Luận án Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN MAI PHƯƠNG TIỂU TỪ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGÔN TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN MAI PHƯƠNG TIỂU TỪ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGÔN TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 92 22 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HOÀNG TRỌNG CANH NGHỆ AN - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đ

pdf171 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Mai Phương MỤC LỤC Trang BẢNG CHÚ THÍCH VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BẢN ĐỒ ĐIỀU TRA TTTTT CUỐI PHÁT NGÔN Ở NAM BỘ MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................1 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ...............................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................2 4. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu ......................................................................3 5. Đóng góp của luận án ..........................................................................................4 6. Cấu trúc của luận án ............................................................................................4 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu tình thái và TTTT cuối phát ngôn ...................5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ..............................................................5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................. 10 1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài ................................................................................ 21 1.2.1. Khái niệm “tiểu từ tình thái” và “tiểu từ tình thái cuối phát ngôn” .......... 21 1.2.2. Lý thuyết hoạt động giao tiếp ................................................................. 24 1.2.3. Hành động ngôn ngữ .............................................................................. 27 1.2.4. Phương ngữ Nam Bộ và vấn đề phân tích tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ .................................................. 36 1.3. Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 42 Chương 2. NHẬN DIỆN TIỂU TỪ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGÔN VÀ NGỮ NGHĨA CỦA CHÚNG TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ ..... 44 2.1. Nhận diện TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ ............... 44 2.1.1. Nhận diện tiểu từ tình thái trong phát ngôn về mặt chức năng ................. 44 2.1.2. Nhận diện tiểu từ tình thái về phương diện từ loại ................................... 47 2.1.3. Tiêu chí cụ thể nhận diện TTTT và danh sách TTTT cuối phát ngôn ....... 49 2.2. Ngữ nghĩa của tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ ................................................................................................................. 56 2.2.1. Các TTTT đơn được dùng trong giao tiếp của người Nam Bộ .................... 56 2.2.2. Ngữ nghĩa của tổ hợp TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ .................................................................................................. 72 2.3. Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 81 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CÁC TIỂU TỪ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGÔN TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ XÉT THEO HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ ............................................................................................................. 82 3.1. Mô tả chức năng ngữ nghĩa các nhóm TTTT .................................................. 82 3.1.1. Phân loại các nhóm TTTT theo phạm trù HĐNT ..................................... 82 3.1.2. Phân loại các nhóm TTTT theo từng tiểu phạm trù HĐNT ...................... 84 3.2. Mô tả các TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ theo tiêu chí lịch sự ..................................................................................................... 101 3.2.1. Nguyên lí lịch sự ................................................................................... 101 3.2.2. Mô tả cụ thể .......................................................................................... 104 3.3. So sánh nghĩa của các TTTT trong nhóm theo từng HĐNT .............................. 108 3.3.1. Các cặp TTTT trong cùng nhóm xuất hiện trong các HĐNT khác nhau .. 108 3.3.2. Các TTTT trong nhóm xuất hiện trong cùng một HĐNT ....................... 108 3.4. Hiện tượng từ hô gọi đi kèm TTTT............................................................... 111 3.4.1. Từ hô gọi và hiện tượng từ hô gọi đi kèm TTTT ................................... 111 3.4.2. Vai trò của từ hô gọi xuất hiện trước và sau TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ ........................................................ 112 3.5. Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 115 Chương 4. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TIỂU TỪ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGÔN TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ XÉT THEO PHÂN TẦNG XÃ HỘI VỀ GIỚI TÍNH .......................................................................... 117 4.1. Giới thuyết về vấn đề giới tính và ngôn ngữ ................................................. 117 4.2. Những khác biệt về tần số sử dụng TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp giữa nam và nữ ở Nam Bộ ................................................................................... 119 4.2.1. Sự khác biệt giữa nam và nữ về tần số sử dụng TTTT đơn .................... 119 4.2.2. Sự khác biệt giữa nam và nữ về tần số sử dụng TTTT kết hợp .............. 123 4.3. Sự khác biệt giữa nam và nữ về sử dụng TTTT xét theo tính lịch sự ............. 130 4.4. Sự khác biệt giữa nam và nữ về sử dụng TTTT gắn với một số nhóm hành động ngôn trung tiêu biểu .................................................................................... 132 4.5. So sánh việc sử dụng TTTT cuối phát ngôn gắn với THG giữa nam và nữ ... 136 4.5.1. Nữ sử dụng THG đi kèm TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ nhiều hơn nam .............................................................. 136 4.5.2. Sự khác nhau giữa nam và nữ trong việc dùng THG kèm trước và sau TTTT .................................................................................................... 140 4.6. Tiểu kết chương 4 ............................................................................................ 144 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 145 CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................................................................................................... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 150 BẢNG CHÚ THÍCH VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Nội dung viết tắt HĐ : Hành động HĐNT : Hành động ngôn trung NB : Nam Bộ PNNB : Phương ngữ Nam Bộ THG : Từ hô gọi TT : Tiểu từ TTTT : Tiểu từ tình thái DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Danh sách 40 TTTT cuối câu từ nghiên cứu của 10 tác giả ..................... 51 Bảng 2.2. Danh sách TTTT trong tiếng Việt toàn dân ............................................. 54 Bảng 2.3. Danh sách TTTT đơn toàn dân được dùng ở Nam Bộ ............................. 57 Bảng 2.4. Tỉ lệ tần số sử dụng TTTT “ạ”, “nhé”, “đây”, “chứ”, “hả”, “vậy” ........... 59 Bảng 2.5. Các TTTT biến âm của từ toàn dân ......................................................... 65 Bảng 2.6. Tần số và tỉ lệ % các tổ hợp TTTT toàn dân cuối phát ngôn .................... 75 Bảng 2.7. Tần số và tỉ lệ % các TTTT kết hợp phương ngữ cuối phát ngôn ............ 76 Bảng 3.1. TTTT xuất hiện theo nhóm HĐNT .......................................................... 82 Bảng 3.2. Sự xuất hiện của TTTT trong các HĐ điều khiển .................................... 89 Bảng 3.3. Sự xuất hiện của TTTT trong các HĐ biểu cảm ...................................... 95 Bảng 3.4. Sự xuất hiện của TTTT trong các HĐ tuyên bố ....................................... 97 Bảng 3.5. Sự xuất hiện của TTTT trong các HĐ trình bày ...................................... 99 Bảng 3.6. Sự xuất hiện của TTTT trong các HĐ cam kết ...................................... 101 Bảng 3.7. Bảng số lần và tỉ lệ THG đi kèm TTTT cuối phát ngôn trong một số HĐNT ................................................................................................... 112 Bảng 3.8. Bảng từ hô gọi xuất hiện trước và sau TTTT cuối phát ngôn ................. 113 Bảng 4.1. Bảng tổng hợp so sánh tần số và tỉ lệ dùng TTTT đơn giữa nam và nữ ..... 120 Bảng 4.2. Tần số sử dụng TTTT kết hợp cuối phát ngôn giữa nam và nữ .............. 124 Bảng 4.3. Tần số sử dụng TTTT kết hợp trong giao tiếp giữa nam và nữ .............. 124 Bảng 4.4. Những khác biệt giữa nam và nữ về sử dụng TTTT gắn với tính lịch sự ... 130 Bảng 4.5. TTTT thực hiện các hành động ngôn trong giao tiếp của nam và nữ ..... 132 Bảng 4.6. Số lượng, tỉ lệ % TTTT thực hiện các HĐNT của nam và nữ trong giao tiếp ở trường học ........................................................................... 135 Bảng 4.7. Bảng so sánh nam và nữ sử dụng THG kèm TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ ........................................................ 138 Bảng 4.8. So sánh tần số và tỉ lệ dùng THG kèm trước và sau TTTT giữa nam và nữ ..................................................................................................... 141 BẢN ĐỒ ĐIỀU TRA TTTTT CUỐI PHÁT NGÔN Ở NAM BỘ 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tiếng Việt có hệ thống tiểu từ tình thái (TTTT) đa dạng phong phú. Ngoài những TTTT toàn dân, trong mỗi vùng phương ngữ còn có những TTTT địa phương. Các TTTT địa phương được dùng trong giao tiếp, qua các ngữ cảnh sử dụng không những thể hiện các ý nghĩa tình thái đa dạng, tinh tế mà còn mang sắc thái phương ngữ. Cho nên, tìm hiểu ý nghĩa tình thái tiếng Việt, ngoài nghiên cứu TTTT toàn dân còn cần tìm hiểu ý nghĩa TTTT phương ngữ; điều này cần thiết không chỉ về ngôn ngữ mà còn cả mặt văn hóa, xã hội. Nghiên cứu tình thái trong phương ngữ là góp phần vào việc làm cho bức tranh tình thái của tiếng Việt ngày càng đầy đủ hơn trong sự đa dạng, phong phú của tiếng Việt. 1.2. Là yếu tố mang chức năng ngữ nghĩa và chức năng dụng học nên khi được dùng trong giao tiếp, TTTT là một trong các nhân tố thể hiện thói quen vùng miền, ý thức xã hội về giới, địa vị, tuổi tác, bối cảnh (gia đình hay xã hội),của người giao tiếp. Các TTTT cuối phát ngôn là một trong những phương tiện quan trọng để thực tại hóa câu, biến nội dung mệnh đề dưới dạng nguyên liệu, tiềm năng trở thành một phát ngôn trong tình huống giao tiếp nhất định. Vì vậy, tìm hiểu số lượng TTTT cuối phát ngôn và ý nghĩa của chúng trong giao tiếp của người Việt nói chung và người Nam Bộ (NB) nói riêng là một việc làm cần thiết để bổ sung cho lí thuyết về từ loại trong đó có các TTTT. Các TTTT cuối phát ngôn trong phương ngữ Nam Bộ (PNNB) gắn với hành động giao tiếp đã tạo ra sắc thái ngữ nghĩa riêng, mang đậm dấu ấn của địa phương. 1.3. Việc tìm hiểu ngữ nghĩa chức năng của TTTT giúp ta hiểu thêm một lớp từ vốn tồn tại trong PNNB từ trước đến nay chưa được đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ giúp hiểu rõ hơn đặc điểm văn hóa độc đáo của người dân phương Nam - vùng đất tuy non trẻ nhưng ẩn chứa nhiều nét văn hóa đặc sắc, riêng biệt mà các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu nhưng chưa phải đã được giải mã đầy đủ một cách căn bản, hệ thống. Nghiên cứu các TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người NB không những cho thấy đặc điểm ngữ nghĩa và cách dùng lớp từ này ở NB mà còn góp phần làm rõ hơn đặc trưng văn hóa độc đáo của người dân phương Nam - vùng sông nước. Trên đây là những lí do luận án đi sâu vào tìm hiểu đề tài “TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ” 2 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu Đối tượng nghiên cứu là các TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Việt NB, gồm: - Các TTTT toàn dân được người NB dùng; - Các TTTT phương ngữ Nam Bộ. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu TTTT cuối phát ngôn mà người NB dùng trong giao tiếp về các phương diện: - Đặc điểm ngữ nghĩa, cách dùng TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người NB, xét theo hành động ngôn ngữ; - Đặc điểm sử dụng TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người NBộ xét theo phân tầng xã hội về giới tính. Ngữ liệu dùng để nghiên cứu của đề tài là các phát ngôn có chứa các TTTT đứng cuối của người Việt NB được thu thập trực tiếp từ các cuộc hội thoại của người dân tại TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, huyện Trần Đề - Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau. Trên tư liệu 8531 phiếu điều tra điền dã ghi âm, làm phiếu khảo sát trên google fom chúng tôi đã tách các phát ngôn có TTTT đứng cuối câu để phân tích, mô tả, các phát ngôn có TTTT mà chúng tôi khảo sát được thu thập theo giới, nhóm tuổi khác nhau trong xã hội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài của luận án hướng đến hai mục đích chính sau: Làm rõ chức năng ngữ nghĩa của TTTT theo hành động ngôn trung và đặc điểm sử dụng của TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người NB theo phân tầng xã hội về giới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để thực hiện đề tài này, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau: 1). Điền dã khảo sát, thu thập thống kê số lượng, phân loại TTTT đối với những phát ngôn có các TTTT đứng cuối qua các cuộc giao tiếp trực tiếp và một phần từ văn bản văn chương, từ điển, google fom; 2). Nhìn lại một cách tổng quan tình hình nghiên cứu TTTT nói chung và trong PNNB nói riêng; xác định các cơ sở lí thuyết của đề tài; 3 3). Tìm hiểu ý nghĩa khái quát của các TTTT tiếng NB trên cơ sở so sánh đối chiếu với những TTTT toàn dân để rút ra điểm chung cũng như nét riêng biệt của TTTT cuối phát ngôn của người NB; 4). Mô tả và phân tích các TTTT tiếng NB trên hai phương diện: ngữ nghĩa - chức năng gắn với hành động ngôn ngữ trong giao tiếp và đặc điểm sử dụng TTTT cuối phát ngôn theo phân tầng xã hội về giới của người NB. 4. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phối hợp các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp điều tra điền dã Chúng tôi ghi âm, quay video trực tiếp các cuộc thoại trong sinh hoạt hàng ngày của các đối tượng và làm fom chia sẻ qua google drive, câu trả lời sẽ được gửi phản hồi qua mail, qua zalo hoặc facebook, được phân biệt theo các điểm sau: 1). Hoàn cảnh phát ngôn: phát ngôn công khai và trực tiếp; 2). Nội dung phát ngôn: liên quan đến công việc thường ngày trong đời sống lao động, sinh hoạt của cộng đồng, những suy nghĩ, tình cảm của các thành viên trong cuộc sống gia đình, bạn bè, đồng nghiệp với nhau; 3). Độ tuổi: thanh niên, trung niên, cao niên; 4). Nghề nghiệp: những người lao động chân tay (công nhân, nông dân), viên chức, sinh viên, các nhà doanh nghiệp.; 5). Mối quan hệ: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, làng xóm; 6). Giới tính: nam, nữ. Chúng tôi ghi chép, gỡ băng ghi âm, chuyển thành văn bản, phân loại ghi lại các cuộc thoại có xuất hiện TTTT. b. Phương pháp miêu tả Luận án dùng phương pháp này để miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người NB. c. Phương pháp phân tích diễn ngôn Phương pháp này được dùng để phân tích các tham thoại gắn với các nhân tố hội thoại cụ thể, như nhân vật giao tiếp (tuổi tác, giới, nghề, quan hệ), không gian, thời gian trong từng ngữ cảnh giao tiếp để xác định chính xác, sát thực nghĩa tình thái theo loại phát ngôn và hành động ngôn ngữ. 4 4.2. Thủ pháp nghiên cứu a. Thủ pháp thống kê phân loại Chúng tôi quan sát, phân loại số lượng lớn ngữ cảnh có các TTTT để thống kê phân loại các TTTT và các hành động lời nói có sự xuất hiện của các TTTT trong lời thoại của người NB. b. Thủ pháp phân tích, tổng hợp Trên cơ sở thống kê phân loại, so sánh đối chiếu, chúng tôi tiến hành phân tích và tổng hợp ý nghĩa cụ thể và ý nghĩa khái quát của các TTTT, ý nghĩa của chúng trong các nhóm hành động lời nói, những đặc trưng giới tính thể hiện qua việc sử dụng TTTT cuối phát ngôn của người NB. c. Thủ pháp so sánh Với kết quả miêu tả, phân tích, chúng tôi tiến hành so sánh TTTT Nam Bộ với TTTT toàn dân và phương ngữ khác; so sánh các TTTT tiếng địa phương có âm gần nhau, so sánh sự xuất hiện của các TTTT trong tham thoại giữa nam giới và nữ giới. 5. Đóng góp của luận án Luận án có những đóng góp sau: Đây là luận án đi sâu nghiên cứu TTTT cuối phát ngôn được người NB dùng trong giao tiếp diễn ra trong đời sống hằng ngày ở NB; luận án tìm hiểu sâu một cách hệ thống, phân tích chỉ ra đặc điểm ngữ nghĩa và sử dụng của lớp TTTT này trong các dạng phát ngôn gắn với hành động ngôn ngữ và vai giao tiếp; Đưa ra số lượng TTTT được dùng cuối phát ngôn trong giao tiếp của người NB, trong đó có hệ thống TTTT phương ngữ Nam Bộ, chỉ ra những nét khác biệt giữa nam và nữ trong việc sử dụng TTTT cuối phát ngôn. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm bốn chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài Chương 2: Nhận diện tiểu từ tình thái cuối phát ngôn và ngữ nghĩa của chúng trong giao tiếp của người Nam Bộ Chương 3: Đặc điểm sử dụng các tiểu từ tình thái cuối phát ngôn xét theo hành động ngôn ngữ Chương 4: Đặc điểm sử dụng các tiểu từ tình thái cuối phát ngôn xét theo phân tầng xã hội về giới tính 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu tình thái và TTTT cuối phát ngôn 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.1.1.1. Về tình thái Charles Bally (1932), nhà ngôn ngữ học hàng đầu của Pháp, khi bàn về nghĩa của câu, đã đưa ra hai thuật ngữ dictum (điều được nói ra - là thành phần cốt lõi của câu) và modus (phương thức nói - bày tỏ thái độ của người nói đối với điều được nói ra) để nói về hai thành phần cơ bản trong nội dung ngữ nghĩa của loại đơn vị này và phân tích mặt logic của câu. Charles Bally cho rằng, câu là hình thức đơn giản nhất có thể có của việc thông báo ý nghĩ. Và ý nghĩ là phản ánh biểu tượng cùng với việc xác nhận sự có mặt của nó là thuộc về sự phán đoán, sự đánh giá nó là thuộc về cảm tính, sự mong muốn (không mong muốn) thuộc về ý chí. Với quan niệm như vậy, ông lưu ý: không nên quy ý nghĩ về các biểu tượng một cách đơn giản, kiểu biểu tượng loại trừ mọi sự tham gia tích cực từ phía chủ thể suy nghĩ. Từ đó ông phát biểu một cách cụ thể: câu hiển ngôn được làm thành từ hai bộ phận. Một bộ phận tương liên quan với quá trình tạo ra biểu tượng gọi là dictum. Bộ phận thứ hai chứa phần chủ yếu của câu, không có phần này thì nói chung không thể có câu được, đó chính là phần diễn đạt tính tình thái, một thao tác tương liên quan được tạo ra bởi chủ thể có tư duy, gọi là modus. Charles Bally đi đến đánh giá khái quát vai trò của tình thái: “Tình thái như linh hồn của câu; cũng như ý nghĩ, nó được tạo thành chủ yếu do kết quả của một thao tác tích cực của chủ thể nói. Cho nên, không thể đem lại cái giá trị “câu” cho một phát ngôn, nếu trong nó không phát hiện được một chút nào cách diễn đạt tính tình thái” (dẫn theo [131, tr.27]). Charles Bally đã rất đúng khi cho tình thái là linh hồn của phát ngôn; nếu không có tình thái thì nội dung phản ảnh hiện thực của câu chỉ là những mảnh hiện thực vô hồn như vật liệu rời rạc, khô cứng. Tình thái là phần vô cùng quan trọng không thể thiếu được của câu, không có tình thái thì không có câu, chỉ có biểu tượng về sự việc. Tình thái phải được diễn đạt bằng một phương tiện, ngôn ngữ nào đó có thể nhận biết được (ít nhất là trật tự từ trong câu). Modus được làm thành từ động từ tình thái với chủ thể tình thái. Tình thái của câu là sự đánh giá của người nói về sự việc được phản ánh, hai thành phần nội dung này gắn chặt với nhau. 6 Mặc dù đánh giá tình thái là thành phần ý nghĩa quan trọng của phát ngôn nhưng nhiều nhà nghiên cứu cũng chỉ ra tính phức tạp của phạm trù tình thái. Benveniste (1966) cho rằng, tình thái “là một phạm trù rộng lớn, khó có thể phạm trù hóa được..., nó gắn với những chờ đợi, mong muốn, đánh giá, thái độ của người nói đối với nội dung phát ngôn, với người đối thoại, với những kiểu mục đích phát ngôn: hỏi, cầu khiến, trần thuật v.v. và có thể được thể hiện bằng những phương tiện đủ loại: thức của động từ, quán ngữ v.v.” (dẫn theo [43, tr.17,18]). Tán đồng với quan niệm về tình thái của Ch. Bally, Oswld Ducrot (1972) đã khái quát một cách ngắn gọn về hai thành phần ý nghĩa trong phát ngôn: “Các nhà logic và các nhà ngôn ngữ luôn luôn cho là cần thiết phải phân biệt trong một hành động phát ngôn, một nội dung thuộc về sự biểu hiện, đôi khi được gọi là dictum (đặt trong mối quan hệ của vị ngữ đối với chủ ngữ) và một thái độ của chủ thể nói đối với nội dung đó (đó là modus), hay là modalité - tính tình thái)”. Đồng thời tác giả cũng không quên nêu lên tính phức tạp trong việc nhận diện, phân định rạch ròi tình thái với nội dung có liên quan: “Trong nhiều trường hợp không có những tiêu chuẩn xác định để phân biệt những gì gắn với vị ngữ (và là cái nằm trong dictum), với những gì là cái thái độ có liên quan đến sự vị ngữ hóa (và vì thế mà thuộc về modus)” (dẫn theo [131, tr.28]). Sau khi nêu một cách ngắn gọn quan niệm của mình về tình thái, J.Lyons (1977) định nghĩa: “Tình thái là thái độ của người nói đối với nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay cái sự tình mà mệnh đề đó miêu tả” [207, tr. 425]. Tác giả còn phân tình thái làm hai loại (tình thái nhận thức và tình thái trách nhiệm) và phân biệt: “Tính thái nhận thức liên quan đến các vấn đề về sự hiểu biết và niềm tin, tình thái trách nhiệm, về phần mình, liên quan đến tính cần thiết và tính khả năng của các hành động được thực hiện bởi những tác thể có trách nhiệm về luận lí” [207, V.5 ; tr. 2516]. Cũng nhìn nghĩa tình thái từ góc nhìn chức năng, M.V.Liapol (1980) nhấn mạnh mối quan hệ phát ngôn với thực tế và thái độ đánh giá của người phát ngôn. Tác giả đã cho rằng: “Tình thái là phạm trù ngữ nghĩa - chức năng thể hiện các dạng quan hệ khác nhau của phát ngôn với thực tế cũng như các dạng đánh giá chủ quan khác nhau đối với điều được thông báo”(dẫn theo [53, tr.12-13]). Đồng quan điểm với M.V.Liapol, nói đến tình thái, B.Gak (1986) cũng đề cập tới tới hai quan hệ, thái độ người nói đối nội dung được phản ánh và nội dung phát ngôn với thực tế và nhấn mạnh thêm tính chủ quan của chủ thể phát ngôn trong việc phản ánh thực tế thể hiện trong phát ngôn. Tác giả quan niệm: “Phạm trù tình thái phản ánh mối quan hệ của người nói đối với nội dung phát ngôn và nội dung phát ngôn 7 đối với thực tế. Tình thái biểu hiện nhân tố chủ quan của phát ngôn: đó là sự khúc xạ của một phân đoạn thực tế qua nhận thức của người nói” [192, tr.133]. F.R.Palmer (1986) cũng cho rằng tình thái là một phạm trù phức tạp, nên khi bàn đến khái niệm này, tác giả đã đưa ra nhiều đối lập để làm sáng tỏ nó. Trước hết ông phát biểu quan điểm của mình: “Khái niệm tình thái, tuy thế, vẫn chỉ là một khái niệm hết sức mơ hồ... tuy nhiên xét về đại thể thì (cách hiểu tình thái là) “quan điểm thái độ của người nói của Lyons (1977) [207, tr. 452] tỏ ra có nhiều hứa hẹn”. Ông cho rằng không phải bao giờ cũng có thể vạch được một sự phân biệt rõ ràng giữa thức và hệ thống tình thái. Theo sự phân loại của ông, hệ thống tình thái bao gồm tình thái mệnh đề và tình thái sự kiện; trong mỗi loại như vậy, Palmer lại phân ra hai loại tình thái chính. Cụ thể, tình thái mệnh đề bao gồm hai loại tình thái chính là tình thái nhận thức và tình thái hữu chứng; tương tự, tình thái sự kiện cũng được chia thành hai kiểu tình thái chính là tình thái đạo nghĩa và tình thái trạng huống. Palmer đi đến định nghĩa: “Tình thái là thông tin ngữ nghĩa của câu thể hiện thái độ hoặc ý kiến của người nói đối với điều được nói đến trong câu” [217, tr. 14]. Đứng trước tính phức tạp, không hề rõ ràng của phạm trù tình thái, F.Kiefer (1994) đã cố gắng phân tích chỉ ra cái thực chất, bản chất của tình thái cũng như những vấn đề quan trọng khác, khi nhìn rộng ra những mối liên quan. Nói về tình thái, tác giả nêu mặt “giá trị”có được của tình thái chính là mối quan hệ giữa nghĩa sự việc được nói đến trong câu và cái môi trường (thế giới thực tại cũng như không thực tại) mà câu đó được ứng dụng vào, chứ không quy nó về mặt “nghĩa” như cách hiểu thông thường. Ông cho rằng liên quan đến tình thái là có thể rất nhiều thứ, và ông gọi đó là “thế giới”. Các thế giới liên quan đến tình thái có thể là thế giới vật lí, hoặc thế giới nhận thức, hoặc thế giới các quan hệ trừu tượng. Tình thái chỉ là một phương diện trong sự tạo lập tương đối. Trong sự tạo lập tính tương đối còn có thể có các mặt khác nữa. Kiefer cũng lưu ý rằng, chỗ quan trọng là cần phân biệt tình thái trong câu với việc diễn đạt một trạng thái tinh thần của người nói; tình thái được tạo thành bởi một ngữ và động từ tình thái đứng trước một mệnh đề chỉ sự việc; còn câu diễn đạt cái trạng thái tinh thần cần được miêu tả của người nói thì đứng trước một danh từ hay một cụm danh từ (danh từ này có thể có một mệnh đề làm thành tố phụ). Tác giả cho rằng: “Thực chất của tình thái là sự thiết lập mối quan hệ về các giá trị của các ý nghĩa của câu với một tập hợp thế giới có thể có” [202, tr. V.5; tr. 2515]. Halliday (1994) là người xem tình thái không phải là một thành phần đơn lẻ mà là một hệ thống (Modality System). Hệ thống tình thái này bao gồm các thành tố được tác giả đặt trong mối quan hệ mang tính phân cực (poliraity). Tính phân cực đó được 8 làm thành do cực “dương tính” (positive) và cực “âm tính” (negative). Và ông cho rằng, tính phân cực tác động đến cả hai lĩnh vực, lĩnh vực thông tin và lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ, giữa hai cực đó là thang độ của các tình thái khác nhau. Theo tác giả: “Tình thái liên quan đến miền nghĩa nằm giữa hai cực có “yes” và không “no” - khu vực trung gian giữa cực khẳng định và cực phủ định” [199, tr.356]. Hệ thống tình thái theo quan niệm của của Halliday gồm có hai kiểu lớn là tình thái hóa (Modalization) và biến thái hóa (Modulation). Mỗi kiểu như vậy lại được ông chia thành hai kiểu nhỏ hơn, theo nội dung khái quát của chúng. Kiểu tình thái hóa gồm có tính khả năng (probality) và tính thường (usuality - hằng tính). Kiểu biến thái hóa gồm có sự bắt buộc (obligation) và sự mong muốn (inclination). Kiểu tình thái hóa được tác giả quan niệm là kiểu câu thực hiện chức năng “thông tin” (information), nó là một mệnh đề (proposition - trong cách phân biệt của chính tác giả), thuộc kiểu thức chỉ định (indicative). Kiểu biến thái hóa là kiểu câu thực hiện chức năng “hàng hóa và dịch vụ” (goods and service), nó là một đề nghị (proposal - phân biệt với mệnh đề), thuộc kiểu thức cầu khiến. Chúng ta có thể thấy rằng, so với quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu khác thì kiểu tình thái hóa của Halliday tương tự với kiểu tình thái nhận thức, còn kiểu biến thái hóa thì tương tự với kiểu tình thái trách nhiệm mà nhiều tác giả đã nêu. Điều chú ý nữa là, khi xem xét tình thái, Halliday không chỉ quan tâm phương diện giá trị diễn đạt của yếu tố tình thái, mà còn đặt tính tình thái trong mối quan hệ với ngữ pháp của câu, có tính đến thức của động từ (hoặc thức của câu). Cho nên, kiểu tình thái hóa của ông được liên hệ với cách diễn đạt bằng thức chỉ định, kiểu biến thái hóa được liên hệ với các diễn đạt bằng thức mệnh lệnh của động từ hoặc của câu. Một điểm chốt quan trọng nữa trong nhìn hệ thống về tình thái của Halliday là ông cũng quy tình thái về hai loại là tình thái nhận thức và tình thái trách nhiệm, như quan niệm của nhiều tác giả khác. Ông đã cho rằng: “Trong ngữ nghĩa học xét theo triết học, tính khả năng đã được nhắc đến như là tình thái “nhận thức”, còn sự bắt buộc thì như là tình thái “trách nhiệm” [199, tr. 357]. Trong bài mở đầu tuyển tập Tình thái trong ngữ pháp và trong diễn ngôn (1995), sau khi dẫn ra một số lí do, John Bybee đã đưa ra đề nghị về tên gọi và các nội dung của ba kiểu tình thái mà ông đã đề cập từ năm 1985 là: “Tình thái hướng tác thể bao gồm tất cả các kiểu nghĩa tình thái đặt các điều kiện trên cơ sở một tác thể liên quan đến việc hoàn tất một hành động được nêu ra bằng vị ngữ chính, chẳng hạn như sự bắt buộc, sự hài lòng, năng lực, sự được phép và tính khả năng, trách nhiệm... Tình thái nhận thức thì vẫn theo định nghĩa truyền thống của nó: các cách nhận thức là các chỉ tố có tầm câu nêu sự đoán chắc của người nói đối 9 với tính đúng của mệnh đề.... Các yếu tố đánh dấu các câu điều khiển, như là câu mệnh lệnh, câu mong mỏi hoặc được phép, những câu giới thiệu các hành động nói mà thông qua chúng một người nói cố gắng điều khiển một người nghe hành động, được gọi là tình thái hướng người nói” [187, tr. 4]. Tình thái hướng tác thể, theo cách gọi thường dùng đó là tình thái trách nhiệm, tình thái hướng người nói, cách gọi quen thuộc ở Việt Nam là tình thái của hành động nói. Cùng trong cuốn sách trên, Jennifer Coates có bài “Cách diễn đạt tính khả năng của tình thái cội nguồn và tình thái nhận thức” (“The expression of Root àn Epistemic Possiblity in English”). Ông đã phân biệt tình thái cội nguồn và tình thái nhận thức: “Tình thái nhận thức liên quan đến các tiền ước hoặc cách đánh gi... từ điển, nhưng việc dựa vào ý nghĩa của phát ngôn cụ thể để xác định ý nghĩa của các TTTT được dùng trong ngữ cảnh, đó là việc rất phức tạp song lại cần thiết, không những có thể phát hiện ra tính đa sắc thái nghĩa tình thái của các yếu tố mà còn là cơ sở để khái quát hóa ý nghĩa khái quát của các TTTT. Thứ hai, mặc dù đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm nhưng trong một thời gian dài, các TTTT là phương tiện để thực tại hoá câu, bị đẩy về phía “lời nói”, trong khi đó các sự kiện thuộc về “lời nói” thường bị xem nhẹ, không được coi là đối tượng ưu tiên nghiên cứu của ngôn ngữ học. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh trong việc nghiên cứu lớp TTTT này gắn với các phát ngôn diễn ra trong thực tế giao tiếp đời sống hơn nữa. Thứ ba, nội dung thường được gán cho các TTTT này lại rất phức tạp, gồm nhiều sắc thái nghĩa khác nhau: có nét nghĩa tiềm tàng trong bản thân TTTT, có nét nghĩa hình thành do sự kết hợp của TTTT với cả cấu trúc, lại có nét nghĩa do cả tình huống giao tiếp mang lại khi cả cấu trúc được sử dụng. Nói cách khác, ý nghĩa của các phát ngôn hiện thực, tức lực ngôn trung hay hiệu lực tại lời của chúng, ở các mức độ khác nhau, bao giờ cũng biến động theo ngữ cảnh. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào ý nghĩa của phát ngôn cụ thể để xác định ý nghĩa của TTTT được dùng trong phát ngôn đó, xem đó là ý nghĩa khái quát của TTTT được dùng trong phát ngôn ấy thì chúng ta đã bỏ qua nhiều ý nghĩa tinh tế do TTTT thể hiện. Cuối cùng, TTTT là loại từ thể hiện tập trung rõ nhất thái độ của người dùng đối với thực tại được phản ánh và với đối tượng giao tiếp. Mỗi vùng miền, do thói 21 quen sử dụng ngôn ngữ, quan hệ ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội mang những nét văn hóa riêng trong bức tranh đa dạng sắc màu ngôn ngữ - văn hóa của người Việt, vì vậy dấu ấn đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa phương ngữ từng miền thể hiện ở lớp từ TTTT cũng sẽ rõ nét. Do đó, việc nghiên cứu TTTT cần được mở rộng, đào sâu cả lớp TTTT trong các phương ngữ. Điểm lại ý kiến của những tác giả đi trước nghiên cứu vấn đề TTTT, chúng tôi nhận thấy TTTT cuối phát ngôn trong tiếng Việt nói chung và TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ nói riêng cần tiếp tục được nghiên cứu để góp phần làm phong phú thêm bức tranh TTTT cuối phát ngôn trong bức tranh đa dạng, nhiều màu sắc của TTTT trong tiếng Việt. 1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài 1.2.1. Khái niệm “tiểu từ tình thái” và “tiểu từ tình thái cuối phát ngôn” 1.2.1.1. Khái niệm tiểu từ tình thái “Tiểu từ” (partiles) thường được hiểu là “biệt loại của các hư từ, được hợp nhất lại như một từ loại theo chức năng ngữ nghĩa - cú pháp chung, tạo cho câu hoặc từ có sắc thái nghĩa hoặc cảm xúc phụ, biểu thị quan hệ của người nói để tách biệt hoặc minh xác cho một thời điểm hoặc một mặt nào đó trong phát ngôn đó” [179, tr.292]. Nhấn mạnh nghĩa, TTTT được định nghĩa là “Từ dùng để diễn tả một tình cảm, một cảm tưởng, như: vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, thỏa mãn,.. trong ngôn ngữ tình cảm” [102, tr.147]. Vừa chú ý chức năng của TTTT trong cấu trúc câu, vừa chỉ ra nghĩa của nhóm tiểu từ này, sách Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1993) (gọi TTTT là trợ từ) đã định nghĩa: “Trợ từ là từ biểu thị thái độ. Nó không làm phần đề, phần thuyết của nồng cốt, cũng không làm chính tố, phụ tố của ngữ. Nó là một yếu tố thường được gia thêm vào cho câu để biểu thị sự ngạc nhiên, nghi ngờ, mỉa mai, vui mừng, lễ phép, hay sự khẳng định đặc biệt” [171, tr.72]. So với các tiểu loại, từ loại khác, TTTT tiếng Việt có đặc điểm ngữ pháp, ngữ dụng riêng. “Khác với các từ loại khác, tiểu từ tình thái gắn chặt với việc biểu đạt mục đích phát ngôn, gắn với các kiểu phát ngôn - câu cho nên được sử dụng rất rộng rãi trong khẩu ngữ, có tần số xuất hiện cao trong phong cách nói. Ngay trong việc sử dụng, cũng có thể thấy là khả năng hoạt động của các tiểu từ rất biến báo, cơ động” [44, tr.191]. “Tiểu từ” (biểu thị tình thái của câu) được phân biệt với “trợ từ” (nhấn mạnh cho bộ phận câu): “Các tiểu từ được tách khỏi các trợ từ nhờ những đặc điểm về ngữ nghĩa và ngữ pháp trong khi cùng có chung ý nghĩa tình thái với trợ từ” [41, tr.1- tr.17]. 22 Trong ngôn ngữ, TTTT được các nhà nghiên cứu xác định rõ vai trò chức năng của chúng về ngữ nghĩa và nghữ pháp đối với câu cũng như vai trò thể hiện tình cảm thái độ của người nói đối với nội dung phát ngôn, với người nghe và thực tại được phản ánh. Cụ thể: “Về ngữ nghĩa, các tiểu từ, trong khi biểu đạt ý nghĩa tình thái, thiên về diễn đạt các cảm xúc của người nói trong mối quan hệ với thực tại, do đó tình thái ở đây gắn chặt với các dạng mục đích phát ngôn (tường thuật, nghi vấn, cảm thán, cầu khiến)” (). “Về mặt ngữ pháp các tiểu từ thường có vị trí ổn định, đối với cấu trúc câu, các tiểu từ thường đứng đầu câu, hoặc cuối câu, ít chịu ảnh hưởng của những biến đổi của trật tự từ và cấu trúc” (). “Các tiểu từ biểu đạt những mối quan hệ phức tạp giữa người nói với nội dung phát ngôn, với người nghe, với thực tại. Chính những quan hệ này đã làm thành nội dung hết sức quan trọng của tính tình thái – điều kiện tạo thành câu” [44, tr. 189- 190]. Về cấu tạo, các nghiên cứu về TTTT cũng chỉ ra loại TT này có hai loại, cấu tạo đơn - một yếu tố (như à, ư, nhỉ, nhé,..) và cấu tạo phức - nhiều yếu tố tình thái kết hợp tạo nên (như đi chứ, đi mà, đi đã,). TTTT trong tiếng Việt rất phong phú và có vị trí trong phát ngôn khác nhau. Theo vị trí của TTTT trong phát ngôn, có thể xác định TTTT có ba nhóm: “1). Những tiểu từ có thiên hướng đứng đầu các phát ngôn; 2). Những tiểu từ có thiên hướng đứng ở cuối các các phát ngôn; 3). Những tiểu từ cả ở đầu và cả ở cuối phát ngôn” ([44, tr.191]). Trong Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nguyễn Văn Hiệp đã chỉ ra phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt rất phong phú, có 12 kiểu trong đó kiểu thứ 7 là các tiểu từ thái cuối câu và tổ hợp đặc ngữ (idiom) tương đương: à, ư, nhỉ, nhé, thôi, chứ, đi, mất, thật, cũng nên, lại còn, thì chết,.. ([67, tr. 140 - 141]). Như vậy, có thể hiểu TTTT là tiểu loại từ đặc biệt thuộc hư từ, được sử dụng để biểu đạt ý nghĩa tình thái trong mối quan hệ với mục đích phát ngôn, biểu thị cảm xúc của người nói đối với nội dung, người nghe và thực tại phản ánh trong phát ngôn; nó là yếu tố đi kèm để thực tại hóa nghĩa của câu nhưng không làm thành tố của nồng cốt cũng như thành phần của cụm từ trong câu, vì thế TTTT không /hoặc ít chịu ảnh hưởng của những biến đổi của trật tự từ và cấu trúc. Phạm vi nghiên cứu của luận án là những TTTT khi chúng xuất hiện ở cuối phát ngôn trong giao tiếp của người NB. 1.2.1.2. Khái niệm tiểu từ tình thái cuối phát ngôn Quá trình nghiên cứu TTTT cuối phát ngôn của các nhà Việt ngữ học thể hiện qua các mốc thời gian như chúng tôi đã trình bày ở phần tổng quan (1.1) của đề tài. 23 Qua đó, các khía cạnh khác nhau liên quan đến TTTT cuối phát ngôn cũng đã được các nhà nghiên cứu chỉ ra như sau: Như ở trên đã nói, phân loại TTTT theo vị trí trong phát ngôn, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã phân TTTT thành ba nhóm: nhóm TT có thiên hướng đứng ở đầu phát ngôn, nhóm TT vừa có thể đứng ở đầu, vừa có thể đứng cuối phát ngôn và nhóm các TTTT có thiên hướng đứng ở cuối phát ngôn. Các TTTT có thiên hướng đứng ở cuối phát ngôn là những đơn vị như: ư, nhỉ, nhé, ấy, vậy, hả, hử, đấy (ư, à, ạ), cơ, kia (cơ mà, cơ đấy), TTTT cuối phát ngôn là “Từ biểu thị thái độ. Nó không làm phần đề, phần thuyết của nồng cốt, cũng không làm chính tố, phụ tố của ngữ. Nó là một yếu tố thường được gia thêm vào cho câu để biểu thị sự ngạc nhiên, nghi ngờ, mỉa mai, vui mừng, lễ phép, hay sự khẳng định đặc biệt”[171, tr.72]. “Ý nghĩa của các TTTT cuối câu diễn đạt mối quan hệ giữa người nói với thực tại, nhờ đó góp phần làm hình thành mục tiêu phát ngôn” [44, tr.189]. “Là tiểu từ chuyên dùng để biểu thị ý nghĩa tình thái trong quan hệ của chủ thể phát ngôn với người nghe hay với nột dung phản ánh, hoặc ý nghĩa tình thái gắn với mục đích phát ngôn”(dẫn theo [9, tr.148]. Các TTTT cuối phát ngôn tiếng Việt là một trong những phương tiện quan trọng để thực tại hoá câu (cùng với trật tự từ và ngữ điệu), biến nội dung mệnh đề dưới dạng nguyên liệu, tiềm năng trở thành một phát ngôn có công dụng trong tình huống giao tiếp nhất định, mang đến cho câu nói cái phẩm chất là công cụ giao tiếp, công cụ tương tác xã hội. Đây là những thông tin có tác dụng làm chính xác hơn cấu trúc ngữ nghĩa của câu và kiểu hành động lời nói mà câu nói thể hiện. Thử quan sát một số phát ngôn sau: Ba về. Ba về nhé! Ba về à? Ba về đi! Ba đã về đâu. Các phát ngôn vừa dẫn đều có chung một nội dung mệnh đề là Ba về, song mỗi phát ngôn lại có một ý nghĩa tình thái riêng. Phát ngôn không có TTTT đứng cuối, đó là phát ngôn miêu tả. Phát ngôn có từ nhé thể hiện tình thái thông báo, ý chào, tạm biệt với sắc thái tình cảm thân mật. Phát ngôn có từ à thể hiện tình thái nghi vấn và sự quan tâm của người nói đối với người nghe. Ở phát ngôn có từ tình thái đi thể hiện mệnh lệnh, giục giã. 24 Phát ngôn có từ tình thái đâu nhằm phủ định đối với một nhận đinh đã được đưa ra ở phát ngôn trước. Trên đây là một số diễn giải về khái niệm về TTTT cuối phát ngôn. Nhìn vào các phát biểu của tác giả vừa dẫn, chúng ta có thể thấy TTTT là một lớp từ vựng phức tạp. Tùy theo cấu trúc, chức năng, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phát ngôn mà TTTT có cách nhấn mạnh khác nhau. TTTT cuối phát ngôn là những hư từ nằm ở cuối phát ngôn nhằm thể hiện thái độ, tình cảm, mối quan hệ giữa người nói với người nghe hay đối với thực tại được phản ánh trong phát ngôn. Các TTTT cuối phát ngôn tiếng Việt là một trong những phương tiện quan trọng để thực tại hoá câu. 1.2.2. Lý thuyết hoạt động giao tiếp 1.2.2.1. Khái niệm giao tiếp Như đều biết, giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin. Hình thức trao đổi thông tin của con người diễn ra theo nhiều hình thức với phương tiện, hoàn cảnh khác nhau. Do vậy, “giao tiếp” cũng được định nghĩa, hiểu và vận dụng với mức độ rộng hẹp khác nhau. Hoạt động giao tiếp diễn ra rất đa dạng, trong đó, giao tiếp ngôn ngữ là hình thức giao tiếp cơ bản, thông dụng, thường xuyên, phổ biến, quan trọng nhất của xã hội loài người. Luận án này nghiên cứu việc sử dụng một phương tiện cụ thể của ngôn ngữ trong giao tiếp, nên chúng tôi dựa vào quan niệm chung của các nhà nghiên cứu về khái niệm giao tiếp ngôn ngữ để làm cơ sở khoa học cho việc thực hiện đề tài. Theo Berge (1994): “Một cách đơn giản nhất và chung nhất, giao tiếp được hiểu là quá trình thông tin diễn ra giữa ít nhất hai người giao tiếp trao đổi với nhau, gắn với một số ngữ cảnh và một tình huống nhất định” (dẫn theo Diệp Quang Ban [10, tr.18]). Quan niệm trên được Diệp Quang Ban (2009) [10] dẫn và ông nhận xét: “Định nghĩa này sát với việc con người thực hiện các cuộc trao đổi bằng lời trong đời sống thường nhật, nên nó liên quan đến xã hội học và cũng tiện dụng trong nhà trường” [10, tr.18]. Theo Đỗ Hữu Châu, “Với cách hiểu bao quát nhất thì giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động diễn ra khi ít nhất có hai người sử dụng một ngôn ngữ tự nhiên để tác động lẫn nhau” [24, tr.96]. Đỗ Kim Liên định nghĩa: “Hoạt động giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ A đến B và theo chiều ngược lại trong một ngữ cảnh nhất định, nhằm một mục đích nhất định và bằng một phương tiện ngôn ngữ nhất định (gọi tắt là giao tiếp)” [92, tr.37]. Các quan niệm về giao tiếp của các tác giả dẫn trên tuy có cách diễn giải khác nhau, dùng thuật ngữ ít nhiều khác nhau nhưng đều có điểm chung cơ bản giống nhau. Giao tiếp ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin bằng phương tiện ngôn ngữ giữa các thành viên trong xã hội, diễn ra trong một ngữ cảnh nhất định, nhằm mục đích nhất định. Hoạt động giao tiếp bao gồm nhiều nhân tố. 25 1.2.2.2. Các nhân tố giao tiếp Hoạt động giao tiếp có nhiều nhân tố. Theo Đỗ Hữu Châu, “các nhân tố giao tiếp là ngữ cảnh, ngôn ngữ là diễn ngôn” [24, tr.96]. a). Khái niệm ngữ cảnh Hiện nay nội dung khái niệm thuật ngữ “ngữ cảnh” được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ dùng với nội dung, nội hàm rộng hẹp khác nhau. Theo Đỗ Hữu Châu, “Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn. Ngữ cảnh là một tổng thể những hợp phần sau đây: () “nhân vật giao tiếp” và “hiện thực ngoài diễn ngôn”[23, tr. 15- 19]. Như vậy, nội dung khái niệm ngữ cảnh bao chứa hai khái niệm: “nhân vật giao tiếp” và “hiện thực ngoài diễn ngôn”. - Nhân vật giao tiếp thường được hiểu là “người tham gia giao tiếp”. Khi giao tiếp, ít nhất phải có hai người tham gia. Nói như Đỗ Hữu Châu, nhân vật giao tiếp là: “Ai nói với ai? Ai nói và nói cho ai?” [24, tr.96]. - “Hiện thực ngoài diễn ngôn (ngoài ngôn ngữ)”, theo Đỗ Hữu Châu, bao gồm nhiều hợp phần (chúng tôi xin tóm lược trích nội dung cốt lõi mà tác giả diễn giải): 1). “Hoàn cảnh giao tiếp” (): là tổng thể các nhân tố “môi trường xã hội - văn hóa - địa lí cho các cuộc giao tiếp”; 2). “Thoại trường hay hiện trường giao tiếp”: “Đó là không gian, thời gian của cuộc giao tiếp”; 3). “Hiện thực được nói tới hay hiện thực đề tài” là nội dung giao tiếp “nói về một hoặc những cái gì đó trong hoàn cảnh giao tiếp”; 4); “Ngữ huống”: “thời điểm cụ thể của cuộc giao tiếp” [24, tr. 106 -121]. Trong các khía cạnh biểu hiện của “ hiện thực ngoài diễn ngôn” theo cách dùng của Đỗ Hữu Châu thì nội dung (1) “hoàn cảnh giao tiếp” và (2) “thoại trường hay hiện trường giao tiếp” thường được nhiều người gọi chung là hoàn cảnh giao tiếp (rộng và hẹp). b). Khái niệm “diễn ngôn”: Cũng theo Đỗ Hữu Châu: “Diễn ngôn là tổ chức, là chuỗi do các đơn vị của ngôn ngữ kết hợp với nhau theo quy tắc kết học, vừa là sản phẩm, vừa là phương tiện của giao tiếp. Qua diễn ngôn mà người tham gia giao tiếp tác động lẫn nhau” [24, tr.96]. Nhà ngôn ngữ học Bellert (1971) cũng viết:” Diễn ngôn là chuỗi liên tục những phát ngôn s1,sn, trong đó việc lí giải nghĩa của mỗi phát ngôn () lệ thuộc vào sự lí giải những phát ngôn trong chuỗi (). Nói cách khác, sự giải thuyết tương đương một phát ngôn tham gia diễn ngôn đòi hỏi phải biết ngữ cảnh đi trước” (Dẫn theo Diệp Quang Ban [10, tr. 199]. 26 Như vậy, có thể nói theo cách quen thuộc, đơn giản, diễn ngôn là ngôn ngữ, phương tiện được dùng khi giao tiếp ngôn ngữ. Nhưng khi nói diễn ngôn là nói tới ngôn ngữ sử dụng, trong quan hệ với ngữ cảnh, với mục đích sử dụng. 1.2.2.3. Khái niệm “phát ngôn” Phát ngôn là khái niệm được đề cập tới khi nói về giao tiếp ngôn ngữ. Như dẫn dụ [10] về định nghĩa của Bellert (1971) về giao tiếp vừa nêu ở trên: “Diễn ngôn là chuỗi liên tục những phát ngôn” trong giao tiếp, gắn với ngữ cảnh và mục đích phát ngôn. Theo Đỗ Hữu Châu: “Phát ngôn là sản phẩm của sự phát ngôn (énonciation). Nó là đơn vị thực sự của thông điệp, tức đơn vị của giao tiếp”. [21, tr.12]. Trong ngôn ngữ học, khái niệm “phát ngôn” có liên quan mật thiết với khái niệm “câu”. “Câu” và “phát ngôn” là hai khái niệm có liên quan với nhau về nội dung, hiện nay chưa được phân biệt rõ ràng trong cách dùng của một số người. Theo Đỗ Thị Kim Liên, “Một lời của chúng ta nói ra ứng với một đơn vị câu được gọi là một phát ngôn” [92, tr. 74]. Nói cách khác, “Phát ngôn là đơn vị của lời nói. Nó được tách ra trong chuỗi lời nói dùng để giao tiếp hàng ngày hoặc tách từ dạng văn bản dùng để chỉ lời nói trực tiếp của các nhân vật hội thoại” [90, tr.82]. Nói chung, phát ngôn được xây dựng trên câu; không có câu thì không có phát ngôn. “Nếu xét trên cấp độ hệ thống cấu trúc thì câu là cái trừu tượng còn phát ngôn là cái cụ thể, câu là bất biến thể, phát ngôn là biến thể, các phát ngôn làm chức năng hiện thực hóa các mô hình cú pháp của câu, đồng thời là phương thức tồn tại của mô hình đó” [128, tr.14]. Đỗ Hữu Châu cũng cho rằng: “Khái niệm phát ngôn không phủ định khái niệm câu. Nói chung phát ngôn được xây dựng trên câu. Không có câu thì không có phát ngôn. Tuy nhiên câu không trùng với phát ngôn. Một câu có thể ứng với một số phát ngôn” [21, tr.12]. Nếu đặt câu cụ thể vào ngữ cảnh, thì một câu có thể do nhiều người nói, nói trong những hoàn cảnh khác nhau, với những đích khác nhau trong những cuộc giao tiếp khác nhau thì thành những phát ngôn khác nhau. Cùng một câu đồng nhất về cú pháp, về nghĩa của các từ nhưng do bao nhiêu người nói nói ra, nói trong bao nhiêu ngữ cảnh thì ta có bấy nhiêu phát ngôn. Ví dụ: “Cái máy tính của tôi lại hỏng rồi.” Nếu câu đó nói trong ngữ cảnh hai bạn sinh viên đang làm bài tập cùng nhau thì nó là một phát ngôn (Có thể có những ý nghĩa: Đó là lí do tôi chưa gửi bài cho bạn, hay: bây giờ tôi đem máy đi sửa, hoặc: bạn cho tôi mượn máy tính của bạn đi,), trong ngữ cảnh vợ nói với chồng, thì đó là một phát ngôn khác và nếu do sếp nói với nhân viên lại là một phát ngôn khác nữa. 27 Như vậy câu và phát ngôn có liên hệ, quan hệ với nhau. Với cách dùng thông thường, trong những trường hợp cụ thể, một câu nào đó có thể gọi là phát ngôn và ngược lại. Nhưng về mặt thuật ngữ và nội dung khái niệm, câu và phát ngôn có sự phân biệt với nhau. Căn cứ theo quan niệm của các tác giả nêu trên, trong luận án này, chúng tôi dùng khái niệm “phát ngôn” trong sự phân biệt với “câu” theo quan niệm ngôn ngữ bao gồm hai phương diện chủ yếu: phương diện hệ thống những đơn vị trừu tượng khái quát như âm vị, hình vị, từ, câu và phương diện hoạt động thực hiện chức năng hướng ngoại của hệ thống trong đó những quy tắc điều khiển hoạt động của ngôn ngữ, những hành động của ngôn ngữ đặc trưng và những sản phẩm cụ thể do các hoạt động của ngôn ngữ tạo ra như phát ngôn, văn bản, diễn ngôn và các đơn vị của hội thoại. Nói tới phát ngôn là nói tới những “câu” cụ thể trong giao tiếp, xuất hiện trong một ngữ cảnh nhất định, gắn với người phát ngôn và có tính mục đích nhất định. 1.2.3. Hành động ngôn ngữ 1.2.3.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ Cũng như mọi hệ thống xã hội khác, hệ thống ngôn ngữ được sinh ra để thực hiện chức năng hướng ngoại - chức năng làm công cụ giao tiếp. Khi ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp, tức là ngôn ngữ đang hành chức, hay ngôn ngữ hành chức khi con người nói năng. Nói năng là một loại hành động (HĐ) tương tự như các HĐ vật lí khác. Trong ngôn ngữ học, theo truyền thống, từ Jakobson, Benveniste đến Ducrot, Todorov, Searle..., thuật ngữ “Hành động phát ngôn” thường được hiểu như là HĐ của người nói, là sử dụng ngôn ngữ vào lúc mà anh ta nói, và kết quả sản sinh ra phát ngôn. Các đặc tính cơ bản của HĐ phát ngôn mà người nói thể hiện được phản ánh vào phát ngôn nhờ một bộ máy những công cụ, những chỉ dẫn thuộc phạm vi ngữ dụng, những toán tử tình thái (trước hết đó là những phương tiện tình thái gắn với cáí tôi của người nói, chỉ ra mục đích, ý đồ của anh ta, thái độ đánh giá của anh ta đối với những điều anh ta nói ra, với người đối thoại, với không gian, thời gian giao tiếp v.v..). Do đó, tất cả các ý nghĩa gắn với người nói vào lúc anh ta phát ngôn đều là thuộc HĐ phát ngôn, xác định đặc tính của HĐ phát ngôn. J. R Searle cho rằng: “sự tạo sinh ra cái sở chỉ của câu trong những điều kiện nhất định chính là hành động ngôn trung, và hành động ngôn trung là đơn vị nhỏ nhất của sự giao tiếp bằng ngôn ngữ” [140, tr. 89]. Đỗ Hữu Châu cũng phát biểu một cách rõ ràng: “Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết Sp1 nói ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc người đọc) Sp2 trong ngữ cảnh C.” [23, tr. 88]. Từ 28 các định nghĩa của các tác giả nêu trên, luận án rút ra cách hiểu cụ thể về hành động ngôn ngữ để làm cơ sở cho việc phân tích miêu tả các TTTT theo các phát ngôn chứa các hành động ngôn ngữ khác nhau. Hành động ngôn ngữ là hành động con người sử dụng ngôn ngữ để thực hiện một trong các mục đích: kể, hỏi, yêu cầu, đề nghị, nhận xét, bày tỏ tình cảm, cảm xúc,của mình trong một ngữ cảnh cụ thể. 1.2.3.2. Phân loại hành động ngôn ngữ J. L. Austin là người đầu tiên xây dựng lý thuyết về HĐ lời nói, sau này được J.R. Searle và một số tác giả khác kế thừa và phát triển. Ông đã chỉ ra: Nói năng tức là một hành động. Theo Austin, HĐ nói gồm ba loại lớn: HĐ tạo lời (locutionary act) là hành động vận động các cơ quan phát âm, sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, vốn từ, quy tắc kết hợp theo những quan hệ cú pháp thích hợp để tạo thành những phát ngôn (đúng về hình thức và cấu trúc) rồi tổ chức các phát ngôn thành diễn ngôn... Nhờ HĐ tạo lời, chúng ta hình thành nên những biểu thức có nghĩa. Hành động ở lời (cũng gọi hành động ngôn trung (HĐNT)), (illocutionary act) là những HĐ người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng gây những sự tác động trực tiếp, tác động trực tiếp ấy thuộc về ngôn ngữ, gây phản ứng với người nghe. Sở dĩ ta gọi là HĐNT hay HĐ ở lời vì khi ta nói là đồng thời thực hiện luôn một HĐ nói trong lời, được gọi là đích ngôn trung hay đích giao tiếp. Nhờ đích giao tiếp mà các HĐNT được phân biệt với nhau. HĐ mượn lời (perlocutionary act) là HĐ mượn phương tiện ngôn ngữ, hay nói cách khác, là mượn các phát ngôn để tạo ra sự tác động hay hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó đối với người nghe. Hiệu quả này không đồng nhất ở những người nghe khác nhau. Ba HĐ này được thực hiện theo cách thống hợp khi tạo ra một diễn ngôn. Ngữ dụng học chủ yếu nghiên cứu các HĐNT (ở lời). Do đó, nói các HĐ lời nói cũng là nói đến HĐNT. Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chấp nhận lý thuyết HĐ lời nói của các nhà ngôn ngữ học phương Tây để nghiên cứu tiếng Việt, như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Lê Đông... Theo Hoàng Tuệ: “Hành động nói là hành động được thực hiện bằng cách nói ra một cái gì đấy, chẳng hạn như là một sự hứa hẹn, nêu một câu hỏi, đưa ra một tên gọi...” [166, tr.136]. Chẳng hạn, khi ra cần hỏi ai một việc gì, nhờ ai làm một việc gì, hứa làm một việc gì thì ta đều sử dụng lời nói, có nghĩa là ta đang thực hiện HĐ hỏi, HĐ sai khiến, HĐ hứa tương ứng. Khi ta dùng lời nói, có nghĩa là ta đang thực hiện HĐ trình bày, 29 nhận xét, phủ định. Còn chẳng hạn khi gặp người quen biết ta nói “Chào cô!” hay “Chào anh!” là ta thực hiện HĐ chào ngay trong lời nói đó. Khi nói lời “Cảm ơn”, “Xin lỗi” là ta thực hiện HĐ cảm ơn, xin lỗi, v.v. HĐ được thực hiện trong khi nói như vậy, được gọi là HĐ nói hay HĐ ngôn từ. Nói năng là một dạng HĐ đặc biệt của con người - HĐ lời nói. Khác với các HĐ vật lí của con người như vác gạo, cuốc đất, đẩy xe, đóng đinh, xây nhà, tưới cây... để thực hiện một HĐ lời nói cần phải có ít nhất là hai người hoặc nhiều người, gọi là người nói và người nghe. Khi nói một nội dung gì như ý muốn, xác lập quan hệ cá nhân, tỏ thái độ,... người nói phải hướng đến người nghe và sau đó đến lượt người nghe có phản ứng hồi đáp, chúng tạo thành chuỗi diễn ngôn liên tục gồm các cặp thoại nói - nghe. Như vậy, giao tiếp là một dạng HĐ xã hội của con người được thực hiện bằng ngôn ngữ. HĐ nói mà con người thực hiện trong giao tiếp hàng ngày có số lượng rất phong phú và hình thức biểu hiện rất đa dạng. Trong các hoạt động xã hội bằng ngôn ngữ đó, người nói có thể sử dụng ngôn ngữ để: a). miêu tả lại một hiện tượng, ví dụ: Bầu trời hôm nay thoáng đãng, b); thuật lại một sự việc, như: Hôm nay tại quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận Long An, người dân đã giúp tài xế xe tải gom gần ba tấn cá rô bị đổ xuống đường; c). bày tỏ một sự nghi vấn, ví dụ: Anh làm được cái này không?; d). khẳng định, ví dụ: Chắc chắn nó sẽ đến; đ). đưa ra yêu cầu, ví dụ nói: Anh lên tòa nhà A2 trước nhé!; e). khuyên nhủ, ví dụ: Bạn hãy để Lan suy nhĩ; g). khen ngợi, ví dụ: Bức tranh này đẹp quá; h). đe dọa, ví dụ: Nhà ngươi hãy đợi đấy!...Ứng với mỗi ví dụ trên ta có HĐ miêu tả (a), kể (b), (c) nghi vấn, (d) khẳng định, (đ) yêu cầu, (e) khuyên nhủ, (g) khen ngợi, đe dọa (h) - đó là những HĐ bộ phận trong giao tiếp nói chung, HĐ bằng ngôn ngữ. Có nhiều tham tố giúp ta nhận biết một HĐ nói cụ thể, một trong số đó và chủ yếu là thái độ của người nói trong lời nói thể hiện mục đích của họ. Mục đích của người nói trong lời nói của họ là đích ngôn trung, tức là cái đích mà người nói muốn thực hiện bằng cách nói ra một lời nào đó. Trong các cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ bình thường, người nói thường để lộ ý định trong HĐ nói của mình để người nghe nắm bắt được. 1.2.3.3. Hành động ngôn trung (hành động ở lời) Như đã nói ở trên, hành động ngôn trung (HĐNT), (illocutionary act) là những HĐ người nói thực hiện ngay khi nói năng. Đó là HĐ tạo ra một lời tuyên bố, một lời hứa, một lời chào..., khi phát ra một câu nhờ hiệu lực của những quy ước liên quan tới nó. Hầu như, chúng ta không thể tạo ra những phát ngôn được xem là hợp thức mà 30 chúng lại không có mục đích gì. Chúng ta tạo ra một phát ngôn nhằm một chức năng nào đó trong ý nghĩ. Đó chính là HĐNT. HĐNT được thực hiện nhờ hiệu lực giao tiếp của phát ngôn. HĐNT có nhiều dạng, có nhiều cách thức thể hiện nên có nhiều cách để phân loại. Có hai hướng chính phân loại HĐ lời nói. Hướng phân loại từ vựng hay phân loại theo động từ ngữ vi mà Austin đã đề nghị và hướng phân loại theo HĐ lời nói của Searle. HĐNT không phải được thực hiện một cách tùy tiện mà phải tuân thủ một số điều kiện nhất định. Theo Austin, các điều kiện sử dụng HĐNT là những điều kiện “may mắn” (felicitous conditions) nếu chúng được bảo đảm thì HĐ đó mới “thành công”, đạt hiệu quả. a. Phải có thủ tục có tính chất quy ước và thủ tục này cũng phải có hiệu quả có tình chất quy ước; hoàn cảnh và con người phải thích hợp với những điều kiện quy định trong thủ tục. b. Thủ tục phải được thực hiện một cách đúng đắn và đầy đủ. c. Thông thường thì những người thực hiện HĐNT phải có ý nghĩ tình cảm, ý định giống như đã được đề ra trong thủ tục, và khi hành động diễn ra thì ý nghĩa tình cảm, ý định đúng như nó đã có (dẫn theo [24, tr.112]). Theo đó, các ngôn ngữ được chia thành 5 nhóm là: 1. Phán định (verditifs); 2. Hành xử (exercitifs); 3. Ước kết (conmissifs); 4. Ứng xử (behabitives); 5. Trình bày (expositifs). J.R. Searle gọi điều kiện sử dụng HĐNT là các điều kiện thỏa mãn. Mỗi HĐNT có một hệ những điều kiện thỏa mãn. Rearle đưa ra 4 điều kiện sau: a). Điều kiện nội dung mệnh đề: chỉ ra bản chất nội dung của hành vi. Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản (đối với các hành vi khảo nghiệm, xác tín, miêu tả), hay một hàm mệnh đề (đối với các câu hỏi khép kín), tức những câu hỏi chỉ có hai khả năng trả lời “có” hoặc “không” ; “Phải”, “không phải”, v.v... Nội dung mệnh đề có thể là một HĐ của người nói (như hứa hẹn) hay một HĐ của người nghe (lệnh, yêu cầu); b). Điều kiện chuẩn bị: bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe; c). Điều kiện chân thành: chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của người phát ngôn: nếu là HĐ xác tín; khảo nghiệm đòi hỏi niềm tin vào điều xác tín; mệnh lệnh: đòi hỏi lòng mong muốn; hứa hẹn: đòi hỏi ý định của người nói v.v. d). Điều kiện căn bản: đưa ra sự khiển trách trách nhiệm mà người nói hoặc người nghe bị ràng buộc khi hành vi ở lời đó được phát ra [22, tr. 247 - 248]. Các HĐNT thường được phân chia theo các phạm trù ngữ nghĩa - hành động. Trong đó, cách phân loại của Searle cho đến nay được các nhà nghiên cứu đánh giá 31 cao hơn so với cách phân loại của Austin, thậm chí coi là điển hình nhất. Vì vậy, chúng tôi chọn bảng phân loại của Searle làm cơ sở cho việc nghiên cứu của mình. Các HĐNT được Searle chia ra thành năm phạm trù (còn gọi là lớp). Mỗi phạm trù lại gồm những nhóm lớn nhỏ khác nhau. Đó là các phạm trù: Trình bày (còn gọi là biểu hiện, miêu tả, xác tín). Các HĐNT này có đích là miêu tả, kể lại, trần thuật lại một sự tình làm cho người nghe biết sự tình đó. Trạng thái tâm lí là người nói tin rằng nội dung phát ngôn là đúng. Phạm trù trình bày gồm những hành động như: kể, tự sự, miêu tả, tường thuật, báo cáo, thuyết minh, lập biên bản, tường trình, tố cáo, khai, khai báo, khoe, kết luận, quy nạp, tổng kết, tóm tắt, dặn, nhắc,... Điều khiển: Đích ở lời của phạm trù này là đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một HĐ nào đó trong tương lai: trạng thái tâm lí là người nói thực sự mong muốn người nghe thực hiện HĐ trong tương lai được đưa ra. Nội dung mệnh đề nói đến HĐ trong tương lai mà người nghe phải thực hiện. Trong phạm trù này có các HĐNT như ra lệnh, sai khiến, bảo, yêu cầu, đề nghị, xin phép, chỉ, khuyên, chỉ thị, kiến nghị, khuyến nghị, chỉ định, hỏi, cho phép, tra,... Cam kết (ước kết). Đích ở lời của phạm trù này là nhằm đặt người nói vào trách nhiệm thực hiện HĐ trong tương lai được nêu ra trong biểu thức ngữ vi. Trạng thái tâm lí là người nói thực sự có ý định thực hiện HĐ trong tương lai đó. Nội dung mệnh đề nói đến HĐ trong tương lai mà người nói đưa ra. Thuộc phạm trù này là các HĐNT hứa, cam đoan, cam kết, giao ước, bảo đảm, thỏa thuận,... Biểu cảm. Phạm trù này có đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lí của người nói như bày tỏ sự vui mừng, sự bực dọc, sự buồn rầu v.v... Trạng thái tâm lí thay đổi tùy từng HĐNT cụ thể nhưng cơ bản là người nói thực sự có, thưc sự cảm thấy các trạng thái tâm lí được bày tỏ. Nội dung mệnh đề là một trạng thái tâm lí nào đó của người nói trước một tình trạng nào đó của chính mình. Phạm trù này gồm các HĐNT cảm thán, than thở, thán phục, trầm trồ, cảm ơn, xin lỗi, khen, chê... Tuyên bố. Phạm trù này có đích ở lời là làm cho có hiệu lực điều được nêu ra trong nội dung mệnh đề của biểu thức ngữ vi. Trạng thái tâm lí là người tuyên bố tin rằng mình có thẩm quyền tuyên bố và điều mình tuyên bố có hiệu lực ngay khi được tuyên bố. Nội dung mệnh đề là đi...khác biệt là, nữ dùng nhiều hơn nam ở [+ lịch sự], còn chiến lược [- lịch sự] thì nam dùng nhiều hơn nữ. Như vậy, nữ giới thường sử dụng TTTT gắn với tiêu chí lịch sự nhiều hơn nam giới. Tình thái là một phạm trù rộng lớn, biểu hiện trên nhiều loại phương tiện, liên quan đến nhiều nhân tố trong và ngoài ngôn ngữ. Việc nghiên cứu TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người NB dù đã dựa trên một nguồn ngữ liệu điều tra điền dã trực tiếp phong phú và được khảo sát trên nhiều phương diện chủ yếu nhưng đây còn là vấn đề mở, còn nhiều khía cạnh, quan hệ cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung, như vấn đề so sánh TTTT cuối phát ngôn với các phương tiện tình thái khác của phát ngôn, hay mở rộng xét TTTT theo phân tầng xã hội ở các quan hệ vai giao tiếp khác v.v. Chúng tôi xem đó như là nhiệm vụ thuộc tương lai và hi vọng được trở lại tiếp tục đề tài này./. 149 CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Mai Phương (2016), “Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa Nam Bộ qua một số tiểu từ tình thái cuối phát ngôn”, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường, Kỷ yếu Hội thảo ngữ học toàn quốc 2016, Nxb Dân Trí, Hà Nội, tr. 1040 - 1048. 2. Nguyễn Mai Phương (2016), “Đặc điểm cách dùng tiểu từ tình thái hen, héng, nghen, hôn, hông cuối phát ngôn trong phương ngữ Nam Bộ xét theo tuổi tác và giới tính”, Kỷ yếu hội thảo ngôn ngữ học quốc tế 2016, Nxb ĐHQG Hà Nội, tr.404 - 411. 3. Nguyễn Mai Phương (2017), “Đại từ “ta”, động từ “coi”chuyển thành tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong giao tiếp của phương ngữ Nam Bộ”, Kỷ yếu Hội thảo ngữ học toàn quốc 2017, Nxb Dân Trí, Hà Nội, tr.1483 - 1488. 4. Nguyễn Mai Phương (2017), “Những khác biệt về nghĩa và cách dùng các tiểu từ tình thái toàn dân ạ, nhé, đây, chứ, hả, vậy cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Nghiên cứu giảng dạy, Việt Nam học, Nxb ĐHQGTP.HCM, tr. 810 - 818. 5. Nguyễn Mai Phương (2019), “Các tiểu từ tình thái đi, rồi, luôn dùng cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Ngôn ngữ Việt Nam trong bối cảnh giao lưu, hội nhập và phát triển”, Nxb Dân Trí, tr.1921 - 1929. 6. Nguyễn Mai Phương (2020), “Tiểu từ tình thái phối kết thấy mồ, chớ bộ, mèn ơi cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, tr. 90 - 94. 7. Nguyễn Mai Phương (2020), “Ngữ nghĩa và cách sử dụng tổ hợp tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 8/ 2020, tr. 29 - 34. 8. Nguyễn Mai Phương (2020), “Từ hô gọi đi kèm tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ”, Tạp chí Khoa học, tập 49, số 4B/2020, ĐH Vinh, tr.43 - 48. 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Ái (1994), Từ điển phương ngữ Nam Bộ, Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Văn Ái, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Khai (1997), Sổ tay Phương ngữ Nam Bộ, Nxb Cửu Long. 3. Chu Thị Thủy An, “Cách dùng hai tiểu từ tình thái đã, thôi trong câu cầu khiến tiếng Việt”, Ngữ học trẻ 99, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, tr.11. 4. Chu Thị Thủy An (2002), Câu cầu khiến tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội. 5. Diệp Quang Ban (1984), Cấu tạo của câu đơn tiếng Việt, Trường Đại học sư phạm Hà Nội I. 6. Diệp Quang Ban (1992), “Bàn góp về quan hệ chủ ngữ - vị ngữ và quan hệ phần đề - phần thuyết”, Ngôn ngữ, số 4, tr.13 -28. 7. Diệp Quang Ban (cb), Hoàng Văn Thung (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, (tập 1 & 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Diệp Quang Ban (2001), “Ứng dụng cách nhìn dụng học vào việc giải thích một số yếu tố có mặt trong câu - phát ngôn”, Ngôn ngữ, số 4, tr. 23 - 34. 9. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 10. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo dục Việt Nam. 11. Đặng Văn Bình, “Câu viết sai trong bài tập làm văn của học sinh tiểu học- nguyên nhân và cách sửa”, Ngữ học trẻ 99, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, tr.14. 12. Lê Biên (1993), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 13. Brown R and Gilman A (1976), The pronouns of power and solidarity (Đại từ chỉ quyền lực và thân hữu), trong Language and Social Context, Edited by P.P Giglioli, p.p 2̀̀̀̀ ̀ 52-282, Bản dịch của Vũ Thị Thanh Hương. 14. Hoàng Trọng Canh (1995), “Một vài nhận xét bước đầu về âm và nghĩa từ địa phương Nghệ Tĩnh”, Ngôn ngữ, số 1, tr. 17 - 29. 15. Hoàng Trọng Canh (2001), Nghiên cứu đặc điểm lớp từ địa phương Nghệ Tĩnh, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 16. Hoàng Trọng Canh (2009), Từ địa phương Nghệ Tĩnh về một khía cạnh ngôn ngữ - văn hóa, Nxb KHXH, Hà Nội. 151 17. Hoàng Trọng Canh (2016), “Từ địa phương Nam Bộ, so sánh với từ địa phương Nghệ Tĩnh”, Những vấn đề văn học và ngôn ngữ Nam Bộ, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr. 1096 - 1109. 18. Huỳnh Ngọc Cẩm (2017), Tiểu từ tình thái cuối câu trong truyện ngắn Sơn Nam, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Trường ĐH Đồng Tháp. 19. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt (tái bản lần thứ IV), Nxb đại học Quốc gia, Hà Nội. 20. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb, Giáo dục, Hà Nội. 21. Đỗ Hữu Châu (1983), “Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động”, Ngôn ngữ, số 1, tr. 12. 22. Đỗ Hữu Châu (2000), “Tìm hiểu ngôn ngữ qua văn hóa”, Ngôn ngữ, số 10, tr. 14 - 20. 23. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập II, Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, tập I, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 25. Đỗ Hữu Châu (2003), Giáo trình ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 26. Hoàng Thị Châu (1970), “Vài nhận xét về quá trình tiêu chuẩn hóa tiếng Việt thể hiện qua cách dùng từ địa phương trong sách vở báo chí trước và sau cách mạng tháng Tám”, Ngôn ngữ, số 4, tr. 17 - 26. 27. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 28. Nguyễn Văn Chiến (1993), “Từ xưng hô trong tiếng Việt”, Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội. 29. Trương Văn Chình - Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Huế. 30. Nguyễn Văn Chính (2009), “Tìm hiểu đặc trưng ngữ nghĩa của từ tình thái bèn trong tiếng việt hiện đại”, Ngôn ngữ, số 11, tr.58-61. 31. Wallace L. Chafe, (1998), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 32. Hồng Dân (1984). “Vấn đề miêu tả từ hư trong việc biên soạn từ điển giải thích”, Ngôn ngữ, số 2, tr.12 - 27. 33. Nguyễn Đức Dân (1998 ), Ngữ dụng học, T.I, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 34. Nguyễn Đức Dân (2013), “Con đường chuyển nghĩa của từ “ĐI”, Những vấn đề Từ điển học và Bách khoa thư, số 6 (26), tr.42. 152 35. Nguyễn Duy Diện (2014), “Đặc trưng ngữ nghĩa của tiểu từ tình thái cuối phát ngôn dùng để hỏi trong giao tiếp của người Thanh Hóa”, Ngôn ngữ và đời sống, số 11 (229), tr.52. 36. Trần Trí Dõi (2001), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 37. Vũ Tiến Dũng (2007), “Tìm hiểu một số biểu thức tình thái diễn đạt tính lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt”, Tiếng Việt và chữ Việt, Ngữ học trẻ 2007, tr.37. 38. Phạm Đức Dương (1983), “Nguồn gốc tiếng Việt: từ tiền Việt - Mường đến Việt - Mường chung”, trong Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Á, Viện Đông Nam Á, Hà Nội, tr 76 - 133. 39. Lê Thị Hoài Dương (2001), Tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt với vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, Luận văn cao học, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. 40. Lê Đông (1991), “Ngữ nghĩa, ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: ý nghĩa đánh giá của các hư từ”, Ngôn ngữ, số 2, tr.1 - 17. 41. Lê Đông (1992), “Ngữ nghĩa, ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: siêu ngôn ngữ và hư từ tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 2, tr.41 - 47. 42. Lê Đông - Hùng Việt (1995), “Nhấn mạnh như một hiện tượng ngữ dụng và đặc trưng ngữ nghĩa- ngữ dụng của một số trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 2 tr.41-50. 43. Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp (2003), “Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học”, Ngôn ngữ, số 6, tr. 17-26, số 7 tr. 48- 64. 44. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại), Nxb ĐH và THCN, Hà Nội. 45. Đinh Văn Đức - Nguyễn Văn Khôi (1986 ), “Một vài nhận xét về sự biến đổi tiểu từ tình thái trong tiếng Việt (qua cứ liệu một số văn bản từ thế kỉ XV đến nay)”, Hội nghị lần thứ IV các nước Xã hội chủ nghĩa và ngôn ngữ phương Đông, Hà Nội. 46. Emeneau M.B, Nghiên cứu về ngữ pháp Tiếng Việt, California, 1951 (Bản dịch tiếng Việt của trường ĐHTH Hà Nội). 47. Lê Sĩ Giáo (chủ biên), (1999), Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng, Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục. 48. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 49. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Phân tích hội thoại, Viện Thông tin Khoa học xã hội. 153 50. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Ngữ cảnh và giao tiếp, Viện Thông tin Khoa học xã hội. 51. Nguyễn Thiện Giáp (2001), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 52. Nguyễn Thiện Giáp (2016), Từ điển khái niệm ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 53. Hoàng Thúy Hà (2008), Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Vinh, Nghệ An. 54. Phạm Thị Thu Hà (2014), “Ngữ điệu và các tiểu từ cuối câu trong tiếng Chăm Đông”, Ngôn ngữ, số 6,tr.58-69. 55. Trần Thị Ngọc Hà, Trình Thị Cẩm Giang, Nguyễn Thị Bé Tư (2010), Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong giao tiếp của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp, Khóa luận tốt nghiệp Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Đồng Tháp. 56. Nguyễn Thị Hài (2014), “Động từ ngữ vi cầu khiến trong ca dao người Việt”, Ngôn ngữ và đời sống, số 8, (226), tr. 53. 57. Halliday. M.A.K (1991), “Khái niệm ngữ cảnh trong giáo dục ngôn ngữ”, Ngôn ngữ, số 4 48- 64. 58. Hoàng Văn Hành (1991), Từ ngữ tiếng Việt trên đường hiểu biết và khám phá, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 59. Hoàng Văn Hành (1994), “Về tính hệ thống của vốn từ tiếng Việt”, Ngôn ngữ”, số 2. tr.48- 64. 60. Phạm Văn Hảo (1979), “Bàn thêm một số điểm về việc thu thập và định nghĩa về từ địa phương trong từ điển Tiếng Việt phổ thông”, Ngôn ngữ, số 2, tr 59. 61. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt (Sơ thảo ngữ pháp chức năng), quyển 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 62. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 63. Nguyễn Văn Hiệp (2001), “Hướng đến một cách miêu tả và phân loại các tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 5, tr. 48- 64. 64. Nguyễn Văn Hiệp (2001), “Về một khía cạnh phân tích tầm tác động tình thái”, Ngôn ngữ, số 11, tr.49- 61. 65. Nguyễn Văn Hiệp (2002), “Về một khía cạnh phát triển tiếng Việt”, Báo cáo tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia Bảo vệ và phát triển tiếng Việt,. Tp Hồ Chí Minh”, tháng 12/2002. 154 66. Nguyễn Văn Hiệp (2005), “Các tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt và chiến lược lịch sự”, Hội thảo quốc tế ngôn ngữ học liên Á lần thứ VI, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 67. Nguyễn Văn Hiệp (2012), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp (tái bản lần thứ nhất), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 68. Bùi Thanh Hoa (2012), “Nhóm hư từ tiếng Việt mang ý nghĩa đánh giá cao”, Từ điển học và bách khoa thư, số 1 (15), tr.9. 69. Nguyễn Chí Hòa (1993), “Thử tìm hiểu phát ngôn hỏi và phát ngôn trả lời trong sự tương tác lẫn nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Ngôn ngữ”, số 1, tr.48-64. 70. Nguyễn Hoà (2003), Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lí luận và phương pháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 71. Nguyễn Quang Hồng (1981), “Các lớp từ địa phương và chức năng của chúng trong ngôn ngữ văn hóa”, Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt về mặt từ ngữ, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.313 - 320. 72. Trần Đức Hùng (2016), Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa từ ngữ địa phương Nam Bộ (Trong thơ ca dân gian Nam Bộ), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Vinh. 73. Phan Mạnh Hùng (1982), Tiểu từ tình thái trong tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Peterbourg (bản gốc tiếng Nga). 74. Phan Mạnh Hùng (1985), “Các kiểu tổ hợp tiểu từ tình thái tiếng Việt và vấn đề ranh giới từ”, Ngôn ngữ, số 4, tr 47-63. 75. Ngũ Thiện Hùng (2011), “Ngữ nghĩa - Ngữ dụng của các tác tử tình thái nhận thức dưới gốc độ lý thuyết quan yếu và lý thuyết tương tác lực”, Ngữ học toàn quốc 2011, tr.101. 76. Vũ Thị Thanh Hương (1999), “Giới tính và lịch sự”, Ngôn ngữ, số 8 tr.58 - 66. 77. Vũ Thị Thanh Hương (2000), “Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt”, Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 78. Vũ Thị Thanh Hương (2000). “Lịch sự và phương thức biểu hiện tính lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt, Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội. 155 79. Nguyễn Văn Khang (2003), “Ngôn ngữ tự nhiên và vấn đề chuyển mã trong giao tiếp hội thoại (trên cơ sở tư liệu trạng thái đa ngữ xã hội ở Việt Nam)”, Ngôn ngữ, số 1, tr. 31- 45. 80. Nguyễn Văn Khang (2006), Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản, Nxb Khoa học Xã hội. 81. Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục Việt Nam. 82. Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm (1949), Việt Nam văn phạm, Tân Việt. 83. Đào Thanh Lan (2005), “Vai trò của hai động từ mong, muốn trong việc biểu thị ý nghĩa cầu khiến ở tiếng Việt”, Ngữ ngôn, số 7, tr.13-17. 84. Trịnh Cẩm Lan (2007), Sự biến đổi ngôn từ của các cộng đồng chuyển cư đến thủ đô (Nghiên cứu trường hợp cộng đồng Nghệ Tĩnh ở Hà Nội), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 85. Trần Thị Ngọc Lang (1995), Phương ngữ Nam Bộ, những khác biệt về từ vựng so với phương ngữ Bắc Bộ, Nxb KHXH Hà Nội. 86. Lưu Vân Lăng (1988), “Về nguyên tắc phân định từ loại tiếng Việt”, Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 87. Hồ Lê (1979), “Vấn đề logíc ngữ nghĩa và thông tin trong lời nói”, Ngôn ngữ, số 2. 88. Hồ Lê (1992 ), Cú pháp tiếng Việt, quyển II, Nxb, Khoa học xã hội, Hà Nội. 89. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 90. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ nghĩa lời hội thoại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 91. Đỗ Thị Kim Liên (2000), “Tình thái lời hội thoại”, Kỷ yếu HTKH Ngữ học trẻ 2000, Hà Nội. 92. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình ngữ dụng học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 93. Phạm Tùng Linh (2004), “Phương tiện điều chỉnh sự chú ý của người nghe trong hội thoại Việt ngữ”, Ngôn ngữ, số 3,tr.1-12. 94. Phạm Tùng Linh (2004), “Phương tiện điều chỉnh sự chú ý của người nghe trong hội thoại Việt ngữ”, Ngôn ngữ, số 10, tr.49 - 58. 95. Nguyễn Văn Lợi (2002), “Thanh điệu một vài thổ ngữ Nghệ An: từ góc nhìn đồng đại và lịch đại”, Ngôn ngữ, số 3, tr.1 - 12. 96. Lê Đức Luận, “Toán tử tình thái ở hình thức mở đầu lời thoại trong ca dao dân ca”, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, tr.96. 97. Nguyễn Thị Lương (1995), “Các tiểu từ nhỉ, nhé, với phép lịch sự trong giao tiếp”, Thông báo khoa học, số 4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 156 98. Nguyễn Thị Lương (1995), “Một số tiểu từ tình thái dứt câu tiếng Việt với phép lịch sự trong giao tiếp”, Ngôn ngữ, số 2, tr. 38- 54. 99. Nguyễn Thị Lương (1996), Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt, Luận án PTS, Khoa học ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội. 100. Phạm Thị Ly (2003), Đối chiếu một số phương tiện diễn đạt ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt và tiếng Anh, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Chuyên ngành Ngôn ngữ, Đại học KHXH và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh. 101. Nguyễn Ngọc Lưu Ly (2013), “Về việc chuyển dịch các nhóm phụ từ tình thái xác tín tiếng Việt sang tiếng Pháp”, Ngôn ngữ, số 6, tr.18-26. 102. Lê Văn Lý (1968), Sơ thảo ngữ pháp tiếng Việt, Trung tâm học liệu Bộ giáo dục, Sài Gòn. 103. Hoàng Văn Ma (2016), “Nhóm từ biểu hiện tâm lý tình cảm được cấu tạo điển hình trong các tiếng Tày- Thái”, Những vấn đề từ điển học, tr.60. 104. Trịnh Thị Mai (2006), Đặc điểm cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Vinh, Nghệ An. 105. Martinet A (1979), “Về tình hình ngôn ngữ học hiện đại”, Ngôn ngữ, số 1, tr. 18- 29. 106. Ngô Thị Minh (2001), Một số phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái trong câu ghép tiếng Việt, Luận án TS Ngữ văn, Hà Nội. 107. Nguyễn Thị Trà My (2017), Đặc điểm ngôn ngữ của người Việt dưới sự tác động của nhân tố giới tính và nghề nghiệp, Luận án TS Ngôn ngữ học, Hà Nội. 108. Sơn Nam (1997), Cá tính Miền Nam, Nxb Trẻ. 109. Hà Quang Năng (1988), “Đặc trưng ngữ pháp của hiện tượng chuyển từ loại trong tiếng Việt”, Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 110. Hà Quang Năng (1983), “Đặc trưng ngữ nghĩa của hiện tượng chuyển loại từ vựng trong tiếng Việt”, Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 111. Ngô Thúy Nga - Nguyễn Hoàng Linh (2011), “Vài nét về tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư”, Ngữ học toàn quốc, tr.790. 112. Nguyễn Thị Hồng Nga, “Về một phương thức biểu hiện mạch lạc trong một số truyện ngắn hiện đại”, Ngôn ngữ với văn chương, tr.795. 113. Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Mai Ngọc Chừ (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 157 114. Bùi Trọng Ngoãn (2004), Khảo sát các động từ tình thái trong tiếng Việt, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQG Hà Nội. 115. Nguyễn Hoài Nguyên (2001), “Đặc trưng ngữ âm phần vần trong phương ngữ Nghệ Tĩnh”, Những vấn đề lý thuyết văn học và Ngôn ngữ, Nxb Giáo dục Hà Nội, Hà Nội. 116. Nguyễn Hoài Nguyên, (2002), Miêu tả đặc trưng ngữ âm phương ngữ Nghệ Tĩnh, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học sư phạm Vinh, Nghệ An. 117. Bùi Văn Nguyên (1977),“Thử tìm hiểu giọng nói Nghệ Tĩnh trong hệ thống giọng nói chung của cả nước”, Ngôn ngữ, số 4, tr.34 - 41. 118. Nguyễn Thị Nhung (2017), Nghĩa tình thái của câu tiếng Việt và việc vận dụng trong dạy học Ngữ văn, Nxb Giáo dục Việt Nam. 119. Nguyễn Thị Nhung, “Tình thái phủ định trong câu đối thoại và độc thoại của truyện Chí Phèo”, Ngôn ngữ và đời sống, số 6(200)-2012, tr.8. 120. Đái Xuân Ninh - Nguyễn Đức Dân - Nguyễn Quang - Vương Toàn (1986), Ngôn ngữ học: khuynh hướng - lĩnh vực - khái niệm, (tập hai), Nxb KHXH. 121. F R. Palmer, Thức và tình thái, Nguyễn Văn Hiệp, Phan Trang, Nguyễn Khánh Hà dịch, (2019), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 122. Panfilov V. S (1979), “Các cấp thể và các chỉ tổ tình thái- thể trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 2, tr. 41- 53.. 123. Hoàng Phê (1975), “Phân tích ngữ nghĩa”, Ngôn ngữ, số 2, tr.28- 39. 124. Hoàng Phê (1981), “Ngữ nghĩa của lời”, Ngôn ngữ, số 3+4. 125. Hoàng Phê (1984), “Toán tử logic- tình thái”, Ngôn ngữ, số 4, tr. 41- 53. 126. Hoàng Phê (1989), Logic ngôn ngữ học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 127. Hoàng Phê (chủ biên), (2015), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 128. Hoàng Trọng Phiến (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 129. Nguyễn Văn Phổ (2013), “Về hai từ: thậm chí và ngay cả”, Từ điển học và bách khoa thư, số 4 (25), tr.91. 130. Nguyễn Văn Phổ (2013), “Có... đâu! Và không...đâu”, Ngôn ngữ, số 4, tr.20-24. 131. Ngô Đình Phương (2008), Hợp phần nghĩa liên nhân của câu trong ngữ pháp chức năng hệ thống (Trên ngữ liệu Anh và Việt), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 132. Trần Kim Phượng (2016), “Các phương tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ và đời sống, số 3 (245), tr.1. 158 133. Nguyễn Quang (2002), “Các chiến lược lịch sự dương tính trong giao tiếp”, Ngôn ngữ, số 11 tr.51-64. 134. Nguyễn Văn Quang (1998), Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt- Mỹ trong cách khen và tiếp nhận lời khen, Luận án TS Ngữ văn, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 135. Nguyễn Anh Quế (1988), Hư từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 136. Nguyễn Hữu Quỳnh (1996), Tiếng Việt hiện đại, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội. 137. Reformatskij A.A (1967), Dẫn luận ngôn ngữ học. (Bản dịch tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học). 138. Ru dich P. A (1980), Tâm lí học, Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội. 139. Saussure F. de (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (Tổ Ngôn ngữ học - ĐHTH Hà Nội dịch), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 140. Searle John (1964), “Thế nào là một hành động ngôn từ ?”, Ngôn ngữ, văn hóa & xã hội - một cách tiếp cận liên ngành, tuyển tập dịch (người dịch: Vũ Thanh Hương, Hoàng Tử Quân; Hiệu đính: Cao Xuân Hạo, Lương Văn Hy, Lý Toàn Thắng), Nxb Thế giới, Hà Nội. 141. Trương Văn Sinh (1976), “Điểm qua tình hình nghiên cứu phương ngôn tiếng Việt trong thời gian qua”, Ngôn ngữ, số 3, tr. 52- 60. 142. Lê Xuân Thại (1984), “Về việc hiện thực hóa tiền giả định tổ hợp của động từ và tính từ (trên cứ liệu tiếng Việt)”, Ngôn ngữ, số 3, tr. 28- 39. 143. Lê Xuân Thại (1985), “Về trợ từ là trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 2, tr. 41- 62. 144. Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 145. Nguyễn Kim Thản (1996), Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 146. Nguyễn Kim Thản (1982), Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội, Nxb Hà Nội. 147. Nguyễn Thị An Thanh (2006), Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa từ địa phương trong các phương ngữ tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Vinh. 148. Lý Toàn Thắng (1992), Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ đại cương, Nxb Khoa học Xã hội. 149. Lê Văn Tấn - Nguyễn Thị Hưởng (2009), “Về nhóm trợ từ đánh giá ít trong tiếng Việt hiện đại”, Ngữ học toàn quốc 2009, tr. 240. 159 150. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh. 151. Trần Ngọc Thêm (chủ biên), (2013), Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ. Nxb Văn hóa - Văn nghệ TP Hồ Chí Minh. 152. Lê Quang Thiêm (1985), “Nhận xét về đặc điểm ngữ nghĩa của một kiểu câu tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 4, tr. 58- 69. 153. Lê Quang Thiêm (1989), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb Đại học & THCN, Hà Nội. 154. Lê Quang Thiêm (1988), “Về đặc trưng các kiểu loại ý nghĩa tình thái trong thơ”, Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 155. Lê Quang Thiêm (2008), Ngữ nghĩa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 156. Lê Quang Thiêm (2019), Văn hóa, văn minh và văn hóa truyền thống Hàn, Nxb ĐHQG TP. Hồ Chí Minh 157. Thompson L.C (1965), Ngữ pháp tiếng Việt, Sài Gòn, (Bản dịch tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học). 158. Nguyễn Thị Thuận (2002), “Tình thái của những câu chứa 5 động từ tình thái nên, cần, phải, bị, được”, Ngôn ngữ, số 9, tr. 48- 64. 159. Đoàn Thiện Thuật (2007), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 160. Trần Văn Thung, Thái Kim Đỉnh (1998), Từ điển tiếng Nghệ, Nxb Nghệ An. 161. Nguyễn Minh Thuyết (1986), “Thảo luận về vấn đề xác định hư từ trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 3 tr. 58- 69. 162. Huỳnh Công Tín (2007), Từ điển Từ ngữ Nam Bộ, Nxb Khoa học Xã hội. 163. Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Hà Nội. 164. Võ Xuân Trang (1981), “Tiếng địa phương với vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt về mặt từ ngữ” trong: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 165. Nguyễn Văn Tu (1968), Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 166. Hoàng Tuệ (1962), Giáo trình về Việt ngữ, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 167. Hoàng Tuệ, Phạm Văn Hảo & Lê Đình Tường (1982), “Bàn về vai trò văn hóa xã hội của tiếng địa phương”, Ngôn ngữ, số 2, tr. 38- 51. 168. Hoàng Tuệ (1988), “Về khái niệm tình thái”, Tiếng Việt, số 1 tr. 118- 164. 169. Hoàng Tuệ (1996), Ngôn ngữ và đời sống xã hội - văn hoá, Nxb Giáo dục. 170. Lê Xinh Tươm (2013), Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong phương ngữ Nam Bộ, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Vinh. 160 171. Ủy ban khoa học Xã hội Việt Nam (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 172. Trần Thanh Vân (2012), Đặc trưng giới tính biểu hiện qua cuộc thoại mua bán ở chợ Đồng Tháp, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Vinh. 173. V. V. Vinogradov (1997), “Dẫn luận vào ý nghĩa ngữ pháp của từ “, in trong Dẫn luận ngôn ngữ học, Minxcơ, (tiếng Nga). 174. Phạm Hùng Việt (1994), “Vấn đề tính tình thái với việc xem xét chức năng ngữ nghĩa của trợ từ tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 2, tr. 48- 64. 175. Phạm Hùng Việt (1996), “Trợ từ tiếng Việt và việc dạy trợ từ cho người nước ngoài”, Hội nghị Quốc tế Tiếng Việt và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, Hà Nội. 176. Phạm Hùng Việt (2003), Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 177. Xtepanop Ju. X (1984 ), Những cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 178. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục. 179. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Từ điển phương ngữ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 180. Mai Thị Hảo Yến (2000), Hội thoại trong truyện ngắn của Nam Cao (các hình thức thoại dẫn), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 181. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2000), Hành vi chê với biểu thức, phát ngôn và tham thoại tiếp nhận chê, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 182. Yule G. (1997), Dụng học (Bản dịch tiếng Việt của Ái Nguyên, Hồng Nhâm, Trúc Thanh), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. BẰNG TIẾNG NƯỚC NGOÀI 183. J.L. Austin (1965), How to Do Things with Words, Oxfor University Press, Oxfor -New York. 184. J.C. Anscombre & O. Ducrot. (1983), L’Arguementation dans Langue, Mardaga. 185. Arndt, Walter (1995), Modal Particles in Russian and German , University of North Carolina 186. Bach, R, Kand Harnish (1984), Linguistic Communication and Speech Acts. THE MIT PRESS. 161 187. J. Bybee. And Suzanne Fleischman (ed) (1995), Modality in Grammar and Discourse, John Benjamins Publishing Company. 188. M. Coulthard (1991), Advances in Spoken Discourse Analysis, Routledge. 189. Ducrot O. (1998), Polifonia y Argumentation, Universidad del Valle Cali. 190. Ducrot O. (1984), Le dire et le dit, Minuit. 191. Ervin Tripp S.M (1986), Analysis of the Interaction of Language topic and Listener in: “Reading in The Sociology of Language”, Fisherman (cd), the Hague-Paris. 192. B.Gak. (1986), Teorechitrexkaia Grammatika Franxuizxkovo iazuka, Moxkva. 193. T. Givon. (1993), English Grammar: A Function-based Introduction. Volume I and Volume 2, John Benjamins PC. Amsterdam/Philadephia. Cambridge U.P. 194. G. Green. (1989), Pragmatics and Natural Language Understanding, LEA London. 195. J.B. Grice (1982), De la Logique a L’argumentation, Geneve: Droze. 196. M.A.K. Halliday (1973), Explorations in the Functions of Language, London: Edward Arnold. 197. M.A.K. Halliday (1975), Learning How to Mean: Explorations in the Development of Language, London: Oxford University Press. 198. M.A.K. Halliday and Hasan (1976), Cohesion in English, London: Edward Arnold. 199. M.A.K. Halliday (1994), An Introduction to Functional Grammar, 2th Edition London: Edward Arnold. 200. Hartmann, D.(1994) “Particles”, In : “ The Encyclopedia of Language and Linguistics” . Asher (eds) , Pergamon Press. 201. R. Jakobson (1963), Essai de Linguistique generale, Minuit. 202. Kiefer F (1994), Modality, trong Asher (ed): The Encyclopedia of Language and Linguistics (V.5), Pergamon Press. 203. Lakoff R. (1973), “The logic of Politeness, or Minding yourp’s and q’s in Papers From the Ninth Regional Meeting Chicago Linguistics Society”, Edited by Corum C.et al 9,292-305. 204. S.C. Levinson (1983), Pragmatics, Cambridge University Press. 205. M.V. Liapon Modality (1990), trong the Encycopedia of Liunguistic, Moskava. 206. J. Lyons (1968), Introduction to Theoretical Linguistics, 5th Ed. Cambridge. 207. J. Lyons (1977), Element de Semantique, Traduction de J.Durand, Laruous. 208. J. Lyons (1980), Semantique Linguistique, Larousse. 162 209. J. Lyons (1995), Linguistic Semantique. An introduction, Cambridge University Press. 210. G.N. Leech (1983), Principles of Pragmatics, London: Longman. 211. M. Meyer (1983), Logique, language et argumentation, Hachette. 212. J. Moeschler (1984), Arguementation et conversation, Hati-er Credif. 213. Ch.W. Morris, Foundation of the Theory of Signs. International Encyclopedia of United Science, Vol 1, No 2, Chicago: University of Chicago Press, 1983. 214. C.K. Orecchioni (1990), Les Interactions Verbales, Tome I, Armand Colin. 215. C.K. Orecchioni (1992), Les Interactions Verbales, Tome II, Armand Colin. 216. C.K. Orecchioni (1994), Les Interactions Verbales, Armand Colin. 217. F.Palmer (1986), Mood and Modality, Cambridge, Cambridge University Press. 218. F. Palmer (1990). Modality and the English Modals. Longman. London and New York. 219. J. Platt (1987), Communicative Functions of Particles in Singapore English. In Steele R. And Threadgold T.(eds): Language Topics - Essays in honour of Micheal Halliday. Amsterdam, John Benjamins Publishing Company. 220. N. Rescher (1968), Topics in Philosophical Logic Dordrecht: Reidel. 221. E. Roulet (1985), Completude Interactive et Mouvement Discursif, Cahier de linguistic francaise. 222. J.R. Searle (1969), Speech Acts, Cambridge at the University Press. 223. J.R. Searle (1976), “A Classification of Illocutionary acts”, Language in Society, Vol 5, No 1, PP 1-23. 224. E. Sweetser (1990), From Etymology to Pragmatics - Metaphorical and Cultural Aspects of Semantic Structure. CUP 225. J. Thomas (1995), Meaning in Interaction: An Introduction to Pragmatics, Longman Malaysia PP. 226. L.C. Thompson L. C (1965), A Vietnamese Grammar. Seattle and London, University of Washington Press.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tieu_tu_tinh_thai_cuoi_phat_ngon_trong_giao_tiep_cua.pdf
  • pdf2a. Tom tat LA _Tieng Viet.MP.pdf
  • pdf2b. Tom tat LA (Tieng Anh).MP.pdf
  • pdf3a. Trich yeu LA (Tieng Viet).MP.pdf
  • pdf3b. Trich yeu LA (Tieng Anh).MP.pdf
  • doc4a. Thong Tin diem moi LA (Tieng Viet)).MP.doc
  • pdf4a. Thong Tin diem moi LA (Tieng Viet).MP.pdf
  • pdf4b. Thong Tin diem moi LA (Tieng Anh).MP.pdf
Tài liệu liên quan