Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 22

Lời nói đầu Khi bước vào nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước thì mọi tổ chức, thành phần kinh tế đều phải tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình, không còn cơ chế bao cấp “ xin cho”. Thêm vào đó là nền kinh tế Việt nam đang từng bước ổn định để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là sự ra nhập AFTA tiến tới cắt giảm thuế trong quan hệ buôn bán giữa các nước trong khối. Để có th

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 22, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt đó, đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn phải tự đổi mới để phù hợp, thích nghi trong môi trường thay đổi. Một trong những điều cần thay đổi đó là sự sắp xếp lại bộ máy quản trị trong tổ chức. Bởi lẽ, bộ máy quản trị là bộ phận quan trọng để điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Hoàn thiện bộ máy quản trị trong doanh nghiệp là nhằm hoàn thiện quá trình sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các yếu tố cấu thành sản xuất. Đồng thời tạo ra bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt, năng động luôn có những bước đi đúng đắn trong từng giai đoạn theo định hướng phát triển của Công ty. Sau thời gian nghiên cứu học tập, trang bị kiến thức tại trường và qua thời gian thực tập tại Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22 em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22” Trên cơ sở tình hình thực tế của bộ máy quản trị của Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22 cùng với quá trình khảo sát, thống kê, phân tích số liệu, bài viết này đã đi vào nghiên cứu những vấn đề còn tồn tại của bộ máy quản trị của Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22 nhằm góp phần vào việc giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc trong bộ máy quản trị cuả Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22. Nội dung của chuyên đề gồm có 3 chương: Chương I Tổng quan về Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22 Chương II Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22 Chương III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22. Chương I Tổng quan về công ty đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22 1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22 1.1.Quá trình hình thành Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 22 tiền thân trước đây là Công ty Sửa chữa nhà cửa Thương nghiệp ( trực thuộc Sở Thương nghiệp Hà Nội ) được thành lập theo Quyết định số 569/ QĐ- UB ngày 30/09/1970 của UBND thành phố Hà Nội. Sau nhiều lần đổi tên : Công ty sửa chữa nhà cửa và trang thiết bị Thương nghiệp, Công ty xây lắp Thương nghiệp, Công ty Đầu tư xây lắp Thương mại Hà Nội ( trực thuộc sở Thương mại Hà Nội) – nay đổi tên là Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 22 ( trực thuộc Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội) theo Quyết định số 9079/ QĐ-UB ngày 31/12/2002 của UBND thành phố Hà Nội Tên Công ty : Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 22 Tên quốc tế : Ha Noi Housing Development and Investment Company N0 22 Tên viết tắt : HANDICO 22 Tài khoản : 7301-0095 B Tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà nội Địa chỉ : Số nhà 13, ngõ Yên Thế,Phường Văn Miếu, Quận Đống Đa, Hà nội Điện thoại thường trực: (04) 7331376 1.2.Quá trình phát triển của Công ty *Từ khi thành lập đến năm 1975 Công ty hoạt động với sản phẩm chủ yếu là sửa chữa, cải tạo nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, quét vôi, sơn sửa cho ngành Thương nghiệp. *Từ năm 1976 đến năm 1985 Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch hàng năm của Sở Thương nghiệp ở quy mô nhỏ, kết quả duy trì ở mức bình thường, các mặt không phát triển, sản lượng xây dựng, sửa chữa chiếm khoảng 20% yêu cầu của toàn ngành. Tổ chức nhân sự ít có biến động, thay đổi. *Từ năm 1986 đến năm 1987 Theo chủ trương của Sở Thương nghiệp nâng cao năng lực, mở rộng quy mô hoạt động đáp ứng với nhu cầu phát triển mạng lưới Thương nghiệp. Đến hết năm 1986 cán bộ công nhân viên của Công ty tăng vọt từ 200 người lên 700 người. Sản lượng của Công ty tăng lên đáp ứng khoảng 30% yêu cầu kế hoạch của ngành là xây dựng mạng lưới tiểu khu, kiot bán hàng, tham gia nâng cấp cải tạo mạng lưới bán lẻ. Nhưng do yếu kém về mặt tổ chức sản xuất gần 300 cán bộ công nhân viên mới tuyển dụng không đáp ứng được yêu cầu công việc nên nảy sinh tiêu cực do những người đó trái nghề, không nghề hoặc tay nghề quá kém. Công ty lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, mất tín nhiệm với khách hàng. Vốn không còn, công nhân nhiều, không có việc làm dẫn đến nguy cơ phá sản. Đến cuối năm 1987 lãnh đạo Sở Thương mại Hà Nội và UBND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định tăng cường cán bộ lãnh đạo, sắp xếp tổ chức Công ty . Từ tháng 10/1987 đến tháng 12/1987 Công ty đã thực hiện một giải pháp đặc biệt nhằm tạo ra việc làm đưa sản xuất kinh doanh trở lại hoạt động như : ký hợp đồng với các Công ty trong ngành để nhận được việc làm, đề nghị một số đơn vị Công ty còn nợ giao việc để trả bằng phần lãi của mình... Nhờ vậy, sau một tháng Công ty đã có đủ việc làm và sau ba tháng sản xuất kinh bắt đầu trở lại hoạt động, đảm bảo cán bộ công nhân viên có lương và trả được nợ quá hạn cho ngân hàng, được vay vốn bình thường đồng thời Công ty hoàn thành kế hoạch nhà nước năm 1987, sản lượng ba tháng cuối năm băng sản lượng chín tháng đầu năm đã làm. Từ tình hình đó được Sở Thương nghiệp duyệt cấp cho cho 12 triệu đồng vốn để Công ty tồn tại phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh *Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1990 Công ty tiến hành tổ chức, khôi phục sản xuất kinh doanh để tồn tại với mục tiêu: Việc làm và đời sống cán bộ công nhân viên. Thời kỳ Công ty đã được UBND Thành phố Hà Nội bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty vững bước vào cơ chế thị trường nhằm đạt được mục tiêu của thời kỳ1991- 1995 *Giai đoạn từ năm 1991đến năm 1995 Trong giai đoạn này Công ty đứng lên vững chắc tạo tiền đề để phát triển vươn lên trong cơ chế mới. Mục tiêu của thời kỳ phát triển là đảm bảo sự tăng trưởng của Công ty thích ứng với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN dưới sự quản lý của nhà nước. *Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2003 Phát huy kết quả đạt được, mở rộng ngành nghề tạo bước đột biến đưa Công ty vào thế vững chắc lâu dài. Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22 được thành lập từ rất sớm(1997) nhưng để thực sự đi vào sản xuất và phát triển phải đến năm 1991. Trong những năm qua, Công ty không ngừng vững mạnh và phát triển vững vàng về mọi mặt, thường xuyên xây dựng kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành quản lý, đổi mới trang thiết bị, áp dụng các tiến bộ khoa học vào quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng địa bàn hoạt động với các tỉnh bạn. Vì vậy, đã thi công hàng trăm công trình với nhiều quy mô thuộc nhiều ngành nghề ở nhiều địa điểm có yêu cầu phức tạp nhưng vẫn đảm bảo tốt các yêu cầu về kiến trúc, kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độ. Ngày nay, Công ty thực sự là một doanh nghiệp có uy tín cao trên thị trường và có đầy đủ năng lực để thi công mọi công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư. Sự thay đổi, bổ sung nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty: trong cơ chế trước đây, Công ty là đơn vị thực hiện các chức năng theo đúng kế hoạch của Sở thương nghiệp Hà nội giao, kinh doanh đúng pháp luật, đúng phương hướng của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, Công ty phải phát huy ưu thế, tiếp tục mở rộng và phát triển quan hệ trên thương trường để từ đó có thể nhận thêm nhiều công trình, sửa chữa và lắp đặt các dịch vụ, tạo công ăn việc làm nhằm tăng thu nhập cho người lao động. Trong cơ chế mới, Công ty đã được trao quyền chủ động kinh doanh, tự hạch toán kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có lãi. Ngoài các chức năng trên Công ty cần phải đảm bảo tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu Sở thương mại Hà nội giao cho đảm bảo tăng trưởng vốn và tiếp tục nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty * Nhiệm vụ mới của Công ty: -Đầu tư và xây dựng các công trình : thương mại, công nghiệp, dân dụng, văn hoá phúc lợi và công trình xây dựng hạ tầng nông thôn mới. -Kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch, thương mại phục vụ mọi yêu cầu của khách trong và ngoài nước -Sản xuất, chế biến các hàng lâm sản, đồ mộc, vật liệu xây lắp… -Làm dịch vụ sửa chữa, lắp đặt trang thiết bị, dịch vụ tư vấn, dự án, luận chứng kinh tế kỹ thuật -Được xuất khẩu các sản phẩm, hàng hoá của Công ty và sản phẩm hàng hoá liên doanh liên kết, nhập khẩu các thiết bị, nguyên liệu vật tư, xây lắp và tiêu dùng -Liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng các hoạt động đầu tư, xây lắp và thương mại của Công ty -Tư vấn thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, nội ngoại thất, giám sát thi công và dịch vụ quảng cáo -Thi công xây dựng các công trình cầu giao thông nông thôn, cấp thoát nước, tưới tiêu, trạm thuỷ nông -Kinh doanh xuất nhập khẩu tất cả các mặt hàng được Nhà nước cho phép -Kinh doanh các dịch vụ nhà hàng ăn uống, khách sạn, vận chuyển hành khách và vận tải phục vụ mọi nhu cầu của xã hội -Xây dựng, lắp đặt đường dây, trạm biến áp điện đến 35 kw 2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Các đội thi công, các phân xưởng* Xnxây lắp số 1 Xn Xây lắp số 2 Xn xây lắp số 3 Xn xây lắp số 4 Xn xây lắp số 5 Xn xây lắp số 6 xn đầu tư kd nhà Trung tâm tư vấn Tt hợp tác lđ và tm qt P.gđ kỹ thuật P.gđ tổ chức kinh doanh P.Tc-Lđ-Tl P. Tài chính kế toán P.quản lý xây lắp P.kế hoạch kinh doanh P.HCQT Tổ bảo vệ Giám đốc *Bao gồm : -25 đội thi công xây lắp công trình - 1 đội sơn quét vôi - 1 đội thi công cơ giới - 1 đội điện nước - 1 đội nội thất công trình - 1 xưởng sản xuất đồ mộc - 1 xưởng sản xuất vật liệu xây dựng 3. Một số đặc điểm kinh tế- kỹ thuật ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty 3.1.Tính chất và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22 là doanh nghiệp Nhà nước chuyên thi công các công trình về xây dựng dân dụng, thương mại, văn hoá, thể thao, các công trình chuyên dụng khác… Ngoài ra, còn kinh doanh bất động sản, khách sạn du lịch, thương mại phục vụ mọi yêu cầu trong và ngoài nước, làm dịch vụ sửa chữa, lắp đặt trang thiết bị, dịch vụ tư vấn, dự án, luận chứng kinh tế kỹ thuật, xây dựng, lắp đặt đường dây, trạm biến áp diện đến 35 kw. Nhìn chung, lĩnh vực mà Công ty hoạt động tương đối rộng song nhiệm vụ chính của Công ty là thi công các công trình Những nhiệm vụ này đòi hỏi bộ máy quản trị của Công ty cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau -Cán bộ quản trị của Công ty cần phải có trình độ cao và tốt nghiệp các trường đào tạo chuyên ngành kỹ thuật và kinh tế. -Cần thường xuyên mở các lớp đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ trong toàn Công ty. -Tổ chức nhiều cấp quản trị. 3.2.Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm xây dựng là những công trình, vật kiến trúc được xây dựng và sử dụng tại chỗ, sản phẩm mang tính đơn chiếc, có kích thước lớn, kết cấu phức tạp, đòi hỏi chi phí lớn, thời gian xây dựng lâu và tồn tại nhiều năm. Ngoài ra, sản phẩm xây dựng được thực hiện ở ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên tới các hoạt động của công nhân và quá trình thực hiện công tác xây dựng. Với những nét đặc thù của sản phẩm xây dựng đặt ra nhiều yêu cầu không chỉ về mặt kỹ thuật, xây dựng mà cả về mặt quản lý và kinh doanh xây dựng. Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22 đã có những công trình thi công trong vòng 3 năm gần đây cụ thể như sau: Biểu số 1: Một số công trình mà Công ty đã thi công trong 3 năm gần đây Giá trị : Triệu đồng Tên hợp đồng Tổng giá trị hợp đồng Thời gian thi công Tên cơ quan đăng ký hợp đồng Chợ Kim Giang-Thanh Xuân- Hà nội 2200 9/2000-1/2001 BQLDA Quận Thanh Xuân- Hà nội Trung tâm thương mại Vân Hồ 9033 11/2001-04/2003 Công ty thực phẩm Hà nội Trường tiểu học Việt Hưng-Gia Lâm- Hà nội 6849 12/2001- 03/2003 BQLDA huyện Gia lâm –Hà nội Đường Vũ Chính – Phú Xuân- Thị xã Thái Bình 1104,52 10/2002- 04/2003 Ban quản lý các dự án 18 Chợ đầu mối Hải Bối - Đông Anh-Hà nội 4098,8 12/2002- 05/2003 BQLDA – huyện Đông Anh- Hà nội Khu nhà ở Trung Tiền 9700 2001 BQLDA-Trung tiền Cải tạo nâng cấp đường chậm lũ đoạn Đồng Luận–Yến Mao- Thanh Thuỷ – Phú thọ 1639 10/2002- 04/2003 Chi cục phòng chống lụt bão và Quản lý đê điều Phú Thọ Nhìn chung các công trình mà Công ty đã thi công đã hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng công trình đảm bảo theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư. Các công trình vừa nêu trên đa phần được thực hiện tại các tỉnh Miền Bắc, các tỉnh Miền Nam mới ít dự án được thi công và Công ty mới chỉ có một vài dự án được thực hiện tại các nước bạn như nước Lào, Campuchia… Đa phần các công trình thi công đều được sử dụng lao động nhàn rỗi tại các địa phương mà có công trình thi công. Trên đây mới chỉ là một vài công trình mà Công ty đã hoàn thành trong mấy năm trở lại đây, còn rất nhiều công trình mà Công ty đang và sẽ thi công. Biểu số 2: Một số dự án nhà ở do Công ty làm Chủ đầu tư đang triển khai thực hiện: Đơn vị: tỷ đồng Tên dự án Địa điểm xây dựng Tổng mức đầu tư Thời gian thực hiện Khu nhà ở 25-Vũ Ngọc Phan 25 Vũ Ngọc Phan-Đống Đa-Hà nội 48,2 2003-2005 Khu nhà ở Ba Hàng B Ba Hàng – Thanh Trì-Hà nội 8,9 2003-2004 Toà nhà 76 Giảng Võ Giảng Võ - Đống Đa- Hà nội 38 2004-2005 Dự án Xuân La Xuân La- Tây Hồ –Hà nội 78 2004-2005 Các dự án trên đang được tiến hành giải phóng mặt bằng và thi công. Công ty tiến hành xây dựng quy định về quản lý, theo dõi toàn bộ những hợp đồng của toàn Công ty để đảm bảo đúng tiến độ về thời gian và chất lượng công trình. Thực hiện tốt được điều đó chính là khẳng định được ưu thế của Công ty trên thị trường mà ở đó cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Đặc điểm về sản phẩm ảnh hưởng đến công tác tổ chức bộ máy quản trị của Công ty như sau: -Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng là thời gian hoàn thành dài, vì vậy cần tổ chức đội ngũ cán bộ kỹ thuật luôn giám sát việc thực hiện công việc để đảm bảo đúng kế hoạch, tiến độ thi công công trình. -Do tính phức tạp của sản phẩm xây dựng, đội trưởng đội sản xuất, ngoài yêu cầu về chuyên môn cũng cần phải có cả trình độ về tổ chức quản trị để có thể phân công công việc một cách có hiệu quả, hoàn thành công trình trong thời hạn sớm nhất với chất lượng tốt nhất. -Hệ thống thông tin liên lạc giữa các xưởng, đội sản xuất với các phòng ban Giám đốc, Phó giám đốc phải đảm bảo luôn luôn kịp thời và chính xác sẽ gây ra những sai sót do thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác sẽ gây ra những thiệt hại về kinh tế rất lớn do các công trình mà Công ty đảm nhận thi công được phân bố trên các địa bàn rộng. 3.3.Đặc điểm về quy trình thi công công trình Nhân thầu Mua vật tư, tổ chức nhân công Lập, kế thi công Tổ chức thi công Nghiệm thu bàn giao công trình Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên quy trình thi công các công trình là liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau( gọi là các điểm dừng kỹ thuật), mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và phân bố ở các nơi khác nhau.Hầu hết mọi công trình đều trải qua các quy trình công nghệ sản xuất như nhau gồm: -Nhận thầu thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp. -Ký hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư công trình . -Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết, Công ty tổ chức quy trình sản xuất thi công để tạo ra sản phẩm (công trình hay hạng mục công trình). Quá trình đó bao gồm: +San nền, giải quyết mặt bằng thi công, đào đất, làm móng +Tổ chức lao động, bố trí máy móc thiết bị thi công, cung ứng vật tư +Xây trát, trang trí, hoàn thiện Với những đặc điểm về quy trình công nghệ được nêu ở trên đã ảnh hưởng tới bộ máy quản trị: -Giữa các cấp quản trị phải có một hệ thống thông tin nhanh chóng và chính xác nhất để đảm bảo đúng tiến độ thi công.Thực tế ở Công ty về tiến độ thi công luôn được đánh là tốt điều đó cũng một phần là do có hệ thống thông tin giữa các cấp quản trị kịp thời và chính xác. -Khối lượng công việc từ khâu nhận thầu đến lập kế hoạch, thi công, tổ chức nhân công là tương đối lớn do phòng quản lý xây lắp phụ trách mà hiện nay phòng có số lượng nhân sự là 5 người nhiều khi vẫn thiếu so với yêu cầu công việc. Vì vậy cần phải cơ cấu lại phòng này. 3.4.Đặc điểm về thị trường -Thị trường đầu ra: Nhìn chung, số lượng các công trình mà Công ty đã thi công và hoàn tất đều tập trung ở Miền bắc của đất nước. Hiện nay, Công ty nhận các công trình phần lớn là do các đơn vị đặt hàng, tham gia đấu thầu, hoặc do Tổng công ty giao(chỉ là phần nhỏ ).Vì vậy, thị trường của Công ty tương đối hạn hẹp, các đối thủ cạnh tranh của Công ty tương đối nhiều và mạnh, ngoài các Tổng công ty xây dựng lớn của các bộ ngành còn có rất nhiều đối thủ là các Công ty con. Chính vì vậy, Công ty muốn tồn tại và phát triển thì không còn cách nào khác là phải có uy tín trên thị trường và tạo mở rộng mối quan hệ. -Thị trường đầu vào của Công ty: Hiện nay, thị trường nguyên vật xây dựng rất phong phú và luôn luôn có khả năng đáp ứng một cách nhanh nhất, kịp thời cho các công trình xây dựng có quy mô vừa và nhỏ. Tồn tại nhiều đại lý, nhà cung ứng cho nên cạnh tranh nhau gay gắt, các nhà cung ứng và đại lý cũng luôn luôn cải tiến mạng lưới kênh phân phối sao cho thuận lợi nhất để đáp ứng nhu cầu của Công ty xây dựng.Bên cạnh đó, do các đặc điểm cuả sản xuất xây dựng mang tính đơn chiếc, địa điểm sản xuất ra mỗi sản phẩm là khác nhau, cùng với tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của Công ty Đầu tư và phát triển nhà là thực hiện các công trình có quy mô vừa và nhỏ cho nên chưa cần thiết phải có một hệ thống kho tàng trung gian cho nguyên vật liệu. Tình hình cung ứng nguyên vật liệu có ảnh hưởng tới việc xây dựng kế hoạch sản xuất tiêu thụ, nếu nhà cung ứng cung cấp các yếu tố đầu vào đầy đủ và kịp thời thì kế hoạch sản xuất sẽ hoàn thành đúng, ngược lại sẽ làm chậm kế hoạch mất uy tín với khách hàng. Vì vậy, cần có thông tin chính xác từ khâu quản lý nguyên vật liệu để giúp người thành lập kế hoạch sản xuất được đúng. ảnh hưởng của các đặc điểm này đến tổ chức bộ máy quản trị của Công ty: Thị trường của Công ty chủ yếu ở Miền bắc, trong những năm gần đây có mở rộng ra một vài tỉnh của Miền nam và có một số công trình ở nước ngoài, nhưng nhìn chung vẫn còn nhỏ hẹp. Điều này có một phần nguyên nhân là do Công ty chưa thực sự chủ động nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ. Vấn đề đặt ra là việc phân giao công việc, trách nhiệm cụ thể cho các cấp để thực hiện việc phát triển thị trường cho Công ty. 3.5. Đặc điểm về lao động và máy móc thiết bị 3.5.1. Lực lượng lao động của Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22 có một số đặc điểm sau: -Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của Công ty là 200 người chiếm 18,88% tỷ lệ này là tương đối cao so với ngành xây dựng. Trong đó nam có 129 người chiếm 64,5 %tổng số lao động có trình độ chuyên môn và kỹ thuật còn lại là 71 lao động nữ chiếm tỷ lệ 35,5%. Về trình độ, tổng số lao động có trình độ đại học và trên đại học là 60 người chiếm tỷ lệ 29,5% so với tổng số lao động có trình độ chuyên môn và kỹ thuật còn lại chiếm 70,5% là có trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và lao động PTTH -Công nhân kỹ thuật của Công ty: có 500 lao động. Chất lượng lao động nhìn chung là tương đối cao có 338 thợ chính với tay nghề từ bậc 4 trở nên chiếm 67,6% còn lại162 thợ phụ với tay nghề từ bậc 3 trở lên. Ngoài ra, Công ty còn ký hợp đồng ngắn hạn và dài hạn trên 500 công nhân các loại phục vụ cho các công trình ( ngoài số cán bộ công nhân biên chế là 700 người) 3.5.2.Đặc điểm về máy móc thiết bị Bảng số 3: Danh mục thiết bị thi công của Công ty Stt Loại thiết bị Năm sx Nước sx Sl Công suất hoặc tính năng kỹ thuật Giá trị còn lại 1 Thiết bị vận chuyển 1990-1995 Nga 27 5-10tấn 65á75% 2 Thiết bị thi công đất 1990-1994 Nhật 22 0,74,2m 65á75% 3 Thiết bị thi công cơ khí Máy cuốn ép 1995 TQ 4 5-8KW 80% Máy hàn điện 1991 Nga 35 15-20KW 80% Máy hàn cắt hơi 1994 Việt Nam 3 1000l/h 85% Máy cắt thép nhôm 1996 Việt Nam 6 2,4KW 80% Máy khoan cầm tay 1994 Nhật 16 0,8-1,9KW 85% Máy mài cắt cầm tay 1995 HQ-Nhật 13 0,6-1,5KW 85% 4 Máy thi công bê tông Máy trộn bê tông 1995 TQ - VN 30 250-4001 75% Máy trộn vữa 1995 TQ -VN 24 2001 75% Đầm 1997 TQ - Nhật 32 0,4-1,2kw 85% Ván khuôn thép 1998 Việt nam 40 120m2/bộ 85% Dàn giáo 1998 Việt nam 40 120m2/bộ 95% 5 Thiết bị thi công đường Máy khoan 1995 Nhật 2 D =110mm 85% Máy lu 1993 Nga 6 12 tấn 80% Máy san 1994 Nga 1 6,7m 75% Xe tưới nhựa đường 1992 Nga 2 75% Xe chở nước 1991 Nga 2 5,3 m3 75% 6 Thiết bị nâng chuyển 1997 Nga-Việt 14 500kg 70-100% 7 Thiết bị sản xuất VLXD Dây chuyền sản xuất gỗ 1996 Việt nam 1 85% Dây chuyền sản xuất mọc nội thất 1995 Đài loan 2 85% Dây chuyền sản xuất Granito và gạch hoa các loại 1993 Nga 1 85% Máy xẻ đá 1995 Nga 1 85% 8 Thiết bị thi công khác 1991-1995 Nhật- Đức 54 75-95% Từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế kinh tế năm 1986 đến nay Công ty đã tự chủ trong kinh doanh, hạch toán độc lập, Công ty đã luôn có kế hoạch nhập mới máy móc thiết bị từ một số nước trên thế giới nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng công trình, giảm chi phí. Qua bảng thống kê về máy móc thiết bị của Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội nêu trên cho thấy: thực tế, Công ty đã sử dụng máy móc có hiệu quả, hầu hết tất cả các máy móc thiết bị nhập về đều được sử dụng tới 90% công suất máy. Bên cạnh việc khai thác, sử dụng máy móc thiết bị Công ty cũng luôn quan tâm tới việc bảo dưỡng nâng máy móc định kỳ, để đảm bảo máy móc phục vụ thi công đúng tiến độ và liên tục. Kết quả của việc đánh giá lại việc sử dụng máy móc thiết bị của Công ty vào tháng 12/2003 thì hầu hết giá trị còn lại của máy móc thiết bị đạt 75%á90%, không có máy nào bị hỏng hoặc không sử dụng được. Máy móc thiết bị có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, chất lượng công trình và tiến độ hoàn thành công việc do tính chất sản phẩm của Công ty xây dựng. Tuy nhiên, khi khối lượng công việc mà Công ty đảm nhiệm thi công là lớn thì số máy móc hiện tại là không đủ hoặc địa bàn thi công quá xa thì Công ty vẫn thuê máy móc ở bên ngoài tại nơi thi công chi phí rẻ hơn. Hiện nay,Công ty có khoảng 377 máy móc thuộc các chủng loại khác nhau như thiết bị thi công đất, thiết bị thi công cơ khí, thi công bê tông. Phần lớn máy móc thiết bị của Công ty được chế tạo tại các nước Nga, Trung quốc, Nhật và Việt nam. Các loại máy móc thiết bị được sản xuất ở các nước nói trên chiếm khoảng 80% số lượng máy móc thiết bị của toàn Công ty, số máy móc còn lại được nhập từ Hàn quốc, Đức. Nhìn chung, các loại máy móc thiết bị của Công ty đều được chế tạo ở thập kỷ 90 chiếm 99,6% còn lại sản xuất năm 2002. Những đặc điểm trên có ảnh hưởng tới tổ chức bộ máy quản trị của Công ty trên các mặt: -Tổ chức quản lý về mặt kỹ thuật của máy móc thiết là phức tạp -Do sản phẩm đòi hỏi về mặt chất lượng cao nên cần phải quản lý về mặt chất lượng thật chặt chẽ. Chương II Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22 1.Sự phân chia các chức năng quản trị hiện nay của Công ty Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22 là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà nội, có quy mô vừa. Hiện nay, Công ty phân định các chức năng quản trị như sau: -Chức năng nhân sự tiền lương gồm những công việc như tuyển dụng lao động, bố trí , đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên của Công ty, định mức lao động, công tác tiền lương, tiền thưởng, y tế … -Chức năng Tài chính kế toán gồm các công tác như tạo nguồn vốn, quản lý các loại vốn và quỹ của Công ty, công tác tín dụng hạch toán, công tác thống kê tài sản cố định -Chức năng Kế hoạch kinh doanh: nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn -Chức năng Hành chính: liên quan tới các vấn đề về quản lý các văn bản, truyền các văn bản tới các cấp quản trị trong Công ty một cách nhanh nhất, quản lý thiết trong Công ty, đón tiếp khách của Công ty Chức năng Bảo vệ: gồm các công tác như bảo vệ tài sản của Công ty, giữ gìn trật tự trong Công ty, giám sát người ra vào của cán bộ Công ty và người ngoài Công ty. Việc phân chia các chức năng quản trị của Công ty như vậy là đầy đủ và hợp lý. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các phòng ban chức năng với những chức năng của từng phòng, giúp cho việc phân định các mối quan hệ chỉ đạo và quan cụ thể trong Công ty được chính xác, rõ ràng. 2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22 Để tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay thì việc tổ chức là rất quan trọng. Cũng như các Công ty xây dựng khác, Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22 có cơ cấu tổ chức bao gồm 2 khối: khối văn phòng Công ty và các đơn vị hạch toán phụ thuộc 2.1.Cơ cấu tổ chức sản xuất 2.1.1.Bộ phận sản xuất Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22 hiện có : -25 đội thi công xây lắp công trình có nhiệm vụ chủ yếu thi công các công trình mà Công ty nhận thầu. Nhìn chung, với số lượng các đội thi công là rất lớn do đó tiến độ thi công luôn đảm bảo và đạt được chất lượng các công trình mà Công ty giao cho các đội thi công -1 đội sơn quét vôi: Nhiệm vụ sơn quét vôi các công trình. Mặc dù khối lượng công việc nhiều song cả đội luôn hoàn thành đúng tiến độ cùng với các đội khác để đạt được chỉ tiêu chung của Công ty. -1 đội thi công cơ giới: Có nhiệm vụ san lấp mặt bằng, tạo mặt bằng. -1 đội điện nước: Nhiệm vụ chủ yếu là sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện, nước phục vụ thi công các công trình, quản lý, vận hành các thiết bị điện nước của những công trình mà Công ty đảm nhiệm thi công. -1 đội nội nội thất công trình: Có nhiệm vụ trang trí thiết bị nội thất các công trình -1 xưởng sản xuất đồ mộc, cơ khí: Sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ để xuất khẩu ra nước ngoài. Mặc dù công việc đó Công ty mới bắt đầu song cũng tạo ra nhiều giá trị. Trong tương lai Công ty sẽ đầu tư để tạo ra nhiều mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu thị trường còn gia công các chi tiết, thiết bị cơ khí phục vụ cho quá trình thi công, lắp đặt các cấu kiện. -1 xưởng sản xuất vật liệu xây dựng: Chuyên sản xuất vật liệu cho các công trình xây dựng 2.1.2. Các bộ phận phục vụ sản xuất Do sản phẩm chủ yếu cuả Công ty là thi công các công trình nên nguyên vật liệu dùng cho thi công mang tính chất đặc chủng. Nguyên vật liệu chính mà các công trình cần được Phòng quản lý vật tư cung cấp và những nguyên vật liệu phụ khác thì do các đội tự tìm kiếm, mua tại các địa phương nơi có công trình thi công, đảm bảo về chất lượng và yếu tố kỹ thuật. Các công trình có thời gian thi công kéo dài thường là trên 1 năm do vậy hệ thống kho tàng của Công ty được chú ý đảm bảo mục tiêu cung cấp đúng, đủ, kịp thời với chi phí thấp nhất. Do đặc điểm kỹ thuật của các loại nguyên vật liệu nên hệ thống kho tàng của Công ty được bố trí khá đơn giản. Tại các công trình thi công có các trạm thí nghiệm phục vụ cho các thí nghiệm chủ yếu về mặt chất lượng các yếu tố nguyên vật liệu, các thí nghiệm về chất lượng bê tông, độ lún, sụt của các công trình. Do đặc thù của Công ty xây dựng, khi xây dựng các công trình thì nguyên vật liệu được chuyên chở đến để phục vụ yêu cầu của việc thi công đúng, đủ và kịp thời. Hơn nữa, mối quan hệ của Công ty với nơi cung ứng nguyên vật liệu là tốt do đó hệ thống kho tàng để chứa đựng nguyên vật liệu là đơn giản. Lực lượng vận tải của Công ty là lớn, đáp ứng được yêu cầu của các công trình thi công, đảm bảo vận chuyển kịp thời nguyên vật liệu cho các công trình thi công, đa số được bảo dưỡng và tu sửa nên đều ở trong tình trạng hoạt động tốt. 2.2. Phân tích bộ máy quản trị của Công ty 2.2.1. Kiểu cơ cấu tổ chức quản trị mà Công ty đang áp dụng Bộ máy quản trị của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến- chức năng. Đây là kiểu cơ cấu quản lý được áp dụng rộng rãi trong tất cả các doanh nghiệp hiện nay. Với kiểu cơ cấu tổ chức quản lý này có ưu điểm lớn là gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chức năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trị ở mức độ nhất định Giám đốc Công ty là người đứng đầu trong bộ máy quản trị của Công ty. Việc tổ chức các bộ phận trong bộ máy quản trị đều do Giám đốc Công ty quyết định. Giám đốc Công ty lãnh đạo bộ máy quản trị theo phương pháp phân quyền có chọn lọc, hầu hết các quyết định sản xuất kinh doanh quan trọng đều phải thông qua Giám đốc Công ty. Các bộ phận phòng ban chức năng trong Công ty chỉ quyết định những công việc có tầm quan trọng thấp tuỳ theo từng chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận. Giám đốc Công ty lãnh đạo bộ máy quản lý với tác phong dân chủ- quyết định được truyền đạt đến các bộ phận trong bộ máy quản trị đều thông qua sự thăm dò, tìm hiểu, tư vấn của các trợ lý Giám đốc. Do đó, các quyết định này đều mang tính hiệu quả và tính khả thi cao. Giám đốc của Công ty hiện nay là người luôn không ngừng học hỏi, tìm tòi nghiên cứu tích luỹ kinh nghiệm và từng bước đưa Công ty tiến lên luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Giám đốc của Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội có những nhiệm vụ và quyền hạn chính : -Tổ chức và điều hành Công ty thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý các yếu tố đầu vào đất đai, vốn, các nguồn lực khác được Tổng công ty giao -Xây dựng, trình Tổng công ty phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn, dự án đầu tư phát triển mới, các định mức kinh tế- kỹ thuật, đơn giá tiền lương phù hợp với các quy định của Nhà nước và của Tổng Công ty -Quyết định các biện pháp tổ chức lao động khoa học trong sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả kinh tế cao cho Công ty -Quyết định các biện pháp thực hiện kế hoạch, các hợp đồng kinh tế, phương án sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp khác và giữa các đơn vị trực thuộc. Có những chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nhiệm vụ tay nghề cho cán bộ công nhân viên. -Xây dựng, sửa đổi trình Tổng công ty phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. -Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều chuyển Trưởng,Phó các phòng ban. Thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối vơí cán bộ công nhân viên chức theo pháp luật của Nhà nước và của Tổng công ty. -Quyết định việc lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng. Quyết định bậc lương cho người lao động phù hợp với quy định của Nhà nước -Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các yêu cầu bất thường khác._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36748.doc
Tài liệu liên quan