Luận án Thiết kế và sử dụng phần mềm tra cứu kiến thức hóa học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHAN HOÀI THANH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM TRA CỨU KIẾN THỨC HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHAN HOÀI THANH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM TRA CỨU KIẾN THỨC HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lí luận và Phương p

pdf266 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Thiết kế và sử dụng phần mềm tra cứu kiến thức hóa học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háp dạy học bộ môn Hóa học Mã số: 9140111 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. CAO CỰ GIÁC NGHỆ AN - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả của luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả Phan Hoài Thanh LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Cao Cự Giác, người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, tập thể Bộ môn Phương pháp dạy học Hóa học - Trường Đại học Vinh, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các giáo viên và học sinh của các Trường THPT Nguyễn Đức Mậu - Nghệ An, Quỳnh Lưu 1 - Nghệ An, Lê Lợi - Thanh Hóa và Nguyễn Du - Đắk Lắk đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm đề tài. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, khuyến khích và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Nghệ An, tháng 08 năm 2020 Tác giả Phan Hoài Thanh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3 4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học ..................................................................................................... 3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 3 6.5. Nghiên cứu, đề xuất cấu trúc năng lực tự học và bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh ở các trường phổ thông thông qua phần mềm tra cứu kiến thức hóa học ................................................................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4 8. Điểm mới của luận án .................................................................................................. 5 9. Cấu trúc của luận án .................................................................................................... 5 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH...... 7 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 7 1.1.1. Những kết quả nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 7 1.1.1.1. Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. ..................... 7 1.1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển năng lực tự học .................................................... 9 1.1.2. Những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................... 10 1.1.2.1. Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin ........................................... 10 1.1.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển năng lực tự học .............. 11 1.2. Đổi mới nền giáo dục Việt Nam ............................................................................. 12 1.2.1. Xu hướng phát triển giáo dục ở Việt Nam .......................................................... 12 1.2.2. Những định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ............................ 15 1.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học ở bậc THPT ....................................................... 16 1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học hoá học ...................................... 16 1.3.1. Giáo án điện tử, bài giảng điện tử và các phương tiện hỗ trợ ............................. 16 1.3.1.1. Giáo án và giáo án điện tử ................................................................................ 16 1.3.1.2. Bài giảng và bài giảng điện tử .......................................................................... 17 1.3.1.3. Phương tiện hỗ trợ ............................................................................................ 18 1.3.2. Phần mềm dạy và học .......................................................................................... 18 1.3.3. Microsoft Access ................................................................................................. 19 1.3.3.1. Vai trò của Microsoft Access ........................................................................... 19 1.3.3.2. Các đặc điểm của Microsoft Access ................................................................. 19 1.4. Năng lực ICT của giáo viên và học sinh ................................................................ 20 1.4.1. Thực trạng về năng lực ICT của giáo viên theo UNESCO và của học sinh ....... 20 1.4.2. Những lợi ích của công nghệ thông tin trong dạy và học ................................... 20 1.5. Năng lực và năng lực tự học của học sinh với môn hóa học .................................. 21 1.5.1. Năng lực .............................................................................................................. 21 1.5.1.1. Khái niệm năng lực........................................................................................... 21 1.5.1.2. Đánh giá năng lực người học............................................................................ 22 1.5.2. Tự học .................................................................................................................. 25 1.5.2.1. Khái niệm về tự học.......................................................................................... 25 1.5.2.2. Vai trò của tự học ............................................................................................. 25 1.5.2.3. Đặc điểm của tự học ......................................................................................... 26 1.5.2.4. Kỹ năng tự học ................................................................................................. 26 1.5.2.5. Năng lực tự học ................................................................................................ 27 1.5.2.6. Năng lực tự học hoá học ................................................................................... 28 1.6. Dạy học định hướng phát triển năng lực ................................................................ 30 1.6.1. Khái niệm ............................................................................................................ 30 1.6.2. Một số lí thuyết học tập định hướng phát triển năng lực .................................... 31 1.6.2.1. Lí thuyết hoạt động ........................................................................................... 31 1.6.2.2. Lí thuyết nhận thức ........................................................................................... 32 1.6.2.3. Lí thuyết kiến tạo .............................................................................................. 33 1.7. Một số phương pháp và quan điểm dạy học phát triển năng lực người học .......... 33 1.7.1. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ............................................................... 33 1.7.2. Dạy học phân hóa ................................................................................................ 34 1.7.3. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học ...................................................................... 35 1.7.4. Dạy học theo dự án .............................................................................................. 36 1.7.5. Phương pháp dạy học WebQuest ........................................................................ 37 1.8. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học hoá học .................................................................................................... 40 1.8.1. Mục đích điều tra ................................................................................................. 40 1.8.2. Nội dung điều tra ................................................................................................. 40 1.8.3. Đối tượng điều tra ................................................................................................ 40 1.8.4. Địa bàn điều tra ................................................................................................... 40 1.8.5. Phương pháp điều tra ........................................................................................... 41 1.8.6. Phân tích và đánh giá kết quả điều tra ................................................................. 41 1.8.6.1. Thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường phổ thông .............................................................................................................................. 41 1.8.6.2. Thực trạng về phát triển NLTH của HS ở các trường phổ thông ..................... 45 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 49 Chương 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM TRA CỨU KIẾN THỨC HOÁ HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................................................................................................ 50 2.1. Thiết kế phần mềm tra cứu kiến thức hoá học ....................................................... 50 2.1.1. Mục tiêu của phần mềm ...................................................................................... 50 2.1.1.1. Mục tiêu, lựa chọn nội dung, ngôn ngữ lập trình và dữ liệu phần mềm .......... 50 2.1.1.2. Mục tiêu của phần mềm ................................................................................... 50 2.1.2. Nguyên tắc và quy trình xây dựng phần mềm ..................................................... 51 2.1.2.1. Nguyên tắc thiết kế ........................................................................................... 51 2.1.2.2. Quy trình thiết kế phần mềm ............................................................................ 52 2.1.3. Chu trình thử nghiệm, hoàn thiện và triển khai phần mềm ................................. 52 2.1.4. Thiết kế giao diện của phần mềm ........................................................................ 53 2.1.4.1. Form.................................................................................................................. 53 2.1.4.2. Form phần mềm ................................................................................................ 55 2.1.5. Thiết kế cấu trúc lệnh Visual Basic for Application của phần mềm ................... 64 2.1.5.1. Giới thiệu về Visual Basic ................................................................................ 64 2.1.5.2. Visual Basic for Application ............................................................................ 65 2.1.5.3. Lí do sử dụng Visual Basic for Application thay cho macro ........................... 65 2.1.5.4. Thiết kế cấu trúc lệnh Visual Basic for Application cho phần mềm ................ 66 2.1.6. Xây dựng nội dung, dữ liệu phần mềm ............................................................... 68 2.2. Xây dựng khung năng lực tự học với sự hỗ trợ của phần mềm tra cứu kiến thức hóa học ........................................................................................................................... 69 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng ........................................................................................... 70 2.2.2. Quy trình xây dựng .............................................................................................. 70 2.2.3. Cấu trúc khung năng lực tự học hóa học với sự hỗ trợ của phần mềm ............... 73 2.3. Sử dụng phần mềm phát triển năng lực tự học cho học sinh ................................. 82 2.3.1. Sử dụng trước khi lên lớp .................................................................................... 83 2.3.2. Sử dụng trong khi lên lớp .................................................................................... 84 2.3.2.1. Trong các giờ thực hành ................................................................................... 85 2.3.2.2. Trong các giờ ôn tập và luyện tập .................................................................... 87 2.3.2.3. Trong các giờ kiểm tra ...................................................................................... 90 2.3.3. Sử dụng sau khi lên lớp ....................................................................................... 91 2.3.4. Một số nội dung tự học khác có trong phần mềm ............................................... 91 2.4. Thiết kế công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh với sự hỗ trợ của phần mềm tra cứu kiến thức hóa học ..................................................................................... 92 2.4.1. Sử dụng thang đánh giá năng lực ........................................................................ 92 2.4.1.1. Đánh giá năng lực học sinh (dùng cho giáo viên đánh giá) ............................. 93 2.4.1.2. Phiếu tự đánh giá năng lực của học sinh .......................................................... 94 2.4.2. Đánh giá thông qua bài kiểm tra năng lực ........................................................... 95 2.4.2.1. Quy trình thiết kế bài kiểm tra năng lực ........................................................... 95 2.4.2.2. Đề kiểm tra minh họa ....................................................................................... 96 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 103 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................... 104 3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................................... 104 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ......................................................................................... 104 3.3. Cách tiến hành thực nghiệm sư phạm .................................................................. 105 3.3.1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm ............................................. 106 3.3.1.1. Chọn địa bàn thực nghiệm sư phạm ............................................................... 106 3.3.1.2. Chọn giáo viên thực nghiệm sư phạm ............................................................ 106 3.3.1.3. Chọn đối tượng thực nghiệm sư phạm ........................................................... 106 3.3.2. Kế hoạch bài học minh họa ............................................................................... 107 3.3.3. Quy trình thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 113 3.3.3.1. Chuẩn bị thực nghiệm .................................................................................... 113 3.3.3.2. Tổ chức dạy thực nghiệm sư phạm ................................................................ 113 3.3.4. Phân tích, xử lí và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ............................... 114 3.3.4.1. Đánh giá định tính .......................................................................................... 114 3.3.4.2. Đánh giá định lượng ....................................................................................... 116 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm .............................................................................. 119 3.4.1. Đánh giá năng lực học tập của học sinh trước thực nghiệm ............................. 119 3.4.2. Đánh giá năng lực tự học khi sử dụng phần mềm ............................................. 120 3.4.2.1. Kết quả khảo sát học sinh và biểu điểm chấm của giáo viên ......................... 120 Đại lượng ..................................................................................................................... 120 3.4.2.2. Đánh giá kết quả khảo sát, thăm dò ................................................................ 121 3.4.3. Kết quả điểm thực nghiệm sư phạm lần 1 ......................................................... 122 3.4.4. Kết quả điểm thực nghiệm sư phạm lần 2 ......................................................... 127 3.4.5. Phân tích kết quả định lượng thực nghiệm sư phạm ......................................... 132 3.5. Đánh giá năng lực sử dụng phần mềm của học sinh các lớp thực nghiệm .......... 133 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 135 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................................. 136 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................. 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 139 BẢNG GHI CHÚ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT Stt Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 CSDL Cơ sở dữ liệu 3 ĐC Đối chứng 4 GV Giáo viên 5 HS Học sinh 6 HSG Học sinh giỏi 7 ICT Công nghệ thông tin và truyền thông 8 MS Microsoft 9 NL Năng lực 10 NLTH Năng lực tự học 11 TC Tiêu chí 12 TH Tự học 13 THPT Trung học phổ thông 14 TN Thực nghiệm 15 TNSP Thực nghiệm sư phạm 16 VBA Visual Basic for Application 17 UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Mô tả chi tiết về NLTH hóa học với sự hỗ trợ của phần mềm ..................... 74 Bảng 3.1. Danh sách trường, lớp, số HS tham gia TNSP thăm dò ............................. 114 Bảng 3.2. Danh sách GV tham gia TNSP thăm dò ..................................................... 114 Bảng 3.3. Danh sách trường, lớp, số HS tham gia TNSP lần 1, lần 2 ......................... 114 Bảng 3.4. Danh sách GV tham gia TNSP lần 1, lần 2 ................................................. 114 Bảng 3.5. Đánh giá của HS về phần mềm tra cứu kiến thức hóa học ......................... 116 Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra trước TN. ......................................................................... 119 Bảng 3.7. Bảng đánh giá điểm trung bình các NLTH sau tác động ............................ 120 Bảng 3.8. Bảng mô tả so sánh dữ liệu điểm NLTH sau tác động ............................... 120 Bảng 3.9. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy điểm của lớp TN và ĐC của trường THPT Quỳnh Lưu 1 (lần 1) ....................................................................... 122 Bảng 3.10. Bảng mô tả so sánh dữ liệu điểm TNSP của lớp TN và ĐC của trường THPT Quỳnh Lưu 1 (lần 1) ......................................................................................... 123 Bảng 3.11. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy điểm của lớp TN và ĐC của trường THPT Nguyễn Đức Mậu (lần 1) ............................................................... 123 Bảng 3.12. Bảng mô tả so sánh dữ liệu điểm TNSP của lớp TN và ĐC của trường THPT Nguyễn Đức Mậu (lần 1) .................................................................................. 124 Bảng 3.13. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy điểm của lớp TN và ĐC của trường THPT Nguyễn Du (lần 1) .......................................................................... 124 Bảng 3.14. Bảng mô tả so sánh dữ liệu điểm TNSP của lớp TN và ĐC của trường THPT Nguyễn Du (lần 1) ............................................................................................ 125 Bảng 3.15. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy điểm của lớp TN và ĐC của trường THPT Lê Lợi (lần 1) ................................................................................. 126 Bảng 3.16. Bảng mô tả so sánh dữ liệu điểm TNSP của lớp TN và ĐC của trường THPT Lê Lợi (lần 1) .................................................................................................... 127 Bảng 3.17. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy điểm của lớp TN và ĐC của trường THPT Quỳnh Lưu 1(lần 2) ........................................................................ 127 Bảng 3.18. Bảng mô tả so sánh dữ liệu điểm TNSP của lớp TN và ĐC của trường THPT Quỳnh Lưu 1 (lần 2) ......................................................................................... 128 Bảng 3.19. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy điểm của lớp TN và ĐC của trường THPT Nguyễn Đức Mậu (lần 2) ............................................................... 128 Bảng 3.20. Bảng mô tả so sánh dữ liệu điểm TNSP của lớp TN và ĐC của trường THPT Nguyễn Đức Mậu (lần 2) .................................................................................. 129 Bảng 3.21. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy điểm của lớp TN và ĐC của trường THPT Nguyễn Du (lần 2) .......................................................................... 130 Bảng 3.22. Bảng mô tả so sánh dữ liệu điểm TNSP của lớp TN và ĐC của trường THPT Nguyễn Du (lần 2) ............................................................................................ 131 Bảng 3.23. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy điểm của lớp TN và ĐC của trường THPT Lê Lợi (lần 2) ................................................................................. 131 Bảng 3.24. Bảng mô tả so sánh dữ liệu điểm TNSP của lớp TN và ĐC của trường THPT Lê Lợi (lần 2) .................................................................................................... 132 Bảng 3.25. Bảng tổng hợp điểm kiểm tra NL sử dụng phần mềm .............................. 134 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Biểu đồ học lực của HS mà các GV, HS tự đánh giá .................................... 41 Hình 1.2. Biểu đồ đánh giá chất lượng máy chiếu, phòng máy của các đơn vị các GV được khảo sát ................................................................................................................. 42 Hình 1.3. Biểu đồ đánh giá mức độ khuyến khích ứng dụng CNTT của các đơn vị các GV được khảo sát .......................................................................................................... 42 Hình 1.4. Biểu đồ mức độ tác động của CNTT tới công tác giảng dạy ........................ 43 Hình 1.5. Biểu đồ mức độ ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy ......................... 43 Hình 1.6. Biểu đồ đánh giá mức độ chuẩn bị bài dạy có ứng dụng CNTT ................... 43 Hình 1.7. Biểu đồ đánh chất lượng giờ dạy có ứng dụng CNTT của đồng nghiệp với các GV được khảo sát .................................................................................................... 44 Hình 1.8. Biểu đồ công việc mà GV thường ứng dụng CNTT ..................................... 44 Hình 1.9. Biểu đồ ứng dụng CNTT để xây dựng các chương trình hỗ trợ dạy học ...... 44 Hình 1.10. Biểu đồ đánh giá thái độ của HS với các tiết học có ứng dụng CNTT ....... 45 Hình 1.11. Biểu đồ hướng tự nghiên cứu của HS do GV đánh giá ............................... 45 Hình 1.12. Biểu đồ hướng tự nghiên cứu của HS do HS tự đánh giá ........................... 46 Hình 1.13. Biểu đồ nhận định các nguồn tài liệu được sử dụng cho quá trình TH, tự nghiên cứu của HS do GV đánh giá .............................................................................. 46 Hình 1.14. Biểu đồ nhận định các nguồn tài liệu được sử dụng cho quá trình TH, tự nghiên cứu của HS do HS tự đánh giá........................................................................... 46 Hình 1.15. Biểu đồ mô tả mức độ hoàn thành việc tự nghiên cứu của HS do GV đánh giá .................................................................................................................................. 47 Hình 1.16. Biểu đồ mô tả mức độ hoàn thành việc tự nghiên cứu của HS do HS tự đánh giá .......................................................................................................................... 47 Hình 1.17. Biểu đồ mô tả thời điểm kiểm tra công tác TH, tự nghiên cứu của HS ...... 47 Hình 1.18. Biểu đồ mô tả sự tác động của việc TH, tự nghiên cứu của HS .................. 48 Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế phần mềm ............................................................................... 52 Hình 2.2. Mục Forms trong Menu Create ..................................................................... 53 Hình 2.3. Chọn dữ liệu nguồn cho Form ....................................................................... 53 Hình 2.4. Mục Controls chứa các công cụ điều khiển trong Form ............................... 54 Hình 2.5. Giao diện chính của phần mềm (Main) ......................................................... 56 Hình 2.6. Giao diện phần kiến thức cơ bản ................................................................... 56 Hình 2.7. Giao diện phần nội dung trong phần kiến thức cơ bản .................................. 57 Hình 2.8. Giao diện phần bài tập vận dụng ................................................................... 58 Hình 2.9. Giao diện nội dung trong phần bài tập vận dụng .......................................... 58 Hình 2.10. Giao diện phần trắc nghiệm ......................................................................... 59 Hình 2.11. Giao diện phần bài làm trắc nghiệm ............................................................ 60 Hình 2.12. Giao diện phần tra cứu dữ liệu đồng vị ....................................................... 60 Hình 2.13. Giao diện video thí nghiệm ......................................................................... 61 Hình 2.14. Giao diện xem video thí nghiệm ................................................................. 61 Hình 2.15. Giao diện phổ khối lượng ............................................................................ 62 Hình 2.16. Giao diện dữ liệu nguyên tố ........................................................................ 63 Hình 2.17. Giao diện cấu hình electron nguyên tử ........................................................ 63 Hình 2.18. Giao diện thông tin phần mềm .................................................................... 64 Hình 2.19. Cửa sổ Table Design ................................................................................... 69 Hình 2.20. Quy trình xây dựng khung NLTH hóa học với sự hỗ trợ của phần mềm tra cứu kiến thức hóa học .................................................................................................... 71 Hình 2.21. Sơ đồ cấu trúc NLTH hóa học với sự hỗ trợ của phần mềm ....................... 73 Hình 2.22. Tab “kiến thức cơ bản” với nội dung bài “Nguyên tố hóa học” ................. 83 Hình 2.23. Tab “Bài tập vận dụng” với nội dung bài học về“Đồng vị” ........................ 84 Hình 2.24. Trắc nghiệm kiểm tra kiến thức, kỹ năng thực hành ................................... 85 Hình 2.25. Video thí nghiệm Cu tác dụng với H2SO4 loãng và đặc nóng..................... 86 Hình 2.26. Trắc nghiệm củng cố tiết thực hành ............................................................ 86 Hình 2.27. Trắc nghiệm kiểm tra kiến thức, NLTH của HS ......................................... 87 Hình 2.28. Ôn tập kiến thức chung chương Oxi-Lưu huỳnh ........................................ 88 Hình 2.29. Nội dung thảo luận nhóm phần ôn tập kiến thức chung chương oxi-lưu huỳnh ............................................................................................................................. 88 Hình 2.30. HS thảo luận nhóm tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu ............................ 89 Hình 2.31. Tác giả chỉnh sửa, nhắc nhở HS sau khi thảo luận nhóm............................ 89 Hình 2.32. Trắc nghiệm củng cố tiết luyện tập ............................................................. 90 Hình 2.33. Tác giả cùng ThS. NCS Hồ Thị Phương Mai-Phó hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Đức Mậu cùng giám sát thử nghiệm tiết kiểm tra ........................................... 91 Hình 2.34. Mẫu bảng đánh giá NLTH hóa học của HS với sự hỗ trợ của phần mềm tra cứu kiến thức học học .................................................................................................... 93 Hình 2.35. Mẫu phiếu tự đánh giá NLTH hóa học của HS ........................................... 94 Hình 3.1. Biểu đồ điểm trung bình các TC đánh giá NLTH của HS tự đánh giá sau tác động ............................................................................................................................. 121 Hình 3.2. Biểu đồ điểm trung bình các TC đánh giá NLTH của HS được GV đánh giá sau tác động ................................................................................................................. 121 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích điểm TNSP của lớp TN và ĐC của trường THPT Quỳnh Lưu 1 (lần 1) .................................................................................tăng cường giáo dục nhân văn, CNTT, đào tạo những con người có NL thực sự đóng góp vào sự tiến bộ xã hội, hiện đại hoá các phương pháp giáo dục. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996), Đảng đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này, phát huy đến mức cao nhất nguồn lực con người được coi là nhân tố quyết định, trong đó giáo dục - đào tạo là đòn bẩy quan trọng nhất. Trong những thập kỷ qua, nền giáo dục Việt Nam có những bước phát triển, 14 có những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Nhưng đồng thời nền giáo dục đang ẩn chứa rất nhiều yếu kém, bất cập, mà Đại hội IX, X đến Đại hội XI của Đảng vẫn nêu rất đậm nét. Chính vì vậy mà giáo dục Việt Nam đã đưa ra định hướng giáo dục với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ giáo dục Việt Nam. Do tác động sâu rộng của khoa học và công nghệ, trong bối cảnh một thế giới bùng nổ thông tin và cạnh tranh để phát triển, lượng tri thức hàng ngày tăng lên gấp bội. Nhiều thay đổi đang diễn ra, từ khái niệm đến phương châm hoạt động, từ phương thức tư duy, ra quyết định đến phương thức học tập. Trong khi đó, thời gian vật chất của con người lại giới hạn. Mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển, phải học tập thường xuyên và thích nghi cao độ với những biến động. Vì vậy, xã hội mới phải hướng tới học tập thường xuyên, trong đó nền giáo dục phải là một hệ thống mở, đa dạng, linh hoạt, tiên tiến và hiện đại. Tính mở, đa dạng và tính linh hoạt của giáo dục được thể hiện ở phương thức tổ chức, ở phạm vi và quy mô, ở quan điểm, chương trình giảng dạy, và ở cách định hướng, gợi mở tư duy cho người học. Tính tiên tiến và hiện đại được thể hiện ở mức độ thường xuyên cập nhật tri thức trong nội dung giảng dạy, đào tạo lại và nâng cao trình độ cho đội ngũ GV, hiện đại hoá các phương pháp dạy học, phương tiện và ngôn ngữ truyền đạt kiến thức, trong xu thế hình thành chương trình giáo dục toàn cầu [32]. Kỹ thuật đa phương tiện là loại kỹ thuật đang được chú ý nhất, đó là cơ sở quản lí và xử lí theo kiểu tin học thế kỉ 21. Trước đây, máy tính chỉ có thể xử lí đơn cực là văn tự và chữ số, cùng lắm là hình họa, gây cảm giác đơn điệu, cứng nhắc, khô khan, dễ nhàm chán. Kỹ thuật đa phương tiện là xử lí tổng hợp kiểu trao đổi trên máy vi tính cả về chữ viết, hình họa, hình ảnh, âm thanh v.v... chúng thiết lập mối liên kết logic, tập hợp thành một hệ thống. Theo đà phát triển của kỹ thuật đa phương tiện, một hình thức dạy học mới được hình thành - sự xuất hiện của hệ thống dạy học máy tính đa phương tiện. Trong cách dạy học đa phương tiện, HS học tập với tư cách là chủ thể. Kỹ thuật đa phương tiện sẽ làm thay đổi rất lớn giáo trình và giáo án. Giáo trình không chỉ vẻn vẹn là những cuốn sách in, mà còn là loại sách giáo khoa điện tử có đủ cả kênh chữ và kênh hình. Kỹ thuật đa phương tiện sẽ làm cho hình thức giảng dạy sống động, các biện pháp giảng dạy càng đa dạng hoá. Kỹ thuật đa phương tiện ủng hộ các phương thức học tập khác nhau, biến sự tiếp thu thụ động thông tin thành chủ động tiếp thu thông tin, kích thích tính sáng tạo 15 của HS [32]. 1.2.2. Những định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Chương trình và sách giáo khoa hiện hành được xây dựng và thực hiện chủ yếu dựa trên định hướng phát triển nội dung. Định hướng này xuất phát từ quan niệm: giáo dục là quá trình truyền thụ kiến thức. Theo đó, chương trình giáo dục là bản phác thảo nội dung và chương trình được bắt đầu bằng xác lập các môn học, nội dung từng môn học. Do đó, mục tiêu giáo dục chủ yếu nặng về trang bị nội dung kiến thức từng môn học có tính chuyên biệt, ít có sự kết dính, tích hợp và vì vậy thường nhấn mạnh ghi nhớ, tái hiện kiến thức cả trong hoạt động dạy, hoạt động học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Hệ lụy tất yếu của định hướng đó làm cho người học ít có khả năng chủ động, sáng tạo, linh hoạt với các tình huống trong nhận thức, đời sống. Chương trình và sách giáo khoa theo hướng phát triển NL tác động tích cực đến việc xác định mục tiêu giáo dục và tường minh hoá các mục tiêu đó bằng chuẩn đầu ra được mô tả bằng hệ thống các NL chung và NL chuyên biệt, trong đó mỗi NL được cụ thể hóa bằng các tiêu chí, chỉ báo sắp xếp theo một logic chặt chẽ thuận tiện cho việc rèn luyện HS, cho việc lựa chọn nội dung kiến thức, phương pháp dạy học phù hợp với HS ở các lứa tuổi từ lớp 1 đến lớp 12. Hệ thống NL đó xuyên suốt các lớp, các cấp học, các môn học, hoạt động giáo dục và dựa vào đó xác định các phương thức dạy học tích hợp, phát triển NL, tác động một cách trực tiếp làm thay đổi mô hình, cấu trúc sách giáo khoa [7]. Chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển NL người học cũng đặt ra nhiều thách thức phải vượt qua mới đạt được kết quả mong đợi. Những thách thức đó là: - Người xây dựng chương trình môn học, hoạt động giáo dục phải có NL xác định và mô tả chuẩn đầu ra đủ tường minh cho việc lựa chọn lĩnh vực khoa học, môn học, các hoạt động giáo dục; cho việc lựa chọn phương pháp dạy học, cách đánh giá kết quả giáo dục; cho việc biên soạn sách giáo khoa đáp ứng mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình, nghĩa là có thể xem mục tiêu và chuẩn đầu ra là bản thiết kế, còn người soạn sách giáo khoa, người dạy, người học, người quản lí chất lượng giáo dục là người đọc bản vẽ thiết kế và thi công làm ra sản phẩm là nhân cách HS. - Phương pháp dạy học bằng thuyết trình truyền đạt thông tin một chiều từ người dạy đến người học, làm mất phản ứng chủ động tích cực của HS trong quá 16 trình nhận thức đang ngự trị ở nhà trường phổ thông, trở thành động hình khó đổi ở cả GV, HS, người quản lí giáo dục là cản trở lớn cho việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo hướng phát triển NL [7]. 1.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học ở bậc THPT Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận NL của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành NL và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV - HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển NL xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kĩ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển NL giải quyết các vấn đề phức hợp. Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển NLTH (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV” [8]. Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm, học trong lớp, học ở ngoài lớp,... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học. 1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học hoá học 1.3.1. Giáo án điện tử, bài giảng điện tử và các phương tiện hỗ trợ 1.3.1.1. Giáo án và giáo án điện tử Giáo án là bản thiết kế bao gồm kế hoạch và dàn ý bài giảng của GV được soạn trước ra giấy để tiến hành giảng dạy trên lớp cho nhóm đối tượng HS cụ thể. Trong giáo án thường ghi chủ điểm, mục đích giáo dục và giáo dưỡng, nội dung chi tiết sắp xếp theo trình tự lên lớp, phương pháp và thủ thuật dạy-học của GV và HS, 17 công việc kiểm tra và đánh giá, ngoài ra còn chỉ ra những dụng cụ, thiết bị cần thiết phải dùng. Giáo án được chuẩn bị tốt là đảm bảo cho giờ dạy thành công, do đó cần cân nhắc, tính toán kĩ từng điểm nội dung, từng thủ thuật dạy-học, điều kiện thời gian và thiết bị sao cho phù hợp với đội tượng HS trong lớp. Thực tiễn cho thấy giáo án thực hiện thành công ở lớp này không nhất định sẽ thành công ở lớp khác. Giáo án điện tử có thể hiểu là giáo án truyền thống của GV nhưng được đưa vào máy vi tính – giáo án truyền thống nhưng được lưu trữ, thể hiện ở dạng điện tử. Khi giáo án truyền thống được đưa vào máy tính thì những ưu điểm, thế mạnh của CNTT sẽ phát huy trong việc trình bày nội dung cũng như hình thức của giáo án. Như vậy, giáo án điện tử không bao hàm có ứng dụng hay không việc ứng dụng CNTT trong tiết học mà giáo án đó thể hiện. Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của GV trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được đa phương tiện (multimedia) hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành và được lưu trữ dưới dạng một tập tin điện tử (file) [25]. 1.3.1.2. Bài giảng và bài giảng điện tử Bài giảng là một phần nội dung trong chương trình của một môn học được GV thực thi một giáo án nào đó trên đối tượng HS. Các yêu cầu cơ bản đối với bài giảng là: định hướng rõ ràng về chủ đề; trình bày mạch lạc, có hệ thống và truyền cảm nội dung; phân tích rõ ràng, dễ hiểu các sự kiện, hiện tượng cụ thể có liên quan và tóm tắt có khái quát chúng; sử dụng phối hợp nhiều thủ pháp thích hợp như thuyết trình, chứng minh, giải thích, đàm luận, làm mẫu, chiếu phim, mở máy ghi âm, ghi hình v.v. Bài giảng luôn được xem như một đơn vị nội dung của chương trình có độ dài tương ứng với một hoặc hai tiết học. Khi ta thực thi một giáo án (kế hoạch dạy học) nào đó trên đối tượng HS cụ thể trong một không gian và thời điểm nhất định thì được coi là ta đang thực hiện một bài giảng. Như vậy, giáo án là tĩnh, bài giảng lại động. Một giáo án chỉ có thể trở thành bài giảng khi nó được thực thi. Hay nói một cách văn chương, nếu coi giáo án là “kịch bản” thì bài giảng được coi là “vở kịch được công diễn”. Bài giảng là tiến trình GV triển khai giáo án của mình ở lớp. Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp nhằm thực thi giáo án điện tử. Khi đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá, do GV điều khiển thông qua môi trường đa phương tiện với sự hỗ trợ của CNTT. Nếu 18 như bài giảng truyền thống là sự tương tác giữa thầy và trò thông qua các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy-học truyền thống thì bài giảng điện tử là sự tương tác giữa thầy và trò thông qua các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy-học có sự hỗ trợ của CNTT. Do đó, có rất nhiều mức độ tham gia của CNTT trong một bài giảng điện tử [25]. 1.3.1.3. Phương tiện hỗ trợ Trong lịch sử phát triển của giáo dục học đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phương tiện dạy học. Phương tiện dạy học [26] là một tập hợp những đối tượng vật chất được GV sử dụng với tư cách là phương tiện để điều khiển hoạt động nhận thức của HS. Còn đối với HS, nó là nguồn cung cấp tri thức cần lĩnh hội, thứ để tạo ra tri thức, kĩ năng, kỹ xảo và phục vụ mục đích giáo dục. Phương tiện dạy học được bao gồm tập hợp các khách thể vật chất, tinh thần đóng vai trò phụ trợ để giúp cho thầy và trò có thể thực hiện những mục đích, nhiệm vụ và nội dung của quá trình giáo dục. Trong lí luận dạy học, thuật ngữ phương tiện dạy học được dùng để chỉ những thiết bị dạy học (như các loại đồ dùng trực quan, dụng cụ máy móc), những trang thiết bị, kỹ thuật mà thầy trò dùng khi giải quyết nhiệm vụ dạy học, nó không dùng để chỉ các hoạt động của GV và HS. Phương tiện dạy học là công cụ tiến hành thực hiện nhiệm vụ của hoạt động dạy và học, giúp cho người dạy và người học tác động tới đối tượng nghiên cứu nhằm phát hiện ra logic nội tại, nắm bắt và nhận thức được bản chất của nó để tạo nên sự phát triển những phẩm chất nhân cách cho người học [67]. Phương tiện hỗ trợ cho dạy học là các thiết bị để chuyển tải các nội dung, cũng có thể người học, người dạy tác động vào đó để lĩnh hội hoặc hình thành kiến thức mới ở người học. Như vậy, bản trình chiếu bằng PowerPoint hay các phần mềm khác như Flash, chỉ đóng vai trò phương tiện [25]. 1.3.2. Phần mềm dạy và học Phần mềm dạy học là một trong những chương trình ứng dụng được xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ cho quá trình dạy và học, là một tập hợp các câu lệnh được viết theo một ngôn ngữ lập trình nào đó, để yêu cầu máy tính thực hiện các thao tác cần thiết (cập nhật, lưu giữ, xử lí dữ liệu và truy xuất thông tin) theo một kịch bản (giải thuật) và yêu cầu đã được định trước. Phần mềm dạy học bao hàm trong nó những tri thức của khoa học giáo dục và các kĩ thuật của ICT. Hay nói cách khác, phần mềm dạy học là sản phẩm được kết tinh từ hai loại chuyên gia: sư 19 phạm và tin học [25]. 1.3.3. Microsoft Access 1.3.3.1. Vai trò của Microsoft Access MS.Access là một hệ quản trị CSDL tương tác người sử dụng chạy trong môi trường Windows. MS.Access cho chúng ta một công cụ hiệu lực và đầy sức mạnh trong công tác tổ chức, tìm kiếm và biểu diễn thông tin. MS.Access cho ta các khả năng thao tác dữ liệu, khả năng liên kết và công cụ truy vấn mạnh mẽ giúp quá trình tìm kiếm thông tin nhanh. Người sử dụng có thể chỉ dùng một truy vấn để làm việc với các dạng CSDL khác nhau. Ngoài ra, có thể thay đổi truy vấn bất kỳ lúc nào và xem nhiều cách hiển thị dữ liệu khác nhau chỉ cần động tác nhấp chuột. MS.Access và khả năng kết xuất dữ liệu cho phép người sử dụng thiết kế những biểu mẫu và báo cáo phức tạp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lí, có thể vận động dữ liệu và kết hợp các biểu mẫu và báo cáo trong một tài liệu và trình bày kết quả theo dạng thức chuyên nghiệp. MS.Access là một công cụ đầy NL để nâng cao hiệu suất công việc. Bằng cách dùng các Wizard của MS.Access và các lệnh có sẵn (macro) ta có thể dễ dàng tự động hóa công việc mà không cần lập trình. Đối với những nhu cầu quản lí cao, Access đưa ra ngôn ngữ lập trình Access Basic (VBA) một ngôn ngữ lập trình mạnh trên CSDL [29]. 1.3.3.2. Các đặc điểm của Microsoft Access MS. Access có các đặc điểm chính [50], [60]: - Hỗ trợ cơ chế tự động kiểm tra khoá chính, miễn giá trịcủa dữ liệu bên trong các bảng một cách chặt chẽ. - Với công cụ thông minh (Wizard) cho phép người sử dụng có thể thiết kế các đối tượng trong MS.Access một cách nhanh chóng. - Với công cụ truy vấn bằng ví dụ QBE (Query By Example) sẽ hỗ trợ cho người sử dụng có thể thực hiện các truy vấn mà không cần quan tân đến cú pháp của các câu lệnh trong ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL (Structure Query Language) được viết như thế nào. - Với kiểu trường đối tượng kết nhúng OLE (Object Linking and Embeding) cho phép người sử dụng có thể đưa vào bên trong tập tin CSDL Access các ứng dụng khác trên Windows như: tập tin văn bản Word, bảng tính Excel, hình ảnh BMP, âm thanh WAV, 20 - Dữ liệu được lưu trọn gói trong một tập tin: tất cả các đối tượng của một ứng dụng chỉ được lưu trong một tập tin CSDL duy nhất đó là tập tin CSDL Access (mdb hoặc mde đối với MS.Access 2003 trở xuống và accdb hoặc accde đối với MS.Access 2007 trở lên). - Ứng dụng có thể sử dụng trên cơ sở mạng máy tính nhiều người sử dụng, CSDL được bảo mật tốt. - Có khả năng trao đổi qua lại với các ứng dụng khác, có thể chuyển đổi qua lại với các ứng dụng như Word, Excel, Fox, Dbase, HTML, - Kết nối trực tiếp vào hệ CSDL MS.SQL Server để phát triển các ứng dụng theo mô hình chủ khách (Client/ Server). 1.4. Năng lực ICT của giáo viên và học sinh 1.4.1. Thực trạng về năng lực ICT của giáo viên theo UNESCO và của học sinh Dựa vào chuẩn NL CNTT - truyền thông (ICT) của UNESCO thì NL sư phạm ICT của GV của chúng ta chỉ đạt mức trung bình, thậm chí chưa tốt do GV còn thiếu ngân hàng dữ liệu và chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ một cách tổng quát. Nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện các dự án phát triển giáo dục điện tử nhờ CNTT-viễn thông. Qua dự án, GV được bồi dưỡng kiến thức về công nghệ, xây dựng tư liệu chuyên môn, giáo trình điện tử, kho tài nguyên học tập để khuyến khích và hỗ trợ cho GV tham giá thực hiện giáo dục điện tử. Tại Việt Nam, hiện đã có nhiều cơ sở đào tạo được trang bị các hệ thống máy vi tính hiện đại, nhiều dự án xây dựng mạng máy tính kết nối các đơn vị giáo dục trên qui mô toàn quốc đang được triển khai. Tuy nhiên, cho đến nay nhiều đơn vị chưa tận dụng tối đa khả năng của các thiết bị tin học để sử dụng trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả và đổi mới phương pháp giảng dạy. Nguyên nhân một phần do các GV chưa được bồi dưỡng đủ về giáo dục điện tử, công nghệ dạy học, cũng như chưa có các hỗ trợ về tư liệu điện tử chuyên môn, các hỗ trợ về giáo dục điện tử để thực hiện. Đối với HS, việc sử dụng và khai thác các tài liệu điện tử chỉ mới dừng lại ở bước đầu tiếp cận do còn nhiều hạn chế các nguồn tài liệu, trang thiết bị và đặc biệt là chưa có một tổ chức chính thống để tạo dựng niềm tin với HS và phụ huynh HS. 1.4.2. Những lợi ích của công nghệ thông tin trong dạy và học Mục tiêu của ngành giáo dục là không ngừng đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học. Trong đó, ứng dụng CNTT trong dạy học đang được đẩy mạnh và nhân rộng trong toàn ngành hiện nay [114]. 21 - Đối với GV: đầu tiên, ứng dụng ICT trong dạy học giúp GV nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình dạy học của mình. Cụ thể, các thầy cô không chỉ bó buộc trong khối lượng kiến thức hiện có mà còn được tìm hiểu thêm về tin học và học hỏi các kĩ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong việc thiết kế bài giảng. Ngoài ra, ứng dụng ICT trong dạy học còn giúp GV có thể chia sẻ bài giảng với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận và nâng cao chất lượng giáo án của mình. Hơn hết, GV có thể tương tác với chính HS của mình với khối lượng kiến thức khổng lồ thông qua ICT. - Đối với HS: đối tượng thứ hai được hưởng lợi trực tiếp từ việc ứng dụng ICT trong dạy học đó chính là HS. Các em được tiếp cận phương pháp dạy học mới hấp dẫn hơn hẳn phương pháp đọc-chép truyền thống. Ngoài ra, sự tương tác giữa thầy cô và trò cũng được cải thiện đáng kể, HS có nhiều cơ hội được thể hiện quan điểm cũng như chính kiến riêng của mình. Điều này không chỉ giúp các em ngày thêm tự tin mà còn để cho GV hiểu thêm về NL, tính cách và mức độ tiếp thu kiến thức của học trò, từ đó có những điều chỉnh phù hợp và khoa học trong dạy học. Hơn thế nữa, việc được tiếp xúc nhiều với ICT trong lớp học còn mang đến cho các em những kĩ năng tin học cần thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng như tạo hứng thú trong học tập. Đây sẽ là nền tảng và sự trợ giúp đắc lực giúp HS đa dạng và sáng tạo các buổi thuyết trình trước lớp, đồng thời tăng cường khả năng tìm kiếm thông tin cho bài học của chính các em. - Đối với xã hội: từ lâu, việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã được thực hiện ở rất nhiều nước phát triển trên thế giới. Hiện nay ở Việt Nam, tuy khoảng thời gian ứng dụng công nghệ trong dạy học tại các trường học còn khá ngắn, nhưng những lợi ích của điều đó đã được thể hiện rõ nét. Chất lượng GV được nâng cao, các phương pháp dạy học được thay đổi theo chiều hướng tích cực. 1.5. Năng lực và năng lực tự học của học sinh với môn hóa học 1.5.1. Năng lực 1.5.1.1. Khái niệm năng lực Khái niệm NL có nguồn gốc tiếng La tinh “Competenia” có nghĩa là gặp gỡ. Trong tiếng Anh có các từ có nghĩa NL như: competence, ability, capability, efficiency, potentiality, Tuy nhiên, thuật ngữ được nhiều tác giả sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Competence. Phạm trù NL thường được hiểu theo theo các cách khác nhau, mỗi cách có những thuật ngữ tương ứng. Có thể chia thành hai nhóm chính gồm: 22 - Nhóm lấy dấu hiệu tố chất tâm lí: Theo từ điển tiếng Việt thông dụng của tác giả Phạm Lê Liên (2015): “NL là phẩm chất tâm sinh lí và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [44]. Theo tâm lí học đại cương của tác giả Nguyễn Xuân Thức và Nguyễn Quang Uẩn (2007): “NL là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [62]. - Nhóm lấy dấu hiệu về các yếu tố thành khả năng hành động: Theo tài liệu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017): “NL là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... để thực hiện một loại công việc trong một bối cảnh nhất định” [11]. NL được cho là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... để thực hiện một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Theo Denyse Tremblay (2002): “NL là khả năng hành động, thành công và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống.” [77]. Dù cách trình bày quan niệm về NL khác nhau tùy thuộc vào dấu hiệu của nó nhưng các định nghĩa này đều nhấn mạnh đến tính hiệu quả, thành công trong thực hiện một nhiệm vụ của cá nhân, trên cơ sở các kiến thức, kỹ năng và thái độ của họ đối với nhiệm vụ. Đặc điểm chung của các định nghĩa này đều thể hiện được hai đặc trưng của NL, đó là NL được bộc lộ qua hành động và đảm bảo hoạt động đó đạt hiệu quả, kết quả tốt. Vậy ta có thể hiểu NL là một loại thuộc tính không chỉ các đặc tính bẩm sinh mà cả những đặc tính hình thành và phát triển nhờ quá trình học tập, rèn luyện của con người. Trong luận án này, NL được đề cập là NL hành động hay NL thực hiện, được định nghĩa là “khả năng hành động có hiệu quả và có trách nhiệm các nhiệm vụ, công việc thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân dựa trên hiểu biết, KN, và thái độ (sự sẵn sàng hành động)” [8]. 1.5.1.2. Đánh giá năng lực người học a) Nguyên tắc đánh giá năng lực Trong dạy học theo định hướng phát triển NL, đánh giá kết quả học tập của 23 người học không tập trung vào kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học mà phải đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào trong thực tiễn. Vì vậy, khi đánh giá cần chú ý các nguyên tắc sau [14]: đảm bảo độ tin cậy, đảm bảo tính giá trị, đảm bảo tính linh hoạt, đảm bảo tính công bằng, đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo tính toàn diện, phát triển người học, đánh giá trong bối cảnh thực tiễn. b) Mục đích đánh giá năng lực Đánh giá NL bao gồm các mục đích cơ bản [52]: - Đánh giá, giám sát sự tiến bộ của người học theo chuẩn đầu ra của chương trình. - Xác định vùng phát triển gần của người học để thiết lập kế hoạch can thiệp trong quá trình giảng dạy trên lớp nhằm hỗ trợ người học có thể chuyển sang vùng phát triển gần trên cơ sở đường phát triển NL. - Báo cáo thành tích, sự tiến bộ về khả năng của người học, xây dựng hồ sơ học tập về các kỹ năng của người học trong suốt khóa học. - Cung cấp thông tin cho việc đánh giá, xem xét lại sự phù hợp của chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và chất lượng của chương trình dạy học được sử dụng. c) Phương pháp và công cụ đánh giá năng lực Theo Nguyễn Thị Lan Phương [52], các thông tin về NL người học cần được thu thập trong suốt thời gian học tập, được thực hiện thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp đánh giá NL được phân chia thành 11 nhóm phương pháp chủ yếu: (1) đặt câu hỏi; (2) đối thoại trên lớp; (3) phản hồi thường xuyên; (4) phản ánh; (5) đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá; (6) sử dụng thang NL; (7) sử dụng bảng kiểm danh sách các hành vi; (8) đánh giá tình huống; (9) phương pháp trắc nghiệm; (10) hồ sơ học tập; (11) đánh giá thực. Đối với HS, phương pháp và công cụ thường được sử dụng trong đánh giá có thể là [45]: 24 (1) Đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá Đánh giá đồng đẳng là quá trình đánh giá giữa các người học với nhau, nhằm cung cấp các thông tin phản hồi để cùng học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau. Thông qua việc làm này sẽ tạo cơ hội để nói chuyện, thảo luận, giải thích và thách thức lẫn nhau. Tự đánh giá là quá trình người học tự trả lời cho các câu hỏi: tôi đã học những gì? Tôi đang biết những gì? Làm thế nào để rút ngắn khoảng cách giữa những điều tôi biết và cần biết? Bước tiếp theo cần đạt là gì? Tự đánh giá có thể giúp người học hiểu rõ cách mà các em muốn học. Nó sẽ cung cấp thông tin phản hồi có ý nghĩa cho GV về nhu cầu học tập của bản thân. (2) Sử dụng thang NL Thang đánh giá mức độ phát triển NL thường là thang định danh, quy định thứ tự định tính về các đặc điểm hành vi cần quan sát đánh giá ở người học. Người đánh giá thiết lập danh sách bao gồm các hành vi cụ thể ở từng thành tố của NL để quan sát người học hoặc người học sử dụng để tự khẳng định xem mỗi hành vi đã thực hiện như thế nào. (3) Đánh giá tình huống Đánh giá tình huống là đánh giá hiệu quả thực hiện của người học trong một tình huống liên quan đến kinh nghiệm làm việc thực tế. Đánh giá tình huống hiện nay được sử dụng trong đánh giá môn học, đặc biệt được sử dụng rộng rãi trong đánh giá các khóa học tiếp cận NL và đào tạo nghề. Đánh giá tình huống được thể hiện qua một số hình thức sau: đánh giá trong tình huống mô phỏng (đóng vai, trò chơi, thực hành thí nghiệm, ), đánh giá trong tình huống thật. (4) Phương pháp trắc nghiệm Trắc nghiệm là một phương pháp mà người học thể hiện sự am hiểu kiến thức, kỹ năng bằng cách viết những mô tả hoặc suy nghĩ của mình thông qua một hệ thống câu hỏi được giao. Những hình thức trắc nghiệm được dùng cho đánh giá NL là nhiều lựa chọn, trả lời ngắn, bài luận. (5) Hồ sơ học tập Hồ sơ là tập hợp các bài tập, bài kiểm tra, bài thực hành, sản phẩm công việc, video, ảnh, đã hoàn thành một cách tốt nhất. Chúng có thể sử dụng như là bằng chứng về quá trình học tập và sự tiến bộ, hồ sơ học tập giúp phát triển kỹ năng tổ chức, kỹ năng thể hiện, trình bày, của người học. 25 1.5.2. Tự học 1.5.2.1. Khái niệm về tự học Nhà tâm lí học N.A.Rubakin [55] xem quá trình tự tìm lấy kiến thức có nghĩa là TH. TH là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng, kỹ xảo của chủ thể. Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức [34]: “TH là một hình thức nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng do chính người học tự tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được qui định”. Theo từ điển Giáo dục học của tác giả Bùi Hiền (2001): “TH là quá trình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành” [31]. TH thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triển lãm, xem phim, kịch, giao tiếp với những người có học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Người TH phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã đọc, đã nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện, TH đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao. TH là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian không nhiều khi học ở nhà trường. TH giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả của sự hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn. 1.5.2.2. Vai trò của tự học Có phương pháp TH tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi HS biết cách TH, họ sẽ có ý thức và xây dựng thời gian TH, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lí thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. TH của HS THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. Vì 26 vậy, TH chính là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường phổ thông [22]. Theo phương châm học suốt đời thì việc “TH” lại càng có ý nghĩa đặc biệt...L76 Ankanđien anken (câu 17) của anken (câu 3) anken (câu 10) Số câu 1 1 1 0 3 Số điểm 0,5 0,5 0,5 0 1,5 Tỉ lệ % 5 5 5 0 15 Ankin Đặc điểm cấu tạo, tính chất của ankin (câu 4) Giải toán về ankin (câu 11) Số câu 1 0 1 0 2 Số điểm 0,5 0 0,5 0 1 Tỉ lệ % 5 0 5 0 10 Benzen và hiđrocacbon thơm Tính chất của benzen và hiđrocacbon thơm khác (câu 5) Giải toán về benzen, hiđrocacbon thơm khác (câu 12) Thí nghiệm của benzen (câu 18) Số câu 1 1 1 0 3 Số điểm 0,5 0,5 0,5 0 1,5 Tỉ lệ % 5 5 5 0 15 Ancol và phenol Cấu tạo, đồng phân của ancol (câu 6) Tính chất của ancol, phenol (câu 7) Thí nghiệm của ancol (câu 19) Giải toán của ancol (câu 13) Số câu 1 1 1 1 4 Số điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 2 Tỉ lệ % 5 5 5 5 20 Anđehit và xeton Giải toán về anđehit (câu 15) Thí nghiệm của anđehit (câu 20) Số câu 0 1 1 0 2 Số điểm 0 0,5 0,5 0 1 PL77 Tỉ lệ % 0 5 5 0 10 Axit cacboxylic Tính chất của axit cacboxylic (câu 8) Giải toán của axit cacboxylic (câu 14) pH của dung dịch axit cacboxylic (câu 16) Số câu 0 1 1 1 3 Số điểm 0 0,5 0,5 0,5 1,5 Tỉ lệ % 0 5 5 5 15 V. ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN A. Tab_kiến thức cơ bản bao hàm tổng quát các kiến thức căn bản cần nắm vững trong chương trình hóa học phổ thông từ hóa học đại cương cho đến hóa học các nguyên tố. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân cùng tab_kiến thức cơ bản giải đáp các câu hỏi sau: Câu 1. Tính chất nào sau đây là không đúng khi nói về ankan? A. Chỉ bao gồm hai loại nguyên tố C và H. B. Không tan và nhẹ hơn nước. *C. Là dung môi có cực, hòa tan tốt các chất như: dầu, mỡ. D. Các nguyên tử C của ankan ở trạng thái lai hóa sp3. Câu 2. Khi chiếu sáng hoặc đốt nóng hỗn hợp X gồm metan và clo sẽ xảy ra phản ứng hóa học thu được hỗn hợp khí Y. Số chất hữu cơ có trong hỗn hợp khí Y là A. 2. B. 3. C. 4. *D. 5. Câu 3. Số đồng phân có thể có dưới dạng mạch hở của C4H8 là A. 2. B. 3. *C. 4. D. 5 Câu 4. Nhận định nào sau đây là không đúng? A. Tất cả các nguyên tử C và H của axetilen đều nằm trên một đường thẳng. B. Các nguyên tử C của axetilen đều ở trạng thái lai hóa sp. *C. Phân tử but-2-in tồn tại đồng phân hình học. D. Phân tử propin khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa màu vàng nhạt. Câu 5. Phản ứng hóa học nào sau đây viết không đúng (biết các phản ứng chỉ viết sản phẩm chính)? A. C6H6 + HNO3 2 4o H SO t  C6H5NO2 + H2O. PL78 B. C6H6 + CH≡CH o xt t  C6H5-CH=CH2. C. CH3 + 2KMnO4 0t COOK + 2MnO2 + KOH + H2O *D. CH=CH2 + Br2 3o FeBr t  CH=CH2 + HBr Br Câu 6. Số công thức cấu tạo của ancol dạng mạch hở có công thức phân tử C4H8O là A. 2. *B. 3. C. 4. D. 8. Câu 7. Cho các nhận định sau: (1). Hợp chất hữu cơ mà trong công thức cấu tạo có nhóm –OH được gọi là ancol. (2). Tổng số nguyên tử trong ancol sec-butylic là 15 nguyên tử. (3). Ở điều kiện thường, ancol C6H13OH là chất lỏng. (4). Tiến hành nung nóng etanol với H2SO4 đặc ở 140oC thu được phân tử đietyl ete. (5). Phenol là chất rắn màu trắng, tan ít trong nước lạnh, tan vô hạn trong nước nóng. Số nhận định đúng là A. 2. *B. 3. C. 4. D. 5. Câu 8. Cho các phản ứng hóa học sau: (1). C2H5OH + CH3COOH 2 4 o H SO t  CH3COOC2H5 + H2O (2). 2CH3COOH + 2Na  2CH3COONa + H2 (3). CH3COOH + Br2 ot CH2BrCOOH + HBr (4). 2CH3COOH + CaCO3  (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O Số phản ứng hóa học mà axit CH3COOH đóng vai trò là chất oxi hóa là *A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. B. Tab_Bài tập mẫu chứa đựng các dạng bài tập và phương pháp giải toán trong hóa học. Nội dung của Tap nhằm giới thiệu một số dạng toán cơ bản và định hướng một số cách giải nhằm giúp người học nắm bắt hơn về các bài tập định lượng trong hóa học. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân cùng tab_Bài tập mẫu giải đáp các câu hỏi sau: PL79 Câu 9. Nung nóng butan trong một bình kín có mặt chất xúc tác thích hợp (chiếm thể tích không đáng kể) một thời gian thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối hơi so với không khí là 1,25. Tính hiệu suất của quá trình phân hủy trên. A. 40,00%. B. 50,00%. *C. 60,00%. 89,29%. Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lit hỗn hợp hai hiđrocacbon X và Y là đồng đẳng liên tiếp của nhau bằng khí oxi dư thu được 8,064 lit CO2 và 6,48 gam H2O. Công thức phân tử của X và Y lần lượt là A. C2H6 và C3H8. *B. C2H4 và C3H6. C. C3H8 và C4H10. D. C3H6 và C4H8. Câu 11. Dẫn 3,36 lit hỗn hợp hai ankin X và Y là đồng đẳng liên tiếp của nhau vào dung dịch AgNO3/NH3 thu được 23,4 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X và Y là A. CH≡CH và CH≡C-CH3. *B. CH≡C-CH3 và CH≡C-CH2-CH3. C. CH≡C-CH3 và CH3-C≡C-CH3. D. CH≡C-CH2-CH3 và CH≡C-CH2-CH2-CH3. Câu 12. Polistiren (nhựa PS) là một polime dạng rắn có màu trắng, không dẫn nhiệt, không dẫn điện. Nhựa PS được tạo ra từ quá trình trùng hợp stiren. Tiến hành trùng hợp 1,04 tấn stiren thì thu được bao nhiêu nhựa PS biết hiệu suất của quá trình chỉ đạt 80%? A. 0,650 tấn. B. 0,798 tấn. *C. 0,832 tấn. D. 0,900 tấn. Câu 13. Khi thực hiện phản ứng este hoá 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH, lượng este lớn nhất thu được là 2/3 mol. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo axit) khi tiến hành este hoá 1 mol CH3COOH cần số mol C2H5OH là (biết các phản ứng este hoá thực hiện ở cùng nhiệt độ) A. 0,342. *B. 2,925. C. 0,456. D. 2,412. Câu 14. Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là A. 10,12. B. 16,20. *C. 6,48. D. 8,10. Câu 15. Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). CTCT thu gọn của X là *A. CH3CHO. B. HCHO. C. CH2=CHCHO. D. CH3CH2CHO. PL80 C. Tab_Hằng số Ka chứa đựng thông tin về giá trị các hằng số điện li ở các nấc khác nhau của các axit-bazơ yếu. Xét dung dịch axit yếu HA điện li theo phương trình điện li sau: HA ⇄ H+ + A Ka Ta có [H ].[A ] Ka [HA]    Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân cùng tab_Hằng số Ka giải đáp các câu hỏi sau: Câu 16. Bỏ qua sự điện li của nước. Tính giá trị pH của dung dịch axit HCOOH 10-4M. A. 4,00. *B. 4,14. C. 3,87. D. 3,73. D. Tab_Video thí nghiệm chứa đựng các video thí nghiệm mô phỏng. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân cùng tab_Video thí nghiệm giải đáp các câu hỏi sau: Câu 17. Trong video điều chế và thử tích chất của etilen. Người ta đã sử dụng hóa chất và dấu hiệu nào để nhận biết được khí etilen đã được tạo ra? A. Dung dịch brom. Dung dịch bị mất màu. *B. Dung dịch KMnO4. Dung dịch bị mất màu. C. Không khí. Bốc cháy. D. Khí Clo. Phản ứng mạnh liệt. Câu 18. Trong thí nghiệm phản ứng của benzen và HNO3/NH3 thu được sản phẩm là nitrobenzen có mùi A. trứng thối. B. hương hoa nhài. *C. hương hạnh nhân. D. băng phiến. Câu 19. Trong thí nghiệm phản ứng giữa ancol etylic và CuO khi nung nóng. Dấu hiệu phản ứng đã xảy ra ở thí nghiệm này là A. ancol etylic sôi lên. *B. sợi dây CuO chuyển sang màu đỏ của Cu. C. trong ancol etylic xuất hiện kết tủa màu đen. D. chia dung dịch thành hai lớp do tạo ra etanal. Câu 20. Trong thí nghiệm phản ứng giữa dung dịch HCHO với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Để thí nghiệm đạt kết quả tốt cần tiến hành một số chú ý nào sau đây? A. Cho dung dịch NH3 vào rồi cho từ từ dung dịch AgNO3 vào tới dư. Ngâm hỗn hợp dung dịch trong nước nóng. PL81 B. Cho dung dịch NH3 vào rồi cho từ từ dung dịch AgNO3 vào tới dư. Ngâm hỗn hợp dung dịch trong nước đá lạnh. *C. Cho dung dịch AgNO3 vào rồi cho từ từ dung dịch NH3 vào tới khi kết tủa tan hết. Ngâm hỗn hợp dung dịch trong nước nóng. D. Cho dung dịch AgNO3 vào rồi cho từ từ dung dịch NH3 vào tới khi kết tủa tan hết. Ngâm hỗn hợp dung dịch trong nước đá lạnh. ------Hết------ PL82 3.4. Kiểm tra năng lực sử dụng phần mềm sau thực nghiệm sư phạm Mục đích bài kiểm tra nhằm đánh giá về mặt định lượng về các NL sử dụng phần mềm sau khi đã sử dụng phần mềm để phát triển NLTH. Yêu cầu đánh giá đòi hỏi HS không những lựa chọn các phương án sử dụng mà cần phải giải thích rõ quá trình sử dụng phần mềm của bản thân. Đối tượng được đánh giá là HS trực tiếp sử dụng phần mềm (HS các lớp TN). Hình thức đánh giá là bài kiểm tra tự luận được tiến hành trong thời gian 45 phút. 3.4.1. Dành cho khối 10 Bài 1. Cho các trường hợp sau: (1). Sục khí Clo vào dung dịch NaI nung nóng. (2). Đun sôi hỗn hợp dung dịch HCl đặc và HClO3 đặc. (3). Cho bột Ag vào dung dịch HI đậm đặc. Sử dụng kiến thức tổng hợp trong Tab_Kiến thức cơ bản và kiến thức về giải toán trong Tab_Bài tập vận dụng của phần mềm “Tra cứu kiến thức hóa học”, hãy trả lời câu hỏi sau: a) Các trường hợp trên, trường hợp nào xảy ra phản ứng hóa học. Viết các phương trình hóa học đã xảy ra trong các trường hợp đó. Sử dụng kiến thức tổng hợp về giải toán trong Tab_Bài tập vận dụng của phần mềm “Tra cứu kiến thức hóa học”, hãy trả lời câu hỏi sau: b) Cho 12,15 gam hỗn hợp gồm Al và Ag vào dung dịch HI đậm đặc dư đến khi phản ứng kết thúc thu được 3,92 lit khí H2 thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu. Hướng dẫn: a) Tra cứu dữ liệu trong Tab_Kiến thức cơ bản của phần mềm “Tra cứu kiến thức hóa học” ta có: (1): có xảy ra phản ứng: 3Cl2 + NaI (nóng) + 3H2O  6HCl + NaIO3 (2): có xảy ra phản ứng: HClO3 (đ) + 5HCl (đ)  3Cl2 + 3H2O (3): có xảy ra phản ứng: 4HI (đ) + Ag  2H[AgI2] + H2 b) Gọi a và b lần lượt là số mol của Al và Ag trong hỗn hợp ban đầu:  27a + 108b = 12,15 (*) 2H 3,92 n 0,175mol 22,4   PL83 2Al + 6HI  2AlI3 + 3H2 a mol 1,5a mol Ag + 4HI  2H[AgI2] + H2 b mol b mol  1,5a + b = 0,175 (**) Từ (*) và (**), ta có: a = 0,05 và b = 0,1  mAl = 0,05 . 27 = 1,35 gam; mAg = 0,1 . 108 = 10,8 gam Bài 2. Cho phản ứng: C2H4 (k) + H2O (k)  C2H5OH (k) Sử dụng giá trị các đại lượng nhiệt động trong Tab_Thế nhiệt động và kiến thức về thế nhiệt động trong Tab_Bài tập vận dụng của phần mềm “Tra cứu kiến thức hóa học”, hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Điền các thông tin về 0298G ; 0 298S vào bảng sau: Chất C2H5OH (k) C2H4 (k) H2O (k) 0 298G (kJ.mol –1) 0 298S (J.K –1.mol–1) b) Cho biết điều kiện chuẩn của phản ứng ở 250C là như thế nào? Sử dụng kiến thức về thế nhiệt động trong Tab_Bài tập vận dụng của phần mềm “Tra cứu kiến thức hóa học”, hãy trả lời các câu hỏi sau: c) Ở điều kiện chuẩn, phản ứng xảy ra theo chiều nào? d) Theo chiều thuận, phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt ở điều kiện chuẩn 250C? Hướng dẫn: a) Tra cứu dữ liệu trong Tab_Thế nhiệt động của phần mềm “Tra cứu kiến thức hóa học” ta có: Chất C2H5OH (k) C2H4 (k) H2O (k) 0 298G (kJ.mol –1) –168,6 68,12 –228,59 0 298S (J.K –1.mol–1) 282,0 219,45 188,72 b) Điều kiện chuẩn: 2 4C H (k ) P = 2H O(k ) P = 2 5C H OH (k ) P = 1atm và phản ứng được thực hiện ở 250C (T = 298K) c)  0puG =  2 5 0 (C H OH)G – [ 2 4 0 C HG +  2 0 H OG ] = –8,13kJ PL84 Vì  0puG < 0  ở điều kiện chuẩn (25 0C) phản ứng diễn ra theo chiều thuận. d) Tính  0puH =  0 puG + T 0 puS  0puS = 2 5 0 C H OHS – [ 2 4 0 C HS + 2 0 H OS ] = –126,17J.K –1   0puH = –8130 – 126,17.298 = –45728,66J   0puH < 0  Phản ứng tỏa nhiệt. Bài 3. Sử dụng video thí nghiệm giữa nhôm với brom trong Tab_Video thí nghiệm của phần mềm “Tra cứu kiến thức hóa học”. Hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Nêu các hiện tượng xảy ra trong cả quá trình làm thí nghiệm. b) Từ Video thí nghiệm đó, rút ra kinh nghiệm gì cho bản thân khi thực hiện thí nghiệm này an toàn và hiệu quả. Hướng dẫn: a) Các hiện tượng xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm: - Dung dịch brom đậm đặc dễ bay hơi. - Phản ứng tự xảy ra giữa Al và Br2 rất mạnh liệt và tỏa nhiều năng lượng dưới dạng nhiệt năng và quang năng. b) Rút kinh nghiệm: - Hơi brom rất độc trong khi brom đậm đặc dễ bay hơi. Trong quá trình làm thí nghiệm, phản ứng xảy ra tỏa nhiều nhiệt làm brom bay hơi mạnh hơn.  Cần tiến hành thí nghiệm trong tủ hút. - Cốc thủy tinh làm thí nghiệm phải là cốc có độ bền nhiệt tốt tránh bị nổ trong quá trình làm thí nghiệm do nhiệt của phản ứng tạo ra. Bài 4. Sử dụng giá trị các hàm lượng của các đồng vị trong Tab_Đồng vị của phần mềm “Tra cứu kiến thức hóa học”, hãy trả lời câu hỏi sau: a) Hãy cho biết trong tự nhiên, nguyên tố oxi có bao nhiêu đồng vị với hàm lượng bao nhiêu? Sử dụng kiến thức về đồng vị trong Tab_Bài tập vận dụng của phần mềm “Tra cứu kiến thức hóa học”, hãy trả lời các câu hỏi sau: b) Tính nguyên tử khối trung bình của các đồng vị. c) Trong thực tế, nguyên tử khối trung bình của nguyên tố oxi là 15,999. Hãy giải thích sự khác nhau về số liệu này và số liệu đã tính được ở câu b Hướng dẫn: a) Nguyên tố oxi bao gồm các đồng vị với hàm lượng tương ứng: PL85 16 8 17 8 18 8 O : 99,76% O : 0,04% O : 0,20% b) Nguyên tử khối trung bình của oxi: O 16.99,76 17.0,04 18.0,2 A 16,0044 100     c) Có sự khác nhau về số liệu đã tính ở câu b và số liệu trong thực tế. Hiện tượng này là do sự tồn tại năng lượng liên kết trong hạt nhân nguyên tử được tính theo công thức của Albert Einstein: E = m.C2 Trong đó m là độ hụt khối lượng của hạt nhân  Khối lượng của nguyên tử trong thực tế sẽ nhỏ hơn so với tính toán thông thường. PL86 3.4.2. Dành cho khối 11 Bài 1. Sử dụng giá trị Ka của CH3COOH và HCN trong Tab_Hằng số Ka của phần mềm “Tra cứu kiến thức hóa học”. Hãy: a) Điền các thông tin về Ka theo bảng sau: HCl CH3COOH HCN Ka b) Tính pH của dung dịch gồm HCl 0,1M và CH3COOH 0,01M và pH của dung dịch gồm CH3COOH 0,1M và HCN 0,1M. Hướng dẫn: a) Vào Tab_Hằng số Ka của phần mềm “Tra cứu tra cứu kiến thức hóa học” ta có: HCl CH3COOH HCN Ka  1,75,10-5 7,2.10-10 b) Ta có: HCl  H+ + Cl- 0,1 0,1 CH3COOH CH3COO - + H+ Ka Ban đầu: 0,01 0 0,1 Phản ứng: x x x Cân bằng: 0,01 -x x 0,1 + x Ka = 5.(0,1 ) 1,75.10 0,01 x x x    . Giải tìm x = 0,175.10-5 < 0,1 nên pH = 1. CH3COOH CH3COO - + H+ Ka1 HCN H + + CN- Ka2 Mà ta thấy Ka1>> Ka2 nên nồng độ H+ tính theo CH3COOH (bỏ qua sự điện li của HCN 5 a aH K C 1,75.10 .0,1       = 10 -2,88M  pH = 2,88. Bài 2. Cho các trường hợp sau: (1). Sục tư từ khí NH3 vào dung dịch CuSO4 cho đến dư. (2). Cho bột Cr2O3 vào hỗn hợp dung dịch NaOH và NaNO3 nung nóng. (3). Nung nóng khí CO với FeO ở áp xuất cao. PL87 Sử dụng kiến thức tổng hợp trong Tab_Kiến thức cơ bản và kiến thức về giải toán trong Tab_Bài tập vận dụng của phần mềm “Tra cứu kiến thức hóa học”, hãy trả lời câu hỏi sau: a) Các trường hợp trên, trường hợp nào xảy ra phản ứng hóa học. Viết các phương trình hóa học đã xảy ra trong các trường hợp đó. Sử dụng kiến thức tổng hợp về giải toán trong Tab_Bài tập vận dụng của phần mềm “Tra cứu kiến thức hóa học”, hãy trả lời câu hỏi sau: b) Nung nóng 5,64 gam hỗn hợp gồm Al2O3 và FeO với khí CO ở áp suất cao đến khi phản ứng kết thúc dùng hết 6,72lit khí CO ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định khối lượng mỗi oxit kim loại có trong hỗn hợp ban đầu. Hướng dẫn: a) Tra cứu dữ liệu trong Tab_Kiến thức cơ bản của phần mềm “Tra cứu kiến thức hóa học” ta có: (1): có xảy ra phản ứng: CuSO4 +2NH3 + 2H2O  Cu(OH)2 + (NH4)2SO4 Cu(OH)2 + 6NH3  [Cu(NH3)6](OH)2 (2): có xảy ra phản ứng: 3NaNO3 + 4NaOH + Cr2O3  2Na2CrO4 + 3NaNO2 + 2H2O (3): có xảy ra phản ứng: FeO + CO ot Fe + CO2 5CO + Fe ot ,p [Fe(CO)5] b) CO 6,72 n 0,3mol 22,4   Từ các phương trình hóa học (3), ta có: 6nFe = nCO  nFe = 0,05 mol  mFe = 72 . 0,05 = 3,6 gam  2 3Al O m 5,64 3,6 2,04gam   Bài 3. Sử dụng video thí nghiệm giữa C2H2 với dung dịch AgNO3/NH3 trong Tab_Video thí nghiệm của phần mềm “Tra cứu kiến thức hóa học”. Hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Nêu các hiện tượng xảy ra trong cả quá trình làm thí nghiệm. b) Từ Video thí nghiệm đó, rút ra kinh nghiệm gì cho bản thân khi thực hiện thí nghiệm này an toàn và hiệu quả. Hướng dẫn: a) Các hiện tượng xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm: - Xuất hiện dần kết tủa khi cho dung dịch NH3 vào dung dịch AgNO3. PL88 - Kết tủa tan dần cho đến hết khi NH3 cho vào dư thu được dung dịch không màu. - Xuất hiện kết tủa màu đen khi cho HCHO vào dung dịch vừa pha. - Xuất hiện lớp Ag bám trên thành ống nghiệm khi ngâm trong cốc nước nóng. b) Rút kinh nghiệm: - Hỗn hợp phức bạc dễ bị phân hủy tạo kết tủa đen khi để lâu nên khi làm thí nghiệm thì mới pha hỗn hợp phức này. - Cần tiến hành ngâm ống nghiệm hỗn hợp anđehit với phức bạc trong nước nóng (cách thủy) chứ không đun trực tiếp trên ngọn lửa đèn cồn vì đun thì sẽ bị kết tủa đen tạo ra. PL89 PHỤ LỤC 4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC MINH HOẠ Bài 31. Bài thực hành số 4: tính chất của oxi, lưu huỳnh (1 tiết) 1. CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CẦN ĐẠT 1.1. Kiến thức Biết được: - Mục đích, cách tiến hành, kỹ thuật thực hiện các thí nghiệm hiệu quả, an toàn. - Khả năng phản ứng giữa O2; S với các chất. - Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ - Tính khử của lưu huỳnh 1.2. Kỹ năng Rèn luyện các kĩ năng: - TH, tự nghiên cứu từ phần mềm tra cứu kiến thức hóa học. - Sử dụng dụng cụ, hoá chất, thao tác an toàn, chính xác. - Quan sát, phân tích và giải thích hiện tượng thí nghiệm. 1.3. Thái độ, tình cảm - Rèn luyện ý thức làm việc nghiêm túc, cẩn thận, khoa học. - Củng cố niềm tin vào thực nghiệm khoa học. - Rèn tính kiên nhẫn, cẩn thận và tuân thủ khoa học. 1.4. Năng lực hình thành NLTH: - NLTH thông qua phần mềm tra cứu kiến thức hóa học. - NLTH từ các hoạt động nhóm. NL thực hành thí nghiệm bao gồm: - NL hiểu biết kiến thức thực hành thí nghiệm. - NL thực hành thí nghiệm hóa học. - NL quan sát, phân tích, tổng hợp các hiện tượng thí nghiệm. 2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 2.1. Chuẩn bị của giáo viên - Nghiên cứu các vấn đề lí thuyết có liên quan đến nội dung về bài thực hành. - Hệ thống câu hỏi kiểm tra năng lực: + Kiến thức cơ bản của chương oxi-lưu huỳnh liên quan đến thí nghiệm. + Kiến thức kĩ năng thực hành an toàn. PL90 - Nghiên cứu cách tiến hành thí nghiệm an toàn, hiệu quả. 2.2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn tập kiến thức về nội dung bài thực hành. - Tự nghiên cứu cách tiến hành các thí nghiệm bằng các video thí nghiệm có trong tab_video thí nghiệm - Chuẩn bị bài tường trình thí nghiệm. 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 3.1. Phương pháp - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp diễn giải và thảo luận. - Phương pháp làm việc nhóm nhỏ. 3.2. Thiết bị dạy học - Máy tính có cài phần mềm tra cứu kiến thức hóa học, projector. - Các bộ dụng cụ thí nghiệm và hóa chất. 4. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5 phút Hoạt động 1. Kiểm tra sự chuẩn bị nội dung ở nhà - Gọi 1 HS thực hiện đề kiểm tra trắc nghiệm đã chuẩn bị ở tab_trắc nghiệm khách quan trong phần mềm tra cứu kiến thức hóa học, kiểm tra kiến thức cơ bản của oxi và lưu huỳnh, kĩ năng tiến hành thí nghiệm, những lưu ý về kĩ năng để thí nghiệm an toàn và thành công. - Cho các HS khác nêu ý kiến về bài kiểm tra của bạn (nếu có). - Nhận xét ý thức chuẩn bị nội dung ở nhà của HS sau khi tiến hành kiểm tra trắc nghiệm. - HS được kiểm tra hoàn thành bài trắc nghiệm được chiếu trên màn hình. - Những HS còn lại cùng nhau làm bài kiểm tra trắc nghiệm trong yên lặng. - HS trình bày ý kiến của mình về bài làm của bạn - Lắng nghe nhận xét của GV. PL91 2 phút Hoạt động 2. Giới thiệu nội dung chính của bài thực hành Giới thiệu nội dung chính cần tiến hành trong bài thực hành: - Tính oxi hóa của oxi - Tính oxi hóa của lưu huỳnh - Tính khử của lưu huỳnh Lắng nghe nội dung chính của bài thực hành 5 phút Hoạt động 3. Xem mô phỏng các thí nghiệm của bài thực hành Sử dụng tab_video thí nghiệm tiến hành chiếu các video thí nghiệm của bài thực hành cho HS quan sát Quan sát, phân tích video mô phỏng thí nghiệm 5 phút Hoạt động 4. Thảo luận nhóm - Cho HS tiến hành thảo luận theo nhóm về nội dung, cách tiến hành thí nghiệm hiệu quả và an toàn. - Nhắc nhở HS một số thao tác an toàn trong thí nghiệm. - Tiến hành thảo luận nhóm về cách tiến hành thí nghiệm sau khi đã xem video mô phỏng. - Lắng nghe 15 phút Hoạt động 5. Tiến hành thí nghiệm - Cho HS tiến hành các nội dung bài thực hành - Quan sát quá trình làm thực hành của HS Tiến hành các thí nghiệm theo nhóm. 13 phút Hoạt động 6. Củng cố, viết tường trình - Nhắc nhở một số điểm cần lưu ý đã thực hiện trong quá trình làm thực hành của HS. - Gọi 1-2 HS thực hiện đề kiểm tra trắc nghiệm đã chuẩn bị ở tab_trắc nghiệm khách quan trong phần mềm tra cứu kiến thức hóa học về nội - Lắng nghe. - HS được gọi hoàn thành bài trắc nghiệm được chiếu trên màn hình. - Những HS còn lại cùng nhau làm bài kiểm tra trắc nghiệm và góp ý, PL92 dung bài thực hành - Cho HS viết tường trình thí nghiệm. bổ xung (nếu có) cho bài làm của bạn. - Hoàn thành tường trình thí nghiệm. 5. PHỤ LỤC 5.1. Đề kiểm tra số 1 Câu 1. Nhận định nào sau đây là không đúng về khí oxi? *A. Khí oxi tan nhiều trong nước. B. Oxi là chất khí không màu. C. Khí oxi nặng hơn không khí. D. Oxi là chất khí có tính oxi hóa mạnh. Câu 2. Tính chất hóa học nào sau đây là của lưu huỳnh? A. Chỉ có tính oxi hóa mạnh. B. Phản ứng với hầu hết các chất ở điều kiện thường. *C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. D. Có tính axit mạnh. Câu 3. SO2 là một khí độc, gây nên hiện tượng mưa axit, gây hủy hoại môi trường. Trong quá trình làm thí nghiệm có tạo ra khí SO2 trong phòng thí nghiệm, để tránh hiện tượng khí SO2 bị tràn ra ngoài môi trường chúng ta cần tiến hành A. đậy ống nghiệm bằng nút cao su. B. ngừng đun nóng khi thấy khí SO2 đã đầy. C. dẫn khí SO2 vào một ống khói dẫn lên cao. *D. đậy ống nghiệm bằng bông có tẩm NaOH. Câu 4. Oxi là một khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước. Trong quá trình điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, để thu khí oxi ta sử dụng phương pháp nào sau đây là tối ưu nhất? A. phương pháp đẩy không khí và ngửa bình. *B. phương pháp đẩy nước. C. phương pháp đẩy không khí và úp bình. D. cả ba phương pháp đều được. Câu 5. Phương trình hóa học nào sau đây là không đúng? A. S + O2 ot SO2. B. Fe + S ot FeS. C. SO2 + 3NaOH  Na2SO3 + H2O. *D. 4Fe + 3O2 + 6H2O  4Fe(OH)3. PL93 5.1. Đề kiểm tra số 2 Câu 1. Trong thí nghiệm của Fe với oxi, phản ứng tỏa ra năng lượng lớn dưới dạng quang năng và nhiệt năng. Để đảm bảo thí nghiệm hiệu quả và an toàn, bình thí nghiệm không bị nứt vỡ, chúng ta cần A. sử dụng các bình thí nghiệm chất lượng, có độ bền nhiệt tốt. B. để lại một ít nước dưới bình trong quá trình thu khi oxi bằng phương pháp đẩy nước. C. không thả dây sắt đang phản ứng xuống đáy bình. *D. thực hiện cả ba ý trên. Câu 2. Trong thí nghiệm giữa bột sắt với lưu huỳnh trong không khí có tạo ra khí có mùi sốc. Đó là khí A. H2S. *B. SO2. C. CO2. D. Cl2. Câu 3. Để thí nghiệm giữa dây sắt với oxi diễn ra thành công và an toàn. Chúng ta cần làm gì trước khi cung cấp nhiệt cho dây sắt? A. lau sạch bụi bẩn bám trên dây sắt. B. ngâm dây sắt trong xăng. C. phủ lên dây sắt một lớp parafin (nến). *D. quấn dây sắt thành hình lò xo và gắn mẩu than củi vào đầu dây. Câu 4. Trong thí nghiệm giữa lưu huỳnh với khí oxi, trước khi đưa lưu huỳnh vào bình khí oxi chúng ta cần làm điều gì? *A. nung nóng lưu huỳnh cho lưu huỳnh nóng chảy. B. tán nhỏ lưu huỳnh. C. cho một ít cồn vào môi lưu huỳnh. D. nén lưu huỳnh lại dưới dạng viên. Câu 5. Trong thí nghiệm giữa lưu huỳnh với oxi, phản ứng xảy ra tỏa nhiều năng lượng cho ngọn lửa có màu A. vàng. *B. sáng xanh. C. không màu. D. sáng vàng đục. PL94 PHỤ LỤC 5 CẤU TRÚC LỆNH VISUAL BASIC FOR APPLICATION 5.1. Thêm mới dữ liệu Private Sub cmdnew_Click() If Not IsNull(khhh) Then ‘kiểm tra textbox khhh có trống hay không’ DoCmd.RunCommand acCmdRecordsGoToNew ‘nhảy tới một record mới’ End If cmdsave.Enabled = True ‘hiện nút Save’ cmdundo.Enabled = True ‘hiện nút Undo’ cmdnew.Enabled = False ‘ẩn nút New’ cmdedit.Enabled = False ‘ẩn nút Edit’ cmddelete.Enabled = False ‘ẩn nút Delete’ cmdclose.Enabled = False ‘ẩn nút Close’ End Sub 5.2. Sửa sai dữ liệu Private Sub cmdEdit_Click() If IsNull(khhh) Then If MsgBox("Bạn chưa chọn nơi cần sửa chữa", vbCritical,“Cảnh báo")=vbOK Then Exit Sub End If End If cmdsave.Enabled = True ‘hiện nút Save’ cmdundo.Enabled = True ‘hiện nút Undo’ cmdnew.Enabled = False ‘ẩn nút New’ cmdedit.Enabled = False ‘ẩn nút Edit’ cmddelete.Enabled = False ‘ẩn nút Delete’ cmdclose.Enabled = False ‘ẩn nút Close’ End Sub 5.3. Lưu dữ liệu Private Sub cmdsave_click() If IsNull(khhh) Then Exit Sub PL95 End If On Error GoTo errSaveClick DoCmd.RunCommand acCmdSaveRecord ‘lưu dữ liệu vào record hiện thời’ cmdsave.Enabled = True ‘hiện nút Save’ cmdundo.Enabled = False ‘ẩn nút Undo’ cmdnew.Enabled = True ‘hiện nút New’ cmdedit.Enabled = True ‘hiện nút Edit’ cmddelete.Enabled = True ‘hiện nút Delete’ cmdclose.Enabled = False ‘ẩn nút Close’ exitSaveClick: Exit Sub errSaveClick: Resume exitSaveClick End Sub 5.4. Xoá dữ liệu Private Sub cmddelete_click() If IsNull(khhh) Then If MsgBox("Bạn chưa chọn nội dung cần xoá", vbCritical, "Cảnh báo") = vbOK Then ‘Hiện ra bảng thông báo nếu mình chưa chọn bảng ghi cần xoá’ Exit Sub End If End If If MsgBox("Có thật sự bạn muốn xoá không?", vbYesNo + vbQuestion + vbDefaultButton2, "Xác nhận xoá dữ liệu") = vbYes then ‘hiện ra bảng thông báo hỏi có thực hiện thao tác xoá dữ liệu hay không’ DoCmd.RunCommand acCmdDeleteRecord ‘thực hiện lệnh xoá record hiện thời’ End If End Sub 5.5. Huỷ thao tác hiện hành Private Sub cmdundo_Click() On Error Resume Next DoCmd.RunCommand acCmdUndo ‘huỷ các thao tác trước đó’ PL96 On Error GoTo 0 ‘trả lại giá trị của record ban đầu’ cmdnew.Enabled = True ‘hiện nút new’ cmdedit.Enabled = True ‘hiện nút edit’ cmddelete.Enabled = True ‘hiện nút delete’ cmdclose.Enabled = True ‘hiện nút close’ cmdsave.Enabled = False ‘ẩn nút save’ cmdundo.Enabled = False ‘ẩn nút undo’ End Sub 5.6. Tắt form Private Sub cmdClose_click() DoCmd.Close acForm, Me.Name ‘đóng form hiện thời’ DoCmd.OpenForm "main" ‘mở form mới có tên là main’ End Sub 5.7. In dữ liệu từ một report Private Sub cmdprint_Click() DoCmd.OpenReport "reportdonchat" ‘mở và in reportdonchat’ End Sub 5.8. Thoát chương trình Private Sub exit_Click() If MsgBox("Bạn muốn thoát phải không?", vbYesNo + vbQuestion + vbDefaultButton2, "Cảnh báo") = vbYes ‘hiện ra bảng thông báo hỏi có thực hiện lệnh thoát chương trình hay không’ Then DoCmd.Quit ‘thực hiện thoát chương trình’ End If End Sub PL97 PHỤ LỤC 6 GIẤY ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ PHẦN MÊM TRA CỨU KIẾN THỨC HÓA HỌC PL98 PHỤ LỤC 7 PHẦN MỀM TRA CỨU KIẾN THỨC HOÁ HỌC 7.1. Tải phần mềm Phần mềm hoàn toàn miễn phí và được tải theo link sau: https://drive.google.com/file/d/1v0m7ZfTvfykKJ75d3GLvvnLbcGywKVln/view?u sp=sharing 7.2. Yêu cầu cấu hình máy tính Chỉ yêu cầu máy tính người sử dụng đã được cài đặt phần mềm MS. Access 2007 32bit trở lên (không hỗ trợ bản MS. Office 64bit) trong bộ cài đặt của MS. Office. 7.3. Các bước cài đặt phần mềm Bước 1. Click chuột vào file setup sau khi đã tải về. Click vào command “Tiep” ở form chào mừng để tiến hành cài đặt. Bước 2. Click vào command “Tiep” ở form thông tin phần mềm để tiếp tục cài đặt. Bước 3. Click vào command “Tiep” ở form chọn thư mục để tiếp tục cài đặt. PL99 Bước 4. Tích chọn “Tao mot bieu tuong o man hinh” để tạo một icon ngoài màn hình destop thuận tiện cho các lần sử dụng sau này. Sau đó tiến hành click vào command “Tiep” để tiếp tục cài đặt. Bước 5. Click vào command “Cai dat” để tiếp tục cài đặt. Bước 6. Chờ đợi trong giây lát để phần mềm tiến hành cài đặt lên máy tính. PL100 Bước 7. Click vào command “Hoan tat” để hoàn thành quá trình cài đặt. Bước 8. Lúc này, ngoài destop có biểu tượng icon của phần mềm Click vào biểu tượng icon này để tiến hành sử dụng phần mềm. 7.4. Đăng kí sử dụng phần mềm Đối với người sử dụng lần đầu hoặc mới nâng cấp phần mềm, phần mềm sẽ yêu cầu người sử dụng đăng kí bản quyền sử dụng phần mềm với tác giả. Hãy gửi dãy số hiện lên cho tác giả để được cung cấp key phần mềm (hoàn toàn miễn phí). PL101 Sau khi đã nhận được key phần mềm, hãy nhập key (gồm các dãy số) vào hai ô tương ứng bên dước rồi click vào command “Đăng nhập” để sử dụng chương trình (quá trình này chỉ diễn ra một lần). 7.5. Lưu trữ phần mềm - Phần mềm sau khi cài đặt được lưu ở thư mục: C:\Tra cuu kien thuc hoa hoc. - Dung lượng các ô trống của phần mềm để người sử dụng có thể thêm dữ liệu vào phần mềm là không giới hạn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thiet_ke_va_su_dung_phan_mem_tra_cuu_kien_thuc_hoa_h.pdf
  • pdf2a.PhanHoaiThanh_Tóm tắt Luận án (Tiếng Việt).pdf
  • pdf2b.PhanHoaiThanh_Tóm tắt Luận án (Tiếng Anh).pdf
  • pdf3a.PhanHoaiThanh_Trích yếu Luận án (Tiếng Việt).pdf
  • pdf3b.PhanHoaiThanh_Trích yếu Luận án (Tiếng Anh).pdf
  • pdf4a.PhanHoaiThanh_Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Việt).pdf
  • docx4b.PhanHoaiThanh_Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Việt).docx
  • pdf4c.PhanHoaiThanh_Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Anh).pdf
Tài liệu liên quan