Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Nhập khẩu ở Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội

Lời nói đầu Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất các loại vải công nghiệp. Được hình thành vào năm 1967 nhưng cho tới năm 1989 Công ty mới tách khỏi sự bao cấp của nhà nước và trở thành một đơn vị hạch toán kinh doanh một cách độc lập. Trước sự thay đổi nền kinh tế trong nước phù hợp với nền kinh tế thế giới. Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó, do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty luôn phải tìm kiếm cá

doc91 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Nhập khẩu ở Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nguồn nguyên liệu khác nhau để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Nhập khẩu nguyên liệu và vật tư từ nước ngoài là một nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng nhằm tiến hành sản xuất kinh doanh một cách liên tục. Qua thời gian thực tập tại Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội tôi nhận thấy rằng công tác nhập khẩu ở Công ty còn nhiều hạn chế, khó khăn nhưng bên cạnh đó có những thuận lợi và thời cơ mà Công ty chưa tận dụng hết. Trong đề tài “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội” của chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Qua chuyên đề này tôi đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập của Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội nói riêng, đối với các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu nói chung. Về các loại nguyên liệu dùng cho sản xuất các loại vải công nghiệp. Cùng với một vài kiến nghị đối với các cơ quan quản lý của nhà nước nhằm hổ trợ cho công tác nhập khẩu ngày càng hoàn thiên. Kết cấu của đề tài gồm 3 phần: Phần một: Lời nói đầu. Phần hai: Nội dung chính của đề tài. Gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu hàng hoà trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay Chưong II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội Phần ba: Kết luận Mặc dù đã có nhiều cố gắng do kiến thức còn hạn hẹp, chắc chắn không tránh khỏi các sai sót. Rất mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các thầy về mọi mặt. SV . Lê Khắc Tuyển Chương I Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu hàng hoà trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay I. Vai trò và nội dung của hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường. 1. Sự cần thiết và lợi ích của Thương Mại Quốc tế. Thương mại Quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua buôn bán nhằm thu được hiệu quả kinh tế xã hội tối đa. Sự trao đổi này là một hình thức của mối qua hệ xã hội, phải ánh sự phụ thuộc lẩn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới. Quốc gia cũng như cá nhân không thể sống một cách riêng rẽ mà có thể có đầy đủ hàng hoá. Thương mại Quốc tế có ý nghĩa sống còn vì: Buôn bán Quốc tế mỡ rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Buôn bán Quốc tế cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể sản xuất, với ranh giới của đường khả năng sản xuất trong nước đó (nếu thực hiện chế độ tự cung tự cấp, không có quan hệ buôn bán). Cơ sở của sự trao đổi hàng hoá là sự phân công lao động xã hội và sự chuyên môn hoá Quốc tế. Sự phân công lao động xã hội đã hình thành nên sự sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Một cá nhân chỉ sở hữu một hoặc một số tư liệu sản xuất và họ sữ dụng chúng để tiến hành sản xuất ra một số sản phẩm nhất định. Trong khi đó nhu cầu của con người về sản phẩm lại vô cùng đa dạng phong phú. Do đó, đễ thoả mãn được nhu cầu của mình con người chỉ có cách duy nhất là tiến hành trao đổi vời nhau. Điều đó có nghĩa phân công lao động xã hội đã dẫn đến quá trình sản xuất hàng hoa và làm cho các chủ thể phụ thuộc lẩn nhau. Đễ trao đổi được, hàng hoà phải được xác định rõ ràng chủ sở hữu của nó và điều này lại do chính sự phân công lao động xã hội quyết định. Ai sở hữu về tư liệu sản xuất thì người đó có quyền sở hữu hàng hoá do tư liệu sản xuất đó tạo ra, tức là phân công lao động xã hội đã làm cho các chủ thể độc lập nhau. Như vậy, phân công lao động xã hội đã làm xuất hiên mâu thuẫn giữa các chủ thể. Một mặt khác chủ thể ấy phụ thuộc vào nhau, mặt khác họ lại đối lập nhau. Để giải quyết mâu thuẫn này các chủ thể phải tiến hành hoạt động trao đổi. Phân công lao động xã hội ngày càng cao, chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc thì mâu thuẩn ngày càng phát triển đến mức không còn là mâu thuẫn giữa các chủ thể trong cùng một quốc gia mà trở thành mâu trên phạm vi toàn thế giới. Mâu thuẫn này cũng đòi hỏi phải được giải quyết và chúng được giải quyết bằng các mối quan hệ thương mại Quốc tế. Thương Mại Quốc Tế có nghĩa là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá dịch vụ với nước ngoài. Lĩnh vực này phụ thuộc quá trình tài sản xuất mở rộng, kết nối sản xuất và tiêu dùng trong nước với sản xuất tiêu dùng nước ngoài. Vì vậy nếu làm tốt sẽ có tác động rất lớn tới tiêu dùng và sản xuất trong nước. 2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế. Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của Thương mại Quốc tế, nó tác động trực tiếp và quyết định đến sản xuất, đời sống trong nước. Nhập khẩu cho phép khai thác tiềm năng, thế mạnh của các nước trên thế giới, bổ sung những hàng hoá mà trong nước không sản xuất được hay không đáp ứng được nhu cầu hay thay hàng hoá trong nước không hiệu quả, làm cho hàng hoá trong nước phong phú về chủng loại, quy cách và đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng xã hội. Với tính bổ sung và thay thế, nếu nhập khẩu được thực hiện tốt sẽ có tác động tích cực phát triển kinh tế trong nước. Nhập khẩu là chiếc cầu nối thông suốt nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công lao đông xã hội và hợp tác Quốc tế phát huy lợi thế so sánh ở mổi quốc gia trên cơ sơ chuyên môn hoá sản xuất. Nhập khẩu tạo điều kiện mở mang dân trí, tiếp cận nền công nghiệp hiện đại của các nước phát triển, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trên thế giới và áp dụng nó vào sản xuất nhằm hiện đại hoá nền kinh tế đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới, tiết kiệm được chi phí sản xuất và thời gian lao động. Thông qua nhập khẩu, khả năng sản xuất và tiêu dùng của đất nước được nâng lên, nhu cầu thị trường trong nước được đàp ứng. Đồng thời nhập khẩu tạo ra động lực cho sản xuất trong nước phát triển bàng sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại. Để tồn tại các nhà sản xuất trong nước phải vươn lên, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách hàng. Sự cạnh tranh sẽ loại bỏ các đơn vị kinh doanh kém hiệu quả, đưa sản xuất trong nước đi lên vững vàng. Trong xu thế Quốc tế hoá và toàn cầu hoá hiên nay, vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế nước ta được thể hiện ở các khía cạch sau: - Nhập khẩu thúc đẩy quá trình xây dung cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Nhập khẩu bổ sung kịp thời những mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự mất cân đối và ổn định, khai thác tối đa tiền năng và khả năng của nền kinh tế vào vòng xoái kinh tế. - Nhập khẩu vừa đảm bảo đầu vào sản xuất, vừa đáp ứng nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dung, tạo việc làm ổn định cho người lao động góp phần cải thiện và nâng cao khả năng tiêu dùng, mức sống của dân cư. -Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển góp phần nâng cao chất lượng hàng xuât khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt là nước xuất khẩu. Để thực hiện được vai trò của mình, hoạt động nhập khẩu phải đảm bảo một số yêu cầu nhất đinh mà nó được hiểu là cách sử sự hay nói đúng hơn là nguyên tắc thực hiện trong nhập khẩu sao cho phù hợp với lợi ích của các doanh nghiệp cũng như xã hội. Thứ nhất, Nhập khẩu phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong sữ dụng vốn. Trong cơ chế thị trường, việc kinh doanh giữa các nước đều tính theo thời giá Quốc tế và thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Nhu cầu nhập khẩu đối với nước ta để công nghiệp hoá , hiện đại hoá ngày càng lớn trong khi vốn lại eo hẹp. Do vậy tất cả các hợp đồng nhập khẩu phải dựa trên tính hiệu quả và lợi ích. Tuy nhiên không phải là do khan hiếm vốn ngoại tệ giành cho nhập khẩu mới đặt ra vấn đề tiết kiệm mà vấn đề tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề rất cơ bản của quốc gia cung như doanh nghiệp. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp phải: + Xác định mặt hàng nhập khẩu phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật của đất nước, nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Trước hết phải ưu tiên nhập khẩu kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiên đại phù hợp với trình độ phát triển của đất nước. + Sữ dụng vốn tiết kiệm, giành ngoại tệ nhập vật tư cho sản xuất và đời sống, khuyến khích sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu. + Nghiên cứu thị trường để nhập được hàng hoá thích hợp với gía cả có lợi, nhanh chóng phát huy tác dụng đẩy mạnh sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân. Thư hai, Nhập khẩu những thiết bị tiên tiến, hiện đại. Việc nhập khẩu thiết bị máy móc và nhận chuyển giao công nghệ, kể cả thiết bị theo con đường đầu tư phải nắm vững phương châm đi tắt, đón đầu và đi thẳng vào tiếp thu công nghệ hiện đại. Nhập khẩu phải hết sức chọn lọc, tránh nhập những công nghệ lạc hậu mà các nước khác đang tìm cách thải ra. Đồng thời cũng không vì mục tiêu tiết kiệm mà nhập về những thiết bị cũ chưa sử dụng được bao lâu, chưa kịp sinh lợi đã lạc hậu, phải sữa chữa thay thế. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển cho thấy “đừng biến mình thành bải thải của thế giới”. Đây cũng là bài học được rút ra qua những năm đổi mới của nước ta. Thư ba, Nhập khẩu nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuẩt trong nước phát triển, tăng xuất khẩu. Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế trong nước còn kém, việc nhập khẩu hàng hoá dễ hơn sản xuất trong nước, hàng hoá nhập vào có giá rẻ hơn và chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ nhập mà không chú ý đến sản xuất thì nền sản xuất trong nước có nguy cơ bị bóp chẹt. Vì vậy nhập khẩu cần đi đôi với tranh thủ lợi thế của nước ta trong từng thời kỳ để thoả mãn nhu cầu nội địa, vừa bảo hộ và mở rộng sản xuất trong nước đồng thời tạo nguồn hàng xuất khẩu,mở rộng thị thương ngoài nước. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu 3.1. Chế độ chính sách, luật pháp trong nước và Quốc tế Chế độ chính sách, luật pháp là yếu tố mà doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải nắm chắc và tuân theo một cách vô điều kiện. Nhân tố này thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền của mỗi nước, sự thống nhất chung của các quốc gia, nó bảo vệ lợi ích chung của các tầng lớp trong xã hội cũng như lợi ích chung của các nước trên thương trường Quốc tế. Hoạt động nhập khẩu được tiến hành giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau, bởi vậy nó chịu tác động của chính sách, chế độ, luật pháp của các quốc gia đó. Đồng thời hoạt động nhập khẩu cũng phải tuân theo các quy định của luật pháp Quốc tế. Những quy định này buộc các nước phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong hoạt động nhập khẩu vì lợi ích chung nhằm tạo ra sự tin tưởng, hiệu qủa cao trong hoạt động nhập khẩu. 3.2.Tỷ giá hối đoái và tỷ xuất ngoại tệ hàng nhập khẩu Tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ tới hoạt động nhập khẩu, nó quyết định mặt hàng, bạn hàng, phương án kinh doanh cũng như quan hệ kinh doanh của các doanh nghiệp có hoạt động nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể gây nên sự biến đổi lớn trong tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu. Chẳng hạn khi tỷ giá hối đoái tăng thì sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu và ngược lại. Tỷ giá hối là cơ sở để so sánh tỷ xuất ngoại tệ hàng nhập khẩu - một số bản tệ thu về khi phải chi ra một đơn vị ngoại tệ. Tỷ xuất ngoại tệ hàng nhập khẩu giữa các mặt hàng thay đổi sẽ gây nên sự biến đổi trong cơ cấu hàng nhập khẩu, từ đó dẫn tới sự thay đổi phương án kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu. 3.3 Sự biến động của thị trường trong và ngoài nước Hoạt động kinh doanh nhập khẩu có thể coi như một chiếc cầu nối thông thương giữa thị trường trong nước và thị trường Quốc tế, tạo ra sự phù hợp, gắn bó cũng như phản ánh tác động qua lại giữa các thị trường. Khi có sự thay đổi giá cả, nhu cầu ở thị trường này thì đồng thời tác động đến sự ứng xử của thị trường kia. Chẳng hạn như sự tồn đọng hàng hoá sự giảm giá, giảm nhu cầu về một mặt hàng ở thị trường trong nước sẽ làm giảm lượng hàng hoá nhập khẩu. Cũng như vậy, thị trường ngoài tác động đến sự thoả mãn nhu cầu trên thị trường trong nước, sự biến động của nó về khả năng cung cấp về sản phẩm mới, về sự đa dạng hàng hoá dịch vụ cũng được phản ánh qua nhập khẩu để tác động vào thị trường nội địa. 3.4. Nền sản xuất và thương mại trong nước Sự phát triển của sản xuất trong nước tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hoá nhập khẩu, tạo ra sản phẩm thay thế và làm giảm nhu cầu hàng hoá nhập khẩu. Ngược lại nếu sản xuất trong nước kém phát triển, không thể sản xuất những mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật cao thì cầu về hàng nhập khẩu tăng lên. Sự phát triển của nền sản xuất nước ngoài tạo ra những sản phẩm mới, hiện đại và hấp dẫn nhu cầu. Do đó thúc đẩy hoạt động nhập khẩu . Tuy nhiên, không phải lúc nào sản xuất trong nước phát triển thì hoạt động nhập khẩu bị thu hẹp mà nhiều khi để tránh sự độc quyền, tạo ra sự cạnh tranh cho thị trường trong nước thì hoạt nhập khẩu lại được khuyến khích phát triển. Trái lại để bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ những ngành sản xuất còn non trẻ thì hoạt động nhập khẩu có thể bị thu hẹp và kiểm soát chặt chẻ. Sự phát triển của thương mại quyết định tới sự chu chuyển và lưu thông hàng hoá, tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu. Do chủ thể nhập khẩu chính là những doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên sự phát triển của các doanh nghiệp này đồng nghĩa với sự thực hiện một cách có hiệu quả các hoạt động nhập khẩu. Trong mổi quốc gia, các doanh nghiệp không được tự do phát triển thì hoạt động nhập khẩu cũng không thể phát huy, không thể vươn mạnh ra thị trường Quốc tế. 3.5. Giao thông vận tải- thông tin liên lạc Việc thực hiện hoạt động nhập khẩu không thể tách rời công việc vận chuyển – thông tin liên lạc. Nhờ hệ thống thông tin liên lạc hiện đại mà các chủ thể cách xa nhau về địa lý vẩn có thể liên lạc, trao đổi với nhau. Do đó nghiên cứu áp dụng những công nghệ hiên đại trong lĩnh vực thông tin liên lạc và giao thông vân tải là một nhân tố qua trọng thúc đẩy hoạt động nhập khẩu. Thực tế cho thấy rằng, sự phát triển của hệ thống thông tin như Fax, Telex… đã đơn giản hoá các khâu công việc hoạt động nhập khẩu, giảm một loạt chi phí nhờ sự nhanh gọn, kịp thời, chính xác. Việc hiện đại hoá các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản… cũng góp phần làm cho quá trình nhập khẩu được nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. 3.6. Hệ thống tài chính ngân hàng Hiện nay, hệ thống tài chính ngân hàng có vai trò quan trọng trong quản lý cung cấp vốn và thanh toán Quốc tế. Nó can thiệp đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Chính sách quản lý ngoại tệ của các quốc gia làm cho hoạt động nhập khẩu ngày nay không thể thiếu hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu. Đồng thời cũng bằng uy tiến của mình các doanh nghiệp có thể được các ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho vay với khối lượng lớn, kịp thời, nhanh chóng tạo điều kiện tận dụng thời cơ và cơ hội kinh doanh. 3.7. Khoa học công nghệ Đối với những hàng hoa tiêu dùng cá nhân thông thường, nhập khẩu chịu tác động không lớn của yếu tố khoa học công nghệ. Song đối với những hàng hoá tiêu dùng sản xuất, những máy móc thiết bị, hoạt động nhập khẩu bị chi phối mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Các nước phát triển thường xuyên xuất khẩu máy móc thiết bị sang các nước đang phát triển và chậm phát triển, nơi mà trình độ khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đang có nhu cầu nhập thiết bị máy móc rất lớn đẻ phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Việc xác định đúng trính độ công nghệ nhập khẩu không những có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định giá nhập khẩu thiết bị mà còn có thể hàn chế được những hậu quả nghiêm trọng do nhập khẩu thiết bị lạc hậu. Do chất lượng công nghệ nhập khẩu trong một vài trường hợp đặc bị, xét vè cả lợi ích kinh tế và xã hội còn qua trọng hơn cả giá cả. Đánh giá chính xác chất lượng công nghệ nhập khẩu bao giờ cũng là khâu khó nhất của quá trình nhập khẩu thiết bị. 3.8. Trình độ nghiệp vụ và quản lý nhập khẩu của doanh nghiệp Nếu như các như nhân tố trên đều là nhân tố khách qua mà doanh nghiệp phải thích ứng thì trình độ nghiệp vụ và quản ly hoạt động nhập khẩu lại là nhân tố chủ quan thuộc về doanh nghiệp. Đây nhân tố con người doanh nghiệp có thể kiểm soát được và nó trực tiếp tác động đến hoạt động nhập khẩu. Nếu đội ngũ cán bộ có trình độ , khả năng, nghiệp vụ thì quá trình làm việc có hiệu quả hơn. Ban lãnh đạo doanh nghiệp biết phối hợp, tổ chức hoạt động các khâu, các bộ phân với nhau sẽ tạo ra các hợp đồng có hiệu quả, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp đồng thời đáp ứng nhu cầu trong nước và đem lại lợi ích kinh tế xã hôi. 4. Các hình thức nhập khẩu ở nước ta hiện nay 4.1. Nhập khẩu uỷ thác Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một loại hàng hoá nhưng không có quyền tham gia quan hệ nhập khẩu trực tiếp hay không có điều kiện nhập khẩu trực tiếp đã uỷ thác cho doanh nghiệp có khả năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu bên uỷ thác và được hưởng một phần thù lao gọi là phí uỷ thác. Khi tiến hành nhập khẩu uỷ thác thì doanh nghiệp nhận uỷ thác phải lập hai hợp đồng: + Một hợp đồng mua bán với nước ngoài + Một hợp đồng uỷ thác nhập khẩu với bên nhập khẩu. 4.2. Nhập khẩu tự kinh doanh Hoạt động nhập khẩu tự kinh doanh là hoạt động nhập khẩu của một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tính toán chi phí, đảm bảo kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả. Doanh nghiệp nhập khẩu phải chịuhoàn toàn trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình tự thu thập thông tin thị thường cho đến ký kết và thực hiện hợp đông vì doanh nghiệp phải tự bỏ vốn, chịu mọi chi phí như: giao dich, ký kết hợp đồng, giao nhận lưu kho, tiêu thụ hàng hoá. 4.3. Nhập khẩu liên doanh Là nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp, trong đó có ít nhấp một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp nhằm phối hợp chức năng để cùng giao dịch và đề ra các chủ trương và các biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên. So với tự doanh thì doanh nghiệp ít chịu rủi ro hơn vì mổi doanh nghiệp nhập khẩu chỉ phải đóng góp một phần nhất định, quyền hạn và trách nhiệm mổi bên cũng tăng theo số vốn góp. Việc phân chia chi phí, thuế doanh thu theo tỷ lệ vốn góp, lỗ lãi hai bên chia tuỳ thoả thuận dựa trên vốn góp và trách nhiệm của mỗi bên gánh vác. Trong nhập khẩu liên doanh, doanh nghiệp đừng ra nhập hàng sẽ được tính kim ngach xuất nhập khẩu nhưng khi đưa hàng về tiêu thụ thì chỉ có tính doanh số trên số hàng tính theo tỷ lệ vốn góp và chỉ chịu theo thuế doanh thu trên doanh số đó. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp phải lập hai hợp đồng: + Hợp đồng mua bán với nước ngoài. + Hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệp khác. 4.4. Nhập khẩu đổi hàng Nhập khẩu đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu. Nó là hình thức nhập khẩu tương đương nhau về giá trị, tính quý hiếm và cân bằng giá cả. Bạn hàng cũng chính là người mua,doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính cả kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu, doanh số tiêu thụ trên cả hàng xuất. Các biện pháp thực hiện hợp đồng: + Dùng thư tiến dụng đối ứng ( ReCIFrocal L/C). + Dùng người thứ ba để khống chế chứng từ sở hữu hàng hoá, người thứ ba chỉ giao chứng từ đó cho người nhận hàng khi người này đổi lại một bộ chứng từ sở hữu hàng hoá có gía trị tương đương. 4.5. Nhập khẩu tái xuất Là hoạt động nhập hàng nhưng không phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang nước thứ ba nào đó nhằm thu lợi nhuận. Những hàng hoá này không được qua chế biến ở nước tái xuất. Kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất là mua hàng của một nước (nước xuất khẩu để bán cho nước khác (nước nhập khẩu) nhằm mục đích kiếm lợi, có thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam trong một thời gian nhất định rồi tái xuất mà không gia công chế biến. II.NộI DUNG HOạT Động nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu được tổ chức, thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều từ điều tra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá nhập khẩu,thương nhân giao dịch, các bước tiến hành giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến khi hàng hoá chuyển đến cảng chuyển giao quyền sở hữu cho người mua, hoàn thành các thanh toán. Mỗi khâu mỗi nghiệp vụ này phải được nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng, đặt chúng trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt những lợi thế nhằm đảm bảo những hiệu quả cao nhất, phục vụ đầy đủ kịp thời cho xản xuất và tiêu dùng trong nước. 1. Nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác giao dịch Nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia vào Thương Mại Quốc Tế. Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh Thương mại Quốc tế bao gồm một loạt các thủ tục và kỹ thuật được đưa ra nhằm giúp các nhà kinh doanh có đầy đủ thông tin cần thiết để đưa ra quyết định chính xác về Maketing. Ngoài việc nắm vững tình hình trong nước và đường lối chính sách luật pháp của các quốc gia liên quan đến hoạt động ngoại thương, doanh nghiệp còn phải nhận biết mặt hàng nhập khẩu và nắm vững thị trường trong nước. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nghiên cứu thị trường phải trả lời các câu hỏi: xuất khẩu cái gì, dung lượng thị trường ra sao, sự biến động của hàng hoá thị trường như thế nào, thương nhân trong giao dịch là ai, phương thức giao dịch nào, chiến thuật kinh doanh cho trong từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đề ra. 1.1. Nhận biết mặt hàng nhập khẩu Mục đích của việc nhận biết mặt hàng nhập khẩu là để lựa chọn mặt hàng kinh doanh có lợi nhất cho doanh nghiệp. Thứ nhất, việc nhận biết mặt hàng xuất khẩu trước hết căn cứ vào nhu cầu sản xuất và tiêu ding trong nước. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp muốn đạt được hiệu quả thì doanh nghiệp phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường, bán ra cái mà thị trường cần chứ không phải bán ra cái mà doanh nghiệp có. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu ơhải tự tìm hiểu, dự đoán nhu cầu trong nước về: mặt hàng, phẩm chất, số lượng, bao bì, kiểu dáng,nhãn hiệu…để hàng hoá nhập về phù hợp, đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Thứ hai, nghiên cứu nguồn cung cấp hàng hoá trong nước.Muốn kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp còn pHải quan tâm đến tình hình sản xuất và cung cấp hàng hoá đó trên thị trường. Tìm hiểu các nguồn cung cấp hàng hoá, mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường… Thứ ba, nghiên cứu sản phẩm. Mỗi sản phẩm hàng hoá đều trải qua 4 giai đoạn của chu kỳ sống đó là: Xâm nhập, phát triển, bão hoà và suy thoái. Người kinh doanh phải nhận biết được mặt hàng định kinh doanh đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống để có những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao doanh số và hiệu quả kinh doanh. Thứ tư, nghiên cứu tỷ xuất ngoại tệ hàng nhập khẩu là tổng số bản tệ có thể thu được khi bỏ ra một đồng ngoại tệ. Nếu tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu lớn hơn tỷ giá hối đoái trên thị trường thì việc nhập khẩu có hiệu quả. Ngoài những điểm trên, doanh nghiệp cần nắm thông tin về các điều kiện có liên quan đến mặt hàng kinh doanh của mình trên thị trường nước ngoài về: Dung lượng thị trường và giá cả hàng hoá trên thị trường Quốc tế. 1.2. Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng Dung lượng thị trường là khối hàng hoá được giao dịch trên một phạm vi thị trường nhất định trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Đối với đơn vị kinh doanh nhập khẩu, nghiên cứu dung lượng thị trường cần xác định khả năng cung cấp của thị trường bao gồm việc xem xét đặc điểm tính chất, khả năng sản xuất hàng thay thế, khả năng lựa chọn, mua bán. Dung lượng thị trường là không cố định, nó thay đổi tuỳ theo diễn biến của thị trường do tác động của nhiều nhân tố trong những giai đoạn xác định. 1.3.Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đông thời thể hiện một cách tổng hợp các hoạt động kinh tế. Giá cả Quốc tế luôn gắn liền với thị trường và là nhân tố cấu thành thị trường. Giá cả thị trương luôn biến động và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Do vậy để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh trên thị trường Quốc tế đòi hỏi các nhà kinh doanh phải nắm được giá cả và xu hướng vận động cảu nó. Nghiên cứu giá cả bao gồm việc xác định giá cả từng mặt hàng tại từng thời điểm trên thị trường, xu hướng biến động của giá cả thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Để có thể dự đoán được một cách tương đối chính xác về giá cả Quốc tế của hàng hoá trước hết phải căn cứ vào kết quả nghiên cứu và dự đoán về tình hình thị trường của hàng hoá đó, đánh giá đúng các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả và xu hướng của giá cả hàng hoá đó. Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cả: Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới giá cả của hàng hoá trên thị trường Quốc tế và có thể được phân loại theo các tiêu mức khác nhau. Sau đây là một số các nhân tố chủ yếu: - Nhân tố chu kỳ - Nhân tố lũng đoạn. - Nhân tố cung cầu. - Nhân tố cạnh tranh. - Nhân tố lạm phát. Ngoài các nhân tố chủ yếu trên, giá cả của hàng hoá còn chịu tác động của các nhân tố khác như: chính sách chính phủ, tình hình an ninh chính trị của các quốc gia. Việc nghiên cứu và tính toán một cách chính xác gí cả của hợp đồng kinh doanh nhập khẩu là một công việc khó khăn đòi hỏi phải được xem xét trên nhiều khía cạnh, nhưng đó lại là một nhân tố quan trọng quyết định hiệu qủa của hợp đồng kinh doanh Thương mại Quốc tế. 1.4. Lựa chọn mặt hàng, phương án nhập khẩu và đối tác giao dịch Dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường, nhà kinh doanh phải xác định được mặt hàng dự định nhập khẩu là mặt hàng gì, quy cách, phẩm chất, nhãn hiệu, bao bì đóng gói hàng hoá như thế nào? Để xác định được số lượng hàng nhập khẩu, nhà kinh doanh phải xác định số lượng đặt hàng tối ưu này là số lượng hàng nhập khẩu thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng trong nước và tiết kiệm được chi phí đặt hàng. Việc nghiên cứu thị trường giúp cho đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng trong nước và tiết kiệm được chi phí đặt hàng. Việc ngiên cứu thị trường giúp cho đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu lựa chọn thị trường, thời co thuận lợi, lựa chọn phương thức mua bán và điều kiện giao dịch thích hợp. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, kết quả hoạt động kinh doanh còn phụ thuộc vào đối tác giao dịch. Trong những điều kiện như nhau, việc giao dịch với khách hàng cụ thể này thì thành công nhưng với khách hàng khác thì bất lợi.Vì vậy một nhiệm vụ quan trọng của đơn vị kinh doanh là lựa chọn đối tác giao dịch. Mục đích của việc lựa chọn này là tìm kiếm người công tác khả dĩ, an toàn và có lợi. Trong quá trình lựa chọn đối tác giao dịch cần nghiên cứu các vấn đề: - Tình hình sản xuất kinh doanh của đối tác: Lĩnh vực, phạm vi kinh doanh, chất lượng sản phẩm, giá cả,khả năng cung cấp lâu dài, thường xuyên. - Khả năng về vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của đối tác : yếu tố này cho thấy ưu thế của đối tác trên thương trường, thực trạng khả năng của họ. - Thái độ và quan điểm kinh doanh của đối tác. - Uy tín và mối quan hệ với bạn hàng khác của đối tác. - Tình hình chính trị của nước đối tác: đây là vấn đề quan trọng nhất, trên thế giới đang xảy ra nhiều xung đồt về chính trị, nó có ảnh hưởng không tốt tới hạot động kinh doanh Thương mại Quốc tế. 2. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng 2.1.Giao dịch đàm phán: Để tiến tới ký hợp đồng mua bán, người xuất khẩu và người nhập khẩu thường phải trải qua một quá trình giao dịch, thương lượng với nhau về các điều kiện giao dịch. Trong buôn bán Quốc tế, những bước giao dịch chủ yếu được tiến hành như sau: Hỏi giá: Hỏi giá được coi là lời đề nghị của người mua với người bán để báo cho mình biết về giá cả và điều kiện mua hàng. Hỏi giá không ràng buộc trách nhiệm của cả hai bên nên có thể hỏi giá ở nhiều nơi để lựa chọn. Tuy nhiên, nếu hỏi giá quá nhiều sẽ tạo nên nhu cầu giả tạo, không có lợi cho người mua. Chào hàng Chào hàng là lời đề nghị ký hợp đồng và do vậy có thể do người mua hoặc người bán đua ra. Thông thường, chào hàng là do người xuất khẩu đưa ra. Đặt hàng Lời đề nghị ký hợp đỗng xuất phát từ phía người mua được đưa ra dưới hình thức đặt hàng. Trong đặt hàng, người mua nêu cụ thể về hàng hoá và tất cả những nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng. Trong thực tế, người ta chỉ đặt hàng với những khách hàng có quan hệ thường xuyên nên ta chỉ thường gặp các đặt hàng chỉ nêu một số điều kiện cơ bản và một vài điều kiện riêng cho lần đặt hàng đó. Những điều kiện khác hai bên áp dụng điều kiện chung đã thoả thuận hoặc những điều kiện của hợp đồng đã ký trong lần giao dịch trước. d) Hoàn gía Khi mỗi bên nhận được chào hàng (hoặc đặt hàng) đó, mà đưa ra một đề nghị mới thì đề nghị này được coi là hoàn giá. Khi có hoàn gía, chào hàng trước đó coi như bị huỷ bỏ. Trong buôn bán Quốc tế, mỗi lần giao dịch thường trải qua nhiều lần hoàn giá mới đi đến kết thúc. Chấp nhận Chấp nhận là sự đồng ý có điều kiện của chào hàng (hoặc đặt hàng) mà bên kia đưa ra. Điều đó có nghĩa là người nhận đồng ý hoàn toàn mọi nội dung của chào hàng (đặt hàng) trong thời gian hiệu lực của chúng và chấp nhận này được truyền đạt tới người phát ra đề nghị. Khi đó, một hợp đồng sẽ được xác lập. f)Xác nhận Xác nhận là một văn kiện ghi lại mọi điều đã thoả thuận thống nhất giữa người mua và người bán. Thông thường nó được lập thành hai bản. Bên xác nhận ký trước rồi chuyển cho bên kia, bên kia ký xong giữ lại một bản và gửi trả lại một bản. Sau khi nhận được thư chào hàng hay đặt hàng và có sự trả lời của phía bên kia, hai bên tổ chức thương lượng để đến một thoả thuận chung về điều kiện mua bán. Đàm phán là việc bàn bạc trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa các nhà kinh doanh để đi đến thống nhất ký kết hợp đồng. Trong thương mại Quốc tế có ba hình thức đàm phán đó là: - Đàm phán qua thư tín - Đàm phán qua điện thoại - Đàm phán bằng cách g._.ặp gỡ trực tiếp Mỗi hình thức đàm phán đều có những ưu nhược điểm nhất định, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà nhà kinh doanh có thể lựa chọn hình thức đàm phán cho phù hợp. 2.2. Ký kết hợp đồng Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu. Hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các thương nhân trong nước và ngoài nước về việc trao đổi hàng hoá dịch vụ bằng cách quy định rõ nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các bên để thức hiện kế hoạch kinh doanh của mình. Hình thức hợp đồng bằng văn bản là một hình thức bắt buộc đối với các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu ở nước ta. Hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu là bằng chứng bảo vệ quyền lợi, ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia ký kết và giải quyết các tranh chấp về mua bán giữa hai bên. Hợp đồng tạo thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm tra, thống kê việc thực hiện hợp đồng theo quy định chung của quán lý Nhà nước. Nội dung của hợp đồngkinh doanh xuất nhập khẩu Nội dung của hợp đông kinh doanh xuất nhập khẩu được thể hiện qua các điều khoản mà các bên đã thoả thuận, cam kết thực hiện. Thông thường nội dung của một hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm những điều khoản chính sau đây. Tên hàng Tên hàng là một điều khoản quan trọng của hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu. Nó nói lên chính xác đối tuợng mua bán trao đổi. (2) Số lượng và cách xác định Đây là điều khoản nói lên mặt lượng của hàng hoá giao dịch. Điều khoản này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng, phương pháp quy định trọng lượng và phương pháp xác định trọng lượng. (3) Quy cách phẩm chất Phẩm chất là điều khoản nói lên mặt chất của hàng hoá mua bán nghĩa là tính năng, quy cách, kích thước, công dụng… của hàng hoá. Xác định cụ thể phẩm chất của hàng hoá là cơ sở để xác định giá cả và mua được hàng hoá phù hợp với nhu cầu. Để xác định chính xác phẩm chất thì trong điều khoản này phải nêu rõ những tiêu chuẩn mà hàng hoá phải đạt được và phương pháp để xác định tiêu chuẩn đó. (4) Bao bì, ký mã hiệu Bao bì là một loại phẩm công nghiệp đặc biệt dùng để bao gói và chứa đựng sản phẩm nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp đỡ và tiêu thụ sản phẩm. Trong thương mại Quốc tế, điều khoản bao bì thường quy định chất lượng bao bì, phương hướng cung cấp bao bì và giá cả của bao bì. Ngày nay, bao bì không đơn thuần chỉ dùng để bao gói và vận chuyển hàng hoá mà bao bì còn là phương tiện để mua bán. Do vậy trên bao bì, ngoài những ký mã hiệu để bảo quản vận chuyển thì còn phải ghi ký hiệu, tên sản phẩm, tên hãng hay biểu tượng của nhà sản xuất…để phục vụ cho công tác quảng cáo và bán hàng. (5) Điều kiện cơ sở giao hàng Điều cơ sở giao hàng là điều kiện cơ bản trong hợp đồng thương mại Quốc tế. Nó phản ánh mối quan hệ hàng hoá với điều kiện giao hàng ( như nơi, địa điểm giao hàng và các yếu tố cấu thành giá thành). Điều kiện cơ sở giao hàng quy định những cơ sở có tính nguyên tắc của việc giao nhận hàng hoá của bên bán và bên mua về sự phân chia trách nhiệm trong việc giao nhận hàng, sự phân chia về chi phí và sự di chuyển rủi ro, tổn thất về hàng hoá từ người bán sang người mua. Tuỳ theo khả năng thuê tầu của các bên mà có thể quy định những điều kiện cơ sở giao hàng khác nhau cho từng nhóm hàng khác nhau. Có khi thiết bị được giao theo điều kiện FOB (cảng bên bán) còn phụ tùng vật tư lại giao theo điều kiên CIF (cảng bên mua), cũng có khi cả đối tưọng mua bán đều được giao theo một điều kiện cơ sở giao hàng. ở Việt Nam, do đội tàu chưa phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu về vận chuyển do vậy nước ta thường nhường quyền thuê tầu cho bên bán và nhập theo điều điện CIF. (6) Giá cả Giá cả là một điều kiện quan trọng, quyết định tính hiệu quả trong nhập khẩu. Điều khoản này cần xác định đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp định giá, cơ sở của giá cả và việc giảm giá. (7) Giao hàng Nội dung cơ bản của điều khoản giao hàng là sự xác định thời hạn, địa điểm, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng. Trước hết người bán và người mua phải thống nhất với nhau về thời hạn giao hàng. Đây là thời hạn mà bên bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Hai bên có thể thoả thuận thời hạn giao hàng có định kỳ, giao hàng không định kỳ và giao hàng ngay. Thứ hai, phải định rỏ địa điểm giao hàng. Thứ ba, cần phải lựa chọn một phương thức giao hàng mà hai bên đã nhất trí thông qua. Cuối cùng, là việc quy định thông báo giao hàng số lần thông báo và nội dung thông báo giao hàng. (8) Thanh toàn Trong điều khoản thanh toán, các bên phải xác định những vấn đề đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và điều kiện đảm bảo hối đoái. Đồng tiền thanh toán có thể trùng hoặc không trùng với đồng tiền tính giá. Khi chúng là hai đồng tiền khác nhau, người ta phải xác định tỷ giá của hai đồng tiền để quy đổi. Do vậy phải lựa chọn tỷ giá của công cụ thanh toán (bằng điện hay bằng thư); tỷ giá của thị trường tiền tệ (nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hay nước thứ ba) và đó là tỷ giá mua vào hay ban ra. Việc lụa chon phương thức thanh toán cũng phải thể hiện trong hợp đồng. Để thanh toán được diển ra suôi sẻ phải có một điều kiện hối đoái để tránh tổn thất xảy ra do sự biến động của đồng tiền trên thế giới. Đó có thể là điều kiện đảm bảo vàng hoặc điều kiện bảo đảm bảo ngoại hối. (9) Khiếu nại (nếu có) (10) Bảo hành Bảo hành là sự bảo đảm của người bán về chất lượng hàng hoá trong một thời gian nhất định. Thời hạn này gọi là thời gian bảo hành, một thời gian giành cho người mua phát hiện khuyết tật của hàng hoá. (11) Trường hợp miển trách nhiệm (12) Trọng tài Khuynh hướng phổ biến hiện nay trên thế giới là sữ dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp về hợp đồng. Vì vậy khi ký kết hợp đồng phải xác định một loại hình trọng tài để giải quyết các vấn đề phát sinh trong khi thực hiện hợp đồng. Những vấn đề thường quy định là địa điểm trọng tài, trình tự tiến hành trọng tài, luật áp dụng vào xét xử và việc chấp hành tài quyết. (13) Vận tải (14) Thưởng phạt 3. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu Sau ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần phải xác định rỏ trách nhiệm, nội dung và trình tự công việc phải làm, hạn chế những sai sót, tránh gây thiệt hại. Trình tự thực hiện hợp đồng gồm những bước sau: Làm thủ tục thanh toán Khiếu nại về hàng hoá nếu có Thuê tàu Mua Bảo hiểm cho hàng hoá Đôn đốc bên bán giao hàng Mở L/C theo yêu cầu bên bán Xin giấy phép nhập hhẩu Ký kết hợp đồng nhập khẩu Nhận hàng hoá Làm thủ Tục Hải quan Kiểm tra hàng hoá Giao hàng cho đơn vị đặt hàng 3.1.Xin giấy phếp nhập khẩu hàng hoá Theo điều 8 Nghị định 57/CP ngày 31/7/987 Chính phủ, thương nhân là doang nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đươc nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã ghi trong chứng nhận giấy phép kinh doanh không phải xin giấy phép kinh doanh nhập khẩu (trừ những hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc kinh doanh có điều kiện) mà chỉ phải đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu một lần tại cục Hải quan tỉnh, thành phố. Như vậy với hàng hoá thông thường khi tiến hành nhập khẩu,doanh nghiệp không phải xin giấy phép nhập khẩu. Đối với những hàng hoá được quản lý bằng hạn ngạch, để nhập khẩu doanh nghiệp phải có giấy phân bổ hạn ngạch và phải thường có được trước khi ký hợp đồng. Đối với những hàng hoá nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ chủ quản, doanh nghiệp cũng phải hoàn thành các thủ tục cần thiết để trình Bộ chủ quản và sau khi được chấp nhận sẽ thông qua bộ Thương Mại. 3.2. Mở thư tiến dụng (L/C) L/C là một văn bản pháp lý trong đó Ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng mình cam kêt trả tiền cho người xuất khâu hoặc chấp nhận hối phiếu do người xuất khẩu ký phát nếu họ xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với yêu cầu đề ra trong L/C. Nếu hai bên thoả thuận sữ dụng phương thức tiến dụng chứng từ, người mua phải làm thủ tục mở L/C khi bên bán yêu cầu. 3.3. Thuê tàu chợ (hoặc uỷ thác thuê tàu) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, việc ai thuê tàu, theo hình thức nào được tiến hành dựa trên các căn cứ sau: + Điều khoản của hợp đồng. + Đặc điểm của hàng hoá. + Điều kiện vận tải. Trong trường hợp nhập khẩu theo điều kiện FOB người nhập khẩu không phải thuê tàu mà nghĩa vụ đó thuộc về người bán (người xuất khẩu). 3.4. Mua Bảo hiểm Hiện nay phần lớn hoạt động thương mại Quốc tế được thực hiện thông qua vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Hình thức vận chuyển có những ưu điển song cũng chứa đựng nhiều rủi ro và tổn thất. Khi mua Bảo hiểm người nhập khẩu sẽ ký một hợp đồng với Công ty Bảo hiểm trong đó xác định điều kiện Bảo hiểm mà người nhập khẩu lựa chọn. 3.5. Làm thủ tục Hải quan Hàng hoá được vận chuyển qua biên giới quốc gia để xuất hay nhập khẩu đều phải làm thủ tục Hải quan. Việc làm thủ tục Hải quan bao gồm các bước sau: Khai báo Hải quan. Xuất trình hàng hoá. Thực hiện các quyết định Hải quan. Đóng thuế xuất hay nhập khẩu (nếu có). 3.6. nhận hàng và kiểm tra hàng hoá Theo nghị định 200/CP ngày 31/12/1993 của chính phủ thì mọi việc giao nhận hàng hoá nhập khẩu đều phải uỷ thác qua cảng. Khi hàng về, cảng sẽ báo cho chủ hàng biết và chủ hàng làm thủ tục nhận hàng. Sau khi nhận hàng, bên nhập khẩu làm thủ tục kiểm tra hàng hóa. Thông thường hai bên chủ thể lựa chọn một cơ quan giám định có khả năng về nghiệp vụ và thẩm quyền thẩm định kiểm tra. Phía Việt Nam khi tiến hành nhập khẩu thường lựa chọn Vinacontrol. 3.7. Giao hàng cho đơn vị đặt hàng Nếu người nhập khẩu là người nhận uỷ thác nhập khẩu hoặc nhận đơn đặt hàng của khách có thể kết hợp giao hàng ngay tại cảng cho khách hàng của mình. Thực hiện được việc giao nhận này sẽ tiết kiệm được thời gían và chi phí vận chuyển, kho bải. Nếu đơn vị nhận vận chuyển hàng hoá cho khách hàng thì cần phải chuẩn bị phương tiện vận tải. 3.8. Thanh toán Nghiệp vụ thanh toán là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện thanh toán Quốc tế, là nghiệp vụ quan trọng và việc cuối cùng của thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Trong kinh doanh Thương mại Quốc tế hiện nay có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau mà các bên có thể lựa chọn để áp dụng trong việc thanh toán hợp đồng. 3.9. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có). Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu nếu phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tẩn thất hoặc phát sinh các vấn đề khác không phù hợp với hợp đồng hai bên thoả thuận các bên tham gia cần lập hồ sơ khiếu nại ngay đẻ khoải bỏ lỡ thời hạn khiếu nại. Chương II Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội I. Tình hình sản xuất kinh doanh ở Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội 1/ Lịch sữ phát triển và hình thành Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội từ khi thành lập đến nay có thể được chia ra làm ba giai đoạn . a/Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền thân của Công ty (1967-1973). Công ty dệt vải công nghiệp Hà nội ra đời từ thời kỳ chiến tranh phá hoại ở miền Bắc của Đế quốc mỹ. Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội là một trong những đơn vị thành viên của nhà may liên hiệp dệt Nam Định . Được lệnh tháo dỡ máy móc và trang thiết bị sơ tán lên Hà Nội và mang tên “Nhà máy dệt chăn”, xây dựng tại xã Vĩnh Tuy, huyện Thanh Trì, Hà Nội . Khi còn là xí nghiệp thành viên thì nhiệm vụ chính là tận dụng bông đay, sợi rối, phe liệu của rệt Nam Định để dệt chăn chiên . Sau khi sơ tán lên Hà Hội thì không còn nguồn phế liệu trên để làm phế liệu cho kê hoạch sản xuất , nhà máy phải thu mua phế liệu của các nhà máy khác trong địa bàn Hà Nội :như nhà máy dệt kim đông xuân, nhà máy dệt 8-3 …để thay thế và giữ vững sản xuất. Nhưng do quá trình công nghệ lạc hậu , thiết biệt máy móc lại cũ kỹ chế tạo từ thời pháp thuộc , nguyên liệu cung cấp thất thường làm cho giá thành sản xuất cao dẩn đến tình trạng Nhà nước phải bù lổ thường xuyên . Cũng tại thời điểm đó Trung Quốc giúp nước ta xây dựng một dây chuyền công nghệ sản xuất vải mành làm lốp xe đạp từ sợ bông để cung cấp choNhà máy Cao su Sao vàng. Lãnh đạo cơ quan đãđề nghị Nhà núơc đầu tư dây chuyền vào hoạt động tại nhà máy, từ năm1970-1972 dây chuyền bắt đầu được lắp đặt và đưa vào sử dụng. Sản phẩm làm ra được cung cấp cho Nhà máy cao su sao vàng. Đây là sản phẩm vải mành mà nhà máy trước kia nhập từ Trung Quốc. Đến tháng 10-1973 nhà máy đổi tên là: “Nhà máy Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội”. b/ Giai đoạn 2: giai đoạn tăng trưởng trong cơ chế bao cấp (1974-1988). Từ quy mô lúc đầu nhỏ bé ,tiền vốn chỉ có 473406,98 đồng ,giá trị tổng sản lượng là 108507 đồng (theo giá 1968) cán bộ công nhân viên có 174 người trong đó công nhân có 114 người ,nhà máy vừa sản xuất , vừa đầu tư xây dựng cơ bản ,hệ thống nhà xưởng, kho tàng, đường xá, nội bộ , bổ sung thêm vốn... Đến 1988 tổng số vốn kinh doanh đã đạt 10 tỷ đồng ( theo giá 1968) tổng số cán bộ công nhân viên trong biên chế là 1079 người trong đó 986 người là công nhân sản xuất. Về thiết bị khi lắp đặt dây chuyền sản xuất vải mành,Trung Quốc chỉ cung cấp cho ta 2 máy dệt vải mành. Trong quá trình phát triển nhà máy đã tự trang bị tự chế thêm 6 máy dệt vải mành đưa tổng số lên 8 máy để nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu vải sợi bông làm lốp xe đạp trong nươc, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi. Trong giai đoạn này, nhà máy thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo cơ chế bao cấp, nhận vật tư và tiêu thụ sản phẩm của nhà máy là tương đối ổn định. Với xu hướng năm sau cao hơn năm trước, cán bộ cộng nhân viên toàn nhà máy phải làm việc hết sưc mình như tăng ca, tăng giờ làm việc để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch mà Nhà nước giao. Sản phẩm làm ra đều được khách hàng ưa chuộng, mở rộng mạng lưới tiêu thụ từ Bắc vào Nam. Các sản phẩm chủ yếu đạt kỹ lục tiêu thụ cao nhât vào năm 1988 , trong đó vải mành tiêu thụ 3,308 triệu m2 vải bạt 1,2 triệu m2 vải 3024 sinh ly bông dùng may Quân trang cho quân đội tiêu thụ 1,4 triệu m2. Dây chuyền sản xuất làm việc liên tục làm việc chế độ ngày ba ca . c/ Giai đoạn 3: Giai đoạn chuyển cơ chế từ 1988 đến nay. Khi cả nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường với chính sách mở cửa của nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới mạnh mẻ. Thị trường trong nước xuất hiện những sản phẩm tương tự như sản phẩm của nhà máy. một số khách hàng tương tự như: cục quân trang, các xí nghiệp giầy vải, các nhà máy cao su ...đi tìm mua sản phẩm tương tự, kể cả thị trường trong và ngoài nước. Mặt khác một số khách hàng cũng quyết định thay đổi công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Do đó thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhà máy cũng bị thu hẹp lại một cách đáng kể. Đứng trong tình hình đó nhà máy tìm mọi cách để cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để cạnh tranh với sản phẩm cùng loại đang xuất hiện trên thị trường. Nguyên liệu vải mành làm lốp xe đạp từ sợi bông (100% côtton) được thay thế bằng sợ pêco (35% cotton +65% PE) và tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, dệt thêm các loại vải dân dụng như vải phim các loại6624, 60606, 5420... nhà máy chủ động tìm khách hàng mới để ký kết hợp đồng kinh tế và tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm, tất cả nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong giai đoạn mới,trong cơ chế quản lý mới. Với tinh thần giảm đội ngũ CBCNV, bố trí sắp xếp lại lao động dư thừa, nhà máy đầu tư xây dựng một phân xưởng may với công xuất 5000 sản phẩm/năm, số lượng lao động còn lại giải quyết theo chế độ 176 HĐBT với tinh thần tự nguyện có sự giúp đỡ của Công ty về tiền vốn để kiếm ngành nghề mới. Với những tiến triển và kết quả đã đạt được, đến tháng 7-1974 nhà máy được Bộ công nghiệp nhẹ đổi tên thành Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội, trụ sở giao dịch hiện nay là 93 - Đường Lĩnh Nam – Quận Hai Bà Trưng Hà Nội. Với chức năng hoạt động đa dạng hoá, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty đã xây dựng các dự án và được Uỷ ban Nhà nước hợp tác đầu tư cấp giấy phép thành lập “ Xí nghiệp liên doanh với nước ngoài” để sản xuất vải mành ni lon thay thế vải bông đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, phù hợp với điều kiện cụ thể và xu hướng quản lý tất yếu của Công ty. 2. Chức năng và nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Công ty dệt vải công nghiệp Hà nội là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty dệt may Việt Nam. Trong cơ chế này, Công ty đuợc quyền tổ chức bộ máy quản lý trong nội bộ để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh .Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng . Theo kiểu cơ cấu tổ chức này toàn bộ mọi hoạt động của Công ty đều chịu sự quản lý thống nhất của Giám đốc Công ty. Dưới giám đốc có hai phó giám đốc cùng với sáu trưởng phòng và hai quản đốc phân xưởng. Với mô hình cơ cấu trực tuyến này, các cán bộ quản lý có thể thi hành các quyết định một cách nhanh chóng, chính xác góp phần to lớn vào việc nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm Công ty. Giám đốc Phó giám đốc KD kiêm phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc sản xuất Phòng kế toán tài chính Phòng sản xuất kinh doanh Phòng hành chính tổng hợp Phòng khoa học công nghệ Phân xương sợi dệt Phân xưởng nhúng keo Phòng dịch vụ đời sống Phòng bảo vệ Phân xưởng may Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc quản lý của Công ty và là người chỉ huy cao nhất điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra giám đốc còn là người đảm bảo việc làm củng như thu nhập của CBCNV trong toàn bộ Công ty theo luật lao động của Nhà nước ban hành. Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc: *Phó giám đốc kinh doanh kiêm phó giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác kỹ thuật và vấn đề kinh doanh của Công ty. +Giám đốc về kỹ thuật trong việc ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào cải tiến mẫu mã, an toàn kỹ thuật. +Phụ trách công tác đầu ra đầu vào, các vấn đề tài chính của Công ty, đồng thời phụ trách các vấn đề kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. *Phó giám đốc sản xuất : Giúp giám đốc trong việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thành các kế hoạch được giao. Ngoài ra còn có kế toán trưởng giúp giám đốc thực hiện pháp lệnh kế toán trong Công ty và các phòng ban khác. Tổ chức bộ máy quản lý nghiệp vụ gồm có: a. Phòng hành chính tổng hợp : - Chức năng: tham mưu cho giám đốc về: Quản lý hành chính quản trị Tổ chức bộ máy quản lý và lao động tiền lương. - Nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện mô hình tổ chức Công ty, đào tạo sắp xếp CBCNV. Xây dựng quỹ tiền lương, định mức lao động, tổng hợp ban hành quy chế quản lý, sử dụng lao động, giải quyết các chế độ lao động theo quy chế của Nhà nước. Thực hiện các nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ quản trị. Thư ký giám đốc. Thực hiện các nghiệp vụ văn thư. b. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: - Chức năng: Tổng hợp xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch xuất nhập khẩu. Chỉ đạo sản xuất, điều hoà thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch xuất nhập khẩu, cân đối toàn Công ty để đảm bảo tiến độ yêu cầu của khách hàng. Thưc hiện các nghiệp vụ cung ứng vât tư và quản lý kho. Tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm. Kiểm tra, giám sát,xác nhận mức độ hoàn thành kế hoạch, quyết toán vật tư cấp phát và sản phẩm nhập kho đối với các phân xưởng. c. Phòng tài chính Kê toán : - Chức năng: Tham mưu cho giám đốc về. Quản lý, huy động và sử dụng các nguồn vốn của Công ty đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất. Giám sát kiểm tra công tác tài chính kế toán ở các đơn vị trực thuộc Công ty. Hoạch toán bằng tiền mặt mọi hoạt động của Công ty. - Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch tài chính,tổ chức thực hiện các nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Theo dõi, giám sát thực hiện các hợp đồng kinh tế về mặt tài chính, theo dõi đốc thu hồi. Quản lý nghiệp vụ hoạch toán kế toán trong Công ty. Chủ trì công tác kiểm kê trong Công ty theo định kỳ quy định. Xây dựng quản lý, giám sát bán giá thành phẩm. d. Phòng khoa học công nghệ: - Chức năng: Xây dựng chiến lược sản phẩm của Công ty. Quản lý các hoạt động kỹ thuật của Công ty. Tiếp nhận, phân tích các thông tin khoa học kinh tế mới. Xây dựng quản lý các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, định mức kỹ thuật. Tiến hành nghiên cứu chế thử sản phẩm mới. Tổ chức quản lý, đánh giá các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong Công ty. Tổ chức kiểm tra , xác định trình độ tay nghề cho công nhân. Kiểm tra quản lý mức kỹ thuật , quản lý hồ sơ kỹ thuật của Công ty. e. Phòng dịch vụ đời sống. - Chức năng: Nuôi dạy các cháu nhà trẻ mẫu giáo. Khám chữa bệnh. Tổ chức các bữa ăn công nghiệp. Các hoạt động dịch vụ khác. - Nhiệm vụ. Tổ chức nuôi dạy các cháu lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo. Tổ chức bữa ăn giữa ca, bồi dưỡng độc hại cho người lao động, phục vụ cơm khách hội nghị khi có yêu cầu. Khám chữa bệnh cho người lao động và các cháu nhà trẻ trong Công ty. Theo dõi bệnh nghề nghiệp. Chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường. Thực hiện chỉ đạo công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Sửa chữa nhỏ và các dịch vụ khác. g. Phòng bảo vệ: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về tài sản của Công ty như vật tư hàng hoá, máy móc thiết bị, nhà xưởng để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế hiện nay, lực lượng bảo vệ giữ vai trò gương mẫu trong mạng lưới của Công ty, bảo vệ tài sản của Công ty, không để mất mát hư hỏng. Nếu thấy có trường hợp nghi vấn phải báo ngay cho giám đốc để có biện pháp xử lý kịp thời. Hàng năm cán bộ phòng bảo vệ được đi tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ bảo vệ tài sản cũng như bảo vệ an ninh chính trị của đơn vị. h. Phân xưởng dệt: Là phân xưởng chính của Công ty chịu trách nhiệm sản xuất các loại vải mà Công ty ký kết hợp đồng với khách hàng trong kỳ. Phân xưởng vừa nhận nguyên liệu gia công cho khách hàng vừa sản xuất khép kín. Sơ đồ về quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm dệt , sản phẩm chủ yếu của Công ty. Tổ đậu KCS kỹ thuật Tổ xe Tổ ống, suốt Tổ lờ Tổ dệt Tổ go Tổ dồn Đóng gói Nhập kho thành phẩm Tiêu thụ Kho nguyên liệu Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty là quá trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, loại hình sản xuất với lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. Nguyên vật liệu chính là sợi đơn nhập về từ kho nguyên liệu theo từng chủng loại sợi mà phòng khoa học công nghệ yêu cầu cho từng mã hàng. Sau đó đưa vào ghép sợi( qua máy điện) tuỳ theo yêu cầu. i. Phân xưởng nhúng keo: Là phân xưởng chịu trách nhiệm nhúng keo tự động cho vải mành. Vải mành sau khi nhúng keo sẽ được bán cho các Công ty chuyên sản xuất lốp xe đạp và ôtô. Vải mộc Máy tở vải Máy may đầu tấm Máy lôi vải trước Máy nhúng keo Khu sấy trước Khu sấy sau Tổ kéo dãn số 1 Khu kéo dãn Tổ kéo dãn sô 2 Khu định hình Khu làm lạnh Tổ kéo dãn số 3 Giá tồn vải sau Máy lôi vải sau Máy cuộn vải Đóng gói Nhập kho thành phẩm Máy lôi vải giữa Giá tốn vải trước Sơ đồ qua trình công nghệ sản xuất phân xưởng nhúng keo. k. Phân xưởng may: Là phân xưởng mới thành lập, khi chuyển sang cơ chế thị trường phân xưởng chịu trách nhiệm gia công sản phẩm may mặc cho các tổ chức cá nhân có yêu cầu, nguyên vật liệu do các khách hàng đưa đến, phân xưởng chịu trách nhiệm gia công. Sơ đồ công nghệ phân xưởng may. Nhóm KCS Đóng kiện Nhập kho Nhóm là Tổ may Tổ cắt 3. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh của Công ty a/Vải mành Dùng để sản xuất lốp xe đạp dây đai thang cao su, các loại sản phẩm nàyđược khách hàng trong ngành cao su sử dụng là chủ yếu như Nhà máy cao su Sao vàng, nhà máy cao su Biên hoà, Sao su Đà Nẳng, nhà máy cao su Hải Phòng... Đây là mặt hàng chuyền thống, chiếm nhiều năm độc quyền của Công ty. Vòng đời sản phẩm bắt đầu từ năm 1970 đến 1973, thị trường tiêu thụ mới có Nhà máy cao su Sao vànglà khách hàng sử dụng vải bông của Trung Quốc. Từ năm 1973 đến 1987, sản phẩm bước vào giai đoạn tăng trưởng: Khối lượng tiêu thụ lớn giá thành hợp lý mang lại lợi nhuận cao cho Công ty. Đặc biệt sản phẩm làm ra được nhà máy cao su Sao vàng tiêu thụ hết. Sau 1975 sản phẩm mành của Công ty đã có vị trí vững chắc từ Bắc vào Nam, khách hàng mới được mở rộng tới gần chục nhà máy họ mua vải mành về sản xuất lốp xe đạp đó là nhà máy cao su Nghệ tĩnh, nhà máy cao su Thái Bình, nhà máy cao su Đồng Nai... Từ 1988 đến 1993 là giai đoạn bão hoà của sản phẩm đặc trưng số lượng vaỉ mành tiêu thụ cao nhất là 3,3 triệu m2 năm 1988 rồi chững và đi xuống. Năm 1989 tiêu thụ 1,5 triệu m2 năm 1990 và 1991 là 2,4 triệu m2 1992 là 1,9 triệu m2 và năm 1993 là 1,6 triệu m2. Nguyên nhân là do xuất hiện sản phẩm cạnh tranh mới, vải mành nylon của Trung Quốc. Để duy trì doanh số bán ra, kéo dài dòng đời sản phẩm, Công ty dệt vải công nghiệp Hà nội đã cải tiến vải mành từ sợi bông sang vải mành sợi pêcô. Nhưng thực tế vòng đời của sản phẩm vải sợi bông đã chấm dứt vào năm 1991, còn vải mành pêcô đã bị mành Trung quốc lấn chiếm thị trường, Công ty chỉ có khách hàng là Cao su su vàng nhưng tiêu thụ với số lượng rất ít. Từ năm 1994-1995 vải mành bước vào giai đoạn suy thoái, không còn đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường, Công ty phải tạm ngừng sản xuất . Năm 1996, phân xưởng nhúng keo ra đời ,Sản phẩm vải mành tiếp tục được sản xuất, sản phẩm làm ra được sử lý qua khâu nhúng keo...tăng cuờng các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.Từ đó sản phẩm vải mành lại được tiếp tục tiêu thụ nhưng với số lượng chưa được khả quan. (năm 2000 tiêu thụ 34.200m trong khi năm 1998 tiêu thụ 582.397m). b-Vải bạt: Dùng ống dẫn nước, ống hút bùn, băng truyền tải loại nhỏ vì vậy nó cũng là nguyên liệu sản xuất cho các doanh ngiệp nghành cao su, lọc đường , làm giầy vải các loại,may găng tay, quần áo bảo hộ, may tăng võng , ba lô phục vụ Quốc phòng. Đây cũng là mặt hàng truyền thống, chuyên môn hoá của Công ty thời bao cấp.Thị trường chính để tiêu thụ vải bạt là Nhà máy giầy vải thượng đình, Công ty giầy Thụy khuê, nhà máy giầy Hải Phòng, cục quân trang... Số lượng sản phẩm này đạt mức tiêu thụ cao nhất vào năm 1982 (2,6 triệu mét). Khi chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, từ năm 1989 số lượng tiêu thụ chững lại và đi xuống, năm 1989 tiêu thụ 1,8 triệu mét ;1990 là 0,7 triệu mét và năm 1998 là 0,38 triệu mét.Như vậy là sản phẩm vải bạt đã ở giai đoạn bão hoà, mặt khác doanh nghiệp dệt 19-5 là đối thủ cạnh tranh quyết liệt.Để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ Công ty đã cải tiến công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm từ sản phẩm chuyên môn hoávải bạt 3x3 và 3x4,Công ty đã tạo ra các sản phẩm vải bạt mới bạt718, bạt 195, bạt pêcô, bạt 1611, bạt pha đay...lần lượt chiêm lĩnh thị trường thay thế sức tiêu thụ vải bạt 3x3 và 3x4 (đang trong giai đoạn suy thoái), tiếp tục kéo dài vòng đời vải bạt nói chung.Do cải tiến mẫu mã, Công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ,các khách hàng mới của Công ty là : Công ty giầy Sài gòn, giầy Cần thơ, nhà máy giầy Hiệp hưng, Công ty xuất nhập khẩu Tân bình... Tiêu thụ vải bạt bắt đầu tăng và có dấu hiệu khả quan. Năm 1998 là 1,3 triệu mét, 2000 là 1,35 triệu mét, 2001 là 1,38 triệu mét,2002 là 1,3 triệu mét. d-Sợi xe : Dùng làm chỉ khâu dân dụng và chỉ khâu công nghiệp để may vỏ bao xi măng, vỏ bao đựng phân bón, xe sợi để dệt các loại vải gabađin, vải đò luyn, vải bò.Thị trường chính của Công ty gồm các khách hàng: Công ty xi măng Hoàng thạch, Nhà máy phân lân Văn điển, Nhà máy phân đạm Hà bắc, Công ty dệt lụa Nam Định, Công ty sợi dệt kim Hà nội. Sản phẩm của Công ty luôn có tín nhiệm trên thị trường nay đã bị một số Công ty và tư nhân cạnh tranh mạnh về giá cả dẫn đến tiêu thụ cũng bị giảm theo. Năm 1991 tiêu thụ 116 triệu tấn; năm 1992 là 87 triệu tấn; năm 1993 là 51 triệu tấn; năm 1994 là 36 triệu tấn; năm 1995 là 77 triệu tấn; năm 1996 là 65 triệu tấn; năm 1997 là 69 triệu tấn; năm 1998 là70 triệu tấn; năm 2000 là 99 triệu tấn; 2001 là 192 triệu tấn; năm 2002 là 98,6 triệu tấn. Giá trị sản xuất công nghiệp doanh thu sản phẩm Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 2002 Vải mành Kg 153.841 498.257 627.477 838.982 Vải bạt M 1.156.644 1.098.927 1.202.794 1.044.433 Sợi xe Kg 111.564 99.506 142.663 98.682 Vải mộc khác M 529.264 249.862 175.781 358.585 c-Vải mộc khác: Dùng để may quân trang, bảo hộ lao động, lót túi, lót giầy... Đây cũng là sản phẩm đa dạng hoá của Công ty, thị trường tiêu thụ là Cục quân trang, các Công ty giầy, Công ty may và tư nhân. Sản phẩm vải mộc các loại gồm các mặt hàng chủ yếu là: vải 3024, 3419, vải phin 6624, 5420,6060... Mức tiêu thụ năm 1990 đạt 0,97 triệu mét; 1991 là 1,8 triệu mét, 1992 là 1,7 triệu mét, năm 1993 là 0,57 triệu mét, năm 1994 là 0,56 triệu mét, năm 1995 là 0,36 triệu mét, năm 1996 là 0,4 triệu mét, 1997 là 0,16 triệu mét, 1998 là 0,163 triệu mét. Ngoài ra Công ty còn tiến hành sản xuất các loại sản phẩm may như các loại sản phẩm May gia công xuất khẩu, sản phẩm May bán POB sản phẩm May nội địa… Số lượng các loại sản phẩm được sản xuất ra tương đối ổn định qua các năm, trong năm 2000 với 191.333 sp được sản xuất, năm 2001 sản xuất 182.921 sp ,năm 2002 sản xuất 180.055 sp. 4. Hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Biểu tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Stt Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 2002 KH TH KH TH KH TH KH TH I Giá trị SXCN triệu đ 30645 33665 37200 42081 51969 49494 60000 60157 II Tổng doanh thu 26000 32000 58000 74415 97047 86649 90500 91226 + Doanh thu SXCN -  -  37251 52896 60130 55676 67500 66677 + Doanh thu bán hàng -  -  20749 21516 37168 30974 23000 24549 III Kim ngạch XK 1000 $ 2650 3973 3890 2463 531 1976 1100 1111 IV Tiền lương-Lao động + Tổng số lao động ngời 786 777 966 925 834 849 812 827 + Thu nhập bình quân 1000đ/t 719 635 610 625 635 649 635 660 V Lợi nhuận Triệu đ 251 1268 865 836 1545 1621 1422 1532 VI Nộp ngân sách triệu đ 1313 1276 1082 1104 5532 5462 5210 5169 VII Tiêu thụ 1. Vải các loại 1000m 1100 1059 1200 1102 1150 1127 1400 1751 2. Vải phin các loại 1000m 650 713 40._. tiết của hệ thống pháp luật, hệ thống tiền tệ tài chính khác nhau…do đó, trước khi bước vào giao dịch đàm phán , Công ty cần phải chuẩn bị chu đáo. Kết quả của việc giao dịch phụ thuộc phần lớn vào sự chuẩn bị đa, công việc chuẩn bị có thể bao gồm hai bộ phận chủ yếu: nghiên cứu tiếp cận thị trường và lập phương án kinh doanh. -Nghiên cứu tiếp nhận thị trường. Ngoài việc nắm vững tình hình trong nước và đường lối chính sách luật lệ quốc gia có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội cần phải nhận biết các hàng hoá kinh doanh, nắm vững thị trường và lựa chọn khách hàng. +Nhận biết hàng hoá: Hàng hoá mua về phải được tìm hiểu kỹ về khía cạnh giá trị, công dụng, nắm vững được những đặc tính của nó và những yêu cầu cho quá trình sản xuất. Để chủ động trong việc giao dịch nhập khẩu, cần nắm vững tình hình nguồn hàng như thời vụ, khả năng về nguyên vật liệu. +Nắm vững thị trường nước ngoài: Đối với những đơn vị kinh doanh như Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội thì việc nghiên cứu thị trường nước ngoài có ý nghĩa cức kỳ quan trọng. Những nội dung cần nắm vững về một thị trương nước ngoài là điều kiện chính trị thương mại nói chung, luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tiền tệ và tín dụng, điều kiện về vận tải và tình hình giá cước… +Lựa chọn thị trường nhập khẩu: việc nghiên cứu tình hình thị trường nhập khẩu giúp cho Công ty lựa chọn thị trường, thời cơ thuận lợi , lựa chọn phương thức mua hàng và điều kiện giao dịch thích hợp. Để lựa chọn khách hàng Công ty không nên căn cứ vào những lời quảng cáo, tự giới thiệu mà cần tìm hiểu khách hàng về thái độ chính trị của phía đối tác, khả năng tài chính, lĩnh vực kinh doanh và uy tín của họ trong kinh doanh. -Lập phương án kinh doanh : Trên cơ sở các kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường ,Công ty cần lập phương án kinh doanh. Việc xây dựng phương án kinh doanh bao gồm các bước sau. Đánh giá tình hình thị trường từ đó rút ra những thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh. Sự lựa chọn này phải có tính thuyết phục trên cơ sở phân tích tình hình có liên quan Đề ra các mục tiêu Đề ra các biện pháp thực hiện Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh nhập khẩu. *Các bước hỏi giá chào hàng và đặt hàng Sau khi nghiên cứu thị trường, để chuẩn bị gia dịch nhập khẩu Công ty cần phải tiến hành xuất tiến với các đối tác thông qua biện pháp quảng cáo của họ. Nhưng để tiến tới ký kết hợp đồng nhập khẩu Công ty phải tiến hành quá trình giao dịch, thương thảo về các điều kiện giao dịch quá trình đó bao gồm: - Hỏi hàng: Tuy không ràng buộc trách nhiệm của người hỏi nhưng nếu hỏi nhiều nơi, nhiều hãng sẽ có thể gây nên hiểu lầm về nghiên cứu của mình. Hơn nữa hỏi nhiều nơi sẽ kéo theo việc trả lời và các công việc hành chính, văn thư khác. Điều này cũng dễ gây tốn kém thời gian và chi phí. - Chào hàng: Trước khi chào hàng cần nắm được quan hệ cung cầu về hàng hoá trong nước, mức giá hiện hành trên thị trường, nhu cầu tiêu dùng của những thành phẩm mà Công ty đang định nhập khẩu. Đơn chào hàng cần phải rõ ràng và phải có sức hấp dẫn, không chỉ thể hiện ở giá cả thấp, ở sự giảm giá mà có thể ở các dịch vụ cung cấp cho Công ty, phẩm chất hàng tốt, điều kiện thanh toán có lợi cho nguời mua. - Đặt hàng: là đề nghị chắc chắn về việc ký kết hợp đồng xuất phát từ Công ty. Khi đặt hàng Công ty cần xác định chính xác tên hàng, phẩm chất quy cách, số lượng hàng cần đặt mua...Tên hàng cần ghi đúng tên gọi của hàng đó trên thị trường Quốc tế. Phẩm chất quy cách cần đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. * Lựa chọn phương án kiểm tra và tính giá Kiểm tra hàng hoá nhập khẩu: Công ty cần đề nghị cơ quan giao thông (ga, cảng) phải kiểm tra niêm phong cặp chì trước khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải. Nếu có tổn thất hoặc xếp theo không theo lô theo vận đơn thì cơ quan vận tải mời các Công ty giám định, lập biên bản giám định dưới tàu. Nếu hàng chuyên trở bằng đường biển mà thiếu hụt, mất mát phải có “biên bản kết toán nhận hàng với tàu” , nếu bị đổ vỡ phải có “ biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng”. Nếu tầu trở hàng đã nhổ neo rồi việc thiếu hụt mới bị phát hiện, chủ hàng yêu cầu VOSA cấp “giấy chứng nhận hàng thiếu”. Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội với tư cách là một bên đứng tên trên vận đớn, phải lập thư dự kháng nếu nghi ngờ hoặc thực sự thấy hàng có tổn thât sau đó phải yêu cầu Công ty Bảo hiểm lập biên bản giám định nếu tổn thất xảy ra với những rủi ro đã được mua Bảo hiểm. Trong những trường hợp khác phải yêu cầu Công ty giám định tiến hành kiểm tra hàng hoá và lập chứng từ giám định. - Tính giá Nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng nhập khẩu là theo giá FOB thì Công ty phải chịu trách nhiệm đối với toàn bô sự chuyên trở hàng hoá từ điểm bốc hàng nội địa và trả toàn bộ chi phí vận tải. Trả thuế nhập khẩu hoặc chi phí, phí tổn khác nếu có.Công ty còn phải chịu trách nhiệm đối với bất cứ mất mát nào xảy ra sau khi bốc hàng tại điểm nội địa quy định. Trả toàn bộ phí tổn và chi phí để lấy các chứng từ có liên quan đến hàng hoá nhập khẩu. Tuy mức giá này Công ty phải đảm trách nhiều nghĩa vụ hơn nhưng Công ty sẽ tốn kém ít hơn cho việc nhập khẩu của mình. Nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng nhập khẩu là giá CIF hoặc C and F thì Công ty không phải chịu trách nhiệm kể trên nhưng ngược lại Công ty phải mua với giá với mức giá cuối cùng, thường thì mức giá này cao nhất vì mọi rủi do Công ty đã chuyển cho bên bán. b.Các biện pháp nâng cao hiệu quả qua trình đàm phán Trong kinh doanh Thương Mại Quốc tế, các bên giao dịch thường có khác biệt nhau về văn hoá, ngôn ngữ, phong tục tập quán và chịu sự sự điều tiết của nhiều yếu tố khác. Để có thể đi đến được thống nhất hai bên phải tiến hành giao dịch và đàm phán với nhau. Đối với phía Công ty phải biết sử dụng các cách đàm phán khác nhau đối với từng đối tượng, người bán khau. Đối với các bạn hàng quen thuộc Công ty có thể áp dụng kiểu đàm phán qua thư tín hoặc qua điện thoại để đàm phán, từ đó giảm được chi phí. Đối với bạn hàng cung cấp mới cung ty nên dùng hình thức đàm phán trực tiếp để có thể nhìn nhận những vấn đề một cách sâu rộng hơn và có thể giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên đây cũng là hình thức đàm phán khó khăn nhất cho đến trước khi tiến hành đàm phán, Công ty phải cử cán bộ am hiểu nghiệp vụ hàng hoá phải biết tự chủ phản ứng nhanh nhạy kịp thời bình tĩnh nhận xét, nhanh chóng có tính kiên trì lập trường vững vàng và cố gắng tránh cho đối phương biết được ý đồ của mình. Khi chuẩn bị đàm phán Công ty phải chuẩn bị nội dung và xác định mục đích đàm phán, Công ty phải chuẩn bị đầy đủ dữ liệu thông tin chuẩn bị cán bộ đàm phán lựa chọn thời điểm, địa điểm đàm phán chương trình đàm phán một cách hợp lý nhất. Trong quá trình tiến hành đàm phán, các nhân sự đàm phán không nên nôn nóng cần theo dõi lời nói,cach biểu đạt và thái độ biểu lộ của đối tác có thể phát hiện, phán đoán được ý định và quan tâm thực sự của đối tác. Trong quá trình đàm phán cố gắng tránh những căng thẳng không cần thiết, phải biết mềm mỏng lịch sự như vậy người đàm phán sẽ dễ chủ động linh hoạt và nâng cao tốc độ đàm phán. Điều này có ý nghĩa rất lớn đưa cuộc đàm phán theo đúng hướng và đem lại hiệu quả cao. Khi kết thúc quá trình đàm phán cho dù cuộc đàm phán đó thành công hay không thì các nhân sự đàm phán vẫn phải giữ thaí độ hoà nhã lịch sự không nên nóng giận đổ lỗi cho đối phương mà tìm cách giữ được mối quan hệ tốt để có thể tiến hành giao dịch sau này. Bên cạnh các phương án đàm phán Công ty cũng phải bố trí các phương án tiếp đãi khi tiếp khách cầc phải gây thiện cảm ngay từ đầu tạo ra một không khí thân thiện và hoà đồng. 4.Thực hiện tốt việc xin giấy phép nhập khẩu, mở L/C chuẩn bị mua hàng, kiểm tra hàng nhập khẩu, khai báo Hải quan, nhận hàng và thanh toán tiền hàng. a) Xin giấy phép nhập khẩu: ở nước ta, theo nghị định 89/CP ngày 15/12/1995. Kể từ ngày 1/2/1996 trở đi, chỉ còn 9 trường hợp sau đây cần xin giấy phép nhập khẩu chuyến: hàng nhập khẩu mà Nhà nước quy định bằng hạn ngạch, hàng tiêu dùng nhập khẩu theo kế hoạch được thủ tướng chính phủ duyệt, máy móc thiết bị nhập khẩu bằng nguồn vốn ngân sách, hàng của doanh nghiệp được thành lập theo luật đàu tư nước ngoài tại Việt Nam, hàng phục vụ thăm dò và khai thác dầu khí, hàng hội trợ dự triển lãm, hàng gia công, hàng tạm nhập tái xuất, hàng nhập khẩu thuộc diện cần điều hành để cân đối cung cầu trong nước. Khi đối tượng hợp đồng thuộc phạm vi phải xin giấy phép nhập khẩu, Công ty phải xuất trình hồ sơ xin phép gồm: hợp đồng, phiếu hạn ngạch (nếu hàng thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch), hợp đồng uỷ thác nhập khẩu, nếu hàng nhập khẩu qua nhiều cửa khẩu cơ quan Hải quan sẽ cấp cho Công ty một phiếu theo dõi. Giấy phép nhập khẩu là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu trong mỗi chuyến hàng nhập khẩu. Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu phụ thuộc phần lớn vào cơ chế nhập khẩu. ở nước ta hiện nay, đối với từng thời kỳ Bộ Thương mại quyết định ở danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu, những mặt hàng nào tạm ngừng nhập khẩu, những mặt hàng nhập khẩu được quản lý bằng hạn ngạch và hàng nhập khẩu nào có định hướng. Do đó để có thể nhập được hàng Công ty cần phải nắm rõ kế hoạch của Bộ Thương mại đối với từng mặt hàng để có kế hoạch mua hàng, tránh tình trạng đã ký hợp đồng rồi mà không lấy được hàng về. b) Mở L/C chuẩn bị mua hàng: Khi hợp đồng nhập khẩu quy định tiến hành thanh toán bằng phương thức L/C một trong những công việc đầu tiên mà Công ty phải thực hiện là mở L/C. Thời gian mở L/C nếu trong hợp đồng gì phụ thuộc vào thời gian giao hàng. Công ty nên phân chia các loại bạn hàng theo khu vực địa lý để có kế hoạch mở L/C. Chẳng hạn đối với bạn hàng ở Châu á thì Công ty nên mở L/C từ 15 đến 20 ngày trước thời gian giao hàng, còn đối với khu vực Châu Âu thì khoảng 20 đến 25 ngày trước khi giao hàng. Tuy nhiên trước khi mở L/C Công ty cũng cần phải xem xét bên bán có chắn chắc co hàng để giao theo hợp đồng hay không. Để tiến hành mở L/C, Công ty cần phải căn cứ vào các điều kiện ghi trong hợp đồng nhập khẩu. Khi mở L/C Công ty dựa vào căn cứ này để điền vào mẫu gọi là: “ Giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu “. Đơn xin mở L/C là có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa ngân hàng mở L/C và Công ty. Vì vậy cần phải hết sức chú ý trong vấn đề lập đơn sao cho chính xác, đúng mẫu đơn và phù hợp với nội dung hợp đồng nhập khẩu. Cần cân nhắc kỹ lưỡng các điều kiện ràng buộc bên nhập khẩu sao cho chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi của mình, vừa tôn trong các điều khoản của hợp đồng tránh mâu thuẫn khiến cho bên nhập khẩu chấp nhận được. - Chuẩn bị tiền mua hàng: Để có được đủ tiền mua hàng có thể quay được vòng vốn một cách nhanh chóng và quy hoạch, ngoài việc Công ty sử dụng các biện pháp để làm sao cho bên xuất khẩu chấp nhận được việc thanh toán bằng L/C trả chậm hoặc theo nhiều cách trả sau bao nhiêu ngày nhận được hết phiếu, trả tiền sau bao nhiêu ngày khi giao hàng, trả tiền sau bao nhiêu ngày ký phát hối phiếu. Đồng thời Công ty cần phải có những chính sách để có thể huy động được nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất bằng cách như: tạo lập mối quan hệ tốt với ngân hàng để có thể vay được tiền, tận dụng triệt để sự quan tâm của Nhà nước để Nhà nước có thể rót vốn, hỗ trợ cho Công ty, về mặt tín dụng, thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước. Huy động vốn ở trong Công ty bằng cách phát huy nội lực tài chính của Công ty, như có thể bán cổ phần của Công ty cho cán bộ công nhân viên. c. Biện pháp về kiểm tra hàng hoá nhập khẩu: Theo quyết định của Nhà nước Việt Nam hàng nhập khẩu khi qua cửa khẩu cần phải kiểm tra kỹ càng. Mỗi cơ quan tuỳ thuộc vào chức năng của minh phải tiến hành công việc kiểm tra đó. Mục đích của quá trình kiểm tra hàng nhập khẩu là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người mua và cơ sở để khiếu nạy sau này. Đối vơí Công ty, việc kiểm tra hàng nhập khẩu là một trong những công việc quan trong quyết định đến lợi ích của Công ty. Khi tiến hành kiểm tra các cán bộ nghiệp vụ của Công ty và Vinacontrol phải cùng đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu từ người bán gữi đến, kiểm việc dỡ hàng từ các phương tiện vận tải. Để thực hiện tốt công đoạn này, Công ty phải có kế hoạch kiểm tra theo các nội dung cụ thể như: - Kiểm tra số lượng hàng: Công ty sẽ kiểm tra lô hàng nhập khẩu có bị tổn thất thiếu gì hay không, do nguyên nhân nào? Để có thể làm cơ sở khiếu nại sau này. Đối với cách kiểm tra này, các cán bộ của Công ty có thể tự tiến hành kiểm tra bằng cảm quan dựa trên bản chứng từ, vận đơn đường biển... mà người bán giao cho để tìm nguyên nhân gây ra. - Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Đây là yếu quyết định đến việc Công ty có thể nhập hay không tuỳ thuộc vào chất lượng hàng nhập đó. Do là một Công ty chuyên nhập khẩu các loại nguyên liệu dùng để sản xuất các loại vải công nghiệp. Do chưa có đủ các loại phương tiện để tiến hành kiểm tra toàn bộ chất lượng hàng nhập khẩu nên Công ty nên nhờ nhân viên của Vinacontrol tiến hành kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu cho mình. Trước khi tiến hành kiểm tra hàng hoá, Công ty nhận được các thông báo gữi hàng với các thông tin về tên tàu, tên hàng, hoá đơn hàng. Công ty nên so sánh các tài liệu này với hợp đồng mua bán và các chứng từ khác, nếu thấy có sự sai lệch, Công ty cần phải có sự chuẩn bị kế hoạch để kiểm tra hàng khi đến cảng. Khi nhận hàng cần mời đại diện của Công ty Bảo hiểm hãng vận tải và đại diện của người bán để xem xét và ký và bản khai kiểm tra hàng do Vinacontrol tiến hành kiểm tra. Nếu thấy nghi ngờ hàng hoá bị sai chủng loại và kích thước, quy cách phẩm chất thì Công ty nên yêu cầu Công ty Bảo hiểm báo cho người đại diện bán hàng biết. d. Khai báo Hải quan Khi nhập khẩu hàng Công ty nên đến các cơ quan Hải quan để làm thủ tục khai báo Hải quan. Để công đoạn này được thực hiện một cách nhanh chóng và không vướng mắc gì Công ty phải sắp xếp chuẩn bị hàng hoá sao cho hợp lý trật tự để cho các cán bộ hải qua tiện kiệm việc kiểm tra. Đồng thời cũng phải ghi chép về hàng hoá lên tờ khai Hải quan, điều chú ý là cần phải ghi thật rõ ràng, trung thực và chính xác. Ngoài ra Công ty cũng cần phải đưa các giấy tờ liên quan như giấy phép nhập khẩu hàng hoá, bộ chứng từ mà người bán gửi sang kèm với tờ khai Hải quan giao cho cơ quan để kiểm tra được thuận tiện, tránh gây mất cảm tình đối với cán bộ Hải quan trong quá trình kiểm tra hàng hoá. Khi cơ quan Hải quan ra quyết định như thế nào thì cũng phải có biện pháp khắc phục kịp thời để đưa hàng về Công ty. Để không bị hàng hoá nhập khẩu về mà không được nhập vào thì trước khi ký kết hợp đồng phải xem xét các loại hàng mà Công ty định nhập có thuộc loại cấm nhập hay không. e. Nhận hàng nhập khẩu Đối với các hợp đồng nhập khẩu, Công ty nên thuê cơ quan giao nhận để tiến hành nhận hàng hoá của mình, khi thuê đơn vị nhận uỷ thác giao nhận, Công ty phải ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải về việc giao nhận hàng từ tầu nước ngoài về xác nhận với cơ quan vận tải, kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng, điều kiện kỹ thuật bốc dỡ cách thức vận chuyển: cung cấp các tài liệu cần thiết cho đơn vị nhận uỷ thác giao nhận như vận đơn, lệnh giao hàng. Để hàng nhập khẩu không bị hư hỏng trong quá trình bốc dỡ vận chuyển về kho của Công ty. Ngoài việc nêu rõ trách của bên nhận uỷ thác giao nhận, Công ty cần cử các cánbộ xuống tận ga, cảng để đôn đốc và giám sát công việc này. Nếu thấy cần thiết có thể lập các biên bản vi phạm nếu cơ quan nhận uỷ thác không làm tròn trách nhiệm của mình. Sau đó Công ty thanh toán chi phí giao hàng, bốc xếp, bảo quản cho các cơ quan cảng và đơn vị nhận uỷ thác giao nhận. f. Làm thủ tục thanh toán Để có thể xoay vòng được tiền vốn một cách nhanh chóng và có hiệu quả thì trong khi đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu Công ty nên cố gắng thuyết phục bên bán thanh toán theo phương thức L/C trả chậm, có thể trả chậm bao nhiêu ngày khi nhận được hàng hoặc là sau bao nhiêu ngày nhận được chứng từ. Để chắc chắn khi Công ty thanh toán tiền hàng sẽ đảm bảo nhận được hàng theo đúng yêu cầu trong hợp đồng như đã thoả thuận thì Công ty cần phải kiểm tra thật kỹ lưỡng bộ chứng từ và các giấy tờ có liên quan khác do người bán gửi đến. Ngoài ra để chắc chắn nhận được hàng thì ngoài việc thanh toán bằng phương thức L/C trả chậm, Công ty có thể sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ, đây là phương thức mà Công ty chỉ việc ký chấp nhận lên hối phiếu, ngân hàng sẽ ra bộ chứng từ. Đối với các bạn hàng quen biết, Công ty nên thuyết phục bên xuất khẩu đồng ý việc thanh toán bằng phương thức chuyển tiền bằng thư nhằm giảm chi phí trong hoạt động thanh toán. Tuy nhiên trước khi quyết định thanh toán tiền hàng cho bên bán, dù ở phương thức thanh toán gì thì Công ty cũng phải tiến hành kiểm tra, xem xét ký lưỡng bộ chứng từ và các giấy tờ có liên quan do người bán gửi đến và phải xem thật chính xác là bên bán có giao hàng đúng theo các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu mà hai bên đã thoả thuận. Tránh tình trạng thnah toán tiền rồi mà không nhận được hàng hoặc nhận hàng kém phẩm chất, quy cách chất lượng bị sai, sai tên hàng, hàng giao thiếu hụt... Để có thể tiến hành công việc kiểm tra được chính xác , nhanh chóng Công ty nên nhờ ngân hàng Vietcombank tiến hành việc kiểm tra bộ chứng từ cho Công ty và nhờ các cơ quan có nghiệp vụ chuyên môn kiểm tra và kiểm nghiệm hàng hoá. Nếu thấy hàng hoá không phù hợp với hợp đồng hoặc bộ chứng từ mà bên bán gửi đến có sai lệch, không chuẩn xác và phù hợp với L/C của hợp đồng mà Công ty đã mở. Sau khi hoạt động mua bán ngoại thương được ký kết, Công ty với tư cách là một bên ký kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là một công việc hết sức phức tạp, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Nó đòi hỏi phải tuân thủ luật Việt Nam và luật Quốc tế, đồng thời đảm bảo được quyền cũng như uy tín của Công ty. Về mặt kinh doanh trong quá trình thực hiện các khâu công việc trong hoạt động, Công ty cần phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông. Để làm tốt việc tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Công ty cần có những giải pháp, có những chính sách để tiến hành các khâu công việc đồng thời giả quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh nhằm tránh những rủi do khiếu nại dẫn đến giảm lợi nhuận, cũng như nâng cao uy tín đối với khách hàng ở trong và ngoài nước. 5. Hoàn thiện tốt công tác thực hiện hợp đồng. a. Làm thủ tục Hải quan Sau khi có đầy đủ chứng từ nhận hàng và khai báo với Hải quan vào tờ khai hàng hoá nhập khẩu, Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra các giấy tờ cần thiết có liên quan. Để rút ngắn thời gian làm thủ tục, tránh các rắc rối có thể xẩy ra, Công ty nên đề nghị đối tác cung cấp các giấy tờ cần thiết chứng nhận tên gọi ,tiêu chuẩn kỹ thuật... để Công ty có thể hoàn thành tờ khai Hải quan trước khi đưa hàng về kho của mình. Trong khi lập tờ khai Hải quan, Công ty cần phải thận trọng trong việc áp mã hàng hoá vì nếu sai sẽ bị phạt. Khi Hải quan kiểm tra hàng hoá Công ty cần chuẩn bị đầy đủ , kịp thời các chứng từ liên quan đến hàng hoá, chuẩn bị các văn bản pháp quy có liên quan đến việc miễn thuế giảm thuế hay quy định các mức thuế đối với hàng hoá nhập khẩu của Công ty. Để việc kiểm tra Hải quan được nhanh chóng, Công ty nên chuẩn bị sắp xếp hàng hóa có trật tự, thuận tiện cho việc kiểm tra, tránh gây khó khăn cho Hải quan trong việc kiểm tra này. Hàng hóa nhập khẩu phải được đóng kiện cẩn thận để sau khi kiểm tra xong có thể nhận hàng được ngay mà không phải kèm theo một điều khoản gì của nhân viên Hải quan. Ngoài ra, Công ty cần thiết lập các mối quan hệ thân thiết với các nhân viên Hải quan để có thuận lợi cho công tác này. b. Tổ chức tiếp nhận vận chuyển hàng hóa Tiếp nhận hàng hoá là một trong những khâu tương đối quan trọng của hoạt động nhập khẩu. Nếu thực hiện khâu này không tốt, Công ty sẽ j lãng phí về chi phí vận chuyển xếp dỡ, chi phí lưu kho bãi, chi phí hư hỏng hàng hóa. Để tổ chức nhiệm vụ tiếp nhận tốt, Công ty nên thực hiện theo quy định sau: Trước khi tầu đến Công ty sẽ nhận được “giấy báo tàu đến” và tới nhận lệnh giao hàng tại đại lý tàu. Khi đi nhận hàng Công ty cần mang theo vận đơn xuất xứ và giấy giới thiệu của đơn vị mình. Đại lý vận chuyển sẽ giữ lại vận đơn xuất xứ và trao lệnh giao hàng. Có được lệnh giao hàng Công ty nhanh chóng làm thủ tục để nhận lô hàng nếu chậm chễ Công ty sẽ bị phạt chi phí lưu kho bãi và chịu các rủi ro phát sinh. Khi nhận được chứng từ nhận hàng, cần đối chiếu với chứng từ mua hàng để kiểm tra chi tiết. Trong quá trình nhận hàng nhân viên trực tiếp phụ trách phải theo dõi việc giao hàng và kịp thời phát hiện sai sót để có biện pháp xử lý thích hợp.Công ty nên đề nghị cơ quan giám định hàng hoá lấy mẫu phân tích kết quả, số lượng, chất lượng hàng hoá. Nếu xảy ra trường hợp hàng không phù hợp với hợp đồng thì cần lập biên bản xác nhận có chữ ký các bên. Khi nhận hàng xong, cần ký “ biên bản tổng kết giao nhận hàng hoá” . Để nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa, Công ty cần có một bộ phận hoạt động tốt kiểm định, đánh giá lô hàng một cách chính xác và khẩn chương. Làm được điều này Công ty sẽ sớm nhận được hàng hoá. 6. Huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả Ngoài các điều kiện trên, Công ty cần được thực hiện một số biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu. Công ty cần có chính sách huy động và sử dụng vốn hợp lý. Trong những năm qua Công ty đã không ngừng phát triển vốn của mình và góp phần đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của Công ty. Mặc dù Công ty đã sử dụng nguồn vốn nhập khẩu thông qua việc chiếm dụng của cải khách hàng và người cung cấp. Song Công ty cũng nên thiết lập mối quan hệ tốt hơn nữa với ngân hàng và sử dụng vốn vay để chủ động hơn trong việc nhập khẩu hàng hoá và giảm chi phí. 7. Giải pháp đảm bảo nguồn hàng và tổ chức kinh doanh Công ty cần gắn kế hoạch nhập khẩu với công tác dự báo, kế hoạch bán hàng đối với từng loại sản phẩm để đáp ứng đầy đủ và phục cụ kịp thời nhu cầu của khách hàng. Rà soát và bổ xung những quy định cần thiết về trách nhiệm thanh toán nội bộ, luân chuyển hàng kịp thời bổ xung nguồn vốn nhập khẩu, các phòng nghiệp vụ của Công ty phải có trách nhiệm đảm bảo đủ ngoại tệ để tạo vốn mọi thời điểm. Để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh trong điều kiện bối cảnh kinh doanh có nhiều biến động phức tạp và bất lợi, chính sách bán hàng phải thực sự linh hoạt, thích ứng, vừa có tính đối phó tinh tế, vừa không để mất cơ hội. Tuỳ vào tình hình cụ thể, Công ty phân tích và lựa chọn phương án kinh doanh nhằm phát triển thị trường hay hạn chế lỗ, chính sách bán hàng chặt chẽ hạn chế dư nợ của khách hàng, thu hồi nợ cũ và an toàn tài chính. Tận dụng thời cơ để tạo nguồn lực cho quá trìng kinh doanh tiếp theo trong môi trường cạnh tranh với chính sách bán hàng “hấp dẫn”. Phát huy nội lực nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bằng cách cắt giảm chi phí, phát huy và khai thác lợi thế so sánh. Nâng cao hiệu quả dùng vốn và các nguồn lực khác. Kiểm soát chặt chẽ lưu trữ đông tiền,nâng cao khả năng vòng quay, áp dụng các biện pháp phòng ngừa tiêu cực và rủi ro tài chính. Các giải pháp này phải được nhận thức và tổ chức thực hiện như là giả pháp cơ bản để phát triển bền vững. III. Một số kiến nghị với Nhà nước nhằm tạo lập môi trường và điều kiện thực hiện các giải pháp. Những nỗ lực của Công ty cần đến sự hỗ trợ của Nhà nước. Bởi lẽ, có rất nhiều nhân tố không thuộc phạm vi kiểm soát của Công ty nhưng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Do vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần có những chính sách quản lý cụ thể như sau: 1. Thuế nhập khẩu Thuế là một nguồn thu quan trọng, chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Thuế nhập khẩu vừa là nguồn thu đồng thời là một biện pháp để bảo vệ sản xuất trong nước. ở nước ta hiện nay Nhà nước đánh thuế nhập khẩu theo tỷ lệ phần trăm giá trị hàng hoá nhập khẩu tính theo giá CIF. Để khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu theo điều kiện FOB nhằm tiết kiệm ngoại tệ và nâng cao thu nhập cho các doanh nghiệp vận tải và doanh nghiệp Bảo hiểm trong nước. Nhà nước nên giảm thuế nhập khẩu cho các hợp đồng nhập khẩu theo giá FOB. Xu hướng cắt giảm thuế đang được thực hiện rộng rãi trên khắp thế giới để khuyến khích việc trao đổi mua bán giữa các quốc gia. Mặt khác, đây cũng là yêu cầu bắt buộc để tham gia các tổ chức kinh tế khu vực và Quốc tế. 2. Về quản lý ngoại tệ Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội cũng như là các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu khác đều phải dùng ngoại tệ để thanh toán. Trong khi đó, Nhà nước quản lý ngoại tệ quá chặt chẽ, nhất là thời kỳ khũng hoảng vừa qua. Ngoại tệ nhập khẩu thì thiếu trong khi thị trường lưu hành quá nhiều. Mặc dù Nhà nước ra quyết định thanh toán trong nội địa không được dùng ngoại tệ. Lãi suất vai ngân hàng còn ở mức cao, thủ tục xét bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam còn chậm chạp, quan liêu nhiều doanh nghiệp mua được ngoại tệ rồi thì cơ hội kinh doanh đã mất. Nhà nước nên cho phếp các doanh nghiệp trao đổi ngoại tệ với nhau khi cần thiết. 3. Cải cách thủ tục hành chính Cải thủ tục hành chính là một khâu quan trọng để tạo nên môi trường kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng. Hiện nay, các thủ tục nhập khẩu còn rất rườm rà mặc dù đã đổi mới. Nhà nước chỉ đạo các cơ quan chức năng có sự phối hợp chắt chễ trong việc hoạt đông nhập khẩu. Cụ thể: Tổng cục Hải quan giám sát và kiểm tra hàng hoá nhập khẩu, thu thuế nhập khẩu nếu có. Đặc biệt nghành Hải quan cần thay đổi phương thức hoạt động của mình, vì đây là ngành gây nhiều “phiền hà” nhất cho các doanh nghiệp. Nhà nước phải đàm bảo cho việc đào tạo lại đội ngũ cán bộ Hải quan có trình độ không theo kịp yêu cầu khách quan của hoạt động nhập khẩu. Kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ mất phẩm chất đã gây ra những tiêu cực trong khâu xét duyệt và trong các thủ tục khác làm mất lòng tin ở các doanh nghiệp. Bộ quản lý chuyên ngành cũng cần phải rút ngắn thời gian xét duyệt hợp đồng nhập khẩu đối với những loại hàng hoá có điều kiện theo Nghị định 57/CP. Bộ quản lý chuyên nghành cần có sự phối hợp với Bộ Thương Mại để khi cấp giấy phép nhập khẩu được nhanh chóng thông qua. Kết luận : Trong kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nói riêng và tính hiệu quả là yêu cầu tối cần thiết. Đối với công tác nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất thì tính hiệu quả có thể được hiểu trên nhiều góc độ khác nhau; đáp ứng đầy đủ kịp thời cho yêu cầu sản xuất giá rẻ và chất lượng cao. Thời gian vừa qua, Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội đã có những thành công nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và công tác đảm bảo nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất nói riêng. Tuy nhiên không thể tránh khỏi khó khăn và thử thách trước mắt cũng như lâu dài. Sự cản trở đối với công tác nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất có thể là khách quan và chủ quan. Dù sao với triển vọng phát triển của thị trường như hiện nay thì Công ty có thể hoàn toàn tin tưởng vào tương lai của mình. Chính vì thế, để khai thác tiềm năng và lợi thế của mình thì ngoài các giải pháp mang tính toàn diện thì hoàn thiện công tác nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất cũng là một giải pháp mang tính thời sự và cập nhật cao. Các giải pháp này không chỉ đơn thuần là sự nỗ lực của bản thân Công ty mà còn cần có sự hỗ trợ lớn từ phía Nhà Nước, đó có thể là sự ưư đãi về vốn, sự quy hoạch hợp lý cho công việc sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng. Mục lục Nội dung Trang Lời nói đầu 1 Chương I Lý luận chung hoạt động nhập hoạt động nhập hàng khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường hiện nay 3 I. Vai trò và nội dung của các hoạt động nhập khẩu 1. Sự cần thiết và lợi ích của Thương mại quốc tế hàng hoá trong nền kinh tế thị trường hiện nay 3 2. Vai trò hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế 4 3. Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động nhập khẩu 7 4. Các hình thức nhập khẩu ở nước ta hiện nay 11 II. Nội dung hoạt động nhập khẩu 14 1. Nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác giao dịch 14 2. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu 19 3. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu 25 Chương II Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội 30 I. Tình hình sản suất kinh doanh ở Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội 30 1. Lịch sữ hình thành và phát triển 30 2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và cơ cấu tổ chức 33 3. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh của Công ty 41 4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 44 II. Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty 48 1. Kim ngạch nhập khẩu và cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 48 2. Thị trường nhập khẩu 50 3. Hoạt động đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng của Công ty 51 4. Các hình thức nhập khẩu 53 III. Đánh giá hoạt động nhập khẩu của Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội 55 1. Những thành quả đạt được 56 2. Những điểm còn hạn chế 58 Chương III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạtđộng nhập khẩu hàng hoá ỏ Công ty Dệt Vải Công Nhgiệp Hà Nội 62 I. Phương hướng, mục tiêu kinh doanh của Công ty 62 1. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 62 2. Mục tiêu 65 II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty 66 1. Tổ chức mạng lưới thông tin nghiên cứu thị trường 66 2. Nâng cao bồi dưỡng trinh độ cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu 69 3. Nâng cao hiệu quả công tác giao dịch đàm phán 70 4.Thực hiện tốt việc xin giấy phép nhập khẩu, mở L/C chuẩn bị mua hàng, kiểm tra hàng nhập khẩu, khai báo Hải quan, nhận hàng và thanh toán tiền hàng. 75 5. Hoàn thiện công tác thực hiện hợp đồng 81 6. Huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả 83 7. Giải pháp bảo đảm nguồn hàng và tổ chức kinh doanh 83 III. Một số kiến nghị với Nhà nước nhằm tạo lập môi trường và điều kiện thực hiện các giải pháp. 84 1. Thuế nhập khẩu 84 2. Về quản lý ngoại tệ 85 3. Cải cách hành chính 85 Kết luân 86 Tài liệu tham khảo 87 Mục lục 88 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0407.doc
Tài liệu liên quan