Luận án Nghiên cứu giải pháp phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An giang giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng 2030

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP.HỒ CHÍ MINH ĐẶNG ANH KIỆT NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO Ở TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2017-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2030 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP.HỒ CHÍ MINH ĐẶNG ANH KIỆT NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO Ở TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2017-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2030 N

doc176 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu giải pháp phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An giang giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lương Thị Ánh Ngọc 2. TS. Âu Xuân Đôn TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác! Tác giả luận án ĐẶNG ANH KIỆT MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 TDTT Thể dục thể thao 2 TTTTC Thể thao thành tích cao 3 UBND Ủy ban nhân dân 4 VĐV Vận động viên 5 HLV Huấn luyện viên 6 KH Kế hoạch 7 QĐ Quyết định 8 HCV Huy chương vàng 9 HCB Huy chương bạc 10 HCĐ Huy chương đồng 11 HLTT Huấn luyện thể thao 12 TC Tiêu chí 13 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG NỘI DUNG TRANG Bảng 1.1 Thống kế số liệu môn và VĐV 29 Bảng 1.2 Tổng hợp số liệu huy chương thể thao thành tích cao của tỉnh 30 Bảng 1.3 Kinh phí hoạt động (ĐVT: Triệu đồng) 32 Bảng 3.1 Kết quả lựa chọn sơ bộ các tiêu chí đánh giá sự phát triển thể thao thành tích cao tỉnh An Giang. 47 Bảng 3.2 Kết quả 2 lần phỏng vấn về hệ thống tiêu chí đánh giá TTTC tỉnh An Giang 49 Bảng 3.3 Số lượng HLV phân bố theo môn thể thao 52 Bảng 3.4 Số lượng VĐV phân bố theo môn thể thao 54 Bảng 3.5 Thực trạng tăng trưởng số lượng VĐV các tuyến theo năm giai đoạn từ 2011-2016 56 Bảng 3.6 Thực trạng số lượng VĐV tuyến năng khiếu của tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2016 57 Bảng 3.7 Thực trạng số lượng VĐV tuyến trẻ của tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2016 58 Bảng 3.8 Thực trạng số lượng VĐV tuyến tuyển của tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2016 59 Bảng 3.9 Thống kê số lượng VĐVtập trung tập huấn và thi đấu cho các đội tuyển quốc gia của tỉnh An Giang trong giai đoạn 2011-2016 60 Bảng 3.10 Kinh phí đầu tư cho 1 VĐV trong 1 năm của từng tuyến thể thao (đơn vị tính: Việt Nam đồng) 67 Bảng 3.11 Tổng kinh phí đầu tư cho hoạt động đào tạo VĐV giai đoạn 2011-2016 68 Bảng 3.12 Bảng kê chi tiết nguồn kinh phí đầu tư các công trình TDTT 69 Bảng 3.13 Thực trạng công trình TDTT các cấp tại tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2016 Sau 72 Bảng 3.14 Trình bày kết quả thống kê công trình TDTT các cấp đang xây dựng trong giai đoạn 2011-2016 của tỉnh An Giang 73 Bảng 3.15 Thành tích của thể thao thành tích cao tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2016 75 Bảng 3.16 Đặc điểm nhân khẩu học của các chuyên gia tham gia khảo sát 97 Bảng 3.17 Các biện pháp cho từng giải pháp phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030 Sau 104 Bảng 3.18 Tổng số VĐV của tỉnh An Giang trong 3 năm đầu thực nghiệm giải pháp 117 Bảng 3.19 Công trình TDTT bắt đầu sử dụng từ năm 2017 122 Bảng 3.20 Thành tích của thể thao thành tích cao tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2019 127 Bảng 3.21 Chỉ tiêu phát triển môn thể thao và lực lượng VĐV của tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030 130 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ NỘI DUNG TRANG Biểu đồ 3.1 Tổng số HLV TTTTC An Giang giai đoạn 2011-2016 51 Biểu đồ 3.2 Tỉ lệ HLV/VĐV của tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2016 53 Biểu đồ 3.3 Thực trạng số lượng VĐV ở các tuyến của tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2016 55 Biểu đồ 3.4 Kết quả đánh giá của chuyên gia về nhóm giải pháp đề xuất. 99 Biểu đồ 3.5 Kết quả đánh giá của chuyên gia về nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách 100 Biểu đồ 3.6 Kết quả đánh giá của chuyên gia về nhóm giải pháp pháp về phát triển nguồn nhân lực 101 Biểu đồ 3.7 Kết quả đánh giá của chuyên gia về nhóm giải pháp về cơ sở vật chất 102 Biểu đồ 3.8 Kết quả đánh giá của chuyên gia về nhóm giải pháp phát triển khoa học công nghệ TDTT và tăng cường hợp tác về TTTTC 103 Biểu đồ 3.9 Kết quả đánh giá của chuyên gia về nhóm giải pháp về thông tin, tuyên truyền 104 Biểu đồ 3.10 Sự tăng trưởng về đội ngũ HLV trong 3 năm đầu thực nghiệm giải pháp 114 Biểu đồ 3.11 Sự tăng trưởng về thành tích thể thao tại các giải Quốc tế và mở rộng trong giai đoạn 2017-2019 124 Sơ đồ 3.1 Hệ thống quản lý thể thao chuyên nghiệp tỉnh An Giang 63 ĐẶT VẤN ĐỀ Tính cấp thiết của luận án Thể thao thành tích cao (TTTTC) là hoạt động tập luyện và thi đấu của vận động viên (VĐV); trong đó, thành tích cao, kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh và năng lực của con người; nhà nước phát triển thể thao thành tích cao nhằm phát huy tối đa khả năng về thể lực, ý chí và trình độ kỹ thuật của VĐV để đạt được thành tích cao trong thi đấu thể thao. Phát triển thể thao thành tích cao là một nhiệm vụ chính trị nhằm phát huy truyền thống của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, đề cao sức mạnh ý chí tinh thần, tự hào dân tộc, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của dân tộc Việt Nam. Thể thao thành tích cao có vị trí quan trọng trong việc phát triển TDTT nói chung, nâng cao sức khỏe và năng lực con người, có tác dụng to lớn trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc và góp phần nâng cao uy tín của địa phương, đất nước. Thể thao thành tích cao có mối quan hệ biện chứng với TDTT nói chung và với phong trào thể thao quần chúng nói riêng. Ngày nay, ở các quốc gia phát triển, thể thao thành tích cao đã trở thành một ngành kinh tế - công nghiệp thể hiện ở một số lĩnh vực như bóng đá, bóng rổ, quần vợt, đua xe mô tô, ô tô và đã trở thành nghề nghiệp của một bộ phận xã hội. Vì vậy ở nước ta, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác TDTT, trong đó có thể thao thành tích cao được thể hiện qua các hệ thống quan điểm, luật pháp, chủ trương chính sách cụ thể: “Nhà nước có chính sách phát triển thể thao thành tích cao, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đào tạo bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên đạt trình độ quốc gia, quốc tế; tổ chức thi đấu thể thao thành tích cao; tham gia các giải thể thao quốc tế; khuyến khích tổ chức cá nhân tham gia phát triển thể thao thành tích cao” (Điều 31 Luật thể dục thể thao số 77/2006/QH11 được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 29 tháng 11 năm 2006).[22] Ngày 03/12/2010, Thủ tướng chính phủ ký Quyết định Số: 2198/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển thể dục, thể thao việt nam đến năm 2020, trong đó có đề cập đến Thành tích thể thao thành tích cao như sau: Giữ vững vị trí trong top 3 của thể thao khu vực Đông Nam Á (SEA Games); Năm 2010: Phấn đấu đạt vị trí 17 – 15 tại ASIAD 16; Năm 2012: Phấn đấu có khoảng 30 vận động viên vượt qua các cuộc thi vòng loại và có Huy chương tại Đại hội Thể thao Olympic lần thứ 30; Năm 2014: Phấn đấu đạt vị trí 15 – 13 tại ASIAD 17; Năm 2016: Phấn đấu có khoảng 40 vận động vượt qua các cuộc thi vòng loại và có Huy chương Vàng tại Đại hội Thể thao Olympic lần thứ 31; Năm 2019: Phấn đấu đạt vị trí 14 – 12 tại ASIAD 18; Năm 2020: Phấn đấu có khoảng 45 vận động viên vượt qua các cuộc thi vòng loại, có huy chương tại Đại hội Thể thao Olympic lần thứ 32; Tham gia đầy đủ và phấn đấu có thành tích tốt và thứ hạng ngày càng cao hơn ở một số Đại hội thể thao quốc tế như: Đại hội thể thao người khuyết tật (Paralympic), Đại hội thể thao thế giới (World Games), Đại hội thể thao bãi biển châu Á (Asian Beach Games), Đại hội võ thuật trong nhà châu Á (Asian Martialart-Indoor Games), Đại hội thể thao trẻ (Youth Games)[13] Trong khi đó, Thể thao thành tích cao tỉnh An Giang trong những năm qua đã có những bước phát triển nhất định.Tuy vậy, thành tích thể thao chưa tương xứng với sự phát triển của các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, do vài yếu tố khách quan và chủ quan như: cách làm chưa phù hợp khi thể thao thành tích cao đang dần chuyển sang chuyên nghiệp, cơ sở vật chất sân bãi cho thể thao thành tích cao còn nhiều thiếu thốn, kinh phí còn hạn chế so với nhu cầu phát triển... Để nâng cao thể thao thành tích cao nói riêng, hình ảnh và con người tỉnh An Giang nói chung đến với bạn bè trong và ngoài nước, đóng góp tích cực, cụ thể hóa những mục tiêu tổng quát trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngày 28 tháng 01 năm 2008, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 158/QĐ-UBND về việc quy hoạch phát triển ngành TDTT tỉnh An Giang đến năm 2020, trong đó có đưa ra chiến lược phát triển thể thao thành tích cao cảu tỉnh trong giai đoạn năm 2011 – 2015 [36] như sau: - Thực hiện Chiến lược Phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội - con người và yêu cầu chung để thể thao thành tích cao An Giang phát triển cùng cả nước; Phát triển lực lượng VĐV tài năng có trình độ cao, tiếp cận trình độ của khu vực, châu Á và thế giới nhằm đạt thành tích cao tại các giải toàn quốc, Seagame, châu lục và thế giới. Giữ vững vị trí dẫn đầu ở các kỳ Đại hội TDTT Đồng bằng sông Cửu Long năm 2011, năm 2013 và năm 2015. Nâng vị trí của An Giang vào tốp 7 đến 9 hạng đầu trong kỳ đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII - 2014. Đóng góp nhiều VĐV, HLV, trọng tài cho quốc gia, trong đó có nhiều VĐV đoạt HCV ở các kỳ Seagames 26, 27, 28 và có HCV tại Asiad. - Phát triển 28 môn thể thao trong giai đoạn 2011 - 2015, chia ra làm 02 nhóm: Nhóm I: phát triển 18 môn đạt huy chương giải vô địch quốc gia và quốc tế cần tập trung đầu tư: bóng đá, điền kinh, xe đạp, bơi lặn, Pencak silat, Vovinam, thể hình, Fitness, Muay Thái, Kick Boxing, Taekwondo, võ cổ truyền, Wushu, thuyền hiện đại, đá cầu, quyền anh, Canoeing và Karatedo; Nhóm II: Các môn đang có hướng phát triển tốt và những môn được đầu tư đã đạt thành tích cao, gồm 10 môn: cầu lông, cử tạ, đẩy gậy, bi sắt, bóng bàn, cờ vua, quần vợt và bóng đá nữ. Năm 2011- 2012 đầu tư thêm môn cử tạ, bi sắt, bóng đá nữ và quần vợt (đính kèm bảng chỉ tiêu hệ thống đào tạo VĐV). - Đưa ra các giải pháp phát triển thể thao thành tích cao như sau: 9 giải pháp về Đào tạo và phát triển nguồn lực VĐV; 3 giải pháp về đào tạo HLV; 2 giải pháp về đào tạo lực lượng trọng tài; 2 giải pháp về Phát triển hệ thống tổ chức thi đấu và tham dự thi đấu giải; 3 giải pháp về tăng cường xã hội hóa các hoạt động TDTT; các giải pháp về đầu tự vật lực và tài lực cho thể thao thành tích cao và các giải pháp về tổ chức bộ máy và thực hiện chính sách... Ngày 22 tháng 7 năm 2014, UBND tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số: 1131/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030[37].Trong đó có lĩnh vực thể thao thành tích cao như sau: - Nâng vị trí thể thao của An Giang trong tốp 06 hạng đầu tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII tại An Giang năm 2018. Tăng số lượng đóng góp VĐV,HLV, trọng tài cho quốc gia, trong đó tập trung VĐV đoạt HCV ở các kỳ SEA Games, Asiad và thế giới. - Định hướng phát triển thể thao thành tích cao: Nâng cao thành tích đoàn thể thao An Giang tham dự Đại hội TDTT toàn quốc; đóng góp VĐV, HLV, trọng tài quốc gia, phấn đấu có nhiều VĐV đoạt huy chương vàng ở các kỳ SEA Games, các giải khu vực, châu Á và thế giới. Đội tuyển bóng đá An Giang phấn đấu đạt thứ hạng cao ở những năm tới. Từng bước chuyên nghiệp một số môn có thế mạnh và có điều kiện thuận lợi như xe đạp, võ thuật, quần vợt, và một số môn phát triển mới, phù hợp điều kiện tình hình phát triển kinh tế – xã hội ở An Giang. Nâng cấp, xây dựng mới cơ sở vật chất. Huy động đội ngũ cán bộ khoa học nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ trong quản lý, đào tạo VĐV có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu phát triển thể thao thành tích cao. Phát triển hệ thống Liên đoàn, Hiệp hội thể dục, thể thao; củng cố và nâng cao chất hoạt động của các Liên đoàn, Hiệp hội thể dục, thể thao; chuyển giao từng bước các hoạt động tác nghiệp trong lĩnh vực thể dục, thể thao cho các liên đoàn, Hiệp hội thể dục, thể thao. Tiến tới triển khai mô hình đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao theo mô hình cung ứng dịch vụ tại các cơ sở đào tạo công lập,ngoài công lập. Phấn đấu đến năm 2030, phần lớn các môn thể thao của An Giang đặt dưới sự điều hành về mặt chuyên môn của các Liên đoàn thể thao theo định hướng của cơ quan quản lý nhà nước về TDTT địa phương. Nhìn lại thể thao thành tích cao của An Giang trong giai đoạn năm 2011 - 2016 có thể thấy : An Giang trong đã cố gắng phấn đấu đạt vượt chỉ tiêu huy chương được giao tham gia các giải thể thao quốc gia, quốc tế và khu vực; góp phần vào việc thúc đẩy phong trào thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao, tiếp tục duy trì và phát triển các môn thể thao thế mạnh của tỉnh. Các chương trình, Đề án của tỉnh đã được UBND tỉnh An Giang phê duyệt đã góp phần lớn vào việc hoàn thành các nhiệm vụ chỉ tiêu Thể thao thành tích cao hàng năm. Tuy nhiên, để nâng cao và phát triển thể thao thành tích cao hơn nữa trên địa bàn tỉnh cần phải tiến hành phân tích thực trạng về phát triển thể thao thành cao một cách toàn diện và có khoa học để tìm ra những hạn chế và nguyên nhân nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, những giải pháp triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An Giang ngày càng có chất lượng hơn trong giai đoạn mới. Do đó, chúng tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu giải pháp giải pháp phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020 và định hướng 2030” là cần thiết để góp phần vào sự phát triển TTTTC của tỉnh An Giang trong những năm tới có hiệu quả hơn. Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc phân tích thực trạng phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2011 - 2016, nhằm làm cơ sở để xây dựng các giải pháp phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2017-2020, định hướng năm 2030. Đồng thời, đánh giá được hiệu quả một số giải pháp mang tính đột phá góp phần quan trọng trong việc nâng cao thành tích thể thao của tỉnh An Giang giai đoạn năm 2017-2020, định hướng năm 2030. Mục tiêu nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài đã giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau: 1) Phân tích thực trạng phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2011- 2016. - Xác định các tiêu chí đánh giá sự phát triển TTTTC ở tình An Giang trong giai đoạn năm 2011 - 2016. - Đánh giá thực trạng phát triển thành tích thi đấu thể thao của tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2011 - 2016. 2) Xác định các giải pháp phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến năm 2030. - Căn cứ để xuất các giải pháp phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2017– 2020. - Đề xuất các giải pháp phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An Giang từ kết quả mô hình phân tích SWOT. - Xác định tính khả thi và dự báo kết quả đạt được của các giải pháp phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2017 – 2020. - Xác lập các biện pháp cho từng giải pháp phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2017 – 2020. 3) Đánh giá hiệu quả tác động của các giải pháp phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An giang trong giai đoạn năm 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030. - Ứng dụng các giải pháp phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2017 - 2020. - Kết quả ứng dụng một số giải pháp phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2017 - 2020. Giả thuyết khoa học: Trên cơ sở đánh giá toàn diện về thực trạng phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh An Giang trong giai đoạn 2011-2016, luận án sẽ xác lập một số giải pháp mang tính đột phá để phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh trong những năm tới ở giai đoạn năm 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030. Thể thao thành tích cao của An giang giai đoạn 2011-2016 tuy đã đạt được nhiều thành tích nhưng vẫn còn những tồn tại, khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu do thiếu những chính sách, giải pháp đột phá. Nếu tìm ra được những giải pháp phù hợp và khả thi, khắc phục được những tồn tại khó khăn đó thì có thể tạo ra bước phát triển mới cho giai đoạn tiếp theo. Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước về thể thao thành tích cao Quan điểm về TDTT của Đảng và Nhà nước đều xuất phát từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và căn cứ vào điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội cụ thể của đất nước. Do đó, việc xây dựng và phát triển sự nghiệp TDTT đều nhằm phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Đảng và của dân tộc theo các giai đoạn cách mạng cụ thể. Bác Hồ luôn coi trọng công tác TDTT và khẳng định TDTT là phương tiện đào tạo con người phát triển toàn diện và phục vụ lợi ích của giai cấp, lợi ích của xã hội[26]. Về công tác thể thao thành tích cao, trong các văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc đều có đề cập và định hướng phát triển trong thời gian tới[26] như: Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ V có viết: “...Tích cực xây dựng đội ngũ VĐV ngày càng đông đảo, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt và đạt thành tích kỷ lục cao. Muốn vậy, cần tăng cường hệ thống tổ chức quản lý công tác TDTT ở các cấp, các ngành, các đoàn thể, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật và từng bước tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật của TDTT”.[4] Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI đã nêu: “Củng cố và mở rộng hệ thống trường lớp năng khiếu thể thao, phát triển lực lượng VĐV trẻ, lựa chọn và tập trung sức nâng cao thành tích một số môn thể thao coi trọng việc giáo dục đạo đức, phong cách TDTT XHCN, cố gắng bảo đảm các điều kiện về cán bộ, về khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất và nhất là về tổ chức, quản lý cho công tác TDTT”. [4] Văn kiện Đại hội Đảng VII xác định về nhiệm vụ của thể thao thành tích cao như sau: “Nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng VĐV; nâng cao thành tích một số môn thể thao, cải tiến tổ chức quản lý các hoạt động TDTT theo hướng kết hợp chặt chẻ các tổ chức Nhà nước và các tổ chức xã hội, tạo các điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật, để phát triển nhanh một số môn thể thao Việt Nam có truyền thống và có triển vọng”.[4] Chỉ thị 36 CT/TW ngày 24/03/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ rõ: Chỉ thị đánh giá thể thao thành tích cao trong những năm gần đây: “Nhiều môn thể thao dân tộc được khôi phục và phát triển; một số môn thể thao đạt thành tích đáng khích lệ, cơ sở vật chất, kỹ thuật TDTT ở một số địa phương và ngành đã được chú ý đầu tư nâng cấp, xây dựng mới... Thành tích các môn thể thao còn thua kém xa so với nhiều nước trong khu vực, lực lượng VĐV trẻ kế cận rất mỏng. Còn nhiều biểu hiện tiêu cực trong các hoạt động thể thao. Đội ngũ cán bộ TDTT rất thiếu và yếu nhiều mặt...Cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật của TDTT vừa thiếu, vừa lạc hậu... nhiều sân bãi, cơ sở tập luyện bị lấn chiếm, sử dụng vào việc khác... Quản lý ngành TDTT còn kém hiệu quả, chưa có cơ chế thích hợp để phát huy những nhân tố mới, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân nhằm phát triển TDTT”.[3] Chính vì vậy, trong thời gian tới cần phát triển thể thao thành tích cao theo quan điểm sau: “Xây dựng nền TDTT có tính chất dân tộc khoa học và nhân dân, giữ gìn, phát huy bản sắc và truyền thống dân tộc, đồng thời nhanh chóng tiếp thu có chọn lọc những thành tựu hiện đại... Từng bước xây dựng lực lượng thể thao chuyên nghiệp đỉnh cao... “Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về TDTT... Tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân ta và nhân dân các nước...Phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong các hoạt động thể thao quốc tế, trước hết là ở khu vực Đông Nam Á” [3]. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Phát triển phong trào TDTT sâu rộng trong cả nước, trước hết là trong dân, thiếu niên, tạo chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu quả giáo dục thể chất trong trường học, trong các lực lượng dự bị quốc phòng và lực lượng vũ trang. Mở rộng quốc tế về TDTT, từng bước hình thành lực lượng thể thao chuyên nghiệp. Xây dựng các Trung tâm thể thao quốc gia. Tăng cường đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học của ngành TDTT”.[4] Với vị trí và tầm quan trọng của TDTT trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH, Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu trước mắt và lâu dài của TDTT nói chung và của thể thao thành tích cao nói riêng: Về nhiệm vụ trước mắt: TDTT phải góp phần trực tiếp nâng cao sức khỏe cho nhân dân để thiết thực phục vụ cho sản xuất, công tác, học tập và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, đối với thể thao thành tích cao: “...Hình thành hệ thống đào tạo tài năng thể thao quốc gia, đào tạo một lực lượng VĐV trẻ có khả năng nhanh chóng tiếp cận các thành tựu thể thao tiên tiến của thế giới. Tham gia và đạt kết quả ngày càng cao trong các hoạt động thể thao khu vực, Châu Á và thế giới, trước hết là những môn mà ta có nhiều khả năng...” [2]. Ngày 2/4/1998, Thường vụ Bộ chính trị khóa VIII ra thông tư về tăng cường lãnh đạo công tác TDTT đã xác định nhiệm vụ của thể thao thành tích cao như sau: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức đào tạo VĐV, coi trọng chất lượng toàn diện về chính trị, đạo đức, văn hóa và chuyên môn; nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo VĐV của các Trung tâm thể thao, thực hiện chủ trương từng bước chuyên nghiệp hóa trong một số môn thể thao. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức thể thao, thấy các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động thể thao, chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong ngành TDTT, nhất là trong đội ngũ HLV, VĐV. Ngành TDTT cần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực TDTT nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, HLV, giáo viên TDTT tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý TDTT theo hướng xã hội hóa, triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình Quốc gia về Thể thao, xúc tiến xây dựng chiến lược phát triển TDTT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong hệ thống công tác của ngành TDTT, TTTTC là một bộ phận có tính chuyên sâu xác định. Nghị định 11/CP 1992 đã chỉ rõ TTTTC là một trong ba mặt công tác lớn của Ngành. Hiến pháp nước CHXHXN Việt Nam, các văn kiện Đại hội Đảng đã ghi rõ về mặt này. Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án chiến lược phát triển TTTTC đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Trong đó,Chiến lược phát triển TDTT của nước ta từ nhiều năm nay đã ghi rõ nội dung, nhiệm vụ của TTTTC. Mục tiêu của TTTTC nước ta là: “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận; thống nhất quản lý phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân; nâng cao thành tích thi đấu, giữ vững vị trí là một trong ba quốc gia có thành tích thể thao đứng đầu Đông Nam Á, tiến tới thu hẹp khoảng cách trình độ với thể thao Châu Á và thế giới. tăng cường hội nhập quốc tế, tích cực thực hiện chủ trương, đường lối ngoại giao nhân dân của Đảng và Nhà nước”[11],[13]. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển TTTTC của quốc gia và của tỉnh An Giang còn được cụ thể hóa trong Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ Bình Phước lần thứ IV, nhiệm kỳ 2015-2020, Chiến lược phát triển thể thao VIệt Nam đến năm 2020, Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục, Thể thao đến năm 2020; Quy hoạch phát triển thể thao VIệt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng [13], [4]. 1.2. Một số khái niệm, thuật ngữ và nội dung liên quan đến đề tài 1.2.1.Khái niệm về giải pháp, biện pháp Theo Từ điển Tiếng Việt năm 1992 của Viện Khoa học xã hội Việt nam, thì Giải pháp là đưa ra cách giải quyết một vấn đề nào đó mang tính chiến lược. Còn Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể [31]. 1.2.2.Khái niệm về thể thao thành tích cao Theo định nghĩa trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, thì: Thể thao thành tích cao là hoạt động tập luyện và thi đấu của vận động viên chuyên nghiệp hoặc nhà nghề, trong đó thành tích thể thao, kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh và năng lực sang tạo của con người. Thể thao thành tích cao (TTTTC) ở Việt Nam bao gồm các môn thể thao thi đấu trong chương trình đại hội Olympic, ASIAD và SEA Games [31]. TTTTC, ngoài nhiệm vụ tăng cường thể chất nói chung, có nhiệm vụ quyết định hơn, nặng nề hơn là tìm kiếm, bồi dưỡng và phát triển năng lực thể chất trội của từng cá thể, tìm được năng lực tối đa của họ để phát triển thành người tài thể thao - vận động viên tài năng của Quĩ người tài quốc gia. Bản chất của quá trình đó là bồi dưỡng - đào tạo người tài thể thao qua quá trình giáo dục - huấn luyện hệ thống - khoa học của TT. TTTTC là thành quả của xã hội văn minh, có tác động lớn trong xã hội mới. Nếu kết quả của TTTTC mang tính phổ biến trong xã hội thì quá trình đào tạo nó lại không mang tính xã hội và khuyến khích xã hội. Kết quả TTTTC hiện nay góp phần lớn trong nâng cao hoạt động và ổn định môi trường xã hội, giáo dục lớp trẻ, lôi cuốn và giáo dục lòng tự hào và yêu đất nước bằng các kỷ lục và lối sống, đạo đức, ý chí của nó. Do đó, việc có chiến lược và qui hoạch phát triển TTTTC là tất yếu, là đúng qui luật phát triển xã hội hiện đại trên thế giới và ở nước ta [29]. 1.2.3. Khái niệm về tuyển chọn tài năng thể thao và công tác tuyển chọn VĐV thể thao *Khái niệm về tuyển chọn tài năng thể thao. Tuyển chọn thể thao đó là hệ thống các biện pháp tổ chức và phương pháp mang tính chất tổng hợp, bao gồm các phương pháp nghiên cứu về Sư phạm, Xã hội, Tâm lý và Y sinh nhằm phát hiện các tố chất và năng khiếu của người tập để chuyên môn hoá trong một môn thể thao nhất định [14], [23]. *Công tác tuyển chọn VĐV thể thao. Các giai đoạn tuyển chọn thể thao liên quan đến tính liên tục về thời gian trên con đường phát triển trong các môn thể thao cụ thể. Nhiệm vụ tuyển chọn phù hợp với các giai đoạn thực hiện, các phương pháp sư phạm – y học – sinh lý học. Quy trình tuyển chọn và đào tạo VĐV trẻ ở Việt Nam thông qua 4 giai đoạn cụ thể: [23] Giai đoạn 1- Đào tạo ban đầu: Giai đoạn tuyển chọn đầu tiên – còn gọi là giai đoạn tuyển chọn sơ bộ. Giai đoạn 2- Chuyên môn hoá bước đầu: Là giai đoạn tuyển chọn triển vọng. Đối với vận động viên được xác định mức độ phát triển thể lực và cấu trúc hình thái tiếp cận với mức độ phát triển cá thể “tiêu chuẩn” so với chỉ tiêu vận động của vận động viên cấp cao trong môn thể thao đó. Giai đoạn 3- Chuyên môn hóa sâu: Giai đoạn này là giai đoạn bắt đầu hoàn thiện thể thao thông qua huấn luyện căng thẳng và quyết định vấn đề định hướng thể thao (ví dụ: quyết định chuyên môn hóa từng vị trí của vận động viên bóng chuyền). Giai đoạn 4- Giai đoạn hoàn thiện: a) Chuẩn bị cho vận động viên đạt thành tích cao. b) Biểu hiện khả năng vận động có hiệu quả trong điều kiện tác động của các test. Giai đoạn này vận động viên đã hoàn thiện về tố chất thể lực, có độ tin cậy về sinh học và tâm lý khi được tuyển vào đội thể thao để thi đấu. 1.2.4. Khái niệm về huấn luyện thể thao Trong thực tiễn thành công và thất bại của huấn luyện thể thao hiện đại cần nắm vững các đặc điểm sau đây: Luôn coi trọng huấn luyện chất lượng cao vì năng lực thi đấu của vận động viên và năng lực toàn diện của họ. Năng lực thi đấu là bản lĩnh toàn bộ cao nhất, quyết định nhất của một vận động viên. Nó biểu hiện tổng hợp toàn bộ quá trình đào tạo với công sức của nhiều người và là niềm hy vọng của xã hội. Chỉ có thể qua quá trình huấn luyện nghiêm ngặt, hệ thống, không ngừng, luôn vượt qua chính mình mới đảm bảo năng lực này và đảm bảo biểu hiện tốt trong thi đấu. Nguyên tắc huấn luyện xuất phát từ thực tế thi đấu để tập luyện nặng, nghiêm ngặt, luôn khó cũng như kết hợp chặt chẽ giữa thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý, tác phong tư tưởng, phải biểu hiện rõ bằng trình độ huấn luyện.[16][17] Trình độ huấn luyện mang đặc trưng của từng môn thể thao khác nhau, yêu cầu từng mặt và sự liên kết giữa chúng cũng khác nhau. Cần nhấn mạnh sự riêng biệt, nhưng không bao giờ coi nhẹ và hình thức việc phát triển toàn diện kỹ năng thể thao, và sự phát triển đó chỉ ổn định, có chất lượng cao nếu đảm bảo điều kiện toàn diện cho quá trình hình thành của nó. Cần nhấn mạnh một lần nữa là, nâng cao không ngừng lượng vận động, nhất là cường độ, trong đó cường độ chuyên môn là quyết định, nhưng không được coi nhẹ việc sắp xếp lượng vận động phù hợp với cá thể VĐV.[17] Việc tìm kiếm tài năng thể thao tiềm ẩn cũng như huấn luyện đào tạo nó luôn luôn phải tìm các giải pháp khoa học phù hợp, trong đó xuyên suốt là lượng vận động. Không có lượng vận động thì không có thành tích thể thao. Người ta đã chứng minh: Nếu dùng cường độ 100% nhưng chỉ tập một lần 15 phút/tuần và cường độ 75% tập 3lần/tuần, mỗi lần 60 phút; và tập 5 lần/tuần mỗi lần 120 phút với cường độ 50% thì kết quả của loại 1 và 3 là giống nhau, có nghĩa là cường độ là quyết định toàn bộ. Chú ý dùng khối lượng để tạo sự thích nghi. Chỉ dùng cường độ mà không chú ý khối lượng và sắp xếp phù hợp thì không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện của thể thao thành tích cao. Dùng nhiều giải pháp huấn luyện nhưng luôn phải lấy thi đấu làm chuẩn mực để đạt tới (kỹ thuật, dùng lực, tiêu hao năng lượng...). Hồi phục sau lượng vận động lớn là nội dung khoa học của huấn luyện hiện đại, là một thành phần hữu cơ của chương trình huấn luyện. Bắt buộc phải có phục hồi sau tập luyện. Phải định lượng huấn luyện đúng, xác định giới hạn bằng số các mặt động tác đến cơ thể (VO2 max, huyết áp, nhịp tim, LA...) Phải huấn luyện tổng hợp kết hợp nhiều mặt, tính toán đầy đủ đến các nhân tố (như thời gian, cường độ, yêu cầu, năng lượng, tốc độ, sức bền, biện pháp kiểm tra đánh giá...) Huấn luyện hiện đại phải thi đấu nhiều, số chu kỳ lớn trong năm tăng lên, nhưng thời gian chu kỳ giảm. Thông thường có ba chu kỳ, mỗi chu kỳ khoảng ba tháng. Huấn...à dịch vụ chưa phát triển nhiều, ít doanh nghiệp lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Khánh Hòa..nên việc vận động tài trợ cho các đội thể thao rất khó khăn, nhất là việc đầu tư, đổi mới và phát triển bóng đá. Nguyên nhân tồn tại: Công tác tham mưu của ngành TDTT đối với chính quyền các cấp còn hạn chế, dẫn đến chưa khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của tỉnh. Việc đầu tư cho phát triển thể thao thành tích cao chưa tương xứng với nguồn lực của thể thao tỉnh nhà hiện nay. Đội ngũ HLV chưa đồng đều về trình độ chuyên môn, thiếu năng động sáng tạo, thiếu cập nhật kiến thức mới trong lý luận, thực tiễn và khoa học kỷ thuật để áp dụng nâng cao trình độ chuyên môn cho VĐV. 1.5. Một số đề tài, công trình nghiên cứu có liên quan Tính đến thời điểm này, qua tham khảo tài liệu và các công trình đã được công bố, đề tài tài liệu đã tổng hợp được một số tài liệu, bài viết công bố về các vấn đề liên quan về chiến lược phát triển TDTT, phát triển nguồn nhân lực của các ngành nghề tại một số địa phương trên toàn quốc như: Lâm Quang Thành (2007), “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao của ngành TDTT”, Kỷ yếu Hội thảo phát triển kinh tế TDTT khi Việt Nam gia nhập WTO, Viện Khoa học TDTT, NXB TDTT, 2007. Ngô Duy Hổ, Vũ Thái Hồng (2007): “Quy hoạch phát triển thể dục thể thao Hải Phòng” . Vũ Thái Hồng, Vũ Đức Văn (2007): “Quy hoạch phát triển thể dục thể thao tỉnh Tuyên Quang”. Đề án Xây dựng chiến lược phát triển nhân lực văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Phạm Văn Kiết đã nghiên cứu: “Nghiên cứu hệ thống các tổ chức xã hội về thể dục thể thao ở TP. Hồ Chí Minh”. Cơ quan chủ trì Sở Thể Dục Thể Thao TP. Hồ Chí Minh, 1999. Nguyễn Hoàng Năng (2010), “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp pháp triển thể thao thành tích cao Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010”. Nghiệm thu năm 2005. Vũ Trọng Lợi (2010), Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng thể thao thành tích cao Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay đến 2010. Tuyển tập nghiên cứu khoa học thể dục thể thao năm 2004 của Trường Đại học TDTT I, trang 97. Nguyễn Thị Phương Loan (2018) với đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với phát triển thể thao thành tích cao ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập” đã đề xuất hệ thống 8 nhóm giải pháp với 33 nội dung cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với thể thao thành tích cao; đặc biệt đề xuất được 4 giải pháp với 20 chính sách, nhằm hoàn thiện hệ thống các chính sách đầu tư tài chính đặc thù cho VĐV cấp cao các môn thể thao Olympic. Võ Quốc Thắng (2020) với đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phát triển thể thao thành tích cao tỉnh bình Phước giai đoạn 2015 – 2020 định hướng 2030” Đã lựa chọn và xây dựng được 06 nhóm giải pháp góp phần phát triển TTTTC năm 2015-2020, định hướng đến năm 2030 tại tỉnh Bình Phước với 24 chỉ số thực hiện trong thực tiễn tại tỉnh Bình Phước bước đầu mang lại hiệu quả tốt. Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) An Giang, Quyết định số 35/2005/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án “Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh An Giang giai đoạn 2006 – 2010” , ngày 28 tháng 12 năm 2005. Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) An Giang, Kế hoạch Thực hiện Chương trình hành động số 12-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020” Số: 08/KH-UBND, ngày 29 tháng 01 năm 2013. Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) An Giang, Quyết định số 158/QĐ-UBND về việc quy hoạch phát triển ngành TDTT tỉnh An Giang đến năm 2020, ngày 28 tháng 01 năm 2008. Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) An Giang, Quyết định Số: 1131/QĐ –UBND Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, ngày 22 tháng 7 năm 2014. Hầu hết các công trình nghiên cứu, tài liệu đã công bố tập trung nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp phát triển TDTT nói chung, hoặc ở tầm vĩ mô và ở các thành phố trực thuộc trung ương như Tp HCM, Đà Nẵng.., chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện về các giải pháp phát triển thể thao thành tích cao ở một tỉnh có trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương tự như ở An Giang. Tóm lại: Qua nghiên cứu một số các tài liệu nghiên cứu tài liệu có liên quan, chúng tôi nhận thấy: Ở nước ta, tuy mức độ nghiên cứu có khác nhau nhưng các tỉnh thành trong cả nước đều có sự đầu tư trong định hướng, quy hoạch công tác TTTTC của đơn vị mình, đặc biệt nhằm đáp ứng với định hướng, quy hoạch chung của Thể thao Việt Nam đến năm 2020. Ở tỉnh An Giang, cứ chu kỳ 5 năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đơn vị tham mưu trình UBND tỉnh bản Quy hoạch phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt, trong đó có lĩnh vực công tác thể thao thành tích cao. Cứ kết thúc 5 năm thực hiện Kế hoạch, đều có sự đánh giá về việc thực hiện kế hoạch đó nhưng việc đánh giá thực trạng hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch và đánh giá hiệu quả của từng giải pháp tác động đến sự phát triển thể thao thành tích chưa đo lường một cách chuẩn xác và có khoa học. Do vậy, vấn đề này cần phải tiến hành nghiên cứu để đánh giá thực trạng phát triển thể thao thành tích cao một cách toàn diện, làm cơ sở quan trọng để xây dựng các giải pháp khả thi tác động mạnh đến việc phát triển thành tích thể thao cao của An Giang trong giai đoạn mới có chất lượng hơn. Kết luận chương 1: Đảng và Nhà nước rất quan tâm chỉ đạo phát triển Thể dục thể thao nói chung và thể thao thành tích cao nói riêng. Bằng việc ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, các Chiến lược, quy hoạch phát triển TDTT, Đảng và Nhà nước đã coi phát triển TDTT là một bộ phận hữu cơ của phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã thực hiện tốt sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ trong sự nghiệp phát triển TDTT của tỉnh và từng bước đạt được những thành tích rất đáng trân trọng. Tuy nhiên sự phát triển TDTT nói chung và thể thao thành tích cao chưa tương xứng với tiềm năng là lợi thế của một tỉnh ở khu vực Tây Nam bộ. Thể thao thành tích cao là thành quả của xã hội văn minh, có tác động lớn trong xã hội mới. Tại các nước có nền thể thao phát triển mạnh, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng, từ đó tìm kiếm các giải pháp cho một chiến lược phát triển thể thao thành tích cao (5, 10, 15 năm) là một công tác thường xuyên, bài bản và mang tính khoa học cao, đặc biệt khi hệ thống cũ vẫn đang vận hành thành công nhưng không đáp ứng tốt với cơ hội hoặc nguy cơ trong tương lai. Điều này thể hiện bản chất luôn biến đổi của hoạt động thể thao và tính đi trước, đón đầu của kế hoạch. Kết quả TTTTC hiện nay góp phần lớn trong nâng cao hoạt động và ổn định môi trường xã hội, giáo dục lớp trẻ, lôi cuốn và giáo dục lòng tự hào và yêu đất nước bằng các kỷ lục và lối sống, đạo đức, ý chí của nó. Do đó, việc có chiến lược và qui hoạch phát triển TTTTC là tất yếu, là đúng qui luật phát triển xã hội hiện đại trên thế giới và ở nước ta. Đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến các giải pháp phát triển thể thao thành tích cao ở các đơn vị, tỉnh thành bạn và các thời điểm khác nhau và như vậy không thể ứng dụng một cách cơ học cho tỉnh, vì tỉnh An Giang có những đặc điểm lợi thế và khó khăn riêng, do vậy để tìm các giải pháp phát triển thể thao thành tích cao một cách khoa học, hợp lý, hiệu quả là một việc làm cần được giải quyết trong nghiên cứu này. CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: [8], [27], [30]. 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Mục đích và ý nghĩa: Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong các công trình nghiên cứu mang tính lý luận. Phương pháp này giúp cho việc hệ thống hóa các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận về cách thức đánh giá khả năng và trình độ tập luyện của khách thể nghiên cứu, các giả thuyết phương pháp nghiên cứu này cho phép thu thập thêm các số liệu để kiểm chứng và so sánh với những số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Cách thức sử dụng: Khi sử dụng phương pháp nghiên cứu này luận án đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau, chủ yếu là các nguồn tư liệu thuộc thư viện trường Đại học Thể dục thể thao, Thư viện Viện khoa học TDTT và các tư liệu mà cá nhân thu thập được cũng như công trình nghiên cứu khoa học (luận văn, luận án) của các tác giả trong nước và nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt, các tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu của các Hội nghị khoa học TDTT cũng như các tài liệu mang tính lý luận, cơ sở khoa học phục vụ cho mục đích và mục tiêu nghiên cứu của luận án. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp xây dựng cơ sở lý luận và giả thiết khoa học cho luận án; lựa chọn các phương pháp nghiên cứu; mục đích nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu và kiểm chứng kết quả của quá trình thực hiện luận án. 2.1.2. Phương pháp điều tra xã hội học 2.1.2.1. Phương pháp chuyên gia: Mục đích và ý nghĩa: Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập thông tin khoa học, nhận định, đánh giá một sản phẩm khoa học bằng cách sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia giáo dục có trình độ cao. Cách thức sử dụng: Sau khi xây dựng được hệ thống các giải pháp phát triển TTTTC tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2030, tiến hành lập các phiếu khảo sát và gửi đến các chuyên gia là các nhà khoa học, cán bộ quản lý, phụ trách công tác TTTTC. Có nhiều vấn đề trong phiếu khảo sát chưa đề cập và cần khảo sát sâu về một lĩnh vực nào đó sẽ giúp cho tác giả luận án củng cố thêm cơ sở khi phân tích đánh giá thực trạng cũng như ứng dụng các giải pháp sau khi được xây dựng và lựa chọn. 2.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu phỏng vấn: Mục đích và ý nghĩa: Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong việc thu thập thông tin trong nghiên cứu quản lý TDTT. Phương pháp điều tra bảng hỏi là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan về một vấn đề nào đó. Trong phương pháp này người được hỏi tiến hành trả lời các câu hỏi bằng cách tự ghi ý kiến của mình vào bảng hỏi (bảng Anket). Người nghiên cứu không có được thông tin về hành vi của người trả lời thu được thông qua quan sát, câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào người được hỏi, sự tiếp xúc trực tiếp giữa người nghiên cứu và người trả lời không có nên nội dung lời giải thích, chỉ dẫn trong bảng hỏi là phương tiện duy nhất chỉ dẫn cho người trả lời, tạo nên ở họ sự quan tâm tích cực đối với bảng hỏi. Vì vậy bảng hỏi cần được xây dựng chi tiết rõ ràng. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi có ưu điểm là nó cho phép tiến hành nghiên cứu trên địa bàn rộng, nhiều người tham gia như vậy có thể thu thập được ý kiến của một số lượng lớn người tham gia nghiên cứu. Bằng phương pháp này cũng cho phép thu được thông tin về nhiều sự kiện khác nhau. Hơn thế trong quản lý TDTT có rất nhiều khía cạnh mà khi nghiên cứu chúng không thể không sử dụng phương pháp bảng hỏi. Chẳng hạn như việc nghiên cứu tình cảm, động cơ, thái độ và hứng thú người ta thường sử dụng phương pháp bảng hỏi. Trong đó các số liệu thu được không những chỉ phản ảnh các hiện tượng xảy ra trong hiện tại mà cả trong quá khứ và trong tương lai. Cách thức sử dụng: Tiến hành lập phiếu phỏng vấn trao đổi với các nhà quản lý, huấn luyện viên, VĐV tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh An Giang; phòng Văn hóa- Thông tin, Trung tâm Văn hóa thể thao các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; phòng Quản lý TDTT Sở VHTTDL... với hai mục đích, nhằm đánh giá thực trạng công tác TTTTC, cũng như để lựa chọn xác định các giải pháp tác động phát triển TTTTC của tỉnh An Giang 2.1.3. Phương pháp phân tích theo mô hình SWOT: Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống. SWOT là tập hợp viết tắt chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths-S : Điểm mạnh Opportunities -O : Cơ hội Weaknesses-W : Điểm yếu Threats - T : Thách thức Căn cứ kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động và tổ chức thể thao thành tích cao ở tỉnh Bình Phước, tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Trên cơ sở phân tích theo mô hình SWOT, tiến hành thiết kế ma trận các nhân tố, được gọi là ma trận SWOT (hay còn gọi ma trận TOWS), được trình bày dưới đây: Trên cơ sở các nhân tố trong ma trận SWOT sẽ là cơ sở để định hướng xây dựng một số giải pháp phát triển thể thao thành tích cao cho tỉnh Bình Phước, cụ thể như sau: S-O: Những nhân tố giúp sử dụng các cơ hội phù hợp với điểm mạnh. W-O: Những nhân tố giúp khắc phục điểm yếu để nắm bắt cơ hội. S-T: Xác định các nhân tố giúp sử dụng điểm mạnh để giảm khả năng ảnh hưởng của các thách thức. W-T: Gồm những nhân tố giúp xây dựng kế hoạch và giải pháp hạn chế những điểm yếu trước các thách thức. 2.1.4. Phương pháp xã hội học ứng dụng Phương pháp xã hội học ứng dụng là một phương pháp cụ thể để thu thập thông tin trong xã hội học. Mục đích cuối cùng của phương pháp là thu thập các thông tin từ việc ứng dụng vào thực tế xã hội các kết quả của quá trình nghiên cứu, giúp cho việc kiểm nghiệm các giả thuyết khoa học đặt ra ban đầu trong quá trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp xã hội học ứng dụng được sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên các giải pháp đề ra trong quá trình ứng dụng, tạo ra các hoạt động, các biến chuyển để thử nghiệm hình mẫu diễn ra trong thực tiễn và kiểm chứng qua thực tiễn. Qua đó đánh giá hiệu quả các giải pháp đề xuất. Trong khuôn khổ của Luận án đã tiến hành phương pháp xã hội học ứng dụng các giải pháp phát triển TTTTC của tỉnh An Giang. 2.1.5. Phương pháp toán học thống kê Sử dụng phầm mềm Microsoft Excell 2010, phần mềm SPSS vision 22.0, Amos vision 22.0 để thống kê, tính toán các công thức , các giá trị toán học thống kê phù hợp với từng nhiệm vụ nghiên cứu như: Tính toán các công thức, giá trị thuộc thống kê mô tả: + Công thức tính giá trị trung bình: Trong đó: : giá trị trung bình; n: số lượng người kiểm tra : giá trị tổng cộng của mẫu + Độ lệch chuẩn Trong đó: dX: độ lệch chuẩn : giá trị trung bình Xi: giá trị trung bình của mẫu + Hệ số biến sai Cv = x 100 (%) Trong đó: Cv: hệ số biếnsai dX: độ lệch chuẩn : giá trị trung bình mẫu Tính toán các công thức, giá trị so sánh kiểm định – so sánh – phân tích như: t student;Crosstab – Chi- Square; phân tích phương sai ANOVA; Brondy W%... Tính toán các công thức, các giá trị thuộc về mô hình SEM - mô hình hồi quy tuyến tính đa chiều... Kiểm định hệ số tương quan nhằm kiểm tra đảm bảo tính ổn định giữa hai lần phỏng vấn. Hệ số tương quan Pearson (r) có giá trị giao động trong khoảng liên tục từ -1 đến +1: r = 0: Hai biến không có tương quan tuyến tính r = 1; r = -1: Hai biến có mối tương quan tuyến tính tuyệt đối.  r < 0: Hệ số tương quan âm. Nghĩa là giá trị biến x tăng thì giá trị biến y giảm và ngược lại, giá trị biến y tăng thì giá trị biến x giảm. r > 0: Hệ số tương quan dương. Nghĩa là giá trị biến x tăng thì giá trị biến y tăng và ngược lại, giá trị biến y tăng thì giá trị biến x cũng tăng.  2.2. Tổ chức nghiên cứu: 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2017 – 2020 , định hướng 2030. 2.2.2. Khách thể nghiên cứu: Gồm khoảng 130 cán bộ quản lý, chuyên gia về lĩnh vực quản lý và thể thao thành tích cao; 150 huấn luyện viên, 200 vận động viên của tỉnh An Giang. 2.2.3. Thời gian nghiên cứu: Luận án được tiến hành nghiên cứu tại tỉnh An Giang và Trường Đại học TDTT TP Hồ Chí Minh từ tháng 05/2017 đến tháng 12/2021. 2.2.4. Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu: Kế hoạch nghiên cứu chia làm các giai đoạn chủ yếu sau đây: Giai đoạn 1: Từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017 - Lựa chọn tên đề tài, xây dựng đề cương luận án. - Bảo vệ đề cương luận án trước Hội đồng khoa học. - Thu thập các nguồn tài liệu chuyên môn có liên quan đến đề tài luận án. - Hoàn thành việc học tập các học phần tiến sĩ theo quy định của Trường Đại học TDTT TP.HCM. - Thường xuyên cập nhật các thông tin khoa học trong nước và quốc tế tại các thư viện, trên các các Website liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Chuẩn bị báo cáo tiến độ năm thứ nhất. Giai đoạn 2: Từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018 - Xây dựng đề cương chi tiết – Cấu trúc khung chi tiết của Luận án - Hoàn chỉnh chương 1:Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Hoàn chỉnh chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu - Chuẩn bị các công việc có liên quan đến giải quyết mục tiêu nghiên cứu số 1 - Giải quyết Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2011- 2016: - Giải quyết mục tiêu 2: Xây dựng các giải pháp phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2017-2020. - Chuẩn bị báo cáo tiến độ năm thứ hai. Giai đoạn 3:Từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019 - Giải quyết mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả tác động của các giải pháp phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An giang trong giai đoạn năm 2017 – 2020. - Xin ý kiến cán bộ hướng dẫn khoa học và chuyên gia để hoàn chỉnh Luận án - Chuẩn bị báo cáo tiến độ năm thứ 3. Giai đoạn 4: Từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020 - Viết bài báo khoa học - Thi tiếng Anh B2 theo chương trình khung Châu Âu - Bảo vệ Tiểu luận tổng quan và 3 chuyên đề tiến sĩ - Hoàn thiện luận án - Bảo vệ luận án tại Hội đồng đánh giá luận án tiên sĩ cấp cơ sở và cấp trường. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1.Phân tích thực trạng phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2011- 2016 3.1.1. Xác định các tiêu chí đánh giá sự phát triển thể thao thành tích cao tỉnh An Giang 3.1.1.1. Tổng hợp sơ bộ hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển thể thao thành tích cao tỉnh An Giang Căn cứ Luật TDTT sử đổi bổ sung năm 2018, tại Khoản 2, Điều 31: Phát triển thể thao thành tích cao của Luật TDTT như sau: “Nhà nước có chính sách phát triển thể thao thành tích cao, đầu tư tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đào tạo, bồi dưỡng VĐV, HLV đạt trình độ quốc gia, quốc tế; tổ chức thi đấu thể thao thành tích cao, tham gia các giải thể thao quốc tế; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể thao thành tích cao; có chính sách đặc thù cho VĐV nữ, HLV nữ trong quá trình tập luyện, thi đấu”. Ngoài ra, nội dung quy định tại Điều này được hướng dẫn bởi Điều 9, Điều 10 Nghị định 112/2007/NĐ-CP như sau: Điều 9: Xây dựng cơ sở vật chất cho phát triển thể thao thành tích cao như: (1) Ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các công trình thể thao; (2) Trách nhiệm xây dựng hệ thống cơ sở vật chất cho phát triển thể thao thành tích cao và Điều 10. Đào tạo, bồi dưỡng VĐV, HLV. Đặc biệt Thông tư số 08/2012/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 09 năm 2012 của Bộ Văn hoá, Thể thao Và Du lịch quy định nội dung đánh giá phát triển thể dục, thể thao như sau: Điều 7: Đánh giá thể thao thành tích cao 1. Nội dung về chuyên môn a) Số lượng VĐV đạt huy chương các giải thể thao thành tích cao trong nước và quốc tế; b) Số lượng VĐV đạt trình độ cấp 1, kiện tướng, phá kỷ lục quốc gia, quốc tế; c) Số lượng VĐV thể thao thành tích cao; d) Số lượng giải thể thao thành tích cao. 2. Điều kiện đảm bảo: Tổ chức, huấn luyện, cơ sở vật chất, sân bãi, trang thiết bị và kinh phí. Kết quả tham khảo, tổng hợp ban đầu, luận án đã thu thập được 8 tiêu chí đánh giá sự phát triển thể thao thành tích cao. Cụ thể được trình bày tại bảng dưới đây: Bảng 3.1. Kết quả lựa chọn sơ bộ các tiêu chí đánh giá sự phát triển thể thao thành tích cao tỉnh An Giang TT Mã hóa Tiêu chí 1 TC1 Số lượng HLV 2 TC2 Số lượng VĐV đạt huy chương các giải thể thao thành tích cao trong nước và quốc tế; 3 TC3 Số lượng VĐV thể thao thành tích cao 4 TC4 Hệ thống quản lý thể thao thành tích cao. 5 TC5 Số lượng giải thể thao thành tích cao 6 TC6 Hệ thống môn thể thao thành tích cao 7 TC7 Hệ thống cơ sở vật chất 8 TC8 Nguồn kinh phí 3.1.1.2. Phỏng vấn chuyên gia về hệ thống hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển thể thao thành tích cao tỉnh An Giang Nhằm theo sát tình hình của địa phương, vì trên thực tế, mỗi địa phương đều có những đặc điểm, cũng như các điều kiện phát triển về TDTT là khác nhau. Do đó, bên cạnh các tiêu chí đánh giá chung như đã tổng hợp được như trên, luận án tiến hành xây dựng phiếu phỏng vấn nhằm phỏng vấn ý kiến của chuyên gia về hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển thể thao thành tích cao riêng cho tỉnh An Giang. Luận án tiến hành chọn lọc, phỏng vấn 20 chuyên gia bao gồm: cố vấn chuyên môn, HLV, cán bộ quản lý, nhà khoa học có kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực thể thao thành tích cao. Phiếu phỏng vấn được thiết kế hai phần, phần 1 là các tiêu chí luận án đã tổng hợp được, các chuyên gia sẽ đánh giá qua thang điểm từ 1 đến 5 với các mức cụ thể: (1) Hoàn toàn không đồng (2) Không đồng ý (3) Bình thường (4) Đồng ý (5) Hoàn toàn đồng ý. Ở phần 2 là dạng câu hỏi mở dành cho ý kiến bổ sung đóng góp và chỉnh sửa đối với hệ thống tiêu chí mà luận án đã liệt kê tại phần 1 của phiếu. Qúa trình phỏng vấn được tiến hành 2 lần, mỗi lần cách nhau một tháng xác định độ ổn định trong câu trả lời của đối tượng được phỏng vấn. Tổng số phiếu phát ra của cả hai lần là 20 phiếu, thu về 20 phiếu, tỉ lệ phản hồi đạt 100%. Luận án quy ước chọn các tiêu chí được lựa chọn đạt trên 80% thì được chọn (hai lần phỏng vấn). Theo quy ước này đã chọn được 9 tiêu chí có tỷ lệ trung bình được chọn giữa hai lần trên 80%. Bảng 3.2. Kết quả 2 lần phỏng vấn về hệ thống tiêu chí đánh giá TTTC tỉnh An Giang TT Tiêu chí mã hóa Lần 1 Tổng % Lần 2 Tổng % TB% 5 4 3 2 1 5 4 3 2 1 1 TC1 17 1 2 0 0 95 95.0 17 1 2 0 0 95 95.0 95 2 TC2 14 2 4 0 0 90 90.0 14 2 4 0 0 90 90.0 90 3 TC3 15 1 4 0 0 91 91.0 15 1 4 0 0 91 91.0 91 4 TC4 19 1 0 0 0 99 99.0 19 1 0 0 0 99 99.0 99 5 TC5 11 6 3 0 0 88 88.0 11 6 3 0 0 88 88.0 88 6 TC6 18 1 1 0 0 97 97.0 18 1 1 0 0 97 97.0 97 7 TC7 20 0 0 0 0 100 100.0 20 0 0 0 0 100 100.0 100 8 TC8 7 5 6 1 1 76 76.0 8 4 6 1 1 77 77.0 76.5 (Nguồn: tác giả khảo sát) Kết quả thu được từ câu hỏi mở cũng ghi nhận được ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, cụ thể các tiêu chí cùng nhóm nên khu trú lại. Ví dụ số lượng HLV và số lượng VĐV sẽ là tiêu chí về nguồn nhân lực.... để hệ thống tiêu chí đánh giá được tổng quát. Như vậy, bằng các phương pháp tổng hợp tài liệu, thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia; luận án đã xác định được hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển thể thao thành tích cao tỉnh An Giang gồm: - Tiêu chí 1: Nguồn nhân lực thể thao thành tích cao (gồm HLV, VĐV). - Tiêu chí 2: Hệ thống quản lý thể thao thành tích cao. - Tiêu chí 3: Các môn thể thao thành tích cao. - Tiêu chí 4: Kinh phí đầu tư cho thể thao thành tích cao. - Tiêu chí 5: Hệ thống cơ sở vật chất. - Tiêu chí 6: Thành tích thi đấu thể thao Dựa trên hệ thống tiêu chí trên, luận án tiến hành bước tiếp theo, phân tích thực trạng phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2011- 2016. 3.1.2. Phân tích thực trạng phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2011- 2016 3.1.2.1. Thực trạng về nguồn nhân lực thể thao thành tích cao của tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2016 3.1.2.1.1. Thực trạng về đội ngũ huấn luyện viên Tại thời điểm năm 2006, toàn tỉnh chỉ có có 36 HLV. Tỉnh đã tập trung đầu tư công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ HLV. Đến năm 2011, tổng HLV các môn tăng lên 52, trong đó có 2 HLV đạt chuẩn HLV chính. Năm 2013 có 274 cán bộ , trong đó có 65 HLV. 100 % HLV đều tốt nghiệp đại học TDTT vượt chỉ tiêu đặt ra trước đó (chỉ tiêu là 80 % HLV tốt nghiệp Đại học TDTT ). Năm 2014 toàn tỉnh có 3 HLV cao cấp, 8 HLV chính và 59 HLV. Năm 2015 số HLV cao cấp là 6, HLV chính là 10, nâng tổng số HLV lên 70 người. Tổng số HLV mảng thể thao thành tích cao của tỉnh An Giang tính đến năm 2016 tổng cộng là 76 HLV, trong đó HLV cao cấp là 06 người, HLV chính là 10 người, HLV là 60 người. Số liệu cụ thể qua các năm được biểu diễn tại biểu đồ 3.1. dưới đây: Biểu đồ 3.1. Tổng số HLV TTTTC An Giang giai đoạn 2011-2016 Chủ trương của tỉnh An Giang là tập trung đào tạo, bồi dưỡng lực lượng HLV các môn để nâng cao trình độ tay nghề. Chú ý đào tạo lực lượng HLV trẻ có chuyên môn cao, quy hoạch những VĐV lớn tuổi đạt nhiều thành tích tại các giải vô địch quốc gia, quốc tế gởi đào tạo chính quy, tham dự các khóa bồi dưỡng chuyên môn của các Liên đoàn thể thao, Ủy Ban Olympic quốc gia hoặc gởi đi đào tạo ở nước ngoài. Tạo điều kiện cho HLV tham gia Ban huấn luyện đội tuyển quốc gia để học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Thường xuyên đào tạo lại lực lượng HLV hiện có để cập nhật kiến thức, tiếp thu lý luận chuyên môn khoa học kỹ thuật mới vào công tác huấn luyện để nâng cao thành tích VĐV. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong HLV về đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, về đạo đức nghề nghiệp, về công tác TDTT trong giai đoạn mới. Thực tế cho thấy, đội ngũ HLV của tỉnh rất thường xuyên tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn do Tổng cục TDTT và các Liên đoàn , Hiệp hội thể thao trong và ngoài nước tổ chức, trong đó có nhiều HLV đã từng là VĐV đội tuyển , nên có kinh nghiệm trong công tác huấn luyện và thi đấu. Riêng môn bóng đá toàn bộ HLV đều xuất thân từ cầu thủ của đội tuyển An Giang và đã được đào tạo bằng C , B , A của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Liên đoàn bóng đá Châu Á. Số lượng HLV được phân bổ đều cho các môn thể thao, trung bình mỗi tuyến có ít nhất một HLV, số lượng HLV tập trung vào các môn như Bóng đá, Điền kinh, Vovinam trong giai đoạn 2014 - 2016 tăng cao hơn hẳn do sự tăng trưởng về số lượng VĐV của các tuyến. Bảng 3.3. Số lượng HLV phân bố theo môn thể thao STT Môn 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1 Bóng đá 3 4 5 7 7 7 2 Điền kinh 2 3 4 5 5 6 3 Bơi lặn 3 3 4 4 5 5 4 Xe đạp 3 3 4 4 5 5 5 Thể dục thể hình 3 3 3 3 3 3 6 Pencak Silat 3 3 3 4 4 4 7 Võ Cổ truyền 2 3 3 3 3 3 8 Wushu 2 3 3 3 3 3 9 Boxing 3 3 3 3 3 3 10 Vovinam 3 3 4 5 5 5 11 Taekwondo 3 3 4 4 4 5 12 KickBoxing 3 3 3 3 3 3 13 Muay Thái 3 3 3 3 3 3 14 Fitness 1 1 2 2 2 2 15 Thuyền truyền thống 1 1 16 Đá cầu 1 1 2 2 2 2 17 Karatedo 2 3 3 3 4 4 18 Canoeing 3 3 3 3 4 4 19 Bắn cung 3 3 3 3 3 3 20 Rowing 3 3 3 3 3 3 21 Cử tạ 3 3 3 3 4 4 TỔNG 52 57 65 70 76 78 (Nguồn: Sở VH-TT&DL An Giang) Kết quả phân tích tỷ lệ HLV/VĐV cho thấy tỷ lệ này dao động trong khoảng 9.55% đến 14.64%. Tính toán cụ thể theo từng môn tỷ lệ này giảm mạnh ở các môn có số lượng VĐV nhiều (Bóng đá,...), đặc biệt là tuyến năng khiếu, nhiều năm liền tính trung bình một HLV phải huấn luyện đến gần 20 VĐV. Đối với TTTC, trung bình tỉ lệ huấn luyện được khuyến cáo ở tỷ lệ 1/5 tức 1 HLV sẽ huấn luyện 5 VĐV. Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ HLV/VĐV của tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2016 Thực trạng VĐV tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2016 Thực trạng phân bố VĐV theo môn thể thao Trong giai đoạn 2011-2016, tỉnh có 21 môn thể thao có VĐV tham gia tập luyện và thi đấu tại tỉnh An Giang. Tính đến năm 2016, những môn có tỉ lệ đóng góp VĐV cấp cao nhiều cho tỉnh gồm: Các môn thể thao có thế mạnh truyền thống như: Bóng đá (85 VĐV), Điền kinh (42 VĐV), xe đạp (36 VĐV), bơi lội (37 VĐV), Thể dục thể hình (35 VĐV), Pencak Silat (33 VĐV), Taekwondo (36 VĐV). Bảng 3.4 Số lượng VĐV phân bố theo môn thể thao TT Môn 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1 Bóng đá 64 72 72 72 73 85 2 Điền kinh 41 45 36 35 36 42 3 Bơi lặn 35 41 31 26 32 37 4 Xe đạp 42 52 34 32 42 36 5 Thể dục thể hình 25 26 30 35 27 35 6 Pencak Silat 27 27 31 26 27 33 7 Võ Cổ truyền 21 30 23 19 25 25 8 Wushu 25 31 25 23 28 22 9 Boxing 24 24 23 21 24 28 10 Vovinam 37 37 29 29 29 31 11 Taekwondo 27 28 24 21 29 36 12 KickBoxing 20 22 20 17 19 25 13 Muay Thái 22 25 21 17 21 24 14 Fitness 4 4 4 4 4 4 15 Thuyền truyền thống 5 5 16 Đá cầu 14 14 12 12 12 16 17 Karatedo 16 28 24 19 22 24 18 Canoeing 21 26 24 20 29 23 19 Bắn cung 17 19 17 14 16 18 20 Rowing 17 23 18 17 23 17 21 Cử tạ 19 23 19 19 23 20 TỔNG 518 597 517 478 546 586 (Nguồn: Kết quả thống kê tổng hợp) Thực trạng số lượng VĐV ở các tuyến của tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2016 Trong 3 tuyến chính của TTTC tỉnh An Giang, tuyến năng khiếu là tuyến có số lượng VĐV cao nhất, trung bình hàng năm chiếm khoảng 50% tổng VĐV của tỉnh. Tại thời điểm 2016, tuyến năng khiếu có tổng 314 VĐV chiếm 53.6%. Biểu đồ 3.3.Thực trạng số lượng VĐV ở các tuyến của tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2016 Ngoài ra, qua kết quả phân tích tỷ lệ tăng trưởng theo các năm cho thấy, trong 6 năm từ 2011- 2016 số VĐV của tỉnh tăng lên không nhiều, VĐV luôn có sự thay đổi tuyến hàng năm, cũng như thay cũ, tuyển mới (đặc biệt là tuyến năng khiếu). Bảng 3.5. Thực trạng tăng trưởng số lượng VĐV các tuyến theo năm giai đoạn từ 2011-2016 VĐV 2012 2013 2014 2015 2016 TB Tăng trưởng Tuyến năng khiếu -1.9 -9.5 2.9 -6.0 17.2 0.5 Tuyến trẻ 64.5 -28.1 -4.2 52.6 -24.9 12.0 Tuyến đội tuyển 8.2 5.4 -42.3 23.2 66.7 12.3 Tổng 15.3 -13.4 -7.5 14.2 7.3 3.2 (Nguồn: Kết quả thống kê tổng hợp) *Ghi chú: Tăng trưởng so với cùng kỳ năm liền trước Thực trạng số lượng VĐV tuyến năng khiếu của tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2016 Tại tuyến năng khiếu, có 19 môn thể thao có VĐV tập luyện, trong đó Rowing và Cử tạ là hai môn bắt đầu tuyển VĐV năng khiếu vào n... Đồng thời, VĐV môn Xe đạp nội dung đường trường nữ tham gia cùng đội tuyển Quốc gia thi đấu và đoạt được thành tích tại các giải sau: + Giải Tour of Thai Lan năm 2019 tổ chức tại Thái Lan, thành tích đoạt được: giải Cá nhân chung cuộc: hạng II, hạng III Đông Nam Á; hạng VI và hạng VII Châu Âu; giải Đồng đội chung cuộc: hạng II Đông Nam Á. + Giải Tour of Zhoushan island tại Trung Quốc: VĐV Nguyễn Thị Thu Mai đoạt áo vàng chung cuộc; VĐV Nguyễn Thị Thật đoạt: nhất chặng 1 và chặng 2. + Giải Vô địch Châu Á: VĐV Nguyễn Thị Thu Mai đạt 01 HCB, VĐV Lâm Thị Kim Ngân đạt hạng 4 ở nội dung cá nhân tính giờ. Ngoài ra, VĐV môn Xe đạp còn tham gia thi đấu tại các giải, thành tích đã đoạt được: + Giải đua Xe đạp tranh Cúp truyền hình TPHCM: ở giải Đồng đội: hạng III Đồng đội Chung cuộc; ở giải Cá nhân chung cuộc: hạng II (vđv Gong Hyosuk) và danh hiệu Áo đỏ Vua leo núi; hạng III (vđv Golakhour mirsamad Pourseyed). + Giải Tour Xe đạp toàn quốc về nông thôn An Giang: Hạng II Đồng đội Chung cuộc. + Giải đua Xe đạp về Điện Biên Phủ: hạng II Đồng đội; hạng I Cá nhân (vđv Golakhour mirsamad Pourseyed), hạng III Cá nhân và danh hiệu Áo xanh VĐV Xuất sắc. + Giải Cuộc đua Xe đạp Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Tranh cúp phát thanh VOH lần thứ 22/2019. Thành tích đạt được: giải Chung cuộc: hạng II Cá nhân (01HCB), hạng I Đồng đội (01HCV) + Riêng môn Bóng đá, tham dự giải bóng đá hạng Nhì quốc gia năm 2018, kết quả giành quyền thăng hạng giải bóng đá hạng Nhất quốc gia năm 2019. Các đội bóng đá U21, U17, U15 An Giang tham dự các giải bóng đá cấp Quốc gia năm 2018, trong đó các đội U17, U15 An Giang giành quyền vòng chung kết tại các giải tham dự. Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã triệu tập 03 giám sát trọng tài, và 05 trọng tài của An Giang tập huấn và làm nhiệm vụ tại các giải bóng đá chuyên nghiệp cấp quốc gia và ngoài chuyên nghiệp. Tổng hợp thành tích cụ thể trong giai đoạn này được trình bày tại bảng dưới đây: Bảng 3.20.Thành tích của thể thao thành tích cao tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2019 Năm Tổng số Giải trong nước SEA Games Giải Quốc tế và mở rộng HCV HCB HCĐ HCV HCB HCĐ HCV HCB HCĐ 2016 706 237 210 232 7 9 11 2017 634 219 184 187 1 2 4 14 13 10 2018 343 98 91 111 15 17 11 2019 532 148 146 171 3 2 7 26 20 9 (Nguồn: Kết quả thống kê tổng hợp) 3.3.3. Bàn luận về hiệu quả một số giải pháp phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh An Giang trong giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 TTTTC là thành quả nỗ lực phấn đấu của xã hội văn minh, có tác động lớn trong xã hội mới. Kết quả TTTTC hiện nay góp phần lớn trong nâng cao hoạt động và ổn định môi trường xã hội, giáo dục lớp trẻ, lôi cuốn và giáo dục lòng tự hào và yêu đất nước bằng các kỷ lục và lối sống, đạo đức, ý chí. Chính vì vậy mà thể thao thành tích cao luôn được xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp TDTT của mỗi địa phương. Luận án đã tìm hiểu những khái niệm công cụ, giữ vai trò then chốt trong quá trình triển khai nghiên cứu; đi sâu nghiên cứu về các xu thế phát triển của TTTTC trên thế giới và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TTTTC ở nước ta; tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan. Trong những năm qua phong trào TDTT quần chúng huyện Phong Điền đã và đang trên đà tiếp tục phát triển ổn định, sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân với sự quan tâm sâu sắc của đơn vị, chính quyền. Để công tác TDTT nói chung, cũng như hoạt động TTTTC nói riêng được tổ chức có hiệu quả, ngoài nhiều việc phải làm như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, tăng cường sự chỉ đạo của lãnh đạo Sở, Trung tâm, các bộ môn, đơn vị phối hợpthì vấn đề quan trọng đặc biệt cần quan tâm là phải đưa ra được các biện pháp, giải pháp khắc phục những tồn tại thực tế đây là một trong những vấn đề cần được quan tâm thực hiện trong xây dựng và phát triển TTTTC. Sau khi đã xây dựng được các giải pháp, luận án tiến hành xây dựng hệ thống biện pháp cụ thể cho mỗi giải pháp. Trong quá trình thực hiện các giải pháp, cần tổ chức thực hiện đồng bộ, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các đơn vị, kết hợp các giải pháp với nhau trong quá trình thực hiện. Các đơn vị liên quan trách nhiệm đối với việc phát triển công tác tiếp thị tài trợ cho đội tuyển cần thường xuyên chủ động tổ chức, phối hợp tổ chức các giải pháp đã đề xuất. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, tổ chức thực hiện các giải pháp một khâu quan trọng khác cần được tổ chức song song là đánh giá kết quả thực hiện. Đánh giá kết quả thực hiện để đo lường một cách hệ thống, chính thức và công khai kết quả thực hiện so với các tiêu chuẩn đã đề ra. Từ đó có thể bổ sung, chỉnh sửa hoặc điều chỉnh các nội dung chưa phù hợp, bên cạnh đó tiếp tục đầu tư nhiều hơn cho các nội dung đã mang lại kết quả tốt. Qua kết quả ứng dụng hệ thống giải pháp, biện pháp cho thấy, nội dung của các nhóm giải pháp thực nghiệm góp phần vào việc triển khai thực hiện: Quyết định số 1131/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang về việc “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành văn hóa, thể thao tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Kết quả thống kê cũng cho thấy, thể thao thành tích cao đã có sự chuyển mình rõ nét, cụ thể như: Công tác xây dựng lực lượng VĐV thể thao thành tích cao được quan tâm đầu tư, công tác huấn luyện VĐV năng khiếu cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, các môn được đầu tư đúng định hướng theo chương trình thi đấu của Olympic, Asiad, Sea Games. Số lượng VĐV các môn được cân đối hợp lý theo sự phân chia xác định nhóm môn trọng điểm của tỉnh. Công tác bồi dưỡng ươm mầm ban đầu ở tuyến năng khiếu được chú trọng, năm 2019 tăng thêm 9.7% so với năm 2017. Trong Quy hoạch cũng đề rõ các chỉ tiêu về nhân sự cho TTTTC tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030 như sau: Bảng 3.21. Chỉ tiêu phát triển môn thể thao và lực lượng VĐV của tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030 Nội dung Chỉ tiêu 2020 Định hướng 2030 Số môn thể thao trẻ và tuyển 21 26 Đào tạo VĐV: - Trẻ 140-180 200-220 - Tuyển 220-240 240-300 Số môn thể thao năng khiếu tập trung 18 22 VĐV năng khiếu tập trung 320 400 Số môn thể thao năng khiếu trọng điểm 10 12 VĐV năng khiếu trọng điểm 320 350 Chương trình đào tạo tài năng trẻ mục tiêu quốc gia 10 HLV 60 VĐV 12 HLV 80 VĐV Tập trung tuyển và trẻ quốc gia 85 100 (Nguồn: Sở VH-TT&DL An Giang) Để đạt được mục tiêu trên, Hội đồng tuyển chọn được củng cố và nâng chất hoạt động, đến nay đã hoàn chỉnh bộ test tuyển chọn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyển chọn VĐV năng khiếu. Lực lượng HLV phân bổ hợp lý hơn, chất lượng về trình độ văn hóa, chuyên môn được nâng cao, cải thiện rõ nét, cụ thể số HLV cao cấp năm 2019 tăng đến 40% so với cùng kì năm 2016. Về số môn thể thao chuyên nghiệp được xác định, phân nhóm rõ ràng, thuận tiện cho việc đầu tư phát triển các nhóm môn trọng điểm, quy hoạch phát triển TTTTC. Công tác xã hội hóa cũng được đẩy mạnh, các tổ chức xã hội vào thể thao chuyên đầu tư vào các đội thể thao đều tăng so với giai đoạn trước Cơ sở vật chất, công trình thể thao trên địa bàn huyện có sự gia tăng đáng kể về số lượng sân tập luyện, thi đấu thể thao ngoài trời. Các công tác như phối hợp với các đơn vị liên quan đầu tư xây dựng, tái sửa chữa sử dụng, trồng cây xanh, lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng tại các địa điểm công cộng (công viên, nhà văn hóa...) mở rộng diện tích tập luyện thể thao cho người dân, đảm bảo sự an toàn và độ phong phú, đa dạng về sân bãi, dụng cụ tập luyện hay thiết bị bảo hộ phục vụ cho hoạt động... đều được chú trọng ở mức cao. Các hạng mục đã được quy hoạch cũng đang trong quá hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Các môn thể thao năng khiếu được đầu tư dụng cụ chuyên dùng và đầu tư sân bãi tập luyện, đặc biệt là sân điền kinh phủ nhựa tổng hợp trong khuôn viên Khu liên hợp Trường Năng khiếu Thể thao. Hoạt động đăng cai tổ chức các giải thi đấu trên địa bàn tỉnh cũng sôi nổi hơn. Tỉnh đã mạnh dạn tham gia tổ chức và thi đấu giải thể thao cấp khu vực và quốc tế. thành tích thể thao khẳng định ở vị trí đứng đầu khu vực ĐBSCL và tốp 10 hạng đầu của cả nước. Một số môn đạt thành tích cao tại châu Á và thế giới sẽ tạo điều kiện cho thể thao An Giang ngày càng phát triển bền vững. Bên cạnh những mặt tích cực đã làm được, để duy trì và giữ vững vị trí đứng đầu về thể thao thành tích cao trong cả nước, rộng hơn tới tầm khu vực, thời gian tới tỉnh An Giang cần chú trọng hơn công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các công trình TDTT nhằm đáp ứng yêu cầu tập luyện và thi đấu của thể thao thành tích cao. Quan tâm, xem xét chế độ chính sách cho các VĐV, HLV có nhiều thành tích đóng góp cho thể thao An Giang và thể thao Việt Nam. Bên cạnh đó, tỉnh cần quan tâm đầu tư kinh phí cho ngành TDTT, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị luyện tập hiện đại đáp ứng yêu cầu thi đấu của các giải quốc gia, khu vực và quốc tế. Như vậy, kết quả triển khai ứng dụng một số giải pháp thực nghiệm cho thấy các giải pháp được lựa chọn đã có tính khả thi cao, góp phần phát triển và nâng cao chất lượng của công tác TTTTC tại tỉnh An Giang cả về số lượng và chất lượng. Do thời gian giới hạn nên các giải pháp đã đề xuất của luận án cần tiếp tục triển khai và điều chỉnh phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn trong công tác phát triển TTTTC tại tỉnh An Giang. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN 1. Thực trạng phát triển thể thao thành tích cao ở tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2011- 2016 - Đến năm 2016 toàn tỉnh có 76 HLV (06 HLV cao cấp,10 HLV chính, 60 HLV), được phân bổ đều cho các môn. Số lượng VĐV của tỉnh được gọi tập trung tập huấn và thi đấu cho các đội tuyển quốc gia luôn ởmức cao, đạt tỉ lệ dao động từ 13,75 đến 20,73 % trên tổng số VĐV trẻ và tuyển của tỉnh. -Hệ thống đào tạo VĐV được xây dựng theo 3 tuyến cơ bản: tuyến năng khiếu (trọng điểm và tập trung), tuyến trẻ và tuyến đội tuyển với 21 môn được chọn để tập trung đầu tư phát triển. -Thành tích của một số môn thể thao rất đáng khích lệ, trong Đại hội TDTT toàn quốc lần VII năm 2014, Đoàn thể thao An Giang xếp hạng 6/65 toàn đoàn. Ở các giải thi đấu khác,số huy chương các loại đạt được và số lượng VĐV cấp I, kiện tướng đều tăng. -Cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT được quan tâm đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới, một số công trình đảm bảo tiêu chuẩn thi đấu quốc gia và quốc tế. -Tuy vậy, đội ngũ HLV chưa đồng đều về trình độ chuyên môn, thiếu cập nhật kiến thức mới trong lý luận và ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao trình độ cho VĐV; việc tổ chức các lớp năng khiếu ở một số môn mới chưa thực hiện được; việc đầu tư cho phát triển thể thao thành tích cao chưa tương xứng với nguồn lực hiện có;việc vận động tài trợ cho các đội thể thao rất khó khăn, nhất là việc đầu tư, đổi mới và phát triển bóng đá. Những khó khăn tồn tại này cần được khắc phục sớm, bằng những giải pháp đột phá để TTTT cao của tỉnh được phát triển mạnh mẽ, xứng tầm với vị thế của tỉnh trong khu vực và cả nước. 2. Xác định các giải pháp phát triển TTTTC tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến năm 2030 Luận án đã xác định được 31 giải pháp cụ thể trong 5 nhóm phát triển TTTTC tỉnh An Giang trong giai đoạn năm 2017-2020, định hướng đến năm 2030, gồm: Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách (8 giải pháp); Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực (6 giải pháp); Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất (6 giải pháp); Nhóm giải pháp về phát triển khoa học công nghệ TDTT và tăng cường hợp tác về TTTTC (5 giải pháp); Nhóm giải pháp về thông tin, tuyên truyền (6 giải pháp). 3. Hiệu quả ứng dụng một số giải pháp phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh An Giang trong giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 Hiệu quả ứng dụng một số giải pháp đem lại kết quả rõ rệt về phát triển hoạt động TTTTC, đặc trưng ở các mặt: - Tổng số HLV không tăng nhiều, tuy nhiên sự phân bổ hợp lý hơn, chất lượng HLV về trình độ văn hóa, chuyên môn được nâng cao, cải thiện rõ nét, cụ thể số HLV cao cấp năm 2019 tăng đến 40% so với cùng kì năm 2016. - Số lượng VĐV các môn được cân đối hợp lý theo sự phân chia xác định nhóm môn trọng điểm của tỉnh. Công tác bồi dưỡng ươm mầm ban đầu ở tuyến năng khiếu được chú trọng, năm 2019 tăng thêm 9.7% so với năm 2017. - Về số môn thể thao chuyên nghiệp được xác định, phân nhóm rõ ràng, thuận tiện cho việc đầu tư phát triển các nhóm môn trọng điểm, quy hoạch phát triển TTTTC. Công tác xã hội hóa cũng được đẩy mạnh, các tổ chức xã hội vào thể thao chuyên đầu tư vào các đội thể thao đều tăng so với giai đoạn trước.. - Số huy chương đạt được ở các giải thể thao lớn tăng trưởng tốt, nổi bật tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018, đoàn thể thao An Giang với 173 VĐV tham gia tranh tài tại 18 môn thể, kết quả toàn đoàn, xếp hạng 06/65 đoàn tham dự, đoạt 67 huy chương (24 HCV – 25 HCB – 18 HCĐ), đạt mục tiêu của các biện pháp đề ra. Nội dung của các nhóm giải pháp thực nghiệm góp phần vào việc triển khai thực hiện: Quyết định số 1131/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang về việc “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành văn hóa, thể thao tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. KIẾN NGHỊ Theo những kết quả đạt được và kết luận, luận án có những đề xuất và kiến nghị như sau: - Để sự nghiệp TDTT phát triển, rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong việc điều chỉnh các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho VĐV yên tâm thi đấu và cống hiến. - Kết quả nghiên cứu đã tìm ra trong luận án này cần được triển khai nghiêm túc, ứng dụng rộng rãi kết quả của đề tài vào thực tiễn hoạt động TTTTC tại địa phương. - Đối với việc thực hiện các giải pháp, cần tổ chức thực hiện đồng bộ, kết hợp các giải pháp với nhau trong quá trình thực hiện. Các đơn vị liên quan trách nhiệm đối với việc phát triển TTTTC cần thường xuyên chủ động tổ chức, phối hợp tổ chức các giải pháp mà luận án đã đề xuất. - Ngành TDTT tỉnh An Giang cần xây dựng lộ trình thực hiện các nhóm giải pháp mới theo đề xuất trong đề tài. Ngoài ra, các chương trình hành động cụ thể chỉ thành công khi được sự thống nhất và đồng thuận cao trong toàn ngành và sự cam kết thực hiện của Sở VH, TT & DL. - Đội ngũ cán bộ TDTT, HLV cần quan tâm, phối hợp, cùng nhau giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình công tác, huấn luyện, thi đấu. - Trên cơ sở của nghiên cứu này, tiếp tục tiến hành những nghiên cứu tiếp theo nhằm nghiên cứu hoặc đánh giá sâu hơn về hệ thống giải pháp mà luận án đề xuất. Mở ra những hướng nghiên cứu mới góp phần đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển của nền TTTTC của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Đặng Anh Kiệt, Lương Thị Ánh Ngọc, Âu Xuân Đôn (2020), Thực trạng đội ngũ Huấn luyện viên, Vận động viên và thành tích thể thao tỉnh An Giang giai đoạn 2011 -2016, Tạp chí KH&ĐT TDTT, Số 3/2020. Đặng Anh Kiệt, Lương Thị Ánh Ngọc, Âu Xuân Đôn (2020), Hiệu quả ứng dụng một số giải pháp phát triển Thể thao thành tích cao tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030, Tạp chí KH&ĐT TDTT, Số 3/2020. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu Tiếng Việt: Phạm Đình Bẩm (2003), Quản lý chuyên ngành TDTT, Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị 36 CT/TW về Phát triển Thể dục, thể thao trong giai đoạn mới, ngày 24/03/1994 Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chỉ thị số 17-CT/TW về phát triển Thể dục, thể thao đến năm 2010, ngày 23 tháng 10 năm 2002 Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 08-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục, thể thao đến năm 2020, ngày 01 tháng 12 năm 2011 Trịnh Thanh Bình, Hoàn thiện hệ thống, quy trình đào tạo và quản lý đào tạo vận động viên tài năng ở thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố của Sở TDTT TP.HCM, 139 tr. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chỉ thị 48/CT-BVHTTDL về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2011”, ngày 5 tháng 4 năm 2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Quyết định số 3067/QĐ-BVHTTDL Về Chiến lược phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hoá – Thể thao giai đoạn 2011-2020. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Thông tư 03/2015/TT-BVHTTDL ngày 03 tháng 6 năm 2015 của Bộ văn hóa thể thao và Du lịch, Quy định về giám định khoa học đánh giá trình độ tập luyện thể thao và kiểm tra sức khỏe của VĐV. Dương Nghiệp Chí (2004), Đo lường thể thao, Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội. Dương Nghiệp Chí, Huỳnh Trọng Khải, Vũ Thái Hồng (2012) Quản lý thể dục thể thao, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM Dương Nghiệp Chí, Vũ Thái Hồng (2009) Lý luận và thực tiễn lập kế hoạch quản lý thể dục thể thao, Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội. Dương Nghiệp Chí,(2007) “Nhìn từ chiến lược thể thao thành tích cao của nước bạn”. Tạp chí Khoa học thể thao, số 5/2007, trang 4. Chính phủ (2013), Quyết định số: 2160/QĐ-TTg về Quy hoạch phát triển phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, ngày 11 tháng 11 năm 2013. Chính phủ (2010), Quyết định số: 2189/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020, ngày 03/11/2010. Bùi Quang Hải (2014), Tuyển chọn vận động viên thể thao, Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội. D. Harre (1996), Học thuyết huấn luyện, NXB TDTT Hà Nội. Lưu Quang Hiệp (2007), Đào tạo nguồn nhân lực TDTT - Những định hướng thời kỳ hậu WTO, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sĩ Hà (1994), Huấn luyện thể thao, Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội. Ngô Duy Hổ, Vũ Thái Hồng(2007): “Quy hoạch phát triển thể dục thể thao Hải Phòng.” Tạp chí Khoa học thể thao, thường kỳ số 1/2007, trang 8. Vũ Thái Hồng; Vũ Đức Văn(2007): “Quy hoạch phát triển thể dục thể thao tỉnh Tuyên Quang”. Tạp chí Khoa học thể thao số 4/2007, trang 8. Phạm Văn Kiết (1999) “Nghiên cứu hệ thống các tổ chức xã hội về thể dục thể thao ở TP. Hồ Chí Minh”. Cơ quan chủ trì Sở Thể Dục Thể Thao TP. Hồ Chí Minh Vũ Trọng Lợi(2010), Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng thể thao thành tích cao Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay đến 2010. Tuyển tập nghiên cứu khoa học thể dục thể thao năm 2004 của Trường Đại học TDTT I, trang 97 Luật Thể dục, thể thao. Ban hành theo Quyết định Số: 77/2006/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lê Nguyệt Nga (2013), Một số cơ sở y sinh học của tuyển chọn và huấn luyện vận động viên, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. Lê Nguyệt Nga - 2008, Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao, Tài liệu giảng dạy cao học khóa 14, TP.HCM. Phillin V.P. (1996), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Dịch: Nguyễn Quang Hưng, Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội. Nguyễn Mạnh Phú, Phạm Văn Xẹn, Nguyễn Thanh Bình (2015), Giáo trình Đường lối thể dục thể thao của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. Lê Quý Phượng, Lưu Thiên Sương, Nguyễn Hoàng Minh Thuận (2014), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Quản lý TDTT, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM Lê Quý Phượng, Nguyễn Hoàng Minh Thuận, Nguyễn Thanh Bình, Hồ Hải (2014) Quản lý nhà nước về thể dục thể thao, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM Lê Quý Phượng, Nguyễn Kim Minh (1996), “Tuyển chọn vận động viên thể thao”, (số 5 + 6), Tạp chí khoa học TDTT, Viện Khoa học Thể dục thể thao. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 82/2013/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 về “Một số chính sách đặc thù với huấn luyện viên, vận động viên thể thao.” Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30/09/2013 về phê duyệt “Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Nguyễn Toán (2013), Khảo luận về thể dục thể thao, Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hông Đức. Từ điển bách khoa Việt Nam (2005), tập 3, tr.198, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội. Từ điển Tiếng Việt của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1992), NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội. Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) An Giang (1/2016), Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017. Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) An Giang, Quyết định số 3535/2005/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án “Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh An Giang giai đoạn 2006 – 2010” ngày 28 tháng 12 năm 2005. Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) An Giang, Kế hoạch Thực hiện Chương trình hành động số 12-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020” Số: 08/KH-UBND, ngày 29 tháng 01 năm 2013. Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) An Giang, Quyết định số 158/QĐ-UBND về việc quy hoạch phát triển ngành TDTT tỉnh An Giang đến năm 2020, ngày 28 tháng 01 năm 2008. Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) An Giang, Quyết định Số: 1131/QĐ –UBND Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, ngày 22 tháng 7 năm 2014. Viện Khoa học Thể dục thể thao (2007), Kỷ yếu Hội thảo phát triển kinh tế thể dục thể thao khi Việt Nam gia nhập WTO, NXB TDTT, Hà Nội. B. Tài liệu tiếng nước ngoài: Dooley, L. M., Paprock, K. E., Sun, I., & Gonzalez, E. G. Y. (2001). Differences in priority for competencies trained between U.S and Mexican trainers. Unpublished manuscript. Harris, R., Guthrie, H., Hobart, B., & Lundberg, D. (1995). Competency Based Education and Training: Between a Rock and a Whirlpool. South Melbourne: Macmillan Education Australia. Jones, L., & Moore, R. (1995). Appropriating competence. British Journal of Education and Work, 8 (2), 78-92. McLagan, P. A. & Suhadolnik, D. (1989). Models for HRD practice. Alexandria, VA: American Society for Training and Development. McLagan, P. A. (1997, May). Competencies: the next generation. Training and Development, 51 (5), 40-48. Sport England: Performance Measurement for the development of Sport, 2001, Government of Western Australia: Future Success – A strategic plan for high performance sport in Western Australia beyond 2002, May 2002. PHỤ LỤC 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA Để xác định các tiêu chí đo lường nhằm hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển thể thao thành tích cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn đến 2030” , kính đề nghị Ông (Bà) vui lòng trả lời những thông tin theo mẫu dưới đây. Những thông tin thu được từ Ông (Bà) là những dữ liệu hết sức quý giá góp phần cho thành công của nghiên cứu này. Phiếu phỏng vấn được thiết kế hai phần, phần 1 là các tiêu chí luận án đã tổng hợp được, các chuyên gia sẽ đánh giá qua thang điểm từ 1 đến 5 với các mức cụ thể: (1) Hoàn toàn không đồng (2) Không đồng ý (3) Bình thường (4) Đồng ý (5) Hoàn toàn đồng ý. Ở phần 2 là dạng câu hỏi mở dành cho ý kiến bổ sung đóng góp và chỉnh sửa đối với hệ thống tiêu chí mà luận án đã liệt kê tại phần 1 của phiếu. Xin chân thành cảm ơn! Phần 1: Phần nội dung phỏng vấn Mã hóa Tiêu chí Mức 5 4 3 2 1 TC1 Số lượng HLV TC2 Số lượng VĐV đạt huy chương các giải thể thao thành tích cao trong nước và quốc tế; TC3 Số lượng VĐV thể thao thành tích cao; TC4 Hệ thống quản lý thể thao thành tích cao; TC5 Số lượng giải thể thao thành tích cao; TC6 Hệ thống môn thể thao thành tích cao; TC7 Hệ thống cơ sở vật chất; TC8 Nguồn kinh phí; Phần 2: Phần bổ sung và chỉnh sửa Người được phỏng vấn PHỤ LỤC 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA (Lần thứ 1) Để có những thông tin quan trọng phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu giải pháp phát triển thể thao thành tích cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn đến 2030” , kính đề nghị Ông (Bà) vui lòng trả lời những thông tin theo mẫu dưới đây. Những thông tin thu được từ Ông (Bà) là những dữ liệu hết sức quý giá góp phần cho thành công của nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn! I. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030 Ông (Bà) vui lòng đánh dấu (X) vào sự lựa chọn của mình theo các mức độ đánh giá được trình bày trong bảng sau: [1]: Rất không cần thiết [2]: Không cần thiết; [3]: Cần thiết [4]: Khá cần thiết [5]: Rất cần thiết TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Rất cần thiết Khá cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất không cần thiết I Nhóm giải pháp Nâng cao nhận thức về sự cần thiết và vai trò Phát triển thể thao thành tích cao tại tỉnh An Giang 1 Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với sự nghiệp phát triển thể dục thể thao và thể thao thành tích cao. 2 Tăng cường công tác thông tin truyền thông trong cộng đồng xã hội về vai trò của thể thao thành tích cao trong sự nghiệp phát triển thể dục thể thao II Nhóm giải pháp đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước, quản lý xã hội đối với phát triển thể thao thành tích cao 3 Xây dựng quy hoạch phát triển thể thao thành tích cao, xác định môn thể thao trọng điểm của tỉnh được đầu tư, ưu tiên phát triển. 4 Đổi mới và hoàn thiện thể chế, cơ chế quản lý Nhà nước, cải cách hành chính phù hợp để phát triển thể thao thành tích cao. 5 Đổi mới công tác quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thể thao thành tích cao. 6 Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thể thao thành tích cao. 7 Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các liên đoàn, hiệp hội thể thao hiện có tại tỉnh. III Nhóm giải pháp tăng cường phát triển nguồn nhân lực thể thao thành tích cao 8 Nâng cao năng lực trình độ, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia, các loại hình cán bộ phục vụ phát triển thể thao thành tích cao. 9 Nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường tuyển dụng huấn luyện viên có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng sự nghiệp phát triển thể thao thành tích cao. 10 Đẩy mạnh công tác tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao thành tích cao. 11 Tăng cường giáo dục đạo đức thể thao cho cán bộ, huấn luyện viên và vận động viên thể thao thành tích cao. IV Nhóm giải pháp tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật phát triển thể thao thành tích cao 12 Xây dựng quy hoạch cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển thể thao thành tích cao. 13 Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển thể thao thành tích cao. 14 Đẩy mạnh đầu tư xây dựng, củng cố cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển thể thao thành tích cao. 15 Tăng cường công tác xã hội hóa hoạt động phát triển thể thao thành tích cao. 16 Tận dụng, ký kết hợp tác sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại của các tỉnh, thành lân cận để phát triển thể thao thành tích cao. V Nhóm giải pháp nâng cao tiềm lực, ứng dụng khoa học công nghệ và tăng cường hợp tác về thể thao thành tích cao 17 Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ thể thao và y học thể thao vào quá trình tuyển chọn và đào tạo vận động viên thành tích cao. 18 Thành lập Đơn vị nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và y học thể thao tại tỉnh. 19 Tăng cường hoạt động hợp tác với các tỉnh thành bạn trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước để phát triển thể thao thành tích cao. 20 Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế để phát triển thể thao thành tích cao. Những ý kiến đóng góp, bổ sung: .................. II. XIN VUI LÒNG CHO BIẾT THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên:............................................... Năm sinh.........................Giới tính:.................. Nghề nghiệp:...................................Trình độ chuyên môn:............................................... Chức vụ, Đơn vị công tác:................................................................................................. Trân trọng cám ơn ! Ngày tháng năm 20. Người được phỏng vấn (Ký tên) NCS Đặng Anh Kiệt PHỤ LỤC 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG V/v Thực trạng huấn luyện viên thể thao thành tích cao tại tỉnh An Giang giai đoạn 2010 - 2015” Với mong muốn góp phần phát triển công tác thể thao thành tích cao tại tỉnh An Giang, nghiên cứu tiến hành khảo sát các nội dung liên quan đến “Thực trạng huấn luyện viên thể thao thành tích cao tại tỉnh An Giang giai đoạn 2010 - 2015”. Để có những thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu, Anh (Chị) vui lòng trả lời những thông tin theo mẫu dưới đây. Những thông tin thu được từ Anh (Chị) là những dữ liệu quan trọng góp phần cho thành công của nghiên cứu này! Số lượng huấn luyện viên thể thao thành tích cao trong giai đoạn 2010-2015 thuộc đơn vị quản lý TT Nội dung Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 1 Tuyển tỉnh 2 Tuyển trẻ 3 Năng khiếu 4 Huyện (thị xã, T.phố) 5 HDV TDTT 2. Thực trạng về phân bố lứa tuổi của huấn luyện viên TT Độ tuổi Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1 Dưới 30 2 Từ 30 đến dưới 40 3 Từ 40 đến dưới 50 4 Từ 50 đến dưới 60 5 Trên 60 3. Trình độ chuyên môn của huấn luyện viên TT Nội dung Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Trình độ Văn hóa 1 THPT 2 Trung cấp 3 Cao đẳng 4 Đại học 5 Sau đại học 4. Số lượng huấn luyện viên phân bố theo môn thể thao TT Nội dung Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1 Bóng đá 2 Điền kinh 3 Bơi lội 4 Taekwondo 5 Võ thuật cổ truyền 6 Pencaksilat 7 Cờ vua 8 Cờ tướng 9 Karatedo 10 Wushu 11 Đấu kiếm 12 Boxing - Kickboxing 13 Judo 14 Bóng đá trẻ 15 Đua thuyền 16 Bắn Nỏ 17 Vật 18 Cử tạ 19 Muay 20 Môn khác. 5. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý huấn luyện viên thể thao thành tích cao tại đơn vị 1. Thuận lợi: 2. Khó khăn: 5. Những kiến nghị và đề xuất để nâng cao công tác quản lý huấn luyện viên thể thao thành tích cao tại cơ sở: An Giang, ngày.thángnăm 20 Người ghi phiếu Nơi cung cấp: Họ tên: Chức danh:.. Xác nhận của Trung Tâm TDTT Huyện (Thị):. Họ tên: Chức danh:..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nghien_cuu_giai_phap_phat_trien_the_thao_thanh_tich.doc
  • pdfToan van LATS DANG ANH KIET.pdf
  • docxTóm tắt LATS DANG ANH KIET.docx
  • docTrang thong tin ve Luan an cua ncs Dang Anh Kiet.doc
Tài liệu liên quan