Luận án Tính hiện đại trong kịch nói Việt Nam về Đề tài lịch sử

1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Tính hiện đại trong kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn và kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2016 Tác giả luận án Phạm Thị Hà 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN..............................

pdf149 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Tính hiện đại trong kịch nói Việt Nam về Đề tài lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...................3 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................4 Chương 1: KHÁI NIỆM TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU VÀ KỊCH NÓI ĐỀ TÀI LỊCH SỬ 1.1. Tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu qua nghiên cứu của các học giả .....11 1.2. Khái niệm tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu........................................26 1.3. Khái niệm về sân khấu đề tài lịch sử..............................................................28 1.4. Tính hiện đại trong kịch nói về đề tài lịch sử.................................................31 Tiểu kết ..................................................................................................................34 Chương 2: TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG CÁCH TIẾP CẬN, TÁI HIỆN SỰ KIỆN LỊCH SỬ.........................................................36 2.1. Tổ chức lại sự kiện, hình thành diện mạo lịch sử mới trong tác phẩm ..........36 2.2. Phát hiện và phát triển ý nghĩa của sự kiện lịch sử ........................................52 2.3. Nhận thức lại sự kiện lịch sử ..........................................................................60 2.4. Hư cấu hợp lý sự kiện lịch sử.........................................................................75 Tiểu kết ................................................................................................................282 Chương 3: TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG CÁCH TIẾP CẬN, SÁNG TẠO NHÂN VẬT LỊCH SỬ...................................................84 3.1. Hiện thực hóa nhân vật lịch sử .......................................................................84 3.2. Đánh giá lại nhân vật lịch sử ..........................................................................97 3.3. Hiện thực hóa ngôn ngữ nhân vật lịch sử.....................................................107 3.4. Hư cấu nhân vật không có trong lịch sử.......................................................118 Tiểu kết ................................................................................................................128 KẾT LUẬN ............................................................................................................129 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ...............138 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................139 PHỤ LỤCP... .........................................................................................................145 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN TT Viết tắt Viết đầy đủ 1 CLB Câu lạc bộ GS Giáo sư 2 GS.TS Giáo sư, Tiến sĩ HCV Huy chương Vàng HCB Huy chương Bạc 3 NCS Nghiên cứu sinh 4 Nxb Nhà xuất bản 5 PGS Phó Giáo sư 6 PGS.TS Phó Giáo sư, Tiến sĩ SK Sân khấu 7 tr Trang TS Tiến sĩ 8 VHNT Văn học nghệ thuật 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Làm sống lại những nhân vật, sự kiện và câu chuyện trong lịch sử luôn là nguồn cảm hứng của sáng tạo văn học nghệ thuật ở nhiều quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới, bởi con người dù ở thời đại nào cũng đều mong muốn tìm đến với cội nguồn của mình, muốn đi tìm câu trả lời cho những bí ẩn và những tồn nghi quá khứ. Hơn thế nữa, lịch sử còn là điểm tựa văn hóa, là lòng tự hào, tự tôn dân tộc, giúp con người hiểu cha ông và hiểu chính mình. Đề tài lịch sử đã và luôn có sức hấp dẫn với những thế mạnh của riêng nó, thông qua tác phẩm nghệ thuật, lịch sử không được tái hiện vì bản thân nó mà bao giờ cũng hướng tới đời sống đương đại. Nói cách khác, sự trở về của những nhân vật, sự kiện, câu chuyện lịch sử qua lăng kính sáng tạo của người nghệ sĩ đương thời đã làm nên tính hiện đại cho tác phẩm. Tính hiện đại chính là mối dây liên hệ giữa tác phẩm văn học nghệ thuật với đời sống đương đại, là sự thẩm định sức sống của mỗi tác phẩm cùng với thời gian. Tính hiện đại làm nên giá trị của tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử, đưa những vấn đề được phản ánh trong tác phẩm vươn tới được tầm nhìn lịch sử, không tách bạch sự kiện lịch sử của một thời với sự vận động liên tục của cả tiến trình lịch sử. Khi đó, lịch sử trong tác phẩm không còn đơn thuần là sự chuyển dịch từ con số và những sự kiện được liệt kê trong sử sách sang ngôn ngữ của hình ảnh, của hình tượng nhân vật, mà là hành trình tiếp tục chặng đường mà các sử gia dừng lại để có thể tìm tòi, tiên nghiệm một sự thật còn hơn cả sự thật được ghi trong sử sách, đó là sự thật theo lòng người, theo lẽ đời mà con người ở mọi thời đại khác nhau đều có thể đồng cảm, sẻ chia. Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, kịch nói Việt Nam đã có những vở diễn về đề tài lịch sử để lại những dấu ấn đậm nét như Vũ Như Tô, Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Rừng trúc, Đêm trắng, Lịch sử và nhân 5 chứng, Bài ca Điện Biên Song, so với bề dầy lịch sử hào hùng của dân tộc thì đó vẫn là một số lượng khiêm tốn. Kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử phần lớn thiếu sức hấp dẫn, thường rơi vào một trong hai tình trạng: Hoặc lệ thuộc lịch sử đến mức trở thành mô phỏng lịch sử; hoặc áp đặt thô bạo cách nghĩ, cách tư duy của con người hiện đại lên lịch sử, biến hiện thực lịch sử trở nên méo mó, khó chấp nhận. Sáng tạo của sân khấu về đề tài lịch sử thực chất là hiện thực hóa nhu cầu khám phá quá khứ bằng quan điểm, cách nghĩ của con người đương thời, qua đó, tạo một sự kết nối tinh tế giữa những vấn đề của lịch sử với hiện thực đương đại. Trong quá trình khám phá và tái tạo quá khứ ấy, người sáng tạo hiển nhiên sẽ mang theo bản ngã, nhận thức, trình độ, nhân sinh quan và thế giới quan của mình. Dù muốn dù không, thì tinh thần thời đại vẫn sẽ ùa vào tác phẩm, nó chi phối người sáng tạo một cách vừa có ý thức, vừa vô thức. Dấu ấn của con người hiện đại, của tinh thần thời đại được thể hiện rõ nhất trong tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử ở việc tiếp cận, lý giải sự kiện lịch sử và sáng tạo nhân vật lịch sử của người nghệ sĩ. Nếu các tác giả thiếu nhạy cảm, lựa chọn những sự kiện lịch sử không còn giá trị với đời sống đương thời hoặc không phát hiện ra giá trị tiềm ẩn của sự kiện lịch sử sẽ dẫn đến việc minh họa lịch sử, tái hiện lịch sử một cách khô khan, giáo điều. Nếu các tác giả không nắm vững kiến thức lịch sử, quá nôn nóng với việc bày tỏ, gửi gắm quan điểm và thông điệp cho hiện tại sẽ dẫn đến tình trạng bóp méo lịch sử, mượn xưa nói nay một cách khiên cưỡng. Trên thực tế, mỗi tác giả khi tìm đến đề tài lịch sử hoặc do chính sự thôi thúc của hiện thực thời đại mình, hoặc chính lịch sử đã gợi mở những liên tưởng nào đó đến vấn đề của ngày hôm nay. Và dù tác giả có dụng ý hay không, bao giờ họ cũng “làm mới” lịch sử bởi chính tầm nhìn, nhận thức của mình về lịch sử. Sự hiện diện của tính hiện đại trong tác phẩm kịch nói Việt 6 Nam về đề tài lịch sử không nằm ngoài xu thế khám phá quá khứ và nhận thức hiện tại của con người. Khi đã đưa những vấn đề của lịch sử trở về với đương thời, hiển nhiên người sáng tạo sẽ làm mới nó bằng nhận thức, quan điểm, cách nghĩ hôm nay. Tính hiện đại sẽ hiện diện trong tác phẩm một cách hiển nhiên mà không người nghệ sĩ sáng tạo nào có thể phủ nhận hay đi ngược lại xu thế đó. Bên cạnh việc mang lại sức hấp dẫn cho tác phẩm, tính hiện đại cũng có thể ảnh hưởng đến tính chân thực lịch sử trong sáng tác kịch nói đề tài lịch sử. Tuy nhiên, vấn đề này chưa từng được nghiên cứu một cách có hệ thống ở một công trình khoa học nào. Đó là lý do NCS lựa chọn đề tài Tính hiện đại trong kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích tổng quát Thông qua việc nghiên cứu tính hiện đại trong các kịch bản kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử, tác giả luận án muốn góp phần giải quyết những vấn đề lý luận về sáng tác kịch bản sân khấu kịch nói đề tài lịch sử. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu tính hiện đại trong cách tiếp cận, lý giải sự kiện lịch sử được phản ánh trong tác phẩm sân khấu kịch; đánh giá những thành công và hạn chế, bước đầu rút ra bài học kinh nghiệm trong việc lựa chọn những sự kiện lịch sử và cách thức thể hiện nó trên sân khấu kịch hôm nay. - Nghiên cứu tính hiện đại trong cách tiếp cận, sáng tạo nhân vật lịch sử trong tác phẩm sân khấu kịch; đánh giá những thành công và hạn chế, đề xuất giải pháp nhằm xây dựng những nhân vật lịch sử tích hợp được sự thật quá khứ và hơi thở cuộc sống hôm nay trong tác phẩm kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử. 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu tính hiện đại trong tác phẩm kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử, tập trung ở các kịch bản viết về các triều đại phong kiến Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án có bàn tới một số vở diễn sân khấu thuộc đối tượng nghiên cứu trên mà NCS đã có điều kiện xem trực tiếp, nhằm chứng minh hay làm sáng tỏ hơn một số luận điểm của luận án. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung khảo sát, nghiên cứu tính hiện đại trong các tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử, thuộc thể loại kịch nói. Các tác phẩm về đề tài lịch sử ở thể loại kịch thơ, kịch hát không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án này. Trong số các tác phẩm kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử, NCS chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu các kịch bản viết về các triều đại phong kiến Việt Nam, cụ thể là 11 kịch bản sau: - Vũ Như Tô của tác giả Nguyễn Huy Tưởng; - Nguyễn Trãi ở Đông Quan của tác giả Nguyễn Đình Thi; - Rừng trúc của tác giả Nguyễn Đình Thi; - Ngọc Hân công chúa của tác giả Lưu Quang Vũ; - Hoàng hậu của hai vua của tác giả Lê Duy Hạnh; - Độc thoại đêm của tác giả Lê Duy Hạnh; - Cột trụ chống trời của tác giả Nguyễn Anh Biên; - Mệnh đế vương của tác giả Hùng Tấn; - Đời luận anh hùng của tác giả Lê Chí Trung; - Mỹ nhân và anh hùng của tác giả Chu Thơm; - Ngàn năm tình sử của tác giả Nguyễn Quang Lập. 8 Đây là những kịch bản đã được dàn dựng và biểu diễn, một số vở đã được giải trong các kỳ liên hoan, hội thi, hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, là những tác phẩm sân khấu thu hút được sự quan tâm của giới chuyên môn vì đặt ra nhiều vấn đề đáng được nghiên cứu xung quanh việc sáng tác và biểu diễn về đề tài lịch sử. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án nghiên cứu về tính hiện đại trong kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử. NCS nhận thức được rằng, tính hiện đại không phải là một khái niệm “đông cứng”, mà là một khái niệm có tính lịch sử, có vận động và không ngừng tiếp nhận vào mình những thành quả của nhân loại trong tiến trình phát triển; tính hiện đại cũng không phải là một hằng số, hay là mẫu số chung bất biến, mà có sự biến đổi qua các thời kỳ, tùy thuộc vào các quan niệm, các yêu cầu khác nhau của các trào lưu hay quan điểm tư tưởng, nghệ thuật khác nhau. Vì vậy, luận án cần vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, với hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu. Trên cơ sở các quan điểm và phương pháp luận khoa học trên của triết học Mác - Lênin, luận án sẽ luận giải về tính hiện đại trong tác phẩm kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử được thể hiện trong cách tiếp cận, lý giải sự kiện lịch sử và cách tiếp cận, sáng tạo nhân vật lịch sử. Tiếp cận, lý giải tính hiện đại trong sự vận động, phát triển của kịch nói đề tài lịch sử và mối quan hệ của tính hiện đại với sự thật lịch sử và chân thực nghệ thuật. 4.2. Phương pháp tiếp cận Đề tài luận án Tính hiện đại trong kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử đòi hỏi sự tiếp cận từ ba thành tố: Tính hiện đại - Kịch nói Việt Nam - đề tài lịch sử. Trong đó, tính hiện đại được nhìn nhận dưới góc độ là một đặc tính, là 9 phẩm chất của tác phẩm văn học nghệ thuật; Kịch nói là một loại hình nghệ thuật sân khấu; đề tài lịch sử nói lên phạm vi, tính chất hay thể loại của đề tài. Như vậy, để giải quyết các vấn đề của luận án, NCS đã sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành như: văn học, nghệ thuật học (trong đó có sân khấu học), sử học, xã hội học và văn hóa học, v.v... 4.3. Phương pháp nghiên cứu - thao tác cụ thể Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trong quá trình triển khai luận án, NCS sử dụng các phương pháp - thao tác cụ thể như: - Phương pháp lịch sử Phương pháp lịch sử được sử dụng để tiếp cận đến thời điểm ra đời của các kịch bản mà NCS đã chọn để bàn luận, liên hệ với hoàn cảnh lịch sử giai đoạn đó, nhằm nhận diện tính hiện đại trong từng tác phẩm. Trong quá trình này, người viết cũng đặt các kịch bản trong mối quan hệ đồng đại và lịch đại để tiếp cận, nghiên cứu tính hiện đại trong tác phẩm. - Phương pháp phân tích, tổng hợp Đây là những phương pháp – thao tác phổ biến và không thể thiếu khi làm việc với tư liệu, nhằm hệ thống hóa và đúc kết các vấn đề lý luận, các luận điểm nghiên cứu được đặt ra trong luận án. - Phương pháp khảo tả Phương pháp này được sử dụng khi NCS tiếp cận các kịch bản kịch nói Việt Nam đề tài lịch sử, qua đó, phân tích, chứng minh làm rõ sự hiện diện của tính hiện đại trong tác phẩm. - Phương pháp so sánh, đối chiếu Luận án xem xét 11 kịch bản sân khấu (và một số vở diễn) của nhiều tác giả khác nhau, sáng tác ở các thời điểm khác nhau, dàn dựng và biểu diễn ở các đơn vị nghệ thuật khác nhau. Vì vậy, NCS sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu là các thao tác không thể thiếu. 10 5. Đóng góp của luận án 5.1. Đóng góp về mặt lý luận Từ góc độ nghiên cứu tính hiện đại trong kịch nói Việt Nam đề tài lịch sử, luận án sẽ góp phần giải quyết một số vấn đề về phương diện lý luận đối với nghệ thuật sáng tác kịch bản kịch nói đề tài lịch sử. Đây là vấn đề đã và đang được các nhà hoạt động sân khấu và xã hội quan tâm, hướng tới xây dựng nền sân khấu Việt Nam có nhiều tác phẩm phản ánh chân thực và sáng tạo những trang sử hào hùng của dân tộc. 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Sân khấu là nghệ thuật tổng hợp, trong đó mọi thành phần và công đoạn sáng tạo đều có mối liên quan và tác động chặt chẽ đến nhau. Vì vậy, mặc dù luận án tập trung nghiên cứu các kịch bản kịch nói về đề tài lịch sử, nhưng kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy tính hiện đại không chỉ chi phối công việc của người sáng tác kịch đề tài lịch sử, mà còn chi phối cả công việc dàn dựng và biểu diễn các tác phẩm ấy. Vì vậy, luận án sẽ có một số đóng góp đối với thực tiễn hoạt động sân khấu ở nước ta nói chung và với thực tiễn sáng tác, dàn dựng, biểu diễn kịch nói đề tài lịch sử ở Việt Nam 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu (7 trang), phần Kết luận (9 trang), Tài liệu tham khảo (6 trang) và Phụ lục (4 trang), nội dung luận án gồm 3 chương. Chương 1: Khái niệm tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu và kịch nói đề tài lịch sử (25 trang). Chương 2: Tính hiện đại trong cách tiếp cận, tái hiện sự kiện lịch sử (48 trang). Chương 3: Tính hiện đại trong cách tiếp cận, sáng tạo nhân vật lịch sử (45 trang). 11 Chương 1 KHÁI NIỆM TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU VÀ KỊCH NÓI ĐỀ TÀI LỊCH SỬ 1.1. Tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu qua nghiên cứu của các học giả Tính hiện đại là một khái niệm, một thuật ngữ luôn song hành cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người. Đối với nghệ thuật sân khấu, tính hiện đại được xem là một phẩm chất của tác phẩm khi nó đạt tới những sáng tạo mới mẻ, hấp dẫn và chuyển tải được hơi thở của thời đại. Cùng với sự phát triển của nghệ thuật sân khấu, tính hiện đại cũng luôn được các nhà hoạt động sân khấu ở Việt Nam và trên thế giới tiếp cận, nghiên cứu. 1.1.1. Nghiên cứu của các học giả nước ngoài Tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu luôn đi cùng với sự cách tân là quan điểm của đạo diễn sân khấu người Nga G.Tốpxtônôgốp trong cuốn sách Tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu [52] đã được đạo diễn Dương Ngọc Đức dịch và giới thiệu tại Việt Nam. Trên cương vị của một đạo diễn, G.Tốpxtônôgốp cho rằng: "Hiện đại ở đây được hiểu là đề tài hiện đại, phương tiện diễn tả hiện đại, nhân vật hiện đại, diễn viên hiện đại Tính hiện đại và sự cách tân luôn đứng gần nhau" [52, tr15, tr16]. Theo G.Tốpxtônôgốp: Sân khấu mang tính hiện đại - đó là sự kết hợp của kịch bản hiện đại, đạo diễn hiện đại, diễn viên hiện đại, khán giả hiện đại. Sân khấu hiện đại - đó là tư tưởng hiện đại được biểu hiện bằng hình thức hiện đại, đó là sân khấu phản ánh cuộc sống một cách đầy đủ và sâu sắc nhất [52, tr 15]. Về kịch bản hiện đại, tác giả cho rằng: Một kịch bản hiện đại là ở trong đó có những con người, mà hành động của họ theo những nguyên tắc đạo đức mới..., nói theo cách nói của những người thời đại, nghĩ theo cách nghĩ của 12 người thời đại, cảm theo cách cảm của người thời đại. Theo ông, người tác giả - hiện đại chân chính là người biết nhìn thấy cái mới đang nảy sinh trong cuộc sống Tài năng của người tác giả là ở chỗ biết làm mới những chất liệu cũ. Tính hiện đại trong nghệ thuật đạo diễn đó chính là tính công dân, người đạo diễn mà không yêu thích tư tưởng của công dân thì sẽ không thể là người đạo diễn hiện đại. Theo G.Tốpxtônôgốp, sẽ không thể thành một đạo diễn hiện đại, chân chính nếu thiếu hiểu biết sâu sắc về tất cả những di sản của nghệ thuật sân khấu cổ điển Nga và thế giới. Đối với nghệ thuật diễn viên, G.Tốpxtônôgốp cho rằng: Tính chất đặc biệt của diễn viên hiện đại trên sân khấu là biết diễn cho chính xác và ngắn gọn. Người diễn viên hiện đại cần liên tục đặt ra cho khán giả những câu đố và để họ tự giải đáp. Nếu diễn viên biểu diễn mà để khán giả hiểu trước được mọi điều chưa diễn ra thì đó là cách diễn cổ lỗ sĩ Về khán giả, theo G.Tốpxtônôgốp, ở mỗi thời đại khán giả lại đòi hỏi một hình thức cảm thụ nghệ thuật phù hợp. Khán giả hiện đại là bộ phận cấu thành của sân khấu hiện đại. Không có khán giả hiện đại, không thể có sân khấu hiện đại. Trên cương vị của một đạo diễn, G.Tôpxtônôgốp đã tiếp cận tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu từ hầu hết các thành phần sáng tạo, nhận diện tính hiện đại trong cả nội dung và hình thức của tác phẩm. Theo ông, sân khấu mang tính hiện đại là phải phản ánh cuộc sống một cách đầy đủ và sâu sắc nhất. G.Tôpxtônôgốp đã lượng hóa tính hiện đại thành số lượng (đầy đủ) và chất lượng (sâu sắc). Sự đầy đủ và sâu sắc ở đây chính là khả năng phát hiện, nắm bắt những vấn đề của hiện thực và cách thức phản ánh vấn đề đó trong tác phẩm. Tuy nhiên, khi phân tích về tính hiện đại trong các thành phần sáng tạo G.Tôpxtônôgốp đã đồng nhất tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu với sân khấu hiện đại cùng những tiêu chuẩn của cái mới, cái hiện đại, sự cách tân, 13 đánh đồng một thuộc tính mang tính bản chất sang những biểu hiện của hình thức. Điều này chỉ phù hợp khi ông đi tìm lời giải cho khái niệm về một sân khấu hiện đại chứ không phải tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu. Có lẽ đó là lý do mà những lập luận, phân tích của ông về tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu chưa rõ ràng và thống nhất. Không trực tiếp gọi tên những nghiên cứu của mình là tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu, nhưng trong bài viết Những tìm tòi mới [52], tác giả X.A Liôsin đã đưa ra khái niệm tính thời đại khi bàn về sự gắn kết của những vấn đề được phản ánh trong tác phẩm với hiện thực cuộc sống đương thời. Tác giả cho rằng, thực chất của vấn đề tiến bộ trong kịch, trong sân khấu là ở chỗ sáng tạo ra được những tác phẩm có tính thời đại với ý nghĩa sâu xa nhất của từ này. “Một tác phẩm chỉ có thể có ý nghĩa thời đại thực sự nếu nó gắn liền được một cách hữu cơ cái vĩnh cửu và cái của ngày hôm nay” [52, tr 114]. Nói cách khác, nếu tác phẩm trả lời được những câu hỏi mà khán giả hôm nay quan tâm thì tác phẩm đó có tính thời đại. Sự thể hiện của tính thời đại trong tác phẩm đôi khi có thể chỉ là một sự đặt vấn đề, nhưng vấn đề đó phải được mọi người đang quan tâm, kích thích được mọi người cùng suy nghĩ và cùng tìm câu trả lời. Theo tác giả, để đạt được tính thời đại trong nội dung và hình thức của tác phẩm thì tác phẩm phải phản ánh được sự thật ở một dạng thật đông đặc về cuộc sống ngày hôm nay và biểu hiện nó qua ngôn ngữ của các nhân vật kịch; người đạo diễn phải nắm bắt được ý tưởng của tác giả và hiện thực hóa nó trên sân khấu (về nội dung) và nghệ thuật biểu diễn phải tái hiện được những giọng điệu mới của thời đại trong vở diễn; sân khấu cần phải được giải phóng đến mức tối đa khỏi những chi tiết thừa (hình thức) Tính thời đại không phải là tính kịp thời cũng không phải là cái vĩnh cửu mà là sự gắn liền một cách hữu cơ cái vĩnh cửu và cái của ngày hôm nay, trả lời được những câu hỏi mà khán giả hôm nay quan tâm. 14 Tính thời đại cũng chính là khái niệm quen thuộc, trở thành một trong những tiêu chí không thể thiếu của sân khấu đề tài lịch sử. Từ năm 1840, nhà lý luận phê bình sân khấu người Đức Heeman Hetne khi nghiên cứu về kịch lịch sử đã viết rằng: “Kịch lịch sử cần phải thấm nhuần bầu nhiệt huyết của trái tim thời đại mình, quan sát ở đó mẩu vụn vỡ lịch sử một cách cần thiết, làm cho các nhân vật nổi bật lên... Và chỉ khi mà nhiệm vụ lớn lao đó được giải quyết thì mới có thể bắt đầu nói rằng, chúng ta có kịch lịch sử mới” [2, tr 125]. “Bầu nhiệt huyết của trái tim thời đại mình” trong quan điểm của Heeman Hetne chính là tính thời đại, hơi thở thời đại theo như quan điểm của X.A Liôsin và của chúng ta ngày hôm nay. Như vậy, có thể thấy rằng, tính thời đại trong quan điểm của X.A Liôsin và khái niệm thời đại trong quan điểm của Heeman Hetne cũng chính là tính hiện đại mà đạo diễn G.Tôpxtônôgốp đã nghiên cứu. Mặc dù xác lập hai khái niệm khác nhau, nhưng các nhà hoạt động sân khấu đều hướng đến một nội dung, đó là tính chất mới mẻ, phản ánh được sự thật cuộc sống ở dạng đông đặc và sâu sắc, tích hợp được hơi thở cuộc sống đương đại của nghệ thuật sân khấu. Một số học giả khi nghiên cứu về sân khấu đề tài lịch sử đã cho rằng tinh thần thời đại là yếu tố làm nên sức sống, sức hấp dẫn của tác phẩm. Các học giả Trung Quốc đã rất quan tâm đến vấn đề lấy xưa, vì nay (cổ vi kim dụng) và tinh thần thời đại trong kịch về đề tài lịch sử. Theo đó, kịch lịch sử muốn có tính hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của khán giả hôm nay, phục vụ cuộc sống hôm nay thì phải phản ánh được tinh thần thời đại, phải mang tính thời đại. Trong cuộc Thảo luận về vấn đề kịch lịch sử [66], tác giả Tư Tiến cho rằng: “Kịch lịch sử nếu không thể hiện được tinh thần thời đại hiện nay, tất nhiên sẽ thiếu hẳn sức sống” [66, tr 75]. Theo tác giả Mã Thiếu Ba: “Xử lý tinh thần thời đại của các vở kịch lịch sử chủ yếu là thông qua việc gắn liền 15 những tinh thần tốt đẹp của thời đại lịch sử mà tác phẩm thể hiện một cách đúng đắn với tinh thần của thời đại vĩ đại của chúng ta hiện nay” [66, tr 75, 76]. Các học giả Lý Kiên Ngô, Tiền Anh Úc, Mao Thuẫn trong các bài viết của mình [66] đều cho rằng, viết kịch lịch sử, viết chuyện người xưa, không có nghĩa là viết cho người xưa, viết kịch lịch sử vì lịch sử. Với tư cách là một thành viên trong đời sống hiện thực, người viết kịch không thể không theo yêu cầu của thời đại mà chọn lọc trong những tài liệu lịch sử mịt mù như bể khói, lấy những đề tài có ý nghĩa đối với hiện tại để viết kịch. Các học giả cho rằng, sự lan tỏa, gắn kết những giá trị tốt đẹp của lịch sử với cuộc sống hôm nay trong mỗi tác phẩm về đề tài lịch sử chính là các nghệ sĩ sáng tạo đã mang đến tinh thần thời đại cho tác phẩm. Chính tinh thần thời đại đã mang đến sự mới mẻ, sức hấp dẫn cho tác phẩm, bởi vì chúng ta không viết kịch lịch sử vì lịch sử. Và như thế, cuộc sống đương đại có vai trò hết sức quan trọng trong sáng tác về đề tài lịch sử. Những vấn đề lịch sử được lựa chọn để phản ánh trong tác phẩm phải thực sự có ý nghĩa với cuộc sống đương đại, xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống đương đại. Tuy nhiên, về vấn đề này, một số học giả khác cho rằng, không nên để tinh thần thời đại chi phối quá nhiều đến hiện thực lịch sử được phản ánh trong tác phẩm. Karl Marx và Friedrich Engels sau khi xem vở kịch Franz von Sickingen của F. Lassalle cũng đã có những góp ý rất xác đáng về vấn đề này. Lá thư của Marx gửi cho F. Lassalle ngày 19/4/1859 viết: “Khuyết điểm lớn nhất của đồng chí là bắt chước theo Schiller, tức là biến những nhân vật thành ra chỉ là những người phát ngôn cho tinh thần của thời đại” [6, tr 310] và lá thư của Engels gửi F. Lassalle ngày 18/5/1859: “Theo quan niệm về kịch của tôi là không thừa nhận người ta chạy theo lý tưởng mà quên mất thực tế, chạy theo Schiller mà quên mất Shakespeare” [6, tr 315]. Karl Marx và Friedrich 16 Engels đều thể hiện sự không tán thành với những sáng tác hướng theo lý tưởng, thiếu thực tế, bị tinh thần thời đại chi phối. Như vậy, tính hiện đại, tính thời đại, tinh thần thời đại trong nghệ thuật sân khấu nói chung và sân khấu về đề tài lịch sử nói riêng đã được các học giả nước ngoài tiếp cận, nghiên cứu, đồng thời xem đó là tiêu chí đánh giá tác phẩm sân khấu trước yêu cầu đổi mới, phản ánh trúng những vấn đề của thời đại và đáp ứng nhu cầu tinh thần của khán giả đương thời. Qua nghiên cứu của mình, các học giả đã bộc lộ rõ quan điểm về vấn đề này: Tính hiện đại, đó là sự phản ánh cuộc sống một cách đầy đủ và sâu sắc nhất; Tính thời đại, đó là sự phản ánh sự thật cuộc sống ở dạng đông đặc, trả lời được những câu hỏi mà khán giả hôm nay quan tâm; Tinh thần thời đại trong tác phẩm là sự lựa chọn trúng những vấn đề lịch sử có giá trị với đương đại, gắn kết những vấn đề đó với cuộc sống hôm nay. Tuy khác nhau về tên gọi, nhưng những khái niệm mà các học giả đưa ra lại thống nhất với nhau về nội dung, đó là: để có thể đồng hành cùng đời sống hiện đại, các tác phẩm sân khấu phải lựa chọn được những vấn đề có giá trị với cuộc sống đương thời, lý giải nó bằng quan điểm khoa học, sâu sắc, trả lời được những câu hỏi mà khán giả hôm nay quan tâm. Nói cách khác, cuộc sống ngày hôm nay chính là lý do để sân khấu đưa các vấn đề của lịch sử, của ngày hôm qua trở về. Sự trở về này phải bằng một hình thức, nội dung mới mẻ, hấp dẫn, vừa trung thành với bản chất của lịch sử, vừa không xa lạ với khán giả hôm nay. Đây chính là những vấn đề mà luận án Tính hiện đại trong kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử tiếp tục kế thừa, nghiên cứu, đi tới thống nhất một tên gọi, một khái niệm về một trong những phẩm chất quan trọng của tác phẩm sân khấu nói chung và kịch nói về đề tài lịch sử nói riêng. 17 1.1.2. Nghiên cứu của các học giả trong nước Tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu nói chung và sân khấu về đề tài lịch sử nói riêng đã được các nhà hoạt động sân khấu trong nước nghiên cứu cùng với sự đa dạng về thể tài, thể loại và đề tài của sân khấu Việt Nam. Tính hiện đại cũng được tiếp cận trong mối tương đồng với tính đương thời, tính đương đại, tính thời đại và tính thời sự. Tại Hội nghị đầu tiên Bàn về đề tài lịch sử của Viện Sân khấu [74] tổ chức ngày 17/12/1979 tại Hà Nội, tính đương thời trong sân khấu về đề tài lịch sử đã được đặt ra và nhiều học giả đã xem đó như một tiêu chí, một giải pháp để đổi mới, mang đến tính hiện đại cho nghệ thuật sân khấu. Các tác giả Lê Ngọc Cầu, Nguyễn Đức Lộc, Nguyễn Đức Nam đã đưa ra quan điểm rằng, nếu không vì những vấn đề của hiện tại thì lịch sử không được hồi sinh trên sân khấu hiện đại. Bản thân lịch sử ngày hôm qua không thể giải quyết trực tiếp được những vấn đề của hôm nay, nhưng thông qua tác phẩm nghệ thuật, giá trị của lịch sử được phát huy và nhân lên bởi những con người đang làm nên lịch sử hôm nay, nhằm thúc đẩy, cổ vũ và nâng cao những tình cảm đương thời. Đến Hội nghị chuyên đề Sân khấu với đề tài lịch sử [37] do Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức ngày 20, 21/9/1996 tại Hà Nội thì vấn đề tính đương thời trong sân khấu đề tài lịch sử vẫn tiếp tục được đặt ra. Qua các bài tham luận, các tác giả đều thống nhất rằng những vấn đề của cuộc sống đương thời chính là lý do để câu chuyện lịch sử trong quá khứ được trở về với hiện tại. Các tác giả Tất Thắng, Lê Duy Hạnh, Mịch Quang, Xuân Yến, Dương Ngọc Đức, Hồ Ngọc, Trần Trí Trắc... cho rằng viết về đề tài lịch sử chính là hướng tới con người đương thời, con người hôm nay, lấy chuyện ngày xưa để nói chuyện ngày nay. Các tác giả Nguyễn Đình Thi, Ngô Thảo, Nguyễn Đức Lộc, Hà Văn Cầu, Hoàng Luyện cho rằng sân khấu đề tài lịch sử chính là làm cho 18 lịch sử sống lại với đương thời... Tính đương thời ở đây được các học giả lý giải trên cơ sở mối quan hệ giữa cuộc sống đương thời với những vấn đề của lịch sử trong tác phẩm. Khi hình thành được sự kết nối giữa những vấn đề được phản ánh trong tác phẩm với cuộc sống hôm nay thì tác phẩm có tính đương thời. Chính tính đương thời đã làm nên giá trị của tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử. Khi bàn về tính đương thời trong sân khấu về đề tài lịch sử, một số học giả đã nhấn mạnh đến vai trò, sự hiện diện của cuộc sống hôm nay trong mỗi tác phẩm. Tại Tọa đàm Nghệ thuật sân khấu sáng tạo về đề tài lịch sử [18] do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức ngày 14/11/2012 tại Hà Nội, các tác giả Phạm Duy Khuê, Nguyễn Văn Thành, Lê Quý Hiền qua các bài tham luận của mình đều tán thành quan điểm rằng: Những vấn đề của lịch sử cần phải được cảm nhận, lý giải theo quan điểm của ngày hôm nay, của đương thời, tìm được mối dây liên hệ với cuộc sống hôm nay thì tác phẩm mới có giá trị. Đến Hội thảo khoa học toàn quốc Sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử [17] do Hội đồng Lý luận phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương tổ chức ngày 15/12/2012 tại Hà Nội thì mối quan hệ giữa sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử với cuộc sống đương đại đã trở thành một chủ đề được quan tâm. Trong bài tổng kết Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh đã viết rằng, ông rất tâm đắc với ý kiến của nhà văn Thái Bá Lợi: “Lịch sử là hôm nay”, đồng thời nhấn mạnh “nếu ...o mang được tinh thần thời đại nhưng không xung đột với tâm thức của cộng đồng về các giá trị lịch sử. Như vậy, quá trình tiếp cận, tái hiện sự kiện lịch sử và tiếp cận, sáng tạo nhân vật lịch sử sẽ quyết định rất lớn đến thành công và mang đến tính hiện đại cho tác phẩm kịch nói về đề tài lịch sử. Quá trình sáng tạo này sẽ được chúng tôi nghiên cứu, luận giải cụ thể ở hai chương sau của luận án. Tiểu kết Tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu là tính mới trong cách tiếp cận, khám phá, tái tạo hiện thực, thể hiện ở quan điểm, cách nghĩ, cách làm mới, khoa học và nhân văn, sản phẩm sáng tạo phải đề cập đến những vấn đề mà con người, xã hội quan tâm, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người. Một tác phẩm sân khấu có tính hiện đại phải đạt tới những tiêu chí: Phát hiện, tiếp cận, phản ánh những vấn đề đang là mối quan tâm chung của mọi con người, mọi xã hội; lý giải những vấn đề được phản ánh bằng quan điểm mới, tiến bộ, khoa học, nhân văn; tác phẩm mang được tinh thần thời đại của đối tượng phản ánh, của người sáng tác và có sự kết nối tinh tế với những vấn đề mà xã hội đương đại quan tâm; tác phẩm được chuyển tải bằng một 35 hình thức và phương tiện nghệ thuật hiện đại, giàu tính biểu cảm, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của khán giả đương thời. Tính hiện đại trong tác phẩm kịch nói về đề tài lịch sử thể hiện ở việc lựa chọn, phản ánh những tư liệu lịch sử có thể gợi mở đến những vấn đề đang là mối quan tâm chung của con người, xã hội. Hiện thực lịch sử ấy phải được lý giải bằng quan điểm tiến bộ, khoa học, nhân văn, vừa trung thành với tinh thần của lịch sử, vừa kết nối tinh tế với hiện thực đương đại. Tính hiện đại trong tác phẩm kịch nói về đề tài lịch sử được thể hiện tập trung nhất trong quá trình tiếp cận, tái hiện sự kiện lịch sử và tiếp cận, sáng tạo nhân vật lịch sử. Tính hiện đại đã góp phần làm nên giá trị của tác phẩm kịch nói về đề tài lịch sử. 36 Chương 2 TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG CÁCH TIẾP CẬN, TÁI HIỆN SỰ KIỆN LỊCH SỬ 2.1. Tổ chức lại sự kiện, hình thành diện mạo lịch sử mới trong tác phẩm Khi nói về lịch sử, Romain Rolland - nhà văn Pháp đã viết rằng: Lịch sử anh hùng mà tôi hình dung được trong óc, chẳng phải là ngọn đèn sau đuôi một đoàn tàu, mà ánh sáng bập bùng của nó chỉ chiếu rọi lờ mờ quãng đường đã đi. Nó phải là ngọn hải đăng ban đêm, bằng một tia chói lọi, chỉ rõ vị trí của con tàu giữa đại dương: từ nơi nào nó tới và nó sẽ đi tới nơi nào. Quá khứ không hề có một thực tế nào tách khỏi hiện tại [76, tr 49, 50]. Quá khứ không thể và không có một giây phút nào có thể tách khỏi hiện tại, cũng như hiện tại không thể tách mình ra khỏi tương lai. Cuộc sống vốn là sự vận động và hoán đổi liên tục vị trí giữa quá khứ - hiện tại - tương lai, tiến tới hình thành cả tiến trình lịch sử. Lịch sử, theo như cách quan niệm của Romain Rolland thì nó chính là ngọn hải đăng ban đêm, chỉ rõ cho con người hiện đại biết mình đang đứng ở đâu (về dân tộc, văn hóa), mình đã đến từ đâu (xuất xứ, truyền thống) và sẽ đi tới đâu (tương lai). Nghĩa là, khi am hiểu lịch sử, hiểu ông cha, thì con người hiện đại sẽ nhận diện được chính mình, hiểu chính mình và sẽ định hướng được tương lai của mình. Sáng tạo tác phẩm kịch về đề tài lịch sử tức là sáng tạo trên cơ sở chất liệu cuộc sống của quá khứ, về lý tưởng, tác phẩm ấy phải là chiếc cầu kết nối để con người hiện đại khám phá quá khứ, lý giải hiện tại và định hướng tương lai. Khám phá quá khứ chính là quá trình người tác giả dùng quan điểm, tư duy của mình nhận thức, đánh giá lịch sử; lý giải hiện tại là khi người tác giả bằng cảm quan của mình phân tích, lý giải những vấn đề đặt ra từ hiện thực lịch sử, 37 kết nối nó với đời sống hiện tại; định hướng tương lai chính là ý nghĩa tư tưởng toát ra từ những sự kiện lịch sử được tái hiện trong tác phẩm. Giá trị và tính hiện đại của tác phẩm kịch về đề tài lịch sử được hình thành trong quá trình này. Lựa chọn, tổ chức sự kiện lịch sử, hình thành một diện mạo lịch sử mới trong tác phẩm là thao tác cần thiết của hầu hết các nhà viết kịch lịch sử. Quá trình này sẽ mang theo quan điểm, nhận thức của tác giả về lịch sử, đồng thời, hiện thực hóa ý đồ sáng tạo của tác giả. Việc tổ chức sự kiện lịch sử trong tác phẩm còn phải được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với thể tài và thể loại tác phẩm mà tác giả lựa chọn. Xuất phát từ mục đích sáng tạo khác nhau sẽ dẫn đến việc lựa chọn, tổ chức sự kiện lịch sử không giống nhau ở mỗi nhà viết kịch. Có người chọn một sự kiện, có người chọn nhiều sự kiện, có người đặt sự kiện này làm trung tâm, có người đặt sự kiện khác làm trung tâm. Việc tổ chức sự kiện lịch sử này có thể làm thay đổi hoặc tạo nên những xung đột mới của hiện thực lịch sử được phản ánh trong tác phẩm. Cuộc chuyển giao quyền lực giữa nhà Lý và nhà Trần mà cụ thể là giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh có lẽ đã trở thành câu chuyện bi thương, khốc liệt và nhuốm màu huyền thoại nhất trong lịch sử các triều đại Việt Nam. Bản thân câu chuyện lịch sử này đã đặt ra rất nhiều vấn đề về nhân tình thế sự, về nghĩa nước, tình nhà, về quyền lực và hạnh phúc riêng tư chưa bao giờ hết "nóng", chưa bao giờ thôi ám ảnh, cũng như chưa bao giờ có thể khai thác cạn cùng. Câu chuyện lịch sử này gắn liền với số phận nhân vật Lý Chiêu Hoàng cùng với 4 sự kiện đáng nhớ: Sự kiện truyền ngôi (Lý Huệ Tông truyền ngôi cho con gái Chiêu Hoàng khi mới 7 tuổi), sự kiện nhường ngôi (Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh và lui xuống làm hoàng hậu), sự kiện truất ngôi (Chiêu Hoàng bị truất ngôi hoàng hậu, giáng xuống làm công chúa) và sự kiện gả chồng (Trần Thái Tông gả Chiêu Thánh cho tướng quân Lê 38 Tần). Tất cả đã trở thành đề tài của rất nhiều tác phẩm sân khấu, trong đó có kịch nói. Khi vào tác phẩm, không phải tác giả nào cũng khai thác cả bốn sự kiện trên. Có tác phẩm khai thác một sự kiện như Mệnh đế vương của tác giả Hùng Tấn - chỉ khai thác sự kiện gả chồng; có tác phẩm khai thác hai sự kiện như Rừng trúc của tác giả Nguyễn Đình Thi - khai thác sự kiện truất ngôi và sự kiện gả chồng; có những tác phẩm khai thác ba sự kiện như Cột trụ chống trời của tác giả Nguyễn Anh Biên; Độc thoại đêm của tác giả Lê Duy Hạnh - khai thác sự kiện truyền ngôi, sự kiện nhường ngôi và sự kiện truất ngôi Sự khác nhau này phải chăng nằm ở mục đích đối thoại với cuộc sống hôm nay của mỗi tác giả? Nếu như Cột trụ chống trời muốn khẳng định vai trò của một cá nhân trước cơn nguy biến của lịch sử nên đã lựa chọn cả ba sự kiện như là sự dẫn giải cho sự ra đời của một triều đại mới thì Rừng trúc với thông điệp việc nước là lớn nhất, nhưng việc người với người cũng không thể nhỏ hơn đã khai thác sự kiện truất ngôi và sự kiện gả chồng, đặt thân phận người phụ nữ vào những khúc quanh nghiệt ngã của số phận Rừng trúc bắt đầu bằng âm mưu của Trần Thị Dung - lúc này đã là công chúa Thiên Cực - phu nhân của Thống quốc thái sư Trần Thủ Độ. Bà ta lo lắng vì nhà vua mãi chưa có con, tuổi xuân đang độ, cung phi mỗi ngày một đông, con gái các quan lại thì ngấp nghé, ngôi hoàng hậu nhà Trần nếu về tay dòng họ khác thì sinh nhiều chuyện, mà tính mạng mẹ con bà ta cũng khó được bảo toàn. Thiên Cực bèn bàn với Trần Thủ Độ phải ngay lập tức lo cho nhà vua có vợ và con trai, rồi nói luôn mục đích đưa Thuận Thiên vào thế chỗ Chiêu Thánh, dù Trần Thủ Độ phản ứng rằng: Nhà vua mà lại đi cướp vợ ông anh thì còn ra thế nào! Bằng lý lẽ xác đáng, Thiên Cực đã thuyết phục chồng rằng lập Thuận Thiên lúc này là lựa chọn tốt nhất. Khi Thủ Độ e đức vua và Thuận Thiên không chịu thì bà ta nhận sẽ đứng ra một tay tác thành. 39 Dù rất đỗi đau khổ, nhưng cuối cùng thì cả Chiêu Thánh, Trần Cảnh và Thuận Thiên đều phải chấp nhận sự xếp đặt ngang trái này. Chiêu Thánh đã từ bỏ tất cả, về ở trong ngôi nhà vườn bên Hồ Tây. Trần Cảnh bế tắc, chán nản bỏ ngôi báu ra đi. Lo sợ việc lớn không thành, sau khi biết được nơi đức vua đang trú ngụ, Trần Thủ Độ quyết: vua ở đâu là triều đình ở đó, và lệnh cho các quan đầu triều lên đường đi Yên Tử. Không muốn việc nước thêm rối ren, Trần Cảnh trở về, giảng hòa với Trần Liễu và chung sống với Thuận Thiên. 20 năm sau, thắng giặc Nguyên Mông, Lê Tần đến thăm nhà công chúa Chiêu Thánh vì lời hẹn ước, dù trong kịch họ chưa gặp được nhau, nhưng người xem ngầm hiểu rằng hạnh phúc mới đã đến với cuộc đời của Chiêu Thánh. Như vậy, có thể thấy rằng, tác giả Rừng trúc chỉ sử dụng trực tiếp hai sự kiện chính trong cuộc đời Lý Chiêu Hoàng, nhiều sự kiện quan trọng khác chỉ được ông tái hiện gián tiếp. Nhà văn cũng không tuân thủ trình tự thời gian xuất hiện các sự kiện như sử sách đã ghi chép mà có những sự kiện xảy ra sau lại được ông đặt lên trước với mục đích làm nổi bật sự kiện trung tâm, qua đó chuyển tải ý đồ sáng tạo của mình. Kịch bản bắt đầu bằng tấn bi kịch cuối cùng của Chiêu Thánh, khi nàng buộc phải từ bỏ ngôi hoàng hậu theo lệnh của mẹ là Trần Thị Dung và chú là Trần Thủ Độ. Trong chính sử, thì đó là giai đoạn mà bản thân Chiêu Thánh đã không còn sức phản kháng, sau khi phải nhường ngôi hoàng hậu cho chị, nàng đã sống lặng lẽ trong cung sâu cho đến khi gặp được tình yêu của Lê Tần. Sử viết rằng: Chiêu Thánh công chúa lên ngôi năm Giáp Thân (1224) tức là Lý Chiêu Hoàng. Vua còn nhỏ nên quyền bính ở cả Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ đưa các cháu vào cung cấm giữ các chức vụ lớn nhỏ Trần Cảnh là con thứ hai của Trần Thừa, lúc đó mới lên 8 tuổi, cùng tuổi với Lý Chiêu Hoàng. Một lần Trần Cảnh bưng nước rửa mặt cho 40 vua. Chiêu Hoàng thấy Trần Cảnh đem lòng yêu mến. Từ đó, mỗi khi vui chơi, Chiêu Hoàng đều cho gọi Trần Cảnh đến cùng chơi. Có hôm Trần Cảnh bưng chậu nước đứng hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt, lấy tay té nước ướt cả mặt Cảnh. Đến khi Cảnh bưng khăn chầu thì vua bà lấy khăn ném cho Trần Cảnh. Khi về nhà Trần Cảnh đã kể riêng với Trần Thủ Độ, Thủ Độ nói: - Nếu thực như thế thì họ ta làm vua chăng? Hay chết cả họ chăng? Hôm khác Chiêu Hoàng lại lấy khăn chầu ném cho Trần Cảnh. Cảnh quỳ lạy: - Bệ hạ có tha tội cho thần không? Thần xin vâng mệnh. Chiêu Hoàng cười: - Tha cho ngươi! Nay ngươi đã biết nói khôn đó! Cảnh lại về nói với Thủ Độ. Sợ việc bị tiết lộ thì bị giết cả, Thủ Độ đem gia thuộc thân thích vào trong cung cấm, sai đóng cửa thành và các cửa cung. Các quan vào chầu đều không được vào. Thủ Độ loan báo: - Bệ hạ đã có chồng rồi! Các quan đều nói: Đó là việc tốt, xin cho chọn ngày vào chầu. Thế là ngày 21 tháng 11 năm Ất Dậu có chiếu của Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh và ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu (tháng 1 – 1225) Chiêu Hoàng thiết triều ở điện Thiên An ngự trên giường báu, các quan mặc triều phục lạy ở sân rồng. Chiêu Hoàng trút bỏ áo ngự, khuyên mời Trần Cảnh lên ngôi vua. Sau 3 lần nhún nhường làm phép, Trần Cảnh ngồi lên ngai vàng chính thức làm hoàng đế Lấy nhau hơn chục năm, Chiêu Thánh vẫn không sinh nở gì. Trần Thủ Độ lo sợ vua Thái Tông Trần Cảnh tuyệt tự, không kẻ nối dõi ngôi vua, bèn lấy Thuận Thiên chị ruột Chiêu Thánh, vợ Trần Liễu (anh ruột Trần Cảnh) lúc này đang có mang ép gả cho Trần Cảnh. 41 Sau đó Trần Thủ Độ ép Thái Tông phải bỏ Chiêu Thánh mà lập Thuận Thiên làm hoàng hậu. Chiêu Thánh đau khổ, ẩn trong cung sâu, toan dứt nợ trần tục Mùng một Tết năm Mậu Ngọ (1258), sau khi đánh tan cuộc xâm lược của quân Nguyên lần thứ nhất, vua Thái Tông đặt đại lễ ở chính điện, có lệnh gả Chiêu Hoàng cho Lê Phụ Trần, một đại tướng có công lớn trong cuộc kháng chiến vừa qua [9, tr 48]. Nhưng ở Rừng trúc, tác giả không tái hiện toàn bộ câu chuyện lịch sử này, mà dùng sự kiện truất ngôi hoàng hậu làm sự kiện mở đầu, để toàn bộ tấn bi kịch cuộc đời Lý Chiêu Hoàng trở về. Khán giả được gặp lại tất cả, từ chuyện của những ngày vua bà 8 tuổi ném khăn chầu cho Trần Cảnh và dẫn đến chuyện hôn thú giữa hai người; chuyện nhường ngôi cho Trần Cảnh giữa trời đất núi sông khi cả hai đã trưởng thành để Chiêu Hoàng chính thức tuyên bố nhà Lý đã hết vai trò lịch sử và nhà Trần được chính danh lo việc nước Tuy việc sắp xếp các sự kiện lịch sử không theo đúng trình tự thời gian của lịch sử, nhưng câu chuyện lịch sử năm nào vẫn được tái hiện sinh động, tác giả đã hướng các nhân vật lịch sử của mình vào trọng trách cao cả, vì sự tồn vong của giang sơn, xã tắc. Tác giả Rừng trúc đã sử dụng sự kiện truất ngôi hoàng hậu để bắt đầu tấn bi kịch của Lý Chiêu Hoàng - khi nàng đã 20 tuổi. Đây là lúc nàng đủ trưởng thành để thấu hết nỗi đau mất cha, mất ngôi báu mà tổ tiên để lại, là lúc nàng đã biết phải đối phó với những mất mát như thế nào. Sau khi sự kiện truất ngôi hoàng hậu diễn ra, sự kiện nhường ngôi hoàng đế mới được tái hiện. Đặt buổi lễ nhường ngôi sau 11 năm so với thực tế, Nguyễn Đình Thi đã biến một sự kiện vốn vùi dập hoàn toàn cuộc đời của một nữ vương trở thành một sự kiện tất yếu nếu muốn giữ nước. Chiêu Thánh đã rất khảng khái mà rằng: 42 Có ở đâu, bao giờ, như hôm nay, giữa thành Thăng Long mĩ lệ của đất Việt ta, một đôi người cũ gặp nhau tâm sự lại chính là hai vua của hai triều cao cả Cái ngày lễ năm Dậu, tôi từ ngai vàng bước xuống mời bệ hạ lên ngôi, bây giờ nhớ lại, tôi thấy thương cho cả hai đứa trẻ lúc ấy Tiếc rằng nhà Lý tôi đến đây là hết, nhưng tôi mừng là nhà Trần mở đầu được có bệ hạ. Xin bệ hạ tha lỗi, tôi vẫn thầm coi chuyện nhường ngôi mười một năm trước là không có. Hôm nay mới thật là ngày, trước trời đất núi sông, Chiêu Hoàng tôi kính mời đức vua mở nghiệp lớn nhà Trần nhận lấy công việc đất nước Đại Việt này [59, tr 271, 272]. Chính Nguyễn Đình Thi đã “huyền thoại hóa” sự kiện lịch sử này. Ông đã lùi nó về sau sự kiện Chiêu Thánh bị truất ngôi hoàng hậu. Việc truyền ngôi trước đây giữa văn võ bá quan thì cả Chiêu Hoàng và Trần Cảnh đều là hai đứa trẻ, giờ đây, khi cả hai đã đủ suy nghĩ để xét đoán mọi việc, Chiêu Hoàng mới chính thức thực hiện nhiệm vụ quan trọng này vì xét thấy cần phải làm như vậy. Với lịch sử, thì đây là một sự kiện động trời, nó đã chính thức đánh dấu sự ra đời của một triều đại mới, vĩnh viễn khép lại một triều đại đã hết vai trò lịch sử. Nguyễn Đình Thi lại chỉ coi nó như một sự kiện đã qua, đã thuộc về lịch sử, tái hiện nó chẳng qua vì muốn khẳng định vị thế của Chiêu Thánh, thể hiện cái Tâm và sự hy sinh của nàng cho xã tắc. Nàng muốn để nhà Trần chính danh mà được lo việc nước. Lồng ghép sự kiện nhường ngôi hoàng đế vào trong sự kiện truất ngôi hoàng hậu, tác giả đã tạo cho Chiêu Hoàng một vị thế ngoài vòng tầm thường. Không tổ chức sự kiện lịch sử theo nguyên tắc tăng dần đều về cấp độ của xung đột, nhà văn Nguyễn Đình Thi chỉ lựa chọn hai sự kiện sau cùng của bi kịch Lý Chiêu Hoàng để viết Rừng trúc. Qua hai sự kiện này, các sự kiện quan trọng khác gián tiếp được tái hiện để kết nối logic, hoàn thiện một mạch 43 chảy liên tục của đời sống lịch sử trong tác phẩm. Việc lựa chọn phong cách viết kịch luận đề của tác giả đã khiến cho sự đảo lộn trình tự xuất hiện các sự kiện lịch sử trong tác phẩm trở thành hợp lý. Ý tưởng sáng tạo của tác giả qua đó bộc lộ rõ ràng hơn, thuyết phục hơn. Diện mạo lịch sử của thời khắc chuyển giao quyền lực giữa nhà Lý và nhà Trần đã được tác phẩm khắc họa rõ nét cùng với dấu ấn sáng tạo không thể phủ nhận của nhà văn. Đó là một thời khắc lịch sử vô cùng khốc liệt, đẩy nhân vật lịch sử đến giới hạn cao nhất của thử thách để bộc lộ tính cách, còn tác giả có cơ hội bộc lộ quan điểm, tư tưởng của mình. Vấn đề việc nước là lớn nhất, nhưng việc người với người cũng không thể là nhỏ hơn đã được tác giả chuyển hóa vào từng sự kiện, nhân vật kịch. Vì mục đích nhấn mạnh đến “việc người” mà nhà văn Nguyễn Đình Thi đã thay đổi diện mạo xung đột trong tác phẩm, đặt Trần Thị Dung vào vế bên kia của xung đột, thay cho Trần Thủ Độ. Từ âm mưu soán đoạt ngôi báu đến việc sắp đặt cuộc hôn nhân trái với cương thường đều do một mình Trần Thị Dung là tác giả. Những hành động quyết liệt, chà đạp lên tình cảm ruột thịt để đạt tới một mưu đồ chính trị của Trần Thị Dung đã tạo nên sự đối trọng giữa việc nước và việc người mà tác phẩm muốn đề cập. Nguyễn Đình Thi không thay đổi bản chất của xung đột mà thay đổi về “chất” của xung đột khiến thông điệp của tác phẩm trở nên có sức nặng mà không xa lạ với lịch sử. Câu chuyện lịch sử năm xưa không thể gói lại trong một ngày, càng không thể gói lại trong 3 tiếng trên sàn diễn, nhưng cách đặt vấn đề của tác giả đã khiến cho Rừng trúc có một diện mạo lịch sử vừa đậm chất nghệ thuật, lại đầy chất lịch sử. Vẫn là những sự kiện và nhân vật lịch sử quen thuộc ấy, nhưng hiện thực lịch sử trong tác phẩm đã trở thành hoàn cảnh thử thách nhân vật lịch sử. Theo đó, các nhân vật lịch sử đều trở nên lý trí, tỉnh táo đến phi 44 thường. Hoàn cảnh lịch sử trong tác phẩm vừa tiếp tục được không khí bi kịch của giai đoạn lịch sử đó, vừa mang chở được tâm sự của nhà văn. Vượt lên một cốt truyện cụ thể, thì đây còn là câu chuyện của một thời khắc lịch sử, khi những đòi hỏi tất yếu của lịch sử cho sự tồn vong của giang sơn, buộc những nhân vật lịch sử phải cân nhắc giữa tình riêng và nghĩa chung. Mẹ trở nên tàn tệ với con cũng bởi sự tồn vong của sơn hà xã tắc, của sự biết nhìn xa trông rộng khi ba đời nhà Lý đã bê tha hưởng lạc để dân tình khốn khổ. Chồng cạn tình với vợ cũng là bởi sự duy trì của dòng tộc. Chiêu Thánh dám đối diện với tất cả sự thật cay đắng đó cũng là bởi đã ý thức hết trọng trách lịch sử của mình, ý thức được sự cần thiết phải hy sinh của bản thân mình cho xã tắc. Tất nhiên, điều này sẽ thuyết phục nếu nhìn từ yêu cầu của “việc nước”, còn ở khía cạnh “việc người” với tinh thần nhân bản vốn có trong mỗi người thì đây là những hành động không dễ gì được chấp nhận, chia sẻ. Vì lẽ đó, thông điệp Việc nước là lớn nhất, nhưng việc người với người cũng không thể là nhỏ hơn đã không những chuyển tải được tâm tư của nhà văn mà còn kết nối được sự kiện lịch sử năm xưa với đời sống của hiện thực đương đại. Diện mạo lịch sử trong Rừng trúc đã thể hiện rõ nhận thức và quan điểm sáng tạo của nhà văn Nguyễn Đình Thi về lịch sử. Ông đã tái tạo lịch sử bằng những luận giải sắc sảo của mình, đồng thời gửi gắm nhiều tâm sự về việc nước, việc người - những vấn đề “nóng” đang được đặt ra ở thời đại ông đang sống. Tác phẩm đã cập nhật được tới những vấn đề mà con người hiện đại quan tâm, cho dù nó viết về một câu chuyện lịch sử từ triều đại Lý - Trần. Cùng viết về nhân vật lịch sử Lý Chiêu Hoàng, nhưng trong Cột trụ chống trời, tác giả Nguyễn Anh Biên đã lựa chọn và xử lý sự kiện dưới một góc tiếp cận khác. Giai đoạn khi Chiêu Hoàng còn nhỏ, tác giả đã khai thác sự kiện Lý Huệ Tông truyền ngôi cho con. Khi đó, Chiêu Hoàng còn là một 45 đứa trẻ lên 8, trong sáng, thơ ngây, không ý thức hết được trọng trách cũng như những vinh hoa mà ngai vàng mang lại. Khi được cha truyền ngôi, Chiêu Hoàng ngỡ ngàng đến mức sợ hãi. Nàng không thể hiểu được chuyện gì đang xảy ra và đã ngúng nguẩy từ chối “Con không thích ngồi trên ngai vàng đâu, con không thích đội vương miện đâu, con không thích mặc áo long bào đâu. Sao vua cha lại nhường ngôi cho con?”. Sự kiện này được tác giả sử dụng như sự kiện khởi đầu, để sau đó, ông dùng tiếng vọng trong cánh gà để khắc họa cảnh chơi đùa cưỡi ngựa, đuổi bướm, hái hoa giữa Chiêu Hoàng và Trần Cảnh, dẫn đến ý đồ soán ngôi của Trần Thủ Độ. Sự kiện Chiêu Hoàng lên ngôi không quan trọng đối với nhà văn Nguyễn Đình Thi khi viết Rừng trúc nhưng lại vô cùng quan trọng với tác giả Nguyễn Anh Biên khi ông viết Cột trụ chống trời. Có thể nói, đây là sự kiện then chốt đưa đến tấn bi kịch của cuộc đời Lý Chiêu Hoàng sau này. Sự kiện này được bắt đầu với bao dự báo bất trắc đang rình rập, vì vua cha từ bỏ ngai vàng vào chùa Chân Giáo quy y cửa Phật, con gái lên kế nghiệp còn quá nhỏ bé, ngây thơ. Tác giả Nguyễn Anh Biên đã lấy sự kiện khởi đầu tấn bi kịch Lý Chiêu Hoàng làm sự kiện khởi đầu trong kịch của ông. Sự tuân thủ về mặt logic thời gian này khiến câu chuyện kịch thống nhất về mặt nội dung, phù hợp với kết cấu của một tác phẩm chính kịch, song lại chưa thực sự tạo được ấn tượng. Khi Chiêu Hoàng trở thành một thiếu nữ 19 tuổi, biết nhận thức sự đúng sai, phải trái, đồng thời biết được mình đã trở thành một con rối trong tay người khác thì bao nhiêu biến cố đã xảy ra với nàng: cha bị bức tử, mẹ đẻ thông đồng với Trần Thủ Độ mưu toan cướp ngôi nhà Lý cho nhà Trần rồi tái giá với Trần Thủ Độ, hoàng tử Trịnh vừa sinh ra đã chết yểu Nguyễn Anh Biên không trực tiếp tái hiện lại những bi kịch đó trong kịch bản của mình mà tập trung vào sự kiện Chiêu Thánh phải nhường nốt ngôi hoàng hậu. Hiện tại 46 bế tắc, quá khứ ám ảnh, đã khiến tâm tư nàng không lúc nào nguội, lúc nào cũng sôi lên. Bằng sự dồn nén sự kiện kịch, dẫn đến bội số về tấn bi kịch của Lý Chiêu Hoàng, Nguyễn Anh Biên đã lý giải hợp lý tại sao nàng lại trở thành một con người đầy thù hận, chứ không bao dung và rộng lượng như Chiêu Thánh của Nguyễn Đình Thi. Bởi vì, qua Cột trụ chống trời, Nguyễn Anh Biên muốn đề cập đến thân phận một con người trước ván cờ thế sự. Chiêu Thánh là nạn nhân, là con rối trong tay những toan tính, sắp đặt, vì thế, nàng không thể vượt lên hoàn cảnh để tha thứ hay bao dung cho những kẻ đã gây nên bi kịch của đời nàng. Diện mạo lịch sử ở thời khắc chuyển giao quyền lực giữa nhà Lý và nhà Trần trong kịch Nguyễn Anh Biên nghiêng nhiều về thù hận và có phần u uất. Chính tác giả đã từ ý đồ sáng tạo của mình mà tạo dựng lên không khí ấy. Nếu như nhà văn Nguyễn Đình Thi gửi gắm những suy tư “luận đề” của mình ở nhân vật Chiêu Thánh thì Nguyễn Anh Biên đặt lên vai nhân vật Trần Thủ Độ. Tác giả đã ví Trần Thủ Độ với hình ảnh của chiếc cột trụ chống trời và biện minh cho lỗi lầm của nhân vật bằng sứ mệnh gánh vác giang sơn. Nguyễn Anh Biên đã tổ chức sự kiện theo đúng logic lịch sử, đặt nhân vật lịch sử trong mối xung đột giữa lợi ích quốc gia và hạnh phúc riêng tư, hài hòa trong “không gian” của tác phẩm chính kịch. Chính tác giả đã nâng tầm xung đột trong lịch sử, chuyển nó thành mối quan hệ giữa chuyện quốc gia đại sự với hạnh phúc riêng tư và lựa chọn của nhân vật hiển nhiên sẽ nghiêng về phía quốc gia đại sự. Xung đột trong tác phẩm đã trở thành xung đột có tính chất xã hội và tác giả Nguyễn Anh Biên có cơ hội để biện minh cho những hành động của Trần Thủ Độ. Nhà viết kịch Chu Thơm trong kịch bản Mỹ nhân và anh hùng lại lựa chọn cách tổ chức sự kiện lịch sử theo mạch kể chuyện qua sự hiện diện của 47 các nhà chép sử. Vào kịch là sự kiện kiệu của Trần Thị Dung ngang nhiên đi vào thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, Trần Thị Dung và 2 lính tháp tùng tức giận, xô xát xảy ra. Trần Thủ Độ xuất hiện, ông ta bênh vực quân hiệu vì họ đang làm đúng chức trách của mình. Trần Thị Dung hờn dỗi quay kiệu về. Những bí mật trong cung cấm được hé lộ qua cách kể của các nhà chép sử: Vua Lý Huệ Tông bị trúng phong nên đau yếu, buồn bực, suốt ngày uống rượu rồi ngủ li bì. Việc chính sự giao cả cho Trần Tự Khánh. Tự Khánh chết, quyền lực rơi vào tay người em họ là Trần Thủ Độ. Thủ Độ ép Huệ Tông nhường ngôi lại cho con gái thứ là Chiêu Thánh mới lên tám tuổi, bức tử Lý Huệ Tông, dàn xếp cuộc hôn nhân giữa Chiêu Hoàng và Trần Cảnh, sau đó, dàn xếp tiếp việc Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Sự kiện thứ hai là việc Trần Thủ Độ ép Trần Cảnh lấy Thuận Thiên đang bụng mang dạ chửa, vì Chiêu Thánh mãi không có con. Trần Cảnh đau xót vì bị ép vào thế phải phụ bạc Chiêu Thánh, thương và lo cho số phận Chiêu Thánh nên đã quyết định sống mái một trận với Trần Thủ Độ. Chiêu Thánh can ngăn Trần Cảnh không nên vì nàng mà hãy vì giang sơn Đại Việt. Trần Cảnh không còn lựa chọn nào khác đành quỳ xuống tạ tội với Chiêu Thánh. Thuận Thiên và Chiêu Thánh tỏ thái độ oán hận với Thiên Cực. Trần Thủ Độ bênh vực vợ, nhắc Chiêu Hoàng phải hiểu tình thế của mình. Ông ta không phải là kẻ cướp ngôi nhà Lý, mà chỉ là người chuyển vương triều Lý sang vương triều Trần khi triều Lý đã mục ruỗng không thể cứu vãn được, nếu không dựng nhà Trần lên thì bọn phản loạn Quách Bốc, họ Nguyễn, họ Đàm sẽ biến nước Đại Việt thành “nồi da nấu thịt”. Sự kiện thứ ba là Trần Cảnh rời bỏ ngai vàng lên Yên Tử. Trần Thủ Độ lên Yên Tử gặp Trần Cảnh báo tin Hoài Vương dấy binh khởi loạn và yêu cầu nhà vua phải xử tội chết nhưng không được chấp nhận. Khuyên Trần Cảnh về 48 kinh không được, Trần Thủ Độ tuyên bố vua ở đâu thì triều đình ở đó, Trần Cảnh buộc phải trở về kinh thành. Sự kiện thứ tư là việc gả chồng cho Chiêu Thánh 20 năm sau. Trần Cảnh muốn thưởng công cứu giá cho tướng quân Lê Phụ Trần nhưng xét thấy vàng bạc, lụa là thì không xứng, mà chức Thái úy thì Tướng quốc Trần Quang Khải đang nắm giữ nên hỏi ý kiến Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung. Hai vợ chồng xin Trần Cảnh tác thành cho Chiêu Thánh và Lê Phụ Trần. Sự kiện thứ năm là thời điểm 19 năm sau (1278). Chiêu Thánh đã ở tuổi 60, đã có với Lê Phụ Trần hai người con. Bà nhớ lại những sự kiện chính đã xảy ra trong gia đình mình, nhớ lại những người đã khuất: Chị Thuận Thiên, mẹ Trần Thị Dung, Trần Cảnh, Trần Thủ Độ Bà hiểu rằng, vương triều Lý - một vương triều lẫy lừng kéo dài hơn hai trăm năm với chín đời vua làm cho đất nước thái bình, trăm họ yên vui, no ấm. Cái cũ phải ra đi thì cái mới mới đến. Vì vậy, cho dù rực rỡ đến mấy thì nhà Lý cũng phải tan rã, nhường chỗ cho một vương triều mới - đó là vương triều Trần Rất may đây là một vương triều được lãnh đạo bởi những con người kiệt xuất, đó là Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn đó là những hào kiệt của nước Nam. Tác giả Chu Thơm vẫn tiếp tục xung đột trong lịch sử, đó là xung đột giữa tham vọng thống trị, giữa sự tồn vong của giang sơn xã tắc với tình cảm giữa con người với con người mà đại diện là Trần Thủ Độ, Trần Thị Dung với Lý Chiêu Hoàng và nhà Lý. Trần Thủ Độ và họ Trần vẫn ở trên thế thắng, trên danh nghĩa là người chuyển vương triều từ nhà Lý sang nhà Trần khi nhà Lý đã hết vai trò lịch sử chứ không phải kẻ cướp ngôi. Đời sống lịch sử của giai đoạn chuyển giao quyền lực giữa hai triều đại Lý - Trần đã được tác giả Chu Thơm tái hiện sinh động, đầy đủ, qua đó, ông gửi gắm những tâm sự về 49 thế nước và tình nhà. Những hy sinh mà nhân vật lịch sử trong kịch phải trải qua đã nhận được sự chia sẻ của khán giả đương thời. Điều thú vị là các sự kiện lịch sử trong kịch Mỹ nhân và anh hùng đã được kết nối bởi cách kể và cách dẫn của hai nhà chép sử. Tác giả đã chọn cách đi vào chính sử qua thân phận của những người chép sử. Họ vừa là người chép sử, là nhân chứng lịch sử, đồng thời là dẫn chuyện để mỗi cảnh kịch giống như một trang sử mở ra. Những nỗi niềm về thế thái nhân tình của tác giả qua đó được bộc lộ. Không giống với các nhà viết kịch đi trước, Chu Thơm đã chọn cách tiếp cận từ thân phận lịch sử của Lý Chiêu Hoàng và Trần Thủ Độ. Ông coi họ là mỹ nhân và anh hùng của giai đoạn lịch sử đó. Họ phải chấp nhận hy sinh hạnh phúc của riêng mình, chấp nhận sự lên án của lịch sử vì trọng trách lịch sử họ đã gánh trên vai. Hiện thực lịch sử trong tác phẩm cũng được xây dựng theo cách hướng đến lý giải thân phận mỹ nhân và anh hùng của Lý Chiêu Hoàng và Trần Thủ Độ. Điều thú vị là ngay tại vở diễn về đề tài lịch sử, tác giả đã bày tỏ quan điểm về chân thực lịch sử qua chính thân phận của những người chép sử. Đối diện với sức ép từ nhiều phía, có những lúc nhà chép sử đã không còn được là chính mình, đã thỏa hiệp với giai cấp thống trị để được sống, nhưng rồi tính mạng họ cũng không được bảo toàn. Việc sắp xếp, tổ chức lại sự kiện lịch sử hiển nhiên sẽ dẫn đến sự hình thành một diện mạo lịch sử mới trong tác phẩm, mang đầy dấu ấn và ý đồ sáng tạo của nhà viết kịch. Quá trình tổ chức sự kiện lịch sử trong tác phẩm, có tác giả lựa chọn cách trung thành với tinh thần của lịch sử, nhưng cũng có những tác giả xây dựng một diện mạo lịch sử mới, tùy theo cách tiếp cận và nhận thức của từng người về lịch sử. Điều này đã dẫn đến sự hình thành một hiện thực lịch sử vô cùng phong phú trong các tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung và sân khấu kịch nói riêng. Sự phong phú này chỉ có thể có được thông qua những dấu ấn sáng tạo, qua những trăn trở của con người hậu thế 50 khi nhìn về lịch sử. Ba tác phẩm của ba tác giả hiện đại đều mang đến những tinh thần hiện đại cho những chất liệu lịch sử xưa cũ. Cả ba tác phẩm này đều để lại những dấu ấn riêng trong đời sống tinh thần của khán giả đương thời. Nhưng ở Rừng trúc là dấu ấn của những luận giải sắc sảo, những phát hiện tinh tế về việc nước và việc người của một nhà văn, nhà thơ, một nhạc sĩ tài hoa. Tư tưởng nhân văn của ông được gửi gắm lặn sâu vào tác phẩm trong những quan điểm sống đầy vị tha của Chiêu Thánh và cái kết có hậu cho hạnh phúc của nàng. Việc xử lý, tổ chức lại sự kiện lịch sử trong tác phẩm cũng mang đầy dấu ấn của một thi sĩ tài hoa khi ông hoán đổi thứ tự xuất hiện của chúng để khắc họa một không gian kịch đầy triết lý và không kém phần lãng mạn. Không “chơi kịch” như nhà văn Nguyễn Đình Thi, tác giả Nguyễn Anh Biên là người của sân khấu, ông thận trọng trong việc tuân thủ logic, cấu trúc của tác phẩm kịch. Phát hiện của ông về biểu tượng cột trụ chống trời gắn với hình tượng Trần Thủ Độ cùng những trọng trách lịch sử lớn lao mà nhân vật phải đảm trách đã đưa câu chuyện lịch sử năm xưa kết nối được với đời sống hiện thời. Có thể nói, đó là những vấn đề muôn thuở, đã được xác lập từ lâu trong ý thức hệ của người phương Đông đã được tác giả phát hiện và lý giải trong tác phẩm của mình. Tác phẩm xuất hiện sau nhất là Mỹ nhân và anh hùng của tác giả Chu Thơm vào năm 2009. Đứng trước những thành công lớn của các tác giả đi trước, ông đã biết tìm c...hí: Phát hiện, tiếp cận, phản ánh những vấn đề đang là mối quan tâm chung của con người, xã hội; Lý giải những vấn đề được phản ánh bằng quan điểm mới, tiến bộ, khoa học, nhân văn; Tác phẩm mang được tinh thần thời đại của đối tượng phản ánh, của người sáng tác và có sự kết nối tinh tế với những vấn đề mà xã hội đương đại quan tâm; Tác phẩm được chuyển tải bằng một hình thức và phương tiện nghệ thuật hiện đại, giàu tính biểu cảm, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của khán giả đương thời. Tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu đã được phần lớn các nhà hoạt động sân khấu đồng nhất với tính đương đại, tính đương thời, tính thời đại với mục đích diễn tả việc sáng tạo bằng quan điểm, tư duy hiện đại, hướng tới đời sống đương đại của các tác phẩm sân khấu. Dưới góc độ nào đó, tính hiện đại 130 trong nghệ thuật sân khấu nói riêng và trong tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung đã bao hàm các giá trị của tính đương đại, tính thời đại, tính đương thời và tính thời sự... Tuy nhiên, tính hiện đại đặc biệt chú trọng đến sự mới mẻ, nhạy bén trong khả năng khám phá, phát hiện hiện thực và sự sâu sắc, tinh tế, khoa học trong cách luận giải hiện thực được phản ánh trong tác phẩm. 2. Tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử lấy những sự kiện và nhân vật có thật trong lịch sử làm đối tượng miêu tả. Khi đưa lịch sử trở về với hiện tại, hiển nhiên người sáng tạo đã nhào nặn, làm mới lịch sử bằng quan điểm, nhận thức của mình. Là sản phẩm của trí tuệ hiện đại nên tác phẩm sẽ mang hơi thở hiện đại, tinh thần thời đại, cho dù tác giả có dụng ý hay không. Nói cách khác, sự trở về của những nhân vật, sự kiện, câu chuyện lịch sử qua lăng kính sáng tạo của người nghệ sĩ đương thời đã làm nên tính hiện đại cho tác phẩm. Tính hiện đại trong tác phẩm kịch nói về đề tài lịch sử là một sự chi phối tất yếu, nó sẽ bộc lộ rõ ràng nhất ở hai quy trình sáng tạo là tiếp cận, tái hiện sự kiện lịch sử và tiếp cận, sáng tạo nhân vật lịch sử trong tác phẩm. Tác phẩm kịch nói về đề tài lịch sử sẽ đạt được tính hiện đại khi ở cả hai quy trình này người nghệ sĩ tiếp cận, lý giải lịch sử, thậm chí nhận thức, đánh giá lại lịch sử bằng quan điểm tiến bộ, khoa học, nhân văn của hôm nay trên cơ sở tôn trọng logic và tinh thần lịch sử, những vấn đề lịch sử được lựa chọn phải chứa đựng mối quan tâm của con người thời đại, mang chở được tâm tư của nhiều người và đối thoại được với đương thời. Sản phẩm sáng tạo mang được tinh thần thời đại nhưng không xung đột với tâm thức của cộng đồng về các giá trị lịch sử. Tuy nhiên, không phải mọi tác phẩm kịch nói về đề tài lịch sử đều có thể đạt được tiêu chí này, nhưng cũng không vì thế mà chúng ta phủ nhận nó không có tính hiện đại. Bản thân việc đưa các vấn đề lịch sử trở lại trên sân khấu hôm nay là người sáng tạo đã đưa tính hiện đại vào tác phẩm qua quan 131 điểm, mục đích sáng tạo của mình cho dù có ý thức hay vô thức. Tính hiện đại do đó là sự chi phối tất yếu đến tác phẩm kịch nói về đề tài lịch sử mà bản thân người sáng tạo cũng không thể nào né tránh. Bên cạnh việc mang lại sức hấp dẫn cho tác phẩm, mang đến một cách nhìn mới từ những câu chuyện, sự kiện, nhân vật lịch sử xưa cũ, tính hiện đại cũng có thể khiến cho hiện thực lịch sử trong tác phẩm bị bóp méo, xuyên tạc khi người nghệ sĩ áp đặt cách nghĩ, cách tư duy của con người hiện đại lên lịch sử. 3. Quá trình tiếp cận, tái hiện sự kiện lịch sử trong tác phẩm bằng cảm quan sáng tạo của người nghệ sĩ hôm nay là tác giả đã trực tiếp hoặc gián tiếp mang đến tính hiện đại cho tác phẩm. Tính hiện đại khi đó sẽ được thể hiện ra trong khả năng phát hiện, lựa chọn những sự kiện lịch sử chứa đựng những vấn đề được con người trong mọi xã hội, mọi thời đại quan tâm. Ở khả năng tổ chức lại sự kiện lịch sử, hình thành một diện mạo lịch sử mới trong tác phẩm, mang chở được quan điểm và khát vọng sáng tạo. Là khả năng phát hiện, phát triển để nhân lên ý nghĩa của sự kiện lịch sử, lan tỏa nó tới đời sống đương thời. Là sự tỉnh táo, bản lĩnh, khoa học khi nhận thức lại sự kiện lịch sử để tiếp cận gần hơn tới bản chất của lịch sử và hiện thực hóa nó trên sân khấu hôm nay. Tính hiện đại trong tác phẩm kịch nói về đề tài lịch sử còn được thể hiện trong khả năng hư cấu hợp lý sự kiện lịch sử của nhà viết kịch. Nó thể hiện ở những sáng tạo trên quan điểm mới mẻ, nhưng hợp lý, logic trong hoàn cảnh lịch sử và hoàn cảnh được quy định trong tác phẩm. Quá trình sáng tạo nhân vật lịch sử trong tác phẩm, nhà viết kịch đã gửi vào đó những cảm nhận, đánh giá của con người hôm nay về lịch sử. Đối với sáng tạo nhân vật lịch sử, việc định hình tính cách, lý giải số phận, sáng tạo ngôn ngữ đều thể hiện rõ ràng bản ngã sáng tạo của tác giả và giúp tác giả mang đến cách tiếp cận, cách nhìn mới đối với nhân vật lịch sử. Khi sáng tạo 132 nhân vật lịch sử, người nghệ sĩ bao giờ cũng đứng trước những ranh giới không thể bước qua, đó là logic lịch sử và bản chất của lịch sử. 4. Khi tìm đến với đề tài lịch sử, mỗi nghệ sĩ đều có lý do của riêng mình, song tựu chung, họ đều gặp nhau ở chỗ, hoặc do sự thôi thúc của hiện thực thời đại mình, hoặc chính lịch sử đã gợi mở những liên tưởng nào đó đến vấn đề của ngày hôm nay. Và dù có dụng ý hay không, bao giờ người nghệ sĩ cũng làm mới hiện thực lịch sử từ cách nhìn nhận, đánh giá lịch sử của mình. Người nghệ sĩ không bao giờ có thể thoát ly khỏi môi trường, tâm thế, tinh thần... của thời đại mình đang sống và sáng tạo. Khi sáng tác về đề tài lịch sử, họ mặc nhiên được thừa hưởng những lợi thế và cả những hạn chế tự nhiên mà thời đại mang lại. Đó là độ lùi về thời gian, giúp người nghệ sĩ có được cái nhìn bao quát hơn, toàn diện hơn về lịch sử. Hơn nữa, môi trường sống hiện đại với những tri thức mới mẻ mà thời đại đã tích lũy được sẽ giúp người nghệ sĩ có được sự chiêm nghiệm sâu sắc hơn khi ngoái nhìn lại quá khứ. Đặc biệt là sự cộng hưởng của tâm thế thời đại đã gợi mở, kích thích người nghệ sĩ phát hiện ra những mối liên hệ sâu xa, những đồng vọng thiết tha giữa lịch sử và hiện tại. Tất cả những điều này đều được cụ thể hóa trong mỗi sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ. Và ở tâm thế của thời đại mình, người nghệ sĩ đã mang đến cách nhìn mới về lịch sử, sáng tạo theo sự mách bảo của những suy cảm hôm nay khi nhìn về lịch sử. Vì thế, nếu như đồng nhất những vấn đề được phản ánh trong tác phẩm nghệ thuật với hiện thực lịch sử được ghi chép trong sử sách, lấy tiêu chí của khoa học sử để đánh giá tác phẩm là không công bằng với lịch sử, cũng như không công bằng với tác phẩm nghệ thuật. 5. Từ những vấn đề nghiên cứu được đặt ra của luận án, chúng tôi xin bày tỏ một vài quan điểm trong sáng tạo sân khấu về đề tài lịch sử. Thứ nhất, sự cộng hưởng của tâm thế thời đại cùng với sự nhạy cảm của bản thân đã khiến nhà viết kịch phát hiện ra mối liên hệ sâu xa giữa 133 những vấn đề của lịch sử và hiện tại, phát triển nó trong tác phẩm để đối thoại với khán giả đương thời. Hầu hết các vấn đề của lịch sử đều có sự gắn bó nào đó với hiện tại, ở phạm vi gần hoặc xa. Để đưa lịch sử ngày hôm qua trở về với hiện tại một cách thực sự hữu ích, nhà viết kịch cần phát hiện và lựa chọn trong lịch sử những vấn đề là mối quan tâm chung của con người thời đại. Qua tác phẩm, những bài học, những kinh nghiệm của lịch sử cùng những luận giải tích cực của tác giả trên quan điểm của ngày hôm nay sẽ gợi mở, định hướng giúp khán giả đương đại hiểu hơn về lịch sử, đồng thời tháo gỡ phần nào đó những bế tắc trong cuộc sống hiện thời, tiếp cận gần hơn tới lẽ phải, sống hướng thiện và có ích hơn. Để đạt tới hiệu quả đó, nhà viết kịch phải tiếp cận và lý giải lịch sử bằng nhận thức và quan điểm khoa học, phát triển lịch sử trên cơ sở logic lịch sử chứ không phải từ đòi hỏi của cuộc sống đương thời. Tuy nhiên, phải tạo ra được sự kết nối tinh tế với hiện thực đương thời. Sự kiện và nhân vật lịch sử trong tác phẩm phải được đặt trong mối quan hệ logic với thời đại của nó, đồng thời, phải hợp lý trong sự lý giải bằng quan điểm của hôm nay. Thứ hai, hư cấu sự kiện và nhân vật lịch sử để hoàn thiện đời sống lịch sử trong tác phẩm là đòi hỏi tất yếu của sáng tác về đề tài lịch sử. Để những hư cấu này hợp lý, có ích và không xung đột với lịch sử, nhà viết kịch nên hư cấu những sự kiện, nhân vật mà lịch sử không ghi chép hoặc ghi chép vắn tắt. Trong giới hạn này, người nghệ sĩ có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình, lấp đầy những khoảng trống mà các nhà viết sử không thể ghi chép hết. Tuy nhiên, những sự kiện và nhân vật được hư cấu này phải được đặt trên nền móng vững chắc của sự am hiểu lịch sử, tôn trọng logic và tinh thần lịch sử, làm sao để chúng trở thành một bộ phận hữu cơ của đời sống lịch sử, hợp lý trong hoàn cảnh lịch sử đó (cả trong hiện thực lịch sử và trong tác phẩm). 134 Thứ ba, mọi sáng tạo về tính cách, hoàn cảnh, số phận, ngôn ngữ nhân vật lịch sử đều phải tuân thủ nguyên tắc sáng tạo nhân vật kịch và hợp lý trong bối cảnh của thể tài, thể loại kịch mà tác giả lựa chọn. Những sáng tạo này vừa phải tiếp tục được bản chất của nhân vật lịch sử, vừa hoàn thiện về đời sống tinh thần, vật chất của nhân vật lịch sử. Phía sau mỗi nhân vật lịch sử luôn là bóng dáng của nhà viết kịch, tuy nhiên, nhà viết kịch không thể chi phối thô bạo, áp đặt cách nghĩ, cách hành động của con người hiện đại lên nhân vật lịch sử. Việc gửi gắm quan điểm, tư tưởng tác giả qua nhân vật lịch sử phải được tiến hành cẩn trọng, tinh tế, tôn trọng sự tồn tại độc lập của nhân vật lịch sử. Mọi sự can thiệp thô bạo, thiếu hợp lý đều biến nhân vật lịch sử trở thành cái loa phát ngôn cho lập trường, quan điểm của nhà viết kịch. Thứ tư, mọi sáng tạo của tác giả trong tác phẩm đều phải đặt trước mục đích hiện thực hóa nó trên sàn diễn bằng nghệ thuật của đạo diễn và diễn viên. Kịch là thể loại sân khấu diễn tả cuộc sống bằng hành động trong xung đột, thông qua ngôn ngữ đối thoại, vì thế, những nguyên tắc của biên kịch sân khấu về hành động, xung đột, ngôn ngữ, thể tài, thể loại cần được tác giả quan tâm, tôn trọng. Ngôn ngữ nhân vật trong kịch bản không dừng lại ở yếu tố “đọc” hay “nghe” mà bao giờ cũng hướng tới mục đích “nghe, nhìn”, phục vụ cho yêu cầu “nghe, nhìn” của nghệ thuật sân khấu. Mọi nỗ lực “làm mới” diện mạo lịch sử, tìm kiếm sự kết nối giữa hiện thực lịch sử với hiện thực đương đại của tác giả chỉ thực sự có hiệu quả khi đạo diễn đồng cảm được với tác giả, tiếp tục được ý tưởng sáng tạo của tác giả và phát triển nó trên sân khấu. Nếu như những ý tưởng mới, khoa học của tác giả không gặp được quan điểm sáng tạo tiến bộ của đạo diễn thì tác phẩm sân khấu ấy cũng khó có thể đạt được tính hiện đại. Thứ năm, do đặc thù của đề tài nên tác phẩm kịch về đề tài lịch sử luôn phải chịu sức ép của cả lịch sử và nghệ thuật. Sức ép về mặt lịch sử, là 135 sự chi phối của những nguyên tắc, tiêu chí về chân thực lịch sử trước mỗi sáng tác về đề tài lịch sử. Dưới góc độ nào đó, những đòi hỏi này là chính đáng, bởi lẽ, kịch nói đã lựa chọn một đề tài lấy sự kiện và nhân vật có thật làm đối tượng miêu tả. Sức ép về mặt nghệ thuật, đó là sự tươi mới, hấp dẫn, sự hoàn thiện và sức sống của mỗi hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Nếu thiếu đi sự tươi mới, hấp dẫn, thiếu những hình tượng nghệ thuật có sức sống thì tác phẩm nghệ thuật chưa thể được xem là thành công. Tuy nhiên, với tư cách là tác phẩm nghệ thuật, kịch nói phải tuân thủ và đáp ứng tiêu chí của một tác phẩm nghệ thuật mà không thể bị áp đặt bởi tiêu chí của khoa học sử. Nghệ thuật xem trọng hư cấu, lấy hư cấu làm giá trị, sử học xem trọng biên niên sự kiện, lấy sự thật làm giá trị. Trên thực tế, cả nghệ thuật và lịch sử đều không thể thực hiện tôn chỉ này một cách toàn vẹn. Vì, cho dù có cố gắng đến đâu thì sử học cũng không thể có được một cái nhìn khách quan, chân thật tuyệt đối, bên cạnh dòng lịch sử thực tế khách quan bao giờ cũng tồn tại dòng lịch sử nhận thức chủ quan của người đương thời, trong đó có người chép sử. Dù nhà sử học có trình độ học vấn uyên thâm đến đâu, cũng không thể khách quan hoàn toàn khi viết sử và bản thân khoa học sử cũng chưa thể đạt đến sự khách quan tuyệt đối. Khái niệm "chân thật lịch sử" là lý tưởng, thậm chí còn mang nhiều tính chủ quan thì tại sao lại áp đặt cho nghệ thuật - một sản phẩm của trí tưởng tượng, sáng tạo phải đảm bảo sự "chân thật lịch sử"? Khoa học lịch sử đi tìm và dựng lại bộ mặt lịch sử như nó đã từng xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian, còn tác phẩm kịch nói về đề tài lịch sử đi tìm những nét tiêu biểu, những hành động điển hình trong những hoàn cảnh điển hình nhằm tái hiện con người và sự kiện lịch sử như nó có thể xảy ra. Nhà sử học quan tâm đến sự đầy đủ, xác thực, cốt để mỗi sự kiện, nhân vật tự nói lên ý nghĩa thì đối với người nghệ sĩ là sự sáng tạo ra những ý nghĩa 136 mới của sự kiện, nhân vật lịch sử. Khoa học lịch sử nhìn thấy những bài học chính trị phía sau mỗi sự kiện lịch sử thì tác phẩm kịch gợi ý những bài học có ý nghĩa nhân sinh. Nếu như công việc của nhà sử học có lúc đạt đến sự hoàn tất thì công việc sáng tạo của người nghệ sĩ lại không cùng. Lịch sử dù rộng lớn đến đâu, khi trở thành đề tài của kịch nói thì cũng giống như bao đề tài khác, nó vẫn phải tuân thủ các đặc trưng, quy luật sáng tạo của kịch nói. Nhân vật lịch sử khi đó sẽ trở thành nhân vật của kịch nói và chịu sự chi phối của những nguyên tắc sáng tạo kịch nói. Dù có là anh hùng hào kiệt, kinh bang tế thế thì nhân vật lịch sử vẫn phải do một nghệ sĩ thể hiện và hiển nhiên nó sẽ mang những dấu ấn sáng tạo của cá nhân người nghệ sĩ ấy. Tính chân thực ở đây chính là việc để người xem tin là thực, chứ không phải giống như thực. Tiêu chí tin là thực chính là khoảng mở cho những sáng tạo của người nghệ sỹ, tác phẩm hướng đến mục đích tái hiện cái tinh thần lịch sử, tâm thức của lịch sử chứ không phải việc sao chép lịch sử. Tinh thần và tâm thức của lịch sử là những điều có thể không được ghi chép trong sử sách nhưng lại có thể xảy ra bởi mối liên hệ và sự vận động theo quy luật tất yếu của nó. Tác phẩm kịch nói về đề tài lịch sử không làm nhiệm vụ minh họa lịch sử, cũng không phải là một bài học về luân lý đạo đức cũ. Các nghệ sĩ cũng không ai đặt mục tiêu dạy sử bằng tác phẩm sân khấu. Thực chất của sáng tạo kịch nói về đề tài lịch sử là khai thác hiện thực lịch sử theo một cách thức tiếp cận mới, một cảm hứng mới trên nguyên tắc vừa tôn trọng lịch sử vừa tôn trọng tính chân thực nghệ thuật. Sáng tạo ấy chuyển tải thông điệp của người nghệ sĩ hướng tới người xem đương đại. Cũng giống như các loại hình nghệ thuật khác, sân khấu kịch nói đề tài lịch sử có thể mang lại những bài học và thực hiện chức năng giáo dục, tuy nhiên giáo dục thông qua tác phẩm kịch không giống với việc dạy sử ở phổ thông mà bao giờ cũng thông qua các hình 137 tượng nghệ thuật, tuân thủ nguyên tắc của sáng tạo nghệ thuật. Nếu như lấy tiêu chí phản ánh đúng "người thực việc thực" và lấy kiến thức trong sử sách để cân đo những sáng tạo của người nghệ sĩ trong tác phẩm là đúng hay không đúng với lịch sử thì sẽ không bao giờ tiếp cận được với giá trị đích thực của tác phẩm. Tác phẩm kịch nói về đề tài lịch sử là sản phẩm sáng tạo của cá nhân người nghệ sĩ, cho dù có cố gắng đến đâu thì cũng không thể làm phép hồi sinh đối với sự kiện và nhân vật lịch sử. Ngay cả khi người nghệ sỹ có may mắn được sống cùng thời với sự kiện và nhân vật lịch sử nào đó thì cũng chỉ tiệm cận đến sự thật nguyên mẫu của lịch sử mà thôi. Tác phẩm kịch về đề tài lịch sử là hành trình tiếp tục chặng đường mà các sử gia dừng lại để tìm tòi, tiên nghiệm một sự thật còn hơn cả sự thật được ghi trong sử sách, đó là sự thật theo lòng người, theo lẽ đời mà con người ở mọi thời đại khác nhau đều có thể đồng cảm, sẻ chia. Với tác phẩm kịch nói đề tài lịch sử nói riêng và văn học nghệ thuật đề tài lịch sử nói chung, khi nào nhà sử học ngừng bút thì người nghệ sĩ bắt đầu. Sự bắt đầu ấy được sáng tạo trên nguyên tắc tuân thủ phẩm chất cốt lõi nhất của lịch sử, đó là tinh thần của lịch sử, hồn cốt của lịch sử chứ không phải là bản thân lịch sử và được kiểm soát bởi logic nghệ thuật và lịch sử. Để làm được điều đó, người nghệ sĩ vừa phải có kiến thức uyên bác và phẩm chất trung thực của nhà viết sử, đồng thời phải có tài năng của một nhà trần thuật nghệ thuật. Nếu lựa chọn được cách tiếp cận đúng đắn, thì cũng giống như các đề tài khác, đề tài lịch sử không hạn chế khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ. 138 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN(1) 1. Phạm Thị Hà (2014), “Tính hiện đại trong kịch đề tài lịch sử”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 363, tháng 9, tr 57-60. 2. Phạm Thị Hà (2014), “Chân thực lịch sử và chân thực nghệ thuật trong kịch đề tài lịch sử”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 364, tháng 10, tr 72- 74, 84. 3. Phạm Việt Hà (2015), “Tính hiện đại trong tác phẩm sân khấu đề tài lịch sử”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 368, tháng 2, tr 74-77. 4. Phạm Việt Hà (2015), “Tiếp cận, lý giải sự kiện lịch sử trong tác phẩm kịch đề tài lịch sử”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 369, tháng 3, tr 78- 80. (1) Phạm Việt Hà là bút danh của Phạm Thị Hà 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anhist A. (2003), Lý luận kịch từ Aristote đến Lessin, Tất Thắng dịch, Nxb Văn học, Hà Nội. 2. Anhist A. (2007), Lý luận kịch ở phương Tây nửa cuối thế kỷ XIX, Tất Thắng dịch, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Hà Nội. 3. Aristote (2007), Nghệ thuật thi ca, Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái Bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Bảy dịch, Đoàn Tử Huyến hiệu đính, Nxb Lao động, Hà Nội. 4. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 5. BLốc B. (1970), Hệ thống Stanislavski và nghệ thuật biên kịch, Nguyễn Thuỵ Ứng dịch, Hội Nghệ sĩ Sân Khấu Việt Nam, Hà Nội. 6. C. Mác-Ăng-ghen (1958), Về văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội. 7. C. Mác, Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin (1997), Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội. 8. Chu Trại (1962), Cuộc tranh luận về vấn đề kịch lịch sử, Thúc Cầu dịch, Vụ Nghệ thuật Sân khấu. 9. Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2000), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 10. Song Cối (1942), "Tôi bào chữa cho Dương thái hậu", Tạp chí Tri Tân số 41, tr 18-19. 11. Hoàng Chương (chủ biên) (2000), Hình tượng Quang Trung trên sân khấu, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 12. Đàm Thị Vân Dung (2005), “Tính hiện đại trong tác phẩm Múa Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 11, tr 70-73. 13. Hà Minh Đức (1995), Các Mác, Ăng-ghen, Lê-nin và một số vấn đề lý luận văn nghệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 140 14. Trúc Đường (1962), Quang Trung, Nxb Văn học, Hà Nội. 15. Trúc Đường (1994), Tuyển tập kịch Trúc Đường, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 16. Gulaiep N.A. (1982), Lý luận văn học, Lê Ngọc Tân dịch, Nguyễn Đức Nam hiệu đính, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 17. Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học, nghệ thuật Trung ương (2013), Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (2012), Nghệ thuật sân khấu sáng tạo về đề tài lịch sử, Tham luận Tọa đàm. 19. Đoàn Thị Hoa (2008), Nhân vật lịch sử trong kịch Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi, luận văn tốt nghiệp đại học, Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. 20. Lê Ngọc Hùng (2005), “Lý thuyết phê phán và xã hội học về tính hiện đại” Tạp chí Xã hội học, số 3 (91), tr 46-51. 21. Nguyễn Thị Thu Hiền (2009), “Tính hiện đại trong tác phẩm múa”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 302, tháng 8, tr 83-86. 22. Trịnh Quang Khanh (2009) “Tính dân tộc và tính hiện đại trong Chèo, Tuồng, Rối nước, Cải lương”, Tạp chí Sân khấu, tháng 11, tr 2-4. 23. Phạm Duy Khuê (2013) “Sân khấu với đề tài lịch sử”, Tạp chí Sân khấu, tháng 4, tr 16-17. 24. Lao-xơn G.H. (1997), Lý luận và kĩ xảo viết kịch, Hoàng Oánh dịch, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hà Nội. 25. Đinh Trọng Lạc (1998), 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Ngô Phương Lan (2005), Tính hiện đại và tính dân tộc trong điện ảnh Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin & Viện Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 141 27. Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam, Thành Thế Thái Bình (1988), Lý luận văn học, Tập 3, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 28. Ngô Sĩ Liên (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 29. Ngô Sĩ Liên (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2, Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 30. Nguyễn Đức Lộc (1999), Chất thơ trong sân khấu, Viện Sân khấu- Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Hà Nội. 31. Mao Thuẫn (1961), Kế thừa và phát triển truyền thống, Huy Liên dịch, Viện Sân khấu, Hà Nội. 32. Nguyễn Nam (1969), Tìm hiểu nghệ thuật viết kịch, Vụ văn hoá quần chúng, Hà Nội. 33. Cao Thị Xuân Ngọc (1990), Tính đương đại của đề tài lịch sử trên sân khấu Việt Nam hiện đại, luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. 34. Hồ Ngọc (1977), Xây dựng cốt truyện kịch, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 35. Hồ Ngọc (1973), Nghệ thuật viết kịch, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 36. Nhiều tác giả (2002), Vũ Như Tô tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học, Hà Nội. 37. Nhiều tác giả (1997), Sân khấu với đề tài lịch sử, Kỷ yếu hội thảo, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 38. Nxb Thuận Hóa và Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây (2005), Việt sử lược, Trần Quốc Vượng dịch. 39. Nhiều tác giả (1997), Đại Việt sử ký tiền biên, Ngô Thì Sỹ biên soạn, Ngô Thì Nhậm hiệu đính, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 40. Pôxpêlốp G.N. (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 142 41. Đinh Hồng Phúc (2009), "Phê phán tính hiện đại", Tạp chí Khoa học xã hội số 06 (103), tr 101-102. 42. Nguyễn Khắc Phục (2005), Kịch tuyển chọn, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 43. Lê Thị Hoài Phương (2006), Sân khấu nghề và nghiệp, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 44. P.V (1996) “Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Đình Thi”, Tạp chí Sân khấu số 184, tháng 8, tr 8. 45. Quách Mạt Nhược (1962), Lịch sử kịch hiện thực lịch sử, Viện Nghệ thuật Sân khấu. 46. Quốc sử Quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Viện Sử học dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 47. Đình Quang (1999), Nghệ thuật biểu diễn hiện thực tâm lý, Viện Sân khấu - Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Hà Nội. 48. Đình Quang (2003), Về mĩ học và văn học kịch, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 49. Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (2000), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 50. Văn Sử (2013), “Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử”, Tạp chí Sân khấu, tháng 3, tr 20-21. 51. Touraine, Alaine (1996), Phê phán tính hiện đại, Huyền Giang dịch, Nxb Thế giới, Hà Nội. 52. Tôpxtônôgốp G. (1982), Tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu, Dương Ngọc Đức dịch, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hà Nội. 53. Hồ Thị Thanh Tâm (2014), Tính hiện đại trong kịch múa Việt Nam đề tài lịch sử, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. 54. Trần Thái Tông (1996), Khóa hư lục, Thích Thanh Từ dịch, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 55. Trần Thị Minh Thu (2003), Kịch Việt Nam về đề tài lịch sử (giai đoạn 143 1985 đến nay), luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. 56. Hà Văn Thư, Trần Hồng Đức (1998), Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 57. Phan Trọng Thưởng (1999), "Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi và một số vấn đề lý luận sáng tác về đề tài lịch sử", Tạp chí Văn học, số 11, tr 15-25. 58. Phan Trọng Thưởng (1996), Giao lưu văn học và sân khấu, Nxb Văn học, Hà Nội. 59. Nguyễn Đình Thi (1993), Tuyển tập kịch, Nxb Văn học, Hà Nội. 60. Tất Thắng (2000), Về thi pháp kịch, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 61. Tất Thắng (1996), Diện mạo sân khấu - nghệ sĩ và tác phẩm. Nxb Sân khấu, Hà Nội. 62. Việt Thắng (2003), Tính hiện đại trong sân khấu chèo, luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. 63. Nguyễn Thị Minh Thái (2005), Sân khấu và tôi, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 64. Nguyễn Khắc Thuần (2005), Việt sử giai thoại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 65. Hà Văn Thư, Trần Hồng Đức (2010), Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 66. Tập thể (1964), "Thảo luận về vấn đề kịch lịch sử", Vân Hồ dịch, Tạp chí Văn học số 2, tr 73-82. 67. Võ Gia Trị (2001), Văn chương và nghệ sĩ, Nxb Văn học, Hà Nội. 68. Văn phòng Ban Chỉ đạo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, Sở Văn hóa Thông tin, Hội Sử học Hà Nội (2005), Bối cảnh định đô ở Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 69. Trần Trí Trắc (1995), Thể tài sân khấu và nghệ sỹ sáng tạo, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 70. Trần Quốc Vượng (2003), "Sân khấu và lịch sử", Tạp chí Sân khấu, số 01, tr 2-5. 144 71. Trần Vượng (2003), Giáo trình nghệ thuật biên kịch, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Hà Nội. 72. Nguyễn Danh Phiệt (1981), "Lê Hoàn với tập thể anh hùng triều đình Hoa Lư", Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2, tr 15. 73. Nguyễn Danh Phiệt (1998), "Dương hậu-Dương thái hậu, lịch sử và huyền thoại", Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4, tr 42. 74. Viện Sân khấu (1979), Hội nghị bàn về đề tài lịch sử, Tham luận hội thảo, Thư viện Viện Sân khấu Điện ảnh. 75. Viện Sân khấu (1980), Thông báo nghiên cứu sân khấu, Hà Nội. 76. Viện Sân khấu (1979), Sân khấu và lịch sử, phần sáng tác kịch bản, Vũ Đình Phòng sưu tầm và trích dịch, Hà Nội. 77. Viện Sân khấu (1979), Những ý kiến về sân khấu với đề tài lịch sử, Thụy Anh sưu tầm, Hà Nội. 78. Viện Sân khấu (1963), Thảo luận về vấn đề kịch lịch sử, Vân Hồ dịch, Hà Nội. 79. Viện Sân khấu (1996), Vấn đề văn học kịch. Nxb Sân khấu, Hà Nội. 80. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 145 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ---------------------------------------- TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG KỊCH NÓI VIỆT NAM VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ PHỤ LỤC LUẬN ÁN Hà Nội - 2016 146 Phụ lục DANH MỤC CÁC KỊCH BẢN KỊCH NÓI VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ ĐÃ ĐƯỢC DÀN DỰNG TRÊN SÂN KHẤU VIỆT NAM TT Tên tác phẩm Tác giả/Đạo diễn Năm dàn dựng Đơn vị dàn dựng Giải thưởng 1. Người Hoa Lư Lưu Quang Thuận 1944 Ban kịch Hoan Châu 2. Đề Thám Lưu Quang Thuận Thế Lữ 1947 Ban kịch Kháng chiến 3. Kim Đồng Hoàng Em 1962 Đoàn Văn công Việt Bắc 4. Quang Trung Trúc Đường Hoàng Chương 1962 Nhà hát Tuồng Đào Tấn 5. Lam Sơn tụ nghĩa Nguyễn Xuân Trâm 1962 Đoàn kịch Hà Nội 6. Người công dân số một Hà Văn Cầu Vũ Đình Phòng 1970 Nhà hát Cải lương Trung ương 7. Đêm trắng Lưu Quang Hà Doãn Hoàng Giang 1975 Nhà hát kịch Trung ương 8. Đêm trắng Lưu Quang Hà Doãn Hoàng Giang 1975 Đoàn kịch Quân khu II 9. Nguyễn Trãi ở Đông Quan Nguyễn Đình Thi Nguyễn Đình Nghi 1980 Nhà hát kịch Trung ương 10. Bài ca Điện Biên Lưu Quang Thuận Doãn Hoàng Giang 1984 Nhà hát kịch Trung ương 147 11. Lịch sử và nhân chứng Hoài Giao Vũ Minh 1985 Đoàn kịch nói Hải Phòng HCV 12. Lịch sử và nhân chứng Hoài Giao Đình Quang; Doãn Hoàng Giang 1985 Nhà hát kịch Trung ương HCV 13. Vũ Như Tô Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Đình Nghi; Phạm Thị Thành 1985 Nhà hát Tuổi trẻ 14. Ngọc Hân công chúa Lưu Quang Vũ Dương Ngọc Đức 1986 Đoàn chèo Hà Nội 15. 10 đóa phong lan Tất Đạt Dương Ngọc Đức 1990 Đoàn kịch Quân đội 16. Độc thoại đêm Lê Duy Hạnh 1992 CLB Sân khấu Thể nghiệm Hội SK Tp HCM 17. Thủ lĩnh áo chàm Ngô Mạn - Hoài Giao Ngọc Phương 1995 Đoàn kịch nói Bắc Thái HCB 18. Trần Thủ Độ (Cột trụ chống trời) Nguyễn Anh Biên Xuân Huyền 1995 Nhà hát kịch Việt Nam HCV 19. Tú Xương Nguyễn Khắc Phục 1995 Đoàn kịch nói Nam Hà 20. Vũ Như Tô Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Đình Nghi Phạm Thị Thành 1995 Nhà hát Tuổi trẻ HCV 21. Độc thoại đêm Lê Duy Hạnh 1996 Đoàn kịch Thể nghiệm, Hội VHNT Quảng Trị 148 22. Rừng trúc Nguyễn Đình Thi Nguyễn Đình Nghi Phạm Thị Thành 1999 Nhà hát Tuổi trẻ HCV 23. Đạo học Bùi Vũ Minh Lê Hùng 1999 Đoàn kịch nói Hải Dương 24. Hoàng hậu của hai vua Lê Duy Hạnh 1999 CLB Sân khấu Thể nghiệm Hội SK Thành phố Hồ Chí Minh 25. Ánh lửa Bồng Trung Ngọc Thụ 1999 Đoàn kịch nói Thanh Hóa 26. Dời đô Lê Duy Hạnh Lê Hùng 2000 Nhà hát kịch Quân đội 27. Bí mật vườn Lệ Chi Hoàng Hữu Đản Thành Lộc 2000 Sân khấu Idecaf 28. Thông điệp từ Điện Biên Nguyễn Khắc Phục Lê Hùng 2004 Đoàn kịch nói Quân đội Tiết mục xuất sắc 29. Hoàng hậu của hai vua Lê Duy Hạnh Minh Hải 2008 Nghệ sĩ Bạch Tuyết 30. Độc thoại đêm Lê Duy Hạnh Lê Tiến Thọ 2008 Nhà hát Tuồng Trung ương 31. Mỹ nhân và anh hùng Chu Thơm Lê Hùng 2009 Nhà hát kịch Việt Nam HCV 32. Ngàn năm tình sử Nguyễn Quang Lập Thành Lộc 2009 Sân khấu Idecaf 33. Nỏ thần Lê Duy Hạnh Đức Thịnh 2009 Sân khấu kịch Hồng Vân HCV 149 34. Ngọc Hân công chúa Lưu Quang Vũ Thúy Mùi 2009 Nhà hát chèo Hà Nội HCB 35. Đêm Ức Trai (Oan khuất một thời) Lưu Quang Hà Doãn Hoàng Giang 2009 Nhà hát chèo Hà Nội 36. Tình sử ngàn năm Nguyễn Quang Lập Doãn Hoàng Giang 2010 Nhà hát kịch Hà Nội 37. Đời luận anh hùng (Luận anh hùng) Lê Chí Trung Trần Quang Hùng 2010 Nhà hát Cải lương Hà Nội 38. Đêm của bóng tối Lê Chí Trung Lê Hùng, Bạch Lan 2011 Nhà hát kịch Việt Nam 39. Mệnh đế vương Hùng Tấn Trần Quang Hùng 2011 Nhà hát Cải lương Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tinh_hien_dai_trong_kich_noi_viet_nam_ve_de_tai_lich.pdf
Tài liệu liên quan