Luận án Vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN LỆ PHƯƠNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2021 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN LỆ PHƯƠNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 931 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS,TS. NGUYỄN QUANG THUẤN 2. TS. TRẦN HOA PHƯỢNG HÀ NỘ

pdf222 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả được sử dụng trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Trần Lệ Phương MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VỐN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ... 8 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao .................................................................................................... 8 1.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục làm rõ ....................................... 22 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỐN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ................................................ 27 2.1. Khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết thu hút vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao .................................................... 27 2.2. Nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao .................................................... 39 2.3. Kinh nghiệm của một số nước và địa phương trong nước về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ................... 56 Chương 3: THỰC TRẠNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................... 76 3.1. Những thuận lợi và khó khăn về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội ........................................ 76 3.2. Tình hình vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019 ........................................ 81 3.3. Đánh giá thực trạng vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019 ...................... 95 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VỐN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...... 116 4.1. Xu hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phương hướng về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 116 4.2. Giải pháp về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội ............................................................... 127 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................... 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 149 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNC : Công nghệ cao CNH : Công nghiệp hóa CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa DN : Doanh nghiệp ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng FAO : Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn GTNT : Giao thông nông thôn HTX : Hợp tác xã KHCN : Khoa học công nghệ KT-XH : Kinh tế - xã hội NNCNC : Nông nghiệp công nghệ cao NNƯDCNC : Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao NSNN : Ngân sách Nhà nước NTM : Nông thôn mới ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TNMT : Tài nguyên môi trường UBND : Ủy ban nhân dân ƯDCNC : Ứng dụng công nghệ cao XNK : Xuất nhập khẩu WTO : Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Vốn ngân sách của Thành phố cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016-2019 ............................................ 85 Bảng 3.2: Tổng nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách thành phố ........................... 91 Bảng 3.3: Lĩnh vực đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội ........................................................................ 92 Bảng 3.4: Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội .......................................................... 92 Bảng 3.5: Doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh nông nghiệp, nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2015-2019 .......... 94 Bảng 3.6: Chính sách khuyến khích phát triển ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019 .............................................. 101 Bảng 3.7: Khả năng tiếp cận vốn của nhà đầu tư cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ......................................................... 112 Bảng 3.8: Khả năng tiếp cận hạ tầng của nhà đầu tư cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ......................................................... 113 Bảng 3.9: Về các thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư .............................. 114 Bảng 4.1. Thực trạng và dự báo lao động thành phố Hà Nội đến năm 2030 .... 120 Bảng 4.2. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ gạo của Hà Nội đến năm 2030 ............ 121 Bảng 4.3. Dự báo nhu cầu tiêu thụ các loại thịt và thuỷ sản - hải sản Thành phố Hà Nội đến năm 2030 ....................................................... 122 Bảng 4.4. Dự báo nhu cầu vốn cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Thành phố Hà Nội đến năm 2030 .................................................... 124 DANH MỤC CÁC BIỂU Trang Biểu 3.1: Kinh phí thực hiện chính sách Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật khuyến khích phát triển NNƯDCNC thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019 ......... 101 Biểu 3.2: Kết quả thực hiện chính sách Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật khuyến khích phát triển NNƯDCNC thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019 .............................................................................. 102 Biểu 3.3: Cơ cấu, giá trị sản xuất nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2015-2020 ... 103 Biểu 3.4: Cơ cấu, giá trị sản xuất nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2015-2020 ... 104 Biểu 4.1. Dự báo nhu cầu lúa ở Thành phố Hà Nội đến năm 2030 .............. 122 Biểu 4.2. Dự báo nhu cầu sử dụng lúa chi tiết ở Thành phố Hà Nội đến năm 2030 ......................................................................................... 123 Biểu 4.3. Dự kiến cơ cấu ngành nông lâm thuỷ sản thành phố Hà Nội đến năm 2030 .................................................................................. 126 Biểu 4.4. Dự kiến cơ cấu ngành nông lâm thuỷ sản thành phố Hà Nội đến năm 2030 .................................................................................. 126 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp, nông thôn, nông dân giữ vị trí, vai trò chiến lược trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây, nâng cao giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp được xác định là một hướng đi quan trọng để hướng tới sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 899/2013/QĐ - TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững ngành nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm gia tăng nhu cầu vốn đối với nhiều lĩnh vực nông nghiệp đầu tư cho giống, thủy lợi, canh tác, sử dụng phân bón thuốc trừ sâu, nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho đến các dịch vụ hỗ trợ khâu chế biến và tiêu thụ nông sản như bao bì, đóng gói, vận tải, kho bãi, phân phối, marketing, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm Khu vực nông thôn cũng xuất hiện ngày càng nhiều các ngành, nghề phi nông nghiệp như tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi các dịch vụ như tài chính - ngân hàng, viễn thông, thương mại, giao thông vận tải phát triển đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, xã hội. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Hà Nội hơn 157.200 ha, chiếm 46,8% tổng diện tích đất toàn Thành phố. Hà Nội đã có một số mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản như sử dụng giống mới có năng suất cao; chăn nuôi theo công nghệ hiện đại với hệ thống điều tiết nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng; chế biến, bảo quản rau, hoa quả, thịt, trứng bằng các công nghệ bao gói hút chân không, bảo quản lạnh. Từ đó, cho năng suất vượt trội, giá trị gia tăng cao, bảo đảm các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Hà Nội đạt 25%, trong đó, thủy sản 13%, lúa, ngô, rau, hoa, cây ăn quả, chè đạt gần 18%, chăn nuôi 33,5% [163, tr.3]. 2 Mục tiêu trong thời gian tới, Hà Nội sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp năng suất cao, chất lượng tốt; đồng thời, đưa tỷ trọng giá trị sản xuất NNƯDCNC chiếm khoảng 35% tổng giá trị toàn ngành. Do đó, trọng tâm tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất ứng dụng CNC trong các lĩnh vực bao gồm giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Thực hiện chủ trương đó, Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐND về một số chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, trên thực tế, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố Hà Nội vẫn thấp. Tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chỉ chiếm khoảng 9% tổng đầu tư từ ngân sách, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào ngành này với quy mô nhỏ và có xu hướng giảm. Thành phố Hà Nội đã hình thành một số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do: lựa chọn mô hình, sản phẩm để sản xuất chưa phù hợp; khả năng tài chính chưa đủ mạnh để thực hiện đầu tư hạ tầng và thu hút doanh nghiệp. Các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa được các cấp, các ngành triển khai quyết liệt. Việc nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập, công tác rà soát, điều chỉnh và nâng cao chất lượng quy hoạch chưa thật sự gắn với nghiên cứu thị trường. Công tác quản lý chất lượng các mặt hàng nông sản, vệ sinh an toàn thực phẩm, coi truy xuất nguồn gốc của doanh nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Do đó, khả năng cạnh tranh, năng suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp của Hà Nội chưa cao; sản xuất hàng hóa ở quy mô tập trung trong lĩnh vực trồng hoa, cây ăn quả và chăn nuôi nhưng chưa đáp ứng các yêu cầu đối với sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô có năng suất, chất lượng cao. Sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội gặp nhiều 3 hạn chế, trở ngại, trong đó có vấn đề: thiếu vốn, chưa huy động được tối đa các nguồn vốn vào phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng. Mục tiêu của thành phố đến năm 2030 phấn đấu tăng trưởng sản xuất nông nghiệp bình quân từ 3,0-3,5%/năm trở lên; chú trọng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao; phấn đấu đưa tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ 70% trở lên trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Thành phố [163, tr.7]. Do vậy, vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang trở thành một yêu cầu bức thiết góp phần phát triển nông thôn toàn diện, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp cả nước nói chung và thành phố Hà Nội theo hướng bền vững. Từ thực tiễn nêu trên và nhằm góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tác giả chọn đề tài “Vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thực trạng vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2019, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thu hút, sử dụng có hiệu quả vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội đến 2025, tầm nhìn đến 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: - Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. - Phân tích, đánh giá thực trạng vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội từ 2016 - 2019. 4 - Đề xuất phương hướng và giải pháp về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án + Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu vốn (vốn tài chính) cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chủ yếu tập trung vào vốn nhà nước (từ ngân sách) và vốn ngoài nhà nước (doanh nghiệp trong nước, các hợp tác xã và cá nhân trong nước). Trong đó, chủ thể là Ủy ban nhân dân Thành phố trong mối quan hệ với các chủ thể liên quan trực tiếp đến thu hút vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nông nghiệp tiếp cận theo nghĩa hẹp, tức là ngành trồng trọt và chăn nuôi. + Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội với 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. + Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2019. Các số liệu thống kê, phân tích chủ yếu trong thời gian này và dự báo nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, về vốn cho phát triển nông nghiệp và vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 5 Đồng thời, luận án tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã công bố về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của các nhà khoa học và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn là tình hình thu hút và sử dụng vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở một số nước và địa phương trong nước. Luận án dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước và thành phố Hà Nội; Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 2016-2020 và những báo cáo có liên quan để phục vụ cho nghiên cứu đề tài. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu này trong chương 2 để làm rõ bản chất của vốn, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm của một số nước và địa phương về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. - Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp: Tác giả phân tích các khái niệm tổng hợp (như khái niệm vốn) để làm cơ sở phân tích chi tiết của vấn đề nghiên cứu của luận án (vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao). Tiếp đến, tác giả phân tích những tính đặc thù của các nội dung nghiên cứu về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo thành một hệ thống tổng thể và hoàn chỉnh phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của vấn đề nghiên cứu trong các chương 1, 2, 3 và 4 của luận án. - Phương pháp nghiên cứu thống kê - so sánh: thường được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế hiện đại. Luận án sử dụng phương pháp này chủ yếu trong chương 3 của luận án nhằm thống kê thu thập số liệu vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tác giả tiến hành so sánh, đối chiếu hệ thống các số liệu để rút ra sự khác nhau giữa những số liệu thống kê. Từ đó, 6 rút ra được những kết luận quan trọng, tìm ra nguyên nhân, đưa ra giải pháp cho vấn đề mà luận án nghiên cứu trong chương 4 của luận án. - Phương pháp phỏng vấn được tác giả luận án sử dụng trong chương 3 của luận án nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng những khó khăn, rào cản đối với đầu tư vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay. Đối tượng phỏng vấn ở phạm vi một số doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân trong nước đầu tư vốn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn một số huyện của thành phố Hà Nội. Mục tiêu khảo sát nhằm đánh giá thực trạng, nhận diện, phân tích những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế và đề xuất giải pháp thu hút vốn của nhà đầu tư trong nước cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Hà Nội. 5. Những đóng góp mới của Luận án Về lý luận: - Thứ nhất, hệ thống hoá và làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt làm rõ khái niệm vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, - Thứ hai, phân tích rõ đặc điểm, sự cần thiết và vai trò của vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, những nhân tố ảnh hưởng đến vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. - Thứ ba, xây dựng khung phân tích về nội dung, kết quả đánh giá vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Hà Nội trong chương 3 của luận án. Về thực tiễn: - Thứ nhất, lựa chọn kinh nghiệm điển hình về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của một số nước và địa phương và rút ra những bài học tham khảo đối với thành phố Hà Nội. - Thứ hai, khái quát, phân tích thực trạng vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế. Đặc biệt, qua sử dụng số liệu sơ cấp, thứ cấp để đánh giá rõ những nguyên nhân hạn chế thu hút vốn cho phát triển nông 7 nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân thành phố đến năm 2019. - Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của thành phố Hà Nội về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, cạnh tranh hiệu quả và phát triển bền vững, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thành phố Hà Nội trong những giai đoạn tiếp theo. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương 10 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Chương 3: Thực trạng vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội Chương 4: Phương hướng và giải pháp về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VỐN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VỐN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tác giả Frans Elltis trong cuốn “Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển” [212]. Tiếp cận từ lý thuyết, chính sách nông nghiệp các nước đang phát triển ở các nước châu Á, châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Các vấn đề chính sách nông nghiệp được tác giả đề cập những vấn đề về: chính sách phát triển vùng, chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, chính sách thương mại nông sản, những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa. Đồng thời, tác giả phân tích nền nông nghiệp của các nước đang phát triển trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hóa gắn liền với thương mại nông sản trên thế giới, cũng như mô hình thành công và thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân. Tuy nhiên, cuốn sách được xuất bản trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do và các thỏa thuận thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp gần như được đề cập hạn chế. Vì thế, trong điều kiện khi thương mại quốc tế thay đổi, chính sách nông nghiệp của các quốc gia cũng có nhiều điều chỉnh mới. Đây chính là những hạn chế của cuốn sách này . Tác giả Benedict J.tria Kerrkvliet, Jamesscott do Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định sưu tầm và giới thiệu trong cuốn sách “Một số vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước và Việt Nam” [203]. Các tác giả đã 9 khái quát vai trò, đặc điểm của nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và Việt Nam. Trong đó, các tác giả đã chỉ rõ những vấn đề của chính sách phát triển nông thôn nước ta hiện nay như tương lai của các trang trại nhỏ, nông dân với khoa học, hệ tư tưởng của nông dân, các hình thức sở hữu đất đai, những mô hình tiến hóa nông thôn ở các nước nông nghiệp trồng lúa. Những phân tích về hình thức sở hữu đất đai và dự báo về mô hình nông thôn, nông nghiệp của các nước nông nghiệp truyền thống, trong đó có Việt Nam là bài học tham khảo hữu ích. Mặc dù xuất bản đã lâu, song những kiến nghị giải pháp của các tác giả có nhiều có giá trị tham khảo nhất định đối với luận án. Tác giả Nguyễn Ngọc Hà trong cuốn sách: “Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986- 2011)” [56], Tác giả đã phân tích những quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế gắn với xây dựng xã hội nông thôn theo hướng hiện đại, toàn diện; đã vẽ lên một bức tranh tổng thể về kinh tế nông nghiệp, những thay đổi trên các mặt của đời sống kinh tế xã hội nông thôn thời kỳ đổi mới; đồng thời, đánh giá những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện đường lối, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp. Vấn đề trọng tâm của cuốn sách là Đảng lãnh đạo thực hiện đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, quản lý ruộng đất, giải phóng sức lao động, phát huy sự năng động, sáng tạo của người nông dân...Như vậy, cuốn sách đã khái quát được một số nội dung thể hiện quan điểm về đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, tác động của các Hiệp định thương mại tự do, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại làm thay đổi cách thức sản xuất và quản lý đối với nông nghiệp. Vậy chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ra sao vẫn là một khoảng trống của cuốn sách. Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Hải Phòng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của tác giả Nguyễn 10 Tự Trọng [166]. Bài viết đã chỉ rõ việc ƯDCNC gắn với sản xuất còn hạn chế và tính kết nối các thành phần chưa được đẩy mạnh; Các công nghệ được ứng dụng vào sản xuất mới dừng lại ở từng khâu, phân đoạn, chưa có sự liên kết, kết nối đồng bộ giữa các khâu và phân đoạn với nhau; Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới được tập trung trong khâu sản xuất, chưa mở rộng theo chuỗi giá trị; Trình độ công nghệ sản xuất còn thấp, tỷ trọng thiết bị hiện đại chưa cao, chi phí nguyên vật liệu và năng lượng trong nông sản còn cao, giá nông sản cao hơn các tỉnh, thành phố lân cận, chưa có tính cạnh tranh; Cơ sở hạ tầng về CNC còn yếu; tỷ trọng giá trị sản phẩm CNC, sản phẩm ƯDCNC trong tổng GDP của ngành chưa có. Các nguyên nhân được khái quát đó là: Hạ tầng cơ sở kỹ thuật cho CNC chưa đồng bộ. Các khu sản xuất NNCNC mới hình thành. Hệ thống thu gom, sơ chế và chế biến các sản phẩm nông sản còn rất ít, mới chủ yếu tập trung vào các sản phẩm ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản. Việc kết nối giữa các thành phần trong hệ thống chuỗi ngành hàng các sản phẩm nông nghiệp còn yếu và chưa chặt chẽ; Trong quá trình xúc tiến, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào NNƯDCNC gặp một số khó khăn: thu hồi, giải phóng mặt bằng gặp khó khăn.... Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ về giao thông nông thôn, thủy lợi phù hợp với quy hoạch làng xã phục vụ xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung Bộ” thuộc Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng Nông thôn mới theo Quyết định số 27/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [33]. Đề tài đi sâu làm rõ 4 nội dung chính: một là, khái quát kết quả nghiên cứu về các giải pháp khoa học và công nghệ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi nội đồng và quy hoạch làng xã phục vụ xây dựng NTM. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ. Ba là, đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, phát triển giao thông nông thôn phục vụ xây dựng NTM vùng Bắc Trung Bộ. 11 Bốn là, xây dựng các mô hình ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ phát triển giao thông nông thôn, hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ xây dựng NTM của vùng . Nghiên cứu của tác giả Vũ Thanh Nguyên, Mấy vấn đề về mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại ở nước ta [102], đã đưa ra khái niệm nông nghiệp hiện đại “là sản phẩm của nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở trình độ cao, được xây dựng trên một nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng triệt để các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại đảm bảo phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững”; làm rõ sự tác động về nhiều mặt của mô hình nông nghiệp hiện đại đến nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở đó, tác giả nhấn mạnh: mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại là một trong những lựa chọn không chỉ để đạt mục tiêu trước mắt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà sâu xa hơn là để hội nhập nông nghiệp Việt Nam với các nước trên thế giới có nền nông nghiệp tiên tiến. Như vậy, khái niệm và những nhân tố tác động đến mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại được đề cập đến. Chủ đề NNCNC và NNƯDCNC trong thời gian gần đây đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý. Đã có những diễn đàn, hội thảo, chuyên khảo đề cập khá sâu về vấn đề này. Ngày 03-8-2012, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn về “Ứng dụng công nghệ cao phát triển Nông nghiệp Nông thôn thông qua Đối tác Công tư”. Nhiều vấn đề được nêu ra và bước đầu thống nhất về khái niệm, về tiêu chí, nội dung, mô hình NNCNC; các chính sách, giải pháp phát triển NNƯDCNC; về định hướng phát triển NNCNC ở Việt Nam... Tác giả Phạm Sinh (2014), Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là yêu cầu tất yếu để hội nhập quốc tế. Tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về NNƯDCNC; đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp ở một số vùng lãnh thổ trong nước và trên thế giới. Từ đó, tác giả chỉ ra một trong những vấn đề cần quan tâm nhất để triển khai nông nghiệp ứng 12 dụng cao chính là vốn, khẳng định Việt Nam và các tỉnh thành phố có nhiều thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư. Trong đó các địa phương cần xác định mức sẵn sàng nguồn vốn ở mức nào để xác định các loại cây trồng vật nuôi và sử dụng công nghệ phù hợp [132, tr.44]. Tác giả Ngô Thanh Tứ, Áp dụng công nghệ cao trong nền nông nghiệp - hướng đi đột phá của nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, nhấn mạnh ba ưu điểm chính của NNCNC có là: tạo ra một lượng sản phẩm nông nghiệp lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, thân thiện với môi trường; giúp hộ nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào thời tiết và khí hậu để mở rộng quy mô sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, xây dựng thương hiệu và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. Vì thế, tác giả khẳng định: phát triển NNCNC được coi là hướng đi đúng đắn tạo ra sự đột phá của nền nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập sâu rộng [136]. Tác giả Trần Thanh Quang trong bài viết Về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta trình bày 3 kết quả ban đầu đã đạt được như: đã hình thành được khu NNCNC ở TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng và một số địa phương khác cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm chất lượng cao, các khu NNCNC được trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại cho năng suất cao gấp 3 lần phương pháp truyền thống, tạo được những vùng sản xuất chuyên canh ứng dụng CNC. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, phát triển NNCNC gặp một số khó khăn nhất định như: vốn đầu tư, nguồn nhân lực, tích tụ đất đai và kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn, thị trường tiêu thụ sản phẩm, sự liên kết khoa học – công nghệ giữa các tỉnh, thành trong nước còn rời rạc [117, tr.83-88]. Bài viết, Nông nghiệp công nghệ cao: Hướng đi tất yếu của nông nghiệp Việt Nam tác giả Đỗ Xuân Trường; Lê Thị Thu trình bày khái quát thực trạng phát triển nông nghiệp chất lượng cao ở các địa phương trên cả nước, trong đó trình bày chi tiết thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh. Để phát triển NNCNC ở nước ta, bài viết đưa ra một số giải pháp: thứ nhất cần 13 phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ nhà nước, thứ hai phải thay đổi phương thức, tập quán sản xuất, thứ ba cần phát triển mạnh các hoạt động liên doanh, liên kết để bổ sung cho nhau cùng phát triển [167, tr.14-16]. Phát triển khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta hiện nay, Nguyễn Văn Tuấn đã trình bày những kết quả ban đầu thực hiện sản xuất nông nghiệp chất lượng cao; nhận xét NNCNC đã phát huy tác...Nội lần thứ XIV cho rằng: Vốn là những tài sản có khả năng tạo ra thu nhập và bản thân nó cũng được cái khác tạo ra. Vốn là một trong bốn yếu tố sản xuất, và bao gồm máy móc, nhà máy và nhà cửa là cái làm cho sản xuất trở thành hiện thực nhưng trừ nguyên liệu thô và có thể được coi như là giữ giá trị được tích trữ của những cái này [8, tr.56]. Nhìn chung, các quan niệm khác nhau tiếp cận khái niệm vốn theo hai góc độ chủ yếu. Theo nghĩa hẹp, vốn là một trong các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất. Theo nghĩa này, vốn tồn tại dưới hình thái vốn vật chất và vốn tài chính. Một là, vốn vật chất được tích lũy lại qua nhiều thế hệ của nền kinh tế, bao gồm: nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang thiết bị được sử dụng như là những yếu tố đầu vào trong sản xuất. Hai là, vốn tài chính là vốn tồn tại dưới hình thức tiền tệ hay các loại chứng khoán có giá... Theo nghĩa rộng, vốn bao gồm tất cả các nguồn lực kinh tế được đưa 29 vào quá trình chu chuyển, như: tiền, lao động, vật tư, tài nguyên, đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị; giá trị của những tài sản vô hình, như: vị trí đất đai, công nghệ, quyền phát minh, sáng chế. Đối với các quốc gia phát triển thì tài sản vô hình ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong cơ cấu vốn. Từ các nghiên cứu nêu trên, theo tác giả luận án: vốn là giá trị biểu hiện dưới hình thái tiền hoặc tài sản được đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận và tạo ra thu nhập. Như vậy, thực chất, vốn đầu tư được biểu hiện bằng số lượng tiền và các tài sản tính bằng tiền được sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục tiêu thu được lợi nhuận. Theo C. Mác: Nếu không có được một lượng giá trị thặng dư vượt ra khỏi giới hạn tiêu dùng thường nhật của nhà tư bản thì không thể có tích lũy và do đó không thể có đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Tất nhiên, phần thặng dư này đã bao gồm những yếu tố vật thể của tư bản mới, chứ không phải đơn giản chỉ là một số tiền [83, tr.817-819]. Trong nền kinh tế thị trường, dựa vào những tiêu thức khác nhau có thể chia vốn thành các loại khác nhau. Dưới đây là một số loại cơ bản: + Dựa vào tính chất chu chuyển của vốn, có hai loại: vốn cố định và vốn lưu động. + Dựa theo hình thái và nguồn lực đầu tư, vốn có hai loại: vốn hữu hình và vốn vô hình. + Dựa vào thời gian sử dụng, vốn được chia làm ba loại: vốn dài hạn, vốn trung hạn và vốn ngắn hạn. + Dựa vào góc độ sở hữu, vốn có hai loại: vốn chủ sở hữu và vốn vay. + Dựa vào góc độ sử dụng vốn, có vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp; + Căn cứ vào chủ thể nguồn vốn (xét về phạm vi lãnh thổ, có 2 loại: vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. 30 Như vậy, ở các góc độ tiếp cận khác nhau có quan điểm khác nhau về vốn, đầu tư vốn, song, xét về bản chất nó là thể thống nhất. Việc phân chia vốn thành các loại khác nhau giúp cho các chủ thể kinh doanh hiểu rõ bản chất phạm trù vốn từ đó có kế hoạch chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả. 2.1.1.2. Khái niệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao NNƯDCNC là hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp Việt Nam. Các cơ quan chức năng trong lĩnh vực nông, lâm thuỷ sản vẫn chưa đưa ra các tiêu chí về NNƯDCNC hoặc tiêu chí để xác định CNC ứng dụng trong nông nghiệp.Vì vậy, nội hàm khái niệm NNCNC vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau: Theo Luật Công nghệ Cao (2008): Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng, thân thiện với môi trường, có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có [112, tr.1]. Theo tác giả Phạm Sinh, NNƯDCNC là: Nông nghiệp ứng dụng tổng hợp các loại công nghệ phù hợp trong điều kiện không gian, thời gian cụ thể với tiềm lực cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến để đạt năng suất tối ưu, chất lượng tốt nhất, đảm bảo an toàn thực phẩm, giá thành hạ, tăng tính cạnh tranh, có hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở đảm bảo môi trường sinh thái bền vững” [132, tr.45-46]. Tiêu chí NNƯDCNC bao gồm 4 tiêu chí: là tiêu chí về kỹ thuật, tiêu chí về kinh tế, tiêu chí về xã hội, tiêu chí về môi trường. Theo đó, về kỹ thuật phải đạt trình độ công nghệ tiên tiến được tạo ra trong nước hoặc nhập từ 31 nước ngoài để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất tăng ít nhất 30% và có chất lượng vượt trội so với công nghệ đang sử dụng. Với tiêu chí về kinh tế thì sản phẩm do ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tạo ra có hiệu quả kinh tế cao hơn ít nhất 30% so với công nghệ đang sử dụng và có sức cạnh tranh trên thị trường [132, tr.48]. Một số đặc trưng của NNCNC với nông nghiệp truyền thống là: chủ yếu sản xuất trong nhà với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, kết hợp với nhiều công nghệ; môi trường sản xuất sạch sẽ, vệ sinh, được chủ động điều khiển, đáp ứng đầy đủ yêu cầu sinh trưởng của cây/con; đối tượng sản xuất là cây/con có hiệu quả kinh tế cao, dùng giống có tiềm năng năng suất cao; kỹ thuật canh tác tiên tiến, đồng bộ, có tính công nghiệp; người quản lý và công nhân sản xuất có kiến thức và trình độ chuyên môn giỏi; sản phẩm có năng suất và chất lượng cao, chủ yếu để xuất khẩu hoặc phục vụ những khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng; yêu cầu vốn đầu tư ban đầu lớn. Như vậy, nhiều quan điểm thống nhất cho rằng, NNCNC là nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại, trong đó tạo mọi điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển tốt, tiến tới năng suất tiềm năng, đảm bảo chất lượng sản phẩm; thêm vào đó là bảo quản nông sản tốt và tổ chức sản xuất hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế cao. Mục tiêu cuối cùng của phát triển NNƯDCNC là giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất lượng thấp, đầu tư công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng những thành tựu KHCN để đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định với năng suất và sản lượng cao, hiệu quả và chất lượng cao; thực hiện tốt nhất sự phối hợp giữa con người và tài nguyên, làm cho ưu thế của nguồn tài nguyên đạt hiệu quả lớn nhất, hài hòa và thống nhất lợi ích xã hội, kinh tế và sinh thái môi trường. Trên cơ sở những quan niệm khái quát về vốn, NNƯDCNC, theo tác giả luận án: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất vào quá trình sản xuất để đạt năng suất tối 32 ưu, chất lượng tốt với quy trình sản xuất hiện đại, đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,đem lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường sinh thái và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới. 2.1.1.3. Vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Trước hết, khái niệm vốn cho phát triển NNƯDCNC cũng có đầy đủ các thuộc tính của khái niệm vốn như đã phân tích ở trên. Song do mục tiêu của nguồn vốn này là nhằm vào phát triển NNƯDCNC, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và an ninh khu vực nông thôn nên khái niệm vốn cho phát triển NNƯDCNC có những đặc tính riêng. Nghiên cứu về phạm trù kinh tế này, theo tác giả luận án: Vốn cho phát triển NNƯDCNC là giá trị dưới hình thái tiền được đầu tư vào kỹ thuật tiên tiến nhất của sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng, tăng khả năng cạnh tranh để tối đa hóa lợi ích đầu tư. 2.1.1.4. Đặc điểm của vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Để làm rõ đặc điểm của vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trước hết cần làm rõ đặc điểm của vốn nói chung. - Hình thái biểu hiện đặc thù Xét về trừu tượng, vốn là hình thái giá trị và giá trị đó được ứng ra để chuyển hóa thành các yếu tố của quá trình sản xuất, qua quá trình sản xuất, giá trị lớn lên không ngừng. Từ hình thái tiền ứng ra ban đầu, trải qua các giai đoạn lưu thông và sản xuất, nó quay trở lại hình thái ban đầu với lượng lớn hơn. T - Tlsx Sld H  ... Sx ...H' (H + h) - T' Xét về mặt cụ thể, vốn được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau như: tài sản (hữu hình và vô hình), tài sản tài chính. Những tài sản này có thể 33 tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và làm tăng giá trị. - Vốn là hàng hóa đặc biệt Cũng giống như các hàng hóa khác, hàng hóa vốn có 2 thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là đối tượng có thể trao đổi, mua bán. Tuy nhiên, khác với các hàng hóa khác, vốn là một hàng hóa đặc biệt, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau. Người chủ sở hữu vốn có thể cho vay (hoặc bán) quyền sử dụng vốn cho người mua (nhà đầu tư) trong một thời gian nhất định. Khi trả lại, người mua phải kèm theo một khoản lãi (hoặc lợi tức) cho chủ thể sở hữu vốn. C. Mác chỉ rõ: “Hàng hóa- tư bản có cái đặc thù là: khi giá trị sử dụng của nó được đem tiêu dùng đi, hàng hóa – tư bản không những vẫn giữ được giá trị và giá trị sử dụng của nó, mà còn làm cho giá trị và giá trị sử dụng đó tăng thêm lên nữa” [83, tr.537]. Ngoài những đặc điểm của vốn nói chung, vốn cho phát triển NNƯDCNC có những đặc trưng bắt nguồn từ những đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp và những đặc thù của kinh tế nông thôn, đó là: tính chất sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp và đầu tư phân tán, đòi hỏi những khoản đầu tư lớn do kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật chưa phát triển, nhu cầu đầu tư dao động theo mùa vụ..., Những đặc trưng này ảnh hướng lớn đến khả năng huy động, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho phát triển NNƯDCNC. Đó là: Thứ nhất, sự tác động của vốn vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không phải bằng cách trực tiếp mà phải thông qua đất, cây trồng vật nuôi. Do đó, đặc điểm, tính chất của sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút, huy động và sử dụng hiệu quả vốn cho NNƯDCNC. Thứ hai, mặc dù là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng vẫn bị quyết định bởi tính chất của cây trồng, đặc điểm sinh trưởng nên chu kỳ sản xuất dài và tính thời vụ trong nông nghiệp làm cho sự tuần hoàn và lưu chuyển vốn đầu tư chậm chạp, kéo dài thời gian thu hồi vốn, vốn ứ đọng và thậm chí rủi ro lớn do vốn đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lớn. 34 Thứ ba, NNCNC là lĩnh vực thâm dụng vốn lớn. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, hiệu quả đầu tư thấp, không ổn định, tính rủi ro cao. Khác với vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và dịch vụ, vốn cho phát triển NNƯDCNC gắn liền với đất đai, mặt nước, tài nguyên thiên nhiên; chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề của thiên tai, ảnh hưởng của chu kỳ sinh học, của tính thời vụ rõ rệt, vòng tuần hoàn dài hơn, chịu nhiều rủi ro hơn các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, do lệ thuộc vào thời tiết; sản phẩm mang tính mùa vụ, dễ hư hỏng, dễ bị ảnh hưởng của dịch bệnh, làm cho sản xuất nông nghiệp kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. 2.1.2. Sự cần thiết thu hút vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nông nghiệp hiện giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức như diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ, năng suất lao động nông nghiệp và khả năng cạnh tranh thấp. Do đó, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm giải quyết những điểm nghẽn trong phát triển nông nghiệp hiện nay, thu hút vốn cho phát triển NNUDCNC là cần thiết bởi vì: Thứ nhất, vốn là nhân tố chính của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng. Đối với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sự gia tăng về vốn có tác dụng làm tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy gia tăng sản lượng và năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hóa sản xuất ra, tạo khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nhân tố như: tài nguyên, đất đai, lao động, công nghệ... C.Mác đã chỉ rõ vai trò của vốn trong quá trình phát triển nông nghiệp khi nghiên cứu địa tô. Ông chỉ ra: "Do những qui luật tự nhiên chi phối trong 35 nông nghiệp nên khi canh tác đạt đến một trình độ nhất định và khi đất đã bị kiệt màu đi một cách tương ứng thì tư bản sẽ trở thành một yếu tố quyết định" [81, tr.333]. Khi phân tích về địa tô, Mác cho rằng, địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II đều là lợi nhuận siêu ngạch, được hình thành do hiệu quả đầu tư khác nhau của những tư bản như nhau. Địa tô chênh lệch I tương ứng với các phương thức như quảng canh, khai hoang, mở rộng diện tích và không cần nhiều vốn đầu tư, phù hợp với thời kỳ đầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa thấp. Vì thế, “các khoản đầu tư được tiến hành cùng một lúc trên những diện tích khác nhau. Mỗi lần đầu tư đều có ý nghĩa là mở rộng hơn nữa việc canh tác đất đai, diện tích canh tác lại được mở rộng thêm” [81, tr.329]. Ngược lại, địa tô chênh lệch II ứng với phương thức đầu tư thâm canh, lượng vốn đầu tư lớn. Cụ thể: “Về mặt kinh tế, chúng ta phải hiểu thâm canh không phải là cái gì khác hơn là tập trung tư bản trên cùng một thửa đất, chứ không phải phân tán trên nhiều thửa đất song song với nhau” [81, tr.331]. Tóm lại, cùng với lao động, đất đai, vốn trở thành một trong những yếu tố nội sinh quyết định đến sự thành công của chiến lược thâm canh tăng năng suất cây trồng, thúc đẩy việc sử dụng đất có hiệu quả. Từ đó, vốn trở thành một yêu cầu cơ bản, một xu hướng tất yếu đối với mọi nền nông nghiệp. Đối với nông nghiệp, vốn cho phát triển NNƯDCNC tác động trực tiếp đến khu vực nông nghiệp bởi vốn cho phát triển NNƯDCNC bị tác động trực tiếp bởi tính chất, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Việc đầu tư công nghệ vào sản xuất nông nghiệp bằng ứng dụng mô hình nhà kính để tạo môi trường thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiệp cũng như ứng dụng các thành tựu KHCN tiên tiến để tạo ra các cơ sở trồng trọt chăn nuôi hiện đại, giảm phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu nhằm giúp cho nông dân chủ động được kế hoạch sản xuất cũng như khắc phục được tính mùa vụ trong sản xuất. Mặt khác, việc ứng dụng những công nghệ mới trong nông nghiệp 36 giúp sản xuất nông nghiệp tránh được các rủi ro thời tiết, sâu bệnh và do đó năng suất cây trồng vật nuôi trên một đơn vị đất đai sẽ tăng lên và tất yếu thị trường được mở rộng hơn. Việc ứng dụng công nghệ mới với các giống cây trồng mới có sức chịu đựng sự bất lợi của thời tiết cao hơn đồng thời chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Áp dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp như công nghệ sinh học, công nghệ gen, công nghệ sản xuất phân hữu cơ và tự động hóa sản xuất sẽ góp phần hạn chế được sự lãng phí về tài nguyên đất, nước, tiết kiệm chi phí và tăng năng suất cây trồng vật nuôi. Với những ưu việt này, quá trình sản xuất ngày càng được mở rộng về quy mô. Từ đó, tạo ra nền sản xuất lớn, hiện đại, đồng thời, làm tăng sản lượng, giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp. Thứ hai, vốn cho phát triển NNƯDCNC có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, phần lớn dân sống bằng nông nghiệp và tập trung sống ở khu vực nông thôn. Vì thế khu vực nông nghiệp, nông thôn là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho sự phát triển công nghiệp và đô thị. Quá trình nông nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác đó mà năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông nghiệp được giải phóng ngày càng nhiều. Số lao động nông thôn dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp và đô thị, góp phần thúc đẩy quá trình CNC, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, khu vực nông nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường. Khu vực nông nghiệp cung cấp lực lượng lao động cho ngành công nghiệp. Dân số nước ta ở nông thôn, lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng 37 lớn, thông qua nguồn vốn cho phát triển NNƯDCNC giúp tăng năng suất lao động trong nông nghiệp vừa phát triển kinh tế nông nghiệp, vừa chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, góp phần CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Theo Ngân hàng Thế giới, đối với một số nước đang phát triển như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, ICOR trung bình lớn hơn 5,2. Sản xuất nhỏ lẻ, trình độ công nghệ lạc hậu, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp khiến việc phát triển nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2017, nếu ứng dụng khoa học và công nghệ tốt sẽ góp phần giúp ngành nông nghiệp tăng trưởng từ 30 đến 40% tùy từng lĩnh vực. Xác định vai trò quan trọng đó của KHCN đối với phát triển nông nghiệp, Đảng ta xác định: “KHCN là nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển của mỗi quốc gia" [17, tr.21]. Tuy nhiên, vốn đầu tư để phát triển nông nghiệp còn thấp, quản lý, sử dụng còn kém hiệu quả, do đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch còn chậm chạp; tác động của phát triển NNƯDCNC đối với phát triển nông nghiệp chưa thực sự rõ ràng. Việc tăng cường đầu tư vốn cho phát triển NNƯDCNC như: công nghệ sinh học; công nghệ thông tin, công nghệ quản lý, công nghệ nông nghiệp chính xác,chiếm tỷ trọng nhỏ. Bên cạnh đó những công nghệ trên đòi hỏi phải có một hệ thống sản xuất giao lưu giữa các ngành, thay đổi căn bản nền nông nghiệp và chuyển nền nông nghiệp từ truyền thống sang nền nông nghiệp công nghiệp, NNCNC. Để làm được điều đó, phải có vốn và tăng lượng vốn đầu tư vào phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp để vừa có đủ vốn nhập khẩu những công nghệ cao từ nước ngoài khi trong nước chưa nghiên cứu được; vừa có vốn để triển khai, nghiên cứu, ứng dụng những công nghệ mới ở trong nước cho phù hợp với điều kiện cụ thể nền nông nghiệp. Việc sử dụng có hiệu quả vốn cho phát triển NNƯDCNC sẽ tạo tiền đề cho quá trình hình thành được những vùng chuyên canh lớn, khai 38 thác được tiềm năng về nguyên liệu, đất đai, lao động... nhằm tạo ra sức bật mới, có tác động lan tỏa đến các ngành, các vùng cùng phát triển và sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu cao, có lợi thế so sánh trên trường quốc tế. Thứ ba, NNUDCNC thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, tạo công ăn việc làm và xoá đói giảm nghèo ở lĩnh vực nông nghiệp nông thôn luôn là trọng tâm của chiến lược phát triển. Nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và theo hướng bền vững và giảm nghèo. Ở khu vực nông thôn, lượng đất đai dành cho nông nghiệp không tăng lên, trong khi đó dân số ngày càng đông làm cho diện tích đất nông nghiệp tính trên đầu người giảm dần. Do đó, để phát triển nông nghiệp nông thôn, thay vì đầu tư đủ lớn để phát triển nông nghiệp bền vững, cần đầu tư và huy động đầu tư phát triển NNƯDCNC phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp như vậy không những đẩy nhanh được quá trình CNH, HĐH mà còn tạo điều kiện phát triển nông nghiệp do giảm sức ép lên đất đai và tạo điều kiện tăng năng suất lao động. Thông qua huy động, đầu tư và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hình thành những vùng chuyên canh, vùng trọng điểm, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Mặc khác, NNCNC giúp nông dân chủ động kế hoạch sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào tự nhiên, từ đó, quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng. Khi áp dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp cũng đồng thời hạn chế được sự lãng phí về tài nguyên cũng như tận dụng triệt để ưu việt của các công nghệ như công nghệ sinh học, công nghệ gen, công nghệ sản xuất phân hữu cơ và tự động hóa sản xuất, do đó, tạo ra nền sản xuất hàng hóa lớn với số lượng sản phẩm đáp ứng đầy đủ cho quá trình chế biến công nghiệp. 39 Thứ tư, nâng cao năng suất lao động, giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp, giảm sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu Nông nghiệp công nghệ cao giúp nông dân chủ động trong quá trình canh tác, giảm sự phụ thuộc vào thời tiết và khí hậu nhằm có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất. Việc ứng dụng mô hình nhà kính, nhà lưới sẽ tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiêp cũng như ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại để tạo ra các cơ sở trồng trọt chăn nuôi hiện đại, không phụ thuộc vào tự nhiên giúp nông dân chủ động được kế hoạch sản xuất cũng như khắc phục được tính rủi ro, khắc nghiệt trong sản xuất nông nghiệp. Không những vậy, canh tác trong nhà kính với các môi trường nhân tạo được tạo ra đã tránh được các rủi ro thời tiết, sâu bệnh do đó năng suất cây trồng vật nuôi trên một đơn vị đất đai sẽ tăng lên, sản phẩm nhiều lên tất yếu thị trường được mở rộng hơn. Hơn nữa, môi trường nhân tạo cũng thích hợp với các giống cây trồng mới có sức chịu đựng sự bất lợi của thời tiết cao hơn đồng thời chống chịu sâu bệnh lớn hơn. Không những vậy việc ứng dụng KHCN còn giúp nông dân, các nhà sản xuất tiết kiệm các chi phí như nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và do đó góp phần bảo vệ môi trường. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã và đang trở thành mẫu hình cho nền nông nghiệp thế kỷ XXI. 2.2. NỘI DUNG VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 2.2.1. Nội dung vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 2.2.1.1. Chính sách thu hút vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Nông nghiệp nói chung là ngành, lĩnh vực có sức hấp dẫn vốn kém do đặc điểm của nông nghiệp, nông thôn chi phối. Trên phương diện chính sách, quan hệ của nhà nước với mỗi nguồn vốn đó có vai trò quan trọng. Chính sách vốn cho nông nghiệp, nông thôn là tổng thể các biện pháp kinh tế và phi 40 kinh tế tác động đến các quy luật hình thành và sử dụng vốn trong nông nghiệp, nông thôn nhằm đạt những mục tiêu nhất định, với những điều kiện và thời gian xác định. Mục tiêu có tính chất bao trùm của chính sách thu hút vốn cho nông nghiệp, trong đó có phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là tạo ra nguồn vốn và thu hút mọi nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững. Như vậy, Nhà nước có vai trò quan trọng tạo vốn mồi hay những tiền đề cần thiết nhằm gián tiếp thu hút vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Những chính sách có tác động trực tiếp và gián tiếp đó là: Thứ nhất, công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quy hoạch đồng bộ lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là định hướng, dẫn dắt, điều chỉnh các hoạt động của ngành theo xu hướng phát triển chung phù hợp trong từng giai đoạn nhất định: Phân tích đánh giá các tiềm năng lợi thế, hạn chế và những vấn đề nảy sinh; cơ cấu, điều chỉnh phân bố không gian phát triển và sản xuất ngành, cơ cấu ngành, các lĩnh vực định hướng phát triển các ngành, loại sản phẩm, lĩnh vực then chốt của sản xuất nông nghiệp; giải pháp cơ bản để thực hiện quy hoạch, trong đó có giải pháp về vốn. Thứ hai, các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư: + Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Các chính sách thu hút đầu tư tập trung vào: Đơn giản hoá các thủ tục đầu tư, miễn giảm thuế và tiền thuê quyền sử dụng đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, giảm bớt các khoản phí và lệ phí + Các chính sách điều tiết để nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh theo hướng khai thác các tiềm năng, lợi thế của nông nghiệp, 41 nông thôn, giải quyết vấn đề lao động, việc làm, thực hiện các chính sách xoá đói, giảm nghèo hay các định hướng lĩnh vực mới của nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. + Thực hiện xã hội hoá các nguồn vốn đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” đối với hạ tầng phục vụ trực tiếp trong các thôn, xã. Thu hút nguồn vốn đầu tư BOT của các cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nướcđối với nguồn vốn nước ngoài và các tổ chức kinh tế lớn trong nước. Thứ ba, Chính sách về đất đai + Giảm thiểu thời gian và chi phí giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc tiếp cận mặt bằng sản xuất. + Thúc đẩy hình thức tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi đất nông nghiệp đảm bảo hài hòa lợi ích của người nông dân và doanh nghiệp. Thứ tư, Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp: Thông qua các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như ưu đãi và hỗ trợ thông qua việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; hỗ trợ tập trung đất đai, tiếp cận hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, hỗ trợ đầu tư cơ sở. Để thực hiện thu hút vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chính sách về nguồn vốn phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp, những năm qua Chính phủ, các địa phương đã ban hành những chủ trương cụ thể như: Luật, Nghị định, Quyết định, đề án liên quan đến vốn và thu hút vốn, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Những chủ trương này nhằm góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm 42 quốc gia cả trước mắt và lâu dài, tập trung nghiên cứu phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp. Về ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao được quy định cụ thể hơn bao gồm: Một là, Miễn, giảm tiền sử dụng đất Hai là, Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước Ba là, Hỗ trợ tập trung đất đai Bốn là, Tiếp cận, hỗ trợ tín dụng Năm là, Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao Như vậy, các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng ưu đãi liên quan đến các chính sách thuế, tín dụng, ưu đãi về đất đai và các khoản hỗ trợ khác theo quy định. 2.2.1.2. Cơ cấu và phương thức thu hút vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hiện nay nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tương đối đa dạng, bao gồm: nguồn vốn nhà nước (vốn từ ngân sách và vốn ngoài ngân sách); vốn ngoài nhà nước (vốn tư nhân trong nước và vốn đầu tư nước ngoài). Tùy nguồn vốn mà phương thức thu hút, sử dụng vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khác nhau. * Nguồn vốn Nhà nước và phương thức thu hút nguồn vốn nhà nước cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Luật Đấu thầu 2013 quy định cụ thể như sau: Vốn nhà nước bao gồm các loại vốn NSNN; trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, công trái quốc gia; các loại vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh 43 nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất [1153, Điều 4, Khoản 44]. Như vậy, vốn nhà nước bao gồm: a)Vốn ngân sách nhà nước: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” [111, Điều 1, Điều 4]. Như vậy, theo quy định, NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. + Vốn đầu tư phát triển từ NSNN trung ương, là nguồn vốn hình thành từ các nguồn thu của ngân sách trung ương theo quy định pháp luật NSNN. Bao gồm “các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%” [111; Điều 30; Mục 1], “các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương” [111; Điều 30; Mục 2]. Cân đối chi đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương liên quan đến bội chi ngân sách quốc gia. + Vốn đầu tư phát triển từ NSNN địa phương: Phần ngân sách này được hình thành từ các nguồn thu của địa phương theo quy định của luật NSNN. Đó là các khoản thu phát sinh trên địa bàn và cũng phân chia thành “các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%” và “các khoản thu địa phương được hưởng theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định” [111; Điều 31; Mục 1, 2]. Vốn đầu tư phát triển từ NSNN địa phương có vốn đầu tư từ NSNN tỉnh, huyện và xã. b) Vốn nhà nước ngoài ngân sách bao gồm: + Công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương: Cơ quan được phép phát hành trái phiếu là chính phủ (được gọi là trái phiếu chính phủ) hoặc chính quyền địa phương (trái phiếu chính quyền địa phương) hoặc công trái quốc gia. Nhà nước phát hành trái phiếu tương tự dạng loại chứng khoán có kỳ hạn, trong đó Nhà nước có cam kết xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi và các nghĩa vụ khác đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu này. 44 + Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức là các nguồn vốn đầu từ cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài (được gọi là các nguồn hỗ trợ ODA), mang tính chất một nguồn... trứng, 10 vạn gà thương phẩm. 18 lò ấp Tiên Dương Ông Nguyễn Văn Hiệu, 73 8 Cung cấp gà giống Nuôi 25.000 gà sinh sản siêu trứng. 27 lò ấp với công suất 2 vạn quả/mẻ/lò, hàng năm cung cấp 1,8 triệu gà con cho các tỉnh thành cả nước. 25 vạn gà sinh sản siêu trứng. 27 lò ấp Liên Hà Ông Hoàng Minh Ngọc 74 9 Nhà màng, tưới nhỏ giọt 32.000 m2, diện tích nhà màng, nhà lười 8.000 m2 Vận Nội - Đông Anh Công ty Cổ phần RAT Hải Anh TTBVTV 75 10 Nhà màng, tưới nhỏ giọt 30.000 m2, diện tích nhà màng, nhà lười 1.700 m2 Vận Nội - Đông Anh Công ty rau sạch Nhị Hà TTBVTV 76 11 Nhà màng, tưới nhỏ giọt 23.500 m2, diện tích nhà màng, nhà lười 1.500 m2 Vận Nội - Đông Anh Công ty Cổ phần ĐTPT Phú Đức TTBVTV xxvii 77 12 Nhà màng, tưới nhỏ giọt 50.000 m2, diện tích nhà màng, nhà lười 2.000 m2 Bắc Hồng - Đông Anh Công ty Hải Phát TTBVTV VI HUYỆN PHÚC THỌ (8 Mô hình) 78 1 Nông trại sinh thái Dự án nông trại chia sẻ tự bền vững theo hướng sinh thái tổng hợp công nghệ cao kết hợp du lịch - giáo dục 15ha xã Hát Môn Công ty TNHH nông trại chia sẻ SHAREFARM 79 2 Rau an toàn Sản xuất rau các loại 0,2ha xã Thanh Đa Bà Nguyễn Thị Hương 80 3 Chăn nuôi lợn Mô hình chăn nuôi lợn thịt 7000 con lợn thịt xã Cẩm Đình Ông Ngô Xuân Cường 81 4 Sơ chế trứng gia cầm Sơ chế trứng gia cầm 2ha thị trấn Phúc Thọ Công ty TNHH Ba Huân 82 5 Rau an toàn, rau hữu cơ Sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ 3ha xã Cẩm Đình Công ty CP thực phẩm hữu cơ BQ 83 6 Rau an toàn Sản xuất rau các loại 0,5ha Xã Thanh Đa Công ty CP sản xuất và XNK rau chất lượng cao Việt Phúc 84 7 Rau an toàn Sản xuất rau các loại 3,9 ha xã Hát Môn Công ty TNHH MTV Lam Sơn sản xuất rau VIETGAP tại Hát Môn 85 8 Trồng cỏ và rau hữu cơ Trồng cỏ Alfalfa và sản xuất rau hữu cơ 50ha Xã Xuân Phú Công ty Greentek Vision xxviii VII HUYỆN ĐAN PHƯỢNG (15 Mô hình) 86 1 Sản xuất giống và hoa lan Hồ Điệp Sản xuất giống hoa và hoa lan Hồ Điệp có nhà khung thép tền chế để nuôi cấy mô, sản xuất giống hoa lan Hồ Điệp là 661 m2 để sản xuất 2 triệu cây giống; diện tích nhà màng kính là 4.500 m2 để sản xuất 50.000 cây giống cho các cơ sở nuôi trồng đến khi ra hoa và 20.000 cây nuôi trồng tại cơ sở đến khi ra hoa. Tổng DT 25.000 m2 ,, nhà màng, nhà lưới 25.000 m2, trong đó 800 m2 nhà là nuôi cấy mô và 4.400 m2 sx giống, thương phẩm trong nhà màng, doanh thu 12 tỷ Khu bãi Đáy, xã Phương Đình, huyện Đan Phượng Hộ gia đình bà Nguyễn Thị Kim Dung TTBVTV 87 2 Sản xuất giống và hoa lan Hồ Điệp Sản xuất 640.000 cây giống và 610.000 cây thương phẩm CNC đồng bộ. Tổng DT 40.000 m2 trong đó 2.200 m2 nhà kính sx giống, 17.800 m2 sx giống, thương phẩm trong nhà màng , doanh thu 24-25 tỷ Khu Trại Nái, Thị trấn Phùng HTX Đan Hoài TTBVTV 88 3 Sản xuất nấm Đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản đáp ứng nhu cầu sx, chia thành các khu: khu xử lý, đóng giá thể; khu nuôi sợi nấm; khu trồng nấm; khu sơ chế sau thu hoạch, đóng gói; nhà lạnh bảo quản nấmSản lượng bình quân mỗi năm đạt 35 tấn. Tổng diện tích 7.979 m2 (có 2.000m2 nhà màng kính trồng nấm) Xứ đồng Bãi Non, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng HTX nấm Nghĩa Minh xxix 89 4 Sản xuất rau hữu cơ công nghệ cao Đầu tư các khuôn nhà màng có kích thước bằng nhau dễ lắp ghép, dễ tháo dỡ và di dời, hệ thống tươi phun tự động, sử dụng máy làm đất, gieo hạt hiệu quả; kết hợp sản xuất ngoài tự nhiên. Sản xuất rau theo tiêu chuẩn hữu cơ (không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc diệt cỏ, giống biến đổi gen), sản lượng bình quân đạt 5-6 tấn/tháng Tổng diện tích 45.800 m2 (10.000 m2 nhà màng lưới, 35.800 m2 sản xuất ngoài tự nhiên) Xử đồng bãi tổng màu xã Đan Phượng HTX sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý, địa chỉ: xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội TTBVTV 90 5 Sản xuất rau hữu cơ công nghệ cao (salat, rau ăn củ và lá, nấm) Đầu tư lắp đặt hệ thống nhà màng kính, phủ lưới hiện đại, hệ thống tưới giỏ giọt, thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm; bố trí công trình phụ trợ kết hợp sinh thái. Sản xuát rau theo tiêu chuẩn hữu cơ (không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc diệt cỏ, giống biến đổi gen), sản lượng bình quân đạt 2-3 tấn/năm 5.400 m2, nhà màng lưới: 4.400 m2 Đất bãi sông Hồng, xã Thọ Xuân Hộ ông Trần Văn Bảy (địa chỉ: Xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội) liên kết Trung tâm ứng dụng năng lượng sinh học BRAC TTBVTV 91 6 Mô hình trồng rau an toàn Lắp đặt nhà màng lưới có hệ thống tưới phun tự động; sản xuất rau theo tiêu chuẩn an toàn, sản lượng bình quân 500-700 kg/tháng Tổng DT 2.200 m2 (1.200m2 nhà màng lưới, 1.000m2 sản xuất ngoài tự nhiên) Xứ đồng Vòng, xã Song Phượng HTX Song Phượng, địa chỉ: xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội 92 7 Mô hình bảo tồn gen thực vật, nông nghiệp công nghệ cao xã Đan Phượng Lắp đặt hệ thống nhà màng kính, phủ lưới quy mô, thiết bị hiện đại để sản xuất cây cam giống, lưu trữ cây cam mẹ, nuôi cấy mô thực vật, trồng rau hữu cơ và dưa lưới. Tổng diện tích 320.000m2 (đã lắp đặt 5.000m2 nhà màng kính) Xứ đồng Đá Lỉnh, xã Đan Phượng, Hà Nội Hộ ông Nguyễn Trung Dũng, cụm 4, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, HN xxx 93 8 Sản xuất rau hữu cơ công nghệ cao Đầu tư lắp đặt hệ thống nhà màng kính, phủ lưới hiện đại, hệ thống tưới giỏ giọt và tưới phun kết hợp, thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm; bố trí công trình phụ trợ. SX rau theo tiêu chuẩn hữu cơ (không sử dụng phân bón và thuốc BVTV hóa học, thuốc diệt cỏ, giống biến đổi gen), sản lượng bình quân đạt 1-1,5 tấn/năm Tổng diện tích 23.000 m2 (4.500 m2 nhà màng lưới, 18.500 m2 sản xuất ngoài tự nhiên), 24 tấn/năm Xử đồng Bãi Nổi, thôn Thống Nhất, xã Song Phượng Trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Ngô (Viện Nghiên cứu Ngô), địa chỉ: Thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội 94 9 Sản xuất rau an toàn Đầu tư màng lưới đơn giản sản xuất rau theo tiêu chuẩn an toàn, sản lượng bình quân 3-4 tấn/tháng Tổng diện tích 17.610m2 Bãi sông Hồng, xã Liên Trung Công ty CP thực phẩm xanh Việt Nam 95 10 Sản xuất nấm chân dài trong nhà lạnh 100 m2, 50 tấn Đan Phượng - Đan Phượng Trần Sỹ Hùng TTKN 96 11 Hệ thống tưới cho cây rau 10.000 m2 Đan Phượng - Đan Phượng Nguyễn Đăng Quý TTKN 97 12 Hoa đồng tiền Nhà màng 14.500 m2 Song Phương, Đan Phượng 2 hộ nông dân liên kết sx tại khu Đồng vòng - xã Song Phượng TTKN 98 13 Hoa đồng tiền Nhà màng 105.000 m2 Đồng Tháp - Đan Phượng 14 hộ nông dân liên kết sx tại khu Đồng vòng - xã Song Phượng TTBVTV 99 14 Bưởi tôm vàng Tưới nước tự động 30.000 m2 Thượng Mỗ - Đan Phượng 24 hộ nông dân xã Thượng Mỗ phối hợp với TT phát triển cây trồng Hà Nội TTBVTV 100 15 Lan hồ điệp Nhà nuôi cấy mô, nhà màng 25.000 m2, doanh thu 12 tỷ Phương Đình - Đan Phượng Hộ gia đình bà Nguyễn Thị Kim TTBVTV xxxi Dung (Hà Nội) VIII HUYỆN SÓC SƠN (9 Mô hình) 101 1 Sản xuất đu đủ theo tiêu chuẩn VietGap Hỗ trợ 50% giống, thực hiện sản xuất theo quy trình Vietgap 40 Xã Nam Sơn HTX NN&KDTH Nam Sơn 102 2 Sản xuất chuối tiêu hồng theo tiêu chuẩn VietGap Hỗ trợ 50% giống, thực hiện sản xuất theo quy trình Vietgap 20 Xã Nam Sơn HTX NN&KDTH Nam Sơn 103 3 Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap Hỗ trợ 50% giống, thực hiện sản xuất theo quy trình Vietgap 140 Xã Bắc Sơn HTX nông lâm nghiệp Bắc Sơn 104 4 Sản xuất rau hữu cơ Hỗ trợ 50% thuốc BVTV thảo mộc, thực hiện sản xuất theo quy trình hữu cơ (PGS), hỗ trợ vật tư làm nhà lưới (0.425 ha) 37,5 Xã Thanh Xuân, Đông Xuân, Hiền Ninh, Tân Dân HTX rau hữu cơ Bái Thượng, HTX NN rau hữu cơ Thanh Xuân 105 5 Sản xuất rau an toàn VietGap Hỗ trợ vật tư làm nhà lưới (0.28ha), đầu tư kho lạnh (60m3) 25,28 Xã Đông Xuân HTX SX KDTH Đông Xuân 106 6 Sản xuất hoa, nấm Nhà lưới 2,1ha; kho lạnh 50m3 (sản xuất hoa 2,5ha); Hỗ trợ 100% khay nhựa, lọ nhựa chuyên dụng cho sản xuất 1ha nấm (bao gồm 40.000 lọ nhựa, 2.500khay nhựa) 7 Xã Xuân Giang, Minh Trí, Minh Phú, Hiền Ninh HTX Hoa Lợi, HTX NN & KDTH Minh Trí, Công ty cổ phần SX&TM KMS 107 7 Sản xuất cây dược liệu Hỗ trợ 100% vật tư, lưới chuyên dụng làm nhà lưới chuyên dụng 1ha Xã Bắc Sơn Xã Bắc Sơn 108 8 Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi gà đẻ trứng Chăn nuôi gà trong chuồng kín, kiểm soát được dịch bệnh, hiệu quả cao 31.000 con Bắc Sơn, Xuân Thu, Bắc Phú. Phú Cường, Minh Trí Hộ dân xxxii 109 9 Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi lợn thịt Toàn bộ chất thải chăn nuôi được xử lý bằng bioga, men vi sunh hoặc dùng công nghệ ép phân khô 6.000 con Việt Long, Bắc Phú. Phú Minh, Minh Trí Hộ dân IX HUYỆN THANH TRÌ (9 Mô hình) 110 1 Mô hình nhóm hộ trồng rau hữu cơ có liên kết tiêu thụ sản phẩm Mô hình sx các loại rau theo phương pháp hữu cơ không sử dụng phân bón vô cơ và các thuốc BVTV hóa học; liên kết tiêu thụ sản phẩm với cty Anstcom, cho doanh thu 105 triệu/năm, tạo việc làm cho 02 lao động. UBND huyện đã bố trí kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí mua giống rau trong 2 năm 1ha Thôn Đại Lan xã Duyên Hà Ông Nguyễn Văn Minh xã Duyên Hà và Công ty Anstcom 111 2 Sản xuất Rau Thủy Canh Mô hình trồng các loại rau ăn lá, cây ăn quả ngắn ngày (cà chua, dưa lưới, dưa leo) trên DT 5000 m2, trong đó 2.300m2 nhà màng khung thép sử dụng hệ thống quạt đối lưu không khí, lưới cắt nắng cảm biến nhiệt tự động đóng mở; Mái che phủ nilon, bao quanh bằng hệ thống lưới chắn côn trùng; Hệ thống pha chế dinh dưỡng và máng thủy canh. Mô hình cho doanh thu dự kiến khoảng 1tỷ/năm, lãi suất bình quân 200 triệu đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho 03 lao động với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/tháng. UBND huyện đã bố trí ngân sách hỗ trợ 50% kinh phí làm nhà kính CNC và lắp đặt hệ thống thủy canh, chuyển giao công nghệ sử dụng 5.000m2 Xã Yên Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội ông Nguyễn Mạnh Hồng xã Yên Mỹ xxxiii dinh dưỡng 112 3 Mô hình sản xuất nhóm hộ có liên kết tiêu thụ sản phẩm rau an toàn theo chuỗi Mô hình sản xuất nhóm hộ có liên kết tiêu thụ sản phẩm rau an toàn theo chuỗi với HTX An Phát tại xã Yên Mỹ, Duyên Hà với 39hộ trên diện tích hơn 2ha, các hộ sản xuất theo kế hoạch của công ty, công ty thu mua theo giá đã thỏa thuận, HTX An Phát đã được cấp giấy xác nhận chuỗi thực phẩm an toàn 2,2ha Xã Yên Mỹ, Duyên Hà Các hộ nông dân xã Yên Mỹ, Duyên Hà và HTX An Phát 113 4 Mô hình chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGap Mô hình nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Đại Áng với DT 2,16ha. Hộ thực hiện mô hình có liên kết tiêu thụ sản phẩm với Công ty thực phẩm Song Đạt (giết mổ tại cơ sở giết mổ tập trung xã Vạn Phúc) hình thành chuỗi thực phẩm thịt lợn an toàn. Hộ sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP 1.200 lợn thương phẩm và 150 lợn nái Xã Đại Áng huyện Thanh Trì, Hà Nội Hộ Cá Nhân thực hiện 114 5 Mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao "Sông trong ao" Mô hình áp dụng CNC với 15 bể, DT 250m2/bể. Sử dụng công nghệ nước chảy; áp dụng công nghệ men vi sinh để kiểm soát dịch bệnh: xử lý nước mặt ao nuôi thủy sản. Sản lượng ước đạt 12-15 tấn/bể 15 bể Xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội Hộ cá Nhân thực hiện xxxiv 115 6 Thực hiện cơ giới hóa đồng bộ MH cơ giới hóa đồng bộ sử dụng hệ thống máy NNCNC của hãng Kubota:- Máy sx giá thể csuất: 1 tấn/giờ- Máy gieo hạt tự động csuất: 800 khay/giờ- Máy cấy động cơ csuất: 5 – 6ha/ngày- Máy gặp đập liên hợp csuất: 1ha/giờ MH cơ giới hóa đồng không những giúp giảm chi phí sx, tạo thêm khâu dịch vụ cho các HTX, tạo thêm việc làm cho các xã viên HTX mà còn giúp giảm sức lao động cho người nông dân, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. MH thực hiện cơ giới hóa đồng bộ từ khâu sx giá thể, gieo hạt cho đến cấy, doanh thu dự kiến của HTX khoảng 140 triệu đồng/năm, lãi suất bình quân 30 triệu đồng/năm, Hỗ trợ UBND: UBND huyện đã bố trí ngân sách hỗ trợ 50% kinh phí mua máy nóc từ khâu gieo hạt đến cấy, Hỗ trợ 80% kinh phí mua giống lúa và 100% kinh phí chuyển giao kỹ thuật sx giá thể mạ khay 45ha Xã Vĩnh Quỳnh, xã Đại Áng Thanh Trì, Hà Nội HTX Vĩnh Ninh, HTX Đại Áng, HTX Vĩnh Trung xxxv 116 7 Mô hình chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGap MH nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Đại Áng với DT 2,16ha. Hộ thực hiện MH có liên kết tiêu thụ sản phẩm với Công ty thực phẩm Song Đạt (giết mổ tại cơ sở giết mổ tập trung xã Vạn Phúc) hình thành chuỗi thực phẩm thịt lợn an toàn. Hộ sx đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP 1.200 lợn thương phẩm và 150 lợn nái Xã Đại Áng huyện Thanh Trì, Hà Nội Hộ Cá Nhân thực hiện 117 8 Nhà bảo quản lạnh rau củ 50m3 Yên Mỹ - Thanh Trì Trân Công Bình TTKN 118 9 Thủy xạnh luân hồi và thủy xanh nhỏ 2.600 m2, DT nhà màng, nhà lưới 2.600 m2. tổng đầu tư 2 tỷ, doanh thu 700 tr/năm Yên Mỹ - Thanh Trì HTX CNC Đức Phát TTBVTV X HUYỆN PHÚ XUYÊN (8 Mô hình) 119 1 Măng tây xanh Sử dụng nguồn giống nhập nội, trồng trên vùng đất bãi ven sông Hồng. Một số DT áp dụng đồng bộ các khâu từ làm đất, chăm sóc. Có sử dụng trồng trong nhà màng và áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm. 5,0 Xã Hồng Thái HTX xã Rau quả Hồng Thái 120 2 Mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn thịt Sử dụng chuồng kín, nuôi lợn nái và lợn thành phẩm, uống nước, máng ăn bán tự động. Quy mô: 2000 lợn thịt và 400 lợn nái; sản lượng thịt: 460 tấn. 7,9 Xã Châu Can Hộ ông Cao Minh Tuệ xxxvi 121 3 Mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn thịt MH chuồng kín, nuôi lợn nái và lợn thành phẩm, uống nước, máng bán tự động. Quy mô: 1.500 lợn thịt và 300 lợn nái; sản lượng thịt: 340 tấn 2,1 Xã Phúc Tiến HTX xã chăn nuôi Minh Tuấn 122 4 Mô hình nuôi lợn thịt Sử dụng chuồng kín, nuôi lợn thịt, uống nước, máng ăn tự động. Quy mô: 1.500 con; sản lượng thịt: 300 tấn 3,5 Xã Quang Lãng Hộ ông Đinh Văn Bắc 123 5 Mô hình chăn nuôi lợn hậu bị Sử dụng chuồng kín, nuôi lợn giống; hệ thống uống nước, máng ăn tự động. Quy mô: 1.000 con 1,8 Xã Tân Dân Hộ ông Nguyễn Phú Dũng 124 6 Mô hình trồng dưa leo Nhật Bản, dưa lưới và cà chua cherry Tổng DT trang trại là 3,4 ha, trong đó DT áp dụng CNC là 1.500 m2 (xây dựng nhà màng có ứng dụng công nghệ kiểm soát khí hậu và công nghệ tưới, cung cấp chất dinh dưỡng tự động, sử dụng khò diệt cỏ bằng gas, sử dụng máy làm đất đa năng,....) 3,4 Xã Minh Tân Hộ ông Trương Tuấn Ninh 125 7 Mô hình rau Cần Khai Thái SX rau cần chuyên canh với DT 30 ha, trong đó có 05 ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng đạt 7.000 tấn/ năm. 30 ha Xã Khái Thái HTX Rau cần Khai Thái 126 8 Mô hình trồng nấm mộc nhĩ, nấm hương Chủ cơ sở đã đầu tư được 01 lò hấp công suất 25.000 bịch/lần hấp, 01 nồi hơi, 01 máy đóng bịch, 01 máy nghiền mùn cưa, 01 xe vận chuyển, 02 máy bơm nước. Các loại nấm cơ sở đang sản xuất là nấm Sò và nấm Mộc nhĩ 0,5 Xã Tân Dân Cơ sở nấm Thuần Việt XI HUYỆN THẠCH THẤT (6 Mô hình) xxxvii 127 1 Trang trại hoa viên Nuôi lợn rừng, sản xuất rau hữu cơ, rau bản địa cho các siêu thị 12 ha Thôn Dục, xã Yên Bình Cty TNHH khai thác tiềm năng sinh thái Hòa Lạc 128 2 Nấm Chuyên sản xuất và chế biến đông trùng hạ thảo và nấm linh chi 1 ha Đại Đồng 129 3 Thung lũng ngọc Linh ƯDCNC sx và chế biến đông trùng hạ thảo, nấm linh chi và các sản phẩm RHC trồng theo phương pháp thủy canh Thôn Trại Mới xã Tiến Xuân 130 4 Rau Hữu cơ Mô hình ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau hữu cơ 15 ha Xã Yên Trung Thạch Thất Hà Nội 131 5 MH hoa lily và trồng hoa đồng tiền chậu Trồng hoa lily và trồng hoa đồng tiền chậu trong nhà kính 12 ha Xã Đại Đồng huyện Thạch Thất 132 6 Nhà lạnh bảo quản rau, củ 50m3 Canh Nậu - Thạch Thất Đỗ Hữu Toàn TTKN XII HUYỆN QUỐC OAI (7Mô hình) 133 1 Mô hình trồng và thâm canh chè - xã Hòa Thạch DT cây chè được trồng tập trung chủ yếu ở ở khu vực Nông trường chè Long Phú thuộc xã Hòa Thạch với DT khoảng 200ha. Năm 2016 MH trồng và thâm canh chè với DT 25 ha đã được Cục SHTT cấp nhãn hiệu tập thể " Chè Long Phú - Quốc Oai". Hiện nay HTX Long Phú đã xây dựng quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể, kiểm soát chất lượng sản phẩm, tổ chức QL việc sử dụng tên địa danh làm nhãn hiệu tập thể theo đúng quy định của Luật 200 Thôn Long Phú xã Hòa Thạch HTX Chè Long Phú xxxviii SHTTsản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ trên địa bàn HN 134 2 Mô hình chăn nuôi công nghệ cao xã Cấn Hữu Trên cơ sở quy hoạch vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã được UBND huyện phê duyệt. UBND xã Cấn Hữu đã quy hoạch khu trang trại chăn nuôi tập trung. Trong đó có 83 hộ tham gia Hội chăn nuôi; các hộ chăn nuôi lợn nái, gà đẻ trứng. Mô hình chăn nuôi được áp đã áp dụng công nghệ vi sinh, nuôi trong chuồng kín, có hệ thống xử lý môi trường. Đã hình thành chuỗi sản xuất lợn sinh học (HTX Đồng Tâm) 55,3 Thôn Cấn Thượng xã Cấn Hữu Chi Hội chăn nuôi 135 3 Mô hình trồng cây ăn quả xã Yên Sơn, xã Đại Thành, xã Sài Sơn DT trồng cây ăn quả xã Đại Thành là 106,35 ha, chủ yếu là trồng nhãn chín muộn Đại Thành, sản phẩm nhãn chín muộn Đại Thành năm 2015 đã được Cục SHTT cấp nhãn hiệu tập thể Nhãn chín muộn Đại Thành; năm 2016 sản phẩm nhãn chín muộn đã xuất khấu được 5 tấn sang thị trường Malaysia. DT trồng cây ăn quả xã Yên Sơn là 126,6 ha, chủ yếu trồng các loại cây bưởi diễn, cam canh, ổi Đài loan.Diện tích trồng cây ăn quả xã Sài Sơn là 187,2 ha, chủ yếu trồng các loại cây bưởi diễn, cam V2, ổi Đài loan. 232,95 Xã Đại Thành, xã Yên Sơn, xã Sài Sơn Các hộ xxxix 136 4 Mô hình bò sữa xã Phượng Cách Mô hình bò sữa thực hiện theo chuỗi an toàn của Trung tâm phát triển chăn nuôi HN 300 con Xã Phượng Cách Các hộ chăn nuôi Đề xuất UBND TP hỗ trợ cơ giới hóa vào sx, máy trộn thức ăn, máy vắt sữa 137 5 Mô hình trồng rau an toàn xã Nghĩa Hương, Yên Sơn, Tân Phú Ngày 28/01/2010 UBND TP đã có QĐ số 474/QĐ-UBND phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển mạng lưới SX RAT trên địa bàn TPHN đến năm 2020. Trên cơ sở đó, UBND huyện lập Quy hoạch và đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chung vùng SX RAT xã Tân Phú với kinh phí 16,5 tỷ đồng xây dựng nhà sơ chế, trạm cấp nước tập trung phục vụ sản xuất rau. Năm 2016 UBND huyện đã phê duyệt KH phát triển vùng RAT trong đó đã hỗ trợ xã Tân Phú xây dựng 1,5 ha nhà lưới và xã Nghĩa Hương xây dựng 2 ha nhà lưới. Diện tích rau hiện đang SX của xã Tân Phú là 36 ha, xã Nghĩa Hương là 20ha, xã Yên Sơn là 27,7 ha. Các loại rau chủ yếu là rau ăn lá, đậu trắng, su hào, cà 31,2 Xã Nghĩa Hương, Yên Sơn, Tân Phú HTX Nghĩa Hương, Yên Sơn, Tân Phú xl chua... Hình thức tổ chức SX: Các HTX quản lý điều hành SX, sản phẩm SX được tiêu thụ tại các chợ nông thôn 138 6 Sông trong ao 01 ha Sài Sơn - Quốc Oai Nguyễn Tuấn Văn TTKN 139 7 Sản xuất nấm sò trong nhà lạnh 100m3, 50 tấn Sài Sơn - Quốc Oai Nguyễn Huy Chiều TTKN XIII HUYỆN ỨNG HÒA (10 Mô hình) 140 1 Mô hình Rau sạch Trồng rau sạch trong nhà màng kính 5,000 m2 Thôn Vĩnh Thượng - Xã Sơn Công HTX nông nghiệp Vĩnh Thượng 141 2 Mô hình trồng dưa lưới Trồng dưa lưới trong nhà kính 3,000m2 Thôn Phù Lưu Hạ - xã Phù Lưu Hộ Nguyễn Phúc Bách, thôn Phù Lưu Hạ, xã Phù Lưu 142 3 Chăn nuôi lợn Tự động hóa trong chăn nuôi 2,246 tấn/năm Thôn Nội Xá - xã Vạn Thái HTX Hòa Mỹ xã Vạn Thái 143 4 Thủy sản Nuôi cá truyền thống bằng mô hình sông trong ao 15 sông Xã Trầm lộng xã Liên Bạt 4 hộ gia đình tại xã Trầm Lộng - 2 hộ tại xã Liên Bạt 144 5 Mô hình trồng dưa lưới Trồng dưa lưới trong nhà kính 3,000m2 Thôn Phù Lưu Hạ - xã Phù Lưu Hộ Nguyễn Phúc Bách, thôn Phù Lưu Hạ, xã Phù Lưu 145 6 Mô hình trồng dưa lưới Trồng dưa lưới trong nhà kính 6200m2 ThônBài Hạ - xã Hồng Quang Hộ ông Bùi Văn Chung 146 7 Chăn nuôi gà trứng Tự động hóa trong chăn nuôi 20000 gà/trang trại Thôn Nghi Lộc xã Sơn Công Hộ ông Đặng Hữu Hỷ xli 147 8 Sông trong ao 01 ha Liên Bạt - Ứng Hòa Đặng Văn Duân TTKN 148 9 Sông trong ao 1 ha Liên Bạt - Ứng Hòa Nguyễn Khánh Toàn TTKN 149 10 Sông trong ao 31ha Trầm Lộng - Ứng Hòa Phạm Văn Phúc TTKN XIV HUYỆN CHƯƠNG MỸ (6 Mô hình) 150 1 Sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao SX rau trong nhà lưới với hệ thống tưới tiết kiệm, kiểm soát và quy trình sx VietGAPHiệu quả: Rau được sx quanh năm giá trị tăng 50% so với sx rau tháng đạt 120.000.000 đ/ha, Nhà lạnh bảo quản rau, củ 70m3 1,1 ha Thôn Giáp Ngọ thị trấn Chúc Sơn HTX rau quả sạch Chúc Sơn 151 2 Nuôi cá ứng dụng công nghệ cao Tạo các sông trong ao với hệ thống tạo dòng chảy và sục khí, nuôi các với mật độ cao. Hiệu quả: Năng suất tăng 6-8 lần so với nuôi thông thường, chất lượng cá thịt ngon hơn, giá cao hơn. Nsuất đạt 80 tấn/ha, giá trị 3,5 tỷ đồng/ha, LN ước đạt 400.000.000 ha. 5,2 ha Xã Ngọc Hòa Nhóm Liên kết sản xuất cá sạch 152 3 Trồng dưa lưới ứng dụng Công nghệ cao Trồng dưa lưới trong nhà lưới, ƯDCNC cho năng suất 5.500 kg/2.500 m2; thu nhập đạt 220 triệu đồng/lứa/90 ngày (giá trị đạt 1,1 tỷ đồng/ha) 0,25 ha Xã Hợp Đồng HTX dịch vụ NN Hợp Đồng 153 4 Sông trong ao 1 ha Ngọc Hà - Chương Mỹ Đặng Đình Thích TTKN 154 5 Sông trong ao 1 ha Thanh Bình-Chương Mỹ Nguyễn Văn Thiết TTKN 155 6 Hệ thống tưới cây cho bưởi 10.00m2 Trung Hòa-Chương Mỹ Lê Hữu Diện TTKN xlii XV HUYỆN BA VÌ (4 Mô hình) 156 1 Mô hình chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao Đưa máy móc ( Máy vắt sữa, Bảo quản sữa, thái cỏ, phối trộng thức ăn) để chăn nuôi 100 con HTX nông trại xanh xã Vân Hòa 157 2 Mô hình tưới phun mưa cho chè, cam đưa hệ thống tưới tiết kiệm che chè, cam đảm bảo an tòa chất lượng 6 ha Khánh Thượng, Ba Trại TT giống cây trồng Trạm khuyến nông huyện 158 3 Hệ thống tưới cây cho bưởi Cẩm Lĩnh - Ba Vì Đào Văn Bảo TTKN 159 4 Nhà lạnh bảo quản 50m3 Cẩm Lĩnh - Ba Vì Cao T. Thu Hằng TTKN XVI THỊ XÃ SƠN TÂY (1 Mô hình) 160 1 Trồng rau CNC Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Áp dụng công nghệ sx nông nghiệp từ Nhật Bản trồng và PT các loại như: - Giống RAT như: cải ngọt, cải bẹ xanh lá mỡ.... - Giống dưa lưới ruột vàng, ruột xanh ... Nhằm nâng cao nsuất cũng như chất lượng cây trồng bên cạnh đó giảm chi phí đầu tư lao động và mang lại hiệu quả kinh tế cao - Tổng DT xây dựng: 8.000 m2 - Trong đó: + DT nhà màng: 4.000 m2 + Còn lại là nhà kho, sân vườn và các hạng mục phụ trợ khác. Thôn Trại Láng, xã Cổ Đông Công ty cổ phần PAN FARM Hiện nay chuyên trồng dưa lưới, 3 vụ/ năm, mỗi vụ thu hoạch khoảng 10.000 quả XVII HUYỆN HOÀI ĐỨC (2 Mô hình) 161 1 Sản xuất rau an toàn Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trong nhà lưới 1,5 ha Thôn Tiền Lệ- xã Tiền Yên HTX NN Tiền Lệ xliii 162 2 Nhà lạnh bảo quản rau, củ 70m3 Yên Sở - Hoài Đức Nguyễn Việt Cường XVIII HUYỆN MỸ ĐỨC (1 Mô hình) 163 1 Sản xuất Nấm Kim châm Nhà máy sx Nấm Kim châm công nghệ Nhật Bản, csuất hiện tại 1,5 tấn nấm/ngày, csuất tối đa đạt 3,0 tấn/ngày. Giải quyết cho 25 lao động với mức lương từ 3,5-7 triệu đồng/người/tháng. Thị trường tiêu thu: Hiện nay, cty chỉ phân phối cho 2 đơn vị: cty Thực phẩm lý tưởng Việt Nam cho thị trường miền Bắc và 1 đơn vị ở TPHCM. Dự kiến sẽ bán cho các nhà phân phối vào cửa hàng rau sạch, nhà hàng trung - cao cấp, một số siêu thị như Aeon, Vinmart. 3.000 Thôn Đốc Kính, xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức Công ty TNHH XKN Kinoko Thanh Cao IXX QUẬN LONG BIÊN (1 Mô hình) 164 1 Hệ thống tưới nhỏ giọt, làm mát bằng lưới đen, cảm biến nhiệt độ, độ ẩm 30.000 m2, nhà màng, nhà lưới 30.000 m2, đầu tư 9 tỷ, doanh thu chưa có Giang Biên - Long Biên Trang trại Linh An TTBVTV Nguồn: Báo cáo của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội[122]. xliv Phụ lục 3: Danh mục cấp mới giấy chứng nhận đầu tư TT Mã số dự án Ngày cấp Tên doanh nghiệp Tên dự án Đơn vị Quốc gia nhà đầu tư nước ngoài Vốn đăng ký (nghìn đồng) Ngày cấp 1 Địa điểm thực hiện dự án 1 1113000025 18/8/2008 Chi nhánh công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam –Chi nhánh Xuân Mai Chi nhánh công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam –Chi nhánh Xuân Mai Sở KH&ĐT Hà Nội 44.620.000 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản Trung tâm giống màu thị trấn Xuân Mai,huyện Chương Mỹ, Hà Nội 2 1120 22/09/1995 Cty TNHH thức ăn chăn nuôi Hoa kỳ Cty TNHH thức ăn chăn nuôi Hoa kỳ Sở KH&ĐT Hà Nội Cayman Islands 20.900.000 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản 23 Phan Chu Trinh, HN (NM: Nguyên Khê,ĐôngAnh,HN) 3 12043000487 21/04/2000 Công ty TNHH New Hope Hà Nội Công ty TNHH New Hope Hà Nội Ban QL các KCN và Chế xuất Hà Nội Singapore 10.513.000 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản KCN Sài Đồng B, Gia Lâm, Hà Nội 4 508 3/9/1999 Cty TNHH Đầu tư phát triển Việt-Hoa Cty TNHH Đầu tư phát triển Việt-Hoa Sở KH&ĐT Hà Nội Trung Quốc 5.000.000 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản 109 C9B Hoàng Ngọc Phách, Đống Đa, Hà Nội 5 4337216714 19/08/1995 Công ty TNHH Biomin Việt Nam Dự án Biomin Việt Nam Sở KH&ĐT Hà Nội Singapore 4.900.000 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội, 6 11022001506 29/07/1997 Công ty TNHH Guyomarc'h -VCN CTLD Guyomarc'h -VCN <sản xuất thức ăn gia súc> Sở KH&ĐT Hà Nội Pháp 3.300.000 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản Viện chăn nuôi, Thụy phương, Từ Liêm, Hà Nội xlv 7 4331202862 28/05/2014 Dự án Mahyco Việt Nam Dự án Mahyco Việt Nam Sở KH&ĐT Hà Nội Singapore 3.000.000 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản 54 Lê Văn Hưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội 8 595 15/02/2000 Cty hữu hạn Minh Trị-Việt Đại <SX thức ăn gia súc> Cty hữu hạn Minh Trị-Việt Đại <SX thức ăn gia súc> Ban QL các KCN và Chế xuất Hà Nội Đài Loan 3.000.000 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản KCN Đài Tư 9 235 27/07/1992 Công ty TNHH một thành viên Bioseed Việt Nam Công ty TNHH một thành viên Bioseed Việt Nam Sở KH&ĐT Hà Nội Mauritius 2.750.000 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản P 348, tầng 3, KS Bình Minh, 27 Lý Thái Tổ, Hà Nội 10 2205 3/2/1994 CTy TNHH chè Song Ying, trồng, chế biến chè, dầulạc, ccdv cây trồng, xdht tưới CTy TNHH chè Song Ying, trồng, chế biến chè, dầulạc, ccdv cây trồng, xdht tưới Sở KH&ĐT Hà Nội Đài Loan 2.500.000 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản xã Cẩm Lĩnh, Ba Vì, Hà Tây. 11 734 29/08/1994 Cty Everton Việt nam,< chế biến nông sản> Cty Everton Việt nam,< chế biến nông sản> Sở KH&ĐT Hà Nội Nhật Bản 2.392.000 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản 3 Lãng Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội (đã chuyển) 12 2432 19/02/2003 CTLD Tân Đô Phát, ươm giống và nuôi cá chình CTLD Tân Đô Phát, ươm giống và nuôi cá chình Sở KH&ĐT Hà Nội Trung Quốc 2.000.000 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản 129 tổ 47 cụm 7, làng Ngọc Khánh, p.Ngọc Khánh 13 228 28/04/1998 Cty TNHH sơn mài mới Cty TNHH sơn mài mới Sở KH&ĐT Hà Nội Hồng Kông 900.000 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản 467 Hà Huy Tập,Yên Viên, h.Gia lâm, Hà nội 14 11022000261 25/11/1996 Cty TNHH p.triển chăn nuôi Peter Hand Việt nam Cty TNHH p.triển chăn nuôi Peter Hand Việt nam Sở KH&ĐT Hà Nội Trung Quốc 880.175 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản 18 đường 361 Nhân Chính, Từ Liêm, HN xlvi 15 6550370820 10/4/2019 Cty TNHH sinh học Hana Dự án Cty TNHH sinh học Hana Sở KH&ĐT Hà Nội Hàn Quốc;Hàn Quốc 431.044 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản Tầng 2, LK03-98, Số 184 Đường Gamuda Garden 3- 6, KĐT C2 - Gamuda Gardens, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội. 16 11032000094 14/05/2008 Công ty cổ phần Jatropha Energy Hà Nội Công ty cổ phần Jatropha Energy Hà Nội Sở KH&ĐT Hà Nội Pháp 300.000 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản Số 1, ngõ 40, phố Thanh Nhàn, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội 17 4136 20/05/2003 Cty TNHH Shin Wall, Hàn Quốc, trồng & CBiến cây dướng Cty TNHH Shin Wall, Hàn Quốc, trồng & CBiến cây dướng Sở KH&ĐT Hà Nội Hàn Quốc 300.000 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản Hà Tây 18 11043000201 14/09/2007 Công ty TNHH giống nghiệp Đại Dương Công ty TNHH giống nghiệp Đại Dương Sở KH&ĐT Hà Nội Trung Quốc 200.000 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản Số 37, tập thể XN 106 Tây Hồ, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội 19 1114002970 30/06/2015 Chi nhánh Cty TNHH Emivest Việt Nam tại Hà Nội Dự án Chi nhánh Cty TNHH Emivest Việt Nam tại Hà Nội Sở KH&ĐT Hà Nội Malaysia 120.000 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản LK8-27, KĐT mới Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội 20 6526689573 5/1/2018 Tada Seika Viet Nam Tada Seika Viet Nam Sở KH&ĐT Hà Nội Nhật Bản 100.000 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản Số 5 ngõ Quan Thổ 1, đường Tôn Đức Thắng, Hàng Bột, Đống Đa, Hà Nội. Nguồn: Báo cáo của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội[122].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_von_cho_phat_trien_nong_nghiep_ung_dung_cong_nghe_ca.pdf
  • pdf2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.pdf
  • pdfTHONG TIN VE LUAN AN TIÉN SI_3c572f397487bbc3233fd70a5143e9b0.pdf
Tài liệu liên quan