Luận án Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam hiện nay

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hàng nghìn năm đã qua, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, cũng là lịch sử mà cha ông ta đời nối đời gìn giữ, trao truyền những giá trị văn hóa. Đi qua “thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông”, qua các chế độ xã hội với biết bao thăng trầm, nồng đượm ấp iu ngay trong khói lửa của chiến tranh, từng lớp phù sa văn hóa được chắt chiu, bồi đắp ấy đã làm nên diện mạo của một nền văn hóa với vẻ đẹp rất riêng - nền văn hóa “bản sắc Việt”; đồ

doc23 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thời trở thành nguồn sức sống mãnh liệt, sợi dây bền chặt cố kết cộng đồng trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Hồn cốt văn hóa Việt được chung đúc bởi rất nhiều yếu tố, là sự tổng hòa của những giá trị được hình thành, chắt lọc qua nhiều không gian, thời gian văn hóa, kết tinh và mang đặc điểm của sự thống nhất trong đa dạng và hiển hiện, hoặc âm thầm gửi gắm trong đời sống xã hội. Một phần của những giá trị văn hóa đó, được thể hiện sinh động trong các tập quán xã hội và tín ngưỡng dân gian, trong đó có niềm tin tâm linh về Mẹ - TNTM. Năm 2013, “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” (ở tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam), “Lễ hội phủ Dầy” (tỉnh Nam Định) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; tháng 12-2016, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO thông qua không tranh luận, trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự ghi nhận ở bình diện quốc gia cho đến thế giới đối với các yếu tố cấu thành TNTM, không chỉ khẳng định những GTVH của tín ngưỡng, mà còn cho thấy vai trò của hoạt động tuyên truyền GTVH của TNTM trong thời gian qua là vô cùng quan trọng. Thông qua các nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện, hoạt động tuyên truyền đã truyền tải được những giá trị nhân văn của tín ngưỡng tới đông đảo nhân dân cả nước, góp phần làm thay đổi nhận thức ở nhiều tầng lớp; đồng thời giới thiệu, quảng bá những GTVH đặc sắc đó với bạn bè thế giới. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động tuyên truyền GTVH của TNTM thời gian qua (đặc biệt là sau tháng 12-2016) cũng cho thấy không ít những biểu hiện tiêu cực, đặt ra yêu cầu, đòi hỏi phải có những giải pháp tổng thể và quyết liệt về tuyên truyền để bảo tồn và phát huy những GTVH của tín ngưỡng. Hoạt động tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng nói chung là quá trình truyền tải các giá trị tự thân của tín ngưỡng; uốn nắn những hạn chế, biểu hiện lệch chuẩn trong thực hành tín ngưỡng; nâng cao/thay đổi nhận thức của nhân dân/người thực hành về tín ngưỡng; thể hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo vào thực tiễn đất nước, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa Việt; phổ biến và nâng cao nhận thức về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền con người Tuy nhiên, thực tiễn tuyên truyền GTVH của TNTM ở các địa phương vùng ĐBBB thời gian qua cho thấy, mặc dù là nơi tín ngưỡng ra đời và phát triển mạnh mẽ, lại có thiết chế văn hóa khá mạnh cùng đội ngũ cán bộ tuyên truyền có chất lượng, song việc triển khai các hoạt động tuyên truyền vẫn còn nhiều hạn chế, ngay cả khi “Thực hành TNTM Tam phủ của người Việt” được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến đời sống tín ngưỡng, ảnh hưởng đến tình hình trật tự, đời sống của cộng đồng trong một thời điểm cụ thể, mà lâu dài, sẽ làm mai một, hoặc làm méo mó, biến dạng những GTVH của TNTM, gây trở ngại cho nỗ lực xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc và có thể làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ yêu cầu cấp thiết của việc phát huy các GTVH truyền thống trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc giữa bối cảnh hội nhập quốc tế, từ những GTVH cần được bảo tồn và phát huy của TNTM và những hạn chế trong thực tiễn tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng thời gian qua ở khu vực ĐBBB, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: Tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB Việt Nam hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng hoạt động tuyên truyền giá trị văn hóa của TNTM ở ĐBBB, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng ở ĐBBB nước ta hiện nay. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về tuyên truyền, giá trị văn hóa và tuyên truyền giá trị văn hóa của TNTM; + Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tuyên truyền giá trị văn hóa của TNTM ở ĐBBB và những vấn đề đặt ra hiện nay; + Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường tuyên truyền giá trị văn hóa của TNTM ở ĐBBB trong thời kỳ hội nhập và phát triển. 3. Ðối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động tuyên truyền giá trị văn hóa của TNTM ở ĐBBB Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Về giới hạn không gian nghiên cứu, luận án tập trung khảo sát, nghiên cứu ở các tỉnh, thành phố thuộc ĐBBB là: Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng. Đặc biệt ở ba tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hà Nam, Nam Định. Về giới hạn thời gian nghiên cứu, luận án nghiên cứu trong quá trình từ năm 2012 (từ khi nghi lễ chầu văn của người Việt được chính thức lập hồ sơ, công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia) đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về công tác tư tưởng, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng. 4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành chính trị học - công tác tư tưởng và văn hóa học khi nghiên cứu về hoạt động của TNTM và tuyên truyền các GTVH của TNTM. - Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận án là: Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng trong việc nghiên cứu, xây dựng các khái niệm, hình thành khung lý thuyết chung và đánh giá những vấn đề từ thực tiễn tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB. Phương pháp xã hội học: Phương pháp này được triển khai thông qua việc xây dựng 500 bảng hỏi với các đối tượng là đội ngũ thực hành tín ngưỡng, người nghiên cứu và người quan tâm đến tín ngưỡng, từ đó thu thập số liệu về thực trạng các yếu tố của hoạt động tuyên truyền GTVH của TNTM, như vai trò của các chủ thể tuyên truyền, sự tiếp nhận các GTVH của TNTM của các đối tượng tuyên truyền, phương pháp, hình thức tuyên truyền Phương pháp điền dã thực tế: Phương pháp này được triển khai thông qua quá trình thâm nhập thực tế, quan sát, ghi chép việc thực hành TNTM và tuyên truyền về GTVH của TNTM ở một số cơ sở thờ tự được coi là trung tâm thực hành tín ngưỡng ở vùng ĐBBB. Ngoài ba phương pháp chính như đã nêu trên, luận án còn sử dụng các phương pháp, như: nghiên cứu tài liệu, kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan; phương pháp logic - lịch sử, phương pháp kết hợp giữa lý luận với thực tiễn; phương pháp đối chiếu, so sánh... 5. Đóng góp mới của đề tài Đề tài nghiên cứu một cách hệ thống về tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB hiện nay, từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường việc tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng này. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu còn mới và không bị trùng lặp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Đề tài góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về tuyên truyền GTVH; thực trạng tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB thời gian qua (từ năm 2012 đến nay). Những kết quả của đề tài sẽ góp phần cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn về hoạt động tuyên truyền GTVH ở Việt Nam nói chung, tuyên truyền GTVH của TNTM nói riêng. Các luận cứ này sẽ là cơ sở để phát huy, điều chỉnh hoạt động tuyên truyền GTVH ở Việt Nam trong thời gian tới; góp phần bảo tồn GTVH của TNTM và nâng cao nhận thức của người dân về loại hình văn hóa dân gian đặc biệt này. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tổng quan tình hình nghiên cứu, nội dung luận án gồm 3 chương, 9 tiết. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Tuyên truyền và tuyên truyền giá trị văn hóa 1.1. Các tài liệu về công tác tuyên truyền - Các tài liệu nghiên cứu nước ngoài liên quan đến tuyên truyền từ góc độ của đề tài luận án, chủ yếu là các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Liên Xô (cũ) và Trung Quốc về công tác tuyên truyền - một trong 3 bộ phận của công tác tư tưởng của đảng cộng sản. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở Mỹ, Pháp, đặc biệt trong thời gian gần đây còn cho thấy góc tiếp cận khái niệm tuyên truyền trong mối tương quan với truyền thông và các phương tiện truyền thông. Các công trình nghiên cứu đã góp phần làm rõ khái niệm tuyên truyền và các yếu tố cấu thành công tác tuyên truyền của đảng, đặc biệt là về tuyên truyền chính trị, nhiều nội dung trong đó rất có giá trị tham khảo đối với đề tài luận án. - Các tài liệu ở trong nước nghiên cứu về công tác tuyên truyền, hay công tác tư tưởng của Đảng đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản nhất về sự ra đời của khái niệm tuyên truyền, quá trình phát triển của hoạt động tuyên truyền trong lịch sử nhân loại và trong lịch sử cách mạng nước ta. Bên cạnh đó, một số tác giả còn chỉ ra những nguyên tắc trong hoạt động tuyên truyền; phân tích, làm rõ những yếu tố cấu thành của hoạt động tuyên truyền, như chủ thể tuyên truyền, đối tượng tuyên truyền, phương pháp, phương tiện tuyên truyền 1.2. Các tài liệu liên quan đến tuyên truyền giá trị văn hóa Ở nước ngoài, chuyên khảo Giá trị cuộc sống, giá trị văn hóa của tác giả Éc-hác Dôn thuộc Cộng hòa Dân chủ Đức là tài liệu rất đáng chú ý, trong đó tác giả đã vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác để phân tích, làm sáng tỏ đặc trưng, bản chất và chức năng xã hội của GTVH, khẳng định tầm quan trọng của việc tổ chức một cách có nghệ thuật những hoạt động văn hóa - tư tưởng trong việc “định hướng xã hội đối với giá trị”. Nhiều kết quả điều tra xã hội học được dẫn chứng còn cho thấy những nhận thức về nhiệm vụ, mục tiêu của hoạt động tuyên truyền, đặc biệt trong định hướng giá trị cho các tầng lớp nhân dân trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Ở trong nước, mặc dù chưa có công trình riêng nào bàn về vấn đề “tuyên truyền GTVH”, tuy nhiên, nhiều nội dung liên quan đến vấn đề này đã được trình bày lồng ghép trong các công trình nghiên cứu về văn hóa - tư tưởng, về GTVH và sự biến đổi của các GTVH. Những nội dung về tuyên truyền được đề cập đến từ các góc độ này chính là cơ sở để kế thừa, vận dụng trong việc nghiên cứu về tuyên truyền GTVH từ góc độ của đề tài luận án. 2. Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng Cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào trực tiếp nghiên cứu một cách có hệ thống về tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng nói chung, tuyên truyền GTVH của TNTM nói riêng. Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này chủ yếu thuộc các nhóm tài liệu đề cập đến nội dung tuyên truyền quản lý nhà nước về tín ngưỡng; hoặc liên quan đến tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng, như nhận diện giá trị văn hóa của tín ngưỡng nói chung, nhận diện giá trị văn hóa của tín ngưỡng ở một số tộc người thiểu số, đặc biệt là các hình thức văn hóa tín ngưỡng của người Tày, người Thái vốn là những nghi lễ shaman có nhiều điểm tương đồng với các nghi lễ vòng đời người trong TNTM. Mặc dù vậy, đây vẫn là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng đối với đề tài luận án, nhất là trong việc xác định những nội dung về GTVH của TNTM. 3. Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ 3.1. Các tài liệu đề cập đến vấn đề tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung Vấn đề tuyên truyền GTVH của TNTM mới được đề cập đến ở một vài khía cạnh trong các công trình, bài viết về TNTM, chủ yếu là trong những nghiên cứu về giá trị của TNTM từ nhiều góc độ. Mặc dù không phải là tài liệu tuyên truyền, song đây cũng là nguồn tư liệu tham khảo về nội dung tuyên truyền GTVH của TNTM, đồng thời phản ánh một phương pháp, phương tiện trong tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng. Ở đây, có thể kể đến các tài liệu đề cập đến vấn đề tuyên truyền giá trị văn hóa của TNTM từ góc độ quản lý nhà nước và chủ thể của thực hành tín ngưỡng; các tài liệu liên quan đến tuyên truyền giá trị văn hóa của TNTM. Một điểm đáng chú ý là các tác giả khi bàn về những GTVH của TNTM (cái hay, cái đẹp), cũng chỉ ra nhiều mặt hạn chế cần khắc phục (cái chưa đẹp) của tín ngưỡng. 3.2. Các tài liệu đề cập đến vấn đề tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ Các nghiên cứu về tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB cho đến nay vẫn còn khá hạn chế. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về TNTM, GTVH của TNTM và tuyên truyền GTVH của TNTM chính là những tài liệu tham khảo quan trọng đối với nội dung tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu có đề cập đến TNTM ở ĐBBB, hay sự biến đổi trong giá trị và thực hành TNTM ở các địa phương vùng ĐBBB cũng góp phần làm rõ những yếu tố có tác động trực tiếp đến việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện trong tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB. Một số công trình nghiên cứu đề cập đến tuyên truyền giá trị văn hóa của TNTM ở ĐBBB từ góc độ nhận thức giá trị, hoặc từ góc độ thực hành nghi lễ cung cấp tư liệu tham khảo về những yếu tố tác động, ảnh hưởng và một số vấn đề liên quan đến chủ thể, đối tượng và phương pháp, hình thức, phương tiện trong tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng ở khu vực này. 4. Kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 4.1. Kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài về tuyên truyền và tuyên truyền GTVH; tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng và tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB từ nhiều góc độ, đã cung cấp những kiến thức nền tảng và thiết thực cho việc nghiên cứu đề tài luận án “Tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB Việt Nam hiện nay”. - Thứ nhất, về tuyên truyền và tuyên truyền GTVH: Các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài đã góp phần làm rõ nhiều khía cạnh về lịch sử và nội hàm của khái niệm tuyên truyền. Nhiều công trình đã phân tích, làm rõ những yếu tố cấu thành công tác tuyên truyền và các đặc điểm, mối quan hệ biện chứng của những yếu tố đó, như xác định các chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, phương tiện, kết quả tuyên truyền; chỉ ra mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại giữa mục đích tuyên truyền - đối tượng tuyên truyền - nội dung tuyên truyền - phương pháp, hình thức, phương tiện tuyên truyền là tư liệu tham khảo quan trọng trong việc nghiên cứu các vấn đề về tuyên truyền với tư cách là một dạng hoạt động xã hội đặc biệt. Vấn đề về tuyên truyền GTVH dù chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện, song các nội dung có liên quan đã bước đầu được đề cập, hoặc trình bày lồng ghép trong các công trình nghiên cứu về tuyên truyền từ góc độ văn hóa - tư tưởng, về những GTVH của tín ngưỡng và sự biến đổi của các GTVH trong bối cảnh đương đại, cung cấp tư liệu để tham khảo trong việc xác định các nội dung của hoạt động tuyên truyền GTVH. - Thứ hai, về tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng: Tuy chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nhưng từng mặt, từng yếu tố của vấn đề này cũng được một số tác giả đề cập đến trong nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, hay các nghiên cứu về tín ngưỡng, đặc biệt là về tín ngưỡng của người dân tộc thiểu số. Qua đó, góp phần làm rõ vị trí, vai trò của tín ngưỡng trong đời sống cộng đồng, nhận diện các GTVH của tín ngưỡng và những biến đổi của các giá trị này trong bối cảnh hiện đại Đây là những tài liệu tham khảo để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động tuyên truyền GTVH của TNTM trong đề tài luận án. - Thứ ba, về tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB: Một số khía cạnh của vấn đề này được đề cập trong các công trình, bài báo về TNTM và TNTM ở ĐBBB. Mặc dù có sự đứt quãng trong nghiên cứu về TNTM trong quá khứ, song số lượng công trình nghiên cứu về TNTM từ năm 1990 trở lại đây vẫn khá đồ sộ. Một số công trình nghiên cứu công phu, đề cập toàn diện về TNTM (như của tác giả Ngô Đức Thịnh) là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị trong việc xác định nội dung tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng này. Các công trình nghiên cứu về TNTM từ góc độ thực hành nghi lễ ở các địa phương vùng ĐBBB cũng cung cấp cơ sở thực tiễn để xác định GTVH của TNTM và những yếu tố tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng ở khu vực. 4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Có thể nói, liên quan đến đề tài luận án, ngoài các công trình nghiên cứu về công tác tuyên truyền được trình bày khá hệ thống từ góc độ chính trị học - công tác tư tưởng, các nghiên cứu về TNTM, GTVH của TNTM và GTVH của TNTM ở ĐBBB được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, như tôn giáo học, văn hóa học, quản lý nhà nước do đó nội dung vẫn còn khá rời rạc, thiếu hệ thống. Điều này khiến cho việc định hình khung lý thuyết, xác định các yếu tố cấu thành và cơ sở để triển khai phân tích, đánh giá thực tiễn tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB gặp không ít khó khăn, hạn chế. Quá trình tổng thuật các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB cũng gợi mở nhiều nội dung cần được tiếp tục làm rõ khi nghiên cứu đề tài luận án“Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam hiện nay”, cụ thể như sau: - Thứ nhất, trên cơ sở vận dụng các khái niệm chung về tuyên truyền, GTVH, TNTM, cần bổ sung, làm rõ nội hàm của khái niệm tuyên truyền GTVH của TNTM và tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB. Đồng thời, xây dựng khung lý thuyết về hoạt động tuyên truyền GTVH của TNTM. - Thứ hai, cần xác định, làm rõ các yếu tố cấu thành hoạt động tuyên truyền GTVH của TNTM, bao gồm mục đích, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện tuyên truyền, những yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến tuyên truyền GTVH của TNTM. Đồng thời, làm rõ một số vấn đề mang tính tất yếu khách quan của việc tuyên truyền GTVH của TNTM ở nước ta hiện nay. - Thứ ba, vận dụng khung lý thuyết đã xây dựng, cần tiến hành nghiên cứu tổng hợp tài liệu và khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tuyên truyền GTVH của TNTM ở vùng ĐBBB và chỉ ra nguyên nhân. - Thứ tư, bước đầu cần đề xuất một số quan điểm, giải pháp để tăng cường tuyên truyền GTVH của TNTM, góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “Thực hành TNTM Tam phủ của người Việt” và phát huy GTVH của TNTM trong công cuộc xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay. Chương 1 TUYÊN TRUYỀN GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1. Tuyên truyền và công tác tuyên truyền Theo nghĩa chung nhất, có thể hiểu tuyên truyền là một dạng hoạt động xã hội đặc biệt mà trong đó, các chủ thể truyền bá những quan điểm, tư tưởng làm thay đổi nhận thức và thúc đẩy thay đổi hành vi của một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng nhất định theo mong muốn của mình. Hoạt động tuyên truyền khi được tổ chức thành một quy trình và hướng đến việc không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, gọi là công tác tuyên truyền. Ở một số nước tư bản, hiện nay khái niệm tuyên truyền còn được gắn với khái niệm về truyền thông theo hướng nhấn mạnh tính kỹ thuật của hoạt động này, hay cách hiểu khá tiêu cực như là việc truyền đi các thông tin một chiều Từ góc độ nghiên cứu của đề tài luận án, có thể hiểu: Tuyên truyền là một hoạt động có mục đích mà trong đó, chủ thể tuyên truyền sử dụng những phương pháp, hình thức, phương tiện để truyền tải nội dung tuyên truyền nhằm tác động làm thay đổi nhận thức, thái độ, xây dựng, củng cố niềm tin và cổ vũ, động viên đối tượng tuyên truyền hành động tích cực theo mục đích tuyên truyền đã đề ra. 1.2. Tín ngưỡng thờ Mẫu và giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu 1.2.1. Tín ngưỡng thờ Mẫu 1.2.1.1. Khái niệm Tín ngưỡng thờ Mẫu là một thành tố văn hóa tinh thần của người Việt, bao gồm hệ thống thờ cúng và nghi lễ mà trung tâm là sự tôn thờ người Mẹ tâm linh mang tính biểu tượng - đại diện cho sức mạnh của tự nhiên và hội tụ vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn người phụ nữ Việt Nam, hướng con người về cuộc sống hiện thực với những giá trị chân - thiện - mỹ. 1.2.1.2. Các yếu tố cấu thành - Hệ thống thần linh, thần điện, thần tích TNTM là một hệ thống thờ cúng mà trung tâm là các Mẫu. Với 3 lớp tín ngưỡng bao gồm thờ Nữ thần, Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, các dạng thức thờ Mẫu ở mỗi vùng, miền, địa phương lại có sự khác nhau. Theo đó, bố cục thần điện, hệ thống thần linh và thần tích về các Mẫu được phụng thờ trong tín ngưỡng cũng có sự khác biệt. Đặc biệt, lớp TNTM Tam phủ, Tứ phủ trong quá trình phát triển đã định hình một loại hình thần điện có bố cục tương đối chặt chẽ theo mô thức “Tam tòa, Tứ phủ”. Trong đó, “Tam tòa” là Tam tòa Thánh Mẫu, “Tứ phủ” là Tứ phủ Công đồng, với hệ thống thờ phụng bao gồm nhiều vị thánh ở khắp 4 miền: trời, đất, nước, rừng. - Cơ sở thờ tự, đội ngũ thực hành và các nghi lễ, lễ hội tín ngưỡng Cơ sở thờ tự của TNTM là các đền, điện, phủ chính thờ hoặc thờ vọng, phối thờ các Mẫu và các vị thánh trong tín ngưỡng, bao gồm cả một số đền, điện tư nhân. Ngoài ra, còn có lăng Mẫu, các chùa thờ Mẫu theo mô thức “tiền Phật, hậu Mẫu”; hoặc đền tháp, miếu (miễu) thờ Thánh Mẫu Thiên Ya Na. Đội ngũ thực hành tín ngưỡng, ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ có thanh đồng (người thực hành nghi lễ hầu đồng/hầu bóng), cung văn (người hát chầu văn và người chơi các loại nhạc cụ phục vụ cho việc hát chầu văn trong các vấn hầu) và pháp sư (người thực hiện việc cúng trong các nghi lễ), hầu dâng (người lên khăn áo và giúp đỡ các thanh đồng khi hầu bóng). Trong đội ngũ các thanh đồng lại có sự phân biệt giữa đồng đền, đồng điện, thủ nhang, đồng thầy, tân đồng. Ở Nam bộ và Nam Trung Bộ, ngoài những người chủ về tế lễ, còn có bà bóng là người thực hiện nghi lễ múa bóng và người hát bóng rỗi. Tham gia vào các hoạt động của TNTM còn có người dân ở các địa phương thông qua việc đi lễ tại các cơ sở thờ tự. Về nghi lễ và lễ hội, trong thực hành TNTM ở Bắc bộ và Bắc Trung Bộ, các loại hình nghi lễ phản ánh rất rõ vị trí trung tâm của con người, được thiết lập theo vòng đời và đáp ứng những nguyện vọng rất thiết yếu của con người trong đời sống. Cách thức thực hành nghi lễ ở các vùng, miền có nhiều điểm khác nhau, song phổ biến và đặc sắc nhất là nghi lễ lên đồng/hầu đồng/hầu bóng. Ở Nam Trung bộ, vào các dịp quan trọng hoặc lễ hội, thường cử hành các nghi thức, như tế, lễ, rước...; ở Nam bộ còn có hình thức múa bóng được thực hiện bởi các bà bóng. Những lễ hội tín ngưỡng thường là: Lễ hội Tháng Tám giỗ cha, Tháng Ba giỗ mẹ; ngày tiệc các vị thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu (như ngày sinh, ngày hóa hoặc liên quan đến chiến công của các vị thánh) 1.2.2. Giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu 1.2.2.1. Khái niệm Giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu là những sáng tạo văn hóa hình thành và kết tinh trong quá trình tồn tại, phát triển của tín ngưỡng, được một bộ phận nhân dân gìn giữ, trao truyền từ đời này qua đời khác thông qua việc thực hành tín ngưỡng trong đời sống xã hội, nhằm hướng con người đến giá trị chân - thiện - mỹ. 1.2.2.2. Những giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu Nhiều ý kiến hiện nay cho rằng, TNTM như một bảo tàng sống lưu giữ nhiều GTVH truyền thống của dân tộc. Đối với đề tài luận án, việc khái quát các GTVH của TNTM được dựa trên hệ quy chiếu của khái niệm GTVH, căn cứ vào các yếu tố của lớp tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ mà thần chủ là Thánh Mẫu Liễu Hạnh - lớp tín ngưỡng thờ Mẫu phổ biến nhất ở khu vực đồng bằng Bắc bộ để làm cơ sở cho việc xác định những nội dung tuyên truyền GTVH của TNTM ở khu vực này. Theo đó, những GTVH của TNTM bao gồm những giá trị đạo đức truyền thống, như đạo lý “uống nước nhớ nguồn”; sự trân trọng đối với người phụ nữ, khát vọng bình đẳng giới; những giá trị thẩm mỹ, như cái đẹp trong nghệ thuật diễn xướng, cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình và những giá trị văn học đặc sắc 1.3. Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu và các yếu tố cấu thành 1.3.1. Khái niệm tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu Tuyên truyền GTVH của TNTM là hoạt động mà chủ thể tuyên truyền sử dụng những phương thức để truyền tải GTVH của TNTM, giúp cho đối tượng có nhận thức đúng về GTVH của tín ngưỡng; đồng thời động viên, cổ vũ họ tự giác, tích cực tham gia bảo tồn, gìn giữ, phát huy các GTVH này và đấu tranh bài trừ những hiện tượng mê tín dị đoan cũng như biểu hiện lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống cộng đồng. 1.3.2. Các yếu tố cấu thành hoạt động tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu 1.3.2.1. Chủ thể tuyên truyền - Nhóm chủ thể lãnh đạo, quản lý: bao gồm cấp ủy, chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương (đặc biệt là các địa phương có các cơ sở thờ tự của TNTM); ban tuyên giáo các cấp từ Trung ương đến địa phương; các ngành quản lý nhà nước về văn hóa, về tín ngưỡng, tôn giáo (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tôn giáo Chính phủ và theo ngành dọc về các địa phương). - Chủ thể trực tiếp tuyên truyền: là các cán bộ ngành văn hóa các cấp. Với hệ thống ngành dọc về đến cơ sở, đội ngũ cán bộ văn hóa còn là lực lượng nòng cốt trong phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền. Ngoài ra còn có đội ngũ cán bộ tôn giáo của ngành nội vụ. - Nhóm chủ thể tham gia, phối hợp tuyên truyền bao gồm Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, đặc biệt là ở các địa phương có TNTM. Ngoài ra, còn có các ban quản lý, những người đại diện các cơ sở thờ tự của tín ngưỡng, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, những người có hiểu biết, trân trọng những GTVH của TNTM, các tổ chức xã hội và bản hội - một tổ chức của giới thực hành tín ngưỡng, cùng một số người có uy tín trong đội ngũ thực hành tín ngưỡng. 1.3.2.2. Đối tượng tuyên truyền - Nhóm đối tượng tuyên truyền là người thực hành TNTM, đặc biệt là các đồng thầy, đồng đền, đồng điện, cung văn trưởng. - Nhóm đối tượng tuyên truyền là các tầng lớp nhân dân ở trong nước, một bộ phận người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế quan tâm, yêu mến văn hóa Việt Nam. 1.3.2.3. Mục đích tuyên truyền Mục đích tuyên truyền GTVH của TNTM là làm cho những GTVH của tín ngưỡng thẩm thấu vào các đối tượng tuyên truyền và cộng đồng xã hội, để họ từ chỗ nhận thức đúng, khách quan, toàn diện về các GTVH của tín ngưỡng, nhận diện được những biểu hiện tiêu cực, hành vi lợi dụng tín ngưỡng sẽ có thái độ trân trọng, giữ gìn, phát huy những GTVH của tín ngưỡng và bài trừ các biểu hiện tiêu cực, hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tích cực tham gia bảo tồn, phát huy các GTVH của TNTM. 1.3.2.4. Nội dung tuyên truyền - Thứ nhất, những GTVH của TNTM, như những giá trị đạo đức truyền thống (đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, sự trân trọng đối với người phụ nữ, khát vọng bình đẳng giới), những giá trị thẩm mỹ (cái đẹp trong nghệ thuật diễn xướng, cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình) và những giá trị văn học đặc sắc. - Thứ hai, nhận diện và phê phán, bài trừ đối với những hiện tượng tiêu cực, những biểu hiện, hành vi lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi, làm méo mó, biến dạng những GTVH của TNTM, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng. - Thứ ba, sơ, tổng kết, biểu dương, khen thưởng những điển hình tích cực và rút kinh nghiệm trong quá trình tuyên truyền GTVH của TNTM. - Thứ tư, các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến giữ gìn và phát huy GTVH của TNTM. 1.3.2.5. Phương pháp tuyên truyền - Phương pháp dùng lời nói trực tiếp: là việc sử dụng lời nói để truyền tải những nội dung tuyên truyền GTVH của TNTM một cách thuyết phục. - Phương pháp trực quan: là sử dụng các phương tiện in ấn, trực quan để tuyên truyền GTVH của TNTM, như xuất bản sách, sách ảnh giới thiệu về tín ngưỡng; triển lãm, trưng bày về nghệ thuật may thêu trang phục thực hành tín ngưỡng... - Phương pháp thực tiễn: là tổ chức các hoạt động thực tiễn để tuyên truyền GTVH của TNTM. 1.3.2.6. Hình thức tuyên truyền - Tổ chức các hoạt động liên hoan liên quan đến các hình thức thực hành TNTM, như diễn xướng lên đồng/hầu đồng/hầu bóng, hát chầu văn. - Tổ chức các hình thức sân khấu hóa và thông qua các hoạt động nghệ thuật. - Tổ chức các buổi nói chuyện, hội thảo, tọa đàm khoa học về GTVH của TNTM. - Phục dựng một số nghi lễ trong thực hành tín ngưỡng mang những GTVH đặc sắc. - Tổ chức các lễ hội tín ngưỡng bảo đảm an toàn, lành mạnh. - Tổ chức các hoạt động giới thiệu, quảng bá GTVH của TNTM ở nước ngoài 1.3.2.7. Phương tiện tuyên truyền - Sử dụng các thiết chế văn hóa, như bảo tàng, sân khấu, đền, điện, phủ thờ Mẫu - Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, như báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử - Sử dụng hoạt động thực hành tín ngưỡng của chính các đối tượng là giới thực hành tín ngưỡng. 1.3.2.8. Kết quả tuyên truyền - Nhận thức của đối tượng tuyên truyền về những GTVH của TNTM và biểu hiện cụ thể của những GTVH này trong các yếu tố cấu thành tín ngưỡng; về những hành vi tiêu cực, lợi dụng trong hoạt động tín ngưỡng; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến tín ngưỡng... - Thái độ của đối tượng tuyên truyền về các vấn đề, như sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy các GTVH của TNTM; bài trừ các hành vi tiêu cực, hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi. - Hành vi của các đối tượng tuyên truyền trong việc chấp hành chính sách, pháp luật trong tham gia các hoạt động của TNTM; sự tham gia vào các hoạt động tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng và đấu tranh với những hành vi tiêu cực, lợi dụng tín ngưỡng hoặc những hoạt động tín ngưỡng trái pháp luật. 1.4. Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam và sự cần thiết phải tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam hiện nay 1.4.1. Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam Tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB Việt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_tuyen_truyen_gia_tri_van_hoa_cua_tin_nguong_tho_mau.doc
  • docxNhung diem moi - Anh.docx
  • docNhung diem moi - Viet.doc
  • docxNoi dung TT Anh.docx
Tài liệu liên quan