Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

LỜI NÓI ĐẦU Môi trường kinh doanh là giới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào bao giờ cũng là quá trình vận động không ngừng trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động. Chính vì vậy việc phân tích đánh giá môi trường kinh doanh để tìm ra được điểm mạnh , điểm yếu bên trong doanh nghiệp đồng thời cũng tìm ra được những cơ hội và nguy cơ do môi trường bên ngoài mang đến. Đặc biệt khi Việt Nam chính thức trở thàn

doc32 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2381 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thành viên thứ 150 của WTO và khi các doanh nghiệp của chúng ta đang đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính thế giới thì việc phân tích môi trường kinh doanh càng trở nên cần thiết. Sau thời gian tìm hiểu em đã chọn đề tài cho đề án môn học là: “Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” Đề tài của em gồm 3 phần chính : Chương 1 : Mở đầu Chương 2 : Phân tích môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam . Chương 3 : Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam. Trong quá trình thực hiện em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của TS Trần Việt Lâm. Nhưng do trình độ có hạn và đây cũng là một đề tài rộng nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của thầy. Em xin chân thành cảm ơn TS Trần Việt Lâm đã giúp em hoàn thành đề án này. Chương 1:Mở đầu Khái niệm môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, các nhân tố bên ngoài và bên trong vận động tương tác với nhau tác lẫn nhau tác động trực tiếp và gián tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố cấu thành môi trường kinh doanh luôn luôn tác động theo các chiều hướng khác nhau, mức độ khác nhau đến các hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Các nhân tố cấu thành môi trường kinh doanh luôn luôn tác động theo các chiều hướng khác nhau, với mức độ khác nhau đến hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Người ta phân loại môi trường kinh doanh theo nhiều cách khác nhau: Nếu căn cứ vào phạm vi có thể chia tổng thể môi trường kinh doanh thành : Môi trường quốc tế Môi trường kinh tế quốc dân Môi trường cạnh tranh nội bộ ngành. Môi trường bên trong doanh nghiệp. Nếu căn cứ theo các lĩnh vực cụ thể: Môi trường tự nhiên Môi trường chính trị xã hội. Môi trường kinh tế. Môi trường kĩ thuật- công nghệ. Môi trường sinh thái. … Nếu căn cứ theo ranh giới giữa doanh nghiệp: Môi trường bên ngoài doanh nghiệp Môi trường bên trong doanh nghiệp Trong đề án này em phân loại môi trường kinh doanh căn cứ vào tổng thế của môi trường. Phân tích môi trường kinh doanh Phân tích môi trường quốc tế Môi trường kinh tế quốc tế bao gồm mọi nhân tố nằm ngoài biên giới của quốc gia tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ảnh hưởng của nền chính trị thế giới: Ngày nay xu thế khu vực hoá và quốc tế hóa nền kinh tế thế giới là xu hướng có tính khách quan. Các nhân tố chủ yếu phản ánh thay đổi chính trị thế giới là các quan hệ chính trị hình thành trên thế giới và ở từng khu vực như hình thành mở rộng phá bỏ các hiệp ước liên mình đa phương và song phương, giải quyết các mâu thuẫn cơ bản của thế giới và từng khu vực. Không chỉ thay đổi chính trị của thế giới, khu vực mà ngay cả sự thay đổi thể chế chính trị của một nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ở các nước khác đang có mối quan hệ làm ăn kinh tế với nước đó. Các nhân tố này tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt đọng của các doanh nghiệp của mỗi quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nước ta nói riêng. Các quy định pháp luật của các quốc gia, luật pháp các thông lệ quốc tế: Luật pháp của mỗi quốc gia là nền tảng tạo ra môi trường kinh doanh của nước đó. Các quy định pháp luật của mỗi nước tác động trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia kinh doanh ở thị trường của nước đó. Môi trường kinh doanh quốc tế và từng khu vực lại phụ thuộc nhiều vào luật pháp và các thông lệ quốc tế. Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. Ảnh hưởng của các ýêu tố kinh tế quốc tế: Các yếu tố kinh tế thế giới tác động mạnh mẽ đến kinh doanh của các doanh nghiệp ở mọi nước tham gia vào quá trình khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Khi tăng trưởng kinh tế sẽ bùng nổ về chi tiêu cho hàng hoá đem lại sự thoải mái về sức ép cạnh tranh trên thị trường. Ngược lại khi nền kinh tế có những dấu hiệu suy giảm thì cạnh tranh về giá trong các ngành bão hoà ngày càng gay gắt, nó tạo ra những thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp trên thị trường. Mức lãi suất, tỷ giá hối đoái đều có những tác động đến nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp. Sự dịch chuyển tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp lên tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường toàn cầu. Ví dụ như khi giá trị nội tệ thấp so với giá trị của các đồng tiền khác, các sản phẩm làm trong nước sẽ rẻ tương đối so với các sản phẩm của nước ngoài dẫn đến giảm mối đe doạ tư các đối thủ cạnh tranh nước ngoài tạo cơ hội tăng doanh số bán hàng. Phân tích môi trường kinh tế quốc dân: Nhân tố kinh tế : Đây là một trong những yếu tố quan trọng thu hút sự chú ý của các nhà quản trị. Sự tác động của các yếu tố của môi trường này có tác động trực tiếp và năng động hơn so với một số các yếu tố khác thuộc môi trường tổng quát. Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và thách thức khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của doanh nghiệp. Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp. Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng tới mức lời của các doanh nghiệp. Đồng thời lãi suất tăng sẽ khuýên khích người dân gửi tiền vào các ngân hàng nhiều hơn và do vậy sẽ làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm sút. Lạm phát: đây cũng là nhân tố quan trọng cần phải được xem xét và phân tích kĩ trước khi quyết định đầu tư hay mở rộng sản xuất. Lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm tạo ra những rủi ro lớn cho sự đầu tư của các doanh nghiệp, sức mua của xã hội cũng bị giảm sút và làm nền kinh tế bị đình trệ. Trái lại việc giảm phát cũng làm cho nền kinh tế rơi vào trạng thái trì trệ. Việc duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải có tác động khuyến khích đầu tư và kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nền kinh tế quốc dân tăng trưởng với tốc độ cao sẽ tác động đến nền kinh tế quốc dân tạo nhiều cơ hội cho đàu tư mở rộng hoạt động sản xúat kd của doanh nghiệp và khi nền kinh tế có những dấu hiệu suy thoái thì sẽ làm giảm chi phí tiêu dùng tăng lực lượng cạnh tranh trong ngành và thông thường sẽ gây nên cạnh tranh về giá. Nhân tố luật pháp và quản lí nhà nước về kinh tế: Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư , nhà quản trị của các doanh nghiệp quan tâm phân tích nhằm dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại khi vực nơi mà doanh nghiệp đang có mối quan hệ mua bán hay đầu tư. Các yếu tố như thể chế chính trị, sự ổn định hay biến động về chính trị tại quốc gia hay khu vực mà các doanh nghiệp đầu tư hay kinh doanh đều là những tín hiệu ban đầu giúp các nhà quản trị nhận diện được đâu là cơ hội đâu là nguy cơ để ra các quyết định đầu tư hay sản xuất kinh doanh. Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế. Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng là điều kiện đầu tiên để đảm bảo môi trươờng kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải kinh doanh chân chính có trách nhiệm với người tiêu dùng và xã hội. Tuy nhiên nếu hệ thống pháp luật không hoàn thiện cũng sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp tạo ra môi trường kinh doanh không lành mạnh. Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong luật pháp như thuế, đầu tư… sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như pháp lệnh Bưu chính viênc thông ra đời cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp các dịch vụ chuyển phát thư đã tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp tham gia lĩnh vực cung cấp các dịch vụ viễn thông nhưng lại là một nguy cơ đối với VNPT khi phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Nhân tố kĩ thuật- công nghệ: Đây là một yếu tố rất năng động chứa đựng rất nhiều cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp. Công nghệ bùng nổ liên tiếp, luôn mang trong nó sự phá huỷ và sự sáng tạo. Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, với trình độ khoa học kĩ thuật hiện tại, hiệu quả của các hoạt động ứng dụng chuyển giao công nghệ đã đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp trong nước làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp một cách đáng kể. Sự phát triển công nghệ gắn liền với công nghệ thông tin. Việc ứng dụng có chất lượng và hiệu quả công nghệ thông tin vào lĩnh vực thu thập xử lí lưu trữ truyền đạt thông tin kinh tế- xã hội sẽ nâng cao khả năng tiếp cận và cập nhập thông tin thị trường kinh tế . tạo điều kiện cho việc ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Nhân tố tự nhiên Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông núi, rừng…các điều kiện tự nhiên luôn là một nhân tố quan trọng trong cuộc sống con người đặc biệt nó là một nhân tố đầu vào hết sức cần thíêt cho một số ngành kinh tế quan trọng như nông nghiệp công nghiệp…trong một số trường hợp thì điều kiện tự nhiên thuận lợi đã hình thành nên lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ. Vật chất của trái đất có loại hữu hạn có loại vô hạn có loại có thể tái tạo được và có loại không thể tái tạo được. Những nguồn tài nguyên hữu hạn như rừng để lấy gỗ, chúng ta đã mất rất nhiều năm để trồng cây lấy gỗ nhưng do việc chặt phá rừng bừa bãi không có những quy hoạch cụ thể đã tạo cho rất nhiều ngành của chúng ta lâm vào tình trạng thiếu trầm trọng những nguồn nguyên liệu đầu vào là những sản phẩm từ gỗ. Phân tích môi trường cạnh tranh ngành: Một ngành là một nhóm các công ty cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ có thể thay thế chặt chẽ với nhau. Trong cạnh tranh các công ty trong ngành có ảnh hưởng lẫn nhau. Nói chung mỗi ngành bao gồm một hỗn hợp đa dạng các chiến lược mà các công ty theo đuổi nhằm tạo chỗ đứng trên thị trường đạt được mức thu nhập cao hơn trung bình. Phân tích ngành và cạnh tranh ngành là việc làm sáng tỏ các vấn đề then chốt như các đặc tính kinh tế nổi bật của ngành, các lực lượng cạnh tranh đang hoạt động trong ngành ,bản chất và sức mạnh của mỗi lực lượng? ai là người có thể tạo ra các tác động làm thay đổi trong ngành … Khách hàng: Khách hàng là những cá nhân hay tập thể, tổ chức có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp là mối quan hệ giữa người mua và người bán là mối tương quan về thế lực.Khách hàng là đối tương có ảnh hưởng rất mạnh đến sự phát triển hay tồn vong của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường khách hàng là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, mọi nỗ lực của doanh nghiệp đều hướng tới khách hàng nhằm thu hút được sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm hay dịch vụ của mình. Nhu cầu của khách hàng là phạm trù không giới hạn, doanh nghiệp nào biết khai thác và biến nhu cầu của họ thành cầu thì doanh nghiệp đó nắm chắc phần thắng trong tay và ngược lại. Do đó khi tìm hiểu về môi trường kinh doanh để hoạch định các kế hoạch, chiến lược thì thông tin về khách hàng luôn được các nhà quản trị chú trọng thu thập phân tích và tìm hiểu đầu tiên. Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Số lượng quy mô và sức mạnh của từng đối thủ cạnh tranh hiện tại đều có ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp. Mức độ cạnh tranh cao thì dẫn đến mức giá cạnh tranh giảm, dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm. Nếu ngành có tốc độ tăng trưởng cao thì mức độ cạnh tranh lại không gay gắt vì chiếc bánh thị phần đã đủ chỗ cho các đối thủ. Ngược lại khi tốc độ tăng trưởng của ngành chậm lại sẽ biến cuộc cạnh tranh của doanh nghiệp thành chiếm giữ giành giât thị phần. Theo M.Porter thì các vấn đề sau sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của các đối thủ: số lượng, mức độ tăng trưởng, chi phí lưu kho, chi phí cố định… khi các nhà quản trị nhận diện rõ về đối thủ cạnh tranh về thế và lực của đối thủ thì sẽ có những biện pháp thích hợp trong việc đầu tư hay sản xuất kinh doanh… Các đối thủ tiềm ẩn: Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những doanh nghiệp mới xuất hiện hoặc sẽ xuất hiện trên khu vực thị trường mà doanh nghiệp đã và sẽ hoạt động. Tác động của các doanh nghiệp này đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp đó như quy mô công nghệ…sự xuất hiện các đối thủ mới này còn làm thay đổi sức cạnh tranh trong ngành , gia tăng mức độ cạnh tranh của ngành. Các nhân tố tác động đến quá trình tham gia thị trường của các đối thủ mới như các rào cản gia nhập thị trường, hiệu quả kinh tế của quy mô, bất lợi về chi phí do các nguyên nhân khác, sự tiếp cận các đường dây phân phối, các chính sách thuộc quản lý vĩ mô. Sức ép từ nhà cung cấp: Các nhà cung cấp hình thành các thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào khác nhau bao gồm cả người bán thiết bị sản xuất, người bán nguyên nhiên liệu đầu vào, những người cấp vốn cho doanh nghiệp … Tính chất của cac nhà cung cấp khác nhau sẽ có ảnh hưởng mức độ khác nhau tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể xem nhà cung cấp như là một nguy cơ cho doanh nghiệp khi họ đòi tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm cung cấp thông qua đó làm sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp cách đáng kể. Chính vì vậy các nhà quản trị phải xem xét cập nhập thường xuyên thông tin dữ liệu của nhà cung cấp để có những định hướng chiến lược lâu dài dảm bảo cho quá trình sản xuất diêcn ra bình thương liên tục đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Sản phẩm thay thế: Các doanh nghiệp trong một ngành phải cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc ngành khác mà sản phẩm của họ có khả năng thay thế sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành bằng cách đặt ngưỡng tối đa ho mức giá thấp nhất mà các doanh nghiệp sản xuất có lãi. Khi giá của sản phẩm chính tăng sẽ khuyến khích xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế điều đó dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường,tạo sức ép đối với doanh nghiệp . Để giảm sức ép của sản phẩm thay thế doanh nghiệp cần phải luôn chú ý đến khâu đầu tư đổi mới kĩ thuât công nghệ có các giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế, luôn chú ý cho việc khác biệt hoá sản phẩm trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Tác động của môi trường nội bộ doanh nghiệp: Môi trường nội bộ doanh nghiệp bao gồm hệ thống các yếu tố hữu hình và vô hình tồn tại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình quản trị chiến lược. Mỗi doanh nghiệp có môi trườgn nội bộ khác nhau, có điểm mạnh điểm yếu thay đổi trong từng thời kì. Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp để bíêt mình biết người qua đó các nhà quản trị chiến lược có cơ sở xác định nhiệm vụ đề xuất các mục tiêu hình thành các chiến lược nhằm thích nghi với môi trường kinh doanh Tác động Marketing: Marketing là quá trình kế hoạch hoá và thực hiện các ý tưởng liên quan đến việc hình thành xác định giá cả, xúc tiến và phân phối hàng hoá đến tay người tiêu dùng. Nội dung cụ thể của nó phụ thuộc vào các đặc điểm kinh tế- kĩ thuật của doanh nghiệp . Mục tiêu của nó là thoả mãn các nhu cầu mong muốn của khách hàng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, đảm bảo cung cấp sản phẩm đúng chất lượng thời gian, yêu cầu , giá cả… Nó được coi như là con mắt của doanh nghiệp hiện nay, đóng vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Tác động của khả năng sản xuất nghiên cứu và phát triển: Khả năng sản xuất là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Khả năng sản xuất tập trung vào các vấn đề như năng lực sản xuất, quy mô cơ cấu trình độ kĩ thuật…Nó tác động trực tiếp đến chi phí kinh doanh, thời hạn sản xuất đáp ứng nhu cầu về sản phẩm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hoạt động nghiên cứu và phát triển là hoạt động có mục đích sáng tạo ra sản phẩm dịch vụ mới nhằm khác biệt hoá sản phẩm cải tiến áp dụng các trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất… Nếu doanh nghiệp quan tâm đúng mức và thích hợp các nhân tố trên sẽ nâng cao năng suất của doanh nghiệp, tạo ra những sự khác biệt về sản phẩm qua đó sẽ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh tốt. Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là một trong các yếu tố rất quan trọng và quýêt định của mỗi doanh nghiệp. Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ. Chính vì vậy doanh nghiệp luôn cần chú trọng để đảm bảo số lượng lao động, lực lượng đội ngũ quản lý, tạo cho họ niềm tin vào doanh nghiệp, hứng khởi sáng tạo trong lao động quản lý thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ thu được nhiều lợi ích như tăng năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiến độ sản phẩm… Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc , được chuyên môn hoá được giao những trách nhiệm quyền hạn nhất định được bố trìd theo từng cấp nhằm thực hiện chức năng quản trị doanh nghiệp. Tác động mạnh mẽ đến hoạt động lao động sáng tạo của đội ngũ lao động, đảm bảo sự cân bằng giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài cũng như cân đối hiệu quả của môi trường bên trong doanh nghiệp, Chính vì vậy cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp không nên quá cồng kềnh tạo ra sự khó kiểm soát trong doanh nghiệp Tóm lại để quản lý doanh nghiệp có hiệu quả các nhà quản trị không thể chỉ quan tâm tới môi trường bên ngoài mà cần nắm bắt cốt lõi về các nguồn lực của doanh nghiệp cả về hữu hình và vô hình. Qua đó có các biện pháp thích hợp để tận dụng điểm mạnh hạn chế các điểm yếu của doanh nghiệp nhằm khai thác các cơ hội bên ngoài và hạn chế các đe doạ của thị trường mang lại. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY VIỆT NAM Ngành giấy Việt Nam trong 20 năm qua đã đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 15%-16%, sản lượng từ 80.000 tấn/năm đã tăng lên tới 824.000 tấn/năm. Năm 2005 khả năng đáp ứng tiêu dùng trong nước của toàn ngành giấy là 61,92%, trong đó giấy in báo đáp ứng 68,42%, giấy in và viết 89,29%, giấy bao bì (không tráng) 71,50%, giấy tráng 5,75% và giấy lụa 96,97%.Hiện nay sản xuất bột giấy ở Việt Nam mới đáp ứng được 37% nhu cầu, còn lại vẫn phải nhập khẩu. Có rất nhiều nguyên nhân của môi trường kinh doanh . Môi trường vĩ mô : Môi trường quốc tế Trước đây cơ chế kinh tế của nước ta là cơ chế đóng của các đơn vị kinh tế ít chịu ảnh hưởng của môi trường Nhưng khi Vịêt Nam mở cửa tham gia vào môi trường quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp của nước ta nói chung và các doanh nghiệp sản xuất giấy nói riêng. Ngành giấy là một trong những ngành được bảo hộ đầu tiên chịu áp lực cạnh tranh lớn khi bước vào hội nhập. Và thực tế hơn một tuần sau ngày áp dụng mức thuế mới theo AFTA, khoảng cách về giá giữa giấy nội và giấy ngoại đã kéo dài hơn.Trong các mặt hàng giấy đang được sản xuất trong nước hiện nay, hai loại giấy in và giấy viết từ nhiều năm nay luôn chiếm tỷ trọng cao. Chính vì vậy, từ bao lâu nay đây là hai mặt hàng trong ngành giấy được bảo hộ với mức thuế nhập khẩu khá cao 50%, làm cho hàng ngoại dù chất lượng khá cao cũng rất khó có thể cạnh tranh. Tuy nhiên, từ mốc thời điểm 1-7, khi mức thuế nhập khẩu được giảm xuống còn 20%, cuộc cạnh tranh về giá giữa giấy nội và giấy ngoại đã thật sự diễn ra không cân sức. Trong đó, thực chất là "cuộc chiến" giữa các nhà máy giấy trong nước với ngành giấy của hai nước Indonesia và Thái Lan. Bà Trịnh Mỹ Ngọc - giám đốc Công ty thương mại Khải Hoàn, một trong những doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng giấy có tầm cỡ ở TP Hồ Chí Minh - cho biết hiện nay giá loại giấy viết của Nhà máy giấy Tân Mai định lượng 58-80g/m2 có giá bán 13,5 triệu đồng/tấn. Trong khi đó cùng chủng loại này, giá giấy của Thái Lan và Indonesia (đã bao gồm tất cả loại thuế, phí) đang được chào bán chỉ dao động khoảng 12,7- 13 triệu đồng/tấn so với trước đây khoảng một tháng, giá giấy của họ trên 14 triệu đồng/tấn, và dự kiến sự chênh lệch về giá giữa giấy nội và giấy ngoại sẽ tiếp tục mở rộng. Ngoài ưu thế giá cạnh tranh, về mặt chất lượng giấy của Indonesia, Thái Lan cũng hơn hẳn giấy trong nước về độ sáng trắng hơn, hút ẩm thấp hơn... Và khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì các doanh nghiệp sản xuất giấy gặp rất nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khác. Trong một tương lai gần nếu các doanh nghiệp không có các biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng giấy hạ giá thành sản phẩm thì chúng ta rất dễ dàng đánh mất thị trường cho các đối thủ khác bởi các rào cản thương mại mang tính bảo hộ sẽ bị dỡ bỏ. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư thông thoáng và cởi mở hơn, sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất giấy. Những sản phẩm giấy có chất lượng cao, giá cả phù hợp sẽ có cơ hội phát triển, một số nhà máy giấy 100% vốn nước ngoài với quy mô trung bình 100.000 tấn/năm cũng sắp đi vào hoạt động...Điều này sẽ tạo ra khó khăn cho các cơ sở sản xuất giấy của Việt Nam. Nhất là với những cơ sở nhỏ, sản xuất manh mún, công nghệ lạc hậu và đặc biệt là các cơ sở sản xuất giấy bao bì sẽ không thể tồn tại được bởi chất lượng không đáp ứng được nhu cầu.Đặc biệt những biến động thường xuyên của thị trường thế giới đã tác động trực tiếp đến Việt Nam khoảng cuối năm 2007 những tháng giữa năm 2008 làm cho giá vật tư, nguyên liệu có những biến đổi lớn từng ngày và có những đột biến làm cho các doanh nghiệp giấy gặp rất nhiều khó khăn. Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho biết: Khó khăn lớn nhất hiện nay là việc giá giấy tăng cao chưa từng thấy ở Việt Nam. Từ đầu năm đến nay đã có tới 6 lần tăng giá với tỉ lệ tăng lên tới gần 50%. Khu vực hoá và toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu mà mọi doanh nghiệp, mọi ngành mọi chính phủ phải tính đến. Môi trường kinh tế quốc tế đã tạo ra cho các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam những cơ hội và thách thức lớn. Môi trường kinh tế quốc dân: Trước những chính sách bình ổn kinh tế của chính phủ Việt Nam đã và đang mang lại hiệu quả đáng kể. Sự thành công của nền kinh tế Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới được đánh giá rất cao: Việt Nam đã chuyển mình để trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trường GDP bình quân hàng năm thuộc loại cao nhất thế giới (gần 7,5 %/năm) trong suốt 2 thập kỉ qua và là một quốc gia có tình hình chính trị an ninh ổn định đạt được những tiến bộ nhất định về xã hội giáo dục. Chính điều đó đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam : Theo Bộ Công nghiệp, các dự án do nhà đầu tư nước ngoài đang nghiên cứu hoặc chuẩn bị triển khai có tổng công suất không dưới một triệu tấn bột và gần 600.000 tấn giấy mỗi năm. Có thể kể ra một số dự án như : dự án của LEE & Man công suất 350.000 tấn giấy và 150.000 tấn bột, dự án của Vina Kraft 220.000 tấn giấy/năm và dự án của Sojitz, Nhật đang nghiên cứu khả thi có công suất 600.000 tấn bột giấy ở Tây Nguyên. Ngoài ra, còn hàng loạt dự án khác của các nhà đầu tư trong nước, gồm Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapimex), Công ty Giấy Vĩnh Phú, Công ty Bao bì Phú Giang, Công ty Bình An... với công suất từ 50.000-250.000 tấn giấy, bột giấy cho mỗi dự án. Nền kinh tế Việt Nam tiềm ẩn những bất ổn do quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, độ mở của nền kinh tế lớn với tổng kim ngạch xuất khẩu tương đương 170% GDP, chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng nhanh và cao hơn trước, lạm phát cũng tăng nhanh. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp giấy của Việt Nam, làm giá nguyên vật liệu, giá vật tư có những thay đổi lớn từng ngày và có những biến động đột biến làm doanh nghiệp Theo Bộ Công nghiệp, do cung lớn hơn cầu, tình hình tiêu thụ giấy in, giấy viết vẫn rất chậm, đặc biệt là giấy sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu đầu vào như bột giấy, xăng dầu... tăng cao, giá bán sản phẩm lại không tăng tương ứng. Ngành giấy Việt Nam hiện lại phải nhập khẩu một số lượng lớn giấy loại để làm nguyên liệu, trong khi giá giấy thế giới tiếp tục giữ ở mức cao. Chính việc nhập khẩu trên 325.000 tấn giấy (tăng 32% so với cùng kỳ) trong 7 tháng đầu năm đã gây ra sức ép cạnh tranh rất lớn. Đó là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp ngành giấy bị lỗ. 6 tháng đầu năm ngoái, các doanh nghiệp sản xuất giấy cũng gặp tình trạng tương tự. Do giá bột giấy trên thị trường thế giới tăng mạnh từ 60-100 USD/tấn, cùng với giá các nguyên liệu đầu vào sản xuất giấy cũng tăng đã làm cho nhiều doanh nghiệp (nhất là những doanh nghiệp phụ thuộc vào bột giấy nhập khẩu) gặp khó khăn. Về công nghệ, ngành giấy Việt Nam còn lạc hậu và ở trình độ rất thấp. Sản xuất bột giấy là khâu có ảnh hưởng mạnh nhất tới môi trường. trình độ công nghệ giấy hiện nay là rất thấp, đầu tư phân tán, quy mô nhỏ, thiết bị giấy ở các cơ sở ngoài một vài công ty lớn có thiết bị của G7, còn lại thiết bị chủ yếu mang thương hiệu Đài Loan, Trung Quốc. Năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh thấp, giá thành cao, chất lương không hoàn hảo. Thương hiệu, uy tín và khả năng cạnh tranh sản phẩm kém. Đội ngũ nhân lực có tỷ lệ đào tạo chính quy bài bản ít, năng lực quản lý, điều hành chưa cao, thiếu khả năng thích ứng với công nghệ mới và quy mô sản xuất lớn. Theo số liệu điều tra, hiện có khoảng 870.000ha rừng trồng sản xuất và 3,1 triệu ha đất có khả năng trồng rừng đủ điều kiện để phát triển ngành công nghiệp giấy Nhưng trên thực tế, vùng nguyên liệu giấy vẫn có năng suất, chất lượng thấp, hầu hết năng suất bình quân chỉ đạt 40-45m3/ha. Đó là do đất đồi núi không tập trung, địa bàn khó khăn, thường ở vùng sâu và xa..., dân trí thấp. Trồng rừng nguyên liệu giấy lại có chu kỳ kinh doanh dài, rủi ro lớn. Việc quy hoạch đất trồng rừng nguyên liệu giấy thường có sau khi đã quy hoạch các cây nông công, nghiệp khác.Tại Tổng công ty Giấy Việt Nam, rừng trồng nguyên liệu hiện chiếm tỷ lệ đáng kể trong chương trình phát trển rừng toàn quốc. Dự kiến đến 2010, tổng công ty phải trồng trên 600.000ha rừng, chiếm 60% tổng diện tích rừng sản xuất cả nước phải nhập những giống cây có hàm lượng bột cao, chất lượng tốt trên cơ sở điều kiện tự nhiên tương đồng với Việt Nam. Các ảnh hưởng của nhân tố kinh tế, nhân tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế đã tạo được cho doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam một môi trường kinh doanh lành mạnh, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh giấy. Bên cạnh đó thì các yếu tố về kĩ thuật công nghệ, điều kiện tự nhiên đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam. Môi trường cạnh tranh ngành: Trong môi trường ngành em xin nêu thực trạng của các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam theo mô hình lực lượng của M.Porter về khách hàng, đối thủ cạnh tranh trong ngành, về nhà cung cấp nguyên liệu. Khách hàng: Năm 2006, sản lượng của ngành giấy đạt 997,4 ngàn tấn, tăng 10,2% so với năm 2005. Tuy nhiên do nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm giấy tăng mạnh (khoảng 1,57 triệu tấn) nên để đáp ứng nhu cầu, ngành giấy đã tích cực mở rộng, xây dựng các cơ sở mới, gia tăng sản lượng. Hiệp hội Giấy cũng dự báo, nhu cầu giấy tiêu dùng năm 2009 sẽ lên tới 2,7 triệu tấn, tăng 21% so với năm 2008. Trong khi đó, năng lực sản xuất dù tăng tới 24% nhưng cũng chỉ đạt 1,617 triệu tấn. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu, ngành Giấy sẽ phải nhập khẩu trên 1 triệu tấn giấy, tăng khoảng 16%, nhập khẩu 191.000 tấn bột, tăng 19,31%. Hiện nay, ngành giấy chỉ mới đáp ứng được 71,9% nhu cầu về in báo, 88,4% giấy in và viết, 55% làm bao bì lớp mặt, 43,5% làm bao bì lớp giữa, 7,3% giấy tráng phấn, 97,6% giấy tissue và 100% giấy vàng mã, còn lại phải nhập khẩu. Trước điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp giấy Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất ngay các khách hàng nội địa do yêu cầu về chất lượng của giấy cũng như giá thành rẻ. Để đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng các doanh nghiệp đã có những biện pháp thích hợp như công ty giấy Tân Mai với chất lượng giấy in báo truyền thống, chiếm khoảng 45% trong tổng sản lượng của Công ty và luôn tự hào là sản phẩm giấy in báo duy nhất được sản xuất tại Việt Nam với chất lượng in tương đương giấy báo cùng loại trong khu vực. Ngoài giấy in báo, Tân Mai còn sản xuất một số sản phẩm khác như: giấy in, giấy viết, giấy photocopy với các độ trắng từ 80-95ISO và cung cấp hơn 45.000 tấn cho thị trường trong nước, riêng dòng sản phẩm giấy trắng cao cấp 90-95ISO chuyên dùng sản xuất các ấn phẩm cao cấp được thị trường đánh giá rất cao về chất lượng và đang thay thế dần nguồn sản phẩm giấy cao cấp ngoại nhập. Sản phẩm giấy Photocopy văn phòng của Tân Mai xuất hiện khắp các gian hàng giấy văn phòng phẩm tại hệ thống siêu thị Metro cả nước. Ngoài ra thông qua các nhà chuyên sản xuất giấy tập văn phòng, Giấy Tân Mai cũng được xuất khẩu qua Mỹ dưới hình thức tập vở… Ngoài ra các doanh nghiệp sản xuất giấy khác như Tổng công ty giấy Bãi Bằng… cũng có rất nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giấy về độ trắng, độ dày, …đồng thời giảm chi phí kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm thoả mãn không chỉ người tiêu dùng trong nước mà còn cả thị trường thế giới. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và hiện tại: Các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều đối thủ cạnh tranh không chỉ trong và ngoài nước. Khi Việt Nam gia nhập WTO, rất nhiều dự án lớn của các tập đoàn giấy hàng đầu thế giới đã vào Việt Nam xem đây là một thị trường hết sức tiềm năng. Nếu như từ 2000 đến 2006, mới chỉ có một công ty 100% vốn FDI là Công ty New Toyo (Nhật Bản) đầu tư vào Việt Nam thì trong hai năm qua, nhiều dự án khởi công, góp phần đưa ngành này đã cân đối hơn giữa bột và giấy; giữa giấy thành phẩm thông dụng và giấy phục vụ sản xuất công nghiệp. tháng 9/2006 Công ty Chánh Dương (Đài Loan) đã đưa dây chuyền sản xuất với công suất 100 nghìn tấn giấy bao bì/năm đi vào hoạt động. Tiếp đó, ngày 5/7/2007, có thêm một dự án của Thái Lan động thổ và ngày 6/8/2007, khởi công dự án Lee & Man (Hồ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5996.doc
Tài liệu liên quan