Một số phương pháp & biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty cơ khí Hà Nội

Lời mở đầu Thế giới đang trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển. Vì vậy chúng ta không thể không đi theo xu hướng chung đó. Trước mắt có rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Một trong những thách thức đó là sự thua kém các nước về chất lượng sản phẩm. Đặc biệt khi hiệp ước AFTA có hiệu lực đối với Việt Nam vào năm 2005 thì hàng rào thuế quan sẽ không còn nữa, chúng ta sẽ phải xây dựng hàng rào phi thuế quan. Trước hết, phải tăng

doc46 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số phương pháp & biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước vũng như trên thế giới. Đối với ngành cơ khí nền tảng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thì vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm lại cực kỳ quan trọng. Để thực hiện được mục tiêu của Đảng đề ra: “ Đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” thì ngành cơ khí trong nước phải đủ năng lực sản xuất được phần lớn thiết bị, máy móc cung cấp cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên hiện nay tình trạng thiết bị của ngành cơ khí nước ta đã quá cũ kĩ, công nghiệp lạc hậu với thế giới hàng chục năm, do đó chất lượng sản phẩm của ngành cơ khí khó có thể đáp ứng một cách đầy đủ cho ngành kinh tế trong nước cũng như thị trường quốc tế. Thực tế trên cho thấy đây chính là thách thức lớn nhất đối với ngành cơ khí Việt Nam nói chung và Công ty cơ khí Hà Nội nói riêng. Để thích ứng hợp thời với tình hình đó, Công ty cơ khí Hà Nội đã và đang từng bước đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất, trở thành một trung tâm cơ khí đầu ngành của Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XXI. Xuất phát từ thực tế trên, em đã chọn đề tài này: “Một số phương pháp và biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty cơ khí Hà Nội”. Trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Từ Quang Phương cũng như sự giúp đỡ của các cô chú tại Công ty cơ khí Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn ! chương I Thực trạng chất lượng sản phẩm tại công ty cơ khí hà nội I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cơ khí Hà Nội. Tên thường gọi của Công ty là: Công ty TNHH NN1 TV Cơ khí Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế là: Hanoi Mechenical Company. Tên viết tắt: Hameco. Địa chỉ giao dịch: 24 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 04.8584416 - 04.8584475 Công ty Cơ khí Hà Nội được thành lập theo quyết số 270 - QĐ/TCNDF (22/5/1993) và quyết định số 1152/QĐ/TCNCSĐT (30/10/1995) của Bộ công nghiệp nặng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất các sản phẩm cơ khí. * Giai đoạn 1958 -> 1965 Kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Công ty đã có sự tiến bộ vượt bậc, so với năm 1958 giá trị tổng sản lượng tăng gấp 8 lần, riêng máy công cụ tăng 22% so với thiết kế ban đầu, đã nghiên cứu thử nghiệm và đưa vào sản xuất nhiều loại máy mới như: 5630, K525… * Giai đoạn 1965 - 1975 Do chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ nên nhiệm vụ chính của nhà máy lúc đó là "vừa sản xuất vừa chiến đấu" . Các sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ quốc phòng như: thước ngắm 510, nòng súng cối 71… * Giai đoạn 1975 -> 1985 Đây là thời kỳ ổn định sản xuất, cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Công ty được giao nhiệm vụ phục vụ những công trình có tầm cỡ lớn của cả nước như: Tham gia xây dựng lăng Bác, xây dựng Thủy điện Hoà Bình. * Giai đoạn 1986 -> 1995 Cùng với những biến đổi lớn và những khó khăn chung của cả nước thời kỳ này Công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và kinh doanh. Trong tình trạng trì trệ trong sản xuất và thua lỗ trong kinh doanh kéo dài. Cán bộ công nhân Công ty đã phải cố gắng rất nhiều nhằm khắc phục khó khăn. * Giai đoạn 1996 cho đến nay. Bên cạnh việc sản xuất những mặt hàng truyền thống là máy công cụ, Công ty đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kỹ thuật số hoá các sản phẩm máy công cụ, đó là máy tiền T18A - CNC được điều khiển bằng kỹ thuật số. 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty đang áp dụng là cơ cấu trực tuyến chức năng, được tổ chức như sau: Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: Giám đốc Công ty: là người có quyền quyết định về các hoạt động của Công ty. Phó giám đốc kỹ thuật: được giám đốc uỷ quyền tổ chức điều hành về mặt kỹ thuật sản xuất, xem xét và lập ra quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Phòng giám đốc đại diện lãnh đạo chất lượng: có chức năng tổ chức điều hành chất lượng sản phẩm, kiểm tra thực hiện hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm. * Các phòng chức năng được đặt dưới sự chỉ đạo giám sát trực tiếp của Giám đốc và phó giám đốc bao gồm: Phòng kế toán thống kê tài chính: theo dõi tình hình hoạt động hàng ngày của Công ty, quản lý vốn bằng tiền, theo dõi tình hình trích nộp, trích khấu hao tài sản cố định, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, tính toán kết quả hoạt động và sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng vật tư: cung cấp đầy đủ chủng loại lượng vật tư phục vụ cho sản xuất, khai thác nguồn vật tư rẻ hơn nhằm hạ giá thành sản phẩm đảm bảo an toàn vật tư từ nơi giao. 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (trong 3 năm gần đây) STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tốc độ phát triển % 1 1 2 3 4 5=3/2 6=4/3 2 Giá trị TSL (theo giá hiện hành) Triệu đồng 88.399 99.648 107.506 112 108 3 Doanh thu bán hàng Triệu đồng 105.927 150.659 168.046 142 112 4 Tổng vốn Triệu đồng 130.000 142.000 160.000 109 113 a. Vốn CĐ 52.000 53.000 56.000 102 106 b. Vốn LĐ 78.000 89.000 104.000 114 117 5 Tổng số lao động (người) Người 1060 1045 1010 98,6 96,7 6 Thu nhập bình quân (tr/đồng/người/tháng) Triệu đồng 1,171 1,264 1,390 107 110 7 Tổng quỹ lương Triệu đồng 1.117 1.189 1.264 106 106 8 Các khoản trích nộp ngân sách Triệu đồng 1.400 2.000 2.200 143 111 9 Lợi nhuận Triệu đồng 300 450 500 150 111 Nguồn: Phòng kế toán Sở dĩ có được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như trên là do Công ty đã phát triển không ngừng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Công tác quản lý sản xuất đã có nhiều tiến bộ, việc ứng dụng khoa học công nghệ mới và hiện đại hoá máy móc đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tất cả những điều kiện trên đã tạo đà cho quá trình nâng cấp chất lượng sản phẩm của Công ty. Bảng tổng hợp trên cho thấy, giá trị tổng sản lượng năm 2004 đạt 107.056 tr.đ, tăng 7.858 tr.đ so với năm 2003, doanh thu bán hàng đạt 168.046 tr.đ, tăng 17.387 tr.đ so với năm 2003. Tổng vốn năm 2004 đạt 160.000 tr.đ, tăng 18.000 tr.đ so với năm 2003. Để đạt được mức tăng trưởng này, trong năm 2004 Công ty đã tích cực tham gia vào thị trường thiết bị đồng bộ như: thiết bị thuỷ điện, thiết bị xi măng, thiết bị cán thép và máy công cụ công nghệ cao. II. Một số đặc đIểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tại Công ty cơ khí Hà Nội. 1. Đặc điểm về lao động của Công ty. Lao động là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bất kỳ máy móc thiết bị nào, công nghệ kỹ thuật cao đến đâu thì cũng không thể thay thế con người. Con người là nguồn lực khởi đầu của mọi nguồn lực. Đảm bảo số lượng và chất lượng lao động là một yếu tố quyết định sự thành công của Công ty. Con người có chất lượng sẽ làm ra được những sản phẩm có chất lượng. Đối với một doanh nghiệp sản xuất như Công ty cơ khí Hà Nội, thì việc đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng và chất lượng là một yêu cầu cần thiết quan trọng. * Số lượng lao động: Hiện nay số lượng cán bộ công nhân viên trong toàn bộ Công ty là 1010 người và được phân theo nhóm ngành như sau: * Chất lượng lao động: Do đặc thù lao động sản xuất các mặt hàng cơ khí nên ngoài năng lực, trình độ lao động còn cần đến sức khoẻ con người. Cơ cấu nhân lực của Công ty cũng mang nét riêng của ngành. Hầu hết người lao động là nam giới, với 772 nam chiếm 76,44% trong tổng số lao động. Lao động nữ chỉ có 238 người. Bảng 3: Bảng thống kê lao động theo trình độ đào tạo và cấp bậc kỹ thuật Trình độ đào tạo và cấp bậc kỹ thuật Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tiến sĩ phó tiến sĩ 1 0,1 Thạc sĩ 1 0,1 Đại học 160 15,84 Cao đẳng 10 0,99 Trung học chuyên nghiệp 76 7,52 Công nhân kỹ thuật bậc 5 trở lên 374 27,03 Công nhân kỹ thuật bậc 4 trở xuống 219 21,68 Lao động phổ thông 134 13,27 Chờ giải quyết chế độ 35 3,47 Tổng 1010 100 Nguồn: Phòng tổ chức Qua 2 bảng thống kê cho thấy trình độ tay nghề của công nhân trong Công ty khá cao: Công nhân kỹ thuật bậc 5 trở lên chiếm 37,03% trong tổng số lao động. Số lượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học của Công ty là 162 người, chiếm 16,04% trong tổng số cán bộ công nhân viên. Đối với một Công ty lớn như Công ty cơ khí Hà Nội thì tỷ lệ này là còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần có chính sách thu hút và tuyển dụng lao động có trình độ cao, trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý để phát huy, khai thác triệt để tiềm năng chất xám của lực lượng lao động hiện có, nâng cao chất lượng lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. 2. Đặc điểm về nhà xưởng, máy móc thiết bị. Nhà xưởng rộng, máy móc đa dạng về quy mô và chủng loại với số lượng máy công cụ lên tới 642 máy. Tuy nhiên, hầu như toàn bộ nhà xưởng đã được xây dựng lâu ngày, máy móc thiết bị nhà xưởng đã xuống cấp, cũ kỹ. Chẳng hạn toàn bộ thiết bị trong phân xưởng rèn đều đã tồn tại từ ngày nhà máy mới thành lập, đến nay sau hơn 45 năm chúng vẫn được bảo dưỡng và sử dụng. Vì vậy, chất lượng sản phẩm sản xuất ra không cao, làm giảm sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường. 3. Đặc điểm về công nghệ Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính (máy công cụ) của Công ty là một quy trình khép kín được thực hiện như sau: Bước 1. Tiếp nhận bản vẽ thiết kế: Tài liệu nội bộ hoặc khách hàng cấp. Bước 2. Lập công nghệ tạo phối: Phương pháp tạo phôi thường được quy định trên bản vẽ chi tiết. - Công nghệ tạo phôi đúc: áp dụng cho các chi tiết có hình dáng phức tạp hoặc kích thước lớn. - Công nghệ tạo phôi rèn: áp dụng cho các chi tiết có hình dáng phức tạp hoặc kích thước lớn. - Công nghệ tạo phôi gò hàn: áp dụng cho các chi tiết cho phép tạo ra bởi vật liệu tấm hoặc hình. - Công nghệ tạo phôi cắt thép: áp dụng chế tạo các trục được cắt từ thép cây. Bước 3. Lập công nghệ gia công cơ khí: Là quy trình dài gồm nhiều bước được thực hiện trên nhiều thiết bị khác nhau, đôi khi đan xen nhiều quy trình khác, do vậy nó được lập theo quy trình hợp lý. Bước 4. Lập công nghệ nhiệt luyện: Được áp dụng cho những chi tiết cần tăng cường bề mặt làm việc. Bước 5. Lập hướng dẫn kỹ thuật lắp ráp sản phẩm cho các sản phẩm có nhiều chi tiết, bộ phận hợp thành. Để hiểu rõ quy trình công nghệ của Công ty, ta xem xét quy trình công nghệ sản xuất máy công cụ sau: (xem sơ đồ 1 ) - Sản phẩm của Công ty phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp khác nhau trong một dây chuyền công nghệ khép kín từ khâu tạo phôi đến khâu lắp ráp thành phẩm cuối cùng. Các khâu trong quá trình công nghệ tuy được tiến hành độc lập nhưng vẫn thống nhất và có quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác động lẫn nhau, ảnh hưởng đến chất lượng của nhau. Nếu có trục trặc ở bất kỳ khâu nào trong quy trình sản xuất thì sản phẩm sẽ không hoàn thành được, làm giảm tiến độ sản xuất, tăng các chi phí ảnh hưởng đến việc hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. 4. Đặc điểm về nguyên vật liệu. Thứ nhất, về chủng loại về vật tư: Đặc điểm của Công ty là sản xuất các mặt hàng cơ khí, do đó các nguyên vật liệu chính là các loại thép phục vụ cho sản xuất, thép cán, các loại quặng, gang, sắt, đồng… Thứ hai, về nguồn cung cấp: - Các loại vật liệu chính cho sản xuất được nhập chủ yếu từ nước ngoài, tổng kim ngạch nhập khẩu hằng năm khoảng 2 triệu USD. Nhập phôi, thép của Singapo, nhập thiết bị của cộng hoà Liên bang Đức, nhập thép chế tạo của Hàn Quốc, Thái Lan, nhập thiết bị của Trung Quốc … - Một số nguồn cung cấp vật tư trong nước gồm có: Công ty Kim khí Hải Phòng cung cấp sắt thép, công ty Đông á, Công ty Sơn Hải Phòng cung cấp kim loại mầu, công ty gang thép Thái Nguyên cung cấp Fero, gang, sắt… Số lượng vật tư, nguyên vật liệu của Công ty sử dụng rất lớn. Có thể thống kê ra đây một số loại vật tư chính mà Công ty sử dụng: Bảng 4: Các loại vật tư chính sử dụng trong năm 2004 STT Các loại vật tư Số lượng (tấn) Đơn giá (đ/kg) 1 Kim loại đen 12000 3600 - 7200 2 Kim loại màu 15 24000 - 39000 3 Gang - Sắt phế 500 400 - 1200 4 Fero 15 6000 - 14000 5 Đất đèn 20 35000 6 Than điện 15 16000 7 Đất 120 300 8 Gạch 50 2000 9 Than đá 800 2000 10 Phôi cán 5000 5000 Nguồn: Phòng vật tư Thứ ba, về tình hình sử dụng: Tuy đã có nhiêu cố gắng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng thực tế nguyên vật liệu vẫn là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm cũng như các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Đây vẫn là bài toán khó của doanh nghiệp, bởi các lý do sau đây: - Số lượng nguyên vât liệu mà công ty sử dụng hàng năm rất lớn, trong khi nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm đều mua từ nước ngoài bằng ngoại tệ. - Thuế GTGT đối với nguyên vật liệu nhập khẩu cao đã làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản xuất, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. - Nguồn nguyên vật liệu trong nước lại không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của công ty. Vì vậy, ngoại trừ một số nhà cung cấp vật tư quen thuộc công ty bắt buộc phải nhập một số loại vật tư trôi nổi trên thị trường lên rất khó xác định được nguồn gốc. Do đó công ty cần chú trọng đến các biện pháp tăng cường công tác quản lý nhằm tiết kiệm vật tư, năng lượng cố gắng tìm kiếm nhà cung cấp vật tư mới. Nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. 5. Đặc điểm về vốn Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tốc độ phát triển % Số lượng (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số lượng (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số lượng (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2003 so với 2002 2004 so với 2003 Vốn CĐ 52 40 53 37,33 56 35 102 106 Vốn LĐ 78 60 89 62,67 104 65 114 117 Tổng vốn 130 100 142 100 160 100 109 113 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy tổng vốn của Công ty không ngừng gia tăng qua các năm. Năm 2003 tổng nguồn vốn tăng 9% so với năm 2002, đặc biệt hơn tổng vốn năm 2004 tăng lên đến 13% so với năm 2003. Vốn cố định, vốn lưu động cũng đều tăng từ 2002 đến 2004. Theo thống kê đến cuối năm 2004, tổng số vốn của Công ty là 160 tỷ đồng. Trong đó, vốn cố định là 56 tỷ chiếm 35%, vốn lưu động là 104 tỷ chiếm 65%. Tỷ lệ này cho thấy Công ty phân phối nguồn vốn của mình một cách hợp lý. Số vốn trên được doanh nghiệp huy động từ các nguồn vốn như vốn tự có và vốn đi vay. 6. Các sản phẩm chính của Công ty hiện nay - Các loại máy cắt gọn kim loại, máy tiện vạn năng như: T18A, T18CNC, T14L, T630*1500, T630*30.000, máy phay, máy bào, máy khoan…. với năng lực sản xuất 1.000 máy/năm. - Các chỉ tiêu phụ tùng thép đúc với sản lượng 4.000 tấn/năm. - Đúc các sản phẩm gang nặng tới 10 tấn/1 chi tiết. - Đúc các sản phẩm nặng tới 6 tấn/1 chi tiết. - Đúc chính xác các sản phẩm bằng hợp kim phức tạp. - Chế tạo các sản phẩm kết cấu có khối lượng 2.400 tấn/năm. - Sản xuất thép cán xây dựng với sản lượng 5.000 tấn/năm. - Tiện, mài các sản phẩm có chiều dài 1.200 mm, đường kính 6.300mm. - Chế tạo và lắp đặt các thiết bị phi tiêu chuẩn có kích thước siêu trường, siêu trọng, đường kính 14.000 mm, nặng tới 160 tấn. - Các thiết bị cho ngành xây dựng, ngành giao thông vận tải, thuỷ lợi, chế biến cao su, khai mỏ, dầu khí… III. Thực trạng chất lượng sản phẩm của công ty cơ khí hà nội 1. Tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty Công ty cơ khí Hà Nội có 9 phân xưởng sản xuất. Phân công sản xuất và quản lý chất lượng trong xưởng như sau: Phó quản đốc phân xưởng lấy mẫu paton và quy trình sản xuất ở phòng kỹ thuật, sau đó về kiểm tra khớp lại paton lần nữa. Trong quá trình sản xuất thường một phân xưởng chia làm 3 tổ. Mỗi tổ là một dây chuyền sản xuất bao gồm khoảng 10 máy với số công nhân khoảng 65 người. Người phụ trách dây chuyền, tổ trưởng quản lý tổ sản xuất chịu trách nhiệm phân chuyền, bố trí lao động sao cho phù hợp với từng mã hàng. Do vậy, người tổ trưởng có kinh nghiệm quản lý, có tay nghề chuyên môn cao thì sẽ quản lý tốt dây chuyền sản xuất đạt năng suất cao. Khi làm xong, sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng. Mỗi sản phẩm lại được kiểm tra lần nữa bởi bộ phận KCS của Cty. Những sản phẩm đạt chất lượng sẽ được bao gói, đóng thùng nhập kho. Hiện nay Công ty phân chia chất lượng sản phẩm hoàn thiện ra làm 3 loại: - Sản phẩm loại I: Là sản phẩm đảm bảo tuyệt đối các yêu cầu về kỹ thuật và đạt được những tiêu chuẩn quy định trong tài liệu kỹ thuật công nghệ về quy cách, kích thước, chủng loại. - Sản phẩm loại II: là những sản phẩm chưa đạt yêu cầu, cần phải sửa chữa lai. Nếu sữa chữa xong mà vẫn không thỏa mãn được với yêu cầu đề ra thì sản phẩm đó bị duyệt vào loại phế phẩm. - Phế phẩm: là những sản phẩm hỏng, thông số kỹ thuật, kích thước bị âm dương quá nhiều dẫn đến không sửa chữa được. Những năm gần đây, Công ty đã cố gắng khống chế sản phẩm loại II xuống dưới 3,5% nhưng sản phẩm phải sửa chữa lại vẫn đảm bảo chất lượng giao cho khách hàng. Tỷ lệ phế phẩm vẫn còn khoảng 0,6%. Để có thể tìm hiểu cụ thể về tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty, ta hãy xem xét và đánh giá chất lượng của một số mặt hàng trong các năm gần đây. Nhìn vào bảng tổng kết tình hình chất lượng sản phẩm năm 2003 và 2004 (Bảng 6, 7), ta thấy tình hình chất lượng sản phẩm của các mã hàng thực sự đã tiến bộ, hoàn thành kế hoạch đề ra với tỷ lệ sản phẩm loại II và phế phẩm giảm rõ rệt. Là Công ty chuyên sản xuất các loại máy công cụ phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân, các sản phẩm cơ khí của Công ty có cùng đặc điểm là khối lượng lớn, số các chi tiết, phụ tùng cấu thành sản phẩm lên tới hàng trăm chi tiết lớn nhỏ, giá thành sản xuất, giá trị sản phẩm sau khi hoàn thành rất lớn. Do vậy, vấn đề chất lượng sản phẩm luôn được Công ty đặt lên hàng đầu. Các sản phẩm do Công ty sản xuất đều dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng Nhà nước ban hành (TCVN) tức là phải đạt được độ chính xác cấp 2 (theo TCVN 1745 - 75 và TCVN 4235 - 80). Yêu cầu chung cho các sản phẩm như sau: - Các thông số cơ bản của máy phải tuân theo các tiêu chuẩn cho các kiểu, loại máy cụ thể. - Các chỉ tiêu về độ chính xác, độ cứng vững của máy phải tuân theo các TCVN tương ứng. - Các yêu cầu về an toàn đối với kết cấu máy phải tuân theo các tài liệu hiện hành. - Mỗi máy phải có đủ các phụ tùng, dụng cụ và chi tiết dự trữ theo danh mục và số lượng ghi trong các tài liệu hướng dẫn sử dụng máy. - Trên bề mặt gia công của các bộ phận hợp thành máy không cho phép có vết xước, dập nứt, làm giảm chất lượng và ảnh hưởng đến hình dạng bên ngoài. - Tất cả các bề mặt trong và ngoài không gia công của chi tiết máy phải phủ sơn bảo vệ. - Kiểm tra độ chính xác của máy chỉ được tiến hành khi máy đã lắp ráp xong hoàn toàn, phải thực hiện sau khi máy đã được thử không tải, độ chính xác của máy phải phù hợp vi các yêu cầu của TCVN 4235 - 86 - Mỗi máy xuất xưởng phải kèm theo văn bản kỹ thuật cũng như các tính năng, công dụng của máy, các hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng, bảo trì để máy đem lại hiệu quả cao nhất, tận dụng tối đa công suất của máy khi sử dụng. Để hiểu rõ hơn các thông số kỹ thuật của các máy công cụ ta tìm hiểu các tiêu chuẩn kỹ thuật của máy tiện T18A. - Đường hướng được chế tạo bằng gang hoặc bằng thép có giới hạn về độ bền là: + Đối với gang: Độ bền lớn hơn 210N/mm2. + Đối với thép: Độ bền lớn hơn 500N/mm. - Trục chính của máy được chế tạo bằng thép và có giới hạn về độ bền không dưới 600N/mm2. - Đường hướng có độ cứng phải đồng đều, chênh lệch giữa phần cứng nhất và phần mềm nhất trên đường hướng không nhiệt luyện không được lớn hơn 20HB. - Đối với chất lượng gia công phải đạt các yêu cầu sau: + Trên bề mặt gia công chi tiết không có các vết xước, nứt, các hư hỏng cơ khí làm giảm chất lượng sử dụng và xấu hình dáng bên ngoài của máy. + Độ cứng của máy phải tuân theo các chỉ dẫn sau: Bảng 8: Độ cứng tiêu chuẩn của các chi tiết. Tên chi tiết Độ cứng 1. Đường hướng - Gang có nhiệt luyện >= 40 HRC - Thép có nhiệt luyện >= 55 HRC - Gang không nhiệt luyện >= 180HB 2. Trụ chính - Phần lắp ghép của ổ lăn >= 48 HRC - Mặt côn >= 50 HRC - Vít, đai ốc, các chi tiết điều chỉnh >= 35 HRC + Vết cào trên bề mặt đường hướng, nêm và tâm điều chỉnh phải được phân bổ trên toàn bề mặt. Số vết tiếp xúc trên những bề mặt này khi kiểm tra bằng bàn kiểm hoặc bằng chi tiết có bôi bột màu không ít hơn 12 lần đối với máy chính xác cấp I, và 16 lần đối với máy chính xác cấp II. Sản xuất máy tiện T18A là một thành công của Công ty vì so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường nó có nhiều tính năng ưu việt hơn như: khả năng tiện được các chi tiết có độ chính xác cao, gọn nhẹ, dễ lắp đặt, giá thành rẻ và dễ sử dụng, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và bước đầu đã xuất khẩu được một số lô hàng sang Mỹ, EU. * Phân tích các dạng hàng hỏng do Công ty sản xuất. Để đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm tăng hay giảm Công ty giao trách nhiệm cho phòng KCS và các phân xưởng phải tổng hợp số lượng hàng hỏng mỗi năm, thông qua đó tính tỷ lệ hàng hỏng so với nguyên vật liệu đưa vào sản xuất và để xem xét tính hình chất lượng giữa các năm. Mặt khác, Công ty còn duy trì các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật, quản lý hữu hiệu để tỷ lệ hàng hỏng chỉ ở mức cho phép: (Đúc gang: 6%; Đúc thép: 3%; Khâu cơ khí: 0,4%; Rèn, cắt thép, chế tạo kết cấu thép: 0,5%). Dưới đây là bảng tổng hợp các hàng hỏng trong khâu đúc của Công ty: Bảng 9: Bảng tổng hợp hàng hỏng trong khâu đúc năm 2004 Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Gang Thép Gang Thép Trọng lượng (kg) Tỷ lệ hỏng (%) Trọng lượng (kg) Tỷ lệ hỏng (%) Trọng lượng (kg) Tỷ lệ hỏng (%) Trọng lượng (kg) Tỷ lệ hỏng (%) 1. Đúc 28.930 2,2 3.975 1,7 19.650 1,9 2.320 2,0 2. Gia công áp lực 483,3 2,9 343,5 2,1 3. Máy công cụ 486 3,1 55,1 2 38,3 3 910 1,9 4. Bánh răng 28,2 1,9 25,6 1,8 5. Kỹ thuật 53 2,8 754 2,6 6. Cơ khí lớn 43 0,5 1.141,3 0,6 Nguồn: Phòng quản lý chất lượng sản phẩm Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ hỏng của cả gang và thép năm 2003 cao hơn 2004. Điều này chứng tỏ tình hình quản lý chất lượng của Công ty đã được quan tâm một cách đúng mức, số lượng hàng hỏng của năm 2004 đã giảm đáng kể so với năm 2003. Để làm được điều này, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Công ty đã rất chú trọng đến khâu điểm tra chất lượng trong quá trình tạo ra sản phẩm, khiến cho tỷ lệ sai hỏng do làm sai tiêu chuẩn giảm, chất lượng sản phẩm sản xuất ra ngay càng được nâng cao. Tuy nhiên, do công việc khá phức tạp, các sản phẩm đòi hỏi độ chính xác cao nên những sai hỏng do sai kỹ thuật là không thể tránh khỏi. 2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng ở Công ty. Xuất phát từ nhận thức chất lượng là kết quả tổng hợp của mọi sự nỗ lực ở nhiều khâu trong một quá trình từ việc nghiên cứu, thiết kế, sản xuất tới các thành tựu khoa học công nghệ, sự sáng tạo của con người. Để chất lượng sản phẩm đạt được như mong muốn thì điều đầu tiên phải làm là xây dựng nội quy, quy chế, trong đó phân định rõ ràng trách nhiệm của ai đối với công việc gì. Quản lý chất lượng sản phẩm là trách nhiệm của tất cả các cấp lãnh đạo, việc thực hiện công tác quản lý chất lượng có liên quan đến mọi thành viên trong doanh nghiệp. ở Công ty Cơ khí Hà Nội công tác quản lý chất lượng được phân cấp và phân công một cách rõ ràng, trong đó nhiệm vụ và quyền hạn được ghi bằng văn bản. Chịu trách nhiệm quản lý chất lượng là phòng KCS dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc kỹ thuật. Phòng KCS có vai trò quan trọng trong hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm, xây dựng các phương án kiểm tra, đo lường, đảm bảo các thông số kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Ngoài ra các phòng ban chức năng đều có nhiệm vụ và trách nhiệm trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm của Công ty mình. * Công tác kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu. Công ty rất thận trọng trong việc thu mua bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu ISO 9002. Công ty quản lý sử dụng nguyên vật liệu căn cứ vào kế hoạch sản xuất, thông qua các chỉ tiêu quy định của Công ty, căn cứ vào đơn đặt hàng và khả năng cung ứng mà Công ty lập kế hoạch thu mua vật tư, đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục và đúng kế hoạch. Có thể thấy, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng đầy đủ, kịp thời nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất nhưng hiện nay nguyên vật liệu vẫn là nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty. Nguyên nhân là do nguyên vật liệu chính Công ty phải nhập từ nước ngoài, giá thành cao, chi phí lớn, trong khi nguồn lực của Công ty còn hạn hẹp. Điều này đã gây trở ngại rất lớn cho Công ty trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Nguyên vật liệu trong nước quá ít về số lượng và chủng loại, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất của Công ty. Do ý thức được vai trò quan trọng của nguyên vật liệu, trong những năm gần đây Công ty đã không ngừng tăng cường các biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh. Cố gắng tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu ổn định trong nước, quan hệ tốt với các nhà cung ứng truyền thống để tạo nguồn nguyên vật liệu ổn định nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty. * Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm Đây là khâu không thể thiếu trong quản lý kỹ thuật nói chung và quản lý chất lượng sản phẩm nói riêng. Công tác kiểm tra chất lượng được thực hiện ở tất cả các khâu, các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sơ đồ quản lý chất lượng dưới đây (sơ đồ 2) sẽ thể hiện rõ hơn về công tác quản lý chất lượng của Công ty Cơ khí Hà Nội. Công tác kiểm tra chất lượng được tiến hành như sau: Phòng KCS tiếp nhận các thông tin và sản phẩm vừa hoàn thành để kiểm tra. Cán bộ dùng các thiết bị đo kiểm, kiểm tra và xem xét tình hình chất lượng sản phẩm. Nếu sản phẩm có thể sửa chữa thì yêu cầu sửa chữa lại, nếu không có phương án sửa chữa thì có thể là sản phẩm đạt yêu cầu hoặc có thể sản phẩm không đạt yêu cầu. Nếu sản phẩm đạt yêu cầu thì chấp nhận nguyên trạng, làm thủ tục nhập kho hoặc chuyển công đoạn và kết thúc quá trình kiểm tra, nếu sản phẩm không đạt yêu cầu thì xem xét đề nghị bỏ và làm thủ tục bỏ. Trong công tác kiểm tra Công ty đã thống nhất quy định: Trong tất cả các giai đoạn sản xuất từ tạo phôi đến gia công cơ khí, các đơn vị và công nhân sau khi thực hiện xong công việc được giao phải tự kiểm tra sản phẩm của mình, phân loại các sản phẩm, đồng thời chuyển tới nơi quy định, báo cáo phòng KCS để kiểm tra, đánh giá là phù hợp và đạt tiêu chuẩn. Các đơn vị, công nhân sản xuất phải có trách nhiệm sửa chữa kịp thời những sản phẩm do mình làm ra không đạt tiêu chuẩn mà phòng KCS trả lại. 3. Các phương pháp quản lý chất lượng được áp dụng tại Công ty cơ khí Hà Nội. 3.1. Kiểm tra, kiểm soát chất lượng. Để kiểm tra kiểm soát chất lượng sản phẩm, Công ty đã tập trung vào kiểm tra kiểm soát quy trình sản xuất. Phòng KCS là phòng chuyên trách kiểm tra chất lượng từ đầu vào đến đầu ra, mọi khâu của quá trình sản xuất. - Kiểm tra vật tư đầu vào. Phòng KCS có trách nhiệm đảm bảo vật tư, sản phẩm đầu vào đã được kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng trước khi nhập kho. Nguyên vật liệu mua vào được bảo quản trong kho, thường xuyên được kiểm tra nhằm phát hiện và hạn chế những tác động xấu của môi trường đến chất lượng nguyên vật liệu, đảm bảo an toàn đối với vật tư dễ cháy nổ. Những vật tư sản phẩm có yêu cầu sản xuất gấp được Giám đốc hay phó giám đốc phụ trách lệnh cấp phát thì sau khi cấp phát, phòng KCS vẫn phải có trách nhiệm kiểm tra lô vật tư sản phẩm đó. Trường hợp phát hiện vật tư không phù hợp phải thu hồi ngay số vật tư đã phát hiện và sản phẩm chế tạo từ vật tư đó. - Để có những sản phẩm có chất lượng tốt thì phải làm đúng, làm tốt ngay từ đầu, công tác thu mua quản lý vật tư đã được công ty thực hiện tốt. - Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế. - Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. - Quản lý chất lượng trong khâu phân phối tiêu dùng. Công tác quản lý chất lượng sau sản xuất nhằm bảo vệ chất lượng sản phẩm cũng như lợi ích của khách hàng với chi phí thấp nhất. Quản lý tốt khâu này cho phép công ty nhận được những thông tin phản hồi chính xác từ khách hàng. Phòng KCS có trách nhiệm thu thập số liệu có liên quan đến sản phẩm không phù hợp và khiếu nại của khách hàng. Từ các số liệu thu thập được phòng KCS phân loại chúng thành từng nhóm vấn đề, xây dựng biểu đồ PARETO cho mỗi nhóm, lập bản báo cáo Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất. Tùy thuộc vào mức độ, Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất phân công đơn vị liên quan trực tiếp tiến hành lập nhóm nhân viên để xử lý. Một sản phẩm sau khi đã phát hiện ra sự sai sót, không hợp lý sẽ được các đơn vị liên quan trực tiếp tiến hành xử lý như sau. Ta có thể xem sơ đồ 3 để hiểu rõ hơn: Phát hiện sự không hợp lý của sản phẩm, sản phẩm sẽ được đưa vào xử lý, nếu sản phẩm xử lý được ngay thì kết thúc quá trình xử lý và loại ra những sản phẩm không phù hợp có liên quan đến hệ thống. Những sản phẩm không phù hợp liên quan đến hệ thống sẽ được lập phiếu yêu cầu hành động tức khắc, sản phẩm không phù hợp sẽ được xem xét và tìm hiểu rõ nguyên nhân. Từ đó, lập ra các biện pháp khắc phục phòng ngừa, thực hiện và xử lý các sản phẩm không phù hợp. Kết thúc quá trình xử lý. 3.2. Đảm bảo chất lượng Đảm bảo chất lượng là hoạt động khoa học có hệ thống và được khẳng định để đem lại lòng tin cho khách hàng. Đạt chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 không phải là đích cuối cùng mà Công ty đưa ra cho chất lượng sản phẩm của mình. Mục tiêu chất lượng của Công ty trong thời gian tới là: - Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 với phương châm phù hợp, khoa học, hiệu quả. - Từng bước thiết lập văn bản của hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 trên nền tảng là sự tương thích của hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 mà Công ty đang áp dụng. - Tổ chức lớp đào tạo về ISO 9001:2000 - Duy trì và tiếp tục tìm các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật quản lý, tổ chức sản xuất quản lý chất lượng hữu hiệu để tỷ lệ hàng sai hỏng ở mức độ cho phép kiểm soát được. - Giữ vững và nâng cao vị thế của Công ty trong đội ngũ những nhà sản x._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0027.doc
Tài liệu liên quan