Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của một số trung tâm khí áp đến nắng nóng trên khu vực đông bắc

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĔN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TRUNG TÂM KHÍ ÁP ĐẾN NẮNG NÓNG TRÊN KHU VỰC ĐÔNG BẮC CHUYÊN NGÀNH: KHÍ TƯỢNG - KHÍ HẬU HỌC PHẠM XUÂN NHỊ HÀ NỘI, NĔM 2018 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĔN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TRUNG TÂM KHÍ ÁP ĐẾN NẮNG NÓNG TRÊN KHU VỰC ĐÔNG BẮC PHẠM XUÂN NHỊ CHUYÊN NGÀNH: KHÍ TƯỢNG - KHÍ

pdf76 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của một số trung tâm khí áp đến nắng nóng trên khu vực đông bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HẬU HỌC MÃ SỐ: 60440222 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. Chu Thị Thu Hường 2. TS. Nguyễn Đĕng Quang HÀ NỘI, NĔM 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Chu Thị Thu Hường Cán bộ hướng dẫn phụ :TS. Nguyễn Đĕng Quang Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS Vũ Thanh Hằng Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Hoàng Phúc Lâm Luận vĕn thạc sĩ được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĔN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày 22 tháng 10 nĕm 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận vĕn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Chu Thị Thu Hường và TS. Nguyễn Đĕng Quang. Tôi không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố ở bất cứ một công trình khoa học nào. Các thông tin sử dụng trong luận vĕn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ. Tôi hoàn toàn chịu trác nhiệm về tính trung thực luận vĕn của mình. Tác giả Phạm Xuân Nhị ii LỜI CẢM ƠN Luận vĕn thạc sĩ chuyên ngành Khí tượng – Khí hậu học “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số trung tâm khí áp đến nắng nóng trên khu vực Đông Bắc” đã được hoàn thành trong tháng 7 nĕm 2018. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận vĕn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các Quý Thầy Cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Chu Thị Thu Hường và TS. Nguyễn Đĕng Quang đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận vĕn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Khoa Khí tượng -Thuỷ vĕn. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận vĕn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và các thành viên trong lớp cao học CH2BK đã luôn giúp đỡ tôi hoàn thành luận vĕn này. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Phạm Xuân Nhị iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................... v DANH MỤC HÌNH VẼ ....................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NẮNG NÓNG ................................................. 3 1.1 Khái niệm ........................................................................................................ 3 1.2 Những trung tâm gây nắng nóng ..................................................................... 3 1.3 Đặc điểm địa hình và khí hậu trên khu vực Đông Bắc ................................... 6 1.3.1 Địa hình ........................................................................................................ 6 1.3.2 Khí hậu ......................................................................................................... 7 1.4 Tông quan một số nghiên cứu về nắng nóng .................................................. 8 1.4.1 Trên thế giới ................................................................................................. 8 1.4.2 Nghiên cứu trong nước ................................................................................. 9 CHƯƠNG 2. SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 12 2.1 Số liệu ............................................................................................................ 12 2.1.1 Số liệu quan trắc ......................................................................................... 12 2.1.2 Số liệu tái phân tích .................................................................................... 13 2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 14 2.2.1 Phương pháp xác định đặc điểm phân bố theo không gian và biến đổi theo thời gian của nắng nóng ...................................................................................... 14 2.2.2 Phương pháp xác định sự biến đổi cường độ và phạm vi của các trung tâm khí áp ................................................................................................................... 14 2.2.3 Phương pháp xác định mối quan hệ giữa các trung tâm khí áp với nắng nóng trên khu vực ................................................................................................ 16 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 17 3.1 Đặc điểm phân bố theo không gian và biến đổi theo thời gian của nắng nóng trên khu vực Đông Bắc ........................................................................................ 17 3.1.1 Phân bố theo không gian ............................................................................ 17 3.1.2 Phân bố theo thời gian ................................................................................ 18 iv 3.2 Sự biến đổi cường độ và phạm vi của một số trung tâm khí áp .................... 24 3.2.1 Áp cao Thái Bình Dương ........................................................................... 24 3.2.2 Áp thấp Bắc Bộ .......................................................................................... 28 3.2.3. Áp thấp Trung Hoa32 3.2.4. Áp thấp Nam Á ......................................................................................... 36 3.3 Mối quan hệ giữa các trung tâm khí áp với nắng nóng trên khu vực Đông Bắc ....................................................................................................................... 42 3.3.1 HSTQ giữa cường độ của một số trung tâm khí áp và SNNN ................... 42 3.3.2 Mối quan hệ giữa phạm vi hoạt động của một số trung tâm khí áp và SNNN .................................................................................................................. 48 3.4 Phân tích một số hình thế gây nắng nóng gay gắt và nắng nóng đặc biệt gay gắt ........................................................................................................................ 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 62 v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Chữ viết tắt ACTBD Áp cao Thái Bình Dương HGT Độ cao địa thế vị HSTQ Hệ số tương quan Pmsl Khí áp mặt biển SNNN Số ngày nắng nóng NNGG Nắng nóng gay gắt Tx Nhiệt độ cực đại ngày vi DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Hình thế áp thấp Nam Á ảnh hưởng đến thời tiết Việt Nam, bản đồ mực 1000mb(trái) và mực 850(phải). .................................................................................... 4 Hình 1.2 Hình thế áp cao Thái Bình Dương ảnh hưởng đến thời tiết Việt Nam, bản đồ mực 850mb(trái) và mực 500(phải). ........................................................................ 4 Hình 1.3 Hình thế áp thấp Trung Hoa ảnh hưởng đến thời tiết Việt Nam, bản đồ mực 1000mb(trái) và mực 850(phải). ........................................................................... 5 Hình 1.4 Bản đồ địa hình khu vực Đông Bắc. ................................................................. 6 Hình 2.1 Bản đồ trường Pmsl trung bình trong tháng 4-8 thời kỳ từ 1981-2015 và các vùng xác định cường độ của áp thấp Nam Á(a) và áp thấp Bắc Bộ(b). ...................... 15 Hình 2.2 Bản đồ khoanh vùng trên mực 500mb của ACTBD(c), 850mb của áp thấp Trung Hoa(c). ................................................................................................................ 15 Hình 3.1 Số ngày nắng nóng trung bình nĕm tại các trạm trên vùng Đông Bắc ........... 17 Hình 3.2 Biểu đồ số ngày NNGG trung bình nĕm khu vực Đông Bắc ......................... 18 Hình 3.3 Phân bố số ngày nắng nóng theo tháng TBNN các Trạm .............................. 18 Hình 3.4 Phân bố SNNN của một số trạm trung bình theo từng tháng ......................... 19 Hình 3.5 Sự biến đổi của tổng SNNN và NNGG trong nĕm TB qua từng thập kỷ. ..... 20 Hình 3.6 Xu thế biến đổi nắng nóng theo từng nĕm của một số trạm trên khu vực Đông Bắc. ......................................................................................................... 23 Hình 3.7 Cường độ ACTBD trung bình trong từng tháng ............................................ 24 Hình 3.8 Sự biến đổi cường độ của ACTBD trong từng tháng, thời kỳ ....................... 25 Hình 3.9 Cường độ qua từng nĕm ACTBD ................................................................... 26 Hình 3.10 HGT trung bình qua các thời kỳ ACTBD .................................................... 27 Hình 3.11 Biểu đồ cường độ trung bình theo từng tháng áp thấp Bắc Bộ .................... 28 Hình 3.12 Biểu đồ cường độ theo từng thập kỷ áp thấp Bắc Bộ ................................... 29 Hình 3.13 Biểu đồ cường độ theo từng nĕm áp thấp Bắc Bộ ........................................ 30 Hình 3.14 Pmsl TB tháng 5 qua các thời kỳ áp thấ Bắc Bộ .......................................... 31 Hình 3.15 Pmsl TB tháng 6 qua các thời kỳ áp thấ Bắc Bộ .......................................... 31 Hình 3.16 Pmsl TB tháng 7 qua các thời kỳ áp thấpBắc Bộ ......................................... 32 Hình 3.17 Pmsl TB tháng 8 qua các thời kỳ áp thấp Bắc Bộ ........................................ 32 Hình 3.18 biểu đồ cường độ theo từng tháng áp thấp Trung Hoa ................................. 33 Hình 3.19 Biểu đồ cường độ theo từng thập kỷ áp thấp Trung Hoa ............................. 33 Hình 3.20 Biểu đồ cường độ TB theo từng nĕm áp thấp Trung Hoa ............................ 34 Hình 3.21 HGT 850mb TB qua các thập kỷ áp thấp Trung Hoa .................................. 35 Hình 3.22 Biểu đồ cường độ theo từng tháng áp thấp Nam Á ...................................... 36 vii Hình 3.23 Biểu đồ cường độ theo từng thập kỷ áp thấp Nam Á ................................... 36 Hình 3.24 Biểu đồ cường độ theo từng thập kỷ áp thấp Nam Á ................................... 37 Hình 3.25 Khí áp mực biển TB qua từng thập kỷ ......................................................... 38 Hình 3.26 Khí áp mực biển TB qua từng thập kỷ ......................................................... 38 Hình 3.27 Khí áp mực biển TB qua từng thập kỷ ......................................................... 39 Hình 3.28 Khí áp mực biển TB qua từng thập kỷ ......................................................... 39 Hình 3.29 Khí áp mực biển TB qua từng thập kỷ ......................................................... 40 Hình 3.30 Khí áp mực biển TB qua từng thập kỷ ......................................................... 40 Hình 3.31 Khí áp mực biển TB qua từng thập kỷ ......................................................... 41 Hình 3.32 Mối quan hệ giữa SNNN với cường độ áp thấp Bắc Bộ tháng 5 ................. 46 Hình 3.33 Mối quan hệ giữa SNNN với cường độ áp thấp Trung Hoa tháng 5 ........... 47 Hình 3.34 Mối quan hệ giữa SNNN với cường độ ACTBD tháng 5 ............................ 47 Hình 3.35 Mối quan hệ giữa SNNN với cường độ áp thấp Nĕm Á tháng 5 ................. 48 Hình 3.36 TB 5 nĕm có số ngày nắng nóng nhiều nhất và 5 nĕm có số ngày nắng nóng ít nhất trong 3 tháng 6,7,8 áp thấp Bắc Bộ .................................................................... 49 Hình 3.37 Pmsl TBNN màu xám đường đứt và TB 5 nĕm có số ngày nắng nóng nhiều nhất mầu đỏ, TB 5 nĕm có số ngày nắng nóng ít nhất màu xanh trong 3 tháng 6,7,8 áp thấp Nam Á .................................................................................................................... 50 Hình 3.38 HGT-TBNN màu nâu đứt và TB 5 nĕm có số ngày nắng nóng nhiều nhất mầu đỏ, TB 5 nĕm có số ngày nắng nóng ít nhất màu xanh lá cây ACTBD ................ 51 Hình 3.39 TBNN, 5 nĕm nhiều, 5 nĕm ít áp thấp Trung Hoa ....................................... 51 Hình 3.40 Bản đồ mặt đất lúc 06z (a); mực 850mb lúc 00z (b); mực 700mb lúc 00z (c); mực 500mb lúc 00z (d) ngày 1/6/2017 .......................................................................... 53 Hình 3.41 Bản đồ mặt đất lúc 06z (a); mực 850mb lúc 00z (b); mực 700mb lúc 00z (c); mực 500mb lúc 00z (d) ngày 2/6/2017 .......................................................................... 54 Hình 3.42 Bản đồ mặt đất lúc 06z (a); mực 850mb lúc 00z (b); mực 700mb lúc 00z (c); mực 500mb lúc 00z (d) ngày 3/6/2017 .......................................................................... 55 Hình 3.43 Bản đồ mặt đất lúc 06z (a); mực 850mb lúc 00z (b); mực 700mb lúc 00z (c); mực 500mb lúc 00z (d) ngày 4/6/2017 .......................................................................... 56 Hình 3.44 Bản đồ mặt đất lúc 06z (a); mực 850mb lúc 00z (b); mực 700mb lúc 00z (c); mực 500mb lúc 00z (d) ngày 5/6/2017 .......................................................................... 57 Hình 3.45 Bản đồ khí áp bề mặt (a) khí áp trên mực 500mb (b) ngày 15/5/2013 ........ 58 Hình 3.46 Bản đồ khí áp bề mặt (a) khí áp trên mực 500mb (b) ngày 16/5/2013 ........ 58 Hình 3.47 Bản đồ khí áp bề mặt (a) khí áp trên mực 500mb (b) ngày 17/5/2013 ....... 59 viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 HSTQ giữa áp thấp Bắc Bộ với SNNN trên khu vực Đông Bắc......... 42 Bảng 3.2 Bảng HSTQ giữa áp thấp Trung Hoa với SNNN trên khu vực Đông Bắc ............................................................................................ 43 Bảng 3.3 Bảng HSTQ giữa áp thấp Nam Á với SNNN trên khu vực Đông Bắc44 Bảng 3.4 Bảng HSTQ giữa ACTBD với SNNN trên khu vực Đông Bắc .......... 45 Bảng 3.5 Nhiệt độ cao nhất ngày trong đợt nắng nóng từ 01/6 – 05/6/2017 ...... 52 Bảng 3.6 Tx cao nhất từ ngày 14 – 20 tháng 5 nĕm 2013 .................................. 58 1 MỞ ĐẦU Nắng nóng đang là vấn đề được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học đặc biệt là các nhà khoa học ngành Khí tượng - Thủy vĕn. Trong những nĕm gần đây các đặc trưng nắng nóng như cường độ, thời gian kéo dài và số đợt nắng nóng có diễn biến phức tạp, xu hướng gia tĕng ở nước ta. Đây là một trong những lý do chính để chúng tôi lựa chọn đề tài luận vĕn này. * Tính cấp thiết của đề tài Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng nĕm, có khoảng 150.000 người chết do các bệnh có liên quan đến sự gia tĕng về nhiệt độ như bệnh tim, hô hấp, tiêu chảy. Nhiệt độ tĕng cao, nắng nóng dài ngày tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi-rút, vi khuẩn, côn trùng gây bệnh sinh sôi nảy nở. Những nĕm vừa qua, khu vực Đông Bắc chịu ảnh hưởng nhiều của hiện tượng nắng nóng, nắng nóng gay gắt kéo dài, cường độ nắng nóng ngày càng mạnh dẫn đến khô hạn, cháy rừng, thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Cho đến nay, ở Việt Nam có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về nắng nóng, xu thế biến đổi của nắng nóng nhưng không nhiều tác giả đã nghiên cứu cơ chế, hình thế thời tiết gây ra nắng nóng trên một khu vực nhỏ. Việc nghiên cứu đặc điểm, diễn biến xu thế biến đổi của hình thế thời tiết mà cụ thể là đặc điểm, xu thế biến đổi của một số trung tâm khí áp có thể gây ra hiện tượng nắng nóng sẽ trợ giúp chúng ta hiểu được quy luật, từ đó dự báo sớm được hiện tượng nắng nóng. Dự báo sớm và chính xác hiện tượng nắng nóng sẽ trợ giúp hiệu quả trong việc phòng tránh, lập kế hoạch bảo vệ con người và tài sản. Luận vĕn tốt nghiệp "Nghiên cứu ảnh hưởng của một số trung tâm khí áp đến nắng nóng trên khu vực Đông Bắc” sẽ tìm hiểu ảnh hưởng của một số trung tâm khí áp đến nắng nóng; tìm hiều đặc điểm của những hình thế gây nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt trên khu vực. 2 * Mục tiêu của luận vĕn - Xác định được ảnh hưởng của một số trung tâm khí áp đến hiện tượng nắng nóng trên khu vực Đông Bắc. Bên cạnh đó còn phân tích một số hình thế thời tiết chính gây nắng nóng gay gắt và nắng nóng đặc biệt gay gắt. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo luận vĕn được bố cục làm 3 chương trong đó: Chương 1: Tổng quan về nắng nóng Chương này trình bày một số khái niệm về nắng nóng, đặc điểm địa hình và khí hậu trên khu vực Đông Bắc, những trung tâm thời tiết gây nắng nóng, một số nghiên cứu về nắng nóng. Chương 2: Số liệu và phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày các nguồn số liệu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận vĕn. Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương này nghiên cứu về đặc điểm phân bố, biến đổi theo không gian và thời gian của hiện tượng nắng nóng trên khu vực Đông Bắc, sự biến đổi cường độ và phạm vi của một số trung tâm khí áp, và mối quan hệ giữa các trung tâm khí áp với hiện tượng nắng nóng ở khu vực Đông Bắc. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NẮNG NÓNG 1.1 Khái niệm Nắng nóng là một hiện tượng thời tiết đặc biệt thường xảy ra trong những tháng mùa hè. Biểu hiện của hiện tượng nắng nóng là nền nhiệt độ trung bình ngày khá cao và thể hiện rõ nét hơn ở nhiệt độ cao nhất trong ngày (Tx ngày). Hiện tượng nắng nóng có hai biến thể là khô nóng và nóng ẩm. Hiện tượng khô nóng xảy ra khi Tx cao, trời ít mây, và độ ẩm thấp. Trong khi đó, khi Tx cao, trời nhiều mây và độ ẩm cao thì xuất hiện hiện tượng nóng ẩm (hay còn gọi là oi nóng). Trong những ngày nắng nóng, hiện tượng mưa rào và dông thường xuất hiện vào lúc chiều tối. Trong giới hạn luận vĕn này, ngày xuất hiện nắng nóng và nắng nóng gay gắt được xác định tương ứng là ngày có Tx ≥ 350C và Tx ≥ 370C. 1.2 Một số trung tâm gây nắng nóng Nguyên nhân gây ra hiện tượng nắng nóng là do các hình thế thời tiết tác động gây ra hiện tượng nhiệt độ cao trên một khu vực nào đó. Theo Nguyễn Viết Lành [1] thì các trung tâm chính gây ra nắng nóng ảnh hưởng tới Việt Nam gồm áp thấp Nam Á, áp cao Thái Bình Dương (ACTBD), và áp thấp Trung Hoa. Áp thấp Nam Á là một áp thấp nhiệt lực, bán vĩnh cửu, hình thành trong mùa hè do mặt đệm bị nung nóng mạnh mẽ. Vào mùa hè, khi được hình thành, áp thấp Nam Á mở rộng phạm vi về phía tây bao gồm cả áp thấp Bắc Phi và mở rộng sang phía đông tới Ấn Độ - Miến Điện và phía nam Trung Quốc, nhiều khi bao trùm cả lãnh thổ Trung Quốc và lân cận, hoặc mở rộng tới cả bán đảo Đông Dương, đặc biệt là phần lãnh thổ phía bắc Việt Nam. Với nhiệt độ không khí ban ngày lên đến 50oC và khí áp dưới 1000mb ở khu vực trung tâm, đây là vị trí hình thành khối không khí khô nóng nhất, ở trung tâm hầu như không có mưa. Khối không khí này ảnh hưởng đến Việt Nam trong các tháng đầu và giữa mùa hè dưới hình thế rìa đông nam của áp thấp nóng phía tây. 4 Hình 1.1 Hình thế áp thấp Nam Á ảnh hưởng đến thời tiết Việt Nam, bản đồ mực 1000mb(trái) và mực 850(phải). ACTBD là một áp cao động lực, về mùa hè, khi áp cao này bao trùm lãnh thổ Việt Nam và các vùng lân cận như Hoa Nam (Trung Quốc) hay vùng thượng Lào trong một lớp khí quyển dày tầng đối lưu, thì Việt Nam bao trùm một dòng giáng quy mô lớn khiến độ trong suốt của khí quyển tĕng lên, độ chiếu nắng của mặt trời rất lớn, mặt đệm được nung nóng nhiều hơn. Trong các lớp không khí sát đất, nhiệt độ không khí tĕng cao, áp thấp nóng mở rộng phạm vi, các trung tâm áp thấp được khơi sâu, hoàn lưu xoáy thuận được tĕng cường, gió tây và tây nam thổi mạnh, thời tiết nắng nóng được hình thành. Nắng nóng xảy ra trên diện rộng là do tác động trực tiếp của áp cao Thái Bình Dương mạnh và lấn sâu sang phía tây, còn hiện tượng phơn địa hình do gió mạnh chỉ đóng vai trò tĕng cường ở các địa phương có các dãy núi đón gió mà thôi. Hình 1.2 Hình thế áp cao Thái Bình Dương ảnh hưởng đến thời tiết Việt Nam, bản đồ mực 850mb(trái) và mực 500(phải). 5 Áp thấp Trung Hoa là một áp thấp nhiệt lực được hình thành trên lục địa Trung Quốc trong những tháng mùa hè khi nền nhiệt độ của vùng lục địa này tĕng lên một cách đáng kể trong khi áp cao lạnh lục địa suy yếu và rút sang phía tây. Áp thấp Trung Hoa chỉ hoạt động trong các tháng mùa hè. Nó là trung tâm hút gió từ bán cầu Nam lên, từ các áp cao lục địa vùng vĩ độ cao và từ ACTBD vào nên nó có vai trò như một áp thấp trong rãnh gió mùa của gió mùa Đông Á. Như vậy, cường độ của áp thấp này có ý nghĩa nhất định đối với cường độ của gió mùa Đông Á. Bên cạnh đó, khi áp thấp này hoạt động mạnh và lấn xuống phía nam, đặc biệt là khi trong nó hình thành một dải áp thấp sâu, với những tâm thấp khép kín trên đó, chạy theo hướng đông đông bắc - tây tây nam vùng lưu vực sông Trường Giang thì hình thế front tĩnh Meiyu được hình thành trên lưu vực sông này và gây mưa kéo dài ở đây với tần số cao trong thời kì tháng 6, 7. Bên cạnh đó, hình thế này lại có thể trở thành nhân tố tạo ra những đợt nắng nóng, có khi là nắng nóng gay gắt cho các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Hình 1.3 Hình thế áp thấp Trung Hoa ảnh hưởng đến thời tiết Việt Nam, bản đồ mực 1000mb(trái) và mực 850(phải). 6 1.3 Đặc điểm địa hình và khí hậu trên khu vực Đông Bắc 1.3.1 Địa hình Hình 1.4 Bản đồ địa hình khu vực Đông Bắc. Ranh giới địa lý phía Tây của vùng Đông Bắc còn chưa rõ ràng. Chủ yếu do chưa có sự nhất trí giữa các nhà địa lý học Việt Nam về ranh giới giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc nên là Sông Hồng, hay nên là dãy núi Hoàng Liên Sơn. Vùng Đông Bắc được giới hạn về phía Bắc và Đông bởi đường biên giới Việt - Trung, phía Đông Nam trông ra Vịnh Bắc Bộ, phía Nam giới hạn bởi dãy núi Tam Đảo và vùng Đồng Bằng châu thổ Sông Hồng. Đây là vùng núi và Trung Du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất. Phần phía Tây, được giới hạn bởi thung lũng Sông Hồng và thượng nguồn Sông Chảy, cao hơn, được cấu tạo bởi đá granit, đá phiến và các cao nguyên đá vôi. Thực chất, đây là rìa của cao nguyên Vân Nam. Những đỉnh núi cao của vùng Đông Bắc đều tập trung ở đây, như Tây Côn Lĩnh, Kiêu Liêu Ti. 7 Phần phía bắc sát biên giới Việt-Trung là các cao nguyên (Sơn Nguyên) lần lượt từ Tây sang Đông gồm: cao nguyên Bắc Hà, cao nguyên Quản Bạ, cao nguyên Đồng Vĕn. Hai cao nguyên đầu có độ cao trung bình từ 1000–1200 m. Cao nguyên Đồng Vĕn cao 1600 m. Sông Suối chảy qua cao nguyên tạo ra một số hẻm núi dài và sâu. Cũng có một số Đồng Bằng nhỏ hẹp, đó là Thất Khê, Lạng Sơn, Lộc Bình, Cao Bằng. Phía Đông, từ trung lưu Sông Gâm trở ra Biển, thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung quay lưng về hướng Đông lần lượt từ Đông sang Tây là vòng cung Sông Gâm, Ngân Sơn-Yên Lạc, Bắc Sơn, Đông Triều. Núi mọc cả trên Biển, tạo thành cảnh quan Hạ Long nổi tiếng. Các dãy núi vòng cung này hầu như đều trụm đuôi lại ở Tam Đảo. Phía Tây Nam, từ Phú Thọ, Nam Tuyên Quang, Nam Yên Bái, và Thái Nguyên sang Bắc Giang thấp dần về phía Đồng Bằng. Người ta quen gọi phần này là "vùng Trung Du". Độ cao của phần này chừng 100–150 m, đặc trưng của vùng Trung Du là có vùng Đồng Bằng khá rộng bị chia cắt bởi gò đồi. Vùng Đông Bắc có nhiều sông chảy qua, trong đó các sông lớn là Sông Hồng, Sông Chảy, Sông Lô, Sông Gâm (thuộc hệ thống Sông Hồng), Sông Cầu, Sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sông Thái Bình), Sông Bằng, sông Bằng Giang, sông Kỳ Cùng, v.v... Vùng biển Đông Bắc có nhiều đảo lớn nhỏ, chiếm gần 2/3 số lượng đảo biển của Việt Nam (kể cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). 1.3.2 Khí hậu Mùa đông nắng ít, lạnh, nhiều nĕm có sương muối, nhiều mưa phùn. Mùa hè, chịu ảnh hưởng của nhiều trung tâm khí áp gây nắng nóng, mức độ nắng nóng rất gay gắt và đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ trung bình nĕm 18 – 23oC (núi cao 14 - 18 oC). Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 26 - 28 oC. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 38 - 41 oC. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 12 - 16 oC. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối -2 - 2 oC. Biên độ nĕm của nhiệt độ 12 - 14 oC. 8 Lượng mưa trung bình nĕm khoảng 1400 - 2000mm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 nhưng chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9. Các tháng mưa nhiều nhất là 6, 7 và 8. Lượng bốc hơi trung bình nĕm khoảng 600 - 1000mm. Độ ẩm tương đối trung bình nĕm khoảng 82 - 85%. Hạn hán thường xảy ra vào mùa đông dù có mưa phùn khá nhiều vào cuối mùa. 1.4 Tổng quan một số nghiên cứu về nắng nóng 1.4.1 Trên thế giới Tianjun Zhou, Shuangmei Ma, and Liwei Zou (2014), Sử dụng dữ liệu quan trắc của 756 trạm Trung Quốc. Nhiệt độ trung bình nĕm 2013 ở Trung Quốc là cao thứ tư kể từ nĕm 1961. Nó cao hơn 0,6°C so với trung bình nhiều nĕm và cao hơn 0,8°C so với nĕm 2012 [2]. Nghiên cứu xu hướng biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa của Canada trong thế kỷ XX. Xuebin Zhang, Lucie A. Vincent, W.D. Hogg và Ain Niitsoo (2000) đã dùng số liệu về nhiệt độ ngày trong giai đoạn 1900 – 1998 trên khu vực nam Canada và giai đoạn 1950 - 1998 trên toàn bộ đất nước. Kết quả cho thấy từ nĕm 1900 – 1998, nhiệt độ trung bình hằng nĕm tĕng từ 0.5 đến 1.5oC ở phía Nam Canada, tập trung vào mùa xuân và mùa hè [3]. Trong Nghiên cứu xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa trên một số vùng của Australia của nhóm tác giả G. Makuei, L. McArthur và Y. Kuleshov nĕm nĕm 2013, đã sử dụng số liệu quan trắc và số liệu tái phân tích được lấy từ Trung tâm khí tượng Australia. Kết quả cho thấy nhiệt độ trung bình nĕm và nhiệt độ tối thấp ở vùng tây Australia tĕng lên trong giai đoạn 1960 - 2012. Trong giai đoạn 1907 - 2012, nhiệt độ tại Australia tĕng trung bình khoảng 10C [4]. Nghiên cứu xu thế biến đổi của nhiệt độ tối cao và tối thấp hàng ngày trên 28 trạm ở Nam Phi trong giai đoạn 1962 – 2009, A. C. Kruger* và S. S. Sekele (2013) cho rằng, cực đoan nóng tĕng lên và cực đoan lạnh giảm cho tất cả các trạm. Đặc biệt, các cực đoan này có xu thế biến đổi mạnh hơn trên các khu vực phía Tây, Đông và Đông Bắc của vùng này [5]. 9 Kiktev và cộng sự (2003) đã so sánh những cực trị quan trắc được tại trạm với những mô phỏng của mô hình khí quyển GCM (HadAM3) có tính đến tác động của Đại dương và bức xa nhân tạo trog khoảng thời gian từ nĕm 1950- 1995. Các tác giả đã nhận thấy cần phải tính đến cả bức xạ nhân tạo để có thể mô phỏng những thay đổi quan trắc được trong những cực trị nhiệt độ, đặc biệt là trên những quy mô không gian lớn. Sự gia tĕng số lượng của những ngày nóng, đêm ấm ở Nga và phần lớn Bắc bán cầu cũng tương tự như vậy [6]. HeXuezhao và GongDaoyi (2002) cho rằng, sự biến đổi của nhiệt độ mặt nước biển cũng như sự tĕng lên của nhiệt độ không khí bề mặt trong mùa hè trên vùng phía nam Trung Quốc trong thời kỳ 1980-1999 là nguyên nhân làm cho ACTBD có xu hướng mở rộng và dịch chuyển sang phía Tây [7]. 1.4.2 Nghiên cứu trong nước Theo Phan Vĕn Tân và công sự (2009) thì nhiệt độ cực đại có xu thế tĕng trong tất cả các tháng. Tần suất xuất hiện nắng nóng nhiều nhất ở các vùng Bắc Trung Bộ và Nam trung Bộ [8]. Bằng việc phân tích bộ bản đồ synop từ mực 1000mb đến mực 200mb của đợt nắng nóng gay gắt điển hình xảy ra từ ngày 8 đến ngày 20 tháng 6 nĕm 2010 trên hầu khắp lãnh thổ Việt Nam, Nguyễn Viết Lành (2010) đã xác định hình thế thời tiết gây ra đợt nắng nóng này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi ở tầng thấp, dải áp thấp phía Bắc lãnh thổ Việt Nam bị không khí lạnh nén nhưng không khí lạnh không đủ mạnh để tràn xuống phía Nam và các tâm thấp trong dải thấp này mạnh, đồng thời ở tầng cao, áp cao Bắc Thái Bình Dương và áp cao Tây Tạng mạnh khống chế khu vực, cho nên ở đây hình thành dòng giáng mạnh, đã gây nên đợt nắng nóng gay gắt điển hình [9]. Nghiên cứu mức độ và xu thế biến đổi của nắng nóng trên các vùng khí hậu Việt Nam trong thời kỳ 1961 – 2007, Chu Thị Thu Hường và cs (2009) đã sử dụng số liệu nhiệt độ cực đại ngày (Tx) tại 57 trạm quan trắc trên 7 vùng khí hậu Việt Nam được sử dụng để xác định mức độ và xu thế biến đổi của nắng nóng (NN). Kết quả chỉ ra rằng, NN thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9 (ở 10 các vùng từ B1 đến N1) và từ tháng 2 đến tháng 6 (ở vùng N2 và N3). Trong khi đó, nắng nóng gay gắt (NNGG) thường bắt đầu sau và kết thúc trước NN khoảng 1 tháng ở hầu hết các vùng khí hậu. Trên lãnh thổ Việt Nam, NN xảy ra nhiều nhất ở vùng B4 và có xu hướng giảm dần về phía bắc và phía nam của lãnh thổ. NN (NNGG) thường có biến động mạnh hơn ở những trạm và trong những tháng có số ngày NN (NNGG) lớn. NN có xu thế tĕng ở hầu hết các trạm trong thời kỳ 1961-2007 và tĕng nhanh hơn trong thời kỳ 1991-2007 ở các trạm thuộc vùng B2, B3 và B4 nhưng lại giảm xuống ở một s ố trạm thuộc vùng B1, N2 và N3 [10]. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của ACTBD đến nắng nóng trên vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, Chu Thị Thu Hường và cs (2013) cho rằng, trong các nĕm có số ngày nắng nóng (SNNN) nhiều, ACTBD mạnh lên và có xu hướng lấn mạnh hơn sang phía Tây. Ngược lại, cường độ của nó yếu hơn và dịch hơn sang phía Đông trong những nĕm nắng nóng ít. Điều này cho thấy, hoạt động của ACTBD ảnh hưởng đến SNNN trên vùng B4 đã khá rõ ràng. Khi áp cao này tĕng cường và lấn sang phía tây sẽ là điều kiện thuận lợi cho nắng nóng xảy ra trên khu vực [11]. Nghiên cứu Tác động của BĐKH toàn cầu đến một số cực trị khí hậu và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, Chu Thị Thu Hường (2014) cho rằng đối với hiện tượng nĕng nóng và nắng nóng gay gắt, nghiên cứu đã chỉ ra số ngày nĕng nóng và nắng nóng gay gắt có chuẩn sai dương trong các nĕm trong hoặc sau thời kỳ El Nino, nhưng có chuẩn sai âm trong và sau thời kỳ La Nina. Với độ tin cậy trên 95%, số ngày nắng nóng trung bình tháng trên các vùng phía Bắc Việt Nam có xu thế tĕng lên trong tất cả các tháng từ tháng 3 đến tháng 9 (trừ ...c Bộ Đường mầu đỏ thể hiện trị số khí áp trung bình 1004hpa trong khoảng thời gian 35 nĕm (1981-2015). Thập kỷ từ 1981-1990 đường đứt màu xanh lá cây có phạm vi mở rộng hơn TBNN. Nhưng trong thập kỷ từ 1991-2000 đường đứt màu tím lại bị thu hẹp hơn rất nhiều so với TBNN. Từ thời kỳ 2001-2010 đường đứt màu xanh đậm cũng bị thu hẹp phạm vi so với TBNN. Nhưng đặc biệt nhất phải nói đến là thời kỳ từ nĕm 2011- 2015 đường đứt màu xám có phạm vi mở rộng hơn rất nhiều so với đường TBNN. TBNN 1981-1990 1991-2000 2001-2010 2011-2015 TBNN 1981-1990 1991-2000 2001-2010 2011-2015 32 Hình 3.16 Pmsl TB tháng 7 qua các thời kỳ áp thấpBắc Bộ Sang đến tháng 7, đường mầu đỏ thể hiện trị số khí áp trung bình 1004hpa trong khoảng thời gian 35 nĕm (1981-2015) mở rông hơn so với tháng 6. Thập kỷ từ 1981-1990 đường đứt màu xanh lá cây có phạm vi thu hẹp hơn so với đường TBNN. Nhưng trong thập kỷ từ 1991-2000 đường đứt màu tím lại mở rộng hợn so với TBNN. Từ thập kỷ 2001-2010 đường đứt màu xanh đậm xấp xỉ so với TBNN. Đến thời kỳ từ nĕm 2011- 2015 đường đứt màu xám có phạm vi mở rộng hơn rất nhiều so với đường TBNN. Hình 3.17 Pmsl TB tháng 8 qua các thời kỳ áp thấp Bắc Bộ Đến tháng 8 phạm vi của áp thấp bị thu hẹp dần, thập kỷ từ 1981-1990 đường đứt màu xanh lá cây có phạm vi mở rộng hơn TBNN rất nhiều. Đến các thập kỷ từ 1991-2000; 2001-2010 và từ nĕm 2011-2015 phạm vi của áp thấp này bị thu hẹp rất nhiều. Như vậy có thể nói áp thấp Bắc Bộ có phạm vi mở rộng trong tháng 5, 6 và tháng 7 của những thập kỷ gần đây, nhưng đến tháng 8 thì những thập kỷ gần đây lại có phạm vi bị thu hẹp đi. TBNN 1981-1990 1991-2000 2001-2010 2011-2015 TBNN 1981-1990 1991-2000 2001-2010 2011-2015 33 3.2.3. Áp thấp Trung Hoa a) Về cường độ Trong tháng 3, 4 và 5 trị số khí áp giảm dần, đến tháng 6 và tháng 7 giảm mạnh thể hiện cường độ của áp thấp này mạnh nhất trong tháng 6 và 7. Đến tháng 8 trị số khí áp tĕng dần và tháng 9 tĕng nhanh hơn thể hiện cường độ cũng suy yếu đi. Hình 3.18 biểu đồ cường độ theo từng tháng áp thấp Trung Hoa Hình 3.19 Biểu đồ cường độ theo từng thập kỷ áp thấp Trung Hoa Áp thấp Trung Hoa có cường độ mạnh ở thập kỷ đầu và yếu ở thập kỷ cuối trong các tháng 3, 4, 7 và 8. Từ tháng 5,6 và 9 thì yếu ở thập kỷ giữa 1991- 2000 và 2001-2010 nhưng có cường độ mạnh ở thập kỷ từ 1981-1990 và thời kỳ 2011-2015. 138 140 142 144 146 148 3 4 5 6 7 8 9 H G T (da m tv ) Tháng Cường độ áp thấp Trung Hoa 138 140 142 144 146 148 3 4 5 6 7 8 9 H G T (da m tv ) Tháng Cường độ theo thập kỳ áp thấp Trung Hoa 1981-1990 1991-2000 2001-2010 2011-2015 34 Hình 3.20 Biểu đồ cường độ TB theo từng nĕm áp thấp Trung Hoa Nhìn biểu đồ trên ta có thể nhận thấy gần như tất cả các tháng đều có trị số a1 dương, như vậy áp thấp Trung Hoa có cường độ yếu trong những thập kỷ gần đây, chỉ có tháng 5 và tháng 9 là có trị số a1 âm nhưng không đáng kể. Trị số khí áp HGT mạnh nhất tháng 6 nĕm 1986 và nĕm 2012 là 140damdtv. Trị số HGT yếu nhất vào tháng 9 nĕm 1997 là 148,5damdtv. Kết luận, áp thấp Trung Hoa có cường độ mạnh trong tháng 6, 7 và hoạt động yếu ở gần như tất cả các tháng trong những thập kỷ gần đây, riêng tháng 5 và tháng 9 có cường độ mạng trong những nĕm gần đây. y = 0.0344t + 144.66 y = 0.023t + 144.12 y = -0.007t + 143.66 140 141 142 143 144 145 146 147 148 1981 1983 1985 1987 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013 2015 H G T (da m tv ) Nĕm Cường độ áp thấp Trung Hoa TB tháng 3 TB tháng 4 TB tháng 5 y = 0.0003t + 141.62 y = 0.0165t + 141.17 y = 0.0401t + 142.49 y = -0.0054t + 146.7 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 1981 1983 1985 1987 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013 2015 H G T( da m tv ) Nĕm Cường độ áp thấp Trung Hoa TB tháng 6 TB tháng 7 TB tháng 8 TB tháng 9 35 b) Về phạm vi Trong khoảng tháng 3 trên bản đồ mực 850 hpa, đường màu đỏ có giá trị 144damdtv là đường TBNN từ (1981-2015). Đường màu xanh lá cây của thập kỷ 1981-1990 và đường màu tím của thập kỷ 1991-2000 có sự phát triển và mở rộng hơn so với đường TBNN. Trong thập kỷ 2001-2010 đường màu xanh đậm bị thu hẹp hơn so với đường TBNN. Từ nĕm 2011-2015 đường màu đen bị thu hẹp đi rất nhiều so với đường TBNN. Hình 3.21 HGT 850mb TB qua các thập kỷ áp thấp Trung Hoa Sang đến tháng 4 vùng áp thấp được mở rộng hơn về phía Đông Nam, thập kỷ từ 1981- 1990 có phạm vi mở rông hơn rất nhiều so với đường TBNN. Thập kỷ 1991-2000 xấp xỉ đường TBNN. Từ thập kỷ 2001-2010 và thời kỳ 2011-2015 có xu hướng bị thu hẹp hơn so với đường TBNN. Đến tháng 5 phạm vi vùng áp thấp được mở rộng mạnh mẽ. Trong thập kỷ từ 1991-2000 bị thu hẹp đi rất nhiều so với đường TBNN. Những thập kỷ khác TBNN 1981-1990 1991-2000 2001-2010 2011-2015 TBNN 1981-1990 1991-2000 2001-2010 2011-2015 TBNN 1981-1990 1991-2000 2001-2010 2011-2015 TBNN 1981-1990 1991-2000 2001-2010 2011-2015 36 xấp xỉ so với đường TBNN. Riêng từ thời kỳ nĕm 2011-2015 đường màu đen đứt đoạn được mở rộng rất nhiều so với đường TBNN. Sang đến tháng 6 thì không phân tích được. Như vậy có thể kết luận áp thấp Trung Hoa trong tháng 3 và tháng 4 có sự mở rộng ở những thập kỷ đầu nhưng lại bị thu hẹp phạm vi ở những thập kỷ gần đây. Sang đến tháng 5, thời kỳ từ nĕm 2011-2015 có sự mở rông rất nhiều so với đường TBNN. 3.2.4. Áp thấp Nam Á a) về cường độ Hình 3.22 Biểu đồ cường độ theo từng tháng áp thấp Nam Á Nhìn biểu đồ trên ta có thể nhân thấy tháng 6,7 vẫn là tháng có trị số khí áp trung bình thấp nhất thể hiện cường độ cũng mạnh nhất vào tháng 6, 7 sang đến tháng 8 trị số khí áp tĕng dần và đến tháng 9 trị số khí áp tĕng nhanh thể hiện cường độ cũng yếu đi. Hình 3.23 Biểu đồ cường độ theo từng thập kỷ áp thấp Nam Á 1000 1002 1004 1006 1008 1010 1012 3 4 5 6 7 8 9 Pm sl (hP a) Tháng Cường độ áp thấp Nam Á 998 1000 1002 1004 1006 1008 1010 1012 3 4 5 6 7 8 9 Pm sl (hP a) Tháng Cường độ áp thấp Nam Á 1981-1990 1991-2000 2001-2010 2011-2015 37 Từ tháng 3,4,5 và 8 của các thời kỳ gần đây đều có xu hướng hoạt động yếu đi so với những thập kỷ trước, riêng tháng 6 thập kỷ đầu và cuối lại có cường độ mạnh hơn so với 2 thập kỷ giữa. Tháng 7 và tháng 9 thời kỳ cuối có cường độ mạnh hơn so với những thời kỳ đầu. Hình 3.24 Biểu đồ cường độ theo từng thập kỷ áp thấp Nam Á Nhìn biểu đồ cường độ trên ta có thể nhận thấy tháng 5,7 và 9 là những tháng có giá trị a1 âm khoảng 0,1hPa/thập kỷ, còn lại các tháng khác đều có giá trị dương. Trong tháng 6 có trị số khí áp thấp nhất, trị số khí áp nĕm 1984 là 1001,5hPa và nĕm 2012 là khoảng 1001,8hPa. Trị số khí áp yếu nhất vào tháng 3 nĕm 1990 và nĕm 2015 là 1012,5hPa. y = 0.0033t + 1010.6 y = 0.0178t + 1008.3 y = -0.0127t + 1006.4 1000 1002 1004 1006 1008 1010 1012 1014 198119831985198719891991199319951997199920012003200520072009201120132015 Pm sl (hP a) Nĕm Cường độ áp thấp Nam Á TB tháng 3 TB tháng 4 TB tháng 5 y = 0.0146t + 1003.5y = -0.0142t + 1004.2y = 0.0282t + 1004.3y = -0.0178t + 1007.8 1000 1001 1002 1003 1004 1005 1006 1007 1008 1009 1010 1981 1983 1985 1987 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013 2015 Pm sl( hP a) Nĕm Cường độ áp thấp Nam Á TB tháng 6 TB tháng 7 TB tháng 8 TB tháng 9 38 Như vậy áp thấp Nam Á có cường độ mạnh nhất trong tháng 6 và 7. Cường độ của tháng 5,7 và 9 trong những nĕm gần đây có xu hướng hoạt động mạnh hơn so với những nĕm ở thời kỳ đầu, còn lại các tháng khác đều có xu hướng hoạt động yếu hơn so với những nĕm đầu của thời kỳ từ 1981-2015. b) Về phạm vi Hình 3.25 Khí áp mực biển TB qua từng thập kỷ Hình 3.26 Khí áp mực biển TB qua từng thập kỷ Từ tháng 3 đến tháng 4 trên bản đồ không hiển thị được đường 1004hPa, trong tháng 3 chỉ xuất hiện những đường đĕng áp 1010hPa trên khu vực Ấn Độ và Miễn Điện. Đến tháng 4 thể hiện được đường 1006hPa trên khu vực Ấn Độ. TBNN 1981-1990 1991-2000 2001-2010 2011-2015 Áp thấp Nam Á tháng 3 TBNN 1981-1990 1991-2000 2001-2010 2011-2015 Áp thấp Nam Á tháng 4 39 Hình 3.27 Khí áp mực biển TB qua từng thập kỷ Từ tháng 5, áp thấp Nam Á được mở rộng và phát triển sang cả phía Đông và phía Tây. Đường màu đỏ là đường đẳng áp 1004hPa trung bình trong 35 (1981-2015). Thập kỷ từ 2001-2010 đường đứt màu xanh đậm là có phạm vi mở rông hơn so với TBNN. Các thập kỷ khác gần như ít thay đổi. Hình 3.28 Khí áp mực biển TB qua từng thập kỷ Đến tháng 6 phạm vi của áp thấp Nam Á được mở rộng hơn so với tháng 5, đường 1004hPa đến tận kinh độ 95oE trên khu vực Miễn Điện. Đường màu đỏ là đường TBNN, thập kỷ từ 1981-1990 đường đứt màu xanh lá cây và những nĕm từ 2011-2015 đường đứt màu xám có phạm vi mở rộng hơn đường TBNN. Các thời kỳ từ 1991-2000 và 2001-2010 có phạm vi thu hẹp hơn đường TBNN. TBNN 1981-1990 1991-2000 2001-2010 2011-2015 Áp thấp Nam Á tháng 5 TBNN 1981-1990 1991-2000 2001-2010 2011-2015 Áp thấp Nam Á tháng 6 40 Hình 3.29 Khí áp mực biển TB qua từng thập kỷ Sang đến tháng 7 phạm vi của áp thấp Nam Á ít thay đổi so với tháng 6, thập kỷ từ 1991-2000 đường đứt màu tím và những nĕm 2011-2015 có phạm vi mở rộng hơn so với đường TBNN. Các thập kỷ từ 1981-1990 và 2000-2010 có phạm vi thu hẹp hơn so với đường TBNN. Hình 3.30 Khí áp mực biển TB qua từng thập kỷ Đến tháng 8, phạm vi ít thay đổi so với tháng 7, thập kỷ từ 1981-1990 đường đứt màu xanh lá cây mở rông hơn so với đường TBNN, các thập kỷ khác có phạm vi xấp xỉ và thu hẹp hơn đường TBNN. TBNN 1981-1990 1991-2000 2001-2010 2011-2015 Áp thấp Nam Á tháng 7 TBNN 1981-1990 1991-2000 2001-2010 2011-2015 Áp thấp Nam Á tháng 8 41 Hình 3.31 Khí áp mực biển TB qua từng thập kỷ Đến tháng 9 thì phạm vi gần như bị thu hẹp hoàn toàn. Như vậy phạm vi của trung tâm khí áp Nam Á được phát triển và mở rộng trong các tháng 6,7 và 8. Qua các thập kỷ thì phạm vi mở rộng hay thu hẹp là không nhiều. TBNN 1981-1990 1991-2000 2001-2010 2011-2015 Áp thấp Nam Á tháng 9 42 3.3 Mối quan hệ giữa các trung tâm khí áp với nắng nóng trên khu vực Đông Bắc 3.3.1 HSTQ giữa cường độ của một số trung tâm khí áp và SNNN Mối quan hệ giữa SNNN và một số trung tâm khí áp trước hết được phân tích dựa trên bản đồ HSTQ giữa trường khí áp mực nước biển Pmsl và trường độ cao địa thế vị HGT trên các mực 850 hPa, 500 hPa trong các tháng mùa hè. Bảng 3.1 HSTQ giữa áp thấp Bắc Bộ với SNNN trên khu vực Đông Bắc THÁNG TRẠM HSTQ GIỮA SNNN VỚI ÁP THẤP BẮC BỘ 3 4 5 6 7 8 9 LỤC NGẠN -0.34 -0.37 -0.63 -0.16 -0.12 -0.28 -0.26 HIỆP HÒA 0.06 -0.14 -0.50 -0.20 0.10 -0.06 -0.41 VĔN CHẤN -0.22 -0.23 -0.59 0.04 0.03 -0.18 -0.38 MINH ĐÀI -0.12 -0.25 -0.63 -0.26 0.00 -0.25 -0.31 CHỢ RÃ -0.39 -0.36 -0.65 -0.15 -0.05 -0.17 -0.30 BẢO LẠC -0.40 -0.48 -0.61 -0.12 -0.15 -0.19 -0.55 BẮC MÊ -0.40 -0.39 -0.56 -0.18 0.00 -0.21 -0.41 BẮC CẠN -0.17 -0.41 -0.62 -0.09 -0.07 -0.13 -0.39 ĐỊNH HÓA -0.23 -0.34 -0.58 -0.21 -0.23 -0.22 -0.34 HỮU LŨNG -0.04 -0.23 -0.57 -0.16 0.01 -0.17 -0.30 LỤC YÊN -0.14 -0.27 -0.52 -0.25 -0.18 -0.37 -0.37 HÀM YÊN -0.21 -0.23 -0.52 -0.06 -0.23 -0.14 -0.22 VIỆT TRÌ 0.06 -0.22 -0.56 -0.24 0.09 -0.10 -0.40 THÁI NGUYÊN -0.02 0.09 -0.52 -0.26 -0.09 -0.35 -0.39 YÊN BÁI 0.06 -0.22 -0.53 -0.13 -0.14 -0.20 -0.37 TUYÊNQUANG -0.15 -0.25 -0.56 -0.14 -0.10 -0.24 -0.41 BẮC QUANG -0.32 -0.20 -0.63 -0.07 -0.17 -0.20 -0.50 HÀ GIANG -0.27 -0.32 -0.59 -0.01 -0.28 -0.40 -0.48 LẠNG SƠN -0.23 -0.20 -0.51 -0.23 -0.04 0.02 -0.24 PHÚ HỘ 0.06 -0.28 -0.57 -0.09 -0.04 -0.22 -0.38 Nhìn trên bảng 3.1 ta có thể nhận thấy gần như ở tất cả các tháng đều có HSTQ âm, HSTQ trong tháng 5 cao nhất đạt từ 0,50 – 0,65 tiếp đến là tháng 9 đạt từ 0,22 – 0,50, các tháng còn lại cũng có HSTQ nhưng độ tin cậy không cao. 43 Bảng 3.2 Bảng HSTQ giữa áp thấp Trung Hoa với SNNN trên khu vực Đông Bắc THÁNG TRẠM HSTQ GIỮA SNNN VỚI ÁP THẤP TRUNG HOA 3 4 5 6 7 8 9 LỤC NGẠN -0.32 -0.21 -0.56 -0.08 -0.21 -0.05 0.04 HIỆP HÒA 0.04 -0.03 -0.46 -0.10 0.13 0.12 -0.23 VĔN CHẤN -0.21 -0.12 -0.62 0.15 -0.01 0.02 -0.17 MINH ĐÀI -0.16 -0.10 -0.63 -0.10 -0.23 -0.01 -0.09 CHỢ RÃ -0.36 -0.28 -0.64 -0.06 0.16 0.16 -0.13 BẢO LẠC -0.40 -0.38 -0.58 -0.03 0.06 0.01 -0.29 BẮC MÊ -0.39 -0.31 -0.62 -0.06 0.32 -0.07 -0.25 BẮC CẠN -0.23 -0.31 -0.56 -0.04 0.12 0.12 -0.19 ĐỊNH HÓA -0.26 -0.20 -0.47 -0.10 -0.11 0.09 -0.03 HỮU LŨNG -0.06 -0.08 -0.47 -0.07 -0.06 0.07 -0.08 LỤC YÊN -0.20 -0.25 -0.54 -0.14 -0.09 -0.13 -0.16 HÀM YÊN -0.25 -0.13 -0.49 0.03 -0.22 0.03 -0.13 VIỆT TRÌ 0.04 -0.10 -0.50 -0.12 0.02 0.10 -0.15 THÁI NGUYÊN -0.05 0.21 -0.49 -0.11 -0.03 -0.05 -0.11 YÊN BÁI 0.04 -0.16 -0.52 -0.01 0.02 0.09 -0.15 TUYÊNQUANG -0.20 -0.12 -0.54 -0.02 -0.10 0.02 -0.24 BẮC QUANG -0.30 -0.10 -0.52 0.04 0.14 0.20 -0.24 HÀ GIANG -0.22 -0.28 -0.58 0.11 0.20 0.01 -0.19 LẠNG SƠN -0.26 -0.09 -0.43 -0.23 0.09 0.17 -0.22 PHÚ HỘ 0.04 -0.18 -0.53 0.06 -0.17 -0.04 -0.16 Trên bảng 3.2 ta có thể nhận thấy HSTQ trong tháng 5 cao nhất đạt từ 0,43 – 0,64, các tháng 3 và 4 cũng có HSTQ khá cao, sang đến tháng 7, 8 và 9 HSTQ có độ tin cậy không cao. 44 Bảng 3.3 Bảng HSTQ giữa áp thấp Nam Á với SNNN trên khu vực Đông Bắc THÁNG TRẠM HSTQ GIỮA SNNN VỚI ÁP THÁP NAM Á 3 4 5 6 7 8 9 LỤC NGẠN 0.03 -0.07 0.18 0.01 0.13 0.05 0.08 HIỆP HÒA 0.13 0.16 0.32 0.03 0.16 0.22 -0.22 VĔN CHẤN 0.12 0.08 0.42 0.30 0.25 0.17 -0.07 MINH ĐÀI 0.15 0.12 0.25 -0.11 0.26 0.15 -0.03 CHỢ RÃ -0.02 0.01 0.21 -0.01 0.17 0.20 -0.15 BẢO LẠC -0.05 -0.11 0.25 0.03 0.12 0.17 -0.21 BẮC MÊ -0.01 -0.04 0.27 -0.01 0.12 0.01 -0.21 BẮC CẠN -0.05 -0.04 0.21 0.04 0.16 0.21 -0.16 ĐỊNH HÓA -0.20 -0.04 0.21 0.01 0.07 0.14 0.00 HỮU LŨNG 0.04 0.05 0.29 0.07 0.23 0.14 0.00 LỤC YÊN -0.11 0.09 0.33 -0.09 0.04 0.03 -0.07 HÀM YÊN 0.04 0.04 0.40 0.16 0.08 0.18 0.19 VIỆT TRÌ 0.13 0.18 0.34 -0.03 0.26 0.34 -0.06 THÁI NGUYÊN 0.04 0.29 0.37 -0.09 0.20 0.05 -0.05 YÊN BÁI 0.13 0.13 0.39 0.16 0.09 0.22 0.01 TUYÊNQUANG -0.09 0.02 0.36 0.08 0.13 0.20 -0.01 BẮC QUANG 0.00 0.07 0.31 0.19 0.06 0.21 -0.25 HÀ GIANG 0.13 0.08 0.38 0.18 -0.10 -0.03 -0.21 LẠNG SƠN -0.20 0.09 0.25 -0.07 0.07 0.29 -0.05 PHÚ HỘ 0.13 0.07 0.32 0.13 0.23 0.18 -0.07 Có thể thấy, HSTQ giữa áp thấp Nam Á và SNNN trong tất cả các tháng đều có giá trị dương, trừ tháng 9 nhưng độ tin cậy thấp. Điều này có thể nói rằng, áp thấp Nam Á có mối quan hệ không nhiều đến SNNN trên khu vực Đông Bắc. 45 Bảng 3.4 Bảng HSTQ giữa ACTBD với SNNN trên khu vực Đông Bắc THÁNG TRẠM HSTQ GIỮA SNNN VỚI ÁP CAO THÁI BÌNH DƯƠNG 3 4 5 6 7 8 9 LỤC NGẠN 0.03 0.19 0.48 0.24 0.16 -0.27 0.00 HIỆP HÒA 0.00 0.29 0.55 0.39 0.38 0.16 0.08 VĔN CHẤN 0.15 0.30 0.58 0.41 0.40 0.02 -0.05 MINH ĐÀI 0.00 0.32 0.53 0.10 0.34 -0.19 -0.15 CHỢ RÃ 0.03 0.19 0.50 0.21 0.24 -0.01 0.12 BẢO LẠC -0.02 0.17 0.51 0.20 0.03 -0.10 0.02 BẮC MÊ -0.01 0.13 0.53 0.22 0.05 -0.10 0.19 BẮC CẠN -0.19 0.23 0.51 0.18 0.19 -0.03 -0.14 ĐỊNH HÓA -0.18 0.24 0.45 0.21 0.04 -0.14 -0.23 HỮU LŨNG -0.16 0.24 0.52 0.25 0.22 -0.15 0.19 LỤC YÊN -0.07 0.34 0.54 0.09 0.08 -0.33 -0.11 HÀM YÊN -0.01 0.32 0.55 0.26 0.16 -0.10 0.13 VIỆT TRÌ 0.00 0.31 0.51 0.24 0.34 0.05 0.02 THÁI NGUYÊN -0.15 0.42 0.60 0.28 0.26 -0.25 -0.19 YÊN BÁI 0.00 0.38 0.60 0.34 0.18 -0.16 -0.09 TUYÊNQUANG -0.15 0.28 0.57 0.28 0.24 -0.17 -0.07 BẮC QUANG 0.03 0.30 0.50 0.33 0.01 -0.23 0.05 HÀ GIANG 0.11 0.30 0.58 0.37 -0.03 -0.30 -0.22 LẠNG SƠN -0.18 0.10 0.48 0.18 0.12 0.14 0.19 PHÚ HỘ 0.00 0.43 0.60 0.23 0.30 -0.14 -0.15 Trên bảng 3.4 gần như ở tất cả các tháng đều có HSTQ dương trừ tháng 8 và tháng 9 là có HSTQ âm, tháng 5 HSTQ ở hầu hết các trạm đều đạt từ 0,40 đến 0,60, tháng 4 tháng 6 và 7 HSTQ có độ tin cậy cũng khá cao. Như vậy có thể kết luận HSTQ giữa ACTBD với SNNN trên khu vực Đông Bắc có độ tin cậy rất cao. 46 Như vậy có thể tạm kết luận ACTBD, áp thấp Bắc Bộ và áp thấp Trung Hoa có HSTQ rất cao trong tháng 5, riêng áp thấp Bắc Bộ trong tháng 9 cũng có HSTQ rất cao. Áp thấp Nam Á có HSTQ nghịch biến với SNNN trên khu vực Đông Bắc trong tháng 5, những tháng khác gần như không có mối quan hệ gì. * Để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa một số trung tâm khí áp với SNNN trên khu vực Đông Bắc, luận vĕn sẽ lấy cường độ của các trung tâm khí áp trong tháng 5 và SNNN trong tháng 5 của một trạm từ nĕm 1981-2015 vẽ biểu đồ mối quan hệ dưới đây. Hình 3.32 Mối quan hệ giữa SNNN với cường độ áp thấp Bắc Bộ tháng 5 Trong những nĕm đầu của thập kỷ, cường độ của áp thấp Bắc Bộ tĕng, SNNN quan trắc được trong thời kỳ này cũng tĕng lên. Vào khoảng thời kỳ 1989- 1991 cường độ giảm đi, SNNN cũng giảm đi. Đến nĕm 2005 cường độ của áp thấp Bắc Bộ tĕng mạnh, trị số khí áp đạt 1004,9hPa, SNNN cũng tĕng rất mạnh trong nĕm này, khoảng 17 ngày/tháng. Đặc biệt khoảng thời kỳ từ 2011- 2015 cường độ của áp thấp Bắc Bộ tĕng rất mạnh, số ngày nắng nóng trong thời kỳ này cũng tĕng lên rất nhiều. 1002 1003 1004 1005 1006 1007 1008 1009 1010 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 198119831985198719891991199319951997199920012003200520072009201120132015 P m sl (h P a ) S N N N Năm SNNN Cường độ áp thấp Bắc Bộ 47 Hình 3.33 Mối quan hệ giữa SNNN với cường độ áp thấp Trung Hoa tháng 5 Những nĕm đầu của thập kỷ, cường độ của áp thấp Trung Hoa tĕng, SNNN quan trắc được trong thời kỳ này cũng tĕng lên. Vào khoảng thời kỳ 1989-1991 và 1998-2002 cường độ giảm đi, SNNN cũng giảm đi. Đến nĕm 2005 cường độ của áp thấp Trung Hoa tĕng mạnh, SNNN cũng tĕng rất mạnh trong nĕm này, đặc biệt khoảng thời kỳ từ 2011-2015 cường độ của áp thấp Trung Hoa tĕng rất mạnh, số ngày nắng nóng trong thời kỳ này cũng tĕng lên rất nhiều. Hình 3.34 Mối quan hệ giữa SNNN với cường độ ACTBD tháng 5 139 140 141 142 143 144 145 146 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 1981 1983 1985 1987 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013 2015 H G T ( d a m tv ) S N N N Năm SNNN Cường độ áp thấp Trung Hoa 573 574 575 576 577 578 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 1981 1983 1985 1987 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013 2015 H G T (d a m tv ) S N N N Năm SNNN Cường độ ACTBD 48 Trong những nĕm 1983, 1987 và 1988 cường độ của áp cao tĕng lên, SNNN quan trắc được cũng tĕng lên. Đến nĕm 2005 SNNN tĕng lên rất nhiều nhưng cường độ của ACTBD không thấy tĕng mạnh trong nĕm này. Đến nĕm 2008 và 2009 cường độ của ACTBD giảm, SNNN quan trắc được cũng giảm đi rất nhiều. Đến những nĕm 2013-2015 cường độ của ACTBD tĕng lên, SNNN cũng tĕng mạnh lên trong những nĕm này. Hình 3.35 Mối quan hệ giữa SNNN với cường độ áp thấp Nĕm Á tháng 5 Nhìn trên biểu đồ mối quan hệ giữa áp thấp Nam Á với SNNN ta có thể nhận thấy gần như áp thấp Nam Á có mối quan hệ với SNNN rất ít. 3.3.2 Mối quan hệ giữa phạm vi hoạt động của một số trung tâm khí áp và SNNN Trên khu vực Đông Bắc trong những nĕm gần đây số ngày nắng nóng đã tĕng đột biến, chọn 5 nĕm có số ngày nắng nóng cao nhất từ nĕm 1981-2015 thì đã có đến 4 nĕm gần đây, chọn 5 nĕm có số ngày nắng nóng thấp nhất thì đều vào những nĕm trước cụ thể như sau: 1003 1003.5 1004 1004.5 1005 1005.5 1006 1006.5 1007 1007.5 1008 1008.5 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 198119831985198719891991199319951997199920012003200520072009201120132015 P m sl (h P a ) S N N N Năm SNNN Cường độ áp thấp Nam Á 49 5 nĕm có số ngày nắng nóng nhiều nhất từ 1981-2015 5 nĕm có số ngày nắng nóng ít nhất từ 1981-2015 2015 1996 1983 2002 2012 2008 2014 1994 2010 1991 a) Áp thấp Bắc Bộ Trong 5 nĕm quan trắc được số ngày nắng nóng nhiều nhất tại 32 Trạm Khí tượng thuộc khu vực Đông Bắc từ nĕm 1981-2015 có số ngày nắng nóng trung bình là 34.7 ngày/nĕm và NNGG được 7.7 ngày/nĕm thì phạm vi mở rộng trung bình của 5 nĕm hiển thị trên bản đồ đường màu đỏ cũng mở rộng ra rất nhiều so với đường TBNN màu xám đường đứt. Hình 3.36 TB 5 nĕm có số ngày nắng nóng nhiều nhất và 5 nĕm có số ngày nắng nóng ít nhất trong 3 tháng 6,7,8 áp thấp Bắc Bộ TBNN 5nĕm nhiều 5 nĕm ít 50 Trong 5 nĕm có số liệu quan trắc được số ngày nắng nóng ít nhất trung bình là 11,4 ngày/nĕm và NNGG được 1.2 ngày/nĕm thì cũng thấy sự thu hẹp đi rất nhiều của 5 nĕm có số ngày nắng nóng ít nhất hiển thị trên bản đồ so với TBNN thể hiện bằng đường màu xanh lá cây. b) Áp thấp Nam Á Trong 5 nĕm quan trắc được số ngày nắng nóng nhiều nhất từ nĕm 1981- 2015 có số ngày nắng nóng trung bình là 34.7 ngày/nĕm và NNGG được 7.7 ngày/nĕm thì phạm vi mở rộng trung bình của 5 nĕm hiển thị trên bản đồ đường màu đỏ cũng mở rộng hơn so với đường TBNN màu xám đường đứt. Hình 3.37 Pmsl TBNN màu xám đường đứt và TB 5 nĕm có số ngày nắng nóng nhiều nhất mầu đỏ, TB 5 nĕm có số ngày nắng nóng ít nhất màu xanh trong 3 tháng 6,7,8 áp thấp Nam Á Trong 5 nĕm quan trắc có số ngày nắng nóng ít nhất so với trị số khí áp trung bình 1004hpa của Áp thấp Nam Á không thay đổi nhiều so với đường TBNN. TBNN 5 nĕm nhiều 5 nĕm ít 51 c) Áp cao Thái Bình Dương Trong luận vĕn này lấy đường 576damdtv trên mực 500mb để nghiên cứu. Hình 3.38 HGT-TBNN màu nâu đứt và TB 5 nĕm có số ngày nắng nóng nhiều nhất mầu đỏ, TB 5 nĕm có số ngày nắng nóng ít nhất màu xanh lá cây ACTBD Trong những nĕm có số ngày nắng nóng nhiều nhất trung bình là 34.7 ngày/nĕm và NNGG được 7.7 ngày/nĕm thì áp cao Thái Bình Dương cũng lấn mạnh về phía Tây, lưỡi của áp cao Thái Bình Dương trong 5 nĕm có số ngày nắng nóng nhiều nhất ở vào khoảng 121,0 độ kinh đông. Trong khi đó đường TB là 139,0 độ kinh động. Trong những nĕm có số liệu quan trắc ít ngày nắng nóng nhất trung bình là 11,4 ngày/nĕm và NNGG được 1.2 ngày/nĕm thì áp cao Thái Bình Dương cũng thu hẹp đi rất nhiều so với đường TBNN d) Áp thấp Trung Hoa Đường 144damdtv trên mực 850mb để hiển thị 5 nĕm nhiều, 5 nĕm ít. Hình 3.39 TBNN, 5 nĕm nhiều, 5 nĕm ít áp thấp Trung Hoa TNNN 5 nĕm nhiều 5 nĕm ít TBNN 5nĕmnhiều 5 nĕm ít 52 Trong 5 nĕm quan trắc được SNNN nhiều nhất thì phạm vi của áp thấp Trung Hoa cũng mở rộng hơn so với đường TBNN rất nhiều. Trong 5 nĕm quan trắc được SNNN ít nhất thì phạm vi của áp thấp Trung Hoa cũng bị thu hẹp đi so với đường TBNN. 3.4 Phân tích một số hình thế gây nắng nóng gay gắt và nắng nóng đặc biệt gay gắt 3.4.1 Đợt nắng nóng từ 01/6-05/6/2017 Từ ngày 01/06 đến ngày 05/06/2017 tại hầu hết số trạm trên khu vực Đông Bắc đều có nhiệt độ cao nhất trong khoảng 30 nĕm gần đây, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 đến 410C. Nhiệt độ trung bình ngày có trạm xấp xỉ cao hơn 35,00C (trong khi 350C là ngưỡng nắng nóng). Vì vậy, ở một số nơi trên khu vực Đông Bắc cảm giác nắng nóng duy trì gần như thường trực cả ngày đêm. Bảng 3.5 Nhiệt độ cao nhất ngày trong đợt nắng nóng từ 01/6 – 05/6/2017 Trạm Ngày 01/06 02/06 03/06 04/06 05/06 Bảo Lạc 38,2 39,5 40,5 40,0 39,4 Cao Bằng 36,8 37,6 39,6 39,5 39,4 Hữu Lũng 38,8 40,6 41,0 41,3 41,0 Sơn Động 37,2 40,0 41,1 40,0 39,0 Lục Ngạn 38,8 40,0 40,7 40,5 40,0 Bắc Giang 38,0 39,7 40,5 40,5 39,3 Hiệp Hòa 38,2 39,5 40,2 40,8 40,7 Bắc Cạn 37,3 39,1 39,5 39,6 39,3 Thái Nguyên 36,4 39,8 40,1 40,0 39,1 Phú Thọ 35,0 39,2 39,2 40,3 40,9 Tuyên Quang 36,9 39,5 40,5 40,5 40,2 Hà Giang 35,6 38,5 38,8 38,8 38,6 Yên Bái 33,7 38,2 40,4 39,0 38,5 53 Bắt đầu từ ngày 01/06, có một áp thấp tồn tại trên khu vực Bắc Bộ nước ta với vị trí khoảng 22oN – 104oE với trị số khí áp tại tâm là 1000hPa. Trên mực 850mb và 700mb gió Tây Nam hoạt động, với tốc độ gió đi qua khu vực Bắc Bộ khoảng 10 - 12m/s. Lên đến mực 500mb, áp cao cận nhiệt đới khống chế khu vực. Nắng nóng gay gắt xuất hiện trên toàn khu vực. Hình thế synop này tồn tại và kéo dài ở các ngày tiếp theo đến ngày 5/06 (Hình 3.40). a) b) c) d) Hình 3.40 Bản đồ mặt đất lúc 06z (a); mực 850mb lúc 00z (b); mực 700mb lúc 00z (c); mực 500mb lúc 00z (d) ngày 1/6/2017 54 Sang đến ngày 02 trị số khí áp ở tâm vùng áp thấp tĕng lên là 998hPa, trên mực 850 và 700 gió tây nam vẫn duy trì, trên mực 500mb khu vực vẫn bị khống chế bởi áp cao cận nhiệt đới, nắng nóng đặc biệt gay gắt đã xảy ra ở hầu hết các khu vực Đông Bắc (Hình 3.41). Hình 3.41 Bản đồ mặt đất lúc 06z (a); mực 850mb lúc 00z (b); mực 700mb lúc 00z (c); mực 500mb lúc 00z (d) ngày 2/6/2017 Đến ngày 03 trị số khí áp bề mặt đã giảm con 1002hpa, trên mực 850 và 700mb gió tây nam vẫn hoạt động, trên mực 500mb áp cao cận nhiệt đới hoạt động mạnh hơn và khống chế toàn bộ khu vực, nắng nóng đặc biệt gay gắt vẫn tiếp tục xảy ra trên khu vực (Hình 3.42). 55 Hình 3.42 Bản đồ mặt đất lúc 06z (a); mực 850mb lúc 00z (b); mực 700mb lúc 00z (c); mực 500mb lúc 00z (d) ngày 3/6/2017 Đến ngày 04 trị số khí áp bề mặt lại tĕng lên 998hpa, trên mực 850 và 700mb gió tây nam vẫn hoạt động, trên mực 500mb áp cao cận nhiệt đới hoạt động yếu hơn và vẫn khống chế khu vực, nắng nóng đặc biệt gay gắt vẫn tiếp tục xảy ra trên khu vực (Hình 3.43). 56 Hình 3.43 Bản đồ mặt đất lúc 06z (a); mực 850mb lúc 00z (b); mực 700mb lúc 00z (c); mực 500mb lúc 00z (d) ngày 4/6/2017 Đến ngày 05 trị số khí áp bề mặt vẫn là 998hpa, trên mực 850 và 700mb gió tây nam vẫn hoạt động, trên mực 500mb áp cao cận nhiệt đới suy yếu và không còn khống chế khu vực, nắng nóng đặc biệt gay gắt vẫn tiếp tục xảy ra trên khu vực (Hình 3.44). 57 Hình 3.44 Bản đồ mặt đất lúc 06z (a); mực 850mb lúc 00z (b); mực 700mb lúc 00z (c); mực 500mb lúc 00z (d) ngày 5/6/2017 Đến ngày 06/06/2017 vùng áp thấp bị nén bởi bộ phận không khí lạnh lục địa gây mưa rào và dông nên nắng nóng đã giảm chỉ còn một vài nơi. 3.4.2 Đợt nắng nóng từ 14/5 - 20/5/2013 Từ ngày 14 tháng 5 đến ngày 20 tháng 5 nĕm 2013 đã xảy ra một đợt nắng nóng kéo dài nhiều ngày trên khu vực Đông Bắc, đặc biệt trong ngày 16,17 nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến từ 38,0 – 39,0 độ C. Nguyên nhân của đợt nắng nóng này là do ở mặt đất tồn tại một dải áp thấp kèm theo một tâm thấp trên khu vực Bắc Bộ bị nén yếu bởi bộ phận không khí lạnh lục địa, kết hợp với áp cao cận nhiệt đới trên mực 500mb đang khống chế khu vực. 58 Bảng 3.6 Tx cao nhất từ ngày 14 – 20 tháng 5 nĕm 2013 Trạm Nhiệt độ cao nhất Cao Bằng 39,0 Bắc Cạn 38,8 Thái Nguyên 39,8 Lạng Sợn 37,2 Sơn Động 39,5 Lục Ngạn 39,2 Bắc Giang 38,6 Hiệp Hòa 39,0 a) b) Hình 3.45 Bản đồ khí áp bề mặt (a) khí áp trên mực 500mb (b) ngày 15/5/2013 a) b) Hình 3.46 Bản đồ khí áp bề mặt (a) khí áp trên mực 500mb (b) ngày 16/5/2013 59 a) b) Hình 3.47 Bản đồ khí áp bề mặt (a) khí áp trên mực 500mb (b) ngày 17/5/2013 Ngày 15 tại mực mặt đất có một áp thấp tồn tại trên khu vực phía Bắc biên giới Việt Trung, trị số khí áp tại tâm là 998hpa; trên mực 500mb áp cao cận nhiệt đới khống chế toàn bộ khu vực. Sang đến ngày 16 và ngày 17, vùng áp thấp này có xu hướng bị nén yếu bởi áp cao lạnh lục địa dịch chuyển xuống Bắc Bộ, trên mực 500mb, khu vực vẫn nằm trong hoàn lưu của áp cao cận nhiệt đới, nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt đã xảy ra ở nhiều nơi trên khu vực Đông Bắc trong ngày 16 và 17. Như vậy các hình thế thời tiết gây lên nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt trên khu vực Đông Bắc phần lớn là do bề mặt tồn tại một tâm áp thấp, kết hợp với áp cao Cận nhiệt đới trên mực 500mb khống chế khu vực. Tóm lại, có thể nói, SNNN và NNGG phân bố ở phía Tây nhiều hơn phía Đông. Chúng tập trung nhiều trong các tháng mùa hè và tĕng lên trong những thập kỷ gần đây, đặc biệt trong thời kỳ 2011-2015. Như vậy, ACTBD có cường độ mạnh và phạm vi mở rộng hơn trong các tháng mùa hè. Trong các thập kỷ gần đây, cường độ của nó có xu thế tĕng, phạm vi của nó cũng mở rộng và lấn mạnh hơn sang phía Tây. ACTBD có HSTQ rất cao trong tháng 5, các tháng còn lại cũng ở mức khá cao. Mối quan hệ giữa cường độ và phạm vi với SNNN cũng ở mức khá cao. 60 Áp thấp Bắc Bộ có cường độ mạnh trong tháng 6, 7 và 8. Tháng 5,6,7 và 9 có cường độ yếu ở những thập kỷ đầu và mạnh ở những thập kỷ gần đây. Cường độ theo nĕm cũng tương tự như vậy, các tháng 5,6,7 và 9 trong những nĕm gần đây có cường độ mạnh hơn so với những nĕm đầu của thời kỳ từ1981- 2015. Áp thấp Bắc Bộ có phạm vi mở rộng trong tháng 6 và tháng 7 của những thập kỷ gần đây, nhưng đến tháng 8 thì những thập kỷ gần đây lại có phạm vi bị thu hẹp đi. Áp thấp Bắc Bộ có HSTQ cũng rất cao trong tháng 5, các tháng còn lại cũng ở mức khá cao. Mối quan hệ giữa cường độ và phạm vi với SNNN cũng ở mức khá cao. Áp thấp Trung Hoa có cường độ mạnh trong tháng 6 và tháng 7 và hoạt động yếu ở gần như tất cả các tháng trong những thập kỷ gần đây, riêng tháng 5 và tháng 9 có cường độ mạng trong những nĕm gần đây. Về phạm vi thì áp thấp Trung Hoa trong tháng 3 và tháng 4 có sự mở rộng ở những thập kỷ đầu và thu hẹp phạm vi ở những thập kỷ gần đây. Sang đến tháng 5, thời kỳ từ nĕm 2011- 2015 có sự mở rông rất nhiều so với đường TBNN. Áp thấp Trung Hoa có HSTQ cao trong tháng 5, các tháng 3 và 4 cũng ở mức khá cao. Mối quan hệ giữa cường độ và phạm vi với SNNN cũng ở mức khá cao. Áp thấp Nam Á có cường độ mạnh nhất trong tháng 6 và 7. Cường độ của tháng 5,7 và 9 trong những nĕm gần đây có xu hướng hoạt động mạnh hơn so với những nĕm ở thời kỳ đầu, còn lại các tháng khác đều có xu hướng hoạt động yếu hơn so với những nĕm đầu của thời kỳ từ 1981-2015. Phạm vi của áp thấp Nam Á phát triển và mở rộng trong các tháng 6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_anh_huong_cua_mot_so_trung_tam_khi_ap_de.pdf
Tài liệu liên quan