Luận án Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ở các doanh nghiệp quân đội giai đoạn hiện nay

Tài liệu Luận án Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ở các doanh nghiệp quân đội giai đoạn hiện nay, ebook Luận án Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ở các doanh nghiệp quân đội giai đoạn hiện nay

doc181 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ở các doanh nghiệp quân đội giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC; 1- PGS, TS Phạm Xuân Mát 2- PGS, TS Bùi Quang Cường HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố ở công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Trường Sơn MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH Ở CÁC DOANH NGHIỆP QUÂN ĐỘI 23 1.1. Doanh nghiệp quân đội và tổ chức cơ sở đảng ở các doanh nghiệp quân đội 23 1.2. Những vấn đề cơ bản về xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ở các doanh nghiệp quân đội hiện nay 46 Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH Ở CÁC DOANH NGHIỆP QUÂN ĐỘI 67 2.1. Thực trạng xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ở các doanh nghiệp quân đội 67 2.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ở các doanh nghiệp quân đội 91 Chương 3 MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH Ở CÁC DOANH NGHIỆP QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 109 3.1. Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ, mục tiêu, yêu cầu xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ở các doanh nghiệp quân đội giai đoạn hiện nay 109 3.2. Những giải pháp cơ bản xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ở các doanh nghiệp quân đội giai đoạn hiện nay 123 KẾT LUẬN 166 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 168 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 169 PHỤ LỤC 174 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Ban Chấp hành Trung ương BCHTW Bộ Quốc phòng BQP Chủ nghĩa xã hội CNXH Chủ nghĩa tư bản CNTB Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH - HĐH Doanh nghiệp cổ phần DNCP Doanh nghiệp nhà nước DNNN Doanh nghiệp Quân đội DNQĐ Đảng Cộng sản Việt Nam ĐCSVN Đảng uỷ Quân sự Trung ương ĐUQSTW Ban Giám đốc doanh nghiệp BGDDN Quân đội nhân dân Việt Nam QĐNDVN Quân ủy Trung ương QUTW Tổ chức cơ sở đảng TCCSĐ Tổng cục Chính trị TCCT Tổng cục Hậu cần TCHC Tư bản chủ nghĩa TBCN Trách nhiệm hữu hạn TNHH Trong sạch vững mạnh TSVM Vững mạnh toàn diện VMTD Xã hội chủ nghĩa XHCN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu Công trình nghiên cứu “Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ở các doanh nghiệp quân đội giai đoạn hiện nay”, được phát triển từ chính luận văn thạc sĩ của tác giả là; “Xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các doanh nghiệp cổ phần hóa của Tổng cục Hậu cần”. Công trình được thực hiện dựa trên hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng và xây dựng Đảng, quan điểm, đường lối, của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Quân ủy Trung ương về xây dựng, đổi mới, chỉnh đốn Đảng, xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, từ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển các loại hình doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới và các văn bản pháp quy, tài liệu liên quan đến doanh nghiệp và các tài liệu, số liệu, kết quả điều tra xã hội học về thực trạng TCCSĐ và xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ, các báo cáo tổng kết về xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ những năm gần đây. Đây là công trình tác giả đã ấp ủ, đầu tư trí tuệ, công sức nghiên cứu, được sự giúp đỡ của tập thế cán bộ hướng dẫn khoa học, tác giả đã tiến hành xây dựng đề cương, khảo sát thực tế và viết luận án trong 3 năm lại đây bắt đầu từ năm 2010 đến năm 2013. Luận án được kết cấu gồm phần mở đầu, 3 chương, 6 tiết, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Với dung lượng gần 200 trang, tác giả tập trung nghiên cứu, khái quát, luận giải, những, khái niệm công cụ như; doanh nghiệp quân đội, TCCSĐ trong DNQĐ; xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, phương thức lãnh đạo, chất lượng sinh hoạt, chất lượng đảng viên của TCCSĐ ở các DNQĐTừ đó tập trung giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đánh giá thực trạng, chỉ ra những nguyên nhân, kinh nghiệm, yêu cầu và những giải pháp cơ bản xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ hiện nay. Đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả, không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào đã công bố. 2. Lý do lựa chọn đề tài Xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh luôn có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng.TCCSĐ trong DNQĐ là một loại hình cơ bản trong hệ thống tổ chức đảng, cùng với các loại hình khác tạo thành nền tảng của Đảng và hệ thống tổ chức đảng trong quân đội, là hạt nhân chính trị trong các DNQĐ, trực tiếp quyết định việc xây dựng và phát triển các DNQĐ, quán triệt và thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp quân đội thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, đồng thời góp phần thực hiện phương hướng xây dựng quân đội, cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần thực hiện tốt chức năng đội quân chiến đấu, lao động sản xuất và công tác trong thời kỳ mới. Quán triệt thực hiện Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng về "Tập trung củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của các loại hình cơ sở đảng, nhất là tổ chức đảng trong các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế " [50, tr. 259-260], những năm qua Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, trực tiếp là đảng ủy các tổng công ty đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ hoạt động xây dựng các TCCSĐ trong DNQĐ. Nhìn chung TCCSĐ trong DNQĐ đã phát huy được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tích cực chủ động, sáng tạo tìm ra các chủ trương, biện pháp lãnh đạo xây dựng các DNQĐ vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, quân sự, quốc phòng. Những năm qua, cấp ủy, chỉ huy các DNQĐ đã có nhiều cố gắng đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, xây dựng các TCCSĐ trong sạch, vững mạnh thực sự là hạt nhân chính trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được cũng còn tồn tại không ít bất cập cần khắc phục như; nhận thức về vị trí, vai trò của TCCSĐ trong doanh nghiệp còn hạn chế, chậm đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, thiếu những giải pháp hữu hiệu để xây dựng TCCSĐ phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, chất lượng, hiệu quả xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới DNQĐ trong thời kỳ mới. Phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng ở doanh nghiệp còn hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động này. Hiện nay, bên cạnh những thời cơ, vận hội mới các DNQĐ đang phải đối mặt với những thách thức gay gắt, sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường và sức ép cạnh tranh của thị trường nội địa ngày càng gia tăng đặt ra không ít vấn đề cho sự phát triển các DNQĐ, nhất là xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ. Để các DNQĐ không ngừng phát triển và sản xuất kinh doanh có hiệu quả góp phần cùng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tạo thành lực lượng vật chất quan trọng làm nòng cốt thực hiện định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, thực hiện an sinh xã hội và góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng, đòi hỏi khách quan, bức thiết phải xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ. Thực tiễn đã chứng minh sự trong sạch, vững mạnh của TCCSĐ, tính tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các DNQĐ là nhân tố cơ bản, quyết định sự tồn tại, phát triển của DNQĐ. Tuy nhiên xây dựng TCCSĐ trong DNQĐ thực sự trong sạch, vững mạnh hiện nay, đòi hỏi phải tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn. Vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề “Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ở các doanh nghiệp Quân đội giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của TCCSĐ và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ góp phần giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các DNQĐ trong thời kỳ mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu Xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ là đối tượng nghiên cứu của luận án. * Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu công tác xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh trực tiếp là xây dựng các đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở trong sạch, vững mạnh ở các doanh nghiệp quốc phòng an ninh, doanh nghiệp kinh tế quốc phòng, doanh nghiệp cổ phần mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối từ 51% trở lên; các tài liệu, số liệu điều tra khảo sát từ năm 2006 đến nay. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Những đóng góp mới của luận án - Đưa ra quan niệm, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ. - Tổng kết một số kinh nghiệm xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ. - Đề xuất nội dung, biện pháp đổi mới phương thức lãnh đạo của TCCSĐ ở các loại hình DNQĐ hiện nay. * Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học giúp cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, đảng ủy, bộ tư lệnh các quân khu, các tổng cục, quân chủng, binh chủng và các cấp uỷ, chỉ huy các DNQĐ xác định mục tiêu, phương hướng, lựa chọn giải pháp xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ hiện nay. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy môn CTĐ, CTCT trong các học viện, nhà trường quân đội. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Tổ chức cơ sở đảng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng.Vì vậy, nghiên cứu xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu luôn thu hút sự quan tâm sâu sắc của các chính đảng, các nhà lãnh đạo, quản lý và các nhà khoa học trong nước và nước ngoài. 1.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài Cuốn sách “Học thuyết V.I. Lênin về Đảng” [99] , Giáo sư, tiến sĩ khoa học lịch sử: Timêpriépcki đã khẳng định về công tác xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Liên Xô trong lĩnh vực kinh tế từ năm 1926 - 1936 là “Đảng Cộng sản Liên Xô tuân theo di huấn của V.I. Lênin đã không ngừng tăng cường xây dựng đội ngũ đảng viên ở các khu vực kinh tế. Năm 1926 tỷ lệ đảng viên ở các khu vực này là 56,8%, đến năm 1930 đã là 60,8%”. Tác giả chỉ ra cùng với công tác tư tưởng, Đảng Cộng sản Liên Xô đã tiến hành giáo dục, rèn luyện tư tưởng cho đội ngũ đảng viên trong các doanh nghiệp làm kinh tế. Đảng đã tổ chức ra các Trường Đảng thống nhất, những trường học buổi tối, những lớp bồi dưỡng hạt nhân tích cực, các nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, lịch sử Đảng và kế hoạch kinh tế của Nhà nước cũng như của doanh nghiệp. Tạp chí - Ban Chấp hành Trung ương và Ban Kiểm tra Trung ương - Đảng Cộng sản Liên Xô [116], đã bàn về việc tăng cường kiểm tra đảng viên ở các TCCSĐ làm kinh tế, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng nhất về tổ chức nhằm làm trong sạch hàng ngũ của Đảng. Nghị quyết lần thứ 16 của Hội nghị Đảng Bôn Sê Vích đã nhấn mạnh rằng phải kiểm tra tất cả các đảng viên về mức độ tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng chủ nghĩa xã hội và liên hệ với quần chúng. Trong thời gian này Đảng đã kiểm tra các đảng viên ở các doanh nghiệp và đã khai trừ 0,09% số đảng viên là cấp ủy, 6,6% số đảng viên nhận các hình thức kỷ luật khác nhau. Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc về xây dựng Đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc [103], có bài viết của Hạ Quốc Cường ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Lý Bồi Nguyên- Cục trưởng Cục Giáo dục cán bộ Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề cập vấn đề xây dựng TCCSĐ ở các xí nghiệp quốc hữu và phi công hữu ở Trung Quốc hiện nay. Trong bài viết các tác giả nêu rõ: Xí nghiệp quốc hữu là trụ cột của nền kinh tế quốc dân, là lực lượng kinh tế cơ bản tham gia cạnh tranh quốc tế và hợp tác quốc tế của Trung Quốc. Trong tiến trình ra sức đẩy mạnh cải cách và phát triển xí nghiệp quốc hữu, Đảng coi trọng cao độ việc xây dựng Đảng trong xí nghiệp quốc hữu. Tác giả nhấn mạnh phải kiên trì không dao động sự lãnh đạo chính trị của Đảng đối với xí nghiệp quốc hữu, kiên trì không dao động địa vị hạt nhân chính trị của tổ chức đảng trong xí nghiệp quốc hữu. Theo các tác giả, cần phải kếp hợp việc kiên trì nguyên tắc Đảng quản lý cán bộ với việc tổ chức sát hạch, giới thiệu cán bộ đưa vào cơ chế thị trường và tuyển dụng công khai trước xã hội; hoàn thiện biện pháp cụ thể về quản lý người lãnh đạo của xí nghiệp quốc hữu; tăng cường xây dựng ban lãnh đạo xí nghiệp; hình thành thể chế lãnh đạo xí nghiệp thích ứng với cơ cấu quản lý pháp nhân công ty. Hoàn thiện quy trình quyết sách về các vấn đề trọng đại trong xí nghiệp, tích cực tìm tòi con đường và biện pháp cụ thể để phát huy vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức đảng trong xí nghiệp quốc hữu. Kiên trì phương châm toàn tâm, toàn ý dựa vào giai cấp công nhân, phát huy đầy đủ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đông đảo công nhân viên chức, đoàn kết và dẫn dắt đông đảo quần chúng công nhân viên chức hoàn thành các nhiệm vụ cải cách, phát triển và ổn định xí nghiệp. Lấy chế độ công hữu làm chủ thể, kinh tế thuộc nhiều loại sở hữu cùng phát triển, là chế độ kinh tế cơ bản trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội. Kinh tế phi công hữu là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Coi trọng công tác tăng cường sức mạnh của Đảng và xây dựng tổ chức đảng trong xí nghiệp phi công hữu, mở ra những lĩnh vực mới cho công tác cơ sở của Đảng. Tổ chức đảng của nhiều xí nghiệp phi công hữu tích cực tìm tòi, mạnh dạn, sáng tạo ra nhiều nội dung công tác và phương thức hoạt động phù hợp với đặc điểm của xí nghiệp phi công hữu, làm cho hoạt động của Đảng “đáp ứng nhu cầu của xí nghiệp, được chủ sở hữu thông cảm, được đảng viên hoan nghênh, được công nhân viên chức ủng hộ”. Tại Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường, kinh nghiệm của Trung Quốc, kinh nghiệm của Việt Nam [101], Giáo sư Thái Hà - Ban Xây dựng Đảng, Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tham luận với tiêu đề “Xây dựng Đảng trong điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”. Sau khi phân tích đánh giá một số vấn đề lý luận của kinh tế thị trường và khẳng định sự tác động của kinh tế thị trường đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay, tác giả nêu vấn đề kinh tế thị trường mang lại bài toán nan giải mới cho việc xây dựng TCCSĐ. Luận giải vấn đề này, tác giả cho rằng: TCCSĐ là nền tảng của toàn bộ công tác Đảng, đường lối, chính sách của Đảng cũng như mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân đều phải dựa vào sự vững mạnh của các tổ chức cơ sở đảng. Vì vậy, phải tăng cường việc xây dựng TCCSĐ một cách không chút lay chuyển. Song, xu thế đa dạng hóa về các mặt của xã hội cũng đã nêu ra hàng loạt bài toán mới cho xây dựng TCCSĐ. Trước hết, phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi TCCSĐ phải thích ứng với xu hướng biến đổi của xã hội, cố gắng sáng tạo trong các mặt như xây dựng tổ chức, phương thức hoạt động, phương pháp làm việc đưa công tác đảng bao trùm toàn xã hội. Trong thời kỳ chiến tranh cách mạng, “chi bộ đảng được thành lập ở cấp đại đội”; trong thời kỳ kinh tế kế hoạch, tổ chức cơ sở đảng nói chung được thành lập theo đơn vị hành chính; vậy trong điều kiện kinh tế thị trường thì “đơn vị đại đội” ở đâu ? Bởi vì kinh tế thị trường đã xuất hiện hàng loạt doanh nghiệp dân doanh và các tổ chức xã hội khác. Trong các tổ chức đó, có cần phải thiết lập TCCSĐ hay không và thiết lập như thế nào, vấn đề này đã trở thành một vấn đề mới. Bên cạnh đó, sự thăng trầm của doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh kinh tế thị trường có thể sẽ mang lại sự không ổn định cho tổ chức đảng trong doanh nghiệp, trên thực tế, sự không ổn định của tổ chức sẽ làm cho việc giáo dục và quản lý đảng viên khó có thể tiến hành một cách bình thường được. Vì vậy, cần phải tiến hành tìm tòi làm thế nào để tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng, triển khai công tác và phát huy vai trò của tổ chức đảng trong doanh nghiệp dân doanh và các tổ chức xã hội khác. Hai là, việc quản lý đảng viên lưu động như thế nào đã trở thành vấn đề nổi cộm trong TCCSĐ. Trong điều kiện kinh tế thị trường, bất luận là nông thôn hay thành thị đều có đảng viên lưu động. Hơn nữa, xu thế đảng viên lưu động đang tăng lên rõ rệt. Làm thế nào để quản lý kịp thời và hữu hiệu đối với đảng viên lưu động và tạo điều kiện mới để họ phát huy vai trò của đảng viên, hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào mang lại hiệu quả tốt. Ba là, tăng cường tính hữu hiệu trong việc giáo dục đảng viên là điểm khó trong công tác tổ chức xây dựng Đảng. Chủ yếu biểu hiện ở ba mặt sau đây: Thứ nhất là do tính chất mở cửa của kinh tế thị trường, cộng với sự phát triển về kỹ thuật mạng lưới thông tin của xã hội thời nay, khiến đảng viên sống trong môi trường xã hội với thông tin nhiều, phức tạp và quảng bá nhanh. Song, do nhiều nguyên nhân, trong một chừng mực nhất định, việc giáo dục tư tưởng trong Đảng còn chậm chạp và thụ động. Thứ hai là, trong thể chế kinh tế kế hoạch, việc phân phối lợi ích về các mặt của cá nhân trên thực tế do Nhà nước thống nhất phân phối theo nguyên tắc chủ nghĩa bình quân, cho nên quan hệ lợi ích lúc bấy giờ giữa mọi người tương đối đơn giản, nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường, mâu thuẫn và sự chênh lệch về lợi ích cá nhân đã trở nên nổi cộm hơn. Làm thế nào để giáo dục đảng viên nhận thức đúng đắn sự phân hóa của lợi ích xã hội, củng cố và tăng cường đoàn kết và thống nhất trong toàn Đảng, là một vấn đề sâu sắc mà chúng ta cần phải nhìn thẳng. Thứ ba, là hiện tượng tham nhũng tương đối nghiêm trọng trong Đảng trong một chừng mực nhất định đã giảm bớt hiệu quả giáo dục tư tưởng trong nội bộ Đảng. Những khó khăn kể trên cho thấy, việc xây dựng Đảng trong điều kiện kinh tế thị trường có sự khác biệt rất lớn so với việc xây dựng Đảng trong điều kiện kinh tế kế hoạch, nếu áp dụng biện pháp quen dùng về việc xây dựng Đảng trong thời kỳ kinh tế kế hoạch, thì tất sẽ khiến việc xây dựng Đảng tụt hậu so với nhu cầu của công cuộc cải cách mở cửa và phát triển kinh tế thị trường. Thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải tăng cường việc xây dựng Đảng với tinh thần cải cách và sáng tạo, khiến Đảng luôn luôn ở trong vị thế lãnh đạo chủ động và kiên cường, không ngừng thúc đẩy sự nghiệp xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc phát triển đi lên. Có thể nói việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, xây dựng TCCSĐ trong các doanh nghiệp của Trung Quốc đang đứng trước những khó khăn thách thức, không ít lúng túng cả về lý luận, thực tiễn. Như vậy, trong quá trình nghiên cứu các công trình tiêu biểu ở nước ngoài, bàn về TCCSĐ và xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các nước xã hội chủ nghĩa cho thấy các công trình trên chủ yếu bàn về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng và các hình thức, biện pháp xây dựng TCCSĐ trong các nhà máy, xí nghiệp quốc phòng và xí nghiệp công hữu, cũng như một số giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng trong quân đội các nước xã hội chủ nghĩa. 1.2. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trong nước Hiện nay, vấn đề xây dựng TCCSĐ ở các DNQĐ đang được sự quan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài quân đội, trong những năm qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, đề tài luận án, hội thảo, báo cáo khoa học liên quan trực tiếp đến TCCSĐ trong và ngoài quân đội. 1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ ở doanh nghiệp và doanh nghiệp quân đội. “Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp Nhà nước hiện nay”, Ban tổ chức Thành ủy Hà nội biên soạn năm 1997 [25], công trình đã nghiên cứu mô hình TCCSĐ và các giải pháp đổi mới, chỉnh đốn cơ sở đảng trong doanh nghiệp Nhà nước tại Hà Nội. Để giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp Nhà nước các tác giả đã đi sâu phân tích cụ thể vai trò của TCCSĐ ở một số Tổng công ty như Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Công ty Chế biến và Kinh doanh than, Công ty Xây lắp điện 4, Công ty Giày Ngọc Hà, Công ty May Đức Giang. Tổ chức cơ sở đảng ở các doanh nghiệp Nhà nước - Những vấn đề đặt ra và phương thức giải quyết qua các xí nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng. Đề tài khoa học cấp Bộ do Viện xây dựng Đảng Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì [140]. Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Trung Quang làm chủ nhiệm. Đề tài đã đề cập thực trạng các doanh nghiệp Nhà nước và TCCSĐ trong các doanh nghiệp Nhà nước, phương hướng và những giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ trong các doanh nghiệp Nhà nước (chức năng, nhiệm vụ, hình thức tổ chức, phương thức lãnh đạo, những hoạt động xây dựng nội bộ Đảng). “Chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn hiện nay”. Luận án tiến sĩ chính trị học, chuyên ngành xây dựng đảng của Hà Huy Dĩnh [34]. Luận án đã phân tích công phu thực trạng chất lượng của các TCCSĐ trong Tập đoàn dầu khí Việt Nam hiện nay, khẳng định ưu điểm và khuyết điểm một cách khách quan, thẳng thắn, đã luận giải được quan niệm về chất lượng TCCSĐ và nêu lên được hệ tiêu chí đánh giá chất lượng TCCSĐ ở Tập đoàn dầu khí Việt Nam hiện nay. Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng TCCSĐ ở Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã được luận án trình bày có hệ thống trên cơ sở dự báo sự sản xuất kinh doanh của ngành dầu khí đến năm 2020. Phân tích thuận lợi và khó khăn, thách thức một cách sinh động, cụ thể, có chính kiến đề xuất những kiến nghị thay đổi những bất hợp lý trong hiện trạng tổ chức cơ sở đảng hiện nay, như thành lập tổ chức đảng theo ngành dọc. Đây là vấn đề lúng túng về hệ thống tổ chức đảng tồn tại nhiều năm nay chưa được giải quyết. “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp Nhà nước ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Luận án tiến sĩ chính trị học chuyên ngành xây dựng Đảng của Nguyễn Minh Tuấn [118], tác giả đã nêu ra quan niệm, thực trạng về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ ở các doanh nghiệp Nhà nước ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Trên cơ sở thực trạng, yêu cầu và những yếu tố tác động ảnh hưởng, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng ở các doanh nghiệp đó.Trên cơ sở khảo sát thực tiễn và nghiên cứu các báo cáo của các cơ quan chức năng, tác giả đã trình bày một cách hệ thống sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp nhà nước, những đổi mới mang tính cách mạng về cơ chế quản lý của nhà nước, về thực trạng kết quả sản xuất của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình đổi mới. Việc khẳng định vai trò của doanh nghiệp nhà nước là căn cứ để khẳng định tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ ở doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới và xây dựng giai cấp công nhân của Đảng, một trong những giải pháp quan trọng mang tính đột phá nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ ở các doanh nghiệp nhà nước, là xây dựng và thực hiện tốt nghị quyết của cấp ủy đảng, lãnh đạo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở một đơn vị kinh tế, quốc phòng”, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọ [105], sau khi trình bày khái quát đặc điểm, nhiệm vụ của Binh đoàn 15 một đơn vị quân đội làm nhiệm vụ kinh tế - quốc phòng và khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của các TCCSĐ trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của Binh đoàn là sản xuất kinh doanh gắn với các yêu cầu về chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, tác giả đã nêu một số kinh nghiệm xây dựng tổ chức đảng ở Binh đoàn 15 là. Luôn chủ động làm tốt công tác giáo dục thống nhất nhận thức của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò và sự cần thiết phải xây dựng, nâng cao chất lượng các TCCSĐ và đội ngũ cán bộ, đảng viên; tập trung xây dựng đội ngũ cấp ủy viên các cấp cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, thực sự là hạt nhân lãnh đạo trong đơn vị; thường xuyên nắm vững nguyên tắc chế độ, duy trì nghiêm nề nếp sinh hoạt, đổi mới quy trình, nội dung ra nghị quyết lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. - “Về mô hình tổ chức đảng trong các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty nhà nước”. Đỗ Tiến Khang [81], sau khi đánh giá toàn bộ thực trạng mô hình tổ chức đảng ở các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của từng loại mô hình tổ chức đảng, tác giả cho rằng để tiếp tục kiện toàn mô hình, tổ chức đảng trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt kết quả cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của tổ chức đảng trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; tiếp tục cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của cấp ủy; nâng cao chất lượng cấp ủy, các ban tham mưu giúp việc cấp ủy đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của tổ chức đảng; xây dựng mối quan hệ công tác giữa cấp ủy với các tổ chức (chính quyền, công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh) trong doanh nghiệp và nghiên cứu tháo gỡ khó khăn vướng mắc về mô hình TCCSĐ trong các tập đoàn, Tổng công ty. Các công trình khoa học trên đã phân tích, khái quát và luận giải về những vấn đề như vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ, đặc điểm, mô hình tổ chức hoạt động, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, chất lượng của TCCSĐ, ở các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài quân đội. Ở các góc độ tiếp cận khác nhau nội dung của các công trình khoa học đó có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết cả về lý luận và thực tiễn để tác giả tham khảo, kế thừa và phát triển trong luận án của mình. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở các doanh nghiệp cổ phần Để góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, ngày 14/3/2006, Bộ biên tập Tạp chí Cộng sản, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Bộ biên tập Báo nhân dân và Đảng ủy khối cơ quan kinh tế Trung ương đã tổ chức hội thảo khoa học - thực tiễn “Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước” [24], trong báo cáo đề dẫn đồng chí Lê Hữu Nghĩa, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản đã nêu ra một trong những nguyên nhân cơ bản có ý nghĩa quyết định của những thành công bước đầu trong tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp là sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ và kịp thời của Chính phủ, của các cấp chính quyền và sự ủng hộ của các bộ, địa phương và các doanh nghiệp. Báo cáo nêu rõ từ những kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo thành công và những bài học không thành công. Để tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước một cách đúng hướng, đúng tiến độ và thực sự hiệu quả. Những giải pháp được nêu trong báo cáo là: Một là, các cấp ủy đảng trong doanh nghiệp tiếp tục đổi mới nhận thức về sự thay đổi, đa dạng hóa chế độ sở hữu, về vị trí, chức năng nhiệm vụ, hình thức tổ chức bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng trong doanh nghiệp để có nội dung và phương thức hoạt động phù hợp, hiệu quả. Hai là, làm tốt công tác giáo dục tư tưởng tạo sự thống nhất nhận thức trong cấp ủy, cán bộ, đảng viên, quần chúng về chủ trương cổ phần hóa, về vai trò của các doanh nghiệp cổ phần hóa đối với nền kinh tế nước ta hiện nay và về vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng trong doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn Nhà nước. Ba là, cấp ủy tổ chức đảng chủ động giới thiệu những cán bộ có phẩm chất đạo đức, năng lực và kinh nghiệm để bầu vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Bốn là, xác định rõ mối quan hệ giữa cấp ủy, tổ chức đảng với hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc). Năm là, gắn chặt và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy đảng và ủy ban kiểm tra các cấp đối với tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Sáu là, lãnh đạo thực hiện dân chủ và quy chế dân chủ ở cơ sở. “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp cổ phần”, Phí Văn Chỉ chủ biên [32], tác giả đã luận giải vai trò lãnh đạo của TCCSĐ trong doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước, đồng thời khẳng định tăng cường vai trò lãnh đạo của TCCSĐ trong doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước là điều hết sức cần thiết. Tác giả đã đánh giá hoạt động của TCCSĐ trong doanh nghiệp cổ phần thời gian qua, thực trạng cơ cấu tổ chức, hoạt động của TCCSĐ trong doanh nghiệp cổ phần, nêu lên vấn đề quan trọng trong đổi mới nội dung phương thức lãnh đạo của TCCSĐ trong doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước là quan tâm và tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng ngay từ khâu chuẩn bị cổ phần hóa, tăng cường các mối quan hệ của TCCSĐ trong doanh nghiệp cổ phần như quan hệ với đại hội đồng cổ đông, quan hệ với Hội đồng quản trị, quan hệ với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, quan hệ với Ban kiểm soát. Về nội dung lãnh đạo của TCCSĐ trong doanh nghiệp cổ phần, tác giả đề cập là phải tham gia xây dựng phương hướng, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp, tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ đủ sức quản lý điều hành có hiệu quả doanh nghiệp, lãnh đạo xây dựng, củng cố tổ chức công đoàn và các đoàn thể khác, tham gia công tác kiểm tra, giám sát, lãnh đạo xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh, thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục rèn luyện và phân công công tác cho đảng viên, thường xuyên quan tâm làm tốt công tác phát triển đảng tại doanh nghiệp. Về phương thức lãnh đạo, tác giả cho rằng TCCSĐ lãnh đạo bằn...), bí thư đảng uỷ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm thông báo tình hình, nhiệm vụ có liên quan với cấp uỷ, chính quyền địa phương và phối hợp với cơ quan quân sự địa phương, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để thống nhất chủ trương, biện pháp lãnh đạo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn theo sự chỉ đạo của cấp trên và của cấp uỷ, chính quyền địa phương.Cấp ủy, chính quyền địa phương có trách nhiệm thông báo cho cấp ủy, giám đốc doanh nghiệp biết tình hình và nhiệm vụ của địa phương có liên quan; lãnh đạo nhân dân và các ban nghành, đoàn thể địa phương giúp đỡ doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. - Quan hệ với Hội đồng quản trị ở các doanh nghiệp cổ phần. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý doanh nghiệp, việc quản lý của hội đồng quản trị là theo pháp luật, theo Điều lệ doanh nghiệp và theo tinh thần các quyết định của Đại hội đồng cổ đông đã thông qua. TCCSĐ lãnh đạo hội đồng quản trị thông qua hoạt động của đội ngũ đảng viên tham gia hội đồng quản trị, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đại diện đảm bảo quyền làm chủ chăm lo lợi ích của cán bộ, công nhân và người lao động. Đội ngũ cán bộ đảng viên là thành viên hội đồng quản trị phải phục tùng sự lãnh đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng, có trách nhiệm quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương, biện pháp lãnh đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng. * Vai trò của tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp quân đội. Một là, TCCSĐ ở DNQĐ là hạt nhân chính trị ở cơ sở, cầu nối giữa cấp ủy, tổ chức đảng các cấp với quần chúng ở doanh nghiệp, nơi trực tiếp giáo dục, tuyên truyền đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào quần chúng và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách ấy Do đặc điểm về tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ trong DNQĐ nên mối quan hệ giữa cấp ủy, tổ chức đảng các cấp với quần chúng trong doanh nghiệp chỉ có thể thông qua cầu nối trực tiếp là các TCCSĐ. Mặt khác, muốn đưa đường lối, chủ trương của Đảng đến với quần chúng cũng phải thông qua công tác tuyên truyền giáo dục và tổ chức thực hiện của các TCCSĐ. Vì vậy, TCCSĐ ở DNQĐ có vai trò làm cầu nối giữa cấp ủy, tổ chức đảng các cấp với quần chúng ở doanh nghiệp và làm cho mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng ngày càng mật thiết, bền chặt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt” [98,Tr.210], “Chi bộ là gốc rễ của Đảng ở trong quần chúng. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều được thi hành tốt, mọi công việc đều tiến bộ không ngừng. Trái lại nếu chi bộ kém thì công việc không trôi chảy” [95,Tr.161], đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên được cụ thể hóa và tổ chức thực hiện thông qua hoạt động lãnh đạo của các TCCSĐ trong doanh nghiệp. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng trong doanh nghiệp và các cơ quan chính trị cấp trên, TCCSĐ ở DNQĐ có trách nhiệm cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên thành nhiệm vụ chính trị của mỗi doanh nghiệp. Tiến hành tuyên truyền, vận động và tổ chức quần chúng chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thông qua quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, TCCT và đảng ủy cấp trên, TCCSĐ có trách nhiệm báo cáo với các cơ quan lãnh đạo cấp trên những kiến nghị, góp ý của quần chúng ở doanh nghiệp về đường lối, chính sách đã ban hành để đảng uỷ cấp trên nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện chính sách cho phù hợp. Vì vậy, thắng lợi của đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và sự hoàn thành nhiệm vụ của các doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào vai trò lãnh đạo và triển khai tổ chức thực hiện của TCCSĐ. Không có TCCSĐ và hoạt động lãnh đạo của TCCSĐ thì mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của QUTW, Bộ Quốc phòng và của doanh nghiệp chỉ dừng lại ở văn bản, nghị quyết, chỉ thị. Là hạt nhân chính trị ở doanh nghiệp TCCSĐ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của cơ quan quản lý, chỉ huy và đội ngũ cán bộ chủ trì ở doanh nghiệp.Với chức năng lãnh đạo, TCCSĐ không chỉ đảm bảo cho tổng giám đốc (giám đốc), bí thư đảng ủy hoàn thành chức trách của mình, mà còn có trách nhiệm kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ chủ trì doanh nghiệp thực hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các qui định của Bộ Quốc phòng và doanh nghiệp. Hai là, tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp quân đội là nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của doanh nghiệp V.I.Lênin đánh giá rất cao vai trò của TCCSĐ, Người viết: “những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau và với Trung ương đảng, phải trao đổi kinh nghiệm lẫn cho nhau, phải làm công tác cổ động, tuyên truyền, công tác tổ chức, phải thích nghi với mọi lãnh vực của đời sống xã hội, với tất cả mọi loại và mọi tầng lớp quần chúng lao động, những chi bộ ấy phải thông qua công tác muôn hình muôn vẻ đó mà rèn luyện bản thân mình, rèn luyện đảng, giai cấp, quần chúng một cách có hệ thống” [87, tr.232-233]. Công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện, kết nạp và sàng lọc đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng của TCCSĐ ở các DNQĐ. Đảng viên dù đảm nhiệm cương vị, trọng trách nào trong doanh nghiệp cũng đều phải tham gia sinh hoạt và chịu sự quản lý của TCCSĐ ở doanh nghiệp đó. TCCSĐ trực tiếp tác động tới từng đảng viên và giáo dục, rèn luyện họ trở thành những đảng viên ưu tú. Thông qua các nghị quyết lãnh đạo, thông qua công tác tư tưởng và tổ chức, bằng các biện pháp quản lý, duy trì các chế độ nền nếp sinh hoạt đảng, phân công nhiệm vụ cho đảng viên, công tác kiểm tra, giám sát đảng viên, giáo dục, rèn luyện đảng viên. Với vai trò là cầu nối trực tiếp giữa Đảng với quần chúng, TCCSĐ có điều kiện lựa chọn những quần chúng ưu tú, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện, thử thách, kết nạp họ vào Đảng, tăng thêm nguồn sinh lực cho Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Thông qua việc quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên, TCCSĐ có trách nhiệm phát hiện, bồi dưỡng và rèn luyện đội ngũ cán bộ cho đảng bộ các doanh nghiệp để làm nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp. Ba là, tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp quân đội lãnh đạo xây dựng doanh nghiệp vững mạnh toàn diện và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Là hạt nhân chính trị lãnh đạo mọi mặt công tác của doanh nghiệp. TCCSĐ trong DNQĐ luôn xác định hoạt động lãnh đạo xây dựng doanh nghiệp VMTD và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trọng tâm là sản xuất kinh doanh, quân sự, quốc phòng, an sinh xã hội là nhằm trực triếp góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng và xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ. Để khẳng định vai trò đó, TCCSĐ ở các DNQĐ cần thường xuyên nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy trong doanh nghiệp đảm bảo ngang tầm về trí tuệ để lãnh đạo xây dựng doanh nghiệp VMTD, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới như xây dựng hệ thống chính quyền từ ban giám đốc (tổng giám đốc) đến các xí nghiệp, phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất vững mạnh, xây dựng các phong trào, các hoạt động của doanh nghiệp, củng cố, kiện toàn các qui chế, qui định, nền nếp, chế độ chính qui trong doanh nghiệp, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, chiến sĩ, người lao động. Đồng thời coi trọng việc củng cố, kiện toàn cấp ủy, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Vai trò của TCCSĐ ở các DNQĐ được khẳng định thông qua việc có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo sát đúng phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của TCCSĐ, làm cho TCCSĐ thật sự trở thành nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở các DNQĐ là trách nhiệm của đảng uỷ, cơ quan chính trị cấp trên, của bản thân TCCSĐ và của mọi cán bộ đảng viên trong doanh nghiệp. * Đặc điểm của tổ chức cơ sở đảng ở các doanh nghiệp quân đội Tổ chức cơ sở đảng ở các DNQĐ được tổ chức theo Điều lệ Đảng, qui định của BCHTW, BCT, Ban Bí thư, QUTW, hướng dẫn của TCCT và có tổ chức, biên chế, chức năng, nhiệm vụ phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Lãnh đạo sản xuất kinh doanh trong môi trường quân sự. Do đó, TCCSĐ trong DNQĐ có các đặc điểm nổi bật sau: Một là, tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp quân đội được thành lập ở các công ty, xí nghiệp theo mô hình TCCSĐ hai cấp hoặc ba cấp. Căn cứ vào biên chế tổ chức, số lượng đảng viên và loại hình doanh nghiệp ở các doanh nghiệp quân đội TCCSĐ được thành lập theo mô hình hai cấp hoặc ba cấp.TCCSĐ hai cấp gồm có đảng ủy cơ sở và các chi bộ ( ở các xí nghiệp). Loại hình TCCSĐ này thường được tổ chức ở các doanh nghiệp quân đội cổ phần do tính chất nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và số lượng đảng viên ít, biên chế tổ chức được thu gọn. TCCSĐ ba cấp gồm đảng ủy cơ sở, đảng ủy bộ phận (xí nghiệp) và chi bộ (phân xưởng sản xuất). TCCSĐ ba cấp thường được tổ chức ở các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng do chức năng, nhiệm vụ, số lượng đảng viên đông và yêu cầu lãnh đạo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và thực hiện nhiệm vụ kết hợp kinh tế với quốc phòng theo quyết định của Chính phủ. Mặt khác, các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng trong quá trình hoạt động phải chú trọng kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và khi cần thiết có thể chuyển sang chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu được ngay nên TCCSD ở đây thường được tổ chức theo loại hình ba cấp để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo. Hai là, nhiệm vụ chính trị trọng tâm của TCCSĐ trong DNQĐ là lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, quân sự, quốc phòng có hiệu quả, đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội. Đối với các TCCSĐ ở các DNQĐ nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cần tập trung lãnh đạo là nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, quân sự, quốc phòng. Hoạt động lãnh đạo của TCCSĐ phải luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng kinh tế và đặc biệt là sản xuất hàng quốc phòng phục vụ bộ đội theo kế hoạch, chỉ tiêu cấp trên giao cho. Hoạt động lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, quân sự, quốc phòng là một hoạt động mang tính đặc thù riêng vì trong bối cảnh hiện nay hoạt động này đang chịu tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhất là các quy luật kinh tế thị trường và điều kiện, môi trường sản xuất kinh doanh, cũng như sự thăng trầm trong hoạt động kinh doanh và tính chất, yêu cầu đòi hỏi cao của nhiệm vụ quân sự, quốc phòng thời kỳ mới sẽ dẫn đến sự không ổn định cho nhiệm vụ lãnh đạo của tổ chức đảng trong doanh nghiệp. Do đó, để lãnh đạo doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, quân sự, quốc phòng đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp thể hiện vai trò đi đầu, gương mẫu trong chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đòi hỏi TCCSĐ ở DNQĐ luôn phải có sự năng động, sáng tạo thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, tránh dập khuôn máy móc. Trên cơ sở nhận rõ những ưu thế, cũng như những hạn chế của doanh nghiệp để đề ra các chủ trương lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đảm bảo doanh thu, lợi nhuận, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng nhưng phải đúng pháp luật, đúng đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Đây vừa là đặc điểm, đặc thù và vừa là yêu cầu đòi hỏi rất cao đối với các TCCSĐ ở DNQĐ hiện nay. Ba là, đội ngũ đảng viên ở các doanh nghiệp quân đội đa dạng về cơ cấu, hoạt động phân tán trên nhiều địa bàn, thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, trong đó có những lĩnh vực mang tính nguy hiểm và độc hại cao. Đội ngũ đảng viên ở các DNQĐ có những nét đặc thù riêng biệt khác hẳn so với đội ngũ đảng viên ở các loại hình đơn vị khác, đó là cơ cấu phong phú, đa dạng về tuổi đời, tuổi quân, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ có nhiều sự khác biệt, thường là những người được giao trọng trách quản lý một khối lượng lớn cơ sở vật chất, tài sản, tiền bạc của Nhà nước và quân đội.Trong môi trường công tác ở các doanh nghiệp các đảng viên này vừa phải tuân thủ điều lệnh, kỷ luật quân đội, vừa chấp hành những quy định của một tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, do yêu cầu kết hợp kinh tế với quốc phòng và yêu cầu sản xuất kinh doanh hoạt động của đội ngũ đảng viên ở các DNQĐ hầu như trải khắp mọi vùng, miền của đất nước, từ biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa cho đến vùng đồng bằng, đô thị. Hoạt động của họ mang tính đa ngành, đa nghề như: Sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài quân sự, thiết kế, thi công các công trình quân sự, cơ khí chế tạo, đóng tàu, hóa chất, dệt may, da giầy, công nghiệp thực phẩm, nông lâm hải sản, điện tử viễn thông, xây dựng, dịch vụ bay, thương mại trong đó có những lĩnh vực mang tính nguy hiểm và độc hại cao liên quan đến sinh mệnh con người như khảo sát, dò tìm, xử lý bom mìn, xử lý hóa chất độc hại còn sót lại sau chiến tranh, sản xuất kinh doanh hóa chất, vật liệu nổ, phụ kiện nổ. Một số đảng viên, cấp ủy viên do yêu cầu, nhiệm vụ của doanh nghiệp phải công tác phân tán, dài ngày nên ảnh hưởng lớn đến việc duy trì nền nếp sinh hoạt, học tập cũng như công tác quản lý đảng viên gặp nhiều khó khăn. Đặc điểm này đặt ra yêu cầu, đòi hỏi cao về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người đảng viên. Các TCCSĐ cần đặc biệt chú trọng đúng mức tới việc giữ vững nền nếp sinh hoạt, chế độ, quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên, cấp ủy viên, giữ vững đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh liêm khiết cho những đảng viên, cấp ủy viên hoạt động ở những địa bàn, lĩnh vực khó khăn, nguy hiểm hoặc dễ xảy ra lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản của doanh nghiệp. Bốn là, tổ chức cơ sở đảng lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện cơ chế quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh mang tính đặc thù. Doanh nghiệp quân đội vừa là đơn vị trong tổ chức biên chế của quân đội, vừa là doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, do đó, DNQĐ phải chịu tác động đồng thời bởi cả hai cơ chế; cơ chế quản lý hành chính quân sự và cơ chế thị trường. Đặc thù này cho thấy, DNQĐ phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ, sản xuất quốc phòng theo chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ được Bộ Quốc Phòng giao cả thường xuyên hoặc đột xuất và tham gia sản xuất kinh doanh, cạnh tranh với thị trường trong nước và quốc tế góp phần phát triển kinh tế, xã hội. Đây là vấn đề đặt ra đối với các DNQĐ phải giải quyết cho thật hợp lý.Vì vậy, để lãnh đạo doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất hàng quốc phòng, sản xuất hàng kinh tế phục vụ dân sinh, thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động, đưa doanh nghiệp phát triển bền vững và đúng hướng, TCCSĐ ở các DNQĐ phải có kinh nghiệm lãnh đạo sản xuất kinh doanh giỏi, thực sự năng động, sáng tạo có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo hiệu quả, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. Hiện nay, cơ chế quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là sản xuất hàng quốc phòng ở không ít DNQĐ chưa rõ ràng, do yêu cầu duy trì năng lực sản xuất hàng quốc phòng cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu ở một số DNQĐ, nhất là doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, nên năng lực huy động cho sản xuất hàng dân dụng luôn thấp hơn năng lực hiện có, đây là vấn đề mang tính đặc thù, khó khăn, là yếu tố thường xuyên tác động trực tiếp đến tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên và người lao động ở các DNQĐ và ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các TCCSĐ. Mặt khác, do cơ chế quản lý nên DNQĐ không thể trả lương như doanh nghiệp ngoài quân đội. Hệ quả là, một bộ phận cán bộ có năng lực quản lý, công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao không yên tâm công tác muốn chuyển ra vì lợi ích bản thân và gia đình, vấn đề này sẽ còn diễn biến phức tạp hơn ở các DNQĐ trong điều kiện nước ta tham gia hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng và toàn diện. 1.1.3. Tiêu chuẩn tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở các doanh nghiệp Quân đội Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Trung ương 6 ( khóa X) về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”; Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03-KH/TW ngày 1-7-2011 của Ban Bí thư về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Căn cứ vào Hướng dẫn số 07/BTCTW ngày 11/10/2011 của Ban Tổ chức Trung ương về đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên và hướng dẫn số 486/HD-CT ngày 18- 4 - 2012 của Tổng cục Chính trị về đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên trong Đảng bộ Quân đội và Nghị quyết số 147/ĐUQSTƯ về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quân đội giai đoạn mới, Chỉ thị số 316 CT/ĐU ngày 31 - 7 - 2008 của Thường vụ ĐUQSTW về xây dựng các cấp ủy đảng trong Đảng bộ Quân đội trong sạch vững mạnh giai đoạn mới, có thể cụ thể hóa xác định các tiêu chuẩn TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ như sau: Thứ nhất, lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng được giao, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên và người lao động. TCCSĐ có đủ năng lực lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế, xã hội, chương trình kế hoạch công tác của đảng bộ, chi bộ cấp mình và của cấp trên giao cho, trọng tâm là lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng được giao trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh tuân thủ theo đúng với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, phát luật của Nhà nước. Ổn định và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công nhân viên chức; bảo toàn, phát triển vốn, tài sản và công nghệ quốc phòng theo đúng pháp luật của Nhà nước và quy định của Quân đội, thực hiện có hiệu quả công tác quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp. Đấu tranh có hiệu quả với những biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, quan liêu tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội. Xây dựng và thực hiện tôt quy chế dân chủ, thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp. Cấp ủy thực sự là trung tâm đoàn kết, hạt nhân chính trị đảm bảo cho mọi hoạt động của doanh nghiệp theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, phát luật của Nhà nước, đồng thời đại diện, bảo đảm quyền lợi, phát huy quyền dân chủ của công nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp. Thứ hai, lãnh đạo tốt công tác tư tưởng trong doanh nghiệp. Tổ chức cơ sở đảng thường xuyên kịp thời giáo dục, quán triệt sâu sắc mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, nhiệm vụ của quân đội và doanh nghiệp đến cán bộ, đảng viên và toàn bộ công nhân, viên chức trong doanh nghiệp. Thường xuyên giáo dục, quán triệt nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng động cơ, trách nhiệm, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ quân sự, quốc phòng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công nhân viên và người lao động. Không ngừng nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, kịp thời ngăn ngừa và đấu tranh có hiệu quả với những biểu hiện nói, viết và hành động trái quan điểm, đường lối, nghị quyết, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp trên, kịp thời nắm bắt, phân tích, dự báo tình hình tư tưởng, tâm tư nguyện vọng và những đề xuất, kiến nghị của đảng viên, công nhân viên chức, có biện pháp giải quyết kịp thời những vấn đề thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp hoặc báo cáo để cấp trên giải quyết theo thẩm quyền. Động viên cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp hăng hái tham gia sản xuất, thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động, xây dựng phát hiện và biểu dương kịp thời những tấm gương điển hình tiên tiến, "người tốt, việc tốt" những người có sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp; kiên quyết đấu tranh, phê phán với các hiện tượng tiêu cực trong nội bộ doanh nghiệp. Thứ ba, lãnh đạo xây dựng các đoàn thể quần chúng và Hội đồng quân nhân vững mạnh hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ. Tổ chức cơ sở đảng lãnh đạo tốt việc xây dựng các đoàn thể quần chúng vững mạnh thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và điều lệ của đoàn thể. Giữ vững mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với quần chúng. Tạo điều kiện giúp đỡ các tổ chức, đoàn thể hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ; tham gia xây dựng, bảo vệ, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, quy định của quân đội và tham gia xây dựng chi bộ, đảng bộ, phát huy tốt vai trò của các tổ chức này trong tập hợp quần chúng. Lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong doanh nghiệp, kịp thời xem xét giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, khiếu nại, tố cáo của công nhân viên chức và người lao động trong doanh nghiệp. Thứ tư, lãnh đạo thực hiện tốt công tác xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Thường xuyên quán triệt, thực hiện tốt đường lối, chủ trương, phương hướng đổi mới chỉnh đốn Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, về công tác xây dựng Đảng đề ra nghị quyết lãnh đạo xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Ban hành và thực hiện nghiêm các quy chế làm việc, quy chế lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ nhất là quy chế lãnh đạo trên các mặt công tác trọng yếu, lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, duy trì thành nền nếp và bảo đảm chất lượng sinh hoạt đảng. Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tập thể lãnh đạo, phân công cá nhân phụ trách, thường xuyên tự phê bình và phê bình. Củng cố kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy đảng. Xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, đủ sức tham gia vào các vị trí chủ chốt trong đảng ủy và Ban Giám đốc doanh nghiệp. Quản lý, giáo dục, rèn luyện, phát triển, sàng lọc đảng viên. Xây dựng đội ngũ đảng viên trong sạch, vững mạnh, đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, hợp lý về cơ cấu. Phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên là hạt nhân lãnh đạo và lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp. Giữ nghiêm kỷ luật đảng; phát luật của Nhà nước, các quy định, quy chế, điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.Thực hiện có nền nếp chế độ sinh hoạt theo quy định, đổi mới nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng sinh hoạt của cấp ủy, đảng bộ, chi bộ. Giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong cấp ủy, tổ chức đảng. Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát thực hiện nghị quyết, chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, chỉ thị, quy định của cấp ủy cấp trên và nhiệm vụ được giao, phát hiện và sử lý kịp thời những đảng viên có sai phạm, bồi dưỡng, quản lý và phân công công tác cho đảng viên, thực hiện tốt quy định về những điều đảng viên không được làm và giới thiệu đảng viên về sinh hoạt ở nơi cư trú. Làm tốt công tác bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới. Giữ vững an ninh chính trị trong nội bộ doanh nghiệp và địa bàn đứng chân. Phát hiện, xử lý chính xác, kịp thời những trường hợp vi phạm. Giữ vững và tăng cường củng cố mối quan hệ giữa đảng ủy, ban giám đốc doanh nghiệp với cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể của địa phương và đơn vị có liên quan.Thường xuyên giải quyết đúng đắn các mối quan hệ giữa cấp ủy, tổ chức đảng với ban giám đốc doanh nghiệp. Phát huy vai trò tiền phong, hạt nhân lãnh đạo của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp và trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, quân sự, quốc phòng của doanh nghiệp. Thứ năm, lãnh đạo thực hiện tốt việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tổ chức cho toàn thể cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp nghiên cứu, học tập, quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị, các văn bản của Trung ương, TCCT, và cơ quan chính trị cấp trên về học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đảm bảo chất lượng hiệu quả tốt, cụ thể hóa xây dựng được tiêu chí về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để thực hiện. Định kỳ hàng tháng, 6 tháng và tổng kết năm tiến hành kiểm điểm, đánh giá kết quả việc học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo các tiêu chí cụ thể đã được xây dựng; thực hành tiết kiệm đấu tranh chống quan liêu, tham ô, lãng phí; thường xuyên tiến hành sơ tổng kết, rút kinh nhiệm chỉ rõ những việc làm được, chưa làm được để có biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm; biểu dương kịp thời những tập thể, cá nhân có những việc làm cụ thể, thiết thực về học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn doanh nghiệp. Ngoài năm tiêu chuẩn trên để đạt tiêu chuẩn TCCSĐ trong sạch,vững mạnh TCCSĐ ở các DNQĐ còn phải đảm bảo có 100% cán bộ, chiến sĩ, người lao động trong doanh nghiệp có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đươc giao. Lãnh đạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và sản xuất kinh doanh, không có vụ việc vi phạn kỷ luật nghiêm trọng, phát triển đảng bảo đảm chất lượng, đủ chỉ tiêu, đúng kế hoạch.Lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nội bộ đoàn kết thống nhất, không có đơn thư khiếu kiện kéo dài hoặc vượt cấp. 1.2. Những vấn đề cơ bản về xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ở các doanh nghiệp quân đội hiện nay 1.2.1 Quan niệm về tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh và tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ở các doanh nghiệp quân đội hiện nay * Quan niệm về tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là vấn đề có tính quy luật, quyết định sự tồn tại và phát triển của Đảng. Xây dựng Đảng phải xây dựng đồng bộ, toàn diện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, không được tuyệt đối hóa hoặc xem nhẹ mặt nào. Chỉ có như vậy Đảng mới thực sự nâng cao được năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, phát huy được vai trò tiên phong của Đảng trong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng. Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh đòi hỏi phải xây dựng các tổ chức cơ sở đảng trong toàn Đảng trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, lãnh đạo xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Do vậy, Tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh là phạm trù thuộc khoa học xây dựng Đảng, phản ánh kết quả của quá trình xây dựng và hoạt động lãnh đạo của các tổ chức đảng, được biểu hiện ở sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao, lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.. “Trong sạch, vững mạnh” là tiêu chuẩn mà tổ chức đảng phải đạt được trong quá trình xây dựng, thể hiện trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong cả hoạt động lãnh đạo và công tác xây dựng Đảng. Thuật ngữ “trong sạch” trong đánh giá kết quả công tác xây dựng Đảng là khái niệm, phạm trù chính trị - xã hội được sử dụng khá rộng rãi gắn với xây dựng các loại hình tổ chức đảng. Sự “trong sạch” của một tổ chức đảng biểu hiện trước hết ở sự trong sạch về chính trị. Tổ chức đảng đó phải được thành lập đúng với nguyên tắc tổ chức của Đảng, chất lượng chính trị của đội ngũ đảng viên đáp ứng đúng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, lịch sử chính trị, quan hệ kinh tế, xã hội của gia đình và bản thân đảng viên trong sạch, rõ ràng không có đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, cố tình làm trái quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nội bộ tổ chức đảng trong sạch, tin cậy về chính trị. Đội ngũ đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, mẫu mực, không có hiện tượng tiêu cực như quan liêu, tham ô, tham nhũng, vi phạm pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội, kỷ luật Đảng. Mối quan hệ chính trị - xã hội của các đảng viên rõ ràng theo quy định của Điều lệ Đảng, theo điều lệnh, điều lệ của quân đội, không có trường hợp chia rẽ, bè phái mất đoàn kết; không có đảng viên, cán bộ quan hệ với các phần tử tiêu cực, lạc hậu; không mắc các tiêu cực và tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan; không bị kẻ địch móc nối, lôi kéo mua chuộc, khống chế hoạt động làm tay sai cho địch. Sự “trong sạch” là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Đảng. Đảng ta là đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong, lãnh tụ chính trị của nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam do đó nếu Đảng không “trong sạch”, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, bị các phần tử phản động mua chuộc, khống chế về chính trị, quan hệ nội bộ phức tạp thì sớm muộn Đảng sẽ tan rã, làm sói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Đảng sẽ bị cô lập. Chính vì vậy, mỗi tổ chức đảng và từng đảng viên có “trong sạch” thì Đảng mới thực sự là một cơ thể khỏe mạnh, miễn dịch trước sự chống phá của kẻ thù và sự tác động tiêu cực của xã hội. Thuật ngữ “vững mạnh” trong xây dựng các tổ chức nói chung, tổ chức đảng nói riêng được sử dụng rộng rãi, với ý nghĩa thiết thực, cụ thể. Sự “vững mạnh” của tổ chức đảng biể... chẽ. Phối hợp tốt giữa tổ chức đảng, hội đồng quản trị, ban giám đốc và Công đoàn giúp người lao động an tâm khi nhận được quyền lợi chế độ, chính sách nhanh chóng, có hướng tìm cách mưu sinh cho gia đình, tránh được hiện tượng đơn thư, khiếu nại, kiến nghị vì chưa hiểu rõ chế độ, chính sách. Ngoài ra, sự phối hợp trên còn giúp cho việc thực thi các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, điều lệ và các quy chế, quy định của doanh nghiệp, thỏa ước lao động, ký kết hợp đồng một cách nghiêm túc và đời sống vật chất, tinh thần của người lao động được quan tâm chăm lo đúng mức. Để tạo lập được sự phối hợp này, cấp ủy đảng phải hết sức chủ động, đưa ra được quan điểm, định hướng giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp có sức thuyết phục, biết lắng nghe ý kiến của các bên, tôn trọng các ý kiến hợp lý và phân tích có lý, có tình khi không chấp nhận các ý kiến không đúng.Tổ chức đảng lãnh đạo các đoàn thể đẩy mạnh các phong trào thi đua “lao động giỏi”, “lao động sáng tạo”, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và nâng cao ý thức tiết kiệm của cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Công đoàn tham gia thực hiện tốt việc ký kết thỏa ước lao động tập thể giữa tổng giám đốc (giám đốc) và chủ tịch công đoàn đại diện cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật. Khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ phát huy cao độ tính năng động, tích cực, động viên cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp tham gia giám sát, đóng góp ý kiến xây dựng cho cán bộ, đảng viên, cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng. Cấp ủy đảng phải định kỳ họp với ban chấp hành các đoàn thể để nghe tình hình hoạt động, giải quyết các kiến nghị, đề xuất và chỉ đạo hoạt động để xây dựng các đoàn thể ngày càng vững mạnh qua đó giới thiệu cho Đảng nhiều đoàn viên, hội viên ưu tú. * Đối với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương. Phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương nơi đóng quân cũng như nơi cư trú của cán bộ DNQĐ là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, do vậy cấp ủy, chỉ huy doanh nghiệp, các cơ quan chức năng cần thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với cấp ủy, chính quyền địa phương để nắm chắc tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, Quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, kịp thời phối kết hợp có những chủ trương, giải pháp xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng, quản lý, giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp. Căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng doanh nghiệp, cấp ủy đảng, cán bộ chủ trì doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt công tác dân vận, chính sách, vận động, tuyên truyền quần chúng nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ công tác quốc phòng, quân sự địa phương. Kết luận chương 3 Xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ giai đoạn hiện nay chịu sự chi phối, tác động bởi nhiều yếu tố cả trong nước, nước ngoài, vừa có những thời cơ thuận lợi, vừa phải vượt qua những khó khăn, thách thức không thể xem thường. Để xây dựng TCCSĐ thực sự trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ cần phải quán triệt vận dụng sáng tạo hệ thống các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh thời kỳ mới, tiến hành toàn diện, đồng bộ nhiều nội dung, biện pháp với sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục của các tổ chức, các lực lượng, các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở. Chấp hành nghiêm túc sự hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên, đồng thời vận dụng linh hoạt, sáng tạo các giải pháp xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh vào điều kiện cụ thể của từng DNQĐ. Đặc biệt chú trọng các giải pháp. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng các cấp về xây dựng TCCSĐ ở các DNQĐ trong sạch, vững mạnh; Đổi mới phương thức lãnh đạo của TCCSĐ ở các DNQĐ; Tiếp tục cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ, hoàn thiện qui chế hoạt động và nâng cao chất lượng sinh hoạt của các TCCSĐ ở các DNQĐ; Củng cố, kiện toàn cấp ủy, nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của doanh nghiệp; Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lưc lượng trong xây dựng TCCSĐ ở các DNQĐ. Mỗi giải pháp có vị trí yêu cầu nội dung và những biện pháp cụ thể khác nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Vì vậy, phải có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ, không được tuyệt đối hoá hoặc xem nhẹ giải pháp nào nhằm làm cho các TCCSĐ thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo góp phần đưa doanh nghiệp phát triển bền vững và đúng hướng. KẾT LUẬN 1. Tổ chức cơ sở đảng ở các DNQĐ là hạt nhân chính trị, nền tảng của Đảng, là nơi trực tiếp quán triệt và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của quân đội và doanh nghiệp, nơi trực tiếp đề xuất, chủ trương, biện pháp và tiến hành công tác xây dựng Đảng, quản lý, giáo dục rèn luyện đảng viên, phát triển đảng viên mới và chăm lo đời sống của cán bộ, đảng viên, công nhân viên, người lao động trong các DNQĐ. TCCSĐ ở các DNQĐ có chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức và hoạt động phù hợp với các loại hình doanh nghiệp cụ thể và mang đặc thù quân sự quốc phòng. 2. Thời gian qua công tác xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ đã có những chuyển biến tích cực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo doanh nghiệp hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, tiếp tục phát triển các DNQĐ theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, việc xây dựng các TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ vừa qua còn bộc lộ một số hạn chế và khuyết điểm, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Thực trạng đó bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó nguyên nhân chủ quan có ý nghĩa quyết định.Tổng kết thực tiễn xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ vừa qua đã để lại một số kinh nghiệm có giá trị chỉ đạo thực tiễn cần được vận dụng vào xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ giai đoạn hiện nay. 3. Xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ hiện nay chịu sự tác động của nhiều yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị ở khu vực và thế giới, yêu cầu nhiệm vụ tái cơ cấu, sắp xếp đổi mới các DNQĐ trong thời kỳ mới và yêu cầu đổi mới, chỉnh đốn, xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, khoá XI. Thực tiễn đó vừa tạo điều kiện thuận lợi vừa đặt ra những thách thức mới cho xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ. 4. Để tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các tổ chức, các lực lượng đối với công tác xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh. Lãnh đạo, quản lý các DNQĐ cần quán triệt thực hiện tốt các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh phù hợp với thực tiễn ở từng doanh nghiệp, tiến hành đồng bộ và vận dụng linh hoạt các giải pháp cơ bản về xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ cho sát với đặc điểm, nhiệm vụ của các loại hình DNQĐ. 5. Xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các DNQĐ giai đoạn hiện nay có nhiều nét riêng mang tính đặc thù gắn với chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, các lực lượng trong DNQĐ. Do vậy, để giải quyết một cách triệt để vấn đề này là không đơn giản mà đòi hỏi phải tiếp tục đầu tư, nghiên cứu một cách chuyên sâu hơn. Kết quả nghiên cứu của luận án mới chỉ là bước đầu tập trung vào những nội dung cơ bản nhất, chưa thể đi sâu nghiên cứu, luận giải thấu đáo mọi vấn đề cụ thể trong từng loại hình doanh nghiệp. Tác giả luận án mong được sự quan tâm góp ý của các nhà khoa học, các cơ quan lãnh đạo để tiếp tục nghiên cứu sâu sắc, toàn diện hơn vấn đề nghiên cứu của luận án. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1- Nguyễn Trường Sơn (2008), “Vấn đề cổ phần hoá các doanh nghiệp Hậu cần hiện nay”, Tạp chí Hoạt động khoa học, Bộ Khoa học công nghệ, số tháng 7 - tr.36 - 37. 2- Nguyễn Trường Sơn (2008), “Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp của Tổng cục Hậu cần”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị, Học viện Chính trị, số 5 (111), tr.33-35. 3- Nguyễn Trường Sơn (2009), “Một số kinh nghiệm xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở các doanh nghiệp cổ phần hoá của Tổng cục Hậu cần hiện nay”, Tạp chí Hoạt động khoa học – Bộ Khoa học và công nghệ số tháng 9 - tr.64 - 65. 4- Nguyễn Trường Sơn (2009), “Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp cổ phần hóa Tổng cục Hậu cần”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số tháng 12 - tr.4 – 28 5- Nguyễn Trường Sơn (2011), “Nghiên cứu giải pháp xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở các doanh nghiệp Quân đội”, Tạp chí Nghệ thuật quân sự HVQP, số 3 (127), tr.30 – 33 6- Nguyễn Trường Sơn (2011), “Nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chức cơ sở đảng ở các doanh nghiệp Quân đội”, Tạp chí Lý luận chính trị HVHC Quốc gia Hồ Chí Minh, số 10, tr. 59 – 63 7- Nguyễn Trường Sơn (2012), “Nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ đảng viên ở các doanh nghiệp Quân đội”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị HVCT, số 3 (133), tr. 57 – 59 8- Nguyễn Trường Sơn (2012), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở các doanh nghiệp Quân đội”, Tạp chí Nghệ thuật quân sự HVQP, số 3(132), tr. 4 – 6 9- Nguyễn Trường Sơn (2012), “Nghiên cứu một số đặc điểm của tổ chức cơ sở đảng ở các doanh nghiệp quân đội hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị. HVHCQG Hồ Chí Minh, Số 7+ 8, tr.125- 127 10- Nguyễn Trường Sơn (2013), “Vấn đề xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở các doanh nghiệp quân đội hiện nay”. Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị, HVCTHCQG Hồ Chí Minh, Số 194, tr.30- 32 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Việt Ân (2008), Quân đội trong hội nhập kinh tế quốc tế: Chủ động đón trước, Báo QĐND điện tử, ngày 26/2/2008. Ban Bí thư Trung ương (2004), Quyết định số 96 - QĐ/TW ngày 22/3/ 2004, Quy định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các doanh nghiệp nhà nước. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2008), Quyết định số 114-QĐ/TW, ngày 8/8/2008 về “Quy định chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các doanh nghiệp quân đội”. Ban Chấp hành Trung ương (2008), Quy định số 183- QĐ/TW ngày 8/8/200 8, Quy định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong đoàn kinh tế quốc phòng. Ban Chấp hành Trung ương (2012), Hướng dẫn thực hiện quy định về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức của cán bộ đảng viên. Số 05-HD/UBKTTW ngày 17/4/2012. Ban Chấp hành Trung ương (2012). Kết luận Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Số 21 - KL/TW ngày 25/5/2012. Ban Tổ chức Trung ương (2011) Hướng dẫn đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Số 07-HD/BTCTW ngày 11/10/2011. Trần Danh Bảng, Tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam (SFC): Tăng tốc, hiệu quả nhờ đa dạng hóa ngành nghề, Báo QĐND điện tử, ngày 22/5/2007. Binh đoàn 11, Báo cáo kết quả công tác tổ chức xây dựng đảng năm 2008 phương hướng, nhiệm vụ năm 2009. Binh đoàn 11, Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng đảng viên, tổ chức cơ sở đảng, cấp ủy các cấp và khen thưởng về Đảng trong Đảng bộ Binh đoàn 11 năm 2009. Binh đoàn 11, Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng đảng viên, tổ chức cơ sở đảng, cấp ủy, cấp ủy viên các cấp và khen thưởng về Đảng trong đảng bộ Binh đoàn năm 2010. Binh đoàn 11, Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng đảng viên, tổ chức cơ sở đảng, cấp ủy, cấp ủy viên các cấp và khen thưởng về Đảng trong đảng bộ Binh đoàn 11 năm 2011. Binh đoàn 11, Báo cáo kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2011. Phương hướng, nhiệm vụ năm 2012 Binh đoàn 11, Báo cáo kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2010 phương hướng, nhiệm vụ năm 2011. Binh đoàn 11, Báo cáo kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm 2012. Binh đoàn 11, Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng uỷ Binh đoàn năm 2011. Binh đoàn 12, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Binh đoàn lần thứ VII nhiệm kỳ 2010 – 2015. Binh đoàn 12, Thông báo kết quả phân tích chất lượng tổ chức đảng, đảng viên năm 2011. Binh đoàn 12, Kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2010 phương hướng, nhiệm vụ năm 2011. Binh đoàn 12, Tự đánh giá công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2011. Binh đoàn 12, Thông báo kết quả hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị trong Binh đoàn năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ công tác Đảng, công tác chính trị năm 2012. Binh đoàn 15, Báo cáo kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2011. Trần Đăng Bộ (2011), Nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong các doanh nghiệp quân đội hiện nay. Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng, Hà Nội 2011. Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Bộ biên tập Báo Nhân dân - Đảng uỷ Khối các cơ quan kinh tế Trung ương, Hội thảo khoa học, “Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với tiến trình cổ phần hoá DNNN”, Tạp chí Cộng sản, số 7 (4 - 2006), tr.3 - 6. Ban Tổ Chức Thành ủy Hà Nội, “Nâng cao năng lực lãnh đạo của TCCSĐ trong doanh nghiệp Nhà nước hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997. Bộ Quốc phòng, Quy chế quản lý hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội (Lưu hành nội bộ), Hà Nội, 2003. Bộ Quốc Phòng (2003), “Quy chế quản lý hoạt động sản xuất xây dựng kinh tế của Quân đội (Ban hành kèm theo quyết định số 30 - 2003QĐ - BQP ngày 1/4/2003 của Bộ Trưởng Bộ quốc phòng Lưu hành nội bộ)”. Nguyễn Thanh Bình “Tổ chức đảng trong các doanh nghiệp cổ phần ở Quảng Ninh”, Tạp chí xây dựng đảng số 4 năm 2011. Thiếu tướng Hoàng Ngọc Chiêu (2003), Đề tài cấp Bộ Quốc phòng, Nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị ở các học viện, nhà trường quân đội thời kỳ mới. Ngô Tùng Chinh (2005), “Củng cố tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp cổ phần hoá”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5 (5 - 2005), tr. 1- 3. Lê Vũ Chính, Xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh ở Học viện Quốc phòng hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị. Phí Văn Chỉ (2000), Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và sự lãnh đạo của TCCSĐ trong công ty cổ phần, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Công ty Bay dịch vụ miền Bắc, Phòng Chính trị, Báo cáo hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, 12/5/2011. Hà Huy Dĩnh (2009) , “Chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ chính trị học, Hà Nội. Trần Văn Đãi, Tổng công ty Viễn thông quân đội kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường năng lực phục vụ quốc phòng, Tạp chí QPTD, số 4, 2008. Đại Từ điển Tiếng Việt (1999) Nxb Văn hóa Thông tin - Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng tại Đại hội IV, Nxb Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1997. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 4-7-1985 Về xây dựng và phát triển Công nghiệp quốc phòng. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba BCHTW khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VIII) Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (khóa IX), Về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị Trung ương sáu (lần 2) khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG. H 2011. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 20/7/2005: Về việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam, Quy định số 91- QĐ/TW ngày 09/10/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tổ chức cơ quan chính trị trong QĐND Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2008. Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG - Sự thật, Hà Nội, 2011. Đảng cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành trung ương khoá XI, Nxb CTQG – HN. Đảng ủy Binh đoàn 12 (2010), Báo cáo sơ kết thực hiện cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Đảng ủy Binh đoàn 12, Báo cáo kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2011, phương hướng, nhiệm vụ năm 2012. Đảng ủy Binh đoàn 15 (2010).Nghị quyết của Đảng ủy Binh đoàn về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2010. Đảng ủy Quân sự Trung ương, Nghị quyết số 513-NQ/DDUQSTWW ngày 17/11/2005: Lãnh đạo triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết 51-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong QĐND Việt Nam. Đảng ủy Quân sự Trung ương, Chỉ thị số 316-CT/ĐU về xây dựng các cấp ủy đảng trong Đảng bộ Quân đội trong sạch vững mạnh giai đoạn mới, Hà Nội, ngày 31/7/2008. Đảng ủy Quân sự Trung ương, Điều lệ công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội nhân dân Việt Nam, (Lưu hành nội bộ), Nxb QĐND, Hà Nội, 2009. Đảng ủy Quân sự Trung ương (1992), Nghị quyết về việc quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ ba về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong Đảng bộ Quân đội, Lưu hành nội bộ, Hà Nội. Đảng ủy Quân sự Trung ương (2006), “Báo cáo chính trị của Đảng ủy Quân sự Trung ương tại Đại hội đại biểu Đảng bộ quân đội lần thứ VIII”, Hà Nội. Đảng ủy Quân sự Trung ương (2007), Nghị quyết của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước trong quân đội, giai đoạn 2007 - 2010, số 347/QN - ĐU - HN. Đảng ủy Quân sự Trung ương (2007), Nghị quyết của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp trong quân đội giai đoạn 2006 -2010, số 123/QN - ĐU - HN. . Đảng uỷ Quân sự Trung ương (2002), Nghị quyết số 71/ ĐUQSTW, ngày 25 - 4 - 2002, Về nhiệm vụ sản xuất xây dựng kinh tế của quân đội trong thời kỳ mới - Tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp quân đội. Đảng uỷ Quân sự Trung ương (2008), Nghị quyết số 147/ĐUQSTW, ngày 4 - 4 - 2008, Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quân đội giai đoạn mới. Điều lệ công tác Đảng, Công tác chính trị trong quân đội nhân dân Việt Nam, NXB QĐND. H. 2009. Lê Hữu Đức, Quân đội tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế trong thời kỳ mới, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, 9/2011. Nguyễn Đức Hà, “Tiếp tục cụ thể hóa và thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 về tổ chức cơ sở đảng và Đảng viên”, Tạp chí Xây dựng Đảng số 1,2 năm 2009. Nguyễn Anh Hoàng, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - thời cơ và thách thức đối với các doanh nghiệp quân đội, Tạp chí QPTD, số 10/2006. Nguyễn Anh Hoàng, Một số yêu cầu đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp quân đội khi Việt Nam gia nhập WTO, Tạp chí QPTD, số 2/2007. Học viện Chính trị quân sự, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN, Nxb QĐND, Hà Nội, 2007. Lê Văn Hội, “Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển Đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân”, Tạp chí xây dựng Đảng số 8 năm 2009. Nguyễn Thị Lệ Hồng (2000), Nâng cao chất lượng TCCSĐ trong sạch vững mạnh trong doanh nghiệp nhà nước ở Khu công nghiệp Biên Hoà I thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội. Hồ Xuân Hùng (2004), “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Kết quả, vướng mắc và giải pháp”, Tạp chí Cộng sản, số 18 (9 - 2004). Nguyễn Mạnh Hưởng, Nâng cao chất lượng chính trị của đội ngũ cán bộ, nhân viên, công nhân kỹ thuật ở các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Đề tài khoa học cấp Viện, Hà Nội, 2006. Võ Đức Huy, “Tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước”, Tạp chí Xây dựng Đảng số 12 năm 2009. Thu Huyền, “Đẩy mạnh và phát triển Đảng viên trong các doanh nghiệp tư nhân”, Tạp chí Xây dựng Đảng số 9 năm 2009. Đỗ Tiến Khang “về mô hình tổ chức đảng trong các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty Nhà nước”, Tạp chí Xây dựng Đảng số 5 năm 2009. Bùi Đức Lại, “Về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng số 7 năm 2009. Bùi Đức Lại, “Xây dựng và phát triển tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước”, Tạp chí Xây dựng Đảng số 10 năm 2009 Vũ Trọng Lâm, Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXb CTQG, Hà Nội, 2006. Thiếu tướng Đặng Vũ Liêm; (1999). Đề tài cấp Bộ Quốc phòng, Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị của Bộ đội Biên phòng. Dương Thị Liễu, Văn hóa doanh nghiệp và giải pháp nâng tầm văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức hội nhập, Báo điện tử ĐCSVN, ngày 02/11/2006. V.I.Lênin (1920), “Luận cương về những nhiệm vụ cơ bản của Đại hội II, Quốc tế Cộng sản”, V.I.Lênin Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1977, tr.232 - 233. V.I.Lênin (1921), “Bàn về thuế lương thực”, V.I.Lênin Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1978, tr.279. V.I. Lênin, Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr. 66. Nguyễn Thị Ngọc Loan, “Xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên ở Trung Quốc”, Tạp chí xây dựng Đảng số 3 năm 2009. Nguyễn Phi Long (2005), “Nâng cao hiệu lực lãnh đạo của tổ chức đảng trong các doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước”, Báo Nhân dân, số ra ngày 29 - 3 - 2005. Nông Đức Mạnh, Nắm vững và phát huy vai trò có ý nghĩa quyết định của công tác tư tưởng - văn hóa trong tình hình mới, Tạp chí Cộng sản điện tử, 26/12/2007. C.Mác và Ph.Ăngghen (1948), “Lời kêu gọi gửi toàn thể công nhân Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội 1993, tr.609. C.Mác và Ph.Ăngghen (18 50), “Những bài bình luận”, C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.384. Hồ Chí Minh (1963), “Những chi bộ tốt”, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.161. Hồ Chí Minh (1963), “Bài nói tại Hội nghị cán bộ phát động cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc”, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 32. Hồ Chí Minh (1966) “Bài nói ở lớp huấn luyện đảng viên mới”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 92. Hồ Chí Minh (1967), “Bài nói chuyện lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp huyện”, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 210. Học thuyết V.I. Lênin về Đảng, Nxb tư tưởng Matxcơva,1969. Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc về chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường, kinh nghiệm của Trung Quốc, kinh nghiệm của Việt nam, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003. Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc về xây dựng Đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. Khương Tử Nghi (2006),Giáo trình công tác đảng, công tác chính trị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc,Trung tâm Thông tin khoa học công nghệ- Bộ Quốc phòng, Hà Nội, 2006, tr 284. Đỗ Tuấn Nghĩa, “Xây dựng củng cố tổ chức cơ sở đảng trong công ty cổ phần có vốn Nhà nước”, Tạp chí Xây dựng Đảng số 5 năm 2009. Nguyễn Duy Ngọ, Thực hiện Nghị quyết 51/NQ-TW của Bộ Chính trị ở một đơn vị kinh tế - quốc phòng, Tạp chí QPTD, số 5/2008. Nguyễn Duy Ngọ “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ Đảng viên ở một đơn vị kinh tế quốc phòng”, Tạp chí Xây dựng Đảng số 4 năm 2009. Trần Quang Nhiếp, Về biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 64, tháng 8/2004. Nguyễn Duy Nhu, Chất lượng TCCSĐ trong sạch vững mạnh trong các doanh nghiệp Nhà nước ở Đảng bộ Tổng doanh nghiệp đầu tư và phát triển nhà Hà Nội giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nguyễn Xuân Phúc, Thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp quân đội, Tạp chí Tài chính quân đội, số 2 (70)/2008. Trần Trung Quang (2002), Tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và phương thức hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội. Thiếu tướng PGS Lê Hồng Quang; (1995) Đề tài cấp Bộ quốc phòng, Một số vấn đề công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. Phùng Thế Quảng, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp quân đội, Tạp chí Công nghiệp quốc phòng & kinh tế, số 6 (95)/2007. Quân đội Nhân dân Việt Nam (2007), Lịch sử công ty viễn thông quân đội Vietel Biên niên sự kiện, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Quân đội Nhân dân Việt Nam (2008), Tổ chức sự lãnh đạo của Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb QĐND Việt Nam, Hà Nội. Dương Văn Sao, “Phát triển Đảng viên trong công nhân hiện nay, thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Xây dựng Đảng số 8 năm 2009. Đại tá, PGS, TS Tô Xuân Sinh (2005), Đề tài cấp Bộ Quốc phòng, Nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị ở các cơ quan, các viện nghiên cứu khoa học công nghệ của quân đội trong thời kỳ mới. Tạp chí Ban Chấp hành Trung ương và Ban Kiểm tra Trung ương- Đảng Cộng sản Liên Xô, 1929, số 4, trang 5. Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), Chi nhánh Viettel Hà Nội 1, Báo cáo kết quả hoạt động CTĐ, CTCT trong Chi nhánh Viettel Hà Nội 1. Nguyễn Minh Tuấn (2003) “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp Nhà nướcở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ” Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Hà Nội. Thiếu tướng Trịnh Đình Thắng; 1995, Đề tài cấp Bộ quốc phòng, Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động CTĐ, CTCT ở các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật quân sự trong tình hình mới. Đại tá, TS Phạm Văn Thắng (2004), Đề tài cấp Bộ Quốc phòng, Nâng cao hiệu lực CTĐ, CTCT trong Quân đội nhân dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Phạm Viết Thích, Kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở Tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam, Tạp chí QPTD, số 6/2008. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 31/3/2008 về việc “Phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng giai đoạn 2008 - 2010”. Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra năm 2011. Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Báo cáo tổng kết công tác đảng, công tác chính trị năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012. Tổng công ty thương mại dịch vụ 36, Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2011. Tổng công ty Thái sơn, Báo cáo kết quả hoạt động của TCCSĐ, tháng 7 năm 2012. Tổng cục Chính trị - Quân đội nhân dân Việt Nam (1999), Hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức Xây dựng Đảng trong QĐND, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Tổng cục Chính trị - Quân đội nhân dân Việt Nam, Nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Nxb QĐND, Hà Nội, 2002. Tổng cục Chính trị - Quân đội nhân dân Việt Nam, Quy định chức năng, nhiệm vụ đảng bộ, chi bộ cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội, 2004. Tổng cục Chính trị - Quân đội nhân dân Việt Nam (2007), Quyết định số 1723/QĐ-CT, ngày 01/12/2007 của Về chức trách, mối quan hệ công tác của chính ủy, chính trị viên, chủ nhiệm chính trị, cơ quan chính trị các cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Tổng cục Chính trị - Quân đội nhân dân Việt Nam, Quy định chức năng, nhiệm vụ Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam, (Lưu hành nội bộ), Nxb QĐND, Hà Nội, 2008. Tổng cục Chính trị - Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổ chức sự lãnh đạo của Đảng trong QĐND Việt Nam, (Tài liệu mật), Nhà máy in Bộ Tổng tham mưu, Hà Nội, 2012. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Nhà máy Z175, Báo cáo kết quả công tác đảng, công tác chính trị giai đoạn 2006 – 2011, 7/6/2011. Minh Tuấn, “Đảng bộ khối doanh nghiệp Trung ương lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng năm 2009”, Tạp chí Xây dựng Đảng số 4 năm 2009. Minh Tuấn, “Công tác đảng trong các loại hình doanh nghiệp ở Đảng bộ tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam”, Tạp chí xây dựng Đảng số 11 năm 2009. Từ điển Bách khoa quân sự (1996) tập 1, Nxb QĐND, Hà Nội. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), tập 1, Trung tâm Biên soạn Từ điển Bách khoa Hà Nội. Ty Văn hoá Thông tin tỉnh Bắc Thái (1979), Bác Hồ với Bắc Thái - tập 2 Uỷ Ban kiểm tra - Đảng ủy Tổng cục Công nghiệp quốc phòng. ( 2010) Báo cáo kết quả công tác kiểm tra,giám sát năm 2010 và phương hướng,nhiệm vụ công tác kiểm tra giám sát năm 2011. Viện Xây dựng Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, “Tổ chức cơ sở đảng ở các doanh nghiệp Nhà nước - Những vấn đề đặt ra và phương thức giải quyết qua các xí nghiệp ở Hà Nội, Hải phòng”, Hà Nội, 2003. Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự (2007), Từ điển Công tác đảng, công tác chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb, QĐND, Hà Nội. Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự (2007), Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị, Nxb QĐND, Hà Nội. Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự (2010), Cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với QĐND Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_xay_dung_to_chuc_co_so_dang_trong_sach_vung_manh_o_c.doc
  • docBia L.A.doc
  • docBia tom tat L.A (Tieng Anh).doc
  • docBia tom tat L.A (Tieng Viet).doc
  • docPHU LUC 1.doc
  • docPL 4 - 11.doc
  • docPL 12.doc
  • docThong tin mang (Tieng Anh).doc
  • docThong tin mang (Tieng Viet).doc
  • docTom tat L.A (Tieng Anh).doc
  • docTom tat L.A (Tieng Viet).doc
Tài liệu liên quan