Luận án Nghiên cứu văn bản tác phẩm diễn Nôm nhị độ mai

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HẢI VÂN NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TÁC PHẨM DIỄN NÔM NHỊ ĐỘ MAI LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM Hà Nội - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HẢI VÂN NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TÁC PHẨM DIỄN NÔM NHỊ ĐỘ MAI Ngành: Hán Nôm Mã số: 9.22.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hoàng Thị Ngọ 2. PGS.TS. Hà Văn Minh Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN

pdf352 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu văn bản tác phẩm diễn Nôm nhị độ mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tôi xin cam đoan rằng: Luận án Tiến sĩ với đề tài Nghiên cứu văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai là kết quả làm việc, nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong Luận án là trung thực. Và những kết quả của các nhà nghiên cứu trƣớc đã đƣợc tiếp thu một cách chân thực, có trích dẫn cụ thể. Tác giả Luận án Nguyễn Thị Hải Vân LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Hoàng Thị Ngọ và PGS.TS. Hà Văn Minh là hai thầy hƣớng dẫn khoa học đã tận tình dẫn dắt, chỉ bảo nhiều kiến thức quý báu và cổ vũ nhiệt tình trong quá trình tôi học tập, nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Các vị lãnh đạo Học viện Khoa học Xã hội, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, các bác, các cô chú, các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi công tác, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Xin gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo trong Bộ môn Hán Nôm, Khoa Ngữ văn, Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội đã dìu dắt em từ những ngày đầu học tập bộ môn Hán Nôm, các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, Khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2 đã hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình khi em bắt đầu bƣớc vào giảng dạy bộ môn Hán Nôm. Chân thành cám ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành Luận án. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................................................... 6 1.1. Khái niệm “diễn Nôm” trong Văn học Trung đại Việt Nam ..................... 6 1.2. Tình hình nghiên cứu văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai .............. 10 Chƣơng 2: HỆ THỐNG VĂN BẢN DIỄN NÔM NHỊ ĐỘ MAI Ở VIỆT NAM -NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC TRƢNG ......................................... 26 2.1. Các truyện Nhị độ mai ở Trung Quốc ...................................................... 26 2.2. Khảo sát hệ thống văn bản diễn Nôm Nhị độ mai ở Việt Nam .............. 31 2.3. Vấn đề tác giả truyện thơ Nôm Nhị độ mai ............................................. 61 2.4. Vấn đề niên đại của các truyện thơ Nôm Nhị độ mai .............................. 65 Chƣơng 3: TÌNH HÌNH VĂN BẢN CỦA CÁC TÁC PHẨM DIỄN NÔM NHỊ ĐỘ MAI QUA KHẢO SÁT VÀ SO SÁNH ĐỐI CHIẾU ....... 69 3.1. Khảo sát các đặc điểm của văn bản nền Nhị độ mai diễn ca kí hiệu VNb.22 ............................................................................................................ 69 3.2. Quá trình truyền bản của các văn bản truyện thơ Nôm Nhị độ mai diễn ca ............................................................................................................. 85 3.3. Quá trình truyền bản của các văn bản diễn Nôm Nhị độ mai .................... 101 Chƣơng 4: GIÁ TRỊ VÀ VỊ THẾ CỦA CÁC TÁC PHẨM DIỄN NÔM NHỊ ĐỘ MAI QUA VIỆC NGHIÊN CỨU VĂN BẢN ................. 107 4.1. Hình thức nghệ thuật .............................................................................. 107 4.2. Giá trị nội dung tƣ tƣởng ........................................................................ 120 4.3. Giá trị của các bản diễn xƣớng Nhị độ mai ............................................ 131 KẾT LUẬN .................................................................................................. 137 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ........................................... 140 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................... 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 141 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 151 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN NĐM : Nhị độ mai NĐMDC : Nhị độ mai diễn ca NĐMTT : Nhị độ mai tinh tuyển CDNĐMT : Cải dịch Nhị độ mai truyện NĐMT : Nhị độ mai trò NĐMDT : Nhị độ mai diễn truyện DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1: Danh mục các văn bản diễn Nôm Nhị độ mai ............................... 32 Bảng 2.2: So sánh một số khác biệt về tự dạng khắc in giữa các bản Nhị độ mai diễn ca (VNb.22, VNb.28, VNb.37, R.495) ........................... 38 Bảng 2.3: Một số chữ khắc in nhầm của Nhị độ mai diễn ca VNb.22 đƣợc lặp lại ở Nhị độ mai diễn ca R.464 ............................................ 42 Bảng 2.4: Một số câu thơ tƣơng đồng giữa Nhị độ mai diễn ca VNb.22 và Nhị độ mai tinh tuyển AB.350 ....................................................... 47 Bảng 2.5: Thống kê và phân loại hệ thống các văn bản diễn Nôm Nhị độ mai ... 58 Bảng 3.1: Một số chữ kỵ húy trong văn bản Nhị độ mai diễn ca VNb.22 ..... 71 Bảng 3.2: Thống kê từ Việt cổ trong Nhị độ mai diễn ca VNb.22 ................ 78 Bảng 3.3: So sánh số lƣợng từ Việt cổ qua một số văn bản .......................... 82 Bảng 3.4: Khảo dị những dị văn trong các văn bản truyện thơ Nôm Nhị độ mai diễn ca (Lấy bản VNb.22 làm bản nền) .................................. 88 Bảng 3.5: Một số ví dụ chứng minh các văn bản nhóm VNb.28, VNb.37, R.464 Nhị độ mai diễn ca khắc in lại .................................................. 94 Bảng 3.6: So sánh sự khác biệt về cấu trúc chữ Nôm ở các văn bản Nhị độ mai diễn ca VNb.22, VNb.37, VNb.28, R.464 với R.495 ............. 96 Bảng 3.7: So sánh sự khác biệt ở các văn bản Nhị độ mai diễn ca VNB.22 với AB.419/bis và Yale 100044.028 ..................................................... 97 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ truyền bản các văn bản Nhị độ mai diễn ca ...................... 101 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ truyền bản các văn bản diễn nôm Nhị độ mai ở Việt Nam .... 105 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong kho tàng truyện thơ Nôm của dân tộc, có thể nói sau Truyện Kiều và Lục Vân Tiên, Nhị độ mai 二度梅 là tác phẩm đƣợc quảng đại quần chúng yêu thích và đƣợc phổ biến rộng rãi, và là một trong những truyện Nôm quen thuộc trong đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời Việt Nam. Về nguồn gốc thì Truyện Nhị độ mai (NĐM) đƣợc diễn ca, diễn dịch, cải dịch Nôm từ một tiểu thuyết của Trung Quốc có tên là Trung hiếu tiết nghĩa nhị độ mai. Về sau, các bản diễn Nôm NĐM đã đƣợc in ấn, sao chép, diễn dịch nhiều hơn, đa dạng hơn với các loại hình văn học nghệ thuật khác nhau. Lâu nay, chúng ta chỉ biết đến một tác phẩm NĐM đang đƣợc lƣu hành là truyện thơ Nôm Nhị độ mai diễn ca. Truyện thơ NĐM mà chúng ta vẫn biết đó là văn bản đƣợc phiên khảo từ bản Nôm cổ có tên Nhị độ mai diễn ca 二度梅演歌 gồm 2820 câu lục bát (kí hiệu AB.419 tại VNCHN). Tuy nhiên, trên thực tế, NĐM vẫn còn những văn bản khác, đƣợc khắc in, sao chép ở những giai đoạn khác nhau, và đƣợc diễn dịch thành các loại hình khác nhau, đó là Nhị độ mai tinh tuyển 二度梅精選, Nhị độ mai trò 二度梅𠻀, Nhị độ mai tân truyện 二度梅新傳, Nhị độ mai nhuận chính 二 度 梅 潤 正, Cải dịch Nhị độ mai truyện 改譯二度梅傳,Những văn bản này đa phần là sách khắc in hoặc chép tay, hiện vẫn nằm trong kho thƣ tịch của Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN) và một số thƣ viện khác mà chƣa đƣợc phiên chuyển ra Quốc ngữ để công bố với bạn đọc. Không những thế, vấn đề tác giả của các bản diễn Nôm này đến nay vẫn còn nhiều quan điểm chƣa thống nhất. NĐM có phải là tác phẩm truyện thơ Nôm khuyết danh hay không? Nếu có tác giả thì đó là ai, căn cứ vào đâu để kết luận về tác giả của những tác phẩm diễn Nôm này? Những tác phẩm diễn Nôm NĐM chƣa đƣợc công bố kia có giá trị thế nào, có ƣu nhƣợc điểm gì so với bản hiện đang lƣu hành? Đâu sẽ là bản diễn Nôm tốt nhất phỏng theo cốt truyện của NĐM? Nhìn chung tình hình văn bản diễn Nôm NĐM khá phức tạp và còn nhiều vấn đề hiện vẫn chƣa đƣợc giải quyết thỏa đáng. 2 Nhận thấy giá trị, tầm quan trọng của những bản diễn Nôm NĐM, chúng tôi lựa chọn đề tài Nghiên cứu văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai. Lựa chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn xác lập cái nhìn khái quát về hệ thống văn bản tác phẩm diễn Nôm NĐM; đƣa ra những nhận định, đánh giá, và giải quyết các vấn đề liên quan đến văn bản của hệ thống văn bản này cũng nhƣ bƣớc đầu tìm hiểu, đánh giá về vị trí các tác phẩm diễn Nôm NĐM trong văn học chữ Nôm và trong nền văn hóa, văn học dân tộc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Luận án khảo cứu một cách toàn diện hệ thống văn bản tác phẩm diễn Nôm NĐM. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành xác lập quá trình truyền bản của hệ thống văn bản diễn Nôm NĐM, xác định bản đáng tin cậy (thiện bản) và nghiên cứu giá trị các tác phẩm diễn Nôm NĐM trên cơ sở các kết quả nghiên cứu văn bản học. 2.2. Nhiệm vụ Luận án xác định những nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau: - Khái quát hệ thống các văn bản tác phẩm diễn Nôm NĐM, mô tả, phân loại văn bản, khảo dị, so sánh để tìm ra bản nền, tiến tới xác lập hệ thống truyền bản các bản diễn Nôm NĐM. - Tìm hiểu một số vấn đề về tác giả, niên đại của các văn bản tác phẩm diễn Nôm NĐM. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá giá trị các tác phẩm diễn Nôm NĐM về hai phƣơng diện: nội dung và nghệ thuật trên cơ sở các kết quả nghiên cứu văn bản học. - Phiên âm, chuyển dịch một số các tác phẩm diễn Nôm NĐM. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các văn bản của tác phẩm diễn Nôm NĐM hiện còn lƣu giữ đƣợc gồm 13 văn bản hiện đang lƣu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thƣ viện Viện Văn học, Thƣ viện Quốc gia Việt Nam và sƣu tập tƣ gia. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài của chúng tôi phạm vi chủ yếu xoay quanh vấn đề khảo cứu hệ thống các văn bản diễn dịch Nôm NĐM. Liên quan đến phạm vi đề tài này, chúng tôi xác 3 định phạm vi tƣ liệu chủ yếu là các dạng thức tồn tại của các văn bản diễn Nôm NĐM hiện còn đƣợc lƣu giữ tại kho thƣ tịch của Viện Nghiên cứu Hán Nôm và trong các thƣ viện khác. Bênh cạnh đó, chúng tôi cũng quan tâm đến các tƣ liệu thành văn từng khảo cứu và diễn dịch liên quan đến truyện thơ Nôm NĐM cũng nhƣ các trƣớc tác liên quan đến vấn đề này. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu những thông tin về các tác giả của các văn bản, những tồn nghi từ trƣớc đến nay và những kiến giải mới của chúng tôi. Những hiểu biết về tác giả các bản diễn Nôm này sẽ phục vụ cho quá trình khảo sát và đánh giá các văn bản. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: - Phƣơng pháp văn bản học Hán Nôm là phƣơng pháp chủ đạo đƣợc vận dụng nhằm xác lập hệ thống văn bản tác phẩm diễn Nôm NĐM, giám định niên đại, tác giả, quá trình truyền bản, từ đó xác định văn bản tốt nhất để giới thiệu và công bố. - Phƣơng pháp thống kê định lƣợng số lƣợng bài, số lƣợng các dị văn trong các văn bản; từ đó đƣa ra những phân tích biện luận về các dị văn và đƣa ra những nhận định tin cậy cho các dị văn. - Phƣơng pháp thông diễn học (thuyên thích học), đƣợc sử dụng để giải mã, biên dịch ... làm nổi bật các thông tin từ tác phẩm một cách tối đa và có chiều sâu. Theo phƣơng pháp này, vấn đề minh giải văn bản đƣợc xem xét trong các mối quan hệ của văn bản và liên văn bản, giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc tác phẩm. - Phƣơng pháp nghiên cứu văn học sử trong nghiên cứu văn học thời Trung Đại qua các thời kỳ gắn liền với quá trình ra đời của các tác phẩm diễn Nôm NĐM. - Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành đƣợc vận dụng để nghiên cứu hệ thống văn bản tác phẩm diễn Nôm NĐM ở các khía cạnh văn học, ngôn ngữ,... Luận án có sử dụng các thao tác phân tích tổng hợp, với mục tiêu tổng thuật tình hình nghiên cứu về các văn bản tác phẩm diễn Nôm NĐM, đƣa ra những nhận 4 xét của ngƣời đi trƣớc đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài, từ đó định hƣớng nghiên cứu của đề tài. 5. Đóng góp mới của Luận án Lần đầu tiên tình hình các bản diễn Nôm NĐM đƣợc khảo sát một cách đầy đủ. Từ việc khảo dị và so sánh văn bản, Luận án đƣa ra các văn bản nền, sơ đồ truyền bản của các bản diễn Nôm NĐM. Luận án đặt ra vấn đề tác giả của các bản diễn Nôm NĐM, đặc biệt là truyện thơ Nôm NĐMDC, Luận án sẽ có những đóng góp thêm và minh chứng về tác giả của truyện thơ Nôm này. Luận án tìm hiểu, đánh giá giá trị của các tác phẩm diễn Nôm NĐM cả về nội dung tƣ tƣởng cũng nhƣ hình thức nghệ thuật, so sánh các bản diễn Nôm này với tiểu thuyết chữ Hán Trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai của Trung Quốc, so sánh giữa các bản diễn Nôm NĐM với nhau. Qua đó tìm hiểu giá trị đặc sắc của mỗi văn bản tác phẩm và khẳng định vai trò, vị trí của các bản diễn Nôm này trong kho tàng văn học chữ Nôm và trong nền văn học Việt Nam nói chung. Luận án tiến hành phiên âm, khảo dị và chú giải trên bản gốc bằng chữ Nôm một văn bản diễn Nôm NĐMDC qua khảo cứu đã đánh giá là gần với bản gốc nhất và phù hợp nhất với thời điểm ra đời của văn bản, tránh đƣợc những sai sót và nhầm lẫn của các bản phiên âm NĐM trƣớc đây. Luận án cũng phiên âm và giới thiệu trích đoạn trong các tác phầm Nhị độ mai tinh tuyển, Cải dịch Nhị độ mai truyện, Nhị độ mai trò, Nhị độ mai diễn truyện. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Khảo cứu hệ thống văn bản tác phẩm diễn Nôm NĐM làm giàu thêm kho tàng truyện thơ Nôm dân tộc, điều đó có ý nghĩa thực tiễn đối với việc bổ sung thêm những tác phẩm truyện thơ Nôm, tác phẩm diễn xƣớng sân khấu NĐM với đông đảo bạn đọc. - Nghiên cứu hệ thống văn bản tác phẩm diễn Nôm có ý nghĩa xã hội hóa tƣ liệu Hán Nôm trong đời sống văn hóa hiện nay. Hơn nữa trong việc cung cấp tƣ liệu và giảng dạy truyện thơ Nôm ở trƣờng phổ thông, hay bậc đại học và sau đại học hiện nay. 5 7. Bố cục của luận án Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Phụ lục, bố cục của Luận án gồm 4 chƣơng nhƣ sau: + Chƣơng 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án + Chƣơng 2: Hệ thống các văn bản diễn Nôm Nhị độ mai ở Việt Nam - nguồn gốc và đặc trưng + Chƣơng 3: Tình hình văn bản của các tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai qua khảo sát và so sánh đối chiếu + Chƣơng 4: Giá trị và vị thế của các tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai qua việc nghiên cứu văn bản Tiếp theo Phần kết luận là Danh mục bài nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án gồm 03 bài viết đã đƣợc đăng tải trên Tạp chí Hán Nôm, tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội, Hợp tuyển công trình nghiên cứu Ngữ văn học - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Tài liệu tham khảo gồm 110 đơn vị. Phần Phụ lục gồm 04 mục: + Phụ lục 01: Bảng khảo dị các văn bản truyện thơ Nôm Nhị độ mai diễn ca + Phụ lục 02: Văn bản nền Nhị độ mai diễn ca –1000 câu thơ đầu. + Phụ lục 03: Giới thiệu văn bản tuồng chữ nôm Nhị độ mai diễn truyện - trích hồi 2 + Phụ lục 04: Giới thiệu một vài đoạn trong các bản diễn Nôm Nhị độ mai chƣa đƣợc công bố. 6 Chƣơng 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Bắt nguồn từ tiểu thuyết NĐM của Trung Quốc, khi du nhập vào Việt Nam, tác phẩm này đã có quá trình lƣu truyền rất phong phú và phức tạp. Với đề tài Nghiên cứu văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai, chúng tôi nhằm mục đích khảo sát và hệ thống lại tất cả các văn bản diễn Nôm NĐM, thiết lập sơ đồ truyền bản, đồng thời giới thiệu và công bố văn bản nền đáng tin cậy và gần với bản gốc hơn cả. Liên quan đến đề tài Luận án, chúng tôi sẽ tìm hiểu về khái niệm “diễn Nôm” trong văn học Trung Đại Việt Nam, các tác phẩm diễn Nôm NĐM trong tƣơng quan với văn học dịch nhƣ thế nào? Đồng thời trong phần này, chúng tôi sẽ khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan đến NĐM, từ vấn đề văn bản cho tới những đánh giá về giá trị. Thấy đƣợc những thiếu sót từ trƣớc đến nay khi nghiên cứu về NĐM, để từ đó bổ sung làm rõ những vấn đề về mặt văn bản của hệ thống văn bản tác phẩm diễn Nôm này. 1.1. Khái niệm “diễn Nôm” trong Văn học Trung đại Việt Nam Chữ Hán của ngƣời Trung Quốc thời cổ theo dấu chân của những đoàn quân xâm lƣợc, của những lƣu dân, thƣơng nhân đã du nhập vào Việt Nam từ trƣớc Công Nguyên), trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, chữ Hán đƣợc sử dụng làm văn tự chính thống, duy nhất trên đất nƣớc Việt bị các đế chế Hán tộc thống trị. Đến kỷ nguyên tự chủ, mở đầu từ thế kỷ thứ X, chữ Hán ở Việt Nam đƣợc chuyển đọc theo quy luật âm Việt, gọi là cách đọc Hán Việt, đƣợc nhà nƣớc phong kiến sử dụng làm văn tự chính thống. Từ vị thế ấy, chữ Hán đƣợc dùng chính thức trên tất cả các lĩnh vực nhƣ hành chính, văn hóa, giáo dục,... đặc biệt trong sáng tác văn chƣơng, tạo nên bộ phận văn học chữ Hán ở Việt Nam, “đồng văn, dị vực” với văn học một số nƣớc vùng Đông Á. Tuy nhiên, chữ Hán không thể ghi chép và diễn tả hết đƣợc những tâm tƣ, tình cảm, văn hóa, phong tục, đời sống của ngƣời dân Việt Nam, điều đó đã góp phần thúc đẩy sự hình thành việc sáng tạo ra chữ Nôm. Chữ Nôm là văn tự riêng của ngƣời Việt. Chữ Nôm cũng nhƣ chữ Hán, thuộc loại hình chữ vuông, do ngƣời Việt Nam sáng chế, dựa vào bộ nét, thành tố, phƣơng thức cấu tạo chữ 7 Hán và cách đọc Hán Việt để ghi âm tiếng Việt. Dẫu vậy, trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, chữ Nôm không có vị thế chính thống dù vẫn có những giai đoạn ngắn ngủi (thời nhà Hồ, tây Sơn Sơn) đƣợc triều đình ƣu ái, đề cao) cho nên trong những lĩnh vực có tính chất nhà nƣớc, hành chính, quan chế, điển chƣơng,... chữ Nôm chỉ đƣợc dùng bổ sung cho chữ Hán. Nhƣng trên lĩnh vực sáng tác văn chƣơng, với ƣu thế của thứ chữ ghi âm tiếng mẹ đẻ, chữ Nôm lại trở thành công cụ đắc lực của dòng văn học kết tinh đƣợc tinh hoa, sáng tạo của các tác giả văn học thời trung đại, điều mà văn học chữ Hán, dù sao cũng là viết bằng văn tự ngoại lai bị hạn chế nhiều. Trong hệ thống văn bản Nôm ta thƣờng thấy trong tiêu đề tên tác phẩm có các cụm từ nhƣ diễn ca, diễn âm, ca, ca âm, quốc âm ca, diễn truyện, diễn nghĩa, giải âm, quốc âm,... Về các cụm từ này đã có một số nhà nghiên cứu có ý kiến, nhƣ Hoàng Thị Ngọ, Nguyễn Quang Hồng, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Kim Sơn,... Tác giả Nguyễn Quang Hồng trong bài Tác phẩm chữ Nôm và các kiểu định danh chúng [32, 207-218] đã khảo sát các tác phẩm chữ Nôm và tên tác phẩm qua 2 bộ thƣ mục Tìm hiểu kho sách Hán Nôm của Trần Văn Giáp [23] và Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu do Trần Nghĩa và François Gros chủ biên [59]. Trong bài viết này, tác giả đã thống kê số lƣợng cụ thể các loại tên tác phẩm Nôm nhƣ: tên thuần Nôm, tên nửa Hán nửa Nôm, tên Hán văn và tên có các chứa các từ ngữ nhƣ: Quốc ngữ, quốc âm, Nam âm, diễn âm, giải âm, tân truyện, diễn truyện, diễn nghĩa... Tác giả đã chỉ ra quang cảnh chung của tác phẩm Nôm và tên tác phẩm, đồng thời cho rằng: tên tác phẩm có các thuật ngữ quốc ngữ, quốc âm, diễn âm, diễn ca và tân truyện là tên có nhiều khả năng chỉ báo đó là tác phẩm Nôm nhất. Theo tác giả Hoàng Thị Ngọ trong bài viết Vài nét về thể tài diễn ca lịch sử Nôm thì cụm từ diễn âm khi thì đƣợc dùng ở các bản diễn dịch nghĩa kinh Phật, sách tôn giáo từ Hán sang Nôm, khi thì đƣợc dùng trong những văn bản có nội dung răn dạy đạo đức và cả trong những văn bản có nội dung diễn ca lịch sử bằng văn vần theo thể lục bát. Cụm từ diễn ca xuất hiện khá nhiều và ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: văn học, diễn ca lịch sử, y học, giáo dục, tôn giáo, diễn ca sách kinh điển... Những 8 văn bản này thƣờng đƣợc thể hiện bằng văn vần, chủ yếu là thơ lục bát và cả các văn bản có nội dung mang tính chất trình diễn sân khấu nhƣ tuồng, chèo [66- 3]. Trong bài viết Hoạt động diễn dịch Hán Nôm kinh điển Nho gia của các nhà Nho Việt Nam – phân tích từ góc độ mục tiêu và bản chất, tác giả Nguyễn Kim Sơn lại cho rằng: “diễn Nôm tạo ra một con đƣờng để các lớp từ ngữ, khái niệm của Nho giáo thâm nhập sâu vào tiếng Việt, rất nhiều trong số đó đƣợc Việt hóa sâu sắc” [78]. Nhƣ vậy, “diễn Nôm” không phải chỉ để dễ nhớ dễ thuộc một khái niệm hay tƣ tƣởng mà nó là con đƣờng làm cho tƣ tƣởng ấy phù hợp hơn với tƣ duy ngƣời Việt, nhu cầu tƣ duy tƣ tƣởng, triết học bằng tiếng Việt. Đồng thời, việc diễn dịch bằng thơ tạo ra một sự thúc ép ngƣời dịch bày tỏ thái độ, cảm xúc, chính kiến nhiều hơn là việc chuyển dịch từ văn xuôi sang văn xuôi. Điều này do sức ép của chính đặc trƣng thể loại. Nó nảy sinh từ sự chuyển dịch giữa hai loại văn bản có đặc trƣng khác nhau: tự sự và trữ tình. Khi diễn dịch bằng thơ, ngƣời ta cũng thƣờng bộc lộ ý khuyên nhủ, dẫn dắt và định hƣớng nhận thức. “Diễn ca” ngoài sự tác động vào tƣ duy lí tính, nó còn tác động vào tầng cảm tính, vào tình cảm và trực cảm. Theo tác giả Lại Nguyên Ân trong tập tiểu luận Đọc lại người trước, đọc lại người xưa, ông coi “diễn Nôm” cũng là một phƣơng thức để bảo quản và phát triển vốn truyện: “Việc bảo quản cái vốn đã có (huyền thoại, thần tích, cổ tích, truyền thuyết) nếu đƣợc thực hiện bằng văn tự Hán lại phải chịu một sự Hán hóa (và kèm theo là Nho giáo hóa) mà nay chƣa thể đo đƣợc mức độ méo lệch, biến dạng. Vả chăng, ngay khi đã đƣợc ghi lại bằng văn tự, dƣới dạng các thần tích, thần phả, văn bia, truyện ký, sử ký, cái vốn truyện đã có cũng chỉ tạo cơ hội tiếp xúc cho số ít công chúng có học. Đối với các vốn liếng trong văn hóa, yêu cầu bảo lƣu chủ yếu không phải là gói lại, cất kín một chỗ. Sự bảo lƣu chỉ hữu hiệu khi đem cái vốn cần giữ kia ra tiêu dùng trong đời sống văn hóa cộng đồng”[4, tr.41-42]. Từ khía cạnh này có thể thấy “diễn Nôm” nhƣ một phƣơng thức có ý nghĩa lớn, cả trong việc lƣu giữ các tích truyện xƣa, cả trong việc sản sinh các tích mới. Lại Nguyên Ân coi “diễn Nôm” nhƣ một thuật ngữ chỉ thao tác. Thực chất của thao tác đó là: Diễn đạt một nội dung nào đấy bằng tiếng bản địa, bản tộc, ở đây là tiếng Việt đối với ngƣời Việt nhƣng không phải tiếng bản tộc trong một cấu trúc bất kỳ 9 mà phải là một cấu trúc xác định, đáp ứng yêu cầu thuận lợi trong phổ biến, truyền thông, lại cũng đáp ứng một mỹ cảm về ngôn từ của ngƣời bản tộc đƣơng thời. Và theo ông: “Diễn Nôm và lục bát nhƣ hai mặt của cùng một quá trình: một nhu cầu và một phƣơng án khả thi, thậm chí tối ƣu”. Nhƣ vậy, diễn Nôm là cụm từ để chỉ những văn bản, tác phẩm đƣợc chuyển dịch, hoặc diễn Nôm từ một văn bản tác phẩm gốc bằng chữ Hán hoặc từ một nội dung sẵn có. Các tác phẩm diễn dịch này có thể là văn xuôi Nôm hoặc thơ Nôm. Diễn Nôm và thể lục bát có mối quan hệ mật thiết. Nhờ có sự uyển chuyển, linh hoạt của thể thơ lục bát, diễn Nôm tỏa một độ rộng dƣờng nhƣ không biết đến giới hạn, cả trong lẫn ngoài văn học. Diễn Nôm tuy không phải là khuynh hƣớng học thuật mang tính bác học nhƣng nó có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với nền văn học dân tộc. Diễn Nôm không phải chỉ để dễ nhớ, dễ thuộc nội dung của một văn bản chữ Hán mà còn thổi vào đó chính kiến, định hƣớng tiếp nhận của ngƣời diễn dịch. Đặc biệt diễn dịch bằng thơ sẽ đem lại cho văn bản mới màu sắc cảm tính, xúc động, tâm đắc của ngƣời diễn dịch so với bản gốc. Theo tác giả Douglas Robinson trong cuốn “Routledge encyclopedia of translaton studies”1 (cuốn bách khoa toàn thƣ nghiên cứu về các vấn đề phiên dịch và chuyển ngữ) thì các phƣơng pháp dịch thuật tồn tại 3 loại: - Loại thứ nhất: Metaphrase nghĩa là dịch từng từ, từng nhóm từ, giữ nguyên nghĩa và văn phong của bản gốc. - Loại thứ 2: Paraphrase là phƣơng pháp dịch có cải biên, không phải là dịch sát từng từ một, hiểu và viết theo lối nói của ngôn ngữ mà ngƣời viết chuyển dịch sang nhƣng vẫn phải giữ nguyên nghĩa. Ví dụ câu thành ngữ tiếng Anh “Love me love my dog” đƣợc dịch sang tiếng Việt là “Yêu em yêu cả đƣờng đi lối về”. Nhƣ vậy cách dịch này vẫn giữ nguyên về nghĩa nhƣng văn phong thay đổi và sắc thái văn hóa cũng thay đổi. - Loại thứ 3: Imitation nghĩa là lấy cốt truyện rồi sáng tác lại. Thực chất đó là sự phóng tác lại, chỉ cốt truyện còn giữ lại, còn ngôn từ, văn phong, sắc thái văn hóa đều thay đổi. Ví dụ nhƣ “Truyện Kiều” đƣợc đại thi hào Nguyễn Du sáng tác dựa trên cốt truyện tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện” của Trung Quốc. 1 “Routledge encyclopedia of translation studies”, first published 1998 by Routledge, 11 New Fetter Lane, London EC4P 4EE, 29 West 35 th Street, New York, NY 10001. 10 Nhƣ vậy, các tác phẩm diễn Nôm trong văn học thông thƣờng sẽ tƣơng đƣơng với phƣơng pháp dịch thứ 3 là Imitation. Tất cả các tác phẩm diễn Nôm NĐM đều thuộc loại này. Các tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai dù đƣợc “hoán cốt đoạt thai” từ tiểu thuyết chƣơng hồi của Trung Quốc, tác giả Việt Nam vẫn có những cố gắng sáng tạo riêng. Tuy nhiên đó không phải là những giá trị độc - sáng mà là những cố gắng cá nhân để vƣợt lên khỏi khởi điểm vay mƣợn hay để tạo ra những nét đẹp riêng biệt cho tác phẩm của mình. Xuất phát từ tác phẩm của Trung Quốc, các tác phẩm diễn Nôm NĐM không chỉ có một mà là cả một hệ thống các văn bản tác phẩm khác nhau với màu sắc khác nhau, thể loại khác nhau rất cần đƣợc quan tâm nghiên cứu. 1.2. Tình hình nghiên cứu văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai 1.2.1 Vấn đề nguồn gốc truyện thơ Nôm Nhị độ mai Giao lƣu văn hóa là một hoạt động quan trọng trong quá trình vận động và phát triển của bất cứ một nền văn hóa nào, ở bất kỳ thời đại nào. Với tính cách là một thành tố của văn hóa, nền văn học của một dân tộc bất kỳ luôn tồn tại và phát triển dù muốn hay không trong mối liên hệ giao lƣu với văn học các dân tộc khác. Nhìn vào quá trình lịch sử văn học Việt Nam, ta dễ dàng nhận thấy những ảnh hƣởng sâu đậm của văn học Trung Hoa. Ngoài những vay mƣợn về cảm hứng và hình thức diễn đạt, một số lớn truyện Nôm còn mƣợn cả truyện tích của văn chƣơng Trung Hoa. Khởi đầu có các truyện Vương Tường, Tô Công Phụng sử viết theo thể thơ Đƣờng luật, tiếp đến các truyện Hoa Tiên, Lâm tuyền kì ngộ, Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai tân truyện, Ngọc Kiều Lê tân truyện, Đoạn trường tân thanh, Quân trung đối, Phù Dung, Nữ tú tài,... viết theo thể lục bát. Đối với truyện thơ Nôm NĐM, căn cứ vào câu 17 trong phần mở đầu: “Truyện ngoài xem Nhị độ mai”, tất cả các nhà nghiên cứu văn học sử từ trƣớc tới giờ đều cho rằng nguồn gốc của NĐM Việt Nam chính là cuốn NĐM Trung Hoa. Học giả Trần Ích Nguyên trong chuyên luận Nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn Trung Việt đã nói rõ sự lƣu truyền và diễn biến của NĐM ở Trung Quốc: “Tiểu thuyết Nhị độ mai có tên đầy đủ là Trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai toàn truyện, gồm 6 quyển 40 hồi. Sách ghi Tích Âm đƣờng chủ nhân biên tập, Tú Hổ Đƣờng chủ nhân 11 bình duyệt, hoặc đề Thiên Hoa chủ nhân biên thứ. Thân phận tác giả không rõ, về năm thành sách thì trƣớc đây phần nhiều cho là tác phẩm đầu đời Thanh. Nay có học giả chủ trƣơng thành sách vào khoảng niên hiệu Càn Long (1748) đến năm thứ 35 niên hiệu Càn Long” [68, tr.284] . Bởi giá trị đặc sắc về luân lí, đạo đức, đặc biệt nhấn mạnh trung, hiếu, tiết, nghĩa nên NĐM đã đƣợc các nhà viết kịch Trung Quốc cải biên thành truyền kỳ, hý khúc và tác phẩm thuyết xƣớng. Cũng theo Trần Ích Nguyên, truyện NĐM sau khi phát triển phồn vinh ở Trung Quốc thì bắt đầu đƣợc truyền bá rộng rãi đến các nƣớc xung quanh ngoài Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Nhƣ vậy, theo Trần Ích Nguyên thì NĐM Việt Nam bắt nguồn từ tiểu thuyết NĐM của Trung Quốc. Vậy ở Trung Quốc ngoài tiểu thuyết Nhị độ mai còn có tác phẩm Nhị độ mai nào viết bằng các thể loại khác nữa hay không? Và các tác phẩm diễn Nôm NĐM khác trong đó có cả các tác phẩm diễn xƣớng có phải bắt nguồn từ tiểu thuyết NĐM hay là từ sự lan tỏa của NĐMDC thì chƣa có tác giả nào nói đến. Những vấn đề này chúng tôi sẽ khảo chứng và tìm ra lời giải đáp trong các phần sau. 1.2.2 Công việc phiên âm và chú giải Nhị độ mai ở Việt Nam a) Các khảo cứu thƣ mục học về Nhị độ mai Về các văn bản NĐM bằng chữ Nôm, đã có một số công trình nhắc đến nhƣng chƣa thực sự đầy đủ. - Theo Thƣ viện Viễn Đông Bác Cổ, nay là Thƣ viện Khoa học Xã hội tại Hà Nội có 2 bản: Nhị độ mai二度梅, Nhị độ mai truyện 二度梅傳. - Theo cuốn Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu (Nxb. KHXH, H, 1993) thì hiện có 4 bản diễn Nôm NĐM: Nhị độ mai diễn ca 二度梅演歌 (còn có tên Nhị độ mai nhuận chính 二 度 梅 潤 正; Mai Lương Ngọc 梅良玉): đây là bản hiện hành, gồm 2820 câu lục bát, lâu nay đƣợc phổ biến rộng rãi. Độc giả ngày nay hầu nhƣ chỉ biết tới bản này. Nhị độ mai diễn ca đƣợc đoán định ra đời vào khoảng đầu thế kỷ XIX, bản Nôm in sớm nhất hiện biết là vào năm 1876, tác phẩm đƣợc xếp loại truyện Nôm khuyết danh. Nhị độ mai tinh tuyển 二度梅精選do Song Đông Ngâm Tuyết Đƣờng 雙東吟雪堂 soạn năm Đồng Khánh thứ 2 (1887). Đây là một bản diễn Nôm khác 12 bản Nhị độ mai diễn ca , ra đời sau Nhị độ mai diễn ca , dài hơn Nhị độ mai diễn ca . Nhị độ mai tinh tuyển khác với Nhị độ mai diễn ca ở cả lời văn và cách chia hồi. Nhị độ mai truyện 二度梅傳 (còn có tên Cải dịch Nhị độ mai truyện 改譯二度梅傳). Bản này do Thiện Đình Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng biên dịch, Đặng Ngọc Toản bình điểm. Ở bản này, tác giả cho rằng Đặng Xuân Bảng không dịch từ đầu mà cải dịch cũng theo thể lục bát từ đoạn mẹ con Ngọc Thƣ buông chài vớt đƣợc Xuân Sinh cho đến hết. Nhuận chính trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai truyện 潤正忠孝節義二度 梅 傳. Quan Văn Đƣờng in năm Thành Thái Đinh Mùi (1907). 1 bản in, 190 trang, có tranh minh họa, có chữ Hán. - Tác giả Lê Trí Viễn, Hoàng Ngọc Phách trong cuốn Nhị độ mai [98] bên cạnh việc giới thiệu, chú thích cho văn bản đã đƣa ra những kết quả khảo luận về các bản diễn Nôm Nhị độ mai. Các tác giả cho rằng, hiện nay, các bản Nôm diễn ca, diễn dịch, cải dịch truyện Nhị độ mai có thể thấy có 3 bản: Nhị độ mai diễn ca, Nhị độ mai tinh tuyển, Nhị độ mai truyện. - Trong bộ sách đồ sộ Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tùng san, các tác giả khi nhắc đến truyện thơ Nôm Việt Nam cũng đã nhắc đến 4 văn bản truyện thơ Nôm NĐM cùng có nguồn gốc từ tiểu thuyết NĐM của Trung Quốc, đó là: Nhị Độ Mai diễn ca, Nhị Độ Mai truyện, Nhị Độ Mai tinh tuyển, Nhuận chính trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai truyện. - Học giả Trần Ích Nguyên trong chuyên luận Nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn Trung Việt cho rằng: “Ở Việt Nam, ngoài ...ó một con trai là Xuân Sinh, một con gái tên Hạnh Nguyên. Lần đầu gặp mặt Hạnh Nguyên, Lƣơng Ngọc lòng đà trộm nhớ. Trần Nhật Thăng và Mai Khôi vốn là thân hữu đồng niên, một hôm thấy hoa mai nở rộ, vốn muốn tế hoa mai để tƣởng bạn cũ, nào ngờ đêm đó gió mƣa quét sạch không còn một bông. Nhật Thăng đau khổ nhớ thƣơng bạn cũ, quyết ý xuất gia, ngƣời nhà ra sức khuyên bảo, Thăng bảo trừ phi mai nở hai lần, nếu không ý lòng đã quyết ắt chẳng đổi thay. Lƣơng Ngọc làm văn cúng tế, Hạnh Nguyên cũng đồng lòng dâng hƣơng khấn xin, lòng thành của họ cảm đến trời xanh, cách hôm sau quả nhiên mai nở lần nữa. Cũng vì một bài thơ vịnh hoa mai do Lƣơng Ngọc đề trên bức vách và bài vị của Mai Khôi đặt trong phòng mà Nhật Thăng đã biết đƣợc thân thế thực sự của Lƣơng Ngọc. Nhật Thăng vui mừng khôn xiết, bèn hứa hôn Hạnh Nguyên cho Lƣơng Ngọc, và để Xuân Sinh ở lại học cùng Lƣơng Ngọc. Lúc này Lƣ Kỷ lại lập mƣu gian, ép đem Hạnh Nguyên cống nƣớc Tây-Phiên cầu hòa. Lƣơng Ngọc, Xuân Sinh nƣớc mắt tiễn đƣa Hạnh Nguyên đến Nhạn Môn quan, khóc thƣơng từ biệt tại Trùng Đài, Hạnh Nguyên tặng Lƣơng Ngọc ngọc giải kim thoa, thề hẹn kiếp sau. Hạnh Nguyên qua ải, không chịu thất tiết bèn khấn cầu Chiêu Quân, đƣợc Vƣơng Chiêu Quân hiển linh cứu giúp, đƣa đƣờng đến nhà đại danh phủ ngự sử Trâu Bá Phù, đƣợc Trâu phu nhân đối đãi nhƣ con, cho lƣu lại nhà làm bạn với tiểu thƣ Vân Anh. Lƣ Kỷ dùng mƣu vu cáo Trần Nhật Thăng, khiến cả vợ chồng Nhật Thăng vƣớng tội bị tống giam vào ngục, lại phái khâm sai truy nã Lƣơng Ngọc, Xuân Sinh, may đƣợc Đảng Công ra tay cứu giúp. Ngọc và Sinh trên đƣờng tháo chạy gặp cƣớp 28 nên bị lạc nhau, Lƣơng Ngọc may gặp Trâu ngự sử trên đƣờng đi Hà Nam nhậm chức, đƣợc ông cho làm chức quan nhỏ theo giúp việc. Một hôm Lƣơng Ngọc thay đƣa gia thƣ về Đại Danh phủ, không ngờ lại đƣợc trùng phùng Hạnh Nguyên, Trâu phu nhân biết rõ ngọn nguồn câu chuyện, bèn hứa gả tiểu thƣ Vân Anh cho Ngọc. Xuân Sinh sau khi lƣu lạc cùng đƣờng nhảy sông, sau đƣợc ngƣ bà họ Chu cứu sống, ngƣ bà thấy sinh tƣớng mạo khôi ngô bèn hứa gả con gái là Ngọc Thƣ. Kẻ cửa quyền háo sắc Giang Khôi đi thuyền qua thuyền nhà Chu bà, thấy Ngọc Thƣ xinh đẹp bèn bắt ép về làm vợ, Xuân Sinh đi kiện, đƣợc tiết độ sứ Khâu Sơn phán trả Ngọc Thƣ về, nhân đó giữ Xuân Sinh lại phủ, mới biết rằng Khâu Sơn là cậu Lƣơng Ngọc, và hứa gả tiểu thƣ Vân Tiên cho Xuân Sinh. Vào năm khoa cử, Lƣơng Ngọc và Xuân Sinh đều đổi tên lên kinh ứng thí, Lƣơng Ngọc thi trúng Trạng Nguyên, Xuân sinh đỗ bảng nhãn. Lƣ Kỉ định ý gƣợng gả con gái cho Xuân Sinh nhƣng không đạt nguyện, nên ủ mƣu đồ hãm hại, Lƣơng Ngọc cùng các sĩ tử đại náo triều đƣờng, vạch trần tội trạng Lƣ Kỉ, cuối cùng oan khuất Mai gia bao năm tới nay đƣợc gột. Túc Tông hậu táng Mai Khôi, và phong Lƣơng Ngọc làm Đại thiên tuần thú, Lƣơng Ngọc phụng chỉ tuần thú, diệt gian trừ ác. Sau cùng, Lƣơng Ngọc thành hôn cùng Hạnh Nguyên và Vân Anh, Xuân Sinh nghênh kiệu rƣớc Ngọc Thƣ cùng Vân Tiên, cả nhà sum họp đoàn viên. Về nguồn gốc của truyện thơ Nôm NĐM, các học giả đều cho rằng truyện NĐM đƣợc diễn ca, diễn dịch, cải dịch Nôm từ một tiểu thuyết của Trung Hoa có tên là Trung hiếu tiết nghĩa nhị độ mai 忠 孝 節 義 二 度 梅 nhƣng chƣa đƣa ra chứng lý thuyết phục bởi ở Trung Quốc có nhiều văn bản truyện NĐM. Theo khảo sát của chúng tôi, NĐM ở Trung Quốc gồm có 2 loại: loại viết theo thể tiểu thuyết chƣơng hồi và loại ca bản: Loại viết theo thể tiểu thuyết chương hồi Loại viết theo tiểu thuyết chƣơng hồi gồm có : 1. Trung hiếu tiết nghĩa nhị độ mai 忠 孝 節 義 二 度 梅, sách khổ 15×9 cm. Do Cẩm Chƣơng Đồ Thƣ cục ấn hành. Bìa trƣớc ghi tên sách và nhà xuất bản. Tờ thứ hai mặt trƣớc có 7 chữ lớn Trung hiếu tiết nghĩa nhị độ mai 忠 孝 節 義 二 度 梅. Mặt sau có một bài tự ngắn bàn về ý nghĩa của truyện do Hoài Hải cƣ sĩ đề. Bài 29 tự không cho biết gì về tác giả và nguyên lai của tác phẩm nhƣng có ghi ngày đề tự: Quang Tự thập bát niên, mạnh đông nguyệt, thượng cán. Nhƣ vậy, sách đƣợc ấn hành khoảng cuối thế kỷ XIX. Tờ thứ 3 mặt trƣớc và sau ghi mục lục 40 hồi của truyện. Tờ thứ 4 mặt trƣớc có bức tranh 4 nhân vật Giang Khôi, Lƣ Kỷ, Hoàng Tung, Hầu Loan. Mặt sau là bức tranh 4 nhân vật Trần Đông Sơ, Mai Khôi, Khâu Sơn, Hƣơng Trì hòa thƣợng. Tờ thứ 5 mặt trƣớc có bức tranh 3 nhân vật: Đồ Thân, Trần Xuân Sinh, Mai Lƣơng Ngọc. Mặt sau là bức tranh 3 nhân vật Châu Vân Anh, Châu Ngọc Thƣ và Trần Hạnh Nguyên. Tiếp theo là nội dung của 40 hồi truyện NĐM. Trƣớc mỗi hồi có 2 câu tóm lƣợc nội dung chính và kèm theo thƣờng có 1 bài từ, 1 bài thơ 2. Nhị độ mai tú tượng phỏng Tống hoàn chỉnh bản 二 度 梅 绣 像 仿 宋 完 整 本 ( bản Ngũ Quế đƣờng). Sách khổ 18×13 cm, không ghi tên tác giả và năm xuất bản, do Ngũ Quế Đƣờng ở Hƣơng Cảng ấn hành. Bìa trƣớc vẽ hình Hạnh Nguyên cùng Trần Đông Sơ cầm cành mai đứng trƣớc giá sách với hai hàng chữ nhỏ từ phải sang trái: Tú tượng phỏng Tống hoàn chỉnh bản 绣 像 仿 宋 完 整 本 và hàng chữ lớn Nhị độ mai 二 度 梅. Bìa sau, giữa trang có chú sách thƣơng phiếu của nhà Ngũ Quế đƣờng. Bên trái phía dƣới có hàng chữ nhỏ: Đối diện hội ý mai khai nhị độ lưu giai thoại 對 面 會 意 梅 開 二 度 留 佳 話. Bên trong văn bản, trang 2 là Mục lục, trang 3 vẽ hình Trần Hạnh Nguyên, từ trang 4 tới trang 6 mỗi trang có 4 bức tranh, theo thứ tự từ trên xuống dƣới, từ phải sang trái là: Đƣờng Túc Tông và Mai Bá Cao, Khâu Phu nhân và Mai Lƣơng Ngọc, Trần Nhật Thăng và Lƣ kỷ, Đảng Tiến và Phùng Thiên Lạc, Lƣ Phúc Trai và Hoàng Tung, Hoàng Công Trấn và Viên Phủ Thần, Hầu Loan và Hỉ Đồng, Hƣơng Trì hòa thƣợng và Trần Đông Sơ, Chiêu Quân nƣơng nƣơng, Tần Thái và Trần Xuân Sinh, Châu Vân Anh và Châu Bá Phù, Giang Liên và Giang Khôi. Từ trang 7 trở đi bắt đầu vào nội dung 40 hồi của truyện. Mỗi hồi, sau 2 câu tóm lƣợc nội dung chính và 1 bài từ, 1 bài thơ, bắt đầu đến phần nội dung truyện viết bằng văn xuôi chữ Hán, thỉnh thoảng có xen ít bài thơ, chiếu, chỉ, tấu. Sách gồm 112 trang không kể bìa. 3. Nhị độ mai tú tượng hội đồ thông tục tiểu thuyết 二 度 梅 绣 像 會 圖 通 俗 小 說. Sách khổ 19×13 cm, không ghi tên tác giả và năm xuất bản. Sách do Tƣờng Ký thƣ cục ở Hƣơng Cảng phát hành. Hình bìa trƣớc giống nhƣ hình bìa bản 30 Ngũ Quế đƣờng. Chỉ khác ở chỗ thay dòng chữ nhỏ “Tú tƣợng phỏng Tống hoàn chỉnh bản” bằng hàng chữ “Tú tƣợng hội đồ, thông tục tiểu thuyết”. Bìa sau có 1 khung vuông ghi tên nhà xuất bản và phát hành: Tƣờng Ký thƣ cục, nơi bán, nơi in, và đặc biệt là hàng chữ “bản quyền sở hữu”. Bên trong văn bản : trang 1 và trang 2 ghi mục lục. Từ trang 3 tới trang 6 cũng có những bức tranh các nhân vật trong truyện. Những bức tranh này cơ bản cũng giống những bức tranh trong bản Ngũ Quế đƣờng nhƣng bố cục và đƣờng nét có hơi khác. Từ trang 7 trở đi là truyện gồm 40 hồi, giống với bản Ngũ Quế đƣờng. 4. Trung Hiếu Tiết Nghĩa Nhị Độ Mai toàn truyện 忠 孝 節 義 二 度 梅 全 傳 , gồm 6 quyển, 40 hồi do Duy Kinh đƣờng xuất bản năm Hàm Phong Đinh Tị (1857), hiện còn lƣu tại Sở Nghiên cứu Văn hóa Đông phƣơng. 5. Trung Hiếu Tiết Nghĩa Nhị Độ Mai toàn truyện 忠 孝 節 義 二 度 梅 全 傳 , gồm 6 quyển, 40 hồi do Tụ Hƣng đƣờng xuất bản năm Quang Tự tam niên (1877), hiện còn lƣu tại Sở Nghiên cứu Nhân văn Khoa học, Đại học Kinh Đô. 6. Tân chú Nhị độ mai kỳ thuyết toàn tập 新 注 二 梅 奇 說 全 集 , gồm 4 quyển, 40 hồi do Tam Nhƣợng đƣờng xuất bản. Sách gồm 4 quyển, 40 hồi do Thƣợng Hải thƣ cục xuất bản. Sách in bằng thạch bản. 7. Nhị độ mai二 度 梅, gồm 4 quyển, 40 hồi do Thƣợng Hải thƣ cục xuất bản. Sách in bằng thạch bản. 8. Nhị độ mai toàn truyện 二 度 梅 全 傳 gồm 6 cuốn, 40 hồi do Ích Tú đƣờng xuất bản. Bản này đƣợc ghi trong Trung Quốc thông tục tiểu thuyết thư mục của Tôn Khải Đệ. Nhƣ vậy loại Nhị độ mai tiểu thuyết có tất cả 8 bản. Loại viết theo thể ca từ ( ca bản): Về loại này thấy có ca bản Nhị độ mai chính tự nam âm 二 度 梅 正 字 南 音. Sách khổ 18×13 cm, không ghi tên tác giả và năm xuất bản. Sách do Ngũ Quế đƣờng ở Hƣơng Cảng xuất bản. Phía trên in hàng chữ Hƣơng Cảng Ngũ Quế đƣờng, phía dƣới, bên trái từ trên xuống là 4 chữ nhỏ “chính tự nam âm” 正 字 南 音 , rồi đến ba chữ lớn Nhị độ mai 二 度 梅 và hai chữ nhỏ Toàn bản 全 本 . Dƣới 31 cùng, bên phải có lời bá cáo và địa chỉ của nhà xuất bản. Bìa sau in chú sách thƣơng phiếu của Ngũ Quế đƣờng. Bên trong, trang 1, 2 là mục lục gồm 37 hồi và lời tuyên cáo của Ngũ Quế đƣờng. Sách gồm 4 quyển: Quyển 1: 20 trang; Quyển 2: 18 Trang; Quyển 3: 20 Trang; Quyển 4: 20 trang. Tổng số gồm: 78 trang không kể bìa, với 3660 câu ca, 6 bài chiếu, tấu, chỉ và 4 bài thơ. Những bài chiếu, tấu, chỉ và thơ này giống nhƣ những bài trong bản tiểu thuyết chỉ có khác ít chữ. Vậy NĐM tiểu thuyết hay NĐM ca từ là nguồn gốc và cảm hứng của tác giả các bản Nôm NĐM Việt Nam? Khi đối chiếu Nhị độ mai Việt Nam với NĐM tiểu thuyết và NĐM ca bản của Trung Quốc chúng tôi thấy rằng: có rất nhiều chi tiết bản tiểu thuyết và bản thơ Nôm của Việt Nam có mà ca bản không có: ví dụ nhƣ đoạn tả chí khí Mai gia (NĐM tiểu thuyết hồi I và truyện thơ Nôm Việt Nam câu 45 – 46), đoạn tả dân Lịch Thành ái mộ và đƣa chân Mai Công (NĐM tiểu thuyết hồi III và NĐM Việt Nam câu 147- 194),... Đồng thời, có những chi tiết mà ca bản có nhƣng bản tiểu thuyết Hán văn và bản truyện thơ Nôm Việt Nam không có, nhƣ việc Mai Sinh và Hạnh Nguyên lập thệ trên Trùng đài. Không những thế, còn có những điểm khác nhau về kết cấu, dàn ý giữa bản tiểu thuyết và bản truyện thơ Nôm so với ca bản. Ví dụ : ở ca bản giới thiệu Đồ Thân, Xuân Sinh, Hạnh Nguyên ngay ở hồi đầu (hồi II) còn bản tiểu thuyết Hán và bản truyện thơ Nôm Việt Nam lại để lùi về sau, khi truyện liên quan tới các nhân vật này. Do những chứng cứ trên, có thể kết luận rằng truyện thơ Nôm NĐM của Việt Nam chính là bắt nguồn từ tiểu thuyết chữ Hán Trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai 忠 孝 節 義 二 度 梅 của Trung Quốc. 2.2. Khảo sát hệ thống văn bản diễn Nôm Nhị độ mai ở Việt Nam Khi nghiên cứu văn bản diễn Nôm truyện NĐM ở Việt Nam, một trong những nội dung quan trọng trƣớc tiên cần phải xử lý, đó là vấn đề khảo sát văn bản diễn Nôm NĐM. Việc khảo sát các văn bản diễn Nôm NĐM sẽ giúp cho việc thống kê, phân loại, đánh giá những đặc điểm tƣơng đồng dị biệt về ngôn ngữ, văn tự giữa các văn bản diễn Nôm NĐM đƣợc đầy đủ, chính xác. Bƣớc đầu, thông qua việc khảo sát, điền dã, sƣu tập tại các cơ quan lƣu trữ và từ các sƣu tập cá nhân, chúng tôi đã sƣu tầm đƣợc tổng cộng tất cả 13 bản diễn Nôm truyện NĐM. Danh sách 13 bản diễn Nôm NĐM nhƣ sau: 32 Bảng 2.1: Danh mục các văn bản diễn Nôm Nhị độ mai TT Tên văn bản Ký hiệu Nơi lƣu trữ 1 Nhị độ mai diễn ca 二度梅演歌 VNb.22 VNCHN 2 Nhị độ mai diễn ca 二度梅演歌 VNb.28 VNCHN 3 Nhị độ mai diễn ca 二度梅演歌 VNb.37 VNCHN 4 Nhị độ mai diễn ca 二度梅演歌 Bản R.495 TVQG 5 Nhuận chính Trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai truyện 潤正忠孝節義二度梅傳 Bản AB.419/bis VNCHN 6 Nhị độ mai diễn ca 二度梅演歌 R.464 TVQG 7 Nhị độ Mai nhuận chính 二 度 梅 潤 正 VNb.7 VNCHN 8 Nhị độ mai tân truyện 𠄠 度枚新傳 1.0004a.028 Thƣ viện Đại học Yale – Hoa Kỳ 9 Nhị độ mai tinh tuyển二 度 梅 精 選 AB.350 VNCHN 10 Nhị độ mai tinh tuyển 二 度 梅 精 選 (ba ký hiệu) N73 (1), N73 (2), N73(3) Thƣ viện Đại học Yale – Hoa Kỳ 11 Cải dịch Nhị độ mai truyện 改繹二度梅傳 AB.419 VNCHN 12 Nhị độ mai trò 二度梅廚 AB.451 VNCHN 13 Nhị độ mai diễn truyện 二度梅演傳 Tài liệu cá nhân Nhƣ vậy, theo khảo sát của chúng tôi, các văn bản diễn Nôm truyện NĐM còn lại đến nay nằm rải rác trong các tàng thƣ Hán Nôm, song tập trung nhất là tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN). Thông qua hình thức ngôn ngữ, đặc điểm thể loại, chúng tôi tiến hành chia 13 văn bản nêu trên làm 2 nhóm: (1) Nhóm thứ nhất là các văn bản truyện thơ Nôm Nhị độ mai; (2) Nhóm thứ hai là các văn bản diễn xƣớng truyện Nhị độ mai. Tình trạng cụ thể của hai nhóm văn bản này nhƣ sau: 2.2.1. Nhóm văn bản truyện thơ Nôm Nhị độ mai Nhƣ phần trên chúng tôi đã giới thuyết, toàn bộ 13 văn bản diễn Nôm về NĐM đƣợc chúng tôi chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là các văn bản truyện thơ Nôm NĐM. 33 Đây là nhóm văn bản dựa theo cốt truyện tiểu thuyết NĐM để diễn ca chữ Nôm thành truyện thơ Nôm NĐM. Dƣới đây, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát từng văn bản cụ thể: a. Nhị độ mai diễn ca 二度梅演歌 Ký hiệu VNb.22, VNCHN, kích thƣớc 15,5x12cm, dạng thức khắc in, gồm 64 tờ (128 trang), niên đại thành thƣ: năm Bính Tý niên hiệu Tự Đức (tức năm 1876). Ngoài tờ bìa sách chia làm 3 cột: Cột chính giữa đề dòng chữ lớn 二度梅演歌 Nhị độ mai diễn ca, tuy nhiên tờ bìa bị rách mất chữ diễn và gần hết chữ ca. Cột bên phải đề dòng chữ nhỏ hơn 嗣德丙子年新鐫 Tự Đức Bính Tý niên tân tuyên (Khắc in mới năm Tự Đức Bính Tý), thông tin này cho biết sách đƣợc khắc in lần đầu (mới) vào năm Bính Tý niên hiệu Tự Đức, tức năm 1876. Cột bên trái đề dòng chữ 河內富文堂藏板 Hà Nội Phú Văn đường tàng bản (tàng bản tại hiệu Phú Văn đƣờng, Hà Nội). Bên trong, từ tờ 2a đến hết sách (tờ 64b), là phần chính của sách, toàn bộ các tờ đều đƣợc chia thành 2 tầng, tầng trên chép câu lục, tầng dƣới chép câu bát. Mỗi trang gồm 14 cột, mỗi cột 14 chữ (một câu lục và một câu bát). Ảnh tờ đầu của bản Nhị độ mai diễn ca, ký hiệu: VNb.22 34 Trong các văn bản diễn Nôm NĐM thì bản VNb.22 đƣợc xem là bản có niên đại sớm nhất. Vả lại, tuy là một tác phẩm ra đời vào cuối thế kỷ XIX, nhƣng văn bản VNb.22 còn bảo lƣu khá nhiều mã chữ Nôm cổ, những từ ngữ cổ thƣờng thấy ở các tác phẩm chữ Nôm thời Lê. Có những chữ nhất loạt đƣợc ghi theo kiểu chữ Nôm đời Lê và trƣớc Lê. Hơn nữa, cũng nhƣ những tác phẩm văn học Nôm ra đời vào khoảng thế kỷ XIX trở về trƣớc, văn bản Nhị độ mai VNb.22 còn ghi lại khá nhiều từ Việt cổ. Tuy nhiên, văn bản VNb.22 vẫn còn tồn tại một số vấn đề, nhƣ chữ Nôm khắc bị sai, nhầm ở một số chỗ, nên một số bản sau này khắc in, sao chép lại từ bản VNb.22 đã nhầm lẫn theo những chữ khắc in sai đó (chẳng hạn nhƣ bản R.464). Chữ Nôm trong bản VNb.22 cũng thƣờng đƣợc viết giản lƣợc các bộ phận (biểu âm hoặc biểu ý), vấn đề này khiến cho việc giải đọc, phiên âm sẽ gặp khó khăn nếu không nắm vững các quy luật giản lƣợc của những thành tố (hoặc biểu âm hoặc biểu ý) trong cấu trúc chữ Nôm. Vấn đề này đã đƣợc một số bản khắc in sau này “nhuận chính”, sửa chửa, bổ sung thêm (chẳng hạn nhƣ bản R.495, bản Ab.419). b. Nhị độ mai diễn ca 二度梅演歌 Ký hiệu VNb.28, VNCHN, kích thƣớc 17,5x12,5cm, dạng thức khắc in, gồm 67 tờ (134 trang), niên đại thành thƣ: Khải Định Canh Thân (tức năm 1920). Ngoài tờ bìa sách chia làm 3 cột: Cột chính giữa đề dòng chữ lớn 二度梅演歌 Nhị độ mai diễn ca. Cột bên phải cao ngang với cột chính giữa, đề dòng chữ nhỏ hơn 啟定庚申年孟秋 Khải Định Canh Thân niên mạnh thu (tháng 7, năm Canh Thân niên hiệu Khải Định), thông tin này cho biết sách đƣợc khắc in vào năm Canh Thân niên hiệu Khải Định, tức năm 1920. Cột bên trái thấp hơn một chữ so với cột chính giữa và cột bên phải, đề dòng chữ 河內廣盛堂藏板 Hà Nội Quảng Thịnh đường tàng bản (tàng bản tại hiệu Quảng Thịnh đƣờng, Hà Nội). 35 Một tờ trong văn bản Nhị độ mai diễn ca, ký hiệu: VNb.28 Từ tờ 1a đến tờ 4a là phần hình ảnh minh họa các nhân vật trong truyện NĐM, nhƣ Mai Khôi 梅魁, Trần Đông Sơ 陳東初, Ngƣỡng Sơn 仰山, Mai Lƣơng Ngọc 梅良玉, Trần Xuân Sinh 陳春生, Hạnh Nguyên Thƣ 杏元書, Hỷ Đồng 喜童, Lƣ Kỷ 廬杞, Hoàng Tung 黃嵩, v.v... Bên trong, từ tờ 4b đến hết sách (tờ 67b), là phần chính của sách, toàn bộ các tờ đều đƣợc chia thành 2 tầng, tầng trên chép câu lục, tầng dƣới chép câu bát. Mỗi trang gồm 12 cột, mỗi cột 14 chữ (một câu lục và một câu bát). Kiểu chữ khắc in khá giống với nhiều văn bản Nôm đầu thế kỷ XX, là nét chữ khắc mảnh và nhỏ. Khảo sắt kỹ văn bản thì đƣợc biết, bản VNb.28 bắt đầu từ câu “Rằng ta vốn kẻ trung thần, Trên vì nƣớc dƣới vì dân mới là” (tức bắt đầu chính văn ở tờ 28a), đây chính là câu số 47, 48 , và kết thúc ở câu: “Dở đâu như Kỉ như Tung, hay đâu ví với Mai Công mà rằng”, tức là hai câu 2809 và 2810. Nhƣ vậy, so với bản VNb.22, thì văn bản VNb.28 thiếu mất 2 tờ (tức 4 trang), tƣơng đƣơng với 46 câu đầu, và thiếu một tờ cuối (2 trang), từ câu 2811 đến hết. Tuy nhiên, hai tờ thiếu, bắt đầu từ câu số 01 cho đến câu số 46, lại đƣợc đóng nhầm vào sau hai tờ trƣớc đó là tờ 28a - 28b. Do đó, khi soát sách, những ngƣời chịu trách nhiệm đã không soát kỹ, và đánh số tờ cho hai trang đầu là 29a-29b, mà đúng ra hai trang này phải là tờ 28a-28b. 36 c. Nhị độ mai diễn ca 二度梅演歌 Ký hiệu VNb.37, VNCHN, kích thƣớc 17,5x12,5cm, dạng thức khắc in, gồm 67 tờ (134 trang), niên đại thành thƣ: Khải Định Canh Thân (tức năm 1920). Tờ bìa và một trang bên trong của bản VNb.37 Qua khảo sát, so sánh đối chiếu, thì chúng tôi thấy rằng bản VNb.37 và bản VNb.28 hoàn toàn giống hệt nhau. Thậm chí, sự nhầm lẫn về việc đóng nhầm số tờ (nhƣ đã thuyết minh ở bản VNb.28), cũng đƣợc bản VNb.37 lập lại. Điều đó càng cho phép khẳng định, hai bản VNb.28 và VNb.37 chỉ là một mà thôi. d. Nhị độ mai diễn ca 二度梅演歌 Ký hiệu R.495, TVQG, kích thƣớc 18x12cm, dạng thức khắc in, gồm 68 tờ (135 trang, do tờ 68 chỉ đến 68a). Ngoài tờ bìa sách chia làm 3 cột: Cột chính giữa đề dòng chữ lớn 二度梅演歌 Nhị độ mai diễn ca. Cột bên phải cao hơn hai cột còn lại, đề dòng chữ nhỏ hơn 建福元年秋新鐫 Kiến Phúc nguyên niên thu tân tuyên (khắc in mới vào mùa thu năm Kiến Phúc nguyên niên (1883)). Cột bên trái thấp hơn so với cột chính giữa và cột bên phải, đề dòng chữ 同文堂藏板 Đồng Văn đường tàng bản (tàng bản tại hiệu Đồng Văn đƣờng). 37 Từ tờ 1a đến tờ 4a cũng giống với bản VNb.28, là phần hình ảnh minh họa các nhân vật trong truyện NĐM, tuy nhiên ở bản R.495 thì tờ 3a và 4a bị rách mất một phần trên của tờ (1/3 tờ). Từ tờ 4b đến hết sách (tờ 68a) là phần khắc in nội dung truyện thơNĐM. Ở phần này, giống nhƣ các văn bản trƣớc, mỗi trang cũng đều đƣợc chia làm 2 tầng, tầng trên chép câu lục, tầng dƣới chép câu bát. Mỗi trang gồm 12 cột. Văn bản này có dấu khuyên và điểm của ngƣời duyệt sách. Các dấu điểm thƣờng xuất hiện ở cuối câu lục, hoặc ở những chỗ mà ngƣời duyệt cho là nên ngắt hơi (đối với cả câu lục và câu bát), và ở những chỗ mà có lẽ ngƣời thấy tâm đắc hoặc cần lƣu ý. Trong suốt toàn văn bản, ở một số trang có xuất hiện một số chữ Quốc ngữ, phần chữ Quốc ngữ có lẽ do ngƣời đời sau thêm vào khi đọc văn bản, vì những chỗ có chua chữ Quốc ngữ thƣờng là những chữ khó đọc, hoặc dễ đọc nhầm. Hai trang đầu tiên của bản R.495 Về kiểu chữ khắc in, so với các bản đã khảo sát trên, thì kiểu chữ khắc in ở bản R.495 cũng giống với các bản nói trên, đó là nét chữ mảnh, cỡ chữ nhỏ. Tuy nhiên, 38 điểm khác biệt rõ nhất về tự dạng chữ khắc in giữa bản R.495 so với các bản nói trên (VNb.22, VNb.28, VNb.37) là các bản nói trên thƣờng khắc các chữ theo tự dạng giản thể, giản lƣợc. Còn bản R.495 thì khắc tự dạng chữ đầy đủ hơn. Ví dụ cụ thể nhƣ sau: Bảng 2.2: So sánh một số khác biệt về tự dạng khắc in giữa các bản Nhị độ mai diễn ca (VNb.22, VNb.28, VNb.37, R.495) STT Chữ Câu VNb.22 VNb.28 VNb.37 R.495 Mô tả 1 Nạn 8 难 难 难 難 Chép chữ giản thể 2 Tạc 10 鉴 鉴 鉴 鑿 Giản lƣợc bộ phần trên 3 Là 18, 48 罗 罗 罗 羅 Chép chữ giản thể 4 Hội 64 会 会 会 會 Chép chữ giản thể 5 Về 94 術 術 術 衛 Giản lƣợc bộ phận giữa chữ 6 v.v... v.v... v.v... v.v... v.v... v.v... v.v... Theo thứ tự thời gian, thì bản R.495 là truyền bản thứ hai của hệ các văn bản diễn Nôm NĐMDC. Thông qua khảo sát, chúng tôi cho rằng, bản R.495 chính là bản khắc in lại từ bản nền VNb.22. Bản R.495 đã khắc phục đƣợc những chữ in sai, nhầm từ bản VNb.22. Ngoài ra, một số từ ngữ từ bản VNb.22, đã đƣợc nhuận chính lại ở bản R.495 (xin xem ở bảng khảo dị trong phần phụ lục), do đó, bản R.495 là một bản tƣơng đối tốt trong hệ các văn bản diễn Nôm NĐMDC. e. Nhuận chính Trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai truyện 潤正忠孝節義二度梅傳 Ký hiệu AB.419/bis, VNCHN, kích thƣớc 23x13cm, dạng thức khắc in, 95 tờ (190 trang). Tờ bìa sách gồm 3 cột: Cột chính giữa đề dòng chữ lớn 潤正忠孝節義二度梅傳 Nhuận chính trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai truyện, cột bên phải đề niên đại thành thƣ 成泰丁未春Thành Thái Đinh Mùi xuân (mùa xuân năm Đinh Mùi niên hiệu Thành Thái, tức năm 1907). Cột bên trái cho biết nơi tàng bản là Quan Văn đường 觀文堂藏板. Mở đầu, tờ 1a là bài cẩn chí của hiệu Quan Văn đƣờng, cho biết nhƣ sau: “Nhị độ mai là những ghi chép về việc trung hiếu tiết nghĩa, xứng đáng là tác phẩm có giá trị răn dạy đạo lý. Nhưng bản phường có nhiều chỗ lầm lẫn, nên nhân khi nhàn 39 rỗi đã sửa sang đính chính lại, gián hoặc có một hai câu chưa hay thì cũng cải chính vào. Rồi lại đem cắt phần nguyên lục (tức phần nguyên bản chữ Hán ở bản gốc) cùng với phần cổ thi đưa lên tầng trên cùng để tiện ngâm phúng. Nếu như bạn độc giả đã biết rõ bản diễn quốc âm từ đầu thì mong được lượng thứ cho. Phi Long, tháng trọng xuân (tháng 2) năm Đinh Mùi Quan văn đường cẩn chí ”. Tiếp theo, từ tờ 1b đến tờ 8b là phần tranh vẽ các nhân vật. Tuy nhiên, phần tranh vẽ ở bản AB.419/bis lại khác với các bản khác là trƣớc mỗi tranh nhân vật đều có một bài thơ (hoặc thất ngôn, hoặc ngũ ngôn) để minh họa về tính cách, đức hạnh, số phận của nhân vật. Mỗi trang một nhân vật đƣợc vẽ và họa thơ, theo thứ tự là Mai Khôi, Trần Đông Sơ, Khâu Sơn, Mai Lƣơng Ngọc, Trần Xuân Sinh, Hạnh Nguyên, Chu Ngọc Thƣ, Hỉ Đồng, Hoàng Tung, Lƣ Kỷ, Hƣơng Trì Hòa thƣợng, Đồ Thân, Giang Khôi, và Hầu Loan. Tờ đầu trong phần chính văn của bản Nhuận chính Ab.419/bis. 40 Tiếp theo, từ tờ 9b cho đến hết sách (tờ 95b) là phần nội dung của truyện NĐM. Ở toàn bộ phần nãy, mỗi trang đều đƣợc chia làm 3 tầng. Tầng trên cùng chép nguyên văn chữ Hán tiểu thuyết NĐM và các bài cổ thi trong nguyên bản, đúng nhƣ trong lời cẩn chí đã nói rõ là “đem cắt phần nguyên lục (tức phần nguyên bản chữ Hán ở bản gốc) cùng với phần cổ thi đưa lên tầng trên cùng để tiện ngâm phúng”. Việc sắp xếp nhƣ vậy cũng thuận tiện cho ngƣời đọc có thể so sánh đối chiếu nội dung của truyện thơ diễn Nôm so với nội dung của tiểu thuyết chữ Hán. Đây cũng là một trong những xu hƣớng mới trong việc khắc in truyện Nôm những năm đầu thế kỷ XX. Và tác phẩm nổi tiếng Truyện Kiều của Nguyễn Du, ở hồi đầu thế kỷ XX, cũng đƣợc một số nhà in khắc in theo hình thức này. Tầng thứ 2 và thứ 3 là phần chép phần diễn Nôm truyện Nhị độ mai, tầng 2 chép câu lục, tầng 3 chép câu bát. Mỗi trang đều gồm 8 dòng. Chữ khắc rõ ràng, dễ đọc. Văn bản AB.419/bis là văn bản thứ 3 và đồng thời cũng là văn bản đầu tiên ở thế kỷ XX trong hệ truyền bản các bản diễn Nôm NĐM. Đúng nhƣ nhan đề tác phẩm Nhuận chính trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai truyện, văn bản này đã có sự “nhuận chính” lại những thiếu sót và bất cập từ bản in trƣớc, mà cụ thể là bản VNb.22. Thông qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, quá trình “nhuận chính” của văn bản AB.419/bis chủ yếu ở hai phƣơng diện sau: (1) Về cấu trúc chữ Nôm. Đây là một đặc điểm nổi bật ở bản AB.419/bis so với bản VNb.22. Nhƣ chúng tôi đã phân tích ở phần khảo sát về bản VNb.22, chữ Nôm ở bản VNb.22 chủ yếu đƣợc viết giản lƣợc, và chữ Nôm đơn (vay mƣợn) chiếm ƣu thế rõ rệt. Nhƣng ở bản AB.419/bis đã có sự thay đổi rõ rệt, chữ Nôm đƣợc viết đầy đủ tự dạng, chữ Nôm tự tạo tăng lên với việc gia tăng các bộ phận biểu ý ở chữ ghép âm ý, điều này giúp cho việc biểu đạt âm đọc và ý nghĩa của chữ Nôm ở bản AB.419/bis chính xác hơn so với bản VNb.22. Đặc điểm này ở bản AB.419/bis cũng giống với bản R.495 (khắc in năm 1883). Tuy nhiên, thông qua khảo sát, đối chiếu so sánh, chúng tôi khẳng định rằng bản AB.419/bis không phải khắc in, nhuận chính lại từ bản R.495, mà là khắc in và nhuận chính lại từ bản VNb.22 (xin xem thêm ở bảng khảo dị trong phụ lục). 41 (2) Về phƣơng diện từ ngữ. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của bản AB.419/bis so với bản VNb.22. Những từ ngữ khó hiểu, lạc điệu ở bản VNb.22, đều đƣợc bản AB.419/bis nhuận chính lại cho dễ hiểu hơn, đọc có vần điệu hơn, mƣợt mà hơn, âm hƣởng réo rắt hơn so với bản VNb.22. Thông qua khảo sát, chúng tôi cũng khẳng định rằng, văn bản Nhị độ mai tân truyện (ký hiệu 1.0004a.028, Thƣ viện Đại học Yale – Hoa Kỳ), đƣợc khắc in năm 1919, chính là bản đã khắc in lại, bổ sung thêm từ bản AB.419/bis (xin xem cụ thể ở phần khảo sát văn bản Nhị độ mai tân truyện). f. Nhị độ mai diễn ca 二度梅演歌 Ký hiệu R.464, TVQG, kích thƣớc 14x18cm, gồm 65 tờ (130 trang) dạng thức chép tay, chép trên giấy dó, chữ chép chân phƣơng, rõ ràng, dễ đọc. Sách không có bìa, không có bất kỳ thông tin nào cho biết tên ngƣời sao chép và niên đại thành thƣ. Tờ đầu tiên 1a và 1b bị rách ở chân trang, nhƣng không mất chữ, không ảnh hƣởng đến nội dung. Tờ cuối cùng (tờ 65a) cũng bị rách ở đầu trang, nhƣng cũng không mất chữ và làm ảnh hƣởng đến nội dung. Hai trang đầu tiên của bản R.464 Bản R.464 là bản chép tay duy nhất trong nhóm các văn bản diễn Nôm truyện NĐM. Thông qua khảo sát văn bản, chúng tôi khẳng định rằng, văn bản R.464 chính là bản đƣợc sao chép lại từ bản VNb.22. Sở dĩ chúng tôi khẳng định nhƣ vậy vì những lý do sau: 42 Thứ nhất, do đƣợc chép lại từ bản khắc in VNb.22, cho nên cách thức của mỗi tờ ở bản R.464 cũng đều tuân thủ theo bản in, mỗi tờ đều gồm hai tầng, tầng trên chép câu lục, tầng dƣới chép câu bát. Mỗi trang đều gồm 12 dòng, mỗi dòng 14 chữ. Thứ hai, nhƣ chúng tôi đã phân tích và chứng minh ở trên rằng, bản VNb.22 tồn tại những chữ khắc sai, khắc nhầm. Do vậy, khi sao chép lại từ bản VNb.22, thì những sự nhẫm lẫn đó vẫn đƣợc lặp lại ở văn bản R.464, xin xem bảng minh họa một số ví dụ bên dƣới: Bảng 2.3: Một số chữ khắc in nhầm của Nhị độ mai diễn ca VNb.22 đƣợc lặp lại ở Nhị độ mai diễn ca R.464 Chữ Câu VNb.22 R.464 Biện luận 貪 Túi tham của đút chật lèn (câu 35) 𦹳 𦹳 Ở câu này, bản VNb.22 đã khắc nhầm chữ tham 貪 thành chữ thơm 𦹳, bản R.464 khi chép lại đã không sửa lại lỗi này. 胸 Tung nghe ra giọng con hông (câu 385). Bản VNb.22 đã khắc nhầm chữ hông 胸 (là kiểu chữ Nôm mƣợn hình, mƣợn nghĩa đọc âm phi Hán Việt), thành chữ , bản R.464 cũng đã lập lại chữ nhầm lẫn này. 料 Định liệu tiến thảo ngõ hầu an biên. (Câu 436) Ở câu này, theo tự dạng chữ ở bản VNb.22, thì chữ này có thể là các chữ 𣈜/ngày,料/liệu,傳/truyền, song ở bản Vnb.22 khắc không rõ ràng, nên bản R.464 cũng theo nhƣ thế. 蕩 Văn thần ra sức đãng bình. (câu 439) 湯 湯 Bản VNb.22 đã chép nhầm chữ 蕩 đãng (trong từ đãng bình, với nghĩa là “dẹp yên”) thành chữ 湯 thang, mà trong trƣờng hợp này không có nghĩa. Bản R.464 chép theo cũng lập lại sự nhầm lẫn này. v.v... v.v... v.v... v.v... v.v... 43 Theo chúng tôi, sự nhầm lẫn ở bản VNb.22 vẫn đƣợc lặp lại ở bản R.464 là có 2 lý do: Thứ nhất, rất có thể khi sao chép lại bản này, ngƣời sao chép dù có thể biết những chữ sai sót trong bản VNb.22, nhƣng vì để tôn trọng nguyên bản nên vẫn sao chép lại “y hệt” những lỗi sai đó. Thứ 2, những năm đầu thế kỷ XX, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp (École française d'Extrême-Orient, EFEO) với nhu cầu thu mua sách vở tài liệu của ngƣời bản địa, nên có những sách đã đƣợc nhiều ngƣời sao chép để bán lại cho cơ quan này. Và rất có thể, NĐMDC bản R.464 đã ra đời trong hoàn cảnh này, cho nên ngƣời sao chép “đã cố tình sao chép cả những chữ sai nhầm từ bản chính”, nhằm làm tăng giá trị của văn bản, song điều này mới chỉ là giả thiết mà chúng tôi đƣa ra. Vì chất liệu giấy của văn bản R.464 không thể sớm hơn trƣớc giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX trở về trƣớc. Song dù sao, đây cũng là một văn bản quan trọng để nghiên cứu quá trình truyền bản của các bản diễn Nôm NĐM. g. Nhị độ mai nhuận chính 二 度 梅 潤 正 Ký hiệu VNb.7, VNCHN, kích thƣớc 17x12cm, gồm 24 tờ (48 trang), dạng thức khắc in. Văn bản VNb.7 không phải là một văn bản độc lập, mà văn bản này đƣợc khắc in chung trong truyện Tề Tuyên truyện 齊宣傳6. Từ tờ 1a đến hết tờ 63 là phần Tề Tuyên truyện. Từ tờ 64 đến hết sách (tờ 87) là phần Nhị độ mai nhuận chính. Khảo sát văn bản thì thấy rằng, đây chính bản khắc in lại từ bản VNb.28 mà thôi. h. Nhị độ mai tân truyện 𠄠 度枚新傳 Ký hiệu 1.0004a.028, Thƣ viện Đại học Yale – Hoa Kỳ, kích thƣớc 28x15, dạng thức khắc in. Toàn sách gồm 166 trang. Sách có đầy đủ bìa trƣớc và bìa sau, cả hai tờ bìa đều có màu vàng nhạt. 6 Sách Di sản Hán Nôm thư mục đề yếu cho biết: “Tề Tuyên Vƣơng, ngƣời thời Chiến Quốc, say mê nàng Tòng Nƣơng. Vƣơng phi Liên Cơ ngăn không đƣợc, đã tự vẫn, để lai con trai nhỏ là Thái Tử Xuân Hồng. Nƣớc triệu đem quân đánh Tề, Tề Tuyên Vƣơng bị giết. Xuân Hồng bị bắt, nhƣng đƣợc Phạm Thƣ cứu thoát. Về sau triều thần tìm đƣợc Xuân Hồng, đem về lập làm vua, tức Minh Liệt Tê Vƣơng”. (Sách đã dẫn, tập 3, mục 3263 “Tề Tuyên truyện”, NXB KHXH, Hà Nội, 2993, tr.104). 44 Ở tờ bìa trƣớc (bìa chính), có khắc một dòng chữ lệch về phía bên trái 二度梅新傳 Nhị độ mai tân truyện. Ở bìa phụ bên trong, đƣợc chia thành 3 cột: Cột chính giữa đề dòng chữ lớn 二度梅新傳 Nhị độ mai tân truyện, cột bên phải đề niên đại thành thƣ 大南啟定四年孟秋新刊 Đại Nam Khải Định tứ niên mạnh thu tân san (Khắc in mới vào tháng mạnh thu (tháng 7), năm Khải Định thứ 4 nƣớc Đại Nam), nhƣ vậy thông tin này cho biết sách đƣợc khắc in vào năm 1919. Cột bên trái cho biết thông tin về nơi tàng bản: 柳文堂藏板 Liễu Văn đường tàng bản. Tiếp theo, sau bìa phụ là một tờ tranh vẽ hình bốn nhân vật Đảng Công, Hạnh Nguyên, Mai Sinh và Xuân Sinh đang rong ruổi trên ngựa, xa xa phía trƣớc là Trùng Đài khuất sau những dãy núi nhấp nhô. Tiếp theo, từ trang số 5 đến trang số 10 là Bài tựa viết bằng chữ Quốc ngữ. Bài tựa này do Phạm Văn Phƣơng viết, lời tựa bàn luận về cái hay của truyện và nói rõ lý do viết lại: “Nay nhân bản chữ Nôm diễn ra, Liễu Văn Đường đưa lại nhờ tôi lược dịch quốc ngữ lên thượng tằng, và lại dịch các thơ trong truyện ra quốc ngữ đủ hai lối chữ để tiện ngâm nga. Truyện tuy cũ mà tích vẫn hay, chắc có nhẽ ai ai xem truyện này cũng lấy làm thích”. Tờ bìa củ...ƣờng, tiện nơi giầu nƣớc. (Mai công nói): Thấy treo tranh Di Tề một bức, đề thơ dãi tâm phúc mấy lời. (Hà Bắc nói): Bá Trọng đương niên ngạ Thú Dương, Chí kim thao hữu tính danh hương. Nhược giao Thúc Quý như kim tại, Khẳng nhẫn quần gian lập miếu đường218. (Lại nói): Đây đã tới nơi kinh địa, ta vào thăm chốn tƣớng môn. (Môn lại219 nói): Tôi là môn lại, [T9] vâng giữ cửa ngoài, Thảy chẳng luận ai ai, Thấy có lễ mới cho vào bẩm – hờ. (Mai công nói): 214 Trú quán: Quán trọ. 215 Di Tề: Tức Bá Di và Thúc Tề, hai con vua nƣớc Cô Trúc, chƣ hầu của nhà Thƣơng. Khi Vũ Vƣơng lập ra nhà Chu, Bá Di và Thúc Tề cho việc làm của Vũ Vƣơng là bất nghĩa, không thèm ăn thóc nhà Chu, lên núi Thú Dƣơng ở ẩn, hái rau vi ăn rồi chết đói ở trên đó. 216 Trân cam: Trân là thứ quý giá, đồ ăn ngon. Cam là vị ngọt. Ý nói đồ ăn ngon, quý giá. 217 Nhà trong. 218 Đoạn trên nghĩa là: Năm đó ngƣời anh là Bá Di chết đói ở Thú Dƣơng\ Đến nay vẫn cháy mà tên họ còn thơm\ Nếu khiến ngƣời em là Thúc Tề nhƣ còn đƣợc đến nay\ Thì hẳn chịu bọn gian ác lập miếu đƣờng thờ cúng. 219 Môn lại ở đây là chỉ nha môn ở bộ Lại. PL.166 Ai canh trong ấy, vô bẩm cho minh220, Tôi tri huyện Lịch Thành, mới về bộ vào hầu tƣớng quốc. (Môn lại nói): Ngài mô ngạo ngƣợc, kiệu đến nghênh ngang. Vô tay không chẳng có bạc vàng, Trơ nhân mộc chứ nào lễ nghĩa. Hầu môn để ra vào không dễ. Tƣớng phủ đó bẩm gửi có tiền, Có thì sẽ bẩm gửi để vô liền, Không thì hãy đứng ngoài thành cho xa tót. (Ngài nói): Hỏi các chú đây là quốc lệ221, Hay chúng ngƣơi mới đặt phủ quy? Nhƣ mỗ đây vốn chẳng cầu chi, Chúng bay đó mần chi cho tốt. (Ngài vào, Đông Sơ ra nói): Phù Đường thất quan cư Chiêm sự222, Giúp Lý Hoàng tên gọi Nhạc Thiên, Giữ lòng trung vàng [10] đá vững bền, Soi dạ nghĩa vàng son sáng vặc. (Lƣ tƣớng nói): Tôi Lƣ Kỷ quyền cao nguyên tể223, Giúp Lý Đƣờng chức trọng Thái sƣ. Con gái men 224 tử cấm cung nga, Con nuôi mỗ Hoàng Tung ngự mã. Triều quan quá nửa làm môn hạ, Biên trấn hai phần nhập đảng trung225. 220 Minh: Sáng tỏ, rõ ràng. 221 Lệ nƣớc, phép nƣớc. 222 Nghĩa là: Giúp nhà Đƣờng có quan Chiêm sự (ta quen gọi là Thiêm sự). 223 Nguyên tể: Chỉ ngƣời nắm giữ chức vụ rất cao, tƣơng đƣơng nhƣ tể tƣớng. 224 Men: Mon men, lân la, gần sát. PL.167 Ai có bạc vàng thì mỗ duyên thƣởng quân công, Kẻ không lễ nghĩa thì mỗ vu cho phản tội. (Hoàng Tung nói): Ơn Thái sƣ đầu kia đội nặng, Phận ti tiểu226 thân nọ nhẹ xem. Uốn lƣng chiều lũ nịnh sàm, Co gối theo bề gian trá. Quan cƣ ngự mã, Biểu tự Hoàng Tung, Dƣỡng tử Lƣ công, Ân nhi Thái tể. (Vua Đƣờng nói): Lý Đƣờng227 kế trị, trẫm hiệu Túc Tông, Đâu đâu đà tƣới khắp nhân phong228, Chốn chốn lại đƣợm nhuần đức chính229, Trong [T11] lang miếu230, tận trừ gian nịnh, Ngoài quận châu, mong khắp chọn trung lƣơng, Để quốc gia miên viễn cửu trường231, Cho dân thứ khang cƣờng phú thịnh. Nay có ban ra một lệnh, Mai Thái sƣ bái khánh lục tuần232, Khắp trong triều văn võ đình thần, Đều phải tới chúc mừng tƣớng phủ. (Vua vào, Mai công nói): Tôi Mai Khôi ngửa trông vƣơng dụ, 225 Câu trên ý nói các quan ở trấn giữ bên ngoài có đến hai phần là thuộc bè đảng của Lƣ Kỷ. 226 Ti tiểu: Thấp hèn. 227 Nhà Đƣờng do Lý Thế Dân lập ra, cho nên gọi là Lý Đƣờng. 228 Nhân phong: Gió nhân, ý nói lấy đức nhân mà cai trị muôn dân, nhƣ gió thổi vậy. 229 Đức chính: Làm chính trị bằng đức trị, ít hình phạt. 230 Lang miếu: Chỉ triều đình. 231 Mãi mãi dài lâu. 232 Mừng thọ 60 tuổi. PL.168 Mừng tƣớng quốc biện đủ vàng hƣơng. Gọi là đƣa một chút lễ thƣờng, Xin ngƣời nhận từ đƣờng nghĩa trọng. (Kỷ nói): Ơn Mai công tới đây quá vọng, Mời thọ tiệc là đó tận hoan. (Mai công vào, Kỷ lại nói): Nay Mai Khôi đã muốn, Nếu gan chốn Lƣ Kỷ, phải cho biết mặt, Đã ra tay lƣới sắt, khôn che vững gan vàng, Hết cậy đó rằng trung, kẻo chê ai rằng nịnh. (Thái giám nói): Tôi quan [T12] giám ngửa trông ngọc dụ, Đòi Thái sƣ tức nhập kim chƣơng. (Kỷ nói): Vâng theo quan gám, Tả biểu từ kíp tấu, Tiên trừ miễn di hậu hoạn233 – hà. (Vua nói): Nay cung trong nhàn hứng, Đòi Thái tể hầu cờ, Thử coi kẻ đƣợc thua, để biết ai cao thấp. (Kỷ nói): Muôn tâu bệ ngọc, trăm lạy thềm vàng, Tai trộm nghe giặc kéo sang, Bụng nào ngƣơi tới cờ mà đƣợc ong tay áo. Có ngƣời tƣ ƣớc mật biểu dâng, Không cƣu đƣợc, hay đến buổi chầu xin dùng chƣớc này, thời xuyến phỉ234 rõ ngay mƣu ấy. 233 Hai câu trên nghĩa là: Viết tờ biểu gấp tâu lên, trƣớc phải diệt trừ [Mai Công] để tránh mối lo về sau. PL.169 (Vua nói): Diệu kế! Chân diệu kế! Kỳ mưu! Thị kỳ mưu!235 Truyền chúng quan kíp hội long lâu, Ấy triều sĩ mau bày hổ lƣợc. (Chúng quan ra hô): Vạn tuế! Vạn tuế! (Vua nói): Tứ tọa236! Nay biên báo Sa Đà Đát Đãn, Mới lần vào trong cửa trùng quan, [T13] Cho Đông Sơ tham tán binh quyền, Còn Đổng súy Nhạc Thiên tƣớng lệnh, Ra tay đãng định237, rõ mặt công hầu. (Mai công nói): Dạ, dạ! Muôn tâu, Tôi nay phụng mệnh, chức nọ gián quan. Nhƣ phen này động việc binh đoan, thì chƣớc238 tại Lƣ, Hoàng hai gã, Sơ chẩn mễ239 để yên Hoa Hạ. Nay cầm cơ cƣớp lợi tiểu di, Thóc chật vàng tích để làm chi. Xin chẩn hóa240 lại e lệ cả. Chém Lƣ Kỷ, Hoàng Tung hai gã, Đem kiêu đầu241 để tạ bốn phƣơng, Thế hẳn thời đạt đán lại giáng242, 234 Xuyến phỉ: Những bọn làm việc xấu, nổi loạn. 235 Hay câu trên nghĩa là: Kế hay, thật là kế hay; Mƣu lạ, đúng là mƣu lạ. 236 Tứ tọa: Ban cho đƣợc ngồi. 237 Đãng định: quét sạch và định yên lại. 238 Chƣớc: Mƣu chƣớc. 239 Phát chẩn, cứu giúp thóc gạo. Ý nói ban đầu phải phát phẩn cứu đói để yên lòng dân. 240 Chẩn hóa: Cấp phát hàng hóa. 241 Kiêu đầu: Một loại tội hình, chém đầu rồi treo (bêu) lên cây. PL.170 Lời trung gián thánh hoàng soi xét. (Vua nói): Thấy nói tựa sấm vang mặt đất, Nghe tâu nhƣ sét đánh lƣng trời. Hẳn mƣu kia giặc Đát mào lời, Mà chƣớc nọ Sa Đà mật kế. Lệnh truyền lực sĩ chính pháp Mai Khôi, Còn [14] Đông Sơ, Phùng Lạc hai ngƣời, Chiếu nghịch mệnh cách hồi dân tịch243. (Vua vào, Mai Công nói): Ngẫm thay đảng nịnh, mƣu hại bề trung, Mỗ kiếp này không đốt sống Hoàng Tung, thì ngƣời sau cũng ăn tƣơi Lƣ Kỷ. Đù cha phƣờng gian ngụy, bắt trị lũ lộng quyền. Mỗ thác chung, trên đã có hoàng thiên, Bay sống nịnh, dƣới không hậu thổ. (Mai chết, Trần, Phùng cùng khóc rằng): Mai công hề! Mai công sầu vân hề! Ám ám lệ vũ hề! Thâm thâm Mai công hề! Mai công tai, ngã sinh hề! Hà bổ khốc quân tử hề! Hà cùng Mai công hề! Mai công quân vị ngã hề! Hàm oán ngã vị quân hề! Hiệu trung Mai công hề! Mai công thử thệ hề! Tất báo tư oán hề! Nan dung Mai công hề! 242 Đạt đán lại giáng: Đạt đán là chỉ thời tốt lành, đất nƣớc yên bình. Giáng là xuống, đến. Ý nói thời kỳ tốt lành lại đến. 243 Xét theo tội trái nghịch, đuổi về làm dân. PL.171 Mai công hữu cầu hề tất ứng! hữu cảm [T15] hề tất thông, Mai công hề! Mai công!244 (Quan phủ Thƣờng Châu nói): Mỗ Thƣờng Châu tri phủ, Cùng Lƣ tƣớng245 gia thần, Lắm bạc tiền nên đƣợc chức thân, Ấy lắm lễ nghĩa hóa quyền thái thú. Ngửa vâng tƣớng lệnh mật sức phủ đƣờng. Nay Mai công đã chính pháp trƣờng, Còn thê tử lại còn nã tróc246. Đầu canh năm bổ vây tức tốc, Không cho một kẻ lọt chân ra. Trừ phủ quan hãy biện tửu trà, Để tỉnh phải vui chơi đàn hát. (Trò Do nói) Thậm kíp! Chân thậm kíp! Chí nguy! Thị chí nguy247! Nếu ta nay chẳng trƣớc báo, thì ngƣời ấy ắt sau khổ, 244 Đoạn trên nghĩa là: Mai công chừ, Mai công, mây buồn chừ! Mịt mờ mƣa lệ chừ Thăm thẳm Mai công a! Mai công hỡi, ta sống chừ! Khóc ích gì anh chết a! Sao cùng vậy Mai công chừ! Mai công, anh vì tôi a! Ngậm oán, tôi vì anh a! Noi theo lòng trung Mai công chừ! Mai công hỡi lời thề này! Ắt sẽ báo oán riêng chừ! Khó tha đƣợc Mai công a! Mai công có cầu chừ, tất ứng! Có cảm chừ, tất thông. Mai công chừ! Mai công! 245 Lƣ tƣớng: Chỉ Lƣ Kỷ. 246 Nã tróc: Bắt bớ. 247 Rất gấp! Thật rất gấp! Rất nguy, thực rất nguy! PL.172 Thửa ta là thần tử, phải báo vƣơng ân248, Đêm khuya lên ngựa mau chân lên đƣờng. Phiên vắng mình đổng tế. (Lại nói): Tay mau vỗ cửa, chân gấp vào nhà, Soạn cho [T16] mau chƣớc gửi với bà, Đi cho gấp sau thƣa cùng cậu. Nghe Lƣ tƣớng tâu vu sàm khẩu, Mắng Mai công mắc nạn vong thân. Mật chỉ về tận tróc gia nhân249, Nên gấp đến gửi thân ơn chúa tôi. Thầy tớ cũ xin gấp theo bà, Hỷ Đồng ngƣời nhà phải theo cùng cậu. Nghi Trƣng huyện, cậu kíp nƣơng với nhạc gia. Sơn Đông quận, bà vốn cùng bào đệ. (Các xứ thoát rồi, phủ quan nói) Kíp truyền nha lệ, khẩn sức quân nhân, rày mai kíp kíp rời chân ngựa, cất lạc mau mau nhẹ gót. Bủa lƣới sắt chớ chầy, Một phút loát gƣơm vàng, Chẳng trễ nửa giờ, thu hóa tài, tận nã Mai gia250, Tìm trân bảo về dâng Lƣ tƣớng. (Lại nói): Cả nhà cả họ Mai chẳng thấy một ai, Vừa của vừa ngƣời nó chẳng còn [T17] một tí. Khen tài Mai thị, quả phúc còn hồng, Kíp về báo với Lƣ công, mau sức quảng hành tầm nã251. 248 Vƣơng ân: Ơn vua. Là kẻ tôi con (thần tử) thì phải báo ơn vua. 249 Bắt hết những ngƣời thân thích trong nhà. 250 Bắt hết nhà họ Mai. 251 Tìm bắt rộng khắp. Ý nói lùng bắt khắp nơi. PL.173 (Bà hàng nói): Tôi quê huyện Nghi Trƣng chứa khách, Nhà bán hàng thanh sạch ai bằng. Chốn thị thành tiếng đã gọi rằng, Nơi phƣờng phố điều chi cũng đủ. (Mai Sinh nói): Dám thƣa với mụ, xin bảo cùng tôi hay, Ông huyện ấy có phải Hầu Loan. Bà quán đó nói cho tôi đƣợc biết. Tôi Mai Sinh gặp cơn túng cất, Với Hỷ Đồng tìm đến nƣơng nhờ. (Quán nói): Bần cư trung thị vô nhân vấn, Phú tại sơn lâm hữu khách tầm252. Quan ở đấy bát vạn tri âm, Ngƣời vô đó nhất văn253 chẳng đƣợc, Với ngƣời vào trƣớc đã thấy ra không, Thế tục hôi nồng254, nhân tình mặn lạt. (Hỷ Đồng nói): Dám trình lạy cậu, xin [T18] xét lời con: Có câu rằng: “Còn cha gót đỏ nhƣ son, Không nghe chuyện, thấy của lòng đen nhƣ mực”. Bà quán nói ắt là tình thực, Con trộm nghe chẳng phải lời hƣ, Đồ lý hành hãy gửi vào nhà, Con thay mặt trƣớc xin vào huyện. Nhƣ ngƣời còn thƣơng đến, thì cậu hãy nên vào. Bằng có sự làm sao thì không đƣơng nạn255. 252 Nghèo nơi phố thị không ngƣời hỏi, Sang nơi rừng núi vẫn khách thăm. 253 Nhất văn: Một cắc. Ý nói không có tiền thì không đƣợc vào. 254 Hôi nồng (còn đọc là khôi nồng): Lạnh nóng. (Hôi nguyên nghĩa là tro lạnh). PL.174 Ấy đạo thần tử con xin chịu vậy, Thù quân thân cậu chửa quên ngay, Chờ bao giờ con tạo vần xoay, Thì cũng có ngày báo phục. (Hỷ Đồng báo rằng): Cậu nào canh đó, tôi gửi lời này, Tôi Mai Sinh vừa mới sang ni, Nào bán tử256 đến hầu ngài đó. Trình cho quan tỏ, nói lại tôi hay. (Quân nói): Cậu Mai Sinh hãy đứng lại, Ấy chú bán tử, hãy ra ngồi đó, Tôi [T19] vào bẩm đã, cậu sẽ đến sau. (Hầu Loan nói): Nhờ Lƣ tƣớng bổ Nghi Trƣng huyện, Chức thân dân biểu tự Hầu Loan, nhà hào phú tiền bạc dƣ ngàn, Của súc tích ngọc vàng không thiếu. Sinh một gái phong tƣ257 yểu điệu, Bằng với trai tài mạo đoan trang, Xƣa Mai gia ƣớc nghĩa phƣợng hoàng258, Nay Lịch Thành vắng tin nhạn cá. (Quân nói): Cúi đầu thƣa dƣới đối, Ngửa mặt bẩm bên tai, Thấy có một chàng, Tên gọi Mai Sinh, Dẫn mắt chiếu xƣng là bán tử. 255 Đƣơng nạn: Chịu đựng đƣợc khổ nạn, khó khăn. 256 Bán tử: con rể 257 Phong tƣ: Dang vẻ, phong thái. 258 Phƣợng hoàng: Phượng là con chim đực, hoàng là con chim cái, chỉ nam nữ, đây chỉ việc ƣớc hôn. PL.175 (Hầu Loan nói): Việc chi bay giận dữ ấy, Thực là hẳn mày con259 xƣa, Mấy năm đã có lời nguyền, Nay hai họ ắt không phụ ƣớc. Nào phòng trà mau quạt, nƣớc, Giục nhà bếp kíp làm cơm. Vào nhà sau dãi tỏ niềm đan, Để ta trƣớc đặt bầy lễ nghĩa. [T20] (Hỷ Đồng nói): Tiểu sinh trăm lạy, đại phụ muôn thƣơng, Nay họ Mai gặp của260 phi thƣờng, Xƣa tƣớng quốc trở đƣờng vu hãm. Phụ thân đã mắc điều hình thảm, Thê tử lại tầm nã âu sầu, Nên phải trốn sang Hầu để tựa nƣơng tất hạ261. (Loan nói): Ngƣời đà thiên nã262, ta há dám dung, Đem già gông, phó xuống263 ngục trung, Để áp giải nạp vào kinh quốc. Con gái ta đâu khuất tƣởng mặt trai ấy, Há dám bề rể Đông sàng264. Để đó thiếu chi dâu Nam giản, nọ thì tiền thừa của. (Quân đi ra, Hỷ Đồng khóc nói): 259 Mày con xƣa: con nuôi ngày xƣa. Con mày (từ Việt cổ): con nuôi. 260 Của (từ Việt cổ): sự việc. 261 Tất hạ: Dƣới gối, ý nói cầu cạnh, nhờ vả. 262 Thiên nã: Trời bắt. Vì nói trời bắt nên ta đâu dám chứa. 263 Phó xuống: Giao xuống. 264 Đông sàng: Giƣờng phía đông. Điển tích: Theo sách Tấn thư, Thái úy nhà Tấn là Khƣớc Giám sai ngƣời đến nhà Vƣơng Đạo kén rể cho con trai mình. Con cháu nhà họ Vƣơng nghe tin, ai cũng làm ra vẻ đứng đắn, nghiêm chỉnh, duy có một ngƣời nằm ƣỡn bụng ở giƣờng phía đông, nhƣ không hay biết chuyện đó. Khƣớc Giám liền nói: “Ngƣời ấy chính là rể quý của ta”, rồi gả con gái cho, đó chính là Vƣơng Hy Chi, một danh sĩ, nhà thƣ pháp nổi tiếng thời Tấn. Đây ý Hầu Loan muốn ám chỉ Mai Sinh xem mình nhƣ rể quý. PL.176 Nghĩa chủ ôi nghĩa chủ! Ân gia hỡi ân gia! Đạo tôi con, sinh tử cũng là thù quân phụ, Hãy từ lo báo, Còn thuốc độc sẵn trong tay áo, Hết lòng này phải đạo chủ tôi. Uống vào rồi phơi phới [T21] hồn mai, Tả ra đó hiu hiu phách quế. (Mai Sinh siêu thoát rồi, Hòa thƣợng nói): Nam Mô A Di Đà Phật, Tôi họ Trần tên gọi Nhật Cao, Đỗ Thám hoa võ cử đã lâu, Ba tòa trấn mấy lần đổng tƣớng. Áng danh lợi lòng kia không tƣởng, Chốn lâm tuyền dạ nỏ còn tham, Nên ra tu cảnh chùa am, Đà thoát tục, bến chùa cổ tích. (Tiểu nói): Nam Mô Phật! Nam Mô Phật! Bạch lạy thầy, ngƣời ở đâu đến, Trƣớc cửa chùa tôi thấy mối treo trên cành liễu. (Sƣ nói): Mau cứu gấp! Mau cứu gấp! Gấp cởi ra! Gấp cởi ra! Ngƣời ở đâu mò liễu, oan gia đem vào đó, mau mà cứu lấy. Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát, Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. PL.177 Khƣơng thang265 kíp đổ, [T22] bán hạ mao viên266, phách quế đã an, hồn lại tỉnh chƣa? Sao liều mình hỡi chú thƣ sinh, phải nói thực tình để ta biết dạ. (Sinh nói): Cúi đầu bái tạ, ngửa mặt gửi thƣa, Tôi Hỷ Đồng tuổi hãy ngây thơ, Thầy phó267 giữ hòm đồ trót mất. Nghĩ đà túng đất, khôn vƣợt đƣờng trời, Phải tính cho thôi, còn ngờ gì nữa. Nay ơn sƣ đà cứu trợ, xin làm tiểu để nƣơng nhờ. (Sƣ nói): Thôi ở đây tƣới cảnh vun hoa, Vào trong nọ pha trà lau án. Coi con ngƣời ra tuồng hảo hán, Thấy nết vào dáng hào hoa, Bây giờ nƣơng đƣợc Thiền Già, Sau nữa ơn nhờ Phật tổ. (Đông Sơ nói): Thƣợng thƣ Binh bộ hồi hƣu, Trần thị Đông Sơ biểu tự. Giận Lƣ Kỷ cƣu268 lòng độc dữ, Thƣơng Mai công bền dạ [T23] trung trinh. Nay chùa Thọ Am, rà hỏi sƣ huynh, Để đồng269 bào nghĩa bày tình tiểu đệ. (Sƣ nói): Nay gặp em vui vẻ, xƣa đƣợc kẻ rất may, 265 Khƣơng thang: nƣớc canh gừng. 266 Bán hạ mao viên: (Elaeagnus courtoisi), còn gọi là Tứ nguyệt tử, Dã anh đào, chủ trị việc cầm máu, phù thũng do trúng độc. 267 Phó: Giao cho. 268 Cƣu: Mang. 269 Đồng: Cùng. PL.178 Chú tiểu đây treo ở cành cây, Anh cứu đó để cho tƣới cảnh. Nết na tính hạnh phong nhã, hào hoa ra dáng con nhà. Nay dòng lệnh tộc sao làm nô bộc, tên gọi tiểu đồng cho gã về cùng, để em nuôi lấy. (Đông Sơ nói): Anh nay đã dậy, em đó xin vâng, Đƣợc tiểu rất mừng, giã sƣ kíp tới. (Hỷ Đồng nói): Tạ thầy bốn lạy, giã cảnh một lời, Trần phủ trông sái, Thọ Am đã khuất. (Đông Sơ nói): Nay thong thả thăm chùa vãn cảnh, Mai anh cho chú tiểu tƣới cây, Nào phu nhân công tử ra đây, Còn thiếu nữ Hạnh Nguyên ở đó. Hỷ Đồng tên [T26270] nọ, phong dáng con nhà, Việc quen tƣới cảnh vun hoa, Nghề rỗi họa thi viết thiếp. Chốn mai đình cho vào dọn dẹp, Nay thƣ viện đây đến nghỉ ngơi. (Đông Sơ nói): Đêm qua khấn mai kia bội nở, Thì họ Mai còn kẻ làm nên. Ngày nay xem hoa nọ bỗng tàn, Thôi nhà không ai lại khá. Đau trong lòng dạ, xót nghĩa bạn bè, Mạo nơi này quyết dạ xuất gia, Tràng hạt nọ cất đầu thoát tục. 270 Tờ 24, và 25 chụp lặp lại tờ 22 và 23. PL.179 (Hạnh Nguyên nói): Cỏ hoa vật bấy mƣa gió sự thƣờng, Làm chi cho nhọc bụng lo lƣờng, Vốn nữa để bền lòng ngợi nghĩ. Để con xin khấn lại, May trời đơm hoa vào. (Đông Sơ nói): Ừa! Cho con khấn lại một tao271, Thực nhƣ mai nở ra hai độ, Trời còn phù hộ ta mới nguôi lòng. (Hỷ Đồng nói): Kỳ [T27] phùng! Thậm kỳ phùng! Hoan hỷ! Chân hoan hỷ!272 Hoa đâu kỳ dị, hƣơng nọ ngạt ngào, Báo hoa mai kíp kíp, Trao tay đòi Hoàn thị mau mau. Tớ bẩm đề thi nhất thủ273, khiến hứng ba vần. (Thơ rằng): Thốc thốc mai hoa sổ trượng cao, Minh cầu vũ lộ hạ thiên tao. Tạc tiêu hoa mộc thành khôi thổ, Nhị thứ hoa khai vạn lý tao274. (Liễu Hoàn nói): Dám bẩm lạy ông, tôi thấy sự này thực hoảng, Mà tôi sợ ông cáu nên không dám nói. (Đông Sơ nói): Việc gì, cho con nói. 271 Tao: lƣợt. 272 Gặp gỡ kỳ lạ, thật gặp gỡ kỳ lạ. Vui mừng thay, thật vui mừng thay. 273 Đề thi nhất thủ: Đề thơ một bài. 274 Bài thơ trên nghĩa là: Súm xít hoa mai vài trƣợng cao, Sáng cầu mƣa móc dƣới trời cao, Đêm qua hoa mộc thành tro thổ, Hai độ nở hoa muôn dặm trao. PL.180 (Liễu Hoàn nói): Dạ! dám bẩm ông, thực là trời cũng thƣơng con gái hơn ông lão. (Ngài nói): Sao con biết? (Liễu Hoàn nói): Dạ dám bẩm, đêm trƣớc ông khấn thì hoa rụng đi, mà đêm nay cô tôi khấn thì hoa nở lại. Thế có phải khóc trời, vì cô tôi hơn ông không? (Ngài nói): Sà! Con nói bớt mà ta thốt thẹn, Đằng mặt thƣợng văn ngôn khoét buồn tâm trung. Thơ Hỷ Đồng đề trƣớc bình phong, Con nhà cũng họa chơi coi thử. (Xuân Sinh nói): Tôi Xuân Sinh vâng lời nghiêm phụ, Họa theo vần nhất thủ dâng lên. Thơ rằng: Sổ sắc mai hoa duyên tối cao, Y y đĩnh thị tự nhi tào. Chỉ nhân thành ý thong thiên giới, Cố sử quỳnh mai phóng nhị tao275. (Ngài nói): Thơ nguyên đề tứ cú276 già dặn, Bài tục họa ba vần thanh kỳ277. Hạnh Nguyên con cũng họa tức thì, Để cha biết tài nhi nữ tử. (Hạnh Nguyên nói): 275 Bài thơ trên nghĩa là: Vài đóa hoa mai duyên thật cao, Đĩnh đạc nhƣ xƣa tựa con tào, Chỉ bởi ý thành thấu trời tỏ, Nên khiến quỳnh mai nở đôi nào. 276 Tứ cú: Bốn câu. Bài thơ của Hỷ Đồng gồm 4 câu (tứ tuyệt). 277 Thanh kỳ: Tƣơi đẹp, mới lạ. PL.181 Tôi Hạnh Nguyên ngửa vâng huấn ngữ278, Họa ra câu một thể dâng lên. (Thơ rằng): Xuân nhật mai hoa phẩm tối cao, Hựu nhân thượng đế giáng nhi tào. Hạo [T29] thiên bất phụ trung lương nghị, Tài sử mai hoa phóng nhị tao279. (Ngài nói): Tài nữ nhi thực đã nên rằng, Đấng so nam tử cũng bằng rất mực. (Liễu Hoàn nói): Cúi đầu dám bẩm, ngẩng mặt gửi thƣa, Đáp Hỷ Đồng tôi mở xem tờ, Thấy bài vị nghĩ từ ở đó. Sự này đã rõ, công tử họ Mai, Nên kíp gửi lời trình ông đƣợc biết. (Ngài nói): Thôi con ra đòi vào cho kíp, Để ông coi cho biết tình chàng. (Liễu Hoàn nói): Hỷ Đồng hỡi, Hỷ Đồng! Vƣơng thị hỡi, Vƣơng thị! Xƣa còn trá ngụy nay đã rõ ràng, Tớ có đƣợc vàng, ngƣơi Mai Lƣơng Ngọc. (Mai Sinh nói): Có ai quen thuộc mà biết căn nguyên, Muội đội ơn Hoàn cứu Mai hoạn nạn. (Thúy Hoàn nói): 278 Huấn ngữ: Lời dạy bảo. 279 Ý nghĩa bài thơ trên: Mai nở ngày xuân đẹp xiết bao, Lại vì thƣợng đế giáng nhi tào, Cao xanh nào phụ trung lƣơng kẻ, Mới khiến hoa mai nở đôi nào. PL.182 Lòng đây đã rõ, dạ nọ đừng e, Hãy cứ theo về, [T30] can chi mà hãi. (Ngài nói): Mai Bích Ngọc hãy còn, ví non vàng chƣa mất,, Trƣớc sao con không nói thực? Này thì bác mới biết tình cho, Cho vào đó với Xuân Sinh mà kết làm tâm khế. (Mai Sinh nói): Cúi đầu lậy tạ, dốc dạ báo đền. (Ngài nói): Làm phụ mẫu giả, Sinh nam nguyện hữu thất, Sinh nữ nguyện hữu gia280. Mai Bích xem phong dáng con nhà, Hạnh Nguyên nó đƣợm da sắc nƣớc. Nay ta giao ƣớc cho gã kết duyên, Nhà thi thƣ khoa giáp dõi truyền, Dòng khanh tƣớng công hầu nề nếp. Cầu ô sẵn dẹp, sứ điệp tiện đƣờng, Để mai nghe chàng chiếm bảng vàng, Bấy giờ sẽ đặt làm tiệc ngọc. (Phu nhân nói): Coi chàng học hành, đáng đỗ khôi nguyên, Thực là trời nọ đƣa duyên, Thế mới thỏa lão ni [T31] sở ƣớc281. (Thủ quan nói): Tôi hào phú kể tiền ngốc mục282, Nhờ Thái sƣ cho chức trọng quan sang. 280 Bậc làm cha mẹ, sinh con trai thì mong có vợ, sinh con gái những mong có chồng. 281 Sở ƣớc: Điều mong ƣớc, mong muốn. 282 Ngốc mục: Quá tầm mắt, che hết cả mắt, ý nói rất giàu có. PL.183 Làm đổng nhung gia cửa vấn quan, Quyền đốc tƣớng ngăn phòng phiên quốc283. (Quân báo): Thậm cấp, chân thậm cấp! Chí nguy, thị chí nguy284! Nƣớc Sa Đà thiên vạn hùng sƣ, Ngƣơi Đát Hãn tam thiên mãnh tƣớng. Kíp công quan thƣợng285, Phi báo đồn trung286. Chốn ải quan xin kíp đề phòng, Nay đồn giặc nối mau tiếp chiến. (Đổng binh nói): Chiến chi mà chiến, chinh chi mà chinh, Mỗ xƣa nay không biết chiến tranh, Sẵn bạc tiền chỉ quen rút soát287. Đƣờng chữ nghĩa thì tôi ngu dốt, Việc mƣu cơ thì tớ288 vụng hèn, Lƣ thái sƣ thấy lắm bạc tiền, Tâu thiên tử bổ lên quan chức. Đánh sao đƣợc giặc, đóng chặt cửa thành. Thƣớng mã về [T32] cáo cấp289, Triều đình tiếp binh đến, nhờ oai tƣớng quốc. (Phiên nói): Mãnh tƣớng tam thiên khua hổ báo, Hùng binh thập vạn tẩu long xà. Cõi Phiên bang, quốc hiệu Sa Đà, 283 Bản phiên cũ bỏ cả đoạn này. 284 Rất kíp, thật rất kíp. Cực nguy, thực cực nguy. 285 Đã đánh gấp ở biên giới. 286 Kíp báo cho các đồn ở trong nƣớc. 287 Rút soát: Bòn rút, kiểm soát để lấy tiền. 288 Tớ ở đây là chỉ tôi tớ, cấp dƣới. 289 Cáo cấp: Kíp báo. PL.184 Ngôi chủ súy tên xƣng Đát Hãn. Tƣớng nào hảo hán ra địch cùng con, quyết chiến trận tiền, chớ nên thoái việc. (Đổng binh nói): Ừa, chú lính ôi! Ừa các anh cai ôi, Chú mô bạo, chú mô sõi? Chú mô cuồng, chú mô hung? Đem mỗ đi cùng, dắt cô dậy mấy. Này lụa, này vải, này gạo, này tiền, Này bạc290 hoa viên, này vàng đúc khối, Này đôi câu đối, này bộ đồ trà, Này cặp ngang nha291, này la võng đỏ, Này mèo, này chó, này ngỗng, này gà, Này tƣơng, này cà, này mắm, này muối, So đi cho trọi, đứng bỏ sót chi. Đem [T33] gấp về quê, để cô làm vốn, Tìm đƣờng ta chuồn, yên sẽ lại ra. Chút lễ cho già, lại nô khai phục, Đánh chi mà nhọc, rồi chẳng khỏi tiền. (Quân nói): Cúi đầu thƣa dƣới gối, ngửa mặt bẩm tai, Có đảng công Lƣ Kỷ hai ngƣời, Phụng thánh chỉ ra đòi Trần phủ. (Đông Sơ nói): Mỗ Đông Sơ tiếp nghênh vƣơng dụ, Mừng Thái sƣ phụng tiếp kim ngôn. Đặt long đình ra trƣớc nghi môn, Trên phụng chiếu vào trong đƣờng thất. 290 Nguyên thƣ viết chữ 治 (âm trị). 291 Ngang nha: Ngà voi đắt, ngà voi quý. PL.185 (Lƣ công nói): Tuyên dụ chỉ, Trần công thính mệnh, Khải292 sắc văn, Hạnh thị tuân hành. Nƣớc Sa Đà dấy việc chiến tranh, Đồng Quan ải hoành hàng khó giữ. Trong triều đình tuyển dụng mỹ nhân, Ra Phiên bang thông sự hòa thân. Trƣớc Hạnh Nguyên con gái họ Trần, Sau mỹ nữ nhân dân, bốn mƣơi đều [T34] ra Phiên quốc. Trƣớc theo với Hạnh Nguyên không đƣợc chầy, Duyên 293 Đảng công hộ tống. (Hạnh Nguyên nói): Nào tài lƣơng đống, nào kẻ lƣợc thao, Lúc thanh bình tán tía võng đào, Khi ninh tĩnh294 gƣơm vàng đai bạc. Thấy lắm giặc tƣớng coi ngơ ngác, Nghe ít quân bụng nghĩ mê cuồng. Gớm mặt hay! Gian nịnh một tuồng, Hết lòng giữ! Trung trinh mấy kẻ. Cẩm bào nọ, mãng295 thêu hoài chỉ, Kim mạo296 kia, bông kết ống vàng. Nào trƣợng phu thành đan miếu đƣờng, Dầu nhi nữ dẹp yên xã tắc. Hao mạch nƣớc, thêm uy cho giặc, Hôi mỡ dân, đem của về nhà. Tớ phen này không xé đƣợc da, 292 Khải: Mở ra. 293 Duyên: Đi theo. 294 Ninh tĩnh: Thanh bình, yên ổn. 295 Mãng: Một thứ phẩm phục của quan lại, thêu hình nhƣ con rồng, nhƣng có 4 cái chân và ít hơn rồng một cái vuốt. 296 Kim mạo: Mũ vàng. PL.186 Thì kiếp khác cũng moi lấy ruột. Nhớ hai thân muôn đƣờng chua xót, Dời một bƣớc nghìn nỗi đắng cay. Công sinh thành mƣời bảy năm [T35] nay, Ơn nhũ bộ297 muôn nghìn non núi. Đau lòng một mối, thảm nỗi hai thân, Sang nƣớc Hồ muôn dặm một thân, Trong đất cũ trăm phần bên bóng. Phận bồ liễu ruổi bề thị phụng298, Xin xuân huyên 299 nƣớc nặng nhớ thƣơng, Ngẫu một thi lƣu để một chƣơng, Ơn dãi bày năm vần. (Thơ rằng): Nhật nhật khuê trung tú phượng hoàng, Mộng hồn nhất đán viễn tha hương. Tư thân bất đắc quy hương lý, Chỉ vị can qua xuất miếu đường. Đãn thuyết cao đường thường thị phụng, Khởi tri kim nhật vĩnh phân mang. Tòng kim nan đổ song thân diện, Yêu đắc tương phùng mộng lý thường300. (Lại nói): Cậu Xuân Sinh hãy lại đây cho chị nhủ, Chị nhờ em hai gánh hiếu trung. Nhà thi thƣ nề nếp đỉnh chung, Cửa khanh tƣớng nối dòng khoa giáp. 297 Nhũ bộ: Bú mớm. 298 Thị phụng: Hầu hạ. 299 Xuân huyên: Còn đọc là thung huyên, chỉ cha mẹ. 300 Bài thơ trên nghĩa là: Ngày ngày khuê phòng thêu phƣợng hoàng\ Mộng hồn một sớm mãi tha hƣơng\ Nhớ mẹ cha nào về quê cũ\ Chỉ bởi can qua lìa miếu đƣờng\ Những nói mẹ cha thƣờng hầu hạ\Há đâu ngày này mãi chia thƣơng\Đến nay nào thấy bóng cha mẹ\ Muốn đƣợc gặp gỡ giấc mộng trƣờng. PL.187 [T36] Duyên cầm sắt tuy chƣa êm đẹp, Lời mẹ cha từng đã kết giao, Sau để quang tiền dụ hậu301. (Kỷ nói): Nay đã đến kỳ cử nhạc, Đảng công giục kiệu tống hành. (Đông Sơ nói): Nay Trần điệt đăng trình, Nhờ Đảng công bảo hộ, Cho hai sinh theo đó, Yên một dạ lão này. (Đảng công nói): Bác đã gửi, nay em vâng ghi đặng, Xin nƣơng tử cải trang Hồ phục, Truyền chúng tì mô302 sức Phiên y. (Hạnh Nguyên nói): Áo tuy đổi lòng kia khôn đổi, Đƣờng dẫu xa dạ nọ chẳng xa. Bao giờ khỏi đất Trung Hoa, Khi ấy sẽ thay Hồ phục. Trên kiệu ruột đau từng khúc, Nối xe dạ thảm từng phen. (Quân nói): Dám bẩm quý nƣơng, đây Hàm Đan quận huyện, Có đài linh điện cao ngất lung trời. (Hạnh Nguyên nói): Cho quân nhân vào chơi trong huyện, [T37] Để chúng mỗ nghỉ mát trên lầu, 301 Quang tiền dụ hậu: Làm rạng rỡ cho đời trƣớc mà để sung túc cho đời sau. 302 Mô: Mô phỏng, bắt chƣớc theo. PL.188 Thử coi sau đâu trƣớc là gia quán. (Mai Sinh nói): Trên trùng đài, im than thản Chốn cao gác, vắng teo teo. (Hạnh Nguyên nói): Đây thanh vắng tự tình một chút, Dạ nhớ nhung xin đã bày lời thân vọng. Nay nhờ những cửa may lòng nào lại còn sang Phiên quốc. Công danh một cuộc, sự nghiệp nghìn thu. Xin chàng hãy gắng công phu, cùng em tập luyện sớm tối. Trong mây gặp hội, cá nƣớc hữu duyên. Đỉnh chung khoa giáp, Sẵn nền khanh tƣớng, công hầu vốn nếp, Cho cam lòng thiếp, ấy thỏa chí chàng. Chớ đội trời với gã Lƣ, Hoàng, Đừng đạp đất với ngƣơi Tung, Kỷ. Thề kia phải nghĩ, oán nọ chớ quên. (Mai Sinh nói): Bẩm! Phúc bạc xứng đâu má đào, Vững gan vàng khá đổi với lòng [T38] son. Dẫu núi mòn dạ nọ chẳng mòn, Bằng biển cạn lòng kia khôn cạn. Một lời đã hẳn, muôn kiếp còn ghi. Nàng sang Phiên sẵn vị cung phi, Ai ở đó riêng lòng vấn vít? (Hạnh Nguyên nói): Chàng dạy thế dƣờng nhƣ thất tiết, Thiếp từ xƣa đã quyết một lòng. Chữ gái trinh chỉ biết một chồng, Xin quân tử đừng ngờ hai dạ. PL.189 Đã ghi vàng đá mà tạc sắt son, Dẫu ví dù biển cạn núi mòn, Thì cũng vẫn lòng ghi dạ tạc. Chàng ghi nghĩa xuân thu khắn khắn303, Thiếp giữ bề liệt nữ khăng khăng, Thơ một bài để lại giã chàng, Đƣờng muôn dặm đừng phiền nỗi thiếp. (Thơ rằng): Phu thê nam bắc cách thiên dao, Nguyện nhĩ thiềm cung trước cẩm bào. Cách trở nhân duyên Hoa Hạ giới, Song song hà nhật độ [T39] Lam Kiều304. (Mai Sinh nói): Tiếp thơ nghĩ ít đau nhiều, Tiễn nhau xin cũng họa theo nguyên vần. (Thơ rằng): Mã thượng đà yên đồ lộ diêu, Vĩnh từ trung thổ giả Hồ điêu. Giới hà cách trở tình nan tự, Tắc hữu song song độ thước kiều305. (Đảng công nói): Mời nƣơng tử cải trang lên ngựa, Truyền thị tì dịch phục306 đổi trao. Ải Đồng Quan đây đã gần kề, Giao Phiên tƣớng đó mau xa lối. 303 Khắn khắn: Từ cổ, nghĩa là đau đáu, đinh ninh ghi tạc. 304 Bài thơ trên nghĩa là: Vợ chồng nam bắc cách trời xa\Nguyện chàng thềm cung áo lụa là\Cách trở nhân duyên miền Hoa Hạ, Bên nhau ngày nào Lam Kiều qua. 305 Bài thơ trên nghĩa là: Yên ngựa gập gềnh đƣờng vợi theo\ Vĩnh biệt trung châu giả Hồ điêu\ Non sông cách trở lòng khôn tả\ Để đƣợc song song qua Thƣớc kiều. (Trung châu, tức trung thổ, chỉ Trung Hoa. Hồ điêu: Lối phục sức nhà Hán, mũ của quan Thị-trung thƣờng-thị đều cắm đuôi con điêu, đúc con ve vàng đeo vào cho đẹp; Thước kiều: Tức cầu Ô thƣớc, còn gọi là Lam kiều, bắc qua sông Ngân). 306 Dịch phục: Thay đổi trang phục, đây chỉ việc đổi mặc trang phục giống nhƣ ngƣời Hồ. PL.190 (Hà Xuân nói): Khả hận Đường vương tác sự, Sai an bang hà dụng nữ kiều giai307. (Mai Sinh nói): Phù thượng mã yên sầu bất ổn, Sử nhân tâm hạ loạn như ma308. (Hạnh Nguyên nói): Kim nhật xuất quan phận, Biệt hậu Tương Ngân trích, Thấu mã đề sa309, Chia tay muôn dặm quan hà, Kẻ về cố quốc, ngƣời ra ải Đồng. Sao cho tâm sức hiệp [T40] đồng, Moi gan Lƣ Kỷ, thỏa lòng nữ nhi. (Nhị độ mai trò hết hồi thứ nhất) 307 Hai câu trên nghĩa là: Đáng giận vua Đƣờng gây nên sự, khiến việc làm yên đất nƣớc sao phải nhờ đến ngƣời con gái xinh đẹp. 308 Hai câu trên nghĩa là: Giục lên yên ngựa sầu chẳng lặng, Khiến ngƣời trong dạ rối nhƣ gai. (chữ Ma nghĩa là cây đay, cây gai). 309 Câu trên nghĩa là: Ngày nay qua cửa ải, Ngày sau lệ Tƣơng Ngân, vang rền tiếng ngựa hí. (Tƣơng Ngân, tức chỉ sông Ngân (còn gọi sông Tƣơng), sông Ngân biểu thị cho sự cách trở, chia ly mãi mãi. Hình ảnh hai câu này rất cảm động, với hình ảnh ngƣời con gái bƣớc qua cửa ải, nàng biết rằng từ đây sẽ xa cách mãi mãi, vì sự ngăn cách này xa cách nghìn trùng, thăm thẳm nhƣ sông Ngân, lại thêm tiếng ngựa hí thảm thiết, một khung cảnh đẫm lệ, bi thƣơng).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_van_ban_tac_pham_dien_nom_nhi_do_mai.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenThiHaiVan.pdf
Tài liệu liên quan