Nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty điện tử Công nghiệp

Lời mở đầu Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học và công nghệ, thế kỷ mà khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp không thể thiếu được đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nằm trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới Đảng và nhà nước ta đã xác định rõ khoa học và công nghệ là hai yếu tố quan trọng nhất và là động lực cho sự phát triển của quốc gia. Với chủ trương đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 Đảng ta đã đề ra nhiều biện pháp để thực hiện

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty điện tử Công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều đó, trong đó chú trọng phát triển một số ngành trọng điểm làm đầu tàu cho sự phát triển của quốc gia. Ngành điện tử và tin học là một trong những ngành trọng điểm và được đặc biệt chú trọng. Là một sinh viên chuyên ngành QTKD CN-XD thuộc thoa QTKD với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của đất nước thông qua sự phát triển của ngành điện tử và tin học em đã quyết định cho Công ty điện tử Công nghiệp là đơn vị để hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp của mình. Sau một thời gian thực tập tại Công ty điện tử Công nghiệp em nhận thấy mặc dù trên 20 năm hoạt động Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể song bên cạnh đó, Công ty vẫn có những hạn chế còn tồn tại làm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Xuất phát từ tình hình đó, em đã quyết định chọn chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty điện tử Công nghiệp” làm đề tài của chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã được sự giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện thuận lợi nhất của ban giám đốc, các phòng ban chức năng trong công ty để em có thể hoàn thành kế hoạch thực tập tốt nghiệp của mình theo đúng yêu cầu của nhà trường. Và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô giáo, người đã trang bị đầy đủ cho em những kiến thức và cách tiếp cận các vấn đề một cách khoa học, người đã hướng dẫn em, giúp đỡ em hoàn thành quá trình thực tập này. Đó là PGS-TS Đinh Thị Ngọc Quyên. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này gồm ba phần: Phần 1: khái quát về Công ty điện tử công nghiệp. Phần 2: phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty điện tử Công nghiệp. Phần3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Điện tử Công nghiệp. Do thời gian thực tập và thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp này có hạn nên không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú tại Công ty điện tử Công nghiệp cũng như các bạn sinh viên luận văn tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện và có thể phát triển, áp dụng vào điều kiện thực tế tại Công ty điện tử Công nghiệp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phần I : Khái quát về công ty điện tử công nghiệp I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty điện tử công nghiệp. 1. Sự ra đời và các giai đoạn phát triển của công ty. Tên công ty: Công ty điện tử công nghiệp. Tên giao dịch quốc tế: industrial electronic company. Tên viết tắt: CDC Địa chỉ trụ sở: Số 444 Đường Bạch Đằng - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Điện thoại : 04.9843427. fax : 04.9710167 E-mail : cdc-hat@fpt.vn Giấy chứng nhận ĐKKD : Số110782 - Ngày 01/07/1996. Công ty điện tử công nghiệp, viết tắt là CDC là đơn vị thành viên trực thuộc tổng sông ty Điện tử và tin học Việt Nam. Ngày 24/10/1984, Công ty được thành lập theo Quyết định của Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công nghiệp). Theo Quyết định số 160/QĐ của tổng cục trưởng Tổng cục điện tử kỹ thuật tin học lấy tên là Công ty điện tử vescoi. Ngày 22/5/1993, theo Quyết định số 269/QĐ/TC-NSĐT của Bộ Công nghiệp nặng đổi tên thành Công ty điện tử dịch vụ I. Ngày 26/6/1996, theo Quyết định số 179/QĐ-TCCB của Bộ Công nghiệp, Công ty đổi tên thành Công ty điện tử công nghiệp. Ngành nghề đăng ký kinh doanh ban đầu của Công ty là: Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo hành, bảo trì các thiết bị điện, điện tử và kinh doanh các sản phẩm điện tử và tin học. Ngày 22/6/1996 Công ty đăng ký mở rộng ngành nghề kinh doanh: Xây lắp đường dây, trạm điện và kinh doanh thương mại các sản phẩm tự động hoá. Ngày 25/3/1998 Công ty đăng ký bổ xung ngành nghề kinh doanh mới: Kinh doanh thương mại các sản phẩm tự động hoá và chất trợ nghiền xi măng. Ngày 6/3/2001 Công ty đăng ký bổ xung ngành nghề kinh doanh: Thiết kế, tổ chức, lắp đặt, các thiết bị vật tư điện tử tin học phục vụ các ngành điện lạnh, thiết bị phụ kiện cho đường dây tải điện, trạm điện và các thiết bị cảnh báo, cảnh vệ mạch tích hợp, các hệ thống điện, dịch vụ tư vấn tin học và làm đại lý cho các hãng nước ngoài về các lĩnh vực trên. Ngày 6/7/2001 Công ty đăng ký bổ xung ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ kỹ thuật và kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, trang thiết bị và dụng cụ y tế. Ngày 18/6/2002 Công ty đăng ký bổ xung thêm ngành nghề kinh doanh: kinh doanh các thiết bị vật tư, khoa học kỹ thuật, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị môi trường, thiết bị đo lường kiểm nghiệm, kinh doanh máy công cụ và tư liệu sản xuất, nghiên cứu, thiết kế, sản xuất hệ thống truyền hình kỹ thuật số. 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Công ty 2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty: Ngành nghề đăng ký và được phép hoạt động của Công ty bao gồm: - Thiết kế sản xuất sửa chữa, bảo hành các thiết bị điện ,điện tử kinh doanh các sản phẩm điện tử và tin học. - Xây lắp đường dây và trạm điện. - Kinh doanh thương mại các sản phẩm tự động hoá và chất trợ nghiền xi măng. - Đại lý kinh doanh các sản phẩm điện tử tin học viễn thông. - Sản xuất kinh doanh các thiết bị truyền hình số, truyền hình vệ tinh, catv. - Sản xuất kinh doanh các thiết bị đo lường và điều khiển công nghiệp, nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, cung cấp các thiết bị khoa học kỹ thuật. Công ty có phạm vi hoạt động trên cả nước và nước ngoài với nhiều hình thức khác nhau để đáp ứng phục vụ nhu cầu của khách hàng. Công ty được phép sản xuất kinh doanh các ngành nghề theo đúng dăng ký kinh doanh của Công ty. 2.2 Quyền hạn và trách nhiệm của Công ty: Công ty điện tử công nghiệp là một doanh nghiệp nhà nước thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập tự chủ về mặt tài chính có tư cách pháp nhân có tài khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam tại Hà Nội, được sử dụng con dấu riêng theo thể chế quy định của nhà nước. Công ty được sản xuất kinh doanh các mặt hàng theo dăng ký kinh doanh. Công ty là một doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty Điện tử và tin học Việt Nam - Bộ Công nghiệp, và chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Công ty tử và tin học Việt Nam. 3. Kết quả sản xuất kinh doanh một số năm gần đây của công ty: Từ những năm đầu khi mới thành lập công ty, trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Tính đến nay Công ty đã liên tục phát triển và không ngừng lớn mạnh về doanh thu, năng lực sản xuất lắp ráp, cơ sở vật chất được cải thiện đội ngũ nhân sự có trình độ, năng động, nhiệt tình và có thể làm chủ được công nghệ hiện đại. Công ty đã được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Những năm đầu thành lập công ty không có trụ sở phải đi thuê địa điểm tại phố Huế, đến nay Công ty đã xây dựng được cơ sở vật chất của riêng mình tại 444 đường Bạch Đằng - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội với cơ sở vật chất về nhà cửa, phòng ban làm việc khang trang và các thiết bị máy móc hiện đại. Điều này được thể hiện ở một số chỉ tiêu kinh kinh doanh chủ yếu sau: Biểu1: Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của Công ty qua các năm: Đvt: triệu VNĐ STT Chỉ tiêu tài chính Năm 2001 Năm 2002 Năm2003 KH TH So sánh KH TH So sánh KH TH So sánh CL % CL % CL % 1 Doanh thu 112.000 123.770 11.770 110,5 130.000 147.562 17.562 113,5 165.000 231.125 66.125 140 2 Lợi nhuận 100 109 9 109 165 160 -5 96,9 260 270 15 103,8 3 Nộp NSNN 1.350 1.419 69 105,1 3.500 4.108 608 117,3 6.000 5.979 -21 99,65 Nguồn số liệu: báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Cồn ty qua các năm 2001, 2002, 2003 II. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty. 1. Đặc điểm về sản phẩm của công ty Cùng với quá trình lớn mạnh của công ty, danh mục sản phẩm sản xuất của công ty cũ không ngừng được mở rộng. Danh mục các sản phẩm của công ty bao gồm: - Sản phẩm sản xuất các hệ thống cân trọng lượng và điều khiển trọng lượng: Hệ thống cân ôtô, cân chuyên dụng ( cân đóng bao sản phẩm rời như xi măng, hạt nhựa cân giấy, cân bì thư, trạm cân và trạm trộn bê tông, cân và trộn bê tông nhựa nóng asphan, ...) - Thiết bị điều khiển: các bộ điều khiển khả trình ( PLC ), các bộ phận điều khiển tốc độ động cơ một chiều hoặc xoay chiều, các thiết bị điều khiển chuyên dụng ( điều khiển dây chuyền sản xuất, bộ điều khiển piđ, hệ thống điều khiển vật liệu hệ thông điều khiển cấp liệu xi lò xi măng đứng, hệ thống điều khiển chuyên dụng cho các lò hơi, nung tiêu thụ than , dầu khí , điều khiển cắt xén giấy, ....) - Thiết bị đo lường các thông số về điện: Các thiết bị đo điện áp xoay chiều, dòng điện một chiều đo công xuất P,Q đo năng lượng tiêu thụ, đo tần số F, đo hệ số cosặ...của hệ thống lưới điện 35 KW và các hộ tiêu thụ, các trạm biến áp... - Thiết bị đo lường không điện : máy đo điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, máy đo và phân tích nông độ các chất khí công nghiệp năng hoặc khí thải (O2, H2, CO2...) máy đo các đại lượng áp suất, lưu lượng, giảm sát rung động cơ, hệ thống đo lường và giám sát độ rung cho các khôi trục turbine máy phát, đo tốc độ vòng quay, thiết bị đo các thông số lực, mômen thiết bị đo chất lỏng, chất rắn. - Tử phân phối điện: các hệ thống phân phối điện công nghiệp, trạm biến áp... - Thiết bị bảo vệ: bộ bảo vệ động cơ ( quá dòng, quá áp, kẹt rôto, chập mạch...) Bảo vệ công nghệ ( bảo vệ chống cháy nổ hầm lò khai thác than, các thiết bị chống theo dõi trộm cắp ...) - Phần máy tính chế tạo các phần mềm chuyên dụng như phần mềm thu thập dữ liệu từ xa scada, phần mềm điều khiển, lưu dữ các thông số của hệ thống công nghệ hoặc vận hành quản lý. Chế tạo các phần mềm quản lý và lưu dữ các dữ liệu về các hệ thống cân khác nhau như : cân ôtô, cân định lượng, điều khiển trạm trộn... - Các thiết bị bảo vệ trong ngành an ninh quốc phòng: các thiết bị camera, báo cháy báo khói, chống trộm , chống đột nhập, thiết bị kiểm tra hơi rượu của lái xe cho cảnh sát giao thông , các thiết bị đo mức băng rađa cho các bồn, bể... - Sản phẩm viễn thông : Tổng đài thông tin , điều độ sản xuất, tổng đài viba, thiết bị thu tín hiệu vệ tinh ( hệ thống mạng truyền hình cáp smatv , catv , tvro, hệ thống mạng truyền thanh nội bộ AM, fa, thiết bị định vị vệ tinh cho tàu biển, thiết bị thông tin cho đánh bắt xa bờ... Sản phẩm tiết kiệm điện năng: thiết bị tăng giảm năng lượng cho động cơ, tiết giảm năng lượng cho toà nhà , tiết kiệm năng lượng nhiệt năng. - Các sản phẩm viễn thông như: + Tổng đài thông tin , điều độ sản xuất + Tổng đài viba. + Thiết bị thu tín hiệu vệ tinh ( hệ thống mạng Truyền hình cáp smatv, smatv, catv, tvro; hệ thống mạng truyền thanh nội bộ ( AM,fa); + Thiết bị định vị vệ tinh cho tầu biển. + Thiết bị thông tin cho đánh bắt cá xa bờ. + Thiết bị tiết giảm năng lượng cho toà nhà. + Tiết kiệm năng lượng nhiệt năng. Ngoài ra Công ty Điện tử Công nghiệp còn kinh doanh các mặt hàng khác như: Thiết bị điều khiển hệ thống cân tàu hoả, cân ôtô, thang máy, các thiết bị camera quan sát bí mật hoặc công khai, hệ thống điều hoà trung tâm... Các dịch vụ: Công ty Điện tử Công nghiệp tham gia tư vấn thiết kế, cung cấp thiết bị lắp đặt và chuyển giao công nghệ các dịch vụ kinh doanh bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống liên quan đến điện tử, tự động hoá, viễn thông như: các thiết bị phục vụ công tác thí nghiệm điện, kiểm nhiệt , kiểm hoá, ... của các hãng lớn trên thế giới như: babcock & willcox, mitsuibancock, druck, siemens, SBB, pessure measurment, migatronnic (máy hàn) Pasific Satellite international Ltd, Humax, Scopus, Echostar, Winersat,... Ngoài ra Công ty Điện tử Công nghiệp còn kinh doanh các mặt hàng khác như: Các mặt hàng điện tử, điện gia dụng, điện lạnh, phục vụ nhu cầu của khách hàng trong địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc điểm về quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm. Sản phẩm sản xuất của công ty và các công trình lắp đặt như cung cấp, lắp đặt các thiết bị đo lường, bộ kiểm tra rơ le 3 pha, cung cấp lắp đặt hệ thống điều hoà không khí. Các sản phẩm này đơn chiếc, theo đơn đặt hàng. Thông thường công ty phải tham gia dự thầu để có được, hoặc nhờ các môi giới và nhờ các bộ phận nhân viên trong công ty. Bộ phận sản xuất của công ty chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng vì sản phẩm có giá trị rất lớn, mang tính đơn chiếc không thể sản xuất đồng loạt. Quy trình sản xuất một sản phẩm như sau: Công ty nhận đơn đặt hàng, sau đó tiến hành khảo sát, nghiên cứu thiết kế sản phẩm, chế tạo lắp đặt, nghiệm thu và bàn giao công trình. Quy trình đó có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm: Khảo sát Thiết kế Chế tạo Bàn giao công trình Nghiệm thu Lấp đặt Trong các quá trình trên thì quá trình khảo sát, thiết kế là quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả thông qua việc khảo sát để lập giá dự thầu. Thông thường khi nhận được hợp đồng hoặc đơn đặt hàng thì một bộ phận của công ty sẽ tiến hành khảo sát, thu thập những thông tin liên quan đến sản phẩm và các thông tin này được chuyển đến cho bộ phận thiết kế của công ty. Sau đó bộ phận này tiến hành thiết kế đưa ra tất cả các thông số về sản phẩm từ kích thước cho đến mẫu mã, hình dáng, màu sắc, các thông tin trên được đưa đến bộ phận chế tạo của công ty. Bộ phận này chỉ tiến hành chế tạo một hoặc một số chi tiết nào đó của sản phẩm, phần còn lại công ty tiến hành nhập linh kiện hoặc sản phẩm nguyên chiếc để tiến hành lắp ráp hoàn thành sản phẩm. Sau đó bộ phận này sẽ tiến hành lắp ráp theo dúng yêu cầu của khách hàng. Sau khi lắp ráp khách hàng và bộ phận nghiệm thu của công ty sẽ tiến hành nghiệm thu công trình. Nếu đạt yêu cầu thì công trình sẽ được bàn giao cho khách hàng. 3. Đặc điểm về vật liệu chế tạo của Công ty. Do đặc điểm về ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty là sản xuất lắp ráp theo đơn đặt hàng vì thế khi có hợp đồng Công ty thường tiến hành nhập linh kiện hoặc nhập sản phẩm nguyên chiếc về lắp ráp nên rất khó để xác định được chủng loại vật liệu của Công ty. Điều này giúp Công ty giảm chi phí dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên việc nhập ngoại phần lớn vật liệu lắp ráp làm cho hiệu quả kinh doanh của Công ty lại bị phụ thuộc vào sự biến động, lên xuống của thị trường nguyên vật liệu nhập khẩu, mà thị trường vật liệu nhập ngoại lại luôn luôn biến động, giá cả thất thường, thậm chí đôi khi Công ty không mua được vật liệu để đáp ứng nhu cầu là giảm uy tín của Công ty, giảm doanh thu qua đó giảm lợi nhuận. 4. đặc điểm Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty: * Các trung tâm: Hiện tại công ty có 5 trung tâm: - Trung tâm tự động hoá: Có nhiệm vụ chuyên sản xuất các thiết bị dây chuyền tự động hoá. Năm 2002 trung tâm tự động hoá có 11 nhân viên. Đứng đầu trung tâm là giám đốc trung tâm, là người chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của trung tâm và chịu trách nhiệm với ban lãnh đạo công ty về trung tâm. Trung tâm nay đặt tại công ty. - Trung tâm đo lường điều khiển: Là trung tâm chuyên sản xuất kinh doanh các thiết bị đo lường, điều khiển công nghệ như các thiết bị điều khiển động cơ, các hệ thống cân ôtô, cân dây chuyền xi măng. Năm 2002 trung tâm có 8 nhân viên. Đứng đầu trung tâm là giám đốc trung tâm, là người chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của trung tâm với cấp trên. Trung tâm này cũng đặt tại công ty. - Trung tâm ứng dụng công nghệ điện tử viễn thông: Trung tâm này đặt tại số 8 Lý Thường Kiệt - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Trung tâm có nhiệm vụ chuyên cung cấp, tư vấn, lắp đặt thiết bị truyền hình (TVRO), camera quan sát (CCTV), truyền thanh công cộng, hội nghị hội thảo (PA), máy chiếu (Projector). Năm 2002 trung tâm có 13 nhân viên. Đứng đầu trung tâm là giám đốc trung tâm. Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty Các trung tâm Ban quản lý và phát triển DA Các cửa hàng Trung tâm đo lường điều khiển Cửa hàng số 9 –8 Lý Thường Kiệt -HN Cửa hàng số 6 –216 Nguyễn TrãI -HN Cửa hàng số 6 –23 quang Trung -HN Cửa hàng số 3 –126 Cầu Giấy -HN Các trung tâm đào tạo tin học 1,2,3 Trung tâm xây lắp điện Trung tâm ứng dụng CN điện tử viễn thông Trung tâm tự động hoá - Trung tâm xây lắp điện: Trung tâm này đặt trụ sở chính tại công ty. Quản lý trung tâm là giám đốc trung tâm. Trung tâm có chức năng xây dựng các đường dây trạm điện có thể tới hiệu điện thế tới 35kv. Năm 2002 trung tâm có 24 nhân viên trong đó chủ yếu là nhân viên kĩ thuật. - Các trung tâm tin học: Bao gồm ba trung tâm tin học là trung tâm tin học 1-Trung tự - Hà Nội; Trung tâm tin học 2-23 Phan Đình Phùng- Hà Nội. Đây là các trung tâm chuyên đào tạo các khoá học về tin học, công nghệ thông tin, hệ thống điều khiển. Mỗi trung tâm có 7 nhân viên đứng đầu trung tâm là giám đốc trung tâm. Do mô hình quả lý trực tuyến của công ty các trung tâm này không có quan hệ trực tiếp với nhau mà phải thông qua cấp trên trực tiếp của trung tâm đó. * Ban quản lý và phát triển dự án: Đặt trụ sở tại công ty: 44 Bạch Đằng- Hoàn Kiếm - Hà Nội. Trung tâm có nhiệm vụ điều hành hoạt động của các bộ phận chức năng để thực hiện các dự án, có khả năng thiết kế điều hành, quản lý các dự án. Năm 2002 trung tâm có 6 người. Đứng đầu trung tâm là giám đốc trung tâm. * Các cửa hàng: Hiện tại công ty có 4 cửa hàng ở Hà Nội và một chi nhánh tại Thành Phố Hô Chí Minh.Đó là: - Cửa hàng số 3: Trung tâm bảo hành bảo trì sản phẩm điện tử-126 Cầu Giấy. Cửa hàng có 5 nhân viên. - Cửa hàng số 6: Điện lạnh điện tử-32 Quang Trung. Cửa hàng này có 3 nhân viên. - Cửa hàng số 9 vật liệu điện-126 Nguyễn Trãi có 3 nhân viên. - Cửa hàn số 9 chuyên kinh doanh các sản phẩm điện tử viễn thông-số 8 Thường Kiệt. Cửa hàng có 4 nhân viên. Đứng đầu các cửa hàng là các cửa hàng trưởng. Đây là người điều hành mọi hoạt động của cửa hàng và là người chịu trách nhiệm chính về hoạt động của cửa hàng đối với công ty. - Chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh: Đây là nơi trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm của công ty. Đối với thị trường khu vực phía Nam đây cũng là nơi thu thập tìm hiểu các thông tin về thị trường khu vực phía Nam cung cấp cho công ty. Chi nhánh này có 5 nhân viên, đứng đầu chi nhánh là chi nhánh trưởng. 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý : Giám Đốc Phòng hành chính quản trị Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng tổ chức nhân sự và đào tạo Phòng tư vấn và chuyển giao công nghệ Phòng khoa học và nghiên cứu Trung tâm xây lắp điện Ban quản lý và phát triển dự án Trung tâm tin học Trung tâm tin học 1 Trung tâm tin học 2 Trung tâm tin học3 Cửa hàng điện tử CH3 Cửa hàng điện lạnh và thiết bị điện Của hàng vật liệu điện Cửa hàng điện tử viễn thông CH10 Chi nhánh tại thành phố HCM Qua sơ đồ ta thấy: Với đội ngũ cán bộ công nhân viên là 150 người (năm 2003) và cơ sở vật chất hiện có, kết hợp với thực tế công ty, công ty đã xây dựng được mô hình quản lý trực tuyến. Giám đốc là người trực tiếp lãnh đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Một cấp quả trị nào đó chỉ nhận lệnh từ một cấp trên trực tiếp, hai bộ phận không cùng cấp không liên hệ trực tiếp với nhau đều phải thông qua bộ phận cấp trên chung của hai bộ phận đó. Hệ thống này giúp công ty toạ được tính thông nhất trong bộ máy quản lý tránh được sự chồng chéo chức năng trong quản lý xoá bỏ được việc một cấp quản trị nào đó phải nhận nhiều mệnh lệnh từ nhiều cấp trên khác nhau. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi người giám đốc phải là người năng động, nhạy bén trong các quyết định kinh doanh. Lãnh đạo công ty là giám đốc công ty, là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty với cấp trên, cơ quan quản lý nhà nước và pháp luật. Dưới giám đốc là các trưởng phòng của các phòng ban chức năng trong công ty. Phòng hành chính quản trị: Phòng hành chính quản trị có 13 người; Trong đó có một trưởng phòng,một phó phòng và 11 nhân viên. Trưởng phòng là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của phòng và là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của phòng với lãnh đạo công ty. Phòng hành chính quản trị có chức năng tham mưu, giao việc cho ban giám đốc về các chi nao ban có liên quan đến các quá trình sản xuất của công ty. Phòng có nhiệm vụ đưa ra các đề xuất các phương án sản xuất tối ưu, tổ chức quá trình chế biến, tổ chức bán các loại sản phẩm trên thị trường và thu lợi nhuận, tiếp tục quá trình tái sản xuất mở rộng. Phòng tài chính kế toán: Phòng có 7 nhân viên đứng đầu là kế toán trưởng. Phòng có chức năng tổ chức hoạch toán kế toán,tổ chức các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp và do đó phòng có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất hình thức hoạch toán kế toán, thiết lập hệ thống chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, nghiên cứu phân tích các hoạt động tài chính phát sinh như về vốn, tài sản, theo dõi và phản ánh chính xác kịp thời đầy đủ các hoạt động kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tham mưu cho ban giám đốc về công tác quản lý kinh tế, nghiên cứu dự thảo các văn bản về quản lý tài chính, kế hoạch, dự án tài chính kế toán của công ty, lập biểu, báo cáo theo yêu cầu của lãnh đạo công ty và cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Phòng kế hoạch kinh doanh: Phòng có 5 nhân viên. Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh có chức năng phối hợp, điều hành hoạt động của phòng và chịu mọi trách nhiệm của phòng với lãnh đạo công ty. Phòng kế hoạch kinh doanh có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất các kế hoạch liên quan đến thị trường, khách hàng, giá cả hàng hoá dịch vụ lập dự thảo kế hoạch trình lên cấp trên và lên tổng công ty điện tử và tin học Việt Nam, triển khai thực hiện kế hoạch năm, quý, tháng và kế hoạch tác nghiệp. Phòng tổ chức nhân sự và đào tạo: Phòng có 5 nhân viên, đứng đầu là trưởng phòng. Phòng tổ chức nhân sự và đào tạo có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương và do đó phòng tổ chức nhân sự có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất về công tác tổ chức bộ máy thích hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty, bố trí sắp xếp cán bộ của cấc phòng ban, các trung tâm, các cửa hàng, chi nhánh trực thuộc công ty; nghiên cứu đề xuất việc đào tạo tuyển dụng, bố trí lao động ở các đơn vị, đào tạo và đào tạo lai đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật đáp ứng yêu cầu ổn định và mở rộng sản xuất của công ty; Nghiên cứu và đề xuất giải quyết các quyền lợi về tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã hội, chế độ bảo hiểm đối với cán bộ nhân viên của công ty. Phòng tư vấn và chuyển giao công nghệ: Phòng tư vấn và chuyển giao công nghệ có 9 người. Lãnh đạo phòng là trưởng phòng là người trực tiếp lãnh đạo mọi hoạt động của phòng. Phong có nhiệm vụ nghiên cứu, tư vấn, cung cấp các thông tin cần thiết cho Công cũng như khách hàng về công nghệ tiên tiến. nghiên cứu, ứng dụng nó vào trong sản xuất thông qua các hình thức chuyển giao công nghệ. Phòng khoa học và nghiên cứu: phòng khoa học và nghiên cứu có 7 nhân viên. Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của phòng với lãnh đạo Công ty. Phòng có chức năng triển khai, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty và như vậy phòng có nhiệm vụ tham gia nghiên cứu các lĩnh vực về công nghệ sản xuất, tham gia thiết kế sản phẩm nghiên cứu sản phẩm mới. Các phòng ban nêu trên đều được quản lý trực tiếp bởi giám đốc Công ty. Dưới các phòng ban là các trung tâm, chi nhánh, cửa hàng trực thuộc công ty. Đứng đầu các trung tâm, chi nhánh trực thuộc Công ty là giám đốc các trung tâm. là người điều hành mọi hoạt động của trung tâm và là người chịu trách nhiệm về hoạt động của phòng với lãnh đạo công ty. Đứng đầu các cửa hàng là các cửa hàng trưởng. Các trung, chi nhánh, của hàng trực thuộc Công ty bao gồm: Trung tâm xây lắp điện. Trung tâm đo lường điều khiển. Trung tâm ứng dụng công nghệ điện tử viễn thông. Trung tâm tự động hoá. Trung tâm tin học 1.2.3 Ban quản lý và phát triển dự án. Của hàng điện tử số 3.6.9.10 Chi nhánh của công ty tại thành phố HCM Phần II: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty điện tử công nghiệp phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty: Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp: Biểu đồ 6: Chỉ tiêu chủ yếu về hiệu quả kinh doanh tổng hợp Biểu 6: Các chỉ tiêu chủ yếu về hiệu quả kinh doanh tổng hợp Đơn vị tính: Triệu VNĐ Stt Chỉ tiêu Năm So sánh 2002 - 2001 So sánh 2003 - 2001 2001 2002 2003 Chênh lệch % chênh lệch % 1 Doanh thu 123.770 147.562 231.125 23.792 19,2 107.355 86,7 2 Lợi nhuận 109 160 270 51 46,7 161 147,7 3 Nộp ngân sách 1.419 4.108 5.979 2.689 189,5 4560 321,4 Từ những năm đầu mới thành lập trải qua nhiều giai đoạn phát triển, đến nay Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế cũng như đạt được mục tiêu mà Tổng công ty Điện tử và tin học Việt Nam giao cho Công ty. Đặc biệt là trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước liên tục tăng nhanh qua các năm. Cụ thể như sau: Năm 2001 doanh thu đạt 123,770 tỷ VNĐ. Năm 2002 doanh thu của Công ty đạt 147,562 tỷ VNĐ tăng lên 23,792 tỷ VNĐ, tương ứng với tốc độ tăng là 19,2%. Năm 2003 doanh thu đặt 231,125 tỷ VNĐ tăng lên 107,355 tỷ VNĐ so với năm 2001, tương ứng với tốc độ tăng là 86,7%. Đây cũng là một tốc độ tăng rất cao thể hiện sự lớn mạnh không ngừng của Công ty. Năm 2001 lợi nhuận của Công ty đạt 109 triệu VNĐ, năm 2002 lợi nhuận của Công ty là 160 triệu VNĐ, tức là lợi nhuận tăng lên 51 triệu VNĐ tương ứng với tốc độ tăng là 46,7%. Năm 2003 lợi nhuận của Công ty đạt 270 triệu VNĐ, tăng lên 161 triệu VNĐ so với năm 2001 tương ứng với tốc độ tăng là147,7%. Tốc độ tăng lợi nhuận rất cao qua các năm của Công ty thể hiện hiệu quả kinh doanh của Công ty ngày càng tăng qua các năm. Tuy nhiên mặc dù tốc độ tăng rất cao song tỷ lệ lợi nhuận so với GTSXCN, so với doanh thu chiếm tỷ lệ rất nhỏ thể hiện hiệu quả kinh doanh cuối cùng của Công ty là chưa cao. Năm 2001 Công ty nộp ngân sách Nhà nước là 1,419 tỷ VNĐ, Năm 2002 Công ty nộp ngân sách Nhà nước là 4,108 tỷ VNĐ, tăng lên 2,689 tỷ VNĐ so với năm 2001, tương ứng với tốc độ tăng là 189,5%. Năm 2003 Công ty nộp ngân sách Nhà nước đạt 5,979 tỷ VNĐ. Tăng lên 4,660 tỷ VNĐ so với năm 2001, tương ứng với tốc độ tăng là 321,4%. Một tốc độ tăng rất cao thể hiện sự thực hiện nghĩa vụ của Công ty với Nhà nước là rất tốt. 2. phân tích Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Sau gần 20 năm hoạt động Công ty Điện tử Công nghiệp đã đạt được một số thành tựu nhất định về mặt kinh tế xã hội bên cạnh những thành tích đạt được về kinh tế. Cụ thể Công ty đạt được một số thành tựu trong một số lĩnh vực trên: 2.1 Đầu tư phát triển và hợp tác quốc tế: * Đầu tư phát triển Công ty phối hợp thực hiện dự án tự động hoá công nghệ quốc gia "ứng dụng kỹ thuật công nghiệp mới chế tạo, sản xuất một số thiết bị Điện tử - Tự động hoá dây chuyền công nghiệp" ( bắt đầu từ năm 2000 kết thúc năm 2003) Công ty Điện tử công nghiệp đã sửa chữa, xây dựng mới 04 phòng khoa học và thí nghiệm chuyên đề tổng trị giá đầu tư 450 triệu đồng kịp thời đưa vào sử dụng đạt kết quả tốt cụ thể như sau: -Phòng khoa học - nghiên cứu cứu phát triển: Trong phòng đã triển khai song hệ nghiên cứu ALLBradley của Mỹ vào áp dụng, thiết kế, kiểm thử các sản phẩm tự động hoá đưa đi áp dụng lắp đặt cho khách hàng. -Trung tâm công nghệ tự động hoá thực hiện nhiều công trình như lập trình hoàn thiện hệ thống điều khiển cho dây chuyền sản xuất kính của nhà máy kính Đáp Cầu. Gang thép Thái Nguyên, phần điều khiển, truyền số liệu cho hệ thống cân điều khiển công ty ximăng Bỉm Sơn, bộ điều khiển động cơ vinapac.... -Ban quản lý dự án: Nghiên cứu, thiết kế, ứng dụng các sản phẩm công nghệ mới như lọc bụi, thổi bụi, nâng cấp các thiết bị tự động điều khiển Tua Bin, lò hơi cho các nhà máy điện. Triển khai thực hiện tốt các dự án trên phục vụ cho nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm tự động hoá, đào tạo lập trình phần Micro chip, PLC, SCADA và Intelltion, giá trị đầu tư 400 triệu đồng ( Do chương trình quốc gia về tự động hoá hỗ trợ). Việc thực hiện các dự án trên được cho là tốt và được chương trình quốc gia về công nghệ tiếp tục hỗ trợ. Ngoài ra công ty còn được Tổng công ty Điện tử và tin học Việt Nam giao nhiệm vụ tham gia thực hiện một phần dự án: Nghiên cứu, xây dựng hệ điều hành LINUX cho Việt Nam. Công ty đăng triển khai gấp rút các bước tiến hành xây đựng tại công ty một trung tâm thiết kế "Chip" điện tử (Đã được ghi vào nghị định thư về hợp tác công nghệ giữa hai nước Việt Nam và Belarus). * Hợp tác quốc tế. Trong nước: Công ty hợp tác với nhiều đơn vị, nhà máy thuộc các ngành sản xuất : Điện, Điện tử, Than, Sát, Thép, Xi măng, Giấy, Dệt, Nhựa, Nước sạch.... Tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra công ty còn hợp tác với các công ty và lĩnh vực khác như AIC, CAC, FPT, HANEL, VITEL, Hoàng Quốc, Thuận Quốc IMI, VTC phối hợp giải quyết các hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật. Quốc tế: Công ty có quan hệ mật thiết với những văn phòng đại diện, nhà phân phối của SCHMIDT, SIEMENS, OMRON, TOSIBA (ROCKELL... Công ty đã trở thành nhà tích hợp hệ thống (SI) và phân phối sản phẩm cho các hãng như : SCHNEIDER và ALLIED SOLUTION, trong thời gian qua công ty đã có nhiều đàm phán bàn về việc hợp tác trong lĩnh vực tự động hoá và tin học với các đoàn của Trung Quốc, Hồng Công, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ. Công ty đăng tích cực triển khai hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm ISO 9001-2000 cho một đơn vị của công ty nhằm làm hạt nhân và mở rộng trong toàn Công ty. Năm 2002 công ty đã triển khai 3 đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ về cải tiến máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất lắp ráp sản phẩm và Công ty đã đề nghị Tổng Công ty có tác động tích cực giúp đỡ Công ty thực hiện các dự án nói trên. 2.2. Đào tạo phát triển: Công ty điện tử Công nghiệp là tổ chức chuyên ngành có kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu lắp đặt đào tạo hướng dẫn bảo hành các thiết bị máy móc cho khách hàng ngoài các chương trình đào tạo cơ bản hàng năm cán bộ kỹ thuật của Công ty con được đào tạo nâng cao trình độ ở nước ngoài.Thông qua các chương trinh này cán bộ của Công ty điện tử công nghiệp được các nhà sản xuất chứng nhận về trình độ và khả năng._. chuyển giao công nghệ, lắp đặt hướng dẫn sử dụng, bảo hành thiết thiết công nghệ tại Việt Nam. Bên cạnh đó Công ty điện tử công nghiệp còn có nhiều công tác viên chuyên môn trong ngành và các hiệp hôi kỹ thuật khác nhau, liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam. Các hoạt động dịch vụ kỹ thuật của Công ty được hỗ trợ bởi các cộng tác viên trong nước và nhiều chuyên gia nước ngoài. Mục tiêu của Công ty trong việc đào tạo cán bộ hợp tác với các công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực đo lường và bảo hành thiết bị tại Việt Nam. 2.3. Vấn đề công ăn việc làm và phúc lợi xã hội: Từ khi mới thành lập đến nay đội ngũ lao động của Công ty không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh cạnh sự lớn mạnh về số lượng đó chế độ đãi ngộ với người lao động đối với người lao đông không ngừng được cải thiện, đời sống người lao động trong Công ty không ngừng được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Thu nhập bình quân đầu người không ngừng được cải thiện. - Tiền lương: Cùng với sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân viên, quỹ tiền lương của Công ty liên tục được mở rộng và thu nhập bình quân đầu người của cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng được cải thiện. Biểu hiện: Biểu 7: Biểu thu nhập bình quân của Công ty qua các năm. Năm Đơn vị 2001 2002 2003 Thu nhập bình quân một người VNĐ/người/tháng 750.000 950.000 120.000 - Tiền thưởng: ở Công ty chưa có quỹ khen thưởng phúc lợi do đó cán bộ công nhân viên của công ty chỉ được nhận mức lương chính hàng tháng mà không có một khoản khen thưởng nào cho dù đã hoàn thành xuất sắc công việc. Đây là một vấn đề bất cập trong công tác tiền lương tiền thưởng của Công ty. Tiền thưởng là khoản tiền nhận được ngoài lương và phụ cấp. Nó có tác dụng kích thích lao động nhiều nhất. Tuy nhiên ở Công ty lại bỏ qua vấn đề này nên chưa kích thích được tinh thần lao động trong Công ty, điều này có tác động tiêu cực làm giảm năng xuất lao dộng của Công ty qua đó tác động làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty. - Phúc lợi xã hội: Mặc dù Công ty không có quỹ khen thưởng song tất cả cán bộ công nhân viên chính thức của Công ty đều được tham gia bảo hiểm xã hội. Điều này thể hiện vừa là quyền lợi của người lao động, vừa là trách nhiệm và sự quan tâm của Công ty đối với người lao động. 3. Phân tích các chỉ tiêu sử dụng, khai thác các yếu tố Biểu 8: Các chỉ tiêu khai thác, sử dụng các yếu tố Stt Chỉ tiêu hiệu quả Năm So sánh 2002 - 2001 So sánh 2003 - 2002 So sánh 2003 - 2001 2001 2002 2003 chênh lệch % chênh lệch % Chênh lệch % I Chỉ số về tài chính 1 Chỉ số khả năng thanh toán 1.1 Tỉ xuất tài trợ 0,089 0,067 0,100 -0,022 -25 0,033 49,2 0,011 12,3 1.2 Tỉ xuất thanh toán ngắn hạn 1,062 1,047 1,067 -0,015 -1,4 0,02 1,9 0,005 0,47 1.3 Tỉ xuất thanh toàn tức thời 0,203 0,046 0,101 -0,157 -77 0,055 119 -0,10 -50 2 Chỉ số về khả năng hoạt động 2.1 Số vòng quay của VLĐ 6,003 3,078 3,863 -2,925 -49 0,785 25,5 -2,14 -36 2.2 Hệ số đảm nhận của VLĐ 0,167 0,324 0,259 0,157 94 -0,065 -20 0,092 55 3 Chỉ số về doanh lợi 3.1 Chỉ số doanh lợi tiêu thụ 0,0009 0,0011 0,0012 0,0002 22 0,0001 9,1 0,0003 33,3 3.2 Chỉ số doanh lợi vốn KD 0,0051 0,0032 0,0043 -0,0019 -37 0,0011 34 -0,0008 -16 3.3 Chỉ số doanh lợi vốn CSH 0,056 0,048 0,048 -0,008 14,3 0 0 -0,008 14,3 II Chỉ tiêu sử dụng các yếu tố SX 1 Doanh lơi sử dụng lao động 0,964 1,221 1,8 0,257 26,7 0,579 49 0,836 86,7 2 Doanh lợi sử dụng TSCĐ 0,083 0,095 0,091 0,012 14,5 -0,004 4,4 0,008 9.6 3 Doanh lợi sử dụng TSLĐ 0,0053 0,0033 0,0045 -0,002 -37,7 0,0012 36,4 -0,0008 -15 3.1. Phân tích hiệu quả về mặt tài chính: 3.1.1. Tỉ xuất tài trợ: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính của Công ty.Bởi vì hầu hết tài sản mà Công ty có được đều được đầu tư bằng vốn của mình.Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Qua biểu 8 ta thấy: tỉ xuất tài trợ của Công ty là rất thấp, năm 2001 chỉ số này chỉ đạt là 0,089, năm 2002 tỉ xuất này lại tiếp tục giảm xuống còn 0,06 tương ứng với tốc độ giảm là 25%. Năm 2003 tỷ suất này là 0,1 đã tăng lên so với năm 2001 là 12,3% tuy có tăng song tỷ xuất này còn rất nhỏ chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của Công ty là rất thấp. 2.1.2. Tỉ xuất thanh toán ngắn hạn: Tỉ xuất này cho biết khả năng đáp ứng các khoảng nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong một năm hay một chu kỳ kinh doanh) của Công ty là thấp hay cao. Qua biểu 8 ta thấy năm 2001 tỉ xuất thanh toán của Công ty là 1,062, năm 2002 tỉ lệ này là 1,047, năm 2003 tỉ lệ này là 1,067, tăng lên so với năm 2001 là 0,47%. Tuy tỉ lệ tăng chưa cao bằng tỉ lệ mà ở các năm đều lớn hơn 1 chưng tỏ Công ty có đủ khả năng thanh toán các khoảng nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của Công ty nói chung là bình thường. 2.1.3. Tỉ xuất thanh toán tức thời: Chỉ tiêu này nếu lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán là tương đối khả quan. Qua tính toán ta thấy tỉ xuất thanh toán tức thời của Công ty là 0,203, năm 2002 tỉ xuất này giảm xuống còn 0,046 và năn 2003 tỉ xuất này là 0,101 tức là đã giảm 50% so với năm 2001. điều đó chứng tỏ Công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và do đó, có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. 2.2 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động của Công ty. 2.2.1. Số vòng quay của vốn LĐ: Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong một kỳ kinh doanh. Qua biểu 8 ta thấy: Năm 2001 số vòng quay của vốn lưu động là 6,003 vòng, thì đến năm 2002 số vong quay chỉ đạt 3,078 vòng. Năm 2003 con số nà là 3,863 vòng. Tuy có tăng lên so với năm 2002 song so sánh với năm 2001 thì số vòng quay của vốn đã giảm tới 36%, điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty là không cao và lại có xu hướng giảm dần. 2.2.2. Hệ số đảm nhận vốn lưu động: Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, vốn tiết kiệm được càng nhiều. Chỉ tiêu này cũng cho biết để tạo ra được một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Qua tính toán ở biểu trên ta thấy: Năm 2001 hệ số đảm nhận vốn lưu đông của Công ty là 0,167, năm 2002 chỉ tiêu này là 0,324 tăng lên 94% so với năm 2001. Đến năm 2003 thì để tạo ra một đồng doanh thu thì cần 0,259 đồng vốn lưu động, tăng lên 55% so với năm 2001.Mặc dù chỉ tiêu này có xu hướng tăng qua các năm song ở Công ty chỉ tiêu này lại rất thấp chứng tỏ hoạt động tạo ra doanh thu của Công ty là rất hiệu quả. 2.3 Các chỉ số về doanh lợi: 2.3.1. Doanh lợi tiêu thụ: Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra được một đồng lợi nhuận thì cần bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Qua số liệu tính toán ở trên ta thấy năm 2001 doanh lợi tiêu thụ của Công ty đạt là 0,0009, năm 2002 con số này là 0,0011, năm 2003 doanh lợi tiêu thụ đạt là 0,0012. Tuy so với năm 2001 doanh lợi tiêu thụ đã tăng lên 33% song tỉ lệ doanh lợi tiêu thụ của Công ty lại rất thấp, thể hiện hiệu quả kinh doanh của Công ty không cao. 2.3.2. Chỉ số doanh lợi vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh đêm lại máy đồng lợi nhuận. Qua tính toán ta thấy: Năm 2001 chỉ số doanh lợi vốn kinh doanh của Công ty là 0,0051, năm 2002 chỉ số này là 0,0032, năm 2003 chỉ số doanh lợi vốn kinh doanh của Công ty là 0,0043 tuy có tăng lên 24% so với năm 2002 xong chỉ tiêu này lại giảm 16% so với năm 2001, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty chưa cao và lại có su hướng giảm dần qua các năm. 2.3.3 Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu: Chỉ số này cho biết sức sinh lời của vốn CSH. Năm 2001 doanh lợi vốn CSH của Công ty là 0,056, năm 2002 chỉ tiêu này là 0,048, năm 2003 là 0,048 giảm 14,3% so với năm 2001 chứng tỏ sức sinh lời của vốn CSH của Công ty giảm, hiệu quả kinh doanh của Công ty không cao. 2.4 Các chỉ tiêu sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. 2.4.1. Chỉ số doanh lợi sử dụng lao động: Chỉ tiêu này cho biết một lao động một năm tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo kết quả tính toán ta thấy, năm 2001 một lao động của Công ty tạo ra được 0,964 triệu VNĐ lợi nhuận, năm 2002 con số này là 1,221 triệu VNĐ, năm 2003 Con số này là 1,8 triệu VNĐ, tuy đã tăng lên 86,7% so với năm 2001 song con số này lại rất thấp. Hiệu quả kinh doanh của Công ty chưa cao. 2.4.2 Chỉ số doanh lợi TSCĐ: Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ đêm lại mấy đồng lợi nhuận.Theo kết quả ở biểu 8 ta thấy: Năm 2001 doanh lợi TSCĐ là 0,083, năm 2002 là 0,095, năm 2003 là 0,094, tuy năm 2993 doanh lợi TSCĐ tăng so với năm 2001 là 9,6% song các chỉ số này lại rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân trong ngành. 2.4.3 Chỉ số doanh lợi TSLĐ: Chỉ tiêu này cũng cho ta biết đẻ tạo ra được một đồng lợi nhuận thì cần bao nhiêu đồng vốn LĐ? Nếu như năm 2001 doanh lợi TSLĐ là 0,0053 thì đến năm 2002 con số này giảm xuống còn 0,0033, năm 2003 lại tăng lên là 0,0045 tăng lên 36,4% so với năm 2002 nhưng lại giảm 15% so với năm 2001 và chỉ số này cũng rất thấp, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty chưa cao. II. phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty: 1. Nhân tố bên trong: 1.1 đặc điểm về sản phẩm: Ngành điện tử tin học là một ngành tuy không còn mới song lại là một ngành còn khá non trẻ, tốc độ phát triển khá nhanh ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường này làm cho sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt dẫn tới tỉ lệ lợi nhuận của ngành giảm xuống nhanh chóng. Công ty Điện tử Công nghiệp tham gia vào thị trường này với ngành nghề đăng ký ban đầu là thiết kế, sửa chữa, bảo hành bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị điện tử. Thêm vào đó khi thực hiện công trình Công ty không trực tiếp sản xuất các linh kiện, phụ tùng mà Công ty chỉ nhập linh kiện phụ tùng từ nước ngoài về lắp ráp vì thế Công ty chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự lên xuống, biến động của thị trường nước ngoài làm cho hiệu quả kinh tế của Công ty chưa cao. Công ty điện tử Công nghiệp là Công ty chuyên sản xuất lắp ráp các thiết bị điện, điện tử, thiết bị công nghệ cao, các thiết bị đo lường chính xác, thiết bị điều khiển, thiết bị bảo vệ thiết bị điện năng, các sản phẩm trên của công ty rất đa dạng và phong phú xong chúng có hai mục đích là phục vụ sản xuất và phục vụ tiêu dùng. Sản phẩm phục vụ sản xuất: Loại sản phẩm này bao gồm các sản phẩm như: hệ thống cân trọng lượng, các thiết bị điều khiển, các thiết bị bảo vệ động cơ, đây là nâng sản phẩm phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình sản xuất do đó khách hàng mua sản phẩm này thường là các cá nhân sản xuất, nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất, ngoài việc phục vụ cho sản xuất các sản phẩm này còn có đặc điểm chung đó là: những sản phẩm này có kết cấu hết sức phức tạp,yêu cầu phải có tính chính xác rất cao chất lượng phải đảm bảo tuyệt đối việc bảo quản và vận chuyển phức tạp, bao gói sản phẩm phải là những loại bao gói đặc biệt có độ an toàn cao. Những đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của Công ty cụ thể công ty phải luôn đầu tư cho những thiết bị công nghệ cao, thiết bị chính xác làm cho chi phí của công ty tăng cao ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cuối cùng. Sản phẩm phục vụ tiêu dùng: Loại sản phẩm này bao gồm các sản phẩm như thiết bị đo lường các thông số về điện, theo dõi, giám sát, bảo vệ, các thiết bị thu tín hiệu vệ tinh, các thiết bị truyền hình, các sản phẩm tiêu dùng điện gia dụng, người tiêu dùng các sản phẩm này của công ty là các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, công ty, xí nghiệp. Các sản phẩm ngoài mục đích phục vụ tiêu dùng còn có các đặc điểm sau: đây là những sản phẩm có khối lượng nhỏ nhưng giá trị lớn, kết cấu hết sức phức tạm đòi hỏi độ chính xác cao, chất lượng đảm bảo. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì Công ty phải đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại để đáp ứng và theo kịp nhu cầu tiến bộ khoa học công nghệ cập nhật. 1.2. Chính sách phân phối của Công ty: Công ty thực hiện hiện hai hình thức phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng: + Công ty thực hiện kênh phân phối trực tiếp không qua trung gian hay sử dụng các đại lý. Người tiêu dùng của công ty trong trường hợp này thường là các hợp đồng lắp đặt các thiết bị điện, điện tử, các thiết bị âm thanh, ánh sáng, nghe nhìn... cho các Công ty, đơn vị, cơ sở trong cả nước. Với hình thức phân phối này Công ty có thể tiết kiệm được các chi phí phân phối trung gian trong khâu phân phối nhưng với hình thức phân phối này Công ty thương nhận được hợp đồng thông qua hình thức đấu thầu. Tuy nhiên việc tham gia đấu thầu của Công ty còn nhiều hạnh chế đặc biệt là trong hồ sơ dự thầu nên số Công trình mà Công ty nhận được từ thắng thầu là chưa cao làm giảm doanh thu của Công ty, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty. + Trường hợp bán hàng trực tiếp thông qua các đại lý của công ty thì sản phẩm thường là các sản phẩm tiêu dùng của gia đình, điện tử, điện lạnh, giảng dạy tin học...Các đại lý trực thuộc và chi nhánh của công ty bao gồm: - Trung tâm tin học 1- Địa chỉ 23 Phan Đình Phùng. - Trung tâm tin học 2 - Địa chỉ 109 K1 Giảng Võ. - Trung tâm tin học 3- địa chỉ 15 Đặng Văn Ngữ. - Cửa hàng số 3:Trung tâm bảo hành, bảo trì sản phẩm điện tử 126 Cầu - Cửa hàng số 6: Điện lạnh thiết bị điện tử - 23 Quang Trung. - Cửa hàng số 9: Vật liệu điện - 216 Nguyễn Trãi. - Cửa hàng số 10 : Điện , Điện tử viễn thông- Số 8 Lý Thường Kiệt - Chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Cơ cấu tiêu thụ của công ty được mô tả bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tiêu thụ của Công ty. Công Ty Người tiêu dùng Đại lý Với hình thức phân phối trên Công ty có lợi thế là Công ty bao phủ được thị trường theo khu vực địa lý, sản phẩm của Công ty tiếp cận trực tiếp với khách hàng, giảm chi phí vận chuyển và thu hút được nhiều khách hàng tiêu thụ sản phẩm của Công ty, nhưng bên cạnh đó Công ty còn phải chịu nhiều chi phí tiêu thụ liên quan đến các đại lý của Công ty như chi phí thuê của hàng, chi phí nhân viên bán hàng, chi phí hàng tồn đọng trong khâu tiêu thụ... 1.3 Chất lượng lao động: Biểu 2: Cơ cấu lao động của Công ty qua các năm 2001, 2002, 2003. Đvt: Người Stt Cơ cấu lao động 2001 2002 2003 KH TH So sánh KH TH so sánh KH TH so sánh CL % CL % CL % Tổng cán bộ công nhân viên Trong đó: 110 113 3 102,7 125 131 6 104,8 139 150 11 107,9 1 Theo trình độ - Trên đại học 2 2 0 100 4 5 1 125 8 8 0 100 - Đại học 75 77 2 102,7 85 84 -1 98,8 88 91 3 103,4 - Trung cấp KT 33 34 1 103,3 36 42 6 116,7 43 51 8 118,6 - Sơ cấp 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 - PTTH 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Theo cơ cấu nghề nghiệp - Lao động QL 35 39 4 111.4 45 45 0 100 47 50 3 106,4 - Nhân viên KT 75 74 -1 98,7 80 86 6 107,5 92 100 8 108,7 3 Theo giới tính - Nam 83 86 3 103,6 91 92 1 101,1 95 99 4 104,2 - Nữ 27 27 0 100 34 39 5 114,7 44 51 7 115,9 4 Theo độ tuổi - Từ 20-27 37 39 2 105,4 42 48 6 114,3 55 63 8 114,5 - Từ 28-35 48 49 1 102,1 54 56 2 103,7 60 62 2 103,3 - Từ 36-55 25 25 0 100 29 27 -2 93,1 24 25 1 104,2 Biểu đồ 1: Số liệu về lao đông của Công ty Một cách tổng quát ta thấy, lực lượng lao động của Công ty tuy không lớn nhưng lại luôn tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2001 Công ty chỉ có 113 cán bộ công nhân viên thì đến năm 2003 số cán bộ công nhân viên của Công ty đã là 150 người tăng lên 37 người tương ứng với tốc độ tăng là 37%, một con số rất cao thể hiện sự lớn mạnh không ngừng của Công ty. Mặt khác đội ngũ lao động của Công ty có trình độ tương đối cao và đồng đều đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và ngành nghề của Công ty là một lợi thế rất lớn tác động tới hiệu quả kinh doanh của Công ty. Do đặc điểm chủ yếu là hoạt động lắp ráp, thương mại và dịch vụ nên cơ cấu lao động của Công ty có những nét đặc trưng so với những doanh nghiệp khác. Điểm khác biệt rõ nhất là Công ty không có công nhân mà chỉ có nhân viên quản lý và nhân viên kỹ thuật và do đó cán bộ công nhân viên của Công ty ít nhất cũng có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao. Qua đó Công ty dễ quản lý lao động và mọi người đầu có ý thức trách nhiệm, có trình độ đáp ứng được nhu cầu cũng như đòi hỏi của công việc. Đặc điểm này chi phối rất nhiều tới hiệu quả hoạt động của Công ty. Biểu đồ 2: Biến động cơ cấu lao động của Công ty theo trình độ. Về cơ cấu lao động theo giới tính cũng do đặc điểm ngành nghề sản suất kinh doanh của Công ty nên lao động của Công ty chủ yếu là lao động nam giới. Nữ giới trong Công ty chiếm tỷ lệ nhỏ và chủ yếu là các nhan viên quản lý, các nhan viên bán sản phẩm, giới thiệu sản phẩm của Công ty tại các cửa hàng, trung tâm trực thuộc Công ty. Nhưng qua các số liệu lao động ta thấy lực lượng lao động nữ của Công ty tăng lên rất nhanh qua các năm. Nếu như năm 2001 lực lượng lao động nữ của Công ty chỉ là 27 người chiếm 23,8% tổng lực lượng lao động toàn Công ty, thì đến năm 2003 lực lượng lao động nữ của Công ty đã là 51 người chiếm tỷ lệ 34%. Con số tăng tuyệt đối là 24 người trong 3 năm tương ứng với tốc độ tăng là 88,9% đây la hiện tượng tốt, vì lực lượng lao động nữ này có những dặc tính phù hợp với công việc mà họ đảm nhận như đã nêu ở trên, góp phần không nhỏ vào tăng doanh thu của Công ty. Biểu đồ 3: Cơ cấu lao động của Công ty theo giới tính. Về cơ cấu lao động theo độ tuổi ta thấy lực lượng lao động trẻ của Công ty đã liên tục tăng nhanh lên qua các năm thể hiện sự trẻ hoá lực lượng lao động của Công ty góp phần rất lớn và việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty thông qua việc tạo ra đội ngũ lao động nhiệt tình, năng động, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của thị trường Biểu đồ 4: Cơ cấu lao động của Công ty theo độ tuổi Độ tuổi từ 20- 27: Là độ tuổi của những người vừa mới ra trường hoặc đã công tác một vài năm, họ có sức trẻ và sự nhiệt tình tuy còn non yếu trong kinh nghiệm song họ lại là những người được đào tạo để tiếp thu công nghệ, khoa học hiện đại, phương phấp quản lý tiên tiến. Đây chính là lực lượng lao động tương lai của Công ty, họ góp phần tạo nên sự năng động nhạy bén trong việc sử lý các tình huống kinh doanh của Công ty và do đó lực lượng lao động này tác động mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh của Công ty. Độ tuổi từ 28-35: Là độ tuổi tương đối trưởng thành cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm. Công ty cần khai thác triệt để lực lượng nay về kinh nghiệm, kiến thức truyền lai cho các thế hệ sau của Công ty. Độ tuổi từ 36-55: Là độ tuổi tương đối trưởng thành và có đầy đủ kinh nghiệm, kiến thức nhưng tuổi đã cao và sự nhiệt tình cũng đã giảm. Công ty cần tận dụng khai thác triệt để lực lượng lao động này về kinh nghiệm, kiến thức để truyền lại cho các thế hệ lao động sau của Công ty. Do đặc điểm về sản xuất kinh doanh của Công ty là Công ty phải thường xuyên tham gia đấu thầu để có được hợp đồng sản xuất, lắp ráp va khi có được hợp đồng thì Công ty lại phải tuyển thêm lao động hoặc thuê lao động mùa vụ nên nếu không nhận được hợp đồng thì Công ty có thể bị thừa lao động tạm thời nhưng khi có nhiều hợp đồng cùng một lúc thì Công ty lại bị thiếu lao động tạm thời. Biện pháp giải quyết vấn đề tốt nhất trong trường hợp này là việc Công ty thuê lao động tạm thời, lao động thời vụ. Ngoài lực lượng lao động chính trong biên chế không thể thiếu thì Công ty có thể thuê lao động tạm thời khi có nhiều hợp đồng hoặc đa dạng hoá các sản phẩm, ngành nghề kinh doanh, mở thêm cửa hàng kinh doanh để tận dụng lao động dư thừa. góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở Công ty. 1.4 Cơ cấu vốn kinh doanh: Biểu4: Cơ cấu tài sản- nguồn vốn của Công ty qua các năm. Đvt: VNĐ Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tài sản A Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 20.615.933.689 47.615.933.689 59.837.609.129 I Tiền 4.047.036.918 2.084.591.487 5.646.542.320 1 Tiền mặt 164.389.996 14.086.990 91.150.000 2 Tiền gửi ngân hàng 3.882.646.992 1.943.504.497 555.392.320 II Các khoản phải thu 13.340.565.001 37.964.715.557 41.081.473.269 1 Phải thu của khách hàng 5.691.495.925 13.754.519.502 21.157.305.000 2 Phải thu khác 7.649.069.076 24.210.196.005 19.927.168.269 III Hàng tồn kho 2.528.000 0 343.245.000 IV Tài sản lưu động khác 3.224.803.770 7.884.012.090 12.763.348.540 B Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 1.308.981.115 1.728.275.594 2.958.401.750 I Tài sản cố định 1.308.981.115 1.728.275.594 2.958.401.750 1 Nguyên giá 1.538.317.239 2.034.471.678 2.444.645.549 2 Giá trị hao mòn luỹ kế -229.336.084 -306.196.084 -472.267.265 II Đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 Tổng tài sản 21.924.914.844 49.661.954.728 62.323.743.614 Nguồn vốn A Nợ phải trả 19.967.278.908 46.353.318.795 56.687.017.723 I Nợ ngắn hạn 19.406.195.908 45.792.235.795 56.125.932.723 II Nợ dài hạn 561.083.000 561.083.000 561.083.000 III Nợ khác 0 0 0 B Nguồn vốn chủ sở hữu 1.957.635.267 3.308.635.933 5.636.725.891 I Nguồn vốn kinh doanh 1.848.635.267 3.148.635.933 5.366.725.891 II Lợi nhuận chưa phân phối 109.000.000 160.000.000 270.000.000 Tổng nguồn vốn 21.924.914.175 49.661.954.728 62.323.743.614 Xét theo tính chất, công dụng của vốn: - Năm 2001 tổng số vốn của công ty là 21.942.914.175 ( VNĐ) trong đó vốn lưu động là 20.615.933.689 ( VNĐ) chiếm 93,39% tổng số vốn. Vốn cố định là 1.326.980.486 (VNĐ) chiếm 6,61% tổng số vốn. - Năm 2002 tổng số vốn của Công ty là 49.661.954.728 (VNĐ) trong đó vốn lưu động là: 47.933.319.134 (VNĐ) chiếm 96,5% tổng số vốn, vốn cố định là 1.728.635.594 (VNĐ) chiếm 3,5% tổng số vốn. - Năm 2003 tổng số vốn là 62.323.743.614 (VNĐ) trong đó vốn cố định là 59.837.609.129 (VNĐ) chiếm 96,1% tổng số vốn, vốn cố định là 2.486.137.485 (VNĐ) chiếm 3,9 % tổng số vốn. Biểu đồ 5: Biểu đồ cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định của Công ty: Xét về nguồn vốn: Nguồn hình thành vốn chủ yếu của Công ty bao gồm vốn chủ sở hữu (vốn ngân sách nhà nước cấp) và vốn vay. Cơ cấu vốn như sau: - Năm 2001 tổng nguồn vốn là 21.942.914.175 (VNĐ) trong đó nợ phải trả là: 19.967.278.267 (VNĐ) chiếm 90,9% tổng nguồn vốn; tổng nguồn vốn chủ sở hữu là 1.975.635.908 (VNĐ) chiếm 9,1% tổng nguồn vốn. - Năm 2002 tổng nguồn vốn là 49.661.954.728 (VNĐ) trong đó nợ phải trả là: 46.353.318.623 (VNĐ) chiếm 93,33% tổng số nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu là: 3.308.635.933 (VNĐ) chiếm 6,67 % tổng nguồn vốn. - Năm 2003 tổng nguồn vốn là: 62.323.743.614 (VNĐ) trong đó nợ phải trả là: 56.687.014.723 (VNĐ) chiếm 90,95% tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu là: 5.636.728.891 (VNĐ) chiếm 9.05% tổng nguồn vốn. Do tính chất sản phẩm điện tử thường có giá trị rất lớn nên ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của Công ty, tỷ trọng vốn lưu động thường rất lớn so với tổng vốn kinh doanh của Công ty. Thêm vào đó hoạt động dịch vụ của Công ty thường là các hoạt động sửa chữa, lắp ráp, thiết kế, đào tạo. Các hoạt động này cũng đòi hỏi lượng vốn lưu động rất lớn. Chẳng hạn khi Công ty nhận được một hợp đồng thiết kế lắp đặt sản phẩm điện tử cho khối điều khiển bảo vệ module của nhà máy nghiền than của nhà máy nhiệt điện Phả Lại, ở đây khi nhận được hợp đồng thì Công ty bắt đầu nghiên cứu, thiết kế sau đó Công ty tiến hành đàm phán với các nhà cung ứng để mua linh kiện thiết bị về tiến hành lắp ráp cho nhà máy. Hoạt động trên đòi hỏi lượng vốn lưu động rất lớn để mua thiết bị về lắp ráp cho đối tác, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu vốn của Công ty. Ví dụ trên cho ta thấy tại sao tỷ lệ vốn lưu động và vốn cố định của Công ty lại chênh lệch nhau đến như vây? Vốn cố định của Công ty thường xuyên chiếm tỷ lệ dưới 10%. Các hoạt động của Công ty không cần phải đầu tư nhiều cho tài sản cố định. Mặt khác do đặc điểm kinh doanh của Công ty, các sản phẩm khi nhập về phục vụ kinh doanh hay lắp ráp thường có giá trị lớn và rất khó mua trên thị trường nên khi mua Công ty thường bị chiếm dụng vốn, tức là phải ứng trước cho người bán làm cho lượng vốn bị chiếm dụng của Công ty tăng lên ảnh hưởng tới hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Khi thực hiện hợp đồng do hợp đồng có giá trị lớn nên các đối tác nợ lại cũng rất nhiều. Như vậy công ty bị hai lần chiếm dụng vốn, việc này đòi hỏi Công ty phải tập trung vào lượng lớn vốn lưu động cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc vốn lưu động bị chiếm dụng, ứ đọng quá nhiều làm cho Công ty bị thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi Công ty vẫn luôn luôn phải chịu chi phí sử dụng vốn, lam giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Đây chính là nguyên nhân làm cho hiệu quả kinh sản xuất kinh doanh của công ty không cao. Năm 2001 ngân sách nhà nước cấp là 1.175.285.936 (VNĐ) Năm 2002 ngân sách nhà nước cấp là 1.448.635.936 (VNĐ) Năm 2003 ngân sách nhà nước cấp là 2.048.635.936(VNĐ) Điều này chứng tỏ việc huy động vốn của công ty là khá hiệu quả. Ngày nay theo cơ chế mới nhà nước càng ít can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc một doanh nghiệp hàng năm được nhà nước cấp vốn như trên là rất ít. Điều này ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm tới. 1.5 Cơ cấu, tính chất máy móc thiết bị công nghệ: Vì hầu hết các sản phẩm của công ty đều là các sản phẩn gia công, lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng, giá trị hợp đồng là rất lớn, nhưng các sản phẩm này lại rất đa dạng và phong phú nó phụ thuộc vào hợp đồng mà công ty nhận được. Vì thế để tối ưu hoá hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị về mặt công xuất cũng như về mặt giá trị thì phần lớn máy móc thiết bị phục vu sản xuất, lắp đặt ở Công ty mà có giá trị lớn đều được đi thuê dưới dạng thuê tài chính. Biểu 3: Máy móc thiết bị chủ yếu của công ty: STT Nội dung Slg Chức năng Ghi chú 1 Thiết bị đo dòng điện một chiều (Có dòng tới 5000A FLUKE ). 10 Đo dòng điện một chiều khi kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống. Được huy động khi thực hiện 2 Thiết bị đo dòng điện áp một chiều có điện áp tới 1200 VDC. 5 Kiểm tra điện áp ra vào của hệ thống. Được huy động khi thực hiện 3 Thiết bị đo điện áp xoay chiều FLUKE. 10 Kiểm tra điện áp xoay chiều của hệ thống. Được huy động khi thực hiện 4 Thiết bị oxiloscope 2 tia tốc độ cao DIGITAL (LKUKE 100 ). 2 Kiểm tra các đặc tính của hệ thống. Được huy động khi thực hiện 5 Hệ thống phát triển bộ vi điều khiển Intel 8051,8031 8931,8951. 4 Phục vụ nghiên cứu thử nghiệm các sản phẩm ứng dụng vi điều khiển công nghiệp. Được huy động khi thực hiện 6 Thiết bị đo tốc độ truyền số liệu thông tin RS485, loại FLUKE 9000. 1 Phục vụ thí nhiệm, hiệu chỉnh các hệ thống có ứng dụng truyền tin CN. Được huy động khi thực hiện 7 Phần mềm mô tả hệ thống điều khiển và mạch điện EEPIS-Mỹ sản xuất. 1 Thử nghiệm các dạng tín hiệu trong hệ thống điều khiển. Được huy động khi thực hiện 8 Phần mềm mô phỏng các hệ thống điều khiển theo hàm toán học: MATLAP-Mỹ sản xuất. 1 Mô phỏng hệ điều khiển để kiểm tra đặc tính điều khiển với các tín hiệu vào khác nhau. Được huy động khi thực hiện 9 Thiết bị truyền hình qua vệ tinhTVRO,thiết bị Camera quan sát CCTVSYSTEM 5 Giám sát Camera theo dõi kiểm soát mọi hoạt động CCTVSYSTEM. Được huy động khi thực hiện Việc thuê tài chính phần lớn máy móc, thiết bị có giá trị rất lớn như trên làm giảm đáng kể lượng vốn bỏ ra cho đầu tư máy móc thiết bị, tránh được tình trạng ứ đọng vốn lớn mang lại hiệu quả kinh kế cao trong điều kiện Công ty phải thường xuyên tham gia ký kết hợp đồng. Tuy nhiên việc thuê tài chính máy móc thiết bị đôi khi xẩy ra tình trạng Công ty không huy động được kịp thời máy móc thiết bị khi có hợp đồng thực hiện dẫn đến tình trạng cong ty mất khách hàng hoặc không thực hiện được hợp đồng theo đúng tiến độ của bên A, cũng có trường hợp để thực hiện đúng tiến độ của bên A Công ty đã phải đi thuê máy móc thiết bị với giá rất cao làm tăng chi phí sử dụng máy móc thiết bị của Công ty dẫn đến làm tăng giá thành công trình ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh cuối cùng của Công ty. 2. nhân tố bên ngoài: 2.1 Thị trường, khách hàng: Với phương trâm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu tối đa của khách hàng. Có thể phân loại thị trường của Công ty thành thị trường theo ngành và thị trường theo địa lý. Thị trường theo ngành: Với việc cung cấp các thiết bị điện, điện tử, các thiết bị đo lường chính xác, các thiết bị theo dõi, thiết bị truyền hình thì thị trường ngành của Công ty rất đa dạng và phong phú bao gồm một số ngành sau - Ngành điện tử, tin học: Đối với ngành này Công ty luôn cung cấp các thiết bị máy tính, hệ thống mạng máy tính, phần mềm, thiết bị tin học, xây dựng kho dữ liệu cho các trường đại học, cấp Công ty, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, sở giáo dục, đào tạo... Đây là thị trường lớn nhất của doanh nghiệp đòi hỏi chất lượng hàng hoá, dịch vụ phải đảm bảo chính xác, là thị trường tương đối khắt khe và khó tính song Công ty có ưu thế là doanh nghiệp Nhà nước có mối quan hệ rộng rãi, thêm vào đó chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của Công ty luôn luôn đảm bảo. Do đó Công ty cũng luôn được thị trường này tín nhiệm, dù thị trường này còn có sự cạnh tranh gay gắt và phải kể đến các Công ty lớn như FPT, VASC, SACOM. Ngành phát thanh truyền hình: Đối với ngành này công ty chuyên cung cấp , lắp đặt hệ thống âm thanh hội thảo, hội nghị, các hệ thống phát thanh truyền hình, thiết bị chiếu phim cho khách sạn lớn, các phòng hội thảo, các ngân hàng, các nhà khách chính phủ: như khách sạn Daewoo, Sunred River, Hạ Long plaza, việc cung cấp các sản phẩm trên cho khách hàng thể hiện ưu thế tuyệt đối của Công ty trong lĩnh vực này. Thị trường này tuy khách hàng không nhiều nhưng giá trị hợp đồng thường rất lớn, ví dụ hợp đồng cung cấp máy tính, thiết bi truyền hình TVRO, Camera quan sát cho Đại học Quốc Gia Hà Nội có giá trị là 1.350.000.000. Mặt khác ta thấy đây là thị trường đòi hỏi chất lượng hàng hoá, dịch vụ, hình thức thể hiện tương đối cao. - Ngành điện lực: Công ty lắp đặt, cung cấp các hệ thống đo nồng độ chất khí, thiết bị cho lò thổi bụi, Khối điều khiển bảo vệ cho các nhà máy điện phía Bắc như nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nhiệt điện Ninh Bình, uông Bí. Đây là thị trường truyền thống và thường xuyên của Công ty d._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0112.doc