Luận án Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TRỊNH KIÊN NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ LỨA TUỔI 16 - 17 THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TRỊNH KIÊN NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ LỨA TUỔI 16 - 17 THÀNH PHỐ HÀ

pdf228 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trần Đức Dũng. 2. PGS.TS Đặng Thị Hồng Nhung. HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Trịnh Kiên MỤC LỤC Trang bìa. Trang phụ bìa. Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án. Danh mục các đơn vị đo lƣờng trong luận án. Danh mục các biểu bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ trong luận án. PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. .................... 8 1.1. Đặc điểm đặc trƣng cơ bản và xu thế phát triển của bóng đá hiện đại.. ............................................................................................................ 8 1.1.1. Đặc trưng cơ bản của bóng đá hiện đại. .......................................... 8 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động vận động trong môn bóng đá. ................ 11 1.2. Các quan điểm và phân loại sức bền trong huấn luyện thể thao. ..... 13 1.2.1. Các quan điểm về sức bền trong huấn luyện thể thao. .................. 13 1.2.2. Phân loại sức bền. .......................................................................... 16 1.3. Đặc điểm sức bền chuyên môn trong bóng đá và mối quan hệ giữa sức bền với các tố chất thể lực. ............................................................. 18 1.3.1. Khái quát về sức bền chuyên môn trong bóng đá. ......................... 18 1.3.2. Đặc điểm sức bền chuyên môn trong bóng đá: ............................. 20 1.3.3. Xu hướng huấn luyện sức bền chuyên môn cho vận động viên bóng đá. .................................................................................................. 21 1.3.4. Mối quan hệ giữa sức bền với các tố chất thể lực trong bóng đá .. 23 1.3.5. Các nguyên tắc huấn luyện sức bền chuyên môn cho vận động viên bóng đá. ......................................................................................... 27 1.4. Đặc điểm tâm, sinh lý trong huấn luyện tố chất sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17. ................................... 30 1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới sức bền sinh lý của nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17. ............................................................... 30 1.4.2. Phương pháp huấn luyện sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17. ....................................................... 35 1.4.3. Khái quát về đặc điểm tâm - sinh lý nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17. ................................................................................... 39 1.5. Lƣợng vận động bài tập thể chất trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17. .......................... 43 1.5.1. Khái niệm bài tập thể chất trong huấn luyện thể thao. .................. 43 1.5.2. Bài tập thể chất trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17. .............................................. 46 1.5.3. Lượng vận động bài tập thể chất trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17. ................... 49 1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan. .............................................. 52 1.7. Nhận xét. ................................................................................................. 58 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 60 2.1. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu. ..................................................... 60 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ................................................................... 60 2.1.2. Khách thể nghiên cứu. ................................................................... 60 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu. ...................................................................... 61 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. ................................. 61 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm. ................................................. 61 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm. .................................................... 62 2.2.4. Phương pháp kiểm tra tâm lý. ........................................................ 65 2.2.5. Phương pháp kiểm tra y sinh. ........................................................ 66 2.2.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm. .................................................... 67 2.2.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. ............................................. 71 2.2.8. Phương pháp toán học thống kê. ................................................... 72 2.3. Tổ chức nghiên cứu. ............................................................................... 75 2.3.1. Thời gian nghiên cứu. .................................................................... 75 2.3.2. Phạm vi nghiên cứu. ...................................................................... 76 2.3.3. Địa điểm nghiên cứu. ..................................................................... 77 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN. ...................... 78 3.1. Nghiên cứu đặc điểm và thực trạng phát triển sức bền chuyên môn của nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. ... 78 3.1.1. Xác định test đánh giá sức bền chuyên môn của nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. ................................. 78 3.1.2. Đánh giá đặc điểm sức bền chuyên môn của nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. ................................. 86 3.1.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. ................ 89 3.1.4. Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn của nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. ................................. 91 3.1.5. Bàn luận về đặc điểm và thực trạng phát triển sức bền chuyên môn của nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội..... ............................................................................................ 99 3.2. Lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. ......................................................................................................... 108 3.2.1. Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. ........ 108 3.2.2. Ứng dụng, xác định hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. ................................................................................. 112 3.2.3. Bàn luận về kết quả lựa chọn, ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. .................................................................. 123 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 130 A. Kết luận. .................................................................................................. 130 B. Kiến nghị: ................................................................................................ 131 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................... 121 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 122 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 131 DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CLB - Câu lạc bộ. CT - Chuyển tiếp. ĐC - Đối chứng. GDTC - Giáo dục thể chất. HCB - Huy chương bạc. HCV - Huy chương vàng. HLV - Huấn luyện viên. HLTT - Huấn luyện thể thao. HL&TĐ - Huấn luyện và Thi đấu LVĐ - Lượng vận động. SBCM - Sức bền chuyên môn. TDTT - Thể dục thể thao. TĐ - Thi đấu. TĐTL - Trình độ tập luyện. THPT - Trung học phổ thông. TN - Thực nghiệm. VĐV - Vận động viên. XPT - Xuất phát thấp. DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƢỜNG TRONG LUẬN ÁN ATP - Adenosine Triphosphate HR - Tần số tim (ck/ph). HW - Chỉ số công năng tim. m - Mét ms - Mili giây. s - Giây VO2Max (ml/ph/kg) - Thể tích hấp thụ oxy tối đa, đơn vị đo mililit/phút/kilogram VO2/HR (ml/mđ) - Lượng oxy hấp thụ trong một chu chuyển tim, đơn vị đo Mililít/nhịp. VE (lít/ph) - Thông khí phổi , đơn vị đo lít/phút. DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TRONG LUẬN ÁN Thể loại Số Nội dung Trang Biểu bảng 1.1 Sự phát triển sức nhanh của VĐV bóng đá lứa tuổi 11 - 14 26 1.2 Lượng vận động trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho VĐV bóng đá trẻ Sau 51 1.3 Phương pháp tổ chức tập luyện và lượng vận động trong huấn luyện sức bền tốc độ cho VĐV bóng đá 52 3.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội (n = 30). Sau 81 3.2 Kết quả xác định mối tương quan giữa các test đánh giá sức bền chuyên môn với hiệu suất thi đấu của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. Sau 84 3.3 Kết quả xác định độ tin cậy của các test đánh giá sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội Sau 84 3.4 Kết quả so sánh sức bền chuyên môn của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 thành phố Hà Nội theo các vị trí chuyên môn thi đấu có cùng độ tuổi. Sau 86 3.5 Kết quả so sánh sức bền chuyên môn của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 17 thành phố Hà Nội theo các vị trí chuyên môn thi đấu có cùng độ tuổi. Sau 86 3.6 Tiêu chuẩn xếp loại sức bền chuyên môn theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 thành phố Hà Nội - tuyến tiền vệ Sau 89 3.7 Tiêu chuẩn xếp loại sức bền chuyên môn theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 thành phố Hà Nội - tuyến hậu vệ Sau 89 3.8 Tiêu chuẩn xếp loại sức bền chuyên môn theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 thành phố Hà Nội - tuyến tiền đạo Sau 89 3.9 Tiêu chuẩn xếp loại sức bền chuyên môn theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 thành phố Hà Nội - tuyến thủ môn Sau 89 Thể loại Số Nội dung Trang Biểu bảng 3.10 Tiêu chuẩn xếp loại sức bền chuyên môn theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 17 thành phố Hà Nội - tuyến tiền vệ Sau 89 3.11 Tiêu chuẩn xếp loại sức bền chuyên môn theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 17 thành phố Hà Nội - tuyến hậu vệ Sau 89 3.12 Tiêu chuẩn xếp loại sức bền chuyên môn theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 17 thành phố Hà Nội - tuyến tiền đạo Sau 89 3.13 Tiêu chuẩn xếp loại sức bền chuyên môn theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 17 thành phố Hà Nội - tuyến thủ môn Sau 89 3.14 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền chuyên môn theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 thành phố Hà Nội - tuyến tiền vệ Sau 89 3.15 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền chuyên môn theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 thành phố Hà Nội - tuyến hậu vệ Sau 89 3.16 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền chuyên môn theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 thành phố Hà Nội - tuyến tiền đạo Sau 89 3.17 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền chuyên môn theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 thành phố Hà Nội - tuyến thủ môn Sau 89 3.18 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền chuyên môn theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 17 thành phố Hà Nội - tuyến tiền vệ Sau 89 3.19 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền chuyên môn theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 17 thành phố Hà Nội - tuyến hậu vệ Sau 89 3.20 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền chuyên môn theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 17 thành phố Hà Nội - tuyến tiền đạo Sau 89 3.21 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền chuyên môn theo từng test của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 17 thành phố Hà Nội - tuyến thủ môn Sau 89 Thể loại Số Nội dung Trang Biểu bảng 3.22 Tiêu chuẩn tổng hợp điểm xếp loại đánh giá sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội 91 3.23 Thực trạng phân bổ thời gian trong chương trình huấn luyện nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội 92 3.24 Thực trạng phân bổ thời gian cho các nội dung huấn luyện nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội 92 3.25 Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 tại một số Trung tâm TDTT trên địa bàn thành phố Hà Nội 94 3.26 Thực trạng sức bền chuyên môn của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 thành phố Hà Nội Sau 97 3.27 Thực trạng sức bền chuyên môn của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 17 thành phố Hà Nội Sau 97 3.28 Thực trạng kết quả xếp loại tổng hợp sức bền chuyên môn của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội 98 3.29 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội (n = 30) Sau 111 3.30 Nội dung huấn luyện nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 theo chu kỳ tuần của nhóm thực nghiệm 117 3.31 Nội dung huấn luyện theo chu kỳ một số tuần của nhóm thực nghiệm 117 3.32 Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức bền chuyên môn của đối tượng nghiên cứu trước thực nghiệm. 118 3.33 Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức bền chuyên môn của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng thực nghiệm. 119 Thể loại Số Nội dung Trang 3.34 Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức bền chuyên môn của đối tượng nghiên cứu sau 12 tháng thực nghiệm. 120 3.35 Kết quả so sánh tự đối chiếu các test đánh giá sức bền chuyên môn của 2 nhóm đối tượng nghiên cứu trước và sau thực nghiệm. Sau 120 3.36 Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá sức bền chuyên môn của nhóm đối chứng qua các giai đoạn thực nghiệm (n = 20). Sau 120 3.37 Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá sức bền chuyên môn của nhóm thực nghiệm qua các giai đoạn thực nghiệm (n = 20). Sau 120 3.38 So sánh kết quả xếp loại tổng hợp sức bền chuyên môn của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm. 122 Biểu đồ 3.1 So sánh kết quả xếp loại sức bền chuyên môn của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm. 122 Sơ đồ 3.1 Lượng vận động theo chu kỳ tuần cho nhóm thực nghiệm 116 Hình vẽ 2.1 Chạy 5 lần  30 m. 67 2.2 Test Yo-Yo IR1 70 2.3 Chạy sút bóng vào cầu môn 10 quả liên tiếp. 70 1 PHẦN MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với một số môn thể thao của Việt Nam, môn bóng đá nữ đã đạt thành tích cao trong các cuộc tranh tài chính thức tại khu vực, châu lục và thế giới, được toàn xã hội thừa nhận, đánh giá cao, nhiệt tình ủng hộ và tự hào. Thành công đó do nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản về tổ chức, quản lý đó là bước đầu hình thành được một hệ thống huấn luyện hiện đại, khoa học. Cũng như nhiều môn thể thao khác ở Việt Nam, bóng đá đã phát triển sâu rộng, và là môn thể thao quần chúng và truyền thống. Cùng với đó, bóng đá nữ Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định về thành tích ở khu vực và quốc tế: tại giải vô địch bóng đá nữ Châu Á, đội tuyển Việt Nam đã 7 lần vào vòng chung kết; tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những đội nữ mạnh nhất, với 5 lần vô địch Đại hội Thể thao Đông Nam Á, trong đó lần gần đây nhất là SEA Games 29 đã diễn ra tại Malaysia (năm 2017); tại giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á, Việt Nam đã 2 lần vô địch giải đấu vào các năm 2006 và 2012; tại Đại hội Thể thao châu Á, thành tích cao nhất của đội tuyển nữ Việt Nam là vào tới bán kết năm 2014. Cùng với sự phát triển của bóng đá nữ Việt Nam, từ năm 2009 đến nay, bóng đá nữ Hà Nội đã khẳng định ngôi vị số 1 trong làng bóng đá nữ toàn quốc với 5 Cúp vô địch, 2 HCB tại giải Vô địch quốc gia; 1 HCV môn bóng đá nữ Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI - 2010. Đội U19 đã giành được 3 HCV, 2 HCB và vô địch lượt đi Giải Bóng đá nữ U19 quốc gia năm 2014. Năm 2012, đội bóng đá nữ khối THPT lần đầu tiên giành HCV cho Hà Nội tại Giải Bóng đá khối THPT Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc. Hàng năm, bóng đá nữ Hà Nội đóng góp cho đội tuyển quốc gia, đội U19 quốc gia từ 20 đến 25 VĐV. Tại Giải Vô địch quốc gia năm 2014, đội tuyển nữ Hà Nội 1 đã xuất sắc đoạt cúp vô địch, đồng thời, ghi dấu mốc son lần thứ 10 bóng đá nữ Hà Nội vô địch quốc gia trong tổng số 17 kỳ giải. 2 Ngày nay, trước yêu cầu cao của quá trình đào tạo VĐV bóng đá đòi hỏi bên cạnh các bài tập phát triển tố chất thể lực, phải đặc biệt chú ý tới những bài tập nhằm phát triển tố chất thể lực chuyên môn ưu thế, đặc biệt là sức bền. Sức bền là khả năng khắc phục mệt mỏi, duy trì hoạt động và nhanh chóng hồi phục của VĐV. Sức bền chuyên môn cần thiết cho VĐV bóng đá gồm sức bền ưa khí, sức bền yếm khí chung và sức bền yếm khí cục bộ. Tố chất sức bền chuyên môn có ý nghĩa quyết định vì nó là cơ sở, là tiền đề phát huy tối đa khả năng làm việc của các cơ quan chức phận và các tố chất vận động khác, phù hợp với đặc điểm của từng môn thể thao, tạo điều kiện thuận lợi cho tập luyện và thi đấu, đảm bảo hiệu quả sử dụng kỹ - chiến thuật trong suốt thời gian thi đấu. Sức bền chuyên môn giúp cho VĐV phát triển khả năng hoạt động, khối lượng tập luyện và thi đấu có hiệu quả trong suốt thời gian dài. Sức bền chuyên môn trong thi đấu đảm bảo cho VĐV giữ được nhịp độ trận đấu với hiệu suất thi đấu ổn định và luôn phát huy được các ưu điểm về kỹ - chiến thuật. Ngoài ra, sức bền chuyên môn đóng vai trò quyết định trong những trận đấu căng thẳng, đồng thời làm cho VĐV không nản chí khi bị đối phương dẫn điểm. Sức bền chuyên môn là một yếu tố quyết định đến sự phát triển toàn diện thể lực cho VĐV. Thực tiễn công tác huấn luyện VĐV bóng đá nữ ở Việt Nam cho thấy, chất lượng đào tạo các VĐV đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh mà VĐV bóng đá nữ đã đạt được như kỹ, chiến thuật còn một nhược điểm rất lớn cần phải khắc phục đó là: Trình độ thể lực, đặc biệt là sức bền chuyên môn của VĐV còn rất hạn chế. Điều này được bộc lộ qua khả năng thi đấu của các VĐV bóng đá nữ còn kém đặc biệt vào những thời điểm cần phát huy nỗ lực tối đa trong trận đấu. Trong huấn luyện VĐV bóng đá nữ, đòi hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu lĩnh kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý, môi trường và phương tiện tập luyện với phát triển tố chất thể lực, đặc biệt là sức bền chuyên 3 môn. Một VĐV có thể lực tuyệt vời nhưng nếu thiếu kỹ thuật, chiến thuật, yếu tố tâm lý thì không thể chiến thắng được đối phương. Ngược lại, nếu một VĐV có các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, yếu tố tâm lý tốt mà thiếu thể lực thì cũng khó có thể chiến thắng được đối phương. Trong thi đấu bóng đá, việc chạy bộ liên tục trong vòng 90 phút liền dù ở bất cứ cường độ nào đi chăng nữa cũng đòi hỏi ở VĐV một sức chịu đựng cũng như thể lực cao. Chính vì thế, những cầu thủ bóng đá thường có giới hạn sức bền cao hơn hẳn so với người bình thường. Các cầu thủ cũng thường tập các bài tập rèn luyện sức bền trước khi chính thức đi thi đấu. Điều này đồng nghĩa với việc họ có thể chuyển từ đi bộ sang trạng thái chạy nước rút cũng như có thể hồi phục nhanh để làm điều này liên tục trong suốt trận đấu. Vì thế, huấn luyện phát triển sức bền chuyên môn sẽ đảm bảo phát triển mối quan hệ chặt chẽ giữa nâng cao năng lực tố chất của cơ thể VĐV với việc nâng cao năng lực tâm lý, có tác dụng tích cực đến việc giáo dục các phẩm chất, nhân cách, đặc biệt là giáo dục ý chí cho VĐV. Điều này được thể hiện ở những cố gắng nỗ lực hoàn thành khối lượng tập luyện, phấn đấu vượt qua được những thành tích của bản thân để vươn tới các thành tích mới, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, chủ động sáng tạo trong thi đấu. Xu hướng phát triển của bóng đá hiện đại đòi hỏi ở VĐV khả năng thích ứng cao với lượng vận động lớn và khả năng ổn định tâm lý cao trong thời gian dài. Do đó, việc huấn luyện sức bền chuyên môn cho VĐV bóng đá nữ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là khâu không thể thiếu trong quá trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo VĐV bóng đá trẻ (lứa tuổi 16 - 17), mà vấn đề này cho đến nay các HLV vẫn chưa thực sự coi trọng trong công tác đào tạo - huấn luyện. Qua tìm hiểu thực tế công tác huấn luyện nữ VĐV bóng đá trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay cho thấy, quá trình huấn luyện tố chất thể lực, đặc biệt là sức bền chuyên môn cho VĐV chủ yếu theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn, cụ thể là sau khi cho VĐV tập luyện thường xuyên trong thời 4 gian nhất định, nếu tăng trưởng về các tố chất thể lực, kỹ thuật, có ý thức chiến thuật thì tiếp tục giữ lại để đào tạo, hoặc VĐV yếu tố chất thể lực nào thì HLV sẽ tăng cường huấn luyện các tố chất thể lực đó. Cách thức huấn luyện theo kinh nghiệm truyền thống này có tác dụng nhất định nhưng chưa đủ cơ sở khoa học. Mặt khác, qua theo dõi các trận thi đấu của nữ VĐV bóng đá các câu lạc bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, điểm yếu về mặt thể lực của VĐV đã được thể hiện rõ rệt, các VĐV không đủ sức di chuyển trong suốt trận đấu, đặc biệt vào các thời điểm nửa cuối hiệp thi đấu thứ hai, dẫn đến khả năng phối hợp chiến thuật, khả năng định hướng, phán đoán và di chuyển trong phòng thủ còn chậm, sự phối hợp tấn công còn ở mức độ trung bình về các mặt kỹ - chiến thuật, thể lực cũng như tâm lý thi đấu. Vì thế, vấn đề nghiên cứu lựa chọn được các phương tiện và phương pháp huấn luyện phát triển sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 trên địa bàn thành phố Hà Nội là đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn đào tạo nữ VĐV bóng đá trẻ hiện nay. Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, vấn đề phát triển sức bền chuyên môn cho VĐV các môn thể thao nói chung và nữ VĐV bóng đá trẻ nói riêng là một điều cấp bách không thể thiếu được. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV các môn thể thao đã thu hút nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên còn chưa nhiều. Các công trình nghiên cứu về phát triển tố chất sức bền chuyên môn cho VĐV các môn thể thao đã có giá trị khoa học ứng dụng tốt, nhưng số lượng còn hạn chế, đặc biệt trong môn bóng đá nữ hiện nay thì hầu như chưa có tác giả nào quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ. Trước hết, phải kể đến các công trình khoa học nhằm nghiên cứu về các tố chất thể lực chuyên môn riêng lẻ của VĐV các môn thể thao như: Trần Tuấn Hiếu (2004), Lê Hồng Sơn (2006), Nguyễn Đương Bắc (2007), Ngô Ích Quân (2007), Vũ Xuân Thành (2012), Phạm Văn Diện (2014), Lê Trí Trường (2012) Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã xây dựng được hệ 5 thống các nội dung, tiêu chuẩn và hệ thống các bài tập phát triển tố chất thể lực chung và thể lực chuyên môn cho VĐV một số môn thể thao ở giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu và giai đoạn chuyên môn hoá sâu. Song song với các công trình này là các công trình nghiên cứu nhằm phát triển các tố chất thể lực riêng lẻ cho VĐV bóng đá như: Nguyễn Đăng Chiêu (2004), Nguyễn Đức Nhâm (2005); Phạm Xuân Thành (2007), Trần Duy Hòa (2012), Võ Văn Quyết (2016) Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã xác định hệ thống các nội dung, tiêu chuẩn đánh giá năng lực chuyên môn, đánh giá sự phát triển các chức năng tâm - sinh lý; cũng như xác định hệ thống các bài tập phát triển các tố chất sức bền chuyên môn, sức mạnh, sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá các lứa tuổi ở các giai đoạn huấn luyện khác nhau. Với môn bóng đá nữ, do môn này đang trong giai đoạn phát triển ở Việt Nam, hiện tại mới chỉ có 08 tỉnh thành đầu tư phát triển, nên cho đến nay hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá một cách đầy đủ. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên, dù ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, song các kết quả nghiên cứu đó cũng đã xác định được cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ sở khoa học đưa ra được những luận điểm trong lĩnh vực huấn luyện phát triển tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV các môn thể thao. Có thể nói, đây là nguồn tư liệu tham khảo chuyên môn hết sức đáng quý trong lĩnh vực đào tạo - huấn luyện nâng cao tố chất thể lực nói chung và sức bền chuyên môn nói riêng cho nữ VĐV bóng đá trẻ. Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài luận án nghiên cứu: “Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội” được xác định là vấn đề cấp thiết để nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn nói chung và huấn luyện tố chất sức bền chuyên môn nói riêng cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa sâu. 6 Mục đích nghiên cứu. Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận phát triển tố chất sức bền chuyên môn của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17, luận án tiến hành lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình huấn luyện. Mục tiêu nghiên cứu. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án đã xác định giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1: Nghiên cứu đặc điểm và thực trạng phát triển sức bền chuyên môn của nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. Giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, luận án tiến hành các nội dung nghiên cứu sau: Tổng hợp tài liệu, phỏng vấn các chuyên gia lựa chọn các test đánh giá sức bền chuyên môn; Kiểm định cơ sở khoa học (kiểm định độ tin cậy, tính thông báo và tính phân bố chuẩn) của các test đã lựa chọn; Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 ứng dụng trong quá trình huấn luyện. Xác định đặc điểm phát triển sức bền chuyên môn của nữ VĐV bóng đá thông qua các test đã lựa chọn; Đánh giá thực trạng về công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu; Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội trong quá trình huấn luyện; Đánh giá thực trạng về nội dung chương trình huấn luyện, các phương tiện và phương pháp huấn luyện sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. 7 Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội, đồng thời thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn huấn luyện sức bền chuyên môn, giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, luận án tiến hành các nội dung sau: Phỏng vấn lựa chọn các bài tập chuyên môn phát triển sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17. Xây dựng nội dung các bài tập đã lựa chọn. Xây dựng chương trình, kế hoạch huấn luyện trên cơ sở các bài tập đã lựa chọn nhằm ứng dụng trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Tổ chức thực nghiệm sư phạm xác định hiệu quả các bài tập chuyên môn đã lựa chọn. Giả thuyết khoa học của đề tài luận án. Thực trạng tố chất sức bền chuyên môn của nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội hiện nay còn nhiều hạn chế nhất định. Vì thế, nếu lựa chọn được hệ thống bài tập phù hợp sẽ góp phần nâng cao sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 16 - 17 thành phố Hà Nội ở giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu. 8 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1. Đặc điểm đặc trƣng cơ bản và xu thế phát triển của bóng đá hiện đại. 1.1.1. Đặc trưng cơ bản của bóng đá hiện đại. Bóng đá là môn thể thao tập thể mang đầy mầu sắc cảm xúc, sự hấp dẫn của bóng đá thể hiện ở tính đa dạng của các tình huống trong một trận đấu và các phương án giải quyết từng tình huống cụ thể mang đầy tính ngẫu hứng, sáng tạo tuỳ phong cách thi đấu của mỗi cầu thủ. Trong thi đấu bóng đá không có tình huống nào trùng lặp và không có khuôn mẫu nào thích hợp cho mỗi trường hợp. Tính chất đa dạng, muôn hình muôn vẻ đó đòi hỏi mỗi cầu thủ tính sáng tạo rất lớn. Mỗi đợt tấn công hay phòng thủ đều có những nét riêng mà cầu thủ cần nhanh chóng tìm ra biện pháp ứng biến thích hợp. Lựa chọn các phương án giải quyết tối ưu trong một thời gian ngắn đòi hỏi cầu thủ phải có khả năng xử lý thông tin nhanh nhạy, bởi vì các nhân tố kích thích thường xuyên tác động tới VĐV như: Sự di chuyển không ngừng của đồng đội, đối phương, hướng bay của bóng, cảm nhận về không gian và thời gian trong quá trình xử lý các tình huống luôn biến đổi [1], [26], [29]. Bóng đá đã trở thành phương tiện hoạt động, rèn luyện thể chất cho đông đảo người tập luyện và thi đấu, loại hình nghệ thuật thực sự này góp phần đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá của nhân dân và quan hệ quốc tế theo yêu cầu của nhiệm vụ xã hội. Nghệ thuật bóng đá càng trở lên phong phú khoa học hơn. Các yếu tố về tâm lý, thể lực, kỹ - chiến thuật của bóng đá hiện đại tiếp tục được phát triển toàn diện. Những chiến thuật cứng nhắc, thiếu cân đối, những động tác kỹ thuật vụng về, tố chất thể lực thiếu toàn diện đã trở lên xa lạ với bóng đá hiện đại. Để đạt được thành tích trong hoạt động bóng đá, các yếu tố tâm lý, thể lực, kỹ - chiến thuật, phải liên kết gắn bó với nhau một cách hoàn hảo trong toàn bộ đội bóng cũng như ở từng cầu thủ [1], [4]. Dưới đây là ba nét đặc trưng cơ bản nhất tạo ra xu thế phát triển của bóng đá hiện đại: 9 Trình độ kỹ thuật cao, điêu luyện: Đó là khả năng...ộ chạy trong hoạt động thi đấu bóng đá sự tranh đua giữa hai hay nhiều cầu thủ để giành được bóng, chạy nhanh đổi hướng hay dẫn bóng tốc độ thoát khỏi sự truy cản đeo bám của đối phương, tăng tốc để bắt nhịp cùng với đồng đội trong tấn công, tốc độ xuất phát nhanh chớp thời cơ ghi bàn Và để duy trì tốc độ trong suốt thời gian thi đấu cần phải phát triển tố chất sức bền tốc độ. Tố chất sức mạnh được sử dụng nhiều trong các động tác va chạm tì đè trong tranh cướp, kiểm soát bóng, những động tác sút cầu môn, chuyền bóng xa, đánh đầu Tùy theo ý đồ chiến thuật mà VĐV có thể sử dụng sức mạnh ở chừng mực hợp lý. Tố chất mềm dẻo ở mỗi cầu thủ giúp cho dễ dàng thực hiện các động tác như di chuyển chạy, nhảy, nhào lộn, luồn lách Tố chất mềm dẻo tạo điều kiện thuận lợi cho các động tác có được biên độ hoạt động tối đa, giúp cho việc thực hiện các động tác chính xác và tăng khả năng lực tác động mạnh hơn. Tố chất khéo léo đối với hoạt động môn bóng đá đặc biệt quang trọng, đặc thù các động tác kỹ thuật hầu hết đều được sử dụng bằng chân. Các động tác kỹ thuật như động tác giả, tâng bóng, vờn bóng, sút bóng vòng cung, vô 25 lê Tố chất khéo léo là cơ sở thuận lợi để hình thành kỹ xảo động tác. Như vậy, các tố chất thể lực trong hoạt động thi đấu bóng đá của VĐV được thể hiện rất rõ và có vai trò nhất định trong từng động tác. Đồng thời dù thực hiện hoạt động động tác nào, vào thời điểm nào đi nữa thì các tố chất thể lực ít nhiều điều hiện diện và bổ trợ cho nhau theo tỷ trọng khác nhau. Quan hệ giữa sức bền với sức mạnh: Sức mạnh trong bóng đá được thể hiện hầu hết trong các động tác như xuất phát nhanh, bột phát chạy, nhảy, chuyền bóng, tâng bóng, dẫn bóng, sút bóng, tranh cướp bóng, tì đè để kiểm soát bóng thích ứng với những tình huống thi đấu khác nhau và được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài suốt trận đấu [4], [21], [27], [60], [67]. Trong bóng đá có hai loại sức mạnh thường diễn ra là sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền. Sức mạnh tốc độ là sự pha trộn giữa sức mạnh và tốc độ, là năng lực tăng tốc trong điều kiện khắc phục một lực cản nhất định. Trên thực tế trong bóng đá khi huấn luyện “sức mạnh tốc độ” là huấn luyện “tốc độ động tác”, ví dụ như: động tác bật nhảy nhanh, nghe tín hiệu chạy tốc độ, chống đẩy nhanh, nghe tín hiệu chạy tốc độ Sức mạnh bền là khả năng của cầu thủ có khả năng lặp lại các động tác nhiều nhất khi khắc phục lực cản nhất định ở bên ngoài hoặc bên trong. Đây cũng là dạng huấn luyện sức bền chuyên môn, ví dụ như: bài tập bậc nhảy đánh đầu liên tục, các bài tập cơ bụng Do đặc điểm giải phẫu cơ thể ở độ tuổi 16 - 17 gần hoàn thiện về cấu trúc cơ thể. Ở độ tuổi này các VĐV phát triển nhanh về chiều cao, đặc biệt là các chi. Cơ bắp cũng tăng, nhưng sự phát triển còn chậm hơn so với sự phát triển của xương ống, chưa cân đối về tỷ lệ trong cấu trúc cơ thể. Vì vậy ở độ tuổi 16 - 17 nên hạn chế các bài tập sức mạnh, nên chọn những bài tập phát triển sức mạnh dưới hình thức trò chơi [50]. Quan hệ giữa sức bền với tốc độ: 26 Trong hoạt động thi đấu bóng đá, tổng cự ly chạy nhanh và bức phá chiếm gần 20% của tổng cự ly các hoạt động khác, cự ly chạy chạy bứt phá khoảng 15 đến 60m. Để có thể thực hiện lặp lại nhiều lần tốc độ cự ly chạy ngắn trên lúc này đòi hỏi tố chất hỗn hợp sức bền tốc độ phát huy. VĐV ở độ tuổi 16 - 17 phát triển tố chất tốc độ là hết sức cần thiết đặc biệt là tốc độ bột phát với phản ứng nhanh. Tuy nhiên, khi huấn luyện cần thực hiện trong trạng thái cơ thể đã hồi phục hoàn toàn, cự ly chạy không quá 60m, đồng thời các bài tập phải phong phú và tạo sự hưng phấn cho các VĐV [1], [69], [72], [73], [74]. Các tác giả Barry Whitbread (1998), Charles Hughes (2002) đã tiến hành những thực nghiệm và theo dõi sự phát triển sức nhanh của cầu thủ bóng đá 11 - 14 tuổi, đã thu được kết quả trung bình như sau (bảng 1.1): [92], [100] BẢNG 1.1. SỰ PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CỦA VĐV BÓNG ĐÁ LỨA TUỔI 11 - 14 Tuổi Chạy 10 mét (giây) Chạy 30 mét (giây) Chạy 60 mét (giây) 11 tuổi 2.30 5.50 10.40 12 tuổi 2.20 5.30 9.90 13 tuổi 2.16 5.10 9.70 14 tuổi 2.06 4.81 9.90 Theo tác giả, bất kỳ một HLV nào cũng có thể sử dụng những kết quả đã dẫn ở trên để đánh giá đạt yêu cầu về chất lượng huấn luyện. Những kết quả nhanh hơn 0.2 - 0.3 giây ở cự ly 10m; 0.5 - 0.6 giây ở cự ly 30m, và 0.8 - 1.0 giây ở cự ly 60m được coi là rất tốt. Quan hệ giữa sức bền với khéo léo: Tố chất khéo léo chiếm một vị trí hết sức quang trọng và cần thiết đối với một cầu thủ bóng đá. Phát triển khéo léo nhằm mục đích thực hiện thuần thục các động tác trong bóng đá. Tố chất này được chú ý huấn luyện từ độ tuổi nhỏ nhất và cần chú ý phát triển sức khéo léo chung (ví dụ: các động tác nhào lộn trước sau, nhảy qua mocker) trước khi hình thành sức khéo léo chuyên môn (ví dụ: tâng bóng các bộ phận, đứng tung bóng sau đó ngồi xuống bắt bóng) bởi vì nó là cơ sở cho sức khéo léo chuyên môn. 27 Sức khéo léo chuyên môn được phát triển trên cơ sở của sức khéo léo chung, trước hết bởi những bài tập về kỹ thuật và chiến thuật, bởi các trò chơi vận động và các cuộc thi đấu khác nhau [1], [10], [15], [20], [27], [28]. Quan hệ giữa sức bền với mềm dẻo: Đối với quá trình huấn luyện VĐV bóng đá nữ ở lứa tuổi 16 - 17, nội dung trọng tâm trong huấn luyện thể lực, song hành với việc phát triển tố chất khéo léo là phát triển tố chất mềm dẻo. Ở độ tuổi 16 - 17 là độ tuổi không còn thuận lợi để phát triển tố chất mềm dẻo, bởi vì ở độ tuổi này do dặc điểm sinh lý giải phẩu cho phép các VĐV có biên độ hoạt động của các khớp xương và khả năng vươn duỗi ra của gân, dây chằng, cơ bắp rất rộng. Tố chất mềm dẻo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động bóng đá. Những loại hình hoạt động di chuyển chạy, nhảy, nhào lộn, luồn lách, đến các động tác kỹ thuật như dẫn bóng, kiểm soát bóng, tung người sút vô lê điều có sự tham gia tố chất mềm dẻo [1], [4], [20], [31]. 1.3.5. Các nguyên tắc huấn luyện sức bền chuyên môn cho vận động viên bóng đá. Luyện tập sức bền chuyên môn (đặc biệt là sức bền tốc độ) có thể được chia thành tập luyện để phát triển và tập luyện duy trì. Mục đích của tập luyện để phát triển là nâng cao khả năng hoạt động tối đa trong một thời gian tương đối ngắn, trong khi mục đích luyện tập để duy trì sức bền là để nâng cao khả năng chịu đựng hoạt động ở cường độ cao [8], [22], [26], [46]. Cường độ bài tập trong luyện tập sức bền tốc độ nên gần đạt được mức độ tối đa. Có nghĩa là luyện tập được tiến hành theo nguyên tắc giãn cách. Trong luyện tập để phát triển, thời gian của các giai đoạn hoạt động nên tương đối ngắn (20 - 40 giây) và khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa các hoạt động nên tương đối dài (2 - 4 phút) để giữ được cường độ cao trong suốt quá trình luyện tập để phát triển. Trong tập luyện duy trì, khoảng thời gian hoạt động nên là 30 - 120 giây và khoảng thời gian nghỉ cũng nên gần bằng với khoảng 28 thời gian hoạt động - cốt để tăng dần sự mệt mỏi của cầu thủ. Nếu khoảng thời gian hoạt động trong luyện tập sức bền tốc độ kéo dài một phút hay hơn nữa thì có thể sử dụng cách đo nhịp tim để xác định liệu cường độ hoạt động có đủ cao hay không? Tới giai đoạn cuối cùng của hoạt động này thì nhịp tim gần như là tối đa [7], [15], [24], [33]. Vì thế, huấn luyện sức bền chuyên môn cho VĐV bóng đá cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau: Nguyên tắc tăng LVĐ ngày một lớn hơn cho đến tối đa: Chẳng hạn khi huấn luyện thể lực tác động của bài tập các cơ quan vận chuyển và tiêu thụ oxy phải hoạt động nhiều hơn so với yêu cầu trong suốt các buổi tập hàng tuần và những hoạt động thể lực bình thường. Cơ thể dần dần thích nghi với LVĐ ngày một tăng, sự hấp thụ oxy được cải thiện, mặt khác, tác dụng tập luyện sẽ được giảm dần khi LVĐ đã được tăng lên ở mức chỉ có tác dụng duy trì. Nếu muốn tăng trình độ thể lực hơn nữa thì phải tăng LVĐ lên cao hơn nữa [15], [16], [24]. Việc tập luyện có thể được tăng theo từng bước về thời gian luyện tập, cường độ hoặc tần suất các bài tập. Nghĩa là có thể lập kế hoạch tập luyện theo các yếu tố thời gian, cường độ số lần thực hiện bài tập. Điều tối quan trọng là huấn luyện phải có kế hoạch và phải phù hợp với điều kiện tập luyện, khả năng thể lực của VĐV và thời gian của mùa thi đấu. Điều này quan trọng không chỉ vì để có được hiệu quả tối ưu khi tập luyện mà còn tránh cho VĐV không bị tổn thương do tập luyện quá sức. Khi thực hiện nguyên tắc này việc sử dụng các bài tập phải đảm bảo tác động chính và phụ [26], [41], [46]. Mỗi bài tập có ảnh hưởng tới cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau. Ví dụ: Bài tập chạy là bài tập sơ đẳng nhất về các cơ quan vận chuyển và hấp thụ oxy. Khi chạy tất cả các cơ quan đều phải hoạt động tích cực hơn và vì vậy chúng được rèn luyện; nhưng ngay cả các khớp, gân, dây chằng và các mô liên kết trong cơ cũng được rèn luyện. Tác dụng chính của việc tập chạy là luyện tập khả năng ưa khí, còn tác dụng phụ rất quan trọng là luyện tập cho 29 các khớp xương và các mô liên kết. Trên thực tế có thể đạt được hiệu quả luyện tập 100% ở một khía cạnh nào đó. Vì vậy, không thể đồng thời luyện tập cả khả năng ưa khí và sức mạnh tối đa có hiệu quả bằng một bài tập. Nhận thức được ảnh hưởng phụ là vô cùng quan trọng vì những ảnh hưởng phụ này thường tác động lên những chương trình tập luyện. Chính vì vậy, khi lên chương trình và thời gian biểu luyện tập phải chú ý tới chúng [48], [56], [64]. Nguyên tắc kết hợp với chuẩn bị chung và chuẩn bị chuyên môn: Chuẩn bị thể lực chung được sử dụng phần lớn trong giai đoạn huấn luyện cơ bản với những mục tiêu rõ ràng. Chuẩn bị thể lực chuyên môn là phần không thể thiếu được và là hình thức luyện tập chủ yếu trong các thời kỳ thi đấu. Chuẩn bị chung là nền tảng bảo đảm cho phát triển kỹ năng vận động và năng lực tâm lý, tinh thần cho VĐV chuẩn bị chuyên môn. Hai phần đó không thể tách rời nhau trong tất cả các giai đoạn, chu kỳ huấn luyện của kế hoạch huấn luyện [1], [3], [5], [10], [11], [21]. Nguyên tắc biến đổi LVĐ và nghỉ ngơi: Đây là nguyên tắc phản ánh quy luật sinh lý: Hồi phục cũng quan trọng như LVĐ trong quá trình thích nghi. Vì vậy, HLV không chỉ chú ý đến LVĐ mà còn phải quan tâm đến thời gian và các thông số khác nhau của quá trình nghỉ ngơi hồi phục, đặc biệt trong tình hình có hạn chế về dinh dưỡng. Việc tính toán LVĐ và nghỉ ngơi trong từng bài tập, từng buổi tập và cả chu kỳ khác nhau phải theo đúng nguyên tắc khoa học và quy luật sinh lý nhằm đạt được hiệu quả huấn luyện tích cực nhất, hạn chế các tác động tiêu cực. Việc sử nguyên tắc này khi sử dụng các bài tập phải có sự biến đổi LVĐ, bởi mối quan hệ giữa LVĐ và nghỉ ngơi trong tập luyện đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thành tích cho VĐV. Hiện nay quan niệm nghỉ ngơi nên sử dụng hình thức nghỉ ngơi tích cực không nên sử dụng hình thức nghỉ ngơi tiêu cực trong quá trình tập luyện. Sau tiếp thu LVĐ nhất định quá trình hồi phục xảy ra. Trong một buổi tập hay một chu kỳ tập luyện với nhiều LVĐ 30 xen kẽ các quãng nghỉ thì nguồn năng lượng cơ thể luôn biến động và diễn biến dưới dạng “làn sóng”. Việc sắp xếp LVĐ và nghỉ ngơi hợp lý nhằm tác động các LVĐ phù hợp vào các thời điểm thích hợp để nâng cao dần đỉnh của các làn sóng, nhằm đạt được mục đích của huấn luyện [10], [11], [21], [85]. Nguyên tắc huấn luyện theo chu kỳ: Đây là nguyên tắc phản ánh hiện tượng sinh học của con người, muốn có kết quả huấn luyện khả quan thì huấn luyện viên phải chú ý quán triệt nguyên tắc này, thường có các loại: Chu kỳ ngắn (thường là chu kỳ tuần); chu kỳ trung bình (gồm 3 - 6 chu kỳ ngắn); chu kỳ dài (từ 6 tháng đến 1 năm); chu kỳ nhiều năm (nhiều chu kỳ dài). Việc phân chia chu kỳ tập luyện trong năm thường căn cứ vào các giải thi đấu chính trong năm [5], [13], [74], [85]. 1.4. Đặc điểm tâm, sinh lý trong huấn luyện tố chất sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17. 1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới sức bền sinh lý của nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17. VO2 max: Drinkwater (1984) trong công trình nghiên cứu của mình đã kết luận công suất ưa khí bình quân của VĐV nữ chạy cự ly dài là 55 ml.kg- 1 .min -1. Sau đó, Pate (1987); Daniels (1992); Bunc và (Heller) 1993 khi kiểm tra các VĐV nữ chạy cự ly dài xuất sắc đã đưa ra kết quả giá trị VO2max là 67 - 68 ml.kg -1 .min -1 . Sự cải thiện rõ rệt này đã phản ánh những tiến bộ trong phương pháp huấn luyện. Ngoài ra cũng có công trình cho rằng VO2max của VĐV nữ thấp hơn 10 - 15% so với các VĐV nam trong cùng điều kiện huấn luyện (Joyner, 1993). Trong một tài liệu khác lại đưa ra kết quả khác, giá trị VO2max của VĐV nữ chạy dài là 58 - 68 ml.kg -1 .min -1 và giá trị VO2max giữa VĐV nam và VĐV nữ là giống nhau (O’Tooler, 1987; Kohrt, 1989). Tuy rằng trong số VĐV nữ huấn luyện sức bền, tỷ lệ mỡ trong cơ thể nhiều thường đi đôi với công suất ưa khí thấp (Oxtamev. V - 1982) [45], giá trị VO2max tương đối thường không thể loại bỏ được những khác biệt này. Một 31 số nhân tố khác có liên quan đến quá trình giải phóng oxy cũng có tác dụng nhất định như: nồng độ hemoglobin và dung lượng máu của nữ khá thấp, nhưng khi xác định VO2max chúng lại có tác dụng chứng thực quan trọng (Nitratôp. E.D - 1998) [44]. Tổng dung lượng máu ở nữ giới thông thường ít hơn nam giới 30% (Sanborn và Jankowski, 1994). Tuy nhiên Visochin. Yu.V và Denisenko. Yu.P (2001) [86] cho rằng sau khi điều chỉnh thể trọng, dung lượng máu (78  8 ml.kg-1) và dung lượng huyết tương (52  6 ml.kg-1) của nữ VĐV sức bền là tương tự các nam VĐV sức bền (dung lượng máu là 86  10ml.kg-1, dung lượng huyết tương là 53  8 ml.kg-1). Huấn luyện sức bền có thể làm gia tăng dung lượng máu. Khi sử dụng kỹ thuật đánh dấu đồng vị tố cho thấy, dung lượng máu của VĐV sức bền nam, nữ cao hơn người không huấn luyện lần lượt là 36% và 16%. Sự gia tăng dung lượng máu do huấn luyện lại khiến giá trị hemoglobin của nam, nữ VĐV sức bền suy giảm (Venslap. P - 1999) [76], tuy nhiên tác dụng của hiệu ứng này trong việc nâng cao VO2max vẫn còn nhiều nghi vấn (Tomat. A - 1973) [63]. Trong tài liệu của Saltin & Strange (1992) cho rằng, chức năng bơm máu của quả tim ảnh hưởng ra sao tới VO2max đã được các nhà khoa học nghiên cứu suốt hơn 100 năm qua. So với nam giới, dung lượng tim của phụ nữ nhỏ hơn dẫn đến lượng máu bơm khỏi tim tối đa và lượng tim co bóp cũng giảm hơn (Wells, 1991). Đồng thời, kết quả của việc huấn luyện thể thao khiến lượng máu đẩy ra khỏi tim tối đa tăng lên, điều này có thể giải thích do lượng tim co bóp gia tăng (Saltin & Strange, 1992). Thông thường mọi người đều dễ dàng tiếp nhận quan điểm cho rằng sự thích ứng với huấn luyện thể thao của hệ thống tim mạch của nam và nữ là như nhau (tức là lượng co bóp tim gia tăng). Nhưng Xirotin. O.A (2001) [90] lại chú ý đến ảnh hưởng của sự biến đổi trong hệ thống tim mạch tới VO2max có tính khác biệt giới tính. Họ cho rằng, so với nữ giới huấn luyện có ảnh hưởng nhiều hơn tới lượng máu 32 đẩy ra khỏi tim và lượng tim co bóp của nam giới, trong khi lại ảnh hưởng ít hơn tới độ chênh lệch ôxy tối đa trong động mạch và tĩnh mạch. Vovk. X.I (2001) [87] khi nghiên cứu về các VĐV nam nữ huấn luyện tương tự sức bền đã phát hiện rằng số VĐV nữ có trọng lượng tâm thất trái nhỏ chiếm 68% trong số chênh lệch VO2max. Thể tích lớn nhỏ của tim cộng thêm trọng lượng mỡ khá nhiều ở các VĐV nữ chiếm tỉ lệ tới 99% trong sự khác biệt giới tính về VO2max [87], [90]. Ngưỡng axit lactic: Tuy VO2max là một nhân tố quan trọng của trình độ sức bền, nhưng Coyle và cộng sự (1988) đã chứng minh, trong số các nam VĐV xe đạp có giá trị VO2max tương đồng, giữa ngưỡng axitlactic (biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm VO2max tương ứng với mỗi 1mmol.l -1 axit lactic gia tăng) và thành tích sức bền có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong nhóm nam nữ VĐV các nội dung sức bền, giá trị ngưỡng axit lactic cũng tương tự nhau (Iwaoka, 1988; Kohrt, 1989; Wayand, 1994). Ngưỡng axit lactic luôn gắn liền với hoạt tính của men trao đổi ưa khí (Coyle, 1995), các VĐV nữ điền kinh khi so sánh với các nam VĐV ở cùng cự ly huấn luyện cũng có khả năng thích ứng của men tương tự, sự thực này một lần nữa khẳng định quan điểm nói trên (Costill, 1987). Trong công trình nghiên cứu về đặc tính của một nữ VĐV maratông xuất sắc cho thấy, ngưỡng axit lactic của nữ VĐV là có khả năng huấn luyện. Hiệu suất của động tác: Định nghĩa về tiết kiệm hoá (hay còn gọi là hiệu suất) của động tác là sự duy trì lượng hấp thụ oxy (VO2) cần thiết cho một tốc độ di chuyển nhất định, nó cùng với VO2max và ngưỡng axit lactic đều có ảnh hưởng như nhau tới thành tích sức bền (Joyner, 1993; Coyle, 1995). Trong tài liệu của Wells (1991), đã chỉ ra rằng về vấn đề sự khác biệt giới tính trong khả năng tiết kiệm hoá chạy bộ, các công trình nghiên cứu trước nay đều đưa ra kết quả không rõ rệt. Điều này chứng tỏ khả năng tiết kiệm hoá chạy bộ của nam, nữ VĐV trình độ cao là như nhau. Tuy nhiên, số 33 liệu của các công trình nghiên cứu lại không thống nhất. Có nghiên cứu cho rằng khả năng tiết kiệm hoá chạy bộ của nam, nữ VĐV có điều kiện huấn luyện giống nhau không có sự khác biệt giới tính (Pate và cộng sự, 1985, 1987; Billat, 1996; Speechly, 1996). Nhưng một nghiên cứu khác lại cho rằng khả năng này ở nam VĐV tốt hơn ở nữ VĐV (Helgerud và cộng sự, 1990; Daniels và Daniels, 1992) hoặc nữ tốt hơn nam (Helgerd, 1994; Weyand và cộng sự, 1994). Tuy có người cho rằng giới tính có ảnh hưởng tới các chỉ số sinh cơ trong môn chạy nên có khả năng ảnh hưởng tới năng lực tiết kiệm hoá động tác. Nhưng Nadori. L. (1985) lại cho rằng, đối với các nữ VĐV chạy dài xuất sắc năng lực tiết kiệm hoá trong bước chạy chỉ có liên hệ rất ít với các chỉ tiêu sinh cơ học [40]. Về vấn đề vai trò của tiết kiệm hoá bước chạy đối với thành tích sức bền của nữ VĐV, khá nhiều công trình đưa ra các kết quả không rõ ràng. Evans (1995) quan sát thấy, đối với các nữ VĐV huấn luyện sức bền thành tích chạy 10 km có liên quan rõ rệt với ngưỡng axitlactic và VO2max nhưng lại không hề liên quan đến năng lực tiết kiệm hoá bước chạy. Hellgerud và cộng sự (1990) đã tiến hành nghiên cứu sự khác biệt giới tính trong các VĐV maratông có thành tích giống nhau. Tận dụng năng lượng cơ bản: Tầm quan trọng của glycogen cơ và đường huyết đối với thành tích sức bền đã được nhiều công trình chứng thực (Aulic. I.V - 1982) [2]. Do kích tố sinh dục nữ có khả năng phân giải mỡ (Kharitơnôva. L.G - 1998), nên khá nhiều nghiên cứu đã tập trung tới ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt tới việc sử dụng năng lượng [33]. Sự khác biệt giới tính trong sử dụng năng lượng có dẫn đến khác biệt trong thành tích sức bền hay không cũng là một tâm điểm của nhiều nghiên cứu. Barm và cộng sự (1997) cho rằng, kết luận của họ (thành tích thi đấu của nữ VĐV chạy dài khá tốt khi cự ly lớn hơn 42,2 km), một phần nguyên nhân là do ở nữ giới khi phản ứng oxy hoá lipit càng tăng sẽ giúp họ tiết kiệm được 34 càng nhiều glycogen. Kết luận này đã nhận được sự ủng hộ của nhóm nghiên cứu Tarnopolsky (1990, 1995), song cũng có nghiên cứu đưa ra kết quả tương phản (Friedmann & Kindermann, 1989). Năm 1990, Tarnopolsky khi quan sát các VĐV nữ chạy bước bục cường độ 65% VO2max trong thời gian dài (90 - 100 phút), lượng lipit họ sử dụng khá nhiều (tính trên cơ sở giá trị trao đổi hô hấp phi protein). Tarnopolsky (1995) cho rằng, so với các VĐV nam chạy đường trường, hiện tượng này là do glycogen cơ của các VĐV nữ giảm đi khá ít gây nên. Khi tiến hành vận động thời gian dài với cường độ 75% VO2max, nữ giới sử dụng lipit nhiều hơn nam giới. Nhưng ngược lại Friedmann & Kindermann (1989) lại cho rằng, khi các VĐV nam, nữ sức bền tiến hành chạy 14 km và 17 km với cường độ 80% VO2max, về phương diện trao đổi lipit hoặc điều tiết kích tố sinh dục (kích tố sinh trưởng, insulin, kích tố tuyến thượng thận, cortisol) không có sự khác biệt về giới tính. Nhưng Tarnopolsky (1990) quan sát thấy khi vận động với thời gian dài, các yếu tố: kích tố sinh trưởng, insulin và kích tố tuyến thượng thận có sự khác biệt về giới tính, song sự biến đổi này không thể dùng để giải thích cho những khác biệt trong trao đổi năng lượng cơ bản. Những quan điểm trái ngược nhau này có thể là do sự sắp xếp cường độ vận động và thời gian vận động trong nghiên cứu khác nhau gây nên [87], [90], [91]. Tính phức tạp của các nhân tố sinh lý học ảnh hưởng tới thành tích sức bền là một thách thức trong quá trình nghiên cứu về nữ VĐV. Tuy rằng trong 25 năm qua số lượng công trình nghiên cứu về nữ VĐV sức bền đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên các kiến thức về thành tích sức bền và nhân tố liên quan về cơ bản được xây dựng trên số liệu nghiên cứu về nam VĐV. Kích thước quả tim ảnh hưởng ra sao tới năng lực vận chuyển dưỡng khí có khả năng hạn chế lớn tới thành tích của các nữ VĐV so với các nam VĐV có cùng giá trị VO2max. Tuy nhiên, thực tế thành tích sức bền của nữ VĐV tốt hơn các nam VĐV có cùng trình độ huấn luyện đã chứng minh rằng rất nhiều ưu điểm về 35 mặt sinh lý học của nữ VĐV đã vượt qua tính quan trọng của VO2max trong thành tích sức bền. Song đối với nam VĐV sức bền, ngưỡng axitlactic và hiệu suất bước chạy lại có tác dụng tương hỗ với giá trị VO2max. Một điều vẫn chưa được làm rõ là các nhân tố này phối hợp với nhau như thế nào để tạo ảnh hưởng tới thành tích sức bền của nữ VĐV. Thực tế đòi hỏi cần tiến hành sâu hơn về các men và kích tố điều tiết ức chế quá trình trao đổi năng lượng của nữ VĐV trong các môn sức bền thời gian dài. 1.4.2. Phương pháp huấn luyện sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17. Trong hoạt động TDTT bên cạnh các yếu tố hiểu biết về tri thức chuyên môn như đạo đức, ý chí, tâm lý, kỹ - chiến thuật thì yếu tố thể lực là một yếu tố vô cùng quan trọng nó quyết định đến hiệu quả của quá trình hoạt động luyện tập và thi đấu. Hơn nữa việc rèn luyện và phát triển thể lực là một khâu then chốt trong quá trình huấn luyện thể thao. Bởi vậy các nhà sư phạm về TDTT rất cần thiết có những hiểu biết về bản chất sự phân loại, cũng như tri thức chuyên môn, các quy luật và phương pháp rèn luyện chúng. Sức bền tốc độ là khả năng cơ thể chống lại mệt mỏi khi hoạt động với tốc độ gần như tối đa mà chủ yếu là sự tạo thành năng lượng cho hoạt động sức bền tốc độ là trong điều kiện yếm khí. Điều này có ý nghĩa là trong bài tập có chu kỳ, tốc độ động tác đạt được trên các cự ly ngắn không giảm đi quá mức thông qua các hiện tượng mệt mỏi và ức chế có ý nghĩa là cơ thể được tiến hành liên tục động tác nhanh mặc dù thời gian thi đấu kéo dài. Như vậy sức bền tốc độ trong bóng đá là sức bền tốc độ không có chu kỳ. Nó bao gồm các bài tập có tính chuyên môn cao như các bài tập chạy gấp khúc, di chuyển không định hướng hay chuyển đột ngột về hướng khác nhau, các bài tập mang tính đặc trưng cao để phát triển sức bền tốc độ trong các môn bóng nói chung và môn bóng đá nói riêng. Để phát triển sức bền tốc độ, làm mất đi hay giảm đến mức tối thiểu hiện tượng mệt mỏi trong hoạt động 36 với cường độ tối đa, xuất phát nhanh do mất đi các nguồn dự trữ trong điều kiện hoạt động yếm khí cũng như do quá trình ức chế phát triển trong các trung khu thần kinh vì phải hoạt động một cách căng thẳng để đạt dược tốc độ tối đa. Vì vậy, giáo dục sức bền tốc độ phải chú ý đến việc hoàn thiện các nhiệm vụ sau: Khả năng yếm khí là khả năng vận động của cơ thể trong điều kiện dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng yếm khí. Nâng cao khả năng ưa khí cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng yếm khí, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện những hoạt động yếm khí. Bởi vì, quá trình trả nợ oxy được diễn ra một phần ngay trong lúc vận động, và nếu có khả năng ưa khí cao thì phần trả nợ oxy trong lúc vận động đó sẽ lớn hơn và hiệu quả hoạt động của cơ thể sẽ tăng lên. Nâng cao khả năng yếm khí (với mức đồng đều cả về cơ chế phốtpho creatin cũng như cơ chế glucôphân). Vì cơ thể hoạt động cường độ cao tới mức nhu cầu ôxy của cơ thể không đáp ứng thường xuyên trong quá trình vận động và một phần năng lượng phải tạo thành thông qua quá trình yếm khí. Khi tốc độ càng cao thì tỷ lệ huy động yếm khí càng lớn. Theo các tài liệu y học thể thao thì tỷ lệ này trong thời gian thi đấu 2 phút khoảng 60% và trong thời gian thi đấu 10 phút đã lên tới 120%. Tuy vậy khả năng ưa khí cũng có ý nghĩa quyết định trong thời gian thi đấu trung bình vì sự tạo thành năng lượng ưa khí “kinh tế” hơn so với sự tạo thành năng lượng yếm khí [2], [3], [6], [7], [16]. Ngoài ra sự tập trung axit lactic xuất hiện trong hoạt động sẵn sàng sử dụng năng lượng yếm khí. Năng lượng yếm khí càng cao thì khả năng ưa khí tối đa càng thấp. Do đó để nâng cao khả năng yếm khí người ta thường sử dụng các bài tập có những đặc điểm sau đây: Bài tập hoàn thiện cơ chế giải phóng năng lượng từ photpho crêatin: - Cường độ gần mức tối đa hoặc thấp hơn (95% tốc độ tối đa). - Thời gian mỗi lần hoạt động từ 3 - 8 giây trở lên. Sở dĩ như vậy vì dự 37 trữ photphocrêatin trong cơ rất ít, sự phân huỷ hợp chất này chỉ diễn ra vài giây sau khi bắt đầu vận động. - Khoảng cách nghỉ ngơi từ 2 - 3 phút, đó cũng là thời gian đủ để phục hồi photphocrêatin . - Áp dụng các hình thức hoạt động khác nhau lúc nghỉ ngơi. - Số lần lặp lại tuỳ thuộc TĐTL, sao cho tốc độ không bị giảm. Đối với cơ chế glucôphân thì sử dụng các bài tập có các đặc điểm sau: - Cường độ bài tập xác định theo cự ly để chọn tập luyện (90 - 95%) tốc độ giới hạn. - Thời gian mỗi lần vận động thường biến đổi trong khoảng thời gian 20 giây - 2 phút. - Khoảng cách nghỉ ngơi được xác định theo sự biến đổi của quá trình glucôphân trên cơ sở xác định nồng độ axit lactic trong máu và nên giảm dần sau mỗi lần lặp lại. - Nghỉ ngơi tránh trạng thái tĩnh hoàn toàn và không cần phải nghỉ ngơi tích cực. - Số lần lặp lại trong hoạt động có quãng nghỉ giảm dần thường không quá 3 - 4 lần, vì trạng thái mệt mỏi tăng rất nhanh. Tăng khả năng hoạt động của các cơ chế điều hòa trong những điều kiện hoạt động đặc biệt với cường độ cao nhất. Có nghĩa là cho tập luyện quá cự ly thi đấu với tốc độ tới hạn. Song, để phát triển tốt sức bền tốc độ đã đạt được phải thay đổi độ dài cự ly và giữ tốc độ vượt cự ly. Cụ thể là cự ly tập phải dài hơn cự ly thi đấu. Khi huấn luyện sức bền tốc độ trong hoạt động với cường độ lớn và cường độ gần tối đa, ngoài ra hoạt động kéo dài cần phải sử dụng rộng rãi phương pháp lặp lại nhiều lần các đoạn cự ly dài với tốc độ cao hơn tốc độ ban đầu có thể vượt qua cự ly ngắn chỉ có tác dụng rất nhỏ lên cơ thể, nên để đạt được hiệu quả tập luyện trong những buổi tập thì phải lặp lại chúng nhiều lần. 38 Ngoài phương pháp trên để phát triển sức bền tốc độ còn cần phải sử dụng phương pháp nâng cao khả năng ưa khí thông qua các bài tập yếm khí. Trong quá trình hoạt động yếm khí thực hiện dưới hình thức lặp lại nhiều lần trong thời gian ngắn và nghỉ giữa quảng không dài cũng có hiệu quả trong việc phát triển tốt khả năng ưa khí. Mặc dù điều này thoạt đầu có sự mâu thuẫn, các sản phẩm phân hoá yếm khí tạo nên khi thực hiện hoạt động căng thẳng với thời gian ngắn được sử dụng để kích thích phát triển các qua trình hô hấp trong lúc nghỉ giữa quãng hoặc trong lúc thực hiện các bài tập cường độ thấp. Qua thực nghiệm người ta nhận thấy, trong khoảng 10 - 90 giây sau mỗi lần lặp lại bài tập yếm khí thì thông khí phổi và thể tích tâm thu đều tăng lên và do đó mức hấp thụ oxy cũng tăng lên. Khi có mối tương quan hợp lý giữa các hoạt động nghỉ ngơi có thể xuất hiện nhu cầu oxy của cơ thể và mức hấp thụ oxy trong hoạt động. Trong trường hợp này hoạt động lặp lại có thể tiếp tục trong thời gian dài. Trong những lần lặp lại mức hấp thụ oxy thường xuyên giao động lúc thì đạt mức tới hạn, lúc thì giảm đi đôi chút, có lúc vượt khả năng hấp thụ tối đa đặc trưng cho VĐV. Hiện tượng này kích thích rất mạnh để nâng cao khả năng hô hấp. Khi sử dụng các bài tập yếm khí để phát triển khả năng ưa khí thì việc lựa chọn sự kết hợp giữa hoạt động và nghỉ ngơi là nhiệm vụ cơ bản, có thể nêu lên một số đặc điểm sau: [24], [33], [56], [65] Cường độ cao hơn mức tới hạn khoảng 75 - 85% tốc độ tối đa. Độ dài cự ly phải lựa chọn sao cho thời gian thực hiện không quá 1 - 1.5 phút. Chỉ trong trường hợp này hoạt động mới diễn ra trong điều kiện nợ oxy tối đa lúc nghỉ ngơi. Khoảng cách nghỉ ngơi sao cho hoạt động sau được tiến hành trên cơ sở biến đổi thuận lợi của hoạt động trước (không nên quá 3 - 4 phút). Cần xem hoạt động nghỉ ngơi là nên tiếp tục hoạt động với cường độ thấp để tránh sự chuyển đột ngột từ trạng thái động sang tĩnh và ngược lại (hay còn gọi là nghỉ ngơi tích cực). 39 Số lần lặp lại cần tính toán sao cho bảo đảm duy trì được trạng thái ổn định trong sự phối hợp hoạt động của các hệ thống cơ thể, thể hiện ở khả năng hấp thụ oxy ổn định ở mức tương đối cao. 1.4.3. Khái quát về đặc điểm tâm - sinh lý nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17. 1.4.3.1. Đặc điểm tâm lý nữ vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 - 17. Về mặt tâm lý, ở lứa tuổi này các VĐV thích chứng tỏ mình là người lớn, muốn để cho mọi người tôn trọng mình. Các VĐV đã có một trình độ hiểu biết nhất định, có khả năng phân tích tổng hợp, muốn hiểu biết nhiều, có nhiều hoài bão, nhưng còn nhiều nhược điểm và thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống. Lứa tuổi này định hướng chủ yếu là hình thành thế giới quan, tự ý thức, hình thành ý thức và hướng về tương lai. Hoạt động của lứa tuổi 16 - 17 ngày càng phong phú và phức tạp. Vai trò xã hội và hứng thú xã hội của lứa tuổi này không chỉ mở rộng về số lượng phạm vi mà còn b... x x 32 Chạy đà 5m, sút bóng liên tục 10 quả. x x x x 33 Bài tập sút cầu môn nhiều góc độ. x x x x 34 Bài tập 2 người 2 bóng (số 12). x x x x 35 Bài tập 3 người 1 bóng (số 4). x x x x 36 Bài tập dẫn bóng trong vòng tròn. x x x x 37 Bài tập đá bóng vào tường. x x x x 38 Bài tập chạy dẫn bóng phối hợp (số 1). x x x x 39 Bài tập chạy dẫn bóng phối hợp (số 2). x x x x 40 Bài tập “đổi nhóm” kiểm soát bóng. x x x x 41 Bài tập trả bóng tổng hợp. x x x x TT Bài tập phát triển sức bền chuyên môn Phân bổ bài tập theo giáo án huấn luyện 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 42 Bài tập chạy xen kẽ động tác bật cao đánh đầu. x x x x 43 Bài tập sút cầu môn. x x x x 44 Chạy giật lùi và quay 180 sút bóng vào cầu môn. x x x x Nhóm bài tập trò chơi và thi đấu: 45 Bài tập trò chơi tốc độ với bóng. x x x x 46 Bài tập trò chơi thi đấu 2 đấu 2 trong sân nhỏ. x x x x 47 Bài tập trò chơi thi đấu 5 đấu 5 giữa 1/2 sân. x x x x 48 Bài tập thi đấu 6 đấu 6 (hoặc 7 đấu 7) trên giữa sân. x x x x 49 Bài tập trò chơi “kẹp bóng”. x x x x 50 Bài tập trò chơi thi đấu 4 cầu môn. x x x x 51 Bài tập “cõng bạn thi đấu”. x x x x 52 Bài tập 2 đấu 2 với 4 cầu thủ hỗ trợ. x x x x 53 Bài tập trò chơi thi đấu 2 bóng. x x x x 54 Bài tập trò chơi ném bóng trong vòng tròn trung tâm. x x x x 55 Bài tập trò chơi ném bóng trúng người. x x x x 56 Bài tập trò chơi môn bóng ném. x x x x 57 Bài tập trò chơi “cõng bạn tiếp sức” phát triển sức bền mạnh. x x x x 58 Bài tập trò chơi sân bắt ếch. x x x x 59 Bài tập thi đấu 5 : 5, 2 hiệp  10 phút. x x x x 60 Bài tập thi đấu 6 : 6, 2 hiệp  10 phút. x x x x TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO NHÓM THỰC NGHIỆM (tiếp theo). TT Bài tập phát triển sức bền chuyên môn Phân bổ bài tập theo giáo án huấn luyện 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 Nhóm bài tập phát triển sức bền chuyên môn không bóng: 1 Bài tập chạy vượt qua chướng ngại vật. x x x x 2 Bài tập chạy di chuyển đổi hướng. x x x x 3 Bài tập chạy cự ly 1.700m trong sân bóng đá. x x x x 4 Bài tập chạy biến tốc trong sân. x x x x 5 Bài tập 4 người 1 nhóm (số 2). x x x x 6 Bài tập chạy “ôm cua” 360m tốc độ. x x x x 7 Bài tập chạy 5  30m. x x x x 8 Bài tập sức bền tốc độ 300m (3 lần). x x x x 9 Bài tập sức bền tốc độ 240m. x x x x 10 Bài tập nhảy một chân di chuyển về trước xem kẽ chân phải, trái. x x x x 11 Bài tập chạy xen kẽ động tác bật nhảy dang hai chân dọc, ngang. x x x x 12 Bài tập chạy xen kẽ động tác bật nhảy ưỡn thân, gập thân. x x x x 13 Bài tập chạy xen kẽ động tác bật cóc. x x x x 14 Bật nâng cao đùi trên cát 1 phút. x x x x Nhóm bài tập phát triển sức bền chuyên môn có bóng: 15 Bài tập 2 người 1 bóng: (số 1). x x x x 16 Bài tập 2 người 1 bóng: (số 2). x x x x 17 Bài tập 2 người 1 bóng (số 5). x x x x TT Bài tập phát triển sức bền chuyên môn Phân bổ bài tập theo giáo án huấn luyện 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 18 Bài tập 2 người 1 bóng: (số 7). x x x x 19 Bài tập 2 người 1 bóng: (số 8). x x x x 20 Bài tập 2 người 1 bóng: (số 9). x x x x 21 Bài tập 2 người 1 bóng (số 11). x x x x 22 Bài tập 2 người 2 bóng (số 1). x x x x 23 Bài tập 3 người 1 bóng (số 2). x x x x 24 Bài tập di chuyển phối hợp chuyền bóng đổi hướng. x x x x 25 Di chuyển bật cao đánh đầu. x x x x 26 Phối hợp ném biên và di chuyển sút bóng vào cầu môn. x x x x 27 Bài tập cá nhân tâng bóng. x x x x 28 Nằm ngửa gập bụng ném bóng. x x x x 29 Bài tập tâng bóng sút cầu môn. x x x x 30 Bài tập phối hợp chuyền bóng qua khe. x x x x 31 Bài tập dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn. x x x x 32 Chạy đà 5m, sút bóng liên tục 10 quả. x x x x 33 Bài tập sút cầu môn nhiều góc độ. x x x x 34 Bài tập 2 người 2 bóng (số 12). x x x x 35 Bài tập 3 người 1 bóng (số 4). x x x x 36 Bài tập dẫn bóng trong vòng tròn. x x x x 37 Bài tập đá bóng vào tường. x x x x 38 Bài tập chạy dẫn bóng phối hợp (số 1). x x x x 39 Bài tập chạy dẫn bóng phối hợp (số 2). x x x x 40 Bài tập “đổi nhóm” kiểm soát bóng. x x x x 41 Bài tập trả bóng tổng hợp. x x x x TT Bài tập phát triển sức bền chuyên môn Phân bổ bài tập theo giáo án huấn luyện 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 42 Bài tập chạy xen kẽ động tác bật cao đánh đầu. x x x x 43 Bài tập sút cầu môn. x x x x 44 Chạy giật lùi và quay 180 sút bóng vào cầu môn. x x x x Nhóm bài tập trò chơi và thi đấu: 45 Bài tập trò chơi tốc độ với bóng. x x x x 46 Bài tập trò chơi thi đấu 2 đấu 2 trong sân nhỏ. x x x x 47 Bài tập trò chơi thi đấu 5 đấu 5 giữa 1/2 sân. x x x x 48 Bài tập thi đấu 6 đấu 6 (hoặc 7 đấu 7) trên giữa sân. x x x x 49 Bài tập trò chơi “kẹp bóng”. x x x x 50 Bài tập trò chơi thi đấu 4 cầu môn. x x x x 51 Bài tập “cõng bạn thi đấu”. x x x x 52 Bài tập 2 đấu 2 với 4 cầu thủ hỗ trợ. x x x x 53 Bài tập trò chơi thi đấu 2 bóng. x x x x 54 Bài tập trò chơi ném bóng trong vòng tròn trung tâm. x x x x 55 Bài tập trò chơi ném bóng trúng người. x x x x 56 Bài tập trò chơi môn bóng ném. x x x x 57 Bài tập trò chơi “cõng bạn tiếp sức” phát triển sức bền mạnh. x x x x 58 Bài tập trò chơi sân bắt ếch. x x x x 59 Bài tập thi đấu 5 : 5, 2 hiệp  10 phút. x x x x 60 Bài tập thi đấu 6 : 6, 2 hiệp  10 phút. x x x x TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO NHÓM THỰC NGHIỆM (tiếp theo). TT Bài tập phát triển sức bền chuyên môn Phân bổ bài tập theo giáo án huấn luyện 151 152 153 154 155 156 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - Nhóm bài tập phát triển sức bền chuyên môn không bóng: 1 Bài tập chạy vượt qua chướng ngại vật. x 2 Bài tập chạy di chuyển đổi hướng. x 3 Bài tập chạy cự ly 1.700m trong sân bóng đá. x 4 Bài tập chạy biến tốc trong sân. x 5 Bài tập 4 người 1 nhóm (số 2). x 6 Bài tập chạy “ôm cua” 360m tốc độ. x 7 Bài tập chạy 5  30m. x x 8 Bài tập sức bền tốc độ 300m (3 lần). 9 Bài tập sức bền tốc độ 240m. x 10 Bài tập nhảy một chân di chuyển về trước xem kẽ chân phải, trái. x 11 Bài tập chạy xen kẽ động tác bật nhảy dang hai chân dọc, ngang. x x 12 Bài tập chạy xen kẽ động tác bật nhảy ưỡn thân, gập thân. x 13 Bài tập chạy xen kẽ động tác bật cóc. x x 14 Bật nâng cao đùi trên cát 1 phút. x Nhóm bài tập phát triển sức bền chuyên môn có bóng: 15 Bài tập 2 người 1 bóng: (số 1). x 16 Bài tập 2 người 1 bóng: (số 2). x x 17 Bài tập 2 người 1 bóng (số 5). TT Bài tập phát triển sức bền chuyên môn Phân bổ bài tập theo giáo án huấn luyện 151 152 153 154 155 156 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 18 Bài tập 2 người 1 bóng: (số 7). x x 19 Bài tập 2 người 1 bóng: (số 8). 20 Bài tập 2 người 1 bóng: (số 9). 21 Bài tập 2 người 1 bóng (số 11). x 22 Bài tập 2 người 2 bóng (số 1). 23 Bài tập 3 người 1 bóng (số 2). x 24 Bài tập di chuyển phối hợp chuyền bóng đổi hướng. x x 25 Di chuyển bật cao đánh đầu. 26 Phối hợp ném biên và di chuyển sút bóng vào cầu môn. x 27 Bài tập cá nhân tâng bóng. x 28 Nằm ngửa gập bụng ném bóng. 29 Bài tập tâng bóng sút cầu môn. x 30 Bài tập phối hợp chuyền bóng qua khe. x 31 Bài tập dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn. x 32 Chạy đà 5m, sút bóng liên tục 10 quả. 33 Bài tập sút cầu môn nhiều góc độ. x 34 Bài tập 2 người 2 bóng (số 12). x 35 Bài tập 3 người 1 bóng (số 4). x 36 Bài tập dẫn bóng trong vòng tròn. 37 Bài tập đá bóng vào tường. 38 Bài tập chạy dẫn bóng phối hợp (số 1). x 39 Bài tập chạy dẫn bóng phối hợp (số 2). x 40 Bài tập “đổi nhóm” kiểm soát bóng. 41 Bài tập trả bóng tổng hợp. TT Bài tập phát triển sức bền chuyên môn Phân bổ bài tập theo giáo án huấn luyện 151 152 153 154 155 156 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 42 Bài tập chạy xen kẽ động tác bật cao đánh đầu. x 43 Bài tập sút cầu môn. x 44 Chạy giật lùi và quay 180 sút bóng vào cầu môn. x Nhóm bài tập trò chơi và thi đấu: 45 Bài tập trò chơi tốc độ với bóng. x x 46 Bài tập trò chơi thi đấu 2 đấu 2 trong sân nhỏ. 47 Bài tập trò chơi thi đấu 5 đấu 5 giữa 1/2 sân. 48 Bài tập thi đấu 6 đấu 6 (hoặc 7 đấu 7) trên giữa sân. x 49 Bài tập trò chơi “kẹp bóng”. x 50 Bài tập trò chơi thi đấu 4 cầu môn. 51 Bài tập “cõng bạn thi đấu”. 52 Bài tập 2 đấu 2 với 4 cầu thủ hỗ trợ. x 53 Bài tập trò chơi thi đấu 2 bóng. x 54 Bài tập trò chơi ném bóng trong vòng tròn trung tâm. 55 Bài tập trò chơi ném bóng trúng người. 56 Bài tập trò chơi môn bóng ném. x 57 Bài tập trò chơi “cõng bạn tiếp sức” phát triển sức bền mạnh. 58 Bài tập trò chơi sân bắt ếch. x x 59 Bài tập thi đấu 5 : 5, 2 hiệp  10 phút. x 60 Bài tập thi đấu 6 : 6, 2 hiệp  10 phút. PHỤ LỤC 4. CHƯƠNG TRÌNH KHUNG HUẤN LUYỆN NỮ VĐV BÓNG ĐÁ 16 - 17 TUỔI THÀNH PHỐ HÀ NỘI (ĐỘI TUYỂN U19) (trích) I. YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ. Chuyên môn hoá các hoạt động của bóng đá trên các mặt: thể lực, kỹ - chiến thuật. 1.1. Huấn luyện kỹ - chiến thuật. - Từng bước hoàn thiện kỹ thuật theo đặc điểm cá nhân và theo vị trí thi đấu của cầu thủ. - Từng bước hoàn thiện chiến thuật cá nhân theo vị trí thi đấu của cầu thủ trên cơ sở nâng cao khả năng phối hợp tập thể. Đi sâu vào chiến thuật nhóm theo các tuyến chơi (hậu vệ, tiền vệ, tiền đạo) và phối hợp giữa các tuyến. 1.2. Huấn luyện thể lực. - Phát triển sức bền nợ dưỡng (anaerobic), sức mạnh tốc độ, sức mạnh động lực (các hoạt động về bật, nhảy). - Sử dụng nhiều các hình thức bài tập phối hợp kỹ - chiến thuật để phát triển thể lực chuyên môn. Thực hiện chương trình tập luyện theo chu kỳ huấn luyện năm để đáp ứng nhiệm vụ thi đấu các giải bóng đá sân lớn. 1.3. Bồi dƣỡng tâm lý - tƣ cách cầu thủ. - Tiếp tục giáo dục - bồi dưỡng các phẩm chất: ý chí, tính tập thể, lòng tự tin, tính kỷ luật, tính kiên trì, tính sáng tạo, tự lập. - Duy trì trạng thái sung sức thể thao, tinh thần chuẩn bị cho các trận đấu. - Giáo dục tâm lý thi đấu (ở những điều kiện khác nhau: thắng, thua). - Giáo dục lối sống thể thao lành mạnh. 1.4. Bồi dƣỡng về lý luận. - Tiếp tục những nội dung năm trước. - Bước đầu tìm hiểu về bóng đá chuyên nghiệp. II. NỘI DUNG CỦA CHƢƠNG TRÌNH. 2.1. Nội dung huấn luyện kỹ thuật bóng đá. Các kỹ thuật đá bóng: - Nâng cao khả năng thực hiện các kỹ thuật đá bóng đã tập trước đây trong các bài tập phối hợp chiến thuật, và trong thi đấu. - Nâng cao khả năng sử dụng kỹ thuật đá bóng thích hợp trong sút cầu môn, đá phạt, trong chuyền bóng tổ chức tấn công, trong phối hợp di chuyển nhanh. - Trọng tâm: thực hiện kỹ thuật đá bóng có lực, và chính xác trong thi đấu. - Sửa chữa sai sót kỹ thuật theo đặc điểm cá nhân và vị trí thi đấu của cầu thủ. Các kỹ thuật nhận bóng (dừng bóng): - Nâng cao khả năng thực hiện hợp lý các kỹ thuật nhận bóng trong các bài tập chiến thuật và trong thi đấu. - Nâng cao khả năng lựa chọn, sử dụng kỹ thuật nhận bóng hợp lý với các đường bóng đến từ các hướng khác nhau, trong điều kiện di chuyển nhanh, và có đối phương cản trở. - Trọng tâm: Nhận bóng theo yêu cầu chiến thuật: nhận bóng hợp lý với nhiệm vụ tiếp theo trong phòng thủ, trong tấn công. - Sửa chữa sai sót kỹ thuật theo đặc điểm cá nhân, và vị trí thi đấu. Các kỹ thuật đánh đầu: - Tập các kỹ thuật đánh đầu trong điều kiện khó: đổ người, bay người đánh đầu khi bóng ở xa. Đánh đầu đưa bóng về sau. - Nâng cao hiệu quả sử dụng các kỹ thuật đánh đầu trong tập chiến thuật (các bài tập về tấn công, về phòng thủ). - Sửa chữa sai sót kỹ thuật theo đặc điểm cá nhân, và theo vị trí thi đấu. Các kỹ thuật dẫn bóng: - Tập luyện nâng cao khả năng sử dụng kỹ thuật dẫn bóng trong các bài tập chiến thuật tấn công biên, tấn công đột phá trung lộ. - Tập kỹ thuật dẫn bóng theo yêu cầu “bảo vệ bóng trong chân” giữa nhiều đối phương. - Trọng tâm: Dẫn bóng chiến thuật. - Cầu thủ tự nâng cao khả năng dẫn bóng và động tác giả qua người theo năng lực của mình. Các kỹ thuật động tác giả: - Tiếp tục tập luyện hoàn thiện các bài tập kỹ thuật đã thực hiện năm trước. - Nâng cao khả năng sử dụng kỹ thuật động tác giả với các kỹ thuật khác: dẫn bóng, đá bóng, nhận bóng... - Trọng tâm: khả năng lựa chọn và sử dụng hợp lý các kỹ thuật động tác giả trong các bài tập phối hợp, bài tập chiến thuật. - Cầu thủ tự nâng cao khả năng động tác giả theo năng lực của mình. Các kỹ thuật tranh cướp bóng: - Nâng cao trình độ thực hiện kỹ thuật tranh cướp bóng đã tập năm trước với các bài tập phối hợp kỹ thuật, và bài tập chiến thuật. - Trọng tâm: Tranh cướp bóng trên không. - Tự hoàn thiện kỹ thuật theo đặc điểm cá nhân và vị trí thi đấu. Kỹ thuật tâng bóng: Bắt đầu tập tâng bóng theo các bộ phận cơ thể, tâng bóng trong di chuyển chiến thuật. 2.2. Nội dung huấn luyện chiến thuật bóng đá. Trang bị cho cầu thủ về chiến thuật bóng đá bao gồm: các hoạt động tấn công và các hoạt động phòng thủ của cá nhân và tập thể. Chiến thuật tấn công: - Tập luyện nâng cao khả năng thực hiện các bài tập về tấn công đã thực hiện năm trước (yêu cầu: trên sân lớn, có đối phương ngăn cản tích cực). - Trọng tâm: Phối hợp tấn công giữa các vị trí trên sân trong tấn công biên, trung lộ và phản công nhanh. - Tập tấn công chống “bẫy việt vị”. - Tập phối hợp tấn công chống lại phòng thủ kèm người và kèm khu vực. - Trang bị lý thuyết về tấn công (nguyên tắc tấn công nhanh, nguyên tắc tấn công trận địa). Chiến thuật phòng thủ: - Tập luyện nâng cao hiệu quả thực hiện các bài tập chiến thuật phòng thủ đã tập luyện năm trước. - Trọng tâm: phòng thủ 4 hậu vệ và 3 hậu vệ với hàng tiền vệ phối hợp; phòng thủ “bẫy việt vị”. - Phòng thủ của hàng tiền đạo (khi đội nhà bị tấn công, khi bị mất bóng trong trường hợp đang tấn công). - Phòng thủ trong các đội hình thi đấu 4 - 4 - 2, và 5 - 3 - 2. - Lý thuyết về “phòng thủ 4 hậu vệ”, “phòng thủ 3 hậu vệ”, về “bẫy việt vị”. 2.3. Nội dung huấn luyện phát triển thể lực. Những nội dung tập luyện phát triển thể lực trong chương trình huấn luyện bao gồm: phát triển về sức mạnh, sức bền, sức nhanh, khả năng khéo léo - linh hoạt. Phát triển sức nhanh, tốc độ: - Sử dụng các nội dung tập của năm trước với yêu cầu cao hơn. - Chú trọng các nội dung bài tập về: + Chạy tăng tốc ở các cự ly 30m - 60m. + Các bài tập thi đấu về nhanh tốc độ thẳng, biến tốc... + Các trò chơi về phát triển tốc độ (như chạy đuổi bắt, chạy tiếp sức...). + Sử dụng nhiều các bài tập kỹ thuật bóng đá trong yêu cầu phát triển tốc độ. Phát triển khả năng nhanh về lựa chọn hành động, tìm vị trí: - Sử dụng các hình thức tập luyện như: thi đấu bóng đá giới hạn 1, 2 chạm... - Tập các bài tập về kỹ - chiến thuật có yêu cầu về lựa chọn nhanh các giải pháp. - Các trò chơi với bóng có yêu cầu lựa chọn nhanh các giải pháp hành động (ví dụ: trò chơi “ném bóng tiêu hao”, “bóng chuyền tay tính điểm”...). - Sử dụng các nội dung tập của năm trước với yêu cầu tăng độ khó, độ phức tạp, mức độ nhanh thực hiện của bài tập. Phát triển sức mạnh: - Sử dụng các bài tập với tạ tay, bóng nặng, dây cao su... - Phối hợp các dạng bài tập có dụng cụ tay, với các hình thức bật nhảy. - Các bài tập đối kháng (trò chơi, thi đấu). - Các bài tập mang vác đồng đội. Tập trên thang gióng. - Các bài tập trên dụng cụ thể dục (như vòng treo, xà đơn, xà kép...). - Các bài tập về sức mạnh động lực (về nhảy, bật cao, xa...). - Các hình thức chạy đồi dốc, bậc thang. - Sử dụng liên hợp các nội dung trên. - Tập sức mạnh bằng các bài tập kỹ - chiến thuật bóng đá (sút bóng, ném biên, đánh đầu...). - Sử dụng các bài tập tạ gánh (có khối lượng tăng dần). Phát triển khả năng khéo léo, linh hoạt: Sử dụng các nội dung đã tập năm trước để xây dựng lại các bài tập mới có yêu cầu cao hơn. Để phát triển khả năng khéo léo chuyên môn cần chú trọng: - Sử dụng nhiều loại bài tập với bóng (các dạng biến đổi). - Sử dụng các bài tập kỹ thuật bóng đá (tâng bóng, dẫn bóng và động tác giả...). - Các hình thức trò chơi thi đấu với bóng. - Các bài tập về căng tĩnh (Stretching), các bài tập đòi hỏi mở rộng biên độ khớp (gập sâu, lăng chân, xoạc...). Phát triển sức bền: Phát triển sức bền cơ bản: - Phối hợp các bài tập về chạy, TDTD... của năm trước xây dựng thành dạng bài tập mới thích hợp (tăng về khối lượng, thời gian...). - Sử dụng các môn thể thao bổ trợ với thời gian dài (luật đơn giản); các bài tập chạy 13 phút - 15 phút để phát triển sức bền ưa khí. - Sử dụng các bài tập chạy lặp lại nhiều lần cự ly 200m, 400m. Phát triển sức bền chuyên môn: - Tăng cường sử dụng các bài tập kỹ thuật với bóng. - Thi đấu với yêu cầu chạy nhiều (giảm số người, kéo dài thời gian...). - Các hình thức thi dẫn bóng (lặp lại nhiều lần trên một cự ly, hoặc trên nhiều cự ly). - Các bài tập sức bền tốc độ cự ly 30m - 40m (số lần lặp lại: 10, 15...). - Các loại bài tập chạy biến tốc (theo tính chất hoạt động của bóng đá). 2.4. Nội dung huấn luyện thủ môn. - Công việc huấn luyện thủ môn được tiến hành theo hai hình thức: huấn luyện chung với các cầu thủ của toàn đội và huấn luyện riêng rẽ (tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng nội dung huấn luyện). - Những nội dung cơ bản huấn luyện thủ môn theo các độ tuổi như sau: Phát triển thể lực: Phát triển sức mạnh: Sử dụng các dạng bài tập: - Bài tập TDTD không có và có dụng cụ tay (tạ tay, dây, bóng nặng). - Các bài tập mang tính chiến đấu (như của năm trước). - Sử dụng các bài tập của năm trước, nhưng tăng yêu cầu (về trọng lượng dụng cụ, về số lần tiến hành,...). Phát triển sức bền: Thực hiện những bài tập năm trước, nâng cao yêu cầu (về tăng thời gian, tăng cự ly, giảm thời gian nghỉ,...). Phát triển sức bền chuyên môn được tăng cường theo hướng: - Tập kéo dài, hoặc tăng số lần lặp lại các kỹ thuật cơ bản. - Các hình thức thi đấu đôi, hoặc cá nhân với bóng. - Thi đấu sân nhỏ, và sân lớn (theo cách luân phiên). Phát triển sức nhanh: - Tăng cường phát triển sức nhanh tốc độ: + Các hình thức chạy tăng tốc của điền kinh. + Chạy tốc độ (cự ly 30m - 60m). + Thi đấu về xuất phát nhanh. + Tăng cường phát triển sức nhanh trong lựa chọn hành động: + Bài tập phối hợp các kỹ thuật của thủ môn (với bóng). + Các bài tập chiến thuật (cầu môn lớn). Phát triển khéo léo, linh hoạt: - Sử dụng các nội dung đã thực hiện ở năm trước, với yêu cầu nâng cao về độ khó, độ phức tạp. - Phát triển khả năng khéo léo chuyên môn được chú trọng hơn, với các loại bài tập với bóng, các hình thức thi đấu kỹ thuật... - Tiếp tục phát triển về độ dẻo, linh hoạt khớp bằng các loại bài tập căng, duỗi cơ với các dụng cụ tay. Tăng cường tập Stretching. Phát triển kỹ, chiến thuật: Phát triển kỹ thuật: - Tiếp tục tập luyện các kỹ thuật cơ bản của thủ môn theo hướng hoàn thiện theo đặc điểm cá nhân. Nâng cao khả năng tự bồi dưỡng cho thủ môn. Yêu cầu tập kỹ thuật cơ bản ở độ tuổi này là: thực hiện đúng, chính xác các kỹ thuật trong các điều kiện khó hơn. - Tập kỹ thuật bay người đổ thân bắt bóng trên sân cát, sân cỏ. Phát triển chiến thuật: - Nâng cao khả năng chiếm vị trí của thủ môn trong các tình huống khác nhau. - Nâng cao khả năng chiến thuật cố định (đá phạt góc, đá phạt, ném biên). - Khả năng chiến thuật tổng hợp (trong thi đấu). - Chiến thuật tấn công nhanh. 2.5. Những yêu cầu và nội dung cơ bản của một buổi huấn luyện: Một buổi huấn luyện được chia làm 3 phần: phần mở đầu, phần chính và phần kết thúc. Nội dung và yêu cầu huấn luyện của phần chính sẽ quyết định hai phần kia về tính chất, thời gian..., công việc. 2.5.1. Phần mở đầu của buổi huấn luyện: Phần mở đầu buổi huấn luyện còn được gọi là phần “khởi động”; chiếm từ 10 - 20% thời gian của buổi huấn luyện, tuỳ thuộc vào nội dung huấn luyện phần chính (ví dụ: trọng tâm buổi huấn luyện là thi đấu, là phát triển liên hợp kỹ - chiến thuật... thì thời gian khởi động cần dài hơn). Mục đích - yêu cầu: Chuẩn bị tốt cho cầu thủ trước khi bước vào tập luyện có lượng vận động lớn. Nội dung chuẩn bị được tập trung vào hai lĩnh vực: - Chuẩn bị về tâm lý, tinh thần nhằm gây hứng thú, và tập trung chú ý vào nhiệm vụ của cầu thủ. Việc HLV thông báo đầy đủ về nội dung, yêu cầu của buổi tập cho cầu thủ cũng nhằm mục đích này. - Chuẩn bị về sinh lý: là sự chuẩn bị cho cơ thể cầu thủ đón nhận lượng vận động lớn. Trọng tâm là hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ vận động (các cơ, dây chằng, khớp) được “làm nóng” tạo nên sự linh hoạt, nhạy cảm... thuận lợi. - Yêu cầu huấn luyện của phần mở đầu là tạo trạng thái hưng phấn tốt và không gây mệt mỏi cho cầu thủ. Nội dung huấn luyện phần mở đầu: Những nội dung bài tập được sử dụng chủ yếu trong phần này là: - Các loại bài tập về chạy, nhảy. - Các trò chơi, thi đấu mang tính chất vui nhộn. - Các bài tập về đội hình đội ngũ, các bài tập TDTD. - Các bài khởi động về cơ - khớp (và stretching). - Các bài tập kỹ - chiến thuật phù hợp (nếu ở phần chính là tập phát triển thể lực, hoặc thi đấu). - Các môn thể thao bổ trợ đôi khi cũng được sử dụng. 2.5.2. Phần chính của buổi huấn luyện. Phần chính của buổi huấn luyện còn được gọi chung là phần “trọng động”; chiếm khoảng 70% thời gian của buổi huấn luyện. Mục đích - yêu cầu: Phần chính giải quyết toàn bộ nội dung, yêu cầu của buổi huấn luyện, là phần quan trọng nhất, do đó đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tốt, đặc biệt là về phương pháp, phương tiện tiến hành, và những điều kiện đảm bảo. Đối với buổi huấn luyện cho đối tượng là cầu thủ trẻ cần chú ý: - Số nội dung mới cho phần huấn luyện chính không nên nhiều. Việc ôn luyện, sửa chữa sai sót các nội dung đã tập trước là yêu cầu thường xuyên. - Phương pháp trực quan là chủ yếu (thị phạm, giới thiệu, phim hình...): tránh giải thích dài (nếu cần thì chia làm nhiều lần) vì trẻ em hiếu động, nếu dừng lâu sẽ làm giảm khả năng tập trung. - Cần đối đãi cá biệt (thí dụ: có em cần chỉ bảo cặn kẽ hơn, có em cần “bắt chước” - xem làm mẫu nhiều hơn...). - Tránh tập đơn điệu kéo dài vì trẻ em chóng bị mệt mỏi do phải tập trung chú ý vào hoạt động ít biến đổi. - Có thể tập chung toàn đội, hoặc chia thành các nhóm tập riêng rẽ (tuỳ thuộc vào đối tượng cụ thể, hoặc yêu cầu của nội dung tập). Nội dung huấn luyện phần chính: Bao gồm các dạng bài tập sau: - Huấn luyện hoàn toàn kỹ thuật (bao gồm học kỹ thuật mới, ôn tập và sửa sai sót các kỹ thuật đã học). - Huấn luyện hoàn toàn chiến thuật (học chiến thuật mới và ôn tập chiến thuật đã học). - Huấn luyện hoàn toàn thể lực (với các nội dung riêng rẽ về sức nhanh, sức mạnh, sức bền. Hoặc các nội dung hỗn hợp các phần trên). - Huấn luyện liên hợp nhiều nội dung (ví dụ: huấn luyện kỹ - chiến thuật, huấn luyện kỹ thuật - sức nhanh,...). - Huấn luyện thi đấu (bao gồm thi đấu tập, thi đấu chiến thuật và thi đấu giải). Đối với các nội dung huấn luyện hỗn hợp cần chú ý theo yêu cầu tuần tự để có hiệu quả cao (ví dụ: tập thể lực thì theo thứ tự tập khéo léo và sức nhanh trước, tập sức mạnh sau, và sức bền cuối cùng...) Đối với nội dung phát triển về kỹ thuật: tập kỹ thuật có thể sử dụng đa dạng, vào bất cứ thời điểm nào của buổi tập (với các cách thức và yêu cầu khác nhau); thí dụ: tập trong phần khởi động, trong phần kết thúc, hoặc trong thời gian hồi tĩnh giữa các bài tập. 2.5.3. Phần kết thúc của buổi huấn luyện. Phần kết thúc của buổi huấn luyện còn được gọi là phần “hồi tĩnh”, chiếm khoảng 5 - 10% thời gian của buổi huấn luyện. Mục đích và yêu cầu: Tập luyện của phần kết thúc buổi huấn luyện nhằm mục đích loại trừ ảnh hưởng xấu tới cầu thủ khi chuyển từ trạng thái vận động cao trở về trạng thái bình thường. Yêu cầu chủ yếu là “hồi tĩnh” cho hệ tuần hoàn và hệ hô hấp. Nội dung huấn luyện phần kết thúc: Những nội dung bài tập được sử dụng chủ yếu ở đây là: - Chạy chậm, kết hợp thực hiện các bài tập thở sâu. - Các bài tập kỹ thuật (ví dụ: chuyền bóng đôi - ba người, tâng bóng...). - Các bài tập trò chơi (nếu phần chính là tập phát triển thể lực). Ở phần kết thúc buổi tập HLV cần có nhận xét ngắn gọn về buổi tập (nhắc nhở, chỉ dẫn, động viên...). 2.6. Các chu kỳ huấn luyện. Mục đích của huấn luyện bóng đá là nhằm nâng cao khả năng hoạt động chuyên môn cho cầu thủ: thi đấu đạt hiệu quả cao. Để đạt được mục đích đó công việc huấn luyện cần phải tiến hành bằng các chu kỳ huấn luyện, mà ở đó lượng vận động tập luyện được sắp xếp theo nguyên tắc “biến đổi hình sóng”: nâng dần lượng vận động lên mức cao nhất sau đó giảm xuống nhằm tạo điều kiện hồi phục vượt mức và kết thúc một chu kỳ. Một chu kỳ tiếp theo sẽ được lặp lại theo trình tự trên với yêu cầu mới. Đào tạo cầu thủ trẻ (theo hình thức giảng dạy và huấn luyện) cũng cần được tiến hành theo các chu kỳ huấn luyện. Có 3 dạng chu kỳ huấn luyện thường được sử dụng là: chu kỳ huấn luyện nhỏ, chu kỳ huấn luyện trung bình và chu kỳ huấn luyện lớn. Một chu kỳ huấn luyện lớn có thể gồm một số chu kỳ trung bình, và một chu kỳ trung bình có thể gồm nhiều chu kỳ nhỏ. Chu kỳ huấn luyện năm: Gồm 4 giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Chuẩn bị cơ bản. Thời gian: Từ 6 đến 8 tuần (theo giải thi đấu quốc gia, giai đoạn này thường vào tháng 8 - 9 và tháng 1 - 2). Nội dung: Phát triển thể lực cơ bản (sức bền - sức mạnh - sức nhanh chung) và bổ sung các yêu cầu về kỹ, chiến thuật cơ bản. Đúc rút kinh nghiệm qua một mùa giải, bổ sung lực lượng mới... - Giai đoạn 2: Chuẩn bị chuyên môn. Thời gian: Từ 6 - 8 tuần (theo giải thi đấu quốc gia, giai đoạn này thường vào các tháng 9 - 10 và 2 - 3). Nội dung: phát triển thể lực chuyên môn (sức bền chuyên môn, sức mạnh tốc độ...) và phối hợp kỹ, chiến thuật... chuẩn bị cho các trận đấu sắp tới. - Giai đoạn 3: Giai đoạn chuẩn bị trước thi đấu và thi đấu. Giai đoạn này chia làm 2 phần: + Chuẩn bị trước thi đấu: trước mỗi vòng thi đấu giải cần có “tuần điều chỉnh” về lượng vận động, hoặc các vấn đề về chiến thuật, tâm lý... + Chuẩn bị trong giải: thời gian thi đấu của giải có thể kéo dài từ một vài tuần đến chục tuần. Nội dung huấn luyện chủ yếu là hồi phục nhanh cho cầu thủ trước các trận đấu; điều chỉnh tâm lý, có thể bổ sung một số mặt về thể lực, chiến thuật. - Giai đoạn 4: Giai đoạn quá độ để chuyển sang một chu kỳ mới. Thời gian: Từ 4 đến 6 tuần. Nội dung: duy trì tập luyện để giữ gìn sức khoẻ cho cầu thủ, điều trị chấn thương... và giải quyết các vấn đề khác (như nghỉ phép, tham quan...) kết thúc giai đoạn 4 là bắt đầu một chu kỳ mới tiếp theo. PHỤ LỤC 5. MẪU PHIẾU QUAN SÁT SƢ PHẠM XÁC ĐỊNH HIỆU SUẤT THI ĐẤU BỘ VH, TT & DL MẪU PHIẾU QUAN SÁT SƢ PHẠM XÁC ĐỊNH HIỆU SUẤT THI ĐẤU VIỆN KHOA HỌC TDTT Họ và tên người quan sát: ................................................. Trình độ chuyên môn: ............... Đơn vị công tác: .................... KẾT QUẢ QUAN SÁT SƢ PHẠM XÁC ĐỊNH HIỆU SUẤT THI ĐẤU VĐV: ................................................ Tuổi: ............. Số áo: .............. Vị trí trong đội hình chiến thuật: ............................ Nội dung kỹ chiến thuật Thời gian trận đấu (phút thứ) Tổng số trong toàn trận Hiệu quả 1 - 10 11 - 20 21 - 30 31 - 40 41 - 50 51 - 60 61 - 70 71 - 80 81 - 90 Tốt Xấu Tốt Xấu Tốt Xấu Tốt Xấu Tốt Xấu Tốt Xấu Tốt Xấu Tốt Xấu Tốt Xấu Chuyền bóng Dài (trên 25 m) Trung bình (15-25 m) Ngắn (<15 m) Dẫn bóng Dẫn bóng chiến thuật Dẫn bóng đột phá Tranh cướp Phá bóng trên không Giành bóng Cắt bóng Sút bóng cầu môn Sút bóng động Sút phạt Tổng số trong từng 10 phút thi đấu Ghi chú: - Ghi rõ đặc điểm chuyền bóng: Bóng bổng: B; Bóng sệt: S. - Cắt bóng: Phán đoán và cắt bóng trước khi đến sân đối phương. Ngày ....... tháng ....... năm 20..... Người quan sát đánh giá KẾT QUẢ QUAN SÁT SƢ PHẠM XÁC ĐỊNH HIỆU SUẤT THI ĐẤU VĐV: ................................................ Tuổi: ............. Số áo: .............. Vị trí trong đội hình chiến thuật: ............................ Nội dung kỹ chiến thuật Thời gian trận đấu Tổng số trong toàn trận Hiệu quả 1 - 10 11 - 20 21 - 30 31 - 40 41 - 50 51 - 60 61 - 70 71 - 80 81 - 90 Hợp lý Không hợp lý Hợp lý Không hợp lý Hợp lý Không hợp lý Hợp lý Không hợp lý Hợp lý Không hợp lý Hợp lý Không hợp lý Hợp lý Không hợp lý Hợp lý Không hợp lý Hợp lý Không hợp lý Di chuyển chậm (chạy + đi bộ) Không bóng Có bóng Di chuyển tốc độ trung bình Không bóng Có bóng Di chuyển tốc độ cao Không bóng Có bóng Tổng số trong từng 10 phút thi đấu Ghi chú: Ghi rõ khoảng cách di chuyển. Ví dụ: - Di chuyển chậm không bóng 15 m. - Di chuyển tốc độ cao theo bóng 25 m. Ngày ....... tháng ....... năm 20..... Người quan sát đánh giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_he_thong_bai_tap_phat_trien_suc_ben_chuye.pdf
  • pdfBìa tóm tắt.pdf
  • doctóm tắt LA Trinh Kiên.doc
  • pdfTrang Thông tin đóng góp mới NCS Trịnh Kiên.pdf
Tài liệu liên quan