Nâng cao hiệu quả kinh doanh Nhập khẩu CỦA Công ty TNHH FORD Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH QTKD QUỐC TẾ ---------- BẢN THẢO CHUYÊN ĐỀ TTTN Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH FORD VIỆT NAM (Bản thảo lần 2) Sinh viên : Vũ Thị Hồng Điệp Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Anh Minh Người hướng dẫn thực tập : CVXNK Nguyễn Ánh Tuyết Lớp : QTKD Quốc Tế 47B Hà nội - 2008 MỤC LỤC Danh mục các bảng số liệu Danh mục các hình Danh mục các từ viết tắt D

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3476 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh Nhập khẩu CỦA Công ty TNHH FORD Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2004 – 2008) - 38 - Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty (2005 – 2008) - 39 - Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu (2005 – 2008) - 40 - Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng nhập khẩu (2005-2008) - 42 - Bảng 2.5: Các thị trường nhập khẩu của Công ty (2006-2008) - 43 - Bảng 2.6: Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ xuất lợi nhuận nhập khẩu (2005-2008) - 47 - Bảng 2.7: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động (2005-2008) - 50 - Bảng 2.8: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động (2005-2008) - 53 - Bảng 2.9: Kế hoạch nhập khẩu của Công ty năm 2009 - 66 - Bảng 2.10: Chỉ tiêu tài chính của Công ty năm 2009 - 66 - DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Ford VN. - 33 - Hình 2.2: Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu (2005-2008) - 41 - Hình 2.3: Tăng trưởng lợi nhuận nhập khẩu (2005- 2008) - 47 - Hình 2.4: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu (2005-2008) - 48 - Hình 2.5: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu (2005-2008) - 49 - Hình 2.6: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn (2005-2008) - (Đơn vị:%) - 50 - Hình 2.7: Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu (2005-2008) - 51- Hình 2.8: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhập khẩu (2005 – 2008) - 52 - Hình 2.9: Thời gian 1 vòng quay của vốn lưu động (2005-2008) - 53 - Hình 2.10: Doanh thu bình quân trên 1 lao động (2005-2008) - 54 - Hình 2.11: Mức sinh lời của 1 lao động (2005-2008) - 55 - DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACFTA: Asean – China Free Trade Area (Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc) AFTA: Asean Free Trade Area ( Khu vực tự do Thương mại ASEAN) APEC: Asia Pacific Economic Cooperation (Diễn dàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương) ASEAN: Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hôi các quốc gia Đông Nam Á) CP: Chi phí CPNK: Chi phí nhập khẩu DTNK: Doanh thu nhập khẩu Ford VN: Công ty TNHH Ford Việt nam KQ: Kết quả LNNK: Lợi nhuận nhập khẩu NAFTA: North American Free Trade Agreement (Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ) XNK: Xuất nhập khẩu WTO: Word Trade Organization (Tổ chức Thương mại thế giới) LỜI MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Hòa mình với xu thế hội nhập và phát triển kinh tế thế giới cùng xu thế khách quan của quan hệ kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại, ngày 7/11/2006, Việt nam chính thức là thành viên của WTO, đây cũng là cơ hội lớn và cũng là thách thức lớn đối với Việt nam. Việt nam phải mở cửa thông thương, cắt giảm thuế quan, cải cách luật lệ, chính sách thương mại của quốc gia mình theo hướng thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của thương mại quốc tế. Kéo theo đó là sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của Ngoại thương và đặc biệt là xuất nhập khẩu. Xuất nhập khẩu đã, đang và sẽ là ngành công nghiệp có chỗ đứng ngày càng vững chắc và thể hiện rõ vai trò của mình trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động xuất nhập khẩu phải chịu nhiều tác động lớn không những của môi trường kinh tế trong nước mà còn của môi trường kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt nam đang tận dụng cơ hội để đứng vững và phát triển trong môi trường càng ngày càng thêm khốc liệt này. Là một doanh nghiệp có uy tín và thương hiệu lớn, Công ty TNHH Ford Việt nam đã và đang là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ôtô với số lượng lớn nhất tại Việt nam, nhưng hiện tại do công nghệ sản xuất phụ tùng ôtô trong nước còn rất non trẻ và yếu kém do vậy để đáp ứng nhu cầu sản xuất lắp ráp, Công ty đang phải nhập khẩu đến hơn 80 % nguyên liệu, phụ tùng ôtô từ thị trường nước ngoài. Do vậy hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động mũi nhọn đóng vai trò rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty. Hiệu quả kinh doanh chính là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp, vì vậy trong quá trình thực tập tại Công ty em rất mong muốn tìm hiểu sâu về hiệu quả kinh doanh của Công ty thông qua hiệu quả kinh doanh của bộ phận xuất nhập khẩu cụ thể là hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, đây chính là lý do em lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Ford Việt nam” làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em. Mục đích nghiên cứu Chuyên đề đi sâu vào nghiên cứu thực trạng của hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Ford Việt nam. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Ford Việt nam. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford Việt nam trong giai đoạn 2005 – 2008. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần Mở đầu, Kết l譠ận… Chuyên đề tốt nghiệp được chia làm 3 chương: - Chương I: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu đối với doanh nghiệp. - Chương II. Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Ford Việt nam thời gian qua. - Chương III. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Ford Việt nam trong thời gian tới. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về nhập khẩu 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động nhập khẩu Nhập khẩu chính là một thành phần của ngoại thương, nói đến ngoại thương thì không thể không nhắc đến hoạt động nhập khẩu. Đặc biệt khi Việt nam là một đất nước đang phát triển, lĩnh vực ngoại thương vẫn còn chưa phát triển mạnh mẽ thì nhập khẩu là hoạt động chủ yếu của ngoại thương. Nhập khẩu có tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến quá trình sản xuất trong nước, có tác dụng bổ sung những hàng hoá trong nước không thể sản xuất được hoặc sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu, đối với những sản phẩm trong nước nếu chi phí sản xuất quá tốn kém, không có lợi bằng nhập khẩu thì nhập khẩu là biện pháp hiệu quả nhất. Chúng ta có thể tập trung sản xuất những mặt hàng có lợi thế, còn những loại sản phẩm sản xuất không có lợi bằng nhập khẩu thì có thể nhập khẩu để thay thế cho tự sản xuất. Theo lý luận thương mại quốc tế: Nhập khẩu là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Theo khoản 2, điều 28, chương 2, Luật Thương mại Việt nam 2005: “Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt nam được coi là khu vực hải quan theo quy định của pháp luật Việt nam”. Nghĩa là hàng hoá, dịch vụ được tiêu dùng trong nước do được mua từ nước ngoài là hàng hoá nhập khẩu. Như vậy, bản chất của Nhập khẩu là việc mua bán hàng hoá, dịch vụ từ thị trường nước ngoài để tiêu thụ ở trong nước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa hoặc tái xuất nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. 1.1.2. Các hình thức nhập khẩu chủ yếu - Hình thức nhập khẩu trực tiếp: Là hình thức mà bên mua (doanh nghiệp nhập khẩu) và bên bán (nhà cung cấp nước ngoài) trực tiếp giao dịch mua bán với nhau, không qua bất kì trung gian nào. Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lớn nhưng bù lại nó lại tiết kiệm được thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. - Hình thức nhập khẩu ủy thác: Là hình thức mà bên mua (doanh nghiệp nhập khẩu) trả 1 khoản phí cho bên nhận ủy thác thường là các đại lý nước ngoài, và bên nhận ủy thác này có trách nhiệm thực hiện mua bán hàng hóa nhập khẩu từ các nhà cung cấp theo các điều khoản trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết. Hình thức này có tác dụng giảm thiểu rủi ro nhập khẩu, hơn nữa doanh nghiệp không mất thời gian tìm kiếm và tìm hiểu về nhà cung cấp. Mọi trách nhiệm được chuyển giao sang nhà ủy thác. - Hình thức nhập khẩu liên doanh: Là hình thức mà bên mua gồm các doanh nghiệp nhập khẩu có cùng chủng loại hàng nhập khẩu liên kết, hợp tác với nhau cùng giao dịch ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với bên bán (nhà cung cấp nước ngoài). Hình thức này tuy hơi phức tạp nhưng nó có lợi thế là rủi ro kinh doanh sẽ được chia sẻ cho các doanh nghiệp cùng tham gia liên doanh với nhau. - Hình thức nhập khẩu hàng đổi hàng: Là hình thức nhập khẩu bên mua (doanh nghiệp nhập khẩu) dùng hàng hóa của mình hoặc hàng hóa trong nước để đổi lấy hàng hóa nhập khẩu của bên bán (nhà cung cấp nước ngoài) theo sự thỏa thuận của hai bên. Hình thức này sẽ tận dụng được những mặt hàng doanh nghiệp sẵn có, tiết kiệm được nguồn vốn vay tuy nhiên việc xác định giá trị hàng hóa khó khăn và mất thêm chi phí cho việc xuất khẩu hàng hóa. - Hình thức nhập khẩu tái xuất: Là hình thức mà bên mua (doanh nghiệp nhập khẩu) mua hàng hóa nhập khẩu từ các nhà cung cấp nước ngoài, sau đó có thể bán lại ngay hoặc đưa vào sản xuất thành thành phẩm rồi bán cho các đối tác nước ngoài khác nhằm kiếm lợi nhuận từ khoản chênh lệch. 1.2. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 1.1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp là kinh doanh sao cho có lợi và làm sao cho lợi nhuận đạt được là tối đa, tức kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất. Như vậy hiệu quả kinh doanh là gi? Có rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Quan điểm 1: “Hiệu quả kinh doanh chính là kết quả của hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá”. Quan điểm này cho thấy quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như vậy chưa phản ánh được chi phí doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm. Quan điểm 2: “Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó”. Quan điểm này đã cho thấy được trình độ sử dụng chi phí, bản chất mối quan hệ của hiệu quả kinh doanh nhưng chưa biểu hiện được tỷ lệ tương quan giữa kết quả và chi phí. Quan điểm 3: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí”. Quan điểm này cho thấy sự so sánh tương đối giữa kết quả đạt được với phần chi phí đã bỏ ra để có được kết quả đó, tuy nhiên nó lại chỉ là kết quả, chi phí bổ sung, tăng thêm. Quan điểm 4: “Hiệu quả kinh doanh thể hiện mối quan hệ giữa sự vận động của kết quả với sự vận động của chi phí tạo ra kết quả đó đồng thời phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất”. Quan điểm này nói đến sự so sánh về tốc độ vận động của 2 yếu tố kết quả và chi phí, tốc độ vận động này phản ánh nên trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất. Như vậy tổng quát lại, hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ tổ chức quản lý, trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội với kết quả cao nhất nhưng lại với chi phí bỏ ra thấp nhất. 1.2.2. Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Với các khái niệm về hiệu quả kinh doanh ở trên thì muốn nghiên cứu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu ta phải nghiên cứu trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp trong hoạt động nhập khẩu tại doanh nghiệp đó. Trên mỗi phạm vi, giác độ nhìn nhận thì hiệu quả kinh doanh nhập khẩu lại được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Với giác độ doanh nghiệp: hiệu quả kinh doanh có được khi doanh nghiệp thu được kết quả tối đa với chi phí bỏ ra là tối thiểu, hiệu quả đó thể hiện được khả năng sử dụng các yếu tố, các nguồn lực phục vụ cho quá trình kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Với giác độ xã hội: hiệu quả kinh doanh đạt được khi tổng lợi ích xã hội nhận được từ hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu lớn hơn chi phí phải bỏ ra để sản xuất các hàng hoá dịch vụ đó ở trong nước, tức là một hoạt động nhập khẩu có hiệu quả thì nó phải có tác dụng làm nâng cao hiệu quả lao động xã hội đồng thời tăng chất lượng và làm giảm giá thành của sản phẩm, dịch vụ. 1.2.3. Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 1.2.3.1. Căn cứ vào phương pháp tính hiệu quả hoạt động nhập khẩu Có 2 phương pháp tính hiệu quả nhập khẩu là tính theo hiệu quả kinh doanh tuyệt đối và hiệu quả kinh doanh tương đối. * Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối: - Là phần chênh lệch giữa kết quả kinh doanh và chi phí để tạo ra kết quả kinh doanh đó. Hiệu quả này được tính riêng cho từng phương án kinh doanh, từng giai đoạn và từng doanh nghiệp. - Công thức: Tổng lợi nhuận = Tổng lợi ích thu được - Tổng chi phí * Hiệu quả kinh doanh tương đối: - Hiệu quả kinh doanh tương đối được xác định bằng việc so sánh các đại lượng thể hiện kết quả và chi phí, nó cũng là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án, đây cũng là cơ sở để lựa chọn được phương án tối ưu. Hiệu quả kinh doanh tương đối phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. - Công thức: , H1: phản ánh sức sản xuất của các chỉ tiêu đầu vào H2: phản ánh hao phí của các chỉ tiêu đầu vào 1.2.3.2. Căn cứ vào thời gian mang lại hiệu quả Căn cứ vào thời gian mang lại hiệu quả thì có 2 loại là hiệu quả kinh doanh trước mắt và hiệu quả kinh doanh lâu dài. * Hiệu quả kinh doanh trước mắt: Là hiệu quả tính trong thời gian ngắn, chỉ có tính tạm thời, nó có được ngay khi doanh nghiệp bắt đầu hoật động kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh trước mắt này không thể nói lên chính xác thực trạng kinh doanh cũng như vận mệnh tương lai của doanh nghiệp vì vậy doanh nghiệp không thể chỉ quan tâm, để ý đến lợi ích hiệu quả trước mắt đem lại mà phải quan tâm đến hiệu quả lâu dài. * Hiệu quả kinh doanh lâu dài: Là hiệu quả được đánh giá, xem xét kĩ lưỡng trong thời gian dài thông qua các kế hoạch, mục tiêu, chiến lược dài hạn. Nó chỉ có được khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trong một khoang thời gian nhất định. Hiệu quả này là hiệu quả của cả một quá trình hoạt động do vậy phán ánh khá chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nó sẽ giúp doanh nghiệp có định hướng chính xác hơn trong tương lai. 1.2.3.3. Căn cứ vào phạm vi tính toán hiệu quả hoạt động nhập khẩu Theo phạm vi tính toán, hiệu quả kinh doanh cũng được chia thành 2 loại: hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận. * Hiệu quả kinh doanh tổng hợp: Là hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp, hiệu quả này cho ta biết được kết quả thực hiện mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp. * Hiệu quả kinh doanh bộ phận: Là hiệu quả tính riêng mỗi bộ phận, mỗi lĩnh vực của doanh nghiệp hoặc từng yếu tố sản xuất như vốn, lao động… của doanh nghiệp 1.2.3.4. Căn cứ vào các khía cạnh của hiệu quả Ta xét theo 2 khía cạnh là tài chính và chính trị xã hội. * Hiệu quả tài chính: Đó là hiệu quả kinh doanh xét trên khía cạnh tài chính, là kết quả tài chính thu được so với chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. * Hiệu quả chính trị - xã hội: Hiệu quả này chính là sự đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước, góp phần đổi mới cơ cấu kinh tế, giúp tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, tác động đến môi trường sinh thái và ảnh hưởng đến tốc độ Công nghiêp hóa. 1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 1.2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp * Lợi nhuận nhập khẩu: - Đây chính là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện nên kết quả của quá trình kinh doanh nhập khẩu, phản ánh cả chất và lượng của hoạt động nhập khẩu, phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của sản xuất như vốn, lao động, nguyên vật liệu, tài sản…Nhưng nhìn từ lợi nhuận nhập khẩu không thể biết được hiệu quả kinh doanh nhập khẩu được tạo nên từ nguồn lực nào cũng như loại chi phí nào. - Công thức: LNNK = DTNK - CPNK * Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu - Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên doanh thu: Công thức: Chỉ tiêu này cho thấy số lợi nhuận thu được trên một đồng doanh thu thu về. Chỉ tiêu này càng cao thì phản ánh trình độ sử dụng vốn, lao động càng lớn và ngược lại. - Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên chi phí: Công thức: Chỉ tiêu này cho thấy số lợi nhuận thu về khi bỏ ra đồng chi phí. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại. - Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên tổng vốn: Công thức: Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận thu được với một đồng vốn đã bỏ ra. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy khả năng sinh lợi của vốn càng lớn và ngược lại. 1.2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh bộ phận * Hiệu quả sử dụng vốn. - Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu: Công thức: Chỉ tiêu càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho hoạt động nhập khẩu càng lớn và ngược lại. - Thời gian 1 vòng quay vốn lao động nhập khẩu: Công thức: Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để vốn lưu động cho hoạt động nhập khẩu quay được một vòng. Tv càng ngắn thì tốc độ luân chuyển vốn càng lớn, tức hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. - Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhập khẩu: Công thức: Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ càng cao, lượng vốn tiết kiệm được càng nhiều, hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngược lại. * Hiệu quả sử dụng lao động. - Mức sinh lời của một lao động: Công thức: Tỷ lệ cho thấy 1 lao động có thể mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận là bao nhiêu. Chỉ tiêu càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng lớn và ngược lại. - Doanh thu bình quân trên 1 lao động: Công thức: Chỉ tiêu cho biết 1 lao động mang lại bao nhiêu doanh thu cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy hiệu qua sử dụng lao động càng cao và ngược lại. 1.2.5. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Căn cứ theo các phương pháp tính hiệu quả kinh doanh, ta có 3 cách cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.5.1. Tăng doanh thu Để tăng được doanh thu doanh nghiệp phải có biện pháp đẩy mạnh đầu ra cho sản phẩm, bán được thật nhiều hàng hóa hay bán với giá cả cao hơn. Muốn làm được điều này doanh nghiệp có thể dùng các biện pháp như: - Phát triển hoạt động Maketing, tìm hiểu kỹ lưỡng thị trường để nắm bắt kịp thời thị hiếu, nhu cầu của khách hàng để có các sản phẩm phù hợp hay có cách quảng bá sản phẩm phù hợp giúp nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của mình nhiều hơn. - Giảm giá thành sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh để thu hút khách hàng về phía mình. - Chú trọng đến chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp chỉ nên kinh doanh các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp phù hợp với thị hiếu của khách hàng, như vậy doanh nghiệp vừa có thể bán hàng với giá cao vừa lấy được uy tín từ khách hàng. 1.2.5.2. Cắt giảm chi phí Việc cắt giảm chi phí không cần thiết sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa lượng chi phí bỏ ra giúp hạ giá thành sản phẩm nhập khẩu, nhờ vậy doanh nghiệp sẽ bán được nhiều hàng hóa hơn, thu về nhiều lợi nhuận hơn. Việc cắt giảm này liên quan chủ yếu đến yếu tố đầu vào của sản phẩm, doanh nghiệp nào có các biện pháp cắt giảm chi phí hợp lý chắc chắn sẽ nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các biện pháp doah nghiệp có thể sử dụng để cắt giảm tối đa chi phí là: - Phân bổ lao động hợp lý nhằm phát huy tối đa năng lực làm việc của mỗi công nhân viên trong doanh nghiệp, có thể cắt giảm, thuyên chuyển hoặc sa thải những vị trí dư thừa… - Đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn… 1.2.5.3. Đẩy mạnh tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí Thực tế rất ít doanh nghiệp có thể làm được công việc giảm đầu vào của sản phẩm mà lại không làm ảnh hưởng đến đầu ra và ngược lại, do vậy biện pháp tối ưu là doanh nghiệp tìm biện pháp làm sao cho tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí. Muốn có được điều này doanh nghiệp cần phải có biện pháp ngay từ khâu tuyển dụng đào tạo lao đ꽖ng để có được đội ngũ lao động trình độ cao nhất đến khâu phân phối sản phẩm phải đạt hiệu quả cao nhất và chất lượng sản phẩm cũng phải là tốt nhất có thể thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí cũng như thu hút được khách hàng tù chất lượng sản phẩm của mình. Đây chỉ là các biện pháp mang tính định hướng, mỗi doanh nghiệp khi áp dụng cần phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng để tìm ra biện pháp phù hợp nhất với khả năng của mình để hiệu quả kinh doanh đạt hiệu quả nhất. 1.2.6. Các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 1.2.6.1. Các nhân tố khách quan * Môi trường kinh tế. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu luôn bị ảnh hưởng rất lớn từ môi trường kinh tế không những của quốc gia có hoạt động nhập khẩu mà còn của cả nền kinh tế thế giới. Đó là sự thiết lập của các mối quan hệ kinh tế quốc tế, sự phát triển của nền kinh tế nội địa và nền kinh tế quốc tế, sự biến động về tỷ giá hối đoái, sự thay đổi về các chính sách thuế quan, hạn ngạch… tất cả đều đóng vai trò quyết định sự phát triển hoặc thụt lùi của mỗi loại hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu. - Các quan hệ Kinh tế Quốc tế: Hiện nay càng ngày có nhiều các tổ chức kinh tế khu vực và kinh tế thế giới được thành lập như WTO, APEC, NAFTA, ASEAN, AFTA, ACFTA… Các tổ chức này luôn tạo thuận lợi cho các thành viên phát triển nền kinh tế, do vậy hầu hết các quốc gia đều có xu hướng muốn tham gia vào các tổ chức đó. Khi một quốc gia trở thành thành viên của một tổ chức, các doanh nghiệp hoạt động tại quốc gia đó, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi do vậy dễ dàng tiếp cận, khai thác những nguồn lực có lợi cho sản xuất kinh doanh, không bị các rào cản thương mại cản trở. Hơn nữa, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thêm thị trường nguyên vật liệu đầu vào, lựa chọn những nhà cung cấp với giá rẻ, điều này rất có lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu, đồng thời các doanh nghiệp cũng có cơ hội mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm. Nhưng các khối liên kết kinh tế này lại không có lợi cho các doanh nghiệp ở các quốc gia ngoài khối, vì nó sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh bất lợi hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp trong khối. - Sự phát triển của nền kinh tế trong nước và nước ngoài: Một nước có nền kinh tế đang trên đà phát triển sẽ kéo theo nền sản xuất cũng phát triển, các doanh nghiệp sản xuất trong nước theo đó cũng phát triển mạnh mẽ, do đó sẽ tạo nên một sức cạnh tranh lớn đối với hàng hóa nhập khẩu, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm dần. Ngược lại, nền sản xuất trong nước yếu kém, lạc hậu không theo kịp với nền sản xuất thế giới thì sẽ thúc đẩy hoạt động nhập khẩu để bổ sung, thay thế những hàng hóa trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới cũng đóng vai trò rất quan trọng, sản xuất quốc tế phát triển, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sẽ phát triển cả về số lượng, chất lượng, lẫn mẫu mã. Hàng hóa đa dạng sẽ tạo nên sức cạnh tranh lớn, giá thành sản phẩm giảm, chất lượng sản phẩm càng ngày càng cao. Nếu hàng hóa trong nước chất lượng kém giá thành cao trong khi hàng hóa nhập khẩu giá trị sử dụng cao, chất lượng tốt, giá lại thấp thì đương nhiên nhu cầu hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng, hoạt động kinh doanh nhập khẩu sẽ phát triển và ngược lại. Khi nhu cầu về sản phẩm lớn thì nhu cầu tìm kiếm thị trường nguyên liệu đầu vào tăng lên, dần dần dẫn đến khan hiếm, giá cả của sản phẩm sẽ bị biến động. Đó là vòng xoay giúp cho hoạt động nhập khẩu không ngừng tồn tại và phát triển. - Các chính sách thuế quan và các rào cản phi thuế quan: Tự do hóa thương mại phát triển mở rộng, các loại thuế quan dần dần được cắt giảm, nhiều khối liên kết khu vực cắt giảm thuế quan với các thành viên trong khối với một số mặt hàng chỉ còn 0 %, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Tuy nhiên, thuế quan càng ngày càng cắt giảm thì thay vào đó là các hàng rào phi thuế quan khác mọc lên gây rắc rối nhiều cho các doanh nghiệp như hàng rào kỹ thuật, hàng rào về sinh an toàn thực phẩm…với mục đích bảo hộ các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp nhập khẩu luôn phải tìm cách khắc phục, đối phó với các loại hàng rào bảo hộ của mỗi quốc gia mình hoạt động. - Sự biến động của tỷ giá hối đoái: Ngoại tệ là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, do vậy tỷ giá hối đoái biến động sẽ có tác động rất mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Nếu tỷ giá hối đoái giảm nghĩa là đồng nội tệ sẽ tăng giá, doanh nghiệp sẽ nhập khẩu hàng hóa với chi phí rẻ hơn, hàng hóa nhập khẩu sẽ giảm giá, nhu cầu của khách hàng sẽ tăng lên, khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn hàng nhập khẩu thay cho hàng trong nước, nhà nhập khẩu sẽ có lợi trong khâu tiêu thụ. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái tăng nghĩa là đồng nội tệ giảm, như vậy hàng nhập khẩu tăng giá, nhu cầu về hàng nhập khẩu sẽ giảm xuống, nhà nhập khẩu sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. - Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và thông tin liên lạc: Nhập khẩu phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc do đặc điểm riêng về không gian địa lý và thời gian vận chuyển hàng hóa. Khoảng cách xa xôi, trong thời gian dài và qua nhiều chặng đường nên nếu cơ sở giao thông thuận tiện, thông tin liên lạc tốt thì sẽ rút ngắn thời gian, tận dụng cơ hội kinh doanh, giảm thiểu chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào biết lựa chọn phương phức vận chuyển phù hợp phát huy được lợi thế về hệ thống giao thông ở mỗi quốc gia sẽ là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó. - Hệ thống ngân hàng, tài chính: Mỗi một doanh nghiệp muốn hoạt động đều cần một lượng vốn, nhưng hầu hết số vốn đó phần lớn là đi vay, do vậy các ngân hàng có vai trò rất lớn trong sự tồn tại của doanh nghiệp. Ngân hàng càng phát triển thì khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp càng cao và các dịch vụ hỗ trợ càng lớn. * Môi trường luật pháp. Với tư cách là một chủ thể tham gia ở nhiều quốc gia, các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu không những chịu ảnh hưởng của luật pháp nước chủ nhà mà còn chịu ảnh hưởng của các quốc gia doanh nghiệp đó hoạt động hay hợp tác và chịu ảnh hưởng của cả luật pháp quốc tế. Nếu luật pháp quy định rõ ràng, rành mạch, công bằng thì các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong kinh doanh và ít gặp vướng mắc, rủi ro về mặt pháp lý. Nhưng nếu pháp luật không được chặt chẽ, rõ ràng thì có thể dẫn đến việc lợi dụng kẽ hở để lừa lọc khi đối tác không thông thạo luật pháp hay kinh doanh phạm pháp, bất chính như buôn lậu, buôn hàng nhái, kém chất lượng… ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có 2 loại văn bản pháp luật ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu đó là thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu. - Thuế nhập khẩu: Đây chính là một loại thuế đánh vào các hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu, các doanh nghiệp nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan tại nước hàng nhập khẩu đi đến một khoản tiền tính theo phần trăm giá trị hàng hóa theo quy định pháp luật của nước đó. Thuế nhập khẩu có mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước do làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu vào nước đó, đồng thời thuế nhập khẩu cũng góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước cũng như góp phần quan trọng trong đàm phán quốc tế, thúc đẩy tự do hóa thương mại. Nhưng riêng đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thì thuế nhập khẩu lại có ảnh hưởng không tốt, nó làm tăng chi phí đầu vào nên doanh nghiệp bắt buộc phải tăng giá thành sản phẩm bù đắp lượng chi phí p쩹át sinh dẫn đến nhu cầu của khách hàng về hàng hóa nhập khẩu giảm, hiệu quả kinh doanh giảm sút. - Hạn ngạch nhập khẩu: Nhà nước quy định rõ số lượng hay giá trị của một mặt hàng hay một nhóm mặt hàng nhập khẩu từ một nước cụ thể trong một thời gian nhất định được gọi là hạn ngạch nhập khẩu. Hạn ngạch nhập khẩu cũng có tác dụng như thuế nhập khẩu đó là làm tăng giá hàng nhập khẩu trên thị trường trong nước, do lượng hàng nhập khẩu bị hạn chế. Nhưng hạn ngạch nhập khẩu không có tác dụng làm tăng nguồn thu cho nhà nước và hạn ngạch nhập khẩu rất có thể sẽ biến một doanh nghiệp nhập khẩu thành một nhà độc quyền. * Một số nhân tố khác. - Phong tục tập quán, thị hiếu và thói quen tiêu dùng của người dân ở mỗi quốc gia là khác nhau và nó có quyết định đến chủng loại, số lượng, chất lượng hàng hóa cũng như hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu. - Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật trên thế giới đã tạo nên một thị trường hàng hóa, dịch vụ đa dạng, nhiều chủng loại do vậy tạo ra nhiều nhu cầu khác nhau thúc đẩy hoạt động nhập khẩu phát triển. - Sự biến động của thị trường cũng ảnh hưởng rõ nét đến hoạt động nhập khẩu. Các cuộc khủng hoảng tiền tệ, tài chính, kinh tế… làm cho nhu cầu tiêu dung giảm, do vậy kinh doanh nhập khẩu sẽ gặp khó khăn. 1.2.6.2. Các nhân tố chủ quan Các nhân tố này xuất phát từ bên trong mỗi doanh nghiệp nên doanh nghiệp có thể khắc phục được nếu làm chưa tốt. * Nguồn nhân lực. Trong mọi trường hợp con người luôn là nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Sự thông minh, sáng tạo và chủ động của con người trong việc sử dụng các nguồn nhân lực tạo nên kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ, kỹ thuật cao, nghiệp vụ thành thạo, am hiểu thị trường thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ hoạt động rất hiệu quả do tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, vốn, sức lao động, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh… Do vậy, việc tuyển dụng, đào tạo để tạo nên một đội ngũ công nhân viên giỏi, năng đông, hiểu biết rộng, và cống hiến cho doanh nghiệp là việc mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm chú ý. Làm được điều này là doanh nghiệp đã nâng cao được lơi thế cạnh tranh cho mình trên thị trường. * Nguồn vốn. Vốn là một nhân tố không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, để kinh doanh đi vào hoạt động doanh nghiệp luôn cần một lượng vốn rất lớn, lượng vốn này doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn góp từ cổ đông hoặc vay ngân hàng với việc kí quỹ, đặt cọc hoặc thế chấp…Doanh nghiệp nào có trong tay lượng vốn lớn thì hoạt động kinh doanh sẽ dễ dàng hơn, khả năng thanh toán cao nên có thể cùng lức có nhiều hợp đồng, và không bị bỏ lỡ những hợp đồng béo bở vì không còn vốn. Tuy nhiên nếu sử dụng đồng vốn không đúng cách và bừa bãi thì doanh nghiệp sẽ chẳng thu được lợi tức từ những đồng vốn đó, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đi đến phá sản. Do đó doanh nghiệp luôn phải xác định cho mình cơ cấu vốn hợp lý để sao cho sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất, đem lại lợi ích cao nhất cho mình. *._. Trình độ quản lý. Khâu quản lý trong doanh nghiệp cũng rất quan trọng, nhà quản lý phải có kiến thức về quản trị, am hiểu và nắm bắt nhanh nhạy sự biến đổi của thị trường, biết cách sử dụng, biến đổi linh hoạt các nguồn lực để sao cho đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra một cách hiệu quả nhất. Nhà quản lý cũng phải năm bắt được tâm lý của công nhân viên để có các phương pháp kích thích sự say mê, hứng thú, sáng tạo của họ để công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu có được những nhà quản lý mang đầy đủ những tố chất như vậy thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ rất nhịp nhàng, giảm thiểu tối đa chi phí quản lý. Hơn nữa với sự hiểu biết và nhạy bén của các nhà quản lý đó họ sẽ đưa ra được các quyết định sáng suốt trong việc kinh doanh nhập khẩu mang lai hiệu quả cao cho doanh nghiệp. * Hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật. Để phục vụ cho hoạt động nhập khẩu doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở hạ tầng kĩ thuật như kho bãi, phương tiện vận chuyển… vì khi có đầy đủ doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí, nếu không doanh nghiệp phải bỏ chi phí ra để thuê mướn khi đó chi phí đầu vào sẽ tăng và mất đi sự chủ động trong kinh doanh. * Hệ thống thông tin liên lạc. Thông tin là điều thiết yếu, là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh. Thông tin đòi hỏi phải chính xác, nhanh chóng, kịp thời nếu không các nhà quản trị rất dễ đưa ra các quyết định, kế hoạch hay phương án nhập khẩu thiếu chính xác hoặc chậm chễ gây tổn thất cho doanh nghiệp. Bởi vậy doanh nghiệp luôn phải chú trọng đến hệ thống thông tin liên lạc để có thể thu thập, xử lý thông tin chính xác, khoa học, tính cập nhật cao về giá cả, thị trường, đối tác, đối thủ…góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cho doanhᓚnghiệp. Trên đây là các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình đạt hiệu quả cao thì cần phải quan tâm, chú ý, phân tích rõ ràng để giảm thiểu rủi ro cho mình. 1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu đối với doanh nghiệp 1.3.1. Do sự khan hiếm của nguồn lực sản xuất vì vậy phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh là hữu hạn, nếu sử dụng không hợp lý sẽ dẫn đến lãng phí, cạn kiệt dần các nguồn lực. Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là biện pháp tối ưu giúp tiết kiệm nguồn lực cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Các doanh nghiệp trước khi đưa ra một phương án kinh doanh cần phải nghiên cứu, xem xét, lựa chọn ra phương án đem lại kết quả tốt nhất với thời gian, vốn, lao động, ngoại tệ… bỏ ra là thấp nhất. Sự khan hiếm về nguồn lực đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng mọi cách để đảm bảo sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp mình, hơn nữa tiết kiệm nguồn lực giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm giá thành sản phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng khi Việt nam là một đất nước còn chưa phát triển thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, tiết kiệm được nguồn lực đầu vào cũng như giảm lượng ngoại tệ đổ ra nước ngoài là một điều rất cần thiết góp phần vào sự phồn vinh của đất nước. Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu vừa đem lại lợi ích cho doanh nghiệp vừa mang lai lợi ích cho quốc gia. 1.3.2. Do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt nên doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Trong điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt, rủi ro trong nhập khẩu ngày càng tăng, các doanh nghiệp buộc phải tìm cách tự cứu mình. Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là doanh nghiệp nâng cao được sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh khi biết ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, cải tiến nội dung, phương pháp trong hoạt động quản lý. Trong hoàn cảnh mọi doanh nghiệp đều tìm cách nâng cao hiệu quả nhập khẩu vì hiệu quả nhập khẩu chính là thước đo phản ánh trình độ quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nao không tìm cách nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thì không thể tồn tại lâu trên th trường. Hơn nữa hiệu quả nhập khẩu có vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước, thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tiếp cận với máy móc công nghệ mới… do vậy phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. 1.3.3. Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu sẽ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người lao động trong doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu được nâng cao nghĩa là lợi nhuận thu về của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng phát triển, sự quan tâm, trách nhiệm với người lao động sẽ được nâng lên. Người lao động sẽ được hưởng nhiều chế độ hơn như lương cao hơn, thưởng cao hơn, các chế độ chăm sóc về sức khỏe, tinh thần cũng tốt hơn, ngoài ra còn tạo thêm việc làm mới cho người lao động góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp. Khi người lao động được đảm bảo về thu nhập, chất lượng sống, sức khỏe… thì họ sẽ có điều kiện chăm lo cho bản thân và gia đình cũng như yêu công việc có trách nhiệm và làm việc hăng say hơn, năng xuất lao động tăng cao, hiệu quả kinh doanh cảu doanh nghiệp cũng tăng lên. Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty là một việc làm rất quan trọng không những đối với bản thân doanh nghiệp mà còn đối với Nhà nước. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH FORD VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu Công ty Ford Việt nam 2.1.1. Khái quát sự hình thành phát triển của Công ty Ford VN 2.1.1.1. Tổng quan về Công ty Ford VN Vào năm 1995, Tập đoàn ô tô Ford của Mỹ đã xâm nhập vào thị trường Việt nam, thành lập ra Công ty Ford Việt nam và khai trương nhà máy lắp ráp tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương (cách Hà Nội 55 km về phía Đông) với tên tiếng Việt: Công ty TNHH Ford Việt nam, tên tiếng Anh: Ford Viet nam Limited. Tổng vốn đầu tư của Ford Việt Nam là 102 triệu USD, hoạt động trong 50 năm, trong đó 75% vốn góp là của Ford Motor và 25% vốn góp là của Công ty Diesel Sông Công Việt Nam. Với tổng số nhân viên tại Ford Việt nam là 580 người. Đây là lần đầu tiên Việt nam đón nhận một liên doanh ô tô có vốn đầu tư lớn nhất đồng thời là một trong những dự án đầu tư lớn nhất từ Mỹ. 2.1.1.2. Các giai đoạn phát triển của Công ty Ford VN Qua nghiên cứu kĩ lưỡng và nhận thấy thị trường Việt nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp ôtô, với nền kinh tế non trẻ, đang từng buớc phát triển thì chỉ trong một thời gian tới, công nghiệp ôtô sẽ phát triển rất mạnh mẽ, do vậy Ford Motor Quyết định đầu tư vào thị trường này. * Tháng 9/1995: Ford Motor kí hợp đồng liên doanh với Công ty Diesel Sông Công với tỷ lệ vốn góp của Ford Motor – 25%, Diesel Sông Công – 75% và đến tháng 10 bắt tay khởi công xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô Ford tại Hải Dương. * Tháng 9/2007, Ford Motor khi trương ba đại lý tại ba miền, Miền Bắc: đại lý Ha Noi Ford, Miền Nam: đại lý Saigon Ford, Miền Trung: đại lý Dana Ford. Ba đại lý này hoạt động khá hiệu quả đem lại rất nhiều hợp đồng và đơn đặt hàng lớn cho công ty. * Giai đoạn cuối năm 1997 đến hết năm 1998, với 70 triệu USD ban đầu được đầu tư vào trụ sở làm việc, trang thiết bị máy móc với các quy trình sản xuất hiện đại nhằm chế tạo ra những chiếc xe có chất lượng cao nhất, công suất nhà máy đạt vượt mức chỉ tiêu đề ra với 14.000 xe/năm nhưng lượng tiêu thụ không mấy khả quan. Một phần là do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế và một phần là do tâm lý khách hàng còn e ngại về chất lượng sản phẩm. Ford VN nhận ra rằng không chỉ cú trọng vào sản xuất mà còn phải chú trọng vào phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng. Đến tháng 10/1998 Trung tâm Quan hệ Khách hàng đi vào hoạt động 24/24, cung cấp đường dây điện thoại nóng cho dịch vụ trợ giúp kỹ thuật và tạo kênh thông tin liên lạc trực tiếp giữa khách hàng và công ty. * Giai đoạn 1999 – 2005: Đây là giai đoạn phát triển ổn định nhất của công ty, doanh thu bán hàng liên tục tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2005 lợi nhuận công ty thu được cao nhất, số lượng xe bán ra thị trường đạt mức kỷ lục đưa Ford VN vươn lên từ vị trí thứ 7 lên vị trí thứ 2 trên thị trường Việt nam với 14% thị phần. Để đáp ứng đủ số lượng nhân viên cho sự phát triển của công ty, công ty đã thực hiện tuyển thêm nhân viên, đặc biệt là các nhân viên ở các văn phòng đại diện năng tổng số nhân viên của Ford VN lên 670 nhân viên. * Trong năm 2006 rất nhiều biến động tiêu cực ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ôtô nói chung và Tổng công ty Ford Motor nói riêng. Doanh số bán hàng của Ford Motor giảm mạnh so với năm trước đó. Ngay cả khi ông Alan Mulally - một người rất giỏi đứng lên nhận chức Giám Đốc điều hành Công ty cũng không thay đổi được tình hình. Do vậy Ford VN không tránh khỏi bị ảnh hưởng, điều này thể hiện qua việc doanh thu của công ty bị giảm mạnh, đột ngột do số lượng xe bán ra thị trường giảm so với năm 2005 gần 27%. * Giai đoạn 2007 – 2008: Để khắc phục tình hình kinh doanh năm 2006, Ford Motor quyết định thay đổi bộ máy quản trị của công ty Ford VN, ngày 1/7/2007 chính thức bổ nhiệm ông Michael Pease với hơn 26 năm làm việc cho Ford làm Tổng Giám Đốc thay thế cho ông Tim Tucker. Sau khi nhận chức, ông đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm cải thiện tình hình. Kết quả là tình hình kinh doanh đã khả quan hơn, doanh thu năm 2007 đã tăng đáng kể so với năm 2006. Năm 2008 vừa qua là một năm khá khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, xong do Công ty đã biết khắc phục được các mặt yếu kém và phát huy được thế mạnh của mình nên công ty vẫn đứng vững và doanh thu của công ty tiếp tục tăng lên. Trong hơn 10 năm hoạt động tại thị trường Việt nam, Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên công ty đã nỗ lực không ngừng thúc đẩy Ford Việt Nam dẫn đầu thị trường trong nước về nhiều mặt. Nhà máy Ford tại Hải Dương là nhà máy ô tô đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được cấp cả ba chứng chỉ chất lượng ISO 9001; ISO 14001 và QS 9000. Đặc biệt tháng 6/2005, Ford Việt Nam đã vượt qua các kiểm định rất gay gắt và đạt tiêu chuẩn nhận chứng chỉ chất lượng ISO:TS 16949 chuyên ngành Công nghiệp ôtô. Như vậy, Ford Việt Nam đã và đang dẫn đầu trong công tác nâng cao chất lượng và thoả mãn nhu cầu khách hàng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Ford VN Công ty có bộ máy tổ chức khá phức tạp, với rất nhiều bộ phận, phòng ban và các văn phòng đại diện. Tất cả đều có nhiệm vụ giúp việc, tham mưu cho Tổng Giám Đốc, thực hiện các công việc theo chức năng. TP NS TP MKT Phó Tổng Giám Đốc Giám Đốc Tài Chính Giám Đốc Kỹ Thuật TP KD TP DV-PT TP IT TP XNK TP TC TP KT TP SX TP CƯ Tổng Giám Đốc VP Hà nội VP Đà nẵng VP TP HCM Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Ford VN. Tổng Giám đốc: Là ông Michael Pease - người có quyền cao nhất trong Công ty, có quyền điều hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. Phải chịu trách nhiệm trước Công ty về tất cả kết quả sản xuất kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn, sử dụng vốn sao cho hiệu quả. Chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Có quyền quyết định, phê duyệt mọi chủ trương, chính sách, điều lệ, các chiến lược, mục tiêu của Công ty. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty. Khi Tổng Giám Đốc vắng mặt khi Phó Tổng Giám Đốc sẽ thay mặt Tổng Giám Đốc giải quyết công việc. Thư kí TGĐ, Trợ lý điều hành, Trợ lý kinh doanh & quan hệ cộng đồng là những người trợ giúp, tham mưu cho Tổng Giám Đốc, thực hiện các công việc sắp xếp lịch làm việc, tiếp khách… cho Tổng Giám Đốc. Phòng Xuất Nhập khẩu (XNK): Phòng XNK có nhiệm vụ: Tìm kiếm thị trường, xây dựng, thực hiện các kế hoạch, dự án liên quan đến XNK. Tham mưu cho Ban Lãnh đạo về những thông tin liên quan đến XNK, luật Việt nam, luật quốc tế… Nghiên cứu, đánh giá năng lực của các đối tác từ đó lựa chọn ra các đối tác tin cậy để hợp tác lâu dài. Thực hiện các chương trình giới thiệu sản phẩm qua các triển lãm, các live show giới thiệu, quảng bá sản phẩm… Phòng XNK thực hiện mọi công tác XNK của công ty: giao dịch với các đối tác nước ngoài, nhập khẩu các loại linh kiện, nguyên liệu nhằm phục vụ cho việc sản xuất, lắp ráp xe trong nhà máy và nhập khẩu xe nguyên chiếc về cung cấp tại thị trường Việt nam. Đồng thời thực hiện việc thương lượng xuất trả lại những hàng hoá không đủ tiêu chuẩn, chất lượng như trong hợp đồng. Các nghiệp vụ của phòng XNK: viết thư hỏi hàng, chào hàng đến các đối tác, trả lời thư của các đối tác, xử lý hoá đơn chứng từ, thực hiện công tác Hải quan, lập các hoá đơn thuế nộp cho Nhà nước. Phòng Tài chính - Kế toán (TC – KT): Phòng TC – KT có nhiệm vụ: Thực hiện công tác quản lý quỹ, vốn của doanh nghiệp, hạch toán kế toán các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, nghiệp vụ kinh doanh khác… Thực hiện thanh toán, theo dõi tín dụng. Kiểm tra kết quả kinh doanh từng tháng, từng quý, phân tích hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không có hiệu quả. Báo cáo kết quả kinh doanh. Cân đối thu – chi. Tính lương và trả lương cho công nhân và cán bộ cô꺆g nhân viên của công ty. Thực hiện quyết toán cho khách hàng, tính thuế và nộp thuế cho Nhà nước. Tổng kết, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác tài chính - kế toán. Phòng kinh doanh: Tiếp nhận các nguồn vốn vay, vốn góp huy động từ các cổ đông, ngân hàng… Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, vạch định các chương trình, dự án thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Thực hiện, triển khai công tác sản xuất kinh doanh và các trương trình dự án theo kế hoạch đã đề ra đó. Chịu trách nhiệm marketing, đấu thầu, thương thảo, kí kết hợp đồng kinh doanh, tìm kiếm các đối tác, nguồn cung cấp cho các nguyên liệu đầu vào và thị truờng tiềm năng cho các sản phẩm sẽ tung ra thị trường. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch sản xuất, báo cáo tình hình thường xuyên lên cấp trên. Bộ phận sản xuất: Trực tiếp thực hiện công việc sản xuất, lắp ráp tạo ra sản phẩm và báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh cho phòng kinh doanh. Phòng Marketing: Phòng Marketing có nhiệm vụ: tìm kiếm thị trường, phân tích cơ hội của thị trường, phát hiện ra các khách hàng tiềm năng. Nghiên cứu, phân tích sở thích, mong muốn của khách hàng. Xây dựng các chương trình khuyến mại, bốc thăm trúng thưởng để thu hút khách hàng. Quảng bá sản phẩm ra thị trường Việt nam, và phát triển thương hiệu ra ngoài quốc tế. Phòng Nhân lực: Giải quyết các vấn đề về nhân sự, thay đổi, điều chuyển nhân viên. Thực hiện công tác tuyển chọn nhân viên, công nhân cho các vị trí còn thiếu. Tổ chức, thực hiện các khoá đào tạo cán bộ nhân viên, công nhân cho công ty, đặc biệt là những người mới sẽ có các khoá huấn luyện, đảm bảo sẽ đảm nhiệm tốt công việc được giao. Đánh giá, thưởng, phạt nhằm khuyến khích nhân viên làm việc. Bộ phận chăm sóc khách hàng: Các dịch vụ hậu mãi, tư vấn sản phẩm, bảo hành, sửa chữa nhằm đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất cho khách hàng. Thực hiện các chương trình khuyến mại, trúng thưởng, giảm thuế trước bạ… khích thích, tạo sự chú ý của khách hàng. Các văn phòng đại diện: Là đại diện pháp lý của Công ty, có chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng, thực hiện, triển khai hợp đồng, theo dõi, cung ứng sản phẩm kịp thời, hướng dẫn sử dụng, bảo hành, các dịch vụ sau bán… 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Ford VN - Xây dựng và thực hiện các kế hoạch về xuất nhập khẩu linh kiện, sản xuất, lắp ráp thành các sản phẩm ôtô các loại thuộc hãng Ford và xe đạp điện “Think”, nhập khẩu xe nguyên chiếc và các dịch vụ đi kèm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường Việt nam. - Thực hiện đủ và vượt mức các chỉ tiêu đã đặt ra, đảm bảo lợi ích và mục đích kinh doanh thu lợi nhuận của công ty. - Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ sau bán hàng, nâng cao uy tín công ty. Và hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước. - Phấn đấu mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, không ngừng đào tạo, nâng cao cho người lao động, cán bộ, công nhân viên về trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kĩ thuật. - Đảm bảo an toàn cho người lao động và các nhân viên của công ty, thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường, trật tự an toàn xã hội và các nghĩa vụ quốc phòng… 2.2. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phản ánh rõ nét kết quả kinh doanh nhập khẩu của công ty, vì vậy muốn tìm hiểu kết quả kinh doanh nhập khẩu trước tiên ta tìm hiểu kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Theo bảng 2.1 ta có thể thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá khả quan và có chiều hướng tốt. Năm 2004, tổng doanh thu Công ty thu về là 235.030 nghìn USD, trong đó lợi nhuận là 82.871 nghìn USD. Năm 2005, nối tiếp thành công năm 2004, công ty đầu tư thêm vốn, số lượng xe bán ra cũng tăng lên đáng kể khiến tổng doanh thu tăng cao - 255.841 nghìn USD, chi phí cũng tăng do đầu tư khá nhiều vào chi phí bán hàng, và nhiều chương trình hậu mãi nhưng lợi nhuận thu về vẫn tăng cao – 83.924 nghìn USD. Năm 2006, trước bối cảnh tình hình thị trường biến động mạnh do những thay đổi về chính sách trong ngành Công nghiệp Ôtô và sự biến động tiêu cực trên thị trường ôtô thế giới. Do Tổng công ty Ford Motor cũng bị sụt giảm khá mạnh nên công ty không thể khắc phục được tình hình và đành chấp nhận với con số doanh thu thu về là 187.640 nghìn USD, và lợi nhuận là 56.378 nghìn USD, thấp hơn xấp xỉ 1,5 lần so với năm 2005. Đến năm 2007, sự đổi mới trong ban quản trị Công ty dần dần lấy lại được sức mạnh, cùng với các biện pháp kích cầu, kết quả đã tăng lên khá cao với doanh thu - 223.685 nghìn USD và lợi nhuận - 71.307 nghìn USD, tăng 126,5 % so với năm 2006. Năm 2008, nền kinh tế thế giới đi vào suy thoái, lạm phát kinh tế tăng cao nhưng Ford VN đã phát huy được lợi thế có những dòng xe sang trọng nhưng giá cả rất phải chăng. Hơn nữa, Công ty đã nắm bắt tâm lý khách hàng với sự kiện chạy đua với thuế trước bạ do vậy doanh thu Công ty thu về còn cao hơn năm 2005 22 nghìn USD nhưng chi phí thuế nhập khẩu phụ tùng tăng cao, cùng các chi phí khác đều tăng nên lợi nhuận thấp hơn năm 2005 2.356 nghìn USD với 81.568 nghìn USD, nhưng vẫn tăng 114,4 % so với năm 2007. Đây cũng là thành công lớn của Công ty nhờ những cố gắng hết mình của Ban lãnh đạo và các thành viên trong Công ty. Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2004 – 2008) (Đơn vị: 1000USD) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng Doanh thu 235.030 255.841 187.640 223.685 255.863 Tổng Chi phí 124.536 143.942 112.469 128.609 147.118 Lợi nhuận sau thuế 82.871 83.924 56.378 71.307 81.568 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán - Công ty Ford VN) Công ty luôn có cách vượt lên khó khăn và đem lại lợi nhuận cao, đóng góp khá lớn cho Nhà nước nhưng thực tế lợi nhuận đó vẫn chưa thật xứng đáng với quy mô nhập khẩu, sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty là việc rất cần thiết. Chúng ta sẽ xem xét kỹ lưỡng tình hình nhập khẩu của Công ty qua các khía cạnh khác nhau. 2.2.1. Về kim ngạch nhập khẩu Số liệu bảng 2.2 cho thấy kim ngạch nhập khẩu thay đổi theo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2006, giá trị nhập khẩu khá cao nhưng đã giảm 11.566 nghìn USD so với năm 2005 từ 46.660 nghìn USD xuống còn 35.094 nghìn USD, do sự sụt giảm chung của nền Công nghiệp ôtô thế giới. Năm 2007, giá trị nhập khẩu giảm mạnh còn hơn 17 triệu USD bằng 50,3 % so với năm 2006 vì lượng tồn kho trong năm 2006 tồn đọng khá lớn, Công ty đành phải chấp nhận giảm số lượng hàng nhập khẩu. Năm 2008, tình hình kinh doanh có khởi sắc do vậy giá trị nhập khẩu tăng lên đôi chút với 19.941 nghìn USD, tăng 112,9 % so với năm 2007. Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty (2005 – 2008) (Đơn vị: 1000USD) 2005 2006 2007 2008 Chỉ tiêu Giá trị Giá trị 2006/2005 (%) Giá trị 2007/2006 (%) Giá trị 2008/2007 (%) Kim ngạch Nhập khẩu 46.660 35.094 75,2 17.651 50,3 19.941 112,9 (Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - Công ty Ford VN) 2.2.2. Về hình thức nhập khẩu Hình thức nhập khẩu chủ yếu mà công ty thường hay áp dụng là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác. Hình thức nhập khẩu trực tiếp là hình thức Công ty trực tiếp giao dịch mua bán với các đối tác nước ngoài, không qua trung gian. Hình thức nhập khẩu ủy thác là hình thức Công ty trả 1 khoản phí cho bên nhận ủy thác thường là các đại lý nước ngoài, và bên nhận ủy thác này có trách nhiệm thực hiện mua bán hàng hóa nhập khẩu từ các nhà cung cấp theo các điều khoản trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết. Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu (2005 – 2008) (Đơn vị: 1000USD) Loại hình nhập khẩu 2005 2006 2007 2008 Nhập khẩu trực tiếp 30.329 26.320 12.002 12.563 Nhập khẩu ủy thác 16.331 8.773 5.648 7.378 Tổng 46.660 35.094 17.651 19.941 (Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - Công ty Ford VN) Nhìn vào bảng 2.3 ta có thể thấy rõ rằng nhập khẩu trực tiếp là hình thức chủ yếu của Công ty vì nhập khẩu trực tiếp sẽ giúp Công ty giảm bớt một khoản phí đó là phí ủy thác, không những thế còn tiết kiệm được thời gian. Qua hình 2.1 cho thấy Công ty luôn giữ tỷ lệ khá đồng đều giữa nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác. Năm 2005, giá trị nhập khẩu ủy thác chiếm 53,8 % so với nhập khẩu trực tiếp. Năm 2006, tỷ lệ nhập khẩu ủy thác giảm so với trực tiếp còn 33,3 %, đến năm 2007, 2008, tỷ lệ này có tăng đôi chút nhưng vẫn chỉ ở mức tương ứng là 47 % và 58,7 %. Nhìn chung giá trị nhập khẩu ủy thác chỉ chiếm khoảng một nửa so với giá trị nhập khẩu trực tiếp, một tỷ lệ khá tốt, Công ty cần phải tiếp tục duy trì. (Đơn vị: 1000USD) Hình 2.2: Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu (2005-2008) 2.2.3. Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Theo bảng 2.4 ta có thể thấy Công ty nhập khẩu linh kiện, phụ kiện chia theo từng dòng xe, trong đó dòng xe Everest luôn chiếm tỷ kệ cao nhất trong tất cả các năm do dòng xe này được bán chạy nhất trên thị trường. Các tỷ lệ này cũng thay đổi dần theo thị hiếu của khách hàng, các dòng xe đời cao như Focus 2.0, Meodeo 2.5, Everest 4x2… được khách hàng ưa chuộng hơn do vậy được nhập khẩu với tỷ trọng cao dần lên, các đời xe thấp hơn như Focus 1.6LX, Focus 1.8AT , Mondeo 2.0, Everest 4x2 Diesel… mất dần chỗ đứng trên thị trường nên tỷ trọng nhập khẩu giảm dần. Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng nhập khẩu (2005-2008) (Đơn vị: 1000USD) 2006 2007 2008 Sản phẩm Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷtrọng (%) Focus 1.6LX 1.302 3.71 300 1.70 317 1.59 Focus 1.8AT 1.228 3.50 685 3.88 459 2.30 Focus 1.8MT 839 2.39 612 3.47 630 3.16 Focus 2.0AT 1.158 3.30 711 4.03 991 4.97 Focus 2.0MT 1.256 3.58 549 3.11 861 4.32 Focus 2.0AT 5cửa 2.986 3.14 561 3.18 855 4.29 Mondeo 2.0 1.544 4.40 771 4.37 778 3.90 Meodeo 2.5 1.302 3.71 676 3.83 849 4.26 Escape 2.3XLT 1.449 4.13 669 3.79 712 3.57 Escape 2.3XLS 1.200 3.42 681 3.86 794 3.98 Escape 3.0XLT 1140 3.25 581 3.29 768 3.85 Transit 16chỗ Diesel 1.695 4.83 847 4.80 981 4.92 Transit 16chỗ Petrol 1.520 4.33 750 4.25 730 3.66 Transit 10chỗDiesel 1.425 4.06 706 4.00 840 4.21 Transit 9chỗ Diesel 1.232 3.51 650 3.68 778 3.90 Transit Van 1.225 3.49 565 3.52 662 3.32 Ranger 4x2XL 1.499 4.27 466 2.64 518 2.60 Ranger 4x4XL 1.200 3.42 657 3.72 847 4.25 Ranger 4x4XLT 1.488 4.24 831 4.71 784 3.93 Ranger 4x2XLCanopy 1.548 4.41 888 5.03 855 4.29 Ranger 4x4XL Canopy 1.463 4.17 718 4.07 849 4.26 Ranger 4x4XLT Styling 1.316 3.75 563 3.70 768 3.85 Everest 4x4 Diesel 1.797 5.12 1.050 5.95 1.019 5.11 Everest 4x2 Diesel 1.934 5.51 763 4.32 847 4.25 Everest 4x2 Petrol 2.197 6.26 1.253 7.10 1.448 7.26 Tổng 35.094 100 17.651 100 19.941 100 (Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu – Công ty Ford VN) 2.2.4. Về bạn hàng nhập khẩu Thị trường Việt nam hiện nay là một thị trường rất tiềm năng, các nhà cung cấp nước ngoài luôn tìm cách xâm nhập vào thị trường này vì vậy các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung và Công ty Ford Việt nam nói riêng có rất nhiều thuận lợi và lợi thế. Đặc biệt đối với ngành Công nghiệp ôtô rất phát triển hiện nay thì số lượng nhà cung cấp không ngừng ra tăng và rất đa dạng do nhu cầu về xe cộ ngày càng lớn. Sự cạnh tranh của các nhà cung cấp này tạo cho Công ty có nhiều cơ hội lựa chọn các đối tác tốt nhất cho mình. Bảng 2.5: Các thị trường nhập khẩu của Công ty (2006-2008) (Đơn vị: 1000USD) 2006 2007 2008 Thị trường Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Nhật Bản 4.106 11,7 1.800 10,2 1.954 9,8 Đài Loan 6.422 18,3 3.301 18,7 3.849 19,3 Trung Quốc 5.194 14,8 2506 14,2 3.011 15,1 Đức 3.194 9,1 1.589 9,0 1.894 9,5 Anh 2.983 8,5 1.483 8,4 1.595 8,0 Pháp 1.614 4,6 688 3,9 738 3,7 Italia 2.035 5,8 1.147 6,5 1.456 7,3 Mĩ 2.914 8,3 1.712 9,7 1.635 8,2 Thái Lan 3.123 8,9 1.677 9,5 1.914 9,6 Singapo 2.386 6,8 1.236 7,0 1.336 6,7 Malaysia 1.123 3,2 512 2,9 559 2,8 Tổng 35.094 100 17.651 100 19.941 100 (Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu – Công ty Ford VN) Từ thông tin bảng 2.5 mang lại ta có thể thấy Ford Việt nam có rất nhiều bạn hàng, rải rác trên khắp thế giới. Bạn hàng lớn nhất của công ty là Đài Loan, đây là đối tác khá gần với Việt nam nên tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển hơn nữa các sản phẩm của họ rất đa dạng, chất lượng tốt. Hàng năm công ty nhập khẩu khoảng 18 – 19 % giá trị hàng hóa tù thị trường này. Bạn hàng lớn thứ hai là Trung Quốc, thứ ba la Nhật Bản. Ngoài ra còn rất nhiều bạn hàng nữa ở Châu Âu, Châu Mĩ như Đức, Anh, Pháp, Ý, Hoa Kì những bạn hàng này phần lớn cung cấp những thiết bị, phụ tùng tối tân và quan trọng. Ở khu vực Đông Nam Á công ty cũng có một số bạn hàng như Thái Lan, Singapo, Malaysia. Tất cả đều là các bạn hàng lâu năm và đáng tin cậy của Công ty. Tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng từ các bạn hàng trong các năm có sự chênh lệch không đáng kể vì công ty luôn muốn tạo mối quan hệ lâu dài với các đối tác của mình. 2.3. Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN 2.3.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN 2.3.1.1. Về nhân tố khách quan - Môi trường kinh tế: Những năm vừa qua môi trường kinh tế có rất nhiều biến động làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Năm 2006, ngành Công nghiệp ôtô thế giới lâm vào khó khăn, tất cả các hãng ôtô đều chịu chung tình trạng sụt giá, xe sản xuất ra không bán được. Ford Motor cũng không trách khỏi gặp phải khó khăn này, doanh thu sụt giảm nhanh chóng, Công ty Ford VN cũng bị ảnh hưởng lớn từ Công ty mẹ, do vậy doanh thu trong năm 2006 tụt dốc nhanh chóng xuống còn 57.925 nghìn USD, giảm 21.298 nghìn USD so với năm 2005, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu vì vậy cũng bị giảm mạnh. Việt nam ra nhập WTO với chính sách mở cửa thông thương cũng tạo khá nhiều thuận lợi cho Công ty chính vì vậy mà năm 2007, công ty đã khắc phục khó khăn trong năm 2006, tạo đà cho năm 2008 lấy lại sức mạnh của mình mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới. Các chính sách thuế trong các năm gần đây tác động rất lớn đến tình hình nhập khẩu cũng như kinh doanh của Công ty. Năm 2008, thuế nhập khẩu phụ tùng ôtô tăng liên tục từ 5 – 10% tùy loại khiến chi phí sản phẩm tăng cao gây khó khăn cho việc tiêu thụ. Thuế trước bạ cũng tăng nhưng Công ty đã tận dụng cơ hội chạy đua với thuế của khách hàng mà đã bán được với số lượng khá lớn trong mỗi lần chuẩn bị tăng thuế của nhà nước. Trong năm 2009, dự báo thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm 2 – 5%, điều này sẽ giúp Công ty giảm bớt trở ngại về thuế. Cở sở hạ tầng, giao thông vận tải và thông tin liên lạc của Việt nam tuy đã tốt hơn rất nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của Công ty, nhiều nơi trên đất nước còn chưa có giao thông thuận tiện, hệ thông thông tin liên lạc chưa được phủ sóng khiến việc mở rộng thị trường ra khắp đất nước còn gặp khó khăn, trở ngại. - Môi trường pháp luật: Công ty không chỉ chịu ảnh hưởng của luật pháp Việt nam mà còn của các nước có đối tác của Công ty. Riêng luật pháp Việt nam cũng có nhiều điểm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động nhập khẩu của Công ty như chính sách thuế nhập khẩu còn điều chỉnh quá nhiều, thay đổi liên tục khiến Công ty luôn phải có các biện pháp nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp. 2.3.1.2. Về nhân tố chủ quan - Trình độ đào tạo nhân lực của Việt nam còn nhiều hạn chế nên khi tuyển dụng nhân viên mới Công ty phải mất thời gian đào tào gần như từ đầu. Hơn nữa, trình độ quản lý nguồn nhân lực vẫn còn thiếu sót, vẫn còn để tình trạng dư thừa nhân lực, không khai thác hết nguồn nhân lực sẵn có. - Công tác giao nhận hàng hóa của công ty tốn khá nhiều chi phí do Công ty không có sẵn các phương tiện chuyển chở do vậy hầu như là đi thuê hoàn toàn, khiến chi phí nguyên vật liệu tăng lên, lợi nhuận thu về giảm đáng kế. - Công ty luôn cần một lượng vốn lớn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng công tác huy động vốn từ các nhà đầu tư và ngân hàng chưa thật sự hiệu quả điển hình là trong năm 2006, 2007 lượng vốn huy động được thấp hơn rất nhiều so với các năm trước đó. 2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN 2.3.2.1. Về chỉ tiêu lợi nhuận Mục đích của mọi doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận của mỗi kì kinh doanh sẽ nói lên hiệu quả của hoạt động kinh doanh là cao hay thấp. Do vậy để đánh giá hiệu quả kinh doanh ta đi xem xét sự tăng trưởng lợi nhuận của Công ty. Theo hình 2.2 ta nhận thấy, lợi nhuận của Công ty giảm đột ngột trong năm 2006, nhưng sau đó Công ty dần khắc phục được khó khăn và lợi nhuận tăng dần trong các năm sau đó, đến năm 2008 lợi nhuận đạt được gần bằng năm 2005, song ta có thể thấy độ dốc của đường lợi nhuận năm 2007 – 2008 không bằng năm 2006 – 2007, do vậy Công ty cần phải cố gắng hơn nữa nhằm nâng cao đến mức tối đa hiệu quả kinh doanh. (Đơn vị: 1000USD) Hình 2.3: Tăng trưởng lợi nhuận ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2142.doc
Tài liệu liên quan