Nâng cao lợi nhuận của Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí Xuất khẩu

Phần mở đầu Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng trưởng thành , có điều kiện để tiếp nhận đầu tư , học hỏi kinh nghiệm , tạo ra bước nhảy mang tính chất “đốt cháy giai đoạn ” Đó cũng là cơ hội để doanh nghiệp của chúng ta làm quen với “luật chơi” quốc tế và vững vàng trong quan hệ kinh tế , chiếm lĩnh thị trường . Trong cơ chế đổi mới của đất nước nói riêng và sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới nói chung, các doanh nghiệp phải th

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao lợi nhuận của Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí Xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện sự chủ động phương thức làm ăn của chính mình để có thể tồn tại và phát triển.Doanh nghiệp phải năng động,sáng tạo trong kinh doanh,đồng thời phải quan tâm và quản lý chặt chẽ tất cả các khâu của quá trình sản xuất nhằm phát huy nguồn nội lực vừa tận dụng nguồn ngoại lực để có thể giảm chi phí đến mức thấp nhất và đạt lợi nhuận cao nhất .Tuy nhiên,trong nền kinh tế thị trường tất cả các hoạt động kinh tế đều vận động theo các qui luật tất yếu như qui luật cạnh tranh, qui luật giá cả , qui luật cung cầu …Điều này cho thấy chỉ có những doanh nghiệp nắm bắt ,vận dụng đựơc các qui luật kinh tế thì doanh nghiệp đó mới tồn tại được trên thị trường . Trước tầm quan trọng trong lý luận về lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường và thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu , cần chọn những giải pháp hợp lý trong việc nâng cao lợi nhuận của công ty . Nội dung của đề tài giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty cổ phần dụng cụ cơ khí XK gồm3 chương : Chương I : Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ChươngII : Thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí XK ChươngIII : Các giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí XK. Phần nội dung ChươngI: Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1.1Lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1.1.1Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là một tổ chức kinh tế có tên riêng , có trụ sở giao dịch ổn định , được đăng kí kinh doanh theo qui định riêng của pháp luật nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh .Doanh nghiệp có thể do bất cứ thể nhân hay pháp nhân nào tiến hành không phân biệt hình thức sở hữu doanh nghiệp , không bao gồm kinh tế hộ gia đình , hộ cá thể và những người buôn bán nhỏ . Trong cơ chế thị trường doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều hình thức .Căn cứ vào quan hệ sở hữu về vốn và tài sản của doanh nghiệp người ta chia doanh nghiệp thành ba loại : -Doanh nghiệp nhà nước -Doanh nghiệp tư nhân -Doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường: + Mục tiêu hàng đầu là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh , tối đa hoá lợi nhuận . Để tồn tại và đạt hiệu quả kinh doanh như mong đợi , doanh nghiệp phải cải tiến bộ máy tổ chức sản xuất , áp dụng nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật ,sử dụng chi phí có hiệu quả , tăng doanh thu , nâng cao lợi nhuận. +Tự chủ về tài chính , tự chủ về sản xuất kinh doanh : Hiện nay, các doanh nghiệp không còn được nhà nước bảo hộ trong hoạt động kinh doanh nữa , diều đó đòi hỏi các doanh nghiệp nâng cao tính tự chủ sáng tạo , áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất , không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường . + Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị các qui luật trong nền kinh tế thị trường chi phối như qui luật cung cầu , qui luật giá trị , qui luật cạnh tranh. 1.1.2Lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1.1.2.1 Khái niệm và nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp * Khái niệm: Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh , là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình doanh nghiệp sử dụng các công nghệ để kết hợp , chế biến các yếu tố đầu vào nhằm sản xuất ra các sản phẩm đưa vào khâu lưu thông . Tại khâu lưu thông luồng tài chính sẽ đi vào doanh nghiệp dưới hình thức doanh thu .Sau khi đã bù đắp các chi phí đã chi và nộp vào ngân sách nhà nứơc , doanh nghiệp thu về phần lợi nhuận sau khi bổ sung vào các quĩ của doanh nghiệp và chia lợi tức cho chủ đầu tư . *Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: - Thứ nhất, Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh , là khoản tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm , hàng hoá dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm , hàng hoá ,dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo qui định của pháp luật (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp ) . Bộ phận lợi nhuận này là phần cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp , do vậy nó có vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. -Thứ hai, Lợi nhuận từ hoạt động khác : là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của các hoạt động khác và thuế phải nộp theo qui định của pháp luật (trừ thuế thu nhập daonh nghiệp ) . Các hoạt động khác bao gồm hoạt động hoạt động tài chính và hoạt động bất thường . Thu nhập từ hoạt động tài chính gồm : thu nhập từ hoạt động tham gia góp vốn liên doanh , đầu tư mua bán chứng khoán , cho thuê tài sản cố định , lãi tiền gửi , tiền cho vay. 1.1.2.2 Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận chính là phần lao động thặng dư vượt quá lao động tất yếu do người lao độn sáng tạo ra trong quá trình sản xuất và được đo bằng khoản chênh lệch giữa doanh thu và toàn bộ chi phí bỏ ra để có được doanh thu đó. Để xác định lợi nhuận người ta có thể sử dụng phương pháp tính toán trực tiếp hoặc phương pháp sản lượng hoà vốn. + Phương pháp trực tiếp Theo phương pháp này thì lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định bằng tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt động khác . Trong đó lợi nhuận từng hoạt động là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có doanh thu đó . *Đối với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được xác định theo công thức : Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần - Trị giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý DN Trong đó doanh thu thuần được xác định : Doanh thu thuần =Tổng doanh thu bán hàng - Khoảngiảm giá hàng bán -Trị giá hàng bán bị trả lại - Thuế gián thu (nếu có ) Lợi nhuận từ hoạt động tài chính đựoc xác định như sau: Lợi nhuận hoạt động tài chính =Doanh từ hoạt động tài chính -Chi phí hoạt động tài chính -Thuế gián thu (nếu có) Lợi nhuận từ hoạt động khác được xác định : Lợi nhuận bất thường = Doanh thu bất thường -Chi phí bất thường - Thuế gián thu (nếu có) Như vậy tổng lợi nhuận là: Lợi nhuận trước thuế TNDN = Lợi nhuận từ hoạt động doanh nghiệp + Lợi nhuận hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận bất thường tài chính Lợi nhuận sau thuế được xác định : Lợi nhuận sau thuế TNDN =Lợi nhuận trước thuế TNDN -Thuế thu nhập phải nộp trong kỳ Cách xác định lợi nhuận theo phương pháp này tương đối dễ tính , do đó được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp . + Phương pháp sản lượng hoà vốn : Theo phương pháp này thì lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định theo công thức sản lượng hoà vốn . Giả sử tại mức sản lượng Q doanh nghiệp có tổng doanh thu bằng tổng chi phí thì lúc đó ta có PQ=0. PQ=Q(g-v)-F=0 Trong đó : g là giá bán đơn vị sản phẩm v là chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm F là tổng chi phí cố định Mục đích của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận nên doanh nghiệp phấn đấu để có lãi .Muốn vậy doanh nghiệp phải sản xuất mức sản lượng lớn hơn mức sản lượng hoà vốn .Vởy số lượng sản phẩm cần sản xuất và tiêu thhụ để đạt được lợi nhuận tương ứng là : F+PQ’ Q’ = --------- g-v Trong đó : PQ’=Q’(g-v)-F Phương pháp này giúp doanh nghiệp thấy được mối quan hệ giữa lợi nhuận đạt được trong kì với qui mô kinh doanh và chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2 Các chỉ số đo lợi nhuận của doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu tương đối cho phép so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các thời kì khác nhau trong cùng một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhâu . Mức tỷ suất lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng có hiệu quả . Như ta đã biết , lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh . Tuy nhiên để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì lợi nhuận không phải là chỉ tiêu duy nhất , cũng không dùng nó để so sánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau . Bởi vì lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng , nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố , có nhân tố chủ quan , có nhân tố khách quan và có sự bù trừ lẫn nhau , Hơn nữa các điều kiện kinh doanh khác nhau cũng làm cho lợi nhuận doanh nghiệp không giống nhau.. Mặt khác các doanh nghiệp có qui mô sản xuất khác nhau thì lợi nhuận thu được sẽ khác nhau . Cho nên để đánh giá đúng chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì ngoài chỉ tiêu lợi nhuận còn phải dùng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận hay còn gọi là mức doanh lợi. 1.2.1 Tỷ suất lợi nhuận vốn Tỷ suất lợi nhuận vốn : là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế đạt được với số vốn sử dụng bình quân trong kỳ (gồm VCĐ+VLĐ) hoặc vốn chủ sở hữu . Công thức xác định : P Tsv=---- Vbq Trong đó : Tsv là tỷ suất lợi nhuận lợi vốn P là lợi nhuận trước hoặc sau thuế Vbq là tổng số vốn sản suất được sử dụng bình quân trong kỳ (VCĐ+VLĐ) hoặc vốn chủ sở hữu VCĐ = nguyên giá TSCĐ - số tiền luỹ kế khấu hao đã thu hồi VLĐ = vốn dự trữ sản xuất +vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm tự chế + vốn thành phẩm Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn sản xuất bình quân được sử dụng trong kì thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận . Đây là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng tài sản , vật tư , tiền vốn , thông qua đó kích thích doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để đạt được mức tỷ suất lợi nhuận cao hơn . 1.2.2 Tỷ suất lợi nhuận giá thành Tỷ suất lợi nhuận giá thành là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trứơc và sau thuế của sản phẩm tiêu thụ so với giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ. Công thức tính : P Tsg=---- x 100% Zt Trong đó : Tsg là tỷ suất lợi nhuận giá thành P là lợi nhuận trước hoặc sau thuế sản phẩm Zt là giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ . Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì tạo đựơc bao nhiêu đồng lợi nhuận . Thông qua chỉ tiêu này có thể thấy rõ hiệu quả của chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kì. 1.2.3 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước hoặc sau thuế sản phẩm tiêu thụ vơí doanh thu tiêu thụ đạt được trong kì Công thức xác định : P Tst=---- x100% T Trong đó : Tst là tỷ suất lợi nhuận doanh thu tiêu thụ P là lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế sản phẩm tiêu thụ trong kỳ T là doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kì Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế . Nếu tỷ suất lợi nhuận này thấp hơn tỷ suất lợi nhuận của ngành chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng với giá thấp hơn hoặc so giá thành của doanh nghiệp cao hơn giá thành của các doanh nghiệp trong cùng ngành . thông qua chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp định hướng sản xuất các mặt hàng có mức doanh lợi cao đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả . Như vậy thông qua các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhụân trên đay ta có thể đánh giá một cách đầy đủ và chính xác tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh , đồng thời có thể so sánh và đánh giá được chất lượng hoật động giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành với nhau. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp 1.3.1Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới giá thành tiêu thụ sản phẩm trong kì của doanh nghiệp Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá dịch vụ trong kì được xác định theo công thức : Ztt=Zsx+ CPBH+CPQLDN Trong đó : Ztt: là giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá , dịch vụ Zsx: là giá thành toàn bộ sản phẩm , hàng hoá , dịch vụ tiêu thụ trong kì CPBH: là chi phí bán hàng CPQLDN: là chi phí quản lí doanh nghiệp Từ công thức trên ta thấy ảnh hưởng của nhân tố giá thành tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm: Giá thành sản xuất sản phẩm , hàng hoá diạch vụ tiêu thụ trong kì : là biểu hiện bằng tiền của những khoản chi phí sản xuất sản phẩm được tập hợp theo từng khoản mục . khoản chi phí này gồm có : +Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : bao gồm chi phí về nguyên liệu , nhiên liệu sử dụng trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp + Chi phí nhân công trực tiếp :bao gồm chi phí tiền lương , tiền công , các khoản trích nộp của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp phải nộp theo qui định như bảo hiểm xã hội , kinh phí công đoàn , bảo hiểm y tế của công nhân sản xuất . + Chi phí sản xuất chung : là các khoản chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất chế biến của phân xưởng trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá , dịch vụ , bao gồm : chi phí vật liệu , công cụ lao động nhỏ , khấu hao tài sản cố định phân xưởng , tiền lương , các khoản trích nộp theo qui định , chi ăn ca của nhân viên phân xưởng , chi phí dịch vụ mua ngoài , chi phí khác bằng tiền phát sinh trong phân xưởng . Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi , các khoản mục chi phí này giảm xuống sẽ làm giá thành sản xuất hạ và trực tiếp làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và ngược lại chi phí cho các khoản mục này tăng lên sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống . + Chi phí bán hàng: là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đảm bảo cho quá trình tiêu thụ sản phẩm , hàng hoá được thực hiện . Các khoản này bao gồm : tiền lương của nhân viên bán hàng , các khoản phụ cấp cho họ và các chi phí công tác đóng gói , bảo quản và các chi phí khác như chi phí điều tra nhiên cứu thị trường , chi phí quảng caó tiếp thị . Chi phí tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc quyết định của doanh nghiệp , phụ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và xã hội của thị truờng tiêu thụ . Nừu chi phí cho khoản mục này được tiết kiệm sẽ góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp . +Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm chi phí cho bộ máy quản lí điều hành doanh nghiệp , các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như : Chi phí công cụ lao động nhỏ ,khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộ máy quản lí doanh nghiệp , tiền lương và các khoản trích nộp theo lương của bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp , chi phí dịch vụ mua ngoài , chi phí khác bằng tiền phát sinh ở doanh nghiệp như chi phí về tiếp tân , giao dịch. Đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau thì tỷ trọng chi phí quản lí doanh nghiệp có khác nhau , nói chung loại chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng chi phí . Tuy nhiên nếu khoản chi phí này được tiết kiệm một cách hợp lý sẽ làm giảm giá thành sản phẩm hàng hoá , dịch vụ góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.3.2 Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá , dịch vụ +Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kì : Nhân tố này được coi là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm .Nếu ta cố định giá bán đơn vị sản phẩm thì khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tăng lên hoặc giảm bao nhiêu thì kéo theo doanh thu tiêu thụ tăng lên hoặc giảm đi bấy nhiêu . Nhân tố này tác động thuận chiều tới lợi nhuận của doanh nghiệp và được coi là nhân tố chủ quan của doanh nghiệp trong công tác quản lý nói chung và công tác tiêu thụ nói riêng . Khối lượng sản phẩm sản suất ra có ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm tiêu thụ .Sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì khả năng về tiêu thụ sẽ càng lớn . Tuy nhiên khối lượng sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố như : quy mô sản xuất , khả năng sản xuất của doanh nghiệp . Mặt khác , khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ dựa vào khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp có thể sản xuất mà còn phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ trên thị trường , chất lượng của công tác bán hàng , kết quả của công tác bán hàng , kết quả của việc ký hợp đồng tiêu thụ , việc vận chuyển hàng , giao hàng , thanh toán tiền hàng . Vì vậy, không thể tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ một cách tuỳ tiện mà phải dựa vào các yếu tố nói trên . Nếu không doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng sản phẩm hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường , như vậy doanh nghiệp sẽ không thực hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình .Do đó trước khi đưa ra quyết định sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm trong giới hạn công suất , doanh nghiệp phải nghiên cứu thăm dò thị trường thật kĩ lưỡng để đảm bảo rằng mức sản lượng mà mình đưa là phù hợp . +Chất lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ Chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và chất lượng của sản phẩm nói riêng có tính chất quyết định đến vấn đề sống còn của các doanh nghiệp trong cơ chế hiện nay . Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hay kìm hãm công tác tiêu thụ sản phẩm , do đó ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ và tất yếu ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp . Chất lượng sản phẩm là công cụ cạnh tranh sắc bén giúp doanh nghiệp thắng lợi trước các đối thủ . Chất lượng sản phẩm cao sẽ đưa sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường và nâng cao uy tín của doanh nghiệp , mà uy tín của doanh nghiệp chính là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp . Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố như : chất lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ , chất lượng dịch vụ bán hàng , chất lượng dịch vụ sau bán hàng . Các yếu tố này ảnh hưởng thuận chiều tới doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp . Vì vậy nâng cao chất lượng của sản phẩm luôn là chiến lược quan trọng đối với từng doanh nghiệp . +Kết cấu mặt hàng tiêu thụ Như chúng ta đã biết mỗi loại sản phẩm tiêu thụ có giá bán cao hay thấp khác nhau . Nếu tỷ trọng của mặt hàng có giá bán cao , giảm tỷ trọng của mặt hàng thấp trong điều kiện các nhân tố khác không đổi sẽ làm cho tổng doanh thu tăng . Nhìn chung việc thay đổi kết cấu mặt hàng chủ yếu do sự tác động của nhu cầu thị trường , trong trường hợp này doanh nghiệp phải điều chỉnh hoạt động sản xuất của mình sao cho thích ứng với nhu cầu đó nhằm mang lại hiệu quả cao nhất . Việc thay đổi kết cấu mặt hàng sao cho phù hợp với thị trường đòi hỏi những người làm công tác quản lý điều hành doanh nghiệp phải nhạy bén trong nghiên cứu điều tra thị trường cũng như nắm bắt được nhu cầu tương lai của người tiêu dùng . +Nhân tố giá bán sản phẩm Giá bán sản phẩm là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm . Nếu như các nhân tố khác không đổi , giá bán sản phẩm sản xuất tăng làm cho doanh thu tiêu thụ tăng , lợi nhuận tăng và ngựơc lại . Trong nền kinh tế thị trường giá bán lại được hình thành khách quan từ quan hệ cung cầu và các điều kiện khác trên thị trường . Do vậy , giá bán sản phẩm là khu vực mà doanh nghiệp ít tác động đến được . Tuy nhiên , doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng các cgính sách giá cả linh hoạt nhằm tối đa hoá lợi nhuận . Việc áp dụng chính sách giá phụ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm , và phụ thuộc vào chu kì kinh doanh , ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp . 1.4 Sự cần thiết phấn đấu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1.4.1 ý nghĩa và tầm quan trọng của lợi nhuận đối với doanh nghiệp nói riêng và nhà nước nói chung 1.4.1.1 Đối với doanh nghiệp Trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường lợi nhuận giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Doanh nghiệp có tồn tại được hay không , điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không . Chính vì thế lợi nhuận vừa được coi là mục tiêu vừa được coi là đòn bẩy đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp . Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp . Bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường đều có chung mục đích là tìm kiếm lợi nhuận , mà doanh nghiệp chỉ thu được lợi nhuận khi việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả .Do vậy , lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động và mục đích kinh doanh của mỗi doanh nghiệp . Không có lợi nhuận đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không đạt mục đích trong kinh doanh . Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Chỉ tiêu lợi nhuận phản ánh nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp từ cung cấp nguyên vật lỉệu cho sản xuất đến khâu tiêu thụ . Nêú doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm chi phí tăng doanh thu, sẽ làm tăng lợi nhuận và ngược lại . Chính vì vậy lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Lợi nhuận là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng tác động đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp . Lợi nhuận tạo ra sự thúc đẩy doanh nghiệp phát triển , muốn vậy doanh nghiệp phải năng động hơn trong kinh tế thị trường , phát huy tính sáng tạo , tính tự chủ trong kinh doanh , tiết kiệm chi phí . Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng để bù đắp các thiệt hại về rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh . Là nguồn tích luỹ để thực hiện tái sản xuất mở rộng , khuyến khích lợi ích vật chất trong lao động .Có lợi nhuận thì doanh nghiệp mới có thể trích lập các quĩ như : quĩ khen thưởng phúc lợi , quĩ đầu tư phát triển , quĩ dự phòng tài chính Lợi nhuận cao giúp cho doanh nghiệp nâng cao uy tín của mình trên thị trường , nhất là trong điều kiện hiện nay chúng ta đang từng bước thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp , đưa doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán .Việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cộng với tỷ suất lợi nhuận cao sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi trong công tác huy động vốn , mở rộng qui mô kinh doanh. Lợi nhuận là nguồn thu quan trọng để doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước thông qua các khoản thuế . 1.4.1.2 Đối với nhà nước Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế , nếu các doanh nghiệp hoật động tốt sẽ làm cho cả nền kinh tế tăng trưởng và ngược lại nếu các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả chứng tỏ nền kinh tế của một quốc gia suy yếu . Trong cơ chế quản lý tập trung bao cấp xã hội không đặt vấn đề lợi nhuận của doanh nghiệp lên hàng đầu đã làm cho nền kinh tế nước ta lúc ấy chao đảo. Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ , không có tài chính để tái sản xuất và thúc đẩy lao động , năng suất lao động không cao , điều đó làm cho nhà nước không thu tiền về mà còn phải bù lỗ cho các doanh nghiệp . Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả , đóng góp khoản thu lớn vào ngân sách tạo nguồn kinh phí hoạt động cho bộ máy quản lí hành chính và thúc đẩy đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội . Thuế là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước . Ngoài các khoản thuế phải nộp khác , doanh nghiệp phải trích từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh của mình ra để đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp . Khoản tiền này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tiền mà doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước. Khi nguồn thu ngân sách nhà nước được đảm bảo thì nguồn kinh phí cho hoạt động của bộ máy quản lí hành chính tài trợ nhiều hơn dẫn đến hiệu quả cao trong điều hành vĩ mô nền kinh tế . Hơn thế nữa, nhà nước sẽ có nguồn kinh phí để thực hiện các dự án , công trình phúc lợi xã hội , nâng cao đời sống của nhân dân . Và ngược lại , qua số tiền mà các doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách , nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng mang lại điều kiện và môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng lợi nhuận . 1.4.2 Thực tế hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng trưởng thành , có điều kiện để tiếp nhận đầu tư , học hỏi kinh nghiệm , tạo ra bước nhảy mang tính chất “đốt cháy giai đoạn ” Đó cũng là cơ hội để doanh nghiệp của chúng ta làm quen với “luật chơi” quốc tế và vững vàng trong quan hệ kinh tế , chiếm lĩnh thị trường . Tuy nhiên , cũng phải tỉnh táo nhìn nhận , dù tiến nhanh , song doanh nghiệp của chúng ta còn rất non yếu cần phải khắc phục rất nhiều những điểm yếu có tính cơ bản để khẳng định trên trường quốc tế .Những năm gần đây chúng ta có 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ , hoạt động còn manh mún , chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường .Các chuyên gia kinh tế cho rằng “ vấn đề cốt lõi trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chính là nội lực , năng lực sản xuất của các doanh nghiệp , trong khi đó mức độ công nghệ hoá của các doanh nghiệp Việt Nam còn lạc hậu , vốn liếng ít ỏi , nhân lực hạn chế , qui mô nhỏ , rất khó triển khai sản xuất trên qui mô lớn để đáp ứng yêu cầu của đối tác và đủ sức mạnh để cạnh tranh một cách tự tin . Vấn đề đặt ra là phải tìm cho được nguồn lực đầu tư để tăng tốc ”. Tuy nhiên , hiện nay với chính sách của Đảng và nhà nước , tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển ,với sự nỗ lực của chính các doanh nghiệp , các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị , cho nên các loại sản phẩm được đa dạng hoá , chất lượng ngày càng được nâng cao , tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm hàng hoá trên thị trường khu vực và thế giới . Với cách làm đó nhiều doanh nghiệp nhà nước đang trụ vững và phát triển sản xuất ngày càng hiệu quả , sản phẩm từng bước chiếm lĩnh thị trường . Hiện nay nhiều sản phẩm mang thương hiệu : Vang thăng Long , Bàn ghế Xuân Hoà , giày thượng Đình , khoá Việt Tiệp , quạt cơ điện , kim khí Thăng Long , dệt 10-10 … đã có chỗ đứng trên thị trưòng . Tất cả các doanh nghiệp tạo được uy tín thương hiệu đều là những doanh nghiệp chon giải pháp đầu tư có hiệu quả , đa dạng hoá sản phẩm , nâng cao chất lượng sản phẩm , cải tiến thường xuyên mẫu mã phù hợp với thị trưòng .Các doanh nghiệp dân doanh ra đời đã và đang phát huy lợi thế , góp phần thúc đẩy quá trình đầu tư , kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường . Do đầu tư đúng hướng , nhiều doanh nghiệp đạt doanh thu từ hơn 500tỷ đồng đến 12000 tỷ đồng như các tập đoàn thương mại điện máy T và T, CMC Lisohaka…Các doanh nghiệp đạt doanh số đến 500 tỷ đồng /năm như công ty : Thế Trung , Hồng Hưng Hà , AlphaNam…Bên cạnh đó , một số doanh nghiệp còn mang nặng tư tưởng bao cấp , dựa vào cơ chế xin – cho , vì vậy chậm mở rộng sản xuất cũng như phát triển thị trường . Tốc độ sắp xếp , đổi mới doanh nghiệp nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra .Số doanh nghiệp dân doanh đăng kí thành lập nhiều , nhưng số doanh nghiệp thật sự hoạt động còn thấp , kém hiệu quả , cạnh tranh chưa nhiều…ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển chung của đất nước . 1.4.3 Sự cần thiết tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp - Xuất phát từ vai trò của lợi nhuận : Theo lí luận về lợi nhuận , thì lợi nhuận có vai trò to lớn đối với cả nền kinh tế , lợi nhuận thúc đẩy cho toàn bộ xã hội phát triển . Các doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận lên đầu đòi hỏi lợi nhuận thu về phải tối đa trên số vốn doanh nghiệp đã bỏ ra. -Xuất phát từ hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay So với mặt bằng chung của thế giới , hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam tương đối thấp đặc biệt là khu vực kinh tế nhà nước . Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trên thị trường thế giới còn rất yếu , khả năng am hiểu và nắm bắt các thông tin thị trường còn chậm chạp , chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh cao dẫn đến tình trạng rất nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ , mất vốn , tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trên vốn và doanh thu không đựơc đảm bảo. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh còn thấp , tình trạng đầu tư tràn lan không có trọng điểm vẫn thường xuyên diễn ra. Từ lí luận và tình hình thực tế dặt ra buộc các doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh lấy thu bù chi đảm bảo có lãi . ChươngII : Thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu 2.1 Đặc điểm chung của công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu là một công ty được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước . Tên gọi chính thức : Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu Iên giao dịch quốc tế: EXPORT MECHANICAL TOOL STOCK COMPANY Tên giao dịch viết tắt : EMTC Trụ sở : 229 Tây Sơn - Đống Đa – Hà Nội Công ty từ khi được thành lập cho đến nay có một bề dày lịch sử phát triển lâu dài: -Thời kì 1960-1965 : Thời kì khởi đầu và định hướng phát triển Tên gọi đầu tiên của công ty là : “Xưởng y cụ” trực thuộc bộ y tế được thành lập vào ngày 18/11/1960 với nhiệm vụ sản xuất và nghiên cứu cải tiến các dụng cụ máy , thiết bị y tế . Sản phẩm chính của phân xưởng :bông , băng, panh, kéo , nồi nước cất phục vụ y tế. Ngày 14/7/1964,xưởng y cụ đổi tên thành Nhà máy y cụ .Nhiệm vụ sản xuất chính của nhà máy là sản xuất dụng cụ y tế , thiết bị bệnh viện , thiết bị dược phẩm và sửa chữa thiết bị y tế .Tự chủ trong sản xuất , cùng với đội ngũ công nhân viên trên 600 người , đất dâi được mở rộng ra phía sau , nhà xưởng được mở rộng thêm , máy móc thiết bị đựoc bổ sung thêm. Thời kí 1965-1975 : Thời kí phát triển kinh tế phục vụ chiến đấu Ngày 1/6/1971 Thủ tướng chính phủ có quyết định số 06/TP chuyển Nhà máy y cụ sang Bộ cơ khí luyện kim . Nhà máy vẫn giữ nguyên các chức năng sản xuất thiết bị và dụng cụ y tế , đi sâu nghiên cứu các thiết bị phục vụ bệnh viện có kĩ thuật phức tạp hơn như bơm dầu , ghế nha khoa bơm thuỷ lực , đồng thời tận dụng năg lực nghiên cứu sản xuất các dụng cụ khoa học khác , đội ngũ lao động và máy móc thiết bị được tăng cường . Thời kì 1975-1990: Thời kì phát triển kinh tế có kế hoạch . Thời kí này , nhà máy chuyển sang sản xuất các dụng cụ cơ khí cầm tay như kìm cờ lê , mỏ lét… đồng thời cũng đi vào sản xuất bơm chân không hai cấp , tủ lạnh , điều hoà … Đến năm 1977, những nỗ lực của nhà máy đã đi đến hợp đồng xuất khẩu đầu tiên .Các sản phẩm xuất khẩu ngày càng phong phú về chủng loại và mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn .Thị trường xuất khẩu của nhà máy là Liên Xô và các nước Đông Âu. Ngày 1/1/1985 Bộ cơ khí luyện kim chính thức đổi tên Nhà máy y cụ thành Nhà máy cơ khí xuất khẩu .Tuy vẫn trong cơ chế quản lí tập trung quan lưu bao cấp , nhưng nhà máy đã chủ động mở rộng mặt hàng xuất khẩu , tìm kiếm thị trường mới , tìm kiếm nguồn sản xuất phụ .Trong khi nhiều nhà máy khác đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất thì hoạt động sản của nhà máy vẫn phát triển , đời sống của công nhân viên được đảm bảo . -Thời kì 1991-2000 Năm 1991 , hệ thống XHCN ở Liên Xô bị._. sụp đổ , nhà máy mất đi thị trường xuất khẩu chủ yếu . Lúc đó , nền kinh tế nước ta đang chuyển sang cơ chế thị trường , cũng như bao doanh nghiệp khác , nhà máy cũng gặp nhiều khó khăn .Đó là những khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường mới , khó khăn về vốn , về công nghệ , về thiết bị để có thể cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước , khó khăn về giải quyết công ăn việc làm cho người lao động .Trước tình hình đó , nhà máy tìm kiếm thị trường ở các nước thứ 3 :Nhận làm một số sản phẩm phụ do UNICEF tài trợ , tìm bạn hàng hợp tác xuất khẩu sang Đài Loan , Nam Triều Tiên …Nhằm duy trì đội ngũ cán bộ công nhân viên thoát khỏi tình trạng khó.Do vậy , một mặt nhà máy vẫn duy trì sản xuất các dụng cụ cầm tay , một mặt liên kết các công ty nước ngoài để sản xuất các mặt hàng thép không gỉ. Thời kì từ năm 2001 đến nay. Ngày 1/1/2001 theo quyết định số 62/2000/QĐ - BCN , công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu thực hiện cổ phần hoá 100% chuyển đổi thành công ty cổ phần với tên gọi mới là Công ty cổ phần Dụng Cụ cơ khí xuất khẩu .Đây là một chuyển biến lớn trong đời sống lao động sản xuất của công ty .Với việc cổ phần hóa , công ty có khả năng thu hút được vốn đầu tư lớn hơn do sự độc lập tuyệt đối trong sản xuất kinh doanh (trước đây công ty là thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Máy và thiết bị của Bộ công nghiệp ). Số cổ phần được bán chủ yếu cho công nhân viên , một phần tiền bán cổ phần trợ cấp cho số lao động dôi dư , đào tạo và đào tạo lại lao động . Hiện nay ,công ty vẫn sản xuất kinh doanh những mặt hàng truyền thống .Đồng thời , công ty vẫn tiếp tục nghiên cứu , sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất , sử dụng tiết kiệm vật liệu , hạ bớt giá thành sản phẩm , cũng như tìm kiếm thêm các thị trường mới và các mối quan hệ đối tác mới để phát huy tối đa năng lực sản xuất , cho ra đời những sản phẩm mới phù hợp. 2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2.1.2.1 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hiện nay của công ty *Mục tiêu của công ty: Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Tạo lợi nhuận tối đa cho các cổ đông đóng góp cho ngân sách nhà nước. * Nhiệm vụ, chức năng của công ty là : Hoạt động đúng ngành nghề đã đăng kí kinh doanh thực hiện đầy đủ các qui định của nhà nước đối với công ty cổ phần như: Công bố công khai hoạt động tài chính nhà nước trước đại hội cổ đông , chia cố tức đúng hạn .Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động cũng như đối với nhà nước theo luật định. Hiện nay , nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty là sản xuất các dụng cụ cơ khí đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Các sản phẩm chủ yếu của công ty bao gồm : -Phụ tùng xe máy : cần khởi động , cần số - Phụ tùng xe đạp , ô tô -Dụng cụ cơ khí : kìm điện , kìm ê tô cà lê , kìm thông tin. - Đồ gia dụng INOX : các loại bộ đồ nấu. -Thiết bị y tế -Vật tư thiết bị ngành cơ khí , giao thông vận tải. 2.1.2.2 Đặc điểm về quy trình công nghệ Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất của công ty. Nguyên vật liệu Ban đầu Chế tạo phôi cắt đoàn rèn dập Nhập kho bán thành phẩm Gia công nguội để hoàn thành Nhiệt luyện Gia công cơ khí Tiện phay bào Mạ sản phẩm Lắp ráp hoàn chỉnh Nhập kho thành phẩm Do đặc điểm về kinh tế kĩ thuật sản phẩm của công ty mà qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở đây rất phức tạp .Muốn sản xuất sản phẩm khác nhau cần phải trải qua nhiều khâu như : Chuẩn bị khuân mẫu , chế tạo phôi , gia công cơ khí , đến nhiệt , luyện , mạ ,hàm lượng lao động sống trong sản phẩm chiếm tỷ trọng cao, việc sản xuất sản phẩm phải tiến hành tỷ mỉ từ khâu đầu đến khâu cuối . Các thiết bị máy móc rất cồng kềnh , qui trình công nghệ phức tạp , có nhiều giai đoạn chế biến khác nhau , giữa các giai đoạn nếu bị gián đoạn kĩ thuật sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn khác.Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của công ty tuần tự theo các bước sau : *Bước 1: Từ các kim loại màu , sắt , thép đựơc đưa vào phân xưởng rèn đập để tạo phôi -Cắt đoạn sản phẩm , rèn sơ bộ trên búa máy 75-150 tấn -Dập cắt bavia trên máy 100-125 tấn - Nắn thẳng trên máy 63 tấn -ủ non phôi phẩm trên lò X75 sau đó làm sạch phôi và nhập kho bán thnàh phẩm *Bứơc 2 : chuyển phôi từ bán thành phẩm xuống các phân xưởng cơ khí tiến hành khoan , tiện , phay , mài,. Sau khi gia công cơ khí chuyển sang nhiệt luyện rồi gia công lắp ráp . *Bước 3 : Chuyển xuống phân xưởng mạ , đánh bóng nhuộm đen sản phẩm, trang trí cuối cùng chuyển sang lắp ráp hoàn chỉnh rồi nhập lên kho thành phẩm. 2.1.2.3 Đặc điểm về máy móc thiết bị Máy móc thiết bị của công ty nhìn chung đều cũ và lạc hậu , có những máy đã được sản xuất cách đây 40 năm mà hiện nay vẫn còn sản xuất như máy rèn, dập .Những năm gần đây công ty đầu tư đổi mới một số máy móc phục vụ cho sản xuất hàng phụ tùng xe máy song chưa xứng đáng với tính chất và qui mô của công ty .Điều này ảnh hưởng đến thông số kĩ thuật và chất lượng sản phẩm. 2.1.2.4 Đặc điểm về lao động tại công ty Stt Chỉ tiêu Số tuyệt đối Số tương đối(%) 1 Tổng CBCNV -Nam -Nữ 627 353 274 100 56 44 2 Cán bộ quản lí -Cán bộ kinh tế -Cán bộ hành chính -Cán bộ kĩ thuật 92 39 21 32 15 6 3 6 3 Công nhân sản xuất 535 85 Cơ cấu lao động Stt Chỉ tiêu Số tuyệt đối Số tương đối 1 2 3 Đại học Trung học Công nhân kĩ thuật 67 305 255 11 49 40 4 Tổng 627 100% Lao động trực tiếp tại công ty chiếm gần 85% tổng số lao động , bộ phần quản lí chiếm 15%so với tổng lao động hiện nay. Xét theo tuổi thì những người lao động có độ tuổi từ 41 đên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 1/3 tổng số lao động chứng tỏ trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên của công ty là dày dặn kinh nghiệm .Tay nghề lao động khá cao , số công nhân có trình độ bậc 4 trở lên là 391 người chiếm tỷ lệ 45% tổng số lao động , số có trình độ cao đẳng trở lên là 124 người chiềm tỷ lệ 18% tổng số lao động. 2.1.2.5 Đặc điểm bộ máy quản lý Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc Ban kiểm soát PGĐ kinh doanh PGĐ kĩ thuật Phòng TC lao động Phòng KH vật tư Phòng KT tài vụ Phòng KD Phòng HCYT TTDV SCXM Phòng KCS Phòng kĩ thuật Phòng Cơ điện PX Cơ khí PX Cơ khí 2 PX Cơ khí 3 PX rèn dập PX mạ PX Dụng cụ PX cơ điện Đại hội đồng cổ đông :là cơ quan cao nhất của công ty , có trách nhiệm theo dõi , giám sát hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát , quyết định mức cổ tức hàng năm của công ty , sửa đổi bổ sung điều lệ công ty .- -Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý công ty , có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới quyền lợi và mục đích của công ty . Có nhiệm vụ hoạch định chiên lược , phương án , bổ nhiệm , cách chức giám đốc và các vị trí trong bộ máy quản lý . -Ban kiểm soát : gồm 3 thành viên do hội đồng quản trị cử ra , chịu sự lãnh đạo trưc tiếp của hội đồng quản trị .Có nhiệm vụ giám sát , kiểm tra việc thực hiện các chính sách và phương hướng của các bộ phận mà Đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị đề ra va báo cáo cho Hội đồng quản trị . -Ban giám đốc : gồm 3 người : +Giám đốc công ty :Là người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Trực tiếp chỉ đạo Phòng kế toán tài vụ , Phòng tổ chức bảo vệ , Phòng kế hoạch vật tư .Chịu trách nhiệm về hành vi pháp nhân và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, kí duyệt phiếu thu từ 5000000đ trở lên . + Phó giám đốc kĩ thuật: Trực tiếp phụ trách công tác kĩ thuật sản xuất của công ty , chỉ đạo sản xuất và an toàn lao động . Phụ trách các công tác kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm , vật tư , hàng hoá nhập kho . Đươc giám đốc uỷ quyền kí tất cả các phiếu nhập , xuất vật tư , sản phẩm , hàng hoá. + Phó giám đốc kinh doanh : Trực tiếp phụ trách , quản lí và chịu trách nhiệm về tình thình tiêu thụ sản phẩm và toàn bộ công việc kinh doanh của công ty .Được giám đốc uỷ quyền kí phiếu thu dưới 5000000 đ và kí các phiếu xuất vật tư , hàng hoá đem bán . -Các phòng ban chức năng : + Phòng kế hoạch : Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất quản lí việc thu mua, dự trữ vật tư để cung cấp cho sản xuất kịp thời và hiệu quả . + Phòng kinh doanh : Có nhiệm vụ chính là nghiên cứu mở rộng thị trường và đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh cho công ty, thực hiện công tác Marketing. +Phòng tài vụ : Là nơi cung cấp số liệu chủ yếu để giúp lãnh đạo công ty phân tích tình hình hoạt động sản xuất của công ty . Có trách nhiệm : -Mở sổ sách kế toán , ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách đầy đủ và các sổ kế toán chi tiết , tổng hợp . - Đảm bảo nguồn vốn lưu động phục vụ cho kế hoạch sản xuất và các kế hoạch khác của công ty. -Hạch toán trả lương cho công nhân , trích nộp bảo hiểm , kinh phí công đoàn cho cấp trên. - Theo dõi quản lí chặt chẽ TSCĐ , trích khấu hao hàng tháng . - Hàng quí tiến hành lập báo cáo tài chính , báo cáo kế toán , thực hiện hạch toán kinh doanh và thnah quyết toán về tài chính. +Phòng tổ chức lao động – tiền lương : Có nhiệm vụ sắp xếp và quản lí cán bộ công nhân viên toàn công ty , quản lí chế độ , chính sách , sắp xếp lao động và phân bổ lao động một cách hợp lí theo yêu cầu sản xuất kinh doanh , theo dõi chi BHXH , quĩ lương của toàn công ty .Quản lí định mức lao động và đơn giá tiền lương , thanh toán chi trả lương . Phòng có nhiệm vụ phụ trách công tác bảo vệ toàn công ty như tuần tra , canh gác , thường trực tại cổng công ty. + Phòng hành chính : Có nhiệm vụ quản lí các loại công văn, giấy tờ ,phát hành văn bản , quản lí con dấu của công ty.Thực hiện việc tiếp khách , quan hệ công tác theo dõi , hàng tháng lập kế hoạch mua sắm văn phòng phẩm cho công ty, chăm sóc sức khoẻ cho toàn thể công nhân viên trong công ty. + Phòng kĩ thuật : Chuyên nghiên cứu cải tiến mẫu mã sản phẩm và qui trình công nghệ , đồng thời theo dõi , kiểm tra chất lượng sản phẩm , sản xuất qua từng khâu , từng giai đoạn công nghệ .Hàng tháng đề ra nhu cầu mua nguyên vật liệu cũng như định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản phẩm. +Phòng KCS : Quản lí , kiểm tra chất lượng sản phẩm , vật tư qua từng khâu theo tiêu chuẩn của công ty. +Phòng cơ điện : Theo dõi tình hình lắp đặt , sử dụng, bảo quản trang thiết bị trong toàn công ty .Lập kế hoạch sửa chữa thiết bị của công ty.Quản lí mạng lưới điện của công ty. Toàn công ty có 8 phân xưởng sản xuất và một đội xây dựng đảm nhận những chức năng và công việc riêng . Đứng đầu mỗi phân xưởng là quản đốc phân xưởng , có trách nhiệm lãnh đạo và quản lí mọi hoạt động của phân xưởng theo hướng chỉ đạo của giám đốc và các phòng ban có liên quan.Giúp việc cho quản đốc là cán bộ kĩ thuật và các công nhân bổ trợ. -Phân xưởng cơ khí 1: chuyên sản xuất kìm điện 180,160,kìm KB30, đùi , đĩa xe đạp , phụ tùng xe máy các loại. -Phân xưởng cơ khí 2 : Sản xuất mỏ lết các loại , phụ tùng xe máy , đồ gia dụng bằng INOX. -Phân xưởng cơ khí 3 : Sản xuất kìm điện 180,160, quản lí các thiết bị nhiệt luyện có tần số cao -Phân xưởng cơ khí 4 : Gia công thìa , dĩa INOX cho Nhật Bản. - Phân xưởng rèn dập : Tạo phôi cho các phân xưởng cơ khí , quản lí hệ thống cung cấp khí nén và các thiết bị đột dập . -Phân xưởng mạ :Trang trí bề mặt sản phẩm bằng các phương pháp hoá học . - Phân xưởng dụng cụ : Sản xuất các loại dao cắt , gọt cho ngành cơ khí , khuôn mẫu các loại quản lí khu vực nhiệt luyện bằng lò điện tử . - Phân xưởng cơ điện : thực hiện lắp đặt , chạy thử các thiết bị mới . đảm bảo công tác sửa chữa máy móc , thiết bị , công cụ của công ty. 2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công tydụng cụ cơ khí xuất khẩu 2.2.1 Thuận lợi của công ty Thuận lợi đầu tiên phải đề cập đến đó là quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới . Với đà phát triển này công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu có thể chiếm đựoc thị phần tiêu thụ sản phẩm trên thị trường thế giới , đặc biệt là các mặt hàng đồ gia dụng , đồ INOX .Hiện nay công ty đang mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sang Nhật Bản , Hàn Quốc , Triều Tiên , Singgapo đồng thời củng cố thị trường EUR. -Công ty có trụ sở tại 299 phố Tây Sơn , quận Đống Đa , Hà Nội . Đây là trung tâm thương mại lớn của thành phố , khu vực này rất đông dân cư đi lại và sinh sống nên thuận lợi cho việc quảng cáo sản phẩm của công ty dưới hình thức mở phòng giới thiệu sản phẩm đặc biệt là đồ gia dụng. Mặt khác vị trí công ty rất thuận lợi cho việc kinh doanh , giao dịch , kí hợp đồng kinh tế cững như việc nắm bắt các thông tin thị trường . Qua quá trình hoạt động kinh doanh hiện nay công ty đã có trên 7 khách hàng truyền thống như công ty HONDA Việt Nam, công ty VEMP, công ty SUZUKI , công ty xích líp Đông Anh , công ty TOYOTA,công ty YAMAHA . doanh thu hàng năm từ các công ty này là tương đối lớn , chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty. - Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên tương đối lành nghề , nhiều người đã gắn bó lâu năm với công ty , đa số các công nhân mới vào làm đều đã được qua đào tạo ,điều đó làm cho công ty có tiềm lựu về nhân lực . Cán bộ quản lý có năng lực và trình độ cao -Mặt bằng sản xuất của công ty khá rộng , các phân xưởng có diện tích lớn , không gian thoáng mát. 2.2.2 Những khó khăn của công ty -Đối với tài sản cố định của công ty nói chung đã lạc hậu , rất nhiều máy móc thiết bị đã hết khấu hao mà hiện nay vẫ còn sử dụng. -Khó khăn tiếp theo là áp lực cạnh tranh của các nhà máy sản xuất sản phẩm cùng loại ngày càng gay gắt . Bên cạnh sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước hiện nay công ty phải đương đầu với các công ty nước ngoài đang xâm nhập vầo thị trường Việt Nam. -Việc tiếp xúc đối với các thị trường trên thế giới có khăn do công ty không có người giỏi về buôn bán kinh doanh quốc tế. - Nguồn nguyên vật liệu trên thị trường thế giưới biến động buộc cho các công ty phải đầu tư vốn dự trữ nguyên vật liệu , làm cho công ty bị ứ đọng vốn trong sản xuất trong khi nguồn vốn kinh doanh của công ty đang thiếu và phải huy động từ bên ngoài . -Một khó khăn nữa là việc công ty bị chiếm dụng vốn quá lớn , công tác thu hồi nợ tương đối gặp khó khăn. Trên đây là những khó khăn của công ty đòi hỏi công ty phải có giải pháp hữu hiệu để thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh trong thời gian tới . 2.3 Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty một số năm qua 2.3.1Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty giữa năm 2004 và năm2003và giữa thực tế năm 2004 với kế hoạch năm2004. *Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty giữa năm 2004 và năm 2003 Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp , là chỉ tiêu chất lượng , tập hợp phán ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng cao , nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Để đánh giá chung tình hình lợi nhuận của công ty , ta có thể xem xét qua bảng trên: Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có thể thấy mọi chỉ tiêu (tổng doanh thu, lợi nhuận , chi phí …) đều có sự gia tăng . Lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục có sự tăng trưởng , đặc biệt là năm 2004 so với năm 2003, lợi tức sau thuế năm 2004 là 13.334.111.920 Đ tăng hơn so với năm 2003 là 6.530.691.894Đ tương ứng là 95,99%. Điều này chứng tỏ năm 2004 , công ty đã sản xuất kinh doanh rất tốt . Đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự gia tăng cho ta thấy : + Tổng doanh thu năm 2004 so với năm 2003 tăng lên là 21.535.514.830đ tương ứng là 28,9%. Trong đó kinh doanh xuất khẩu tăng 6.975.952.777đ tương ứng là 291,96%. Điều này nói lên rằng năm 2004 , công ty đã ký kết nhiều hợp đồng hơn , các hợp đồng cũng được kí kết với một số lượng lớn hơn … Doanh thu luôn có quan hệ thuận chiều với lợi nhuận nên khi doanh thu tăng lên cũng là nhân tố làm lợi nhuận tăng lên. Bảng1 : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003 và năm 2004 Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Tổng doanh thu 74.497.126.620 96.032.641.450 21.535.514.830 28,9% Trong đó : doanh thu hàng XK 2.389.318.208 9.365.270.985 6.975.952.777 291,96% Các khoản giảm trừ 4.524.000 6.756.450 2.232.450 49,35% +Giảm giá hàng bán 0 0 0 +Hàng bán bị trả lại 4.524.000 6.756.450 2.232.450 49,35% +Thuế TTĐB, thuế XK phải nộp 0 0 0 1. Doanh thu thuần 74.492.602.620 96.025.885.000 21.533.282.380 28,9% 2 .Giá vốn hàng bán 61.506.286.548 72.368.467.381 10.862.180.840 17,66% 3 .Lợi nhuận gộp 12.986.316.072 23.657.417.620 10.671.101.550 82,17% 4 .Chi phí bán hàng 1.978.547.231 2.148.034.256 169.487.025 8,57% 5.Chi phí QLDN 1.063.515.128 1.936.672.481 873.157.353 82,1% 6 .Lợi nhuận từ HĐKD 9.944.253.713 19.572.710.880 9.628.457.167 96,8% 7.Doanh thu HĐTC 72.857.165 83.962.453 11.105.288 15,2% 8. Chi phí HĐTC 84.890.728 79.645.308 -5.245.420 6,18% 9 .LN thuần từ HĐTC -12.033.563 4.317.145 -16.350.708 135,87% 10. Các khoản thu bất thường 72.809.300 83.356.200 10.546.900 14,5% 11.Chi phí bất thường 0 51.396.103 51.396.103 12. LN bất thường 72.809.300 31.960.097 -40.849.203 -56,1% 13.Tổng LNTT 10.005.029.450 19.608.988.120 9.603.958.670 95,99% 14. Thuế TNDN 3.201.609.424 6.274.876.198 3.073.266.774 95,99% 15 .Tổng LNST 6.803.420.026 13.334.111.920 6.530.691.894 95,99% + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty đều tăng đần lên . Cụ thể là :năm 2004 chi phí bán hàng đã tăng hơn so với năm 2003là 169.487.025đ tương ứng là 8,57% , chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 873.157.353đ tương ứng là 82,1% . Việc công ty ký kết thêm được nhiều hợp đồng , mở rộng tăng cường sản xuất khiến cho việc phải tăng các khoản chi phí trên là điều tất nhiên . Riêng đối với chi phí quản lý doanh nghiệp , đây là khoản chi phí mà công ty có sự chủ động nắm bắt và hạn chế bớt được sự gia tăng của nó thì công ty phải có các biện pháp nhằm hạn chế tối đa sự phát sinh của đồng chi phí này , nhằm tăng thêm lợi nhuận cho công ty. + Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động tài chính trong năm 2004 tăng cao hơn so với năm 2003 , đặc biệt là lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng lên khá nhiều , năm 2003 từ mức âm 12033563đ năm 2004 lên tới mức dương 4317145đ . Điều này chứng tỏ công ty kinh doanh khá thuận lợi và có hiệu quả . Điều này cũng là một nhân tố giúp cho thu nhập của công ty được tăng thêm. Bảng : Tỷ trọng lợi nhuận năm 2003 và năm 3004 đơn vị : đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng Lợi nhuận HĐKD 9.944.253.713 99,39% 19.572.710.880 98,91% 9.628.457.167 96,8% 100,25% Lợi nhuận HĐTC -12.033.563 -0,12% 4.317.145 0,022% -16.350.708 135,87% 0,17% Lợi nhuận bất thường 72.809.300 0,73% 31.960.097 0,16% -40.849.203 -56,1% 0,43% Tổng lợi nhuận trước thuế 10.005.029.450 100% 19.608.988.120 100% 9.603.958.670 95,99% 100% Qua một vài phân tích , ta có thế thấy hoạt động kinh doanh của công ty năm 2004 là rất khả qua , tuy còn một số vấn đề cần phải giải quyết nhưng nhìn chung công ty đã và đang có những bước tiến vững chắc trong mọi hoạt động của mình . Để đánh giá toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm qua và so sánh tình hình thực hiện lợi nhuận năm 2004 với 2003 ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận. Bảng 2: Số liệu về tỷ suất lợi nhuận Chỉ tiêu Năm2003 Năm2004 Chênh lệch TSLN trước thuế trên doanh thu 13,43% 20,42% 6,99% TSLN sau thuế trên doanh thu 9,13% 13,88% 4,75% TSLN trên giá thành tiêu thụ 15,5% 25,64% 10,14% TSLN trước thúê trên tổng tài sản 32,39% 38,66% 6,72% TSLN sau thuế trên tổng vốn kinh doanh 22,02% 26,29% 4,27% TSLN sau thuế VCSH 26,64% 28,83% 2,19% Từ bảng số liệu trên ta thấy: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu năm 2003 đạt 13,43% thì đến năm 2004 đạt 20,42% tăng 6,99% so với năm 2003 .Điều này có nghĩa là trong năm 2004 cứ 100đ doanh thu tiêu thụ thì đem lại 20,42đ lợi nhuận trước thuế , tăng 6,99đ so với năm2003. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2003 đạt 9,13% thì đến năm 2004 đạt 13,88% tăng 4,75% so với năm 2003. Điều này có nghĩa là trong năm 2004 cứ 100đ doanh thu tiêu thụ thì đem lại 13,88đ lợi nhuận sau thuế , tăng 4,75đ so với năm 2003. Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành tiêu thụ năm 2003 là 15,5% thì đến năm 2004 đạt 25,64% tăng 10,14% so với năm 2003. Điều này có nghĩa là năm 2004 công ty bỏ ra 100giá thành tiêu thụ thì đem lại 25,64đ lợi nhuận ,tăng 10,14đ so với năm 2003. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2003 là 32,39% thì đến năm 2004 đạt 38,66% tăng 6,72% so với năm 2003. Điều này có nghĩa là năm 2004 cứ 100đ vốn công ty bỏ ra thì đem lại 38,66đ lợi nhuận ,tăng 6,72đ so với năm 2003. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2003 là 22,02% thì đến năm 2004 đạt 26,29% tăng 4,27% so với năm 2003. Điều này có nghĩa là năm 2004 cứ 100đ vốn công ty bỏ ra thì đem lại 26,29đ lợi nhuận, tăng 4,27đ so với năm 2003. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2003 là 26,64% thì đến năm 2004 đạt 28,83% tăng 2,19% so với năm 2003. Điều này có nghĩa là năm 2004 cứ 100đ vốn chủ sở hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh thì đem lại 26,29đ lợi nhuận, tăng 4,27đ so với năm 2003. Qua so sánh tổng quát về tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty năm 2004 so với năm 2003 ta có thể thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là tương đối tốt .Hy vọng trong những năm tới , với tốc độ này thì công ty sẽ đạt nhiều thành tựu hơn nữa góp phần đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty. *Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty giữa thực tế năm 2004 với kế hoạch năm2004 Bảng3: Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2004 Thực tế năm 2004 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Giá thành sản xuất 69.356.271.923 72.368.467.381 3.012.195.460 4,34% Chi phí bán hàng và chi phí QLDN 3.764.831.791 4.084.706.737 319.874.946 8,5% Doanh thu HĐKD 92.405.156.378 96.032.641.450 3.627.485.080 3,92% Lợi nhuận HĐKD 18.986.261.087 19.572.710.880 586.449.800 3,09% Đối với bất cứ một loại hình doanh nghiệp nào trước khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì đều phải lập kế hoạch sản xuất . Thực tế cho thấy việc thực hiện sản xuất và việc lập kế hoạch là khác nhau .Việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trứoc khi đi vào thực hiện rất có lợi vì khi đó chúng ta mới có cơ sở để thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch . Qua bảng trên ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch năm 2004 là rất tốt . Lợi nhuận kế hoạch năm 2004 là 18.986.261.087đ trong khi thực tế lại đạt được 19.572.710.880đ tăng 586.449.800đ tương ứng là 3,09% so với kế hoạch .Đây là một thành tích vượt bậc đối với công ty, tuy nhiên thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn cao hơn so với kế hoạch rất nhiều ,điều này có thể là do cách quản lý về khâu này chưa được chặt chẽ ,ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của công ty .Như ta đã biết thì lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp và bị ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau , nhưng dù sao thì nhìn chung công ty đã thực hiện rất tốt kế hoạch đặt ra trong năm 2004 , kết quả đó là sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. 2.3.2 Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu tới lợi nhuận của công ty năm2004 2.3.2.1 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố sản lượng tiêu thụ tới lợi nhuận Sản lượng tiêu thụ là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất ảnh hưởng tới kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp .Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì thì lợi nhuận tiêu thụ tăng hay giảm tỷ lệ thuận với sự tăng giảm của khối lượng tiêu thụ . Mức độ ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm tới lợi nhuận đựoc xác định như sau: Mức độ ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm tiêu thụ tới lợi nhuận năm 2004 = Số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng (giảm ) thêm năm 2004x (Giá bán đơn vị sản phẩm thực tế năm2003- Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm năm 2003) Số lượng của một số sản phẩm của công ty trong 2 năm 2003 - 2004 Tên sản phẩm ĐV SL tiêu thụ năm 2003 SL tiêu thụ năm 2004 SL tiêu thụ tăng (giảm) năm 2004 Giá bán ĐV sản phẩm thực tế năm 2003 Giá thành sx ĐV sản phẩm năm 2003 Mức độ ảnh hưởng tới lợi nhuận năm 2004 1. Cần số xe máy Cái 413.510 678.450 264.940 32.450 27.150 1.404.182.000 2. Cần khởi động Cái 425.160 865.390 440.230 46.720 39.500 3.178.460.600 3. Đùi đĩa xe đạp Cái 91.752 67.230 -24.522 23.000 19.130 -94.900.140 4.Bộ đồ nấu XK 204 Bộ 50.525 30.250 -20.275 47.520 38.610 -179.759.250 5. vỉ nướng Cái 67.935 81.730 13.795 21.500 17.752 51.703.660 6. Kìm điện 180 Cái 127.365 215.145 87.780 7.546 6.745 70.311.780 Qua bảng số liệu trên ta thấy : Khối lượng cần số xe máy tiêu thụ năm 2004 là 678.450 cái tăng 264.940 cái so với năm2003 làm cho lợi nhuận tăng :264940 x(32450-27150)=1.404.182.000đ Khối lượng cần khởi động năm 2004 là 865390 cái tăng 440.320 cái so với năm 2003 làm cho lợi nhuận tăng : 440320 x (46720-39500)= 3.178.460.600đ Khối lượng đùi đĩa xe đạp năm 2004 là 67230 cái giảm24522 cái so với năm 2003 làm cho lợi nhuận giảm : 24522x(23000-19130)=94.900.140đ Khối lượng bộ đò nấu XK 204 năm 2004 là 30250 bộ giảm 20275 bộ so với năm 2003 làm cho lợi nhuận giảm : 20275x(47520-38610)=179.759.250đ Khối lượng vỉ nướng năm 2004 là 81730 cái tăng 13795 cái so với năm 2003 làm cho lợi nhuận tăng : 13795x(21500-17752) =51.703.660đ Khối lượng kìm điện180 năm 2004 là 215145 cái tăng 87780 cái so với năm 2003 làm cho lợi nhuận tăng:87780x(7546-6745)=70.311.780đ Trên đây là một số mặt hàng của công ty mà việc thay đổi sản lượng tiêu thụ của những mặt hàng đó làm cho lợi nhuận của công ty thay đổi . Nguyên nhân làm cho sản lượng tiêu thụ đối với hàng xe máy tăng là do trong năm 2004 công ty đã kí được nhiều đơn hàng với các công ty sản xuất và lắp ráp xe máy trong nước , chính điều đó đã làm đẩy sản lượng tiêu thụ đồ xe máy của công ty lên cao, dẫn đến doanh thu đối với mặt hàng này tăng lên và như vậy làm tăng lợi nhuận của công ty . Sản lượng tiêu thụ đối với mặt hàng đùi đĩa xe đạp giảm xuống do thị trường về xe máy tăng lên nhanh trong một số năm gần đây ,làm cho nhu cầu về hàng xe đạp giảm xuống đáng kể ,điều này ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiêu thụ của mặt hàng đùi đĩa xe đạp do hợp đồng kí với mặt hàng này đối với khách hàng truyền thống giảm rất nhiều . Mặt khác do công ty tập trung máy móc thiết bị và lao động co việc sản xuất hàng xe máy và xuất khẩu cũng làm cho sản lượng mặt hàng này giảm xuống. Đối với bộ đồ nấu XK 204 , đây là mặt hàng có cả thị trường trong nước và thị trường thế giới .Sản lương tiêu thụ mặt hàng này trong năm2004 giảm xuống do chất lượng của mặt hàng này tốt nhưng mẫu mã và kiểu dáng còn ít , không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc , làm ảnh hưỏng đến sản lượng tiêu thụ, do đó ảnh hưởng tới doanh thu và như vậy ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. 2.3.2.2 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố giá thành tới lợi nhuận Giá thành là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí mà công ty bỏ ra trong kì kinh doanh Trong điều kiện các nhân tố không đổi nếu giá thành sản xuất tăng làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm và ngược lại , tức là lợi nhuận biến động ngược chiều với giá thành sản xuất. Trong năm vừa qua các mặt hàng như là đồ xe máy và dụng cụ cầm taycó xu hướng tăng là do công ty đầu tư đổi mới máy móc thiết bị khoa học công nghệ làm cho các công đoạn sản xuất sản phẩm được rút ngắn so với năm trước . Thêm vào đó việc quản lý các khoản mục chi phí cho các mặt hàng được làm tốt hơn . Nhưng nguợc lại , đối với hàng INOX đây là mặt hàng sản xuất ra chủ yếu là xuất khẩu , đối với mặt hàng này thì trong năm vừa qua giá thành đơn vị sản phẩm hàng này tăng là do thị trường nguyên vật liệu biến động tác động đến giá thành sản xuất rất nhiều. Mặt khác quá trình vận chuyển nguyên vật liệu chưa quản lý thật tốt làm chi phí vận chuyển tăng lên do đó kéo theo giá thành sản xuất tăng , ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp . Hơn nũa , thị trường tiêu thụ hàng INOX chủ yếu là EURO nên chi phí cho quản lý chất lượng cũng như chi phí bán hàng tương đối cao , mà những khoản mục chi phí đó trong năm đã đẩy giá thành sản xuất lên rất cao , làm cho sản lượng tiêu thụ trong năm bị giảm xuống do đó đã làm giảm lợi nhuận của công ty . Đây được đánh giá là một trong những hạn chế của công ty. 2.3.2.3 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố giá bán sản phẩm tới lợi nhuận Giá bán sản phẩm tác động cùng chiều với lợi nhuận của doanh nghiệp . Nếu các nhân tố khác không đổi thì giá bán sản phẩm tăng sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng và ngược lại giá bán sản phẩm giảm sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm . Như vậy , giá bán sản phẩm ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của công ty.Như đối với mặt hàng cần số xe máy thì năm 2003 có sản lượng tiêu thụ là 413510sp ,giá bán đơn vị sản phẩm năm 2003 là 32.450đ và giá bán dơn vị sản phẩm năm 2004 là 35.650đ .Như vậy thì giá bán đơn vị sản phẩm của mặt hàng này năm2004 tăng lên là (35650-32.450 )= 3250đ sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên là 413510x3250=1.343.907.500đ .Hay như mặt hàng Inox thì bộ đồ nấu XK 204 có sản lượng tiêu thụ năm2003 là 50.525 bộ , giá bán đơn vị sản phẩm năm 2003 là 47.520đ và giá bán đơn vị sản phẩm năm 2004 là 49.700đ . Như vậy thì giá bán đơn vị sản phẩm của mặt hàng này tăng lên là :( 49.700-47.520)=2180đ điều này có nghĩa là đối với mặt hàng này thì lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên là : 50.525x2180 =110.144.500đ .Như vậy sự thay đổi giá bán sản phẩm sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi . Nguyên nhân của việc tăng giảm giá bán của một số mặt hàng chủ yếu là do quan hệ cung - cầu trên thị trường quyết định . Đứng về nhân tố chủ quan thì việc tăng giảm giá bán của công ty được giải thích như sau : đối với hai mặt hàng trên thì nguyên nhân chủ yếu làm cho giá sản phẩm tăng là do lạm phát năm2004 liên tục tăng lên do đó đẩy chi phí nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm tăng lên công với khấu hao máy móc tính trên đơn vị sản phẩm sản xuất tăng lên .Khấu hao đơn vị sản phẩm tăng lên do số lượng sản phẩm sản xuất trong năm 2004 g._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0278.doc
Tài liệu liên quan