Luận án Nhã nhạc Huế: Môi trường, đặc điểm và giá trị văn hóa

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THUẬN THẢO NHÃ NHẠC HUẾ: MÔI TRƢỜNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA Chuyên ngành: Văn hóa dân gian Mã số: 62 22 01 30 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG CHÂM 2. PGS.TS.NGƢT. BÙI HUYỀN NGA HÀ NỘI - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này do tôi thực hiện dƣới sự giúp đỡ của ngƣời hƣớng dẫn khoa học. Đề tài và hƣớng nghiên cứu k

pdf192 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nhã nhạc Huế: Môi trường, đặc điểm và giá trị văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không trùng lặp với đề tài nào trƣớc đây. Các sự kiện, trích dẫn, số liệu đƣợc sử dụng trong luận án là trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Tác giả luận án Phan Thuận Thảo ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN................................................................................ i MỤC LỤC LUẬN ÁN......................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................... v MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÃ NHẠC HUẾ......................... 8 1.1. Vài nét về Huế và văn hóa Huế .................................................. 8 1.1.1. Vài nét về địa lý và lịch sử................................................... 8 1.1.2. Vài nét về văn hóa Huế........................................................ 10 1.2. Nguồn gốc và khái niệm Nhã nhạc.............................................. 12 1.2.1. Nguồn gốc Nhã nhạc Huế..................................................... 12 1.2.2. Khái niệm Nhã nhạc Huế..................................................... 17 1.3. Lịch sử Nhã nhạc Huế .................................................................. 23 1.3.1. Giai đoạn hình thành và phát triển....................................... 24 1.3.2. Giai đoạn suy thoái............................................................... 27 1.3.3. Các giai đoạn gián đoạn và phục hồi ................................... 28 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nhã nhạc Huế và cơ sở lý luận........................................................................................................ 31 1.4.1. Vấn đề khái niệm.................................................................. 33 1.4.2. Vấn đề nguồn gốc và lịch sử Nhã nhạc Huế......................... 36 1.4.3. Nhã nhạc trong các môi trƣờng văn hóa khác nhau............. 38 1.4.4. Về sự giao thoa giữa âm nhạc cung đình và dân gian.......... 39 1.4.5. Về đặc điểm của Nhã nhạc Huế........................................... 41 1.4.6. Đánh giá giá trị của Nhã nhạc Huế....................................... 42 Tiểu kết chƣơng 1................................................................................ 44 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÃ NHẠC HUẾ TRONG MÔI TRƢỜNG NGHI LỄ CUNG ĐÌNH.................................................... 45 2.1. Môi trƣờng nghi lễ cung đình...................................................... 46 2.1.1. Bối cảnh văn hóa xã hội....................................................... 46 2.1.2. Mục đích, không gian, thời gian trình diễn.......................... 47 2.1.3. Những ngƣời tham dự........................................................... 49 2.1.4. Nhã nhạc trong tiến trình nghi lễ cung đình.......................... 53 2.2. Đặc điểm của Nhã nhạc Huế........................................................ 58 2.2.1. Nhã nhạc Huế - những đặc điểm nhận diện.......................... 58 2.2.2. Nhã nhạc Huế mang dấu ấn của tƣ tƣởng Khổng giáo......... 65 2.2.3. Tính hoành tráng, trang trọng, bác học và chuyên nghiệp... 75 2.2.4. Tính dân tộc trong Nhã nhạc Huế ........................................ 78 Tiểu kết chƣơng 2................................................................................ 83 iii CHƢƠNG 3: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA NHÃ NHẠC HUẾ TRONG MÔI TRƢỜNG NGHI LỄ DÂN GIAN VÀ MÔI TRƢỜNG SÂN KHẤU.... 84 3.1. Sự biến đổi của Nhã nhạc trong môi trƣờng nghi lễ dân gian Huế................................................................................................ 84 3.1.1. Môi trƣờng nghi lễ dân gian Huế........................................... 85 3.1.2. Sự giao thoa của Nhã nhạc với âm nhạc nghi lễ dân gian Huế..... 86 3.1.3. Sự biến đổi của Nhã nhạc trong môi trƣờng nghi lễ dân gian Huế ................................................................................................ 99 3.2. Sự biến đổi của Nhã nhạc trong môi trƣờng sân khấu............... 106 3.2.1. Môi trƣờng trình diễn sân khấu ........................................... 107 3.2.2. Sự biến đổi của Nhã nhạc Huế trong môi trƣờng sân khấu.. 108 Tiểu kết chƣơng 3................................................................................ 113 CHƢƠNG 4: NHẬN ĐỊNH VỀ GIÁ TRỊ CỦA NHÃ NHẠC HUẾ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY....... 115 4.1. Nhận định về giá trị của Nhã nhạc Huế..................................... 115 4.1.1. Giá trị văn hóa, lịch sử của Nhã nhạc Huế........................... 115 4.1.2. Một số vấn đề cần lƣu ý....................................................... 121 4.2. Vai trò của Nhã nhạc Huế trong xã hội ngày nay..................... 133 4.2.1. Những tác động của xã hội đối với Nhã nhạc Huế............... 133 4.2.2. Vai trò của Nhã nhạc Huế đối với xã hội............................. 136 4.2.3. Những vấn đề đặt ra............................................................. 138 Tiểu kết chƣơng 4................................................................................ 141 KẾT LUẬN.......................................................................................... 142 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.................................. 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 149 PHỤ LỤC............................................................................................. 160 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AL Âm lịch B.A.V.H. Buletin des Amix du Vieux Hue Tạp chí Những người bạn cố đô Huế Hội điển Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ Hội điển Tục biên Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ Tục biên KHXH Khoa học Xã hội Nxb Nhà xuất bản PGS Phó Giáo sƣ PL Phụ lục PTT Phan Thuận Thảo TCN trƣớc công nguyên Thực lục Đại Nam Thực lục TS Tiến sĩ tr. trang UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc v DANH MỤC CÁC BẢNG Thứ tự Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1. Quy trình lễ tế Giao 54 2 Bảng 2.2. Quy trình lễ Đại triều 56 3 Bảng 2.3. Quy trình lễ Đại yến 57 Bảng 3.1. So sánh quy trình nghi lễ cung đình và dân gian 90 4 Huế Bảng 3.2. So sánh cơ cấu dàn Đại nhạc thời kỳ đầu và 94 5 cuối triều Nguyễn Bảng 4.1. Thống kê số liệu ngân sách của Nhà hát Nghệ 134 6 thuật Truyền thống cung đình Huế (2007 – 2012) 7 Bảng 4.2. Doanh thu từ du lịch của Thừa Thiên Huế 137 Bảng 4.3. Số liệu biểu diễn tại Duyệt Thị Đƣờng (2011 – 137 8 2014) 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 7 – 11 – 2003, Nhã nhạc Huế đƣợc Tổ chức Văn hóa, Khoa học, và Giáo dục của Liên hiệp quốc (gọi tắt là UNESCO) công nhận là Kiệt tác Di sản Phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại (Masterpiece of Intangible and Oral Heritage of Humanity)1. Việc công nhận đó đã tạo nên sự chuyển biến mới đối với loại hình di sản âm nhạc này. Nhã nhạc trở thành niềm tự hào và thu hút sự quan tâm chung của nhân dân cả nƣớc. Kể từ khi trở thành di sản văn hóa thế giới, Nhã nhạc Huế đƣợc lƣu tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy nhiều hơn. Nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về Nhã nhạc đƣợc thực hiện. Nhƣng đến nay vẫn còn có những vấn đề bỏ ngỏ, cần đƣợc tập trung nghiên cứu sâu và kỹ càng hơn, từ đó có thể đƣa đến những nhận thức, những nhìn nhận và định hƣớng hợp lý, khoa học hơn cho công tác bảo tồn và phát huy vốn di sản âm nhạc này. Là một loại hình văn hóa phi vật thể, Nhã nhạc đã có những thay đổi nhất định theo thời gian. Nhã nhạc Huế ngày nay không chỉ đƣợc trình diễn trong hoàng cung mà còn trong môi trƣờng nghi lễ dân gian, trên sân khấu và trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Một loại hình âm nhạc cổ xƣa nhƣ Nhã nhạc Huế đã và đang sống nhƣ thế nào trong bối cảnh xã hội mới có nhiều thay đổi? Vấn đề này cần đƣợc nghiên cứu nhằm đƣa ra giải pháp cụ thể để di sản âm nhạc ấy đƣợc bảo tồn một cách bền vững trong tƣơng lai. Từ nhận thức nhƣ vậy, chúng tôi cho rằng cần thiết thực hiện những nghiên cứu cập nhật để hiểu rõ hơn về bản chất của Nhã nhạc Huế, về giá trị văn hóa cũng nhƣ những đặc điểm của Nhã nhạc Huế để từ đó, các nhà 1 Đến năm 2008, danh xƣng này đƣợc đổi thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” theo tinh thần của Công ƣớc về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. 2 nghiên cứu, nhà quản lý, những ngƣời quan tâm đến Nhã nhạc có cách ứng xử hợp lý với di sản âm nhạc này trong bối cảnh xã hội hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu - Nhận diện bản chất của Nhã nhạc Huế, những thay đổi của nó qua các thời kỳ, trong các môi trƣờng văn hóa khác nhau hƣớng đến cái nhìn tổng quát về Nhã nhạc trong dòng chảy văn hóa Huế. - Đƣa ra cách nhìn nhận, đánh giá về giá trị của Nhã nhạc Huế và vai trò của nó trong xã hội ngày nay nhằm có những ứng xử hợp lý hơn với Nhã nhạc Huế để di sản âm nhạc ấy đƣợc bảo tồn một cách bền vững cho các thế hệ mai sau. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp, xử lý các nguồn tài liệu đã sƣu tầm đƣợc. - Nghiên cứu các đặc điểm của Nhã nhạc Huế và sự thay đổi của nó trong các môi trƣờng văn hóa khác nhau. - Đánh giá về giá trị của Nhã nhạc Huế và vai trò của nó trong xã hội ngày nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu về Nhã nhạc Huế. Trong các khái niệm khác nhau về Nhã nhạc, luận án này dùng khái niệm Nhã nhạc là loại hình âm nhạc và múa nghi lễ của cung đình triều Nguyễn ở Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Luận án chú trọng đến nghiên cứu Nhã nhạc ở Huế trong lịch sử triều Nguyễn cùng quá trình tồn tại của nó sau khi triều Nguyễn kết thúc cho đến nay. 3 Về không gian: Nhã nhạc trong môi trƣờng cung đình triều Nguyễn, trong môi trƣờng nghi lễ dân gian Huế và trong môi trƣờng trình diễn sân khấu hiện nay. Trong luận án này, chúng tôi dùng một số từ ngữ có liên quan đến không gian Huế với các phạm vi khác nhau nhƣ sau: - Cung đình Huế: những nơi diễn ra các sinh hoạt của cung đình triều Nguyễn ngày xƣa nhƣ hoàng cung, các lăng tẩm vua chúa, các đền miếu của cung đình Nguyễn. - Huế: chỉ phạm vi thành phố Huế. - Vùng Huế: thành phố Huế và vùng phụ cận. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích nguồn tài liệu thứ cấp: Luận án phân tích, tổng hợp các thông tin liên quan trong các thƣ tịch cổ và các công trình nghiên cứu đi trƣớc nhằm tìm kiếm thông tin cần thiết trong các tƣ liệu lịch sử, đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc, phục vụ thiết thực cho các vấn đề nghiên cứu của luận án. Khó khăn mà chúng tôi gặp phải ở đây là nguồn tƣ liệu gốc không có nhiều, mặt khác, chúng lại đƣợc viết ra bởi các sử quan chứ không phải là các nhạc quan nên thiếu tính chuyên sâu về góc độ âm nhạc, một số thông tin lại không thống nhất với nhau. Nguồn tƣ liệu gốc chủ yếu là bằng chữ Hán. Do không rành chữ Hán nên chúng tôi tiếp cận tƣ liệu trƣớc hết từ các bản dịch tiếng Việt. Ở những đoạn cần thiết, chúng tôi tra lại bản gốc chữ Hán, hoặc nhờ dịch lại lần nữa để kiểm tra tính chính xác của bản dịch. Những khi không thể tìm đƣợc bản gốc chữ Hán thì chúng tôi phải dùng bản dịch. Dù sao, các tài liệu lịch sử vẫn chƣa đầy đủ, chúng tôi mong ngƣời đọc chia sẻ với những khiếm khuyết của luận án do thiếu tƣ liệu lịch sử. 4 Đối với các công trình của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, chúng tôi đã phân tích kỹ để tìm ra quan điểm của từng ngƣời về vấn đề nghiên cứu. Từ đó, chúng tôi kế thừa kết quả nghiên cứu của họ. Trong trƣờng hợp các nhà nghiên cứu đƣa ra các quan điểm không giống nhau, chúng tôi áp dụng quan điểm nào mà mình cho là chính xác hơn bằng lập luận của mình dựa trên các nguồn tƣ liệu hiện có trong tay. - Phƣơng pháp điều tra điền dã: Đây là phƣơng pháp cần thiết và quan trọng đã đƣợc tôi thực hiện trong nhiều năm nay, đặc biệt là từ khi tôi bắt đầu theo học chƣơng trình thạc sĩ và nghiên cứu sinh. Tôi có cơ hội tiếp xúc với Nhã nhạc Huế từ năm 1996, khi các giáo sƣ Nhật Bản đến Huế hợp tác với Trƣờng Đại học Nghệ thuật Huế mở khóa đào tạo Đại học Nhã nhạc đầu tiên (1996 – 2000) thông qua tài trợ của Japan Foundation. Là một sinh viên của trƣờng, tôi đƣợc điều động làm phiên dịch tiếng Anh cho dự án này, qua đó tôi có điều kiện theo dõi các hoạt động của dự án và nắm bắt đƣợc nhiều thông tin thực tế, trong đó có cả chƣơng trình đào tạo, phƣơng pháp truyền dạy, các seminar, hội thảo về Nhã nhạc Huế trong mối liên hệ với các nƣớc trong khu vực... Trong những năm công tác tại Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - đơn vị đảm trách nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật biểu diễn cung đình Huế, tôi có điều kiện tiếp xúc hàng ngày với thực tế và trực tiếp tham gia vào công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy âm nhạc cung đình, trong đó có Nhã nhạc. Năm 2002, tôi đƣợc cơ quan giao nhiệm vụ tham gia biên soạn Hồ sơ về Nhã nhạc Huế đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới nên phải tìm hiểu, nghiên cứu nhiều hơn để có thể chấp bút. Sau khi Nhã nhạc Huế đƣợc công nhận, việc tham gia dự án bảo tồn và phát huy Nhã nhạc (2005 - 2008) do Quỹ Ủy thác Nhật Bản tài trợ thông qua UNESCO đã giúp tôi có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu về đề tài. 5 Vào năm 2011, tôi đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ ngành Văn hóa học với đề tài “Xác định lại hệ thống dàn nhạc và nhạc mục Nhã nhạc Huế” tại Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội. Ngoài ra, việc tham gia các hội thảo về Nhã nhạc của các nƣớc trong khu vực nhƣ Trung Quốc (2011, 2013), Nhật Bản (2000), Hàn Quốc (1996), nhất là đợt học tập, nghiên cứu về Nhã nhạc Triều Tiên ở Seoul, Hàn Quốc từ tháng 9 – 12/2008 đã mang lại cho tôi một số thông tin, tài liệu về Nhã nhạc của các nƣớc trong khu vực, phục vụ tốt hơn cho luận án của mình. Trong quá trình làm việc nhƣ một “ngƣời trong cuộc” trong chính môi trƣờng Nhã nhạc Huế, tôi đã liên tục quan sát, quay phim, chụp ảnh các cuộc trình diễn Nhã nhạc, trực tiếp phỏng vấn các nghệ nhân, nhân chứng, nhà quản lý, nhạc công, khán giả ... Lớp nghệ nhân cung đình xƣa chỉ còn lại ông Lữ Hữu Thi (1910 - ) nên việc phỏng vấn sâu còn đƣợc thực hiện với thế hệ học trò của họ là các ông Nguyễn Đình Vân, Hồ Viết Châu, Trƣơng Cảnh Hùng ... và các nghệ nhân dân gian nhƣ Nguyễn Kế, Trần Kích, Trần Thảo – những ngƣời đƣợc đánh giá cao về chuyên môn và từng có mối liên hệ gần gũi về nghề nghiệp với các nghệ nhân trong cung đình trƣớc đây. Việc phỏng vấn đƣợc thực hiện với nhiều ngƣời và nhiều lần cho mỗi ngƣời để có thể so sánh, kiểm chứng, sàng lọc các thông tin. Do Nhã nhạc có mối liên hệ với các thể loại âm nhạc khác trong dân gian, đặc biệt là âm nhạc nghi lễ dân gian nên các nghi lễ và âm nhạc của chúng diễn ra ở những làng quê ven Huế cũng đƣợc quan tâm nghiên cứu. Tất cả trở thành nguồn tƣ liệu đáng quý, phục vụ thiết thực cho luận án này. - Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: Luận án sẽ vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu văn hóa học, lịch sử học, nghệ thuật học để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra một cách hiệu quả. Vì luận án đƣợc tiếp cận dƣới góc nhìn văn hóa học nên chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu văn 6 hóa. Ngoài ra, khi nghiên cứu về di sản âm nhạc của quá khứ, luận án tất nhiên phải vận dụng phƣơng pháp lịch sử. Bên cạnh đó, vì đây là một loại hình nghệ thuật, trong đó có âm nhạc, múa, phục trang, đạo cụ, luận án phải dùng các cứ liệu nghệ thuật để chứng minh cho những luận điểm của mình. Một số phƣơng pháp âm nhạc học và dân tộc nhạc học cũng đƣợc sử dụng do đề tài này có đối tƣợng nghiên cứu thuộc lãnh vực âm nhạc. Tất cả là để góp phần làm sáng tỏ cho các vấn đề nêu ra dƣới góc nhìn văn hóa học của luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Kế thừa thành quả của các công trình nghiên cứu trƣớc đây, luận án một mặt tổng hợp kết quả nghiên cứu của những công trình nghiên cứu đi trƣớc, mặt khác bổ sung một số thông tin khác đƣợc rút ra trong quá trình tiếp xúc, tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân tác giả luận án. Chẳng hạn, về nội hàm của khái niệm Nhã nhạc với tƣ cách là âm nhạc nghi lễ cung đình, nhiều nghiên cứu trƣớc đây cho rằng nó bao gồm Đại nhạc và Tiểu nhạc và xoáy vào nghiên cứu hai thể loại này. Luận án này mở rộng nội hàm của khái niệm Nhã nhạc: bên cạnh Đại nhạc và Tiểu nhạc còn có thêm phần Nhạc chƣơng và một số điệu múa dùng trong các nghi lễ cung đình. Cho nên, nội dung của luận án bao quát hơn, nó không chỉ chú trọng đến lĩnh vực âm nhạc mà còn tìm hiểu về một số vũ điệu. Mặt khác, trong suy nghĩ của nhiều ngƣời, Nhã nhạc là của cung đình, mang tính cung đình thuần túy. Song, luận án nêu rõ những yếu tố dân gian đan xen trong đó. Tìm hiểu về sự biến đổi của Nhã nhạc trong các môi trƣờng khác nhau là một góc nhìn mới của đề tài mà các tác giả trƣớc đây chƣa bàn đến một cách đầy đủ. Ngoài ra, luận án còn đƣa ra những đánh giá, nhận định riêng về giá trị văn hóa của đối tƣợng nghiên cứu trong nền văn hóa Việt Nam và khu vực cũng nhƣ vai trò của Nhã nhạc Huế trong đời sống xã hội ngày nay. 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Về mặt lý luận - Đây là công trình nghiên cứu cập nhật, toàn diện và chuyên sâu về Nhã nhạc Huế dƣới góc độ văn hóa học. - Đem tới cho ngƣời đọc những hiểu biết toàn diện hơn về một hiện tƣợng văn hóa âm nhạc đã đƣợc UNESCO công nhận. - Góp thêm một số cứ liệu cho công tác nghiên cứu lý luận văn hóa Việt Nam. 6.2. Về mặt thực tiễn - Giúp nâng cao nhận thức, đóng góp thiết thực cho công tác bảo tồn và phát huy Nhã nhạc Huế - di sản văn hóa thế giới. - Luận án sẽ góp thêm nguồn tƣ liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa học và âm nhạc học. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Khái quát về Nhã nhạc Huế. Chƣơng 2: Đặc điểm của Nhã nhạc Huế trong môi trƣờng nghi lễ cung đình. Chƣơng 3: Những biến đổi của Nhã nhạc Huế trong môi trƣờng nghi lễ dân gian và môi trƣờng sân khấu. Chƣơng 4: Nhận định về giá trị của Nhã nhạc Huế và vai trò của nó trong đời sống xã hội ngày nay. 8 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ NHÃ NHẠC HUẾ 1.1. Khái quát về Huế và văn hóa Huế Trong tâm thức của bao ngƣời, Huế là một vùng đất đặc biệt, nơi có những thắng cảnh đẹp và là nơi lƣu giữ những chứng tích huy hoàng của chốn kinh đô xƣa. Vì vẻ đẹp riêng có của nó, vùng đất này đã trở thành đề tài muôn thuở cho bao tác phẩm văn học, nghệ thuật. Ngày nay, cố đô Huế là một trong những trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nƣớc, nơi có hai di sản đƣợc công nhận là di sản văn hóa thế giới. 1.1.1. Vài nét về địa lý và lịch sử 1.1.1.1. Địa lý Thành phố Huế là tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên dải đất miền Trung dài và hẹp. Theo thống kê, thành phố Huế có diện tích 71,68 km2 (wikipedia.org). Tựa lƣng vào dãy Trƣờng Sơn hùng vĩ, Huế tọa lạc trong vùng đồng bằng nhỏ hẹp, hƣớng mặt ra biển Đông chỉ cách nó 13 km. Ngay giữa lòng thành phố là con sông Hƣơng xinh đẹp với dòng nƣớc trong xanh, lặng lẽ. Ở vùng đất “núi không cao, sông không sâu” này, cảnh vật nhuốm vẻ dịu dàng, trầm mặc. Ở hạ lƣu sông Hƣơng là nơi có những đồng lúa xanh tốt và những ngôi nhà vƣờn râm mát. Cách Huế 70 km về phía Nam là dãy núi Hải Vân chạy ngang ra biển, tạo nên một bức tƣờng thành thiên nhiên ngăn cách Huế với khu vực Nam Trung bộ. Bên cạnh ƣu đãi về vẻ đẹp thiên nhiên, Huế là nơi có khí hậu khắc nghiệt. Ở Huế chỉ có hai mùa: mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 8; mùa mƣa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, cho nên nắng nóng càng gay gắt, mƣa gió 9 càng triền miên. Có những đợt mƣa rả rích kéo dài cả tháng trời không dứt. Với độ cao trung bình khoảng 3 – 4m so với mực nƣớc biển, thành phố Huế thƣờng bị ngập lụt vào mùa mƣa, khi có lƣợng nƣớc lớn từ Trƣờng Sơn đổ về. Có lẽ do địa hình nhỏ hẹp, khí hậu khắc nghiệt mà Huế không thích hợp với vai trò là kinh đô, nơi cần có các điều kiện thuận lợi để phát triển trong tƣơng lai lâu dài. Kể từ năm 1945, Huế mất đi vai trò kinh đô và trở thành một thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế. 1.1.1.2. Lịch sử Năm 2016 đánh dấu kỷ niệm 710 năm sự kiện mảnh đất này đƣợc sáp nhập vào Đại Việt sau đám cƣới của Huyền Trân Công chúa với vua Chế Mân của Chiêm Thành để đƣợc “Hai châu Ô, Lý vuông nghìn dặm” [40, tr.221]. Đó là một mốc lịch sử đáng ghi nhớ, mở ra một giai đoạn phát triển mới cho vùng đất này. Lùi xa về quá khứ, vào những năm đầu Công nguyên, vùng đất Huế ngày nay trực thuộc quận Nhật Nam, nằm dƣới quyền cai trị của nhà Hán. Từ năm 192, vùng đất này thuộc địa bàn Lâm Ấp và sau đó thuộc Champa cho đến ngày đám cƣới Công chúa Huyền Trân (1306). Từ một vùng đất biên viễn của Đại Việt, sau hơn hai thế kỷ, nơi đây đã trở thành vùng dân cƣ đông đúc, sinh hoạt nhộn nhịp nhƣ đã đƣợc ghi chép trong sách Ô châu Cận lục của Dƣơng Văn An [1, tr.43]. Việc các chúa Nguyễn bắt đầu đóng đô ở Huế từ năm 1636 đã nhanh chóng đô thị hóa vùng đất này, khiến nó trở thành thủ phủ của Đàng Trong. Sau đó, Huế lại đƣợc chọn làm kinh đô của cả nƣớc dƣới thời Tây Sơn (1788 – 1801) và thời Nguyễn (1802 – 1945). Sau năm 1945, Huế không còn là kinh đô mà trở thành cố đô. Nơi đây còn bảo lƣu nhiều nét văn hóa cung đình độc đáo. Ngày nay, cố đô nhỏ nhắn, xinh xắn này trở thành chốn hành hƣơng của những du khách muốn tìm về với không gian cung đình xƣa. 10 1.1.2. Vài nét về văn hóa Huế Từng là vùng đất thuộc Chiêm Thành, Huế đã là nơi chịu ảnh hƣởng của văn hóa Ấn Độ với những di sản vật thể và phi vật thể còn lƣu lại đến ngày nay. Đẩy xa hơn về lịch sử, Huế nằm trong vùng ảnh hƣởng của văn hóa Sa Huỳnh. Sự kiện đám cƣới Huyền Trân năm 1306 khiến vùng đất này chuyển hẳn sang văn hóa Đại Việt, mặc dù sự giao lƣu văn hóa Việt – Chăm đã diễn ra từ nhiều năm trƣớc đó [28, tr. 45 – 46]. Có thể nói văn hóa Huế có nguồn gốc từ sự hợp dung của luồng văn hóa Đại Việt vốn chịu ảnh hƣởng của văn minh Trung Hoa và văn hóa Champa ảnh hƣởng từ văn minh Ấn Độ, kết tinh trên mảnh đất hẹp ở miền Trung Việt Nam. Những chuyển biến lịch sử của các thế kỷ sau đó đã biến vùng đất “biên viễn” này trở thành trung tâm chính trị, văn hóa của Đàng Trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh (1558 – 1775), rồi trở thành kinh đô của cả nƣớc thời Tây Sơn và thời Nguyễn. Trong tình hình đó, văn hóa Huế đã có điều kiện thuận lợi để phát triển. Bên cạnh dòng văn hóa dân gian mà địa phƣơng nào cũng có, Huế còn phát triển dòng văn hóa cung đình. Văn hóa cung đình Huế là sự tiếp nối của văn hóa Đại Việt, trong đó có sự kế thừa văn hóa cung đình Thăng Long, ảnh hƣởng văn hóa cung đình Trung Quốc, và sự “cung đình hóa” văn hóa dân gian bản địa để tạo nên một màu sắc riêng. Sự dung hợp giữa văn hóa cung đình và dân gian, đô thị và làng quê là một đặc điểm đáng lƣu ý trong văn hóa Huế. Chẳng hạn trong tôn giáo, tín ngƣỡng, các vị vua và hoàng gia triều Nguyễn dù theo Nho giáo để trị vì đất nƣớc nhƣng vẫn sùng đạo Phật và cả Thiên Tiên Thánh giáo vốn phổ biến trong dân gian. Trong hoàng cung Huế hiện nay vẫn còn có Phƣớc Thọ Am trong cung Diên Thọ (nơi ở của Hoàng Thái hậu) là nơi thờ Phật, Thánh Mẫu Thiên Y A Na, Quan Công và hai “Ông làng”1 cùng các thánh, thần khác trong dân gian. Hệ thống thờ phụng này cho thấy sự hỗn dung trong tôn giáo 1 Đây là các ông tổ của nghề Hát Tuồng. 11 tín ngƣỡng, trong đó có cả tín ngƣỡng dân gian hiện diện trong cung đình Huế. Một ví dụ khác theo chiều ngƣợc lại là văn hóa cung đình đã thâm nhập và tồn tại trong văn hóa dân gian, chẳng hạn các đình, chùa dân gian ảnh hƣởng trang trí của kiến trúc cung đình. Mặt khác, ngay trong lòng đô thị Huế tồn tại nhiều phủ, đệ của các ông hoàng bà chúa và các quan lại, chúng là hệ thống nhà vƣờn, mang dáng dấp của làng quê trong lòng đô thị. Nhìn chung, các dòng văn hóa dân gian và cung đình, thành thị và làng quê cùng nhau tồn tại, ảnh hƣởng và tô điểm cho nhau mà không lấn át, loại trừ lẫn nhau, tạo nên bức tranh toàn cảnh văn hóa Huế. Từng là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nƣớc, Huế là nơi hội tụ và lan tỏa các luồng văn hóa, tạo thành bản sắc riêng. Những khía cạnh văn hóa đã đƣợc định hình nhƣ kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc, ẩm thực, lối sống ... đều mang phong cách đặc trƣng riêng, không thể lẫn vào một nền văn hóa khác, có khi còn mang tính đại diện cho cả miền Trung. Từ khi chế độ quân chủ Việt Nam chấm dứt (1945), Huế không còn là kinh đô mà trở thành cố đô, nơi bảo lƣu các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đặc biệt là văn hóa cung đình Huế. Ở Việt Nam hiện nay, trong khi các dòng văn hóa cung đình khác (Thăng Long, Chiêm Thành...) đã bị mai một thì văn hóa cung đình Huế còn đƣợc bảo tồn khá nguyên vẹn do Huế là kinh đô cuối cùng của Việt Nam nằm trong giai đoạn lịch sử cận đại. Những năm sau Đổi mới, đời sống kinh tế khá hơn cùng với sự cởi mở chung của cả xã hội, mảng văn hóa ngày càng đƣợc quan tâm. Các giá trị văn hóa cung đình Huế đƣợc phát huy khi du khách đến Huế ngày càng nhiều, đặc biệt là sau khi Quần thể Di tích Huế đƣợc công nhận là di sản văn hóa thế giới. Một khi di sản vật thể cung đình ấy đƣợc tôn vinh, ngƣời ta lại chú ý đến khía cạnh phi vật thể của văn hóa cung đình, đó là âm nhạc, vũ điệu, sân khấu... Chính vì thế, âm nhạc cung đình Huế đƣợc quan tâm phục hồi, đặt tiền đề quan trọng cho sự công nhận của Nhã nhạc Huế vào năm 2003. Ngày nay, 12 Huế tự hào với hai di sản văn hóa cung đình đã đƣợc công nhận ở tầm quốc tế: Quần thể Di tích Huế và Nhã nhạc Huế, trong đó, Nhã nhạc Huế là đối tƣợng nghiên cứu của luận án này. 1.2. Nguồn gốc và khái niệm Nhã nhạc 1.2.1. Nguồn gốc Nhã nhạc Huế Đầu thời Nguyễn, khi định soạn lễ nhạc, Bộ Lễ từng tâu rằng: “... tất phải một phen tham khảo bắt chƣớc đời xƣa mà làm, để cho giữ đƣợc đại ý của lễ nhạc” [62, tập IX, tr.206]. “Đời xƣa” mà Bộ Lễ đã “tham khảo bắt chƣớc” là đời nào ? Chúng ta hãy xem xét vấn đề này dƣới đây. 1.2.1.1. Nguồn gốc từ Nhã nhạc Trung Quốc Nhã nhạc là thuật ngữ chỉ loại hình âm nhạc dùng trong cung đình ở một số nƣớc phƣơng Đông. Nhã nhạc ra đời từ đầu thời nhà Chu (1122 – 256 TCN) ở Trung Quốc rồi lan truyền sang Nhật Bản (thế kỷ VIII), Triều Tiên (thế kỷ XII) và Việt Nam (thế kỷ XV). Ở mỗi nền văn hóa, trong mỗi hoàn cảnh lịch sử khác nhau, Nhã nhạc có những biến đổi nhất định về nội dung để phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, song bên cạnh đó một số nét chung cơ bản vẫn đƣợc duy trì. Chính điều đó làm nên sự thống nhất và đa dạng của Nhã nhạc trong nền văn hóa Đông Á. Ở Việt Nam, thuật ngữ Nhã nhạc xuất hiện đầu tiên trong sử sách dƣới thời nhà Hồ (1400 – 1407), khi triểu đình cho thành lập Nhã nhạc vào năm 1402 [33, tập 2, tr.204], [71, tr.28]. Bấy giờ, Nhã nhạc thời Hồ đã tiếp thu các điệu múa văn, múa võ từ Nhã nhạc Trung Quốc. Sang thời Lê (1427 – 1788), Nhã nhạc lại đƣợc thành lập vào năm 1437, bấy giờ chịu ảnh hƣởng của Nhã nhạc Trung Quốc ở các hệ thống dàn nhạc (Đường thượng chi nhạc, Đường hạ chi nhạc). Theo luận án tiến sĩ của Trần Văn Khê, dàn Đường thượng chi nhạc giống với Triều hạ yến hưởng chi nhạc trong cung đình nhà Minh. Các nhạc cụ trong dàn Đường hạ chi nhạc cũng có trong nhạc cung đình nhà Minh 13 [106, tr.30-31]. Khi vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497) cho phục hƣng Nhã nhạc, ông cũng đã “kê cứu âm nhạc Trung Hoa, hiệp vào âm điệu nƣớc nhà” [30, tr.42]. Những dẫn chứng trên đây cho thấy Nhã nhạc Việt Nam các triều đại trƣớc có nguồn gốc và chịu ảnh hƣởng Nhã nhạc Trung Quốc ở những khía cạnh khác nhau. Sang thời Nguyễn, triều đình Trung Quốc vẫn đƣợc xem là “thiên triều”, là hình mẫu để triều đình nhà Nguyễn tham khảo. Trong quá trình tra cứu chính sử thời Nguyễn, chúng tôi nhiều lần đọc thấy việc tham khảo điển lễ nhà Minh, nhà Thanh và cả nhà Chu khi triều đình định ra một quy chế mới nào đó1. Thực tế cho thấy văn hóa cung đình Huế nhìn chung có sự ảnh hƣởng rõ nét của các triều đại Minh, Thanh xét trên các mặt tƣ tƣởng, tổ chức bộ máy nhà nƣớc, quy hoạch kiến trúc, hình luật, trang phục2,... Cho nên, đối với Nhã nhạc với tƣ cách là lễ nhạc của triều đình, việc tham khảo quy chế Nhã nhạc Trung Quốc là một điều hiển nhiên. Dù không có tƣ liệu chứng minh việc triều đình Nguyễn đã tiếp thu Nhã nhạc Trung Quốc nhƣ thế nào, nhƣng những biểu hiện của Nhã nhạc triều Nguyễn đã cho thấy sự tiếp nhận thuật ngữ Nhã nhạc cùng các tƣ tƣởng, quan niệm, các dàn nhạc, nhạc cụ, thể loại Nhạc chƣơng, điệu múa Bát dật của Nhã nhạc Trung Quốc. Đó là việc dùng nhạc nhƣ một trong những phƣơng tiện để chứng tỏ quyền lực chính trị tối cao của vua và triều đình, biểu thị sự hƣng thịnh của quốc gia. Vua Mình Mạng (1820 – 1840) đã từng nói “Thanh âm thông suốt đến chính trị...” [63, tr.154] và ra lệnh: “... Đến nhƣ lễ nhạc ở nơi triều đình, nên theo thứ tự mà sửa sang để làm sáng tỏ văn vật, thanh danh cho đƣợc tốt đẹp” [63, tr.188-189]. Từ đó, triều đình Nguyễn cho 1 Chẳng hạn việc cúng tế tổ tiên nhà Nguyễn theo lễ nhà Chu [63, tr.135-136], việc phụng thờ ở Tôn miếu tham khảo theo nhà Minh, nhà Thanh [63, tr.143], dựng miếu Lịch đại thờ các vua đời trƣớc xem xét điển lễ nhà Minh [63, tr.156], lễ phục cúng tế tôn lăng theo điển lễ nhà Thanh [63, tr.160], việc trai giới trƣớc lễ tế Giao tham khảo điển lễ nhà Thanh [63, tr.169] 2 Chẳng hạn việc quy hoạch kiến trúc Hoàng cung Huế mô phỏng theo mô hình của Hoàng cung ở Bắc Kinh, tƣ ...y sau 5 năm ngừng hoạt động. Bấy giờ, các thành viên trong hoàng tộc, đứng đầu là bà Từ Cung, duy trì hoạt động của Nhã nhạc nói riêng và nghệ thuật biểu diễn cung đình nói chung với mục đích phục vụ cho các dịp cúng lễ của hoàng tộc ở tôn miếu hay lăng tẩm, đồng thời, để bảo lƣu những thành tựu văn hóa nghệ thuật của triều Nguyễn khỏi bị mai một và mất đi theo thời gian. Hoạt động của đội nhạc thiên về luyện tập và truyền dạy, phục vụ trong các dịp cúng lễ hàng năm, thỉnh thoảng dùng để nghênh đón Quốc trƣởng Bảo Đại cùng quan khách khi Quốc trƣởng “hồi loan” (trở về). Các hoạt động của đội nhạc hiếm khi vƣợt ra ngoài phạm vi ấy. Mãi cho đến năm 1970, khi chính quyền Sài Gòn thành lập Chi nhánh Bảo tồn Cổ tích Huế, cơ quan này đảm nhiệm các công việc trƣớc đây của Ủy ban Trị sự Nguyễn Phƣớc tộc về bảo tồn di tích và thắng cảnh Huế. Ban Ba Vũ - Cổ Nhạc (tên gọi theo nghệ nhân Nguyễn Đình Vân) với khoảng 30 ngƣời cũng đƣợc chuyển giao từ Ủy ban trị sự Nguyễn Phƣớc tộc sang cho 1 Phỏng vấn bà Lê Thị Dinh, hầu cận của bà Từ Cung, ngày 5 tháng 3 năm 2011. 30 trƣờng Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn1 [3, tr.265 – 266]. Nhƣ vậy, từ 1970 – 1975, âm nhạc cung đình nói chung và Nhã nhạc nói riêng hoạt động dƣới sự quản lý của Chính phủ miền Nam. Đƣợc Chính phủ bảo trợ, Nhã nhạc đƣợc xem là một di sản văn hóa truyền thống của dân tộc bên cạnh các di sản văn hóa vật thể khác. Thời gian này, ngoài chức năng phục vụ cúng lễ, Nhã nhạc còn đƣợc dùng để biểu diễn, giới thiệu đến các đoàn quốc khách nhƣ một thể loại âm nhạc truyền thống đặc sắc của Việt Nam. Từ khi Giải phóng (1975), Nhã nhạc cũng nhƣ các loại hình văn hóa cung đình nói chung không đƣợc quan tâm bởi đƣợc xem là sản phẩm của chế độ phong kiến. Suốt một thời gian dài, trong các loại hình nghệ thuật cung đình chỉ có Tuồng đƣợc sử dụng bởi nó đƣợc xem là sản phẩm truyền thống của nhân dân, đội Ba Vũ đƣợc duy trì trong khi đội nhạc bị giải tán. Nhã nhạc không tiếp tục đƣợc Nhà nƣớc bảo trợ nên các nghệ nhân Nhã nhạc ra hành nghề tự do trong dân gian. Mãi cho đến thập niên 1990, cụ thể là vào năm 1992, với chủ trƣơng phục hồi Nhạc cung đình, nhạc sĩ Tôn Thất Tiết từ Pháp đã tài trợ cho sự thành lập và hoạt động của câu lạc bộ Phú Xuân (do các nghệ nhân Nguyễn Kế và Trần Kích đứng đầu), quy tụ các nghệ nhân giỏi trong dân gian. Hai năm sau, năm 1994 đánh dấu sự thành lập của ban nhạc cung đình mà ngày nay phát triển thành Nhà hát Truyền thống Cung đình Huế trực thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Với sự đầu tƣ ngày càng nhiều của Nhà nƣớc và của cộng đồng quốc tế, Nhã nhạc đã thực sự bƣớc vào giai đoạn phục hồi. Nhã nhạc từ dân gian lại đƣợc đƣa trở lại với môi trƣờng cung đình và đƣợc phục dựng trong môi trƣờng cung đình. Việc đào tạo nhạc công 1 Theo ông Lê Quang Hùng, giảng viên Học viện Âm nhạc Huế, một nhân chứng đƣơng thời, ban Ba Vũ – Cổ Nhạc bấy giờ đƣợc sáp nhập vào trƣờng Quốc gia Âm nhạc Huế. Bấy giờ, trƣờng Quốc gia Âm nhạc Huế và Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn đều nằm dƣới sự quản lý của Phủ Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa. 31 Nhã nhạc đã đƣợc chính thức đƣa vào hệ thống trƣờng lớp. Năm 1996, với sự tài trợ của Japan Foundation và sự tác động của các nhà nhạc học Nhật Bản, ngành đào tạo Nhạc công Nhã nhạc bậc Đại học đã đƣợc thành lập ở trƣờng Đại học Nghệ thuật Huế. Trên cơ sở đó, vào năm 2007 khi Học viện Âm nhạc Huế đƣợc thành lập trên cơ sở Đại học Nghệ thuật Huế, khoa Âm nhạc Di sản tại Học viện tiếp tục đảm trách nhiệm vụ đào tạo nhạc công Nhã nhạc bên cạnh một số loại hình âm nhạc truyền thống khác. Cần lƣu ý rằng dƣới ảnh hƣởng của sự hợp tác của các nƣớc trong khu vực, nhất là của Nhật Bản khi tài trợ cho lớp Đại học Nhã nhạc, thuật ngữ Nhã nhạc tái xuất hiện trong văn hóa Việt Nam. Bấy giờ, thuật ngữ này dùng để chỉ bộ phận Nhạc cung đình, tức phần khí nhạc (bao gồm Đại nhạc và Tiểu nhạc) kế thừa từ giai đoạn 1950 – 1975. Kể từ khi Nhã nhạc đƣợc UNESCO công nhận là di sản thế giới, vị thế của Nhã nhạc càng đƣợc nâng cao trong nhận thức chung của ngƣời dân Việt Nam và thế giới, các hoạt động bảo tồn, phát huy Nhã nhạc càng đƣợc đẩy mạnh. Công tác phục hồi và phát huy Nhã nhạc đã và đang đƣợc thực hiện một cách toàn diện trên các mặt đào tạo, nghiên cứu, phục hồi, biểu diễn, quảng bá. Tóm lại, từ năm 1945 đến nay, Nhã nhạc đã trải qua hai lần gián đoạn và tƣơng ứng với chúng là hai giai đoạn phục hồi: giai đoạn 1 từ 1950 – 1975, và giai đoạn 2 từ 1992 đến nay, trong đó có sự kế thừa giữa các giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, với những điều kiện xã hội khác nhau, Nhã nhạc vì thế cũng mang những chức năng, tính chất không hoàn toàn giống nhau. Dù sao, với vị thế mới là di sản thế giới, Nhã nhạc đƣợc quan tâm, đầu tƣ nhiều hơn và đó là một cơ hội tốt để loại hình âm nhạc này đƣợc phục hồi và phát huy một cách khá toàn diện trong thời gian gần đây. 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nhã nhạc Huế và cơ sở lý luận 32 Từ trƣớc đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu (gồm các bài viết, sách chuyên khảo) về Nhã nhạc, có thể chia thành 2 nhóm nhƣ sau: a/ Các công trình đề cập đến tổng thể âm nhạc cung đình Việt Nam nói chung, trong đó có thể lọc ra những nội dung liên quan đến Nhã nhạc. Tiêu biểu cho dạng này có: La Musique Vietnamienne traditionnelle của Trần Văn Khê (1962), Lược sử âm nhạc Việt Nam của Nguyễn Thụy Loan (1993), Âm nhạc cung đình triều Nguyễn của Trần Kiều Lại Thủy (1997), ư liệu âm nhạc cung đình Việt Nam của Tô Ngọc Thanh (1999), C c phương thức hòa nhạc cung đình Huế của Thân Văn (2005), Âm nhạc cung đình triều Nguyễn của Hà Sâm (2003). b/ Các công trình đề cập trực tiếp đến Nhã nhạc – âm nhạc nghi lễ cung đình: Thời gian gần đây, nhất là sau khi khái niệm Nhã nhạc tái xuất hiện ở Việt Nam (đƣợc đánh dấu bằng việc mở lớp Đại học Nhã nhạc vào năm 1996), một số công trình hoặc một phần của chúng đã đề cập trực tiếp đến Nhã nhạc và các khía cạnh của nó. Do Nhã nhạc có nhiều ý nghĩa khác nhau, các công trình này cũng đã sử dụng các nội hàm khác nhau của đối tƣợng nghiên cứu. Có công trình nghiên cứu Nhã nhạc với ý nghĩa nhạc cung đình nói chung nhƣ Nhã nhạc triều Nguyễn của Vĩnh Phúc (2010), “Nhã nhạc, âm nhạc cung đình Việt Nam – Di sản văn hóa phi vật thể” trong sách Di sản thế giới ở Việt Nam do Lê Tuấn Anh chủ biên (2006),; có công trình thì chú trọng nghiên cứu Nhã nhạc với ý nghĩa là một dàn nhạc nhƣ Gagaku và Nhã nhạc của Văn Thị Minh Hƣơng (2002); các công trình khác thì nghiên cứu Nhã nhạc với ý nghĩa nhạc lễ cung đình, tức là một bộ phận của âm nhạc cung đình, đó là các công trình: Khảo sát nhạc lễ cung đình Huế của Nguyễn Đình Sáng (1999), Hồ sơ ứng cử quốc gia Âm nhạc cung đình Việt Nam: Nhã nhạc triều Nguyễn (2002) (từ đây xin đƣợc gọi tắt là Hồ sơ Nh nhạc), các tham luận đề cập đến Nhã nhạc trong kỷ yếu hội thảo Âm nhạc cung đình Huế (2003) nhƣ: Thử đi tìm định nghĩa về Nhã nhạc Việt Nam của Phan Thuận An, Phan Thuận Thảo, Việc 33 sử dụng thuật ngữ Nhã nhạc ở Việt Nam của Văn Thị Minh Hƣơng, Âm nhạc trong lễ tế Giao triều Nguyễn của Dƣơng Bích Hà, Một vài suy nghĩ về nhạc lễ cung đình Huế trên góc độ cấu trúc dàn nhạc và hệ thống bài bản của Nguyễn Đình Sáng, Ba hướng đề xuất cho việc bảo tồn và phát triển Nhã nhạc ở Việt Nam của Văn Thị Minh Hƣơng, Chung quanh khái niệm Nhã nhạc của Vĩnh Phúc (2002), Nhã nhạc cung đình Việt Nam của Đặng Hoành Loan (2004), Nhạc chương triều Nguyễn của Phan Thuận Thảo (2007), luận văn Thạc sĩ Đại nhạc trong nhạc lễ cung đình thời Nguyễn của Đỗ Thu Hà (2009), luận văn Thạc sĩ X c định lại hệ thống dàn nhạc và nhạc mục Nhã nhạc Huế của Phan Thuận Thảo (2011), luận án Tiến sĩ Âm nhạc trong lễ tế Đàn Nam Giao Huế của Nguyễn Việt Đức (2011) Ngoài ra còn có luận án tiến sĩ về Nhã nhạc Việt Nam của Kim Youngbong thực hiện ở Đại học Osaka (bằng tiếng Nhật) năm 1998, luận văn Cao học của Fan Rong ở Nhạc viện Trung Quốc (bằng tiếng Trung) năm 2006 (Tôi không có điều kiện sƣu tầm và dịch những tài liệu này nên không thể tiếp cận nội dung của chúng). Các công trình nghiên cứu kể trên đã cung cấp những cái nhìn đa chiều, những thông tin khoa học chuyên sâu, rất hữu ích đối với các nhà chuyên môn, giúp nâng cao nhận thức và làm cho công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn đạt đƣợc những kết quả rất đáng khích lệ. Dƣới đây, tôi sẽ điểm lại các nội dung liên quan đến đề tài của luận án mà các công trình nghiên cứu đi trƣớc đã thực hiện. 1.4.1. Vấn đề khái niệm Vấn đề khái niệm Nhã nhạc đã đƣợc một số nhà nghiên cứu lƣu tâm kể từ khi thuật ngữ này tái xuất hiện ở Việt Nam vào giữa thập niên 1990. Dựa vào tƣ liệu lịch sử, các nhà nghiên cứu cho rằng Nhã nhạc có nhiều ý nghĩa khác nhau trong lịch sử Việt Nam. Chẳng hạn vào thế kỷ XV của thời nhà Lê, Nhã nhạc đƣợc xem là toàn bộ âm nhạc cung đình nói chung, đối lập với Tục 34 nhạc, tức âm nhạc dân gian [4, tr.59], [6, tr.121], [31, tr.17], [32, tr.66], [75, tr.12 – 13]; sang thế kỷ XIX thời nhà Nguyễn, Nhã nhạc chỉ là một bộ phận của âm nhạc cung đình - âm nhạc nghi lễ [4, tr. 60], [31, tr.18], [32, tr.67], [75, tr. 13]. Ngoài ra, thuật ngữ này còn đƣợc dùng để làm tên gọi của một tổ chức âm nhạc cung đình thời Lê - thự Nhã nhạc [4, tr.59], [31, tr.18 – 19], [32, tr.67], [75, tr.13] và tên gọi của một dàn nhạc cung đình thời Nguyễn – bộ Nhã nhạc [4, tr.60 – 61], [31, tr.19], [32, tr.68], [75, tr.14], [94, tr.64]. Về sự đa nghĩa của khái niệm Nhã nhạc ở Việt Nam, tác giả của “Nhã nhạc, Âm nhạc cung đình Việt Nam – Di sản Văn hóa phi vật thể” đã viết: “ Còn tên gọi “nhã nhạc” (du nhập của Trung Hoa) đƣợc các triều đại phong kiến Việt Nam từ thời nhà Hồ dùng với những nội hàm khác nhau: khi để chỉ âm nhạc cung đình nói chung, lễ nhạc cung đình nói riêng, khi để chỉ một tổ chức âm nhạc, thậm trí [chí - PTT] một dàn nhạc cụ thể. Thuật ngữ “nhã nhạc” hiện dùng đƣợc hiểu theo hai nội hàm đầu, nhất là nội hàm thứ hai” [6, tr.121]. Cũng nhƣ trong tài liệu vừa nêu, tác giả Văn Thị Minh Hƣơng trong tham luận “Việc sử dụng thuật ngữ Nhã nhạc ở Việt Nam” đã nêu và phân tích các cách hiểu khác nhau về Nhã nhạc và đã tỏ ra khá dè dặt khi đƣa ra kết luận: “Tuy nhiên căn cứ theo nguồn gốc, ý nghĩa và nội dung thực tế, chỉ có cách hiểu thứ hai (cách hiểu Nhã nhạc chính là bộ phận nhạc lễ trong cung đình Việt Nam) có thể tƣơng đối dễ chấp nhận nhất” [32, tr.69]. Trong một bài viết, bản thân tôi cũng đã đề cập đến sự đa nghĩa của Nhã nhạc: “Trong lịch sử phát triển của mình, Nhã nhạc Việt Nam, ngoài nghĩa chung là bộ phận nhạc lễ cung đình còn mang một số nghĩa hẹp, khi thì chỉ một tổ chức ca nhạc trong cung đình thời Lê (1427 – 1788), khi thì chỉ một dàn nhạc cung đình thời Nguyễn (1802 – 1945)” [74, tr.118]. Các tác giả của tham luận “Thử đi tìm định nghĩa về Nhã nhạc Việt Nam” sau khi bàn đến các ý nghĩa khác nhau cũng đề cập đến vị trí của Nhã nhạc trong bối cảnh khu vực Đông Á và đƣa ra kết luận tƣơng tự rằng 35 Nhã nhạc là: “loại nhạc ch nh thống mang t nh nghi lễ, được sử dụng trong c c triều đình quân chủ Việt Nam ” [4, tr.62]. Tác giả Thân Văn thì có ý kiến khác sau khi so sánh, đối chiếu tƣ liệu về dàn nhạc của Nhã nhạc: Sự bất cập trong việc khảo sát, so sánh biên chế nhạc cụ của các dàn Nhã nhạc nói trên, có thể xuất phát từ 2 quan niệm nhìn nhận khác nhau, quan niệm thứ nhất cho rằng: Nhã nhạc chỉ là một bộ phận nhỏ nằm trong dàn nhạc lớn (Đại nhạc), và quan niệm thứ hai thì cho rằng: Nhã nhạc là tên gọi chung để chỉ các dàn nhạc, thể loại, bài bản sử dụng trong âm nhạc cung đình nhƣ cách hiểu hiện nay [94, tr.68]. Những trích dẫn trên đây cho thấy rõ sự đa nghĩa của Nhã nhạc Việt Nam. Điều này, cùng với sự hạn chế thông tin tƣ liệu, sự thiếu nhất quán giữa các tƣ liệu, đã khiến các nhà nghiên cứu không tránh khỏi lúng túng, khó khăn khi đƣa ra kết luận. Dù vậy, dựa vào các tƣ liệu, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận khá thống nhất rằng dù có nhiều ý nghĩa khác nhau trong lịch sử, thuật ngữ Nhã nhạc ở Việt Nam hiện nay phổ biến đƣợc dùng theo nghĩa âm nhạc nghi lễ cung đình. Cũng vì Nhã nhạc là một khái niệm đa nghĩa nên dễ dẫn đến sự rối rắm trong nhận thức, sự “nhập nhằng” trong cách hiểu, cách triển khai một số đề tài nghiên cứu. Đã có hiện tƣợng trong cùng một công trình, khi bàn về thuật ngữ thì đƣa ra khái niệm Nhã nhạc là một bộ phận của âm nhạc cung đình (âm nhạc nghi lễ), nhƣng khi triển khai nghiên cứu thì dùng nghĩa rộng, tức là toàn bộ âm nhạc cung đình nói chung (chẳng hạn nhƣ cuốn Nhã nhạc triều Nguyễn của Vĩnh Phúc). Công trình khác thì nghiên cứu Nhã nhạc với những nội hàm khác nhau, khi thì dùng nghĩa rộng, khi thì dùng nghĩa hẹp, gây nên sự thiếu nhất quán và rối rắm trong cách hiểu của ngƣời đọc. Chẳng hạn, trong cuốn Gagaku và Nhã nhạc, ở phần đánh giá vị thế của Nhã nhạc 36 [31, tr.35] và phần lịch sử phát triển của Nhã nhạc [31, tr.49 – 58], tác giả dùng nghĩa rộng, còn phần viết về các loại dàn nhạc trong Nhã nhạc [31, tr.78 – 110] thì đƣợc dùng theo nghĩa hẹp. Tƣơng tự, khi viết về Nhã nhạc theo nghĩa hẹp thì một số tác giả lại đề cập đến lịch sử của nó theo nghĩa rộng. Nhƣ vậy, do đối tƣợng nghiên cứu và nội hàm của Nhã nhạc không đƣợc xác định rõ ràng trong một số bài viết và công trình nghiên cứu nên ngƣời đọc dễ bị lẫn lộn khi tìm hiểu về khái niệm này. Kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trƣớc, luận án sẽ lƣợc lại các ý nghĩa khác nhau của khái niệm Nhã nhạc. Để tạo sự nhất quán trong nhận thức, luận án xác định rõ khái niệm và nội hàm của đối tƣợng nghiên cứu sẽ đƣợc dùng trong toàn luận án. 1.4.2. Vấn đề nguồn gốc và lịch sử Nhã nhạc Huế 1.4.2.1. Nguồn gốc Về tƣ tƣởng, các nhà nghiên cứu thống nhất rằng Nhã nhạc Huế có nguồn gốc từ Nho học do lấy hình mẫu từ các triều đại phong kiến Trung Quốc, gần nhất là các triều Minh, Thanh. Khi phân tích các yếu tố hình thành âm nhạc cung đình triều Nguyễn, trong đó có Nhã nhạc, tác giả Trần Kiều Lại Thủy đã viết: “Tôn giáo đƣợc triều đình Nguyễn xem trọng nhất là Nho giáo. Vì vậy, triết lý Nho giáo ảnh hƣởng mạnh đến toàn xã hội, kể cả trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật” [86, tr.43]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Loan cũng đã khẳng định: Chế độ chuyên chế của Mãn Thanh bên Trung Hoa lại đƣợc triều Nguyễn lấy làm mẫu mực về mọi mặt. Về âm nhạc, trừ quân nhạc và nhã nhạc còn thấy nói tới trong sử sách thời Nguyễn, các tổ chức âm nhạc khác xây dựng vào thời Lê Thánh Tông (nhƣ bộ Đồng Văn, ty Giáo phƣờng) có lẽ cũng đã bị tan rã hoặc xóa bỏ Một loạt các tổ chức dàn nhạc mới phục vụ các lễ nghi 37 trong triều xuất hiện thay cho bộ Đồng Văn và ty Giáo phƣờng Nhiều tiết mục trong chƣơng trình của nhạc lễ cung đình thời Nguyễn có tên gọi giống nhƣ những tiết mục trong nhạc lễ Trung Hoa đƣợc ghi trong Minh Chí [47, tr.39]. Phân tích các yếu tố của âm nhạc Trung Quốc đƣợc tìm thấy trong Nhã nhạc Huế, tác giả Trần Kiều Lại Thủy trong công trình m nhạc cung đình triều Nguyễn đã nêu rõ: phần lớn nghi lễ trong triều đình Nguyễn đƣợc phỏng theo các nghi lễ Trung Hoa [86, tr.52], lối hát dựa trên lời thơ đƣờng luật của nhạc chƣơng là do ảnh hƣởng kiểu Nhạc phủ đời Đƣờng; hơi Bắc trong Nhã nhạc thời Nguyễn tƣơng đƣơng với ngũ cung Trung Hoa; một số bài bản có nguồn gốc từ Trung Hoa nhƣ Mười bản Ngự, múa Bát dật [86, tr.55 - 56]. Ngoài ảnh hƣởng của văn hóa âm nhạc Trung Quốc, các nhà nghiên cứu còn khẳng định sự kế thừa của Nhã nhạc triều Nguyễn từ âm nhạc của các triều đại trƣớc: “Cấu trúc Đại nhạc, Tiểu nhạc trong Âm nhạc cung đình Huế về bản chất là sự biến thái của Đại nhạc và Tiểu nhạc thời Trần mà Lê Trắc đã mô tả trong n Nam ch lược. Một số cơ cấu dàn nhạc khác trong cung đình thời Nguyễn cũng là những biến thái của một số tổ chức dàn nhạc thời Lê” [48, tr.50]. Bên cạnh đó, bản thân tôi đã tham khảo tài liệu Những Đại lễ và Vũ khúc của vua chúa Việt Nam [18, tr.442] để nói đến sự ảnh hƣởng của âm nhạc thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong: “Sự thành lập Nhã nhạc đầu thời Nguyễn ắt hẳn phải bắt nguồn từ nền tảng của âm nhạc thời các chúa Nguyễn” [75, tr.17]. Tóm lại, các nhà nghiên cứu đã thống nhất khi xác định Nhã nhạc Huế lấy nguồn gốc tƣ tƣởng Nho học. Về nghệ thuật âm nhạc, một số tổ chức dàn nhạc, bài bản và hơi nhạc (hơi Bắc) cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Một số nhà nghiên cứu còn nêu lên sự kế thừa của Nhã nhạc triều Nguyễn từ các thời đại trƣớc (Trần, Lê, thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong). Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Loan đã tổng kết: “Ngoài nền tảng âm nhạc đã mạnh nha từ thời các chúa Nguyễn, Âm nhạc cung đình Huế [trong đó có Nhã 38 nhạc – PTT chú] quả thật đã đƣợc xây dựng trên sự kế thừa nhiều thành tựu âm nhạc của dân tộc nói chung, đặc biệt là của dòng nhạc cung đình Thăng Long từ nhiều thế kỷ trƣớc cũng nhƣ sự học tập tiếp thu và dân tộc hóa một số yếu tố bên ngoài” [48, tr. 51]. 1.4.2.2. Lịch sử Lịch sử của Nhã nhạc Huế đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận ở các cấp độ khác nhau. Nhìn chung, có 2 nhóm công trình về nội dung này: - Nhóm các bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu tổng thể về Nhã nhạc có đề cập sơ lƣợc đến lịch sử trƣớc khi bàn đến những khía cạnh khác. Ở đây, lịch sử Nhã nhạc Huế chỉ đƣợc đề cập ở mức độ sơ lƣợc, không phải là trọng tâm của công trình, nhƣng cũng phần nào cung cấp những thông tin khái lƣợc về quá trình phát sinh và tồn tại của Nhã nhạc Huế. Mặt khác, các công trình này khi đề cập đến lịch sử của Nhã nhạc thƣờng bắt đầu từ thời nhà Lý, trải qua các triều đại Trần, Hồ, Lê, Nguyễn, Nhã nhạc của triều Nguyễn không phải là trọng tâm nên không đƣợc bàn kỹ. - Nhóm các công trình tiếp cận lịch sử Nhã nhạc Huế qua việc khảo sát tƣ liệu lịch sử để nêu về các biểu hiện của nó nhƣ các loại dàn nhạc, các thể loại, bài bản âm nhạc từng tồn tại dƣới thời Nguyễn [31, tr.86 - 102], [47, tr.40 - 45], [59, tr.55 - 126, 193 - 226], [65, tr.31 - 48, 53 - 60], [75, tr.24 - 41], [86, tr.61 - 96, 177 - 203], [90, tr.8 - 9], [94, tr.36 - 62]. Đây là các khía cạnh phản ánh sự tồn tại của Nhã nhạc trong những thời kỳ lịch sử nhất định. Việc tổng kết những yếu tố đó để nói lên quá trình phát sinh, tồn tại và biến đổi, mai một và phục hồi của chính Nhã nhạc Huế chƣa đƣợc quan tâm làm rõ. Trong luận văn Thạc sĩ của mình (2011), tôi đã bƣớc đầu thực hiện phân chia giai đoạn lịch sử Nhã nhạc Huế, kết quả nghiên cứu này sẽ đƣợc kế thừa trong luận án Tiến sĩ. 1.4.3. Nhã nhạc trong các môi trường văn hóa khác nhau 39 Các công trình nghiên cứu trƣớc đây chủ yếu tiếp cận Nhã nhạc dƣới góc độ lịch sử hay nghệ thuật âm nhạc, vì thế chúng không chú trọng đề cập trực tiếp đến môi trƣờng văn hóa của Nhã nhạc. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu khi trình bày những nội dung nghiên cứu về Nhã nhạc vẫn ít nhiều quan tâm đến môi trƣờng văn hóa của Nhã nhạc là các nghi lễ của cung đình, nhƣ các cuộc lễ tế Giao, tế miếu, tế Xã tắc, lễ Đại triều, Thƣờng triều, Những nghi lễ này diễn ra trong không gian cung đình xƣa, ở các đền miếu, lăng tẩm thuộc về hoàng gia và triều đình. Các công trình nghiên cứu của Trần Văn Khê, Trần Kiều Lại Thủy, các tác giả của Hồ sơ Nhã nhạc đã dựa vào các tƣ liệu lịch sử để đề cập đến sự tham gia của âm nhạc trong tiến trình nghi lễ, qua đó có thể thấy sự gắn bó mật thiết giữa âm nhạc và nghi lễ cung đình. Nhìn chung, do không tiếp cận đối tƣợng dƣới góc độ văn hóa nên các công trình đi trƣớc chỉ nhắc đến một cách không có chủ ý về môi trƣờng diễn xƣớng của Nhã nhạc: môi trƣờng cung đình và các nghi lễ cung đình. Các công trình này không đi sâu phân tích tính chất của môi trƣờng diễn xƣớng, mục đích nghi lễ, những ngƣời tổ chức, những ngƣời tham gia diễn xƣớng, đối tƣợng hƣớng đến cũng nhƣ mối quan hệ giữa họ. Tất cả làm nên một mối quan hệ tổng hòa chứa đựng các yếu tố tạo nên đặc điểm, tính chất của chính âm nhạc. Khi đề cập đến Nhã nhạc là một thể loại âm nhạc nghi lễ cung đình, các công trình trƣớc đây cũng không chú trọng nghiên cứu sự lan tỏa và tồn tại của nó ở các môi trƣờng văn hóa ngoài cung đình nhƣ các nghi lễ Phật giáo, nghi lễ cúng đình, đền, miếu trong dân gian. Các nhà nghiên cứu cũng không bàn đến sự chuyển đổi môi trƣờng diễn xƣớng của Nhã nhạc từ nghi lễ sang môi trƣờng sân khấu nhƣ ngày nay. Luận án sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề bỏ ngỏ nhƣ vừa nêu, làm rõ các khía cạnh của môi trƣờng văn hóa và mối quan hệ giữa chúng – những yếu tố tạo nên đặc điểm âm nhạc của Nhã nhạc. 40 1.4.4. Về sự giao thoa giữa âm nhạc cung đình và dân gian Các công trình nghiên cứu âm nhạc truyền thống Huế trƣớc đây thƣờng đi vào từng mảng riêng biệt, hoặc chú trọng đến nhạc cung đình, hoặc tập trung vào nhạc dân gian. Chƣa có một công trình nào nghiên cứu sâu sắc về sự giao thoa giữa hai mảng nhạc này mà chỉ là một số bài viết giới thiệu sơ lƣợc. Một trong những bài viết ở dạng này là “Âm nhạc cổ truyền xứ Huế trong mối liên hệ bác học và dân gian” của Dƣơng Bích Hà. Khác với tác giả Dƣơng Bích Hà dùng cặp khái niệm bác học – dân gian, trong luận án của mình, tôi sẽ dùng cặp khái niệm khác là cung đình – dân gian với một tiêu chí phân loại khác, trong đó âm nhạc dân gian bao gồm cả các loại hình âm nhạc nghi lễ đƣợc diễn xƣớng trong môi trƣờng dân gian nhƣ nhạc Hầu Văn, nhạc lễ Phật giáo, nhạc cúng đình, miếu chứ không chỉ có các loại hình âm nhạc thế tục nhƣ lý, hò mà tác giả Dƣơng Bích Hà đã nêu. Vì thế, đối tƣợng và kết quả nghiên cứu của tôi cũng sẽ đi theo một chiều hƣớng khác. Trong bài viết, tác giả Dƣơng Bích Hà đã nêu lên hai biểu hiện của mối liên hệ giữa bác học và dân gian: (1) âm điệu giống nhau, (2) nhạc công cung đình đƣợc tuyển lựa từ dân gian và cũng nhiều ngƣời trở về với dân gian sau khi phục vụ trong cung đình [24]. Bài viết “Yếu tố dân gian và chuyên nghiệp trong thể Lý Huế” của tác giả Vĩnh Phúc cũng phần nào đề cập đến sự hội tụ, giao thoa của hai yếu tố dân gian và chuyên nghiệp trong một thể loại thanh nhạc vốn thuộc về dân gian. Sự hội tụ ở đây, theo tác giả Vĩnh Phúc, chủ yếu là sự hòa trộn giữa Ca Huế và Lý Huế, bởi cả hai có cùng một loại thang âm là thang âm Nam hơi ai [60, tr.37]. Bên cạnh mối quan hệ giữa nhạc cung đình và dân gian xứ Huế, một số công trình cũng đề cập trực tiếp đến mối liên hệ của Nhã nhạc Huế với âm nhạc của các vùng miền khác. Tác giả Tô Ngọc Thanh trong ư liệu m nhạc 41 Cung đình Việt Nam và các tác giả của Hồ sơ Nh nhạc đã đề cập đến sự lan tỏa của nhạc cung đình Huế (trong đó có Nhã nhạc) vào Nam Bộ và là nguồn gốc phát sinh của nhạc Tài Tử - Cải lƣơng [71, tr.34–35]. Nhiều công trình về nhạc Tài tử – Cải Lƣơng Nam Bộ cũng đã thừa nhận nguồn gốc của nó từ nhạc cung đình Huế, trong đó có Nhã nhạc [9, tr.28], [20, tr.45], [84, tr.76]. Làm rõ hơn về vấn đề này, bài viết “Kết hợp sự kế thừa và sáng tạo trong sáng tạo hệ thống bài bản ca nhạc Tài tử Nam Bộ” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Liêm đã phân tích và chứng minh mối liên hệ về âm nhạc học giữa nhạc Huế và nhạc Tài tử, Cải lƣơng của Nam Bộ biểu hiện qua sự phát triển giai điệu trên nền tảng cấu trúc bài bản đã có từ Huế để phù hợp với đặc điểm ngữ âm của Nam Bộ [45, tr.19–29] Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền cũng đã chứng minh mối quan hệ này qua những tƣơng đồng nhất định về biểu mục bài bản, về lòng bản và hơi nhạc [27, tr.40–54]. Nhƣ vậy, một số các nghiên cứu đi trƣớc đã bàn về sự giao thoa giữa âm nhạc cung đình và dân gian, trong đó sự lan tỏa của nhạc cung đình Huế vào miền Nam đã đƣợc nhiều ngƣời thừa nhận. Riêng với âm nhạc dân gian vùng Huế, các nhà nghiên cứu chú trọng chủ yếu đến phần âm nhạc thế tục (Lý, Hò) mà chƣa bàn kỹ đến bộ phận âm nhạc nghi lễ. Vì thế, sự giao thoa giữa âm nhạc nghi lễ cung đình và âm nhạc nghi lễ dân gian mà luận án này quan tâm vẫn còn là “khoảng trống” cần đƣợc đi sâu làm rõ. 1.4.5. Về đặc điểm của Nhã nhạc Huế Đặc điểm của Nhã nhạc đã đƣợc quan tâm trong nhiều công trình nghiên cứu trƣớc đây. Với các tài liệu lịch sử và hiện trạng có đƣợc, các vấn đề về hệ thống dàn nhạc, nhạc cụ, thể loại, bài bản, đã đƣợc nêu trong hầu hết các nghiên cứu đi trƣớc. Tuy vậy, không phải tất cả đều đã đƣợc giải quyết. Chẳng hạn vấn đề dàn nhạc vẫn chƣa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Điều này đã đƣợc bàn đến trong luận văn Thạc sĩ và trong bài viết đã công bố của 42 bản thân tôi [75, tr.26–38], [77, tr.60–67] và còn chờ đợi ý kiến của các nhà chuyên môn khác. Vấn đề bài bản cũng ở trong tình trạng tƣơng tự. Về thể loại, luận án Tiến sĩ của Trần Văn Khê đã viết: “Cũng nhƣ triều đại trƣớc, có Giao nhạc, Miếu nhạc, Đại triều nhạc, Thƣờng triều nhạc, nhạc cúng tế, Đại yến nhạc, Cung nhạc. Chỉ thiếu “Cứu nhật nguyệt giao trùng nhạc”1. Các công trình nghiên cứu tiếp theo cũng dựa vào đây để có cách phân loại tƣơng tự: Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Đại triều nhạc, Thƣờng triều nhạc, Yến nhạc, Cung nhạc [47, tr.44 – 45], [59, tr.56], [86, tr.60], [87, tr.121], [94, tr.36]. Có thể thấy các nhà nghiên cứu đi trƣớc, tiên phong là Giáo sƣ Trần Văn Khê, đã dựa trên cách phân loại của Nhã nhạc triều Lê để phân Nhã nhạc triều Nguyễn thành 7 loại nhƣ vừa nêu. Đây là cách phân loại dựa trên tiêu chí nội dung nghi lễ. Tuy vậy, nếu xét ở khía cạnh âm nhạc, có nhiều trƣờng hợp cùng một bài bản âm nhạc đƣợc dùng trong nhiều thể loại khác nhau. Vì thế, trong luận án của mình, tôi sẽ đƣa ra cách phân loại khác dựa trên một tiêu chí khác so với các công trình nghiên cứu trƣớc đây. Các vấn đề về hơi nhạc, phƣơng thức vận hành giai điệu, phƣơng thức hòa tấu thuộc chuyên môn âm nhạc học đã đƣợc một số nhà nghiên cứu bàn đến ở các cấp độ khác nhau. Về hơi nhạc, các nhà nghiên cứu thống nhất rằng Nhã nhạc Huế chủ yếu dùng hơi Bắc [65, tr.138], [86, tr.209]. Phƣơng thức tiến hành giai điệu, phƣơng thức hòa tấu cũng đã đƣợc các tác giả Nguyễn Đình Sáng, Bùi Trọng Hiền, Thân Văn bàn đến trong các công trình nghiên cứu của mình. Với một luận án ngành văn hóa học, tôi sẽ không bàn sâu về vấn đề âm nhạc học mà chỉ đƣa ra những nhận xét về đặc điểm văn hóa của Nhã nhạc. 1.4.6. Đánh giá giá trị của Nhã nhạc Huế 1 Nguyên văn tiếng Pháp: “Il y avait, comme dans la période précédente, la musique de l‟Esplanade du Ciel, la musique des Temples, la musique des grandes audiences, la musique des simples audiences, la musique des sacrifices, la musique des grands banquets, la musique du Palais. Seule, manquait la musique pour porter “secours au Soleil et à la Lune en cas d‟éclipse” [106, tr. 66]. 43 Trong nhiều công trình nghiên cứu hay các bài viết giới thiệu về Nhã nhạc trƣớc đây đều ít nhiều đề cao giá trị của Nhã nhạc Huế, nhất là sau khi nó đƣợc công nhận là di sản văn hóa thế giới. Các công trình hoặc bàn đến giá trị của Nhã nhạc trong tổng thể âm nhạc cung đình nói chung nhƣ các bài viết của Trần Văn Khê (2003), Trần Kiều Lại Thủy (2003) và đƣợc lặp lại trong bài viết của Hoàng Lê (2010); hoặc trực tiếp nói đến Nhã nhạc Huế nhƣ trong Hồ sơ Nhã nhạc (2002) và đƣợc lặp lại trong bài viết của Hồ Ngọc Thạch (2010). Ở các công trình này, giá trị lịch sử và nghệ thuật của Nhã nhạc đƣợc đánh giá rất cao. Về giá trị lịch sử, các nhà nghiên cứu cho rằng Nhã nhạc là bộ môn âm nhạc có lịch sử lâu đời, đƣợc ghi lại rất sớm trong sử sách cũng nhƣ lƣu dấu trên các di tích khảo cổ [35, tr.35–38]. Về giá trị nghệ thuật, các công trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến sự đa dạng của các dàn nhạc và nhạc cụ, sự đặc biệt trong phối hợp âm sắc các nhạc cụ, tài năng diễn tấu điêu luyện của nhạc công, sự phong phú của bài bản, của thang âm điệu thức và tiết tấu, Ngoài ra, Hồ sơ Nhã nhạc đệ trình UNESCO năm 2002 đã nói đến địa vị từng là “quốc nhạc” của Nhã nhạc, tính triết lý nhân sinh của nó cũng nhƣ sự ảnh hƣởng, lan tỏa đến các thể loại âm nhạc khác, đồng thời nêu lên tính giao lƣu của Nhã nhạc trong khu vực Đông Á [90, tr.24–25], những nội dung này cũng đƣợc lặp lại trong bài viết của Hồ Ngọc Thạch [69, tr.26]. Nhìn chung, các bài viết và các công trình nghiên cứu đi trƣớc đã đánh giá cao giá trị của Nhã nhạc Huế. Qua thời gian, Nhã nhạc đƣợc phục hồi và nghiên cứu nhiều hơn, bản thân tôi đã nêu những ý kiến trao đổi trong một công trình nghiên cứu gần đây: dàn nhạc và bài bản Nhã nhạc không phong phú nhƣ nhiều ngƣời đã từng nêu trƣớc đây [75, tr.26], [77, tr.60–67]. Trong luận án, tôi sẽ tiếp tục triển khai ý kiến này và xem xét lại một số vấn đề về giá trị nghệ thuật nhƣ sự phong phú của thang âm điệu thức, sự chuyển điệu, đồng thời, luận án cũng sẽ bổ sung phần đánh giá vai trò của Nhã nhạc trong đời sống xã hội ngày nay. 44 Tóm lại, nhiều nghiên cứu về Nhã nhạc từ trƣớc đến nay, nhất là giai đoạn sau khi Nhã nhạc đƣợc công nhận là di sản văn hóa thế giới, đã đƣợc thực hiện và đã cung cấp những thông tin khoa học rất cần thiết giúp nâng cao nhận thức và đóng góp thiết thực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị loại hình âm nhạc này. Nghiên cứu là một quá trình lâu dài không bao giờ ngừng nghỉ, vì vậy việc bổ sung tƣ liệu, cập nhật với tình hình mới khiến không ít vấn đề cần đƣợc nhìn nhận, xem xét lại. Trên tinh thần đó, luận án sẽ kế thừa thành quả của các công trình nghiên cứu đi trƣớc, đồng thời bổ sung những tƣ liệu mới, cập nhật với tình hình mới, số liệu mới để rút ra những nhận định, những kết quả nghiên cứu riêng, với mong muốn góp phần cho việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy Nhã nhạc Huế ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Tiểu kết Nhã nhạc là một khái niệm đa nghĩa. Ngay trong nền văn hóa khai sinh ra nó là Trung Quốc, Nhã nhạc cũng đã mang những ý nghĩa khác nhau trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình. Khi lan tỏa sang Việt Nam rồi đƣợc lƣu truyền, Nhã nhạc một mặt giữ ...hòa hợp của vũ trụ, đất trời. Do đó, một đặc tính của Nhã nhạc Huế là sự bình ổn, nó không mang đến cho ngƣời nghe những cảm xúc vọng động cá nhân đời thƣờng nhƣ ở các loại hình âm nhạc giải trí mà mang tính hƣớng thƣợng, tính triết lý sâu sắc. Là thể loại âm nhạc đi kèm với nghi lễ, nhạc công không chỉ phải nắm vững các bài bản âm nhạc mà còn phải thông thuộc các bƣớc nghi lễ và ý nghĩa của chúng thì mới có thể tham gia diễn tấu. Do đó, họ phải là những nhạc công chuyên nghiệp, đƣợc hƣởng lƣơng của triều đình và thƣờng xuyên luyện tập để đạt yêu cầu về chuyên môn. Một điều đáng lƣu ý là đã từng xảy ra hiện tƣợng một số nhạc công cung đình bỏ trốn khiến triều đình phải quy tập thêm những ngƣời mới, nên tay nghề của nhạc công không phải lúc nào cũng mang tính chuyên nghiệp cao. Ngoài ra, có thể nhận thấy hiện tƣợng giao thoa giữa hai dòng nhạc nghi lễ cung đình và dân gian ngay từ khi triều Nguyễn còn tại vị. Tuy có cùng nguồn gốc từ Trung Quốc với một số những tƣơng đồng nhất định nhƣng Nhã nhạc của mỗi nƣớc trong khu vực, mỗi triều đại đều mang những nét riêng. Thực tế chứng minh rằng Nhã nhạc Huế tƣơng đồng với Nhã nhạc các nƣớc đồng văn về nguồn gốc, ý nghĩa, nội dung, hệ thống nhạc khí, song nó có cách thể hiện hoàn toàn khác. Hệ thống bài bản và giai 147 điệu của Nhã nhạc Huế không giống với Nhã nhạc của các nƣớc khác. Ngay cả múa Bát dật dù có cùng nội dung, ý nghĩa nhƣng trang phục, đạo cụ, âm nhạc cũng không giống nhau. Vì vậy, có thể nói Nhã nhạc Huế mang những đặc điểm riêng, thể hiện bản sắc dân tộc và văn hóa vùng, lại vừa đồng hòa trong tiếng nói chung của Nhã nhạc các nƣớc trong khu vực. Từ một thể loại âm nhạc đƣợc diễn tấu trong môi trƣờng nghi lễ cung đình, Nhã nhạc Huế đã lan tỏa ra dân gian ngay từ khi triều Nguyễn còn tại vị. Ở môi trƣờng này, nó đã có một số thay đổi nhất định. Điệu múa Bát dật (8 hàng) của cung đình chỉ còn Tứ dật (4 hàng) trong dân gian, tuân theo nguyên tắc là Bát dật chỉ dành cho ngƣời có địa vị cao nhất là Thiên tử, song về động tác, đội hình, trang phục, đạo cụ không giống với cung đình. Nhạc chƣơng trong môi trƣờng nghi lễ dân gian cũng có những thay đổi về nội dung lời ca và nhịp phách tuy cùng tuyến giai điệu nhƣ nhau. Trong quá trình giao thoa với âm nhạc nghi lễ dân gian, một mặt Nhã nhạc cung cấp các bài bản, mặt khác, nó thu nhận vào mình một số bài bản của dân gian. Đã có những khoảng thời gian khi môi trƣờng nghi lễ cung đình không còn thì chính dân gian là môi trƣờng nuôi dƣỡng Nhã nhạc, để sau đó khi Nhã nhạc có chủ trƣơng khôi phục, nó lại đƣợc đƣa trở lại với cung đình từ môi trƣờng dân gian. Cho nên, Nhã nhạc Huế hiện nay mang dấu ấn của văn hóa dân gian là một sự thật lịch sử cần đƣợc chính thức ghi nhận. Mặt khác, từ đầu thập niên 1970, Nhã nhạc cùng các loại hình diễn xƣớng cung đình Huế đƣợc chính phủ miền Nam nhìn nhận nhƣ những di sản văn hóa quý giá cần bảo tồn và phát huy, nó đã đƣợc đƣa lên trình diễn trên sân khấu để giới thiệu với các đoàn quốc khách. Việc trình diễn sân khấu diễn ra mạnh mẽ nhất là từ khi du lịch phát triển từ đầu thập kỷ 1990 đến nay. Trong môi trƣờng sân khấu, Nhã nhạc cũng có một số biến đổi để trở nên lôi cuốn, hấp dẫn khán giả. Những bài bản đơn điệu, nặng tính nghi 148 lễ nhƣ các nhạc chƣơng không đƣợc đem ra trình diễn, thay vào đó là những bài bản khí nhạc, những liên khúc đƣợc kết cấu theo hƣớng tạo hiệu quả sân khấu cao. Vì thế, vai trò nổi trội của thanh nhạc đã chuyển sang cho khí nhạc. Phong cách hòa tấu dàn nhạc cũng nhƣờng bƣớc cho độc tấu để làm nổi rõ kỹ thuật diễn tấu cá nhân, tạo sự hấp dẫn, thu hút khán giả. Dù muốn hay không, trong môi trƣờng sân khấu, Nhã nhạc cũng phải thay đổi mình để phù hợp với yêu cầu mới. Nhã nhạc Huế ngày nay đã đƣợc tôn vinh là di sản thế giới, chúng ta có quyền tự hào về những giá trị văn hóa lịch sử của nó. Kể từ khi hình thành cho đến nay, Nhã nhạc Huế đã có bề dày lịch sử hơn 200 năm, chƣa kể đến sự tiếp nối truyền thống Nhã nhạc Thăng Long hàng trăm năm và Nhã nhạc Trung Quốc hàng ngàn năm. Bên cạnh bề dày về lịch sử, Nhã nhạc còn có bề rộng về văn hóa do nó có mối liên hệ với Nhã nhạc của các nƣớc đồng văn là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Mối liên hệ này ngày nay còn đƣợc nhìn thấy qua hệ thống nhạc cụ, nội dung, ý nghĩa. Ở trong phạm vi quốc gia, Nhã nhạc từng đƣợc xem là quốc nhạc thời quân chủ, nó còn có sức lan tỏa, ảnh hƣởng đến một số loại hình âm nhạc khác ở vùng Huế và Nam bộ. Nghệ nhân miền Nam ngày nay vẫn tôn xƣng ông tổ nghề của họ là Nguyễn Quang Đại vốn là một nhạc quan trong cung đình Huế, ngƣời đã đem âm nhạc Huế, trong đó có Nhã nhạc, vào vùng đất phƣơng Nam để tạo nên nhạc lễ dân gian và nhạc Tài tử Nam bộ. Bên cạnh đó, cần lƣu ý rằng Nhã nhạc Huế trong tình trạng nguyên thủy của nó không thực sự đồi dào, phong phú về bài bản, dàn nhạc và màu sắc âm nhạc. Vai trò của một loại hình âm nhạc nghi lễ không đòi hỏi sự phong phú, tính biểu cảm, nghệ thuật cao nhƣ các loại hình âm nhạc giải trí. Có thể do thời kỳ thịnh đạt của Nhã nhạc khá ngắn ngủi vì đất nƣớc gặp nạn ngoại xâm nên nó không có điều kiện thuận lợi để phát 149 triển. Dù sao, qua những thăng trầm của lịch sử, Nhã nhạc Huế giờ đây đã đƣợc tôn vinh. Nó đƣợc Nhà nƣớc, nhân dân và cộng đồng quốc tế quan tâm bảo tồn, và chính Nhã nhạc cũng đã làm nên những tác động tích cực cho việc phát huy, phát triển của văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam và rộng ra toàn khu vực. Nhã nhạc Huế nhƣ chúng ta thấy hôm nay là kết quả của một quá trình tồn tại lâu dài trong những môi trƣờng khác nhau qua bao thăng trầm của lịch sử. Đặc điểm của Nhã nhạc Huế sẽ đƣợc nhận diện rõ ràng hơn, câu chuyện dài về Nhã nhạc sẽ đƣợc kể một cách rành mạch hơn nếu chúng ta có thêm tƣ liệu. Nghiên cứu trong luận án là những nổ lực của bản thân tác giả qua 20 năm tiếp xúc trực tiếp với Nhã nhạc Huế, song không tránh khỏi thiếu sót do tài liệu lịch sử không đầy đủ, nhất là vào giai đoạn lịch sử triều Nguyễn. Vì vậy, cần tiếp tục tìm thêm tài liệu để bổ khuyết cho những thiếu sót này. Bên cạnh đó, cần nỗ lực tìm thêm các tài liệu ký âm, các băng đĩa cũ để phục hồi các bài bản đã mất. Những hiểu biết về Nhã nhạc cũng sẽ trở nên hoàn thiện hơn nếu có phần so sánh, đối chiếu với Nhã nhạc của các nƣớc trong khu vực, điều mà khuôn khổ của luận án này chƣa thực hiện đƣợc. Chúng tôi mong chờ những nghiên cứu tiếp theo để có đƣợc nhận thức đầy đủ hơn về Nhã nhạc nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác bảo tồn và phát huy một loại hình di sản văn hóa thế giới, vì sự phát triển của văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam trong hiện tại và tƣơng lai. 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phan Thuận Thảo (2011), “Xác định lại hệ thống dàn nhạc trong Nhã nhạc Triều Nguyễn”, Tạp chí Văn hóa dân gian, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Hà Nội, số 3 (156)/2011, tr. 60 - 67. 2. Phan Thuan Thao (2011), “Significance of researching Chinese Yayue to the preservation of Vietnamese Nha nhac” (Ý nghĩa của việc nghiên cứu Nhã nhạc Trung Quốc đối với công tác bảo tồn Nhã nhạc Việt Nam), The Establishment of Yayue Research Center and International Academic Conference of Court Music, China Conservatory, Beijing, p 17-23. 3. Phan Thuận Thảo (2014), “Nhã nhạc trong bối cảnh mới: Nghiên cứu về sự chuyển đổi chức năng từ âm nhạc nghi lễ sang âm nhạc thế tục”, in trong sách Di sản văn hóa trong x hội Việt Nam đương đại, Tủ sách Khoa học Xã hội, Chuyên khảo về Di sản văn hóa do Viện Harvard Yenching tài trợ, NXB Tri thức, Hà Nội, tr. 135 - 153. 4. Phan Thuan Thao (2015), “Revitalizing the lost instruments: Research and reconstruction of the bronze bells and stone chimes in Vietnamese court music” (Hồi sinh các nhạc khí đã mất: Nghiên cứu và phục hồi biên chung và biên khánh trong âm nhạc cung đình Việt Nam), Asian Musicology, Council for Asian Musicology, Seoul, Korea, May 2015, p.129 – 159. 5. Phan Thuận Thảo (2015), “Nhã nhạc Huế: Sự hòa nhập giữa nhạc lễ cung đình và nhạc lễ dân gian”, Tạp chí Văn hóa Dân gian, Viện Nghiên cứu Văn hóa, số 1 (157)/2015, Hà Nội, tr. 10 – 16. 6. Phan Thuận Thảo (2015), “Lịch sử Nhã nhạc Huế”, Tạp chí Xưa & Nay, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, số 455 (tháng 1/2015), Hà Nội, tr. 53 – 57. 7. Phan Thuận Thảo (2015), “Quan niệm về nhạc của Khổng giáo và những biểu hiện của nó trong Nhã nhạc Huế”, Thông báo Khoa học, Học viện Âm nhạc Huế, số 10, tháng 1 – 6/2015, tr. 33 – 39. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU THÀNH VĂN A. Tiếng Việt. 1. Dƣơng Văn An (1555), Ô châu cận lục, bản dịch của Bùi Lƣơng, Văn hóa Á Châu xuất bản, Sài Gòn, 1961. 2. Phan Thuận An (2002), “Lễ hội cung đình triều Nguyễn nhìn từ góc độ văn hóa và du lịch ngày nay”, hông tin rung tâm Bảo tồn Di t ch Cố đô Huế, tháng 5/2002, tr. 4 – 7. 3. Phan Thuận An (2007), “Sinh hoạt bảo tồn bảo tàng ở Huế trƣớc năm 1975”, Đặc san Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, tập VI, Huế, tr. 258 - 268. 4. Phan Thuận An, Phan Thuận Thảo (2003), “Thử đi tìm định nghĩa về Nhã nhạc Việt Nam”, Âm nhạc cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Viện Âm Nhạc Việt Nam xuất bản, Huế, tr. 57 – 63. 5. Đào Duy Anh (1957), Từ điển Hán - Việt, Trƣờng Thi xuất bản lần thứ 3, Sài Gòn. 6. Lê Tuấn Anh (chủ biên), “Nhã nhạc, Âm nhạc cung đình Việt Nam – Di sản Văn hóa phi vật thể”, Di sản thế giới ở Việt Nam, Trung tâm Công nghệ Thông tin Du lịch, Hà Nội, 2006, tr. 119 - 128. 7. Tôn Thất Bình (1996), “Nhã nhạc ở Việt Nam”, Tạp chí ông Hương, (số 7), tr. 87 – 89. 8. L. Cardière (1915), “Tế Nam Giao – Nghi lễ tế”, Những người bạn Cố đô Huế, bản dịch của Đặng Nhƣ Tùng, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1997, tr. 99 - 125. 9. Câu lạc bộ đờn ca Tài tử quận 8 Thành phố Hồ Chính Minh (1996), “Sơ lƣợc tiểu sử Đức Nghệ nhân Nguyễn Quang Đại”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Đức Nghệ nhân Tiền phong Nhạc lễ, Nhạc Tài tử Nguyễn Quang Đại, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Long An, tháng 3 – 1996. 152 10. Nguyễn Thị Phƣơng Châm (2009), Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay, Nxb Văn hóa Thông tin & Viện Văn hóa, Hà Nội. 11. Nguyễn Thị Phƣơng Châm (2012), Làm dâu nơi đất khách, Nxb Lao Động, Hà Nội. 12. Phan Huy Chú (?), Lịch triều Hiến chương loại chí, bản dịch của Viện Sử Học, Nxb KHXH, Hà Nội, 1992. 13. Thiều Chửu (1997), Hán Việt tự điển, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 14. Nguyễn Xuân Diện – Đinh Thanh Hiếu (2000), “Về năm bản nhạc chƣơng Nôm đời Lê”, Tạp chí Hán Nôm, số 4 (45), Hà Nội, tr. 62 - 72. 15. Phan Đại Doãn (chủ biên) (1999), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 17. Triêu Dƣơng (1994), “Bình dân Việt Nam với Nho giáo qua văn học dân gian”, Nho giáo tại Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 99 – 105. 18. Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề (1992), Những Đại lễ và Vũ khúc của vua chúa Việt Nam, Nxb Văn Học, Hà Nội. 19. Lê Quý Đôn (?), Kiến văn tiểu lục, Phạm Trọng Điềm dịch và chú thích, Nxb Sử Học, Hà Nội, 1962. 20. Huỳnh Minh Đức (1996), “Nền triết học Đông phƣơng và nhạc lễ – nhạc Tài tử – nhạc sân khấu Cải lƣơng Nam Bộ”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học về Đức Nghệ nhơn tiền phong nhạc lễ – nhạc ài tử Nguyễn uang Đại, Sở Văn hóa Thông tin Tỉnh Long An, tr. 38 – 47. 21. Nguyễn Việt Đức (2012), Âm nhạc trong lễ tế đàn Nam Giao Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế. 153 22. Jason Gibbs, “Quốc nhạc Việt Nam: Hành trình tìm kiếm bản quốc ca”, Nguyễn Trƣơng Quý dịch, ngày 5/7/2015. 23. Hạ Chinh Nông (chủ biên) (1989), mục từ “Nhã nhạc”, Từ điển Từ Hải, Phan Thuận An phiên âm và dịch nghĩa, tài liệu riêng của tác giả luận án. 24. Dƣơng Bích Hà, “Âm nhạc cổ truyền xứ Huế trong mối quan hệ bác học và dân gian”, vanhoahoc.edu.vn, cập nhật ngày 15/7/2010. 25. Đỗ Thu Hà (2009), Đại nhạc trong nhạc lễ cung đình thời Nguyễn, Luận văn Thạc sĩ Âm nhạc, Nhạc viện Quốc gia Việt Nam, Huế. 26. Nguyễn Thị Tâm Hạnh (2013), “ „Hóa thạch‟ của diễn xƣớng cung đình Huế ở các làng ven đô: giá trị và những thay đổi thích ứng trong bối cảnh hiện nay (khảo sát ở làng Điếu Ngao (Quảng Trị) và Phò Trạch (Thừa Thiên Huế)”, Văn hóa học, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, số 3 (7) – 2013, tr. 78 – 84. 27. Bùi Trọng Hiền (1999), “Mối quan hệ giữa nhạc cung đình – thính phòng Huế, nhạc Tuồng và nhạc Tài tử – Cải lƣơng Nam Bộ”, ư liệu m nhạc cung đình Việt Nam, Nxb Âm Nhạc, Viện Âm Nhạc, Hà Nội. 28. Nguyễn Văn Hoa (chủ biên) (2005), Địa chí Thừa Thiên Huế, Phần Lịch sử, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 29. Hồng Hoài Lê Văn Hoàng (1962), Lễ tế Nam Giao, bản in Ronéo, tủ sách gia đình Phan Thuận An. 30. Phạm Đình Hổ (?), Vũ trung tùy bút, bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh,1989. 31. Văn Thị Minh Hƣơng (2002), Gagaku và Nhã nhạc, Nxb Thanh Niên, Thành phố Hồ Chí Minh 32. Văn Thị Minh Hƣơng (2003), “Việc sử dụng thuật ngữ Nhã nhạc ở Việt Nam”, Âm nhạc cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Viện Âm Nhạc Việt Nam xuất bản, Huế, tr. 64 – 71. 154 33. Lê Văn Hƣu, Ngô Sỹ Liên (1697), Đại Việt Sử k oàn thư, bản dịch của Viện Sử Học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977. 34. Trần Văn Khê (1997), “Khổng Tử và Âm nhạc”, Tiểu phẩm, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 281 – 297. 35. Trần Văn Khê (2002), “Giá trị của nhạc cung đình Huế”, Âm nhạc cung đình Huế, Kỷ yếu Hội thảo, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Viện Âm nhạc Việt Nam, Huế. 36. Khổng Tử (?), Luận ngữ, bản dịch của Đoàn Trung Còn, Trí Đức Tòng thơ xuất bản, Sài Gòn, 1950. 37. Khổng Tử (?), Kinh Lễ, Nguyễn Tôn Nhan biên dịch và chú giải, Nxb Văn Học, Tp. Hồ Chí Minh, 1999. 38. Khổng Tử (?), Kinh Thi, bản dịch của Tạ Quang Phát, Nxb Văn Học, Hà Nội, 1991. 39. Khƣơng Xuân Phƣơng (Tổng biên) (1989), “Nhã nhạc”, Trung Quốc Đại B ch khoa oàn thư, Quyển Âm nhạc, Vũ đạo, bản dịch của Hoàng Thị Khánh Trang, tài liệu lƣu hành nội bộ của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. 40. Thái Văn Kiểm (1960), Cố đô Huế, Nha Văn hóa, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn. 41. Kiều Kiến Trung (2002), Âm nhạc Trung Quốc, bản dịch của Trịnh Trung Hiểu, Nxb Thế Giới, Hà Nội. 42. Trần Trọng Kim (1969), Một cơn gió bụi, Nxb Vĩnh Sơn, Sài Gòn. 43. Trần Trọng Kim (1991), Nho Giáo, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 44. Hoàng Lê (2010), “Giá trị tiêu biểu của Nhã nhạc cung đình Huế”, Thế giới Di sản, 12/2010, Hà Nội, tr. 16 – 17. 155 45. Nguyễn Thị Mỹ Liêm (2002), “Kết hợp sự kế thừa và sáng tạo trong sáng tạo hệ thống bài bản ca nhạc Tài tử Nam Bộ”, hông b o Khoa học, Viện Âm nhạc, Hà Nội, tr. 19 – 29. 46. Đặng Hoành Loan (2004), “Nhã nhạc cung đình Việt Nam”, Thông báo Khoa học, Viện Âm nhạc Việt Nam, (số 12), tr. 37 – 42. 47. Thụy Loan (1993), Lược sử Âm nhạc Việt Nam, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 48. Nguyễn Thụy Loan (2003), “Âm nhạc cung đình Huế, đôi điều từ góc nhìn lịch sử”, Âm nhạc cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Viện Âm nhạc Việt Nam xuất bản, Huế, tr. 50 – 56. 49. Nguyễn Thụy Loan (2001), “Tín ngƣỡng tôn giáo và ca nhạc cổ truyền”, n ngưỡng và văn hóa t n ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 419 – 476. 50. Lƣu Cƣơng Kỷ, Phạm Minh Hoa (2002), Chu Dịch và mỹ học, bản dịch của TS Hoàng Văn Lâu, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 51. Nguyễn Tôn Nhan (2002), B ch khoa thư Văn ho Cổ điển Trung Quốc, Nxb VHTT, Hà Nội. 52. Nhiều tác giả (2002), Âm nhạc Cung đình Huế, Kỷ yếu hội thảo, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Huế. 53. Nhiều tác giả (2000), Âm nhạc mới Việt Nam – Tiến trình và thành tựu, Viện Âm nhạc xuất bản, Hà Nội. 54. Nội Các triều Nguyễn (1868), Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ, bản dịch của Viện Sử Học, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1993. 55. Nội Các triều Nguyễn (1868), Nhạc khí, Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ, bản dịch của Lê Na, Diệu Linh, tài liệu riêng của tác giả luận văn. 56. R. Orband (1915), “Tế Nam Giao: Các điệu múa”, Những người bạn Cố đô Huế, bản dịch của Đặng Nhƣ Tùng, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1997, tr. 135 - 137. 156 57. Nguyễn Trung Phán, Nguyễn Trung Nghệ (1928), Sách dạy hát tiếng Nam, Nhà in Tiếng Dân, Huế. 58. Hoàng Phê (chủ biên) (1998), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội – Đà Nẵng. 59. Vĩnh Phúc (2010), Nhã nhạc triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế. 60. Vĩnh Phúc (2012), “Yếu tố dân gian và chuyên nghiệp trong thể Lý Huế”, hông b o Khoa học, Viện Nghiên cứu Âm nhạc, Huế, số 5, tr. 32 – 41. 61. Phƣơng Nghị, Phó Vận Sâm (chủ biên) (1989), mục từ “Nhã nhạc”, Từ điển Từ Nguyên, Phan Thuận An phiên âm và dịch nghĩa, tài liệu riêng của tác giả luận án. 62. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1844, 1848, 1864, 1879, 1899, 1902, 1909), Đại Nam Thực lục, bản dịch của Viện Sử học, Nxb Khoa học, Sử Học, Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1962 – 1978. 63. Quốc Sử quán triều Nguyễn (1897), Minh Mạng Chính yếu, bản dịch của Võ Khắc Văn, Lê Phục Thiện, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa xuất bản, Sài Gòn, tập III, 1974. 64. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1917), Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ Tục biên, bản dịch của Cao Huy Giu, Đỗ Mộng Khƣơng, Nxb Giáo Dục, Nxb KHXH, Hà Nội, tập 4, 2005. 65. Nguyễn Đình Sáng (1999), Khảo sát Nhạc lễ Cung đình Huế, Luận văn Đại học, Trƣờng Đại học Nghệ thuật Huế, Huế. 66. Hà Sâm (2003), “Âm nhạc cung đình triều Nguyễn”, Thông báo Khoa học, Viện Âm nhạc Việt Nam, (số 9), tr. 33 – 42. 67. Nguyễn Đức Sự (2011), Nho giáo và khía canh tôn giáo của Nho giáo, Nxb Văn hóa – Thông tin & Viện Văn hóa, Hà Nội 68. Lê Tắc (?), n Nam ch lược, Ủy ban Phiên dịch Sử liệu Việt Nam, Viện Đại Học Huế xuất bản, Huế, 1961. 157 69. Hồ Ngọc Thạch (2010), “Vì sao Nhã nhạc cung đình Huế đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, Thế giới Di sản, 12/2010, Hà Nội, tr. 26 – 27. 70. Nguyễn Thanh (chủ biên) (2005), Địa chí Thừa Thiên Huế, Phần Tự nhiên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 71. Tô Ngọc Thanh (1999), ư liệu Âm nhạc Cung đình Việt Nam, Nxb Âm nhạc, Viện Âm nhạc, Hà Nội. 72. Phan Thuận Thảo (2001), Mối tương quan về âm nhạc giữa c c loại hình nghệ thuật biểu diễn cung đình Huế, luận văn Đại học, Đại học Nghệ thuật, Huế, 90 trang. 73. Phan Thuận Thảo (2007), “Nhạc chƣơng triều Nguyễn”, Thông báo Khoa học, Viện Âm nhạc Việt Nam, (số 22), tr. 35 - 46. 74. Phan Thuận Thảo (2007), “Nghi vấn về cơ cấu dàn Nhã nhạc thời Nguyễn”, Thông báo Khoa học, Viện Âm nhạc Việt Nam, (số 20), tr. 118 - 121. 75. Phan Thuận Thảo (2011), X c định lại hệ thống dàn nhạc và nhạc mục Nhã nhạc Huế, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội. 76. Phan Thuận Thảo (2014), “Nhã nhạc trong bối cảnh mới: Nghiên cứu về sự chuyển đổi chức năng từ âm nhạc nghi lễ sang âm nhạc thế tục”, Di sản Văn hóa trong xã hội Việt Nam đương đại, Nxb Tri thức, Hà Nội, tr. 135 - 154. 77. Phan Thuận Thảo (2015), “Nhã nhạc Huế: Sự hòa nhập giữa nhạc lễ cung đình và nhạc lễ dân gian”, Tạp chí Văn hóa Dân gian, Viện Nghiên cứu Văn hóa, số 1 (157)/2015, Hà Nội, tr. 10 - 16. 78. Phan Thuận Thảo (2015), “Lịch sử Nhã nhạc Huế”, Tạp chí Xưa & Nay, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, số 455 (tháng 1/2015), Hà Nội, tr. 53 – 57. 158 79. Trƣơng Ngọc Thắng, Trần Kích, Trần Thảo (1998), Tài liệu giảng dạy và học tập dành cho lớp Đại học Nhã nhạc, Trƣờng Đại học Nghệ thuật, lƣu hành nội bộ. 80. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 81. Dƣơng Quang Thiện (1995), Sử liệu lịch sử âm nhạc Việt Nam, Viện Âm nhạc và Múa xuất bản, Hà Nội. 82. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 83. Ngô Đức Thịnh (2001), n ngưỡng và văn hóa t n ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 84. Vũ Hồng Thịnh (1998), ưu tầm nghiên cứu nhạc lễ và ca nhạc ài tử ở Bình Dương, Sở Văn hóa Thông tin, Sở Khoa học – Công nghệ – Môi trƣờng Tỉnh Bình Dƣơng. 85. Nguyễn Hữu Thông (chủ biên) (1992), Mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Huế, Nxb Hội Nhà văn, Tp. Hồ Chí Minh. 86. Trần Kiều Lại Thuỷ (1997), Âm nhạc Cung đình triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế. 87. Trần Kiều Lại Thủy (2002), “Một số ƣu điểm của âm nhạc cung đình triều Nguyễn”, Âm nhạc cung đình Huế, Kỷ yếu Hội thảo, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Viện Âm nhạc Việt Nam, Huế. 88. Nguyễn Tài Thƣ (1994), “Nho giáo triều Nguyễn, nội dung, tính chất và vai trò lịch sử”, Nho giáo tại Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 510 - 528. 159 89. Hải Trung (2011), “Nhã nhạc, niềm tự hào của dân tộc thể hiện trong thơ trên điện Thái Hòa”, Nhà báo Huế, Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế, số Xuân Tân Mão, 2011, tr. 16 - 17. 90. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (2002), Hồ sơ ứng cử quốc gia Âm nhạc cung đình Việt Nam: Nhã nhạc (triều Nguyễn), lƣu hành nội bộ. 91. Nguyễn Phi Tuấn, Lê Mai Phƣơng, Nguyễn Quý Cát (2006), Hồ sơ khoa học các bài bản và trình thức diễn tấu Ca Thài trong tế Nam Giao, lƣu hành nội bộ, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế, Huế. 92. UNESCO (2003), “Công ƣớc về Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể”, truy cập ngày 25/9/2011. 93. Đặng Nghiêm Vạn (2005), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia tái bản lần thứ hai, Hà Nội. 94. Thân Văn (2005), C c phương thức hòa nhạc cung đình Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế. 95. Trần Đại Vinh (1995), n ngưỡng dân gian Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế. 96. Hoàng Yến (1919), “Âm nhạc Huế, đờn nguyệt và đờn tranh”, Những người bạn cố đô Huế, bản dịch của Đặng Nhƣ Tùng, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1998. B. Tiếng Anh 97. William P. Malm (2000), Traditional Japanese Music and Musical Instruments, Kodansha International, Japan. 98. Joseph S.C. Lam (1998), State Sacrifices and Music in Ming China – Orthodoxy, Creativity, and Expressiveness, State University of New York Press, U.S.A. 99. Yamaguti Osamu (1997), “Transcontextualisation and stylistic changes of the East Asian court musics”, Aak – Yayue – Gagaku – Nha Nhac, The National Center for Korean Traditional Performing Arts, Seoul, Korea. 160 100. Robert C. Provine (1988), Essays on Sino-Korean Musicology – Early sources for Korean ritual music, Il Ji Sa, Seoul, Korea. 101. Robert C. Provine (1983), “ „Chinese‟ Ritual Music in Korea: The Origins, Codification, and Cultural Role of A-ak”, Traditional Korean Music, The Si-sa-yong-o-sa Publishers, Inc., Korea, Pace International Research, Inc., USA. 102. Stanley Sadie (editor) (1980), The New Grove Dictionary of Music and Musicians, Macmilian Publishers Limited, London. 103. Inhwa So (2007), “Court Music”, Music of Korea, The National Center for Korean Traditional Performing Arts, Seoul, South Korea, p. 13 – 29. 104. Phan Thuan Thao (2015), “Revitalizing the lost instruments: Research and reconstruction of the bronze bells and stone chimes in Vietnamese court music”, Asian Musicology, Council for Asian Musicology, Seoul, Korea, May 2015, p.129 – 159. 105. The National Center for Korean Traditional Performing Arts (1997), Aak – Yayue – Gagaku – Nha nhac, The 2nd International Conference on Asian Music, Seoul. C. Tiếng Pháp 106. Trần Văn Khê (1962), La Musique Vietnamienne traditionnelle, Presses Universitaires de France, Paris. II. TÀI LIỆU ĐIỀN DÃ 107. Phỏng vấn ông Lữ Hữu Thi, nghệ nhân cung đình, Huế, ngày 12/5/2005 và ngày 15/5/2012. 108. Phỏng vấn ông Trần Kích, nghệ nhân dân gian, Huế, ngày 3/5/2005 và ngày 15/7/2007. 109. Phỏng vấn ông Hồ Đăng Châu, nghệ nhân cung đình, Huế, ngày 9/5/2005. 161 110. Phỏng vấn ông Nguyễn Đình Vân, nghệ nhân, Huế, ngày 17/5/2005, 26/2/2011, 13/5/2012 và 20 – 7 – 2015. 111. Phỏng vấn ông Trần Đại Dũng, Phó Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế, Huế, ngày 16/2/2011. 112. Phỏng vấn bà Lê Thị Dinh, nhân chứng, Huế, ngày 5/3/2011. 113. Phỏng vấn ông Lê Quang Hùng, giảng viên Học viện Âm nhạc Huế, nhân chứng, Huế, ngày 17/3/2011. 114. Đĩa “Việt Nam I”, Trần Văn Khê và Nguyễn Hữu Ba thực hiện, Unesco phát hành, 1962. 115. Đĩa VCD “Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Huế”, Nxb Âm nhạc, Hà Nội, 2007. 116. Đĩa DVD “Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Việt Nam”, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Huế, 2005 – 2008. 117. Đĩa CD “Nhạc cung đình Huế”, Viện Nghiên cứu Âm nhạc, Huế. 118. CD Nhã nhạc cung đình Huế, Phƣơng Nam xuất bản, Thành phố Hồ Chí Minh, 2004. 119. DVD Lễ tế Giao, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Huế. 120. DVD Lễ tế Xã Tắc, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Huế. 121. Các tài liệu ghi âm, ghi hình do tác giả luận án thực hiện trong quá trình điền dã thực tế từ năm 2002 - 2015. 162 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THUẬN THẢO NHÃ NHẠC HUẾ: MÔI TRƢỜNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA DÂN GIAN MÃ SỐ : 62 22 01 30 HÀ NỘI - 2016 163 MỤC LỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Một số hình ảnh về Nhã nhạc ......................................................162 Phụ lục 2: Các bản ký âm của một số bài bản Nhã nhạc Huế ......................174 2.1. Một số bài bản Đại nhạc ..............................................................174 2.2. Một số bài bản Tiểu nhạc ............................................................176 2.3. Một số bài bản Nhạc chƣơng ......................................................178 164 PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHÃ NHẠC 1. Trình diễn Nhã nhạc (múa Bát dật) trong lễ tế Giao ở Thiên đàn Bắc Kinh – Trung Quốc, 2011. Nguồn: Internet 2. Biểu diễn Nhã nhạc ở Thiên đàn Bắc Kinh, Trung Quốc, 2011. Ảnh: Phan Thuận Thảo. 165 3. Nhã nhạc Nhật Bản. Nguồn: Internet 4. Nhã nhạc ở Khổng miếu, Đài Loan. Nguồn: Internet. 5. Múa Lục dật ở Khổng miếu, Đài Loan. Nguồn: Internet 166 6. Diễn tấu Nhã nhạc trong lễ tế Khổng Tử ở Khổng miếu, Seoul, Hàn Quốc, 2008. Ảnh: Phan Thuận Thảo 7. Múa Bát dật trong lễ tế Khổng Tử ở Khổng miếu, Seoul, Hàn Quốc, 2008. Ảnh: Phan Thuận Thảo. 167 8. Hoàng cung Huế, không gian diễn ra các nghi lễ cung đình và diễn tấu Nhã nhạc: Ngự đạo hồi cung sau lễ tế Giao năm 1924. Ảnh: B.A.V.H 9. Nhã nhạc trên sân điện Cần Chánh trong một cuộc lễ dƣới thời Bảo Đại (1925-1945). Ảnh tư liệu của Phan Thuận An 10. Nhã nhạc đón Quốc trƣởng Bảo Đại trong Hoàng cung Huế, ảnh chụp khoảng năm 1949 – 1950. Ảnh tư liệu của Phan Thuận An. 168 11. Các nhạc công cung đình trên sân điện Thái Hòa, 1924. Ảnh B.A.V.H. 12. Dàn Nhã nhạc trong hoàng cung Huế thập kỷ 1920. Ảnh B.A.V.H. 13. Nhạc công Nhã nhạc trong hoàng cung Huế, 1919. Ảnh B.A.V.H. 169 14. Một số nhạc công và nhạc cụ tại đàn Nam Giao, Huế, 1924. Ảnh B.A.V.H. 15. Dàn Đại nhạc trong ngự đạo của lễ tế Nam Giao. Nguôn: Internet. 170 16. Múa Bát dật trong lễ tế Giao, Huế, 1915. Ảnh B.A.V.H. 17. Một số nhạc khí ở đàn Nam Giao: biên chung, ngữ, đàn cầm, 1924. Ảnh B.A.V.H. 18. Một số nhạc khí ở đàn Nam Giao: kiến cổ, đặc khánh, biên khánh, 1924. Ảnh B.A.V.H. 171 19. Ban nhạc đồng ấu của bà Tiên cung (mẹ vua Khải Định), thập niên 1930. 20. Đại nhạc thập niên 1960. Ảnh bìa đĩa Vietnam 21. Tiểu nhạc thập niên 1960. Ảnh bìa đĩa Vietnam 1. 172 22. Nhã nhạc trong lễ Đổi gác ở trƣớc Ngọ Môn, Hoàng cung Huế, 2013. Ảnh: Phan Thuận Thảo 23. Dàn Đại nhạc diễn tấu ở lễ tế Giao trong Festival Huế, tháng 4-2012. Ảnh: Phan Thuận Thảo 24. Dàn Tiểu nhạc diễn tấu ở lễ tế Giao trong Festival Huế, tháng 4 – 2012. Ảnh Phan Thuận Thảo 25. Trình diễn Nhã nhạc tại Hiển Lâm Các trong Hoàng cung Huế phục vụ khách du lịch, 2013. Ảnh: Phan Thuận Thảo 173 26. Biểu diễn Đại nhạc ở Nhà hát hoàng cung Duyệt Thị Đƣờng , 2010. Ảnh: Phan Thuận Thảo 27. Biểu diễn Tiểu nhạc ở Nhà hát hoàng cung Duyệt Thị Đƣờng, 2010. Ảnh: Phan Thuận Thảo 174 28. Dàn Đại nhạc dân gian trong lễ tế đình làng An Thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, ngày 18-4-2013. Ảnh: Phan Thuận Thảo 29. Dàn Đại nhạc dân gian trong lễ Thu tế ở đình làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế, ngày 16-7 ÂL năm Quý ty (2013). Ảnh: Phan Thuận Thảo 30. Những ngƣời hát Thài trong lễ Thu tế ở đình làng An Truyền, xã Phú An, huyện PhúVang, Thừa Thiên Huế, ngày 16 -7 ÂL năm Quý tỵ (2013). Ảnh: Phan Thuận Thảo 31. Ông Nguyễn Đình Nghiêm (trái) và ban nhạc lễ dân gian diễn xƣớng Thài trong lễ cúng nhà thờ họ Nguyễn Đình ở làng Kim Đôi, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, ngày 26-7-2015. Ảnh: Phan Thuận Thảo 175 32. Dàn Bát âm dân gian trong lễ rƣớc Phật tại chùa Báo Quốc, Huế, 2001. Ảnh: Phan Thuận Thảo 33. Hải loa, một nhạc cụ cung đình, còn lđƣợc dùng trong lễ nhạc Phật giáo Huế. Ảnh chụp trong lễ rƣớc Phật trƣớc chùa Từ Đàm, Huế, 2001. Ảnh: Phan Thuận Thảo 34. Dàn Bát âm dân gian trong lễ rƣớc Phật ngày lễ Phật Đản (27-5-2010) tại Huế. Ảnh: Phan Thuận Thảo. 35. Dàn Đại nhạc dân gian trong lễ rƣớc Phật ngày lễ Phật Đản (27-5-2010) tại Huế. Ảnh: Phan Thuận Thảo 176 PHỤ LỤC 2 CÁC BẢN KÝ ÂM CỦA MỘT SỐ BÀI BẢN NHÃ NHẠC HUẾ Phụ lục 2.1. Một số bài bản Đại nhạc 177 178 Phụ lục 2.2. Một số bài bản Tiểu nhạc 179 180 Phụ lục 2.3. Một số bài bản Nhạc chƣơng 181 182 183 184 185 186

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnha_nhac_hue_moi_truong_dac_diem_va_gia_tri_van_hoa.pdf
Tài liệu liên quan