Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giầy sang thị trường EU của Công ty giầy Hà Nội

Lời mở đầu Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX vừa qua, Đảng ta đã khẳng định chính sách mở cửa nền kinh tế đất nước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là một trong những chính sách được ưu tiên hàng đầu. Chính sách này là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI; đồng thời cũng là một tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Một trong những mục tiêu Đảng ta đề ra trong những năm tới đó là tạo được ng

doc86 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giầy sang thị trường EU của Công ty giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn ngoại tệ cần thiết cho sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước. Và hoạt động xuất nhập khẩu được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu đó. Với quan điểm và xu thế như trên, trong những năm gần đây ngành Da giầy Việt Nam đã có những đóng góp hết sức to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, ngành Da giầy được đánh giá là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay. Công ty Da giầy Hà Nội là một trong những đơn vị có những đóng đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của ngành. Trong nền kinh tế thị trường mở cửa cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để thực hiện được mục tiêu của ngành , mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra không phải là một việc đơn giản. Chính vì vậy mà Ban lãnh đạo cũng như công nhân viên chức Công ty Da giầy Hà Nội luôn trăn trở suy nghĩ: Làm sao để có những biện pháp hữu hiệu tăng năng suất lao động, ổn định và mở rộng sản xuất, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của Công ty? Xuất phát từ thực trạng đó và qua thời gian thực tập tại Công ty Da giầy Hà Nội, được nghiên cứu và tìm hiểu những tài liệu có liên quan, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giầy sang thị trường EU của Công ty Da giầy Hà Nội” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Từ hệ thống cơ sở lý luận và trên cơ sở đánh giá một cách khách quan ưu, nhược điểm cũng như những thuận lợi và khó khăn của Công ty Da giầy Hà Nội trong thời gian qua; để đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giầy sang thị trường EU ở Công ty. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy sang thị trường EU của Công ty trong mối liên hệ với hoạt động xuất khẩu cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của toàn Công ty. Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian có hạn nên về phạm vi nghiên cứu, em chỉ tập chung vào phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất khẩu của Công ty trong ba năm gần đây (2002, 2003, 2004). Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp thống kê, so sánh để nghiên cứu và giải quyết vấn đề Nội dung của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm giầy của Công ty Da giầy Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giầy sang thị trường EU của Công ty Da giầy Hà Nội Song với thời gian có hạn đồng thời vấn đề nghiên cứu lại có tính chất rộng và phức tạp cho nên luận văn này sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty Da giầy Hà Nội. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang và toàn thể cán bộ Phòng kế toán, Phòng xuất nhập khẩu Công ty Da giầy Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Chương 1 Cơ sở lý luận chung về nghiên cứu thúc đẩy sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 1.1.cơ sở lý thuyết chung 1.1.1 Lý thuyết về Thương mại quốc tế Ngày nay, quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang là xu thế chung của nhân loại, không một quốc gia nào có thể thực hiện chính sách đóng cửa mà vẫn có thể phồn vinh được. Trong bối cảnh đó Thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới, phát huy những lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng tiềm năng về vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật, những kỹ năng quản lý tiên tiến từ bên ngoài. Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Trao đổi hàng hoá là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người kinh doanh hàng hoá riêng biệt. Thương mại quốc tế là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo tiền đề cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước. Trong thời đại ngày nay, Thương mại quốc tế không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà là sự phụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia vào phân công lao động quốc tế. Vì vậy, cần phải coi Thương mại quốc tế như là một tiền đề, một nhân tố phát triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế. Thương mại quốc tế vừa là một quá trình kinh tế lại vừa là một ngành kinh tế. Khái niệm quá trình Thương mại quốc tế được hiểu bắt đầu từ khâu điều tra nghiên cứu thị trường cho đến khâu sản xuất - kinh doanh, phân phối, lưu thông, tiêu dùng và cuối cùng lại tiếp tục tái diễn lại với quy mô và tốc độ lớn hơn một cách không ngừng. Còn với khái niệm ngành Thương mại quốc tế là một lĩnh vực chuyên môn hoá, có tổ chức phân công và hiệp tác, có cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, vốn, vật tư, hàng hoá và tính kinh tế, tổ chức – kỹ thuật đồng loại, là hoạt động chuyên mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ với nước ngoài nhằm mục đích kinh tế. 1.1.2. Lý thuyết về Quản trị kinh doanh Thương mại quốc tế Trong xu thế quốc tế hoá và khu vực hoá như ngày nay, quốc gia cũng như cá nhân không thể sống một cách riêng rẽ mà có được đầy đủ mọi thứ hàng hoá cần thiết cho tiêu dùng. Do đó, buôn bán quốc tế có ý nghĩa sống còn với một quốc gia; vì buôn bán quốc tế mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, buôn bán quốc tế cho phép một nước tiêu dùng những hàng hoá mà nước đó không thể sản xuất ra. Kinh doanh Thương mại quốc tế là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Kinh doanh Thương mại quốc tế là sự mở rộng của giao dịch buôn bán trong nước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xu hướng quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước ngày càng phát triển. Đại bộ phận các doanh nghiệp, công ty hiện nay trực tiếp hoặc gián tiếp đều có liên quan đến giao dịch Thương mại quốc tế. Kinh doanh thương mại quốc tế đề cập đến rất nhiều vấn đề như: nghiên cứu thị trường trong kinh doanh Thương mại quốc tế; quản cáo trong kinh doanh Thương mại quốc tế; các phương thức chủ yếu giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế; các điều kiện cơ bản của hợp đồng kinh doanh Thương mại quốc tế; hợp đồng trong kinh doanh Thương mại quốc tế; thực hiện hợp đồng trong kinh doanh Thương mại quốc tế; nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu thiết bị toàn bộ; nghiệp vụ kinh doanh thuê và cho thuê thiết bị; nghiệp vụ kinh doanh mua bán công nghệ; chuyên chở hàng hoá bằng đường biển trong kinh doanh thương mại quốc tế; bảo hiểm hàng hoá trong kinh doanh Thương mại quốc tế; tổ chức thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu; bao bì, đóng gói hàng hoá xuất khẩu; kho và nhiệp vụ kho trong kinh doanh thương mại quốc tế; nghiệp vụ hải quan trong kinh doanh Thương mại quốc tế… 1.1.3. Lý thuyết về Marketing Thương mại quốc tế Marketing Thương mại quốc tế là việc thực hiện những hoạt động kinh doanh nhằm đưa sản phẩm marketing hàng hoá hoặc dịch vụ đến người tiêu dùng từ nước này sang nước khác nhằm thu lợi nhuận. Sự khác nhau giữa marketing trong nước và marketing quốc tế chỉ là ở chỗ các hoạt động marketing diễn ra ở trong nước và hướng ra nước ngoài. Còn khái niệm về marketing, quá trình, các nguyên lý và nhiệm vụ của các nhà marketing đều giống nhau không phụ thuộc vài việc làm marketing ở đâu. Trên thực tế, vấn đề không phải là ở chỗ sự khác biệt về marketing mà là ở môi trường. Vấn đề quan trọng cần phải tính đến trong marketing Thương mại quốc tế là những chiến lược, kế hoạch marketing cần phải thực hiện ở thị trường nước ngoài. Kế hoạch marketing của doanh nghiệp cần phải phản ánh được những yếu tố không thể kiểm soát được của môi trường có ảnh hưởng đến việc bán sản phẩm và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Những yếu tố không thể kiểm soát được, đó là: yếu tố chính trị và luật pháp, yếu tố kinh tế, các lực lượng cạnh tranh, trình độ công nghệ, hệ thống phân phối, yếu tố địa lý và cơ sở vật chất, yếu tố văn hoá. Tất cả những yếu tố trên có thể tạo thành những yếu tố bất ngờ mà các nhà marketing Thương mại quốc tế cần phải tính toán đến trong quá trình marketing. Marketing Thương mại quốc tế là sự vận dụng những nguyên lý, nguyên tắc, các phương pháp và kỹ thuật tiến hành các chính sách marketing trong điều kiện của thị trường nước ngoài. Tuỳ thuộc vào phạm vi hoạt động của một hãng, một doanh nghiệp trên thị trường quốc tế mà hoạt động mà hoạt động marketing Thương mại quốc tế của nó được gọi là marketing xuất khẩu, marketing đa quốc gia hay marketing toàn cầu. Khi doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình ra thị trường nước ngoài thì hoạt động marketing Thương mại quốc tế là một tất yếu. Một doanh nghiệp, một hãng kinh doanh muốn thành công trên thị trường nước ngoài thì hoạt động marketing Thương mại quốc tế là hoạt động không thể thiếu được, nó là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường. 1.2. Vai trò và nội dung của hoạt động xuất khẩu ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 1.2.1. Khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài nhằm mục đích lợi nhuận. Nó là một trong hai hoạt động rất cơ bản của lĩnh vực Thương mại quốc tế. Mở rộng xuất khẩu nhằm tăng thu ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước, phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu cũng như cho quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 1.2.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 1.2.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp tự sản xuất ra hàng hoá hoặc tiến hành thu mua, gom hàng; sau đó, bán ra thị trường nước ngoài thông qua mạng lưới, tổ chức kinh doanh của mình. Người xuất khẩu và người nhập khẩu trực tiếp quan hệ với nhau không thông qua tổ chức trung gian nào. 1.2.1.2.2. Xuất khẩu uỷ thác Xuất khẩu uỷ thác là hình thức xuất khẩu theo đó, hoạt động xuất khẩu được tiến hành thông qua các tổ chức trung gian thương mại như: mô giới, đại lý. Theo hình thức này, đơn vị xuất khẩu (gọi là bên uỷ thác) sẽ giao cho đơn vị xuất khẩu trung gian (gọi là bên được uỷ thác hay bên nhận uỷ thác) tiến hành xuất khẩu một lô hàmg nhất định với danh nghĩa của bên nhận uỷ thác nhưng chi phí của bên uỷ thác. 1.2.1.2.3. Gia công xuất khẩu Gia công xuất khẩu là một hình thức xuất khẩu trong đó, bên đặt gia công ở nước ngoài cung cấp máy móc, trang thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm để bên nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất thành phẩm theo yêu cầu của bên đặt ra công, toàn bộ sản phẩm sau khi được sản xuất ra bên nhận ra công sẽ giao lại cho bên đặt ra công để nhận về một khoản thù lao đã được hai bên thoả thuận từ trước (gọi là phí gia công). 1.2.1.2.4. Buôn bán đối lưu Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu; người bán đồng thời cũng là người mua với một lượng hàng có giá trị tương đương nhau. Đối với hình thức xuất khẩu này, mục đích của xuất khẩu không phải là nhằm thu ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng có giá trị tương đương mà sản xuất trong nước đang cần. Có nhiều loại hình buôn bán đối lưu như: hình thức hàng đối hàng, hình thức bù trừ, hình thức chuyển nợ, hình thức giao dịch bồi hoàn. 1.2.1.2.5. Xuất khẩu theo nghị định thư Xuất khẩu theo nghị định thư là hình thức xuất khẩu hàng hoá được thực hiện theo nghị định thư giữa các chính phủ của hai nước. Hình thức xuất khẩu này có nhiều ưu điểm như: giá cả hàng hoá dễ được chấp nhận, khả năng thanh toán chắc chắn. Như vậy là có rất nhiều hình thức xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào khả năng tài chính, quy mô sản xuất kinh doanh, tình hình hoạt động trên thị trường mà lựa chọn cho mình phương thức xuất khẩu phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. 1.2.2. Vai trò của xuất khẩu 1.2.2.1. Vai trò đối với đất nước Thứ nhất, việc mở rộng và đẩy mạnh xuất khẩu sẽ làm tăng thu nhập ngoại tệ cho ngân sách nhà nước, là cơ sở và là tiền đề để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại, phục vụ cho quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Đó là, mục tiêu hàng đầu của chính sách Thương mại quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Thứ hai, xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, vùng kinh tế của đất nước, thúc đẩy sản xuất phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu. Thứ ba, xuất khẩu phát triển sẽ giúp giải quyết các vấn đề về việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp; từ đó, làm ổn định đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Cuối cùng, đẩy mạnh xuất khẩu còn là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao của quốc gia với các nước trên thế giới thông qua các mối quan hệ song phương và đa phương, các bên đều có lợi. 1.2.2.2. Vai trò đối với doanh nghiệp xuất khẩu Các doanh nghiệp trong những năm qua thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước đã quan tâm, chú trọng, tăng năng lực sản xuất, sức cạnh tranh nhằm đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới. Xuất khẩu ngoài việc đóng góp rất lớn cho Nhà nước nó còn có vai trò hết sức quan trọng đối với bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu, đó là: Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu hàng hoá là một quá trình thực hiện mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng hoá thì lợi nhuận mà họ có được là nhờ phần lớn hoặc toàn bộ vào việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Thứ hai, thu nhập từ hoạt động xuất khẩu hàng hoá, doanh nghiệp có thể đầu tư vào cơ sở vật chất, kỹ thuật. Xuất khẩu hàng hoá phát triển cũng có nghĩa là quan hệ buôn bán, trao đổi của doanh nghiệp được mở rộng và việc mở rộng các lĩnh vực kinh doanh cả về quy mô lẫn chiều sâu sẽ trở nên thuận lợi hơn. Từ đó, có thể đẩy mạnh việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động cũng như tạo nguồn lực tài chính để thực hiện các hoạt động xúc tiến, xâm nhập thị trường mới, cải thiện và phát triển quan hệ trong kinh doanh của các doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu phát triển sẽ nâng cao uy tín, vị thế của doanh nghiệp không chỉ trong phạm vi thị trường nội địa mà cả trên trường quốc tế. Thứ ba, hoạt động xuất khẩu phát triển là điều kiện để phát triển các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ công đoàn… Đồng thời xuất khẩu phát triển sẽ làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc, làm cho người lao động tin tưởng và gắn bó với doanh nghiệp. Tóm lại, hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cả quốc gia và doanh nghiệp xuất khẩu. Xuất khẩu sẽ đem lại nguồn ngoại tệ góp phần làm cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, làm cho nền kinh tế giữ vững ổn định và không ngừng phát triển. 1.2.3. Nội dung hoạt động xuất khẩu ở doanh nghiệp 1.2.3.1. Nghiên cứu thị trường Vấn đề nghiên cứu thị trường là một việc làm tất yếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào khi muốn tham gia vào thị trường quốc tế. Hiểu theo nghĩa rộng, nghiên cứu thị trường là quá trình điều tra, tìm hiểu để tìm ra được thị trường triển vọng cho việc bán hàng đối với một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm nhất định. Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình quan sát, thu thập những thông tin số liệu về thị trường; so sánh, phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận. Từ những kết luận này, các nhà quản lý kinh doanh sẽ đưa ra những kế hoạch marketing Thương mại quốc tế đúng đắn và hợp lý. Nghiên cứu thị trường phải theo phương châm bán cái thị trường cần chứ không bán cái mình có. Khi nghiên cứu thị trường thì các doanh nghiệp phải trả lời cho được những câu hỏi sau: Thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh nghiệp là thị trường nào? Sức tiêu thụ của thị trường là bao nhiêu và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp đến đâu? Sản phẩm của doanh nghiệp cần phải có những thích ứng gì trước những đòi hỏi của thị trường quốc tế? Doanh nghiệp phải lựa chọn kênh phân phối nào cho phù hợp? Nội dung chính của nghiên cứu thị trường là xem xét khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường của doanh nghiệp trên thị trường đó. Có hai cách để tiến hành nghiên cứu thị trường mới; đó là: nghiên cứu gián tiếp thông qua các số liệu, tài liệu thu thập được. Cách này ít tốn kém nhưng thông tin không được chính xác. Thứ hai, nghiên cứu trực tiếp, đến tận thị trường để điều tra, quan sát. Cách này tốn kém chi phí nhưng thông tin lại tương đối chính xác. 1.2.3.2. Xác định nhu cầu của thị trường Sau khi điều tra nghiên cứu một cách kỹ lượng về thị trường nước ngoài và doanh nghiệp đã xác định được cho mình thị trường mục tiêu thì bước tiếp theo doanh nghiệp cần phải xác định thật chính xác nhu cầu của thị trường đó để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh sao cho phù hợp với doanh nghiệp và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Việc xác định nhu cầu của thị trường cần phải dựa vào thu nhập và sức mua của người dân trong thị trường đó, xem xét xem thị hiếu và yêu cầu của khách hàng trên thị trường đó đối với sản phẩm ra sao để có những đáp ứng phù hợp. 1.2.3.3. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh Sau khi đã xác định được nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tiến hành tổ chức sản xuất theo nhu cầu đó. Sản phẩm sản xuất ra phải đạt các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng, mẫu mã, quy cách… mà khách hàng yêu cầu. 1.2.3.4. Tổ chức việc thực hiện bán hàng xuất khẩu Sau khi doanh nghiệp đã có hàng hoá xuất khẩu theo đúng những yêu cầu của đối tác nước ngoài, doanh nghiệp sẽ tổ chức việc bán hàng hoá của mình ra thị trường nước ngoài. Việc bán hàng này được tiến hành dựa trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa doanh nghiệp và đối tác. Doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình phương thức bán hàng xuất khẩu với chi phí thấp nhất song lại tối ưu và hiệu quả nhất. 1.2.3.5. Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc bán hàng xuất khẩu Trong quá trình tổ chức thực hiện xuất khẩu doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động để có những biện pháp kịp thời khắc phục những tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện xuất khẩu. Vì hoạt động kinh doanh xuất khẩu ra nước ngoài là một quá trình phức tạp và trải qua nhiều khâu, cho nên không tránh khỏi những rủi ro. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải đánh giá các kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu xem xem có hiệu quả hay không, để đề ra những biện pháp thích hợp và rút ra kinh nghiệm cho những lần xuất khẩu sau. 1.2.4. Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu ở doanh nghiệp 1.2.4.1 Nghiên cứu và tìm hiẻu thị trường xuất khẩu Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là một trong những hoạt động hết sức quan trọng đối với bất kì một doanh nghiệp nào, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế. Nó giúp doanh nghiệp nhìn nhận được thị trường một cách khách quan để từ đó đưa ra những quyết định hợp lý. Quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thị trường giúp cho doanh nghiệp nắm rõ được quy mô của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược và kế hoạch marketing quốc tế và kế hoạch sản xuất phù hợp. Các chiến lược marketing quốc tế của doanh nghiệp phải làm sao để thu hút được khách hàng và mở rộng được thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường mặc dù là khâu đầu tiên song nó lại là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do vậy, khi nghiên cứu thị trường quốc tế doanh nghiệp cần phải nghiên cứu một cách cẩn thận. 1.2.4.2. Lựa chọn thị trường xuất khẩu Lựa chọn thị trường là việc phân chia, so sánh các đoạn thị trường, xem xét các thị trường tiềm năng của doanh nghiệp; việc phân chia, xem xét này cần phải dựa trên những tiêu thức nhất định. Thực chất của việc lựa chọn thị trường xuất khẩu này là để trả lời câu hỏi: “Doanh nghiệp sẽ thâm nhập vào thị trường nước ngoài nào là tối ưu nhất?” Căn cứ để lựa chọn thị trường mục tiêu là khả năng của doanh nghiệp về tài chính, về sản phẩm, mục tiêu của doanh nghiệp, quan hệ của doanh nghiệp với thị trường nước ngoài và sự am hiểu về chính trị, luật pháp, thị hiếu của thị trường nước ngoài, có 3 phương pháp để lựa chọn thị trường xuất khẩu: - Lựa chọn một đoạn thị trường - Lựa chọn từng đoạn thị trường - Lựa chọn cả đoạn thị trường Tuỳ thuộc vào từng thời điểm và khả năng của mình mà doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu có thể chọn cho mình một đoạn thị, từng đoạn thị trường hay cả đoạn thị trường. 1.2.4.3. Ký kết hợp đồng xuất khẩu Sau khi nghiên cứu và lựa chọn được cho mình thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài. Cần phải quy định một cách đầy đủ và thật chi tiết các điều khoản trong hợp đồng. Đó là những điều khoản: tên hàng; số lượng; chất lượng, quy cách, mẫu mã hàng hoá;giá cả; bao bì; điều kiện giao hàng; điều kiện và phương thức thanh toán; bảo hiểm; khiếu nại,… 1.2.4.4. Xin giấy phép xuất khẩu Xin giấy phép xuất khẩu là điều kiện cần cho bất cứ một doanh nghiệp nào khi muốn tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên, để hoà nhập nhanh với nền kinh tế thương mại khu vực và thế giới, chính phủ Việt Nam đã chủ trương thay đổi những quy định về việc xin giấy phép xuất nhập khẩu. Theo khoản 3 điều 8 Nghị định 57- 1998/NĐCP thì thương nhân là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đã đăng ký mã số tại Cục hải quan tỉnh, thành phố không phải xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu mà Bộ Thương mại cấp hết hiệu lực thi hành từ ngày 01/09/1998 trừ một số mặt hàng mà Bộ Thương mại quy định. Theo quyết định số 46/QĐ- TTg ban hành ngày 04/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ năm 2001- 2005 như sau: - Hàng hoá được xuất nhập khẩu phù hợp với mặt hàng như trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, trừ những mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất nhập khẩu. - Đối với các mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu có điều kiện (hàng hoá xuất nhập khẩu có hạn ngạch, hoặc giấy phép của Bộ Thương mại, hoặc Bộ quản lý trong ngành), thương nhân phải được cơ quan có thẩm quyền phân bổ hạn ngạch hoặc cấp giấy phép. Cũng theo quyết định số 46/2001/QĐ- TTg thì chỉ còn mặt hàng dệt may được Nhà nước quản lý bằng hạn ngạch thoả thuận với nước ngoài. - Các mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành được quy định tại phụ lục số 3 Quyết định 46/2001/QĐ- TTg. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 05/ 2001, áp dụng cho cả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá mậu dịch, phi mậu dịch, xuất khẩu hàng hoá tại biên giới và các nước láng giềng. Việc xin giấy phép xuất khẩu phải lập tờ khai (6 bản) trên mẫu do Bộ Thương mại phát hành. Ngoài ra, cần xuất trình hợp đồng hoặc những văn bản có giá trị như hợp đồng như thư tín dụng. 1.2.4.5 Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu Sau khi xin giấy phép xuất khẩu và ký kết hợp đồng, người chủ xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng là hợp đồng ký với đối tác nước ngoài. Do vậy, đây là giai đoạn mang tính chất quyết định cho các bước tiếp theo, đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình đối với hợp đồng xuất khẩu đã ký kết. Công việc chuẩn bị hàng hoá bao gồm các nội dung sau: Tập trung hàng hoá xuất khẩu, bao bì đóng gói, kẻ ký mã hiệu hàng hoá. 1.2.4.5.1. Tập trung hàng hoá xuất khẩu Tập trung lô hàng đủ về số lượng, phù hợp về chất lượng, đúng thời điểm và tối ưu hoá về chi phí. Đây là một hoạt động rất quan trọng của doanh nghiệp trong kinh doanh hàng xuất khẩu. 1.2.4.5.2. Bao gói hàng xuất khẩu a. Bao bì Bao bì là một loại vật phẩm dùng để bao gói và chứa đựng hàng hoá nhằm hạn chế các tác động của môi trường bên ngoài, bảo vệ hàng hoá trong quá trình vận chuyển. Ngoài chức năng bảo quản, bao bì còn có tác dụng quảng cáo và hướng dẫn cho người tiêu dùng khi sử dụng hàng hoá. Khi lựa chọn bao bì đóng gói cần đạt được các yêu cầu: bảo đảm an toàn cho hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển; phải phù hợp với các điều kiện bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản; phải phù hợp với các tiêu chuẩn, luật lệ quy định, tập quán và thị hiếu tiêu dùng của thị trường nhập khẩu và hấp dẫn để thu hút khách hàng, hướng dẫn tiêu dùng. b. Đóng gói hàng hoá Khi đóng gói hàng hoá, người ta có thể sử dụng hai hình thức: đóng gói mở và đóng gói kín. Khi đóng gói yêu cầu phải đảm bảo đúng kĩ thuật, hàng hoáphải được xếp gọn gàng trong bao bì. Khi cần thiết, phải chèn lót cẩn thận, sử dụng tối đa khoảng không gian trong bao bì, đảm bảo thuận tiện và tối ưu trong bốc xếp, vận chuyển và bảo quản. 1.2.4.5.3. Ký mã hiệu hàng xuất khẩu Ký mã hiệu là những ký hiệu bằng chữ, bằng số, hoặc bằng hình vẽ được ghi ở mặt ngoài của bao bì nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình giao nhận, bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng. Đây là khâu cuối cùng trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu, nội dung bao gồm: - Những thông tin cần thiết cho việc vận chuyển hàng như: Tên nước và địa chỉ hàng đến, tên nước và địa chỉ hàng đi, hành trình chuyên chở, số vận đơn trên tàu, số hiệu của chuyến đi. - Những thông tin hướng dẫn cách sắp xếp bốc dỡ, bảo quản hàng như: dễ vỡ, nguy hiểm tránh ẩm,… - Mã số, mã vạch của hàng hoá. 1.2.4.6. Kiểm tra hàng hoá xuất khẩu Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về chất lượng, số luợng, trọng lượng bao bì và các yêu cầu khác theo như thoả thuận trong hợp đồng. Mục đích của việc kiểm tra hàng hoá xuất khẩu là: - Thực hiện trách nhiệm của người xuất khẩu trong việc thực hiện hợp đồng. - Ngăn chặn kịp thời những hậu quả xấu dẫn đến các khuyết tật phải đổi hàng mới, giao bù hàng, hạ giá hàng,… làm giảm hiệu quả xuất khẩu. - Phân định rõ ràng trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình xuất nhập khẩu, đảm bảo được quyền lợi của khách hàng và người xuất khẩu, đặc biệt là người tiêu dùng cuối cùng. 1.2.4.7. Thuê phương tiện vận chuyển Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, việc thuê phương tiện vận tải phụ thuộc vào các điều khoản cụ thể quy định trong hợp đồng. Những căn cứ để thuê phương tiện vận chuyển bao gồm: - Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng. - Căn cứ vào khối lượng hàng hoá và điều kiện hàng hoá mà người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu sẽ lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp. - Căn cứ vào điều kiện vận tải, đó là hàng rời hay hàng đóng gói container, hàng thông dụng hay hàng đặc biệt, một chiều hay nhiều chiều, theo chuyến hay liên tục,… Ngoài ra còn phải căn cứ vào các điều kiện khác trong hợp đồng như: chất lượng và đặc điểm của phương tiện, tải trọng tối đa của phương tiện, mức bốc dỡ,… Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người xuất khẩu có thể lựa chọn một trong những phương thức thuê phương tiện vận tải thích hợp. 1.2.4.8. Mua bảo hiểm hàng hoá Khi xuất nhập khẩu, hàng hoá thường phải vận chuyển đi xa. Trong điều kiện vận tải phức tạp, hàng hoá dễ bị hư hỏng, mất mát, tổn thất trong quá trình vận chuyển. Để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường mua bảo hiểm cho hàng hoá. Hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng thường áp dụng các điều kiện bảo hiểm A, B, C. Và các điều kiện bảo hiểm này được lựa chọn căn cứ theo các tiêu chí sau: - Điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng xuất khẩu - Tính chất hàng hoá - Tính chất bao bì và phương thức xếp hàng - Loại phương tiện chuyên chở 1.2.4.9. Làm thủ tục hải quan Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hoá bao gồm các bước sau: - Khai báo hải quan, nội dung bao gồm: Tên hàng, kỹ mã hiệu, phẩm chất, số lượng, khối lượng, đơn giá, tổng giá trị, xuất xứ hàng hoá và các chứng từ liên quan khác. - Xuất trình hàng hoá được thực hiện tại những địa điểm quy định và tạo mọi điều kiện để cơ quan hải quan kiểm tra hàng hoá thực tế. Việc xuất trình hàng hoá có thể diễn ra tại nơi đóng gói bao kiện hoặc nơi giao nhận hàng tại cảng. - Thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiểm tra các giấy tờ hàng hoá hải quan sẽ có quyết định sau: + Cho hàng qua biên giới + Cho hàng qua biên giới với điều kiện phải sửa chữa, khắc phục lại và nộp thuế xuất nhập khẩu + Không cho hàng qua biên giới 1.2.4.10. Giao hàng với phương tiện vận tải Hiện nay, có nhiều phương thức vận tải; mỗi phương thức vận tải có quy trình giao nhận hàng hoá khác nhau. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu giao hàng bằng phương thức vận tải đường biển; ngoài ra, còn có giao hàng với vận tải đường không, đường bộ và đường sắt. 1.2.4.11. Làm thủ tục thanh toán Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thường sử dụng các phương thức thanh toán sau đây: - Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (L/C) - Thanh toán bằng phương thức nhờ thu: Trong phương thức nhờ thu có phương thức nhờ thu phiếu trơn và phương thức nhờ thu kèm chứng từ. - Phương thức chuyển tiền 1.2.4.12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Trong việc thực hiện hợp đồng thường xảy ra các trường hợp khiếu nại sau: - Người mua khiếu nại người bán nếu giao hàng không đúng số lượng, trọng lượng, sai quy cách, bao bì, ký mã hiệu hàng không đúng theo quy định. - Người bán khiếu nại người mua nếu người mua thanh toán chậm, không thanh toán, không chỉ định phương tiện vận tải đến nhận hàng hoặc đến chậm, đơn phương huỷ bỏ hợp đồng,… - Người bán hoặc người mua khiếu nại người chuyên chở khi tàu đến cảng dỡ hàng không đúng quy định thời gian, hoặc không đúng quy định của hợp đồng chuyên chở, hàng hoá bị thất lạc trong quá trình vận chuyển hoặc bị mất phẩm chất do kỹ thuật bốc xếp, bảo quản trên phương tiện vận tải. - Người bán hoặc người mua khiếu nại công ty bảo hiểm khi hàng bị tổn thất do các rủi ro đã được mua bảo hiểm. 1.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 1.3.1.1. Nhân tố kinh tế Nhân tố kinh tế có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu. Các yếu tố kinh tế như: thu nhập, mức sống và nhu cầu tiêu dùng của người dân ở các nước nhập khẩu hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh có ảnh hưởng trực tiế._.p đến sức tiêu thụ và tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp. Nếu một quốc gia có nền kinh tế phát triển và ổn định, sức mua lớn thì đó là một điều kiện hết sức thuận lợi khi doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường này. Ngược lại, nếu doanh nghiệp xuất khẩu vào một thị trường mà thường xuyên có những biến động trong nền kinh tế thì thị trường kinh doanh của doanh nghiệp sẽ rất bấp bênh, không ổn định. 1.3.1.2. Nhân tố chính trị, pháp luật Tình hình chính trị của các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước nhập khẩu hàng hoá mà doanh nghiệp xuất khẩu sẽ là nhân tố khuyến khích hoặc hạn chế quá trình xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp. Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định và đặc biệt hơn nữa là giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu có quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp; hai bên có ký kết với nhau những hiệp ước, hiệp định liên quan đến hàng hoá mà doanh nghiệp đang tiến hành xuất khẩu thì đó là một lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường quốc gia đó. Mặt khác, sự bất ổn chính trị và các cuộc chiến tranh diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới buộc các nhà xuất khẩu phải đánh giá lại các cơ hội kinh doanh trên thị trường quốc tế và phân bổ lại nguồn lực sang các thị trường tiềm năng khác sao cho thích hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Khi kinh doanh trên thị trường quốc tế, doanh nghiệp muốn thành công thì một yếu tố tất yếu mà doanh nghiệp không thể bỏ qua được đó là: luật pháp. Luật pháp của mỗi quốc gia quy định một cách rõ ràng và cụ thể hàng hoá nào được phép kinh doanh, hàng hoá nào không được phép kinh doanh; do đó doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và biết một cách thấu đáo. Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải am hiểu một cách đầy đủ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan mà nước đó đặt ra nhằm bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài. Như vậy, chính trị và luật pháp của mỗi quốc gia vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo ra những cơ hội kinh doanh mới; mặt khác nó cũng là yếu tố đặt ra các rào cản, hạn chế khả năng của doanh nghiệp trong việc khai thác các cơ hội và mở rộng thị trường kinh doanh trên trường quốc tế của doanh nghiệp. 1.3.1.3. Nhân tố văn hoá Văn hoá là tất cả những gì mà các thành viên trong xã hội nghĩ và làm. Mỗi một quốc gia, một dân tộc đều có những bản sắc văn hoá riêng, đó là: những tập tục, hệ thống các giá trị và chuẩn mực. Tất cả các yếu tố này quy định thái độ và hành vi tiêu dùng của công chúng trong xã hội. Ngày nay, mặc dù đã có sự hội nhập giữa các nền văn hoá với nhau nhưng các doanh nghiệp muốn kinh doanh thành công trên thị trường quốc tế cần phải biến đổi một cách hợp lý các giá trị văn hoá thứ phát. Để làm được điều này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và khách hàng nhằm đưa ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Đối với các giá trị văn hoá cốt lõi, không thể thay đổi thì doanh nghiệp nên định hướng sản phẩm cũng như các kế hoạch marketing theo giá trị văn hoá này hơn là cố gắng thay đổi nó. Ngoài ra, các yếu tố như: tính mùa vụ, thị hiếu, thời trang của nước nhập khẩu cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp; đặc biệt là yếu tố thời trang. Đối với các mặt hàng như: quần áo, giầy dép thì yếu tố thời trang là một trong những yếu tố đầu tiên cần phải được xem xét đến khi doanh nghiệp xuất khẩu thâm nhập vào thị trường quốc tế. Thời trang là yếu tố hết sức cần thiết cho định hướng sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp . 1.3.1.4. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới sôi động như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các hãng, các công ty nhằm củng cố và mở rộng thị phần xuất khẩu trên thị trường quốc tế ngày một gay gắt và khốc liệt. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng là một tất yếu khách quan; cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Do có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp, các hãng; cho nên đã đặt ra các yêu cầu đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới mẫu mã sản phẩm, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá bán sản phẩm. Doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trên thị trường quốc tế cần phải chấp nhận và đương đầu với cạnh tranh, nó vừa là thách thức đối với doanh nghiệp, đồng thời là cơ hội để doanh nghiệp phát triển mở rộng, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế. 1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 1.3.2.1. Khả năng tài chính và quy mô sản xuất của doanh nghiệp Tiềm lực tài chính và quy mô sản xuất là yếu tố hết sức quan trọng đối với khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu của tất cả các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, có thể phát triển sản xuất trên quy mô lớn sẽ có thể tạo ra được những sản phẩm có đủ điều kiện về mẫu mã, chất lượng và chủng loại để đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu. Ngoài ra, trong một môi trường kinh doanh ngày càng mở rộng và có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn mạnh thì tiềm lực tài chính sẽ tạo cho các doanh nghiệp những lợi thế cạnh tranh lớn lao. Quy mô sản xuất lớn cũng là một lợi thế trong việc giảm thiểu chi phí sản xuất và vận chuyển, góp phần tăng lợi nhuận và tạo cho doanh nghiệp ưu thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế cho doanh nghiệp. 1.3.2.2. Nguyên liệu đầu vào Với các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu theo hình thức tự sản xuất ra hàng hoá và xuất khẩu hàng hoá đó ra thị trường nước ngoài, thì nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của doanh nghiệp là rất quan trọng. Nguyên liệu đầu vào sẽ quyết định chất lượng, giá thành của sản phẩm xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài là một bất lợi lớn cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì việc nhập khẩu nguyên liệu tất yếu sẽ dẫn đến chi phí đầu vào cho sản xuất cao; do nguyên liệu nhập khẩu bị đánh thuế, phí vận chuyển lớn và mất thời gian. Nếu các doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước, đặc biệt là những nguồn nguyên liệu rẻ, ổn định và chất lượng tốt; thì đó là cơ sở để doanh nghiệp ổn định sản xuất hàng xuất khẩu, hạ giá thành sản phẩm, tạo sự cạnh tranh cho hàng hoá trên thị trường quốc tế. 1.3.2.3. Nguồn lao động Lao động là yếu tố tất yếu không thể thiếu được đối với bất kỳ một ngành sản xuất nào. Với những quốc gia có nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ đã tạo ra một lợi thế lớn cho khả năng mở rộng và phát triển xuất khẩu của quốc gia đó. Yếu tố lao động ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá trong những ngành cần nhiều lao động như: may mặc, da giầy. Song với hai ngành này, lao động chủ yếu là lao động giản đơn có thể đào tạo tại chỗ được theo hình thức vừa học vừa làm; đây là một lợi thế lớn của hai ngành này do nhân công sẵn có, giá lại rẻ. Song với sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi các sản phẩm sản xuất ra phải đồng bộ, có chất lượng cao và đạt các tiêu chuẩn về kỹ thuật, cho nên người lao động cũng cần phải có kỹ năng, tác phong công nghiệp, có khả năng sử dụng máy móc hiện đại để vận hành máy móc sản xuất ra những sản phẩm theo đúng yêu cầu xuất khẩu. 1.3.2.4. Máy móc, trang thiết bị và công nghệ Máy móc, trang thiết bị và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong sự gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Máy móc, công nghệ có hiện đại tiên tiến thì mới có khả năng sản xuất ra được những sản phẩm đồng bộ, có chất lượng cao, đúng kỹ thuật. Ngược lại, nếu máy móc công nghệ của doanh nghiệp đã quá cũ kỹ, lạc hậu không còn thích hợp với việc sản xuất thì sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Hàm lượng công nghệ trong sản phẩm càng cao thì giá trị của sản phẩm càng lớn, sản phẩm càng có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão nên yêu cầu đối với các sản phẩm sản xuất ra ngày một khắt khe hơn, đặc biệt là những sản phẩm xuất khẩu phải đạt được những tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cần phải đón đầu và áp dụng những công nghệ hiện đại và tiên tiến trên thế giới. Chương 2 thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm giầycủa công ty da giầy hà nội 2.1. Khái quát về Công ty da giầy Hà Nội 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Da giầy Hà Nội Có thể giới thiệu một cách khái quát về Công ty Da giầy Hà Nội như sau: - Tên công ty: Công ty Da giầy Hà Nội (HANSHOES) - Địa chỉ : Số 409 Tam Trinh – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội - Giám đốc : TS. Nguyễn Danh Đáng - Điện thoại : (84.4) 862 1254 / 862 6889 - Fax : (84-4).862 4811 - E.mail : hanshoes@hn.vnn.vn - Website : - Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước - Được thành lập theo Quyết định số 398/CNN của Bộ Công nghiệp nhẹ nay là Bộ Công nghiệp. Công ty da giầy Hà Nội được thành lập vào năm 1912 và có một quá trình phát triển lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn gắn liền với các thời kỳ lịch sử và quá trình phát triển kinh tế của đất nước, cụ thể như sau: Giai đoạn 1912- 1954: Năm 1912, một nhà tư bản người Pháp đã bỏ vốn thành lập nhà máy tại làng Thuỵ Khê lấy tên là “Nhà máy thuộc da Đông Dương”. Nhà máy đã hoạt động dưới cơ chế tư bản chủ nghĩa và là nhà máy thuộc da lớn nhất Đông Dương thời đó. Mục tiêu chính khi thành lập nhà máy là khai thác các điều kiện về tài nguyên và lao động rẻ mạt của Việt Nam lúc bấy giờ nhằm sản xuất phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Sản phẩm chủ yếu là da Kíp măng dùng để sản xuất dây lưng, bao đạn, bao súng, mặt giầy, yên ngựa, tắc kê, dây cua-roa… Máy móc, thiết bị của nhà máy được đưa sang từ Pháp, hoạt động sản xuất sử dụng lao động thủ công là chủ yếu với số lượng công nhân khoảng 80 người, quy mô sản xuất nhỏ với mức sản lượng: Da cứng: 10- 15 tấn/ năm. Da mềm: 200- 300 ngàn bia/ năm (1 bia = 30cm*30cm). Giai đoạn 1954-1970: Cho đến khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc (năm 1954) thì nhà máy bị đóng cửa để giải quyết các vấn đề về kinh tế và chuyển nhượng lại cho phía Việt Nam và đổi tên thành “Công ty thuộc da Việt Nam”. Năm 1956, chuyển thành Công ty cổ phần hữu hạn trách nhiệm và đổi tên là Công ty Thuộc da Thuỵ Khuê. Vốn của Công ty lúc này là 300 triệu đồng Việt Nam và được chia thành 3.000 cổ phiếu. Đến năm 1958, Công ty chuyển sang hình thức “Công tư – hợp danh” và lấy tên là “Nhà máy thuộc da Thuỵ Khuê” với số vốn góp của Nhà nước và các nhà tư sản Việt Nam. Nhà máy hoạt động theo cơ chế bao cấp cũ, công nhân viên được qui định theo ngành bậc thống nhất cả nước. Sản lượng sản xuất tăng hơn kỳ trước 2-3 lần. Giai đoạn 1970-1990: Từ sau năm 1970, Công ty chuyển hẳn sang thành nhà máy quốc doanh Trung ương và đó hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước. Thời kỳ này, nhà máy vẫn hoạt động theo cơ chế bao cấp, sức sản xuất tiếp tục phát triển, với sản lượng như sau: Da cứng: Trên 100 tấn/ năm. Da mềm: Trên 1.000.000 bia/năm. Keo công nghiệp: 50-70 tấn/năm. Số lượng công nhân viên của Công ty lúc này đã lên tới 500 người. Ngoài ra, các sản phẩm chế biến đồ da cũng rất phong phú: dây cua-roa, gông dệt, bóng da, bao súng, găng tay bảo hộ… Sau năm 1986, khi mà đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, sản xuất phải theo cơ chế thị trường có sức cạnh tranh cao, sán phẩm công ty phải tự tiêu thụ, tự hoạch toán lỗ lãi đã làm cho nhà máy đi vào khó khăn. Nhất là từ cuối năm 1989, khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, Công ty đã mất đi thị trường quốc tế. Nhu cầu tiêu thụ giảm, sản xuất phải cầm chừng liên miên. Đây là thời kỳ hết sức khó khăn của Công ty. Giai đoạn từ 1990 đến nay: Cùng với sự thay đổi của cơ chế quản lý kinh tế, năm 1992, “Nhà máy thuộc da Thuỵ Khuê” được đổi tên thành “Công ty da giầy Thuỵ Khuê”. Năm 1993, đổi tên thành “Công ty da giầy Hà Nội” với tên giao dịch quốc tế là: HALEXIM (Hanoi leather and shoes Company). Hiện nay, nhiệm vụ của Công ty vẫn là sản xuất kinh doanh các sản phẩm da thuộc. Năm 1994, Công ty đã nhập một dây chuyền thuộc da từ Italia. Tuy nhiên, do nhiều lý do dẫn đến kinh doanh bị thua lỗ và có chiều hướng khó phát triển, lãnh đạo công ty đã tìm hướng sản xuất mới là đầu tư vào giầy vải và giầy da. Tháng 7-1997 toàn bộ dây chuyền công nghệ thuộc da của Công ty được Tổng công ty Da giầy Việt Nam chuyển giao cho Công ty Da Vinh-Nghệ An (lúc này công ty đã là thành viên của Tổng công ty Da giầy Việt Nam từ tháng 6-1996). Năm 1994, Bộ Công nghiệp và thành phố Hà Nội cho Công ty chuyển từ 151- Thuỵ Khuê về 409 Tam Trinh, khu đất 151- Thuỵ Khuê được đưa vào góp vốn liên doanh. Tháng 12-1998 liên doanh Hà Việt- Tungshing chính thức được thành lập. Đây là liên doanh giữa ba đơn vị là Công ty Da giầy Hà Nội, Công ty may Việt Tiến và Công ty Tungshing (Hồng Kông) nhằm xây dựng khu nhà ở cao cấp, bán và cho thuê làm khu văn phòng, khu vui chơi giải trí. Hiện nay, trụ sở chính thức của Công ty Da giầy Hà Nội đặt tại 409 Tam Trinh – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Ngoài ra, Công ty còn có hai cơ sở nữa, đó là: Nhà máy giầy Thái Nguyên và Nhà máy giầy ở Phùng Hưng - Hà Nội. Công ty hiện tại hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước. Công ty có sản phẩm chính là: giầy vải, giầy da và giầy thể thao; trong đó giầy thể thao là sản phẩm mới được Công ty tung ra trường trong thời gian gần đây. Từ năm 1996 trở lại đây, Công ty tự hào được nhà nước tặng thưởng huân chương lao độnh hạng ba. Các sản phẩm của Công ty đạt chất lượng cao trên thị trường được người tiêu dùng ưa chuộng đã liên tục được tặng thưởng huy chương vàng tại hội chợ quốc tế hàng công nghiệp tổ chức tại Hà Nội. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 2.1.2.1. Chức năng Công ty Da giầy Hà Nội là Công ty có hoạt động kinh doanh độc lập, tự hạch toán trên cơ sở lấy thu bù chi, khai thác nguồn vật tư và nhân lực ở trong nước để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, nhằm góp phần vào công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Công ty có chức năng sản xuất và cung ứng cho thị trường các sản phẩm giầy dép và sản phẩm đồ da các loại như: túi sách, cặp sách, đảm bảo quy cách chất lượng theo đúng yêu cầu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa, đồng thời hướng ra xuất khẩu. Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh các mặt hàng vật tư, thiết bị phụ tùng, nguyên phụ liệu của ngành giầy da. 2.1.2.2. Nhiệm vụ Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty Da giầy Hà Nội có những nhiệm vụ chính sau đây: Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trên cơ sở chủ động hạch toán kinh doanh tự chủ và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Nghiên cứu nhu và tìm hiểu nhu cầu của thị trường, xem xét khả năng sản xuất của mình, kiến nghị với Bộ Thương mại và Chính phủ về các vấn đề vướng mắc trong kinh doanh. Tuân thủ pháp luật Nhà nước về quản lý tài chính, quản lý xuất khẩu và giao dịch đối ngoại. Nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán và các hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của Công ty. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đòng thời tự bổ sung nguồn vốn kinh doanh của mình, đầu tư mở rộng trang thiết bị, bù đắp chi phí đảm bảo kinh doanh có lãi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối nộp thuế đối với Nhà nước. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằm tăng thu ngoại tệ phục vụ cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị đáp ứng sản xuất. Quản lý và đào tạo cán bộ công nhân viên của Công ty một cách hiệu quả. Đảm bảo đời sống ổn định cho cán bộ công nhân viên của Công ty. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và điều hành của Công ty Từ khi được thành lập cho đến nay, Công ty Da giầy Hà Nội đã từng bước hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty. Công ty đã tiến hành phân cấp quản lý, sắp xếp cơ cấu một cách linh hoạt và có hệ thống. Bộ máy tổ chức của Công ty được quán triệt theo cơ cấu trực tuyến – chức năng nhằm tránh tình trạng tập trung quá mức, chồng chéo lên mhau hoặc bỏ sót. Do vậy, các chức năng quản lý được phân cấp một cách phù hợp cho các xí nghiệp thành viên. - Hệ thống trực tuyến bao gồm: ban giám đốc Công ty, các quản đốc phân xưởng, các chuyền trưởng, tổ trưởng. - Hệ thống chức năng bao gồm: các phòng chức năng, các bộ phận quản lý xí nghiệp phân xưởng. Ban giám đốc: Ban giám đốc của Công ty gồm có: một Giám đốc, một Phó giám đốc kinh doanh, một Phó giám đốc một phó giám đốc kỹ thuật và một trợ lý giám đốc. Ban giám đốc là đại diện pháp nhân cao nhất của Công ty, có nhiệm vụ chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước Nhà nước và cơ quan chủ quản cấp trên. - Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cơ quan chủ quản cấp trên về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế. - Phó giám đốc kinh doanh: là người trực tiếp phụ trách các bộ phận: phòng kinh doanh, văn phòng, phòng tiêu thụ nội địa, xưởng cơ điện. Phó giám đốc kinh doanh là người được uỷ quyền điều hành Công ty khi Giám đốc đi vắng; chỉ đạo xây dựng kế hoạch và các phương án hoạt động của các lĩnh vực được phân công phụ trách. Ngoài ra, Phó giám đốc kinh doanh còn phải báo cáo kế hoạch và phương án thực hiện để giám đóc phê duyệt. Sau đó, thực hiện những phương án đã được phê duyệt. Báo cáo định kỳ việc mình phụ trách định kỳ cho giám đốc và kiến nghị, đề xuất các phương án liên quan đến cơ cấu tổ chức và nhân sự. - Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách các phòng ISO, xí nghiệp gò ráp, xí nghiệp cao xu đồng thời nghiên cứu các ứng dụng để triển khai, thiết kế, chế tạo thử các sản phẩm mới; thực hiện thí nghiệm các công tác đo lườmg tiêu chuẩn, phẩm chất, an toàn lao động… xử lý các vấn đề liên quan đến mội trường, quy trình công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật. - Phó giám đốc sản xuất: trực tiếp phụ trách Trung tâm kỹ thuật mẫu, Phòng xuất nhập khẩu, xưởng may chặt. Các phòng chức năng này có trách nhiệm thiết kế phát triển các mẫu mốt mới đáp ứng nhu cầu của thị trường, thực hiện đàm phán ký kết các hợp đồng xuất khẩu. - Trợ lý giám đốc: có chức năng thư ký tổng hợp, văn thư liên lạc, tham mưu cho Giám đốc về việc hình thành và chuẩn bị các yêu cầu về quản lý trong Công ty. Phòng tổ chức: Phòng tổ chức chịu trực tiếp sự quản lý của Giám đốc Công ty, thực hiện các chức năng sau: - Theo dõi và phát hiện những vấn đề bất cập trong cơ cấu tổ chức của Công ty. - Thực hiện các vấn đề về nhân sự: tuyển dụng, đào tạo, thuyên chuyển và sa thải lao động trong Công ty. Đề ra các quy chế, quy định, các định mức lao động, quy chế lương, thưởng, phụ cấp phù hợp với điều kiện của từng xí nghiệp, phân xưởng và toàn Công ty. - Tham mưu cho Giám đốc trong việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của Công ty. Phòng tài chính kế toán: Phòng tài chính kế toán có chức năng khảo sát tình hình sử dụng và huy động các nguồn vốn cho Công ty, cập nhật trung thực, chính xác, kịp thời, đúng pháp luật tất cả các quan hệ kinh tế phát sinh của Công ty thông qua các nghiệp vụ kế toán. Báo cáo các kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty, hạch toán chi phí về nguyên vật liệu, tính giá thành sản phẩm, tính trả lương cho cán bộ công nhân viên, tham mưu cho Giám đốc về vấn đề tài chính. Phòng kế hoạch: Phòng kế hoạch có nhiệm vụ là căn cứ vào nhu cầu và thông tin trên thị trường, các đơn đặt hàng để đưa ra kế hoạch mua vật tư, hàng hoá, kế hoạch giá thành sản phẩm, kế hoạch sản lượng sản xuất. Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc tiêu thụ hàng hoá và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ cho Công ty. Ngoài ra, Phòng kinh doanh còn có nhiệm lập các kế hoạch mua sắm vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, lập giá bán, lập các kế hoạch đầu tư, sửa chữa máy móc thiết bị, quản lý vật tư nguyên phụ liệu. Phòng xuất nhập khẩu: Phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc lựa chọn khách hàng xuất nhập khẩu đáng tin cậy, các thị trường có nhiều tiềm năng và các biện pháp để hoàn thành tốt công tác xuất nhập khẩu. Phòng tiêu thụ nội địa Phòng tiêu thụ nội địa nằm dưới sự quản lý của phó giám đốc kinh doanh thực hiện nhiệm vụ khai thác thị trường nội địa mở rộng hệ thống đại lý trong nước. Nghiên cứu đáp ứng nhu cầu về giầy bảo hộ lao động giầy thể thao, giầy da trong nước. Lập kế hoạch tiêu thụ, thu thập thông tin, cố vấn cho lãnh dậo cấp trên về thị trường trong nước. Phòng quản lý chất lượng (Phòng ISO): Phòng quản lý chất lượng thực hiện chức năng quản lý chất lượng thống nhất trong toàn bộ Công ty trên các mặt: hoạch định, thực hiện, kiểm tra, hoạt động, điều chỉnh và cải tiến. Trung tâm kỹ thuật mẫu: Trung tâm kỹ thuật mẫu có nhiệm vụ tập trung nghiên cứu, sáng tạo mới các mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm mới; đồng thời phối hợp với các xí nghiệp chế thử mẫu và sau đó chuyển giao công nghệ cho các xí nghiệp sản xuất hàng loạt. Văn phòng Công ty: Văn phòng Công ty là nơi thực hiện tất cả các nghiệp vụ văn thư hành chính của Công ty đồng thời là nơi đón tiếp và giao dịch với các đoàn khách trong và ngoài nước đến làm việc tại Công ty. Các xí nghiệp sản xuất: Công ty có các xí nghiệp giầy vải, xí nhiệp giầy da, xí nghiệp giầy xuất khẩu, xí nghiệp cao su, xí nghiệp cơ khí, xưởng cơ điện. Các xí nghiệp này có nhiệm vụ sản xuất theo đúng các chức năng của mình, trong đó nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các loại giầy, đồ da xuất khẩu đồng thời tạo nguyên vật liệu cho sản xuất và sửa chữa máy móc, thiết bị. Cơ cấu sơ đồ tổ chức của Công ty Da giầy Hà Nội có thể được khái quát qua sơ đồ 2.1.3.1 2.2. Đặc điểm quy trình sản xuất giầy của Công ty Da giầy Hà Nội. Công ty Da giầy Hà Nội chủ yếu sản xuất và gia công các mặt hàng giầy vải và giầy da theo đơn hàng với qui trình công nghệ khép kín và số lượng sản phẩm tương đối lớn. Thời gian gần đây, Công ty còn sản xuất cả giầy thể thao chủ yếu là để xuất khẩu sang Châu Âu. Xuất phát từ những đặc điểm trên Công ty đã tổ chức mô hình sản xuất với bốn đơn vị thành viên trong đó có ba đơn vị sản xuất: xí nghiệp giầy vải, xí nghiệp cao su, xưởng chế biến đồ da và một đơn vị sản xuất phụ trợ là xưởng cơ khí. Hiện tại, Công ty có hai dây chuyền sản xuất; đó là dây chuyền sản xuất giầy vải với sản lượng khoảng 1,2 triệu đôi/năm; dây chuyền sản xuất giầy da với sản lượng 400.000 đôi/năm. Giầy thể thao được sản xuất trên cùng dây chuyền với giầy da. 2.2.1. Quy trình sản xuất giầy vải. Quy trình sản xuất giầy vải trải qua nhiều công đoạn phức tạp như: bồi vải, cắt các chi tiết, may mũ giầy, hỗn luyện cao su, tạo đế giầy, gò giáp, hoàn thiện đóng gói. Quy trình này có thể khái quát qua sơ đồ 2.1 Quá trình bồi vải gồm có: bồi mút, bồi phom và mặt tráng với nguyên liệu đầu vào là vải mặt, vải, visa, mút xốp, cao su pha keo, xăng, keo talax. Vải được bồi trên máy với nhiệt độ lò sấy từ 180-200°C, giầy vải thường được bồi ba lớp: lớp mặt, lớp lót, lớp ở giữa. Vải sau khi bồi xong được chuyển sang cắt chi tiết mũ giầy. Các chi tiết của mũ giầy được chặt bởi một giao chặt bởi một dao chặt đầy đủ các chi tiết. Sau khi vải được cắt thành các chi tiết sẽ được chuyển sang xưởng may, xưởng may sẽ may các chi tiết để tạo thành mũ giầy. Các sản phẩm mũ giầy được chuyển sang xưởng gò để gò thành “form”; sau đó, được dán đế và đưa vào lò hấp (lưu hoá), thời gian hấp khoảng 3-4 giờ ở nhiệt độ 120-130°C. Khi hấp xong giầy sẽ được chuyển sang phân xưởng hoàn tất các công đoạn cuối cùng, xưởng này có nhiệm vụ cắt riềm, xỏ dây, vệ sinh giầy, kiểm tra màu vải, sắp xếp đôi, dán bao bì và đóng gói. Bước cuối cùng của quá trình này là kiểm nghiệm và nhập kho. 2.2.2. Quy trình sản xuất giầy da và giầy thể thao. Nguyên liệu chính của quá trình sản xuất giầy da là da thuộc và cao su đã được chế biến thành đế giầy nhập từ xí nghiệp cao su. Trước đây, Công ty thường nhập da từ Công ty da Vinh - Nghệ An sau đó chế biến thành da thuộc để sản xuất, nhưng hiện nay Công ty không còn chế biến da thuộc nữa và nhập da thuộc từ bên ngoài. Da thuộc được chặt thành các chi tiết của mũ giầy và chuyển sang xưởng may để may giáp thành mũ giầy. Mũ giầy được chuyển sang xưởng gò để gò sau đó được dán đế và cho vào làm lạnh, xong sẽ được chuyển sang phân xưởng hoàn tất và đóng gói. Có thể khái quát quy trình sản xuất giầy da và giầy thể thao theo sơ đồ 2.2. 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Da giầy Hà Nội trong ba năm gần đây (2002-2004) Trong những năm vừa qua, nhu cầu tiêu thụ giầy dép của người tiêu dùng trong nước và thế giới tăng khá nhanh. Chính vì vậy, mà ngành công nghiệp giầy và đồ da cũng phát triển mạnh mẽ, góp phần đáng kể và việc tăng trưởng kinh tế nói chung của đất nước. Dưới sự chỉ đạo và định hướng của Đảng và Nhà nước ngành Da giầy Việt Nam trong những năm qua đã có những bước đi đúng đắn, tận dụng được những lợi thế của ngành nhằm đẩy mạn sản xuất đáp ứng không những chu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Đứng trước tình hình như vậy, Công ty Da giầy Hà Nội đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất mới; khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu. Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Da giầy Hà Nội liên doanh hà việt - tungshing Xưởng may chặt Xưởng cơ điện Phòng ISO Xưởng cao su Xí nghiệp gò hoàn thiện Văn phòng công ty Phòng kinh doanh Phòng tiêu thụ nội địa Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức Trung tâm kỹ thuật mẫu Trợ lý giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phong xuất nhập khẩu Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kỹ thuật Giám đốc nhà máy giầy thái nguyên Do vậy, Công ty đã đạt được những kết quả nhất định trong việc sản xuất kinh doanh sản phẩm giầy và đồ da, cung cấp đến tay người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao mẫu mã đẹp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước; đồng thời tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất giầy vải. Vải Gò Bồi dính vải Cắt các chi tiết May giáp Mũ giầy Cao su, hoá chất Sơ luyện, cán nhẹ Hỗn luyện ra tấm Mủi, đế cao su Lưu hoá Hoàn tất Kiểm nghiệm, Nhập kho Sơ đồ2.3: Quy trình sản xuất giầy da và giầy thể thao. Da thuộc Đóng gói Chặt Đế cao su Hoàn tất Gò Làm lạnh May Trong những năm gần đây, doanh thu của Công ty Da giầy Hà Nội tương đối không ổn định. Nếu như năm 2002 doanh thu của Công ty là khoảng 56,565 tỷ đồng, đến năm 2003 doanh thu của Công ty chỉ còn khoảng 41,465 tỷ đồng nhưng đến năm 2004 doanh thu của Công ty lại đạt 82,296 tỷ đồng. Song giá trị xuất khẩu của Công ty lại tăng theo các năm; năm 2002 là khoảng 2030 nghìn USD, năm 2003 là khoảng 3289 nghìn USD và năm 2004 là 3400 nghìn USD. Trong đó, thì doanh thu từ hàng xuất khẩu của Công ty là: năm 2002 là khoảng 17 tỷ đồng, năm 2003 là khoảng 23 tỷ đồng, năm 2004 là khoảng 28 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty cũng không ổn định trong các năm gần đây; nếu như năm 2002 là khoảng 4,719 tỷ đồng, đến năm 2003 là khoảng 1,096 tỷ đồng và đến năm 2004 lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty lại tăng lên khoảng: 3,98tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty năm 2003 cũng giảm so với năm 2002; nếu như năm 2002 là khoảng 50,384 triệu đồng thì năm 2003 là khoảng 21,824 triệu đồng, Đến năm 2004 chỉ còn khoảng 20,365 triệu đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty trong những năm gần đây là không có và đều ở mức âm, năm 2002 là khoảng: -17,622 tỷ đồng, năm 2003 là khoảng: -4,360 tỷ đồng, song đến năm 2004 lợi nhuận trước thuế của Công ty đã đạt 5,205 tỷ đồng. Tình hình thực hiện kế hoạch nộp thuế của Công ty Da giầy Hà Nội qua các năm như sau: năm 2002 là khoảng 2,7 tỷ đồng, năm 2003 là khoảng 2 tỷ đồng và năm 2004 là khoảng 3,4 tỷ đồng cao nhất từ trước đến nay. Tổng nguồn vốn của Công ty Da giầy Hà Nội trong ba năm 2002, 2003, 2004 là như sau: năm 2002 là khoảng 127,231 tỷ đồng, năm 2003 là khoảng 126,323 tỷ đồng và năm 2004 là khoảng 214,263 tỷ đồng; như vậy là nguồn vốn của Công ty lại giảm dần qua mấy năm gần đây. Tài sản cố định của Công ty trong ba năm như sau: năm 2002 là khoảng 28,117 tỷ đồng, năm 2003 là khoảng 31,267 tỷ đồng và năm 2004 là khoảng 33,979 tỷ đồng. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong ba năm qua như sau: năm 2002 là khoảng 45,253 tỷ đồng, năm 2003 là khoảng 37.946 tỷ đồng và năm 2004 là khoảng 24,651 tỷ đồng; như vậy là tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của Công ty cũng có xu hướng giảm dần qua các năm gần đây. Số lượng lao động ở Công ty Da giầy Hà Nội có xu hướn tăng lên và ổn định qua các năm; nếu năm năm 2002 là khoảng 1100 người, năm 2003 số lượng lao động của Công ty là vào khoảng 1700 người và năm 2004 vẫn khoảng 1700 người. Và thu nhập bình quân đầu người ở Công ty cũng tăng đều qua các năm; năm 2002 là khoảng 680 nghìn đồng / người, đến năm 2003 là khoảng 700 nghìn đồng / người và năm 2004 là khoảng 800 nghìn đồng / người. Biểu số 2.1 sẽ thể hiện một cách khái quát một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Da giầy Hà Nội. Biểu số 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong ba năm: 2002 - 2004. Năm Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 2002 Thực hiện 2003 Thực hiện 2004 So sánh 2003/2002 So sánh 2004/2003 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu Tỷ đ 56,565 41,567 82,296 -14,99 73,5 40,729 197,98 2. Doanh thu xuất khẩu Tỷ đ 17 23 28 6 135,3 5 121,74 3. Giá trị xuất khẩu USD 2.030.000 3.289.000 3.400.000 1259.000 162,0 102000 103,37 4. Lợi nhuận gộp Tỷ đ 4,719 1,096 3,979 -3,623 23,2 2,883 363,05 5. Tổng LN trước thuế Tỷ đ -17,622 -4,360 5,206 13,262 175,3 9.566 - 6.Nộp NSNN Tỷ đ 2,7 2 3,4 -0,7 74,1 1,41 170 7. Tổng nguồn vốn Tỷ đ 127,231 126,323 124,263 - 0,91 99,3 -2,06 98,37 8. Tài sản cố định Tỷ đ 28,117 31,267 33,979 3.15 111,2 2,712 108,67 9. Tài sản lưu động Tỷ đ 45,253 37,946 24,651 -7,307 83,9 -13,331 64,96 10. Số lượng lao động Người 1100 1._.hẩm mỹ, mẫu mã và tính thời trang. Do EU áp dụng các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng một cách nghiêm ngặt, do vậy mà hàng hoá xuất khẩu vào thị trường EU phải được kiểm tra kỹ càng về kỹ thuật và chất lượng. Đây là một thách thức lớn đối với các nhà xuất khẩu da giầy của Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng sang thị trương EU được hưởng chế độ GSP của EU dành cho các nước đang phát triển, song đến cuối 2004 thì chế độ này đã dần bị cắt giảm. Giầy dép Việt Nam trước kia khi xuất khẩu vào thị trường EU phải chịu sự giám sát ( phải xin phép trước khi nhập khẩu), nhưng từ khi ký được Hiệp định Hợp tác (17/7/1995) nhóm hàng này được nhập khẩu tự do vào EU. Trong số các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU thì mặt hàng da giầy chiếm tỷ trọng lớn nhất về giá trị xuất khẩu khoảng trên 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU. Trong những năm tới, da giầy vẫn là một trong số các mặt hàng mà Chính phủ ta xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường EU. Tuy nhiên, khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm da giày của Việt Nam sang EU là làm gia công cho nước ngoài nên hiệu quả kinh tế rất thấp. Thị trường EU hiện được coi là tiềm năng nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất và gia công giầy dép có tính đến giá trị tăng thêm hàng năm và mở rộng thị phần của mặt hàng này trên thị trường EU. Để các doanh nghiệpViệt Nam xuất khẩu các sản phẩm da giầy sang thị trường EU đạt hiệu quả thì cần phải thực hiện một số giải pháp sau đây: (1) Từng bước chuyển dần sang phương thức bán trực tiếp để thu được hiệu quả cao hơn và ổn định hơn; (2) Chú trọng đầu tư phát triển sản xuất các loại nguyên phụ liệu cho ngành da giày để vừa nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang EU, vừa đảm bảo chủ động trong sản xuất chào hàng và thiết kế mẫu mã; (3) Cần có ưu đãi cho đầu tư mở rộng và tạo cơ chế thông thoáng trong việc cho vay đầu tư, nhất là để đầu tư chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong ngành giày da. Để khuyến khích phát triển sản xuất nguyên phụ liệu, Nhà nước cần phải có cơ chế quản lý phù hợp đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu, có sự điều chỉnh về chính sách thuế nhập khẩu và chính sách quản lý khác để tăng dần khuyến khích đối với nguyên phụ liệu nội và giảm dần khuyến khích với nguyên phụ liệu ngoại. Bên cạnh tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá, tiến dần tới xuất khẩu sản phẩm 100% nguyên liệu sản xuất trong nước, chúng ta cần phải thay đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng đẩy mạnh xuất những mặt hàng mà tỷ trọng của ta trên thị trường EU còn thấp và phối hợp chặt chẽ với EU. Muốn tăng nhanh kim ngạch và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sản phẩm da giầy sang thị trường EU, sản phẩm của Việt Nam phải có chất lượng tốt, giá cạnh tranh, kiểu dáng phong phú và phù hợp với sở thích luôn thay đổi của thị trường này. Hiện nước ta có khoảng 300 công ty xuất khẩu giầy dép, trong đó có 111 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và 15 doanh nghiệp liên doanh. Nhiều liên doanh trong lĩnh vực này ở Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương,.. đã bắt đầu thể hiện tên tuổi của mình vượt lên sự cạnh tranh gay gắt về giá trước sản phẩm cùng loại do Trung Quốc, Thái Lan sản xuất. Thực tế cho thấy, nếu các doanh nghiệp sản xuất và gia công giầy dép của Việt Nam biết mở rộng đầu tư và đầu tư tập trung vào mặt hàng có chất lượng cao sẽ giành được những hợp đồng có giá trị. Còn với những mặt hàng giầy dép có chất lượng kiểu “hàng chợ” rất khó cạnh tranh được với các sản phẩm của Trung Quốc và Thái Lan. 3.1.2. Phương hướng hoạt động của Công ty Da giầy Hà Nội trong thời gian tới 3.1.2.1. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh chung của toàn Công ty Trong thời gian tới, Công ty Da giầy Hà Nội sẽ phấn đấu và làm hết sức mình để mở rộng vốn kinh doanh, phấn đấu đạt khoảng 90 tỷ đồng bằng các khoản vay thương mại để mở rộng quy mô sản xuất của Công ty. Công ty đang phấn đấu đến năm 2006 – 2007 có khoảng 5 dây chuyền sản xuất, đạt mức sản xuất khoảng 3,5 triệu đôi giầy các loại/năm. Và Công ty có ý định phát triển thêm nhà máy sản xuất giầy ở Hưng Yên. Công ty cũng đưa ra kế hoạch năm 2005 doanh thu đạt khoảng 90 tỷ đồng và đến năm 2010 doanh thu đạt khoảng 180 tỷ đồng. 3.1.2.2. Phương hướng xuất khẩu chung của toàn Công ty Theo định hướng của Công ty Da giầy trong thời gian tới, Công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Sản phẩm sản xuất ra hơn 90% sẽ xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Công ty tiến hành đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu và tìm mọi biện pháp giảm các chi phí trong sản xuất kinh doanh, để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Định hướng năm 2005 giá trị xuất khẩu của Công ty đạt khoảng 72 tỷ đồng trong đó doanh thu xuất khẩu đạt khoảng trên 30 tỷ đồng. Ước tính đến năm 2010 giá trị xuất khẩu của Công ty sẽ đạt khoảng 170 tỷ đồng. 3.1.2.3. Phương hướng xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty Hiện nay và trong những năm tiếp theo, thị trường EU vẫn là một trong những thị trường chính của Công ty. Sản phẩm của Công ty xuất khẩu ra thị trường nước ngoài chủ yếu là xuất khẩu vào thị trường EU, chiếm khoảng trên 90%. Công ty xuất khẩu sang EU chủ yếu là theo phương thức đơn đặt hàng của khách hàng. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tăng số lượng và giá trị xuất khẩu giầy da và giầy thể thao vào thị trường truyền thống này.Giá tri giầy da và giầy thể thao ước tính sẽ đạt khoảng từ 70-80% tổng giá trị xuất khẩu Của Công ty vào EU. 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giầy sang thị trường EU của Công ty Da giầy Hà Nội 3.2.1. Một số giải pháp chủ yếu 3.2.1.1 Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường Trong nền kinh tế thị trường, thị trường chính là nơi đánh giá cuối cùng về chất lượng sản phẩm của các nhà sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của họ. Do đó, công tác nghiên cứu thị trường chính là tiền đề cần có của các doanh nghiệp để có thể đáp ứng tốt nhất, nhanh nhất những gì mà thị trường yêu cầu, đặc biệt là đối với thị trường xuất khẩu là EU – một thị trường được đánh giá là khá khó tính. Việc tổ chức một đội ngũ nghiên cứu, thăm dò thị trường cả trong nước và quốc tế là vấn đề đầu tiên mà Công ty cần phải thực hiện. Hình thức nghiên cứu, thăm dò thị trường có thể khác nhau nhưng mục đích là phải tìm hiểu được dung lượng thị trường, tìm ra đâu là thị trường chủ yếu để Công ty xâm nhập vào; từ đó Công ty đưa ra các chiến lược marketing hợp lý, khắc phục được “lỗ hổng” thị trường, đồng thời đáp ứng một cách đầy đủ và tốt nhất nhu cầu của thị trường. Việc nghiên cứu đầy đủ và kỹ càng về thị trường sẽ giúp cho Công ty Da giầy Hà Nội có thể chủ động hơn trong kinh doanh xuất khẩu, giảm được tình trạng xuất khẩu qua trung gian. Để thực hiện việc nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị trường EU đạt hiệu quả cao thì Công ty Da giầy Hà Nội cần phải thực hiện một số biện pháp sau: - Thứ nhất, xác định nguồn thông tin và xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ về thị trường EU: Thông tin có một vai trò hết sức quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt là trước sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, các công nghệ truyền thông rất đa dạng và phong phú. Để có thể có những chỉ dẫn và những thông tin đáng tin cậy và cần thiết cho hoạt động xuất khẩu của Công ty thì Công ty có thể lấy thông tin từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Thương mại và các cơ quan tham tán của Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài ra, Công ty có thể lấy thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng hoặc có thể thu thập trực tiếp từ các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng nước ngoài, thông qua mạng internet, truy cập vào các website của khách hàng. Khi đã thu thập được thông tin, bước tiếp theo mà Công ty cần phải tiến hành, đó là xử lý thông tin, phân tích, đánh giá thông tin, để từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp đảm bảo các yêu cầu sau: + Phát hiện thông tin nhanh + Tư duy nhanh nhạy + Phản ứng nhanh nhạy - Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nghiên cứu thị trường: Công ty cần phải tăng thêm nhân sự cho công tác nghiên cứu thị trường của Công ty. Những người hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường phải là những người có khả năng, có trình độ và đặc biệt quan trọng là phải biết ngoại ngữ trong số các nước EU và am hiểu về thị trường EU. Công ty cũng cần phải tăng cường đầu tư các trang thiết bị, thông tin liên lạc cũng như trang bị cho cán bộ nghiên cứu thị trường cách sử dụng và vận hành các thiết bị đó. Ngoài ra, một việc rất quan trọng không thể thiếu được, đó là: Công ty cần phải lập ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường, vì hoạt động này cần chi phí rất lớn. Riêng đối với thị trường quốc tế và đặc biệt là thị trường EU, Công ty nên trích doanh thu hàng năm mở văn phòng đại diện hay đại lý ở một số thị trường lớn để giới thiệu sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, Công ty cần tổ chức hội nghị khách hàng, triển lãm hàng trong nước, cũng như ở nước ngoài, phát tờ rơi, câu hỏi để thu thập ý kiến của khách hàng về sản phẩm của mình để cải tiến chất lượng, mẫu mã, mầu sắc, giá cả cho phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, đặc biệt là người dân EU trên từng vùng, từng lãnh thổ. Để các biện pháp đẩy mạnh nghiên cứu thị trường xuất khẩu trên thực sự có hiệu quả thì Công ty cần phải chú trọng vào việc nghiên cứu một số vấn dề cụ thể sau: - Thứ nhất, cần phải nghiên cứu một cách đầy đủ và chính xác nhu cầu nhập khẩu của thị trường EU trong từng thời kỳ, từng giai đoạn; để từ đó Công ty có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh xuất khẩu đạt hiệu quả cao nhất. - Thứ hai, nghiên cứu marketing sản phẩm: nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng sản phẩm giầy dép của người dân EU, về các đặc tính của sản phẩm mà người dân EU ưa chuộng; để từ đó Công ty có thể thiết kế, cải tiến, sản xuất và cung ứng sản phẩm cho thị trường này một cách tốt nhất. - Thứ ba, Nghiên cứu marketing phân phối: Công ty cần xác định các cách thức marketing để tạo lập các kênh phân phối cho tiêu thụ sản phẩm giầy dép tại thị trường EU. - Cuối cùng, trong quá trình nghiên cứu Công ty cần sử dụng phương pháp phân tích tính cạnh tranh (SWOT) 3.2.1.2. Lựa chọn phương thức thâm nhập và chủ động thâm nhập vào thị trường EU Kênh phân phối có một vai trò hết sức quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hoá. Hệ thống phân phối của EU về cơ bản cũng giống như hệ thống phân phối của một quốc gia, gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ. Tham gia vào hệ thống kênh phân phối này là các Công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập… Song hình thức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EU là theo tập đoàn và không theo tập đoàn. Kênh phân phối theo tập đoàn, có nghĩa là các nhà sản xuất và nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống các cửa hàng và siêu thị của tập đoàn này mà không cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác. Còn kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, các nhà sản xuất và nhập khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập. Các siêu thị lớn hoặc các công ty bán lẻ trên thị trường EU không phải là ngẫu nhiên mà phần lớn là do có quan hệ tín dụng và mua cổ phần của nhau. Các nhà bán buôn và bán lẻ trong hệ thống phân phói của EU thường có quan hệ làm ăn lâu đời và rất hiếm khi mua hàng của các nhà cung cấp không quen biết cho dú giá có rẻ hơn, vì uy tín trong kinh doanh được họ đặt lên hàng đầu. Họ liên kết chặt chẽ với nhau thành chuỗi mắt xích, thông qua các hợp đồng kinh tế. Khi một hợp đồng nhập khẩu bị đổ bể thì sẽ khéo theo sự đổ bể của hợp đồng cung ứng nội địa. Do vậy, các nhà nhập khẩu của EU yêu cầu rất cao về việc tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của hợp đồng đặc biệt là chất lượng và thời gian giao hàng. Như vậy, từ đặc điểm kênh phân phối, đặc điểm tiêu dùng của thị trường EU và từ thực trạng của Công ty Da giầy Hà Nội; để có thể thâm nhập vào kênh phân phối của thọi trường này thì Công ty cần có một số biện phấp sau đây: - Công ty có thể liên kết với cộng đồng người Việt ở EU để đầu tư sản xuất và xuất khẩu sản phẩm giầy vào thị trường này, bởi đây là mặt hàng EU có nhu cầu nhập khẩu rất lớn. Hai bên có thể hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh; hai bên cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp liên doanh. Có thể sử dụng và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, nhà xưởng, lao động của phía Công ty; đồng thời sử dụng pháp nhân, sự hiểu biết về thị trường, pháp luật, kênh phân phối và sự nhạy bén trong kinh doanh của bên nước ngoài. Phía Công ty sẽ chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm giầy theo đúng thiết kế, còn phía đối tác liên doanh sẽ chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm. Làm như vậy, sản phẩm giầy sản xuất ra sẽ đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu luôn thay đổi của người dân EU và thâm nhập dễ dàng hơn vào kênh phân khối của thị trường này. - Công ty cũng có thể liên doanh, liên kết để trở thành thành viên của các Công ty xuyên quốc gia EU. Bằng cách này, Công ty có thể thâm nhập trược tiếp vào các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường EU, vì các công ty xuyên quốc gia của EU đóng vai trò chủ chốt trong các kênh phân phối của thị trường này. Do các nhà nhập khẩu thuộc các công ty xuyên quốc gia EU thường nhập khẩu hàng hoá từ các công ty, doanh nghiệp thuộc tập đoàn của mình và từ các nhà thầu nước ngoài có quan hệ bạn hàng lâu năm và rất ít khi nhập khẩu từ các nhà xuất khẩu không quen biết; sau đó họ sẽ đưa hàng hoá vào mạng lưới tiêu thụ của mình. Như vậy, nếu Công ty trở thành một trong những thành viên của một trong các tập đoàn phân phối lớn của EU thì sản phẩm giầy của Công ty sản xuất ra đương nhiên sẽ được đưa vào kênh phân phối của tập đoàn. Hình thức liên doanh, liên kết ở đây có thể là dưới hình thức giấy phép hoặc nhãn hiệu giầy. Vì như chúng ta đã biết người tiêu dùng trên thị trường EU có thói quen và thích sử dụng những sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng, coi chất lượng là yếu tố hàng đầu chứ không phải giá cả. Hiện nay, đối với Công ty Da giầy Hà Nội thì sản phẩm giầy của Công ty chưa có danh tiếng và năng lực cạnh tranh chưa mạnh, phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là cạnh tranh với Trung Quốc trong việc xuất khẩu sản phẩm giầy sang thị trường EU. Do vậy, liên doanh dưới hình thức sử dụng giấy phép hoặc nhãn hiệu sẽ là một biện pháp tối ưu để thâm nhập vào thị trường này. 3.2.1.3. Giải pháp nâng cao chất lượng và đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm Chất lượng chính là yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Điều đó càng được khẳng định trong nền kinh tế thị trường khi đời sống con người ngày càng được cải thiện, nâng cao hơn, dẫn đến yêu cầu sử dụng ngày càng khắt khe hơn. Nâng cao chất lượng sản phẩm chính là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây cũng chính là mục tiêu thường xuyên và cấp bách của Công ty Da giầy Hà Nội. Chất lượng sản phẩm được hình thành từ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ chuẩn bị sản xuất đến khi nhập kho, bảo quản. Do đó, công tác quản lý chất lượng bao gồm nhiều khâu, nhiều cấp tham gia với tính nghiêm túc và đồng bộ cao. Ngoài ra, chất lượng của sản phẩm còn phụ thuộc vào dây chuyền công nghệ sản xuất, cho nên Công ty Da giầy Hà Nội cũng cần phải đầu tư những công nghệ sản xuất mới, hiện đại thay thế cho những máy móc, công nghệ đã cũ kỹ, lạc hậu. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, trước hết phải nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty về quan niệm chất lượng, coi chất lượng là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá sản phẩm, đặc biệt khi kinh doanh xuất khẩu trên thị trường EU chất lượng của sản phẩm được khách hàng cho là tiêu chuẩn quan trọng nhất để lựa chọn sản phẩm. Từ đó, Công ty cần thực hiện các chính sách khuyến khích mọi người tham gia tự nguyện, đảm bảo thông suốt trong quá trình sản xuất sản phẩm. Làm được như vậy thì chất lượng sản phẩm của Công ty mới thực sự là công cụ hữu hiệu trong cạnh tranh. Công ty cần đảm bảo việc cung cấp nguyên vật liệu ổn định, lâu dài, tăng cường kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào bởi vì chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chất lượng nguyên liệu. Công ty nên chọn các hãng sản xuất nguyên liệu có quy mô lớn, có uy tín trên thị trường nhưng cũng nên tránh quá tập trung, quá phụ thuộc để đảm tính bảo độc lập, cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh. Công ty cũng cần phải thành lập một nhóm các chuyên gia thiết kế mẫu chuyên nghiệp, tuyển chọn từ Công ty hoặc từ các trường mỹ thuật chuyên nghiệp để tư vấn thiết kế kiểu dáng, mẫu mã, mầu sắc đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Ngoài ra, Công ty Da giầy Hà Nội cũng cần phải tiếp tục áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ của ISO mà Công ty đang tiến hành triển khai. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần phải phát triển và đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm theo các kết quả nghiên cứu thị trường để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Để làm điều này có hiệu quả thì Công ty phải tiếp tục đầu tư và phát triển Trung tâm kỹ thuật mẫu, tuyển và đào tạo các nhân viên thiết kế mẫu chuyên nghiệp và có trình độ. 3.2.1.4. Giải pháp hạ giá thành sản phẩm Ngày nay, xu hướng chung của thị trường thế giới là cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm. Nhưng với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam thì giá chính là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định việc lựa chọn sản phẩm của khách hàng; tuy nhiên khi kinh doanh xuất khẩu trên thị trường EU- một thị trường với các quốc gia phát triển, đời sống của người dân tương đối cao giá cả không phải là yếu tố hàng đầu quyết định đến hành vi mua hàng của khách hàng mà chính sách giá cả phải tương xứng và hợp lý với chất lượng của sản phẩm. Giá cả sản phẩm giầy dép của Việt Nam ở thị trường trong nước và thế giới tương đối thấp. Song Công ty cần định giá sao cho hợp lý để sản phẩm giầy xuất khẩu có thể cạnh tranh với các đối thủ đặc biệt là Trung Quốc. Ngoài ra, việc định giá còn phải vừa đảm bảo được chất lượng vừa đảm bảo được lợi nhuận, đảm bảo tính cạnh tranh cho mỗi sản phẩm khi tung ra thị trường. Căn cứ vào tình hình thực tế, Công ty Da giầy Hà Nội nên áp dụng những biện pháp sau: - Giảm chi phí tiền lương, tiền công trong giá thành bằng cách tận dụng hết công suất máy móc, thiết bị, thời gian lao động, cải tiến công tác tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó, thường xuyên áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khuyến khích công nhân phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm hạ giá thành sản phẩm. - Tiết kiệm, tránh lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, giảm chi phí bảo quản dự trữ, chi phí thu mua. Thực hiện chống lãng phí điện, nước, điện thoại, fax… - Bố trí kho cung cấp nguyên vật liệu và xưởng sản xuất hợp lý để giảm chi phí vận chuyển. 3.2.1.5. Giải pháp về marketing và tiếp thị thương mại Để khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường, các công ty kinh doanh phải luôn chú ý đến hoạt động phát triển và khuếch trương sản phẩm của mình thông qua công tác marketing. Trong thời gian qua, mặc dù công ty Da giầy Hà Nội đã thực hiện việc mở rộng thị trường thông qua công tác marketing nhưng chưa có sự đầu tư tương ứng nên sản phẩm của Công ty vẫn chưa được phổ biến, rộng rãi trên thị trường. Trong thời gian tới Công ty Da giầy Hà Nội cần phải thực hiện một số biện pháp sau để đẩy mạnh công tác marketing, tiếp thị thương mại nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu của Công ty: - Công việc đầu tiên rất quan trọng mà Công ty cần phải làm, đó là: Công ty cần lập ra một ngân sách riêng cho hoạt động marketing và xúc tiến bán hàng. - Công ty phải thường xuyên tham gia các hội trợ, triểm lãm trong nước và đặc biệt là quốc tế để quảng cáo và giới thiệu về sản phẩm của Công ty đến với khách hàng và người tiêu dùng. Ngoài ra, Công ty cũng cần phải trưng bày, giới thiệu, quảng cáo hàng hoá trên các ấn phẩm, tạp chí. - Công ty phải thường xuyên thực hiện các đợt khuyến mại, khuyến mãi, tặng quà cho khách hàng khi khách hàng mua sản phẩm của Công, nhằm mục đích khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm của Công ty. - Tiếp theo, Công ty cũng cần phải quảng bá tên tuổi của Công ty mình bằng cách tham gia tài trợ các chương trình trên đài truyền hình, các chương trình thể thao, văn hoá… - Cuối cùng, Công ty cũng cần phải duy trì và cải tiến trang web của mình sao cho thật sinh động và thu hút được khách hàng đặc biệt là khách hàng nước ngoài. Trang web là một trong những công cụ hữu hiệu để giới thiệu tên tuổi cũng như các sản phẩm của Công ty với bạn bè trong nước cũng như quốc tế. 3.2.1.6. Xây dựng thương hiệu hàng hoá Xây dựng thương hiệu hàng hoá là một việc làm cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp khi tham kinh doanh trên thị trường quốc tế. Công ty Da giầy Hà Nội cần phải đăng ký và bảo vệ thương hiệu sản phẩm ở thị trường trong nước cũng như ở thị trường nước ngoài. Thương hiệu sản phẩm mặc dù không còn là một khái niệm mới mẻ nhưng trước đây các doanh nghiệp thường ít quan tâm đến việc đăng ký thương hiệu, bản quyền cho sản phẩm của mình. Thương hiệu sản phẩm không chỉ là tên của sản phẩm mà nó còn thể hiện uy tín của sản phẩm cũng như của doanh nghiệp trên thương trường. Ngoài ra, việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nhằm tránh việc làm giả, làm nhái sản phẩm của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp hoặc nghiêm trọng hơn là doanh nghiệp mất đi thương hiệu của mình trên thương trường. Hiện nay, Công ty Da giầy Hà Nội đã tiến hành việc đăng ký thương hiệu hàng hoá của mình. Song Công ty cũng phải có nhiều biện pháp để bảo vệ thương hiệu đó trên thị trường, làm sao để thương hiệu đó có thể tạo được chỗ đứng và uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. 3.2.2. Điều kiện thực hiện giải pháp 3.2.2.1. Nhà nước hỗ trợ việc sản xuất nguyên phụ liệu trong nước Trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp sản xuất da giầy mới chỉ tập trung ở công đoạn chế biến và lắp giáp giầy hoàn chỉnh, chưa phát triển sản xuất nguyên phụ liệu cho giầy dép. Do đó, hầu hết nguyên phụ liệu cho sản xuất giầy vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài vào trong nước để sản xuất đặc biệt là ngyuên phụ liệu của giầy thể thao, giầy da nhập khẩu khoảng từ 60-70% nguyên phụ liệu, và Công ty Da giầy Hà Nội cũng không nằm ngoài điều này, hàng năm Công ty cũng phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài để tiến hành sản xuất, chiếm khoảng 70% nguyên phụ liệu sản xuất của Công ty. Hơn nữa do không chủ động được nguyên phụ liệu cho nên việc triển khai thiết kế, đa dạng hoá mẫu mốt của sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, mà các doanh nghiệp sản xuất giầy xuất khẩu nói chung và Công ty da giầy Hà Nội nói riêng muốn nâng cao được hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cần được Nhà nước hỗ trợ trong việc sản xuất nguyên phụ liệu sản xuất trong nước. Nhà nước cần tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp có thể chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước, tìm kiếm và tạo ra các nguồn nguyên phụ liệu sản xuất trong nước với giá rẻ song lại bảo đảm chất lượng và kỹ thuật cho thành phẩm sản xuất ra. 3.2.2.2. Nhà nước hỗ trợ về vốn và tín dụng Nhà nước cần có sự ưu đãi về vốn và cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất ổn định và làm ăn có lãi, đạt hiệu quả. Công ty Da giầy Hà Nội cũng cần Nhà nước cho Công ty được hưởng những ưu đãi về vốn vay, đo là: ưu đãi về thời hạn thanh toán vốn vay, cho hưởng lãi xuất ưu đãi và cung cấp tín dụng cho Công ty để Công ty xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài đạt hiệu quả cao hơn, tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra và có thể tận dụng một cách tối đa các cơ hội kinh doanh xuất khẩu. Đồng thời Nhà nước có thể đứng ra bảo đảm, hỗ trợ cho Công ty khi nhập khẩu nguyên liệu cho quá trình sản xuất để có thời hạn thanh toán được kéo dài hơn. Do trong thời gian vừa qua, nguồn vốn kinh doanh của Công ty Da giầy Hà Nội phần lớn là đi vay từ các quỹ tín dụng nên phải chịu lãi suất rất cao, làm tăng giá thành sản phẩm bán ra, dẫn đến làm giảm sức cạnh tranh của Công ty. Do vậy, trong thời gian tới Công ty Da giầy Hà Nội rất cần Nhà nước hỗ trợ về vốn và tín dụng. 3.2.2.3. Nhà nước hỗ trợ về thủ tục pháp lý và thuế Hiện nay, Nhà nước đã có chủ trương đơn giản, gọn nhẹ thủ tục pháp lý cho hoạt động đăng ký kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn sự chồng chéo, bất cập do có sự khác nhau về chính sách quản lý giữa các ngành. Chính điều này đã gây ra nhiều sự phiền hà cho các doanh nghiệp, nhiều khi làm mất đi những cơ hội làm ăn của doanh nghiệp. Ngoài ra, theo nhận xét của một số chuyên gia thì biểu thuế của Việt Nam còn quá phức tạp, thuế suất đối với các mặt hàng tiêu dùng còn tương đối cao,đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng buôn lậu, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất da giầy trong nước. Ví dụ như: Hàng hoá Trung quốc nhập lậu vào Việt Nam với giá rẻ, cạch tranh gay gắt với hàng sản xuất trong nước gây cản trở cho việc tiêu thụ hàng hoá. Việc xuất khẩu da lậu qua biên giới cũng là nguyên nhân gây thiếu nguyên liệu sản xuất trong nước. Do vậy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu da giầy trong đó có Công ty Da giầy Hà Nội có kiến nghị với các cơ quan chức năng phải kiểm soát chặt chẽ tình trạng này trong thời gian tới. Trong những năm tiếp theo, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được thuận lợi hơn thì Nhà nước cần sớm đưa ra những văn bản pháp lý đồng nhất, tránh các thủ tục rườm rà và không cần thiết, đồng thời áp dụng các biện pháp miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Các doanh nghiệp này cần Nhà nước hỗ trợ cả về thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu và thuế xuất khẩu hàng hoá. Ngoài ra, Nhà nước cần triệt để phòng chống nhập lậu hàng hoá qua biên giới để bảo vệ hàng hoá sản xuất trong nước, có làm như vậy thì các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy nói riêng mới nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế. 3.2.2.4. Xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật Để cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động có hiệu quả Nhà nước cũng cần đầu tư xây dựng và hoàn thiện hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật như: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, bảo hiểm, ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá. Việc tạo ra được một hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả, có uy tín, dịch vụ tốt sẽ tạo cho các doanh nghiệp vay vốn và thanh toán một cách thuận lợi và nhanh chóng, tránh mất thời gian và chi phí của các doanh nghiệp. Riêng đối với Công ty Da giầy Hà Nội, là một doanh nghiệp Nhà nước thì vấn đề vốn được Nhà nước tạo điều kiện cho vay để mở rộng sản xuất kinh doanh và xuất khẩu là hết sức cần thiết đối với sự phát triển của Công ty trong hiện tại và tương lai. Phát triển hệ thống giao thông vận tải để đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, thông tin liên lạc được thông suốt tạo điều kiện cho việc liên lạc một cách dễ dàng, nhanh chóng, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Bên cạnh đó, dịch vụ bảo hiểm cũng không kém phần quan trọng nó giúp giảm rủi ro và doanh nghiệp yên tâm hơn khi kinh doanh xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài, nhất là đối với những thị trường mới, bạn hàng mới mà doanh nghiệp lần đầu tiên làm ăn cùng. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần hỗ trợ các tài liệu, số liệu, thông tin và các chính sách kinh tế, chính trị mới về các thị trường trên thế giới cho các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các đại sứ quán ở nước ngoài và các tham tán thương mại ở các nước. Kết luận Trong những năm qua ngành Da giầy Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể, đóng góp vào công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hoà chung với không khí đó, Công ty Da giầy Hà Nội đã góp một phần không nhỏ, là một trong những Công ty chiếm tỷ trọng xuất khẩu giầy sang thị trường EU chủ lực của ngành Da giầy Việt Nam, chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu da giầy sang thị trường này của Việt Nam. Song EU là một thị trường khá khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng và kỹ thuật. Do vậy, để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy trên thị trường này Công ty cần phải có nhiều biện pháp hữu hiệu để thâm nhập và vượt qua rào cản kỹ thuật của EU để tiến hành xuất khẩu sản phẩm giầy đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. mục tài liệu tham khảo 1. Bùi Duy Khoát (Chủ biên ) Thúc đẩy quan hệ thương mại đầu tư liên hiệp Châu Âu và Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 – Nhà xuất bản Giáo dục – 1998 2. PGS.TS. Đinh Xuân Trình – Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thương – Nhà xuất bản Giáo dục – 2002 3. GS.TS. Trần Chí Thành – Giáo trình Quản trị thương mại quốc tế – Nhà xuất bản Giáo dục – 1996 4. GS.TS. Trần Chí Thành – Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội – 2002 5. GS. TS. Nguyễn Duy Bột – Chủ biên – Giáo trình Thương mại quốc tế – Nhà xuất bản Giáo dục – 1997 6. GS. TS. Nguyễn Duy Bột (Chủ biên), TS. Trần Hoè, ThS. Nguyễn Quỳnh Chi – Giáo trình Marketing Thương mại quốc tế – Nhà xuất bản Giáo dục – 1997 7. Báo cáo tài chính các năm 2001, 2002, 2003, 2004 của Phòng tài chính – kế toán Công ty Da giầy Hà Nội 8. Báo cáo xuất nhập khẩu các năm 2001, 2002, 2003, 2004 của Phòng xuất nhập khẩu Công ty Da giầy Hà Nội 9. Các trang website: - www.hanshoes.com.vn - www.mot.gov.vn.vnn - www.lefaso.org.vn Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Lời cam kết Sinh viên: Lê Thị Kim Tú Lớp : Thơng mại quốc tế 43 Khoa : Thơng mại Khoá : 2001 – 2005 CQ Sinh viên Lê Thị Kim Tú xin cam kết rằng luận văn này đợc hoàn thành sau thời gian thực tập của em tại Công ty Da giầy Hà Nội và dới sự hớng dẫn của thầy giáo PGS .TS Nguyễn Xuân Quang, không có bất cứ sự sao chép nào từ các luận văn khác. Mọi thông tin, số liệu trong luận văn mà em sử dụng đều chung thực và đợc lấy từ các báo cáo, tài liệu của Công ty Da giầy Hà Nội. Nếu có bất cứ sự sao chép nào hay các thông tin, số liệu không chung thực em xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm trước Khoa và Nhà trường. Sinh viên Lê Thị Kim Tú ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36238.doc