Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Hà Thành

LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại các trường Đại học, mỗi một sinh viên đều được đào, được giảng dạy một hệ thống kiến thức hết sức cơ bản và đầy đủ , dể từ đó có thể tiếp cận với thực tế công việc một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên , từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách khá xa, để có thể rút ngắn được khoảng cách đó chỉ có một phương pháp duy nhất và rất cần thiết đó là thực hành, đem những kiến thức mà mỗi người trau dồi được áp dụng vào các công viêc thực tế để t

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Hà Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ đó có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân, cũng như cho công việc sau này của mỗi người. Để có thể thực hiện được điều đó, mỗi sinh viên đã được các trường Đại học tạo mọi điều kiện cần thiết để có một thời gian thực tập tại cơ sở, tại các tổ chức kinh tế để từng bước tiếp cận thực tiễn một cách hiệu quả nhát. Là một sinh viên thuộc chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, quá trình thực tập là một khoảng thời gian hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng đối với em cũng như các bạn sinh viên khác. Trong thời gian này, em có thể tiếp xúc với công việc thực tiễn trong lĩnh vực. Ngân hàng – Tài chính cũng như các lĩnh vực khác mà em nghiên cứu, đồng thời giúp em nhìn nhận lại một cách có hệ thống những kiến thức đã được tích luỹ sau quá trình học tập tại trường, và quan trọng hơn là giúp em có một cái nhìn tổng quan và thực tế hơn về các hoat động về kinh tế vĩ mô, vi mô, các chính sách kinh tế,… giúp em có thể nắm bắt, theo kịp những sự kiện mang tính thời đại trong nền kinh tế giai đoạn hiện nay. Những năm qua tốc độ đầu tư của nước ta có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Nhiều dự án đầu tư thực sự hiệu quả góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Có được kết quả đó không thể không kể đến vai trò của Ngân hàng với tư cách là nhà tài trợ vốn cho dự án. Tuy nhiên cũng có một số dự án chưa hợp lý dẫn đến nguồn vốn bị lãng phí. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng đó là những thiếu sót hạn chế chủ quan trong công tác Thẩm định Dự Án Đầu Tư. Vì vậy, em đã chọn đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác Thẩm định dự án Đầu tư các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Thành”. Được sự cho phép của nhà trưởng và Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Thành, hiện nay em là sinh viên thực tập của Ngân hàng đầu tư& phát triển Hà Thành. Qua một thời gian thực tập nghiên cứu tại phòng Thẩm Định, với thu nhận của bản thân cùng với sự giúp đỡ, chỉ đạo tận tình của Thạc sĩ Trần Mai Hương cũng như toàn thể cán bộ nhân viên của Ngân Hàng Đầu tư & Phát triển Hà Thành đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Ngoài lời nói mở đầu và phần kết luận chuyên đề của em được chia thành 2 phần chính như sau: Chương I : Thực trạng công tác thẩm định tài dự án đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Hà Thành thời gian qua. Chương II : Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do thời gian là tương đối ngắn cũng như kinh nghiệm thực tế của em còn hạn chế nên chuyên đề thực tập của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự nhận xét, bổ xung giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Kinh Tế - Đầu Tư đề bài của em hoàn thiện hơn. Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Hà Thành thời gian qua I. Khái quát về tình hình hoạt động của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành 1. Giới thiệu chung về chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành được thành lập theo quyết định số 80/QĐ - HĐQT ngày 10/10/2002 của Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trên cơ sở tách nâng cấp Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trực thuộc Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế của Ngân hàng là Bank for Investment and Development of Viet Nam; trụ sở 34 Hàng Bài, Hà Nội. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có con dấu, có bảng tổng kết tài sản, hạch toán phụ thuộc và chịu sự quản lí trực tiếp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Giấy đăng kí kinh doanh số 316049/ĐKKD do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 24/10/2004. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành có chức năng, nhiệm vụ thực hiện hoạt động Ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan theo luật các tổ chức tín dụng, theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quy chế hoạt động của chính chi nhánh và theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Hiện nay, số công nhân viên công tác tại chi nhánh tổng cộng là 105 người, trong đó có 100 nhân viên chính thức. Tại trụ sở có 11 phòng ban, ngoài ra chi nhánh còn có 1 phòng giao dịch để phục vụ hàng trăm doanh nghiệp cũng như người dân. 2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng 2.1 Cơ cấu tổ chức Phó giám Đốc Ban Giám Đốc Khối nghiệp vụ Tín Dụng Dịch vụ Huy động vốn Khối hỗ trợ kinh doanh KH NV TĐ & QL Kỹ thuật Họ và tên Phòng, ban Chức vụ Nguyễn Duy Chính Ban lãnh đạo Giám đốc Hồ Công Hưởng Ban lãnh đạo Phó Giám đốc Nguyễn Quang Bảo Ban lãnh đạo Phó Giám đốc Trần Sỹ Tiếm Tín dụng Trưởng phòng Trần Thị Năng Tĩnh Dịch vụ Trưởng phòng Lưu Diễm Cầm Huy động vốn Trưởng phòng Đinh Quốc Thắng Kỹ thuật Trưởng phòng Nguyễn Trung Kiên Kế hoạch nguồn vốn Trưởng phòng Lê thị thu Hiền Thẩm định và quản lý TD Trưởng phòng 2.2 Nhiệm vụ Căn cứ vào quyết định số 32/5/QĐ-TCCB1 ngày 5/9/2003 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chức năng nhiệm vụ chính của Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành nhu sau: 2.2.1. Khối Tín Dụng Sau khi chương trình dự án Hiện đại hóa vận hành ổn định, các phòng tín dụng được bố trí, gồm 1-2 phòng; trong đó có 1 phòng tín dụng cá nhân, Khách hàng đặc biệt (VIP) và 1 phòng tín dụng doanh nghiệp (Doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp chuyên ngành…) a. Nhiệm vụ tín dụng doanh nghiệp Bộ phận quan hệ trưc tiếp với khách hàng: Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng: tiếp thị tất cả các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng ( tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ khác) đối với khách hàng là doanh nghiệp theo từng đối tượng khách hàng được phân công cho từng phòng; trực tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng. Nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, chuyển đến các ban phòng liên quan để thực hiện theo chức năng. Phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ; đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay; tổng hợp các ý kiến tham gia của các dơn vị chức năng có liên quan. Quyết định trong hạn mức được giao hoặc trình duyệt các khoản vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại. Quản lý hậu giải ngân (kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện vay vốn của khách hàng, Giám sát liên tục khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn vay, thường xuyên trao đổi với với khách hàng để nắm vững tình trạng của khách hàng. Thực hiện cho vay, thu nợ theo qui định. Xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ (gốc, lãi) đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ. Duy trì và nâng cao chất lượng của nền Ngân hàng. Đề xuất hạn mức tín dụng đối với tưng khách hàng. Chăm sóc toàn diên khách hàng là doanh nghiệp, tiếp nhận yêu cầu về tất cả các dịch vụ ngân hàng của khách hàng chuyển đến các phòng liên quan để giải quyết nhằm thỏa mãn tối ưu nhu cầu khách hàng. Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho phòng Thẩm định. Quản lý tín dụng tham gia xây dựng các chính sách tín dụng. Lâp các báo cáo về tín dụng theo qui định. Thực hiện các nhiêm vụ khác được Giám đốc phân công. Bộ phận tác nghiệp (gián tiếp) Nhân viên tác nghiệp làm nhiệm vụ quản lý các khoản vay. Xem xét các chứng từ pháp lý về mở tài khoản của khách hàng và mở tài khoản tiền vay. Nắm được các dữ liệu về khoản vay và hạn mức. Thiết lập các thông tin khách hàng. Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của các giao dịch được nhập vào hệ thống chương trình phần mềm ứng dụng. Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của các giao dich được nhập vào hệ thống ngân hàng. Đảm bảo cơ sở dữ liệu về các khách hàng vay và các khoản vay trong hệ thống luôn chính xác cập nhập. Xem xét định kỳ và áp dụng các quy trình hướng dẫn nội bộ về Quản trị tác nghiệp các khoản cho vay. Thực hiện viêc lưu giữ các hồ sơ tín dụng. Chuẩn bị các số liệu thống kê báo cáo tài chính về các khoản cho vay phục vụ mục đích quản lý nội bộ của Chi nhánh Hà Thành, của Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. b. Nhiệm vụ tín dụng dân cư Thực hiện các chức năng nhiệm vụ như nhiệm vụ tín dụng doanh nghiệp đối với đối tượng là khách hàng cá nhân (bao gồm cả cho vay cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm, chứng từ có giá…) c. Nhiệm vụ tài trợ thương mại Trên cơ sở các hạn mức , khoản vay, bảo lãnh , L/C đã được phê duyệt, thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng. Mở các L/C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng. Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại với các Ngân hàng nước ngoài. Đầu mối trong việc cung cấp dịch vụ thông tin đối ngoại. Lập báo cáo hoạt động nghiệp vụ theo quy định. Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng. 2.2.2. Khối dịch vụ Ngân hàng a. Phòng dịch vụ khách hàng: Nhiệm vụ Dịch vụ khách hàng cá nhân: Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là cá nhân, như sau: Thực hiện việc giải ngân vốn vay tên cơ sở hồ sơ được duyệt.Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội ngoại tệ của khách hàng. Thực hiện các giao dịch thu đổi và mua , bán ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng theo thẩm quyền được Giám đốc giao. Thực hiện các giao dịch thanh toán , chuyển tiền, bán thẻ ATM , thẻ tín dụng…cho khách hàng. Duy trì và kiểm soát giao dich đối với khách hàng. Thực hiện các công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng. Nhiệm vụ khách hàng doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với các khách hàng là doanh nghiệp , tổ chức khác như: Thực hiên việc giải ngân cho khách hàng vay là tổ chức trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt. Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng , chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền của khách hàng. Thực hiện giao dich mua ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy định và chính sách kinh doanh ngoại tệ của Giám đốc. Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng. Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng. Thực hiện công tác tiếp thị sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng. b. Tổ Tiền tệ - kho quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ: Quản lý qui nghiệp vụ của chi nhánh; thu-chi tiền mặt; Quản lý vàng bạc , kim loại quý, đá quý; Quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện xuất – nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng… 2.2.3. Khối hỗ trợ kinh doanh: a. Phòng Thẩm định quản lý tín dụng: Thu thập thông tin, cung cấp và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh (trung , dài hạn) và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của Trưởng phòng tín dụng; tham khảo ý kiến về quyết định cấp tín dụng đối với các dự án trung, dài hạn và các khoản tín dụng vượt mức phán quyết của Trưởng phòng tín dụng. Thẩm định các đề xuất về hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách hàng. Thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay. Thư ký Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá xếp loại khách hàng doanh nghiệp. Định kỳ kiểm soát phòng tín dụng trong việc giải ngân vốn vay và kiểm tra, theo dõi sử dụng vốn vay của khách hàng. Quản lý, kiểm soát hạn mức tín dụng của khách hàng và toàn bộ chi nhánh Hà Thành. Phân tích hoạt động của ngành kinh tế, cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng, đầu mối trực tiếp quản lý báo cáo , tham mưu xử lý nợ xấu. Giám sát sự tuân thủ các quy định của Ngan hàng Nhà nước, quy định và chính sách của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về tín dụng và các quy định , chính sách liên quan đến tín dụng ở các phòng tín dụng. Đầu mối tổng hợp và thực hiện các loại báo cáo tín dụng. b.Phòng Kế hoạch – Nguồn Vốn: Nhiệm vụ về Kế hoạch Tổng hợp: Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh; xây dưng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách Marketting, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn…/. Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh (5 năm, 3 năm và hàng năm), xây dựng chương trình hoạt động (năm, quý, tháng ) để thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh Hà Thành. Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành. Xây dựng và đề xuất các hạn mức phán quyết trong hoạt động nghiệp vụ tại chi nhánh Hà Thành; Đầu mối tổng hợp, phân tích, báo, đề xuất về các thông tin phản hồi của khách hàng. Tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kinh tế, phòng ngừa rủi ro. Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Thành, các hệ số Nim, ROA… trên cơ sở đó xây dựng chính sách giá cả cho các sản phẩm dịch vụ. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Nhiệm vụ về Nguồn vốn kinh doanh:Tổ chức quản lý hoạt động huy đông vốn, cân đối vốn với các quan hệ vốn của chi nhánh Hà Thành. Nghiên cứu phát triển , lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn. Thu thập thông tin, báo cáo đề xuất phản hồi về chính sách, sản phẩm, biện pháp huy động vốn. Tham mưu, giúp Giám Đốc chỉ đạo công tác huy động vốn tại chi nhánh Hà Thành. Thực hiện các giao dich mua –bán ngoại tệ với khách hàng doanh nghiệp gồm : giao ngay ( trừ mua ngay ), kỳ hạn, quyền lựa chọn, theo quyết định và kế hoạch kinh doanh ngoại tệ của Giám đốc. Thực hiện các nhiệm vụ pháp chế, chế độ: Hướng dẫn phổ biến lưu trữ các văn bản pháp quy, văn bản chế độ. Tham mưu tư vấn cho Giám Đốc chỉ đạo công ty huy động vốn tại chi nhánh Hà Thành hoạt động đúng pháp luật nhất là những vấn đề pháp lý liên quan đến việc thành lập các đơn vị trực thuộc. Tham mưu tư vấn cho Giám Đốc, các phòng nghiệp vụ về việc soạn thảo đàm phán, ký kết hợp đồng, những vấn đề giải quyết tố tung trực tiếp liên quan đến chi nhánh Hà thành. Các nhiệm vụ khác: Thư ký ban Giám Đốc thư ký hội đồng khoa học. Thư ký hội đồng quản lý tài sản nợ - có của Chi nhánh Hà Thành. 2.2.4. Quản lý nội bộ a. Phòng Tài chính – Kế toán: Thực hiên các công tác kế toán, tài chính tín dụng cho toàn bộ hoạt động của Chi nhánh Hà Thành (không trực tiếp làm nhiêm vụ kế toán khách hàng và tiết kiệm) bao gồm: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo của các phòng và các đơn vị trực thuộc. Hậu kiểm ( đối chiếu, kiểm soát ) các chứng từ thanh toán của các phòng tại Chi nhánh Hà Thành. Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán ( bảng cân đốí tài sản, báo cáo thu nhập, chi phí, lợi nhuận, báo cáo lưu chuyển tiền tệ ) của chi Nhánh Hà Thành. Tham mưu cho Giám đốc về thực hiện chế độ tài chính, kế toán. Cung cấp thông tin Tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của Chi nhánh Hà Thành. b. Tổ diện toán Quản lý mạng; quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát theo quyết định của Giám Đốc, quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học của Chi nhánh Hà Thành.Hướng dẫn đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Chi nhánh Hà Thành vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành của Chi nhánh Hà Thành. c. Phòng tổ chức - hành chính Nhiệm vụ: về tổ chức cán bộ. Tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyên lợi của người sử dụng lao động và người lao động. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng mạng lưới, thành lập giải thể các dơn vị trực thuộc chi nhánh Hà Thành. Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng theo yêu cầu của Chi nhánh Hà Thành. Tham mưu cho Giám Đốc việc tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự phù hợp với tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn của cán bộ và yêu cầu hoạt động của Chi nhánh Hà Thành. Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch, nhận xét cán bộ nhân viên. Quản lý, thực hiên chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhan viên. Tổ chức quản lý lao động, ngày công lao động, thực hiện nội quy cơ quan. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của Chi nhánh Hà Thành, bố trí cán bộ nhân viên tham dự các khóa đào tạo theo quy định. Nhiệm vụ: về hành chính. Thực hiện công tác hành chính (quản lý con dấu, văn thư in ấn, lưu trữ, bảo mật…). Thực hiện các công tác hậu cần cho chi Nhánh Hà Thành như: lễ tân, vận tải, quản lý phương tiện, tài sản… phục vụ cho hoạt động kinh doanh. d. Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ Thực hiện việc kiểm tra kiểm toán nội bộ tại Chi nhánh Hà Thành và tất cả các đơn vị trưc thuộc tại Chi nhánh Hà Thành.Kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ tại Chi nhánh Hà Thành. Thực hiên chức năng kiểm toán nội tại Chi nhánh Hà Thành theo quy định hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ 3. Tình hình hoạt động chung tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành trong ba năm gần đây Những năm vừa qua đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao và ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng cao của khu công nghiệp và xây dựng, dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp tiếp tục hạ thấp. Đầu trực tiếp nước ngoài cà các nguồn ODA ngày càng tăng cao và chuyển dịch tốt, xuất nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng cao. Khu vực ngân hàng tiếp tục phát triển, hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn tiếp tục đẩy mạnh chương trình cơ cấu lại và điều hành theo thông lệ quốc tế, tăng cường năng lực tài chính, nâng cao chất lương kinh doanh, khu vực ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động lành mạnh, đạt tỷ suất lợi nhuận tăng đều qua các năm, hệ số bảo toàn vốn đạt trên 8%, nợ quá hạn thấp (<1%). Môi trường xã hội ổn định và phát triển, đời sống dân cư tiếp tục được cải thiện, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp (3-5%) tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, GDP tăng nhanh và ổn định qua các năm (trên 8% ). Tuy vậy nền kinh tế Viêt Nam vẫn dứng trước nhiều khó khăn và thách thức trong giai đoạn mới, đó là sự thua thiệt về khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực, sự thua thiệt về công nghệ, hệ thống tài chính - ngân hàng còn yếu kém so với quốc tế và khu vực, quá trình hội nhập quốc tế còn gặp nhiều khó khăn do các rào cản phi thương mại của các nước đang phát triển... Đó là những thuận lợi mà nền kinh tế nước ta có được trong quá trình phát triển cũng như những khó khăn thử thách mà chúng ta phải đương đầu, phải vượt qua để thực hiện sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời đại mới. Trong những năm vừa qua, được sự chỉ đạo của Hội Đồng quản trị, của ban lãnh đạo ngân hàng Đầu Tư & Phát triển Việt Nam, sự hợp tác chặt chẽ của bạn hàng và sự cố gắng của các cán bộ công nhân viên, Sở giao dich cũng đã đạt được những kết quả khả quan. Chi nhánh Hà Thành cũng giống như nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh khác, hoạt động đa năng trên moi lĩnh vực thực hiện hâù hết các nghiệp vụ tiền tệ như: Nhận tiền gửi và thanh toán, bảo lãnh tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo hiểm chứng khoán... Bảng1: Tình hình huy động vốn của Chi Nhánhqua các năm Đơn vị tính: triệu đồng. STT Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2004 31/12/2003 I Huy động vốn 2,120,249 1,380,576 741,885 1 Tiền gửi không kỳ hạn 524,608 1,005,576 103,822 VNĐ 369,809 145,149 50,346 2 Tiền gửi chuyên dùng của CN và TCKT 45 95,228 104 3 Tiền gửi có KH dưới 12 tháng của CN và TCKT 490,501 43 176,569 VNĐ 349,411 308,611 110,360 4 Tiền gửi có KH trên 12 tháng của CN và TCKT 478,243 203,670 242,290 VNĐ 251,964 679,918 117,191 5 Kỳ phiếu ngắn hạn 138,412 180,375 114,412 VNĐ 81,658 83,109 103,893 6 Kỳ phiếu dài hạn 1,961 38,753 31,311 VNĐ 178 13,208 12,887 7 Tiết kiệm tích lũy 197 1,998 204 8 Chứng chỉ tiền gửi 40,135 0 70,104 VNĐ 27,157 73,314 45,831 9 Trái phiếu 2,150 51,710 3,071 VNĐ 408 2,225 442 10 Nguồn khác 444,000 375,000 65,000 II Nguồn HĐ khác và Tài sản nợ khác 852,400 972,490 221,418 Tính đến 31/12/2005, tổng tài sản đạt 3.357.456 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 547.389 triệu đồng, và nhiều hơn so với năm 2003 là 838.548 triệu đồng. Tình hình huy động vốn có nhiều khởi sắc hơn năm 2004, với tổng số vốn huy động đạt 2.120.249 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 739.673 triệu đồng (tăng khoảng 53,58%). Thị phần huy động vốn trên địa bàn vẫn được giữ vững và tăng lên trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn. Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn qua các năm Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Huy động vốn 86.09% 53.58% Tiền gửi không kỳ hạn 86.856% -47.83% VNĐ 188.30% 154.78% Tiền gửi chuyên dùng của CN và TCKT 91465.38% -99.95% Tiền gửi có KH dưới 12 tháng của CN và TCKT -99.98% 1140600.00% VNĐ 179.64% 13.22% Tiền gửi có KH trên 12 tháng của CN và TCKT -15.94% 134.81% VNĐ 480.18% -62.94% Kỳ phiếu ngắn hạn 57.65% -23.26% VNĐ -20.01% -1.75% Kỳ phiếu dài hạn 23.77% -94.94% VNĐ 2.49% -98.65% Tiết kiệm tích lũy 879.41% -90.14% Chứng chỉ tiền gửi -100.00% VNĐ 59.97% -62.96% Trái phiếu 1583.82% -95.84% VNĐ 403.39% -81.66% Nguồn khác 476.92% 18.40% Nguồn HĐ khác và Tài sản nợ khác 339.21% -12.35% Bảng 3: Đánh giá các chỉ tiêu huy động vốn của chi nhánh qua các năm Đơn vị tính:triệu đồng STT Chỉ tiêu 2004 2005 I Huy động vốn 638,691 739,673 1 Tiền gửi không kỳ hạn 901,754 -480,968 VNĐ 94,803 224,660 2 Tiền gửi chuyên dùng của CN và TCKT 95,124 -95,183 3 Tiền gửi có KH dưới 12 tháng của CN và TCKT -176,526 490,458 VNĐ 198,251 40,800 4 Tiền gửi có KH trên 12 tháng của CN và TCKT -38,620 274,573 VNĐ 562,727 -427,954 5 Kỳ phiếu ngắn hạn 65,96 3 -41,963 VNĐ -20,784 -1,451 6 Kỳ phiếu dài hạn 7,442 -36,792 VNĐ 321 -13,030 7 Tiết kiệm tích lũy 1,794 -1,801 8 Chứng chỉ tiền gửi -70,104 40,135 VNĐ 27,483 -46,157 9 Trái phiếu 48,639 -49,560 VNĐ 1,783 -1,817 10 Nguồn khác 310,000 69,000 II Nguồn HĐ khác và Tài sản nợ khác 751,072 -120,090 3.1. Nguồn tiền gửi của các tổ chức Bước vào năm 2005, trước những thận lợi cũng như những khó khăn thách thức của nền kinh tế trong và ngoài nước, Chi nhánh vẫn giữ vững được vị trí của mình địa bàn Hà Nội trong công tác huy động vốn, mặc dù chio nhánh đứng trước sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn.Nguồn tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng năm 2003 đạt 103.822 triệu đồng, năm 2004 đạt 1.005.576 triệu đồng tăng 901.754 triệu đồng tương ứng với 86.856%; năm 2005 đạt 524.608 triệu đồng giảm 47,83% tương ứng với 480.968 triệu đồng. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cũng có biến động không đều: Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2003 đạt 176.569 triệu đồng tăng đến 204.453 triệu đồng vào năm 2004 năm 2005 tăng đến 490.501 triệu đồng. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng năm 2003 đạt 242.290 triệu đồng thì năm 2005 đã đạt tới 478.243 triệu đồng tăng gần 193%. Có được kết quả này là do Chi nhánh đã có những chủ trương kinh doanh hợp lý trong công tác thu hút khách hàng, mở rộng và phát triển mạng lưới huy động vốn cùng với việc triển khai và nhiều hình thức huy động vốn như chính sách lãi suất, chế độ lãi suất đối với khách hàng... Cơ chế điều hành vốn được tập trung hóa toàn nghành, việc quản lý tài sản Nợ - Có được xem xét và thực hiện phân tích, đánh giá hướng theo thông lệ. Bên cạnh đó công tác quản lý hoạt động rủi ro chính trong hoạt động nguồn vốn như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối được đánh giá để có biện pháp bảo đảm an toàn. Ngoài ra, cùng với hệ thống cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ đồng bộ của Ngân hàng nhà nước và BIDV, Chi nhánh đã triển khai các sản phẩm phát sinh trên thị trường ngoại hối để phục vụ khách hàng. Với sự nỗ lực và cố gắng đó, Chi nhánh đã có được những thành công trong công tác huy động tiền gửi khách hàng, đảm bảo một cơ cấu tín dụng hợp lý trong các nguồn ngắn, trung và dài hạn, đồng thời đảm bảo an toàn trong các hoạt động tín dụng của Chi nhánh. 3.2. Nguồn tiền trong dân cư: Nguồn vốn huy động từ tiền gửi trong dân cư của Ngân Hàng Hà Thành có sự biến động qua các năm. Trong khi năm 2005 nguồn này đạt 182.855 triệu đồng, giảm 63,1% so với năm 2004 (đạt 495.533 triệu đồng) nhưng lại tăng 22.67% so với năm 2003 (đạt 149.068 triệu đồng). Đó là do năm 2005 chỉ số giá tiêu dùng tăng 9.4%, cao hơn so với mức tăng cùng kỳ năm 2004, lạm phát có nguy cơ tăng cao hơn năm trước khiến người dân có xu hướng giữ lại tiền đề phòng sự mất giá của đồng tiền. Bên cạnh đó đời sống của người dân được cải thiện, do đó nhu cầu mua sắm và sử dụng của người dân ngày càng tăng và chưa có xu hướng chậm lại. Sự biến động của các thị trường trong nước và ngoài nước cũng là một trong những nguyên nhân, như thị trường nhà đất, thị trường lãi suất trên thị trường tiền tệ noi chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng... Vì vậy lượng tiền gửi trong dân cư cũng không có sự thay đổi đáng kể nào, các Ngân hàng thương mại cũng như Sở giao dịch không có được sự thay đổi tích cực nào trong công tác huy động vốn từ dân cư. Trong ba năm gần đây, tiền gửi dân cư tiết kiệm tại Chi nhánh có sự tăng trưởng tương đối khá. Vì chi nhánh đã có những biện pháp nhằm nâng cao khối lượng huy động tiền gửi từ các khoản tiết kiện như các chế độ ưu đãi về lãi suất đối với khách hàng, các phương thức trả lãi thỏa thuận, tích cực triển khai các sản phẩm mới theo chỉ đạo của Ngan hàng ĐT&PT Việt Nam: tiết kiệm dự thưởng với quy mô và giải thưởng rất lớn và hấp dẫn, tiết kiệm gửi góp... Mặc dù vậy vẫn không có sự thay đổi lớn, người dân chủ yếu chuyển từ khoản tiết kiệm thông thường sang tiết kiệm trả góp. Năm 2005, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã tiến hành việc phát hành các chứng chỉ tiền gửi (CDs) với mục đích nâng cao năng lực tài chính, kích thích khả năng cạnh tranh trên thị trường Ngân hàng trong nước, hướng đến mục tiêu là đích đến của khoản đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới nguồn huy động từ phát hành chứng chỉ tiền gửi (CDs) năm 2005 giảm so với năm 2004 nhưng tăng so với năm 2003. Chi nhánh vẫn giữ được vị thế của mình trên thị trường tiền tệ, đảy mạnh quan hệ tín dụng đối với đói tượng khách hàng trong và ngoài nước, tăng cường các khoản tài trợ cho các công trình lớn trong và ngoài nước, giải ngân các khoản vay đã ký... Tuy nhiên cũng trong năm 2005, lượng kỳ phiếu phát hành ra công chúng đã giảm một lượng đáng kể. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm giảm nguồn vốn huy động từ dân của Chi nhánh trong năm 2005 vừa qua.Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác như các diễn biến lãi suất tiền gửi trong năm 2005, lãi suất tăng không nhanh hơn chỉ số giá tiêu dùng năm 2005 (CPI tăng 9.28%) trong khi lãi suất huy động chỉ là 8.4%/năm. II. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành thời gian qua. 1. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) theo nhận thức chung hiện nay là một nhóm các thành phần kinh tế, bao gồm cơ sở sản xuất, hộ nông dân cá thể và tiểu chủ, hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, thương mại ở thành thị; doanh nghiệp tư nhân. DNVVN dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, là bộ phận hợp thành hữu cơ quan trọng của nền kinh tế đất nước và ngày càng tỏ rõ sự năng động cũng như tính hiệu quả của nó trong nền kinh tế thị trường. Nghị quyết Đại hội Đảng IX khẳng định: “Kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân... được khuyến khích phát triển rộng rãi không hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có lợi cho quốc kế dân sinh”. Thực tế là sau 17 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ sau Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến nay, khu vực DNVVN có bước phát triển mạnh mẽ và đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một là, huy động được các nguồn lực tiềm ẩn trong dân cư vào phát triển sản xuất, kinh doanh. Hai là, tạo ra đại đa số công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động bảo đảm đời sống và do đó góp phần đáng kể cho việc ổn định xã hội và tăng trưởng của GDP. Vai trò này càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong điều kiện nước ta khi mà khả năng thu hút lao động của khu vực kinh tế Nhà nước còn hạn chế. Ba là, góp phần duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm quản lý đã tích lũy qua nhiều thế hệ; tạo lập sự cân đối và phát triển kinh tế giữa các vùng, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn. Bốn là, góp phần mạnh mẽ vào thúc đẩy sức cạnh tranh của nền kinh tế. Năm là, khu vực hình thành một tầng lớp xã hội mới - đó là doanh nhân - là những người khá năng động. 1.1. Vấn đề tiếp cận vốn ngân hàng của các DNVVN Về khả năng tiếp cận: Năm 1995, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ mới nhận được vốn từ hệ thống ngân hàng là 18.198 tỉ đồng; đến năm 1999 lưu lượng vốn đạt được 44.873 tỉ đồng, tăng 146% so với năm 1995; trong khi đó, tín dụng cho doanh nghiệp Nhà nước chỉ tăng 73%. Đến năm 1997, 1998, 1999 tỉ trọng vốn tín dụng cho các DNVVN trong tổng số vốn tín dụng cho các khu vực kinh tế khoảng 46% và từ năm 2000 - 2003 tỉ trọng này đã tăng lên đáng kể (năm 2000: 55,7%; năm 2001: 57,8%; năm 2002: 61,3%; năm 2003: 64,5%). Tuy nhiên, hiện nay DNVVN đang gặp phải một cản trở rất lớn đến sự phát triển sản xuất kinh doanh và là hiện tượng phổ biến đối với toàn bộ các doanh nghiệp thuộc các DNVVN đó là tình trạng thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất. Quy mô của doanh nghiệp hầu hết là nhỏ, một số ít có quy mô vừa, số có quy mô lớn rất ít (theo Nghị định của Chính phủ số 90/2001/NĐ- CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 thì định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa là cở sở sản xuất, kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người). Thực tế những năm._. gần đây, số doanh nghiệp có vốn sử dụng dưới 10 tỷ đồng chiếm 94,93%, bình quân vốn thực tế sử dụng một doanh nghiệp là 3,7 tỷ đồng. Lao động bình quân của doanh nghiệp tư nhân là 26 người. Mức trang bị tài sản cố định trên 1 lao động của doanh nghiệp tư nhân chỉ có 34,7 triệu đồng. Chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp tư nhân rất thấp, tỷ suất lợi nhuận/ vốn rất thấp quá xa so với lãi suất ngân hàng, đặc biệt là của khu vực hộ cá thể còn thấp hơn nữa, chủ yếu là gia công (nếu sản xuất) hoặc đại lý (nếu bán hàng) nên lấy công làm lãi là chính. Điều này chứng tỏ khả năng tích tụ và huy động vốn của DNVVN trong toàn xã hội còn thấp. Lượng vốn tự có của các doanh nghiệp chỉ đáp ứng từ 20% đến 30% yêu cầu. Các doanh nghiệp thiếu vốn dẫn đến việc họ không có điều kiện đầu tư khoa học công nghệ hiện đại. Nhiều nhà doanh nghiệp ban đầu có ý định phát triển sản xuất nhưng do thiếu vốn nên đã gặp nhiều khó khăn lúng túng trong việc triển khai và nhiều khi họ phải hủy bỏ hợp đồng đã ký với đối tác. Điều đó giải thích tại sao các DNVVN thường tập trung vào lĩnh vực thương mại dịch vụ, những ngành nghề đòi hỏi vốn ít, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu lãi ngay chứ chưa đủ sức đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực quan trọng đòi hỏi nhiều vốn, có công nghệ tiên tiến. Còn với các nhà sản xuất, trong ba hình thức tổ chức kinh doanh (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần) thì loại hình doanh nghiệp tư nhân được họ ưa chuộng, phổ biến hơn cả. Tính chất sản xuất nhỏ vẫn tồn tại trong các này. Mặc dù các Doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngân hàng ngày càng tăng, nhưng nhìn chung việc tiếp cận vốn từ khu vực ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn còn không ít khó khăn. Cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh của các ngân hàng thương mại quốc doanh tập trung chủ yếu ở 2 ngân hàng: Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và gần đây là Ngân hàng Phục vụ người nghèo (nay là Ngân hàng Chính sách xã hội), bởi các ngân hàng này có chi nhánh xuống tận đơn vị cấp huyện, cấp xã. Theo số liệu báo cáo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đến cuối năm 2003, dư nợ cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 95,5% so với đầu năm (tỉ trọng 15,3%), dư nợ cho vay hộ sản xuất tăng 34% so với đầu năm (tỉ trọng 63%). 1.2. Những khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận vốn ngân hàng của các DNVVN Tại báo cáo kiểm điểm nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu: “Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có bước phát triển vượt bậc so với trước đây, đóng góp nhiều cho tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động và cho ngân sách Nhà nước”. Tuy nhiên, báo cáo cũng đã đề cập: “Một số chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chậm đưa vào cuộc sống ... Nhà nước chưa quan tâm hỗ trợ đúng mức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Doanh nghiệp vừa và nhỏ và kinh tế tập thể còn khó tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước và vốn tín dụng của ngân hàng thương mại Nhà nước”. Thứ nhất, về vấn đề thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Theo các quy định hiện hành của Nhà nước và ngành Ngân hàng về “bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng” thì: khi các doanh nghiệp sử dụng tài sản để thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thì rất khó khăn trong việc xử lý các thủ tục như: đăng ký quyền sở hữu tài sản, khó khăn trong việc xác định giá trị của tài sản thế chấp nhất là tài sản thế chấp là đất, nhà... Thứ hai, đa số các doanh nghiệp thường không đủ điều kiện để vay vốn tín chấp tại ngân hàng như: chưa có tín nhiệm với ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, đúng hạn (cả gốc và lãi), không ít doanh nghiệp lừa đảo, chây ì trả nợ; hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, không rõ ràng về sổ sách... Thứ ba, vẫn còn tình trạng hình sự hóa quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, nhiều cán bộ tín dụng không dám cho vay do sợ làm trái luật. Việc tự chịu trách nhiệm về quyết định trong việc cho vay, và việc không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của tổ chức tín dụng vẫn chưa được thông thoáng. Việc cho phép tổ chức tín dụng được cho vay theo phương thức mà pháp luật không cấm, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng, nhưng trong thực tế các doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, mặc dù có những doanh nghiệp kinh doanh tốt, đạt doanh số và nộp thuế rất cao nhưng các ngân hàng vẫn không dám mạnh dạn cho vay, nhất là đối với khoản vay lớn không có tài sản thế chấp (đặc biệt là sau vụ án Minh Phụng - EPCo). Ngoài ra, còn không ít doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác lừa đảo, chây ì trả nợ... Trong khi đó, những mặc cảm về mức độ rủi ro của vốn vay đối với DNVVN từ các ngân hàng vẫn còn khá nặng nề. Việc cơ quan hành pháp coi ngân hàng là người gây hại trong một số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tiền vay, mà thực ra ngân hàng cũng là người bị hại, trong thời gian qua vẫn để lại tâm lý nặng nề đối với các cán bộ tín dụng của ngân hàng. 2. Nội dung thẩm định của các dự án đầu tư doanh nghiệp vừa và nhỏ Hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành tiến hành thẩm định DAĐT theo đúng quy trình do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam quy định, ban hành theo quy định 308/QĐ - TĐ ngày 29/01/2003. Về quy trình chung như sau: (có lưu đồ kèm theo) Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, dự án xin vay vốn. Nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại cán bộ tín dụng để hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh bổ sung hồ sơ. Nếu đã có đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ vào sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định. Bước 2: Trên cơ sở đối chiếu các quy định thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc quy trình thẩm định, cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định DAĐT và khách hàng. Nếu cần có thể yêu cầu khách hàng bổ sung giải trình thêm. Bước 3: Cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định, trình trưởng phòng xem xét. Bước 4: Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung. Bước 5: Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung báo cáo thẩm định, trình trưởng phòng ký, thông qua, lưu hồ sơ tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm báo cáo thẩm định cho Phòng Tín dụng. Sơ đồ quy trình thẩm định DAĐT Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định Tiếp nhận hồ sơ Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn Kiểm tra hồ sơ Chưa đủ điều kiện thẩm định Nhận hồ sơ để thẩm định Bổ sung, giải trình Thẩm định Chưa rõ Chưa đạt yêu cầu Kiểm tra Kiểm soát Lập báo cáo thẩm định Đạt Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định Lưu hồ sơ tài liệu 2.1. Kiểm tra hồ sơ vay vốn Để vay được vốn của Ngân hàng, khách hàng phải trình cho Ngân hàng hồ sơ vay vốn. Ngân hàng sẽ kiểm tra các nội dung sau: - Kiểm tra giấy đề nghị vay vốn - Kiểm tra về hồ sơ khách hàng vay vốn - Kiểm tra hồ sơ chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng - Kiểm tra về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng và người bảo lãnh - Kiểm tra về Dự án vay vốn - Kiểm tra về đảm bảo nợ vay (nếu có) 2.2. Thẩm định về khách hàng 2.2.1. Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng Kiểm tra lại tính chính xác hợp pháp của tất cả các giấy tờ trong hồ sơ pháp lý, trong đó coi trọng các yếu tố: Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng; Ngành nghề đăng kí kinh doanh, thời gian hoạt động của doanh nghiệp. 2.2.2. Thẩm định lịch sử phát triển của khách hàng Quá trình hình thành, phát triển của khác hàng. Những mối quan hệ của khách hàng với các tổ chức có liên quan. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2.3. Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng Cán bộ thẩm định dựa vào các báo cáo tài chính trong hồ sơ kinh tế để thẩm định các nội dung: - Phân tích nguồn vốn chủ sở hữu - Phân tích tình hình công nợ - Phân tích doanh thu, chi phí - Phân tích hàng tồn kho - Tính toán các chỉ tiêu tài chính như: ROA, ROS,... 2.3. Thẩm định DAĐT 2.3.1. Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án. - Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án - Đánh giá các nguồn cung cấp sản phẩm - Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm - Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối. - Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án 2.3.2. Đánh giá nguồn cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác - Nguồn NNVL có đầy đủ ? Đơn vị cung ứng ? Số lượng, chất lượng ? Điều kiện cung cấp ?... 2.3.3. Thẩm định phương diện kỹ thuật - Địa điểm xây dựng - Quy mô sản xuất và sản phẩm - Công nghệ, thiết bị - Quy mô giải pháp xây dựng 2.3.4. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn - Tổng vốn đầu tư của dự án - Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ của dự án - Xem xét các nguồn vốn đầu tư 2.3.5. Đánh giá hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ của dự án - Xác định hiệu quả kinh tế: Tính toán các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, thuế, ... để xác định lợi nhuận dự kiến. Tính NPV, IRR, phân tích điểm hoà vốn, độ nhạy cảm của dự án để đánh giá hiệu quả tài chính. - Hiệu quả xã hội: Đánh giá những lợi ích về mặt xã hội do dự án mang lại như khả năng tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân... - Dự kiến khả năng trả nợ của dự án: + Số kỳ trả nợ + Số tiền trả mỗi kỳ (gốc + lãi) + Nguồn trả nợ 2.4. Phân tích rủi ro, các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu rủi ro (nếu có) Các rủi ro có thể xảy ra là gì ? xác suất xảy ra rủi ro. Từ đó đề ra biện pháp quản lý và giảm thiểu rủi ro. 2.5. Đánh giá, nhận xét, kết luận của Ngân hàng. Đề xuất kiến nghị với lãnh đạo Trên đây là những nội dung cơ bản hướng dẫn quy trình thẩm định DAĐT do Hội đồng quản trị Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ban hành, Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành đã tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc quy trình trên. Mặc dù vậy, tuỳ theo từng dự án (là đầu tư mới, hay đầu tư mở rộng…), mà Ngân hàng có thể thực hiện thẩm định tất cả các nội dung hoặc những nội dung cơ bản, quan trọng nhất. Để hiểu rõ và đánh giá thực trạng công tác thẩm định của Ngân hàng, ta xem xét việc thẩm định một dự án cụ thể. Ví dụ Minh Họa: Thẩm định DAĐT dây chuyền sản xuất bimbim snack bán tự động của công ty cổ phần Trung và các bạn A. Tình hình chung về khách hàng đề nghị vay vốn A.1. Giới thiệu về khách hàng - Tên khách hàng: Công ty Cổ phần Trung và Các bạn (T&F) - Địa chỉ: Số 323 Ngọc Lâm – Long Biên - Hà Nội - Số đăng kí kinh doanh: 043414 cấp ngày 10/08/1998 tại Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội - Đại diện theo pháp luật: Ông Phạm Việt Trung - Giám đốc Công ty - Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính: Chế biến lương thực thực phẩm cà chua cô đặc, tương ớt, khoai tây, hành tỏi, hoa quả; Đại lý kí gửi hàng hoá; buôn bán tư liệu sản xuất, sản xuất bột canh Iốt, sản xuất nước giải khát có ga và không có ga, sản xuất nước uống tinh lọc; Tư vấn du học; Đào tạo ngoại ngữ; Lữ hành nội địa. A.2. Hồ sơ vay vốn A.2.1. Hồ sơ đã có - Hồ sơ liên quan đến doanh nghiệp vay vốn (Doanh nghiệp đang quan hệ với Chi nhánh đo vậy hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp đầy đủ) - Hồ sơ liên quan đến DAĐT: + Báo cáo về DAĐT dây chuyền sản xuất Bimbim Snack bán tự động lập tháng 7/2004. + Hợp đồng mua bán dây chuyền sản xuất Bimbim giữa Công ty Cổ phần T&F (Bên mua) và Công ty TNHH Minh Long (Bên bán) về việc mua bán dây chuyền Bimbim. + Biên bản họp Hội đồng thành viên công ty Cổ phần T&F về việc đồng ý đầu tư dây chuyền, vay vốn đầu tư, thế chấp tài sản và đại diện kí kết các giấy tờ với Ngân hàng để vay vốn đầu tư dây chuyền Bimbim Snack + Đơn xin vay vốn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành A.2.2 Nhận xét đánh giá về tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn Hồ sơ giấy tờ về pháp lý doanh nghiệp và DAĐT đã đầy đủ để xem xét. A.3. Đánh giá khách hàng vay vốn A.3.1 Năng lực pháp lý của khách hàng Công ty Cổ phần T&F được thành lập theo quyết định số 3222/TLDN ngày 30/07/1998 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và đăng kí kinh doanh số 043414 ngày 10/08/1998 của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội, đại diện pháp luật là ông Phạm Việt Trung, chức vụ: Giám đốc Công ty. Khi thành lập công ty có bốn thành viên và vốn điều lệ là 512 triệu đồng, tháng 12 năm 1998 tăng lên 2954 triệu đồng, tháng 9 năm 2001 rút một thành viên nhưng vốn điều lệ vẫn giữ nguyên, tháng 9 năm 2002 rút một thành viên và vốn điều lệ vẫn là 2954 triệu đồng. Hiện doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, do vậy doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện về năng lực pháp lý để xem xét việc vay vốn. A.3.2 Năng lực tài chính, tình hình hoạt động của khách hàng Tình hình sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện cụ thể như sau: Bảng 1: Tình hình hoạt động của doanh nghiệp qua các năm Đơn vị: triệu đồng STT Các chỉ tiêu chủ yếu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 I - Tình hình sản xuất kinh doanh 1 Doanh thu thuần 18.300 22.068 29.866 2 Lợi nhuận trước thuế 524 435 905 3 Lợi nhuận sau thuế 356 296 615 4 Vòng quay vốn lưu động 4,3 6,9 7 5 Tỷ suất LNTT/DT(%) 2,86 1,97 3 6 Tỷ suất LNST/VCSH(%) 11,48 8,37 11,5 II - Tình hình tài chính 1 Tổng tài sản 5.770 6.171 8.652 2 Tài sản lưu động và ĐT ngắn hạn 3.109 3.471 5.058 - Trong đó các khoản phải thu KH 1.392 1.560 1.950 - Hàng tồn kho 241 1.448 2.623 3 Tài sản cố định và ĐT dài hạn 2.661 2.700 3.594 - Tài sản cố định 4 Nợ phải trả 2.670 2.635 4.500 - Nợ ngắn hạn 2.490 1.050 1.200 - Phải trả người bán 1.408 2.699 - Vay, nợ dài hạn - - 577 5 Vốn chủ sở hữu, quỹ 3.100 3.536 5.349 (Nguồn: Doanh nghiệp T&T qua các năm: 2001, 2002. 2003) Bảng 2: Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm STT Tên loại ĐVT Số lượng Trị giá vốn trị giá bán Đơn giá Thành tiền Đơn giá Thành tiền 1 Mỳ 85g Thùng 82,185 65,235 5,361,338,475 70,477 5,792,128,682 2 Mỳ 80g Thùng 30,223 64,442 1,947,630,566 69,090 2,088,107,070 3 Mỳ 75g Thùng 15,851 62,224 986,312,624 65,454 1,037,511,354 4 Mỳ 70g Thùng 82,324 60,038 4,942,568,312 61,818 5,089,105,032 5 Mỳ 50 gói Thùng 92,875 23,400 2,173,275,000 26,363 2,448,463,625 6 Mỳ 30 gói Thùng 103,212 19,200 1,981,670,400 20,909 2,158,059,708 7 Tương ớt Thùng 1,250 31,185 38,981,250 47,272 59,090,000 8 Bột cạnh Thùng 3,288 36,588 120,301,344 43,636 143,475,168 9 Nước Thùng 10,250 22,320 228,780,000 27,272 279,538,000 10 Mỳ trẻ em Thùng 63,336 35,298 2,235,634,128 47,272 2,994,019,392 11 Mỳ phở Thùng 272,585 20,350 5,547,104,750 21,818 5,947,259,530 12 Cân hộp Kg 249,050 7,000 1,743,362,720 7,345 1,829,272,250 Tổng cộng 27,306,959,569 29,866,029,811 27,306,959,569 VAT: 29,866,029,811 Tổng thanh toán: Tình hình sản xuất kinh doanh và kết quả tài chính: Trong các năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Sản xuất kinh doanh các năm gần đây đều có lãi và lợi nhuận tăng trưởng đều qua các năm. Sản phẩm đầu ra được tiêu thụ mạnh thông qua hệ thống các đại lý của Công ty có mặt ở hầu hết các tỉnh phía Bắc. Sản phẩm chủ yếu của Công ty kể từ khi thành lập là mỳ ăn liền nhãn hiệu T&F, ngoài ra còn có nướt ngọt đóng chai, tương ớt nhưng chỉ chiếm 10% tổng doanh thu, do vậy cơ cấu nguồn thu các năm 1998 đến 2003 do mỳ ăn liền mang lại là chủ yếu. Đến cuối năm 2003 đầu năm 2004, Công ty mới đầu tư thêm máy sản xuất cháo ăn liền và máy đóng mỳ trẻ em (thực chất đây là máy đóng mỳ vụn) và không sản xuất nước ngọt, tương ớt nữa, tuy nhiên doanh thu của cháo ăn liền cũng chỉ đạt hơn 1.000 triệu đồng trong vòng 3 tháng vừa qua. Nhìn chung, doanh thu qua các năm tăng trưởng ổn định trung bình tăng 1,2 lần so với năm trước. Lợi nhuận tuy tăng giảm không đều nhưng năm 2003 đã đạt 615 triệu đồng tăng xấp xỉ gấp đôi so với năm 2002. Khoản mục phải thu của Công ty cuối năm 2003 là 1.950 triệu đồng trong đó bao gồm chủ yếu là phải thu hệ thống đại lý của Công ty bao gồm khoảng 40 đại lý ở khắp các tỉnh phía Bắc, trong đó không có khoản khó thu. Khoản mục phải trả người bán của công ty cuối năm 2003 là 2.699 triệu đồng (chủ yếu là phải trả nguyên vật liệu) cho thấy Công ty chiếm dụng được số vốn khá lớn của khách hàng và theo báo cáo của công ty các khoản này đều chưa đến thời hạn thanh toán. Như vậy Công ty đã giảm thiểu được chi phí đầu ra theo đó lợi nhuận của Công ty đạt được cao nhất. Vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm thể hiện sự tăng trưởng về quy mô Doanh nghiệp. - Một số hệ số tài chính cơ bản tại thời điểm 31/12/2004: - Khả năng tự tài trợ tài chính: - Vốn CSH/ Tổng TS = 5.349 tr/8.652 tr x 100 = 61,8% - Cơ cấu vốn: - TSLDH/Tổng TS = 3.594tr/8.652tr x 100 = 41,5% - Hệ số nợ: Nợ phải trả/ Tổng NV = 4.500tr/8.652tr x 100 = 52,0% Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn: TSLĐ & ĐTNH/ Nợ ngắn hạn = 5.058tr/3.899tr = 1,3 - Nhận xét:Đ&ĐTNH/Tổng TS = 5.058tr / 8.652tr x 100 = 58,5% - TSCĐ&ĐT Các chỉ tiêu tài chính trên chứng tỏ Công ty có tình hình tài chính tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và phát triển đều qua các năm, hàng hoá tiêu thụ tốt, có chỗ đứng trên thị trường. A.3.3 Công nợ và quan hệ với Ngân hàng. Hiện tại Công ty chỉ quan hệ tín dụng với Chi nhánh. Tổng dư nợ vay Ngân hàng của Công ty đến 31/12/2005: + Dư nợ ngắn hạn: 1.000 triệu đồng + Dư nợ trung dài hạn: 336 triệu đồng + Doanh số cho vay, thu nợ trong năm 2005 tại Chi nhánh là: + Doanh số cho vay: 1550 triệu đồng + Doanh số thu nợ: 1650 triệu đồng + Doanh số tiền gửi: 479 triệu đồng + Tổng số nợ quá hạn: không A.3.4 Nhận xét, kết luận: Công ty T&F thành lập năm 1998 và đi vào sản xuất kinh doanh mỳ ăn liền là chủ yếu. Khi mới thành lập chỉ có một dây chuyền sản xuất mỳ ăn liền, đến năm 2003, doanh nghiệp đầu tư thêm một cơ sở sản xuất mỳ ăn liền nữa (có vay vốn đầu tư tại Chi nhánh), năm 2004 đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất mỳ trẻ em, một dây chuyền sản xuất cháo ăn liền và hiện các dây chuyền đều đang hoạt động có hiệu quả. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm đều có hiệu quả, có lãi tích luỹ và đầu tư mở rộng, năng lực tài chính lành mạnh, cân đối. Người lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ và kinh nghiệm trong chuyên môn và điều hành, Giám đốc là thành viên có vốn góp lớn của Công ty (chiếm 80% vốn điều lệ) B. Dự án đầu tư B.1. Giới thiệu về DAĐT B.1.1. Thực trạng tiêu thụ Bimbim trên thị trường Ngày nay, sản phẩm ăn nhanh đã trở nên phổ biến và không thể thiếu được của nền công nghiệp hiện đại. ở Việt Nam trong những năm gần đây nhu cầu của người dân về sản phẩm ăn liền nói chung, Bimbim nói riêng ngày càng phát triển vì loại sản phẩm này rất tiện lợi và phù hợp sở thích của nhiều đối tượng. Công ty Công ty Cổ phần T&F đã nghiên cứu, đánh giá mức tiêu thụ sản phẩm Bimbim Snack trên một số thị trường ở một số tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Kết quả cụ thể như sau: Bảng 3: Mức tiêu thụ sản phẩm bimbim snack trên một số thị trường Thị trường Mức tiêu thụ (triệu/tháng) Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Yên Bái - Lào Cai Quảng Ninh Bắc Ninh Bắc Giang Lạng Sơn Thái Bình Nam Định Thanh Hoá Vinh Thị trường khác 5800 2200 2000 3700 3200 1500 1600 2000 2000 2400 3500 3800 10.000 Hiện nay, ở phía Bắc chỉ có một số công ty sản xuất Bimbim như Công ty LIVA ở Hải Phòng, Nam Thắng ở Hải Dương, Tràng An ở Hà Nội, ở kh vực phía Nam có Công ty công nghiệp thực phẩm Liwayway ở Bình Dương, Công ty Tân Âu Cơ, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Vinabico ở Thành phố Hồ Chí Minh. Các công ty này hiện chỉ đáp ứng được 70% mức tiêu thụ trên thị trường. Do vậy, việc đầu tư dây chuyền sản xuất Bimbim Snack bán tự động là cần thiết và phù họp với tình hình thực tế. B.1.2. Giới thiệu về DAĐT - Tên dự án: Đầu tư dây chuyền sản xuất Bimbim Snack bán tự động công suất 2.000 tấn/ năm - Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần T&F - Quy mô đầu tư, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm: Đầu tư mới dây chuyền sản xuất bằng việc mua các máy móc thiết bị công nghệ mới đồng bộ xuất xứ từ Trung Quốc do một đơn vị trong nước cung cấp, công suất dây chuyền thiết kế là 2.000 tấn sản phẩm/năm, dây chuyền chủ yếu sản xuất Bimbim Snack ăn liền các loại hương vị khác nhau. - Nội dung đầu tư: Tổng vốn đầu tư là 3.711 triệu đồng trong đó đầu tư vốn cố định là 1.659 triệu đồng chiếm 45% tổng vốn đầu tư (trong đó 1.339 triệu là máy móc, thiết bị, công nghệ, lắp đặt, và 320 triệu mua xe ôtô vận tải cho Dự án). Dự án không có nội dung xây lắp do lắp đặt chung với các dây chuyền cũ đang hoạt động và Doanh nghiệp tự cải tạo, xây dựng thêm nhà xưởng - Tổng vốn đầu tư, cơ cầu vốn đầu tư cho từng nội dung: + Xây lắp : Không + Máy móc thiết bị, công nghệ : 1.339 triệu đồng, gồm 9 loại máy móc thiết bị và lắp đặt + Ô tô HYUNDAI phục vụ dự án : 320 triệu đồng + KTCB khác : 40 triệu đồng + Lãi vay : 16 triệu đồng + Vốn lưu động để sản xuất : 1.996 triệu đồng + Nguồn vốn dự kiến ( trong đó có vốn và nội dung vay của BIDV ). Doanh nghiệp đề nghị trong số vốn đầu tư tài sản cố định 1.659 triệu đồng ( gồm 1.339 là máy móc thiết bị và 320 triệu đồng là mua và đăng ký xe ô tô tải ), sẽ vay vốn Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành trung hạn 950 triệu đồng, chiếm 57,3% vốn đầu tư TSCĐ, tương đương 26% tổng vốn dự án. Tiến độ thực hiện đầu tư dự án: Việc đầu tư sẽ thực hiện vào cuối tháng 8 và hoàn thiện trong tháng 9, tháng 10 năm 2004 có thể sản xuất. B.2. Nội dung, kết quả đánh giá dự án B,2.1. Mục đích và sự cần thiết đầu tư dự án Trong xã hội hiện nay, nhu cầu thực phẩm ăn liền rất lớn và phù hợp với sự phát triển chung của thời đại. Sản phẩm ăn liền trên thị trường hiện rất đa dạng và phong phú như: mì ăn liền, cháo ăn liền, phở ăn liền, các loại bánh,… và một trong những sản phẩm ăn liền đang được ưa chuộng là bim bim snack. Để phục vụ cho nhu cầu về thực phẩm ăn liền của xã hội, nhiều nhà sản xuất đã đầu tư trang thiết bị để sản xuất, tuy nhiên nhu cầu về thực phẩm ăn liền ngày càng tăng theo sự phát triển và tốc độ tăng thu nhập của xã hội. Để phục vụ cho một phần nhu cầu về bim bim snack của thị trường miền Bắc, Công ty T&F đã nghiên cứu thị trường và quyết định đầu tư một dây chuyền sản xuất sản phẩm này. Việc quyết định đầu tư dây chuyền của Doanh nghiệp dựa vào các cơ sở sau: Công ty T&F là Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ăn liền từ năm 1998, là đơn vị làm ăn có hiệu quả, có uy tín, có vị trí trong lĩnh vực sản xuât sthực phẩm ăn liền ở miền Bắc như: mì ăn liền, cháo ăn liền, phở ăn liền và đang phân phối 14 loại sản phẩm cho các tỉnh phía Bắc nên rất thuận lợi cho viêc phân phối sản phẩm của dây chuyền sản xuất bim bim. Hiện nay Doanh nghiệp đang có 02 dây chuyền sản xuất mì, phở ăn liền; 01 dây chuyền sản xuất chao ăn liền; 01 dây chuyền sản xuất mì trẻ em đang hoạt động ổn định có hiệu quả. Qua khảo sát thực tế của Doanh nghiệp, nhu cầu về sản phẩm bim bim trên thị trường phía Bắc rất lớn, trongkhi đó Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm này tại miền Bắc còn ít và sản phẩm hiện phải vận chuyển từ phía Nam ra. Tổng vốn đầu tư không lớn so với vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp và Doanh nghiệp có đủ trình độ để làm chủ công nghệ thiết bị. Hơn nưa cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực khác sẽ khó khăn hơn lĩnh vực Doanh nghiệp đang hoạt động. Do vậy, cho thấy việc đầu tư dây chuyền sản xuất bim bim của Công ty T&F là có cơ sở và hợp lý B.2.2. Tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn Tổng vốn đầu tư của dự án là 3.711 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư TSCĐ là 1715 triệu đồng (chiếm 46%) và vốn lưu động dự kiến ở mức 1996 triệu đồng (chiếm 54%). Trong phần vốn đầu tư TSCĐ (1715 triệu đồng) gồm 1659 triệu là đầu tư máy móc thiết bị và lắp đặt, 320 triệu là mua ôtô tải Huynđai phục vụ dự án, 40 triệu KTCB khác và 16 triệu là lãi vay vốn trong thời gian thi công và chay thử. Doanh nghịêp đề nghị vay chi nhánh 950 triệu đồng đầu tư TSCĐ, phần còn lại (765 triệu) vốn đầu tư TSCĐ doanh nghiệp tự lo từ nguồn vốn tự có. Hiện nay công ty đang sử dụng khoảng trên 2000 triệu đồng vốn tự có để sử dụng vào vốn lưu động, do vậy nguồn vốn tự có đủ để tham gia vào vốn cố định của dự án sản xuất bim bim. Tuy nhiên nếu sử dụng vốn tự có vào đầu tư vốn cố định sẽ làm tăng nhu cầu vay vốn lưu động. Phần vốn lưu động 1.186 triệu đồng, CBTĐ dự kiến công ty sẽ đi vay và đã tính chi phí lãi vay VLĐ vào bảng tính tài chính, tuy nhiên Doanh nghiệp sẽ tự cân đối việc huy động vốn lưu động để giảm sức ép vay vốn Ngân hàng xuống. Như vậy, phương án nguồn vốn và huy động vốn để thực hiện DAĐT của Doanh nghiệp là có thể đảm bảo. B.2.3. Về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra. Hiện nay các tỉnh phía bắc chỉ có một vài công ty thực phẩm sản xuất sản phẩm bim bim ở Hải Phòng, Hà Nam. Trong khi đó nhu cầu trên thị trường đang ở mức 1400 tấn/năm (Số liệu do Công ty khảo sát), các đơn vị phía Bắc chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu còn phần thiếu hụt đang do các công ty phía Nam sản xuất và phân phối. Do vậy, với lợi thế khu vực và mạng lưới phân phối của Công ty T&F, khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm sẽ đảm bảo. B.2.4. Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án. Nguyên phụ liệu cung cấp cho Dự án chủ yếu là bột mì, bột sắn, bột ngô, dầu cọ và hương liệu. Công ty T&F đã ký hợp đồng mua bột của công ty Bột mỳ Yên Mỹ, hương liệu mua của các công ty trong nước nhập khẩu. Do vậy, sẽ đảm bảo đủ nguyên liệu để dự án đi vào hoạt động. B.2.5. Các nội dung về phương diện kỹ thuật - Dự án được xây dựng tại xưởng sản xuất số 323 Ngọc Lâm – Long Biên – Hà Nội. Doanh nghiệp thuê mặt bằng này từ năm 1998 để làm trụ sở và xưởng sản xuất, hợp đồng thuê đất có thời hạn 07 năm và đến 4/2005 thi hết hạn. Như vậy, chưa có cơ sở pháp lý chắc chắn về địa điểm sản xuất ổn định thời gian vay. Tuy nhiên theo Doanh nghiệp thì khi hết thời hạn thuê (4/2005). Doanh nghiệp sẽ gia hạn thêm được thời hạn thuê đất với các lý do: + Hiện quan hệ của Công ty XL Gia Lâm và Doanh nghiệp vẫn bình thường, bên cho thuê chưa có thông báo hoặc chủ trương không cho các đơn vị đang thuê được thuê nữa. + Hiện nay trong khuôn viên Công ty xe lửa Gia Lâm có nhiều Doanh nghiệp đang thuê mặt bằng để sản xuất, trong đó Công ty Đại tây dương, Công ty Mai Linh vừa hết hạn hợp đồng đã được gia hạn thêm từ 7- 10 năm. + Doanh nghiệp đã đăng ký thuê đất tại khu công nghiệp các doanh nghiệp vừa và nhỏ Cầu Đuống, khi khu công nghiệp có mặt bằng Doanh nghiệp sẽ làm thủ tục thuê mặt bằng và di chuyển dần. - Công nghệ dây chuyền ở mức trung bình tiên tiến đáp ứng được năng suất thiết kế và hiệu quả, công suất thiết kế là 2.000 tấn/năm, tuy nhiên công suất hoạt động để tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính xác định ở mức 70% công suất. - Tỷ lệ nguyên liệu và sản phẩm bim bim của Dự án sản xuất ra là: Cứ 01 tấn nguyên liệu chính đưa vào sản xuất thì cho ra 1,2 tấn sản phẩm. (lý do có tỷ lệ này là do định mức đưa phụ liệu để sản xuất 01 tấn nguyên liệu chính thì cần 400 kg dầu cọ và hương liệu, hơn nữa khi sản phẩm chiên xong ở nhiệt độ cao đi ra điều kiện thường sẽ hút ẩm làm cho trọng lượng tăng lên. - Dây chuyền được lắp ráp cùng với 02 dây chuyển đang hoạt động trong nhà xưởng, đảm bảo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy và tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. - Dây chuyển sản xuất thực phẩm nên cũng phải tuân thủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện Doanh nghiệp đang làm thủ tục đăng ký và chứng nhận VSAT thực phẩm tại các cơ quan chức năng đối với sản phẩm sản xuất. B.2.6. Về tổ chức, quản lý, thực hiện dự án. DAĐT dây chuyển sản xuất bim bim có tổng mức vốn đầu tư 3.711 triệu đồng, với 17 công nhân/ca làm việc, trong khi T&F đang quản lý 160 công nhân với 4 dây chuyền sản xuất. Do vậy việc quản lý điều hành sản xuất dây chuyền bim bim có thể đảm bảo. B.2.7. Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả về mặt tài chính, độ nhạy và khả năng trả nợ của dự án. Số liệu tài chính của Dự án được thể hiện cụ thể trong các Bảng phụ lục đính kèm qua các bảng (từ bảng 5 đến bảng 11) trên cho thấy: ở điều kiện: Lãi suất chiết khấu là 10%/năm; lãi suất vay 9,84%/năm. Vòng đời dự án (thời gian khấu hao) là 05 năm, công suất sản xuất năm đầu ở mức 40% năm thứ 2 là 50%, và các năm tiếp theo là 70% công suất thiết kế thì: + NPV là 1.211 triệu đồng (NPV dương thể hiện Dự án có hiệu quả). + IRR là 24.89% (tỷ suất sinh lời nội bộ lớn hơn lãi suất chiết khấu). Do vậy với các điều kiện nêu trên Dự án có hiệu quả về mặt tài chính: * Biến động giá bán, chi phí sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của Dự án như sau: + NPV dương khi giá bán giảm 1% hoặc chi phí tăng tối đa 1% + IRR lớn hơn tỷ lệ chiết khấu 10% khi giá bán giảm 1% hoặc chi phí tăng tối đa 1% + Biến động công suất sản xuất ảnh hưởng không nhiều đến hiệu quả của dự án. Như vậy, biến động của giá bán nhỏ cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của phương án kinh doanh, biến động của công suất sản xuất không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả tài chính của dự án. B.3. Đánh giá, lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay. Doanh nghiệp đề nghị thế chấp cầm cố dây chuyền sản xuất bim bim và xe ôtô tải HUYNĐAI thuộc dự án tại Chi nhánh để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho khoản vay đầu tư. Như vậy, với tài sản đảm bảo trên đủ điều kiện và giá trị để bảo đảm cho khoản vay đầu tư này. Tuy nhiên tài sản thế chấp là dây chuyền sản xuất và phương tiện vận tải nên cần phải mua bảo hiểm vật chất để bảo toàn giá trị cho tài sản cầm cố thế chấp. B.4. Đánh giá, phần tích rủi ro. DAĐT dây chuyền sản xuất bim bim là dự án mà Công ty T&F đầu tư để sản xuất một loại sản phẩm khác so với các sản phẩm truyền thống của Doanh nghiệp. Do vậy việc chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm của DA sẽ phụ thuộc nhiều vào người tiêu dùng. Địa điểm đặt dây chuyền sản xuất là khu vực đi thuê một đơn vị khác nên sẽ phụ thuộc về thời gian và chi phí đi thuê. Đây là sản phẩm phổ biến, suất đầu tư thấp nên dnh sẽ gặp nhiều sự cạnh tranh của các đối tác cùng sản xuất mặt hàng này ở phía bắc. Trên đây là các vấn đề có thể xảy ra rủi ro trong sản xuất, tuy không cao nhưng cũng có thể dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp gây khó khăn cho việc trả nợ Ngân hàng. Do vậy, doanh nghiệp cần lưu ý để khắc phục theo đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36343.doc