Ngành giấy Việt Nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực Châu Á

Ngành giấy việt nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực Sinh viên : Bùi thị quỳnh trang Lớp : A4-K38B KTNT Mục lục Lời nói đầu.......................................................................................................... 4 Chương I: Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy khu vực châu á..................................................................................................................... 6 I. Vai trò của ngành giấy trong nền kinh tế thị trường

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Ngành giấy Việt Nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực Châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 II. Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy các nước trong khu vực châu á 10 1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng giấy 10 2. Tình hình xuất nhập khẩu mặt hàng giấy 17 2.1. Thị trường bột giấy 17 2.2. Thị trường giấy loại 19 2.3. Thị trường giấy thành phẩm 20 III. Dự báo nhu cầu của thế giới và khu vực đối với mặt hàng giấy trong thời gian tới 21 1. Thị trường giấy 21 2. Thị trường bột giấy 24 Chương II: Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực............................ 26 I. Vài nét khái quát về lịch sử phát triển của ngành giấy Việt Nam 26 1. Nghề làm giấy cổ truyền và những tiền đề để phát triển ngành giấy ở Việt Nam 26 2. Vài nét về công nghiệp giấy nước ta 30 II. Tình hình sản xuất kinh doanh của ngành giấy Việt Nam trong những năm gần đây 33 1. Tình hình sản xuất các mặt hàng giấy của Việt Nam 33 2. Tình hình tiêu thụ các mặt hàng giấy của Việt Nam 38 2.1.Tình hình tiêu thụ trong nước 38 2.2. Tình hình xuất khẩu ra nước ngoài 40 3. Tình hình nhập khẩu các mặt hàng giấy từ nước ngoài 41 3.1. Thị trường nhập khẩu 41 3.2. Kim ngạch nhập khẩu 42 III. Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành giấy Việt Nam 44 1. Khó khăn 44 1.1. Còn quá nhiều bất cập trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành giấy 44 1.2. Công nghệ lạc hậu 48 1.3. Trình độ quản lý yếu kém 49 1.4. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp 50 1.5. Thủ tục phê duyệt dự án đầu tư phức tạp và kéo dài 53 1.6. Quá trình cổ phần hoá diễn ra chậm chạp 54 2. Thuận lợi 55 2.1. Nhu cầu của thị trường nội địa đối với mặt hàng giấy tương đối lớn 55 2.2. Vùng nguyên liệu trong nước rất rộng lớn 56 2.3. Đây là ngành được Nhà nước quan tâm đầu tư 59 Chương III: Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực................................................................................................................... 61 I. Các cơ hội và thách thức đối với ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực 61 1. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực của Việt Nam 61 2. Các cơ hội 64 3. Các thách thức 66 II. Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam 67 1. Về phía Nhà nước 67 1.1. Xây dựng phương án chủ động về nguyên liệu cho ngành giấy 67 1.2. Xúc tiến việc triển khai các dự án đầu tư cho ngành giấy 74 1.3. Định hướng lại chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường 75 1.4. Thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ngành giấy 77 2. Về phía doanh nghiệp 78 2.1. Nâng cao trình độ công nghệ 78 2.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm 83 2.3. Nâng cao trình độ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 85 2.4. Tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại 86 kết luận ............................................................................................................. 88 tài liệu tham khảo.......................................................................................90 lời nói đầu Trước khi giấy viết ra đời, ngay từ thời cổ con người đã biết viết, biết vẽ trên nhiều chất liệu khác nhau như đá, mai rùa, xương thú vật, đất sét, đất nung, thẻ tre, nứa, trúc, lá cọ, lụa, đồng, ... Từ xa xưa, ở nước ta, cả người Kinh lẫn người Thái, Mường, Tày, Nùng, Chăm, Khơmer,... đều đã biết viết vẽ trên một số chất liệu như vậy. Ngày nay, người ta đã khẳng định một người Trung Quốc tên là Thái Luân sống vào đầu thời Hán chính là người đầu tiên phát minh ra giấy. Ông được người Trung Quốc tôn làm ông Tổ của nghề làm giấy. Giấy viết ra đời thực sự đánh dấu một bước phát triển cao của khoa học - kỹ thuật và đưa loài người bước vào kỷ nguyên văn minh. Giấy là loại sản phẩm đặc biệt, phục vụ rộng rãi các lĩnh vực từ văn hoá, giáo dục, sản xuất công nông nghiệp đến những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người. Chính vì thế, đã có lúc người ta đánh giá trình độ văn minh của một quốc gia qua lượng tiêu thụ giấy bình quân đầu người của nước đó. Ngành giấy, vì thế, đã trở thành một ngành được xã hội dành cho nhiều ưu đãi. Ngành giấy Việt Nam cũng vậy, cũng được Nhà nước dành cho rất nhiều ưu đãi và đã có một lịch sử phát triển tương đối lâu dài. Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang là một xu thế diễn ra hết sức mạnh mẽ trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực đang diễn ra từng ngày, từng giờ ở Việt Nam. Đứng trước xu thế đó, ngành giấy - một ngành được coi là "đứa con cưng" của công nghiệp Việt Nam - sẽ làm gì để khắc phục những khó khăn, thách thức do quá trình hội nhập đặt ra, làm gì để tận dụng những cơ hội mà hội nhập đem lại và làm gì để biến những thách thức thành cơ hội cho chính mình? Câu hỏi đó chính là lý do thúc đẩy tôi tìm hiểu sâu hơn về ngành giấy Việt Nam để có thể đóng góp một số giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại của ngành giấy, đưa ngành giấy bắt kịp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực của cả nước hiện nay. Tôi đã chọn đề tài: "Ngành giấy Việt Nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực châu á" cho luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn bao gồm các phần sau: Chương I: Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy khu vực châu á Chương II: Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực Chương III: Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thạc sĩ Phạm Thu Hương, xin cảm ơn Khoa Kinh tế ngoại thương đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình Hà Nội ngày 7/12/2003 Sinh viên Bùi Thị Quỳnh Trang Chương I Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy khu vực châu á I. Vai trò của ngành giấy trong nền kinh tế thị trường Trong cơ cấu công nghiệp của các nước, ngành sản xuất bột giấy và giấy được xếp là một ngành công nghiệp nặng bởi ngành này mang đầy đủ các đặc trưng của một ngành công nghiệp nặng. Thứ nhất, vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành giấy là rất lớn vì khi tiến hành một dự án đầu tư vào ngành này, ta không những phải đầu tư cơ sở, dây chuyền sản xuất các sản phẩm giấy mà còn phải tính đến việc xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp bột cho dự án sản xuất giấy. Chỉ xét riêng chi phí dành cho xây dựng cơ sở, dây chuyền sản xuất đã là một con số rất lớn. Để đầu tư một máy giấy mới, chi phí trung bình đã là 1000 đến 1500 USD cho một tấn sản phẩm một năm (tính cho riêng thiết bị). Do đó, để đầu tư một dây chuyền sản xuất giấy in và giấy viết (giấy cao cấp) có công suất 50.000 tấn/năm thì chi phí đầu tư thiết bị sẽ lên đến 50 đến 75 triệu USD. Với những dây chuyền sản xuất có công suất lớn hơn thì chi phí đầu tư cũng lớn hơn nhiều lần. Lấy dây chuyền sản xuất cáctông hòm hộp từ nguyên liệu giấy loại được đầu tư bởi Cheng Loong - nhà sản xuất giấy giấy bao gói lớn nhất Đài Loan và hai nhà sản xuất giấy khác của Nhật Bản là Tokai Pulp & Paper và Mitsubishi Corporation làm ví dụ. Với công suất đạt 300.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư của dây chuyền đã lên tới 130 triệu USD - một con số không hề nhỏ. Một ví dụ nữa là dây chuyền sản xuất cáctông hòm hộp 4 lớp mặt trắng (WLC) có tráng mà Metso Paper kết hợp với công ty Valmet-Tây An (Trung Quốc) cung cấp cho công ty Dongguan Jian Hui (Trung Quốc) được lắp đặt tại tỉnh Quảng Đông và dự kiến sẽ được khởi chạy vào tháng 4-2004. Tổng giá trị hợp đồng ước tính khoảng 35 triệu EURO. Dự án nhà máy bột giấy KonTum đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 873/QĐ-TTg ngày 13/09/1999 cũng là một ví dụ. Với công suất 130.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư cho dự án dự kiến đã là 239,5 triệu USD và trên thực tế có thể còn lớn hơn. Thứ hai, chi phí đầu tư lớn khiến cho thời gian thu hồi vốn kéo dài, vốn quay vòng rất chậm. Với chi phí đầu tư cho mỗi dây chuyền sản xuất lớn như vậy, được tính bằng con số hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu USD thì doanh thu của toàn Tổng công ty giấy Việt Nam dường như quá khiêm tốn. Năm 1995, tổng doanh thu của Tổng công ty là 1.306 tỷ VND, đến năm 1998 lên tới 2.274 tỷ VND, năm 1999 đạt 2.100 tỷ VND... Với doanh thu như vậy thì liệu đến bao giờ máy móc mới được khấu hao hết? Hơn nữa, khả năng sinh lời của ngành giấy lại không cao. Lợi nhuận thu về rất nhỏ so với tổng doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành giấy rất thấp, chỉ đạt 1%-2%, thấp hơn rất nhiều so với các ngành công nghiệp khác. Vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, khả năng sinh lời không cao, vậy tại sao nhiều nước vẫn tiếp tục đầu tư để duy trì và phát triển ngành công nghiệp sản xuất bột giấy và giấy? Nguyên nhân là bởi ngành này mặc dù còn nhiều hạn chế như vậy nhưng lại có nhiều tác động tới quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của từng địa phương nói riêng và cả quốc gia nói chung. Tác động tới nền kinh tế đất nước và phát triển kinh tế địa phương Thứ nhất, hàng năm ngành giấy đã đóng góp trực tiếp cho ngân sách của Nhà nước thông qua việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp thuộc ngành giấy phải nộp các loại thuế: thuế lợi tức, thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng cho chính quyền địa phương và trung ương. Thứ hai, các doanh nghiệp sản xuất giấy tiêu thụ rất nhiều nguyên vật liệu sản xuất trong nước như nguyên liệu giấy (gỗ, tre, nứa...), than, bột đá, muối,... Điều này đồng nghĩa với việc góp phần làm tăng sản lượng, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho những người cung cấp nguyên nhiên vật liệu nội địa như khai khoáng, lâm nghiệp, hoá chất và dầu khí. Đến lượt mình, các ngành này lại làm tăng thêm hoạt động của các ngành phục vụ khác có liên quan đến hoạt động của nó. Ngành giấy và bột giấy gắn liền với việc trồng rừng và bảo vệ môi trường, tăng khả năng giữ nước ở các khu vực đất cao đã nâng cao sản lượng nông nghiệp, góp phần vào các chương trình xoá đói giảm nghèo ở những vùng sâu, vùng xa. Ngành này còn tạo đầu ra cho các sản phẩm lâm nghiệp. Các sản phẩm thu được từ rừng như gỗ thông, bạch đàn, keo, luồng và các loài tre ... đều có thể sử dụng làm nguyên liệu cho ngành giấy. Ngành giấy phát triển kéo theo việc trồng rừng được quan tâm nhiều hơn không chỉ về mặt lượng mà cả về mặt chất, tức là không chỉ được khuyến khích tăng thêm diện tích rừng trồng mà còn được đầu tư cho việc nghiên cứu lai tạo các loại giống cây mới, nghiên cứu điều kiện địa lý khí hậu từng vùng để xác định loại cây trồng phù hợp và phương thức chăm sóc hiệu quả ... Khuyến khích trồng rừng một mặt góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống và ổn định thu nhập cho người dân địa phương, mặt khác còn có tác động rất tích cực đến môi trường. Diện tích rừng mở rộng giúp cải thiện điều kiện môi trường, làm giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày một nặng nề. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp giấy còn sử dụng các nguồn nguyên liệu từ giấy vụn, giấy loại, bã mía, ... cũng là một cách để làm giảm ô nhiễm môi trường. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước châu á điển hình có tỷ lệ sử dụng giấy vụn tái sinh cao trên thế giới. Tỷ lệ bột giấy từ giấy loại thu hồi để tái chế sử dụng tại Hàn Quốc lên đến 72%. Xuất phát từ những lý do này mà trên thế giới, các nước có diện tích đất đai lớn như Inđônêxia, Thái Lan, Ôtxtrâylia, ... đều chú trọng phát triển công nghiệp bột giấy và giấy. Mặt khác, công nghiệp bột giấy và giấy là ngành công nghiệp sử dụng hầu hết các sản phẩm của các ngành công nghiệp khác. Trước tiên phải kể đến ngành động lực và cơ khí. Để phát triển công nghiệp bột giấy và giấy, cần phải trang bị rất nhiều loại máy móc trang thiết bị như máy xeo giấy, máy tráng, hệ thống ép, sấy,... có giá trị rất lớn. Muốn nâng cao hiệu quả và năng suất lao động phải sử dụng các sản phẩm của ngành điều khiển và tin học. Đặc biệt trong công nghiệp giấy sử dụng rất nhiều các sản phẩm của ngành hoá chất như xút, sunfat, perôxit hyđrô, silicat natri,... ngay từ công đoạn đầu tiên sản xuất bột giấy cho đến những công đoạn sau này. Ngay cả những thành tựu của công nghệ sinh học cũng đã được áp dụng rất triệt để vào các công đoạn của quá trình sản xuất giấy. Trước tiên là áp dụng vào việc tạo giống cây trồng. Công nghệ sinh học giúp các nhà nghiên cứu tạo ra được những giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, cho năng suất cao, có vòng đời ngắn, kỹ thuật chăm sóc đơn giản thay thế cho những loại cây lấy gỗ truyền thống trước đây, ví dụ như các dòng vô tính bạch đàn (PN2, PN14, PND3, GU8, U6), các dòng vô tính keo lai (BV10, BV16, BV32) và nhiều dòng khác đang được khảo nghiệm hoặc đã đưa vào sản xuất đại trà. Ngoài ra công nghệ sinh học còn tạo ra nhiều chế phẩm ứng dụng trực tiếp vào sản xuất giấy như các loại enzym dùng trong công nghệ tẩy trắng bột giấy, ... Không chỉ vậy, ngành giấy còn góp phần làm hình thành nên một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khác. Đó là ngành gia công, chế biến các sản phẩm từ giấy của các nhà máy như: xén, kẻ giấy, đóng tập vở, làm bìa cáctông,... Thứ ba, ngành giấy sản xuất ra các sản phẩm như giấy viết, giấy in, giấy photocopy, khăn giấy, các loại giấy chuyên dụng,... đáp ứng nhu cầu trong nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Việc tự đáp ứng được nhu cầu trong nước sẽ góp phần giảm được nhập khẩu giấy, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước. Thứ tư, ngoài những đóng góp cho nền kinh tế của cả quốc gia, việc xây dựng các nhà máy sản xuất giấy tại các địa phương cũng có nhiều đóng góp cho nền kinh tế của chính địa phương đó. Lấy ví dụ như Nhà máy giấy Bãi Bằng đặt tại huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của cả tỉnh. Ngoài việc đóng góp gián tiếp thông qua việc tạo thu nhập ổn định cho trên 3.000 cán bộ, công nhân viên và gia đình họ, nhà máy còn tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các hoạt động kinh tế của địa phương qua việc mua nguyên vật liệu và bán sản phẩm cho các công đoạn gia công tiếp theo cho các cơ sở sản xuất của địa phương. Theo thống kê, có khoảng 80% hàng bán của các doanh nghiệp địa phương là phục vụ hoặc trực tiếp cho nhà máy hoặc gián tiếp cho các nhu cầu phát sinh từ nhà máy. Tính đến hết năm 2002, huyện Phong Châu có 42 cơ sở xén kẻ giấy, 2 cơ sở xeo giấy vệ sinh, 3 cơ sở sản xuất vôi, một số cơ sở chế biến than xỉ, sản xuất cáctông, keo thuỷ tinh,... với hàng trăm lao động. Tác động tới việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực Mỗi một nhà máy giấy được xây dựng sẽ kéo theo hàng loạt các chương trình đào tạo nghề, đào tạo chuyển giao kiến thức quản lý và vận hành nhà máy, chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ quản lý, thành lập và hỗ trợ trường dạy nghề giấy,... Các chương trình này không chỉ giúp nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên về kiến thức kỹ thuật chuyên ngành giấy mà còn bổ sung các kiến thức về quản lý, về kinh tế và các kiến thức luật pháp, chính trị,... II. Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy các nước trong khu vực châu á 1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng giấy Trong những năm gần đây, các nước trong khu vực bị ảnh hưởng khá nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm dẫn đến nhu cầu giấy và năng lực sản xuất giấy cũng bị giảm sút đáng kể, trừ một số nước như Trung Quốc, Việt Nam. Thêm nữa, sự bùng nổ của dịch viêm phổi cấp tính (SARS) trong thời gian vừa qua đã gây nên ảnh hưởng tiêu cực đối với công nghiệp bột giấy và giấy châu á. Trung Quốc, Hồng Kông và Xingapo là những quốc gia được báo cáo là có tỷ lệ nhiễm dịch cao nhất khu vực và nền kinh tế của các nước này đã và đang phải hứng chịu hậu quả trực tiếp của bệnh dịch. Cáctông hòm hộp là sản phẩm bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Trong tháng 6-2003, dịch bệnh lên đến đỉnh điểm đã khiến cho nhiều hoạt động mua bán bị đình trệ. Ngay từ cuối tháng 4-2003, một số ít nhà cung cấp Trung Quốc đã giảm giá OCC (cáctông hòm hộp cũ) xuống 10 USD/tấn nhằm tăng sức mua của khách hàng nhưng động thái này dường như không mấy hiệu quả. Hàng loạt hội chợ thương mại tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Xingapo bị huỷ bỏ do sự bùng nổ của SARS. Hệ quả là nhiều nhà sản xuất hàng tiêu dùng như đồ điện tử, đồ điện và đồ gia dụng đã phải cắt giảm sản xuất trong thời gian này khiến cho nhu cầu về cáctông hòm hộp giảm sút. Giấy bao gói cũng bị ảnh hưởng. Mặc dù sản phẩm này không bị ảnh hưởng mạnh mẽ như cáctông hòm hộp sau khi nhiều hội chợ bị huỷ bỏ nhưng nhiều hợp đồng đã không được ký kết. Tuy nhiên, trong thời gian qua mức độ tiêu dùng sản phẩm dược tăng mạnh nên đã bù đắp được phần nào tổn thất trên. Giấy bao gói hiện vẫn đang là vật liệu bao gói chủ yếu của sản phẩm dược châu á. Giấy in báo giảm sút. Tỷ lệ thu thập và quay vòng của giấy báo cũ và nhu cầu tiêu thụ giấy in báo vẫn ở mức thấp. Các nhà sản xuất và buôn bán giấy in báo trong khu vực cho rằng dịch SARS không những không thúc đẩy tiêu thụ mà dường như còn là một yếu tố làm giảm sức tiêu thụ. Hệ quả là hoạt động kinh tế ngừng trệ, quảng cáo giảm sút và các báo xuất bản đều cắt giảm trang in. Giấy in từ bột hoá cũng trì trệ. Trong thời gian dịch SARS hoành hành, một số Chính phủ trong khu vực đã tung ra những chiến dịch quảng cáo sâu rộng nhằm giáo dục ý thức cho dân chúng về dịch bệnh SARS. Chiến dịch này đã tiêu thụ hàng triệu bản tin nhanh và các tờ rơi. Động thái này chỉ diễn ra ở những nơi đang có ổ dịch bùng phát, thúc đẩy tiêu thụ giấy in từ bột hoá nhưng cũng không bù đắp được cho sự trì trệ, giảm sút của thị trường các nước khác. Tuy vậy, trong Hội nghị bột giấy và giấy Đông Nam á (FAPPI) lần thứ 11 tổ chức tại Hà Nội vào ngày 26/9/2002, ASEAN vẫn được đánh giá là khu vực có mức tiêu thụ các sản phẩm giấy rất lớn, cao gấp 3 lần mức bình quân của thế giới. Trong khu vực châu á, hiện nay Trung Quốc và Nhật Bản là nước có sản lượng giấy đứng thứ hai trên thế giới. Sự phát triển của từng quốc gia này đều có những ảnh hưởng nhất định đối với ngành giấy khu vực và thế giới. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu năng lực và thực tế sản xuất và tiêu thụ của ngành giấy một số nước trong khu vực. Nhật Bản Đối với Nhật Bản, đến tháng 6-2002 dấu hiệu phục hồi cũng hết sức chậm và trong khoảng tháng 9-2002, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Nhật Bản ở mức âm 0,9%, kéo theo nhu cầu tiêu thụ giấy xuống mức âm 2,4%. Giá thị trường giấy cũng xuống thấp gây bất lợi cho nhà sản xuất, đặc biệt là giấy bao bì. riêng tình hình giấy in có khá hơn nhưng lợi nhuận vẫn đạt thấp. Tuy nhiên, việc cắt giảm sản lượng cũng phần nào làm tăng giá giấy từ 10 - 15%. Để ổn định nguồn nguyên liệu, các công ty Nhật Bản đang phát triển trồng nguyên liệu tại các nước như Ôtxtrâylia, Chi Lê, Trung Quốc, Nam Phi và Việt Nam. Hiện nay, Nhật Bản là nước có sản lượng giấy cao thứ hai trên thế giới, đạt 30,7 triệu tấn giấy và 10,8 triệu tấn bột giấy năm 2001. Ngành giấy Nhật Bản đã thành lập Hiệp hội giấy Nhật Bản bao gồm 44 thành viên, các thành viên hầu hết là các công ty lớn. Mỗi công ty này có hơn 400 công ty vừa và nhỏ trực thuộc. Nguồn thu nhập duy nhất cho hoạt động của Hiệp hội này là lệ phí của các hội viên, bình quân khoảng 1 tỷ Yên mỗi năm. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đầu tư phát triển do từng doanh nghiệp tự tổ chức vì đây là các đơn vị rất lớn, có mục tiêu, mặt hàng và thị trường khác nhau. Việc tổ chức nghiên cứu riêng sẽ thuận lợi hơn cho mỗi đơn vị và đầu tư sát với mục tiêu, đặc điểm riêng và tránh được tình trạng lãng phí. Đối với vấn đề môi trường, Nhật Bản đang hướng tới một "Kế hoạch hành động đầy thiện chí vì môi trường", trong đó mục tiêu chủ yếu là giảm thiểu số lượng tiêu thụ năng lượng đến năm 2010 là 10% so với năm 1990 (đến năm 200 đã giảm được 7,2% so với năm 1990), mở rộng diện tích rừng trồng trong nước và ở nước ngoài đến năm 2010 là 550.000 ha (hiện là trên 400.000 ha) và gia tăng tỷ lệ sử dụng giấy vụn tái chế tới 60% vào năm 2005 (năm 2001 là 58%). Trung Quốc Sơn Đông, Hà Nam, Triết Giang, Quảng Đông, Hà Bắc và Giang Tô là sáu tỉnh có nền công nghiệp giấy lớn nhất Trung Quốc. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2001, sản lượng giấy bìa của 6 tỉnh này đã đạt 14,418 triệu tấn chiếm 70% tổng sản lượng của toàn Trung Quốc. Tỉnh Sơn Đông: Trong nhiều năm trở lại đây Sơn Đông luôn chiếm vị trí số 1 về sản lượng bìa Trung Quốc. Giấy văn hoá là sản phẩm chủ đạo nhưng Sơn Đông có tốc độ sản xuất giấy bao gói công nghiệp cũng rất mạnh. Nguyên liệu thô được sử dụng chủ yếu là bột gỗ nhập khẩu, giấy loại và bột phi gỗ sản xuất tại địa phương. Các công ty giấy lớn của Sơn Đông là Chenming Paper, Huatai Paper, Sun Paper, Bohui Paper và Tralin Paper. Tỉnh Triết Giang: Sản phẩm chủ yếu của công nghiệp giấy Triết Giang là giấy bao gói và cáctông hòm hộp. Năm 2001, sản phẩm của Triết Giang chiếm 19,3% và 13,8% tương ứng. Nguyên liệu chủ yếu là bột gỗ thương phẩm nhập khẩu và giấy loại. Tỷ lệ sử dụng giấy loại chiếm 76% và năm 2001 tiêu thụ 2,4 triệu tấn. Tỉnh Giang Tô: Hiện nay Giang Tô có tới 80 nhà máy sản xuất giấy và bột giấy. Đây cũng là nơi có nhiều công ty liên doanh lớn như APP, UPM, Stora-Enso... Năm 2000, tổng sản lượng giấy bìa các loại của Giang Tô đạt 2,8 triệu tấn. Giang Tô là trung tâm sản xuất giấy và bìa có tráng lớn nhất Trung Quốc. Tỉnh Quảng Đông: Quảng Đông hiện đang là nơi sản xuất loại sản phẩm có mức độ tiêu thụ mạnh nhất Trung Quốc là giấy in báo và giấy bao gói công nghiệp. Giấy loại nhập khẩu và thu thập trong nước là nguồn nguyên liệu thô chủ yếu của Quảng Đông. Quảng Đông có một số nhà máy sản xuất bột giấy cơ học. Các công ty lớn ở Quảng Đông là Guangzhou Paper, Dongguan Nine Dragon Paper, L&M Paper và Lianhe Hongxing Paper. Tỉnh Hà Nam và Hà Bắc: Các nhà máy giấy tập trung tại hai tỉnh này đều có quy mô vừa và nhỏ. Nguyên liệu sử dụng chủ yếu là bột rơm rạ và giấy loại thu hồi. Sản phẩm là giấy văn hoá và giấy bìa bao gói có chất lượng thấp. Công nghiệp giấy của hai tỉnh này đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường và hiệu quả hoạt động thấp. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư hàng loạt các dự án sản xuất giấy bìa, cáctông. Theo thống kê, trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2004 có thêm 33 máy xeo bìa, cáctông mới với công suất tối thiểu mỗi dây chuyền xeo là 50.000 tấn/năm. Bảng 1: Công suất bìa cáctông của Trung Quốc gia tăng trong giai đoạn 2000-2004 (chỉ tính máy xeo có công suất >50.000 tấn/năm) Năm đầu tư Số lượng máy xeo Công suất (1.000 tấn) 2000 6 965 2001 6 720 2002 12 1990 2003 6 1010 2004 3 1200 (Nguồn: Tạp chí Công nghiệp giấy số 121 tháng 1/2003) Như vậy, có thể thấy tổng công suất sản xuất bìa cáctông của Trung Quốc trong giai đoạn 2000-2004 sẽ tăng khoảng 4,2 triệu tấn, trong đó khoảng 2 triệu tấn gia tăng công suất là của các dự án đầu tư trong năm 2002. Năm 2002, một lần nữa Trung Quốc lại dẫn đầu khu vực với việc khởi chạy các dây chuyền mới, gia tăng các công suất giấy, bìa mới trong khu vực. Trong năm 2002 đã có trên 1,6 triệu tấn công suất mới cáctông hòm hộp đi vào hoạt động ở đất nước này. Chỉ tính riêng thành phố Đông Quan (Quảng Đông) đã có tới hai dây chuyền cáctông hòm hộp của Nine Dragons - 400.000 tấn/năm và Lee & Man - 300.000 tấn/năm được đưa vào sản xuất thương mại năm 2002. Riêng công ty Nine Dragons trong năm 2002 đã lên kế hoạch đầu tư khổng lồ với tổng công suất cáctông hòm hộp mới lên tới 3 triệu tấn /năm. Dây chuyền đầu tiên PM5 của kế hoạch này xeo giấy kraftliner công suất 450.000 tấn/năm sẽ hoạt động vào quý I/2004, tiếp theo đó là dây chuyền xeo bìa hòm hộp có tráng công suất 400.000 tấn/năm. Cả hai dây chuyền này đều được lắp đặt tại Đông Quan (Quảng Đông). Tháng 6-2002, Stora Enso đã hoàn tất báo cáo khả thi và đã được phê duyệt dây chuyền giấy tráng công suất 450.000 tấn/năm tại Tô Châu, gần Thượng Hải. Hàn Quốc Một trong những nước có khả năng phục hồi nhanh chóng nhất trong khu vực sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 là Hàn Quốc. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2000 đạt trên 10% và năm 2001 là 3%, 6 tháng đầu năm 2002 là 6,1%. Việc tổ chức thành công giải chung kết bóng đá thế giới là cơ hội thuận lợi, tạo được nhiều tiền đề mới cho việc phát triển nền kinh tế Hàn Quốc trong tương lai. Do vậy, nền công nghiệp giấy cũng phát triển khá ổn định, sản lượng giấy sản xuất năm 2001 là 11,4 triệu tấn, 6 tháng đầu năm 2002 là 6,12 triệu tấn. Hàn Quốc cũng là một trong những nước sử dụng bột giấy từ giấy loại thu hồi để tái chế cao hơn thế giới, chiếm 72%. Các nhà sản xuất Hàn Quốc trong năm 2002 đã được hưởng sự bùng nổ của thị trường chưa từng có vì nhu cầu trong nước tăng đột ngột, chủ yếu là do các hoạt động trong nước và sự kiện quốc tế được tổ chức tại đây như FIFA World Cup, Busan Asian Games và cuộc bầu cử Tổng thống. Nhưng theo Hiệp hội sản xuất giấy Hàn Quốc (KPMA) thì sự tăng đột ngột doanh thu của các nhà sản xuất giấy chủ yếu do nỗ lực không ngừng nhằm tăng năng suất và tính cạnh tranh quốc tế của sản phẩm giấy Hàn Quốc kể từ năm 2001. Công nghiệp giấy của Hàn Quốc không bị tác động của suy thoái kinh tế và tỷ giá hối đoái dao động là do biện pháp quản lý và giảm chi phí hợp lý, tăng năng suất lao động cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở ngoài nước. Công nghiệp giấy của Hàn Quốc nhờ sự phục hồi của xuất khẩu, đang trên đà tăng trưởng mạnh mặc dù tình hình suy thoái kinh tế vẫn tiếp tục. Theo KPMA thì sản lượng giấy sản xuất trong nước chỉ riêng quý I đã đạt 3,41 triệu tấn, tăng 8,6% so với năm 2002. Nhu cầu giấy trong nước cũng tăng 5,8% lên 2,53 triệu tấn trong quý đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước. Ngành giấy đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong các ngành công nghiệp, với tỉ lệ tăng trưởng 17%, lên 875.000 tấn. Trong những tháng đầu năm 2003, cả sản lượng, nhu cầu nội địa và kim ngạch xuất khẩu ngành giấy đều vượt qua con số tương ứng đạt được trong năm 2002. Tuy vậy, các nhà sản xuất trong nước vẫn tiếp tục lên kế hoạch điều chỉnh chi phí để chuẩn bị mở cửa toàn diện thị trường giấy bắt đầu từ đầu năm 2004 theo cam kết với Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Thuế suất của WTO đối với giấy nhập khẩu hạ từ 8% xuống 7,5% trong năm 2001, tiếp tục giảm xuống 2,5% trong năm nay và sẽ bỏ thuế nhập khẩu từ năm 2004. Trong tương lai, Hàn Quốc sẽ tiếp tục có những biện pháp gia tăng nhu cầu tiêu thụ giấy ở thị trường nội địa và xuất khẩu, tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, dịch vụ kỹ thuật để nước này trở thành nước sản xuất giấy thứ 9 thế giới. Mục tiêu những năm tới của Hàn Quốc là phát triển đa dạng hoá nhiều loại mặt hàng có giá trị thay vì gia tăng về số lượng, cải thiện về chất lượng mẫu mã các loại sản phẩm để tăng ưu thế cạnh tranh. Inđônêxia Những nỗ lực tái cơ cấu khoản nợ khổng lồ của Công ty bột giấy và giấy châu á APP (Asia Pulp & Paper) Inđônêxia trong năm 2002 là tâm điểm chú ý của ngành công nghiệp giấy của toàn khu vực và châu lục. Nỗ lực tái cơ cấu khoản nợ lên đến 13,9 tỷ USD của APP được Ngân hàng tái thiết Inđônêxia (IBRA) hỗ trợ đã giữ một vai trò chủ đạo trong kế hoạch trả nợ của công ty. Mặc dù đang phải gánh một khoản nợ rất lớn nhưng APP vẫn quyết định tiến hành thực hiện dự án xây dựng một nhà máy bột giấy khổng lồ tại Hải Nam (Trung Quốc). Nhà máy sản xuất bột giấy kraft gỗ cứng tẩy trắng, công suất 1 triệu tấn/năm sẽ khởi chạy vào cuối năm 2004. Đài Loan Đài Loan là một trong những nước châu á có ngành giấy phát triển khá sớm, từ thập niên 1960. Sau đợt khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế phục hồi chậm, 6 tháng đầu năm 2002, tăng trưởng kinh tế chưa cao, thị trường tiêu thụ giấy trong nước đã bão hoà và họ đang trông chờ vào những nỗ lực phát triển của thị trường xuất khẩu. Sản lượng giấy và bao bì của Đài Loan năm 2001 là 4,2 triệu tấn (thấp hơn năm 1995). Trong 6 tháng đầu năm 2002, do có những chính sách cải cách về kinh tế, sản lượng bán ra rất khả quan, tăng 10,3%, trong đó giấy bao bì tăng 14,5%. Sản lượng bột tự sản xuất năm 2001 là 370.000 tấn, giảm 3,9% so với năm 2000 đáp ứng 31% nhu cầu bột giấy cần cho sản xuất. Tỷ lệ sử dụng bột giấy từ giấy loại tái chế cũng đạt ở mức cao, đạt 60,4% năm 2001, 6 tháng đầu năm 2002 tăng 6%. Do ảnh hưởng của trận lũ lụt ở Đài Bắc gây thiệt hại nặng nề về sản lượng hàng hoá nông sản và công nghiệp. 6 tháng đầu năm 2002, giá giấy loại tăng 5% so với cùng kỳ năm 2001 trong khi giấy trong nước khó có khả năng cạnh tranh so với giấy nhập khẩu. Đài Loan đã phấn đấu và gia nhập WTO vào năm 2002, do đó cũng sẽ phải thực hiện giảm thuế nhập khẩu bằng 0% vào năm 2004. Đây là một thách thức đòi hỏi sự nỗ lực lớn của các nhà sản xuất giấy trong nước, đẩy mạnh đầu tư ở nước ngoài, tăng cường ưu thế cạnh tranh của sản phẩm ở mức độ toàn cầu. Philippin Philippin là một quốc gia có sản lượng giấy tương đối nhỏ so với khu vực. Tuy nhiên, sản lượng giấy hiện nay của nước này là mục tiêu của ngành giấy Việt Nam đạt tới vào năm 2010. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 cho đến nay, Philippin đã đầu tư hơn 300 triệu USD để nâng công suất sản xuất giấy và bao bì lên 1,7 triệu tấn/năm. Philippin có 37 nhà máy, trong đó có một nhà máy lớn nhất sản xuất bột giấy và giấy, 4 nhà máy sản xuất bột, 33 nhà máy tái chế. Các nhà máy đều chú trọng đến việc đạt được các chứng chỉ quốc tế như ISO 9001/9002, 14001 và 18001. Trong gần 10 năm liền, tổ chức SIDA (Thuỵ Điển) đã giúp đỡ nước này về môi trường trong lĩnh vực sản xuất giấy. Giai đoạn 4 của dự án do SIDA tổ chức tập trung vào việc hoàn thiện những điều luật mang tính hướng dẫn cho ngành công nghiệp đặc trưng, áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn BAT (Best Available Technology) cho tất cả các ngành công nghiệp giâý và bột giấy sau này. Mục tiêu trong những năm tới của Philippin là gia tăng lượng sử dụng bột giấy từ giấy loại tái chế, tăng chủng loại mặt hàng và giảm bớt nhập khẩu, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng cường cho công tác nghiên cứu khoa học và đầu tư phát triển, computer hoá hệ thống kiểm soát vận hành, mở rộng các nhà máy hiện có, mở rộng quan hệ với các nước ASEAN, thúc đẩy chính quyền dành sự công bằng về kinh doanh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường (chủ yếu là nước thải). 2. Tình hình xuất nhập khẩu mặt hàng giấy 2.1. Thị trường bột giấy Cuối năm 2002 và đầu năm 2003, nhu cầu bột giấy của các nước châu á suy giảm khiến cho giá bột giấy._. giao ngay và bột giấy theo hợp đồng kỳ hạn, nhất là bột gỗ cứng đều sụt giảm. Chuyển động giảm giá mạnh nhất tại thị trường bột giấy châu á là ở thị trường Trung Quốc. Các khách hàng trên khắp châu á đều muốn các nhà cung cấp và nhà buôn giảm giá xuống ngang bằng với mức giá tại Trung Quốc. Thị trường bột giấy châu á vào quý II/2003 tương đối ổn định. Lượng hàng dự trữ của các khách hàng châu á luôn ở mức thấp do có tâm lý trông chờ vào sự giảm giá hơn nữa sẽ diễn ra. Trong khi đó một nguyên nhân thúc đẩy giá gia tăng là lượng hàng tồn kho của khu vực Norscan đã xuống thấp 1,475 triệu tấn. Vào đầu quý III/2003, giá bột giấy thị trường châu á đối với hợp đồng kỳ hạn và giao ngay đều ổn định. Nhưng các nguồn tin dự báo sẽ có sự thay đổi lớn vào thời gian tới. Trung Quốc đã quyết định áp dụng mức thuế VAT đầy đủ 17% đối với bột giấy từ Nga thay cho mức thuế 8,5% trước kia. Nhưng thay vào đó các nhà sản xuất Trung Quốc đang hi vọng vào giá bột giao ngay từ Nga sẽ giảm 30-70 USD/tấn còn 420-460 USD/tấn đối với bột NBSK và 20-60 USD/tấn còn 325-335USD/tấn đối với bột giấy kraft gỗ mềm tẩy trắng (NBHK) từ đầu tháng 6/2003. Do ảnh hưởng kéo dài của dịch SARS, giao dịch bột giấy tại thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan vào thời điểm này cũng rất ảm đạm. Do nhu cầu thấp nên các nhà buôn đều kỳ vọng vào mức giảm tối thiểu 40 USD/tấn đối với bột NBSK từ Nga. Ngay sau khi các nhà cung cấp Canada thông báo tăng giá tại mọi thị trường vào tháng 9/2003, giá giao ngay và hợp đồng kỳ hạn các loại bột gỗ mềm tẩy trắng đều tăng giá tại thị trường châu á. Trong khi đó, bột gỗ mềm không tẩy vẫn không thay đổi. Giá hợp đồng kỳ hạn bột NBSK tăng 20 USD/tấn tại Nhật Bản và Hàn Quốc, giá giao ngay bột NBSK tại Trung Quốc lại tăng thêm 10 USD/tấn sau khi đã tăng 20-30 USD/tấn vào đầu tháng 8/2003. Các nhà cung cấp Canada đang nỗ lực tăng giá giao ngay NBSK tại Trung Quốc lên đến 510 USD/tấn. Động thái này đã đẩy nhu cầu tiêu thụ bột gỗ thông đỏ, thông phương nam và bột gỗ mềm tẩy trắng của Nga gia tăng. Bột gỗ thông đỏ tăng 30-40 USD/tấn đạt 460-480 USD/tấn tại Trung Quốc, bột gỗ mềm tẩy trắng Nga tăng 60 USD/tấn đạt 450-460 USD/tấn, bột thông phương nam tăng 20 USD đạt 430-450 USD/tấn. Khách hàng hợp đồng thường xuyên hầu khắp châu á đều cắt giảm khối lượng NBSK và chuyển sang nguồn bột gỗ cứng. Giá bột gỗ cứng vẫn ổn định, trái với sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ. Trong khi đó hãng Aracruz (Braxin) đã tăng giá bột bạch đàn tại thị trường châu á lên 20 USD/tấn từ 1/9/2003, đạt 470 USD/tấn. 2.2. Thị trường giấy loại Trong quý II/2003, do nhu cầu suy giảm, nguồn cung gia tăng dẫn đến giá giấy loại liên tục giảm giá tại thị trường châu á. Mặc dù giá giảm nhưng khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp. Thị trường cáctông hòm hộp và giấy in báo châu á đang trong tình trạng trì trệ nên tỷ lệ thu hồi cáctông hòm hộp cũ (OCC) và giấy báo cũ (ONP) tại khu vực ở mức thấp. Bảng 2: Tình hình biến động giá cả giấy loại châu á từ tháng 11/2002 đến tháng 8/2003 Đơn vị: USD/tấn, CIF cảng châu á Tháng 11/2002 12/2002 3/2003 4/2003 5/2003 8/2003 OCC 120-135 105-120 145-155 120-145 115-125 130-145 Lề kraft 2 lớp mới 130-150 130-150 150-165 150-165 150-165 160-175 ONP 140-155 125-140 150-160 135-145 120-130 130-135 Giấy loại hỗn hợp 90-105 90-105 115-120 115-120 95-105 110-115 Lề trắng lựa chọn 225-245 225-245 240-270 240-270 240-260 230-270 Lề trắng cứng 330-350 330-350 350-365 350-365 360-395 340-395 (Nguồn: Tạp chí Công nghiệp giấy năm 2002 và 2003) Thị trường giấy loại châu á thay đổi thất thường, nhất là giai đoạn cuối tháng 8/2003. OCC nhập khẩu từ Mỹ tăng giá trong tuần kết thúc vào ngày 22/8/2003 nhưng lại giảm ngay vào tuần sau đó. Hiện tượng lên xuống thất thường của thị trường châu á đã ảnh hưởng đến thị trường Mỹ, nguyên nhân là do các nhà sản xuất cáctông hòm hộp cũ từ nguyên liệu giấy loại tại Trung Quốc đột ngột ngừng giao dịch. Nhật Bản là một trong những nước có tỷ lệ sử dụng giấy vụn tái sinh cao ở châu á và trên thế giới. Trước đây nguồn nguyên liệu từ giấy tái sinh chủ yếu để sản xuất trong nước, nhưng từ năm 2002, do nhu cầu sử dụng giấy tái sinh của các nước ASEAN gia tăng nên Nhật Bản đã có khuynh hướng gia tăng lượng xuất khẩu giấy tái sinh với sản lượng mục tiêu của năm 2003 là 2 triệu tấn. 2.3. Thị trường giấy thành phẩm Giấy in báo Một số nền kinh tế châu á có dấu hiệu cải thiện đã làm gia tăng hoạt động quảng cáo và tỷ lệ phát hành báo chí. Do sự gia tăng mạnh của số đầu báo phát hành tại châu á, nhu cầu giấy in báo hiện đang ổn định và có xu hướng gia tăng trên toàn khu vực. Theo thông báo của Hiệp hội báo chí thế giới, trong năm 2002, doanh thu báo chí của Nhật Bản giảm 1,2%, đây cũng là năm suy giảm thứ 6 liên tục. Nhưng hiện nay Nhật Bản vẫn là nước có số lượng báo phát hành lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc. Trung Quốc có lượng báo phát hành ngày lên đến 82 triệu bản, Nhật Bản là 70,815 triệu bản, sau là ấn Độ 57,844 triệu bản và thứ tư là Mỹ với 55,186 triệu bản. Điều này cho thấy châu á là thị trường có tiềm năng rất lớn đối với mặt hàng giấy in báo. Kể từ đầu tháng 8/2003, thị trường giấy in báo bắt đầu biến động mạnh, giá giấy in báo tăng. Một trong những nguyên nhân của sự tăng giá là sự ổn định của đồng yên Nhật Bản và đồng euro đã kéo theo sự tăng giá của giấy báo khi thanh toán bằng USD. Cước vận tải từ châu âu về châu á gia tăng, đồng euro ổn định vững đã làm giảm lượng giấy in báo theo hợp đồng giao ngay từ châu âu. Điều này đã làm ổn định thị trường và hỗ trợ cho việc tăng giá giấy. Tại Malaixia, nhập khẩu giấy in báo đang bị lắng xuống do bị áp dụng thuế chống bán phá giá đối với giấy nhập khẩu từ Canada, Inđônêxia, Hàn Quốc, Philippin và Mỹ. Mức thuế chống bán phá giá 7,91%-43,24% được áp dụng từ tháng 6/2003. Nhưng trước đó các nhà nhập khẩu Malaixia đã tích trữ một lượng lớn khi thuế chống bán phá giá còn chưa được ban hành và giá giấy in báo còn ở mức thấp. Giấy tráng từ bột hoá Thị trường giấy không tráng từ bột hoá liên tục giảm giá, trong khi đó giấy tráng từ bột hoá lại có biến động ngược lại. Chính phủ Trung Quốc đã phát hiện ra các công ty của Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ đã bán phá giá giấy tráng từ bột hoá nên đã quyết định nâng mức thuế từ 5,58% lên đến 71,02%. Do tác động này mà trong thời gian qua giấy tráng từ bột hoá nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc liên tục tăng giá. Lượng nhập khẩu đã bị giảm sút do các nhà cung cấp đã rút bớt sang các thị trường châu á khác mà không bị luật chống phá giá chi phối. III. Dự báo nhu cầu của thế giới và khu vực đối với mặt hàng giấy trong thời gian tới 1. Thị trường giấy Theo dự báo dài hạn, nền kinh tế thế giới sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 2,9%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao nhất sẽ là Trung Quốc, châu á - Thái Bình Dương và Đông Âu với mức 4-7%/năm. Các quốc gia phát triển sẽ đạt tốc độ phát triển 1,5-2,6%/năm đến 2015. Tốc độ tăng trưởng cao sẽ thúc đẩy tiêu dùng các loại hàng hoá. Giấy là một mặt hàng không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày nên lượng tiêu thụ chắc chắn cũng sẽ tăng mạnh. Dân số thế giới sẽ tăng 1,2%/năm từ 6 tỷ người năm 2000 lên 7,2 tỷ người năm 2015. Dân số tăng mạnh nhất là Trung Quốc, ấn Độ và châu Phi. Như vậy số lượng người tiêu dùng cũng tăng lên rất nhiều và tất yếu là nhu cầu sử dụng các sản phẩm giấy cũng tăng lên. Nói chung, in ấn trên giấy vẫn là phương thức quảng cáo phổ biến và có giá trị thu hút mạnh mẽ nhất. Quảng cáo trên Internet sẽ gia tăng mạnh mẽ, nhưng trong năm 2000 mới chỉ chiếm có 1% trong tổng chi phí quảng cáo toàn cầu và sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 4-5% vào năm 2005. Đây cũng là một điều kiện dẫn tới nhu cầu giấy trong tương lai duy trì ở mức cao. Khăn giấy, giấy vệ sinh Tỷ lệ người già trong cơ cấu dân số thế giới sẽ gia tăng. Điều đó sẽ liên quan đến công nghiệp giấy như thiết kế bao gói cho lứa tuổi già, nhu cầu sản phẩm cho giáo dục và sự thay đổi của thị trường khăn giấy. Tốc độ gia tăng của sản phẩm giấy sử dụng trong sinh hoạt gia đình sẽ cao hơn so với mức tăng dân số. Tại Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản mức tăng dân số sẽ là 0,3%/năm, nhưng sản phẩm giấy sử dụng trong sinh hoạt gia đình sẽ đạt 1,0%/năm. Sản lượng khăn giấy toàn cầu hiện nay vào khoảng 25 triệu tấn, trị giá khoảng 30 tỷ USD, một nửa tiêu thụ tại Bắc Mỹ, tiếp theo là châu Âu, châu á và các thị trường khác. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân toàn cầu của ngành công nghiệp này vào khoảng 4%/năm trong suốt thập kỷ qua. Tính đến cuối năm 2004, trên thế giới sẽ có thêm 57 máy xeo khăn giấy mới được đưa vào sản xuất và sẽ tăng thêm khoảng 2 triệu tấn cho sản lượng toàn thế giới. Bắc Mỹ có mức tiêu thụ bình quân đầu người 22 kg/người/năm, cao gần gấp đôi Nhật Bản và châu Âu với mức tiêu thụ 13kg/người/năm cho thấy tiềm năng khai thác của thị trường này còn rất lớn. Tiêu thụ khăn giấy bình quân đầu người trên toàn thế giới vào khoảng 3,4kg. Một số nhà dự báo cho rằng nhu cầu khăn giấy trên toàn thế giới sẽ tăng bình quân 3,2%/năm đến năm 2010. Như vậy có nghĩa là thị trường khăn giấy sẽ tăng thêm khoảng 30 triệu tấn chỉ trong vòng 7 năm tới. Sự tăng trưởng mạnh nhất sẽ tập trung ở Trung Quốc và một số khu vực ở châu á, nơi có mức sống và thu nhập có thể sẽ tăng theo sự tăng trưởng của nền kinh tế. Giấy bìa Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm giấy bìa trên toàn thế giới được dự báo sẽ đạt 453 triệu tấn vào năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 2,2% với khối lượng giao dịch cụ thể đạt trên 200 triệu tấn. Dự báo đến năm 2015, gia tăng tiêu thụ các sản phẩm giấy, bìa sẽ đạt mức cao nhất tại châu á, khoảng 66 triệu tấn và 171 triệu tấn, chiếm trên 50% mức tăng trưởng tiêu thụ toàn cầu trong giai đoạn 2000-2015. Châu á sẽ chiếm 38% trong tổng mức tiêu thụ giấy toàn cầu vào năm 2015. Khu vực Tây Âu sẽ đạt mức tăng tiêu thụ 22 triệu tấn và Bắc Mỹ là 12 triệu tấn vào năm 2015. Giấy bao gói Thị trường giấy bao gói sẽ có nhiều thay đổi, cáctông hòm hộp và các ngành công nghiệp liên quan sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa hòm hộp cáctông sóng và các loại vật liệu bao gói mới khác. Thị trường hiện nay đã hướng tới nhu cầu sử dụng cáctông hòm hộp chất lượng cao thay cho việc sử dụng cáctông nhiều mức chất lượng như trước đây. Các công ty đa quốc gia khi xuất khẩu hàng hoá đều cần các sản phẩm cáctông hòm hộp cóchất lượng cao, do đó xu hướng sử dụng các sản phẩm cáctông chất lượng cao sẽ tăng lên đáng kể. Hiện nay, nhu cầu về sản phẩm giấy bao gói công nghiệp của các nước trên thế giới rất lớn và ngày càng tăng. Riêng khu vực Đông Nam á năm 1999 cần tới 8,4 triệu tấn, năm 2000 nhu cầu tăng lên 12,9 triệu tấn. Dự báo năm 2010 nhu cầu giấy bao gói công nghiệp của khu vực này sẽ là 27 triệu tấn. Đây là khu vực thị trường có tiềm năng lớn cần chú trọng phát triển của ngành giấy. Giấy in báo Trong khi việc tiêu thụ giấy in báo được dự báo sẽ trì trệ tại Bắc Mỹ, Tây âu và Nhật Bản thì lại rất phát triển ở các khu vực khác. Nhu cầu giấy in và giấy viết toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng ổn định cao ở 2,6%/năm. Mức tiêu thụ giấy bình quân đầu người có liên quan mật thiết với thu nhập bình quân đầu người (GDP). Mối liên quan này càng chứng tỏ ảnh hưởng của công nghiệp giấy đối với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển đời sống kinh tế xã hội nói chung. Các quốc gia có mức thu nhập thấp và vừa với lượng dân số đông đúc như châu á - Thái Bình Dương và châu Mỹ – Latinh sẽ là khu vực tăng trưởng tiềm năng của công nghiệp giấy trong tương lai lâu dài. 2. Thị trường bột giấy Thị trường bột giấy đã có những dấu hiệu phục hồi, nhưng chỉ khi nào các dự án đầu tư lớn được quyết định thì thị trường mới thực sự sôi động trở lại. Tăng trưởng của công nghiệp bột giấy được dự báo là sẽ khó có thể phục hồi trước năm 2004. Chi phí dành cho quảng cáo không hề gia tăng sẽ hạn chế rất nhiều khả năng phục hồi của công nghiệp giấy và bột giấy. Theo Tập đoàn Andritz - nhà sản xuất giấy lớn nhất thế giới của Mỹ, nhu cầu bột giấy của thế giới trong những năm tới sẽ có mức tăng trưởng khoảng 15-20% mỗi năm. Tại châu á, Trung Quốc là thị trường có nhu cầu bột giấy tương đối lớn. Ngoài ra, Thái Lan, Malaixia và nhiều nước khác trong khu vực cũng có nhu cầu lớn về bột giấy. Thị trường Mỹ cũng có nhu cầu lớn về các loại bột giấy để chế biến giấy in, giấy viết. Tiềm năng xuất khẩu bột giấy để làm các loại bao bì đóng gói vào thị trường này cũng không hạn chế. Việc củng cố và mở rộng công suất của các cơ sở sản xuất bột giấy kraft gỗ mềm tẩy trắng phương Bắc (NBSK) đã dẫn đến sự tồn đọng của giấy tráng nhẹ (LWC). Theo dự báo, khi bột gỗ cứng trở lại đúng giá trị của nó, tức là thấp hơn giá của bột NBSK 20 USD/tấn thì sự lên ngôi tạm thời của bột gỗ bạch đàn như hiện nay sẽ không còn nhưng xét về lâu dài thì bột gỗ bạch đàn có lẽ sẽ trở thành chủng loại bột được ưa chuộng nhất. Công nghệ sản xuất giấy hiện đại đã cho phép các nhà sản xuất điều chỉnh một cách linh hoạt hơn và giảm sự phụ thuộc vào các loại bột sợi dài chất lượng cao. Việc tăng sản lượng bột gỗ cứng BHK sẽ còn lâu nữa thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường, trong khi đó mức tăng sản lượng giấy đã vượt mức tăng nhu cầu tiêu dùng. Như vậy, cho đến năm 2004 nhu cầu về giấy vẫn bằng với năm 2000. ảnh hưởng của Trung Quốc Trong khoảng thời gian 1997-2001, Trung Quốc chiếm 97% tốc độ tăng trưởng của thị trường bột giấy thế giới, nhưng khả năng duy trì được đà tăng trưởng này của Trung Quốc rất khó dự đoán. Theo nhận định của một số chuyên gia,các vấn đề tài chính, cơ cấu nợ, gia tăng sản lượng, sự an toàn của hệ thống ngân hàng và việc gia nhập WTO có thể sẽ ảnh hưởng đến năng lực của các nhà sản xuất lớn. Điều này có thể sẽ dẫn đến cắt giảm sản xuất, tiêu thụ bột giấy của Trung Quốc sẽ giảm trong khoảng thời gian ngắn. Nhưng Trung Quốc có thể sẽ quay trở lại với sức tiêu thụ lớn vào đầu năm 2004. ảnh hưởng của khu vực Bắc Mỹ Mỹ áp dụng thuế nhập khẩu thay cho hạn ngạch nên các nhà sản xuất Canada đã gia tăng sản lượng và xuất khẩu gỗ súc. Điều đó dẫn đến nguyên liệu dăm mảnh gia tăng và làm cho giá bột của khu vực có xu hướng giảm mạnh. Hơn nữa, đồng Đôla Canada yếu hơn Đôla Mỹ nên các nhà xuất khẩu Canada sẽ có lợi, nên hoạt động xuất khẩu của họ tăng mạnh. ảnh hưởng của châu Âu Mặc dù thị trường châu Âu là thị trường tiêu thụ bột giấy lớn của thế giới nhưng trong thời gian qua nhu cầu tiêu thụ bột giấy của khu vực này rất thấp. Hiện nay, kinh tế châu Âu đang ở trong giai đoạn trì trệ và kém phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP yếu, hoạt động kinh doanh sụt giảm. Do đó, các nhà sản xuất có rất ít cơ hội ở thị trường này. Chương II Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực I. Vài nét khái quát về lịch sử phát triển của ngành giấy Việt Nam 1. Nghề làm giấy cổ truyền và những tiền đề để phát triển ngành giấy ở Việt Nam Giấy do người Trung Quốc phát minh ra đầu tiên, còn ở Việt Nam người dân biết làm giấy từ bao giờ? Các nhà khoa học chưa tìm thấy câu trả lời trong thư tịch cổ nước ta, nhưng theo các thư tịch cổ của Trung Quốc thì người Việt Nam đã biết làm ra giấy từ những năm đâù của thế kỷ III sau Công nguyên. Vào thời kỳ đó, nguyên liệu chính để sản xuất giấy là những loài cây như trầm, mật hương, rong biển. Cây trầm cho sản phẩm giấy màu trắng, có vân như vẩy cá, mùi thơm, bền dai, bỏ xuống nước cũng không nát. Giấy làm bằng cây rong biển gọi là giấy trắc lý. Giấy làm từ cây mật hương được làm vật tiến cúng vua chúa và được người nước ngoài rất ưa dùng. Như vậy, nghề làm giấy ở nước ta đã có từ lâu và càng ngày càng phát triển. Các làng nghề, phường nghề truyền thống làm giấy, điển hình là các làng nghề, phường nghề giấy ở kinh thành Thăng Long lần lượt ra đời. Mỗi làng nghề có một bí quyết làm giấy riêng nên chủng loại giấy làm ra rất phong phú và mang những nét đặc trưng riêng. Vào thế kỷ 18, chúng ta đã biết dùng vỏ cây dó, vỏ cây thượng lục (còn gọi là cây niết) để làm giấy. Bấy giờ các trấn Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn thuộc thượng du và trung du Bắc Bộ đã trồng nhiều cây dó để làm giấy. Giấy dó có đặc tính dai, xốp, nhẹ, bền, dễ cắn màu, mực không nhoè khi viết, vẽ, in. Giấy dó ít bị mối mọt, ít bị dòn gãy, ẩm nát như nhiều loại giấy khác. Lựa chọn, phân loại và tinh chế nguyên liệu ở các mức độ khác nhau sẽ cho ra sản phẩm là các loại giấy dó khác nhau như giấy dó lụa, giấy lệnh, giấy sắc (còn gọi là giấy nghè), giấy bản,... Giấy dó dùng vào rất nhiều việc như in sách, ghi chép các văn kiện nhà nước, đi học, đi thi. Hầu hết các loại sách cổ, sách Hán Nôm ở nước ta đều in trên giấy dó. Ngoài công dụng chính trên đây, giấy dó còn được dân ta dùng trong rất nhiều việc khác. Giấy dó là nguyên liệu chủ yếu để làm tranh dân gian. Các dòng tranh cũng như các trung tâm làm tranh dân gian lớn nhất ở nước ta như Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng,... đều in trên giấy dó, giấy điệp (giấy dó được quét hồ điệp). Giấy dó còn được dùng vào việc đúc đồng, nặn tượng Phật, làm nguyên liệu để làm vàng quỳ, làm ngòi pháo, bồi dán đồ chơi trung thu cho trẻ con, làm vàng mã,... Kỹ thuật làm giấy dó truyền thống, về cơ bản được tiến hành qua các công đoạn sau: Giấy dó được làm bằng vỏ cây dó. Sau khi lột vỏ cây dó tươi, người ta đem ngâm trong nước lã 1 ngày, rồi vớt lên ngâm vào nước vôi loãng 2 ngày. Sau đó vớt ra, đem ủ thành đống, rồi giặt và đãi vỏ dó trong nước sạch để loại bỏ hết tạp chất. Lúc này còn lại những sợi xơ dó trắng muốt là chất liệu tinh khiết để làm ra giấy dó. Tiếp đến là đem nấu cách thuỷ xơ vỏ dó trong vạc liền trong 4 ngày. Trong khi nấu, vỏ dó được đảo liên tục. Sau khi vớt ra, đem giã bằng chày tay hoặc bằng cối giã gạo thủ công trong cối đá. Sau khi giã xong sẽ được một thứ bột quánh, đem bột đó thả vào tầu xeo. Tầu xeo giấy là bể nước có pha sẵn loại keo làm bằng nhựa cây mò. Lúc này ta được một thứ nước sền sệt, sau khi đem tráng trên liềm xeo nhiều lần sẽ hình thành những trang giấy. Liềm xeo hay còn gọi là mành xeo, được làm bằng cật nứa ngâm, chẻ nhỏ như que tăm, vót và đạp thật trơn, mỗi nan dài chừng 60 - 70 phân. Những chiếc nan nếu để mộc thì khi xeo bột giấy không bám nên phải đem hun. Kỹ thuật hun đòi hỏi rất công phu, người ta dùng mùn cưa trộn với phân bò khô để đốt, khi cháy có khói nhưng không bốc thành ngọn lửa. Hun trong 2 ngày, lúc nào thấy nan vàng đều là được. Công đoạn tiếp theo là đan. Khung đan làm bằng gỗ vàng tâm hoặc thứ gỗ chịu nước, có thanh ngang bào nhẵn chia đều thành những rãnh nhỏ cách nhau 2 phân. Chỉ dùng để đan mành xeo thường là tơ tằm se săn rồi đem nhuộm bằng nhọ nồi. Khâu xeo giấy đòi hỏi phải khéo léo, nhẹ nhàng nên thường do phụ nữ đảm nhiệm. Họ đứng bên tàu xeo, hai tay dùng liềm xeo múc nước bột giấy rồi gác lên đòn cách bằng tre trên mắt tàu xeo cho nước nhỏ xuống hết, chỉ còn bột giấy đọng lại trên liềm. Nước khô dần, bột giấy se lại, trang giấy hiện ra trên liềm xeo. Giấy xeo xong phải ép, uốn (giấy ướt xếp chồng lên nhau gọi là uốn) cho thật kiệt nước rồi bóc rời từng tờ một, miết lên tường trong lò sấy để sau khi sấy xong tờ giấy sẽ khô đều và phẳng. Trên đây là quy trình và công đoạn làm giấy dó cơ bản. Công việc làm giấy dó thường là thủ công nên vô cùng vất vả. Công cụ và phương tiện sản xuất đơn giản, chủ yếu là dùng sức người. Những người làm giấyViệt Nam đã tôn thờ những người đã có công truyền nghề cho mình làm Tổ nghề. Mỗi làng có một Tổ nghề của làng mình. Có thể kể tới một số làng nghề giấy nổi tiếng ở nước ta như: Làng An Hoà, còn gọi là làng Giấy nằm bên bờ sông Tô Lịch, ở phía tây thành Thăng Long, từ thời Lý. Làng đã có nhiều gia đình làm nghề giấy và nghề này còn tồn tại đến những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Làng Yên Thái (thuộc phường Bưởi, quận Ba Đình, Hà Nội) tên cũ là làng Tích Ma nằm kề bên chợ Bưởi, còn có tên nôm là làng Cả. Từ thế kỷ thứ 15, làng Yên Thái đã có nghề làm giấy dó. Sản phẩm của làng có: giấythị (loại giấyđể viết các lệnh chỉ, cáo thị), giấy lệnh (để ghi các lệnh chỉ), giấy bản (dùng để in sách Hán Nôm), loại giấy để in tranh dân gian. Người thợ Yên Thái còn biết tận dụng các thứ vỏ dó thứ phẩm để làm các loại giấy moi, giấy phèn để gói hàng. Làng giấy Nghĩa Đô (huyện Từ Liêm, Hà Nội). Sản phẩm giấy của người thợ Nghĩa Đô là loại giấy sắc. Làng Hồ Khẩu (thuộc phường Bưởi xưa) là làng làm nghề giấy, thờ ông tổ nghề giấy Thái Luân người Trung quốc và nhị vị thành hoàng là Cống Lễ, Cá Lễ, được phong là Thượng đẳng phúc thần. Làng Đông Xã (xưa là thôn An Dông thuộc phường Yên Thái) là một làng nghề giấy truyền thống. Làng có tộc họ Nguyễn Thế chuyên làm giấy quỳ. Làng An Thọ (xưa là thôn An Thọ thuộc phường Yên Thái, nay là cụm dân cư số 5 phường Bưởi) làm nghề giấy cổ truyền, gắn bó với Yên Thái từ thuở khai cơ lập nghiệp ở xóm Tích Ma. Làng giấy Phong Khê (huyện Yên Phong, Hà Bắc cũ). Nghề làm giấy của làng có từ mấy trăm năm nay. Sản phẩm giấy truyền thống là giấy dó để in tranh dân gian Đông Hồ, để các thư hoạ gia viết chữ Nho, xeo ngòi pháo và làm vàng mã. ở thời cực thịnh làng có tới 300 đến 500 gia đình làm nghề xeo giấy. Thời kháng chiến chống thực dân Pháp, Phong Khê sản xuất giấy dó, giấy bản là chủ yếu. Nguyên liệu chủ yếu để làm giấy của làng lúc đó là cây hướng dương và cây dó trồng ngoài bãi sông Hồng. Làng giấy An Cốc (xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây). sản phẩm giấy của làng có các loại: giấy phương (dùng làm vàng mã), giấy trúc (làm quạt, pháo, để viết), giấy khang (gói hàng), giấy sắc (loại giấy quý để viết sắc phong của triều đình), giấy vua phê (loại giấy trắng như lụa, mịn mặt để cho vua ngự phê, ghi chép), giấy hành ri (giấy viết có trang trí hoa văn, các tích truyện cổ), giấy bìa. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, giấy tốt của An Cốc được Ngân hàng nhà nước ta chọn để in tiền cụ Hồ. Giấy của làng An Cốc còn được dùng để in báo Cứu quốc và tài liệu bổ túc văn hoá, xoá nạn mù chữ cho dân. Người làng An Cốc thờ Thái Luân làm thuỷ tổ nghề giấy của làng. Làng Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm, Hà Nội nổi tiếng với nghề làm giấy quỳ. Làng thờ ông Nguyễn Quý Trị làm tổ nghề giấy quỳ. Ngoài các làng nghề giấy trên, ở nước ta còn có một số làng làm giấy truyền thống như làng Xuân ổ (tục gọi làng ó ở Tiên Sơn, Bắc Ninh), làng Mai Chử (làng Mơ, Đông Sơn, Thanh Hoá), làng Lộc Tụy và Đại Phú (huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình),... Đầu thế kỷ 18, nghề làm giấy ở nước ta khá phát triển, có nhiều địa phương làm nghề giấy. Sản lượng giấy lúc này đã đạt mức đủ đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Chính vì vậy, vào đời vua Lê Thuận Tông, năm 1734, chúa Trịnh Giang đã sai khắc in các bộ sách quý mà trước kia vẫn phải in bằng giấy mua của Trung Quốc như Tứ Thư, Ngũ Kinh bằng giấy sản xuất trong nước. Để bảo hộ mặt hàng giấy sản xuất trong nước, Chúa Trịnh Giang đã ban bố lệnh cho các sĩ tử và mọi người dân trong nước không được mua các sách do nước ngoài in bán mà phải mua sách trong nước làm ra. Sang thế kỷ 19, giấy trong nước sản xuất ra rất dồi dào khiến cho nhu cầu mua bán tăng nhanh, dẫn đến việc ra đời các chợ, phố buôn bán giấy như chợ Giấy (tức vùng Cầu Giấy hiện nay), chợ Bưởi, phố Hàng Giấy,... Việc làm ra giấy một mặt thúc đẩy việc học hành, phát triển giáo dục, mặt khác dẫn đến sự ra đời của một số ngành nghề thủ công khác như nghề khắc ván in, làm tranh dân gian, làm liềm xeo giấy, nghề làm giấy quỳ, làm vàng mã, đồ chơi, ... Vào những năm 90 của thế kỷ 20, những người thợ giấy vùng Bưởi đã biết cơ giới hoá một số công đoạn trong sản xuất giấy dó mà vẫn đảm bảo được chất lượng truyền thống. 2. Vài nét về công nghiệp giấy nước ta Trong thời gian thực dân Pháp chiếm đóng nước ta, dể phục vụ cho công cuộc cai trị, chúng đã cho xây dựng một số nhà máy sản xuất giấy bằng nguyên liệu của Việt Nam như Nhà máy giâý Đáp Cầu, Nhà máy giấy Mục Sơn (Thanh Hoá),... Sau khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, các cơ sở sản xuất này tiếp tục duy trì sản xuất để phục vụ cuộc sống mới của nhân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai, để phục vụ cuộc kháng chiến của nhân dân ta, một số nhà máy đã được tháo dỡ, di chuyển lên chiến khu để duy trì sản xuất. Đó là các nhà máy: Nhà máy giấy Lửa Việt (Phú Thọ), Nhà máy giấy Phùng Chí Kiên (tiền thân là nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Nhà máy giấy Đáp Cầu) đã có vinh dự được giao nhiệm vụ sản xuất giấy để in tiền giấy bạc Cụ Hồ cho Bộ Tài chính của chính quyền cách mạng. Sau khi hoà bình được lập lại, ngành công nghiệp giấy cũng được Nhà nước quan tâm phát triển. Nhiều học sinh được cử đi học ngành giấy ở Trung Quốc, Liên Xô (cũ), Cộng hòa dân chủ Đức (cũ),... Những làng nghề sản xuất giấy theo phương pháp thủ công truyền thống được tổ chức lại thành các hợp tác xã thủ công nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động. Với sự giúp đỡ của Trung Quốc, trong những năm cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20, chúng ta đã xây dựng thêm một số nhà máy giấy có công suất nhỏ, sản xuất bằng các nguyên liệu tre nứa sẵn có trong nước. Một trong những nhà máy giấy xây dựng vào thời kỳ này là nhà máy giấy Việt Trì, được xây dựng vào năm 1958, công suất thiết kế là 20.000 tấn/năm. Vào thời điểm này, đây là nhà máy vào loại hiện đại, có công suất lớn nhất Đông Nam á. Nhà máy là một tổ hợp khép kín từ khâu sản xuất bột giấy đến khâu xeo giấy. Sản phẩm là giấy viết có độ trắng 75%, tờ khổ 787 x 1.092 mm. Nguyên liệu chính là tre nứa, gỗ chỉ là nguyên liệu phụ. Vùng nguyên liệu giấy gồm các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ. Đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh ném bom phá hoại miền Bắc làm cho các cơ sở công nghiệp, trong đó có các nhà máy giấy cũng bị đánh phá, sản xuất bị đình đốn. Từ thực tế đó, Bộ Công nghiệp đã có chủ trương tăng cường phát triển công nghiệp địa phương. Một số nhà máy giấy cỡ nhỏ ở các địa phương đã được xây dựng bằng trang thiết bị, vật tư máy móc kỹ thuật do Trung Quốc giúp. Đó là các nhà máy giấy: - Nhà máy giấy Lam Sơn (Thanh Hoá). - Nhà máy giấy Thuận Thành (Hà Bắc). - Nhà máy giấy Yên Bái có công suất 900 tấn/năm. - Nhà máy giấy Lào Cai có công suất 300 tấn/năm. - Nhà máy giấy Tuyên Quang có công suất 600 tấn/năm. - Nhà máy giấy Hoà Bình 1.000 tấn/năm. - Nhà máy giấy Thái Bình có công suất 300 tấn/năm. - Nhà máy giấy Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đội ngũ kỹ sư ngành giấy Việt Nam đã chế tạo thành công và đưa vào sử dụng công nghệ chế tạo giấy từ nguyên liệu bã mía, tận dụng phế liệu của các nhà máy đường. Công nghệ này đã áp dụng ở một số nhà máy giấy, tiêu biểu nhất là máy giấy Vạn Điểm. Để đáp ứng nhu cầu giấy ảnh ngày một tăng trong nước, Nhà nước cũng cho xây dựng nhà máy sản xuất giấy ảnh Bình Minh. Mặc dù đã hình thành một nền công nghiệp giấy như vậy song do công suất nhỏ, kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu nên sản lượng giấy vẫn còn thấp và chất lượng xấu, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của xã hội. Vào cuối những năm 60 của thế kỷ 20, tổng sản lượng giấy ở miền Bắc mới có khoảng 25.000 tấn/năm, tính ra khoảng 1kg/đầu người. Chất lượng giấy rất xấu, phần lớn giấy có độ trắng thấp, không dòng kẻ. Nhu cầu về giấy, đặc biệt là giấy cho học tập, in ấn ngày càng tăng. Việc xây dựng một nhà máy giấy có công nghệ cao, công suất lớn trở nên cấp thiết đối với miền Bắc nước ta trong những năm cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Trong gần 30 năm qua, mô hình tổ chức ngành Giấy - Gỗ - Diêm đã thay đổi 6 lần. Những thay đổi này không nằm ngoài mục đích tìm kiếm một mô hình tổ chức phù hợp với trình độ quản lý và phát triển của lực lượng sản xuất và phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay. Năm 1976-1978: Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định thành lập hai công ty Giấy Gỗ Diêm theo khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty là một cấp kế hoạch, cấp trên trực tiếp của các doanh nghiệp thành viên, hoạt động theo Điều lệ do Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành. Năm 1978-1984: Hợp nhất hai Công ty Giấy Gỗ Diêm theo khu vực thành lập Liên hiệp các Xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm cả nước, hoạt động theo Điều lệ Liên hiệp các Xí nghiệp do Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành theo nghị định 302/CP ngày 1/12/1978 của Hội dồng Chính phủ. Năm 1984-1990: Do điều kiện địa lý không thuận lợi, phương tiện giao thông và liên lạc còn lạc hậu, để thuận tiện cho việc quản lý và điều hành được kịp thời nên Liên hiệp các Xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm cả nước được tách thành hai liên hiệp theo khu vực như ban đầu. Năm 1990-1992: Do có sự chuyển đổi cơ chế quản lý của Nhà nước, tăng cường quyền tự do dân chủ cho các đơn vị cơ sở, để gắn sản xuất chung của ngành với các thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước nên Nhà nước đã phê duyệt cho hợp nhất hai Liên hiệp các Xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm theo khu vực thành Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu do Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành theo Nghị định 27/HĐBT ngày 22/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng. Năm 1992-1995: Để chuyển mạnh mẽ hoạt động của Liên hiệp phù hợp với cơ chế thị trường, mở rộng quyền tự chủ của các đơn vị thành viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh và để phù hợp với Nghị định 388/HĐBT ngày 2/11/1991 nên ngày 22/3/1993 Bộ Công nghiệp đã ra Quyết định chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Liên hiệp SX-XNK Giấy Gỗ Diêm thành Tổng công ty Giấy Gỗ Diêm Việt Nam. Từ tháng 4-1995 đến nay: Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng công ty giấy Việt Nam theo quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế kinh doanh. II. Tình hình sản xuất kinh doanh của ngành giấy Việt Nam trong những năm gần đây 1. Tình hình sản xuất các mặt hàng giấy của Việt Nam Giai đoạn từ 1995-2000 Từ năm 1995, Tổng công ty giấy Việt Nam được thành lập trong điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn, quy mô còn quá nhỏ bé, tản mạn. Trình độ trang thiết bị công nghệ lạc hậu, chắp vá, thiếu đồng bộ, chủ yếu được trang bị từ những năm 1960, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học công nghệ và công nhân vừa thiếu vừa yếu cả về trình độ lẫn kinh nghiệm. Ngoài ra, Tổng công ty giấy Việt Nam còn phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái của ngành giấy thế giới. Nhìn chung ngành giấy Việt Nam tụt hậu so với các nước trong khu vực 20-30 năm. Trong giai đoạn này, Tổng công ty đã tập trung nguồn lực tự có (quỹ nghiên cứu khoa học, quỹ phát triển sản xuất,...) và vốn vay ngân hàng để hoà._. hoạch đã đặt ngành giấy Việt Nam trước nhiều khó khăn, nhất là khi ngành giấy chỉ vài năm nữa sẽ phải hội nhập hoàn toàn với khu vực. Mặc dù Chính phủ đã có những nỗ lực để giải quyết tình trạng này như quyết định giải ngân 215 tỷ đồng cho dự án xây dựng vùng nguyên liệu giấy Kon Tum, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất bột giấy Kon Tum khi đi vào hoạt động, nhưng đây chỉ là một giải pháp tình thế trong ngắn hạn mà thôi. Không thể để lặp lại tình trạng các dự án cứ kéo dài lê thê do các thủ tục rườm rà trong khi thời gian đang là vấn đề cực kỳ quan trọng quyết định đến sự sống còn của các doanh nghiệp giấy, nếu không muốn các nước như Inđônêxia, Hàn Quốc, Thái Lan nhảy vào chiếm lĩnh thị trường trước khi ngành giấy Việt Nam đủ khả năng đứng vững. Theo kiến nghị của các doanh nghiệp giấy, Nhà nước cần đẩy nhanh quy trình xét duyệt dự án, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp trong ngành với lãi suất ưu đãi, thời gian hoàn trả từ 12 đến 15 năm, để đảm bảo tiến độ triển khai các dự án mới. Ngoài ra, chúng ta cũng phải tìm cách khắc phục những nguyên nhân trực tiếp của sự chậm trễ trong việc triển khai các dự án. Đó là sự yếu kém, thiếu năng động trong quản lý xây dựng cơ bản và thực hiện dự án. Đó là những ách tắc trong giao đất trồng rừng, thủ tục vay vốn đầu tư và việc thủ tục xét duyệt dự án kéo dài. 1.3. Định hướng lại chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường Trong những năm qua, ngành giấy Việt Nam sản xuất kinh doanh mà không hề vạch ra một chiến lược dài hạn cụ thể nào về sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Chính điều này đã dẫn tới tình trạng sản xuất vô tội vạ, doanh nghiệp nào thích sản xuất cái gì thì cứ việc sản xuất, không hề quan tâm đến nhu cầu thị trường đang cần gì, sẽ cần gì. Nhưng bước vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực với hàng loạt khó khăn trước mắt, ngành giấy Việt Nam không thể làm ngơ trước thực trạng đáng buồn đó mà cần phải xây dựng một chiến lược phát triển sản phẩm và thị trường thật cụ thể. Chiến lược sản phẩm Một nghịch lý là ngành giấy Việt Nam hiện nay đang quá dư thừa năng lực sản xuất giấy in, giấy viết, hàng chục nghìn tấn giấy in, giấy viết chưa tiêu thụ được hiện đang nằm tồn kho, trong khi đó năng lực sản xuất các sản phẩm mà hiện thời nhu cầu thị trường đang đòi hỏi rất nhiều thì lại rất hạn chế, thậm chí nhường hẳn sân chơi cho các sản phẩm nhập ngoại. Do đó, việc đầu tiên cần làm khi xây dựng chiến lược sản phẩm cho ngành giấy là phải tiến hành điều tra thị trường, lập nên danh mục các mặt hàng hiện thị trường đang có nhu cầu, phải nêu rõ yêu cầu chất lượng cũng như lượng cầu thực tế đối với từng mặt hàng cụ thể. Ngoài ra cũng phải dựa trên tình hình phát triển kinh tế - xã hội để dự đoán những mặt hàng mà thị trường sẽ hướng tới trong những năm tới. Công việc này đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều công sức và tiền bạc nhưng lại không thể bỏ qua được. Do đó sẽ rất khó cho mỗi doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nếu muốn có những thông tin này. Ngành giấy nên đứng ra thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường, đảm bảo cung cấp những thông tin và dự báo chính xác nhất cho các doanh nghiệp, đưa ra những gợi ý về mặt hàng nào nên phát triển và đầu tư trang thiết bị máy móc như thế nào để đạt được mức chất lượng thị trường yêu cầu. Nói cách khác, ngành giấy Việt Nam phải trở thành người dẫn đường cho các doanh nghiệp trong ngành. Với những mặt hàng Việt Nam đang có lợi thế như giấy vệ sinh, khăn giấy, giấy vàng mã,... ngành giấy cần có quy hoạch rõ ràng, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất gây ra. Ngành giấy cần có quy định cụ thể về các tiêu chuẩn chất lượng phải đạt được đối với mỗi mặt hàng, vì chất lượng sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng, tránh tình trạng không kiểm soát được chất lượng các loại sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường như bây giờ. Cần phải mạnh tay với những sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng. Một vấn đề nữa cũng không kém phần quan trọng khi tham gia hội nhập là vấn đề xây dựng thương hiêụ. Hiện tại, việc xây dựng thương hiệu chưa các doanh nghiệp đầu tư thích đáng, thường dưới 0,2% tổng doanh thu, thậm chí nhiều doanh nghiệp chưa hề đầu tư tài chính cho xây dựng thương hiệu mặc dù nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Thực tế cho thấy những thương hiệu có uy tín thực sự trở thành một tài sản quan trọng của doanh nghiệp, thậm chí có thể dùng để góp vốn liên doanh. Các doanh nghiệp giấy cần phải xác định rằng, các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp dù có hoàn hảo tối ưu đến mấy cũng trở thành vô nghĩa khi doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm. Đây chính là điều kiện quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực. Chiến lược thị trường Điều đầu tiên các doanh nghiệp nghĩ tới khi bàn về quá trình hội nhập kinh tế khu vực thường là tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho sản phẩm của mình. Đây là một định hướng không sai nhưng cần phải xem xét lại. Trước khi tìm cách xâm nhập thị trường nước ngoài, có lẽ ngành giấy nên củng cố lại vị thế của mình trên chính thị trường nội địa. Ngành giấy cần phải khắc phục và lấp đi những lỗ hổng rất lớn trên thị trường hiện nay mà các sản phẩm nhập ngoại đang chiếm ưu thế và sẽ lấn lướt sản phẩm trong nước vì thuế suất thuế nhập khẩu đã và sẽ giảm mạnh. Đây là một việc làm rất khó khăn, đòi hỏi những nỗ lực rất lớn và sự hợp tác cả từ phía Nhà nước lẫn các doanh nghiệp trong ngành. Các doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt nguồn nhân lực và cơ sở vật chất để chuẩn bị cho thị trường nội địa vì chiếm lĩnh thị trường trong nước khó hơn rất nhiều so với xuất khẩu. Trước mắt, ngành giấy không nên tham vọng quá nhiều vào thị trường xuất khẩu mà nên hướng tới thị trường nôị địa trước đã. Nếu giành được thắng lợi trên sân nhà, ngành giấy Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội để xâm nhập thị trường khu vực. Như vậy, ngành giấy cũng nên xây dựng dần các chiến lược xuất khẩu cho những năm tới để tránh lâm vào tình trạng bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.4. Thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ngành giấy Muốn thúc đẩy tiến trình CPH diễn ra nhanh hơn, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế khu vực, Nhà nước cần có sự hỗ trợ thiết thực cho ngành giấy. Cụ thể, Nhà nước phải giúp các doanh nghiệp trong danh sách CPH giải quyết các khoản lỗ hiện thời vì đây là nguyên nhân chính gây nên sự e ngại từ phía các cổ đông khi quyết định mua cổ phần của các doanh nghiệp này. Đồng thời, Nhà nước cần xúc tiến các kế hoạch đầu tư nâng cấp, đổi mới trang thiết bị máy móc, góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty sẽ tiến hành CPH. Bản thân các doanh nghiệp cũng phải chủ động tìm ra các giải pháp để cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của mình, không nên trông chờ quá nhiều vào sự giúp đỡ từ phía Nhà nước. Đó có thể là các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thay đổi cách thức tổ chức sản xuất cho hiệu quả hơn, sắp xếp lại nguồn nhân lực cho hợp lý,... nhằm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng. Có như thế mới nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao được uy tín của doanh nghiệp, tạo lòng tin ở các nhà đầu tư mà trong tương lai có thể là các cổ đông của doanh nghiệp. Chỉ có sự phối hợp chặt chẽ của Nhà nước và các doanh nghiệp mới có thể giúp cho quá trình CPH diễn ra nhanh hơn, không phải chờ đến năm 2006 mới đủ điều kiện CPH như kế hoạch, để có đủ khả năng đối mặt với những thách thức mà tiến trình hội nhập đặt ra cho ngành giấy. 2. Về phía doanh nghiệp 2.1. Nâng cao trình độ công nghệ Cải tiến những dây chuyền sản xuất giấy lạc hậu Để đầu tư một máy giấy mới đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn. Chi phí này trung bình là 1.000-1.500 USD cho một tấn sản phẩm/năm (tính cho riêng thiết bị). Như vậy để đầu tư một dây chuyền sản xuất giấy in và giấy viết cao cấp 50.000 tấn/năm thì chi phí đầu tư thiết bị là từ 50-75 triệu USD. Đối với Việt Nam chi phí này không phải là nhỏ. Vậy thì tháo dỡ đi hay cải tiến? Đó là một câu hỏi dai dẳng làm đau đầu các doanh nghiệp giấy Việt Nam khi có những dây chuyền sản xuất giấy lạc hậu không đáp ứng nổi yêu cầu sản phẩm của thị trường. Để khắc phục khó khăn về chi phí đầu tư mà vẫn trang bị được một dây chuyền tương đối hiện đại, sản xuất ra sản phẩm đáp ứng được đòi hỏi cao của thị trường, chúng ta nên xem xét khả năng phục hồi nâng cấp các máy giấy cũ hiện có hoặc mua một máy giấy cũ có khả năng phục hồi thành máy giấy hiện đại với chi phí đầu tư thấp hơn 5-10 lần so với đầu tư một dây chuyền mới. Đây là một hướng đi phù hợp cho các nước đang phát triển chưa có tích luỹ vốn đủ mạnh như các nước phát triển. Tuy nhiên, trước khi quyết định chọn máy giấy nào để phục hồi thì doanh nghiệp phải trả lời một số câu hỏi như: thiết bị này có sản xuất được loại sản phẩm phù hợp với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Phương pháp sản xuất các chủng loại sản phẩm của máy này có tạo lợi nhuận được không? Nếu máy giấy này ngừng chạy có ảnh hưởng về mặt nào tới lợi nhuận của doanh nghiệp không?... Trước khi quyết định về mặt tài chính để phục hồi nâng cấp một máy giấy, các doanh nghiệp cần khảo sát tỉ mỉ những hạn chế của máy móc đó, những hạn chế dự tính của toàn dây chuyền có thể xác định được theo từng công đoạn hoặc từng bộ phận. Khi những hạn chế này đã xác định được, mức độ phục hồi nâng cấp có thể xác định được kể cả tốc độ thu hồi vốn. Việc thẩm định kỹ thuật trước giai đoạn phục hồi là một trong những bước quy định không thể bỏ qua được của quy trình mà chúng ta phải chú ý thực hiện tốt. Chủ động chế tạo thiết bị phụ tùng thay thế Một trong những khó khăn không nhỏ của ngành giấy Việt Nam như đã trình bày ở chương II là tình trạng bị động về thiết bị phụ tùng thay thế. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp trong nước cần phối hợp với các cơ sở sản xuất và nghiên cứu trong nước chủ động chế tạo các thiết bị phụ tùng cần thiết. Việc này mang lại những lợi ích hết sức thiết thực. Thứ nhất, các doanh nghiệp có thể chủ động trong công tác vận hành và sửa chữa vì đã nắm rõ nhà cung cấp và khả năng cung cấp về chất lượng, thời gian mà không cần phải dự trữ trong kho nhiều, đáp ứng được những trường hợp sự cố đột xuất hoặc những nhu cầu bất thường vượt quá mức dự trữ trong kho. Thứ hai, giá lại rẻ, chi phí liên lạc giao dịch góp phần quan trọng trong hạ giá thành sản phẩm. Thứ ba, các thiết bị phụ tùng này dễ dàng thay đổi, cải tiến khi cần thiết và được bảo hành chu đáo. Tuy vậy, khi tiến hành sản xuất những thiết bị này ở trong nước, chúng ta lại phải đương đầu với nhiều khó khăn mới nảy sinh. Các thiết bị sử dụng ở các doanh nghiệp thường rất đa dạng về chủng loại nhưng về số lượng mỗi loại khi đặt hàng thường rất ít, gây nhiều khó khăn cho các nhà chế tạo. Hơn nữa, máy móc thiết bị hầu hết nhập từ các nước công nghiệp phát triển nên chất lượng phụ tùng có độ chính xác rất cao, các cơ sở sản xuất trong nước chưa đạt tới được. Phần lớn thiết bị phụ tùng không có bản vẽ chế tạo, không biết thành phần vật liệu, mà phụ tùng đó trong nhiều trường hợp hoặc đã bị mòn hỏng hoặc nằm trong thiết bị đang hoạt động, nên không thể lấy mẫu để phân tích được. Bản thân các nhà máy cơ khí của ta trình độ cũng có hạn, nguồn cung cấp vật liệu không ổn định nên cũng không chủ động được trong việc chế tạo phụ tùng thay thế. Ngay cả khi chế tạo xong rồi, việc bố trí lắp đặt chạy thử các phụ tùng nội cũng rất khó khăn. Muốn khắc phục những khó khăn trên, các doanh nghiệp phải hợp tác chặt chẽ với các nhà máy chế tạo bằng cách tổ chức triển khai tốt việc lấy mẫu, thiết lập bản vẽ chế tạo các chi tiết phụ tùng theo nguyên dạng để sẵn sàng phục vụ cho công việc đặt hàng khi cần. Ngoài ra, phải tăng cường tìm hiểu về khả năng chế tạo của các đơn vị chế tạo cơ khí trong nước để có thể dễ dàng tìm được nhà cung cấp hiệu quả. áp dụng công nghệ thông tin và tự động hoá vào sản xuất kinh doanh Đứng trước những thách thức mạnh mẽ của tiến trình hội nhập, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để nâng cao hiệu quả quản lý càng trở nên cấp thiết. Chi phí để đầu tư CNTT không lớn lắm, nếu so với tổng mức đầu tư của một đơn vị kinh tế lớn như Tổng Công ty Giấy Việt Nam. Việc đầu tư một hệ thống CNTT, thiết lập hệ thống mạng, nâng cấp và trang bị thêm các trang thiết bị CNTT, thuê đường truyền Internet riêng, chi phí đào tạo và hướng dẫn sử dụng... ở mức dưới 1 tỷ đồng và chi phí hàng tháng khoảng 20 triệu. Tuy vậy, trang thiết bị CNTT là loại tài sản có mức xuống giá rất nhanh, thường chỉ sau một vài năm giá trị đã giảm đi rất nhiều so với giá trị gốc. Nếu không ứng dụng và sử dụng CNTT một cách có hiệu quả thì các phương tiện và trang thiết bị CNTT không những không phát huy được hết khả năng vốn có mà người đầu tư còn mất đi một khoản tiền đầu tư đáng kể. Nếu không được ứng dụng cùng với các giải pháp CNTT khác, trang thiết bị CNTT chỉ phát huy được từ 10-30% công suất. Công nghệ thông tin đưa ra cách thức mới cho hoạt động của doanh nghiệp theo hướng phát huy tối đa khả năng trang thiết bị, mạng máy tính, Internet và truyền thông điện tử. Nhờ có thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, quảng cáo hay bán hàng trực tuyến 24h/ngày, 365 ngày/năm trên toàn thế giới. CNTT cũng đem tới giải pháp xử lý ở tất cả các lĩnh vực nhân sự, tài chính kế toán, quản lý kỹ thuật, hỗ trợ làm việc theo nhóm (teamwork), chia sẻ tài nguyên cơ sở dữ liệu và trở thành yếu tố quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Giảm chi phí hành chính Việc gửi thư hoặc Fax bằng hình thức thông thường thường mất phí rất cao, đặc biệt là đường dài. Nếu gửi thư bằng E-mail sẽ nhanh hơn, rẻ hơn rất nhiều và chất lượng lại tốt hơn nhiều. Ngoài ra còn có thể giảm chi phí điện thoại quốc tế bằng cách gọi điện thoại qua Internet với mức giá chỉ có 0.04 USD/phút. Nếu sử dụng mạng đa số dịch vụ tích hợp ISDN (Integrated Service Digital Network), Công ty có thể tổ chức hội nghị trực tuyến Bắc-Nam, để giảm chi phí đi lại, ăn nghỉ của các đại biểu. Tiện lợi Nhờ CNTT, có thể xây dựng được mạng lưới thông tin giữa các đơn vị trong toàn Tổng công ty, giữa cấp quản lý và các cấp bị quản lý. Thông tin được chuyển tải đa chiều, hạn chế được số lượng báo cáo, trong khi chất lượng và số liệu các báo cáo được cập nhật kịp thời. Các nhà lãnh đạo, các cấp quản lý có thể truy cập tìm hiểu thông tin về các đơn vị vào bất cứ lúc nào, vì các thông tin này đã được lưu trữ trong hệ thống máy tính trung tâm. Chúng ta sẽ không cần lưu trữ hàng kho dữ liệu cồng kềnh vì mọi thông tin đã được số hoá và lưu trữ vào ổ cứng máy tính. Tính an toàn và bảo mật Với sự bảo đảm của phía các nhà cung cấp dịch vụ và hạ tầng cơ sở CNTT phát triển như hiện nay tại Việt Nam, hệ thống máy tính sẽ hoạt động ổn định, không bị bất cứ nguy cơ lớn nào đe doạ về mặt an ninh thông tin. Thông tin sẽ được lưu trữ ở máy chủ với các phương tiện bảo mật ở mức tối đa, do đó khi các máy trạm có sự cố, thông tin không bị mất. Chế độ sao lưu hàng ngày bằng đĩa CD_ROM hoặc đĩa từ cho phép bảo quản thông tin một cách lâu dài, an toàn và tiết kiệm. Tổng số vốn đầu tư cho ngành giấy từ năm nay đến năm 2010 là 10.477 tỷ đồng, do đó sẽ có thêm nhiều dây chuyền sản xuất giấy mới lần lượt đi vào hoạt động. Đây là cơ hội tốt để ứng dụng CNTT và tự động hoá (TĐH) vào quá trình sản xuất trong các doanh nghiệp trong ngành giấy. Nếu như trước đây, việc tiến hành ứng dụng CNTT và TĐH mới chỉ tiến hành ở một số nhà máy lớn, thiết bị máy móc công nghệ hiện đại, thì từ nay trở đi, theo yêu cầu phát triển chung, đa số các dây chuyền mới trang bị đều có khả năng ứng dụng tốt CNTT và TĐH vào trong sản xuất. Từ thực tế này cũng cho thấy, đây có thể là một mắt xích gắn các ngành CNTT và TĐH trong nước với hoạt động sản xuất của ngành giấy. Với trình độ hiện nay, ngành CNTT và TĐH trong nước có thể đáp ứng được một phần nhu cầu về các hệ thống thiết bị chuyên dùng cho ngành giấy. Điển hình là công trình nồi nấu bột đứng 140 m3 theo phương pháp Sunfat gián đoạn ở công ty giấy Đồng Nai. Hệ thống giám sát và điều khiển từng phần DCS đều do các kỹ sư và chuyên gia Việt Nam thực hiện. Chỉ có phần cứng và các thiết bị tích hợp mà trong nước chưa sản xuất được mới phải nhập ngoại. Riêng phần mềm điều khiển được thực hiện hoàn toàn bởi nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu Cơ khí Bộ Công nghiệp với giá thành chỉ bằng 70% sản phẩm nhập ngoại. Điều đó cho thấy chúng ta có thể tự làm chủ được CNTT áp dụng vào ngành giấy, thay vì phải lệ thuộc vào các hãng nước ngoài như trước kia. Công nghệ thông tin mở ra cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật và trao đổi thông tin nhanh nhất giữa ngành giấy Việt Nam với ngành công nghiệp giấy thế giới. Nhờ có CNTT mà rất nhiều tài liệu kỹ thuật công nghệ đã được chuyển tải cho người sử dụng qua các giải pháp truyền thông đa phương tiện, đĩa CD-ROM dưới dạng văn bản, hình ảnh hay âm thanh, ví dụ như bộ đĩa CD-ROM "How Paper is made" của TAPPI hoặc "Papermaking Science and Technology" của ANDRIZ AHLSTROM là những tài liệu bằng văn bản, hình ảnh và âm thanh rất hữu ích trong việc truyền tải thông tin cho người sử dụng. Tuy nhiên, các tài liệu này do nước ngoài biên soạn nên đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ tiếng Anh nhất định. Sẽ tiện hơn rất nhiều cho những người học tập, nghiên cứu, công tác trong ngành giấy, nếu chúng ta có những chương trình tương tự được viết bằng tiếng Việt. Có thể thấy CNTT và TĐH đóng một vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp giấy Việt Nam. Ngay từ bây giờ, cần đưa CNTT vào chiến lược phát triển dài hạn của ngành. Đó là phải hoàn thiện các cơ sở dữ liệu thông tin, thống nhất về mặt nguyên tắc các cơ sở dữ liệu và các ứng dụng CNTT đối với tất cả các doanh nghiệp trong ngành. Thiết lập hệ thống mạng và xây dựng các giải pháp tích hợp, thuê đường truyền Internet riêng, trang bị thêm các phương tiện máy móc thiết bị CNTT. Có kế hoạch đào tạo về CNTT cho đội ngũ cán bộ hiện nay, đồng thời bổ sung mới cán bộ chuyên về CNTT. 2.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Về chủng loại, mẫu mã Muốn sản phẩm cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp ngành giấy cần phải đa dạng hoá chủng loại, mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Một mặt, phải duy trì các mặt hàng truyền thống là giấy in, giấy viết. Mặt khác, phải xem xét khả năng đầu tư sản xuất những mặt hàng mà trên thị trường đang có nhu cầu rất lớn nhưng sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hoặc chỉ đáp ứng được một phần nhỏ, phần còn lại đang bị hàng nhập khẩu chiếm lĩnh. Đó là các mặt hàng giấy bao bì công nghiệp cao cấp như giấy couché, giấy duplex tráng phấn, giấy ảnh và các loại giấy cao cấp khác. Bên cạnh đó, cũng phải biết phát huy những mặt hàng hiện đang có nhiều lợi thế so với hàng ngoại như giấy vệ sinh, khăn ăn, giấy vàng mã... Không những phải chú trọng tới chuyển đổi về chủng loại mặt hàng, các doanh nghiệp còn tuyệt đối không được bỏ qua vấn đề mẫu mã sản phẩm. Vấn đề này tưởng nhỏ nhưng lại rất quan trọng trong tiêu thụ. Mẫu mã có đẹp và đa dạng thì mới thu hút được sự chú ý của khách hàng. Lấy mặt hàng khăn giấy làm ví dụ. Chất lượng các sản phẩm khăn giấy của Bãi Bằng hiện tại cũng đã ngang ngửa với một số sản phẩm của một số công ty khác như Puppy hay V&T nhưng tại sao đến nay vẫn chưa tạo được chỗ đứng trên thị trường. Một trong những nguyên nhân chính là vì công ty Bãi Bằng chưa chú ý nhiều đến mẫu mã sản phẩm. Phần lớn người tiêu dùng chấp nhận chọn sản phẩm của Puppy hay V&T với bao bì được thiết kế rất đẹp mắt, có tính thẩm mỹ cao với mùi thơm dễ chịu, khi cầm vào bản thân bao bì đã khiến người ta có cảm giác như giấy bên trong mềm mại hơn, mặc dù giá bán có cao hơn đôi chút, chứ ít khi lựa chọn sản phẩm của Bãi Bằng với bao bì quá đơn giản, nhiều khi chỉ là lớp giấy nilon trong suốt, nhãn mác in trên đó có màu sắc đơn điệu và thiếu thẩm mỹ. Không quan tâm tới vấn đề mẫu mã tức là các doanh nghiệp đánh giá sai về thị hiếu của khách hàng và tự mình đánh mất cơ hội tiếp cận khách hàng. Về chất lượng Hiện nay, trong số các sản phẩm được sản xuất và bán ra trên thị trường của các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hay các hộ sản xuất thủ công, vấn đề chất lượng là một vấn đề nổi cộm. Rất nhiều sản phẩm vẫn tiếp tục được sản xuất và vẫn tiếp tục được tiêu thụ mặc dù không theo một tiêu chuẩn chất lượng quốc gia hay quốc tế nào. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nào không ý thức được rằng chất lượng là vấn đề sống còn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó sẽ không thể tồn tại lâu dài được. Nếu cứ tư duy theo lối cũ, thị trường vẫn chấp nhận thì ta vẫn sản xuất là ta đã tự giết ta. Bởi vì trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay, gần như không còn biên giới giữa các nước về mặt kinh tế, thuế suất mặt hàng giấy hiện nay là 20% nhưng sẽ chỉ còn 5% vào năm 2006 thì việc người tiêu dùng quay lưng với các sản phẩm giấy trong nước chỉ còn là vấn đề thời gian. Một số doanh nghiệp đã có cách nhìn đúng đắn về vấn đề này, các doanh nghiệp khác nên chăng nên học tập kinh nghiệm của các doanh nghiệp đi trước này. Công ty giấy Bãi Bằng là một điển hình. Để không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm, từ đầu năm 1998, công ty đã hướng vào việc thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000. Công ty đã triển khai thực hiện chương trình 5S làm tiền đề cho việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 - một mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ đối với các sản phẩm giấy của công ty. Với những nỗ lực không mệt mỏi, năm 2000, sản phẩm giấy của công ty đã được tổ chức cấp chứng chỉ chất lượng quốc tế "TUVNORD" và tổ chức cấp chứng chỉ chất lượng "QUACERT" cấp chứng chỉ ISO 9002. Các chứng chỉ về chất lượng như thế này sẽ là những viên gạch đầu tiên xây nên con đường giúp ngành giấy Việt Nam hội nhập thực sự với nền kinh tế khu vực. Về giá cả Đây thực sự là bài toán hóc búa đối với các doanh nghiệp giấy trong nước. Trong điều kiện bị động về nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị lạc hậu như hiện nay thì chỉ có một con đường giúp các doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm. Đó là phải tăng cường các biện pháp kỹ thuật, rà soát chặt chẽ các định mức kinh tế - kỹ thuật, sử dụng giấy loại và hoá chất trong nước, giảm chi phí tiền lương và chi phí quản lý doanh nghiệp để giảm giá thành sản phẩm. Giảm chi phí tiền lương và chi phí quản lý doanh nghiệp không đồng nghĩa với việc giảm mức lương của cán bộ công nhân viên. Ngược lại, chúng ta còn phải tăng dần lương cho nhân viên nhưng phải sắp xếp lại cơ cấu cán bộ công nhân cho hợp lý và hiệu quả, giảm bớt số cán bộ công nhân viên không cần thiết, chỉ giữ lại vừa đủ. Việc làm này các doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm được và có tác dụng rất lớn giúp hạ giá thành sản phẩm. Việc áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến cũng làm cho chi phí quản lý giảm đi đáng kể, mang lại mức giá cạnh tranh cho các sản phẩm trong nước. 2.3. Nâng cao trình độ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp giấy, đó là trình độ công nghệ và trình độ quản lý. Do đó muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta phải nâng cao trình độ công nghệ và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp giấy, nhất là doanh nghiệp Việt Nam, đổi mới công nghệ, máy móc trang thiết bị là một việc rất khó khăn, chủ yếu là vì vốn đầu tư rất lớn. Vậy thì các doanh nghiệp giấy Việt Nam lại càng phải chú ý đến việc nâng cao trình độ quản lý. Trước tiên, các doanh nghiệp phải có chiến lược đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, loại bỏ những người không có khả năng, đồng thời tuyển chọn thêm những cán bộ mới có kiến thức quản lý chắc và có hệ thống. Các doanh nghiệp có thể cử một số cán bộ ra nước ngoài học tập phương pháp quản lý tiên tiến ở các nước có ngành công nghiệp giấy phát triển như Inđônêxia, Thái Lan, Nhật Bản,... Ngoài ra, cần phải sắp xếp lại bộ máy nhân sự sao cho hiệu quả, với số nhân viên ít nhất có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Khi tổ chức sắp xếp lại bộ máy nhân sự, nhất thiết phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động của các phòng ban từ trước tới nay như thế nào, chỗ nào nên giữ nguyên, chỗ nào nên thay đổi và thay đổi thế nào cho hợp lý, phải tham khảo thêm ý kiến của các nhà tư vấn, các chuyên gia trong lĩnh vực này để có quyết định đúng đắn nhất. Ban lãnh đạo không thể khinh suất khi tiến hành hoạt động này vì nó quyết định rất nhiều tới sự thành bại của doanh nghiệp. 2.4. Tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại Một điều rất kỳ lạ là chỉ một vài năm trước đây thôi, các doanh nghiệp giấy dường như không hề quan tâm đến các biện pháp xúc tiến thương mại. Sản xuất là việc của doanh nghiệp còn tiêu thụ thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Chỉ đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp mới giật mình vì người tiêu dùng thuộc các nhãn hiệu như Puppy, V&T hơn là các nhãn hiệu Bapaco, Tân Mai,... Lúc này mới bắt đầu thấy xuất hiện các chương trình quảng cáo các sản phẩm sản xuất trong nước trên truyền hình, báo chí,... Và cũng chỉ đến lúc này người tiêu dùng mới biết đến những nhãn hiệu như khăn giấy Bapaco, Watersilk của công ty giấy Bãi Bằng, giấy viết, giấy in của công ty giấy Tân Mai,... Làm sao người tiêu dùng có thể chọn mua sản phẩm của một công ty khi chưa hề nghe đến tên sản phẩm bao giờ? Trong khi các công ty giấy nước ngoài từ nhiều năm nay đã bỏ không biết bao nhiêu tiền của và nhân lực để thực hiện tốt các biện pháp xúc tiến thương mại như điều tra thị trường, tìm kiếm khách hàng, tiếp thị và quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền thông, thông tin... thì đến nay ở Việt Nam, nhiều công ty vẫn còn rụt rè khi đầu tư cho các hoạt động này và chưa đánh giá được vai trò cực kỳ quan trọng của những nỗ lực xúc tiến thương mại. Muốn sản phẩm tìm đến được với khách hàng, các công ty cần lập kế hoạch ngay từ bước nghiên cứu thị trường. Không phải cứ thích cái gì thì sản xuất cái đấy như trước đây, chỉ sản xuất những sản phẩm mà nhu cầu thị trường đòi hỏi. Các công ty cần tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm khách hàng thông qua các kênh thông tin như mạng Internet, các công ty tư vấn, qua sự giới thiệu của các đối tác,... Và quan trọng nhất là các công ty phải tăng cường hoạt động tiếp thị và quảng bá sản phẩm. Các công ty lớn của nước ngoài thường có một bộ phận riêng chuyên lo xây dựng các chương trình quảng cáo cho công ty. Nhưng với các công ty Việt Nam không có khả năng xây dựng một bộ phận như vậy, thì giải pháp tốt nhất là các công ty nên tìm đến một công ty chuyên về quảng cáo có uy tín để đảm bảo xây dựng được một chương trình quảng cáo hay, ấn tượng, làm nổi bật được những ưu thế của sản phẩm của mình. Ngoài ra, các công ty nên tham gia các hội chợ triển lãm tổ chức trong và ngoài nước để có thể quảng bá thương hiệu của mình đến với khách hàng trong và ngoài nước. Việc xây dựng được một chiến lược marketing đúng đắn đã đảm bảo phần lớn thành công của công ty. kết luận Trước sự gia tăng của xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá trong những năm tới, tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế của Việt Nam sẽ tiếp tục có những phát triển mới cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong khu vực ASEAN nói riêng và khu vực châu á nói chung, quá trình tự do hoá sẽ được thúc đẩy lên mức cao hơn và rộng hơn về phạm vi lĩnh vực nhằm biến châu á không chỉ trở thành một khu vực mậu dịch tự do mà còn là một thị trường chung, một cộng đồng kinh tế trong tương lai. Ngành giấy cũng cần phải xác định đúng con đường đi của mình để có thể hoà mình vào khí thế chung của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực. Tiến trình này sẽ đem lại những thay đổi không nhỏ cho ngành công nghiệp giấy. Đó có thể là những thay đổi tích cực, cũng có thể là những thay đổi tiêu cực. Ngành giấy cần tỉnh táo nhận biết được những ưu khuyết điểm của mình, cố gắng hạn chế những khuyết điểm, phát huy ưu điểm. Hơn nữa, cần định ra từng đường đi nước bước cho các doanh nghiệp trong ngành trước những thay đổi mà quá trình hội nhập đem lại, cố gắng đón bắt, tận dụng triệt để những vận hội mà quá trình hội nhập đặt vào tay mình. Các cấp lãnh đạo của các doanh nghiệp giấy cũng nên đổi mới tư duy, vứt bỏ nhưng lối suy nghĩ đã quá mòn, quá cũ để có thể mang đến những luồng gió mới cho tương lai ngành giấy. "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng"- đó là điều tôi muốn nhắn nhủ đến các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này. Do những hạn chế về tài liệu tham khảo và kiến thức của bản thân, luận văn của tôi chắc chắn chưa phản ánh được đầy đủ bức tranh của ngành giấy trong giai đoạn trước cũng như thời điểm hiện tại, còn nhiều nhận xét mang tính chủ quan nhưng cũng đã phần nào giúp người đọc hình dung được những gì ngành giấy Việt Nam đã làm được, những ưu khuyết điểm, những khó khăn, thuận lợi, những cơ hội, thách thức đang phải đối mặt cũng như những gì ngành giấy nên làm trong điều kiện hiện nay. Tôi hi vọng những ý kiến của mình sẽ ít nhiều giúp được các doanh nghiệp ngành giấy tham gia tốt hơn vào tiến trình hội nhập, chủ động ở thị trường trong nước và năng động ở thị trường khu vực và tiếp theo là thị trường thế giới. tài liệu tham khảo 55 năm Công nghiệp Việt Nam Bộ công nghiệp NXB Thống kê Hà Nội 2000 Giấy Bãi Bằng - Những chặng đường Phạm Tới, Nguyễn Duy Nghiêm, Ngô Thái, Nguyễn Văn Hoà NXB Lao Động 1997 Giấy Bãi Bằng - Những chặng đường lịch sử Nguyễn Minh San NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2002 Làng nghề Việt Nam Lê Văn Vượng NXB Văn hoá thể thao Bước nhảy đầy lòng tin Alf Marten Jerve, Irene Norlund, Nguyễn Thanh Hà, Astri Suhrke Dịch: Nguyễn Thị Vân Anh NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1999 Biotechnology in the pulp and paper industry K.E.L.Eriksson NXB Springer 1997 Tạp chí Công nghiệp Giấy các số phát hành năm 2002, 2003 Tổng Công ty Giấy Việt Nam, Hiệp hội Giấy Việt Nam Tạp chí Công nghiệp & Thương mại Tạp chí Nhịp sống Công nghiệp Tạp chí Công nghiệp Việt Nam Thời báo Kinh tế Sài Gòn Báo Đầu tư chứng khoán Các trang web: ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
Tài liệu liên quan