Nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chính sách & định hướng phát triển thị trường chứng khoán

Lời nói đầu Như chúng ta đã biết, đất nước Việt Nam của chúng ta là một đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam đã có những sự thay đổi lớn lao để có thể bắt kịp với tốc tộ phát triển kinh tế trên thế giới và hội nhập với nền kinh tế chung của khu vực ASEAN. Trong nền kinh tế thị trường, Đảng và Chính phủ đã có những chính sách thoả đáng cả về kinh tế và chính sách để tăng tốc độ phát triển đất nước. mở cửa thị trường, chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu ... Đặc biệt V

doc13 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chính sách & định hướng phát triển thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt Nam đã có những nỗ lực to lớn trong việc đưa vào hoạt động TTCK. So với các nước trong khu vực ASEAN, nước chúng ta là một trong nước cuối cùng có TTGD nhưng với chúng ta TTCK tuy còn khá mới mẻ lại rất cần thiết để phát triển đất nước. Vậy TTCK ở nước ta hoạt động ra sao? Ảnh hưởng của nó với nền kinh tế ở nước ta hiện nay như thế nào?... Chính vì muốn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề trên nên em đã quyết định chọn đề tài này. I. khái niệm và chức năng của thị trường chứng khoán(TTCK): 1) Khái niệm: TTCK là hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán dài hạn (cổ phiếu, trái phiếu) có tổ chức, theo luật pháp (luật giao dịch chứng khoán).thị trường chứng khoán là nơi chắp nối quan hệ cung cầu vốn đầu tư dài hạn của nền kinh tế quốc gia và quốc tế, là nơi gặp gỡ, giao dịch giữa những người cần huy động vốn đầu tư (người phát hành chứng khoán) với những người có vốn nhàn rỗi muốn đầu tư ( người muốn mua chứng khoán) cũng như giữa các nhà kinh doanh chứng khoán với nhau.Bản chất của thị trường chứng khoán được thể hiện trong các chức năng của thị trường chứng khoán. 2) chức năng của thị trường chứng khoán: a) chắp nối tích luỹ với đầu tư: thị trường chứng khoán là nơi thu hút mạnh mẽ mọi nguồn vốn nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi trong nước và ngoài nước và chuyển giao những nguồn này cho các nhu cầu đầu tư phát triển. b)điều hoà vốn đầu tư: do tác động của cung cầu, ttck tự động điều hoà các luồng vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, tự động giải quyết linh hoạt, nhanh chóng mâu thuẫn của tình trạng thừa và thiếu vốn đầu tư giữa các ngành, các thành phần kinh tế, các khu vực trong nước và giữa các nước. c)cung cấp thông tin kinh tế : ttck là nơi cung cấp kịp thời, vô tư và tương đối chính xác mọi nguồn thông tin có liên quan đến việc mua, bán, kinh doanh chứng khoán của các thành viên trên thị trường, tiền, giá cả cung cấp các thông tin này nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư, giúp họ không bị thiệt hại bởi những tin đồn thất thiệt của bọn đầu cơ chứng khoán. d)cung cấp dịch vụ cho việc mua bán chứng khoán: bằng những dịch vụ và kỹ thuật tính toán, thông tin hiện đại, ttck tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên của thị trường giao dịch với nhau được nhanh chóng, dễ dàng, giảm được lãng phí và tổn thất về thời gian và tiền bạc. II. vài nét về Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam (TTCKVN) sau gần bốn năm hoạt động: *Hoạt động của thị trường: Hoạt động của TTCKVN đã đi vào hoạt động được bốn năm, mục tiêu cơ bản đề ra cho thời kì hoạt động ban đầu của TTCKVN theo chỉ đạo của thường vụ bộ chính trị và chính phủ đã đưa vào vận hành một TTCK qui mô nhỏ, phát triển từ thấp lên cao và không gây mất ổn định Kinh Tế Xã Hội.Sau 4 năm đi vào hoạt động của TTCKVN, kết quả đạt được là thiết lập và đưa vào hoạt động một TTCK có tổ chức cho giai đoạn ban đầu, thể hiện ở các mặt sau: a)Về công tác tổ chức và vận hành trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK): TTGDCK Thành Phố Hồ Chí Minh (tphcm) được tổ chức theo mô hình tập trung với qui mô nhỏ, thực hiện chức năng xác định giá chứng khoán theo quan hệ cung cầu và tạo cơ hội luân chuyển vốn cho nhà đầu tư chứng khoán.Khi thị trường bắt đầu hoạt động chỉ có 2 cổ phiếu được niêm yết, giao dịch tại TTGDCK với tổng giá trị vốn niêm yết là 270 tỷ đồng, đến nay tổng giá trị chứng khoán niêm yết là gần 6.600 tỷ đồng bao gồm trên 1.000 tỷ đồng cổ phiếu của 21 công ty cổ phần (ctcp) và trên 5.500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ (tpcp) và trái phiếu Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển (nhđt&pt).Thời gian đầu TTGDCK chỉ thực hiện giao dịch 3 phiên một tuần, từ 3/2002 đã nâng lên 5 phiên một tuần, tính đến 30/6/2003 TTGDCK đã tổ chức được 570 phiên giao dịch chứng khoán liên tục, an toàn đạt trị giá chứng khoán giao dịch gần 3.700 tỷ đồng, trong đó giao dịch cổ phiếu khoảng 88% và giao dịch trái phiếu gần 12% TTGDCK đã thực hiện tốt chức năng của một trung tâm lưu ký chứng khoán trong điều kiện cơ sở kỹ thuật cũng như nhân lực còn rất hạn chế.Hệ thống lưu ký hoạt động tương đối hiệu quả, vì thế đã rút ngắn thời gian thanh toán từ 4 ngày xuống còn 3 ngày.Ngoài việc lưu ký 100% trái phiếu niêm yết, số lượng cổ phiếu niêm yết được lưu ký đều trên 50% giúp cho hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán nhanh gọn, giảm thiểu rủi ro.TTGDCK đã chủ động thực hiện việc cung cấp thông tin kịp thời thông qua các công ty chứng khoán tới người đầu tư, đến nay đã thực hiện cung cấp thông tin trực tuyến (on-line) thay cho việc cung cấp thông tin tại sàn thông qua đại diện giao dịch của các công ty chứng khoán . Nhìn chung trong 4 năm qua TTGDCK đã thực hiện tương đối tốt công tác quản lí niêm yết, thành viên, giao dịch và công bố thông tin trên thị trường, ngày càng chủ động hơn trong tổ chức, vận hành và quản lý giao dịch chứng khoán.Trong quá trình hoạt động, TTGDCK TPHCM đã thường xuyên tổ chức những buổi toạ đàm, tiếp nhận những ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường để kiến nghị lên UBCKNN điều chỉnh và bổ sung kịp thời những quy định, quy chế cho phù hợp với nhu cầu quản lý và thực tiễn của thị trường. b)Về phát triển hàng hóa cho TTCK: Đến nay, Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCHNN) đã cấp phép đăng kí lại để niêm yết cổ phiếu cho 21 công ty cổ phiếu với tổng trị giá cổ phiếu niêm yết là 1.086 tỷ đồng, cấp phép niêm yết trái phiếu cho Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển (NHĐT&PT) với tổng giá trị trái phiếu niêm yết 157 tỷ đồng .TTGDCK TPHCM đã phối hợp với bộ tài chính, tổ chức đấu thầu hơn 50 đợt TPCP, trái phiếu của quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển được hơn 5.400 tỷ đồng đưa ra niêm yết trên TTGDCK TPHCM cũng đã cấp giấy phép phát hành thêm cổ phiếu cho 5 công ty với tổng giá trị lên trên 155, 4 tỷ đồng. Qua 4 năm hoạt động cho thấy công tác hàng hoá cho TTCK là rất quan trọng, thời kì đầu việc triển khai công tác này có nhiều khó khăn, nhưng đến nay số lượng hàng hoá niêm yết trên 6.000 tỷ đồng, các công ty niêm yết bước đầu đã thực hiện tốt các quy định về công bố thông tin trên TTCKvà chú trọng nâng cao chất lượng quản trị công ty. c)Về hoạt động của các tổ chức trung gian trên thị trường: *Hoạt động của công ty chứng khoán(CTCK): Đến nay, UBCKNN đã cấp phép hoạt động cho 12 công ty chứng khoán với tổng số vốn điều lệ là 465 tỷ đồng, hoạt động các nghiệp vụ:môi giới, bảo lãnh phát hành, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư.Qua 4 năm tham gia thị trường, về cơ bản các công ty chứng khoán đã tập trung hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực nghiệp vụ phục vụ khách hàng, một số công ty đã tăng vốn điều lệ, sử dụng phương thức nhận lệnh giao dịch gián tiếp qua fax, mạng trực tuyến…, mở thêm các chi nhánh, phòng giao dịch, đại lí nhận lệnh tại các tỉnh, thành phố Hà NộI, TP.HCM, Hải Dương, Hải Phòng, Bình Dương, đồng nai, long An, Đà nẵng.Các công ty chứng khoán đã xây dựng được một đội ngũ nhân viên nghiệp vụ kinh doanh được đào tạo tốt.Nhìn chung, các công ty chứng khoán đã thực hiện được vai trò trung gian trong việc môi giới mua bán chứng khoán, tích cực tham gia tư vấn niêm yết và thực hiện cung cấp thông tin đến nhà đầu tư, góp phần vào thành công của thị trường .Tuy nhiên, hạn chế trong hoạt động của các công ty chứng khoán là một số công ty chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định về hoạt động, chưa thể hiện vai trò tích cực, chủ động phát triển thị trường, chất lượng tư vấn đầu tư chứng khoán và tư vấn niêm yết chưa cao, chưa đẩy mạnh nghiệp vụ tự doanh, nhà đầu tư còn chưa thực sự tin tưởng vào tính công bằng và khách quan trong hoạt động môi giới, tư vấn đầu tư, đội ngũ nhân viên chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. *Hoạt động của các tổ chức trung gian, hỗ trợ khác: UBCKNN đã lựa chọn NHĐT&PT việt nam làm ngân hàng chỉ định thanh toán, thực hiện thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán.Tính đến nay, ngân hàng thanh toán đã thực hiện thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán một cách kịp thời, chính xác với tổng số tiền khoảng 1.000 tỷ đồng.Hiện nay, ngân hàng thanh toán đang triển khai hoạt động theo hướng vừa là ngân hàng lưu kí vừa là ngân hàng phục vụ hoạt động củaTTCK.Để phục vụ cho chuyển giao chứng khoán nhanh chóng, an toàn và thực hiện dịch vụ liên quan đến quyền của người nắm giữ chứng khoán, đến nay đã có 5 ngân hàng lưu kí (2 ngân hàng trong nước, 3 ngân hàng nước ngoài) và 11 công ty chứng khoán được cấp giấy phép thực hiện dịch vụ lưu kí chứng khoán.Hiện nay, TTCK đã có hệ thống lưu kí chứng khoán tập trung hoạt động ổn định và đã cho phép người nước ngoài mở tài khoản tại các công ty chứng khoán, ngân hàng trong nước tạo điều kiện thuận lợi cho nguời đầu tư trong và ngoài nước tham gia thị trường.Tuy nhiên, do cơ sở vật chất còn yếu kém, nghiệp vụ lưu kí, đăng kí và thanh toán bù trừ chưa được tự động hoá, phải xử lí thủ công làm tăng thời gian và chi phí, độ an toàn thấp. Đến nay, UBCKNN đã chấp thuận cho 07 tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính của các tổ chức phát hành, niêm yết chứng khoán và tổ chức kinh doanh chứng khoán gồm 06 tổ chức kiểm toán trong nước và 01 tổ chức kiểm toán nước ngoài.Các tổ chức kiểm toán được chấp thuận đã đáp ứng được yêu cầu kiểm toán cho các đối tượng tham gia TTCK, tuy nhiên trong quá trình triển khai nghiệp vụ này một số tổ chức kiểm toán cũng có những thiếu xót nhất định, chất lượng báo cáo kiểm toán chưa cao, UBCKNN đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài Chính trong việc quản lí các tổ chức kiểm toán được chấp thuận cũng như các biện pháp xử lí kịp thời. d)Về tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước: mặc dù TTCK Việt nam mới hình thành và hoạt động được 4 năm nhưng đã thu hút được sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Số lượng các nhà đầu tư tham gia thị trường liên tục tăng, cuối năm 2000 có gần 3.000 tài khoản giao dịch, cuối năm 2001 có gần 9.000 tài khoản, cuối năm 2002 có hơn 13.000 tài khoản, và đến năm 2003 đã có hơn 14.500 tài khoản giao dịch, trong đó có hơn 90 nhà đầu tư có tổ chức và 15 nhà đầu tư nước ngoài.Sự tham gia của các nhà đầu tư đã góp phần quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của thị trường. III. đánh giá thị trường chứng khoán sau bốn năm hoạt động: 1)những kết qủa đạt được: qua 4 năm hoạt động của TTCK đã đạt được những kết quả như sau: +đã mở ra một TTCK theo mô hình tập trung với qui mô nhỏ.Hoạt động của TTCK mặc dù chưa phát triển như mong muốn, song bước đầu đã được triển khai khá suôn sẻ, không gây ra những biến động lớn hoặc tác động tiêu cực tới đời sống kinh tế-xă hội của đất nước. +đã huy động được một khối lượng vốn nhất định cho ngân sách nhà nước thông qua đấu thầu và bảo lãnh phát hành trên 5.400 tỷ đồng TPCP, trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển để niêm yết trên thị trường.Đã có 05 công ty niêm yết phát hành thêm cổ phiếu để mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng vốn điều lệ với tổng vốn tăng thêm 155, 4 tỷ đồng. +đã xây dựng được một hệ thống các tổ chức trung gian tham gia hoạt động trên TTCK, bao gồm các công ty chứng khoán, các tổ chức lưu kí, ngân hàng lưu ký, ngân hàng chỉ định thanh toán.các trung gian tài chính đã làm tốt vai trò môi giới mua bán chứng khoán trên thị trường tập trung, tích cực tham gia bảo lãnh phát hành và tư vấn cho các công ty trong việc niêm yết và cung cấp thông tin cho nhà đầu tư, thực hiện tốt việc thanh toán, bù trừ các giao dịch chứng khoán trên thị trường. +công chúng đã dần làm quen với một phương thức đầu tư mới với khoảng 14.500 nhà đầu tư, trong đó có hơn 90 nhà đầu tư có tổ chức và 35 nhà ĐTNN. +hoạt động quản lí, vận hành thị trường của UBCKNN và TTGDCK tp.HCM đã có nhiều cải tiến và từng bước hoàn thiện trên cơ sở rút kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn. +hoạt động của thị trường chứng khoán góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và áp dụng những thông lệ tốt nhất trong quản lý công ty, trong đó việc thực hiện công khai thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tạo ra tiền đề phấn đấu cho sự phát triển vững chắc của doanh nghiệp nói chung, công ty niêm yết nói riêng. +đã xây dựng 2 nghị định của chính phủ (nghị định 48/NĐ-CP nay dược thay thế bằng nghị định 144/NĐ-CP, nghị định 22/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK), xây dựng 10 văn bản pháp quy ( trước đây) và 15 văn bản ( hiện nay) quy định và hướng dẫn các hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch trên TTCK tập trung, chế độ công bố thông tin trên ttck, quy định về chế độ kiểm toán, kiểm toán trong lĩnh vực chứng khoán, quy dịnh về thanh tra, giám sát hoạt động thị trường, hướng dẫn về quản trị công ty theo thông lệ quốc tế. +đã soạn thảo và xây dựng và được thủ tướng chính phủ ban hành 2 quyết định (quyết định 39/qđ-ttg về ưu đãi thuế tạm thời trong lĩnh vực chứng khoán, quyết định 139/qđ-ttg nay được thay thế bằng quyết định 146/qđ-ttg về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCKVN).ngoài ra đã soạn thảo văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi thuế cho các công ty chứng khoán, công ty quản lí quỹ, công ty niêm yết, cá nhân nhà đầu tư chứng khoán trong và ngoài nước và hướng dẫn tham gia của bên nước ngoài vào ttckvn. +chính phủ đã ban hành quyết định số 163/2003/qđ-ttg ngày 5/8/2003 phê duyệt chiến lược phát triển ttckvn đến năm 2010.nội dung chiến lược đã nêu lên những mục tiêu cơ bản nhất, quan điểm và nguyên tắc cũng như định hướng và giải pháp toàn diện phát triển ttck trong giai đoạn từ nay đến 2010. 2)Những hạn chế: *thứ nhất:Đảng và Chính Phủ chủ trương phát triển hệ thống thị trường tài chính, trong đó đó có thị trường vốn, TTCK, tuy nhiên trong điều hành thực tiễn thì hệ thống thị trường bị chia cắt:thị trường tiền tệ do ngân hàng nhà nước quản lý, thị truờng bảo hiểm do bộ tài chính điều hành, TTCK do UBCKNN giám sát.Các bộ ngành đều xây dựng chiến lược phát triển của mình, song chưa có sự tổng hợp thống nhất chiến lược phát triển thị trường tài chính nói chung.Vì vậy, định hướng các giải pháp thực hiện thiếu đồng bộ, chưa coi việc phát triển thị trường vốn, TTCK là khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. *thứ hai:nền kinh tế việt nam còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập của dân chúng thấp, nguồn vốn lại bị phân tán, đầu tư vào các tài sản thay thế như tiền gửi ngân hàng, đầu tư bất động sản, ngoại tệ…chưa có chính sách phù hợp để khai thác nguồn lực tài chính trong dân.TTCK chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển.hiện nay, tỷ lệ đầu tư vào chứng khoán còn quá nhỏ bé, tổng giá trị thị trường mới chỉ chiểm 1, 6% GDP. *thứ ba: hệ thống doanh nghiệp việt nam còn mang nặng tư tưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, còn trông chờ vào nguồn vay ưu đãi, không muốn huy động vốn trên thị trường.Các doanh nghiệp e ngại kiểm toán và công bố thông tin khi niêm yết trên TTCK.Các doanh nghiệp niêm yết không phải là doanh nghiệp lớn, có khả năng phát triển hấp dẫn người đầu tư.Ngoài ra ở một số công ty niêm yết tỷ lệ vốn thuộc sở hưũ nhà nước còn khá cao do vậy khối lượng cổ phiếu thực sự đưa vào giao dịch rất thấp.các tổ chức niêm yết chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc công khai thông tin nên chưa chủ động, tự giác cung cấp thông tin cho công chúng đầu tư, chính điều này phần nào ảnh hưởng đến lòng tin và quyết định tham gia thị trường của người đầu tư. *thứ tư :do khuôn khổ thị trường nhỏ bé, chất lượng cổ phiếu chưa cao nên hoạt động thị trường không thể sôi động.Với qui mô nhỏ, giá cả chứng khoán và chỉ số chứng khóan luôn biến động, gây tâm lý dè dặt của nhà đầu tư tham gia TTCK.Kiến thức và sự hiểu biết của công chúng đầu tư cũng như kinh nghiệm và khả năng kinh doanh của các công ty chứng khoán còn hạn chế.Ngoài ra, các chính sách, công cụ điều chỉnh của nhà nước thiếu đông bộ, các giải pháp kỹ thuật của UBCKNN như điều chỉnh biên độ, tăng phiên khớp lệnh, tách lô cổ phiếu…, chưa phát huy hiệu quả thiết thực. *thứ năm: quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK còn nhiều khó khăn, bất cập.UBCKNN đã tăng cường công tác quản lý giám sát, sử lý kịp thời các vi phạm, tuy nhiên cơ chế quản lý điều hành chưa đáp ứng đòi hỏi thị trường, thể hiện ở các mặt như hệ thống pháp lý chưa đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn (ví dụ giưã các văn bản về tham gia mua cổ phiếu của các nhà ĐTNN), chính sách khuyến khích các đối tượng tham gia thị trường (thuế, phí, …) chưa thống nhất và chưa thực sự phát huy tác dụng (ví dụ đối với nhà đầu tư cá nhân được miễn thuế, nhưng các nhà đầu tư có tổ chức thì chưa được miễn thuế), chưa kịp thời xử lý các tình huống, đặc biệt là lúc thị trường lên xuống thất thường.Hạn chế của TTGDCK còn hạn chế về mô hình tổ chức và trình độ kỹ thuật, việc cung cấp thông tin thị trường chưa được thuận lợi cho người quan tâm. 3)nguyên nhân tồn tại: *những tồn tại và hạn chế nêu trên, bắt nguồn từ các nguyên nhân cơ bản sau: +một là:TTCK là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính nhưng được xây dựng và phát triển một cách riêng rẽ, thiếu chiến lược tổng thể phát triển thị trường tài chính cũng như sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các bộ ngành liên quan trong việc hoạch định và thực thi các chính sách và giải pháp. +hai là:chứng khoán niêm yết còn hạn chế về số lượng, chất lượng chưa cao.Nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận kịp thời với thị trường vốn mà còn ỷ lại vào sự bao cấp, ưu đãi của nhà nước hoặc thói quen vay ngân hàng, mặt khác doanh nghiệp còn ngại công bố thông tin, công khai tài chính khi tham gia niêm yết. +ba là:thị trường còn thiếu vắng các nhà đầu tư có tổ chức (ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, các tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp) nên ảnh hưởng đến tính ổn định của thị trường do tác động tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp. +bốn là: việc quản lý và điều hành thị trường của UBCKNN, TTGDCK còn bất cập, hạn chế do sự thiếu chủ động và thiếu kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý thị trường. +năm là:vai trò của nhà nước hỗ trợ thị trường là rất quan trọng nhưng chưa được chú ý đúng mức như các chính sách khuyến khích ưu đãi, đặc biệt là ưu đãi về thuế đối với các tổ chức tham gia thị trường. +sáu là:những biến động trong thời gian qua về thị trường bất động sản, giá vàng, lãi xuất ngân hàng tăng…cũng tác động, ảnh hưởng xấu đến TTCK. IV. giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chính sách và định hướng phát triển TTCK: 1)quan điểm nguyên tắc: +việc hoặch định chính sách và định hướng phát triển TTCK phải bám sát định hướng phát triển kinh tế-xã hội và chiến lược phát triển thị trường tài chính, thực thi chính sách kinh tế vĩ mô, được đặt trong mối liên hệ với các lĩnh vực kinh tế khác trong môi trường pháp lý chung và phù hợp với trình độ kinh tế-xã hội của Việt Nam. +hoặch định chính sách phát triển TTCK trên những nguyên tắc chủ đạo, song có điều chỉnh linh hoạt giải pháp và bước đi. +hoặch định chính sách phát triển TTCK việt nam được đặt trong điều kiện, xu thế, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và khu vực tài chính, thị trường vốn nói riêng. 2)hoặch định chính sách phát triển TTCK trong những năm tới: +tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và chính sách hiện hành cho hoạt động TTCK, kịp thời điều chỉnh bằng pháp luật các vấn đề phát sinh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể trên thị trường, tổ chức xây dựng Luật chứng khoán. +xây dựng kế hoặch triển khai thực hiện chiến lược phát triển thị TTCK bao gồm các nhiệm vụ cụ thể, trong đó chú trọng các nội dung:nâng cao tính công khai, minh bạch về hoạt động của TTCK, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá dịch vụ cung cấp cho khách hàng, xây dựng và thực hiện đạo đức nghề nghiệp của các tổ chức kinh doanh và dịch vụ chứng khoán, phát triển các nhà đầu tư có tổ chức thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, quỹ bảo hiểm xã hội và một số lĩnh vực tài chính khác, thực hiện quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất phù hợp với điều kiện việt nam, trước hết đối với các công ty niêm yết, công ty chứng khoán và mở rộng đối với các công ty cổ phần phát hành chứng khoán ra công chúng, hoàn chỉnh mô hình tổ chức, mở rộng phạm vi, nâng cao năng lực hoạt động của thị trường GDCK, tăng cường hiệu lực và hiệu quả công tác giám sát thực thi pháp luật trên TTCK, nâng cao nhận thức, hiểu biết của công chúng đầu tư. +phối hợp, tham gia xây dựng và thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế và phát triển thị trường vốn, TTCK. +bước đầu triển khai công tác phân tích, dự báo hoạt động và phát triển TTCK, nghiên cứu cơ chế quản lí nhà nước đối với rủi ro trên thị trường phục vụ công tác hoạch định chính sách và tham mưu cho lãnh đạo các cấp. Bên cạnh việc đề xuất những vấn đề về phát triển TTCK, đồng thời đề xuất, kiến nghị những nội dung có tính vĩ mô và đồng bộ về môi trường đầu tư, kinh doanh liên quan đến hoạt động và phát triển thị trường tài chính nói chung, TTCKnói riêng. 3)giải pháp: thị trường chứng khoán việt nam đã đi vào hoạt động được 4 năm, với không ít những thuận lợi và khó khăn.chúng ta cần phát huy những mặt đã đạt được và khắc phục những mặt chưa được, để có được hướng đi tốt trong tương lai chúng ta cần có những giải pháp: +tăng cường về số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác hoặch định chính sách của cơ quan quản lí thị trường là giải pháp quan trọng, có tính quyết định .Cần có qui hoặch, kế hoặch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng đánh giá, phân tích thực tiễn và tham mưu, đề xuất chính sách, giải pháp phát triển thị trường. +cần tập trung xác định rõ những mục tiêu chủ yếu, những nhiệm vụ có tính đột phá cần ưu tiên cũng như có giải pháp thực hiện trong từng thời kì cụ thể . +các tổ chức tham gia thị trường cũng như cơ quan quản lí cần xác định rõ phạm vi, chức năng, vai trò trong tiến trình phát triển ttck, từ đó mới định ra được chính sách, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp. +thiết lập các điều kiện cơ sở cần thiết cho công tác hoặch định chính sách như : xây dựng cơ sở thông tin dữ liệu, cung cấp các phương tiện kỹ thuật, công nghệ, kể cả xử dụng phần mềm phân tích, kiểm soát và dự báo thị trường. +thống nhất quan điểm để tổ chức thực hiện : công tác hoặnh định chính sách còn bao gồm việc thiết lập quan hệ tương tác, phản hồi từ các đối tượng tham gia thị trường, các tổ chức hiệp hội, những tổ chức và cá nhân làm công tác nghiên cứu… +đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và lành mạnh thông qua những chủ trương chính sách phát triển kinh tế –xã hội, tổ chức thực hiện thành công các mục tiêu nghị định đại hội về tỷ lệ tăng trưởng gdp, kiềm chế lạm phát, củng cố hoạt động thu chi ngân sách .Đây là tiền đề quan trọng để phát triển ttck và củng cố lòng tin của công chúng đầu tư. +đẩy mạnh phát triển hàng hoá có chất lượng cho thị trường, mở kênh huy động vốn bằng trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, trái phiếu công trình.phấn đấu đưa tổng giá trị thị trường chiếm khoảng 2-3% GDP vào năm 2005 và 10-15% gdp vào năm 2010. +khuyến khích các nhà đầu tư có tổ chức tham gia thị trường, phát triển hệ thống quỹ đầu tư và công ty quản lí quỹ đầu tư chứng khoán, nghiên cứu thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm. +hoàn thiện cơ bản khung pháp lí cho ttck bằng cách xây dựng luật chứng khoán, dự kiến trình quốc hội ban hành vào năm 2006, đi theo đó là sửa đổi các luật có liên quan. +tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất về chủ trương, chính sách phát triển ttck.hoạt động của thị trường vốn nói chung và ttck nói riêng đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ các chính sách tài chính tiền tệ, để phát triển ttck không chỉ có vai trò của ubcknn mà còn có vai trò của các bộ, ngành địa phương liên quan dưới sự chỉ đạo thống nhất của chính phủ. Kết luận Thị Trường chứng khoán việt nam đã đi vào hoạt động được 4 năm với nhiều thách thức và khó khăn.cùng với việc triển khai hoạt động thị trường, cơ quan quản lí nhà nước đã chú trọng việc xây dựng khung pháp lí cho hoạt động thị trường, tổng kết, phân tích đánh giá thực trạng nhu cầu thị trường cũng như đề ra định hướng, chính sách phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn trước mắt và lâu dài .Bước vào giai đoạn phát triển mới của thị trường chứng khoán việt nam, việc đánh giá kết quả cũng như những hạn chế và xác định quan điểm nguyên tắc, đề ra giải pháp, lựa chọn phương pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hoặch định chính sách và định hướng phát triển thị trường chứng khoán việt nam là một việc làm cần thiết. tài liệu tham khảo - Tạp trí: Thị trường chứng khoán (số 7-tháng7-2003), số 5-2004 - Bài giảng Tài chính tiền tệ ( Trường ĐH QL&KD Hà Nội) - Tạp chí Thời báo kinh tế - Tạp chí Kinh tế và dự báo Mục lục Lời nói đầu 1 Khái niệm và chức năng của TTCK. 2 1) Khái niệm 2 2) Chức năng của TTCK 2 Vài nét về TTCK Việt Nam sau bốn năm hoạt động 2 Đánh giá TTCK sau bốn năm hoạt động 5 1) Những kết quả đạt được 5 2) Những hạn chế 6 3) Nguyên nhân tồn tại 7 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hoặch định chính sách và định hướng phát triển TTCK 8 1) Quan điểm nguyên tắc 8 2) Hoặch định chính sách phát triển TTCK trong những năm tới 8 3) Giải pháp 9 Kết luận 11 Tài liệu tham khảo 12 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0980.doc
Tài liệu liên quan