Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Thủy sản Diễn Châu

LỜI CAM ĐOAN Tên em là: Đinh Thị Nguyên Bình Sinh viên lớp: Kinh tế và Quản lý công 48 Khoa: Khoa học quản lý Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân Trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu” Em xin cam đoan chuyên đề không phải là sao chép từ bất kỳ công trình nghiên cứu nào; là kết quả nghiên cứu độc lập sau thời gian thực tập từ ngày 11/1 đến ngày 10/5 tại Công ty. Chuyên đề là sự cố gắng tìm tòi học hỏi của

doc65 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Thủy sản Diễn Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản thân cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú trong công ty và sự chỉ bảo của giáo viên trực tiếp hướng dẫn, cô Nguyễn Thị Lệ Thúy. Chuyên đề có tham khảo tài liệu nhưng hoàn toàn có chọn lọc. Những tài liệu tham khảo đều ghi rõ nguồn trích dẫn cụ thể. Nếu có sai sót hoặc không đúng sự thật, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010 Sinh viên DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Nội dung Trang Sơ đồ1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCP Thủy sản Diễn Châu 21 Hình1.1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 12 Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Cty các năm 2007-2008-2009 24 Bảng 2.2: Sản lượng và doanh thu các mặt hàng của Cty năm 2008-2009 26 Bảng 2.3: Kết quả tiêu thụ theo khu vực thị trường của Công ty 27 Bảng 2.4: Thị phần của Công ty trên địa bàn tỉnh 28 Bảng 2.5: Các loại sản phẩm của Công ty đang kinh doanh 30 Bảng 2.6: Mức hỗ trợ vận chuyển theo cung đường 32 Bảng 2.7: Tình hình vốn của Công ty qua các năm 2007 – 2008 – 2009 39 Bảng 2.8: Tình hình lao động của Công ty qua các năm 2007 – 2008 – 2009 41 Bảng 2.9: Chi phí cho công tác nghiên cứu, triển khai, ứng dụng CNghệ mới 42 Bảng 2.10: Tình hình trang bị cơ sở VC – KT của Cty năm 2007-2008-2009 43 Bảng 2.11: Ma trận SWOOT của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu 45 Bảng 2.12: Kết quả hoạt động SXKD của công ty các năm 2007-2008-2009 46 Biểu 2.1: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu 26 Biểu 2.2: Biểu đồ tiêu thụ theo khu vực thị trường của Công ty 27 Biểu 2.3: Biểu đồ thị phần của Công ty trên địa bàn tỉnh 29 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trước đây kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Các doanh nghiệp chỉ chú trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao mà không quan tâm đến việc tiêu thụ của sản phẩm và lợi nhuận cũng không phải là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Sau năm 1986, nền kinh tế chuyển đổi cơ cấu từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Đây là bước ngoặt lớn có tính chất cơ bản để nền kinh tế nước ta có thể đứng vững và phát triển kịp thời với kinh tế khu vực. Chuyển đổi kinh tế mở ra một thời kỳ mới đầy cơ hội phát triển nhưng cũng mang lại nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Cạnh tranh là quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng vượt qua các đối thủ cạnh tranh để duy trì và phát triển bản thân doanh nghiệp. Do đó năng lực cạnh tranh là một trong các yếu tố mang tính chất quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Một khi sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận thì mới đảm bảo cho sự tồn tại, tái sản xuất cũng như mở rộng và phát triển. Chính vì vậy nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có và nắm được các lợi thế của mình, củng cố năng lực cạnh tranh để cho ra các sản phẩm nổi trội hơn các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Công ty Cổ phần Thuỷ sản Diễn Châu là doanh nghiệp sản xuất, hạch toán độc lập theo hình thức cổ phần, vốn Nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ. Nhiệm vụ chính của công ty là thu mua nguyên liệu của ngư dân để sản xuất và chế biến ra các mặt hàng thủy sản với khối lượng lớn như nước mắm loại một, loại hai, các loại mắm ruốc, mắm tôm, cá khô, mực khô, sứa và các sản phẩm hải sản khác với chất lượng tốt phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Công ty có lịch sử phát triển lâu đời nhưng mới được cổ phần hóa từ năm 2000 nên quy mô chưa được lớn. Để đứng vững trên thị trường trong nước và trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh là một yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ nhận thức như vậy em đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu”. Đề tài đi sâu vào phân tích tình hình thực tế tại Công ty, đưa ra những đánh giá về năng lực cạnh tranh của Công ty, chỉ ra những yếu kém, hạn chế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, khắc phục điểm yếu để khẳng định vị thế của Công ty trên thị trường. Kết cấu của chuyên đề gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu Chương 3: Một số giải pháp góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Tên viết tắt Chú thích 1 BKS Ban kiểm soát 2 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 3 CTCP Công ty cổ phần 4 CTCPTSDC Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu 5 CTCPTSNA Công ty Cổ phần Thủy sản Nghệ An 6 DNTN Doanh nghiệp tư nhân 7 GĐ Giám đốc 8 HĐQT Hội đồng quản trị 9 KTQT Kinh tế quốc tế 10 NLCT Năng lực cạnh tranh 11 QLDN Quản lý doanh nghiệp 12 SXKD Sản xuất kinh doanh 13 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 14 VC – KT Vật chất – kỹ thuật 15 XNSL Xí nghiệp Sông Lam CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG Lý thuyết về cạnh tranh Khái niệm Có nhiều định nghĩa về cạnh tranh nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất và nhất trí cao giữa các học giả về khái niệm cạnh tranh. Theo từ điển mã nguồn mở, “cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục địch giành được sự tồn tại, sống còn, giành được thuận lợi, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng,… Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội, luật, chính trị, thể thao,…”(1) “Cạnh tranh được hiểu là quá trình ganh đua hoặc tranh giành giữa ít nhất hai đối thủ nhằm có được những nguồn lực hoặc có được những ưu thế về sản phẩm hoặc khách hàng về phía mình, để đạt được lợi ích tối đa”.(2) Theo từ điển phân tích kinh tế, “cạnh tranh là sự ganh đua giữa nhiều người… theo đuổi một mục đích như nhau”, hay còn là “quan hệ giữa nhiều nhà sản xuất, nhà buôn tranh giành khách hàng”. Do đó, ý niệm cạnh tranh thường được gắn liền với ý niệm “ganh đua” thậm chí tranh giành giữa các cá thể hay thực thể. (3) Từ những định nghĩa và các cách hiểu khác nhau đã trình bày ở trên ta có thể rút ra định nghĩa chung về cạnh tranh như sau: “Cạnh tranh nói chung là sự phấn đấu không ngừng để giành lấy được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động nào đó bằng cách ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, đưa ra những sản phẩm mới nâng cao năng suất và hiệu quả nhằm giành lấy phần hơn trong cạnh tranh”. _________________________ (1) Nguồn: Từ điển mã nguồn mở Wikipedia: (2) Nguồn: Các ngành dịch vụ Việt Nam – NLCT và hội nhập KTQT, NXB Thống Kê. (3) Nguồn: Từ điển phân tích kinh tế, NXB Tri Thức, 2002, trang 58. Vai trò Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là quy luật tất yếu khách quan của nền sản xuất hàng hóa, là một nội dung trong cơ chế vận động của thị trường. Nhờ sự cạnh tranh không ngừng mà nền kinh tế vận động theo hướng năng suất lao động xã hội được nâng cao, đảm bảo sự phát triển thành công của mỗi quốc gia. Trong nền kinh tế, nếu cạnh tranh không tồn tại thì động lực phát triển kinh tế không còn, xảy ra hiện tượng thất thoát lãng phí trong sản xuất, độc quyền trong người bán và người cung ứng đầu vào buộc người tiêu dùng phải chấp nhận giá dẫn đến tình trạng giá thành sản phẩm cao. Người sản xuất không còn muốn tìm cách tiết kiệm chi phí, giảm giá thành hay nâng cao chất lượng sản phẩm để thỏa mãn người mua nữa. Nền kinh tế nước ta mang đậm tính xã hội, cạnh tranh là tiến trình hợp lý để nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế. Cạnh tranh là một nhân tố trung tâm không thể thiếu trong các nền kinh tế hiện đại nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Xét dưới góc độ tổng thể toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực tới nhiều mặt của cuộc sống. Nhờ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa đa dạng và chất lượng dịch vụ trở nên tốt hơn. Cạnh tranh điều chỉnh quan hệ cung – cầu. Cạnh tranh hướng sử dụng các nhân tố sản xuất có hiệu quả. Cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi để sản xuất thích nghi với sự biến động của cầu và công nghệ sản xuất. Cạnh tranh tác động tích cực đến quá trình phân phối thu nhập. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy quá trình đổi mới khoa học công nghệ. Cạnh tranh kinh tế khẳng định việc các doanh nghiệp muốn có quyền tự do hành động chứ không chỉ đơn thuần tuân theo các kế hoạch do Nhà nước đề ra và cố gắng hoàn thành kế hoạch như trước đây. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh (NLCT) Khái niệm Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, quá trình cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt hơn. Các chủ thể muốn thắng thế và giành lợi thế trong kinh doanh tất yếu phải có khả năng cạnh tranh mạnh. Nó được gọi là năng lực cạnh tranh hay sức cạnh tranh. Khái niệm năng lực cạnh tranh được áp dụng với cả hai mức độ: cấp vĩ mô (NLCT quốc gia, thậm chí là của khu vực), và cấp vi mô (NLCT của doanh nghiệp, các ngành kinh doanh và sản phẩm). “Năng lực cạnh tranh là khả năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, hoặc một nước giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ. Năng lực cạnh tranh dựa trên nhiều yếu tố: giá trị sử dụng và chất lượng sản phẩm cao, điều kiện sản xuất ổn định do sản xuất dựa chủ yếu trên cơ sở kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, quy mô sản xuất lớn và nhờ đó giá thành và giá cả sản phẩm hạ. Các yếu tố xã hội như giữ được chữ tín trên thị trường, việc tuyên truyền, hướng dẫn tiêu dùng cũng có ảnh hưởng quan trọng…”(4) “Năng lực cạnh tranh là khả năng nắm giữ thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng hãng đã bán được hàng nhanh, nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh trên một thị trường cụ thể về một loại hàng cụ thể”. (5) Từ các khái niệm năng lực cạnh tranh trên ta có thể hiểu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững; là các đặc điểm hay các yếu tố của sản phẩm hoặc nhãn hiệu mà doanh nghiệp tạo ra có tính ưu việt hơn so với các nhà cạnh tranh trực tiếp. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thì phải chấp nhận cạnh tranh, tuân theo các quy luật của nó. Các điều kiện cạnh tranh ngày càng khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng phấn đấu giảm chi phí để hạ giá thành, giá bán sản phẩm, thực hiện giá trị sử dụng sản phẩm, tổ chức hệ thống tiêu thụ để tồn tại và phát triển. _________________________ (4) Nguồn: Từ điển Bách Khoa Việt Nam 3, trang 41 (5) Nguồn: Các ngành dịch vụ Việt Nam – NLCT và hội nhập KTQT, NXB Thống Kê Trong điều kiện kinh tế bao cấp trước đây, cạnh tranh trên thị trường không xảy ra, các doanh nghiệp không phải lo lắng đầu vào cũng như đầu ra, do đó rất thụ động, chỉ biết đến thực hiện lệnh của cấp trên chứ không biết nhu cầu của xã hội. Vì vậy, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp Nhà nước rất khó khăn để thích nghi với cơ chế mới. Để cạnh tranh và đứng vững trước các đối thủ mới là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, có nhiều vốn, kỹ thuật cao lại nhiều kinh nghiệm trong cạnh tranh thì vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp cổ phần nói riêng vừa là sự cần thiết cho sự tồn tại của doanh nghiệp, vừa là vấn đề tăng tính cạnh tranh thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Các tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải thể hiện được bản chất và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra và thu hút yếu tố đầu vào. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, năng lực cạnh tranh còn phải đảm bảo tính bền vững, có nghĩa phải tính đến cả mức độ sử dụng các điều kiện để duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo đó, các tiêu chí có thể sử dụng để phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp. Có thể nói đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh đo lường chất lượng cạnh tranh của doanh nghiệp. Có hai tiêu chí thành phần đó là thị phần và tốc độ tăng thị phần. Thị phần là thị trường mà sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ rộng rãi mà hầu như không gặp khó khăn nào. Thị phần của doanh nghiệp = Doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp x 100% (6) Tổng doanh thu tiêu thụ trên thị trường Doanh nghiệp mà có thị phần lớn hơn các doanh nghiệp khác tức là có năng lực cạnh tranh lớn hơn. Tuy nhiên trong trường hợp thị phần doanh nghiệp quá bé hay các doanh nghiệp xuất khẩu khó tính được thị phần trên thị trường nước ngoài thì chỉ tiêu này không còn phù hợp nữa. Do vậy còn có thêm một chỉ tiêu đi kèm đó là tốc độ tăng trưởng doanh thu so với các đối thủ. Tốc độ tăng doanh thu = Doanh thu tiêu thụ của DN trong kỳ hiện tại x 100% (7) Doanh thu tiêu thụ của DN kỳ trước Chỉ tiêu này có thể so sánh được mức độ biến đổi yếu tố đầu ra giữa các doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có ý nghĩa và thuận lợi hơn trong trường hợp thị trường quá rộng lớn, không phải tính đến tổng mức tiêu thụ của toàn bộ thị trường. Chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính a/ Tỷ số hoàn vốn (ROA) : tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường (8) Tổng tài sản Nó đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty b/ Tỷ số hoàn vốn từ vốn chủ sở hữu (ROE) ROE = Lãi ròng sau thuế x 100% (9) Vốn chủ sở hữu Nó cho biết khả năng hoàn vốn cho các chủ sở hữu. Tỷ số càng cao phản ánh khả năng thu hồi vốn của các nhà đầu tư càng lớn. c/ Tỷ số thanh toán nhanh (10) Phản ánh khả năng chi trả của công ty đối với các khoản nợ ngắn hạn bằng tài khoản có tính thanh khoản cao. Được tính bằng % của tiền mặt trên nợ ngắn hạn. d/ Tỷ số thanh toán ngắn hạn (11) Được tính bằng % của tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn. Nó đánh giá khả năng về vốn lưu động của công ty Chỉ tiêu về năng lực nghiên cứu và phát triển Được phản ánh thông qua số lượng các sản phẩm mới trong một thời gian nhất định, khả năng chuyển đổi và trình độ công nghệ, tính năng mới của sản phẩm. ________________________ (6), (7), (8), (9), (10), (11) Nguồn: tra cứu thuật ngữ: Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng Đây là chỉ tiêu định tính phản ánh năng lực kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp. Một khi xác định được và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì khả năng cạnh tranh so với các đối thủ là cao hơn. Điều đó được thể hiện trên các khía cạnh sau: a/ Chất lượng và giá cả sản phẩm Cho đến nay giá cả sản phẩm vẫn là yếu tố quan trọng cấu thành năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Sức cạnh tranh của sản phẩm mà thấp thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp không thể cao được. Khi sử dụng nguồn lực có hiệu quả, tổ chức sản xuất tốt, tiết kiệm chi phí… sẽ tạo ra hàng hóa với giá cả thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay khi mức sống của người dân tăng lên, họ sẵn sàng chi trả một khoản tiền lớn để mua những hàng hóa có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Do vậy cuộc sống càng hiện đại thì chất lượng sản phẩm trở thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp bao gồm các chỉ tiêu kinh tế (chi phí sản xuất, chi phí môi trường, chi phí đảm bảo chất lượng); chỉ tiêu kỹ thuật (an toàn-vệ sinh, thẩm mỹ, tiện dụng…) Để doanh nghiệp chiếm giữ và tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm cần thường xuyên cải tiến mẫu mã, tạo nét độc đáo cho sản phẩm. b/ Sự đa dạng hóa của sản phẩm và dịch vụ Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú. Doanh nghiệp cần nắm bắt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách đa dạng hóa loại hình sản phẩm. Tuy nhiên cần chú ý đến yếu tố nguồn lực của mình, tránh dàn trải, sử dụng kém hiệu quả c/ Thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng Thời gian cung cấp nhanh là yếu tố thu hút khách hàng khi đã có chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Thu hút được các đơn đặt hàng, nhờ đó doanh thu của doanh nghiệp tăng lên. Để cung cấp hàng nhanh cần phải kiểm soát, phòng ngừa và bảo dưỡng tốt, sử dụng công nghệ hiện đại, có các bước lập kế hoạch sản xuất cụ thể, hợp lý. Việc tổ chức tốt mạng lưới phân phối cũng rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhóm các yếu tố bên ngoài a/ Môi trường vĩ mô Các nhân tố kinh tế Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến các công ty, có tính quyết định đến hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Các nhân tố kinh tế bao gồm: trạng thái phát triển của nền kinh tế; tỷ giá hối đoái; tỷ lệ lạm phát-mức độ thất nghiệp; tỷ lệ lãi suất-chất lượng hoạt động của ngành ngân hàng. Trạng thái phát triển của nền kinh tế: Nếu nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao sẽ làm tăng thu nhập của các tầng lớp dân cư dẫn tới xu hướng phổ biến là tăng cầu. Hơn nữa, khả năng tăng sản lượng và mặt hàng đã làm tăng hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp, từ đó tăng khả năng tích lũy vốn, tăng cầu đầu tư về mở rộng kinh doanh làm hấp dẫn hơn môi trường kinh doanh. Nếu nền kinh tế ổn định có tác động tích cực đến nền kinh tế, và ngược lại trong trường hợp nền kinh tế suy thoái hoạt động sản xuất kinh doanh bị tác động theo chiều hướng xấu. Tỷ giá hối đoái: là sự so sánh về giá trị đồng tiền trong nước so với đồng tiền của các quốc gia khác. Nó tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động khác liên quan đến nhập khẩu như mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, bán sản phẩm… Khi giá trị của đồng tiền trong nước thấp hơn so với các đồng tiền khác, hàng hóa xuất khẩu trong nước sẽ tương đối rẻ hơn, có cơ hội để tăng sản phẩm xuất khẩu và ngược lại. Tỷ lệ lạm phát – mức độ thất nghiệp: nhân tố này có tác động xấu đến tiêu dùng. Cầu các loại sản phẩm dịch vụ giảm, các hoạt động đầu tư trở thành công việc may rủi. Thất nghiệp luôn là vấn đề lớn, tác động tiêu cực trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của toàn xã hội. Tỷ lệ lãi suất và chất lượng hoạt động của ngành ngân hàng: tỷ lệ lãi suất có ảnh hưởng đến mức cầu sản phẩm đối với doanh nghiệp, nó quyết định mức chi phí về vốn, do đó quyết định mức đầu tư. Chi phí về vốn là nhân tố chủ yếu khi quyết định đến tính khả thi của chiến lược. Bên cạnh đó là chất lượng hoạt động của ngành ngân hàng, nó không chỉ tác động trực tiếp đến kinh doanh của bản thân ngân hàng mà còn tác động tới nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp Các nhân tố Chính trị - Pháp luật. Các nhân tố Chính trị - Pháp luật có tác động lớn đến mức độ của các cơ hội và đe dọa từ môi trường. Điều chủ yếu là cách thức tương tác giữa các doanh nghiệp và Chính phủ. Bao gồm: các chính sách mới có liên quan của quản lý Nhà nước, các chính sách thương mại, các rào cản bảo hộ mang tính quốc gia; Luật chống độc quyền, Luật thuế, Luật lao động; những lĩnh vực trong đó các chính sách quản lý Nhà nước có thể tác động đến hoạt động và khả năng sinh lời của ngành hay doanh nghiệp. Các nhân tố Kỹ thuật – Công nghệ Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của mọi lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ đều tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do sự phát triển của công nghệ có xu hướng làm ngắn lại chu kỳ sống của sản phẩm, đòi hỏi các công ty phải lường trước được những thay đổi do công nghệ mới mang lại. Kỹ thuật – công nghệ mới thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển theo hướng tăng nhanh tốc độ, đảm bảo sự ổn định bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường sinh thái. Sự phát triển công nghệ hiện nay gắn liền với công nghệ thông tin. Việc ứng dụng có chất lượng và hiệu quả của công nghệ thông tin hiện đại vào lĩnh vực thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin kinh tế - xã hội sẽ nâng cao nhanh chóng khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin thị trường quốc tế. Đây là một trong các điều kiện không thể thiếu giúp các nhà quản trị ra quyết định đúng đắn trong kinh doanh. Các nhân tố Văn hóa – Xã hội, dân số: Các yếu tố văn hóa – xã hội có ảnh hưởng một cách chậm chạp, song cũng rất sâu sắc đến các hoạt động quản trị và kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, mọi doanh nghiệp đều phải phân tích các yếu tố xã hội để nhận biết các cơ hội, nguy cơ có thể xảy ra. Các vấn đề như phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng, sở thích… có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu của cầu thị trường. Bên cạnh đó, văn hóa – xã hôi còn ảnh hưởng đến việc hình thành môi trường văn hóa doanh nghiệp, yếu tố quan trọng giúp tạo lợi thế cạnh tranh. Phát triển kinh tế thế giới và hội nhập quốc tế của đất nước Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới có tác động hai mặt đến hoạt động sản xuất của mọi doanh nghiệp. Một mặt giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, xóa bỏ được các rào cản kinh tế, tiếp thu nhanh chóng tiến bộ khoa học công nghệ, mặt khác nó cũng tạo ra không ít nguy cơ từ áp lực cạnh tranh mạnh mẽ giữa các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành hay các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào thị trường nội địa. Do vậy các doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ xu thế toàn cầu hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh, nắm bắt các cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ thách thức do quá trình hội nhập tạo ra. b/ Môi trường ngành (Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter) Hình 1.1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter CÁC ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại Nguy cơ đe dọa từ những người mới vào cuộc KHÁCH HÀNG Quyền lực thương lượng của người mua Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng SẢN PHẨM THAY THẾ Nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm - dịch vụ thay thế NHÀ CUNG ỨNG (Nguồn: Michael Porter, “Competitive Strategy”,1980) M. Porter đưa ra mô hình 5 lực lượng cạnh tranh bao gồm: (1) Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn; (2) Áp lực cạnh tranh của các sản phẩm thay thế; (3) Sức ép từ phía khách hàng; (4) Sức ép từ các nhà cung ứng; (5) Sự cạnh tranh giữa các công ty đang hoạt động trong ngành. Theo M. Porter, mỗi một yếu tố trong mô hình càng mạnh thì càng hạn chế khả năng cho các doanh nghiệp tăng giá cả và kiếm lợi nhuận và ngược lại. Việc phân tích cụ thể các yếu tố sẽ này giúp cho các nhà chiến lược phán đoán được các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành (hoặc trong một thị trường cụ thể) để xác định các cơ hội và sự đe dọa đối với doanh nghiệp của họ. Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành. + Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn . Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp Số lượng và quy mô nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Do vậy, với tất cả các ngành, nhà cung cấp luôn gây các áp lực nhất định nếu họ có quy mô, sự tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực quý hiếm. Chính vì thế những nhà cung cấp các sản phẩm đầu vào nhỏ lẻ (nông dân, thợ thủ công.... ) sẽ có rất ít quyền lực đàm phán đối với các doanh nghiệp mặc dù họ có số lượng lớn nhưng họ lại thiếu tổ chức. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng Đây là lực lượng tạo ra khả năng mặc cả của người mua. Đối với một doanh nghiệp, khách hàng của họ không chỉ là khách hàng hiện tại mà phải tính cả các khách hàng tiềm ẩn. Họ có thể là người tiêu dùng cuối cùng, các nhà phân phối (bán buôn, bán lẻ) và các nhà mua công nghiệp. Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành: + Khi nhà cung ứng có quy mô vừa và nhỏ, còn người mua ít nhưng quy mô lớn + Khi người mua mua với số lượng lớn, họ sử dụng sức mua gây sức ép giảm giá + Khách hàng có đầy đủ thông tin về thị trường như nhu cầu, giá cả của các nhà cung cấp + Khách hàng có thể vận dụng chiến lược liên kết dọc, tức là họ có xu hướng khép kín sản xuất, tự sản xuất, gia công các bộ phận chi tiết, bán sản phẩm cho mình Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ + Tình trạng ngành: Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh tranh... + Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán. Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại. Ngành tập trung : Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối ( Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền) + Các rào cản rút lui: Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng , các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế. Tính bất ngờ, khó dự đoán của sản phẩm thay thế: ngay cả trong nội bộ ngành với sự phát triển của công nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế cho ngành mình. Nhóm các yếu tố bên trong Năng lực tài chính Đây là yếu tố rất quan trọng để xem xét tiềm lực mạnh yếu của doanh nghiêp như thế nào. Mọi hoạt động như đầu tư, mua sắm, dự trữ, lưu kho, cũng như khả năng thanh toán tại mọi thời điểm đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của nó. Năng lực tài chính được đánh giá dựa trên các yếu tố định tính và định lượng. Các yếu tố định tính thể hiện khả năng khai thác, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính. Các yếu tố định lượng bao gồm: quy mô vốn, chất lượng tài sản, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời… Vốn là một yếu tố sản xuất cơ bản và là yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả, quay vòng vốn nhanh có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm chi phí vốn, giảm giá thành phẩm. Việc huy động vốn kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu vật tư, nguyên liệu, thuê nhân công, mua sắm thiết bị, công nghệ… Như vậy để phản ánh sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp thì năng lực tài chính là yêu cầu đầu tiên, bắt buộc phải có nếu muốn thành công trong kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh Năng lực nguồn nhân lực Đây là yếu tố cơ bản, là lực lượng lao động sáng tạo của doanh nghiệp và có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh dẫn đến ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Toàn bộ lực lượng lao động của doanh nghiệp bao gồm cả lao động quản trị, lao động nghiên cứu – phát triển, lao động kỹ thuật trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất có tác động mạnh và mang tính chất quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Khi trình độ nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, sản phẩm sẽ bán được nhiều hơn, lợi nhuận càng tăng, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp sẽ ngày càng lớn. Nhờ đó doanh nghiệp có điều kiện phát triển mở rộng thị trường, quy mô, góp phần làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển. Năng lực tổ chức, quản trị và lãnh đạo Năng lực tổ chức, quản trị và lãnh đạo được coi là yếu tố có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Năng lực lãnh đạo thể hiện ở khả năng sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, coi trọng nhân tố con người, biết khơi dậy tinh thần đoàn kết giữa các cá nhân, từ đó tạo nên sức mạnh của cả tập thể. Bên cạnh đó, người lãnh đạo phải có năng lực quan sát, phân tích, phán đoán chính xác cơ hội cũng như nguy cơ từ môi trường bên ngoài nhằm vạch ra đường lối chiến lược phát triển lâu dài nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực tổ chức, quản trị và lãnh đạo của doanh nghiệp bao gồm việc quản lý sản xuất, con nguời và sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và phân định trách nhiệm rõ ràng các chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận. Năng lực này đạt được hiệu quả cao khi có sự sắp xếp phù hợp với năng lực của từng cá nhân để phát huy hết khả năng, sở trường của họ, phát huy sự chủ động, sáng tạo trong công việc, tạo môi trường làm việc tốt là cơ sở để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp gọn nhẹ, hiệu lực cao có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả quản lý, ra quyết định nhanh chóng, chính xác và làm giảm tương đối chi phí quản lý của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Năng lực vật chất kỹ thuật và công nghệ Năng lực này được hiểu là toàn bộ cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp với các thiết bị máy móc được sử dụng. Thiết bị công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực công nghệ còn được hiểu là khả năng tìm kiếm, mua bán thiết bị công nghệ, khả năng vận hành, đổi mới và sáng tạo công nghệ. Các tiêu chí đánh giá năng lực công nghệ đó là: tính hiện đại biểu hiện qua các thông số như năm sản xuất, hãng sản xuất, công suất; tính đồng bộ đảm bảo sự phù hợp giữa các thiết bị, công nghệ với phương pháp sản xuất; tính hiệu quả thể hiện ở tác dụng của việc sử dụng máy móc thiết bị đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; và tính đổi mới thể hiện ở sự đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng l._.ực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Năng lực hoạt động marketing Năng lực marketing của doanh nghiệp được hiểu là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P trong hoạt động marketing (sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến bán hàng), trình độ nguồn nhân lực marketing. Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây được xem là nhóm nhân tố quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN DIỄN CHÂU Một số đặc điểm về tổ chức và kinh doanh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu Tổng quan về công ty Giới thiệu doanh nghiệp Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Thuỷ sản Diễn Châu Tên doanh nghiệp tiếng Anh: Dienchau seafood jointstock Company Địa chỉ: Xã Diễn Ngọc-Huyện Diễn Châu-Tỉnh Nghệ An Giấy phép đăng ký kinh doanh: 2703000003 Điện thoại: 0383628393 Fax: 0383628328 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu được thành lập từ năm 1947, tiền thân là Trạm Nam hải, làm nhiệm vụ kinh tài cho Huyện ủy Diễn Châu. Do yêu cầu về quản lý và đổi mới phương thức sản xuất, ngày 11/7/1983, UBND tỉnh Nghệ Tĩnh có Quyết định số 13/QĐ-UB thành lập Xí nghiệp Hải sản Diễn Châu trực thuộc sở Thuỷ sản, đây là bước đầu tiên khẳng định vị trí, vai trò cũng như sự tồn tại của Công ty Cổ phần Thuỷ sản Diễn Châu sau này. Sau đó, Quyết định số 49/QĐ-UB của UBND tỉnh Nghệ Tĩnh ngày 8/6/1984 giao Xí nghiệp Thuỷ sản Diễn Châu cho UBND huyện Diễn Châu quản lý. Đến ngày 26/5/1987, UBND tỉnh Nghệ An đổi tên Xí Nghiệp Hải sản Diễn Châu thành Công ty Thuỷ sản Diễn Châu theo quyết định số 820/QĐ-UB khẳng định sự cần thiết và trưởng thành của Công ty trên địa bàn. Đến ngày 4/11/1992, UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định số 2029/QĐ-UB về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước và đổi tên Công ty Thuỷ sản Diễn Châu thành Công ty Dịch vụ Thuỷ sản Diễn Châu. Theo quyết đinh này, công ty được bổ sung thêm chức năng hoạt động là dịch vụ, một chức năng mới theo cơ chế thị trường. Thực hiện Nghị định số 44/1998/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 26/9/1998 về việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, UBND tỉnh ra Quyết định số 02/2000/QĐ-UB ngày 03/01/2000 về việc cổ phần hoá Công ty Dịch vụ Thuỷ sản Diễn Châu và đổi tên thành Công ty Cổ phần Thuỷ sản Diễn Châu, giao cho sở Thuỷ sản trực tiếp quản lý. Từ đây, công ty hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với 51% vốn Nhà nước. Vốn điều lệ của Công ty 900 triệu đồng, được chia thành 9000 cổ phần, mỗi cổ phần trị giá 100.000đ. Diễn châu với bờ biển dài 26km nên việc phát triển nghề khai thác được chú trọng. Nhân dân vùng biển Diễn Châu đã có kinh nghiệm chế biến thủy sản từ rất lâu đời. “ Nước mắm Vạn Phần” Diễn châu đã nổi tiếng từ lâu, tạo ra nhiều thuận lợi cho công ty khẳng định uy thế và vị trí của mình trên thị trường Công ty Cổ phần Thuỷ sản Diễn Châu có trụ sở đặt tại xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nằm cách đường quốc lộ 1A về phía Đông khoảng 1km, nằm sát cửa Lạch Vạn. Do vị trí nắm sát cửa Lạch vạn thông ra biển Đông, dễ thu mua nguyên vật liệu. Diễn Ngọc là một xã vùng biển có nghề truyền thống đánh bắt hải sản, tại đây có bến cho các tàu thuyền đánh cá neo đậu, vì vậy công ty có khá nhiều thuận lợi về việc thu mua nguyên liệu là thuỷ hải sản phục vụ sản xuất cũng như tuyển dụng lao động có tay nghề theo yêu cầu mùa vụ. Chức năng nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh. Chức năng, nhiệm vụ Tạo mô hình sản xuất hợp lý trên cơ sở sản xuất đa dạng sản phẩm. Chủ động mở rộng sản xuất kinh doanh để nâng cao sức mạnh tổng hợp tạo khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường. Công ty Cổ phần Thuỷ sản Diễn Châu là doanh nghiệp sản xuất, hạch toán độc lập theo hình thức cổ phần, vốn Nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ. Công ty có đủ tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật Việt nam , tự chủ sản xuất kinh doanh theo quy định của Nhà nước, hoạt động và quản lý công theo điều lệ công ty cổ phần và luật doanh nghiệp do Nhà nước ban hành. Mục đích của công ty là huy động nguồn vốn, nguồn nguyên liệu tại chỗ, quản lý lao động, quản lý tài chính của các cổ đông, đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh trong thị trường Nhiệm vụ chính của công ty là thu mua nguyên liệu của ngư dân để sản xuất và chế biến ra các mặt hàng thủy sản với khối lượng lớn như nước mắm loại một, loại hai, các loại mắm ruốc, mắm tôm, cá khô, mực khô, sứa và các sản phẩm hải sản khác với chất lượng tốt phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và trong nước. Sản phẩm của Công ty từ lâu đã có uy tín trên thị trường, được chấp nhận và ngày càng mở rộng. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: Việc tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo chế độ tập thể lãnh đạo của hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị quản lý toàn bộ vốn tài sản của các cổ đông đóng góp và vốn vay phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Mọi hoạt động kinh doanh và tổ chức lao động thực hiện chế độ chính sách Nhà nước đều được bàn bạc và biểu quyết tại hội đồng quản trị hàng tháng. Biểu quyết có hiệu lực khi ban thành viên hội đồng quản trị có mặt tán thành Ngành nghề và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của công ty là chế biến sản phẩm thuỷ hải sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng, đồng thời có thể làm dịch vụ vật tư nghề cá. Sản phẩm sản xuất của công ty chủ yếu là các mặt hàng nội địa và xuất khẩu thủy sản như: nước mắm, mắm tôm, cá mực khô, tôm nõn… Mỗi một loại sản phẩm có nét đặc trưng khác nhau nên công đoạn sản xuất cũng mang những nét khác nhau. Tùy theo tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường mà công ty đề ra kế hoạch sản xuất hàng năm, hàng quý, từ đó sản xuất theo chỉ tiêu đặt ra. Sản phẩm sản xuất ra được nhập kho, sau đó theo yêu cầu của đơn đặt hàng hay khối lượng khách định mức cho các quày hàng đại lý mà lượng sản phẩm được xuất kho. Xe chuyên chở hàng hóa của công ty sẽ vận chuyển đến các quày hàng, đại lý bán sản phẩm hay có nhu cầu giao dịch với công ty. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu cần phải thực hiện tốt các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ. Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty, qua đó biết được doanh thu hàng năm là cao hay thấp. Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng, đưa sản phẩm đến nơi tiêu dùng. Do vậy, công tác tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nghệ An là tỉnh có nhu cầu tiêu dùng thủy sản rất lớn, mỗi năm khoảng 14-15 triệu lít, trong đó các doanh nghiệp Nhà nước cung cấp 10 triệu lít, các thành viên kinh tế tư nhân cung cấp khoảng 4 triệu lít, còn lại được đưa từ miền Nam ra. Đây là một thuận lợi cho doanh nghiệp trong viêc đáp ứng nhu cầu thị trường. Công ty đã chú ý nghiên cứu thị trường nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra để có các quyết định phù hợp với diễn biến trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Do tính chất của sản phẩm là những mặt hàng thiết yếu khó bảo quản, do vậy, sản xuất đến đâu phải tiêu thụ ngay đến đấy. Phải nắm chắc các thông tin kịp thời, xác đáng điều chỉnh sản xuất phù hợp thực tế và nhu cầu thị trường. Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu là đơn vị kinh tế độc lập có quy mô toàn huyện. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty luôn quan tâm đến mục tiêu tạo ra sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời kinh doanh có lãi. Do đặc thù kinh doanh của công ty là tự do sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủy sản nên sản phẩm của công ty là nước mắm đã trở thành mặt hàng truyền thống được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Công ty ngày càng lớn mạnh và phát triển , đời sống người dân lao động ổn định đem lại lòng tin, tạo động lực làm việc, mang lại hiệu quả cao trong lao động. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, công ty cũng đã khẳng định mình qua kết quả đạt được. Lợi nhuận thu được của công ty năm sau cao hơn năm trước. Hiện tại công ty đang xem xét kinh doanh thêm các mặt hàng hải sản: tôm, cua, sứa… và mở rộng thị trường kinh doanh. Mô tả dòng sản phẩm Sản phẩm được chế biến từ các loại cá cơm, cá nục tươi và muối sạch theo phương pháp cổ truyền, để chín tự nhiên, không qua nấu và không dùng hóa chất bảo quản. Thời gian chế biến từ một năm trở lên, theo phương pháp “để chuối chín cây”. Sản phẩm nước mắm nhỉ Vạn phần cao đạm được chế biến, đóng gói bằng các loại chai thủy tinh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã đẹp, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Đảm bảo tiêu chuẩn Việt nam 5107/2003 của Nhà nước ban hành. Gồm các loại 2 có độ đạm tối thiểu 10 độ, loại 1 có độ đạm tối thiểu 15 độ, loại thượng hạng có độ đạm tối thiểu 25 độ và loại đặc biệt có độ đạm hữu cơ trên 30 độ. Đơn vị đang thực hiện áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005, thực hiện sản xuất sạch hơn. Sản phẩm nước mắm Vạn phần đã được Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam tặng Giải cầu vàng Hàng Việt nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn năm 2007. Hội nghề cá Việt nam đã tặng Cúp vàng chất lượng thủy sản Việt nam lần thứ nhất năm 2009 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCP Thủy sản Diễn Châu Chủ tịch HĐQT Kiêm Giám đốc Ban kiểm soát Phó chủ tịch HĐQT Kiêm Phó giám đốc kỹ thuật Kho nguyên vật liệu KCS Phân xưởng chế biến Kho thành phẩm Phòng Kinh tế tổng hợp Kế toán Quày hàng A Quày hàng B Kinh doanh Phòng cung ứng dịch vụ Quày hàng C Kiến thiết cơ bản Phòng kế hoạch kỹ thuật (Nguồn: Phòng kế toán) Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu là doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên của ngành thủy sản Nghệ An thực hiện cổ phần hóa, thực hiện nghiêm túc hợp đồng lao động, ban hành điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động của công ty. Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Hội đồng quản trị bầu ra giám đốc, phó giám đốc điều hành và các thành viên. Hội đồng quản trị ban hành nội quy, quy chế, quy định chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ hoạt động sản xuất và kinh doanh theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Vì vậy, doanh nghiệp muốn kinh doanh hiệu quả, có khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường cần phải xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Mối quan hệ công tác giữa các bộ phận: tất cả các phòng ban đều hoạt động dưới sự lãnh đạo của hội đồng quản trị và ban giám đốc. Mỗi phòng ban đều có nhiệm vụ riêng của mình đồng thời có trách nhiệm hỗ trợ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chủ tịch hội đồng quản trị(HĐQT) kiêm giám đốc (GĐ) HĐQT là tổ chức lãnh đạo cao nhất của công ty, đứng đầu là chủ tịch HĐQT. Chủ tịch HĐQT điều hành mọi hoạt động của công ty thông qua ban giám đốc, hoạch đinh chiến lược kinh doanh. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động theo điều lệ công ty và chấp hành pháp luật Nhà nước. Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ là người quản lý cao nhất điều hành các phòng, ban, tham mưu thông qua các trưởng phòng và các vấn đề liên quan. Là người đại diện duy nhất có tư cách pháp nhân ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động. Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về số tài sản Nhà nước giao với mục đích bảo toàn và phát triển số vốn đó với hiệu quả cao nhất. Để có thời gian tập trung vào những vấn đề lớn có tính chiến lược giám đốc nên giao quyền “chỉ huy sản xuất và kỹ thuật cho một phó giám đốc. Ban kiểm soát(BKS): BKS do hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ đông kiểm tra, giám sát mọi hoạt động theo điều lệ của công ty, chịu sự lãnh đạo của HĐQT. Nhiệm vụ của ban kiểm soát là kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu nội bộ, là bộ phận kiểm toán của công ty. Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó giám đốc kỹ thuật: Là người có trách nhiệm tổ chức và chỉ huy quá trình sản xuất hàng ngày từ khâu chuẩn bị sản xuất đến bố trí điều hành lao động thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, chịu trách nhiệm trước giám đốc và doanh nghiệp về năng suất, chất lượng, an toàn lao động và công tác kiến thiết cơ bản. Phân xưởng chế biến: là đơn vị sản xuất cơ bản trong doanh nghiệp. Phân xưởng có nhiệm vụ tiếp nhận, chế biến, bảo quản các nguyên liệu đưa vào dự trữ cho sản xuất đồng thời sản xuất ra các loại sản phẩm theo kế hoạch và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, bảo đảm số lượng và chất lượng theo quy định tiêu chuẩn của Nhà nước ban hành. Phòng kinh tế tổng hợp: Phòng kinh tế tổng hợp chịu sự điều hành trực tiếp sản xuất sản phẩm, phân xưởng gồm kho (kho nguyên liệu, thành phẩm), khu sản xuất và bộ phận BKS chịu trách nhiệm về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Phòng kế toán tài vụ: Đảm nhiệm việc tài chính, hạch toán, kế toán, thống kê, kiểm kê tài sản, kiểm tra, kiểm soát các tài liệu kế toán của công ty, huy động vốn hạch toán tài chính và báo cáo tài chính với cơ quan cấp trên theo những quy định tài chính cụ thể. Phòng kế hoạch kỹ thuật: Có nhiệm vụ chuẩn bị kế hoạch sản xuất hàng năm của công ty từ các bản khoán chi tiết, chỉ đạo dự trữ nguyên vật liệu, thu mua nguyên liệu đầu vào và kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất xưởng. Đồng thời phòng kế hoạch kỹ thuật phải hợp lập kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm. Phòng cung ứng dịch vụ: có nhiệm vụ điều tra thu thập các thông tin kinh tế thị trường, đẩy mạnh hoạt động Marketing. Kiểm tra chỉ đạo các quầy hàng và đại lý nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, đồng thời phòng có nhiệm vụ cung ứng vật tư phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doing một cách đầy đủ và kịp thời Hệ thống quày hàng, cửa hàng: Các quày hàng, cửa hàng là một mắt xích vô cùng quan trọng trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Thông qua hoạt động của hệ thống quày hàng, sản phẩm của công ty được tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra còn giữ vững, củng cố và mở rộng thị trường cho công ty. Từ việc thu hồi giá trị, kết thúc chu kỳ kinh doanh, các cửa hàng, quày hàng giúp cho công ty trang trải được chi phí và thu lợi nhuận nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, thực tế cho thấy cơ cấu tổ chức quan hệ trực tuyến và quan hệ chức năng được sử dụng ở công ty đã phát huy tác dụng trong công tác quản lý. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 – 2009 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 – 2009 Với bề dày hoạt động của mình, công ty đã không ngừng phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, công ty không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất và đầu tư trang thiết bị tiên tiến nhằm nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng, đi đôi với giảm giá thành sản phẩm. Để cụ thể hóa những cam kết về chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng, công ty đặc biệt chú trọng khâu giám sát chất lượng từng công đoạn nhằm loại trừ những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trong từng khâu bán thành phẩm. Chất lượng của sản phẩm được đảm bảo bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 do tập đoàn TQCSI của Ôxtralia thực hiện tư vấn đánh giá. Sự phát triển của công ty được thể hiện qua bảng tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây. Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007 – 2009 Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%) 2008/2007 2009/2008 1 Sản lượng (tấn) 147 156 167 106,8% 107,0% 2 Doanh thu trước thuế 7.583 8.758 10.400 115,5% 118,7% 3 Chi phí 5.791 7.843 9.300 135,4% 118,6% 3.1 Giá vốn hàng bán 4.742 6.336 7.760 133,3% 122,5% 3.2 Chi phí bán hàng 529,2 549,7 871 103,9% 158,5% 3.3 Chi phí quản lý 508 564 580 111,0% 102,8% 4 Lợi nhuận trước thuế 990 1.461 1.673 147,6% 114,5% 5 Nộp ngân sách 575 744,8 900 129,5% 120,8% 6 TNBQ/tháng 1,42 1,875 2,02 132,0% 107,7% (Nguồn: Phòng kế toán) Nhìn vào kết quả kinh doanh trong 3 năm qua, chúng ta có thể nhận thấy sự phát triển cả về quy mô và chiều sâu. Cụ thể, giá trị tổng sản lượng liên tục tăng qua các năm. Doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Thu nhập bình quân đầu người nói lên công ty vừa phát triển cả quy mô lẫn chất lượng. Mặc dù trong những năm qua, cạnh tranh giữa các mặt hàng hải sản ngày càng gay gắt nhưng những kết quả đạt được của công ty chứng tỏ hoạt động luôn ổn định, vững vàng. Sự phát triển trong khó khăn đó chứng minh thêm rằng khả năng lãnh đạo, chiến lược của công ty là đúng đắn trong thời gian qua. Về sản lượng: năm 2008 so với năm 2007 có mức tăng sản lượng là 9 tấn, tương ứng với 6,8%. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 11 tấn tương ứng với 7,0%. Về doanh thu: năm 2008 tăng 1.175 triệu đồng tương ứng với 15,5% so với năm 2007. Năm 2009 tăng 1.642 triệu đồng tương ứng với 18,7% so với năm 2008. Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng qua các năm. Chi phí bán hàng năm 2008 so với năm 2007 tăng 20,5 triệu đồng, tương ứng với 3,9%. Năm 2009 so với năm 2008 tăng đột biến 321,3 triệu đồng tương ứng với 58,5% là do năm 2009 công ty đầu tư và nâng cấp thêm một số cơ sở vật chất phục vụ cho bán hàng tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm như tủ, giá trưng bày, đồng thời tăng cường một số hoạt động khuyến mại khi bán hàng nhằm thu hút nhiều khách hàng đến với sản phẩm. Về lợi nhuận: năm 2008 so với năm 2007 tăng 471 triệu đồng tương ứng với 47,6%. Năm 2009 tăng 212 triệu đồng ứng với 14,5% so với năm 2008. Những kết quả trên chứng tỏ công ty có thể đảm bảo cuộc sống ổn định, đem lại niềm tin cho cán bộ công nhân viên. Đó là sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên toàn công ty. Công ty đã mở rộng sản xuất, ký kết nhiều đơn đặt hàng góp phần làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Do vậy tiền lương nhân viên cũng tăng lên, đời sống của nhân viên được quan tâm. Đây là động lực kích thích sự lao động sáng tạo, phát huy hết khả năng của mình để cống hiến cho công ty. Phân tích tình hình tiêu thụ theo mặt hàng Tình hình tiêu thụ theo mặt hàng của Công ty được thể hiện qua bảng 2.2: Sản lượng và doanh thu các mặt hàng năm 2008, 2009 và biểu 2.1: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu theo sản phẩm. Xét tổng thể công ty thì doanh thu năm 2009 tăng 18,75% so với năm 2008. Trong đó, doanh thu của nước mắm Vạn Phần tăng 18,74%, của sứa muối khô là 15,87%, mắm tôm các loại là 6,27%. Từ những số liệu trên có thể thấy rằng sản phẩm nước mắm Vạn Phần là sản phẩm tiêu thụ chính của công ty, tỷ trọng doanh thu chiếm trên 80%, góp phần làm tăng doanh thu nhanh nhất. Bảng 2.2: Sản lượng và doanh thu các mặt hàng năm 2008, 2009 Tên sản phẩm Năm 2008 Năm 2009 So sánh 09/08 Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng doanh thu (%) Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng doanh thu (%) Về tuyệt đối (tỷ đồng) Về tương đối (%) Nước mắm Vạn Phần 7,007 80,00 8,320 83,75 1,313 118,74 Sứa muối khô 0,624 7,13 0,723 6,95 0,099 115,87 Mắm tôm các loại 0,829 9,47 0,881 8,47 0,052 106,27 Sản phẩm khác 0,298 3,40 0,476 4,58 1,178 159,73 Tổng số 8,758 100 10,400 100 1,642 118,75 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Biểu 2.1: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu theo sản phẩm Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường Bảng 2.3: Kết quả tiêu thụ theo khu vực thị trường Khu vực thị trường Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2009/2008 (%) Sản lượng (tấn) Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Sản lượng Doanh thu Nghệ An 74,36 4,175 47,67 78,142 5,372 51,65 105,086 128,671 Thanh Hóa 36,27 2,036 23,25 40,929 2,148 20,65 112,845 105,501 Hà Tĩnh 27,69 1,555 17,76 30,227 1,862 17,90 109,162 119,743 Các tỉnh khác 17,68 0,992 11,32 17,702 1,018 9,80 100,124 102,621 Tổng 156 8,758 100 167 10,400 100 107,051 118,749 (Nguồn: phòng tài chính – kế toán) Biểu 2.2: Biểu đồ tiêu thụ theo khu vực thị trường Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty vẫn là thị trường trong tỉnh với doanh thu năm 2009 là 5,372 tỷ đồng. Đứng thứ hai là thị trường Thanh Hóa với mức doanh thu là 2,036 tỷ đồng. Mỗi năm tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa đóng góp trên 45% tổng doanh thu. Theo số liệu thống kê thì tốc độ tăng trưởng sản lượng của thị trường Thanh Hóa là cao nhất (12,845%) nhưng doanh thu chỉ tăng 5,501% do chi phí vận chuyển và các dịch vụ khác cao hơn các thị trường lân cận. Trong tương lai có khả năng công ty sẽ giảm sản lượng ở thị trường tiêu thụ này. Thị trường trong tỉnh vẫn chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất (28,67%) và doanh thu cao nhất 5,37 tỷ đồng. Đây là thị trường truyền thống, công ty đã có được uy tín với khách hàng, do vậy cần giữ ổn định. Đồng thời có kế hoạch quảng bá sản phẩm, khai thác thị trường các tỉnh phía Bắc như Thái Bình, Hà Nội, Hà Nam,… Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu Phân tích các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Thị phần Bảng 2.4: Thị phần của công ty trên địa bàn tỉnh Đơn vị tính: % STT Tên doanh nghiệp Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 CTCPTS DC 15 14 15 18 2 CTCPTS N.An 14 16 17 17 3 Xí nghiệp SôngLam 8 9 10 10 4 Các doanh nghiệp tư nhân, làng nghề trong tỉnh 22 17 16 17 5 Sản phẩm các công ty ngoài tỉnh 41 44 42 38 Tổng cộng 100 100 100 100 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Biểu 2.3: Biểu đồ thị phần công ty trên địa bàn tỉnh Nhìn vào bảng và biểu đồ thị phần ta có thể thấy thị phần của các công ty ngoài tỉnh chiếm tỷ trọng khá cao, gần 50% dung lượng thị trường. Do sản phẩm được quảng cáo, marketing rộng rãi, đánh vào thị hiếu người tiêu dùng nên có ảnh hưởng không nhỏ đối với sản phẩm nội tỉnh. Điều đó đặt ra làm thế nào để sản phẩm trước hết được người dân trên địa bàn đón nhận thì mới có thể tiến hành rộng rãi trên thị trường các tỉnh lân cận,… Các đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần thủy sản Diễn Châu như Công ty Cổ phần Thủy sản Nghệ An và Xí nghiệp Sông Lam đều có mức tăng thị phần hàng năm tuy không cao nhưng tương đối ổn định, trung bình khoảng từ 1 – 2 %/năm. Năm 2007, thị phần Công ty giảm 1% trong khi Công ty Cổ phần Thủy sản Nghệ An tăng 2%, còn Xí nghiệp Sông Lam tăng 1%. Bước sang năm 2008, do sự chú trọng của công ty trong khâu tiêu thụ nên thị phần không những được giữ vững mà còn tăng lên đáng kể. Năm 2008 tăng 1% và năm 2009, mức tăng thị phần của công ty đã trở lại với mức tăng cao nhất là 3% trong khi các công ty khác không tăng hoặc tăng 1%. Hàng năm mức biến động thị phần là tương đối nhỏ, về vị thế thì hiện tại doanh nghiệp chưa có sự thay đổi, song với mức cạnh tranh ngày càng gay gắt, công ty cần phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp để duy trì và nâng cao mức thị phần hiện tại của mình. Để làm được điều đó cần có sự phối hợp của các nguồn lực trong doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp cũng phải xác định những lợi thế cạnh tranh của mình từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay trên thị trường có nhiều công ty, doanh nghiệp với những nhãn hiệu nổi tiếng cung cấp sản phẩm nước mắm như Nam Ngư, Chinsu,… Là những doanh nghiệp có năng lực tài chính vững mạnh, dây chuyền sản xuất hiện đại, đảm bảo cung cấp thường xuyên và ổn định hàng năm nên đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường cả nước. Các công ty này không những phong phú về sản phẩm cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn mà còn chú trọng đầu tư cho hoạt động sản xuất mở rộng kênh phân phối, quảng bá, xây dựng hình ảnh thương hiệu cho công ty. Sản phẩm Bảng 2.5: Các loại sản phẩm công ty đang kinh doanh STT Tên hàng Đơn vị tính Giá bán (1.000 đ) 1 Nước mắm loại 1 can 1 lít 6.000 2 Nước mắm loại 2 can 1 lít 4.500 3 Nước mắm loại 3 can 1 lít 3.000 4 Nước mắm thượng hạng 20on can 1 lít 12.500 5 Nước mắm thượng hạng 23on can 1 lít 16.000 6 Nước mắm đặc biệt 25on can 1 lít 17.500 7 Nước mắm cao đạm 30on can 1 lít 24.000 8 Nước mắm cao đạm 32on can 1 lít 28.000 9 Nước mắm cao đạm 320n Hạ Thổ can 1 lít 37.500 10 Ruốc chua 1kg 13.000 11 Ruốc sệt 1kg 13.000 12 Mắm gia vị 1kg 13.000 13 Sứa muối khô 1kg 30.000 (Nguồn: bảng giá sản phẩm của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu) Để tạo dựng được lòng trung thành của khách hàng trong suốt quá trình trải nghiệm tiêu dùng thì ít nhất sản phẩm phải đáp ứng được nếu chưa nói là phải vượt mức mong muốn của khách hàng. Để thu hút thêm nhiều khách hàng, về chính sách sản phẩm của công ty, công ty quan tâm đến nhiều phân đoạn thị trường, sản xuất đa dạng hóa sản phẩm. Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế đất nước càng phát triển, thu nhập người dân càng tăng thì trong cơ cấu sản phẩm, chất lượng được đặt lên hàng đầu. Giá cả Việc xác định giá của sản phẩm phụ thuộc vào chi phí sản xuất ra sản phẩm và các điều kiện ảnh hưởng của thị trường. Công ty định giá trên cơ sở chi phí sản xuất ra sản phẩm đồng thời căn cứ vào giá trên thị trường của đối thủ cạnh tranh. Công ty còn áp dụng chính sách giá nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Chính sách giá theo nhu cầu thị trường: Công ty căn cứ vào các mức giá của các doanh nghiệp khác cạnh tranh trên thị trường để làm cơ sở cho việc định giá, tạo ra mức giá linh hoạt cho công ty. Chính sách có chiết khấu cho khách hàng có khối lượng hàng lớn nhằm khuyến khích đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty. Nếu lô hàng có trị giá trên 20 triệu thì có thể giảm 3-5% giá trị hàng mua, tùy theo khu vực địa lý. Khách hàng mua thanh toán ngay đều được hưởng chiết khấu. Nếu giá trị từ 10-15 triệu được giảm 1% giá trị hàng mua, nếu giá trị trên 15 triệu được giảm 2% giá trị hàng mua. Với đại lý, nếu doanh thu trên 150 triệu mỗi năm sẽ được hưởng thêm 0,5% doanh thu, đồng thời với mỗi % doanh thu tăng thêm nhất định sẽ được chiết khấu thêm. Chính sách định giá thấp: sử dụng khi muốn thâm nhập thị trường hoặc cạnh tranh song rất khó nâng giá khi có biến động. Để hỗ trợ vận chuyển cho các đơn vị ở xa, công ty có chính sách ưu đãi vận chuyển theo cung đường (được thể hiện ở bảng bên, bảng 2.6: Mức hỗ trợ vận chuyển theo cung đường) Bảng 2.6: Mức hỗ trợ vận chuyển theo cung đường STT Cung đường (km) Giảm giá so với giá chuẩn (%) 1 < 50 km 0,5 2 50 – 70 km 0,6 3 70 – 90 km 0,7 4 90 – 110 km 0,8 5 110 – 130 km 0,9 6 > 130 km 1,0 (Nguồn: Hỗ trợ chi phí vận chuyển theo của phòng tiếp thị bán hàng CTy) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Nhóm môi trường vĩ mô a/ Các nhân tố kinh tế Năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nước ta cũng chịu ảnh hưởng. Sang năm 2009, theo nhận định của ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam cho biết “Việt Nam đang ở vị trí tốt hơn so với các nước trong khu vực”. Và theo nhìn nhận về nền kinh tế Việt Nam năm 2009, báo cáo của WB cho thấy những rủi ro cũng như điểm yếu của năm 2008 đã đươc giảm nhẹ, hoặc cải thiện tương đối tốt trong năm 2009. Nếu như năm 1995 thủy sản Việt Nam chiếm 2,9% GDP toàn quốc và 12% toàn ngành nông, lâm nghiệp thì đến năm 2008 vươn lên chiếm 4% GDP toàn quốc và 1,79% GDP toàn ngành nông, lâm nghiệp. Như chúng ta biết ngành thủy sản chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế toàn quốc nhưng lại có tốc độ tăng trưởng vượt bậc so với các ngành kinh tế khác, trung bình giai đoạn 1995 – 2008 ngành thủy sản tăng trưởng bình quân 13,62%/năm, cao gấp 1,2 lần so với mức tăng trưởng kinh tế toàn quốc và cao gấp 1,4 lần so với mức tăng trưởng của ngành nông, lâm nghiệp (giai đoạn 2000 – 2008, GDP toàn quốc tăng bình quân 11,6%/năm, nông, lâm nghiệp tăng 9,7%/năm). Với những thành tựu mà ngành thủy sản Việt Nam đạt được trong thời gian qua là nhờ sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo hành lang pháp lý cho các ngành phát triển, đăc biệt là ngành thủy sản đã góp phần không nhỏ vào công cuộc CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn ven biển trên cả nước hướng tới mục tiêu tam nông (nông nghiệp – nông dân – nông thôn) mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Với sự ổn định của nền kinh tế và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cho ngành thủy sản như chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi… để doanh nghiệp phát huy khả năng của mình, sản xuất hàng hóa với chất lượng ngày càng cao để cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. b/ Các nhân tố Chính trị - Pháp luật Việt Nam là đất nước có sự ổn định về chính trị, là môi trường an toàn thu hút sự đầu tư nước ngoài. Nền chính trị ổn định là một tiền đề thuận lợi đảm bảo cho sự hoạt động sản xuất của mọi doanh nghiệp. Ngành sản xuất, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành. Tận dụng những lợi thế đó và lợi thế của một huyện ven biển, Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu đã và đang hoạt động trong ngành nghề sản xuất nước mắm theo phương pháp cổ truyền, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. c/ Các nhân tố Kỹ thuật – Công nghệ Công nghệ là yếu tố quan trọng giúp cải tiến sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Với thị trường gia vị đầy tiềm năng nên nhiều hãng, doanh nghiệp và tư nhân tham gia vào ngành sản xuất này. Với dây chuyền máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại, Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan đã cho ra nhiều dòng sản phẩm với năng suất cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy là một doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu cũng nắm bắt kịp thời yếu tố công nghệ thông tin để nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty mình d/ Các nhân tố Văn hóa – Xã hội, dân số Nhân tố văn hóa – xã hội có ảnh hưởng một cách chậm chạp, song cũng rất sâu sắc đến các hoạt động quản trị và kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, mọi doanh nghiệp đều phải phân tích các yếu tố xã hội để nhận biết các cơ hội, nguy cơ có thể xảy ra. Các vấn đề như phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng, sở thích… có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu của cầu thị trường. Bên cạnh đó, văn hóa – xã hội còn ảnh hưởng đến việc hình thành môi trường văn hóa doanh nghiệp, yếu tố quan trọng giúp tạo lợi thế cạnh tranh. Quy mô dân số Việt Nam đạt hơn 84 triệu người, đứng thứ 13 trên Thế Giới._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26790.doc
Tài liệu liên quan