Môi trường vĩ mô

I Môi trường kinh tế vĩ mô Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần phải quan tâm bởi vì động thái và xu thế tăng trưởng kinh tế của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến tình hình đầu tư và phát triển của một ngành, một lĩnh vực và sau đó là kết quả và hiệu quả của một dự án đầu tư cụ thể. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008 có tác động lớn đối với nền kinh tế toàn cầu và với việc gia

doc19 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Môi trường vĩ mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ sự kiện này. Hậu quả là tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2008 chỉ đạt 6.23% là mức thấp nhất trong vòng 9 năm trở lại đây. Và năm 2009 được đánh giá là năm khó khăn với nền kinh tế thế giới nói chung và với kinh tế Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên theo kết quả thu được thì nền kinh tế Việt Nam vẫn tương đối khả quan. Trong 9 tháng đầu năm 2009 tốc độ tăng trưởng GDP cả nước đạt 4.59% trong đó tốc độ tăng trưởng nông lâm ngư nghiệp là 1.57%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4.48%, khu vực dịch vụ tăng 5.91%. Đây là tiền đề để tạo nên tốc độ tăng trưởng GDP 5-5.5% cho cả năm. Mặc dù các chỉ tiêu hiện nay đều thấp hơn so với cung kỳ nhưng việc tiếp tục tăng trưởng dương (Quý I là 3.11%, Quý II là 4.46%, Quý III là 5.76%) cho thấy xu hướng phục hồi rõ nét của nền kinh tế. Kết quả này cũng thể hiện sự quyết tâm điều hành của chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và đây sẽ là điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư được thực hiện. Trước những dấu hiệu phục hồi nhanh chóng của kinh tế Việt Nam trong 9 thánh đầu năm ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra nhận định dự báo GDP của Việt Nam sẽ đạt 6.5% vào năm 2010, còn ngân hàng Credit Suisse lại đưa ra con số 8.5% và khẳng định kinh tế Viêt Nam sẽ vẫn tăng trưởng tốt trong thời gian dài sắp tới. Lạm phát: Tuy nhiên bên cạnh những tín hiệu lạc quan về tăng trưởng thì lạm phát của Việt Nam vẫn cao hơn các nước trng khu vực như Phillipine, Singapore,…Tăng trưởng tiêu dùng cũng như các khoản đầu tư tài chính trong nước sẽ tăng mạnh khi việc kích thích tài chính và tài khoá năm 2009 phát huy tác dụng, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ròng sẽ giảm,…Bên ạnh đó thị trường lao động sẽ được thúc đẩy nhờ tăng trưởng và thu nhập tăng lên, dự kiến lạm phát năm 2010 là 8.5%. Các chuyên gia ADB cũng cảnh báo những rủi ro với viễn cảnh nền kinh tế Việt Nam. Đó là sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu chậm lại sẽ kìm chế sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, giá cả hàng hoá trên thế giới tăng sẽ làm lạm phát trong nước tăng lên. Rủi ro của nền kinh tế nội địa có thể dự đoán được là sức ép và kỳ vọng phá giá nội tệ. Trong trường hợp đó tỷ giá hối đoái chợ đen giảm đáng kể và lạm phát sẽ có thể ở mức hai con số. Lãi suất: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) 8 tháng đầu năm 2009 khá cao tăng 8.31% so với cùng kỳ năm 2008. Về lãi suất, đây là yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sử dụng vốn và sau đó là hiệu quả đầu tư do vậy đây cũng là yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần nghiên cứu để đánh giá dự án. Theo ông Nguyễn Bảo Ngọc vụ trưởng chính sách tiền tệ NHNN Việt Nam,lãi suất thị trường liên ngân hàng tương đối ổn định từ đầu năm đến nay. Đến cuối tháng 8 năm 2009 lãi suất huy động VNĐ bình quân đầu vào của các NHTM là 8.2%/năm, lãi suất cho vay VNĐ bình quân 10.04%/năm. Thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng ổn định, đảm bảo an toàn, cung-cầu vốn không có biến động lớn, vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ giá không có biến động lớn. Và trong những tháng cuối năm 2009 khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế chậm lại, kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh có chiều hướng ổn định, giảm bớt khó khăn và có nhiều thuận lợi hơn so với những tháng đầu năm. Đây là dấu hiệu khả quan và điều kiện thuận lợi đối với các dự án đầu tư. Thâm hụt ngân sách Dù tăng thu trong mấy năm gần đây, nhưng ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu chi cần thiết tối thiểu Việt Nam khó có lựa chọn khác với các quốc gia trên thế giới, khi các chính phủ buộc phải tăng bội chi ngân sách nhằm chống suy thoái. Mức bội chi này, nếu được Quốc hội thông qua, sẽ lần đầu tiên vượt qua số chi cho đầu tư phát triển ở mức 112,8 ngàn tỉ đồng trong năm nay. Tuy vậy, mức bội chi lên đến 8% GDP đang mang lại những quan ngại sâu sắc về ổn định kinh tế vĩ mô trong trung hạn. Mức bội chi này sẽ tương đương với 144,8 ngàn tỉ đồng (khoảng 8,5 tỉ USD, với tỷ giá là 17.000 VND/USD), căn cứ trên mức bội chi đã được Quốc hội thông qua là 87,3 ngàn tỉ đồng (khoảng 5,1 tỉ USD) tương ứng với 4,82% GDP. Như vậy, mức thâm hụt này là trầm trọng nhất trong vòng nhiều năm qua, so với các mức thâm hụt 66,2 ngàn tỉ đồng (năm 2008), 56,5 ngàn tỉ đồng (năm 2007), 48,5 ngàn tỉ đồng (năm 2006) và 40,7 ngàn tỉ đồng (năm 2005), theo các bộ Tài chính và Kế hoạch và đầu tư (xem biểu đồ). Thông thường, thâm hụt ngân sách được tài trợ bởi các nguồn vay trong và ngoài nước dưới hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ. Trong động thái ủng hộ đề xuất tăng bội chi ngân sách của Chính phủ, Quốc hội dự kiến cho phép phát hành trái phiếu Chính phủ năm nay lên đến 64 ngàn tỉ đồng trong kỳ họp tháng 5 tới, tăng gần gấp đôi so với kế hoạch 36 ngàn tỉ đồng thông qua cuối năm ngoái. Bù đắp thâm hụt ngân sách bằng nguồn vốn trong nước sẽ làm tăng lượng cung tiền, hoặc hạn chế đầu tư tư nhân, hoặc cả hai điều này; và trong trung hạn, có thể làm tăng lạm phát và gây cản trở đối với tăng trưởng. Việc trả nợ, duy trì tài khoản ngoại bảng và xử lý các khoản thu kết chuyển làm sai lệch tình hình ngân sách của Chính phủ. Thông tin đặc biệt yếu về các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách… Chính phủ cần chấm dứt, hoặc tạm dừng một cách có hệ thống các dự án mục tiêu không rõ ràng, thiếu vốn, hay có kết quả hoạt động kém”. Như vậy, tình hình thâm hụt ngân sách đang ngày càng phức tạp sẽ có ảnh hưởng không tốt tới dự án đầu tư. Chính phủ sẽ sàng lọc các dự án đầu tư,do đó đòi hỏi dự án cần được chuẩn bị kỹ về vốn,dự thảo và nhiều vấn đề có liên quan. Đây là một bất lợi tuy nhiên có thể khắc phục được nếu dự án đảm bảo được những yêu cầu của nhà nước. Tình hình ngoại thương và các định chế có liên quan: a.Chính sách thuế, hàng rào phi thuế quan Gia nhập WTO ,các doanh nghiệp VN có nhiều ưu đãi trong việc giảm thuế nhập khẩu.Dự án “Xây dựng hệ thống máy bán sữa tự động” mà chung ta đang nghiên cưu có những lợi thế sau: +Từ ngày 25/9/2009, thuế nhập khẩu một số loại sữa sẽ đồng loạt giảm từ 3 - 7% xuống còn 3- 5%. Đây là quyết định mới nhất về việc sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng sữa trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi vừa được Bộ Tài chính ban hành. +Các máy móc thuộc thiết bị điện cũng thuộc những mặt hàng được ưu đãi giảm thuế xuống còn khoảng 5% b.Tỷ giá hối đoái Mặc dù thuế nhập khẩu giảm có lợi cho dự án nhưng tỷ giá USD/VND ngày càng cao lại là một bất lợi lớn cho nhập khẩu máy móc thiết bị và sũa. Tỷ giá hối đoái trong thời gian qua: Ngày hiệu lực Tỷ giá 02/10/2009 17,844.00đ 09/01/2009 16,973.00đ 15/10/2008 16,610.00đ 04/10/2008 16,610.00đ 01/10/2008 16,570.00đ 28/09/2008 16,610.00đ 01/09/2008 16,973.00đ Hệ thống kinh tế và các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước: Năm 2008 nền kinh tế TG đôi mặt với khủng hoảng toàn cầu và VN ko nằm ngoài xu thế đó. Để đôi măt với khủng hoảng và kích thích nền kinh tế phát triển trơ lại,chính phủ đã có những biện pháp như: Đầu tiên, Chính phủ “bơm” tín dụng vào nền kinh tế để kích thích tăng cầu tiêu dùng. Khi người dân có tiền họ sẽ chi tiêu cho những hàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, kích cầu tiêu dùng thì phải kích cầu vào những hàng hoá thiết yếu nhất, ngay cả những mặt hàng trước kia xuất khẩu được, bây giờ thì gặp khó khăn cũng nền đưa về thị trường trong nước. Thứ hai, để tăng tổng cầu đầu tư thì Chính phủ phải hạ lãi suất, thể hiện qua việc Chính phủ hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp trong diện hỗ trợ lãi suất, các biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư thông qua các biện pháp hành chính. Ngoài ra, dùng chính sách tài khoá để kích cầu đầu tư thông qua việc giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT… Khi thuế giảm sẽ kích thích mua hàng hoá, đầu tư mở rộng. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã tác động đến niềm tin, sự lạc quan của nhà đầu tư. Chính phủ cũng nên tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp sản xuất, giúp họ giảm giá thành sản xuất và tăng quyền lợi của họ để họ yên tâm sản xuất, tạo thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn trong thời gian vừa qua nhưng với sự nỗ lực của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế,khủng hoảng kinh tế đang dần bị đẩy lùi. Đây là một dấu hiệu có lợi cho dự án có thể được hỗ trợ lãi xuất để thực hiện. II- Môi trường chính trị luật pháp Về chính trị, từ lâu Việt Nam vẫn được coi quốc gia có tình hình chính trị ổn định. Đặc biệt Hà Nội được coi là thành phố vì hòa bình, điều này khẳng định tình hình chính trị rất có lợi cho các nhà đầu tư. Về pháp luật, có thể khẳng định rằng từ khi ra nhập WTO luật pháp đã có nhiều cải thiện theo hướng chặt chẽ hơn song linh hoạt hơn và có lợi hơn cho doanh nghiệp. Theo đó hàng loạt các bộ luật mới ra đời cũng như được cải tiến theo yêu cầu của tình hình mới. Luật doanh nghiệp 2005 được coi là căn cứ pháp lý chung nhất cho tất cả các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Luật xây dựng 2003, áp dụng đối với những tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng công trình trên lãnh thổ Việt Nam. Luật đầu tư 2005, quy định hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam và hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Luật này áp dụng với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, có thể là tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư. Theo đó nhà nước sẽ có những chính sách tạo thuận lợi cho nhà đầu tư như: ưu tiên việc mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ liên quan đến hoạt động đầu tư, bảo đảm hoạt động đầu tư trong trường hợp có sự thay đổi về chính sách và luật pháp… Cũng theo điều 27, luật đầu tư thì đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là lĩnh vực được hưởng ưu đãi của nhà nước. Luật này cũng quy định một cách cụ thể nhưng thủ tục cần thiết để được cấp giấy phép đầu tư, là văn bản pháp lý quan trọng có tính hướng dẫn cho hoạt động đầu tư. Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư trong đó quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của chủ đầu tư, thủ tục đầu tư, triển khai dự án đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư và quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 của Chính Phủ về quy hoạch xây dựng áp dụng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Luật này hướng dẫn thi hành Luật xây dựng về việc lập, thẩm định, phê duyệt quản lý quy hoạch xây dựng; điều kiện với các tổ chức cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng. Quyết định của bộ kế hoạch và đầu tư số 1088/2006/QDD-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 về việc bân hành các mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam. Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính phủ hướng dẫn Luật thuế XK, thuế NK, thì hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư được miễn thuế nhập khẩu, quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 149/2005/NĐ-CP nói trên nay thay bằng Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ- CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đầu tư, bao gồm: thiết bị, máy móc; phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thuỷ. Hồ sơ doanh nghiệp phải nộp để được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá là máy móc thiết bị tạo tài sản cố định theo quy định tại mục I phần D thông tư số 113/2005/TT- BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế XK, thuế nhập khẩu gồm có: - Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế (đối tượng nộp thuế tự chịu trách nhiệm về bản danh mục này). - Bản cam kết sử dụng đúng mục đích được miễn thuế của đối tượng nộp thuế. - Giấy báo trúng thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu hàng hoá) trong đó có quy định giá trúng thầu không bao gồm thuế nhập khẩu; hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu có). Doanh nghiệp tự khai danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế để tạo tài sản cố định của Dự án khuyến khích đầu tư và lập phiếu theo dõi trừ lùi (theo mẫu của cơ quan hải quan) và đăng ký với cục hải quan nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính hoặc cơ quan hải quan nơi thuận tiện trong trường hợp nơi DN đóng trụ sở chính không có cơ quan hải quan (danh mục và phiếu trừ lùi lập thành 2 bản). Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan sẽ căn cứ vào hồ sơ doanh nghiệp nộp, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện việc miễn thuế cụ thể cho từng lô hàng nhập khẩu. Căn cứ mục I Thông tư 05/2008/TT-BTC ngày 14/04/2008 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2007/TT-BTM ngày 17 tháng 7 năm 2007 của Bộ Thương mại Hướng dẫn thi hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp Công văn số 3206/TCHQ-KTTT về thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư tạo tài sản cố định do tổng cục hải quan ban hành ngày 13/6/2007. Những văn bản pháp luật này là cơ sở và căn cứ quan trọng nhất cho hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng nói riêng. Chúng tạo môi trường pháp lý rõ ràng cho phép hoạt động đầu tư diễn ra thuận lợi hơn cũng như tạo điều kiện tốt hơn cho việc quản lý và khai thác sản phẩm đầu ra của dự án. III. Môi trường văn hóa xã hội   Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích và thứ hai về dân số với 6,449 triệu người. Thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.Hà Nội tính tới nay gồm các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai và huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai,Phú Xuyên, Thường Tín, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hoà, Thanh Oai, Mê Linh và thành phố Hà Đông, thành phố Sơn Tây. Diện tích Diện tích tự nhiên của Hà Nội là: 92.180,46 ha.  Dân cư Số dân là: 6.448.837 người theo thống kê ngày 1/4/2009 Mật độ dân số Dân cư Hà Nội phân bố không đều giữa các lãnh thổ hành chính và giữa các vùng sinh thái. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2881 người/km2 (mật độ trung bình ở nội thành 19163 người/km2, riêng quận Hoàn Kiếm là 37265 người/km2, ở ngoại thành 1721 người/km2). Mật độ này cao gấp gần 12 lần so với mức trung bình của cả nước, gần gấp đôi mật độ dân số của vùng đồng bằng sông Hồng và là thành phố có mật độ cao nhất cả nước. Danh sách các đơn vị hành chính cấp quận, huyện của Hà Nội Tên Diện tích (km) Dân số (người) Quận Ba Đình 9,25 225.282 Cầu Giấy 12,04 147.000 Đống Đa 10,09 352.000 Hai Bà Trưng 14,65 350.000 Hoàn Kiếm 5,29 178.000 Hoàng Mai 41,04 214.759 Long Biên 60,38 170.000 Tây Hồ 24,00 109.163 Thanh Xuân 9,13 173.000 Thành Phố Hà Đông 33,30 135.000 Sơn Tây 113,47 110.827 Huyện Ba Vì 428,00 250.000 Chương Mỹ 232,90 271.761 Đan Phượng 76,80 132.000 Đông Anh 182,30 276.750 Gia Lâm 114,00 205.275 Hoài Đức 94,30 190.612 Mê Linh 141,64 187.255 Mỹ Đức 226,14 170.200 Phú Xuyên 170,80 186.452 Phúc Thọ 117,00 155.000 Quốc Oai 129,54 147.311 Sóc Sơn 306,09 254.000 Thạch Thất 128,19 147.792 Thanh Oai 141,80 204.729 Thanh Trì 63,27 158.413 Thường Tín 127,70 200.598 Từ Liêm 75,32 240.000 Ứng Hòa 182,70 192.216 Nguồn: trang chính thức của Hà Nội.Trang web: GDP: Báo cáo tại hội nghị Thành ủy Hà Nội ngày 6/7/2009 cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2009, dù đã được điều chỉnh lên 4,12% so với con số công bố sơ bộ đạt 3,9%, nhưng cũng chỉ bằng 1/3 của 6 tháng đầu năm 2008 trên địa bàn Hà Nội mở rộng (11,4%). Đây là tốc độ tăng GDP thấp nhất trong những năm gần đây (năm 2008 tăng 10,9%, năm 2007 tăng 11,2%, năm 2006 tăng 11,2%, năm 2005 tăng 10,8%). Các đặc điểm cụ thể của môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến dự án: 1. Thu nhập của người Hà Nội: Với mức tăng GDP gần 10,6%, năm 2008 thu nhập bình quân của người dân Hà Nội đạt 1.500 USD. Con số này trong năm 2009 dự kiến hơn 1.700 USD. 2. Thói quen tiêu dùng của người Hà Nội a, Thói quen tiêu dùng Hà Nội đối với máy bán hàng tự động nói chung: Không chỉ riêng người tiêu dùng Hà Nội mà đại bộ phận phần lớn người dân Việt Nam đều có thói quen “đi chợ và tiêu dùng tiền giấy”. Người Việt Nam phần lớn còn ngại sự dụng tiền xu vì tiền xu khó lưu dữ trong ví, dễ rơi và thói quen tiêu tiền giấy đã ăn sâu vào trong tiềm thức, người tiêu dùng cũng không bao giờ có sẵn tiền xu để trong túi dùng cho việc mua hàng ở máy bán hàng tự động. Thêm vào đó, với văn hoá vỉa hè của người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân Hà Nội, thì rất nhiều hoạt động đều diễn ra trên cái vỉa hè. Phải chen chân với xe máy, hàng rong... máy dùng tiền xu vẫn chưa tìm được chỗ đứng trên các vỉa hè và những nơi công cộng tại đô thị Việt Nam. Ý thức bảo quản của người Việt Nam chưa cao. Vì thế, nếu đặt máy ở nơi vắng người thì lại phải thêm người canh giữ để tránh bị phá hoại, bôi bẩn. Khó khăn là thế nhưng theo thời gian thì thói quen tiêu dùng của người Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Theo khảo sát của Công ty sản xuất máy bán hàng tự động C.A.T International, hiện nay người dân thành thị đang trong quá trình thích nghi và tích cực tìm hiểu về các loại máy bán hàng tự động. Tất cả những đối tượng công ty tiếp xúc đều tỏ ra rất quan tâm và có hứng thú với loại hình kinh doanh mới này. Người tiêu dùng hứng thú bởi tính tiên lợi của loại hình bán hàng này. b, Thói quen tiêu dùng đối với mặt hàng sữa: Người tiêu dùng Hà Nội với mức thu nhập cao và ngày càng tăng thì họ càng quan tâm không chỉ đến sức khỏe của mình, mà còn của cả những người thân trong gia đình mình. Sữa tươi cũng là một mặt hàng giải khát tốt cho sức khỏe so với các loại giải khát khác ( như nước uống có ga…). Bởi vậy nhu cầu về sữa của người dân trong thời gian tới là rất lớn và kênh phân phối chính mà người tiêu dùng lựa chọn vẫn là các của hàng tạp hóa hay các siêu thị hiện đại. 3. Kết cấu hạ tầng: Hệ thống điện ổn định: Mạng lưới điện đã được nâng cấp đảm bảo nguồn cung cấp ổn định liên tục. Giá điện sinh hoạt: 0,10 USD/KWh, giá điện sản xuất: 0,09 USD/KWh và điện trong khu công nghiệp: 0,08 USD/KWh. Mạng lưới viễn thông được trang bị các thiết bị hiện đại, tổng đài kỹ thuật số, cáp quang và đã hoà mạng với hệ thống viễn thông toàn cầu. Chi phí cho cuộc gọi quốc tế trước đây ngoài việc phải tính theo từng phút, giá cước quốc tế được chia thành 7 vùng với mức cao nhất là 2,9 USD/phút, hiện nay khách hàng chỉ phải trả 500 đồng cho 6 giây đầu tiên và 60 đồng cho giây tiếp theo. Tiền thuê đất tại Hà Nội được chia làm 4 nhóm, từ 0,06 USD/m2/năm đến 12/USD/m2/năm và được ổn định ít nhất 5 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất. Khi điều chỉnh tăng thì mức tăng không vượt quá 15% của mức quy định lần trước. Trường hợp thuê nhà xưởng, nhà đầu tư chỉ phải trả tiền thuê nhà xưởng cho bên cho thuê. Bên cho thuê có trách nhiệm trả tiền thuê đất cho nhà nước. Mức tiền thuê nhà xưởng khoảng từ 1-2 USD/m2/tháng. Chi phí thuê văn phòng từ 10-25 USD/m2/tháng. Tuy vậy đặc điểm chung của thành phố Hà Nội cũng như các đô thị Việt Nam là vỉa hè quá chật chội, chưa có chỗ được thiết kế cho những máy bán hàng tự động. IV- Môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Vị trí Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú. Với vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học lớn, đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.       • Vĩ độ bắc: 20o53' đến 21o23'       • Kinh độ đông: 105o44' đến 106o02'       • Giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam và Hoà Bình ở phía Nam;Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên ở phía Đông; Hoà Bình và Phú Thọ ở phía Tây.          Địa hình Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình cơ bản là đồng bằng. Trừ huyện Ba Vì có địa hình đồi núi, các huyện Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, thành phố Sơn Tây và một phần huyện Đông Anh có địa hình gò đồi. Ở Hà Nội có nhiều điểm trũng. Việc đắp đê ngăn lũ sông Hồng từ cách đây hàng trăm năm dẫn tới việc các điểm trũng do sông Hồng không tiếp tục được phù sa bồi lấp và như vậy nền đất vẫn trũng cho đến tận ngày nay. còn ở Sóc Sơn vẫn còn những điểm trũng xen kẽ với gò đồi.        Khí hậu        Khí hậu Hà Nội là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.        Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào và có nhiệt độ cao. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn.        • Trung bình hằng năm, nhiệt độ không khí 23,6oC, độ ẩm 79%, lượng mưa 1245 mm       • Mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa. Hà Nội có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Sự luân chuyển của các mùa làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng và có những nét riêng.        • Từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa hè: nóng và thi thoảng có mưa rào.        • Từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa thu. Thời tiết khô ráo, trời cao, xanh ngắt, gió mát, nắng vàng.        • Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là mùa đông: Thời tiết lạnh, khô ráo.        • Từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa xuân: Cây cối xanh tốt với hàng ngàn loài hoa khoe sắc,  mùa của những lễ hội truyền thống độc đáo, mở đầu là Tết nguyên đán, lễ hội lớn và quan trọng nhất của người Việt Nam.  • Nhiệt độ thấp nhất là 2,70C (tháng 1/1955).  • Nhiệt độ cao nhất: 42,80C(tháng 5/1926). Khách du lịch có thể tới thăm Hà Nội quanh năm. Tuy nhiên, mùa xuân, mùa thu và mùa đông rất thích hợp với du khách ở những vùng hàn đới. V- Quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành, vùng có liên quan đến dự án 1.Quy hoạch đô thị. Quy hoạch đô thị là việc sắp xếp bố trí các cụm dân cư tập trung trên từng khu vực lãnh thổ phù hợp với chức năng hoạt động kinh tế xã hội. Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về mở rộng địa giới thủ đô Hà Nội, cùng với việc hợp nhất bộ máy hành chính, công tác quy hoạch thủ đô Hà Nội mở rộng từ 920km2 lên 3.344km2 là một công việc rất quan trọng để Hà Nội trở thành thủ đô tầm cỡ thế giới trong tương lai. Theo công bố của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thì dự án quy hoạch Hà Nội đến 2020: Các trung tâm đô thị lớn được quy hoạch với vai trò khác nhau, như khu phố cổ sẽ là trung tâm quản lý nhà nước, hành chính, thương mại. Tây Hồ Tây là khu hành chính mới, Mỹ Đình, Mễ Trì sẽ là trung tâm hành chính, thương mại, thể dục thể thao. Khu vực Long Biên, khu đô thị Vân Trì sẽ là trung tâm thương mại, kinh doanh, công nghiệp. Các trung tâm khác như Nhổn, Pháp Vân, Trâu Quỳ, Đông Anh, Sóc Sơn sẽ là trung tâm đô thị các quận, có chức năng hành chính, thương mại, kinh doanh. Thủ đô Hà Nội trong tương lai và định hướng tới năm 2020 sẽ là đô thị quan trọng khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vùng thủ đô sẽ là một trong 30 vùng đô thị lớn trên thế giới có quy mô 8 triệu người trở lên, riêng đô thị hạt nhân có 4,2-4,5 triệu dân. Điều chỉnh địa giới hành chính là một nội dung trong tổ chức hành chính quốc gia.Theo quy hoạch chung đến 2020, Hà Nội có vành đai 4. Trong quy hoạch vùng được lập, vành đai này được gọi là vành đai Vùng thủ đô. Tuyến này có bán kính đến trung tâm vùng là 25-30 km, hầu hết đô thị nằm trong vành đai đó là đô thị vệ tinh của Hà Nội. Ngoài ra, một vành đai khác nối các đô thị theo bán kính 50-60 km tính từ Hà Nội. Mỗi tỉnh đều có các đô thị, có trách nhiệm cùng phát triển để giảm sức ép cho thủ đô. Việc quy hoạch đô thị có ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch xây dựng của hệ thống các cửa hàng bán sữa tự động của doanh nghiệp.Doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu kỹ tới vấn đề này từ đó có thể đưa ra các giải pháp để lựa chọn địa điểm thích hợp cho các cửa hàng bán sữa tự động.Nó có thể qui định sự tồn tại cũng như khả năng thành công của hê thống các cửa hàng.Ví dụ như đặt các cửa hàng ở những nơi công cộng thu hút một số lượng lớn dân cư,lưu lượng người qua lại như trường học, các khu vui chơi giải trí.... 2.Quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ đó, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường. Mục tiêu của quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội là theo hướng văn minh, hiện đại, văn hiến,xứng đáng là Thủ đô của một nước công nghiệp phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu. Dự kiến dân số từ hơn 6 triệu dân hiện tại sẽ tăng lên 10 triệu dân trong 20 năm tới (tăng 3% /năm) và GDP còn 10.000USD/ người (tăng <5%năm). Về tổng thể, thành phố sẽ là hình ảnh sông núi địa phương giàu chất văn hoá đặc trung hơn là sa lầy vào cạm bẫy trở thành thứ bậc nào đó trong xu thế toàn cầu hoá. Qui hoạch đã kế thừa những kết quả nghiên cứu trong khu vực Hà Nội cũ với mạng lưới giao thông nội đô, các vùng đặc trưng đô thị, từ đó có ứng xử thích hợp với các bộ phận như: khu phố cổ, khu phố Pháp, vùng nông thôn ngoại thành, hai bên bờ sông Hồng, quanh Hồ Tây, vùng làng nghề, vùng Cổ Loa… Bên cạnh đó bản qui hoạch đã gánh vác đồng thời những nhiệm vụ trọng đại mà các bản qui hoạch trước đó chưa đề cập: qui hoạch định hướng không gian các trường Đại học và THCN, mạng lưới bệnh viện, trung tâm hành chính quốc gia, các thành phố vệ tinh, hạ tầng kỹ thuật. Bản qui hoạch còn phân tích hệ sinh thái mặt nước/cây xanh, cảnh quan thiên nhiên sông núi, các yếu tố ba vùng văn hoá, bảo tồn di sản …. Với những điểm đã nêu ở trên có thể thấy yêu cầu đối với không gian của các công trình dự án xây dựng nói chung và dự án hệ thống bán sữa tươi tự động phải tạo được sự hiện đại nhưng phải phù hợp với yêu cầu trong quy hoạch xây dựng chung của thành phố.Đồng thời cũng cần quan tâm tới không gian của các công trình, cảnh quan xung quanh.Điều này sẽ tạo sự nhất quán trong muc tiêu xây dựng của thành phố. 3.Quy hoạch phát triển ngành sữa. Các nhà quản lý, chuyên gia, chủ doanh nghiệp và người chăn nuôi đều cho rằng ngành sữa có tiềm năng phát triển rất lớn.Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng với 100 nghìn con bò sữa, năng lực sản xuất sữa tươi từ 240-250 nghìn tấn/năm, Việt Nam mới đáp ứng được 22% nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, số còn lại vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Ngành Sữa phấn đấu thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển đến năm 2020 (đạt mục tiêu 1 triệu tấn sữa/năm) đáp ứng 40% nhu cầu sữa trong nước, tăng lượng tiêu thụ sữa lên 20kg/người. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, cả nước có 500 nghìn con bò sữa, từng bước giảm dần nhập khẩu sữa, nâng cao chất lượng sữa tươi trong nước.Để đạt được mục tiêu đó Việt Nam cần phải xem xét kỹ lưỡng và có chính sách hợp lý giúp ngành Sữa từng bước ổn định sản xuất. Các nhà quản lý và chuyên gia đều nhấn mạnh, muốn ngành Sữa Việt Nam tăng tốc phát triển bền vững thì mối quan hệ giữa Nhà nước và tư nhân phải khăng khít, đề cao vai trò của tư nhân. Ông Tuyên cho hay, để cụ thể hoá chiến lược phát triển ngành Sữa từ nay đến năm 2020, Bộ NN&PTNT đang tiếp tục thực hiện đề án giúp nông dân vay vốn và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ. Ngoài tập trung triển khai dự án phát triển nguồn giống, hỗ trợ cải tạo đàn bò sữa, tổ chức tập huấn giúp nông dân nắm vững kiến thức chăn nuôi, Bộ đang nghiên cứu ban hành quy định các công ty sữa xây dựng hệ thống thu mua sữa công khai minh bạch, có cơ quan trung gian làm trọng tài giám sát, để người chăn nuôi bò sữa và nhà chế biến sản phẩm đều được hưởng lợi. Có thể thấy với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường với các sản phẩm từ sữa cùng với những sự hỗ trợ phát triển của chính phủ nhằm tạo điều kiện phát triển ngành sữa ở Việt Nam thì khả năng phát triển của ngành là rất cao. 4.Quy hoạch phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng Đó là bước cụ thể hóa chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng:lựa chọn phương án phát triển và phân bố mạng lưới kết cấu hạ tầng trên các vùng lãnh thổ trong một giai đoạn dài từ 10-20 năm trở lên. Trong qui hoạch kết cấu hạ tầng ta có thể tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau: -Quy hoạch hệ thống giao thông: Yêu cầu của dự án là phải phát triển hệ thống giao thông vận tải một cách thống nhất, cân đối, đồng bộ, đảm bảo sự liên hoàn giữa các phương thức vận tải, giữa mạng lưới giao thông vận tải của vùng với mạng lưới giao thông vận tải quốc gia và quốc tế. Tận dụng năng lực cơ sở hạ tầng giao thông hiện có, coi trọng công tác bảo trì, tập trung đầu tư nâng cấp các công trình hiện có. Ở đây chúng ta sẽ chỉ nghiên cứu tới dự án phát triển đường bộ của thủ đô Hà Nội.Những nhiệm vụ chính của dự án là: + Xây dựng các tuyến đường vành đai để giải toả lưu lượng các phương tiện giao thông quá cảnh qua Hà Nội. + Cải tạo và xây dựng mới các tuyến đường quốc gia kết nối liên thông các đô thị đối trọng xung quanh Hà Nội, bán kính phân bố trung bình 40 - 60 km (vành đai V), phục vụ mối giao lưu trực tiếp giữa các đô thị, đồng thời góp phần giải toả lưu lượng ô tô quá cảnh trên các tuyến đường cao tốc và quốc lộ hướng tâm. + Xây dựng mới các tuyến đường mới dọc các hành lang kinh tế quan trọng giữa vành đai IV và vành đai V và các tuyến hướng tâm từ cảng hàng không quốc tế và các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng kết nối trực tiếp với Thủ đô Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông con lắc giữa thành phố hạt nhân với các thành phố trong vùng. + Tập trung cải tạo nâng cấp mở rộngcác trục đường cao tốc, các tuyến quốc lộ hướng tâm đạt tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng quy mô 4 - 6 làn xe. + Cải tạo nâng cấp kết hợp xây dựng mới hệ thống đường tỉnh kết nối liên thông với mạng lưới đường quốc gia. + Tổ chức các tuyến đường nội vùng nối liền hệ thống cá._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31285.doc
Tài liệu liên quan