Luận văn Đánh giá kết quả và những tác động của việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Thái bình, tỉnh Thái Bình

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LÊ PHƯƠNG NGÂN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội – 2018 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LÊ PHƯƠNG NGÂN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH TH

pdf99 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả và những tác động của việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Thái bình, tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Chuyên ngành: Quản lý Đất đai Mã số: 8850103 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S. Phạm Anh Tuấn Hà Nội – 2018 i CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính: T.S Phạm Anhh Tuấn Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn An Thịnh Cán bộ chấm phản biện 2: T.S Phạm Văn Vân Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày ... tháng ... năm 20.. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Lê Phương Ngân iii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập tại Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất đai. Đặc biệt, trong quá trình hoàn thành luận văn này sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, khoa Quản lý đất đai cùng các thầy cô giáo đã giảng dạy trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo TS. Phạm Anh Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo UBND và các phòng, Ban thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đã nhiệt tình chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ tôi làm quen với thực tế hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, người thân và gia đình đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài. Khóa luận tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, nên tôi mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy, các cô và các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn, cũng như để tôi có thể vững bước hơn trong chuyên môn sau này. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, Ngày tháng năm 2018 Tác giả Lê Phương Ngân iv THÔNG TIN LUẬN VĂN Nội dung được trình bày gồm: + Họ và tên học viên: Lê Phương Ngân + Lớp: CH2B.QĐ Khóa: 2 + Cán bộ hướng dẫn: TS. Phạm Anh Tuấn + Tên đề tài: Đánh đánh giá kết quả và những tác động của việc thựchiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. + Những nội dung chính được trình bày trong luận văn và kết quả đạt được: Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở tìm hiểu công tác thực hiện QHSDĐ của thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2017 nhằm đánh giá được những thành tựu, hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Từ đó tìm được nguyên nhân và đề xuất những giải pháp khắc phục cho công tác QHSDĐ của UBND thành phố trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình sư dụng đất của thành phố. Nội dung chính của luận văn: - Thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình, là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học, quốc phòng, ... của tỉnh, và cũng là 1 trong 6 đô thị trung tâm của vùng duyên hải Bắc Bộ. Thành phố Thái Bình là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh; thuận lợi giao lưu với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng qua quốc lộ 10, đặc biệt đối với vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. - Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của xã trong thời gian qua cho thấy áp lực đối với đất đai ngày càng lớn do nhu cầu sử dụng đất để phát triển khu dân cư phát triển cơ sở hạ tầng , phát triển kinh tế xã hội không ngừng v tăng, gây áp lực lớn đến sử dụng đất, làm xáo trộn mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất. Công tác quy họach, kế hoạch sử dụng đất được xây dựng để phân bố quỹ đất đai cho các lĩnh vực và đối tượng sử dụng đất hợp lí, có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng tránh được sự chồng chéo lãng phí trong sử dụng, hạn chế huỷ hoại đất đai, phá vỡ môi trường sinh thái. - Thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2017 thành phố Thái Bình đã đạt được kết quả và tác động đến tình hình sử dụng đất, xã hội và môi trường thành phố Thái Bình. - Để cho việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai các giai đoạn sau được thực hiện tốt hơn, đảm bảo sự phát triển kinh tế -xã hội và nhu cầu sử dụng đất của nhân dân cần kết hợp đồng bộ các giải pháp: giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất; cần sự thống nhất của hệ thống quy họach từ Trung ương đến địa phương; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quy hoạch, quy hoạch xây dựng; vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iii DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................... ix DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ x DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ xi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................... 4 1.1.Cơ sở khoa học về quy hoạch sử dụng đất đai ............................................ 4 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của đất đai ............................................................. 4 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ................... 8 1.2. Cơ sở pháp lý về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ................................. 15 1.3. Tình hình thực hiện quy hoạch trên thế giới và trong nước ..................... 17 1.3.1. Trung Quốc ........................................................................................... 17 1.3.2. Hàn Quốc............................................................................................... 19 CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 27 2.2. Nội dung nghên cứu ................................................................................. 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 27 2.3.1. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................. 27 2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, tài liệu, số liệu ..................... 27 2.3.3. Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý số liệu .................................... 27 2.3.4. Phương pháp so sánh, đánh giá ............................................................. 28 vii CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 29 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố thái bình, tỉnh thái bình. ................................................................................................................. 29 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 29 3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội ..................................................................... 34 3.1.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn ................... 40 3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội và áp lực với đất đai .............................................................................................................. 42 3.2. Tình hình quản lý sử dụng đất thành phố thái bình, tỉnh thái bình .......... 43 3.2.1. Ban hành các các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành .......................................... 43 3.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính ..................................................................................... 44 3.2.3. Khảo sát, đo đạc, đáng giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất ............................... 44 3.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ............................................ 45 3.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ........................................................................................................... 45 3.2.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ........................................................................ 45 3.2.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai ....................................................... 46 3.2.8. Quản lý tài chính về đất đai .................................................................. 46 3.2.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản ........................................................................................................... 46 3.2.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất .................................................................................................................... 46 3.2.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về đất đai ....................................................................... 47 viii 3.2.12.Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai ........................................................... 47 3.2.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. ................................. 47 3.3. Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất .................................... 47 3.3.1. Hiện trạng sử dụng đấtnăm 2017 .......................................................... 47 3.3.2. Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng đất năm 2017 ........................... 50 3.3.3. Biến động sử dụng đất theo từng loại đất trong kỳ quy hoạch trước .... 50 3.4. Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố thái bình đến năm 2017. .......................................................... 54 3.4.1. Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố Thái Bình ................................................................................................................. 54 3.4.2. Đánh giá tình hình chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2011-2017 ..... 58 3.4.3. Đánh giá tình hình chuyển mục đích sử dụng đất chưa sử dụng giai đoạn 2011-2017 ............................................................................................... 61 3.4.4. Đánh giá tình hình thực hiện các công trình dự án ............................... 62 3.5. Đánh giá những tác động của việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố thái bìnhđến tình hình kinh tế - xã hội – môi trường trên địa bàn nghiên cứu ................................................................................................ 66 3.5.1. Đánh giá những tác động về kinh tế ..................................................... 66 3.5.2. Đánh giá những tác động về xã hội ....................................................... 72 3.5.3. Đánh giá những tác động về môi trường .............................................. 74 3.6. Đề xuất một số giải pháp trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất ........... 79 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85 ix DANH MỤC VIẾT TẮT Danh mục Kí hiệu Thành phố TP Quy hoạch sử dụng đất QHSDĐ Hội đồng nhân dân HĐND Ủy ban nhân dân UBND Tiểu thủ công nghiệp TTCN Khu công nghiệp KCN Dân số tự nhiên DSTN Hạ tầng xã hội HTXH Cụm công nghiệp CCN Phương án quy hoạch PAQH Chuyển mục đích sử dụng đất CMĐSDĐ x DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả tốc độ tăng trưởng nền kinh tế .......................................... 34 Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế các ngành của thành phố Thái Bình ....................... 35 Bảng 3.3. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo loại hình kinh tế ............... 36 Bảng 3.4. Giá trị sản xuất ngành xây dựng phân theo .................................... 37 Bảng 3.5. Giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản .......................................... 38 Bảng 3.6. Năng xuất một số cây hàng năm ..................................................... 39 Bảng 3.7. Sản lượng thủy sản ......................................................................... 39 Bảng 3.8.Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của Thành phố Thái Bình năm 2017 ................................................................................................................. 48 Bảng 3.9. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp của Thành phố Thái Bình năm 2017 ......................................................................................................... 49 Bảng 3.10. Biến động diện tích theo mục đích sử dụng năm 2017 so với năm 2015 và năm 2010 ........................................................................................... 50 Bảng 3.11. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2017 thành phố Thái Bình ............................................................................ 55 Bảng 3.12. Kết quả thực hiện việc chuyển mụch đích sử dụng đất giai đoạn năm 2011 – 2017 thành phố Thái Bình ........................................................... 58 Bảng 3.13.Cơ cấu kinh tế ngành kinh tế các năm 2011 – 2017 ...................... 66 Bảng 3.14. Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng ...................................... 67 Bảng 3.15. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu ...................................... 69 Bảng 3.16. Giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản ........................................ 70 Bảng 3.17. Sản lượng một số cây hàng năm ................................................... 71 Bảng 3.18. Sản lượng một số cây lâu năm ...................................................... 71 Bảng 3.19. Sản lượng gia súc và gia cầm ....................................................... 71 Bảng 3.20. Tình hình biến động dân số và lao động qua các năm tại Thành phố Thái Bình .................................................................................................. 72 xi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các bước lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .............................. 15 Hình 3.1. Sơ đồ vị trí địa lý thành phố Thái Bình ........................................... 30 Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế các ngành của thành phố Thái Bình năm 2017 ...... 35 1 MỞ ĐẦU 1.ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia. Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay!” Với vai trò và ý nghĩa đặc biệt đó thì việc bảo vệ và sử dụng đất có hiệu quả là dất cần thiết và cấp bách. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định xã hội, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường... Hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai từng bước được tăng cường; chính sách, pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn thiện; các quyền của người sử dụng đất được mở rộng và được Nhà nước bảo đảm. Tuy nhiên đất đai có giới hạn về số lượng, vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người. Con 2 người không thể sản xuất ra đất đai mà chỉ có thể chuyển mục đích sử dụng từ mục đích này sang mục đích khác. Đất đai có độ màu mỡ tự nhiên, nhưng độ phì phân bố không đồng đều, đất tốt lên hay xấu đi được sử dụng có hiệu cao hay thấp tuỳ thuộc sự quản lý của Nhà nước và kế hoạch, biện pháp khai thác của người quản lí, sử dụng đất. Vì vậy, quản lí Nhà nước về công tác lập quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất là một yêu cầu đặc biệt để phân bố quỹ đất đai cho các lĩnh vực vàđối tượng sử dụng đất hợp lí, có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng tránh được sự chồng chéo lãng phí trong sử dụng, hạn chế huỷ hoại đất đai, phá vỡ môi trường sinh thái. Với tình hình đất manh mún như hiện nay, cùng với sự gia tăng dân số nhu cầu sử dụng đất của nhân dân cho mục đích chuyên dùng là rất lớn nên quy hoạch sử dụng đất càng trở nên cấp thiết. Trong hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp thì quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có vai trò vừa là kế hoạch sử dụng đất từng năm cho huyện vừa từng bước cụ thể hoá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Việc đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất để tìm ra những trở ngại khó khăn và đề xuất hướng giải quyết là cần thiết giúp việc lập quy hoạch sử dụng đất tốt hơn. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn, được sự nhất trí của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ban chủ nhiệm Khoa Quản lý đất đai, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Phạm Anh Tuấn tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Đánh giá kết quả và những tác động của việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Trên cơ sở tìm hiểu công tác thực hiện QHSDĐ của thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2017 nhằm đánh giá được những thành tựu, hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã 3 được phê duyệt. Từ đó tìm được nguyên nhân và đề xuất những giải pháp khắc phục cho công tác QHSDĐ của UBND thành phố trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình sư dụng đất của thành phố. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: Tìm hiểu, nắm vững được các kiến thức thực tế về luật đất đai nói chung và công tác thực hiện QHSDĐ của địa phương nói riêng. - Ý nghĩa trong thực tiễn: Qua việc đánh giá kết quả công tác thực hiện QHSDĐ, tìm ra những mặt thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý đất đai nói chung và công tác thực hiện QHSDĐ nói riêng của thành phố, từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục cho những khó khăn, tồn tại đó. - Ý nghĩa khóa học: Là cơ sở đánh giá và điều chỉnh phương án quy hoạch sử dụng đất đến nam 2020. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của đất đai 1.1.1.a. Khái niệm Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: "Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước ( hồ, sông, suối, đầm lầy,...). Các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa. ..) [1]. C.Mac viết: Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp. . Đất đai là tài sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế-xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như không thể có sự tồn tại của loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi vá các công trình thuỷ lợi khác. Đất đai cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi, măng, gốm sứ. .. 5 Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước đo sự giàu có của một quốc gia. Đất đai còn là sự bảo đảm cho cuộc sống, bảo đảm về tài chính, cũng như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng. Luật đất đai 1993 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay !" [7] Như vậy, trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng - là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mọi quá trình sản xuất, là nơi tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao dộng và nơi sinh tồn của xã hội loài người. 1.1.1.b. Đặc điểm của đất đai Đất đai có tính cố định vị trí, không thể di chuyển được, tính cố định vị trí quyết định tính giới hạn về quy mô theo không gian và chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường nơi có đất. Mặt khác, đất đai không giống các hàng hóa khác có thể sản sinh qua quá trình sản xuất do đó, đất đai là có hạn. Tuy nhiên, giá trị của đất đai ở các vị trí khác nhau lại không giống nhau. Đất đai ở đô thị có giá trị lớn hơn ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa; đất đai ở những nơi tạo ra nguồn lợi lớn hơn, các điều kiện cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn sẽ có giá trị lớn hơn những đất đai có điều kiện kém hơn. Chính vì vậy, khi vị trí đất đai, điều kiện đất đai từ chỗ kém thuận lợi nếu các điều kiện xung quanh nó trở nên tốt hơn thì đất đó có giá trị hơn. Vị trí đất đai hoặc điều kiện đất đai không chỉ tác động đến việc sản xuất, kinh doanh tạo nên lợi thế thương mại cho một công ty, một doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa đối với một quốc gia. Chẳng hạn, Việt Nam là cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á, chúng ta có 6 biển, có các cảng nước sâu thuận lợi cho giao thông đường biển, cho buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới, điều mà nước bạn Lào không thể có được. Đất đai là một tài sản không hao mòn theo thời gian và giá trị đất đai luôn có xu hướng tăng lên theo thời gian. Đất đai có tính đa dạng phong phú tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất đai và phù hợp với từng vùng địa lý, đối với đất đai sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì tính đa dạng phong phú của đất đai do khả năng thích nghi của các loại cây còn quyết định và đất tốt hay xấu xét trong từng loại đất để làm gì, đất tốt cho mục đích này nhưng lại không tốt cho mục đích khác. Đất đai một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người. Con người tác động vào đất đai nhằm thu được sản phẩm để phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống. Tác động này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp và làm thay đổi tính chất của đất đai có thể chuyển đất hoang thành đất sử dụng được hoặc là chuyển mục đích sử dụng đất. Tất cả những tác động đó của con người biến đất đai từ một sản phẩm của tự nhiên thành sản phẩm của lao động. Trong điều kiện sản xuất tư bản chủ nghĩa, những đầu tư vào ruộng đất có liên quan đến các quan hệ kinh tế – xã hội. Trong xã hội có giai cấp, các quan hệ kinh tế – xã hội phát triển ngày càng làm các mâu thuẫn trong xã hội phát sinh, đó là mối quan hệ giữa chủ đất và nhà tư bản đi thuê đất, giữa nhà tư bản với công nhân... Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ đất đai phong phú hơn rất nhiều, quyền sử dụng đất được trao đổi, mua bán, chuyển nhượng và hình thành một thị trường đất đai. Lúc này, đất đai được coi như là một hàng hoá và là một hàng hoá đặc biệt. Thị trường đất đai có liên quan đến nhiều thị trường khác và những biến động của thị trường này có ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống dân cư. 1.1.1.c. Ý nghĩa, vai trò của đất đai Vai trò của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau : 7 Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất. Trong các ngành nông - lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo....) và công cụ hay phương tiện lao động ( sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất [2]. Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh thần, các tinh thành tựu kỹ thuật vật chất - văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản - sử dụng đất. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế xã hội, khi mức sống của con người còn thấp, công năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất,đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Thời kì cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, công năng của đất đai từng bước được mở rộng, sử dụng đất đai cũng phức tạp hơn. Điều này có nghĩa đất đai đã cung cấp cho con người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, cũng như cung cấp điều kiện cần thiết về hưởng thụ và đấp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại. Mục đích sử dụng đất nêu trên được biểu lộ càng rõ nét trong các khu vực kinh tế phát triển. Kinh tế xã hội phát triển mạnh,cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm cho mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng từ những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất đã dẫn đến huỷ hoại mội trường đất, một số công năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu. 8 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 1.1.2.a. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) là một hiện tượng kinh tế – xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất: - Kinh tế (bằng hiệu quả sử dụng đất); - Kỹ thuật (các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật: Điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, sử lý số liệu...); - Pháp chế (xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật) [3]. Như vậy , QHSDĐ là hệ thống các biện pháp của Nhà nước (thể hiện đồng thời 3 tính chất kinh tế, kỹ thuật , pháp chế) về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ (mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định), hợp lý (đặc điểm tính chất tự nhiên ,vị trí, diện tích phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng), khoa học (áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến) và có hiệu quả nhất (đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường), thông qua việc phân bố quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các nghành), các tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất. Thực chất QHSDĐ là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững phát huy lợi thế của thổ nhưỡng và lãnh thổ để mang lại lợi ích cao, thực hiện đồng thời 2 chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. 1.1.2.b. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế, xã hội đặc t... nhất liên thông, với chi phí hợp lý, phù hợp với những điều kiện về cơ sở hạ tầng và nhân lực hiện có. Quy hoạch sử dụng đất đã tích cực hỗ trợ cho phát triển kinh tế được cân đối nhất là trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư mới khu đô thị mới trên phạm vi cả nước. Quy hoạch sử dụng đất đã có tác động tích cực trong việc điều tiết thị trường, góp phần ổn định giá đất và tạo cơ sở thực tế cho các cuộc giao dịch về đất đai và nhất là các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất. Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất cũng là dịp tổ chức sinh hoạt dân chủ ở cơ sở, nhờ đó mà công dân tham gia vào sự nghiệp chung có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cụ thể của mình, trật tự xã hội được đảm bảo, củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch sử dụng đất cũng bộc lộ những yếu kém như: - Hệ thống quy hoạch cồng kềnh, chồng chéo, trùng lặp gây tốn kém nguồn lực và giảm hiệu lực của các quy hoạch; - Chất lượng quy hoạch thấp, tầm nhìn ngắn hạn, thiếu tính khả thi; - Bất cập trong quy trình xây dựng, thẩm định quy hoạch, công tác kế hoạch hóa về quy hoạch; - Bất cập trong triển khai, giám sát, đánh giá quy hoạch; [6]. 27 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Kết quả thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất so với phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Thái Bình đến năm 2020 đã được phê duyệt. Các tác động của phương án quy hoạch lên đời sống kinh tế - xã hội – môi trường trên địa bàn nghiên cứu. 2.2. NỘI DUNG NGHÊN CỨU - Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình; - Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Thái Bình giai đoạn 2011 – 2017; - Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất; - Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố Thái Bình giai đoạn 2011 – 2017; 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp khảo sát thực địa Khảo sát thực địa về tình hình sử dụng và phân bố đất đai phục vụ nhu cầu của con người. Đối chiếu với kết quả nghiên cứu của công tác điều tra nội nghiệp, đồng thời xử lý những sai lệch nhằm nâng cao độ chính xác của các số liệu thu được. 2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, tài liệu, số liệu Thu thập các tài liệu, số liệu, sự kiện, thông tin cần thiết cho mục đích nghiên cứu như: các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các tư liệu về kinh tế xã hội; các tài liệu, số liệu về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới; các loại bản đồ và đồ án quy hoạch trước đây của thành phố. 2.3.3. Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý số liệu 28 Phương pháp này có sử dụng phần mềm Excel để đánh giá tình hình phát triển dân số, số hộ của toàn xã thông qua hệ thống bảng biểu tổng hợp tình hình sử dụng các loại đất, chỉ tiêu bình quân đất các loại trong những năm của giai đoạn quy hoạch. 2.3.4. Phương pháp so sánh, đánh giá Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất được đánh giá thông qua việc so sánh giữa kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất với kế hoạch đề ra khi xây dựng phương án. Các tiêu chí đánh giá gồm: - Chỉ tiêu sử dụng đất: tỷ lệ diện tích thực hiện so với kế hoạch đề ra (tính theo đơn vị %), tỷ lệ chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. - Vị trí quy hoạch các công trinhg dự án (theo không gian). - Sự phát sinh các công trình mới. - Tiến độ thực hiện các công trình, dự án theo quy hoạch (các dự án đã hoàn thành theo kế hoạch đề ra, các dự án chậm tiến độ hoàn thành, các dự án chưa triển khai thực hiện). 29 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH. 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.a. Vị trí địa lý a) Vị trí địa lý Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học, quốc phòng, ... của tỉnh Thái Bình và cũng là 1 trong 6 đô thị trung tâm của vùng duyên hải Bắc Bộ. Được thành lập ngày 29/4/2004 theo Nghị định 117/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân số của Thị xã Thái Bình, có diện tích tự nhiên là 6.770,85 ha, chiếm 4,39% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. - Phía Bắc giáp huyện Đông Hưng; - Phía Đông giáp huyện Kiến Xương, huyện Đông Hưng; - Phía Nam và phía Tây giáp huyện Vũ Thư; Thành phố Thái Bình có 19 đơn vị hành chính, bao gồm 10 phường và 9 xã. Nằm cách thủ đô Hà Nội 110 km theo Quốc lộ 10 và Quốc lộ 1 về phía Tây Bắc, cách TP Hải Phòng 70 km theo Quốc lộ 10 về phía Đông Bắc, cách TP Nam Định 20 km về phía Tây, cách thành phố Hưng Yên 40 km theo Quốc lộ 39 về phía Tây Bắc, cách cảng biển Diêm Điền 30 km theo Quốc lộ 39 về phía Đông Nam, đồng thời là đầu mối giao thông của tỉnh; thuận lợi giao lưu với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng qua quốc lộ 10, đặc biệt đối với vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. 30 Hình 3.1. Sơ đồ vị trí địa lý thành phố Thái Bình 3.1.1.b. Đặc điểm khí hậu Thành phố Thái Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang nét đặc trưng của vùng khí hậu duyên hải, đặc điểm mùa đông thường ấm hơn, mùa hè thường mát hơn so với khu vực sâu trong nội địa. Theo chế độ mưa có thể chia khí hậu của thành phố thành hai mùa chính. - Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với đặc trưng là nóng, ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa từ 1.100 - 1.500 mm, chiếm 80% lượng mưa cả năm. Mưa mùa hè có cường độ rất lớn từ 200 - 300 mm/ngày. - Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa khô có khí hậu lạnh, ít mưa, đạt 15 - 20 % lượng mưa cả năm. - Các đặc trưng khí hậu của thành phố bao gồm: + Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 260C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 39,20C; nhiệt độ trung bình thấp nhất là 150C. Lượng bức xạ mặt trời trung bình năm khoảng 100 kcal/cm2. + Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 - 2.000 mm + Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình năm dao động từ 85 đến 95%. 31 + Bức xạ mặt trời lớn, số giờ nắng trung bình từ 1.600 - 2.700 giờ/năm, Nhìn chung, thời tiết khí hậu của Thành phố là khí hậu nóng, ẩm, lượng bức xạ cao, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, vào thời gian chuyển tiếp giữa các mùa có sự biến động mạnh về thời tiết với các hiện tượng xấu đã ảnh hưởng đến sản xuất. 3.1.1.c. Đặc điểm địa hình, địa mạo Thành phố Thái Bình thuộc vùng Châu thổ đồng bằng sông Hồng, cấu trúc địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%, cao độ nền phổ biến từ 1-2 m so với mặt nước biển, địa hình có hướng cao dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Địa mạo của thành phố có cấu trúc bờ rời được tạo bởi phù sa sông Hồng và phù sa biển nên khá bền vững, ít có sự rửa trôi bào mòn. 3.1.1.d. Chế độ thủy văn Thành phố Thái Bình có nhiều con sông lớn như sông Trà Lý, sông Vĩnh Trà, sông Kiên Giang, sông Bạch, sông Bồ Xuyên, sông 3/2. Bên cạnh đó thành phố có nhiều ao hồ, đây là nguồn dự trữ nước quan trọng khi mực nước các sông xuống thấp vào mùa khô hạn. Mật độ sông ngòi của thành phố khá dày đặc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Về mùa mưa, cường độ mưa lớn và tập trung đã gây ra úng ngập cục bộ cho các vùng thấp, trũng. Đặc biệt sông Trà Lý vào mùa lũ, tốc độ dòng chảy rất lớn, mực nước sông dâng cao dễ gây ngập úng. Vì vậy, hệ thống thủy lợi của thành phố cần phải được chú trọng củng cố và nạo vét. 3.1.1.e. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất Với diện tích đất tự nhiên là 6.809,9 ha (tính đến thời điểm năm 2017) được chia thành 3 nhóm đất chính: Đất cát, đất phù sa, đất phèn. 32 b) Tài nguyên nước Đảm bảo chất lượng cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong thành phố: - Nguồn nước mặt: Trữ lượng nước mặt của thành phố khá dồi dào chủ yếu được khai thác, sử dụng từ các sông, hồ trên địa bàn cung cấp có nguồn gốc từ nước sông Hồng và nước mưa, có khả năng đáp ứng đầy đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Chất lượng nước nhìn chung còn tốt, chưa bị ô nhiễm. - Nguồn nước ngầm: Thành phố nằm trong trầm tích bở rời hệ thứ tư có nguồn nước biển hỗn hợp nên khả năng tàng trữ nước ngầm tốt, đặc biệt là tầng chứa nước cát, cuội, sỏi ở độ sâu 90-120 m, nước áp lực nên mực nước ngầm cách mặt đất 0,5 - 10 m rất thuận lợi cho quá trình khai thác. Trong thời gian tới nguồn nước này sẽ được khai thác nhiều hơn để phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. c) Tài nguyên nhân văn Thành phố Thái Bình có tiền thân là vùng “ Kỳ Bố Hải Khẩu” (tên đất cổ từ thời Ngô, nay thuộc phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình). Năm 1890 khi thành lập tỉnh Thái Bình, nơi đây được chọn làm tỉnh lị của tỉnh, lấy tên là Thái Bình cho đến bây giờ. Trải qua thời gian dài phát triển thành phố Thái Bình đã có diện mạo như ngày nay. Trên địa bàn thành phố có các di tích với kiến trúc hoa văn cổ xưa mang đậm dấu ấn lịch sử - văn hóa của nền văn minh lúa nước vùng châu thổ sông Hồng như: chùa Đoan Túc (phường Tiền Phong), chùa Bồ (phường Bồ Xuyên), đền Quan (phường Hoàng Diệu), đền Cả (phường Trần Lãm), miếu vua Lẫm, đình Hiệp Trung (xã Đông Hòa), đình Đại Lai, đình Thắng Cựu (xã Phú Xuân) Thái Bình có Nhà hát Chèo Thái Bình, đoàn cải lương Thái Bình, Đoàn ca múa kịch, Bảo tàng tỉnh Thái Bình, nhà triển lãm thông tin, Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh. Ngày nay, trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là 33 thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, HĐND và UBND thành phố, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân của thành phố đã phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn để đạt được nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa và giữ vững trật tự an toàn xã hội. Tuy còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với truyền thống kiên cường sáng tạo, tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế sẵn có, thành phố Thái Bình vững vàng đi vào thế kỷ mới thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, phát triển và hội nhập. 3.1.1.h. Thực trạng môi trường Những năm qua Thực hiện Nghị quyết 41, ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị, và Chỉ thị 21, ngày 02/6/2005 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Thái Bình về “bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá”, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng bộ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể Thành phố quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Các giải pháp bảo vệ môi trường được đẩy mạnh. Thành phố xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 157 về phân cấp công tác vệ sinh môi trường; đưa quy chế quản lý đô thị vào thực hiện; thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường; xây dựng phương án di chuyển dân ra khỏi khu vực ô nhiễm ở tổ 16, 17 phường Bồ Xuyên; tập trung giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường và thoát nước ở các khu dân cư Bên cạnh đó, UBND thành phố thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao kiến thức và nhận thức trong nhân dân về bảo vê môi trường, phối hợp với UBND các huyện khác trong việc giải quyết những vấn đề môi trường liên quan như thẩm định cam kết bảo vệ môi trường (nay là kế hoạch bảo vệ môi trường) và giải quyết khiếu nại tố cáo và kiến nghị của nhân dân. 34 3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 3.1.2.a. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế Bảng 3.1. Kết quả tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Chỉ tiêu Năm 2015 2016 2017 Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (%/năm) 8,87 10,2 10,52 Nông nghiệp 5,03 3,67 2,64 Công nhiệp, TTCN 13,43 15,76 18,06 Thương mại dịch vụ 15,09 14,23 16,01 Bình quân thu nhập đầu người (triệu/người) 93,6 95,3 101,2 Tổng giá trị sản xuất các ngành (triệu đồng) 27.127,1 29.678,2 33.942,9 Nguồn: Chi cục tống kê thành phố Thái Bình (2017) Qua bảng 3.1, cho ta thấy trong những năm qua, kinh tế thành phố Thái Bình có mức tăng trưởng có xu hướng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 10,52% (so với năm 2015 tăng 1,65%, so với năm 2016 tăng 0,4%). Trong đó, năm 2017, tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp tăng trưởng mức 2,64% có xu hướng tăng (so với năm 2015 giảm 2,39%, so với năm 2016 giảm 1,03%); công nghiệp – TTCN với 18,06% (so với năm 2015 tăng 4,63%, so với năm 2016 tăng 2,3%) và khu vực vực thương mại - dịch vụ với 16,01% (so với năm 2015 tăng 0,92%, so với năm 2016 tăg 1,78%). Mức tăng trưởng kinh tế đã phản ánh đúng thực trạng phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2017 tăng gấp 1,08 lần so với năm 2015. 35 b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế các ngành của thành phố Thái Bình Chỉ tiêu Năm 2015 2016 2017 Nông nghiệp (%/năm) 4,6 3,4 2,5 Công nghiệp, TTCN (%năm) 68,8 69,9 70,2 Thương mại dịch vụ (%/năm) 26,6 26,7 27,3 Nguồn: Chi cục tống kê thành phố Thái Bình (2017) Qua bảng 3.2 nhận thấy: Cơ cấu kinh tế kinh tế chuyển dịch hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp –TTCN và thương mại dịch vụ; ngành nông nghiệp có xu hướng giảm tỷ trọng. Cụ thể, năm 2017, nông nghiệp với tỷ trọng 2,5%; công nghiệp – TTCN chiếm tỷ trọng cao nhất với 70,2%; thương mại - dịch vụ đứng thứ hai với tỷ trọng 27,3%. 3.1.2.b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế các ngành của thành phố Thái Bình năm 2017 a) Công nghiệp - xậy dựng Giá trị sản xuất năm 2017 ngành Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 15.707,4 tỷ đồng, tăng 18,06% so với năm 2016. So sánh với giá trị sản xuất 36 ngành công nghiệp xây dựng năm 2017 đều tăng so với năm 2016, trong đó: Kinh tế Nhà nước tăng 7.22 %, kinh tế ngoài Nhà nước tăng 17,86%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 20,47%. Bảng 3.3. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo loại hình kinh tế Đơn vị: tỷ đồng Loại hình kinh tế Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Kinh tế Nhà nước 666.9 710.3 761.6 Trung ương 320.5 339.5 360.4 Địa phương 346.4 370.8 401.2 Kinh tế ngoài Nhà nước 7,815.2 8,643.5 10,187.0 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 3,650.2 3,950.3 4,758.8 Nguồn: Chi cục tống kê thành phố Thái Bình (2017) Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư được đẩy mạnh; tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại khu, cụm công nghiệp được duy trì, hiệu quả (khu công nghiệp tập trung có 88/96 dự án; cụm công nghiệp Phong Phú có 48/53 dự án, cụm công nghiệp Trần Lãm 18/21 dự án). Nghề và làng nghề tiếp tục duy trì, giá trị sản xuất của 08 làng nghề ước đạt 120 tỷ đồng. Triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là việc khắc phục thiệt hại cơn bão số 1 gây ra, giúp các doanh nghiệp sớm ổn định sản xuất kinh doanh. - Giá trị sản xuất năm 2017 ngành xây dựng ước đạt 4.149,3 tỷ đồng, tăng 17,28% so với năm 2016. Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động xây dựng được tăng cường; các công trình được triển khai thi công đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo chất lượng, tiến độ. 37 Bảng 3.4. Giá trị sản xuất ngành xây dựng phân theo loại hình kinh tế Đơn vị: triệu đồng Loại hình kinh tế Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Kinh tế Nhà nước 83,393 82,126 95,920 Kinh tế ngoài Nhà nước 3,276,807 3,455,874 4,053,380 Xã/phường 557,034 697,370 809,730 Hộ dân cư 1,131,930 1,228,718 1,436,752 Nguồn: Chi cục tống kê thành phố Thái Bình (2017) b)Thương mại, dịch vụ Tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Doanh số bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 10.183,13 đồng vào năm 2017 tăng 13% so với năm 2016. Kim ngạch xuất khẩu đạt 958 triệu USD, nhập khẩu đạt 595 triệu USD. Tổ chức triển khai đề án phát triển thương mại dịch vụ thành phố giai đoạn 2016-2020. Hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư lĩnh vực thương mại, dịch vụ được đẩy mạnh; Hoạt động thu hút đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ phát triển mạnh với 28 dự án vốn đăng ký 950 tỷ đồng, 17 dự án đề nghị nghiên cứu, khảo sát. Một số dự án dịch vụ thương mại lớn hoàn thành và đi vào hoạt động như: Trung tâm thương mại Vincom, siêu thị điện máy Trần Anh... tạo thêm động lực mới thúc đẩy sản xuất, lưu thông phân phối hàng hóa; các dự án: Trung tâm tài chính - thương mại 61, phố Lê Lợi; khu công viên và các công trình thể thao dưới nước; dự án đại lý ô tô công ty Kường Ngân tại khu dịch vụ phường Hoàng Diệu...được khởi công và triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ. Phối hợp tổ chức 03 hội chợ thương mại trên địa bàn thu hút trên 1.000 doanh nghiệp tham gia. Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại được duy trì tốt; kiểm tra 490 38 cơ sở sản xuất kinh doanh, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (đã xử lý 152 trường hợp, nộp vào ngân sách nhà nước 340 triệu đồng). Công tác tài chính ngân sách được chỉ đạo thực hiện tốt, đáp ứng yêu cầu phục vụ các nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Tiến hành phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các phường, xã; tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương chủ động trong điều hành ngân sách, công tác kiểm tra chống thất thu, trốn lậu thuế, thu hồi nợ đọng được triển khai tích cực. Chi ngân sách ở các cấp đảm bảo đúng luật, tiết kiệm. Tăng cường khai thác, huy động các nguồn vốn như vốn ODA, vốn vay Kho bạc Nhà nước, nguồn thu từ quỹ đất, huy động các doanh nghiệp tự nguyện đóng góp xây dựng hạ tầng, huy động vốn trong dân theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2017 đạt 2.020,60 tỷ đồng, tăng bình quân 17% so với năm 2016. c) Nông, lâm nghiệp và thủy sản Tổng giá trị sản xuất ngành nông- lâm - thủy sản năm 2017 đạt 952,93 tỷ đồng, giảm 2,95% so với năm 2016. Trong đó: Giá trị nông nghiệp đạt 869,31 tỷ đồng, giảm 3,64%; giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 235 triệu đồng, giảm 17,25%; Giá trị sản xuất thủy sản đạt 83,39 tỷ đồng, tăng 4,9% so với năm 2016. Bảng 3.5. Giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản Đơn vị: triệu đồng Năm Tổng số Nông nghiệp Thủy sản Năm 2015 872836.0 794860.0 77976.0 Năm 2016 981908.0 902421.0 79487.0 Năm 2017 952931.0 869541.0 83390.0 Nguồn: Chi cục tống kê thành phố Thái Bình (2017) Tổng diện tích gieo trồng cả năm năm 2017 đạt 5,241 ha, giảm 0,7% so với năm 2016; (trong đó: Diện tích cấy lúa đạt 4.929,05 ha, năng suất đạt 56,3 39 tạ/ha; diện tích cây màu đạt 491 ha, năng suất đạt 223,32 tạ/ha); diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được mở rộng. Chăn nuôi phát triển ổn định, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Bảng 3.6. Năng xuất một số cây hàng năm Đơn vị tính: Tạ/ha Năm Lúa Ngô Khoai lang Lạc Đậu tương Năm 2015 62.98 52.5 104 27.5 25 Năm 2016 62.77 53.22 97.23 30.69 23.48 Năm 2017 56.3 54.26 115.78 28.91 24.37 Nguồn: Chi cục tống kê thành phố Thái Bình (2017) Bảng 3.7. Sản lượng thủy sản Đơn vị tính: Tấn Phân loại theo loại hình nuôi, trồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Phân theo khai thác, nuôi trồng 1900 2065 2062 Khai thác 100 84 83 Nuôi trồng 1800 1981 1979 Phân theo loại thủy sản 1900 2065 2062 Tôm 80 9 9 Cá 1800 2035 2031 Thủy sản khác 20 21 22 Phân theo loại nước nuôi Nước ngọt 1900 2065 2062 Nguồn: Chi cục tống kê thành phố Thái Bình (2017) 3.1.2.c. Tình hình xã hội * Dân số Năm 2017, toàn xã có 187.188 nhân khẩu, trong đó nam có 90.187 người nữ có 97.001 người. Mật độ dân số trung bình toàn xã là 2749 40 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung ở khu trung tâm thành phố. - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 7,8% năm 2017. Mức giảm tỷ lệ sinh bình quân 0,2%/ năm. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60% vào năm 2017, trong đó: đào tạo nghề đạt 55%. Giải quyết việc làm mới cho khoảng 5.000-6.000 người/năm; tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm xuống dưới 2,5% vào năm 2017. - Cơ cấu lao động (nông nghiệp, công nghiệp-xây dựng, dịch vụ) năm 2017 là 22,8%-37,2%-40%. - Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2017 còn 13,5%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1%/năm trở lên. - Chất lượng giáo dục của các trường trên địa bàn Thành phố cũng luôn đứng trong tốp đầu của tỉnh; các chương trình y tế được triển khai có hiệu quả, với mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Hàng năm, Thành phố giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao động; thực hiện tốt các chính sách đối với người có công, người nghèo. Đến năm 2017 có 95,2% số gia đình, 87,5% số thôn, tổ dân phố và 95% số cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, - Đời sống dân cư: số hộ nghèo toàn thành phố là 1.412 hộ. Tỷ lệ hộ dùng nước sạch, là 100%, tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh là 95.19%. - Trật tự và an toàn xã hội: Tình hình an ninh năm 2017 trên địa bàn thành phố Thái bình ổn định, cả năm xảy ra 133 vụ tai nạn giao thông và, 5 vụ số vụ cháy nổ. 3.1.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 3.1.3.a. Thực trạng phát triển đô thị Khu vực đô thị gồm 10 phường với diện tích 1.970,255 ha chiếm 29,1% tổng diện tích tự nhiên của thành phố. Ở đây tập trung các cơ sở kinh 41 tế - xã hội; các cơ quan đầu não của tỉnh, thành phố và trung ương. Kiến trúc đô thị của hành phố gần đây đã có nhiều thay đổi, nhiều công trình xây dựng cơ bản của nhà nước, các doanh nghiệp và của nhân dân được thiết kế xây dựng theo kiến trúc mới, hợp mỹ quan. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội như: giao thông, điện lực, cấp thoát nước, thương mại, bưu chính viễn thông, dịch vụ, du lịch, nhà hàng khách sạn, thể thao - văn hóa phát triển nhanh, đặc biệt là hệ thống giao thông đô thị và đối ngoại tạo điều kiện cho đô thị phát triển. Công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng đô thị được tăng cường dần đi vào nề nếp. Ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý đô thị, bước đầu phát huy hiệu quả. Hệ thống kỹ thuật đô thị được quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả. Hệ thống cây xanh được trồng và chăm sóc thường xuyên, đảm bảo đường phố luôn sạch đẹp, giao thông thuận tiện, an toàn. Hiện nay thành phố Thái Bình có các khu đô thị mới như khu đô thị Trần Hưng Đạo, khu đô thị Trần Lãm đã và đang được xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại và là điểm nhấn nổi bật tạo diện mạo mới cho không gian đô thị thành phố. Tuy nhiên, việc phát triển đô thị của thành phố vẫn còn một số hạn chế: + Quy mô đất đô thị nhỏ hẹp, không còn đáp ứng đủ cho nhu cầu gia tăng dân số, phát triển kinh tế và xây dựng hạ tầng cho giai đoạn tới. + Một số khu đô thị và cơ sở tiểu thủ công nghiệp chưa xử lý nguồn nước thải cục bộ. + Công tác quản lý đô thị còn nhiều vướng mắc, hạn chế. 3.1.3.b. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn Khu vực nông thôn gồm diện tích dân cư nông thôn của 9 xã trên địa bàn thành phố với diện tích là 4.800,595 ha, chiếm 70,9% tổng diện tích tự nhiên. Khu dân cư của thành phố tuy còn mang đậm sắc thái của làng xã đồng bằng sông Hồng nhưng gần đây đã có nhiều đổi mới. Hệ thống giao thông 42 được đầu tư cải tạo và làm mới, đời sống nhân dân được cải thiện nhiều cả về vật chất và tinh thần. Khu vực này cũng còn có nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị đang được bảo vệ và tôn tạo. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như: + Đa số hệ thống thoát nước khu dân cư nông thôn là thoát nước tự nhiên, tự phát. Thêm vào đó là nguồn rác thải sinh hoạt tồn đọng chưa được xử lý kịp thời đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và sinh hoạt của nhân dân. + Mạng lưới cấp điện đã phủ khắp nhưng đầu tư không đồng bộ. Một số thiết bị đã bị xuống cấp cần được cải tạo kịp thời. + Giao thông nông thôn còn hạn chế nên chưa thuận lợi cho các phương tiện cơ giới lưu thông. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu vực nông thôn. Một số tuyến đường giao thông xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được nâng cấp, sửa chữa. 3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội và áp lực với đất đai 3.1.4.a. Thuận lợi - Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học, quốc phòng, ... của tỉnh Thái Bình, đồng thời là đầu mối giao thong của tỉnh, thuận lợi giao lưu với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng qua quốc lộ 10, đặc biệt đối với vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. - Nằm trong khu vực trung tâm có nhiều tài nguyên khoáng sản đa dạng phong phú là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, bao gồm kinh tế dịch vụ du lịch, kinh tế trang trại vườn rừng, nông lâm nghư nghiêp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp khai thác khoáng sản. - Tình hình kinh tế - xã hội của xã tương đối ổn định.Tốc độ tăng trưởng kinh tế không ngừng tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Có các KCN lớn và nguồn nhân lực khá dồi dào, được giáo dục và đào tạo tương đối 43 tốt; người dân khá năng động, ham học hỏi, cần cù, nhạy bén trong chuyển đổi sản xuất và làm kinh tế. 3.1.4.b. Khó khăn hạn chế - Kinh tế có tăng, song chưa vững chắc, chưa đều. - Quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn còn nhiều bất cập, hiệu quả khai thác tiềm năng đất đai và lao động chưa cao. - Các nghành dịch vụ phát triển chưa cân đối, còn mang yếu tố tự phát. - Việc huy động và phát huy các nguồn lực, nhất là các nguồn lực trong nhân dân chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của thành phố. 3.1.4.c. Áp lực đối với đất đai Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của xã trong thời gian qua cho thấy áp lực đối với đất đai ngày càng lớn do nhu cầu sử dụng đất để phát triển khu dân cư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội không ngừng tăng. Hơn nữa , những dự báo về dân số, xu thế công nghiệp hoá, đô thị hoá cũng đòi hỏi một quỹ đất không nhỏ, điều đó đã gây áp lực lớn đến sử dụng đất, làm xáo trộn mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất trong thời gian tới. 3.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH Sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành, công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành, tỉnh và huyện đề ra. Tình hình đó được thể hiện ở các mặt sau: 3.2.1. Ban hành các các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành UBND thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đã triển khai kịp thời các văn bản về quản lý đất đai của các cấp, các ngành và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương trong thành phố thực hiện việc quản 44 lý, sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế góp phần quan trọng trong việc thực hiện Luật Đất đai và tạo hành lang pháp lý để giải quyết các vấn đề có liên qua đến sử dụng đất trên địa bàn. Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng tổ chức các hội nghị tập huấn, hội thảo về chuyên môn, triển khai các văn bản về quản lý đất đai cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước. Tuyên truyền nâng cao kiến thức và nhận thức của nhân dân chấp hành các quy định trong luật. 3.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Thực hiện chỉ thị 364/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến nay thành phố đã xác định xong địa giới hành chính, việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính được thực hiện tốt. Thành phố cũng đã xác định xong địa giới hành chính các xã, thị trấn trên địa bàn. Đến nay, ranh giới được sử dụng ổn định, không xảy ra tranh chấp. 3.2.3. Khảo sát, đo đạc, đáng giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất đai, lập bản đồ địa chính của thành phố chậm, chưa đáp ứng được công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở thời điểm hiện nay. Đến nay, thành phố Thái Bình đó được đo đạc bản đồ địa chính chính quy. Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng theo định kỳ của Luật Đất đai. Thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2010 và năm 2015 thành phố đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất chiếm 100% số đơn vị hành chính ở cả cấp xã. Về bản đồ QHSDĐ: Bản đồ QHSDĐ thành phố đó lập năm 2010 cùng với báo cáo thuyết minh tổng hợp sử dụng đất đến năm 2020. 45 3.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, UBND huyện đã tổ chức lập QHSDĐ giai đoạn 2016 - 2020 và tổ chức triển khai thực hiện tương đối tốt. Với sự phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm 2011 - 2020, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn này cũng đang được thành phố triển khai thực hiện. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầy (2011 – 2015) của thành phố được lập theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ về quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 22 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh về thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đối với cấp xã công tác lập quy hoạch sử dụng đất được gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28 tháng 10 năm 2011 giữa Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phờ duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới. 3.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất luôn được thực hiện tốt, trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật. 3.2.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý h...yết việc làm cho hơn 2.000 lao động.Bên cạnh những mặt đạt được, thành phố cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế trong phát triển công nghiệp như công tác đền bù, giải phóng mặt bằng dẫn tới nhiều dự án triển khai chậm. Ngành công nghiệp hỗ trợ mới phát triển nên còn yếu, số lượng doanh nghiệp phát triển còn chậm, số lượng sản phẩm, quy mô doanh nghiệp nhỏ, vốn đầu tư ít dẫn đến năng lực cạnh tranh yếu, chưa có sản phẩm chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao. Lực lượng lao động tuy nhiều song chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu lao động giỏi, có trình độ chuyên môn chuyên ngành kỹ thuật cao. Hệ thống giao thông được chú trọng. Nhiêù tuyến đường mới được mở ra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương buôn bán giữa các vùng, góp phần tăng trưởng kinh tế của toàn thành phố. Ngành vận tải hành khách rất phát triển. Doanh thu vận tải hành khách năm 2017 ước đạt trên 246,5 tỷ đồng tăng trên 8,3% so với cùng kỳ năm trước; số lượt khách vận chuyển ước đạt trên 8,9 triệu người tăng 9,4% so với cùng kỳ. b) Thương mại - dịch vụ Cơ cấu kinh tế ngành thương mại dịch vụ của thành phố năm 2017 là 28,1% cơ bản phát triển dápứng nhu cầu tiêu dung của người dân. 69 Bảng 3.15. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội Đơn vị: Tỷ đồng Doanh thu Năm 2011 Năm 2015 Năm 2017 TỔNG SỐ 6,363.3 8,139.7 10,183.1 1. Doanh thu bán lẻ hàng hóa 5,153.5 6,664.6 8,421.0 2. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 880.0 1,005.0 1187.2 3. Doanh thu dịch vụ khác 329.8 470.1 574,9 (Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Thái Bình) Doanh số bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2017 tăng 2,043.4 tỷ đồng so với năm 2015, và tăng 3,819.8 tỷ đồng so với năm 2011. Điều đó cho thấy tổng mức bán lẻ hoàng hóa và dịch vụ diễn ra sôi động. Các sản phẩm hàng hóa phong phú đa dạng. Trong những năm gần đây hoạt động thương mại của Thành phố luôn phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thúc đẩy các loại hình kinh doanh thương mại và dịch vụ thương mại. Hệ thống chợ, siêu thị và trung tâm thương mại thành phố với chất lượng hạ tầng tốt, đã và đang đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm của người dân. Hiện nay thành phố có 18 chợ đang hoạt động, trong đó có 6 chợ đã xây dựng theo mô hình BOT và hoạt động liên tục cả ngày. Một số chợ có cơ sở kinh doanh với số lượng lớn như Chợ Bo, Chợ Đề Thám, Chợ Bồ Xuyên, Quang Trung, Hải sản, Lạc Đạo. Dự ước số lượng cơ sở hoạt động khu vực chợ là trên 3.000 cơ sở với doanh thu bán lẻ, có 12 siêu thị lớn: siêu thị Victory,Viettel, HiPT, Nano, Minh Hoa, Thế giới di động, Siêu thị điện máy HC, Siêu thị điện máy Trần Anh.., có 5 trung tâm 70 thương mại hoạt động có hiệu quả như Vincom với hơn 10 chuỗi cửa hàng tiện ích Vinmark, TTTM Thiên Trường, c) Nông nghiệp – Thủy sản Quy hoạch sử dụng đất thành phố Thái Bình với xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp - thủy sảnđã có sự tác động tới ngành kinh tếđó là diện tích sử dụng đất nông nghiệp - thủy sản ngày càng được thu nhỏ. Tuy nhiên không vì thế mà giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - thủy sản giảmđi mà ngược lại còn có sự tăng lên rõ rệt. Bảng 3.16. Giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng số Nông nghiệp Thủy sản Năm 2011 913.0 844.4 68.6 Năm 2015 872.8 794.8 78.0 Năm 2017 953.1 869.1 84.0 (Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Thái Bình) Diện tích đất ngày nông nghiệp - thủy sản ngày càng bị thu hẹp mà vẫn phảiđáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng cho nhân dân đã đề ra thách thức to lớn cho thành phố Thái Bình. Các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn được quy hoạch và xây dựng nhiều cánh đồng mẫu theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đã nghiên cứu, khảo nghiệm, đưa nhiều giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng chịu sâu bệnh vào sản xuất, thay thế dần các giống cũ; diện tích lúa dài ngày được chuyển sang gieo cấy các giống lúa ngắn ngày có năng suất, chất lượng, giá trị cao; việc dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng đã tạo điều kiện để đưa cơ giới hóa vào hầu hết các khâu sản xuất; ứng dụng, cải tiến các biện pháp canh tác, tăng năng suất lao động; tập trung tăng cường cơ sở vật chất cho vùng sản xuất theo tiêu chí 71 cánh đồng mẫu; đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa. Bảng 3.17. Sản lượng một số cây hàng năm Đơn vị tính: Tấn Năm Lúa Ngô Khoai lang Lạc Đậu tương Năm 2011 63.84 47.55 102.1 25.8 22.9 Năm 2015 62.98 52.5 104 27.5 25 Năm 2017 56.3 54.26 115.78 28.91 24.37 (Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Thái Bình) Bảng 3.18. Sản lượng một số cây lâu năm Đơn vị tính: Tấn Năm Chuối Xoài Cam, quýt Nhãn Vải, chôm chôm Năm 2011 2246.0 29.0 14.8 110.4 362.6 Năm 2015 2310.0 29.6 12.8 130.2 306.0 Năm 2017 1 955.0 38.0 114.0 138.0 308.0 (Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Thái Bình) Giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản đến năm 2017 đạt 952,93 tỷ đồng, bình quân đạt trên 277 triệu đồng/ha/năm. Sản lượng trồng lúa trên 145,8 tấn thóc/năm. Nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành được cân đối, ổn định diện tích đất trồng lúa, cây lâu năm, Thực hiện việc đồn điền đổi thửa làm cho người dân bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Bảng 3.19. Sản lượng gia súc và gia cầm Đơn vị tính: Nghìn con Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm Năm 2011 0.3 1.5 40.0 387 Năm 2015 0.2 0.7 33.65 389.8 Năm 2017 0.2 0.745 31.678 456.0 (Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Thái Bình) 72 Chăn nuôi phát triển mạnh theo hướng gia trại, trang trại quy mô lớn, công nghệ hiện đại. Hiện nay, toàn thành phố có 748 gia trại chăn nuôi, tổng sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng đạt 8,117.6 tấn/năm. 3.5.2. Đánh giá những tác động về xã hội Phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Thái Bình đến năm 2020 có nhiều tác động tích cực đến đời sống, xã hội của đại bộ phận người dân sinh sống trên địa bàn thành phố, nền kinh tế có sự tăng trưởng nhanh chóng, mức sống của người dân cũng tăng lên. Nhiều khu công nghiệp đươc xây dựng thu hút lớn nguồn lao động. Bảng 3.20. Tình hình biến động dân số và lao động qua các năm tại Thành phố Thái Bình Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2015 Năm 2017 Tổng số dân Người 185,427 186,844 187,188 Tỷ lệ phát triển DSTN % 1.18 1.07 1.01 Biến động dân số Số sinh Người 3031 2957 2934 Số tử Người 809 890 940 Tỷ lệ sinh % 1.61 1,58 1.47 Tỷ lệ tử % 0.43 0.48 0.46 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Bình) Số người trong độ tuổi và ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn có khả năng lao động là 152.420 người (trong đó độ lao động là 110.410 người chiếm 53,99% dân số). Tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 68.900 người, chiếm 62,4% tổng lao động (trong đó lao động phi nông nghiệp là 81,7%, nông nghiệp là 18,3%). Nhiều khu công nghiệp được xây dựng với hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại yêu cầu chất lượng có tay nghề. Hàng năm thành phố chú trọng đến công tác tuyển sinh đào tạo nghề, hướng nghiệp, 73 dạy nghề, gửi con em đi đào tạo các lớp công nhân kỹ thuật. Năm 2017, cả thành phố đạt tỷ lệ 67,5% lao động đã qua đào tạo. Cơ sở hạ tầng thành phố Thái Bình cũng có sự thay đổi rõ rệt. Việc xây dựng các khu ở, khu trung tâm và dịch vụ công cộng, khu nghỉ ngơi, giải trí, cũng như việc đi lại giao tiếp của người dântạo môi trường sống, môi trường cảnh quan trong sạch đẹp, an toàn, tạo mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên thân thiện, tạo điều kiện hiện đại hóa cuộc sống của người dân, phục vụ con người phát triển một cách toàn diện. Trên địa bàn thành phố có các di tích với kiến trúc hoa văn cổ xưa mang đậm dấu ấn lịch sử - văn hóa của nền văn minh lúa nước vùng châu thổ sông Hồng như: chùa Đoan Túc (phường Tiền Phong), chùa Bồ (phường Bồ Xuyên), đền Quan (phường Hoàng Diệu), đền Cả (phường Trần Lãm), miếu vua Lẫm, đình Hiệp Trung (xã Đông Hòa), đình Đại Lai, đình Thắng Cựu (xã Phú Xuân) Thái Bình có Nhà hát Chèo Thái Bình, có Nhà hát cải lương, Đoàn ca múa nhạc, Nhà bảo tàng, Trung tâm thông tin triển lãm, Thư viện khoa học tỉnh. Bảo tàng Thái Bình là một trong những Bảo tàng lớn nhất của cả nước... Công tác y tế, giáo dục được chú trọng. Các bệnh viện lớn được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu sức khỏe của người dân. Trên địa bàn thành phố có các cơ cở y tế cấp tỉnh như: Bệnh viện Đa khoa Tỉnh; bệnh viện Phụ sản Thái Bình, bệnh viện Lao phổi Thái Bình, bệnh viện Tâm thần, bệnh viên Nhi, bệnh viện Mắt, bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Đa khoa trường Đại học Y... Tổng số giường bệnh khoảng 1.200 giường. Các cơ sở y tế cấp thành phố: Bệnh viện đa khoa Thành phố, trung tâm y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống bệnh xã hội, kiểm nghiệm dược phẩm, giám định pháp y, 45 phòng khám chuyên khoa, 18 cơ sở dịch vụ y tế, 29 phòng chuẩn trị y học cổ truyền. Tổng số giường bệnh khoảng 60 giường. 74 Cơ sở y tế phường xã: có các trạm y tế, nằm phân tán trong các khu dân cư. Tổng số giường bệnh khoảng 60 giường. Đến hết năm 2015 có khoảng 15/19 xã, phường hoàn thành chuẩn quốc gia về y tế (đạt 73,6%). Về công tác giáo dục: Trên địa bàn thành phố hiện có các trường: Đại học y Thái Bình, trường Đại học Thái Bình, trường Cao đẳng Sư phạm, trường Cao đẳng Y tế, trường Trung học sư phạm mầm non, trường trung cấp nghề, trường trung cấp nghề giao thông vận tải, trường trung cấp nghề số 9, trường trung cấp nghề số 7. Các trường Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề luôn chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo góp phần đáng kể trong việc đào tạo lực lượng lao động cho tỉnh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp loại giỏi tăng, chất lượng học sinh, sinh viên ra trường đã đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Các mục tiêu về hạ tầng xã hội cơ bản đã đạt được: – Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, công trình y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công trình HTXH khác; – Nâng cao và đáp ứng toàn diện những nhu cầu của các hoạt động kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả năng suất lao động; – Tạo lập và phát triển hài hoà, cân đối và đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của các cơ cấu thành phần khác trong vùng; – Giảm bớt sự chênh lệch trong việc cung cấp và trang bị cơ sở hạ tầng giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng lãnh thổ; – Đáp ứng các yêu cầu về hội nhập quốc tế và ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu; – Bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm. 3.5.3. Đánh giá những tác động về môi trường Quy hoạch sử dụng đất thành phố Thái Bình đến năm 2020 mang lại cho thành phố Thái Bình lợi ích to lớn về kinh tế nhưng song song lại là vấn 75 đề môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố đã được nâng lên từng bước. Đã phê duyệt các lĩnh vực, ngành sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hạn chế đầu tư; ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt theo phương pháp lò đốt để hạn chế chôn lấp rác, đảm bảo vệ sinh môi trường; triển khai bàn giao các công trình nước sạch thuộc vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và vốn vay Ngân hàng thế giới cho các doanh nghiệp tư nhân quản lý để phát huy hiệu quả. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các thủ tục về môi trường của các dự án đầu tư; kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong thời gian qua do tăng cường sản xuất công nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở, khai thác vàsử dụng tài nguyên để phục vụ mục đích tăng trưởng kinh tế cùng với sự gia tăng dân số đã gây nhiều sức ép tới môi trường. Các nhân tố tác động đến môi trường thành phố Thái Bình: 3.5.3.a. Tác động của phát triển công nghiệp đối với môi trường Phát triển công nghiệp đòi hỏi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đồng bộ như xây dựng: hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường. Đến nay trên địa bàn thành phố có 7 KCN/CNN đã đi vào hoạt động. -KCN Nguyễn Đức Cảnh; diện tích 102 ha (xã Phú Xuân - phường Trần Hưng Đạo - phường Tiền Phong) -KCN Phúc Khánh; diện tích 200 ha (xã Phú Xuân - phường Phúc Khánh) -KCN Sông Trà; diện tích 250 ha (xã Tân Bình) -KCN Gia Lễ; diện tích 85 ha (xã Đông Thọ - xã Đông Mỹ, thành phố Thái Bình & xã Đông Dương - xã Đông Xuân) -Trung tâm thương mại và dịch vụ Hoàng Diệu ha (phường Hoàng Diệu) 76 -CCN Phong Phú; diện tích 78 ha (phường Tiền Phong) -CCN Trần Lãm; diện tích 9,33 ha (phường Trần Lãm) Các KCN, các điểm sản xuất công nghiệp tập trung hiện đang là những nguồn gây ô nhiễm cho môi trường không khí, môi trường nước của thành phố, do nằm trong khu vực dân cư tập trung, quy hoạch hạ tầng không đồng bộ.... Ngành công nghiệp sản vật liệu xây dựng, cơ khí, thực phẩm, tiêu thụ một lượng lớn nguồn nhiên liệu, than, dầu, khi sản xuất thải vào môi trường một lượng lớn chất ô nhiễm nếu không được xử lý. Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp còn chưa hợp lý, một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp đặt quá gần khu dân cư, không đảm bảo khoảng cách ly an toàn vệ sinh môi trường, sắp xếp, quy hoạch sản xuất công nghiệp, bố trí vị trí các cơ sở sản xuất trong KCN, CCN chưa khoa học, hệ thống xử lý chất thải tại nhiều khu, cụm công nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu. Việc kiểm soát ô nhiễm và thống kê lượng chất thải tại cơ sở sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ bên ngoài KCN, CCN chưa triệt để là những nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm môi trường của các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung. 3.5.3.b. Tác động của phát triển nông nghiệp đối với môi trường Việc sử dụng không đúng quy trình, liều lượng hoá chất bảo vệ thực vật và lạm dụng phân hoá học trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến sự tồn lưu một lượng rất lớn hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trường và trong các sản phẩm nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất đặc biệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Trong những năm gần đây lượng rơm rạ sau khi thu hoạch lúa, rơm rạ không được tận dụng mà người dân đã đốt gây ô nhiễm môi trường không khí và sức khỏe người dân, rơm rạ ướt không đốt được đã vất bừa bãi ra các kênh mương gây ách tắc dòng chảy và ô nhiễm nguồn nước mặt. 77 Lượng chất thải (nước thải, chất thải rắn) từ quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm rất lớn. Tỷ lệ chất thải trong quá trình chăn nuôi được xử lý còn rất thấp hầu hết thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe người nhân dân. Do hầu hết các hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố đều nằm xen kẽ với khu dân cư tập trung nên việc quy hoạch xây dựng khu chăn nuôi tập trung và nhân rộng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas là vô cùng cần thiết và cấp bách. 3.5.3.c. Tác động của phát triển dịch vụ tới môi trường Sự gia tăng phát triển dịch vụ cũng gây ra tác động không nhỏ tới môi trường nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ. Các lĩnh vực dịch vụ như kinh doanh nhà hàng, chợ đang là nguồn gây ra lượng lớn về chất thải rắn, nước thải sinh hoạt có BOD, kiềm cao không qua hệ thống xử lý đã đổ ra môi trường. Dịch vụ du lịch Việc xây dựng cơ sở lưu trú du lịch: khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái sẽ kéo theo những tác hại: ảnh hưởng nguồn nước, gây tiếng ồn, phá vỡ cảnh quan, tạo rác thải, nước thải. Đặc biệt, phát thải CO2 của khách du lịch gấp 5 lần phát thải CO2 hằng năm của cư dân trong nước công nghiệp. Bên cạnh đó, khách du lịch tiêu thụ nước tại các địa điểm đến lớn hơn 3 - 4 lần so với cư dân địa phương. Lượng khách du lịch trung bình tăng, tỉ lệ thuận với một số tác động của kinh doanh lưu trú du lịch đến môi trường như: tiêu thụ tài nguyên, tạo chất thải, phát sinh tiếng ồn, phát thải nhiệt. Tuy nhiên, ý thức BVMT của chúng ta thực tế chỉ nằm ở mức rất thấp như: các doanh nghiệp du lịch chỉ chú ý các biện pháp BVMT ít đầu tư nâng cao ý thức về BVMT cho khách, nhân viên; thiếu và hiệu lực yếu về những chế tài đối với những hành vi vi phạm, xâm hại đến môi trường.. 3.5.3.d. Tác động của phát triển giao thông tới môi trường Quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông (đường, cầu, cống,..) sẽ kéo theo các nguy cơ về ô nhiễm bụi, ô nhiễm môi trường không khí do khí 78 thải của các phương tiện thi công, phát sinh các chất thải xây dựng và ô nhiễm cảnh quan do quá trình xây dựng. Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải sẽ làm phát sinh tiếng ồn, bụi và các chất khí độc hại, tác động tới sức khỏe cộng đồng và làm giảm sự trong lành của khí quyển. Các khí độc hại phát sinh trong quá trình đốt nhiên liệu từ các loại xe có động cơ, đây chính là nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn nhất. Về ô nhiễm không khí do bụi, khi các phương tiện lưu thông sẽ cuốn một lượng lớn bụi đường vào không khí; ngoài ra khi hãm phanh sẽ tạo ra bụi đá, bụi cao su và bụi sợi. Bụi và các khí thải độc dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, qua da và niêm mạc mắt, miệng. Về tiếng ồn, đây là dạng ô nhiễm phổ biến do hoạt động giao thông, đặc biệt là ở các đô thị. Trong các nguồn sinh ra tiếng ồn ở đô thị thì các phương tiện giao thông vận tải đóng vai trò chủ yếu: 60 - 80% bởi các nguyên nhân sau do tiếng ồn từ động cơ, do ống xả, do rung động các bộ phận xe, đóng cửa xe, còi xe, phanh xe, do sự tương tác giữa lốp xe và mặt đường... Tiếng ồn gây tác hại rất lớn đến toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan thính giác nói riêng. Tiếng ồn mạnh, thường xuyên gây nên bệnh đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, bực tức vô cớ, trạng thái tâm thần bất ổn, mệt mỏi. 3.5.3.e. Tác động của phát triển hạ tầng đối với môi trường - Ô nhiễm tiếng ồn trong xây dựng là vấn đề bị người dân phản ánh nhiều nhất và thường xảy ra. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn tại công trường thi công bao gồm: máy xúc, máy ủi, máy ép cọc, máy cắt. - Bụi xây dựng chủ yếu được tạo ra bởi một số hoạt động: đào xới đất tại công trường thi công, xử lý và vận chuyển, chôn lấp, đào đất làm đường; vật liệu xây dựng (vôi, xi măng, cát, sỏi, gạch) - Rác thải xây dựng chủ yếu là những nguyên vật liệu thải bỏ, bao bì nguyên liệu xây dựng và bán thành phẩm xây dựng. 79 - Khí thải trong xây dựng có độc tính cao chủ yếu được thải ra từ vật liệu trang trí xây dựng như: sơn phủ, sơn trang trí - Nước thải trong xây dựng được thải ra chủ yếu từ các giếng nước ngầm nhân tạo, nước bùn thải khi thi công móng cọc, nước thải trong quá trình bảo dưỡng bê tông, nước thải từ thiết bị thí nghiệm thủy lực và nước thải sinh hoạt từ các công nhân thi công 3.6. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT - Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cầnsự thống nhất của hệ thống quy hoạch từ Trung ương đến địa phương, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động quy hoạch đang thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. - Phải tăng cường cồng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quy hoạch, quy hoạch xây dựng, phải thấy được công tác quy hoạch là vấn đề chiến lược, luôn phải đi trước một bước làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng công trình, xây dựng đô thị mới và công tác chỉnh trang phát triển đô thị. Cần tập trung chỉ đạo làm tốt việc dân chủ công khai quy hoạch để nhân dân biết, bàn và tham gia ý kiến góp phần thực hiện quy hoạch có tính khả thi. Cần có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan Nhà nước và nhân dân trong quá trình thực hiện quy hoạch. Đồng thời phải tích cực tuyên truyền, tổ chức học tập pháp luật nhất là: Luật xây dựng, Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, làm cho mọi người dân hiểu được nguyên tắc, thủ tục xây dựng cơ bản để thực hiện, phải triệt để tiết kiệm đất đai và thực hiện theo đúng quy trình từ quy hoạch chung đến quy hoạch chi tiết, giao đất, cấp giấy phép xây dựng. - Cần sớm lập quy hoạch chi tiết đối với Thành phố và các xã, phường để phân kỳ đầu tư cho hợp lý, có kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn; ưu tiên bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch và những công trình hạ tầng cơ 80 sở như: hệ thống cấp thoát nước, giao thông, trường học, trung tâm văn hóa, thể thao, y tế, các cụm công nghiệp, công viên vui chơi giải trí, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống các chợ; các di tích lịch sử văn hóa, trụ sở xã, phường và các cơ quan..., có kế hoạch triển khai đặt tên phố, đánh số nhà khu đô thị mới theo quy định. - Giải pháp cụ thể nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế và nội lực trong nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tập trung đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị các trung tâm mới, hoàn thành quy hoạch và từng bước thực hiện mô hình nông thôn mới, quan tâm chỉ đạo; xây dựng nâng cấp các tuyến đường đến trung tâm các xã; sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường nội thị, hệ thống chiếu sáng, trụ sở làm việc các cơ quan, phòng, ban, ngành, xã, phường, khu công viên vui chơi giải trí, hệ thống cây xanh, - Nâng cao chất lượng và tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng, thường xuyên kiểm tra trong quá trình thực hiện, phát hiện, xử lý kịp thời những việc làm sai trái không đúng quy hoạch. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, chủ đầu tư để thực hiện có chất lượng, đúng tiến độ; tăng cường công tác giám sát, phối hợp chặt chẽ giữa giám sát, tư vấn thiết kế và chủ đầu tư, khi cần phải điều chỉnh quy hoạch phải thực hiện đúng quy trình đề ra. Xây dựng và triển khai thực hiện đầy đủ các quy chế, quy định về quản lý quy hoạch, quản lý kiến trúc, quản lý xây dựng và bổ xung Quy chế quản lý đô thị... Các quy chế, quy định này cần được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân hiểu và thực hiện theo đúng quy định và kịp thời bổ sung những vấn đề mới phát sinh và vướng mắc để quy chế, quy định ngày càng hoàn thiện hơn. - Tăng cường hoạt động của đội Thanh tra xây dựng và Quản lý trật tự đô thị, tổ quản lý trật tự đô thị các phường, xã. Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch xây dựng, 81 quản lý đô thị tiến tới thành lập Phòng Quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị theo quy mô đô thị loại II. Đổi mới và tăng cường công tác cải cách hành chính, giảm bớt những thủ tục phiền hà trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, cấp phép xây dựng. Thực hiện tốt cơ chế một cửa, nâng cao chất lượng hiệu quả của bộ phận một cửa liên thông, bảo đảm công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị của Thành phố đi vào nền nếp, có hiệu quả. 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Thực hiện quy hoạch sử dụng đất là việc tiến hành các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp chế của Nhà nước để tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả, thông qua việc phân phối quỹ đất vốn có nhằm tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Thực hiện được phương án QHSDĐ có nghĩa là đã giải được bài toán quản lý sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2017 thành phố Thái Bình đã đạt được kết quả như sau: - Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hạch sử dụng đất: + Nhóm đất nông nghiệp: Kết quả thực hiện đạt được 131,63% so với phương án quy hoạch, cao hơn phương án quy hoạch 826,34 ha. Vượt kế hoạch 31,63% + Nhóm đất phi nông nghiệp: Kết quả thực hiện phương án quy hoạch chỉ đạt 80,53% kế hoạch đề ra, với diện tích thực hiện là 3.364,1 ha. + Nhóm đất chưa sử dụng: Kết quả thực hiện kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng thực hiện được 156,2% so với phương án quy hoạch, cao hơn phương án quy hoạch 11,19 ha. Vượt kế hoạch 56,2%. -Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất: + Diện tích kế hoạch sử dụng đất đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 752,65 ha, kết quả thực hiện chuyển mục đích từ đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp giai đoạn (2011-2017) là 25,35 ha, chiếm 3,37% so với kế hoạch. + Diện tích kế hoạch sử dụng đất đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở là 35,32 ha, kết quả thực hiện Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở giai đoạn (2011-2017) là 2,41 ha, chiếm 6,82% so với kế hoạch. 83 - Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất chưa sử dụng: Diện tích chuyển mục đích đất chưa sử dụng là 1,39 ha, thấp hơn so với kế hoạch 9,31 ha, chiếm 13% so với kế hoạch. - Kết quả hoàn thành xây dựng các công trình dựán: + Dựán có trong quy hoạch, kế hoạch đã được thực hiện xong đến năm 2017: 106 công trình. + Dựán có trong quy hoạch, kế hoạch chưa được thực hiện trong kỳ quy hoạch: 69 công trình. + Công trình không có trong quy hoạch nhưng vẫn được thực hiện: 3 công trình. Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2017 đã có sự tác động đến thành phố Thái Bình trên các phương diện: -Tác động đến nền kinh tế: Tăng tỷ trọng ngànhcông nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng thương mại - dịch vụ và ngành nông nghiệp - thủy sản. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng đạt 24,415.2 tỷ đồng, giá trị ngành nông nghiệp - thủy sản đạt 953.1 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 10,183.1 tỷ đồng. - Tác động đến xã hội: + Công tác giải quyết việc làm, giáo dục, y tế, văn hóa được chú trọng. + Phát triển xây dựng các cơ sở hạ tầng thành phố: khu nhàở, khu dịch vụ công cộng, khu vui chơi giải trí, - Tác động đến môi trường: Sức ép của quá trình đô thị hóa và ngành công nghiệp, xây dựng cùng với sự gia tăng dân sốđã gây sức ép tới môi trường. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ngày càng trầm trọng bởi hoạt động sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải rắnđô thị, chất thải công nghiệp, chất thải y tế,... Trên cơ sở phân tích tổng hợp các số liệu của các chương trên, đã đề xuất các giải pháp trong thực hiện quy hoạch sử dụng đấtđến năm 2020 của thành phố Thái Bình. 84 2. Kiến nghị Để cho việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai các giai đoạn sau được thực hiện tốt hơn, đảm bảo sự phát triển kinh tế -xã hội và nhu cầu sử dụng đất của nhân dân, tôi có một số kiến nghị như sau: - Đảng ủy, UBND, HĐND thành phố cần có biện pháp tích cực trong việc đầu tư vốn, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, cải tạo đất và công tác thủy lợi, từng bước đưa diện tích đất chưa sử dụng vào cải tạo khai thác và sử dụng có hiệu quả như trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. - Bên cạnh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, để phát triển sản xuất, thành phố cần có những biện pháp bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường nước, môi trường không khí góp phần đảm bảo an toàn môi trường sinh thái. - Các cấp chính quyền thành phố cần có các biện pháp đối với vấn đề giảm tỷ lệ phát triển dân số. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phân tích những thuận lợi, khó khăn, rút ra kinh nghiệm nhằm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được tốt hơn. Tránh tình trạng nhiều công trình hạng mục kéo dài nhiều năm không thực hiện mà không có biện pháp khắc phục. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. FAO (1993), Hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Roma 2. Lương Văn Hinh (2003), Quy họach sử dụng đất đai. 3. Nguyễn Hữu Ngữ (2010), Quy hoạch sử dụng đất đai. 4. Nguyễn Tất Âu (2011), Luận văn thạc sĩ Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đàn - tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2010. 5. Nguyễn Thảo ( 2013), Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới. 6. Nguyễn Thị Kim Ngân (2015), Công tác quy hoạch, kế họạch sử dụng đất ở nước ta. 7. Phùng Văn Hảo (2011), Luận văn Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai tại huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2010. 5. Quốc hội (1993). Luật đất đai năm 1993, NXB chính trị Quốc gia 8. Quốc hội (2003). Luật đất đai năm 2003, NXB chính trị Quốc gia 9. Quốc hội (2013). Luật đất đai năm 2013, NXB chính trị Quốc gia 10. UBND thành phố Thái Bình (2011), Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) - thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình". 11. UBND thành phố Thái Bình (2016), Kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố Thái Bình giai đoạn 2016 - 2020. 12. UBND thành phố Thái Bình (2015), Kết quả kiểm kê đất đai năm 2014 thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. 13. UBND thành phố Thái Bình (2015), Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đến năm 2014 thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. 14. UBND thành phố Thái Bình (2015), Báo cáo Kết quả thống kê đất đai năm 2015 thành phố Thái Bình. 15. UBND thành phố Thái Bình (2016), Báo cáo Kết quả thống kê đất đai năm 2016 thành phố Thái Bình. 86 16. UBND thành phố Thái Bình (2017), Báo cáo Kết quả thống kê đất đai năm 2017 thành phố Thái Bình. 17. UBND thành phố Thái Bình (2017), Niên giám thông kê năm 2017 thành phố Thái Bình. 18. UBND thành phố Thái Bình (2017), Báo cáo Tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố Thái Bình từ 2015 đến nay. 19. UBND thành phố Thái Bình (2017), Báo cáo Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển nguồn nhân lực của ngành, lĩnh vực trên địa bàn thành phố Thái Bình. 19. Võ Tử Can (2004), Báo cáo “Phương pháp luận cơ bản về quy hoạch sử dụng đất đai”. Tiếng Anh 20. Committee on Fisheries (COFI)/Food and Agriculture Organization (FAO) (1991), Fisheries Report - R459 - Report of the Nineteenth Session of the Committee on Fisheries, Rome. 21. Miguel.A.Altieri (2004) Genentic engineering in agriculture. The Myths, Environmental Risks, and Alternatives

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_danh_gia_ket_qua_va_nhung_tac_dong_cua_viec_thuc_hi.pdf
Tài liệu liên quan