Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của hiệu trưởng trường Cao đẳng phát thanh truyền hình II

Tài liệu Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của hiệu trưởng trường Cao đẳng phát thanh truyền hình II: ... Ebook Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của hiệu trưởng trường Cao đẳng phát thanh truyền hình II

pdf181 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của hiệu trưởng trường Cao đẳng phát thanh truyền hình II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TÀI HOẠT MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH II LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TÀI HOẠT MỘT SỐ BIỆN PHÁPXÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH II Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG TÂM SƠN Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CÁM ƠN Công trình nghiên cứu khoa học trên đây đã được hoàn thành . Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả quý Thầy, Cô giáo Khoa Tâm lý-Giáo dục, Phòng Khoa học công nghệ-Sau đại học Trường Đại học Sư phạm TP.HCM . Xin chân thành cám ơn Thầy: PGS.TS Hoàng Tâm Sơn đã hướng dẫn nghiên cứu khoa học rất tận tâm và đầy trách nhiệm. Xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo Trường Cao đẳng PT-TH II đã tạo điều kiện cho tôi theo học cao học trong thời gian qua. Xin cám ơn tất cả các bạn cùng khóa: K.15 – Quản lý giáo dục , đồng nghiệp, người thân trong gia đình đã động viên tôi rất nhiều để hoàn thành luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 6 năm 2008 Tác giả luận văn Nguyễn Tài Hoạt LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học dưới đây, đề tài: Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II là của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa hề được công bố. Với các vấn đề lý luận, chúng tôi tiếp thu và kế thừa của các tác giả cao minh, cũng như kiến thức của các Thầy, Cô đã trang bị trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Sư phạm Tp.HCM để xây dựng riêng cho mình một hướng đi phù hợp với đề tài nghiên cứu.. Nguyễn Tài Hoạt MỤC LỤC trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu , các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 7 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 7 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước chỉ đạo về việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên 11 1.3. Vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên. 15 1.4. Vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên trong trường CĐ PT-TH II 26 1.5. Quyền hạn và nhiệm vụ của Hiệu trưởng trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng PT-TH II 29 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÀ CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG PT-TH II 39 2.1. Một vài nét về trường Cao đẳng PT-TH II 39 2.2.Nhiệm vụ của Trường Cao đẳng PT-TH II 40 2.3. Quy mô ngành nghề đào tạo 42 2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy trường Cao đẳng PT-TH II 43 2.5. Thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng PT-TH II 45 2.6. Thực trạng các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II 65 2.7. Đánh giá chung về thực trạng và các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II 85 Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG PT-TH II TRONG GIAI ĐOẠN MỚI (2007-2010) 87 3.1. Những căn cứ để đề xuất biện pháp 87 3.2. Môt số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II trong giai đoạn mới 90 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên về vai trò, vị trí quan trọng của người giảng viên trước yêu cầu đòi hỏi của tình hình trong giai đoạn mới 90 3.2.2. Tăng cường công tác hoạch định đội ngũ giảng viên 93 3.2.3. Tăng cường công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giảng viên 99 3.2.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng 106 3.2.5. Tạo môi trường thăng tiến cho giảng viên 114 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH-II 118 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO 129 PHỤ LỤC 134 DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGH : Ban giám hiệu CĐ : Cao đẳng ĐH : Đại học CĐ-ĐH : Cao đẳng- đại học CBCNV : Cán bộ công nhân viên CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa GD-ĐT : Giáo dục và đào tạo GV : Giáo viên HS : Học sinh HSSV : Học sinh, sinh viên LĐ-TB-XH : Lao động-thương binh và xã hội NCKH : Nghiên cứu khoa học TNVN : Tiếng nói Việt Nam THVN : Truyền hình Việt Nam TW : Trung ương PT-THVN : Phát thanh - Truyền hình Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Năng lực sư phạm và kỹ năng chuyên môn 56 Bảng 2.2: Ý kiến đánh giá về chất lượng đội ngũ giảng viên của khối cán bộ quản lý và giảng viên 60 Bảng 2.3: Ý kiến đánh giá về chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường hiện nay 63 Bảng 2.4: ì Tình hình tuyển dụng giảng viên 66 Bảng 2.5: Đánh giá về công tác tuyển dụng và sử dụng giảng viên 70 Bảng 2.6: YÙù kieán veà caùc khoaù ñaøo taïo boài döôõng maø baûn thaân giaûng vieân đtham gia döï töø khi veà coâng taùc taïi tröôøng 75 Bảng 2.7: Ý kiến của giảng viên về chất lượng các khóa đào tạo, bồi dưỡng 76 Bảng 2.8: YÙù kieán ñaùnh giaù veà quy cheá giaûng daïy cuûa giaùo vieân trong nhaøtröôøng hieän nay veà giôø chuaån, giaùo trình giaùo aùn. 81 Bảng 2.9: Ý kiến đánh giá về việc thực hiện một số chế độ chính sách liên quan đến đời sống giảng viên 81 Bảng 2.10: Ý kiến về thực trạng biên soạn chương trình và các tài liệu dạy học, quản lý thực hiện chương trình đào tạo 83 Bảng 3.1: Ý kiến khảo nghiệm những biện pháp của Hiệu trưởng nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng PT-TH II hiện nay 118 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Cấu trúc 3 yếu tố hoạt động dạy học của G.Brousseau, Margolinas 17 Sơ đồ 1.2: Vai trò của giảng viên dạy cao đẳng, đại học trong phương pháp lấy người học làm trung tâm 23 Sơ đồ 1.3: Hoạt động điều khiển của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy và học. 32 Sơ đồ 1.4: Bốn bước trong hoạch định đội ngũ 36 Sơ đồ 1.5: Quá trình đào tạo và phát triển đội ngũ 37 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy trường CĐPT-TH II 44 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã tạo điều kiện cho ngành phát thanh-truyền hình trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có sự phát triển vượt bậc. Phát thanh- truyền hình là kênh thông tin, giải trí, giáo dục đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của quần chúng nhân dân, một phương tiện truyền thông đại chúng rất hiệu quả, hấp dẫn với mọi gia đình từ thành thị tới nông thôn, từ vùng núi đến hải đảo, cho đến những người ngư dân xa đất liền, bà con Việt kiều sống trên khắp các châu lục có nhu cầu tìm hiểu về quê hương đất nước. Trong quá trình hội nhập quốc tế nhằm hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, phát thanh-truyền hình là một công cụ quan trọng của Đảng và nhà nước trong việc định hướng ý thức xã hội, xây dựng nếp sống mới của con người Việt Nam “đậm đà bản sắc dân tộc”. Để hoàn thành nhiệm vụ to lớn này, ngành phát thanh truyền hình nước ta trong thời kỳ Đổi mới cần một đội ngũ cán bộ có năng lực và tâm huyết với nghề; nắm vững kỹ thuật sử dụng thiết bị hiện đại để xây dựng các chương trình phát thanh-truyền hình sinh động, hấp dẫn, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của quần chúng nhân dân, thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng ý thức xã hội của Đảng và Nhà nước. Đào tạo được một đội ngũ cán bộ có năng lực và phẩm chất như vậy là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo chuyên ngành phát thanh-truyền hình trên phạm vi cả nước. Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam đã có chủ trương nâng cấp công tác đào tạo nguồn nhân lực này tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ trên. 1.2. Trường Cao đẳng Phát thanh-Truyền hình II là một trường ngành trực thuộc cơ quan chủ quản Đài Tiếng nói Việt Nam. Trên cơ sở quy hoạch của Chính phủ năm 2004, Trường Cao đẳng PT-TH II mới được nâng cấp từ Trường Trung học PT-TH II ngày 19/6/2006. Nhiệm vụ của trường là đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên, phóng viên cung cấp nguồn nhân lực cho ngành PT-TH khu vực phía Nam từ Đà Nẵng trở vào theo hướng đa hệ: hệ cao đẳng PT-TH, trung cấp PT-TH, công nhân kỹ thuật PT-TH. Theo chỉ thị gần đây của lãnh đạo Đài TNVN, được sự cho phép của Chính phủ, từ năm 2008 đến năm 2010 học viện PT-TH sẽ được thành lập trên cơ sở của Trường Cao đẳng PT-TH I Phủ Lý (Hà Nam) cùng với Trường Cao đẳng PT-TH II (Tp.HCM), Trung tâm Đào tạo Phát thanh trực thuộc Ban tổ chức đào tạo Đài TNVN. 1.3. Sự nâng cấp liên tục của nhà trường xuất phát từ yêu cầu bức xúc của ngành, sự chỉ đạo của chính phủ. Do vậy, có những vấn đề hết sức thuận lợi về phía khách quan, nhưng mặt khác đòi hỏi về phía nhà trường phải có sự năng động, có những biện pháp cụ thể để đảm bảo yêu cầu về nguồn nhân lực đáp ứng cho cấp trường tương ứng. Tạo điều kiện cho việc nâng cấp từ một trường Trung cấp lên Trường Cao đẳng, và từ Trường Cao đẳng lên Học viện, Đài TNVN đã đầu tư nhiều tỉ đồng để xây dựng, sửa chữa cơ sở trường học, mua sắm trang thiết bị giảng dạy phát thanh-truyền hình tại số 75 Trần Nhân Tôn, phường 9, quận 5. Trong thời gian tới, nhà trường sẽ được xây mới khang trang, hiện đại tại khu vực Đài Phát sóng Quán Tre, quận 12, Tp.Hồ Chí Minh với diện tích 5 ha, theo chuẩn của một Trường Cao đẳng quốc gia. Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của bậc đào tạo là một vấn đề cấp bách thuộc phạm vi quản lý của BGH nhà trường, trực tiếp là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II. 1.4. Trường Cao đẳng PT-TH II hiện nay đang gặp khó khăn về công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên. Hiện tại trường có 34 giảng viên trên tổng số 56 CBNV. Là một trường nghề đào tạo chuyên ngành hẹp, những năm vừa qua chỉ tiêu tuyển sinh ít, đội ngũ giảng viên vừa thiếu vừa yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo trước mắt cũng như khi được nâng cấp lên Học viện PT-TH trong thời gian tới đây. Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên chuyên sâu nghề nghiệp về mảng kỹ thuật và báo chí PT-TH từ bậc trung cấp đến bậc đại học là một vấn đề cấp bách. Do đặc trưng của ngành chưa có bậc đào tạo đại học nên nguồn tuyển giảng viên trước đây lấy ở các trường kỹ thuật: Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức và các trường đào tạo báo chí, khoa học xã hội, nhân văn cũng như một số phóng viên có kinh nghiệm của các đài phát thanh truyền hình. Trên cơ sở tuyển lựa này, nhà trường tự đào tạo thêm về chuyên môn ngành nghề theo 2 ngành: kỹ thuật PT-TH và báo chí PT-TH. 1.5. Nghiên cứu khoa học về vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của các trường phổ thông, cao đẳng, đại học nói chung có nhiều tài liệu, giáo trình và các luận văn thạc sĩ khác đề cập, song chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về đội ngũ giảng viên của ngành PT-TH khu vực phía Nam. Tìm ra biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng PT-TH II nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành PT-TH khu vực phía Nam theo 2 giai đoạn 2006-2010 và từ 2010-2020 trong chiến lược giáo dục của nhà nước là một yêu cầu cấp bách. Trên tinh thần ấy chúng tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Phaùt thanh - Truyeàn hình II”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Làm rõ thực trạng về đội ngũ giảng viên và một số biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II. Trên cơ sở lý luận, thực trạng và nhiệm vụ chính trị của nhà trường, chúng tôi đề xuất một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn bị nâng cấp bước tiếp theo lên học viện PT-TH. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II. - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu về việc quản lý đội ngũ giảng viên phải nghiên cứu nhiều yếu tố và nhiều khía cạnh. Song đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ giới hạn trong ba nhiệm vụ sau đây: - Thöù nhaát: nghieân cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên. - Thöù hai: laøm rõ thực trạng về đội ngũ giảng viên và các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II. - Thöù ba: ñề xuất các biện pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II trong giai đoạn 2007-2010. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng về đội ngũ giảng viên và các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II. 6. Gỉả thiết nghiên cứu Đội ngủ giảng viên và các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II còn nhiều hạn chế. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của Trường, Hiệu trưởng cần phải có những biện pháp tích cực khắc phục những hạn chế trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trong giai đoạn mới. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm mục đích chọn lọc những thông tin quan trọng để xây dựng tổng luận nghiên cứu. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp điều tra nhằm mục đích làm rõ thực trạng và biện pháp quản lý đội ngũ với hai loại phiếu hỏi ý kiến của: + Cán bộ quản lý, giảng viên + Học sinh, sinh viên - Phương pháp phỏng vấn nhằm bổ sung và làm rõ thực trạng và biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng ở Trường Cao đẳng PT-TH II và một số Trường Cao đẳng (CĐ), Đại học (ĐH) có đào tạo chuyên ngành hoặc phân môn phát thanh, truyền hình. 8. Địa điểm nghiên cứu: Tại Trường Cao đẳng PT-TH II 9. Đóng góp của đề tài nghiên cứu Đề tài khi thực hiện thành công sẽ có những đóng góp như sau: - Đề xuất được một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng phù hợp với sự phát triển của nhà trường trong giai đọan mới. - Đây còn là tư liệu tham khảo và áp dụng cho những trường đào tạo chuyên nghiệp nói chung và trường đào tạo ngành PT-TH nói riêng. 10. Cấu trúc luận văn Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài 1.1. Một số khái niệm công cụ 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên. 1.3. Vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên 1.4. Tầm quan trọng và vai trò của đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng PT-TH II 1.5. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng PT-TH II Chương 2: Thực trạng về đội ngũ giảng viên và các biện pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II 2.1. Một vài nét về Trường Cao đẳng PT-TH II 2.2. Nhiệm vụ của Trường Cao đẳng PT-TH II 2.3. Quy mô ngành nghề đào tạo 2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy Trường Cao đẳng PT-TH II 2.5. Thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng PT-TH II 2.6. Thực trạng về các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II 2.7. Đánh giá chung về thực trạng và các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II Chương 3: Đề xuất một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II trong giai đoạn mới (2007-2010) 1.1. Những căn cứ để đề xuất biện pháp 1.2. Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Biện pháp, xây dựng và phát triển 1.1.1.1. Biện pháp: Theo từ điển tiếng Việt thì biện pháp được hiểu là cách hành động, cách lựa chọn, cách làm, cách thức tiến hành, cách giải quyết vấn đề một cách cụ thể sao cho phù hợp với mục đích đặt ra. Đây là một từ Hán-Việt với nghĩa: “biện” là làm; “pháp” là phép, cách thức. 1.1.1.2. Xây dựng Có nhiều cách giải nghĩa, nhưng nội hàm của khái niệm nói về sự tạo ra, làm nên, gây dựng nên bằng trí tuệ những giá trị về vật chất hoặc tinh thần, trên cơ sở một đường lối chủ trương, theo một ý định có suy nghĩ cân nhắc thành một thể thống nhất. 1.1.1.3. Phát triển Là sự vận động, mở mang theo chiều hướng tăng lên, từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh. Nội hàm của khái niệm phát triển bao hàm trong đó sự gia tăng yếu tố số lượng và chất lượng. Như vậy, trong cụm từ “biện pháp xây dựng và phát triển” nghĩa chung nhất được hiểu là cách thức tiến hành (cách hành động, giải quyết) nhằm làm gia tăng giá trị về mặt số lượng và chất lượng của một vấn đề nào đó. Và, sự gia tăng đó phải phục vụ nhiệm vụ của nhà quản lý trước mắt cũng như lâu dài, phải mang tính đón đầu. Quá trình xây dựng luôn gắn liền với sự phát triển, có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Xây dựng lấy đích là để phát triển. Ngược lại, sự phát triển là hệ quả của quá trình xây dựng. Các khái niệm “biện pháp”, “xây dựng”, “phát triển” được gắn kết trong một tổ hợp từ thể hiện vai trò của hoạt động chủ thể quản lý tác động vào đối tượng nhằm đi đến một mục tiêu xác định. Đây thực sự là một hoạt động điều khiển của chủ thể con người, có mục đích, có suy nghĩ; là quá trình lao động trí óc vận dụng những tri thức cá nhân nhằm giải quyết vấn đề vì mục tiêu chung của hệ thống. Những “cách thức” này biểu hiện cụ thể của một trình tự cần theo trong những bước có quan hệ với nhau khi tiến hành một việc có mục đích. Nói cách khác, đó là một hoạt động quản lý cho mọi loại hình tổ chức, các cán bộ chủ chốt ở mọi cấp độ, và là một quyết định quan trọng chủ yếu của nhà quản lý trong nhiệm vụ xác định mục tiêu, vạch ra kế hoạch hành động. 1.1.2. Đội ngũ giảng viên trường cao đẳng 1.1.2.1. Đội ngũ Là một tổ chức gồm nhiều người tập hợp lại thành một lực lượng. Nội hàm của khái niệm này thể hiện tính thứ tự trong sự liên kết của số đông người, có cùng một nghề nghiệp hoặc không cùng nghề nghiệp, để thực hiện một hoặc nhiều chức năng có cùng chung một mục đích. Nói đến đội ngũ là nói đến cơ cấu và sự kỷ cương của các thành viên. 1.1.2.2. Giảng viên Là người làm nhiệm vụ giảng dạy ở các trường đại học hoặc cao đẳng, hay các lớp huấn luyện cán bộ. Khoản 3, Điều 70, Luât giáo dục năm 2005 có nói rõ: “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên”. Tiêu chuẩn để tuyển dụng giảng viên trong trường cao đẳng và đại học được điều 79 của Luật giáo dục 2005 ghi rõ: “Nhà giáo của trường cao đẳng, trường đại học được tuyển dụng theo phương thức ưu tiên đối với sinh viên tốt nghiệp loại khá, loại giỏi, có phẩm chất tốt và những người có trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành nhà giáo. Trước khi được giao nhiệm vụ giảng dạy, giảng viên cao đẳng, đại học phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm” 1.1.2.3. Trường cao đẳng Là một bậc học của giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo Luật giáo dục 2005, điều 38, giáo dục đại học gồm: - Đào tạo trình độ cao đẳng - Đào tạo trình độ đại học - Đào tạo trình độ thạc sĩ - Đào tạo trình độ tiến sĩ, Khoản 1, điều 38 nêu rõ: “Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học, tuỳ theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc người có bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành. Mục a, khoản 1, điều 42 nêu rõ: “trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đẳng”. Khoản 1, điều 43 qui định: “Sinh viên học hết chương trình cao đẳng, có đủ điều kiện thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu theo qui định của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo thì được hiệu trưởng trường cao đẳng hoặc trường đại học cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng”. Trường Cao đẳng PT-TH là một trường ngành, trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam “có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức” theo điều 49, Luật giáo dục qui định. Về đặc điểm, tình hình của trường, chúng tôi sẽ trở lại trong chương 2. Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳng cũng như bất kỳ một bậc học nào khác trong hệ thống giáo dục quốc dân là việc luôn luôn được quan tâm cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ giảng viên không phải là một tập hợp các giảng viên theo một phép cộng, mà là một tập thể sư phạm, cùng chung mục đích, có tổ chức, có kỷ cương, cùng nhau thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra. Đội ngũ giảng viên là chủ thể trực tiếp của quá trình quản lý, tổ chức và hướng dẫn quá trình giáo dục và học tập của học sinh, sinh viên. Ba chức năng vốn có của giáo dục cao đẳng, đại học là: đào tạo, nghiên cứu và phục vụ gắn liền với hoạt động sư phạm của đội ngũ giảng viên trong nhà trường. Chính vì lẽ đó, số lượng của giảng viên so với học sinh, sinh viên cần tương đồng với một tỉ lệ nhất định với những môn học, ngành đào tạo của chương trình đào tạo. Giảng viên phải có tâm, tài, am tường kiến thức chuyên môn. Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo ngày 4/8/2003 đã nói rõ điều này: “Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất chính trị và đạo đức, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình độ đào tạo”. Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên là một thuật ngữ khoa học quản lý giáo dục, bao gồm các hoạt động cụ thể: - Tuyển chọn. - Phân công, sắp xếp. - Quản lý bộ máy hoạt động. - Bồi dưỡng đào tạo. - Đánh giá. - Kiểm tra. Đội ngũ giảng viên trường cao đẳng bao gồm những người trực tiếp giảng dạy và quản lý giáo dục. Theo quyết định số 538/TCCP-TC của Ban Tổ chức chính phủ, giảng viên trong trường cao đẳng, đại học được xếp ở ba ngạch sau: giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp. Với mỗi ngạch đều có những qui định cụ thể về tiêu chuẩn nghiệp vụ riêng. 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước chỉ đạo về việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên Đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giảng viên ở bậc cao đẳng, đại học nói riêng cùng với những người làm công tác quản lý giáo dục là lực lượng chính để thực hiện thành công đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước. Chính vì lẽ đó, bên cạnh những quan điểm chỉ đạo về chiến lược giáo dục, Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm tới đội ngũ những người tham gia vào việc đào tạo giáo dục ở mọi cấp học. Trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, từ những ngày thành lập nhà nước cách mạng 1945 cho đến giai đoạn những năm gần đây, những văn kiện chỉ đạo của Đảng qua các kỳ đại hội cũng như các văn bản của Nhà nước thể hiện tính nhất quán về lý luận trong chiến lược giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng thực sự là một nhiệm vụ cấp bách, một trong những giải pháp chủ yếu để thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Nghị quyết TW lần thứ II, khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước đã chỉ rõ việc cấp bách trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy và học. Nghị quyết xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”. Đây là giải pháp thứ hai trong bốn giải pháp chủ yếu mà nghị quyết đề cập. Báo cáo của Ban chấp hành TW Đảng khóa IX ngày 10/4/2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2006-2010 cũng đã chỉ rõ: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên”. Trên tinh thần này Đại hội Đảng lần X đã đề ra nhiệm vụ của việc phát triển đội ngũ giáo viên về số và chất lượng để đủ sức đáp ứng yêu cầu của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội thời kỳ mới. Cụ thể hóa sự chỉ đạo của Đảng về công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, các văn bản của Nhà nước đã luật hóa nhiệm vụ, quyền và công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà giáo. Sau nhiều lần thay đổi, luật giáo dục năm 2001 đã dành hẳn chương IV với 2 mục, 13 điều qui định về nhà giáo: - Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác. - Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: + Phẩm chất, đạo đức tư tưởng tốt . + Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ + Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp. + Lý lịch bản thân rõ ràng. - Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây: + Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục. + Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các qui định của pháp luật và điều lệ nhà trường. + Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. + Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học. + Các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật. (Điều 72) Trong xu thế hội nhập chung của thế giới, giáo dục phải đi trước một bước, và là chìa khóa để kích cầu sự chuyển động hệ thống kinh tế-xã hội phát triển. Chiến lược giáo dục giai đoạn 2001-2010 của Đảng và Nhà nước đã đáp ứng được yêu cầu tất yếu tình hình mới, đề ra 7 giải pháp để phát triển giáo dục. Ngoài giải pháp đầu tiên là đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục thì giải pháp được đề cập tiếp theo là phát triển đội ngũ giáo viên, đổi mới phương pháp giáo dục. Nội dung của giải pháp này nêu rõ: - Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng qui mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. - Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển được năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội. - Đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, chú trọng việc rèn luyện, giữ gìn và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. Giáo viên các trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp: Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp theo chuẩn, bổ sung giáo viên cho một số lĩnh vực ngành nghề mới, thực hiện luân phiên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo chu kỳ 5 năm/lần. Nâng tỉ lệ giáo viên trung học chuyên nghiệp có trình độ sau đại học lên 10% vào năm 2010. Phát triển đội ngũ giáo viên thỉnh giảng bao gồm các công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ trình độ cao trong các doanh nghiệp, các giảng viên của các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu công nghệ. Giảng viên đại học, cao đẳng: Khẩn trương đào tạo, bổ sung và nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng để một mặt giảm tỉ lệ sinh viên trung bình đang quá cao hiện nay từ 30 xuống khoảng 20, trong đó 10-15 đối với các ngành khoa hoc tự nhiên, kĩ thuật và công nghệ, 20-25 đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, các ngành kinh tế; mặt khác, đón đầu sự phát triển giáo dục đại học những năm sắp tới. Tăng chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ bổ sung nhân lực trình độ cao cho các trường đại học, cao đẳng. Tăng tỉ lệ giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ lên 40%, có trình độ tiến sĩ lên 25% vào năm 2010. Chú trọng đào tạo giảng viên nữ có trình độ cao. Giảng viên được tạo điều kiện để tiếp cận với tri thức và các thành tựu khoa học - công nghệ mới của thế giới. Lựa chọn các sinh viên giỏi bổ sung nguồn giáo viên cho các trường đại học, cao đẳng và tiếp tục đào tạo trong và ngoài nước. Ưu tiên gửi giảng viên đại học cao đẳng đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác. Mời và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ khoa học-công nghệ có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn đang làm việc cho các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng. Hoàn thiện định mức lao động, chế độ làm việc, chế độ chính sách đối với nhà giáo: Từng bước xây dựng chế độ trả lương theo số lượng và chất lượng dạy học. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, giáo dục các đối tượng đặc biệt. Nhà nước có chế độ, chính sách ưu đãi về lương đối với nhà giáo. Mở rộng diện tuyển giáo viên, giảng viên theo chế độ hợp đồng dài hạn. Tăng cường năng lực đào tạo và đổi mới chương trình đào tạo của các trường sư phạm và các khoa sư phạm: Thành lập mới các khoa sư phạm, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong một số trường đại học và cao đẳng khác. Tập trung xây dựng hai trường sư phạm trọng điểm vừa đào tạo giáo viên có chất lượng cao, vùa nghiên cứu khoa học giáo dục đạt trình độ khoa học tiên tiến. Ưu tiên đào tạo giáo viên người dân tộc và giáo viên biết tiếng dân tộc cho các cơ sở giáo dục ở vùng có nhiều người thuộc các dân tộc thiểu số. 1.3. Vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên 1.3.1. Vai trò của đội ngũ giảng viên Đội ngũ giảng viên là một tập thể sư phạm có cùng chung một nghề nghiệp, thực hiện mục đích giáo dục theo tinh thần của UNESCO là: - Giáo dục phải góp phần vào việc đào tạo một lực lượng lao động lành nghề và sáng tạo thích ứng được với bước tiến._. hóa của công nghệ và tham gia cuộc “cách mạng trí tuệ” đang là động lực của các nền kinh tế. - Giáo dục đẩy tới trí thức sao cho phát triển kinh tế đồng hành với việc quản lý có trách nhiệm môi trường vật thể và con người. - Đào tạo nên những công dân được bắt rễ trong chính nền văn hóa của họ mà vẫn mở ra với các nền văn hóa khác và một lòng vì tiến bộ xã hội [33.101-102]. Giáo dục cao đẳng, đại học và dạy nghề có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Chính vì vậy, đội ngũ giảng viên dạy ở bậc cao đẳng và đại học có vai trò rất lớn, trực tiếp đào tạo ra một lực lượng lao động có tri thức, trình độ tay nghề cao, thực hiện thành công mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiên đại hóa”[14.01]. Đội ngũ giảng viên đã góp phần hình thành phẩm chất, năng lực cần thiết của người lao động, có thái độ tích cực trong cuộc sống, có nhân cách và có tư duy cao, thực hiện mục tiêu của giáo dục đại học Việt Nam: Đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, tự chủ, có óc phê phán, có năng lực giải quyết vấn đề, có năng lực tự học, tự nghiên cứu suốt đời, có năng lực tạo nghiệp, tiến thân lập nghiệp trong thị trường sức lao động. Đây chính là sản phẩm cần thiết nhất mà xã hội đã đặt hàng cho những người Thầy, người Cô phải có trách nhiệm cao đối với đất nuớc. Như vậy, đội ngũ giảng viên ở bậc cao đẳng cũng phải có trách nhiệm như các nhà giáo giảng dạy ở bậc trung học cơ sở hay trung học phổ thông là góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách người học, qua dạy học để giáo dục những phẩm chất tốt đẹp của người lao động, giúp người học hình thành và phát triển những thái độ, những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý riêng trong quan hệ với mọi người, xã hội và bản thân. Đối tượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên là học sinh, sinh viên đã qua giai đoạn phổ thông, khát khao được mở rộng về trí tuệ và tính tự lập. Đội ngũ giảng viên thông qua những người Thầy vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, tư vấn hoạt động học, phát triển trí tuệ người học. Sự phát triển về khoa học công nghệ, sự bùng nổ về thông tin, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của Internet và công nghệ truyền thông cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước, xu hướng hội nhập quốc tế đã có những ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người nói chung và quá trình giảng dạy của người giảng viên nói riêng. Trong dạy học xuất hiện nhiều hình thức giảng dạy mới như dạy học trên truyền hình, dạy học trực tuyến. Với các phương tiện dạy học mới, hiện đại, các phương pháp dạy học mới đã làm thay đổi quá trình và cách thức truyền đạt tri thức từ người giảng viên tới học sinh, sinh viên. Vai trò của người Thầy cũng có những thay đổi đáng kể. Từ vị trí trung tâm, chủ động truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm, vai trò của người Thầy ngày nay đang chuyển dịch theo hướng chỉ đạo, định hướng, tư vấn, hướng dẫn cho người học. Người học trở thành trung tâm của quá trình dạy học, chủ động, sáng tạo tìm tòi, làm chủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Người Thầy càng phải có trách nhiệm cao hơn trước, giúp người học nhận thức được những kiến thức đúng, bổ ích, đồng thời tư vấn cho người học cách thức tổ chức cũng như phương pháp học tập phù hợp để họ có thể lĩnh hội và sử dụng đúng đắn những tri thức mà họ đã thu lượm được. Nói cho cùng, dù xét ở góc độ nào chăng nữa đối với các phương pháp dạy học tích cực, hay phương pháp lấy người học làm trung tâm, thì vai trò của người Thầy trong mối quan hệ giữa GV và HS là quan trọng nhất. Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là hai thành tố trung tâm đặc trưng cho tính hai mặt của quá trình dạy cao đẳng, đại học. Trong khi thực hiện nhiệm vụ sư phạm của mình, người thầy phải biết thiết kế và tổ chức quá trình dạy học để làm nảy sinh tri thức ở người học. Người học dù có tiềm năng đến mấy mà không có sự hướng dẫn của thầy dạy thì cũng khó có thể định hướng được quá trình học tập của bản thân đến mục tiêu mong muốn. Vai trò chủ đạo của thầy có ý nghĩa rất lớn đối với sự hình thành phương pháp tư duy khoa học và tính tích cực nơi người học: Chủ động về nội dung, phương pháp truyền giảng, khai thác mọi điều kiện và phương tiện làm việc, chủ động tạo ra môi trường giáo dục, hình thành động cơ học tập, quyết định phương pháp học tập của học sinh. Người Việt nam ta thường có câu: “Không thầy đố mày làm nên” là vậy. GV daïy MOÂI TRÖÔØNG hoïc NOÄI DUNG HS Sơ đồ 1.1: Cấu trúc 3 yếu tố hoạt động dạy học của G.Brousseau, Margolinas Đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳng là một tập thể bao gồm các giảng viên giảng dạy theo chương trình đào tạo của nhà trường. Các giảng viên của nhiều phân môn thông qua các học phần chuyên sâu cùng tác động vào đối tượng người học, giúp họ hình thành khối kiến thức nền tảng, kỹ năng nghề nghiệp, phương pháp tư duy và thái độ. Đó chính là cơ sở của việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan phù hợp với yêu cầu, mục đích giáo dục mà chương trình đào tạo đặt ra. Điều cũng cần nói thêm nữa là: sự chặt chẽ khoa học của chương trình được các chuyên gia truyền đạt sinh động sẽ tạo niềm say mê và niềm tin cho chính người học. Và, tấm gương của từng cá nhân mỗi giảng viên cũng như cả một tập thể giảng viên đoàn kết tác động rất lớn đến thái độ sống của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập cũng như sau này bước vào đời. Xét về mặt hệ thống điều khiển học, đội ngũ giảng viên thực sự là cánh tay nối dài của hiệu trưởng được tổ chức qua các đơn vị khoa về mặt chuyên môn.Các đơn vị khoa, bộ môn, trực tiếp là các giảng viên theo sự chỉ đạo của hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn để đạt mục đích, mục tiêu giáo dục được nhà nước giao. Khẳng định vai trò của đội ngũ thầy, cô giáo trong sư nghiệp giáo dục hiện nay, ngày 19/11/2007, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 25 năm ngày nhà giáo Việt Nam tại trường Trung học cơ sở Trưng Vương-Hà nội đã nêu rõ: Đội ngũ thầy, cô giáo có vai trò quyết định trong viêc giáo dục thế hệ tương lai của đất nước. Mỗi thầy giáo, cô giáo, mỗi cán bộ quản lý giáo dục phải là một tấm gương về đạo đức và phong cách; phải không ngừng nâng cao trình độ và năng lực; có lòng yêu nghề; hết lòng vì thế hệ trẻ, tận tuỵ và sáng tạo trong công việc. 1.3.2. Nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên Ngoài điều 72 của Luật giáo dục, ban hành năm 2005, quy định về nhiệm vụ của nhà giáo nói chung, Điều 26 trong Điều lệ trường cao đẳng (ban hành kèm theo quyết định số 56/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã nêu rõ nhiệm vụ của giảng viên như sau: - Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; thực hiện các quy chế của Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH, Điều lệ trường cao đẳng và quy chế tổ chức và hoạt động của trường. - Giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình đã được Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ- TB-XH và trường quy định; viết giáo trình, phát triển tài liệu phục vụ giảng dạy học tập theo sự phân công của Trường, Khoa, Bộ môn. - Chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học. - Tham gia hoặc chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ theo sự phân công của Trường, Khoa, Bộ môn. - Giữ gìn phẩm chất, uy tín danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người học, hướng dẫn người học trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện tư tưởng, đạo đức tác phong, lối sống. - Không ngừng tự bồi dưỡng nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo; Hoàn thành tốt các công tác khác được Trường, Khoa, Bộ môn giao. Những nhiệm vụ của giảng viên trên đây đã được quy định dưới các điều khoản của văn bản luật, điều lệ. Dưới góc độ lý luận dạy học, theo PGS-TS Đoàn Văn Điều, nhiệm vụ của giảng viên dạy bậc cao đẳng và đại học gồm 4 vấn đề: - Dạy tri thức + dạy kỹ năng. - Dạy nghề. - Dạy phương pháp học tập và tư duy. - Dạy thái độ. Trong đó, nội dung dạy, phương pháp học tập và tư duy là một vấn đề rất quan trọng, giúp sinh viên có khả năng tự thân vận động, tự học, tự tìm kiếm tài liệu học tập và nghiên cứu khoa học. Nội dung này đáp ứng yêu cầu trình độ phát triển của tâm lý, trí tuệ đối tượng sinh viên và phù hợp với mục đích, yêu cầu của giáo dục đại học. 1.3.3. Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên 1.2.3.1. Nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp Giảng viên là những người đào tạo nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực này quyết định bước đi thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong 20 năm đầu của thế kỷ 21. Chưa bao giờ yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao mà chúng ta lại thiếu như hiện nay. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra đòi hòi nền kinh tế của chúng ta muốn phát triển phải đi theo hướng kinh tế trí thức. Giảng viên là nhà giáo, nhà khoa học đồng thời cũng là những người lính trên mặt trận khoa học, kỹ thuật cần phải nắm được sứ mệnh thiêng liêng mà Tổ quốc, xã hội, cộng đồng đã đặt niềm tin. UNESCO đã từng đưa ra những khuyến nghị, nhấn mạnh vai trò của nghề dạy học cao quý như sau: - Dạy học là một sự nghiệp suốt đời nhằm phục vụ xã hội, Tổ quốc và nhân loại. - Dạy học là một hiện thân và là một thử thách đối với lòng tận tụy, đức hy sinh, sự phấn đấu suốt đời; tình yêu và công việc dạy học sẽ đòi hỏi phải hành động vì lợi ích công việc, cũng như vì thành tựu của đối tượng phục vụ thay vì những lợi ích vị kỷ vật chất. - Dạy học được tôi luyện nhờ hiểu biết sâu sắc bộ môn khoa học mà mình phụ trách và nhân cách của bản thân khi tham gia đầy đủ vào quá trình giáo dục giảng dạy hướng tới việc hình thành nên bầu không khí tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau và hợp tác giữa thầy và trò, giữa các đồng nghiệp. - Dạy học là một lĩnh vực của những nỗ lực không mệt mỏi, người thầy phải huy động hết sức những hiểu biết đầy đủ nhất của mình để thực hiện chức năng của ngưới thầy theo những chuẩn mực cao nhất về chất lượng. Nhận thức được ý nghĩa chính trị chính là hiểu được vị trí của sứ mệnh thiêng liêng của nghề nghiệp, trách nhiệm cao quý của đạo làm thầy nói chung và yêu cầu cấp bách của sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực hiện nay. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: Nghề dạy học là một nghề cao quý trong những nghề cao quý. Chiến lược giáo dục 2001-2010 đã khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu và tôn vinh vị trí của các nhà giáo, của đội ngũ giảng viên góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010. Yêu cầu về nhận thức chính trị của đội ngũ giảng viên phải gắn với đạo đức làm Thầy. Không phải chỉ là những người truyền thụ kiến thức, đội ngũ giảng viên còn phải là những nhà giáo dục. Nhân cách của người thầy có ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh, sinh viên. Chính vì vậy đạo đức của giảng viên phải được đưa lên là tiêu chí quan trọng hàng đầu cùng với các tiêu chí quan trọng khác. Có thể tóm lược vấn đề này ở những điểm sau: - Yêu nghề, tận tâm, có trách nhiệm cao trong giảng dạy. - Có nếp sống lành mạnh. - Trung thực, ngay thẳng. - Có tinh thần kỷ luật cao. - Thương yêu học sinh, quý trọng đồng nghiệp. Tình yêu thương và sự chuẩn mực, gương mẫu trong cuộc sống, đó là con đường ngắn nhất để người Thầy chinh phục trái tim người học, truyền giảng kiến thức, mở mang trí tuệ theo mục đích, mục tiêu đề ra. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh: phong cách, đạo đức của người thầy ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ môn học, lương tâm đối với nghề của sinh viên. Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, một người thầy tâm huyết có khả năng thích nghi và phát huy tác dụng tích cực mọi điều kiện dạy học, dù rất hạn chế, giúp sinh viên khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. 1.3.3.2. Kiến thức chuyên môn Người Thầy phải là những chuyên gia trên lĩnh vực chuyên môn. Kiến thức của người Thầy phong phú, sâu, chuẩn xác là cơ sở cho sự tự tin và sự sáng tạo trên bục giảng. Người học tìm đến thầy học hỏi đầu tiên là kiến thức. Không lẽ gì người thầy lại không có, hoặc thiếu nền tảng quan trọng này. Kiến thức chuyên môn của người thầy được hình thành trong quá trình tự nghiên cứu, tích lũy theo thời gian. Thực tiễn cho thấy, những người thầy có chuyên môn vững vàng dễ chinh phục được trí tuệ ham hiểu biết của đối tượng nghe giảng. Trên cơ sở sự chuẩn xác của kiến thức, sự hấp dẫn của vấn đề mà người thầy trình bày có tác động trực tiếp đến sự suy nghĩ, gợi mở trong tư duy của học sinh, sinh viên. Tất nhiên, ngoài kiến thức chuyên môn sâu, rộng, người thầy còn cần trang bị thêm những kiến thức khác về xã hội, pháp luật, khả năng ứng xử giao tiếp để giải quyết các tình huống, nghiệp vụ sư phạm. Nhưng, điều kiện cần có, tiên quyết ở người giảng viên vẫn phải là nắm chắc kiến thức chuyên môn trước khi lên bục giảng. 1.3.3.3. Nghiệp vụ sư phạm và những kiến thức, kỹ năng cần thiết khác a. Nghiệp vụ sư phạm Trình độ nghiệp vụ sư phạm là những kiến thức khoa học giáo dục, tâm lý học và phương pháp dạy học. Người thầy cần trang bị những kiến thức sư phạm, kiến thức tâm lý học và xã hội học để có thể tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động nhận thức của sinh viên. Giảng viên phải thông hiểu sâu sắc cơ sở khoa học của các phương pháp và vận dụng nhuần nhuyễn vào các tình huống trong thực tế: sử dụng phương pháp thuyết trình, hỏi-đáp, đàm thoại, sử dụng phương pháp tham quan, hoặc sử dụng phương tiện nghe - nhìn v.v. Không chỉ là người truyền đạt kiến thức một chiều trong hệ thống phương pháp sư phạm đóng, giảng viên còn phải là một nhà “kiến trúc sư” tài năng, am hiểu con người cho công trình xây dựng tri thức nơi người học. Điều đó có nghĩa là giảng viên không chỉ là thợ dạy, mà còn phải là người thực hiện một khối lượng công việc lớn hơn rất nhiều để có những giờ lên lớp hiệu quả. Đối tượng người học với trình độ tâm sinh lý và mục đích, yêu cầu giảng dạy cao hơn so với học sinh trung học phổ thông, nên tất yếu phải có nghiệp vụ sư phạm phù hợp, tương thích để đạt hiệu quả cao nhất. Người giảng viên cần phải giữ vai trò chủ đạo trong quá trình tổ chức và điều khiển học tập, đáp ứng một loạt các yêu cầu: nhận thức đúng đắn mục đích hoạt động dạy học, tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp với đối tượng người học thông qua sự lựa chọn và vận dụng phối hợp các phương pháp. Để thực hiện thành công quá trình sư phạm này, người giảng viên phải tìm hiểu những thông tin cần thiết về sinh viên để xác định: Làm cách nào để sinh viên học hiệu quả nhất? Trên cơ sở đó người giảng viên thực hiện công việc giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ sinh viên một cách tích cực. Mỗi sinh viên đến lớp với những nét khác nhau, từ nhu cầu, động cơ học tập, kiến thức nền tảng, phương pháp học tập và trình độ tư duy, tính cách và thái độ đến hoàn cảnh gia đình. Nhận thức và phân tích tốt những yếu tố này để hướng tới mục tiêu học tập, người giảng viên mới có thể tổ chức dạy thành công, đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người học. - kieán thöùc ñaõ coù - phöông phaùp hoïc ñaõ coù - thaùi ñoä ñaõ coù ñoái vôùi moân hoïc Nhu caàu caù nhaân - ñieàu kieän kinh teá – xaõ hoäi - hoaøn caûnh caù nhaân Giaùo vieân - kieán thöùc chuyeân ngaønh - kieán thöùc sö phaïm - kieán thöùc taâm lí giaùo duïc - kinh nghieäm giaûng daïy - ñaïo ñöùc ngheà Xaùc ñònh noäi dung, muïc tieâu Xaùc ñònh phöông phaùp, phöông tieän daïy hoïc Xaùc ñònh höôùng kieåm tra, ñaùnh giaù Taïo caùc yeáu toá taâm lí tích cöïc ñeå SV thích nghi vôùi ñieàu kieän hoïc taäp Thông tin về sinh viên Sơ đồ 1.2. Vai trò của giảng viên dạy cao đẳng, đại học trong phương pháp lấy người học làm trung tâm Bước tiếp theo của quá trình sư phạm này là người giảng viên phải xây dựng được kế hoạch giảng dạy. Đây là lúc người giảng viên sử dụng kiến thức sư phạm của mình để xác định trước một định hướng của cả quá trình học của người học và phương pháp của người dạy sao cho bảo đảm nguyên tắc chung của dạy học có tính chất nghiên cứu. Cụ thể của sự hoạch định này gồm những vấn đề sau: - Lựa chọn nội dung giảng dạy, xác định các mục tiêu cho từng nội dung sao cho phù hợp với mục đích giáo dục chung và phù hợp với người học. - Xác định các phương pháp dạy có khả năng đưa chính người học đạt mục đích tốt nhất, cùng sự chuẩn bị các phương tiện thiết bị giảng dạy phù hợp, đạt hiệu quả nhất. - Xác định cách đánh giá và thời điểm đánh giá người học trong suốt quá trình học. - Tạo nên một không khí thoải mái, cởi mở trong học tập để người học tiếp thu được nhiều kiến thức, kỹ năng nhất. b. Năng lực sư phạm Năng lực sư phạm của người giảng viên được hình thành trên cơ sở các tri thức khoa học giáo dục và tâm lý học được thể hiện ở những kỹ năng sau đây: - Kỹ năng chuẩn bị bài giảng và tiến hành bài giảng. - Kỹ năng nhận xét chất lượng bài giảng và sử dụng thiết bị. - Kỹ năng tổ chức. - Kỹ năng giao tiếp sư phạm. c. Kỹ năng công cụ Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin những năm cuối thế kỷ 20 đặt ra nhiều thuận lợi cho ngành giáo dục đào tạo và đội ngũ giảng viên. Người giảng viên có điều kiện tiếp xúc, cập nhật kiến thức nhiều hơn với nguồn thông tin qua Internet lưu trữ tiếng Việt đồ sộ, nếu không đủ qua kho lưu trữ tiếng Anh, tiếng Pháp vv… Chỉ cần môt cú click chuột, một thế giới xa lạ mà gần gũi hiện ra cho phép mọi nguời biết tất cả. Vấn đề ở chỗ phải biết sử dụng, kết nối cho bản thân. Biết sử dụng máy tính cùng với các phần mềm tương thích cho mỗi chuyên ngành riêng cùng vốn ngoại ngữ là cơ hội cho người giảng viên làm chủ được mình, làm giàu cho trí tuệ của mình. Muốn nắm bắt được tri thức phải biết và giỏi ngoại ngữ, vi tính.Với những trường ngành đặc biệt, các thiết bị công nghệ thông tin phát triển trên nền tảng của kỹ thuật số được trang bị nhiều là cơ hội để đội ngũ giảng viên tiếp cận nghiên cứu, nâng cao chất lượng giảng dạy. Biết và giỏi vi tính cũng như ngoại ngữ, đó là kỹ năng công cụ của người giáo viên giảng dạy ở mọi cấp học, đặc biệt là giảng viên dạy bậc cao đẳng, đại học. Tóm lại, công việc lao động sư phạm của người giảng viên có những nét đặc thù riêng biệt. Vai trò, nhiệm vụ của người giảng viên rất quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho Quốc gia, góp phần trực tiếp làm tăng trưởng kinh tế, tạo ra sự phân công lao động mới, đáp ứng yêu cầu cao của xã hội, thực hiện thành công chiến lược kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2010 và chụẩn bị cho giai đoạn tiếp theo đến năm 2020. Sự phát triển của xã hội đã tác động rất lớn đến lao động sư phạm của người thầy nói chung. Theo đánh giá của UNESCO, vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay thay đổi theo các hướng sau: - Đảm nhận nhiều chức năng hơn so với trước, có trách nhiệm lớn hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục. - Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học cho học sinh, sử dụng tối đa nguồn trí thức trong xã hội. - Coi trọng việc cá biệt hóa trong học tập, thay đổi tính chất trong quan hệ thầy trò. - Yêu cầu rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiên đại, do đó yêu cầu trang bị thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết. - Yêu cầu hợp tác rộng rãi và chặt chẽ hơn với các giáo viên cùng trường, thay đổi cấu trúc trong mối quan hệ giữa giáo viên với nhau. - Yêu cầu thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. - Yêu cầu giáo viên tham gia các hoạt động rộng rãi ngoài trường. Người thầy phải luôn luôn tự hoàn thiện mình trong nghề sư phạm, có nhận thức đúng về dạy học hiện đại và được trang bị đầy đủ kiến thức kỹ năng, điều kiện phát triển. Trách nhiệm của xã hội thông qua các nhà quản lý là tạo điều kiện khách quan để “thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia đào tạo kiến thức.”. (Khuyến cáo của UNESCO về giáo dục) 1.4. Vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên trong Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II Trường Cao đẳng PT-TH II là trường duy nhất đào tạo nguồn nhân lực cho ngành PT-TH khu vực phía Nam. Đội ngũ giáo viên hiện có của trường là lực lượng then chốt trong công tác đào tạo phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên ngành PT- TH qua các chuyên ngành: Báo chí PT-TH, Công nghệ kỹ thuật PT-TH và Tin học. Đội ngũ giảng viên của trường gồm giảng viên tại chỗ và giảng viên thỉnh giảng. Giảng viên tại chỗ được tạo nguồn từ những hợp đồng dài hạn và bổ sung qua các kỳ thi tuyển công chức. Giảng viên thỉnh giảng là những nhà giáo, nhà báo đang giảng dạy tại các trường đại học tại TP.HCM và những cán bộ có nhiều kinh nghiệm đang công tác trong ngành PT-TH của TW và địa phương đóng trên địa bàn TP.HCM. Đội ngũ giáo viên đa số đã gắn bó với nhà trường nhiều năm là vốn quý của trường. Số giáo viên mới tuyển thêm trong thời gian gần đây, trẻ, năng động, nhiều người có kinh nghiệm trong ngành, có trách nhiệm trong công việc được giao. Nghiệp vụ PT-TH vốn thuộc chuyên ngành chuyên sâu, yêu cầu giảng viên thường xuyên phải tiếp cận nhiều vấn đề kỹ thuật hiện đại. Mặt khác, công tác giảng dạy ngành báo chí đòi hỏi người giảng viên phải nắm vững yêu cầu cao về trách nhiệm nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị, đào tạo cho xã hội một lực lượng cán bộ báo chí có trình độ cao đẳng thực hiện yêu cầu của Đảng đề ra trong nghị quyết TW V, Đại hội X: báo chí phải là công cụ tuyên truyền đắc lực của Đảng. Mỗi một sinh viên ra trường phải là những phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên có khả năng làm tốt nhiêm vụ của cơ quan báo chí yêu cầu. Như vậy, đội ngũ giảng viên của nhà trường thật sự là những người phải có kinh nghiệm chuyên môn và lập trường chính trị tư tưởng kiên định, là những người lính trên mặt trận văn hóa trong tình hình mới, góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng nói chung và báo nói, báo hình nói riêng sinh động, phong phú, giàu tính chiến đấu. Quá trình hình thành, phát triển của trường trong 30 năm qua, đặc biệt giai đoạn từ năm 1997 khi trường được nâng cấp lên hệ trung cấp, và từ năm 2006 trở thành trường cao đẳng có nhiều đóng góp rất lớn cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực PT-TH phía Nam. Nhà trường đã đào tạo được: 2500 công nhân kỹ thuật lành nghề; 2500 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên bậc trung học chuyên nghiệp; liên kết đào tạo các khóa cao đẳng và đại học tại chức báo chí, kỹ thuật điện tử đạt số lượng trên 500 học viên (cơ sở liên kết: Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Khoa học xã hội và nhân văn; Cao đẳng PT-TH I). Trong số những cán bộ được đào tạo trên, hiện có nhiều người là lãnh đạo các đài PT-TH tỉnh, huyện, những cây bút “đinh” của những tờ báo lớn, hoặc là những tay máy quay phim chuyên nghiệp được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú. Thống kê sơ bộ trên đây đã cho thấy những đóng góp không nhỏ của BGH, cán bộ, công nhân viên, đặc biệt là đội ngũ giảng viên đối với nguồn nhân lực PT-TH và báo chí nói chung của 33 tỉnh thành phía Nam. (Nguồn: Báo cáo tổng kết 30 năm ngày truyền thống của trường) Nhu cầu về nguồn nhân lực PT-TH khu vực phía Nam cùng như cả nước trong giai đoạn 2001-2020 là rất lớn. Hiện trên toàn quốc có 2 Đài Trung ương là Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam; 64 Đài PT-TH cấp tỉnh, thành phố; trên 600 đài cấp huyện, thị, và hơn 10.000 đài truyền thanh cơ sở. Tính trung bình mỗi đài cơ sở huyện thị cần có 6/10 biên chế, trong đó 3/4 công chức cần có trình độ cao đẳng thực hành (gồm 1 trưởng đài và 1 phó đài). Nhu cầu cho đến năm 2010 cần tổng số là: 600 đài x 2 = 1200; và đến năm 2020 với số tỉnh, thành là 65 thì số cán bộ cần phải có là: 650 x 4 = 2.600 cán bộ có trình độ cao đẳng (chưa kể đến nhu cầu rất lớn của xã hội đối với các ngành học này). Bắt đầu từ năm 2005, cấp phường, xã và các khu đô thị mới, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu về cán bộ PT- TH trình độ cao đẳng. Những trạm, những đài vùng sâu, vùng xa khó khăn về giao thông lại càng cần có những cán bộ trình độ cao, có năng lực độc lập giải quyết cả những vấn đề thực hành và lý thuyết do thực tế đặt ra.(Nguồn: Đề án thành lập Trường Cao đẳng PT-TH II) Qua khảo sát yêu cầu thực tế ở 33 đơn vị trực thuộc các tỉnh, thành phố phía Nam về các phương tiện trang thiết bị PT-TH, và về yêu cầu phát triển tất yếu của ngành PT-TH, chúng tôi nắm được yêu cầu về đào tạo cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học PT-TH của các cơ sở từ trung ương đến địa phương rất lớn về số lượng và cần nâng cao hơn về chất luợng. Bài toán tạo nguồn chỉ trông chờ vào nội lực của ngành PT-TH, trong đó, Trường Cao đẳng PT-TH II đảm nhiệm vai trò chính. Đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng PT-TH II phải đủ sức, đủ tầm trước yêu cầu của tình hình mới, tập hợp được đội ngũ đông đảo về số lượng và chất lượng, cải tiến chương trình, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiêp vụ, xứng đáng là đơn vị đi đầu trong công tác đào tạo PT-TH khu vực phía Nam. Hiện tại đội ngũ giảng viên của nhà trường tham gia đào tạo 3 chương trình: cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề. Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về việc đào tạo theo địa chỉ, nhà trường đã liên kết với các địa phương để mở các lớp trung cấp vừa làm, vừa học tại Quảng Ngãi, An Giang, Long An… Đội ngũ giáo viên của trường đã vượt qua nhiều khó khăn, thực hiện được tiến độ, kế hoạch đào tạo do nhà trường đề ra, hoàn thành được nhiệm vụ của cơ quan chủ quản Đài TNVN giao cho Hiệu trưởng. Đài TNVN đã đầu tư nhiều tỉ đổng để hiện đại hóa trang, thiết bị giảng dạy. Các tổ chức quốc tế như UNESCO, SIDA cũng đã từng viện trợ nhiều phương tiện hiện đại như Studio phát thanh trực tiếp, các thiết bị PT-TH đắt tiền. Đội ngũ giáo viên chính là lực lượng tiên phong đi đầu trong việc nghiên cứu và sử dụng các thiết bị trên phục vụ giảng dạy, đồng thời chuyển giao công nghệ cho các đài địa phương qua các chương trình đào tạo ngắn hạn. Với các chương trình do DW- AKADEMIE (Viện nghiên cứu và giảng dạy Quốc tế của Đài quốc gia Cộng hòa Liên bang Đức) giúp đỡ, đội ngũ giáo viên cũng chính là những người trực tiếp tham gia lĩnh hội các qui trình hiện đại về công tác quản lý, sử dụng các thiết bị mới và biên tập chương trình phát thanh hiên đại. Đội ngũ giáo viên trong nhà trường không chỉ biết dạy nghề, mà còn có ý thức trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, đào tạo những cán bộ có năng lực, có phẩm chất phục vụ yêu cầu cao của đất nước. Hiện nay Lãnh đạo Đài TNVN, BGH nhà trường tạo mọi điều kiện cho giảng viên được theo học các lớp có trình độ cao hơn, phấn đấu đến năm 2010 mỗi khoa có 50% - 70% giảng viên có bằng thạc sĩ. Mỗi giảng viên đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, tích cực học tâp vì nhiệm vụ trước mắt cũng như nhiệm vụ đã được báo trước: nhà trường sẽ được nâng cấp tiếp lên Học viện PT-TH trong thời gian từ nay đến năm 2010. Trách nhiệm rất nặng nề, nhưng cũng rất vinh dự đã mở ra cho đội ngũ giảng viên một hướng phấn đấu mới vì tương lai của nhà trường, và cũng vì tương lai của mỗi cá nhân gắn trong sự phát triển chung đó. 1.5. Quyền hạn và nhiệm vụ của Hiệu trưởng trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình II 1.5.1. Hiệu trưởng Trường Cao đẳng, Đại học 1.5.1.1. Vị trí: Là người đứng đầu cơ quan trường học, chịu mọi trách nhiệm trước cơ quan cấp trên quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Điều 54, Luật giáo dục năm 2005 đã qui định rõ vai trò, trách nhiệm của hiệu trưởng trong nhà trường: Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. - Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học. - Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường đại học do thủ tướng chính phủ qui định; đối với các trường ở các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định… 1.5.1.2. Trách nhiệm quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường của hiệu trưởng bao gồm những vấn đề chính sau đây: - Tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường. + Mục tiêu giáo dục phổ thông bao gồm mục tiêu đào tạo và mục tiêu phát triển. + Nhiệm vụ chính của hiệu trưởng là: * Xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo các thành viên trong trường (có phối hợp với các lực lượng bên ngoài), phát huy vai trò làm chủ, ra sức thi đua “dạy tốt, học tốt”, tiến hành các hoạt động giáo dục cơ bản theo chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên nhằm thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương và nâng cao chất lượng đào tạo. * Chỉ đạo xây dựng các điều kiện giáo dục (đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất thiết bị trường học…) để tiến hành tốt các nhiệm vụ giáo dục. * Đối với bản thân, Hiệu trưởng có nhiệm vụ thường xuyên chăm lo tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt, không ngừng cải tiến phương pháp quản lý, lề lối làm việc… để thực sự trở thành nhà quản lý giỏi. + Tiếp cận mục theo tiêu nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục. - Quản lý các hoạt động giáo dục. - Chỉ đạo hoạt động dạy và học: + Quản lý hoạt động dạy của thầy * Thực hiện chương trình dạy học * Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên + Quản lý hoạt động của trò + Quản lý cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Việc quản lý hoạt động dạy học thực chất là quản lý quá trình dạ._.5 0,83 1 2 Xaùc ñònh nhu caàu veà soá löôïng, chaát löôïng ñoäi nguõ giaûng vieân vaø tyû leä sinh vieân treân cô sôû döï baùo 3,31 0,81 2 Tuyeån choïn vaø söû duïng ñoäi nguõ giaûng vieân 1 Xaùc ñònh chöùc naêng caàn tuyeån choïn 3,45 0,57 2 2 Xaây döïng quy trình tuyeån choïn 3,34 0,55 3 3 Boá trí söû duïng ñuùng naêng löïc cuûa ñoäi nguõ giaûng vieân 3,52 0,57 1 Ñaøo taïo boài döôõng 1 Coù keá hoaïch ñaøo taïo vaø boài döôõng giaûng vieân 3,52 0,57 1 7 ngaén haïn vaø daøi haïn 2 Toå chöùc, khuyeán khích phong traøo töï hoïc, töï boài döôõng 3,34 0,72 2 3 Döï giôø, hoïc hoûi kinh nghieäm tieân tieán cuûa ñoàng nghieäp 3,24 0,58 3 4 Giaûng vieân coù thaâm nieân caàn giuùp ñôõ giaûng vieân môùi 3,24 0,69 4 5 Thöôøng xuyeân ñaùnh giaù ñoäi nguõ giaûng vieân 3,00 0,71 6 6 Ñaùnh giaù chaát löôïng giaûng daïy, reøn luyeän nhaân caùch giaûng vieân 3,17 0,66 5 7 Kieåm tra thöôøng xuyeân, ñònh kyø hoaït ñoäng giaûng daïy vaø hoaït ñoäng nghieân cöùu khoa hoïc cuûa giaûng vieân 2,90 0,86 7 8 Ñaùnh giaù phaân loaïi giaûng vieân 2,90 0,86 8 Taïo moâi tröôøng xaõ hoäi thuaän lôïi cho söï thaêng tieán cuûa giaûng vieân 1 Chaêm lo ñaàu tö xaây döïng ñoäi nguõ giaûng vieân 3,52 0,69 1 2 Thöïc hieän toát chính saùch, cheá ñoä ñaõi ngoä, löông thöôûng, xeùt caùc danh hieäu cuûa nhaø nöôùc quy ñònh 3,52 0,63 2 3 Thöïc hieän toát quy cheá daân chuû 3,48 0,69 3 4 Taïo ñieàu kieän cô sôû vaät chaát, thieát bò giaûng daïy, nghieân cöùu khoa hoïc 3,38 0,62 4 Qua keát quaû cuûa baûng 2.12 cho thaáy 10. Theo thaày (coâ) moái quan heä giöõa tröôøng vôùi caùc cô sôû hoïc sinh ñeán thöïc taäp laø:  Khoâng ghi: 1  Raát caàn thieát:24  Caàn thieát: 4  Ít caàn thieát: 0  Khoâng caàn thieát: 0 11.Möùc ñoä haøi loøng veà cheá ñoä löông theo ñònh möùc khoaùn quyõ löông hieän nay cuûa thaày (coâ).  Khoâng ghi: 1  Chöa haøi loøng: 11  Ít haøi loøng: 0  Taïm haøi loøng: 16  Haøi loøng : 1  Raát haøi loøng : 0 8 12. Nhöõng nguyeân nhaân ñaûm baûo cho giaùo vieân giaûng daïy coù chaát löôïng toát. (choïn 2 yù) 1. Ñaûm baûo tieàn löông cho giaùo vieân: 17 2. Giaùo vieân ñöôïc ñaøo taïo cô baûn: 22 3. Coù phöông tieän vaø thieát bò toát cho giaûng daïy: 10 4. Coù phöông phaùp quaûn lyù vaø kieåm tra chaët cheõ: 6 13. Nhöõng bieän phaùp naøo naâng chaát löôïng ñoäi nguõ giaùo vieân? (Choïn moät yù) 1. Cho giaùo vieân ñi hoïc taäp : 14 2. Ñaûm baûo toát ñôøi soáng vaät chaát vaø tinh thaàn: 17 3. Toå chöùc kieåm tra vaø chaán chænh kòp thôøi nhöõng thieáu soùt: 6 14. Theo quyù thaày coâ nhöõng bieän phaùp naøo naâng cao coâng taùc quaûn lyù trong nhaø tröôøng (Choïn 2 yù) 1. Löïa choïn ngöôøi ñuû ñöùc taøi laøm coâng taùc laõnh ñaïo: 26 2. Caùn boä quaûn lyù ñöôïc ñaøo taïo baøi baûn, chính quy: 9 3. Coù kinh nghieäm thöïc tieãn vaø saùng taïo: 10 4. Bieát laéng nghe yù kieán quaàn chuùng: 6 9 2.2. Keát quaû thöïc traïng qua thaêm doø yù kieán cuûa hoïc vieân 2.2.1. Caùc tham soá veà hoïc vieân: – Giôùi tính: - Nam: 68 - Nöõ: 182 – Tuoåi: - Khoâng ghi: 15 - Döôùi 30: 214 - Töø 30-40: 17 - Treân 40: 4 – Thaønh phaàn: - Khoâng ghi: 193 - Nhaân vieân VP: 33 - Nhaân vieân KT: 11 - Caùn boä quaûn lyù: 13 – Hoïc vò: - Khoâng ghi 51: - Kyõ sö, cöû nhaân: 18 - Thaïc syõ: 9 - Cao ñaúng: 40 - Trung caáp: 132 – Soá naêm giaûng daïy: - Khoâng ghi: 124 - Döôùi 5 naêm: 95 - Töø 5-10 naêm: 29 - Töø 11-20 naêm: 2 2.2.2. Noäi dung thöïc traïng qua thaêm doø yù kieán cuûa hoïc vieân Baûng 2.13. YÙ kieán veà soá löôïng ñoäi nguõ giaùo vieân Khoâng ghi Thöøa Ñuû Thieáu N 19 0 11 220 Soá löôïng ñoäi nguõ giaùo vieân trong tröôøng hieän nay % 7,6 0 4,4 88,0 Qua keát quaû cuûa baûng 2.13 cho thaáy Baûng 2.14. Yù kieán ñaùnh giaù veà chaát löôïng ñoäi nguõ giaùo vieân trong tröôøng hieän nay. Moät soá phaåm chaát Trung bình Ñoä leäch tieâu chuaån Thöù baäc 1 Khaû naêng vaø kyõ naêng chuyeân moân 3,54 0,73 2 2 Naêng löïc sö phaïm 3,37 0,85 5 3 Ñaïo ñöùc ngheà nghieäp 3,78 1,09 1 4 Naêng löïc nghieân cöùu khoa hoïc (keå caû naêng löïc bieân soaïn chöông trình vaø taøi lieäu daïy hoïc 3,24 1,02 6 5 Naêng löïc nghieân cöùu khoa hoïc 2,99 1,03 8 6 Thöïc hieän keá hoaïch vaø chöông trình giaûng daïy ñaõ ñöôïc duyeät 3,42 1,04 3 7 Tham gia caùc hoaït ñoäng chính trò xaõ hoäi 3,39 1,12 4 8 Ñoùng goùp yù kieán cho caùc caáp quaûn lyù 3,09 1,22 7 Qua keát quaû cuûa baûng 2.14 cho thaáy Baûng 2.15. YÙù kieán ñaùnh giaù veà quy cheá giaûng daïy cuûa giaùo vieân trong nhaø tröôøng hieän nay veà giôø chuaån, giaùo trình giaùo aùn. Hôïp lyù Chöa hôïp lyù Noäi dung N % N % Giôø chuaån 130 52 120 48 Giaùo trình, giaùo aùn 135 54 115 46 10 Qua keát quaû cuûa baûng 2.15 cho thaáy Baûng 2.16. YÙù kieán veà caùc khoaù ñaøo taïo boài döôõng maø baûn thaân giaûng vieân ñaõ ñöôïc tham gia döï töø khi veà coâng taùc taïi tröôøng Soá khoaù ñaõ ñöôïc tham döï Anh/Chò tham döï moät caùch STT Lónh vöïc ñaøo taïo, boài döôõng Ñaøo taïo Boài döôõng Thích Khoâng thích 1 Chuyeân moân 100 22 114 19 2 Taâm lyù hoïc 39 33 66 27 3 Kyõ thuaät 61 16 72 24 4 Chính trò 58 39 79 32 5 Quaûn lyù haønh chính nhaø nöôùc 45 22 51 32 6 Ngoaïi ngöõ 75 20 61 49 7 Tin hoïc 75 21 94 14 8 Caùc lónh vöïc khaùc 44 34 75 25 Qua keát quaû cuûa baûng 2.16 cho thaáy Baûng 2.17. YÙù kieán veà chaát löôïng caùc khoaù ñaøo taïo, boài döôõng (ÑTBD) Chaát löôïng caùc khoaù ÑTBD (Trung bình chung = 3) STT Lónh vöïc ñaøo taïo, boài döôõng Trung bình Ñoä leäch tieâu chuaån Thöù baäc 1 Chuyeân moân 2,24 1,91 1 2 Taâm lyù hoïc 1,50 1,75 6 3 Kyõ thuaät 1,58 1,81 4 4 Chính trò 1,92 1,87 2 5 Quaûn lyù haønh chính nhaø nöôùc 1,36 1,71 8 6 Ngoaïi ngöõ 1,57 1,64 5 7 Tin hoïc 1,79 1,85 3 8 Caùc lónh vöïc khaùc 1,48 1,75 7 Qua keát quaû cuûa baûng 2.17 cho thaáy Baûng 2.18. YÙù kieán veà hieäu quaû caùc khoaù ñaøo taïo, boài döôõng (ÑTBD) Hieäu quaû caùc khoaù ÑTBD (Trung bình chung = 2) STT Lónh vöïc ñaøo taïo, boài döôõng Trung bình Ñoä leäch tieâu chuaån Thöù baäc 1 Chuyeân moân 1,05 1,22 1 11 2 Taâm lyù hoïc 0,68 1,05 7 3 Kyõ thuaät 0,70 1,05 5 4 Chính trò 0,89 1,18 2 5 Quaûn lyù haønh chính nhaø nöôùc 0,66 1,05 8 6 Ngoaïi ngöõ 0,72 1,02 4 7 Tin hoïc 0,85 1,16 3 8 Caùc lónh vöïc khaùc 0,70 1,05 6 Qua keát quaû cuûa baûng 2.18 cho thaáy Baûng 2.19. YÙù kieán veà möùc ñoä thöïc hieän nhöõng coâng vieäc döôùi ñaây trong quaûn lyù giaùo vieân. Thöïc hieän nhöõng coâng vieäc döôùi ñaây trong quaûn lyù giaùo vieân Trung bình Ñoä leäch tieâu chuaån Thöù baäc Coâng taùc tuyeån giaùo vieân 1 Cô cheá tuyeån giaùo vieân 2,95 1,75 1 2 Chaát löôïng giaùo vieân ñöôïc tuyeån 2,88 1,69 2 3 Söû duïng ñieàu ñoäng giaùo vieân 2,70 1,67 3 4 Quaûn lyù lao ñoäng cuûa giaùo vieân 2,55 1,76 4 Chuyeân moân 1 Döï giôø giaûng cuûa giaùo vieân 2,39 1,57 5 2 Laøm keá hoaïch cho töøng tuaàn, töøng thaùng 2,48 1,69 3 3 Duy trì ñeàu sinh hoaït toå boä moân 2,36 1,79 6 4 Kieåm tra vieäc thöïc hieän giaûng daïy theo thôøi gian bieåu 2,51 1,73 2 5 Tìm hieåu dö luaän töø hoïc sinh veà giaùo vieân 2,34 1,61 8 6 Ñaùnh giaù giaùo vieân veà chuyeân moân 2,68 1,75 1 7 Phoái hôïp vôùi caùc ñôn vò trong vieäc quaûn lyù giaùo vieân 2,48 1,74 4 8 Hoaït ñoäng deå naâng cao ñôøi soáng giaùo vieân 2,35 1,70 7 Coâng vieäc lieân quan ñeán cuoäc soáng giaùo vieân 1 Naâng cao thu nhaäp cuûa giaùo vieân 2,42 1,75 2 2 Toå chöùc vieäc hieáu, hyû 2,32 1,79 4 3 Toå chöùc hoaït ñoäng vaên hoaù cho GV 2,39 1,79 3 4 Toå chöùc hoaït ñoäng theå thao cho GV 2,22 1,72 6 5 Toå chöùc tham quan nghæ maùt cho GV 2,31 1,78 5 6 Quan taâm giaùo vieân gaëp khoù khaên 2,46 1,86 1 Qua keát quaû cuûa baûng 2.19 cho thaáy Baûng 2.20. YÙù kieán veà nhu caàu caùc noäi dung caàn ñaøo taïo, boài döôõng cho caùn boä quaûn lyù vaø giaùo vieân döôùi ñaây. 12 Caùn boä quaûn lyù Giaùo vieân Nhu caàu caùc noäi dung caàn ñaøo taïo, boài döôõng cho Trung bình Ñoä leäch tieâu chuaån Thöù baäc Trung bình Ñoä leäch tieâu chuaån Thöù baäc 1 Ñaøo taïo naâng cao trình ñoä ñeå chuaån hoaù CBQL, GV 2,05 1,19 2 1,38 1,38 2 2 Boài döôõng chuyeân moân (söû duïng trang thieát bò, kieán thöùc veà nghieäp vuï,…) 2,08 1,18 1 1,40 1,37 1 3 Boài döôõng veà sö phaïm 1,88 1,16 4 1,37 1,33 3 4 Boài döôõng veà chính trò 1,80 1,17 6 1,29 1,29 5 5 Boài döôõng phöông phaùp nghieân cöùu khoa hoïc 1,88 1,21 5 1,33 1,33 4 6 Boài döôõng veà quaûn lyù haønh chính nhaø nöôùc 1,64 1,21 7 ,99 1,23 7 7 Boài döôõng ngoaïi ngöõ 1,93 1,27 3 1,26 1,40 6 Qua keát quaû cuûa baûng 2.20 cho thaáy Baûng 2.21. YÙù kieán veà thực traïng bieân soaïn chöông trình vaø caùc taøi lieäu daïy hoïc. Noäi dung Trung bình Ñoä leäch tieâu chuaån Thöù baäc Thöïc traïng bieân soaïn chöông trình vaø caùc taøi lieäu daïy hoïc 1 Ñaày ñuû cho caùc quy trình ñaøo taïo 2,95 1,48 1 2 Chaát löôïng cuûa caùc chöông trình ñaøo taïo 2,89 1,45 2 3 Taøi lieäu daïy hoïc ñaày ñuû 2,84 1,44 3 4 Chaát löôïng cuûa caùc taøi lieäu daïy hoïc 2,78 1,49 4 Quaûn lyù thöïc hieän caùc chöông trình ñaøo taïo 1 Quaûn lyù chaët cheõ, thöïc hieän nghieâm tuùc caùc chöông trình ñaøo taïo 3,03 1,62 1 2 Quaûn lyù chaát löôïng thöïc hieän caùc chöông trình ñaøo taïo 2,87 1,65 2 Thöïc traïng caùc phöông tieän daïy hoïc 1 Soá löôïng phöông tieän daïy hoïc 2,50 1,34 3 2 Chaát löôïng cuûa phöông tieän daïy hoïc 2,63 1,37 1 3 Tính hieän ñaïi cuûa phöông tieän daïy hoïc 2,63 1,40 1 Qua keát quaû cuûa baûng 2.21 cho thaáy Baûng 2.22. YÙù kieán ñaùnh giaù veà quaûn lyù söû duïng phöông tieän daïy hoïc Quaûn lyù söû duïng phöông tieän daïy hoïc Trung Ñoä leäch tieâu Thöù 13 bình chuaån baäc 1 Coâng suaát söû duïng phöông tieän daïy hoïc 2,74 1,41 7 2 Kyõ naêng söû duïng phöông tieän daïy hoïc cuûa giaùo vieân 3,04 1,55 4 3 Baûo döôõng phöông tieän daïy hoïc 2,97 1,51 5 4 Baûo quaûn phöông tieän daïy hoïc 3,09 1,49 2 5 Cô cheá quaûn lyù söû duïng phöông tieän daïy hoïc 2,88 1,52 6 6 YÙù thöùc tích cöïc trong vieäc söû duïng phöông tieän daïy hoïc cuûa giaùo vieân 3,12 1,56 1 7 Vieäc söû duïng phöông tieän daïy hoïc cuûa giaùo vieân 3,06 1,54 3 Qua keát quaû cuûa baûng 2.22 cho thaáy Baûng 2.23. YÙù kieán ñaùnh giaù veà caùc hoaït ñoäng quaûn lyù cuûa tröôøng, boä moân vaø giaùo vieân trong vieäc duy trì neàn neáp hoïc taäp cuûa hoïc sinh Noäi dung Trung bình Ñoä leäch tieâu chuaån Thöù baäc Quaûn lyù hoïat ñoäng hoïc taäp cuûa hoïc sinh 1 Quaûn lyù só soá lôùp 3,16 1,56 1 2 Quaûn lyù giôø giaác hoïc taäp 3,07 1,58 2 3 Toå chöùc sinh hoaït lôùp haèng tuaàn 2,58 2,40 4 4 Toå chöùc hoaït ñoäng vaên ngheä 2,60 1,52 3 5 Toå chöùc hoaït ñoäng theå thao 2,57 1,48 5 6 Toå chöùc töï hoïc cuûa hoïc sinh 2,37 1,53 6 Quaûn lyù chaát löôïng caùc hoaït ñoäng chuyeân moân cuûa hoïc sinh 1 Hoïc taäp treân lôùp 2,94 1,47 1 2 Töï hoïc baøi, laøm baøi trong chöông trình 2,82 1,47 2 3 Hoïc theâm 2,29 1,40 5 4 Luyeän taäp theâm 2,40 1,40 4 5 Trao ñoåi kinh nghieäm chuyeân moân 2,52 1,51 3 Quaûn lyù reøn luyeän cuûa hoïc sinh 1 Laäp keá hoaïch hoaït ñoäng caù nhaân haøng ngaøy 2,49 1,45 8 2 Thöïc hieän keá hoaïch caù nhaân 2,51 1,50 7 3 Chaáp haønh quy ñònh cuûa tröôøng, ban 2,93 1,68 4 4 Chaáp haønh quy ñònh veà cheá ñoä söû duïng baûo quaûn trang thieát bò, duïng cuïï hoïc taäp 3,01 1,65 1 5 Ñaûm baûo quy ñònh veà thôøi gian hoïc taäp 2,96 1,56 2 6 Thöïc hieän neàn neáp vaên minh trong sinh hoaït 2,94 1,61 3 7 Tính khoa hoïc trong hoïc taäp cuûa hoïc sinh 2,72 1,50 6 8 Tính hieäu quaû trong hoïc taäp cuûa hoïc sinh 2,77 1,48 5 14 Qua keát quaû cuûa baûng 2.23 cho thaáy Baûng 2.24. YÙù kieán nhöõng bieän phaùp cuûa hieäu tröôûng döôùi ñaây nhaèm xaây döïng vaø phaùt trieån ñoäi nguõ GV tröôøng CÑ PT-TH II hieän nay Noäi dung Trung bình Ñoä leäch tieâu chuaån Thöù baäc Naâng cao nhaän thöùc veà taàm quan troïng 1 Hieåu roõ veà vai troø vò trí cuûa vieäc xaây döïng vaø phaùt trieån ñoäi nguõ giaûng vieân 2,78 1,57 1 2 Quan taâm cuûa laõnh ñaïo ñeán ñoäi nguõ 2,67 1,56 2 3 Phaân caáp vaø phaân quyeàn ñoäi nguõ giaûng vieân 2,37 1,52 3 Keá hoaïch hoùa chöông trình xaây döïng vaø phaùt trieån ñoäi nguõ giaûng vieân 1 Xaây döïng chöông trình döï baùo keá hoaïch phaùt trieån nhaø tröôøng trong töøng giai ñoaïn 1,70 1,77 2 2 Xaùc ñònh nhu caàu veà soá löôïng, chaát löôïng ñoäi nguõ giaûng vieân vaø tyû leä sinh vieân treân cô sôû döï baùo 1,73 1,77 1 Tuyeån choïn vaø söû duïng ñoäi nguõ giaûng vieân 1 Xaùc ñònh chöùc naêng caàn tuyeån choïn 2,55 1,62 2 2 Xaây döïng quy trình tuyeån choïn 2,37 1,58 3 3 Boá trí söû duïng ñuùng naêng löïc cuûa ñoäi nguõ giaûng vieân 2,66 1,62 1 Ñaøo taïo boài döôõng 1 Coù keá hoaïch ñaøo taïo vaø boài döôõng giaûng vieân ngaén haïn vaø daøi haïn 2,54 1,60 1 2 Toå chöùc, khuyeán khích phong traøo töï hoïc, töï boài döôõng 2,48 1,56 4 3 Döï giôø, hoïc hoûi kinh nghieäm tieân tieán cuûa ñoàng nghieäp 2,46 1,59 6 4 Giaûng vieân coù thaâm nieân caàn giuùp ñôõ giaûng vieân môùi 2,54 1,63 2 5 Thöôøng xuyeân ñaùnh giaù ñoäi nguõ giaûng vieân 2,48 1,61 5 6 Ñaùnh giaù chaát löôïng giaûng daïy, reøn luyeän nhaân caùch giaûng vieân 2,50 1,66 3 7 Kieåm tra thöôøng xuyeân, ñònh kyø hoaït ñoäng giaûng daïy vaø hoaït ñoäng nghieân cöùu khoa hoïc 2,46 1,60 7 15 cuûa giaûng vieân 8 Ñaùnh giaù phaân loaïi giaûng vieân 2,40 1,59 8 Taïo moâi tröôøng xaõ hoäi thuaän lôïi cho söï thaêng tieán cuûa giaûng vieân 1 Chaêm lo ñaàu tö xaây döïng ñoäi nguõ giaûng vieân 2,52 1,60 3 2 Thöïc hieän toát chính saùch, cheá ñoä ñaõi ngoä, löông thöôûng, xeùt caùc danh hieäu cuûa nhaø nöôùc quy ñònh 2,54 1,58 2 3 Thöïc hieän toát quy cheá daân chuû 2,50 1,59 4 4 Taïo ñieàu kieän cô sôû vaät chaát, thieát bò giaûng daïy, nghieân cöùu khoa hoïc 2,64 1,67 1 Qua keát quaû cuûa baûng 2.24 cho thaáy 10. Theo thaày (coâ) moái quan heä giöõa tröôøng vôùi caùc cô sôû hoïc sinh ñeán thöïc taäp laø:  Khoâng ghi: 38  Raát caàn thieát: 190  Caàn thieát: 19  Ít caàn thieát: 1  Khoâng caàn thieát: 2 11.Möùc ñoä haøi loøng veà cheá ñoä löông theo ñònh möùc khoaùn quyõ löông hieän nay cuûa thaày (coâ).  Khoâng ghi: 109  Chöa haøi loøng: 37  Ít haøi loøng: 9  Taïm haøi loøng: 58  Haøi loøng : 26  Raát haøi loøng : 11 12. Nhöõng nguyeân nhaân ñaûm baûo cho giaùo vieân giaûng daïy coù chaát löôïng toát. (choïn 2 yù) 1. Ñaûm baûo tieàn löông cho giaùo vieân: 85 2. Giaùo vieân ñöôïc ñaøo taïo cô baûn: 99 3. Coù phöông tieän vaø thieát bò toát cho giaûng daïy: 142 4. Coù phöông phaùp quaûn lyù vaø kieåm tra chaët cheõ: 33 5. YÙ kieán khaùc: - Giaùo vieân ñöôïc ñaøo taïo theo chuyeân moân - Traùnh tình traïng quen bieát, göûi gaám - Xaùc ñònh ñuùng trình ñoä chuyeân moân cuûa ngöôøi daïy vaø ngöôøi hoïc - Coù cheá ñoä öu ñaõi giaùo vieân 13. Nhöõng bieän phaùp naøo naâng chaát löôïng ñoäi nguõ giaùo vieân? (Choïn moät yù) 1. Cho giaùo vieân ñi hoïc taäp : 92 16 2. Ñaûm baûo toát ñôøi soáng vaät chaát vaø tinh thaàn: 41 3. Toå chöùc kieåm tra vaø chaán chænh kòp thôøi nhöõng thieáu soùt: 101 4. YÙ kieán khaùc: - Hoïp daân chuû taïi cô sôû ñeå bieát taát caû giaùo vieân ñeàu coù cô hoäi hoïc taäp - Naâng cao chaát löôïng giaûng daïy 14. Theo quyù thaày coâ nhöõng bieän phaùp naøo naâng cao coâng taùc quaûn lyù trong nhaø tröôøng (Choïn 2 yù) 1. Löïa choïn ngöôøi ñuû ñöùc taøi laøm coâng taùc laõnh ñaïo: 130 2. Caùn boä quaûn lyù ñöôïc ñaøo taïo baøi baûn, chính quy: 52 3. Coù kinh nghieäm thöïc tieãn vaø saùng taïo: 106 4. Bieát laéng nghe yù kieán quaàn chuùng: 107 5. YÙ kieán khaùc: - Caàn coù dieãn ñaøn ñeå sinh vieân trao ñoåi vôùi caùn boä quaûn lyù veà nhöõng vaán ñeà caàn thieát 17 2.3. So saùnh yù kieán cuûa caùn boä quaûn lyù, giaûng vieân vaø yù kieán cuûa hoïc vieân 2.3.1. Noäi dung thöïc traïng qua thaêm doø yù kieán cuûa caùn boä quaûn lyù, giaûng vieân vaø hoïc vieân Moät soá töø vieát taét trong caùc baûng: - TB: Trung bình - ÑLTC: Ñoä leäch tieâu chuaån - F: Trò soá cuûa kieåm nghieäm F - X: tri soá cuûa Chi bình phöông - P: möùc yù nghóa. Neáu P< 0,05 thì coù söï khaùc bieät yù nghóa giöõa caùc tham soá so saùnh, Neáu P> 0,05 thì khoâng coù söï khaùc bieät yù nghóa giöõa caùc tham soá so saùnh Baûng 2.25. Ñaùnh giaù veà soá löôïng ñoäi nguõ giaùo vieân Giaûng vieân Hoïc vieân Soá löôïng ñoäi nguõ giaùo vieân trong tröôøng hieän nay N % N % Khoâng ghi 1 3,4 19 7,6 Thöøa 1 3,4 0 0 Ñuû 9 31,0 11 4,4 Thieáu 18 62,1 220 88,0 Qua keát quaû cuûa baûng 2.25 cho thaáy ñaïi ña soá giaûng vieân vaø hoïc vieân nhaát trí soá löôïng ñoäi nguõ giaùo vieân trong tröôøng hieän nay laø thieáu. Baûng 2.26. Yù kieán ñaùnh giaù veà chaát löôïng ñoäi nguõ giaùo vieân trong tröôøng hieän nay. Giaûng vieân Hoïc vieân Moät soá phaåm chaát TB ÑLTC TB ÑLTC F P 1 Khaû naêng vaø kyõ naêng chuyeân moân 3,28 0,52 3,54 0,73 3,64 0,05 2 Naêng löïc sö phaïm 3,38 0,56 3,37 0,85 0,00 0,94 3 Ñaïo ñöùc ngheà nghieäp 3,66 0,97 3,78 1,09 0,34 0,55 4 Naêng löïc nghieân cöùu khoa hoïc (keå caû naêng löïc bieân soaïn chöông trình vaø taøi lieäu daïy hoïc 2,76 0,73 3,24 1,02 6,11 0,01 5 Naêng löïc nghieân cöùu khoa hoïc 2,38 0,94 2,99 1,03 9,35 0,00 6 Thöïc hieän keá hoaïch vaø chöông trình giaûng daïy ñaõ ñöôïc duyeät 3,24 0,73 3,42 1,04 0,77 0,38 7 Tham gia caùc hoaït ñoäng chính trò xaõ hoäi 3,24 0,83 3,39 1,12 0,49 0,48 8 Ñoùng goùp yù kieán cho caùc caáp quaûn lyù 3,00 0,70 3,09 1,22 0,14 0,70 Qua keát quaû cuûa baûng 2.26 cho thaáy 18 Baûng 2.27. YÙù kieán veà möùc ñoä thöïc hieän nhöõng coâng vieäc döôùi ñaây trong quaûn lyù giaùo vieân. Giaûng vieân Hoïc vieân Thöïc hieän nhöõng coâng vieäc döôùi ñaây trong quaûn lyù giaùo vieân TB ÑLTC TB ÑLTC F P Coâng taùc tuyeån giaùo vieân 1 Cô cheá tuyeån giaùo vieân 3,79 0,72 2,95 1,75 246,67 0,00 2 Chaát löôïng giaùo vieân ñöôïc tuyeån 3,45 0,91 2,88 1,69 36,49 0,00 3 Söû duïng ñieàu ñoäng giaùo vieân 3,31 0,89 2,70 1,67 171,86 0,00 4 Quaûn lyù lao ñoäng cuûa giaùo vieân 3,38 0,67 2,55 1,76 20,94 0,00 Chuyeân moân 1 Döï giôø giaûng cuûa giaùo vieân 2,76 0,78 2,39 1,57 74,58 0,00 2 Laøm keá hoaïch cho töøng tuaàn, töøng thaùng 2,97 1,05 2,48 1,69 0,00 0,96 3 Duy trì ñeàu sinh hoaït toå boä moân 2,21 1,20 2,36 1,79 4,37 0,03 4 Kieåm tra vieäc thöïc hieän giaûng daïy theo thôøi gian bieåu 3,38 0,94 2,51 1,73 4,57 0,03 5 Tìm hieåu dö luaän töø hoïc sinh veà giaùo vieân 2,52 1,05 2,34 1,61 0,009 0,92 6 Ñaùnh giaù giaùo vieân veà chuyeân moân 2,97 1,21 2,68 1,75 3,66 0,056 7 Phoái hôïp vôùi caùc ñôn vò trong vieäc quaûn lyù giaùo vieân 3,17 0,71 2,48 1,74 4,70 0,03 8 Hoaït ñoäng deå naâng cao ñôøi soáng giaùo vieân 3,00 0,70 2,35 1,70 3,68 0,056 Coâng vieäc lieân quan ñeán cuoäc soáng giaùo vieân 1 Naâng cao thu nhaäp cuûa giaùo vieân 2,93 0,96 2,42 1,75 1,63 0,20 2 Toå chöùc vieäc hieáu, hyû 3,34 1,01 2,32 1,79 10,74 0,001 3 Toå chöùc hoaït ñoäng vaên hoaù cho GV 3,03 1,08 2,39 1,79 1,16 0,28 4 Toå chöùc hoaït ñoäng theå thao cho GV 3,14 0,91 2,22 1,72 4,06 0,045 5 Toå chöùc tham quan nghæ maùt cho GV 3,69 0,96 2,31 1,78 17,30 0,00 6 Quan taâm giaùo vieân gaëp khoù khaên 3,14 1,18 2,46 1,86 4,68 0,03 Qua keát quaû cuûa baûng 2.27 cho thaáy 19 Baûng 2.28. YÙù kieán veà nhu caàu caùc noäi dung caàn ñaøo taïo, boài döôõng cho caùn boä quaûn lyù vaø giaùo vieân. Giaûng vieân Hoïc vieân Nhu caàu caùc noäi dung caàn ñaøo taïo, boài döôõng cho caùn boä quaûn lyù TB ÑLTC TB ÑLTC F P 1 Ñaøo taïo naâng cao trình ñoä ñeå chuaån hoaù CBQL, GV 2,66 0,67 2,05 1,19 1,017 0,314 2 Boài döôõng chuyeân moân (söû duïng trang thieát bò, kieán thöùc veà nghieäp vuï,…) 2,48 0,83 2,08 1,18 0,657 0,418 3 Boài döôõng veà sö phaïm 2,10 0,94 1,88 1,16 1,007 0,317 4 Boài döôõng veà chính trò 2,17 0,76 1,80 1,17 9,182 0,003 5 Boài döôõng phöông phaùp nghieân cöùu khoa hoïc 2,10 0,90 1,88 1,21 7,145 0,008 6 Boài döôõng veà quaûn lyù haønh chính nhaø nöôùc 2,17 0,93 1,64 1,21 9,927 0,002 7 Boài döôõng ngoaïi ngöõ 2,10 1,21 1,93 1,27 10,497 0,001 Qua keát quaû cuûa baûng 2.28 cho thaáy Baûng 2.29. YÙù kieán veà nhu caàu caùc noäi dung caàn ñaøo taïo, boài döôõng cho caùn boä quaûn lyù vaø giaùo vieân. Giaûng vieân Hoïc vieân Nhu caàu caùc noäi dung caàn ñaøo taïo, boài döôõng cho giaûng vieân TB ÑLTC TB ÑLTC F P 1 Ñaøo taïo naâng cao trình ñoä ñeå chuaån hoaù CBQL, GV 1,93 1,36 1,38 1,38 1,809 0,180 2 Boài döôõng chuyeân moân (söû duïng trang thieát bò, kieán thöùc veà nghieäp vuï,…) 2,03 1,32 1,40 1,37 0,639 0,425 3 Boài döôõng veà sö phaïm 1,97 1,30 1,37 1,33 0,123 0,726 4 Boài döôõng veà chính trò 1,62 1,24 1,29 1,29 3,842 0,051 5 Boài döôõng phöông phaùp nghieân cöùu khoa hoïc 1,76 1,30 1,33 1,33 0,294 0,588 6 Boài döôõng veà quaûn lyù haønh chính nhaø nöôùc 1,34 1,17 ,99 1,23 4,015 0,046 7 Boài döôõng ngoaïi ngöõ 1,86 1,41 1,26 1,40 0,006 0,941 Qua keát quaû cuûa baûng 2.29 cho thaáy Baûng 2.30. YÙù kieán veà thực traïng bieân soaïn chöông trình vaø caùc taøi lieäu daïy hoïc. Noäi dung Giaûng vieân Hoïc vieân F P 20 TB ÑLTC TB ÑLTC Thöïc traïng bieân soaïn chöông trình vaø caùc taøi lieäu daïy hoïc 1 Ñaày ñuû cho caùc quy trình ñaøo taïo 2,93 1,00 2,95 1,48 39,274 0,000 2 Chaát löôïng cuûa caùc chöông trình ñaøo taïo 3,10 1,01 2,89 1,45 39,111 0,000 3 Taøi lieäu daïy hoïc ñaày ñuû 2,90 0,90 2,84 1,44 65,278 0,000 4 Chaát löôïng cuûa caùc taøi lieäu daïy hoïc 3,07 1,03 2,78 1,49 21,662 0,000 Quaûn lyù thöïc hieän caùc chöông trình ñaøo taïo 1 Quaûn lyù chaët cheõ, thöïc hieän nghieâm tuùc caùc chöông trình ñaøo taïo 3,48 0,87 3,03 1,62 69,822 0,000 2 Quaûn lyù chaát löôïng thöïc hieän caùc chöông trình ñaøo taïo 3,31 0,89 2,87 1,65 1,662 0,198 Thöïc traïng caùc phöông tieän daïy hoïc 1 Soá löôïng phöông tieän daïy hoïc 3,28 0,88 2,50 1,34 1,957 0,163 2 Chaát löôïng cuûa phöông tieän daïy hoïc 3,34 1,08 2,63 1,37 3,334 0,069 3 Tính hieän ñaïi cuûa phöông tieän daïy hoïc 3,59 0,98 2,63 1,40 7,995 0,005 Qua keát quaû cuûa baûng 2.30 cho thaáy Baûng 2.31. YÙù kieán ñaùnh giaù veà quaûn lyù söû duïng phöông tieän daïy hoïc Giaûng vieân Hoïc vieân Quaûn lyù söû duïng phöông tieän daïy hoïc TB ÑLTC TB ÑLTC F P 1 Coâng suaát söû duïng phöông tieän daïy hoïc 3,28 0,88 2,74 1,41 0,637 0,425 2 Kyõ naêng söû duïng phöông tieän daïy hoïc cuûa giaùo vieân 2,97 1,02 3,04 1,55 0,089 0,766 3 Baûo döôõng phöông tieän daïy hoïc 2,79 0,82 2,97 1,51 1,288 0,257 4 Baûo quaûn phöông tieän daïy hoïc 2,90 0,86 3,09 1,49 1,057 0,305 5 Cô cheá quaûn lyù söû duïng phöông tieän daïy hoïc 2,93 0,84 2,88 1,52 1,300 0,255 6 YÙù thöùc tích cöïc trong vieäc söû duïng phöông tieän daïy hoïc cuûa giaùo vieân 3,24 0,91 3,12 1,56 3,431 0,065 7 Vieäc söû duïng phöông tieän daïy hoïc cuûa giaùo vieân 3,21 0,86 3,06 1,54 0,339 0,561 Qua keát quaû cuûa baûng 2.31 cho thaáy 21 Baûng 2.32. YÙù kieán ñaùnh giaù veà caùc hoaït ñoäng quaûn lyù cuûa tröôøng, boä moân vaø giaùo vieân trong vieäc duy trì neàn neáp hoïc taäp cuûa hoïc sinh Giaûng vieân Hoïc vieân Noäi dung TB ÑLTC TB ÑLTC F P Quaûn lyù hoïat ñoäng hoïc taäp cuûa hoïc sinh 1 Quaûn lyù só soá lôùp 3,10 0,82 3,16 1,56 0,213 0,645 2 Quaûn lyù giôø giaác hoïc taäp 3,10 0,86 3,07 1,58 0,003 0,956 3 Toå chöùc sinh hoaït lôùp haèng tuaàn 2,83 1,14 2,58 2,40 0,037 0,847 4 Toå chöùc hoaït ñoäng vaên ngheä 3,31 0,81 2,60 1,52 0,433 0,511 5 Toå chöùc hoaït ñoäng theå thao 3,03 1,09 2,57 1,48 0,010 0,920 6 Toå chöùc töï hoïc cuûa hoïc sinh 2,62 0,68 2,37 1,53 3,364 0,068 Quaûn lyù chaát löôïng caùc hoaït ñoäng chuyeân moân cuûa hoïc sinh 1 Hoïc taäp treân lôùp 3,45 0,63 2,94 1,47 1,644 0,201 2 Töï hoïc baøi, laøm baøi trong chöông trình 2,72 1,10 2,82 1,47 0,108 0,743 3 Hoïc theâm 2,34 1,08 2,29 1,40 0,768 0,382 4 Luyeän taäp theâm 2,59 0,91 2,40 1,40 0,004 0,948 5 Trao ñoåi kinh nghieäm chuyeân moân 2,90 0,72 2,52 1,51 3,328 0,069 Quaûn lyù reøn luyeän cuûa hoïc sinh 1 Laäp keá hoaïch hoaït ñoäng caù nhaân haøng ngaøy 2,66 0,72 2,49 1,45 1,053 0,306 2 Thöïc hieän keá hoaïch caù nhaân 2,69 0,76 2,51 1,50 0,206 0,650 3 Chaáp haønh quy ñònh cuûa tröôøng, ban 3,14 1,09 2,93 1,68 9,846 0,002 4 Chaáp haønh quy ñònh veà cheá ñoä söû duïng baûo quaûn trang thieát bò, duïng cuïï hoïc taäp 3,07 0,88 3,01 1,65 6,371 0,012 5 Ñaûm baûo quy ñònh veà thôøi gian hoïc taäp 3,03 1,12 2,96 1,56 3,179 0,076 6 Thöïc hieän neàn neáp vaên minh trong sinh hoaït 3,03 0,91 2,94 1,61 3,884 0,050 7 Tính khoa hoïc trong hoïc taäp cuûa hoïc sinh 2,90 0,82 2,72 1,50 1,832 0,177 8 Tính hieäu quaû trong hoïc taäp cuûa hoïc sinh 2,97 0,87 2,77 1,48 0,011 0,916 Qua keát quaû cuûa baûng 2.32 cho thaáy 22 Baûng 2.33. YÙù kieán nhöõng bieän phaùp cuûa hieäu tröôûng döôùi ñaây nhaèm xaây döïng vaø phaùt trieån ñoäi nguõ GV tröôøng CÑ PT-TH II hieän nay Giaûng vieân Hoïc vieân Noäi dung TB ÑLTC TB ÑLTC F P Naâng cao nhaän thöùc veà taàm quan troïng 1 Hieåu roõ veà vai troø vò trí cuûa vieäc xaây döïng vaø phaùt trieån ñoäi nguõ giaûng vieân 3,76 0,44 2,78 1,57 1115,01 0,000 2 Quan taâm cuûa laõnh ñaïo ñeán ñoäi nguõ 3,55 0,51 2,67 1,56 1664,25 0,000 3 Phaân caáp vaø phaân quyeàn ñoäi nguõ giaûng vieân 3,34 0,94 2,37 1,52 717,31 0,000 Keá hoaïch hoùa chöông trình xaây döïng vaø phaùt trieån ñoäi nguõ giaûng vieân 1 Xaây döïng chöông trình döï baùo keá hoaïch phaùt trieån nhaø tröôøng trong töøng giai ñoaïn 3,45 0,83 1,70 1,77 816,91 0,000 2 Xaùc ñònh nhu caàu veà soá löôïng, chaát löôïng ñoäi nguõ giaûng vieân vaø tyû leä sinh vieân treân cô sôû döï baùo 3,31 0,81 1,73 1,77 3,17 0,076 Tuyeån choïn vaø söû duïng ñoäi nguõ giaûng vieân 1 Xaùc ñònh chöùc naêng caàn tuyeån choïn 3,45 0,57 2,55 1,62 7,08 0,008 2 Xaây döïng quy trình tuyeån choïn 3,34 0,55 2,37 1,58 11,72 0,001 3 Boá trí söû duïng ñuùng naêng löïc cuûa ñoäi nguõ giaûng vieân 3,52 0,57 2,66 1,62 10,16 0,002 Ñaøo taïo boài döôõng 1 Coù keá hoaïch ñaøo taïo vaø boài döôõng giaûng vieân ngaén haïn vaø daøi haïn 3,52 0,57 2,54 1,60 29,79 0,000 2 Toå chöùc, khuyeán khích phong traøo töï hoïc, töï boài döôõng 3,34 0,72 2,48 1,56 23,17 0,000 3 Döï giôø, hoïc hoûi kinh nghieäm tieân tieán cuûa ñoàng nghieäp 3,24 0,58 2,46 1,59 8,66 0,004 4 Giaûng vieân coù thaâm nieân caàn 3,24 0,69 2,54 1,63 3,68 0,056 23 giuùp ñôõ giaûng vieân môùi 5 Thöôøng xuyeân ñaùnh giaù ñoäi nguõ giaûng vieân 3,00 0,71 2,48 1,61 2,36 0,125 6 Ñaùnh giaù chaát löôïng giaûng daïy, reøn luyeän nhaân caùch giaûng vieân 3,17 0,66 2,50 1,66 5,56 0,019 7 Kieåm tra thöôøng xuyeân, ñònh kyø hoaït ñoäng giaûng daïy vaø hoaït ñoäng nghieân cöùu khoa hoïc cuûa giaûng vieân 2,90 0,86 2,46 1,60 2,06 0,151 8 Ñaùnh giaù phaân loaïi giaûng vieân 2,90 0,86 2,40 1,59 1,37 0,242 Taïo moâi tröôøng xaõ hoäi thuaän lôïi cho söï thaêng tieán cuûa giaûng vieân 1 Chaêm lo ñaàu tö xaây döïng ñoäi nguõ giaûng vieân 3,52 0,69 2,52 1,60 11,81 0,001 2 Thöïc hieän toát chính saùch, cheá ñoä ñaõi ngoä, löông thöôûng, xeùt caùc danh hieäu cuûa nhaø nöôùc quy ñònh 3,52 0,63 2,54 1,58 10,59 0,001 3 Thöïc hieän toát quy cheá daân chuû 3,48 0,69 2,50 1,59 11,72 0,001 4 Taïo ñieàu kieän cô sôû vaät chaát, thieát bò giaûng daïy, nghieân cöùu khoa hoïc 3,38 0,62 2,64 1,67 10,71 0,001 Qua keát quaû cuûa baûng 2.33 cho thaáy 16. Ngoaøi nhöõng bieän phaùp neâu treân theo caùc anh/chò caàn theâm nhöõng bieän phaùp naøo nöõa ñeå xaây döïng vaø phaùt trieån ñoäi nguõ giaûng vieân Tröôøng Cao Ñaúng PT- TH II - Tuyeån theâm giaûng vieân coù saøng loïc - Caàn boài döôõng theâm chuyeân moân cho giaûng vieân - Döï giôø ñoät xuaát caùc buoåi daïy cuûa giaûng vieân - Phaûi coâng baèng vôùi sinhvieân - Kieåm tra trình ñoä giaûng vieân - Daïy ñuùng chuyeân moân - Taïo söï gaàn guõi giöõa ngöôøi daïy vaø ngöôøi hoïc - Tuyeån theâm giaûng vieân ngoaïi ngöõ - Ñoåi môùi phöông phaùp giaûng daïy - Ñaàu tö theâm cô sôû vaät chaát, thieát bò giaûng daïy - Boài duôõng ñaïo ñöùc cho giaûng vieân - Tích cöïc kieåm ñieåm nhöõng thieáu soùt - Chaêm lo ñôøi soáng tinh thaàn vaø choã ôû cho hoïc vieân - Toå chöùc nhöõng ñôït thaêmdoø yù kieán cuûa hoïc vieân veà vieäc giaûng daïy cuûa giaûng vieân - Bieát laéng nghe yù kieán, taâm tö, nguyeän voïng cuûa hoïc vieân 24 Caùc anh/chò haõy ñaùnh giaù vieäc xaây döïng vaø phaùt trieån ñoäi nguõ giaûng vieân cuûa Hieäu tröôûng Tröôøng Cao Ñaúng PT- TH II trong thôøi gian vöøa qua.  Ñieåm maïnh - Coù coá gaéng trong vieäc tuyeån choïn giaûng vieân coù chaát löôïng - Naêng ñoäng, nhieät tình, taän taâm - Coù caùc khoa rieâng bieät, quaûn lyù toát - Giaûng vieân coù naêng löïc, trình ñoä cao - Phaân boå giaûng vieân hôïp lyù - Quan heä toát vôùi hoïc vieân - Giaûng vieân bieát laéng nghe yù kieán cuûa hoïc vieân - Giaûng vieân giaûng daïy taän tình  Ñieåm yeáu - Thieáu giaûng vieân - Giaûng vieân ít nhieät tình trong coâng vieäc - Thieáu cô sôû vaät chaát - Chöa phaùt huy heát naêng löïc giaûng daïy cho giaûng vieân - Giaûng vieân nghe ñieän thoaïi trong luùc giaûng baøi - Thieáu taøi lieäu hoïc taäp - Trình ñoä giaûng vieân chöa cao - Qui cheá giaûng daïy quaù cuõ - Thieáu duïng cuï thöïc haønh - Caàn toå chöùc caùc buoåi hoïc ngoaïi khoùa cho hoïc vieân - Moät giaûng vieân daïy nhieàu moân - Giaûng vieân chöa caäp nhaät thoâng tin ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7571.pdf