Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính tại Ngân hàng seabank

Lời Mở Đầu Kinh tế Việt Nam đang trên đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự hội nhập đó đã đem đến cho Việt Nam những thành tựu to lớn về mặt kinh tế và đời sống xã hội. Trong đó phải kế đến sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế sau thời kỳ đổi mới. Có được sự phát triển như hôm nay phải kể đến chính sách đúng đắn của nhà nước và những công cụ phục vụ cho chính sách kinh tế. Một trong những nhân tố được đánh giá cao vào công cuộc phát triển đất nước là hệ thống ngân hàng thương mại Việt

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính tại Ngân hàng seabank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam. Ngân hàng thương mại Việt Nam với chức năng là trung gian tài chính đã góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư. Và kết quả sau 20 năm đổi mới, đất nước đã có những đổi thay rõ rệt.Trong 5 năm trở lại đây ngân hàng thương mại phát triển mạnh mẽ, số lượng tăng lên nhanh chóng để đáp ứng được nhu cầu về vốn của đất nước. Số lượng dự án tìm đến ngân hàng và ngân hàng cũng chủ động tìm đền chủ đầu tư ngày càng nhiều. Tuy nhiên ngân hàng vẫn là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tài chính vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy quyết định cho vay cần hết sức thận trọng Hơn nữa do yếu tố kinh tế thị trường tác động nên trong nền kinh tế tồn tại những phần tử thiếu đứng đắn, minh bạch trong kinh doanh. Vì vậy việc thẩm định cho vay trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong thẩm định cho vay dự án, ngân hàng chủ trọng đến rất nhiều nội dung, trong đó phầm thẩm định chất tài chính dự án được chú trọng hơn hết. Do tầm quan trọng của đề tài này đã tạo cho em niềm hứng thú đi sâu vào tìm tòi nghiên cứu. Cùng với sự hướng dẫn tận tình của Tiến sỹ Trần Mai Hương đã giúp em hoàn thành chuyên đề tót nghiệp : “ Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính tại ngân hàng SeAbank”. Đề tài của em gồm 2 phần: Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng SeAbank. Chương 2: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng SeAbank. Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Mai Hương đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế chưa nhiều, trình độ lý luận và năng lực bản thân còn hạn chế, luận văn tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn để bài viết của em đạt kết quả tốt hơn. CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG SEABANK. 1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á. 1.1.1. Khái quát về ngân hàng Đông Nam Á- SeAbank. Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á, tên viết tắt là SeAbank, là một trong những ngân hàng cổ phần đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào năm 1994. Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng không ngừng phát triển và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và ngày một khẳng định hơn nữa vị thế của mình trên thị trường ngân hàng Việt Nam. Trên nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại nhất hiện nay, hệ thống ngân hàng SeAbank ngày một phát triển để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách hoàn hảo nhất.Hệ thống mạng lưới được mở rộng liện tục tới các khu vực kinh tế năng động và khắp các trung tâm lớn trên toàn quốc. Trong 4 năm gần đây SeAbank luôn được nhà nước phong tặng ngân hàng loại A. Đến nay ngân hàng đã và đang được biết tới như ngân hàng có tốc độ phát triển nhanh và bền vững nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Sau gần 15 năm hoạt động, ngân hàng đã xây dựng được một hệ thống hoạt động đồng bộ khắp ba miền Việt Nam, định hướng rõ ràng về tài chính, nhân lực và công nghệ với tầm nhìn chiến lược xây dựng. Với tiềm lực và khả năng cuả mình, SeAbank luôn tin tưởng và cam kết sẽ đem đến cho khách hàng chất lượng sản phẩm tốt nhất, dịch vụ tốt nhất và là đối tác tài chính đáng tin cậy để “cùng bạn đi tới thanh công’’ 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHTMCP SeAbank khá chuyên môn hóa. Đồng thời vẫn đảm bảo được sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phòng ban. Đứng đầu bộ máy tổ chức là đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông cử ra Hội đồng quản trị cùng Ban kiểm soát. Hai ban này cùng song song điều hành và giám sát hoạt đôngj của ngân hàng. Hội đồng quản trị bao gồm những cổ đông lớn nắm giữ một tỷ lệ phiếu nhất định. Với quyền hạn của mình Hội đồng quản trị đưa ra những chiến lược cho ngân hàng và giao nhiệm vụ cho Ban giám đốc. Ban giám đốc là ban trực tiếp điều hành hoạt động của ngân hàng, đưa các chiến lược của hội Đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị về cụ thể hóa. Để hoàn thành nhiệm vụ mà ban giám đốc giao, dưới ban giám đốc còn có khối tham mưu cho Ban tổng giám đốc ( các phòng điện toán, Tổng hợp, Pháp chế, Tái thẩm định, kiếm soát nội bộ, tổ chức nhân sự), khối hỗ trợ( nơi bao gồm các phòng phát triển thị trường, dịch vụ khách hàng), và khối tạo nên năng lực tài chính cho khách hàng: khối Kinh doanh( trung tâm kinh doanh tiền tệ, trung kinh doanh, trung tâm thẻ). Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phòng Phát triển sản phẩm thẻ Trung tâm Giải pháp tự động Phòng Công nghệ Phòng Khách hàng và dịch vụ Trung tâm Thẻ Phòng Ngân quỹ Phòng Hỗ trợ hạch toán tín dụng Phòng Khách hàng và thẩm định Phòng Kế toán giao dịch Trung tâm kinh doanh Phòng Đầu tư Phòng Kinh doanh ngoại tệ Phòng Nguồn vốn Trung tâm KD tiền tệ và đầu tư Phòng Điện toán Phòng tổng hợp Phòng Pháp chế Phòng Kế toán tài chính Phòng Tái thẩm định Phòng Kiểm soát nội bộ Phòng Tổ chức nhân sự Trung tâm thanh toán Phòng thanh toán trong nước Phòng Thanh toán quốc tế Phòng hành chính Trung tâm Sản phẩm và Thị trường Phòng Phát triển khách hàng Phòng nghiên cứu và Phát triển thị trường Phòng Phát triển mạng lưới và dịch vụ Phòng Phát triển sản phẩm Phòng Quan hệ công chứng Khối kinh doanh Khối tham mưu Khối hỗ trợ Ban tổng giám đốc Hội đồng quản trị Ban kiểm soát ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG 1.1.3. Khái quát hoạt động SeAbank giai đoạn 2005- 2008. 1.1.3.1 Những nét chung. Giai đoạn 2005- 2008 là giai đoạn đánh dấu những chuyển biến to lớn của thị trường tài chính Việt Nam, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành ngân hàng, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán. Đồng thời vào cuối giai đoạn này cũng chứng kiến sự suy thái nghiêm trọng của nền kinh tế. Ngành tài chính ngân hàng chịu những ảnh hưởng to lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, bằng sự nỗ lực đổi mới và phát triển mạnh mẽ, SeAbank đã và đang vượt qua những khó khăn thách thức để khẳng định vị thế của một ngân hàng năng động, hiện đại trên thị trường tài chính Việt Nam. Năm 2005 là năm đánh dấu những bước thay đổi trong định hướng chiến lược của SeAbank cả về mặt chiều rộng đến chiều sâu. Kết quả hoạt động năm 2005 cho thấy, lợi nhuận năm 2005 đạt được gấp 4 lần năm 2004. Đặc biệt về mặt chiến lược, ngân hàng đã chuyển hội sở chính về Hà Nội – trung tâm tài chính của cả nước, đồng thời ngân hàng mở thêm một loạt các chi nhánh tại ba miền. Năm 2005, ngân hàng Đông Nam Á còn được đánh giá là một trong những ngân hàng tiên phong tro b việc sử dụng công nghệ cao. Ngân hàng tích cực triển khai phần mền quản trị ngân hàng Tenemos T24. Đây là một trong những phần mền tiên tiến tại Việt Nam vào thời điểm 2005 nhằm phục vụ cho các dịch vụ tiện ích của ngân hàng như: Thẻ ATM, Phone Banking, Inenet Banking. Ngân hàng luôn ý thức việc đổi mới công nghệ đi kèm với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tiến bước đưa ngân hàng trở thành ngân hàng hiện đại hàng đàu Việt Nam. Năm 2006, là một năm ngân hàng đạt được nhiêu thành công to lớn.Quy mô vốn điều lệ là 500 tỷ, giá trị tổng tài sản đạt 10.201, tốc độ tăng trưởng lợi trước thuế tăng gần 300% so với năm 2005.Trong năm này mạng lưới hoạt động của SeAbank tuy chưa nhiều, nhưng là năm chiến lược đưa SeAbank vươn tới chiếm lĩnh thị trường cả nước. Thời điểm năm 2006 này, SeAbank đã có 30 điểm giao dịch tại các trung tâm lớn kinh tế trên cả nước: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Nha Trang…. Năm 2006 cũng là năm công nghệ T24 Tenemos đi vào khai thác sử dụng và đã chứng minh hiệu quả nó mang lại là những tiện ích vượt trội thuận lợi cho công tác quản trị mạng điều hành giao dịch với khách hàng. Để phục vụ nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, ngân hàng tiếp tục cho ra đời hàng loạt các sản phẩm tiện ích mang tính ưu việt và cạnh tranh cao: sản phẩm cho vay mua ô tô, sản phẩm cho vay tiêu dùng, sản phẩm phục vụ khách hàng doanh nghiệp( doanh nghiệp vàng, tiết kiệm lãi suất linh hoạt, tiết kiệm lãi suất bậc thang…. Ngân hàng đã mở rộng phạm vi hoạt độngc của ngân hàng. Ngân hàng Đông Nam Á ký các hợp đồng hợp tác liên doanh góp vốn thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ. Ngân hàng từng bước hoàn thiện cơ cấu tỏ chức hơn nữa với việc thành lập trung tâm thẻ, trung tâm thanh toán, trung tâm nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ. Năm 2008, mặc dù bối cảnh hoạt động của ngân hàng hết sức khó khăn nhưng ngân hàng SeAbank vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định và thu được 457 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 12% so với năm 2007. Tổng tài sản của ngân hàng gần 22.779 tỷ đồng, tổng huy động vốn 16.726 tỷ đồng. Và một con số rất đáng mừng của SeAbank lượng khách hàng của SeAbank đã lên tới 51.000 khách hàng tại khắp các tỉnh thành cả nước. Đến năm 2008 này ngân hàng đã có trên 70 điểm giao dịch tại các khu vực kinh tế trọng điểm, trong đó số điểm giao dịch mở thêm là 29 điểm giao dịch tại nhiều địa bàn mới. Trong năm này hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng tạo được ấn tượng mạnh mẽ, đạt gần 16 tỷ, bằng 232% năm 2007. Kế hoạch năm 2009 cho hay, SeAbank đạt mục tiêu vốn điều lệ trên 5000 tỷ đồng, trong đó tổng tài sản của SeAbank sẽ lên tới 30 000 tỷ đồng, mạng lưới giao dịch sẽ đạt mức 100 điểm trên toàn quốc. 1.1.3.2 TÌnh hình hoạt động cảu ngân hàng. Những bước phát triển của ngân hàng Đông Nam Á được thể hiện qua các số liệu sau: - Về mặt chỉ tiêu tài chính tổng quát Bảng 1: Chỉ tiêu tài chính của SeAbank.(báo cáo thường niên) Đơn vị:tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Vốn điều lệ 250 500 3000 4068 Tổn tài sản 6125 10200 26241 22279 Tổng huy động vốn 5117 8346 20249 16726 Tổng dư nợ 1350 3363 11041 19764 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.42 0.23 0.24 0.3 Lợi nhuận trước thuế 50.63 136.88 408.75 457 Chỉ số về quy mô Nhìn trên biểu đồ cho thấy: mô về vốn điều lệ của ngân hàng tăng qua các năm, Tổng tài sản của ngân hàng tăng trong 3 năm đầu, và có dấu hiệu giảm vào năm 2008. Sự suy giảm này là khó tránh khỏi. Do năm 2008 hệ thống tài chính Việt Nam phải hứng chịu cơn bão khủng hoảng kinh tế. Chỉ số kinh doanh của ngân hàng Nhìn vào biểu đồ trên, năm 2005, mức độ huy động vốn còn khá yếu, và tỷ lệ cho vay cũng ở mức hạn chế. Nhưng từ năm 2006 trở đi, huy động vốn tăng lên đáng kể. Tỷ lệ cho vay khá cao. Ở tất cả các năm tổng cho vay nhỏ hơn so tổng huy động. Lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng qua các năm. Năm đạt được lợi nhuận nổi bất phải kể đến năm 2007. Trong năm này lợi nhuận tăng mạnh từ 136.8 tỷ lên 408 tỷ. Và đặc biệt năm 2008, mặc dù phải hứng chịu cơn bão tài chính, nhưng ngân hàng vẵn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Tỷ lệ nợ quá hạn. Xét về mặt tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng trong giai đoạn 2005 -2008 điện qua biểu đồ sau: Dựa vào biểu đồ, trong năm 2005 khi ngân hàng thay đổi chiến lược, mở rộng thị trường đúng trước nhiều khó khăn, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng khá cao. Nhưng nó đã được khắc phục trong năm 2006, 2007. Năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn tuy có tăng do biến động của nền kinh tế, nhưng vẫn nằm trong vòng kiểm soát của ngân hàng. - Tình hình huy động vốn của ngân hàng, cơ cấu huy động vốn. Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn theo khu vực. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu năm 2005 năm 2006 năm 2007 năm 2008 Tổng huy động vốn 5117 8346 20249 16726 Khu vực Hà Nội 2302.65 4173 13161.85 10035.6 45% 50% 65% 60% Hải Phòng 1023.4 1418.82 2024.9 1839.86 20% 17% 10% 11% TP Hồ Chí Minh 1228.08 2086.5 3239.84 2843.42 24% 25% 16% 17% khu vực khác 562.87 667.68 1822.41 2007.12 11% 8% 9% 12% Bảng số liệu trên cho biết xu hướng huy động vốn tại các khu vực. Xu hướng chung là huy động vốn tăng qua các năm tại các khu vực. Khả năng huy động vốn tại khu vực Hà Nội là nổi bật nhất. Nếu so về cơ cấu huy động vốn của ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh ở trong tình trạng tiềm năng. Ngân hàng chưa tìm được nguồn khai thác vốn triệt để tại thành phố này. Ý thức được vai trò tại thị trường lớn phía nam, SeAbank đang có kế hoạch tiến công tới miền nam, nâng cao khả năng huy đồng vốn tại TP. Hồ Chí Minh. - Tình hình huy động vốn qua cơ cấu theo đối tượng khách hàng. Bảng 3: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng Đối tượng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Cá nhân 75% 76% 68% 78% Doanh nghiệp NN, CP, 15% 17% 19% 13% Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 10% 7% 13% 9% Qua bảng số liệu trên cho thấy rằng, nguồn huy động vốn chủ yếu của ngân hàng qua hộ gia đình, chiếm trên 70% tổng huy động vốn của ngân hàng. Nguồn huy động từ doanh nghiệp trong nước khá ít chủ yếu giao động quanh mức 16%. - Tình hình cho vay của ngân hàng. Bảng 4: Cơ cấu nợ của SeAbank Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Cơ cấu nợ theo khu vực Hà Nội 40% 47% 54% 57% Hải Phòng 17% 16% 11% 8% Hồ Chí Minh 25% 27% 26% 22% Khu vực khác 18% 10% 9% 13% Cơ cấu nợ theo đối tượng khách hàng Khách hàng cá nhân 41% 39% 42% 40% Danh nhiệp trong nước 40% 43% 45% 48% Doanh nghiệp nước ngoài 19% 18% 13% 125 Quan bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ cho vay tại Hà Nội cao nhất và có xu hướng tăng. Tỷ lệ cho vay tại thành phố Hồ Chí Minh cũng có tiềm năng tăng cao. Đối tượng cho vay tập trung chủ yếu vào hai đối tượng chính là khách hàng cá nhân và khách hàng là doanh nghiệp trong nước. Xu hướng khách hàng là doanh nghiệp tăng khá mạnh. Trên đây là những biến động của ngân hàng trong thời gian gần đây. Những con số khả quan này, cho thấy ngân hàng Đông Nam Á, mặc dù còn non trẻ nhưng là một ngân hàng đầy tiềm năng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Do đó, SeAbank luôn phấn đấu trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng với giá trị nổi bật về uy tín thương hiệu và chất lượng tài sản tại thị trường Việt Nam và từng bước vươn ra thị trường khu vực. Theo đó mà SeAbank cam kết cung cấp một tập hợp các sản phẩm mang tính chuyên nghiệp cao từ các sản phẩm truyền thống đến các sản phẩm đầu tư, các dịch vụ tài chính cao cấp cho các phân khúc khách hàng mục tiêu, tối ưu hóa cho các khách hàng và lợi ích cổ đông và sự phát triển của tập đoàn đóng góp chung vào sự phát triển chung của xã hội. 1.2. Thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng SeAbank. 1.2.1. Khái quát tình hình thẩm định dự án tại SeAbank. Đối với SeAbank, việc thẩm định chính là bước sàng lọc cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.Thẩm định dự án tại SeAbank luôn được chú trọng ngay từ khi ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động. Công tác thẩm định này ngày càng được quan tâm hơn nữa. Ngân hàng xây dựng cho mình một quy trình toang diện vào năm 2005, khi ngân hàng bắt đầu chuyển hướng, xâm nhập sâu vào thị trường tài chính Việt Nam. Tất cả các khách hàng của SeAbank đều được thẩm định một cách cẩn thận và toàn diện. Bản báo cáo thẩm định vừa là đánh giá để ngân hàng tiến hành cho vay, vừa là tài liệu tư vấn cho khách hàng những điểm chưa hợp lý của dự án. Về mặt cụ thể thì công tác thẩm định của SeAbank khá toàn diện.Tính từ năm 2005 trở lại đây, khi ngân hàng bắt đầu xâm nhập sâu vào hệ thống tài chính Việt Nam, Tỷ lệ dự án ngân hàng cho vay thường ổn định ở múc 70% . Tổng số vốn được chấp nhận luôn đạt trên 80%. Theo số liệu trong bảng dưới đay thì số vốn được xét duyệt tăng nhanh, dặc biệt ở năm 2007. Tuy nhiên, năm 2008 số vốn xét duyệt tuy có giảm đôi chút. Điều này khá dễ hiểu, do năm 2008 thị trường tài chính có những biến động lớn. Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, lãi suất tăng giảm liên tục. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn đạt được mục tiêu đề ra, đó là do sự lỗ lực không ngững của lãnh đạo và nhân viên SeAbank. Tỷ lệ xét duyệt ổn định đi kèm với tỷ lệ nợ quá hạn giảm nói lên rằng công tác thẩm định khá hiệu quả khi đánh giá được các phương án tốt và khả năng quản lý của ngân hàng khá hiệu quả. Bảng 5: Tình hình thẩm định tài chính dự án vốn vay tại SeAbank năm 2005- 2008 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Dự án xin vay vốn Số dự án 83 125 452 437 Số tiền 1250 3245 9720 8978 Được chấp nhận Số dự án 62 105 339 306 Số tiền 812.5 2758.25 8262 6284.6 Bị từ chối Số dự án 21 20 113 131 Số tiền 437.5 486.75 1458 2693.4 Tỷ lệ được chấp thuận Số dự án 75% 84% 75% 70% Số tiền 65% 85% 85% 70% Tỷ lệ bị từ chối Số dự án 25% 16% 25% 30% Số tiền 35% 15% 15% 30% Tỷ lệ bị từ chối Số tiến quá hạn/ dư nợ vay dự án 0.4 0.23 0.24 0.3 Thời gian thẩm định cho một dự án 30 25 23 22 Nguồn: Báo cáo thường niên 2005 – 2008 1.2.2. Mục tiêu thẩm định tài chính. Công tác thẩm định tài chính là một khâu rất quan trọng đối với ngân hàng, đặc biệt đối với ngân hàng thương mại. Và SeAbank luôn đề cao vai trò của thẩm định. SeAbank luôn tuân tủ theo nguyên tắc thẩm định dự án nhằm đảm bảo đưa ra những kết luận chính xác về tính khả thi, tính hiệu quả của dự án đầu tư. Thẩm định ngân hàng phải tính tới các yếu tố về khả năng trả nợ của hách hàng, rủi ro mà dự án gặp phải. Từ đó, SeAbank sẽ đưa ra quyết định chính xác có nên cho vai hay từ chối. Do SeAbanfk luôn hoạt động theo phương châm khách hàng là thượng đế nên công tác thẩm định được đảm bảo cách khách quan, khoa học, toàn diện đề chỉ ra những mặt tốt của dự án, từ đó tiến hành cho vay, đồng thời giúp chủ đầu tư rà soát lại dự án dự án một lần nữa, xem xét tính tính khả thi của dự án. Công tác thẩm định chính là cơ sở để ngân hàng tham gia góp ý với chủ đàu tư, tư vấn cho chủ đầu tư, nhằm tại tiền đề đảm bảo hiệu quả cho vay, thu nợ gốc và lại đúng hạn, hạn chế phòng ngừa rủi ro. Thẩm định một khâu không thể thiếu vì nó chính là cơ sở để tính toán số tiền cho vay hợp lý, thời hạn ngân hàng có thể cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân và mức độc cho vay hợp lý, các điều kiện cho vay, tạo tiền đề cho khách hàng vay vốn hoạt động có hiệu quả, đảm bảo mục tiêu đầu tư ngân hàng. 1.2.3. Quy trình thẩm định tài chính tài SeAbank. Khâu thẩm định tài chính là một khâu của thẩm định dự án. Do vậy thẩm định tài chính dự án cũng trải qua các bước thẩm định dự án như sau: Bước 1: Tại trung tâm phát triển kinh doanh, cụ thể là phòng khách hàng và thẩm định tiếp nhận hồ sơ khách hàng. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, cán bộ sẽ trao đổi đề nghị khách hàng bổ sung. Sau khi khách hàng chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu của khách hàng, chuyển sang bước 2. Bước 2: Phòng khách hàng và thẩm định tiến hành thẩm định, lập tờ trình thẩm định. Cán bộ thẩm định cán và trưởng phòng sẽ tiến hành ký tờ trình thẩm định và chuyển sang phòng thẩm định và tái thẩm định. Bước 3: Phòng thẩm định và tái thẩm định xem xét hồ sơ trước khi trình ban điều hành, nếu thấy còn phải giải trình thêm thì đề nghị phòng phát triển kinh doanh giải trình và phải thu thập thêm các thông tin bổ sung. Sau khi xem xong, thẩm định và tái thẩm định lập phiếu kiểm tra và gửu cùng bộ hồ sơ lên ban điều hành. Bước 4: Ban điều hành xem xét nếu thấy điểm nào chưa rõ thì đề nghị phòng phát triển thẩm định và tái thẩm định giải trình, khi đạt yêu cầu thì trình tờ duyệt. Nếu khoản vay của dự án từ 7 tỷ trở xuống thì ban điều hành duyệt và chuyển lại hồ sơ cho phòng phát triển kinh doanh, nếu vượt 7 tỷ thì duyệt và chuyển hội đồng quản trị xem xét. Bước 5: Hội đồng quản trị xem xét nếu thấy điểm nào cần giải trình sẽ đè nghị phòng phát triển kinh doanh làm rõ, khi đạt yêu cầu thì sẽ chuyển phòng phát triển kinh doanh để thông báo cho khách hàng. 1.2.4. Nội dung thẩm định dự án. Công tác thẩm định cho vay của ngân hàng SeAbank được thẩm định trên nhiều khía cạnh để đảm bảo tính toàn diện khi đánh giá tính khả thi của dự án. Thẩm định tài chính là một nội dung trong thẩm định dự án. Do đó trước khi đi vào nội dung chính, em xin nghiên cứu thực trạng tình hình thẩm định dự án tại SeAbank. Nội dung thẩm định của SeAbank bao gồm các mặt sau: thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo, thẩm định chi tiết dự án. 1.2.4.1 Thẩm định khách hàng. SeAbank thẩm định khách hàng qua những chỉ tiêu sau: Năng lực pháp lý, mô hình tổ chức quản trị điều hành, ngành nghề kinh doanh, năng lực quản lý hoạt động kinh doanh của khách hàng. Thứ nhất, SeAbank sẽ tìm hiểu chung về chủ đầu tư. - Lịch sử hình thành và phát triển, mô hình hoạt động hiện nay của Chủ đầu tư. - Những thay đổi trong quá trình hoạt động của Chủ đầu tư trên các mặt: vốn; cơ chế quản lý; công nghệ, thiết bị; lĩnh vực hoạt động; sản phẩm. - Bối cảnh chung của lĩnh vực kinh doanh mà Chủ đầu tư đang hoạt động và của lĩnh vực kinh doanh đối với dự án đầu tư dự định triển khai; vị thế hiện nay của Chủ đầu tư trong các lĩnh vực kinh doanh đó. Thứ hai, ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý của chủ đầu tư - Chủ đầu tư, chủ sở hữu của Chủ đầu tư, người đại diện theo pháp luật của Chủ đầu tư có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật hay không? - Chủ đầu tư có được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành hay không? - Sự phù hợp giữa các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy phép hành nghề (trường hợp cần có) của Chủ đầu tư với các nội dung cơ bản của dự án đầu tư (về thời hạn hoạt động, lĩnh vực hoạt động,…)? - Chủ đầu tư hiện đang có liên quan đến tranh chấp pháp luật nào không? Thứ ba, đánh giá năng lực tổ chức, điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư. Cán bộ thẩm định thực hiện việc đánh giá năng lực tổ chức, điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư thông qua các nội dung sau: - Quy mô, cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư có hợp lý không? - Số lượng, trình độ, cơ cấu lao động của Chủ đầu tư có đáp ứng được tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại và nhu cầu phát triển, mở rộng hoạt động của Chủ đầu tư hay không? Thứ tư , đánh giá uy tín trong quan hệ tín dụng của Chủ đầu tư Cán ộ thẩm định phân tích, đánh giá tình hình quan hệ của Chủ đầu tư với các tổ chức tài chính – tín dụng ở cả hiện tại và quá khứ trên các khía cạnh sau: * Quan hệ tín dụng đối với các Chi nhánh SeAbank. - Chủ đầu tư đã từng có quan hệ tín dụng với các Chi nhánh SeAbank Chủ đầu tư có thực hiện đúng các nghĩa vụ cam kết với SeAbank (về mục đích vay vốn, nghĩa vụ trả nợ vay…) trong quan hệ tín dụng không? - Tình hình dư nợ (nếu có)? - Đánh giá mức độ tín nhiệm của Chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng? * Quan hệ tín dụng đối với các Tổ chức tài chính – tín dụng khác - Dư nợ ngắn, trung, dài hạn (chi tiết về nợ quá hạn: số tiền, thời hạn đã quá hạn,…)? - Mục đích vay vốn của các khoản vay? - Đánh giá mức độ tín nhiệm của Chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng? Cán bộ thẩm định cần phân tích và nhận xét về uy tín của Chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng đối với SeAbank và các Tổ chức tài chính - tín dụng khác. Các khoản dư nợ quá hạn nếu có phải được giải trình lý do và phương án khắc phục khả thi. Cán bộ thẩm định cần khẳng định quan hệ tín dụng giữa Chủ đầu tư với SeAbank và các Tổ chức tài chính - tín dụng là sòng phẳng, đúng hạn hoặc dây dưa, không sòng phẳng, không đúng hạn. 1.2.4.2 Thẩm tra đánh giá tình hình tài chính khách hàng. Việc đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư dự án phải được thực hiện trên cơ sở phân tích các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm đưa ra được những kết luận chuẩn xác nhất về các điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình hoạt động của Chủ đầu tư; về thực trạng, xu hướng của hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính; về những tiềm lực và rủi ro của Chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng với SeAbank để đạt được mục tiêu đảm bảo an toàn vốn tín dụng trong hoạt động cho vay. a. Kiểm tra báo cáo tài chính của chủ đầu tư. Chuyên viên thẩm định đánh giá độ tin cậy của các Báo cáo tài chính Báo cáo đó có được các cơ quan uy tín lập và kiểm tra khômg, nội dung, phương pháp lập có đúng hay không. Cán bộ thẩm định tổng hợp những điểm cần lưu ý khi kiểm tra các nội dung nêu trên để kết hợp với việc phân tích các chỉ tiêu tài chính. Đánh giá tình hình tài chính của Chủ đầu tư để đưa ra kết luận chuẩn xác nhất về tình hình tài chính của của Chủ đầu tư. b. Đánh giá tình hình tài chính Khách hàng. Đánh giá tình hình tài chính khách hàng SeAbank dựa trên các tiêu chí sau: - Hệ số nợ so với nguồn chủ sở hữu. Hệ số này nhằm dánh giá mức độ bảo đảm nguồn vồn vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu. - Hệ số nợ cho tài sản. Hệ số này nhằm đánh giá mức độ tự chủ về mặt tài chính của chủ đàu tư. - Ngân hàng SeAbank cũng đánh giá khả năng tài chính tốt của doanh nghiệp( chủ đầu tư) thông qua tỷ lệ nợ quá hạn. Việc trả nợ đúng hạn của chủ đầu tư với các dự án trước là tiền đề để ngân hàng mạnh dạn cho vay. - Tình hình tài chính của chủ đầu tư còn được thể hiện qua các thông số sau: các chỉ tiêu về khả năng thanh toán( khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán dài hạn), các chỉ tiêu về hiệu quả sủ dụng vốn và khả năng sinh lời( hiệu quả sủ dụng tài sản, vong quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, tỷ suất lợi nhuận thuế trên doanh thu..), các chỉ tiêu định giá doanh nghiệp trên thị trường. 1.2.4.3 Thẩm định dự án. Sau khi thẩm định khách hàng, ngân hàng tiếp tục thẩm định đến nội dung chính là thẩm định dự án. Ngân hàng SeAbank quán triệt thẩm định trên các phương diện sau. - Thẩm định khía cạnh thị trường. Yếu tố thị trường được ngân hàng SeAbank chia ra làm đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Yếu tố đầu vào: nguyên vật liệu sản xuất, nguồn cung cấp, lao động, điện nước… Yếu tố đauh ra, ngân hàng SeAbank tiến hành phân tích cung cầu thị trường, giá thành sản phẩm. Từ những phân tích này, ngân hàng so sánh đối chiếu với bản phân tích khía cạnh thị trường của chủ đầu tư, tính chính xác của bản báo cáo đầu tư đặc biệt là chi phí, doanh thu cảu dự án. - Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án: Phân tích quy mô dự án công nghệ, trang thiết bị nhằm thấy được sự phù hợp của dự án với sự tiêu thụ sản phẩm cũng như sử dụng trang thiết bị hợp lý. Đánh giá tính hữu hiệu của thiết kế dự án. Để có thể có đầu ra như dự kiến, những yếu tố rủi ro, bất định trong thiết kế dự án và cách giải quyết hoạch quản lý, kiểm tra tính hợp lý của nội dung, tiến độ các hạng mục trong xây dựng cơ bản… Đây là một công việc phức tạp đòi hỏi phải có các chuyên viên kỹ thuật chuyên sâu về từng khía cạnh kỹ thuật của dự án.Thẩm định mặt này nhằm trả lời câu hỏi liệu dự án có thể thực hiện về mặt kỹ thuật hay không? Mức độ công nghệ kỹ thuật trong việc đạt được mục tiêu dự kiến về sản phẩm dịch vụ. - Trong phần thẩm định dự án, ngân hàng phải thẩm định khía cạnh tổ chức quản lý và khía cạnh kinh tế xã hội của dự án. Đây là khía cạnh mà nhà nước quan tâm nhất. thẩm định khía cạnh này dựa trên phương pháp doanh thu và chi phí xã hội. SeAbank tuyệt đối tuân theo quan điểm này. Dự án được chấp nhận khi dự án đóng góp vào cho xã hội những kết quả tốt qua phần lợi nhuận ròng xã hội. - Phần không thể thiếu được khi thẩm định dự án là khâu thẩm định tài chính dự án. Thẩm định tài chính nhằm đánh giá khả năng sinh lời để nhằm đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của dự án, thông qua việc tổng hợp các biến số tài chính kĩ thuật đã được tính toán trong phần thẩm định trước để đưa ra những số liệu đầu vào cho việc tính toán hiệu quả kinh tế xã hội. Nó đóng một vai trò hết sức quan trọng. Do vậy nội dung này sẽ được làm rõ hơn trong phần sau. 1.2.5. Nội dung thẩm định tài chính dự án. 1.2.5.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư cho dự án. Nội dung ngân hàng SeAbank quan tâm đầu tiên khi thẩm định tài chính dự án là tổng vốn đầu tư cho dự án. Ngân hàng thẩm định dự trên các tiêu chí mà chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn này: vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, vốn đàu tư cho xây lắp, chi phí thuê đất, lãi vay trong quá trình xây dựng, nguồn vốn lưu động. Ngân hàng sẽ tiến hành xem xét một cách tổng quát nguồn vốn dành cho danh mục đầu tư của dự án có họp lý hay không thông qua số liệu tổng mức đầu tư. Ngân hàng cũng sẽ có những bước so sánh ban đầu với các dự án tương tự, các hợp đồng kinh doanh mua bán máy móc nguyên vật liệu. Từ đó ngân hàng có thể dự đoán được những ưu điểm, nhược điểm của dự án này. Tiếp đến ngân hàng sẽ xem xét đến cơ cấu vốn của dự án. Nguồn vốn tự có của chủ đầu tư chiếm bao nhiêu phần trăm, dự án cần vay bao nhiêu, vay từ các tổ chức nào, nhu cầu vay vốn tại ngân hàng SeAbank. Tù đây ngân hàng sẽ SeAbank sẽ xem xét và ra quyết định có chấp nhận tổng vốn đầu tư của dự án hay không. 1.2.5.2 Thẩm định doanh thu và chi phí của dự án. Thẩm định tính chính xác, hợp lí, hợp lệ của bảng dự trù tài chính. Cơ sở để xem xét là dựa trên nội dung của luận chứng tài chính kinh tế kĩ thuật, dựa trên các chỉ tiêu, định mức kinh tế kĩ thuật của ngành đó do nhà nước ban hành hoặc các cơ quan chứ năng công bố và dựa trên các kết quả thẩm định các mặt thị trường, kĩ thuật tổ chức kinh tế kĩ thuật của ngành Ngân hàng để thẩm định chính xác, hợp lí của bảng bảng dự trù tài chính. +Xem xét tính toán các bảng tài chính. +Bảng dự trù chi phí sản xuất năm. +Bảng dự trù doanh thu lỗ lãi. +Bảng dự trù cân đối kế toán. +Bảng dự trù cân đối thu chi. Tuy nhiên với ngân hàng SeAbank bank đề cao những tiêu chí sau: - Xét về mặt doanh thu, ngân hàng SeAbank căn cứ theo giá thành sản phẩm. Giá mà dự án đưa ra có hợp lý hay không. Quan trọng là giá thành sản phẩm của dự án có cạnh tranh được với mức giá trung bình của thị trường hay không. Đây là một nhân tố để quyết định tính họp lý của dự án. Nếu như nhân tố này được ngân hàng chấp nhận thì hiệu quả của dự án mới được công nhận. - Xét về mặt chi phí của dự án, ngân hàng SeAbank xem xét trên hai phương diện: Chi phí cố định (chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, chi phí lãi vay, chi phí lương, bảo hiểm...), Chi phí biến đổi (chi phí nguyên vật liệu, chi phí lương trực tiếp...) Xem xét các mặt này, SeAbank sẽ đưa ra những nhận xét khách quan về tính hợp lý của chi phí ( cao hay thấp so với mức trung bình của thị trường. Ngân hàng xem xét bảng chi phí sau dựa trên các thành phấn sau: Bảng 6: Tiêu chí thẩm định chi phí dự án của SeAbank. Tiêu chí Ghi Chú Thành tiền. (ĐV: đồng, USD) 1. Chi phí thiết bị - Hệ thông thiết bị. - Chi phí lắp đặt - Chi phí đào tạo - Chi phí vận chuyển 2. Chi phí nhà xưởng - Chi phí nhà xưởng - Công trình k._.iến trúc khác 3. Chi phí sử dụng đất - Tiền thuê đất 4. Chi phí cơ bản khac - Chi phí lập và thẩm định dự án - Chi phí thẩm định. - Chi phí dự phòng. 1.2.5.3 Thẩm định các chỉ tiêu tài chính. Căn cứ vào mục doanh thu và chi phí mà ngân hàng đã thẩm định ban đầu, ngân hàng sẽ tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và so sánh kiểm tra lại vi hiệu quả tài chính mà dự án đưa ra. Chỉ tiêu tài chính mà SeAbank áp dụng là: - Giá trị hiện tại thuần NPV. Điểm đáng chú ý ở ngân hàng SeAbank việc xác định lãi xuất chiết khấu được thực hiện khá cản thận và tỷ mỷ để đảm bảo tính chính xác hiệu quả dự án. Việc xác định NPV ngân hàng SeAbank vẫn tuân thủ theo lý thuyết là dự án có lãi khai NPV>0. - Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR: Ngân hàng SeAbank vẫn chấp nhận dự án khi IRR> lãi suất chiết khấu. - Ngân hàng tiếp tục tính đến thời gian hoàn vốn giản đơn, thời gian hoàn vốn, tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR, tỷ suất hoàn vồn bình quân. 1.2.5.4 Thẩm định tính an toàn tài chính dự án. Để kiểm tra tính an toàn của dự án, ngân hàng sử dụng phương pháp tính độ nhạy của dự án. Ngân hàng tiến hành cho các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tài chính biến động, từ đó xem xét chỉ tiêu tài chính thay đổi như thế nào. Ngân hàng SeAbank thường tiền hành cho giá sản phẩm thay đổi, giá nguyên vật liệu,công suất khai thác nguyên vật liệu bình quân, tổng giá trị tài sản cố định thay đổi, hoặc cùng lúc 2 nhân tố thay đổi. Từ đây ngân hàng sẽ dễ dàng nhận thấy được dự án phụ thuộc vào các nhân tố chính nào, các chỉ tiêu tài chính IRR, NPV, T thay đổi ra sao. Các nhân tố thay đổi trong khoảng nào thì có thể chấp nhận được dự án, hoặc với khoảng thay đổi nào thì dự án bị bác bỏ. 1.3. Minh họa thẩm định tài chính thẩm định. 1.3.1. Giới thiệu về dự án đầu tư. · Tên dự án : NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÔI THÉP LIÊN HOÀN. · Chủ đầu tư : CÔNG TY CP KIM KHÍ HƯNG THỊNH PHÁT. · Địa điểm đầu tư : Cụm Công nghiệp Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ · Quy mô công trình : Diện tích khu đất 200.000 m2. · Diện tích xây dựng nhà máy giai đoạn 1: 140.000 m2 · Diện tích đất xây dựng các dịch vụ khác : 60.000 m2. Tổng vốn đầu tư : 1.081.057.538.000 đ Gồm: - Chi phí xây lắp : 178.000.000.000 đ - Chi phí thiết bị : 482.034.000.000 đ - Chi phí thuê đất : 32.200.000.000 đ - Chi phí khác : 73.388.449.000 đ - Dự phòng phí : 33.001.700.000 đ - Vốn lưu động : 282.433.389.000 đ · Nguồn vốn đầu tư : Vốn tự có, tự huy động khác và Vốn vay Ngân hàng. · Hình thức quản lý Dự án : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện Dự án. · Tiến độ thực hiện Dự án : Dự kiến quý I/2009 hoàn thành đưa vào chạy thử, quý II/2009 bắt đầu vào hoạt động chính thức. 1.3.2.Nội dung thẩm định dự án. 1.3.2.1 Thẩm định khách hàng. a. Tư cách pháp lý của Công ty Kim khí Hưng Thịnh Phát Công ty CP Kim khí Hưng Thịnh Phát được thành lập từ cuối năm 2006. Hiện nay ngoài việc đầu tư xây dựng mới nhà máy phôi thép tại Phú Thọ, Công ty còn tham gia đấu thầu khu đô thị tại Bắc Giang và buôn bán thép xây dựng, bột giấy. Công ty CP Kim khí Hưng Thịnh Phát có đủ tư cách pháp nhân để thiết lập quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Ban lãnh đạo của Công ty là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, đặc biệt là lĩnh vực thép. Về vốn cổ đông hiện nay theo như cam kết thì Công ty đủ khả năng tham gia vốn đối ứng 30% tổng vốn đầu tư cố định. Công ty đã có kế hoạch cụ thể để thực hiện tiến độ góp vốn của các cổ đông đảm bảo đúng như đã cam kết. Hiện Công ty đã ký hợp đồng đặc biệt với Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Á, đợn vị tham gia góp cổ phần 30 tỷ đồng và nhận bảo lãnh phát hành cổ phiều 100 tỷ đồng, Công ty CNS Holic tham gia góp vốn 30 tỷ đồng. Bộ hồ sơ của công ty Hưng Thịnh Phát bao gồm: · Giấy chứng nhận đầu tư số 18121000032 chứng nhận lần đầu ngày 14/5/2007 của UBND tỉnh Phú Thọ về dự án đầu tư Nhà máy sản xuất phôi thép liên hoàn. · Biên bản họp đại hội đồng cổ đông Công ty CP Cơ khí Hưng Thịnh Phát số 01b/BB/HTP-HĐCĐ ngày 26/10/2006 về việc thông qua quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép công suất 500.000 tấn/năm. · Quyết định số 02a/QĐ/HTP-HĐCĐ ngày 26/10/2006 của đại hội đồng cổ đông về việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép. · Hợp đồng nguyên tắc số 18/HĐNT-CTL ngày 22/5/2007 về việc cho thuê đất tại cụm công nghiệp Bạch Hạc. · Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép liên hoàn công suất 500.000 tấn tại cụm công nghiệp Bạch Hạc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. · Hợp đồng thi công san nền số 13/HĐ-XD ngày 22/6/2007 giữa công ty Hưng Thịnh Phát và Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp. · Hợp đồng tổng thầu EPC số 2806/Bên A-Bên B ngày 28/6/2007 giữa công ty Hưng Thịnh Phát và công ty Cổ phần đầu tư xây dựng thương mại số 7. · Hợp đồng kinh tế số HTP/XD/NP-120107 ngày 8 tháng 2 năm 2007 giữa công ty Hưng Thịnh Phát và XI’AN PENGYUAN HEAVY ELECHTRIC FURNACE MANUFACTYRING CO. · Hợp đồng số HTP/XD/ · NP-120180 ngày 08/02/2007 giữa công ty Hưng Thịnh Phát và XI’AN PENGYUAN HEAVY ELECHTRIC FURNACE MANUFACTYRING CO. Nhận xét: Về cơ bản hồ sơ dự án tương đối đầy đủ. Doanh nghiệp cần cung cấp cho phía Ngân hàng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi hoàn tất các thủ tục cho thuê và đền bù giải phóng mặt bằng. b.Về quan hệ với các tổ chức tài chính. Đối với các tổ chức tài chính chung: công ty mở tài khoản tại Ocean bank. Và hiện tại chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng nào tại thời điwmr vay vốn. Đối với riêng SeAbank, quan hệ giao dịch, Công ty Hưng Thịnh Phát mới mở tài khoản giao dịch tại SeABank Cầu Giấy đến nay chưa có giao dịch nhiều. Quan hệ tín dụng, bảo lãnh: Đây là lần thứ ba Công ty đặt quan hệ tín dụng với SeABank, lần đầu Công ty được SeABank cho vay 1.694.000.000 đồng mua 4 chiếc xe ô tô Civic, lần 2, Công ty được SeABank đồng ý cho vay 1.270.000.000 đồng tài trợ mua tiếp 3 xe ô tô Civic (Công ty chưa nhận nợ) chi tiết cụ thể như sau: Bảng 7: Quan hệ tín dụng của công ty Hưng Thịnh phát và SeAbank. Chỉ tiêu Số tiền (VND) Tình trạng khoản vay/BL TSĐB (VND) Dư nợ vay Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung, dài hạn 1.694.000.000 Dư nợ đủ tiêu chuẩn 2.420.000.000 Dư nợ bảo lãnh Bảo lãnh trong nước Bảo lãnh L/C c. Về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty CP Kim khí Hưng Thịnh Phát được thành lập từ cuối năm 2006. Hiện nay ngoài việc đầu tư xây dựng mới nhà máy phôi thép tại Phú Thọ, Công ty còn tham gia đấu thầu khu đô thị tại Bắc Giang và buôn bán thép xây dựng, bột giấy. Do mới đi vào hoạt động, Công ty chủ yếu đang hình thành tài sản cố định nên chưa có nhiều cơ sở đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty thời gian qua. Thông qua Báo cáo nhanh đến thời điểm 30/9/2007, có thể đánh giá sơ bộ tình hình tài chính của Công ty như sau: Bảng 8: chỉ tiêu tổng tài sản của Hưng Thịnh Phát. Chỉ tiêu 30/09/2007 Số tiền % PHẦN TÀI SẢN A- TSLĐ VÀ ĐTNH 57.892.892.442 82,5% I- Tiền 1.010.938.670 1,4% 1. Tiền mặt tại quỹ 1.010.938.670 1,4% II- Các khoản phải thu 56.625.340.677 80,7% 1. Trả trước cho người bán 34.916.390.325 49,8% 2. Thuế GTGT được khấu trừ 98.401.632 0,1% 3. Phải thu khác 21.610.548.720 30,8% III- Hàng tốn kho 256.613.095 0,4% 1. Hàng hoá tồn kho 256.613.095 0,4% B- TSCĐ & ĐTDH 2.011.341.924 2,9% I. Tài sản cố định 526.337.574 0,8% 1.Tài sản CĐ hữu hình 526.337.574 0,8% Nguyên giá 526.337.574 0,8% IV- Chi phí trả trước dài hạn 1.485.004.350 2,1% TỔNG TÀI SẢN 59.904.234.366 85,4% PHẦN NGUỒN VỐN A- NỢ PHẢI TRẢ 17.328.584.070 24,7% I-Nợ ngắn hạn 17.328.584.070 24,7% 1. Phải trả người bán 301.309.070 0,4% 2. Người mua trả trước 13.000.000.000 18,5% 3. Thuế &các khoản phải nộp NN (3.575.000) 0,0% 4. Phải trả khác 4.030.850.000 5,7% B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 42.576.236.028 60,7% I- Nguồn vốn, quỹ 42.576.236.028 60,7% 1. Nguồn vốn kinh doanh 42.567.650.296 60,7% 2. Lợi nhuận chưa phân phối 8.585.732 0,0% TỔNG NGUỒN VỐN 59.904.820.098 85,4% Tóm lại: Công ty cn lãnh đó đầy đủ tư cách pháp ly, Có ban lãnh đạo tốt, có tình hình tài sản minh bạch. Nhưng tình hình sản xuất kinh doanh chưa có nhiều cở sở để đánh giá. 1.3.2.2 Khía cạnh thị trường của dự án- Sự cần thiết phải đầu tư. · Tình trạng thiếu phôi thép tại Việt Nam trong những năm qua: Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết: “Mặc dù những năm qua, ngành thép đã có tốc độ phát triển nhanh chóng đáp ứng được khoảng 55% nhu cầu nội địa về các loại sản phẩm thép (trong đó có một số chủng loại sản phẩm đáp ứng từ 80-100% nhu cầu nội địa) và đã khẳng định được vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thế nhưng, sự phát triển của ngành thép còn thiếu tính bền vững, chậm khắc phục tình trạng mất cân đối giữa thượng nguồn (sản xuất phôi) và hạ nguồn (cán thép)”. Số liệu thống kê cho thấy, cả nước hiện có 60 doanh nghiệp cán thép qui mô từ 10.000 đến 500.000 tấn/năm và hàng trăm cơ sở cán thép nhỏ lẻ công suất dưới 10.000 tấn/năm có khả năng sản xuất khoảng 6 triệu tấn thép dài/năm. Trong khi đó, năng lực luyện phôi trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 20-25% nhu cầu cán thép. Công nghệ lại lạc hậu (từ những năm 70-80 của thế kỷ trước), chủ yếu là lò điện hồ quang. Khoảng 75-80% nhu cầu phôi thép là nhập từ bên ngoài. Chính vì vậy, mỗi khi thị trường thế giới biến động, ngành thép Việt Nam lại phải “gồng mình” lên gánh chịu thiệt hại, thị trường thép trong nước cũng không tránh khỏi lao đao. Yếu kém của ngành thép còn thể hiện ở chỗ, phần lớn các cơ sở sản xuất qui mô vừa và nhỏ phân bổ rải rác khắp nơi, đầu tư manh mún, chắp vá, yếu về tiềm lực tài chính, không có chiến lược phát triển lâu dài và hội nhập nên chưa đạt qui mô làm đối trọng với các nhà sản xuất lớn khi hội nhập WTO. · Quy hoạch sản xuất thép và phôi thép tại Việt Nam của Chính phủ: Để tạo điều kiện cho ngành sản xuất thép của Việt Nam phát triển đáp ứng nhu cầu của các ngành xây dựng, cơ khí ... trong nước sẽ phát triển mạnh trong tương lai, Chính phủ đã có nghiên cứu, dự báo và quy hoạch phát triển ngành thép đến năm 2025. Theo Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg ngày 4/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025. Mục tiêu phát triển ngành thép là khuyến khích sản xuất phôi thép trong nước để giảm bớt lượng phôi thép NK , đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của nền kinh tế, tăng cường xuất khẩu. Cụ thể mục tiêu sản xuất phôi thép như sau: Năm 2010 Đạt 3,5-4,5 triệu tấn Năm 2015 Đạt 6-8 triệu tấn Năm 2020 Đạt 9-11 triệu tấn Năm 2025 Đạt 12-15 triệu tấn Quyết định cũng định hướng công nghệ sản xuất cho các nhà máy khởi công xây dựng từ 1/1/2011 trở đi ngoài công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, thiết bị đồng bộ có tính liên hợp cao, suất tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng thấp và còn phải thỏa mãn điều kiện sau: - Lò cao (BF) có dung tích hữu ích không nhỏ hơn 700 m3.` - Lò điện (EAF) có công suất tối thiểu 70 tấn/mẻ. - Lò thổi oxy (BOF) có công suất tối thiểu là 120 tấn/mẻ. · Cân đối nhu cầu phôi thép và khả năng sản xuất phôi thép trong nước: Căn cứ theo quy hoạch của Chính phủ đề ra cân đối giữa cung và cầu phôi thép trong thời gian tới như sau: Bảng 9: cung cầu phôi thép Chỉ tiêu SX thép TP (Tr.tấn) Nhu cầu phôi thép (Tr.tấn) SLg SX phôi trong nước (Tr.tấn) Tỷ lệ đáp ứng Năm 2006 7,2 7.5 1.4 18.67% Năm 2010 8.1 - 8,5 8.5-8.9 3.5-4.5 45.98% Năm 2015 17.5- 19 18.4-20 6-8 36.46% Năm 2020 23 – 28 24.2-29.4 9-11 38.76% Năm 2025 30 - 35 . 31.5-36.8 12-15 39.53% Như vậy, theo quy hoạch của Chính phủ, sản lượng phôi thép sản xuất trong nước phải tăng tỷ lệ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất thép thành phẩm trong nước từ khoảng 20% hiện nay lên khoảng 38% vào năm 2020. Việc thiếu hụt phôi thép cũng được thể hiện rất rõ khi xem xét các nhà máy sản xuất phôi thép và sản xuất thép thành phẩm đang hoạt động và đang làm thủ tục cấp phép, xây dựng tại Việt Nam hiện nay: Dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu phôi thép của các nhà máy sản xuất đến năm 2010 như sau: TT Nhà máy Công suất 1 Công ty gang thép thái nguyên 600,000 2 Công ty thép Vạn Lợi 200,000 3 Công ty thép Hoà Phát 200,000 4 Công ty thép Đình Vũ 200,000 5 Công ty thép Việt Ý 500,000 6 Công ty thép Hà Tĩnh 300,000 7 Công ty thép Bắc Kạn 300,000 8 Công ty thép Việt Úc 500,000 9 Công ty thép Việt 400,000 10 Công ty thép Miền Nam 500,000 11 Công ty thép Hưng Yên 200,000 12 Công ty thép Hưng Thịnh Phát 500,000 Tổng năng lực sản xuất 4,400,000 Ngoài các dự án trên, dự án đầu tư sản xuất khu liên hợp gang thép Thạch Khê với công suất 4 triệu tấn phôi/năm cũng đang được triển khai xây dựng. Tuy nhiên đây là dự án lớn, mục đích chủ đầu tư là sản xuất theo dây truyền khép kín, từ nguyên vật liệu phôi chuyển sản xuất thép thành phẩm luôn trong khu liên hợp. Vì vậy sản phẩm phôi thép của Công ty không được bán ra thị trường · Dự báo sản lượng thép thành phẩm tăng mạnh trong những năm tới đòi hỏi nhu cầu phôi thép tăng cao: Chỉ trong vòng mấy tháng đầu năm 2007 đã có tới 5 dự án liên hợp được cấp phép và ký kết liên doanh và nếu tính tổng cộng các dự án đã được cấp chứng nhận và đang làm luận chứng phải lên tới 8 dự án. Thậm chí, một doanh nghiệp Việt Nam trong vòng 2 tháng ký với hai đối tác làm 2 liên hợp cỡ 5 - 10 triệu tấn. Cụ thể như sau: Bảng 10: Các dự án sản xuất thép Tên dự án Tổng vốn đầu tư Cống suất (Tr.tấn) Liên hợp thép Tycoons (Dung Quất 1,056 tỷ USD 4,5 Liên doanh Posco – Vinashin 4 tỷ USD 4 – 5 Dự án TATA - Việt NamSteel (Vũng Áng, Hà Tĩnh) 3,35 tỷ USD 4 – 5 Liên doanh Lion Group (Maylaysia) - Vinashin (Ninh Thuận). 7,3 tỷ USD 8 Công ty FRRO China (Trung Quốc). 5 tỷ USD 10 Tập đoàn Samoa Qian Ding Group (Đài Loan). 700 triệu USD 0,72 Dự án của Posco (Bà Rịa – Vũng Tàu). 1,1 tỷ USD 4,6 Dự án liên doanh Essar Steel - Việt Nam Steel - Geruco. 527 triệu USD 2 Tổng 38.8 tr.tấn Tuy theo phân tích của hiệp hội thép Việt Nam cho thấy có một số dự án nêu trên tính khả thi không cao như: Việc lựa chọn những đối tác làm liên hợp không đủ tầm cỡ, thí dụ, chọn Tycoon là nhà sản xuất thép cuộn trong khi công ty này không nhiều kinh nghiệm sản xuất thép dẹt mà chỉ mới có nhà máy cán nóng và cán nguội sản xuất năm 2006. Tiếp theo là nhà đầu tư 10 triệu tấn thép cao cấp của Công ty FRRO China, cũng không có trong danh mục các nhà sản xuất thép của Trung Quốc và con số 10 triệu tấn thép cao cấp/năm là không tưởng với thị trường Việt Nam và khu vực (hiện nay Việt Nam mỗi năm chỉ tiêu thụ khoảng 20 vạn tấn thép chất lượng). Nhà đầu tư Samoa Qian Ding Group (Đài Loan) của dự án thép không gỉ cũng là một công ty không có tiềm năng bởi vì tiền làm luận chứng thực tế vẫn còn chưa trả được, liệu bao giờ có vốn để đầu tư 700 triệu USD cho nhà máy. Ngay cả với công suất 72 vạn tấn thép không gỉ cũng không dễ tiêu thụ vì ở khu vực Đông Á, đã có nhiều nước có sản lượng thép không gỉ rất lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc. Vốn đầu tư của các dự án này cũng khó tin, khi mà các nhà máy ở Hàn Quốc đầu tư liên hợp 7 triệu tấn/năm thì vốn phải là 5,58 tỷ USD; liên hợp Dragon Steel (Đài Loan) công suất 2,268 triệu tấn/năm cũng lên tới 3,33 tỷ USD. Hay như nhà máy Ningbo Iron and Steel (Trung Quốc) đầu tư liên hợp cuộn cán nóng, nguội công suất 4 triệu tấn/năm cũng ngốn 2,18 tỷ USD...Vậy mà dự án liên hợp Dung Quất của Tycoons sản xuất 5 triệu tấn/năm chỉ vỏn vẹn 1,056 tỷ USD. Nhưng nhìn chung quá trình sản xuất thép thành phẩm sẽ phát triển rất mạnh trong tương lai, đòi hỏi một sản lượng phôi thép rất lớn để đáp ứng. · Như vậy rõ ràng với việc mục tiêu phát triển phôi thép như trên thì trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 và có thể xa hơn nữa Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng thiếu nhiều (khoảng trên 50%) phôi thép để sản suất thép thành phẩm. · Thời gian qua, việc phát triển ngành thép thiếu quy hoạch, tập trung nhiều vào sản xuất thép xây dựng mà không quan tâm phát triển sản xuất thép nguyên liệu, vì vậy ngành thép phụ thuộc lớn vào việc nhập nguyên liệu. Để bảo đảm ngành thép Việt Nam phát triển bền vững, đủ sức cạnh tranh với ngành thép khu vực và thế giới cần phải phát triển các nhà máy sản xuất gang, phôi thép. Vì vâỵ việc dự án nhà máy phôi thép Hưng Thịnh Phát ra đời và đi vào hoạt động sẽ góp phần đáp ứng một phần nhu cầu thiếu hụt phôi thép trong giai đoạn hiện nay. Đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu của Chính phủ về quy hoạch phát triển ngành thép giai đoạn 2007-2020 đáp ứng đủ nhu cầu phôi thép trong nước và có hướng đến xuất khẩu. 1.3.2.3. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án. - xét về mặt công nghệ, Hưng Thịnh Phát sử dụng công nghệ Lò điện Hồ quang consteel.Lò điện hồ quang consteel được ra đời đầu tiên tại Công ty Ameristeel Charlotte phía Bắc Carolina, Mỹ vào tháng 12/1989 với công suất 54 tấn/h, sau đó được Công ty Techint của Ý mua lại bản quyền sáng chế. Cho đến nay trên thế giới có khoảng 22 lò hồ quang Consteel đang vận hành, tại Trung Quốc đã đưa vào sản xuất từ 1999 (khoảng 9 lò) còn các nước Châu Âu từ 1989. Hiện Việt Nam, ngoài Công ty Hưng Thịnh Phát đang bắt đầu thực hiện dự án xây dựng lò hồ quang consteel, còn có 2 Công ty cũng đang thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép bằng công nghệ này là Công ty thép Việt Ý và Công ty thép Việt. Công nghệ lò hồ quang dòng điện xoay chiều Consteel 70 tấn là hợp lý, nó có thể đáp ứng những yêu cầu về chất lượng, năng suất, tiêu hao năng lượng, độ an toàn, bảo vệ môi trường và mức độ tự động hóa bậc cao S7-400 trong sản xuất, đáp ứng yêu cầu trước thời hạn về công nghệ sản xuất được nêu trong chiến lược quy hoạch phát triển ngành thép của thủ tướng Chính phủ (đối với các nhà máy khởi công từ 1/1/2011 trở đi ngoài công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, thiết bị đồng bộ có tính liên hợp cao, suất tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng thấp và còn phải thỏa mãn điều kiện: đối với công nghệ lò điện (EAF) phải có công suất tối thiểu 70 tấn/mẻ). Qua tìm hiểu so sánh giá cả, chất lượng giữa các đối tác bên Ý và Trung Quốc, Công ty CP Kim khí Hưng Thịnh Phát đã lựa chọn tập đoàn Tây Điện và Công ty TNHH chế tạo lò điện hạng nặng Bằng Viễn Tây An Trung Quốc thực hiện lắp đặt và chuyển giao công nghệ theo hình thức chìa khóa trao tay. Toàn bộ thiết kế mặt bằng công nghệ và bố trí thiết bị, chế tạo thiết bị của dây chuyền sản xuất được thực hiện bởi tập đoàn Tây Điện và Công ty TNHH chế tạo lò điện hạng nặng Bằng Viễn Tây An, Trung Quốc. Đây là tập đoàn lớn, có uy tín đã chế tạo lắp đặt cho nhiều nhà máy tại Việt Nam. - Hệ thống thiết bị nhà máy gồm: Thông tin về thiết bị 01 lò điện hồ quang EAF 70 tấn, nạp liệu liên tục theo công nghệ Consteel. 01 lò tinh luyện LF 70 tấn. Hệ thống cung cấp điện, máy biến áp lò 01 máy đúc liên tục CCM 04 dòng. Hệ thống lọc bụi: 830.000 m3/giờ. Trạm nén khí: 2*40 m3/phút. Trạm Oxy + Ar: 3.400 m3/giờ. Trạm cung cấp nước: 4.140 m3/giờ. - Xét về mặt yếu tố đầu vào và khả năng cung ứng. Nguyên liệu chính và quan trọng nhất cho quá trình sản xuất là thép phế, hiện nay thép phế được cung cấp từ cả hai nguồn trong nước và nhập khẩu, trong đó chủ yếu là từ nhập khẩu, khi lập dự án, chủ đầu tư đã xác định nguồn cung ứng nguyên liệu như sau: Nguồn trong nước: Chủ yếu là từ các Công ty thu gom như Thép Thái Nguyên, Đa Hội và tại các công trình của Tổng Công ty Sông Đà. Tuy nhiên, nguồn này được xác định là thứ yếu vì số lượng và chất lượng của thép phế không ổn định, dự kiến cung ứng khoảng 10% nhu cầu của nhà máy. Nguồn nhập khẩu: Thép phế được nhập từ một số nước có nguồn cung thép phế lớn trên thế giới như: Đức, Ý, Nga, Ucraina, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Cũng giống như thị trường phôi thép, thị trường thép phế thường xuyên biến động. Khi dự án đi vào hoạt động, chủ đầu tư phải chấp nhận sự biến động thường xuyên của thị trường nguyên liệu thế giới, vì vậy Công ty phải có chiến lược nhập khẩu dự trữ hợp lý nguyên liệu và thiết lập quan hệ với các đối tác có khả năng cung cấp thường xuyên, ổn định để ký kết hợp đồng dài hạn nhằm chủ động về nguồn cũng như thời gian - giảm thiểu ảnh hưởng của sự biến động trên thị trường thế giới Nhận xét: Căn cứ theo Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT ngày 02/4/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại điều 7 có quy định doanh nghiệp chỉ được nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng điều kiện: Có khu bãi riêng tập kết phế liệu nhập khẩu, có đủ năng lực sử lý các tạp chất đi kèm với phế liệu nhập khẩu, Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đạt tiêu chuẩn môi trường. Tất cả các quy định trên theo thẩm định Công ty có khả năng đáp ứng. Trong năm 2006 vừa qua phế liệu nhập vào cảng Việt Nam chỉ đạt được 600.000 tấn sản phẩm trong khi nhu cầu thực tể phải nhập ít nhất 1,2 triệu tấn, nguyên nhân do trước đây, Bộ tài nguyên Môi Trường có quy định chỉ những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất mới được nhập khẩu phép phế liệu. Hiện nay Bộ đã cho phép có thể nhập khẩu gián tiếp thông qua uỷ thác đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thương mại. - Xét về mặt tổ chức nhận sự: · Tổng nhu cầu lao động cho nhà máy sản xuất phôi thép 500.000 tấn/năm là 333 người: + Lao động gián tiếp: 66 người + Ban giám đốc: 4 người + Phòng tổ chức hành chính: 20 người + Phòng KH - kinh doanh - vật tư: 16 người + Phòng kế toán - tài chính: 6 người + Phòng kỹ thuật: 11 người + Phòng KCS: 9 người + Lao động trực tiếp: 267 người, trong đó ü Xưởng luyện thép và đúc: 97 người ü Xưởng cơ điện: 57 người ü Phân xưởng nguyên liệu: 85 người ü Phân xưởng oxy: 28 người. Sơ đồ 2: Mô hình quản lý nhà máy khi dự án đi vào hoạt động Tổng Giám đốc PTGĐ - Kỹ thuật PTGĐ SX PTGĐ KD P. KT.CN.CĐ P.KCS PX. Cơ điện P. Kế toán P. KH-KD-VT Chủ tịch HĐQT P. TCHC PX. Động lực PX. CN Nhận xét: Mô hình tổ chức như trên phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của Công ty khi dự án xây dựng hoàn thành đi vào sản xuất kinh doanh. 1.3.3 Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án. 1.3.3.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư. * Căn cứ: - Căn cứ theo dự án của Chủ đầu tư đưa ra; - Căn cứ vào mức đầu tư của các dự án tương tự - Nhà máy sản xuất phôi thép công suất 400.000 tấn/năm của Công ty thép Việt Ý; - Căn cứ theo hợp đồng mua bán máy móc thiết bị đã ký giữa Công ty và nhà cung cấp; - Căn cứ vào lãi suất đề nghị áp dụng với khách hàng (lãi tiền Việt là: 1,1%/tháng, lãi tiền USD là 7.5%/năm, lãi tiền USD tính bằng tiền Việt – bao gồm cả trượt giá VND so với USD – dự tính bằng lãi tiền Việt là 1.1%/tháng) Tổ thẩm định tạm chấp thuận tổng vốn đầu tư Khách hàng đưa ra làm cơ sở tính toán hiệu quả (do hiện nay Khách hàng chưa hoàn thiện xong thiết kế, dự toán chi tiết). * Như vậy tổng mức đầu tư của dự án được xác định như sau: Bảng 11: tổng vốn đầu tư của dự án (Đơn vị tính: VND). Tổng vốn đầu tư 1.081.057.538.000 Vốn đầu tư thiết bị 482,034,000,000 Vốn đầu tư xây lắp 178.000.000.000 Chi phí thuê đất 32.200.000.000 Vốn khác 54.057.479.000 Lãi vay trong quá trình xây dựng 51.353.670.000 Vốn lưu động 283.422.389.000 Toàn bộ vốn vay cố định, Công ty dự định vay trong 6 năm, trong đó ân hạn gốc và lãi trong 18 tháng xây dựng. Toàn bộ tiền lãi vay trong quá trình xây dựng được Công ty dự tính nhập gốc và trả nợ đều trong các năm hoạt động. Như vậy, tổng nhu cầu vốn vay thời gian xây dựng (không bao gồm lãi vay) là: 558.344.605.000 VND Nhu cầu vốn vay lưu động giai đoạn đầu đi vào sản xuất là: 198.395.672.000 VND. 1.3.3.2. Doanh thu và chi phí của dự án. Dựa bảo bảng doanh thu của dự án, dự án hoạt động trong 10 năm, Trong nănm đầu công suất của dự án chiếm 60%, năm thứ 2: 70%, năm thứ 3: 90%, các năm còn lại dự án hoạt động với công suất 100%. Theo dự án thì giá bán sản phẩm là 8,636 triệu đồng/ tấn. Doanh thu hàng được thể hiện theo bẳng. Theo dự kiến doanh thu trung bình là 4218 tỷ. So sánh định mức với nhà máy thép Việt có thể thấy định mức mà Công ty đưa ra là tương đương. Tuy nhiên định mức tiêu hao thép phế liệu của Công ty cao hơn nhưng không đáng kể. - Nhận xét về doanh thu. + Giá bán của sản phẩm đưa vào tính toán trong dự án (đã bao gồm thuế VAT) theo dự án lựa chọn là: 9.500.000VND/Tấn. + Nếu so với giá phôi thép chào hàng của Trung Quốc từ 610 - 618 USD/tấn tương đương (9.760.000VND - 9.888.000VND/tấn) hiện nay thì giá bán dự tính của Công ty là thấp hơn. Theo đánh giá của tổ thẩm định mức giá trên có thể cạnh tranh được so với mức giá thị trường hiện hành. Bảng 12: Chi phí dự án. Stt Nhu cầu vốn Tổng số tiền Vốn vay NH Vốn CSH 1 Chi phí đầu tư cố định (TL30:70) 797.635.149.000 558.344.605.000 239.290.545.000 Chi phí máy móc thiết bị 482.034.000.000 Chi phí xây dựng 178.000.000.000 Chi phí thuê đất 32.200.000.000 Chi phí cơ bản khác 21.045.779.000 Dự phòng phí (5%*(XL+TB)) 33.001.700.000 Chi phí lãi vay thời gian xây dựng 51.353.670.000 2 Chi phí lưu động (tỷ lệ 30:70) 283.422.389.000 198.395.672.000 85.026.717.000 Tổng cộng 1.081.057.538.000 756.740.277.000 324.317.261.000 Chi phí đầu tư cố định cho dự án: 797 tỷ 635 triệu đồng. Vốn - Nhận xét về định mức chi phí sản xuất. + Định mức chi phí vật tư mà Công ty đưa ra (có bảng đính kèm). Theo giải trình của ban lãnh đạo Công ty thì định mức chi phí trong tính toán thậm chí còn cao hơn so với thực tế. Ngân hàng tiến hành so sánh với định mức tiêu hao nguyên, vật liệu của các dự án tương đương. + So sánh định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu chính với định mức của Công ty thép Việt đã được triển khai như sau: Bảng 13: Bảng giá đầu vào Loại nguyên liệu Đvị tính (tấn SP) ĐM thép Việt ĐM Công ty Đơn giá Thành tiền Thép phế liệu Kg 975 848 5,300 4,494,400 Gang Kg 165 212 5,200 1,102,400 Fero Hợp kim thép Kg 17 18 12,925 232,650 Vôi Kg 60 60 460 27,600 Huỳnh thạch Kg 5 2 1,818 3,636 Bột than Kg 10 18 1,200 21,600 Điện cực lò hồ quang Kg 1.8 24,320 43,776 Điện cực lò LF Kg 1 21,120 21,120 Vật liệu chịu lửa lò HQ Kg 6 26,400 158,400 Vật liệu chịu lửa lò LF Kg 8 26,400 211,200 Bột đầm MgO Kg 6 4,500 27,000 Điện năng lò hồ quang Kwh 360 830 298,800 Điện năng lò LF Kwh 45 830 37,350 Điện năng đúc liên tục Kwh 8 830 6,640 Điện năng động lực khác Kwh 98 830 81,340 Khí ôxy M3 40 46 1,956 89,953 Khí gas hoá lỏng Kg 4.1 6.5 17,380 112,970 Khí Ar M3 0.1 0.15 90,000 13,500 Dầu nặng (FO) Kg 10 10 6,039 60,390 Dầu bôi trơn hộp kết tinh Kg 0.01 0.04 14,000 560 Dầu TL 0.01 18,000 180 Nước cung cấp bổ sung M3 2.65 45 500 22,500 Đầu đo nhiệt Cái 10 9,363 93,630 Cửa trượt lò LF 0.15 10,876 1,631 Ống đồng hợp kết tinh 20% 0.04 13,270,000 530,800 - Nhận xét về chi phí: + Chi phí cố định: Ø Chi phí khấu hao: Căn cứ theo (QĐ 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định). ü Đối với khấu hao thiết bị thời gian khấu hao 10 năm. ü Đối với giá trị xây dựng cơ bản thời gian khấu hao 15 năm. ü Đối với các chi phí khác thời gian khấu hao 10 năm. ü Dự án sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Ø Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị: ü Đối với nhà xưởng: 1% giá trị xây lắp nhà xưởng. ü Đối với thiết bị: 1% giá trị thiết bị hàng năm. Ø Chi phí lãi vay cố định: Đối với tiền Việt Nam đồng lãi suất 13.2%/năm, đối với tiền USD lãi suất 7.5%/năm (lãi suất vay USD khi chuyển sang tiền VND để tính toán hiệu quả dự án có cộng thêm tỷ lệ trượt giá của VND so với USD, lãi suất này được tạm tính cao bằng lãi suất vay VND là 13.2%/năm. Ø Chi phí lương gián tiếp: Theo kế hoạch khi đi vào khai thác kinh doanh, Công ty sẽ sử dụng 66 cán bộ quản lý với tổng mức lương hàng tháng trung bình là: 166.300.000VND/tháng. Ø Chi phí bảo hiểm các loại: 19% quý lương (Theo quy định hiện hành của Bộ lao động thương binh và xã hội). Ø Chi phí bảo hiểm công trình: 0,28% giá trị XL+TB. + Chi phí biến đổi: ü Chi phí nguyên nhiên vật liệu hàng năm: 7.720.123VND/tấn phôi (Chi tiết có bảng đính kèm). ü Chi phí lương lao động trực tiếp: Dự tính khi nhà máy đi vào hoạt động 100% công suất, số công nhân lao động trực tiếp sẽ là 267 người. Mức lương trung bình hàng tháng là: 510.200.000VND/tháng. ü Chi phí bảo hiểm: 19% quỹ lương. ü Chi phí quản lý: 0,3% doanh thu thuần. ü Chi phí bán hàng: 0,2% doanh thu thuần. ü Lãi suất vay vốn LĐ: Tổ thẩm định tạm tính lãi vay vốn lưu động là: 13.2%/năm. - Một số căn cứ giả định khác làm cơ sở tính toán. + Thời gian trích khấu hao máy móc thiết bị của dự án là 10 năm ngắn nhất so với các loại tài sản cố định khác (thời gian trích khấu hao đất là 50 năm, thời gian trích khấu hao nhà xưởng,văn phòng là 20 năm). Do vậy sau khi dư án hoạt động được trên 10 năm sẽ phải tái đầu tư dây truyền máy móc, thiết bị. Để đơn giản trong tính toán, tổ thẩm định thống nhất thời gian tính toán hiệu quả của dự án là 10 năm không kể năm xây dựng để làm cơ sở nhận định tính hiệu quả. + Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn trong 4 năm đầu tiên, doanh nghiệp được giảm thuế 50% trong 9 năm tiếp theo. Mức thuế suất mà doanh nghiệp được áp dụng tới năm 2016 là 10%/năm. Như vậy 4 năm đầu tiên thuế suất là 0%/năm, 6 năm tiếp theo lãi suất là 5%/năm - thuế suất thu nhập bình quân trong 10 năm hoạt động đầu tiên kể từ khi có thu nhập chịu thuế là: 3%/năm. + Tỷ suất chiết khấu thực của dự án được tính theo phương pháp bình quân gia quyền theo tỷ trọng và chi phí cơ hội từng loại vốn. WACC = 13.46%/năm (lãi vay VND là 13.2%/năm, lãi vay USD tính theo VND là 13.2%/năm, chi phí cơ hội của Chủ đầu tư: 15%/năm). Tổ thẩm định đề xuất tính tỷ suất chiết khấu dòng tiền là 13.46% làm cơ sở đánh giá hiệu quả tài chính. + Giả định giá trị thu hồi của các tài sản cố định chưa hao mòn hết là quyền sử dụng đất và nhà xưởng, vật kiến trúc sau khi dự án hoạt động được 10 năm bằng với giá trị còn lại của các tài sản này (khấu hao theo phương pháp đường thẳng) + Vì đơn giá thành phẩm (khoảng 9.500 đ/kg) và định mức vật l._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1981.doc