Một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Bộ máy quản trị của công ty 11 Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2005-2009 12 Bảng 2. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 22 Bảng 3 : Sản lượng xuất khẩu từ năm 2006 đến 2009 24 Bảng 4 : Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của cà phê nhân và cà phê thành phẩm 26 Bảng 5: Thị trường xuất khẩu cà phê của tổng công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa 28 Bảng 6: Sản lượng xuất khẩu cà phê của các nước trên thế giới 35 Bảng thị 7: Thị phần của công ty

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so với VN 38 Biểu đồ 1: sản lượng một số nước tiêu biểu ở thị trường châu Âu 31 Biểu đồ 2: Phần trăm trên thị trường xuất khẩu tại các châu lục của CTCPTD Thái Hòa 33 Biểu đồ 3: Phần trăm trên thị trường xuất khẩu tại các châu lục của CTCPTĐ Thái Hòa 33 Biểu đồ 4: Sản lượng cà phê Việt Nam từ năm 2005 đến 2009 36 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay xuất khẩu là hoạt động quan trọng để thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập để cùng tồn tại và phát triển. Cùng với xu thế chung nước ta đang trong quá trình thúc đẩy việc tham gia sâu hơn vào nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Nhận thức được điều này Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương “Hướng về xuất khẩu đẩy mạnh xuất khẩu coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của quan hệ kinh tế đối ngoại “ tập trung vào 1 số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam trong đó có cà phê. Xuất khẩu cà phê đã đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước qua từng năm, từng giai đoạn, góp phần nâng cao đời sống kinh tế văn hoá, xã hội của các tỉnh miền núi từng bước thực hiện các chương trình kinh tế xã hội của Nhà nước. Cùng với ngành cà phê Việt Nam, trong những năm qua công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa, một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam đã có những đóng góp rất lớn vào thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Những thành công này là do công ty đã không ngừng tìm hiểu các giải pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu để từ một doanh nghiệp nhỏ tiến tới một tập đoàn và đã xuất sang hơn 40 quốc gia trên thế giới. Vì vậy em đã lựa chọn “Một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa” làm chuyên đề thực tập tốt ngiệp của mình. Với mục tiêu nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, điều kiện và năng lực kinh doanh để đề ra các giải pháp về công tác xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Nội dung bài viết tập trung vào nghiên cứu hoạt động phân phối và chính sách tiêu thụ trên thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm 3 chương: Chương I: giới thiệu chung về công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa Chương II: Thực trạng thị trường xuất khẩu cà phê tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa Chương III: Một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa Chương I: Giới thiệu chung về công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa 1.Quá trình hình thành và phát triển 1.1. Giới thiệu công ty Ra đời vào giữa năm 1996, từ mô hình công ty TNHH nằm giữa thị trấn Thái Hòa. Sau hơn 13 năm ông Nguyễn Văn An - chủ tịch tập đoàn hiện nay, đã đưa Thái Hòa thành một tập đoàn lớn mạnh, gồm 15 công ty thành viên, và là doanh nghiệp duy nhất Việt Nam hoạt động khép kín từ canh tác, sản xuất, chế biên, dịch vụ, xuất khẩu cà phê nhân và cà phê tiêu dùng, hệ thống chế biến lớn và hiện đại phủ khắp các vùng cà phê Việt Nam và Lào. Cà phê Thái Hòa đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. 1.2. Tên, Trụ sở, ngành nghề kinh doanh của Công ty Tên công ty: Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà Tên tiếng Anh: Thai Hoa Group Joint Stock company Tên viết tắt: T.H Co.,Ltd Đơn vị quản lý: Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Trụ sở chính: D21 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội Tel: (84-4).5761332 – Fax: (84-4).8520507 Mã số thuế: 0100367361 Số tài khoản: 1001232257 Vốn điều lệ: 350 tỷ VNĐ Tổng số nhân viên khi mới hình thành là: 67 người Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc : Nguyễn Văn An Email: thai-hoa@hn.vnn.vn Ngành nghề kinh doanh chính là chế biến và xuất khẩu cà phê 1.3. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Thái Hòa ban đầu được hình thành dười hình thức là công ty TNHH 2 thành viên trở lên, và chính thức thành lập theo giấy phép kinh doanh số 2385/GB – UB vào ngày 04/03/1996 của tỉnh Nghệ An; đăng ký kinh doanh số 048176 do ủy ban kế hoạch cấp ngày 12/03/1996. Với số vốn điều lệ ban đầu là 55 tỷ VNĐ, nhà máy đầu tiên được xây dựng tại thị trấn Thái Hòa (Nghĩa Đàn – Nghệ An) chuyên sản xuất và chế biến cà phê nhân xuất khẩu. Các sự kiện đáng chú ý trong quá trình hình thành và phát triển của công ty Giai đoạn 1: Sự phát triển của cà phê Arabica Cách đây 10 năm Arabica vẫn bị coi là “kẻ xa lạ”, bị người tiêu dùng rất kỳ thị, từ chối tiêu dùng. Và được trồng còn rất hạn chế ở nước ta, chỉ chiếm 10% trong tổng diện tích cà phê. Nhưng bằng sự quyết tâm và cố gắng của mình Thái Hòa đã đưa Arabica trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn trên thị trường thế giới. Xây dựng các nhà máy với công suất lớn và chất lượng cao, đem Arabica đến với nhiều nước đặc biệt là một số nước khó tính như Nhật Bản, Mĩ, EU… - Tháng 6/1997: Xây dựng nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu đầu tiên tại Hà Nội - Tháng 9/2000: Nhờ sự kiện xây dựng nhà máy chế biến cà phê Liên Ninh. Thái Hòa trở thành nhà xuất khẩu số 1 Việt Nam về cà phê Arabica - Tháng 8/2001: Xây dựng nhà máy chế biến ướt tại Khe Xanh Quảng Trị - Tháng 3/2002: Mở thêm chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 2/2003: Nhận chứng chỉ ISO 9001-2000, mở cửa chi nhánh tại Sơn La - Tháng 2/2004: Xây dựng nhà máy chế biến cà phê Lao Bảo (Quảng Trị), hiện nay là công ty Thái Hòa Quảng Trị - Tháng 6/2005: Thành lập chi nhánh tại Điện Biên và xây dựng nhà máy chế biến cà phê An Giang tại Đồng Nai - Đến năm 2006: Nhà máy này được đưa vào hoạt động với công suất trên 60.000 tấn/năm nhưng chỉ sau một năm, Nhà máy An Giang đã vươn lên vị trí hàng đầu về chế biến và xuất khẩu cà phê với kim ngạch hơn 80 triệu USD, khách hàng là các nhà rang xay lớn ở trên 20 nước. Yếu tố chất lượng là một lý do khiến một số tập đoàn cà phê nước ngoài muốn đặt hợp đồng mua sản phẩm dài hạn với Nhà máy cà phê An Giang - Cũng trong năm 2006 (6/2006): Thái Hòa cho thành lập công ty Thái Hòa Lào - Việt và công ty Thái Hòa Thừa Thiên - Huế - Tháng 5/2007 : Lễ động thổ xây dựng nhà máy cà phê Lâm Đồng được tổ chức Giai đoạn 2: Bước ngoặt vươn lên Năm 2008, khởi đầu giai đoạn phát triển thứ hai của Thái Hòa, đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho sự chuyển mình mạnh mẽ của mình trên mọi phương diện. Từ chỗ là một Công ty có các thành viên theo tính chất hành chính, Thái Hoà đã trở thành loại hình doanh nghiệp cổ phần và có các Công ty thành viên hoạt động theo mô hình Tập đoàn, theo mối quan hệ kinh tế. Mô hình mới đã tạo động lực mạnh mẽ cho Thái Hoà phát triển với tốc độ cao. - Tháng 8/2008 nhà máy cà phê chế biến ướt Lâm Đồng bắt đầu đi vào hoạt động - Tháng 1/2008 thành lập công ty cổ phần An Giang Ngày 19/05/2008 công ty TNHH SX và TM Thái Hoà chuyển đổi thành công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà với giấy phép kinh doanh số 0103024767 ngày 19/5/2008 (được chuyển đổi từ Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hoà) do Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp - Tên công ty: Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa - Tên tiếng anh: Thai hoa group joint stock company - Tên viết tắt: thaihoa group.,Jsc - Vốn điều lệ của doanh nghiệp tính đến thời điểm tháng 6/2008 là 350 tỷ VNĐ - Tháng 9 năm 2009 các chi nhánh Hồ Chí Minh, Điện Biên và Sơn La được chuyển đổi thành các công ty con 1.4. Chức năng nhiệm vụ của công ty Chức năng Sản xuất cà phê hòa tan và cà phê nhân đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước Trực tiếp xuất khẩu mặt hàng cà phê mang tên Thái Hòa, đáp ứng nhu cầu mọi khách hàng trên thế giới Nhiệm vụ Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ Doanh nghiệp tự tạo nguồn vốn, quản lý, khai thác sử dụng chúng một cách hiệu quả Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất khẩu và giao dịch đối ngoại Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng kinh tế có liên quan Nâng cao chất lượng, gia tăng lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài, thu hút ngoại tệ và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Đào tạo cán bộ lành nghề, có kinh nghiệm phục vụ lâu dài cho công ty, làm tốt mọi nghĩa vụ và công tác xã hội khác 2. Cơ cấu tổ chức Đứng đầu trong bộ máy quản lý công ty là Tổng giám đốc, giúp việc cho tổng giám đốc là phó tổng giám đốc điều hành, tiếp đến là giám đốc tài chính và các trưởng phòng ban chức năng Chức năng nhiệm vụ vụ thể của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty được thể hiện như sau: Tổng giám đốc: Là người được giao trách nhiệm quản trị doanh nghiệp. Có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kỹ thuật kinh doanh và đời sống của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Phó tổng giám đốc điều hành: Là người điều hành công tác đời sống, hành chính của công ty và nhận uỷ quyền của tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước tổng Giám đốc về những công việc được giao Hướng dẫn, kiểm tra trưởng các phòng, ban chức năng của công ty về các lĩnh vực chuyên môn mà được tổng giám đốc phân công phụ trách đồng thời là người quyết định cuối cùng về các biện pháp chuyên môn đó Thay mặt tổng giám đốc điều hành các công việc chung khi tổng giám đốc, ký ban hành một số văn bản thuộc thẩm quyền của TGĐ khi TGĐ ủy quyền hoặc đi vắng Giám đốc tài chính: Có nhiệm vụ phân tích cấu trúc & quản lý rủi ro tài chính. Theo dõi lợi nhuận và chi phí; điều phối, củng cố và đánh giá dữ liệu tài chính. Dự báo những yêu cầu tài chính; chuẩn bị ngân sách hàng năm. Thiết lập & duy trì các quan hệ với ngân hàng và các cơ quan hữu quan Ban kế toán: Tham mưu cho giám đốc về hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ chức và các hoạt động của công ty. Tổ chức và quản lý nguồn tài chính và thu chi tổng hợp, phân tích các hoạt động kinh tế, tài chính trong sản xuất kinh doanh xây dựng cơ sở hạch toán kinh doanh về giá cả, tỷ giá xuất nhập khẩu và các định mức trong sản xuất Phòng hành chính: Dự thảo các văn bản về lao động, tổ chức nhân sự, tuyển dụng, tuyển chọn nhân sự. Quản lý các thiết bị hành chính, thảo, lưu, chuyển công văn giấy tờ. Quản lý trực tiếp công tác tổ chức hành chinh văn phòng trong toàn công ty. Công tác quản trị hành chính. Triển khai, thực hiện các chế độ chính sách. Thực hiện công tác quản lý hành chính pháp chế, công văn thư từ báo chí. Phụ trách công tác đào tạo, tuyển dụng và đề bạt cán bộ công nhân viên theo yêu cầu công việc của từng bộ phận. Xây dựng mức tiền lương chung của công ty; theo dõi quản lý, thực hiện các nghiệp vụ về chính sách cho người lao động; tổ chức, sắp xếp các cuộc họp, hội nghị lớn của công ty Ban Kinh doanh XNK: Đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường. Nghiên cứu khảo sát thị trường và tìm kiếm bạn hàng, ký kết hợp đồng tiêu thụ kinh doanh và triển khai các hợp đồng, mở rộng thị trường… Hoạt động xuất khẩu chỉ có thể tiến hành khi có sự nghiên cứu tỷ mỷ về thị trường hàng hoá, dịch vụ, về các đối tác các đối thủ cạnh tranh, về phương thức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng... Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ kinh doanh am hiểu thị trường quốc tế có khả năng phân tích và dự báo những xu hướng vận động của thị trường, khả năng giao dịch đàm phán… Đồng thời thông thạo các thủ tục xuất nhập khẩu, các công việc tiến hành cũng trở nên rất cần thiết Các công ty con, chi nhánh và nhà máy Trực tiếp sản xuất cà phê nhân xuất khẩu đáp ứng đủ hàng theo yêu cầu của công ty. - Thực hiện tốt chu trình cà phê để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo tiêu chuẩn quy định. - Sản xuất và chế biến cà phê thành phẩm - Đầu tư trang thiết bị, máy móc và nhà xưởng hợp lý, đầu tư khoa học kỹ thuật để đảm bảo sản xuất ổn định về chất lượng và tăng dần về số lượng. - Tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới. Bộ máy quản trị đã tổng hợp các bộ phận kế toán, tài chính, hành chính, kinh doanh... Tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa chúng. Không những thế mà các bộ phận còn được chuyên môn hoá, được giao những trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp rất phù hợp với quy mô sản xuất, thích ứng với những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp. Là động lực giúp doanh nghiệp Thái Hòa đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách suất xắc. Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc điều hành Phó giám đốc tài chính Phòng tổ chức hành chính Các công ty con, chi nhánh và nhà máy Ban kinh doanh Xuất nhập khẩu Giám đốc tài chính Ban kế toán Sơ đồ 1. Bộ máy quản trị của công ty 3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây Mặc dù chỉ mới đi vào hoạt động được hơn 10 năm nhưng Công ty Thái Hoà đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Đặc biệt có thể nói tới trong thành công của Thái Hoà đó là việc xây dựng thương hiệu cà phê Arabica của Việt Nam trên thị trường thế giới - một loại cà phê mà cách đây 10 năm bị coi là “kẻ xa lạ”, bị người tiêu dùng rất kỳ thị, từ chối tiêu dùng. Những cống hiến to lớn của Công ty trong việc xây dựng tên tuổi cho cà phê Arabica đã được Bộ thương mại và UBND Thành phố Hà Nội công nhận qua việc trao tặng bằng khen về thành tích xuất khẩu liên tục trong 8 năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, được cấp chứng chỉ ISO 9001 - 2000 vào năm 2003, và nhiều giải thưởng khác. Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2005-2009 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 168.456.358.725 246.989.033.840 801.567.493.746 809.452.859.274 856.569.458.458 2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 168.456.358.725 246.989.033.840 801.567.493.746 809.452.859.274 856.569.458.458 3. Giá vốn hàng bán 157.602.156.328 214.405.301.152 702.325.654.845 660.214.785.652 656.596.123.054 4. Lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.854.202.397 32.583.732.688 99.241.838.901 149.238.073.622 199.973.335.404 5. Doanh thu hoạt động tài chính 451.803.190 365.263.015 614.524.456 39.724.359.971 38.458.986.598 6. Chi phí tài chính Trong đó chi phí lãi vay 3.978.724.659 6.325.985.367 22.228.236.854 30.256.359.448 33.500.024.256 3.987.724.659 6.325.200.310 19.150.005.120 25.568.145.875 26.563.985.157 7. Chi phí bán hàng 958.256.895 697.256.384 3.568.654.789 1.253.984.587 2.589.588.677 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.653.856.752 3.256.425.789 6.254.985.689 5.487.956.458 5.256.458.174 9. Thu nhập khác 1.458.259.357 2.360.058.784 1.075.600.985 1.564.800.658 2.369.254.478 10. Chi phí khác 1.256.398.458 645.895.895 444.630.215 500.892.597 11. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 1.448.559.459 6.656.436.777 19.105.573.512 42.863.604.992 55.399.291.577 12.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 3.724.867.179 17.116.551.712 49.128.617.603 110.220.698.551 142.455.321.199 Nguồn: Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu Nhận xét: Nhìn chung trong hai năm 2008 và 2009 mọi chỉ tiêu đều vượt các năm 2005, 2006, 2007 chứng tỏ quy mô hoạt động của công ty ngày càng mở rộng, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Doanh thu năm 2008, 2009 tăng so với năm 2007 lần lượt là: ( 809.452.859.274 - 801.567.493.746 ) / 801.567.493.746 = 0,98% ( 856.569.458.458 - 801.567.493.746 ) / 801.567.493.746 = 6,8% Trong khi đó các loại chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí quản lý lần lượt đều giảm dần: Năm Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí khác 2008 =13,9% = 45,26% 2009 =19% = 28,9% Do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trong khi chi phí giá vốn trong hai năm gần đây đều giảm kéo theo lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng được tăng đều qua hai năm lần lượt là: = 124% =1,89% Về lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng đều qua các năm từ 2005 đến 2009. So với năm 2005, năm 2008 lợi nhuận này đã tăng 29 lần. Và đến năm 2009 gấp 38 lần. Từ sự tăng lên rất mạnh mẽ về lợi nhuận này đã làm hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng lớn mạnh. Giúp doanh nghiệp ngày càng tăng nguồn vốn sở hữu của mình, thu hút được lượng vốn dồi dào từ thị trường đầu tư nước ngoài. Tổng kết lại bản kết quả kinh doanh cho ta thấy Thái Hòa đã có bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Khẳng định sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp trong tương lai. 4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê 4.1. Sự ảnh hưởng của chính trị, pháp luật Các nhân tố về chính trị pháp luật là nền tảng quy định các yếu tố khác của môi trường kinh tế. Với môi trường chính trị ổn định được cả thế giới công nhận, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm khi làm ăn với Việt Nam. Thuận lợi - Theo nghị uyết 09/2000/ NQ/ CP của chính phủ xác định quy hoạch và định hướng phát triển cây cà phê nước ta đến năm 2010. Vì thế từ năm 2003, sản xuất cà phê nhất thiết theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước cả về diện tích, giống, sản lượng, chất lượng khắc phục được tình trạng tự phát duy ý trí chạy theo phong trào. Vì thế đã khuyến khích các hộ nông dân yên tâm trồng cây cà phê. Ngoài ra, Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ về giá khi giá cà phê của thị trường thế giới xuống thấp. Điều này giúp doanh nghiệp ổn định, tránh được những khó khăn trên thị trường xuất khẩu khi giá cả lên xuống quá bấp bênh. - Trong chiến lược phát triển hướng về xuất khẩu. Nhà nước ta đã có rất nhiều đề xuất về các biện pháp giải quyết các vấn đề tồn tại đang được đưa ra để điều tiết, hỗ trợ việc tiêu thụ như giảm thủ tục xuất nhập khẩu, đảm bảo tự do lưu thông tiêu thụ. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp luôn hoàn thành đúng thời hạn trong các hợp đồng xuất khẩu, ngày càng chiếm sự tin cậy của các bạn hàng, được nhiều bạn hàng quốc tế tin tưởng và hợp tác, đem lại thuận lợi rất lớn trên thị trường xuất khẩu. Trong tương lai gần đây, ngành cà phê sẽ có những quyền hạn và ưu đãi tương xứng với vị trớ một ngành xuất khẩu chủ lực. Được trở thành một ngành chủ lực sẽ đem lại cho các doanh ngiệp xuất khẩu cà phê nói chung và cho doanh nghiệp Thái Hòa nói riêng những quan tâm, sự đầu tư, ưu đãi của nhà nước. Đây điều kiện vô cùng thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu của mình. - Ngoài ra nhà nước còn có các chính sách đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường, đẩy mạnh đầu tư sản xuất và xuất khẩu. Từ các chính sách này giúp công ty có nhiều bạn hàng, tạo điều kiện hợp tác với nhiều khách hàng trên khắp thế giới, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Khó khăn - Chưa được sự quan tâm hỗ trợ nhiều từ nhà nước. như chính sách thuế, doanh nghiệp không nhận được sự ưu tiên với cà phê hoà tan khi tham gia vào các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, và EU... Các nước này áp dụng thuế nhập khẩu gần như bằng 0% đối với hầu hết các nước xuất khẩu cà phê ở châu Mỹ. Trong khi đó mức thuế này hiện áp dụng đối với Việt Nam là từ 2,6% đến 3,1% 4.2. Các yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội : Các yếu tố này tạo nên các hình thức khác nhau của nhu cầu thị trường đồng thời nó cũng là nền tảng của thị hiếu tiêu dùng, sự yêu thích trong tiêu dùng hay nói cách khác nó chính là nhân tố quyết định đến đặc điểm của nhu cầu, qua đó thể hiện trình độ văn hoá, đặc điểm trong tiêu dùng và phong tục tập quán trong tiêu dùng (hoạt động xuất khẩu chịu sự ảnh hưởng của nhân tố này là ở những lý do mà người tiêu dùng có chấp nhận hàng hoá đó hay không). Các yếu tố về kinh tế Trong môi trường kinh doanh, các nhân tố kinh tế luôn có những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm doang nghiệp nói riêng. - Với việc gia nhập tổ chức cà phê quốc tế và hiệp nhội các nước xuất khẩu cà phê đã tạo điều kiện tăng khả năng trao đổi thông tin thị trường, giá cả, học hỏi kinh nghiệm giữa các nước với nhau cũng như tăng cường hợp tác với các nước xuất khẩu cà phê khác nên tạo ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nói chung và công ty nói riêng nhiều cơ hội. - Gia nhập WTO đang mang lại cho Việt Nam cũng như doanh nghiệp một “sân chơi” khổng lồ, để phát triển ngành xuất khẩu cà phê. Bởi theo dự báo của các chuyên gia kinh tế. Nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới tới đây mỗi năm sẽ tăng khoảng 2 triệu bao. Dự kiến đến năm 2018, thế giới cần tới 140 triệu bao cà phê. Từ những thuận lợi do các yếu tố kinh tế đem lại tạo điều kiện doanh ngiệp hợp tác, mở rộng thị trường, sản lượng xuất khẩu ngày càng lớn, các nước nhập khẩu cà phê Thái Hòa ngày càng nhiều. Trước đây lượng khách hàng, các nhà rang xay tự tìm đến doanh nghiệp là rất ít, mà hầu hết doanh ngiệp phải đi tìm kiếm bạn hàng. Nhưng đặc biệt là từ khi gia nhập WTO các nhà rang xay tự tìm đến doanh nghiệp và đặt hàng ngày càng nhiều. Giúp doanh nghiệp không những lớn mạnh trên các thị trường đã có mà còn có nhiều cơ hội phát triển, mở rộng sang thị trường mới. Tuy nhiên yếu tố kinh tế vẫn gây những khó khăn không nhỏ cho hoạt động xuất khẩu cà phê của doanh nghiệp như: Lãi suất vay ngân hàng, giá vật tư, nguyên liệu ở mức cao. Xuất khẩu cà phê trong niên vụ mới của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn do sản lượng cà phê thế giới tăng, tác động xấu của thị trường tài chính thế giới và suy thoái của nền kinh tế Mỹ. Các yếu tố văn hóa, xã hội Nhu cầu thế giới ngày càng tiêu dùng cà phê nhiều hơn và tăng lên nhanh chóng. Cà phê là thứ đồ uống phổ biến trong mọi tầng lớp, hiện nay nhu cầu tiêu dùng cà phê vượt xa hai loại đồ uống truyền thống là chè và ca cao. Điều này đã thúc đẩy và khuyến khích trong công tác mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê. Khi cà phê đã trở lên quen thuộc đã làm cho sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của doanh nghiệp ngày càng tăng, chiếm thị phần ngày càng lớn trong lượng xuất khẩu cà phê của Thái Hòa, đồng thời cũng tác động không nhỏ đến lượng nhập khẩu cà phê nhân từ các nhà rang xay, chế biến ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam cũng như của công ty chủ yếu là cà phê chè (Arabica) chiếm khoảng 2% , còn lại là cà phê vối (Rosbuta) chiếm đến 97-98%. Trong khi đó cà phê chè lại là cà phê đang được ưa chuộng trên thế giới. 4.3. Trình độ công nghệ Thái Hòa là nhà chế biến và xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam và có uy tín trên thị trường quốc tế, cũng là DN duy nhất ở Việt Nam có quy trình khép kín từ trồng, thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê. - Bộ phận sản xuất chính của Thái Hòa gồm 7 nhà máy chế biến cà phê ở Việt Nam. Trong đó có 5 nhà máy sản xuất tiến hành hoạch toán độc lập, có nhiệm vụ xay, rang, sấy, đóng gói cà phê nhân Arabica, cà phê nhân Robusta tạo thành sản phẩm cà phê xuất khẩu Thái Hòa. Các bộ phận sản xuất này sẽ căn cứ vào đơn đặt hàng, vào tình hình tiêu thụ của thị trường và nhu cầu dự trữ của công ty để tiến hành sản xuất. Còn 2 phân xưởng Liên Ninh và Giáp Bát giữ vai trò sản xuất phụ thuộc. Chuyên sản xuất ra cà phê cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Các bộ phận sản xuất phụ gồm các phòng ban, tuy không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng có nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ cho các bộ phận sản xuất chính. 4.3.1 Các bộ phận sản xuất chính 5.3.1.1. Các nhà máy sản xuất hoạch toán độc lập 1. Nhà máy chế biến Nghệ An - Công nghệ: chế biên ướt liên hoàn - Công suất: 200 tấn quả tươi/ngày - Thiết bị: 02 dàn chế biến ướt, hệ thống lò sấy, ngâm ủ, xát khô, phân loại, bắn màu, đóng bao - Diện tích: 15.000m2 2. Nhà máy chế biến cà phê Khe Sanh - Công nghệ: Chế biến khô liên hoàn - Sản phẩm: Cà phê nhân xuất khẩu - Công suất: 5 tấn cà phê nhân/h - Thiết bị: 01 dàn chế biến khô, hệ thống sấy, xát khô, phân loại, đánh bóng, bắn màu, đóng bao. - Diện tích nhà xưởng: 16.000m2 3. Liên hợp chế biến cà phê và phân vi sinh Lâm Đồng - Được thành lập từ tháng 8/2008, với diện tích 16,8 ha. Đây là nhà máy có công suất lớn nhất và công nghệ hiện đại nhất Việt Nam hiện nay với: - Công suất chế biến tươi 65.000 tấn/năm, chế biến khô 100.000 tấn/năm và cà phê hòa tan 2.000 tấn/năm. - Sản phẩm: Cà phê nhân arabica:800 tấn/năm Cà phê nhân robusta: 92.000 tấn/năm. Cà phê hòa tan: 2.000 tấn/năm Phân vi sinh: 200 tấn/năm - Vốn đầu tư: 550 tỷ đồng - Công nghệ: Được trang bị với công nghệ đạt trình độ quốc tế Cà phê nhân: Nhập ngoại và sản xuất trong nước Cà phê hòa tan: Châu Âu - Do nhà máy nhà máy là một liên hợp các dây truyền chế biến ướt, khô, cà phê hòa tan và phân vi sinh. Đã đem lại một ưu điểm nổi bật đó là khả năng xử lý ô nhiễm môi trường trong chế biến cà phê. Vỏ cà phê được tận dụng để sản xuất phân vi sinh. 4. Nhà máy chế biến cà phê Lao Bảo - Trụ sở đóng tại khu công nghiệp Lao Bảo, công suất gần 200 tấn quả tươi/ngày. - Diện tích: 16 000m2 - Sản phẩm: Cà phê nhân arabica, cà phê nhân robusta, cà phê hòa tan. - Thiết bị: 01 dàn chế biến khô,hệ thống sấy, xát khô, phân loại, đánh màu, đóng bao. - Nhiệm vụ + Chế biến cà phê thành phẩm xuất khẩu từ nguyên liệu của nhà máy ở Khe Sanh, sau khi nhà máy ở Khe Sanh chế biến qua công đoạn quả tươi. Vào vụ thu hoạch cà phê từ tháng 9 đến tháng 12, thời tiết ở Khe Sanh vào mùa mưa dầm, thì ở Lao Bảo lại vào mùa mùa nắng khô hanh. Bởi thế, sau khi cà phê được thu mua và sơ chế tại Khe Sanh tiếp tục đưa lên nhà máy ở Lao Bảo để chế biến thành thành phẩm xuất khẩu + Thứ hai, nhà máy tại Lao Bảo thu mua cà phê từ Lào về để chế biến cà phê xuất khẩu, lượng cà phê thu mua ở Lào hàng năm thường chiếm khoảng 60% sản lượng của công ty. 5. Nhà máy chế biến cà phê An Giang Đồng Nai - Được khánh thành 11/2006. Diện tích 15000 m2, trong đó 1000m2 là kho. - Tổng giá trị đầu tư 55 tỉ đồng. - Công suất 60000 tấn cà phê nhân/ năm - Công nghệ: Là điểm nổi bật của nhà máy với công nghệ đánh bóng ướt, mới được áp dụng ở Việt Nam. Công nghệ này cho phép làm sạch 99,9% vỏ lụa của cà phê nhân, từ đó nâng cao rõ rệt chất lượng cà phê rang xay do không còn mùi khét (vỏ lụa khi rang tạo ra mùi khét). Cà phê nhân xuất khẩu nếu qua chế biến tại nhà máy sẽ đạt tiêu chuẩn cao cấp hơn và giá trị tăng thêm có thể lên tới 15%. - Nhà máy An Giang đã vươn lên vị trí hàng đầu về chế biến và xuất khẩu cà phê với kim ngạch hơn 80 triệu USD, khách hàng là các nhà rang xay lớn ở trên 20 nước. Nhà máy An Giang luôn làm hài lòng các khách hàng nước ngoài bởi chất lượng của sản phẩm. Để tiết kiệm chi phí các nhà máy sản xuất chính của Thái Hòa đã hướng tới việc đặt gần vùng nguyên liệu như nhà máy chế biến Lâm Đồng lên đến 550 tỷ đồng. Và cũng để thuận tiện cho việc xác định kết quả kinh doanh, trong công tác quản lý Thái Hòa đã tách biệt quản lý sản xuất của từng chi nhánh và của từng phân xưởng. Các hoạt động sản xuất được thực hiện ngay tại các phân xưởng và chi nhánh, tuy nhiên chúng vẫn có sự liên kết như nhà máy Lao Bảo và An Giang. Từ công tác bố trí cho đến quản lý, thực hiện sản xuất trong các cơ sở sản xuất này đã làm cho sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng tăng lên với sản lượng xuất khẩu lớn. Và chất lượng ngày càng đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, thu hút được nhiều bạn hàng nước ngoài. 5.3.1.2. Các bộ phận sản xuất hoạch toán phụ thuộc 1. Nhà máy chế biến cà phê giáp bát - Công nghệ: chuyên chế biến cà phê tiêu dùng trong nước - Sản phẩm: Cà phê đóng gói - Công suất: 500 tấn/năm - Thiết bị: 6 dây truyền đóng gói - Nhà xưởng: 500m2 - Địa điểm đặt tại Hà Nội với nhiệm vụ sản xuất cà phê hòa tan phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước. 2. Nhà máy chế biến cà phê Liên Linh - Công nghệ: Chế biến khô liên hoàn - Sản phẩm: Cà phê nhân xuất khẩu - Công suất:100 tấn cà phê thóc/ngày đêm - Thiết bị: 02 dàn chế biến khô, xát khô, phân loại bắn màu. - Nhiệm vụ sản xuất cà phê nhân Arabica phục vụ xuất khẩu. Và việc hoạch toán của cơ sở này phải phụ thuộc vào văn phòng tổng. 4.3.2. Các bộ phận sản xuất phụ Tuy không trực tiếp sản xuất ra cà phê nhân và cà phê hòa tan như các cơ sở sản xuất chính nhưng các phòng ban này có nhiệm vụ phục vụ, hỗ trợ cho bộ phận sản xuất chính. Các phòng ban này bao gồm: Phòng kế hoạch kỹ thuật, phòng tài chính kế toán, ban kinh doanh xuất nhập khẩu, ban bảo vệ. Nhiệm vụ và chức năng của một số bộ phận tiêu biểu: Phòng kế hoạch kỹ thuật: Lập kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất, lập kế hoạch về nguyên vật liệu đầu vào,soạn thảo hợp đồng kinh tế. Quản lý vật tư, kho hàng, quản lý thiết bị công nghệ ,nghiên cứu sản phẩm mới, mẫu mã, bao bì sản phẩm... Ban bảo vệ: Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, an ninh chính trị xã hội trong doanh nghiệp, công tác phòng chống cháy nổ, bảo vệ kinh tế, bí mật công nghệ. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ và thực hiện nghĩa vụ quân sự. 4.4. Chất lượng đội ngũ lao động Nguồn nhân lực luôn là yếu tố rất quan trọng và quyết định đến sự thành thành bại của doanh nghiệp. Cùng với khoa học - công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực luôn được Thái Hòa coi trọng từ tuyển dụng đến đào tạo và phát triển. Bảng 2. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Phân loại theo tính chất lao động Trực tiếp 21.056 95,2 21.418 94,5 22.142 94,2 22.954 93,1 Gián tiếp 1.045 4,8 1.235 5,5 1.372 5,8 1.694 6,9 Phân loại theo ngành nghề Ngành sản xuất NN 9.784 44,2 9.811 43,7 9.601 40,8 9.743 39,5 Ngành sản xuất CN 7.025 31,8 7.323 32,3 7.901 33,6 8.408 34,1 Kinh doanh TM 5.301 24 5.519 24,3 6.012 25,6 6.497 26,4 Phân loại theo trình độ lao động Đại học 1.908 8,6 2.100 9,3 2.415 10,3 2.826 11,5 Cao đẳng, trung cấp 7.989 36 8.060 35,6 8.409 35,8 8.976 36,4 Chưa đào tạo 12.203 55,4 12.493 55,1 12.690 53,93 12.846 52,1 Tổng lao động 22.110 100 22.653 100 23.514 100 24.648 100 Nguồn: Phòng Hành chính Nhận xét: Nhìn vào thực trạng chung ta thấy Cơ cấu lao động đã có sự chuyển biến rõ rệt và theo chiều hướng tích cực. Số lượng lao động ngày càng gia tăng, hoạt động của công ty được mở rộng nên nhu cầu tuyển dụng ngày càng nhiều hơn. Cụ thể là năm 2006 tổng lao động mới chỉ là 22.110 nhưng đến năm 2009 tổng lao động đã tăng lên 11,47% với 24.648 người. Về chất lượng lao động cũng được nâng cao hơn. Số lao động có trình độ cao ngày càng chiếm tỉ lệ lớn hơn trong tổng số lao động._. của doanh nghiệp Xét theo tính chất lao động: Do trình độ công nghệ máy móc ngày càng hiện đại, số công nhân có trình độ và được đào tạo ngày một tăng, lao động trực tiếp của doanh nghiệp đã được chuyển dần sang gián tiếp. phần trăm lao động gián tiếp chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong cơ cấu lao động. Như năm 2007, 2008, 2009 các tỷ lệ phần trăm này lần lượt là: 5,5%, 5,8%, 6,9% Xét theo ngành: Do thị trường xuất khẩu cà phê của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, người dân cũng đã được phổ biến phương pháp hiện đại tiến dần đến công nghệ. Điều này đã dẫn đến tỉ lệ lao động trong ngành nông nghiệp giảm dần qua các năm từ 2006-2009 là: 44,2%; 43,7%; 40,8%; 39,5%. Và thay vào đó là sự phát triển của công nghiệp và thương mại. Những chính sách phát triển nguồn nhân lực: Tổ chức các lớp đào tạo nghề, giúp công nhân ngày càng nâng cao được trình độ, thích ứng nhanh với sự thay đổi công nghệ. Tổ chức các đợt thi đua, khen thưởng để giúp lao động có cơ hộ phát triển tay nghề cũng như cấp bậc của mình. Từ chính sách này đã hạ thấp chi phí cho đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo Chương II: Thực trạng thị trường xuất khẩu cà phê tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa 1. Kết quả các hoạt động xuất khẩu cà phê từ năm 2006 đến 2009 1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của toàn doanh nghiệp Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa là nhà máy duy nhất ở Việt Nam có quy trình khép kín từ trồng, thu mua, đến chế biến đến xuất khẩu. Uy tín chế biến cà phê xuất khẩu của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng phát triển trên thị trường quốc tế. Trong các năm gần đây công ty luôn đạt được sản lượng xuất khẩu lớn và được tăng dần qua các năm. Bảng 3 : Sản lượng xuất khẩu từ năm 2006 đến 2009 Năm Sản lượng (tấn) Chênh lệch Tốc độ tăng ( % ) Kim ngạch ( Tr.USD) Chênh lệch Tốc độ tăng trưởng ( % ) 2005 29.456 - - 42,06 - - 2006 38.104 8.648 29,36 53,85 11,79 28,03 2007 80.000 41.896 110 120,71 66,86 124,2 2008 100.000 20.000 25 150,74 30,03 24,5 2009 190.000 90.000 58,3 286,40 105,51 58,32 Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Nhận xét: Từ bảng số liệu trên đã cho thấy sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty đều tăng trong 5 năm gần đây, độ chênh lệch về sản lượng ngày càng lớn qua các năm, như năm 2006 chỉ tăng so với năm 2005 là 8.648 tấn, nhưng đến năm 2009 sự chênh lệch này là lớn nhất đã tăng lên đến 90.000 tấn so với năm 2008. Về tốc độ tăng cũng không đồng đều qua các năm, năm 2008 sản lượng tăng so với năm 2007 là : (100.000-80.000)/80.000 = 25% Nhưng đến năm 2009 sản lượng này đã tăng lên 190.000 tấn, tăng so với năm 2008 (190.000-100.000)/100.000 = 90% Như vậy sản lượng năm 2009 đã tăng gần gấp đôi năm 2008, đây là một thành công vượt bậc mà doanh nghiệp đã đạt được trong năm vừa qua. Có được những thành công trên là do doanh nghiệp đã áp dụng trình độ công nghệ với kỹ thuật máy móc ngày càng hiện đại, lượng vốn đầu tư ngày càng nhiều, quy mô sản xuất ngày càng lớn, các chi nhánh cũng ngày càng được đầu tư, mở rộng và phát triển hơn. Xét đến kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm vừa qua, với tốc độ tăng trưởng từ 24,5-124,2 %. Năm 2007 là năm kim ngạch xuất khẩu có tố độ tăng trưởng cao nhất tăng 124,2 % so với năm 2006 thu được 120,71 triệu USD. Nguyên nhân là do giá cà phê thế giới tăng cao đột biến, tăng được gần 15 % so với mức giá năm 2006. Cà phê ngày càng trở thành mặt hàng quen thuộc, nhu cầu sử dụng cà phê trở lên phổ biến.. Tuy nhiên đến năm 2008 do sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế dẫn đến sự suy giảm trong hoạt động xuất khẩu cà phê của doanh nghiệp, ngoài ra còn bị ảnh hưởng của thời tiết trong năm 2008 hạn hán, mưa lũ kéo dài…kéo theo diện tích trồng có tăng nhưng sản lượng lại tăng lên không đáng kể. Vì vậy tốc độ tăng trưởng giảm mạnh, chỉ với 25% , đạt 150,74 triệu USD. Còn tính theo kim ngạch xuất khẩu thì năm 2009 là năm đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất với 286,4 tr USD, tốc độ tăng trưởng 58,32%, do sự ảnh hưởng từ sản lượng cà phê thế giới bị giảm đi so với năm 2008 là 13 triệu bao, nhu cầu lớn hơn sản lượng, dẫn đến giá tăng cao, trong khi đó sản lượng của doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng và đạt 190.000 tấn. 1.2. Kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng 1.2.1. Kim ngạch xuất khẩu từng mặt hàng Cà phê xuất khẩu của Thái Hòa bao gồm hai loại chính là cà phê nhân và cà phê hòa tan. Trong đó cà phê nhân là xuất khẩu là chủ yếu, kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân thường chiếm từ 97-98%. tình hình xuất khẩu của từng mặt hàng Bảng 4 : Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của cà phê nhân và cà phê thành phẩm Năm Cà phê nhân ( tr USD ) % so với năm trước Cà phê thànhphẩm ( tr USD ) % so với năm trước 2005 41,63 - 0,43 - 2006 53,31 128,05 0,54 125,6 2007 118,3 221,9 2,41 4,46 2008 146,2 123,6 4,54 188,4 2009 274,9 169,5 11,5 253,3 Nguồn: phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Nhận xét: Từ bảng tốc độ tăng trưởng trên ta thấy cà phê nhân luôn là sản phẩm chính xuất khẩu của công ty, còn cà phê thành phẩm chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Cả hai mặt hàng này đều được công ty chú trọng phát triển, nên sản lượng được tăng dần từ năm 2005 đến 2009. Tuy nhiên trong thời gian gần đây công ty đã chú trọng hơn đối với cà phê thành phẩm nên tốc độ tăng của loại sản phẩm này nhanh hơn tốc độ tăng của cà phê nhân và cà phê thành phẩm đã ngày càng chiếm tỷ lệ cao hơn qua các năm. Như năm 2006 cà phê thành phẩm chỉ bằng 0,43/41,63= 1% cà phê nhân. Nhưng đến năm 2009 tỉ lệ này đã tăng lên gấp 4 lần và bằng 11,5/274,9= 4% cà phê nhân. Điều này cho thấy một tín hiệu tốt của Thái Hòa bởi lẽ cà phê Việt Nam đang chủ yếu là xuất khẩu cà phê thô, có giá trị thấp. Việc xuất khẩu được ngày càng nhiều cà phê thành phẩm đã chứng tỏ công nghệ và chất lượng cà phê của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được yêu cầu quốc tế. Doanh nghiệp cần phát huy và nỗ lực hơn nữa để đưa cà phê thành phẩm với khối lượng lớn vào thị trường thế giới. 1.2.2. kim ngạch xuất khẩu trên các thị trường chính Hiện tại doanh nghiệp Thái hòa xuất khẩu trên 42 nước và nằm rải rác khắp các châu lục.Thị trường được công ty tập trung xuất khẩu chủ yếu là châu Âu và châu Mỹ. Tuy nhiên trong những năm gần đây công ty đã mở rộng sang châu Á điển hình là đã chinh phục được khách hàng khó tính Nhật Bản. Và trên các thị trường xuất khẩu doanh nghiệp đều đạt được những thành công nhất định với sản lượng ngày càng tăng qua các năm Bảng 5: Thị trường xuất khẩu cà phê của tổng công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa TT Nước 2005 2006 2007 2008 2009 Sản lượng (tấn) % Sản lượng (tấn) % Sản lượng (tấn) % Sản lượng (tấn) % Sản lượng (tấn) % Châu Phi 1 Algieria 523,08 1,78 548,63 1,44 1823,84 2,28 2124,23 2,12 2584,82 1,36 2 CH Trung Phi 40,20 0,14 166,90 0,44 1420,40 1,78 2266,34 2,27 3306,40 1,74 3 Tunisia - - 36,46 0,10 2391,80 2,99 3285,42 3,29 5082,70 2,68 4 Namphi - - 554,86 1,46 2704,89 3,38 3253,47 3,25 4780,00 2,52 5 Maroc 902,00 3,06 942,39 2,47 2580,36 3,23 2000,00 2,00 3190,18 1,68 6 Zambia 74,00 0,25 120,40 0,32 138,74 0,17 598,66 0,60 2689,44 1,42 7 Ai Cập 281,42 0,96 473,46 1,24 1785,46 2,23 1146,24 1,15 3324,50 1,75 Châu Á 8 Ả Rập 110,00 0,37 86,00 0,23 120,00 0,15 - - - - 9 Đài Loan 38,42 0,13 81,09 0,21 1068,47 1,34 3278,47 3,28 5900,06 3,11 10 Nhật 370,42 1,26 500,28 1,31 700,06 0,88 2583,80 2,58 4489,40 2,36 11 Thái Lan 809,26 2,75 925,23 2,43 1268,78 1,59 2800,25 2,80 3100,45 1,63 12 Trung Quốc 481,69 1,64 598,96 1,57 780,24 0,98 1957,85 1,96 3000,48 1,58 13 Hồng kong 65,00 0,22 114,82 0,30 1180,14 1,48 3838,25 3,84 6000,98 3,16 14 Hàn Quốc 756,78 2,57 806,42 2,12 1245,70 1,56 756,43 0,76 3100,51 1,63 15 Nhật 178,20 0,60 584,70 1,53 2082,40 2,60 1121,65 1,12 4300,60 2,26 16 Ma-lai-xi-a 298,54 1,01 374,22 0,98 485,07 0,61 531,52 0,53 2680,00 1,41 Châu Mỹ 17 Mexico 342,55 1,16 578,17 1,52 904,61 1,13 687,32 0,69 710,45 0,37 18 Chi lê 47,60 0,16 96,48 0,25 1607,02 2,01 2314,56 2,31 2540,80 1,34 19 Canada 235,00 4,19 1040,90 2,73 2642,06 3,30 1089,84 1,09 1240,38 0,65 20 Mehico - 425,81 1,12 3489,36 4,36 3980,53 3,98 4000,22 2,11 21 Mỹ 3600,07 12,22 5909,04 15,51 7785,80 9,73 9745,08 9,75 20050,42 10,55 Châu Âu 22 Hungary 1196,80 4,06 1286,24 3,38 2980,58 3,73 2097,35 2,10 4850,47 2,55 23 Đan Mạch 45,80 0,16 89,60 0,24 503,14 0,63 1628,82 1,63 2890,80 1,52 24 Hy Lạp 728,45 2,47 906,87 2,38 1176,08 1,47 1190,08 1,19 3224,73 1,70 25 Serbia - - 257,06 0,67 1521,08 1,90 1736,10 1,74 2972,60 1,56 26 Israel 534,00 0,12 0,00 0,00 146,80 0,18 127,00 0,13 248,63 0,13 27 Đức 1422,70 4,83 1413,80 3,71 2802,40 3,50 1170,90 1,17 5200,46 2,74 28 Nga 2014,50 6,84 2135,05 5,60 2086,87 2,61 2986,87 2,99 7809,44 4,11 29 Rumani 838,56 1,15 540,08 1,42 654,21 0,82 483,80 0,48 2600,80 1,37 30 Bungari - - 141,52 0,37 2291,40 2,86 3855,82 3,86 4875,98 2,57 31 Ukraina 648,00 2,20 752,48 1,97 1022,50 1,28 1609,44 1,61 2568,40 1,35 32 Pháp 88,22 0,30 231,04 0,61 1284,24 1,61 1120,08 1,12 3867,20 2,04 33 Bỉ 3961,40 13,45 4048,40 10,62 5674,80 7,09 7916,90 7,92 16224,88 8,54 34 Italy 5024,10 17,06 5928,40 15,56 7965,50 9,96 7058,90 7,06 17010,82 8,95 35 Estonia - - 167,40 0,44 2490,38 3,11 3092,51 3,09 4095,68 2,16 36 Hà Lan 868,70 2,95 910,50 2,39 1584,40 1,98 2729,51 2,73 3006,87 1,58 37 Slovakia 1000,70 3,40 1285,40 3,37 1832,10 2,29 2363,23 2,36 4859,35 2,56 38 Slovenia 39,00 0,13 88,24 0,23 278,90 0,35 784,29 0,78 2054,28 1,08 39 TB.Nha 1362,18 4,62 2047,14 5,37 2608,81 3,26 1589,57 1,59 3698,26 1,95 40 Thụy Điển 85,60 0,29 79,80 0,21 218,80 0,27 1768,89 1,77 3989,25 2,10 Châu úc 41 Papua New Guinea 1126,80 3,8 230,49 0,60 148,84 0,19 1160,55 1,16 3908,60 2,06 42 Australia 90,16 0,31 112,80 0,30 541,70 0,68 1411,06 1,41 2088,57 1,10 43 Newzeland 226,10 0,77 486,47 1,28 1981,27 2,48 2758,42 2,76 4465,78 2,35 Tổng 29.456 100 38.104 100 80.000 100 100.000 100 190.000 100 Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2005 đến năm 2009 thị trường xuất khẩu cà phê của Thái Hòa đã liên tục được mở rộng. Nếu như năm 2005 các nước nhập khẩu cà phê của công ty chỉ là 36 nước thì tới nay đã lên tới 42 nước và trải dài trên khắp các châu lục. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là châu Âu chiếm từ 50-64% trong tổng sản lượng toàn doanh nghiệp. Do sớm nhận biết được đây là thị trường có mức thu nhập khá cao, là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới, lại có nhiều ưu đãi cho Việt Nam. Từ việc tìm ra những điểm mạnh của mình để sản phẩm có thể thích nghi và đáp ứng tốt thị trường này. Thái Hòa đã quyết định tập trung mọi nguồn lực để phát triển xuất khẩu sang thị trường châu Âu và đạt được những thành công rực rỡ trên thị trường này. Điển hình là I-ta-li-a, Bỉ và Nga ba trong bốn thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất hiện nay của Thái Hòa, với sản lượng liên tục tăng từ năm 2005 đến 2009 Bỉ Biểu đồ 1: sản lượng một số nước tiêu biểu ở thị trường châu Âu Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy trong các năm gần đây thị trường I-ta-li-a luôn dẫn đầu các nước nhập khẩu của châu Âu, vào năm 2005 lượng xuất khẩu là 5024,10 nghìn bao và đã tăng nhanh chóng trong 5 năm để đạt sản lượng cao nhất vào năm 2009 với lượng xuất khẩu là 17010,82 nghìn bao, lượng xuất khẩu này đã tăng gấp đôi năm 2008 chiếm đến 8,95% trong tổng số lượng xuất khẩu của doanh nghiệp. Tiếp đến là Bỉ sản lượng năm 2005 là 3.961,4 và tăng dần lên trong năm 2008, 2009 lần lượt ứng với: 7.916,9 ; 16.224,88 nghìn bao. Còn riêng với thị trường Nga tốc độ tăng trưởng không mạnh như hai thị trường trên, cụ thể như trong năm 2005 sản lượng là 2014,5 nhưng bị chững lại trong năm 2006 và 2007 nhưng vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Thái Hòa với sản lượng năm 2009 đã lên tới 5200,46và chiếm 2,74% Đứng sau thị trường châu Âu là châu Mỹ chiếm 15-17% . trong đó thị trường Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn nhất ở châu lục này, đồng thời cũng là thị trường lớn nhất của doanh nghiệp với sản lượng năm 2005 là 3600,07 và đạt kỷ lục trong năm 2009 đã lên tới 20 050,42 nghìn bao chiếm 10,55% trong tổng sản lượng xuất khẩu. Trong những năm gần đây công ty đã mở rộng sang thị trường châu Á, với năm 2005 thị trường này chỉ chiếm 7,81% nhưng đến năm 2009 đã chiếm đến 15,87%. Đặc biệt là trong những năm gần đây Thái Hòa đã chinh phục được thị trường khó tính Nhật Bản với sản phẩm xuất khẩu bao gồm cả Arabica và Rosbusta, đạt sản lượng xuất khẩu trong năm đầu tiên, năm 2003 là 178,20 tấn chiếm 0,6% và được liên tục được tăng lên trong 5 năm gần đây, với sản lượng tương ứng từng năm từ 2006 đến 2008 lần lượt là 500,28 ; 700,06; 2583,8 nghìn bao và đã tăng cao nhất vào năm 2009 với sản lượng đạt 5674,8 nghìn bao. Nhận thấy nhu cầu của thị trường này chỉ chấp nhận những sản phẩm chất lượng cao, với sản phẩm trên thị trường này công ty luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, đưa tới những sản phẩm chất lượng tốt nhất phù hợp nhất với tâm lý người tiêu dùng, và kết quả trên thị trường này đã đem đến cho công ty một nguồn thu nhập lớn với lợi nhuận cao, sản lượng liên tục tăng. Từ các kết quả thu được trên đã chứng tỏ công ty đã kinh doanh rất thành công trên thị trường xuất khẩu, đặc biệt là trên hai châu lục lớn châu Âu và châu Mỹ ngày càng chiếm được lòng tin trong tâm trí người tiêu dùng đối với cà phê hòa tan Thái Hòa, đem lại sự tin tưởng, hợp tác lâu dài với các nhà rang xay đối với cà phê nhân, thương hiệu ngày càng phát triển vững mạnh. Tuy nhiên sản phẩm chủ yếu của công ty chủ yếu mới chỉ là cà phê nhân, còn cà phê hòa tan, cà phê bột, cà phê rang xay là rất ít. Còn trên thị trường châu Á lại chưa được phát triển, chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ, chỉ bằng một 1/9 thị trường châu Âu. Biểu đồ 2: Phần trăm trên thị trường xuất khẩu tại các châu lục của CTCPTD Thái Hòa c.uc Biểu đồ 3: Phần trăm trên thị trường xuất khẩu tại các châu lục của CTCPTĐ Thái Hòa c.uc Trong năm 2005 thị trường châu Á chỉ chiếm 7,81% thị phần, so với thị trường châu Âu thì con số này còn rất nhỏ. Thậm trí sản lượng còn tụt đi trong một số nước như Đức và đặc biệt là trên thị trường Ả Rập. Do khi đưa sản phẩm vào thị trường này công ty đã không chú ý đến phong tục tập quán của người Ả Rập, là theo đạo hồi và cà phê thường được uống với sữa dê, nhưng công tác nghiên cứu thị trường chưa tốt, chưa nghiên cứu được phong tục này của người tiêu dùng, nên sản phẩm đưa vào thâm nhập thị trường không được bao lâu đã gặp thất bại, vì sản phẩm không thích hợp, và kết quả là sản lượng xuất khẩu năm 2005 là 110 nghìn bao nhưng đến năm 2008 Thái Hòa đã thất bại hoàn toàn và buộc phải rút lui, cho tới nay thị trường châu Á mới chỉ chiếm 15,87 % thị phần, và chỉ bằng 1/4 thị trường châu Âu. Đây là tỷ lệ không đồng đều và cần có sự nghiên cứu đổi mới vì thị trường Châu Á không những gần mà còn dễ dàng cho hàng hoá của Việt Nam thâm nhập do có những ưu đãi riêng, đặc biệt như thị trường ASEAN có luồng xanh riêng cho hàng hoá của các nước trong nội bộ khối. Mặt khác, thị trường Châu Á có nhu cầu đa dạng không kém thị trường Tây Âu hay thị trường Bắc Mỹ. Có thể tìm thấy ở đây cả nhu cầu cho cà phê tinh chế chất lượng cao cũng như cà phê nhân chế biến theo tiêu chuẩn xuất khẩu thông thường mà các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của ta có thể đáp ứng được ngay 1.3. Thị phần cà phê 1.3.1. Thị phần cà phê Việt nam so với thị trường cà phê thế giới Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mang lại cho ngành cà phê Việt Nam một “sân chơi” khổng lồ với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, ngành cà phê Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển mạnh mẽ, hiện nay với diện tích khoảng 521.000 ha, lượng cà phê xuất khẩu hàng năm của Việt Nam sang thị trường thế giới khoảng trên 88 quốc gia và vùng lãnh thổ ước khoảng 850.000 tấn, riêng năm 2007, lượng cà phê xuất khẩu sang các nước đạt 17.900 bao tương đương với 1,074 triệu tấn, và đạt giá trị tương ứng 1,643 tỷ USD. Với sản lượng ngày càng lớn cà phê Việt đã dần chiế được những thị phần quan trọng trong thị trường cà phê xuất khẩu thế giới Bảng 6: Sản lượng xuất khẩu cà phê của các nước trên thế giới Đơn vị: nghìn bao Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Sản lượng Thị phần Sản lượng Thị phần Sản lượng Thị phần Sản lượng Thị phần Sản lượng Thị phần 1.Bra-xin 32945 29,91 42512 22,36 36070 30,60 45992 36,21 40000 32,26 2.Việt nam 13542 12,30 19340 10,17 16467 13,97 16000 12,60 19166 15,46 3.Peru 3355 3,05 2419 1,27 4249 3,60 2953 2,33 2595 2,09 4.India 4592 4,17 4396 2,31 5079 4,31 4148 3,27 3491 2,82 5.Cô-lôm-bi-la 12033 10,93 12329 6,48 12153 10,31 12515 9,85 9766 7,88 6.Goa-tê-ma-la 3703 3,36 3676 1,93 3950 3,35 4100 3,23 3455 2,79 7.Ê-ti-ô-pi-a 4568 4,15 4003 2,11 4636 3,93 4906 3,86 4060 3,27 8. Mê-xi-cô 3867 3,51 4225 2,22 4200 3,56 4150 3,27 3493 2,82 9.U-gan-da 2593 2,35 2159 1,14 2700 2,29 3250 2,56 2818 2,27 10. Các nước khác 31526 28,63 95059 50,00 28378 24,07 28991 22,83 35158 28,35  Tổng lượng cà phê xuất khẩu của thế giới 110131 100 190118 100 117882 100 127005 100 124000 100 Nguồn: Báo cáo của thị trường cà phê của tổ chức cà phê thế giới(ICO) Qua bảng tổng kết số liệu trên ta thấy trong 5 năm gần đây sản lượng xuất khẩu cà phê thế giới biến động không đồng đều. Sản lượng được tăng rồi giảm qua các năm, xuất khẩu cà phê tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển chiếm hơn 90% sản lượng của cà phê thế giới. Châu Mỹ la tinh là khu vực trồng cà phê lớn nhất thế giới, trong đó Braxin luôn có sản lượng đứng đầu thế giới chiếm 29,6-36,2% thị phần. Trong năm 2009 này lượng xuất khẩu của Braxin đã giảm đi 13% so với năm 2008 do mưa nhiều tập trung tại các vùng trồng cà phê chính của nước này. Xuất khẩu cà phê Việt Nam đứng thứ hai nhưng lại có lợi thế về cà phê vối (robusta) lớn nhất và giá thành thấp nhất thế giới, cà phê Việt Nam thường được bán với giá thấp hơn giá thị trường thế giới từ 100-150USD/tấn, điều này đã tạo sức hấp dẫn đối với các nhà nhập khẩu nước ngoài. Tuy nhiên sản lượng cà phê còn chưa cao, phẩm chất không đồng đều và không ổn định. Biểu đồ 4: Sản lượng cà phê Việt Nam từ năm 2005 đến 2009 Nhìn trên biểu đồ ta thấy trong 5 năm gần đây thì năm đạt sản lượng cao nhất là năm 2006 với 19.340 nghìn bao, tương đương với 1,2 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch trên 1,8 tỷ USD, và chiếm15,15 % thị phần, tăng 22,3% về lượng và 50% về kim ngạch so với năm 2005. Nguyên nhân là do người dân đã nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường, khá am hiểu quy luật cung cầu của thị trường thế giới để chủ động thu hoạch đúng thời vụ và chủ động trong lượng bán ra. Nhưng sản lượng này lại giảm đi trong năm 2007 chỉ với sản lượng đạt 16.467 nghìn bao, giảm (19.340-16.467) /16.467 = 17% so với năm 2006, và liên tục giảm đến năm 2008, chỉ còn 16.000 bao. Nguyên nhân đầu tiên của sự sụt giảm sản lượng này là do hiện nay tỷ lệ cây cà phê già cỗi chiếm đến gần 20% khiến năng suất giảm. Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế khiến sức mua trên thị trường giảm mạnh, đồng thời cũng do khủng hoảng làm người nông dân gặp nhiều khó khăn về vốn, nên chăm sóc cây cà phê kém hơn vụ trước. Trong 9 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu cà phê đạt 880.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD. Dự kiến cả năm 2009, xuất khẩu đạt 1,15 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,75 tỷ USD. So với năm 2008, xuất khẩu càphê năm 2009 tăng 14,9% về lượng nhưng giảm 19,2% về giá do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, do cách làm thiếu khoa học, phân tán, không chuyên nghiệp, thiếu liên kết của không ít người sản xuất và doanh nghiệp (DN). Phần lớn DN xuất khẩu tự cập nhật thông tin thị trường nhưng không phải DN nào cũng biết sàng lọc thông tin. Người dân thì công tác thu hái, chế biến bảo quản chưa tốt, các thiết bị chế biến không được trang bị một cách đồng bộ. Đánh giá chung về triển vọng cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới hiện nay thì Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu phát triển thương hiệu bền vững, ngoài ra sẽ vẫn tiếp tục làm mất đi cơ hội gia tăng lợi nhuận của mình, cũng như làm mất đi lợi thế của một nước nằm trong tốp đầu thế giới về xuất khẩu cà phê. Vì vậy mà ngành cà phê cần phải có biện pháp nhằm nâng cao sản xuất cà phê tinh chế và xây dựng cho cà phê những thương hiệu vững chắc để có thể đứng vững và cạnh tranh lâu dài trên thị tr ường thế giới 1.3.2. Thị phần của công ty so với toàn quốc Thị phần luôn là một trong những mục tiêu chiến lược quan trọng của các doanh nghiệp, và được hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được so với đối thủ cạnh tranh. Giành được thị phần càng lớn sẽ đem lại lợi thế chủ động, đem lại lợi nhuận càng lớn cho doanh nghiệp. Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa là một trong những đơn vị kinh doanh xuất khẩu cà phê lớn nhất trong cả nước.Với sản lượng ngày càng gia tăng, thị phần của Thái Hòa ngày càng chiếm phần lớn trong lượng xuất khẩu của nước ta. Bảng thị 7: Thị phần của công ty so với VN Năm Việt Nam Công ty Thị phần (tấn) (tấn) (%) 2005 812520 29456 3,63 2006 1160400 38104 3,28 2007 988020 80000 8,10 2008 960000 100000 10,42 2009 980040 190000 19,39 Nguồn: Báo cáo của hội hiệp cà phê Việt Nam Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy trong những năm gần đây sản lượng xuất khẩu của công ty ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng. Trong năm 2005 chỉ chiếm 3,63 % thị phần xuất khẩu của cả nước. Nhưng đến năm 2009 sản lượng của doanh nghiệp đã lên tới 19,39 % thị phần, nguyên nhân của sự tăng này là do công ty đã rất nỗ lực trong hoạt động phát triển thị trường. Những kết quả này sẽ góp phần cổ vũ, động viên để công ty tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phát triển thị trường chính của mình. Với sự tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, cải tiến kỹ thuật, nâng cao công suất chế biến cà phê nhân xuất khẩu đã giúp doanh ngiệp đứng vững trên các thị trường hiện tại, mở ra nhiều cơ hội cho các thị trường tiềm năng. Các thị trường chính hiện tại của doanh nghiệp gồm 42 nước nằm rải rác trên khắp các châu lục, nhưng tập trung chủ yếu ở một số thị trường lớn như Mỹ, Bỉ, I-ta-ly-a. Ba nước này luôn là những nước dẫn đầu về lượng nhập khẩu của doanh nghiệp. Sự thành công và triển vọng của doanh nghiệp tại các thị trường này là rất lớn. Cụ thể như I-ta-ly-a vào năm 2005 lượng xuất khẩu là 5024,10 tấn và đã tăng nhanh chóng trong 5 năm để đạt sản lượng cao nhất vào năm 2009 với lượng xuất khẩu là 17.010,82 tấn, trong khi đó sản lượng cả nước vào thị trường đã bị giảm đi 50,3 tấn so với năm 2008 đạt 104.128,9 tấn. Tiếp đến là Bỉ Trong năm 2009, Bỉ là thị trường dẫn đầu nhập khẩu cà phê của Việt Nam, với lượng nhập 123.786 tấn, trị giá 179.020 nghìn USD, tăng 171,32% về lượng và tăng 85,56% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tuy đây không phải là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Thái Hòa nhưng sản lượng cũng tăng lên một lượng rất đáng kể từ năm 2008 đến 2009 với sản lượng lần lượt là 7916,90 tấn, 16.224,88 tấn Còn ở thị trường Mỹ, lượng xuất khẩu của nước ta sang thị trường này trong năm 2009 là 97.477 tấn, trị giá 147.828 nghìn USD, tăng 24,07% về lượng và giảm 9,55% về trị giá so với năm 2008, trong đó so với hơn 1000 doanh nghiệp của cả nước xuất khẩu sang thị trường này thì lượng xuất khẩu của Thái Hòa chiếm 20,56 %, đạt 20050,42 tấn. Đây là tỉ lệ rất lớn, chứng tỏ sự thành công to lớn của Thái Hòa. Đặc biệt là trong những năm gần đây Thái Hòa đã chinh phục được thị trường khó tính Nhật Bản với sản phẩm xuất khẩu bao gồm cả Arabica và Rosbusta, đạt sản lượng xuất khẩu trong năm đầu tiên, năm 2003 là 178,20 tấn chiếm 0,6% và được liên tục được tăng lên trong 5 năm gần đây, với sản lượng tương ứng từng năm từ 2006 đến 2008 lần lượt là 500,28 ; 700,06; 2583,8 nghìn bao và đã tăng cao nhất vào năm 2009 với sản lượng đạt 5674,8 nghìn bao. Nhận thấy nhu cầu của thị trường này chỉ chấp nhận những sản phẩm chất lượng cao, với sản phẩm trên thị trường này công ty luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, đưa tới những sản phẩm chất lượng tốt nhất phù hợp nhất với tâm lý người tiêu dùng, và kết quả trên thị trường này đã đem đến cho công ty một nguồn thu nhập lớn với lợi nhuận cao, sản lượng liên tục tăng Từ những thành công này đã chứng tỏ trên các thị trường hiện tại doanh nghiệp đang gặt hái được những thành công rất lớn, ngày càng chứng tỏ sự lớn mạnh của Thái Hòa so với hơn 1000 doanh nghiệp xuất khẩu trong cả nước, trở thành tập đoàn vững mạnh với sản lượng tăng, chất lượng nâng cao, đáp ứng những yêu cầu của các bạn hàng như Mỹ, I-ta-li-a và đặc biệt là bạn hàng khó tính Nhật Bản.. Doanh ngiệp đã luôn cố gắng để phát triển vững mạnh, gia tăng sản lượng liên tục. Tuy nhiên cũng có một số thị trường mà Việt Nam đã xuất khẩu sang được một lượng rất lớn, nhưng nó vẫn chỉ là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp. Trong thời gian tới Thái Hòa sẽ tập trung hơn vào thị trường châu Á, cụ thể là Ấn Độ và Singapo. Đối với thị trường Singapo doanh nghiệp sẽ chủ yếu đưa các sản phẩm cà phê khe sanh với chất lượng tốt nhất để đưa vào thị trường này, còn đối với thị trường Ấn Độ, Thái Hòa sẽ đưa sản phẩm cà phê trung bình, nhưng có giá hơi thấp hơn so với thị trường Singapo. Với hai thị trường tiềm năng này, doanh nghiệp đã tìm hiểu, phân tích và xác định được một số thuận lợi do đây là hai thị trường lớn, có thu nhập cao, và nhu cầu dự báo trong năm tới tại hai thị trường này sẽ tăng lớn, cà phê Thái Hòa đã được hai bạn hàng này biết đến qua sự uy tín từ các nước lân cận, ngoài ra còn điều kiện rất thuận lợi về mặt địa lý, nhiều ưu đãi do cùng một châu lục… Vì vậy các thị trường tiềm năng này sẽ hứa hẹn sự thành công lớn cho doanh nghiệp. Các sản phẩm cà phê Thái Hòa đã nhanh chóng được người tiêu dùng chấp nhận và yêu thích. Hiện tại với hơn 1000 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong cả nước thì Thái Hòa là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu trực tiếp cà phê cho các nhà rang xay Châu Âu. Và cũng là DN duy nhất ở Việt Nam có quy trình khép kín từ trồng, thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê. Tập đoàn Thái Hoà là một nhà sản xuất và xuất khẩu lớn trong ngành cà phê. Với thương hiệu cà phê Khe Sanh (Quảng Trị) được bạn hàng quốc tế ưa chuộng bởi hương thơm và vị ngon độc đáo. Hiện tại, Công ty Thái Hoà Quảng Trị bán sản phẩm 100% cà phê Khe Sanh. Bạn hàng quốc tế đã biết đến thương hiệu cà phê Khe Sanh., các lô hàng của công ty được chấp nhận 100%. Từ năm 2008, Thái Hoà bắt đầu xây dựng thương hiệu cà phê Khe Sanh. Các khâu chọn giống, canh tác, thu hoạch, chế biến đều được thực hiện theo bộ nguyên tắc cà phê 4C, cho ra sản phẩm cà phê sạch, chất lượng cao. Hàng năm, ở Việt Nam có hàng triệu bao cà phê bị trả lại do không đạt yêu cầu chất lượng, nhưng tất cả mẫu chào hàng cũng như các bao hàng xuất khẩu của Quảng Trị chưa bị trả lại bao nào”. Điều đó chứng tỏ công hoạt động xuất khẩu của công ty đã đạt được những thành công, những thắng lợi lớn. 2. Những giải pháp mà công ty đã áp dụng để mở rộng thị trường xuất khẩu 2.1. Công tác nghiên cứu thị trường Như các hoạt động kinh doanh khác, nghiên cứu thị trường luôn đóng vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác về thị trường xuất khẩu, Tập đoàn Thái Hòa luôn chú trọng đầu tư về chi phí và thời gian cho công tác này. Từ những thông tin thu thập được doanh nghiệp đánh giá khái quát khả năng thâm nhập vào thị trường và đưa ra định hướng cụ thể, chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh chóng. Tạo điều kiện cho các sản phẩm thích ứng nhanh, phát triển mạnh trong thị trường mới. Doanh nghiệp thực hiện quá trình nghiên cứu thị qua ba bước cụ thể: Thu thập thông tin Xử lý thông tin Ra quyết định +) Thu thập thông tin: Thông tin về một thị trường mới được doanh nghiệp thu thập bằng rất nhiều phương pháp, dưới các hình thức khác nhau. Một số phương pháp mà doanh nghiệp thường áp dụng như: • Sử dụng các phương tiện tìm kiếm trên Internet. Thu thập các cuốn Catologue giới thiệu sản phẩm, các cuốn tạp chí, báo và các ấn phẩm chuyên ngành khác có đề cập đến các mặt hàng mà doanh nghiệp định bán cho đối tác kinh doanh của mình. • Tham gia vào các cuộc triển lãm, hội chợ thương mại, hội thảo về cà phê được tổ chức ở nước ngoài hoặc các đoàn thương mại do Chính phủ và các Bộ ban ngành tài trợ. Cụ thể như thời gian vừa qua Thái Hòa tổ chức các gian hàng giới thiệu sản phẩm tại các Hội chợ cà phê lần I tại Marvao, Bồ Đào Nha 9/2009(theo hỗ trợ của VICOFA), hội chợ Chè Cà phê Quốc tế tại Ấn Độ 2009(theo hỗ trợ của VCCI),lễ hội Festival cà phê Buôn Mê thuột… • Đến các tổ chức xúc tiến thương mại hoặc các bộ phận quản lý các ngành thương mại của các đại sứ quán nước ngoài đặt tại Việt Nam. Mỗi phương pháp trên đều đem lại những nguồn thông tin hiệu quả và hữu ích cho doanh nghiệp. Nhưng để thuận tiện và phù hợp với sự phát triển doanh nghiệp mình. Thái Hòa chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ các cuộc triển lãm, hội thảo. Khi cần nghiên cứu về một thị trường mới doanh nghiệp cử các cán bộ chuyên phụ trách nghiên cứu thị trường đi đến các hội thảo, hội chợ triển lãm, nơi gặp gỡ trực tiếp với các doanh nghiệp nhập khẩu khác để tìm hiểu về nhu cầu, cũng như những đặc tính của sản phẩm cần đáp ứng trong thị trường mới. +) Xử lý thông tin và ra quyết định: Nhằm xác định thị trường mục tiêu và những vấn đề liên quan đến thị trường mục tiêu. Việc đầu tiên trong quá trình xử lý, thông tin được đem qua gạn lọc sơ khởi để xác định quốc gia nào hứa hẹn một cuộc kinh doanh mang đến kết quả. Trong giai đoạn này doanh nghiệp thường chú ý những nhân tố chủ quan và khách quan như: - Quan hệ chính trị và thương mại trong mỗi nước. - Sản lượng tiềm năng - Vị trí địa lý và dân số. - Các biệ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26454.doc
Tài liệu liên quan