Luận án Nghiên cứu các bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam vận động viên Vovinam tỉnh Đồng Nai

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ›&š TRẦN THỊ KIM HƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO NĂNG LỰC CHÚ Ý CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN VOVINAM TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ›&š TRẦN THỊ KIM HƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO NĂNG LỰC CHÚ Ý CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN

doc245 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu các bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam vận động viên Vovinam tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VOVINAM TỈNH ĐỒNG NAI Ngành: Giáo dục học Mã số : 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ huớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Hồng Quang TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh Thành phố Hồ Chí Minh - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT THƯỜNG DÙNG TRONG LUẬN ÁN ATP Adenosine Triphosphate Bản tin KHKT TDTT Bản tin khoa học kỹ thuật thể dục thể thao BT Bài tập CLB Câu lạc bộ CY Chú ý CYC Chú ý chung CYCM Chú ý chuyên môn CYTH Chú ý tổng hợp DCCY Di chuyển chú ý ĐRCY Độ rộng chú ý KLCY Khối lượng chú ý GS Giáo sư HCV Huy chương vàng HCB Huy chương bạc HCĐ Huy chương đồng HLV Huấn luyện viên NCKH Nghiên cứu khoa học Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư PPCY Phân phối chú ý PXĐ Phản xạ đơn PXP Phản xạ phức TDTT Tư duy thao tác TD-TT Thể dục thể thao TNHTKN Trắc nghiệm hình thành khái niệm TNTT Trí nhớ thao tác TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TS Tiến sĩ TTCY Tập trung chú ý VĐV Vận động viên DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG TÊN BẢNG TRANG 1.1. Bảng phân chia các giai đoạn huấn luyện (theo Kuk Hyun Chung, Kyung Myung Lee - 1996) Sau 40 3.1. Tổng hợp các test đánh giá chú ý của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai. 71 3.2. Thành phần khách thể 2 lần phỏng vấn 72 3.3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá năng lực chú ý của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai Sau 72 3.4. Các test được chọn sau phỏng vấn 73 3.5. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của các test chú ý chuyên môn 74 3.6. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của các test chú ý chung 75 3.7. Kết quả kiểm tra tính thông báo của các test chú ý chuyên môn 76 3.8. Kết quả kiểm tra tính thông báo của các test chú ý chung 77 3.9. Thực trạng năng lực chú ý chung 78 3.10. Thực trạng năng lực chú ý chuyên môn 79 3.11. Bảng điểm các test đánh giá năng lực chú ý chung của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai Sau 79 3.12. Bảng điểm các test đánh giá năng lực chú ý chuyên môn của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai Sau 79 3.13. Bảng tính chỉ tiêu W (Shapyro – Winki) của Test chú ý chung 80 3.14. Bảng tính chỉ tiêu W (Shapyro – Winki) của Test chuyên môn. 81 3.15. Đánh giá sự phù hợp với phân bố chuẩn của các chỉ tiêu kiểm tra đối với nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 82 3.16. Bảng phân loại đánh giá năng lực chú ý của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 83 3.17. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai Sau 90 3.18. So sánh năng lực chú ý chung sau 6 tháng 100 3.19. So sánh năng lực chú ý chuyên môn sau 6 tháng. 104 3.20. So sánh năng lực chú ý chung sau 1 năm. 108 3.21. So sánh năng lực chú ý chuyên môn sau 1 năm 111 3.22. Tương quan giữa kết quả thực hiện test chú ý chung và test chú ý chuyên môn lần kiểm tra sau 1 năm 121 3.23. Đánh giá độ tăng trưởng các test chú ý chung sau 1 năm thực nghiệm 123 3.24. Đánh giá độ tăng trưởng các test chú ý chuyên môn sau 1 năm thực nghiệm 124 3.25. Thành tích thi đấu và kết quả tổng hợp điểm kiểm tra của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 126 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ BIỂU ĐỒ TÊN BIỂU ĐỒ TRANG 1.1. Các thuộc tính của chú ý 26 3.1. Thành phần khách thể hai lần phỏng vấn 72 3.2. Thực trạng phân loại chú ý của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 85 3.3. Tăng trưởng các năng lực chú ý chung sau lần kiểm tra I và II của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 103 3.4. Tăng trưởng các năng lực chú ý chuyên môn sau lần kiểm tra I và II của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 107 3.5. Tăng trưởng các năng lực chú ý chung sau lần kiểm tra II và III của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 110 3.6. Tăng trưởng các năng lực chú ý chuyên môn sau lần kiểm tra II và III của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 114 3.7. Tỷ lệ % xếp loại sự phát triển năng lực chú ý của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai sau 1 năm tập luyện 115 DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC TÊN PHỤ LỤC 1 Phiếu phỏng vấn test 2 Phiếu phỏng vấn bài tập 3 Kết quả kiểm tra ban đầu năng lực chú ý chuyên môn cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 4 Kết quả kiểm tra sau 7 ngày năng lực chú ý chuyên môn cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 5 Kết quả kiểm tra sau 6 tháng năng lực chú ý chuyên môn cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 6 Kết quả kiểm tra sau 01 năm năng lực chú ý chuyên môn cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 7 Bảng điểm cá nhân các test đánh giá năng lực chú ý chuyên môn ban đầu của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 8 Bảng điểm cá nhân các test đánh giá năng lực chú ý chuyên môn sau 6 tháng của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 9 Bảng điểm cá nhân các test đánh giá năng lực chú ý chuyên môn sau 1 năm của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 10 Kết quả kiểm tra ban đầu năng lực chú ý chung cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 11 Kết quả kiểm trasau 7 ngày năng lực chú ý chung cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 12 Kết quả kiểm tra sau 6 tháng năng lực chú ý chung cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 13 Kết quả kiểm tra sau 01 năm năng lực chú ý chung cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 14 Bảng điểm cá nhân các test đánh giá năng lực chú ý chung ban đầu của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 15 Bảng điểm cá nhân các test đánh giá năng lực chú ý chung sau 6 tháng của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 16 Bảng điểm cá nhân các test đánh giá năng lực chú ý chung sau 1 năm của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 17 Chương trình huấn luyện tâm lý chú ý năm 2017 cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 18 Tiến trình huấn luyện tâm lý chú ý năm 2017 cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 19 Tổng hợp kết quả điểm sau 1 năm và phân loại xếp thứ hạng 20 Các Bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 21 Biểu mẫu và cách thực hiện các test chú ý chung 22 Hệ số phụ αnk để kiểm định phân bố chuẩn theo chỉ tiêu w – Sapir – Winki 23 Giá trị chỉ tiêu – W Sapyro – Winki 24 Hình ảnh minh họa các test chuyên môn ĐẶT VẤN ĐỀ Bước sang những năm đầu của thế kỷ 21, trong xu thế phát triển ngày càng cao, cả kinh tế xã hội và chính trị, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Chỉ thị 36 CT/TW ngày 24/03/1994 đã chỉ rõ công tác thể dục thể thao (TD-TT) trong giai đoạn mới: “Mục tiêu lâu dài của công tác TD-TT là hình thành nền TD-TT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt vị trí xứng đáng trong các hoạt động TD-TT quốc tế và trước hết là khu vực Đông Nam Á”. Thực hiện chỉ thị trên, ngành TD-TT cũng có những đổi mới để nâng cao thành tích thể thao trên đấu trường quốc tế từ khu vực Châu lục đến Thế giới. Với nhiều tấm huy chương gắn liền các tên tuổi như: Trần Hiếu Ngân HCB môn Taewondo, Nguyễn Hoàng Ngân môn Karatedo, Nguyễn Thúy Hiền môn Wushu, Lý Đức – Phạm Văn Mách môn Thể hình, Nguyễn Hữu Việt môn Bơi lội, Đoàn Kiến Quốc môn Bóng bàn, Nguyễn Tiến Minh môn Cầu lông, Vũ Thị Hương - Trương Thanh Hằng môn Điền kinh Bên cạnh các môn thể thao trên Vovinam tuy sinh sau đẻ muộn trong thể thao thành tích cao cũng đã giúp cho Việt Nam giành những tấm huy chương Khu vực, Châu lục và Thế giới. Thi đấu thể thao là một dạng hoạt động đặc biệt, các môn thể thao khác nhau có nội dung, hình thức và đặc điểm thi đấu khác nhau, nhưng trong đó có một số điểm chung như: tính đối kháng, tính lâu dài, tính căng thẳng,....để dành chiến thắng trong thi đấu thể thao, con người phải luôn đối mặt với những khó khăn, những căng thẳng đến giới hạn về tinh thần và thể chất. Đồng Nai là một tỉnh miền Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển về chính trị, kinh tế, xã hội do vậy người dân Đồng Nai trong những năm gần đây cũng phát triển mạnh về các hoạt động văn hóa tinh thần, thể dục thể thao, các hình thức vui chơi lành mạnh, nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật ngày càng cao. Do vậy, hòa với xu thế chung thì ngành VHTTDL Đồng Nai cũng hòa nhập theo xu hướng đổi mới, đặc biệt về lĩnh vực TD-TT tỉnh Đồng Nai cũng đã gặt hái được những thành công tại các giải thi đấu quốc gia, khu vục, châu lục: Cầu mây, Karate, Điền kinh, Thể dục thể hình, và Vovinam với 2 HCV Thế giới hạng cân <75kg nam. Nghiên cứu tâm lý trên đối tượng các vận động viên các môn Võ ở nước ta khá mới mẻ, một vài nghiên cứu chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu một số phẩm chất tâm lý của các vận động viên như: trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu ở VĐV Karatedo của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (2001). Phẩm chất ý chí của vận động viên Karatedo Trẻ của Nguyễn Nam Hải (2017). Điều quan trọng là chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về năng lực chú ý của vận động viên Vovinam, năng lực rất quan trọng để nâng cao thành tích tập luyện và thi đấu. Hướng nghiên cứu năng lực chú ý là một trong những vấn đề cấp bách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong thi đấu đối với vận động viên Vovinam - Việt Võ Đạo của tỉnh Đồng Nai. Trong thi đấu thể thao các môn Võ thuật nói chung và Vovinam nói riêng có tính chất đối kháng trực tiếp, động tác của VĐV rất đa dạng, phong phú, yêu cầu xử lý tình huống đột ngột trong khoảng thời gian ngắn, việc phát triển Năng lực chú ý cho VĐV rất cần thiết và phải áp dụng thường xuyên trong giáo án tập luyện, đặc biệt thể hiện trong các động tác kỹ chiến thuật chuyên môn để đạt được hiệu quả cao nhất. Bản thân từng là VĐV và hiện nay là HLV của tỉnh, nhận thức được vai trò ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc phát triển môn Vovinam của tỉnh nhà với mong muốn góp phần xây dựng hệ thống test, bài tập ứng dụng dụng nâng cao năng lực chú ý góp phần cải thiện thành tích thi đấu cho các VĐV Vovinam nói riêng và võ thuật nói chung. Trong những năm gần đây, lĩnh vực thể dục thể thao trong nước cũng có các công trình nghiên cứu về năng lực chú ý tác giả Trần Hồng Quang (2011) trên khách thể VĐV bóng bàn nam, trên khách thể Vovinam bậc tiến sĩ chỉ có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Tuấn (2002) với đề tài “Nghiên cứu hiệu quả phát triển các tố chất thể lực ở người tập Vovinam - Việt Võ Đạo lứa tuổi 14 và 17”. Đó là lý do chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam vận động viên Vovinam tỉnh Đồng Nai”. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở xác định các test và đánh giá thực trạng năng lực chú ý của nam VĐV Vovinam, luận án lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao năng lực chú ý cho khách thể nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả huấn luyện cùng thành tích thi đấu cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Xác định các test và đánh giá thực trạng năng lực chú ý đối với nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu 2: Nghiên cứu các bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả của các bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai đã được ứng dụng thực nghiệm. Giả thuyết khoa học của đề tài Các bài tập được nghiên cứu, sau khi thực nghiệm sẽ có tác động ảnh hưởng tới việc nâng cao năng lực chú ý của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai; năng lực chú ý sẽ được hình thành và phát triển tốt hơn, tạo điều kiện nâng cao thành tích thi đấu thông qua các bài tập tâm lý và những bài tập kỹ chiến thuật chuyên môn có định hướng phát triển về mặt chú ý. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đặc điểm hoạt động đặc trưng của VĐV Võ Vovinam: 1.1.1. Đặc điểm chuyên môn của Vovinam    Vovinam được cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập và được công nhận chính thức năm 1938. Dựa trên nền tảng võ và vật dân tộc, đồng thời nghiên cứu tinh hoa của các  môn võ khác trên thế giới để dung nạp, sử dụng và hóa giải, nhất là cải tiến nền tảng kỹ thuật của mình theo nguyên lý Cương - Nhu phối triển, hệ thống kỹ thuật (đòn thế, bài bản) của  môn phái Vovinam khá phong phú, đa dạng và mang một số nét đặc trưng. [1], [61],[72] 1.1.1.1. Tính thực dụng  “Đây là đặc trưng nổi bật nhất của Vovinam. Thay vì phải mất một thời gian luyện tấn, đi quyền rồi mới học phân thế; võ sinh Vovinam được Huấn luyện viên hướng dẫn ngay các thế khóa gỡ (khi bị nắm tóc, nắm áo, nắm tay, bóp cổ, ôm ngang), phản đòn căn bản (khi bị đấm, đá, đạp) song song với những kỹ thuật gạt, đấm, đá, chém, té ngã ngay từ các buổi tập đầu tiên. Đây là tư duy khá mới mẽ của cố võ sư Nguyễn Lộc vào những năm cuối thập kỷ 30, nhằm giúp võ sinh có thể tự vệ hữu hiệu được ngay. Tính thực dụng đó không những phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ mà càng hợp lý và có giá trị đối với thời đại ngày nay, vì võ sinh không chỉ tập trung thời gian cho việc luyện võ mà còn có nhiều nhu cầu và nhiệm vụ thiết yếu như: học hỏi thêm một số lãnh vực khác (văn hóa, nghiệp vụ)  cũng như  giải trí, làm việc để mưu sinh”. [61 trang 8] 1.1.1.2. Tính liên hoàn Đặc trưng tiếp theo là tính liên hoàn. “Một đòn thế Vovinam tung ra luôn luôn phải có tối thiểu 3 động tác. Thí dụ: muốn phản đòn đấm thẳng tay phải của đối phương, võ sinh sẽ bước chân trái sang bên trái cùng lúc dùng tay phải gạt tay đấm đối phương để tránh né; sau đó phản công bằng cách dùng tay trái chém vào mắt hay mặt và kết thúc bằng cú đấm thấp tay phải vào bụng đối phương; hoặc thế chiến lược (liên hoàn tấn công) số 1 bao gồm cú chém úp bàn tay vào mắt hoặc mặt, bồi thêm cú đấm thấp tay phải vào bụng và tiến chân phải lên  dùng chỏ phải đánh vào thái dương của đối phương. Nói chung , có thể đó là những động tác liên hoàn bằng tay (chém, xỉa, đấm, bật, chỏ), hay bằng chân (đá, đạp, quét, cài, móc), hoặc đòn tay đi kèm với đòn chân (chém quét, triệt ngã). Lối ra đòn này nhằm chiếm thế thượng phong khi tự vệ và chiến đấu, phù hợp với thể tạng gọn gàng và nhanh lẹ của người Việt Nam, đồng thời cũng là biện pháp đề phòng trường hợp 1 hoặc 2  đòn ban đầu đánh chưa trúng đích”. [61 trang 9] 1.1.1.3. Nguyên lý cương nhu phối triển Hệ thống kỹ thuật Vovinam còn tuân thủ nguyên lý Cương - Nhu phối triển. Lúc bị tấn công, võ sinh thường né tránh (nhu), rồi mới phản công (cương). Bên cạnh đó, Vovinam cũng có nhiều kỹ thuật tấn công nhưng vẫn đảm bảo nguyên lý này; chẳng hạn như khi tung một cú đá tấn công hoặc phản công (cương) vào thân thể đối, võ sinh phải dùng tay che mặt và bảo vệ hạ bộ để thủ (nhu). Ngay trong phương pháp luyện tập té ngã (không nguy hiểm, không đau), võ sinh phải lên gân và co tròn thân người lại (cương), sau đó lăn tròn thân người lúc ngã xuống (nhu) để hóa giải lực tấn công của đối phương và sức rơi của trọng lượng cơ thể. Nhờ vậy, võ sinh Vovinam tập luyện đòn thế và té ngã trên sàn gạch bình thường như trên thảm. [1] Nói khác đi, hệ thống kỹ thuật Vovinam bao gồm những thế nhu nhuyễn, các đòn cương mãnh và ngay trong bản thân từng đòn thế cũng chứa đựng sự kết hợp giữa cương - nhu, giống như sự giao hòa giữa âm - dương trong thiên nhiên và xã hội. Cương Nhu phối triển không đơn thuần là sự bao hàm cả 2 tính cương và nhu mà nó linh động, biến hóa. Có lúc cương nhiều, nhu ít; có khi cương ít nhu nhiều; có lúc nửa cương nửa nhu, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể. Nguyên lý này còn thể hiện trong đời sống tinh thần và cách hành xử của võ sinh Vovinam vì:”Cương tượng trưng sự hào hùng, ý chí sắt thép, lòng cương quyết và đức dũng của con nhà võ. Nhu biểu tượng tính nhu hòa, điềm đạm và lòng Nhân của người võ sĩ. Có cương mà thiếu nhu sẽ không biến hóa, linh hoạt theo từng hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, có nhu nhưng thiếu cương sẽ không phát huy được hiệu quả tối đa” [61].   1.1.1.4. Vận dụng các nguyên lý khoa học Cũng như các võ phái khác, kỹ thuật Vovinam vận dụng các nguyên lý khoa học vào võ thuật như: lực ly tâm (các thế xoay người, gạt, đỡ, đấm đá, đánh chỏtheo hình vòng cung hoặc vòng tròn); lực đòn bẫy (các thế bẻ, khóa, gày, móc, chặn), lực xoáy (các thế đấm thẳng), lực co gấp và sức bật (các đòn quăng, quật, vật, nhảy), v.v hầu giúp võ sinh ít hao tốn sức lực khi thi triển đòn thế mà vẫn đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, các đòn chém quét, chém triệt, chỏ triệt (lực tay và chân đánh cùng lúc nhưng nghịch chiều), triệt ngã (lực tay và lực chân đánh cùng lúc và cùng chiều) cùng các thế quặp cổ (bất ngờ tung ra khi đối phương bất cẩn, lảo đảo) trong hệ thống đòn chân cơ bản được sử dụng để đánh ngã đối phương cũng là một đặc trưng kỹ thuật quan trọng của Vovinam. [38]   1.1.1.5. Nguyên tắc “một phát triển thành ba” “Một điểm đáng chú ý khác  là các bài đơn luyện (quyền tay không, quyền có binh khí), song luyện (2 võ sinh thực hiện liên tục một số đòn thế tay không hoặc có vũ khí theo quy ước), đa luyện (3-4 võ sinh thực hiện liên tục một số đòn thế tay không hoặc có vũ khí theo quy ước) chính là sự kết nối hợp lý các khóa gỡ, các thế phản đòn căn bảnđể tạo điều kiện thuận lợi cho võ sinh ôn luyện.Đây chính là nguyên tắc” một phát triển thành ba”trong hệ thống kỹ thuật của bộ môn” [15 trang 23] Hơn một thập kỷ qua, Vovinam lại có thêm một số bài Nhu khí công quyền dành cho tất cả võ sinh và các bài Liên hoàn đối luyện dành cho người có tuổi bao gồm những động tác nhẹ nhàng và không té ngã. [72] Không ngừng được bổ sung trong 40 năm qua, hệ thống đòn thế, bài bản tay không và cả vũ khí (dao, kiếm, côn, búa, mã tấu, tay thước, đao, đại đao) của Vovinam  đảm bảo những đặc trưng cơ bản ban đầu cũng như vừa mang tính truyền thống Việt Nam và vừa mang tính hiện đại. Vovinam là môn đối kháng cá nhân trực tiếp nên yêu cầu các VĐV Vovinam phải có kỹ thuật cơ bản điêu luyện để điều chỉnh chính xác nhằm phối hợp chiến thuật biến hóa, phức tạp trong tấn công và phòng thủ để giành điểm. Các kỹ thuật Vovinam chủ yếu được thực hiện bởi chân và tay (các vận động viên dùng chân để đá, tay để đấm đỡ gạt, thực hiện đòn chân tấn công quy định trong thi đấu). [1], [72] Trong hoạt động thi đấu Vovinam chủ yếu là các đòn đánh diễn ra với tốc độ rất nhanh với các kỹ thuật tay và chân luân phiên nên sức mạnh tốc độ đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vậy, có thể nói sức mạnh tốc độ là tố chất thể lực đặc thù của môn võ này và nó cho phép VĐV có đủ khả năng để thực hiện kỹ thuật, chiến thuật trong tập luyện và thi đấu. Khi sức mạnh của VĐV được cải thiện VĐV có thể thực hiện các kỹ thuật một cách hoàn thiện, hiệu quả hơn, ít bị chấn thương, thành tích thi đấu tốt hơn. [31] [62] Muốn đạt được thành tốt nhất trong quá trình huấn luyện thể thao, cần phải luôn luôn kết hợp các nhân tố cấu tạo thành trình độ vận động nhằm nâng cao lên một trình độ tương ứng mới, làm cho hiệu quả huấn luyện thu được luôn luôn có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Huấn luyện thể lực phải lấy huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật làm cơ sở, nắm chắc kỹ thuật tiên tiến là tiền đề phát huy trình độ huấn luyện thể lực.Huấn luyện thể lực và huấn luyện kỹ thuật là sự kết hợp trên hình thức biểu hiện của động tác kỹ thuật. Ngoài ra còn phải tiến hành xem xét các mặt khác như: Vận động học, đặc điểm động lực học, các chức năng sinh lý. Có như vậy mới làm cho kỹ thuật môn chuyên sâu luôn được củng cố và nâng cao, làm cho hiệu quả của sự huấn luyện thể lực thông qua sự chuyển hóa từ kỹ thuật chuyên sâu sang thành tích thể thao.[31], [61] 1.1.2. Đặc điểm hoạt động thể lực của VĐV Vovinam. Sức mạnh: “Là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp”. [75] Cơ bắp có thể sinh ra lực trong những trường hợp: - Không thay đổi độ dài cơ (chế độ tĩnh). - Giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục). - Tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ). Chế độ khắc phục và chế độ nhượng bộ hợp thành chế độ động lực. Trong các chế độ hoạt động như vậy, cơ bắp sản sinh ra các lực cơ học có trị số khác nhau, cho nên có thể xem chế độ hoạt động của cơ là cơ sở phân biệt các loại sức mạnh cơ bản. Bằng thực nghiệm và phân tích khoa học, người ta đã đi đến một số kết luận có ý nghĩa cơ bản trong phân loại sức mạnh. [75] Trị số lực sinh ra trong các động tác chậm hầu như không khác biệt với các trị số lực phát huy trong điều kiện đẳng trường. Trong chế độ nhượng bộ, khả năng sinh lực của cơ là lớn nhất, đôi khi gấp 2 lần lực phát huy trong điều kiện tĩnh. Trong các động tác nhanh, trị số lực giảm dần theo chiều tăng tốc độ. Khả năng sinh lực trong các động tác nhanh tuyệt đối (tốc độ) và khả năng sinh lực trong các động tác tĩnh tối đa (sức mạnh tĩnh) không có tương quan với nhau. Trên cơ sở đó có thể phân chia năng lực phát huy lực của con người thành các loại: sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lực trong các động tác chậm hoặc tĩnh), sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trong các động tác nhanh). Nhóm sức mạnh tốc độ lại được phân nhỏ tùy theo chế độ vận động thành sức mạnh động lực và sức mạnh hoãn xung. [44] Trong hoạt động thể thao, tố chất sức mạnh luôn có quan hệ với các tố chất thể lực khác, cụ thể là sức nhanh và sức bền. Do đó năng lực sức mạnh được phân thành ba hình thức: Năng lực sức mạnh tối đa, năng lực sức mạnh nhanh (sức mạnh – tốc độ), năng lực sức mạnh bền. Đồng thời các năng lực sức mạnh này rất có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động TD-TT, có vai trò quyết định đến thành tích của hoạt động. [33] Sức nhanh: Là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người. Nó quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động. Người ta phân biệt ba hình thức đơn giản biểu hiện sức nhanh như sau: - Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động. - Tốc độ động tác đơn (với lượng đối kháng bên ngoài nhỏ). - Tần số động tác. Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau. Đặc biệt, những chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan với tần số động tác. Những hình thức kể trên là thể hiện các năng lực tốc độ khác nhau. Sức nhanh được thể hiện trong môn Vovinam là tốc độ ra đòn, khả năng phản ứng với tình huống bất ngờ trong trận đấu, là tố chất thể lực cơ sở để VĐV có thể tiến hành các hành vi vận động: đấm, đá, tránh né đòn trong thời gian ngắn nhất với các điều kiện qui định. Trong suốt trận đấu VĐV Vovinam phải thực hiện các động tác di chuyển, đấm, đá, phòng thủ, tấn công những hoạt động này được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trong những khoảng thời gian rất ngắn. Mặt khác, đặc trưng hoạt động của các môn võ nói chung và môn Vovinam nói riêng là những tình huống xuất hiện bất ngờ, luôn thay đổi. Vì thế đòi hỏi VĐV phải có tốc độ phản ứng nhanh để nhận biết chính xác và đáp ứng kịp thời với những tình huống xuất hiện bất ngờ trong thi đấu, nhờ đó VĐV có thể tấn công, phản công hoặc phòng thủ đúng lúc, đúng chỗ. [61], [76] Sức bền: “Là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được”. [75] Tố chất sức bền ở đây chủ yếu nói lên khả năng khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể trong quá trình hoạt động thể thao. Sức bền đảm bảo cho VĐV đạt được một cường độ tốt nhất (tốc độ, dung lực, nhịp độ chơi hoặc thi đấu, sử dụng sức lực) trong thời gian vận động kéo dài của thi đấu tương ứng khả năng huấn luyện của mình. Sức bền còn đảm bảo chất lượng động tác cao và giải quyết hoàn hảo các hành vi kỹ - chiến thuật tới cuối cuộc đối đầu và khi vượt qua một khối lượng vận động lớn trong tập luyện. Do đó sức bền không những là một nhân tố xác định và ảnh hưởng lớn đến thành tích thi đấu mà còn là một nhân tố xác định khả năng chịu đựng lượng vận động của VĐV. Sức bền phát triển tốt cũng là một điều kiện quan trọng để hồi phục nhanh. Để tạo thành năng lực sức bền cần phải chú ý hai yếu tố chính của lượng vận động là huấn luyện sức bền chung và sức bền chuyên môn. [31] Sức bền chuyên môn: “Là khả năng duy trì hoạt động cao trong những bài tập chuyên môn nhất định” [75]. Huấn luyện sức bền chuyên môn phục vụ trực tiếp cho việc hình thành và thể hiện thành tích thể thao. Điều này cần phải nói tới các yêu cầu trong tập luyện và thi đấu. Những yêu cầu này trong mối tác động tổng hợp của chúng hướng vào việc hình thành các phẩm chất chuyên môn của cá nhân và các kỹ thuật thể thao tương xứng với thi đấu, các kỹ năng, kỹ xảo chiến thuật cũng như các tố chất thể lực và các cách điều khiển, thích nghi với tính chất sinh vật học tương ứng. Đặc trưng của huấn luyện sức bền chuyên môn là tất cả các chỉ số của lượng vận động gần giống hoặc có thể cao hơn các điều kiện thi đấu riêng biệt của từng môn thể thao và phù hợp với một vài nhân tố điều kiện bên ngoài. [12] Trong thi đấu Vovinam, thời gian thi đấu kéo dài 3 hiệp mỗi hiệp 2 đến 3 phút (tuỳ theo tính chất mỗi giải) nghỉ giữa hiệp 1 phút , các VĐV Vovinam phải liên tục tiếp nhận và đánh giá tình huống, tốc độ di chuyển, tốc độ ra đòn của đối phương, để đưa ra quyết định nhanh. Vì vậy, môn Vovinam đòi hỏi VĐV phải có sức bền chuyên môn cao mới có thể hoạt động liên tục với cường độ cao để duy trì được thể lực cho đến giây cuối cùng của trận đấu. Trong khi thi đấu tính hưng phấn, tính khẩn trương cũng như sự mệt mỏi luôn đồng hành và tồn tại, tổng lượng vận động rất lớn. Vì vậy chỉ có thể dựa vào sức bền mới bảo đảm được khả năng thi đấu cho VĐV. Có sức bền tốt còn đảm bảo duy trì và tăng thêm số lượng động tác thi đấu hiệu quả trong quá trình thi đấu, tạo ra hiệu quả cho VĐV Vovinam hồi phục nhanh sau những lần gắng sức chống lại những lần phòng thủ trước loạt tấn công của đối phương trong trận đấu. Ngoài ra, sức bền có mối quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực khác như sức nhanh, sức mạnh Những mối quan hệ này thể hiện khá nổi trội trong môn Vovinam bằng các tố chất như: Sức mạnh – nhanh, sức bền – tốc độ. [61] Năng lực phối hợp vận động: «Năng lực phối hợp vận động là một phức hợp các tiền đề của VĐV (cần thiết ít hoặc nhiều) để thực hiện thắng lợi một hoạt động thể thao nhất định. Năng lực này được xác định trước hết thông qua các quá trình điều khiển (các quá trình thông tin) và được vận động viên hình thành và phát triển trong tập luyện. Năng lực phối hợp vận động có quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý và năng lực khác như sức mạnh, sức nhanh và sức bền». [75] Năng lực phối hợp của VĐV được thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh chóng và có chất lượng cũng như việc hoàn thiện, củng cố và vận dụng các kỹ xảo về kỹ thuật thể thao. Tuy nhiên, giữa năng lực phối hợp vận động và kỹ xảo về kỹ thuật thể thao có điểm khác nhau cơ bản. Trong khi kỹ xảo về kỹ thuật thể thao chỉ nhằm giải quyết một nhiệm vụ vận động cụ thể thì năng lực phối hợp vận động là tiền đề cho rất nhiều hành động vận động khác.[13] Căn cứ vào đặc điểm các loại hoạt động thể thao và yêu cầu riêng của chúng về phối hợp vận động, người ta phân thành bảy loại năng lực phối hợp vận động: - Năng lực liên kết vận động: Đó là năng lực nhằm liên kết các hoạt động vận động của từng bộ phận cơ thể, các phần của động tác trong mối quan hệ với hoạt động chung của cơ thể theo mục đích hành động nhất định. Nó thể hiện sự kết hợp các yếu tố về không gian, thời gian và dùng sức trong quá trình vận động. - Năng lực định hướng: Đó là năng lực xác định, thay đổi tư thế và hoạt động của cơ thể trong không gian và thời gian. - Năng lực thăng bằng: Đó là năng lực ổn định trạng thái thăng bằng của cơ thể (thăng bằng tĩnh) hoặc duy trì và khôi phục nó trong và sau khi thực hiện động tác (thăng bằng động). - Năng lực nhịp điệu: Đó là năng lực nhận biết được sự luân chuyển các đặc tính chuyển động trong quá trình một động tác hoặc thể hiện nó trong khi thực hiện động tác. - Năng lực phản ứng: Đó là khả năng dẫn truyền nhanh chóng và thực hiện các phản ứng vận động một cách hợp lý và nhanh chóng đối với một tín hiệu (đơn giản hoặc phức tạp). - Năng lực phân biệt vận động: Đó là năng lực thực hiện động tác một cách chính xác cao và kinh tế từng hoạt động riêng lẻ, từng giai đoạn của quá trình đó. Năng lực này thể hiện qua sự phân biệt có ý thức và chính xác các thông số về thời gian, không gian và dùng sức trong biểu tượng vận động của VĐV. - Năng lực thích ứng: Đó là năng lực chuyển chương trình hành động phù hợp với hoàn cảnh mới hoặc tiếp tục thực hiện hành động đó theo phương thức khác dựa trên các cơ sở tri giác những thay đổi của hoàn cảnh hoặc dự đoán các thay đổi đó. Khả năng phối hợp vận động của VĐV trong môn Vovinam được xác định bằng khả năng nhanh chóng thực hiện những chuyển động mới hay nói cách khác, đó là khả năng điều tiết sự thay đổi vận động của cơ thể một cách nhanh chóng, chính xác trong các điều kiện thay đổi phức tạp. Trong môn Vovinam do đặc điểm hoạt động kỹ thuật động tác tương đối phức tạp nên cần sự phối hợp động tác rất cao. Một VĐV có trình độ tốt về khả năng phối hợp vận động (bên cạnh vốn kỹ xảo phong phú) có thể lĩnh hội và nắm vững các bài tập vô cùng phức tạp, cho phép lĩnh hội hợp lý hơn các bài tập thể chất, đồng thời có tác dụng tích cực đối với việc hoàn thiện kỹ thuật động tác. Mức độ hoàn thiện khả năng phối hợp trong môn Vovinam được hình thành theo các hướng khác nhau như: Hoàn thiện độ chính xác khi di chuyển tấn công và phòng thủ, độ chính xác khi ra đòn đấm, khả năng phối hợp di chuyển tấn công giữa tay – chân VĐV cần phải thực hiện nhiều lần trong các tình huống khác nhau và ở các khoảng cách, cự ly khác nhau. Giúp cho VĐV thích nghi nhanh có những phản xạ hợp lý phù hợp với hoàn cảnh và tình huống trong thi đấu. [31] [61] 1.2. Đặc điểm chung về tâm lý. 1.2.1. Khái niệm chung về phát triển tâm lý. Sự phát triển của tâm lý cũng như của bất kỳ một hiện tượng nào khác trong thiên nhiên và xã hội, mang tính chất tăng tiến và có những sự chuyển biến theo quy luật từ các hình thức cao hơn, hoàn thiện và phức tạp hơn. Có thể xem sự phát triển tâm lý về mặt phát sinh cá thể là sự phát triển xảy ra trong cuộc sống của cá nhân riêng lẻ và mặt phát sinh chủng loại là sự phát triển xảy ra trong quá trình thay đổi của các loài sinh vật khác nhau, bắt đầu từ sinh vật đơn giản nhất và kết thúc bằng con người. Không nên coi sự phát triển của tâm lý là tự lập và tuân theo các quy luật bên trong của chính các hiện tượng tâm lý. Tâm lý bao giờ củng biểu lộ trong hoạt động, do cách sinh sống của động vật và con người trong các điều kiện cụ thể của môi trường chung quanh quyết định. Ở con người, hoạt động tâm lý có những đường nét mới khác với tâm lý của động vật. Trong khi phát triển, tâm lý của con người tuân theo các quy luật cuộc sống và xã hội. Tâm lý đó có liên quan đến sự phát triển của lao động, của các hình thức sản xuất và qua...am gia nghiên cứu nghe hai loại thông tin khác nhau. Từ đó ông đưa ra mô hình cho rằng thông tin đến đi qua một bộ lọc trước khi được não xử lý ý nghĩa, bộ lọc này sẽ cắt bỏ thông tin nếu chúng không có đặc điểm thích hợp cụ thể. Vì thế người lắng nghe tai phải thì thông tin đi vào tai trái sẽ bị loại. Năm 1964 Triesman nghiên cứu về chú ý và đưa ra một thuyết xen kẽ: thông tin mang đặc điểm cụ thể không thích hợp không bị lọc bỏ mà chỉ bị bộ lọc làm cho suy yếu hay suy giảm. Thông tin trước khi đi qua bộ lọc cụ thể, làm yếu thông tin có đặc điểm sai lầm cụ thể sao cho ít được chú ý đến. Sau đó thông tin đi qua một bộ phân tích giai đoạn hai xử lý thông tin về ngữ nghĩa. - Chú ý làm duy trì, giữ trong ý thức những hình ảnh, nội dung sự vật nhất định đến khi đạt được mục đích. Kahneman (1973) cũng cho chúng ta chỉ có năng lực chú ý hạn chế. Theo Ông những gì quyết định nên dành sự chú ý - chịu ảnh hưởng của tập hợp ba yếu tố chính. Yếu tố thứ nhất là năng lực con người hiện có, liên kết mật thiết với đánh giá nhiệm vụ đang xem xét phải cần nỗ lực đến tinh thần như mức nào. Yếu tố thứ hai bao gồm sự tự do hành động kéo dài như nhân cách, thói quen hay mục đích kéo dài. Yếu tố thứ ba là dự định nhất thời, thích hợp trước mắt với kích thích, tâm trạng và bối cảnh. Ba yếu tố này phối hợp với nhau để bộ xử lý trung tâm quyết định sẽ chú ý đến điều gì. [60 trang 26] - Chú ý điều chỉnh và kiểm tra quá trình hoạt động (ngoài ra liên quan đến chú ý còn các quá trình khác như tâm thế, mong đợi, kinh nghiệm). Năm 1976 Spelke, Hirst và Neisser thấy khi thực tập (luyện tập), con người có thể hoàn hảo hơn khi chú ý hai công việc cùng một lúc và kỹ năng phân chia chú ý của chúng ta là kỹ năng có thể tập quen qua thực tập. Năm 1977 Shiffrin và Schneider không cho chú ý được phân chia đồng đều trong loại tình huống này, mà thực tập cải thiện khả năng thực hiện nhiều công việc cùng một lúc của con người liên quan đến ít nhất một trong những công việc đã tự chủ hóa - chúng trở nên quen thuộc đến mức được thực hiện tự động không cần chú ý có ý thức. James (1980) đã cho ta chỉ chú ý đến một sự việc trong một thời điểm, khi cùng lúc chú ý hai sự việc thì chỉ thành công nếu một trong hai sự việc trở thành quen thuộc đến mức “như thói quen”. [51] - Chú ý là điều kiện để hoạt động nhận thức diễn ra ở những cấp độ khác nhau, chú ý làm tăng hiệu quả hoạt động nhận thức. Rèn luyện tập trung chú ý giúp VĐV trở nên điềm tĩnh và chủ động, giúp lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng tốt hơn. Việc chuyển tập trung chú ý sang sự việc hay đối tượng khác để thực hành năng lực thích ứng từ tập trung này sang tập trung kháctập trung chú ý còn quan trọng giúp VĐV có được điều kiện tốt nhất, phát huy tốt nhất sự phối hợp linh hoạt các năng lực để đưa ra phản ứng chính xác và hiệu quả. [79] Khả năng tập trung chú ý quan trọng với tất cả các khâu của hoạt động thể dục thể thao. Trong quá trình hình thành và hoàn thiện kỹ thuật động tác, do tập trung chú ý, hưng phấn ở những trung tâm tương ứng phát triển mạnh, hoạt tính của các chức năng tâm lý tăng cường, năng lượng tập trung nên biểu tượng vận động của động tác hình thành nhanh hơn, rành mạch hơn. [63] “Nhờ tập trung mà người tập khắc phục được sự rối nhiễu của những yếu tố ngoại lai khác, cảm nhận được các cảm giác bên trong các cảm giác vận động đầy đủ hơn, chính xác hơn, nên hình thành kỹ thuật động tác nhanh hơn, hoàn thiện tốt hơn”. [86] Tập trung chú ý giúp cho VĐV có khả năng hạn chế được những cảm xúc xấu ảnh hưởng không tốt đến kết quả hành động. Với những môn mà thành tích phụ thuộc vào việc huy động tối đa năng lực của cơ thể trong một khoảng thời gian ngắn như nhẩy cao, nhảy xa, đẩy tạ, thủ môn hoặc cầu thủ sút phạt, cú bạt bóng dứt điểm trong bóng bànsự tập trung chú ý rất quan trọng. Sự tập trung chú ý có tác dụng như sự hội tụ năng lượng, chuẩn bị huy động sức mạnh bột phát đến mức cao nhất. Chú ý có vai trò đặc biệt với hoạt động thể thao nên cũng đã có nhiều tác giả đi sâu vào nghiên cứu ứng dụng trạng thái tâm lý chú ý như: Gagaieva G.M (1967)- “Nghiên cứu những thuộc tính cơ bản của sự chú ý và kỹ năng hoạt động tập thể của vận động viên bóng đá cấp cao” Công trình nghiên cứu cho thấy trung bình trong một phút một người cần thực hiện luân chuyển chú ý tới 2-6 mục tiêu và trong một trận đấu tới 600 lần. [51] Medviediev V.V (1970) đã nghiên cứu chú ý trong thể thao “ Huấn luyện sự chú ý”. [63] NIDEFFER (1976) đã nghiên cứu về chú ý và xu hướng, đã đưa ra dùng test phân loại chú ý và tính cách (Test Attentional and Interpersonal Style-TAIS) để xác định loại chú ý hoặc xu hướng của con người, đã miêu tả sự chú ý khi gồm hai chiều lưỡng cực: định hình (rộng –hẹp) và định hướng (bên trong-bên ngoài). [52] Etzel (1979) đã nghiên cứu về chú ý của các VĐV bắn súng. Cho việc sử dụng phép đo chú ý chuyên biệt có thể giúp ta nhận ra khả năng chú ý đặc thù của các VĐV và HLV. Một phẩm chất quan trọng để VĐV hướng tới nhiệm vụ chú ý cao độ vào mục tiêu. Vanschoyck và Grasha (1981) nghiên cứu test về khả năng chú ý và sự hội nhập của VĐV tennis, xác định chú ý là một yếu tố quan trọng giúp VĐV tennis luôn thi đấu hiệu quả. [78] Landers, Furst và Daniels (1981) đã phát hiện đặc điểm sự hồi hộp liên quan chặt chẽ đối với sự thiếu tập trung trong các VĐV súng trường, súng ngắn, bắn mục tiêu di động và đĩa bay. Lander và cộng sự đã giới thiệu một mẫu tập hợp nghiên cứu rất ấn tượng đó là đánh giá các thuyết tập trung chú ý theo các giai đoạn của những phản hồi sinh lý và những khác biệt của từng cá nhân trong các VĐV bắn súng để nhận thức và điều khiển những phản hồi này trong khi thực hiện bài tập. Lander còn mô tả về vai trò của sự chú ý trong mối quan hệ giữa sự kích động - thành tích. [60] Gould và cộng sự (1992) đã nghiên cứu phỏng vấn chi tiết các VĐV đỉnh cao ở nhiều môn thể thao khác nhau, chỉ rõ tầm quan trọng của thiết lập kế hoạch trước thi đấu và kế hoạch thi đấu giúp duy trì tập trung chú ý của họ. Vương Thanh đã nghiên cứu và xây dựng hệ thống kiểm tra lâm thời và chẩn đoán trạng thái thi đấu và đánh giá năng lực chú ý của VĐV ưu tú Trung Quốc. [68] Đánh giá phẩm chất chú ý tốt hay xấu phần nhiều dựa vào sự quan sát và đánh giá của HLV đối với VĐV trong tập luyện và thi đấu. Đối với mức độ tốt xấu những vấn đề chú ý và phẩm chất chú ý không biểu hiện ra ngoài cần dựa vào những phương pháp đo đạc tâm lý (các biểu bảng, máy móc, dụng cụ) để đánh giá sự khác biệt khi kiểm tra chú ý. Nghiên cứu đã đưa ra các test kiểm tra đánh giá năng lực tập trung chú ý, đánh giá độ rộng chú ý, đánh giá ổn định chú ý và đánh giá di chuyển chú ý. Biên soạn một bảng “kiểm tra chú ý” có thể xác định được mức độ tổng hợp chú ý của VĐV, đồng thời tiến một bước phân loại và đánh giá phẩm chất khác nhau của chú ý ở những môn thể thao khác nhau. [60] Năng lực chú ý là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu suất của bất kỳ hoạt động nào. Độ tin cậy tâm lý của VĐV trong các điều kiện phức tạp của hoạt động thi đấu phụ thuộc rất nhiều vào duy trì sự ổn định, cường độ và khả năng phân phối chú ý và khi chú ý tốt thì hoạt động tâm lý trở nên có tổ chức hơn. Hoạt động thể thao đòi hỏi VĐV phải cùng một lúc vận động cả cơ bắp, thần kinh và trí tuệ với hàng loạt tín hiệu kích thích khác nhau như sử dụng kỹ chiến thuật, phán đoán ý định đối phương, sự điều khiển của HLV, tác động của khán giả [94] Như vậy, để đạt thành tích tối ưu VĐV phải biết phân phối chú ý tốt, đồng thời biết huy động cả sức bền và cường độ tập trung chú ý cao. Nếu không có chú ý bền vững và giảm cường độ chú ý vào giữa hay cuối trận đấu thì sẽ dễ gặp thất bại trong tranh đấu thể thao. 1.3.7. Vai trò chú ý trong các hoạt động chuyên môn của VĐV võ thuật Vovinam. Thời gian một trận đấu có thể kéo dài trong 3 hiệp mỗi hiệp 2 phút nghỉ giữa hiệp 1 phút (nếu không có thắng K.O), VĐV Vovinam phải sẵn sàng thực hiện các hành động đáp ứng trong điều kiện giới hạn thời gian tạo ra những yêu cầu đòi hỏi phải có một năng lực tập trung, phân phối và di chuyển chú ý rất lớn. Thời gian tập trung chú ý cũng có vị trí rất quyết định, VĐV bóng đá được đá 11m, phải có sự tập trung chú ý trong khoảnh khắc, thời gian ngắn và phải loại bỏ tất cả các yếu tố không tốt. [65] Những VĐV võ thuật đối kháng lại cần có sự tập trung chú ý bền bỉ và lâu dài nếu phải thi đấu hiệp phụ [81]. Theo Diên Phong thì thành tích thể thao của VĐV là do năng lực thể thao quyết định. Năng lực thể thao vốn có tốt nhất mà VĐV đạt được trong quá trình huấn luyện và thi đấu, là sự tổng hợp của năng lực về tố chất thể lực, năng lực về kỹ chiến thuật, năng lực về trí tuệ và năng lực về tâm lý [58] VĐV Võ thuật khi lên thảm đấu cùng một lúc họ phải phân phối sự chú ý của mình sang nhiều khâu: xác định sở trường của đối phương là tấn công hay phòng thủ (thuận chân trái hay chân phải, có đòn tay sở trường hay không), khoảng cách giữa 2 VĐV có thể thực hiện đòn chân tấn công, theo dõi vị trí và sự di chuyển của đối phương, lựa chọn kỹ - chiến thuật đánh hợp lý nhất. Số lượng những quá trình xảy ra đồng thời và kế tiếp nhau phụ thuộc vào mức độ phân phối sự chú ý của từng VĐV.[10] VĐV võ thuật phải duy trì khả năng phối hợp động tác chính xác cao và điều chỉnh chúng một cách hợp lý trong điều kiện mệt mỏi ngày càng gia tăng (cuối trận), sự căng thẳng cảm xúc mạnh, hướng sự chú ý tới việc định hướng trong các tình huống thi đấu trên thảm. [92] VĐV võ thuật phải có kỹ năng dự đoán trước các tình huống có thể xảy ra. Để thực hiện được điều đó VĐV phải tập trung sự chú ý tới các hành động thi đấu từ đầu đến cuối trận đấu, nhanh chóng và chính xác tri giác và phân tích tình huống thi đấu trong những điều biện bất lợi nhất và trong các trạng thái tâm lý căng thẳng và biến động. Do đó năng lực xử lý thông tin là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả các hoạt động thi đấu của VĐV Võ thuật.[71] Trong thi đấu Vovinam có rất nhiều tình huống đòi hỏi VĐV phải mở rộng phạm vi chú ý và phải xử lý hàng loạt các loại thông tin. Hơn nữa, ngày nay các VĐV Võ thi đấu theo Luật đánh cuốn chiếu là thi đấu hết nội dung (hạng cân) trong cùng ngày, đánh đến hết trận chung kết mới kết thúc không còn đánh vòng loại từng ngày như trước. Vấn đề thắng thua trong từng hiệp của từng trận đấu rất căng thẳng quyết liệt, còn phải giữ sức khỏe và tinh thần cho đến trận cuối cùng của hạng cân, từ đó cũng làm cho VĐV căng thẳng nên luôn phải tập trung chú ý cao suốt trận đấu tránh sơ suất có thể dẫn đến K.O [31] [81]. Năng lực dự báo và phản ứng chính xác lại các tốc độ của đòn chân tấn công là khác nhau phản ánh hiệu quả hành động đáp trả của VĐV. Do đó ở VĐV Vovinam phải phát triển rất cao phản ứng với các mục tiêu di động đồng thời tốc độ và độ chính xác của phản ứng lựa chọn và phản ứng đơn giản giúp cho các VĐV hành động kịp thời trong các tính huống hạn chế thời gian. Tổng hợp lại cấu trúc tâm lý môn Võ Vovinam thể hiện qua những năng lực trí tuệ cần thiết cho VĐV Võ Vovinam bao gồm: năng lực xử lý thông tin, độ chính xác của các phản ứng lựa chọn, tư duy thao tác, trí nhớ thị giác (là các năng lực hệ quả của chú ý), các tính chất của sự chú ý như: tập trung, phân phối và di chuyển sự chú ý [61], [77]. Khi nghiên cứu về tâm lý trong thể thao, các nhà nghiên cứu trong nước đã dùng các test để đánh giá các năng lực tâm lý chủ yếu như: Loại hình thần kinh (Bùi Huy Quang, Bùi Thế Hiển, Nguyễn Quốc Trung) Phản xạ đơn (Bùi Thế Hiển, Đào Duy Thư, Nguyễn Tiên Tiến, Nguyễn Quốc Trung, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Thị Tuyết, Phạm Ngọc Viễn). Phản xạ phức (Bùi Thế Hiển, Nguyễn Tiên Tiến, Nguyễn Quốc Trung, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Thị Tuyết, Phạm Ngọc Viễn). Năng lực xử lý thông tin (Bùi Huy Quang, NguyễnTiên Tiến, Nguyễn Quốc Trung, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Thị Tuyết, Phạm Ngọc Viễn). Chú ý tổng hợp (Vũ Thái Hồng, Bùi Huy Quang, Đào Duy Thư, NguyễnTiên Tiến, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Thị Tuyết, Phạm Ngọc Viễn). Trí tuệ (Nguyễn Quốc Trung). Tư duy thao tác (Phạm Ngọc Viễn). Cảm giác vận động (Bùi Huy Quang, Nguyễn Thế Truyền). Có thể nói nhiều đặc điểm trong cấu trúc tâm lý của VĐV Võ thuật đã được nghiên cứu khá sâu và phát hiện nhiều thông tin. Tuy nhiên, một số đặc điểm khác thuộc cấu trúc tâm lý của VĐV Võ thuật vẫn còn thiếu thông tin cần được nghiên cứu thêm như: trí nhớ thị giác; các tính chất của chú ý như: tập trung, phân phối, ổn định và di chuyển chú ý. [61] 1.4. Sự phân chia các giai đoạn huấn luyện đối với VĐV Võ Vovinam Huấn luyện thể thao là một quá trình sư phạm thống nhất được tiến hành theo các quy luật chung về sự phát triển nhân cách thể thao và phát triển năng lực thể thao. Ngoài yếu tố di truyền, các yếu tố ảnh hưởngnhiều nhất đến hiệu quả huấn luyện thể thao là các yếu tố luyện tập, môi trường và xã hội. Dưới đây, xem xét quan điểm của nhiều tác giả về phân chia giai đoạn trong quá trình huấn luyện nhiều năm đối với các môn thể thao nói chung [40]. Theo quan điểm Harre.D, quá trình đào tạo VĐV được phân chia thành hai giai đoạn: giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ và giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao. Mục đích giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ là tạo nên các tiền đề chung và chuyên môn cho thành tích thể thao cao nhất sau này. Các tiền đề đó diễn ra với sự tăng dần tính chất chuyên môn hoá trong tập luyện. Giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ lại được chia thành hai giai đoạn nhỏ là giai đoạn huấn luyện ban đầu và giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá. Mục đích của giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao là tạo nên thành tích thể thao cao nhất trong suốt quá trình huấn luyện chuyên môn hoá [40]. Theo Novicôp.A.D, Matveep.L.P [42] chia quá trình huấn luyện thể thao nhiều năm thành bốn giai đoạn lớn: Giai đoạn chuẩn bị thể thao sơ bộ. Giai đoạn chuyên môn hoá thể thao bước đầu hoặc chuẩn bị cơ sở, giai đoạn hoàn thiện sâu và giai đoạn “tuổi thọ thể thao”. Giai đoạn chuẩn bị thể thao sơ bộ thường bắt đầu từ tuổi học sinh tiểu học (và sớm hơn nữa trong một số môn thể thao), chuyển sang giai đoạn tiếp theo khi lựa chọn được môn chuyên sâu thể thao. Mục tiêu của giai đoạn chuyên môn hoá bước đầu là tạo nền tảng đầy đủ và có chất lượng cho những thành tích tương lai. Giai đoạn hoàn thiện sâu là thời gian tập luyện thể thao tích cực nhất, tiền đề phát triển thành tích thể thao. Giai đoạn hoàn thiện sâu có thể chia ra hai giai đoạn nhỏ: giai đoạn thứ nhất kết thúc đồng thời với thời điểm được gọi là “tuổi thành tích cao”, tức là thời kỳ thuận lợi nhất để đạt thành tích trong môn thể thao lựa chọn; tiếp theo là giai đoạn duy trì những thành tích đã đạt được. Giai đoạn tuổi thọ thể thao là giai đoạn duy trì theo lứa tuổi những khả năng chức phận và khả năng thích ứng của cơ thể. Theo Nabatnhicova.M.I (1985) chia quá trình đào tạo VĐV trẻ làm bốn giai đoạn: giai đoạn huấn luyện ban đầu; giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá; giai đoạn huấn luyện chuyên sâu môn thể thao lựa chọn; giai đoạn hoàn thiện thể thao. Philin.V.P (1987) chia quá trình huấn luyện nhiều năm VĐV thành 4 giai đoạn: giai đoạn huấn luyện ban đầu; giai đoạn chuyên môn hoá thể thao ban đầu (từ 9 - 10 tuổi); giai đoạn huấn luyện chuyên sâu trong môn thể thao chính (từ 11 - 15 tuổi); giai đoạn hoàn thiện thể thao (16 tuổi trở lên) Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000) đã chia quá trình huấn luyện VĐV nhiều năm làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn đào tạo ban đầu, giai đoạn thực hiện tối đa khả năng thể thao và giai đoạn duy trì thành tích thể thao[75]. Phân chia giai đoạn trong huấn luyện nhiều năm đối với VĐV Võ thuật đã được thực hiện ở nước ta, đồng thời được đề cập tới trong công trình nghiên cứu của một số tác giả ngoài nước. Ở Việt Nam việc tổ chức đào tạo VĐV Vovinam được nhiều chuyên gia, huấn luyện viên thống nhất thời gian đào tạo khoảng từ 8 đến 10 năm, được chia làm bốn giai đoạn: giai đoạn tập luyện ban đầu, giai đoạn chuyên môn hoá thể thao, giai đoạn hoàn thiện thể thao, giai đoạn nâng cao thành tích thể thao. Kết quả điều tra quá trình đào tạo Vovinam ở các tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc cho thấy, quá trình này gồm ba tuyến: tuyến VĐV đẳng cấp, tuyến VĐV năng khiếu, tuyến VĐV nghiệp dư.[31] [32] [76] Ở Hàn Quốc, Kuk Hyun Chung, Kyung Myung Lee (1996) kế hoạch huấn luyện nhiều năm đối với Taekwondo (tương tự Vovinam (đấu 3 hiệp) có thể chia thành 4 giai đoạn (xem bảng 1.1) Bảng 1.1. Bảng phân chia các giai đoạn huấn luyện (theo Kuk Hyun Chung, Kyung Myung Lee - 1996) Giai đoạn Nhiệm vụ chủ yếu Số năm Nội dung huấn luyện Đặc điểm lượng vận động Năng lực Kỹ năng Giai đoạn huấn luyện nền (cơ sở) Tạo năng lực vận động chung Từ 3 – 5 năm Năng lực nhịp điệu, năng lực vận động cơ bản. Kỹ thuật cơ bản nhiều môn. Phẩm chất tâm lý chung. Tố chất vận động cơ bản. Nâng dần lượng vận động và có tính cơ động Giai đoạn nâng cao chuyên môn Nâng cao năng lực thể thao của môn chuyên môn Từ 4 – 6 năm Tố chất vận động chuyên môn. Kỹ - chiến thuật chuyên môn. Phẩm chất tâm lý chuyên môn. Tri thức lý luận huấn luyện. Kỹ - chiến thuật chuyên môn. Tố chất vận động chuyên môn. Phẩm chất tâm lý chuyên môn. Tri thức lý luận huấn luyện. Từng năm tăng dần đến cực hạn và dao động ở trình độ cao. Giai đoạn thể thaotối ưu Lập thành tích xuất sắc của môn chuyên môn Từ 4 – 8 năm Giai đoạn duy trìthể thao Cố gắng duy trì được trình độ thể thao chuyên môn Từ 2 – 5 năm Tính ổn định tâmlý. Tố chất vận động chuyên môn. Kỹ - chiến thuật môn chuyên môn. Tri thức lý luận huấn luyện. Tính ổn định tâmlý. Kỹ - chiến thuật môn chuyên môn. Tố chất vận động chuyên môn. Tri thức lý luận huấn luyện. Duy trì cường độ, giảm lượng vận động rõ rệt. Theo Diên Phong và cộng sự (2001), HLTT được xây dựng như một quá trình nhiều năm bao gồm các thời kỳ lứa tuổi của VĐV. [58] Đương nhiên, nội dung và hình thức cấu trúc huấn luyện sẽ thay đổi để phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và Logic quá trình hoàn thiện thể thao. Có thể phân chia tương đối quá trình huấn luyện nhiều năm thành bốn giai đoạn lớn : Giai đoạn huấn luyện sơ bộ Giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu (HL cơ bản) Giai đoạn hoàn thiện sâu Giai đoạn tuổi thọ thể thao * Giai đoạn 1 : Huấn luyện sơ bộ Thường được bắt đầu từ tuổi học sinh cấp 1 (trong một số môn thể thao có thể sớm hơn, ví dụ : thể dục thi đấu, trượt băng nghệ thuật ) Tuổi hợp lý để tiến hành chuyên môn hóa thể thao trước nhất phụ thuộc vào đặc điểm của từng môn thể thao. Giai đoạn này thường được kéo dài từ 1 – 2 năm. Kết thúc giai đoạn này và chuyển sang giai đoạn tiếp theo khi lựa chọn được một môn thể thao chuyên sâu. Giai đoạn 2 : Chuyên môn hóa ban đầu Điều cơ bản của giai đoạn này là đặt nền móng cho thành công trong tương lai, nhưng phải đảm bảo phát triển toàn diện cân đối cơ thể, nâng cao khả năng chức phận chung, trang bị cho trẻ em kỹ năng kỹ xảo vận động đa dạng phong phú. Giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu thực hiện theo xu hướng huấn luyện chung là chủ yếu. Giai đoạn nà kéo dài 3 – 4 năm, tùy thuộc vào đặc điểm môn thể thao chuyên sâu và đặc điểm cá nhân mà thời hạn này có thể dao động. *Giai đoạn 3: Hoàn thiện sâu (phát huy khả năng tối đa): Khung tuổi của giai đoạn này trong đa số các trường hợp ở khoảng từ 17 – 20 (không kể có trường hợp có thể chuyên môn hóa thể thao sớm) đây là giai đoạn hưng thịnh nhất cho tập luyện thể thao, cho tiếp cận đỉnh cao của tài nghệ đối với mỗi VĐV. * Giai đoạn 4 : Tuổi thọ thể thao: Ở giai đoạn này công tác huấn luyện nhằm hướng tới sự duy trì thành tích thể thao. [13] Tóm lại: Ở VĐV Vovinam lứa tuổi nghiên cứu là giai đoạn chuyên môn hoá sâu. Nhiệm vụ chính là củng cố nâng cao kỹ chiến thuật chuyên môn, phát triển thể lực chuyên môn trong đó cần đặc biệt ưu tiên đến phát triển tâm lý bền vững để đạt được thành tích chuyên môn cao. 1.5. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thanh thiếu niên. 1.5.1 Đặc điểm phát triển sinh lý học: Bắt đầu từ lứa tuổi thiếu niên quá trình dậy thì đã kết thúc. Ở lứa tuổi này nhịp độ phát triển chiều cao chậm dần, còn mức phát triển trọng lượng tăng lên. Ngoài ra, việc cốt hóa vẫn tiếp tục, các cơ tăng khối lượng và đã đạt đến 43 – 44% trọng lượng toàn thân. Sức mạnh cơ bắp và sức bền thể lực đã phát triển rất lớn, khả năng phối hợp vận động tốt lên rõ rệt. Vì vậy, các học sinh lớp cao đã có thể áp dụng tất cả các loại bài tập có dùng sức mạnh và sức bền, các em có thể tham gia thi đấu các môn thể thao tốc độ mà không có hại gì cho cơ thể. Ở lứa tuổi này tỷ lệ giữa khối lượng tim và cơ cấu các mạch máu đã đạt mức tiêu chuẩn, tần số mạch và mức huyết áp đã gần đạt mức của người lớn; hoạt động của tim đã trở nên ổn định hơn. Hệ thần kinh trung ương đã phát triển đầy đủ, do đó hoạt động phân tích và tổng hợp của nó đã trở nên tốt hơn. Hệ thống tín hiệu thứ hai đã phát triển đạt mức hoàn thiện cao thể hiện không chỉ ở ngôn ngữ miệng và viết của học sinh đã phát triển đạt trình độ cao, mà cả ngôn ngữ bên trong cũng biểu hiện rất đa dạng. [67] Hình thái: Hình thái phản ánh cấu trúc cơ thể, được xác định bởi trình độ phát triển, những giá trị tuyệt đối về nhân trắc và tỷ lệ của những chỉ số đó, các chỉ tiêu hình thái có di truyền cao. Tài liệu Nguyễn Ngọc Cừ và cộng sự : “Các chỉ tiêu hình thái chịu sự chi phối của nhiều gen. Yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng nhưng chủ yếu là do yếu tố di truyền quyết định, tùy mức độ khác nhau của từng chỉ tiêu và giới tính” Cũng theo tác giả (1998): mỗi môn thể thao đòi hỏi phải có hình thái đặc trưng phù họp với thực hiện kỹ thuật động tác để phát huy triệt để ưu thế của các tố chất chuyên môn. [9] Khả năng vận động của con người phụ thuộc vào đặc điểm về thể hình, theo V.L.UTKIN các đặc điểm thể hình đó là: Chiều cao và khối lượng cơ thể. Tỷ lệ của cơ thể - tỷ lệ các kích thước từng phần của cơ thể (mình, chân, tay). Đặc điểm về cấu trúc. Các tỷ lệ và kích thước cơ thể ở mọi người cơ bản là khác nhau, không bằng nhau cả về khả năng vận động. Ở cùng một trình độ thể lực, những người có khối lượng cơ thể lớn sẽ có sức mạnh cơ lớn hơn. Trong khi đó sức mạnh cơ tương đối (tính trên l kg khối lượng cơ thể) giảm đi khi các kích thước cơ thể tăng lên [82] Võ Vovinam là môn thi đấu đối kháng cá nhân trực tiếp theo hạng cân nên trong một hạng cân VĐV nào có chỉ số về hình thái tốt hơn sẽ chiếm được ưu thế nhiều hơn. Hệ thần kinh: Các biểu hiện cơ bản của hoạt động thần kinh cao cấp hoàn thiện thệ thống tín hiệu thứ hai phát triển mạnh và có ưu thế so với hệ thống tín hiệu thứ nhất. Khả năng tư duy phân tích tổng hợp trừu tượng hóa và khả năng giao tiếp ngày càng được hoàn thiện làm sự nhận thức được mở rộng. Độ linh hoạt của các quá trình thần kinh hưng phấn và ức chế được cân bằng, các loại hình hoạt động thần kịnh thể hiện rõ rệt. Sự phối hợp động tác tới kỹ xảo. [67] Hệ vận động: - Hệ xương: ở lứa tuổi này vẫn tiếp tục được cốt hóa mãi tới năm 24 – 25 tuổi mới hoàn thiện, các cơ tăng khối lượng và đạt 43 – 44% trọng lượng toàn thân. Sự cốt hóa bộ xương, điều đó có nghĩa là đã giảm sự phát triển chiều dài. Quá trình đó xảy ra do các màng xương được phát triển dày lên bao bọc quanh sụn. - Hệ cơ: Cùng với lứa tuổi khối lượng cơ tăng dần, tuy nhiên sự tăng trưởng cơ xảy ra không đều trong 15 năm đầu sự tăng trưởng của cơ vào khoảng 9%, còn 2 – 4 năm sau là 12%, ở người trưởng thành là 40%. Từ 20 tuổi khối lượng cơ tăng lên 7 – 8 lần, sức mạnh tối đa của các nhóm cơ khác tăng 9 – 14 lần.Các cơ phát triển tương đối nhanh, các cơ co phát triển chậm hơn các cơ duỗi. Hệ tuần hoàn: Đã phát triển và hoàn thiện. Buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh. Các kích thước tuyệt đối cũng như tương đối của tim ở mức cao hơn trẻ em, ví dụ: trẻ em 8 – 10 tuổi trọng lượng tim tuyệt đối vào khoảng 96g; 15 tuổi 200g và 18 – 20 tuổi khoảng 300g. Tần số co bóp của tim ở người trưởng thành, lứa tuổi 17 – 20 nam khoảng 70 – 80 lần/phút và của nữ khoảng 75 – 85 lần/phút. Phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ rang nhưng sau vận động mạch và huyết áp hồi phục nhanh chóng. Thể tích tâm thu tối đa ở lứa tuổi trưởng thành là 120 – 140ml. Huyết áp tăng dần theo lứa tuổi, khi 15 tuổi sẽ tăng lên 100 – 110mmHg, ở người trưởng thành là 110 – 130mmHg. Huyết áp tối thiểu đến 15 – 16 tuổi tăng 80 – 95mmHg, người trưởng thành là khoảng 70 – 90mmHg. Sau hoạt động mạch và huyết áp hồi phục tương đối nhanh, cho nên phù hợp với những bài tập có cường độ và khối lượng tương đối lớn. Hệ hô hấp: Đã phát triển tương đối hoàn thiện, vòng ngực trung bình của nam vào khoảng 75 – 80cm, nữ 80 – 85cm, diện tích tiếp xúc của phổi khoảng 120 – 150cm , dung lượng phổi 4 – 5 lít. Tần số hô hấp giảm hơn ở trẻ em, tần số hô hấp của trẻ 7 – 8 tuổi là 25 – 30 lần/phút và giảm dần ở tuổi trưởng thành khoảng 18 – 20 lần/phút. Độ sâu hô hấp ở lứa tuổi trưởng thành vào khoảng 450 – 500ml. Dung tích sống của nam lứa tuổi này khoảng 3500ml, của nữ khoảng 2800ml. Sự hấp thụ oxy khi yên tĩnh của lứa tuổi trưởng thành cũng cao hơn so với trẻ em cho nên sẽ hồi phục nhanh chóng trong thời gian nghỉ ngơi sau các bài tập với cường độ và khối lượng lớn. Quá trình phát triển các chỉ số năng lượng sinh học theo lứa tuổi có sự khác biệt ở nam giới cường độ yếm khí tăng nhanh đến tuổi 20, chỉ số cường độ của quá trình ưa khí VO2 max ở nam cực đại tuổi 25. Trao đổi chất và năng lượng: Đặc điểm chính của lứa tuổi này là sự phát triển hình thành cơ thể ở lứa tuổi này diễn ra chậm. Nhu cầu về đường, đạm, mỡ, nước, muối khoáng ít hơn so với tuổi dậy thì.Sự trao đổi đường tốt hơn cơ thể người trưởng thành và có thể huy động nguồn đường dự trữ nhanh hơn và duy trì cường độ cao trong hoạt động, tuổi này lượng đường huyết giảm chậm hơn trong tập luyện và thi đấu TT căng thẳng.Nhu cầu về nước ở lứa tuổi này là 40 – 50g/kg trọng lượng/ ngày.Nước chiếm gần 80% trọng lượng cơ thể trẻ em và giảm dần 68 – 72% ở tuổi trưởng thành. [24] 1.5.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên. Bước sang tuổi này, các chức năng tâm lý của con người cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy. Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng hoạt động tư duy của thanh niên rất tích cực và có tính độc lập tư duy lý luận phát triển mạnh.Thanh niên có khả năng và rất ưa thích khái quát các vấn đề. Sự phát triển mạnh của tư duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo. Hoạt động học tập của các em lứa tuổi này trở nên phức tạp hơn nhiều không chỉ về mặt nội dung mà cả về tính chất và phương pháp hoạt động. Quá trình này đòi hỏi các em phải có tính tích cực và tính tự lập cao. Sở dĩ như vậy là vì các em không thể tiếp thu được chương trình các môn học ngày càng phức tạp ở lớp 9 – 10 nếu không biết tự phân tích các sự kiện của hiện thực, tự rút ra những kết luận và sử dụng dễ dàng các khái niệm có tính chất khái quát. Ở lứa tuổi này vẫn tiếp tục phát triển tất cả các loại hình và các tính chất chú ý. Đặc biệt vai trò của chú ý có ý thức tăng lên rất cao: các em có thể tập trung chú ý vào cái không gây hứng thú trực tiếp, nhưng là quan trọng tới việc tiếp thu kiến thức. Nếu tổ chức tốt công tác học tập thì các em có thể duy trì sự chú ý bền vững và có ý thức trong thời gian khá lâu, với cường độ chú ý khá cao. Đồng thời lứa tuổi này cũng xảy ra những chuyển biến nhất định trong sự phát triển trí nhớ có ý thức.Các em ngày càng ít học thuộc một cách máy móc, các em vận dụng có ý thức các thủ thuật chuyên môn để ghi nhớ nhanh và hiệu quả. Sự tư duy của các em mang một số đặc điểm cơ bản. Khả năng phân tích và tổng hợp những tài liệu tiếp nhận được trong quá trình học tập tăng lên đột ngột, hứng thú đối với sự giải thích về các hiện tượng cần học, đối với căn cứ của các điều chứng minh, kết luận cũng tăng lên. Ở lứa tuổi này phát triển tính phê phán trong tư duy, tính hứng thú đối với các vấn đề lý thuyết đồng thời đã phát triển cả khả năng lập luận về các thể loại trừu tượng. [22] Trong thời kỳ này sự tưởng tượng, tưởng tượng tái tạo cũng như sáng tạo, phát triển rất tích cực. Hứng thú của các em đối với các loại hoạt động sáng tạo khác nhau phát triển rất mạnh. Sự tưởng tượng sáng tạo của các em trong việc tạo nên hình ảnh tương lai, trong mơ ước về một tương lai tươi sáng đẹp đẽ, về các mục đích sống lớn lao. Ở lứa tuổi này không chỉ hoạt động lý trí, trí tuệ mà cả những rung động cảm xúc về tình cảm cũng phát triển rất mạnh mẽ. Các em dễ bị tác động trước những tác phẩm nghệ thuật, thơ, văn học, phim ảnh Một số em ở lứa tuổi này bắt đầu tập làm thơ bày tỏ cảm xúc của mình, đặc biệt là ở các bạn nữ. Ý chí của các em trong lứa tuổi này tiếp tục phát triển, thể hiện ở các phẩm chất ý chí như tính tích cực, tính kiên quyết, tính cam đảm, chịu đựng và tự chủ. [54] Các đặc điểm này có những mặt tích cực của nó. Nếu HLV nắm được những đặc điểm này và có biện pháp phù hợp để làm VĐV hiểu rõ được vị trí, vai trò của các em trong xã hội và mối liên kết với HLV và các VĐV khác sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển nhân cách và sự tự tin trong cuộc sống của các em. [51],[77] Động cơ và hứng thú học tập, lao động, tập luyện thể thao của thiếu niên có sắc thái riêng và có ý nghĩa xã hội. Sự hứng thú, say mê và sáng tạo trong các loại hoạt động của mình đã đem lại cho các em những kết quả đáng kể trong các cuộc thi đấu học sinh giỏi trong nước và quốc tế, và cả các cuộc thi đấu thể thao trong và ngoài nước. Thực tế trong hoạt động thể thao hiện đại, đã có những khẳng định mang tính chân lý: Thể thao là của tuổi trẻ. Điều đó nói lên sự hứng thú có nhận thức về hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao ở thanh thiếu niên chiếm ưu thế hơn bất cứ lứa tuổi nào khác. Tính độc lập ở tuổi thanh thiếu niên cũng phát triển, các em có thể gánh vác nhiều công việc gia đình, nhà trường và xã hội, các em có khả năng tổ chức tập thể tự quản. Song không phải bao giờ các em cũng có quan điểm đúng đắn. Vì thế chúng ta cần đánh giá đúng tính độc lập của thanh thiếu niên. [19] Hơn lứa tuổi nào hết, như nguyên tắc giáo dục mà Macarencô thanh thiếu niên đã đề ra: “Quý trọng con người đến mức cao nhất, đòi hỏi con người ở mức cao nhất” đối với thiếu niên thật là phù hợp. Vì lẽ đó nên trong giáo dục và đối xử với thanh thiếu niên phải hết sức tế nhị và tôn trọng tính độc lập của các em nhưng lại phải hướng dẫn, theo dõi kịp thời từng bước phát tri...ượt dưới ngón tay trái). Đan 3 ngón vào giữa 2 ngón. Đan 5 ngón vào nhau (ngón tay phải trượt dưới ngón tay trái). Bước 4: Bài tập dụi mắt liên tục10 lần, mở ra chọc đúng đầu ngón tay trỏ của hai tay vào nhau. Chọc trượt “dưới” với ngón tay trỏ. Chọc trượt “trên” với ngón tay trỏ. Bước 5: Nhắm mắt rồi chọc đúng đầu ngón tay trỏ của hai tay vào nhau. Chọc đúng đầu năm ngón tay của hai bàn tay vào nhau Bước 6: Nhắm mắt quay tay (hai bàn tay nắm lại) vòng quanh nhau 5 vòng xuôi, 5 vòng ngược rồi đưa thẳng tay ra phía trước, chọc 5 đầu ngón tay vào nhau. Yêu cầu: Tăng dần số lần chọc chính xác. Tăng nhanh tốc độ chọc. Khi gây nhiễu phải tăng dần tốc độ xoay tay. Bài tập 72. Tập khả năng trí nhớ thị giác. Mục đích bài tập: Bài tập nâng cao khả năng chú ý và trí nhớ thị giác, phát triển khả năng tuy duy và ghi nhớ,của VĐV. Thời gian thực hiện bài tập: 15 phút. Cách tập: Gồm có biểu mẫu, trong mỗi biểu có 16 ô vuông nhỏ tương ứng với số lượng ô vuông của biểu mẫu, trong biểu có 7 loại hình ký hiệu khác nhau và chúng được sắp xếp không theo một trật tự nhất định. Khi có hiệu lệnh, người tập được quan sát biểu với 7 hình nằm ở các vị trí ngẫu nhiên với thời gian 30 giây. Người tập nhớ lại và vẽ lại vị trí của các hình đúng với vị trí của nó trong biểu, thời gian thực hiện trong 45 giây. Biểu hình: Yêu cầu: Vẽ các hình đúng với vị trí với thời gian ít nhất. Mỗi lần tập sẽ được dùng một biểu với vị trí hình khác nhau. Một buổi tập với 4 biểu. Bài tập 73. Tập tìm ra các tín hiệu thích hợp. Mục đích bài tập: Bài tập tìm ra các tín hiệu thích hợp nâng cao khả năng tập trung chú ý, cường độ chú ý, di chuyển chú ý và sức bền chú ý của VĐV. Thời gian thực hiện bài tập:15 phút. Cách tập: Bảng có 100 ô, trong các ô có in một mạng gồm 2 dãy số từ 00 tới 99, các số được sắp xếp ngẫu nhiên. Khi có hiệu lệnh người tập rà soát dãy số trong thời gian quy định (từ 1-2 phút), đánh dấu càng nhiều số liên tiếp càng tốt theo: Tập với số cùng dãy số tự nhiên tăng dần (00, 01, 02, 03) Tập với số khác dãy số (11, 21, 31, 41, 51), (12, 22, 32, 42) Bảng: bài tập chú ý mạng. 32 42 39 34 99 19 84 44 03 77 37 97 92 18 90 53 04 72 51 65 95 40 33 86 45 81 67 13 59 58 69 78 57 68 87 05 79 15 28 36 09 26 62 89 91 47 52 61 64 29 00 60 75 02 22 08 74 17 16 12 76 25 48 71 70 83 06 49 41 07 10 31 98 96 71 63 56 66 50 24 20 01 54 46 82 14 38 23 73 94 43 88 85 30 21 27 80 93 35 55 Yêu cầu: Tập trung cao độ, rà soát và tích lũy tín hiệu thích hợp ghi được trong 30 giây, 1 phút, 2 phút. Bài tập 74. Tập khống chế sức chú ý. Mục đích bài tập: Bài tập khống chế sức chú ý nhằm giúp VĐV tránh được những tác nhân gây rỗi nhiễu tâm lý ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý, nâng cao khả năng di chuyển và phân phối chú ý. Thời gian thực hiện bài tập:15 phút. Cách tập: Khi bước vào nhà tập (hoặc nhà thi đấu) và tập quan sát ngay: Quan sát cảnh tựợng xung quanh.(người xem, khung cảnh) nhất là những gì nổi bật nhất sẽ làm quên bản thân mình Lắng nghe âm thanh Quan sát người xem ở các hàng ghế trên cao, nhận biết bốn màu sắc chính như đỏ, xanh lục, xanh lá cây và vàng. Quan sát sàn tập (sân đấu) và 4 mầu sắc chính như trên-Chú ý bản thân mình xem có 4 mầu cơ bản đó không Chú ý vào bản thân, thở và bụng của mình. Hít thở sâu một lúc rồi tập trung chú ý vào bụng. Khi đó bắt đầu tập luyện thả lỏng co rút từng cơ rồi thả lỏng cơ. Tập trung hít thở và thả lỏng, mắt nhìn về trước xa như cố định vào một vật nào đó nhưng không phải quá lâu và quá tập trung, rồi chú ý vào hít thở điều hòa thả lỏng nhẹ nhàng. Yêu cầu: Tập trung chú ý quan sát, lắng nghe có phân tích. Tập thở nhẹ, chậm, hít sâu và chú ý vào nhip thở. Thả lỏng và co rút cơ nhẹ nhàng, phân tích động tác và ghi nhớ lại. Bài tập 75. Bài tập di chuyển chú ý. Mục đích bài tập: Bài tập di chuyển chú ý nâng cao khả năng phát triển chú ý thi giác, thính giác, khả năng phân phối chú ý, chú ý bên trong và chú ý nên ngoài của VĐV. Thời gian thực hiện bài tập:10 phút. Cách tập: Ngồi hoặc nằm với một tư thế thoải mái và thở sâu bằng cơ hoành vài nhịp. Lắng nghe tất cả các âm thanh xung quanh, chú ý vào điều nghe được, tách từng âm thanh hay dấu hiệu (như giọng nói, bước chân, hay tiếng radio) Nhận thức về cảm giác cơ thể (về ghế, sàn hay giường tác động đến bản thân), tâm trí phân biệt từng cảm nhận. Trước khi chuyển sang một cảm nhận khác, hãy để cảm nhận đó nấn ná một chút. Nghĩ về các cảm nhận đó mà không cần phân biệt chúng (điều đó đòi hỏi sự tập trung vào bên trong). Duy trì sự thư giãn và thoải mái, mở mắt và nhìn một đối tượng trong phòng phía trước mặt, nhìn được càng nhiều thứ ngoại vi càng tốt. Tập trung chú ý chỉ vào một đối tượng trước mắt. Thu hẹp phạm vi quan sát đến khi chỉ còn một đối tượng trong tầm nhìn, rồi mở rộng chú ý ra cho tới khi có thể nhìn thấy tất cả mọi thứ trong phòng. Yêu cầu: Tập trung lắng nghe âm thanh xung quanh trong phong từ tiếng động nhỏ nhất đến lớn nhất. Chú ý cảm nhận những tác động vào cơ thể. Di chuyển tập trung cảm nhận từng điểm tác động đến cơ thể. Bài tập 76. Tập duy trì chú ý. Mục đích bài tập: Bài tập duy trì chú ý nâng cao khả năng di chuyển, ổn định chú ý và độ bền vững chú ý của VĐV. Thời gian thực hiện bài tập:10 phút Cách tập: -Tập tại một nơi yên tĩnh, không ồn ào, náo nhiệt. Chọn một đối tượng để tập trung (bóng, vợt, viết, các vật dụng). Giữ đối tượng đó trong tay, Cảm nhận rõ ràng về vật như kết cấu, trọng lượng, mầu sắc và bất cứ đặc tính nào khác. Đặt đối tượng đó xuống và tập trung tâm trí vào đó, kiểm tra kỹ từng chi tiết. Nếu suy nghĩ của bị lơ đễnh đi nơi khác hãy đưa nó trở lại với đối tượng. Duy trì chú ý 5 phút. -Tập với môi trường xáo trộn (có tiếng ồn, nhạc hoặc có nhiều người) Chọn một đối tượng để tập trung (bóng, vợt, viết, các vật dụng). Giữ đối tượng đó trong tay, Cảm nhận rõ ràng về vật như kết cấu, trọng lượng, mầu sắc và bất cứ đặc tính nào khác. Đặt đối tượng đó xuống và tập trung tâm trí vào đó, kiểm tra kỹ từng chi tiết. Nếu suy nghĩ của bị lơ đễnh đi nơi khác hãy đưa nó trở lại với đối tượng. Duy trì chú ý 5 phút. Yêu cầu: Tập trung cao độ để cảm nhận, không để tâm trí nghĩ về những vấn đề khác. Bài tập 77. Tập tự kỷ ám thị đơn giản. Mục đích bài tập: Được dùng để loại bỏ tạp niệm, thanh lọc tâm trí, loại bỏ các căng thẳng cảm xúc và hồi phục chú ý của VĐV. Thời gian thực hiện bài tập: 10-40 phút Cách tập: -Thở 2 thì: Hít vào và thở ra. từ từ hít sâu vào bụng dưới (đan điền) sau đó từ từ thở ra bằng miệng, tập trung quán tưởng kiểm soát hơi thở. chú tâm vào quá trình thở, thanh lọc cảm xúc và ý nghĩ, đồng thời luyện thở sâu, đều, chậm. Khi hít vào thì hạ tay xuống (hoặc thu tay về). Khi thở ra thì đưa tay lên (hoặc đưa tay ra). -Thở 3 thì: Hít vào, nén hơi (ngưng thở) và thở ra. tập trung vào hơi thở, từ từ hít vào, khí đi từ muĩ xuống theo trục trung tâm cũng từ từ thở ra bằng mũi hoặc bằng miệng. mỗi lần tập thở 10-15 lần. Tỷ lệ các pha là 1;1;1, sau tăng lên 1;2;1 rồi 1;3;1 hoặc 1;4;1 tức là pha nén sẽ chậm hơn, tuỳ theo thể trạng của người tập. -Thở 4 thì: Hít vào, nén hơn, thở ra và ngưng thở. Tập trung kiểm soát hơi thở, từ từ hít vào theo đường trung tâm (mạch nhâm), ngưng thở nén khí ở bụng dưới (đan điền), sau đó từ từ thở ra bằng mũi. Khi ngưng thở nén khí nên buông lỏng toàn thân, tập trung chú ý vào đan điền, không nên nén quá, tỷ lệ của thời gian ngưng nén lâu hơn, còn 3 thì còn lại như nhau. Yêu cầu: + Thư giãn toàn thân: Chọn một tư thế thoải mái (đứng, ngồi hoặc nằm) mắt nhắm, miệng ngậm, lưng thẳng, bụng lỏng, yên lặng tuyệt đối, không vọng động. + Kiểm soát hơi thở, thoải mái chủ yếu bằng cơ hoành, thở đều tự nhiên như dòng nước êm trôi. + Bắt đầu tập thì dùng 2 thì, rồi tăng lên 3 thì, khi đã thuần thục mới luyện 4 thì. Bài tập 78. Tập thư giãn tĩnh. Mục đích bài tập: Bài tập duy trì chú ý nâng cao khả năng kiểm soát stress, sức bền chú ý, giúp kiểm soát các trạng thái xúc cảm, nhờ đó có thể đương đầu có hiệu quả với các rỗi nhiễu tâm lý ảnh hưởng tới khả năng chú ý của VĐV. Thời gian thực hiện bài tập: 10-40 phút. Cách tập: Điều kiện tập luyện là nơi tập phải thông thoáng, tách biệt khỏi các kích thích gây mất tập trung chu ý, không để chuông điện thoại ở nơi tập, không mở TV hoặc radio, cũng có thể mở nhạc êm đềm và nhỏ. Tư thế tập: Tư thế ngồi trên ghế có tựa hoặc không tựa lưng nhưng đầu, cổ, lưng phải là một đường thẳng vuông góc với mặt ghế, tay thả lỏng tự nhiên trên đùi. Tư thế nằm lưng áp sát sàn nhà, đầu kê gối mỏng, hai tay đặt xuôi sát bên hông, không nằm trên giường tập để tránh cảm giác ngủ gật khi tập. Tập trung vào cánh tay thuận và nhắc thầm “tay phải nặng lên”, làm 3-6 lần, mỗi lần 30-60 giây. Khi kết thúc lắc đầu hoặc vai rồi từ từ mở mắt. Đổi tay trái, chân phải, chân trái lặp lại quá trình trên. Thư giãn với cả hai tay, hai chân cùng các mật lệnh: “Cả hai tay tôi nặng lên” “Cả hai chân tôi nặng lên” “Cả tay lẫn chân tôi đều nặng” Tập trung vào cảm giác nóng ấm, tưởng tượng cảm giác nóng ấm từ từ lan khắp cơ thể, quá trình tập bắt đầu từ tay thuận: “Tay phải tôi ấm lên” “Tay trái tôi ấm lên” “Chân phải tôi ấm lên” “Chân trái tôi ấm lên” “Cả hai tay tôi ấm lên” “Cả hai chân tôi ấm lên” “Cả hai tay và hai chân tôi ấm lên” Yêu cầu: Phải kiên trì thư giãn, tưởng tượng đến khi trải nghiệm sự dễ chịu thoải mái của những cảm giác nóng ấm, nặng. Sau mỗi khi tưởng tượng cần sử dụng kỹ thuật “xả bỏ”. Phụ lục 21. 1. Test đánh giá chú ý tổng hợp Mục đích của test: Đánh giá khả năng chú ý tổng hợp. Đây là test của V.Necoraxop và đã được Phạm Ngọc Viễn cải biên cho phù hợp với hoạt động thể thao. Chuẩn bị thực nghiệm: Biểu mẫu gồm bảng rộng mỗi chiều 12 cm, trong đó chia ra làm 25 ô nhỏ, mỗi ô nhỏ lại chia ra thành 2 phần theo đường chéo, phần trên viết bằng mực màu đen theo đúng thứ tự từ 1- 25, phần dưới viết bằng mực màu đỏ các con số từ 1 - 25 nhưng không theo trật tự, sắp xếp một cách ngẫu nhiên. Cách tiến hành: Phát biểu mẫu, bút cho đối tượng, hướng dẫn cấu tạo biểu sau đó yêu cầu đối tượng quan sát một cách nhanh chóng và tìm chính xác các con số màu đỏ ở phần dưới theo thứ tự từ 1 đến 25 rồi ghi lại chúng bằng con số màu đen cùng ô tương ứng vào bảng 25 ô trống phía dưới. Khi đối tượng kiểm tra không còn thắc mắc, cán bộ trắc nghiệm phát lệnh "bắt đầu" và bấm đồng hồ theo dõi thời gian cho tới khi đối tượng kiểm tra làm xong. Xác định kết quả và đánh giá: t Trong đó: P là hiệu suất chú ý P = --------------------- t là thời gian hoàn thành thực nghiệm 25 – n n là số lỗi Giá trị tuyệt đối của P càng nhỏ, hiệu suất chú ý càng cao. 2. Test đánh giá phân phối chú ý Mục đích của test: Đánh giá khả năng phân phối chú ý. Chuẩn bị thực nghiệm: hai loại bảng chữ số đỏ-đen gồm bảng A và bảng B đựợc gọi là test: “tìm các chữ số với sự luân chuyển”. Test có 25 chữ số mầu đỏ từ 1 đến 25 và 24 chữ số mầu đen từ 1 đến 24. Sự phân phối các chữ số trong bảng được sắp xếp theo 1 trật tự ngẫu nhiên. Đồng hồ bấm giây, phát bản bản in mẫu chuẩn, bút viết cho đối tượng. Yêu cầu đối tượng thực nghiệm phải ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, chuyên sâu vào nơi quy định trên bản mẫu. Cách tiến hành: Lần thực nghiệm thứ nhất: khi có lệnh kiểm tra, mỗi người thực có nhiệm vụ là tìm các chữ số mầu đỏ theo thứ tự tăng dần từ 1 đến 25 và các chữ số mầu đen theo thứ tự giảm dần từ 24 đến 1 ở bảng A. Trước tiên phải tìm một chữ số đỏ sau chữ số đen và cứ lần lượt 1 đỏ 1 đen cho đến hết test. Sau khi tìm đúng số, người được thực nghiệm phải ghi vào bảng kết “bảng kết quả A”. Số đó kèm theo 1 chữ cái ghi bên cạnh, nếu ghi không đúng chữ cái ở bên con số đó là mắc một lỗi. Tổng của hai loại chữ số đỏ và đen phải tìm luôn là 25. Để thực nghiệm được dễ dàng hơn trong mỗi hàng của bảng ghi kết quả đã cho trước một cặp chữ số đỏ, đen để người thực nghiệm làm cho đúng hàng lối. Thời gian để thiến hành thực nghiệm là 5 phút. Lần thực nghiệm thứ hai: Trật tự các chữ số và cách làm cũng giống như lần làm thứ nhất. Nhưng dưới tác động của các yếu tố nhiễu, mỗi người thực có nhiệm vụ là tìm các chữ số mầu đỏ theo thứ tự tăng dần từ 1 đến 25 và các chữ số mầu đen theo thứ tự giảm dần từ 24 đến 1 ở bảng B và ghi vào “bảng kết quả B”. Vừa rà soát vừa phải nghe con số được đọc, trong khỏang thời gian thí nghiêm 5 phút người kiểm tra sẽ đọc những con số hàng đơn vị theo một trật tự ngẫu nhiên (trong đó nhất thiết phải có 10 con số từ 0 đến 9). Người được thực nghiệm vừa tìm các chữ số đỏ, đen vừa chú ý lắng nghe các con số được đọc. Nếu nghe thấy đọc số 0 phải ghi ngay vào lề bên phải của bảng ghi kết quả. Nhiệm vụ cuả người đựợc thử nghiệm phải huy động chú ý để làm tốt hơn lượt thí nghiệm1. Thời gian để thiến hành thực nghiệm là 5 phút. Xác định kết quả và đánh giá: Hiệu xuất của khả năng phân phối sự chú ý được đánh giá theo công thức: p là hiệu xuất phân phối chú ý. t= 300 (thời gian quy định làm thí nghiệm). n là số lượng các con số đỏ đen tìm đúng.. Theo công thức giá trị tuyệt đối của P càng nhỏ thì hiệu xuất phân phối chú ý càng cao. 3. Test đánh giá tập trung chú ý (Trắc nghiệm hình thành khái niệm) Mục đích của test: Đánh giá khả năng tập trung chú ý. Tính chất xác định cường độ chú ý cao vào một đối tượng chủ yếu, là sự tách ra một phạm vi hẹp các đối tượng để chú ý vào. Phạm vi các đối tượng chú ý càng hẹp thì sức chú ý càng tập trung. Sức chú ý càng tập trung thì cường độ chú ý càng lớn. Đây là bảng được các nhà khoa học thể thao Trung quốc cải biên từ bảng vòng tròn Landont, từ một vòng hở thành 2 vòng hở lồng vào nhau. Vòng hở bên trong và vòng hở bên ngoài theo những hướng khác nhau, đòi hỏi thực hiện test phải tập trung chú ý để xác định được tín hiệu cần kiểm tra. bên cạnh sự phức tạp hơn thì lại được đơn giản hơn nhờ vòng hở lớn hơn, tạo sự hưng phấn cho người thực nghiệm. Chuẩn bị thực nghiệm: bản in mẫu chuẩn có 2 vòng tròn khuyết lồng vào nhau, vòng trong và vòng ngoài hướng quay theo trật tự ngẫu nhiên, trong đó có 15 hình hàng ngang, 20 hình hàng dọc, tổng số có 300 hình. Đồng hồ bấm giây, bút viết cho người thực nghiệm. Ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, ngày kiểm tra vào nơi quy định trên bản mẫu. Cách tiến hành: khi có lệnh kiểm tra, người thực nghiệm sẽ dò tìm hình (có 2 vòng tròn khuyết lồng vào nhau) với phần khuyết vòng tròn bên trong và vòng tròn bên ngoài quay về hướng đã quy định. Thời gian thực hiện 3 phút. Xác định kết quả và đánh giá: Kết quả được tính trên tổng số hình dò đúng. 4. Test đánh giá độ rộng chú ý (khối lượng của chú ý) Mục đích của test: Đánh giá khối lượng của chú ý. Khối lượng chú ý là khả năng bao quát, khả năng mà con người có thể tri giác trong cùng một lúc một số đối tượng tối đa. Chuẩn bị thực nghiệm: Bản in mẫu chuẩn , bảng có 25 ô hàng dọc và 25 ô hàng ngang, tổng cộng có 625 ô. Các ô có 3, 4, 5 vòng tròn nhỏ sắp xếp theo trật tự ngẫu nhiên. Đồng hồ bấm giây, bút viết cho đối tượng. Ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, ngày kiểm tra vào nơi quy định trên bản mẫu. Kết quả được tính trên tổng số hình dò đúng. Cách tiến hành: khi có lệnh kiểm tra, người thực nghiệm sẽ dò tìm những ô có 4 vòng tròn nhỏ. Thời gian thực hiện 3 phút. Xác định kết quả và đánh giá: Kết quả tính trên tổng số ô dò đúng. 5. Test đánh giá di chuyển chú ý Mục đích của test: Đánh giá di chuyển chú ý. Di chuyển chú ý là năng lực đặc biệt quan trọng đối với bóng bàn vì nó thích ứng với tình huống thi đấu biến đổi, ngăn chặn sự mệt mỏi nhanh và tăng tính bền bỉ của chú ý. Chuẩn bị thực nghiệm: bản in mẫu chuẩn có 12 hàng in các con số đơn vị, mỗi hàng có 23 con số. Các con số được sắp xếp theo thứ tự số đầu hàng là số nhỏ tiếp theo là số lớn. Mỗi hàng sẽ thực hiện 22 phép tính, tổng cộng làm hết sẽ có 264 phép tính. Người kiểm tra sẽ lần lượt thực hiện phép cộng rồi trừ của những số liên tiếp, kết quả được ghi vào giữa 2 chữ số. Đồng hồ bấm giây, bút viết cho người thực nghiệm. Ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, ngày kiểm tra vào nơi quy định trên bản mẫu. Cách tiến hành: khi có lệnh kiểm tra, người thực nghiệm sẽ cộng số đầu mỗi hàng với số thứ hai trong hàng và ghi kết quả vào giữa 2 số, tiếp theo lấy số thứ 2 trừ cho số thứ 3 và ghi kết quả vào giữa 2 số. tiếp tục cộng và trừ tương tự cho đến hết hàng số. Khi xuống hàng tiếp theo lại làm theo trình tự của hàng thứ nhất. Thời gian thực hiện 3 phút. Xác định kết quả và đánh giá: Kết quả tính trên tổng phép tính đúng. 6. Test đánh giá phản xạ đơn Mục đích của test: Test phản xạ đơn được sử dụng với mục đích kiểm tra khả năng tập trung chú ý, phản ứng nhanh nhất với những tín hiệu đột ngột. Phản xạ là hoạt động đáp ứng của cơ thể đối với những kích thích tác động từ bên ngoài hoặc bên trong, thông qua hệ thần kinh trung ương. Thời gian phản xạ cho phép phán đoán về trạng thái hoạt động của hệ thần kinh trung ương vàc các cơ quan phân tích. Phản xạ đơn là thời gian phản ứng mà trong đó quá trình định hướng rất đơn giản, chỉ có một kích thích (một tín hiệu) đã biết trước cần phải hướng tới và chỉ cần có một động tác đáp lại đã biết trước [89]. Sử dụng test phản xạ đơn với ý nghĩa kiểm tra khả năng tập trung chú ý, phản ứng nhanh nhất với những tín hiệu đột ngột. Chuẩn bị thực nghiệm: máy phản xạ ánh sáng (do Viện vật lý Việt nam sản xuất). Cách tiến hành: đối tượng kiểm tra ngồi với tư thế thoải mái cả về tư thế và tinh thần; ngón tay trỏ của bàn tay thuận đặt nhẹ lên phím ngắt của máy. Khi nhìn tín hiệu đèn bật lên thì lập tức ấn phím để tắt ánh sáng, cố gắng tắt càng nhanh càng tốt, thực hiện kiểm tra 15 lần. Lưu ý: Người kiểm tra khi sử dụng chuỗi phát lệnh không nên để đối tượng có thể đoán trước thời gian. Đối tượng kiểm tra được làm quen với thiết bị từ 3 – 5 lần. Phòng thực nghiệm yên tĩnh, thoáng, ánh sáng vừa đủ. Xác định kết quả và đánh giá: Bỏ đi lần chậm và nhanh nhất, tính trung bình cộng của 10 lần còn lại [89]. 7. Test đánh giá phản xạ phức Mục đích của test: Test được sử dụng với mục đích đánh giá khả năng tập trung chú ý, phản ứng với những tín hiệu bất ngờ và không biết trước. Phản xạ phức là hành động đáp trả những kích thích chưa biết trước bằng những hành động không chủ định trước [90]. Trong phản ứng phức tạp sự chú ý của VĐV đó rất căng thẳng vì vừa phải theo dõi đối thủ vừa phải thể hiện sự sẵn sàng chung để có thể đáp lại nhanh chóng có hiệu quả với thủ thuật do đối phương sử dụng [89]. Sử dụng test này với ý nghĩa đo khả năng tập trung chú ý, phản ứng với những tín hiệu bất ngờ và không biết trước, ngoài phản ứng nhanh còn cho thấy khả năng phân tích tín hiệu và trả lời thích hợp. Chuẩn bị thực nghiệm: máy phản xạ ánh sáng với tín hiệu là mầu xanh, mầu đỏ và mầu vàng (do Viện vật lý Việt Nam sản xuất). Cách tiến hành: đối tượng kiểm tra ngồi với tư thế thoải mái cả về tư thế và tinh thần; các ngón tay của bàn tay thuận đặt nhẹ lên phím ngắt của máy (có 3 phím ngắt với 3 mầu tương ứng với ánh sang của đèn là đỏ, xanh và vàng). Tín hiệu sẽ phát với ba mầu đỏ, vàng, xanh kế tiếp nhau nhiều lần và xen kẽ nhau không theo một trình tự nhất định. Nhiệm vụ đối tượng kiểm tra là phải phân biệt đúng mầu, yêu cầu đối tượng phải ấn phím ngắt có mầu đúng tín hiệu mầu được bật lên với tốc độ nhanh nhất. Thực hiện kiểm tra 10 lần. Lưu ý: Người kiểm tra khi sử dụng chuỗi phát lệnh không nên để đối tượng có thể đoán trước thời gian phát lệnh và loại tín hiệu mầu. Tâm lý đối tượng phải thoải mái, phòng thực nghiệm yên tĩnh và đủ ánh sáng. Làm theo cùng một chương trình cho mọi đối tượng. Xác định kết quả và đánh giá: Tính trung bình cộng của 10 lần [89]. 8. Test đánh giá năng lực xử lý thông tin Mục đích của test: Quan điểm lý thuết thông tin của LB Intenson về điều khiển họat động bao gồm 2 thành phần: tốc độ thu nhận và xử lý thông tin biểu thị đặc tính các khả năng cảm giác vận động và trí tuệ con người trong các điều kiện hạn chế thời gian và lượng thông tin lớn cần phải điều chỉnh và trả lời chính xác. Năng lực tâm lý này cực kỳ quan trọng đối với VĐV các môn bóng nói chung và bóng bàn nói riêng. Chuẩn bị thực nghiệm: Sử dụng 2 bảng vòng hở Landont mẫu với những vòng tròn có đoạn hở khác nhau, trong mỗi bản có 32 dòng, mỗi dòng có 32 vòng hở. Bảng có 4 hướng là hướng I, hướng II, hướng III và hướng IV. Đồng hồ bấm giây, phát bản bản in mẫu chuẩn (mỗi người 2 bản), bút viết cho đối tượng. Yêu cầu đối tượng thực nghiệm phải ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, chuyên sâu vào nơi quy định trên bản mẫu. Cán bộ kiểm tra yêu cầu đối tượng kiểm tra gạch vào những vòng tròn có đoạn hở quy định. Thực nghiệm làm mỗi lần 5 phút. Cách tiến hành: Lần thực nghiệm thứ nhất: khi chuẩn bị phát lệnh kiểm tra (công bố hướng kiểm tra của bảng mẫu, yêu cầu đối tượng kiểm tra thực hiện bản mẫu với hướng quy định) sau đó mới phát lệnh kiểm tra “bắt đầu”. Ở lần thứ nhất, đối tượng kiểm tra có nhiệm vụ gạch những vòng hở (lấy vòng hở đầu tiên của dòng thứ nhất làm tín hiệu chuẩn”. Cứ một phút người kiểm tra lại thông báo “gạch”. Ngay thời điểm đó đối tượng kiểm tra phải đánh dấu vào dưới vòng tròn mình vừa rà bút tới, sau đó lại tiếp tục rà soát nhanh. Lần thực nghiệm thứ hai: Sau khi thu lại bản mẫu thứ nhất, cán bộ kiểm tra lại phát lệnh kiểm tra lần hai với hướng của bản mẫu khác với lần thứ nhất. Đối tượng lại thực hiện quy trình trên nhưng cố làm tốt hơn lần trước. Xác định kết quả và đánh giá: Trong đó: S: năng lực xử lý thông tin. N: tổng số tín hiệu trong bản mẫu. n: số tín hiệu bỏ sót hoặc gạch sai. t: thời gian thực hiện Đánh giá: Năng lực kém S < 0.9 bit/giây Năng lực TB kém 0.95< S < 1.2 bit/giây. Năng lực TB 1.25< S < 1.5 bit/giây. Năng lực tốt 1.55< S < 1.95 bit/giây. Năng lực rất tốt S >2 bit/giây. 9. Test đánh giá tư duy thao tác Mục đích của test: trong điều kiện căng thẳng tâm lý lớn sẽ có lượng vận động tâm lý tác động tới các chức năng tâm lý, đặc biệt là tư duy. Do đó, việc xác định tốc độ và cường độ của các quá trình tâm lý (trong đó có tư duy) là một thông số rất quan trọng về độ tin cậy tâm lý của VĐV [70]. Tư duy thao tác rất cần thiết cho VĐV các môn võ thuật đối kháng cá nhân trực tiếp. Các yếu tố thành phần của tư duy thao tác là thời gian tri giác (thu nhận thông tin), đánh giá tình huống (xử lý thông tin) và thời gian quyết định giải pháp hành động (tốc độ và độ chuẩn xác của các thao tác tư duy). Phương pháp tư duy thao tác (thực nghiệm) của A.V.Rôđiônốp (liên xô) dựa theo thuyết “chuyển năng lực” tư duy từ lĩnh vực khác sang lĩnh vực thể thao, nên đòi hỏi về hạn chế thời gian nghiêm ngặt. Đặc thù của hoạt động thể thao yêu cầu sự nghiêm ngặt của các quá trình thông tin, tư duy lôgic và thực hiện [70]. Chuẩn bị thực nghiệm: Dụng cụ cho thí nghiệm là một hộp gỗ hình chữ nhật được chia ra làm 6 ô vuông đều bằng nhau (phụ lục số 14) trong đó chỉ sử dụng 5 ô có khắc chữ A, B, C, D, E có 3 hình vuông bằng gỗ được khắc các số 1, 2, 3 có thể di chuyển từ sân này sang sân khác trong phạm vi 5 sân A, B, C, D, E theo nguyên tắc di chuyển vào sân trống không có các con số, từng ô, không nhảy cóc ô, có 3 test kiểm tra 4, 8, 10 nước đi. Đồng hồ bấm giây. Địa điểm kiểm tra không được ồn ào, đối tượng ngồi trong phòng cách biệt và thực hiện 3 nhiệm vụ (3 cách bố trí quân đi khác nhau). Cách tiến hành: khi có lệnh kiểm tra, người thực nghiệm di chuyển sắp nước đi sao cho đi ít thời gian nhất, sắp cho hình vuông số 1 vào ô A, số 2 vào ô B, số 3 vào ô C. Các quân 1, 2, 3 lúc đầu xếp không theo trật tự số tự nhiên, đối tượng thực nghiệm sắp xếp lại theo đúng từ số nhỏ nhất đến số lớn nhất theo hàng ngang. Xác định kết quả và đánh giá: Thực hiện cả 3 nhiệm vụ, tính trung bình thời gian và số nước đi của cả 3 nhiệm vụ. Hiệu xuất của tư duy thao tác được đánh giá theo công thức: P- Hiệu suất của tư duy thao tác. T- Tổng thời gian thực hiện test. n- Tổng số bước đi. 50- Hằng số. P càng nhỏ năng lực tư duy thao tác càng cao (thao tác nhạy, phân tích xử lý thông tin nhanh và quyết định hành động nhanh). 10. Test đánh giá hiệu quả trí nhớ thao tác Mục đích của test: Trí nhớ thao tác khác với trí nhớ trong khoảng thời gian ngắn ở chỗ nó không những chỉ duy trì một tài liệu nào đó trong một khoảng thời gian ngắn mà còn dự báo trước được các tài liệu đó. Những VĐV có hiệu xuất trí nhớ thao tác cao thường có dự đoán sác xuất các tình huống thi đấu sẽ xảy ra một cách chính xác. Muốn thực hiện tốt trí nhớ thao tác đòi hỏi phải có khả năng tập trung chú ý và phân phối chú ý cao. Chuẩn bị thực nghiệm: Gồm một bảng có hai cột số với các chữ số từ 3 -7 chữ số trong mỗi hàng (các chữ số không đựơc là tổng lặp lại, còn tổng của hai số giữa phải lớn hơn 9). Mỗi cột số có 10 dãy số gồm từ 3, 4, 5, 6, 7 chữ số. Mỗi hàng có cùng lượng chữ số được lặp lại 2 lần. Cách tiến hành: người trực tiếp kiểm tra bằng một nhip điệu nhất định sẽ đọc một dẫy số, trong thời gian đó người thực nghiệm phải cộng số thức nhất với số thứ 2, số thứ 2 với số thứ 3và nhớ tổng của những số đó (thí dụ cho một dãy 4 chữ số:3; 5; 2; 7. Trong dãy số này sẽ có 3 tổng như sau: 3+5=8; 5+2=7; 2+7=9. Người thực nghiệm sẽ cần phải viết 8; 7; 9). Theo hiệu lệnh “viết”, người được thử nghiệm sẽ ghi lại dãy con số đó theo thứ tự từng hàng. Thời gian đọc các chữ số: 3 số-3 giây; 4 số-4 giâythời gian ghi đáp số: 3số-3 giây; 4 số-7 giây; 5số-9 giây; 6số-12 giây; 7số-15 giây. Thực nghiệm được tiếp tục cho đến khi kết thúc trọn vẹn 10 dãy số. Sau khi kiểm tra với cột số thứ nhất, người kiểm tra cho thực hiện kiểm tra với cột số thứ 2. Xác định kết quả và đánh giá: Kết quả trắc nghiệm được đánh giá theo số lượng các dãy số được thực hiện đúng. Điểm tối đa là 10. Kết quả Giá trị điểm của 2 cặp dãy số có chứa 7 6 5 4 3 Điểm 4 3 2 1 0 Phụ lục 22. Hệ số phụ αnk để kiểm định phân bố chuẩn theo chỉ tiêu W – Sapyro – Winki (n – kích thước tập hợp ; k – số cặp so sánh) n k 3 4 5 6 7 8 9 10 1 0,7071 O,6872 0,6646 0,6431 0,6233 0,6052 0,5888 0,5739 2 0,1677 0,2413 0,2806 0,3031 0,3164 0,3244 0,3291 3 0,0875 0,1401 0,1743 0,1976 0,2141 4 0,0561 0,0947 0,1224 5 0,0399 n k 11 12 13 14 15 16 17 18 1 0,5601 0,5475 0,5359 0,5251 0,5150 0,5056 0,4968 0,4886 2 0,3315 0,3325 0,3325 0,3318 0,3306 0,3290 0,3273 0,3253 3 0,2260 0,2347 0,2412 0,2460 0,2495 0,2521 0,2540 0,2553 4 0,1429 0,1585 0,1707 0,1802 0,1878 0,1939 0,1988 0,2027 5 0,0695 0,0922 0,1099 0,1240 0,1353 0,1447 0,1524 0,1587 6 0,0303 0,0539 0,0727 0,0880 0,1005 0,1109 0,1197 7 0,0240 0,0433 0,0593 0,0725 0,0837 8 0,0196 0,0359 0,0496 9 0,0163 n k 19 20 21 22 23 24 25 26 1 0,4808 0,4734 0,4643 0,4590 0,4542 0,4493 0,4450 0,4407 2 0,3232 0,3211 0,3185 0,3156 0,3126 0,3098 0,3069 0,3043 3 0,2561 0,2565 0,2578 0,2571 0,2563 0,2554 0,2543 0,2533 4 0,2059 0,2085 0,2119 0,2131 0,2139 0,2145 0,2148 0,2151 5 0,1641 0,1686 0,1736 0,1764 0,1787 0,1807 0,1822 0,1836 6 0,1271 0,1334 0,1399 0,1443 0,1480 0,1512 0,1539 0,1563 7 0,0932 0,1013 0,1092 0,1150 0,1201 0,1245 0,1283 0,1316 8 0,0612 0,0711 0,0804 0,0878 0,0941 0,0997 0,1046 0,1089 9 0,0303 0,0422 0,0530 0,0618 0,0696 0,0764 0,0823 0,0876 10 0,0140 0,0264 0,0368 0,0475 0,0539 0,0610 0,0672 11 0,0122 0,0228 0,0321 0,0403 0,0476 12 0,0107 0,0200 0,0284 13 0,0094 n k 27 28 29 30 31 32 33 34 1 0,4366 0,4328 0,4291 0,4254 0,4220 0,4188 0,4156 0,4127 2 0,3018 0,2992 0,2968 0,2944 0,2921 0,2898 0,2876 0,2854 3 0,2522 0,2510 0,2499 0,2487 0,2475 0,2463 0,2451 0,2439 4 0,2152 0,2151 0,2150 0,2148 0,2145 0,2141 0,2137 0,2132 5 0,1848 0,1857 0,1864 0,1870 0,1874 0,1878 0,1880 0,1882 6 0,1584 0,1601 0,1616 0,1630 0,1641 0,1651 0,1660 0,1667 7 0,1346 0,1372 0,1395 0,1415 0,1433 0,1449 0,1463 0,1475 8 0,1128 0,1162 0,1192 0,1219 0,1243 0,1265 0,1284 0,1301 9 0,0923 0,0965 0,1002 0,1036 0,1066 0,1093 0,1118 0,1140 10 0,0728 0,0778 0,0822 0,0862 0,0899 0,0931 0,0961 0,0988 11 0,0540 0,0598 0,0650 0,0697 0,0739 0,0777 0,0812 0,0844 12 0,0358 0,0424 0,0483 0,0537 0,0585 0,0629 0,0669 0,0706 13 0,0178 0,0253 0,0320 0,0381 0,0435 0,0485 0,0530 0,0572 14 0,0084 0,0159 0,0227 0,0289 0,0344 0,0395 0,0441 15 0,0076 0,0144 0,0206 0,0262 0,0314 16 0,0068 0,0131 0,0187 17 0,0062 Chú thích. Bảng được lập theo N. A. Masalgin, 1974. Phụ lục 23. Giá trị chỉ tiêu – W (Sapyro – Winki) n α n α n α 0,05 0,01 0,05 0,01 0,05 0,01 3 4 0,767 0,753 20 0,905 0,868 36 0,935 0,912 5 0,748 0,687 21 0,908 0,873 37 0,936 0,914 6 0,762 0,686 22 0,911 0,878 38 0,938 0,916 7 0,803 0,730 23 0,914 0,881 39 0,939 0,917 8 0,818 0,749 24 0,916 0,884 40 0,940 0,919 9 0,829 0,764 25 0,918 0,888 41 0,941 0,920 10 0,842 0,781 26 0,920 0,891 42 0,942 0,922 11 0,850 0,781 27 0,923 0,894 43 0,943 0,923 12 0,859 0,805 28 0,924 0,896 44 0,944 0,924 13 0,866 0,814 29 0,926 0,898 45 0,945 0,926 14 0,874 0,825 30 0,927 0,900 46 0,945 0,927 15 0,881 0,835 31 0,929 0,902 47 0,946 0,928 16 0,887 0,884 32 0,930 0,904 48 0,947 0,929 17 0,892 0,851 33 0,931 0,906 49 0,947 0,929 18 0,897 0,858 34 0,933 0,908 50 0,947 0,930 19 0,901 0,863 35 0,934 0,910 Chú thích. Bảng được lập theo N. A. Masalgin, 1974.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nghien_cuu_cac_bai_tap_nang_cao_nang_luc_chu_y_cho_n.doc
  • pdfToan van LATS TRAN THI KIM HUONG.pdf
  • docxTom tat LATS TRAN THI KIM HUONG.docx
  • docTrang thong tin LATS cua NCS Tran Thi Kim Huong.doc
Tài liệu liên quan