Luận án Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh trung học cơ sở

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CHU THỊ NGÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CHU THỊ NGÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS ĐẶNG QUỐC BẢO 2. GS.TS PHẠM HỒNG QUANG THÁI

doc199 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan danh dự đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án Chu Thị Ngân MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Nxb : Nhà xuất bản THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Phân loại đối tượng khảo sát 66 Bảng 2.2: Các trường tham gia khảo sát 66 Bảng 2.3: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về khái niệm giá trị văn hóa phi vật thể, giáo dục văn hóa phi vật thể 68 Bảng 2.4: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về sự cần thiết phải giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh 69 Bảng 2.5: Nhận thức của cán bộ, giáo viên về ý nghĩa, vai trò của giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh 70 Bảng 2.6: Sự lựa chọn của giáo viên, học sinh về các giá trị văn hóa phi vật thể cần giáo dục trong nhà trường 74 Bảng 2.7: Nhận thức của giáo viên Âm nhạc về nội dung giảng dạy Dân ca Quan họ 75 Bảng 2.8: Các con đường giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh được áp dụng trong các trường THCS 78 Bảng 2.9: Các con đường giảng dạy Dân ca Quan họ ở các trường THCS 79 Bảng 2.10: Đánh giá của giáo viên các trường THCS về việc áp dụng các hình thức giáo dục văn hóa phi vật thể 80 Bảng 2.11: Đánh giá của học sinh về mức độ thực hiện các hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể 81 Bảng 2.12: Đánh giá của giáo viên về mức độ áp dụng các phương pháp giáo dục văn hóa phi vật thể 82 Bảng 2.13: Thực trạng tiếp nhận di sản âm nhạc truyền thống ở học sinh các trường THCS trên địa bàn khảo sát 85 Bảng 2.14: Nhận thức của cán bộ quản lý về sự liên hệ giữa kế hoạch giáo dục di sản văn hóa phi vật thể với các kế hoạch khác trong trường 86 Bảng 2.15: Mức độ thực hiện các biện pháp tổ chức giáo dục giá trị văn hóa phi vật thể cho học sinh 87 Bảng 2.16: Đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ thực hiện của các biện pháp chỉ đạo giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh 92 Bảng 2.17: Đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ thực hiện của các biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục giá trị văn hóa phi vật thể cho học sinh 95 Bảng 2.18: Ý kiến đánh giá về các khâu trong công tác quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS 96 Bảng 3.1: Đối tượng tham gia khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 129 Bảng 3.2: Kết quả kiểm chứng sự cần thiết của các biện pháp đã đề xuất 130 Bảng 3.3: Kết quả kiểm chứng về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 131 Bảng 3.4: Mức độ nhận thức của học sinh trước thực nghiệm 137 Bảng 3.5: Mức độ nhận thức của học sinh các lớp sau thực nghiệm lần 1 139 Bảng 3.6: Mức độ nhận thức của các lớp sau thực nghiệm lần 2 140 Bảng 3.7: Mức độ nhận thức của học sinh sau 2 lần thực nghiệm 140 Bảng 3.8: So sánh mức độ chênh lệch về nhận thức của học sinh các lớp giữa trước và sau thực nghiệm 141 Bảng 3.9: Ý kiến đánh giá mức độ hứng thú của học sinh với giờ dạy 143 Bảng 3.10: Mức độ nhận thức của học sinh trước thực nghiệm 146 Bảng 3.11: Mức độ nhận thức của học sinh sau thực nghiệm 147 DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 2.1: Ý kiến đánh giá về 4 khâu trong công tác quản lý giáo dục giá trị văn hóa phi vật thể 97 Biểu đồ 3.1: Trình độ nhận thức của học sinh trước khi thực nghiệm 138 Biểu đồ 3.2: Mức độ nhận thức của học sinh sau 2 lần thực nghiệm 141 Biểu đồ 3.3: Nhận thức của lớp đối chứng trước và sau thực nghiệm 142 Biểu đồ 3.4: Nhận thức của học sinh lớp thực nghiệm trước và sau thực nghiệm 142 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu Di sản văn hóa phi vật thể là các sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết và được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, việc bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể là việc làm cần thiết để gìn giữ, khẳng định bản sắc riêng trong quá trình hội nhập quốc tế: “Xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa đã mang lại nhiều cơ hội và thử thách đối với phát triển văn hóa dân tộc trong việc lựa chọn chính sách phù hợp với thực tiễn. Di sản văn hóa truyền thống đồng hành cùng với sự phát triển chung của xã hội, trở thành một yếu tố quan trọng đối với quá trình phát triển và hội nhập” [88; 415]. Hơn nữa, giữ gìn văn hóa phi vật thể là bảo vệ con người. Nhận thức đúng vấn đề đó, tại Đại hội X của Đảng, Đảng ta đã chỉ rõ nhiệm vụ cấp bách trong xây dựng văn hóa hiện nay là: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam” [14; 106]. Chiến lược văn hóa, trong điều kiện mới, cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm, tư tưởng trên đây của Đảng: “Chiến lược văn hóa, trong điều kiện đó, phải tập trung giải quyết hai nội dung cơ bản và cấp thiết có quan hệ biện chứng với nhau, không tách rời nhau: thứ nhất, giữ gìn, kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc; thứ hai, phát huy văn hóa dân tộc, nguồn sức mạnh nội sinh của đất nước trong quá trình hội nhập. Xây dựng và phát triển, giữ gìn và phát huy gắn bó chặt chẽ với nhau trong chiến lược văn hóa” [40]. Tuy nhiên, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể không phải là công việc dễ dàng bởi: “Điều quan trọng hơn cả đối với việc phát huy những di sản văn hóa phi vật thể là làm cho di sản ấy sống giữa cuộ đời, như chính bản chất của nó. Làm sao để khơi dậy ý thức cộng đồng, niềm tự hào của cộng đồng về di sản văn hóa phi vật thể, để di sản ấy sống trong cộng đồng như bản chất của nó. Liên quan đến vấn đề này là việc phổ biến, trao truyền di sản phi vật thể tới cộng đồng” [6; 72]. Xuất phát từ định hướng như vậy, trường học được xem là môi trường đặc biệt thích hợp để hoạt động lưu truyền văn hóa giữa các thế hệ diễn ra một cách sâu rộng. Công tác giáo dục di sản là một trong những biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Phát biểu khai mạc Hội thảo về Dạy học với di sản phi vật thể vì một tương lai bền vững tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: nhà trường Phổ thông vừa có trách nhiệm giáo dục, nâng cao nhận thức cho học sinh, vừa có trách nhiệm sử dụng di sản văn hóa để dạy học. Việc làm này sẽ mang lại những kết quả tích cực, vừa có giá trị ở phương pháp giáo dục kiến thức Phổ thông theo quy định của chương trình, vừa nâng cao nhận thức và trách nhiệm của học sinh đối với di sản văn hóa (). Quan điểm chỉ đạo là lấy học sinh và hoạt động học tập là trung tâm, tận dụng khai thác nguồn học liệu tại chỗ là những di sản văn hóa gần gũi, xung quanh môi trường sống, dễ hiểu với học sinh và sử dụng những kinh nghiệm, tri thức của người dân địa phương [29]. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, cùng với bậc Tiểu học, bậc học THCS thực sự có nhiều điều kiện phù hợp để tiến hành công tác giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh. Các em chưa bị áp lực bởi định hướng nghề nghiệp, thi cử như học sinh THPT và giáo dục nghề nghiệp nên chương trình giáo dục khá “mở”. Ngoài những môn học văn hóa, học sinh còn được học các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp khá đa dạng. Đây là điều kiện thuận lợi để tiến hành giáo dục văn hóa phi vật thể thông qua các môn học chính khóa và hoạt động tập thể. Mặt khác, hoạt động học tập ở tuổi học sinh THCS mang những sắc thái mới, có sự phân hóa sâu sắc hơn, điển hình hơn bởi sự phát triển của cảm giác, tri giác, trí nhớ, sự chú ý và tư duy ở các em đều rất mạnh mẽ. Lứa tuổi này còn thể hiện sự hứng thú đặc biệt với những điều mới mẻ và tiếp nhận những tri thức mới rất nhanh nhờ khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, chặt chẽ, có căn cứ và mang tính nhất quán. Vì vậy, giáo dục văn hóa phi vật thể cho lứa tuổi này dễ tạo sự thu hút, lôi kéo các em vào các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động mang tính trải nghiệm bên ngoài giờ học. Tuy vậy, công tác giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS hiện còn phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn như: nội dung chương trình giảng dạy chưa nhiều cơ hội để lồng ghép giáo dục văn hóa phi vật thể; giáo viên chưa được trang bị kiến thức, kỹ năng giáo dục văn hóa phi vật thể; Ban Giám hiệu chưa quản lý sát sao, nghiêm túc; Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học còn thiếu; Học sinh chưa hứng thú tiếp cận với các di sản phi vật thể Điều đó dẫn đến việc đưa di sản văn hóa phi vật thể đến với thế hệ trẻ chưa thực sự đạt như mong đợi. Trong nhà trường, việc giáo dục văn hóa phi vật thể chỉ mới dừng ở mức như một hoạt động ngoại khóa, mang tính chất giới thiệu, chứ chưa được đánh giá đúng vai trò. Hiện nay, giảng dạy về di sản đã là yêu cầu với các trường Phổ thông. Các dự án đưa di sản vào trường học có được tác động tích cực, nhưng còn không ít thách thức đối với các nhà quản lý giáo dục, văn hóa. Về lâu dài, cần có thêm nhiều hướng dẫn, chỉ đạo về mặt chuyên môn lẫn sự phối hợp giữa hai cơ quan quản lý về văn hóa và giáo dục để di sản văn hóa phi vật thể bước vào trường học một cách bài bản và đạt hiệu quả cao hơn. Trong khi đó, quá trình quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể lại còn nhiều tồn tại, hạn chế ở khâu lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá Cùng với đó là những hạn chế về kinh phí, nguồn lực tổ chức, sự phối kết hợp giữa các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục. Điều này lại càng khiến cho việc giáo dục văn hóa phi vật thể chưa đạt được mục tiêu đề ra. Trong bối cảnh ấy, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh Trung học cơ sở" để nghiên cứu với mong muốn góp phần tháo gỡ những tồn tại, thách thức hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa phi vật thể trong nhà trường. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hoá phi vật thể trong trường trung học cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục văn hoá phi vật thể cho học sinh, góp phần bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể dân tộc và phát triển, hoàn thiện nhân cách học sinh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh phổ thông. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quá trình quản lý hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS. 4. Giả thuyết khoa học Nhà trường có vai trò và tiềm năng quan trọng trong việc giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động này trong các trường THCS còn tồn tại nhiều bất cập. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hoá phi vật thể cho học sinh THCS một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm của học sinh và điều kiện thực tiễn của từng địa phương thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS, góp phần bảo tồn, lưu truyền và phát triển văn hóa phi vật thể trong cộng đồng hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục văn hoá phi vật thể cho học sinh THCS. - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hoá phi vật thể cho học sinh THCS. - Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hoá phi vật thể cho học sinh trường THCS. - Khảo nghiệm và thực nghiệm sư phạm để đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp. 6. Giới hạn nghiên cứu 6.1. Địa bàn nghiên cứu Bắc Ninh, Bắc Giang là hai trong số các tỉnh có di sản văn hóa phi vật thể đã được tổ chức UNESCO công nhận. Đây cũng là các tỉnh đã triển khai công tác giáo dục văn hóa phi vật thể trong nhà trường. Để thực hiện đề tài, chúng tôi lựa chọn khảo sát 15 trường THCS thuộc tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang để triển khai khảo sát, đánh giá thực trạng. 6.2. Thời gian nghiên cứu Các số liệu thu thập, sử dụng nghiên cứu chủ yếu từ năm 2009 đến nay. Một số số liệu điều tra khảo sát để phân tích thực trạng quản lý giá trị văn hóa phi vật thể thông qua hoạt động giáo dục trong các trường THCS tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang được lấy trong giai đoạn 2010 đến 2016. 7. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Quan điểm tiếp cận 7.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc Quan điểm này đòi hỏi khi nghiên cứu thực trạng, đề xuất biện pháp quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS phải xem xét đối tượng (công tác quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể, các trường THCS, học sinh THCS...) một cách toàn diện, nhiều mặt, trong nhiều mối quan hệ, trong trạng thái vận động và phát triển, trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tìm ra bản chất và quy luật vận động của đối tượng. 7.1.2. Quan điểm tiếp cận thực tiễn Quan điểm này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải bám sát thực tiễn của hoạt động giáo dục của các trường THCS, khả năng đáp ứng của các trường với công tác giáo dục và quản lý; phải nắm bắt được mối quan hệ giữa các giá trị văn hóa phi vật thể tại địa phương và tác động của nó đối với việc giáo dục. Đồng thời, phải phát hiện được những mâu thuẫn, những khó khăn của quá trình giáo dục văn hóa phi vật thể trong các trường THCS trên thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp, đạt hiệu quả. 7.1.3. Quan điểm tiếp cận lịch sử - logic Khi nghiên cứu hoạt động quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể, phải tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển của hoạt động này trong thời gian và không gian cụ thể là giai đoạn 2010 đến nay, trong môi trường THCS, gắn với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để phát hiện ra quy luật tất yếu của quá trình dạy học - giáo dục. 7.1.4. Quan điểm tiếp cận hoạt động - nhân cách Trong quá trình nghiên cứu, phải quan sát và căn cứ vào đặc điểm hoạt động, nhân cách của các đối tượng nghiên cứu như người cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trường THCS để khám phá ra bản chất, quy luật vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, đề ra giải pháp giáo dục và quản lý phù hợp với đặc điểm hoạt động, nhân cách của đối tượng. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nhóm phương này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu: nghiên cứu các văn bản, tài liệu và phân tích tài liệu thành các bộ phận: nhóm tài liệu về di sản văn hóa phi vật thể; nhóm tài liệu về giáo dục di sản; nhóm tài liệu quản lý giáo dục; liên kết, sắp xếp các tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu thập được để tạo ra hệ thống lý thuyết đầy đủ, có tầm khái quát hơn. - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập: phân tích và xâu chuỗi các nhận định độc lập về cùng vấn đề nghiên cứu. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn về tình hình giáo dục văn hóa phi vật thể, tình hình quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: - Phương pháp điều tra: dùng phiếu điều tra để thu nhận ý kiến đánh giá của các đối tượng về thực trạng giáo dục văn hóa phi vật thể (ý nghĩa, nội dung, hình thức, phương pháp, các con đường giáo dục, kết quả giáo dục) và quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể (sự cần thiết, ý nghĩa của công tác quản lý, nội dung, hình thức, phương pháp quản lý, các khâu của quản lý). - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: xem xét kinh nghiệm giáo dục văn hóa phi vật thể và quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể ở các trường THCS để rút ra mặt tích cực, hiệu quả và mặt tồn tại, hạn chế, cần rút kinh nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: nghiên cứu các sản phẩm hoạt động giáo dục của nhà trường (hoạt động dạy, hoạt động học, hoạt động giáo dục ngoài giờ), hoạt động quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể như: giáo án, các loại kế hoạch, sổ ghi chép, bài làm của học sinh, hoạt động ngoại khóa của học sinh để làm căn cứ đánh giá thực trạng. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: xin ý kiến chuyên gia về các giải pháp quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể cùng những ý kiến đánh giá về công trình nghiên cứu để có định hướng bổ sung, hoàn thiện. - Phương pháp thực nghiệm khoa học: áp dụng thử nghiệm các biện pháp đề xuất trên thực tế để kiểm tra về tính khả thi, độ tin cậy của các giải pháp đã đề xuất và củng cố thêm giả thuyết khoa học đã nêu. - Phương pháp thống kê toán học: chủ yếu để thống kê, xử lý các số liệu điều tra được về số lượng ra % và điểm trung bình (chương 2 và chương 3), làm căn cứ đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp. 8. Các luận điểm bảo vệ - Giá trị văn hoá phi vật thể có ý nghĩa lớn đối với phát triển nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Nếu những giá trị này được đưa vào trường Phổ thông thì không những góp phần xây dựng văn hóa nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện mà còn có tác động tích cực đến việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể quý báu của dân tộc. - Giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh ở các trường THCS tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang đã được quan tâm thực hiện, nhưng hiệu quả chưa cao, do thiều một hệ thống những biện pháp thích hợp, đồng bộ. - Để nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS, các trường cần tập trung vào chỉ đạo đa dạng hóa các phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa phi vật thể, nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên, đảm bảo sự liên kết về giáo dục văn hóa phi vật thể với các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc chỉ đạo tích hợp văn hóa phi vật thể trong các môn học và giáo dục văn hóa phi vật thể thông qua trải nghiệm thực tế. 9. Đóng góp mới của luận án - Về lý luận: Luận án đã bổ sung vào lý luận về giáo dục văn hóa phi vật thể, quản lý hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh trung học cơ sở (THCS): Nội dung, nguyên tắc, hình thức, phương pháp giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS và quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh trong các trường THCS hiện nay. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS. - Về thực tiễn: + Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh trong các trường THCS tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Chỉ ra những ưu điểm, tồn tại, hạn chế, các biện pháp ảnh hưởng đến quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS. + Đề xuất được 6 biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS. 10. Kết cấu luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh Trung học cơ sở. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh Trung học cơ sở. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh Trung học cơ sở. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể Di sản văn hóa phi vật thể nói riêng, di sản văn hóa nói chung tạo nên bản sắc văn hóa của từng quốc gia, dân tộc, là yếu tố cấu thành văn minh nhân loại. Vì vậy, việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khi di sản ấy đứng trước nguy cơ bị mai một, thất truyền. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), nhận thấy nguy cơ các di sản văn hóa có thể bị hủy diệt, năm 1954 Công ước bảo vệ di sản văn hóa trong sự kiện xung đột vũ trang (The convention for protection cultural heritage in event armed conflict) ra đời đã thể hiện sự quan tâm của thế giới đối với vấn đề này. Lời nói đầu của Công ước này đã khẳng định: “bảo vệ di sản văn hóa là điều rất quan trọng đối với tất cả mọi người trên thế giới và quan trọng là di sản đó phải nhận được sự bảo vệ tầm quốc tế” [92]. Đến năm 1971, tổ chức UNESCO có những bước chuẩn bị đầu tiên cho việc xây dựng văn bản pháp lí về bảo vệ văn hóa dân gian thông qua văn kiện mang tên Khả năng thiết lập các văn kiện quốc tế để bảo vệ văn hóa dân gian (Posibility establishing international instrument to protect folklore). Sau Công ước năm 1971, nhiều nước thành viên của tổ chức UNESCO đã kêu gọi xây dựng hệ thống bảo tồn di sản văn hóa truyền thống và văn hóa dân gian. Vào năm 1989, Đại hội đồng của UNESCO cuối cùng đã thông qua Nghị quyết về việc bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống và văn hóa dân gian. Đại hội đưa ra đề xuất rằng các nước thành viên cần phải thực hiện các chương trình tập huấn về công tác bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể và lập danh sách các di sản văn hóa này [91]. Năm 1992, một chương trình về di sản văn hóa phi vật thể đã được thiết lập. Đến năm 1998, tổ chức UNESCO lại tiếp tục thông qua chương trình bảo vệ các kiệt tác văn hóa phi vật thể và văn hóa truyền miệng của nhân loại. Điều này đã giúp cho khái niệm “di sản thế giới” được hoàn thiện hơn khi mà trước đó chỉ được hiểu là di sản thiên nhiên và các di sản văn hóa vật thể. Đến năm 2003, sau rất nhiều phiên họp thảo luận của UNESCO, Công ước về di sản văn hóa phi vật thể đã được thông qua. Từ đó đến nay, UNESCO và các quốc gia đã có hàng loạt các hành động tích cực, khẩn trương để bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể. Đặc biệt, vào năm 2013, UNESCO đã chú trọng đến một con đường mới trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể là thông qua giáo dục di sản. Chương trình này đã được thí điểm tại 4 quốc gia: Pakistan, Palau, Uzbekistan và Việt Nam và thu được tín hiệu khả quan ban đầu. Ở Việt Nam nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều biện pháp khả thi để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Tác giả Đàm Hoàng Thụ (1996) trong công trình Nghiên cứu vấn đề bảo tồn di sản văn hóa nghệ thuật trong giai đoạn hiện nay, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đã đưa ra một số giải pháp bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa nghệ thuật này, trong đó có việc đẩy mạnh giáo dục các loại hình nghệ thuật truyền thống cho thế hệ trẻ [79]. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm (2001) trong công trình Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội đã nhận định phương hướng xây dựng nền văn hóa trong thời đại hiện nay chính là kết hợp các yếu tố văn hóa truyền thống với tinh thần thời đại, nói cách khác “đó là mối quan tâm thường xuyên đến nhân tố con người, không ngừng cổ vũ, hướng dẫn con người hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ, phấn đấu cho hạnh phúc chính đáng của chính mình và góp ngày càng nhiều cho xã hội” [17]. Công trình Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội của tác giả Võ Quang Trọng (chủ biên), Nxb Hà Nội, năm 2000; Công trình Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của người Thái vùng núi Bắc Bộ hiện nay do tác giả Cao Văn Thanh (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia năm 2004 đều nghiên cứu những giá trị văn hóa truyền thống trong một địa phương cụ thể và đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đó. Cụ thể, công trình của tác giả Võ Quang Trọng nghiên cứu một số vấn đề trọng tâm như: cơ sở lý luận và thực tiễn của bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; các loại hình di sản văn hóa phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội; giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội; các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội [82]. Đặc biệt, vào năm 2014, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế 10 năm thực hiện Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO - Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai. Hội thảo đã thu hút 60 tham luận đến từ các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một bài tham luận của tác giả Lê Thị Minh Lý “Đưa di sản văn hóa phi vật thể vào chương trình giáo dục trong nhà trường” là có đề cập đến công tác giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh trong nhà trường. Tác giả đã khẳng định sự cần thiết và chỉ ra tồn tại, hạn chế cơ bản trong công tác giáo dục di sản ở nước ta hiện nay: “Giáo dục di sản là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Việc khai thác các giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, di sản vật thể và phi vật thể để dạy học, để tự học nâng cao tri thức, học tập suốt đời không xa lạ với các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề tiếp nhận di sản, nhận diện di sản như một nguồn dữ liệu văn hóa, khoa học để dạy và học chưa được các cơ quan, tổ chức xã hội cũng như người dân ở Việt Nam quan tâm và đầu tư đúng mức cả về định hướng chiến lược và phương pháp thực hiện” [45; 384]. Ngoài ra, các bài báo: “Nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn di sản văn hóa - Một nhiệm vụ trọng tâm của trường Đại học Văn hóa Hà Nội” của tác giả Trần Đức Ngôn (2005); “Đổi mới hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa” của tác giả Trương Quốc Bình (2008), “Phát huy giá trị di sản văn hóa trong quá trình hội nhập và phát triển” của tác giả Đặng Văn Bài (2009) đều đã đề cập đến việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Như vậy, nhìn chung các công trình nghiên cứu về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể cho học sinh đều đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của văn hóa phi vật thể đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân cách con người trong bối cảnh hiện nay. Các tác giả dù tiếp cận di sản văn hóa từ phương diện khái quát hay đi sâu tìm hiểu di sản văn hóa cụ thể ở từng địa phương đều khẳng định tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa trong bối cảnh những di sản này đứng trước nguy cơ bị mai một do sự xâm lấn của văn hóa nước ngoài. Những giải pháp mà các tác giả đề xuất có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, đều có tính khả thi cao. 1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục văn hóa phi vật thể Một trong những biện pháp để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được thế giới và chúng ta thống nhất chính là bảo vệ di sản thông qua con đường giáo dục. Biện pháp này đã được bàn đến trong nhiều cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu. Hội nghị Learning with intangible cultural heritage in education (Học tập với di sản văn hóa phi vật thể trong giáo dục) do UNESCO chủ trì trong chuỗi các sự kiện bên cạnh phiên họp thứ 11 của Ủy ban liên Chính phủ về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Mục tiêu của sự kiện bên lề là chia sẻ kinh nghiệm gần đây từ UNESCO và các quốc gia thành viên về việc sử dụng di sản văn hóa phi vật thể trong giáo dục, khuyến khích thảo luận và tạo ra sự quan tâm và ý tưởng cho công việc này trong tương lai. Hội nghị đã điểm đến những thành công của công tác sử dụng di sản văn hóa phi vật thể trong giáo dục Đại học ở Mỹ La-tinh, vùng Ca-ri-bê và châu Phi: “Tại châu Phi, một số quốc gia đã tiến hành các bước để tích hợp văn hóa phi vật thể trong giáo dục. Ở cấp khu vực, Liên hiệp châu Phi đã thông qua Hiến chương Phục hưng châu Phi. Trong đó, các quốc gia cam kết phổ cập văn hóa và giáo dục cho tất cả độ tuổi của dân số và bảo vệ, phát triển di sản văn hóa vật thể và phi vật thể” [94]. Dự án Học tập với Di sản phi vật thể cho một tương lai bền vững do UNESCO triển khai năm 2013. Trong khuôn khổ Công ước 2003 về Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, dự án này nâng cao nhận thức và năng lực của giáo viên để kết hợp di sản văn hóa phi vật thể địa phương vào giảng dạy và học tập để củng cố tính trung tâm của văn hoá như một phần cơ bản của giáo dục vì sự phát triển bền vững: “Các dự án thí điểm tại bốn quốc gia được lựa chọn, Pakistan, Palau, Uzbekistan và Việt Nam. Dự án đã tiến hành xây dựng các tài liệu hướng dẫn chung và tài liệu thiết kế riêng dành cho giáo viên tại từng địa phương có di sản văn hóa. Các nhóm dự án đã tích cực làm việc với các giáo viên, giáo viên, sinh viên, cộng đồng, người cao tuổi tại địa phương, các nhà thực hành văn hoá và các nhà hoạch định chính sách để kết hợp các yếu tố di sản văn hoá phi vật thể vào chương trình giáo dục” [95]. Bài viết Creative Drama Study about Intangible Cultural Heritage: Turkish Wedding Traditions (Sáng tạo trong học tập về di sản văn hóa phi vật thể: truyền thống cưới Thổ Nhĩ Kỳ) trên Tạp chí Nghiên cứu khoa học của Đại học Nigde, Thổ Nhĩ Kỳ đã nghiên cứu nhận thức của thanh, thiếu niên khi được giáo dục một trong những giá trị văn hóa phi vật thể của Thổ Nhĩ Kỳ là truyền thống đám cưới của dân tộc trong trường học. Từ những kết quả thu nhận được, bài viết khẳng định: “Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, là một phần quan trọng của bản sắc văn hoá, và chuyển nó cho các thế hệ kế tiếp. Trong Hiệp định Bảo vệ Di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO chấp thuận, cần phải sắp xếp các chương trình giáo dục, tăng cường tính trách nhiệm của xã hội, đặc biệt là thanh thiếu niên" [93]. Ở Nhật Bản, công tác giáo dục văn hóa phi vật thể trong trường học được thúc đẩy thông qua các hoạt động giáo dục trong và ngoài trường học. Với chủ trương phát triển đất nước trong sự kết hợp của truyền thống Nhật Bản và kỹ thuật phương Tây, nội dung giáo dục văn hóa phi vật thể dựa trên luân lý Nho gia gắn với những giá trị bản sắc văn hóa hình thành trong tiến trình phát triển lịch sử đã được xây dựng thành chương trình lồng ghép vào các môn học và những hoạt động giáo dục phong phú khác. Ở Trung Quốc, việc giáo dục di sản văn hóa phi vật thể cho học sinh được tiến hành trên cơ sở phát huy những ảnh hưởng tích cực của phương pháp giáo dục truyền thống và tiếp thu các phương pháp giáo dục phương Tây như phương pháp trò chơi, phương pháp thảo luận, phương pháp diễn đàn Ngoài ra, việc giáo dục còn được thực hiện bằng các hoạt động giáo dục ngoài giờ học và các môn học có ưu thế trong nhà trường như môn Ngữ văn, Lịch sử, Vật lý Ngay cả môn khoa học tự nhiên như Vật lý trong nhà trường cũng được yêu cầu gắn với ... như một niềm đam mê. Khi tiến hành giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh, nhà giáo dục và quản lý giáo dục phải căn cứ trên những đặc trưng này để đề ra những hình thức, phương pháp giáo dục và quản lý phù hợp, đạt hiệu quả nhất. 1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể Quản lý đã xuất hiện và được áp dụng ngay từ buổi sơ khai của cuộc sống cộng đồng, khi con người làm việc theo nhóm để thực hiện những mục tiêu nhất định. Con người không thể đạt được mục tiêu với tư cách là những cá nhân riêng lẻ nên quản lý xuất hiện như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân, hướng tới những mục tiêu chung. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất nhưng thỏa mãn nhiều nhất. Cho đến nay, tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý. Các Mác nhấn mạnh đến chức năng của quản lý là điều phối hài hòa giữa hoạt động cá nhân và hoạt động chung của tập thể khi cho rằng: “Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào được thực hiện ở quy mô tương đối lớn đều cần ở chừng mực nhất định đến sự quản lý. Quản lý là xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá nhân và hình thành những chức năng chung, xuất hiện trong toàn bộ cơ chế sản xuất, khác với sự vận động của bộ phận riêng lẻ của nó” [41; 199]. Frederics William Taylor cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần phải làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất” [Dẫn theo 9; 89]. Theo Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện phát triển của đối tượng [9; 97]. Tác giả Đặng Quốc bảo lại xem xét khái niệm quản lý bằng việc tách khái niệm thành hai yếu tố “quản” và “lý”: “Quản lý về bản chất bao gồm quá trình “quản” và quá trình “lý”. Quản là coi sóc, giữ gìn nhằm ổn định hệ thống. “Lý” là thanh lý, xử lý, biện lý, sửa sang, chỉnh đốn nhằm làm cho hệ thống phát triển” [7; 24]. Tác giả Trần Kiểm định nghĩa “quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức với hiệu quả cao nhất” [42; 8]. Những khái niệm trên về quản lý khác nhau về cách diễn đạt, nhưng vẫn cho thấy một ý nghĩa chung: quản lý là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. Hoạt động quản lý phải là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch để đưa hệ thống vào một trật tự ổn định, tạo đà cho một sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Trong các lĩnh vực quản lý, quản lý giáo dục là hoạt động quản lý đặc thù trong trường học. Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Quản lý giáo dục, quản lý trường học có thể là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quy trình này vận hành tới việc hoàn thành những mục đích dự kiến. Căn cứ trên bản chất khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, có thể quan niệm quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình giáo dục văn hóa phi vật thể như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục văn hóa phi vật thể. Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể bao gồm việc quản lý mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, huy động đồng bộ lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục văn hóa phi vật thể (nâng cao hiểu biết với những giá trị văn hoá phi vật thể, giáo dục tình yêu, ý thức tự hào và hành vi đúng đắn có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương và dân tộc). Quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể bao gồm bốn khâu cơ bản: - Lập kế hoạch quản lý: Đây là khâu xác định mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng, các nội dung công việc và giải pháp thực hiện, các nguồn lực dự kiến mà hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể phải đạt được trong một quãng thời gian nhất định. - Khâu tổ chức và chỉ đạo hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể: Đây là hai khâu trọng tâm. Ở đó, nhà quản lý huy động tất cả các nguồn lực vật chất và tinh thần, tập hợp, liên kết các đối tượng cùng tham gia vào hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể. Nhà quản lý cụ thể hóa kế hoạch đã lập trên thực tiễn bằng cách dùng các phương thức quản lý hành chính, kinh tế và tâm lý giúp quá trình giáo dục đi đúng theo kế hoạch, đạt được mục tiêu đề ra, ngăn ngừa thấp nhất các sai phạm diễn ra. - Khâu cuối cùng là khâu kiểm tra, đánh giá và xử lý sai phạm. Đây là khâu phát hiện, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế của quá trình giáo dục văn hóa phi vật thể, tìm ra nguyên nhân và chỉ đạo khắc phục, sữa chữa các sai phạm. Bốn khâu trên của quá trình quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại. Nếu khâu lập kế hoạch không tốt thì nhà quản lý không thể tổ chức, chỉ đạo quá trình giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh đạt hiệu quả cao. Cũng như vậy, không có khâu kiểm tra, đánh giá, xử lý sai phạm thì không thể đưa đến cho người học một sản phẩm giáo dục tốt nhất dựa trên tinh thần trách nhiệm và kỉ luật làm việc. Vì thế, khi thực hiện bốn khâu này, nhà quản lý phải chú ý đến tính thống nhất, đồng bộ của chúng. 1.3. Một số vấn đề về giáo dục văn hoá phi vật thể cho học sinh Trung học cơ sở 1.3.1. Tầm quan trọng của giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh Trung học cơ sở Trước hết, vai trò quan trọng nhất của giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS chính là góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tinh thần dân tộc. Trong tiến trình hội nhập quốc tế, các quốc gia có điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế, tạo điều kiện cho sự tiếp thu các thành tựu của văn hóa nhân loại cũng như phổ biến và khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa cũng đẩy các quốc gia tới nguy cơ bị mai một nền văn hóa dân tộc: “Việc du nhập, học hỏi và xung đột giữa các nền văn hóa trong quá trình hội nhập đã tạo ra nhiều thách thức cho xã hội, đặc biệt là các nước đang và kém phát triển là phải tìm ra cách thức, chiến lược thích ứng một cách có chọn lọc trong quá trình hội nhập trên tinh thần giữ vứng chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc, đưa đất nước tiến lên phí trước” [8; 54]. Một trong những đặc trưng của di sản văn hóa phi vật thể là giá trị cũng như biểu trưng của di sản không phải luôn luôn bất biến mà ngược lại luôn đối mặt với thách thức bị mai một, biến đổi và hoàn toàn phụ thuộc vào con người với tư cách là chủ thể của di sản: “Trong thời đại ngày nay, việc bảo tồn văn hóa nói chung và văn hóa phi vật thể nói riêng gặp những khó khăn, thách thức do một loạt các vấn đề chủ quan và khách quan mang tính thời đại, tính toàn cầu. Đó là các vấn đề toàn cầu hóa, thương mại hóa, đô thị hóa, du lịch văn hóa đã và đang tác động mạnh mẽ đến việc bảo tồn giá trị truyền thống của di sản. Nhiệm vụ đặt ra đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần được quan tâm hơn nữa” [88; 428]. Vì thế, công tác truyền trao, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể là một phương thức mấu chốt để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Đưa các loại hình di sản văn hóa phi vật thể vào giới thiệu, giảng dạy trong trường học không chỉ là một biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể mà còn góp phần đổi mới giáo dục. Giáo dục nghệ thuật, đưa di sản văn hóa phi vật thể vào giới thiệu, giảng dạy trong trường học có thể đưa đến cho các bạn trẻ những hiểu biết về nghệ thuật, về di sản văn hóa. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 8 khóa XI về đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo: học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Thực tiễn đã chứng minh không ai có thể giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể tốt hơn, hiệu quả hơn chính chủ nhân của các loại hình di sản văn hóa phi vật thể văn hóa ấy. Di sản văn hóa phi vật thể văn hóa không thể đứng ngoài sinh hoạt của cộng đồng dân cư hoặc đứng ngoài không gian văn hóa của nó. Ðể có thể duy trì sức sống cho di sản văn hóa phi vật thể vốn đã được nhân loại tôn vinh, thì trước hết, các di sản văn hóa phi vật thể ấy phải được bảo tồn như nó vốn có, phải được "sống", được tôn vinh, được người dân thừa nhận ngay trong chính đời sống của cộng đồng. Muốn có được điều ấy, chúng ta cần tăng cường giáo dục thẩm mỹ, giáo dục sự hiểu biết các tri thức văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể dân tộc nói riêng, từ đó khơi dậy và nhân lên niềm đam mê, ý thức bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trong thế hệ trẻ. Phương thức giáo dục của chúng ta từ xưa đến nay là gắn lý thuyết với thực hành, gắn nhà trường với địa phương. Nội dung các môn học đều có đề cập đến giáo dục truyền thống (trong đó có văn hóa phi vật thể). Trong chương trình xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, có 2 nội dung liên quan đến bảo vệ và phát huy di sản văn hóa: tổ chức đời sống văn hóa tinh thần trong nhà trường gắn với việc khai thác văn hóa dân gian; chăm sóc di sản văn hóa gắn với tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa, có nghĩa là bao gồm cả việc giáo dục văn hóa phi vật thể và giáo dục thông qua di sản văn hóa vật thể, làm cho học sinh hiểu biết về di sản văn hóa phi vật thể, từ đó có tình cảm, đạo đức, niềm tự hào về các giá trị truyền thống của dân tộc, đất nước. Trong khi cuộc sống xã hội ngày càng sôi động, thì không gian dành cho các loại hình văn hóa truyền thống ngày càng thu hẹp hoặc bị thay đổi. Không phải người Việt Nam nào cũng hiểu hết giá trị lớn lao của những báu vật linh thiêng của di sản văn hóa phi vật thể, nhất là trong xu thế bang giao hội nhập hiện nay. Không ít người, trong đó có cả giới trẻ chỉ biết nhìn ra thế giới bên ngoài mà thờ ơ và quên đi một cách vô tình những thứ của cải mà mình sẵn có trong tay. Giới trẻ hiện nay số đông không hiểu hết giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể văn hóa, mà có xu hướng ưa chuộng những hình thức nghệ thuật mới, hiện đại, ít quan tâm tìm hiểu cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc. Vì vậy, việc giáo dục thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy được các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể văn hóa là điều rất cần thiết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trong khi đó, trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng ta đã khẳng định nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” mà Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) đưa ra đến nay vẫn là nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở nước ta, cần được kế thừa, bổ sung và phát huy trong thời kỳ mới. Văn kiện Đại hội X (2006) đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội” [14; 106]. Cương lĩnh Xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua đã xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển” [15; 76]. Việc giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS chính là một trong những biện pháp để góp phần thực hiện chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như vậy. Thứ hai, giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh chính là góp phần xây dựng văn hóa nghệ thuật ở trường THCS. C.Mác nói: “Muốn thưởng thức nghệ thuật thì trước tiên phải được giáo dục về nghệ thuật”. Giáo dục nghệ thuật, đưa di sản văn hóa phi vật thể vào giới thiệu, giảng dạy trong trường học có thể đưa đến cho các bạn trẻ những hiểu biết về nghệ thuật, về di sản văn hóa. Năm 2004, GS. Trần Văn Khê cùng các cộng sự đã thử nghiệm 12 mô hình giảng dạy âm nhạc truyền thống tại trường THCS Trần Hưng Đạo, thành phố Hồ Chí Minh. Chủ yếu chương trình thử nghiệm này của GS. Trần Văn Khê và các cộng sự là luyện tai nghe cho chính xác, bước đầu đem đến những thẩm mỹ âm nhạc cho các em học sinh. Bên cạnh các lý thuyết cơ bản, chương trình do GS. Trần Văn Khê tổ chức và trực tiếp đứng lớp còn giảng dạy cho các em học sinh những bài hát ru, bài vè, hát đố cũng như những kỹ năng “hò xê xang cống” theo lối truyền trao âm nhạc cổ truyền. Khi học sinh được tiếp cận, làm quen và yêu thích với văn hóa phi vật thể truyền thống của dân tộc, các em sẽ hứng thú và tự nguyện tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ do nhà trường tổ chức. Các hoạt động như thi hát Dân ca Quan họ, hội thi tìm hiểu kiến thức, tổ chức các trò chơi truyền thống, xây dựng các câu lạc bộ sẽ góp phần làm phong phú hơn đời sống tinh thần nơi trường học, giúp giảm căng thẳng sau các giờ học, thu hút các em vào các hoạt động thực sự có ý nghĩa. Mặt khác, thông qua các hình thức giáo dục văn hóa phi vật thể như thi biểu diễn văn nghệ, qua các câu lạc bộ nhà trường có thể phát hiện những nhân tố mới có năng khiếu đặc biệt, có thể tôi rèn các em để kế tục các nghệ nhân đi trước. Thứ ba, giáo dục văn hóa phi vật thể là một trong những con đường quan trọng góp phần hình thành, phát triển nhân cách học sinh THCS. Di sản văn hóa phi vật thể là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hoá của cộng đồng các dân tộc anh em. Trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, các di sản văn hóa phi vật thể được kế thừa và sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng. Mục đích của nền giáo dục của chúng ta luôn hướng tới việc phát triển toàn diện cho học sinh vì vậy những hiểu biết về di sản văn hóa phi vật thể sẽ làm dầy thêm vốn kiến thức của các em và đặc biệt giúp học sinh phát triển về trí tuệ. Hơn nữa, các hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em là ham tìm tòi, khám phá, trải nghiệm; giảm thiểu sự hàn lâm hóa kiến thức trong dạy học. Chính việc giáo dục văn hóa phi vật thể cũng sẽ làm tăng thêm vốn hiểu biết của học sinh về văn hóa, xã hội, bồi đắp thêm lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về truyền thống của dân tộc. Cũng thông qua giáo dục văn hóa phi vật thể, chúng ta sẽ huy động mọi lực lượng trong xã hội cùng tham gia vào giáo dục. Và nhất là, phương thức tiến hành giáo dục văn hóa phi vật thể là con đường hiệu quả để giáo dục kỹ năng sống cần thiết trong thời kỳ hội nhập. Những hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể cho thế hệ trẻ cũng đã được ngành giáo dục và toàn xã hội quan tâm, tuy nhiên phải thừa nhận rằng, hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể chưa thu hút được sự quan tâm đầy đủ của các cấp quản lý, của các ngành, các nhà trường và của toàn xã hội. Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể cũng như các điều kiện dành cho nó (kinh phí, thời gian, nhân lực) chưa được đầu tư đúng mức. Các nội dung giáo dục văn hóa phi vật thể cũng chưa được vận dụng linh hoạt vào đặc điểm của từng địa phương, chưa khai thác sâu và rộng, nói cách khác là tiềm năng của di sản văn hóa phi vật thể chưa được phát huy. Các hoạt động vẫn chỉ mang tính phong trào, vận động. Việc phối hợp các lực lượng giáo dục văn hóa phi vật thể cũng chưa chặt chẽ, cơ chế và sự vận hành phối hợp chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, để việc giáo dục văn hóa phi vật thể cho thế hệ trẻ phát huy hết hiệu quả của nó, cần phải có chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện đầy đủ của các cơ quan chức năng. Tựu chung, lý do để tăng cường công tác giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh trong các nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng chính là nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh và tiến tới bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc bằng cách tác động trực tiếp vào chủ nhân hiện tại của nó - đối tượng học sinh, sinh viên. 1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục văn hoá phi thể cho học sinh Trung học cơ sở Di sản văn hóa phi vật thể chính là một trong những phương tiện dạy học đa dạng sống động nhất. Ẩn chứa trong di sản văn hóa phi vật thể là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nên nó có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của học sinh. Khai thác được những giá trị ẩn chứa trong các di sản văn hóa phi vật thể và chuyển giao cho học sinh để các em cũng nhận thức được những giá trị đó thì giáo viên sẽ giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, đồng thời giúp các em có cơ sở giải thích một cách khoa học các sự vật, hiện tượng liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể, hướng đến mục tiêu phát triển con người Việt Nam toàn diện: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [59; 32]. Giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh cũng là một nội dung quan trọng của quá trình giáo dục nói chung. Do vậy, nó cũng phải hướng đến thực hiện mục tiêu chung là phát triển con người Việt Nam toàn diện. Để hiện thực hóa chủ trương dạy và học về di sản văn hóa trong trường học cũng như nhằm đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ở giáo dục Phổ thông và giữ gìn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/1/2013 Hướng dẫn Sử dụng di sản trong dạy học ở trường Phổ thông, Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Theo văn bản này, sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường Phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu: - Hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa. - Rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện. - Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh. Xuất phát từ những mục tiêu trên, việc giáo dục di sản văn hóa phi vật thể cho học sinh trong trường THCS cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể: - Giúp học sinh nhận thức được các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc ở địa phương và trên cả nước, qua đó, giáo dục lòng tự hào dân tộc, ý thức, thái độ và hành vi bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, di sản văn hóa của dân tộc: “Trong công việc phát huy, vấn đề đặt ra là tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng, nhất là trong thế hệ trẻ những hiểu biết về di sản văn hóa phi vật thể là cần thiết và quan trọng. Chương trình giáo dục cộng đồng những tri thức về di sản văn hóa phi vật thể là công việc không thể không làm. Chính đây là cây cầu để chúng ta đưa di sản văn hóa phi vật thể về với cộng đồng” [6; 74]. - Giúp học sinh hiểu được một số đặc điểm cơ bản của văn hóa phi vật thể và quan niệm cho rằng nền văn hóa dân tộc là một bộ phận của nền văn minh nhân loại; quyền và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. - Phát triển kỹ năng thu nhận thông tin, kỹ năng nghiên cứu, biểu đạt và trình bày các vấn đề văn hóa xã hội của gia đình, địa phương và đất nước trong các giờ học có nội dung giáo dục di sản văn hóa phi vật thể. - Giáo dục học sinh có thái độ trân trọng nền văn hóa, lịch sử của dân tộc mình cũng như có thái độ tôn trọng tất cả các dân tộc và nền văn hóa của họ. - Giáo dục học sinh có những hiểu biết về giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể, giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát huy những di sản văn hóa có giá trị tích cực, truyền thống về với cội nguồn lịch sử của dân tộc thông qua các hình thức dạy học, qua trải nghiệm thực tế. Từ đó, giáo dục toàn diện học sinh. Như vậy, có thể thấy, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh là nhằm giáo dục nhân cách toàn diện cho các em, tạo nền móng để học sinh phát huy trí lực đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước sau này, chung sức xây dựng môi trường văn hoá trước hết là ở trường học. Đồng thời, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hoá Việt Nam. 1.3.3. Nội dung, nguyên tắc giáo dục văn hoá phi vật thể cho học sinh Trung học cơ sở * Nội dung của giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS Luật Giáo dục đã xác định yêu cầu về nội dung giáo dục là: “Nội dung giáo dục phải đảm bảo tínhcow bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học”[59; 33]. Trên tinh thần quán triệt những yêu cầu như vậy, nội dung giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS phải bao gồm: - Giáo dục nhận thức về di sản văn hóa phi vật thể Tác động vào nhận thức, tư tưởng bao giờ cũng là khâu đầu tiên của quá trình tác động xã hội, mang tính quyết định đến xu hướng, hiệu quả công việc. Việc giáo dục nhận thức cho học sinh về di sản văn hóa phi vật thể như khái niệm, về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể, những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được UNESCO công nhận, các di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương sẽ góp phần chuyển biến hành động, giúp các em tự ý thức trách nhiệm của bản thân mình với di sản. Trước hết, thông qua các bài học lồng ghép trong môn học hoặc giáo dục văn hóa phi vật thể cần giúp các em nhận thức đúng bản chất của đối tượng. Trước đây, do nhận thức chưa đầy đủ về di sản văn hóa phi vật thể, coi nó chỉ là một bộ phận mang tính chức năng của di sản văn hóa vật thể mà không phải là một dạng di sản có tính độc lập tương đối. Vì thế, việc bảo vệ và phát huy giá trị chưa được quan tâm thỏa đáng, dẫn đến tình trạng nhiều giá trị văn hóa phi vật thể bị biến dạng và thậm chí còn bị mai một, thất truyền. Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh biết rằng, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được coi là hai bộ phận hữu cơ cấu thành kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Chúng luôn gắn bó mật thiết, có tác động tương hỗ và tôn vinh lẫn nhau, nhưng vẫn có tính độc lập tương đối. Di sản văn hóa vật thể là cái hữu hình, tồn tại dưới dạng vật chất, chứa đựng những hồi ức sống động của loài người, là bằng chứng vật chất của các nền văn hóa, văn minh nhân loại. Di sản văn hóa phi vật thể là cái vô hình, chỉ được lưu truyền và biểu hiện bằng hình thức truyền miệng, truyền nghề và các dạng bí quyết nghề nghiệp khác. Di sản văn hóa phi vật thể, tồn tại phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và hành vi của các chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu di sản. Trong những trường hợp cá biệt, chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu di sản là một cộng đồng cư dân, thì ý chí, khát vọng, nhu cầu, thậm chí lợi ích của họ cũng có tác động không nhỏ đến sự tồn vong của di sản văn hóa phi vật thể. Và, chính họ là nhân tố quyết định những di sản văn hóa phi vật thể nào cần được bảo tồn, phương cách bảo tồn, sử dụng và khai thác chúng nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cá nhân và cộng đồng. Di sản văn hóa phi vật thể được xác định là di sản sống, là di sản đương đại, có tính truyền thống, được các cộng đồng công nhận không chỉ vì nó là tài sản của họ mà còn vì nó quan trọng đối với bản sắc của họ. Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là tập hợp các biện pháp có mục tiêu đảm bảo khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm việc nhận diện, tư liệu hóa, nghiên cứu phục hồi các phương diện khác nhau của di sản, bảo tồn, phát huy, củng cố, chuyển giao, truyền dạy, đặc biệt là thông qua hình thức giáo dục chính thức hoặc phi chính thức. Sự tồn tại của di sản vật thể có thể không cần đến con người còn sự kế tục và duy trì di sản phi vật thể luôn luôn đòi hỏi sự góp sức của con người. Bảo vệ di sản phi vật thể chính là trao truyền và kế thừa, chứ không phải đóng khung để bảo vệ di sản trước những tác động ngoại lai. - Giáo dục thái độ đối với di sản văn hóa phi vật thể Từ nhận thức, nhà trường cần giúp học sinh hình thành thái độ ứng xử phù hợp, tích cực với di sản văn hóa phi vật thể. Vì di sản văn hóa phi vật thể là kết tinh các sáng tạo tinh thần của cha ông, thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc nên đó là những giá trị thiết yếu trong cuộc sống con người. Dân tộc không thể không có bản sắc, con người không thể không có cội nguồn văn hóa. Những giá trị di sản phi vật thể mà cha ông để lại ngày nay cho con cháu đã phải trải qua quá trình phát triển lâu dài, vừa kế thừa, chọn lọc, vừa biến đổi làm phong phú thêm. Vì vậy, đối diện với di sản, mỗi người cần phải tôn trọng, tự hào. Trong quá trình học, học sinh không chỉ đóng vai trò là người lắng nghe giáo viên thuyết trình tri thức về di sản mà còn có cơ hội để trải nghiệm di sản như: nghe và hát các làn điệu dân ca, ví Giặm, hát Xoan; tham gia các trò chơi kéo co; được tham quan các lễ hội truyền thống... Thông qua quá trình trải nghiệm này, những giá trị văn hóa sẽ ngấm vào các em một cách tự nhiên như một nhu cầu tinh thần. Từ đó, học sinh hình thành niềm yêu thích, say mê và sự gắn bó tự nhiên đối với các giá trị di sản phi vật thể, đặc biệt là các di sản ở địa phương. - Giáo dục các hành vi tích cực trong bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể. Hơn hết, cái đích cuối cùng trong việc giáo dục thái độ đối với di sản chính là hình thành cho học sinh ý thức bảo tồn và phát huy di sản. Học sinh cần phải nhận thức rõ trách nhiệm của thế hệ mình đối với việc bảo tồn, phát huy di sản bởi nếu các em không tự nguyện là những người “tiếp nối” thế hệ đi trước thì di sản văn hóa phi vật thể tất yếu đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền. Tất nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc các em buộc phải trở thành những “nghệ nhân”, người thừa kế di sản một cách chuyên nghiệp. Nhà trường cần định hướng cho học sinh chủ động tham gia vào các hoạt động lưu truyền, quảng bá di sản trong phạm vi phù hợp là nhà trường, địa phương. Trong trường hợp học sinh có năng khiếu phù hợp với việc phát triển giá trị di sản phi vật thể ấy, việc khuyến khích và tạo điều kiện cho các em tham gia đóng góp cho việc kế thừa di sản cũng là việc cần thiết, nên làm. Đặc biệt, mỗi học sinh cần tham gia vào việc đấu tranh bảo vệ các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc trước sự tấn công, du nhập của các trào lưu văn hóa, lối sống phương Tây xa lạ với truyền thống văn hóa dân tộc. Ví như: học sinh vùng Nghệ Tĩnh không thể không biết dân ca ví Giặm; học sinh Bắc Ninh cần biết Dân ca Quan họ; học sinh tỉnh Phú Thọ cần biết về hát Xoan Hơn nữa, việc bảo tồn, phát huy di sản không chỉ nằm ở việc bảo vệ di sản ấy độc lập mà phải bảo tồn cả không gian sinh thành, phát triển của di sản, hình thức biểu diễn, văn hóa ứng xử, phục trang Như vậy, có thể thấy giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh là một quá trình tác động lâu dài làm chuyển biến nhận thức, thái độ đến hành động ứng xử với di sản. Nội dung giáo dục vì vậy vừa phải đảm bảo tính kế hoạch, khoa học vừa phải linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của di sản văn hóa phi vật thể, đặc điểm địa phương Và tất yếu, nội dung giáo dục ấy phải được chuyển tải bằng một phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp, hiệu quả. * Nguyên tắc giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS: Thứ nhất, đảm bảo mục tiêu của chương trình giáo dục Phổ thông của môn học và mục tiêu giáo dục di sản: + Đảm bảo chương trình giáo dục Phổ thông môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (không thêm, bớt thời lượng làm thay đổi chương trình). + Đảm bảo mục tiêu giáo dục Phổ thông gắn với mục tiêu giáo dục di sản. Mục tiêu từng cấp học nói chung, các môn học trong nhà trường Phổ thông đều có mục tiêu cụ thể cho từng cấp, lớp học. Trên cơ sở của những mục tiêu đó, mục tiêu từng bài được xây dựng. Vì vậy, chuẩn bị lựa chọn di sản phục vụ cho việc dạy học một bài học hoặc một nội dung/chuyên đề của môn hoặc nhiều môn học, giáo viên cần xác định mục tiêu bài học/ chuyên đề và lựa chọn di sản phải hướng vào thực hiện mục tiêu đã được xác định và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS còn phải đảm bảo tính mục đích của giáo dục văn hóa phi vật thể, đó là: bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, phát triển văn hóa nhà trường và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh THCS. Thứ hai, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm Việc sử dụng di sản văn hoá trong dạy học và các hoạt động giáo dục gắn liền mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh về đức, trí, thể, mỹ. Tuy nhiên, hiện nay, học sinh không hứng thú với công tác này: “Trên lĩnh vực văn hóa phi vật thể, do hoàn cảnh làm việc và sinh sống thay đổi, do sự du nhập của các giá trị văn hóa từ nước ngoài và một số đồng lớp trẻ ngày càng xa dần những phong tục, lối sống xưa cũ; ngày càng ít biết đến những loại hình nghệ thuật truyền thống (như tuồng, chèo, các hình thức hát dân ca” [56; 25]. Vì vậy, để thu hút sự hứng thú của các em, việc giáo dục văn hóa phi vật thể phải gắn liền với việc đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức dạy học (không nhất thiết ph...c văn hóa phi vật thể là hoạt động nhà giáo xây dựng nội dung, sử dụng phương pháp, biện pháp giáo dục phù hợp để: 1. Truyền thụ những hiểu biết, để nâng cao nhận thức về văn hóa phi vật thể cho người học 2. Hình thành ở người học năng lực nhận biết và thái độ, tình cảm tích cực đối với văn hóa phi vật thể 3. Nâng cao nhận thức, hình thành thái độ tích cực, phát triển hành vi, thói quen phù hợp với giá trị văn hóa phi vật thể. 1.3. Có cần thiết phải giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh trường THCS không? 1. Rất cần thiết 2. Cần thiết 3. Chưa cần thiết 4. Không cần thiết 1.4. Nhà trường có thường xuyên lập kế hoạch giáo dục di sản văn hóa phi vật thể cho học sinh không? 1. Thường xuyên theo đầu năm, học kỳ, tháng 2. Chỉ tiến hành theo định kỳ đầu năm 3. Thỉnh thoảng 4. Chưa bao giờ 1.5. Đồng chí đã hài lòng về công tác quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh ở trường đồng chí? 1. Rất hài lòng 2. Hài lòng 3. Chưa hài lòng 4. Không hài lòng Câu 2: Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu x vào những phương án mà đồng chí lựa chọn trong các câu hỏi sau: 2.1. Hãy xác định đâu là giá trị văn hóa phi vật thể trong những giá trị văn hóa sau: 1. Mộc bản triều Nguyễn 2. Nhã nhạc cung đình Huế 3. Nghi lễ kéo co 4. Dân ca Quan họ Bắc Ninh 5. Ca trù 6. Quần thể Khu di tích cố đô Huế 7. Không gian văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên 8. Khu đền tháp Mỹ Sơn 2.2. Hãy chỉ ra đâu không phải là giá trị văn hóa phi vật thể trong những giá trị văn hóa sau: 1. Mộc bản triều Nguyễn 2. Nhã nhạc cung đình Huế 3. Ca trù 4. Quần thể Khu di tích cố đô Huế 5. Hội Gióng 6. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 7. Đàn ca tài tử Nam Bộ 8. Không gian văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên 9. Bia đá các khoa thi Tiến sỹ triều Lê, Mạc 2.3. Giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS có vai trò như thế nào trong công tác giáo dục toàn diện? 1. Giúp học sinh hiểu biết được về văn hóa phi vật thể 2. Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể; giúp học sinh hiểu được quyền và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 3. Rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện; 4. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh. 2.4. Giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh bao gồm những nội dung giáo dục nào? 1. Giáo dục nhận thức về di sản 2. Giáo dục thái độ đối với di sản 3. Giáo dục các hành vi tích cực trong bảo tồn di sản 4. Tất cả các ý trên 2.5. Nhà trường nơi đồng chí công tác đã tiến hành giáo dục những giá trị văn hóa phi vật thể nào ở địa phương cho học sinh THCS? 1. Dân ca Quan họ 2. Ca trù 3. Các nghề truyền thống (đúc đồng, gỗ mỹ nghệ, tranh Đông Hồ, gốm, dệt) 4. Các lễ hội truyền thống (lễ hội Lim, lễ hội Đồng Kỵ, lễ hội Chùa Dâu, lễ hội đền Bà Chúa Kho) 5. Những giá trị văn hóa phi vật thể khác 2.6. Việc giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS được tổ chức qua những con đường nào là chủ yếu? 1. Con đường dạy học 2. Con đường tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp 3. Con đường tổ chức các hoạt động xã hội 4. Sinh hoạt tập thể 5. Các hoạt động giáo dục khác 2.7. Ban Giám hiệu các trường THCS đã tiến hành hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh thông qua con đường hoạt động xã hội nào sau đây? 1. Giáo dục kĩ năng hoạt động xã hội cho học sinh 2. Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường tổ chức hoạt động xã hội cho học sinh. 3. Khuyến khích giáo viên sử dụng di sản trong giảng dạy các môn học. 4. Giáo dục di sản thông qua các hoạt động ngoại khóa 5. Tất cả các ý trên 2.8. Kế hoạch giáo dục di sản văn hóa phi vật thể trong trường THCS được tiến hành thông qua kế hoạch nào sau đây? 1. Kế hoạch dạy học 2. Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp 3. Kế hoạch sinh hoạt tập thể 4. Kế hoạch hoạt động xã hội 5. Kế hoạch hoạt động ngoại khóa của Đoàn Thanh niên 2.9. Nhà trường đã tiến hành những biện pháp tổ chức nào sau đây để giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh? TT Biện pháp chỉ đạo Mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa thực hiện Không trả lời 1 Thành lập ban chỉ đạo 2 Bồi dưỡng năng lực giáo dục di sản văn hóa phi vật thể cho giáo viên 3 Huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch 4 Xây dựng nội dung, chương trình giáo dục 5 Xác định các hình thức tổ chức bồi dưỡng 6 Tổ chức dự giờ, dự hoạt động giáo dục di sản văn hóa phi vật thể 7 Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả 8 Các biện pháp khác 2.10. Các biện pháp chỉ đạo giáo dục văn hóa phi vật thể thông qua hoạt động dạy học cho học sinh mà Ban Giám hiệu đã tiến hành: TT Biện pháp chỉ đạo Mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Chưa thường xuyên Không thường xuyên Không trả lời 1 Chỉ đạo việc tích hợp nội dung giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh 2 Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học tăng cường giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh 3 Chỉ đạo hoạt động ngoại khóa tăng cường giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh 4 Chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá có tích hợp nội dung đánh giá giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh 5 Nâng cao năng lực giáo viên về giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh 6 Tổ chức hội thảo chuyên đề về giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh 7 Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh 8 Các biện pháp khác 2.11. Nhà trường đã tiến hành những biện pháp kiểm tra, đánh giá nào sau đây để đánh giá về hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh? 1. Dự giờ các môn học văn hóa 2. Dự giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp 3. Kiểm tra kế hoạch hoạt động 4. Đánh giá trực tiếp học sinh tham gia các hoạt động của nhà trường 5. Quan sát học sinh hàng ngày trong các hoạt động 2.12. Nhà trường đã huy động những nguồn lực nào để giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh? 1. Chỉ có nguồn lực được cung cấp, hỗ trợ theo quy định chung. 2. Nguồn lực từ chính quyền, nhân dân địa phương 3. Nguồn lực từ các tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân trên địa bàn 4. Nguồn lực đóng góp từ phụ huynh 5. Nguồn lực khác 2.13. Chương trình giảng dạy Dân ca Quan họ Bắc Ninh cho học sinh trong trường đồng chí gặp những khó khăn nào? 1. Thời lượng giảng dạy theo phân phối chương trình quá ít 2. Thiếu tài liệu hướng dẫn khoa học, cụ thể về công tác giáo dục văn hóa phi vật thể 3. Năng lực giáo dục văn hóa phi vật thể ở giáo viên còn hạn chế 4. Thiếu cơ sở vật chất, phương tiện dạy học; thiếu kinh phí để tổ chức các hoạt động thực tế 5. Học sinh còn thụ động, chưa thực sự hứng thú với công tác này. 2.14. Đâu là khâu tốt nhất trong công tác quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh ở trường đồng chí? 1. Lập kế hoạch chỉ đạo hoạt động giáo dục 2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục 3. Chỉ đạo công tác giáo dục 4. Quản lý các nguồn lực phục vụ giáo dục 5. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả giáo dục 2.15. Đâu là khâu yếu nhất trong công tác quản lý giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh ở trường đồng chí? 1. Lập kế hoạch chỉ đạo hoạt động giáo dục 2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục 3. Chỉ đạo công tác giáo dục 4. Quản lý các nguồn lực phục vụ giáo dục 5. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả giáo dục 2.16. Đồng chí có kiến nghị gì để nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh trường THCS? 1. Về nội dung chương trình: ....... ... 2. Về phương pháp và hình thức tổ chức...... ... 3. Về người chịu trách nhiệm chính và các lực lượng tham gia........ ... 4. Về các điều kiện để thực hiện....... ... 5. Về các vấn đề khác: ..... .. Bắc Ninh, ngày tháng 9 năm 2016 Người tham gia khảo sát (Ký và ghi rõ họ tên) Mẫu 1B. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN DÀNH CHO GIÁO VIÊN THCS (Các môn văn hóa) Để giúp chúng tôi khảo sát thực trạng và đề xuất những biện pháp quản lý công tác giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh các trường THCS hiện nay, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau: I. Thông tin về người được phỏng vấn 1. Họ tên: . 2. Cơ quan công tác: 3. Môn dạy: .. II. Nội dung phỏng vấn Câu 1. Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu x vào 1 phương án mà đồng chí cho là đúng nhất trong các câu hỏi sau: 1.1. Thế nào là văn hóa phi vật thể? 1. Là toàn bộ giá trị văn hóa vật chất và tinh thần gắn với cộng đồng 2. Là những giá trị văn hóa không có hình hài cụ thể được truyền miệng từ đời này sang đời khác 3. Là toàn bộ những sáng tạo tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng 1.2. Giáo dục văn hóa phi vật thể là hoạt động nhà giáo xây dựng nội dung, sử dụng phương pháp, biện pháp giáo dục phù hợp để: 1. Truyền thụ những hiểu biết, để nâng cao nhận thức về văn hóa phi vật thể cho người học 2. Hình thành ở người học năng lực nhận biết và thái độ, tình cảm tích cực đối với văn hóa phi vật thể 3. Nâng cao nhận thức, hình thành thái độ tích cực, phát triển hành vi, thói quen phù hợp với giá trị văn hóa phi vật thể. 1.3. Có cần thiết phải giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh trường THCS không? 1. Rất cần thiết 2. Cần thiết 3. Chưa cần thiết 4. Không cần thiết 1.4. Theo đồng chí, giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh trong trường THCS là trách nhiệm của ai? 1. Đoàn Thanh niên 2. Giáo viên dạy Âm nhạc, Giáo dục công dân 3. Tất cả cán bộ, giáo viên, tổ chức trong trường 1.5. Đồng chí đã tiến hành lồng ghép giảng dạy Dân ca Quan họ trong môn học như thế nào? 1. Thường xuyên lồng ghép trong bài dạy và hoạt động ngoài giờ lên lớp 2. Thi thoảng lồng ghép trong một số ít bài 3. Không lồng ghép 2. Câu hỏi có thể chọn đồng thời nhiều phương án trả lời 2.1. Hãy xác định đâu là giá trị văn hóa phi vật thể trong những giá trị văn hóa sau: 1. Mộc bản triều Nguyễn 2. Nhã nhạc cung đình Huế 3. Nghi lễ kéo co 4. Dân ca Quan họ Bắc Ninh 5. Ca trù 6. Quần thể Khu di tích cố đô Huế 7. Không gian văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên 8. Khu đền tháp Mỹ Sơn 2.2. Hãy chỉ ra đâu không phải là giá trị văn hóa phi vật thể trong những giá trị văn hóa sau: 1. Mộc bản triều Nguyễn 2. Nhã nhạc cung đình Huế 3. Ca trù 4. Quần thể Khu di tích cố đô Huế 5. Hội Gióng 6. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 7. Đờn ca tài tử Nam Bộ 8. Không gian văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên 9. Bia đá các khoa thi Tiến sỹ triều Lê, Mạc 2.3. Theo đồng chí, giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh có ý nghĩa, vai trò như thế nào trong công tác giáo dục toàn diện? 1. Giúp học sinh hiểu biết được về văn hóa phi vật thể 2. Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể; giúp học sinh hiểu được quyền và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 3. Rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện; 4. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh. 5. Tất cả các ý trên 2.4. Giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh bao gồm những nội dung giáo dục nào? 1. Giáo dục nhận thức về di sản 2. Giáo dục thái độ đối với di sản 3. Giáo dục các hành vi tích cực trong bảo tồn di sản 4. Tất cả các ý trên 2.5. Nhà trường đã tiến hành giáo dục những giá trị văn hóa phi vật thể nào của địa phương cho học sinh THCS? 1. Dân ca Quan họ 2. Hát ca trù 3. Các nghề truyền thống 4. Các lễ hội truyền thống 5. Những giá trị văn hóa phi vật thể khác 2.6. Ngoài những giá trị văn hóa phi vật thể đang giáo dục cho học sinh, nhà trường cần phải mở rộng giáo dục những giá trị văn hóa phi vật thể nào khác ở địa phương? 1. Dân ca Quan họ 2. Hát ca trù 3. Các nghề truyền thống 4. Các lễ hội truyền thống 5. Những giá trị văn hóa phi vật thể khác 2.7. Nhà trường và bản thân đồng chí đã sử dụng những hình thức nào để giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh? TT Hình thức giáo dục Mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa thực hiện Không trả lời 1 Tích hợp giáo dục văn hóa phi vật thể qua môn học 2 Tích hợp giáo dục văn hóa phi vật thể qua hoạt động tập thể: chào cờ đầu tuần; sinh hoạt 15 phút; sinh hoạt lớp 3 Tổ chức hoạt động ngoại khóa theo môn học 4 Tổ chức tham quan, học tập tại nơi có di sản 5 Tổ chức các hội thi, giao lưu, toạ đàm với nghệ nhân 6 Thành lập câu lạc bộ Dân ca Quan họ 7 Các hình thức khác 2.8. Việc giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh THCS được tổ chức qua những con đường nào là chủ yếu? 1. Con đường dạy học 2. Con đường tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp 3. Con đường tổ chức các hoạt động xã hội 4. Sinh hoạt tập thể 5. Các hoạt động giáo dục khác 2.9. Ban Giám hiệu các trường THCS đã tiến hành hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh thông qua con đường hoạt động xã hội nào sau đây? 1. Giáo dục kĩ năng hoạt động xã hội cho học sinh 2. Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường tổ chức hoạt động xã hội cho học sinh. 3. Khuyến khích giáo viên sử dụng di sản trong giảng dạy các môn học. 4. Giáo dục di sản thông qua các hoạt động ngoại khóa 5. Tất cả các ý trên 2.10. Khi tiến hành giáo dục văn hóa phi vật thể, đồng chí thường sử dụng những phương pháp dạy học nào? 1. Thuyết trình về di sản 2. Trao đổi, đàm thoại 3. Sử dụng đồ dùng trực quan 4. Sử dụng công nghệ thông tin 5. Dạy học theo dự án 6. Các phương pháp khác 2.11. Để thiết kế một bài học có sử dụng di sản văn hóa phi vật thể, đồng chí đã tiến hành những công việc nào sau đây? 1. Nghiên cứu tài liệu liên quan đến di sản đã lựa chọn 2. Xây dựng kế hoạch và thiết kế bài học 3. Nghiên cứu, tìm hiểu về di sản trên thực tế 4. Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực trong thiết kế hoạt động học tập 2.12. Khi giảng dạy về Dân ca Quan họ, đồng chí cho rằng cần phải chú trọng nội dung gì? 1. Nội dung các bài hát đặc sắc 2. Cách hát Dân ca Quan họ 3. Trang phục, văn hóa sinh hoạt và lễ hội truyền thống liên quan đến Dân ca Quan họ 4. Tất cả các ý trên 2.13. Đồng chí gặp những thuận lợi gì khi tiến hành giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh? 1. Địa phương có nhiều di sản văn hóa phi vật thể 2. Nội dung chương trình giảng dạy phù hợp, khoa học 3. Giáo viên được trang bị kiến thức, kỹ năng giáo dục văn hóa phi vật thể 4. Cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại 5. Học sinh hứng thú tiếp cận với các di sản phi vật thể 6. Ban Giám hiệu quản lý sát sao, nghiêm túc 7. Các thuận lợi khác 2.14. Đồng chí gặp những khó khăn nào khi tiến hành giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh? 1. Nội dung chương trình giảng dạy chưa nhiều cơ hội để lồng ghép giáo dục văn hóa phi vật thể 2. Giáo viên chưa được trang bị kiến thức, kỹ năng giáo dục văn hóa phi vật thể 3. Ban Giám hiệu chưa quản lý sát sao, nghiêm túc 4. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học còn thiếu 5. Học sinh chưa hứng thú tiếp cận với các di sản phi vật thể 6. Các khó khăn khác 2.15. Đồng chí có kiến nghị gì để nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh trường THCS? 1. Về nội dung chương trình: ....... ... 2. Về phương pháp và hình thức tổ chức...... ... 3. Về người chịu trách nhiệm chính và các lực lượng tham gia........ ... 4. Về các điều kiện để thực hiện....... ... 5. Về các vấn đề khác: ...... ... Bắc Ninh, ngày tháng 9 năm 2016 Người tham gia khảo sát (Ký và ghi rõ họ tên) Mẫu 1C. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN DÀNH CHO GIÁO VIÊN (Bộ môn Âm nhạc) Để giúp chúng tôi khảo sát thực trạng và đề xuất những biện pháp quản lý công tác giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh các trường THCS hiện nay, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau: I. Thông tin về người được phỏng vấn 1. Họ tên: . 2. Cơ quan công tác: 3. Chức vu: .. II. Nội dung phỏng vấn Câu 1. Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu x vào 1 phương án mà đồng chí cho là đúng nhất trong các câu hỏi sau: 1.1. Theo đồng chí, việc đưa Dân ca Quan họ vào chương trình giảng dạy bộ môn Âm nhạc có cần thiết không? 1. Rất cần thiết 2. Cần thiết 3. Chưa cần thiết 4. Không cần thiết 1.2. Đồng chí thấy nội dung chương trình giảng dạy Dân ca Quan họ đã phù hợp chưa? 1. Rất phù hợp 2. Phù hợp 3. Chưa phù hợp 4. Không phù hợp 1.3. Mức độ tiếp thu của học sinh đối với việc giảng dạy Dân ca Quan họ như thế nào? 1. Rất tốt 2. Tốt 3. Chưa tốt 4. Không tốt 1.4. Thái độ học tập của học sinh đối với việc giảng dạy Dân ca Quan họ như thế nào? 1. Rất hứng thú 2. Hứng thú 3. Chưa hứng thú 4. Không hứng thú 1.5. Đồng chí đánh giá mức độ hài lòng của bản thân về việc giảng dạy Dân ca Quan họ như thế nào? 1. Rất hài lòng 2. Hài lòng 3. Chưa hài lòng 4. Không hài lòng Câu 2: Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu x vào những phương án mà đồng chí lựa chọn trong các câu hỏi sau: 2.1. Mục đích của việc đưa Dân ca Quan họ vào chương trình giảng dạy bộ môn Âm nhạc là gì? 1. Giúp học sinh hiểu được về nét văn hóa truyền thống của địa phương và dân tộc 2. Giáo dục tình yêu quê hương, tinh thần dân tộc 3. Phát huy ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc 4. Là một cách để bảo tồn Dân ca Quan họ trong đời sống 5. Mục đích khác 2.2. Giảng dạy Dân ca Quan họ Bắc Ninh cần tập trung vào các nội dung nào? 1. Nội dung các bài Dân ca Quan họ đặc sắc 2. Cách hát Dân ca Quan họ 3. Trang phục, văn hóa sinh hoạt và lễ hội truyền thống liên quan đến Dân ca Quan họ 4. Tất cả các ý trên 2.3. Đồng chí thường sử dụng hình thức dạy học nào để giảng dạy Dân ca Quan họ? 1. Giảng dạy trên lớp 2. Tổ chức tham quan cho học sinh trải nghiệm Dân ca Quan họ trên thực tế 3. Mời nghệ nhân Quan họ biểu diễn 4. Sử dụng phương tiện ghi hình, ghi âm để giảng dạy trực quan 2.4. Đồng chí thường sử dụng phương pháp dạy học nào để giảng dạy Dân ca Quan họ ? 1. Phương pháp truyền thống: Thuyết trình; Giáo viên hát mẫu, học sinh hát lặp lại 2. Dạy qua băng hình 3. Dạy học theo dự án 4. Dạy học theo hợp đồng 2.5. Khó khăn mà đồng chí gặp phải trong quá trình giảng dạy Dân ca Quan họ cho học sinh THCS là gì? 1. Nội dung chương trình chưa hấp dẫn 2. Thiếu phương tiện dạy học 3. Phòng học không đảm bảo cách âm 4. Học sinh không hứng thú 5. Chưa có điều kiện cho học sinh tiếp cận không gian văn hóa sinh hoạt Quan họ 6. Nhà trường chưa quan tâm, đầu tư đúng mức 2.6. Đồng chí có kiến nghị gì để nâng cao hiệu quả giảng dạy Dân ca Quan họ cho học sinh trường THCS? 1. Về nội dung chương trình: ....... ... 2. Về phương pháp và hình thức tổ chức...... ... 3. Về người chịu trách nhiệm chính và các lực lượng tham gia........ ... 4. Về các điều kiện để thực hiện....... ... 5. Về các vấn đề khác: ...... ... Bắc Ninh, ngày tháng 9 năm 2016 Người tham gia khảo sát (Ký và ghi rõ họ tên) Mẫu 1D. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN DÀNH CHO HỌC SINH Để giúp chúng tôi khảo sát thực trạng và đề xuất những biện pháp quản lý công tác giáo dục văn hóa phi vật thể cho học sinh các trường THCS hiện nay, em vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau: I. Thông tin về người được phỏng vấn 1. Họ tên: . 2. Trường: 3. Lớp: .. II. Nội dung phỏng vấn Câu 1. Hãy cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu x vào 1 phương án mà em cho là đúng nhất trong các câu hỏi sau: 1.1. Thế nào là giá trị văn hóa phi vật thể? 1. Là toàn bộ giá trị văn hóa vật chất và tinh thần gắn với cộng đồng 2. Là những giá trị văn hóa không có hình hài cụ thể được truyền miệng từ đời này sang đời khác 3. Là toàn bộ những sáng tạo tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng 1.2. Giáo dục văn hóa phi vật thể là hoạt động nhà giáo xây dựng nội dung, sử dụng phương pháp, biện pháp giáo dục phù hợp để: 1. Truyền thụ những hiểu biết, để nâng cao nhận thức về văn hóa phi vật thể cho người học 2. Hình thành ở người học năng lực nhận biết và thái độ, tình cảm tích cực đối với văn hóa phi vật thể 3. Nâng cao nhận thức, hình thành thái độ tích cực, phát triển hành vi, thói quen phù hợp với giá trị văn hóa phi vật thể. 1.3. Em nhận thấy việc giáo dục văn hóa phi vật thể cần thiết như thế nào đối với học sinh THCS? 1. Rất cần thiết 2. Cần thiết 3. Chưa cần thiết 4. Không cần thiết 1.4. Dân ca Quan họ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm nào? 1. 2009 2. 2010 3. 2011 4. 2012 1.5. Em biết được bao nhiêu bài Dân ca Quan họ ? 1. Dưới 3 bài 2. Từ 3 đến 5 bài 3. Từ 5 đến 10 bài 4. Trên 10 bài 1.6. Đâu không phải nguyên tắc hát Quan họ? 1. Đối giọng 2. Nẩy hạt 3. Nam tòng nữ 4. Chỉ được hát vào dịp lễ hội 1.7. Đâu không phải là trang phục của Quan họ nam? 1. Áo the, áo lương 2. Khăn xếp 3. Quần ống sớ 4. Ô lục soạn 5. Nón quai thao 1.8. Trong sinh hoạt Quan họ, có mấy hình thức ca hát phổ biến? 1.4 hình thức: hát chúc mừng, hát thờ, hát hội, hát canh 2.3 hình thức: hát thờ, hát hội, hát canh 3.2 hình thức: hát hội, hát canh 4.1 hình thức: hát hội 1.9. Em thấy giờ học Dân ca Quan họ ở trường đã hấp dẫn chưa? 1. Rất hấp dẫn 2. Hấp dẫn 3. Chưa hấp dẫn 4. Không hấp dẫn Câu 2. Hãy cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu x vào những phương án mà em lựa chọn trong các câu hỏi sau: 2.1. Hãy kể tên những giá trị văn hóa phi vật thể mà em biết trên địa bàn tỉnh mình? ...2.2. Ngoài Dân ca Quan họ , em mong muốn nhà trường sẽ giúp em tìm hiểu về giá trị văn hóa phi vật thể nào của địa phương? 1. Hát ca trù 2. Các nghề truyền thống 3. Các lễ hội truyền thống 4. Giá trị khác 2.3. Ở trường học, ngoài môn Âm nhạc, em được tìm hiểu Dân ca Quan họ qua những con đường nào khác? 1. Qua các môn học văn hóa 2. Qua hoạt động tập thể 3. Qua hoạt động ngoại khóa 4. Không có con đường nào khác 2.4. Trường đã tổ chức hoạt động nào (trong các hoạt động sau) để giúp các em hiểu hơn về Dân ca Quan họ? TT Hoạt động Mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa thực hiện Không trả lời 1 Biểu diễn văn nghệ 2 Tổ chức thi hát Dân ca Quan họ 3 Thi trình diễn trang phục Quan họ 4 Tọa đàm, gặp gỡ nghệ nhân, nhà nghiên cứu Dân ca Quan họ 5 Tham quan các làng Quan họ 6 Tổ chức Câu lạc bộ hát Dân ca Quan họ 2.5. Em đã tham gia những hoạt động dưới đây của nhà trường chưa? TT Hoạt động Mức độ tham gia Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1 Biểu diễn văn nghệ 2 Tổ chức thi hát Dân ca Quan họ 3 Thi trình diễn trang phục Quan họ 4 Tọa đàm, gặp gỡ nghệ nhân, nhà nghiên cứu Dân ca Quan họ 5 Tham quan các làng Quan họ 6 Tổ chức Câu lạc bộ hát Dân ca Quan họ 2.6. Mức độ hứng thú của em với những hoạt động này như thế nào? TT Hoạt động Mức độ hứng thú Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú Không hứng thú Không trả lời 1 Biểu diễn văn nghệ 2 Tổ chức thi hát Dân ca Quan họ 3 Thi trình diễn trang phục Quan họ 4 Tọa đàm, gặp gỡ nghệ nhân, nhà nghiên cứu Dân ca Quan họ 5 Tham quan các làng Quan họ 6 Tổ chức Câu lạc bộ hát Dân ca Quan họ 2.7. Em mong muốn điều gì với hoạt động giáo dục văn hóa phi vật thể và với việc dạy học Dân ca Quan họ ? - Với việc giáo dục văn hóa phi vật thể . - Với việc dạy học Dân ca Quan họ . Phụ lục 2 PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM Mẫu 2A. PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH TRƯỚC THỰC NGHIỆM Phần 1: Thông tin về học sinh được phỏng vấn: 1.1 Họ tên:..................................................................................................... 1.2 Học sinh lớp:........................................................................................... Phần 2: Nội dung phỏng vấn Câu 1: Nguồn gốc của sinh hoạt văn hóa Quan họ bắt nguồn từ đâu? Câu 2: “Kết chạ” có nghĩa là gì? Câu 3: Các làng Quan họ Bắc Ninh thường tưng bừng mở hội vào thời gian nào trong năm? Câu 4: Trong bữa cỗ mời khách đầu năm, Quan họ chủ và Quan họ khách có ngồi cùng mâm với nhau không? Câu 5: Canh hát Quan họ bắt đầu bằng giọng gì và kết thúc bằng giọng gì? Câu 6: Trang phục Quan họ nam gồm có những gì? Câu 7: Hãy tả lại ngắn gọn đặc điểm áo the mà Quan họ nam mặc? Câu 8: 4 kỹ thuật hát chính của Dân ca Quan họ là gì? Câu 9: 4 hình thức chính của hát Dân ca Quan họ là gì? Câu 10: Phần lời của một bài Dân ca Quan họ thường gồm mấy phần? Đó là những phần gì? Cảm ơn em! ĐÁP ÁN: Câu 1: Tục kết chạ giữa làng Lũng Giang và làng Tam Sơn Câu 2: Kết chạ có nghĩa là tục kết nghĩa giữa các làng Quan họ. Câu 3: Các làng Quan họ tưng bừng mở hội vào tháng giêng, tháng Hai sau Tết Nguyên Đán. Câu 4: Quan họ chủ và Quan họ khách không ngồi cùng ăn với nhau. Câu 5: Canh hát Quan họ thường bắt đầu bằng giọng lề lối và kết thúc bằng giọng giã bạn. Câu 6: Trang phục Quan họ nam gồm: áo the (áo lương), quần ống sớ, khăn xếp, ô lục soạn. Câu 7: Liền anh mặc áo the dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Câu 8: 4 kỹ thuật hát chính của Quan họ: vang, rền, nền, nảy. Câu 9: 4 hình thức hát chính của Dân ca Quan họ là: hát canh, hát thi lấy giải, hát hội, hát thờ. Câu 10: Phần lời của một bài Dân ca Quan họ thường gồm 2 phần. Đó là những phần lời chính và lời phụ. Lời chính là phần cốt lõi, phản ánh nội dung của bài ca. Lời phụ gồm tất cả những tiếng đệm, tiếng đưa hơi như i hi,ư hư, a ha Mẫu 2B. PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH SAU THỰC NGHIỆM LẦN 1 Phần 1: Thông tin về học sinh được phỏng vấn: 1.1 Họ tên:..................................................................................................... 1.2 Học sinh lớp:........................................................................................... Phần 2: Nội dung phỏng vấn Câu 1: Dân ca Quan họ được UNESCO chính thức công nhận là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại vào năm nào? Câu 2: Tục kết chạ còn có tên gọi khác là gì? Câu 3: Theo tương truyền, Đức Vua bà - Thủy tổ Quan họ là ai? Câu 4: Trong bữa cỗ đầu năm, cách nói giữa Quan họ chủ đối với Quan họ khách thường như thế nào? Câu 5: Gặp nhau ở hội, khi Quan họ nam làng này muốn kết bạn với Quan họ nữ làng kia, Quan họ nam phải làm gì? Câu 6: Đâu là các đại từ xưng hô của Quan họ nam với Quan họ nữ: em, nàng, chị Hai. chị Ba, người ngoan, người xinh, người ơi? Câu 7: Mối quan hệ kết nghĩa Quan họ là mối quan hệ suốt đời hay thay đổi theo năm? Câu 8: Quan họ truyền thống là hình thức quan họ như thế nào? Câu 9: Kể tên 5 bài hát Dân ca Quan họ em biết? Câu 10: Chép lại phần lời của bài Dân ca Quan họ Mời giầu Cảm ơn em! ĐÁP ÁN: Câu 1: Năm 2009 Câu 2: Tục kết chạ có tên gọi khác là “ăn chạ”, “bạn chạ” Câu 3: Đức Vua bà - Thủy tổ Quan họ là nàng Nhũ Hương - Vú nuôi của Hoàng tử nhà Lê Câu 4: Lời nói hoa mĩ, cầu kì, nắn nót, kiểu cách. Câu 5: Quan họ nam phải mời trầu Quan họ nữ trước. Câu 6: Xưng hô chị Hai, chị Ba, người ngoan, người xinh, người ơi. Không xưng em, nàng do truyền thống tôn trọng phụ nữ của Quan họ. Câu 7: Mối quan hệ suốt đời, không đổi bạn, thêm bạn. Câu 8: Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các làng quê. Quan họ truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức. Câu 9: Kể đủ, đúng tên 5 bài hát Dân ca Quan họ. Câu 10: Thì tay ớ em ớ nâng í cái cơi có đựng í a à a giầu. Mắt í em nhìn, nhìn em liếc ơ liếc em trông i cái cơi có đựng í a à a giầu. Giầu têm a ới à a hư hừ là, cánh i phượng cũng rằng là dâng lên, dâng ớ ơ lên là lên em mời, ì í a à à người, ứ hự ư hự người ơi. Ai ơi nay có thấu, người ơi nay có nhớ ơ chăng i, chăng là đến chúng em chăng i. Ai ơi nay có thấu, người ơi nay có nhớ ơ chăng i, chăng là đến chúng em chăng i. Ứ hư ư hự hời hư. 2C. PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH SAU THỰC NGHIỆM LẦN 2 Phần 1: Thông tin về học sinh được phỏng vấn: 1.1 Họ tên:..................................................................................................... 1.2 Học sinh lớp:........................................................................................... Phần 2: Nội dung phỏng vấn Câu 1: Ngày 13/1 Âm lịch hàng năm là ngày tổ chức lễ hội truyền thống nào của Quan họ? Câu 2: Các Quan họ nam, Quan họ nữ được gọi là gì? Câu 3: Trang phục truyền thống của Quan họ nữ gồm những gì? Câu 4: Loại trang phục Quan họ nữ gồm 3 áo hoặc 7 áo mặc lồng vào nhau gọi là gì? Câu 5: Đâu không phải nguyên tắc hát Quan họ: Đối giọng; Nẩy hạt; Nam tòng nữ; Chỉ được hát vào dịp lễ hội Câu 6: Đâu không phải là trang phục của Quan họ nam?: áo the, áo lương; khăn xếp; quần ống sớ; ô lục soạn; giày đen? Câu 7: Quan họ mới à hình thức Quan họ như thế nào? Câu 8: Cuộc hát đối đáp được tổ chức vào ban đêm, một bên hát “vế ra”, bên kia hát “đối lại” gọi là hình thức hát Quan họ gì? Câu 9: Kể tên 10 bài hát Dân ca Quan họ mà em biết Câu 10: Chép lại phần lời bài hát Mời nước? Cảm ơn em! ĐÁP ÁN Câu 1: Hội Lim Câu 2: Liền anh, liền chị Câu 3: Áo mớ ba mớ bảy, áo năm thân, yếm, nón quai thao, khăn mỏ quạ Câu 4: Áo mớ ba mớ bảy Câu 5: Chỉ được hát vào dịp lễ hội Câu 6: Giày đen Câu 7: Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ", là hình thức biểu diễn (hát) quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng,... Quan họ mới luôn có khán thính giả. Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa... Câu 8: Hát canh Câu 9: Kể 8 đến10 bài là được điểm tối đa. Câu 10: Khách đến í đến chơi hự hừ nhà là chơi hự hừ nhà /. Đốt than ớ ơ dậu mà quạt i nước mấy pha trà mời người xơi i là chén có a trà này/, qui vậy í ơ ớ ở ơ quý i vậy í đôi người ơi/. Mỗi người ì là người xơi mỗi chén mấy cho em í i vui lòng là em í i muốn cho/, sông i cạn í ơ ớ ở ơ sông i cạn í ơ đất liền/. Để em ớ ơ dậu mà đi i lại mấy kẻo phiền là đò giang là em í i vào chùa/, thấy i chữ í ơ ớ ở ơ thấy i chữ linh à nhang/. Gần chùa là chùa chả i bén mấy duyên hương í i chút nào là sáng có ả trăng xuông/, sáng i cả í ơ ớ ở ơ sáng i cả í ơ vườn đào/. Ba bốn người ì là người ngồi i đấy mấy người nào là còn không là có ới ả nên chăng/, se sợi í ơ ớ ở ơ se sợi í ơ chỉ hồng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_van_hoa_phi_vat_the_cho_h.doc