Luận án Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay

Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Văn Phương MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỈNH BẮC NINH TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 28 1.1. Tỉnh Bắc

doc194 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ninh và Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh 28 1.2. Dân chủ ở cơ sở và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở 40 Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỈNH BẮC NINH TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 69 2.1. Thực trạng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở 69 2.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. 84 Chương 3 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỈNH BẮC NINH TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ HIỆN NAY 103 3.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu tăng cường hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay 103 3.2. Những giải pháp cơ bản tăng cường hoạt động của mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay 118 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 158 159 169 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Ban chấp hành Trung ương BCHTW 2 Chính trị quốc gia CTQG 3 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH,HĐH 4 Hội đồng nhân dân HĐND 5 Mặt trận Tổ quốc MTTQ 6 Nhà xuất bản Nxb 7 8 Ủy ban nhân dân Xã hội chủ nghĩa UBND XHCN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 30 ngày 18 tháng 2 năm 1998 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh đã nỗ lực đổi mới tổ chức và hoạt động, góp phần tích cực vào xây dựng hệ thống chính trị, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, so với yêu cầu của xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở vẫn còn hình thức và nặng về hành chính, chưa sát dân. Vì vậy, đề tài luận án “Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay” góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn; đề xuất những giải pháp cơ bản tăng cường hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay. Luận án dựa trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình có liên quan đến đề tài luận án đã được công bố trong những năm gần đây và kết quả khảo sát thực tế hoạt động của MTTQ ở các xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở từ khi Chỉ thị số 30 ngày 18 tháng 2 năm 1998 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII được ban hành đến nay. Luận án gồm phần mở đầu, phần tổng quan, ba chương, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận án đã làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, những vấn đề cơ bản về dân chủ và thực trạng hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, đề xuất yêu cầu và những giải pháp cơ bản tăng cường hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ cách mạng lúc này đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. Thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là động lực to lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Ở nước ta, nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ xã hội không chỉ thông qua Nhà nước mà còn thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội: Liên Đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội cựu Chiến binh,trong đó MTTQ có vai trò to lớn trong phát huy dân chủ, thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng đất nước. Đảng ta khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, góp sức xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh; phát huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, thực hiện giám sát của nhân dân đối với công tác và đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, đại biểu dân cử và các cơ quan nhà nước; giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân” [27-130]. Để thực hiện đề tài luận án: Hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, nghiên cứu sinh đã có gần 20 năm học tập, công tác tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Qua nghiên cứu các công trình khoa học về thực hiện dân chủ ở cơ sở và kết quả hoạt động thực tiễn của MTTQ, nghiên cứu sinh có nhiều trăn trở từ đó tích lũy kiến thức về hoạt động của MTTQ và quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Bắc Ninh. Kết hợp nghiên cứu lý luận và số liệu điều tra, khảo sát thực tiễn hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở làm luận cứ để nghiên cứu sinh thực hiện luận đề tài án này. Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời. Trong những năm qua, MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh đã phát huy tốt vai trò của mình trong thực hiện dân chủ ở cơ sở thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, giải quyết mối quan hệ với cấp uỷ đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội. Nhờ đó đã góp phần xây dựng được không khí dân chủ, cởi mở trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở cơ sở. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã làm nảy sinh nhiều mối quan hệ mới giữa các giai tầng trong xã hội ở xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng chậm được đưa vào cuộc sống, khối đại đoàn kết toàn dân và mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân ở địa phương chưa thật bền chặt và đang đứng trước những khó khăn mới. Việc thực hiện nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên của MTTQ có lúc mang tính hình thức. Sự phối hợp hoạt động giữa MTTQ xã, phường, thị trấn với chính quyền còn mang tính “hành chính hoá”. Nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa cấp uỷ, tổ chức cơ sở đảng với MTTQ xã, phường thị trấn vẫn còn những biểu hiện lệch lạc. Không ít cấp uỷ chưa làm được điều mà Đảng quy định là: Đảng vừa là tổ chức thành viên, vừa là người lãnh đạo MTTQ. Nhiều nơi cấp uỷ, tổ chức đảng cơ sở còn có biểu hiện áp đặt một chiều, chưa thật sự tôn trọng tính tự chủ, hoạt động tích cực, sáng tạo của MTTQ. Ở một số xã, phường, thị trấn, MTTQ còn có biểu hiện coi nhẹ sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng. Ban công tác Mặt trận ở cơ sở hoạt động có lúc chưa hiệu quả. Nhận thức của một bộ phận nhân dân về các giá trị dân chủ XHCN còn có những biểu hiện lệch chuẩn. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ MTTQ xã, phường, thị trấn chưa được quan tâm đúng mức, kinh phí hoạt động của MTTQ còn khó khăn. Năng lực của cán bộ mặt trận chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chức trách dẫn đến hiệu quả hoạt động của MTTQ còn có những hạn chế nhất định. Những điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Chính vì vậy nghiên cứu “Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay” là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản lý luận về dân chủ ở cơ sở và thực tiễn hoạt động của MTTQ trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, góp phần xây dựng MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh vững mạnh, tăng cường hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án * Đối tượng nghiên cứu của luận án: Hoạt động của MTTQ xã phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở . * Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động của MTTQ trong thực hiện dân chủ ở 126 xã, phường, thị trấn, 105 khu dân cư trong tỉnh Bắc Ninh từ ngày tái lập tỉnh đến nay. Các số liệu, tư liệu phục vụ cho nghiên cứu từ 1998 đến nay. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án * Đóng góp mới của luận án: Luận giải khoa học và nêu ra quan niệm về hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Khái quát những kinh nghiệm bước đầu hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đề xuất những nội dung, biện pháp cơ bản tiếp tục tăng cường hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay. * Ý nghĩa lý luận, thực tiễn: Góp phần làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về nền dân chủ XHCN, về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở và vai trò hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; làm rõ thực trạng của vấn đề này và đưa ra luận chứng tính khả thi của các giải pháp cơ bản tăng cường hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp luận cứ khoa học giúp cấp uỷ xã, phường, thị trấn, trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát huy vai trò của MTTQ trong thực hiện dân chủ ở cơ sở xã phường hiện nay. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến luận án Ở Trung Quốc có nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và quản lý, các nhà nghiên cứu lý luận, được dịch ra tiếng Việt, xung quanh vấn đề xây dựng nền chính trị dân chủ XHCN và thực hiện dân chủ ở nông thôn Trung Quốc. Công trình Quan điểm của giới lý luận Trung Quốc về thực thi dân chủ trong hệ thống chính trị, do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh dịch và xuất bản năm 2005 đã tập hợp, tổng thuật, khái quát làm rõ quan điểm của các nhà lãnh đạo, cán bộ khoa học Trung Quốc như: Ngô Bang Quốc - Chủ tịch Quốc Hội; Ôn Gia Bảo- Thủ tướng; Giả Khánh Lâm - Chủ tịch Chính hiệp; Lý Trường Xuân - Trưởng Ban tuyên truyền.... xung quanh vấn đề về xây dựng nền chính trị dân chủ XHCN và thực hiện dân chủ ở nông thôn Trung Quốc trong thời kỳ cải cách. Trong đó nổi lên một số quan điểm sau: Về vấn đề dân chủ: Đa số các nhà lãnh đạo, nghiên cứu lý luận ở Trung quốc đều đồng tình với quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa, cho rằng dân chủ là một phạm trù chính trị - xã hội mang tính giai cấp sâu sắc. “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ chính trị căn bản của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, là giai cấp vô sản và nhân dân lao động nắm quyền lực tối cao quản lý Nhà nước”. Do vậy, để nhân dân thực hiện quyền lực của mình phải cải cách thể chế chính trị, mở rộng dân chủ trong Đảng và phát huy dân chủ nhân dân. Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, việc cải cách thể chế chính trị phải tập trung vào những vấn đề: Xây dựng Nhà nước pháp quyền, pháp trị. Dân chủ là giá trị nền tảng, động lực cơ bản, pháp luật là tối thượng đối với quản lý Nhà nước. Cùng với pháp luật phải có đạo đức bảo đảm. Dân chủ hoá đi đôi với pháp chế hoá. Phát huy dân chủ trong sự thống nhất và chế định của pháp luật. Đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là của Chính Hiệp để thực hiện vai trò đồng thuận, hoà hợp, hoà giải, tự quản. Đảng Cộng sản Trung Quốc là Đảng cầm quyền. Vì vậy, mở rộng dân chủ trong Đảng là nhân tố quyết định của một nền chính trị dân chủ XHCN, thực hiện đầy đủ dân chủ của nhân dân. Năm 2006 Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia đã dịch các bài viết của Lý Thiết Ánh, Mã Linh Hỷ, bàn về dân chủ theo quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tài liệu này đã tổng quan những luận điểm và giải pháp thực hiện dân chủ trong sinh hoạt và hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó là những vấn đề về thực hiện chế độ dân chủ, giám sát trong Đảng, các giải pháp, con đường thực hiện dân chủ trong Đảng, trong hệ thống các giải pháp đó, đã đề cập đến vai trò của nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc giám sát các hoạt động của đảng viên, công chức trong bộ máy Nhà nước của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Trong sách, phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổng thuật bài phát biểu của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, ngày 25 tháng 6 năm 2007, tại Trường Đảng Trung ương Trung Quốc. Theo Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào để phát triển nền dân chủ XHCN phải kiên trì sự thống nhất hữu cơ giữa sự lãnh đạo của Đảng, sự làm chủ của nhân dân và lãnh đạo đất nước theo pháp luật, không ngừng thúc đẩy chế độ chính trị XHCN phát triển và tự hoàn thiện. Tiếp tục mở rộng sự tham gia chính trị có trật tự của công dân, làm phong phú hình thức dân chủ, mở rộng các kênh dân chủ; thúc đẩy khoa học hoá, dân chủ hoá quyết sách, hoàn thiện hệ thống hỗ trợ về thông tin và trí lực cho quyết sách; phát triển dân chủ cơ sở, bảo đảm cho nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lợi dân chủ theo pháp luật. Tài liệu về Một số vấn đề về Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc của Học viện Chính trị đã nghiên cứu, khái quát những vấn đề lý luận về CNXH của Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (10-2007). Theo tài liệu này, quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về mở rộng dân chủ trong Đảng, bao gồm các vấn đề: Thúc đẩy công khai công tác đảng, tăng độ công khai của các tổ chức đảng, thực hiện các vấn đề lớn và quyết sách cần phải tiến hành công khai thảo luận tự do và thống nhất trong Đảng. Xây dựng và kiện toàn chế độ trách nhiệm của Uỷ ban Thường vụ, chế độ báo cáo và chế độ giám sát trong Đảng. Từng bước mở rộng bầu cử dân chủ trực tiếp các thành viên lãnh đạo của tổ chức đảng cấp xã (thôn), huyện (thành phố) và phạm vi thí điểm bầu cử dân chủ gián tiếp hàng ngũ lãnh đạo cấp khu và thành phố. Nghiên cứu tìm tòi và xây dựng thể chế vừa có lợi cho sự thống nhất của Đảng vừa có lợi với việc hạn chế quyền lực trong Đảng. Về mở rộng dân chủ cơ sở: Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định, để mở rộng và thúc đẩy dân chủ toàn xã hội phải dựa vào dân chủ trong Đảng. Mở rộng dân chủ cơ sở, bảo đảm quần chúng nhân dân trực tiếp thực hiện quyền dân chủ và dựa vào pháp luật để quản lý công việc của chính mình là thực tiễn rộng rãi nhất của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đối với việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Trung Quốc, trên cơ sở tổng kết thực tiễn xây dựng nền chính trị dân chủ sau cải cách mở cửa, giới lý luận Trung Quốc khẳng định: xây dựng nền dân chủ XHCN ở nông thôn là việc xác lập và từng bước hoàn thiện cơ chế bầu cử dân chủ ở cấp thôn, xã; mở rộng quyền tham gia có tổ chức của nông dân vào đề cử, ứng cử trong chi bộ thôn, chính quyền xã; đẩy mạnh thực hiện qui chế dân chủ ở nông thôn, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi để nông dân tham gia trực tiếp vào quản lý, xây dựng chính quyền cơ sở Có thể thấy, những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn xây dựng nền dân chủ XHCN, về dân chủ trong Đảng và dân chủ cơ sở ở Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ và xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam. Đó là các vấn đề về xây dựng Nhà nước pháp quyền, Đảng Cộng sản cầm quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng nền dân chủ XHCN. Riêng đối với phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc vào xây dựng và thực hiện dân chủ, ở Trung Quốc là tổ chức Chính Hiệp, ở Việt Nam là Mặt Trận Tổ quốc. Thực hiện dân chủ ở cơ sở, ở Trung Quốc là mô hình tự quản, ở Việt Nam là Quy chế dân chủ. Đó là những tài liệu tham khảo có giá trị, để tác giả luận án nghiên cứu vấn đề về mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, sự quản lý của chính quyền và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, sự tham gia của nhân dân trong xây dựng và thực hiện dân chủ cơ sở ở tỉnh Bắc Ninh. Cuốn sách Dân chủ của đồng chí Gióc-giơ Mác-se Tổng bí thư Đảng Cộng sản Pháp, do Nhà xuất bản Sự thật dịch và xuất bản năm 1992. Cuốn sách đã đánh giá về tình hình thế giới, về phong trào cách mạng, về CNXH thế giới về tình hình nước Pháp và cuộc đấu tranh của nhân dân Pháp vì dân chủ, tiến bộ xã hội và rút ra những kết luận về đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Pháp. Tác giả cho rằng, CNTB, dân chủ tư sản không phải là một giải pháp. Phải chống lại nó và tìm những sự lựa chọn khác, không phải là sự lựa chọn tiền bạc mà là sự lựa chọn những con người. Về đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Pháp tác giả chỉ rõ: Một từ nói lên đặc điểm của tất cả các chính sách của Đảng Cộng sản là dân chủ. Đó là mục đích mà Đảng theo đuổi và là phương tiện hoạt động của Đảng. Đó cũng là bí quyết hoạt động của Đảng Cộng sản. Theo tác giả, dân chủ là sức mạnh, thế lực của nhân dân. Nhân dân có sức mạnh xây dựng tương lai của chính mình. Chính nhân dân là người làm ra lịch sử. Tất cả những gì đã được làm ra là vĩ đại ở Pháp, đều là nhờ sức mạnh ấy. Như vậy, theo Gióc-giơ Mác-se dân chủ là quyền lực của nhân dân, dân chủ khơi dậy và phát huy sức mạnh của nhân dân. Từ sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, ông cho rằng, dân chủ XHCN cần được đổi mới để có nhiều dân chủ hơn. Nghiên cứu về mô hình thực hiện dân chủ ở một số nước phương Tây, có bài của Giáo sư, tiến sĩ Trần Ngọc Đường [35]: Tổ chức quyền lực Nhà nước, mối quan hệ giữa các đảng phái chính trị và cơ quan nhà nước ở các nước tư bản, trong sách Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong tình hình hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2008. Từ nghiên cứu những công trình của Liên Xô trước đây và nước Nga thời kỳ hậu xô viết về dân chủ tư sản như: Luật Nhà nước tư sản hiện đại - Những chế định cơ bản; Luật Nhà nước các nước tư sản, tác giả Trần Ngọc Đường đã tổng quan làm rõ những vấn đề các công trình trên bàn về hệ thống chính quyền nhà nước ở các nước tư bản; mối quan hệ giữa đảng phái chính trị và cơ quan nhà nước ở các nước tư bản. Trong mục bàn về chính quyền địa phương ở các nước tư bản, tác giả đã phân tích tổ chức và hoạt động của cơ quan tự quản ở địa phương. Những cơ quan này không thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước mà có chức năng, nhiệm vụ giải quyết các công việc riêng. Cơ quan đại diện của địa phương do dân cư địa phương bầu ra theo nhiệm kỳ. Nhân dân địa phương trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua bầu ra cơ quan chấp hành của cơ quan đại diện để tổ chức thực hiện các nghị quyết của cơ quan đại diện và hoạt động quản lý hành chính ở địa phương và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương về các hoạt động của mình. Theo tác giả, đó là những đặc điểm chung, việc tổ chức chính quyền địa phương và thực hiện dân chủ còn do đặc điểm của mỗi nước. Ở các nước Tây Âu chức năng quản lý địa phương do hai cơ quan: cơ quan hành chính và cơ quan tự quản thực hiện. Cơ quan hành chính do cấp trên bổ nhiệm hoặc do hội đồng tự quản bầu ra vừa thực hiện các quyết định của cấp trên vừa thực hiện các quyết định của hội đồng tự quản, còn hội đồng tự quản được quyết định các vấn đề của địa phương. Ở đa số các nước Bắc Âu, Ấn Độ, Mỹ La tinh, việc quản lý ở các đơn vị hành chính trung gian chỉ do cơ quan hành chính thực hiện. Cơ quan hành chính đứng đầu là tỉnh trưởng, quận trưởng do nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm theo đề nghị của chính phủ, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề của địa phương. Ở đây không thành lập cơ quan đại diện (cơ quan tự quản). Một số nước khác như Anh, Mỹ, Nhật Bản.. lại không có cơ quan hành chính do cấp trên bổ nhiệm. Việc quản lý ở địa phương được thực hiện bởi cơ quan tự quản. Cơ quan chính quyền và mô hình thực hiện dân chủ ở những đơn vị hành chính cơ sở ở các nước tư bản rất đa dạng. Ở các nước như Pháp, Italia, Bỉ.. các đơn vị hành chính cơ sở dù nhỏ hay lớn (làng, xã, thị xã hay thành phố) đều được tổ chức giống nhau. Ở đó có hội đồng công xã và thị trưởng. Thị trưởng do hội đồng công xã hoặc dân cư bầu ra là người đứng đầu hội đồng, vừa là người đứng đầu bộ máy hành chính, tức là vừa mang tính đại diện dân cư, vừa giữ quyền hành chính đại diện cho chính quyền nhà nước. Ở một số nước khác như Anh, Mỹ, Na uy.. thì lại có sự phân biệt trong cách tổ chức cơ quan ở những đơn vị hành chính cơ sở này. Việc tổ chức các đơn vị hành chính phụ thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ của các đơn vị hành chính. Từ nghiên cứu, tổ chức quyền lực nhà nước, mối quan hệ giữa các đảng phái chính trị và cơ quan nhà nước ở các nước tư bản và sự vận hành của thể chế dân chủ ở một số nước phương Tây, tác giả cho rằng có một số nội dung có thể vận dụng và thực hiện ở những mức độ khác nhau như: Hiến pháp và các đạo luật là phương tiện cơ bản để tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và các đảng phái chính trị. Quyền con người, quyền công dân phát huy theo khuynh hướng đề cao cá nhân trong mối quan hệ với tổ chức và hoạt động của quyền lực nhà nước; các thể chế dân chủ trong tổ chức quyền lực nhà nước được coi trọng và ngày càng hoàn thiện bằng pháp luật. Nhưng theo tác giả, đấy mới chỉ là bề nổi, chưa có điều kiện nghiên cứu các mặt trái, những bất cập, những mâu thuẫn, chưa làm được trong tổ chức quyền lực ở các nước tư bản phương Tây. Tuy nhiên ở phương diện chính trị - xã hội, ta có thể thấy ngay mặt trái của việc tổ chức quyền lực nhà nước, mối quan hệ giữa các đảng phái chính trị và cơ quan nhà nước ở các nước tư bản và sự vận hành của thể chế dân chủ ở một số nước phương Tây. Đúng là, bất cứ nền dân chủ nào cũng phải được thực hiện thông qua nhà nước, bởi vì dân chủ gắn liền với pháp luật. Nhưng nhà nước ấy là nhà nước của ai, mang bản chất của giai cấp nào. Ở các nước tư bản cho dù chính quyền địa phương được tổ chức theo mô hình tự quản và xã hội công dân được xem như là độc lập đối với nhà nước hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Nhưng về bản chất, nhà nước ấy là nhà nước của giai cấp tư sản, thực hiện dân chủ cho giai cấp tư sản, vì giai cấp tư sản. Hiến pháp, pháp luật chính là thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền với dân chủ và công bằng xã hội cho giai cấp tư sản và vì giai cấp tư sản. Cái gọi là xã hội công dân, cá nhân được hình thành những tổ chức của mình, hoạt động độc lập với nhà nước, nhưng lại ở trong khuôn khổ pháp luật. Thực tế cho thấy, nếu hoạt động ấy mà đe doạ đến quyền lực nhà nước, đến lợi ích của giai cấp tư sản thì chắc chắn sẽ bị chính quyền bóp nghẹt. Vì vậy, việc tổng quan một số công trình nghiên cứu về dân chủ và mô hình thực hiện dân chủ ở các nước phương Tây là để tìm ra cái được, cái hợp lý mà ta có thể tham khảo, đồng thời thấy rõ sự khác biệt về bản chất giai cấp giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, tính không triệt để của nó. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến luận án 1.2.1. Một số công trình khoa học nghiên cứu về dân chủ, thực hiện dân chủ ở cơ sở và qui chế dân chủ ở nước ta từ 1998 đến nay Từ khi Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo cuộc vận động thực hiện dân chủ cơ sở và qui chế dân chủ ở cơ sở (1998) đến nay, nhiều văn kiện của Đảng, Nhà nước, nhiều bài phát biểu quan trọng của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã đưa ra những định hướng cơ bản cho việc xây dựng và củng cố nền dân chủ XHCN. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của hệ thống chính trị cơ sở đối với việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Bàn về dân chủ XHCN, về phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của hệ thống chính trị trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân ở nước ta hiện nay, có thể kể đến các công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả: Hoàng Chí Bảo, Nguyễn Trọng Chuẩn, Huỳnh Đảm, Dương Xuân Ngọc, Trần Quang Nhiếp, Nguyễn Tiến Phồn, Nguyễn Thế Phấn, Phạm Ngọc Quang, Đặng Hữu Toàn. Trong sách Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa của Thái Ninh và Hoàng Chí Bảo [73]. Các tác giả đã phân tích vai trò của dân chủ và tiến bộ xã hội; phân tích điều kiện ra đời và bản chất của dân chủ tư sản, những tiến bộ, khuyết tật, tình trạng hiện nay và vai trò lịch sử của dân chủ tư sản. Đặc biệt các tác giả đã phân tích làm rõ sự hình thành và bản chất của dân chủ XHCN. Theo các tác giả, dân chủ XHCN là nền dân chủ của nhân dân lao động, vì nhân dân lao động, nó phát triển thuận chiều với tiến bộ, nhân đạo, tự do, văn minh và văn hoá vì sự hoàn thiện của con người. Với bản chất ấy, theo các tác giả dân chủ XHCN tiềm tàng sức mạnh của sự sáng tạo và phát triển; triển vọng của nó là sự thống nhất chân chính với triển vọng của chủ nghĩa xã hội, của lịch sử, trong đó nhân dân lao động là đối tượng nó phục vụ. Nội dung của dân chủ xã hội chủ nghĩa được các tác giả đề cập một cách toàn diện về kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá. Trong mục bàn về dân chủ hoá đời sống chính trị, các tác giả đã đề cập sâu đến vấn đề xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; xây dựng hệ thống luật pháp; cơ chế quản lý xã hội; tăng cường thực hiện rộng rãi và có hiệu quả các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Theo các tác giả, dân chủ hoá đời sống chính trị còn bao hàm việc đáp ứng nhu cầu của công dân và của các tầng lớp xã hội về việc tham gia đóng góp ý kiến, kiến nghị, thảo luận dân chủ về các vấn đề đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, làm cho tinh thần dân chủ thấm nhuần sâu sắc trong các quyết định chính trị. Muốn thế phải bảo đảm cho các tổ chức, đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp được củng cố, phát triển phù hợp với pháp luật, được chủ động và phát huy sáng kiến, sáng tạo trong công tác thực tiễn, trong các sinh hoạt chính trị. Tuy đã đặt vấn đề phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong thực hiện dân chủ, nhưng cuốn sách chưa đi sâu nghiên cứu, chỉ ra nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức hội nghề nghiệp trong quá trình dân chủ hoá đời sống chính trị, kinh tế, tư tưởng. Trong sách, Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong tình hình hiện nay của Hội đồng lý luận Trung ương. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia có bài của Giáo sư, tiến sĩ Phạm Ngọc Quang: Phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền [83]. Trong bài này tác giả đã trình bày bản chất của dân chủ, những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát huy dân chủ trong điều kiện hệ thống chính trị một Đảng cầm quyền duy nhất ở Việt Nam. Tác giả cũng đã đánh giá những thành tựu, hạn chế trong việc phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền ở Việt Nam; xác định nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm. Tác giả cho rằng, để phát huy dân chủ trong điều kiện một Đảng cầm quyền cần phải giữ vững, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Đảng phải thật sự trở thành tấm gương về dân chủ trong xã hội; phải coi trọng xây dựng củng cố, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; phải gắn đổi mới hệ thống chính trị với đổi mới kinh tế; phải khoa học hoá, vận dụng thành quả khoa học lãnh đạo, quản lý hiện đại vào lãnh đạo, quản lý đất nước; phải nâng cao dân trí, trình độ văn hoá cho nhân dân; cần xác lập và từng bước hoàn thiện hệ thống giám sát, phản biện xã hội. Theo tác giả, trong hệ thống giám sát, phản biện xã hội ở Việt Nam, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội có vai trò vô cùng quan trọng. Để việc giám sát phản biện có chất lượng, cần tạo mọi điều kiện để các chủ thể thực hiện sự phản biện, cần công khai hoá, minh bạch hoá, dân chủ hoá về thông tin. Đồng thời phải nâng cao năng lực, bản lĩnh của chủ thể thực hiện sự phản biện, giám sát, coi đó là một vấn đề bức thiết hiện nay. Như vậy, tác giả cũng đã đánh giá rất cao hoạt động giám sát, phản biện của MTTQ như là một trong những nội dung, phương thức thực hiện dân chủ. Nhưng mới chỉ dừng lại ở cách đặt vấn đề có tính phương pháp luận mà chưa đề cập toàn diện nội dung, phương thức thực hiện sự phản biện, giám sát của MTTQ các cấp. Luận án Tiến sĩ của Phạm Văn Bính: Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam [6] đã khái quát hệ thống tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh trên bốn nội dung: không có gì quý hơn độc lập tự do; dân chủ trong lĩnh vực chính trị; dân chủ trong lĩnh vực kinh tế; dân chủ trong lĩnh vực văn hoá, tinh thần. Từ đó tác giả nêu lên quan niệm của mình Về phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh, thực chất là quá trình thực hành dân chủ trong đời sống hiện thực cho mọi người dân và trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó bao gồm: công tác dân vận - nội dung cơ bản, cốt lõi nhất của thực hành dân chủ trong nhân dân; thực hành dân chủ trong lãnh đạo là từ trong quần chúng ra và trở về nơi quần chúng; thực hiện quyền tự do tư tưởng; tuân thủ cách làm việc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Từ góc độ thể chế và lịch sử, cuốn Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, do Phó giáo sư, Tiến sĩ Dương Xuân Ngọc chủ biên [69] đã luận giải một cách hệ thống đặc điểm, quá trình hình thành phát triển của cấp xã ở nước ta. Tác giả đã khẳng định: Xã là cơ sở xã hội to lớn của hệ thống chính trị, nơi đại đa số nông dân - lực lượng lao động nông nghiệp đông đảo nhất ở nước ta sinh sống. Vai trò và sức mạnh của lực lượng này chỉ được phát huy khi dân chủ ở cơ sở được mở rộng, quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm và phát huy. Qua tổng kết ba năm thực hiện qui chế dân chủ ở xã, các tác giả khẳng định, việc xây dựng và thực hiện qui chế dân chủ ở xã ...giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo. Không cơ cấu đại diện các cơ quan nhà nước ở địa phương như Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, công an, tư pháp vào Ủy ban MTTQ xã, phường, thị trấn. Số lượng uỷ viên Ủy ban MTTQ xã, phường, thị trấn do đại hội MTTQ lựa chọn. Qua thực tiễn, số lượng uỷ viên, Ủy ban MTTQ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Bắc Ninh thường cơ cấu từ 20 - 35 người, trong đó có các giới, đặc biệt là nữ, các cá nhân tiêu biểu và có ít nhất 30% uỷ viên là người ngoài Đảng. Toàn tỉnh “có 126 Ủy ban MTTQ cấp xã, phường, thị trấn với 3798 uỷ viên.726 Ban công tác Mặt trận”[101]. * Mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với các thành viên trong hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn. Mặt trận Tổ quốc cấp xã là thành viên của hệ thống chính trị của xã, phường, thị trấn, hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, đồng thời là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động lãnh đạo của cấp ủy và quản lý của chính quyền địa phương. Quan hệ giữa MTTQ với cấp ủy xã, phường, thị trấn vừa là quan hệ giữa tổ chức với thành viên tổ chức thực hiện, vừa là quan hệ phân công phối hợp. Cấp ủy đảng vừa là thành viên của MTTQ vừa là lực lượng lãnh đạo mặt trận. Điều này xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Đảng cầm quyền. Theo đó, nội dung lãnh đạo của cấp ủy đảng ở cơ sở đối với MTTQ thể hiện ở việc định hướng chính trị, giúp đỡ các tổ chức thành viên của MTTQ xác định mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, xây dựng các nguyên tắc tổ chức, định ra chương trình hành động. Cấp ủy đảng xã, phường, thị trấn lãnh đạo công tác cán bộ của MTTQ từ việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng vào các cương vị lãnh đạo chủ chốt của các tổ chức xã hội; chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng bố trí cán bộ của MTTQ; kiến nghị và giới thiệu cán bộ với MTTQ để các tổ chức đó bầu cử một cách dân chủ; phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của các tổ chức đảng, đảng viên và làm tốt công tác vận động quần chúng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng; cấp uỷ cơ sở nghiên cứu xem xét, đánh giá, góp ý vào các mục tiêu, chương trình, kế hoạch hoạt động của MTTQ. Chăm lo giáo dục, rèn luyện lý tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là thành viên của MTTQ. Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy và quy chế hoạt động của MTTQ; giáo dục lối sống lành mạnh, trong sáng. Chống tiêu cực, mê tín dị đoan, ảnh hưởng văn hoá đồi truỵ, tham nhũng, quan liêu, chống lãng phí buôn lậu, lợi dụng chức quyền, làm giàu bất chính. Với tư cách là một thành viên trong MTTQ, cấp ủy đảng ở cơ sở tham gia vào MTTQ và có trách nhiệm như mọi thành viên khác. Đại diện cấp ủy đảng tham gia trong Ủy ban MTTQ có trách nhiệm tham gia sinh hoạt đầy đủ, thực hiện hiệp thương dân chủ và phối hợp thống nhất hành động, giáo dục, vận động đảng viên gương mẫu thực hiện chương trình hành động chung đã được các tổ chức thành viên thỏa thuận và tích cực tham gia công tác mặt trận ở khu dân cư. Hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn chịu sự lãnh đạo của cấp ủy đảng cơ sở. Thảo luận và tham gia ý kiến vào việc quyết định các vấn đề thuộc về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, phường, thị trấn. Các hoạt động của MTTQ phải theo đúng chức năng, nhiệm vụ, không được trái với các quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nước. Nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng theo đúng quy chế. Quan hệ giữa MTTQ xã, phường, thị trấn với chính quyền là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, được thực hiện theo quy chế phối hợp công tác do Ủy ban MTTQ và ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ban hành theo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và luôn tôn trọng tính độc lập của MTTQ. Cấp uỷ đảng xã, phường thị trấn lãnh đạo chính quyền thể chế hoá và thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng và phát huy vai trò của MTTQ. Đồng thời phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể nhân dân, bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tích cực tham gia xây dựng chính quyền, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tạo điều kiện để MTTQ hoạt động có hiệu quả. Theo đó, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm pháp lý để MTTQ tham gia vào việc động viên, tuyên truyền giáo dục thành viên, hội viên thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm quyền tự do hoạt động của MTTQ trong khuôn khổ pháp luật; giám sát, kiểm tra hoạt động và chấp hành luật pháp của MTTQ. Thực hiện các nghị quyết, chương trình hành động của MTTQ, phát huy tính tích cực của nhân dân, các thành viên của MTTQ tham gia quản lý xã hội, quản lý Nhà nước, xây dựng và thực hiện các chủ trương, kế hoạch, kiểm tra, giám sát công việc của chính quyền và cán bộ công chức xã, phường, thị trấn. Hỗ trợ MTTQ về kinh phí, các điều kiện và phương tiện vật chất, bảo vệ các hoạt động chính đáng của MTTQ trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên, tạo điều kiện để MTTQ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của mình. Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thi trấn tham gia giới thiệu đề cử và bầu cử đại biểu nhân dân vào các cơ quan quyền lực ở địa phương; tham gia vào việc đề ra các kế hoạch, phương hướng phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, củng cố quốc phòng, an ninh, đóng góp vào hoạt động xây dựng luật pháp, thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể khi được chính quyền uỷ quyền. Các tổ chức thành viên của MTTQ tự giác thi hành pháp luật, tham gia tích cực vào hoạt động quản lý của chính quyền; thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, các đại biểu dân cử, các công chức ở xã, phường, thị trấn trong việc tuân theo pháp luật, đường lối của Đảng. * Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đảng ta khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên, thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân [30- 86,87]. Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân ở địa phương, là nơi tập hợp động viên, tổ chức nhân dân, phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị, tinh thần trong nhân dân. Hoạt động dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý của chính quyền và tuân theo Hiến pháp, pháp luật Nhà nước, MTTQ có tính độc lập trong việc tập hợp quần chúng, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng, nâng cao giác ngộ XHCN, khơi dậy tinh thần tự giác, tính tích cực chủ động sáng tạo của quần chúng trong thực hiện những nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho hoạt động lãnh đạo của cấp ủy và quản lý của chính quyền. Trong những điều kiện nhất định các tổ chức xã hội, tổ chức quần chúng có thể đóng vai trò tích cực giải quyết các mối quan hệ xã hội. Thực tiễn cho thấy vai trò to lớn của MTTQ đối với việc giải quyết các mối quan hệ xã hội. Trong giải quyết các mối quan hệ xã hội, chính quyền xã, phường, thị trấn thường sử dụng quyền lực pháp luật và các công cụ cưỡng chế điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi của công dân. Còn MTTQ, các tổ chức xã hội dựa vào điều lệ, các nghị quyết, tôn chỉ, mục đích của mình để điều chỉnh mối quan hệ xã hội, quan hệ nội bộ và các thành viên, thông qua các hoạt động tuyên truyền vận động, giáo dục, thuyết phục, giúp đỡ động viên tinh thần, ủng hộ về vật chất đối với các thành viên. Đặc biệt đối với các hoạt động từ thiện, uống nước nhớ nguồn, giải quyết các tranh chấp dân sự, các tệ nạn xã hội, các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Đối với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, MTTQ thực hiện công tác giáo dục vận động quần chúng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bằng các hình thức hoạt động tham gia thành lập các cơ quan nhà nước ở địa phương và giám sát hoạt động của các cơ quan đó; giáo dục thành viên tự giác chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về quốc phòng - an ninh; tham gia vào những quyết định quan trọng của xã, phường, thị trấn, góp ý bổ sung, phát triển, hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn là cầu nối giữa cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền với nhân dân, là nơi thông qua đó để nhân dân lao động đề đạt ý kiến với Đảng, Nhà nước thực hiện quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hoá, quyền và nghĩa vụ công dân của mình. Trong việc thực hiện dân chủ, các tổ chức thành viên trong MTTQ có vai trò giáo dục đoàn viên, hội viên, thành viên của mình về CNXH, về Đảng, về Nhà nước, về pháp chế, pháp luật, về trách nhiệm và quyền hạn làm chủ, bồi dưỡng nâng cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức, năng lực của người làm chủ, tuyên truyền, thuyết phục nhân dân tự giác thi hành chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, đồng thời thu thập, phản ánh ý kiến của nhân dân, đề xuất với cấp ủy đảng và chính quyền những chủ trương, biện pháp giải quyết những vấn đề có mối quan hệ đến quyền hạn, nghĩa vụ của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Các tổ chức thành viên của MTTQ có vai trò to lớn trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của đoàn viên, hội viên; giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt cho đoàn viên, hội viên; tổ chức động viên đoàn viên, hội viên tham gia xây dựng các chính sách, pháp luật, tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; xây dựng chính quyền và giám sát sự hoạt động của cơ quan nhà nước. Đặc điểm tổ chức và hoạt động của các tổ chức trong MTTQ có thể khác nhau, nhưng nhiệm vụ cơ bản, nội dung hoạt động của các tổ chức là phát huy mọi tiềm lực vật chất, tinh thần và trí tuệ của tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội, tập hợp trong khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy tinh thần, truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết mọi người dân tán thành công cuộc đổi mới, nhằm mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc và CNXH, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chăm lo công tác quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự trị an, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. 1.2. Dân chủ ở cơ sở và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở 1.2.1. Dân chủ ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở * Dân chủ ở cơ sở: Để có quan niệm khoa học về thực hiện dân chủ ở cơ sở, trước hết cần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và thực hiện nền dân chủ XHCN. Trung thành với lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng nền dân chủ XHCN, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”[44-279]. Theo Hồ Chí Minh: “Dân chủ là dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng”[45-495]; rằng “Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến”[46-244]; và “Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân, đưa cách mạng tiến lên”[47-592]. Đó là tư tưởng xuyến suốt trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người và được diễn đạt một cách đơn giản, dễ hiểu: “Dễ mười lần không dân cũng chịu; khó vạn lần dân liệu cũng xong”[48-212]. Để nhân dân thực sự được hưởng quyền dân chủ và biết sử dụng quyền dân chủ của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ nội dung của dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Đó là, trước hết phải giải quyết vấn đề kinh tế và tài chính thế nào cho hợp lý, cho lợi dân..”[49-175], “phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự”[50-323]. Đối với giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh khẳng định: “Công nhân có quyền thực sự trong xí nghiệp”[51-568]. Ở nước ta nông dân là lực lượng đông đảo nhất, Hồ Chí Minh khẳng định, nông dân chỉ làm chủ thực sự khi “ở nông thôn, nông dân thực sự nắm chính quyền, nông dân được giải phóng thì mới là dân chủ thực sự”[52-25]; và “muốn nông dân có lực lượng dồi dào thì phải cho họ có ruộng cày, có cơm ăn, áo mặc, nhà ở”[53-23]. Từ quan điểm đó, Người khẳng định nguồn gốc sâu xa của mọi quyền lực nhà nước là ở nhân dân. Hồ Chí Minh viết: “Nước ta là nước dân chủ; Bao nhiêu lợi ích đều vì dân; Bao nhiêu quyền hạn đều của dân; Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra.... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”[54-698]. Ở đây, nội dung dân chủ XHCN được Hồ Chí Minh phát triển một cách triệt để, rằng quyền lực nhà nước là thuộc về nhân dân và Nhà nước chỉ là cơ quan đại diện được trao quyền, còn quyền quyết định cuối cùng vẫn là nhân dân. Người viết: “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân nếu đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”[55-591]. Trong bản Hiến pháp năm 1946 do Người làm trưởng ban soạn thảo đã khẳng định chế độ trưng cầu dân ý, rằng những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phán quyết. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi chuyên chính với những thế lực phá hoại nền dân chủ là “cái khoá, cái cửa” để đề phòng kẻ phá hoại của quý báu nhất của nhân dân là dân chủ. Người khẳng định: “Mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường chuyên chính để chính quyền ta ngày càng thực sự là chính quyền của nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại kẻ thù của nhân dân”[57-289]. Để phát huy dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ phải xây dựng Đảng chân chính cách mạng và chính quyền thực sự dân chủ, vì Đảng cũng ở trong xã hội; xây dựng các tổ chức, đoàn thể thực sự là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền lợi của dân, liên lạc mật thiết với Chính phủ; phải thực hiện những cải cách xã hội để nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, từ thực tiễn xây dựng và thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa trong những năm đất nước đổi mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới” [29-70] . Cương lĩnh còn khẳng định: “ Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực”. “Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện”[29-85]. “Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp” [ 29-239]. Ở đây, cần nhận thức đúng dân chủ ở cơ sở. Theo Chỉ thị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Nghị định số 29/1998/ NĐCP ngày 11-5-1998 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thì có các loại hình đơn vị cơ sở: xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu, cơ quan hành chínhTheo điều Điều 110 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: “Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường”[37]. Như vậy, bộ máy hành chính Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có bốn cấp: Trung ương; tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, thành phố thuộc tỉnh; xã (phường), thị trấn. Xã (phường), thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở được thành lập theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hệ thống chính trị của xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh, bao gồm: tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, đoàn thể xã hộihoạt động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm cho đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được tổ chức thực hiện thắng lợi, quyền dân chủ của nhân dân được phát huy ở cơ sở. Chỉ thị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của Bộ Chính trị, khoá VIII khẳng định: “Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất”[22]. Xã, phường, thị trấn là nơi tập trung các tầng lớp nhân dân không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp.v.v; nơi diễn ra cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân; nơi trực tiếp thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, xây dựng đời sống mới ở cơ sở. Cơ sở gắn liền với lợi ích thiết thân của các tầng lớp nhân dân, là thước đo hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và công tác Mặt trận của Đảng. Cuộc sống là ở cơ sở, cách mạng cũng từ cơ sở; nhân dân đoàn kết và làm chủ đất nước trước nhất và trực tiếp nhất cũng từ cơ sở. Chấp hành Chỉ thị của Bộ Chính trị khoá VIII về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Chính phủ đã ban hành ba loại quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở bao gồm: Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (phường, thị trấn); Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước; Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp Nhà nước. Sau gần 10 năm thực hiện, từ tổng kết thực tiễn, ngày 20 tháng 4 năm 2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khoá XI đã ban hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. Pháp lệnh quy định những nguyên tắc, nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, của cán bộ thôn, làng, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Từ quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quy định, hướng dẫn của Chính phủ có thể hiểu dân chủ ở cơ sở là sự phản ánh, cụ thể hoá bản chất dân chủ XHCN được thể hiện ở các nội dung về quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; được thực hiện theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, là hình thức nhân dân thực hiện quyền làm chủ bằng cách trực tiếp thể hiện ý chí (qua ý kiến), nguyện vọng của mình đối với tổ chức và hoạt động của cơ quan chính quyền ở cơ sở. * Thực hiện dân chủ ở cơ sở: Xét ở phương diện hoạt động thực tiễn, khái niệm thực hiện được hiểu là, bằng hoạt động làm cho một ý định, chủ trương, quan điểm nào đó trở thành sự thật. Thế nhưng điều quan trọng là để cho một ý định, chủ trương, quan điểm nào đó trở thành sự thật, chủ thể của hoạt động phải hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình, nắm vững quy luật của sự vật, hiện tượng, xác định rõ nội dung, phương thức và biết huy động tối đa mọi khả năng, lực lượng, phương tiện để thực hiện sáng tạo mục tiêu đã đề ra. Từ quan điểm và phương pháp tiếp cận trên, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, nội dung, phương thức, cơ chế lãnh đạo, quản lý có thể quan niệm: Thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Bắc Ninh hiện nay là tổng thể các hoạt động của hệ thống chính trị và nhân dân nhằm bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, luật pháp của Nhà nước, là quyền dân chủ trực tiếp của người dân, (mặc dù có cả dân chủ đại diện) được tiến hành từ cấp xã, phường trở xuống theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, bảo đảm mọi quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân được thực sự thể hiện ở xã, phường, thị trấn, góp phần xây dựng địa phương vững mạnh về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninh. Quan niệm đã chỉ ra mục đích, chủ thể, nội dung, phương thức thực hiện dân chủ ở cơ sở. Mục đích thực hiện dân chủ ở cơ sở: là nâng cao dân trí, đáp ứng lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, tăng cường sự đồng thuận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh. Chủ thể thực hiện dân chủ ở cơ sở: Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình với tư cách mọi quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Vì vậy, để nhân dân thực hiện tốt quyền làm chủ của mình cần tuyên truyền, giáo dục để mọi người dân hiểu và biết sử dụng quyền làm chủ, để bảo vệ lợi ích của mình, của cộng đồng và đất nước. Chủ thể lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở là đảng uỷ xã, phường, thị trấn, chi bộ trong đảng bộ lãnh đạo việc thực hiện dân chủ ở địa phương theo địa bàn dân cư, chịu trách nhiệm trước cấp uỷ cấp trên, trước nhân dân về kết quả thực hiện dân chủ ở địa phương. Chính quyền xã, phường, thị trấn trực tiếp tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở theo đúng đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước đã ban hành, thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo đúng, đầy đủ quyền làm chủ, quyền dân chủ, mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công dân ở địa phương. Nghiêm trị mọi hành vi vi phạm quyền dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân. Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, có trách nhiệm tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, hiệp thương, phối hợp thống nhất hành động của các thành viên thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp uỷ về xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ngoài các chủ thể thực hiện dân chủ ở cơ sở trên đây, còn có các cơ quan, tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tham gia vào thực hiện dân chủ ở cơ sở. Nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở bao gồm những vấn đề sau đây: Những nội dung công khai để nhân dân biết: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã. Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân. Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp. Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế. Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã. Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn có liên quan đến địa phương. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch và phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy định. Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã trực tiếp thu như dự toán và quyết toán ngân sách xã, phường, thị trấn hàng năm; dự toán và quyết toán thu, chi các quỹ, dự án, các khoản huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công tình phúc lợi công cộng của xã, thôn, làng và kết quả thực hiện; các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư tài trợ trực tiếp cho xã, phường, thị trấn. Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện. Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết. Những việc cần thông báo công khai để nhân dân biết bao gồm toàn diện những vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội, văn hoá xã hội, chính trị - xã hội liên quan trực tiếp đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân ở xã, phường, thị trấn và cộng đồng dân cư Những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp bao gồm các công việc như: chủ trương, mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng (điện, đường, trường, trạm, nghĩa trang, nhà văn hoá); lập thu chi các quỹ trong khuôn khổ pháp luật; xây dựng hương ước, quy ước làng văn hoá, giữ gìn an ninh trật tự, bài trừ hủ tục mê tín dị đoan; các tệ nạn xã hội; các công việc nội bộ trong cộng đồng dân cư; thành lập ban giám sát công trình xây dựng do dân đóng góp; tổ chức bảo vệ sản xuất kinh doanh. Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật. Những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định bao gồm các việc: Hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố. Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Xây dựng công đồng dân cư thôn, làng, bản, ấp. Đây là nét đặc thù trong nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở để thảo luận quyết định những vấn đề thuộc công việc nội bộ của cộng đồng dân cư về sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, những vấn đề văn hoá, xã hội, vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự an toàn xã hội ở xã. Những việc nhân dân tham gia ý kiến trước khi cấp có thẩm quyền quyết định bao gồm dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phương án phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm; dự thảo quy hoạch sử dụng đất đai và quản lý đất công ích ở địa phương; dự thảo quy hoạch khu dân cư và định canh, định cư, kế hoạch huy động các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư kết cấu xây dựng cơ sở hạ tầng do xã quản lý; dự thảo dự án điều chỉnh địa giới hành chính xã; dự thảo các chương trình quốc gia về y tế, nước sách, vệ sinh môi trường; chủ trương, phương án đền bù giải phóng mặt bằng; giới thiệu những người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân xã. Những việc nhân dân có quyền giám sát: Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; kết quả thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân, của cán bộ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cán bộ, công chức Nhà nước hoạt động tại địa phương, cơ sở; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; dự toán và quyết toán ngân sách; kết quả nghiệm thu và quyết toán các công trình do nhân nhân đóng góp xây dựng và các dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư tài trợ trực tiếp cho xã, phường, thị trấn; quản lý sử dụng đất đai; thu chi các quỹ và lệ phí theo quy định của nhà nước; các khoản đóng góp của nhân dân; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ tiêu cực, tham nhũng liên quan đến cán bộ xã, phường, thị trấn; việc thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước, chính sách bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội... Phương thức thực hiện dân chủ ở cơ sở bao gồm các hình thức dân chủ đại diện và hình thức dân chủ trực tiếp được cụ thể hoá thành các biện pháp để thực hiện những nội dung dân chủ ở cơ sở. Dân chủ đại diện là hình thức nhân dân thông qua các cá nhân đại diện để thực hiện quyền lực của mình trong khi tham gia các công việc của Nhà nước và xã hội. Mỗi người dân không chỉ là công dân, họ có thể là thành viên của một tổ chức nhất định. Với tư cách đó, dân chủ đại diện là hình thức mà thành viên thông qua người đại diện của mình trong tổ chức đó để thực hiện quyền lực của họ đối với tổ chức mà họ là thành viên. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân; ở nước ta tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; nhân dân là người làm chủ Nhà nước và xã hội. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua các cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp), các cơ quan Nhà nước khác, các đoàn thể và tổ chức quần chúng. Chất lượng dân chủ đại diện được đánh giá bắt đầu từ chất lượng đại biểu nhân dân trong các cơ quan quyền lực Nhà nước ở Trung ương và cơ quan quyền lực ở địa phương. Để đạt được như vậy, nhân dân phải bầu cho mình đại biể...xã hội của địa phương ¨ - Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ¨ - Thực hiên chính sách dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh ¨ -Phát huy vai trò thanh tra nhân dân, giám sát nhân dân ¨ - Xây dựng khu dân cư văn minh, gia đình văn hoá ¨ - Tăng cường các hình thức tự quản, bảo đảm xây dựng khu dân cư an toàn, có lối sống lành mạnh ¨ - Đẩy mạnh giáo dục, phổ biến pháp luật, xây dựng các quy ước, hương ước ¨ - Bảo đảm cho nhân dân được hưởng các dịch vụ y tế, văn hoá ¨ - Quan tâm xây dựng nhà trường, phát triển sự nghiệp giáo dục ¨ - Thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình; quan tâm chăm sóc người già, giáo dục trẻ em ¨ 9 Theo đồng chí, để tăng cường hoạt động của Mặt trận Tổ quốc trong thực hiện dân chủ ơ cơ sở cần thực hiện những giải pháp nào sau đây? - Kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác Mặt trận Tổ quốc về số lượng, cơ cấu, chất lượng ¨ -Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của Mặt trận Tổ quốc ¨ - Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc phù hợp với tình hình, điều kiện mới ¨ - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ¨ - Phát huy vai trò của cấp uỷ và cơ quan chức năng cấp trên trong việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn ¨ - Tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí hoạt động ¨ -Những giải pháp khác ¨ 10 Cuối cùng xin đồng chí vui lòng cho biết thêm một số thông tin cá nhân Giới tính: Nam ¨ ; Nữ ¨ Dân tộc: Kinh ¨ ; Dân tộc ít người ¨ Tuổi đời: 50 tuổi ¨ Trình độ văn hoá: Phổ thông cơ sở ¨ Phổ thông trung học ¨ Trung cấp ¨ Cao đẳng ¨ Đại học ¨ Sau đại học ¨ Số năm công tác trong cơ quan nhà nước, địa phương: 30 năm ¨ Cán bộ thuộc: Cấp huyện ¨; Cấp xã, phường, thị trấn ¨ Cán bộ thuộc: Cơ quan Đảng ¨; Cơ quan chính quyền ¨; Đoàn thể chính trị ¨ Đảng viên ¨ Đoàn viên ¨ Chức vụ đảng: Bí thư ¨; Cấp uỷ viên ¨; Đảng viên ¨ Xin chân thành cảm ơn đồng chí Phụ lục 3 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ( mẫu dùng cho nhân dân) Kính thưa ông(bà), anh (chị )! Để nghiên cứu, góp phần phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, chúng tôi muốn xin ý kiến ông (bà), anh (chị) về một số nội dung sau đây. Mỗi vấn đề được trình bày dưới dạng câu hỏi và các phương án trả lời. Đồng ý với phương án nào, nào xin đánh dấu (x) vào ô vuông (¨) hoặc cột tương ứng. Ông (bà), anh (chị) không cần ghi tên, ký tên vào phiếu này. Xin chân thành cảm ơn 1 Trước kết, xin ông(bà), anh (chị) vui lòng cho biết ý kiến về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn trong hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay? - Rất quan trọng ¨ - Quan trọng ¨ - Bình thường ¨ - Không quan trọng ¨ -Khó trả lời ¨ 2 Xin ông(bà), anh (chị) cho biết ý kiến về vai trò của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn trong đời sống xã hội, nhất là trong thực hiện dân chủ cơ sở ? - Rất quan trọng ¨ - Quan trọng ¨ - Bình thường ¨ - Không quan trọng ¨ - Khó tả lời ¨ 3 Ông (bà), anh (chị) cho biết ý kiến về cơ cấu tổ chức, hoạt đông của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn hiện nay? Nội dung biểu hiện của tổ chức, cơ cấu Mức độ đánh giá Phù hợp Bình thường Chưa phù hợp Phải điều chỉnh - Cơ cấu tổ chức bộ máy - Hình thức tổ chức hoạt động - Cơ chế hoạt động - Số lượng cán bộ - Tỷ lệ giới tính (nam/nữ) - Độ tuổi cán bộ - Trình độ của cán bộ - Năng lực thực hiện chức trách, nhiệm vụ 4. Theo ông (bà), anh (chị) nội dung nào sau đây thể hiện vị trí, vai trò, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn? - Là cầu nối giữa cấp uỷ đảng, chính quyền, các cơ quan đoàn thể trong hệ thống chính trị với nhân dân địa phương ¨ - Tuyên truyền nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. ¨ - Là hạt nhân đoàn kết trong hệ thống chính trị của địa phương ¨ - Tuyên truyền, vận động, tăng cường đoàn kết giữa cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân ¨ - Thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng , an ninh ở địa phươg ¨ - Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật; hoà giải các mâu thuẫn, xung đột trong cộng đồng; bảo vệ quyền và nghĩa vụ công dân ¨ - Giám sát hoạt động đối với cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân ở địa phương; đấu tranh phòng chống tham nhũng, phòng chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ¨ - Phối hợp triển khai thực hiện và giám sát các hoạt động chính sách xã hội, công tác xã hội, công tác xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ¨ - Giám sát thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; chống tệ quan liêu, xa dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên ¨ - Phối hợp bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương ¨ - Bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hoá của cộng đồng, của nhân dân địa phương ¨ 5 Ông (bà), anh (chị) cho biết ý kiến về kết quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn trong thực hiện dân chủ cơ sở hiện nay? Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Chưa tốt - Tuyên truyền chủ trương đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước - Vận động tập hợp nhân dân, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân. - Nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên - Thông tin kịp thời, chính xác để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. - Chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân - Tổ chức hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng, giải quyết các mâu thuẫn trong nhân dân - Thực hiện chức năng giám sát đối với các hoạt động của chính quyền, cán bộ đảng viên, đại biểu dân cử và công chức Nhà nước - Đẩy mạnh thi đua yêu nước, các cuộc vận động thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh - Đa dạng hoá hình thức tập hợp nhân dân, thực hiện dân chủ trong sinh hoạt, phong cách làm việc. - Hướng dẫn nhân dân xây dựng hương ước, qui ước phù hợp với pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân 6 Ông (bà), anh (chị) cho biết mức độ tác động của các yếu tố dưới đây đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn trong thực hiện dân chủ cơ sở hiện nay? Yếu tố tác động Mức độ đánh giá Mạnh Bình thường Không ảnh hưởng Khó đánh giá - Điều kiện tự nhiên của địa bàn - Đặc điểm chính trị - xã hội - Đặc điểm cộng đồng dân cư, truyền thống của địa phương - Trình độ, năng lực của cán bộ - Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương - Kết quả học tập, quán triệt chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở - Trình độ nhận thức, năng lực thực hiện dân chủ của cán bộ, nhân dân - Tổ chức, cơ chế hoạt động của bộ máy đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân - Sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền. - Sự phối hợp trong hệ thống chính trị 7 Theo ông (bà), anh (chị) để tăng cường thực hiện dân chủ cơ sở Mặt trận Tổ quốc cần triển khai và thực hiện tốt những nhiệm vụ nào sau đây? - Thực hiện đấy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quy chế dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn ¨ - Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, đảng viên, nhân dân nắm vững nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ¨ - Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền tiến hành xây dựng tổ chức cơ sở đảng sạch vững mạnh và công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên ¨ - Góp phần giải quyết mối quan hệ giữa cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị và các cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn với nhân dân địa phương ¨ - Thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật trong dân cư ¨ - Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giảm sát kinh tế - xã hội của địa phương; các nguồn lực của địa phương và các nguồn đầu tư của Trung ương bảo đảm công khai, minh bạch trong xây dựng cơ bản và quy hoạch phát triển địa phương ¨ - Đấu tranh phòng chống tham nhũng; tệ quan liêu; phòng chống suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên ¨ - Động viên nhân dân xây dựng địa phương giàu có về đời sống vật chất, phong phú về đời sống tinh thần. ¨ - Thực hiện chức năng đối thoại nhân dân, đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn ¨ 8 Theo ông(bà), anh (chị) để thực hiện quy chế dân chủ cơ sở Mặt trận Tổ quốc cần phải tố chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện những công tác nào sau đây? - Xây dựng cơ sở hạ tầng; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ¨ - Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ¨ - Thực hiên chính sách dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh ¨ - Phát huy vai trò thanh tra nhân dân, giám sát nhân dân ¨ - Xây dựng khu dân cư văn minh, gia đình văn hoá ¨ - Tăng cường các hình thức tự quản, bảo đảm xây dựng khu dân cư an toàn, có lối sống lành mạnh ¨ - Đẩy mạnh giáo dục, phổ biến pháp luật, xây dựng các quy ước, hương ước ¨ - Bảo đảm cho nhân dân được hưởng các dịch vụ y tế, văn hoá ¨ - Quan tâm xây dựng nhà trường, phát triển sự nghiệp giáo dục ¨ - Thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình; quan tâm chăm sóc người già, giáo dục trẻ em ¨ 9 Theo ông (bà), anh (chỉ) để tăng cường hoạt động của Mặt trận Tổ quốc trong thực hiện dân chủ ơ cơ sở cần thực hiện những giải pháp nào sau đây? - Kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác Mặt trận Tổ quốc về số lượng, cơ cấu, chất lượng ¨ - Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của Mặt trận Tổ quốc ¨ - Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc phù hợp với tình hình, điều kiện mới ¨ - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ¨ - Phát huy vai trò của cấp uỷ và cơ quan chức năng cấp trên trong việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn ¨ - Tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí hoạt động ¨ - Những giải pháp khác ¨ 10 Cuối cùng, xin ông (bà), anh (chị) vui lòng cho biết thêm một số thông tin cá nhân Giới tính: Nam ¨ ; Nữ ¨ Dân tộc: Kinh ¨ ; Dân tộc ít người ¨ -Tuổi đời: 50 tuổi ¨ -Trình độ văn hoá: Phổ thông cơ sở ¨ Phổ thông trung học ¨ Trung cấp ¨ Cao đẳng ¨ Đại học ¨ Sau đại học ¨ Đảng viên ¨ Đoàn viên ¨ Quần chúng ¨ Một lần nữa xin chân thành cảm ơn Phụ lục 4 TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TẾ CÁN BỘ VÀ NHÂN DÂN VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (Kết quả điều tra được xử lý theo phương pháp thống kê xã hội học) Thời gian khảo sát: từ tháng 9 - 10 năm 2012. Địa bàn khảo sát: Xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp khảo sát: Sử dụng tổng hợp các phương pháp: nghe báo cáo; Tọa đàm trao đổi; Quan sát hoạt động thực tế; Thu thập các báo cáo; Lấy số liệu, tư liệu tại các cơ quan dân chính đảng, cơ quan MTTQ của địa phương, phát phiếu trưng cầu ý kiến. Cơ cấu mẫu khảo sát: Phiếu trưng cầu ý kiến với 2 loại đối tượng: Loại 1: Dùng khảo sát cán bộ cơ quan dân, chính, đảng. Loại 2: Dùng khảo sát nhân dân cư trú tại địa phương. Tổng số 320 phiếu: đối tượng cán bộ cơ quan dân, chính, đảng là 200 phiếu, nhân dân là 120 phiếu. Sau khi làm sạch số liệu và đưa vào xử lý 291 phiếu, đối tượng cán bộ cơ quan dân, chính, đảng: 189 phiếu; đối tượng nhân dân: 102 phiếu; cơ cấu mẫu tương ứng của các đối tượng được phản ánh cụ thể: STT Nội dung câu hỏi? Phương án trả lời. Đối tượng trả lời Cán bộ Nhân dân Tổng số % Tổng số % Câu 1 Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc xã phường trong hệ thống chính trị? - Rất quan trọng - Quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 121 58 10 64.0 30.7 5.3 56 36 8 2 54.9 35.3 7.8 2.0 Câu 2 Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong đời sống xã hội? - Rất quan trọng - Quan trọng - Bình thường 121 56 12 64.0 29.6 6.3 52 42 8 51.0 41.2 7.8 Câu 3 phương án 1 Mức độ phù hợp về tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc xã, phường hiện nay? - Phù hợp - Bình thường - Chưa phù hợp - Phải điều chỉnh 129 42 8 10 68.3 22.2 4.2 5.3 68 24 6 4 66.7 23.5 5.9 3.9 Câu 3 phương án 2 Mức độ phù hợp về hình thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường hiện nay? - Phù hợp - Bình thường - Chưa phù hợp - Phải điều chỉnh 77 68 38 6 40.7 36.0 20.1 3.2 34 48 14 6 33.3 47.1 13.7 5.9 Câu 3 phương án 3 Mức độ phù hợp về cơ chế hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường hiện nay? - Phù hợp - Bình thường - Chưa phù hợp - Phải điều chỉnh 59 70 46 14 31.2 37.0 24.3 7.4 34 42 16 10 33.3 41.2 15.7 9.8 Câu 3 phương án 4 Mức độ phù hợp về số lượng cán bộ của Mặt trận Tổ quốc xã, phường hiện nay? - Phù hợp - Bình thường - Chưa phù hợp - Phải điều chỉnh 109 32 36 12 57.7 16.9 19.0 6.3 38 30 22 12 37.3 29.4 21.6 11.8 Câu 3 phương án 5 Mức độ phù hợp về tỉ lệ giới tình của đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc xã, phường hiện nay? - Phù hợp - Bình thường - Chưa phù hợp - Phải điều chỉnh 58 35 42 54 30.7 18.5 22.2 28.6 28 38 16 20 27.5 37.3 15.7 19.6 Câu 3 phương án 6 Mức độ phù hợp về độ tuổi cán bộ của Mặt trận Tổ quốc xã, phường hiện nay? - Phù hợp - Bình thường - Chưa phù hợp - Phải điều chỉnh 56 51 38 44 29.6 27.0 20.1 23.3 42 34 6 20 41.2 33.3 5.9 19.6 Câu 3 phương án 7 Mức độ phù hợp về trình độ cán bộ của Mặt trận Tổ quốc xã, phường hiện nay? - Phù hợp - Bình thường - Chưa phù hợp - Phải điều chỉnh 48 83 26 32 25.4 43.9 13.8 16.9 38 30 16 18 37.3 29.4 15.7 17.6 Câu 3 phương án 8 Mức độ phù hợp về năng lực cán bộ của Mặt trận Tổ quốc xã, phường hiện nay? - Phù hợp - Bình thường - Chưa phù hợp - Phải điều chỉnh 49 104 12 24 25.9 55.0 6.3 12.7 38 42 6 16 37.3 41.2 5.9 15.7 Câu 4 phương án 1 Thể hiện vị trí, vai trò thông qua cầu nối giữa cấp uỷ, chính quyền với đoàn thể chính trị? - Có - Không 137 52 72.5 27.5 88 14 86.3 13.7 Câu 4 phương án 2 Thể hiện vị trí, vai trò thông qua tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước? - Có - Không 139 50 73.5 26.5 82 20 80.4 19.6 Câu 4 phương án 3 Thể hiện vị trí, vai trò thông qua làm hạt nhân đoàn kết trong hệ thống chính trị? - Có - Không 121 68 64.0 36.0 74 28 72.5 27.5 Câu 4 phương án 4 Thể hiện vị trí, vai trò thông qua việc tuyên truyền vận động quần chúng? - Có - Không 149 40 78.8 21.2 70 32 68.6 31.4 Câu 4 phương án 5 Thể hiện vị trí, vai trò thông qua thực hiện chủ trương, chính sách? - Có - Không 126 63 66.7 33.3 64 38 62.7 37.3 Câu 4 phương án 6 Thể hiện vị trí, vai trò thông qua tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật? - Có - Không 165 24 87.3 12.7 80 22 8.4 21.6 Câu 4 phương án 7 Thể hiện vị trí, vai trò thông qua việc giám sát hoạt động của Đảng, chính quyền? - Có - Không 151 38 79.9 20.1 80 22 78.4 21.6 Câu 4 phương án 8 Thể hiện vị trí, vai trò thông qua thực hiện chính sách xã hội, công tác xã hội? - Có - Không 163 26 86.2 13.8 86 16 84.3 15.7 Câu 4 phương án 9 Thể hiện vị trí, vai trò thông qua giám sát thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, chống tiêu cực - Có - Không 149 40 78.8 21.2 68 34 66.7 33.3 Câu 4 phương án 10 Thể hiện vị trí, vai trò thông qua việc phối hợp bảo vệ an ninh, chính trị, an toàn xã hội? - Có - Không 123 66 65.1 34.9 72 30 70.6 29.4 Câu 4 phương án 10 Thể hiện vị trí, vai trò thông qua việc bảo vệ truyền thống, bản sắc văn hoá cộng đồng? - Có - Không 133 56 70.4 29.6 74 28 72.5 27.5 Câu 5 phương án 1 Kết quả tuyền truyền chủ trương, đường lối của đảng, chính sách của Nhà nước? - Tốt - Khá - Trung bình - Chưa tốt 88 45 28 28 46.6 23.8 14.8 14.8 62 22 12 6 60.8 21.6 11.8 5.9 Câu 5 phương án 2 Kết quả vận động nhân dân, phát huy khối địa đoàn kết toàn dân? - Tốt - Khá - Trung bình - Chưa tốt 76 68 41 4 40.2 36.0 21.7 2.1 46 44 8 4 45.1 43.1 7.8 3.9 Câu 5 phương án 3 Kết quả nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và thành viên? - Tốt - Khá - Trung bình - Chưa tốt 62 56 39 32 32.8 29.6 20.6 16.9 30 34 28 10 29.4 33.3 27.5 9.8 Câu 5 phương án 4 Kết quả thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra? - Tốt - Khá - Trung bình - Chưa tốt 42 50 45 52 22.2 26.5 23.8 27.5 26 36 24 16 25.5 35.3 23.5 15.7 Câu 5 phương án 5 Kết quả chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân? - Tốt - Khá - Trung bình - Chưa tốt 46 41 64 38 24.3 21.7 33.9 20.1 26 40 24 12 25.5 39.2 23.5 11.8 Câu 5 phương án 6 Kết quả tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, giám sát đầu tư công? - Tốt - Khá - Trung bình - Chưa tốt 40 49 70 30 21.2 25.9 37.0 15.9 24 32 30 16 23.5 31.4 29.4 15.7 Câu 5 phương án 7 Kết quả hoạt động giám sát cán bộ, đảng viên? - Tốt - Khá - Trung bình - Chưa tốt 46 40 79 24 24.3 21.2 41.8 12.7 22 20 38 22 21.6 19.6 37.3 21.6 Câu 5 phương án 8 Kết quả đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, và thực hiện các cuộc vận động - Tốt - Khá - Trung bình - Chưa tốt 70 62 45 12 37.0 32.8 23.8 6.3 34 36 28 4 33.3 35.3 27.5 3.9 Câu 5 phương án 9 Kết quả việc đa dạng hoá hoạt động tập hợp nhân dân? - Tốt - Khá - Trung bình - Chưa tốt 46 76 61 6 24.3 40.2 32.3 3.2 36 28 28 10 35.3 27.5 27.5 9.8 Câu 5 phương án 10 Kết quả hoạt động xây dựng các quy ước phù hợp pháp luật, bảo vệ chính quyền - Tốt - Khá - Trung bình - Chưa tốt 48 80 53 8 25.4 42.3 28.0 4.2 30 36 28 8 29.4 35.3 27.5 7.8 Câu 6 phương án 1 Mức độ tác động của điều kiện tự nhiên ở địa bàn đến hoạt động của MTTQ xã, phường? - Mạnh - Bình thường - Không ảnh hưởng - Khó đánh giá 63 106 16 4 33.3 56.1 8.5 2.1 38 52 8 4 37.3 51.0 7.8 3.9 Câu 6 phương án 2 Mức độ tác động của chính trị - xã hội đến hoạt động của MTTQ xã, phường? - Mạnh - Bình thường - Không ảnh hưởng - Khó đánh giá 95 82 10 2 50.3 43.4 5.3 1.1 52 40 6 4 51.0 39.2 5.9 3.9 Câu 6 phương án 3 Mức độ tác động của đặc điểm cộng đồng dân cư đến hoạt động của MTTQ xã, phường? - Mạnh - Bình thường - Không ảnh hưởng - Khó đánh giá 119 58 10 2 63.0 30.7 5.3 1.1 46 40 10 6 45.1 39.2 9.8 5.9 Câu 6 phương án 4 Mức độ tác động của năng lực cán bộ đến hoạt động của MTTQ xã, phường? - Mạnh - Bình thường - Không ảnh hưởng - Khó đánh giá 123 56 8 2 65.1 29.6 4.2 1.1 40 46 8 8 39.2 45.1 7.8 7.8 Câu 6 phương án 5 Mức độ tác động của kinh tế - xã hội đến hoạt động của MTTQ xã, phường? - Mạnh - Bình thường - Không ảnh hưởng - Khó đánh giá 66 107 14 2 34.9 56.6 7.4 1.1 28 54 14 6 27.5 52.9 13.7 5.9 Câu 6 phương án 6 Mức độ tác động của quy chế dân chủ đến hoạt động của MTTQ xã, phường? - Mạnh - Bình thường - Không ảnh hưởng - Khó đánh giá 77 84 20 8 40.7 44.4 10.6 4.2 36 52 10 4 35.3 51.0 9.8 3.9 Câu 6 phương án 7 Mức độ tác động của năng lực dân chủ của cán bộ, nhân dân đến hoạt động của MTTQ xã, phường? - Mạnh - Bình thường - Không ảnh hưởng - Khó đánh giá 115 68 2 4 60.8 36.0 1.1 2.1 40 44 10 8 39.2 43.1 9.8 7.8 Câu 6 phương án 8 Mức độ tác động của cơ quan đảng,chính quyền đến hoạt động của MTTQ xã, phường? - Mạnh - Bình thường - Không ảnh hưởng - Khó đánh giá 119 54 8 8 63.0 28.6 4.2 4.2 48 44 6 4 47.1 43.1 5.9 3.9 Câu 6 phương án 9 Mức độ tác động của sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền đến hoạt động của MTTQ xã, phường? - Mạnh - Bình thường - Không ảnh hưởng - Khó đánh giá 125 54 4 6 66.1 28.6 2.1 3.2 58 36 6 2 56.9 35.3 5.9 2.0 Câu 6 phương án 10 Mức độ tác động của sự phối hợp trong hệ thống chính trị đến hoạt động của MTTQ xã, phường? - Mạnh - Bình thường - Không ảnh hưởng - Khó đánh giá 83 96 2 8 43.9 50.8 1.1 4.2 46 44 4 8 45.1 43.1 3.9 7.8 Câu 7 phương án 1 MTTQ xã, phường cần thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở? - Cần thiết - Không cần thiết 160 29 84.7 15.3 94 8 92.2 7.8 Câu 7 phương án 2 MTTQ xã, phường cần thực hiện tốt việc tuyền truyền, giáo dục cho cán bộ, nhân dân? - Cần thiết - Không cần thiết 159 30 84.1 15.9 76 26 74.5 25.5 Câu 7 phương án 3 MTTQ xã, phường cần thực hiện tốt việc góp phần xây dựng đảng vững mạnh? - Cần thiết - Không cần thiết 153 36 81.0 19.0 72 30 70.6 29.4 Câu 7 phương án 4 MTTQ xã, phường cần thực hiện tốt việc giải quyết mối quan hệ giữa đảng với chính quyền? - Cần thiết - Không cần thiết 147 42 77.8 22.2 66 36 64.7 35.3 Câu 7 phương án 5 MTTQ xã, phường cần thực hiện tốt việc giáo dục pháp luật,tư vân pháp luật? - Cần thiết - Không cần thiết 147 42 77.8 22.2 76 26 74.5 25.5 Câu 7 phương án 6 MTTQ xã, phường cần thực hiện tốt việc giám sát, quản lý kinh tế ở địa phương? - Cần thiết - Không cần thiết 145 44 76.7 23.3 78 24 76.5 23.5 Câu 7 phương án 7 MTTQ xã, phường cần thực hiện việc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng? - Cần thiết - Không cần thiết 157 32 83.1 16.9 80 22 78.4 21.6 Câu 7 phương án 8 MTTQ xã, phường cần thực hiện việc động viên nhân dân xây dựng địa phương? - Cần thiết - Không cần thiết 151 38 79.9 20.1 70 32 68.6 31.4 Câu 7 phương án 9 MTTQ xã, phường cần thực hiện chức năng đối thoại nhân dân? - Cần thiết - Không cần thiết 155 34 82.0 18.0 74 28 72.5 27.5 Câu 8 phương án 1 Để thực hiện dân chủ ở cơ sở, Mặt trận Tổ quốc cần làm tốt việc XD cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế? - Cần thiết - Không cần thiết 123 66 65.1 34.9 72 30 70.6 29.4 Câu 8 phương án 2 Để thực hiện dân chủ ở cơ sở , Mặt trận Tổ quốc cần tăng cường xây dựng khối địa đoàn kết toàn dân? - Cần thiết - Không cần thiết 175 14 92.6 7.4 78 24 76.5 23.5 Câu 8 phương án 3 Để thực hiện dân chủ ở cơ sở,Mặt trận Tổ quốc cần thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo? - Cần thiết - Không cần thiết 165 24 87.3 12.7 80 22 78.4 21.6 Câu 8 phương án 4 Để thực hiện dân chủ ở cơ, Mặt trận Tổ quốc cần phát huy vai trò thanh tra nhân dân? - Cần thiết - Không cần thiết 145 44 76.7 23.3 82 20 80.4 19.6 Câu 8 phương án 5 Để thực dân chủ ở cơ sở, Mặt trận Tổ quốc cần làm tốt việc XD cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế? - Cần thiết - Không cần thiết 167 22 88.4 11.6 82 20 80.4 19.6 Câu 8 phương án 6 Để thực hiện dân chủ ở cơ sở, Mặt trận Tổ quốc cần thực hiện xây dựng khu dân cư văn minh - Cần thiết - Không cần thiết 155 34 82.0 18.0 70 32 68.6 31.4 Câu 8 phương án 7 Để thực dân chủ ở cơ sở, Mặt trận Tổ quốc cần đẩy mạnh giáo dục, phổ biến pháp luật? - Cần thiết - Không cần thiết 141 48 74.6 25.4 82 20 80.4 19.6 Câu 8 phương án 8 Để thực hiện dân chủ ở cơ sở, Mặt trận Tổ quốc cần bảo đảm cho dân hưởng dịch vụ y tế, văn hoá? - Cần thiết - Không cần thiết 127 62 67.2 32.8 74 28 72.5 27.5 Câu 8 phương án 9 Để thực hiện dân chủ ở cơ sở, Mặt trận Tổ quốc cần quan tâm phát triển giáo dục? - Cần thiết - Không cần thiết 107 82 56.6 43.4 66 36 64.7 35.3 Câu 8 phương án 10 Để thực hiện dân chủ ở cơ sở, Mặt trận Tổ quốc cần thực hiện tốt các chính sách dân số,môi trường? - Cần thiết - Không cần thiết 93 96 49.2 50.8 66 36 64.7 35.3 Câu 9 phương án 1 Để thực hiện dân chủ ở cơ sở, Mặt trận Tổ quốc cần thực hiện giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên? - Cần thiết - Không cần thiết 175 14 92.6 7.4 94 8 92.2 7.8 Câu 9 phương án 2 Để thực hiện dân chủ ở cơ sở,Mặt trận Tổ quốc cần thực hiện giải pháp nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên? - Cần thiết - Không cần thiết 157 32 83.1 16.9 68 34 66.7 33.3 Câu 9 phương án 3 Để thực hiện dân chủ ở cơ sở, Mặt trận Tổ quốc cần thực hiện giải pháp đổi mới hình thức hoạt động - Cần thiết - Không cần thiết 167 22 88.4 11.6 82 20 80.4 19.6 Câu 9 phương án 4 Để thực hiện dân chủ ở cơ sở, Mặt trận Tổ quốc cần thực hiện giải pháp nâng cao nhận thức của cấp uỷ,chính quyền? - Cần thiết - Không cần thiết 163 26 86.2 13.8 66 36 64.7 35.3 Câu 9 phương án 5 Để thực hiện DCCS, Mặt trận Tổ quốc cần thực hiện giải pháp phát huy vai trò của cấp uỷ, chính quyền? - Cần thiết - Không cần thiết 157 32 83.1 16.9 86 16 84.3 15.7 Câu 9 phương án 6 Để thực hiện DCCS, Mặt trận Tổ quốc cần thực hiện giải pháp tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí? - Cần thiết - Không cần thiết 149 40 78.8 21.2 82 20 80.4 19.6 Câu 9 phương án 7 Để thực hiện DCCS, Mặt trận Tổ quốc cần thực hiện giải pháp khác? - Cần thiết - Không cần thiết 10 179 5.3 94.7 2 100 2.0 98.0 Câu 10 phương án 1 Giới tính của đối tượng khảo sát. - Nam - Nữ 107 82 56.6 43.4 62 40 60.8 39.2 Câu 10 phương án 2 Thành phần dân tốc của đói tượng khảo sát - Dân tộc Kinh 189 100.0 102 100.0 Câu 10 phương án 3 Độ tuổi của đối tượng khảo sát - <30 tuổi - 31-40 tuổi - 41-50 tuổi - >50 tuổi 28 60 32 69 14.8 31.7 16.9 36.5 16 20 24 42 15.7 19.6 23.5 41.2 Câu 10 phương án 4 Học vấn của đối tượng khảo sát - Phổ thông - Trung cấp - Cao đẳng - Đại học 42 44 26 77 22.2 23.3 13.8 40.7 50 20 14 18 49.0 19.6 13.7 17.6 Câu 10 phương án 5 Số năm công tác của đối tượng khảo sát - <10 năm - 11-20 năm - 21-30 năm - >30 năm 46 54 32 57 24.3 28.6 16.9 30.2 Câu 10 phương án 6 Cấp đơn vị công tác của đối tượng khảo sát - Cấp huyện - Cấp xã, phường, thị trấn 57 132 30.2 69.8 Câu 10 phương án 7 Lĩnh vực công tác của đối tượng khảo sát - Cán bộ cơ quan đảng - Cán bộ chính quyền - Cán bộ đoàn thể 18 67 104 9.5 35.4 55.0 Câu 10 phương án 8 Chính trị của đối tượng khảo sát - Đảng viên - Đoàn viên - Quần chúng 169 20 89.4 10.6 34 10 58 33.3 9.8 56.9 Câu 10 phương án 9 Cấp bộ đảng của đối tượng khảo sát - Bí thư - Cấp uỷ - Đảng viên - Không phải là đảng viên 13 42 114 20 6.9 22.2 60.3 10.6 Phụ lục 5 CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA, CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG CỦA MTTQ VÀ CÁC ĐOÀN THỂ NHÂN DÂN (Nguồn: Tỉnh ủy Bắc Ninh, Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về “tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong giai đoạn mới”. Tháng 12 năm 2012) 1. Mặt trận Tổ quốc - Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. - “Ngày vì người nghèo”. - “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” 2. Hội Cựu chiến binh - “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”. - “Cựu chiến binh gương mẫu”. 3. Đoàn Thanh niên - “Thanh niên tình nguyện vì trường sa thân yêu”. - “5 xung kích phát triển ”kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. 4. Hội Nông dân - “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”. - “Nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng an ninh” - “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”. 5. Hội Phụ nữ -“Phụ nữ tích cực học tập học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. - “Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà”. - “Phụ nữ cả nước thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng”. - “Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không - 3 sạch”. Phụ lục 6 CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH MTTQ VÀ CÁC ĐOÀN THỂ NHÂN DÂN (Nguồn: Tỉnh ủy Bắc Ninh, Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về “tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong giai đoạn mới”. Tháng 12 năm 2012) TT Đơn vị Cấp Tổng số cán bộ Trong đó Đảng viên Đã qua bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ Nam Nữ Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận ĐH CĐ TC CN CC TC 1 MTTQ Tỉnh 20 14 7 17 (2 Th.s) 2 3 5 3 16 20 Huyện, Thị, Thành phố 40 35 5 40 2 28 40 40 Xã, phường, Thị trấn 126 13 117 126 126 126 2 Hội phụ nữ Tỉnh 17 1 16 17 (2 T.s) 1 6 7 15 4 Huyện, Thị, Thành phố 33 33 33 2 6 14 33 33 Xã, phường, Thị trấn 126 126 5 6 80 1 114 121 115 3 Liên đoàn lao động Tỉnh 33 16 17 32 1 2 6 11 25 27 Huyện, Thành phố 51 26 25 50 1 1 8 24 41 45 4 Đoàn thanh niên tỉnh Tỉnh 29 12 17 17 (4 Th.s) 1 2 2 18 22 29 Huyện, Thị, Thành phố 44 30 14 1 ( Th.s) 30 8 11 26 37 30 Xã, phường, Thị trấn 126 120 6 49 70 108 140 126 5 Hội Cựu chiến binh Tỉnh 9 9 6 2 1 6 3 9 9 Huyện, Thị, Thành phố 16 16 5 4 7 5 11 16 16 Xã, phường, Thị trấn 126 126 44 3 25 101 126 126 6 Hội Nông dân Tỉnh 19 12 7 1 1 3 5 14 19 Huyện, Thị, Thành phố 33 23 10 2 6 1 3 14 31 33 Xã, phường, Thị trấn 122 108 14 37 55 111 22 Phụ lục 7 TỶ LỆ TẬP HỢP QUẦN CHÚNG CỦA MTTQ QUA CÁC NĂM (Nguồn: Tỉnh ủy Bắc Ninh. Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về “tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong giai đoạn mới”. Tháng 12 năm 2012) Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 Số người trong độ tuổi Đã tập hợp % Số người trong độ tuổi Đã tập hợp % Số người trong độ tuổi Đã tập hợp % Số người trong độ tuổi Đã tập hợp % Hội Phụ nữ 312.300 238.285 76,3 312.136 230347 77,0 312193 241952 77,5 312193 242377 77,6 Hội Nông dân 182.036 144.174 79,2 175.060 152182 86,9 175060 156653 89,5 192867 157960 81,9 Đoàn Thanh niên 267.284 120.280 45,0 265130 120104 45,3 280191 121604 43,4 265130 128588 48,4 Liên đoàn Lao động 117.490 90.841 77,2 130290 98720 75,7 132650 102078 76,9 105304 78979 75,0 Hội Cựu chiến binh 47.396 42.753 90,25 47401 43616 92,0 47425 44628 94,1 47542 45109 94,8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_hoat_dong_cua_mat_tran_to_quoc_xa_phuong_thi_tran_ti.doc
  • docBIA L.A.doc
  • docBia tom tat L.A (Tieng Anh).doc
  • docBia tom tat L.A (Tieng Viet).doc
  • docThong tin mang (Tieng Anh).doc
  • docThong tin mang (Tieng Viet).doc
  • docTom tat L.A (Tieng Anh).doc
  • docTom tat L.A (Tieng Viet).doc
Tài liệu liên quan