình 6.17: Đồ án trống Đồng trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018) Hình 6.18: Đồ án Vạn Cúc trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Xưởng dệt nghệ nhân Triệu Văn Mão (2018) 230 Hình 6.19: Đồ án Trúc, Mai, Thọ, Hỷ trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Xưởng dệt nghệ nhân Triệu Văn Mão (2018) Hình 6.20: Đồ án Hồng Thọ trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019) 231 Hình 6.21: Đồ án Hồng cá trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018) Hình 6.22: Bản thiết kế Sen Hạc trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018) 232 Hình 6.23: Bản thiết kế Sen Mây trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018) Hình 6.24: Đồ án đuôi Công có mật độ trang trí thưa trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018) 233 Hình 6.25: Đồ án đuôi Công có mật độ trang trí mau trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018) Hình 6.26: Đồ án tổng hợp hoa, lá, chim trang trí mau trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2018) 234 Phụ lục 7 HÌNH THỨC TRANG TRÍ HOA VĂN TR N LỤA VẠN PH C Hình 7.1: Bố cục đăng đối trong hoa văn chữ Thọ vuông cong Nguồn: NCS (2020) 235 Hình 7.2: Bố cục đăng đối trong hoa văn chữ Thọ tròn Nguồn: NCS (2020) Hình 7.3: Bố cục đối xứng trong hoa văn trang trí kép Rồng chầu Thọ Nguồn: NCS (2020) 236 Hình 7.4: Bố cục đối xứng trong hoa văn trang trí kép Dơi chầu Thọ Nguồn: NCS (2020) 237 Hình 7.5: Bố cục hàng lối trong đồ án hoa Cúc Nguồn: NCS (2020) Hình 7.6: Bố cục hàng lối trong đồ án Vạn Cúc Nguồn: NCS (2020) 238 Hình 7.7: Bố cục hàng lối trong đồ án Thọ Triện Nguồn: NCS (2020) Hình 7.8: Bố cục hàng lối (xoay chiều, xen kẽ) trong đồ án đuôi Công Nguồn: NCS (2020) 239 Hình 7.9: Bố cục hàng lối trong đồ án hoa Bèo Nguồn: NCS (2020) Hình 7.10: Bố cục hàng lối trong đồ án hoa Bướm Nguồn: NCS (2020) 240 Hình 7.11: Bố cục hàng lối trong đồ án Hồng Cá Nguồn: NCS (2020) Hình 7.12: Bố cục hàng lối trong đồ án tổ hợp “hoa, lá chim” Nguồn: NCS (2020) 241 Hình 7.13: Đồ án Sen mây trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 7.14: Đường nét hoa Cúc trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 242 Hình 7.15: Đường nét hoa Bèo trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 7.16: Đường nét hoa văn trống Đồng trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 243 Hình 7.17: Đường nét đuôi Công có mật độ trang trí dày đặc trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 7.18: Đường nét đuôi Công có mật độ trang trí không dày đặc trên lụa Vạn Phúc. Nguồn: NCS (2020) 244 Hình 7.19: Đường nét cong tròn trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) Hình 7.20: Đường nét gấp khúc trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: NCS (2020) 245 Hình 7.21: Màu sắc hoa Cúc trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019) Hình 7.22: Màu sắc hoa Cúc xoáy trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019) 246 Hình 7.23: Màu sắc hoa Hồng trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019) Hình 7.24: Màu sắc hoa Chanh trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019) 247 Hình 7.25: Màu sắc hoa Bướm trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019) Hình 7.26: Màu sắc đồ án Hồng cá trang trí trên lụa Vạn Phúc Nguồn: Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển (2019) 248 Hình 7.27: Quá trình đục bìa “các- tông” tạo hoa văn Nguồn: NCS (2020) 249 Hình 7.28: Lựa chọn tơ chuẩn được cuốn quanh con tơ Nguồn: NCS (2020) 250 Hình 7.29: Guồng tơ ra các ống Nguồn: NCS (2020) Hình 7.30: Mắc dọc các sợi tơ chuẩn bị quá trình dệt Nguồn: NCS (2020) 251 Hình 7.31: Hệ thống “cổ thảo” để đưa “cây hoa” lên hoặc xuống Nguồn: NCS (2020) Hình 7.32: Bộ “go dọc” để tạo hoa văn Nguồn: NCS (2020) 252 Hình 7.33: Quá trình dệt lụa Nguồn: NCS (2020) 253 Hình 7.34: Bộ mẫu bìa làm nhiệm vụ nâng, hạ các sợi dọc theo quy định để tạo hoa văn. Nguồn: NCS (2020) Hình 7.35: Nhuộm lụa. Nguồn: NCS (2020) 254 Hình 7.36: Giặt lụa. Nguồn: NCS (2020) 255 Hình 7.37: Sấy lụa. Nguồn: NCS (2020) 256 Phụ lục 8 MỘT SỐ HOA VĂN ẢNH HƢỞNG TỪ MỸ THUẬT CỔ VIỆT NAM Hình 8.1: Sen, Phượng, Hạc. Chạm gỗ chùa Bối Khê (Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Tây) [101] 257 Hình 8.2: Hoa Sen. Chạm gỗ đền Din (Nam Ninh, Nam Định) [101] 258 Hình 8.3: Hoa Sen. Chạm gỗ, cửa võng đình Trà Cổ (Hải Ninh, Quảng Nam) [101] 259 Hình 8.4: Hoa Cúc. Chạm gỗ, chùa Bối Khê (Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Tây) [101]. Hình 8.5: Hoa Cúc. Chạm đá bia Văn Miếu (Hà Nội) [101]. 260 Hình 8.6: Hoa văn chữ Vạn. Đình Chu Quyến, Ba Vì, Hà Nội. Thế kỷ XVII-XVIII [7]. Hình 8.7: Rồng chầu ngọc. Chạm đá, bệ tượng Phật chùa Nhạn Tháo (Mễ Sở, Châu Giang, Hưng Yên) [101]. 261 Hình 8.8: Rồng chầu mặt trời. Chạm đá, tháp Phổ Minh (Lộc Vượng, Ngoại thành Nam Định) [101]. 262 Phụ lục 9 DANH MỤC NGƢỜI PHỎNG VẤN TT Họ và tên Nghề nghiệp, thời gian làm nghề Địa chỉ Thời điểm phỏng vấn 1 Nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh (hiện đã mất) - Dệt lụa - Sáng tác HVTT - Làm nghề từ những năm 1950 - 2012 Làng Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội 05/7/2011 2 Nghệ nhân Phạm Khắc Hà - Chủ tịch hiệp hội làng nghề Vạn Phúc - Làm nghề từ những năm 1970 tới nay Làng Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội 08/7/2018 3 Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển - Nghệ nhân đục bìa, sáng tác HVTT và dệt lụa làng Vạn Phúc. - Làm nghề từ những năm 1980 tới nay Xưởng dệt Cẩm Hoa Lâm, khu xưởng dệt chùa Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội 22/6/2017 18/7/2018 29/6/2019 4 Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm - Dệt lụa - Làm nghề từ những năm 1970 đến nay Xưởng dệt Nguyễn Văn Mão, làng Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội 07/7/2018 08/9/2019 5 Nghệ nhân Trần Thị Ngọc Lan - Dệt lụa - Làm nghề từ Xưởng dệt LanSon, làng 04/11/2020 263 những năm 2000 đến nay Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội 6 Nhà thiết kế thời trang Xuân Thu - Thiết kế thời trang Số 3, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội 20/9/2018 9.1. Nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh - Hỏi: Xin ông cho biết hoa văn trang trí (HVTT) trên lụa Vạn Phúc có từ khi nào? - Trả lời: Khi tôi 19 tuổi đã cùng gia đình dệt lụa, tự mắc go võng và thiết kế các mẫu hoa văn. Còn hoa văn trên lụa Vạn Phúc có từ lâu rồi, tôi cũng không nhớ chính xác vào khoảng thời gian nào. Nhưng nghe các cụ kể lại trước đây đã có hoa văn con Rồng, hoa văn chữ Thọ, các hoa văn cây lá và một số hoa văn dây leo, chuỗi thảo mộc, có cả hoa Cúc, hoa Chanh, hoa Mai Mỗi đồ án hoa văn trên lụa Vạn Phúc giống như một tác phẩm điêu khắc mà ở đó người dệt chúng tôi là những nghệ sĩ. Năm ngoái, tôi đã dồn mọi tâm huyết để dệt nên mẫu lụa Rồng chầu mang biểu tượng lưỡng long chầu Khuê Văn Các, đây là biểu tượng của Hà Nội được cách điệu kết hợp cùng một số hoa văn thảo mộc dệt điểm xuyết xung quanh biểu tượng Khuê Văn Các nhằm chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Có thể gọi là đồ án Rồng chầu Khuê Văn Các cũng được. - Hỏi: Xin ông cho biết lụa Vạn Phúc gồm bao nhiêu chủng loại và đó là những chủng loại nào? - Trả lời: Lụa Vạn Phúc gồm lụa trơn, lụa hoa và lụa Vân. Lụa trơn là chất liệu vải không có HVTT trên bề mặt, lụa trơn có độ bóng, bền dai nhất định. Lụa hoa có đặc tính chất liệu giống lụa trơn, nhưng bề mặt có dệt các 264 hoa văn nhiều màu đẹp mắt. Lụa Vân là một loại lụa tưởng như thất truyền, nhưng đến nay lụa Vân rất may mắn được khôi phục lại. Lụa Vân có một điểm đặc biệt, đó là trên bề mặt lụa như được trang trí các đám mây, nhìn lụa như thấy mây, bởi vậy mà lụa có tên gọi là Vân (mây). - Hỏi: Thưa ông, xin ông cho biết, để dệt lên một mẫu HVTT cần chú ý đến công đoạn nào trong quá trình dệt? - Trả lời: Theo kinh nghiệm của tôi, dể dệt một mẫu HVTT phải chú ý hoa văn đó là gì, đường nét, kích thước định dệt. Trong quá trình dệt phải theo dõi go võng, con suốt sao cho sợi tơ được dệt chặt, sắc nét, nổi rõ các hoa văn là được. - Hỏi: Vậy xin hỏi ông kỹ thuật quan trọng nào để tạo ra hoa văn trên lụa Vạn Phúc? - Trả lời: Thông thường để tạo được hoa văn trên lụa phải chú ý khâu đục bìa. Công đoạn đục bìa “các tông” sẽ cho ra nhiều lỗ thủng nhằm tạo các điểm nổi để dệt hoa văn. Điều này gần như quyết định kích thước, hình dáng và chủng loại hoa văn muốn trang trí. Ngoài ra, xưởng nhà tôi cũng dệt rất nhiều chủng loại lụa có trang trí hoa Cúc, hoa Chanh và hoa Mai. Tất cả đều được bày bán ở nhiều cửa hàng trong làng Vạn Phúc. Vâng! Xin cảm ơn ông! 9.2. Nghệ nhân Phạm Khắc Hà - Hỏi: Xin ông cho biết HVTT trên lụa Vạn Phúc có nét đặc trưng riêng biệt so với các vùng khác không? - Trả lời: Phần lớn lụa Vạn Phúc có sự nổi trội riêng, bề mặt bóng mịn, có trang trí nhiều hoa văn hơn hẳn các vùng khác, như hoa Mai, hoa Cúc, hoa Chanh, hoa Đào, bây giờ thêm các loại hoa mới như Hướng Dương, hoa Phăng, hoa Bướm. Chưa kể đến các hoa văn hình học, đồ vật khác do anh Đỗ 265 Văn Hiển sáng tác. Nhưng, hiện nay tôi thấy có một vài nơi cũng có những hoa văn tương đồng hoa văn lụa Vạn Phúc. Nhưng không nhiều và kỹ thuật dệt hoa văn không sắc nét như lụa Vạn Phúc. Riêng nói đến kỹ thuật dệt thì ngày nay, lụa Vân được dệt theo kỹ thuật mới và người nghệ nhân đã dùng bộ go võng kết hợp các mẫu hoa văn để vặn bắt chéo sợi dọc, khóa chặt sợi ngang làm cho quá trình sử dụng không bị co giãn, không bị trôi như trước kia, tạo cho bề mặt lụa Vân trông mỏng nhưng không hề lỏng lẻo, cấu trúc các sợi tơ chắc chắn, bền chặt. - Hỏi: Trong nền kinh tế đang phát triển hiện nay, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Xin ông cho biết, cần phải làm gì để giữ gìn và nâng cao các sản phẩm lụa hoa truyền thống Vạn Phúc? - Trả lời: Để nâng cao chất lượng sản phẩm trong thời buổi cạnh tranh, theo tôi nên đầu tư, nâng cao công cụ sản xuất, kết hợp tìm hiểu thị trường để tìm đầu ra cho sản phẩm lụa tơ tằm. Ngoài ra, cũng cần phải chỉnh sửa các hoa văn truyền thống, sao cho sắc nét và sáng tạo ra nhiều HVTT mang tính hiện đại mà vẫn thanh nhã, giữ được tinh thần của mặt hàng dệt thủ công truyền thống. Trước đây, các nghệ nhân trong làng chuyên dùng máy dệt cũ khổ nhỏ, cho năng suất thấp. Nhưng nay, họ đã làm được máy cài hoa khi dệt - với khung dệt cải tiến, họ không cần dùng hai tay lao thoi như trước mà chỉ dùng một tay giật dây cho thoi vào con chuột, còn tay kia dập khổ, nhịp độ vừa nhanh vừa đỡ tốn sức. Xưa nay, người ta quen gọi tất cả các mặt hàng tơ dệt của Vạn Phúc là tơ lụa Hà Đông. Chỉ riêng làng dệt Vạn Phúc đã từng làm ra tới 20 thứ hàng the, lụa, đũi, nái, sồi, gấm, vóc, lĩnh, đoạn, sa v.v từ chất liệu tơ tằm. Nhưng riêng chỉ có lụa hoa là bền và có nhiều mẫu HVTT. Vâng! Xin cảm ơn ông! 266 9.3. Nghệ nhân Đỗ Văn Hiển - Hỏi: Xin anh cho biết các tên gọi của HVTT trên lụa Vạn Phúc có sự thống nhất từ truyền thống đến hiện đại, hay đã có sự thay đổi? - Trả lời: Đa phần các tên gọi hoa văn là giống nhau, được thống nhất từ trước đến bây giờ. Hiện tại trong làng có tôi là người thiết kế chính các HVTT trên lụa. Trước đây, có cụ Triệu Văn Mão và cụ Nguyễn Hữu Chỉnh, nhưng nay các cụ đã mất. Một số nghệ nhân khác tại các xưởng dệt trong làng cũng sáng tác hoa văn, nhưng không nhiều. - Hỏi: Xin anh cho biết sản phẩm lụa Vạn Phúc hiện có bao nhiêu loại HVTT? - Trả lời: Thực vật có rất nhiều hoa lá cành, như: hoa Sen, hoa Cúc, hoa Mai, hoa Chanh, hoa Hồng, hoa Phăng, hoa Bèo, Hướng Dương, hoa Phăng, hoa Phượng, cây Trúc Động vật có Chuồn Chuồn, Bướm, cá, Công, có cả Rồng và Phượng, Dơi nhưng không nhiều bằng hoa lá thiên nhiên. Đề tài khác gồm hoa văn chữ, hoa văn hình học và hoa văn đồ vật. Các hoa văn hình học mấy năm gần đây được nhiều xưởng dệt hơn, khách hàng ưa thích bởi hoa văn có phần hiện đại, trẻ trung. - Hỏi: Anh có thể chia sẻ về một số hoa văn do anh thiết kế và trực tiếp dệt được không? - Trả lời: Tôi đã tìm hiểu các hoa văn truyền thống như hoa Cúc, hoa Chanh, hoa Mai và nghiên cứu về kỹ thuật dệt để thực hiện bộ mẫu “Hồng leo” tạo sự mềm mại, nhẹ nhàng phù hợp với chất liệu lụa tơ tằm. Ngoài các hoa văn hoa Bướm, hoa Bèo được tôi cải biên lại, đầu năm 2016, tôi có sáng tác và dệt bộ “Hồng leo” để bán và tiêu thụ trên thị trường. Ngoài ra còn có các bộ hoa Hướng Dương, hoa Phăng, hoa Phượng, bộ hoa văn hình học, trống Đồng, bộ hoa - lá - chim cũng được đưa vào sản xuất phục vụ người tiêu dùng. 267 - Hỏi: Anh có biết được nguồn gốc của các đồ án HVTT truyền thống không? - Trả lời: Thực ra các đồ án hoa văn trên lụa Vạn Phúc có từ rất lâu rồi, từ thời cụ nội tôi là Đỗ Đình Ái- người đã tặng cho vua Tự Đức tấm lụa hoa do chính tay cụ dệt, đến đời ông nội tôi là nghệ nhân Đỗ Đình Lương cũng đã có đồ án hoa Chanh, hoa Cúc rồi. Chỉ biết rằng, cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, hoa văn Dơi thường được kết hợp với chữ Thọ mang tên Dơi chầu Thọ. Gọi là đồ án Dơi chầu Thọ. Có lẽ, đây cũng là mong muốn cuộc sống no đủ, thịnh vượng của nhân dân ta trong bối cảnh đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Đến nay đồ án này vẫn được nhiều nơi đặt dệt. Thậm chí có các công ty, cửa hàng trong Sài Gòn cũng ra Vạn Phúc đặt dệt để về may theo nhu cầu của xã hội. Hay “Hồng Thọ” là đồ án trang trí mới, được xuất hiện và phát triển nở rộ vào những năm 90 của thế kỷ XX. Trong giai đoạn đất nước vừa bước vào thời kỳ mở cửa nên nhu cầu sử dụng lụa của nhân dân tăng lên. Đặc biệt, các loại lụa có trang trí hoa lá thực vật được yêu thích hơn. Điển hình như đồ án “Hồng Thọ”, “Hồng cá”, “Trúc, Mai, Thọ, Hỷ”, “Sen Hạc” Sau này, các đồ án hoa văn như hoa Bèo, hoa Bướm, hoa Hướng Dương là do tôi sáng tác cũng được bán chạy do thị hiếu người tiêu dùng. Và lụa Vạn Phúc đa phần được dệt từ sợi tơ tằm tự nhiên, rất ít pha các sợi tơ nhân tạo như các vùng khác. - Hỏi: Xin anh cho biết để dệt lên các HVTT này cần trải qua bao nhiêu công đoạn - Trả lời: Để dệt được một tấm lụa có HVTT trên đó cần trải qua rất nhiều công đoạn, các khâu kỹ thuật cầu kỳ phức tạp. Thứ nhất là khâu đục bìa, mỗi lỗ bìa tương ứng với một sợi vải được kéo lên khi dệt, những sợi đó sẽ tập hợp thành các hoa văn trên mặt vải lụa. Sau đó là guồng tơ để chuyển 268 đổi thành các ống tơ phục vụ cho những công đoạn tiếp theo. Thứ 3 là se tơ để đảm bảo lụa sau khi dệt không bị nhăn. Nhuộm sợi dọc và sợi ngang khác màu nhau để tạo nên mặt lụa có 2 màu, nhuộm xong sẽ mang chuội tơ, tức là luộc qua rồi mới mang đi mắc dọc để dệt. Cuối cùng sau khi dệt xong sẽ mang nhuộm, giặt và sấy lụa. Vâng. Xin cảm ơn anh! 9.4. Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm - Hỏi: Xin cô cho biết chất liệu lụa nào được yêu thích và trên đó có dệt HVTT gì? - Trả lời: Những chất liệu lụa có HVTT thường được yêu thích nhiều hơn các sản phẩm không có HVTT trên bề mặt. Ở Vạn Phúc nổi tiếng có sản phẩm lụa Vân và lụa hoa. Lụa Vân bề mặt mỏng, các HVTT dệt trên đó tạo hiệu ứng trong suốt, thường mặc kèm với một áo lụa trơn khác. HVTT trên lụa Vân thường chìm không nổi rõ như lụa hoa. Lụa Vân quý, mặc vào rất mát, nhưng HVTT lại mờ, khách hàng thường không thích nên không lựa chọn để may trang phục. Nhiều bạn trẻ đến mua không nhìn rõ hoa văn vì vậy thường mua lụa hoa nhiều hơn. Hiện tại, trong xưởng của chúng tôi ít dệt lụa Vân hơn lụa hoa. Lụa hoa là chủng loại lụa có dệt nhiều HVTT trên đó, như hoa Đào, hoa Chanh, hoa Mai, hoa Cúc. Lụa hoa thường có hoa văn nổi trên bề mặt vải, tạo hình rõ ràng, sắc nét không chìm như lụa Vân. Lụa hoa cũng cho màu đẹp và rực rỡ hơn lụa Vân. Những năm gần đây, chúng tôi dệt khá nhiều lụa có hoa văn phong phú và đa dạng, nhiều màu sắc rực rỡ được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. - Hỏi: Màu sắc HVTT trên lụa Vạn Phúc trước đây có rực rỡ như bây giờ không ạ? 269 - Trả lời: Nói về lụa trước đây, không chỉ lụa Vạn Phúc mà cả các làng lụa khác màu sắc cũng ít và thiên về màu tối, trầm hơn. Hoa văn trên lụa thường chỉ 2 màu. Nhưng đến những năm 80 trở lại đây, HVTT trên lụa có thể dệt được 2,3,4, màu kết hợp với nhau tạo hiệu ứng đan xen rực rỡ, óng ả như đỏ, nâu, vàng hay trắng, hồng, tím Vâng. Xin cảm ơn cô! 9.5. Nghệ nhân Trần Thị Ngọc Lan - Hỏi: Xin chị cho biết, có bao nhiêu đồ án HVTT trên lụa Vạn Phúc? - Trả lời: Đồ án hoa văn trên lụa Vạn Phúc nhiều hơn lụa ở các vùng miền khác ở Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng đồ án hoa văn về cây cỏ, thiên nhiên, thực vật nhiều hơn đồ án về động vật như đồ án hoa Cúc, hoa Chanh, hoa Bướm, hoa Sen, hoa Mai Ngoài ra còn có các đồ án về chữ, đồ án hình học, đồ vật Đặc biệt cơ sở chúng tôi chuyên dệt các hoa văn hình học như hình tròn, vuông, đa giác Hoặc biến kiểu từ các hoa văn truyền thống theo lối hiện đại. - Hỏi: Theo chị hiện nay thị hiếu sử dụng HVTT trên chất liệu lụa tơ tằm Vạn Phúc là gì? - Trả lời: Hiện nay, thị hiếu người tiêu dùng về hoa văn trên lụa Vạn Phúc thường là dạng: hoa Cúc, hoa Chanh, hoa Mai, đuôi Công... Các hoa văn mềm mại, nhẹ nhàng thiên về cây cỏ, hoa lá nhiều hơn là động vật. Một số hoa văn hình học, đồ vật cũng được người tiêu dùng quan tâm và sử dụng, nhưng không nhiều. Có lẽ, do sự hoài nghi với lụa Trung Quốc, nên người dân Việt không lựa chọn các mẫu lụa có trang trí hoa văn hình học, hoa văn hiện đại mà chỉ chọn dòng HVTT truyền thống để may trang phục. Vâng. Xin cảm ơn chị! 270 9.6. Nhà thiết kế Xuân Thu - Hỏi: Xin chị cho biết, chị có sử dụng chất liệu lụa Vạn Phúc để may các bộ thiết kế thời trang không? - Trả lời: Đa số các mẫu trang phục của chúng tôi đều được may bằng chất liệu lụa tơ tằm. Bởi, khi mặc trang phục làm từ loại vải này giúp người mặc có cảm giác nhẹ nhàng, mát mẻ, thoải mái và sang trọng. Đây cũng là lý do mà bấy lâu tôi luôn lựa chọn chất liệu lụa tơ tằm là chất liệu chủ đạo cho các bộ sưu tập thời trang của chúng tôi. - Hỏi: Theo chị chất liệu lụa Vạn Phúc có những ưu điểm nổi bật nào? - Trả lời: Lụa tơ tằm là loại vải cao cấp nhất trong các loại vải. Nó được sản xuất hoàn toàn bằng dệt thủ công truyền thống. Lụa tơ tằm Vạn Phúc khá nhẹ, bền và cho khả năng cách nhiệt tốt. Khả năng hút ẩm, thấm hút mồ hôi tốt. Được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên rất an toàn, thân thiện với môi trường và đảm bảo cho sức khỏe người sử dụng Vải lụa tơ tằm có bề mặt mềm mại và bóng mượt, thường được chúng tôi may áo dài, lễ phục, váy dài cho phụ nữ. Bên cạnh ứng dụng trong may mặc thì vải lụa còn được dùng để trang trí nội thất như bọc ghế hoàng gia, rèm cửa, màn... - Hỏi: Chị làm thế nào để phân biệt được lụa tơ tằm Vạn Phúc và vải lụa có pha Polyester? - Trả lời: Nếu không phải là người sành lụa và may nhiều chất liệu này, thì rất khó để phân biệt đâu là vải lụa tơ tằm, đâu là lụa pha tạp chất. Để phân biệt vải lụa tơ tằm với các loại vải lụa pha Polyester. Thứ nhất, vải lụa tơ tằm sẽ có màu ngà, còn lụa pha sẽ có màu trắng tinh. Thứ hai, vải lụa tơ tằm mềm mại, cầm mát tay. Rút một đoạn sợi kéo đứt thấy sợi dai, bền, mối đứt gọn, không xù lông. Thứ ba, khi đốt một vài sợi tơ tằm sẽ cho mùi khét của tóc, tro màu đen, vón cục tròn và dễ bóp vỡ. Vâng. Xin cảm ơn chị!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoa_van_trang_tri_tren_lua_van_phuc_quan_ha_dong_tha.pdf
  • pdfCV Dang tin bao ve CV Quynh Mai.pdf
  • pdfThong tin Tom tat ket luan moi tieng Anh.pdf
  • pdfThong tin tom tat ve nhung ket luan moi tieng Viet.pdf
  • pdfTom tat luan an.pdf
  • pdfTrich yeu luan an tieng Anh.pdf
  • pdfTrich yeu luan an tieng Viet.pdf
Tài liệu liên quan