Nghiên cứu biện pháp sử dụng hợp lý tiết kiệm và tiết kiệm năng lượng thông qua dự án cải tạo Xí nghiệp A.xít 2 của Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao

LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, trong cuộc sống chúng ta năng lượng đóng vai trò rất to lớn. Nó phục vụ cho cuộc sống hằng ngày của con người, của quá trình sản xuất giao thông, thương mại... Và trong bất kỳ ngành sản xuất nào năng lượng luôn đóng vai trò rất quan trọng có tính quyết định cùng với quy trình công nghệ sản xuất cũng như ứng dụng của các tiến bộ kỹ thuật mới và hiệu quả sản xuất. Hiện tại có rất nhiều dạng Năng lượng phục vụ cho quá trình sản xuất như dầu, điện, than, khí đốt... Những nguồn

doc105 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu biện pháp sử dụng hợp lý tiết kiệm và tiết kiệm năng lượng thông qua dự án cải tạo Xí nghiệp A.xít 2 của Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng lượng này đang bị khai thác và tiêu thụ ngày một cạn dần và không thể tái tạo được. Vì vậy trên thế giới từ lâu người ta đã và đang kêu gọi các doanh nghiệp sử dụng năng lượng một cách hợp lý, tiết kiệm các dạng năng lượng, vừa góp phần làm cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đồng thời cũng góp phần tiết kiệm được nguồn năng lượng phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất lâu dài hơn, lại có thể tiết kiệm cho nhà nước những khoản đầu tư để xây dựng những cơ sở hạ tầng phục vụ cho khai thác và sử dụng nguồn năng lượng đó. Đồng thời dành những khoản vốn đó để đầu tư cho các mục đích khác. Vì vậy hàng năm họ tiết kiệm được cho nhà nước một khoản vốn đầu tư cho khai thác các nguồn năng lượng này. Nhiều doanh nghiệp, họ không quân tâm đến vấn đề này và chi phí hàng năm cho tiêu thụ năng lượng trong các doanh nghiệp là tương đối cao, Đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước và chi phí năng lượng trong các doanh nghiệp nghiệp nhà nước lại cao hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. Trong tương lai khi các doanh nghiệp cổ phần hoá thì để làm ăn có lãi họ phải nghiêm túc tính toán các phương pháp áp dụng nhằm có thể giảm được chi phí sản xuất xuống, để hạ giá thành sản phẩm . Trong đó một trong những vấn đề cần quan tâm là việc giảm được chi phí năng lượng trong sản xuất bằng các biện pháp áp dụng nhằm sử dụng hợp lý và tiết kiệm năng lượng ở từng bộ phận, từng khâu sản xuất như thế nào để hạn chế được tối đa năng lượng tổn thất, sử dụng hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất Xuất phát từ vấn đề trên và qua quá trình thực tập tại Công ty Supe phốt phát và Hoá chất Lân Thao. Tôi đã khảo sát quá trình sản xuất trên dây chuyền công nghệ và tình hình sử dụng năng lượng của Công ty nhận dạng các cơ hội tiết kiệm. Vì vậy trong bản đồ án tốt nghiệp này sẽ tiến hành nghiên cứu biện pháp sử dụng hợp lý tiết kiệm và tiết kiệm năng lượng thông qua dự án cải tạo xí nghiệp A.xít 2 của Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao. Nội dung của đề tài chỉ có thể xây dựng trên cơ sở quá trình khảo sát thực tế dây chuyền sản xuất của công ty, từ đó đưa ra các giải pháp sử dụng hợp lý và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất ở Công ty Supe. Đề tài gồm 4 phần : Lời nói đầu. Phần I : Sử dụng năng lượng trong công nghiệp và các cơ hội tiết kiệm. Phần II : Phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng trong công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao. Phần III: Phân tích và đánh giá sơ bộ dự án cải tạo xí nghiệp A.xít2 Phần IV: Đề xuất giải pháp tài chính cho dự án và kiến nghị. Kết luận. Trong quá trình thiết kế đồ án tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Trần Văn Bình đã tạo điều kiện, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bác, cô, chú, các anh chị làm việc tại phòng điện nước và các phòng ban khác trong Công ty Supe đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp. Dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được những lời nhận xét, góp ý quí báu của các thầy cô giáo trong khoa. Hà Nội, ngày tháng năm 2001 Sinh viên Lê Mạnh Toàn CHƯƠNG I : SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG Ở Việt Nam công nghiệp là ngành có tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản phẩm xã hội. Cuối thập kỷ 80 ( vào năm 1990 ) công nghiệp chiếm tỷ trọng tới 48% tổng sản phẩm xã hội. Công nghiệp là hộ tiêu thụ năng lượng lớn nhất , sử dụng tới hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng của cả nước. Mức tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp tương ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 6.2%. Nhiên liệu dùng trong công nghiệp là than, dầu, và điện. Công nghiệp Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây nói chung có chiều hướng tăng trưởng ngày càng cao, thực sự đi vào quỹ đạo kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Các ngành công nghiệp nước ta đạt mức tăng trưởng trong 10 năm gần đây, tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế cũng lớn lên, nhưng xét về mặt năng lượng thì chưa tiết kiệm và còn kém hiệu quả. Năm 1990 công nghiệp đạt ở mức khiêm tốn đạt mức tăng trưởng 3,1%. Từ năm 1991 trở đi, công nghiệp tăng trưởng rất nhanh, luôn đạt trên 10%, năm 1995 đạt mức cao nhất là 14,5%. Mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ năm 1990 đến năm 1999 là 12,34%, trong đó 6 năm từ năm 1990 đến năm 1995 là 11,38% và các năm sau là 13,36%. Như vậy từ năm 1996 đến nay tăng trưởng công nghiệp có chậm lại, nhưng vẫn có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm cao hơn thời kỳ 6 năm trước đó. Trong toàn ngành công nghiệp năm chi phí trung gian bằng 64,5% giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm bằng 35,5% giá trị sản xuất. Nói cách khác, để có được một đồng giá trị sản xuất công nghiệp cần 0,645 đồng chi phí trung gian, để có 1 đồng giá trị tăng thêm phải chi hết 1,82 đồng chi phí trung gian ( gồm chi phí vật chất và chi phí dịch vụ). Tỷ trọng chi phí năng lượng sản xuất trong công nghiệp là 14,83% trong tổng chi phí trung gian của toàn ngành ( chia ra nhiên liệu là 9,8% và điện năng là 5,03%). Tức là cứ 1 đồng chi phí cho sản xuất công nghiệp thì có 0,1483 đồng là chi phí về năng lượng, trong đó 0,098 đồng là chi phí nhiên liệu và 0,053 đồng chi phí điện năng. Nhóm công nghiệp điện hơi nước có tỷ lệ chi phí năng lượng so với chi phí trung gian cao nhất, lên tới 59% trong đó nhiên liệu là 55,01%, điện năng là 3,99%; nhóm công nghiệp khai thác ở vị trí thứ hai, có tỷ lệ chi phí năng lượng so với chi phí trung gian là 18,53%, trong đó nhiên liệu là 13,28%, điện năng là 5,25%; nhóm công nghiệp chế biến ở vị trí cuối cùng với các chỉ tiêu tương ứng lần lượt là 10,66%, 5,54%, và 5,12%. Thông thường chi phí năng lượng của ngành công nghiệp chế biến tỷ lệ thuận với trang thiết bị máy móc sử dụng, vì vậy tiêu thụ năng lượng cũng có nghĩa là năng lực cơ khí hoá, điện khí hoá của ngành công nghiệp nước ta chưa được phát triển, thực trạng nền công nghiệp nước ta cũng cho thấy cần phải được tăng cuờng đầu tư hơn nữa để xây dựng cơ sở vật chất cho phát triển sản xuất tăng năng suất và sản lượng sản phẩm. Kết quả sản xuất của ngành công nghiệp nước ta những năm qua cho thấy, do sự đơn điệu về chủng loại sản phẩm, sự yếu kém về chất lượng và chi phí sản xuất cao trong sản xuất đã làm mất đi khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp trong nước đối với các sản phẩm công nghiệp nhập ngoại, dẫn đến kêt quả tất yếu là mất đi thị trường tiêu thụ, sản phẩm bị ứ đọng không dám đầu tư mở rộng sản xuất. Có thể nói tình trạng chậm dần của mức tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp những năm gần đây xuất phát từ một nguyên nhân quan trọng là sự trì trệ, chậm đổi mới về trang thiết bị máy móc và quy trình sản xuất do không định hướng được sản xuất, sản xuất không có đầu ra, tiêu thụ sản phẩm chậm dẫn đến thiếu vốn, giảm khả năng đầu tư để trang bị mới thiết bị công nghệ. 1.1 Các dạng sử dụng năng lượng trong công nghiệp. Các dạng sử dụng năng lượng trong công nghiệp chủ yếu là : a, Lò hơi và hệ thống phân phối hơi Buồng đốt Bộ quá nhiệt Chùm ống sinh hơi Bộ hâm nước 180 0 C 350/4000C 1300 0 C Công dụng chủ yếu trong công nghiệp là cung cấp Động lực kéo và điện Năng lượng nhiệt cho các quá trình hoạt động, sản xuất, sinh hoạt…. Môi chất làm việc của lò hơi bao gồm Hơi nước, ngoài hơi nước còn có Nước có áp suất Nước nóng Chất lỏng. Các môi chất đóng vai trò rất quan trọng như : Tích trữ năng lượng do nguồn nhiệt nào đó sản xuất ra Vận chuyển năng lượng đó tới hộ tiêu thụ Truyền nhiệt qua tiếp xúc hoặc hoà trộn Lò hơi sử dụng các năng lượng đầu vào dưới nhiều dạng như : Dạng nguồn nhiệt (sử dụng các loại nhiên liệu : than, dầu DO, FO, khí…) Nhiệt do nước cung cấp Nhiệt do không khí cháy Ở đầu ra của lò có: Tốc độ, áp suất hơi Nhiệt độ hơi (Nếu có quá nhiệt ) Nhiệt độ khói thải b, Quá trình làm lạnh: CHU TRÌNH LÀM LẠNH NÉN BAY HƠI Bộ ngưng hơi Bộ bay hơi Thiết bị giãn nở Nhiệt lượng của sản phẩm Máy nén khí Lấy nhiệt Trong đó : Máy nén khí : Nén khí lạnh áp suất thấp thành khí nóng áp suất cao Bộ ngưng hơi : Ngưng khí nóng áp suất cao thành chất lỏng Thiết bị giãn nở : Giãn nở chất lỏng áp suất cao thành khí và chất lỏng áp suât thấp, lạnh Bộ bay hơi : Chất lỏng được đun sôi hoặc bay hơi thành khí áp suất thấp khí vẫn tồn tại ở trạng thái lạnh c, Máy nén khí : MÁY NÉN KHÍ NÉN KHÔNG KHÍ d, Máy biến áp : Máy biến áp là một máy điện từ tĩnh, dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều từ trị số điện áp này sang trị số điện áp khác có cùng tần số. Tác dụng chủ yếu của máy biến áp là để tải điện đi xa, khi tải điện đi xa nếu tăng cao điện áp thì dòng điện giảm, do đó giảm tổn hao công suất và điện năng, tiết kiệm được rất nhiều kim loại màu và chi phí xây dựng đường dây dẫn điện. Động cơ điện và thiết bị điện thường dùng điện áp thấp 380V và 220V nên sau khi tải điện đến nơi tiêu thụ, phải dùng máy biến áp điện lực giảm áp để hạ điện áp xuống cho phù hợp với điện áp phụ tải. e, Động cơ điện Động cơ điện là thiết bị biến đổi điện năng thành cơ năng. Trong các xí nghiệp sản xuất, điện năng cung cấp từ mạng điện vào động cơ, làm chuyển động toàn bộ hệ thống truyền động trong các máy công tác để thực hiện một số công nghệ sản xuất nhất định. Các động cơ điện tiêu thụ trên 75% điện năng dùng trong sản xuất. Động cơ điện có nhiều loại, dùng vào những mục đích khác nhau. Cấu tạo chung của động cơ có một phần cố định (stato) và phần quay (rôto). Trong cả hai phần đều có mạch từ ghép bằng các lá thép kỹ thuật điện. Trên mạch từ có các rãnh để đặt dây dẫn điện và thường bằng đồng có bọc sơn cách điện f, Hệ thống chiếu sáng : Trong tất cả các xí nghiệp ngoài chiếu sáng tự nhiên còn phải chiếu sáng nhân tạo. Hiện nay phổ biến nhất là dùng đèn điện để chiếu sáng. Sở dĩ như vậy vì chiếu sáng điện có những ưu điểm sau : thiết bị đơn giản, sử dụng thuận tiện bật tắt dễ dàng, không tiêu thụ oxy của không khí, không có khói muội gây ô nhiễm môi trường, không có ngọn lửa dễ gây ra hoả hoạn. Ánh sáng đèn điện gần giống như ánh sáng tự nhiên. Trong các xí nghiệp hệ thống đèn tiêu một lượng điện năng rất đáng kể Đèn điện hiện nay có rất nhiều loại : đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn Compact, đèn cao áp thuỷ ngân… Các thông số cơ bản của đèn là : Điện áp định mức (Vôn) Công suất (W) Quang thông (lumen) Hiệu suất phát quang (lumen/W) Thời hạn sử dụng (Giờ) Trong công nghiệp các dạng sử dụng năng lượng dưới dạng nhiên liệu và điện năng phục vụ cho các thiết bị động cơ trong các ngành công nghiệp. Tiêu dùng năng lượng cho sản xuất công nghiệp được tập trung chủ yếu cho công nghiệp trung ương với tỷ trọng 63,78% trong đó tiêu thụ điện năng là 49,35% và nhiên liệu là 71,18%, công nghiệp địa phương chỉ tiêu dùng 36,22% trong tổng năng lượng tiêu thụ, trong đó tiêu thụ điện năng khoảng 50,65% và tiêu thụ nhiên liệu là 28,82%. Công nghiệp trung ương sử dụng nhiều năng lượng nhiên liệu gấp 1,8 lần so với công nghiệp địa phương. Cơ cấu năng lượng tiêu thụ như vậy có thể nói là phù hợp với thực tế của nước ta hiện nay vì hiện tại công nghiệp trung ương đã sử dụng khá nhiều thiết bị nhiệt, còn công nghiệp địa phương vẫn chủ yếu sử dụng các máy móc thiết bị sử dụng điện cho sản xuất, phù hợp với mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiêu dùng nhiên liệu cho sản xuất công nghiệp có tỷ trọng lớn trong tổng năng lượng tiêu thụ ở các ngành sản xuất phân phối điện và khí đốt 93,24% và công ngiệp khai thác là 71,67%. Ngành công nghiệp chế biến có tỷ trọng nhiên liệu sử dụng thấp hơn 52,02%. Như vậy, đối với các ngành công nghiệp khai thác và sản xuất điện, khí đốt mà cụ thể là ngành khai thác than và sản xuất điện năng, việc sử dụng tiết kiệm nhiên liệu có ý nghĩa quan trọng đối với việc giảm giá thành sản phẩm và tăng nguồn nhiên liệu cho các ngành sản xuất khác. Tiêu dùng điện năng tập trung chủ yếu là công nghiệp khai thác mỏ chỉ chiếm 3,37% và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt là 6,43%. Trong các ngành công nghiệp chế biến, tiêu thụ năng lượng chỉ tập trung chủ yếu vào các ngành sản xuất các sản phẩm từ khoáng chất phi kim loại 18,37%, sản xuất thực phẩm và đồ uống 9,39%, sản xuất kim loại 6,91%, dệt 5,29% hoá chất3,88%, giấy và sản phẩm giấy 2,53% sản phẩm cao su và plastic 1,67%. Tuy nhiên cũng như đối với tiêu thụ năng lượng nói chung, điện năng chủ yếu được sử dụng cho một số ngành như : sản xuất các sản phẩm từ khoáng chất phi kim (19,56%), sản xuất kim loại (14,7%), dệt (10,61%), còn các ngành khác chiếm tỷ trọng không nhiều từ 6% trở xuống. Căn cứ theo mục đích và tính chất sử dụng của điện năng, mức tiêu thụ điện năng có quan hệ tỷ lệ thuận với tình trạng thiết bị máy móc. Số liệu tiêu thụ điện năng như trên thể hiện trình độ cơ khí hoá trong sản xuất công nghiệp chưa cao. Thậm chí thấp kém, đặc biệt trong các ngành công nghiệp mũi nhọn, mức tiêu thụ điện năng rất thấp: sản xuất các sản phẩm kim loại (0,41%), sản xuất thiết bị máy móc (2,81%), sản xuất xe, động cơ (0,6%)… Căn cứ vào chi phí năng lượng trong các ngành công nghiệp và thông qua các chỉ tiêu cường độ năng lượng, đó là tỷ số giữa năng lượng tiêu thụ ( đo bằng đơn vị năng lượng TOE, kgOE, TCE, kgCE…) và sản phẩm đã tạo ra từ số năng lượng đó (đo băng tiền theo giá hiện hành) ta thấy rằng : Chi phí nhiên liệu so với giá trị tăng thêm của toàn ngành khai thác mỏ là 42,99%. Chi phí điện năng so với giá trị tăng thêm của toàn ngành khai thác mỏ: 34,7%. Chi phí nhiên liệu so với giá trị gia tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến quốc doanh là 11,01%, của công nghiệp chế biến ngoài quốc doanh là 4,21%, của toàn doanh nghiệp chế biến là 9,11%. Chi phí điện năng so với giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến quốc doanh là 16,76%, của ngành công nghiệp chế biến ngoài quốc doanh là 3,20%, của ngành công nghiệp chế biến là 12,96%. Chi phí nhiên liệu so với giá trị tăng thêm của ngành sản xuất, phân phối điện, nước, gas là 83,05%. Chi phí điện năng so với giá trị tăng thêm của toàn ngành sản xuất, phân phối điện, nước, gas là 1,66%. Đối với ngành công nghiệp hoá chất thì điện năng là nguồn năng lượng chủ yếu cho sản xuất. Ngành công nghiệp hoá chất điện năng thường chiếm 68%. Chi phí cho điện năng hàng năm của ngành công nghiệp hoá chất – phân bón thường rất cao khoảng 10% năm. Còn các dạng năng lượng còn lại (than, dầu DO, FO…) thì tiêu thụ ít hơn thường dùng làm nhiên liêu cho các hệ thống lò sấy và hơi nước. Chi phí của các dạng năng lượng này thường chỉ chiếm 2,4% trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Trong quá trình tăng trưởng nền kinh tế nước ta, chắc chắn khối lượng các loại nhiên liệu, điện năng tiêu thụ sẽ tăng lên, tất yếu sẽ đưa mức tiêu dùng năng lượng bình quân đầu người tăng lên. Nhưng điều quan trọng là phải phấn đấu để tiết kiệm và sử dụng năng lượng có hiệu quả, đưa chỉ tiêu CĐNL do sử dụng đơn vị năng lượng để sản xuất ra GDP ngày càng tăng lên. Điều đó có thể thực hiện thông qua đánh giá các cơ hội tiết kiệm năng lượng trong các ngành kinh tế quốc dân. Đặc biệt là các ngành công nghiệp. 1.2 Nhận dạng các cơ hội tiềm năng tiết kiệm năng lượng. Thông qua chỉ tiêu để phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sử dụng năng lượng là chỉ tiêu cường độ năng lượng (CĐNL). Cường độ năng lượng là tỷ số giữa năng lượng tiêu thụ và sản phẩm đã tạo ra từ số năng lượng đó. Cường độ năng lượng là chỉ tiêu phản ánh mối liên hệ giữa tiêu dùng năng lượng với các hoạt động kinh tế, mức sống của người dân, trình độ kỹ thuật và công nghệ sử dụng năng lượng. CĐNL giảm thấp chứng tỏ tiêu thụ năng lượng để sản xuất một đơn vị sản phẩm đã giảm, như vậy tức là đã thu được một nguồn lợi tring sử dụng năng lượng, hoặc hiệu quả sử dụng năng lượng đã tăng. Để đạt được CĐNL giảm dần thì ta phải tìm cách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng thông qua nhận dạng các cơ hội tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp. Trước hết, cần đi từ các biện pháp tuyên truyền tới giải pháp kỹ thuật và công nghệ. Chúng ta có thể tiết kiệm điện, xăng, dầu, bảo đảm ánh sáng sinh hoạt, động lực… từ mỗi hành động nhỏ như tắt đèn, quạt điện khi ra khỏi phòng, thay bóng đèn tròn sợi đốt bằng bóng đèn Compact…Giới thiệu và trình diễn các tài liệu mô hình lò hơi, lò nung, thiết bị lạnh và điều hoà không khí tiên tiến. Theo một số kết quả nghiên cứu gần đây, đánh giá tổng hợp mức độ tiết kiệm năng lượng đối với các loại lò nung xi măng trong ngắn hạn là 13% đến 20%, lò luyện kim trong trung hạn là 20% đến 25%, lò gốm sứ trong dài hạn là khoảng 50%… áp dụng phổ biến kiến thức để nâng cao hiêu biết và ý thức tiết kiệm; hợp lý hoá các quá trình sản xuất; quản lý quá trình vận hành hợp lý; các thiết bị điện có thể giảm được khoảng 15% tổng lượng điện sử dụng…Trong từng nhà máy, xí nghiệp, cần phân tổ các sản phẩm theo chỉ tiêu kinh tế và chỉ ra được mức sử dụng năng lượng cho một đơn vị vật lý của từng nhóm sản phẩm và dịch vụ; chỉnh đốn lại phương pháp quản lý, áp dụng các tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 9002, lựa chọn kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, lựa chọn chiến lược sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả năng lượng để giảm được tiêu hao năng lượng cho một đơn vị sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm… nâng khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Thứ hai là, từng ngành công nghiệp lựa chọn các công đoạn kỹ thuật công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm đạt CĐNL toàn ngành thấp hoặc tương đối thấp. Như trong ngành luyện thép cán từ quặng ra gang, từ gang ra phôi thép và từ phôi thép cán thành sản phẩm thì mỗi tấn thép thành phẩm cần 3,22 triệu Kcal, gần gấp đôi năng lượng so với sản xuất thép cán trực tiếp từ phôi thép nhập khẩu (1,96 Kcal); khi phát triển ngành thép, cố gắng tăng tỷ trọng thép cán đi trực tiếp từ phôi, giảm tỷ trọng thép cán phải đi từ quặng, sắt hoặc từ gang. Đối với ngành xi măng, cố gắng tăng sản lượng xi măng lò quay theo phương pháp khô, giảm giá trị sản lượng xi măng lò đứng hoặc lò quay theo phương pháp ướt, vì sản lượng xi măng lò quay phương pháp ướt cần tới 2,362 kg dầu DO cho 1 tấn sản phẩm, trong khi đó là quay phương pháp khô chỉ cần có 930 kg DO. Trong công nghiệp chế biến sản xuất như sản xuất phân bón, sản xuất giấy… năng lượng tiêu thụ chủ yếu là điện, dầu và than, trong đó điện sử dụng chiếm 80% trong tổng tiêu thụ năng lượng của ngành công nghiệp nó cung cấp để vận hành các động cơ, băng tải, cầu trục… Còn than dầu dùng làm nhiên liệu cho các thiết bị nhiệt như lò sấy, thiết bị cung cấp nhiệt cho hơi nước. Đối với ngành công nghiệp này thì có thể giảm được tiêu thụ năng lượng thông qua các thiết bị, động cơ như đưa các động cơ hiệu suất cao, các thiết bị biến tần giảm chế độ chạy non tải… Sau đây là các cơ hội tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp. 1. Các cơ hội chính để tiết kiệm năng lượng trong phân xưởng lò hơi: Trước hết ta tìm hiểu hiệu suất lò hơi và các dạng tổn thất Thông thường hiệu suất tổng quát của lò hơi có thiết kế tốt vào khoảng 80% đến 90%. Hiệu suất tối ưu của lò thường đạt được ở chế độ 80% - 90% tải định mức. Nói chung các lò hơi lớn thường có hiệu suất cao hơn (do hiện đại hơn) Hiệu suất lò hơi có thể cải thiện được nếu như tăng được lượng nhiệt hữu ích dùng cho sinh hơi khi nhiệt đầu vào là không thay đổi, hoặc nếu giảm bớt được các tổn thất năng lượng Hiệu suất lò hơi Nhiệt trị hữu ích để sinh hơi Nhiệt trị của nhiên liệu = Các dạng tổn thất nhiệt chính trong lò hơi Do khói thải khô Do độ ẩm có trong không khí Do cháy không hoàn toàn (CO, xỉ, tro bay) Do truyền nhiệt bức xạ và đối lưu từ bề mặt thiết bị Do nhiệt trong nước xả lò Hiệu suất lò hơi có thể cải thiện được nếu như cải thiện được các yếu tố sau : Hệ số không khí thừa (Tỷ số giữa nhiên liệu và không khí cháy) Thành phần nhiên liệu Chất lượng nước cấp Nhiệt độ khói thoát Độ sạch của bề mặt truyền nhiệt Bảo ôn vỏ lò hơi Từ đó ta có thể đưa ra các cơ hội tiết kiệm năng lượng trong phân xưởng lò hơi như sau : Bảo hành thường xuyên chất lượng nước xử lý thổi bụi cho các bề mặt trao đổi nhiệt đối lưu sửa chữa / thay thế vòi đốt Điều chỉnh quá trình cháy Khống chế không khí thừa Cân bằng phụ tải Sử dụng hệ thống điều chỉnh lò Khống chế thất thoát nhiệt và rò rỉ Trên thực tế trong hầu hết các trường hợp hiệu quả đốt cháy tốt chỉ có thể thực hiện được với các biện pháp thuộc trung hay dài hạn với sự thay đổi các thiết bị đốt cháy : thay đổi buồng đốt, thay đổi lò hơi. Hiệu quả đạt được cũng có thể thực hiện với việc dùng nhiên liệu thay đổi nhất là trong tình hình hiện nay cán cân năng lượng công nghiệp đã phát triển, những kỹ thuật sạch và hiệu quả cho việc đốt cháy nguyên liệu than và gỗ. Nhưng theo như chính sách năng lượng, sự thay đổi việc dùng nguyên liệu từ than sang dầu chỉ mới có thể thực hiện được các xí nghiệp vừa và nhỏ. Trong trường hợp này than đá được sử dụng chỉ với các nồi hơi và lò nung lớn như lò ở các nhà máy điện, nhà máy xi măng và một vài nhà máy hoá chất và kỹ thuật than sạch sẽ không thích hợp nữa trong một vài năm tới và tối thiểu là không thích hợp cho nền công nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên để thay đổi việc sử dụng năng lượng từ than sang dầu còn là vấn đề các nhà quản lý năng lượng và người vận hành thiết bị máy móc phải học cách vận hành hợp lý với các loại nhiên liệu mới này, phải nắm được các khái niệm về nhiệt độ tích luỹ, biết cách điều khiển nhiệt độ ở buồng đốt nhằm thu được chất lượng hơi tốt, biết cách bảo dưỡng buồng đốt và bộ lọc, phải tạo thành thói quen lau chùi buồng đốt thường xuyên, phải kiểm tra nhiệt độ khói thải nhằm tránh sự ăn mòn. Hiệu quả quá trình đốt cháy có thể được thực hiện với các biện pháp thuộc trung hạn như lắp đặt hệ thống điều khiển chế độ tự động, biện pháp này rất hiệu quả nhưang ở các lò lớn với mức độ tiêu thụ năng lượng vào khoảng 10.000 tấn dầu/năm. Tận dụng nhiệt khí thải Để duy trì chế độ cháy tốt của lò hơi đốt dầu theo thiết kế nhiệt độ khói thải thích hợp là vào khoảng 2000C. Có thể xuất hiện hiện tượng ăn mòn ở nhiệt độ dưới 1600C vì nhiệt độ này bộ hâm nước trong lò sẽ kém hoạt động. áp dụng này được thực hiện chủ yếu cho các lò hơi dùng nhiên liệu khí đốt thiên nhiên và chỉ được tính đến trường hợp nhiên liệu khí được dùng phổ biến trong nền công nghiệp Việt Nam. Một lĩnh vực áp dụng nhỏ hơn là thu hồi nhiệt từ khói thải là nhiệt dầu của lò hơi nếu nhiệt độ đầu vào của dầu nhiên liệu cao. Nếu nhiệt độ khói thải của lò hơi đốt dầu lớn hơn 2000C nó có thể gây ra sự kém trao đổi nhiệt vì đường ống sẽ bị gây bẩn. Vì vậy thu hồi nhiệt khói thải của lò hơi cần giữ một ngoại lệ và có nhiều biện pháp chi tiết tương tự như các biện pháp thu hồi nhiệt. Tận dụng nước thải Duy trì xả lò ở mức thấp nhất Tận dụng nhiệt từ xả lò 2. Đối với quá trình làm lạnh ta có các biện pháp tiết kiệm năng lượng : a, Những biện pháp tiết kiệm cho bộ ngưng tụ : Biện pháp trong thiết kế : Đảm bảo cho bộ ngưng tụ có kích thước đủ lớn (không nhỏ). Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt lớn cho phép nhiệt độ ngưng tụ thấp. Nhiệt độ ngưng tụ nên giữ ở mức độ nhỏ hơn 100C cao hơn nhiệt độ bầu ướt đối với bộ ngưng tụ loại bay hơi Sử dụng bộ ngưng tụ loại bay hơi thay vì làm mát bằng không khí khi nhiệt độ bầu ướt thấp hơn nhiệt độ bầu khô. Thiết lập việc kiểm tra đối với áp suất ngưng tụ thấp nhất đạt được và thay đổi được xác lập trong khoảng mùa hè và mùa đông. Nếu cần thiết sử dụng máy bơm để tái tuần hoàn môi chất làm lạnh lỏng thay vì phải nhờ vào áp sút ngưng tụ cao hơn. Biện pháp bảo trì vận hành : - Sử dụng hữu ích điều kiện môi trường với trường hợp có lợi nhất tức là thiết bị ngưng tụ làm việc có hiệu suất cao hơn vào ban đêm. - Vận hành thiết bị với công suất ngưng tụ lớn nhất có thể đảm bảo nhiệt ngưng hơi thấp nhất có thể. Đối với máy nén khí phức tạp nên lắp đặt bộ ngưng tụ kiểm tra tiêu thụ công suất tiêu thụ của bộ ngưng tụ và bộ nén khí để xác định sử dụng tối ưu. Thông thường bộ ngưng hơi nên ít sử dụng ít hơn 15% công suất mà thiết bị nén khí sử dụng. - Đảm bảo vòi phun của thiết bị ngưng tụ không bị khoá và các lá cửa chớp của tháp làm mát không bị gãy,vỡ. - Giảm tối thiểu không khí phản dòng trong bộ ngưng tụ và tháp làm mát. - Thường xuyên làm sạch các ống trong tường vách và các bộ ngưng tụ ống. - Giữ bề mặt ngưng tụ sạch và kiểm tra quá trình xử lý nước. - Tách lọc không khí và các chất khí không ngưng tụ từ bộ ngưng tụ và kiểm tra thường xuyên. - Bảo vệ bộ ngưng tụ tránh khỏi ánh chiếu sáng chiếu trực tiếp và các vị trí có nhiệt độ cao. b, Những biện pháp tiết kiệm năng lượng cho thiết bị bay hơi : Nhiệt độ bay hơi nên giữ ở mức cao nhất có thể để giảm tiêu thụ năng lượng. Điều này có thể đạt được bằng cách : Biện pháp thiết kế. Sử dụng hệ thống tái tuần hoàn chất lỏng bất cứ khi nào có thể. Bộ bay hơi giãn nở trực tiếp sẽ có quá nhiệt và hiệu suất sẽ kém hơn. Diện tích bề mặt bộ bốc hơi đảm bảo đủ lớn. Bề mặt trao đổi nhiệt lớn cho phép nhiệt độ bay hơi cao. Điều đó cũng giảm độ tách nước từ các sản phẩm. Sử dụng các động cơ và quạt có hiệu suất cao trong phòng lạnh và máy lạnh. Đảm bảo môi chất làm lạnh và dầu thích hợp. Biện pháp bảo trì và vận hành : Giữ nhiệt độ bay hơi càng cao càng tốt. Tránh để dầu bị đưa vào bộ bay hơi, ghi nhận về thải dầu và thêm dầu vào hệ thống. Xả băng đóng trên ống xoắn của quạt khi có yêu cầu. Dừng quá trình xả băng khi toàn bộ nước đã được thải ra từ ống xoắn. c, Những biện pháp tiết kiệm cho máy nén khí : Chọn máy nén khí thích hợp và điều chỉnh hợp lý. Thiết kế hệ thống thích hợp. + Kích thước ống thích hợp + Bố trí đường ống phù hợp. Giảm nhu cầu khí nén bằng cách hạn chế rò rỉ. Vận hành với nhiệt độ ngưng tụ thấp nhất. Vận hành với nhiệt độ bay hơi cao nhất có thể được. Sử dụng hệ thống nhiều cấp cho nhiệt độ thấp. Các hệ thống đa cấp thường kinh tế hơn các hệ thống đơn cấp tại nhiệt độ bẫy và nhỏ hơn –300C. Bảo trì máy nén khí. d, Tiết kiệm năn lượng trong kho lạnh : Lớp cách nhiệt kém, không khí ẩm lọt vào và làm tan băng của kho lạnh dẫn đến giảm hiệu suất của kho lạnh. Các biện pháp : Kiểm tra bề mặt của phòng và đường ống tìm dấu hiệu hư hỏng của lớp cách nhiệt từ ngưng tụ hoặc đóng băng. Đảm bảo vòng bịt cửa kín không cho không khí xâm nhập. Đảm bảo giảm thiểu không khí lọt từ ngoài vào trong quá trình đưa sản phẩm vào kho. Giảm thiểu số lần mở phòng và đi lại. Hợp nhất các sản phẩm chứa trong kho thành số lượng phòng ít nhất và ngưng các phòng vận hành có thể không kín. Làm lạnh sản phẩm trước trong bộ làm lạnh trước khi đưa vào kho lạnh. Sử dụng xe nâng hàng chạy điện thay vì chạy bằng máy nổ…( vì chúng thải ít nhiệt hơn. 3. Tiết kiệm năng lượng cho các máy biến áp. Ngắt máy biến áp khi không có tải vì : khi đó trong cuộn sơ cấp sẽ có dòng điện không tải Ikt không vượt quá 10% dòng điện I lúc bình thường. Dòng điện không tải Ikt sinh ra một tổn hao công suất Pth chủ yếu là các tổn hao công suất trong lõi thép, có trị số khoảng 0,2 đến 2% công suất định mức. Phân phối lại phụ tải cho các máy biến áp. Nâng cao hệ số cosj 4. Tiết kiệm năng lượng cho động cơ điện - Khi sử dụng động cơ phải cống gắng vận hành ở chế độ có hiệu suất cao nhất, cụ thể là ở chế độ định mức. Để tăng hiệu suất động cơ ta xét các khía cạnh sau : Về mặt chế tạo động cơ : Giảm tổn thất Stator : Tăng kích thước rãnh Stator Đường kính dây dẫn lớn hơn. Giảm tổn thất Rotor : Tăng kích thước của các thanh Rotor và các vòng ngắn mạch Giảm tổn thất lõi : Các lá thép mỏng hơn với chất lượng cao hơn Làm dài thêm lõi để giảm mật độ từ thông yêu cầu. Giảm tổn thất ma sát và khe hở : Tăng vòng bi đỡ và cải tiến thiết kế luồng khí làm mát. Giảm tổn thất do tải tản mạn : Tối ưu hóa thiết kế và sản xuất. Về mặt quản lý sử dụng : Chọn công suất động cơ hợp lý vì nếu động cơ có công suất quá lớn tuy rằng chúng đáp ứng được tính linh hoạt trong quá trình sản xuất như vậy chúng luôn làm việc thấp hơn tải định mức và không kinh tế vì các lý do : Chi phí mua động cơ cao hơn, động cơ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, tiền điện tăng do hiệu suất động cơ giảm. Giữ đúng lịch bảo hành, bảo dưỡng ( kiểm tra độ chùng của dây cơ roa) Lắp đặt tụ bù để cải thiện hệ số cosj (cho các động cơ lớn) Sử dụng điều khiển tốc độ động cơ : Thiết bị thay đổi tốc độ nối liền với động cơ tốc độ không đổi, thay đổi tốc độ động cơ bằng cách thay tần số nguồn điện cung cấp cho động cơ. Với động cơ truyền động tốc độ thay đổi được : Năng lượng chủ yếu tiết kiệm trong việc sử dụng đúng, có khả năng vận hành động cơ cảm ứng xoay chiều hiện có, tăng tính linh hoạt và quy mô sản xuất, tăng tính an toàn và độ tin cậy giá thấp. 5. Tiết kiệm năng lượng cho chiếu sáng : Tắt đèn đặt giờ và hệ thống cường độ sáng Tắt đèn khi không dùng đến. Giảm tiêu thụ điện bằng thiết bị giảm độ sáng. Sử dụng các nguồn sáng hiệu quả cao với độ sáng/W thấp. Đèn nóng sáng có độ sáng/W thấp nhất. Đèn thuỷ ngân cao áp có hiệu quả cao nhất trong các nguồn ánh sáng trắng. Dùng chao đèn có hiệu quả cao Tăng năng suất sáng của mỗi bóng Giảm điện áp đèn hoặc số đèn cần thiết. Cải thiện các thông số của căn phòng. Giảm mức độ hấp thụ ánh sáng trong phòng Hạ thấp các đèn treo cao. Dùng chiếu sáng không đều ( theo nhiệm vụ và địa điểm) Tận dụng ánh sáng ban ngày. Tắt đèn điện khi có ánh sáng ban ngày. Tăng cường việc bảo hành các thiết bị chiếu sáng. Chống bụi bẩn có thể giảm được số bóng đèn. 1.3 Các phương pháp phân tích và đánh giá dự án các dự án đầu tư năng lượng trong Công nghiệp. - Năng lượng là một đầu vào cơ sở cho quá trình công nghiệp hoá. - Chất lượng và số lượng sử dụng năng lượng tuỳ thuộc và từng ngành công nghiệp - Có thể giảm tỷ suất tiêu thụ năng lượng bằng cách đưa các kỹ thuật và công nghệ tiến bộ vào sử dụng. - So với các đầu vào khác như nguyên vật liệu, nhân công, thiết bị, thì năng lượng là nhân tố quan trọng mà việc quản lý tốt nó cho phép giảm chi phí sản xuất mà không gây ra hiệu ứng ngược nào cả. - Do đó việc nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng thường đòi hỏi đầu tư ban đầu. - Hiểu rõ cơ chế và các khả năng tiết kiệm năng lượng là việc làm cần thiết. - Sự lựa chọn đầu tư gắn liền với công nghệ và đổi mới, đi đôi với mức độ đầu tư cũng như triển vọng về lợi nhuận và chi phí. 1.3.1 Phân tích kỹ thuật. Mục tiêu của phân tích kỹ thuật là định hình dự án một cách tổng thể về quy mô (tầm bao, ._.các đối tác , phần thị trường…), ngân sách dự kiến, địa bàn triển khai, lịch thực hiện, làm cơ sở cho các bước phân tích tiếp theo. Trước khi tính toán lời lãi, câu hỏi đầu tiên cần trả lời là liệu dự án có hiện thực về mặt kỹ thuật hay không? Và ngay từ khi lập dự án phải ra được quyết định về việc lựa chọn trang thiết bị, máy móc , quy trình công nghệ. Ở Việt Nam hiện nay, trong giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển kinh tế, hầu hết các dự án đầu tư quan trọng đều ít nhiều có nhu cầu nhập công nghệ, máy móc. Trong vấn đề này, kinh nghiệm cho thấy cần chú ý một số điểm sau đây : Cần phải có các chuyên gia hiểu biết tốt về lĩnh vực chuyên môn tương ứng xem xét kỹ và cho ý kiến, tránh nhập về với giá tưởng như “ hời “ những công nghệ máy móc mới đối với nước chủ nhà, nhưng thực ra lại là lạc hậu đối với thế giới và đã bị các nước công nghịp thải hồi, không dùng đến nữa. Hoặc ngược lại, thiết bị, công nghệ hiện đại nhất không bao giờ cũng là tốt nhất mà còn tuỳ thuộc vào những điều kiện địa phương, trong đó có vấn đề công ăn việc làm của người lao động. Bên chuyển giao cũng như bên nhận phải làm chủ được máy móc, công nghệ. Thực tế đã có những trường hợp dự án gọi là “chìa khoá trao tay” nhưng bên chủ nhà khi nhận thậm chí chưa biết tra chìa khoá vào ổ như thế nào. Những dự án liên quan đến trang thiết bị, công nghệ mới không thể thiếu phần đào tạo, huấn luyện, giúp cho nước chủ nhà hoàn toàn có thể tự mình sử dụng thành thạo và khai thác tốt kỹ thuật mới. Chương trình đào tạo cần được cả hai bên thảo luận và xây dựng, có tính đến đặc thù riêng của mỗi quốc gia nhằm đáp ứng chính xác nhu cầu của nước chủ nhà. Đặc biệc cân nhắc khi gặp những máy móc đòi hỏi các dạng nguyên liệu hay nhiên liệu không có sẵn tại chỗ, hoặc tiêu hao quá nhiều năng lượng, hoặc chi phí bảo dưỡng quá lớn so với tổng giá trị thiết bị. Nhiều trường hợp các máy móc chưa được chỉnh sửa, tu tạo lại cho phù hợp với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam, ảnh hưởng lớn đến độ tin cậy khi hoạt độngcũng như đến tuổi thọ. Thông thường nên có một số phương án kỹ thuật khác nhau để so sánh và quyết định lựa chọn. Việc nhập các kỹ thuật, công nghệ mới cần phải có những sự điều khiển ở cấp nhà nước, sao cho các công nghệ phải phù hợp với nhau, và khai thác được hết công suất, công nghệ nhập cho một dự án nào đó thường có thể sử dụng cho cả những công việc ngoài dự án . Phân tích kỹ thuật cũng là bước đầu tiên trong các cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán, chuyển giao trang thiết bị, công nghệ. Sau đó mới bàn đến các điều kiện thương mại, thiết kế tài chính, phương thức thanh toán …Đối với một dự án đầu tư, tiếp theo sẽ là vấn đề đánh giá khả năng sinh lợi của dự án. Đó chính là công việc phân tích tài chính và phân tích kinh tế. 1.3.2. Phân tích tài chính và phân tích kinh tế Các khái niệm ban đầu : Phân tích tài chính là đánh giá tính hiệu quả của dự án dưới giác độ của tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư vào dự án. Mối quan tâm chủ yếu của các tổ chức và cá nhân này là việc đầu tư vào dự án đã cho mang lại một lợi nhuận thích đáng, hoặc đem lại nhiều lợi nhuận hơn so với việc đầu tư vào các dự án khác hay không. Phân tích tài chính có nhiệm vụ cung cấp các thông tin cần thiết để các nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Mục đích của phân tích tài chính là xác định chi phí và lợi ích của dự án, từ đó xây dựng và xem xét các tiêu chuẩn đánh giá dự án. Vì vậy, trong phần này sẽ trình bày những vấn đề có liên quan đến việc so sánh chi phí và lợi ích của dự án. Trước khi đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá dự án được hiện tại hoá ( chiết khấu) ở phần sau và các khái niệm, các kỹ thuật tính toán giá trị theo thời gian của tiền tệ. 1.3.2.1 Xác định chi phí và lợi ích. 1.3.2.1.1 Các chi phí. Trong các dự án đầu tư năng lượng các chi phí thường là Chi phí về công nghệ thiết bị và xây lắp công trình : Đây là phần chi phí chủ yếu của công trình gồm toàn bộ các chi phí về thiết bị và xây lắp công trình. Nó được chia thành Chi phí trực tiếp : chi phí này gồm toàn bộ các chi phí sau: Công đoạn nấu chảy lưu huỳnh Công đoạn đốt lưu huỳnh lỏng Công đoạn tiếp xúc Phần chi phí thiết bị đo lường Chi phí xây lắp Chi phí gián tiếp : Phần này gồm toàn bộ các chi phí sau Chi phí về quản lý kỹ thuật công trình, đào tạo, huấn luyện … Chi phí về thiết bị dự phòng dùng để thay thế trong giai đoạn vận hành sau này Các chi phí khác . Đây là chi phí gồm các mục chi phí sau : - Chi phí về tư vấn : chi phí tư vấn này bao gồm tư vấn về kỹ thuật, tư vấn luật pháp của chủ đầu tư, tư vấn môi trường, tư vấn về bảo hiểm - Chi phí phát triển nội bộ. - Chi phí về việc lập các báo cáo và trình duyệt các báo cáo. - Chiphí quản lý của ban A. - Chi phí cho các dịch vụ tài chính. - Chi phí liên quan đến vấn đề đầu tư và xây dựng. 1.3.2.1. 2 Các lợi ích Một dự án đầu tư tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể có thể được đề xuất giải quyết các vấn đề khác nhau và mang những lợi ích khác nhau. Các lợi ích có thể có của dự án là : + Gia tăng sản lượng : Ví dụ dự án đưa vào khai thác một thiết bị hay một quy trình công nghệ mới cho phép tăng khối lượng sản xuất lên gấp bội. + Cải tiến chất lượng sản phẩm : Dự án có thể tạo ra lợi ích nhờ nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo đà cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác. + Giảm chi phí : Tiết kiệm chi phí bằng cách đầu tư vào trang thiết bị, máy móc và cải tiến công nghệ khi đó các chi phí có thể giảm được như chi phí . + Tránh thua lỗ : Lợi ích của dự án không chỉ nảy sinh từ sự phát triển sản xuất, mà còn nhờ việc khắc phục được tình trạng sản xuất giảm sút và thua lỗ hiện tại. Bên cạnh các chi phí và lợi ích xuất hiện trong dự án còn có các chi phí và lợi ích xuất hiện trong dự án còn có các chi phí và lợi ích là hậu quả của các hoạt động của dự án. Ví dụ, những ảnh hưởng bất lợi tới môi trường do sử dụng nhiều phân bón trong một dự án nông nghiệp hay do các chất thải từ một nhà máy hoá chất mới là những chi phí phụ là đối tượng của phân tích kinh tế, chứ không phải của phân tích tài chính. 1.3.2.2 Xác định giá cả Bước tiếp theo trong phân tích tài chính là định giá các chi phí và lợi ích đã được nhận dạng của dự án. Tính hợp lý của các giá cả được xác định có ảnh hưởng rất nhiều tới việc đánh giá dự án. Giá sử dụng trong phân tích tài chính là giá thực tế mà dự án phải khi mua (hay bán) các hàng hoá và dịch vụ tham gia vào dự án. Đối với những sản phẩm hay vật tư của dự án chỉ trao đổi trên thị trường nội địa, giá thị trường của chúng sẽ là giá được lựa chọn trong phân tích. Tất nhiên, cần tính tới các chi phí vận chuyển hàng hoá, vật tư… tới địa điểm dự án sản phẩm của dự án tới nơi tiêu thụ. Trong trường hợp sản phẩm của dự án được xuất khẩu hay dự án sử dụng các vật tư, máy móc nhập khẩu, việc định giá những hàng hoá này có phần phức tạp hơn. thường có 3 khả năng như sau: Nếu giá các hàng xuất khẩu hay vật tư nhập khẩu của dự án thị trường nội địa là đã biết và những giá đó có xu hướng phù hợp với giá cả thị trường quốc tế, thì có thể được sử dụng trong phân tích tài chính. Nếu giá các hàng hoá và dịch vụ là do nhà nước quy định và không được điều chỉnh theo giá trên thị trường quốc tế, thì việc phân tích vẫn sử dụng những giá do nhà nước đặt ra. Nếu hàng hoá lần đầu tiên được xuất hay nhập khẩu và chưa biết giá của chúng trên thị trường trong nước, thì cần tiến hành điều chỉnh giá quốc tế của các hàng hoá và vật tư này. Giá tài chính được xác định trên cơ sở giá CIF ( với hàng nhập khẩu), được chuyển sang tiền tệ trong nước và tính thêm thuế quan, cước phí vận chuyển và các chi phí khác một cách thích hợp. 1.3.2.3 Lạm phát. Lạm phát là thước đo sự sụt giá của đồng tiền dẫn đến sự tăng giá của hàng hoá dịch vụ. Ta có công thức sau : FC = PC (1+a)n Trong đó : FC : giá cả tương lai PC : giá cả hiện tại. a : Tốc độ lạm phát Đồng tiền tương lai có giá trị ít hơn đồng tiền hiện tại. Ta có công thức tính sau : Trong đó : F : giá trị tương lai P : Giá trị hiện tại a : Tốc độ lạm phát Phân tích dự án ưu tiên sử dụng các giá cố định. Với việc cho rằng lạm phát có tác động như nhau tới hầu hết các giá. Tuy vậy, ngay cả khi lạm phát chỉ đơn giản là sự vận động trong mức giá chung nó có thể vẫn có những ảnh hưởng tới hoạt động của dự án, cụ thể tới lợi nhuận và tình trạng thanh toán của dự án. Có hai tác động thường xảy ra của lạm phát. Trước hết là sự gia tăng chi phí do lạm phát có thể dẫn tới tình trạng khủng hoảng về thanh toán, nếu việc tài trợ không được điều chỉnh phù hợp với lạm phát. Bên cạnh đó, lạm phát có thể làm giảm giá trị thực tế các khoản tiền mặt của dự án. Tác động thứ hai của lạm phát là tới lãi suất danh nghĩa và các khoản nợ gốc của dự án. Lạm phát có thể làm giảm lãi xuất thực tế nếu lãi suất thực tế không được điều chỉnh nhanh chóng theo mức giá. Đồng thời lạm phát cũng làm giảm giá trị thực tế của các khoản nợ gốc. Kết quả là lợi nhuận của những người chủ sở hữu có thể tăng lên đáng kể nhờ lạm phát. Tuy vậy, một khi lạm phát dự tính, sự gia tăng thanh toán lãi có thể được tạo ra những khó khăn nghiêm trọng tới tình trạng thanh toán của dự án. Bởi vậy, bên cạnh các giá cố định, dự án lập nên các quyết toán trên cơ sở giá hiện hành, từ đó có thể xác định tốt hơn khối lượng và thời điểm diến ra các khoản chi phí, thu nhập cũng như tài trợ vốn. 1.3.2.4 Tổng lợi ích Tổng lợi ích hay thu nhập của một dự án đầu tư gồm toàn bộ doanh thu từ việc bán các sản phẩm và dịch vụ của dự án cùng với các khoản phụ cấp nhận được. Ngoài ra, trong năm cuối cùng, dự án có thể có một nguồn thu đặc biệt là giá trị còn lại. Rất nhiều tài sản của dự án như máy móc thiết bị, các công trình xây dựng, đất đai… vẫn còn thể tiếp tục sử dụng hay đem bán, tức là chúng vẫn có được gọi là giá trị còn lại và được tính như một khoản thu nhập vào năm cuối cùng của dự án. Lợi ích thuần Lợi ích thuần của dự án = Toàn bộ thu nhập – các khoản chi phí Nói đúng hơn, đó là lợi ích thuần trong trường hợp có dự án. Để đánh giá tác động của dự án, ta lấy lợi ích thuần trong trường hợp có dự án trừ đi lợi ích thuần trong trường hợp không có dự án và thu được dòng lợi ích thuần gia tăng hay còn gọi là dòng tiền mặt gia tăng. Thông thường, dòng lợi ích thuần có giá trị âm trong những năm đầu của dự án, khi các khoản đầu tư ban đầu được thực hiện và dự án chưa tạo ra nhiều lợi ích, thậm chí chưa thu lợi. Sau thời kỳ đó, dự án bắt đầu đi vào hoạt động, doanh thu từ việc bán các sản phẩm và dịch vụ của dự án lớn hơn các khoản chi phí và lợi ích thuần sẽ dương. Dòng lợi ích thuần có xu hướng tăng dần trong những năm tiếp theo. Đến khi dự án đạt công suất tối đa, dòng lợi ích thuần sẽ ổn định và có thể giảm xuống và những năm cuối của dự án đòi hỏi các khoản đầu tư thay thế và dòng lợi ích thuần có thể âm trở lại mỗi khi có các khoản đầu tư thay thế đủ lớn. 1.3.2.5 Giá trị tương lai của tiền tệ. Giá trị tương lai của tiền tệ là kỹ thuật cho phép xác định giá trị tại một điểm tương lai bất kỳ của một số tiền có ở thời điểm hiện tại. giá trị tương lai của một số tiền hiện tại sẽ được tính theo công thức sau : F = P (1+i )n Với F là giá trị tương lai của tiền tệ (tại năm thứ n) P là giá trị ban đầu của tiền tệ ( tại năm thứ 0) i là lãi suất (1+i )n còn được gọi là hệ số tương lai hoá hay hệ số lãi kép cho năm thứ n. Nó được biểu diễn ( F/P,i,N ) Như vậy chúng ta có thể tính giá trị tương lai thông qua hệ số lãi kép : giá trị tương lai ở một năm nào đó bằng giá trị ban đầu nhân với hệ số lãi kép tương ứng. 1.3.2.6 Giá trị hiện tại của dòng tiền. Nếu tương lai hoá là đi tìm giá trị tương lai của một số tiền hiện tại thì giá trị hiện tại của tiền tệ ( hay còn gọi là chiết khấu ) là việc tính giá trị hiện tại của một số tiền sẽ có trong tương lai. Quá trình đi tìm giá trị hiện tại của một món tiền tương lai như trên gọi là hiện tại hoá hay chiết khấu và có thể biểu diễn dưới dạng toán học như sau : Với P là giá trị hiện tại F là giá trị tương lai ở năm thứ n i lãi suất F 0 1 2 3 n-1 n P Hệ số 1/(1+i)n được gọi là hệ số hiện tại hoá hay hệ số chiết khấu ở năm thứ N ứng với lãi suất i. Nó có thể được biểu diễn bởi ( P/F,i,n ). Như vậy, hệ số hiện tại hoá là nghịch đảo của hệ số tương lai hoá. F = P(F/P,i,n) P = F(P/F,i,n) Hệ số lãi kép cho kỳ khoản hàng năm. Là hệ số cho phép xác định giá trị của các khoản tiền gửi không đổi hàng năm sẽ tăng lên bao nhiêu vào cuối một giai đoạn đã định với một lãi suất nào đó. Giả sử khoản tiền gửi hàng năm là A, với lãi suất i và thời gian gửi tiền là n (năm). Lúc đó, giá trị của khoản tiền gửi này vào cuối năm thứ N sẽ là : F = A + A(1+i) + A(1+i)2 + …+ A(1+i)n-1 Biểu thức gọi là hệ số lãi kép cho kỳ khoản hàng năm. 1.3.2.7 Giá trị hiện tại thuần Giá trị hiện tại thuần (Net Present Value, viết tắt là NPV) là giá trị hiện tại của dòng lợi ích gia tăng, hoặc cũng có thể được định nghĩa là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng lợi ích và giá trị hiện tại của dòng chi phí đã được chiết khấu với một lãi suất chọn thích hợp. Công thức tính giá trị hiện tại thuần là : Với NPV là giá trị hiện tại thuần của dự án. Bt : lợi ích trong năm t Ct : chi phí trong năm t. NBt : lợi ích thuần trong năm t i : lãi suất; n : tuổi thọ Trong công thức tính trên, các lợi ích và chi phí của dự án được chiết khấu về năm 0, tức là năm trước khi các khoản đầu tư ban đầu được thực hiện. Tuy nhiên, trong khi tính giá trị hiện tại thuần của dự án, thời điểm dùng để chiết khấu các chi phí và lợi ích hàng năm không phải là vấn đề quan trọng. Các lợi ích và chi phí của dự án có thể được chiết khấu về một năm k nào đó. Lúc này, các chi phí và lợi ích từ năm đầu tiên tới năm k sẽ được nhân với hệ số lãi kép để tính giá trị tương lai ở năm k. Còn các lợi ích và chi phí từ năm k trở đi sẽ được chiết khấu trở về năm k. Công thức tính giá trị hiện tại sẽ là : Ở đây, NPVk là giá trị hiện tại thuần của dự án được chiết khấu về năm k. Nhìn chung, đánh giám dự án sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc lựa chọn thời điểm chiết khấu, nhưng trong trường hợp phải so sánh nhiều dự án, thì tất cả các dự án đó phải được chiết khấu về cùng một thời điểm. Thông thường người ta chọn năm 0, tức là năm trước khi các khoản đầu tư ban đầu được thực hiện, để chiết khấu các chi phí và lợi ích của dự án. 1.3.2.7.1 Nguyên tắc sử dụng tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần. Với tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần, ta sẽ chấp nhận mọi dự án có giá trị hiện tại thuần dương khi được chiết khấu ở lãi suất thích hợp. Lúc đó tổng hợp lợi ích được chiết khấu lớn hơn tổng chi phí được chiết khấu, và dự án có khả năng sinh lợi. Ngược lại, khi giá trị hiện tại thuần âm, dự án không bù đắp được chi phí bỏ ra và bị bác bỏ. Giá trị hiện tại thuần cũng là tiêu chuẩn tốt để lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau, theo nguyên tăc dự án được lựa chon là dự án mang lại giá trị hiện tại thuần lớn nhất. Một trường hợp thường hay xảy ra trong thực tế là ta có một số dự án đều có khả năng sinh lợi, nhưng vì thiếu vốn, các dự án đó không thể thực hiện đồng thời. Nguyên tắc lựa chọn các dự án được ưu tiên thực hiện khi có kiềm chế về vốn là chọn ra một tập các dự án trong khuôn khổ nguồn vốn hiện có làm tối đa giá trị hiện tại thuần. Tuy vậy, là một tiêu chuẩn đánh giá tuyệt đối, giá trị hiện tại thuần không thể thực hiện được mức độ hiệu quả của dự án và không được dùng để xếp hạng các dự án. Nhiều khi, một dự án có mức doanh lợi cao nhưng quy mô nhỏ có thể có giá trị hiện tại thuần nhỏ hơn dự án khác chỉ có mức doanh lợi trung bình nhưng quy mô lớn hơn. Thông thường, các dòng lợi ích và chi phí cần được chiết khấu ở một mức không đổi. Tuy vậy, lãi suất có thể phải xét thay đổi để phản ánh các điều kiện kinh tế. Ví dụ, hiện tại nguồn vốn rất khan hiếm và ta có thể dự tính chi phí vốn hiện tại cao hơn mức bình thưòng, song sau đó sẽ giảm dần khi cung ứng vốn tăng lên. Trong trường hợp lãi suất thay đổi theo thời gian, giá trị hiện tại của dự án được tính theo công thức sau: Với it lãi suất dự tính vào năm t Ưu và khuyết điểm của chỉ tiêu NPV : Ưu điểm : - Chỉ tiêu NPV cho ta biết được tổng hiện giá của tiền lời sau khi đã hoàn vốn. Như vậy chỉ tiêu NPV đã khắc phục được khuyết điểm của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn. Nếu NPV > 0 thì dự án có lời. Nếu NPV < 0 thì dự án bị lỗ. Nếu NPV = 0 thì dự án không lời không lỗ, tức là thu hồi chỉ vừa trả lại vốn, tính trên quan điểm hiện giá. Khuyết điểm : - NPV chỉ cho ta biết dự án là lời hay lỗ và số tiền lời lỗ bằng bao nhiêu, nhưng chưa cho ta biết mức độ dự án tuy có lời nhưng vẫn chưa nên đầu tư vì mức độ sinh lời. - NPV phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu i. Nếu i thay đổi thì NPV sẽ thay đổi theo. - Để khắc phục khuyết điểm NPV ta cần tính tiếp chỉ tiêu IRR. 1.3.2.8 Hệ số hoàn vốn nội tại. Hệ số hoàn vốn nội tại hay tỷ suất hoàn vốn nội tại ( Internal Rate of Return, viết tắt là IRR ) là lãi suất tại đó giá trị hiện tại của dòng lợi ích bằng giá trị hiện tại của dòng chi phí, hay nói cách khác giá trị hiện tại thuần của dự án bằng 0. Theo định nghĩa trên, tỷ suất nội hoàn là lãi suât i* thoả mãn phương trình : Với i* là tỷ suât hoàn vốn nội tại cần tính; Bt : lợi ích trong năm t Ct : chi phí trong năm t n : tuổi thọ của dự án Tỷ suất hoàn vốn nội tại, một mặt biểu diễn lãi suất mà dự án mang lại cho vốn đầu tư và các chỉ tiêu khác, mặt khác phản ánh lãi suất tối thiểu mà dự án có thể chấp nhận được. 1.3.2.8.1 Tính tỷ suất hoàn vốn nội tại. Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội tại và giá trị hiện tại thuần có liên quan với nhau trong cách tính. Khi tính giá trị hiện tại thuần, ta chọn trước một lãi suất và từ đó tính giá trị hiện tại của các lợi ích và chi phí. Ngược lại, khi tính tỷ suất hoàn vốn nội tại, thay vì lựa chọn một lãi suất, giá trị hiện tại thuần của dự án được giả sử là bằng 0 và từ đó ta tìm ra một tỷ suất hoàn vốn nội tại. Khác với tiêu chuẩn giá trị hiện tại, không có một công thức toán học nào cho phép tính trực tiếp hệ số hoàn vốn nội tại. Vì vậy, hệ số hoàn vốn nội tại được tính bằng phương pháp nội suy, tức là phương pháp xác định một giá trị cần tìm giữa hai giá trị đã chọn. Theo phương pháp này , cần tìm hai lãi suất i1 và i2 sao cho ứng với lãi suất nhỏ hơn ( giả sử i1<i2) ta có giá trị hiện tại thuần dương. Còn ứng với lãi suất kia sẽ làm giá trị hiện tại của dự án âm. Tỷ suất hoàn vốn nội tại cần tính ( với giá trị hiện tại thuần =0) sẽ nằm giữa được thực hiện theo công thức : Với i* : lãi suất cần nội suy. i1 : lợi ích trong năm t i2 : Chi phí trong năm t NPV(i1) : giá trị hiện tại thuần ứng với lãi suất i1 NPV(i2) : giá trị hiện tại thuần ứng với lãi suất i2 Nếu khoảng cách giữa các giá trị i* với i1 và i2 còn lớn hơn, chúng ta có thể tiếp tục nội suy với cặp i* và i1 hay với cặp i* và i2 để xác định đúng hơn tỷ suất nội hoàn. Khi sử dụng phương pháp nội suy, không nên nội suy quá rộng, cụ thể là khoảng cách giữa hai lãi suất được chọn không nên vượt quá 5%. Ngoài ra, cần thận trọng khi xác định lãi suất ban đầu. Lãi suất này càng gần tỷ suất hoàn vốn nội tại cần tính bao nhiêu, việc tính toán sẽ càng nhanh và chính xác bấy nhiêu. 1.3.2.8.2 Nguyên tắc sử dụng tiêu chuẩn hệ số hoàn vốn nội tại. Tiêu chuẩn chính thức khi đánh giá dự án bằng tỷ suất hoàn vốn nội tại là chấp nhận mọi dự án có tỷ suất hoàn vốn nội tại lớn hơn chi phí cơ hội của vốn. Lúc đó, dự án có mức lãi cao hơn lãi suất thực tế phải trả cho các nguồn vốn sử dụng trong dự án. Ngược lại, khi tỷ suât hoàn vốn nội tại nhỏ hơn chi phí cơ hội của vốn, dự án sẽ bị bác bỏ. Là một tiêu chuẩn đánh giá tương đối, tỷ suất hoàn vốn nội tại được sử dụng trong việc so sánh và xếp hạng các dự án độc lập. Nguyên tắc xếp hạng là, những dự án có tỷ suất hoàn vốn nội tại cao hơn phản ánh một khả năng sinh lợi cao hơn và do đó sẽ có một vị trí ưu tiên hơn. Tuy nhiên, tỷ suât hoàn vốn nội tại có thể dẫn tới những quyết định không chính xác khi lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau, Những dự án có tỷ suất hoàn vốn nội tại cao nhưng quy mô nhỏ hơn có thể có giá trị hiện tại thuần nhỏ hơn một dự án khác tuy có tỷ suất hoàn vốn nội tại thấp nhưng giá trị hiện tại cao hơn. Bởi vậy, khi lựa chọn một dự án có tỷ suât hoàn vốn nội tại cao, rất có thể ta bỏ qua cơ hội thu một giá trị hiện tại lớn hơn. Tỷ suất hoàn vốn nội tại là một tiêu chuẩn hay sử dụng để mô tả tính hấp dẫn của dự án đầu tư, vì đó là một tiêu chuẩn hữu ích để tổng kết tính toán doanh lợi của dự án. Ngoài ra, trong một số trường hợp, nó cho phép tránh được những khó khăn khi phải xác định trước lãi suất thích hợp. Tuy vậy, tỷ suất hoàn vốn nội tại không phải là một tiêu chuẩn hoàn toàn hoàn toàn đáng tin cậy. Trước hết, tỷ suất hoàn vốn nội tại chỉ tồn tại khi trong dòng lợi ích thuần của dự án có ít nhất một giá trị âm. Khi lợi ích thuần trong tất cả các năm đều dương, thì dù lãi suất lớn thế nào, giá trị hiện tại thuần vẫn dương. Vấn đề thứ hai và quan trọng hơn cả là có thể xảy ra tình huống không phải có một, mà là có nhiều tỷ suất hoàn vốn nội tại, gây khó khăn cho việc đánh giá dự án. Trong trường hợp có nhiều tỷ suất hoàn vốn nội tại có thể xẩy ra khi dự án có những lợi ích thuần âm đủ lớn vào các năm sau thời kỳ ban đầu, tức là những năm sau khi dòng lợi ích thuần đã trở thành dương. Điều này liên quan đến những khoản đầu tư thay thế lớn, hoặc những biến cố thường diễn ra sau thời kỳ đầu tư ban đầu. Dưới đây là sơ đồ minh hoạ các trường hợp không có hoặc có nhiều hệ số hoàn vốn nội tại. 1.3.2.9 Thời gian thu hồi vốn Đó là thời kỳ tính được tại một thời điểm mà dòng vào tiền mặt tích luỹ bằng đầu tư ban đầu. Tính theo công thức : Trong đó : I : Tổng vốn đầu tư P : Thời gian thu hồi vốn đầu tư. Ft : Lợi nhuận thực hàng năm tại năm t Dt : Giá trị khấu hao hàng năm tại năm t 1.3.2.10 Tỷ lệ lợi ích / chi phí. Tỷ lệ lợi ích / chi phí (viết tắt B/C ) là tỷ lệ nhận được khi chia giá trị hiện tại của dòng lợi ích cho giá trị hiện tại của dòng chi phí. Ta có : Ở đây, Bt là lợi ích trong năm t; Ct là chi phí trong năm t; i là lãi suất; 1.3.2.10.1 Nguyên tắc sử dụng tỷ lệ lợi ích/ chi phí. Khi sử dụng tiêu chuẩn tỷ lệ lợi ích/ chi phí để đánh giá các dự án đầu tư, ta sẽ chấp nhận bất kỳ một dự án nào có tỷ lệ lợi ích / chi phí lơn hay bằng 1. Khi đó, những lợi ích mà dự án thu được đủ để bù đắp các chi phí đã bỏ ra và dự án có khả năng sinh lợi. Ngược lại, nếu tỷ lệ lợi ích / chi phí nhỏ hơn1, dự án sẽ bị bác bỏ. Tỷ lệ lợi ích / chi phí có thể được dùng để xếp hạng các dự án độc lập theo nguyên tắc dành vị trí cao hơn cho những dự án có tỷ lệ lợi ích / chi phí cao hơn.Tuy nhiên, là một tiêu chuẩn đánh giá tương đối, tỷ lệ lợi ích / chi phí có thể dẫn tới sai lầm khi lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau. Mặc dù là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trong đánh giá các dự án, song tỷ lệ lợi ích / chi phí cũng có nhược điểm nhất định. Trước hết, cũng như tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần, tỷ lệ lợi ích / chi phí chịu ảnh hưởng nhiều bởi việc xác định mưc lãi suất. Lãi suất càng cao, tỷ lệ lợi ích / chi phí sẽ càng giảm. Hạn chế thứ hai và có lẽ cũng là hạn chế gây khó khăn nhất, là giá trị tỷ lệ lợi ích / chi phí đặc biệt nhậy cảm với các định nghĩa về chi phí trên phương diện kế toán. Trong cách tính tỷ lệ lợi ích / chi phí nêu trên, ta quan niệm lợi ích là toàn bộ các nguồn thu gia tăng của dự án, còn chi phí là tổng của chi phí sản xuất gia tăng của dự án, còn chi phí là tổng của chi phí sản xuất gia tăng, chi phí vận hành và bảo dưỡng, chi phí đầu tư và đầu tư xây dựng thế (Nếu có). Trong thực tế, nhiều khi người ta sử dụng một cách tính tỷ lệ lợi ích / chi phí khác, theo đó chi phí chỉ bao gồm chỉ tiêu đầu tư, đầu tư thay thế, chi phí vận hành và bảo dưỡng. Tỷ lệ lợi ích /chi phí đã thay đổi khi chi phí được xác định theo các cách khác nhau. Rõ ràng là, điều này có thể dẫn tới sai lầm khi xếp hạng dự án nếu không có sự thống nhất trong cách tính tỷ lệ lợi ích / chi phí. 1.3.3 Phân tích kinh tế Phân tích kinh tế là một phương tiện quan trọng của phân tích dự án có nhiệm vụ đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư quan điểm toàn kinh tế. Giống như phân tích tài chính, phân tích kinh tế cũng là việc xác định và so sánh các chi phí và lợi ích của dự án. Tuy vậy, nếu như phân tích tài chính đánh giá dự án trên cơ sở lợi nhuận mang lại cho các tổ chức và cá nhân, thì trong phân tích kinh tế, lợi ích của dự án được xem xét bằng sự đóng góp cho các mục tiêu phát triển của nền kinh tế. Phân tích kinh tế thường được sử dụng để đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư có liên quan tới sự tài trợ của nhà nước. Do đó ngoài các tiêu chuẩn khác liên quan đến các mục tiêu của phát triển kinh tế. Tổng kết quá trình các bước lập và phân tích 1 dự án đầu tư với mục đích tiết kiệm Năng lượng. Đánh giá các chi phí. Các chi phí đầu tư. Giá thành thiết bị. Chi phí lắp đặt (Công việc tạp dịch, lắp ráp). Thuế hải quan, thuế, tiền phạt. Các chi phí khác ( Bảo hiểm, vận chuyển, khảo sát, thăm dò, lệ phí thủ tục) Các chi phí vận hành. Chi phí nhân công. Chi phí bảo dưỡng. Chi phí điều tra và thăm dò vùng hư hỏng. Chi phí năng lượng và các chi phí có liên quan. Các chi phí khác ( vật liệu phụ như mỡ dầu,…) Nguồn dữ liệu về thu nhập. Thu nhập từ việc bán năng lượng cho các bên thứ ba. Tiết kiệm năng lượng thương mại. + Do điện được thay thế. + Do tiết kiệm chi phí nhiên liệu. + Do bảo tồn năng lượng. Đánh giá giá trị còn lại của nhà máy / Thiết bị. - Giá trị còn lại của nhà máy/thiết bị sau khi sử dụng hoặc hết tuổi thọ kinh tế. Thuế thu nhập. Xác định tuổi thọ của dự án. Phương pháp khấu hao. Hình thức huy động vốn. Phân tích lỗ lãi. Lập bảng Phân tích kinh tế – tài chính. Tính thời gian hoàn vốn. Kết luận về mặt kinh tế – tài chính. CHƯƠNGII : PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG CÔNG TY SUPE PHỐT PHÁT VÀ HOÁ CHẤT LÂM THAO. 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển. Ngày 24- 6- 2000 Công Ty Supe Phốt Phát và hoá chất Lâm Thao với tên giao dịch là LACHEMCO, đã đón nhận danh hiệu "đơn vị anh hùng lao động " lần thứ ba và kỷ niệm 38 năm ngày Công Ty hoàn thành đi vào sản xuất ( 24-6-1962 ). Được khởi công xây dựng vào năm 1959 tại thị trấn Lâm thao huyện Phong Châu tỉnh Phú Thọ với sự giúp đỡ của chính phủ và nhân dân Liên Xô và sau 3 năm công ty đã hoàn thành và đi vào sản xuất theo công suất thiết kế ban đầu là 4 vạn tấn H2SO4 / năm và 10 vạn tấn supe lân / năm, với số lượng công nhân là 1500 người. Mặc dù với đội ngũ cán bộ công nhân viên lúc đầu còn xa lạ với kỹ thuật công nghệ nhưng bằng sự nỗ lực phấn đấu trong quá trình học tập và giữ vững kỷ luật, quản lý tốt, đã trở thành những con người làm chủ công nghệ trong sản xuất và sau một năm đã đạt được kế hoạch sản xuất. Ngày đầu mới thành lập Công Ty có tên gọi là nhà máy Supe Phốt phát và hoá chất Lâm Thao. Nhà máy được đánh giá hiện đại nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Trong cuộc chiến tranh chống đế quốc, vừa đấu tranh vừa sản xuất công ty đã luôn tiến hành cải tạo nâng cao hiệu quả sản xuất phục vụ cho nông nghiệp, cho quốc phòng. Năm 1973-1974 công ty đã tiến hành mở rộng và cải tạo lần 1 đưa công suất lên 17,5 vạn tấn supe lân / năm và 6 vạn tấn H2SO4/năm. Sau khi chiến tranh kết thúc, với đất nước là nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong công cuộc xây dựng đất nước, để phục vụ phân bón cho nông nghiệp công ty đã tiến hành mở rộng đợt 2 ( 1980 -1984) nâng công suất lên 30 vạn tấn /năm . Với sự thay đổi chuyển sang cơ chế thị trường buộc công ty phải có cuộc cải tạo và mở rộng sản xuất phục vụ cho thị trường đầy biến động. Năm 1988 công ty đã tiến hành mở rộng đợt 3 và đầu tư theo chiều sâu, phát huy năng lực sản xuất của toàn bộ dây chuyền sản xuất phân hỗn hợp NPK mới cho nông nghiệp. Tính đến tháng 6 năm 1994 công ty đã sản xuất đạt 50 vạn tấn supe lân / năm, và khoảng 5- 6 vạn tấn NPK / năm. Qua ba lần mở rộng và cải tạo tới nay Công ty đã có khả năng sản xuất 70 vạn tấn supe lân / năm, trên 180.000 tấn NPK các loại / năm để cung cấp cho nông nghiệp. Góp phần tích cực vào việc biến nước ta từ một nước thiếu lương thực, trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Trong cơ chế thị trường Công ty đã có nhiều thay đổi và nhanh chóng tự khẳng định mình là Công Ty có tổng doanh thu lớn nhất của Tổng Công Ty hoá chất Việt Nam. Phương hướng phát triển của Công Ty trong tương lai là hiện đại hoá từng phần, nâng cao tổng lượng phân bón các loại đáp ứng nhu cầu về phân chứa lân trong toàn quốc. Tính đến hêt năm 2000 sản phẩm NPK, supe lân sản xuất không đủ cho thị trường. Dự kiến của công ty đang mở rộng quy mô sản xuất, nâng công suất sản xuất lên 75 vạn tấn supe lân/ năm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu thị trường nông nghiệp, Công ty đang tiến hành xây dựng thêm phân xưởng supe III và phân xưởng axit lắp đặt những dây chuyền công nghệ mới. Công ty tiếp tục giải quyết các vấn đề về môi trường như vấn đề khí thải, nước thải, bụi ….và từng bước nâng cao mức sống người lao động năm sau cao hơn năm trước. Hiện nay công ty đang chú trọng trong việc nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ CNV bằng việc mở các lớp học theo chuyên môn, mời các chuyên gia từ các trường đại học đến giảng dạy nâng cao sự hiểu biết và áp dụng những công nghệ hiện đại vào sản xuất. 2.1.2 Mô hình tổ chức sản xuất. Công ty supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao là một doanh nghiệp lớn có nhiều xí nghiệp thành viên và các phân xưởng. Mỗi phân xưởng, xí nghiệp đều có bộ máy tổ chức quản lý riêng theo sơ đồ sau và chịu sự quản lý chung của Giám đốc Công ty BAN GIÁM ĐỐC Nghiệp vụ Sửa chữa cơ điện Ca sản xuất Kỹ thuật công nghệ Kế toán Lao động Thủ kho Cơ khí trưởng Điện trưởng Tổ sản xuất Đốc công và kỹ thuật cơ Đốc công và kỹ thuật điện Để quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công ty đã chia các bộ phận sản xuất ra làm hai bộ phận như sau : Các đơn vị sản xuất chính. Các đơn vị phục vụ sản xuất Bộ phận chính : Hai xí nghiệp axit số 1 và axit số 2 : Sản xuất axit sunfuric từ nguyên liệu là lưu huỳnh và quặng pyrit để phục vụ sản xuất supe phốt phát và bán axit thành phẩm ra thị trường. Hai xí nghiệp supe 1 và supe 2 : sản xuất Supe l._.độ được kiểm soát chặt chẽ thông qua một hệ thống đo lường điều khiển ở mức độ tự động hóa cao. Tuy nhiên do dây chuyền sản xuất hiện tại của công ty có mức độ tự động hoá thấp, các quá trình điều khiển, khống chế hầu hết bằng tay nên không thể kiểm soát được một cách liên tục chính xác diễn biến cuả quá trình công nghệ nên không có khả năng khống chế được nồng độ các chất thải độc hại. Trong nhiều năm qua mặc dù công ty đã có những biện pháp tích cực như tăng cường chất lượng các thiết bị công nghệ, giảm thiểu rơi vãi các nguyên vật liệu, sản phẩm… làm kín, thay mới các vị trí xì hở, sử dụng các chất xúc tác có khả năng hấp thụ và chuyển hoá cao, trung hoà các chất thải rắn, nước trước lúc thải… mặc dù vậy hiệu quả vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Giải pháp cơ bản để khắc phục được tình trạng đó là kiểm soát chặt chẽ các quá trình công nghệ thông qua hệ thống đo lường điều khiển có mức độ cao 3.1.2 Tình tất yếu của dự án. Như đã phân tích ở trên, công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao có một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của xã hội. Nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của công ty ngày càng một tăng, liên tục và ổn định. Với những lợi thế như vậy, duy trì sự vững mạnh của công ty là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Điều cần thiết để cải tạo xí nghiệp A.xít 2 đó là : + Các thiết bị dây chuyền đã khai thác hết công suất khó có điều kiện tăng sản lượng. Khả năng chuyển hoá SO3 tối đa là 98,5% và năng suất tối đa là 70 vạn tấn năm trong khi đó với mức độ hệ thống thiết bị hiện nay, khả năng chuyển hoá SO3 cao nhất chỉ đạt 97% và sản lượng là 60 vạn tấn/ năm. + Tình trạng ôm nhiễm môi trường ngày càng nặng nề khó khắc phục được, ảnh hưởng xấu đến nguồn nước và không khí của một vùng rộng lớn. + Xí nghiệp A.xit 2 là xí nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng nhất trong toàn công ty. Hàng năm xí nghiệp tiêu tốn hết 19681434 kWh khoảng 500 tấn than và 60 tấn dầu, trong khi đó xí nghiệp A.xít 1 chỉ tiêu tốn khoảng 40 tấn dầu và 7758120 kWh. Để tăng sản lượng, nâng cao được chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường và tiết kiệm nguồn năng lượng để phục vụ cho các lợi ích công cộng khác giải pháp xây dựng cải tiến lại hệ thống dây chuyền sản xuất đặc biệt là hệ thống dây chuyến A.xít 2 3.2 Mô tả phương án đầu tư cải tạo Trước đây dây chuyền công nghệ của A.xit 2 đốt từ quặng Pyrit. Hiện nay quặng Pyrit gần như đã cạn kiệt và do những lý do kinh tế, kỹ thuật và bảo vệ môi trường Công ty được sự cho phép của Tổng công ty Hoá chấtViệt Nam đã có chủ trương cải tạo dây chuyền sử dụng lưu huỳnh bột giống như dây chuyền A.xit 1 Phương án đầu tư mới hệ thống lò đốt lưu huỳnh nằm ngang và nồi hơi nhiệt thừa 17T/h để đốt S lỏng theo dây chuyền ngắn, giữ nguyên hệ thống tiếp xúc, hấp thụ có sẵn, đảm bảo công suất dây chuyền ³ 120.000 tấn H2SO4/năm Như vậy khi đầu tư cải tạo xí nghiệp A.xit 2 thì một số công đoạn bị cắt bỏ như là công đoạn nghiền sấy, công đoạn lò đốt, công đoạn lọc điện khô, công đoạn rửa khí, lọc điện ướt cấp 1, công đoạn tăng ẩm thay vào đó là công đoạn lò đốt lưu huỳnh, và giữ lại các công đoạn là công đoạn tiếp xúc, công đoạn hấp thụ. Công suất lắp đặt của xí nghiệp đã giảm đi khoảng 2200 kW Ta có sơ đồ dây chuyền công nghệ của xí nghiệp A.xít 2 trước khi cải tạo : Gia công quặng Lò KC Nồi hơi Rửa Sấy SO2 Máy nén Tiếp xúc Hệ thống Olêum Hệ thống Mô nô Thải Làm lạnh axit Làm lạnh Làm lạnh Olêum Làm lạnh Mô nô Ta thấy rằng trước khi cải tạo xí ngiệp A.xít 2 là một hệ thống dây chuyền khá cũ được Liên xô cũ lắp đặt đã vận hành hết công suất. Hệ thống dây chuyền sản xuất A.xít H2SO4 đi từ quặng Pyrit rất kồng kềnh và tốn rất nhiều năng lượng cho quá trình sản xuất. Định mức tiêu hao điện năng trung bình cho một tấn sản phẩm đối với dây chuyền A.xít 2 là 155 kWh/ Tấn H2SO4. Sản xuất từ quặng Pyrit nên hệ thống dây chuyền của A.xít 2 có khá nhiều công đoạn đó là : Bộ phận nghiền sấy : Với tổng công suất đặt là 243,9 kW vận hành 24/24 trong ngày Bộ phận Lò KC : Đây là bộ phận đốt quặng sau đó đưa khí vào lọc điện khô với công suất là 1189,6 kW. Bộ phận rửa khí : Sau khi khí đi qua bộ phận lọc điện khô thì nó được chuyển đến bộ phận rửa khí. Bộ phận này có tổng công suất: 676 kW Bộ phận Lọc nước hoá học : bộ phận Lọc nước có rất nhiều động cơ với tổng công suất là : 156,55kW Bộ phận hấp thụ : Bộ phận này có tổng công suất : 731.5 kW Bộ phận kho A.xit chỉ có 2 động cơ bơm A.xít 40kW với tổng công suất là 80 kW. Các bộ phận trên hoạt động 24/24 trong một ngày Ngoài các bộ phận chính của dây chuyền còn có các bộ phận khác như bộ phận Hồ tuần hoàn có tổng công suất là : 320 kW. Bô phận ẩm xỉ có tổng công suất là : 345,2 kW. Như vậy hiện nay tổng công suất lắp đặt của xí nghiệp A.xit 2 là 3990,25 kW Ngoài ra tại xí nghiệp A.xit 2 này có ba trạm biến áp đó là trạm 8, trạm 9, trạm 10. Khi cải tạo thì hai trạm biến áp 8 và 9 được dỡ bỏ. Trạm biến áp 9 gồm 20 máy biến áp, mỗi máy có công suất là: 100 kVA khi đó ta có tổng công suất của của trạm 9 là : 20 ´ 100 ´ cosj = 20 ´ 100 ´ 0,8 = 1600 kW. Trạm 8 có 2 máy biến áp 1600 kVA, khi đó tổng công suất của trạm 8 là : 2 ´ 1600 ´ cosj = 2 ´ 1600 ´ 0,8 = 2560 kW Khi cải tạo dây chuyền sản xuất A.xit từ quặng Pyrit thành dây chuyền sản xuất A.xit từ bột lưu huỳnh khi đó sơ đồ dây chuyền công nghệ sẽ rút gọn như sau : Sấy không khí Máy nén Lò đốt lưu huỳnh Nồi hơi Tiếp xúc Hấp thụ Xử lý khí thải Làm lạnh axit sấy Làm lạnh axit mô nô Các công suất lắp đặt được thu gọn bởi các công đoạn : Công đoạn nghiền sấy : 243,9 kW (1) Công đoạn lò KC : 1189,6 kW (2) Công đoạn lọc nước hoá học : 156,55kW (3) Công đoạn rửa : 676 kW (4) Công đoạn ẩm xỉ : 345,2 kW(5) Các động cơ bơm MONO 262 A,B,C : 225 kW Các đông cơ bơm OLEUM 263 A,B,C : 225 kW Thêm vào dây chuyền các công đoạn đó là : Công đoạn sấy không khí, : 150 kW (6) Công đoạn lò đốt lưu huỳnh. ( công đoạn này không có thiết bị tiêu thụ điện) Khi đó ta sẽ bỏ phần công suất của các công đoạn trên và giữ lại các công đoạn Công đoạn tiếp xúc ( công đoạn này không có thiết bị tiêu thụ điện ) Công đoạn hấp thụ, : 731.5 kW Như vậy công suât của dây chuyền công nghệ sẽ là : (3990,25 + 150 +125 ) - 243,9 kW-1189,6 kW – 225 kW- 225kW -156,55kW - 676 kW - 345,2 kW = 1204 kW ( Trong đó có 125 là công suất của cầu trục múc lưu huỳnh ). Bình thường trong một năm dây chuyền vận hành khoảng 8000 h. (khoảng thời gian còn lại dành cho việc sữa chữa lớn và bảo dưỡng thiết bị ) Trong quá trình vận hành thì cầu trục chỉ hoạt động khoảng 4 h trong một ngày, do đó trong một năm nó hoạt động khoảng 1400 h Mặt khác kho Mazut các động cơ hoạt động trong một năm trung bình khoảng 3000 h với công suất vận hành là 241,5 kW Do đó điện năng tiêu thụ của xí nghiệp trong một năm : (1287,5 ´8000 + 241,5 ´ 3000 + 125 ´ 1400 ) = 9.531.500kWh Từ đó ta có định mức tiêu hao điện năng trung cho 1 tấn sản phẩm A.xit H2SO4 9.531.500 : 120.000 = 79,43 kWh / tấn H2SO4 Để đầu tư cải tạo dây chuyền công nghệ của xí nghiệp A.xít 2 thì một số công đoạn phải đầu tư thiết bị mới - Tổng chi phí thiết bị : 26.677.458.400 đ - Chi phí xây lắp : 6.893.250.000 đ - Chi phí khác : 3.072.661.134 đ - Tài sản cố định còn lại : 5.186.028.500 đ - Chi phí dự phòng : 3.664.336.953 đ Tổng cộng chi phí đầu tư cho quá trình cải tạo : 45.493.734.987 đ - Vốn lưu động ban đầu cho sản xuất : 15.429.000.000 đ Thời gian khấu hao : - Xây lắp : 10 năm - Thiết bị : 10 năm - Tài sản còn lại : 16,7%/năm. - Chi phí khác : 10 năm - Với tỷ lệ khấu hao 10% năm Các thiết bị đầu tư cải tạo xí nghiệp A.xít 2 được ước tính ở bảng sau : Ta có tổng hợp chi phí thiết bị công nghệ : TT Thiết bị công nghệ SL Giá trị Thuế VAT (5%) Tổng sau thuế I Công đoạn nấu chảy lưu huỳnh 5.135.508.400 1 Băng tải B 650 L = 3000 1 136.000.000 6.800.000 142.800.000 2 Thùng nấu chảy S Æ 5200 1 690.000.000 34.500.000 724.500.000 3 Máy khuấy n= 80 v/p N = 14 kW 1 62.000.000 3.100.000 500.000 4 Bể lắng S lỏng Æ 6000 : H 4000 2 920.000.000 92.000.000 1.932.000.000 5 Thùng chứa S lỏng Æ 6000 1 495.008.000 24.750.400 519.758.400 6 Bơm S lỏng Q = 4,5 m3/h 2 168.000.000 336.000.000 7 Ezecto hơi 1 10.000.000 500.000 10.500.000 8 Thùng sục khí V = 1,5 m3 1 12.000.000 600.000 12.600.000 9 Cầu trục xà P = 2 T;Lk = 10,2 1 25.000.000 1.250.000 26.250.000 10 Thùng chứa S trung gian 1 920.000.000 46.000.000 966.000.000 11 Bơm S lỏng Q = 4,5 m3 / h 2 200.000.000 400.000.000 II Công đoạn đốt lưu huỳnh lỏng 16.178.800.000 1 Hệ thống lò đốt lưu huỳnh, nồi hơi 1 15.153.333.333 72.066.667 15.225.400.000 2 Thiết bị lọc khí nóng Æ 7000 1 752.000.000 37.000.000 789.600.000 3 Ẩng khói khởi động Æ 1020 1 156.000.000 7.800.000 163.800.000 III Công đoạn tiếp xúc 1.058.150.000 1 Tháp tiếp xúc Thay phần ống và kém chất lượng 1 50.000.000 2.500.000 52.500.000 Bổ sung một số cửa ra vào 1 28.000.000 1.400.000 29.400.000 Thêm một số đường ống mới 1 50.000.000 2.500.000 52.500.000 2 Thiết bị trao đổi nhiệt không khí 1 635.000.000 36.750.00 671.750.00 3 Quạt gió 1 80.000.000 12.000.000 252.000.000 IV Phần chi phí thiết bị đo lường 4.100.000.000 205.000.000 4.305.000.000 Tổng cộng giá trị 26.090.341.333 587.117.067 26.677.458.400 Chi phí khấu hao hàng năm của dự án được tính ở bảng sau : Để có đủ vốn quá trình cải tạo thì công ty cần phải huy động vốn. Do đó ta xét đến mục sau : Nguồn vốn : Công ty Supe là công ty phân bón thuộc tổng Công ty Hoá chất Việt Nam và là công ty có doanh thu rất lớn. Để dự án cải tạo xí nghiệp A.xít 2 có thể thực hiện được thì ngoài việc huy động vốn của công ty thì cần có sự giúp đỡ về vốn của trung ương. Hiện nay khả năng huy động vốn của công ty có thể là khoảng 60% tổng vốn đầu tư tức là tức là 22.216.000.000 đồng và còn 40% nữa tức là 18.091.706.487 đồng thì công ty có thể xin trung ương cấp Kế hoạch trả nợ thuế vốn, được tính ở bảng sau. Năm KHOẢN MỤC VỐN ĐẦU KỲ THUẾ VỐN 2,4% VỐN KHCB ĐỂ LẠI SỐ DƯ CUỐI KỲ 0. 18.091.706.487 18.091.706.487 434.200.956 1.809.170.649 16.282.535.838 16.282.535.838 390.780.860 1.809.170.649 14.473.365.190 14.473.365.190 347.360.765 1.809.170.649 12.664.194.541 12.664.194.541 303.940.669 1.809.170.649 10.855.023.892 10.855.023.892 260.520.573 1.809.170.649 9.045.853.244 9.045.853.244 217.100.478 1.809.170.649 7.236.682.595 7.236.682.595 173.680.382 1.809.170.649 5.427.511.946 5.427.511.946 130.260.287 1.809.170.649 3.618.341.297 3.618.341.297 86.840.191 1.809.170.649 1.809.170.649 1.809.170.649 43.420.096 1.809.170.649 0 Trước khi chưa cải tạo ta có bảng tính giá thành sản phẩm của Xí nghiệp A.xít 2 dùng quặng Pyrit. Bảng kết cấu giá thành sản phẩm A.xít sản xuất theo dây chuyền dùng quặng Pyrit TT Kết cấu giá thành Đơn vị Định mức Đơn giá Thành tiền A. chi phí biến đổi 602.711 I NVL trực tiếp 429.774 1. Pyrit nội Tấn 0,294 443.228 130.309 2. Lưu huỳnh Tấn 0,234 1.006.363 235.489 3. Xúc tác lít 0,16 25.200 4.032 4. Nước làm lạnh tuần hoàn m3 75 448 33.600 5. Nước sạch m3 7,0 1400 9800 6. Nước mềm m3 1,3 2500 3.250 7. Than cám kg 10 374 3.740 8. Xút rắn kg 0,36 3700 1.332 9. Vật liệu khác 8.222 II Nhiên liệu 1. Dầu FO lit 3,0 2400 7.200 2. Điện kWh 148,536 770 114.373 III Lương và BH đồng 51.364 B. chi phí bất biến 213.122 1. Chi phí chung đồng 112.602 2. KHCB 9.384 3. Chi phí quản lý đồng 66.136 4. Chi phí bán hàng đồng 25.000 Giá thành toàn bộ đồng 815.833 Sau khi cải tạo giá thánh sản xuất cho một tấn A.xít như sau : Bảng tính giá thành sản phẩm A.xit theo dây chuyền sản xuất dùng lưu huỳnh TT Kết cấu giá thành Đơn vị Định mức Đơn giá Thành tiền A. chi phí biến đổi 499.636 I NVL trực tiếp 1. Lưu huỳnh Tấn 0,334 1.006.363 336.125 2. Xúc tác lít 0,16 25.200 4.032 3. Nước làm lạnh tuần hoàn m3 75 448,0 33.600 4. Nước sạch m3 7 1400 9.800 5. Nước mềm m3 1,84 2500 4.600 6. Xút rắn kg 0,36 3700 1.332 7. Vật liệu khác 8518 II Nhiên liệu 1. Dầu FO lit 2,5 3.800 9.500 2. Điện kWh 79.7 770 61.369 III Lương và BH đồng 36.689 B. chi phí cố định 244.531 1. Chi phí chung đồng 112.602 2. KHCB 40.793 3. Chi phí quản lý đồng 66.136 4. Chi phí bán hàng đồng 25.000 Giá thành toàn bộ đồng 744.167 Hai bảng tính giá thành trên thì ta thấy giá thành sau khi cải tạo xí nghiệp A.xít sẽ giảm xuống một cách đáng kể. Sau khi cải tạo thì xí nghiệp không sử dụng quặng Pyrit, lượng điện năng tiêu thụ đã giảm xuống từ 148,566 kWh / tấn đến 79,43 kWh / tấn, lượng dầu FO đã giảm từ 3 lít/ tấn xuống 2,5 lít / tấn, lượng than cám không sử dụng nữa nên đã giảm từ 10 kg xuống 0. Khi đó giá thành sẽ giảm : 815.833 – 744.167 = 71.666 (đồng ). Mặt khác theo tính toán thì khi cải tạo xí nghiệp đã giảm được các chi phí về môi trường, chi phí về năng lượng. Đây là các chi phí lớn trong sản xuất của công ty. Chi phí điện năng sẽ giảm : 114.373 - 61.369 = 53004 đồng Chi phí than cám sẽ giảm : 3.740 đồng. Chi phí dầu FO sẽ giảm : (3 – 2,5) ´ 3.800 = 1.900 đồng Chi phí năng lượng sản xuất một tấn A.xit sẽ giảm : 53004 + 3.740 + 1.900 = 58644 đồng Do đó hàng năm sẽ giảm chi phí năng lượng : 58644 ´ 120.000 = 7.037.280.000 đồng. 3.3 Các lợi ích mang lại của dự án. Cải tạo dây chuyền công nghệ A.xit 2 góp phần tăng năng suất và tăng chất lượng sản phẩm. Đối với dự án cải tạo dây chuyền A.xit của công ty góp phần làm giảm chi phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, làm tăng năng suất, sản lượng phân bón Supe mỗi năm khoảng 10.000 tấn, giảm được các thiết bị công đoạn tiêu thụ nhiều năng lượng trong sản xuất. Rõ ràng, đầu tư cho dây chuyền công nghệ ngoài ý nghĩa chính là nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và có hiệu quả về mặt kinh tế. Tăng lượng sản phẩm phân bón Supe lân. Theo tính toán cứ tăng 1% chuyển hoá SO2 có thể sản xuất thêm được 2000 tấn A.xit. Khi đầu tư cho hệ thống có thể tăng khả năng chuyển hoá từ 97% thành 98,5%. Giá trị kinh tế thu được là : 1,5 ´ 2.000 ´ 744.167 đồng / tấn = 2.232.501.000đồng. 3.3.1 Giảm chi phí cho bảo vệ môi trường Hàng năm công ty Supe chi phí cho công tác bảo vệ môi trường từ 3 đến 5 đồng, bình quân là 4 tỷ đồng. Cứ tăng được 1% chuyền hoá sẽ làm giảm được 30% nồng độ SO2 thải ra môi trường. Vì vậy tương tự cũng giảm được 30% chi phí cho công tác bảo vệ môi trường. Phần kinh phí giảm được là : 1,5 ´ 30% ´ 4.000.000.000 = 1.800.000.000đồng. 3.3.3 Giảm chi phí năng lượng. Đây là yếu tố quan trọng trong sản xuất của công ty và chủ trương tiết kiệm năng lượng luôn đặt ra cho các công ty để giảm giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành. Là một trong những chi phí khá lớn của công ty. Như đã tính ở trên thì cứ 1 tấn A.xit sản xuất trên dây chuyền sau khi cải tạo thì giảm 58644 đồng về chi phí năng lượng. Như vậy trong một năm có thể giảm được : 58.644 ´ 120.000 = 7.037.280.000 đồng. Đây là một khoản chi phí sản xuất rất lớn của công ty mà công ty có thể thực hiện được Như vậy thông qua cải tạo chúng ta thu được lợi ích trong một năm là: Giảm giá thành sản phẩm. Giảm chi phí môi trường Tăng sản lượng Ta có tổng lợi nhuận một năm thu được : 71.666 ´ 120.000 + 1.800.000.000 + 2.232.501.000 = 12.632421.000 đồng 3.4 Phân tích điểm hoàn vốn, NPV và IRR của dự án. Các chỉ tiêu : Điểm hoà vốn BEP (Tính năm sản xuất ổn định - chọn năm thứ 3 sản xuất Supe). 1, Điểm hoà vốn lý thuyết (ĐHVLT) ĐHVLT CFCĐ ( đ / năm) Giá bán(đ/t) - CFBĐ(đ/t) 171.048 790.476 – 586.090 = = = 0,84 Như vậy, xưởng hoà vốn khi đạt 84% công suất với sản lượng là 308.060 tấn Doanh thu tại điểm hoà vốn : 790.476 đồng / tấn ´ 308.060 = = 243.514.036.560 ( đồng ) 2. Điểm hoà vốn tiền tệ (ĐHVTT) 63.837.568.763 – 4.895.108.732 290.972.634.648 – 21.573.948.900 ĐHVTT Tổng CFCĐ - KHCB Doanh thu – CFBĐ = = ĐHVTT = 77,18 % Doanh thu tại điểm hoà vốn tiền tệ 0,7718 ´ 290.972.704.762 = 224.581.713.511 đồng như vậy mức doanh thu này thì công ty vừa đủ trang trải mọi phí tổn (không lỗ, không lãi) Từ bảng trên ta tính NPV tại hai hệ số chiết khấu i1 = 32,5% và i2 = 33% ta được hai giá trị NPV lúc ấy ta có : = 0,327 hay IRR = 32,7% > lãi vay ngân hàng (9%/ năm) Như vậy đồng tiền đem vào đầu tư cho dự án có hiệu quả. 3.5 Phân tích hiệu quả xã hội : 3.5.1 Lợi ích kinh tế – xã hội : Dùng nguyên liệu lưu huỳnh thay thế cho quặng Pyrit sẽ đảm bảo duy trì sản xuất của xí nghiệp góp phần cung cấp phân lân Supe đơn cho nông nghiệp, đồng thời cải thiện cho môi trường sinh thái của nhà máy cũng như nhân dân quanh vùng do không sinh ra bụi và chất thải rắn. Ngoài ra còn tăng thu cho ngân sách nhà nước qua sắc thuế. + Thuế hàng năm bình quân : 8.689.392.000 đồng - Thuế VAT : 5.399.611.000 đồng - Thuế thu nhập DN :3.289.781.000 đồng + Thuế cả đời dự án : 130.340.884.000 đồng - Thuế VAT : 80.994.162.000 đồng - Thuế thu nhập DN : 49.346.722.000 đồng (Được thể hiện ở bảng báo cáo lỗ lãi ) 3.5.2 Các chỉ tiêu kinh tế a, Hệ số hoàn vốn Ia : Phản ánh một đồng vốn đầu tư sau một năm thu hồi được bao nhiêu nhờ lợi nhuận của dự án mang lại. 10.679.206.000 40.307.706.487 Ia Lợi nhuận thuần bình quân Tổng vốn đầu tư = = = 0,264 + Suất vốn đầu tư Ib : Phản ánh lượng vốn đầu tư cho một đơn vị sản phẩm hàng năm. 40.307.706.487 290.972.634.648 Ib Tổng vốn đầu tư Tổng doanh thu bình quân = = = 0,139 + Tỷ lệ đóng góp vào ngân sách Ic 8.689.392.000 40.307.706.487 Ia Tổng nộp ngân sách bình quân Tổng vốn đầu tư = = = 0,216 Qua sự phân tích đánh giá các chỉ số kinh tế của dự án thì ta nhân thấy dự án đầu tư cải tạo xí nghiệp của A.xít 2 là hợp lý Ta có bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật chủ yếu TT CÁC CHỈ TIÊU Đơn vị Trước đầu tư Sau đầu tư 1 Tên các sản phẩm và cs A.xit H2SO4 T/năm 120.000 120.000 Supe Phốt phát T/năm 368.098 368.098 2 Tổng vốn đầu tư đồng 5.186.028.500 40.307.706.487 - Xây lắp đồng 6.893.250.000 - Thiết bị đồng 26.677.458.400 - CF khác đồng 3.072.661.134 - Dự phòng đồng 3.664.336.953 3 Chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 tấn sản phẩm * Supe phốt phát Apatit nguyên khai Tấn 0,389 0,389 Apatit tuyển Tấn 0,309 0,309 A.xít H2SO4 Tấn 0,326 0,326 Than cám kg 24 24 Bi thép kg 0,2 0,2 Điện kWh 24,6 24,6 Nước đục m3 1,145 1,145 Nước lọc m3 1,329 1,329 * A.xit Sufuric Pyrit Tấn 0,294 0 Lưu huỳnh Tấn 0,234 0,334 Chất xúc tác lít 0,16 0,16 Nước làm lạnh tuần hoàn m3 75 75 Nước sạch m3 7 7 Nước mềm m3 1,3 1,3 Than cám kg 10 0 Xô đa kg 0,35 0 Xút rắn kg 0,36 0,36 Dầu FO lít 3 0 Dầu DO lít 0 2,5 Điện kWh 148,536 79,7 4 Giá thành sản phẩm đ/ tấn - A.xit H2SO4 đ/ tấn 815.833 744.167 + giá A.xit chuyển Supe đ/ tấn 724.697 663.831 - Supe phốt phát đ/ tấn 776.983 757.141 5 Giá thanh toán Supe (+VAT) đ/ tấn 880.000 830.000 Giá bán Supe đ/ tấn 838.095 790.476 6 Doanh thu bình quân đồng 290.972.704.762 7 Chi phí SX bình quân đồng 276.839.723.178 8 Lợi nhuận gộp bình quân đồng 14.132.981.584 Lợi nhuận thuần bình quân đồng 10.679.205.896 9 Điểm hoà vốn % 84 % 10 Giá trị hiện tại thuần đồng 63.837.568.763 11 Tỷ suất hoàn vốn nội tại IRR % 32,7% 12 Thời gian thu hồi vốn T Năm 2 năm 11 tháng Thông qua phân tích đánh giá sơ bộ dự án cải tạo xí nghiệp A.xít 2 có thể đưa ra các kết luận sau : - Đổi mới công nghệ tạo điều kiện tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm. Công nghệ tạo ra sản phẩm, chất lượng sản phẩm và năng suất lao động nhưng mức độ dây chuyền công nghệ quyết định chất lượng sản phẩm và góp phần tăng năng suất giảm giá thành sản phẩm. Mấu chốt của vấn đề tăng sản lượng hiện nay của dây chuyền công nghệ sản xuất phân bón tại công ty Supe là tăng khả năng chuyển hoá SO2 . Với công nghệ, thiết bị ổn định chỉ có chế độ vận hành hợp lý, linh hoạt thông qua hệ thống tự động hoá mức độ cao mới có thể thực hiện được. Tự động hoá còn góp phần giảm số lượng lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, làm giảm giá thành sản phẩm. Đặc biệt một yếu tố quan trọng nữa là cải tạo, thay đổi dây chuyền công nghệ thì lượng tiêu hao năng lượng sẽ giảm đi một cách rõ rệt. Đây là vấn đề rất quan trọng vì hiện nay nhà nước đang khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hợp lý các dạng năng lượng và tiết kiệm sẽ giảm đi chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp và góp phần tăng lợi ích xã hội. - Hiện nay mặc dù Công ty Supe là một trong số đơn vị có doanh thu và sản lượng lớn trong các nhà máy sản xuất phân bón. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường chất lượng sản phẩm luôn đóng một vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến phương thức và trình độ công nghệ tạo ra sản phẩm đó. Nhờ có tự động hoá dây chuyền công nghệ ở mức độ cao, Công ty Supe mới có điều kiện nâng cao và quản lý tốt được chất lượng sản phẩm, có như vậy công ty mới khẳng định được vị thế của mình trên thị trường phân bón trong nước, không chỉ là cơ sở sản xuất có số lượng lớn mà còn là cơ sở có chất lượng sản phẩm cao, xứng đáng là ngọn cờ đầu trong ngành sản xuất phân bón của nước nhà và tiến tới thị trường thế giới. CHƯƠNG IV : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO DỰ ÁN Hỗ trợ về nguồn vốn. 4.1.1 Khả năng huy động vốn của công ty đầu tư cho dây chuyền A.xit 2. Ta có bảng tổng hợp kinh phí trong những 1996 – 1997 của công ty supe BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ. Đơn vị tính : 1.000.000 đồng TT Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 1 Tổng doanh thu 532.110 573.798 589.872 680.000 762.770 2 Lợi nhuận 23.465 34.282 39.686 52.000 55.132 3 Quỹ phát triển sx 4.550 6.167 6.000 6.000 6.000 4 Khấu hao cơ bản 23.000 23.000 23.000 23.000 23.000 5 Sửa chữa lớn 30.000 31.000 31.000 31.000 31.000 Căn cứ vào bảng tổng hợp và tình hình sản xuất kinh doanh từ 1996 – 2000 và kế hoạch năm 2000 – 2005 do số liệu biến đổi không nhiều nên có thể lấy giá trị năm 2000 làm cơ sở tính toán. Mỗi năm công ty có thể huy động từ nguồn sửa chữa lớn 10%, khấu hao cơ bản 8%, và quỹ phát triển sản xuất 10% để đầu tư cho dự án Trích vốn sửa chữa lớn hàng năm. Theo số liệu thanh quyết toán hàng năm và căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn của công ty, mỗi năm có thể trích 10% đầu tư cho dự án : 31.000.0000.000 ´ 10% = 3.100.000.000 đồng. Trích khấu hao cơ bản 23.000.000.000 ´ 8% = 1.840.000.000 đồng Trích quỹ phát triển sản xuất 6.000.000.000 ´ 10% = 600.000.000 đồng. Tổng kinh phí hàng năm Công ty có thể huy động. 3.100.000.000 + 1.840.000.000 + 600.000.000 = 5.554.000.000 đồng. Tổng số vốn từ năm 2002 – 2005 công ty có thể huy động được : 5.554.000.000 ´ 4 = 22.216.000.000 đồng Như vậy số vốn Công ty còn thiếu chưa cân đối : 40.307.706.487 - 22.216.000.000 = 18.091.706.487 đồng Vì Công ty Supe là một trong những doanh nghiệp của nhà nước và có doanh thu rất lớn do đó số vốn còn thiếu xin trung ương cấp. 4.1.2 Kiến nghị : Kế hoach thực hiện và phân công tổ chức thực hiện dự án Đây là một dự án có quy mô lớn và phức tạp có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty vì vậy cần phải có kế hoạch đồng bộ có sự tham gia của nhiều đơn vị và được đặt trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao. Để thực hiện trước hết phải lập ra ban quản lý dự án Giai đoạn chuẩn bị đầu tư : Lập báo cáo nghiên cứu khả thi Thẩm định báo báo cáo nghiên cứu khả thi. Khảo sát hiện trạng phần xây và phần thiết bị toàn bộ công trình. Tiến hành tham quan, khảo sát thực tế ở các đơn vị bạn. Giai đoạn thực hiện đầu tư. Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật vả bản vẽ thi công. Tiến hành thẩm định dự toán. Thẩm định kỹ thuật. Lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá và thẩm định hồ sơ thầu xây lắp. Tiến hành thi công và lắp đặt thiết bị cho dây chuyền. Giai đoạn thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng. - Trước hết cần đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật thích hợp với hệ thống dây chuyền công nghệ tự động hoá. Tiến hành chạy thử dây chuyền Đưa dây chuyền vào sử dụng khai thác. - Như đã trình bày ở trên, dự án này không thể thực hiện thành công nếu không được nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí. Qua phân tích các nguồn vốn cho dự án, phần vốn của Công ty huy động chiếm 70%, vốn được nhà nước cấp 30%. Mặc dù nguồn vốn từ sửa chữa lớn, khấu hao cơ bản, quỹ phát triển sản xuất hàng năm của công ty Supe tương đối lớn nhưng do phải đầu tư cho nhiều chương trình quan trọng khác nên trong thời gian ngắn công ty không thể huy động đủ vốn để triển khai dự án. Chính vì lý do đó số vốn còn thiếu, công ty mong muốn được cơ quan cấp trên hỗ trợ, chỉ có vậy dự án mới có điều kiện thành công tạo điều kiện cho công ty phát triển và góp phần hoàn thành chỉ tiêu pháp lệnh về sản xuất nhà nước giao cho. - Tư vấn về khoa học và đào tạo nhân sự : Nguồn vốn kinh nghiệm trong quản lý dự án đóng vai trò rất quan trọng. Dự án cải tạo dây chuyền công nghệ có quy mô lớn, phức tạp về kỹ thuật. Vì vậy công ty Supe rất cần sự tư vấn Ban Chủ Chương trình Quốc gia về tự động hoá, của Bộ Công Nghiệp của tổng công ty Hoá chất Việt Nam trong lĩnh vực này. - Mặc dù đội ngũ kỹ thuật của Công ty Supe có lực lượng đông đảo, có nhiều kinh nghiệm trong vận hành nhưng những kiến thức về hệ thống điều hành DCS còn thiếu. Để làm chủ được kỹ thuật cao, có thể vân hành, sửa chữa, thay thế được Công ty cần gửi một lượng cán bộ kỹ thuật đi tu nghiệp nước ngoài một thời gian. Lực lượng được đào tạo các mảng sau : Kỹ sư lập trình máy tính. Kỹ sư đo lường điều khiển. Kỹ sư tự động hoá. Kỹ sư công nghệ. Kỹ thuật viên vận hành và bảo trì thiết bị Cán bộ quản lý xí nghiệp. Tuỳ theo đối tượng và giai đoạn triển khai dự án mà cử người đi cho phù hợp. Nên gửi đi đào tạo tại các công ty cung cấp thiết bị cho dự án. Hợp tác nghiên cứu triển khai ứng dụng. Để giúp Công ty trong việc tìm đối tác cho dự án, Công ty sẽ ký hợp đồng với một Công ty tư vấn trong nước có kinh nghiệp trong lĩnh vực này. Thông qua công ty tư vấn, công ty sẽ tìm kiếm đối tác cung cấp thiết bị và công nghệ tự động hoá phù hợp. Cùng với đối tác trong việc nghiên cứu để triển khai ứng dụng công nghệ tự động hoá vào dây chuyền sản xuất, cung cấp cho đối tác những thông số công nghệ, các yêu cầu đặc biệt trong quá trình vận hành và quản lý sản xuất. Triển khai các biện pháp hỗ trợ cần thiết để các đối tác có thể hoạt động có hiệu quả. KẾT LUẬN Công ty Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao đã cung cấp các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp lớn nhất miền bắc từ trước tới nay với quy mô và các loại sản phẩm ngày càng mở rộng, chi phí năng lượng cho sản xuất chiếm một vị trí cao trong tổng chi phí của Công ty. Vì vậy, sử dụng tiết kiệm năng lượng là một trong những vấn đề đang được nhà máy quan tâm, nhằm tìm ra các biện pháp sử dụng nguồn năng lượng một cách hợp lý nhất, nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm góp phần mở rộng việc tiêu thụ các sản phẩm của Công ty trên thị trường hiện tại và trong tương lai. Hiện nay để đáp ứng quá trình phát triển của công ty, nhà máy đang tiến hành mở rộng cải tiến và mở rộng quy sản xuất, tăng năng suất lao động thì nhu cầu tiêu thụ năng lượng cụ thể là tiêu thụ than, dầu, điện sẽ tăng lên. Tuy nhiên điều quan trọng là chi phí năng lượng để sản xuất ra một đơn vị sản phấm sẽ giảm xuống góp phần làm giảm chi phí sản xuất sản phẩm xuống, làm tăng cơ hội cạnh tranh về giá cả so với các sản phẩm cùng loại của thị trường ở hiện tại và trong tương lai. Để làm được điều đó thì ngay từ bây giờ một trong những biện pháp mà Công ty phải thực hiện đó là tìm các giải pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng . Có 3 giải pháp nổi cộm mà Công ty cần phải quan tâm đến hiện nay đó là: Trước tiên: Cần đi từ biện pháp tuyên chuyền tới giải pháp kỹ thuật. Cần tuyên truyền cho mỗi cán bộ công nhân viên hiểu được tác dụng của việc sử dụng tiết kiệm năng lượng đối với quyền lợi của Công ty, quyền lợi của mỗi cán bộ công nhân viên, góp phần '' vừa ích nước vừa lợi nhà''. Thứ hai: Lựa chọn và lắp đặt các công đoạn kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhằm mục đích giảm mức tiêu thụ năng lượng để sản xuất ra một đơn vị ở mỗi công đoạn xuống. Thứ ba: Cần có các biện pháp 2 quản lý sản xuất một cách hợp lý để có thể vẫn tăng trưởng trong sản xuất, đồng thời giảm tổn thất năng lượng để sản xuất sản phẩm, giảm được chi phí năng lương xuống một cách tối đa có thể. Để thực hiện các biện pháp trên đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư tương đối lớn. Nó cần sự giúp đỡ từ nhiều nguồn vốn vây khác nhau: có thể là nguồn vốn vay của nhà nước, của các tổ chức nước ngoài và cả nguồn vốn nội tại của Công ty sẵn có, đó là vốn đề trở ngại chính đáng quan tâm. Tuy nhiên, vì sự phát triển lâu dài của Công ty thì các khoản đầu tư trên là không thể tránh khỏi. Bởi việc đầu tư công nghệ mới không chỉ tiết kiệm được chi phí năng lương cho sản xuất sản phẩm, nó càn tiết kiệm được nhiều khoản chi phí cho các nhân tố sản xuất khác, góp phần 2 quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất sản phẩm. Với giải pháp cải tạo xí nghiệp A.xít mà bản đồ án đã đưa cho thấy lợi ích của dự án thông qua các phần phân tích kinh tế tài chính đều mang tính khả thi giúp cho công ty Supe thu được những lợi ích rất lớn như tết kiệm năng lượng, đưa ra các biện pháp áp dụng sử dụng năng lượng hiệu quả đối với Côngty góp phần tăng lợi ích toàn xã hội. Vì ngoài mục đích áp dụng những kiến thức đã học vào trong sản xuất, em cũng muốn đóng góp một phần công sức của mình vào việc phát triển của Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao. Chúng ta tin rằng với nỗ lực của cán bộ lãnh đạo cũng như toàn thể công nhân viên Công ty, Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao sẽ tiếp tục phát huy truyền thống'' đã- đang và sẽ '' vẫn là nguồn cung cấp chính các sản phẩm Lân và NPK phục vụ cho nền sản xuất Nông-Lâm của đất nước ta. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8460.doc
Tài liệu liên quan