Một số biện pháp góp phần xây dựng & phát triển hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 tại Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long

Mục lục Trang Lời nói đầu 3 Phần I: Chất lượng sản phẩm với vấn đề doanh nghiệp 6 I. khái niệm chung về chất lượng và quản lý chất lượng. 6 1. Đặt vấn đề. 6 2. Chất lượng là gì 6 3. Sự phát triển của chất lượng. 6 4. Quản lý chất lượng - Các nguyên tắc quản lý chất lượng. 9 5. Hệ thống chất lượng. 10 6. Vai trò của hệ thống văn bản. 11 II. Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 9000. 11 1. Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 9000. 11 2. ý nghĩa của tiêu chuẩn ISO 9000. 11 3. Tóm tắt cá

doc73 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp góp phần xây dựng & phát triển hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 tại Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9000. 13 III. Các bước tiến hành áp dụng ISO 9000. 15 1. Lợi ích của việc áp dụng ISO 9000. 15 2. Chứng nhận hệ thống chất lượng phù hợp với ISO 9000. 16 3. Các giai đoạn chính của quá trình áp dụng ISO 9000. 17 PhầnII. Tình hình nghiên cứu và áp dụng ISO 9000 tại Công ty Rượu -Nước giải khát Thăng Long. 20 I. Khái quát tình hình chung của Công ty. 20 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty. 20 2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty. 23 3. Hoạch định chiến lược của Công ty. 23 4. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long ảnh hưởng tới quá trình quản lý chất lượng. 25 A. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh. 25 B. Đặc điểm và quy trình công nghệ và trang thiết bị. 28 C. Đặc điểm về nguyên vật liệu sử dụng. 31 D. Đặc điểm về lao động. 35 E. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý. 37 F. Đặc điểm về vốn. 42 II. Phân tích tình hình áp dụng ISO 9002 tại Công ty Rượu -Nước giải khát Thăng Long. 46 1. Tình hình quản lý chất lượng của Công ty trước khi áp dụng ISO 9000. 46 2. Lý do tại sao Công ty chọn ISO 9002. 52 3. Tiến độ áp dụng ISO 9002 ở Công ty. 53 4. Tiến trình đánh giá. 55 III. Một số nhận xét. 57 1. Những kết quả ban đầu. 57 2. Những khó khăn vướng mắc trong việc áp dụng ISO 9002. 57 Phần III. Một số biện pháp nhằm góp phần xây dựng và phát triển hệ thống ISO 9002 tại Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long. 59 I. Phương hướng đặt ra đối với hệ thống QLCL ISO 9002 ở Công ty Rượu -Nước giải khát Thăng Long. 59 II. Các giải pháp 61 Biện pháp thứ nhất 61 Biện pháp thứ hai 63 Biện pháp thứ ba 65 Biện pháp thứ tư 67 Biện pháp thứ năm 70 III. Một số kiến nghị đối với nhà nước và cơ quan tư vấn. 73 Kết luận 76 Tài liệu tham khảo 77 Lời mở đầu Ngày nay, trong đời sống xã hội và giao lưu kinh tế Quốc tế, chất lượng sản phẩm và dịch vụ có vai trò ngày càng quan trọng và đang trở thành một thách thức to lớn đối với các quốc gia trên con đường thế kỷ XXI Sự thắng bại trong cuộc cạnh tranh trên thị trường phụ thuộc chủ yếu vào mức độ thích hợp của chất lượng hàng hóa và dịch vụ, sự hợp lý về giá cả và điều kiện giao nhận. Muốn cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, muốn thoả mãn nhu cầu của khách hàng cũng như mong đạt được lợi nhuận cao thì cần phải thiết lập một hệ thống Quản trị chất lượng trong bất cứ tổ chức nào. Đối với Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ đang trở thành phương thức tất yếu và biện pháp có hiệu lực để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế và đáp ứng ngày một cao hơn nhu cầu đòi hỏi của xã hội, đồng thời thúc đẩy quá trình hoà nhập của nước ta về kinh tế và thương mại với các nước trong khu vực ASEAN, cộng đồng Châu Âu và các nước khu vực khác trên thế giới. Quản trị chất lượng là môn khoa học ứng dụng liên nghành còn mới mẻ đối với Việt Nam, nhưng có vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Quản trị chất lượng khác hẳn với kiểm tra chất lượng (KCS). KCS là chức năng chủ yếu của các bộ phận kiểm tra, nhằm trước hết loại bỏ những sản phẩm xấu, phế phẩm. Điều đó không làm thay đổi bao nhiêu chất lượng sản phẩm. Còn quản trị chất lượng đề cập đến tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của chất lượng sản phẩm, từ thiết kế đến triển khai đến sản xuất, lắp đặt và dịch vụ. Đó là cách thức mới, quản lý cả quá trình, quản lý theo hệ thống chất lượng. Hệ thống chất lượng là mô hình quản lý hiện đại mà các doanh nghiệp Việt Nam đang lựa chon áp dụng. Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long ra đời trong nền kinh tế thị trường, tiền thân của Công ty là xưởng sản xuất Rượu và nước giải khát lên men trực thuộc Công ty rượu- bia Hà Nội , được thành lập ngày 24-3-1989 theo quyết định số 6145/QĐ-UB . Công ty đang thực sự trưởng thành do khả năng sinh lời đem lại và uy tín của mình trên thị trường kết luận để từ đó bắt đầu xác lập vị trí và thế đứng của mình trên thị trường và ngày một khẳng định mình. Để hoà nhập mình với xu thế chung của khu vực ASEAN và thế giới , đảm bảo liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, mô hình quản lý chất lượng đã được Công ty nghiên cứu và chính thức bắt tay vào xây dựng đầu năm 1999 Mô hinh quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9000. Công ty đã từng bước đưa hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 nhằm nâng cao công tác quản lý chất lượng của Công ty cũng như tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh của Công ty thông qua các công cụ chủ yếu như: Chất lượng và giá thành sản phẩm, các dịch vụ phân phối, phục vụ khách hàng... Do đó, trong thời gian thực tập tại Công ty Rượu-Nước giải khát Thăng Long em đã lựa chon đề tài: " Một số biện pháp nhằm góp phần xây dựng và phát triển Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 tại Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long " Để nhằm góp một phần nhỏ bé của mình tìm ra những quan điểm, phương hướng và biện pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phát triển hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 của Công ty. Đề tài gồm có 3 phần: PhầnI : Chất lượng sản phẩm với vấn đề doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 ở Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long. Phần III: Một số biện pháp nhằm góp phần xây dựng và phát triển hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 tại Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long . Đề tài của em được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo. Tuy em có cố gắng tìm hiểu, học hỏi nhưng thời gian không cho phép, kiến thức còn hạn hẹp nên bài viết không trách khỏi những thiếu sót , kính mong thầy giáo, các cô, chú, anh , chị và các bạn đóng góp, chỉ dẫn giúp em hoàn thành đề tài của mình, đồng thời tạo điều kiện cho em nắm bắt được các tri thức và kỹ năng làm việc trong hoạt động kinh tế. Em xin chân thành cảm ơn ! Phần I Chất lượng sản phẩm với vấn đề doanh nghiệp 1.Đặt vấn đề . Một trong những yếu tố cơ bản bảo đảm sự thành công của một doanh nghiệp là chất lượng sản phẩm và phục vụ . Để tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh trên quy mô toàn cầu của doanh nghiệp phải cung cấp sản phẩm dịch vụ . * Thoả mãn các nhu cầu của khách hàng * Phù hợp các công dụng mục đích đã định * Phù hợp các tiêu chuẩn và quy định * Luôn sẵn có với giá cả cạnh tranh * Giá thành đảm bảo lợi nhuận để tồn tại và phát triển Nói tóm lại vì sự sống còn của mình doanh nghiệp phải giải bài toán chất lượng. 2.chất lượng là gì ? Theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 thì: Tập hợp các đặc tính của một thực thể ( đối tượng) tạo cho thực thể ( đối tượng) đó khả năng thoả mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn . Chất lượng có đặc điểm là. * Mang tính chủ quan * Không có chuẩn mực * Thay đổi theo thời gian không gian, thời gian điều kiện sử dụng * Không đồng nghĩa với sự hoàn hảo Chất lượng gắn liền với sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng, vì vậy nên sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì bị coi là kém chất lượng dù cho trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa. 3. sự phát triển của chất lượng Trong lịch sử phát triển sản xuất ,chất lượng và sản phẩm không ngừng tăng lên theo sự phát triển của nền văn minh nhân loại . Tuỳ theo quan điểm cách nhìn nhận xem xét mà các chuyên gia chia giai đoạn chất lượng thành các giai đoạn khác nhau . Giai đoạn 1: " kiểm tra sản xuất " Kể từ khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp , trong một thời gian dài , đánh giá chất lượng chủ yếu dựa trên việc kiểm tra sản xuất . Để phát hiện ra khuyết tật , người ta tiến hành kiểm tra sản phẩm cuối cùng , sau đó đề ra biện pháp khắc phục . Nhưng biện pháp này không giải quyết được tận gôc vấn đề , nghĩa là không tìm đúng nguyên nhân đích thực gây ra khuyết tật của sản phẩm. Đồng thời việc kiểm tra như vậy cần chi phí lớn về thời gian và nhân lực và độ tin cậy không cao. Giai đoạn thứ2: " Kiểm soát chất lượng " Vào những năm 20 khi sản xuất công nghiệp phát triển cả về độ phức tạp và quy mô thì việc kiểm tra chất lượng đòi hỏi số lượng cán bộ kiểm tra càng đông , chi phí cho chất lượng sẽ càng lớn .Từ đó người ta nghĩ tới biện pháp "phòng ngừa " thay thế cho biện pháp - phát hiện" . Mỗi doanh nghiệp muốn sản xuất và dịch vụ của mình có chất lượng cần kiểm soát 5 điều kiện cơ bản sau: * Kiểm soát con người * Kiểm soát phương pháp và quá trình * Kiểm soát nhà cung ứng * Kiểm soát trang thiết bị dùng cho sản xuất và kiểm tra , thử nghiệm * Kiểm soát thông tin Giai đoạn thư 3 : " Bảo đảm chất lượng " Khái niệm đảm bảo chất lượng đã được phát triển lần đầu ở Mỹ từ những năm 50 . khi đề cập đến chất lượng , hàm ý sâu xa của nó hướng tới sự thoả mãn của khách hàng , một trong những yếu tố thu hút được khách hàng đó là - niềm tin - của khách hàng đối với nhà sản xuất . khách hàng luôn luôn mong muốn tìm hiểu xem nhà sản xuất có ổn định về mặt kinh doanh , tài chinh , uy tín xã hội và có đủ độ tin cậy không . Các yếu tố chính là cơ sở để tạo ra niềm tin cho khách hàng , khách hàng có thể đặt niềm tin vào nhà sản xuất một khi biết rằng họ sẽ - bảo đảm chất lượng. Niềm tin đó dựa trên cơ sở khách hàng biết rõ về cơ cấu tổ chức , con người , phương tiện cách quản lý của nhà sản xuất . Mặt khác, nhà sản xuất phải có đủ bằng chứng khách quan để chứng tỏ khả năng bảo đảm chất lượng của mình. Các bằng chứng đó dựa trên : Sổ tay chất lượng, quy trình, quy định kỹ thuật đánh giá của khách hàng về tổ chức kỹ thuật, phân công người chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng, phiếu kiểm nghiệm ,báo cáo kiểm tra thử nghiệm , quy trình cán bộ, quy định trình độ cán bộ , hồ sơ sản phẩm. Giai đoạn thứ 4:" quản lý chất lượng " Trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp không chỉ quan tâm tới việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng mà còn phải tính toán đến hiệu quả kinh tế nhằm có được giá thành rẻ nhất. Khái niệm quản lý chất lượng ra đời liên quan đến viêc tối ưu hoá các chi phí hoạt động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất .Mục tiêu của chất lượng là đề ra những chính sách thích hợp để có thể tiết kiệm được đến mức tối đa mà vẫn bảo đảm sản phẩm và dịch vụ sản xuất ra đạt tiêu chuẩn .Quản lý chặt chẽ sẽ giảm tới mức tối thiểu những chi phí không cần thiết. Giai đoạn 5 :" quản lý chất lượng toàn diện " Quản lý chất lượng toàn diện được hình thành ở nhật bản từ khi tiến sĩ Deming truyền bá chất lượng cho người nhật vào những năm 50 . Hiện nay , khái niệm quản lý chất lượng toàn diện đã được phát triển rộng rãi ở nhật bản và nhiều nước khác trên thế giới . Ngoài các biện pháp kiểm tra, kiểm soát , bảo đảm quản lý chất lượng , quản lý chất lượng toàn diện bao gồm nhiều biện pháp khác nhằm thoả mãn nhu cầu chất lượng của cả nội bộ bên ngoài doanh nghiệp . Một doanh nghiệp muốn đạt được trình độ - quản lý chất lượng toàn diện - phải được trang bị mọi điều kiện kỹ thuật cần thiết để có được chất lượng trong thông tin ,chất lượng đào tạo , chất lượng trong hành vi ,thái độ cử chỉ ,cách cư xử trong nội bộ doanh nghiệp cũng như đối với khách hàng bên ngoài . Sự khác biệt về mặt chiến lược giữa các giai đoạn khác nhau là: * Kiểm tra chất lượng : phân loại sản phẩm tốt xấu * Kiểm tra chất lượng: Tạo ra sản phẩm thoả mãn khách hàng bằng cách kiểm soát các quá trình 4M và1I 4M: Man (con người), Machine (máy móc) ,Material (nguyên vật liệu), Method (phương pháp) 1I :Information (thông tin ) * Đảm bảo chất lượng : Tiến từ sản phẩm thoả mãn khách hàng lên đến tạo niềm tin cho khách hàng . * Quản lý chất lượng : Đạt được chất lượng và hợp lý hoá chi phí * Quản lý chất lượng toàn diện : lấy con người là trung tâm để tạo ra chất lượng. 4.Quản lý chất lượng- các nguyên tắc quản lý chất lượng Các định nghĩa: Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 định nghĩa :"Quản lý chất lượng là tập hợp các hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm xác định và thực hiện các chính sách chất lượng - (Chính sách chất lượng là toàn bộ ý đồ và định hướng của một tổ chức đối với chất lượng do lãnh đạo cao nhất chính thức công bố ). Quản lý chất lượng bao gồm các hoạt động lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng. Lập kế hoạch chất lượng : Các hoạt động thiết lập mục tiêu và yêu cầu chất lượng cũng như yêu cầu về việc áp dụng các yếu tố của hệ thống chất lượng. Kiểm soát chất lượng: Là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Kiểm tra chất lượng: là hoạt động như đo , xem xét thử nghiệm , định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính . Đảm bảo chất lượng : Là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành tronh hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ sức cần thiết để tạo niềm tin thoả đáng rằng thực thể ( đối tượng ) sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng. Các nguyên tắc quản lý chất lượng: Muốn tác động đồng bộ đến các yếu tố có ảnh hưởng tới chất lượng , hoạt động quản lý chất lượng phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1- Định hướng vào khách hàng .Chất lượng là sự thoả mãn những yêu cầu của khách hàng , chính vì vậy việc quản lý chất lượng phải nhằm đáp ứng mục tiêu đó .Quản lý chất lượng là không ngừng tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng và xây dựng nguồn lực để đáp ứng nhu cầu đó một cách tốt nhất . Nguyên tắc 2- Lãnh đạo Công ty thống nhất mục đích ,định hướng và môi trường nội bộ của Công ty,huy động toàn bộ nguôn lực để đạt mục tiêu của Công ty. Nguyên tăc 3- Con người là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển .Việc huy động con người một cách đầy đủ sẽ tạo ra cho họ kiến thức và kinh nghiệm thực hiện công việc ,đóng góp cho sự phát triển của Công ty. Nguyên tắc 4- Quan điểm quá trình .Hoạt động sẽ hiệu quả hơn các nguồn lực và hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình. Nguyên tắc 5- Quan điểm hệ thống của quản lý .Việc quản lý một cách có hệ thống sẽ làm tăng hiệu quả và hiệu lực của Công ty . Nguyên tắc 6-Cải tiến liên tục .Cải tiến liên tục là mục tiêu của mọi Công ty và điều này càng trở lên đặc biệt quan trọng trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh hiện nay. Nguyên tắc 7- Quyết định dựa trên sự kiện .Các quyết định và hành động có hiệu lực dựa trên sự phân tích dữ liệu và thông tin. Nguyên tắc 8- Quan hệ cùng có lợi với bên cung ứng sẽ nâng cao khả năng tạo ra giá trị của cả hai bên. 5. Hệ thống chất lượng Để cạnh tranh và duy trì được chất lượng với hiệu quả kinh tế cao , doanh nghiệp không thể áp dụng các biên pháp riêng lẻ mà phải có cơ chế quản lý cụ thể và có hiệu lực, theo ngôn ngữ chung hiện nay là xây dựng hệ thống chất lượng . Hệ thống chất lượng là :"toàn bộ cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, thủ tục, quá trình và các nguồn lực cần thiết để thực hiện quản lý chất lượng" Hệ thống chất lượng phải đáp ứng những yêu cầu sau : * Xác định rõ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng với các quy định kỹ thuật nhằm thoả mãn các yêu cầu của khách hàng; * Điều hành việc quản lý các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng (con người, phương tiện ... )một cách có hệ thống và theo kế hoạch đã định , hướng về giảm thiểu , loại trừ . ngăn ngừa các điểm không phù hợp. * Kết hợp việc kiểm soát với cải tiến chất lượng. Hệ thống chất lượng giúp cho việc quản lý hài hoà các nguồn lực để đạt được mục tiêu chung của tổ chức và đảm bảo thoả mãn các yêu cầu của khách hàng Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống chất lượng là tập hợp những tài liệu quy định những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, thủ tục, quá trình và nguồn lực để thực hiện quảm lý chất lượng. 6.Vai trò của hệ thống văn bản Xây dựng hệ thống văn bản là hoạt động trọng tâm của công việc xây dựng hệ thống chất lượng. Hệ thống văn bản thích hợp sẽ giúp doanh nghiệp : - Sản xuất sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng. - Có căn cứ để đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống chất lượng. - Có cơ sở để cải tiến chất lượng và duy trì cải tiến đã đạt được . Hệ thống vản bản thích hợp là bằng chứng khách quan để khách hàng tin tưởng vào hoạt động của doanh nghiệp . II. Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 9000 1.Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được tổ chức tiêu chuẩn hoá quôc tế ban hành lần đầu vào năm 1987 . Quá trình hình thành và phát triển của tiêu chuẩn ISO 9000 được miêu tả được miêu tả tóm tắt qua hình 1: 2. ý nghĩa của tiêu chuẩn ISO 9000 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống chất lượng được xây dựng dựa trên triết lý : * Nếu hệ thống sản xuất và quản lý tốt thì sản phẩm và dịch vụ mà hệ thống đó sản xuất ra sẽ tốt. * ISO 9000 là một tiêu chuẩn về hệ thống chất lượng ,nó không phải là một tiêu chuẩn , quy định kỹ thuật về sản phẩm. * ISO 9000 dựa trên hệ thống tài liệu và dựa trên tiêu chí : - Viết những gì cần làm. - Làm những gì đã viết. - Và chứng minh những gì đã làm. * ISO 9000 nhấn mạnh vào việc phòng ngừa ,mục tiêu là nhằm ngăn ngừa những khuyết tật về chất lượng. * ISO 9000 là tiêu chuẩn có tính áp dụng rộng rãi Hình 1: Mô tả quá trình hình thành và phát triển của tiêu chuẩn ISO 9002: Quá trình hình thành và phát triển của tiêu chuẩn 1995 ISO 9000 Quy định về đảm bảo chất lượng của NATO AC/250 (accredited Committee ) Bộ tiêu chuẩn của Anh MD 25 Bộ tiêu chuẩn của Mỹ MIL STD 9858 A 1969 Thừa nhận lẫn nhau về các hệ thống đảm bảo chất lượng của các nhà thầu phụ phụ thuộc các nước thành viên của NATO (AQAP- Allied Quanlity Assurace Procedure). 1972 Hệ thống đảm bảo chất lượng của các công ty cung ứng thiết bị cho quốc phòng (DEFTAND-Vương quốc Anh ) BS 4778,BS 4891 1979 Bộ tiêu chuẩn BS 5750 1987 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 1994 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được soát xét lại . 2000 Phiên bản mới của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 3. Tóm tắt 24 yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn ISO 9002 . ISO 8402: Các thuật ngữ về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng. Có thể nói tiêu chuẩn này bao gồm hầu hết các định nghĩa quan trọng nhất của quản lý. Muốn hiểu ISO 9000, cần đọc kỹ trước hết các thuật ngữ này. 2. ISO 9001:Hệ thống chất lượng để đảm bảo chất lượng trong hoạch định về thiết kế, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ. 3. ISO 9002: Hệ thống chất lượng để đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp đặt và dịch vụ. 4. ISO 9003: Hệ thống chất lượng để đảm bảo chất lượng trong quá trình kiểm tra cuối cùng và thử nghiệm. 5. ISO 9000-1:Hướng dẫn sự lựa chọn hoặc hoặc ISO 9001 hay ISO 9002, cũng có thể chọn ISO 9003 để áp dụng vào doanh nghiệp. 6. ISO 9000-2:Hướng dẫn chung về việc áp dụng các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng như ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003. 7. ISO 9000-3:Hướng dẫn việc áp dụng ISO 9001 đối với sự phát triển, cung ứng bảo trì phần mềm sử dụng quản lý. 8. ISO 9000-4:áp dụng các tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng để quản lý độ tin cậy của sản phẩm. 9. ISO 9004-1:Hướng dẫn chung về quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng. 10. ISO 9004-2: Hướng dẫn về quản lý chất lượng các dịch vụ trong và sau quá trình kinh doanh. 11. ISO 9004-3: Hướng dẫn về quản lý chất lượng các nguyên liệu đầu vào của quá trình. 12. ISO 9004-4: Hướng dẫn về quản lý chất lượng đối việc cải tiến chất lượng trong doanh nghiệp. 13. ISO 9004-5: Hướng dẫn về quản lý chất lượng đối với hoạch định chất lượng. 14. ISO 9004-6: Hướng dẫn về đảm bảo chất lượng đối với việc quản lý dự án. 15. ISO 9004-7:Hướng dẫn về việc quản lý các kiều dáng mẫu mã hoặc tái thiết kế các sản phẩm. 16. ISO 10011-1:Hướng dẫn về việc đánh giá(audit) hệ thống chất lượng áp dụng trong doanh nghiệp. 17. ISO 10011-2:Các chỉ tiêu chất lượng đối với các chuyên gia đánh giá hệ thống chất lượng( Auditor of Quality System ). 18. ISO 10011-3:Quản lý các chương trình đánh giá hệ thống chất lượng trong các doanh nghiệp. 19. ISO 10012-1:Quản lý các thiết bị đo lường sử dụng trong các doanh nghiệp. 20. ISO 10012-2:Kiểm soát các quá trình đo lường. 21. ISO 10013:Hướng dẫn việc triển khai sổ tay chất lượng. 22. ISO 10014:Hướng dẫn đối với việc xác định hiệu quả kinh tế của chất lượng trong doanh nghiệp. 23. ISO 10015:Hướng dẫn về giáo dục và đào tạo thường xuyên trong doanh nghiệp để cải tiến chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng đối vơí người tiêu dùng nội bộ và ngoài doanh nghiệp. 24. ISO 10016:Hướng dẫn việc đăng ký chất lượng đối với bên thứ ba. Để hiểu được quan hệ giữa các tiêu chuẩn, có thể chia các tiêu chuẩn của bộ ISO 9000 thành 5 nhóm. Nhóm 1-Tiêu chuẩn của các thuật ngữ là ISO 8402, rất quan trọng. Nếu không nắm vững các thuật ngữ thì sẽ vô cùng khó khăn khi nghiên cứu các tiêu chuẩn khác. Nhóm 2-Nhóm tiêu chuẩn hướng dẫn việc lựa chọn các tiệu chuẩn vể đảm bảo chất lượng đối với khách hàng bên ngoài, gồm ISO 9004-1/2/3/4. Nhóm tiêu chuẩn này hướng dẫn doanh nghiệp lựa chọn hoặc ISO 9001, hay ISO 9002, cũng có thể ISO 9003 để áp dụng tuỳ theo tình hình thực tế của đơn vị. Nhóm 3-Nhóm tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng đối với khách hàng bên ngoài gồm ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003. ISO 9001 là tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng khi thiêt kế, lập kế hoạch. ISO 9002 là tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng trong sản xuất. Còn ISO 9003 là tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng khi kiểm tra và thử nghiệm. Nhóm 4-Nhóm tiêu chuẩn hướng dẫn về quản lý chất lượng trong tổ chức, gồm ISO 9004-1/2/3/4/5/6/7. Đây là nhóm tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đối với khách hàng nội bộ. Nhóm 5-Là những tiêu chuẩn hỗ trợ khi áp dụng ISO 9001, ISO 9002 hay ISO 9003. III. Các bước tiến hành áp dụng ISO 9000 1. Lợi ích của việc áp dụng ISO 9000 Việc áp dụng ISO 9000 có một số lợi ích như sau: -Tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng:Một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO9000 sẽ giúp công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hệ thống và kế hoạch ,giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát sinh sau khi kiểm tra ,chi phí bảo hành và làm lại .Cải tiến liên tục hệ thống chất lượng,như theo yêu cầu của tiêu chuẩn ,sẽ dẫn đến cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm. Như vậy ,Hệ thống chất lượng rất cần thiết để cung cấp các sản phẩm có chất lượng. -Tăng năng suất và giảm giá thành : Thực hiện hệ thống chất lượng Theo tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ cung cấp các phương tiện giúp cho mọi người thực hiện công việc đúng ngay từ đầu có sự kiểm soát chặt chẽ qua đó sẽ giảm khối lượng công việc làm lại và chi phí cho hành động khắc phục đối với sản phẩm sai hỏng vì thiếu kiểm soát và giảm đựoc lãng phí về thời gian ,nguyên vật liệu, nhậnlực và tiền bạc. Đồngthời công ty có hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ giảm được chi phí kiểm tra ,tiết kiệm cả cho Công ty và khách hàng . -Tăng tính cạnh tranh : Hệ thống chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO9000 ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh găy gắt như hiện nay. Có được hệ thống chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ đem đến cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh, vì thông qua việc chứng nhận hệ thống chất lượng phù hợp với ISO9000 doanh nghiệp sẽ có bằng chứng đảm bảo với khách hàng là sản phẩm của họ sản xuất phù hợp với chất lượng mà họ đã khẳng định . Trong thực tế , phong trào áp dụng ISO 9000 định hướng bởi chính người tiêu dùng, những người luôn mong muốn được đảm bảo rằng sản phẩm mà họ mua về có chất lượng đúng như chất lượng mà sản xuất đã khẳng định. Một số hợp đồng mua hàng ghi rõ, sản phẩm mua phải kèm theo giầy chứng nhận hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000 .Một số doanh nghiệp đã bỏ lỡ cơ hội kinh doanh chỉ vì họ thiếu giấy chứng nhận ISO 9000. Tăng uy tín của Công ty về đảm bảo chất lượng: áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9000 sẽ cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Công ty và chứngminh cho khách hàng thấy rằng các hoạt động của Công ty đều được kiểm soát. Hệ thống chất lượng còn cung cấp những dữ liệu để sử dụng cho việc xác định hiệu suất của các quá trình , các thông số về sản phẩm, dịch vụ nhằm không ngừng cải tiến hiệu quả hoạt động và nâng cao sự thoả mãn của khách hàng . 2.Chứng nhận hệ thống phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000 Đánh giá hệ thống chất lượng là việc kiểm tra độc lập và có hệ thống để xác định xem các hoạt động chất lượng và kết quả liên quan có phù hợp để đạt được mục tiêu hay không . Có 3 phương thức đánh giá chất lượng: -Đánh giá của bên thứ nhất ( đánh giá nội bộ ): Do chính Công ty sử dụng đội ngũ nhân viên của Công ty hoặc thuê người đánh giá bên ngoài để tiến hành đánh giá . -Đánh giá của bên thứ hai : Do khách hàng hoặc đại diện của khách hàng đánh giá nhà cung ứng . -Đánh giá của bên thứ ba :Công ty uỷ nhiệm cho một tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá với mục đích là đạt được chứng chỉ độc lập về sự phù hợp với tiêu chuẩn cụ thể . Việc thực hiện chứng nhận ISO 9000 do tổ chức bên đánh giá thứ ba tiến hành để xác nhận rằng hệ thống chất lượng của Công ty phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000 là phương diện để thông báo cho khách hàng và người tiêu dùng biết rằng hệ thống chất lượng của Công ty đã được một tổ chức được xác nhận công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000 . Chi phí cho việc thực hiện ISO 9000 phụ thuộc vào mức độ phù hợp của hệ thống chất lượng hiện tại của Công ty so với tiêu chuẩn .Thời gian để đạt được chứng nhận cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố , bao gồm cả yếu tố nguồn lực để được chứng nhận thì Công ty phải có khả năng chứng minh hệ thống chất lượng đạn đang phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Để đạt được điều này thông thường các Công ty cần một khoảng thời gian tối thiêủ là 3 đến 4 tháng để áp dụng hệ thống và lưu giữ hồ sơ trước khi tiến hành đánh giá chứng nhận của bên thứ 3. Thông thường các Công ty mất khoảng một đến hai năm để thực hiện ISO 9000 từ khi bắt đầu đến khi được chứng nhận . Việc đánh giá của chứng nhận thường được đánh giá như sau: Chuyên gia đánh giá của bên thứ ba sẽ tiến hành đánh gia xem xét tài liệu phỏng vấn những người liên quan đến việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng để xác đinh các quá trình và các thủ tục xem có đựoc lập thành văn bản đầy đủ và được tuân thủ hay không chuyên gia đánh giá sẽ báo cáo tất cả những sự không phù hợp và sau đó, dựa trên nhận xét của họ về mức độ nghiêm trọng của sự không phù hợp, khuyến nghị lên một hội đồng xem xét của tổ chức chứng nhận. Nếu như hệ thống phù hợp hoặc có sự không phù hợp nhưng được đánh giá là không nghiêm trọng thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn hệ thống ISO 9000. Trong trường hợp hệ thống có những sự không phù hợp nghiêm trọng thì bên đánh giá thứ sẽ đề xuất hành động khắc phục, sau khi cấp chứng nhận tổ chức bên thứ ba sẽ thực hiện đánh giá lại sáu tháng một lần và ba năm một lần thực hiện chứng nhận lại .Điều phụ thuộc vào tổ chức chứng nhận cho Công ty. Công ty hoặc nhà cung ứng muốn chứng nhận ISO 9000 có quyền lựa chọn tổ chức chứng nhận và phải trả một khoản lệ phí chứng nhận. Khi đạt yêu đạt tiêu chuẩn thì Công ty đựoc cấp chứng chỉ ISO 9000 trong đó chỉ rõ phạm vi đánh giá ( nghĩa là nêu rõ hệ thống phù hợp tiêu chuẩn nào và phạm vi của hệ thống chất lượng được đánh giá). Tên của tổ chức đánh gía và cấp chứng nhận . 3. Các giai đoạn chính của quá trình áp dụng ISO 9000 Việc xây dựng ISO 9000 tại doanh nghiệp có thể được tiến hành theo các bước sau : Bước 1:Tìm hiểu và lựa chọn tiêu chuẩn Doanh nghiệp cần tìm hiểu và xác đính xem có thể áp dụng tiêu chuẩn vào hệ thống chất lượng và quá trình phát triển của Công ty như thế nào. Công ty có thể chọn một trong 3 tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003 để áp dụng. Nếu như Công ty có thể thực hiện thiết kế thì chọn ISO 9001, nếu chỉ áp dụng cho sản xuất , lắp đặt và dịch vụ thì áp dụng tiêu chuẩn ISO 9002, Nếu chỉ áp dụng cho việc kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng thì chọn tiêu chuẩn ISO 9003. Phạm vi áp dụng tuỳ thuộc vào quyết định của Công ty. Hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 có thể áp dụng cho toàn bộ hoạt động của Công ty hoặc chỉ sử dụng cho một số tiêu chuẩn đặc thù . Bước 2: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn : Đối với các doanh nghiệp đã có các quá trình và thủ tục được thiết lập và đã được viết ra một cách đầy đủ, thì bước này có thể tiến hành đơn giản. Việc đánh giá các quá trình và thủ tục phải do người có kiến thức về ISO 9000 thực hiện , thông thường ở các doanh nghiệp, các quá trình và thủ tục chưa được thiết lập một cách phù hợp hoặc chưa được lập thành văn bản đầy đủ. Trong trường hợp các quá trình và các thủ tục đã được thiết lập và được viết ra và người đánh giá sẽ xem xét và đối chiếu với tiêu chuẩn . Còn trong trường hợp doanh nghiệp chưa có hệ thống văn bản thì cần thiết tiến hành xây dựng hệ thống văn bản . Sau khi đánh giá thực trạng. Công ty có thể xác định được những gì cần thay đổi và bổ sung để hệ thống chất lượng của Công ty phù hợp với tiêu chuẩn. Bước 3: Thiết lập hệ thống tổ chức chỉ đạo cho việc áp dụng ISO 9000 Việc áp dụng ISO 9000 có thể xem như là một dự án lớn, vì vậy các doanh nghiệp cần tổ chức điều hành dự án sao cho có hiệu quả. Nói chung, nên có một ban chỉ đạo ISO 9000 tại doanh nghiệp, bao gồm đại diện lãnh đạo và các bộ phận nằm trong phạm vi áp dụng của ISO 9000. Bước 4: Thiết kế và lập văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9000. Thực hiện những thay đổi bổ sung xác lập trong giai đoạn đánh giá thực trạng để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Nếu hệ thống của Công ty chưa có những hoạt động sau thì cần tiến hành trong bước này. -Theo yêu cầu của tiêu chuẩn doanh nghiệp phải chỉ định đại diện lãnh đạo về chất lượng có trách nhiệm đối với việc chứng nhận hệ thống chất lượng. Đây là người quản lý có quyền ra quyết định và huy động những nguồn lực khi cần thiết. Cần bổ nhiệm vào vị trí này một cán bộ có phẩm chất và năng lực, đồng thời có đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm trong việc điều hành bộ máy chất lượng. -Xây dựng sổ tay chất lượng bằng văn bản, trong đó bao gồm cả chính sách chất lượng. -Lập thành văn bản tất cả các quá trình và thủ tục liên quan. Bước 5: áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9000. Công ty cần áp dụng hệ thống chất lượng đã thiết lập để chứng minh hiệu lực và hiệu quả của hệ thống. Trong bước này cần thực hiện các hoạt động sau: -Phổ biến cho tất cả cán bộ công nhân viên trong Công ty nhận thức về ISO 9000. ._.-Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo các quy trình, thủ tục đã được viết ra. -Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ theo thủ tục đã được mô tả. -Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để đánh giá sự phù hợp của hệ thống và đề ra các hành động khắc phục đối với sự không phù hợp. Bước 6: Chuẩn bị cho sự đánh giá chứng nhận Việc chuẩn bị cho việc đánh giá chứng nhận bao gồm các bước sau: -Đánh giá trước chứng nhận: Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định xem hệ thống chất lượng của Công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách có hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục. Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do Công ty thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài đánh giá. -Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận hay đánh giá của bên thứ ba là tổ chức đã được công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO 9000 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp. Công ty có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức đánh giá nào để đánh giá và cấp chứng nhận. -Chuẩn bị về mặt tổ chức và nguồn lực để tiến hành đánh giá. Bước 7: Tiến hành đánh giá chứng nhận. Tổ chức chứng nhận đã được Công ty lựa chọn tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống chất lượng của Công ty. Bước 8: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận. -ở giai đoạn này cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì và không ngừng cải tiến hệ thống chất lượng của Công ty Phần II: Tình hình nghiên cứu và áp dụng ISO 9000 tại Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long. I.Giới thiệu chung về Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long. 1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long. Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long là một đơn vị trực thuộc, dưới sự quản lý của Sở Thương Mại. Nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất rượu và nước giải khát lên men. Tên: Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long. Địa chỉ: 181 Đường Lạc Long Quân,Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Thành lập: Mặt hàng sản xuất chính: Rượu - Nước giải khát Lịch sử Công ty đã trải qua có bao bước ngoặt quan trọng. Có thể chia ra thành các giai đoạn sau: Giai đoạn 1989 - 1993:Giai đoạn thủ công. Xí nghiệp Rượu - Nước giải khát Thăng Long được thành lập từ ngày 24/03/1989 theo quyết định số 6145/QĐ-UB. Tiền thân xí nghiệp là Xưởng sản xuất rượu và nước giải khát lên men, trực thuộc công ty rượu- bia Hà Nội. Sản phẩm truyền thống của xưởng là rượu pha chế các loại. Tới những năm đầu thập kỷ 80, Xưởng mới được đầu tư về công nghệ và phương tiện để sản xuất Vang. Mới thành lập, xí nghiệp còn là một đơn vị sản xuất nhỏ. Với 54 công nhân, sản xuất hoàn toàn thủ công. Đại bộ phận nhà xưởng là nhà cấp bốn đã thanh lý, cơ sở vật chất nghèo nàn. Tuy nhiên, đây cũng là thời gian đầu của sự khởi sắc. Sản lượng từ 106.000 lít/năm1989 đã tăng tới 530.000lít/năm1992 và 905.000 lít/ năm 1993. Kho công nghệ dung tích đựng tăng dần theo sản lượng. Thị trường Vang Thăng Long được mở ra nhanh chóng, có thị phần vượt trội các mặt hàng cùng loại góp phần khẳng định xu hướng tiêu dùng mới về loại đồ ăn uống có độ rượu nhẹ lên men hoa quả. Xí nghiệp đã là đơn vị sản xuất - kinh doanh có hiệu quả. Mức nộp ngân sách tăng gần 6 lần, từ 337 triệu đồng năm 1991 tới 1.976 triệu đồng năm1993. Sản phẩm của xí nghiệp đã bắt đầu chiếm lĩnh thị trường Hà Nội, Đà Nẵng thông qua các đại lý nhỏ. Giai đoạn 1994- 1997:Giai đoạn sản xuất bán cơ khí. Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long chính thức thành lập ngày 16/08/1993 theo quyết định 3021/CT-UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Trụ sở giao dịch: 27 Lạc Long Quân - Nghĩa Đô - Cầu Giấy- Hà Nội. Cơ quan chủ quản: Sở Thương Mại Hà Nội. Số đăng ký kinh doanh: 109500. Có thể coi từ khi thành lập Công ty đến nay (1993-1998), là giai đoạn phát triển đột biến về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, thiết bị kỹ thuật và công nghệ được cải tiến rõ rệt, sản xuất kinh doanh phát triển mạnh, ổn định với mức tăng trưởng bình quân hàng năm dưới 65%. Do đó , Công ty liên tục là một trong những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiểu quả của Ngành Thương Mại Hà Nội. Công ty đã đầu tư gần 11 tỷ đồng cho thiết bị, nhà xưởng, môi trường, văn phòng và các công trình phúc lợi. Bộ mặt của Công ty đã thay đổi hoàn toàn. Mẫu mã mặt hàng của Công ty đạt trình độ tiên tiến: chai ngoại, theo truyền thống tiêu dùng quốc tế. Nhãn của sản phẩm đạt trình độ kỹ thuật in tiên tiến của nước ta. Năm 1997 sản phẩm của Công ty đã áp dụng mã số , mã vạch. Những thành tựu mà Công ty đạt được ở trên chủ yếu là do đã ứng dụng và cải tiến cấp cơ sở bằng vốn tự có: -Tạo hương Vang: Tạo hương đặc trưng của Vang Thăng Long. -Chủng loại nấm lên men chịu cồn cao: Nhằm nâng cao chất lượng Vang ThăngLong phù hợp với điều kiện nhiệt đới. -Những cải tiến về công nghệ sản xuất: Giữ ổn định chất lượng, tiết kiện nguyên vật liệu. - Cơ giới hoá quá trính công nghệ: chiết Vang, xiết nút, chuyển tải các loại chất lỏng( nước cốt, Vang bán thành phẩm, Vang thành phẩm..) -Cơ giới hóa quá trình chế biến quả và quá trình vận chuyển: nguyên vật liệu, vật tư , hàng hoá.. -Đầu tư tài sản cố định: Nhằm tăng nhanh sản lượng theo yêu cầu thị trường. -áp dụng máy vi tính, các thiết bị văn phòng vào chương trình quản lý hành chính, hoạt động kinh doanh. Sản lượng sản xuất Vang tăng gấp 3 lần, từ 1,6 triệu lít/năm 1994 lên 4,8 triệu lít/năm 1997. Thị trường Vang Thăng Long đã phát triển ở khắp các tỉnh miền Bắc, miền Trung đến tận thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn 1998:Giai đoạn cơ giới và tự động. Dù còn nhiều khó khăn, Công ty vẫn coi đây là năm bản lề, phải chuyển đổi nền sản xuất của Công ty từ nửa cơ giới sang cơ giới và tự động hoá, tạo điều kiện ổn định chất lượng theo yêu cầu thị trường quốc tế. Với các chỉ tiêu chủ yếu/ trong đó bao gồm Tổng số nộp ngân sách sở giao: Doanh thu 60.3000 tỷ đồng Sản lượng 5.500 triệu lít Nộp ngân sách 9.307 tỷ đồng Lợi nhuận 2.290 tỷ đồng Về lâu dài, ngoài việc khẩn trương phát triển thị trường ra cả nước, khu biên giới , đặc biệt là Móng Cái- khu kinh tế mở đầu của Việt Nam, tiến tới còn có thể mở rộng thị trường qua các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Muốn vậy, Công ty cần tìm hiểu và khẩn trương ứng dụng dần từng bước các hệ thống chất lượng quốc tế, từ GMP, HACCP đến ISO. Qua các giai đoạn, Công ty liên tục là một trong những doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh có hiệu quả của nghành Thương Mại Hà Nội, có mức tăng trưởng sản xuất nộp ngân sách cao. 2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long thành lập với mục đích kinh doanh nghành nghề: -Công nghiệp nước uống có cồn và không có cồn. -Hàng hoá ăn uống, lương thực thực phẩm chế biến của các doanh nghiệp. -Sản xuất các loại bao bì Polyetyler để phục vụ nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp và thị trường. Với phạm vi hoạt động kinh doanh rộng như vậy thì Công ty có thể cùng một lúc tập trung sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng cho đến nay, Công ty đanh tập trung những tiềm lực sẵn có của mình để sản xuất và kinh doanh mặt hàng rượu Vang Thăng Long, đây là sản phẩm chủ chốt của Công ty và đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Hiện nay có 6 sản phẩm chính: Vang tổng hợp, Vang Nho, Vang Dứa, Vang Sơn Tra, Vang Hai năm, Vang Năm năm. Ngoài Vang Thăng Long, Công ty còn sản xuất nhiều loại rượu mùi và nước giải khát như: Nước khoáng và các nước hoa quả khác mang nhãn hiệu Thăng Long. Sản phẩm rượu Vang là một trong những sản phẩm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về đồ uống của con người. 3. Hoạch định chiến lược kinh doanh. Công ty đã hoạch định chiến lược kinh doanh ở trạng thái "động" nhưng khép kín có nghĩa là có thể điều chỉnh trong khuôn khổ khi cần thiết trong quá trình thực hiện chiến lược. Điều này rất có tác dụng trong nền kinh tế thị trường luôn luôn biến đổi. Việc hoạch định của công ty dựa trên nguyên tắc: " Rõ ràng. Phù hợp với điều kiện thực tế và tính khả thi". Cơ sở hoạch định chiến lược kinh doanh: Diễn biến của thị trường. Các luồng thông tin kinh tế, xã hội. Yêu cầu và nhận xét của khách hàng. Đánh giá đối thủ cạnh tranh. Mối quan hệ hợp tác trong và ngoài công ty. Thực trạng nguồn nhân lực và công nghệ. Khả năng về tài chính, điều kiện cơ sở vật chất. Môi trường bên trong và bên ngoài tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Dựa trên cơ sở hoạch định chiến lược, ban lãnh đạo công ty đã phân tích đánh giá từng mặt, sau đó sắp xếp theo mức độ quan trọng và tổ chức lại mối quan hệ rằng buộc. Quá trình thực hiện chiến lược được sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận trong công ty, tạo nên một guồng máy hoạt động đồng bộ có hiệu quả. Đánh giá kết quả tháng, quý, năm là kết quả cho kế hoạch dài hạn của công ty. Sơ đồ trình tự hoạch định chiến lược Hình 2: Tổng hợp và phân tích điều kiện thực tế Kế hoạch công ty Tháng quý Năm Ngắn hạn Dài hạn 10năm 5 năm Ké hoạch thực hiện điều chỉnh chiến lược Kế hoạch bổ sung Hoàn thiện và triển khai Hình 2: Sơ đồ hoạch định chiến lược. 4.Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long ảnh hưởng tới Công tác QLCL A.Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh của Công ty Trên thế giới sản xuất Vang đã có truyền thống lâu đời. Hiện nay công nghệ sản xuất Vang rất phát triển. Vang thường có độ rượu từ 9-20% dung tích, có giá trị dinh dưỡng cao do chứa các axít hữu cơ, muối khoáng, các hoạt chất tính sinh học. Chính vì vậy mà ngày nay sản phẩm rượu Vang được sử dụng khá phổ biến. Như đã biết, sản xuất rượu Vang nằm trong nghành công nghiệp chế biến thực phẩm nên vấn đề đảm bảo vệ sinh thực phẩm được đề ra rất cao. Bởi lẽ, chất lượng vệ sinh thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng, Nếu vấn đề an toàn vệ sinh không được đảm bảo thì hậu quả rất nặng nề. Hiện nay, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long đang thực hiện các chương trình như: GMP và HACCP, để đáp ứng các nhu cầu chặt chẽ trong đó thì Công ty Buộc phải bỏ ra một lượng vốn không nhỏ, và đến đây là điều nhiều Công ty không muốn. Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long cũng nhận thức được rằng mục tiêu lâu dài của Công ty là sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng thực sự để khách hàng tin tưởng vào Công ty và chiếm lĩnh được thị phần lớn còn lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất của Công ty. Sản xuất rượu Vang cũng như các nghành sản xuất rượu khác đều phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, với mức thuế cao. Do đó, để duy trì quá trình sản xuất thì Công ty phải tính toán kỹ lưỡng sao cho giá thành phải thấp hơn giá bán nhiều thì mới đảm bảo, đây là điều không dễ dàng gì. Mặt khác , trên thị trường hiện nay ngoài sản phẩm Vang Thăng Long còn có các Công ty sản xuất sản phẩm cùng loại trong thành phố Hà Nội cũng như trong cả nước gồm các công ty lớn nhỏ được thành lập từ nhiều năm và tồn tại đến nay. Đây cũng là một sức ép lớn buộc Công ty phải ngày càng quan tâm , nâng cao và hoàn thiện chất lượng sản phẩm của mình. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn và đáng quan tâm hơn đó là các sản phẩm rượu ngoại nhập đã chiếm được phần thị trường những người có nhu cầu cao, hoặc là mạng lưới các cơ sở tư nhân nấu rượu lậu trốn thuế nên bán với giá rất rẻ. Trước những khó khăn đó, Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long đã đề ra cho mình định hướng cụ thể: trước hết đó là sự lựa chọn sản phẩm Vang được lên men từ hoa quả, chiết xuất từ các loại hoa quả tươi con người sử dụng từ xa xưa. Khi mới thành lập , Công ty chủ yếu chỉ sản xuất một loại Vang Thăng Long mác Vàng. Nhưng do nhu cầu thị trường luôn biến động và có xu hướng ngày càng cao cũng như sự phát triển của khoa học công nghệ - để sử dụng tối đa công suất của thiết bị trong những năm gần đây Công ty đã cho ra một số loại sản phẩm và được người tiêu dùng chấp nhận đánh giá cao như: Vang Nho, Vang Dứa, Vang Sơn Tra và sắp tới là Vang Nổ. Đồng thời để tăng thị phần, chống lại những áp lực cạnh tranh và nâng cao mức chất lượng sản phẩm Vang Thăng Long, Công ty đa đưa ra thị trường những sản phẩm Vang có tuổi từ 2 đến 5 năm, các sản phẩm có chất lượng rất tốt và được tiêu thụ nhiều vào các dịp cuối năm và dùng Vang lâu năm làm quà biếu chắc sẽ lịch sự hơn nhiều. Bảng số lượng tiêu thụ sản phẩm Vang theo chủng loại Đơn vị : lít Tên sản phẩm 1998 1999 Quý I năm 2000 Vang Thăng Long 0.7l 4.473.000 6.649.686 1.998.989 Vang Sơn Tra 0.7 l 80.000 11.332 3.925 Vang Nho 0.7l 20.000 22.232 8.188 Vang Dứa 0.7l 40.000 7.162 3.115 Vang 2 năm 0.7l 60.000 16.669 7.059 Vang 5 năm 0.7l 6.000 1.013 172 Vang Thăng Long 0.5 l 1.740 10.779 Nhờ đó mà sản phẩm Vang Thăng Long đã có một vị trí tương đối trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Điều đó được thể hiện qua bảng sau: TT Tên doanh nghiệp Sản lượng (1000 lít) Giá cả (1000 đ/lít) 1994 1995 1996 1997 1998 1994 1995 1996 1997 1998 1 2 3 4 5 6 7 Vang Thăng Long Vang Gia Lâm Vang Hoàn Kiếm Vang Bắc Đô Vang Grape Wine Vang Queenbee wine Vang Hoàng Gia 1637 126 7 42 70 3859 310 70 70 100 65 70 4726 500 280 200 400 130 4807 1640 10.9 11.1 11.4 10.3 10.0 11.8 11.4 10.3 10.0 10.2 10.8 10.3 11.8 13.4 Nhu cầu về rượu Vang ngày càng lớn do người tiêu dùng không chỉ uống Vang trong các dịp lễ tết theo truyền thống từ lâu đời nay, mà rượu Vang thường có mặt trong các bữa ăn hàng ngày của người dân bởi lẽ Vang rất tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là người có tuôỉ. Trong tương lai, rượu Vang sẽ trở thành đồ uống được ưa chuộng của toàn xã hội và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Điều này mở ra cho Công ty một thị trường tiềm năng hết sức rộng lớn mà Công ty cần phải tập trung tận dụng cơ hội đó để khai thác. Tuy nhiên trong thời gian gần đây sản phẩm của Công ty đang bị cạnh tranh gay gắt. Vì vậy Nếu Công ty không có giải pháp chiến lược quản lý nói chung và quản lý chất lượng nói riêng thì thất bại là điều khó tránh khỏi. B.Đặc điểm về quy trình công nghệ và trang thiết bị. Trước năm 1994 , công nghệ sản xuất Vang của Công ty là công nghệ truyền thống nên khá lạc hậu, khả năng tự động hoá không có, khả năng cơ giới hoá chỉ chiếm 20% trong khi lao động thủ công chiếm tỷ lệ khá lớn 80% khiến cho năng suất lao động thấp và chất lượng không đảm bảo là điều dễ hiểu. Nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới công nghệ, ban lãnh đạo Công ty quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ từ năm 1994. Mục tiêu đổi mới công nghệ của Công ty là nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm nhằm thích ứng với tình hình sản xuất - kinh doanh của Công ty. Tuy gặp nhiều khó khăn về vốn nên Công ty chủ trương vừa sản xuất, vừa đầu tư có trọng điểm từng bước, từ đó tiến tới đổi mới toàn diện, đồng bộ có hệ thống nên dây chuyền sản xuất của Công ty là một dây chuyền khép kín với các máy móc , thiết bị hiện đại nhập từ các nước như: Nhật, Pháp, Balan , Italy.. đảm bảo nhu cầu của thị trường về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Danh mục các thiết bị của Công ty trang bị trong mấy năm gần đây TT Tên thiết bị Số lượng Nước Sản Xuất I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Thiết bị chưa đựng: Sitec 25.000 lít Sitéc 3.000 lít Sitéc 1.000 lít Sitéc 12.000 lít Sitéc 10.000 lít Sitéc 5.000 lít Sitéc 2.000 lít nhôm Sitéc đứng 30.000 lít Thùng 500 lít nhôm Thùng 1.000 lít Inox Sitéc 10.000 lít Inox Sitéc 25.000 lít Inox Sitéc 20.000 lít Inox 85 28 4 5 5 1 4 10 4 5 4 15 2 Việt Nam - - - - - - - - - - - Mỹ II 1 2 3 Thiết bị chế biến quả Máy ép quả- trọng lực 150 tấn Máy xé quả- công suất đạt 10 tấn quả/ca Máy thái quả- công suất đạt 6 tấn quả/ca 1 1 2 Balan Việt Nam Trung quốc III 1 2 3 Thiết bị công nghệ Máy giặt bông loại 5 nghìn lít Dàn bình lọc Vang hình trụ đứng bằng Inox công suất đạt 6.000 lít/ca Máy đo độ đục 4 1 4 Mỹ Mỹ Khối EC V 1 2 3 Thiết bị bơm chuyển tải Máy bơm hút nươc công suất 10 m3 /h Máy bơm piston Inox Máy bơm piston đồng 2 3 1 Việt Nam Việt Nam Anh VI 1 Thết bị rửa chai Máy rửa chai tự động công suất đạt 5.000 chai/h 1 Italya VII 1 2 Thiết bị chiết Vang Băng tải Inox đưa chai đến máy chiết Vang Máy chiết vang tự động định lượng Công suất 7.000 chai/ca 2 8 Việt Nam CH Pháp VIII 1 2 3 4 5 Thiết bị dãn nhãn, đóng thùng và các phương tiện kèm theo: Băng tải xích Inox đưa chai đã chiêt đến máy DN Băng tải xích Inox đưa chai đã dãn nhãn đến máy ĐT Máy dãn nhãn tự động- công suất 7000 chai/h Máy dán thùng bằng băng dính Máy đóng chai thùng 1 1 1 1 2 Việt Nam Việt Nam CHLB Đức CH Pháp Trung Quốc IX 1 2 3 Thiết bị nâng chuyển Xe nâng trọng tải 1 tấn Xe nâng trọng tải 5 tấn Xe đẩy rượu - sức chưa 100 chai/xe 3 1 10 Liên Xô Nhật Việt Nam Bên cạnh chủ trương đầu tư các máy móc, thiết bị hiện đại phù hợp với công nghệ sản xuất Vang của Công ty, đồng thời kết hợp với đầu tư vốn và thời gian nghiên cứu cải tiến công nghệ sản xuất Vang như quy trình lên men, phân lập chủng loại men mới. Có thể biểu diễn quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm của Công ty qua sơ đồ sau:( hình 3 ) Các giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất rượu bao gồm: Nguyên liệu - rửa- Ngâm-chiết nước cốt quả-lên men phụ-lọc-chiết chai-dán nhãn -đóng kiện bảo quản. C. Đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng Nguyên vật liệu là thành phần chính cấu tạo nên sản phẩm và đặc tính, chất lượng nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Vang là một loại đồ uống được lên men từ dịch quả, chiết xuất từ các loại quả tươi được con người sử dụng từ lâu. Do đó nguyên liệu để sản xuất rượu Vang có thể chia làm hai loại: nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ. Nguyên liệu chính để sản xuất rượu Vang gồm có: hoa quả, men nước. +Hoa quả để sản xuất rượu Vang không chỉ từ Nho mà người ta đã sản xuất các loại Vang từ các loại hoa quả khác nhau như: Dứa, Mơ, Mai, Mận Dâu, Sơn tra.. Mỗi loại hoa quả cũng mang những đặc trưng và hương vị riêng biệt. Nguyên liệu của Công ty là các loại hoa quả có sẵn ở Việt Nam, được trồng trên đất vườn ở đồng bằng, đồi núi ở trung du và miền núi. Hoa quả dùng để làmVang đòi hỏi phải là hoa quả tươi, không thối rữa và phải đều nhau. Hiện nay, Công ty đang điều tra số liệu tình hình trồng trọt, khai thác nguyên liệu hoa quả để tổ chức vùng chuyên canh nhằm đảm bảo nguyên liệu số lượng, chất lượng phục vụ sản xuất ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây, Công ty đã thực hiện quy chế nhập nguyên liệu với tiêu chuẩn, chất lượng rõ ràng nên đã nâng cao chất lượng nguyên liệu và có quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Vang cho nên mỗi năm Công ty đã khai thác hàng nghìn tấn quả. Với công nghệ chế biến quả cải tiến, quy chế nhập quả và tổ chức chế biến cốt quả tốt cho nên chất lượng hương quả cao, góp phần nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm của Công ty vơi khách hàng. Nguyên liệu quả 15 -20% giống men mới Chọn, rửa & Sơ chế Lên men chính Rút cốt quả Ngâm đường Lên men phụ Bã lọc Rửa Chiết chai Chai đóng nút Dãn nhãn Nhập kho Thành phẩm Hình 4: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Vang Thăng Long Ghi chú :Để đảm bảo chất lượng, từng công đoạn cần thiết đều thực hiện KCS và QC nghiêm chỉnh. Các nguyên vật liệu để sản xuất Vang Thăng Long: +Nấm men được sử dụng trong quá trình lên men. Trong sản xuất Vang, chất lượng của chủng nấm lên men đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến mùi vị của Vang. Với khí hậu ôn đới mát mẻ sản xuất Vang của Châu Âu chỉ chịu được cồn ở nồng độ thấp/ 12%/. Nhưng sản xuất Vang ở Việt Nam trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, Nếu chỉ dùng giống nấm men thuần chủng của Châu Âu để lên men Vang của ta Vang sẽ bị nhiễm khuẩn, làm cho chất lượng Vang không ổn định. Do vậy, chủng nấm lên men phù hợp với sản xuất Vang ở ta phải có khả năng chịu cồn ở nồng độ từ 14%-16%. Xuất phát từ yêu cầu trên, Công ty đã nghiên cứu phân lập thành công chủng nâm men mới có thể sản xuất Vang trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta. Nhờ có chủng nấm lên men này mà quá trình lên men sẽ diễn ra triệt để và không cần bổ sung thêm nhiều rượu êtylic. Tiêu chuẩn của nấm men đem dùng là có khả năng lên men nhanh, lên men đều tích tụ cao, tạo hương vị đặc trưng, thuần khiết. Việc đưa chủng nấm men mới vào sản xuất Vang đã mở ra một hướng phát triển quy mô lớn cho công nghiệp Vang, hứa hẹn cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm mới của Vang Thăng Long chất lượng cao hơn, mang lại nguồn lợi lớn cho Nhà Nước. +Nước là một nguyên liệu hết sức quan trọng vì nó chiếm tới 70% trong thành Vang, do đó nó ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng Vang, nước được sử dụng phải là nước mềm, đủ tíêu chuẩn nước uống. để đáp ứng yêu cầu đó, hiện nay Công ty đang xây dựng một hệ thống lọc và dẫn nước sạch phục vụ cho toàn Công ty. +Nồng độ đường có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tế bào nấm men, do vậy đường sử dụng cho sản xuất bi a phải là đường có độ tinh khiết cao thì dịch đưòng sau khi lắng trong để đưa vào lên men mới đảm bảo. +Cồn..Nguyên liệu phụ dùng để sản xuất Vang gồm các loại chai, nút, nhãn, mác, .. tuy đây là những nguyên liệu phụ nhưng nó có vai trò làm tăng giá trị của sản phẩm rất nhiều. Hiện nay công ty thuỷ tinh liên doanh Malayxia thường xuyên cung cấp chai cho Công ty với các loại chai dung tích 0,75 lít và 0,50 lít. Nút chai Công ty sử dụng là nút nhôm và nút màng co có màu vàng và màu đỏ của Nàm triều Tiên và Cộng hoà Pháp. công ty đã ký hợp đồng dài hạn với công ty in quận I thành phố HCM để in nhãn mác, nhãn mác sản phẩm của Công ty đẹp, rõ nét, phong phú tạo được ấn tượng với khách hàng. Công ty Rượu- Nước giải khát Thăng Long đã thấy rõ vai trò quan trọng của nguyên vật liệu đối với việc đảm bảo chất lượng nói riêng và sự thành công trong sản xuất kinh doanh nói chung nên Công ty đã đề ra các tiêu chuẩn riêng về chất lượng, thời gian giao hàng cũng như giá cả đối với mọi nguyên liệu mua vào, và theo dõi chặt chẽ ngay khi thanh lý hợp đồng. Trước khi đưa vào sản xuất nguyên liệu lại kiểm tra lần nữa và có phiếu kiểm nghiệm đạt yêu cầu kỹ thuật do bộ phận KCS và QC của Công ty tiến hành trên tất cả các nguyên liệu đưa vào. Nhờ có việc kiểm tra chặt chẽ này mà Công ty đã giảm được nhiều sai hỏng trong quá trình sản xuất nên Công ty đã tiết kiệm được nhiều và giảm chi phí sản xuất dẫn đến giá giảm thành sản phẩm , khiến cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cả về số lượng cũng như chất lượng và giá cả. Ngoài công tác kiểm tra nguyên vật liệu một cách ngặt ngèo, Công ty còn rất quan tâm đến quá trình lưu giữ bảo quản nguyên vật liệu thông qua việc xây dựng một hệ thống kho hiện đại cùng với các chính sách bảo quản chặt chẽ. Tuy nhiên, Công ty cần phải áp dụng các biện pháp khoa học trong việc luân chuyển hàng hoá trong kho sao cho phù hợp , đồng thời công tác vệ sinh kho được thực hiện thường xuyên hơn. D.Đặc điểm về lao động. Công ty Rượu- Nước giải khát Thăng Long rất quan tâm đến vấn đề nhân lực, coi nhân tố con người là nhân tố quyết định mọi nhân tố khác, coi đó là chiến lược lâu dài cho sự tồn tại và phát triển. Khi mới thành lập Công ty chỉ có 50 người cho đến năm 1999 cùng với sự mở rộng quy mô, phát triển sản xuất số lượng cán bộ công nhân viên tăng lên là 290 người. Trong đó có 208 cán bộ công nhân viên chức và 52% là nữ Trình độ cán bộ công nhân viên: +45 cán bộ tốt nghiệp đại học và trên đại học +34 người có trình độ trung cấp +Số còn lại chủ yếu là công nhân lành nghề, đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm được đào tạo trực tiếp tại Công ty. Hàng năm tổng số công nhân đều tăng lên. Nhưng tốc độ tăng của trình độ đại học và trung cấp tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của trình độ phổ thông. Chứng tỏ rằng sự đổi mới công nghệ, thiết bị máy moc đòi hỏi là số công nhân ít, nhưng trình độ phải cao. Tuy nhiên vì chưa hiện đại được hết nên số lao động phổ thông còn chiếm tỷ trọng lớn, trung bình 3 năm 1996-1998 lao động phổ thông chiếm 70% trong tổng số lao động. Hơn nữa do đặc điểm sản xuất của nghành là mang tính thời vụ nên số lượng công nhân làm việc tại Công ty là không ổn định. Thời gian vào mùa vụ thì Công ty sử dụng hết lượng lao động đông thời còn phải thuê thêm ở ngoài, nhưng khi hết mùa vụ thì Công ty có các chính sách khuyến khích công nhân nghỉ việc. Để đảm bảo chất lượng cho sản xuất. Trước khi nhận một lao động vào Công ty đều kiểm tra kiến thức, trình độ tay nghề, từ đó sắp xếp hợp lý vào các bộ phận nhằm phát huy tối đa năng lực của mọi thành viên. Đồng thời Công ty rất quan tâm đến việc thường xuyên đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Để định hướng phát triển nguồn nhân lực phải có kế hoạch đào tạo để hình thành đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi tay nghề, ham hiều nghiệp vụ, thích ứng với cơ chế thị trường. Công ty đã đề ra một số chính sách như sau: -Công ty cử những người có khả năng học tập, công tác đi đào tạo về những nghiệp vụ chuyên môn mà Công ty cần. -Trong công tác thực tế, những người đã qua đào tạo thể hiện rõ năng lực chuyên môn, đều được trọng dụng và hưởng chế độ ưu tiên nhất định do kết quả đào tạo mang lại. -Công ty đang nghiên cứu chế độ phụ cấp bằng nói chung cho đào tạo để khuyến khích học tập dưới bất kỳ hình thức nào, cũng giống như chế độ phụ cấp và năng suất, chất lượng lao động. Ngoài ra Công ty còn rất quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên để tạo cho cán bộ công nhân viên hăng say làm việc, Công ty đã tiến hành nâng cấp cơ sở vật chất của Công ty, lắp đặt hệ thống trang thiết bị hiện đại trong phòng làm việc. -Công ty đã xây dựng một khu nhà làm việc vơi diện tích 200m2 -Hội trường 200 chỗ ngồi. -Nhà ăn giữa ca trang bị bằng bếp ga với hơn 200 chỗ ngồi. -Nhà tắm -vệ sinh có hệ thống cung cấp nươc nóng lạnh. -Các phòng làm việc được trang bị máy tính, điện thoại, máy điều hoà.. .. Bảng lợi ích của người lao động trong các năm Chi phí Nội dung Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Tổng số BQ đầu người Tổng số BQ đầu người Tổng số BQ đầu người Bảo hiểm y tế và vệ sinh môi trường 65,7 0,32 268,0 1,28 280,0 1,35 Bảo trợ ăn giữa ca 152,0 0,74 160,0 0,77 170,0 0,82 Tổ chức nghỉ mát và sinh hoạt văn hoá 9,1 0,44 91,0 0,44 100,0 0,4 Thu nhập bình quân đầu người 1,45 1,46 1,4 1,4 1,1 1,4 Do đặc điểm sản xuất của Công ty mang tính thời vụ nên mỗi khi hết thời vụ công nhân phải nghỉ việc điều đó làm cho người sản xuất không yên tâm sản xuất dốc toàn tâm toàn lực vào công việc. Để khắc phục tình hình này, Công ty nên đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất những mặt hàng không mang tính thời vụ hoặc chéo muà vụ với sản phẩm hiện tại. E.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý. Tổ chức quản lý có vai trò rất quan trọng đối vơi quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Bởi Nếu doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý thì quá trình sản xuất diễn ra dễ dàng, không mất nhiều thời gian; ngược lại, Nếu tổ chức quản lý rườm rà thì sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ, kém hiệu quả. Nhận thức được điều đó, Công ty Rượu- Nước giải khát Thăng Long đã lựa chọn một cơ cấu gọn nhẹ đó là tư tưởng tổ chức lãnh đạo của Công ty. Mô hình tổ chức Công ty hình 5 Đặc điểm nổi bật trong sản xuất của công ty là sản xuất theo mùa vụ. Ngoài mùa vụ , công ty vẫn duy trì sản xuất nhưng tiến độ giảm xuống, chủ yếu sản xuất như vậy phục vụ nhu cầu trong nước. Do đặc trưng của sản xuất như vậy, nên cơ cấu quản lý tổ chức cũng theo hướng đó. Về kiểu tổ chức quản lý: Công ty Rượu- Nước giải khát Thăng Long là đơn vị hoạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân và phương thức quản lý theo kiểu trực tuyến, công ty quán triệt cơ chế quản lý: Đảng lãnh đạo, Giám đốc quản lý điều hành, công nhân viên chức tham gia quản lý thông qua Đại Hội công nhân viên chức, Ban thanh tra công nhân. Trách nhiệm và quyền hạn của các phòng ban, bộ phận: Giám đốc: Trách nhiệm và quyền hạn: Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nươc và pháp luật, có quyền điều hành cao nhất trong công ty: * Tổ chức điều hành hoạt động công ty * Công bố chính sách, mục tiêu chất lượng * Chủ trì các cuộc họp xem xét lãnh đạo * Sử dụng các nguồn lực do nhà nước giao nhằm xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm,phương án đầu tư, liên doanh, đề án tổ chức quản lý.. ..trong đó mục tiêu nâng cao không ngừng hệ thống quản lý chất lượng của công ty được quán triệt trong từng công việc * Ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, quy trình và hướng dẫn. * Báo cáo và chịu sự giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động chất lượng của Công ty. Phó Giám đốc: Trách nhiệm và quyền hạn: Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trươc Giám đốc về nhiệm vụ được Giám đốc phân công và uỷ quyền: * Trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trươc Giám đốc công ty về công nghệ , kỹ thuật, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm của công ty * Xây dựng quản lý và kiểm tra các định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình công nghệ và quy chế sản xuất liên quan trực tiếp đến kỹ thuật và quản lý trong hệ thống chất lượng * Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kỹ thuật hàng năm theo tháng, quý và kế hoạch triển vọng. * Điều lao động và các nguồn lực khác như: vật tư, năng lượng, thiết bị.. * Nghiên cứu đề tài khoa học, các dự án khoa học, tổ chức phong trào cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm Đại diện lãnh đạo về chất lượng Trách nhiệm và quyền hạn: * Đảm bảo hệ thống được xây dựng, áp dụng và duy trì theo tiêu chuẩn ISO 9002 * Báo cáo thực hiện hệ thống chất lượng để Giám đốc công ty xem xét và làm cơ sở để cải tiến hệ thống chất lượng * liên hệ với bên ngoài về các vấn đề có liên quan đến hệ thống chất lượng của công ty * Xem xét các thủ tục( quy trình ) của ISO 9002 * Đào tạo phổ biến * Đánh giá chất lượng nội bộ * Đảm bảo duy trì và thực hiện._. kín của các chuyên gia tư vấn, công ty đã lựa chọn mô hình quản lý chất lượng ISO 9002. Sau công đoạn ấy , công ty đi vào đào tạo nhân viên, lập kế hoạch biên soạn các quy trình, sổ tay chất lượng,.. ..Như vậy, những điều được viết ra đều xuất phát từ thực tế, từ nhu cầu của công ty, phù hợp với "viết những gì và cần làm". Nó là kết quả quá trình nghiên cứu, soạn thảo, bổ sung, sửa chữa của cả tập thể và những người lãnh đạo. Do vậy, những quy trình, hướng dẫn, quy định đó hết sức thiết thực và phù hợp. Để đảm bảo các quy trình được thực hiện một cách có hiệu quả và hiệu lực đòi hỏi tất cả các bộ phận trong công ty đều phải thực hiện chính xác các quy trình, hướng dẫn, biểu mẫu "làm những gì đã viết" điều đó sẽ đảm bảo tính đồng bộ ,hợp lý, ăn khớp và có kế hoạch giữa các khâu, các bộ phận. Đảm bảo tính quản lý có hệ thống trong toàn công ty. Tuy nhiên, mọi quyết định dù xuất phát từ những người lãnh đạo cao nhất, thực sự có năng lực ,uy tín thì đôi khi vẫn có những thiếu sót. Mặt khác, các quy trình, hướng dẫn, quy định này lại được soản thảo bởi nhiều phòng ban, bộ phận khác nhau. Ban lãnh đạo ISO sẽ phân chia cho các phòng ban chức năng đảm đương nhiệm vụ viết các thủ tục tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của bộ phận mình. Trong quá trình đó, sự chênh lệch trình độ , khả năng là không trách khỏi. Tron g quá trình áp dụng , những sai sót, sự không phù hợp sẽ dần dần bộc lộ . "làm những gì đã viết" nhưng thực tế, những cái đã viết không phù hợp. Vì vậy, luôn phải có sự điều chỉnh kịp thời , bổ sung cho hài hoà với nhau, cũng như phù hợp với thực tế. Thể hiện của việc tuân thủ các quy trình đó là các phòng ban trong công ty đều có nhiệm vụ lưu giữ, quản lý sổ tay chất lượng cũng như các quy trình , hướng dẫn công việc có liên quan đến chức năng của phòng mình. Quán triệt nội dung các quy trình đó cho mọi nhân viên trong bộ phận mình, đồng thời lấy đó làm chuẩn cho các công việc sẽ làm. Cụ thể như quy trình 13: quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp. Quy trình này có đưa ra phần hướng dẫn lập biên bản sản phẩm không phù hợp. Việc lập biên bản này được tiến hành bởi những nhân viên kiểm tra chất lượng của công ty. Tại mỗi dây chuyền sản xuất đều bố trí cán bộ kiểm tra phân xưởng và nhân viên KCS. Khi phát hiện sản phẩm không phù hợp, quy trình lập biên bản đúng như sơ đồ mà đã vạch ra. -Cán bộ kiểm tra phân xưởng và nhân viên KCS lập biên bản. -Xem xét lỗi nặng hay nhẹ để có biện pháp xử lý( sữa chữa ngay hay phải làm lại từ đầu). -Gửi biên bản lên phòng QC phê duyệt sau đó gửi trả lại phân xưởng để xử lý. -Khi đã quyết định xử lý, cần giám sát việc thực hiện, kiểm lại có kết quả có đạt không. Nếu đạt, sản phẩm được chấp nhận, Nếu không đạt, hạ loại, xuống cấp sản phẩm. Như vậy tại mỗi quy trình đã quy định rõ những yêu cầu, những hướng dẫn cụ thể việc áp dụng. Để tiếp tục duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 của công ty, mỗi bộ phận, cá nhân cần tuyệt đối tuân thủ, hướng dẫn, tiêu chuẩn quy định đã ban hành. Đi kèm theo với giải pháp này là chế độ thưởng, phạt thích đáng để khuyến khích cũng như ngăn chặn kịp thời. Sau mỗi đợt tổng kết từng tháng áp dụng, công ty đều có chính sách khen thưởng các phòng ban, cá nhân đã thực hiện tốt chính sách, cùng với quyết định phạt với các tập thể không tuân thủ các quy trình hoạt động. Giải pháp này đảm bảo tính đúng đắn, có hiệu lực của hệ thống đã được xây dựng. Tạo điều kiện cho hệ thống được duy trì và phát triển có hiệu quả. Tuy nhiên để thực hiện tốt biện pháp này, đòi hỏi đầu tiên là các quy trình, các tiêu chuẩn phải được soát xét, sửa chữa lại cho chuẩn xác, phù hợp với thực tế của công ty. Hơn nữa công ty cần có hệ thống kiểm tra chặt chẽ những điều khoản đã ban hành, phát huy triệt để hiệu quả chính sách kích thích vật chất, có như vậy các chính sách, mục tiêu, các quy trình của hệ thống mới được thực thi và tiếp tục phát triển Hướng dẫn lập biên bản sản phẩm không phù hợp hình 8: Biên pháp thứ hai: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng và việc thực hiện theo đúng các quy trình của các bộ phận, phát hiện và uốn nắn kịp thời nhằm tăng thêm hiệu lực của hệ thống. Thường xuyên xem xét kiểm tra là nguyên tắc thứ 5 của hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000. Hệ thống QLCL ISO 9002 mà công ty đang áp dụng đã đưa ra các quy trình, tiêu chuẩn, quy định cho các bộ phận trong toàn công ty cùng áp dụng. Nhưng để đảm bảo cho các văn bản ấy được thực hiện một cách đầy đủ, đúng như dự kiến thì không thể thiếu được công tác kiểm tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát đảm bảo cho các bộ phận, các cá nhân thực hiện đúng, có trách nhiệm. Ngày nay, với cơ chế mở cửa & thông thoáng, chúng ta luôn hô hào cảnh giác, phát huy quyền làm chủ của người lao động. Tuy nhiên , đây có lẽ là yếu tố thuộc về bản chất con người, đặc biệt là người Việt Nam, vốn chịu nhiều ảnh hưởng của cơ chế quan liêu bao cấp, nề thói làm việc cũ. Trong công việc, nhất là công việc chung mang tính tập thể, Nếu lơi là công tác kiểm tra, giám sát thì hoạt động không thể đạt hiệu quả cao. Đây chính là một yếu điểm mà chúng ta cần khắc phục. Công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng và thực hiện theo các quy trình đã ban hành, phát hiện kịp thời uốn nắn được thực hiện bởi lãnh đạo chất lượng và các thành viên trong ban điều hành ISO 9002 của công ty. Phương pháp kiểm tra, giám sát được thực hiện: -Nội dung về ISO 9002 thường xuyên đựơc đưa vào trong các cuộc họp giao ban của công ty. Các quy định, trách nhiệm, quyền hạn trongISO 9002 trở thành các tiêu chuẩn để bình bầu thi đua, xét khen thưởng. -Các cuộc họp thường trực ISO 9002 được tổ chức thường trực theo đúng lịch trình. Tại các cuộc họp này, mỗi bộ phận ( phòng ban, các xưởng..)phải báo cáo về việc thực hiện ISO 9002, trình bày các khó khăn hoặc để xuất ý kiến, hành động khắc phục và phòng ngừa. -Thường trực ISO 9002 phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giam sát việc thực hiện các quy trình, hướng dẫn công việc.. ..tại các bộ phận bằng cách kiểm tra trực tiếp hoặc thu thập các thông tin về việc thực hiện các quy trình, từ đó rà soát các quy trình đã được xây dựng với thực tế thực hiện, nhằm liên tục hoàn thiện hệ thống các quy trình và hướng dân, biểu mẫu. Khi phát hiện hành động vô ý hay cố ý vi phạm các quy trình đã xây dựng, cán bộ kiểm tra lập biên bản, so sánh mức độ vi phạm với các quy định về xử phạt để đề xuất cách thức xử lý gửi lên các bộ phận có thẩm quyền. Đối với vi phạm nhỏ (do vô tình và không gây ra hậu quả nghiêm trọng), việc xử lý có thể là cảnh cáo, khiển trách hoặc có thể cam kết sửa đổi. Công tác này được duy trì xuyên suốt cả quá trình xây dưng và áp dụng. Nó đảm bảo cho qúa trình xây dựng của công ty đi đúng hướng, phát hiện ,kịp thời sửa chữa những sai sót, rút gắn quãng thời gian đê đi đến thành công. Trong giai đoạn hiện nay, công ty đã và đang xây dựng hoàn chỉnh để xin cấp chứng chỉ công nhận, nó sẽ đảm bảo cho hệ thống này tiếp tục phát triển và đi theo đúng con đường đã chọn, đồng thời xây dựng hoàn thiện hơn nữa hệ thống QLCL ISO 9002 của Công ty. Tác dụng của biện pháp không chỉ ở việc phát triển và hoàn thiện hệ thống QLCL ISO 9002 như đã nêu ở trên mà hơn thế nữa nó còn có tác dụng tích cực đến chính sách ,mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Xây dựng hệ thống QLCL ISO 9002 cũng chính là một nhiệm vụ quan trọng song song với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả để tồn tại và phát triển của công ty. Hai nhiệm vụ cơ bản này hỗ trợ đan xen lẫn nhau. Hệ thống QLCL hiện đại ISO 9002 được xây dựng thành công đem lại cho doanh nghiệp hiểu quả cả bên trong lẫn bên ngoài, đó là đảm bảo chất lượng sản phẩm và chất lượng hoạt động tăng lợi nhuận , ổn định đời sống, tăng năng lực sản xuất, tăng uy tín và mở rộng thị trường.. Như thế nghĩa la hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. đồng thời sản xuất kinh doanh có hiệu quả là cơ sở , nền tảng cho áp dụng thành công, cung cấpmọi nguồn lực cho việc xây dựng và áp dụng. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc áp dụng và thực hiện đúng các quy trình đảm bảo hiệu quả của hệ thống QLCL SIO 9002 và cũng chính là hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Để biện pháp này đựơc thực hiện và thực sự phát huy tác dụng, công ty cần tạo được một hành lang kỷ luật, quy định chặt chẽ. Quán triệt cụ thể, trách nhiệm và quyền hạn của cả cán bộ kiểm tra cũng như của từng bộ phận áp dụng các quy trình. *Biện pháp thứ ba: Tiếp tục đào tạo ,bồi dưỡng kiến thức về ISO 9002 cho CBCNV trong công ty để nâng cao sự hiểu biết và khả năng áp dụng, cải tiến hệ thống chất lượng. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân viên là những công việc cơ bản, cái mà công ty thực hiện ngay từ bước đầu tiên khi tiến hành xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002. Cho đến bây giờ thì công việc đào tạo , bồi dưỡng kiến thức về ISO 9002 vẫn quan trọng. Nó không chỉ là tuyên truyền, đào tạo những kiến thức cơ bản, những hiểu biết chung về ISO 9000 nữa, mà là đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao hiểu biết. khả năng áp dụng, đi đến sự hiểu biết sâu sắc cặn kẽ về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 , hiểu , vận dụng ,sáng tạo, cải tiến dần hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 của công ty. Như chúng ta biết: " Chất lượng là toàn bộ những đặc tính của một thực thể, tạo cho thực thể đó khả năng đáp ứng các yêu cầu đã xác định hay còn tiềm ẩn". Những nhu cầu ấy có thể được xác định hoặc chưa. Nó có xu hướng ngày càng cao, phức tạp hơn. Để đáp ứng những nhu cầu ấy. Hệ thống quản lý chất lượng ngày phải càng chặt chẽ, hiệu quả. Đòi hỏi phải cập nhật , cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng đã được xây dựng. Nếu không có công tác đào tạo, bồi dưỡng liên tục hệ thống đó sẽ "dậm chân tại chỗ", sẽ có xu hướng tụt hậu vì không theo kịp sự tiến bộ , thay đổi của khoa học kỹ thuật. Đối với công ty , từ khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đến bây giờ để chuẩn bị cho công tác xin cấp chứng chỉ ISO 9002, công ty hết sức quan tâm đến công tác này, thể hiện bởi : -Tổ chức việc đào tạo bổ sung kịp thời các cán bộ có năng lực và trình độ cho các phân xưởng phục vụ tốt việc điều hành và quản lý sản xuất. Việc đào tạo ở đây mang tích chất toàn diện, trong đó những kiến thức về ISO 9002 cũng là một phần lớn rất quan trọng. Bởi vì hệ thống điều hành quản lý của công ty đã thay đổi. Để nắm bắt điều hành được hệ thống ấy, đòi hỏi người quản lý phải có trình độ, năng lực thực sự. Phải hiểu biết về hệ thống, nắm bắt được từ đầu đến cuối quá trình, phải xem xét và đánh giá có hiệu quả . Những cán bộ ấy phải hiểu rõ về bảng mô tả công việc, các quy định, các quy trình, hướng dẫn mà hệ thống ISO 9002 đã đề ra quản lý, điều hành cho đúng, thống nhất. Mặt khác ,không chỉ là áp dụng chọn vẹn như vậy, mà cần có sự hiểu biết để đánh giá, sửa chữa, bổ sung ngay những khiếm khuyết trong qúa trình thực hiện nhận thấy. Từ đầu năm 2000 , Công ty đã tổ chức các lớp đào tạo cán bộ quản lý sản xuất và chất lượng, nhằm trang bị cho các cán bộ công nhân viên có thể nắm bắt được một cách chi tiết về hệ thống chất lượng của công ty, về các quy trình đang áp dụng. Giúp họ nắm vững hệ thống chất lượng ISO 9002 để có thể phát huy sáng tạo, phát triển và cải tiến hệ thống đồng thời bên cạnh đó công ty cũng phát tài liệu để mọi người cũng có thể tự học. Sau đó tổ chức các buổi kiểm tra, vừa mang tính đôn đốc, vừa để phát hiện những người có năng lực. -Bên cạnh việc tổ chức đào tạo cho nhân viên mới trước khi giao việc, bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên cũ, công ty còn cử các cán bộ chủ chốt làm công tác chất lượng tham gia các khoá học về quản lý chất lượng được tổ chức giảng dạy bởi các chuyên gia nước ngoài hay trong nước thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, các trường Đại học, các lớp học ấy ngoài đào tạo ở mức độ cao về ISO,còn về TQM, về một số kinh nghiệm áp dụng của một số doanh nghiệp trong nước và thế giới. Qua đó, họ có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm, củng cố vững vàng kiến thức để điều hành cũng như đưa ra xu hướng phát triển đúng đắn cho chặng đường phát triển tiếp theo của hệ thống chất lượng hiện tại của công ty. Tính đên nay, sau quãng thời gian ngắn ngủi,với sự cố gắng, một mặt vừa tuyên truyền, vừa áp dụng và hoàn thành để xin cấp chứng chỉ ISO 9002 , mặt khác các trưởng các phòng ban, bộ phận có liên quan vẫn phổ biến, hưỡng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc trong quá trình thực hiện các quy trình. Đồng thời, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ISO 9002, đến nay 100% cán bộ công nhân viên đã hiểu chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của công ty. Công ty đã có đội ngũ chuyên gia chất lượng có kiến thức, có khả năng xem xét hệ thống, phát hiện và sửa chữa kịp thời để tiếp tục hoàn thành và hoàn thiện hệ thống chất lượng ISO 9002. Tuy nhiên để biện pháp này được duy trì và phát triển cũng như cập nhập nhiều hơn nữa về những kiến thức chất lượng, quản lý chất lượng, quản trị kinh doanh, công ty cần phải đầu tư kinh phí cho đào tạo, con người với vốn kiến thức, sự hiểu biết đầy đủ là yếu tố quyết định đến thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường. *Biện pháp thứ tư: Sử dụng tiết kiệm các nguồn lực- giảm chi phí, mở rộng thị trường-tăng trưởng sản xuất để tăng lợi nhuận, giải quyết các yếu tố về vốn cho hoạt động sản xuất- kinh doanh cũng như hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống quản lý chất lượng mà công ty đang làm. Để xây dựng và phát triển hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 được cấp chứng chỉ, công ty cần thực hiện rất nhiều các giải pháp khác nhau. Các giải pháp này cùng phát huy tác dụng mạng lại hiệu quả cao cho công ty. Nhưng có thể nói rằng, giải pháp về vốn là giải pháp quan trọng nhất, liên quan và tác động đến các giải pháp khác. Nó là điều kiện để thực thi các giải pháp khác. Thật vậy, để xây dựng và hoàn thiện, phát triển bất kỳ hoạt động, thì công việc nào cũng cần phải có nguồn lực( kinh phí, nhân sự, thời gian..) trong đó kinh phí rất quan trọng. Nếu không có vốn thì kể như "lực bất tòng tâm ", cố gắng mấy cũng không đạt. Vốn là điều kiện đầu tiên, để từ đó sử dụng linh hoạt các yếu tố khác, tác động vào, làm cho nguồn kinh phí sinh lời, tức là hoạt động có hiệu quả. Để xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 , Công ty không thể không nói đến kinh phí. Tuy nhiên đó là sự đầu tư lâu dài mà hiện tại công ty chưa hoạch toán hết được Đảm bảo đủ kinh phí, Công ty sẽ đầu tư cho giáo dục, bồi dưỡng nhằm tăng thêm kiến thức về ISO 9002 cho cán bộ công nhân viên, đầu tư cho công tác sắp xếp, tổ chức quản lý để có hệ thống quản lý vững chắc, giám sát được hoạt động thực hiện HTCL của các bộ phận. Đồng thời đầu tư công nghệ theo chiều sâu để phát triển hệ thống quản lý chất lượng, là nguồn động lực để kích thích đối với người lao động. Tác dụng của vốn là hết sức to lớn mà ta không liệt kê ra hết được. Có thể tóm tắt lại là: " Có thực mới vực được đạo". câu thành ngữ đó có thể phản ánh phần nào vai trò yếu tố vốn. Tuy nhiên vân đề đặt ra có vốn rồi nhưng phải có cách thức ra sao để sử dụng nguồn vốn ấy một cách đúng hướng có hiệu quả nhất. Giải quyết yêu cầu về vốn , công ty đã, đang và sẽ thực hiện các giải pháp sau: Lợi nhuận công ty liên quan trực tiếp vơi chi phí, Nếu giảm chi phí sẽ tăng lợi nhuận, có vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh. Để giảm chi phí, Công ty cần phải thực hiện một loạt các chính sách tiết kiệm: -Xây dựng các định mức nguyên vật liệu hợp lý từ đó làm căn cứ chính xác để cấp phát nhằm quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu ở mọi nơi, mọi lúc. Quản lý định mức nguyên vật liệu hợp lý sẽ đem lại thành công lớn mà công ty đang phấn đấu. Vì thực tế ở Công ty Rượu-Nước giải khát Thăng Long nói riêng, các doanh nghiệp nhà nước nói chung, tình trạng sử dụng lãng phí, thất thoát nguyên vật liệu vẫn còn nhiều. Nguyên vật liệu không được kiểm soát, bộ phận trực tiếp sử dụng không cần tiết kiệm, họ không đặt ra các biện pháp sử dụng có hiệu quả nên giá thành sản phẩm sẽ nâng lên. Đồng thời, bộ phận cấp phát nguyên vật liệu cũng như bộ phận sử dụng sẽ dựa vào khe hở này để làm lợi cho mình, gây thiệt hại cho Công ty. nguyên vật liệu thất thoát sẽ làm cho chất lượng không được đảm bảo, giá thành cao hiệu quả hoạt động thấp, dẫn đến doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Ngoài ra, tình trạng tiêu cực này còn gây ra không khí căng thẳng, môi trường xấu cbo hoạt động toàn doanh nghiệp. -Tổ chức phân tích tình hình sử dụng vật tư định kỳ. Làm tốt công tác này, công ty sẽ đánh giá được hiệu quả sử dụng nguồn lực, phát hiện và ngăn chặn kịp thời không gây lãng phí nguyên vật liệu, cũng như đưa ra một định mức nguyên vật liệu hợp lý nhất để quản lý hệ thống sản xuất kinh doanh được chặt chẽ, đúng đắn. -Phát động chính sách tiết kiệm nguyên vật liệu tới từng cán bộ công nhân viên. Chính sách tiết kiệm được đi kèm với việc giám sát, xử phạt đúng mức sẽ thôi thúc, đòi hỏi mọi người cùng có trách nhiệm đối với công việc của minh. -Ban hành các hướng dẫn sử dụng điện, nước tại các đơn vị đảm bảo hợp lý và tiết kiệm. -Khai thác tối đa công suất giờ lao động để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí nhân công. Đồng thời với chính sách giảm chi phí âý, công ty còn thực hiện các chính sách để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng sản xuất, đem lại lợi nhuận ngày một cao. Đó là: Mở rộng thị trường: -Chủ động thăm dò khai thác thị trường xuất khẩu trên cơ sở duy trì quan hệ tốt với khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới, tập trung xúc tiến sản xuất , hoàn thiện công nghệ nhằm ký kết được các hợp đồng lớn. Đặc điểm mang tính truyền thống của công ty là sản xuất phục vụ thị trường trong nước và xuất khâủ. Tuy nhiên Nếu chỉ dừng lại ở những thị trường cũ , sẽ khó phát triển rộng rãi được. Tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới bằng hàng chất lượng cao thực sự là giải pháp tốt. Thị trường cũ của công ty trước đây là CHDCND Lào , Trung Quốc.. Công ty đang đặt ra hướng năm 2000 sẽ chiếm lĩnh thị trường Bắc Thái Lan, Nam Trung Quốc, CHDCND Lào..và một số nước Châu á. Tiếp tục mở rộng mạng lưới đại lý phân phối sản phẩm tại các tỉnh phía Bắc, miền núi và đồng bằng bắc bộ, nâng cao mức tiêu thụ của các đại lý hiện có nhằm cạnh tranh mạnh mẽ, chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị trường trong nước còn nhiều tiềm năng. Công ty đang có chính sách quan tâm không chỉ thị trường xuất khẩu mà cả thị trường trong nước. Thời gian gần đây mức tiêu thụ nội địa của công ty tăng đáng kể. Vị thế của công ty ngày càng được khẳng định thêm. Khi làm ISO 9002 công ty đã chú trọng cho cả sản phẩm nội địa. Lượng tiêu thụ nội địa cao đã đem lại mức tăng trưởng cho công ty đáng kể. Tổ chức hợp lý quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất liên quan đến nhiều khâu. Để tổ chức quản lý ấy, đòi hỏi tất cả các khâu của hệ thống phải được quản lý ăn khợp, chuẩn xác. Các khâu đó có thể kể đến: công tác kế hoạch, công tác nguyên vật liệu, công tác tổ chức sản xuất, công tác tiêu thụ và công tác chất lượng. Nếu một trong những khâu nàymà đình trệ, quá trình sản xuất sẽ dừng lại, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng sản xuất của doanh nghiệp. Khi đó, đòi hỏi về vốn sẽ lại đặt ra. Xuất phát từ vai trò to lớn của biện pháp, để huy động cho công ty tiếp tục sản xuất kinh doanh cũng như phát triển hệ thống chất lượng, đòi hỏi Ban lãnh đạo phải hết sức quyết tâm thực hiện các kế hoạch đã đặt ra, đồng thời, mỗi cán bộ công nhân viên cũng cần phát huy tính chủ động , sáng tạo, thể hiện được vai trò, trách nhiệm của mình trước tập thể. *Biên pháp thứ năm: Khai thác triệt để công suất máy móc thiết bị hiên có , tiếp tục đầu tư nâng cấp, sửa chữa, hoàn thiện hệ thống phục vụ sản xuất , hoàn thiện hệ thống chất lượng đang xây dựng. Máymóc thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đến việc hoàn thiện hệ thống chất lượng đang xây dựng hiện có hay dừng lại, không chấp nhận nữa. Tư liệu sản xuất là cái rất quan trọng trong qúa trình sản xuất, sử dụng nó để chế tạo ra sản phẩm. Năng suất và chất lượng sản phẩm bị chi phối bởi nhiều yếu tố , trong đó một yếu tố cơ bản là máymóc thiết bị. Tình trạng thực tế của máy móc thiết bị ra sao? được đánh giá vào loại nào? ( tiên tiến , trung bình hay yếu ), đã khấu hao bao nhiêu?.. .. tất cả câu hỏi ấy, công ty đều phải quan tâm. Máy móc thiết bị tiên tiến, cho phép sản xuất với năng suất cao , chất lượng đảm bảo( ít sai hỏng). Ngược lại , máy móc thiết bị lạc hậu , quá trình sản xuất sẽ không đảm bảo về cả tiến độ và năng suất làm ra. Trình độ hiện đại của máy móc thiết bị thể hiện khả năng tự động hoá của dây chuyền sản xuất. Thông thường, tính tự động hoá càng cao, chất lượng càng đảm bảo. Tuy nhiên , vai trò của máy móc thiết bị cần phải được xem xét đúng đắn. Có một số nhận thức sai lầm về chất lượng, một trong số đó là :" Cải tiến chất lượng đòi hỏi đầu tư lớn ". Thực tế không phải như vậy. Nhà xưởng, máymóc thiết bị là quan trọng nhưng chỉ là một phần, bản thân chúng không đủ để làm ra chất lượng cao. Nhiều công ty có trang thiết bị không thua kém các nước Châu Âu hay Bắc Mỹ nhưng chất lượng vẫn thấp. Vấn đề đặt ra ở đây là máy móc thiết bị ấy phải được sử dụng ra sao? Kết hợp với các yếu tố khác vào quá trình sản xuất như thế nào? tất cả các yếu tố đó mới tạo ra chất lượng. Khai thác triệt để công suất của máy móc thiết bị hiện có là một giải pháp quan trọng đối với công ty trong giai đoạn hiện nay. Khả năng về vốn của công ty là có hạn, mà nhu cầu về vốn đặt ra là chưa giải quyết được. Khai thác triệt để công suất của máy móc thiết bị hiện có sẽ đảm bảo cho mọi hoạt động của công ty có hiệu quả, giảm bớt đòi hỏi vể vốn ( tiết kiệm). Mặt khác công ty sẽ thúc đẩy tăng năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí nói chung, rút ngắn quãng thời gian khấu hao máy móc thiết bị. Đảm bảo cho máy móc này không bị lạc hậu, phù hợp với đòi hỏi thường xuyên bổ sung, cập nhật thông tin về khoa học công nghệ. Sử dụng máy móc thiết bị hợplý, đúng mục đích, đem lại khả năng ngày càng tăng trưởng cho công ty, là nền tảng, cơ sở cho phép thực hiện tiếp tục hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 và phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị, công tác tiếp tục đầu tư cho công nghệ bằng cách tập trung nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, mua mới các thiết bị máy móc hiện đại , ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm đồng thời thanh lýdần những máy móc cũ thiết bị đã hết khấu hao, không đảm bảo an toàn, vệ sinh và năng lực sản xuất là không thể thiếu được. Ta biết rằng cùng với sự phát triển của thế giới, khoa học - công nghệ đã có những bước tiến vượt bậc và thường xuyên có sự cập nhật. Đòi hỏi tiếp tục đầu tư cho công nghệ là hết sức thiết thực, đảm bảo tạo ra sản phẩm cạnh tranh tốt. Nội dung biện pháp -Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và định kỳ máy móc, thiết bị kiểm tra đo lường và thử nghiệm nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống, đáp ứng nhịp độ tăng trưởng sản xuất. Thiết bị kiểm tra đo lường có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và cả hệ thống chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Bảo dưỡng, thường xuyên định kỳ sẽ đảm bảo cho máy móc được sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 trong công ty ổn định. -Thường xuyên giám sát, kiểm tra đối với máy móc thiết bị quan trọng , đơn chiếc để phát hiện sửa chữa kịp thời. Việc phát hiện kịp thời đảm bảo cho hệ thống vận hành ổn định, chất lượng được đảm bảo. -Đề xuất các biện pháp nâng cao, bổ sung hệ thống máymóc thiết bị trong công ty để nâng cao năng lực phục vụ cho nhu cầu sản xuất, khai thác nội lực để tự thiết kế chế tạo ngay trong công ty. Đây là một trong các biên pháp thực hiện phương hướng phát triển hệ thống quản lý chất lượng của công ty. Làm tốt biện phát này, không những giúp cho việc xây dựng và phát triển hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 của công ty mà còn tiến tới khả năng tự thiết kế mẫu mã sản phẩm, phong cách riêng. -Tập trung nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất các loại rượu vang có chất lượng cao, đảm bảo sản phẩm ngày một có chất lượng, uy tín được nâng cao, chiếm lĩnh được thị trường. -Hoàn chỉnh từng bước nâng cấp phòng thí nghiệm, phòng mẫu kỹ thuật công nghệ để nghiên cứu cải tiến được sản phẩm đem lại lợi ích cao cho công ty, là nền tảng cho kế hoạch phát triển hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 của công ty. Để biện pháp này được thực hiện, một câu hỏi đặt ra là đầu tư cho công nghệ thường tốn kém, vậy nguồn vốn lấy ở đâu? như vậy đã đề cập đến, một trong những khó khăn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 là giải quyết ra sao để đảm bảo nguồn vốn. Cách thức có hiệu quả nhất hiện nay là thực hành tiết kiệm để giảm chi phí tăng lợi nhuận. Làm sao để mọi nguồn lực, mọi khoản đầu tư được sử dụng có hiệu quả nhất , phát huy tối đa tác dụng. Có như vậy mới đảm bảo yêu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như hoạt động xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 đang chuẩn bị xin cấp chứng nhận . Đồng thời với việc sử dụng tiết kiệm, công ty cũng có kiến nghị với Sở khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Nội , Sở Thương Mại, Sở tài chính tiếp tục đầu tư vốn, tạo điều kiện cho công ty hoạt động. Tuy nhiên yếu tố chính, có vai trò quyết định vẫn là sự chủ động của bản thân công ty. Mọi sự giúp đỡ chỉ có hiệu quả khi bản thân công ty chủ động, có thể đứng vững bằng chính nội lực của mình. Ngược lại , Nếu cứ trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của bên ngoài thì công ty không thể phát triển được. IV. Một số kiến nghị với nhà nước và cơ quan tư vấn Kinh nghiệm ở các nước đi trước cho rằng , nhà nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra môi trường thích hợp. Đây là điều kiện đầu tiên và quan trọng hàng đầu nhằm tạo ra một môi trường thích hợp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Chuyên đề này xin đại diện cho các Công ty đang áp dụng ISO 9000 nói chung và Công ty Rượu-Nước giải khát Thăng Long nói riêng đưa ra một số kiến nghị với nhà nước và các cấp cần có những chỉ đạo, định hướng và cam kết hỗ trợ các doang nghiệp thực sự có chương trình triển khai áp dụng ISO 9000 trong điều kiện hiện nay của nước ta . cụ thể là: Về mặt tài chính Vấn đề vốn: Có thể nói đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng mà tự bản thân Công ty Rượu- Nước giải khát Thăng Long khó có thể giải quyết Nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước. Vì vậy, nhà nước cần phải có chính sách cho vay ưu đãi đối với công ty khi thực hiện dự án ISO 9000 đã được thẩm định tính khả thi. Vấn đề thuế: Cần có một chính sách thuế ưu đãi cho công ty trong thời gian triển khai áp dụng ISO 9000. Vì thực tế trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, để xây dựng hệ thống chất lượng theo các chuẩn mực quốc tế , Công ty cần phải thay đổi nhiều vấn đề, từ cách tổ chức , xây dựng hệ thống hồ sơ, tài liệu.. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng thu nhập.. cho nên chính sách thuế cần được nghiên cứu cho phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tư áp dụng ISO 9000 để Công ty có thể đầu tư theo chiều sâu vào các hoạt động chất lượng. Về cơ chế quản lý: Trước hết , hệ thống quản trị chất lượng ở các cấp không nên chồng chéo . Cần có sự phối hợp quản lý chất lượng với các lĩnh vực quản lý khác nhau, như: Quản trị kinh doanh, Đăng ký mẫu mã, chất lượng, quảng cáo,. ..nhằm nâng cao trách nhiệm của người sản xuất đối với chất lượng. Để thúc đâỷ việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000, bên cạnh chức năng quản lý, các cơ quan quản lý các cấp cần tăng cường những hoạt động có tính chỉ đạo , hướng dẫn, huân luyện, cung cấp thông tin, ..cho công ty xây dựng chương trình áp dụng ISO 9000. Còn đối với trung tâm tư vấn nên: -Nghiên cứu lại mức lệ phí cho việc tư vấn sao cho rẻ hơn để phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam. -Cơ quan tư vân nên tìm hiều kỹ thực trạng của các công ty hơn nữa để có thể tư vấn có hiệu quả hơn. Từng bước xây dựng các phòng thử nghiệm hoạt động theo tiêu chuẩn ISO 9000 để đảm bảo cơ sở kỹ thuật cho sự thống nhất với quốc tê và khu vực. Thực hiện nghiêm túc các chế độ kiểm định đối với sản phẩm và hệ thống . Kết luận Tiêu chuẩn ISO 9000 quy tụ những kinh nghiệm quốc tế trong nhiều lĩnh vực quản trị, điều hành doanh nghiệp và hệ thống quản lý chất lượng. Đó là những thủ pháp cơ bản và hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng quản trị của bất cứ một doanh nghiệp nào nhằm đảm bảo tính đồng bộ và chất lượng cho các sản phẩm, dịch vụ của mình. Do vậy cùng với bộ tiêu chuẩn ISO 9000, hoạt động chứng nhận đã thực sự mang màu sắc mới và được triển khai từng bước. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến hoạt động chứng nhận. Từ ngần ngại ban đầu, nhiều doanh nghiệp đã đặt quyết tâm củng cố và đổi mới hệ thống quản lý chất lượng để đáp ưng yêu cầu chứng nhận. Công sức bỏ ra nhiều và lợi ích do chứng nhận mang lại hoàn toàn xứng đáng. Với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty thì trong thời gian không lâu nữa Công ty Rượu -Nước giải khát Thăng Long sẽ được chứng nhận ISO 9002. Do thời gian eo hẹp , mặc dù đã có cố gắng viết song báo cáo này nhưng không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn ! Tài liệu tham khảo 1. TQM và ISO 9000- GS. TS Nguyễn Quang Toản - 1998 2. Tạp chí những vấn đề về quản trị chất lượng 3. Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp - Đặng Minh Trang-NXB Giáo Dục 4. Quản lý chất lượng hàng hoá và dịch vụ - NXB Khoa học kỹ thuật 5. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 1998 của Công ty Rượu- Nước giải khát Thăng Long 6. Giải thưởng Vàng Việt Nam của Vang Thăng Long năm 1999 7. Nhận thức chung về ISO 9000 của Tồng cục TCĐL Mô hình Thiết kế mới hoặc cải tiến sản phẩm Nghiên cứu thị trường và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng Yếu tố cần thay đổi hoặc cải tiến Phân tích và thiết kế các thông số kỹ thuật của sản phẩm theo nhu cầu thị trường đạt yêu cầu Sản phẩm ra thị trường Sản xuất đại trà Các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất đại trà Chưa đạt Cá yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất thử Kiểm định các chỉ tiêu chất lượng do bộ phận KCS và khách hàng Sản xuất thử Chọn mẫu thiết kế ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0020.doc
Tài liệu liên quan