Luận án Truyền thông đại chúng với trật tự xã hội trong giao thông đường bộ tại thành phố Viêng Chăn

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TOU DOUANGMANY TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI TRONG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN (Nghiên cứu truyền thông đại chúng An ninh Lào) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TOU DOUANGMANY TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI TRONG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN (Nghiên cứu truyền thông đại chúng An ninh Lào) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊ

pdf179 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Truyền thông đại chúng với trật tự xã hội trong giao thông đường bộ tại thành phố Viêng Chăn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N NGÀNH: XÃ HỘI HỌC Mã số: 62 31 03 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. LÊ NGỌC HÙNG 2. PGS.TS. PHẠM XUÂN HẢO HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án TOU DOUANGMANY MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9 1.1. Các nghiên cứu trên thế giới 9 1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam, Lào 27 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 41 2.1. Cơ sở lý luận 41 2.2. Cơ sở thực tiễn 61 Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG TRẬT TỰ XÃ HỘI GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN HIỆN NAY 77 3.1. Nội dung, hình thức, cường độ truyền thông về giao thông đường bộ trên các phương tiện truyền thông đại chúng An ninh Lào hiện nay 77 3.2. Vai trò thông tin, định hướng dư luận xã hội và giám sát của truyền thông đại chúng An ninh Lào với việc thực hiện các quy định về giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn hiện nay 91 3.3. Sự tiếp nhận, đánh giá của công chúng đối với truyền thông đại chúng An ninh Lào về truyền thông trật tự xã hội giao thông đường bộ 99 Chương 4: YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG AN NINH LÀO ĐỐI VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI TRONG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN 121 4.1. Tác động từ chính sách và tình hình giao thông đường bộ tại thành phố Viêng Chăn 121 4.2. Tác động của cán bộ truyền thông đại chúng và văn hóa giao thông tại thành phố Viêng Chăn 131 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 141 1. Kết luận 141 2. Kiến nghị 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148 PHỤ LỤC 160 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BAL : Bộ An ninh Lào CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào CP : Chính phủ QH : Quốc hội TRA : Theory of Reasoned Action (lý thuyết hành động hợp lý) TTĐC : Truyền thông đại chúng TTGT : Trật tự giao thông DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 1: Cơ cấu mẫu khảo sát 7 Bảng 2.1: So sánh mật độ dân số trên cả nước và thành phố Viêng Chăn 69 Bảng 2.2: Đặc điểm kinh tế trong những năm qua của Lào 70 Bảng 2.3: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Lào và thành phố Viêng Chăn từ năm 2005 đến 2015 72 Bảng 3.1: So sánh nội dung đưa tin trật tự GTĐB giữa các kênh TTĐC An ninh Lào 84 Bảng 3.2: Số lượng tin bài trên Báo An ninh Lào 92 Bảng 3.3: Số lượng tin bài trên Đài phát thanh An ninh Lào 92 Bảng 3.4: Số lượng tin bài trên Đài truyền hình An ninh Lào 93 Bảng 3.5: Đánh giá về vai trò thể hiện dư luận xã hội 95 Bảng 3.6: Tỷ trọng tin bài trên Báo An ninh Lào 96 Bảng 3.7: Tỷ trọng tin bài trên Đài phát thanh An ninh Lào 97 Bảng 3.8: Tỷ trọng tin bài trên Đài truyền hình An ninh Lào 97 Bảng 3.9: Tỷ lệ đánh giá tốt về nội dung tin bài liên quan đến vai trò định hướng dư luận xã hội của TTĐC An ninh Lào 98 Bảng 3.10: Tỷ trọng tin bài trên TTĐC An ninh Lào 99 Bảng 3.11: Mức độ theo dõi chuyên mục trật tự giao thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng An ninh Lào 101 Bảng 3.12: Tương quan sự yêu thích các chuyên mục với giới tính 104 Bảng 3.13: Tương quan sự yêu thích các chuyên mục với độ tuổi 105 Bảng 3.14: Tương quan sự yêu thích các chuyên mục với trình độ học vấn 107 Bảng 3.15: Tương quan nghề nghiệp và sự yêu thích các chủ đề truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng An ninh Lào 109 Bảng 3.16: Đánh giá nội dung tin bài 110 Bảng 3.17: Đánh giá mức độ hình thức trình bày 112 Bảng 3.18: Đánh giá nội dung và hình thức thông tin về khen ngợi chấp hành luật giao thông 113 Bảng 3.19: Đánh giá nội dung và hình thức thông tin phê phán hành vi vi phạm 113 Bảng 3.20: Mức độ tác động đến kiểm soát và thực hành hành vi giao thông 119 Bảng 4.1: Nguyên nhân vi phạm quy định khi tham gia giao thông của người trả lời 128 Bảng 4.2: Ý kiến của người dân về điều kiện tác động đến trật tự khi tham gia giao thôngcủa người trả lời 129 Bảng 4.3: Đề xuất của người dân nhằm nâng cao trật tự giao thông 130 Bảng 4.4: Phương án xử lý của các chủ thể khi gặp các tình huống giao thông 132 Bảng 4.5: Trình độ học vấn của đối tượng khảo sát 134 Bảng 4.6: Cơ cấu nhân lực truyền thông đại chúng An ninh Lào, theo giới tính 139 DANH MỤC CÁC BIỂU TRONG LUẬN ÁN Trang Biểu 3.1: Đánh giá của công chúng về mức “Tốt” của các kênh trong vai trò thông tin giáo dục 93 Biểu 3.2: Mức độ yêu thích các chuyên mục của người trả lời 102 Biểu 3.3: Đánh giá mức độ dễ hiểu của các kênh truyền thông An ninh Lào 114 Biểu 3.4: Đánh giá mức độ ứng dụng thông tin của các kênh truyền thông 117 Biểu 4.1: Mức độ và nguyên nhân vi phạm quy định về giao thông của đối tượng trả lời 127 Biểu 4.2: Các tình huống văn hóa giao thông tại thành phố Viêng Chăn 128 DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN Trang Hình 2.1: Mô hình truyền thông chu kỳ của Roman Jakobson 56 Hình 2.2: Thuyết hành vi dự định 60 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Truyền thông đại chúng (TTĐC) là phương tiện hữu hiệu truyền tải hệ tư tưởng, giải thích thực tại xã hội, xác định những hình ảnh khuôn mẫu tác phong trong công chúng, định hướng ý thức và hành vi xã hội. TTĐC cung cấp, trang bị kiến thức trên tất cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao ý thức xã hội, hình thành và củng cố một hệ tư tưởng đối với xã hội; liên kết các thành viên trong xã hội thành một chỉnh thể. TTĐC còn thực hiện chức năng giám sát và quản lý xã hội, theo dõi, phát hiện, phản ánh kịp thời những vấn đề, mâu thuẫn mới nảy sinh, góp phần ổn định chính trị, văn hóa, trật tự an toàn xã hội. Truyền thông đại chúng không chỉ đơn thuần mang thông tin mà còn giữ vai trò quyết định trong việc hướng dẫn và định hướng dư luận xã hội chấp hành các quy tắc xã hội. TTĐC luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loại người. Xã hội càng phát triển hiện đại thì càng đòi hỏi TTĐC phải hiện đại phục vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn, văn minh và toàn diện hơn. Hoạt động giao thông vận tải nói chung và giao thông vận tải đường bộ nói riêng là một trong những nền tảng phát triển đất nước. Nó chiếm giữ một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu, trao đổi, lưu thông hàng hóa giữa các khu vực dân cư trong và ngoài nước. Hệ thống giao thông đường bộ phản ánh trình độ phát triển xã hội. Sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ và hoạt động của nó là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mối quốc gia. Hoạt động giao thông đường bộ phản ánh tính trật tự của một hệ thống xã hội. Nếu những người tham gia giao thông đường bộ thực hiện đúng như quy định về giao thông, thì giao thông thông suốt, trật tự và an toàn giao thông được đảm bảo, xã hội không có xung đột về giao thông. Nếu hành vi vi phạm những quy định về giao thông gia tăng, trật tự xã hội trở nên hỗn độn, dẫn đến những hậu quả khó lường. Vấn đề đặt ra là, cùng với việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ phải duy trì trật tự xã hội trong giao thông đường bộ, để làm giảm xung đột xã hội về giao thông. Thành phố Viêng Chăn giữ vị trí trọng yếu, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Trước đây, tình hình giao 2 thông đường bộ ở Viêng Chăn khá trật tự và an toàn. Tuy nhiên, hiện nay đang có những diễn biến phức tạp. Số người vi phạm quy định giao thông tăng lên, số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông ngày một gia tăng. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, góp phần giữ vững trật tự xã hội đô thị, cần tăng cường quản lý nhà nước về giao thông; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để mọi người dân hiểu và chấp hành đúng quy định pháp luật về giao thông đường bộ. Trong hệ thống các tổ chức, các cách thức tuyên truyền về giao thông, các phương tiện thông tin đại chúng giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Với lợi thế của mình, các phương tiện thông tin đại chúng vừa thông tin nhanh, chính xác, kịp thời tới mọi thành phần xã hội về các vấn đề giao thông. Giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng dư luận xã hội, cổ vũ những hành vi tham gia giao thông đúng và lên án hành vi vi phạm trật tự giao thông (TTGT). TTĐC đặc biệt giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, định hướng thái độ và hướng dẫn hành vi tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, nghiên cứu về TTĐC, vai trò của TTĐC với TTGT chưa được triển khai một cách có hệ thống, sâu sắc. Việc tiếp cận về vấn đề này thường được tiến hành dưới góc độ quản lý hành chính, chưa luận giải trên cơ sở khoa học từ các hướng tiếp cận của các khoa học xã hội và nhân văn, từ khoa học xã hội học. Từ những lý do trên, nhằm góp thêm những phân tích từ góc độ khoa học về tương quan giữa TTĐC với TTGT đường bộ, tác giả lựa chọn vấn đề: “Truyền thông đại chúng với trật tự xã hội trong giao thông đường bộ tại thành phố Viêng Chăn” (Nghiên cứu truyền thông đại chúng An ninh Lào) làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ xã hội học. Đây là một nghiên cứu xã hội học mới, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố. Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng, phát huy vai trò TTĐC An ninh Lào trong việc giữ gìn trật tự xã hội giao thông đường bộ ở Lào. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ vai trò của TTĐC đối với TTGT đường bộ tại thành phố Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; đánh giá các yếu tố tác động đến vai trò của 3 TTĐC trong TTGT đường bộ ở thành phố Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề về lý luận vai trò của TTĐC đối với trật tự xã hội giao thông đường bộ. - Đánh giá vai trò TTĐC trong trật tự xã hội giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn hiện nay. - Đánh giá các yếu tố tác động đến vai trò TTĐC trong trật tự xã hội giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn hiện nay. 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của TTĐC đối với trật tự xã hội giao thông đường bộ 3.2. Khách thể nghiên cứu - Người tham gia giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn. - Các đơn vị TTĐC An ninh Lào. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu được tiến hành đối với hoạt động TTĐC của 03 đơn vị TTĐC An ninh Lào: Báo An ninh Lào, Đài truyền hình An ninh Lào và Đài phát thanh An ninh Lào. - Về thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2016. Thời điểm khảo sát thực tế: quý 2 năm 2016. - Về nội dung: Nghiên cứu tương quan giữa hoạt động TTĐC An ninh Lào với trật tự xã hội giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn. 4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu, biến số và khung phân tích 4.1. Câu hỏi nghiên cứu - Vai trò của TTĐC An ninh Lào đối với trật tự xã hội giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào như thế nào? - Những yếu tố nào đã tác động đến vai trò của TTĐC đối với trật tự xã hội giao thông đường bộ tại thành phố Viêng Chăn? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu - Truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong việc thực thi những quy định của pháp luật về giao thông đường bộ trong cuộc sống. 4 - Nội dung, hình thức TTĐC của các cơ quan TTĐC An ninh Lào đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng truyền thông về những quy định của Nhà nước về giao thông đường bộ và tình hình giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn. - Truyền thông đại chúng An ninh Lào giữ vai trò quan trọng trong định hướng thái độ, hành vi, dư luận xã hội tích cực trong tham gia giao thông đường bộ của người dân ở thành phố Viêng Chăn. 4.3. Hệ biến số Biến can thiệp - Điều kiện kinh tế-xã hội của thành phố Viêng Chăn. - Các quy định của luật và các văn bản dưới luật về giao thông đường bộ. Biến độc lập - Thiết chế TTĐC, gồm: a, Nội dung, cường độ, hình thức truyền thông của TTĐC An ninh Lào về giao thông đường bộ; b, Mức độ phù hợp của TTĐC An ninh Lào đối với đối tượng tham gia giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn; c, Sự định hướng dư luận xã hội của TTĐC An ninh Lào về việc thực hiện các quy định pháp luật để giữ gìn trật tự xã hội giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn. - Tình trạng trật tự xã hội giao thông đường bộ của thủ đô Viêng Chăn Biến trung gian bậc 1 - Thái độ chủ thể: Mức độ đồng tình của người tham gia giao thông đường bộ đối với những hành vi tham gia giao thông đường bộ đúng quy định và phản đối những hành vi vi phạm quy định về giao thông đường bộ, làm ảnh hưởng tiêu cực đối với trật tự xã hội giao thông đường bộ. - Chuẩn chủ quan: nhận thức, suy nghĩ, quan điểm của người dân đối với các hành vi tham gia giao thông đường bộ của mọi người (chấp nhận, khuyến khích, cổ vũ, ngăn cản). - Nhận thức kiểm soát hành vi: nhận thức của mỗi cá nhân đối với việc tuân thủ luật giao thông đường bộ; nên hay không nên, dễ dàng hay khó khăn. Biến trung gian bậc 2 Ý định hành vi giao thông: Sự cụ thể hóa thái độ, nhận thức (thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi) của mỗi cá nhân khi tham gia giao thông đường bộ 5 4.4. Khung phân tích 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận - Đề tài vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng KaySỏn PhômViHản, chủ chương chính sách của Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về TTĐC, về trật tự xã hội trong giao thông đường bộ. - Các lý thuyết xã hội học: Lý thuyết truyền thông; lý thuyết sai lệch chuẩn mực xã hội; lý thuyết trật tự xã hội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu định tính - Thu thập, phân tích thông tin về giao thông đường bộ trên Báo An ninh Lào, Đài Phát thanh An ninh Lào, Đài Truyền hình An ninh Lào, từ năm 2005-2016. Điều kiện kinh tế xã hội Thiết chế truyền thông đại chúng Thái độ chủ thể Đặc điểm nhân khẩu Chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi Ý định hành vi giao thông Hành vi giao thông Tình trạng trật tự xã hội giao thông 6 Thu thập, phân tích các tin bài truyền thông về giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn trên TTĐC An ninh Lào quý 2 năm 2016; một số tin bài quý 2 những năm 2014, 2015 để so sánh (Quý 2, thời điểm ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có tết cổ truyền Bunpimay). Đồng thời tham khảo một số tin bài về trật tự giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn những năm, từ 2005 đến 2016. Phân tích truyền thông về giao thông đường bộ trên Báo An ninh Lào, Đài Phát thanh An ninh Lào, Đài Truyền hình An ninh Lào theo các tiêu chí: nội dung, hình thức, cường độ thông tin. - Tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án. Thu thập tài liệu, số liệu từ các cơ quan có chức năng quản lý giao thông ở thành phố Viêng Chăn, ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thu thập tài liệu, số liệu từ cảnh sát giao thông thành phố Viêng Chăn, Cục cảnh sát giáo thông Bộ An ninh, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. - Thực hiện phỏng vấn sâu 10 cán bộ đang công tác tại các đơn vị Báo An ninh Lào, Đài Phát thanh An ninh Lào, Đài Truyền hình An ninh Lào và 20 người dân tham gia giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn. Phương pháp chọn: ngẫu nhiên. * Phương pháp nghiên cứu định lượng - Thu thập thông tin từ các chủ thể tham gia giao thông đánh giá vai trò của TTĐC An ninh Lào đối với trật tự xã hội giao thông đường bộ bằng phương pháp phát phiếu điều tra. - Dung lượng mẫu phiếu điều tra: 407 người dân thành phố Viêng Chăn. - Phương pháp chọn mẫu: + Tiêu chí mẫu: người trưởng thành, trên 18 tuổi, tham gia giao thông chủ động bằng các phương tiện xe đạp, xe máy hoặc ô tô; có đọc, nghe, xem các chương trình của đài, báo, truyền hình an ninh Lào về chủ đề giao thông, trật tự xã hội giao thông đường bộ. - Do đặc thù của khách thể điều tra, quy mô tổng thể mẫu được giả định là không biết trước. Công thức chọn mẫu áp dụng là: 2 2 ).( e qpz n  7 Với công thức này, Dung lượng mẫu khảo sát là 500 người. Để tăng độ tin cậy và đảm bảo mẫu chuẩn sau khảo sát, cỡ mẫu theo công thức đã được nhân với hệ số 1.06, là 407 người. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Mẫu đầu tiên được chọn ngẫu nhiên theo hộ, mỗi hộ phỏng vấn một người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) đáp ứng các tiêu chí, sau đó, nhờ giới thiệu hộ khác; thực hiện đến đủ 500 cuộc phỏng vấn bảng hỏi. Bảng 1: Cơ cấu mẫu khảo sát STT Mẫu Đặc điểm nhân khẩu Tỷ lệ trong cơ cấu mẫu Nam 52,8 1 Giới tính Nữ 47,2 18-20 23,3 21-30 30 31-40 16,2 41-50 12,3 51-60 12,5 2 Độ tuổi Trên 60 5,4 Dưới tiểu học 4 Cấp 2 10,1 Cấp 3 24,1 Trung cấp 4,7 Cao đẳng 15,5 Đại học 36,9 3 Trình độ học vấn Trên đại học 4,7 Cán bộ công chức 21,6 Nông dân 17 Công nhân 12 Hưu trí 3,2 Doanh nghiệp 14,7 4 Nghề nghiệp Học sinh sinh viên 31,2 Xe máy 71,7 5 Phương Tiện TGGT Ô tô 27,8 8 6. Điểm mới và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án 6.1. Điểm mới của luận án - Là một công trình nghiên cứu đầu tiên vận dụng lý thuyết xã hội học về truyền thông để xây dựng khung lý luận về vai trò của TTĐC An ninh Lào đối với trật tự xã hội giao thông đường bộ. - Là một công trình nghiên cứu đầu tiên đánh giá vai trò của TTĐC đối với trật tự xã hội giao thông đường bộ từ hướng tiếp cận xã hội học. Kết quả nghiên cứu gợi mở hướng nghiên cứu xã hội học về vai trò của TTĐC đối với trật tự xã hội giao thông. - Kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng, phát triển xã hội học ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 6.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong việc bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật về giao thông đường bộ và phương thức quản lý giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn. - Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho quá trình tuyên truyền giáo dục nhân dân về các quy định pháp luật về giao thông đường bộ, nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông, thông qua đó xây dựng văn hóa giao thông đường bộ. - Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo với Ban Biên tập và thông tin, Tổng cục chính trị, Bộ An ninh Lào và các cơ quan TTĐC ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong việc quản lý, phát huy vai trò của TTĐC đối với việc tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội về trật tự xã hội giao thông đường bộ. - Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy xã hội học ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được chia thành 4 chương, 9 tiết. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1. Nghiên cứu lý luận về vai trò của truyền thông đại chúng 1.1.1.1. Các mô hình truyền thông đại chúng Viên đạn ma thuật Nghiên cứu về lý thuyết này, nhiều học giả đã xem xét dưới các góc độ khác nhau. Lowery và De Fleur đã đề xuất việc giả định “thống nhất quản của họ dựa trên sinh học ‘bản năng’ và rằng họ phản ứng nhiều hơn hoặc ít thống nhất cho bất cứ điều gì ‘kích thích’ đến cùng” [77, tr.400]; hoặc coi truyền thông như là lý thuyết đồ họa giả định rằng thông điệp của phương tiện truyền thông là một viên đạn bắn từ “súng phương tiện truyền thông” vào “đầu” của người xem [trích theo 58]. Tác giả Croteau, Hoynes còn cho rằng, khán giả là thụ động, toàn bộ các thông tin được đưa thẳng đến khán giả và nhiễm vào nhận thức của họ một cách trực tiếp, và công chúng về cơ bản không thể thoát khỏi sự ảnh hưởng của truyền thông [trích theo 65]. Davis, Baron đưa ra quan điểm cho rằng, công chúng dễ bị tổn thương bởi những thông điệp truyền thông được “bắn thẳng” vào bộ não, nó có nghĩa là các phương tiện truyền thông đưa thông tin đến khán giả như kiểu một viên đạn bắn vào tâm trí khán giả [trích theo 66]. Truyền thông mô hình hai bước Mô hình hai bước được phát triển bởi Lazarfeld và các đồng nghiệp của ông, Khi họ nghiên cứu về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ [trích theo 88]. Mô hình cho thấy rằng các bước phát triển truyền thông (PTTT) không giúp thay đổi quyết định của cử tri, mà là củng cố thái độ và quyết định của họ đã được hình thành trước đó. Nếu cử tri thay đổi quyết định là do ý kiến của bạn bè, hàng xóm hay đồng nghiệp mà họ xem là ‘chuyên gia‘ hoặc người theo dõi sâu sát lĩnh vực chính trị. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình này là xem cá nhân là thụ động, bị ảnh hưởng bởi các cá nhân khác trong cuộc sống [trích theo 32]. 10 Lý thuyết truyền thông sử dụng và hài lòng Thuyết sử dụng và hài lòng là một cách tiếp cận để tìm hiểu lý do tại sao và làm thế nào mọi người luôn tích cực tìm kiếm những phương tiện để đáp ứng nhu cầu của mình. Đây là một cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm để tìm hiểu thông tin trên TTĐC [trích theo 92]. Thuyết này cũng cho rằng, con người tiếp cận các phương tiện truyền thông vì cho rằng việc này sẽ đáp ứng một số nhu cầu nhất định của họ và cung cấp cho họ một số kiến thức nhất định, giúp họ giải toả căng thẳng và tăng tương tác xã hội. Quan điểm này được gặp lại trong các nghiên cứu của Severin, Werner J.; Tankard Jr., James W [trích theo 93] và McQuail, Denis [81, tr.112-128]. Lý thuyết xã hội học truyền thông đại chúng Mô hình truyền thông của Lasswell. Đây là một trong những mô hình truyền thông sớm nhất và có ảnh hưởng nhất. Tác giả diễn tả hành động giao tiếp bằng cách xác định các thành phần của giao tiếp bao gồm: Ai? Nói gì? Kênh nào? Tới ai? Hiệu quả là gì? Ông cũng phân tích thêm rằng: Câu hỏi “Ai” nguồn tin được coi là phân tích mang tính kiểm soát; “Nói gì” được xem là phân tích nội dung; “Kênh nào” là sự phân tích phương tiện truyền thông tin; “Tới ai” là sự phân tích khán giả và Phân tích hiệu quả là bước sau cùng [75, tr.117]. Lý thuyết sai lệch chuẩn mực xã hội Lý thuyết này, hướng tới giải thích về hiện tượng sai lệch chuẩn mực xã hội trong hành vi xã hội của cá nhân, nhóm xã hội. Lý thuyết sai lệch sau này được nghiên cứu bởi nhiều nhà nghiên cứu đến từ nhiều quốc gia khác nhau như: A. Giddens [trích theo 69]; Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones [trích theo 43]. Các tác giả đều thống nhất rằng: a, Sai lệch xã hội là trạng thái “xã hội rối loạn” khi những giá trị, chuẩn mực xã hội và mối liên hệ xã hội bị suy yếu hoặc mâu thuẫn nhau, b, Sự làm sai lệch (deviance) là hành vi vi phạm các chuẩn tắc hành động hay những kỳ vọng của một nhóm hoặc của xã hội; sự không ăn khớp giữa cấu trúc xã hội và văn hóa làm nảy sinh hiện tượng sai lệch xã hội và nguyên nhân của sai lệch là sự không phù hợp giữa những mục đích văn hóa của xã hội và những phương tiện xã hội để thực hiện mục đích đó; c, Trong thời kỳ của những cuộc suy thoái và tăng trưởng kinh tế quá mức thì hành vi sai lệch 11 chuẩn mực cao hơn mức; d, Sai lệch chuẩn mực thường gây hại cho xã hội nhưng có thể có ích cho xã hội. Đánh giá tính chất của sai lệch xã hội thuộc vào việc đánh giá chuẩn mực xã hội và quan điểm của cộng đồng xã hội và phải được xem xét dựa trên các dấu hiệu: lợi ích giai cấp thống trị, lợi ích nhóm xã hội có sai lệch, thời điểm diễn ra sai lệch và triển vọng phát triển xã hội. Lý thuyết mô hình truyền thông theo chu kỳ của Roman Jakobson Nhà ngôn ngữ học Roman Jakobson đưa ra mô hình truyền thông được xác định theo một chu kỳ như một vòng tròn khép kín hoàn chỉnh. Chu kỳ truyền thông này được xác định bao gồm 4 giai đoạn chính là giai đoạn phát tin, giai đoạn truyền tin, giai đoạn nhận tin và giai đoạn phản hồi. Ưu điểm của mô hình truyền thông này là nó có thể phản ánh được các tính chất cơ bản của các quá trình truyền thông như truyền thông liên cá nhân, truyền thông nhóm chứ không chỉ truyền thông đại chúng [trích theo 83, tr.15]. Một thông điệp sau khi được phát ra từ người truyền luôn gây ra một phản ứng nào đó từ phía người nhận tin, và người nhận tin sẽ có thông điệp phản hồi (feedback) gửi lại cho người phát tin ban đầu, khi ấy người nhận tin cũng trở thành một nguồn phát tin. Theo đó, quá trình truyền thông thực chất được hiểu như một quá trình trao đổi thông tin hai chiều trong cuộc sống. Thuyết truyền thông thuyết phục (persuasive communication theory) Truyền thông thuyết phục là một quá trình mà người truyền tin sử dụng thông điệp để ảnh hưởng đến người khác. Đó là việc cố gắng để thay đổi suy nghĩ, từ đó thay đổi hành vi. Hay nói cách khác, lý thuyết này nhấn mạnh đến việc tìm kiếm sự thay đổi. Có nhiều tác giả và tác phẩm đề cập và nghiên cứu lý thuyết này. Ajzen, I. và Fishbein, M. [trích theo 52], với tác phẩm “Tìm hiểu thái độ và dự đoán hành vi” đã phân tích về cách thức xác định và đo lường cũng như dự đoán hành vi từ ý định của các chủ thể; các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn xu hướng hành vi. Tác giả cũng đề cập đến các ví dụ cụ thể trong các cuộc bầu cử hay truyền thông thay đổi hành vi của người nghiện rượu. Becker, M.H. và Maiman, L.A. [61, tr.10-24] trong tác phẩm “Yếu tố hành vi xã hội trong việc tuân thủ các khuyến 12 cáo về y tế và sức khoẻ” cũng đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của lý thuyết truyền thông thuyết phục. Lý thuyết hành vi dự định (Ajzen & Fishben) Lý thuyết về hành động hợp lý Theory of Reasoned Action (TRA), là một trong 3 mô hình thuyết phục cổ điển của tâm lý học, cũng được sử dụng trong nghiên cứu truyền thông như một lý thuyết về sự hiểu biết thông điệp có sức thuyết phục. Lý thuyết về hành động lý luận được phát triển bởi Martin Fishbein và Icek Ajzen vào năm 1967. Các lý thuyết nhằm giải thích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi trong hành động của con người. TRA được sử dụng để dự đoán cách cá nhân sẽ thực hiện hành vi dựa trên thái độ trước đó của họ đối với hành vi [89, tr.64]. Thuyết hành vi dự định [60] là sự phát triển và cải tiến của Thuyết hành động hợp lý. Thuyết hành động hợp lý được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1975 được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội (Eagly và Chaiken, 1993; Olson và Zanna, 1993; Sheppard, Hartwick, và Warshaw, 1988, trích trong Mark, C. và Christopher J.A., 1998, tr.1430). Mô hình TRA cho thấy hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó. Mối quan hệ giữa ý định và hành vi đã được đưa ra và kiểm chứng thực nghiệm trong rất nhiều nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực như: Ajzen, 1988; Ajzen và Fishben, 1980; Canary và Seibold, 1984; Sheppard, Hartwick, và Warshaw, 1988, trích trong Ajzen, 1991 [trích theo 51, tr.186]. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu lý luận Từ đầu thế kỷ XX, với việc phát minh ra vô tuyến điện và sự ra đời của đài phát thanh chi phối đời sống tinh thần của xã hội hiện đại, TTĐC đã trở thành đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Năm 1910, M. Weber luận chứng về mặt phương pháp luận cho sự cần thiết của môn xã hội học báo chí, bản thân ông cũng là một ký giả chính trị rất nổi tiếng, vạch ra các vấn đề nghiên cứu như hướng vào các tập đoàn, các tầng lớp xã hội khác nhau; phân tích các yêu cầu của xã hội đối với nhà báo; coi trọng phương pháp phân tích báo chí; phân tích hiệu quả báo chí. Các nhà xã hội học lý giải vai trò của TTĐC bằng các quan điểm chức năng luận. R. Merton bàn về chức năng công khai, chức năng tiềm ẩn và hiệu quả thực sự của TTĐC. Lasswell bàn về chức năng kiểm soát môi trường xã hội; liên kết các bộ 13 phận của xã hội với nhau; truyền tải di sản xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác. Charles Wright bổ sung thêm chức năng giải trí. Nghiên cứu lý thuyết truyền thông trong xã hội học đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học/xã hội học trên thế giới. Loet Leydesdorff [76]; đã xuất bản cuốn “Lý thuyết xã hội học truyền thông”. Trong cuốn sách này, tác giả đã đi tìm câu trả lời cho vấn đề: xã hội có thể được coi là một hệ thống tự thân hay không? Qua nó, tác giả đã phát triển một học thuyết xã hội học truyền thông dùng để phân tích các hệ thống xã hội phức tạp như xã hội thông tin của châu Âu chẳng hạn. Daniel Lerner cho rằng, một trong những điều kiện và đặc điểm của quá trình chuyển đổi từ các xã hội cổ truyền sang xã hội hiện đại chính là sự chuyển tiếp từ truyền thông miệng sang TTĐC. Elisabeth Noelle Neumann (1916-2010) đề nghị, phải xem xét vai trò của TTĐC như một vấn đề quan trọng, ngang tầm với các vấn đề như bảo vệ môi trường và bùng nổ dân số. Bà khẳng định, ngoài việc ngủ và làm việc, với những gì TTĐC mang lại, con người gần như không còn thời gian trống. Douglas M. McLeod và James K. Hertog khẳng định, TTĐC đóng vai trò quan trọng như một công cụ kiểm soát xã hội. Các nhà xã hội học khác quan tâm đến chức năng cảnh báo; chức năng đáp ứng nhu cầu thực tế hàng ngày của người dân trong xã hội; chức năng nâng cao một hình ảnh xã hội, hay hợp thức hóa một vị trí xã hội; chức năng củng cố sự kiểm soát của xã hội qua áp lực của dư luận xã hội. TTĐC có vai trò xã hội hóa con người, thi hành các chuẩn tắc xã hội và giúp con người biết về môi trường xã hội. Theo Michael Schudson, hệ thống truyền thông phục vụ nền dân chủ cần hướng đến 7 vai trò: a, Cung cấp cho công dân những thông tin đầy đủ và công bằng; b, Cung cấp một khuôn khổ chặt chẽ để giúp công dân có một cái nhìn tổng thể về thế giới chính trị phức tạp; c, Đóng vai trò làm người chuyển tải chung cho các quan điểm của các nhóm người khác nhau trong xã hội; d, Cung cấp số lượng và chất lượng tin tức mà mọi người muốn; e, Đại diện cho công chúng và nói lên tiếng nói của công chúng cũng như nói về lợi ích của công chúng để chính quyền 14 biết; f, Khơi dậy sự cảm thông và hiểu biết sâu sắc để công dân đánh giá đúng tình hình cuộc sống con người trên thế g... tác động đến lưu lượng tham gia giao thông nói chung. Về chủ đề này, Douma, F., Wells, K., Horan, T.A., Krizek, K.J.: ICT đã thực hiện công trình nghiên cứu “Mua sắm và internet”; Farag, S., Schwanen, T., Dijst, M, Faber, J có chuyên khảo “Mua sắm trực tuyến hay không và vấn đề giao thông hiện nay”. Hoặc ở một khía cạnh khác liên quan đến các kênh giao tiếp gián tiếp và hành vi giao thông, Hamer, R., Kroes, E., Van Ooststroom, H; đã có nghiên cứu “Làm việc qua điện thoại ở Hà Lan- Đánh giá những thay đổi về hành vi giao thông”. Những nghiên cứu này đều có một điểm chung đó là khẳng định tính chất hành vi tham gia giao thông (tần suất, thời điểm, mức độ) bị ảnh hưởng bởi các phương tiện thông tin truyền thông ở mức độ khác nhau. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu quốc tế đều đặt truyền thông đại chúng ở một vị trí quan trọng trong tương quan và ảnh hưởng đến hành vi giao thông, tuân thủ pháp luật và tính chất của hành vi giao thông. Những nghiên cứu này đều là cơ sở tham khảo quan trọng đối với công tác quản lý giao thông của các quốc gia hiện nay. 27 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM, LÀO 1.2.1. Nghiên cứu lý luận về vai trò của truyền thông đại chúng Các nghiên cứu lý luận về truyền thông đều khẳng định vai trò quan trọng mang tính định hướng căn bản của TTĐC đối với đời sống xã hội nói chung và đối với từng lĩnh vực cụ thể nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở tầm lý luận không nhiều và đa số các nội dung lý luận được trình bày lồng ghép trong các nghiên cứu thực nghiệm. Dưới đây là kết quả nghiên cứu tài liệu với các công trình nghiên cứu từ góc độ lý luận. Trong cuốn “Truyền thông và phát triển nông thôn”, tác giả Mai Quỳnh Nam khẳng định: tất cả các lĩnh vực phát triển của đời sống xã hội đều có sự gắn bó mật thiết với TTĐC. Tác giả Trần Hữu Quang cũng khẳng định: TTĐC là định chế xã hội mới, đóng vai trò quan trọng không chỉ trong phổ biến thông tin và kiến thức cho dân chúng, mà còn tác động trở lại một cách sâu xa và mạnh mẽ vào tất cả các định chế xã hội khác, từ định chế chính trị cho tới kinh tế, văn hóa và gia đình [34]. Theo Mai Quỳnh Nam trong cuốn “Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả TTĐC” [26], thì xét về mặt bản chất, mục đích của hoạt động TTĐC là nhằm cung cấp thông tin, hình thành sự hiểu biết và thức tỉnh hoạt động của con người. Khi các thông điệp được thông báo tác động đến các nhóm công chúng lớn, cũng có nghĩa là các thông điệp đó thực hiện vai trò tổ chức xã hội thông qua hoạt động truyền bá tập thể. Trong công trình “Truyền thông đại chúng và một số vấn đề xã hội học về giới”, tác giả Lê Ngọc Hùng đã đề cập: TTĐC không những có khả năng duy trì, truyền đạt mà còn định hướng hoặc thay đổi kiểu hành vi ứng xử, suy nghĩ, thái độ và tình cảm của con người [13]. Truyền thông đại chúng có vai trò liên kết xã hội. Theo Mai Quỳnh Nam [27]. TTĐC được coi là thiết chế cơ bản trong xã hội hiện đại. Đã là thiết chế thì phải chuẩn mực, phải duy trì các giá trị, phải tạo dựng khuôn hình văn hóa, phải tham gia vào hoạt động tổ chức và kiểm soát xã hội. Hệ thống này phổ biến các điển hình tiên tiến, các cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhằm nhân rộng các khuôn mẫu xã hội tích cực. Các phương tiện TTĐC, bằng hoạt động cung cấp thông tin, đã tạo điều kiện để công chúng tham gia vào các quyết định xã hội; là diễn đàn của mọi tầng lớp nhân dân. 28 Đối tượng tác động của TTĐC là công chúng xã hội, cụ thể là ý thức quần chúng. Báo chí, truyền thông tác động vào ý thức quần chúng, trước hết là tác động vào dư luận xã hội. TTĐC có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội. Truyền thông khơi nguồn dư luận xã hội, phản ánh dư luận xã hội, định hướng và điều hòa dư luận xã hội, cùng với dư luận xã hội và bằng dư luận xã hội thực hiện chức năng giám sát xã hội. TTĐC không chỉ tạo nên dư luận xã hội, mà dư luận xã hội cũng tác động trở lại tới hoạt động của TTĐC và còn là tác nhân làm thay đổi TTĐC. Trương Xuân Trường cho rằng, ở Việt Nam vai trò của TTĐC được thể hiện ở 4 dấu hiệu: a, Truyền đạt một cách nhanh chóng và đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; b, Bám sát, phản ánh kịp thời và trung thực những sự kiện, hiện tượng kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội trong nước và thế giới; c, Đang trở thành món ăn tinh thần không thể thay thế trong đời sống xã hội; d, Là một kênh chủ yếu để hình thành và thể hiện dư luận xã hội [48]. Lê Thanh Bình cho rằng, TTĐC có 10 vai trò trong đời sống xã hội: a, Chuyển tải các chủ trương, đường lối, chính sách, các văn bản pháp luật về quản lý xã hội của Đảng, Nhà nước; b, Là diễn đàn của công chúng để phát huy quyền làm chủ và trách nhiệm công dân; c, Hình thành và định hướng đúng đắn cho dư luận công chúng trong xã hội; d, Tuyên truyền, cổ động và tổ chức hành động cho công chúng; e, Giáo dục và nâng cao nhận thức về quản lý xã hội cho mọi công dân; g, Phát hiện và biểu dương nhân tố mới, nhân rộng các điển hình tiên tiến; h, Đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội; i, Phản hồi ý kiến của công chúng, chuyên gia, tổ chức xã hội về các chính sách; k, Thúc đẩy, mở rộng giao lưu quốc tế, bảo vệ uy tín đất nước, lựa chọn thông tin quốc tế phù hợp; m, Làm diễn đàn để các nhà lãnh đạo, quản lý trao đổi cởi mở, dân chủ với công chúng [4]. Đỗ Chí Nghĩa nhấn mạnh, chức năng thông tin là chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí. Báo chí thực hiện chức năng này nhằm thực hiện các chức năng khác. Báo chí thông tin để thực hiện chức năng giáo dục, giám sát, quản lý xã hội, văn hóa, giải trí và bảo đảm quyền được thông tin của người dân [29]. Một số nhà nghiên cứu xã hội học đã đưa ra một hệ thống các tiêu chí để phân tích hiệu quả của TTĐC là: hiệu quả vị lợi, hiệu quả uy tín, hiệu quả tăng 29 cường quan điểm, hiệu quả thỏa mãn lợi ích nhận thức, hiệu quả cảm xúc, hiệu quả thẩm mỹ, hiệu quả thuận tiện. Tuy nhiên, việc tách hiệu quả hoạt động của một kênh cụ thể nào đó để đo lường sự ảnh hưởng có tính chất riêng biệt là một vấn đề khó khăn, vì công chúng có thể sử dụng các kênh TTĐC khác nhau. Việc tách tác động của TTĐC đối với công chúng ra khỏi ảnh hưởng từ các cơ sở xã hội khác cùng tác động hàng ngày cũng gặp phải các khó khăn tương tự, bởi ý thức xã hội không thể tách ra thành từng lĩnh vực. Mặt khác, đó còn là mối liên hệ chằng chịt của TTĐC với các cơ sở xã hội; cả giao tiếp đại chúng và giao tiếp liên cá nhân đều chịu sự tác động của TTĐC và hoạt động giao tiếp liên cá nhân còn tham gia nhân rộng hiệu quả của các thông điệp TTĐC. Việc nghiên cứu tác động của thông điệp được truyền tải từ TTĐC đến nhận thức và hành vi của công chúng luôn là vấn đề gây tranh cãi trong giới chuyên môn. Theo Mai Quỳnh Nam, bởi vì thông tin tác động đến nhận thức và hành vi của người nhận còn qua một số khâu lọc, qua các nhóm trung gian, hiệu ứng không diễn ra trực tiếp theo kiểu truyền máu. Nó phụ thuộc vào một số yếu tố có thể dẫn đến tình trạng người ta muốn làm theo nội dung thông điệp mà họ tiếp thu được, song giữa nhận thức và hành vi luôn có những khoảng cách. Truyền thông nhằm rút ngắn khoảng cách đó. Mai Quỳnh Nam đề cập đến việc tiếp nhận thông điệp, mức độ yêu thích, quan tâm của công chúng và sự phản hồi như một chỉ báo căn bản cho thấy hiệu quả hoạt động của TTĐC với công chúng. Bàn về nhân tố tác động đến hoạt động và hiệu quả TTĐC, Mai Quỳnh Nam nhận thấy thiết chế TTĐC luôn chịu sự tác động từ hai phía: Thứ nhất, từ các cơ quan quản lý mà thiết chế truyền thông là công cụ; Thứ hai, từ công chúng báo chí. Hiệu quả hoạt động báo chí phụ thuộc trực tiếp vào các mối liên hệ ấy. Mối liên kết giữa các thành viên trong gia đình giữ vai trò quan trọng đối với việc tiếp thu và sử dụng các thông điệp từ hệ thống TTĐC. Nhân tố văn hóa của công chúng là chỉ báo chi phối sự lựa chọn các kênh TTĐC, xử lý các thông điệp được truyền tải từ hệ thống này và thể hiện ý kiến của cá nhân, nhóm xã hội mà họ là thành viên. 30 Sự bất bình đẳng trong khả năng tiếp nhận thông tin ở công chúng phản ánh các bất bình đẳng về kinh tế, văn hóa, điều kiện cư trú của người dân, nhất là những người có thu nhập thấp. Việc khắc phục các bất bình đẳng về kinh tế là nhân tố quan trọng để tạo điều kiện cho người dân tham gia hoạt động truyền thông vì các mục tiêu phát triển. Tính trung thực của thông tin có ý nghĩa quyết định, tạo nên niềm tin để liên kết giá trị và chuẩn mực, tạo nên tâm thế tác động đến nhận thức và hành vi của cá nhân, tạo lập tri thức, văn hóa và định hướng hoạt động. Mối quan hệ giữa TTĐC và công chúng là mối quan hệ biện chứng. TTĐC thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của công chúng, đến lượt mình công chúng lại đặt ra các yêu cầu đối với hoạt động của TTĐC. Sự trưởng thành trong mối quan hệ đó thể hiện tính tích cực chính trị - xã hội của TTĐC và của cả công chúng. Tính chất công khai, rộng rãi và nhanh chóng cũng như việc bày tỏ quan điểm, chính kiến trên báo chí, định hướng dư luận xã hội đã khiến báo chí trở thành vũ khí có sức công phá lớn, thực sự là một quyền lực của trí tuệ, nhận thức, của khả năng thức tỉnh lý trí, cổ vũ dư luận, có sức lan tỏa lớn và nhanh nhất. Từ đó, TTĐC có sức mạnh trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển xã hội, tạo nguồn lực và cơ hội cho mỗi cá nhân phát triển. Cuốn sách “Truyền thông dân số với nông dân vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Trương Xuân Trường đã có những bàn luận về cơ sở lý luận, lịch sử tình hình nghiên cứu truyền thông và truyền thông dân số. Mô hình truyền thông gồm các yếu tố: nguồn tin, thông điệp, kênh, nơi nhận, mạch phản hồi. Vai trò của truyền thông được đo bằng sự thông tin và sự phản hồi. Người tiếp nhận thông tin giữ vai trò quan trọng trong tính hiệu quả của truyền thông. Mô hình hai chiều xuôi ngược cho thấy rõ hơn hiệu quả của truyền thông. Ai? Nói gì? Nói với ai? Do kênh nào? Hiệu quả ra sao? là những câu hỏi về truyền thông hiện đại [48]. Nguyễn Minh Huế, tác giả cuốn sách “Báo mạng điện tử: những vấn đề cơ bản”, đã nêu và làm rõ lịch sử ra đời, khái niệm báo điện tử, sự khác nhau giữa báo điện tử với trang thông tin điện tử; vai trò của báo điện tử trong đời sống xã hội. Báo điện tử là kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ và truyền thông, dựa trên nền của internet và sự tích hợp ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống, đã đem lại 31 những giá trị rất lớn cho xã hội, cho người dân. Báo điện tử đã tạo ra bước ngoặt, làm thay đổi cách truyền tin và tiếp nhận thông tin. Cuốn sách cũng nêu đặc điểm của báo điện tử, trong đó có đề cập đến tính đa phương tiện của báo điện tử hiện nay - đây là ưu điểm vượt trội của báo điện tử so với các loại hình báo chí khác. Những thông tin bằng văn bản, hình ảnh, âm thanh cùng xuất hiện trên trang chủ của báo điện tử luôn tạo ra sự hấp dẫn, sống động đặc biệt đối với công chúng. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đề cập về mô hình tòa soạn và quy trình sản xuất thông tin của báo điện tử, những phẩm chất của nhà báo điện tử; nêu cách viết, trình bày nội dung báo điện tử, đề xuất cách thiết kế, trình bày nội dung và cách viết cho báo điện tử [12]. Mai Quỳnh Nam, trong công trình “Văn hóa đại chúng và văn hóa gia đình” cho rằng TTĐC có chức năng hình thành nền văn hóa đại chúng. Văn hóa đại chúng không chỉ là sự bổ sung, mà còn làm phức tạp thêm các nền văn hóa vốn có từ trước. TTĐC truyền bá các kiến thức về thực tế, kiểm soát, điều hành xã hội, cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu giải trí, như là chất kết dính các yếu tố, quan hệ xã hội, văn hóa. Nhờ vào hoạt động truyền bá văn hóa qua TTĐC mà con người hiểu nhau hơn, từ đó có ý thức đầy đủ hơn trong việc duy trì các mối quan tâm chung, dẫn đến các hành động chung vì lợi ích của các quốc gia và trên phạm vi quốc tế. TTĐC có vai trò liên kết xã hội [27]. Tóm lại, các sách, công trình nghiên cứu về lý thuyết truyền thông, truyền thông đại chúng và xã hội học truyền thông được giới thiệu trên đây đã làm rõ những vấn đề cơ bản: Quan niệm về truyền thông, truyền thông đại chúng; các nguyên tắc truyền thông, truyền thông đại chúng; các phương thức của truyền thông, TTĐC; đạo đức của người làm báo; góc độ tiếp cận xã hội học về truyền thông, TTĐC. 1.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm về vai trò truyền thông đại chúng với an toàn giao thông, tuân thủ luật giao thông Các công trình nghiên cứu theo chủ đề này tại Việt Nam và Lào đều chưa nhiều. Qua nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu liên quan chủ yếu là các luận án, luận văn. Các công trình nghiên cứu ứng dụng là rất ít. 32 Nghiên cứu chuyên đề “Nâng cao vai trò của lực lượng Cảnh sát giao thông nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới” của Trần Minh Thư đã nêu lên thực trạng trật tự an toàn giao thông tại Việt Nam [42], đồng thời khẳng định các kênh truyền thông qua các phương tiện TTĐC là vô cùng quan trọng. Tác giả khẳng định: Để lực lượng chuyên ngành thực hiện tốt việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới, không thể thiếu vai trò của công tác truyền thông. Các loại hình truyền thông được đề cập bao gồm: báo, đài, các hình thức sân khấu hóa, các hình thức câu lạc bộ. Việc vận dụng linh hoạt các kênh và hình thức truyền thông đại chúng là vô cùng quan trọng để đáp ứng sự phù hợp và tính hiệu quả thông qua phối hợp với các ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông. Phát động mạnh mẽ phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông”, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng “Văn hóa giao thông”; xây dựng và triển khai trên địa bàn toàn quốc nhiều mô hình quần chúng tự quản về trật tự an toàn giao thông, tiêu biểu như: “Tổ tự quản về an toàn giao thông khu vực dân cư”, “Liên đội tự quản về an toàn giao thông trong học sinh”; “Đội thanh niên, sinh viên tình nguyện đảm bảo trật tự an toàn giao thông”; “Khu dân cư văn hóa, an toàn giao thông”, “Công trường bảo đảm trật tự an toàn giao thông”, “Khu dân cư văn hóa, an toàn giao thông”, “Trường học sạch, đẹp, an toàn”.... Tích cực phối hợp với các nhà trường mở các lớp giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên; mở các chuyên mục an toàn giao thông phản ánh kịp thời tình hình trật tự an toàn giao thông, tuyên truyền phổ biến pháp luật, biểu dương người tốt, việc tốt, cảnh báo tai nạn, ùn tắc giao thông cho người dân; phối hợp với các tổ chức, cá nhân làm công tác nghệ thuật tổ chức sáng tác, dàn dựng, biểu diễn, sân khấu hóa nhiều tác phẩm về đề tài trật tự an toàn giao thông... Công trình nghiên cứu “Trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương - Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Xuân Yêm [50], đã khẳng định: Trật tự an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật 33 tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải công cộng, nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông là một yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản của mọi quốc gia, đó là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng và ổn định trật tự xã hội. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã rút ra những ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân dẫn đến tồn tại và các biện pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Qua đó, nghiên cứu khẳng định, phương tiện TTĐC là một thứ quyền lực mềm hữu hiệu trong việc điều chỉnh các hành vi giao thông lệch chuẩn. “Nghiên cứu trường hợp: Hình thành và thực thi luật đội mũ bảo hiểm tại Việt Nam” của Passmore J, Lan Huong Nguyen, Nam Phuong Nguyen, Olive J, [87, tr.783-787] đã khẳng định: Lãnh đạo chính trị, truyền thông đại chúng, thông tin chuyên sâu và thực thi nghiêm ngặt đã góp phần thực hiện thành công các luật mới. Qua việc giám sát liên tục của pháp luật, những sơ hở gây phương hại đến tính hiệu quả của luật pháp đã được xác định và giải quyết. Nghiên cứu cho thấy, trong năm 2008, đã dẫn đến 680.000 vi phạm không đội mũ bảo hiểm được phát hiện. Trong ba tháng đầu tiên sau khi quy định đổi mũ bảo hiệm có hiệu lực, số liệu giám sát từ 20 bệnh viện thành thị và nông thôn cho thấy, nguy cơ chấn thương ở đầu và tử vong giảm lần lượt 16% và 18%. Việc thực hiện quy định đổi mũ bảo hiệm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đã tạo nên một cột mốc quan trọng trong an toàn giao thông tại Việt Nam. Các bài học kinh nghiệm này ở Việt Nam là một ví dụ quan trọng để các nước đang phát triển nghiên cứu áp dụng nhằm giảm thiểu gánh nặng từ tai nạn giao thông đường bộ. “Thói quen rượu bia và hành vi lái xe: Nhận thức, nguy cơ và mô hình can thiệp hiệu quả” là nghiên cứu của Tam NM [94]. Kết quả nghiên cứu cho thấy một tỷ lệ lớn các ca tai nạn giao thông đều liên quan đến chất uống có cồn. Các yếu tố có liên quan đáng kể với việc uống và tham gia giao thông là độ tuổi, loại đồ uống, tần suất uống rượu lái xe trong năm, tự ước tính số lượng đồ uống tiêu 34 thụ để lái xe một cách hợp pháp, nhận thức của gia đình có người uống rượu bia lái xe, và nhận thức rủi ro pháp lý và rủi ro vật lý. Kết quả từ các trường hợp phân tích chéo cho các bệnh nhân cho thấy một mối quan hệ liều lượng giữa uống rượu bia và nguy cơ tai nạn giao thông. Về nhận thức về ảnh hưởng của việc uống rượu bia đối với việc lái xe, nghiên cứu phát hiện các chứng cứ xác thực về mối liên hệ giữa học thức/nhận thức thấp ở nam giới tại Việt Nam và việc uống rượu bia khi lái xe. Đa số người được hỏi có ít kiến thức thông tin về uống độ cồn cho phép khi lái xe, và chưa nhận thức được nguy cơ nguy hiểm khi uống rượu bai và lái xe. Nghiên cứu cũng khẳng định, các kiến thức/thông tin được cung cấp qua các phương tiện truyền thông là kênh đặc biệt quan trọng giúp thay đổi hành vi của người lái xe tại Việt Nam. “Pháp luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm xe máy của Việt Nam và tác động của nó đối với trẻ em” [87, tr.369-373] của Aaron Pervin, Jonathon Passmore, Mirjam Sidik, Tyler McKinley, Thi Hong Tu Nguyen, Phuong Nam Nguyen, được thực hiện tại bốn trung tâm lớn tại Việt Nam: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Đà Nẵng. Các tần số sử dụng mũ bảo hiểm tại 4 địa bàn nghiên cứu dao động từ 90-99% đối với người lớn, 15-53% ở trẻ em. Trẻ em đội mũ bảo hiểm xe máy ít thường xuyên hơn so với người lớn. Pháp luật phạt người lớn để trẻ em không đội mũ bảo hiểm xe gắn máy đã được thực hiện ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ rõ, các hoạt động vận động, tiếp thị xã hội TTĐC liên tục được nỗ lực thực hiện để phổ biến các thông tin về lợi ích và an toàn khi đội mũ bảo hiểm tham gia giao thông thực sự đã tác động đến nhận thức và hành vi của các bậc cha mẹ, có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả được đề cập trên đây. “Ảnh hưởng của giáo dục đến an toàn giao thông” [72, tr.789-797], một nghiên cứu trường hợp ở Việt Nam của Hung KV, Huyen LT, cho biết, tai nạn giao thông là vấn đề quan tâm hàng đầu của hệ thống y tế trên thế giới, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đường bộ là khá cao so với các nước Đông Nam Á khác. Không chỉ làm phần lớn của người chết và bị thương nặng (ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người dân), tai nạn giao thông cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế và 35 xã hội của một quốc gia. Thống kê cho thấy nhiều người bị thương hoặc tử vong vì tai nạn giao thông. Tỷ lệ tai nạn giao thông khá cao ở Việt Nam đã trở thành một trong những vấn đề xã hội lớn của đất nước. Có một thực tế rằng các lựa chọn chính sách về nguyên tắc phải được kiểm tra tính khả thi trước khi thực hiện. Sự hiểu biết và hành vi lái xe mô tô là một thách thức khi cố gắng xác định lỗi của lái xe trong tai nạn có sự xung đột giữa yếu tố nguyên nhân và biện pháp đối phó. Trong những năm gần đây, khi hiểu rõ những tác động nghiêm trọng của tai nạn giao thông trên toàn xã hội, các nhà nghiên cứu khoa học, kỹ sư giao thông và các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam đã phát triển nhiều dự án và tiến hành các nghiên cứu trong lĩnh vực an toàn giao thông. Yếu tố con người cũng được coi là yếu tố trung tâm trong toàn bộ hệ thống. Mục tiêu cuối cùng là tạo một môi trường giao thông thuận tiện và an toàn cho người sử dụng đường. Nghiên cứu này giải thích việc áp dụng các phương pháp phân tích rủi ro trong đánh giá ảnh hưởng của giáo dục, truyền thông và thực thi an toàn giao thông. Trong đó, khẳng định yếu tố giáo dục truyền thông có vai trò quan trọng trong việc trang bị và nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông về cách lưu hành an toàn. Nghiên cứu “Quy định đội mũ bảo hiểm bắt buộc và các phương tiện báo chí in tại Việt Nam” của Hill P, Ngo A, Khuong T, Dao H, Hoang H, Trinh H, Nguyen L, Nguyen P [97] chỉ rõ: Với quyền sở hữu xe máy cao và gia tăng ở Việt Nam, người đi xe máy dễ bị tổn thương hoặc tử vong việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm trong Luật giao thông đã trở thành một ưu tiên đối với Chính phủ Việt Nam. Nghiên cứu đã sử dụng phân tích định tính của các thông tin dựa trên web của 8 tờ báo in phổ biến nhất tại Việt Nam để theo dõi báo cáo qua 4 giai đoạn thực hiện quy định này, xác định mã số và xây dựng các chủ đề chi phối của các phương tiện truyền thông. Nghiên cứu tài liệu về lý luận và việc khuyến khích áp dụng, tới bắt buộc thực hiện, và các cơ chế để chuẩn bị cho việc thực hiện ở cấp quốc gia và địa phương, phát triển các giải pháp và khuyến khích nhân rộng các chiến lược thành công. Báo cáo cũng ghi nhận những ý kiến trái chiều và những trở ngại khi sử dụng mũ bảo hiểm trở thành phổ biến, và quan ngại xung quanh 36 chất lượng mũ bảo hiểm. Báo chí cũng ghi nhận phản ứng của thị trường trong các giải pháp sáng tạo để giải quyết những vấn đề này. Các phương tiện truyền thông và các nghiên cứu đã trở thành kênh đối thoại giữa Nhà nước và người dân xung quanh vấn đề này tại thời điểm đưa quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm vào thực hiện. Kiểm soát chất lượng mũ bảo hiểm là một vấn đề quan trọng, các phương tiện truyền thông được xác định đóng vai trò quan trọng trong công tác thúc đẩy và giám sát việc thực thi cũng như giám sát, lưu trữ và cung cấp những con số minh họa về số lượng các ca chấn thương và tai nạn liên quan tới người đi xe máy trong mối tương quan với việc sử dụng hay không sử dụng mũ bảo hiểm. Tou Douangmany với luận văn thạc sĩ xã hội học “Vai trò của báo An ninh Lào đến việc chấp hành luật giao thông của người dân Thủ đô Viêng Chăn” [45] đã khẳng định vai trò của Báo An ninh Lào trong nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật về giao thông trong những năm qua, phản ánh tình hình tham gia giao thông của người dân, định hướng dư luận xã hội ủng hộ hành vi tham gia giao thông đúng luật và lên án hành vi tham gia giao thông không đúng luật, góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông ở Thủ đô Viêng Chăn Lào. Đứng trước yêu cầu bảo đảm giao thông cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Viêng Chăn trong thời kỳ đổi mới, cần phải phát huy hơn nữa vai trò của Báo An ninh Lào trong việc tuyên truyền các vấn đề về giao thông. Muốn vậy, cần phải có những nghiên cứu về vai trò của Báo An ninh Lào đối với việc nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân Thủ đô Viêng Chăn hiện nay. Tóm lại, có thể nói, các nghiên cứu về vai trò của TTĐC với trật tự xã hội trong giao thông nói chung đã được thực hiện rất công phu, những kết luận đều có những giá trị thực tiễn nhất định và đã được công nhận. Song chưa có những nghiên cứu cho tất cả dân cư mà mới có những nghiên cứu cho từng đối tượng, từng loại phương tiện truyền thông như báo in hay báo điện tử, hoặc truyền hình trên từng địa bàn cụ thể. 37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 1. Truyền thông, TTĐC đã có quá trình phát triển lâu dài, nhanh chóng và mang lại hiệu ứng xã hội rất lớn. Cùng với quá trình phát triển của truyền thông, TTĐC là những nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm về nó. Những sách, công trình nghiên cứu, bài viết, luận án, luận văn được tổng hợp trên đây chưa đầy đủ, song cũng đã phản ánh được những kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về truyền thông, TTĐC, thể hiện ở những nội dung chính: Một là, nguyên tắc và phương thức của truyền thông, TTĐC. Nguyên tắc tính chính trị, tính xã hội, tính trung thực và kịp thời được đề cập và phân tích khá nhiều, với lập luận chặt chẽ. Các công trình nghiên cứu đều khẳng định, truyền thông, TTĐC phải phục vụ chính trị, truyền đạt ý chí chính trị của giai cấp cầm quyền để tạo sự thống nhất về hệ tư tưởng trong xã hội. Đồng thời, trong quá trình vận hành, truyền thông, TTĐC phải chú ý đến khán giả, đối tượng phục vụ, để có những thông tin phù hợp với các tầng lớp xã hội. Để đảm bảo tính chính trị, tính xã hội, truyền thông, TTĐC phải phán ánh kịp thời và trung thực. Sự thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc sự thật trong truyền tin sẽ đem lại hệ lụy xã hội rất xấu. Từ đó, nó đòi hỏi những người đảm nhiệm nhiệm vụ truyền thông không chỉ cần có năng lực mà phải có đạo đức nghề nghiệp. Các cuốn sách, công trình nghiên cứu chỉ ra rằng, để kịp thời phản ánh hiện thực xã hội, truyền thông, TTĐC phải sử dụng linh hoạt, đa dạng, đa chiều, phong phú các hình thức và phương pháp truyền tin để thu hút sự theo dõi của các tầng lớp xã hội. Tính hiệu quả trong truyền thông không chỉ ở nội dung thông tin mà còn ở cách thức truyền tin. Hai là, vai trò của truyền thông, TTĐC. Các cuốn sách, công trình nghiên cứu cũng đã xác định rất rõ vai trò to lớn của truyền thông, TTĐC. Khẳng định truyền thông, TTĐC là một “quyền lực” xã hội, có sức mạnh rất lớn trong xã hội. Truyền thông, TTĐC có sự tương quan mạnh với quản lý xã hội. Nó góp phần rất lớn trong nâng cao sức mạnh, hiệu lực, hiệu quả của quản lý xã hội và cũng có thể làm suy giảm hoặc phá vỡ công tác quản lý xã hội hiện hành nếu nó phản ánh hoạt động quản lý xã hội, hiện thực xã hội không đúng, không kịp thời và không trung thực. 38 Các cuốn sách, công trình nghiên cứu cũng đã làm rõ vai trò của truyền thông, TTĐC trong việc truyền giữ bản sắc văn hóa, định hướng dư luận xã hội, tạo ra sự đoàn kết xã hội và đồng thuận xã hội. Truyền thông đại chúng có chức năng hình thành nền văn hóa đại chúng. Nhờ vào hoạt động truyền bá văn hóa qua TTĐC mà con người hiểu nhau hơn, từ đó có ý thức đầy đủ hơn trong việc duy trì các mối quan tâm chung, dẫn đến các hành động chung vì lợi ích của các quốc gia và trên phạm vi quốc tế. Truyền thông đại chúng có chức năng giám sát, phản biện xã hội. Thông qua những tin tức được truyền thông, truyền thông, TTĐC giúp cho xã hội hiểu biết về thực tại xã hội, hiện trạng quản lý xã hội, từ đó khơi dậy ý thức tham gia quản lý xã hội của các tầng lớp xã hội, làm cho quản lý xã hội ngày càng hiệu quả hơn. Đồng thời, thông qua thông tin, truyền thông, TTĐC góp phần hạn chế những khiếm khuyết, sai lệch xã hội của công tác quản lý xã hội và những người thực thi quản lý xã hội. Ba là, tương tác giữa truyền thông, TTĐC với giao thông đường bộ. Tuy chưa có nhiều công trình nghiên cứu về sự tương tác giữa truyền thông, TTĐC với giao thông đường bộ, song cũng đã cho thấy được những nội dung, hình thức cơ bản của tương quan này. Truyền thông nói chung, TTĐC có vai trò rất lớn trong duy trì giao thông đường bộ thể hiện ở việc phổ biến những quy định về giao thông, hành vi tham gia giao thông; phản ánh thái độ, hành vi tham gia giao thông, biểu dương gương tốt, phê phán hành vi không đúng, định hướng dư luận xã hội về trật tự xã hội giao thông đường bộ. Truyền thông, TTĐC giữ vai trò giám sát hành vi tham gia giao thông đường bộ của người dân và công tác duy trì TTGT đường bộ, góp phần giảm thiểu xung đột xã hội trong giao thông đường bộ. Bốn là, góc độ tiếp cận xã hội học về TTĐC. Các công trình nghiên cứu của các nhà xã hội học đều khẳng định TTĐC là định chế xã hội; một kênh xã hội hóa vô cùng quan trọng đối với mỗi người dân. TTĐC tham gia tích cực vào việc xây dựng các phong cách sống phù hợp với chuẩn mực xã hội và khuôn mẫu hành vi, xây dựng các vai trò xã hội của con người qua khả năng định hướng xã hội. TTĐC 39 là cầu nối giữa người dân với xã hội, nuôi dưỡng sự gắn bó của người dân với đời sống xã hội, củng cố lòng tin của người dân vào các giá trị xã hội. TTĐC không những có khả năng duy trì, truyền đạt mà còn định hướng hoặc thay đổi kiểu hành vi ứng xử, suy nghĩ, thái độ và tình cảm của con người. Xã hội học cũng có những nghiên cứu về các vấn đề xã hội, hiện tượng xã hội trong mối tương quan giữa TTĐC với trật tự xã hội giao thông đường bộ. Với lợi thế của mình, xã hội học sử dụng phương pháp thực chứng, tiến hành điều tra đối tượng tiếp nhận thông tin của TTĐC để đánh giá vai trò, hiệu quả TTĐC đối với giữ gìn TTGT đường bộ. 2. Các nghiên cứu về TTĐC với giao thông đường bộ chưa nhiều, chưa mang tính hệ thống và chưa có nghiên cứu trực tiếp vai trò của TTĐC với trật tự xã hội giao thông đường bộ. Song, nó cũng đã tạo dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Triển khai nghiên cứu TTĐC với trật tự xã hội giao thông đường bộ có nhiều thuận lợi, bởi có sự kế thừa những nghiên cứu lý thuyết về TTĐC. Dựa trên những lý thuyết về TTĐC để xây dựng khái niệm, xác định chỉ báo, chỉ số nghiên cứu tương quan TTĐC với trật tự xã hội giao thông đường bộ. Đồng thời, dựa trên kết quả nghiên cứu vai trò TTĐC đối với giao thông để xác định cơ sở lý luận và phương thức triển khai nghiên cứu thực nghiệm tương quan giữa TTĐC với trật...điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 13-8. 25. Nguyễn Văn Minh (2007), Phản biện xã hội của báo chí góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, Luận văn thạc sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 26. Mai Quỳnh Nam (1996), Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 150 27. Mai Quỳnh Nam (2000), Văn hóa đại chúng và văn hóa gia đình, Xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 28. Mai Quỳnh Nam (2001), “Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng”, Tạp chí Xã hội học, (4), tr.15-17. 29. Đỗ Chí Nghĩa (2009), Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 30. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (1995), Quyền lực thứ tư và bốn đời tổng bí thư: từ Brêgiơnép đến Goócbachốp trên báo "Pravda”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2014), Vai trò của truyền thông đại chúng trong việc thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay, Luận án tiến sĩ Xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 32. Lê Trần Bảo Phương (2014), Quyền năng bí ẩn, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 33. Đỗ Văn Quân (2012), Phản biện xã hội qua báo chí ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 34. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học truyền thông đại chúng, Đại học Mở bán công thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 35. Phạm Văn Quyết (2008), “Truyền thông thay đổi hành vi - những kinh nghiệm từ triển khai một dự án”, Tạp chí Xã hội học, (101), tr.25-28. 36. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2004), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 37. Nguyễn Đình Tấn, Lê Tiêu La (1999), Vai trò nam chủ hộ ngư dân ven biển trong bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Nguyễn Đình Tấn (2005), Xã hội học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 39. Nguyễn Đình Tấn, Nguyễn Chí Dũng (2013), Giáo trình Xã hội học trong quản lý, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 151 40. Tạ Ngọc Tấn, Đinh Thế Huynh (2007), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Nguyễn Quý Thanh (2006), Xã hội học về Dư luận xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 42. Trần Minh Thư (2015), "Nâng cao vai trò của lực lượng Cảnh sát giao thông nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới", tại trang www.csnd.vn, [truy cập ngày 10/3/2016]. 43. Tony Bilton (1987), Nhập môn Xã hội học, Phạm Thủy Ba dịch từ tiếng Anh, 1993, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 44. Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Nhập môn xã hội học, Phạm Thuỷ Ba dịch (1993), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 45. Tou Douangmany (2011), Vai trò của Báo An ninh Lào đến việc chấp hành luật giao thông của người dân Thủ đô Viêng Chăn, Luận văn thạc sỹ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 46. Bùi Đức Trọng (2010), Thái độ tham gia giao thông của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 47. Nguyễn Phú Trọng (2010), “Báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng lớn mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại”, Tạp chí Cộng sản điện tử, [truy cập ngày 22/6/2015]. 48. Trương Xuân Trường (2009), Truyền thông dân số với nông dân vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 49. Viện Xã hội học - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2009), Lệch chuẩn xã hội và tội phạm - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 50. Nguyễn Xuân Yêm (2011), Trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương - Thực trạng và giải pháp, Hà Nội. 152 * Tài liệu tham khảo tiếng Anh 51. Aaron Pervin, Jonathon Passmore, Mirjam Sidik, Tyler McKinley, Thi Hong Tu Nguyen, Phuong Nam Nguyen, (2009), “Viet Nam's mandatory motorcycle helmet law and its impact on children”, Bulletin of the World Health Organization, 2009;87:369-373, tại trang [truy cập ngày 20/11/2015]. 52. Ajzen, I. và Fishbein, M. (1980), Understening attitudes and predicting social behavior. NJ:Prentice-Hall. 53. Allyn và Bacon (1996), Media, Technology, and Communication, Association of American Publishers. 54. Andres Herkel - Civitas (2011), “Public transport communication system”, tại trang [truy cập ngày, 8/8/2015]. 55. Anthony Giddens (1986), Ulrich Beck, La société du risque. Sur la voie d'une autre modernité , (bản dịch tiếng Pháp), Paris, Nxb Flammarion, (2001), (tr. 8-9, 418-419, 427). 56. Annual Meeting of Transportation Research Board, Washington, D.C. (2001), Impact of shopping via Internet on travel for shopping purposes. Paper presented at the 80th. 57. Annual Meeting of Transportation Research Board, Washington, D.C. (2004), Enacted patterns between Internet use and working and shopping trips, Paper presented at the 83rd. 58. Arthur Asa (1995), Essentials of Mass Communication Theory, London: SAGE Publications. 59. Asian Media Information and Communication Centre, School of Communication Studies - Nanyang Technological University (1999), Children in the news, Reporting of children‘s issues in television and the press in Asia. 60. Bamberg và Icek Ajzen (1995), Aoife A report, Forward, 1998a; Forward 1998b; Pilling et al, 1998; Pilling et al, 1999, Sebastian. 153 61. Becker, M.H. & Maiman, L.A. (1975), “Socio-behavioral determinants of compliance with health and medical care recommendations”, HEALTH CARE, (13), tr. 10-24. 62. Bener A. (2001), Road, Traffic Injuries in developing countries: Motor Vehicle Accidents in the United Arab Emirates: Strategies for prevention, Global Forum for Health research, the 10/10 Gap in Health research, Forum, Geneva, tr. 221-222. 63. Bert van Wee, Karst Geurs, and Caspar Chorus (2013), “Information, communication, travel behavior and accessibility”, Journal of transport and land use, tại trang https://www.utwente, [truy cập này, 10/8/2015]. 64. Center for Natural Environment, Resources and Development - India, (2009), Transport and communication research. 65. D. Croteau, W. Hoynes (1197), Media/society: industries, images, and audiences, Pine Forge Press. ISBN 9780803990654 66. Davis, D.K. và Baron, S.J. (1981), A History of Our Understanding of Mass Communication, Belmont: Wadsworth Publishing. 67. Denis McQuail (1985), “Sociology of Mass Communication”, Annual Review of Sociology, (11), tr. 93-111. 68. Donggen Wang, Fion Yuk Ting Law (2007), Impacts of Information and Communication Technologies (ICT) on time use and travel behavior: a structural equations analysis, Transportation (tr.513-527) 69. Fishbein và Ajzen (1991), The theory of planned behavior, Transportation, tr.182-183, 186, 188. 70. Giddens, A. (1991), Modernity and Self-Identity: Self and Society in the Late Modern Age, USA, California, Stanford University Press. 71. Hill P, Ngo A, Khuong T, Dao H, Hoang H, Trinh H, Nguyen L, Nguyen P (2008), “Mandatory helmet legislation and the print media in Vietnam. The National Center for Biotechnology Information” tại trang https://www.ncbi.nlm.nih.gov [truy cập ngày 22/8/2015]. 154 72. Hung KV, Huyen LT (2009), “Education influence in traffic safety: A case study in Vietnam”, Accid Anal Prev, 41(4), tr.789-797. 73. James Mayrose (2008), “The effects of a mandatory motorcycle helmet law on helmet use and injury patterns among motorcyclist fatalities”, Journal of safety resetarch (39), tại trang https://www. researchgate.net/, [truy cập ngày, 8/7/2015]. 74. Joel Smith (1995), Understanding the Media: A Sociology of Mass Communication. 75. Lasswell, Harold (1948), Bryson, L., ed, The Structure and Function of Communication in Society. The Communication of Ideas, New York: Institute for Religious and Social Studies, tr.117. 76. Loet Leydesdorff (2001), A Sociological Theory of Communication, The Self-Organization of the Knowledge-Based Society. 77. Lowery, Shearon (1995), Milestones in Mass Communication Research: Media Effects (eninglés), USA: Longman Publishers. p. 400. ISBN 9780801314377. 78. Maria Nilsson, Rikard K’uller (2000), “Travel behavior and environmental concern”, Environmental Psychology Unit, Lund Institute of Technology, P.O. Box 118, SE-221 00 Lund, Sweden, tại trang [truy cập ngày, 12/8/2015]. 79. Martine Stead and Douglas Eadie (2007), “A social advertising strategy to reduce speeding”, C-studies, tr. 245-253 tại trang https://www. stir.ac.uk/media, [truy cập ngày 20/10/2015]. 80. Martine Stead, Anne Marie MacKintosh, Stephen Tagg, Douglas Eadie (2002), “Changing Speeding Behaviour in Scotland: An evaluation of the 'Foolsspeed' campaign” tại trang https://www. stir.ac.uk/media, [truy cập ngày 20/10/2015]. 81. McQuail’s, 6th edition (2010), Mass Communication Theory, SAGE Publications Asia-Pacific Pte Ltd. tr.112-128. 82. Michael Schudson, third printing (1999), The Power of News, Harvard University Press. 155 83. Michel de Coster, Bernadette Bawin-Legros, Marc Poncelet, 6 e dition, (2006), introduction à la sociologie, De Boeck, Bruxelles. 84. Nabi H1, Rachid Salmi L, Lafont S, Chiron M, Zins M, Lagarde E (2000), “Attitudes associated with behavioural predictors of serious road traffic crashes”, Results from the GAZEL cohort, tại trang, https://hal.archives-ouvertes.fr, [truy cập ngày, 20/11/2015]. 85. Parker D, Manstead ASR, Stradling SG, Reason JT, Baxter JS (1992), Intention to commit driving violations: An application of the theory of planned behavior, Journal of Applied Psychology, 77(1), tr.94-101. 86. Parker D, Stradling SG, Manstead ASR (1996), Modifying beliefs and attitudes to exceeding the speed limit: An intervention study based on the theory of planned behavior, Journal of Applied Social Psychology, 26(1), tr,1-19. 87. Passmore J, Lan Huong Nguyen, Nam Phuong Nguyen, Olive J (2010), “The formulation and implementation of a national helmet law: a case study from Vietnam”, Bulletin of the World Health Organization;(88), (tr.783-787), tại trang who. int/bulletin, [truy cập ngày, 20/11/2015]. 88. Paul Felix Lazarsfeld, Bernard Berelson, Hazel Gaudet (1948), The People's Choice: How the Voter Makes Up His Mind in a Presidential Campaign, Columbia University Press. 89. Rogers Gillmore, Mary; Archibald, Matthew; Morrison, Diane; Wilsdon, Anthony; Wells, Elizabeth; Hoppe, Marilyn; Nahom, Deborah; Murowchick, Elise (2002), Teen Sexual Behavior: Applicability of the Theory of Reasoned Action, Journal of Marriage and Family (64). 90. Shoemaker, Pamela; Tankard, Jr., J. and Lasorsa, D. (2004), How to Build Social Science Theories, Thousand Oaks: Sage Publications. 91. Spencer Hazel, (2011), Social Behaviour in Public Transportation, Ph.D. student at Roskilde University, Roskilde University. 156 92. Severin, Werner; Tankard, James (1997), Communication theories: Origins, methods, and uses in the mass media, Longman. ISBN 0801317037. 93. Severin, Werner J.; Tankard Jr., James W. (2000), 2: New Media Theory, Communication Theories: Origins, Methods and Uses in the Mass Media, Addison Wesley Longman.ISBN 0801333350. 94. Tam NM (2010), Drinking and Driving in Vietnam: Perceptions, risk and cost effective interventions, Queensland University of Technology, School of Population Health. 95. Transport. Res. (2007), “Shopping online and/or in store? A structural equation model of the relationships between e-shopping and in-store shopping”, tại trang, [truy cập ngày, 20/11/2015]. 96. Transportation (1991), “Teleworking in the Netherlands: an evaluation of changes in travel behavior”, tại trang [truy cập ngày, 20/11/2015]. 97. Trinh H, Hill P, Ngo A, Khuong T, Dao H, Hoang H, Nguyen L, Nguyen P (2008), Mandatory helmet legislation and the print media in Vietnam. * Tài liệu tiếng Lào (ເອກະສານພາສາລາວ) 98. ກດໝາຍວາດວຍການຄມມະນາຄມແລະຂນສງແຫງສປປລາວົ ົ ົ ົ ົ່ ້ ່່ . ກະຊວງຄມມະນາຄມ ແລະ ົ ົ ຂນສງົ ົ .່ 99. ກດໝາຍວາດວຍສມວນຊນົ ື ົ່ ້ , ກະຊວງຖະແຫງຂາວແລະວດທະນາທາຼ ່ ັ ໍ , ປ ີ 2009. 100. ກດໝາຍໃນໂຂງເຂດວດທະນະທາົ ັ ໍ - ສງຄມແຫງສປປລັ ົ ່ າວກະຊວງຍຕຸທາິ ໍ , ປ ີ 2008. 101. ກດໝາຍແລະນຕກາໃນໂຂງເຂດແຮງງານົ ິ ິ ໍ ແລະ ຊບພະຍາກອນທາມະັ ໍ ຊາດ, ກະຊວງຍຕຸທາິ ໍ , ປ ີ 2009. 102. ກດົລະບຽບການສນຈອນັ ຕາມທາງຫວງຼ , ປີ 2004. 103. ດາລດໍ ັ ເລກທ ີ່ 188/ນຍ, 3.7.2007.ວາ່ດວຍ້ ການປບັໄໝແລະມາດຕະການຕາງໆຕຜູ່ ້ໍ່ ລະເມດີ ກດໝາຍົ ຈະລາຈອນ, ການຂນົສງທາງບກົ ົ່ , ທາງຫວງຼ . 157 104. ໂຄງການປບປງຸວຽກງານສມວນຊນກາລງປອງກນຄວາມສະຫງບທວປະເທດໃຫທນສະໄໝປັ ື ົ ໍ ັ ັ ົ ົ ັ ີ້ ້່ 2011 - 2015 105. ຄູມ່ຕາຫວດື ໍ ຼ ຈະລາຈອນ“ຄວາມຮູພ້ນຖານື້ ການໂຄສະນາກດົລະບຽບຈະລາຈອນໃຫມ້ວນ ຊນົ”ຂອງພະແນກຕາຫວດໍ ຼ ຈະລາຈອນນະຄອນຫວງຼ , ປ ີ 2010. 106. ຄູມ່ສືາລບໍ ັ ສອບເສງັ ໃບຂບັຂປ ີ ີ່ 2004. 107. ເນອໃນື້ ກອງປະຊຸມໃຫຍ່ ຄງທັ ີ້ ່ IX ຂອງພກປະຊາຊນປະຕວດລາວັ ົ ິ ັ , ເດອນື 3. 2011 108. ເນອໃນໜງສພມື ັ ື ີ້ , ວ◌ທະຍ ຸແລະ ໂທລະພາບ ິ ີ ປອງກນຄວາມສະຫງບລາວກຽວກບການສນຈອນແຕປ້ ່ ່ັ ົ ັ ັ ີ 2010-2015 109. ທດທາງແຜນການຂອງກະຊວງປອງກນຄວາມສະຫງບປະຈາປິ ັ ົ ໍ ີ້ 2010 ເລກທີ 040/ປກສ. 110. ທດທາງແລະແຜນການພດິ ັ ທະນາຕວເມອງຂອງນະຄອນຫວງວຽງຈນປົ ື ັ ີຼ 2010 - 2015. 111. ບດສະຫບລາຍງານປະຈາ ົ ໍຼຸ 5 ປ ີ 2005 - 2010, 2010-2015 ຂອງເຈ◌◌◌◌າໜາຕາຫວດປກສົ ົ ົ ໍ້ ້ ້ ຼ ນະຄອນຫວງປ ຼ ີ 2015. ກຽວກບອປຸະຕເຫດ່ ັ ິ 112. ບດສະຫບລາຍງານຄບຮອບ ົ ົຼຸ 65 ປີ ຂອງວທະຍຸິ ກະຈາຍສຽງແຫງ່ຊາດລາວ, 13.08.1960- 13.08.2015. 113. ບດສະຫບລາຍງານົ ຼຸ ເສນທາງຄມມະນາຄມຢນູະຄອນຫວງັ ົ ົ້ ່ ຼ , ພະແນກ ຄຂປກ ນະຄອນຫວງປະຈາປ ຼ ໍ ີ 2005-2015. 114. ບດສະຫບລາຍງານການຂນທະບຽນລດຢນູະຄອນຫວງວຽງຈນແຕປ ົ ື ົ ັ ີຼ ຼູ ່ ່້ 2005-2015, ພະແນກຄມຸ້ ຄອງພາ ຫະນະ,ນະຄອນຫວງວຽງຈນຼ ັ . 115. ບດສະຫບລາຍງານສະຖຕົ ິ ິຼ ູ , ສນູສະຖຕແຫງສປປລາວແຕປ ິ ິ ີ່ ່ 2000-2015. 116. ບດສະຫບລາຍງານການເກດອຸົ ີຼ ູ ປະຕເຫດທວປະເທດຢສູປປລາວິ ົ່ ່ , ແຕປ ່ ີ 2005-2015. 117. ບດສະຫບລາຍງານການລວງລະເມດກດລະບຽບການຈະລາຈອນຢູົ ີ ົຼ ູ ນ່ະຄອນຫວງວຽງຼ ຈນແຕປ ັ ີ່ 2005-2015. 118. ບດສະຫບລາຍງານປະຈາ ົ ໍຼຸ 5 ປຂອງໜງສພມວຽງຈນໃໝີ ັ ື ິ ັ ,່ ປະຊາຊນົ, ປະເທດລາວ, ກອງທບັ, ແມຍງ່ ິ , ກລາິ , ເສດຖະກດແຕປ ິ ີ່ 2010 - 2015. 119. ມະຕກອງປະຊຸມໃຫຍິ ຄ່ງທັ ີ້ ່ VIIIຂອງພກປະຊາຊນປະຕວດລາວັ ົ ິ ັ , ເດອນ ື 6 ປ ີ 2015. 120. ວາລະສານປອງ້ ກນັຄວາມສະຫງບສະບບ ົ ັ 20-27 (2010-2015). 121. ໜງສພມຄວາມສະຫງບລາວ ັ ື ີ ົ (2005-2015). (ເນອໃນໂຄສະນາກດໝາຍຄມມະນາຄມື ົ ົ ົ້ ) 122. ລວມສະທຕອອກອາກາດິ ິ ໂທລະພາບ, ວທະຍຢຸູິ ່ສປປລາວ ຂອງກະຊວງຖະແຫຼງຂາວ່ ແລະ ວດທະນາັ ທາໍປ ີ 2015. 158 * Bản dịch tài liệu tham khảo tiếng Lào 98. Bộ Giao thông, Vận tải và Bưu điện Lào (1987), Luật Giao thông - vận tải của Lào, Viêng Chăn. 99. Bộ Thông tin và Văn hóa Lào (2009), Luật Truyền thông đại chúng Lào, Viêng Chăn. 100. Bộ Tư pháp (2008), Bộ luật về lĩnh vực văn hóa-xã hội, Viêng Chăn. 101. Bộ Tư pháp (2009). Luật pháp về lĩnh vực lao động và bảo vệ thiên nhiên, Viêng Chăn. 102. Bộ Giao thông, Vận tải và Bưu điện Lào (2004), Quy định vận hành giao thông, Viêng Chăn. 103. Thủ tướng chính phụ Lào (2007), Nghị định số 188/TP ngày 3/7/2007 về thực hiện hình phạt đối với người vi phạm luật giao thông, Viêng Chăn. 104. Ban Biên tập báo chí, Bộ An ninh Lào (2010), Dự án nâng cao chất lượng hiện đại truyền thông đại chúng lực lượng An ninh Lào năm 2011 - 2015, Viêng Chăn. 105. Cục Cảnh sát giao thông, Bộ An ninh Lào (2010), Sổ tay Kiến thức cơ sở về tuyên truyền luật lệ giao thông, Viêng Chăn. 106. Bộ Giao thông, Vận tải và Bưu điện Lào (2004), Sổ tay dành cho người thi lấy bằng lái xe, Viêng Chăn. 107. Đảng nhân dân cách mạng Lào (2011), Báo cáo tổng kết Đại Hội Đảng lần thứ IX tháng 3 năm 2011 của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Viêng Chăn. 108. Ban Biên tập báo chí, Bộ An ninh Lào (2005 - 2015), Nội dung Báo, Đài phát thanh và Đài truyền hình An Ninh Lào về tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, Viêng Chăn. 109. Bộ An ninh Lào (2010), Quy định 040/Bộ An Ninh về chính sách đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Viêng Chăn. 159 110. Thành phố Viêng Chăn (2010), Kế hoạch phát triển Thủ đô Viêng Chăn, năm 2010 - 2015, Viêng Chăn. 111. Phòng Cảnh sát giao thông Thủ đô Viêng Chăn (2010), Báo cáo tổng kết 5 năm từ 2005 - 2015 về tai nạn giao thông, Viêng Chăn. 112. Đài tiếng nói Lào (2015), Báo cáo tổng kết 65 năm thành lập đại tiếng nói Lào, 13.08.1960-13.08.2015, Viêng Chăn. 113. Phòng Giao thông vận tải, Thủ đô Viêng Chăn (2015), Thống kê con đường giao thông tại Thủ đô Viêng Chăn, Viêng Chăn. 114. Phòng Quản lý xe và lái xe thủ đô Viêng Chăn (2015), Thống kê phương tiện xe đã đăng ký tại thủ đô Viêng Chăn, Viêng Chăn. 115. Trung tâm Thống kê Lào (2010), Thống kê dân số, năm 2000- 2015, Viêng Chăn. 116. Phòng Cảnh sát giao thông Thủ đô Viêng Chăn (2010), Thống kê tai nạn giao thông ở Thủ đô Viêng Chăn năm 2005 - 2010, Viêng Chăn. 117. Cục Cảnh sát giao thông, Bộ An ninh Lào (2010), Thống kê hành vi vi phạm luật lệ giao thông, năm 2005 - 2015, Viêng Chăn. 118. Báo Viêng chăn may, Báo Pa sa xôn, Pa thết lào, Ki la, Me nhing, Xẹt tha kít, quân đội, Viêng Chăn tham. Tổng kết 5 năm từ 2010-2015. 119. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2006), Nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ VIII tháng 6 năm 2006, Viêng Chăn. 120. Tạp chí An ninh Lào số 20, 27, năm 2010-2015, Viêng Chăn. 121. Báo An ninh Lào (2005 - 2015), Nội dung tuyên truyền Luật giao thông, Viêng Chăn. 122. Bộ Thông tin và Văn hóa Lào (2015), Thống kê đài truyền hình và đài phát thanh Lào, Viêng Chăn. 160 PHỤ LỤC Phụ lục 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Thưa ông bà! Phương tiện thông tin đại chúng, Ban biên tập truyền thông đại chúng và thông tin An ninh Lào tiến hành nghiên cứu đề tài:“Truyền thông đại chúng với trật tự xã hội trong giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn”. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của ông bà thông qua việc trả lời các câu hỏi trong phiếu này. Với câu hỏi cho trước các ý trả lời, đồng ý với ý nào ông bà đánh dấu vào ô vuông bên phải ý đó; với loại câu hỏi khác ông bà trả lời theo nội dung câu hỏi. Chúng tôi xin cam kết mọi thông tin do ông bà cung cấp trong phiếu này sẽ được đảm bảo bí mật và chỉ sử dụng phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Trân trọng cảm ơn ông bà! Câu hỏi 1. Xin ông bà cho biết những thông tin cá nhân của mình  Giới tính của ông bà: Nam □ Nữ □  Tuổi của ông bà: - Dưới 20 tuổi □ - 21-30 tuổi □ - 31- 40 tuổi □ - 41 - 50 tuổi □ - 51- 60 tuổi □ - Trên 60 tuổi □  Trình độ học vấn của ông bà - Chưa hết tiểu học □ - Hết tiểu học □ - Cấp 2 □ - Cấp 3 □ - Trung cấp □ - Cao đẳng □ - Đại học □ - Trên đại học □  Nghề nghiệp của ông bà: - Cán bộ công chức □ - Nông dân □ - Công nhân □ - Cán bộ hưu trí □ - Buôn bán, doanh nghiệp □ - Hov sinh sinh vien □ - Nghề khác (ghi rõ):................................................................................. Câu hỏi 2. Khi tham gia giao thông đường bộ, ông bà sử dụng phương tiện nào sau đây? - Xe đạp □ - Xe máy □ - Ô tô □ - Phương tiện khác (ghi rõ). 161 Câu 3. Theo ông bà, trật tự an toàn giao thông đường bộ ở Thành phố Viêng Chăn hiện nay như thế nào? - Rất có trật tự □ - Bình thường □ - Không trật tự □ - Khó đánh giá □ Câu 4. Hằng ngày khi tham gia giao thông ông bà thường gặp những tình huống nào sau đây? - Tai nạn giao thông □ - Ách tắc giao thông □ - Ô tô, xe máy phóng nhanh hơn quy định □ - Vượt đèn đỏ □ - Xe máy đi vào vỉa hè □ - chay xe khong dung le duong □ - Hiện tượng khác (Ghi rõ):. Câu 5. Theo ông bà, người tham gia giao thông nào sau đây gây mất trật tự giao thông đường bộ nhiều nhất? - Người đi xe ô tô □ - Người đi xe máy □ - Người đi xe đạp □ - Người đi bộ □ Câu 6. Khi có va chạm trong tham gia giao thông đường bộ, ông bà lựa chọn cách giải quyết nào sau đây? - Tự giải quyết vấn đề □ - Goi bảo hiểm xã hội □ - Goi công an giao thông □ - Gọi người thân □ - Cãi, đánh nhau □ - Bỏ đi, không giải quyết □ Câu 7. Việc kiểm tra kiểm soát của các lực lượng có liên quan trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ ở Thành phố Viêng Chăn như thế nào? Mức độ thực hiện Lực lượng Tốt Bình thường Chưa tốt Khó đánh giá - Công an giao thông - Ban giữ gìn của thành phố - Bộ Giao thông - Bảo hiểm xã hội - Sự tham gia của người dân Câu 8. Hàng ngày, mức độ theo dõi truyền thông An ninh Lào của ông bà như thế nào? Mức độ theo dõi Truyền thông An ninh Lào Nhiều Trung bình Ít Khó xác định - Truyền hình An ninh Lào - Phát thanh An ninh Lào - Báo An ninh Lào 162 Câu 9. Ông bà có theo dõi mục giao thông trên truyền thông An ninh Lào không? - Thường xuyên theo dõi □ - Thỉnh thoảng theo dõi □ - It theo dõi □ Câu 10. Ông bà thích những bài, tin nào sau đây về giao thông đường bộ trên truyền thông An ninh Lào? - Giới thiệu về luật giao thông □ - Hướng dẫn chấp hành luật giao thông □ - Biểu dương những người chấp hành đúng luật giao thông □ - Phê phán hành vi vi phạm trật tự giao thông đường bộ □ - Tai nạn giao thông đường bộ □ - Xử lý của các lực lượng chức năng với hành vi vi phạm giao thông □ - Khác (ghi rõ): Câu 11. Xin ông bà cho ý kiến về nội dung, hình thức thông tin về giao thông đường bộ trên truyền thông An ninh Lào hiện nay? Mức độ đánh giá Nội dung đánh giá Tốt, phong phú Bình thường Đơn điệu, chưa tốt Khó đánh giá - Về nội dung các tin, bài - Hình thức trình bầy các tin, bài - Biểu dương khen ngợi người chấp hành luật giao thông - Phê phán hành vi vi phạm luật giao thông Câu 12. Ông bà đánh giá như thế nào về cách thức trình bày về giao thông đường bộ trên các truyền thông An ninh Lào hiện nay? Mức độ về cách thức trình bầy Truyền thông An ninh Lào Dễ hiểu, dễ theo dõi Bình thường Khó hiểu, khó theo dõi Khó đánh giá - Báo An ninh Lào - Đài phát thanh An ninh Lào - Truyền hình An ninh Lào 163 Câu 13. Theo ông bà, các tin, bài về giao thông đường bộ trên truyền thông An ninh Lào đã giúp được ích lợi gì đối với người dân? - Nâng cao hiểu biết những quy định pháp luật về giao thông đường bộ □ - Định hướng đúng thái độ, hành vi của người dân khi tham gia giao thông đường bộ □ - Nâng cao ý thức tự giác cho người dân trong tham gia giao thông đường bộ □ - Giúp cho người dân biết những điều cần tránh khi tham gia giao thông đường bộ □ - Giúp cho người dân biết về tình hình trật tự giao thông đường bộ ở Thành phố Viêng Chăn hiện nay □ - Vấn đề khác (ghi rõ): Câu 14. Ông bà cho biết mức độ áp dụng những thông tin về giao thông trên truyền thông An ninh Lào khi tham gia giao thông đường bộ Mức độ ứng dụng TT DC Ứng dụng nhiều Ứng dụng ít Không ứng dụng được Khó đánh giá Báo An ninh Lào Đài phát thanh An ninh Lào Truyền hình An ninh Lào Câu 15. Theo ông bà, truyền thông An ninh Lào đã có tác động như thế nào đối với nhận thức, thái độ và hành vi tham gia giao thông của người dân thành phố Viêng Chăn? Mức độ tác động Nội dung tác động Tốt, cao Bình thường Chưa tốt, chưa cao Khó đánh giá - Tác động đến nhận thức - Tác động đến thái độ - Tác động đến hành vi giao thông Câu 16. Để nâng cao chất lượng tuyên truyền về giao thông trên truyền thông An ninh Lào, ông bà có kiến nghị, đề xuất gì? - Tin, bài viết ngắn gọn, dễ hiểu □ - Thông tin đầy đủ, trung thực □ - Tăng thêm hình ảnh về tình hình giao thông □ - Chú trọng biểu dương gương tốt trong tham gia giao thông đường bộ □ - Tăng cường phê phán hành vi vi phạm trật tự giao thông đường bộ □ - Chú trọng giới thiệu các quy định về giao thông đường bộ □ - Kiến nghị, đề xuất khác (ghi rõ):.. 164 Câu 17. Theo ông bà các tin, bài viết của truyền thông An ninh Lào về giao thông đường bộ nên tăng cường vấn đề, nội dung nào sau đây?(chọn nhiều phương án trả lời) - Hướng dẫn chấp hành luật giao thông □ - Bình luận về tình hình tham gia giao thông của người dân □ - Bình luận tình hình tai nạn giao thông □ - Biểu dương khen ngợi những người chấp hành đúng luật giao thông □ - Lên án phe phán những người vi phạm trật tự giao thông □ - Thi tìm hiểu về luật giao thông □ Câu 18. Ông bà đã vi phạm quy định về giao thông dường bộ chưa? - Đã vi phạm □ - Chưa vi phạm □ - Vi phạm nhưng không nhiều □ - Không nhớ □ Câu 19. Ông bà vi phạm quy định về giao thông vì nguyên nhân nào dưới đây (với những người đã vi phạm quy định giao thông đường bộ)? - Chưa hiểu rõ quy định về giao thông đường bộ □ - Vì công việc cần nên vi phạm quy định về giao thông □ - Do say rượu, bia □ - Cơ sở hạn tầng giao thông chưa tốt □ - Do ngườii khác □ - Nguyên nhân khác (ghi rõ); Câu 20. Theo ông bà, hành vi vi phạm quy định giao thông đường bộ của người dân thành phố Viêng Chăn vì những lý do nào sau đây? - Đường giao thông không tốt □ - Người dân chưa nắm vững quy định về giao thông đường bộ □ - Người dân cố tình vi phạm quy định giao thông đường bộ □ - Sự kiểm tra, kiểm soát chưa kịp thời, chưa nghiêm minh □ - Do tuyên truyền quy định về giao thông đường bộ chưa đến được với người dân □ - Sự phát triển nhanh các phương tiên giao thông cơ giới (xe máy, ô tô) □ - Lý do khác (ghi rõ):. Câu 21. Theo ông bà để đảm bảo trật tự giao thông đường bộ ở Thành phố Viêng Chăn nên làm những gì sau đây? - Mở rộng và xây dựng thêm đường giao thông □ - Tăng cường xe buýt trên các tuyến đường □ - Tăng cường lực lượng duy trì giao thông □ - Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về giao thông □ - Xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm giao thông □ - Đẩy mạnh biểu dương gương người tốt trong tham gia giao thông □ - Nâng cao số lượng các tin, bài viết về giao thông trên truyền thông An ninh Lào □ - Nâng cao chất lượng các tin, bài viết về giao thông trên truyền thông An ninh Lào □ - Giải pháp khác (ghi rõ): .. Xin chân thành cảm ơn! 165 Phụ lục 2 BẢNG PHÁT SÓNG ĐÀI TRUYỀN HÌNH AN NINH LÀO Bảng phát sóng Đài truyền hình An ninh Lào năm 2015-2016 Giờ phát Thứ 2-6 Nội dung chương trình T2- 6 Giờ phát Thứ 7- chủ nhật Nội dung chương trình thứ 7 Nội dung chương trình chủ nhật 5:30-6:30 Bàn tin tiếng Hmong-cơm mú 5:30-6:30 Bàn tin tiếng Hmong-cơm mú Ca nhạc 6:30-6:45 Bàn tin sáng TV QG 6:30-7:00 Bàn tin sáng TV QG Ca nhạc 6:45-8:00 Chào cờ-hành phúc ngày mới 7:00-7:30 CT Bộ kinh tế Tổng kết tin An ninh trong toàn 8:00-8:20 Bàn tin kinh tế 7:30-8:00 Trật xã hội trong giao thông Tổng kết tin An ninh trong toàn 8:20-8:50 Thứ 2-thứ 6 T2: Hậu cần An ninh 3: Lực lượng anh Hùng 4: An ninh nhân dân 5: An ninh thủ Đô 6: Danh cho sức khỏe 8:00-8:30 Kinh tế xã hội và Quảng cáo Kinh tế xã hội và Quảng cáo 8:50-9:20 T2: Phim ảnh T3: Xây dựng LL T4: An ninh xã n hội T5: Phim ảnh T 6: Phim ảnh 8:30-9:30 Giao thông trong toàn Chiếu lại tai nạn giao thông 9:20-10:30 T2-6: Phim ảnh 9:30-10:00 Truyển sáng sớm CT Bộ giao thông 10:30-11:00 T2-6: ca nhạc 10:00-10:30 Giải kịp vấn đề Giải kịp vấn đề 11:00-11:15 T2-6: kinh tế xã hội 10:30-11:00 Kinh tế xã hội Kinh tế xã hội 11:15-12:00 T2-6: Bàn tin An ninh 11:00-12:00 Bàn tin An ninh trong toàn Tổng kết bàn tin An ninh trong toàn 166 12:00-12:30 T2-6: Bàn tin TV QG 12:00-12:30 Bàn tin từ TVQG Bàn tin từ TVQG 12:30-14:00 T2-6: Tiếng khen Lào 12:30-13:30 Hành phúc lang quê Hành phúc lang quê 14:00-15:00 T2-6: Hát hò Lào 13:30-14:00 Xây dựng LL Xây dựng LL 15:00-16:30 T2-6: An ninh ca nhạc 14:00-15:00 Lam vông Lào Lam vông Lào 16:30-17:00 T2-6: Tin nội bật An ninh 15:00-16:30 An ninh xã hội An ninh xã hội 17:00-18:00 T2-6: Phát triển văn Hóa 16:30-18:00 Bật ca nhạc Bật ca nhạc 18:00-18:30 T2-6: Bàn tin thể thao 18:00-18:30 Kinh tế xã hội Kinh tế xã hội 18:30-19:30 T2-6: Trường thuật bàn tin từ TVQG 18:30-19:30 Bàn tin tối TVQG Bàn tin tối TVQG 19:30-20:30 T2-6: Bàn tin An ninh 19:30-20:30 Bàn tin An ninh trong toàn Tổng kết bàn tin An ninh trong toàn 20:30-21:00 T2: Hậu cần An ninh 3: Lực lượng anh Hùng 4: An ninh nhân dân 5: An ninh thủ Đô 6: Bộ kinh tế 20:30-21:30 Giao thông trong toàn Dành cho sức khỏe 21:00-22:00 T2-6: Quảng cáo sản phẩm 21:30-22:00 Xã hội vận tải Trật tự xã hội trong giao thông 22:00-23:00 T2-6: Đón chào ngày mới 22:00-23:00 Ca nhạc Ca nhạc 23:00-24:00 T2-6: Bật ca nhạc 23:00-24:00 Bàn tin An ninh trong toàn Tổng kết bàn tin An ninh trong toàn 24:00-1:00 T2-6: Bàn tin An ninh 24:00-01:00 Hát hò Lào Hát hò Lào 01:00-02:00 T2-6: An ninh ca nhạc 01:00-05:30 Bật ca nhạc Bật ca nhạc 02:00-03:30 T2-6: Tiếng khen Lào 03:30-04:00 T2: Hậu cần An ninh T3: Lực lượng anh Hùng T4: An ninh nhân dân T5: An ninh thủ Đô T6: Danh cho sức khỏe 04:00-05:30 T2-6: Bật ca nhạc Bật ca nhạc 167 Phụ lục 3 BẢNG PHÁT SÓNG ĐÀI PHÁT THANH AN NINH LÀO Bảng phát sóng Đài phát thanh An ninh Lào năm 2015-2016 Giờ phát Nội dung chương trình Thứ 2 - chủ nhật 5:00-6:00 Chào buổi sáng 6:00-6:30 Xây dựng cơ sở 6:30-7:00 Bàn tin An ninh 7:00-7:30 Trường thuật tin từ ĐPT QG 7:30-8:30 Trật tự giao thông 8:30-9:30 Chống ma túy 9:30-10:30 Tin nội bật và ca nhạc 10:30-11:30 Ca nhạc 11:30-12:00 Bàn tin An ninh 12:00-12:30 Trường thuật tin từ ĐPT QG 12:30-13:00 Cuộc sống xã hội 13:00-15:00 Ca nhạc buổi chiều 15:00-16:00 Văn hóa văn nghệ 16:00-17:00 Trật tự giao thông 17:00-18:00 Hạng phúc với cuộc đời 18:00-18:30 Bảo vệ an ninh xã hội 18:30-19:00 Bàn tin An ninh 19:00-19:30 Trường thuật bàn tin từ ĐPTQG 19:30-20:00 Văn hóa Lào 20:00-21:00 Ca nhạc Lào 21:00-22:00 Ca nhạc An ninh 22:00-24:00 Nhạc lam vông Lào 168 Phụ lục 4 BÁO AN NINH LÀO TRANG ĐẦU 169 Phụ lục 5 BÁO AN NINH LÀO TRANG TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG 170 Phụ lục 6 BÁO AN NINH LÀO, TRANG CHỦ CHƯƠNG CHÍNH SÁCH VỀ PHÁP LUẬT o 171 Phụ lục 7 BÁO AN NINH LÀO ĐƯA VÀO PHÂN TÍCH NĂM 2006-2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_truyen_thong_dai_chung_voi_trat_tu_xa_hoi_trong_giao.pdf
  • pdfTrang thong tin Tou Douangmany.pdf
  • pdfTT Tou _nop QD.pdf
Tài liệu liên quan