Luận văn Thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển từ thực tiễn huyện Hoài nhơn, tỉnh Bình Định

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG NAM PHÚ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2018 2 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG NAM PHÚ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 834.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH

pdf81 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển từ thực tiễn huyện Hoài nhơn, tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KIỀU THANH NGA HÀ NỘI, năm 2018 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới hiện nay, đa phần các vấn đề mang tính toàn cầu liên quan tới cuộc sống con người đều có liên quan đến biển và đại dương. Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có, với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam. Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta ngày nay có vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền. Từ lợi thế về vị trí, địa lý và vài trò của biển đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), quốc phòng – an ninh (QP-AN), Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 03-NQ/TW, ngày 06/5/1993 về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển. Trong đó khẳng định rằng, phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. Ngày 22/9/1997 Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20- CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH - HĐH). Từ quan điểm chỉ đạo trên, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09- NQ/TW, ngày 9/02/2007về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Nghị quyết đã xác định quan điểm chỉ đạo, định hướng phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020, đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại như điều kiện hiện nay, chúng ta sẽ không bắt kịp xu thế chung của thế giới, sẽ hạn chế trong việc bảo vệ và khai thác lợi thế từ biển, mà lại càng hạn chế khi mở rộng ra biển quốc tế. 4 Cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU, ngày 20/8/2007 về thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá X) về “Chiến lược biển đến năm 2020”.Trong đó xác định, phát triển nhanh kinh tế biển và vùng ven biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng – an ninh tuyến biển. Hoài Nhơn là một huyện đồng bằng ven biển có vị trí chiến lược quan trọng, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh phía Bắc của tỉnh Bình Định.Có lợi thế bờ biển dài trên 23 km giàu tài nguyên, cùng đội tàu khai thác xa bờ nhiều kinh nghiệm và hùng hậu nhất tỉnh Bình Định. Phát huy tiềm năng lợi thế sẵn có, trên cơ sở chương trình hành động số 16- CTr/TU của Tỉnh ủy Bình Định và các Nghị quyết, Chương trình hành động của Huyện ủy Hoài Nhơn xác định phát triển kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững trên cả 3 lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến kết hợp với du lịch tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.Thời gian qua, huyện tập trung mọi nguồn lực ưu tiên đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống giao thông, nạo vét cảng biển, đầu tư đóng mới, cải hoán tàu thuyền, dịch vụ hậu cần ven biển. Nhờ đó, sản lượng đánh bắt thủy sản ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của huyện, góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân huyện Hoài Nhơn. Trên cơ sở các chính sách phát triển kinh tế biển của Trung ương, từ năm 2010 đến nay, huyện Hoài Nhơn đã ban hành và thực hiện các chính sách về phát triển kinh tế biển như: Chương trình hành động số 18-CTr/HU ngày 04/10/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII của tỉnh và huyện về khai thác, nuôi trồng gắn với chế biến và dịch vụ thủy sản, giai đoạn 2011 – 2015; Công văn 161-CV/HU, ngày 5 01/8/2012 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tuyên truyền giảm thiểu tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ; Chương trình hành động số 18-CTr/HU ngày 31/5/2016 của Huyện ủy về phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo, giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 8029/QĐ-UBND ngày 23/11/2016 của UBND huyện Hoài Nhơn về Kế hoạch cụ thể về triển khai thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/HU ngày 31/5/2016 của Huyện ủy về phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo, giai đoạn 2016-2020. Tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị định số 67/2014/QĐ-TTg của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; Thực hiện Quyết định 48/2010/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.Bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận, có thể kể đến như huyện có 116/140 hồ sơ tàu cá được tỉnh Bình Định phê duyệt (67 tàu vỏ thép, 40 tàu vỏ gỗ, 9 tàu vỏ composite) vay vốn ưu đãi, đóng mới hoàn thành bàn giao 17 tàu vỏ thép, hàng nghìn lượt tàu cá đánh bắt xa bờ được hỗ trợ theo với tổng số tiền hàng trăm tỷ đồng. Mặc dù đã có những chính sách phù hợp, nhưng việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển ở Hoài Nhơn vẫn còn nhiều bất cập như: Quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực phát triển kinh tế biển chưa đồng bộ; Việc kiểm tra, kiểm soát, quản lý hoạt động tàu cá khai thác, đánh bắt hải sản trên biển còn nhiều hạn chế, bất cập.Vì thế, kinh tế biển của Hoài Nhơn vẫn còn những hạn chế như: Chưa đánh thức hết tiềm năng và thế mạnh của kinh tế biển phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng. Tình trạng ngư dân xâm phạm lãnh hải nước ngoài bị bắt giữ vẫn còn xảy ra. Tàu thuyền, ngư dân hành nghề trên biển bị tai nạn và sự cố trên biển xảy ra nhiều. Phương tiện, lực lượng lao động nghề cá phát triển tự phát, hoạt động đơn lẻ, phân tán; cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá chưa đáp ứng nhu 6 cầu phục vụ đội tàu đánh bắt xa bờ. Khai thác, đánh bắt còn bừa bãi, ô nhiễm môi trường chưa kịp thời khắc phục; Trình độ của người lao động đối với kinh tế biển còn thấp. Cửa biển Tam Quan thường xuyên bị bồi lấp; hệ thống cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền thường xuyên quá tải Để tiếp tục quản lý, khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của kinh tế biển, để kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, huyện Hoài Nhơn cần phải đánh giá đúng thực trạngthực hiện chính sách, bên cạnh việc đánh giá kết quả, cần tìm ra những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện chính sách để tìm ragiải pháp hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biểntrong thời gian tới. Với lý do trên, tôi chọn đề tài“Thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định” làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Mặc dù là một quốc gia biển, có tiềm năng, lợi thế lớn về kinh tế biển nhưng trước năm 2007 mô hình quản lý kinh tế biển của Việt Nam chưa thực sự hình thành. Chỉ tới khi ra đời Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, mô hình quản lý kinh tế biển của Việt Nam mới được định hình rõ nét. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến kinh tế biển, có thể kể đến như: Nguyễn Văn Hiến, “Phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc và những vấn đề đặt ra”, đăng trên Tạp chí Quốc phòng toàn dân, tháng 12/2011[19]. Bài viết nghiên cứu vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh của các vùng biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta đã sớm quan tâm tới việc quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giải quyết tranh chấp 7 trên biển và phát triển kinh tế biển. Lê Thị Thanh Hà về “Phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ môi trường biển, đảo ở Việt Nam hiện nay”, đăng trên Tạp chí cộng sản, ngày 10/11/2016[18]. Nghiên cứu này cho thấy, bước sang thế kỷ XXI, trước sức ép của gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh và nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao, trong khi các nguồn tài nguyên ở đất liền ngày càng cạn kiệt, tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển là hướng đi đúng đắn nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm năng phát triển kinh tế to lớn. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, cần gắn phát triển kinh tế biển với bảo vệ môi trường biển, đảo. Nguyễn Thị Hoài Thu với “Phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh”, đăng trên Tạp chí cộng sản, ngày 13/12/2017[25]. Nghiên cứu chỉ ra rằng, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam có ý nghĩa to lớn, nhất là trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đều nỗ lực vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và bảo vệ biển. Lại Lâm Anh với: “Quản lý kinh tế biển: kinh nghiệm quốc tế và vận dụngvào Việt Nam”, Luận án tiến sĩViện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - Học viện Khoa học xã hội (2013)[1]. Luận án đã hệ thống hoá các vấn đề về quản lý kinh tế biển, từ khái niệm, vai trò, chiến lược, chính sách, mô hình và thể chế phát triển kinh tế biển. Tiếp cận nghiên cứu thực tiễn quản lý kinh tế biển của Trung Quốc, Malaysia và Singapore, để tìm ra các vấn đề có tính quy luật trong quản lý kinh tế biển nói chung. Từ đó, đề tài đưa ra một số đề xuất, mang tính gợi ý chính sách về quản lý kinh tế biển Việt Nam. Vũ Văn Phái với “Biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam: quá khứ, hiện tại và tương lai”[22], Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nộinăm 2008. Tác giả nhấn mạnh: Từ thời cổ đại đến nay, con người Việt 8 Nam đã biết khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên của biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội với trình độ từ thấp đến cao và bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia. Hiện nay và trong những năm tới, phát triển kinh tế biển - một trong những chiến lược quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đã và sẽ được thực hiện một cách toàn diện hơn với đầy đủ các lĩnh vực như nghề cá (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến), giao thông - thương mại (hệ thống cảng biển, đội tàu,.), khai thác khoáng sản, công nghiệp, du lịch và các dịch vụ khác. Đối với Hoài Nhơn, là huyện có đội tàu đánh bắt xa bờ lớn nhất tỉnh Bình Định. Những năm qua có nhiều chủ trương, chính sách và có một số công trình nghiên cứu có liên quanđến kinh tế biển của huyện Hoài Nhơn như: Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày 07 tháng 3 năm 2018 có bài viết “Ngư dân Hoài Nhơn (Bình Định) khai thác xa bờ có trách nhiệm”. Đó là định hướng của huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đã đề ra cho mùa khai thác năm 2018, đảm bảo không có trường hợp ngư dân trong huyện xâm phạm lãnh hải nước ngoài. Trang Thông tin điện tử UBKT Trung ương, ngày 16 tháng 8 năm 2016 có bài viết “Hoài Nhơn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo”[28]. Sau khi Nghị quyết đại hội và các Chương trình hành động của Huyện ủy được ban hành, các cấp ủy, chính quyền đã thực hiện tốt việc triển khai và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghị quyết của cấp ủy các cấp bước đầu đi vào cuộc sống đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Chương trình hành động số18-CTr/HU, ngày 31/5/2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy Hoài Nhơn thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, lần thứ XIX “Về phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo giai đoạn 2016-2020”[3]. Trong thời gian qua, tình hình an ninh trên biển đông diễn biến khó lường, thời tiết diễn biến phức tạp, nguồn lợi thủy sản giảm sút. Từ những 9 nhu cầu đó, Huyện ủy Hoài Nhơn ban hành Chương trình hành động số18- CTr/HU, cùng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị đưa kinh tế biển của huyện phát triển khá và trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương. Quyết định số 8029/QĐ-UBND, ngày 23/11/2016 của UBND huyện Hoài Nhơn ban hành Kế hoạch cụ thể về triển khai thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/HU ngày 31/5/2016 của Huyện ủy về phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo, giai đoạn 2016 – 2020.[29] Báo cáo Sơ kết thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/HU của Huyện ủy ngày 31 tháng 5 năm 2016 về “phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo, giai đoạn 2016-2020”[20]. Được sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Ban Thường vụ Huyện ủy và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của địa phương và người dân, qua 02 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động số 18-Ctr/HU đạt được một số mặt tích cực và những kết quả bước đầu trên lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản. Quyết định số 1839/QĐ-UBND, ngày 31/5/2016 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu chức năng tỉ lệ 1/2000 hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, dịch vụ hậu cần nghề cá Tam Quan (Hoài Nhơn).[30] Báo Bình Định, ngày 21 tháng 9 năm 2017 có bài viết “Hoài Nhơn, phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Với lợi thế bờ biển dài trên 23 km giàu tài nguyên cùng đội tàu khai thác xa bờ nhiều kinh nghiệm và hùng hậu nhất tỉnh Bình Định, những năm qua, Ðảng bộ huyện Hoài Nhơn đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Báo Bình Định, ngày 29 tháng 3 năm 2018 có bài viết “Hoài Nhơn phát triển kinh tế biển”. Những năm qua, ngư dân Hoài Nhơn đã chủ động đầu tư nâng cấp tàu cá, cải tiến ngư lưới cụ, khai thác kiêm nghề; thành lập tổ đoàn 10 kết trên biển, nghiệp đoàn nghề cá đánh bắt đạt hiệu quả, sản lượng và giá trị khai thác hải sản tăng qua từng năm, góp phần phát triển KT-XH của địa phương. Mặc dù, thời gian qua không ít đề tài nghiên cứu về phát triển kinh tế biển, gắn với đảm bảo chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về chính sách phát triển kinh tế biển từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ của mình, đề tài luận văn thực hiện có sự kế thừa, phát triển những kết quả thực hiện trước đó để đánh giá, phân tích, từ đó đề xuất ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển kinh tế biển. Nghiên cứu và đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị trong thực hiện hiệu quả chính sách phát triển kinh tế biển ở huyện Hoài Nhơn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển. - Phân tích, đánh giá, thực trạng việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển của huyện Hoài Nhơn từ năm 2010 đến nay. - Đề xuất phương hướng, giải pháp thực hiện hiệu quả hơn chính sách phát triển kinh tế biển Hoài Nhơn trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. 11 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển ở huyện Hoài Nhơn. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến nay và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế biển. Kế thừa chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan đến đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu thứ cấp: các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị, Nghị định, Quyết định của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Bình Định và huyện Hoài Nhơn; - Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, phương pháp dự báo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn vềchính sách phát triển kinh tế biển. - Nghiên cứu thực tiễn của việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá kết quả, những vấn đề còn tồn tại và chỉ ra nguyên nhân trong triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển của Hoài Nhơn trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả chính sách phát triển kinh tế biển của huyện Hoài Nhơn trong thời gian tới. 12 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển kinh tế biển. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển tại huyện Hoài Nhơn Chương 3: Định hướng và giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách phát triển kinh tế biển ở huyện Hoài Nhơn. 13 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.Các khái niệm cơ bản - Khái niệm kinh tế biển: Cho đến nay, việc xác định khái niệm của kinh tế biển vẫn là vấn đề chưa thống nhất. Có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế biển, tùy theo hướng tiếp cận và cách nhìn riêng phụ thuộc vào giá trị đóng góp của các ngành kinh tế biển đối với mỗi quốc gia. Tại Trung Quốc, khái niệm về kinh tế biển được các nhà khoa học phát triển theo thời gian: Năm 1990, theo các học giả Dương Kim Thâm, Lương Hải Tân và Hoàng Minh Lỗ: “Kinh tế biển bao gồm ba loại ngành nghề theo các thời kỳ khác nhau là nghề đánh bắt hải sản, làm muối và vận tải biển là những nghề biển truyền thống, khai thác dầu khí trên biển, nghề nuôi trồng hải sản và ngành du lịch biển là nghề biển mới phát triển, nghề khai thác các nguồn năng lượng có trong biển, các loại tài nguyên khoáng sản ở dưới biển sâu và lợi dụng nước biển là những nghề biển tương lai”; Quan điểm của ba học giả Trung Quốc thời điểm đầu những năm 1990 đã khái quát tương đối đầy đủ các ngành nghề của kinh tế biển. Tuy nhiên, các học giả chưa đề cập đến một số ngành nghề như chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, cảng biển. Năm 1995, Xu Zhibin cho rằng: “Nền kinh tế biển được gọi là một sản phẩm đầu vào và đầu ra, cung và cầu, nguồn tài nguyên biển, không gian biển, điều kiện môi trường biển trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hoạt động kinh tế”. Tại Mỹ, quan điểm của các nhà khoa học về kinh tế biển phụ thuộc vào sự đóng góp của kinh tế biển vào nền kinh tế quốc dân. Học giả người Mỹ 14 Charles S. Colgan cho rằng: “Kinh tế biển là những hoạt động có nguồn gốc từ biển. Cụ thể gồm hoạt động liên quan đến biển như khai thác biển, hải sản và ngành vận tải biển”[33]. Theo Brian Roach, Jonathan Rubin và Charles Moris của trường Đại học Maine: “Kinh tế biển là các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển hoặc ven biển bao gồm một số hoạt động như hoạt động khai thác hải sản và vận tải biển, những hoạt động phụ thuộc vào biển”[34]. Như vậy, các hoạt động liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến biển đều được coi là các ngành nghề thuộc kinh tế biển. Ở Việt Nam, có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế biển. Theo PGS, TS Bùi Tất Thắng và PGS, TS Chu Đức Dũng trong các nghiên cứu của mình đều có chung quan điểm về nội hàm kinh tế biển như sau: “Kinh tế biển hiểu theo nghĩa hẹp là toàn bộ hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm: Kinh tế hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển); Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); Khai thác dầu khí ngoài khơi; Du lịch biển; Làm muối; Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; Kinh tế đảo”[23]. Kinh tế biển hiểu theo nghĩa rộng là các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này lại nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm: Đóng và sửa chữa tàu biển; Công nghiệp chế biến dầu khí; Công nghiệp chế biến thủy, hải sản; Cung cấp dịch vụ biển; Thông tin liên lạc (biển); Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục vụ quản lý kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường biển. Do đó, kinh tế biển không thể tách vùng biển với vùng ven biển và ngược lại. Đại hội XII của Đảng đã xác định: “Đầu tư phát triển các ngành kinh tế biển, là đầu tư khai thác dầu khí, vận tải biển, cảng biển, đóng và sửa chữa tàu biển, du lịch biển, nuôi trồng thuỷ sản; phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá và đẩy mạnh khai thác xa bờ; Gắn phát triển kinh tế biển với bảo vệ chủ quyền 15 biển, đảo”. Với nội dung xác định của Đảng ta cùng với những nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về kinh tế biển, từ đó có thể đưa ra khái niệm kinh tế biển như sau: “Kinh tế biển là hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, hoặc có liên quan đến biển như: khai thác, chế biến các sản phẩm có liên quan đến biển, du lịch biển, đảo, khai thác dầu khí, vận tải biển, để phục vụ đời sống con người và mang lại lợi ích cho nền kinh tế và bảo vệ chủ quyền quốc gia”.[7] - Khái niệm về phát triển kinh tế biển: Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội. Phát triển kinh tế là một khái niệm rộng hơn tăng trưởng, nếu tăng trưởng được xem là quá trình biến đổi về lượng thì phát triển là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của nền kinh tế. Đó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của cả hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Phát triển kinh tế bao gồm có tăng trưởng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tiến bộ (thường xét đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành: sự gia tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp), sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội (xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, tăng tuổi thọ bình quân, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch của người dân, đảm bảo phúc lợi xã hội, giảm thiểu bất bình đẳng trong xã hội). Phát triển kinh tế biển là phát triển mạnh các ngành kinh tế biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các ngành khai thác, chế biến dầu khí; cảng biển, đóng và sửa chữa tàu biển, vận tải biển; khai thác và chế biến hải sản, các dịch vụ hậu cần nghề cá; du lịch biển, 16 đảo. Xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ sản xuất và đời sống vùng biển, đảo. Đẩy nhanh điều tra cơ bản về tài nguyên, môi trường biển, đảo. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc khai thác hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên biển. Xây dựng các cơ sở hậu cần nghề cá, tránh trú bão, hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xa bờ và hoạt động dài ngày trên biển. Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người dân định cư lâu dài trên các đảo. Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn và bảo đảm an ninh, an toàn trên biển, đảo.[7] Từ đó, có thể rút ra khái niệm phát triển kinh tế biển: Là sự biến đổi kinh tế biển theo chiều hướng tích cực dựa trên sự biến đổi cả về số lượng, chất lượng các yếu tố cấu thành của nền kinh tế biển. Nó bao gồm sự tăng trưởng về mọi mặt của các ngành nghề, lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển. Đó là một quá trình, bao gồm sự thay đổi về số lượng và chất lượng kinh tế - xã hội liên quan đến kinh tế biển tương đối ổn định và dần đi vào hiệu quả thể hiện qua cơ sở hạ tầng kinh tế biển, số lượng và chất lượng sản phẩm kinh tế biển, nguồn nhân lực biển. - Khái niệm chính sách phát triển kinh tế biển: Khái niệm chính sách: Từ điển Bách khoa Việt Nam, Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường[35] Theo James Anderson thì: “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn 17 đề mà họ quan tâm”. Như vậy có thể hiểu: “Chính sách là tập hợp các hoạt động liên quan với nhau, được lựa chọn và quyết định để thực hiện, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Các chính sách có thể được đề ra và thực hiện ở những tầng nấc khác nhau: Phạm vi toàn cầu (như chính sách của Liên hiệp quốc), phạm vi một quốc gia (như chính sách của Trung ương), phạm vi một địa phương (như chính sách của tiểu bang trong nhà nước liên bang, tỉnh), phạm vi một tổ chức, thậm chí có thể là chính sách của một cá nhân. Khái niệm chính sách công: William Jenkins đưa ra định nghĩa: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt được các mục tiêu đó”. Định nghĩa này nhấn mạnh các mặt sau: (i) Chính sách công không phải là một quyết định đơn lẻ nào đó, mà là một tập hợp các quyết định khác nhau có liên quan với nhau trong một khoảng thời gian dài; (ii) Chính sách công do các nhà chính trị trong bộ máy nhà nước ban hành. Nói cách khác, các cơ quan nhà nước là chủ thể ban hành chính sách công; (iii) Chính sách công nhằm vào những mục tiêu nhất định theo mong muốn của nhà nước, bao gồm các giải pháp để đạt được mục tiêu đã lựa chọn. B. Guy Peter thì cho rằng: “Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân”. Định nghĩa này khẳng định chủ thể ban hành và thực thi chính sách công là nhà nước, đồng thời nhấn mạnh tác động của chính sách công đến đời sống của người dân với tư cách là một cộng đồng. Trong các tác giả Việt Nam, đáng chú ý là định nghĩa của PGS.TS. Lê Chi Mai: “Chính sách công là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định 18 hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định”. Đồng thời tác giả Lê Chi Mai cũng nhấn những đặc trưng cơ bản của chính sách công như sau: Thứ nhất, chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước; Thứ hai, các quyết định trong chính sách công này là những quyết định hành động, có nghĩa là chúng bao gồm cả những hành vi thực tiễn; Thứ ba, chính sách công được ban hành nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo những mục tiêu xác định; Thứ tư, chính sách công gồm nhiều quyết định có liên quan lẫn nhau.[21] Như vậy có thể hiểu: “Chính sách công là chính sách do cơ quan nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội của cộng đồng”. Cũng chính vì vậy mà cho đến nay ở Việt Nam chúng ta thường dùng khái niệm “chính sách của nhà nước” với nội hàm tương đồng với khái niệm “chính sách công” (public policy) gần đây mới được sử dụng. Dựa vào các phân tích trên, chính sách công ở Việt Nam được hiểu như sau: Chính sách công là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định.[13] Từ khái niệm chính sách, chính sách công và những phân tích của các tác giả trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm cơ bản về chính sách phát triển kinh tế biển như sau: Chính sách phát triển kinh tế biển là tổng thể các quyết định và phương pháp hành động của Nhà nước nhằm tác động lên các hoạt động của kinh tế biểnnhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. 1.1.2.Chính sách phát triển kinh tế biển và các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển - Mục đích, yêu cầu của chính sách phát triển kinh tế biển Định hướng phát triển kinh tế - xã hội song song với nhiệm vụ bảo vệ 19 quốc phòng - an ninh. Tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu đưa Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển gắn với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao.[2] Yêu cầu đặt ra với chính sách phát triển kinh tế biển ở Việt Nam là phảikiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, gắn lợi ích quốc gia trên biển. Giải quyết những khác biệt và tranh chấp giữa các nước trên biển bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC). Phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên biển cho phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53- 55% GDP và 60% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật về biển và hải đảo; triển khai thực hiện tốt Luật tài nguyên, môi trưởng biển và hải đảo; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.[2] Huy động, thu hút mọi nguồn lực để phát triển kinh tế biển. Thực hiện hiệu quả các chính sách, giải pháp cụ thể, phù hợp để bảo đảm sinh kế, nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo; tạo thuận lợi cho người dân bám biển, phát triển kinh tế biển và làm giàu từ biển. Bảo vệ môi trường biển là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, thường xuyên, lâu dài. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là vùng biển ven bờ; ứng phó kịp thời với các sự cố môi trường. Chủ động phòng tránh thiên tai, nâng cao hiệu quả công tác dự báo khí tượng thủy văn biển; dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biển đổi khí hậu Tăng cường hợp tác quốc tế về biển và hải đảo một cách thiết thực, hiệu 20 quả trong khai thác bền vững tài nguyên, ... 05/9/2011 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015. UBND huyện ban hành Quyết định số 2509/QĐ-UBND ngày 11/7/2012 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Huyện ủy về Xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011-2015 làm cơ sở để 15 xã trong huyện thống nhất triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện. Đến nay, có 10/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 05/15 xã đạt từ 16/19 – 19/19 tiêu chí nông thôn mới; phấn đấu đến hết năm 2019 huyện Hoài Nhơn đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Lâm nghiệp: Toàn huyện có khoảng 5.741ha rừng tự nhiên; 850 ha rừng trồng; tỷ lệ che phủ rừng đạt 45% (2015). Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, huyện đã tiến hành giao đất, khoán rừng cho hộ gia đình 37 quản lý, sử dụng, hàng năm trồng mới hơn 700 ha. + Công nghiệp - TTCN - Dịch vụ: Có bước tăng trưởng khá, giá trị sản xuất Công nghiệp – TTCN năm 2015 đạt 500 tỷ đồng. Toàn huyện có trên 3.582 cơ sở sản xuất với gần 11.890 lao động. Đến năm 2015 trên địa bàn huyện hiện có 08 cụm công nghiệp, trong đó 06 cụm công nghiệp và 01 khu chế biến thủy sản Tam Quan Bắc đang hoạt động, diện tích đất sử dụng trên 130 ha. Các ngành nghề sản xuất chủ yếu như may mặc, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, chế biến hải sản Các Doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất trong các Cụm công nghiệp Bồng Sơn, Tam Quan, Hoài Đức và Khu chế biến thủy sản đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, trang bị máy móc, thiết bị, ổn định sản xuất. Đến nay, có 33 doanh nghiệp đã đầu tư đi vào sản xuất ổn định, với tổng số vốn đầu tư, trong đó Công ty cổ phần may Tam Quan và Công ty Cổ phần đầu tư An Phát đầu tư mở rộng quy mô sản xuất trên 200 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 3.900 lao động.Cụm Công nghiệp Bồng Sơn được qui hoạch mở rộng thêm 36ha nâng tổng diện tích lên 48ha. Cụm công nghiệp Hoài Đức, Công ty Cổ phần khoáng sản Miền Trung đang lắp đặt thiết bị Nhà máy tuyển quặng sắt. Thương mại, dịch vụ liên tục tăng trưởng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội năm 2015 đạt trên 32triệu USD. Các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tín dụng, ngân hàng, vận tải, y tế, bảo hiểm phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Các làng nghề truyền thống như: dệt chiếu, thảm xơ dừa, bánh tráng, bún số 8, chế biến nước mắm, vi cước cá . góp phần phục vụ đời sống, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Đến nay toàn huyện đã có 4 làng nghề được UBND tỉnh công nhận : Làng nghề Chiếu Cói Công Thạnh – TQB, làng nghề Chiếu Cói Chương Hòa -Hoài Châu Bắc; làng nghề Thảm xơ dừa Cửu Lợi - Tam Quan Nam; Làng nghề bún số 8, bánh tráng Tăng Long – Tam Quan Nam. Các ngành nghề 38 công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã và đang hỗ trợ đắc lực cho các ngành dịch vụ hậu cần nghề biển như: hỗ trợ đóng tàu, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ vận chuyển hàng hóa... + Y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được coi trọng, nhất là tuyến biển, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường. Huyện có 1 Bệnh viện Đa khoa Khu vực Bồng Sơn, 1 Trung tâm y tế huyện và 17 trạm y tế xã. Đến cuối năm 2015, toàn huyện có trên 553 giường bệnh, với hơn 400 cán bộ ngành y tế, trong đó có 85 bác sĩ và nhiều cán bộ đại học, sau đại học và hàng trăm thầy thuốc đang hành nghề y, dược tư nhân. Huyện có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 96,7% thôn khối phố được công nhận thôn, khối phố sức khỏe. Hiện nay ngành y tế đang rà soát tiêu chí xây dựng nông thôn mới để đầu tư, nâng cấp 15 trạm y tế xã đạt chuẩn theo qui định. Công tác chăm sóc sức khỏe định kỳ cho ngư dân, nhất lao động thường xuyên trên biển được các ngành chức năng đặc biệt quan tâm, đảm bảo đủ sức khỏe để hành nghề dài ngày trên biển. + Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục được đầu tư phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Nhìn chung mạng lưới trường, lớp học đã được bố trí đều khắp, thuận lợi cho việc đi lại của học sinh và giáo viên, đến cuối 2015 toàn huyện có 6 trường THPT, 17 trường THCS, 30 trường tiểu học. Toàn huyện có 47.657 học sinh, giảm 1.546 học sinh so với năm học trước, trong đó: Mầm non có 7.401 học sinh; tiểu học 17.302 học sinh, tăng 146 học sinh; trung học cơ sở 12.977 học sinh, giảm 2.267 học sinh; trung học phổ thông 9.977 học sinh, giảm 675 học sinh. với 48.204 học sinh/1.338 lớp. Số giáo viên phổ thông toàn huyện trên 1.700 người, trong đó số người có trình độ Cao đẳng, Đại học và trên đại học khá cao. Chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt, số lượng học sinh giỏi các cấp hằng năm đều tăng; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn 98%. Toàn huyện có trên 55% trường Tiểu 39 học, THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia. Công tác khuyến học, khuyến tài được xã hội quan tâm, sự nghiệp xã hội hóa giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh. Huyện có một trường Trung cấp nghề và một Trung tâm Giáo dục thường xuyên hướng nghiệp đào tạo nghề ngắn hạn như điện dân dụng, may, thú ycho lao động trong huyện, cung ứng việc làm cho huyện cũng như các tỉnh khác. + Dân số - lao động: Hoài Nhơn có trên 206.000 người, mật độ trung bình 488,8 người/ km². Cơ cấu dân số: nam chiếm tỉ lệ 48,51%, nữ chiếm tỉ lệ 51,49%. Số người trong độ tuổi lao động tuổi chiếm 54% dân số, trong đó số người trong độ tuổi có khả năng lao động 52,8% dân số; số người ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động chiếm 5,4% dân số; Số lao động đang làm việc chiếm 52,3% dân số trong đó 71% làm việc trong các ngành thuộc khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; nguồn lao động dự trữ chiếm 5,9% dân số. Lao động hành nghề thường xuyên trên biển trên 5.000 người. Hoài Nhơn là huyện có tiềm năng, thế mạnh về kinh tế biển với bờ biển dài 23 km. Những năm qua, ngành thủy sản toàn huyện có mức tăng trưởng khá với hơn 17%/năm, chiếm 62,5% tổng giá trị sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp, đã đóng góp lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương. Thủy sản có hơn 350 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản xuất khẩu (chủ yếu là tôm). Toàn huyện hiện có 2.367 tàu cá, tổng công suất trên 653.000 CV, tàu thuyền của Hoài Nhơn đã có mặt trên khắp ngư trường trong cả nước, với phương tiện đánh bắt hiện đại, bình quân hàng năm khai thác khoảng trên 44.200 tấn hải các loại trong đó có trên 6.500 tấn cá ngừ đại dương và các loại hải sản có giá trị khác. Thực hiện Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ xăng dầu cho tàu cá khai thác hải sản trên các vùng biển xa, đến nay Nhà nước đã hỗ trợ cho ngư dân Hoài Nhơn với số tiền hàng trăm tỷ đồng giúp ngư dân cải hoán, đóng mới tàu thuyền đánh bắt hải sản 40 hiệu quả hơn. Thành lập mới 01 HTX khai thác hải sản, củng cố và phát triển 228 tổ, đội đoàn kết hỗ trợ khai thác trên biển. Khu chế biến thủy sản Tam Quan Bắc với diện tích 5,08 ha, hiện có 05 doanh nghiệp và 12 cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh, đạt tổng doanh thu trung bình hàng năm hơn 350 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách hơn 11 tỷ đồng. Khoảng 30% lượng hải sản đánh bắt được thu mua và chế biến tại đây để sau đó đem đi tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài nước như cá ngừ đại dương, cá ngừ sọc dưa, cá chuồn mẵn tẩm, tôm nguyên con, tôm lột vỏ, cá cơm khô... 2.2. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển ở huyện Hoài Nhơn 2.2.1. Chính sách phát triển kinh tế biển - Mục tiêu chính sách: Xây dựng và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế biển; khai thác tốt và có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về biển cho sự phát triển nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản; phát triển du lịch, công nghiệp. Phát triển kinh tế biển là nhiệm vụ góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới ở các xã ven biển; chủ động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển với góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên biển. Phấn đấu đến năm 2020, đưa kinh tế biển và vùng ven biển phát triển mạnh, giữ vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế của huyện, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ven biển; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; giảm nhẹ thiên tai; bảo tồn, tái tạo nguồn lợi, bảo vệ tốt môi trường sinh thái biển vùng ven biển. - Nội dung chính sách Theo đó, nội dung chính sách kinh tế biển được xây dựng nhằm thực 41 hiện các mục tiêu đó. Bao gồm: (1) Xây dựng, bổ sung quy hoạch phát triển vùng biển và ven biển Hoài Nhơn đến năm 2020. Xây dựng chương trình khoa học và công nghệ về biển: điều tra tài nguyên; xây dựng các đề án, đề tài nghiên cứu về KH&CN phục vụ chiến lược biển của huyện; nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. (2) Phát triển các ngành kinh tế có lợi thế: Khai thác hải sản; nuôi trồng thủy sản ven biển, công nghiệp chế biến thuỷ sản, công nghiệp đóng tàu cá; đẩy mạnh phát triển tiềm năng du lịch biển. (3) Đầu tư, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường từ QL1A ra biển và hoàn chỉnh hệ thống đường bộ ven biển. (4) Xây dựng các khu đô thị, dịch vụ, du lịch, thương mại, ven biển. (5) Đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật (Giao thông, điện, nước, xử lý môi trường, PCCC...) cho toàn bộ cho cảng cá Tam Quan và vùng ven biển đảm bảo phục vụ qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện. (6) Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, cảnh báo môi trường đảm bảo an toàn cho nhân dân sản xuất trên biển. Nâng cao năng lực dự báo, phòng tránh, ứng phó các thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển. (7) Xây dựng các khu dân cư xung quanh cảng cá Tam Quan và vùng ven biển; sắp xếp lại dân cư hợp lý hơn, đầu tư xây dựng các khu tránh, trú bão cho tàu thuyền để phòng tránh và giảm thiểu các tác hại, thiệt hại của bão, lũ lụt, sóng thần, triều cường, xói lở, nước dâng do thiên tai gây nên. Xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền về các Luật và văn bản qui phạm pháp luật về biển đảo. (8) Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho quy hoạch phát triển vùng ven biển và biển. Xây dựng chương trình phát triển về giáo dục, y 42 tế, văn hóa, an ninh quốc phòng khu vực ven biển và biển. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển và kêu gọi mọi nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để phát triển kinh tế vùng ven biển. - Biện pháp thực hiện: Ngay khi ban hành Chương trình hành động số 18-Ctr/HU, ngày 04/10/2011 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII của tỉnh và huyện về khai thác, nuôi trồng gắn với chế biến và dịch vụ thủy sản giai đoạn 2011 – 2015, Huyện Hoài Nhơn tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chương trình hành động số 18 của Huyện ủy. Trong đó, đề ra các biện pháp, giải pháp cụ thể để cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội vào cuộc nghiêm túc chiến lược phát triển kinh tế biển, gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Các giải pháp cụ thể như: + Quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng. + Phát triển khai thác hải sản: Khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản. + Phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ ven biển. + Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về biển, vùng ven biển. + Về nguồn vốn: Tranh thủ nguồn vốn của Trung ương, tỉnh; các chương trình mục tiêu quốc gia. 2.2.2. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển huyện Hoài Nhơn Với lợi thế bờ biển dài trên 23 km giàu tài nguyên cùng đội tàu khai thác xa bờ nhiều kinh nghiệm và hùng hậu nhất tỉnh, những năm qua, Ðảng bộ huyện Hoài Nhơn đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Ngay khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU, ngày 20/8/2007 về thực hiện Nghị quyết Hội nghị 43 Trung ương 4 (khoá X) về “Chiến lược biển đến năm 2020”; Ban Thường vụ Huyện ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các hội đoàn thể triển khai thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình hành động của Trung ương, Tỉnh ủy đạt nhiều kết quả tích cực. Năm 2011, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Chương trình hành động số 18-Ctr/HU, ngày 04/10/2011 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII của tỉnh và huyện về khai thác, nuôi trồng gắn với chế biến và dịch vụ thủy sản giai đoạn 2011 – 2015. Trong đó đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển của huyện, nhất là các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy sản.Từ đó đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2015. Thực hiện mục tiêu, nội dung và các biện pháp đã được đề ra trong chính sách. Các cấp ủy, chính quyền, các ngành đoàn thể trong huyện tổ chức quán triệt trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc thực hiện Chương trình hành động về phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. UBND huyện cụ thể hóa Chương trình hành động của Huyện ủy chỉ đạo các ban ngành, địa phương ban hành kế hoạch, chương trình công tác hàng tháng, quý, năm để triển khai thực hiện có hiệu quả. Phân công trách nhiệm các ngành, địa phương thực hiện bảo đảm hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình hành động đã đề ra. Kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc đối với các cơ quan, ban, ngành, địa phương thiếu quyết liệt thực hiện Chương trình hành động của Huyện ủy. Đảng ủy các xã ven biển phối hợp với các ngành chức năng của huyện có đề án triển khai thực hiện chương trình hành động của Huyện ủy. Quản lý, chỉ đạo các ngành, các xã liên quan triển khai thực hiện nội dung Chương trình hành động đạt kết quả. Đề xuất sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến thực hiện Chương trình hành động. 44 Việc tổ chức thực hiện ở các địa phương đã được diễn ra với sự chỉ đạo của lãnh đạo các cấp địa phương, đảm bảo nội dung và mục tiêu đề ra. Huyện ủy, UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo Phòng Kinh tế, Đảng ủy, UBND 06 xã biển, Đồn Biên phòng Tam Quan Nam tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân Nghị định số 17/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014 và Quyết định 48 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Trên cơ sở đó, UBND xã Tam Quan Bắc hỗ trợ ngư dân lắp đặt máy Movimar để cơ quan quản lý có thể chủ động kiểm tra, giám sát và cập nhật được nhật trình khai thác của các tàu cá hoạt động trên biển.Tăng cường việc truy xuất, chứng nhận nguồn gốc thủy sản, quản lý tàu cá thông qua hoạt động của Tổ kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại cảng cá Tam Quan. Đồng thời,tuyên truyền ngư dân không vi phạm lãnh hải nước ngoài, được đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình ủng hộ. Đến nay, toàn xã có đội tàu cá lớn nhất huyện, có hơn 1.076 tàu thuyền (tổng công suất 429.002CV). Trong đó có hơn585 tàu thuyền công suất từ 90CV trở lên, tham gia đánh bắt xa bờ, chuyên câu tay cá ngừ đại dương kiêm vây ánh sáng, lưới rê, lưới chuồn. Nhờ đó, sản lượng đánh bắt trên 12.000 tấn, tổng giá trị 970 tỉ đồng. Trong đó cá ngừ đại dương 6.628 tấn, đạt 670 tỉ đồng.Tuy nhiên, khó khăn nhất là cửa biển Tam Quan luôn bị bồi lấp gây cản trở cho tàu ra vào. [10] Đáng kể nhất trong phát triển kinh tế ở xã Hoài Hương là lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp phát triển khá toàn diện, hiệu quả, giá trị sản xuất được nâng lên rõ rệt. Được sự hướng dẫn của một số cơ quan chức năng của huyện và UBND xã trên lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt xa bờ, bảo vệ chủ quyền biển đảo đạt được những kết quả tích cực. Tổng sản lượng lượng khai thác hải sản 16.500 tấn/năm. Tổng thu ngân sách thực hiện hàng năm trên 5,12 tỷ đồng. Hoài Hương có đội ngũ tàu thuyền khai thác thủy sản khá 45 lớn, toàn xã có 506 tàu cá, tổng công suất 244.296 CV. Nhờ chủ động bám biển, liên kết trong đánh bắt, năng suất đạt cao. Ngoài ra, các nghề thủ công truyền thống (đan lưới, làm lưỡi câu, làm vỉ phơi mực...) phục vụ khai thác thủy sản cũng khá phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Nhờ sự hướng dẫn của các cấp chính quyền ngư dân trong xã mạnh dạn đầu tư vốn nâng cao năng lực khai thác xa bờ, phát triển đa nghề; nhân rộng các tổ đoàn kết đánh bắt trên biển chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tình trạng ngư dân xâm phạm lãnh hải nước ngoài, tai nạn và sự cố trên biển vẫn còn xảy ra, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản cho ngư dân.[9] Mỗi năm kinh phí địa phương phải bỏ ra trên 02 tỷ đồng từ ngân sách của huyện, xã để nạo vét, khơi thông luồng lạch, do đó, rất cần sự hỗ trợ về kinh phí của tỉnh và Trung ương để nạo vét, đầu tư xây dựng cảng cá Tam Quan xứng tầm với số lượng tàu thuyền của huyện, xã. Đề nghị Trung ương, tỉnh cần có chính sách mới, hướng dẫn cụ thể về hỗ trợ kinh phí cho người dân đóng mới tàu thuyền và hỗ trợ kinh phí tàu thuyền đánh bắt xa bờ. 2.2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển ở huyện Hoài Nhơn 2.2.3.1. Kết quả Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và nhân dân, huyện Hoài Nhơn đạt những kết quả tích cực trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển, cụ thể như sau: - Số lượng tàu cá Trong giai đoạn từ năm 2011-2015, triển khai thực hiện chương trình hành động của huyện ủy về khai thác, nuôi trồng gắn với chế biến và dịch vụ thủy sản tuy còn nhiều khó khăn nhưng đã đạt được kết quả quan trọng. Toàn 46 huyện hiện có 2.428 tàu cá, tăng 112 tàu cá so với năm 2010, tổng công suất 792.828 CV, tăng 2,85 lần. Trong đó, có 78% tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên đăng ký hoạt động khai thác trên các vùng biển xa. Tổng sản lượng khai thác hải sản đến năm 2015 đạt 43.200 tấn (tăng 9.600 tấn), trong đó, cá ngừ đại dương 8.600 tấn, giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng bình quân 19%, chiếm 62,5% giá trị sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu thuyền nghề chuyển đổi theo hướng phụ thuộc các yếu tố như biết động nguồn lợi thủy sản, nhu cầu sản phẩm, nên thuyền nghề chính có thể kiêm thêm nghềphụ khác phù hợp với mùa vụ, ngư trường khai thác và thị trường tiêu thụ. Năm 2015, đóng mới trên 200 tàu cá, với công suất từ 400 CV trở lên, sửa chữa trên 1.500 lượt tàu. Thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đến nay có 70 tàu cá được UBND tỉnh phê duyệt đóng mới theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP; hỗ trợ cho ngư dân hơn 1.247 tỷ đồng theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg; triển khai dự án xây dựng nhà máy đóng tàu vỏ thép tại huyện, quy mô 25 tàu/năm; thực hiện mô hình khai thác cá ngừ đại dương công nghệ Nhật Bản bước đầu đạt hiệu quả. Bảng 2.1. Số lượng tàu cá, công suất, khai thác, nuôi trồng thủy sản theo giai đoạn Giai đoạn Trước 2005 2006 -2010 2011 - 2015 2016 - 2017 Tổng số tàu cá 1.928 2.316 2.428 2.524 Tổng công suất 167.235 CV 278.464 CV 792.828 CV 1.160.430 CV Đóng mới hàng năm 50 tàu 200 tàu 110 tàu Sửa chữa hàng năm 700 tàu 1.200 tàu 1.320 Số lượng khai thác 26.548 33.600 43.200 tấn 37.974 tấn Nuôi trồng thủy sản 548 tấn 2.200 tấn 1.140 tấn 2.050 tấn Phê duyệt đóng tàu NĐ 67/2014-TTg 70 tàu 110 tàu Hỗ trợ Ngư dân theo QĐ 1.247 tỷ đồng 414,312 tỷ đồng 47 48/2010/QĐ-TTg - Quy hoạchkết cấu hạ tầng Đến nay, đã hoàn thành việc điều chỉnh, bổ sung Đồ án quy hoạch và Đề án xây dựng nông thôn mới ở 6 xã biển giai đoạn 2016 – 2020, đồng thời thực hiện cắm mốc quy hoạch nông thôn mới ra ngoài thực địa gắn với quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2035, được UBND tỉnh phê duyệt. Trình UBND tỉnh phê duyệt Quyết định số 1839/QĐ-UBND ngày 31/5/2016 quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 phân khu xây dựng hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và dịch vụ hậu cần nghề cá Tam Quan. Quy hoạch chi tiết 1/500 hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và dịch vụ hậu cần nghề cá Tam Quan (giai đoạn 1) theo Quyết định số 1177/QĐ-UBND ngày 09/4/2018 của UBND tỉnh Bình Định; quy hoạch dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ Quốc lộ 1A cũ đến Gò Dài mặt đường 18-24m và khu dân cư dọc tuyến. Quy hoạch hệ thống giao thông các xã ven biển gắn với Quốc lộ 1A, tỉnh lộ ĐT639 và trung tâm các xã đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch hệ thống kè sông Kho dầu, sông Nỗm, kè Phú An, kè dọc biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; quy hoạch chi tiết 1/500 khu du lịch Hoàng Gia Tam Quan Bắc; quy hoạch 1/2.000 khu chức năng đặc thù dự án khu dân cư, dịch vụ thương mại, du lịch sinh thái dọc bờ biển gắn với bảo đảm quốc phòng – an ninh; quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu, khu xăng dầu trên địa bàn huyện đến năm 2025 (có 05 điểm trên bờ và 05 tàu kinh doanh dầu; 13 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá); phối hợp các ở ngành của tỉnh quy hoạch vùng nuôi tôm Hoài Mỹ, Hoài Hải và nuôi chim yến trên địa bàn huyện. - Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Trên cơ sở các quy hoạch được duyệt huyện đã tập trung đầu tư xây 48 dựng hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá và dịch vụ hậu cần nghề cá Tam Quan; nạo vét trên 314.800 m3 cát khơi thông cửa biển tàu ra vào thuận lợi; đã tiến hành khảo sát nạo vét luồng lạch, Cồn Rớ để kéo giãn tàu cá trong khu neo đậu đảm bảo sức chứa trên 1.200 tàu có công suất trên 800 CV. Đầu tư Cảng cá, hệ thống giao thông, điện nước, các trạm xăng dầu. Hoàn chỉnh dự án nâng cấp hạ tầng thiết yếu vùng nuôi tôm thâm canh tập trung nuôi an toàn sinh học theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Hoài Mỹ; xây dựng đưa vào vận hành hệ thống Trạm bơm nước mặn Hoài Hải phục vụ nuôi tôm 2 xã Hoài Hải và Hoài Mỹ. Xúc tiến xây dựng tuyến bờ kè chống sạt lở trong khu neo đậu Tam Quan. Tập trung thực hiện giải phóng mặt bằng, xây dựng tuyến đường nối từ Quốc lộ 1A (cũ) đến Gò Dài, dự kiến cuối năm 2018 hoàn thành; nâng cấp mở rộng một số tuyến đường kết nối giữa tỉnh lộ ĐT 639 với Quốc lộ 1A và một số tuyến đường ở các xã ven biển gắn với thực hiện quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị phát triển huyện thành thị xã Hoài Nhơn đến năm 2020 như: cắm cọc GPMB 2 bên đường Thái Lợi đang với quy mô nền đường rộng 24m; đường Tài Lương đi Ca Công; đường Bình Chương – Hoài Hải, đường dọc biển từ xã Tam Quan Nam đến xã Hoài Hương và đường Bồng Sơn – Hoài Hương tuyến đường ĐT 639 (đoạn từ Cầu Lại Giang- Hoài Hương đến cửa biển Tam Quan Bắc). Đầu xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy cung cấp nước sạch Đông Nam huyện với công suất 5.600m3/ngày đêm; thực hiện mở rộng, nâng cấp Nhà máy nước Mỹ Bình với công suất 1.200m3/ngày đêm đảm bảo cung cấp đủ nước sạch phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân các xã ven biển và khu dịch vụ hậu cần nghề cá xã Tam Quan Bắc. Xúc tiến mời gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng dự án dân cư, dịch vụ thương mại dọc bờ biển và cụm công nghiệp Hoài Hương. Đến nay, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường đầu tư đồng 49 bộ, diện mạo nông thôn 6 xã biển có nhiều đổi mới. Đường giao thông được nhựa hóa, bê tông hóa, cứng hóa đáp ứng yêu cầu cấp thiết của người dân.Hệ thống các công trình thủy lợi đê, kè, hồ, đập, kênh mương được xây dựng kiên cố trên 8,9km như kè sông Lại Giang đến Thạnh Xuân, Phú An (Hoài Hương), kè sông Kho Dầu (Tam Quan- Tam Quan Nam), kè chống xói lở Công Thạnh (giai đoạn 2),... và trên 3km kè biển.Hệ thống điện được kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp các hệ thống trụ điện, dây điện từ lưới điện đến nơi sử dụng đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân. Đầu tư xây dựng mới chợ Hoài Hương, nâng cấp sửa chữa chợ Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Mỹ, Hoài Hải, nâng cấp các bến cá và trạm bơm xăng dầu khu dịch vụ hậu cần nghề cá Tam Quan đáp ứng nhu cầu của tiểu thương và Nhân dân trao đổi mua bán. Bố trí tái định cư cho Nhân dân vùng thiên tai xã Hoài Hải, Tam Quan Bắc đảm bảo ổn định đời sống. Đến cuối năm 2017, có 4 xã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (gồm Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Thanh, Hoài Hương); xã Hoài Mỹ và Hoài Hải phấn đấu hoàn thành năm 2018. Thành lập và đưa vào hoạt động Ban quản lý cảng cá và phân đội phòng cháy chữa cháy thường trực tại khu dịch vụ hậu cần nghề cá Tam Quan. - Khai thác thủy sản Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển thủy sản, từ năm 2016 đến nay đã giải ngân 1.138,8 tỷ đồng/14.780 hồ sơ hỗ trợ tiền dầu cho ngư dân khai thác xa bờ theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg; đóng mới 18 tàu vỏ thép, 01 tàu vỏ compesit, 08 tàu vỏ gỗ theo Nghị định số 67/2014/NĐ- CP; sửa chữa, cải hoán nâng cấp trên 500 tàu thay thế cho gần 400 tàu khai thác gần bờ và tàu khai thác xa bờ có công suất dưới 250 CV; ngư dân đóng mới trên 380 tàu cá có công suất từ 400 CV trở lên; phát triển đội tàu có công suất lớn của huyện lên 2.524tàu cá/1,16 triệu CV, tăng 27 tàu/0,138 triệu CV; 50 trang thiết bị máy móc, ngư lưới cụ hiện đại, trang bị 350 máy định vị vệ tinh Movimar và máy HF cho tất cả các tàu cá khai thác xa bờ, từng bước nâng cao hiệu quả khai thác hải sản, phòng trách thiên tai, tai nạn trên biển và tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo. Năm 2017, sản lượng khai thác hải sản đạt 46.000 tấn, đạt 97,9% so chỉ tiêu (chỉ tiêu 47.000 tấn); giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 2.899,4 tỷ đồng, tăng bình quân 9,4%/năm, đạt 156,7% so chỉ tiêu (chỉ tiêu 6%/năm), chiếm 60,24% giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, đạt 91,6% so chỉ tiêu (chỉ tiêu 65%). Thu nhập bình quân đầu người ở biển đạt 38,35 triệu đồng/người/năm, đạt 63,9% so chỉ tiêu (chỉ tiêu 60 triệu đồng/người/năm).[11] Bảng 2.2. Số lượng tàu cá, sản lượng tính hàng năm (2011 – 2017) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng số tàu cá (tàu) 2.316 2.382 2.395 2.421 2.432 2.445 2.524 Tổng công suất (CV) 278.464 365.000 455.930 523.992 455.930 993.000 1,16triệu Sản lượng khai thác (tấn) 35.000 42.000 43.200 45.100 43.731 42.731 46.000 Đẩy mạnh hoạt động chuyển dịch cơ cấu thuyền - nghề gắn với di chuyển ngư trường và mùa vụ khai thác, nhất là các nghề chủ lực, có tiềm năng, lợi thế như nghề câu cá ngừ đại dương, câu mực, lưới vây... khai thác kiêm nghề; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào khai thác hải sản, nhất là công nghệ bảo quản sau khai thác được chú trọng thực hiện góp phần tăng giá trị sản phẩm; mô hình khai thác, bảo quản cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản được tập trung triển khai nhân rộng áp dụng cho trên 100 tàu cá, chất 51 lượng cá ngừ được nâng lên đáng kể. Chú trọng công tác đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng và thành lập 655 tổ đội đoàn kết/2.140 tàu cá và Nghiệp đoàn nghề cá Tam Quan Bắc để giúp đỡ nhau trong quá trình khai thác hải sản trên biển, đạt 100% tàu cá khai thác xa bờ tham gia tổ đội đoàn kết và được tham gia mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên. Tập trung đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 689/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ và Công điện số 732/CĐ-CP. Đến nay, trên địa bàn huyện số tàu cá và ngư dân vi phạm lãnh hải bị nước ngoài bắt giữ giảm gần 50%; ý thức chấp hành pháp luật về chủ quyền biên giới quốc gia và các quy định khai thác hải sản trên Biển Đông của ngư dân ngày được nâng cao. Công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, cứu hộ cứu nạn luôn được chú trọng thực hiện tốt; hoạt động khai thác được ghi chép nhật ký, đúng ngư trường và chủng loại có xác nhận nguồn gốc hải sản đảm bảo theo quy định. - Nuôi trồng thuỷ sản Cơ sở hạ tầng vùng nuôi được đầu tư phát triển đồng bộ; tập trung cải tạo nâng cấp, nâng đáy hồ, lót bạt; hoàn thành dự án nâng cấp vùng nuôi tôm Công lương theo tiêu chuẩn VietGap, bước đầu cho hiệu quả nhất định; nuôi thâm canh các đối tượng chủ lực, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng; đối tượng nuôi đa dạng (cua xanh, cá dìa)để cải tạo môi trường và tăng thu nhập cho người dân; thực hiện nhiều phương thức nuôi phù hợp từng vùng, đảm bảo phát triển bền vững. Diện tích nuôi ổn định 150 ha, trong đó vùng nuôi thâm canh 70 ha ở các xã phía Nam huyện (Hoài Hương, Hoài Hải, Hoài Mỹ) và vùng nuôi bán thâm canh xen ghép, quảng canh cải tiến do ô nhiễm môi trường 80 ha ở các xã phía Bắc huyện(Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Tam Quan, Hoài Châu Bắc); đưa vào quản lý, vận hành Trạm bơm nước mặn cung 52 cấp nước cho vùng nuôi tôm xã Hoài Hải, Hoài Mỹ. Năm 2017, sản lượng nuôi trồng đạt 2.050 tấn, đạt 136,7% so chỉ tiêu (chỉ tiêu 1.500 tấn).[11] Năm 2016, hoàn thành nâng cấp, cải tạo vùng nuôi tôm Dự án Công Lương – Hoài Mỹ; quy hoạch, cải tạo xây dựng hoàn thiện hệ thống cung cấp nước mặn phục vụ nuôi tôm ở 02 xã Hoài Hải, Hoài Mỹ.Năm 2017, đưa 16 ha diện tích nuôi tôm ở vùng Dự án Công Lương – Hoài Mỹ vào nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGap; cuối năm 2017 nâng cấp, cải tạo hoàn chỉnh vùng nuôi chuyên tôm của 02 xã Hoài Hải và Hoài Mỹ, tổng diện tích 50 ha. Bảng 2.3. Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản (2011 – 2017) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Diện tích nuôi (Ha) 338,6 237 231 241,6 120 125 150 Sản lượng (Tấn) 2061 1014 1039 1.620 1.250 1.300 2.050 Tăng cường chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trong nuôi trồng thủy sản nước lợ; củng cố và nhân rộng mô hình Tổ cộng đồng nuôi tôm, phát triển vùng nuôi cộng đồng gắn với phát triển bền vững. Tập trung chỉ đạo chặt chẽ lịch thời vụ, kiểm dịch tôm giống, phòng chống dịch bệnh thủy sản và quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống, thuốc thú y, thức ăn thủy sản; tăng cường quản lý các hộ nuôi tôm tự phát ngoài quy hoạch (phía Nam đèo Lộ Diêu xã Hoài Mỹ). -Phát triể...và mở rộng các loại hình dịch vụ hậu cần nghề cá. Quy hoạch đầu tư xây dựng các vùng nuôi tôm theo hướng hiệu quả, bền vững, phát triển các điểm dịch vụ, du lịch biển, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, trồng và quản lý bảo vệ rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, kè chống sạt lở bờ biển, bờ sông; thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia khu vực biên giới biển. Tập trung quy hoạch tổng thể toàn bộ hệ thống du lịch biển và ven biển, gắn với du lịch các làng nghề truyền thống ven biển theo hướng phát huy lợi thế tuyệt đối về vẻ đẹp tự nhiên ven biển, tạo môi trường đầu tư tốt, góp phần lan tỏa, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. 3.2. Giải pháp tăng cường thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển kinh tế biển ở huyện Hoài Nhơn 63 3.2.1. Quy hoạch và xây dựng kết cầu hạ tầng Để trở thành huyện có nền kinh tế biển phát triển nhanh và đồng bộ thì công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ven biển mang ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Muốn kinh tế ven biển phát triển mạnh, bền vững thì cấp ủy, chính quyền địa phương cần nghiên cứu sâu về vấn đề quy hoạch đô thị ven biển để không bị phá vỡ quy hoạch phát triển trong tương lai. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ven biển, trước hết là xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, phục vụ cho sự phát triển kinh tế ven biển tốt nhất. Vì vậy, cần đầu tư đồng bộ cơ sở hạng tầng giao thông, cảng biển, điện, nước, cụm công nghiệp, khu dịch vụ hậu cần nghề cá, khu vui chơi, giải trí có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. * Quy hoạch - Tập trung thực hiện điều chỉnh, bổ sung Đồ án quy hoạch và Đề án xây dựng nông thôn mới ở 6 xã ven biển của huyện Hoài Nhơn, giai đoạn 2016- 2020. - Quy hoạch khu dịch vụ hậu cần nghề cá: + Hoàn thiện quy hoạch chi tiết 1/500 giai đoạn 01 và giai đoạn 02 hệ thống Cảng cá, Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và dịch vụ hậu cần nghề cá Tam Quan; khu chức năng Cảng cá, Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, dịch vụ hậu cần nghề cá Tam Quan theo Quyết định số 1839/QĐ-UBND ngày 31/5/2016 của UBND tỉnh. [30] + Quy hoạch đến năm 2020, Khu neo đậu có sức chứa trên 1.200 tàu, công suất từ 400 CV trở lên, sản lượng hải sản qua Cảng cá đạt trên 20.000 tấn/năm; định hướng đến năm 2030 đạt 2.000 tàu, công suất 1.000 CV/ tàu và trên 300 lượt tàu ra vào cảng/1 ngày, sản lượng hải sản đạt trên 40.000 tấn. - Thực hiện quy hoạch, xây dựng khu chức năng đặc thù dự án dân cư, dịch vụ, thương mại, du lịch sinh thái dọc bờ biển gắn với đảm bảo quốc 64 phòng - an ninh; xây dựng hệ thống kè sông, kè biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. - Thực hiện quy hoạch, xây dựng hệ thống giao thông ở các xã ven biển kết nối với Quốc lộ 1A, tỉnh lộ ĐT 639, trung tâm các xã đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. - Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. * Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng - Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng Cảng cá Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và dịch vụ hậu cần nghề cá Tam Quan, đến năm 2020. Trong đó đầu tư Cảng cá, giao thông, điện nước, nạo vét Cồn Rớ nhằm mở rộng diện tích khu neo đậu 34,2 ha, vét thông luồng từ Cửa biển vào Khu neo đậu 4,6 km. + Thành lập Ban Quản lý Cảng cá Tam Quan, Phân đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy tại Tam Quan Bắc để tăng cường quản lý đội tàu khai thác thủy sản, đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa chãy, vệ sinh môi trường, tại cảng cá Tam Quan. Đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ Quốc lộ 1A (cũ) đến Gò dài (Tam Quan Bắc); khu dịch vụ hậu cần nghề cá giai đoạn 1 (khu Gò Dài); hoàn chỉnh dự án nâng cấp hạ tầng thiết yếu vùng nuôi tôm thâm canh tập trung ở các xã Hoài Hải, Hoài Mỹ từ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. - Từng bước đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống giao thông; đến năm 2020, nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường giao thông kết nối giữa tỉnh lộ ĐT 639 với Quốc lộ 1A; một số tuyến, trục đường ở các xã ven biển gắn với thực hiện quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị phát triển huyện Hoài Nhơn thành thị xã Hoài Nhơn, giai đoạn 2016-2020. - Đẩy nhanh tiến độ đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước sạch 65 phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân ở các xã ven biển và khu dịch vụ hậu cần nghề cá xã Tam Quan Bắc. - Đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu du lịch Hoàng Gia – Tam Quan Bắc và các khu du lịch nghĩ dưỡng, nhà hàng ăn uống, tắm biển, dã ngoại, đồng thời mời gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng dự án dân cư, dịch vụ thương mại dọc bờ biển từ Tam Quan Bắc đến xã Hoài Hương gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh. Đầu tư xây dựng và mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp Hoài Hương. Đề nghị, Trung ương, tỉnh đầu tư nâng cấp cảng cá Tam Quan thành cảng cá kết hợp cảng hàng hóa; xây dựng cảng cá An Dũ, xã Hoài Hương. Huy động đầu tư mạng lưới cấp điện, cấp nước sạch đảm bảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt, chế biến tại khu chế biến hải sản, khu đóng tàu, dịch vụ hậu cần nghề cá. 3.2.2.Hoàn thiện chính sách tiếp cận đất đai Hoàn thiện chính sách tiếp cận đất đai theo hướng thông thoáng, thuận lợi, đảm bảo đúng quy định pháp luật nhằm thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư sản xuất, kinh doanh. Hệ thống các quy định về pháp luật đất đai là trong những quy định chặt chẽ nhưng rất phức tạp và nhạy cảm, nó quy định từng đối tượng sử dụng đất, từng loại đất. Do đó cần thực hiện hiệu quả luật đất đai và có cơ chế thông thoáng cho các nhà đầu tư, kinh doanh có cơ hội tiếp cận thì cần phải có những vận dụng cụ thể từng địa phương, từng vùng miền bằng việc ban hành các cơ chế phù hợp. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đất đai về cả số lượng, chất lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý quy hoạch đất đai. Chính quyền các cấp trên địa bàn huyện cũng cần rà soát đánh giá lại đội ngũ công chức QLNN về đất đai, nhất là những cán bộ trực tiếp giao dịch với người dân về năng lực trình độ, 66 đạo đức, thái độ tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp nếu không đủ yêu cầu cần kiên quyết thay thế. 3.2.3.Khai thác - Thông qua các chính sách phát triển thuỷ sản của Nhà nước, khuyến khích ngư dân đóng mới, cải hoán tàu cá có công suất lớn đánh bắt xa bờ; phấn đấu đến năm 2020, sản lượng khai thác ước đạt 47.000 tấn, trong đó cá ngừ đại dương trên 9.000 tấn. - Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển thuỷ sản; khuyến khích hỗ trợ ngư dân đầu tư đóng mới tàu cá vỏ thép, vỏ vật liệu mới có công suất lớn; trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ; vận động 100% tàu khai thác xa bờ tham gia Tổ, đội đoàn kết; ổn định đội tàu cá khai thác hải sản từ 2.200 đến 2.500 chiếc, tổng công suất trên 1.000.000 CV, từng bước giảm dần tàu cá khai thác ven bờ góp phần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. - Cuối năm 2018, toàn huyện có 16 tàu cá vỏ thép; phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện có trên 100 tàu cá vỏ thép và vỏ compezit. - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu thuyền nghề gắn với di chuyển ngư trường và mùa vụ khai thác, nhất là các nghề chủ lực, có tiềm năng, lợi thế như nghề câu cá ngừ đại dương, câu mực, lưới vây... khuyến khích ngư dân hoạt động kiêm nghề; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào khai thác hải sản, nhất là công nghệ bảo quản sau khai thác; nhân rộng mô hình khai thác cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản, xây dựng các đội tàu khai thác gắn với tàu dịch vụ hậu cần; 100% tàu cá tham gia bảo hiểm thân tàu, tai nạn thuyền viên. - Thành lập Nghiệp đoàn nghề cá các xã Tam Quan Bắc, Hoài Hương, phấn đấu đến năm 2020, hầu hết các xã có tàu khai thác hải sản trên vùng biển xa thành lập Nghiệp đoàn nghề cá. 67 Bảng 3.1. Kế hoạch khai thác hải sản đến năm 2020 TT Xã, thị trấn Nội dung ĐVT Năm 2018 2019 2020 1 Tam Quan Bắc Số lượng tàu Chiếc 900 900 900 Công suất CV 400.000 410.000 410.000 Sản lượng Tấn 12.300 12.400 12.500 2 Tam Quan Nam Số lượng tàu Chiếc 230 230 230 Công suất CV 95.000 97.000 97.000 Sản lượng Tấn 4.700 4.700 4.800 3 Hoài Thanh Số lượng tàu Chiếc 200 200 200 Công suất CV 98.000 98.000 98.000 Sản lượng Tấn 5.700 5.800 6.000 4 Hoài Hương Số lượng tàu Chiếc 500 500 500 Công suất CV 250.000 250.000 250.000 Sản lượng Tấn 16.700 16.900 17.000 5 Hoài Mỹ Số lượng tàu Chiếc 150 150 150 Công suất CV 40.000 40.000 40.000 Sản lượng Tấn 1.500 1.500 1.500 6 Hoài Hải Số lượng tàu Chiếc 215 200 200 Công suất CV 100.000 95.000 95.000 Sản lượng Tấn 4.900 5.000 5.000 7 Các xã khác Số lượng tàu Chiếc 20 20 20 Công suất CV 10.000 10.000 10.000 Sản lượng Tấn 200 200 200 Tổng cộng Số lượng tàu Chiếc 2.315 2.400 2.500 68 Công suất CV 993.000 1.000.000 1.000.000 Sản lượng Tấn 46.000 46.500 47.000 3.2.4. Nuôi trồng thuỷ sản - Theo mục tiêu (hoặc phấn đấu), diện tích mặt nước nuôi đến năm 2020 là 150 ha, sản lượng thuỷ sản ước đạt 1.500 tấn. Phát triển nuôi chuyên tôm 70 ha ở các xã Hoài Hải, Hoài Mỹ, Hoài Hương; 80 ha nuôi tổng hợp ở các xã Tam Quan Nam, Tam Quan Bắc, Hoài Châu Bắc và thị trấn Tam Quan; nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững, thân thiện mới môi trường. - Hàng năm, tranh thủ áp dụng thực hiện các mô hình của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đưa đối tượng mới vào nuôi; phát triển nuôi các đối tượng thuỷ sản mới ở những vùng bị ô nhiễm nhằm cải tạo môi trường, áp dụng phương thức nuôi phù hợp ở 80 ha ở các xã Tam Quan Nam, Tam Quan Bắc, Hoài Châu Bắc và thị trấn Tam Quan. - Chuyển đổi một số diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản nằm trong vùng quy hoạch dịch vụ hậu cần nghề cá sang mục đích khác để đầu tư phát triển có hiệu quả. - Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, củng cố và phát huy hiệu quả mô hình Tổ cộng đồng nuôi tôm ở các xã Hoài Hương, Hoài Mỹ, Hoài Hải; phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn với phát triển bền vững; trồng rừng ngập mặn nhằm cải thiện môi trường sinh thái vùng nuôi (Hoài Hải, Hoài Mỹ, Hoài Hương) diện tích trên 2,5 ha xung quanh vùng nuôi tôm. - Tập trung chỉ đạo lịch thời vụ, kiểm dịch con giống, thuốc thú y thuỷ sản, quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống, thức ăn thuỷ sản; xử lý các hộ nuôi tôm, cá tự phát, ngoài vùng quy hoạch. 69 70 Bảng 3.2. Nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 TT Xã, thị trấn Nội dung ĐVT Năm 2018 2019 2020 1 Hoài Hải Diện tích Ha 20 25 25 Sản lượng Tấn 280 300 300 2 Hoài Mỹ Diện tích Ha 25 25 25 Sản lượng Tấn 250 300 300 3 Hoài Hương Diện tích Ha 8 8 8 Sản lượng Tấn 200 200 200 4 Tam Quan Nam Diện tích Ha 35 35 35 Sản lượng Tấn 320 350 350 5 Tam Quan Diện tích Ha 17 17 17 Sản lượng Tấn 130 130 130 6 Tam Quan Bắc Diện tích Ha 25 40 40 Sản lượng Tấn 220 220 220 Tổng cộng Diện tích Ha 130 150 150 Sản lượng Tấn 1.400 1.500 1.500 3.2.5. Phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ ven biển Phấn đấu đến năm 2020, đưa xã Tam Quan Bắc trở thành trung tâm phát triển mạnh về dịch vụ hậu cần nghề cá, thương mại, dịch vụ phía Bắc huyện. - Mời gọi các nhà đầu tư xây dựng nhà máy thu mua, chế biến cá ngừ đại dương tại xã Tam Quan Bắc; khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới thiết bị công nghệ, phát triển các cơ sở thu mua, chế biến và tiêu thụ hải sản gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; từng bước phát triển chế biến hải sản theo chiều sâu, đa dạng hoá các sản phẩm; tổ chức 71 liên kết sản xuất hải sản từ khai thác đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm; phối hợp triển khai thành công và nhân rộng mô hình khai thác, thu mua, xuất khẩu cá ngừ đại dương theo chuỗi; xây dựng thương hiệu cá ngừ đại dương. Đầu tư tập trung chế biến các sản phẩm hải sản có tiềm năng thế mạnh của huyện như: cá ngừ đại dương, tôm, mực, nước mắm. Xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy đóng tàu vỏ thép; ưu tiên các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá mở rộng quy mô, đầu tư đồng bộ cơ khí để đóng mới tàu cá, phấn đấu đưa Tam Quan Bắc trở thành trung tâm đóng mới và sửa chữa tàu cá lớn của khu vực Miền Trung; hàng năm đóng mới trên 200 tàu vỏ gỗ có công suất từ 400 CV trở lên và 10 tàu cá vỏ thép, có công suất trung bình trên 800 CV/1 tàu; sửa chữa lớn và nâng cấp trên 1.000 tàu cá khai thác xa bờ. - Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ du lịch; tranh thủ sự quan tâm của UBND tỉnh đưa huyện vào quy hoạch tuyến Du lịch giai đoạn 2016-2020 của tỉnh; quy hoạch và xây dựng khu du lịch tổng hợp Hoàng Gia (Tam Quan Bắc), khu du lịch Ca công (Hoài Hương), phát triển đa dạng các loại hình du lịch như du lịch di tích, lịch sử văn hoá (Động Cườm – Tam Quan Nam, Trạm Phẩu - Hoài Mỹ, Bến tàu Không số - Lộ Diêu), du lịch làng nghề (Bún số 8, Thảm xơ dừa,), du lịch các loại hình văn hoá phi vật thể (chèo Bá trạo, hát lăng, hát Bài chòi cổ dân gian, đua thuyền), các danh thắng của địa phương từng bước đưa du lịch biển trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện. - Tăng cường đầu tư dịch vụ hậu cần nghề cá để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nghề khai thác hải sản xa bờ. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá, khu hậu cần nghề cá và mở rộng khu neo đậu tàu cá; khuyến khích hỗ trợ các tổ, đội khai thác hải sản xa bờ đầu tư đóng mới tàu dịch vụ hậu cần nghề cá; xây dựng thương hiệu vi cước cá, cá ngừ đại dương Tam 72 Quan; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm hải sản có lợi thế ở địa phương và mở rộng thị trường tiêu thụ, đa dạng hoá các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm; tập trung công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn gian lận thương mại và chất lượng hàng hoá ở các xã ven biển. - Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục triển khai các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các thành phần kinh tế, các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo. 3.2.6. Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ven biển - Mạnh dạn liên kết các cơ sở đào tạo của tỉnh, các trung tâm về đào tạo nghề cho lao động ven biển. Ưu tiên đào tạo công nhân lành nghề, cán bộ có kỹ thuật cao. Mở rộng dạy nghề, truyền nghề bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Có chính sách khuyến khích cho các nghệ nhân truyền nghề, hỗ trợ học nghề cho lao động thường xuyên trên biển như: máy trưởng, thuyền trưởng, ngư dân, Tăng cường khuyến khích, hướng ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương theo phương pháp của Nhật Bản. - Xây dựng chương trình và đa dạng hoá hình thức đào tạo phù hợp với từng đối tượng và định hướng phát triển kinh tế – xã hội vùng biển, ven biển, bao gồm chương trình đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động quản lý, đội ngũ doanh nhân. - Đẩy mạnh xã hội hoá và mở rộng hợp tác quốc tế về công tác đào tạo; Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức; Chú trọng phát triển và có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, nhất là đối với lao động vùng nông thôn thu hồi đất do quá trình đô thị hoá và phát triển các ngành phi nông nghiệp. - Cơ chế chính sách hấp dẫn để khuyến khích đội ngũ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi; Thu hút các chuyên gia, lao động trình độ cao từ bên ngoài vào những lĩnh vực ưu tiên mà lực lượng tại chỗ còn thiếu. 73 - Chú trọng việc đào tạo nâng cao dân trí, gắn với thay đổi các tập quán lạc hậu của một bộ phận dân cư vùng ven biển, bãi ngang. 3.2.7.Phát triển khoa học - công nghệ - Nhanh, nhạy tiếp cận thành tựu KHCN tiên tiến trên thế giới, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong tương lai sẽ tác động mạnh mẽ trên lĩnh vực kinh tế biển và các lĩnh vực liên quan. Sớm đưa cách mạng công nghiệp 4.0 ứng dụng vào sản xuất, khai thác, chế biến sản phẩm từ biển như: công nghệ đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, công nghệ sinh học biển, công nghệ dược phẩm biển, công nghệ hoá học, phát triển nguồn năng lượng thuỷ triều và năng lượng sóng biển,... - Tăng cường ứng dụng và đổi mới KHCN trong các lĩnh vực kinh tế biển và ven biển như: công nghệ cơ khí chế tạo tàu biển, công nghệ vận tải biển, xây dựng công trình trên biển, ven biển, công nghệ xử lý chất thải,... - Tăng cường công tác nghiên cứu cơ bản, giải quyết các vấn đề mang tính công nghệ quan trọng như nghiên cứu đánh giá tiềm năng tài nguyên, dự báo các biến cố tự nhiên... Nâng cao công nghệ, quan sát yếu tố tự nhiên và môi trường nhằm phục vụ hiệu quả công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai. Tăng cường đào tạo, đầu tư trang thiết bị phục vụ khoa học, đổi mới công tác nghiên cứu và cơ chế quản lý khoa học. 3.2.8. Tăng cường củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội các xã ven biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật làm chuyển biến nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của 02 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chú trọng xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận biên phòng toàn dân, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong 74 tình hình mới và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; quản lý chặt chẽ hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển, không ngừng củng cố thế trận lòng dân ngày càng vững chắc. - Hàng năm tổ chức huấn luyện, diễn tập, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng dân quân biển; thực hiện quy chế phối hợp giữa các lực lượng công an, quân đội, biên phòng trong đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.Thực hiện có hiệu quả Nghị định số 30/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ về huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Tiếp tục củng cố xây dựng lực lượng dân quân biển đạt trên 1,28% so với dân số; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới biển; tăng cường công tác cảnh báo phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; tuyên truyền phổ biến pháp luật về chủ quyền biên giới quốc gia và các quy định khai thác hải sản trên Biển Đông; tuyên truyền vận động giáo dục ngư dân không xâm phạm lãnh hải nước ngoài, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên biển. - Chủ động chuẩn bị chu đáo từ xây dựng, bố trí lực lượng, thế trận phù hợp nhằm sẵn sàng đối phó, ngăn chặn có hiệu quả các xung đột có thể xảy ra trên biển để giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải đất nước; 3.2.9. Huy động nguồn vốn thực hiện Nguồn vốn là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất và kinh doanh đối với doanh nghiệp. Nó quyết định quy mô mở rộng đầu tư, tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phát triển kinh tế, vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế biển nói riêng – cần thực hiện một số giải pháp 75 cơ bản sau: Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn trong và ngoài nước để phát triển những ngành mũi nhọn, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Mở rộng mạng lưới hoạt động của các ngân hàng, nâng cao thời gian giao dịch, thời gian nhận gửi, thu hồi, và thời gian vay phải thích hợp với từng giai đoạn của dân chúng, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đi đôi với đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo niềm tin với khách hàng. Cải tiến thủ tục tạo mọi điều kiện, nhanh gọn cho khách hàng khi đến vay hoặc gửi tiền mà vẫn đảm bảo chính xác an toàn bảo mật cao. Mở rộng mạng lưới tín dụng, là huyện có tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế biển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là trong lĩnh vực du lịch, khai thác đánh bắt, nuôi trồng, chế biển thủy hải sản, hậu cần nghề cá Do vậy phải tăng cường nguồn vốn đầu tư tín dụng trung và dài hạn một cách hiểu quả. Bên cạnh đó việc đầu tư phải được thẩm định kỹ càng, với những dự án mang tính khả thi có hiệu quả kinh tế - xã hội cao để góp phần thúc đẩy kinh tế biển, đảm bảo đúng nguồn vốn tín dụng. Trong quá trình đầu tư phải hết sức kịp thời, mang tính đặc thù của kinh tế biển. Yêu về cầu vốn lớn với thời gian dài còn mang tính chất thời vụ cao. Phát huy mọi nguồn lực như, truyền thống tự lực, tự cường để huy động toàn bộ nguồn lực trong nhân dân và địa phương, đồng thời cần sự giúp đỡ rất quan trọng của Trung ương, của tỉnh, sự giúp đỡ của kiều bào nước ngoài, liên doanh, liên kết của các tổ chức trong và ngoài tỉnh, với phương châm phát triển kinh tế biển và vùng ven biển. Bên cạnh đó cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách tỉnh, Trung ương và viện trợ nước ngoài để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế biển, các công trình thuộc kết cấu hạ tầng lớn như cảng, đường giao thông, các khu đô thị, khu công nghiệp Cần có chính sách tập trung đầu tư đúng mức, đồng bộ và dứt điểm nhằm phát huy cao nhất năng lực và hiệu quả khai thác, đặc biệt là đối với cụm công nghiệp, cảng, hạ tầng 76 du lịch, các cơ sở sản xuất và dịch vụ nhằm tạo sức bật nhanh cho phát triển kinh tế biển và vùng ven biển ở huyện Hoài Nhơn. Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản theo Quyết định 48/2010 và Nghị định 67/2014 của Chính phủ về hỗ trợ nhiên liệu, được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đóng tàu vươn khơi, bám biển dài ngày, khai thác thủy sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Tranh thủ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ về phát triển thuỷ sản, vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ngân sách, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư phát triển kinh tế biển và xây dựng kết cấu hạ tầng quan trọng. Hàng năm, UBND huyện bố trí nguồn vốn trình HĐND huyện xem xét quyết định. 3.2.10. Điều kiện thực thi Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà Nước cùng các cấp và vai trò của Mặt trận, các đoàn thể. Tăng cường sự lãnh đạo và giám sát của các cấp trong việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng vùng biển và ven biển. Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, tới các cấp, ngành và tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của biển trong phát triển kinh tế cũng như quốc phòng, để từ đó mọi người nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo sự thống nhất ý chí và hành động của Đảng cùng sự đồng thuận cao của toàn xã hội, từ đó khơi dậy tinh thần sáng tạo, tự lực, tự cường, quyết tâm thúc đẩy phát triển kinh tế biển, vùng ven biển thành hiện thực.Nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy chính quyền từ cấp huyện đến cấp cơ sở, đặc biệt là các địa phương ven biển, rà soát, điều chỉnh, tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo tính thống nhất trong quản lý cũng như điều hành phát triển kinh tế biển một cách bền vững và hiểu quả. Phát huy vai trò của mặt trận cùng các đoàn thể chính trị - xã hội trong 77 công cuộc xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong thanh tra, kiểm ta, giám sát, đẩy mạnh phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội giữ gìn ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của vùng biển và ven biển, làm cho mọi tầng lớp nhân dân được hưởng lợi từ phát triển kinh tế. 3.3. Đề xuất, kiến nghị - Đôn đốc, kêu gọi các doanh nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng các dự án đã giao; tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng dự án du lịch, dịch vụ thương mại, dân cư dọc bờ biển từ Tam Quan Bắc đến xã Hoài Hương gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh. - Trung ương, Tỉnhtạo điều kiện và có hướng dẫn ngư dân vận dụng tốt chính sách phát triển thuỷ sản để cải hoán đóng mới tàu cá vỏ vật liệu mới, nhằm hiện đại hoá đội tàu khai thác xa bờ; nhân rộng có hiệu quả mô hình khai thác và bảo quản sản phẩm hải sản theo công nghệ Nhật Bản. - Tuyên truyền chủ tàu ngư dân khai thác không vi phạm lãnh hải các nước trong khu vực; áp dụng thực hiện Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thuỷ sản và các văn bản pháp luật có liên quan. Quy hoạch vùng nuôi, chú trọng cải tạo vùng nuôi tôm bị ô nhiễm; đưa các đối tượng mới vào nuôi trong vùng bị ô nhiễm. - Đề nghị Trung ương, tỉnh cần có chính sách mới, hướng dẫn cụ thể về hỗ trợ kinh phí cho người dân đóng mới tàu thuyền và hỗ trợ kinh phí tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Tiểu kết chương 3 Đưa ra định hướng và giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển ở huyện Hoài Nhơn trong thời gian tới có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể hóa mục tiêu đưa huyện nhà trở thành có nền kinh tế biển phát triển là trung tâm kinh tế - xã hội phía Bắc tỉnh Bình Định. Các mục tiêu, định 78 hướng và các giải pháp phát triển kinh tế biển, gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo huyện Hoài Nhơn được xây dựng dựa trên cơ sở các mục tiêu chung trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Với tinh thần chung của cả nước và cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế biển, trong những năm qua huyện Hoài Nhơn đã tiến hành triển khai và tập trung phát triển kinh tế biển và coi đây là ngành kinh tế chủ lực của huyện. Nghị quyết Đảng bộ huyện Hoài Nhơn khẳng định quá trình phát triển kinh tế biển của huyện thời gian qua vẫn chưa thấy được những điểm nổi bật của nó với vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn. Để thực hiện thành công mục tiêu kinh tế biển, gắn với bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, bên cạnh những yếu tố tác động từ bên trong, bên ngoài và trên cơ sở lý luận khoa học cùng với thực tiễn; Đề ra 10 giải pháp trọng tâm để thực hiện hiệu quả chính sách phát triển kinh tế biển huyện Hoài Nhơn trong thời gian tới, đặc biệt chú trọng giải pháp phát triển khoa học - công nghệ, nhất là nghiên cứu, tiếp cận, ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 79 KẾT LUẬN Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trước những yêu cầu đòi hỏi của công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với đặc điểm của một quốc gia ven biển, Việt Nam có tiềm năng và lợi thế lớn để phát triển ngành kinh tế biển trở thành một ngành kinh tế chủ lực đóng góp quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại như Nghịquyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định. Mỗi giai đoạn, kinh tế biển Việt Nam trong những năm đổi mới đã có sự chuyển biển về chất và lượng. Cơ cấu ngành đã hợp lý hơn, đã xuất hiện những ngành kinh tế biển gắn với khoa học - kỹ thuật hiện đại như khai thác dầu khí, đánh bắt thuỷ sản xa bờ, vận tải biển, công nghiệp tàu biển, du lịch biển - đảo và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Bên cạnh đó những nghề truyền thống không bị mai một mà lại phát triển đi vào áp dụng khoa học hiện đại, đã đưa lại năng suất chất lượng cao, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Với việc khai thác các nguồn lợi từ biển đã góp to lớn trong sự phát triển của đất nước, nhất là dầu khí, khai thác hải sản và du lịch, dịch vụ hậu cần nghề cá... đã đưa về ngoại tệ lớn cho quốc gia. Trong bối cảnh chung của cả nước và tỉnh Bình Định, kinh tế biển của Hoài Nhơn chủ yếu dựa vào khai thác, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá và phát triển du lịch ven biển - đây là những mặt mạnh của huyện, đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH - HĐH và xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân trong huyện. Mặc dù vậy, kinh tế biển Hoài Nhơn trọng tâm là khai thác và đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, hải sản và du lịch, kinh tế biển huyện Hoài 80 Nhơn vẫn đang phát triển về chiều rộng, chưa có chiều sâu, dẫn đến tăng trưởng chưa vững chắc. Như ngành du lịch còn bộc lộ những điểm tiềm năng, chưa phát huy hết thế mạnh, lực lượng sản xuất chưa chuyên nghiệp, trình độ chưa cao, còn mang tính thời vụ, dịch vụ đơn điệu chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành đặt ra... về ngành thuỷ sản chủ yếu là khai thác tài nguyên sẵn có, việc đầu tư khoa học - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế, việc nuôi trồng, đánh bắt mang tính nhỏ lẻ không có sự liên kết... đã cho thấy kinh tế biển phát triển là chưa bền vững. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế biển và vùng ven biển lại ít chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái và phá vỡ cảnh quan dẫn đến nhiều tiềm ẩn, thách thức đe doạ sự phát triển bền vững của kinh tế biển. Tình trạng tàu thuyền, ngư dân xâm phạm lãnh hải nước ngoài vẫn diễn ra thường xuyên gây ảnh hưởng lớn đến công tác ngoại giao của Việt Nam với các nước trong khu vực. Nếu không quan tâm có giải pháp kịp thời trong thời gian tới, kinh tế biển Hoài Nhơn có khả năng tụt hậu so với mặt bằng chung của cả nước. Kinh tế biển là kinh tế đa ngành nó gắn trực tiếp với đất liền và môi trường biển, mà nền tảng đó là hệ sinh thái biển, rừng ngập mặn, cùng với công nghệ hiện đại. Với đặc trưng của kinh tế biển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần duy trì những tiềm năng kinh tế biển một cách lâu dài và khai thác hiệu quả phục vụ cho nền kinh tế phát triển một cách bền vững. Phải hướng tới phát triển bền vững cho hôm nay và cho mai sau, không thể vì trước mắt mà chúng ta làm cạn kiệt môi trường biển, mà phải duy trì cho thế hệ mai sau. Đó là nhiệm vụ hàng đầu được đặt ra trong kỳ Đại hội Đảng bộ huyện, lần thứ XIX về phát triển kinh tế biển bền vững, gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quốc gia, đóng góp phần lớn GDP chung của huyện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_phat_trien_kinh_te_bien_tu_thu.pdf
Tài liệu liên quan