Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của Công ty cổ phần Nông lâm sản Hà Tĩnh

Tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của Công ty cổ phần Nông lâm sản Hà Tĩnh: ... Ebook Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của Công ty cổ phần Nông lâm sản Hà Tĩnh

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của Công ty cổ phần Nông lâm sản Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Nói Đầu Ngày 10/11/1998, Nghị quyết số 06 – NQ/TW của bộ chính trị về việc phát triển nông nghiệp lại đề ra mục tiêu: “chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hoá, nhất là hàng nông lâm thuỷ sản đã qua chế biến”. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới có điều kiện phát triển rau quả rất đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên, mỗi loại rau quả lại có yêu cầu kỹ thuật công nghệ chế biến khác nhau, do đó việc tổ chức sản xuất chế biến và kinh doanh có những đòi hỏi khác nhau. Yêu cầu về sản phẩm rau quả chế biến phải biến đổi rất khắt khe và đa dạng tuỳ theo thị trường tiêu thụ cụ thể. Xuất phát từ tình hình đó em rất muốn đi sâu vào nghiên cứu tình hình sản xuất cũng như hoạt động Marketing của công ty cổ phần Nông Lâm Sản Hà Tĩnh nên em đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của công ty cổ phần Nông lâm sản Hà Tĩnh ” Do thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên khi làm đề tài này chắc chắn em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm,vì vậy em rất mong được nghe những ý kiến đóng góp,chỉ bảo của thầy cô giáo cho bài viết của mình được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn! Nội dung chính của bài chuyên đề: Chương I: Tổng quan về công ty Cổ phân Nông Lâm Sản Hà Tĩnh Chương II: Thực trạng hoạt động Marketing của công ty. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing của công ty. Chương I: Tổng Quan Về Công Ty Cổ Phần Nông Lâm Sản Hà Tĩnh I- Lịch sử hình thành của công ty 1. Tên công ty và loại hình doanh nghiệp Tên doanh nghiệp:Công ty cổ phần nông lâm sản Hà Tĩnh Doanh nghiệp có trụ sơ tại khu công nghiệp Vũng áng,cách trung tâm thị trấn Kỳ Anh 10km.Trên đường quốc lộ 1A Loại hình doanh nghiệp:Công ty cổ phần. 2. Lịch sử ra đời Từ một đội trồng rừng chống cát bay ven biển, được thành lập từ những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ trước. Trực thuộc Công Ty lâm nghiệp Hà Tĩnh với nhiệm vụ trồng phi lao chống cát bay ở các xã Kỳ Phương, Kỳ Lợi huyện Kỳ Anh - dọc bờ biển Đèo Ngang. Năm 1967- Đội trồng rừng chống cát bay được giao thêm nhiệm vụ trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc vùng trung du huyện Kỳ Anh. Ngày 20 tháng 2 năm 1970, Đội trồng rừng được đổi tên thành Lâm trường Kỳ Anh. Nhiệm vụ chủ yếu là trồng, bảo vệ rừng và khai thác lâm sản. Năm 1992 theo Quyết định số 26, Lâm trường được chuyển thành doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 388/ HĐBT, Thông báo số 1905 ngày 20/10/1992 của Bộ N0&PTNT, Quyết định số 1114 của UBND tỉnh Hà Tĩnh ngày 20/10/1992. Đến năm 1999 căn cứ vào xét duyệt đề nghị của Hội đồng quản trị. Tổng công ty Rau Quả Việt Nam, Tờ trình số 05/ RQ/TCCB-CV ngày 04 tháng 01 năm 1999 và đề nghị của Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ. Quyết định thành lập số 09/1999/QĐ/BNN-TCCB ngày 13 tháng 01 năm 1999 của Bộ NN & PTNT về việc tiếp nhận Lâm trường Kỳ Anh là một thành viên của Tổng công ty Rau Quả Việt Nam với tên gọi là Công ty Rau Quả Hà Tĩnh, tên giao dịch quốc tế VEGETEXCO HA TINH. Đến năm 2006 theo quyết định số 2186/QĐ-BNN-ĐMDN, ngày 31 tháng 7 năm 2006 chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Rau quả Hà Tĩnh thành Công ty cổ phần NLS Hà Tĩnh Công ty có vị trí thuận lợi về giao thông và là nơi Trung tâm của nguồn nguyên liệu rộng lớn, với bán kính trên 60 Km; Tổng điện tích đất sử dụng là: 10.000 m2, cơ sở vật chất bao gồm: Hệ thống nhà làm việc khoảng 1.200 m2, 01 nhà kho 100 m2, nhà máy chế biến Rau Quả vừa xây dựng xong với diện tích 2000m2, 01 vườn ươm giống dứa 10.000 m2, một khách sạn tại Đèo Ngang với diện tích kinh doanh 3.000 m2, 01 cữa hàng xăng dầu tại ngã ba cảng Vũng áng... 3. Đặc điểm về vốn kinh doanh Vốn là yếu tố có ý nghĩa quết định trong việc duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Có dư vốn thì mọi doanh nghiệp mới chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh. Nắm bắt được yêu cầu đó trong nhưỡng năm qua mặc dù nguồn vốn do ngân sách cấp là nhỏ nhưng công ty luôn cố gắng đảm bảo đủ nguồn vốn để sản xuất.Nguồn vốn của công ty Nông Lâm Sản Hà Tĩnh chủ yếu được hình thành từ hai nguồn vốn chính đó là nguồn vốn do ngân sách cấp và nguồn vốn tự bổ sung.Do vậy để duy trì công ty cần phải vay ngân hàng,phải năng động trong việc tim nguồn tài trợ,nguồn cho vay với lãi suất thấp có thời hạn thanh toán dài,…và quan trọng là phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó. Bảng 1.1. cơ cấu vốn của công ty Nông Lâm Sản Hà Tĩnh TT Loại vốn Năm Số lượng (tỷ đồng) Tỷ trọng(%) 1 *Vốn cố định -Vốn ngân sách -Vốn tự bổ sung -Vốn vay -Vốn chiếm dụng 2007 27 14 2 8 3 100 52 7 20 11 2 *Vốn lưu động -Vốn ngân sách -Vốn tự bổ sung 2007 7 6 1 100 86 14 (nguồn: phòng kế toán công ty nông lâm sản Hà Tĩnh) II - Cơ cấu tổ chức và hoạt dộng sản xuất 1. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Nông Lâm Sản Hà Tĩnh là một doanh nghiệp hoạch toán độc lập, có con dấu riêng, tài khoản riêng, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Nhiệm vụ chính là trồng, bảo vệ và khai thác rừng, trồng dứa nguyên liệu và sản xuất dứa hộp, rau quả xuất khẩu. Ngoài ra Công ty còn mở rộng các dịch vụ như kinh doanh khách sạn nhà hàng, du lịch sinh thái, kinh doanh xăng đầu. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là: Rừng trồng, ươm cây giống, khai thác gỗ thông, nhựa thông, gỗ tròn các loại, chế biến dứa hộp... Quá trình sản xuất mang tính thời vụ rõ rệt. Có những thời điểm sản lượng thu mua vượt quá khả năng sản xuất của Công ty nên Công ty phải thuê thêm lực lượng lao động hợp đồng theo thời vụ. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong tỉnh và các tỉnh bạn, chưa có thị trường truyền thống. Sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu dựa vào chỉ tiêu do Tổng công ty phân cấp và xuất ra nước ngoài cũng thông qua Tổng Công ty. Xuất phát từ những đặc điểm, tình hình của quá trình sản xuất, để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục, Công ty đã phải bố trí cơ cấu sản xuất hợp lý. Cụ thể: Tổ khai thác thu mua đặt dưới sự chỉ đạo của phòng Kế hoạch với nhiệm vụ khai thác, tìm kiếm nguồn hàng cung cấp cho quá trình sản xuất; tổ thu mua khai thác này được đặt rải rác tại các vùng nguyên liệu và được hưởng lương sản phẩm trên số nguyên liệu khai thác thu mua được trong tháng. Đội bảo vệ rừng đặt dưới sự chỉ đạo của Phòng kế hoạch SXKD (Bộ phận Lâm nghiệp). Tăng cường công tác bảo vệ rừng thông qua việc xây dựng các tiểu khu. Mỗi tiểu khu biên chế từ 1-3 người có trách nhiệm bảo vệ rừng trong phạm vi địa bàn được giao quản lý. Tổ vận chuyển làm nhiệm vụ vận chuyển nguyên liệu từ vùng nguyên liệu về Công ty, về nhà máy và vận chuyển phẩm của Công ty đi giao cho khách hàng.v.v. Công ty có 4 phòng ban bao gồm: Phòng tổ chức hành chính, Phòng kế hoạch SXKD Lâm nghiệp, Phòng kế hoạch SXKD Nông nghiệp, Phòng Tài chính kế toán. Mỗi phòng có nhiệm vụ riêng và hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc công ty. -Đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp quản lý Bộ máy quản lý của công ty như sau: GIÁM ĐỐC Phòng NH Tài chính Phòng KH SXKD Lâm nghiệp Phòng KH SXKD.Nông. Nghiệp Phòng Tài chính Kế toán Tổ khai thác Tổ thu mua Tổ vận chuyển Tổ SX phụ Đội bảo vệ rừng Vườn ươm giống Nhà máy CB rau quả PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Công ty cổ phần NLS Hà Tĩnh là một đơn vị hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, là doanh nghiệp sản xuất nông -lâm kết hợp, chế biến rau qủa xuất khẩu. Bộ máy quản lý của công ty đơn giản, gọn nhẹ chủ yếu tập trung đầu tư cho khâu sản xuất kinh doanh trực tiếp. Số lượng cán bộ công nhân viên chức quản lý hành chính bao gồm 18 người: Trong đó bộ phận chỉ đạo sản xuất kinh doanh chiếm 6 người, số còn lại là Ban Giám đốc, các phòng ban liên quan. Cụ thể bộ máy quản lý của công ty được thể hiện như sau: Đứng đầu Công ty là Giám đốc, chịu trách nhiệm phụ trách chung, chỉ đạo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, là người đại diện ký kết hợp đồng kinh tế và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc do Tổng công ty Rau quả Việt Nam bổ và miễn nhiệm. Một Phó giám đốc phụ trách chỉ đạo sản xuất kinh doanh lâm nghiệp và các hoạt động khác. Một Phó giám đốc phụ trách chỉ đạo sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Phó giám đốc do Giám đốc tuyển chọn và báo cáo lên Tổng công ty Rau quả Việt Nam ra quyết định bổ nhiệm. Ban giám đốc tất cả đều có trình độ đại học và có kinh nghiệm chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty. Các phòng ban chức năng thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong quá trình sản xuất kinh doanh và đặt dưới sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của Ban giám đốc. Phòng Tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giúp giám đốc về công tác tổ chức, quản lý nhân sự, bố trí sắp xếp, tuyển chọn công nhân. Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, xét duyệt bình bầu thi đua khen thưởng, bảo vệ tài sản của Công ty. Tổ chức thi tay nghề để không ngừng nâng cao năng suất lao động. Phòng Kế hoạch sản xuất kinh doanh lâm nghiệp: Chịu trách nhiệm chỉ đạo mũi ươm giống lâm nghiệp, bảo vệ khai thác rừng. Khai thác và chế biến gỗ, sản phẩm lâm nghiệp. Kiến nghị đề xuất các giải pháp khai thác, tròng rừng tái sinh với Ban giám đốc. Thực hiện các dự án cải tạo đất trống đồi trọc. Phòng Kế hoạch sản xuất kinh doanh nông nghiệp: Đảm nhiệm những vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp, tham mưu, đề xuất hướng giải quyết cho Ban lãnh đạo trong lĩnh vực nông nghiệp. Chịu trách nhiệm chỉ đạo mũi ươm giống dứa, cây ăn quả khác và kinh doanh phụ. Phòng Tài chính kế toán: Giúp giám đốc quản lý kinh doanh, theo dõi hoạt động sản suất của Công ty dưới hình thái tiền tệ là công cụ quan trọng trong khâu quản lý kinh tế. Tổng hợp đánh giá mọi hoạt động kinh tế, thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê. Tham mưu đắc lực cho lãnh đạo công ty thông qua việc mua sắm, nhập xuất vật tư - thiết bị, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản sản phẩm, tình hình tiêu thụ, kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình công nợ. Tham gia với các phòng ban liên quan, xây dựng định mức kinh tế, tính toán hiệu quả từng khâu sản xuất kinh doanh, giúp Ban Giám đốc đưa ra quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh. - Các Chi Nhánh Của Công Ty + Công ty chế biến rau quả huyện Hương Sơn. + Công ty chế biến rau quả huyện Đức Thọ. + Công ty chế biến rau quả huyện Can lộc. + Công ty chế biến rau quả huyện Hương Khê. + Công ty chế biến rau quả Hồng Lĩnh 2. Hoạt động sản xuất Do tính chất đặc thù: Công ty cổ phần NLS Hà Tĩnh là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mang tính tổng hợp nên mỗi loại hình sản phẩm có một quy trình công nghệ riêng biệt. Ví dụ: * Xuất khẩu giống rau quả * Trồng rừng: Nhân giống => ươm cây con => trồng rừng => chăm sóc, bảo vệ. * Trồng dứa nguyên liệu: Làm đất => Mua giống => trồng => chăm sóc bảo vệ => Thu hoạch * Khai thác gỗ tròn và nhựa thông: Đây là loại sản phẩm chủ yếu có giá trị tổng sản lượng chiếm tỉ trọng lớn. Gỗ tròn và nhựa thông là loại sản phẩm có khối lượng và kích cỡ lớn, cồng kềnh; việc bảo quản và bốc xếp khó khăn, chủ yếu là để ngoài trời nên thời gian để ở kho kéo dài dễ bị mất phẩm cấp. Có thể khái quát quy trình công nghệ về sản xuất gỗ và nhựa thông như sau: Sơ đồ 1:Quy trình công nghệ về sản xuất gỗ và nhựa thông Nguyên liệu Phân loại nguyên liệu Nhập kho bảo quản Tiêu thụ Nguyên liệu và phân loại nguyên liệu dùng cho sản xuất chủ yếu là gỗ, nhựa thông được khai thác, thu mua vận chuyển về nhập kho công ty. Căn cứ hoá đơn mua hàng của khách hàng và phiếu nhập kho của tổ khai thác để nhập theo chủng loại, tuỳ tính chất từng loại nguyên liệu mà phân loại bảo quản cho phù hợp. Sơ đồ 2: Quy trình chế biến dứa hộp xuất khẩu: Dứa quả sau khi thu hoạch cho vào máy đục lỏi, gọt vỏ Gọt bỏ đầu và duôi Nhổ măt dứa Phân loại theo độ chín Xử lý chần qua nước nóng Đóng hộp Nấu dung dịch đổ vào hộp Cắt khoanh theo yêu cầu Đóng hộp {ghép mí} ơ Xử lý thanh trùng từ 20-30 phút ơ nhiệt độ 100oC Dán nhản, hoàn chỉnh sản phẩm Nguyên liệu dùng chủ yếu trong chế biến dứa đóng hộp là dứa chín và các loại dung dịch bảo quản. Do tính chất đặc thù: Công ty cổ phần Nông Lâm Sản Hà Tĩnh là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mang tính tổng hợp nên mỗi loại hình sản phẩm có một quy trình riêng biệt 3. Loại hình sản phẩm của công ty Do quá trình sản xuất mang tính thời vụ rõ rệt nên hệ thống sản phẩm của công ty rất đa dạng gồm: Thu mua giống và lai tạo ra giống mới có tính năng vuợt trội để phân phối cho thị trường trong nước(các tỉnh bạn) Công ty sản xuất và thu mua rau quả ở các địa phương sau đó chế biến thành các loại sản phẩm khác nhau như: + Rau quả tươi và đông lạnh + Rau quả đóng hộp + Ngô bao tử đóng hộp. Sản xuất rau quả muối tiêu thụ thị trường trong nước và đặc biệt chú trọng đến chị trường nước ngoài như: + Dưa chuột bao tử muối. + Cà muối hộp. + Măng muối cay. ty là chế biến dứa hộp xuất khẩu Một trong những sản phẩm tiên phong của công ty là sản xuất dứa hộp xuất khẩu. Song hành cùng đó công ty đã tận dụng một diện tích đồi núi rộng lớn để trồng, khai thác gỗ tròn và nhựa thông để tăng doanh thu cho công ty. Ngoài ra công ty còn kinh doanh nhà hàng khách sạn và du lịch sinh thái. III- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 1. Những nguồn lực của công ty. a, Nguồn nhân lực Tổng số lao động của công ty đến thời điểm ngày 31 tháng 3/2007 có 518 công nhân viên dài hạn trong đó bộ phân quản lý gồm 86 người, lao động dài hạn là 337 người, còn lại do đặc thù của công ty nên hợp đồng lao động theo thời vụ. Trong tổng số lao động thì lực lượng lao động trẻ là chủ yếu. Bảng 1.2.Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty. (đơn vị tính : người) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 1. Đại học và trên đại học 20 35 49 52 2. Cao đẳng 24 38 59 66 3. Trung cấp 42 50 52 55 4. Sơ cấp 25 20 23 28 5. Công nhân kỹ thuật 108 115 132 160 6. Lao động phổ thong 69 77 74 57 Tổng 288 335 389 518 (nguồn: số liệu lấy từ phòng kinh doanh của công ty) Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 518 người, trong đó số người có trình độ đại học và trên đại học là 52 người chiếm 10,04% tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty. Điều này chứng tỏ năng lực về con người của công ty là rất lớn, một đội ngũ quản lý có trình độ, năng lực. Hơn thế nữa, ta thấy rằng đội ngũ lao động của công ty không ngừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Từ năm 2004 đến năm 2007 số lượng lao động đã tăng từ 288 người lên đến 518 người tức là tăng 230 người một tỷ lệ tăng rất cao chỉ trong vòng có 3 năm. Chất lượng lao động cũng tăng lên rất cao, đặc biệt những cán bộ có trình độ đại học và trên đại học. Chỉ sau 3 năm, số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học đã tăng từ 20 lên 52 người tức là tăng 32 người tương ứng với tốc độ tăng tương đối là 160%. Đội ngũ lao động phổ thông ngày càng ít đi tỷ lệ nghịch với tốc độ phát triển về số lượng, điều đó nói nên rằng công ty rất chú trọng đến việc đào tạo kỹ thuật, năng lực cho cán bộ công nhân viên cũng như không ngừng mở rộng quy mô sản xuất. Riêng về phòng kinh doanh của công ty thì với gần 16 nhân viên đều có trình độ đại học và trên đại học. Đây là một lực lượng không những có chuyên môn vững mạnh, khả năng tư duy sáng tạo cao. Đội ngũ nhân viên này trong những năm qua vẫn đang hoạt động hết sức hiệu quả thể hiện qua sản lượng tiêu thụ của công ty không ngừng tăng lên mỗi năm, số đại lý ngày càng nhiều ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam và thậm chí còn vươn ra cả thị trường nước ngoài. Các cán bộ phòng kinh doanh được phân công nhiệm vụ không chỉ xuống thị trường tìm kiếm khách hàng mà còn nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng từ đó đưa thông tin về phòng kinh doanh. Tại đây có một số cán bộ làm nhiệm vụ phân tích, dự báo và báo cáo lên cấp trên để lập kế hoạch sản xuất cho phù hợp. b, Khả năng tài chính * Nguyên giá tài sản cố định của Công ty ngày 31 tháng 12 năm 2007 là: 10.261.939.204 đồng. Trong đó: Vật kiến trúc: 8.324.611.200 đồng. Khấu hao luỹ kế trong năm 2007 là: 1.025.152.490 đồng. Máy móc thiết bị:1.937.328.004. Khấu hao luỹ kế trong năm 2005 là: 1.043.063.457 đồng. * Tổng giá trị sản lượng hàng năm dự kiến đạt 6 đến 7 tỷ đồng. Bảng 1.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây: TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 1 Giá trị tổng SL Tr. Đồng 20.000 23.800 22.100 2 Tổng số vốn SX Tr. Đồng 23.600 25.400 22.900 3 Doanh thu Tr. đồng 16.500 18.600 15.700 4 Nộp ngân sách Tr. Đồng 450 520 380 5 Lợi nhuận Tr. Đồng 320 810 530 (nguồn: Phòng kế toán công ty nông lâm sản Hà Tĩnh) Qua biểu tổng hợp các chỉ tiêu thực hiện 3 năm trên phần nào đã nói lên được sự cố gắng của tập thể CBCNV phấn đấu cho sự tồn tại và phát triển của Công ty trong quá trình chuyển đổi cơ chế. Kết quả trên khẳng định: trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, công ty Rau Quả Hà Tĩnh đã và đang từng bước khẳng định được vị trí của mình. Với sự phấn đấu nổ lực của tập thể Công ty đã nắm bắt kịp thời nhu cầu và diễn biến của thị trường. Sản phẩm của công ty sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, tăng tích luỹ và phát triển sản xuất, nâng cao uy tín trên thị trường. Năm 2001 được sự đầu tư của quỹ hỗ trợ phát triển Trung ương và địa phương cho vay vốn đầu tư theo luận chứng kỹ thuật triển khai xây dựng nhà máy chế biến Rau quả với công suất 15.000 tấn /năm. Mặt hàng chế biến chủ yếu là dứa và một số rau quả khác mà nguồn nguyên liệu chủ yếu trên địa bàn huyện Kỳ Anh. Nhà máy hoàn thành đi vào hoạt động đã góp phần nâng tổng số doanh thu hàng năm của Công ty cùng với các lĩnh vực kinh doanh khác như khai thác gỗ, nhựa thông và trồng rừng, một phần doanh thu từ khách sạn- nhà hàng... Qua quá trình hoạt động, tuy có nhiều khó khăn và hạn chế như: Nguồn vốn eo hẹp, hầu hết vốn kinh doanh đều phải vay Ngân hàng với lãi suất tương đối cao, công suất máy móc thiết bị thấp, chưa đồng bộ, sản phẩm mang tính thời vụ, mặt khác đứng trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế: từ quản lý hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước... Thế nhưng, Công ty đã đi vào ổn định, doanh thu ngày càng cao, trả được lãi và một phần nợ gốc cho Ngân hàng, đóng góp nghĩa vụ ngân sách cho Nhà nước đầy đủ, đảm bảo mức lương bình quân cho người lao động đạt 1.240.000 đồng/ người/ tháng trở lên. 2. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2003-2007. Gần 10 năm hoạt động công ty đã lớn mạnh với hình thức kinh doanh đa nghành. -Từ năm 2003 đến năm 2007: Bước đầu bỡ nghỡ khi gia nhập vào Tổng Công Ty Rau Quả Việt Nam công ty đã nổ lực để làm quen và hoàn thành những chỉ tiêu mà Tổng Công Ty giao cho. Với diện tích trồng dứa, ngô, măng, dưa chuột lên đến 1000ha thì hằng năm công ty đã sản xuất ra 3.900 tấn dứa, 2.100 tấn ngô, 1.500 tấn măng, 1.800 tấn dưa chuột và 1.700 tấn rau quả khác. Đến cuối năm 2002 công ty đã xây dựng được nhà máy chế biến rau quả lên đến 18.000 tấn/năm. Tiếp sau đó công ty đã có được sự phát triển vững vàng nhờ sự nâng cấp của máy móc thiết bị trong chế biến, lực lượng lao động cũng như lực lượng quản lý được đào tạo bài bản từ những cán bộ của tổng công ty. Công ty Nông Lâm Sản Hà Tình với vai trò chủ đạo trong sản xuất và kinh doanh rau quả trên thị trường trong và ngoài nước, đã không ngừng lớn mạnh và phát triển. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường đầy biến động, khó khăn cũng không nhỏ không những Công ty đã phải cạnh tranh với những doanh nghiệp100% vốn nước ngoài giàu mạnh có mặt ở Việt Nam mà trên thương trường quốc tế còn phải cạnh tranh về xuất khẩu với các nước xuất khẩu rau quả lâu đời có nhiều kinh nghiệp và mạnh về tiềm lực. Bảng 1.4: Tỷ trọng nhóm sản phẩm chính của công ty (đơn vị:đồng) Sản phẩm Doanh thu Tỷ trọng Dứa hộp 2.018.734.600 39% Măng 946.887.420 18% Ngô 1.227.411.983 24% Dưa Chuột 993.122.750 19% (nguồn: phòng kế toán công ty nông sản Hà Tĩnh) 3. Phân tích kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2003-2007. Đây là thời điểm công ty khẳng định được một phần tiêm lực của mình, mọi hoạt động kinh doanh của công ty có bước tiến triển rõ rệt. Điều này cũng đồng nghĩa sản phẩm của công ty đã có được vị thế trong lòng người tiêu dùng. Nhờ sự đầu tư và các khoản chi phí hợp lý cũng như sự đa dạng trong sản phẩm lợi nhuận đã đựợc nâng lên. Cụ thể: Bảng 1.5. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006. (đơn vị: đồng) Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 24 8.058.728.992 5.290.788.172 2.Các khoản giảm trừ 03 24 3.Doanh thu thuần từ dịch vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 24 8.058.728.992 5.290.788.172 4.Giá vốn hàng bán 11 25 6.035.635.711 4.075.044.704 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ(20=10-11) 20 2.023.093.281 1.215.743.468 6.Doanh thu hoạt động tài chính 21 24 671.863.870 256.680.927 7.Chi phí tài chính Trong đó:Lãi vay phải trả 22 26 162.853.731 36.962.290 8.Chi phí bán hang 24 19.715.700 13.259.904 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 224.773.637 322.734.161 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30=20+(21-22)-(24+25) 30 2.521.952.570 1.029.468.040 11.Thu nhập khác 31 250.627.701 190.003.545 12.Chi phí khác 32 24.308.500 544.934.763 13.Lợi nhuận khác(40=31-32) 40 226.319.201 -354.931.218 14.Tổng lợi nhuận trước thuế(50=30+40) 50 2.748.271.776 774.536.822 15.Thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải nộp 51 28 16.Lợi nhuận sau thuế(60=50-51) 60 28 2.748.271.776 774.536.822 Bảng 1.6: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 (đơn vị: đồng) Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 24 15.982.252.948 8.058.728.992 2.Các khoản giảm trừ 03 24 3.Doanh thu thuần từ dịch vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 24 15.982.252.948 8.058.728.992 4.Giá vốn hàng bán 11 25 10.759.835.867 6.035.635.711 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ(20=10-11) 20 5.222.417.081 2.023.093.281 6.Doanh thu hoạt động tài chính 21 24 922.318.776 671.863.870 7.Chi phí tài chính Trong đó:Lãi vay phải trả 22 26 2722.364.603 162.853.731 8.Chi phí bán hàng 24 40.615.271 19.715.700 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 249.204.699 224.773.637 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30=20+(21-22)-(24+25) 30 5.582.551.284 2.287.614.083 11.Thu nhập khác 31 72.364.603 250.611.460 12.Chi phí khác 32 28.497.330 24.308.500 13.Lợi nhuận khác(40=31-32) 40 43.867.273 226.319.201 14.Tổng lợi nhuận trước thuế(50=30+40) 50 5.626.418.557 2.748.271.771 15.Thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải nộp 51 28 16.Lợi nhuận sau thuế(60=50-51) 60 28 5.626.418.557 2.748.271.771 Qua hai bảng trên ta thấy rõ được sự tăng trưởng trong tại chính của công ty nông lâm sản Hà Tĩnh. Năm 2006 lợi nhuận sau thuế tăng 2.073.734.954 đồng so với năm 2005. Năm 2007 lợi nhuận sau thuế tăng 2.878.146.786 đồng so với năm 2006. Từ đó chứng minh công ty đang đi đúng hướng trong quá trình phát triển. Điều đó không đồng nghĩa công ty không có những nhược điểm của mình, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường như hiện nay công ty phải đề ra được nhiều chiến lược phát triển hợp lý hơn về chủng loại sản phẩm, chính sách giá củng như chiến lược phân phối hợp lý. a, Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh có tác động lớn đến chiến lược kinh doanh của công ty Việc các chính sách của ngành được quy định rõ ràng và kịp thời đã thúc đẩy, tạo điều kiện cho sản phẩm rau quả của công ty nói riêng cũng như sản phẩm rau quả của cả nước có cơ hội cạnh tranh được với nhưng sản phẩm từ Thái Lan, Trung quốc tràn vào nước ta. Trung Quốc là thị trường lớn của công ty song hành cùng đó là đòi hỏi rất cao về chất lượng điều nay một phần gây trở ngại một phần thúc đẩy công ty phải chuyên tâm sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Sự hình thành hệ thống quy phạm pháp luật về viêc nhập khẩu rau quả, sản phẩm chế biến từ rau quả làm giảm sồ lướng rau quả nhập lậu vào nước ta. b, Nguyên nhân do cạnh tranh của thi trường. + Thị trường trong nước: Tại thị trường này công ty đang phải cạnh tranh gay gắt từ các hộ nông dân trồng rau nhỏ lẻ bán tại các chợ, đây là bộ phận vẫn được người tiêu dùng tín nhiệm vì người tiêu dùng trong nước đã có thói quen từ xưa là mua ở chợ vừa nhanh và được trả giá. Cạnh tranh từ các công ty rau quả trong nước, các doanh nghiệp rau quả trong nước ngày càng nhiều và có thế mạnh tại từng vùng, miền. Với đặc thù của miền trung nên công ty có những thế mạnh riêng ở một số sản phẩm chủ lực như dứa, dưa chuột, ngô… Cạnh tranh từ các công ty nước ngoài và đặc biệt là Trung Quốc hiên nay thị trường trong nước rau quả từ Trung quốc tràn ngập mọi nơi, nhờ lợi thế về giá thành thấp nên sản phẩm của Trung Quốc có sức cạnh tranh rất lớn, Nhưng thời gian gần đây do tâm lý của người tiêu dùng về độ an toàn của rau quả Trung Quốc nên thị phần rau quả Trung Quốc giảm rõ rệt. + Thị trường xuất khẩu: Hiện tại thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Trung Quốc, như sự cạnh tranh là rõ nét. Không chỉ là sự cạch tranh của các công ty bản địa mà công ty đang phải cạch tranh trực tiếp với hàng hóa của Thái Lan. Những mặt hàng thế mạnh của công ty đồng thời cũng là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Thái Lan. Năm 2003 Trung Quốc và Thái Lan đã đạt được thỏa thuận song phương để giảm thếu rau quả xuống còn 0%, trong khi đó thuế xuất đối với Việt Nam ít nhất cũng là 12%, đây là lợi thế cạch tranh rất lớn dành cho TháI Lan. c , Nguyên nhân từ phía công ty. Đã cố găng nhiêu tuy nhiên công ty vẫn còn nhiều hạn chế trong việc cất dữ, đầu ra cho sản phẩm mà đến nay vẫn chưa được khắc phục. Nông dân sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm truyền thống, theo mùa vụ. Vì vậy, khi cao điểm mùa vụ thì hàng hoá tập trung cao, không tiêu thụ nhanh thì thua lỗ; ngược lại trái vụ thì không tạo được sản lượng lớn, ổn định cho xuất khẩu. Mặt khác, do quy mô nhỏ lẻ (mỗi hộ từ 200-300 m2 cho rau, 1.000 m2 cho hoa hoặc quả) nên sản lượng hàng hóa không nhiều và gây trở ngại cho việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong sản xuất và kinh doanh. Đến nay vấn đề bảo quản sau thu hoạch vẫn nóng bỏng, cản trở khả năng xuất khẩu rau, quả Việt Nam đến các thị trường xa. Tuy chất lượng sản phẩm tốt nhưng không cất giữ được lâu, không bảo quản được để chủ động đáp ứng nhu cầu khắt khe từ thị trường Trung Quốc, Thái lan. Công ty thiếu hệ thống kho bảo ôn, phương tiện vận chuyển bảo ôn chuyên dùng, trong khi giá cước vận chuyển cao nên việc vận chuyển bảo quản xa gặp khó khăn. Phổ biến hiện nay là các thương lái thu mua của dân, thuê phương tiện chở lên biên giới bán tại cửa khẩu theo đường tiểu ngạch. Do không có kho bảo ôn, nên thương lái bán vội và bị ép giá. Rau,quả công ty không xuất khẩu được một phần do chưa đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY I. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty 1. Môi trường Vi Mô. a, Thị trường của công ty. Ngày nay khi nền kinh tế ta chuyển sang cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh và phải phấn đấu để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh đó. Trong điều kiện kinh doanh mới này thì vấn đề thị trường đóng một vai trò quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do đó việc nghiên cứu thị trường có dung lượng bao nhiêu, thị hiếu thế nào, các yêu cầu về sản phẩm ra sao...là một công tác rất quan trọng và phải được thực hiện thường xuyên. Những năm đầu thành lập mục tiêu trước mắt của công ty là hoàn thành được chỉ tiêu tổng công ty giao cho, phải đáp ứng đủ số lượng cũng như chất lượng sản phẩm để cung ứng.Tạo bàn đạp vững chắc để có thể tiến đến thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. b, Thị trường trong nước. Trong những năm gần đây, công ty nắm bắt được nhu cầu về rau quả tăng cao cả về chất lượng cũng như số lượng nên công ty đã mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận và bước đầu xây dựng thị trường ở 2 trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP. HCM với các siêu thị khó tính như Big C hay Intimex. Tại thị trường hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, được đánh giá là có sức mua rất lớn, đặc biệt là khi thu nhập người dân tăng cao thì nhu cầu về rau quả lại càng tăng. Tuy hai thị trường này được công ty đánh giá là rất tiềm năng nhưng lại có mức cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là sự cạch tranh của các công ty miền bắc và các sản phẩm của nước ngoài. Tại thị trường Hà tĩnh và các tỉnh lân cận thì tên tuổi công ty cũng đã được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng do thời gian công ty thâm nhập vào mảng sản phẩm nông sản từ những năm 1999. Nhưng một số mặt hàng đóng hộp cũng như một số mặt hàng sản phẩm rau sạch đang phải cạnh tranh rất gay gắt với các hộ nông dân buôn bán nhỏ lẻ cũng như những công ty chuyên về hàng nông sản khác. Các sản phẩm đóng hộp cũng như các sản phẩm rau quả sạch của công ty chủ yếu được phân phối qua chợ lớn và các siêu thị lớn nhỏ trong tĩnh củng như các tĩnh bạn: + Siêu thị Mitraco(TP Hà Tĩnh) + Siêu thị Trung tâm(TP Hà Tĩnh) + Chợ trung tâm(TP Vinh) + Siêu thị Maximac(TP Vinh) + Siêu thị Cootmark(Thành phố Hồ Chí Minh) + Siêu thị maximac(Thành phố Hồ Chí Minh) + Siêu thị Big C(Thành phố Hồ Chí Minh) + Siêu thị Big C(Hà Nội) + Siêu thị Intimex(Hà Nội) Với sự chứng minh chất lượng của mình doanh số mà công ty Nông lâm sản Hà Tĩnh đã đạt được bước đầu của sự thành công với những thị trường khó tính, được thể hiện cụ thể qua doanh thu của công ty trong năm 2007 ở các siêu thị như tại bảng 2.1. Người mua hàng trong thị trường này có thể là các cá nhân có thể là các tổ chức. Bảng 2.1. Doanh thu của công ty ở các siêu thị trong năm 2007. (đơn vị: đồng) Stt Siêu thị Tổng doanh thu 1 Mitraco (TP Hà Tĩnh) 78.721.982 2 Siêu thị trung tâm TP Hà Tĩnh 189.566.769 3 Chợ trung tâm TP Vinh 223.235.439 4 Maximac 674.452.980 5 Big c 1.336.560.345 6 Intimex (Hà Nội) 65.829.320 7 Cootmark (TP Hồ Chí Minh) 95.349.831 Tổng 2.663.716.666 (Nguồn: Phòng kế toán công ty nông lâm sản Hà Tĩnh ) c, Thị trường nước ngoài. Thị trường quốc tế có đòi hỏi rất khắt khe trong khi đó công ty chưa có một chiến lược marketing cụ thể nên việc tiến ra thị trường này đều thông qua sự giới thiệu của tổng công ty rau quả Việt Nam. Vì thế thương hiệu cũng như uy tín của công ty chưa được khẳng định đối với thị trường quốc tế. Thông qua tổng công ty hiện nay công ty đã xuất khẩu sản phẩm đi một số nước trên thế giới như Mỹ, Nga, Séc, Trung Quốc, Lào, Campuchia. Các mặt hàng xuất khẩu chính của công ty như dứa, măng, ngô, dưa chuột, cà…đóng hộp và các loại nước hoa quả đóng hộp khác. Trun._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7522.doc
Tài liệu liên quan