Luận án Lễ hội phủ dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN DUY HÙNG LỄ HỘI PHỦ DẦY TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN DUY HÙNG LỄ HỘI PHỦ DẦY TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC Mã số: 62 31 06 40 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. PHẠM DUY ĐỨC 2. PGS.TS. PHẠM TRỌNG TOÀN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoa

pdf237 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Lễ hội phủ dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo qui định. Tác giả Nguyễn Duy Hùng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 8 1.1. Tình hình nghiên cứu lễ hội Phủ Dầy và ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa cộng đồng 8 1.2. Cơ sở lý thuyết 28 Chương 2: TỔNG QUAN CHUNG VỀ LỄ HỘI PHỦ DẦY 35 2.1. Tục thờ Mẫu và thờ Mẫu Tứ phủ ở Việt Nam 35 2.2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của lễ hội Phủ Dầy 38 2.3. Giá trị đặc thù của lễ hội Phủ Dầy 48 2.4. Vai trò của lễ hội Phủ Dầy 56 Chương 3: TÁC ĐỘNG - ẢNH HƯỞNG QUA LẠI GIỮA LỄ HỘI PHỦ DẦY VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG 62 3.1. Tác động tới đời sống văn hóa cộng đồng 62 3.2. Tác động của cộng đồng cư dân tới lễ hội Phủ Dầy 97 3.3. Đánh giá chung về tình hình tác động của lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng 109 Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO LỄ HỘI PHỦ DẦY TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG 115 4.1. Các nhân tố tác động đến sự biến đổi giá trị lễ hội Phủ Dầy hiện nay 115 4.2. Những xu hướng phát triển và biến đổi của lễ hội Phủ Dầy 130 4.3. Một số vấn đề đặt ra đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng 135 4.4. Một số khuyến nghị về giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội Phủ Dầy 139 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 162 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Số liệu phân loại thành phần cư dân cộng đồng địa phương ở lễ hội Phủ Dầy 64 Bảng 3.2: Số liệu đánh giá tác động tích cực của lễ hội Phủ Dầy tới đời sống văn hóa cộng đồng địa phương 67 Bảng 3.3: Số liệu đánh giá tác động tiêu cực của lễ hội tới đời sống văn hóa cộng đồng địa phương 70 Bảng 3.4: Số liệu đánh giá mức độ tác động của các giá trị lễ hội Phủ Dầy tới đời sống cộng đồng địa phương 75 Bảng 3.5: Số liệu đánh giá tầm quan trọng của vai trò lễ hội Phủ Dầy tới đời sống cộng đồng địa phương 77 Bảng 3.6: Số liệu đánh giá mức độ tác động của lễ hội Phủ Dầy tới đời sống của nhóm học sinh địa phương 81 Bảng 3.7: Số liệu phân loại thành phần nhóm cộng đồng cư dân thập phương trong lễ hội Phủ Dầy 86 Bảng 3.8: Số liệu đánh giá mức độ tác động tích cực của lễ hội đến đời sống văn hóa cộng đồng cư dân thập phương 88 Bảng 3.9: Số liệu đánh giá mức độ tác động tiêu cực của lễ hội tới đời sống văn hóa cộng đồng cư dân thập phương 89 Bảng 3.10: Số liệu đánh giá mức độ tác động của giá trị lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống cộng đồng thập phương 91 Bảng 3.11: Số liệu đánh giá mức độ quan trọng của vai trò lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống cộng đồng thập phương 93 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lễ hội dân gian truyền thống và lễ hội Phủ Dầy (Vụ Bản, Nam Định) là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hoá dân tộc nói chung và văn hóa tín ngưỡng - tâm linh người Việt nói riêng. Là một đền/phủ thờ của nữ thần/thần Mẫu trong tâm thức văn hóa Việt cổ truyền, Phủ Dầy là hiện thân của sự tích hợp, kế thừa và phát triển của tục thờ nữ thần mang yếu tố nội sinh mà phát triển thành tín ngưỡng thờ thần Mẫu. Từ đây, tín ngưỡng thờ thần Mẫu tiếp tục hỗn dung với các tôn giáo ngoại lai (mang yếu tố ngoại sinh như Đạo, Phật, Nho), để nâng cấp trở thành hệ thống thờ Mẫu Tam - Tứ phủ trong đời sống tâm linh Việt Nam. Vị thần chủ Liễu Hạnh được tổng hợp từ tâm thức Mẹ trong văn hóa Việt Nam, rồi được lịch sử hóa mà trở thành nhân thần, ngồi ở ngôi vị “tứ bất tử” trong hệ thống thần linh đất Việt. Phủ Dầy đã trở thành thần điện đặc biệt, quan trọng gắn với hành trạng, công đức, sự linh thiêng của thần chủ Liễu Hạnh nói riêng và tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nói chung. Trong quá trình phát triển, tín ngưỡng lễ hội Phủ Dầy đã dần hoàn thiện và tạo ra những giá trị riêng có của mình trong đời sống tâm linh Việt Nam. Những giá trị đó, theo thời gian đã ảnh hưởng/tác động đến đời sống văn hóa cộng đồng ở khu vực châu thổ Bắc Bộ/sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh (NCS) cho rằng việc nghiên cứu, đánh giá những ảnh hưởng, tác động, vai trò và sự tương tác qua lại của loại hình lễ hội này đối với đời sống văn hóa cộng đồng là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay. Nhất là, hoàn cảnh thực tế của đời sống tâm linh hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cho đời sống văn hóa đương đại. Đặc biệt là, trong lĩnh vực quản lý văn hóa và những tác động của đời sống tâm linh tới đời sống chính trị xã hội hiện nay. Tín ngưỡng Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng người Việt cổ truyền cũng như trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, trong hành trình định hình, tồn tại, phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy cũng chịu trải qua những “cung bậc” thăng trầm của thời cuộc - những giai đoạn lịch sử khác nhau. Có thời gian, tín ngưỡng Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy bị ngăn cấm và coi là một sinh hoạt mang nhiều yếu tố mê 2 tín dị đoan, ảnh hưởng tiêu cực/xấu đến đời sống văn hóa cộng đồng. Tuy nhiên, cho đến nay, tín ngưỡng Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy vẫn tồn tại trong dân gian, phát triển một cách mạnh mẽ, tác động với nhiều mức độ khác nhau trong đời sống tín ngưỡng của người Việt ở Bắc Bộ; và, bản thân nó cũng nhận sự tác động trở lại của đời sống văn hóa cộng đồng. Chính vì vậy, nghiên cứu lễ hội Phủ Dầy và những ảnh hưởng/tác động qua lại của giá trị tín ngưỡng này tới đời sống văn hóa cộng đồng là không thể thiếu trong thế giới tâm linh Việt truyền thống. Rồi chỉ ra được những vấn đề đặt ra cho lễ hội Phủ Dầy trong bối cảnh đời sống xã hội hiện nay. Từ đó, cũng rút ra được những bài học trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Phủ Dầy hiện nay và trong tương lai. Lễ hội Phủ Dầy với các thành tố của nó như: cúng tế, hát văn, hầu đồng đang có những biến đổi phức tạp về nội dung cũng như hình thức và đặc biệt là nhận thức của con người. Điều đó, đã dẫn đến nguy cơ làm mất đi những giá trị đặc thù của lễ hội truyền thống nói chung, làm phương hại tới bản sắc văn hóa dân tộc. Hoạt động của lễ hội Phủ Dầy đã thu hút một khối lượng không nhỏ người dân tham gia. Đồng thời, lễ hội này cũng thu hút sự quan tâm, tìm hiểu của các nhà nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam và trên thế giới. Hiện tượng lên đồng lại một lần nữa được nghiên cứu và phân tích ở nhiều phương diện, trong đó có nhiều ý kiến có giá trị cả về mặt học thuật cũng như tính thời đại. Nhiều tài liệu về Đạo Mẫu đã được xuất bản, không ít các cuộc hội thảo ở trong nước và quốc tế được tổ chức như: Hội thảo quốc tế về hầu đồng nói riêng và Shaman giáo nói chung (tổ chức tại Nam Định, do Viện Nghiên cứu Văn hoá chủ trì năm 2004). Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong nước cũng như quốc tế, những nghiên cứu đã một lần nữa làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung và nghi lễ lên đồng nói riêng. Hiện nay, tín ngưỡng hầu đồng đã xây dựng hồ sơ và được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Điều đó cho thấy tín ngưỡng thờ Mẫu là một hiện tượng văn hoá độc đáo, nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Việt nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Trong diễn trình phát triển, đạo Mẫu (bao gồm cả lễ hội) đã và đang có xu hướng loại bỏ dần những phức tạp của chính nó để trở thành một dạng của diễn xướng dân gian tổng hợp mang màu sắc 3 văn hoá, nghệ thuật nhiều hơn là ma thuật, nghi lễ. Tuy nhiên, một số nơi vẫn còn những hiện tượng lạm dụng tín ngưỡng thờ Mẫu (trong đó có lễ hội Phủ Dầy) phục vụ cho mục đích cá nhân gây nên nhiều hậu quả xấu, việc nhìn nhận về loại hình di sản này vẫn còn nhiều chiều hướng khác nhau. Để đánh giá đúng về giá trị, vai trò của lễ hội Phủ Dầy, cũng như loại bỏ những yếu tố lạc hậu, phản văn hóa đối với đời sống văn hóa cộng đồng, cần phải có những nghiên cứu cụ thể cho vấn đề này. Bên cạnh các yếu tố tâm linh liên quan đến các nghi thức của lễ hội Phủ Dầy, thì chính những hoạt động có tính chất kinh tế xã hội mang danh “dịch vụ tâm linh” đang chi phối và tác động mạnh mẽ tới các mặt của đời sống văn hóa cộng đồng. Không những thế, nó còn ảnh hưởng không nhỏ tới các phương thức hoạt động của lễ hội Phủ Dầy. Yếu tố kinh tế, đã dần trở thành chủ đạo trong các hoạt động của lễ hội Phủ Dầy; hoặc, chính yếu tố kinh tế đã chi phối yếu tố tâm linh/niềm tin tín ngưỡng của lễ hội Phủ Dầy và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống văn hóa cộng đồng cư dân. Tuy nhiên, tương tác qua lại của yếu tố kinh tế trong lễ hội Phủ Dầy tới đời sống văn hóa cộng đồng ở những mức độ đậm nhạt khác nhau. Với những lý do kể trên, NCS đã chọn đề tài nghiên cứu "Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay" để hoàn thành luận án tiến sĩ của mình. 2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung vào nghiên cứu đối tượng sau: đó là sự tác động của lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng và ngược lại, những tác động của cư dân cộng đồng đối với lễ hội Phủ Dầy. Hay diễn giải theo cách khác, chính là sự tương tác qua lại giữa lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng, trên các phương diện: ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến công việc học tập, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình - xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe Đặc biệt là, luận án đề cập đến mức độ tác động của các giá trị lễ hội Phủ Dầy như: giá trị tín ngưỡng tâm linh, giá trị giáo dục truyền thống lịch sử, giá trị thẩm mỹ nghệ thuật, giá trị kinh tế xã hội tới đới sống văn hóa cộng đồng. 4 Trong đó, để làm rõ các thành phần trong đối tượng nghiên cứu đó, NCS tập trung khảo sát: phỏng vấn bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, bao gồm các thành phần: - Người tham gia vào hoạt động lễ hội (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) như: người dân địa phương (người dân địa phương không làm nghề dịch vụ và người dân địa phương làm nghề dịch vụ) và du khách hành hương tới lễ hội Phủ Dầy. - Nghi lễ lên đồng với tất cả những thành tố liên quan (trang phục, đạo cụ, âm nhạc, nghệ thuật trình diễn...) và những thành viên là chủ thể, khách thể của lễ hội Phủ Dầy: Thanh đồng, cung văn, hầu dâng, con nhang đệ tử, thủ nhang các đền phủ 2.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.1. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và vai trò của lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng, luận án sẽ đi sâu vào đánh giá thực trạng tác động của lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng. Từ đó nhằm chỉ ra những vấn đề đang đặt ra cho lễ hội Phủ Dầy và phương hướng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của lễ hội này đối với đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay. 2.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích đánh giá những thành tựu nghiên cứu về tác động của lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng. - Xác định một số vấn đề lý luận/lý thuyết về giá trị của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng đối với đời sống văn hóa cộng đồng. - Khảo sát đánh giá sự tương tác giữa lễ hội Phủ Dầy với đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay. - Chỉ ra những vấn đề đang đặt ra và đưa ra khuyến nghị nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị của lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng. 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được luận án, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Luận án sử dụng phương pháp điền dã thực tế: quan sát, ghi chép mô tả, phỏng vấn sâu các mẫu nghiên cứu để có thể định tính được tác động, ảnh hưởng của lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng. Phương pháp này cho 5 phép NCS tạo dựng một cái nhìn tổng thể về lễ hội Phủ Dầy và định tính được sự tương tác qua lại với đời sống văn hóa cộng đồng. Phương pháp này sẽ được tiến hành trên cơ sở tham dự trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian diễn ra lễ hội cũng như ngoài thời gian lễ hội. Việc tiến hành phỏng vấn sâu sẽ được thực hiện trên cơ sở chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu có chủ đích. Các bước tiến hành và câu hỏi phỏng vấn được xây dựng trên cơ sở xác định đối tượng, mục đích, nội dung của luận án. Đối với việc chọn mẫu ngẫu nhiên: là do vào mùa lễ hội, nên rất ít người/cư dân cộng đồng bỏ thời gian đi hội của mình giúp đỡ cho người phỏng vấn; đối với chọn mẫu có chủ đích là do NCS cũng cần xác định cụ thể các mẫu tiêu biểu trong quá trình phỏng vấn, phục vụ cho đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài. - Tiếp theo, do tính chất của đối tượng nghiên cứu tương đối phức tạp, nên trong quá trình triển khai luận án, tác giả cũng lưu ý sử dụng phương pháp đa ngành/liên ngành như: Văn hoá học, Nhân học, Xã hội học, Sử học,... Trong việc sử dụng phương pháp đa ngành này trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã sử dụng phương pháp của Văn hóa học - Nhân học để nghiên cứu, diễn giải và trình bày kết quá của luận án. Phương pháp Sử học để định vị khung niên đại, sắp xếp theo trình tự thời gian, luật nhân - quả để bổ trợ cho việc diễn giải và trình bày kết quả trong quá trình thực hiện luận án, trên cơ sở diễn giải, rút ra những kết luận khoa học dựa trên số liệu thống kê và sản phẩm định tính tại thực địa. - Đặc biệt, NCS sử dụng phương pháp Xã hội học: sử dụng bảng hỏi để điều tra thu thập số liệu, trên cơ sở đó để định lượng được những tương tác của lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng. Phương pháp này được NCS sử dụng để xây dựng bảng hỏi liên quan đến đối tượng và mục đích nghiên cứu để tiến hành khảo sát, thu thập số liệu dưới dạng định tính. Trên cơ sở đó, đánh giá mức độ tác động của lễ hội Phủ Dầy đổi với đời sống văn hóa cộng đồng. Phương pháp điều tra xã hội học được tiến hành từng bước cơ bản từ: xây dựng bảng hỏi trên cơ sở đề cương nghiên cứu chi tiết của luận án, đến việc thành lập nhóm điều tra, tập huấn và tiến hành xác định mẫu để phỏng vấn. Các thành viên trong nhóm điều tra trực tiếp phỏng vấn và điền vào bảng hỏi đối với cộng đồng cư dân tại địa bàn nghiên cứu là khu vực Phủ Dầy, Vụ Bản, Nam 6 Định. Riêng đối với các mẫu phỏng vấn sâu, NCS trực tiếp phỏng vấn trên cơ sở đặt câu hỏi liên quan đến nội dung cần nghiên cứu. Quá trình phỏng vấn sâu được tiến hành tại các phủ và không gian của Phủ Dầy. Số phiếu thu thập sau phỏng vấn được xử lý trên hệ thống SPSS để rút ra số liệu và tính phần trăm tác động và mức độ ảnh hưởng, tương tác qua lại giữa lễ hội với cộng đồng cư dân. - Ngoài ra, NCS còn sử dụng phương pháp chuyên gia để đưa ra những đánh giá khách quan nhất về tác động, ảnh hưởng của lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng. Phương pháp này, NCS đã tận dụng ý kiến của các nhà nghiên cứu/chuyên gia về lĩnh vực văn hóa tâm linh (cụ thể là các nhà nghiên cứu thờ Mẫu Tứ phủ như: Ngô Đức Thịnh, Trần Lâm Biền, Bùi Hoài Sơn) để làm sáng tỏ hoặc định hướng trong quá trình lý giải và hoàn thiện luận án. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện luận án, chúng tôi đặt ra những câu hỏi nghiên cứu sau: Sự tương tác qua lại giữa lễ hội Phủ Dầy đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay đã diễn ra như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi đặt ra những câu hỏi cụ thể sau: Các giá trị của lễ hội Phủ Dầy đã tác động đến đời sống văn hóa cộng đồng cư dân địa phương như thế nào? Và ngược lại, cộng đồng cư dân địa phương đã có tác động gì tới lễ hội Phủ Dầy? Các giá trị của lễ hội Phủ Dầy đã tác động đến đời sống văn hóa cộng đồng cư dân khách thập phương như thế nào? Và ngược lại, cộng đồng cư dân khách thập phương đã có tác động gì tới lễ hội Phủ Dầy. Những tác động của lễ lội Phủ Dầy đã ảnh hưởng đến những lĩnh vực nào của đời sống văn hóa cộng đồng? 5. Phạm vi nghiên cứu của luận án 5.1. Về thời gian Luận án tập trung nghiên cứu bối cảnh xã hội của lễ hội Phủ Dầy trong thời điểm hiện nay (đương đại). Chính vì vậy, tư liệu được sử dụng trong quá trình thực hiện luận án dựa trên hai nguồn cơ bản: 1. Nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước, trong các lĩnh vực: văn hoá học, tôn giáo học, xã hội học, tâm lý học tôn giáo; 2. Nguồn tư liệu điều tra thực địa của NCS, được khai 7 thác từ phương pháp phỏng vấn sâu với những nghiên cứu trường hợp, điều tra qua bảng hỏi, qua tư liệu quan sát tham dự trong nhiều năm gần đây để làm căn cứ phân tích, đánh giá, trình bày kết quả của luận án. 5.2. Về không gian Luận án tập trung vào nghiên cứu sự tác động - ảnh hưởng qua lại giữa lễ hội Phủ Dầy với đời sống văn hóa cộng đồng ở hai dạng không gian: không gian hẹp và không gian rộng. Không gian hẹp là NCS tập trung khảo sát lễ hội ở quần thể di tích Phủ Dầy thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Không gian rộng là thành phần cư dân địa phương và du khách hành hương từ khắp nơi về dự lễ hội. Những thông tin mà tác giả đưa ra trong luận án cũng như những kết luận của luận án chỉ có tính chất nhận diện lễ hội Phủ Dầy và tác động - ảnh hưởng qua lại giữa lễ hội Phủ Dầy với đời sống văn hóa cộng đồng 6. Những đóng góp của luận án 6.1. Đóng góp về mặt lý luận Luận án sẽ hệ thống hóa, khái quát hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, nhìn từ góc độ văn hóa học. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - Thông qua phân tích, đánh giá những biến đổi trong lễ hội Phủ Dầy, luận án nhận diện mối quan hệ tương tác giữa lễ hội này với đời sống văn hoá của cư dân vùng đồng bằng/châu thổ Bắc bộ hiện nay. - Trên cơ sở chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của lễ hội Phủ Dầy, luận án đề xuất, kiến nghị nhằm phát huy giá trị của lễ hội này trong đời sống văn hoá của vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay. - Luận án sẽ trở thành một tài liệu tham khảo cho các học giả trong và ngoài nước về một hoạt động văn hóa tâm linh đặc thù của người Việt ở đồng bằng/châu thổ Bắc Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Đặc biệt, là các học giả nghiên cứu về lễ hội nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 13 tiết. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LỄ HỘI PHỦ DẦY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG 1.1.1. Những công trình đề cập đến vấn đề lý luận chung về lễ hội Đó là những bài báo khoa học, những cuốn sách chuyên khảo có tính chất lý luận/lý thuyết tạo nền tảng nhận thức, quan điểm cho những nghiên cứu lễ hội cụ thể của các học giả tiền bối là vô cùng quan trọng đối với người làm nghiên cứu nói chung. Các nghiên cứu có tính chất lý luận này, là tiền đề cho tác giả tiếp nhận và vận dụng để thực hiện luận án của mình. Trong đó, bài viết Mấy nhận thức về lễ hội cổ truyền của Ngô Đức Thịnh [110] đã đưa ra một quan điểm mới về khái niệm lễ hội cổ truyền. Theo ông, lễ hội là một hoạt động tín ngưỡng dân gian tổng thể: trong lễ có hội, trong hội có lễ. Điều này đã khác với tư duy trước đó thường phân biệt/tách biệt lễ hội thành hai yếu tố: lễ và hội. Tuy nhiên, trong thực tế, rất nhiều nghi thức lễ đã được biểu hiện dưới dạng hội (trò chơi/trò diễn) và ngược lại, rất nhiều trò chơi/trò diễn gắn liền với ý nghĩa lễ nghi, thiêng liêng. Quan điểm này của Ngô Đức Thịnh, theo tác giả của luận án là đúng đắn phù hợp trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và diễn giải các vấn đề của luận án. Đây là một cái nhìn có tính chất tổng thể, không chỉ đặt đối tượng nghiên cứu trong chính nó, mà còn đặt nó trong mối quan hệ, tương tác qua lại với các mặt của đời sống xã hội. Điều này cũng phù hợp với quan niệm/khái niệm tổng thể của M. Mauss (sau này được khái quát, phát triển thành lý thuyết tổng thể trong quá trình nghiên cứu của Ngô Đức Thịnh). Marcel Mauss (1872 - 1950) là một nhà xã hội người Pháp, ông là người kế tục, cộng sự của Émile Durkheim. Trong quá trình nghiên cứu một hiện tượng phổ biến trong các xã hội nguyên thủy đó là “sự tặng quà”, đúng hơn là sự trao đổi quà tặng. Nguyên lý của việc trao đổi này tuy không còn là nguyên lý của những xã hội theo chế độ cống nạp thuần túy, nhưng chưa đạt đến nguyên lý của thị trường. Trong đó, ngoài sự biếu tặng lẫn nhau, người ta còn 9 tặng biếu thần linh (hiến tế) bằng cách đập phá, đốt cháy, đánh chìm quà tặng. Sự phá hủy quà tặng trong hiến tế sẽ được thần linh bảo trợ và kích thích sản xuất. Sự trao đổi quà tặng, như vậy là tuân theo một hệ thống tượng trưng, không thể đơn giản quy về một hiện tượng kinh tế hay bất kỳ một chiều kích riêng biệt nào như pháp lý, tôn giáo, đạo đức, thẩm mỹ Quà tặng đã là một hiện tượng xã hội tổng thể, hay chính quà tặng, tính xã hội tổng thể được thể hiện. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện luận án, NCS sử dụng lý thuyết tổng thể của M. Mauss để tìm hiểu, đặt lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay trong mối quan hệ đa chiều của xã hội. Từ đó, thông qua nghiên cứu trường hợp Lễ hội Phủ Dầy ở Nam Định để đánh giá những ảnh hưởng, tác động của hoạt động tín ngưỡng - lễ hội này tới đời sống cá nhân, cộng đồng và ngược lại [76]. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, những dư tồn của các hình thái kinh tế, quan niệm về “quà tặng” không mất đi, đặc biệt là việc “tặng quà cho thần linh” vẫn còn tồn tại và còn trở nên phát triển. Chính vì vậy, NCS mong muốn vận dụng được quan niệm/lý thuyết này của Mauss để làm sáng tỏ mối tương tác - ảnh hưởng qua lại giữa lễ hội Phủ Dầy với đời sống văn hóa cộng đồng. Ngoài ra, không thể bỏ qua cuốn Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam của Đặng Nghiêm Vạn [133], mặc dù nội dung cuốn sách đề cập chủ yếu đến vấn đề tôn giáo nói chung và tôn giáo ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, phần cơ sở lý luận (chương 1, 2, 3) của cuốn sách đã cung cấp nền tảng lý thuyết quan trọng để tác giả luận án có thể kế thừa, triển khai và thực hiện diễn giải các vấn đề một cách hiệu quả nhất. Trong đó, lễ hội cổ truyền nói chung và lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói riêng luôn được coi là một phần quan trọng của đời sống văn hóa tâm linh (gồm cả tôn giáo và tín ngưỡng). Mục đích của cuốn sách là nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, nghiên cứu vai trò và đặc điểm của tôn giáo ở Việt Nam trong đời sống hiện nay. Đặc biệt là đời sống văn hóa khi đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa. Tuy nhiên, mục đích của cuốn sách tập trung vào nghiên cứu các vấn đề lý luận của tôn giáo và 10 tôn giáo ở Việt Nam, nên hầu như không đề cập đến các loại hình tín ngưỡng, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Bên cạnh đó, cuốn Các hình thức tôn giáo sơ khai của A. Tôcarep [124] được coi là một trong những tài liệu quan trọng về mặt lý luận đối với tác giả trong quá trình thực hiện luận án. Cuốn sách không chỉ đề cập đến những hình thức tôn giáo sơ khai (bao gồm cả tín ngưỡng nguyên thủy) một cách chung chung, mà còn cung cấp một hệ thống lý thuyết đầy đủ, với cách lập luận, phân tích sắc sảo, logic về các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng này. Cuốn sách đã tái hiện được cơ bản diện mạo các hình thức tôn giáo sơ khai (có tính chất nền tảng cho các tôn giáo sau này) trên thế giới. Từ đó, với tư duy và luận thuyết chung như vậy, NCS có thể kế thừa, vận dụng những quan điểm về tôn giáo, tín ngưỡng trong quá trình thực hiện luận án. Cuốn Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt của Bùi Hoài Sơn [98], công trình đề cập đến các hoạt động của quản lý lễ hội của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ từ năm 1945 đến nay. Đó là một hệ thống các văn bản pháp quy, quy định của các cơ quan quản lý nhà nước đối với lễ hội. Đặc biệt là việc triển khai những văn bản đó tới các hoạt động thực tiễn của lễ hội trong bối cảnh hiện nay. Công trình nghiên cứu này của Bùi Hoài Sơn đã đề cập đến việc quản lý lễ hội ở Việt Nam một cách đầy đủ, toàn diện và bài bản nhất đứng từ góc nhìn của khoa học quản lý/người làm quản lý. Trong đó, các lễ hội cổ truyền trong quá trình hoạt động của mình, đều chịu sự chi phối của cơ quan quản lý nhà nước thông qua các văn bản pháp quy (bộ luật, nghị định, quy chế). Cuốn sách của Bùi Hoài Sơn đã giúp cho NCS thực hiện nghiên cứu đề tài của mình luôn đặt lễ hội Phủ Dầy trong sự quản lý của nhà nước và nhận diện một nghiên cứu lễ hội truyền thống từ góc nhìn quản lý, nhất là đối với lễ hội Phủ Dầy. Cuốn Lễ hội cổ truyền của người Việt cấu trúc và thành tố của Nguyễn Chí Bền [6]. Cuốn sách là một công trình nghiên cứu tổng thể về các loại hình lễ hội truyền thống trên lãnh thổ Việt Nam được tác giả tiếp cận dưới góc nhìn cấu trúc và thành tố. Công trình nghiên cứu này đã đặt lễ hội cổ truyền Việt Nam nói chung và lễ hội ở châu thổ Bắc Bộ nói riêng trong mối quan hệ, tương tác với nhau trên nền tảng lý thuyết cấu trúc luận và các thành tố vốn có của nó. Với góc nhìn riêng có của 11 mình, tác giả cuốn sách đã cho thấy các mặt của lễ hội truyền thống Việt Nam trong mối quan hệ, tương tác với mọi phương diện của đời sống xã hội. Công trình nghiên cứu này của Nguyễn Chí Bền đã giúp cho NCS có được cái nhìn bao quát hơn về lễ hội cổ truyền ở Việt Nam trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn. NCS coi đây là công trình vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính tổng kết cao được rút ra từ thực tế của lễ hội trên khắp các vùng miền ở Việt Nam. Đặc biệt là, trên cơ sở lý thuyết, tác giả đã chỉ ra được kết cấu/cấu trúc và thành tố cơ bản của một lễ hội cổ truyền ở Việt Nam nói chung và ở châu thổ Bắc Bộ nói riêng. Những công trình có tính chất lý luận chung về tôn giáo tín ngưỡng đã được xuất bản khá nhiều. Tuy nhiên, những công trình/tác phẩm đề cập đến những vấn đề lý luận chung về tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam chưa có nhiều. Những công trình nghiên cứu kể trên là những cuốn sách, bài báo khoa học tiêu biểu liên quan trực tiếp đến công việc thực hiện luận án, trong đó, bài viết của Ngô Đức Thịnh về nhận thức mới về lễ hội như một hiện tượng tổng thể đã giúp tác giả luận án có cách tiếp cận đa chiều, nhiều góc độ. Cùng với quan điểm của M. Mauss, tác giả có thể xây dựng khung lý thuyết trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đánh giá tác động qua lại giữa lễ hội thờ Mẫu đối với mọi mặt của đời sống cộng đồng. Đối với công trình của Đặng Nghiêm Vạn, phần lý luận thiên nặng về lý thuyết tôn giáo học và từ đó soi chiếu đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, mà chưa đề cập đến các vấn đề tín ngưỡng nói chung (trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu). Mặc dù vậy, công trình của Đặng Nghiêm Vạn cũng cung cấp cho tác giả luận án hệ thống lý luận cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam nói riêng, làm tiền đề lý luận cho việc thực hiện luận án. Công trình của A. Tôcarep là hệ thống lý luận/lý thuyết về tôn giáo tín ngưỡng nói chung. Đây chính là tiền đề quan trọng cho các nhà nghiên cứu về tôn giáo tín ngưỡng nói chung và cá nhân tác giả luận án nghiên cứu về lễ hội thờ Mẫu nói riêng. Những công trình của các tác giả tiêu biểu kể trên cũng đã đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp, nhiều hoặc ít liên quan tới đề tài của luận án. Tác giả luận án đã tiếp thu, vận dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu của mình. 12 1.1.2. Những nghiên cứu về lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy Để có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội Phủ Dầy (Nam Định) nói riêng, chúng tôi chia thành những nhóm công trình nghiên cứu sau: Các công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp tới lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng không nhiều. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng Việt Nam, đạo Mẫu nói chung, thì các hoạt động có tính chất nghi lễ liên quan đến lễ hội được đề cập đến một cách gián tiếp. Chính vì vậy, để nhận diện rõ hơn các công trình nghiên cứu của học giả đi trước, tác giả luận án phân loại thành những nhóm vấn đề sau: + Các công trình nghiên cứu lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ Công trình viết về lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói chung có một khối lượng không nhỏ ở dưới dạng các sách chuyên khảo và bài báo khoa học. Tuy nhiên, không có những công trình chuyên khảo (dưới dạng sách) riêng cho lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ, mà nó được lồng ghép vào các công trình chuyên khảo về Đạo Mẫu nói chung. Trước hết, có thể kể đến Le Culte des immortels en Annam (Việc thờ cúng các vị Thần bất tử ở Việt Nam, Imprimerie D’Extrême - Orient của Nguyễn Văn Huyên [45]. Đây là một tập chuyên luận đề cập đến các vị thần linh Việt nói chung và các nữ thần nói riêng. Trong đó, thần nữ Liễu Hạnh được đề cập đến từ nguồn gốc hình thành phát triển trong đời sống tâm thức dân gian Việt Nam. Thân phận của vị thần nữ (được coi là tứ bất tử này) cũng chìm nổi long đong trong mối quan hệ, tương tác với các thần linh đất Việt khác. Đây là một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện, đầy đủ và cách phân tích sắc sảo về những loại hình tín ngưỡng bản địa với các vị thần linh của loại hình đó. Trong quá trình định hình, tồn tại, phát triển, các loại tín ngưỡng đã có những xung đột, va chạm, thậm chí loại bỏ nhau, thần Mẫu Liễu Hạnh cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, học giả Nguyễn Văn Huyên cũng chưa đề cập đến lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ, đặc biệt là trường hợp lễ hội Phủ Dầy. Thứ hai, nhóm tác giả Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo và Dương Tất Từ đã cho xuất bản cuốn Mùa xuân và phong tục Việt Nam [138]. Cuốn sách đề cập 13 đến những phong tục truyền thống của người Việt, trong đó có tục thờ nữ Thần và tín ngưỡng thờ Mẫu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, đánh giá và những tác động tới đời sống của cộng đồng lại chưa được nhóm tác giả đề cập đến. Nhưng, những quan điểm, thông tin, kiến thức về các tục ...văn hóa dân gian tổng thể qua truyền thống di tích - điện thờ, nghi lễ thờ cúng và lễ hội ở Phủ Dầy; những đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Nam Định. So sánh việc phụng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Dầy với một số nơi thờ mẫu khác. Tuy nhiên, việc nghiên cứu lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ ở Phủ Dầy của Nguyễn Đình San lại chủ yếu đề cập đến các bước tiến hành lễ hội, chứ không đề cập đến vai trò và những tác động của nó tới đời sống cộng đồng. Bài viết Về tín ngưỡng lễ hội và sự phát triển của xã hội hiện nay của Ngô Đức Thịnh, Lê Hồng Lý [109]. Nội dung bài viết xoay quanh các vấn đề của tín ngưỡng lễ hội trong bối cảnh xã hội của thập niên 90 (thế kỷ XX), vai trò cũng như ảnh hưởng của lễ lội truyền thống trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam đương đại. Đây là một bài báo khoa học đề cập đến quá trình ảnh hưởng, tương tác của lễ hội dân gian truyền thống tới đời sống cộng đồng. Các tác giả của bài viết nhấn mạnh đến sự hình thành của lễ hội dân gian Việt Nam nói chung và vai trò cũng như những hạn chế của lễ hội tới đời sống cộng đồng. Theo hai tác giả thì: lễ hội và tín ngưỡng gắn liền với nó đã tác động mạnh mẽ tới việc bảo tồn và làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc; chúng còn có tác dụng cố kết cộng đồng; trong bối cảnh hiện đại tín ngưỡng và lễ hội còn tạo ra những cơ hội để phát triển du lịch. Nhưng kéo theo những mặt tích cực bao giờ cũng có những hạn chế, nếu như công tác quản lý bị bỏ quên, buông lỏng. Con người sẽ lợi dụng lễ hội để trục lợi. Ngô Đức Thịnh trong cuốn Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền [115] đã đề cập đến các hoạt động của tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền của Việt Nam nói chung. Trong đó, ông dành phần thứ 2 và một mục trong phần thứ 3 để đề cập đến đạo Mẫu và lễ hội Tứ phủ ở Phủ Dầy. Đặc biệt, khi đề cập về lễ hội Tứ phủ ở Phủ Dầy, Ngô Đức Thịnh đã đưa ra những nhận thức mới có tính chất lý luận về đạo Mẫu nói chung và lễ hội Mẫu Tứ phủ ở Phủ Dầy nói riêng. Bên cạnh việc trình bày, diễn giải về các nghi thức liên quan đến lễ hội (tế, rước kiệu, kéo chữ...), không gian lễ hội (di tích, kiến trúc,...), thì Ngô Đức Thịnh còn chỉ ra những yếu tố tác động của lễ hội tới đời sống cộng đồng, từ người dân đến chính quyền và nhận thức của các nhà quản lý. Ông cho rằng: a. mối quan hệ giữa di tích, tín ngưỡng và lễ hội phủ Dầy là sự thống nhất biện chứng giữa văn hóa vật 27 thể và phi vật thể, tựa như giữa thân xác và linh hồn, cái nọ là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của cái kia; b. Đạo Mẫu là một hệ thống các tín ngưỡng dựa trên nền tảng thờ nữ thần, rồi trên cơ sở tiếp thu những giao lưu ảnh hưởng từ bên ngoài để hình thành các lớp Mẫu thần và Mẫu Tam - Tứ phủ. Đạo Mẫu sản sinh và tích hợp vào nó những giá trị văn hóa, giá trị đạo đức, nó sớm được lịch sử hóa và trở thành biểu tượng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đạo Mẫu đã trở thành một trong những tín ngưỡng cổ xưa và mang tính bản địa nhất, giống như thờ cúng tổ tiên, thành hoàng làng, các anh hùng dân tộc...; c. Hầu bóng là một trong những nghi lễ tiêu biểu của đạo Mẫu tam - Tứ phủ. Để đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội, nghi lễ hầu bóng đã sản sinh và tích hợp nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật, khiến nó trở thành bảo tàng sống của văn hóa Việt Nam cổ truyền; d. Lễ hội Phủ Dầy cũng giống như các lễ hội cổ truyền khác, chứa đựng các giá trị nhân văn sâu sắc: hướng về cội nguồn, biểu dương và cố kết sức mạnh cộng đồng, thỏa mãn và cân bằng nhu cầu đời sống tâm linh, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, do vậy lễ hội thực sự trở thành bảo tàng sống của văn hóa Việt Nam. 1.1.3. Đánh giá chung về tình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án Nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy nói chung đã có rất nhiều công trình khoa học đề cập đến. Đây có thể được coi là những thành tựu có tính chất đột phá trong việc nghiên cứu, tìm hiểu, sưu tầm về một loại hình tín ngưỡng dân gian mang đậm bản sắc và đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Những công trình nghiên cứu đi trước như đã trình bày ở trên, đã cung cấp cho tác giả luận án một khối lượng kiến thức, quan điểm nghiên cứu vô cùng quan trọng. Trên cơ sở đó, tác giả luận án nhận thấy rằng: Các công trình chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu sự hình thành, tồn tại, phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ ở Việt Nam trên cơ sở hội tụ, hỗn dung với các tín ngưỡng bản bản địa và tôn giáo ngoại lai khác. Đặc biệt là, sự hoàn thiện về hệ thống thần điện, nghi thức thờ cúng (nhất là nghi thức lên đồng/hầu bóng), cơ sở thờ tự, sự lan tỏa tâm thức đến cộng đồng Nhiều tác giả còn đi sâu vào phân tích những đặc điểm, tính chất, giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ. 28 Một số học giả khác đi vào công tác sưu tầm tài liệu liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ như: thần tích, thần sắc, bia ký, văn bản thi ca (giáng bút) Bên cạnh đó, cũng có một số học giả đi vào nghiên cứu tìm hiểu lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các lễ hội này chỉ tập trung việc mô tả chung chung các bước, nghi lễ tiến hành lễ hội, từ đó đưa ra những nhận định có tính chất khái quát, tổng hợp. Một số học giả khác lại đặt tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ trong bối cảnh hệ thống tín ngưỡng tâm linh của Việt Nam, hoặc, trên cơ sở so sánh với các tín ngưỡng thờ Mẫu khác của khu vực Đông Á (gồm Đông Bắc Á, Đông Nam Á). Trong đó, các nghi thức lên đồng được so sánh với các hình thức Shaman khác trên thế giới. Ngoài ra, có một số công trình (dưới dạng bài viết nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành) đề cập đến sự tương tác/tác động của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói riêng tới đời sống cộng đồng, nhưng ở góc độ khái quát thành quan điểm, lý thuyết mà chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá trên nền tảng số liệu. Các công trình của học giả đi trước chưa đi vào nghiên cứu đánh giá những tác động của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nói riêng (đặc biệt là lễ hội Phủ Dầy) đến đời sống văn hóa xã hội của cộng đồng cư dân như một hệ thống chuyên biệt. Đây là khoảng trống để tác giả luận án đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá những tác động của lễ hội Phủ Dầy tới đời sống văn hóa cộng đồng. Việc đánh giá này dựa trên việc kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các học giả đi trước, vừa dựa trên hệ thống số liệu điều tra, phỏng vấn cộng đồng cư dân địa phương tại một trong lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ lớn nhất Bắc Bộ - lễ hội Phủ Dầy. 1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.2.1. Các khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Các khái niệm về: lễ hội, lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ, lễ hội Phủ Dầy - Để làm rõ khái niệm thờ Mẫu Tứ phủ, cần phải hiểu thuật ngữ lễ hội cổ truyền nói chung trong đời sống văn hóa. Trong Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, không đưa ra một khái niệm cụ thể nào, tuy nhiên, ông xếp các nghi thức 29 của lễ hội vào “phong tục của hương đảng” gồm có các việc: sự thần (thành hoàng, đình miếu, đồ phụng sự, tự điền - tự trạch, người thủ từ), tế tự (lễ sóc vọng, các tuần tiết, tế kỳ phúc), nhập tịch (trà nhập tịch, lễ mộc dục, đại tế, xướng ca, giao hiếu, cơm quả - cơm quan viên, khoản đãi), đại hội (mở hội, sửa sang, luyện tập, rước nước, gia quan, phụng nghênh hồi đình, tế lễ - hát xướng, bách hý, hát bội, hát tuồng, trò quỷ thuật, trò dưới nước, hát quan họ, bắt bài, múa bông, tổ tôm điếm, bài phu điếm, cờ người, cờ bỏi, đánh vật, đốt cây bông, bơi chải, chọi trâu, chọi gà, chọi chim, thả chim, thả diều, cây đu, đáo đĩa, leo cột, bịt mắt bắt dê, quàng vai bắt chạch, nhảy bị, thổi cơm thi, tuyên lời khánh chúc, rã đám) [12, tr.94-136]. Thông qua việc xác định, chia tách và phân loại các nghi thức trong lễ hội, Phan Kế Bính đã bước đầu cung cấp thông tin để chúng ta có thể định hình khái niệm cơ bản về lễ hội cổ truyền dân gian ở Việt Nam. Theo Toan Ánh, trong Nếp cũ, quan niệm lễ hội bằng bốn chữ: Hội - Hè - Đình - Đám. Căn cứ vào từ điển, Toan Ánh chú dẫn rằng: hội là cuộc vui tổ chức cho mọi người dự; hội hè chỉ chung các cuộc vui tổ chức cho mọi người dự; đình là nhà họp việc làng; đình đám chỉ những cuộc hội họp chốn thôn quê. Và, ông đưa ra kết luận: “hội hè đình đám là những cuộc tổ chức hội họp tại các xã thôn nhân dịp làng vào đám và trong dịp vào đám này có nhiều trò mua vui cho dân thôn giải trí. Làng vào đám hàng năm để cúng lễ thần linh và nhân dịp này cũng để dân làng hội họp mua vui và tìm hiểu nhau” [3, tr.9-10]. Mặc dù chưa đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh, nhưng Toan Ánh đã bước đầu đưa ra một cách hiểu tương đối đầy đủ, đúng với bản chất của lễ hội cổ truyền dân gian của người Việt. Theo cách hiểu tương đối phổ biến hiện nay, quan niệm lễ hội cổ truyền gồm hai phần, đó là: phần lễ và hội. Trong đó, lễ gồm các hoạt động có tính chất lễ nghi, thiêng liêng, thần bí, đòi hỏi sự tôn nghiêm, kính cẩn; hội gồm các hoạt động có tính chất vui chơi, giải trí, thậm chí xô bồ, hỗn loạn. Tuy nhiên, theo cách hiểu của các nhà chuyên môn, thì lễ hội được khái niệm là một hiện tượng văn hóa tổng thể, trong đó phần lễ đã bao gồm cả hội và phần hội bao gồm cả phần lễ (trong lễ có hội, trong hội có lễ). Không những thế, lễ hội còn được coi là một hình thức diễn xướng tâm linh dân gian. Nhận thức thuật 30 ngữ lễ hội như vậy có lẽ gần hơn/đúng hơn với bản chất của lễ hội cổ truyền hiện nay. - Lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ là một dạng (một loại hình) của lễ hội cổ truyền dân gian Việt Nam, chính vì vậy, nó cũng đảm bảo các yếu tố văn hóa tổng thể và mang tính diễn xướng tâm linh dân gian. Tuy nhiên, bên cạnh cái chung, lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ còn tồn tại những đặc trưng riêng có của mình so với các lễ hội dân gian cổ truyền khác ở Việt Nam nói chung và vùng châu thổ sông Hồng nói riêng. Lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ được hiểu như là một tổng thể các hoạt động tâm linh dân gian truyền thống/cổ truyền của người Việt ở châu thổ sông Hồng/Bắc Bộ nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, khác với các lễ hội dân gian cổ truyền khác, lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ gắn liền với hệ thống thờ Mẫu Tứ phủ - một loại hình tín ngưỡng dân gian đặc sắc của Việt Nam, có mối quan hệ mật thiết với tục thờ các Nữ Thần, Thần Mẫu, sau này được nâng cấp/phát triển, hệ thống hóa mà trở thành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam - Tứ Phủ. Không những thế, lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ còn là một hình thức diễn xướng tâm linh dân gian, trong đó, các nghi thức lên đồng được coi là linh hồn, cốt lõi gắn với sự tôn vinh/ca ngợi công lao, vẻ đẹp, linh thiêng của các thần linh trong hệ thống điện thờ. - Trên cơ sở những khái niệm trên, chúng tôi tạm hiểu: Lễ hội Phủ Dầy là một sinh hoạt văn hóa tâm linh dân gian tổng thể; một hình thức diễn xướng tâm linh dân gian của người Việt ở địa bàn/không gian Phủ Dầy thuộc huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Các sinh hoạt tổng thể, diễn xướng tâm linh ấy gắn liền với Đức thánh Mẫu Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử của người Việt ở châu thổ sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung. Không những thế, lễ hội Phủ Dầy còn gắn với một hệ thống phức thể các thần linh tín ngưỡng dân gian Việt truyền thống và tam giáo: Phật - Nho - Đạo. Về thời gian, lễ hội Phủ Dầy diễn ra trong hai khoảng thời gian sau: Khoảng thời gian thứ nhất, chúng tôi tạm gọi là khoảng thời gian mở, được diễn ra từ sau ngày 8 tháng giêng (sau chợ Viềng) đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Khoảng thời gian thứ hai, chúng tôi tạm gọi là khoảng thời gian cố định, được diễn ra từ ngày mùng 1 đến hết mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. 31 1.2.1.2. Các khái niệm về: Đời sống văn hóa, Đời sống văn hóa cộng đồng Đã có rất nhiều tác giả bàn về khái niệm Đời sống văn hóa, có thể kể đến như: Nguyễn Thanh Tuấn, Đỗ Huy, Lê Quý Đức, Nguyễn Hữu Thức, Định Thị Vân Chi, Từ Thị Loan, Hoàng Vinh Trong đó, Nguyễn Thanh Tuấn cho rằng: khái niệm Đời sống văn hóa là tổng hòa lối sống và các điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội của một hình thái xã hội nhất định. Là tổng hòa những tính chất cơ bản nhất của các mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần, cái riêng và cái chung (cá nhân và xã hội, dân tộc và quốc tế,) cho nên các đặc điểm của đời sống văn hóa được thể hiện qua tất cả các hình thức hoạt động sống của con người phù hợp với điều kiện sống trong phạm vi một hình thái xã hội. Tuy vậy, đặc trưng bản chất của đời sống văn hóa trực tiếp gắn với hệ thống giá trị tinh thần - văn hóa của con người [15, tr.13-14]. Đỗ Huy lại dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác, cho rằng: đời sống văn hóa là hoạt động sản xuất của con người trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Sản xuất của con người không chỉ duy nhất tạo ra cuộc sống của một cá nhân, còn tạo ra đời sống của nhiều người khác. Hoạt động sản xuất vật chất cũng như hoạt động sản xuất tinh thần đều tạo ra những mối quan hệ, ra những hình thức giao tiếp mới. Đó là đặc trưng của của đời sống văn hóa [15, tr.29-30]. Theo cuốn Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở do Trần Độ chủ biên (Nxb Văn hóa, 1982), thì các nhà nghiên cứu cho rằng: Đời sống văn hóa là một tập hợp những yếu tố vật thể và phi vật thể văn hóa, nằm trong những cảnh quan văn hóa, những yếu tố hoạt động văn hóa của con người, những sự tác động lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng người, trực tiếp làm hình thành lối sống con người trong xã hội [15, tr.41]. Theo Nguyễn Hữu Thức, thì “đời sống văn hóa là hiện thực sinh động các hoạt động của con người trong môi trường sống để duy trì, đồng thời tái tạo các sản phẩm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần theo những giá trị và chuẩn mực xã hội nhằm không ngừng tác động, biến đổi tự nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng sống của chính con người” [15, tr.57]. 32 Mặc dù có rất nhiều các khái niệm, cách định nghĩa khác nhau về đời sống văn hóa, tuy nhiên, tựu chung lại, có thể hiểu: Đời sống văn hóa là toàn bộ các hoạt động sống của con người được sáng tạo, tích lũy và biểu hiện qua hai dạng vật chất, tinh thần, nhằm ứng xử, tương tác với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trên cơ sở khái niệm về đời sống văn hóa đã trình ở trên, NCS mạnh dạn đưa ra khái niệm về đời sống văn hóa cộng đồng như sau: + Đời sống văn hóa cộng đồng, được hiểu là mọi hoạt động sống của một cộng đồng trong một không gian văn hóa nhất định. Nó bao gồm các phương diện hoạt động như: chính trị, tôn giáo - tín ngưỡng, lao động sản xuất (sản xuất nông nghiệp, kinh doanh), giáo dục, nghệ thuật, chăm sóc sức khỏe, các mối quan hệ gia đình - xã hội, vui chơi giải trí Các phương diện hoạt động này của cộng đồng có mối quan hệ đan xen, mật thiết, tương tác lẫn nhau. Từ đó, nó định hình các giá trị văn hóa đặc trưng cho cộng đồng người trong môi trường văn hóa nhất định. Từ khái niệm về đời sống văn hóa cộng đồng này, NCS sẽ đi vào tìm hiểu, đánh giá mức độ tác động qua lại giữa lễ hội Phủ Dầy với đời sống văn hóa cộng đồng trên các phương diện đã được xác định trong khái niệm. Chính vì thế, mục đích của các cuộc điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu cũng như việc đánh giá tác động đều tập trung vào các yếu tố đã được xác định trong khái niệm. 1.2.2. Khung lý thuyết phân tích của luận án Căn cứ vào thực tiễn nghiên cứu trong lễ hội Phủ Dầy và quá trình đánh giá mức độ tương tác giữa lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng, NCS tạm đưa ra khung lý thuyết phân tích của luận án, trong đó: Lễ hội Phủ Dầy được đặt ở vị trí trung tâm với các giá trị cơ bản của nó như: giá trị tín ngưỡng - tâm linh, giá trị lịch sử văn hóa, giá trị thẩm mỹ nghệ thuật, giá trị kinh tế. Các giá trị cơ bản của lễ hội Phủ Dầy chịu sự tương tác qua lại (cả tích cực và tiêu cực) với đời sống văn hóa cộng đồng cư dân dân địa phương và cộng đồng khách thập phương. Khung lý thuyết phân tích được mô hình hóa như sau: 33 Giá trị lịch sử văn hóa Giá trị tín ngưỡng, tâm linh Giá trị kinh tế Giá trị thẩm mỹ nghệ thuật LỄ HỘI PHỦ DÀY Cộng đồng dân cư địa phương Cộng đồng khách thập phương 34 Tiểu kết chương 1 Những nghiên cứu của các học giả đi trước đã trở thành nền tảng khoa học quan trọng vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn cao. Những nghiên cứu ấy không chỉ cung cấp nền tảng lý luận, phương pháp nghiên cứu, mà còn cung cấp một khối lượng kiến thức, quan điểm nghiên cứu cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Trên cơ sở những vấn đề đã được giải quyết, giải quyết chưa thấu đáo hoặc thậm chí bỏ ngỏ, đã được tác giả của luận án khai thác, kế thừa và tìm ra những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu. Nền tảng tri thức nghiên cứu này đã trở thành bệ đỡ quan trọng cho chúng tôi thực hiện hiệu quả luận án với nội dung: đánh giá tác động của giá trị lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ (qua trường hợp lễ hội Phủ Dầy) tới đời sống văn hóa cộng đồng. Và, những tác động của đời sống cộng đồng tới các giá trị của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ trong bối cảnh hiện nay. Qua những nghiên cứu của các học giả đi trước, chúng tôi nhận thấy rằng chưa có nhiều công trình (rất ít, thậm chí chưa có) đề cập, nghiên cứu đánh giá sự tác động, ảnh hưởng của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ đối với đời sống văn hóa cộng đồng. Đặc biệt là những giá trị của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ (cụ thể là lễ hội Phủ Dầy) ảnh hưởng tới đời sống văn hóa của các nhóm cộng đồng cư dân (nhóm cộng đồng địa phương, nhóm cộng đồng khách thập phương, nhóm cán bộ địa phương). Chính vì thế, NCS đã hướng nghiên cứu của mình vào vấn đề này. Các khái niệm cơ bản về lễ hội, lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ và lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ ở Phủ Dầy được xây dựng cùng với hệ thống lý thuyết về lễ hội, đời sống văn hóa cộng đồng, giá trị văn hóa, hiện tượng xã hội tổng thể. Trên cơ sở hệ thống khái niệm và lý thuyết này, khung lý thuyết phân tích về sự tác động, ảnh hưởng của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ tới đời sống văn hóa cộng đồng được xác lập. Đó là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại giữa đời sống kinh tế - chính trị - xã hội với với Lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ và đời sống văn hóa cộng đồng. 35 Chương 2 TỔNG QUAN CHUNG VỀ LỄ HỘI PHỦ DẦY 2.1. TỤC THỜ MẪU VÀ THỜ MẪU TỨ PHỦ Ở VIỆT NAM 2.1.1. Tục thờ Nữ thần và thần Mẫu Văn hóa Việt Nam xuất phát từ nền tảng kinh tế nông nghiệp lúa nước và ý thức xã hội mẫu hệ (vốn đề cao vai trò của người phụ nữ). Theo diễn trình của lịch sử dân tộc, xã hội Việt đã “đụng độ” với văn minh Trung Hoa, rồi tiếp nhận những yếu tố/tư tưởng Nho giáo (vốn mang đậm chất gia trưởng phụ hệ), dần dần, mà chuyển sang xã hội phụ hệ. Quyền lực, vai trò của người phụ nữ bị đẩy ra phía sau hình bóng/ảnh của người đàn ông, theo quan niệm “nam tôn nữ ti”. Tuy nhiên, người phụ nữ Việt vẫn có ảnh hưởng nhất định (nếu như không muốn nói là mạnh mẽ) tới đời sống xã hội, đặc biệt là trong các hoạt động của gia đình. Bên cạnh đó, công việc sản xuất nông nghiệp lúa nước vốn không chỉ thuần túy dành cho đàn ông, mà người cả người phụ nữ cũng tham gia vào quy trình lao động này. Đôi khi, người phụ nữ còn làm lụng, vất vả và có vai trò quan trọng hơn người đàn ông trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Nhiều lúc, có những công việc trong sản xuất nông nghiệp còn kiêng kỵ đối với người đàn ông (đàn ông không được làm), chỉ người phụ nữ được làm. Chính vì vậy, ở góc độ nào đó, phụ nữ (người bà, người mẹ, người vợ) luôn được coi trọng và có tiếng nói quan trọng trong cuộc sống gia đình. Lớp phủ phụ hệ gia trưởng của Nho giáo đã che khuất đi cái bản chất thực của yếu tố nữ tính, tinh thần mẫu hệ trong văn hóa Việt Nam. Nhưng, cốt lõi bên trong - yếu tố âm tính/nữ tính vẫn tồn tại và phát triển theo một mạch ngầm riêng có của mình. Gương mặt của các nữ thần trong tâm thức người Việt nói riêng và Việt Nam nói chung cũng rất đa dạng. Thường thì, họ là những vị thần có sức mạnh siêu nhiên, có công tạo lập trời đất, vũ trụ như: Nữ thần Mặt Trời, Nữ thần Mặt Trăng; cũng có khi họ hóa thân vào các hiện tượng tự nhiên mây, mưa, sấm, chớp mà trở thành các nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện (hiện tượng thờ Tứ Pháp). 36 Trên bình diện tổng thể, các nữ thần còn đóng vai trò là các Bà mẹ Xứ sở sinh ra vạn vật/muôn loài, trong đó có con người. Ở Việt Nam, mỗi một vùng miền hay không gian văn hóa thường gắn liền với những nhóm tộc dân chủ thể, vì vậy mà, các bà mẹ cũng có những danh xưng/tên gọi khác nhau. Không gian văn hóa Bắc Bộ, là Mẹ Âu Cơ cùng Bố Lạc Long Quân đẻ ra trăm trứng, nở thành trăm con sinh ra dân Việt. Không gian văn hóa Trung Bộ, là Poh Inư Narga (Bà Mẹ Xứ Sở Chăm, sau Việt hóa còn có tên Thiên Ya Na) sinh ra người Chăm. Không gian văn hóa Nam Bộ, là Bà Đen (Bà Chúa Xứ, Thiên Hậu). Ở miền núi phía Bắc, truyền thuyết của người Thái, Khơ Mú cho rằng: một Bà Mẹ sinh ra quả bầu, trong đó có chứa tổ tiên của các tộc người Bên cạnh đấy, các nữ thần/các Bà Mẹ cũng chính là người nắm giữ nhiều bí quyết nghề nghiệp, ngành nghề thủ công truyền thống. Có thể kể đến, Mẹ Âu Cơ chính là tổ nghề nông tang, Mẹ Phan Thị Ngọc Đô được dân Bưởi (Hà Nội) coi là Bà chúa, tổ nghề dệt vải Lĩnh Xuất phát điểm là nền tảng xã hội mẫu hệ, thế nên trong diễn trình lịch sử dân tộc, các Bà Mẹ không chỉ chỉ gắn liền với cuộc sống canh nông, gia đình, nghề nghiệp, mà còn gắn liền với các chiến công đánh đuổi ngoại xâm, xây dựng, quản lý đất nước. Rồi từ đó mà trở thành các anh hùng dân tộc, được thờ cúng và tôn vinh trong hệ thống nữ thần đất Việt. Có thể kể đến Hai Bà Trưng với các nữ tướng của mình như: Lê Chân, Ả Lã, Bà Triệu, Dương Vân Nga (thời Đinh - Tiền Lê), Ỷ Lan (thời Lý), Trần Thị/Ngọc Dung (thời Trần), Bùi Thị Xuân (thời Tây Sơn), vợ Ba Đề Thám (thời Pháp thuộc) Ngoài ra, còn có thể kể đến rất nhiều phụ nữ là những người dân thường, nhưng đã có công giết giặc, phù giúp quân vương, hỗ trợ nghĩa binh cũng được phong thần, nhập vào hệ thống thần linh đất Việt như: Bà Chúa Kho, Bà Vú Thúng, Bà Áo The, Bà bán nước chè Từ việc tôn vinh hình ảnh và vai trò của người phụ nữ, cụ thể là người mẹ người vợ đã dẫn đến tục thờ các nữ thần nói chung. Trong đó, tục thờ/tín ngưỡng thờ Mẫu và Mẫu Tứ phủ là những biểu hiện sinh động nhất trong đời sống tâm linh văn hóa Việt Nam nói chung và người Việt nói riêng. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng, các Mẫu đều là các nữ thần, nhưng không phải nữ thần 37 nào cũng trở thành các Thánh Mẫu. Chỉ có một số ít các nữ thần được tôn vinh là Mẫu. Theo Ngô Đức Thịnh, đạo Mẫu có xuất phát điểm từ những tín ngưỡng thờ Mẫu dân gian, nhưng không phải tất cả các Mẫu đều thuộc thần điện của hệ thống này. Mẫu Tam/Tứ phủ (tức Tam tòa Thánh Mẫu) chính là sự phát triển cao hơn, chặt chẽ hơn, hệ thống hơn so với những hành vi tôn thờ các Mẫu nằm rải rác ở các địa phương trên cả nước. 2.1.2. Hệ thống thờ Mẫu Tứ phủ Trong quá trình phát triển, biến đổi tục thờ Mẫu đến Mẫu Tam/Tứ phủ, vào thế kỷ XVI, chúng ta thấy có sự xuất hiện của Mẫu Liễu Hạnh. Dân gian thường coi bà là hóa thân, thậm chí đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên, trở thành một thần chủ trong đạo Mẫu Tam/Tứ phủ. Việc xuất hiện Thánh Mẫu Liễu Hạnh, theo nhiều nhà nghiên cứu, là do bắt nguồn từ những nhu cầu nội tại của đời sống xã hội đương thời (thế kỷ XVI). Đó là một xã hội buôn bán, xã hội rối loạn, nhân tâm ly tán Chính vì vậy, vị Thần chủ Liễu Hạnh đã xuất hiện trong đạo Mẫu để đáp ứng những nhu cầu, khát vọng của con người về: tài lộc, ban phúc, chữa bệnh Và, cùng với việc Thần chủ Liễu Hạnh xuất hiện, thì hệ thống thần điện, quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, đặc biệt là những nghi lễ, lễ hội cũng mang tính hệ thống, bài bản hơn. Về cơ bản, hệ thống thần điện của đạo Mẫu Tam/Tứ phủ được xếp theo thứ tự như sau: Hàng thứ nhất, trên cùng là Ngọc Hoàng Hàng thứ hai là Tam tòa Thánh Mẫu: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (hoặc Tứ phủ: có thêm Mẫu Địa) Hàng thứ ba: Ngũ vị Vương Quan (từ Đệ Nhất đến Đệ Ngũ) Hàng thứ tư: Tứ vị Chầu Bà (là hóa thân trực tiếp của các vị Thánh Mẫu: Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn) Hàng thứ năm: Ngũ vị Hoàng Tử (từ Đệ Nhất đến Đệ Ngũ) Hàng thứ sáu: Thập Nhị Vương Cô (gọi theo thứ tự từ 1 đến 12) Hàng thứ bảy: Thập vị Vương Cậu (gọi theo thứ tự từ 1 đến 10) Hàng thứ tám: Ngũ Hổ Háng thứ chín: Ông Lốt 38 Các vị Thánh trong đạo Mẫu không chỉ phân biệt theo các hàng, mà còn phân biệt theo các phủ. Tứ phủ tương ứng với các miền khác nhau trong vũ trụ: Thiên phủ - miền trời, Địa phủ - miền đất, Thoải/Thủy phủ - miền sông biển, Nhạc phủ - miền rừng núi. Mỗi một phủ do một Thánh Mẫu cai quản: Mẫu Thượng Thiên cai quản Thiên phủ, Mẫu Địa cai quản Địa phủ, Mẫu Thoải cai quản Thoải phủ, Mẫu Thượng Ngàn cai quản Nhạc phủ. Riêng đối với Mẫu Liễu Hạnh, thường được hóa thân thành Mẫu Thượng Thiên, nên nơi thờ cũng được gọi là “phủ”. Và, có hai nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh là Phủ Dầy (Nam Định), phủ Tây Hồ (Hà Nội). Hàng Ngọc Hoàng mặc dù ngồi ngôi cao nhất trên thần điện của đạo Mẫu, nhưng vai trò của vị thần linh này lại rất mờ nhạt trong nghi thức thờ cúng cũng như tâm thức dân gian Việt Nam. 2.2. KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LỄ HỘI PHỦ DẦY Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ là câu nói quen thuộc của dân gian Việt Nam thể hiện sự kính trọng đối với hai vị: thánh Cha - Đức Thánh Trần và thánh Mẫu - Đức Liễu Hạnh. Đến ngày giỗ kỵ của Cha và Mẹ, dân gian lại tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh công đức của Thánh Cha Trần Hưng Đạo và Thánh Mẹ Liễu Hạnh. Bên cạnh đó, lễ hội tôn vinh gắn liền với các Thánh Mẫu, Vương Mẫu khác, cũng được diễn ra trong những không gian văn hóa khác nhau trên cả nước. Có thể nhắc đến, lễ hội Mẫu Tây Thiên ở Vĩnh Phúc, lễ hội Bà Chúa Xứ ở An Giang Tuy nhiên, trong tâm thức người dân Việt nói chung và ở Bắc Bộ nói riêng, Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn đóng một vai trò quan trọng đối với đời sống văn hóa tâm linh. Chính vì vậy mà, tháng ba giỗ Mẹ được diễn ra trong các đền/phủ thờ Mẫu trên cả nước. Lễ hội Phủ Dầy, Nam Định là một trường hợp tiêu biểu và điển hình cho lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ ở Việt Nam nói chung. Đây là nơi gắn liền với một nữ Thần Chủ trong hệ thống Đạo Mẫu ở Việt Nam, người được tôn xưng là một trong tứ bất tử của người Việt. 2.2.1. Không gian của lễ hội Phủ Dầy Hiện nay, Phủ Dầy thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Đây là một quần thể di tích gồm hai phủ Tiên Hương, Vân Cát và lăng Chúa 39 Liễu Hạnh. Bên cạnh đó còn có các ngôi đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn và nhiều di tích khác [Phụ lục 1.1, 1.2]. Phủ Tiên Hương và Vân Cát đều nằm trên một không gian thoáng đãng và đều quay về hướng Tây Nam. Theo Trần Lâm Biền, thì đây là hướng phù hợp với quan niệm tâm linh truyền thống của dân tộc (Phương Nam là miền thánh thiện, trong sáng, miền của trí tuệ, mát mẻ, thánh nhân ngồi quay hướng này để biểu hiện uy quyền hơn hết. Quay hướng Tây là hợp với quy luật đối đãi của âm dương, để di tích có sức linh, vì thuận với hướng của trời đất. Mặt trước của thần (dương) quay về hướng tây (âm), lưng (âm) ở hướng đông (dương), tay trái (âm) ở hướng nam (dương), tay phải (dương) ở hướng bắc (âm) cách ngồi này yên ổn hợp thế, nên thường có mặt để ban phát ân huệ cho chúng sinh. Cả hai phủ với hướng Tây - Nam đã như hội mọi sự tốt đẹp cho thần) [114, tr.114-123]. Bước vào phủ Tiên Hương là một giếng tròn, có ý nghĩa là tụ thủy, tụ phúc; giữa giếng là một ụ đất để dựng cột cắm cờ. Từ bờ giếng vào, một khoảng sân rộng, dẫn tới hệ thống nghi môn trụ. Tiếp tới là 3 chiếc phương đình tượng trưng cho Tam Sơn, gồm có: phương du, nhà bia và trống, nhà bia và chiêng. Mỗi tòa đều có kết cấu hai tầng tám mái cân xứng. Từ phương du đi xuống có hai hệ thống bậc được kẹp trong bốn con hổ quay đầu vào chầu. Một đường bao lát đá ôm lấy chiếc hồ bán nguyệt. Cùng với hồ bán nguyệt là chiếc bình phong kiểu cuốn thư, có chức năng chống những khí/gió ô trược thổi vào điện phủ. Nối hai bên là hàng lan can đá, từng quãng bổ trụ. Phía trong có hai cầu nước cũng đều lát bậc đá và mối cầu có hai rồng cuộn chạy lên để chầu vào cửa phủ. Đối xứng qua hồ, bên phải toàn phủ chính là nhà bia và lầu Cô, bên trái công trình chính là nhà bia và lầu Cậu. Chạm trổ của kiến trúc phủ chính là một chỉnh thể nghệ thuật, vẻ đẹp xuất phát từ lòng thành kính đã thể hiện lên các đề tài trang trí: rồng, phượng, lân, hoa quả và những vật thiêng khác [Phụ lục 2.1]. Kiến trúc của phủ Vân Cát lại được bố cục theo một hướng khác so với phủ Tiên Hương. Một con đường vòng ôm lấy hồ bán nguyệt. Tòa phương du gần như trùm hết hòn đảo; từ hồ hai cây cổ thụ tạo lên vẻ trầm mặc, tôn nghiêm của không gian thiêng và hệ thống ngũ môn. Điện chính của phủ Vân Cát gồm ba lớp, tòa tiền bái gồm bảy gian được chạm trổ công phu, tinh xảo. Hệ thống 40 thờ cúng gồm có: cung đệ tứ và bàn thờ Quan giám sát; cung đệ tam với bàn thờ Tứ phủ công đồng và Bà chúa bản đền; cung đệ nhị thờ Tứ vị chầu bà và Tam tòa quan lớn, cùng hai khám thờ quan Hoàng Mười (bên phải) và quan Hoàng Ba (bên trái), cung đệ nhất thờ Tam tòa thánh Mẫu. Lăng mộ Thánh Mẫu Liễu Hạnh nằm ở giữa cánh đồng thôn Tiên Hương trên một khu đất có diện tích rộng 652m2. Phía ngoài lăng là 5 vòng tường, cạnh ngoài là 24m. Lăng thánh Mẫu Liễu Hạnh quay về hướng Tây, các hướng còn lại đều có cửa, các cửa đều bổ trụ và có đặt các nụ sen bằng đá ở trên (gồm 60 nụ sen). Mỗi mặt tường lại có bốn cột đồng trụ vuông, hai cột chính có khắc câu đối ở ba mặt, hai cột ngoài khắc câu đối ở hai mặt. Hoa văn trên tường là chữ Thọ, hay khắc nổi chữ Vạn. Trên cùng là lăng mộ Mẫu Liễu, hình bát giác với đồ hình bát quái, xung quanh có đường viền tạo thành những núm vú hình quả lựu (dân gian gọi là bầu sữa mẹ) [7, tr.44-45]. Lăng mộ chính là minh chứng cho hiện thân thực tế, có thật trong cuộc sống của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Nó cũng khẳng định chân thật về vị Thần chủ của bản phủ là một nhân vậ...hông tập trung d. Không ảnh hưởng thời gian học bài ở nhà e. Không ảnh hưởng đến việc học tập trên lớp f. Rất thỏa mái, vui vẻ g. Không thỏa mái, vui vẻ h. Lý do khác (ghi rõ): .. 188 8. Theo em, lễ hội Phủ Dầy đã tác động như thế nào tới bản thân mình, qua các mặt sau đây? Tác động Nội dung Tích cực Tiêu cực Không tác động Tác động tới công việc học tập Tác động tới sức khỏe của bản thân em Tác động tới các mối quan hệ trong gia đình em (quan tâm chăm sóc, giúp đỡ công việc) Tác động tới mối quan hệ giữa em với bạn bè Tác động tới hoạt động kinh tế của gia đình em (tài chính, kinh doanh, sản xuất) Tác động tới các sinh hoạt khác của gia đình (ăn uống, tắm giặt, nghỉ ngơi,) Tác động tới hoạt động vui chơi của em 9. Lý do em tham gia lễ hội Phủ Dầy? (Có thể chọn nhiều phương án) a) Thánh phù hộ, độ trì cho công việc học tập b) Tưởng nhớ đến Đức Mẫu Liễu c) Theo phong tục địa phương d) Theo truyền thống gia đình e) Tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc f) Để được Thánh Mẫu phù hộ g) Sợ bị Thánh Mẫu quở phạt h) Theo phong trào i) Vì cho rằng “có thờ có thiêng có kiêng có lành” j) Lý do khác:.. Một số thông tin cá nhân: Họ và tên:......................... Giới tính: Nam / nữ tuổi........................... Địa chỉ............................................................................................ Cảm ơn các bạn đã giúp đỡ ! 189 3.3. Bảng hỏi dành cho cộng đồng du khách thập phương PHIẾU KHẢO SÁT VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA LỄ HỘI PHỦ DẦY TỚI ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG (Phiếu dành cho nhóm cộng đồng du khách thập phương) Lễ hội Phủ Dầy là một hoạt động tín ngưỡng tâm linh của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ. Để làm rõ vai trò cũng như ảnh hưởng của lễ hội này tới đời sống văn hóa cộng đồng, xin ông bà (anh chị) vui lòng trả lời những câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào các phương án phù hợp hoặc trình bày ý kiến của mình vào các câu hỏi có dấu (). Họ và tên:; Tuổi:.; Giới tính: Nam/Nữ Trình độ học vấn:.. Địa chỉ:. .. 1. Ông bà có thường xuyên đến tham gia lễ hội Phủ Dầy không? a. Đây là lần đầu tiên b. Thỉnh thoảng c. Thường xuyên d. Khác 2. Ông bà thường đến Phủ Dầy vào thời điểm nào trong năm? a. Lễ hội xuân b. Cuối năm âm lịch c. Giữa năm d. Tiện lúc nào thì rẽ qua lúc ấy 3. Ông bà tham gia lễ hội Phủ Dầy với mục đích: Đi du xuân đầu năm Cầu bình an cho bản thân gia đình Cầu tài lộc Cầu công danh (thăng quan, tiến chức) Cầu tai qua nạn khỏi Cầu khỏi bệnh tật Giao lưu bạn bè, tăng tình đoàn kết Những nhu cầu khác (ghi rõ). 190 4. Sau khi tham gia lễ hội Phủ Dầy, ông bà thấy những lời cầu cúng của mình: a. Không linh nghiệm b. Ít linh nghiệm c. Linh nghiệm d. Linh nghiệm nhiều 5. Ông bà có tham gia sinh hoạt lên đồng trong lễ hội Phủ Dầy không? a. Có b. Không 6. Nếu có, ông bà tham gia sinh hoạt lên đồng với tư cách là: a. Ông đồng, bà đồng b. Người hầu dâng c. Người cùng hội với ông bà đồng d. Khách đứng xem 7. Theo ông/bà, lễ hội Phủ Dầy đã có ảnh hưởng/tác động tích cực đến các mặt đời sống của mình như thế nào? (có thể chọn nhiều nhiều phương án, theo các mức độ) Không ảnh hưởng ảnh hưởng ít ảnh hưởng vừa phải ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Ảnh hưởng đến công việc học tập Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, xã hội Ảnh hưởng đến sức khỏe Các ảnh hưởng khác (ghi rõ) . . 8. Theo ông/bà, lễ hội Phủ Dầy đã có ảnh hưởng/tác động tiêu cực đến các mặt đời sống của mình như thế nào? (có thể chọn nhiều nhiều phương án, theo các mức độ) Không ảnh hưởng ảnh hưởng ít ảnh hưởng vừa phải ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Ảnh hưởng đến công việc học tập Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, xã hội Ảnh hưởng đến sức khỏe Các ảnh hưởng khác (ghi rõ) . . 191 9. Lý do ông/bà tham gia vào các hoạt động của lễ hội Phủ Dầy? (Ông/bà có thể chọn một đến nhiều phương án trả lời) a) Tin rằng Mẫu hiển linh cứu nhân độ thế b) Tưởng nhớ đến Đức Mẫu Liễu c) Theo phong tục địa phương d) Theo truyền thống gia đình e) Giáo dục con cháu nhớ về truyền thống văn hóa dân tộc f) Để được Thánh Mẫu phù hộ, độ trì trong cuộc sống g) Sợ bị Thánh Mẫu quở phạt h) Bắt chước: thấy mọi người tham gia thì mình cũng tham gia i) Vì cho rằng “có thờ có thiêng có kiêng có lành” j) Để cầu mong cho cá nhân và gia đình o) Để giải trí ô) Đi do bạn bè rủ r) Do cơ quan tổ chức s) Để tìm hiểu phong tục tập quán 10. Theo ông/bà, các nhân tố sau đây, tác động như thế nào tới vai trò của lễ hội Phủ Dầy? Tác động mạnh Tác động vừa Tác động ít Không tác động Nhân tố lịch sử (quan niệm của mối thời kỳ lịch sử) Nhân tố tôn giáo - tín ngưỡng Nhân tố chính trị Nhân tố kinh tế Nhân tố cư dân trong cộng đồng 11. Theo ông/bà, các nhân tố cư dân trong cộng đồng sau đây, tác động tích cực như thế nào tới vai trò của lễ hội Phủ Dầy? Tác động mạnh Tác động vừa Tác động ít Không tác động Nhân tố nhóm cư dân trong cộng đồng địa phương trực tiếp tham gia lễ hội Nhân tố nhóm cư dân trong cộng đồng địa phương gián tiếp tham gia lễ hội Nhân tố nhóm cư dân là khách thập phương 192 12. Theo ông/bà, các nhân tố cư dân trong cộng đồng sau đây, tác động tiêu cực như thế nào tới vai trò của lễ hội Phủ Dầy? Tác động mạnh Tác động vừa Tác động ít Không tác động Nhân tố nhóm cư dân trong cộng đồng địa phương trực tiếp tham gia lễ hội Nhân tố nhóm cư dân trong cộng đồng địa phương gián tiếp tham gia lễ hội Nhân tố nhóm cư dân là khách thập phương 13. Theo ông/bà, các giá trị của lễ hội Phủ Dầy tác động như thế nào tới đời sống cộng đồng địa phương? Tác động mạnh Tác động vừa Tác động ít Không tác động Giá trị tín ngưỡng tâm linh Giá trị giáo dục truyền thống lịch sử Giá trị thẩm mỹ nghệ thuật Giá trị kinh tế xã hội Giá trị du lịch văn hóa Giá trị giải trí 14. Ông/bà hãy đánh giá về vai trò của lễ hội Phủ Dầy trong đời sống xã hội hiện nay (đánh dấu X vào cột đồng chí chọn) Vai trò của lễ hội phủ Giầy Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng - Giáo dục văn hóa truyền thống - Củng cố niềm tin đối với các vị Thánh, Thần - Định hướng tâm linh cộng đồng - Cố kết tình cảm cộng đồng - Phát triển kinh tế gia đình - Đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của cộng đồng . . . . . . . . . . ....... . . . . 193 15. Theo ông/bà, lễ hội Phủ Dầy góp phần giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ ngày nay như thế nào? 16. Theo ông/bà, lễ hội Phủ Dầy có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế của các hộ gia đình? 17. Theo ông/bà, lễ hội Phủ Dầy hiện nay có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống văn hóa cộng đồng? 18. Theo ông/bà, lễ hội Phủ Dầy có ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và cộng đồng không? a) Có b) Không Nếu có, thì nó ảnh hưởng tiêu cực như thế nào?...................................................................... ................................................................. Xin chân thành cảm ơn ông/bà! 194 3.4. Danh sách những người được phỏng vấn sâu tại lễ hội Phủ Dầy (Đợt phỏng vấn sâu này, được tác giả luận án thực hiện vào tháng 3 năm 2016, cùng với việc điều tra xã hội học bằng bảng hỏi để thu thập số liệu) TT Họ và Tên Tuổi Chức danh (công việc) Ghi chú 1. Trần Khắc Thiềng 53 Phó chủ tịch phụ trách văn hóa xã Kim Thái huyện Vụ Bản 2. Nguyễn Thị Phúc 36 Cán bộ phụ trách văn hóa xã Kim Thái huyện Vụ Bản 3. Vũ Quang Trung 43 Phó Phòng Văn hóa- Thông tin huyện Vụ Bản 4. Trần Thị Nguyệt 49 Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở xã Kim Thái 5. Trần Thị Duyên (bà Đức) 80 Thủ nhang đền chính Phủ Dầy- Vụ Bản 6. Trần Văn Năm 47 Thủ Nhang đền Mẫu Thượng- Phủ Dầy- Vụ Bản 7. Trần Vũ Toán 60 Thủ nhang đền Phủ Bóng- Nguyệt Du cung- Phủ Dầy- Vụ Bản 8. Chị Xuân 38 Bán hàng tại phủ chính- Phủ Dầy 9. Cô Lan 54 Bán hàng tại chân đền Mẫu Thượng 10. Lê Tuấn Anh 14 Học sinh trường Trung học cơ sở xã Kim Thái 11. Trần Thúy Hà 12 Học sinh trường Trung học cơ sở xã Kim Thái 12. Nguyễn Văn Ngọc 27 Giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội Quê Hà Nam 13. Lê Thị Mai 45 Chủ doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng Quê Bắc Giang 14. Đinh Đắc Hải 72 Nông dân, người tham gia vào nhóm đi hầu đồng tại đến chính (Tiên Hương) ở Phủ Dầy Quê Ninh Bình 195 Phụ lục 4 Số liệu và biểu đồ thống kê từ bảng hỏi 4.1. Số liệu và biểu đồ thống kê từ phiếu khảo sát cộng đồng cư dân địa phương KẾT QUẢ XỬ LÝ PHIẾU KHẢO SÁT VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA LỄ HỘI PHỦ DẦY ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG (Dành cho người dân địa phương) Thời gian thống kê: tháng 4 năm 2016 Địa điểm khảo sát: Quần thể di tích Phủ Dầy- xã Kim Thái- huyện Vụ Bản- tỉnh Nam Định Lưu ý: Số liệu được biểu đạt dưới dạng X (Y%) Trong đó: X là số liệu tuyệt đối (Đơn vị: Lượt ý kiến); Y là số liệu tương đối (đơn vị: %) Do đối tượng nghiên cứu là người dân và kết quả nghiên cứu là các lượt phỏng vấn nên các giá trị % được lấy tương đối làm tròn về số tự nhiên. 1. Tổng quan về mẫu khảo sát Phiếu khảo sát được tiến hành trên mẫu nghiên cứu là 200 người dân ở địa phương bao gồm các thôn Vân cát, Tiên Hương của xã Kim Thái và một số khu vực lân cận khu di tích Phủ Dầy. Cụ thể cơ cấu thành phần mẫu khảo sát như sau: Nam Nữ Giới tính (49%) (51%) Dưới 35 tuổi 35- 50 tuổi Trên 50 tuổi Độ tuổi (18%) (35%) (47%) Nông dân NV nhà nước (cả về hưu) Kinh doanh Lao động tự do Nghề nghiệp (62 %) (08%) (12%) (18%) 196 197 2. Kết quả chi tiết 1. Ông/bà (anh/chị) có biết lễ hội Phủ Dầy diễn ra vào thời điểm nào trong năm? a. Có: (99%) => cụ thể Mời xem túi phiếu số 3 b. Không: (01%) 2. Ông/bà có thường xuyên tham gia vào các hoạt động của lễ hội Phủ Dầy không? a. Thường xuyên (hằng năm): (92%) b. Không thường xuyên (đã từng đi): (08%) c. Chưa đi lần nào: 0 198 3. Ông/bà tham gia lễ hội Phủ Dầy với tư cách (có thể chọn một đến nhiều câu trả lời): a. Thành viên Ban Tổ chức lễ hội: (06%) b. Thành viên đội tế lễ: (02%) c. Thành viên đội văn nghệ: (06%) d. Thành viên đội kéo chữ: (05%) e. Cung văn (hát chầu văn): (10%) f. Cung cấp dịch vụ: (39%) g. Khách đi chơi lễ hội: (51%) h. Các ông/ bà đồng: (01%) Tư cách tham gia lễ hội 4. Ông/bà tham gia lễ hội vì mục đích: a. Thỏa mãn nhu cầu giải trí: (48%) b. Thỏa mãn nhu cầu văn hóa truyền thống: (47%) c. Thỏa mãn nhu cầu cố kết tình làng nghĩa xóm: (28%) d. Thỏa mãn nhu cầu học tập: (12%) e. Thỏa mãn nhu cầu tâm linh (cầu tài, cầu lộc, cầu bình an): (56%) f. Ý kiến khác: (12%) Chi tiết: Mời xem túi phiếu số 3 199 Mục đích tham gia lễ hội 5. Theo ông/bà, lễ hội Phủ Dầy đã có ảnh hưởng/tác động tích cực đến các mặt đời sống như thế nào? (có thể chọn nhiều nhiều phương án, theo các mức độ) Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp (65%) (22%) (06%) (06%) Ảnh hưởng đến công việc học tập (42%) (33%) (21%) (03%) Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh (16%) (23%) (34%) (26%) Ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình, xã hội (30%) (21%) (31%) (17%) Ảnh hưởng đến sức khỏe (34%) (21%) (26%) (17%) Các ảnh hưởng khác.. 200 Ảnh hưởng/tác động tích cực đến các mặt đời sống 6. Theo ông/bà, lễ hội Phủ Dầy đã có ảnh hưởng/tác động tiêu cực đến các mặt đời sống như thế nào? (có thể chọn nhiều nhiều phương án, theo các mức độ) Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp (84%) (13%) (01%) (01%) Ảnh hưởng đến công việc học tập (69%) (26%) (03%) 0 Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh (43%) (30%) (17%) (09%) Ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình, xã hội (47%) (25%) (16%) (12%) Ảnh hưởng đến sức khỏe (40%) (25%) (13%) (16%) Các ảnh hưởng khác.. 201 Ảnh hưởng/tác động tiêu cực đến các mặt đời sống 7. Lý do ông/bà tham gia vào các hoạt động của lễ hội Phủ Dầy? (Ông bà có thể chọn một đến nhiều phương án trả lời, bằng cách khoanh tròn) a) Tin rằng Mẫu hiển linh cứu nhân độ thế: (48%) b) Tưởng nhớ đến Đức Mẫu Liễu: (49%) c) Theo phong tục địa phương: (64%) d) Theo truyền thống gia đình: (41%) e) Giáo dục con cháu về văn hóa dân tộc: (40%) f) Để được Thánh Mẫu phù hộ, độ trì: (50%) g) Sợ bị Thánh Mẫu quở phạt: (12%) h) Theo phong trào: (08%) j) Lý do khác:.: (08%) Lý do tham gia lễ hội 202 8. Theo ông/bà lễ hội Phủ Dầy có tạo ra công ăn việc làm cho người dân trong vùng hay không? a. Có: (90%) b. Không: (09%) c. Khác: (01%) Lễ hội có tạo ra công ăn việc làm cho người dân không 9. Gia đình ông/bà có tham gia vào các hoạt động dịch vụ quanh lễ hội Phủ Dầy không? a. Có: (58%) => cụ thể kinh doanh: Mời xem túi phiếu số 3 b. Không: (42%) Có tham gia vào các hoạt động dịch vụ lễ hội không 203 10. Gia đình ông/bà có bao nhiêu thành viên tham gia vào hoạt động dịch vụ lễ hội ở Phủ Dầy? a. Không có: (34 %) b. Chỉ duy nhất 1 người: (24%) c. Từ 2 người trở lên: (42%) Thành viên tham gia lễ hội 11. Lễ hội Phủ Dầy tạo ra nguồn thu tài chính cho người dân trong vùng, theo ông/bà nguồn thu ấy ở mức độ: a. Thu nhập thấp (1 - 3 tr/tháng): (58%) b. Thu nhập trung bình (từ 4 đến 6 tr/tháng): (17%) c. Thu nhập cao (từ 7 đến 10 tr/tháng): (03%) d. Thu nhập rất cao (trên 10 tr/tháng): (22%) Thu nhập từ lễ hội 204 12. Theo ông/bà, các nhân tố sau đây, tác động như thế nào tới vai trò của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ ở Phủ Dầy? Không tác động Ít tác động Tác động Rất tác động Nhân tố lịch sử (quan niệm của mỗi thời kỳ lịch sử) (06%) (23%) (33%) (36%) Nhân tố tôn giáo - tín ngưỡng (08%) (18%) (26%) (46%) Nhân tố chính trị (39%) (28%) (18%) (15%) Nhân tố kinh tế (06%) (26%) (43%) (24%) Nhân tố cư dân trong cộng đồng (21%) (22%) (24%) (32%) Nhân tố tác động đến vai trò lễ hội 13. Theo ông/bà, các nhân tố cư dân trong cộng đồng sau đây, tác động tích cực như thế nào tới vai trò của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ ở Phủ Dầy? Không tác động Ít tác động Tác động Rất tác động Nhân tố nhóm cư dân trong cộng đồng địa phương trực tiếp tham gia lễ hội (tham gia phần lễ hội) (6%) (19%) (40%) (33%) Nhân tố nhóm cư dân trong cộng đồng địa phương gián tiếp tham gia lễ hội (tham gia hoạt động dịch vụ) (08%) (17%) (28%) (46%) Nhân tố nhóm cư dân là khách thập phương (12%) (11%) (26%) (50%) 205 Nhân tố cư dân tác động tích cực đến lễ hội 14. Theo ông/bà, các nhân tố cư dân trong cộng đồng sau đây, tác động tiêu cực như thế nào tới vai trò của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ ở Phủ Dầy? Không tác động Ít tác động Tác động Rất tác động Nhân tố nhóm cư dân địa phương trực tiếp tham gia lễ hội (61%) (18%) (08%) (11%) Nhân tố nhóm cư dân địa phương gián tiếp tham gia lễ hội (47%) (33%) (09%) (11%) Nhân tố nhóm cư dân là khách thập phương (36%) (36%) (15%) (11%) Nhóm cư dân tác động tiêu cực 206 15. Theo ông/bà, các giá trị của lễ hội tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ tác động như thế nào tới đời sống cộng đồng địa phương? Không tác động Ít tác động Tác động Rất tác động Giá trị tín ngưỡng tâm linh (06%) (17%) (39%) (37%) Giá trị giáo dục truyền thống lịch sử (07%) (13%) (36%) (42%) Giá trị thẩm mỹ nghệ thuật (18%) (30%) (31%) (21%) Giá trị kinh tế xã hội (05%) (15%) (44%) (35%) Giá trị giải trí và giá trị văn hóa du lịch (3%) (11%) (35%) (51%) Giá trị của lễ hội tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ tác động như thế nào tới đời sống cộng đồng địa phương 207 16. Ông/bà hãy đánh giá về vai trò của lễ hội Phủ Dầy trong đời sống xã hội hiện nay Vai trò của lễ hội phủ Giầy Không quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Giáo dục văn hóa truyền thống 06% 36% 57% Củng cố niềm tin đối với các vị Thánh, Thần 08% 29% 62% Định hướng tâm linh cộng đồng 08% 49% 53% Cố kết tình cảm cộng đồng 10% 50% 40% Phát triển kinh tế gia đình 19% 40% 40% Đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của cộng đồng 38% 33% 28% Vai trò của lễ hội Phủ Dầy trong đời sống xã hội hiện nay 17. Theo ông/bà, lễ hội Phủ Dầy có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế của các hộ gia đình? 18. Theo ông/bà, lễ hội Phủ Dầy hiện nay có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống văn hóa cộng đồng? 208 19. Theo ông/bà, lễ hội Phủ Dầy có ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và cộng đồng không? a) Có: (4%) b) Không: (96%) Nếu có, thì nó ảnh hưởng tiêu cực như thế nào?................................................................. .. .. Lễ hội Phủ Dầy có ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và cộng đồng không 20. Theo ông/bà, lễ hội Phủ Dầy góp phần giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ ngày nay như thế nào? 21. Ông/bà đánh giá như thế nào về tình hình lễ hội hiện nay, bằng cách trả lời các câu hỏi sau: + Việc tổ chức lễ hội có tốt không? a. Tốt: (73%) b. Khá tốt: (19%) c. Trung bình: (5%) d. Không tốt: (3%) 209 Việc tổ chức lễ hội có tốt không + Các hoạt động thờ cúng tín ngưỡng có bị cản trở không? a. Có; 0 b. Không: (100%) + Ông/bà có hài lòng với môi trường cảnh quan của lễ hội không? a. Rất hài lòng: (85%) b. Hài lòng: (15%) c. Không hài lòng: 0 Có hài lòng với môi trường cảnh quan của lễ hội không 210 + Ông bà có hài lòng về các thùng đựng tiền công đức ở đây không? a. Rất hài lòng: (91%) b. Hài lòng: (9%) c. Không hài lòng: 0 Có hài lòng về các thùng đựng tiền công đức ở đây không + Ông/bà có hài lòng về hệ thống dịch vụ giải trí ở đây không? a. Rất hài lòng: (58%) b. Hài lòng: (42%) c. Không hài lòng: 0 Có hài lòng về hệ thống dịch vụ giải trí ở đây không 211 + Ông/bà có hài lòng về dịch vụ ăn uống ở đây không? a. Rất hài lòng: (81%) b. Hài lòng: (19%) c. Không hài lòng: 0 Có hài lòng về dịch vụ ăn uống ở đây không + Ông/bà có hài lòng về nơi thờ tự ở đây không? a. Rất hài lòng: (100%) b. Hài lòng: 0 c. Không hài lòng: 0 + Ông/bà có hài lòng về vệ sinh môi trường ở đây không? a. Rất hài lòng: (77%) b. Hài lòng: (18%) c. Không hài lòng: (5%) Có hài lòng về vệ sinh môi trường ở đây không 212 4.2. Số liệu và biểu đồ thống kê từ bảng hỏi các em học sinh tại địa phương KẾT QUẢ XỬ LÝ PHIẾU KHẢO SÁT VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA LỄ HỘI PHỦ DẦY ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG (Dành cho học sinh tại địa phương) Thời gian thống kê: tháng 4 năm 2016 Địa điểm khảo sát: Trường Trung học cơ sở xã Kim Thái huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định Lưu ý: Số liệu được biểu đạt dưới dạng X (Y%) Trong đó: X là số liệu tuyệt đối (Đơn vị: Lượt ý kiến); Y là số liệu tương đối (đơn vị: %) 1. Tổng quan về mẫu khảo sát Phiếu khảo sát được tiến hành trên mẫu nghiên cứu là 100 em học sinh hiện đang học lớp 9 tại trường Trung học cơ sở xã Kim Thái. Cụ thể cơ cấu thành phần mẫu khảo sát như sau: Nam Nữ Giới tính (57%) (43%) 213 2. Kết quả chi tiết 1. Bạn đã từng tham gia lễ hội Phủ Dầy chưa? a. Có: (72%) b. Không: (28%) 2. Bạn có biết lễ hội Phủ Dầy diễn ra vào thời gian nào trong năm không? a. có: (84%) b. không: (16%) 3. Bạn đã từng tham gia lễ hội Phủ Dầy với vai trò (có thể chọn nhiều phương án, nếu đảm nhận nhiều công việc): a. Thành viên đội rước kiệu: (09%) b. Thành viên đội kéo chữ: (02%) c. Thành viên đội văn nghệ: (02%) d. Thành viên đội an ninh, trật tự: (04%) e. Thành viên cung cấp dịch vụ: (08%) f. Thành viên trong ban khánh tiết: 0 g. Các vai trò khác (ghi rõ): (82%) (cụ thể mời xem túi phiếu 02) 214 4. Gia đình bạn có tham gia các hoạt động dịch vụ trong thời gian diễn ra lễ hội Phủ Dầy không? a. Có => (20%) (cụ thể mời xem túi phiếu số 2) b. Không: (80%) 5. Bạn có tham gia phụ giúp việc bán hàng cho bố mẹ không? c. Có: (28%) b. Không: (72%) 215 6. Khi tham gia các hoạt động của lễ hội, có ảnh hưởng đến công việc học tập không? a. Có: (18%) b. Không: (82%) c. Ý kiến khác: 0 7. Khi tham gia các hoạt động trong lễ hội Phủ Dầy, bạn thấy: a. Làm mất thời gian học bài ở nhà: (08%) b. Làm mất thời gian học tập ở lớp (phải nghỉ học, đến muộn - về sớm): (06%) c. Học hành không tập trung: (17%) d. Không ảnh hưởng thời gian học bài ở nhà: (45%) e. Không ảnh hưởng đến việc học tập trên lớp: (23%) f. Rất thỏa mái, vui vẻ: (42%) g. Không thỏa mái, vui vẻ: (05%) h. Lý do khác (ghi rõ): 0 216 8. Theo bạn, lễ hội Phủ Dầy đã tác động tới bản thân mình như thế nào ? Tác động Nội dung Tích cực Tiêu cực Không tác động Tác động tới công việc học tập (09%) (14%) (77%) Tác động tới sức khỏe của bản thân em (12%) (12%) (76%) Tác động tới các mối quan hệ trong gia đình em (quan tâm chăm sóc, giúp đỡ công việc) (22%) (01%) (77%) Tác động tới mối quan hệ giữa em với bạn bè (28%) (01%) (71%) Tác động tới hoạt động kinh tế của gia đình em (tài chính, kinh doanh, sản xuất) (27%) (02%) (71%) Tác động tới các sinh hoạt khác của gia đình (ăn uống, tắm giặt, nghỉ ngơi,) (04%) (04%) (92%) Tác động tới hoạt động vui chơi của em (36%) (08%) (56%) 217 9. Lý do bạn tham gia lễ hội Phủ Dầy? (Có thể chọn nhiều phương án) a) Thánh phù hộ, độ trì cho công việc học tập: (23%) b) Tưởng nhớ đến Đức Mẫu Liễu: (37%) c) Theo phong tục địa phương: (24%) d) Theo truyền thống gia đình: (07%) e) Tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc: (50%) f) Để được Thánh Mẫu phù hộ: (11%) g) Sợ bị Thánh Mẫu quở phạt: (01%) h) Theo phong trào: (18%) i) Vì cho rằng “có thờ có thiêng có kiêng có lành”: (02%) j) Lý do khác: (20%) 218 4.3. Số liệu và biểu đồ thống kê từ bảng hỏi du khách thập phương KẾT QUẢ XỬ LÝ PHIẾU KHẢO SÁT VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA LỄ HỘI PHỦ DẦY ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG (Dành cho du khách thập phương) Thời gian: tháng 4 năm 2016 Địa điểm khảo sát: Quần thể di tích Phủ Dầy- xã Kim Thái- huyện Vụ Bản- tỉnh Nam Định Lưu ý: Số liệu được biểu đạt dưới dạng X (Y%) Trong đó: X là số liệu tuyệt đối (Đơn vị: Lượt ý kiến); Y là số liệu tương đối (đơn vị: %) Do đối tượng nghiên cứu là người dân và kết quả nghiên cứu là các lượt phỏng vấn nên các giá trị % được lấy tương đối làm tròn về số tự nhiên. 1. Tổng quan về mẫu khảo sát Phiếu khảo sát được tiến hành trên mẫu nghiên cứu là 200 du khách thập phương ngẫu nhiên tại quần thể di tích Phủ Dầy xã Kim Thái huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định Cụ thể cơ cấu thành phần mẫu khảo sát như sau: Nam Nữ Giới tính (56%) (44%) Dưới 35 tuổi 35- 50 tuổi Trên 50 tuổi Độ tuổi (30%) (46%) (23%) Nông dân NV nhà nước (cả về hưu) Kinh doanh Lao động tự do Nghề nghiệp (23%) (21%) (20%) (35%) Nam Định Hà Nam- Ninh Bình- Thái Bình Thanh Hóa- Nghệ An Các tỉnh khác Địa chỉ (23%) (23%) (01%) (52%) Lưu ý: Các tỉnh khác chủ yếu bao gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang. 219 220 2. Kết quả chi tiết 1. Ông bà có thường xuyên đến tham gia lễ hội Phủ Dầy không? a. Đây là lần đầu tiên: (21%) b. Thỉnh thoảng (đã từng đến): (18%) c. Thường xuyên (hằng năm); (60%) 221 2. Ông bà thường đến Phủ Dầy vào thời điểm nào trong năm (có thể chọn nhiều phương án) a. Khai xuân đầu năm: (98%) b. Lễ tạ cuối năm: (05%) c. Ý kiến khác: (01%) 3. Ông bà tham gia lễ hội Phủ Dầy với mục đích (có thể chọn nhiều phương án) a. Tham quan lễ hội: (36%) b. Cầu bình an cho người thân: (85%) c. Cầu tài lộc: (68%) d. Cầu công danh: (66%) e. Cầu tai qua nạn khỏi: (50%) f. Cầu khỏi bệnh tật: (48%) g. Giao lưu bạn bè, tăng tình đoàn kết: (16%) h. Những nhu cầu khác: (03%) 222 4. Sau khi tham gia lễ hội Phủ Dầy, ông bà thấy những lời cầu cúng của mình: a. Không linh nghiệm: (03%) b. Ít linh nghiệm: (15%) c. Linh nghiệm: (26%) d. Rất linh nghiệm: (56%) 5. Ông bà có tham gia sinh hoạt lên đồng trong lễ hội Phủ Dầy không? a. có: (20%) b. không: (80%) Lưu ý: Câu này nhiều người trả lời là không tham gia lên đồng nhưng câu sau lại đánh dấu vào vị trí khách tham dự (mẫu khảo sát chưa hiểu rõ câu hỏi) 223 6. Nếu có, ông bà tham gia sinh hoạt lên đồng với tư cách là: a. Ông đồng, bà đồng: (01%) b. Người hầu dâng: (02%) c. Con nhang, đệ tử: (07%) d. Khách tham dự: (82%) 7. Theo ông/bà, lễ hội Phủ Dầy đã có ảnh hưởng/tác động tích cực đến các mặt đời sống như thế nào? (có thể chọn nhiều nhiều phương án, theo các mức độ) Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp (70%) (17%) (08%) (04%) Ảnh hưởng đến công việc học tập (54%) (32%) (12%) (02%) Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh (22%) (23%) (36%) (18%) Ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình, xã hội (35%) (19%) (30%) (15%) Ảnh hưởng đến sức khỏe (36%) (24%) (20%) (20%) Các ảnh hưởng khác.. (04%) 224 8. Theo ông/bà, lễ hội Phủ Dầy đã có ảnh hưởng/tác động tiêu cực đến các mặt đời sống như thế nào? (có thể chọn nhiều nhiều phương án, theo các mức độ) Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp (74%) (18%) (05%) (03%) Ảnh hưởng đến công việc học tập (60%) (25%) (10%) (05%) Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh (45%) (24%) (15%) (16%) Ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình, xã hội (53%) (20%) (12%) (15%) Ảnh hưởng đến sức khỏe (49%) (18%) (16%) (16%) Các ảnh hưởng khác..(01%) 225 9. Lý do ông/bà tham gia vào các hoạt động của lễ hội Phủ Dầy? (Ông bà có thể chọn một đến nhiều phương án trả lời, bằng cách khoanh tròn) a) Tin rằng Mẫu hiển linh cứu nhân độ thế: (59%) b) Tưởng nhớ đến Đức Mẫu Liễu: (57%) c) Theo phong tục địa phương: (42%) d) Theo truyền thống gia đình: (16%) e) Giáo dục con cháu về văn hóa dân tộc: (24%) f) Để được Thánh Mẫu phù hộ, độ trì: (34%) g) Sợ bị Thánh Mẫu quở phạt: (13%) h) Theo phong trào: (04%) i) Vì cho rằng “có thờ có thiêng có kiêng có lành”: (69%) j) Để cầu mong cho cá nhân và gia đình: (86%) k) Để giải trí: (29%) l) Đi do bạn bè rủ: (40%) m) Do cơ quan tổ chức: (18%) s) Để tìm hiểu phong tục tập quán: (10%) 10. Theo ông/bà, các nhân tố sau đây, tác động như thế nào tới vai trò của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ ở Phủ Dầy? Không tác động Ít tác động Tác động Rất tác động Nhân tố lịch sử (quan niệm của mỗi thời kỳ lịch sử) (14%) (14%) (25%) (46%) Nhân tố tôn giáo - tín ngưỡng (09%) (16%) (23%) (52%) Nhân tố chính trị (36%) (30%) (24%) (10%) Nhân tố kinh tế (15%) (17%) (42%) (25%) Nhân tố cư dân trong cộng đồng (18%) (20%) (28%) (33%) 226 11. Theo ông/bà, các nhân tố cư dân trong cộng đồng sau đây, tác động tích cực như thế nào tới vai trò của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ ở Phủ Dầy? Không tác động Ít tác động Tác động Rất tác động Nhân tố nhóm cư dân trong cộng đồng địa phương trực tiếp tham gia lễ hội (tham gia phần lễ hội) (15%) (20%) (37%) (27%) Nhân tố nhóm cư dân trong cộng đồng địa phương gián tiếp tham gia lễ hội (tham gia hoạt động dịch vụ) (15%) (21%) (31%) (32%) Nhân tố nhóm cư dân là khách thập phương (22%) (17%) (28%) (32%) 227 12. Theo ông/bà, các nhân tố cư dân trong cộng đồng sau đây, tác động tiêu cực như thế nào tới vai trò của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ ở Phủ Dầy? Không tác động Ít tác động Tác động Rất tác động Nhân tố nhóm cư dân địa phương trực tiếp tham gia lễ hội (52%) (21%) (10%) (16%) Nhân tố nhóm cư dân địa phương gián tiếp tham gia lễ hội (50%) (23%) (17%) (10%) Nhân tố nhóm cư dân là khách thập phương (46%) (27%) (10%) (16%) 13. Theo ông/bà, các giá trị của lễ hội tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ tác động như thế nào tới đời sống cộng đồng địa phương? Không tác động Ít tác động Tác động Rất tác động Giá trị tín ngưỡng tâm linh (10%) (14%) (33%) (42%) Giá trị giáo dục truyền thống lịch sử (10%) (11%) (28%) (50%) Giá trị thẩm mỹ nghệ thuật (15%) (32%) (33%) (20%) Giá trị kinh tế xã hội (10%) (13%) (38%) (38%) Giá trị giải trí và giá trị du lịch văn hóa (7%) (19%) (36%) (39%) 228 14. Ông/bà hãy đánh giá về vai trò của lễ hội Phủ Dầy trong đời sống xã hội hiện nay Vai trò của lễ hội phủ Giầy Không quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Giáo dục văn hóa truyền thống 06% 33% 60% Củng cố niềm tin đối với các vị Thánh, Thần 06% 37% 56% Định hướng tâm linh cộng đồng 12% 53% 34% Cố kết tình cảm cộng đồng 10% 56% 33% Phát triển kinh tế gia đình 25% 42% 32% Đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của cộng đồng 29% 38% 32% 229 15. Theo ông/bà, lễ hội Phủ Dầy có ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và cộng đồng không? a) Có: 10% b) Không: 90% Nếu có, thì nó ảnh hưởng tiêu cực như thế nào?....Chi tiết mời xem túi phiếu 04. 16. Ông/bà đánh giá như thế nào về tình hình lễ hội hiện nay, bằng cách trả lời các câu hỏi sau: + Việc tổ chức lễ hội có tốt không? a. Tốt: (15%) b. Khá tốt: (37%) c. Trung bình: (21%) d. Không tốt: (27%) 230 + Các hoạt động thờ cúng tín ngưỡng có bị cản trở không? a. Có: 0 b. Không: (100%) + Ông/bà có hài lòng với môi trường cảnh quan của lễ hội không? a. Rất hài lòng: (31%) b. Hài lòng: (48%) c. Không hài lòng: (21%) + Ông bà có hài lòng về các thùng đựng tiền công đức ở đây không? a. Rất hài lòng: (37%) b. Hài lòng: (60%) c. Không hài lòng: (3%) 231 + Ông/bà có hài lòng về hệ thống dịch vụ giải trí ở đây không? a. Rất hài lòng: (11%) b. Hài lòng: (33%) c. Không hài lòng: (55%) + Ông/bà có hài lòng về dịch vụ ăn uống ở đây không? a. Rất hài lòng: (17%) b. Hài lòng: (47%) c. Không hài lòng: (36%) 232 + Ông/bà có hài lòng về nơi thờ tự ở đây không? a. Rất hài lòng: (82%) b. Hài lòng: (15%) c. Không hài lòng: (3%) + Ông/bà có hài lòng về vệ sinh môi trường ở đây không? a. Rất hài lòng: (12%) b. Hài lòng: (70%) c. Không hài lòng: (18%)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_le_hoi_phu_day_trong_doi_song_van_hoa_cong_dong_hien.pdf
  • pdfTom tat _Nguyen Duy Hung - Anh.pdf
  • pdfTrang thong tin Viet-Anh (Nguyen Duy Hung).pdf
  • pdfTT _T.Viet_ _ Duy Hung.pdf
Tài liệu liên quan