Luận văn Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện tại Công ty Điện lực Long An

LỜI CẢM ƠN Tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô trường Đại học Điện lực, các tổ chức, cá nhân đã truyền đạt kiến thức, thảo luận, cung cấp các tài liệu cần thiết, cùng với những câu trả lời và giúp đỡ tôi hoàn thành bài luận văn này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn tới: Cô giáo TS Nguyễn Hương Mai: Khoa Quản lý năng lượng -Trường Đại học Điện lực. Và tôi cũng xin cảm ơn tới tất cả các khách hàng, gia đình và bạn bè đã giúp tôi trong thời gian qua.

pdf91 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện tại Công ty Điện lực Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trân trọng! Huỳnh Anh Dũng Lớp Cao học QLNL2 - Trường Đại học Điện lực LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hương Mai. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Huỳnh Anh Dũng 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1 LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 2 MỤC LỤC .................................................................................................................. 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 5 DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................................... 8 MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 9 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN ................................ 12 1.1. Dịch vụ: ............................................................................................................... 12 1.1.1. Khái niệm “dịch vụ”: ....................................................................................... 12 1.1.2 Đặc tính dịch vụ: ............................................................................................... 12 1.1.3 Chất lượng dịch vụ: ........................................................................................... 14 1.2. Dịch vụ cung cấp điện: ....................................................................................... 16 1.2.1 Một số khái niệm về dịch vụ cung cấp điện và khách hàng sử dụng điện: ....... 16 1.2.2. Bản chất của dịch vụ cung cấp điện: ................................................................ 18 1.2.3. Các nhóm chỉ tiêu về dịch vụ cung cấp điện: .................................................. 19 1.2.4. Một số đặc điểm của dịch vụ cung cấp điện: ................................................... 23 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung cấp điện: ...................... 24 Kết luận chương I: ..................................................................................................... 27 CHƯƠNG II ............................................................................................................... 29 THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG CUNG CẤP ĐIỆN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG AN ........................................................................................................ 29 2.1. Giới thiệu về Công ty Điện lực Long An: .......................................................... 29 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty ...................................................... 29 2.1.2. Ngành nghề hoạt động kinh doanh: ................................................................. 30 2.1.3. Mô hình tổ chức và nguồn lực lao động: ......................................................... 30 2.2. Tình hình sử dụng điện tại tỉnh Long An: ........................................................... 33 2.2.1. Đặc điểm nguồn và lưới điện: .......................................................................... 33 3 2.2.2. Quản lý khách hàng: ........................................................................................ 34 2.2.3. Điện năng thương phẩm của các khu vực ........................................................ 34 2.3. Đánh giá về chất lượng cung cấp điện tại Công ty Điện lực Long An ............... 36 2.3.1. Chỉ số tiếp cận điện năng đối với khách hàng có nhu cầu lắp đặt mới đường dây trung thế và trạm biến áp chuyên dùng .................................................... 36 2.3.2. Độ tin cậy trong quá trình cung cấp điện : ....................................................... 48 Tóm tắt và kết luận chương II: ................................................................................... 64 CHƯƠNG III ............................................................................................................. 66 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG AN .................. 66 3.1. Quan điểm và định hướng chung. ....................................................................... 66 3.2. Các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện khách hàng. ........ 67 3.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao việc thực hiện chỉ số tiếp cận điện năng đối với các khách hàng có nhu cầu lắp đặt mới đường dây trung thế và trạm biến áp chuyên dùng. .............................................................................................................. 67 3.2.2. Giải pháp 2: giảm thời gian mất điện do bảo trì, sửa chữa lưới điện. .............. 70 3.2.3. Giải pháp 3: giảm sự cố và thời gian mất điện do sự cố. ................................ 72 3.2.4. Giải pháp 4: thực hiện đấu nối khách hàng mới vào lưới điện, khắc phục sự cố, thay thế và sửa chữa vật tư thiết bị có nguy cơ xảy ra sự cố bằng phương pháp Hotline. .............................................................................................................. 73 3.2.5. Giải pháp 5: Đầu tư các trạm biến áp 220kV và các trạm 110kV phù hợp với Quy hoạch phát triển lưới điện. ........................................................................... 83 3.2.6. Giải pháp 6: Đầu tư, cải tạo lưới điện phân phối 22kVphù hợp với Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Long An, giảm tải các đường dây 22kV đầy tải, tạo mạch vòng lưới điện, bọc hóa lưới điện giảm sự cố. ........................................... 87 Tóm tắt và kết luận chương III: ................................................................................. 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 90 1. Kết luận. ................................................................................................................. 90 2. Kiến nghị ................................................................................................................ 91 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO92 PHỤ LỤC.94 PHỤ LỤC 1..94 PHỤ LỤC 2.....103 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBCNV : Cán bộ công nhân viên Điện lực : Điện lực Thành phố, huyện EVN : Tập đoàn Điên lực Việt Nam EVN SPC : Tổng Công ty Điện lực miền Nam GDP : Tổng sản phẩm nội địa HĐMBĐ : Hợp đồng mua bán điện HTĐ : Hệ thống điện MBA : Máy biến áp KCN : Khu công nghiệp PCLA : Công ty Điện lực Long An TBA : Trạm biến áp TP, TX : Thành phố, Thị xã UBND : Ủy ban nhân dân HLATLĐ : Hành lang an toàn lưới điện 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu điện năng thương phẩm theo thành phần phụ tải trong năm 2014 Bảng 2.2: Lưu đồ cấp điện khách hàng có trạm riêng Bảng 2.3: Các trạm 110kV trên địa bàn tỉnh Long An Bảng 2.4: Tình trạng mang tải của các trạm 110kV trên địa bàn tỉnh Long An Bảng 2.5: Kết quả thực hiện chỉ tiêu suất sự cố Bảng 2.6: Kết quả thực hiện chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện Bảng 3.1: Dự trù kinh phí đầu tư cho 1 đội Hotline Bảng 3.2: Nhu cầu sửa chữa bằng phương pháp Hotline của PCLA Bảng 3.3: Lợi ích kinh tế của 1 đội hotline trong 1 năm: 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Điện lực Long An Hình 2.2: Biểu đồ khách hàng toàn Công ty từ năm 2010 đến 2014 Hình 2.3: Biểu đồ Điện năng thương phẩm toàn Công ty từ 2008-2014 Hình 2.4 : Biểu đồ cơ cấu thành phần phụ tải toàn Công ty năm 2014 Hình 3.1: Bọc đà , dây để thay sứ đứng. Hình 3.2: Trồng trụ bằng phương pháp Hotline Hình 3.3: Lắp đà bằng phương pháp Hotline. Hình 3.4: Lắp kẹp rẽ nhánh bằng phương pháp Hotline 8 MỞ ĐẦU a) Lý do chọn đề tài: Hiện nay, cùng với đà phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ đang trở thành thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Công ty Điện lực Long An với nhiệm vụ: Quản lý vận hành, kinh doanh bán điện và đầu tư phát triển lưới đ iện từ cấp điện áp 22kV xuống 0,4kV. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ cho cuộc sống với chất lượng cao đang là một đòi hỏi bức thiết mang tính xã hội hoá. Đặc biệt, nhiều khách hàng có xu hướng sẵn sàng trả tiền để được cung cấp dịch vụ tốt hơn. Trong xu thế đó “chất lượng dịch vụ” đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu, đồng thời tiêu chí “đặt khách hàng ở vị trí trung tâm” đang trở thành chiến lược mới của nhiều doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập. Khách hàng luôn là điểm đến cuối cùng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp làm dịch vụ, khả năng thoả mãn nhu cầu khách hàng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng doanh thu và lợi nhuận của đơn vị. Trong danh mục các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của nền kinh tế, điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt với tính chất là không có khả năng tích trữ vì ngay sau khi được sản xuất, điện năng được hòa vào lưới điện quốc gia và truyền tải đến nơi tiêu thụ. Ngày nay, điện năng đã trở thành hàng hóa tiêu dùng không thể thiếu tại các xã hội có tốc độ phát triển đô thị hóa cao và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Mặt khác, xét trên bình diện chính trị thì điện năng là mặt hàng mang tính an ninh quốc gia. Chính vì vậy tại hầu hết các quốc gia trên thế giới điện năng là hàng hóa độc quyền thuộc sở hữu của Nhà nước. Do có tính chất đặc biệt quan trọng nên việc cung cấp điện đòi hỏi ngày càng phải được nâng cao, bao gồm: kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, đảm bảo đủ công suất cung cấp và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện, đảm bảo cấp điện an toàn liên tục với chất lượng điện ngày càng tốt hơn. Chính vì vậy, Chính Phủ đã có chỉ đạo Bộ Công Thương ban hành các Thông tư, các quy định yêu cầu Ngành điện phải đảm bảo thời gian cấp điện, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện và cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút 9 đầu tư. Tập Đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam cũng đã có chỉ thị thực hiện nâng cao dịch vụ cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khách hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến phương hướng hoạt động, chiến lược kinh doanh của ngành cũng như của các đơn vị kinh doanh trực tiếp và hình ảnh của ngành trước xã hội. Trước sự cấp thiết của việc đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp điện theo yêu cầu khách hàng, đảm bảo chỉ số độ tin cậy cung cấp điện theo quy định Thông tư 32 và chỉ số tiếp cận điện năng theo Thông tư 33 của Bộ Công Thương, Tôi quyết định chọn đề tài “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện tại Công ty Điện lực Long An”. b) Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu chính của đề tài là đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện nói chung và đặc biệt là khách hàng ngoài mục đích sinh hoạt (khách hàng sản xuất, kinh doanh) của Công ty Điện lực. c) Nhiệm vụ nghiên cứu: - Thu thập, phân tích đánh giá dữ liệu về thực trạng công tác dịch vụ cung cấp điện cho khách hàng tại Công ty. - Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng công tác giải quyết hồ sơ cấp điện cho khách hàng sử dụng điện ngoài mục đích sinh hoạt, các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện tại Công ty Điện lực Long An. - Xác định các tồn tại và các nguyên nhân làm tăng thời gian giải quyết hồ sơ cấp điện cho khách hàng ngoài mục đích sinh hoạt và tăng thời gian, số lần gián đoạn cung cấp điện (mất điện) cho khách hàng tại Công ty. - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện cho khách hàng tại Công ty Điện lực. d) Phạm vi, giới hạn nghiên cứu: - Về không gian: Công ty Điện lực Long An cung cấp điện cho: 1 Thành phố, 1 Thị xã, 13 Huyện trên địa bàn. - Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng công tác phê duyệt phụ tải phát triển khách hàng ngoài mục đích sinh hoạt và chỉ số độ tin cậy cung cấp điện cho 10 khách hàng sử dụng điện tại Công ty Điện lực Long An từ năm 2012 đến 2014; Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện cho khách hàng sử điện tại Công ty Điện lực Long An đến năm 2016 và các năm sau. e) Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu, số liệu nhằm xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện ngoài mục đích sinh hoạt và các nhân tố ảnh hưởng làm tăng chỉ số độ tin cậy cung cấp điện. - Phương pháp nghiên cứu thông kê, phân tích đánh giá số liệu. Các số liệu được thu thập từ bộ phận giao dịch khách hàng, Phòng tiếp nhận và giải đáp thông tin khách hàng, Phòng Điều độ và Phòng Kế hoạch Kỹ thuật Công ty ; một số số liệu khác được thu thập qua các báo cáo, thống kê hàng năm của Công ty Điện lực Long An . - Thông tin số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp phân tích, kết hợp với ý kiến tham khảo (bằng phỏng vấn) các cán bộ chuyên viên thuộc Công ty Điện lực Long An (PCLA), Tổng công ty Điện lực Miền nam (EVN SPC) và các chuyên gia kinh tế và các chuyên gia kỹ thuật. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện khách hàng sử dụng điện. f) Dự kiến những đóng góp mới Đưa các giải pháp ứng dụng thực tế để nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện tại Công ty Điện lực Long An. NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan về dịch vụ cung cấp điện Chương 2: Thực trạng về chất lượng cung cấp điện tại Công ty Đ iện lực Long An Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện tại Công ty Điện lực Long An. 11 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN 1.1. Dịch vụ: 1.1.1. Khái niệm “dịch vụ”: Dịch vụ là một khái niệm phổ biến trong marketing và kinh doanh. Có rất nhiều cách định nghĩa về dịch vụ nhưng theo Valarie A. Zeithaml và Mary J. Bitner (2000) thì “dịch vụ là những hành vi, quá trình và cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làm thoả mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng”. 1.1.2 Đặc tính dịch vụ: Dịch vụ là một “sản phẩm đặc biệt” có nhiều đặc tính khác với các loại hàng hoá khác như tính vô hình, tính không đồng nhất, tính không thể cất trữ, tính không thể tách rời và không thể chuyển giao sở hữu. Chính những đặc tính này làm cho dịch vụ trở nên khó định lượng và không thể nhận dạng bằng mắt thường, mà chỉ có thể cảm nhận được thông qua quá trình sử dụng, cụ thể như sau: a) Tính vô hình: Dịch vụ không có hình dáng cụ thể, không thể sờ mó, cân đong, đo đếm một cách cụ thể như đối với các sản phẩm vật chất hữu hình. Khi mua sản phẩm vật chất, khách hàng có thể yêu cầu kiểm định, thử nghiệm chất lượng trước khi mua nhưng sản phẩm dịch vụ thì không thể tiến hành đánh giá như thế. Do tính chất vô hình, dịch vụ không có “mẫu” và cũng không có “dùng thử” như sản phẩm vật chất. Chỉ thông qua việc sử dụng dịch vụ, khách hàng mới có thể cảm nhận và đánh giá chất lượng dịch vụ một cách đúng đắn nhất. b) Tính không đồng nhất, thiếu ổn định Dịch vụ không thể được cung cấp hàng loạt, tập trung như sản xuất hàng hoá do vậy nhà cung cấp khó có thể tiêu chuẩn hoá, đo lường, quy chuẩn hóa chất lượng dịch vụ một cách thống nhất. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của nhà cung cấp dịch vụ như đại diện của nhà cung cấp, khách hàng và môi trường cung cấp dịch vụ. 12 Đặc tính này còn được gọi là tính khác biệt của dịch vụ. Theo đó, việc thực hiện thường khác nhau tuỳ thuộc vào cách thức phục vụ, nhà cung cấp dịch vụ, người phục vụ, thời gian thực hiện, lĩnh vực phục vụ, đố i tượng phục vụ và địa điểm phục vụ. Hơn thế, cùng một loại dịch vụ cũng có nhiều mức độ thực hiện từ “cao cấp”, “phổ thông” đến “thứ cấp”. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng dịch vụ hoàn hảo hay yếu kém khó có thể xác định dựa vào một thước đo chuẩn mà phải xét đến nhiều yếu tố liên quan khác trong trường hợp cụ thể. c) Tính không thể lưu trữ, tồn kho được Dịch vụ chỉ tồn tại vào thời gian mà nó được cung cấp, do vậy chúng không thể lưu trữ, tồn kho rồi đem bán như hàng hoá khác. Chúng ta có thể ưu tiên thực hiện dịch vụ theo thứ tự trước sau nhưng không thể đem cất dịch vụ rồi sau đó đem ra sử dụng vì dịch vụ thực hiện xong là hết, không thể để dành cho việc “tái sử dụng” hay “phục hồi” lại. Chính vì vậy, dịch vụ là sản phẩm được sử dụng khi tạo thành và kết thúc ngay sau đó. Hoạt động sản xuất và tiêu dùng dịch vụ gắn liền với nhau, cùng bắt đầu và kết thúc. d) Tính không thể tách rời Tính không thể tách rời của dịch vụ thể hiện ở việc khó có thể phân chia dịch vụ thành hai giai đoạn rạch ròi là giai đoạn sản xuất và giai đoạn sử dụng. Sự tạo thành và sử dụng dịch vụ thông thường diễn ra đồng thời cùng lúc với nhau. Nếu hàng hoá thường được sản xuất, lưu kho, phân phối và sau cùng mới giao đến người tiêu dùng thì dịch vụ được tạo ra và sử dụng ngay trong suốt quá trình tạo ra đó. Đối với sản phẩm hàng hoá, khách hàng chỉ sử dụng sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng, còn đối với dịch vụ, khách hàng đồng hành trong suốt hoặc một phần của quá trình tạo ra dịch vụ. Nói cách khác, sự gắn liền của hai quá trình này làm cho dịch vụ trở nên hoàn tất. e) Tính không chuyển quyền sở hữu được Khi mua một hàng hoá, khách hàng được chuyển quyền sở hữu và trở thành chủ sở hữu hàng hoá mình đã mua. Nhưng khi mua dịch vụ thì khách hàng chỉ được 13 quyền sử dụng, được hưởng lợi ích mà dịch vụ mang lại trong một thời gian nhất định. Nói cách khác, người tiêu dùng không thể nhận toàn quyền sở hữu dịch vụ từ nhà cung cấp, cả hai cùng thực hiện trong quá trình chuyển giao dịch vụ. Đối với dịch vụ, do tính vô hình và tính không tách rời, các nhà nghiên cứu đã phân chia dịch vụ thành 2 lớp: - Lớp thứ nhất gọi là dịch vụ cơ bản: đáp ứng lợi ích cơ bản của khách hàng. Dịch vụ cơ bản là dịch vụ thỏa mãn nhu cầu chính của khách hàng, là lý do chính để khách hàng mua dịch vụ. Tuy nhiên dịch vụ cơ bản không phải là lý do làm cho khách hàng chọn nhà cung cấp dịch vụ, mà chỉ là cơ sở để chọn loại dịch vụ. - Lớp thứ hai gọi là dịch vụ thứ cấp: Nói cách khác, dịch vụ thứ cấp là sự kết hợp của cả yếu tố hữu hình và vô hình (mà phần lớn là dịch vụ khách hàng). Nhờ các dịch vụ thứ cấp mà nhà cung cấp dịch vụ giúp khách hàng phân biệt dịch vụ của mình với dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Các dịch vụ thứ cấp rất đa dạng và thay đổi theo sự cạnh tranh trên thị trường. Nó giúp khách hàng lựa chọn tiêu dùng dịch vụ của nhà cung cấp nào, tức là nó giúp cho nhà cung cấp dịch vụ tăng khả năng cạnh tranh. 1.1.3 Chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ có nhiều cách định nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng nghiên cứu và môi trường nghiên cứu và việc tìm hiểu chất lượng dịch vụ là cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, việc định nghĩa chất lượng dịch vụ không chỉ quan trọng trong việc xây dựng mục tiêu phát triển mà còn định hướng cho doanh nghiệp phát huy được thế mạnh của mình một cách tốt nhất. Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng xét một cách tổng thể, chất lượng dịch vụ bao gồm những đặc điểm sau đây: a) Tính vượt trội: Đối với khách hàng, dịch vụ có chất lượng là dịch vụ thể hiện được tính vượt trội “ưu việt” của mình so với những sản phẩm khác. Chính tính ưu việt này làm cho chất lượng dịch vụ trở thành thế mạnh cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ. Cũng phải nói thêm rằng sự đánh giá về tính vượt trội của chất lượng dịch vụ chịu 14 ảnh hưởng rất lớn đối với việc đánh giá chất lượng dịch vụ từ phía khách hàng trong các hoạt động marketing và nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng. b) Tính đặc trưng của sản phẩm: Chất lượng dịch vụ là tổng thể những mặt cốt lõi nhất và tinh tuý nhất kết tinh trong sản phẩm, dịch vụ tạo nên tính đặc trưng của sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy, dịch vụ hay sản phẩm, dịch vụ tạo nên tính đặc trưng của sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy, dịch vụ hay sản phẩm có chất lượng cao sẽ hàm chứa nhiều “đặc trưng vượt trội” hơn so với dịch vụ cấp thấp. Sự phân biệt này gắn liền với việc xác định các thuộc tính vượt trội hữu hình hay vô hình của sản phẩm dịch vụ. Chính nhờ những đặc trưng này mà khách hàng có thể nhận biết chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp khác với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, trong thực tế rất khó xác định các đặc trưng cốt lõi của dịch vụ một cách đầy đủ và chính xác. Vì vậy, các đặc trưng này không có giá trị tuyệt đối mà chỉ mang tính tương đối giúp cho việc nhận biết chất lượng dịch vụ trong trường hợp cụ thể được dễ dàng hơn thôi. c) Tính cung ứng Chất lượng dịch vụ gắn liền với quá trình thực hiện/chuyển giao dịch vụ đến khách hàng. Do đó, việc triển khai dịch vụ, phong thái phục vụ, và cách cung ứng dịch vụ sẽ quyết định chất lượng dịch vụ tốt hay xấu. Đây là yếu tố bên trong phụ thuộc vào sự biểu hiện của nhà cung cấp dịch vụ. Chính vì thế, để nâng cao chất lượng dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ trước tiên cần phải biết cải thiện yếu tố nội tại này để tạo thành thế mạnh lâu dài của chính mình trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng. d) Tính thoả mãn nhu cầu: Dịch vụ tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Do đó, chất lượng dịch vụ nhất thiết phải thoả mãn nhu cầu khách hàng và lấy yêu cầu của khách hàng làm căn cứ để cải thiện chất lượng dịch vụ. Nếu khách hàng cảm thấy dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu của mình thì họ sẽ không hài lòng với chất lưọng dịch vụ mà họ nhận được. Cũng phải nói thêm rằng trong môi trường kinh doanh hiện đại thì đặc điểm này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì các nhà cung cấp dịch vụ phải 15 luôn hướng đến nhu cầu khách hàng và cố gắng hết mình để đáp ứng các nhu cầu đó. Sẽ là vô ích và không có chất lượng nếu cung cấp các dịch vụ mà khách hàng đánh giá là không có giá trị. Xét trên phương diện “phục vụ khách hàng”, “tính thoả mãn nhu cầu” đã bao hàm cả ý nghĩa của “tính cung ứng”. Sở dĩ như vậy vì tuy chất lượng dịch vụ bắt đầu từ khi doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu của khách hàng đến khi tiến hành triển khai dịch vụ nhưng chính trong quá trình thực hiện cung ứng dịch vụ mà khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng không và từ đó cảm nhận chất lượng dịch vụ tốt hay xấu. Nếu tính cung ứng mang yếu tố nội tại thì tính thoả mãn nhu cầu lại bị chi phối bởi tác động bên ngoài nhiều hơn. e) Tính tạo ra giá trị: Rõ ràng, chất lượng dịch vụ gắn liền với các giá trị được tạo ra nhằm phục vụ khách hàng. Dịch vụ không sản sinh ra giá trị nào hết thì được xem như là không có chất lượng. Doanh nghiệp tạo ra giá trị và khách hàng là đối tượng tiếp nhận những giá trị đó. Vì vậy việc xem xét chất lượng dịch vụ hay cụ thể hơn là các giá trị đem lại cho khách hàng phụ thuộc vào đánh giá của khách hàng chứ không phải của doanh nghiệp. Thông thường, khách hàng đón nhận những giá trị dịch vụ mang lại và so sánh chúng với những gì họ mong đợi sẽ nhận được. Nói cách khác, tính giá trị của chất lượng dịch vụ cũng bị chi phối nhiều bởi yếu tố bên ngoài (khách hàng) hơn là nội tại (doanh nghiệp). Dịch vụ chất lượng cao là dịch vụ tạo ra các giá trị không chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn vượt hơn hẳn các mong muốn của khách hàng và làm cho doanh nghiệp nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh. Do đó, tính tạo ra giá trị là đặc điểm cơ bản và là nền tảng cho việc xây dựng và phát triển chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp. 1.2. Dịch vụ cung cấp điện: 1.2.1 Một số khái niệm về dịch vụ cung cấp điện và khách hàng sử dụng điện: 16 - Điện năng: là năng lượng dòng điện dùng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khoa học đời sống, sinh hoạt, Có thể nói điện năng có tác động lớn tới mọi hoạt động của con người trong thời đại ngày nay. - Dịch vụ khách hàng sử dụng điện ngoài mục đích sinh hoạt (gọi tắt là dịch vụ khách hàng) là một loại hình dịch vụ, không những làm thỏa mãn nhu cầu năng lượng cơ bản của mọi tầng lớp dân cư, mà còn là một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Và điện dùng ngoài mục đích cho sinh hoạt được xem như là một nhu cầu thiết yếu đáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, đời sống nhân dân và an ninh - xã hội. Dịch vụ khách hàng sử dụng điện được hiểu như là quá trình mà các cơ sở cung cấp điện năng chuyển tải điện năng đến khách hàng theo nhu cầu của khách hàng bằng những kỹ thuật quy định và có thu phí. Trong thực tế, dịch vụ khách hàng sử dụng điện cũng được gọi vắn tắt là dịch vụ cung cấp điện có thu phí hoặc bán điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khách hàng. Nó có các đặc trưng riêng cụ thể sau: 1. Xuất phát từ đặc tính kỹ thuật của điện năng là loại năng lượng được truyền dẫn qua vật dẫn điện, nên điện được đưa đến tận nơi người tiêu dùng. 2. Dịch vụ cung cấp điện bao gồm các hoạt động cụ thể sự chuyển giao điện năng từ chủ thể là đơn vị bán điện sang chủ thể khác là khách hàng sử dụng điện cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày và nhu cầu sản xuất. 3. Điện không tồn kho, sản phẩm mua bán có thể đo đếm được nhưng không có hình thể cụ thể. 4. Là năng lượng thiết yếu nên giá trị sử dụng điện phong phú đa dạng và phụ thuộc vào mức sống, tình hình phát triển kinh tế. Mức sống càng cao, điều kiện sinh hoạt càng nhiều tiện nghi thì mức độ sử dụng điện càng lớn, nền kinh tế phục hồi nhu cầu điện dùng cho sản xuất để tạo ra sản phẩm càng cao. 5. Do đặc thù lưới điện đầu tư có yêu cầu về kỹ thuật, an toàn điện rất nghiêm ngặt, chi phí đầu tư lớn, cần không gian để đảm bảo hành lang an toàn, nên một trong phạm vi địa lý nhất định, thường chỉ có một lưới điện cung cấp điện cho 17 khách hàng, không có sự đan xen tài sản lưới điện trung hạ thế của nhiều doanh nghiệp đến từng khách hàng. Điều này cho thấy, ở mỗi phạm vi địa lý nhất định (phường, xã), thì chỉ có một bên bán điện. Là sản phẩm không thể nhìn thấy, tuy nhiên, nếu điện năng không đảm bảo an toàn khi chuyển tải điện hoặc chất lượng điện năng không đáp ứng tiêu chuẩn, thì có thể sẽ xảy ra các tai nạn liên quan đến an toàn điện hoặc hậu quả làm hư hỏng thiết bị sẽ xảy ra rất nhanh chóng và nhìn thấy rõ. 1.2.2. Bản chất của dịch vụ cung cấp điện: Khi tìm hiểu, nghiên cứu bản chất của dịch vụ cung cấp điện, thì cần phải xem xét quá trình vận động của công tác dịch vụ khách hàng sử dụng điện. Cụ thể: - Chuyển tải điện năng từ lưới điện phân phối qua công tơ đến thiết bị, dụng cụ của khách hàng tiêu dùng; giai đoạn này cả người mua và bán cùng thực hiện các nội dung như: làm thủ tục cấp điện; lắp đặt thiết bị để người bán cấp cho người mua; ký kết hợp đồng mua bán điện; đấu nối; đóng điện để đưa điện năng đến các thiết bị. - Đảm bảo cho sự truyền tải điện ổn định, an toàn, liên tục: Bên bán điện phải thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, nâng cấp để đảm bảo lưới điện phân phối và thiết bị đo đếm điện năng hoạt động ổn định; vận hành lưới điện phân phối và thiết bị đo đếm điện năng theo quy trình kỹ thuật điện; kiểm tra sử dụng điện; tư vấn kỹ thuật, chăm sóc khách hàng sử dụng điện an toàn. - Thông qua sản lượng điện đã tiêu dùng giữa hai bên: là các hoạt động của bên bán, nhằm làm rõ và cung cấp số liệu cho bên mua về sản lượng điện mà bên mua đã sử dụng. - Thanh toán tiền điện: Là các hoạt động mà người bán ấn hành chứng từ thu tiền và người mua thực hiện trả tiền điện. - Chăm sóc khách hàng, công khai chính sách thủ tục cung cấp điện, tuyên truyền chương trình sử dụng điện an toàn, tiết kiệm của chính phủ theo từng thời kỳ; là mặt hàng năng lượng thiết yếu của mọi nhà và độc quyền nhà nước, nên ngoài việc bên cung cấp dịch vụ phải có tinh thần phục vụ cộng đồng rất cao, bên bán còn 18 phải có các hoạt động nhằm cung cấp thông tin về giá bán điện, tuyên truyền và hướng dẫn tiết kiệm điện, tư vấn kỹ thuật, chăm sóc khách hàng sử dụng điện theo quy định của pháp luật về Điện lực. 1.2.3. Các nhóm chỉ tiêu về dịch vụ cung cấp điện: Như đã đề cập ở trước, chất lượng sản phẩm, dịch vụ là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Ở đây, ngoài việc nghiên cứu chất lượng dịch vụ cung cấp điện khách hàng sử dụng điện về nội dung, đặc điểm, vai trò, ... như những loại hàng hóa dịch vụ khác, đề tài nghiên cứu nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện khách hàng gắn với các nhóm chỉ tiêu gồm: Chỉ tiêu về chất lượng điện năng; Chỉ tiêu về độ tin cậy; Chỉ tiêu về dịch vụ khách hàng, cụ thể: a) Chỉ tiêu về chất lượng điện năng: - Chất lượng điện năng: bao gồm các yếu tố về tần số và điện áp cung cấp cho khách hàng. Các giá trị về tần số và điện áp tại vị trí lắp đặt đo đếm cho khách hàng phải được đảm bảo theo quy định của Luật Điện lực. Chỉ tiêu này là tiêu chí đánh giá quan trọng đối với dịch vụ cung cấp điện. Ngành điện có trách nhiệm đầu tư, cải tạo trạm nguồn, hệ thống điện phân phối nhằm đảm bảo chất lượng điện năng cung cấp cho khách hàng. Mặc dù đối với ngành điện lực Việt Nam, việc đảm bảo tiêu chí này luôn luôn là một khó khăn, thách thức lớn. b) Chỉ tiêu về độ tin cậy cung cấp điện: Độ tin cậy cung cấp điện là chỉ số về thời gian mất điện có kế hoạch và mất điện do sự cố trong quá trình cung cấp điện, phản ánh tính liên tục trong quá trình cung cấp điện thể hiện qua các chỉ số được quy định trong thông tư số: 32/2010/TT- BCT ngày 30/7/2010 của Bộ Công Thương, cụ thể: - Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối (System Average Interruption Duration Index – SAIDI) - Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân ...o dài. Nhận xét: Trong giai đoạn này do quy định chưa chặt chẽ về thời gian và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện giải quyết hồ sơ cấp điện cho khách hàng, áp lực đẩy nhanh tiến độ đóng điện các công trình chưa cao nên việc giải quyết cấp điện cho các khách hàng có nhu cầu xây dựng đường dây, và TBA mới thường kéo dài với nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu thuộc về các yếu tố khách quan như: hồ sơ thỏa thuận hướng tuyến thường kéo dài; khách hàng nộp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, phải bổ sung nhiều lần; sau khi thỏa thuận thiết kế thì khách hàng không thi công ngay mà kéo dài nhiều tháng do gặp khó khăn về tài chính hoặc các nguyên nhân khác từ phía khách hàng và đơn vị thi công; công trình thi công xong nhưng 38 phải chờ sắp lịch cắt điện để đấu nối lưới điện. Do đó công trình thường kéo dài dẫn đến việc cấp điện cho khách hàng chưa được kịp thời. b) Năm 2014: Thực hiện nghị quyết số : 19 NQ-CP, ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong đó yêu cầu Bộ công Thương triển khai thực hiện và chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt nam thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm thủ tục, thời gian và chi phí tiếp cận để được cấp điện đối với các dự án doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo đảm rút thời gian tiếp cận xuống còn tối đa 70 ngày. Để thực hiện Nghị quyết số 19 của Chính phủ, Tập Đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực miền Nam đã triển khai thực hiện các công tác dịch vụ khách hàng, cụ thể qua: Chỉ thị số 888/CT-EVN, ngày 18/3/2014 của Tập đoàn điện lực Việt Nam và chỉ thị số 2091/CT-EVN–SPC, ngày 01/4/2014 của Tổng công ty Điện lực miền Nam về việc triển khai công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng 2014. Thực hiện theo chỉ đạo của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty điện lực Miền Nam về việc triển khai công tác dịch vụ khách hàng trong đó có quy định đảm bảo chỉ số tiếp cận điện năng đối với các khách hàng có nhu cầu lắp đặt đường dây trung áp và trạm biến áp chuyên dùng (quy định thời gian từ khi nhận hồ sơ đến khi đóng điện khách hàng không quá 70 ngày ), Công ty Điện lực Long An đã ban hành Quy định tạm thời trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ lắp đặt đường dây và TBA chuyên dùng của khách hàng (theo quyết định số 776/QĐ-PCLA của Công ty Điện lực Long An), trong đó có quy định một số nội dung chính về trình tự và thời gian giải quyết hồ sơ như sau: b.1. Phân cấp trách nhiệm thỏa thuận đấu nối công trình điện: - Công ty Điện lực Long An sẽ thoả thuận các hồ sơ công trình Khách hàng mua điện với điện áp dưới 110kV có công suất trạm biến áp dưới 10.000kVA. - Các Điện lực trực thuộc PCLA sẽ thoả thuận đấu nối công trình điện trong các trường hợp sau: 39 + Tiếp nhận, giải quyết các trường hợp khách hàng đề nghị mua điện trong địa bàn của Điện lực quản lý đến cấp điện áp 22kV, lắp mới trạm biến áp, tăng công suất dưới 1000kVA; + Tiếp nhận, trình Công ty Điện lực Long An ký duyệt các trường hợp khách hàng đề nghị mua điện lắp mới trạm, tăng công suất trạm biến áp trên mức phân cấp cho các Điện lực. b.2. Trình tự tiếp nhận và giải quyết hồ sơ: - Các Đơn vị Điện lực thực hiện giao dịch với khách hàng theo cơ chế “một cửa” để giải quyết các yêu cầu cấp điện của khách hàng, bao gồm các thủ tục: Từ khâu tiếp nhận yêu cầu mua điện, khảo sát, thiết kế, ký HĐMBĐ, thi công, lắp đặt hệ thống đo đếm, đến nghiệm thu đóng điện cho khách hàng. - Bộ phận một cửa Phòng Kinh Doanh Điện lực trực tiếp nhận hồ sơ của khách hàng đăng ký mua điện trong địa bàn thuộc Điện lực quản lý. - Hình thức chuyển hồ sơ giải quyết theo phân cấp: Các Phòng, Ban, Phân xưởng cơ điện và Điện lực xem xét phương thức giao, nhận hồ sơ nhanh nhất qua các hình thức như: fax, scan, mail, mạng nội bộ công ty, để kiểm tra, giải quyết thủ tục hồ sơ theo phân cấp và chức năng nhiệm vụ được giao. b.3. Công tác khảo sát, lập phương án cấp điện, phê duyệt điểm đấu nối: - Công tác phê duyệt phê duyệt phụ tải: không quá 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. - Công tác phê duyệt thiết kế trường hợp chủ đầu tư giao Điện lực làm tư vấn thiết kế: Để rút ngắn thời gian thiết kế, Điện lực thực hiện song song công tác thiết kế với bước khảo sát, lập phương án cấp điện, thỏa thuận hướng tuyến, phê duyệt điểm đấu nối,... và đảm bảo thời gian kể từ lúc khảo sát đến khi hoàn tất thiết kế là 07 ngày làm việc. - Công tác phê duyệt thiết kế thỏa thuận thiết kế đối với trường hợp chủ đầu tư giao Đơn vị khác ngoài ngành Điện làm tư vấn thiết kế: thời gian thỏa thuận thiết kế là 03 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng gửi đủ hồ sơ đề nghị thỏa thuận thiết kế theo qui định. Hồ sơ đề nghị gồm: 40 STT Danh mục Số bản Ghi chú Giấy đề nghị TTTK của chủ đầu tư Phải giấy có uỷ quyền của 1 1 hoặc của Đơn vị TVTK chủ đầu tư 2 Hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình > 2 Lưu lại 02 bộ b.4. Thời gian nghiệm thu đóng điện đưa vào vận hành: Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày khách hàng gởi đủ hồ sơ đề nghị đóng điện theo quy định (Giấy yêu cầu nghiệm thu công trình (có xác nhận đã hoàn tất việc thi công xây dựng công trình); Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật từng phần; Hồ sơ hoàn công công trình; các văn bản pháp lý liên quan). - Trong công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế, hồ sơ nghiệm thu: + Trước kia, khi chưa có thông tư 09/2014/TT-BXD, ngày 10/7/2014 của Bộ Xây Dựng, thì Sở Công Thương thực hiện thẩm tra hồ sơ thiết kế trong thời gian 30 ngày làm việc và thẩm tra hồ sơ nghiệm thu trong thời gian 15 ngày làm việc (theo thông tư số 13/2013/TT-BXD, ngày 15/8/2013 của Bộ Xây Dựng có hiệu lực từ ngày 30/9/2013 và Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, ngày 06/02/2013, của Chính Phủ, có hiệu lực từ ngày 15/4/2014) nên tổng thời gian thực hiện công trình khó thực hiện đạt theo chỉ số tiếp cận điện năng (không quá 70 ngày). + Sau khi Bộ Xây Dựng ban hành thông tư 09/2014/TT-BXD, ngày 10/7/2014, có hiệu lực từ ngày 01/9/2014 thì Sở Công Thương không thực hiện thẩm tra hồ sơ thiết kế, thẩm tra hồ sơ nghiệm đối với các công trình có cấp điện áp 22kV. - Khâu thi công công trình: + Đối với các công trình do đơn vị ngoài thi công và phụ thuộc vào khả năng tài chính của khách hàng nên việc thực hiện đúng chỉ số tiếp cận điện năng là rất khó. + Công trình đã thi công hoàn chỉnh nhưng khách hàng chưa có nhu cầu sử dụng nên thời gian đóng điện kéo dài. 41 + Chủ đầu tư thường ủy quyền cho Đơn vị thi công thực hiện từ khâu lập hồ sơ đến khi đóng điện đưa vận hành nên thời gian thi công lắp đặt trạm thường kéo dài. + Công tác lập hồ sơ quyết toán, hoàn công công trình của Đơn vị thi công chưa chuẩn xác làm mất nhiều thời gian trong việc kiểm tra và nghiệm thu đóng điện. Kết quả thực hiện giải quyết cấp điện cho khách hàng trong năm 2014: Trong năm 2014, Cty Điện lực Long An đã tiếp nhận 304 hồ sơ của khách hàng đề nghị mua điện qua TBA chuyên dung, thời gian giải quyết từ khi khách hàng nộp hồ sơ đến khi đóng điện đưa vào vận hành với thời gian như sau: + Thực hiện đóng điện dưới 70 ngày: có 198 công trình, chiếm tỷ lệ : 65% + Thực hiện đóng điện lớn hơn 70 ngày: 106 công trình, chiếm tỷ lệ: 25%. Các công trình đóng điện lớn hơn 70 ngày chủ yếu là do: công trình đã thi công hoàn chỉnh nhưng khách hàng chưa có nhu cầu sử dụng nên thời gian đóng điện kéo dài; đơn vị ngoài thi công chậm tiến độ, thời gian chờ cắt điện đấu nối lưới điện Các khó khăn gặp phải trong quá trình phê duyệt hồ sơ cấp điện khách hàng trong giai đoạn này bao gồm: + Các công trình có chủ đầu tư là người nước ngoài nên thời gian thực hiện ký kết hồ sơ giữa khách hàng và Điện lực thường rất chậm do phải đợi có mặt chủ đầu tư. + Công tác thỏa thuận hướng tuyến, hành lang tuyến gặp khó khăn: phải thỏa thuận với các hộ dân liên quan, chính quyền địa phương cơ quan quản lý đường bộ, đường sông (nếu có) về vị trí trồng trụ, lộ giới, + Chủ đầu tư công trình thực hiện bảng cam kết bảo vệ môi trường chậm hoặc khó thực hiện nên ảnh hưởng đến tiến độ phê duyệt phương án cũng như đóng điện nghiệm thu công trình. + Phải chờ Sở công Thương thẩm tra hồ sơ thiết kế, hồ sơ nghiệm thu. + Công trình thi công xong nhưng phải chờ lịch cắt điện để đấu nối. 42 Đánh giá: Với quy định nêu trên, Công ty Điện lực Long An đã có chuyển biến theo hướng tích cực trong việc rút ngắn thời gian giải quyết cấp điện thông qua TBA chuyên dùng cho khách hàng nhằm đảm bảo chỉ số tiếp cận điện năng đúng theo quy định (không quá 70 ngày). Tuy nhiên hiện cũng còn nhiều khách hàng vẫn còn vượt hơn thời gian quy định là do các khó khăn nêu trên trong đó có công tác chờ lịch cắt điện để đấu nối. c) Năm 2015: Thực hiện theo Nghị quyết số:19 NQ-CP, ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về việc bảo đảm rút thời gian tiếp cận xuống còn tối đa 70 ngày, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 33/2014/TT-BCT, ngày 10/10/2014 của Bộ Công Thương (gọi tắt là Thông tư 33) quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng, trong đó quy định rõ thời gian giải quyết hồ sơ, trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng, cụ thể là : thời hạn giải quyết các thủ tực liên quan trực tiếp đến ngành điện không quá 18 ngày, thời gian giải quyết thủ tục liên quan đến cơ quan quản lý nhà nước không quá 18 ngày. Do đó ngày 30/12/2014, Tổng Công ty Điện lực miền Nam đã ban hành quy định số 3242/QĐ-EVN SPC của Tổng Công ty Điện lực miền Nam : quy định cấp điện theo yêu cầu mua điện của khách hàng từ lưới điện trung áp và rút ngắn chỉ số tiếp cận điện năng áp dụng trong Tổng công ty Điện lực miền nam trên cơ sở áp dụng theo Thông tư 33 cụ thể như sau: a) Thời hạn giải quyết các thủ tục liên quan trực tiếp đến ngành điện: - Thời gian tiếp nhận hồ sơ: cùng ngày với ngày khách hàng nộp hồ sơ. - Thời gian thỏa thuận đấu nối : trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị mua điện theo quy định. Tổng thời gian từ khi nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp điện đến khi ký thỏa thuận đấu nối không quá 5 ngày làm việc. 43 - Thời gian thỏa thuận thiết kế: trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ của khách hàng. - Nghiệm thu đóng điện công trình: không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng gửi đủ hồ sơ đề nghị nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành công trình và đóng điện nghiệm thu công trình. Như vậy tổng thời gian giải quyết các thủ tục liên quan đến ngành điện là 18 ngày Bảng 2.2. Lưu đồ cấp điện khách hàng có trạm riêng [9] SỐ THỜI TÊN CÔNG VIỆC NGƯỜI THỰC HIỆN BƯỚC GIAN KHÁCH HÀNG: - Gửi hồ sơ đề nghị cấp điện cho Phòng GDKH Điện lực BƯỚC 1 huyện - Gửi hồ sơ cho Sở Công thương xác nhận phù hợp quy hoạch PHÒNG GDKH ĐIỆN LỰC - Kiểm tra tính hợp lệ của Hồ sơ - Lập biên nhận, hướng dẫn bổ sung hồ sơ nếu còn thiếu, hẹn BƯỚC 2 0,5 ngày ngày khảo sát - Chuyển hồ sơ cho Phòng KHKTVT - Điện lực hoặc Phòng KHKT - Công ty Điện lực theo phân cấp 44 PHÒNG KHKT- CTĐL/PHÒNG KHKTVT- BƯỚC 3 1,5 ngày ĐL - Khảo sát hiện trường PHÒNG KHKT- CTĐL/PHÒNG KHKTVT- ĐL BƯỚC 4 3 ngày - Lập Phương án cấp điện - Lập Biên bản Thoả thuận đấu nối/Hoặc trả lời khách hàng nếu không cấp điện được. KHÁCH HÀNG Không quy - Thuê Đơn vị Tư vấn thiết kế BƯỚC 5 định thời công trình gian - Gửi Hồ sơ Thiết kế cho Điện lực thoả thuận thiết kế PHÒNG GDKH - Nhận và kiểm tra hồ sơ, đề nghị bổ sung hồ sơ thiếu - Chuyển hồ sơ cho Phòng KHKTVT - Điện lực hoặc Phòng KHKT - Công ty Điện BƯỚC 6 3 ngày lực theo phân cấp PHÒNG KHKT- CTĐL/PHÒNG KHKTVT- ĐL - Xem xét hồ sơ - Lập Văn bản Thoả thuận thiết kế 45 KHÁCH HÀNG Không quy - Thuê nhà thầu thi công BƯỚC 7 định thời - Hoàn chỉnh hồ sơ hoàn công gian - Gửi đề nghị nghiệm thu cho Điện lực PHÒNG GDKH - Nhận và kiểm tra hồ sơ, đề NGHIỆM THU nghị bổ sung hồ sơ thiếu ĐÓNG ĐIỆN - Chuyển hồ sơ cho Phòng KHKTVT - Điện lực hoặc Phòng KHKT - Công ty Điện lực theo phân cấp PHÒNG KHKT- CTĐL/PHÒNG KHKTVT- BƯỚC 8 10 ngày ĐL - Xem xét hồ sơ hoàn công - Tổ chức Hội đồng nghiệm thu PHÒNG KINH DOANH ĐL - Soạn thảo ký hợp đồng mua bán điện - Lắp đặt hệ thống đo đếm ĐỘI QUẢN LÝ VẬN HÀNH - Đăng ký cắt điện đấu nối - Đóng điện công trình TỔNG 18 ngày b) Thời gian giải quyết các thủ tục liên quan trực tiếp đến Cơ quan quản lý Nhà nước: 46 - Thời hạn thỏa thuận về sự phù hợp quy hoạch phát triển Điện lực của Tỉnh: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của Chủ đầu tư, Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về sự phù hợp với quy hoạch phát triển Điện lực. - Thời hạn thảo thuận vị trí cột/trạm điện, hành lang lưới điện: không quá 5 ngày làm việc đối với lưới điện trung áp trên không và không quá 10 ngày làm việc đối với lưới điện trung áp ngầm. - Thời hạn giải quyết đối với thủ tục cấp phép thi công xây dựng công trình điện: không quá 07 ngày làm việc đối với lưới điện trung áp trên không và không quá 10 ngày làm việc đối với lưới điện trung thế ngầm. Tổng thời gian thực hiện các thủ tục đối với cơ quan quản lý nhà nước là không quá 18 ngày. c) Phần việc khách hàng : - Thực hiện thuê tư vấn thiết kế, chuẩn bị vật tư phương tiện, thi công công trình. - Ngành điện hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục với Cơ quan quản lý nhà nước sao cho đảm bảo thời gian quy định theo Thông tư 33. Kết quả thực hiện giải quyết cấp điện cho khách hàng trong năm 2015: - Trong Quý I/2015 PCLA nhận và giải quyết cấp điện 125 hồ sơ Khách hàng, trong đó: + Giải quyết hồ sơ đúng thời gian quy định theo Thông tư 33 ( là 36 ngày): 120 hồ sơ. + Chưa giải đúng quy định: 05 hồ sơ, nguyên do: các hồ sơ này chưa thỏa thuận được vị trí hướng tuyến khi đi qua đất của chủ sở hữu khác. Nhận xét đánh giá : Từ khi có quy định mới (theo Thông tư 33) về rút ngắn chỉ số tiếp cận điện năng với tổng thời gian giải quyết hồ sơ liên quan đến ngành điện và Cơ quan quản lý nhà nước là 36 ngày, Công ty Điện lực Long An triển khai thực hiện, trình tự giải 47 quyết cấp điện với thời gian đúng theo quy định. Ý thức của các cán bộ công nhân viện liên quan đến công tác cấp điện khách hàng đã có nhiều thay đổi tích cực, thực hiện thời gian giải quyết hồ sơ theo đúng quy định đối với các thủ tục liên quan đến ngành điện. Đồng thời Công ty cũng đã hổ trợ khách hàng đến Cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu thực hiện công tác giải quyết thủ tục cấp điện liện quan đến phần nội dung mà họ phụ trách nhằm thực hiện tốt công tác giải quyết hồ sơ khách hàng. Tuy nhiên công tác giải quyết cấp đ iện cho khách hàng hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn đó là : + Đội ngũ cán bộ công nhân viên điện lực được giao nhiệm nhiệm vụ giao dịch với khách hành nhận hồ sơ thường là cán bộ kỹ thuật được sử dụng lại tại đơn vị, chưa được đào tạo kỹ năng giao tiếp khách hàng, chưa nắm rõ các quy định mới ban hành... nên thường làm việc theo kinh nghiệm, thói quen, do đó rất cứng nhắc trong quá trình giải quyết công việc, chưa thực sự làm khách hàng hài lòng. + Công việc thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nhất là với đơn vị thi công công trình bên ngoài nên dễ phát sinh nhiều vấn đề tiệu cực trong công tác giải quyết hồ sơ. + Công việc giải quyết cấp điện khách hàng hàng có một số công việc, thủ tục liên quan đến đến cơ quan quản lý nhà nước như xác nhận phù hợp với quy hoạch lưới điện, thỏa thuận hướng tuyến với cơ quan quản lý đường bộ, đường thủy, cấp phép thi công công trình... chưa quy định, phân công rõ đơn vị nào phụ trách và giải quyết hồ sơ cho khách hàng nên dẫn đến khách hàng đi lại nhiều lần ở nhiều cơ quan ( huyện, Tỉnh). + Hiện nay để đảm bảo cấp điện khách hàng đúng thời gian quy định thì phải giải quyết cắt điện khách hàng đấu nối vào lưới điện thường xuyên điều này làm ảnh hưởng đến cấp điện khách hàng hiện hữu đang sử dụng điện, ảnh hưởng đến độ tin cậy cung cấp điện. 2.3.2. Độ tin cậy trong quá trình cung cấp điện : a) Hiện trạng lưới điện 110kV: 48 Long An là một trong các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,87 km2. Trên địa bàn tỉnh có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện, trong đó có 6 huyện nằm trong khu vực Đồ ng Tháp Mười, địa hình trũng bao gồm Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá, Tân Thạnh, Thạnh Hoá và Đức Huệ với diện tích đất tự nhiên là 298.243 ha. Các huyện còn lại là khu vực phát triển khá ổn định và đa dạng. Nằm ở vị trí bản lề giữa Đông và Tây Nam Bộ, giữa vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam và cận kề với thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm sản xuất và tiêu thụ hàng hoá lớn nhất cả nước, Long An có điều kiện thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Với 137,7 km biên giới, Long An có điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi hàng hoá với Campuchia và các nước Đông Nam Á khác. Với cửa sông Soài Rạp hướng ra biển Đông, Long An có khả năng phát triển công nghiệp, dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu. Hiện tại, khu vực tỉnh Long An trực tiếp nhận điện từ 15 TBA 110kV, bao gồm (11 trạm thuộc tài sản EVN và 4 trạm thuộc tài sản khách hàng) với tổng dung lượng 812 MVA, bao gồm: Bảng 2.3: Các trạm 110kV trên địa bàn tỉnh Long An:[5] Stt Tên trạm Công suất Phạm vi cấp điện Ghi chú (MVA) Các huyện Tân Thạnh; Mộc Hóa; 1 TBA 110kV Mộc Hóa 2x25 Tân Hưng; Vĩnh Hưng Các huyện Thạnh Hóa; Tân Thạnh 2 TBA 110kV Thạnh Hóa 40 và 01 phần TP Tân An TP Tân An; huyện Châu Thành; 3 TBA 110kV Tân An 40+40 Tân Trụ; Thủ Thừa. TP Tân An; huyện Châu Thành; 4 TBA 110kV Long An 40 Thủ Thừa. 5 TBA 110kV Bến Lức 40+40 Huyện Bến Lức; một phần TP Tân 49 An và 01 phần huyện Đức Hòa Huyện Bến Lức; Cần Đước; một 6 TBA 110kV Rạch Chanh 40+63 phần TP Tân An và 01 phần huyện Đức Hòa. Huyện Cần Đướ c và 01 phần 7 TBA 110kV Cần Đước 16+40 huyện Cần Giuộc TBA 110kV KCN Long Huyện Cần Giuộc 8 40 Hậu 9 TBA 110kV Đức Hòa 63+63 Huyện Đức Hòa 10 TBA 110kV Đức Lập 63 Huyện Đức Hòa Một phần huyện huyện Đức Hòa 11 TBA 110kV Đức Huệ 63 và huyện Đức Huệ 12 TBA 110kV Chunsin 16 Công ty Chunsin Trạm 13 TBA 110kV Formosa Công ty Formosa thuộc tài 14 TBA 110kV Chinlu 25 Công ty Chinlu sản khách 15 TBA 110kV XM Hà Tiên 16 Trạm nghiền xi măng Hà Tiên hàng. Bảng 2.4: Tình trạng mang tải của các trạm 110kV trên địa bàn tỉnh Long An: [5] Icp (A) Icp (A) Imax (A) Stt Trạm 110kV MBA - Sđm % tải Ghi chú 110kV 22kV 22kV T1- 40 MVA 201 1004 885 88,1 Đầy tải 1 Tân An T2- 40 MVA 201 1004 1060 105.6 Quá tải 2 Long An T1- 40 MVA 201 1004 1037 103,3 Quá tải T1- 63 MVA 326 1581 1554 98,3 Đầy tải 3 Đức Hòa T2- 63 MVA 326 1581 1521 96,2 Đầy tải 4 Đức Huệ T1- 63 MVA 326 1581 750 47,4 5 Đức Lập T2- 63 MVA 326 1581 1373 86,8 Đầy tải T1- 40 MVA 201 1004 824 82 Đầy tải 6 Bến Lức T2- 40 MVA 201 1004 905 90,1 Đầy tải T1- 40 MVA 201 1004 795 50,4 7 Rạch Chanh T2- 63 MVA 326 1581 1138 72,8 8 Cần Đước T1- 40 MVA 201 1004 549 54,6 50 T2- 16 MVA 80 401 347 86,9 Đầy tải 9 Long Hậu T1- 40 MVA 201 1004 829 82,5 T1- 25 MVA 126 627 469 74,6 10 Mộc Hóa T2- 25 MVA 126 627 624 99,1 Đầy tải 11 Thạnh Hóa T1- 40 MVA 201 1004 574 57,2 a.1) Tại các huyện có phụ tải công nghiệp phát triển thì có từ 01 đến 2 trạm biếp áp 110kV, cụ thể: - Khu vực huyện Đức Hòa có TBA 110kV gồm TBA 110kV Đức Hòa (2x63MVA); TBA 110kV Đức Lập (1x63MVA). - Huyện Bến Lức: được cấp điện từ 02 TBA gồm 110kV Bến Lức (2x40MVA); TBA 110kV Rạch Chanh (40+63)MVA. - Huyện Cần Giuộc: được cấp điện từ 02 TBA 110KV KCN Long Hậu (1x40MVA); và TBA 110kV Cần Đước (16+40)MVA. - Huyện Cần Đước: được cấp điện từ 02 TBA 110kV gồm: 110kV Rạch Chanh (40+63)MVA và TBA 110kV Cần Đước (16+40)MVA. - TP Tân An: được cấp điện từ 01 TBA 110kV Tân An (40+40MVA) và Long An (40MVA) Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng của các phụ tải công nghiệp luôn đạt ở mức cao trong các năm qua nên hiện tại các TBA 110kV cấp điện cho khu vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đã vận hành trong tình trạng đầy tải, trong một số thời điểm đã xảy ra quá tải cục bộ. Mặc khác khoảng cách các trạm 110kV xa nên khi xảy ra sự cố hay cắt điện công tác một trạm biến áp thì các trạm còn lại trong khu vực không thể san tải, hỗ trợ cấp điện cho trạm kia. Do đó khi một TBA 110kV bị mất điện phạm vi mất điện thường lớn và thời gian mất điện thường kéo dài đến khi khắc phục xong tình trạng mất điện trạm 110kV. Trong trường hợp có thể hỗ trợ, san tải được một phần thì khu vực được hỗ trợ sẽ không đảm bảo chất lượng điện áp cung cấp theo quy định, do đa số các trạm 110kV nằm cách xa nhau (trên 15km) dòng tải lớn sụt áp vượt ngưỡng cho phép. a.2) Tại các huyện còn lại: 51 - Trên địa bàn tỉnh Long An hiện tại còn trường hợp nhiều huyện được cấp điện từ một trạm biến áp 110kV, cụ thể: + Khu vực các huyện Mộc Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng: hiện tại được cấp điện chung từ TBA 110kV Mộc Hóa. Riêng khu vực huyện Vĩnh Hưng; Tân Hưng có đường biên giới giáp với nước Campuchia, được cấp điện bằng 02 phát tuyến độc đạo hình tia, với bán kính cấp điện lớn nhất tại huyện Tân Hưng là trên 70 km. Do đó khi xảy ra sự cố trạm 110kV Mộc Hóa hay cắt điện công tác thì toàn bộ khu vực huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng sẽ mất điện và không có trạm biến áp hay phát tuyến trung thế nào có thể hỗ trợ cấp điện. Thời gian mất điện phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian mất điện của trạm 110kV Mộc Hóa hay khắc phục các phát tuyến xong, ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp điện cũng như an ninh quốc phòng khu vực biên giới. - Còn trường hợp một huyện được cấp điện từ TBA 110kV đặt tại huyện lân cận, cấp điện bằng 02,03 phát tuyến độc đạo, cụ thể: + Khu vực huyện Châu Thành: được cấp điện từ 03 phát hình tia nhận điện từ TBA Long An và Tân An đặt trên địa bàn Thành phố Tân An, với bán kính cấp điện lớn nhất là trên 40km. Trong trường một trong hai trạm biến áp 110kV Long An hay Tân An gặp sự cố thì khoảng hơn phân nửa huyện Châu Thành sẽ mất điện do trạm biến áp còn lại không thể hỗ trợ cho trạm bị sự cố. + Khu vực huyện Đức Huệ: được cấp điện từ 02 phát hình tia nhận điện từ TBA Đức Huệ đặt trên địa bàn huyện Đức Hòa, với bán kính cấp điện lớn nhất là trên 35km. Trong trường trạm biến áp 110kV Đức Huệ mất điện thì toàn bộ khu vực Đức Huệ sẽ mất điện và không có trạm biến áp hay phát tuyến trung thế nào có thể hỗ trợ cấp điện. Thời gian mất điện phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian mất điện của trạm 110kV Đức Huệ ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp điện, cũng như an ninh quốc phòng khu vực biên giới do có tiếp giáp với biên giới nước Campuchia. + Khu vực huyện Tân Trụ: được cấp điện từ 02 phát hình tia nhận điện từ TBA Tân An đặt trên địa bàn TP Tân An, với bán kính cấp điện lớn nhất là trên 30km. Trong trường trạm biến áp 110kV Tân An gặp sự cố thì toàn bộ khu vực Tân 52 Trụ sẽ mất điện và không có trạm biến áp hay phát tuyến trung thế nào có thể hỗ trợ cấp điện. Thời gian mất điện phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian mất điện của trạm 110kV Tân An ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp điện trên địa bàn huyện. + Khu vực huyện Thủ Thừa: được cấp điện từ 02 phát hình tia nhận điện từ TBA Tân An đặt trên địa bàn TP Tân An, với bán kính cấp điện lớn nhất là trên 20km. Trong trường trạm biến áp 110kV Tân An gặp sự cố thì toàn bộ khu vực Thủ Thừa sẽ mất điện và không có trạm biến áp hay phát tuyến trung thế nào có thể hỗ trợ cấp điện. Thời gian mất điện phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian mất điện của trạm 110kV Tân An ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp điện trên địa bàn huyện. + Khu vực huyện Tân Thạnh: được cấp điện từ 02 phát hình tia nhận điện từ TBA Mộc hóa đặt trên địa bàn Thị xã kiến Tường, với bán kính cấp điện lớn nhất là trên 25 km. Trong trường trạm biến áp 110kV Mộc Hóa mất điện thì toàn bộ khu vực huyện Tân Thạnh sẽ mất điện và không có trạm biến áp hay phát tuyến trung thế nào có thể hỗ trợ cấp điện. Thời gian mất điện phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian mất điện của trạm 110kV Mộc Hóa ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp điện trên địa bàn huyện. + Khu vực huyện Thạnh Hóa: được cấp điện từ TBA Thạnh Hóa đặt trên địa bàn huyện Thạnh hóa, khoảng cách từ trạm 110kV Mộc Hóa đến trạm 110kV Thạnh hóa 45km và từ trạm 110kV Thạnh Hóa đến tạm 110kV Tân An 35 km khoảng cách các trạm 110kV rất lớn. Trong trường trạm biến áp 110kV Thạnh hóa mất điện thì toàn bộ khu vực Thạnh hóa sẽ mất điện và không có phát tuyến trung thế nào có thể hỗ trợ cấp điện, do bán kính cấp điện xa, sụt áp lớn. Thời gian mất điện phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian mất điện của trạm 110kV Thạnh Hóa ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp điện trên địa bàn huyện. Nhận xét đánh giá: Tỉnh Long An gồm 01 Thành phố, 01 Thị xã và 13 Huyện do diện tích tỉnh Long An khá rộng và trãi dài, Tổng số TBA 110kV thuộc tài sản Ngành điện là 11 trạm. Các trạm phân bố không đều tại các huyện, tuy nhiên số lượng các trạm biến áp 110kV còn hạn chế và một số trạm đang đầy và quá tải, qua thống kê hiện nay có 53 7/11 trạm ( với 11/17 MBA) nguồn 110kV đang đầy, quá tải tập trung các khu vực sản xuất công nghiệp, phụ tải xông thanh long, xay xát, gồm các trạm: Đức Hòa, Đức Lập, Long An, Mộc Hóa, Tân An... Các trạm biến áp còn lại mang tải trên 50% định mức máy biến áp, bình quân mang tải các trạm 110kV đạt trên 65% tải. Do đó trong quá trình vận hành còn gặp một số khó khăn, các trạm 110 kV không thể hỗ trợ cấp điện qua lại cho nhau, ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp điện cho khách hàng làm giảm độ tin cậy cung cấp điện. b) Tình trạng mang tải của các phát tuyến 22kV của trạm 110kV (chi tiết tại phụ lục 1) Nhận xét, đánh giá: Qua các thông số vận hành của các phát tuyến 22kV(phụ lục 1 đính kèm) nhận thấy đa số các tuyến đều vận hành trong tình trạng đầy tải : có 30 xuất tuyến trên 50% tải (có 09 tuyến từ 60% -- 69% tải, 11 tuyến từ 70%--79% tải, 05 tuyến trên 80% tải dây). Do đó trong trường hợp các trạm biếp áp 110kV hay các phát tuyến cùng khu vực bị sự cố hay cắt điện công tác thì không thể hỗ trợ cấp điện từ phát tuyến kia. Phát tuyến nào bị sự cố thì khu vực đó sẽ bị mất điện, gây ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp điện. Ngoài ra trên địa bàn Công ty quản lý còn nhiều khu vực cấp điện bằng các phát tuyến 22kV hình tia và mang tải cao như: khu vực huyện Tân Hưng; Vĩnh Hưng; Châu Thành; Đức Huệ; Tân Trụ... Các phát tuyến này đều vận hành đầy tải nên khi xảy ra sự cố 01 phát tuyến thì các phát tuyến còn lại sẽ không thể san tải, hỗ trợ cấp điện. Mặt khác, hiện tại đa số các phát tuyến 22kV trên địa bàn tỉnh đều sử dụng dây nhôm trần, bán kính cấp điện dài, đi qua khu vực địa hình nhiều cây cối, đông dân cư nên thường xuyên xảy ra sự cố do vi phạm hành lang an toàn lưới điện, cây va quẹt vào lưới điện hoặc các động vật như: rắn, chim, leo lên lưới gây sự cố. Khi xảy ra sự cố thì tốn rất nhiều thời gian để dò tìm, xác định nguyên nhân sự cố 54 (do phát tuyến dài, đi qua địa hình phức tạp, đi giữa đồng ruộng). Do đó thời gian mất điện thường kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp điện. c) Tình hình thực hiện suất sự cố và độ tin cậy cung cấp điện: Từ khi Chính Phủ ban hành Thông tư 32 có quy định về chỉ số tin cậy cung cấp điện (SAIDI; MAIFI; SAIFI) theo xu hướng ngày càng giảm để tăng chất lượng điện năng cung cấp điện cho khách hàng, giảm đến mức thấp nhất thời gian, tần xuất mất điện do công tác và sự cố gián đoạn cung cấp điện cho khách hàng. Thực hiện theo chỉ đạo của Chính Phủ, trong các năm qua, Tổng Công ty Điện lực miền Nam giao chỉ tiêu suất sự cố và độ tin cậy cung cấp điện cho Công ty Điện lực Long An ngày càng giảm qua các năm. Bằng nhiều giải pháp, Công ty Điện lực Long An thực hiện đạt các chỉ tiêu suất sự cố và chỉ tiêu độ ổn định cung cấp điện do Tổng công ty Điện lực miền Nam giao, cụ thể: Bảng 2.5 Kết quả thực hiện chỉ tiêu suất sự cố .[5] Kết quả thực hiện chỉ tiêu sự cố (kế hoạch/thực hiện) Ghi chú Thoáng qua Kéo dài Năm 2012 144/209 (vụ) 48/68 (vụ) Năm 2013 1,844/3,8 3,404/3,6 (Số vụ /100km) Năm 2014 1,182/2,29 2,023/2,05 (Số vụ /100km) Chỉ mới giao chỉ tiêu, dang phấn đấu Năm 2015 0,63 0,773 thực hiện đạt chỉ tiêu giao ,n 55 Bảng 2.6 Kết quả thực hiện chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện:[5] Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Kế Stt Nội dung Kế hoạch Thực Kế hoạch Thực hoạch Thực giao hiện giao hiện giao hiện MAIFI (lần) 0,51 0,36 1,92 0,40 3,30 Mất điện do sự 1 SAIDI (phút) 181,42 151,44 384,00 210,73 596,09 cố SAIFI (lần) 2,33 1,77 4,60 2,76 8,03 MAIFI (lần) 0,02 0,01 0,44 0,03 0,00 Mất điện có kế 2 SAIDI (phút) 2.142,46 2.059,69 3.300,00 4.261,09 5.606,58 hoạch SAIFI (lần) 6,48 6,12 13,00 10,50 19,25 MAIFI (lần) 0,57 0,38 2,36 0,75 3,30 Tổng hợp các 3 SAIDI (phút) 3.266,97 2.506,43 4.200,00 3.646,54 6.206,67 trường hợp SAIFI (lần) 11,02 9,23 22,00 12,22 27,28 Qua các số liệu trên, nhận thấy độ tin cậy cung cấp điện luôn tăng dần qua từng năm. Thời gian mất điện khách hàng do nguyên nhân sự cố và mất điện có kế hoạch năm 2014 đã giảm gần 2,5 lần so với năm 2015. Tuy nhiên thời gian mất điện vẫn còn ở mức cao, cần phải thực hiện nhiều biện pháp để giảm hơn nữa thời gian mất điện khách hàng, tăng độ tin cậy trong ...ết bị trên lưới điện từ xa (chuyển mạch tự động) mà không phải đến hiện trường thao tác bằng tay như hiện tại. Kết luận: Với việc áp dụng giải pháp trên giúp cho Công ty giảm bớt thời gian mất điện do sự cố lưới điện khách hàng và giảm khu vực mất điện mất điện, thời gian mất điện, góp phần nâng cao độ tinh cậy cung cấp điện. 3.2.4. Giải pháp 4: thực hiện đấu nối khách hàng mới vào lưới điện, khắc phục sự cố, thay thế và sửa chữa vật tư thiết bị có nguy cơ xảy ra sự cố bằng phương pháp Hotline. Trong thời gian qua, Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện như: thực hiện các giải pháp trong việc giảm thời gian mất điện do công tác bảo trì, sửa chữa lưới điện; giảm thời gian mất điện do sự cố; kết hợp cắt điện giữa công tác bảo trì lưới điện với công tác đấu nối lưới điện khách hàng mới;Tuy nhiên vẫn còn các tồn tại khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung cấp điện như: số lượng khách hàng đấu nối ngày càng nhiều do đó nếu cắt điện đấu nối cho khách hàng thì sẽ không đạt chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện, còn kết hợp cắt điện công tác trên lưới để đấu nối khách hàng thì không thực hiện đúng quy định về thời gian thực hiện chỉ số tiếp cận điện năng; các thiết bị hư hỏng có 73 nguy cơ gây sự cố phải cắt điện để thay thế, việc thay thế thiết bị có trường hợp phải cắt điện nhiều phát tuyến đường dây do trên một trụ điện có nhiều phát tuyến 22kV đi chung trụ;đã ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp điện cho khách hàng. Do đó để thực hiện tốt chỉ tiêu tiếp cận điện năng và thực hiện tốt chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện, Công ty cần phải xem xét đầu tư công nghệ sửa chữa điện bằng phương phương pháp Hotline vào công tác quản lý vận hành và phát triển lưới điện. Khi đó khách hàng trên địa bàn Công ty khi có nhu cầu đ óng đ iện trạm biến áp chuyên dùng không phải chờ sắp lịch cắt điện thực hiện công tác đấu nối, công tác thay thế thiết bị hư hỏng, bảo trì trong quá trình vận hành không phải cắt điện. Việc đầu tư đội hotline sẽ mang lại hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật và nâng cao dịch vụ cung cấp điện khách hàng của Công ty, cụ thể như sau : a) Mục tiêu : Mục tiêu xây dựng được lực lượng thi công sửa chữa điện bằng phương pháp Hotline giúp cho Công ty giải quyết nhu cầu đấu nối khách hàng không phải chờ đợi lịch cắt điện,bảo trì thay thế, sửa chữa lưới điện, ngăn ngừa nguy cơ gây sự cố, giảm thời gian mất điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện (giảm các chỉ số SAIFI, SAIDI MAIFI) giúp Công ty hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch EVNSPC và EVN giao trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới. Giúp Đơn vị nắm vững công nghệ sửa chữa điện nóng, tích luỹ kinh nghiệm để có thể nâng cấp và mở rộng lực lượng này trong các giai đoạn kế tiếp đến các Điện lực nhằm liên tục cải thiện các chỉ tiêu độ tin cậy đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của khách hàng. b) Kỹ thuật thực hiện Hotline trực tiếp: Người thao tác thực hiện các thao tác trực tiếp trên lưới bằng cách sử dụng găng tay, vai áo cách điện, đứng trên xe gàu hoặc sàn cách điện để công tác. Người công nhân tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện thông qua găng tay cách điện. - Về nhân lực: Phương pháp này người thao tác đòi hỏi phải có kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn để thực hiện các thao tác bằng tay. Không đòi hỏi gắt gao về chiều cao, sức khoẻ, khoảng không gian để công tác, lưới điện không đòi hỏi chuẩn hoá. 74 - Về thiết kế lưới điện: Thiết kế lưới điện điện hiện nay của Công ty phù hợp với thi công hotline. - Về trang thiết bị: Các dụng cụ thi công đơn giản, số lượng ít nên chi phí đầu tư thấp. -Vấn đề khác: Thời gian thi công nhanh, an toàn nơi công cộng, ít chiếm dụng lề đường/vỉa hè khi thi công, Chi phí thi công thấp. Phương pháp trực tiếp phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế lưới điện, thể trạng người công nhân cũng như điều kiện đường phố của Việt Nam. Vấn đề an toàn cho người công nhân được chú trọng, cụ thể thể là nâng mức cách điện an toàn cho công nhân khi thi công theo 3 cấp: xe gàu cách điện, thùng gàu cách điện, công nhân đi ủng và mang găng tay cách điện. Bên cạnh đó, các qui trình thi công được biên soạn rõ ràng, chi tiết cho từng mục công việc cụ thể và người công nhân luôn nhận biết điều kiện thi công trên đường dây đang mang điện nên công tác chuẩn bị, tâm lý và thao tác thi công cẩn trọng hơn nên giảm thiểu được các tại nạn. c) Các công việc được thực hiện . - Thay các vật tư trên lưới: + Thay sứ đỉnh đường dây mono, thay bộ 3 sứ đứng đường dây 3 pha đà đối xứng và đà vertical; + Thay sứ treo, cò lèo đường dây mono và 3 pha; + Thay đà đối xứng, đà lệch trụ đội line và đường dây 3 pha; + Thay đà đôi trụ góc và đà vertical đường dây 3 pha; - Thay các thiết bị trên lưới: + Thay các thiết bị trung thế bao gồm: FCO, LBCO, LA, DS, LBS, Recloser đường dây 1 pha, 3 pha. + Thay máy biến áp đường dây mono và 3 pha. - Công tác đấu nối: + Đấu nối cò lèo đường dây mono và 3 pha; - Đấu nối các nhánh rẽ, trạm phân phối vào các đường dây hiện hữu 75 - Công tác trồng trụ:Thay trụ độ line, trụ dừng dây; * Môt số hình ảnh minh họa công tác thi công bằng phương pháp hotline. Hình 3.1 : Bọc đà , dây để thay sứ đứng. Hình 3.2 : Trồng trụ bằng phương pháp Hotline 76 Hình 3.3: Lắp đà bằng phương pháp Hotline. Hình 3.4: Lắp kẹp rẽ nhánh bằng phương pháp Hotline. 77 d) Trang bị dụng cụ, đồ nghề: Trang bị dụng cụ đồ nghề của Đội thi công hotline, dự kiến mỗi đội thi công hotline sẽ trang bị 120 mục hàng (danh sách theo phụ lục 2 đính kèm) sẽ đảm bảo đủ để thi công các hạng mục công việc thông thường nêu trên. Phương tiện: - 01 xe gàu Hotline thi công cho mỗi đội. Đây là phương tiện bắt buộc phải có cho mỗi đội hotline. - 01 xe cẩu-đào lỗ trồng trụ Hotline thi công trong các công tác: trồng trụ đội line, lắp thiết bị recloser, LBS, dao cách ly 3 pha. - 01 xe bán tải để chở công nhân, dụng cụ thi công và các vật tư lưới điện. e) Nhân sự trực tiếp thi công: Để có thể thực hiện các công tác Hotline trên lưới bằng phương pháp trực tiếp thao tác kết hợp với xe gàu, người công nhân phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Trình độ học vấn: Tối thiểu tốt nghiệp lớp 12. - Bậc nghề: Từ 4/7 trở lên. - Độ tuổi: từ 25 tới 35 tuổi. - Chiều cao tối thiểu: 1,65m. - Chỉ số trọng lượng cơ thể: nhỏ hơn 30 (hệ số: trọng lượng /(chiều cao)2) - Đã được đào tạo qua khoá huấn luyện công nhân kỹ thuật đường dây và trạm tối thiểu 18 tháng. - Có kinh nghiệm ít nhất 1 năm thi công lưới trung thế và 06 tháng sửa chữa, vận hành lưới điện. - Có kỹ luật và kỹ năng làm việc nhóm. - Có tính tỉ mỉ, cẩn thận. - Có tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi. - Thể lực: Không bị các bệnh lý như: tim mạch, huyết áp, thị lực, các bệnh về khớp f) Yêu cầu đào tạo đối với công nhân Hotline: 78 - Đảm bảo Công nhận được đào tạo có đủ khả năng thực hiện các công tác Hotline trên lưới điện phân phối 22kV của Công ty. - Sau thời gian huấn luyện, nếu đạt, người được huấn luyện sẽ được cấp chứng chỉ xác nhận đã đủ điều kiện để thực hiện các công tác Hotline đã được huấn luyện trong khóa học. - Sau thời gian huấn luyện, công nhân phải thành thạo thực hiện được các công việc đã nêu ở trên. g) Phương án đào tạo. Được đào tạo bởi các tổ chức và các nước có kinh nghiệm thực hiện sửa chữa điện bằng phương pháp Hotline đồ ng thời đượ c đào tạo bởi đơn vị cung cấp đồ nghề, đây là một phần việc quan trọng nhất trong công tác đầu tư Đội hotline, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công của đề án. Vì vậy phương án đào tạo phải được thực hiện chặt chẽ đảm bảo cho người công nhân và các cán bộ quản lý nắm vững và thực hiện được các công việc sửa chữa đường dây trung áp đang mang điện một cách an toàn tuyệt đối. Kết thúc đào tạo, Đơn vị đào tạo sẽ cấp chứng chỉ chuyên nghiệp hotline cho các học viên. Học viên của nhóm phải tham dự khoá đào tạo lái xe để để tự vận hành các phương tiện: xe gàu, xe cẩu-đào lỗ trồng trụ, xe bán tải. h) Mô hình tổ chức. Mô hình tổ chức hiệu quả của một đội Hotline gồm: - 01 Đội trưởng: Phụ trách chung và công tác quản lý điều hành, tổ chức kế hoạch thi công, quản lý tài sản. - 01 Đội phó kiêm cán bộ an toàn chuyên trách: phục trách công tác thi công, an toàn, thí nghiệm bảo dưỡng dụng cụ, phương tiện. - 06 Công nhân. Trong đó có 01 Trưởng nhóm kiêm cán bộ giám sát an toàn, 05 công nhân trực tiếp thi công, bao gồm cả 3 người có khả năng vận hành các phương tiện: xe gàu, xe cẩu-đào lỗ trồng trụ, xe bán tải. Khối lượng công tác của 01 tổ Hotline: Theo qui định 102/ĐVN/AT ngày 10/01/1997 của Tổng Công ty điện lực Việt Nam quy đinh về an toàn tạm thời khi thực hiện công tác sữa chữa đường dây đang mang điện theo Điều 9 là một tổ công 79 tác Hotline tối thiểu phải cần 6 người trở lên mỗi khi thực hiện công tác trên lưới. Vì lý do đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho công nhân, Tổ Hotline cần đào tạo sẽ có 08 người/tổ và không nên làm quá 02 công tác (lượt)/ngày. Như vậy số lần công tác Hotline của 01 tổ khoảng 400 lần công tác/năm. i) Các công việc liên quan đến vận hành đội hotline. Ø Công tác thí nghiệm định kỳ: - Về các dụng cụ: Được chia ra thành 2 nhóm: Dụng cụ cơ khí và dụng cụ cách điện. Các dụng cụ cách điện sẽ được các Đơn vị (phân xưởng thí nghiệm) tiến hành thí nghiệm định kỳ hàng năm theo khuyến cáo của nhà sản xuất. - Về phương tiện xe gàu hotline và xe cẩu-đào lỗ trồng trụ hotline: Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, hạng mục thí nghiệm định kỳ hàng năm là đo cách điện cần cẩu và gàu cách điện Ø Công tác bồi huấn nghiệp vụ, sát hạch an toàn: - Theo mô hình tổ chức đội và phương án đào tạo, mỗi đội sẽ gồm 8 người trong đó có đội trưởng và đội phó phụ trách công tác quản lý và 6 thành viên trực tiếp thi công đều được bố trí tham gia đào tạo. - Để đảm bảo các công nhân hotline duy trì kỹ năng thao tác và an toàn, hàng năm Đội hotline phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ và sát hạch an toàn cho cả Đội. Thao trường thực tập là các đoạn đường dây trên không giống với thực tế. Các Cán bộ quản lý Đội trưởng, Đội phó, tổ trưởng sẽ chủ trì điều hành công tác này. j) Khái toán vốn đầu tư. Bảng 3.1: Dự trù kinh phí đầu tư cho 1 đội Hotline. Stt Tên thiết bị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Chi phí mua sắm thiết bị 16.200.000.000 1.1 Bộ dụng cụ đồ nghề thi công Hotline 1 3.800.000.000 3.800.000.000 1.2 Xe cẩu-đào lỗ trồng trụ cách điện 1 6.200.000.000 6.200.000.000 1.3 Xe gàu cách điện 1 6.200.000.000 6.200.000.000 2 Chí phí Đào tạo (8 học viên) 3.500.000.000 3 Cộng (1+2) 19.700.000.000 4 Thuế VAT (10%* Cộng (1+2)) 1.970.000.000 80 5 Chi phí dự phòng (10% ) 2.167.000.000 6 Tổng cộng (GTB=3+4+5) 23.837.000.000 k) Đánh giá lợi ích đầu tư. Ø Nhu cầu sửa điện nóng bằng phương pháp Hotline. Căn cứ kết quả khảo sát nhu cầu sửa chữa điện nóng của Công ty để đầu tư trang thiết bị mà xe cẩu-đào lỗ trồng trụ Hotline và xe gàu Hotline có thể tiếp cận thi công được: Bảng 3.2: Nhu cầu sửa chữa bằng phương pháp Hotline của PCLA Stt Công việc Số lần thực hiện I Thi công Hotline với xe gàu 2.756 II Thi công Hotline với xe gàu và xe cẩu đào lổ trụ 439 Tổng cộng 3.195 Như vậy nhu cầu sửa chữa điện nóng tại Công ty là rất lớn, trong khi năng lực thi công của một đội hotline thì hạn chế. Vì vậy việc tính toán hiệu quả của việc đầu tư đội Hotline căn cứ trên khả năng thi công của đội là 400 lần/năm. Ø Tính giá trị làm lợi. Bảng 3.3: Lợi ích kinh tế của 1 đội hotline trong 1 năm: Stt Nội dung Thông số I Tăng doanh thu 25,72 tỷ đồng 1 Số lượng lần công tác của độ i Hotline thực hiện 400 lần công tác được 2 Thời gian thi công nếu phải cắt điện 5 giờ/lần công tác 3 Dòng điện trung bình trên 01 tuyến đường dây nơi 250A có công tác 4 Công suất bán được khi thi công hotline (không 250(A)*1.735*22(kV)*0.9 phải cắt điện công tác) =8.573kW 5 Tổng sản lượng điện bán được khi thi công hotline 8.573kW *5 (không phải cắt điện công tác) giờ/lần*400lần =17,15 81 triệu KWh 6 Danh thu bán điện thu được từ việc không cắt điện 17,15 triệu kWh * thi công Hotline 1.500đ/kWh =25,72 tỷ đồng (1.500đ/KWh) II Chi phí hotline 5,42 tỷ đồng/năm 1 Giá trị nhiên liệu/vận hành máy thi công 4 triệu đồng/lượt công tác Hotline/số lần công tác (bình quân) 2 Tổng giá trị nhiên liệu và máy thi công Hotline 1,6 tỷ VNĐ đồng trong 1 năm (400 lần công tác) 3 Chi phí nhân công phải trả 2,0 tỷ VNĐ đồng/năm 4 Chi phí khấu hao (10 năm) 1,62 tỷ VNĐ đồng/năm 5 Chi phí quản lý 200 triệu VNĐ đồng/năm • Tính hiệu quả trên hệ số SAIFI và SAIDI tại Công ty: - Nếu lấy số liệu thông kê năm 2014 tính toán: Số kWh mất điện do sự cố: 3.663.783 kWh Số kWh mất điện do cắt điện có kế hoạch công tác: 16.395.965 kWh Tổng Số kWh mất điện 2014: 3.663.783 kWh +16.395.965 kWh = 20.059.748 kWh Tổng Số tiền điện không bán đượ c năm 2014 là: 20.059.748kWh x 1500 đồng/kW.h =30 tỷ đồng Nếu công tác của Đội Hotline giúp giảm 75% sản lượng điện không cung cấp được của năm 2014 sẽ là: 22,5 tỷ đồng . Chỉ số SAIDI mất điện do công tác sẽ giảm được 50% so với trước khi có Đội Hotline. Ngoài những lợi ích trên, công tác Hotline còn mang lại những lợi ích khác không tính bằng tiền được như: nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, giảm thời gian mất điện, ứng dụng công nghệ mới vào trong công tác quản lý vận hành để nâng cao năng suất lao động 82 Công tác Hotline góp phần giảm mất điện sau này nếu đảm nhận được toàn bộ khối lượng bảo trì, kiểm tra, thí nghiệm thay thế thiết bị trên lưới không cắt điện thì còn mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. • Giá trị sản phẩm xã hội thu được từ việc không cắt điện : Khu vực cấp điện của Công ty nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động với các ngành công nghiệp, dịch vụ với lượng điện năng sử dụng rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trên lưới điện truyền tải và phân phối của EVN SPC. Do đó, lợi ích kinh tế mang lại từ việc thi công bằng Hotline so với phương pháp cắt điện phổ biến hiện nay là rất lớn. Theo số liệu của Tổ chức CEEP (Pilot Commercial Energy Efficiency Project), hiệu quả kinh tế sử dụng điện năng bình quân khoảng 1,33USD/kwh (số liệu năm 2007). Nếu áp dụng thi công bằng phương pháp Hotline sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội tăng thêm 20.009.599 USD (Tổng Số kwh mất điện 20.059.748kwh x 75% x 1,33USD/kwh). Đánh giá lợi ích đầu tư - Chi phí vận hành đội hotline: 5,42 tỷ đồng/năm - Doanh thu tăng do bán thêm điện cho khách hàng: 25.72 tỷ đồng/năm - Chỉ số độ tin cậy giảm: 50% so với hiện tại - Hiệu quả kinh tế xã hội tăng thêm: 20.009.599 USD Kết luận: Áp dụng phương pháp sửa chữa điện bằng phương pháp Hotline sẽ giải quyết được vấn đề Công ty đang gặp phải là: vừa đảm bảo được giảm thời gian thực hiện chỉ số tiếp cận điện năng, vừa đảm bảo giảm chỉ số độ tin cậy cung cấp điện, đồng thời tăng cường độ ổn định trong quá trình cấp điện, chất lượng dịch vụ cung cấp điện được nâng cao, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội. 3.2.5. Giải pháp 5: Đầu tư các trạm biến áp 220kV và các trạm 110kV phù hợp với Quy hoạch phát triển lưới điện. Trong thời gian qua, Công ty đã thực hiện nhiều giải pháp để giảm thời gian mất điện do công tác, sự cố, ... Tuy nhiên với hiện trạng và kết cấu lưới điện như 83 hiện nay các trạm 110kV và các phát tuyến 22kV đang đầy và quá tải, cụ thể là: có hiện nay có 7/ 11 trạm ( với 11/17 MBA) nguồn 110kV đang đầy, quá tải; có 30 xuất tuyến trên 50% tải (có 09 tuyến từ 60% -- 69% tải, 11 tuyến từ 70%--79% tải, 05 tuyến trên 80% tải dây) ; một số huyện được cấp điện từ các TBA 110kV đặt trên địa bàn huyện lân cận thông qua 02 hoặc 03 phát tuyến hình tia chưa được kết nối mạch vòng;... nên độ tin cậy cung cấp điện không cao. Do đó, để nâng cao chất lượng cung cấp điện cho khách hàng thì công tác đầu tư, cải tạo tăng công suất và phát triển trạm nguồn cần phải được quan tâm thực hiện, chỉ có đầu tư nâng cấp cải tạo các trạm nguồn mới đáp ứng được một cách bền vững nâng cao khả năng cung cấp điện. Đồng thời giải quyết giảm tải các trạm 110kV và các phát tuyến 22kV hiện hữu đang quá tải, giảm thời gian và khu vực mất điện, đáp ứng tốc độ phát triển phụ tải của địa phương. Do đó trong thời gian tới,Công ty cần kiến nghị Tổng Công ty thực hiện đầu tư, cải tạo các trạm nguồn, cụ thể là: 1. Lưới điện 220kV: Đầu tư các trạm nguồn 220kV để đáp ứ ng nhu cầu tăng công suất trạm 110kV hiện hữu và lắp mới các trạm 110kVchống quá tải, nhất là các trạm 110kV cấp điện cho khu vực các huyện có tỷ trọng công nghiệp cao đang đầy và quá tải, cụ thể là: cần đầu tư các trạm 220kV Đức Hòa, trạm 220kV Bến lức, trạm 220kV Cần Đước để cấp điện cho các trạm 110 kV trong khu vực. 2. Lưới điện 110kV: Trước mắt trong giai đoạn 2015-2016 để chống quá tải các trạm 110kV hiện hữu Công ty điện lực Long an cần sớm kiến nghị Tổng công ty Điện lực Miền nam tăng công suất và lắp mới các trạm trong khu vực, cụ thể như sau : - Tăng công suất trạm 110kV Đức Lập từ (1x63)MVA lên (2x63)MVA để giảm tải trạm 110KV đang đầy tải, đảm bảo khả năng cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn huyện Đức Hòa. - Tăng công suất trạm 110kV Tân An từ (2x40)MVA lên (2x63)MVA, đảm bảo khả năng cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn TP Tân An, huyện Châu Thành, Tân Trụ, Thủ Thừa. 84 - Tăng công suất trạm 110kV Long An từ (1x40)MVA lên (2x40)MVA, đảm bảo khả năng cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn TP.Tân An, huyện Châu Thành, Tân Trụ, Thủ Thừa. - Tăng công suất trạm 110kV Mộc Hóa từ (2x25)MVA lên (2x40)MVA, đảm bảo cấp điện cho các phụ tải khu vực các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Tân Thạnh. - Tăng công suất trạm 110kV Rạch Chanh từ (40+63)MVA lên (2x63)MVA, đảm bảo khả năng cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn huyện Cần Đước, Bến Lức. - Tăng công suất trạm 110kV Long Hậu từ (1x40)MVA lên (2x40)MVA,đảm bảo cấp điện cho các phụ tải khu vực huyện Cần giuộc. - Tăng công suất trạm 110kV Cần đước từ (16+40)MVA lên (2x40)MVA,đảm bảo cấp điện cho các phụ tải khu vực các huyện Cần Đước,Cần giuộc. - Xây dựng mới công trình “Trạm biến áp 110kV Hựu Thạnh và đường dây đấu nối”, với quy mô lắp mới (2x63)MVA, tăng cường khả năng cấp điện cho các phụ tải công nghiệp khu vực huyện Đức Hoà đồng thời giảm tình trạng quá tại trạm Đức Hòa (2x63) MVA. Trong thời gian tới, Công ty Điện lực Long An cần kiến nghị Tổng Công ty Điện lực miền Nam thực hiện đầu tư nhiều trạm nguồn 110kV trên địa bàn tỉnh Long An, trong năm 2016- 2020, như sau : - Đường dây 110kV Long An 2 - An Thạnh và xây dựng TBA 110kV An Thạnh 1x63MVA, đảm bảo cấp điện cho các phụ tải công nghiệp khu vực huyện Đức Hoà, Bến lức đồng thời giảm tình trạng quá tải trạm 110kV Bến lức. - Đường dây 110kV Mộc Hóa-Vĩnh Hưng và TBA 110kV Vĩnh Hưng (1x40)MVA đảm bảo cấp điện các phụ tải khu vực huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng và đồng thời giảm tải trạm 110kV Mộc Hóa và rút ngắn bán kính cấp điện. - Đường dây 110kV Cần Đước –Nam Tân Tập và TBA 110kV Nam Tân Tập (1x63)MVA đảm bảo cấp điện cho các phụ tải công nghiệp khu vực huyện Cần giuộc đồng thời giảm tình trạng quá tải trạm 110kV Cần Đước, và trạm Long Hậu. - Đường dây đầu nối và TBA 110kV Châu Thành (2x63)MVA đảm bảo cấp 85 điện chocác phụ tải khu vực huyện Châu Thành đồng thời giảm tình trạng quá tải trạm 110KV Tân An . - Đường dây đấu nối và TBA 110kV KCN Bến Lức (2x63)MVA đảm bảo cấp điện cho các phụ tải công nghiệp khu vực huyện Bến lức đồng thời giảm tình trạng quá tải trạm 110 KVBến lức và trạm 110kV Rạch Chanh . Tuy nhiên hiện tại vẫn còn 4 huyện Tân Hưng, Tân Thạnh,Thủ Thừa, Tân Trụ chưa có trạm 110kV vẫn còn phải nhận điện từ các trạm 110kV các huyện lân cận nhưng không có trong quy hoạch lưới điện của Tỉnh. Do đó trong kỳ quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Long An giai đoạn 2016-2025có xét đến năm 2030 sắp tới, Công ty Điện lực Long An cần kiến nghị Sở Công thương bổ sung quy hoạch thêm các trạm nguồn 110kV trên cơ sở dự báo phụ tải của từng khu vực. Mục tiêu là để nâng cao chất lượng cung cấp điện cho khách hàng thì tại mỗi huyện phải có ít nhất một trạm nguồn 110kV và các trạm 110kVchỉ mang tải khoảng từ 50 đến 60% định mức để có thể hỗ trợ qua lại với nhau trong trường hợp có mất điện. Kết luận : Sau khi các trạm nguồn 110kV trên đưa vào vận hành thì cơ bản đáp ứng kịp tốc độ phát triển phụ tải trên địa bàn tỉnh Long An. Khoảng cách giữa các trạm nguồn được rút ngắn, bán kính cấp điện của các phát tuyến 22kV giảm, tình trạng mang tải của các trạm 110kV và các phát tuyến đường dây 22 kV giảm, hệ số mang tải các trạm 110kV và các phát tuyến 22kV nằm trong khoảng 50 đến 60% định mức. Các trạm nguồn trong khu vực có thể hỗ trợ cấp điện chuyển tải qua lại, trong trường hợp một trạm nguồn bị mất điện hay phát tuyến 22kV mất điện. Do đó chất lượng điện cung cấp cho khách hàng được đảm bảo, giảm thời gian mất điện đến mức thấp nhất, chất lượng cung cấp điện ngày càng được cải thiện. Đồng thời với việc đầu tư các trạm 110kV như trên sẽ là cơ sở cho việc đầu tư lưới điện 22kV đạt tiêu chí N-1 sau này. 86 3.2.6. Giải pháp 6: Đầu tư, cải tạo lưới điện phân phối 22kVphù hợp với Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Long An, giảm tải các đường dây 22kV đầy tải, tạo mạch vòng lưới điện, bọc hóa lưới điện giảm sự cố. a) Lập kế hoạch đầu tư các đường dây trung thế 22kV tạo mạch vòng các trạm biến áp 110kV nhằm đảm bảo cấp điện liên tục giảm thời gian mất điện cho khách hàng: Qua các thông số vận hành của các phát tuyến 22kV(phụ lục 1 đính kèm) nhận thấy đa số các tuyến đều vận hành trong tình trạng đầy tải : có 30 xuất tuyến trên 50% tải (có 09 tuyến từ 60% -- 69% tải, 11 tuyến từ 70%--79% tải, 05 tuyến trên 80% tải dây). Mặc dù một số phát tuyến có liên kết với nhau nhưng khả năng chuyển tải qua lại các trạm 110kV và các phát tuyến 22kV là rất hạn chế, trong trường hợp các trạm biếp áp 110kV hay các phát tuyến cùng khu vực bị mất điện thì không thể hỗ trợ cấp điện từ phát tuyến kia, gây ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp điện. Do đó trong thời gian tới ngoài việc đầu tư các trạm 110kV để giảm bán kính cấp điện, giảm tải các đường dây 22kV thì việc đầu tư lưới điện 22kV để đồng bộ với việc đầu tư xây dựng các trạm nguồn 110kV khai thác tốt các trạm 110kV và tạo mạch vòng, kết nối cấp điện theo tiêu chí N-1 là điều rất quan trọng và có tính bền vững nhằm đảm bảo cấp điện, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, cụ thể: Công ty cần triển khai đầu tư, cải tạo lưới điện nhằm đảm bảo lưới điện trung thế vận hành theo tiêu chí N-1, với mục tiêu là: giảm thời gian và phạm vi mất điện, tăng độ tin cậy cung cấp điện; tăng mức độ tự động hóa, tăng năng suất lao động. Cần thực hiện tăng khả năng cấp điện dự phòng qua mạch vòng như : liên kết các phát tuyến 22kV các trạm 110kV với nhau và liên kết các phát tuyến 22kV cùng trạm 110kV; nâng cấp, cải tạo các đường dây quá tải, các đường dây quan trọng nhưng thường xuyên gây sự cố, đảm bảo sao cho các phát tuyến 22kV mang tải dưới 50% định mức dây dẫn. Khi một trạm 110kV hay phát tuyến 22kVmất điện thì trạm 110kV lân cận và lưới điện trung thế 22kV còn lại phải đảm bảo có thể chuyển tải từ các trạm 110kV lân cận trong khu vực để cấp điện cho các phụ tải trong khu vực bị mất điện. 87 Tuy nhiên do địa bàn tỉnh Long an rộng, lớn nên để đầu tư tất cả các khu vực thì cần nguồn vốn đầu tư rất lớn nên trong giai đoạn đầu, mục tiêu đặt ra là đảm bảo cấp điện liên tục cho một số phụ tải có sản lượng điện tiêu thụ lớn, các phụ tải quan trọng như: Trung tâm chính trị-xã hội của địa phương; các khu công nghiệp; cụm công nghiệp tập trung; các trung tâm dịch vụ, du lịch trung tâm huyện Kết luận: Sau khi xây dựng lưới điện đạt theo tiêu chí N-1, thì tất cả các trạm 110kV trên địa bàn tỉnh Long An sẽ được kết nối với nhau. Các trạm biến áp 110kV trong cùng khu vực có thể hỗ trợ toàn bộ, hoặc một phần phụ tải khi có một trạm 110 kV bị mất điện. Các phụ tải quan trọng trong các khu cụm công nghiệp, trung tâm hành chính của Thành Phố, Thị Xã và trung tâm các Huyện đều được cấp điện từ ít nhất là hai nguồn bằng các phát tuyến trung thế 22kV, do đó nâng cao khả năng cấp điện, đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục. b) Cải tạo bọc hóa lưới điện khu vực Thành Phố, Thị Xã, thị trấn : Hiện tại đa số các phát tuyến 22kV trên địa bàn Công ty quản lý đều sử dụng dây nhôm trần, bán kính cấp điện dài, đi qua khu vực địa hình nhiều cây cối, khu vực đông dân cư, khu vực công nghiệp gây ô nhiểm nên thường xuyên xảy ra sự cố do phóng sứ, cây va quẹt, vi phạm hành lang an toàn lưới điện hoặc các động vật như: rắn, chim, leo lên lưới gây sự cố. Bên cạnh việc triển khai xây dựng lưới điện theo tiêu chí N-1, Công ty cần phải thực hiện triển khai cải tạo bọc hóa dần lưới điện trung tâm Thành Phố, Thị Xã và trung tâm các Huyện, các khu cụm công nghiệp,..với mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 đạt ít nhất 50% lưới điện trung thế 22kV được bọc hóa, cụ thể: Đầu tư cải tạo bọc hóa lưới điện thuộc trung tâm các huyện, các khu vực công nghiệp nhất là các huyện có tỉ trọng công nghiệp cao, các khu vực khó chặt tỉa cây cần ưu tiên thực hiện trước như : Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước . nhằm hạn chế sự cố lưới điện, giảm thiểu các trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện, tăng tính liên tục trong quá trình cung cấp điện, đảm bảo mỹ quan đô thị, tăng cường chất lượng dịch vụ cung cấp cấp điện, độ ổn định trong quá trình cung cấp điện. 88 Kết luận: Với việc thực hiện giải pháp bọc hóa lưới điện sẽ giúp Công ty hạn chế được sự cố lưới điện do vi phạm hành lang an toàn lưới điện, giảm sự cố do phóng sứ, đảm bảo lưới điện vận hành an toàn liên tục, nâng cao độ tinh cậy cung cấp điện cho khách hàng. Tóm tắt và kết luận chương III: Để nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện tại Công ty Điện lực Long An, qua nghiên cứu Tác giả đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu sau: 1. Nâng cao việc thực hiện chỉ số tiếp cận điện năng đối với các khách hàng có nhu cầu lắp đặt mới đường dây trung thế và trạm biến áp chuyên dung. 2. Giảm thời gian mất điện do bảo trì, sửa chữa lưới điện. 3. Thực hiện các giải pháp giảm thời gian mất điện do sự cố. 4. Thực hiện đấu nối khách hàng mới vào lưới điện, khắc phục sự cố, thay thế và sửa chữa vật tư thiết bị có nguy cơ xảy ra sự cố bằng phương pháp hotline. 5. Đầu tư các trạm biến áp 220kV và các trạm 110kV phù hợp với Quy hoạch phát triển lưới điện. 6. Đầu tư, cải tạo lưới điện phân phối 22kV phù hợp với Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Long An, giảm tải các đường dây 22kV đầy tải, tạo mạch vòng lưới điện, bọc hóa lưới điện giảm sự cố. 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Đáp ứng nhu cầu điện cho xã hội là nhiệm vụ rất quan trọng, nhất là trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì nhu cầu năng lượng đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, được nhiều quốc gia quan tâm giải quyết, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong thời giai qua, Ngành điện lực nói chung và Công ty Điện lực Long An nói riêng đã chịu nhiều sức ép về đáp ứng nhu cầu điện năng cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nhưng Công ty vẫn nỗ lực để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật được cấp trên giao và hoàn thiện nhiệm vụ cấp điện tương đối an toàn, ổn định cho nhu cầu của khách hàng, góp phần quan trọng trong việc ổn định an ninh - chính trị, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo anh sinh xã hội của Tỉnh. Tuy nhiên, quy trình cấp điện, kết cấu hạ tầng lưới điện, trình độ nhân viên, chất lượng dịch vụ cung cấp điện v.v..còn những hạn chế nhất định, chưa làm hài lòng hầu hết các khách hàng trên địa bàn Tỉnh, nên việc nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện điện tại Công ty Điện lực Long An cần phải phấn đấu nỗ lực hơn nữa và có rất nhiều việc phải làm trong thời gian tới. Vì vậy, cần xem xét một cách nghiêm túc để rút ra những kinh nghiệm, đề ra những giải pháp thiết thực, khắc phục những hạn chế này nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện tại Công ty. Để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện khách hàng sử dụng điện, qua nghiên cứu, Tác giả đề xuất 6 nhóm giải pháp chủ yếu sau: 1. Nâng cao việc thực hiện chỉ số tiếp cận điện năng đối với các khách hàng có nhu cầu lắp đặt mới đường dây trung thế và trạm biến áp chuyên dung. 2. Giảm thời gian mất điện do bảo trì, sửa chữa lưới điện. 3. Thực hiện các giải pháp giảm thời gian mất điện do sự cố. 90 4. Thực hiện đấu nối khách hàng mới vào lưới điện, khắc phục sự cố, thay thế và sửa chữa vật tư thiết bị có nguy cơ xảy ra sự cố bằng phương pháp hotline. 5. Đầu tư các trạm biến áp 220kV và các trạm 110kV phù hợp với Quy hoạch phát triển lưới điện. 6. Đầu tư, cải tạo lưới điện phân phối 22kV phù hợp với Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Long An, giảm tải các đường dây 22kV đầy tải, tạo mạch vòng lưới điện, bọc hóa lưới điện giảm sự cố. Với việc thực hiện các giải pháp trên trong thời gian tới Công ty Điện lực Long An nhất định sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện tại Công ty góp phần với Tổng công ty Điện lực Miền Nam hoàn thành các chỉ tiêu mà Tập Đoàn Điện lực Việt Nam giao. 2. Kiến nghị Để nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện khách hàng tại Công ty Điện lực Long An trong thời gian tới, bên cạnh nỗ lực của đơn vị, cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ, các Bộ, UBND các cấp và Sở, Ngành của Tỉnh, sự quan tâm đầu tư lưới điện của EVNSPC, EVN và sự cảm thông, chia sẻ hợp tác của từng khách hàng sử dụng điện. 91

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_de_xuat_giai_phap_nang_cao_chat_luong_dich_vu_cung.pdf
Tài liệu liên quan